Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán - Hồ Mỹ Hạnh (Phần 2)

pdf 64 trang ngocly 490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán - Hồ Mỹ Hạnh (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_to_chuc_hach_toan_ke_toan_ho_my_hanh_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán - Hồ Mỹ Hạnh (Phần 2)

  1. CHƯƠNG V TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU Chương V gồm bốn nội dung: 5.1. Tổ chức quá trình cung cấp các yếu tố đầu vào 5.2. Tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ 5.3. Tổ chức quá trình bán hàng và thanh toán với khách hàng 5.4. Câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các kiến thức về tổ chức hạch toán các quá trình sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp theo các giai đoạn của hạch toán kế toán bao gồm tổ chức các yếu tố đầu vào như vật tư, công cụ; tài sản cố định; nhân công, quá trình sản xuất, quá trình bán hàng và thanh toán công nợ. Trên cơ sở những vấn đề lý luận học viên vận dụng vào thực tiễn công tác kế toán tại doanh nghiệp. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cho học viên về: - Mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ, nội dung các quá trình kinh doanh chủ yếu - Tổ chức hạch toán ban đầu các các quá trình kinh doanh chủ yếu - Tổ chức hạch toán chi tiết, tổng hợp các quá trình kinh doanh chủ yếu - Thực hành bài tập và vận dụng vào thực tiễn công tác kế toán trong doanh nghiệp 5.1. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH CUNG CẤP CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1.1. Tổ chức hạch toán nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ. 5.1.1.1. Khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ Khái niệm Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu, công cụ là việc thiết lập mối quan hệ giữa các phương pháp kế toán với đối tượng kế toán là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thông qua các giai đoạn hạch toán (hạch toán ban đầu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán ). Mục tiêu - Cung cấp thông tin về tình hình nhập, xuất và tồn kho theo số lượng, chất lượng, chủng loại từng loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. - Cung cấp thông tin về tình hình nhập, xuất và tồn kho theo giá trị thực tế. - Cung cấp thông tin về việc quản lý vật tư trong quá trình sử dụng và dự trữ. Nhiệm vụ - Tổ chức phân loại vật liệu, CCDC phù hợp với đặc điểm từng đơn vị. 67
  2. - Tổ chức đánh giá giá trị vật liệu, CCDC nhập xuất kho theo đúng nguyên tắc, chế độ kế toán. - Tổ chức hạch toán ban đầu, hạch toán tổng hợp và chi tiết theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và đặc điểm vật tư - Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán vật liệu, CCDC theo chế độ quy định. 5.1.1.2. Nội dung tổ chức hạch toán NVL, CCDC 5.1.1.2.1. Tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ a. Thủ tục hạch toán ban đầu Chứng từ Nhập NVL, CCDC: - Biên bản đấu thầu - Hợp đồng ký kết với nhà cung cấp - Hóa đơn GTGT - Hóa đơn bán hàng - Biên bản kiểm ngiệm vật tư, hàng hóa - Phiếu nhập kho - Các chứng từ thanh toán: Phiếu chi, ủy nhiệm chi, Giấy báo nợ Chứng từ Xuất NVL, CCDC: Tùy theo mục đích sử dụng NVL, CCDC để sử dụng chứng từ xuất thích hợp - Xuất kinh doanh: Phiếu Xuất kho - Xuất bán: Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng - Xuất chuyển từ kho này sang kho khác: Lệnh điều động vật tư, Phiếu xuất kho - Xuất góp vốn, biếu tặng: Phiếu xuất kho, hợp đồng góp vốn, Biên bản định giá b. Lựa chọn phương pháp kế toán chi tiết: + Tại Kho: - Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập, xuất kho, thủ kho ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng danh điểm vật tư, hàng hoá bằng thước đo hiện vật vào thẻ kho. Thẻ kho được mở trên cơ sở Sổ danh điểm vật tư. Sổ danh điểm vật tư được dùng để thống nhất tên gọi, quy cách, phẩm chất, đơn vị tính, mã số vật tư, hàng hóa. - Cuối ngày hoặc sau mỗi lần nhập, xuất thủ kho phải tính toán và đối chiếu số lượng tồn kho. - Hàng ngày hoặc định kỳ, thủ kho chuyển toàn bộ thẻ kho về phòng kế toán. Mỗi thẻ kho lập cho 1 loại vật tư, hàng hoá + Tại Phòng kế toán: Lựa chọn 1 trong 3 phương pháp: 68
  3. - Phương pháp Thẻ song song - Phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển - Phương pháp Sổ Số dư Phương pháp thẻ song song Phiếu nhập kho Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá Thẻ hoặc sổ chi tiết Thẻ kho vật tư, hàng hoá Phiếu xuất kho Kế toán tổng hợp Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng Phương pháp đối chiếu luân chuyển Phiếu nhập kho Bảng kê nhập vật tư Bảng hàng hoá tổng hợp nhập, Sổ kế xuất, tồn toán tổng kho vật hợp vật Thẻ kho Sổ đối chiếu luân tư hàng tư hàng chuyển hoá hoá Phiếu xuất kho Bảng kê xuất vật tư hàng hoá Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng 69
  4. Phương pháp sổ số dư Phiếu nhập kho Phiếu giao nhận chứng từ nhập Sổ kế Bảng tổng hợp nhập toán tổng hợp về Thẻ kho Sổ số dư xuất tồn kho vật tư vật tư hàng hoá hàng hoá Phiếu xuất kho Phiếu giao nhận chứng từ xuất Ghi chú: Ghi hàng ngày Đ ối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng 5.1.1.2.2. Tổ chức hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tùy theo hình thức ghi sổ doanh nghiệp lựa chọn để vào các Sổ kế toán tổng hợp phù hợp. a. Theo hình thức Nhật ký - Sổ cái Sổ Nhật ký - Sổ cái (TK 152,153). Trình tự ghi sổ Chứng từ VL,CCDC Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vật tư hàng hoá Nhật ký - Sổ Cái Báo cáo tài chính TK 152,153, b. Theo hình thức Nhật ký chung 70
  5. Nếu Doanh nghiệp không áp dụng Sổ Nhật ký đặc biệt, các loại Sổ gồm: Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái TK 152, 153 Nếu Doanh nghiệp áp dụng Sổ Nhật ký đặc biệt, các loại Sổ gồm: Sổ Nhật ký mua hàng, Sổ Cái TK 152, 153 Trình tự ghi sổ Chứng từ VL,CCDC Bảng tổng hợp nhập Nhật ký chung xuất tồn kho vật tư hàng hoá Sổ cái TK 152,153 Báo cáo tài chính c. Theo hình thức chứng từ ghi sổ Sổ kế toán Chứng từ - ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ - ghi sổ Sổ Cái TK 152, 153 Trình tự ghi sổ Chứng từ VL,CCDC Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vật tư Sổ đăng ký chứng từ Sổ Cái TK 152,153 ghi sổ hàng hoá d. Theo hình thức Nhật ký chứng từ Sổ kế toán + Nghiệp vụ tăng NVL,CCDC: NK-CT 1: Mua trả bằng Tiền mặt 71
  6. NK-CT 2: Mua trả bằng Tiền gửi ngân hàng NK-CT 5: Mua chưa thanh toán NK-CT 4: Mua bằng tiền vay NK-CT 10: Nhận vốn góp + Nghiệp vụ giảm NVL,CCDC: Bảng phân bổ số 2 (phân bổ VL, CCDC) Bảng kê số 4,5 NK-CT 7 + Sổ Cái TK 152,153 Trình tự ghi sổ: Chứng từ tăng, giảmVL, CCDC, Bảng phân bổ NKCT 1,2,3,4,5,10 BK 4,5,6 Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vật tư hàng NKCT số 7 hoá Sổ cái TK 152,153 Báo cáo tài chính 5.1.2. Tổ chức hạch toán yếu tố tài sản cố định 5.1.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ Mục tiêu - Cung cấp đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy những thông tin cần thiết để quản trị TSCĐ theo: + Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, nguồn hình thành của từng TSCĐ + Nguyên giá hiện có và tình hình biến động của TSCĐ theo loại tài sản + Nguyên giá hiện có và tình hình biến động của TSCĐ theo nơi sử dụng - Cung cấp thông tin cần thiết để ghi các chỉ tiêu trên báo cáo kế toán liên quan đến TSCĐbao gồm: chỉ tiêu nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại trên Bảng CĐKT; chỉ tiêu tăng giảm TSCĐ trên Thuyết minh Báo cáo tài chính - Cung cấp chứng từ hợp lệ để hạch toán chi phí khấu hao. 72
  7. Nhiệm vụ: - Tổ chức tiến hành phân loại, đánh giá TSCĐ - Tổ chức hạch toán ban đầu các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ - Tổ chức hạch toán chi tiết trên sổ kế toán chi tiết - Tổ chức hạch toán tổng hợp trên sổ kế toán tổng hợp TSCĐ - Tổ chức hệ thống báo cáo về TSCĐ theo chế độ quy định 5.1.2.2. Tổ chức hạch toán ban đầu a. Chứng từ sử dụng - Các quyết định có liên quan đến việc tăng giảm TSCĐ do chủ sở hữu ban hành - Biên bản giao nhận TSCĐ. (Mẫu 01-TSCĐ) - Biên bản thanh lý TSCĐ.(Mẫu 02-TSCĐ) - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành(Mẫu03- TSCĐ) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ.(Mẫu 04- TSCĐ) - Biên bản kiểm kê TSCĐ.(Mẫu 05- TSCĐ) - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.(Mẫu 06- TSCĐ) b. Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ. B1: Chủ sở hữu ra quyết định về tăng giảm TSCĐ. B2: Hội đồng giao nhận tiến hành lập biên bản giao, nhận TSCĐ trên cơ sở các chứng từ liên quan B3: Kế toán TSCĐ làm các việc: + Lập hoặc huỷ thẻ TSCĐ. + Lập bảng tính phân bổ khấu hao + Định khoản và ghi sổ kế toán. B4: Kế toán TSCĐ tiến hành tổ chức bảo quản và lưu giữ chứng từ TSCĐ. 5.1.2.3. Tổ chức hạch toán chi tiết Tài sản cố định Có 2 loại sổ chi tiết bắt buộc: - Mẫu 1: Sổ TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp (Theo dõi riêng từng loại TSCĐ trong doanh nghiệp. Mỗi loại TSCĐ được theo dõi riêng trên 1 hoặc 1 số trang sổ) - Mẫu 2: Sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng. Được mở theo từng đơn vị, bộ phận sử dụng TSCĐ (cho tất cả các loại TSCĐ) 73
  8. Chứng từ tăng giảm Sổ TSCĐ (theo loại Thẻ TSCĐ TSCĐ TSCĐ) Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp tăng, Số theo dõi TSCĐ tại giảm TSCĐ nơi sử dụng 5.1.2.4. Tổ chức hạch toán tổng hợp tài sản cố định Tùy theo hình thức ghi sổ doanh nghiệp lựa chọn để vào các Sổ kế toán tổng hợp phù hợp. a. Theo hình thức Nhật ký - Sổ cái Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký - Sổ cái (TK 211,212,213,214). Trình tự ghi sổ Chứng từ TSCĐ Bảng tổng hợp tăng, giảm TSCĐ Nhật ký - Sổ Cái Báo cáo tài chính TK 211,212,213,214, b. Theo hình thức Nhật ký chung Sổ kế toán tổng hợp: Nhật ký chung Sổ cái TK 211,213, 212, 214 Trình tự ghi sổ Chứng từ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ Bảng tổng hợp tăng, Nhật ký chung giảm TSCĐ Sổ cái TK 211,213, 212, Báo cáo tài chính 214 74
  9. c. Theo hình thức Chứng từ ghi sổ Sổ kế toán tổng hợp: Chứng từ - ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ - ghi sổ Sổ Cái TK 211,213, 212, 214 Trình tự ghi sổ Chứng từ tăng giảm, khấu hao TSCĐ Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ Sổ cái TK 211, 213, Bảng tổng hợp chi tiết ghi sổ 212, 214 d. Theo hình thức Nhật ký chứng từ Sổ kế toán + Nghiệp vụ tăng TSCĐ: NK-CT 1: Mua trả bằng Tiền mặt: NK-CT 2,3: Mua trả bằng Tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển NK-CT 5: Mua chưa thanh toán NK-CT 4: Mua bằng tiền vay NK-CT 10: Nhận vốn góp + Nghiệp vụ giảm TSCĐ: Bảng phân bổ khấu hao Bảng kê số 4,5 NK-CT 7: Ghi Có TK 214 NK-CT 9: Ghi Có TK 211, 212, 213 + Sổ Cái TK 211,212,213,214 75
  10. Trình tự ghi sổ Chứng từ kế toán, Bảng phân bổ NKCT 1,2,3,4,5,10 NKCT số 9 BK 4,5,6 Bảng tổng hợp tăng, NKCT số 7 giảm TSCĐ Sổ cái TK 211,213, 212, 214 Báo cáo tài chính 5.1.3. Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 5.1.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ Mục tiêu - Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về số lượng, chất lượng lao động. - Cung cấp thông tin kịp thời về các khoản chi phí nhân công phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm và hạch toán kết quả kinh doanh - Cung cấp thông tin về tình hình công nợ và thanh toán công nợ với người lao động. Nhiệm vụ - Tổ chức phân loại lao động để phục vụ cho việc hạch toán biến động lao động - Tổ chức hạch toán chính xác kết quả lao động - Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ kế toán để hạch toán chính xác thời gian, số lượng, kết quả lao động, theo dõi chi phí lao động và hình thức trả lương cho phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp. 5.1.3.2. Tổ chức hạch toán ban đầu a. Chứng từ sử dụng - Chứng từ về lao động: + Chứng từ hạch toán cơ cấu lao động (Các quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, sa thải ) 76
  11. + Chứng từ hạch toán kết quả lao động: Bảng chấm công, Phiếu giao nhận sản phẩm, phiếu giao khoán, phiếu báo làm thêm giờ, biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm - Chứng từ về tiền lương, các khoản theo lương và thu nhập khác + Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu 02-LĐTL) + Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu 03-LĐTL) + Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (Mẫu 06-LĐTL) + Bảng thanh toán tiền thuê ngoài (Mẫu 07-LĐTL) + Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (Mẫu 10-LĐTL) + Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Mẫu 11-LĐTL) + Chứng từ chi tiền thanh toán cho người lao động ( Phiếu Chi, Giấy báo nợ) + Chứng từ phản ánh đền bù thiệt hại, bù trừ nợ (Quyết định xử lý tài sản thiếu, QĐ bù trừ nợ, ) b. Quy trình luân chuyển - B1: Nơi sử dụng lao động: Căn cứ vào thời gian, kết quả lao động để lập bảng chấm công, Phiếu giao nhận sản phẩm, phiếu giao khoán, phiếu báo làm thêm giờ, - B2: Bộ phận quản lý lao động tiền lương: Căn cứ vào cơ cấu lao động, đơn giá, định mức để ra quyết định về lao động, tiền lương, tiền thưởng - B3: Kế toán tiền lương lập chứng từ về tiền lương, BHXH và các khoản thanh toán khác để ghi sổ kế toán. - B4: Kế toán tiền lương tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ. 5.1.3.3. Tổ chức hạch toán chi tiết tiền lương và BHXH a. Sổ kế toán chi tiết: - Sổ chi tiết tài khoản 334, 335, 338 được mở chi tiết cho từng bộ phận - Bảng tổng hợp chi tiết tiền lương và các khoản khác (Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Mẫu 11-LĐTL) b. Trình tự ghi sổ Chứng từ tiền lương, Sổ chi tiết tài khoản Bảng phân bổ 334, 335, 338 Sổ Cái TK Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết 334,338,335 tiền lương 77
  12. 5.1.3.4. Tổ chức hạch toán tổng hợp tiền lương và BHXH Tùy theo hình thức ghi sổ doanh nghiệp lựa chọn để vào các Sổ kế toán tổng hợp phù hợp. a. Theo hình thức Nhật ký - Sổ cái Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký - Sổ cái Trình tự ghi sổ Chứng từ tiền lương, Bảng phân bổ Bảng tổng hợp chi tiết tiền lương Nhật ký - Sổ Cái Báo cáo tài chính TK 334,335,338, b. Theo hình thức Nhật ký chung Sổ kế toán tổng hợp: - Nhật ký chung - Sổ cái TK 334,335,338 Trình tự ghi sổ Chứng từ tiền lương, Bảng phân bổ Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký chung tiền lương Sổ cái TK Báo cáo tài chính 334,335,338, c. Theo hình thức Chứng từ ghi sổ Sổ kế toán tổng hợp: Chứng từ - ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ - ghi sổ 78
  13. Sổ Cái TK 334,335,338, Trình tự ghi sổ Chứng từ tiền lương, Bảng phân bổ Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ Sổ cái TK Bảng tổng hợp chi tiết ghi sổ 334,335,338 tiền lương d. Theo hình thức Nhật ký chứng từ Sổ kế toán + Nghiệp vụ tăng lương và các khoản trích theo lương phải trả : Bảng kê số 4,5,6 NK-CT 7: Ghi Có TK 334, 335, 338 + Nghiệp vụ giảm (thanh toán) lương và các khoản trích theo lương phải trả : NK-CT 1: Thanh toán lương, nộp các khoản trích theo lương bằng Tiền mặt NK-CT 2: Thanh toán lương, nộp các khoản trích theo lương Tiền gửi ngân hàng. + Sổ Cái TK 334, 335, 338 Trình tự ghi sổ Chứng từ tiền lương, Bảng phân bổ NKCT 1,2 BK 4,5,6 Bảng phân bổ tiền NKCT số 7 lương Sổ cái TK334,338,335 Báo cáo tài chính 79
  14. 5.1.4.Tổ chức hạch toán thanh toán với người bán 5.1.4.1. Tổ chức hạch toán chi tiết thanh toán với người bán a. Sổ kế toán: - Sổ chi tiết thanh toán với người bán (Mẫu S31-DN) - Bảng Tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán b. Trình tự ghi sổ: Chứng từ gốc Sổ chi tiết tài khoản 331 Sổ Cái TK 331 Báo cáo tài chính Bảng Tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán 5.1.4.2.Tổ chức hạch toán tổng hợp quá trình mua hàng và thanh toán với người bán Tài khoản sử dụng: TK 151, 152,153,156,331, 111,112, Sổ kế toán tổng hợp và quy trình ghi sổ: Theo các hình thức Nhật ký Sổ cái; Nhật ký chung; Chứng từ ghi sổ; Nhật ký chứng từ. - Hình thức Nhật ký Sổ cái: Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký - Sổ cái (TK 331, 151,152,153,156 ). Trình tự ghi sổ Nhật ký - Sổ Cái Bảng tổng hợp Chứng từ kế toán (TK 331) thanh toán với người bán Báo cáo tài chính - Hình thức Nhật ký chung 80
  15. Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung hoặc Nhật ký mua hàng, Nhật ký chi tiền Sổ cái (TK 331). Trình tự ghi sổ Chứng từ kế toán Nhật ký chung Bảng tổng hợp thanh toán với người bán Báo cáo tài chính Sổ Cái TK 331 - Hình thức Chứng từ ghi sổ Sổ kế toán tổng hợp: Chứng từ - ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ - ghi sổ Sổ Cái TK 331, Trình tự ghi sổ Chứng từ kế toán Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp thanh toán với người bán Sổ đăng ký chứng từ Sổ cái TK 331 ghi sổ - Hình thức Nhật ký chứng từ. Sổ kế toán NK-CT 1: Thanh toán với người bán bằng Tiền mặt NK-CT 2: Thanh toán với người bán bằng Tiền gửi ngân hàng. NK-CT 5: Mua chưa thanh toán 81
  16. NK-CT 4: Mua bằng tiền vay NK-CT 9: Ghi Có TK 211 NK-CT 10: Nhận vốn góp Bảng phân bổ số 2 (phân bổ VL, CCDC) Bảng kê số 4,5 NK-CT 7 Sổ Cái TK 331, 152,153,156,211 Trình tự ghi sổ Chứng từ kế toán NKCT 1,2,10 NKCT 5,9,7 Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán Sổ cái TK 331 Báo cáo tài chính 5.2. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ 5.2.1. Mục tiêu, nguyên tắc tổ chức Khái niệm: Là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ hoàn thành Quá trình sản xuất luôn gắn liền với quá trình hao phí các nguồn lực của doanh nghiệp, làm giảm tài sản hoặc gia tăng nợ phải trả Mục tiêu - Cung cấp thông tin để quản trị chi phí. Đây là mục tiêu khó đạt nhất vì quản trị chi phí và kế toán tài chính chi phí là ngược nhau Quản trị chi phí để hoạch định (lựa chọn phương án tối ưu), kiểm soát chi phí, xây dựng tiêu chuẩn để kiểm soát dựa vào tài liệu hạch toán. - Cung cấp thông tin tính giá thành sản phẩm - Cung cấp thông tin lập báo cáo kế toán liên quan đến chỉ tiêu chi phí. 82
  17. Nhiệm vụ - Căn cứ vào đặc điểm, quá trình và tổ chức sản xuất cũng như yêu cầu, khả năng để xác định: + Đối tượng tập hợp, kết chuyển chi phí + Đối tượng tính giá thành sản phẩm. - Tổ chức phân loại chi phí theo đặc điểm hình thành và yêu cầu cung cấp thông tin về chi phí cho báo cáo tài chính và báo cáo quản trị - Xây dựng tiêu thức phân bổ chi phí hợp lý - Tập hợp và phân loại chứng từ chi phí để phục vụ quá trình ghi sổ kế toán - Lựa chọn và xây dựng hệ thống sổ kế toán chi tiết và tổng hợp cho chi phí và giá thành - Tổ chức hệ thống báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo yêu cầu quản lý Nguyên tắc tổ chức hạch toán - Nguyên tắc thống nhất + Ghi nhận chi phí sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ chế độ quản lý chi phí mà nhà nước quy định (luật thuế , các văn bản liên quan đến chi phí, doanh thu, khấu hao TSCĐ, nguyên tắc kế toán) + Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phải phù hợp với chế độ của nhà nước - Nguyên tắc thích ứng + Tổ chức hạch toán chi phí phải căn cứ vào nhiều thông tin để quản trị chi phí. + Tổ chức hạch toán chi phí phải phù hợp với đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí của doanh nghiệp. + Tổ chức thẻ tính giá thành phải phù hợp với đối tượng và phương pháp tính giá thành của doanh nghiệp. 5.2.2. Tổ chức hạch toán chi tiết chi phí NVL trực tiếp a. Chứng từ sử dụng: - Phiếu xuất kho - Hóa đơn mua NVL - Hợp đồng góp vốn ( bằng NVL) kèm theo Biên bản định giá NVL, Biên bản bàn giao vật liệu cho bộ phận sử dụng - Biên bản kiểm nhận - Bảng phân bổ VL, CCDC b. Sổ kế toán: 83
  18. - Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh - TK 621(Mẫu S36-DN). Sổ chi tiết TK 621 được mở chi tiết cho từng đối tượg tập hợp chi phí theo yêu cầu quản lý (VD: mở cho từng sản phẩm, mở theo từng loại NVL như VL chính, VL phụ, ) - Bảng Tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất. c. Trình tự ghi sổ: Chứng từ kế toán Sổ chi tiết tài khoản 621 Thẻ tính giá thành Bảng Tổng hợp chi tiết Sổ Cái TK 621 chi phí sản xuất 5.2.3. Tổ chức hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp a. Chứng từ sử dụng: - Bảng thanh toán tiền lương phải trả ngưòi lao động. - Bảng thanh toán tiền thuê ngoài - Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương - Bảng thanh toán tiền ăn ca ( nếu có) - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Nếu Doanh nghiệp căn cứ vào các chứng từ tiềnlương lập Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương) b. Sổ kế toán: - Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh - TK 622(Mẫu S36-DN). Sổ chi tiết TK 622 được mở chi tiết cho từng đối tượg tập hợp chi phí theo yêu cầu quản lý (VD: mở cho từng sản phẩm, mở theo từng địa điểm phát sinh chi phí như phân xưởng 1, phân xưởng 2, theo từng bộ phận cấu thành chi phí nhân công như lương chính, lương phụ, ) - Bảng Tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. c. Trình tự ghi sổ: Chứng từ kế toán Sổ chi tiết tài khoản 622 Sổ Cái TK 622 Thẻ tính giá thành Bảng Tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất 84
  19. 5.2.4. Tổ chức hạch toán chi tiết chi phí sản xuất chung a. Chứng từ sử dụng: - Bảng thanh toán tiền lương phải trả bộ phận gián tiếp sản xuất. - Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương - Bảng thanh toán tiền ăn ca ( nếu có) - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Nếu Doanh nghiệp căn cứ vào các chứng từ tiềnlương lập Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương) - Phiếu xuất kho - Bảng phân bổ VL, CCDC ( Nếu Doanh nghiệp căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu, CCDC lập Bảng phân bổ VL, CCDC) - Bảng phân bổ KH TSCĐ - Hóa đơn mua ngoài - Phiếu Chi, giấy báo nợ - Biên lai thu thuế, phí, lệ phí (nếu có) b. Sổ kế toán: - Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh - TK 627 (Mẫu S36-DN). Sổ chi tiết TK 627 được mở chi tiết cho từng đối tượg tập hợp chi phí theo yêu cầu quản lý (VD: mở theo từng địa điểm phát sinh chi phí như phân xưởng 1, phân xưởng 2, theo từng bộ phận cấu thành chi phí sản xuất chung như vật liệu, nhân công, khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài ) - Bảng Tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. c. Trình tự ghi sổ: Chứng từ kế toán Sổ chi tiết tài khoản 627 Sổ Cái TK 627 Bảng Tổng hợp chi tiết Thẻ tính giá thành chi phí sản xuất 85
  20. 5.2.5. Tổ chức hạch toán chi tiết tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ a. Chứng từ sử dụng: - Các chứng từ kết chuyển chi phí sản xuất b. Sổ kế toán: - Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh - TK 154 (Mẫu S36-DN). Sổ chi tiết TK 154 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo yêu cầu quản lý (VD: mở theo từng địa điểm phát sinh chi phí như phân xưởng 1, phân xưởng 2, theo từng sản phẩm ) c. Trình tự ghi sổ: Chứng từ kế toán Sổ chi tiết tài khoản 154 Sổ Cái TK 154 Thẻ tính giá thành Bảng Tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất 5.2.6. Tổ chức hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất Tài khoản sử dụng: TK 621,622,627,154, Sổ kế toán tổng hợp và quy trình ghi sổ: Theo các hình thức Nhật ký Sổ cái; Nhật ký chung; Chứng từ ghi sổ; Nhật ký chứng từ. - Hình thức Nhật ký Sổ cái: Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký - Sổ Cái (TK 621,622,627,154, ) Trình tự ghi sổ: Nhật ký - Sổ Cái (TK Chứng từ kế toán Bảng Tổng hợp chi 621,622,627,154, ) ) tiết chi phí sản xuất Báo cáo tài chính 86
  21. - Hình thức Nhật ký chung Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung Sổ Cái (TK 621,622,627,154, ) Trình tự ghi sổ Chứng từ kế toán Nhật ký chung hoặc Nhật ký đặc biệt Bảng Tổng hợp Báo cáo tài chính Sổ Cái TK chi tiết chi phí 621,622,627,154, sản xuất - Hình thức Chứng từ ghi sổ Sổ kế toán tổng hợp: Chứng từ - ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ - ghi sổ Sổ Cái TK 621,622,627,154, Trình tự ghi sổ Chứng từ kế toán Chứng từ ghi sổ Bảng Tổng hợp chi Sổ đăng ký chứng từ Sổ Cái TK tiết chi phí sản xuất ghi sổ 621,622,627,154, - Hình thức Nhật ký chứng từ. Sổ kế toán Bảng kê số 4 87
  22. NK-CT số 7: Ghi Có TK 621,622,627,154 Sổ Cái TK 621,622,627,154 Trình tự ghi sổ Chứng từ kế toán Bảng kê 4 Bảng Tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất NKCT 7 Báo cáo tài chính Sổ cái TK 621,622,627,154 5.3. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA 5.3.1. Mục tiêu, nguyên tắc tổ chức Khái niệm: Là quá trình dịch chuyển sản phẩm , hàng hoá, dịch vụ từ người bán sang người mua. Quá trình tiêu thụ luôn gắn liền với quá trình thanh toán với người mua bằng các phương thức như thanh toán ngay bằng tiền, trả chậm, trả trước, cho nợ Mục tiêu - Cung cấp đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy những thông tin cần thiết để quản trị bán hàng, công nợ với khách hàng + Doanh thu, doanh thu thuần , lãi gộp của từng mặt hàng Lợi nhuận gộp: đối với kế toán tài chính được tính bằng doanh thu thuần trừ (-) giá vốn hàng bán, còn đối với kế toán quản trị là hiệu số giữa doanh thu trừ (-) biến phí, nó được dùng trước hết để bù đắp định phí sau đó là lợi nhuận + Nợ phải thu, đã thu, khách hàng đặt trước và công nợ còn lại với từng khách hàng - Cung cấp thông tin cần thiết để ghi các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính liên quan đến hoạt động bán hàng và khách hàng + Chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 88
  23. + Chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán (phải thu của khách hàng, khách hàng đặt trước) + Công nợ trên Thuyết minh Nhiệm vụ - Căn cứ vào các nguyên tắc, chính sách kế toán đã ban hành để vận dụng phù hợp với đơn vị đối với các nghiệp vụ bán hàng + Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ + Phương thức thanh toán tiền hàng (trả ngay, trả chậm, nhận nợ ) - Tổ chức hợp lý quy trình lập và luân chuyển chứng từ liên quan đến nghiệp vụ bán hàng - Tổ chức hợp lý hệ thống sổ kế toán chi tiết và tổng hợp - Xây dựng hệ thống báo cáo về các nghiệp vụ bán hàng Nội dung - Tổ chức hạch toán ban đầu nghiệp vụ bán hàng và thanh toán với khách hàng - Tổ chức hạch toán chi tiết bán hàng và phải thu - Tổ chức hạch toán tổng hợp bán hàng và thanh toán với khách hàng Nguyên tắc tổ chức hạch toán Nguyên tắc thống nhất - Căn cứ vào chế độ chứng từ để lựa chọn và sử dụng chứng từ bán hàng, chứng từ thanh toán với khách hàng - Căn cứ vào chế độ sổ kế toán để lựa chọn sổ chi tiết, sổ tổng hợp - Căn cứ vào chế độ tài chính hiện hành để ghi nhận doanh thu - Căn cứ vào chế độ tài khoản để lựa chọn tài khoản cấp 1, 2 thích hợp Nguyên tắc phù hợp - Dựa vào phương thức bán hàng để lựa chọn, thiết kế chứng từ bán hàng thích hợp - Dựa vào thông tin để quản trị hoạt động bán hàng và thanh toán với khách hàng, để thiết kế các báo cáo nội bộ thích hợp. 5.3.2. Tổ chức hạch toán ban đầu a. Nghiệp vụ bán hàng: - Nghiệp vụ bán hàng được thực hiện thông qua việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa giữa người bán và người mua. - Bán hàng gồm các giai đoạn: 89
  24. + Quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng bán theo thỏa thuận giữa người bán và người mua + Quá trình thanh toán tiền hàng trên cơ sở chứng từ bán hàng. b. Tổ chức chứng từ bán hàng * Chứng từ sử dụng: HĐ GTGT (thuế tính theo phương pháp khấu trừ) -Hợp đồng cung ứng sản phẩm, dịch vụ. - Phiếu xuất kho - Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (01 PXK - 3LL) được lập 2 liên - Bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ - HĐ GTGT (mẫu số : 01 GTKT - 3LL): áp dụng đối với DN tính thuế theo p2 khấu trừ, được lập làm 3 liên, đặt giấy than viết một lần (liên 1 lưu, liên 2 giao cho người mua hàng làm chứng từ đi đường và ghi sổ kế toán đơn vị mua, liên 3 dùng cho người bán hàng làm chứng từ thu tiền hoặc cuối ngày mang cùng tiền mặt, séc nộp cho kế toán để làm thủ tục nhập quỹ và ghi sổ kế toán có liên quan. - HĐ bán hàng thông thường (MS 02 - GTT T- 3LL): SD đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, DN kinh doanh vàng, bạc, đá quý . Hóa đơn được lập khi bán hàng hoặc cung ứng lao vụ, dịch vụ thu tiền và lập 3 liên, đặt giấy than viết một lần. - Thẻ quầy hàng * Tổ chức luân chuyển chứng từ hàng bán. - Trường hợp DN bán hàng trực tiếp. + B1: Khách hàng đề nghị được mua hàng thông qua hợp đồng cung cấp SP, dịch vụ hoặc đơn đặt hàng. + B2: Bộ phận cung ứng, hoặc bộ phận kinh doanh hoặc kế toán tiêu thụ: viết phiếu xuất kho và HĐGTGT. + B3: Thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng ký tên + B4: Kế toán tiền mặt lập phiếu thu (Căn cứ vào HĐGTGT nếu khách hàng thanh toán ngay) chuyển phiếu thu cho thủ quỹ để thu tiền . + B5: Thủ quỹ thu tiền và chuyển phiếu thu cho kế toán để ghi sổ + B6: Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho tiến hàng xuất hàng, ghi thẻ kho và chuyển phiếu xuất kho cho phòng kế toán + B7: Kế toán sau khi nhận phiếu xuất kho ghi đơn giá, tính thành tiền và ghi sổ giá vốn, nhận HĐGTGT ghi sổ doanh thu, nhận phiếu thu và ghi sổ kế toán vốn bằng tiền. + B8: Kế toán bảo quan lưu trữ chứng từ. Lưu ý: Trong trường hợp không thu tiền ngay thì không sd bước 4 và bước 5. - Trường hợp bán hàng theo phương thức chuyển hàng. 90
  25. + B1: Ký kết hợp đồng cung ứng hàng hóa. + B2: Thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng ký lệnh xuất kho + B3: Phòng phụ trách cung ứng viết phiếu xuất kho, chuyển cho thủ kho để tiến hành xuất hàng. + B4: Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho tiến hành xuất hàng, ghi vào cột thực xuất, ghi thẻ kho và chuyển phiếu xuất kho cho người vận chuyển . + B5: Khi nhận được thông báo của khách hàng về việc nhận hàng và chấp nhận thanh toán. Bộ phận cung ứng hoặc kế toán tiêu thụ lập HĐGTGT chuyển liên 2 cho KH, liên 3 chuyển cho phòng kế toán. + B6: Kế toán căn cứ vào thông báo nhận hàng của người mua và HĐGTGT để ghi sổ giá vốn, doanh thu. + B7: Kế toán bảo quản và lưu trữ chứng từ. - Trường hợp bán hàng theo phương thức đại lý, ký gửi. +B1: Đại lý yêu cầu cung cấp SP, h2 (thông qua hợp đồng đại lý). + B2: Phòng phụ trách cung ứng lập phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý chuyển cho thủ kho. + B3: Thủ kho tiến hành xuất hàng theo số lượng ghi trên phiếu xuất kho. + B4: Khi nhận được bảng kê hoá đơn, chứng từ bán ra do bên nhận đại lý lập, phụ trách cung ứng hoặc kế toán tiêu thụ lập HĐGTGT (lien 2 chuyển cho bên nhận đại lý, liên 3 chuyển cho phòng kế toán làm chứng từ ghi nhận doanh thu, giá vốn) + B5: Kế toán sau khi ghi sổ bảo quản về lưu trữ chứng từ. 5.3.3. Tổ chức hạch toán chi tiết bán hàng và thanh toán với khách hàng 5.3.3.1. Tổ chức hạch toán chi tiết bán hàng - Quy trình hạch toán Ctừ kế toán Sổ chi tiết Sổ chi tiết Sổ chi tiết CPBH, bán hàng giá vốn CPQL DN Bảng tổng hợp chi tiết bán hàng 91 Báo cáo kế toán
  26. - Sổ kế toán: + Sổ chi tiết bán hàng + Sổ chi tiết giá vốn. + Bảng tổng hợp chi tiết bán hàng. SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG Tên sản phẩm, hàng hóa: Năm Chứng từ TK Doanh thu Ghi giảm DT NT Diễn giải đối T ghi sổ SH NT SL ĐG Thuế Khác ứng T Cộng số phát sinh -Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Lãi gộp SỔ CHI TIẾT GIÁ VỐN TK: 632 Tên sản phẩm: NT Chứng từ Diễn giải TK Ghi Nợ TK 632 GS SH NT đối Chia ra ứng Số lượng Đơn giá Thành tiền - Cộng phát sinh trong kỳ - Ghi Có TK 632 92
  27. BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BÁN HÀNG Tháng .năm Loại sản Các khoản giảm TT phẩm, hàng ĐVT SL Giá vốn Doanh thu doanh thu LN gộp hóa Thuế Khác Cộng 5.3.3.2. Tổ chức hạch toán chi tiết thanh toán với khách hàng. - Trình tự ghi sổ: Chứng từ Sổ chi tiết thanh Bảng tổng hợp Báo cáo kế toán toán với người chi tiết thanh kế toán mua toán với người mua Sổ Cái TK 131 - Sổ kế toán + Sổ chi tiết thanh toán với người mua: + Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người mua 5.3.4. Tổ chức hạch toán tổng hợp bán hàng và thanh toán với khách hàng. Kế toán tiến hành ghi sổ cái các TK 155, 156, 157, 131, 632, 511, 512, 521, 531, 532, 641, 642, 911 theo hình thức khác nhau: - Hình thức NK_SC - Hình thức NKC - Hình thức CTGS - Hình thức NKCT 5.3.4.1. Hình thức Nhật ký - sổ cái - Sổ kế toán tổng hợp: + Sổ nhật ký sổ cái 93
  28. + Sổ Cái các tài khoản liên quan (theo hình thức nhật ký sổ cái): TK 155, 156, 157, 131, 632, 511, 512, 521, 531, 532, 641, 642, 911 - Trình tự ghi sổ: Nhật ký -sổ Cái TK 155, 156, 157, 632, Chứng từ kế toán Báo cáo kế toán 131, 511, 512, 521, 531, 532, 641, 642, 911 5.3.4.2. Hình thức Nhật ký chung - Sổ kế toán tổng hợp: + Sổ nhật ký chung + Sổ Nhật ký bán hàng (sử dụng trong trường hợp DN mở nhật ký đặc biệt) + Sổ Cái các tài khoản liên quan (theo hình thức nhật ký chung): TK 155, 156, 157, 131, 632, 511, 512, 521, 531, 532, 641, 642, 911 - Trình tự ghi sổ: Chứng từ kế toán Nhật ký bán hàng Nhật ký chung Sổ cái TK 155, 156, 157, 632, 131, 511, 512, 521, 531, 532, 911 5.3.4.3. Hình thức Chứng từ ghi sổ: - Sổ kế toán tổng hợp: + Chứng từ ghi sổ + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Sổ cái các tài khoản liên quan (theo hình thức chứng từ ghi sổ): TK 155, 156, 157, 131, 632, 511, 512, 521, 531, 532, 641, 642, 911 94
  29. - Trình tự ghi sổ: Chứng từ kế toán Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 155, 156, 157, 632, 131, 511, 512, 521, 531, 532, 911 Bảng cân đối SPS Báo cáo kế toán 5.3.4.4. Hình thức Nhật ký chứng từ - Sổ kế toán tổng hợp: + Bảng kê số 8: Bảng kê nhập xuất tồn kho thành phẩm, hàng hóa ( TK 155, 156) + Bảng kê số 9: Bảng tính giá thực tế thành phẩm, hàng hóa. + Bảng kê số 10: Bảng kê hàng gửi đi bán (TK 157) + Bảng kê số 11: Bảng kê thanh toán với người mua (TK 131) + Bảng kê số 5: Tập hợp CPBH (TK 641), CP QLDN (TK 642), CP ĐT XDCB (TK 241) + Bảng kê số 6: Bảng kê chi phí trả trước (TK 142), chi phí trả trước dài hạn (TK 242), chi phí phải trả (TK 335) + NKCT số 8: Ghi có TK 155, 156, 157, 159, 131, 511, 512, 515, 521, 531, 532, 632, 641, 711, 811, 821, 911 + Các sổ NKCT liên quan: NKCT số 1, 2, 7, 10 + Sổ cái các tài khoản liên quan (theo hình thức nhật ký chứng từ): TK 155, 156, 157, 131, 632, 511, 512, 521, 531, 532, 641, 642, 911 95
  30. - Trình tự ghi sổ: Chứng từ kế toán Bảng Bảng Bảng Bảng kê 5, Sổ chi Sổ chi tiết kê số 8 kê số 9 kê số 6 (TK 142, tiết bán thanh toán với KH SBSChổảngổ đăngứngcái phân TK từký 10 641, 642) hàng BNKCTChBKBáoảngNSứngổKCT 4,5,6 cáiphâncáo stừ ố 334,335,33chbbghiổtiứng ềntiền s ổ từ TK334,3tài 1,2chính7 lươngghilương8 sổ 38,335 Bảng tổng Bảng kê NKCT số 8 hợp chi tiết số 11 bán hàng Sổ cái TK 155, 156, 157, 632, 131, 649, 642, 512, 521, 531, 532, 911 Báo cáo kế toán HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 5.4. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG I. Câu hỏi ôn tập 1.1. Tổ chức hạch toán kế toán vật liệu công cụ dụng cụ nhằm mục đích cung cấp những thông tin gì cho quản lý? 1.2. Tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ nhằm mục đích cung cấp những thông tin gì cho quản lý? 1.3. Tổ chức hạch toán kế toán lao động, tiền lương nhằm mục đích cung cấp những thông tin gì cho quản lý? 1.4. Đặc điểm nguyên vật liệu, cách tổ chức quản lý vật liệu của doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến công tác Tổ chức hạch toán kế toán vật liệu 1.5. Đặc điểm TSCĐ, cách tổ chức quản lý TSCĐ của doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến công tác Tổ chức hạch toán kế toán vật liệu 1.6. Hãy trình bày nội dung tổ chức hạch toán kế toán vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp (chứng từ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp, báo cáo). 1.7. Hãy trình bày nội dung tổ chức hạch toán kế toán lao động, tiền lương tại doanh nghiệp (chứng từ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp, báo cáo). 96
  31. 1.8. Hãy cho biết mục tiêu, nội dung và nguyên tắc của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ? 1.9. Hãy cho biết mục tiêu, nội dung và nguyên tắc của tổ chức hạch toán quá trình tiêu thụ? 1.10.Trình bày nội dung tổ chức hạch toán chi tiết quá trình mua hàng và thanh toán với nhà cung cấp? 1.11. Trình bày nội dung tổ chức hạch toán chi tiết quá trình sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ? 1.12. Trình bày nội dung tổ chức hạch toán chi tiết quá trình bán hàng và thanh toán với khách hàng? II. Bài tập vận dụng Bài tập 2.1: Các nhận định sau đúng hay sai? giải thích? 2.1. Nếu giá hoá đơn lớn hơn giá tạm tính của vật liệu nhập kho tháng trước, phần chênh lệch này được ghi vào cột nhập trên Sổ chi tiết vật tư tháng này. 2.2. Vật liệu xuất kho cho sản xuất sản phẩm, nếu dùng không hết thì số còn thừa sẽ được ghi vào cột nhập trên Sổ chi tiết vật tư. 2.3. Vật liệu xuất kho cho sản xuất sản phẩm, nếu dùng không hết thì số còn thừa không cần ghi sổ kế toán, chỉ theo dõi về mặt hiện vật. 2.4. Cuối kỳ, giá trị ghi sổ của công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần được thể hiện trên Sổ chi tiết công cụ dụng cụ. 2.5. Kết cấu của Thẻ kho phụ thuộc vào việc thẻ kho đó được sử dụng cho phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho nào. 2.6. Chỉ có Nhật ký - chứng từ số 9 và Nhật ký - chứng từ số 10 phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến TSCĐ 2.7. Nếu tiền lương phải trả người lao động vwotj quá mức tiền lương cơ bản thì phần chênh lệch doanh nghiệp không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh. 2.8. Sổ kế toán tài khoản Bảo hiểm xã hội (TK 3383) có thể có số dư bên Có nhưng cũng có thể có số dư đồng thời cả hai bên. 2.9. Khi doanh nghiệp trả lương cho người lao động bằng sản phẩm thì chứng từ sử dụng ghi sổ kế toán là Hoá đơn giá trị gia tăng. 2.10. Không cần thiết phải lập Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ khi tổ chức ghi sổ kế toán về tài sản cố định. 2.11. “Thẻ kho” là sổ được sử dụng ở cả kho và phòng kế toán . 2.12. ”Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá” dùng để phản ánh vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá theo thước đo hiện vật và thước đo giá trị. 97
  32. 2.13. “Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ” dùng để theo dõi và tính giá thành sản xuất cho tất cả sản phẩm. 2.14. “Sổ chi bán hàng” được mở theo từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư đã bán hay dịch vụ đã cung cấp, được khách hàng thanh toán ngay hay chấp nhận thanh toán. 2.15. Trường hợp doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho khách hàng, kế toán căn cứ vào hoá đơn đã viết ghi nhận doanh thu và số tiền đã thu của người mua. 2.16. “Hoá đơn bán hàng thông thường ” (mẫu số 02 GTTT-3LL) được lập làm 2 liên và do người bán hàng lập khi xuất hàng gửi bán. 2.17. Trường hợp hàng bán bị trả lại, khi xuất hàng trả lại cho bên bán, bên mua phải cùng bên bán lập biên bản. 2.18. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại thực tế phát sinh trong kỳ với đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được kế toán ghi theo giá bán không thuế. 2.19. Khoản bớt giá chấp nhận cho khách hàng không cần ghi trên hoá đơn. 2.20. Trường hợp doanh nghiệp dùng vật tư, hàng hoá, sản phẩm phục vụ cho sản xuất kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, kế toán không cần lập hoá đơn GTGT Bài tập 2.2: Tài liệu về vật liệu X tại 1 doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tháng 2/N. Doanh nghiệp tính giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. I. Tình hình tồn kho đầu tháng - Tồn kho: 6.000kg, đơn giá 10.000 đ/kg - Đang đi đường 4.000 kg, đơn giá (cả thuế GTGT 10%) là 11.000 đ/kg II. Trong tháng 2/N, vật liệu X biến động như sau: 1. Ngày 3: Xuất 5.000kg để sản xuất sản phẩm ( PXK 30) 2. Ngày 6: Thu mua nhập kho 5.000 kg (PNK 15), tổng giá mua ghi trên hoá đơn phải trả công ty K là 56.100.000 đ ( Hoá đơn GTGT số 12563). Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 5%) là 630.000( Hoá đơn GTGT số 19763, Phiếu Chi 152). 3. Ngày 7: Tiền mua vật liệu, doanh nghiệp đã thanh toán bằng chuyển khoản sau khi trừ đi 1% chiết khấu thanh toán được hưởng (GB Nợ số 78) 4. Ngày 10: Xuất 3.000 kg để góp vốn liên doanh với công ty Y (PXK 36). Giá trị vốn góp được ghi nhận là 35.000.000 (Biên bản góp vốn số 05) 5. Ngày 12: Nhập kho số vật liệu đi đường kỳ trước (PNK 17) 98
  33. 5. Ngày 15: Xuất 3.000 kg để tiếp tục sản xuất sản phẩm (PXK 37) 6. Kiểm kê cuối kỳ: thiếu 200kg (Biên bản kiểm kê số 02) 7. Quyết định xử lý số VL thiếu: thủ kho bồi thường 50%, còn lại tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ (QĐ số 05). Yêu cầu: 1. Hãy tính toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. 2. Tổ chức ghi sổ chi tiết vật liệu X 3. Tổ chức ghi sổ tổng hợp theo hình thức NKC, CT-GS. Bài tập 2.3: Tài liệu tại 1 doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên tháng 5/N như sau (đơn vị tính triệu đồng) A. Tồn đầu kỳ - Vật liệu chính: 2.020 (giá hạch toán : 2.000) - Vật liệu phụ: 95 (giá hạch toán: 100) - CCDC: 106 (giá hạch toán: 100) - Vật liệu phụ đang đi đường: 250 B. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: 1. Nhập kho Vật liệu phụ đang đi đường cuối kỳ trước. Giá hoá đơn chưa có thuế GTGT 10% là 275, giá hạch toán: 250 2. Nhập kho Vật liệu chính, giá hoá đơn (đã có thuế GTGT 10%) 13.200 chưa trả tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển đã thanh toán bằng TM 1.100 (trong đó có thuế GTGT 100), giá hạch toán 10.000 3. Nhập kho CCDC, giá hoá đơn (đã có thuế GTGT 10%) 550, đã thanh toán bằng tiền mặt, giá hạch toán 500 4. Thanh toán với người bán Vật liệu chính bằng tiền gửi ngân hàng sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán được hưởng 5. Mua Vật liệu phụ, đã thanh toán bằng tiền mặt 1.100 (đã có thuế GTGT 10%). Vật liệu nhập kho thiếu 110 đang chờ xử lý. Giá hạch toán của số Vật liệu nhập kho 900 6. Báo hỏng CCDC ở bộ phận sản xuất. Giá trị ban đầu 500, đã phân bổ 250. Phế liệu bán thu tiền mặt 20 7. Xuất kho Vật liệu, CCDC theo giá hạch toán: - Vật liệu chính để sản xuất sản phẩm : 8.000 - Vật liệu phụ để sản xuất sản phẩm : 500 - Vật liệu phụ để phục vụ sản xuất : 50 99
  34. - Vật liệu phụ để phục vụ bán hàng: 100 - CCDC để phục vụ sản xuất ( phân bổ 1 lần): 300 - CCDC để phục vụ QLDN ( phân bổ 2 lần): 100 Yêu cầu: 1. Lập Bảng tính giá thực tế VL, CCDC và Bảng phân bổ VL, CCDC tháng 5/N 2. Tổ chức ghi sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ. 3. Ghi số Nhật ký chung các nghiệp vụ kinh tế trên. Bài tập 2.4: Tình hình TSCĐ HH tại 1 doanh nghiệp ngày 1/10/N Nơi sử dụng NG (1000đ) Tỷ lệ KH năm (%) 1. Phân xưởng sản xuất chính số 1: + MMTB 600.000 10 + TSCĐ khác 108.000 5 Trong đó đã khấu hao hết: 36.000 5 2. Phân xưởng sản xuất chính số 2: + MMTB 480.000 10 Trong đó thuê dài hạn: 132.000 10 + TSCĐ khác 96.000 5 3. Phân xưởng sản xuất phụ 180.000 10 4. Bộ phận bán hàng 216.000 5 5. Bộ phận QLDN 240.000 5 Tổng 2.088.000 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng (1000đ) 1. Ngày 3/10, Biên bản giao nhận TSCĐ số 05: Nhận lại VGLD dài hạn từ công ty H (do hết hạn hợp đồng) bằng một TSCĐ theo giá thoả thuận của 2 bên 60.000. Tổng số vốn tham gia liên doanh 48.000. Số chênh lệch đã được doanh nghiệp thanh toán bằng tiền mặt theo Phiếu Chi số 142, ngày 3/10 thuộc nguồn vốn XDCB. TSCĐ này có tỷ lệ khấu hao bình quân năm 5% và được dùng cho bộ phận QLDN 2. Ngày 5/10, Biên bản giao nhận TSCĐ số 06: Nhận một thiết bị sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất chính số 1 do cấp trên cấp, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%. Số liệu trên sổ đơn vị cấp: NG: 180.000, HMLK 36.000 Chi phí tiếp nhận đã chi bằng tiền mặt 2.800 theo Phiếu Chi số 150, ngày 5/10. Theo đánh giá, giá trị của thiết bị này là 140.000 và sử dụng trong 7 năm nữa 100
  35. 3. Ngày 10/10, Biên bản giao nhận TSCĐ số 07: Nhận VGLD dài hạn của công ty M bằng một thiết bị sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất chính số 2, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%. Giá trị vốn góp thoả thuận 236.000. Chi phí tiếp nhận đã chi bằng tiền mặt 4.000 (lấy từ nguồn vốn kinh doanh) theo Phiếu Chi số 152, ngày 10/10 4. Ngày 12/10, Biên bản giao nhận TSCĐ số 08: Mua một dây chuyền sản xuất của công ty K dùng cho phân xưởng sản xuất phụ. Giá mua phải trả cho Công ty K theo hoá đơn số 00123 ngày 12/10 đã có thuế GTGT 10% là 330.000, trong đó: giá trị hữu hình của thiết bị sản xuất 277.200 (khấu hao trong 10 năm), giá trị vô hình của công nghệ chuyển giao 52.800 (khấu hao trong 5 năm). Nguồn vốn bù đắp lấy từ quỹ đầu tư phát triển đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. 5. Ngày 15/10, Biên bản thanh lý, nhượng bán số 04: Nhượng bán 1 số phương tiện vận tải, nguyên giá 120.000, đã Khấu hao 80.000. Giá bán (cả thuế GTGT 10%) 57.200 theo hoá đơn số 05823. Người mua đã thanh toán qua ngân hàng (GB Có số 145, ngày 15/10). 6. Ngày 15/10, Biên bản thanh lý, nhượng bán số 05: Thanh lý một nhà kho của phân xưởng sản xuất chính số 1, đã khấu hao hết từ tháng 5/N, nguyên giá 36.000. Chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 5.000 theo Phiếu Chi số 159, ngày 15/10, phế liệu thu hồi nhập kho 10.000 ( PNK 12) 7. Ngày 30/10, Biên bản kiểm kê số 03: Kiểm kê cuối kỳ phát hiện thừa 1 thiết bị đang dùng cho QLDN từ tháng 7/N do chưa ghi sổ. Tỷ lệ khấu hao bình quân năm 5%. Giá mua (cả thuế GTGT 10%) 39.600 chưa thanh toán. TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh, doanh nghiệp dự định trích bổ sung khấu hao các tháng đã qua vào chi phí QLDN trong tháng 11. 8. Ngày 30/10: Theo quyết định xử lý TSCĐ phát hiện thiếu trong kỳ trước tại phân xưởng sản xuất chính số 2 (QĐ 06): Giá trị thiệt hại được ghi giảm vốn 15.000, còn lại được tính vào chi phí khác. Được biết nguyên giá TSCĐ này là 45.000, đã khấu hao 20.000 Yêu cầu: 1. Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 10/N 2. Tổ chức ghi sổ chi tiết TSCĐ theo nơi sử dụng. 3. Tổ chức ghi sổ tổng hợp theo hình thức NKC, CT-GS. Bài tập 2.5: Tình hình tiền lương tại 1 doanh nghiệp tháng 3/N (1000đ) - Tiền lương còn nợ công nhân viên đầu tháng: 5.000 Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng: 1. Phiếu Chi số 52, ngày 5/3: Chi tiền mặt tạm ứng lương cho CNV 8.000 2. Bảng thanh toán lương số 3, ngày 31/3: Tính lương và BHXH phải trả cho công nhân viên 101
  36. Bộ phận Lương cơ Tiền lương Lương phép BHXH bản chính 1. Bộ phận sản xuất 7.500 10.000 1.800 1.200 + CN sản xuất trực tiếp 6.000 7.000 1.800 700 + CN phục vụ sản xuất 2.800 3.000 500 2. Bộ phận bán hàng 5.000 6.000 300 3. Bộ phận QLDN 3.500 4.000 200 Tổng 24.800 30.000 3.800 2.700 3. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp theo tỷ lệ 3% lương chính thực tế phải trả 4. Bảng trích theo lương số 4, ngày 31/3: Trích theo lương theo tỷ lệ quy định 5. Giấy báo Nợ số 012, ngày 15/3: Nộp BHXH, BHYT bằng tiền gửi ngân hàng 5.200 (trong đó: BHXH: 4.000; BHYT: 1.200) 6. Phiếu Chi số 152, ngày 31/3: Chi tiền mặt trả các khoản còn nợ cho công nhân viên sau khi đã trừ tiền bồi thường vật chất (công nhân X) 200, tiền tạm ứng chưa thanh toán ( cán bộ Y) 300 7. Phiếu Chi số 153, ngày 31/3: Chi tiền mặt thanh toán các khoản chi phí của công đoàn trong tháng 600 Yêu cầu: 1. Lập Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 3/N 2. Tổ chức ghi sổ tổng hợp theo hình thức NKC, CT-GS 3. Tổ chức ghi sổ chi tiết tiền lương. Bài tập 2.6: Công ty kinh doanh thương mại X có quan hệ mua hàng với 3 nhà cung cấp thường xuyên và nhiều nhà cung cấp vãng lai, hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. (đơn vị: 1.000đ). 1. Công nợ tồn đầu kỳ: - Nhà cung cấp A: (dư Có) : 13.500 (Hóa đơn số 38) - Nhà cung cấp B: (dư Nợ) : 14.000 (ứng tiền mua theo hóa đơn số 70) - Nhà cung cấp C: (dư Có) : 12.500 (Hóa đơn số 45) - Nhà cung cấp D: (dư Có) : 1.200 (Hóa đơn số 16) - Nhà cung cấp M: (dư Có) : 2.300 (Hóa đơn số 28) 102
  37. - Nhà cung cấp N: (dư Nợ) : 6.500 (ứng tiền mua theo hóa đơn số 32) Trong đó các nhà cung cấp A, B, C là những nhà cung cấp thường xuyên. 2. Trong tháng 1/N tại công ty có tình hình thanh toán với các nhà cung cấp trên như sau: - Ngày 5: Nhập hàng hóa theo hóa đơn 70, phiếu nhập kho số 08, trị giá hóa đơn: 17.000 - Ngày 7: Lập phiếu nhập kho số 09 cho hóa đơn số 39, trị giá hàng mua: 18.000, đã trả 50% bằng chuyển khoản cho đơn vị A (Báo nợ số 875 ngày 7/1/N) - Ngày 10: Chuyển khoản trả nợ đơn vị A số tiền theo hóa đơn số 38 (Báo nợ số 1010 ngày 8/1/N) - Ngày 12: Hóa đơn số 71, phiếu nhập kho số 10 ghi trị giá hàng mua chịu của đơn vị B là 4.200 - Ngày 15: Chuyển khoản trả nốt nợ đơn vị B tiền hàng hóa đơn số 70 (Báo nợ 121 lập ngày 13/1/N) - Ngày 17: Hóa đơn số 82, phiếu nhập kho số 11, nhập hàng mua theo phương thức trả chậm của đơn vị C: 15.700 - Ngày 18: Chuyển khoản trả nợ đến hạn cho hóa đơn số 45, số tiền theo báo nợ số 1332 ngày 16/1/N cho đơn vị C - Ngày 22: Nhập hàng mua của đơn vị N theo số tiền ứng hóa đơn số 32, phiếu nhập kho 12: 10.000 - Ngày 23: Xuất quỹ tiền mặt trả nợ cho đơn vị D và M phiếu chi số 12, hóa đơn số 16 và 28 - Ngày 25: Chuyển khoản trả nợ đơn vị A- Hóa đơn số 39: 9.000 và ứng tiền nhập hàng của A kỳ sau: 10.000 (Báo nợ số 1425 ngày 25/01/N) Yêu cầu: 1. Tổ chức kế toán chi tiết thanh toán với các nhà cung cấp. 2. Tổ chức ghi sổ tổng hợp tình hình thanh toán với các nhà cung cấp theo hình thức sổ “nhật ký chung” ; “chứng từ ghi sổ” và “Nhật ký chứng từ” Bài tập 2.7: Tại doanh nghiệp X, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (đơn vị: 1.000đ) I. Số dư đầu tháng 1/N. - Nhà cung cấp C (Dư có): 143.000 - Nhà cung cấp E (Dư có): 99.000 II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1/N như sau: 103
  38. 1. Mua vật tư của nhà cung cấp C, số tiền là: 66.000 (trong đó thuế GTGT 10%, vật tư đã nhập kho nhưng chưa thanh toán (phiếu nhập số 101, ngày 10/1). 2. Mua của nhà cung cấp C số hàng trị giá 121.000, trong đó thuế GTGT 10%. Hàng đã nhập kho nhưng chưa thanh toán tiền (Phiếu nhập số 112, ngày 16/1). 3. Chuyển khoản thanh toán với nhà cung cấp C số tiền là: 271.500 (Giấy báo Nợ số 63, ngày 15/2). 4. Mua của nhà cung cấp E số hàng trị giá 198.000 (trong đó thuế GTGT 10%) hàng đã nhập kho nhưng chưa thanh toán tiền (Phiếu nhập số 124, kèm theo Hoá đơn ngày 05/2). 5. Thanh toán nhà cung cấp E số nợ cũ 99.000 (Phiếu chi số 55, ngày 10/2. 6. Mua của nhà cung cấp E số vật tư trị giá 176.000. Hàng đã nhập kho nhưng chưa thanh toán tiền (Phiếu nhập số 136, kèm theo hoá đơn ngày 01/3). Biết rằng thuế GTGT của số vật tư trên là 16.000. 7. Chuyển khoản thanh toán với nhà cung cấp E số tiền là 198.000 (giấy báo Nợ số 167, ngày 08/3). Yêu cầu: 1. Tổ chức kế toán chi tiết thanh toán với các nhà cung cấp. 2. Tổ chức ghi sổ tổng hợp tình hình thanh toán với các nhà cung cấp theo hình thức sổ “nhật ký chung” ; “chứng từ ghi sổ” và “Nhật ký chứng từ” Bài tập 2.8: Doanh nghiệp X sản xuất 2 loại sản phẩm A và B trên cùng một dây chuyên sản xuất, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 2/N có các nghiệp vụ phát sinh như sau (1000 đ) I. Chi phí sản phẩm dở dang đầu tháng 2/N Chi phí dở dang sản phẩm A Số tiền Chi phí dở dang sản phẩm B Số tiền - Chi phí Nguyên vật liệu trực 1.200 -Chi phi Nguyên vật liệu trực 800 tiếp tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - - Chi phí nhân công trực tiếp - - Chi phí sản xuất chung - - Chi phí sản xuất chung - Cộng 1.200 Cộng 800 II. Tình hình trong tháng 2/N 1. Ngày 28/2, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH số 41: - Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm A: 9.000; Sản phẩm B: 6.000; Nhân viên quản lý phân xưởng: 3.000; Nhân viên bán hàng: 2.000; Nhân viên quản lý 104
  39. doanh nghiệp: 5.000; Tiền lương nghỉ phép thực tế phải thanh toán: 2000 (lương công nhân sản xuất sản phẩm A: 1.200; sản phẩm B: 800) - Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. 2. Ngày 28/2, Bảng phân bổ vật liệu, cụng cụ số 42: - Nguyên vật liệu chính sử dụng sản xuất sản phẩm A: 25.500; sản phẩm B: 24.000 - Vật liệu phụ sử dụng sản xuất sản phẩm A: 2.500, sản phẩm B: 1.500 - Nhiên liệu dùng để sử dụng tại phân xưởng sản xuất: 2.500 - Phụ tùng để sửa chữa nhỏ máy móc ở phân xưởng sản xuất: 300 3. Ngày 28/2, Phiếu kế toán số 26, về việc trích trước lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất theo tỷ lệ 10% 4. Ngày 28/2, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ số 43: - Khấu hao TSCĐ phân xưởng sản xuất:4.000 - Khấu hao TSCĐ bộ phận bán hàng: 800 - Khấu hao TSCĐ bộ phận QLDN: 1.200 5. Ngày 28/2, Phiếu chi tiền mặt số 121, thanh toán tiền điện thoại 3.080, trong đó thuế GTGT 280, phân bổ cho các đối tượng sử dụng: phân xưởng sản xuất: 500; bộ phận bán hàng: 400; bộ phận QLDN :1.900 6. Ngày 28/2, Phiếu kế toán số 29, phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí sản xuất trong tháng: 250 7. Ngày 28/2, Tiền điện phải thanh toán theo HĐ số 128 là: 4.400 (bao gồm cả thuế GTGT 10%) Phân bổ cho các đối tượng: phân xưởng sản xuất: 2.800; bộ phận bán hàng: 700; bộ phận QLDN : 500 8. Ngày 28/2, Phiếu chi tiền mặt số 141, chi tiền thanh toán cho công ty cấp nước là 4.200, trong đó thuế GTGT 200, phân bổ cho : phân xưởng sản xuất: 2.200; bộ phận bán hàng: 800; bộ phận QLDN :1.000 9. Ngày 28/2, Bảng tổng hợp kết quả sản xuất số 49: - Số lượng sản phẩm A hoàn thành nhập kho: 8.000 sản phẩm; dở dang cuối tháng: 2000 sản phẩm. - Số lượng sản phẩm B hoàn thành nhập kho: 4.000 sản phẩm; dở dang cuối tháng: 1000 sản phẩm. Biết: - Sản phẩm dở dang cuối tháng đánh giá theo phương pháp chi phí NVLTT - Chi phí sản xuất chung phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp. Yêu cầu: 1. Tổ chức kế toán chi tiết chi phí sản xuất và lập thẻ tính giá thành sản phẩm. 105
  40. 2. Tổ chức ghi sổ tổng hợp theo hình thức sổ “nhật ký chung”; “chứng từ ghi sổ” và “Nhật ký chứng từ” Bài tập 2.9: Tại doanh nghiệp X, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (đơn vị 1.000đ). I. Số dư đầu tháng 1/N. - Khách hàng A (dư nợ): 165.000 - Khách hàng B (dư nợ): 110.000 II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý I/N. 1. Bán cho khách hàng A số hàng trị giá 132.000, trong đó thuế GTGT 10%. Tiền hàng chưa được thanh toán (phiếu xuất kho số 304 kèm theo hoá đơn ngày 15/01). Giá vốn hàng bán 90.000. 2. Xuất bán cho khách hàng B số hàng trị giá 231.000, trong đó thuế GTGT 10%. Hàng đã giao nhưng chưa được thanh toán tiền (phiếu xuất kho số 305, kèm theo hoá đơn bán hàng ngày 28/01) Giá vốn hàng bán: 180.000 3. Khách hàng A chuyển khoản thanh toán số tiền hàng đã mua ngày 15/01: 132.000 (Giấy báo Có số 80 ngày 01/02). 4. Khách hàng B thanh toán số nợ cũ bằng tiền mặt số tiền 110.000 (phiếu thu số 40, ngày 15/02). 5. Xuất bán cho khách hàng B số hàng trị giá 88.000, trong đó thuế GTGT 10% (phiếu xuất kho số 355, kèm theo hoá đơn ngày 05/3) chưa thu tiền. Giá vốn hàng bán: 60.000 6. Xuất bán cho khách hàng A số hàng trị giá 55.000, trong đó thuế GTGT 10% (Phiếu xuất kho số 380 kèm theo hoá đơn ngày 11/3). Giá vốn hàng bán 35.000. Yêu cầu: 1. Tổ chức kế toán chi tiết thanh toán với khách hàng thường xuyên 2. Tổ chức ghi sổ tổng hợp các nghiệp vụ trên theo hình thức sổ “nhật ký chung” và “chứng từ ghi sổ” Bài tập 2.10: Tại doanh nghiệp X, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (đơn vị: 1.000đ) 1. Số dư đầu kỳ: - Khách hàng M (dư nợ): 240.000 (hoá đơn số 75). - Khách hàng N (dư có): 16.000 (nhận ứng trước theo hoá đơn số 76). 2. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. 106
  41. - Ngày 6: Bán hàng theo hoá đơn số 76 cho khách hàng N, tổng giá thanh toán phải thu là 299.200, trong đó thuế GTGT 10%. Biết kỳ trước đã nhận ứng của khách hàng N: 16.000. - Ngày 11: Bán hàng theo hoá đơn số 77 cho khách hàng M, giá thanh toán theo hoá đơn là 347.600, trong đó thuế GTGT 10%. - Ngày 16: Thu 50% tiền nợ phải thu còn lại thuộc hoá đơn số 76 và 100% số nợ thuộc hoá đơn 75 bằng tiền gửi (báo có số 285). - Ngày 21: Bán hàng cho khách hàng M, hoá đơn số 78, tiền bán hàng theo hoá đơn đã có thuế GTGT 10% là 281.600, doanh nghiệp đã thu tiền mặt 30% giá trị lô hàng tại ngày bán. - Ngày 29: Bán hàng cho khách hàng: + Hoá đơn số 79 cho khách hàng M, giá hoá đơn chưa thuế là 299.200, thuế GTGT 10%, thu tiền mặt tại ngày bán 30%, số còn lại khách hàng trả chậm sau 20 ngày. + Hoá đơn số 80 cho khách hàng N, giá hoá đơn cả thuế GTGT 10% là 315.700, Doanh nghiệp thu tại ngày bán 20% bằng tiền mặt. Biết rằng: - Doanh nghiệp chỉ giao dịch với 2 khách hàng trên. - Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ./. Yêu cầu: 1.Tổ chức kế toán chi tiết bán hàng hoá A và thanh toán với khách hàng thường xuyên. 2.Tổ chức kế toán tổng hợp các nghiệp vụ bán hàng và thanh toán ở trên theo hình thức "Nhật ký chung"; “chứng từ ghi sổ” và “Nhật ký chứng từ” 107
  42. TÓM TẮT CHƯƠNG V: - Tổ chức hạch toán quá trình cung cấp các yếu tố đầu vào bao gồm: Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; Tổ chức hạch toán yếu tố tài sản cố định; Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Tổ chức hạch toán các quá trình sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ bao gồm: Tổ chức hạch toán ban đầu về chi phí sản xuất; tổ chức hạch toán chi tiết về chi phí sản xuất (tổ chức hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tổ chức hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp, tổ chức hạch toán chi tiết chi phí sản xuất chung) và tổ chức hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo các hình thức kế toán khác nhau. - Tổ chức hạch toán quá trình bán hàng và thanh toán với người mua bao gồm: tổ chức hạch toán ban đầu về bán hàng và thanh toán với người mua; tổ chức chi tiết bán hàng; tổ chức hạch toán chi tiết thanh toán với người mua; tổ chức hạch toán tổng hợp bán hàng và thanh toán với người mua theo các hình thức kế toán khác nhau. . 108
  43. CHƯƠNG VI TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN Chương VI gồm bốn nội dung: 6.1. Những vấn đề cơ bản về tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 6.2. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính 6.3. Tổ chức sổ hệ thống báo cáo quản trị 6.4. Câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng Mục tiêu chung: Giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về những vấn đề chung nhất của tổ chức hệ thống báo cáo kế toán bao gồm các khái niệm, nguyên tắc tổ chức liên quan đến báo cáo kế toán. Học viên nắm được các kiến thức về cách tổ chức báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo quy định của Chế độ kế toán. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về: - Khái niệm, nội dung tổ chức hệ thống báo cáo kế toán - Trình bày các nguyên tắc tổ chức hệ thống báo cáo kế toán. - Trình bày, đọc, phân tích số liệu báo cáo tài chính - Xây dựng chỉ tiêu báo cáo, đọc, phân tích hệ thống báo cáo quản trị - Thực hành hệ thống báo cáo kế toán doanh nghiệp 6.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN. Khái niệm Báo cáo kế toán là phương thức tổng hợp số liệu kế toán theo các chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát, toàn diện và có hệ thống tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ cũng như trình độ sử dụng vốn trong doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Báo cáo kế toán là cơ sở cung cấp số liệu cần thiết cho các đối tượng cần sử dụng thông tin kế toán để tiến hành phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, khai thác các tiềm năng của doanh nghiệp, từ đó có được các phương án kinh doanh hiệu quả Nội dung tổ chức hệ thống báo cáo kế toán - Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính - Tổ chức hệ thống báo cáo quản trị 6. 2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6.2.1. Khái niệm, yêu cầu và mục đích của hệ thống báo cáo tài chính 109
  44. Khái niệm: Hệ thống báo cáo kế toán tài chính là hệ thống báo cáo kế toán phản ánh một cách tổng quát về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và một số tình hình khác cần thiết cho các đối tượng quan tâm, sử dụng thông tin kế toán với các mục đích khác nhau để ra các quyết dịnh phù hợp. Mục đích của hệ thống báo cáo kế toán tài chính Báo cáo tài chính được sử dụng để cung cấp thông tin của một doanh nghiệp về: - Tài sản - Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu - Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác - Lãi, lỗ và phân phối kết quả kinh doanh - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước - Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán - Các luồng tiền Yêu cầu lập và trình bày Báo cáo tài chính Quy định ở CM 21- Chuần mực kế toán Việt Nam, bao gồm: - Trung thực và hợp lý - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy. 6.2.2. Hệ thống báo cáo tài chính hiện hành. Theo chế độ kế toán hiện hành áp dụng cho doanh nghiệp, hệ thống báo cáo kế toán tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính Hệ thống Báo cáo tài chính năm (Mấu B01, 02, 03, 09 - DN) được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Hệ thống Báo cáo tài chính giữa niên độ ( Mẫu B01a, 02a, 03a, 09a - DN) được áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp khác khi tự nguyện lập Báo cáo tài chính giữa niên độ. Các Công ty, Tổng công ty có đơn vị kế toán trực thuộc ngoài việc lập Báo cáo tài chính năm của Công ty, Tổng công ty còn phải lập Báo cáo tài chính tổng hợp (Mẫu B01, 110
  45. 02, 03,09 - DN) vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của cácđơn vị trực thuộc. Công ty Mẹ và Tập đoàn phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất (Mẫu B01, 02, 03, 09 - DN/HN) để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài chính, kinh doanh của đơn vị . 6.2.2.1. Bảng cân đối kế toán Khái niệm Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp dùng để phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Kết cấu và nguyên tắc trình bày các chỉ tiêu Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn. + Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Trong phần này các chỉ tiêu phản ánh giá trị tài sản lại được chia thành hai loại. Loại A: Ghi các chỉ tiêu phản ánh tài sản ngắn hạn Loại B: Gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản dài hạn Một Tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn, khi tài sản đó thoả mãn một trong các yêu cầu sau: (1) Được dự tính để bán hoặc sử dụng trọng khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp (2) Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ (3) Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào Những tài sản không thoả mãn các tiêu chuẩn trên được xếp vào loại tài sản dài hạn. + Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Trong phần này các chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn được chia làm hai loại: Loại A: Ghi các chỉ tiêu thuộc nợ phải trả của doanh nghiệp Loại B: Ghi các chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu và thu nhập tạo thêm được từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nợ phải trả được trình bày trên Bảng Cân đối kế toán được chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, phân biệt các khoản nợ phải trả tạo nên vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ hoạt động của doanh nghiệp và nợ phải trả tạo nên vốn dài hạn của doanh nghiệp. 111
  46. Vốn chủ sở hữu được trình bày theo tính chất chủ yếu của chúng về phương diện tài trợ cho các tài sản của doanh nghiệp, theo thứ tự từ nguồn vốn đầu tư của các chủ sở hữu, các quỹ chuyên dùng, các nguồn vốn khác. Trước khi lập Bảng Cân đối kế toán, cần hoàn tất việc ghi sổ kế toán kể cả sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Khoá sổ kế toán và lập Bảng Cân đối tài khoản để kiểm tra số liệu ghi trên các tài khoản tổng hợp theo nguyên tắc ghi sổ kép. 6.2.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Khái niệm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác. Kết cấu và nguyên tắc trình bày các chỉ tiêu Báo cáo kết quả kinh doanh gồm các chỉ tiêu phản ánh 3 nội dung: Doanh thu, thu nhập; Chi phí và Kết quả. Kết cấu: từng loại chi phí sẽ được khấu trừ vào doanh thu theo một trình tự phù hợp tương ứng với họat động kinh doanh và hoạt động khác cung cấp nhiều chỉ tiêu trung gian trước khi tính được kết quả cuối cùng. Về nguyên tắc, doanh nghiệp không được phản ánh chi phí và thu nhập hoạt động khác chung với hoạt động sản xuất kinh doanh thong thường vì sẽ làm sai lệch thong tin về kết quả hoạt động kinh doanh. Do vậy, Báo cáo Kết quả kinh doanh được cấu trúc thành hai phần chính: kết quả hoạt động kinh doanh (bao gồm hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính) và kết quả hoạt động khác. Các loại chi phí được phân loại theo chức năng của chi phí. Cụ thể như giá vốn hang bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN, chi phí hoạt động tài chính Trước khi lập Báo cáo Kết quả kinh doanh, doanh nghiệp cần hoàn tất việc ghi sổ các nghiệp vụ phân bổ chi phí, trích trước chi phí, tính giá tahnhf, kết chuyển chi phí, doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh 6.2.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Khái niệm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo. Những thông tin này giúp người quản lý phân tích được khả năng kinh doanh tạo ra lượng tiền của doanh nghiệp, phân tích đánh giá được khả năng tạo ra luồng tiền trong tương lai, khả năng thanh toán và nhu cầu tài chính bằng tiền trong các kỳ kinh doanh sau. Kết cấu và nguyên tắc trình bày các chỉ tiêu Kết cấu mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ được xây dựng để phản ánh được những nội dung chính là: 112
  47. - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh cơ bản - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải tuân thủ các nguyên tắc sau: (1) Tiền được trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản tiền gửi không kỳ hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn không quá 3 tháng. (2) Các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần là các khoản Thu và Chi tiền đối với các hoạt độngcó vòng quay nhanh như: Mua bán ngoại tệ, mua bán các khoản các khoản đầu tư, cho vay hoặc đi vay có thời hạn thannh toán không quá 3 tháng. (3) Các luồn tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền ghi sổ là lập báo cáo tài chính theo tỷ giá ngày phát sinh giao dịch. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của các tổ chức hoạt động ở nước ngoài phải được quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán của công ty mẹ theo tỷ giá thực tế ngáy lập báo cáo (4) Dòng dịch chuyển nội bộ giữa các khoản tiền không được ghi nhận là luồng tiền trên Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ. Kết cấu mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ được xây dựng dựa trên 2 phương pháp lập là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. 6.2.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo nhằm cụ thể hoá một số chỉ tiêu kinh tế, tài chính tổng hợp, trong bảng cân đối kế toán và trong báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích, đánh giá tình hình biến động của một số chỉ tiêu kinh tế, tài chính trong kỳ kinh doanh cũng như thuyết minh việc thực hiện chế độ kế toán và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp để từ đó đề xuất những quyết định kinh tế và phương hướng hoạt động của kỳ kinh doanh sau: Nội dung và kết cấu của thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các phần sau: - Đặc điểm hoạt động và tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp, tình hình thực hiện các phương pháp kế toán và vận dụng các nguyên tắc kế toán. - Số liệu chi tiết của một số chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán - Giải thích, thuyết minh tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh ở doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. - Tính toán một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp để so sánh với kỳ trước. - Nêu phương pháp hoạt động sản xuất, kinh doanh kỳ tới và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. 113
  48. 6.3. TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 6.3.1. Khái niệm, yêu cầu của hệ thống báo cáo kế toán quản trị. Khái niệm: Hệ thống báo cáo kế toán quản trị là một phân hệ của hệ thống báo cáo kế toán được lập theo yêu cầu quản lý của ngành và của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cho nội bộ ngành, doanh nghiệp. Báo cáo kế toán quản trị bao gồm cả báo cáo định kỳ và báo cáo thường xuyên. Số lượng báo cáo kế toán quản trị tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý nội bộ đặt ra. Yêu cầu: - Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể. - Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra quyết định kinh tế của doanh nghiệp. - Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thể thay đổi theo yêu cầu quản lý các cấp. 6.3.2. Các loại báo cáo kế toán quản trị. Thông tư 53/2007- BTC quy định báo cáo kế toán quản trị gồm các loại sau đây: a/ Báo cáo tình hình thực hiện: - Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. - Báo cáo khối lượng hàng hoá mua vào và bán ra trong kỳ theo đối tượng khách hàng, chiết khấu và các hình thức khuyến mại khác. - Báo cáo chi tiết khối lượng sản phẩm hoàn thành, tiêu thụ. - Báo cáo chấp hành định mức hàng tồn kho - Báo cáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động - Báo cáo chi tiết sản phẩm, công việc hoàn thành - Báo cáo cân đối nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá - Báo cáo chi tiết nợ phải thu theo hạn nợ, khách nợ và khả năng thu nợ - Báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả theo thời hạn nợ và chủ nợ - Báo cáo bộ phận lập cho trung tâm trách nhiệm - Báo cáo chi tiết tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu b/ Báo cáo phân tích - Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận 114
  49. - Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Ngoài ra căn cứ vào yêu cầu quản lý, điều hành của từng giaia đoạn cụ thể, doanh nghiệp có thể lập các báo cáo kế toán quản trị khác. Một số mẫu báo cáo kế toán quản trị: Công ty BÁO CÁO DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN Qúy năm Chỉ tiêu Bộ phận/ Bộ phận / Bộ phận/ Tổng cộng Sản phẩm Sản phẩm Sản phẩm A B C 1. Doanh thu theo hoá đơn 2. Các khoản giảm trừ - Chiết khấu - Giảm giá - Hàng bán bị trả lại 3. Doanh thu thuần 4. Giá vốn hàng xuất bán 5. Lợi nhuận góp 6. Chi phí bán hàng 7. Chi phí QLDN 8. Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp Đơn vị BÁO CÁO H ÀNG TỒN KHO Tài khoản Quý năm Tồn kho Nhập Xuất Tồn kho TT Tên hàng đầu kỳ trong kỳ trong kỳ cuối kỳ 1 Nhóm vải sợi 2 Nhóm dệt kim 3 Nhóm hàng may sẵn 4 Cộng 115
  50. Nếu báo cáo từng mặt hàng thì báo cáo này chính là bảng chi tiết số phát sinh của tài khoản phản ánh hàng tồn kho Đơn vị BÁO CÁO TÌNH HÌNH CÔNG NỢ (PHẢI THU, PHẢI TRẢ) Quý năm Số Số Thời hạn Số tăng Số giảm TT Chỉ tiêu đầu cuối trong kỳ trong kỳ Còn Quá hạn kỳ kỳ hạn 1 Nợ phải thu/phải trả của khách hàng - Công ty - Công ty 2 2. Nợ phải thu nội bộ 3 Nợ phải thu khác 4 Cộng Báo cáo chi tiết từng chỉ tiêu chính là Bảng chi tiết số phát sinh của từng tài khoản phản ánh chỉ tiêu đó Đơn vị BÁO CÁO TĂNG GIẢM NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU Quý năm Số đầu Số tăng Số giảm Số cuối Chỉ tiêu kỳ trong kỳ trong kỳ kỳ I. Nguồn vốn kinh doanh 1. Ngân sách cấp 2. Tự bổ sung 3. Nguồn vốn liên doanh 4. Nguồn vốn cổ phần II. Nguồn vốn đầu tư XDCB III. Các quỹ của doanh nghiệp 1. Quỹ đầu tư phát triển 116
  51. 2. Quỹ dự phòng tài chính 3. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm IV. Lãi chưa phân phối Cộng Đơn vị BÁO CÁO GIÁ THÀNH SẢN XUẤT Loại sản phẩm Quý năm Tổng giá thành Giá thành đơn vị Khoản mục giá thành Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện - Vật liệu chính - Vật liệu phụ - Tiền lương CN - Khoản trích BH - Chi phí khấu hao - Chi phí công cụ dụng cụ - Dịch vụ mua ngoài Các khoản mục giá thành trong báo cáo này do ngành hoặc doanh nghiệp quy định phù hợp với yêu cầu quản lý từng khoản mục giá thành, phục vụ cho yêu cầu quản trị kinh doanh của doanh nghiệp và phục vụ cho việc xem xét, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất của sản phẩm. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 6.4. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG I. Câu hỏi ôn tập 1.1. Hãy cho biết yêu cầu lập và trình bày Báo cáo tài chính theo quy định tại Chuẩn mực số 21- VAS 1.2. Thông tin về vốn bằng tiền của một doanh nghiệp được thể hiện như thế nào trên các Báo cáo tài chính? 1.3. Bạn hiểu như thế nào về tính " đáng tin cậy" của Báo cáo tài chính? 1.4. Trình bày nguyên tắc " Có thể so sánh" khi lập và trình bày Báo cáo tài chính theo quy định tại Chuẩn mực số 21- VAS 117
  52. 1.5. Trình bày nguyên tắc " Bù trừ" khi lập và trình bày Báo cáo tài chính theo quy định tại Chuẩn mực số 21- VAS II. Bài tập vận dụng Bài số 2.1: Hãy đưa ra nhận định Đúng/ Sai và giải thích cho mỗi câu sau: 2.1. Có thể tìm thông tin về tổng lãi vay phải trả trong kỳ được thể hiện trên Bảng Cân đối kế toán. 2.2. Chỉ tiêu "Doanh thu hoạt động tài chính" trên Báo cáo KQKD luôn là phát sinh bên Có của TK 515. 2.3. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, kế toán có thể bù trừ số dư giữa bên Nợ và bên Có của TK Phải thu khách hàng (TK 131) và TK Phải trả người bán ( TK 331) 2.4. Chỉ tiêu Lợi nhuận trên Báo cáo KQKD chỉ liên quan đến hiện tại còn chỉ tiêu Lợi nhuận trên Bảng Cân đối kế toán liên quan đến cả quá khứ và hiện tại. 2.5. Báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể. 2.6. Các chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng được giải trình trên Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo KQKD. 2.7. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chỉ phải nộp cho các cơ quan Thuế 2.8. Chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế" bao giờ cũng trùng với chỉ tiêu "Thu nhập chịu thuế" của doanh nghiệp 2.9. Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính được trình bày trên Bảng Cân đối kế toán của doanh nghiệp 2.10. Thông tin vè nguồn đầu tư TSCĐ được trình bày trên Bảng Cân đối kế toán của doanh nghiệp 2.11. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính của các công ty TNHH, công ty cổ phần là 30 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ 2.12. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận chỉ nhằm vào mục tiêu lập các Báo cáo tài chính chứ không phải Báo cáo kế toán quản trị 2.13. Báo cáo kế toán quản trị có thể được lập vào bất kỳ thời điểm nào theo yêu cầu của nhà quản lý 2.14. Số lượng và các loại Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý nội bộ đặt ra. Bài số 2.2: Trích tài liệu tại một doanh nghiệp trong quý 1/N ( 1.000đ) 118
  53. 641 632 642 (9) 6.000 6.000 (10b) (6a) 60.000 260.000 ( 2) 5.000 17.140 (10c) (8a) 200.000 (10a) (3) 6.000 (4) 1.320 (5) 5.000 511 33311 157 (10d) 100.000 (6b) 10.000 (6b) SDĐK: 60.000 (6a) 360.000 260.000 (8b) 26.000 (8b) 60.000 0 36.000 0 155 112 331 (7d) 280.000 200.000 (8a) ĐK: 200.000 ĐK: 70.000 ĐK: (1) 150.000 150.000 80.000 350.000 70.000 150.000 414 311 211 ĐK: 60.000 ĐK: 100.000 ĐK: 1.760.000 60.000 100.000 1.760.000 334 152 214 (4) 5.100 ĐK: 60.000 ĐK: 250.000 215.000 (2) 25.000 (5) 60.000 (3) 116.400 35.000 25.000 911 622 621 (10a) 260.000 360.000 (10d) (3) 50.000 59.500 (7b) (2) 200.000 200.000 (7b) (10b) 6.000 (4) 11.000 (10c) 17.140 (10e) 76.860 338 154 131 18.300 (4) (7a) 200.000 280.000 (7d) ĐK: 150.000 150.000 (7b) 59.500 (6b) 110.000 (1) (7c) 34.760 (8b) 286.000 15.000 14.260 396.000 411 421 111 ĐK: 2.200.000 ĐK: 100.000 ĐK: 100.000 6.000 (9) 76.860 (10a) 2.200.000 176.860 94.000 627 119
  54. (2) 10.000 34.760 (7c) (3) 4.000 (4) 880 (5) 20.000 Yêu cầu: 1. Lập Bảng tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, biết: - Trong kỳ, doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại SP M và hoàn thành nhập kho 1000 cái - Giá trị SPDD được tính theo giá trị VL chính tiêu hao 2. Lập Bảng Cân đối kế toán của doanh nghiệp quý 1/N 3. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/N Bài số 2.3: Cho số dư đầu quý III/N một số tài khoản tại một doanh nghiệp (đơn vị tính 1.000đ). Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - TK 131 (Công ty X): 300.000 (dư Nợ) - TK 338: 190.000 - TK 131 (Công ty Y): 520.000 (dư Có) - TK 333: 120.000 - TK 157(H): 360.000 - TK 211: 1.050.000 - TK 214: 400.000 - TK 331(dư Có): 350.000 - TK 334: 130.000 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý III/N 1. Thu mua vật liệu chính của công ty M theo tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT 10%) là 594.000 dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm. 2. Xuất kho vật liệu phụ trực tiếp chế tạo sản phẩm là 14.700, cho sửa chữa thường xuyên TSCĐ của bộ phận sản xuất là 2.300. 3. Tính ra tiền lương phải trả công nhân viên chức: - Công nhân trực tiếp sản xuất 130.000 - Nhân viên quản lý phân xưởng 160.000 - Nhân viên quản lý doanh nghiệp 40.000 4. Trích theo lương theo tỷ lệ quy định. 5. Trích khấu hao TSCĐ trong kỳ: - Bộ phận sản xuất 17.300 - Bộ phận bán hàng 8.000 120
  55. 6. Công ty X thanh toán toàn bộ số tiền còn nợ kỳ trước bằng chuyển khoản sau khi trừ chiết khấu thanh toán 1,2%. 7. Số hàng gửi bán đầu kỳ đã được công ty H chấp nhận và thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng sau khi trừ chiết khấu 1%. Biết rằng giá bán bao gồm cả thuế GTGT 10% số hàng trên là 671.000. 8. Giá trị vật liệu chính sử dụng không hết nhập lại kho là 40.000. 9. Nhập kho 1.200 sản phẩm, bán trực tiếp từ phân xưởng 300 sản phẩm với giá bán ghi trên hoá đơn (đã có thuế GTGT 10%) là 220.000. 10. Kết chuyển thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Yêu cầu 1. Lập bảng tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo phương pháp trực tiếp. Biết rằng đầu kỳ không có sản phẩm dở dang, cuối kỳ còn dở dang 500 sản phẩm (mức độ hoàn thành 50%). 2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào tài khoản kế toán. 3. Lập Bảng cân đối kế toán quý III/N. 4. Lập Báo cáo KQKD quý III/N TÓM TẮT CHƯƠNG VI - Báo cáo kế toán là phương thức tổng hợp số liệu kế toán theo các chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát, toàn diện và có hệ thống tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ cũng như trình độ sử dụng vốn trong doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nội dung tổ chức hệ thống báo cáo kế toán gồm: tổ chức hệ thống báo cáo tài chính và tổ chức hệ thống báo cáo quản trị. - Hệ thống báo cáo tài chính hiện hành gồm bốn báo cáo sau: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Thuyết minh báo cáo tài chính. - Trong từng loại báo cáo đếu đề cập đến kết cấu và nguyên tắc trình bày các chỉ tiêu, cơ sở lập và phương pháp lập một cách cụ thể, chi tiết. 121
  56. CHƯƠNG VII TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Chương VII gồm ba nội dung: 7.1. Quy định chung và cơ sở xây dựng bộ máy kế toán 7.2. Các hình thức tổ chức bộ máy kế toán 7.3. Câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các kiến thức về tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ và có hiệu quả khối lượng công tác kế toán bao gồm khái niệm, nguyên tắc, nội dung và các yêu cầu về tổ chức bộ máy kế toán; các hình thức tổ chức bộ máy kế toán hiện nay tại Việt Nam. Trên cơ sở những vấn đề lý luận học viên vận dụng vào thực tiễn tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cho học viên về: - Khái niệm, nội dung, quy định chung về tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp - Cơ sở xây dựng mô hình và lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán - Điều kiện vận dụng, trách nhiệm, quyền hạn các bộ phận trong bộ máy của các hình thức tổ chức bộ máy kế toán hiện nay tại Việt Nam gồm hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung; hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán; và hình thức tổ chức bộ máy phân tán. 7.1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG MÔ HÌNH BỘ MÁY KẾ TOÁN 7.1.1. Những quy định chung về tổ chức bộ máy kế toán . Khái niệm : Bộ máy kế toán trên góc độ tổ chức lao động kế toán là việc tập hợp đồng bộ các nhân viên kế toán để đảm bảo thực hiện khối lượng công tác kế toán với đầy đủ chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị cơ sở. Các nhân viên kế toán trong bộ máy kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi cán bộ nhân viên đều được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, để từ đó tạo thành mối liên hệ có tính vị trí, lệ thuộc, chế ước lẫn nhau. + Mối quan hệ dọc (Là mối quan hệ chỉ huy, mối quan hệ phụ thuộc). + Mối quan hệ ngang: nhiệm vụ kế toán với nhiệm vụ kế toán -> mối quan hệ chuyên môn, mối quan hệ đồng nghiệp. Yêu cầu nhiệm vụ kế toán: Phải có năng lực tổng hợp, hiểu biết rộng, biết dự đoán, biết chuẩn bị được cho các công việc tương lai, biết tự chủ bản thân, hiểu biết linh 122
  57. hồn - bản chất của con số, hiểu biết được mối quan hệ hữu cơ giữa các số liệu trong một tổ chức, một kỳ kế toán, hiểu biết nghiệp vụ một cách toàn diện về lĩnh vực phục vụ và phụ trách, phải có tính yêu nghề, trung thực, trọng chữ tín. Các quy định trong quá trình tổ chức bộ máy kế toán . - Bất vị thân, bất kiêm nhiệm. - Tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện chuyên môn hoá. - Một đơn vị kế toán được thành lập phải có đủ tư cách pháp nhân thì phải có đơn vị kế toán và nhân sự kèm theo, đơn vị được phép thuê kế toán và kế toán trưởng. - Thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, tài chính trong đơn vị. - Tổ chức phân công theo đúng chức danh, theo đúng lao động. Nội dung tổ chức bộ máy kế toán: - Tổ chức lựa chọn hình thức tổ chức, mô hình bộ máy kế toán - Tổ chức nhân sự. - Tổ chức các phần hành kế toán. - Tổ chức kiểm tra kế toán. - Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp. - Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin. - Tổ chức mối quan hệ giữa các phần hành kế toán. - Tổ chức mối quan hệ giữa phòng kế toán và các phòng ban khác có liên quan. . 7.1.2 Căn cứ xây dựng mô hình bộ máy kế toán. Để xây dựng mô hình bộ máy kế toán ở đơn vị một cách khoa học và hợp lý cần phải dựa vào các căn cứ sau: - Đặc điểm và quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Quy mô và địa bàn hoạt động. - Mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ doanh nghiệp - Hình thức sở hữu tài sản. - Trình độ, trang thiết bị phương tiện kỹ thuật 7.2. Các mô hình tổ chức bộ máy kế toán . 123
  58. Hiện nay, ở các doanh nghiệp có 3 hình thức tổ chức bộ máy kế toán: - Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung - Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán - Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán Doanh nghiệp cần dựa vào các căn cứ trên để lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán ở đơn vị mình cho phù hợp. 7.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Đứng trên góc độ quản lý thì mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung thực hiện quản lý theo trực tuyến: Sự chỉ đạo của kế toán trưởng xuống từng nhân viên kế toán không thông quá trung gian nào cả, vì vậy sự chỉ đạo của kế toán trở nên nhanh - gọn nhẹ - hiệu quả. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức này như sau: BỘ MÁY KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC TẬP TRUNG Kế toán trưởng Bộ Bộ Bộ Bộ BP KT BPKT Bộ BP phận phận phận kế phận CPSX T.toán phận kiểm KT và giá và vốn toán kế lương KT tra tài thành chủ sở chính NVL toán các tổng kiểm TSCĐ khoản SP hữu hợp toán và BH Nhân viên kế toán đơn vị phụ thuộc Theo mô hình này, toàn bộ công việc kế toán từ khâu thu nhận, xử lý, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh đều được thực hiện tại phòng kế toán của doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị có bộ phận phụ thuộc, các đơn vị phụ thuộc không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có một số nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra, tổng hợp, phân loại chứng từ phát sinh ở đơn vị phụ thuộc, sau đó gửi chứng từ về phòng kế toán ở đơn vị chính. * Ưu điểm: 124
  59. Đảm bảo sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán giúp cho doanh nghiệp chỉ đạo, kiểm tra sản xuất kinh doanh được kịp thời, chuyên môn hóa cán bộ, giảm nhẹ biên chế, tạo điều kiện cho việc ứng dụng các phương tiện tính toán hiện đại có hiệu quả. Tổ chức bộ máy kế toán tập trung phù hợp DN vừa và nhỏ, địa bàn hoạt động tập trung. * Nhược điểm: Không cung cấp kịp thời các số liệu cần thiết cho các đơn vị trực thuộc trong một doanh nghiệp. 7.2.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán. Đứng trên góc độ quản lý thì tổ chức bộ máy kế toán phân tán quản lý theo phương thức chức năng. Sự chỉ đạo của kế toán trưởng thông qua các bộ phận chức năng từ các bộ phận chức năng chỉ đạo trực tiếp đến các nhân viên kế toán. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức này như sau: BỘ MÁY KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC PHÂN TÁN Kế toán trưởng Bộ phận Bộ phận kế BP kế toán BP tổng hợp tài chính toán đơn vị tổng hợp số kiểm tra kế toán trung tâm liệu đơn vị toàn đơn vị trực thuộc Đơn vị trực thuộc (Trưởng phòng, trưởng ban kế toán) BP kế toán BP kế toán BP kế toán BP kế tiền và vật tư và toán tiền lương thanh toán TSCĐ CPSX 125
  60. Theo mô hình này, ở các đơn vị phụ thuộc đều có tổ chức bộ máy kế toán riêng. - Phòng kế toán trung tâm: Có nhân sự riêng, sổ kế toán riêng tương ứng với chức năng nhiệm vụ được phân cấp. + Nhiệm vụ phòng kế toán trung tâm là: thực hiện các phần hành kế toán phát sinh tại phòng và công tác tài chính của doanh nghiệp. Phòng kế toán trung tâm thực hiện hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị trực thuộc, thu nhận báo cáo tài chính ở đơn vị cơ sở và cùng với báo cáo tài chính ở đơn vị trung tâm để lập BCTC của toàn doanh nghiệp . + Bộ phận kế toán trung tâm chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho quản lý, cho các nhà đầu tư, cho các đối tượng cho vay, cho cơ quan quản lý nhà nước. + Bộ phận kế toán trung tâm có đầy đủ tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm về thông tin đã cung cấp, có quyền tuyên bố thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp. - Đối với đơn vị kế toán cơ sở, trực thuộc có bộ phận nhân sự, sổ kế toán riêng. Thực hiện toàn bộ khối lượng công tác kế toán phát sinh ở cơ sở mình từ khâu thu nhận - xử lý và hệ thống hoá thông tin kế toán ở đơn vị để lập báo cáo tài chính gửi về trung tâm theo định kỳ. Đơn vị kế toán cơ sở là một đơn vị không đầy đủ tư cách pháp nhân do đó không có quyền tuyên bố giải thể doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về tính pháp lý của kế toán. * Ưu điểm của mô hình: - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán áp dụng thích hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn phân tán, các đơn vị hoạt động tương đối độc lập. Tạo sự chủ động cho đơn vị cơ sở hoạt động kinh doanh theo cơ chế thu nộp theo quy định. - Kế toán gắn với sự chỉ đạo tại chỗ của hoạt động kinh doanh, giảm bớt được sự cồng kềnh về bộ máy nhân sự ở cấp trên đảm bảo tốc độ truyền tin nhanh. * Nhược điểm: Mô hình này lại có hạn chế việc chỉ đạo, kiểm tra của kế toán trưởng và lãnh đạo doanh nghiệp đối với công tác kế toán cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. 7.2.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp. Đứng trên góc độ quản lý là một phương thức quản lý trực tuyến chức năng trong đó có những bộ phận có sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng bên cạnh đó còn có những bộ phận được nhân sự chỉ đạo thông qua các phòng ban kế toán. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức này như sau: 126
  61. BỘ MÁY KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC VỪA TẬP TRUNG VỪA PHÂN TÁN Kế toán trưởng Bộ Bộ phận kế toán trung tâm Bộ phận kế toán tổng phận Kế toán Kế toán hợp tài chính vật liệu TSCĐ Đơn vị trực thuộc(Trưởng phòng KT) Nhân viên kế toán KT1 KT2 KT3 KT4 KT5 đơn vị phụ thuộc - Khi một đơn vị DN, một đơn vị kinh tế tồn tại song song mô hình phân tán và tập trung thì lúc đó người ta áp dụng tổ chức mô hình bộ máy kế toán hỗn hợp. Đối với đơn vị trực thuộc là đơn vị có đủ điều kiện về mặt tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh với quy mô lớn, khoảng không gian rộng và được giao quyền quản lý điều hành, quyền sử dụng vốn riêng. Đơn vị trực thuộc thực hiện toàn bộ khối lượng công tác kế toán phát sinh tại đơn vị và lập BCTC tại đơn vị. Cuối kỳ chuyển báo cáo tài chính về bộ phận kế toán trung tâm để tổng hợp do đó đơn vị trực thuộc được tổ chức bộ máy kế toán nhân sự riêng và sổ kế toán riêng. Đối với bộ phận phụ thuộc không được giao quyền quản lý về vốn - tài chính cũng như hoạt động kinh doanh riêng rẽ. Chỉ thu nhận và xử lý chứng từ. Sau đó được chuyển chứng từ kế toán trung tâm thực hiện nghiệp vụ. Bộ phận kế toán trung tâm thực hiện các nghiệp vụ kế toán tại trung tâm đồng thời tiến hành lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Có bộ máy kế toán nhân sự riêng và sổ kế toán riêng đồng thời là đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ. 7.2.4.Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trưởng trong việc tổ chức công tác kế toán ở đơn vị Kế toán trưởng là người giúp giám đốc đơn vị tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính, thống kê tại đơn vị. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng : - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành kỷ luật; 127
  62. - Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trung cấp trở lên; - Có quyền độc lập chuyên môn về nghiệp vụ kế toán; - Có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình; - Thời gian công tác ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ kế toán bậc trung cấp; - Có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng; - Khi có sự thay đổi người làm kế toán trưởng, người làm kế toán trưởng cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho kế toán trưởng mới. Người làm kế toán trưởng cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán trưởng. Nhiệm vụ của kế toán trưởng : - Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp, không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy kế toán; - Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra thực hiện ghi chép tính toán, phản ánh, chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; - Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế phải nộp ngân sách nhà nước, các khoản quỹ để lại doanh nghiệp, các khoản dự phòng phải thu và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả; - Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ kết quả kiểm kê tài sản từng kỳ và đề xuất các biện pháp giải quyết, xử lý khi có các trường hợp thất thoát xẩy ra; - Lập đầy đủ và giữ đúng hạn các báo cáo kế toán và quyết toán theo đúng chế độ báo cáo kế toán quy định; kiểm tra việc bảo vệ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp; ký các sổ kế toán, các báo cáo kế toán và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ của số liệu kế toán trong các sổ kế toán và các báo cáo kế toán khác; - Tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các chế độ, thể lệ kế toán; các chính sách, chế độ kinh tê tài chính trong toàn doanh nghiệp như: chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán . 128
  63. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 7.3.CÂU HỎI ÔN TẬP 1.1. Hãy cho biết nội dung tổ chức bộ máy kế toán? và những quy định pháp lý về tổ chức bộ máy kế toán? 1.2. Nêu rõ các căn cứ cần dựa vào để có thể tổ chức khoa học và hợp lý bộ máy kế toán ở đơn vị? 1.3. Cho biết ý nghĩa của việc tổ chức bộ máy kế toán khoa học và hợp lý? 1.4. Trình bày rõ các hình thức tổ chức bộ máy kế toán và điều kiện vận dụng từng hình thức tổ chức bộ máy kế toán? 1.5. Cho biết vai trò và các việc cần làm của kế toán trưởng đơn vị trong việc tổ chức công tác kế toán ở đơn vị mình. 1.6 Chức trách, nhiệm vụ của bộ máy kế toán doanh nghiệp theo từng loại hình doanh nghiệp, theo cơ chế quản lý hiện nay? TÓM TẮT CHƯƠNG VII - Bộ máy kế là việc tập hợp đồng bộ các nhân viên kế toán để đảm bảo thực hiện khối lượng công tác kế toán với đầy đủ chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị cơ sở. - Để xây dựng mô hình bộ máy kế toán ở đơn vị một cách khoa học và hợp lý cần phải dựa vào các căn cứ sau: Đặc điểm và quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Quy mô và địa bàn hoạt động; Mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ doanh nghiệp; Hình thức sở hữu tài sản; Trình độ, trang thiết bị phương tiện kỹ thuật - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán hiện nay, có ba hình thức: tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình phân tán và tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình hỗn hợp (vừa tập trung, vừa phân tán) 129
  64. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hệ thống kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp, Hướng dẫn lập chứng từ kế toán. hướng dẫn ghi sổ kế toán (theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của BTC), Bộ Tài Chính, NXB tài chính, 2006 2. Hệ thống kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp, Hệ thống báo cáo tài chính (theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của BTC), Bộ Tài Chính, NXB tài chính, 2006 3. Hướng dẫn thực hành lập chứng từ, ghi sổ kế toán, bài tập và lập báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ- TS Phạm Huy Đoái, CN Nguyễn Thanh Tùng, NXB tài chính, 2004 4. Thực hành tổ chức công tác kế toán – Học viện tài chính, NXB tài chính, 2004 5. Tổ chức công tác kế toán – PGS. TS. Đoàn Xuân Tiên, NXB Thống kê, 2009 6. Luật kế toán, 17/6/2003 7. Chế độ kế toán doanh nghiệp – Bộ tài chính, NXB Tài chính, 2006 8. Chuẩn mực kế toán Việt Nam – Bộ tài chính 130