Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Trịnh Thị Huyền Thương (Phần 2)

pdf 52 trang ngocly 350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Trịnh Thị Huyền Thương (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_trinh_thi_huyen_thuong_phan_2.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Trịnh Thị Huyền Thương (Phần 2)

  1. CHƯƠNG V TIỀN TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Cung cầu tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua lãi suất được hình thành trên thị trường tiền tệ. Lãi suất là biến số kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sản lượng hay mức thu nhập của nền kinh tế. Vì thế ngân hàng trung ương có thể tác động đến lãi suất bằng cách thay đổi mức cung tiền, từ đó có thể tác động đến mức thu nhập hay sản lượng của nền kinh tế. Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu về cung và cầu tiền tệ, các công cụ mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để tác động đến mức cung tiền, và cuối cùng là xác định mức lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ cũng như những thay đổi của mức lãi suất cân bằng trên thị trường do sự biến động của cung và cầu tiền tệ. NỘI DUNG 5.1. CUNG TIỀN 5.1.1. Khái niệm về cung tiền Thước đo về khối lượng tiền của một quốc gia được gọi là cung tiền. Thước đo này sẽ không giống nhau mà phụ thuộc vào quốc gia chúng ta đang quan tâm và khái niệm về cung tiền được quốc gia này định nghĩa rộng đến mức nào. Cần phải lưu ý mức cung tiền thay đổi khi có các công cụ tài chính mới tạo ra. Ví dụ, séc, thẻ thanh toán điện tử, tiền trên tài khoản Thường người ta phân cung tiền thành cung tiền hẹp và cung tiền rộng. Cung tiền hẹp (M1) bao gồm tiền mặt đang lưu hành trong công chúng (C) và tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại (D) và các khoản TK có thể viết thành séc. Trong khi đó cung tiền rộng (M2) bao gồm M1 cộng với các khoản tiền gửi hay khoản ký thác có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại. Đối với Việt Nam ngân hàng Nhà nước (hay ngân hàng Trung ương) xem mức cung tiền là M1. Mức cung tiền của Việt Nam là tổng số tiền có khả năng thanh toán hay khối tiền có tính thanh toán khoản cao. Mức cung tiền bao gồm tiền mặt đang lưu hành (C) và các khoản tiền gửi không kỳ hạn (D) tại các ngân hàng thương mại (NHTM). Như vậy ta có mức cung tiền: M1 = Tiền mặt trong lưu thông (C) + Tiền gửi không kỳ hạn (D) Từ đó suy ra mức cung tiền rộng M2 là: M1 + các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Để đơn giản trong giáo trình này, chúng ta có thể định nghĩa cung tiền theo nghĩa hẹp nhất của nó (điều này cũng phù hợp với quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) là: M1 = C + D (5.1) Trong đó: - C: là lượng tiền nắm giữ gởi công chúng hay lưu thông trong công chúng. - D: là lượng tiền gửi/ký thác (tiền gửi không kỳ hạn) 5.1.2. Tiền cơ sở, hệ thống ngân hàng và quá trình tạo cung tiền 5.1.2.1. Tiền cơ sở và hệ thống ngân hàng 62
  2. Mỗi quốc gia có một ngân hàng trung ương, ngân hàng trung ương là cơ quan độc quyền phát hành tiền. Tiền phát hành chủ yếu là tiền mặt gọi là tiền cơ sở hay tiền mạnh (MB). Trong quá trình lưu thông một phần của lượng tiền này được đưa ra lưu hành (C) và một phần dưới dạng dự trữ (R, bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ phụ trội). Như vậy chúng ta có lượng tiền phát hành của ngân hàng trung ương là: MB = C + R (5.2) Gọi m là thừa số tiền (hay còn gọi là số nhân tiền tệ), m phản ánh số cung tiền được tạo ra từ một đơn vị tiền cơ sở hay tiền mạnh (MB). Như vậy chúng ta có công thức tính m như sau: M1 m = Hay M 1 = m.MBMB MB Lượng cung tiền trong nền kinh tế là một đại lượng rất quan trọng bởi lẽ nó có ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố như lãi suất, giá cả và thu nhập của nền kinh tế. Chính vì vậy các quốc gia đều tìm cách kiểm soát lượng cung tiền. Nhiệm vụ quan trọng này được giao cho ngân hàng trung ương (ở Việt Nam là ngân hàng Nhà nước). Để hiểu được cách thức mà ngân hàng trung ương tác động vào cung tiền, chúng ta hãy xem xét một số khái niệm và các hoạt động của hệ thồng ngân hàng trên thị trường tiền tệ. Có bốn chủ thể chính tham gia vào quá trình tạo tiền trong nền kinh tế, đó là: Ngân hàng Trung ương (NHTW), các tổ chức nhận tiền gửi (các ngân hàng thương mại, viết tắt là NHTM), người gửi tiền và những người đi vay. Chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất là ngân hàng trung ương, chức năng chính của NHTW là phát hành tiền và thực hiện các chính sách tiền tệ. Hãy quan sát bảng cân đối kế toán của một NHTW để hiểu rõ hơn về điều này. Bảng cân đối kế toán của NHTW Tài sản có Tài sản nợ - Các chứng khoán chính phủ - Tiền trong lưu thông (C) - Các khoản cho vay chiết khấu đối - Dự trữ (R) với NHTM Các tài sản nợ của NHTW là rất quan trọng vì chúng có tác động quyết định đến mức cung tiền, thực ra đây là các bộ phận cấu thành tiền cơ sở (MB). Hãy xem lại công thức (5.3) sẽ rõ hơn về điều này. M1 = m.MB = m (C + R) (5.4) Trong đó: - Tiền lương lưu thông (C): là tiền giấy hoặc tiền xu được công chúng nắm giữ và sử dụng. - Dự trữ (R): các ngân hàng thương mại luôn phải có một lượng tiền dự trữ và phải mở tài khoản tại NHTW để giữ khoản dự trữ này. Dự trữ bao gồm tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại NHTW cộng tiền dự trữ tài chính các ngân hàng thương mại. Lượng tiền này được gọi là tiền mặt tại két. Dự trữ giữ ở NHTW thuộc tài sản có của ngân hàng thương mại nhưng lại là tài sản nợ của NHTW. Tổng lượng tiền dự trữ của NHTM được chia làm hai phần: + Dự trữ bắt buộc: là khối lượng tiền dự trữ mà NHTW yêu cầu các NHTM phải trích lập. Tỷ lệ phần tiền giử mà các NHTM phải đưa vào dự trữ theo quy định gọi là dự trữ bắt buộc. 63
  3. + Dự trữ phụ trội (hay dự trữ tuỳ ý): là khối lượng tiền dự trữ thêm mà NHTM quản lý. Dự trữ này cần thiết cho hoạt động thường ngày của ngân hàng và tuỳ vào NHTM định đoạt số dự trữ nhiều hay ít. Tổng dự trữ = Dự trữ bắt buộc + Dự trữ phụ trội 5.1.2.2. Tạo cung tiền theo hệ số nhân a. Tạo cung tiền theo hệ số nhân – mô hình đơn giản. Bây giờ chúng ta xem xét hoạt động của hệ thống ngân hàng và cơ chế tạo cung tiền trong nền kinh tế. Để xây dựng hệ số nhân tiền đơn giản chúng ta đưa ra các giả định sau: - Tất cả các giao dịch đều phải qua hệ thống ngân hàng, tức là không có các giao dịch bằng tiền mặt. - Có ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng. - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc yêu cầu là d (%) Giả sử dự trữ tại một ngân hàng thương mại A tăng lên vì có một lượng tiền gửi tăng thêm 10.000đvt (đơn vị tiền). Lúc đó sự thay đổi này ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán của NHTM A như sau: Bảng cân đối kế toán NHTM A ở trong trạng thái ban đầu Tài sản có Số tiền Tài sản nợ Số tiền - Dự trữ + 10.000 - Tiền gửi + 10.000 Chú ý: Dấu cộng (+) biểu thị cho tăng, dấu trừ (-) biểu thị cho giảm. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là d = 20% thì ngân hàng phải giữ 2000 dự trữ bắt buộc và bây giờ ngân hàng có 8.000 vượt mức dự trữ bắt buộc và số này có thể cho vay hoặc đầu tư. Lúc này bảng cân đối kế toán của NHTM A như sau: Tài sản có Số tiền Tài sản nợ Số tiền - Dự trữ bắt buộc + 2.000 - Tiền gửi + 10.000 - Dự trữ vượt (cho vay) + 8.000 Giả sử rằng người vay mang toàn bộ số tiền vay được gửi vào NHTM B (vì chúng ta giả định không có giao dịch tiền mặt). Điều này được hiểu rằng khối lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng đã tăng thêm 8.000. Lượng tiền gửi tại NHTM B đã tăng thêm 8.000, điều này có nghĩa là lượng tiền dự trữ đã tăng tại NHTM B. Bảng cân đối kế toán NHTM B ở trạng thái ban đầu Tài sản có Số tiền Tài sản nợ Số tiền - Dự trữ + 8.000 - Tiền gửi + 8.000 Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc d = 20%, thì ngân hàng phải giữ lại 1600 dự trữ bắt buộc vì vậy lúc ngày ngân hàng có 6400 vượt mức dự trữ bắt buộc và đem cho vay hoặc đầu tư. Bảng cân đối kế toán NHTM B ở trạng thái cuối cùng Tài sản có Số tiền Tài sản nợ Số tiền - Dự trữ bắt buộc +1.600 - Tiền gửi + 8.000 - Dự trữ vượt (cho vay) + 6.400 Giả sử lượng tiền cho vay này lại được gửi một NHTM khác (NHTM C) và lúc này ta có thể nhận thấy mức tiền gửi trong hệ thống ngân hàng tăng thêm 6.400. Quá trình cứ tiếp diễn như vậy và chúng ta có: 64
  4. Bảng cân đối kế toán NHTM C Tài sản có Số tiền Tài sản nợ Số tiền - Dự trữ + 6.400 - Tiền gửi + 6.400 Xem xét tổng tác động của việc tăng lên của lượng dự trữ ban đầu 10.000 có thể thấy rằng tổng thay đổi trong khối lượng tiền gửi trong hệ thống gnân hàng thương mại là: D = 10.000 + 8.000 + 6.400 Nếu chúng ta tiếp tục thực hiện quy trình trên vô hạn lần với rất nhiều ngân hàng (n ngân hàng) và giả sử tất cả số tiền vay đều được gửi lại tại các ngân hàng thương mại, thì tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng sẽ thay đổi một lượng là: D = R (1- d)0 + R (1- d)1 + + R (1- d)n với 0 0) (5.7) Gọi d là tỷ lệ dự trữ trong toàn bộ hệ thống so với tiền gửi kỳ hạn (giả sử rằng số dự trữ phụ trội không đáng kể, với giả định này thì d chính là tỷ lệ dự trữ bắt buộc) ta có: d = R/D hay R = d.D (5.8) Thay (5.7), (5.8) vào công thức MB, ta có: MB = C + R = cD + dD = (c + d) . D (5.9) Và thay (5.7) vào (5.1) ta có: M1 = C + D = c. D + D = (c + 1). D (5.10) 65
  5. Kết hợp (5.9) và (5.10), (5.3) ta có: M1 (c + 1) D c + 1 m = = = (5.11) MB (c + d) D c + d Nhận xét: Hệ số nhân m > 1 vì 0 0 dẫn đến M1 luôn luôn lớn hơn MB, tức là lượng cung tiền (M1) trong nền kinh tế luôn lớn hơn lượng tiền do ngân hàng phát hành (MB). Chúng ta có thể phân tích sự thay đổi của dự trữ bắt buộc (d), tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng (c) và sự thay đổi trong tiền cơ sở ( MB) sẽ tác động như thế nào đến mức cung tiền M1. Từ công thức (5.11) ta thấy NHTW có thể thay đổi mức cung tiền bằng cách (i) thay đổi mức cung tiền cơ sở (MB = R + C). (i) thay đổi các nhân tố tác động tới hệ số nhân tiền tệ m. Phần tiếp theo sẽ trình bày về vấn đề này. 5.1.3. Những nhân tố công cụ chính sách làm thay đổi mức cung tiền Những nhân tố ảnh hưởng đến mức cung tiền nằm ngay trong tài sản có hay liên quan đến tài sản có của NHTW. Tài sản có của NHTW là rất quan trọng quyết định mức cung tiền vi hai lý do. Thứ nhất, một sự thay đổi trong tài sản có dẫn đến sự thay đổi trong khối lượng dự trữ d và do đó làm thay đổi mức cung tiền. Thứ hai, các loại tài sản có (chứng khoán chính phủ và các khoản cho vay chiết khấu) được hưởng lãi nên khuyến khích được các NHTM, trong khi đó tài sản nợ thì không. Do vậy NHTW có thể tạo ra tiền qua các loại tài sản có này. thêm vào đó, qua tài sản có số tiền trong lưu thông chứa đựng khả năng có thể trở lại với NHTW khi cần thiết. NHTW có thể tác động tới cung tiền và thông qua đó tác động tới lãi suất và sản lượng của nền kinh tế. Để làm được điều đó NHTW có thể sử dụng các công cụ chính sách chủ yếu sau đây: 5.1.3.1. Nghiệp vụ thị trường mở NHTW thay đổi (Tăng hoặc giảm) cơ số tiền hay tiền cơ sở bằng việc mua hay bán trái phiếu chính phủ. Hoạt động này được gọi là nghiệp vụ thị trường mở. Nếu NHTW mua chứng khoán từ hệ thống NHTM 1000 (đơn vị tiền). Trong trường hợp này NHTW đã làm tăng lượng dự trữ của các NHTM. Hãy xem xét tác động này qua bảng cân đối kế toán của một NHTM sau đây: Bảng cân đối kế toán NHTM Tài sản có Số tiền Tài sản nợ Số tiền - Dự trữ + 1.000 - Đầu tư chứng khoán – 1.000 Kết quả là dự trữ trong hệ thống NHTM tăng thêm R = 1.000. Do không có sự thay đổi nào khác trong việc nắm giữ tiền cơ sở MB cũng tăng thêm MB = 1.000, dẫn đến cung tiền cũng tăng theo, vì: M1 = m. MB Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những công cụ chính sách tiền tệ quan trọng. Có hai hình thức nghiệp vụ thị trường mở; năng động và đối phó . Nghiệp vụ thị trường mở năng động được nhằm vào việc làm thay đổi mức dự trữ (R) và cơ số tiền 66
  6. hay tiền cơ sở (MB). Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đối phó nhằm vào việc hạn chế ảnh hưởng của những nhân tố khác đối với cơ số tiền (MB). 5.1.3.2. Các khoản cho vay chiết khấu Nếu NHTW cho hệ thống NHTM vay chiết khấu (cho vay 1.000 đơn vị tiền) thì sẽ tác động đến dự trữ của hệ thống NHTM và do đó tác động đến cơ số hay tiền cơ sở. Tác động cuối cùng là làm cơ số tiền tăng thêm 1.000 Bảng cân đối kế toán NHTM Tài sản có Số tiền Tài sản nợ Số tiền - Dự trữ + 1.000 - Vay chiết khấu + 1.000 Chúng ta hãy xem xét hoạt động của số chiết khấu và tỷ lệ lãi chiết khấu. NHTW có thể tác động đến khối lượng các khoản vay chiết khấu bằng 2 cách: tác động đến giá của các khoản cho vay (tỷ lệ lãi chiết khấu) hoặc tác động đến số lượng của các khoản cho vay thông qua việc quản lý của sổ chiết của NHTW. Cửa số chiết khấu có thể hiểu là hạn mức tín dụng mà NHTW cấp cho NHTM theo mỗi khoảng thời gian. Cơ chế mà qua đó tỷ lệ chiết khấu của NHTW tác động đến các khoản vay chiết khấu rất đơn giản. Tỷ lệ chiết khấu cao sẽ làm tăng chi phí các khoản vay của NHTM từ NHTW, bởi vậy các NHTM sẽ vay ít hơn từ NHTW. Tỷ lệ chiết khấu thấp sẽ làm cho các khoản vay chiết khấu trở nên hấp dẫn hơn đối với các NHTM và số lượng các khoản vay sẽ tăng lên. Nếu số lượng các khoản vay tăng lên thì dự trữ phụ trội của NHTM sẽ tăng, từ đó tác động làm tăng cơ số tiền MB, do vậy cung tiền sẽ tăng. Nếu muốn tăng cung tiền thì NHTW mở rộng cửa số chiết khấu cho các NHTM. Ngược lại, nếu muốn giảm mức cung tiền thì NHTW sẽ đóng hay thu hẹp cửa sổ chiết khấu. 5.1.3.3. Dự trữ bắt buộc Một công cụ khác mà NHTW có thể làm thay đổi tiền cơ sở bằng cách trực tiếp thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà các NHTM phải giữ lại NHTW. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung ứng vốn của NHTM, nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng thì cung tiền sẽ giảm. Cơ chế tác động thông qua số nhân tiền tệ. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng. Ngược lại, cung tiền M1 sẽ tăng khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm. * Những ưu tiên và nhược điểm của việc thay đổi mức dự trữ bắt buộc. Ưu điểm chủ yếu của việc sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền là tỷ lệ dự trữ bắt buộc có tác động đồng đều đối với tất cả các ngân hàng thương mại và có ảnh hưởng lớn đến cung tiền. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nó là rất lớn nên rất khó có thể kiểm soát những thay đổi nhỏ trong dự trữ bắt buộc (ví dụ tăng 0,5%) có thể làm tăng đáng kể mức dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại. Một nhược điểm khác của việc sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát mức cung tiền là việc tăng mức dự trữ bắt buộc này có thể ngay lập tức gây ra nhiều khó khăn về thanh khoản đối với các ngân hàng thương mại có mức dự trữ phụ trội thấp. Việc thay đổi liên tục dự trữ bắt buộc cũng có thể tạo ra sự không chắc chắn cho các ngân hàng thương mại và làm cho việc quản lý thanh khoản của các NHTM trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, chính sách thay đổi mức dự trữ bắt buộc thường ít được sử dụng. 5.2. CẦU TIỀN 5.2.1. Tài sản tài chính Tài sản của một cá nhân hay doanh nghiệp đều dưới dạng là tiền vay tài sản khác không phải tiền. 67
  7. Trong phần này, tiền mặt và tài khoản không kỳ hạn hay tài khoản phát hành séc (loại tài khoản nay không tạo ra thu nhập nhưng tính thanh khoản cao như tiền mặt) được gọi chung là tiền. Theo quan điểm của Frederics.Mishkin: "Tiền là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng hoá và dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ". Các tài sản tài chính khác có khả năng tạo ra thu nhập như tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm, bất động sản, nhưng tính thanh khoản thấp, không thể dùng trực tiếp để thanh toán như tiền. Các tài sản này được gọi chung là trái phiếu. 5.2.2. Khái niệm về cầu tiền Nhu cầu nắm giữ tiền (chứ không phải nắm giữ tài sản khác) được gọi là cầu tiền. Việc nắm giữ tiền giúp đáp ứng nhanh nhu cầu thanh khoản (có tiền mặt ngay để chi tiêu). Vì thế cầu về tiền còn gọi là cầu hay sở thích thanh khoản . Nhu cầu nắm giữ tiền quyết định bởi các động cơ hay lý do sau đây: * Động cơ giao dịch: Mọi cá nhân và tổ chức đều có nhu cầu chi tiêu hàng ngày nên cần có tiền để thanh toán cho các chi tiêu đó. Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến động cơ giao dịch là quy mô thu nhập, vì khi thu nhập tăng thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng, do đó cầu về tiền cũng tăng lên. * Động cơ dự phòng: Mọi cá nhân và hộ gia đình đều cần có một khoản tiền để dự phòng cho các khoản thanh toán cho các chi tiêu lớn, thanh toán theo kế hoạch hay các khoản thanh toán đột xuất ngoài mong đợi. Nhu cầu tiền cho dự phòng cũng phụ thuộc vào quy mô thu nhập. * Động cơ dầu cơ: Nhiều người giữ tiền (đầu cơ) với hy vọng tránh được rủi ro khi nắm giữ tài sản khác tiền. Nhiều người không muốn gửi tiền vào ngân hàng, mà muốn đầu tư vào các tài sản khác tiền, lý thuyết về cơ cấu đầu tư giải thích là phải đa dạng hoá đầu tư giữa các tài sản khác nhau nghĩa là "chớ nên cho tất cả trứng vào một giỏ". Vì thế: - Nếu là một người đầu cơ tiền tệ thì đôi lúc người ta sẽ giữ tiền thay vì đầu tư vào trái phiếu vì lý do là rủi ro của việc nắm giữ tiền thấp hơn nắm giữ trái phiếu. - Nếu lãi suất giảm thì cầu về các tài sản sinh lợi (trái phiếu) sẽ giảm nhưng cầu về tiền sẽ tăng. Ngược lại, lãi suất tăng thì cầu trái phiếu tăng và cầu tiền giảm. Như vậy, cầu về tiền lệ nghịch biến với lãi suất. 5.2.3. Mức cầu về tiền Khối lượng tiền cần nắm giữ để chi tiêu gọi là mức cầu tiền. Mức cầu tiền tệ thực (gọi tắt là mức cầu về tiền) phụ thuộc vào ba nhân tố: - Giá cả: Khi giá cả tăng lên, cầu tiền danh nghĩa cũng tăng theo để đảm bảo thu mua đủ khối lượng hàng hoá đã dự định, như vậy thực chất mức cầu tiền là mức cầu về cán cân tiền tệ thực. Như vậy giá cả chỉ là nhân tố ảnh hưởng đến mức cầu tiền danh nghĩa chứ không ảnh hưởng đến mức cầu tiền thực. - Thu nhập: Người ta giữ một phần tài sản ở dạng tiền để có thể mua được hàng hoá, dịch vụ. Khi thu nhập tăng, tiêu dùng sẽ tăng và theo đó cầu tiền cũng tăng lên. - Lãi suất: Chi phí giữ tài sản dưới dạng tiền và thu nhập mang lại từ lãi suất mà các tài sản có thể tạo ra nếu như giữ chúng dưới dạng trái phiếu. Khi nắm giữ tiền thì chúng ta phải hy sinh đi khoản tiền lãi mà đáng ra sẽ nhận được nếu chúng ta giữ tài sản dưới dạng trái phiếu. Như vậy, lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Khi các điều kiện khác không thay đổi. Nếu lãi suất giảm xuống người dân muốn giữ nhiều tài sản dưới dạng tiền hơn và ít tài sản dưới dạng trái phiếu hơn. Ví dụ: khi lãi tiền gửi 68
  8. ngân hàng giảm thì người dân không muốn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng mà thích giữ tiền mặt hơn. Qua các yếu tố trên, chúng ta có thể viết hàm cầu tiền thực có dạng như sau: MD = L = L1 + L2 = k.Y – h.i (5.12) Trong đó: L là mức cầu tiền thực Y là mức thu nhập i là lãi suất k.h > 0 là các hệ số phản ánh độ nhạy cảm của mức cầu tiền đối với thu nhập và lãi suất. 5.2.4. Mối quan hệ giữa cầu tiền và cầu tài sản tài chính khác tiền. Để đơn giản hoá, chung ta chia toàn bộ tài sản tài chính thành 2 loại: tiền và trái phiếu. Mỗi người đều tự quyết định lựa chọn sự phân phối tài sản theo hai loại trên sao cho có thu nhập cao và an toàn nhất ta có thể biểu hiện sự phân phối trên bằng đẳng thức sau: L+BD =Wn /P (5.13) Trong đó: L: Cần tiền thực BD: Giá trị thực của cầu các loại trái phiếu Wn: Tổng các tài sản tài chính danh nghĩa P: Chỉ số giá Tổng các tài sản tài chính trong nền kinh tế có thể đo lường được từ những loại tài sản cụ thể đã được cung ứng như mức cung tiền, mức cung trài phiếu các loại đã đưa ra thị trường và được biểu hiện bằng đẳng thức: Wn/P =MS/P +BS (5.14) Trong đó: MS/P : Là mức cung tiền thực BS : Giá trị thực tế của cung các loại trái phiếu Wn/P : Tổng các tài sản tài chính thực đã cung ứng ra thị trường Kết hợp (5.13) và (5.14) ta có: L + BD = MS/P + BS L – MS/P = BS – BD (L – MS/P) –(BS - BD ) = 0 (5.15) Nếu thị trường tiền tệ cân bằng thì (L – MS/P) = 0 và khi đó BS – BD = 0 nghĩa là thị trường trái phiếu cũng cân bằng. Tóm lại khi thị trường tiền tệ cân bằng thì thị trường tài sản (trái phiếu) cũng cân bằng. 5.3. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Chúng ta đã xác định được cung và cầu về tiền, bây giờ chúng ta xác định điểm cân bằng của thị trường tiền tệ và sau đó xem xét sự ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng khi có một sự thay đổi trong cung hay cầu tiền tệ. Công cụ dùng để phân tích là đường cung và đường cầu về tiền. Đường cung tiền là đường thẳng đứng (cung cố định) trên cơ sở cho rằng NHTW đã ấn định một mức cung tiền cho nền kinh tế theo kế hoạch dự kiến trước. Đó là khối lượng tiền xác định trước cho mọi mức lãi suất i (ở đây chúng ta giả định rằng giá cả không thay đổi nên lãi suất danh nghĩa cũng chính là lãi suất thực). Đường cầu về tiền là đường dốc xuống, nghịch biến theo lãi suất. 69
  9. Hình vẽ sau đây sẽ minh hoạ tình trạng cân bằng trên thị trường tiền tệ i S M /P E i0 L(Y, i) M0 M Hình 5.1. Cân bằng trên thị trường tiền tệ Tác động qua lại giữa cung và cầu tiền tệ xác định một mức lãi suất cân bằng, gọi là lãi suất thị trường. Đó là giao điểm E của đường cung và đường cầu tiền. E là điểm cân bằng của thị trường tiền tệ. Tại mức lãi suất cân bằng i0, mức cung tiền đúng bằng mức cầu tiền. Ở mức lãi suất thấp hơn i0 cầu trái phiếu giảm do đó sẽ có mức dư cung trái phiếu. Nhưng do lãi suất cao nên cầu tiền tăng lên từ đó đẩy lãi suất thị trường tăng lên tới i0 (lãi suất thấp nhân dân muốn gửi tiền nhiều hơn) Ở mức lãi suất cao hơn i0 cầu trái phiếu tăng do đó sẽ có mức dư cầu trái phiếu. Nhưng do lãi suất cao nên làm cầu tiền giảm từ đó làm giảm lãi suất thị trường xuống tới i0 (lãi suất cao, người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều). Như vậy, về lâu dài thị trường tiền tệ sẽ đạt được mức lãi suất cân bằng i0 Sự dịch chuyển của đường cung hay đường cầu tiền tệ sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị trường tiền tệ. - Câu không đổi, cung thay đổi khi NHTW tác động đến mức cung tiền, giả sử là bán ra trái phiếu hay tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc dẫn đến lượng cung tiền giảm xuống, đường cung tiền sẽ dịch chuyển từ M sang M' và lãi suất cân bằng sẽ tăng lên từ i0 đến i1. Khi thu nhập thực (GNP) tăng lên, nhu cầu về tiền cho giao dịch tăng lên, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển từ L0 đến L1. Với mức cung tiền M' (cố định) lãi suất cân bằng sẽ chuyển từ i1 đến i2, điểm cân bằng mới của thị trường tiền tệ sẽ là E". 70
  10. i M'/P M/P E" i2 E' L 1 i 1 i E 0 L 0 M M' M Hình 5.2. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ Quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ xác định được một mức lãi suất cân bằng. Nhưng ngược lại, lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ tác động đến tiêu dùng, đầu tư đây là những yếu tố của tổng cầu, khi mức cung tiền tăng, lãi suất giảm xuống dẫn đến mở rộng khả năng tiêu dùng và khuyến khích đầu tư làm tăng tổng cầu từ đó làm tăng sản lượng quốc gia. Như vậy, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động quy mô của tổng cầu và do đó sẽ tác động đến sản lượng. 5.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 5.4.1. Chính sách tài khoá Khi tham gia vào nền kinh tế chính phủ có vai trò: - Mua sắm một số lượng hàng hoá và dịch vụ (G) - Thu thuế (trực thu và gián thu) để trang trải chi tiêu Do đó, chính phủ có tác động đến tổng cầu và sản lượng, tổng chi tiêu của nền kinh tế là: AD = C + I + G 5.4.1.1. Sự thay đổi chi tiêu chính phủ Do chi tiêu của chính phủ không biến thiên theo mức sản lượng và thu nhập nên chúng ta giả định rằng dự kiến chi tiêu của chính phủ là một số được ấn định trước G, khi chưa tính đến thuế thì AD là: AD = C + I + G = C + I + G + MPC.Y Sản lượng cân bằng của nền kinh tế được xác định từ điều kiện cân bằng của nền kinh tế như sau: AD = Y (C + I + G ) + MPC. Y = Y 1 Y0 = (C + I + G ) 1 MPC 71
  11. 1 do m = là số nhân chi tiêu, cho biết sản lượng sẽ thay đổi bao nhiêu khi có 1 MPC sự thay đổi một đơn vị thay đổi mức chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập, do 0 >1 Do: Y0 = m. (C + I + G ) nên một sự thay đổi nhỏ trong chi tiêu của chính phủ sẽ dẫn đến có sự thay đổi lớn trong sản lượng. AD C+I+G C +I E 450 0 Y E là điểm cân bằng, tại đó thu nhập bằng chi tiêu 5.4.1.2. Sự thay đổi thuế a. Thuế không phụ thuộc vào thu nhập T = T là lượng thuế chính phủ ấn định từ đầu năm tài khoá Lúc này, tiêu dùng dân cư sẽ phụ thuộc vào thu nhập có thể sử dụng (YD) chứ không phải là thu nhập Y Hàm tiêu dùng có dạng: C = C + MPC.(Y - T ) AD = C +I + G = (C + I + G ) + MPC.(Y - T ) Tại điểm cân bằng: Y = AD MPC 1 Ta có: Y0 = - .T + .(C + I + G ) 1 MPC 1 MPC MPC Nếu đặt mt = - ta có Y0 = mt. T + m .(C + I + G ) 1 MPC Kết luận: Do m và mt có dấu ngược nhau, nên thuế có tác dụng ngược chiều với thu nhập và sản lượng. Khi thuế tăng lên thì thu nhập và sản lượng giảm đi và ngược lại khi chính phủ giảm thuế, thu nhập và sản lượng tăng lên. Do mt = m.MPC nên về giá trị tuyệt đối thì m >> mt Nên nếu chính phủ đồng thời cùng tăng chi tiêu và thuế lên một lượng như nhau thì sản lượng sẽ tăng lên do chi tiêu của chính phủ nhiều hơn là số sản lượng bị giảm đi do tăng thuế. Chi 450 b. Thuế phụ thuộc vào thu nhập tiêu AD = C + I E’ AD= C + I + G E T = t.Y trong đó t là thuế suất Y 72
  12. YD = Y – t.Y = (1-t).Y Hàm tiêu dùng có dạng: C = C + MPC.YD = C + MPC. (1 –t).Y 1 Tại điểm cân bằng có: Y = AD nên Y0 = (C + I + G ) 1 MPC(1 t) Y0 = m’. (C + I + G ) M’ là số nhân chi tiêu của nền kinh tế đóng có tính tới yếu tố chính phủ. Cả tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu của chính phủ có cùng hệ số nhân. Do đó, trong nền kinh tế đóng tác dụng của việc tăng chi tiêu của chính phủ đến sản lượng cân bằng cũng giống như tác dụng của hộ gia đình tăng thêm tiêu dùng và các hãng tăng thêm đầu tư. 5.4.1.3. Chính sách tài khoá Khái niệm: Chính sách tài khoá là việc chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế, thể hiện ở việc chính phủ thay đổi mức chi tiêu của chính phủ, thuế và thanh toán chuyển khoản làm thay đổi trạng thái cân bằng của thị trường hàng hoá bằng cách dịch chuyển đường IS. Mục đích sử dụng: Khi nền kinh tế ở quá xa về bên trái hay bên phải mức sản lượng tiềm năng thì là lúc cần có tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ để đưa nền kinh tế về mức sản lượng tiềm năng. Có 2 loại chính sách tài khoá: + Chính sách tài khoá mở rộng: (chính sách tài khoá lỏng) là những chính sách tài khoá nhằm làm tăng tổng cầu và sản lượng cân bằng của nền kinh tế thông qua tăng chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế, hoặc tăng trợ cấp. + Chính sách tài khoá thắt chặt: (thu hẹp) là những chính sách tài khoá nhằm làm giảm tổng cầu của nền kinh tế. Phương thức sử dụng: - Giả sử nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp, do đó, hãng tư nhân không muốn đầu tư thêm, người tiêu dùng không muốn chi thêm cho tiêu dùng, nên AD rất thấp. Để tăng AD, chính phủ phải tăng chi tiêu hoặc giảm thuế( sử dụng chính sách TK mở rộng) để nâng cao mức chi tiêu của nền kinh tế. (trong mô hình số nhân đầy đủ, việc chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế sẽ khiến sản lượng tăng lên). - Nền kinh tế đang trong trạng thái phát đạt quá mức, lạm phát tăng lên, chính phủ có thể giảm chi tiêu và tăng thuế (chính sách TK thắt chặt), nhờ đó mức chi tiêu chung giảm đi, sản lượng giảm theo và lạm phát sẽ chững lại. 5.4.2. Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa Hàm cầu về tiền có dạng: MD = k.Y – h.i Trong đó, MD là mức cầu về tiền tệ thực tế Y là thu nhập i là lãi suất k, h là các hệ số phản ánh độ nhạy cả của mức cầu tiền đối với thu nhập và lãi suất. 73
  13. Đồ thị về cầu tiền: là một đường dốc xuốngi MD0 MD0 MD1 0 Y M1 M M0 Y0 Y1 Có hai cách kiểm soát tiền tệ: - Kiểm soát mức cung tiền, lức đó i sẽ lên xuống bởi tác động của cầu - Kiểm soát lãi suất (ổn định lãi suất), thị trường quyết định mức cung tiền 5.4.2.1. Ảnh hưởng của sự thay đổi cung tiền đến tổng cầu Tiêu dùng và đầu tư là những thành tố quan trọng của tổng cầu. Khi mức cung tiền tăng lên, lãi suất sẽ giảm xuống, do đó khả năng tiêu dùng được mở rộng, khuyến khích vay vốn đầu tư, do đó đường tổng chi tiêu dịch chuyển lên trên, tạo ra mức thu nhập Y cao hơn, sự thay đổi của i sẽ tác động đến tổng cầu AD và do đó, tác động đến thu nhập Y và ngược lại. Nhưng bất kỳ sự thay đổi nào của tổng cầu cũng tác động trở lại chính sách tiền tệ. Nếu cung tiền MS không đổi, chi tiêu của chính phủ lại tăng lên, cầu về tiền tăng, do đó đẩy lãi suất lên cao. Từ đó, tác động đến tiêu dùng và đầu tư gây ra hiện tượng thoái lui đầu tư. 5.4.2.2. Chính sách tiền tệ Mục đích của chính sách tiền tệ là xem xét hiệu ứng của việc thay đổi cung tiền đối với lãi suất và thu nhập của nền kinh tế. Khái niệm: chính sách tiền tệ là việc ngân hàng TW thay đổi cung tiền để đưa nền kinh tế tới trạng thái mong muốn Có hai loại chính sách tiền tệ: - Chính sách tiền tệ mở rộng: là chính sách tác động nhằm tăng mức cung tiền và tăng tổng cầu của nền kinh tế. Ví dụ mua trái phiếu - Chính sách tiền tệ thu hẹp (thắt chặt) là chính sách tiền tệ nhằm giảm cung tiền và giảm tổng cầu của nền kinh tế. Cơ chế tác động: Khi có sự tác động của chính sách tiền tệ mở rộng, sự gia tăng cung tiền thực tế sẽ làm mất cân bằng danh mục tài sản, nghĩa là với mức lãi suất và thu nhập hiện hành mọi người đang giữ nhiều tiền hơn mức mà họ mong muốn. Điều này làm cho công chúng cố gắng giảm lượng tiền mà họ nắm giữ bằng cách mua trái phiếu. Vì thế, sự thay đổi cung tiền làm thay đổi lãi suất. Sự thay đổi lãi suất lại tác động đến đầu tư và do vậy tác động đến tổng cầu và thu nhập. Tóm tắt cơ chế tác động: MS thay đổi i thay đổi I thay đổi Y thay đổi. 5.4.2.3. Ảnh hưởng của các chính sách 74
  14. a. Độ trễ của chính sách - Độ trễ trong: Từ khi xuất hiện dấu hiệu kinh tế đến khi ra được chính sách phải mất một khoảng thời gian dài (để khảo sát, điều tra, phân tích, đệ trình ) - Độ trễ bên ngoài: là khoảng thời gian để triển khai chính sách b. Điều kiện thực thi - Chính sách tài khoá thường phải luôn gắn liền với các dự án của Chính phủ - Do MSr = MSn/P nên để có mức MSr cần phải có điều kiện về thời gian và kinh tế để điều tra mức giá c. Hiệu ứng lấn át Hiện tượng đầu tư tư nhân giảm do sự gia tăng chi tiêu của chính phủ được gọi là hiện tượng lấn át đầu tư. Mức sản lượng giảm do hiện tượng này (do sự gia tăng của lãi suất) được gọi là quy mô lấn át. Khi tăng G (Hoặc giảm T), GNP sẽ tăng lên theo hệ số nhân, cầu về tiền tăng. Với cung tiền cho trước, lãi suất sẽ tăng lên, bóp nghẹt một số đầu tư. Kết quả, một phần GNP tăng lên có thể bị mất đi do thâm hụt cao kéo theo thoái lui đầu tư. Vì vậy, tác động của chính sách tài khoá sẽ giảm đi, tác động tương tự có thể xẩy ra đối với tiêu dùng. G tăng , T giảm, AD tăng, Y tăng, việc làm tăng, P tăng Hiệu ứng 1: Y tăng một lượng Y = m. G Hiệu ứng 2: AD tăng, MD tăng, MS chưa thay dổi, do đó, i tăng, I giảm, AD giảm, Y giảm, việc làm giảm 2 hiệu ứng phản ứng ngược chiều nhau nhưng hiệu ứng 1 lớn hơn hiệu ứng 2 nên kết qủ: Y tăng, VL tăng, P tăng Nếu quy mô lấn át càng lớn thì chính sách tài khoá càng kém hiệu quả và ngược lại. Khi đầu tư càng nhạy cảm với lãi suất thì đầu tư sẽ giảm càng nhiều khi có sự gia tăng của lãi suất. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Note: Hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân chỉ xảy ra trong nền kinh tế đóng và sẽ không còn nữa trong nền kinh tế mở do khi i trong nước tăng thì sẽ có luồng tiền từ nước ngoài chảy vào, do đó i giảm, I tăng. 5.4.2.4. Phối hợp hai chính sách tài khoá và tiền tệ trong nền kinh tế đóng - Áp dụng chính sách mở rộng với mục tiêu năng cao sản lượng - Áp dụng chính sách thắt chặt với mục tiêu giảm sản lượng Giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ có sự tương tác quan trọng. Giả sử, chính phủ quyết định thực hiện chính sách tài khoá mở rộng để kích thích nền kinh tế. Nếu các nhà quản lý tiền tệ đồng thời tăng lãi suất thì chính sách tiền tệ có thể triệt tiêu một phần hoặc hoàn toàn ảnh hưởng mở rộng của chính sách tài khoá. Hai chính sách được thực hiện theo chiều hướng trái ngược nhau. + Chính sách tài khoá với thuế và chi tiêu của chính phủ tác động trực tiếp đến yếu tố G hoặc gián tiếp đến tiêu dùng C, đầu tư I, do đó tác động trực tiếp đến tổng cầu AD. + Chính sách tiền tệ với các quyết định về mức cung tiền, tác động trực tiếp đến thị trường tiền tệ, qua đó tác động trở lại đến tổng cầu (C, I, X). Như vậy, cả hai chính sách đều tác động đến quy mô tổng cầu nhưng mỗi chính sách lại gây ra sự thay đổi khác nhau về thành phần của tổng cầu. Phản ứng: 75
  15. Nếu áp dụng đơn lẻ chính sách TK mở rộng thì i tăng, I giảm. Nếu áp dụng đơn lẻ chính sách TT mở rộng thì i giảm, I tăng, dễ gây ra lạm phát Như vậy, khi áp dụng một chính sách đơn lẻ, có thể đạt được mục tiêu nhưng dễ gây ra phản ứng phụ. Trên giác độ kinh tế vĩ mô cần có mục tiêu chung cho cả hai chính sách, có sự phối hợp điều hành, cụ thể: + Khi tổng cầu ở mức quá thấp có thể dùng chính sách tài khoá mở rộng và nới lỏng tiền tệ, đường IS và LM sẽ dịch chuyển sang bên phải, AD và Y sẽ tăng nhanh. + Nếu tổng cầu mức quá cao, có thể dùng chính sách tài khoá, thắt chặt để giảm mạnh tổng cầu. + Khi AD ở mức vừa phải, sản lượng tương đối ổn định ở mức độ dự kiến, có thể sử dụng kết hợp chính sách tài khoá chặt chẽ, tiền tệ nới lỏng hoặc tài khoá mở rộng, tiền tệ chặt chẽ để làm biến đổi thành phần của tổng cầu. + Hỗn hợp tài khoá chặt chẽ, tiền tệ nới lỏng vừa đủ để AD không thay đổi nhưng tiêu dùng và đầu tư tăng lên, chi tiêu của chính phủ giảm xuống, do đó có tác dụng ổn định sản lượng hiện tại nhưng có lợi cho sự tăng trưởng tương lai nhờ mở rộng quỹ vốn, sẽ có thêm việc làm với năng suất cao hơn. + Với hỗn hợp tài khoá mở rộng và tiền tệ chặt chẽ có thể giữ nguyên tổng cầu, mở rộng khả năng đầu tư công cộng và hạn chê sự bành trướng về tiêu dùng và đầu tư. Do vậy, tuỳ thuộc vào từng mục tiêu và hoàn cảnh cụ thể, chính phủ có thể theo đuổi hỗn hợp chính sách tài khoá và tiền tệ khác nhau. TÓM TẮT CHƯƠNG V - Tiền có 4 chức năng: phương tiện trao đổi hoặc thanh toán, cất trữ giá trị, đơn vị kế toán và bản vị thanh toán về sau. Chính việc sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi cho phép phân biệt tiền với các tài sản khác. - Các ngân hàng tạo ra tiền bằng cách cho vay và tạo tiền gửi mà không được bảo đảm hoàn toàn bằng dự trữ tiền mặt. Tiền gửi này làm tăng thêm phương tiện trao đổi. Việc quyết định phải giữ bao nhiêu dự trữ liên quan đến sự đánh đổi giữa thu nhập từ tiền lãi và mối nguy không có khả năng thanh toán. - Cung tiền là tiền trong lưu thông cộng với tiền gửi. Tiền gửi là thành tố chủ yếu trong cung tiền. - Cơ sở tiền là lượng tiền trong lưu thông cộng với các khoản dự trữ tiền mặt của ngân hàng. Số nhân tiền, tỷ lệ giữa cung tiền và cơ sở tiền, lớn hơn 1. Số nhân tiền càng lớn (a) nếu tỷ lệ tiền mặt mong muốn của các ngân hàng càng nhỏ và (b) tỷ lệ mong muốn giữa số tiền mặt trong lưu thông của khu vực tư nhân và tổng tiền càng nhỏ. - Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ. Nó kiểm soát cơ sở tiền thông qua các nghiệp vụ thị trường mở, mua vào và bán ra các chứng khoán chính phủ. Ngoài ra, ngân hàng có thể tác động đến số nhân tiền bằng cách áp đặt những quy định dự trữ đối với các ngân hàng khác, hay ấn định lãi suất chiết khấu ở mức phạt để buộc các ngân hàng thương mại phải giữ thêm dự trữ. - Một chính sách tài khóa cho trước là một lộ trình cho trước về chi tiêu Chính phủ và thuế suất. Một chính sách tiền tệ mà thông qua đó lãi suất được xác định. - Với một chính sách tiền tệ cho trước, mở rộng tài khóa làm tăng sản lượng, cầu tiền và lãi suất. Do đó, nó lấn át hoặc thay thế một phần tiêu dùng tư nhân và cầu đầu tư. 76
  16. - Với một chính sách tài khóa cho trước, mở rộng tiền tệ dẫn đến lãi suất thấp hơn và một sản lượng cao hơn. - Sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ảnh hưởng đến lãi suất cân bằng cũng như mức sản lượng. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tại sao người dân thường tiết kiệm "Giảm thuế thu nhập một lần"? 2. Giả sử ngân hàng bán 1 triệu bảng chứng khoán cho ông Jones có tài khoản ở ngân hàng Barclays. (a) Nếu ông Jones trả bằng séc, hãy cho biết tác động của giao dịch này đối với bảng cân đối của ngân hàng Anh và ngân hàng Barclays. (b) Điều gì xảy ra với cung tiền? (c) Nếu ông Jones trả bằng tiền mặt thì câu trả lời có thay đổi không? 3. Bây giờ giả sử Ngân hàng yêu cầu các ngân hàng thương mại giữ 100% dự trữ tiền mặt so với tiền gửi. Điều gì xảy ra với tình huống ở bài tập 1. Giá trị của số nhân tiền là bao nhiêu? 4. Hãy cho biết các đặc tính cần thiết của một chỉ tiêu tốt cho các quyết định về lãi suất? 5. Tại sao có thể mất đến 2 năm để sự thay đổi của lãi suất mới có ảnh hưởng đầy đủ đến tổng cầu? Điều này có hàm ý gì đối với các quyết định liên quan đến việc ấn định lãi suất? CÂU HỎI ĐÚNG SAI 1. Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất ngân hàng trung ương trích cho các ngân hàng thương mại khi thực hiện một giao dịch thanh toán. 2. Lạm phát là sự tăng giá của một loại hàng hóa trên thị trường. 3. Để giảm mức cung tiền trong nền kinh tế, NHTW nên mua trái phiếu Chính phủ trên thị trường mở. 4. Mục đích của NHTW quy định tỷ lệ dự trữ đối với Ngân hàng thương mại khi nhận một khoản tiền gửi là để tăng lượng tiền trong NHTW. 5. Nếu NHTW muốn tăng cung tiền thì có thể sử dụng công cụ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. 6. Tỷ lệ dự trữ tùy ý là tỷ lệ dự trữ do NHTW quy định đối với các ngân hàng thương mại. 7. Để thực hiện kích cầu thì Chính phủ cần tăng chi, giảm thu, NHTW tăng dự trữ bắt buộc đối với NHTM. 8. Để dạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chính phủ cần thực hiện chính sách mở rộng tài khóa và thu hẹp tiền tệ với lượng bằng nhau. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. D­íi ®©y lµ ba kªnh mµ ng©n hµng Trung ­¬ng cã thÓ sö dông ®Ó t¨ng cung tiÒn: a. B¸n tr¸i phiÕu ChÝnh phñ, gi¶m dù tr÷ b¾t buéc vµ gi¶m l·i suÊt chiÕt khÊu. b. Mua tr¸i phiÕu ChÝnh phñ, gi¶m dù tr÷ b¾t buéc vµ t¨ng l·i suÊt chiÕt khÊu c. Mua tr¸i phiÕu ChÝnh phñ, gi¶m dù tr÷ b¾t buéc vµ gi¶m l·i suÊt chiÕt khÊu d. B¸n tr¸i phiÕu ChÝnh phñ, t¨ng dù tr÷ b¾t buéc vµ t¨ng l·i suÊt chiÕt khÊu e. Mua tr¸i phiÕu ChÝnh phñ, t¨ng dù tr÷ b¾t buéc vµ t¨ng l·i suÊt chiÕt khÊu 2. NÕu nh÷ng ng­êi cho vay vµ ®i vay thèng nhÊt vÒ mét møc l·i suÊt danh nghÜa nµo ®ã vµ l¹m ph¸t thùc tÕ l¹i thÊp h¬n so víi møc mµ hä dù kiÕn th×: 77
  17. a. Ng­êi ®i vay sÏ ®­îc lîi vµ ng­êi cho vay bÞ thiÖt b. Ng­êi cho vay ®­îc lîi vµ ng­êi ®i vay bÞ thiÖt c. C¶ ng­êi ®i vay vµ ng­êi cho vay ®Òu kh«ng ®­îc lîi bëi v× l·i suÊt danh nghÜa ®­îc cè ®Þnh theo hîp ®ång. d. Kh«ng ph¶i c¸c ®iÒu kiÖn kÓ trªn 3. NÕu c¸c hé gia ®×nh vµ doanh nghiÖp nhËn thÊy r»ng khèi l­îng tiÒn hä ®ang gi÷ Ýt h¬n møc cÇn thiÕt, hä sÏ: a. B¸n tµi s¶n tµi chÝnh, gi¸ tr¸i phiÕu gi¶m vµ l·i suÊt t¨ng lªn b. B¸n tµi s¶n tµi chÝnh, gi¸ tr¸i phiÕu t¨ng vµ l·i suÊt gi¶m c. Mua tµi s¶n tµi chÝnh, gi¸ tr¸i phiÕu gi¶m vµ l·i suÊt t¨ng lªn d. Mua tµi s¶n tµi chÝnh, gi¸ tr¸i phiÕu t¨ng vµ l·i suÊt gi¶m e. Mua hµng ho¸ vµ do ®ã gi¸ c¶ t¨ng lªn 4. NÕu muèn gi÷ l·i suÊt kh«ng ®æi sau khi ChÝnh phñ t¨ng thuÕ, ng©n hµng trung ­¬ng cÇn: a. Mua tr¸i phiÕu trªn thÞ tr­êng më b. B¸n tr¸i phiÕu trªn thÞ tr­êng më c. Gi¶m tû lÖ dù tr÷ b¾t buéc d. Gi¶m l·i suÊt chiÕt khÊu e. c¶ a, c, d 5. Víi nh÷ng yÕu tè kh¸c kh«ng ®æi, cÇu tiÒn thùc tÕ sÏ lín h¬n khi: a. L·i suÊt thÊp h¬n b. Gi¸ c¶ cao h¬n c. Thu nhËp cao h¬n d. TÊt c¶ c¸c c©u trªn e. a vµ c 6. NÕu ng©n hµng trung ­¬ng gi¶m cung tiÒn vµ ChÝnh phñ muèn duy tr× tæng cÇu ë møc ban ®Çu, ChÝnh phñ cÇn: a. Gi¶m chi tiªu ChÝnh phñ b. Gi¶m thuÕ c. Yªu cÇu ng©n hµng trung ­¬ng b¸n tr¸i phiÕu trªn thÞ tr­êng më d. T¨ng thuÕ e. Gi¶m c¶ thuÕ vµ chi tiªu ChÝnh phñ 7. Trong m« h×nh AS - AD, sù dÞch chuyÓn sang tr¸i cña ®­êng AD cã thÓ g©y ra bëi: a. Gi¶m thuÕ b. T¨ng niÒm tin cña ng­êi tiªu dïng vµ c¸c doanh nghiÖp vµo triÓn väng ph¸t triÓn cña nÒn kinh tÕ trong t­¬ng lai. c. T¨ng cung tiÒn danh nghÜa d. Gi¶m chi tiªu ChÝnh phñ e. Kh«ng ph¶i c¸c c©u trªn BÀI TẬP Bài 1. Một nền kinh tế được mô tả bởi các hàm số: C = 400 + 0,75YD I = 800 + 0,15Y - 80i MD = 800 - 100i Cg = 700 Ig = 200 X = 400 IM = 50 + 0,15Y H = 100 78
  18. s = 20% rb = 10% Yp = 5500 Yêu cầu: 1. Xác định sản lượng cân bằng. 2. Nếu chính phủ thực hiện đánh thuế với mức T = 200 + 0,2Y, xác đinh sản lượng cân bằng mới. 3. Với mức sản lượng cân bằng ở câu (2) tình trạng ngân sách và cán cân thương mại của nền kinh tế như thế nào? 4. Với chính sách ở câu 2 đã làm cho sản lượng của nền kinh tế giảm xuống. Để khắc phục trường hợp này ngân hàng trung ương áp dụng các biện pháp làm tỷ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng giảm 10%. Nhận xét chính sách này. 5. Nêu ngân hàng trung ương không áp dụng biện pháp ở câu 3 mà thay bằng biện pháp giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống 2%. Tác động của chính sách này như thế nào đến sản lượng cân bằng. Bài 2. Cho các dữ kiện sau đây của một nền kinh tế: C = 1000 + 0,6YD - 100i I = 500 + 0,3Y - 200i T = 100 + 0,2Y G = 800 X = 600 IM = 100 + 0,28Y MS = 2000 MD = 1500 + 0,5Y - 100i Yêu cầu: 1. Xác định phương trình cân bằng trên thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ. 2. Xác định sản lượng và lãi suất cân bằng chung. 3. Với mức sản lượng và lãi suất cân bằng ở câu (2), tình trạng ngân sách và cán cân thương mại lúc này ra sao? 4. Nếu chính phủ tăng thuế biên lên 5% thì chính sách này tác động đến sản lượng cân bằng của nền kinh tế như thế nào? 5. Chính sách tài khóa ở câu (4) đã làm xuất khẩu biên giảm 8%. Nhận xét về chính sách này. 79
  19. CHƯƠNG VI LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Giúp người học nắm được các khái niệm và những vấn đề cớ bản của lạm phát và thất nghiệp; nguyên nhân của tình trạng lạm phát, thất nghiệp; cách thức mà các nhà hoạch định chính sách sử dụng để đối phó với lạm phát và thất nghiệp. NỘI DUNG 6.1. LẠM PHÁT 6.1.1. Khái niệm Có nhiều khái niệm khác nhau về lạm phát. Tuy nhiên, các nhà kinh tế thường sử dụng khái niệm chung về lạm phát sau đây: Lạm phát được hiểu là sự gia tăng liên tục mức giá chung trong nền kinh tế hay là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ theo thời gian. Giảm phát diễn ra khi mức giá chung liên tục giảm, sức mua trong nước của đồng nội tệ liên tục tăng. Mức giá trung bình được hiểu là mức giá chung của tất cả các hàng hóa và dịch vụ. Nó được biểu thị bằng chỉ số giá. Điều này có nghĩa nền kinh tế vẫn có thể lạm phát khi giá một số hàng hoá giảm nhưng giá của các hàng hoá dịch vụ khác tăng đủ mạnh. Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh biến động của mức giá chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc (có thể là liên hoàn hoặc định gốc). Thời kỳ nghiên cứu có thể là tháng, quý, năm. Chỉ số giá được xác định theo công thức: IP = Σipd Trong đó: IP là chỉ số giá cả chung IP là chỉ số giá cá thể của từng loại hàng hóa, nhóm hàng d là tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại, từng nhóm hàng và là quyền số (Σd = 1) Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng công thức tính chỉ số giá:  p1q1 I P  p0 q1 Trong đó: IP là chỉ số giá cả chung p1 và p0 là giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ kỳ báo cáo và kỳ gốc. q1 là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ kỳ báo cáo. Có ba chỉ tiêu dùng để biểu thị chỉ số giá đó là: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu phản ánh chi phí nói chung của một người tiêu dùng điển hình khi mua hàng hóa và dịch vụ. Chỉ số giá sản xuất (PPI) là chỉ số giá bán buôn, tức là chi phí để mua giỏ hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Nó được xây dựng để tính giá cả trong lần bán đầu tiên. Chỉ số giảm phát (D) là chỉ tiêu phản ánh biến động giá cả của giá cả tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Chỉ số này tính theo giá thị trường hay giá hiện hành được sử dụng trong tính GDP. Chỉ số này dùng để điều chỉnh GDP danh nghĩa về GDP thực tế vì thế nó còn được gọi là chỉ số điều chỉnh GDP. 80
  20. Lạm phát thường xuyên xuất hiện trong nền kinh tế thị trường, các Chính phủ thường coi lạm phát là kẻ thù số 1 của nền kinh tế. Phân biệt lạm phát với giảm phát và thiểu phát. Thuyết lạm phát giá cả xét lạm phát là quá trình tăng mức giá chung, còn giảm phát là quá trình giảm mức giá chung của nền kinh tế. Như vậy, theo cách hiểu này thì không có chỗ đứng cho khái niệm thiểu phát. Theo thuyết lạm phát lưu thông tiền tệ thì lạm phát là hiện tượng giá cả tăng do bơm quá nhiều tiền vào lưu thông. Ngược lại, việc đưa tiền vào lưu thông ít hơn mức cần thiết, dẫn đến sản xuất và lưu thông trong nền kinh tế bị nghẹt do thiếu tiền là hiện tượng thiểu phát hay còn gọi là lạm phát âm (dưới 0). Theo thuyết này, lạm phát bằng không là thời điểm tại đó xác lập sự cân bằng cung và cầu tiền tệ, lượng tiền phát hành ra phù hợp với mức yêu cầu cần thiết của cầu lưu thông hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Khi lạm phát vượt qua ngưỡng này thì nó sẽ cùng biến mất với lạm phát và chuyển hóa thành thiểu phát. Thiểu phát và giảm phát ít nhiều có cùng một hình thức biểu hiện bề ngoài, khó phân biệt vì có cùng xu hướng chung là sự sụt giảm mức giá chung. Chính biểu hiện này làm nhiều người nhầm tưởng rằng chúng là một, vì vậy thực chất nền kinh tế vẫn đang nằm ở thời kỳ giảm phát nhưng lại lầm tưởng là đang ở thời kỳ thiểu phát. 6.1.2. Đo lường lạm phát Để đo lường mức độ lạm mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các nhà thống kê sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát được tính bằng % thay đổi của mức giá chung. I p1 I p0 i p 100 I p0 Trong đó: iP tỷ lệ lạm phát thời kỳ t (%) Ip1: chỉ số giá cả của kỳ nghiên cứu Ip0: chỉ số giá cả của kỳ trước đó (kỳ được chọn làm gốc để so sánh) Hoặc tính bằng cách: CPI CPI DD i t t 1 x100(%) i t t 1 x100(%) P CPI P D t 1 t 1 Ví dụ: Chỉ số giá năm 1992 là 300%, chỉ số giá năm 1991 là 250%. Tính tỷ lệ lạm phát thời kỳ 1991-1992. (iP = 20%) 6.1.3. Phân loại lạm phát Phân loại lạm phát theo tính chất hoặc mức độ của tỷ lệ lạm phát. Theo tính chất, sẽ được giới thiệu khi bàn về tác động của lạm phát. Theo mức độ thì thường phân biệt 3 loại lạm phát. Lạm phát vừa phải: là mức lạm phát ở mức thấp, xảy ra khi giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước được. Có tỷ lệ lạm phát < 10%/năm (lạm phát ở mức một con số), không gây ra tác động đáng kể đối với nền kinh tế. Lạm phát phi mã: là mức lạm phát xảy ra khi giá cả tăng nhanh, trong phạm vi 2 hoặc 3 con số/ năm, từ 10% đến < 1000%. Nếu lạm phát phi mã duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến động kinh tế nghiêm trọng, mọi người có xu hướng tích trữ 81
  21. hàng hoá, mua bất động sản, tích luỹ của cải, ít giữ tiền. Thị trường tài chính có thể khủng hoảng. Siêu lạm phát: là trường hợp lạm phát đặc biệt cao, xảy ra khi giá cả tăng với tốc độ rất cao tới con số hàng ngàn, hàng triệu, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc cho nền kinh tế. Siêu lạm phát thường xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định, xuất hiện sau chiến tranh, khủng hoảng do phải in thêm tiền để tài trợ cho ngân sách quá lớn. Ví dụ: Lạm phát ở Đức trong những năm 1922, 1923, từ tháng 1 đến tháng 11 năm 1923, chỉ số giá tăng từ 1 lên 10 triệu. Theo mức độ lạm phát và độ dài thời gian, lạm phát được phân chia thành: Lạm phát kinh niên: Thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn 50%/ năm. Lạm phát nghiêm trọng: Thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50%/ năm. Siêu lạm phát: là lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200%/năm. 6.1.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát 6.1.2.1. Lạm phát do cầu kéo Lạm phát do cầu kéo là loại lạm phát xẩy ra do tổng cầu (AD) tăng và tăng nhanh hơn sản lượng tiềm năng của một nước, đặc biệt khi Y >=Y*. Có thể nói, đây chính là hậu quả của việc ấn định chỉ tiêu thất nghiệp quá thấp, tương ứng với một chỉ tiêu sản lượng quá cao. Chính phủ làm tăng tổng cầu, dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, trong khi đó các đường tổng cung AS lại dịch chuyển sang trái và hậu quả là làm tăng lên tục mức giá (hình 6.1). Mức giá tăng nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào độ dịch chuyển của đường AD và độc dốc của đường tổng cung AS. AS1 P AS0 E1 P1 AD1 P0 AD E0 0 0 * Y Y Hình 6.1. Lạm phát do cầu kéo Sự gia tăng của tổng cầu thường do hai yếu tố: - Sự gia tăng cung tiền của ngân hàng trung ương. - Sự gia tăng chi tiêu của chính phủ. Đây là lạm phát không được dự đoán nên thường đưa nền kinh tế vào vòng xoáy nguy hiểm, nhất là khi sản lượng đã đạt hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng. 82
  22. 6.1.2.2. Lạm phát do chi phí đẩy (lạm phát kèm suy thoái) Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Do các cơn sốt giá hàng hóa đầu vào làm tăng chi phí sản xuất, đẩy đường tổng cung dịch chuyển sang trái. Chính phủ lại theo đuổi mục tiêu công ăn việc làm cao nên đẩy đường tổng cầu AD dịch chuyển sang phải. Kết quả làm cho giá cả tăng liên tục theo thời gian (hình 6.2). AS1 P C AS0 P1 B P0 A AD1 AD0 0 Y1 Y* Y Hình 6.2. Lạm phát do chi phí đẩy Chi phí sản xuất tăng (tiền lương, giá nguyên vật liệu ) làm hạn chế khả năng sản xuất của các doanh nghiệp, AS bị đẩy sang trái. Việc giảm cung từ AS0=>AS1 làm * giá tăng từ P0 =>P1 và sản lượng giảm từ Y =>Y1. Do đó, gọi đây là lạm phát do chi phí đẩy hay lạm phát đình đốn. Nếu AS dịch chuyển nhiều ta gọi là cú sốc cung bất lợi: sản lượng giảm nhiều trong khi chi phí và giá tăng lên. Các cú sốc cung bất lợi xảy ra do: Thời tiết xấu, áp lực tăng tiền lương, sản lượng khai thác bị hạn chế Các cú sốc cung bất lợi làm tăng chi phí sản xuất, do đó ở mỗi mức giá cho trước, các hãng muốn bán ra ít hàng hoá và dịch vụ hơn. Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển lên trên và sang bên trái từ AS0 đến AS1. Trong ngắn hạn, nền kinh tế di chuyển dọc theo đường tổng cầu từ điểm A đến điểm B. Sản lượng của nền kinh tế * giảm từ Y xuống Y1, trong khi mức giá tăng từ P0 lên P1. Do nền kinh tế vừa rơi vào suy thoái (sản lượng giảm), vừa trải qua lạm phát (mức giá tăng) nên hiện tượng này được gọi là suy thoái đi kèm với lạm phát. Ngoài ra sụt giảm của AS có thể còn do năng lực sản xuất của nền kinh tế giảm, do sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tác động này sẽ làm cho đường AS dịch chuyển sang trái cùng với mức giảm của sản lượng tiềm năng. Khi dịch chuyển đường AD sang phải với mức độ nhỏ hơn mức dịch chuyển của đường AS, nền kinh tế sẽ rơi vào thời kỳ vừa làm phát cao, vừa sản lượng thấp và người ta gọi đó là thời kỳ đình trệ lạm phát. Sự giảm sút của sản lượng nhiều hay ít còn tùy thuộc vào độ dốc của đường tổng cầu AD. Phản ứng của các nhà chính sách: để triệt tiêu tác động bất lợi của sự dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn bằng cách tăng tổng cầu. Khi đó, chính phủ cần kích cầu để chuyển dịch đường cầu tới AD1 vừa đủ để duy trì mức sản lượng ban đầu. Nền kinh tế chuyển đến điểm C. Sản lượng trở về mức tự nhiên và mức giá tiếp tục tăng lên P2. 83
  23. Vai trò của cú sốc cung Cú sốc cung là một sự kiện trực tiếp tác động đến chi phí và giá cả cho các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, làm dịch chuyển đường tổng cung của nền kinh tế và đường Phillips. Ví dụ, những bất ổn về nguồn cung ứng đã làm cho giá dầu tăng mạnh trong thời gian qua. Điều này làm tăng chi phí sản xuất và dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn của các nước xuất khẩu dầu mỏ sang trái, dẫn tới hiện tượng giá cả tăng và sản lượng giảm - hiện tượng này được gọi là lạm phát đi kèm với suy thoái. Cũng như lạm phát do cầu kéo, đây là lạm phát ngoài dự đoán và có thể đưa nền kinh tế vào những vòng xoáy nguy hiểm. 6.1.2.3. Lạm phát ỳ (lạm phát dự kiến) Trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng ổn định theo thời gian. Hàng năm, mức giá tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định, tức là giá cả cung tăng liên tục đều đặn theo thời gian. Do tăng đều nên mọi người có thể dự tính trước mức độ của nó nên người ta tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm ỳ, là loại lạm phát hoàn toàn có thể dự kiến trước. Lạm phát này khi đã hình thành thì thường trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian dài. Lạm phát ỳ là lạm phát tăng với tỷ lệ không đổi hàng năm trong thời gian dài. Nếu giá cả cứ tăng đều với một tỷ lệ nhất định trong thời gian dài, nền kinh tế không có những thay đổi lớn nào về cung cầu hàng hóa, người ta đi đến chỗ trông chờ tỷ lệ đó, nó sẽ được hạch toán vào tất cả các hợp đồng của nền kinh tế. Ví dụ: Lạm phát ở Việt Nam năm 2004 là 9,5%, ở Trung Quốc là 3,4% 6.1.2.4. Quan hệ lạm phát và tiền tệ Lạm phát bao giờ cũng là hiện tượng của tiền tệ, nó chỉ xuất hiện khi cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng. Lý thuyết số lượng tiền tệ giả định tốc dộ lưu thông tiền tệ là khoogn thay đổi, và cũng biết rằng lãi suất điều chỉnh cho thị trường tiền tệ cân bằng. Nghĩa là MS = MD. Giả định khi tốc độ lưu thông tiền tệ không đổi, phương trình số lượng có thể được coi là lý thuyết về GDP danh nghĩa và được biểu diễn như sau: Có đồng nhất thức: M.V = P.Y MV. P Y Trong đó: Y là mức sản lượng nền kinh tế tạo ra P Là giá của một đơn vị sản lượng điển hình P.Y là số đồng tiền được trao đổi trong năm M là cung tiền V là tốc độ chu chuyển (số lần đồng bạc được sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ trong một năm), là tốc độ mà tiền trao tay hay quay vòng trong nền kinh tế. Nếu khối lượng tiền khá lớn thì tốc độ chu chuyển chậm lại. Số đơn vị tiền tệ trao đổi trong năm: M.V V tương đối ổn định theo thời gian, nên P tăng (hay tỷ lệ lạm phát tăng) khi và chỉ khi tốc độ tăng của M nhanh hơn tốc độ tăng của sản lượng Y. Phân tích này cho chúng ta biết được sự gia tăng cung tiền sẽ quyết định tỷ lệ lạm phát. Tốc độ tăng cung tiền càng cao thì tỷ lệ lạm phát càng cao. Đây cũng là lý giải tại sao chính sách tiền tệ lại là chính sách then chốt nhằm kiểm soát lạm phát. 84
  24. 6.1.3. Tác động của lạm phát Tác động của lạm phát đến nền kinh tế rất khác nhau đối với từng loại lạm phát. Có thể tập hợp chung nhất về tác động của lạm phát như sau: 6.1.3.1. Tác động phân phối lại của cải và thu nhập Vì giá cả và thu nhập danh nghĩa biến động không cùng tốc độ nên có sự thay đổi trong thu nhập thực tế dẫn đến sự phân phối lại của cải và thu nhập. Tác động tới người đi vay và người cho vay Lạm phát tái phân phối của cải tùy tiện giữa người đi vay và cho vay. Khi nền kinh tế có lạm phát, thì mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay được xem xét theo lãi suất thực: ir = in - ip. Khi đó, thu nhập được chuyển từ người đi vay sang người cho vay, và ngược lại khi lạm phát trong thực tế khác với lạm phát dự kiến. Chênh lệch giữa lạm phát thực tế và lạm phát dự kiến càng cao thì mức độ phân phối lại càng nhiều. Muốn tránh được sự phân phối lại này thì quá trình cho vay phải được xác định theo lãi suất thả nổi. Mức lai suất này được xác định theo công thức: Lãi suất thả nổi = Lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát Tác động giữa người hưởng lương và ông chủ Tốc độ tăng tiền hầu như chậm hơn tốc độ tăng của giá. Vì vậy, những người lao động hưởng lương bao giờ cũng thiệt thòi và người hưởng lợi là các ông chủ. Quá trình phân phối này không chỉ diễn ra khi tốc độ tăng của tiền khong bằng với tốc độ tăng của giá. Tác động giữa người mua và người bán tài sản tài chính Đa số các loại tài sản chính có mức lãi suất danh nghĩa cố định. Như vậy, khi có lạm phát xảy ra người nắm trong tay lượng trái phiếu sẽ bị thiệt và người hưởng lợi là người nắm giữ trái phiếu. Tác động giữa người mua và người bán tài sản thực Những người bán tài sản thực để lấy tài sản tài chính hoặc tiền mặt trước khi lạm phát xẩy ra thì khi có lạm phát những người bán sẽ bị thiệt thòi và người được lợi là người mua. Nếu lạm phát xảy ra thì ngươig bán hàng trả góp cũng bị thiệt thòi nếu không tính đến mức độ trượt giá chính xác. Tác động giữa doanh nghiệp với nhau Do tỷ lệ tăng giá không giống nhau giữa các loại hàng hóa, vì vậy những doanh nghiệp nào mà sản xuất và tồn kho những hàng hóa có tỷ lệ tăng giá chậm sẽ bị thiệt thòi. Giữa chính phủ và công chúng Đa phần khi xảy ra lạm phát, thu nhập của công chúng sẽ chuyển sang tay chính phủ. Vì 3 lý do: (1) Chính phủ nợ dân chủ yếu dưới dạng tài sản tài chính; (2) Cac khoản chi trả lương, trợ cấp, thường cố định trong một khoảng thời gian dài, kể cả có thay đổi thì cũng không kịp tốc độ thay đổi của giá; (3) Các loại thuế lũy tiến như thuế thu nhập, sẽ tăng lên nhanh chóng, vì lạm phát đẩy mức thu nhập danh nghĩa của dân chúng tăng lên. 6.1.3.2. Tác động đến tổng sản lượng Cùng với việc tăng giá, sản lượng quốc dân cũng thay đổi theo, nó có thể tăng, giảm hoặc không đổi. 85
  25. Nếu lạm phát xảy ra do cầu thì sản lượng có thể tăng, nhưng tăng bao nhiêu, còn phụ thuộc vào độ dốc của đường tổng cung. Nếu lạm phát xảy ra do cung thì làm cho sản lượng giảm, giá cả tăng cao, nền kinh tế rơi vào thời kỳ đình trệ lạm phát. Mức sụt giảm sản lượng lúc này phục thuộc vào độ dốc của đường tổng cầu. Nếu lạm phát xảy ra do cả cung và cầu thì tùy theo mức độ dịch chuyển của cả hai đường AS và AD, sản lượng có thể tăng, giảm hoặc không đổi. 6.1.3.3. Tác động đến hiệu quả kinh tế Lạm phát có thể tác động làm kém hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực như: Lạm phát làm biến dạng cơ cấu đầu tư Khi xảy ra lạm phát, các doanh nghiệp không muốn đầu tư vào những dự án có khoảng thời gian thu hồi vốn dài. Tác dộng này có thể làm giảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế trong dài hạn. Sự giảm sút của năng lực sản xuất có thể làm cho đường tổng cung AS dịch chuyển sang trái cùng với mức giảm của sản lượng tiềm năng. Lạm phát làm suy yếu thị trường vốn Nếu lãi suất thực là số âm, thì khả năng huy động vốn của các tổ chức tín dụng sẽ rất khó khăn. Giảm sút của tiết kiệm sẽ làm sụt giảm đầu tư thực tế, sản lượng giảm theo cấp số nhân, công ăn việc làm ít đi, thất nghiệp tăng lên. Lạm phát làm sai lệch tín hiệu của giá Giá là tín hiệu quan trọng để giúp cho người mua và người bán có được quyết định tối ưu nhất. trong thời kỳ lạm phát cao, giá cả tăng nhanh làm cho mọi người không kịp nhận biết mức giá tương đối giữa các hàng hóa thay đổi ra sao, do đó làm giảm tính hiệu quả khi ra các quyết định mua bán. Lạm phát làm phát sinh chi phí điều chỉnh giá (Chi phí thực đơn) Các hãng kinh doanh phải tốn thêm chi phí về điều chỉnh giá như:chi phí sửa giấy báo giá, sửa lại giá trên máy tính tiền, sửa thực đơn Các công ty kinh doanh lớn còn tốn kém cả chi phí cho các cuộc hội họp về điều chỉnh giá. Lạm phát gây chi phí mòn giầy Khi lạm phát xảy ra, mọi người sẽ giữ it tiền hơn, các cá nhân và công ty phải tốn kém cho việc xây dựng kế hoạch quản lý tiền, mọi người tiêu phí thời gian nhiều hơn cho việc đến ngân hàng rút tiền, nhiều người tính toán phương án để chuyển từ việc giữ tiền sang giữ tài sản thực. Lạm phát làm giảm sức cạnh tranh với nước ngoài Giá hàng hóa trong nước tăng lên sẽ kích thích nhập khẩu, đồng thời kìm hãm xuất khẩu. điều này làm cvho nhiều doanh nghiệp trong nước phải tạm thời đóng cửa sản xuất, và nhều khi còn phá sản. 6.1.4. Giải pháp chống lạm phát 6.1.4.1. Giải pháp giảm cầu Để chống lạm phát chúng ta thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt và tiền tệ thứt chặt hoặc cùng một lúc sử dụng kết hợp cả hai chín sách trên để giảm tổng cầu của nền kinh tế. Bên cạnh đó có thể bổ sung hỗ trợ thông qua chính sách thu nhập, bằng cách kiểm soát giá và lương. Thực chất là làm giảm tổng cầu, đẩy đường tổng cầu AD dịch chuyển sang trái, kết quả là giá giảm và sản lượng giảm. 86
  26. 6.1.4.2. Giải pháp tăng cung Chống lạm phát bằng giải pháp tăng cung có thể thực hiện theo hai hướng, giảm chi phí sản xuất hoặc gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, làm dịch chuyển đương AS sang phải, kết quả là sản lượng tăng. Thường thì giải pháp chống lạm phát bằng cách tác động lên cung có nhiều ưu điểm, nhưng khó thực hiện hơn giải phát tác động lên cầu. Vì vậy, hầu như các giải pháp chống lạm phát đều diễn ra theo hướng cắt giảm tổng cầu. Đương nhiên, việc cắt giảm lạm phát thông qua giảm tổng cầu sẽ dẫn đến gia tăng thất nghiệp. 6.2. THẤT NGHIỆP Thất nghiệp là mối quan tâm của xã hội do thất nghiệp liên quan tới việc làm, ảnh hưởng đến kinh tế (thu nhập), chính trị, xã hội (ổn định). 6.2.1. Thất nghiệp và một số khái niệm có liên quan Thất nghiệp là một vấn đề trung tâm trong các xã hội hiện đại. Khi mức thất nghiệp cao, tài nguyên bị lãng phí và thu nhập của dân cư giảm sút. Trong những thời kỳ như vậy khó khăn kinh tế cũng tràn sang ảnh hưởng đến tình cảm và cuộc sống gia đình của nhân dân. Để có cở sở phân tích nguồn gốc và bản chất của thất nghiệp cũng cần bắt đầu từ việc phân biệt một vài khái niệm cơ bản sau đây: - Việc làm được xác định là mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm. - Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội trong đó một bộ phận dân cư có khả năng là không có việc làm và đang đi tìm việc. - Dân số là tất cả công dân của một quốc gia được tính đến một thời điểm nhất định. - Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong Hiến pháp. Ở Việt Nam, độ tuổi lao động được quy định từ 15 đến 55 đối với nữ và từ 15 đến 60 đối với nam. - Những người ngoài lực lượng lao động bao gồm những người đang đi học (học sinh chuyên nghiệp, học nghề, sinh viên các trường cao đẳng và đại học) người nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật và cả một bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau. - Lực lượng lao động (Labor force) là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm. + Người có việc làm là những người làm một việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật (ILO, 1983). + Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có sức khoẻ, hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn có việc làm và đang tìm kiếm việc làm. - Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment rate): là tỷ lệ phần trăm giữa những người thất nghiệp trong tổng số lực lượng lao động của nền kinh tế. 87
  27. Lực lượng lao Có việc làm động Thất nghiệp Trong độ tuổi lao Ngoài lực lượng động lao động (ốm, Dân số đau ) nội trợ, không muốn tìm việc Ngoài độ tuổi lao động Sơ đồ 6.1. Mối quan hệ giữa dân số và lao động Cuộc khảo sát đã tiến hành việc chia số dân cư ở độ tuổi từ 16 và lớn hơn thành 3 nhóm: - Nhóm có công ăn việc làm: Đây là những người làm một việc gì đó và được trả công, cũng như những người có công việc nhưng nghỉ vì ốm đau, đình công hoặc nghỉ hè. - Nhóm thất nghiệp: Nhóm này gồm những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm hoặc đang chờ để được trở lại làm việc. Nói một cách chính xác hơn, một người được gọi là thất nghiệp nếu người đó hiện không có việc làm và đã có những cố gắng cụ thể để tìm kiếm việc làm nhưng chưa kiếm được việc làm. Những người hiện có công ăn việc làm và cả những người hiện đang thất nghiệp đều nằm trong lực lượng lao động xã hội. - Nhóm những người khác, "không nằm trong lực lượng lao động xã hội" số này bao gồm những người đang đi học, trông coi nhà cửa, về hưu, quá ốm đau không đi làm được hoặc đã thôi không tìm việc làm nữa. Như vậy có thể rút ra quy tắc chung đo lường thất nghiệp là: Người có việc là những người đi làm, người không có việc làm nhưng đang tìm việc làm là người thất nghiệp. Những người không có việc làm nhưng không tìm việc là những người ở ngoài lực lượng lao động. 6.2.2. Đo lường thất nghiệp Nếu ký hiệu L là lực lượng lao động, U là số người thất nghiệp, E là số người có việc làm, u là tỷ lệ thất nghiệp, s là tỷ lệ mất việc, f là tỷ lệ tìm được việc. Theo sơ đồ 6.1, ta có: - Lực lượng lao động = Số người có việc + số người thất nghiệp hay U = L - E - Dân số = trong độ tuổi lao động + ngoài độ tuổi lao động = Lực lượng lao động + Ngoài LL lao động + ngoài độ tuổi lao động - Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ % của lực lượng lao động bị thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp x 100(%)/Lực lượng lao động U s Hay u L s f 88
  28. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng là tỷ lệ % của tổng số ngày công làm việc thực tế so với tổng số ngày công có nhu cầu làm việc (= số ngày công thực tế đã làm + số ngày có nhu cầu làm) Tỷ lệ thời gian lao Số ngày công LV thực tế động được sử dụng = 100 (%) Tổng số ngày công có nhu cầu làm việc Note: được dùng để tính đối với lao động nông thôn Tỷ lệ tham gia lực Lực lượng lao động lượng lao động = 100 (%) Dân số trưởng thành 6.2.3. Phân loại thất nghiệp Có nhiều cách phân loại: Theo loại hình thất nghiệp, theo lý do thất nghiệp, nguồn gốc thất nghiệp, dài hạn và những biến động ngắn hạn: thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp chu kỳ. 6.2.3.1. Theo loại hình thất nghiệp Theo tiêu thức này, thất nghiệp có thể chia thành các loại sau: - Thất nghiệp theo giới tính - Thất nghiệp theo lãnh thổ - Thất nghiệp theo dân tộc - Thất nghiệp theo lứa tuổi 6.2.3.2. Phân loại thất nghiệp theo lý do thất nghiệp Theo tiêu thức này, thất nghiệp có thể chia thành các loại sau: - Mất việc: người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó. - Bỏ việc: là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan của người lao động, ví dụ:tiền công không đảm bảo, không hợp nghề nghiệp, không hợp không gian làm việc, . - Nhập mới: là những người lần đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm. - Tái nhập: là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. 6.2.3.3. Phân loại thất nghiệp theo nguồn gốc thất nghiệp a. Thất nghiệp tự nhiên Thất nghiệp tự nhiên chỉ mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế trải qua, là loại thất nghiệp không tự mất ngay cả trong dài hạn bao gồm thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. - Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng (lương cao, gần nhà ), hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm. Bất kỳ thời điểm nào của mọi xã hội đều tồn tại loại thất nghiệp này. - Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các loại lao động (ngành nghề, khu vực ). Loại thất nghiệp này gắn với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động. 89
  29. - Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: do sự cứng nhắc của tiền lương, gây ra thất nghiệp. Giả thiết Wr điều chỉnh cân bằng thị trường lao động, đảm bảo đầy đủ việc làm, giống như giá cả điều chỉnh cân bằng giữa cung và cầu. Nếu Wr> W0 thì thất nghiệp xuất hiện do LS > LD. Đây chính là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. * 3 nguyên nhân làm cho tiền lương thực tế > W cân bằng: Nguyên nhân 1: Luật tiền lương tối thiểu quy định mức lương trần WC thấp nhất mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động, mức lương trần thường cao hơn mức lương cân bằng trên thị trường lao động. Wc> W0, người có việc nhận được lương cao, LS > LD, dư cung lao động, U tăng. Kết quả: tăng thu nhập cho người có việc, giảm thu nhập của người không tìm được việc, mất việc. Nguyên nhân 2: Công đoàn và thương lượng tập thể Công đoàn có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người lao động, đàm phán để có mức tiền lương có lợi cho người lao động W tăng>W0 , LS tăngLD giảm, dư cung lao động, U tăng. S1 W S 0 W1 W0 D L LD L0 LD Hình 6.3. Thất nghiệp do công đoàn và thương lượng tập thể - Nguyên nhân 3: Luật tiền lương hiệu quả Giả thuyết doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu trả lương cao hơn mức cân bằng thị trường (ví dụ : thu hút được nhân tài). Do đó, theo quy luật tự đào thải thì những công nhân tay nghề kém sẽ bị mất việc. Nguyên nhân này mang tính chất tự nguyện của doanh nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng (LS = LD). Với tỷ lệ này, mức việc làm là cao nhất tương ứng với sản lượng tiềm năng của đất nước. b. Thất nghiệp chu kỳ Biểu thị độ lệch của thất nghiệp thực tế trong ngắn hạn so với mức thất nghiệp tự nhiên, chỉ những biến động của thất nghiệp từ năm này đến năm khác xung quanh mức thất nghiệp tự nhiên. Nền kinh tế thường xuyên biến động: tăng trưởng cao, thấp, 90
  30. âm, do đó thất nghiệp cũng biến động. Thất nghiệp chu kỳ xuất hiện khi AD không đủ mua toàn bộ Y* của nền kinh tế suy thoái Y < Y* Thất nghiệp chu kỳ = Số người có thể có việc làm khi sản lượng Y* - số người đang làm việc trong nền kinh tế. Thất nghiệp chu kỳ = 0 TN hiện tại = TN cơ cấu = TN theo lý thuyết cổ điển = TN tạm thời. Hay tỷ lệ TN tự nhiên = tỷ lệ thất nghiệp. 6.2.4. Tác động của thất nghiệp 6.2.4.1. Tác động tiêu cực Tỷ lệ thất nghiệp càng cao thì cái giá phải trả càng đắt. Tác động tiêu cực của vấn đề này có thể xem xét ở ba góc độ sau: Tác động đối với hiệu quả kinh tế Thất nghiệp cao làm cho nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, các nguồn lực sử dụng bị lãng phí. Ước tính thiệt hại về vấn đề này đã được nhà kinh tế học Okun khái quát hóa bằng quy luật kinh tế: “Quy luật Okun” về quan hệ giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế (khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng 2% thì thất nghiệp sẽ tăng lên 1%). Tác động đối với xã hội Thất nghiệp chu kỳ làm giảm sản lượng của nền kinh tế Y<Y*, gây ra tệ nạn xã hội, an ninh trật tự Các nước có tỉ lệ thất nghiệp cao, thì phải đương đầu với các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, Thậm chí chính phủ còn phải chi phí rất nhiều tiền cho việc chống tội phạm, phá hỏng nếp sống lành mạnh, phá vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống Tác động đối với cá nhân và gia đình người bị thất nghiệp Đối với cá nhân, gây ra sự mất mát thu nhập và tổn thất về mặt tâm lý do thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống tồi tệ hơn, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn bị quên dần, gây tổn thương về mặt tâm lý và niềm tin trong cuộc sống, nguy cơ bệnh tật gia tăng, hạnh phúc gia đình bị đe dọa, con cái chịu nhiêu thiệt thòi. 6.2.4.2. Tác động tích cực Với một tỷ lệ thất nghiệp hợp lý sẽ có tác động tích cực đối với nền kinh tế vì: Thất nghiệp với quy mô hợp lý sẽ tạo nên một đội quân dự trữ cung cấp lao động cho tổ hợp vốn và lao động mới để điều chỉnh cơ cấu kinh tê. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phản ánh tình trạng cuộc sống của người lao động đã thay đổi, bởi ví người lao động một khi có cuộc sống khấm khá hơn thường hay thay đổi công việc, số người này tạo nên cho thị trường lao động một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tổng số thất nghiệp thay đổi theo chu kỳ do vốn cố định thay đổi theo chu kỳ. Vì vậy tồn tại một số lượng thất nghiệp sẽ làm cho việc sử dụng tiền vốn và nguồn nhân lực có hiệu quả hơn. 6.2.5. Giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp Muốn hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp cần phải hiểu rõ nguyên nhân tạo ra nó. Đối với thất nghiệp chu kỳ Đây là loại thất nghiệp do suy thoái kinh tế gây ra. Do vậy, để hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp này theo quan điểm của Keynes cần phải thực hiện các giải pháp chống suy thoái như: sử dụng chính sách tài khóa mở rộng, chính sách tiền tệ mở rộng. Khi chính 91
  31. sách này phát huy tác dụng, tổng cầu AD sẽ tăng, kết quả là công ăn việc làm tăng, thất nghiệp giảm. Nền kinh tế tăng trưởng, sản lượng thực tế dịch chuyển tăng dần về mức sản lượng tiềm năng, thất nghiệp thực tế trở về mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp chu kỳ sẽ bị triệt tiêu Đối với thất nghiệp tự nhiên Thất nghiệp tự nhiên tương đối ổn định. Tuy nhiên, căn cứ vào nguyên nhân gây ra loại thất nghiệp này, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp sau: - Tăng cường hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm - Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực - Khuyến khích đầu tư tư nhân - Giảm việc can thiệp trực tiếp của chính phủ về các chính sách phi thị trường lao động 6.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 6.3.1. Nguồn gốc của đường Phillips Năm 1958, nhà kinh tế A.W.Phillips cho đăng một bài báo mang tiêu đề “Mối quan hệ giữa thất nghiệp và tỷ lệ tiền lương danh nghĩa ở Anh, 1861- 1957” trong tờ tạp chí kinh tế học của Anh. Ông phát hiện thấy mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát tiền lương. Nghĩa là những năm nước Anh có thất nghiệp thấp thì tiền lương tăng nhanh và ngược lại. Mặc dù phát hiện của Phillips dựa vào số liệu thực nghiệm của nước Anh, nhưng các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng mở rộng phát hiện của ông sang các nước khác. Hai năm sau khi Phillips công bố công trình nghiên cứu của mình, Paul Samuelson và Robert Solow cho đăng bài “Các phân tích về chính sách chống lạm phát” trên tờ điểm báo kinh tế Mỹ, trong đó họ đã chỉ ra mối quan hệ tương tự giữa lạm phát và thất nghiệp dựa trên số liệu của Mỹ. Họ lập luận rằng mối tương quan này nảy sinh là do thất nghiệp gắn với tổng cầu cao, đồng thời tổng cầu cao lại tạo áp lực đẩy tiền lương và giá cả tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Samuelson và Robert Solow đã gọi mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp là đường Phillips. 6.3.2. Đường Phillips ban đầu Theo số liệu thống kê của Phillips năm 1958, thì tỷ lệ thất nghiệp ở mức 2,5% nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát bằng 0. Khi tỷ lệ thất nghiệp lớn hơn 2,5% nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn 0 và khi tỷ lệ thất nghiệp nhỏ hơn 2,5% nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát lớn hơn 0. ip 0 u U* = 2,5 Hình 6.4. Đường phillips ngắn hạn Nếu β là tham số phản ánh độ nhạy cảm giữa thất nghiệp và lạm phát, ta có phương trình đường Phillips như sau: 92
  32. * ip =- β (u – u ) (6.1) Phương trình này gơi ý rằng, có thể đánh đổi lạm phát nhiều hơn để có một tỷ lệ thất nghiệp ít hơn và ngược lại. Các chính phủ cần phải quyết định xem họ có thể chịu đựng lạm phát đến mức nào để giải quyết công ăn việc làm. Nó thường được xem xét trong các chính sách kinh tế ngắn hạn. 6.3.3. Đường phillips dài hạn Dài hạn, lạm phát được dự tính một cách đầy đủ và hầu hết các biến số danh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phát. Điều này có nghĩa là ip - ipe sẽ tiến dần tới 0. phương trình đương Phillips mở rộng được viết lại: 0 = -  (u – u*) hoặc u = u* (6.2) Phương trình 7.2 được gọi là phương trinh đường Phillips dài hạn. Dài hạn, đối với mọi mức lạm phát tiền lương, tỉ lệ thất nghiệp thực tế luôn ở mức tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên của nó. Đường Phillips dài hạn là đường thẳng đứng song song với trục tung và cắt trục hoành tại mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp (xem hình 6.5). i Đường P dài hạn P iPc Đường P mở rộng Đường P ngắn * hạn U u Hình 6.5: Đường Phillips mở rộng và dài hạn 6.3.4. Quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu và đường Phillips ip AS P B P1 ip1 P0 A AD1 i p0 AD0 Y0 Y1 u1 u0 u Hình 6.6. Quan hệ tổng cầu – tổng cung và đường Phillips ngắn hạn 93
  33. 1. Khi thực thi chính sách tiền tệ mở rộng làm dịch chuyển đường AD sang phải từ AD0 sang AD1 trạng thái cân bằng chuyển từ điểm A tới điểm B. 2. Mức giá tăng từ P0 lên P1 3. Sản lượng tăng từ Y0 lên Y1 4. Trong hình b, chính sách tiền tệ mở rộng chuyển nền kinh tế từ mức lạm phát thấp ip0 lên mức lạm phát cao ip1. 5. Thất nghiệp giảm từ mức cao u0 xuống mức thấp u1 ASLR ip Đường P dài hạn P B P1 ip1 P0 A AD’ ip0 AD Y* * u u Hình 6.7. Quan hệ tổng cầu - tổng cung và đường Phillips dài hạn Hình 6.7a, chỉ ra mô hình AD - AS với đường AS thẳng đứng. Khi thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng làm dịch chuyển đường AD sang phải (từ AD sang AD’), trạng thái cân bằng chuyển đến từ điểm A tới điểm B. Mức giá tăng từ P0 lên P1, trong khi sản lượng vẫn ở mức sản lượng tiềm năng Y*. Hình 6.7b, vẽ đường Phillips dài hạn thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên u*. Chính sách tiền tệ mở rộng chuyển nền kinh tế từ mức lạm phát thấp tới mức lạm phát cao nhưng không làm thay đổi tỷ lệ thất nghiệp. 6.3.5. Ý nghĩa thực tế Một nền kinh tế vừa có lạm phát thấp, vừa có thất nghịêp thấp là không thể xảy ra. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với sự đánh đổi bất lợi giữa lạm phát và thất nghiệp. Nghĩa là các nhà hoạch định chính sách phải chấp nhận tỷ lệ lạm phát cao hơn tại mỗi mức thất nghiệp, hoặc thất nghiệp cao hơn tại mỗi tỷ lệ lạm phát. Giờ đây họ cũng phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn hơn, bởi nếu cắt giảm tổng cầu để chống lạm phát, họ sẽ đẩy nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái và làm thất nghiệp tăng lên cao hơn nữa. Nếu quyết định kích tổng cầu để cắt giảm thất nghiệp, họ sẽ đẩy lạm phát tiếp tục tăng lên. TÓM TẮT CHƯƠNG VI Lạm phát được hiểu là sự gia tăng liên tục mức giá chung trong nền kinh tế hay là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ theo thời gian. 94
  34. Thuyết lạm phát giá cả xét lạm phát là quá trình tăng mức giá chung, còn giảm phát là quá trình giảm mức giá chung của nền kinh tế. Để đo lường mức độ lạm mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các nhà thống kê sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát. Theo mức độ thì thường phân biệt 3 loại lạm phát: Lạm phát vừa phải, Lạm phát phi mã, Siêu lạm phát. Theo mức độ lạm phát và độ dài thời gian, lạm phát được phân chia thành: Lạm phát kinh niên, Lạm phát nghiêm trọng, Siêu lạm phát. Các nguyên nhân gây ra lạm phát là do cầu kéo, chi phí đẩy, lạm phát ỳ và mối quan hệ giữa lạm phát và tiền tệ. Lạm phát gây ra tác động đến sản lượng, phân phối lại của cải và thu nhập, hiệu quả của nền kinh tế. Có hai giải pháp có thể sử dụng để hạ thấp tỷ lệ lạm phát là giảm cầu và tăng cung. Thường thì giải pháp chống lạm phát bằng cách tác động lên cung có nhiều ưu điểm, nhưng khó thực hiện hơn giải phát tác động lên cầu. Vì vậy, hầu như các giải pháp chống lạm phát đều diễn ra theo hướng cắt giảm tổng cầu. Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội trong đó một bộ phận dân cư có khả năng là không có việc làm và đang đi tìm việc. Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp x 100(%)/Lực lượng lao động Có nhiều cách phân loại thất nghiệp: Theo loại hình thất nghiệp, theo lý do thất nghiệp, nguồn gốc thất nghiệp, dài hạn và những biến động ngắn hạn: thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp chu kỳ. Thất nghiệp gây ra tác động tích cực và tiêu cực cho cá nhân và nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp càng cao thì cái giá phải trả càng đắt. Muốn hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp cần phải hiểu rõ nguyên nhân tạo ra nó. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ nghịch, được biểu diễn bằng đường cong Phillips. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày các loại lạm phát. 2. Hãy liệt kê tất cả các nguyên nhân gây ra lạm phát. 3. Hãy liệt kê các tác động mà lạm phát gây ra cho nền kinh tế. Làm thế nào để hạ thấp tỷ lệ lạm phát? 4. Yếu tố nào quyết định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên? 5. Hãy trình bày sự khác nhau giữa thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu. CÂU HỎI ĐÚNG, SAI 1. Lạm phát là sự tăng lên về mức giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. 2. Thất nghiệp cao hơn luôn có nghĩa là lạm phát thấp hơn. 3. Lạm phát ngăn cản mọi người đầu tư. 4. Lạm phát làm giảm mức sinh hoạt bằng cách tăng giá sinh hoạt. 95
  35. 5. Lạm phát là ăn cắp. Các chính phủ có thể tăng thuế mà không cần thông qua đạo luật về thuế. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Nếu chỉ số giá trong thời kỳ thứ ba là 125% và thời kỳ thứ tư là 140% thì mức lạm phát trong thời kỳ thứ tư so với thời kỳ thứ ba là: a. 11,2% b. 12% c. 15% d. Không phải là các kết quả nêu trên 2. Nếu những người cho vay và đi vay thống nhất về một mức lãi suất danh nghĩa nào đó và lạm phát thực tế lại thấp hơn so với mức mà họ dự kiến thì: a. Người đi vay sẽ được lợi và người cho vay bị thiệt b. Người cho vay được lợi và người đi vay bị thiệt c. Cả người đi vay và người cho vay đều không được lợi bởi vì lãi suất danh nghĩa được cố định theo hợp đồng. d. Không phải các điều kiện kể trên 3. Nếu những người lao động và các doanh nghiệp thống nhất về điều chỉnh tiền lương dựa trên kỳ vọng của họ về lạm phát, và lạm phát trên thực tế lại lớn hơn mà mức họ kỳ vọng thì: a. Các doanh nghiệp sẽ được lợi còn người lao động bị thiệt b. Người lao động được lợi còn doanh nghiệp bị thiệt c. Cả người lao động và doanh nghiệp đều không được lợi bởi vì sự gia tăng tiền lương được ấn định theo hợp đồng lao động d. Không phải các điều kể trên. 4. Lực lượng lao động gồm: a. Bao gồm tất cả mọi người có khả năng lao động b. Không bao gồm những người đang tìm việc c. Là tổng số người đang có việc và thất nghiệp d. Không bao gồm những người tạm thời mất việc e. Là tổng dân số hiện có của một nước 5. Câu bình luận nào sau đây là sai: a. Tỷ lệ lạm phát là dương khi mức giá chung tăng b. Tỷ lệ lạm phát là dương, sức mua của đồng tiền giảm c. Lạm phát không được dự kiến trước gây ra sự phân phối lại thu nhập d. Lạm phát dự kiến làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền e. Khi tỷ lệ lạm phát là dương, mọi người tiêu tiền ít hơn 6. Ai trong số những người sau đây được coi là thất nghiệp cơ cấu? a. Một người nông dân bị mất ruộng và trở thành thất nghiệp cho tới khi anh ta được đào tạo lại b. Một công nhân làm việc trong ngành thuỷ sản đang tìm kiếm một công việc tốt hơn ở gần nhà c. Một công nhân trong ngành thép tạm bị nghỉ việc nhưng anh ta hy vọng sớm được gọi trở lại d. Một nhân viên văn phòng bị mất việc khi nền kinh tế lâm vào suy thoái e. Không ai trong số những người trên 96
  36. 7. Lạm phát được dự kiến trước là một vấn đề kinh tế bởi nó: a. Làm giảm khối lượng và tần suất giao dịch của những người ra quyết định kinh tế b. Làm giảm chiphí cơ hội của việc giữ tiền c. Làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền d. Nó phân phối lại của cải từ người cho vay sang người đi vay 8. Lạm phát do cầu kéo : a. Xảy ra do tổng cầu tăng b. Xảy ra do chi phí tăng c. Là loại lạm phát đình đốn d. Có giá tăng rất cao 9. Hiện tượng giảm phát xảy ra khi: a. Chỉ số CPI năm nay nhỏ hơn CPI năm trước, tỷ lệ lạm phát âm b. Tỷ lệ lạm phát thực nhỏ hơn lạm phát dự kiến rất nhiều lạm sản lượng thực nhỏ hơn sản lượng dự kiến c. Tỷ lệ lạm phát năm nay nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát năm trước d. Tất cả đều sai. 10. Hiện tượng thiểu phát xảy ra khi: a. Chỉ số CPI năm nay nhỏ hơn CPI năm trước, tỷ lệ lạm phát âm b. b. Tỷ lệ lạm phát thực nhỏ hơn lạm phát dự kiến rất nhiều lạm sản lượng thực nhỏ hơn sản lượng dự kiến c. Tỷ lệ lạm phát năm nay nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát năm trước d. Tất cả đều sai. BÀI TẬP Bài 1. Giả sử một giỏ hàng hóa gồm 5 loại hàng hóa là lúa, vải, thịt lợn, muối và dầu hỏa. Năm 2010 so với năm 2009, giá lúa tăng thêm 5%, giá vải tăng thêm 20%, giá thịt lợn giảm đi 20%, giá muối tăng thêm 30% và giá dầu hỏa tăng thêm 10%. Tỷ trọng của 5 mặt hàng này là như nhau trong tổng lượng hàng hóa. Yêu cầu: a, Tính chỉ số giá của giỏ hàng hóa nói trên. b, Tính tỷ lệ lạm phát của năm 2010 biết rằng chỉ số giá của năm 2009 là 1,2. Bài số 2. Có số liệu của một nền kinh tế năm 2010 được tổng hợp như sau: Mức GNP danh nghĩa là 750 tỷ USD và mức GNP thực tế là 500 tỷ USD. Tính tỷ lệ lạm phát của năm 2010 so với năm 2005, biết rằng chỉ số giảm phát của năm 2005 là 1,15. Bài 2 Có số liệu về một nền kinh tế năm 2010 và 2011 được tổng hợp như sau: GDP thực tế của năm 2010 là 450 tỷ USD và của năm 2011 là 480 tỷ USD. Yêu cầu: a, Xác định GDP danh nghĩa của mỗi năm, nếu chỉ số giảm phát của năm 2010 là 1,2 và của năm 2011 là 1,26. b, Xác định tỷ lệ lạm phát năm 2011 so với năm 2010. c, Quan hệ giữa GDP danh nghĩa, GDP thực tế và tỷ lệ lạm phát như thế nào? 97
  37. CHƯƠNG VII KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Các chương trước chúng ta tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế vĩ mô trong một nền kinh tế đóng là chủ yếu, nghĩa là chúng ta mới chỉ đề cập đến vai trò ba tác nhân kinh tế là: hộ gia đình, doanh nghiệp trong nước và Chính phủ. Chương này chúng ta nghiên cứu đến những vấn đề kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, một nền kinh tế mà trong đó những hoạt động giao dịch quốc tế đóng vai trò rất quan trọng. NỘI DUNG 7.1. CƠ SỞ CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 7.1. 1. Tính tất yếu của thương mại quốc tế Ngày nay trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều đã mở cửa kinh tế. Thương mại quốc tế là điều kiện tất yếu để phát triển đất nước. Lý thuyết về lợi thế so sánh đã chỉ cho ta thấy: - Mọi quốc gia đều có lợi ích khi tham gia vào thương mại quốc tế. Thị trường quốc tế tạo ra cho các nước cơ hội để mua hàng với giá thấp tương đối so với giá hiện hành trong nước. - Một nước càng nhỏ bao nhiêu thì khả năng thu lợi từ thương mại quốc tế càng lớn bấy nhiêu, vì giá trên thị trường thế giới gần với giá thị trường của nước lớn về kinh tế cho nên nước nhỏ có lợi trong buôn bán. - Nhờ thương mại quốc tế mà mỗi nước có khả năng tiêu dùng ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất của bản thân mình, đồng thời sản xuất cũng tăng lên nhờ mở rộng thị trường. - Tiền lương thực tế sau khi có thương mại sẽ cao hơn trước khi có thương mại. Trên hình vẽ sau mô tả việc mua bán giữa châu Âu và Mỹ đều làm tăng khả năng tiêu dùng của mình như thế nào. Hãy xét Mỹ và châu Âu cách đây 1 thế kỷ chỉ tập trung vào hai mặt hàng thực phẩm và quần áo. ở Mỹ, đất đai và tài nguyên thiên nhiên dồi dào so với lao động và tư bản; còn ở châu Âu thì lao động và tư bản lại dồi dào hơn so với đất đai và tài nguyên. Nếu không có thương mại, mỗi nước đành chịu thoả mãn với sản phẩm của chính mình sản xuất, cho nên bị hạn chế trong ranh giới của khả năng sản xuất được ký hiệu là đường trước khi có thương mại. Sau khi mở cửa biên giới tiến hành thương mại quốc tế, làm cân bằng giá cả của cả hai mặt hàng, đường tiêu dùng được mở ra, biểu thị bằng đường bên ngoài, đường sau khi có thương mại. Sở dĩ như vậy vì ở Mỹ quần áo tương đối đắt hơn. Những nhà buôn sẽ đưa quần áo từ châu Âu sang mỹ và họ lại đưa lương thực từ Mỹ sang thịt rường châu Âu, nơi lương thực có giá tương đối cao. Công nghiệp dệt của Mỹ sẽ bị hàng nhập khẩu cạnh tranh về giá và nếu không có gì thay đổi lớn thì ngành dệt phải đóng cửa. Điều ngược lại sẽ diễn ra ở châu Âu, công nghiệp thực phẩm sẽ thu hẹp lại trong khi công nghiệp dệt sẽ mở rộng. Kết quả của việc mở rộng thương mại thì cả châu Âu và Mỹ đều có lợi. Mỹ được lợi qua việc mua quần áo từ châu Âu rẻ hơn quần áo sản xuất trong nước. Châu Âu được lợi qua việc chuyên môn hoá và sản xuất quần áo trong nước và mua lương thực rẻ hơn so với tự sản xuất trong nước. 98
  38. Quần áo Quần áo 450 Sau khi có TM Sau khi có TM 300 300 Trước TM Trước TM 600 Lương 200 300 Lương thực thực Mỹ Châu Âu Hình 7.1. Đường GHKNTD của Mỹ và Châu Âu trước và sau khi có thương mại quốc tế 7.1. 2. Cán cân thương mại quốc tế Cán cân thương mại quốc tế phản ánh mối quan hệ trong việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia với các quốc gia khác. 7.1.2.1. Xuất khẩu (X) Xuất khẩu của một quốc gia là những hàng hoá và dịchv ụ đưcợ sản xuất trong nước để bán ra nước ngoài. Hàng hoá xuất khẩu phụ thuộc vào quan hệ ngoại giao của một quốc gia đối với một quốc gia khác và phụ thuộc vào nhu cầu của người nước ngoài đối với hàng hoá trong nước. Do đó hàm xuất khẩu có thể biểu diễn như sau: X = X (Trong đó: X là xuất khẩu; X là mức xuất khẩu không phụ thuộc vào ý chí của nước xuất khẩu). 7.1.2.2. Nhập khẩu (IM) Nhập khẩu của một quốc gia là những hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài, và được nhân dân trong nước mua sử dụng trong nền kinh tế nội địa. Trái với xuất khẩu, nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập trong nước. Khi thu nhập tăng, nhu cầu về hàng hoá ngoại ở trong nước cũng tăng vì khi đó các nhà sản xuất nhập thêm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để mở rộng sản xuất. Mặt khác thu nhập tăng thêm, người dân có nhu cầu tiêu dùng hàng nội địa, là việc tiêu dùng hàng ngoại nhập cũng tăng lên. Một khuynh hướng tâm lý chung của người tiêu dùng là khi thu nhập tăng thêm, họ sẽ tăng tiêu dùng cho hàng ngoại nhập nhiều hơn chi tiêu cho hàng nội địa. Như vậy có thể xem nhập khẩu tỷ lệ thuận với thu nhập. Hàm nhập khẩu có dạng: IM = MPM*Y Trong đó: IM: Nhập khẩu MPM: Xu hướng nhập khẩu cận biên Y: Thu nhập hay sản lượng quốc dân 99
  39. Xu hướng nhập khẩu cận biên MPM cho biết khi thu nhập quốc dân tăng 1 đơn vị thì tăng thêm cho nhập khẩu là bao nhiêu. 7.1.2.3. Cán cân thương mại Giá trị của hàng xuất khẩu trừ đi giá trị của hàng nhập khẩu gọi là xuất khẩu ròng: NX = X - IM Khi xuất khẩu ròng mang dấu dương (hoặc X >IM): giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu, ta có xuất siêu. Khi xuất khẩu ròng mang dấu âm (hoặc X 0, có thặng dư thương mại. - ở mức thu nhập cao, xuất khẩu ròng NX < 0, bị thâm hụt thương mại. Nếu tăng nhập khẩu mà xuất khẩu không đổi thì thu nhập sẽ làm giảm thặng dư thương mại hay tăng thâm hụt thương mại. 7.1.3. Cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of international) của một nước là những báo cáo có hệ thống về tất cả các giao dịch kinh tế giữa nước đó và phần còn lại của thế giới. 7.1.3.1. Cấu thành của cán cân thanh toán quốc tế Cấu thành chính là tài khoản vãng lai (current acount) và tài khoản vốn (capital account). Cơ cấu cơ bản của cán cân thanh toán được trình bày như sau: 100
  40. Bảng 7.1. Cán cân thanh toán của 1 quốc gia (triệu USD) Khoản mục Khoản có (+) Khoản nợ (-) I. Tài khoản vãng lai 892 1. Cán cân thương mại 628 2. Dịch vụ và thu nhập ròng từ nước ngoài 264 II. Tài khoản vốn -772 1. Đầu tư ròng 199 2. Giao dịch tài chính ròng -971 III. Sai số thống kê 129 IV. Cân đối chính thức 249 IV = I + II + III V. Tài trợ chính thức -249 V = - IV 7.1.3.2. Quy tắc ghi chép cán cân thanh toán quốc tế Giống như mọi tài khoản khác, cán cân thanh toán ghi chép mọi giao dịch, bất kể là với dấu (+) hay (-). Quy tắc chung của mọi hạch toán cán cân thanh toán như sau: Nếu một giao dịch mang lại ngoại tệ cho quốc gia được gọi là khoản có và được ghi chép như một khoản dương. Nếu một giao dịch phải chi tiêu ngoại tệ, đó là khoản nợ và được ghi chép như một khoản âm. Xuất khẩu có thể thu được ngoại tệ, nên nó là khoản có. Nhập khẩu đòi hỏi phải chi tiêu ngoại tệ nên nó là khoản nợ (liabilitier). 7.1.3.3. Chi tiết về cán cân thanh toán Tài khoản vãng lai: Ghi chép các luồng buôn bán hàng hoá và dịch vụ cũng như các khoản thu nhập ròng khác từ nước ngoài. Tài khoản này gồm ba khoản mục lớn: - Khoản mục hàng hoá (còn gọi là thương mại hữu hình) - Khoản mục dịch vụ (còn gọi là thương mại vô hình) - Khoản mục về thu nhập ròng về tài sản ở nước ngoài Tài khoản vốn: Ghi chép các khoản giao dịch trong đó tư nhân và Chính phủ đi vay và cho vay, thực hiện dưới hình thức mua hay bán tài sản (tài sản chính hay tài sản thực). Sai số thống kê là để điều chỉnh những phần sai sót mà quá trình thống kê gặp phải. Cán cân thanh toán là tổng các tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Nó được tính theo công thức: Cán cân Tài khoản Tài khoản Sai số = + + thanh toán vãng lai vốn thống kê Nếu một trong hai tài khoản là có và tài khoản kia là nợ với cùng một quy mô thì cán cân thanh toán bằng 0. Nếu cả hai tài khoản là nợ thì cán cân thanh toán là nợ. Điều đó nói lên rằng đất nước chi tiêu nhiều ngoại tệ hơn là htu ngoại tệ, cán cân thanh toán bị thâm hụt. Trường hợp ngược lại cán cân thanh toán thặng dư. Tài trợ chính thức Là tài khoản ngoại tệ mà ngân hàng trung ương bán ra hoặc mua vào nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán khi nó thặng dư hay thâm hụt. Tài trợ chính thức luôn mang 101
  41. dấu ngược với dấu của kế toán chính thức. Có nghĩa là: nếu ngoại tệ được bán ra khỏi ngân hàng trung ương thì ghi dấu (+), ngoại tệ được ngân hàng trung ương mua vào thì ghi dấu (-). 7.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế mà trong đó đồng tiền của quốc gia này có thể đổi lấy đồng tiền của quốc gia khác. Nói cách khác là thị trường mua, bán ngoại tệ. 7.2.1. Cầu về ngoại tệ Cầu về tiền của một nước phát sinh trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các nước khác mua hàng hoá và dịch vụ được sản xuất tại nước đó. Một nước xuất khẩu càng nhiều thì cầu đối với đồng tiền nước đó trên thị trường ngoại hối càng lớn. Đường cầu về một loại tiền trên thị trường ngoại hối là hàm của tỷ giá hối đoái của nó. Đường này có độ dốc về phía phải hàm ý là tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá của nước ấy càng trở nên đắt hơn trên thị trường quốc tế và càng ít hàng hoá được xuất khẩu hơn. 7.2.2. Cung về ngoại tệ Tiền của một nước được cung ứng ra thị trường tiền tệ quốc tế khi dân cư trong nước mua hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra ở các nước khác. Một nước nhập khẩu càng nhiều thì đồng tiền của nước ấy sẽ được đưa vào htị trường tiền tệ quốc tế càng nhiều. Đường cung về tiền của một nước trên thị trường ngoại hối là hàm số của tỷ giá hối đoái của nó. Đường này dốc lên trên về phía phải hàm ý là tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá nước ngoài càng rẻ hơn so với hàng hoá trong nước và hàng hoá được nhập hẩu vào nước đó càng nhiều. Các tỷ giá hối đoái được xác định chủ yếu thông qua thị trường ngoại hối (quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối). Bất kỳ cái gì làm tăng cầu về một đồng tiền trên các thị trường ngoại hối hoặc làm giảm cung của nó đều có xu hướng làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên và ngược lại. 102
  42. eUSD/VND Sd e0 Dd O Q0 QVND Hình 7.3. Thị trường ngoại hối của VND so với USD 7.2.3. Các nguyên nhân của sự dịch chuyển các đường cung và cầu về tiền trên thị trường ngoại hối * Cán cân thương mại - Nhập khẩu (IM) tăng thì đường cung về tiền tệ (Sd) của nước ấy sẽ dịch chuyển sang phải, tỷ giá hối đoái (e) giảm. - Xuất khẩu tăng thì đường cầu về tiền (Dd) dịch chuyển sang phải, tỷ giá hối đoái (e) tăng. * Tỷ lệ lạm phát tương đối Nếu tỷ lệ lạm phát của nước A cao hơn nước B, thì cần nhiều đồng tiền của nước A mới mua được một đồng tiền của nước B, làm giảm đường Sd dịch chuyển sang phải, tỷ giá hối đoái (e) giảm. * Sự vận động của vốn Nếu lãi suất của nước A cao hơn lãi suất của nước B, thì khả năng sinh lời của đồng tiền của nước A cao hơn của nước B, dẫn đến có thể có nhiều người nước ngoài mua tài sản của nước A, kết quả cầu tiền của nước A tăng (Ddtăng), tỷ giá hối đoái (e) tăng. * Dự trữ và đầu cơ ngoại tệ Tất cả đều có thể làm dịch chuyển cả đường cung và đường cầu về ngoại tệ. 7.3. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 7.3.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái - Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ của nước khác. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là mức giá mà tại đó đồng tiền của nước này chuyển đổi ra đồng tiền của nước khác. 103
  43. - Tỷ giá hối đoái được thể hiện bằng số lượng đơn vị ngoại tệ đổi lấy một đơn vị nội tệ gọi là tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ và được ký hiệu là e. Giá trị của đồng tiền nước ngoài e = Giá trị của đồng tiền trong nước Ví dụ: Đối với người dân Pháp cứ 0,20 đôla (USD) đổi lấy một franc Pháp (FF). Ta có: e = 0,20 (USD/FFr). Khi tỷ giá hối đoái tăng, chúng ta nói đồng nội tệ đã tăng giá và ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm, đó là đồng nội tệ đã giảm giá. Tỷ giá hối đoái nội tệ thường được công bố ở Anh và Mỹ. - Tỷ giá hối đoái được thể hiện bằng số lượng đơn vị nội tệ đổi lấy một đơn vị ngoại tệ gọi là tỷ giá hối đoái ngoại tệ và được ký hiệu là E. Giá trị của đồng tiền trong nước E = Giá trị của đồng tiền nước ngoài Ví dụ: ở Việt Nam 14000 VND đổi lấy 1 USD. Ta có E = 14000 (VND/USD) Tỷ giá hối đoái mà chúng ta nói ở đây là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái được xác định trên thị trường ngoại hối. Để loại trừ ảnh hưởng của chênh lệch lạm phát giữa các nước, ta sử dụng tỷ giá hối đoái thực tế. e.Pn eÎ Pf Trong đó: er: Tỷ giá hối đoái thực tế của đồng nội tệ e: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của đồng nội tệ Pn: Chỉ số giá trong nước Pf: Chỉ số giá nước ngoài er phản ánh đúng sức mua và sức cạnh tranh của một nước. Nếu er tăng thì có nghĩa là hàng hoá trong nước đắt tương đối so với hàng hoá nước ngoài và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế sẽ giảm và ngược lại. Nếu hai nước có tốc độ lạm phát như nhau thì tỷ giá hối đoái danh nghĩa chính là tỷ giá hối đoái thực tế. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal foreign exchange rate) là tỷ giá tương đối giữa đồng tiền của hai nước. Thông thường được hiểu là số lượng nội tệ cần thiết để đổi láy một đơn vị ngoại tế (ký hiệu là E); còn có thể được hiểu là số lượng ngoại tệ cần thiết để đổi lấy một đơn vị nội tệ (ký hiệu là e). Tỷ giá hối đoái thực tế (Real foreign exchange rate) là tỷ giá mà tại đó hàng hoá của một nước được trao đổi với hàng hoá của một nước khác. Tức là tỷ giá hối đoái thực tế cho chúng ta biết tỷ lệ màdựa vào đó hàng hoá của một nước được trao đổi với hàng hoá của nước khác. Vì vậy tỷ giá hối đoái thực tế còn được gọi là tỷ lệ trao đổi. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Giá hàng nội Tỷ giá hối đoái thực tế (£ ) = Giá hàng ngoại Tỷ giá hối đoái thực tế Tỷ giá hối đoái danh Tỷ số giữa các = x (£) nghĩa (e) mức giá (p/p*) Vậy, nếu tỷ giá hối đoái thực tế cao, hàng ngoại tương đối rẻ và hàng nội tương đối đắt. Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp, hàng ngoại tương đối đắt và hàng nội tương đối rẻ. 104
  44. 7.3.2. Vai trò của tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái có vai trò rất quan trọng trong việc xác định sản lượng giá cả và việc làm. Bởi vì: - Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng hay cán cân thương mại quốc tế. Thật vậy, tỷ giá hối đoái tác động đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường quốc tế. Một khi giá cả sản phẩm nội địa rẻ tương đối so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế thì khả năng cạnh tranh tăng lên, xuất khẩu do đó có xu hướng tăng lên. Khả năng cạnh tranh về giá cả của mộtloại sản phẩm của một đất nước so với sản phẩm cùng loại sản xuất tại nước ngoài có thể xác định theo công thức: Khả năng cạnh tranh = E.Pf/Pn E: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của đồng tiền ngoại tệ tính theo đồng tiền nội địa. Pf: Giá cả sản phẩm nước ngoài tính theo tiền nước ngoài. Pn: Giá sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước tính theo đồng nội địa. Khi E tăng giá cả sản phẩm nước ngoài trở nên đắt tương đối so với giá sản phẩm trong nước. Do đó, khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước cao hơn. Xuất khẩu sẽ tăng, nhập khẩu giảm đi ít ra là trong thời gian ngắn. - Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng rất lớn đến luồng chảy của vốn và do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế. Khi tỷ giá hối đoái của đồng tiền nội tệ tăng lên có nghĩa là đồng tiền nội tệ có giá trị cao hơn, trong điều kiện tư bản vận động một cách tự do thì tư bản nước ngoài sẽ tràn vào thị trường trong nước. Nếu cán cân thương mại là cân bằng thì cán cân thanh toán quốc tế sẽ thặng dư. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái của đồng tiền trong nước giảm, trong điều kiện tư bản vận động một cách tự do thì tư bản trong nước sẽ chảy ra ngoài. Cán cân thương mại mà cân bằng thì cán cân thanh toán quốc tế sẽ thâm hụt. Như vậy, sự thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa làm thay đổi đến sự cân bằng của cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế. - Sự thay đổi tỷ giá hối đoái làm thay đổi xuất khẩu ròng và vì vậy làm thay đổi tổng cầu của nền kinh tế. Tổng cầu tăng lên sẽ làm sản lượng cân bằng và giá cả tăng lên, việc làm có nhiều hơn. Ngược lại, xuất khẩu ròng giảm, tổng cầu sẽ giảm, sản lượng cân bằng và giá cả giảm đi. - Tỷ giá hối đoái quan trọng còn vì nó tác động đến giá cả tương đối của hàng hoá trong nước và hàng hoá nước ngoài, do đó mà ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Khi tỷ giá hối đoái đồng nội tệ tăng lên, giá trị của hàng xuất khẩu sẽ giảm đi, vì các nhà sản xuất bị thiệt thòi. Họ lo ngại khả năng lỗ có thể xảy ra. Còn hàng hoá nhập khẩu trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà kinh doanh do giá cả rẻ tương đối so với hàng hoá sản xuất trong nước. Ngược lại, đối với người tiêu dùng khi tỷ giá hối đoái tăng, người tiêu dùng trong nước mua được hàng hoá của nước ngoài nhập khẩu vào rẻ hơn, còn người tiêu dùng ngoài mua hàng hoá của nước chủ nhà sẽ bị đắt hơn. Khi tỷ giá hối đoái giảm xuống sẽ khuyến khích các nhà sản xuất tăng giá trị hàng hoá xuất khẩu vì có cơ hội kiếm thêm lợi nhuận, còn việc nhập khẩu trở nên không hấp dẫn vì nhà kinh doanh có thể bị lỗ. 105