Bài giảng Kế toán tài sản ngắn hạn - Chương 8: Kế toán tài sản ngắn hạn khác
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán tài sản ngắn hạn - Chương 8: Kế toán tài sản ngắn hạn khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ke_toan_tai_san_ngan_han_chuong_8_ke_toan_tai_san.pdf
Nội dung text: Bài giảng Kế toán tài sản ngắn hạn - Chương 8: Kế toán tài sản ngắn hạn khác
- BÀI GIẢNG KẾ TOÁN TÀI SẢN NGẮN HẠN KẾ TOÁN TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC (TANET sưu tầm - Tài liệu này chỉ mang tính chất tham khảo) Web: www.tanet.vn Email: QuangPN@tanet.vn
- V. TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC - TK 141- Tạm ứng. - TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn.(DNV&N không có TK 142, sử dụng TK 242 để phản ánh các khoản chi phí trả trước) - TK 144 - Các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn.( Nếu khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn phát sinh ở DN V&N thì sử dụng TK 138 để phản ánh) - TK 161- Chi sự nghiệp
- V.1. TK 141- TẠM ỨNG. 1. Công dụng tài khoản 141. 2. Kết cấu tài khoản 141. 3. Nguyên tắc hạch toán tài khoản 141. 4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
- V.1.1. CÔNG DỤNG TÀI KHOẢN 141. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho người lao động trong đơn vị và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó.
- V.1.2. NỘI DUNG, KẾT CẤU TÀI KHOẢN 141. Bên Nợ: Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của doanh nghiệp. Bên Có: - Các khoản tạm ứng đã được thanh toán; - Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương; - Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho. Số dư bên Nợ: Số tạm ứng chưa thanh toán.
- V.1.3. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 141 1- Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (Thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được Giám đốc chỉ định bằng văn bản. 2- Người nhận tạm ứng (Có tư cách cá nhân hay tập thể) phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt. Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại quỹ. Người nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng. Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ, dứt điểm (Theo từng lần, từng khoản) số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử dụng (nếu có). Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì phải tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì doanh nghiệp sẽ chi bổ sung số còn thiếu. 3- Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạm ứng kỳ sau. 4- Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng.
- V.1.4. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU. 1- Khi tạm ứng tiền hoặc vật tư cho người lao động trong đơn vị, ghi: Nợ TK 141 - Tạm ứng Có các TK 111, 112, 152, 2- Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán khoản tạm ứng, ghi: Nợ các TK 152,153, 156, 241, 331, 621,623, 627, 642, Có TK 141 - Tạm ứng. 3- Các khoản tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, phải nhập lại quỹ, nhập lại kho hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng, ghi: Nợ TK 111, 152, 334 Có TK 141 - Tạm ứng. 4- Trường hợp số thực chi đã được duyệt lớn hơn số đã nhận tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng, ghi: Nợ các TK 152, 153,156, 241, 621, 622, 627, Có TK 111- Tiền mặt.
- V.2. TK 142 - CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC NGẮN HẠN 1. Công dụng tài khoản 142. 2. Kết cấu tài khoản 142. 3. Nguyên tắc hạch toán tài khoản 142. 4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
- V.2.1. CÔNG DỤNG TÀI KHOẢN 142 Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng chưa được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ phát sinh và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất, kinh doanh của các kỳ kế toán sau trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh. Chi phí trả trước ngắn hạn là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh, nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo.
- V.2.2. NỘI DUNG, KẾT CẤU TÀI KHOẢN 142. Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh. Bên Có: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Số dư bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
- V.2.3. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 142. 1. Thuộc loại chi phí trả trước ngắn hạn, gồm: - Chi phí trả trước về thuê cửa hàng, nhà xưởng, nhà kho, văn phòng cho một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh. - Chi phí trả trước về thuê dịch vụ cung cấp cho hoạt động kinh doanh của một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh. - Chi phí mua các loại bảo hiểm (Bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe ) và các loại lệ phí mua và trả một lần trong năm. - Công cụ, dụng cụ thuộc tài sản lưu động xuất dùng một lần với giá trị lớn và công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng dưới một năm. - Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê với kỳ hạn tối đa là một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh. - Chi phí mua các tài liệu kỹ thuật và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn khác được tính phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh. - Chi phí trong thời gian ngừng việc (Không lường trước được). - Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần quá lớn cần phải phân bổ cho nhiều kỳ kế toán (tháng, quí) trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh. - Chi phí trả trước ngắn hạn khác (như lãi tiền vay trả trước, lãi mua hàng trả chậm, trả góp, ).
- 2. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 142 những khoản chi phí trả trước ngắn hạn phát sinh có giá trị lớn liên quan đến kết quả hoạt động của nhiều kỳ trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh không thể tính hết cho kỳ phát sinh chi phí. Từng doanh nghiệp phải xác định và quy định chặt chẽ nội dung các khoản chi phí hạch toán vào Tài khoản 142 "Chi phí trả trước ngắn hạn". 3. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí sản xuất, kinh doanh từng kỳ hạch toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức phù hợp, kế hoạch hoá chặt chẽ. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã phát sinh, đã phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa tính vào chi phí. 4. Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ nếu phát sinh một lần quá lớn thì được phân bổ dần vào các kỳ kế toán tiếp theo trong vòng một năm tài chính. Đối với những TSCĐ đặc thù, việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp có thể trích trước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
- V.2.4. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU. 1. Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước ngắn hạn có liên quan đến nhiều kỳ kế toán trong một năm tài chính thì được phân bổ dần: a) Đối với chi phí trả trước ngắn hạn dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có) Có TK 111, 112, 152, 153, TK 241(2413), 331, 334, 338. b) Đối với chi phí trả trước ngắn hạn dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Tổng giá thanh toán) Có TK 111, 112, 141, 331.
- 2. Trường hợp thuê TSCĐ là thuê hoạt động (Văn phòng làm việc, nhà xưởng, cửa hàng, ), khi doanh nghiệp trả trước tiền thuê cho nhiều kỳ kế toán trong một năm tài chính: - Nếu TSCĐ thuê sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Giá thuê chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có) Có các TK 111,112, - Nếu TSCĐ thuê sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Tổng giá thanh toán) Có các TK 111, 112,
- 3. Định kỳ, tiến hành tính phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi: Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn.
- 4. Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn, thời gian sử dụng dưới một năm phải phân bổ nhiều kỳ (tháng, quý) trong một năm: - Khi xuất công cụ, dụng cụ, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ. - Định kỳ (tháng, quý) tiến hành phân bổ công cụ, dụng cụ theo tiêu thức hợp lý. Căn cứ để xác định mức chi phí phải phân bổ mỗi kỳ trong năm có thể là thời gian sử dụng hoặc khối lượng sản phẩm, dịch vụ mà công cụ, dụng cụ tham gia kinh doanh trong từng kỳ hạch toán. Khi phân bổ, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642, Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn.
- 5. Trường hợp chi phí trả trước ngắn hạn là chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh một lần quá lớn, phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ kế toán trong một năm tài chính, khi công việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành, ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn Có TK 241 - XDCB dở dang (2413) . 6. Tính và phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong các kỳ kế toán, ghi: Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn.
- 7. Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê như đàm phán, ký kết hợp đồng , ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn Có các TK 111, 112, 8. Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi: Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Kết chuyển chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến TSCĐ thuê tài chính phát sinh trước khi nhận TSCĐ thuê) Có các TK 111, 112, (Số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính).
- 9. Trường hợp doanh nghiệp trả trước lãi tiền vay cho bên cho vay được tính vào chi phí trả trước ngắn hạn, ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn Có các TK 111, 112 - Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu chi phí đi vay ghi vào chi phí SXKD) Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (Nếu chi phí đi vay được vốn hoá tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang) Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu chi phí đi vay được vốn hoá tính vào giá trị tài sản sản xuất dở dang) Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn
- V.3. TK 144 - CÁC KHOẢN KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC NGẮN HẠN 1. Công dụng tài khoản 144. 2. Kết cấu tài khoản 144. 3. Nguyên tắc hạch toán tài khoản 144. 4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
- V.3.1. CÔNG DỤNG TÀI KHOẢN 144. Tài khoản này phản ánh các khoản tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp mang đi cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn (Thời gian dưới một năm hoặc dưới một chu kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường) tại Ngân hàng, Công ty Tài chính, Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng trong các quan hệ kinh tế.
- V.3.2. NỘI DUNG, KẾT CẤU TÀI KHOẢN 144. Bên Nợ: Giá trị tài sản mang đi cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền đã ký quỹ, ký cược ngắn hạn. Bên Có: Giá trị tài sản cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn đã nhận lại hoặc đã thanh toán. Số dư bên Nợ: Giá trị tài sản còn đang cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền còn đang ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
- V.3.3. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 144. 1. Cầm cố là việc doanh nghiệp mang tài sản của mình giao cho người nhận cầm cố cầm giữ để vay vốn hoặc để nhận các loại bảo lãnh. Tài sản cầm cố có thể là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ôtô, xe máy và cũng có thể là những giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu về nhà, đất hoặc tài sản. Những tài sản đã mang cầm cố, doanh nghiệp có thể không còn quyền sử dụng trong thời gian đang cầm cố. Sau khi thanh toán tiền vay, doanh nghiệp nhận lại những tài sản đã cầm cố. 2. Nếu doanh nghiệp không trả nợ được tiền vay hoặc bị phá sản thì người cho vay có thể phát mại các tài sản cầm cố để lấy tiền bù đắp lại số tiền cho vay bị mất. 3. Ký quỹ là việc doanh nghiệp gửi một khoản tiền hoặc kim loại quý, đá quý hay các giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong toả tại Ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp. 4. Ký cược là việc doanh nghiệp đi thuê tài sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị cao khác nhằm mục đích rằng buộc và nâng cao trách nhiệm của người đi thuê tài sản phải quản lý, sử dụng tốt tài sản đi thuê và hoàn trả tài sản đúng thời gian quy định. Tiền đặt cược do bên có tài sản cho thuê quy định có thể bằng hoặc cao hơn giá trị của tài sản cho thuê. 5. Đối với tài sản đưa đi cầm cố, ký quỹ, ký cược, được phản ánh vào Tài khoản 144 “Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn” theo giá đã ghi sổ kế toán của doanh nghiệp. Khi xuất tài sản mang đi cầm cố, ký quỹ, ký cược ghi theo giá nào thì khi thu về ghi theo giá đó.
- V.3.4. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU. 1. Dùng tiền mặt, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý hoặc tiền gửi Ngân hàng để ký cược, ký quỹ ngắn hạn, ghi: Nợ TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn Có TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112, 1113) Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122, 1123). 2. Trường hợp dùng tài sản cố định để cầm cố ngắn hạn, ghi: Nợ TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn (Giá trị còn lại) Nợ TK 214 - Hao mòn tài sản cố định (Giá trị hao mòn) Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá). Trường hợp thế chấp bằng giấy tờ (Giấy chứng nhận sở hữu nhà đất, tài sản) thì không phản ánh trên tài khoản này mà chỉ theo dõi trên sổ chi tiết.
- 3. Khi nhận lại tài sản cầm cố hoặc tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn: 3.1. Nhận lại tài sản cố định cầm cố, ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá khi đưa đi cầm cố) Có TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn (Giá trị còn lại khi đưa đi cầm cố) Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định (Giá trị hao mòn). 3.2. Nhận lại số tiền hoặc vàng, bạc, kim khí quý, đá quý ký quỹ, ký cược ngắn hạn, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112, 1113) Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122, 1123) Có TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
- 4. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng những cam kết, bị phạt vi phạm hợp đồng trừ vào tiền ký quỹ ngắn hạn, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác (Số tiền bị trừ) Có TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn. 5. Trường hợp đơn vị không thanh toán tiền bán hàng cho người có hàng gửi bán, người bán hàng đề nghị trừ vào tiền đã ký quỹ. Khi nhận được thông báo của người có hàng gửi bán hoặc của người bán hàng, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
- V.4. TK 161- CHI SỰ NGHIỆP 1. Công dụng tài khoản 161. 2. Kết cấu tài khoản 161. 3. Nguyên tắc hạch toán tài khoản 161. 4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
- V.4.1. CÔNG DỤNG TÀI KHOẢN 161. Tài khoản này phản ánh các khoản chi sự nghiệp, chi dự án để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội do Nhà nước hoặc cấp trên giao cho doanh nghiệp ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và không vì mục đích lợi nhuận của đơn vị. Các khoản chi sự nghiệp, dự án được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc đơn vị cấp trên cấp, hoặc được viện trợ, tài trợ không hoàn lại. Tài khoản này chỉ sử dụng ở những đơn vị có các hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án được Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp kinh phí hoặc được viện trợ, tài trợ không hoàn lại, hoặc được thu các khoản thu sự nghiệp để trang trải các khoản chi.
- V.4.2. NỘI DUNG, KẾT CẤU TÀI KHOẢN 161. Bên Nợ: Các khoản chi sự nghiệp, chi dự án thực tế phát sinh. Bên Có: - Các khoản chi sự nghiệp, chi dự án sai quy định không được phê duyệt, phải xuất toán thu hồi; - Số chi sự nghiệp, chi dự án được duyệt quyết toán với nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án. Số dư bên Nợ: Các khoản chi sự nghiệp, chi dự án chưa được quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt y.
- Tài khoản 161 - Chi sự nghiệp, có 2 tài khoản cấp 2 - Tài khoản 1611 - Chi sự nghiệp năm trước: Phản ánh các khoản chi sự nghiệp, chi dự án thuộc kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án năm trước chưa được quyết toán. - Tài khoản 1612 - Chi sự nghiệp năm nay: Phản ánh các khoản chi sự nghiệp, chi dự án năm nay.
- V.4.3. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 161. 1- Phải mở sổ kế toán chi tiết chi sự nghiệp, chi dự án theo từng nguồn kinh phí, theo niên độ kế toán, niên khóa Ngân sách và theo phân loại của mục lục Ngân sách Nhà nước. 2- Hạch toán chi sự nghiệp, chi dự án phải đảm bảo thống nhất với công tác lập dự toán và phải đảm bảo sự khớp đúng, thống nhất giữa sổ kế toán với chứng từ và báo cáo tài chính. 3- Hạch toán vào tài khoản này những khoản chi thuộc kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án hàng năm của đơn vị, bao gồm cả những khoản chi thường xuyên và những khoản chi không thường xuyên theo chế độ tài chính hiện hành. 4- Cuối niên độ kế toán, nếu quyết toán chưa được duyệt thì toàn bộ số chi sự nghiệp, chi dự án trong năm được chuyển từ bên Có Tài khoản 1612 "Chi sự nghiệp năm nay" sang bên Nợ Tài khoản 1611 "Chi sự nghiệp năm trước" để theo dõi cho đến khi báo cáo quyết toán được duyệt.
- V.4.4. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU. 1- Khi xuất tiền chi cho hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, ghi: Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612) Có các TK 111,112, 2- Tiền lương và các khoản khác phải trả cho người lao động của đơn vị, người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tính vào chi sự nghiệp, chi dự án, ghi: Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612) Có TK 334- Phải trả người lao động Có TK 331 - Phải trả cho người bán.
- 3- Khi xuất kho vật tư, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, ghi: Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612 Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ. 4- Khi nhận được các khoản kinh phí của cấp trên hoặc khi rút dự toán chi sự nghiệp, dự án để chi trực tiếp cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án, ghi: Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612) Có TK 461- Nguồn kinh phí sự nghiệp. Nếu rút dự toán chi sự nghiệp, dự án ra sử dụng đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).
- 5- Khi kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành để sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án, ghi: Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612) Có TK 241- XDCB dở dang (2413- Sửa chữa lớn TSCĐ) 6- Trường hợp mua sắm TSCĐ hoặc đầu tư xây dựng cơ bản cho các hoạt động sự nghiệp, dự án bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án: - Khi mua sắm TSCĐ, xây dựng công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có các TK 111, 112, 331, 241, 461, - Đồng thời ghi: Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612) Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. Nếu rút dự toán chi sự nghiệp, dự án để mua sắm TSCĐ, đồng thời ghi đơn bên Có TK 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).
- 7- Khi trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn của người lao động tham gia hoạt động sự nghiệp, dự án của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (1612) Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384). 8- Cuối năm tài chính, nếu quyết toán chưa được duyệt, kế toán tiến hành chuyển số dư Nợ TK 1612 "Chi sự nghiệp năm nay" sang TK 1611 "Chi sự nghiệp năm trước", ghi: Nợ TK 1611- Chi sự nghiệp năm trước Có TK 1612- Chi sự nghiệp năm nay.
- 9- Khi báo cáo quyết toán được duyệt, số chi sự nghiệp, chi dự án được quyết toán với nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án, ghi: Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước) Có TK 161 - Chi sự nghiệp (1611- Chi sự nghiệp năm trước). 10- Các khoản chi sai quy định không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải xuất toán thu hồi, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) Có TK 161 - Chi sự nghiệp (1611- Chi sự nghiệp năm trước).