Bài giảng Kế toán tài chính nâng cao - Mai Ngọc Anh

ppt 272 trang ngocly 1380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính nâng cao - Mai Ngọc Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ke_toan_tai_chinh_nang_cao_mai_ngoc_anh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kế toán tài chính nâng cao - Mai Ngọc Anh

  1. KHÓA ÔN THI KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ NĂM 2014 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH NÂNG CAO PGS,TS. MAI NGỌC ANH maingocanhhvtc@gmail.com 1
  2. 2 Cách tiếp cận nội dung ôn thi ❑ Sử dụng tài liệu do Bộ Tài chính phát hành năm 2014 ❑ Khái quát các vấn đề lý thuyết theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán liên quan ❑ Lựa chọn, trình bày các vấn đề cơ bản, trọng tâm ❑ Học viên kết hợp nghiên cứu CMKT, Chế độ kế toán ❑ Các dạng câu hỏi và phương án trả lời ❑ Bài tập tình huống và gợi ý trả lời ❑ Những lưu ý khi làm bài ở từng nội dung
  3. 3 Tài liệu ôn thi ❑ Sử dụng tài liệu ôn thi do Bộ Tài chính phát hành 2014 ❑ Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ❑ Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15 ❑ Các văn bản sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán ❑ Thông tư 161 ngày 31/12/2007 ❑ Thông tư 106 ngày 18/11/2008 ❑ Thông tư 60/2009, ngày 27/10/2009 ❑ Thông tư 244/2009 ngày 31/12/2009 ❑ ❑ Học viên có thể tham khảo thêm giáo trình kế toán tài chính, kế toán quản trị các trường Đại học.
  4. 4 Dự kiến chương trình STT Nội dung Ghi chú Buổi 1 • Giới thiệu tổng quan • Luật kế toán • Các khái niệm, nguyên tắc kế toán • Lập và trình bày BCTC Buổi 2 • Kế toán các nghiệp vụ gốc ngoại tệ Buổi 3 • Kế toán hàng tồn kho Buổi 4 •Kế toán tài sản cố định, BĐS đầu tư Buổi 5 •Kế toán tài sản cố định, BĐS đầu tư Buổi 6 • Kế toán bán hàng, thuế TNDN
  5. 5 Dự kiến chương trình STT Nội dung Ghi chú Buổi 7 • Kế toán nợ phải trả, dự phòng phải trả, trái phiếu phát hành, chi phí đi vay, vốn chủ sở hữu. Buổi 8 • Kế toán đầu tư tài chính • Kế toán hợp nhất kinh doanh và BCTC hợp nhất Buổi 9 • Kế toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kì kế toán năm • Sai sót, thay đổi chính sách kế toán
  6. 6 Dự kiến chương trình STT Nội dung Ghi chú Buổi 10 • Các vấn đề khác về KTTC Buổi 11 • Kế toán quản trị chi phí Buổi 12 • Kế toán quản trị chi phí Buổi 13 • Kế toán quản trị chi phí Buổi 14 • Thông tin thích hợp
  7. KHÓA ÔN THI KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ NĂM 2014 KHUNG PHÁP LÝ VÀ LUẬT KẾ TOÁN VIỆT NAM VẤN ĐỀ 1 7
  8. 8 Tổng quan về khung pháp lý kế toán ❑Sự hình thành khung pháp lý kế toán ❑Các yếu tố cấu thành khung pháp lý kế toán ❑ Luật kế toán ❑Chuẩn mực kế toán ❑ Chế độ kế toán
  9. 9 Tổng quan về khung pháp lý kế toán ❑Các mô hình thiết lập khung pháp lý kế toán ❑Các nước theo luật La Mã (Roman Law) ❑ Các nước theo luật chung (Common Law) ❑ Các nhân tố ảnh hưởng ❑ Tính chất sở hữu ❑ Thị trường chứng khoán ❑ Thuế ❑ Văn hóa, chính trị
  10. Vấn đề 1 – Khung pháp lý kế toán và Luật kế toán Loại VB Nội dung Thời gian Luật Kế toán ` 20/03/2003 Nghị định 129 Hướng dẫn kế toán trong lĩnh vực kinh 31/05/2004 doanh Nghị định 51 Quy định về hóa đơn bán hàng 14/05/2010 Nghị định 185 Xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán 4/11/2004 (Sửa đổi theo NĐ 39 ngày 26/5/2011 Quyết định Ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam Từ năm 26 chuẩn mực kế toán 2001 – 2005 Quyết định 15 Ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp 20/03/2006 Quyết định 48 Ban hành chế độ kế toán DNNVV 14/09/2006
  11. Vấn đề 1 – Khung pháp lý kế toán và Luật kế toán Loại VB Nội dung Thời gian Thông tư 161 Hướng dẫn các chuẩn mực KT đợt 1,2,3 31/12/2007 Thông tư 20 Hướng dẫn các chuẩn mực kế toán đợt 4 20/03/2006 Thông tư 21 Hướng dẫn các chuẩn mực kế toán đợt 5 20/03/2006 Thông tư 244 Sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán DN 31/12/2009 Thông tư 53 Áp dụng kế toán quản trị 12/06/2006 Thông tư 106 Hướng dẫn KT chuyển DNNN – Cty CP 17/01/2006 Thông tư 96 Hướng dẫn xử lý, phục hồi tài liệu kế toán 05/07/2010 . Các quy định về chính sách tài chính ảnh hưởng đến kế toán
  12. 12 Vấn đề 1. Luật kế toán Việt Nam Nội dung cơ bản của Luật kế toán o Các định nghĩa liên quan (Điều 3) o Các nhiệm vụ, yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của kế toán (Điều 5,6,7) o Đối tượng của kế toán (Điều 9) o Các quy định về đơn vị tính, chữ viết, chữ số; kì kế toán (Điều 11,12,13) o Các hành vi bị nghiêm cấm trong kế toán (Điều 14)
  13. 13 Vấn đề 1. Nội dung cơ bản của luật kế toán VN o Các quy định về chứng từ (Điều 17 – 22) o Nội dung của chứng từ kế toán o Chứng từ điện tử (Xem thêm Điều 6 – 9, nghị định 129) o Lập chứng từ kế toán o Kí chứng từ kế toán o Hóa đơn bán hàng o Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán
  14. 14 Vấn đề 1. Nội dung cơ bản của luật kế toán VN o Các quy định về tài khoản và sổ kế toán (Điều 23 – 28) o Quy định chung về tài khoản, hệ thống TK o Quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán o Chữa sổ kế toán: Các phương pháp sữa sổ kế toán: Điều kiện áp dụng và nội dung phương pháp chữa sổ kế toán
  15. 15 Vấn đề 1. Nội dung cơ bản của luật kế toán VN o Quy định về Báo cáo tài chính (Điều 29-34) o Các quy định chung o Lập báo cáo tài chính o Nội dung và hình thức công khai BCTC
  16. 16 Vấn đề 1. Nội dung cơ bản của luật kế toán VN ❑ Một số vấn đề khác o Công tác kiểm tra kế toán o Kiểm kê tài sản, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán o Công tác kế toán trong trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại o Công việc kế toán trong các trường hợp: o Chia tách o Hợp nhất; chuyển đổi hình thức sở hữu o Giải thể, phá sản
  17. 17 Vấn đề 1. Nội dung cơ bản của luật kế toán VN ❑ Các quy định về tổ chức công tác kế toán (Điều 48 – 54) o Quy định về tổ chức công tác kế toán o Quy định về người làm kế toán, kế toán trưởng o Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật, kế toán trưởng và người làm kế toán o Quy định về hành nghề kế toán o Thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng
  18. 18 Vấn đề 1. Nội dung cơ bản của luật kế toán VN ❑ Quy định về hoạt động nghề nghiệp kế toán (Điều 55 – 58) o Quy định về hành nghề kế toán o Chứng chỉ hành nghề kế toán o Thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng
  19. 19 Vấn đề 1. Nội dung cơ bản của luật kế toán VN ❑ Lưu ý: ❑ Các câu hỏi thường là trình bày các quy định ❑ Xác định đúng phạm vi câu hỏi (Theo từng điều của luật hoặc bao quát một số điều có liên hệ với nhau) ❑ Phân bổ thời gian hợp lý cho các câu hỏi lý thuyết này
  20. KHÓA ÔN THI KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ NĂM 2014 NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN & TRÌNH BÀY BCTC VẤN ĐỀ 2 20
  21. 21 2.1. Các nguyên tắc kế toán cơ bản (Chuẩn mực chung – VAS 01) ❑ Các nguyên tắc kế toán cơ bản quy định trong VAS 01 là cơ sở cho việc đánh giá, ghi nhận và trình bày trên BCTC. o Nguyên tắc cơ sở dồn tích o Nguyên tắc hoạt động liên tục o Nguyên tắc giá gốc o Nguyên tắc thận trọng o Nguyên tắc nhất quán o Nguyên tắc Phù hợp o Nguyên tắc Trọng yếu.
  22. 22 2.1. Các nguyên tắc kế toán cơ bản (Chuẩn mực chung – VAS 01) ❑ Dạng câu hỏi lý thuyết: o Trình bày nội dung nguyên tắc? o Vận dụng nguyên tắc trong kế toán như thế nào? o Cho ví dụ minh họa? Ví dụ 1: Trình bày nội dung nguyên tắc giá gốc? Nguyên tắc này được vận dụng trong đánh giá TSCĐ HH như thế nào? Cho ví dụ minh họa xác định nguyên giá TSCĐ hình thành do mua trả góp? Ví dụ 2: Nội dung nguyên tắc trọng yếu? Cho ví dụ minh họa việc vận dụng nguyên tắc trọng yếu?
  23. 23 2.2. Các yếu tố của Báo cáo Tài chính VAS 01 – Chuẩn mực chung ❑ Tình hình tài chính, gồm các yếu tố: o Tài sản o Nợ phải trả o Vốn chủ sở hữu ❑ Tình hình kinh doanh, gồm các yếu tố: o Doanh thu và thu nhập khác o Chi phí Lưu ý: (Học viên đọc VAS 01 để năm được định nghĩa, điều kiện ghi nhận các yếu tố của BCTC)
  24. 24 2.3.Trình bày BCTC (Chuẩn mực 21, QĐ 15, TT 161,244) ❑ Những vấn chung được trình bày trong VAS 21 o Mục đích của báo cáo tài chính o Yêu cầu lập và trình bày BCTC o Chính sách kế toán áp dụng trong lập BCTC o Nguyên tắc lập và trình bày BCTC (Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù trừ, có thể so sánh ) Lưu ý: Dạng câu hỏi chủ yếu là trình bày và cho ví dụ minh họa vận dụng nguyên tắc
  25. 25 2.3.Trình bày BCTC (Chuẩn mực 21, QĐ 15, TT 161,244) ❑ Bảng cân đối kế toán – VAS 21 quy định: o Cấu trúc cơ bản của bảng cân đối kế toán o Trình bày riêng biệt tài sản, nợ ngắn hạn và dài hạn o Trình bày theo tính thanh khoản giảm dần o Nguyên tắc phân biệt ngắn hạn và dài hạn o Tài sản o Nợ phải trả o Các khoản mục chủ yếu cần trình bày trên Bảng cấn đối kế toán gồm các khoản mục nào?
  26. 26 2.3.Trình bày BCTC (Chuẩn mực 21, QĐ 15, TT 161,244) ❑ Báo cáo kết quả kinh doanh – VAS 21 quy định o Thông tin cần trình bày trên báo cáo o Cách thức trình bày thông tin chi phí oTheo chức năng o Theo bản chất kinh tế ❑ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Chuẩn mực riêng) ❑ Thuyết minh báo cáo tài chính (Tự nghiên cứu)
  27. 27 2.3.Trình bày BCTC (Chuẩn mực 21, QĐ 15, TT 161,244) ❑ QĐ 15 quy định cụ thể về lập BCTC ❑ Khái niệm, mục đích, cơ sở số liệu và phương pháp chung lập: ❑ Bảng cân đối kế toán ❑ Báo cáo kết quả kinh doanh ❑ Nội dung, cơ sở số liệu và phương pháp lập một số chỉ tiêu cụ thể ❑ Quyết định 15 ❑ Các thông tư sửa đổi như TT 244.
  28. 28 2.3.Trình bày BCTC (Chuẩn mực 21, QĐ 15, TT 161,244) ❑ Nội dung, cơ sở số liệu và phương pháp lập một số chỉ tiêu như: (Xem QĐ15,TT161, TT244 ) oTiền và tương đương tiền oNợ phải thu, phải trả o Các chỉ tiêu về Thuế o Hàng tồn kho o TSCĐ và bất động sản đầu tư o Các khoản dự phòng o Vốn chủ sở hữu (CP quỹ, thặng dư vốn, CL tỷ giá ) o Các chỉ tiêu mới được sửa đổi, bổ sung
  29. 29 2.3.Trình bày BCTC (Chuẩn mực 21, QĐ 15, TT 161,244) ❑ Ví dụ dạng câu hỏi: o Số liệu của TK 131 (331) được sử dụng để lập những chỉ tiêu nào trên Bảng cân đối kế toán năm? Trình bày nội dung, cơ sở số liệu, phương pháp lập và cho ví dụ minh họa? o Trình bày nội dung, cơ sở số liệu, phương pháp lập và cho ví dụ minh họa lập các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ hữu hình ( VH, BĐS) trên Bảng CĐKT lập cuối năm? o Trích bảng cân đối kế toán, hoặc báo cáo kết quả kinh doanh, Nêu nội dung, cơ sở số liệu và phương pháp lập các chỉ tiêu liên quan? Lập ĐK kế toán kết chuyển ?
  30. 30 2.3.Trình bày BCTC (Chuẩn mực 21, QĐ 15, TT 161,244) ❑ Ví dụ dạng câu hỏi: o Trình bày nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu liên quan đến hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán năm? Cho ví dụ minh họa? o Nêu các chỉ tiêu liên quan đến thuế và các khoản phải nộp NN trên Bang cân đối kế toán năm? Trình bày nội dung, phương pháp lập từng chỉ tiêu? Cho ví dụ minh họa? o Trình bày cơ sở số liệu và phương pháp chung lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh? o Các chỉ tiêu khác tiếp cận tương tự .
  31. 31 2.3.Trình bày BCTC (Chuẩn mực 21, QĐ 15, TT 161,244) Dạng bài tập: o Cho số liệu về số dư, yêu cầu lập các chỉ tiêu o Thực hiện kế toán các nghiệp vụ phát sinh trong kì, khóa sổ kế toán, lập các chỉ tiêu liên quan. o Thực hiện các bài tập lớn (bán hàng, xác định kết quả kinh doanh ) lập báo cáo hoặc chỉ rõ số liệu được sử dụng để lập báo cáo (Xem các phần tiếp theo) o Lập và trình bày một số chỉ tiêu trên BCTC riêng và BCTC hợp nhất. (Xem các phần tiếp theo)
  32. KHÓA ÔN THI KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ NĂM 2014 – VACPA HÀ NỘI KẾ TOÁN TÀI SẢN NGẮN HẠN VẤN ĐỀ 3 32
  33. 33 Vấn đề 3. Kế toán các tài sản ngắn hạn ❑ Tài sản ngắn hạn bao gồm o Vốn bằng tiền o Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn o Các khoản nợ phải thu o Hàng tồn kho o Tài sản ngắn hạn khác
  34. 34 3.1.Kế toán các giao dịch có gốc ngoại tệ (Chuẩn mực 10, thông tư 105 – QĐ 15, TT 161, 244, TT 179) ❑ Lý thuyết. o Các nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền (tài liệu ôn thi) o Nguyên tắc kế toán các nghiệp vụ có gốc ngoại tệ. o Trình tự kế toán các giao dịch nhập, xuất ngoại tệ, đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ. ❑ Bài tập. ❑ Tính tỷ gía hối đoái, xử lý chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ, trình bày trên BCTC (tài liệu cho trước hoặc tự cho ví dụ)
  35. 35 3.1.Kế toán các giao dịch có gốc ngoại tệ (Chuẩn mực 10, thông tư 105 – QĐ 15, TT 161, 244, tham khảo TT 179) ❑ Thế nào là giao dịch có gốc ngoại tệ? o Các giao dịch mua bán, thanh toán bằng ngoại tệ o Các giao dịch mà giá cả được xác định bằng ngoại tệ o Đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ o Trở thành một đối tác (một bên) của một hợp đồng ngoại hối chưa được thực hiện; o Mua hoặc thanh lý các tài sản; phát sinh hoặc thanh toán các khoản nợ xác định bằng ngoại tệ; o Dùng một loại tiền tệ này để mua, bán hoặc đổi lấy một loại tiền tệ khác.
  36. 36 3.1.Kế toán các giao dịch có gốc ngoại tệ (Chuẩn mực 10, thông tư 105 – QD 15, TT 161, 244, 179) ❑Nguyên tắc chung – VAS 10 o Ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch. o Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch là tỷ giá giao ngay. o Doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch (Tỷ giá hạch toán) nếu tỷ giá ít biến động.
  37. 37 3.1. Kế toán các giao dịch có gốc ngoại tệ (Chuẩn mực 10, thông tư 105 – QD 15, TT 161, 244, 179) ❑ Các loại tỷ giá hối đoái (QĐ 15 – TT 179) o Tỷ giá giao dịch bình quân trên liên NH o Tỷ giá của ngân hàng thương mại o Tỷ giá thực tế của giao dịch (thoả thuận) o Tỷ giá ghi sổ: Là tỷ giá được tính toán trên cơ sở các tỷ giá đã được sử dụng để quy đổi ngoại tệ ra VND để ghi sổ. o Phương pháp tính: nhập trước xuất trước, bình quân, nhập sau xuất trước, tỷ giá đích danh.
  38. 38 3.1. Kế toán các giao dịch có gốc ngoại tệ (Chuẩn mực 10, thông tư 105 – QD 15, TT 161, 244, 179) ❑ Sử dụng tỷ giá hối đoái ❑ Phân biệt các khoản mục trên BCTC (VAS 10 – TT 179) ❑ Khoản mục tiền tệ ❑ Khoản mục phi tiền tệ ❑ Đối với các tài khoản phản ánh các khoản mục tiền tệ (vốn bằng tiền, công nợ phải thu, phải trả trừ các khoản ứng trước cho người bán, nhận trả trước của KH) o Ghi tăng, quy đổi theo tỷ giá thực tế (thỏa thuận hoặc bình quân – QĐ 15; Tỷ giá của NHTM – TT 179) o Ghi giảm, quy đổi theo tỷ giá ghi sổ
  39. 39 3.1. Kế toán các giao dịch có gốc ngoại tệ (Chuẩn mực 10, thông tư 105 – QD 15, TT 161, 244, 179) ❑ Sử dụng tỷ giá hối đoái ❑ Đối với các tài khoản phản ánh các khoản mục phi tiền tệ (hàng tồn kho, TSCĐ, doanh thu, chi phí ) ❑ Ghi nhận ban đầu: Quy đổi theo tỷ giá thực tế (ghi nhận theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh: thỏa thuận or bình quân – QĐ 15; Tỷ giá ngân hàng TM – TT 179) ❑ Lưu ý: Đối với các khoản mục phi tiền tệ, sau ghi nhận ban đầu, không xem xét yếu tố ngoại tệ.
  40. 40 3.1.Kế toán các giao dịch có gốc ngoại tệ (Chuẩn mực 10, thông tư 105 – QD 15, TT 161, 244, 179) ❑ Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái (Xem VAS 10,QĐ 15) o Trong giai đoạn xây dựng cơ bản trước hoạt động o Trong quá trình hoạt động kinh doanh o Mua bán ngoại tệ o Thanh toán ngoại tệ o Đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ Lưu ý: Tài liệu ôn thi giới hạn không đề cập đến xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm. Lưu ý: Xử lý chênh lệch tỷ giá theo VAS 10, QĐ 15, TT 179 có khác biệt với TT 123 về thuế TNDN
  41. 41 3.1.Kế toán các giao dịch có gốc ngoại tệ (Chuẩn mực 10, thông tư 105 – QD 15, TT 161, 244, 179) ❑ Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái liên quan đến các hoạt động ở nước ngoài: ❑ Hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời Quy đổi ngoại tệ ra VND như các hoạt động khác liên quan đến ngoại tệ của DN ❑ Cơ sở ở nước ngoài ❑ BCTC riêng của cơ sở nước ngoài ❑ Quy đổi đồng tiền báo cáo của cơ sở ở nước ngoài ra VND (Tài sản, nợ; Vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí – Xem cụ thể TT 161, TT 179)
  42. 42 3.2. Kế toán hàng tồn kho (Chuẩn mực kế toán VN số 02 – Quyết định 15, TT161, TT244, TT228) ❑ Khái niệm hàng tồn kho Là tài sản: o Được năm giữ để bán trong kì SXKD thông thường o Dự trữ cho hoạt động SXKD o Tài sản đang trong quá trình chế biến dở dang ❑ Đánh giá hàng tồn kho Hàng tồn kho được đánh giá theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì đánh giá theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
  43. 43 3.2. Kế toán hàng tồn kho (Chuẩn mực kế toán VN số 02 – Quyết định 15, TT161, TT244, TT228) ❑ Giá gốc của hàng tồn kho: Là toàn bộ các chi phí doanh nghiệp thực tế đã bỏ ra để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. ❑ Giá gốc tính tại thời điểm nhập kho oVật tư, hàng hoá: o Giá gốc vật tư, hàng hóa mua ngoài o Giá gốc vật tư, HH tự chế biến, thuê ngoài gia công o Giá gốc vật tư,HH nhận góp vốn, tài trợ, biếu tặng, trao đổi, được cấp o Giá gốc phế liệu thu hồp nhập kho
  44. 44 3.2. Kế toán hàng tồn kho (Chuẩn mực kế toán VN số 02 – Quyết định 15, TT161, TT244, TT228) ❑ Giá gốc vật tư, hàng hóa mua ngoài: ❑ Giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, thuế không được hoàn lại (nhập khẩu, TTĐB, GTGT không được khấu trừ). ❑ Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá phải trừ khỏi giá gốc. ❑ Lưu ý tính giá gốc trong trường hợp: Nhập khẩu, mua nhập kho có hao hụt trong và ngoài định mức. ❑ Giá gốc vật tư tự chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến là giá thành sản xuất, giá thành gia công gồm: Chi phí vật tư, chi phí chế biến, thuê ngoài gia công, chi phí vận chuyển
  45. 45 3.2. Kế toán hàng tồn kho (Chuẩn mực kế toán VN số 02 – Quyết định 15, TT161, TT244, TT228) ❑ Giá gốc nhập kho oThành phẩm: Giá gốc bao gồm các chi phí SX thực tế, gồm: Chi phí NVLTT, CP NCTT, CP SXC. oLưu ý: o Chi phí vượt mức bình thường không tính vào giá gốc thành phẩm o Chi phí SXC biến đổi tính theo thực tế phát sinh o Chi phí SXC cố định của đơn vị sản phẩm tính theo mức sản lượng bình thường o Chi phí sản xuất sản phẩm phụ (Theo giá bán ước tính) được trừ khỏi chi phí SX sản phẩm chính.
  46. 46 3.2. Kế toán hàng tồn kho (Chuẩn mực kế toán VN số 02 – Quyết định 15, TT161, TT244, TT228) ❑ Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho o Chi phí vượt định mức (trên mức bình thường) trong khâu mua, sản xuất o Chi phí bảo quản trừ trường hợp bảo quản cần thiết cho qtrình SX tiếp theo o Chi phí bán hàng, quản lý chung (Học viên nghiên cứu chi tiết trong chuẩn mực 02 – Hàng tồn kho)
  47. 47 3.2. Kế toán hàng tồn kho (Chuẩn mực kế toán VN số 02 – Quyết định 15, TT161, TT244, TT228) ❑ Giá gốc xuất kho và tồn kho (Xác định giá trị HTK) Được tính trên cơ sở giá gốc nhập kho theo các phương pháp sau: o Phương pháp nhập trước xuất trước o Phương pháp nhập sau xuất trước o Phương pháp bình quân (Có nhiều dạng khác nhau: bình quân gia quyền cả kì, bình quân liên hoàn, giá hạch toán) o Phương pháp giá thực tế đích danh Cần nắm được nội dung, cách tính, tự cho được ví dụ áp dụng các phương pháp này theo cả phương pháp KKTX và KKĐK
  48. 48 3.2. Kế toán hàng tồn kho (Chuẩn mực kế toán VN số 02 – Quyết định 15, TT161, TT244, TT228) TK TK TK 152,153 xxx TK Đơn giá? • Lưu ý tính giá ghi Có TK 152,153 theo hệ thống KKTX
  49. 49 3.2. Kế toán hàng tồn kho (Chuẩn mực kế toán VN số 02 – Quyết định 15, TT161, TT244, TT228) TK 151,152 TK 611 xxx Đơn giá? TK TK Lưu ý tính giá ghi Có TK 152,153 theo hệ thống KKĐK
  50. 50 3.2. Kế toán hàng tồn kho (Chuẩn mực kế toán VN số 02 – Quyết định 15, TT161, TT244, TT228) TK 154 TK 157,632 TK 155 xxx TK 154 Đơn giá? • Lưu ý tính giá ghi Có TK 155 theo hệ thống KKTX
  51. 51 3.2. Kế toán hàng tồn kho (Chuẩn mực kế toán VN số 02 – Quyết định 15, TT161, TT244, TT228) TK 155,157 TK 632 xxx Đơn giá? TK 911 TK 631 Lưu ý tính giá ghi Có TK 155 theo hệ thống KKĐK
  52. 52 3.2. Kế toán hàng tồn kho (Chuẩn mực kế toán VN số 02 – Quyết định 15, TT161, TT244, TT228) ❑ Giá trị thuần có thể thực hiện được (NRV) Trên báo cáo tài chính hàng tồn kho có thể được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được nếu giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc. o Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ chi phí ước tính để bán và chi phí cần thiết để hoàn thành hàng tồn kho. o Hàng tồn kho sẵn sàng bán o Hàng tồn kho cần hoàn thiện để bán
  53. 53 3.2. Kế toán hàng tồn kho (Chuẩn mực kế toán VN số 02 – Quyết định 15, TT161, TT244, TT228) ❑ Các trường hợp NRV có thể thấp hơn giá gốc: o Hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, dự kiến tiêu hủy (Chưa ghi giảm hàng tồn kho) o Hàng tồn kho bị giảm giá (Do thị trường hoặc chính sách của DN) o Chi phí hoàn thiện, chi phí bán hàng tồn kho tăng lên Lưu ý: 1. Xác định NRV phải đặc biệt chú ý đến mục đích dự trữ hàng tồn kho. 2. NRV được tính theo từng loại HTK (Tổng NRV so với tổng giá gốc của 1 loại HTK). Không bù trừ NRV các loại hàng tồn kho khác nhau.
  54. 54 3.2. Kế toán hàng tồn kho (Chuẩn mực kế toán VN số 02 – Quyết định 15, TT161, TT244, TT228) ❑ Các trường hợp xác định NVR không dẫn đến việc lập dự phòng giảm giá: o Hàng tồn kho giảm giá nhưng Dn đã kí hợp đồng không hủy ngang bán với mức giá cao (Tính tổng NRV so với giá gốc theo từng mặt hàng?) o NVL bị giảm giá nhưng sản phẩm do NVL tạo nên có giá bán cao hơn giá thành sản xuất. o SP, HH bị hỏng, cần hoàn thiện nhưng những sản phẩm bình thường vẫn có NRV cao hơn giá gốc (Bù trừ Sp bình thường với SP hỏng cùng loại)
  55. 55 3.2. Kế toán hàng tồn kho (Chuẩn mực kế toán VN số 02 – Quyết định 15, TT161, TT244, TT228) Tăng HTK Giảm HTK o Mua ngoài, nhập khẩu o Sử dụng NVL o Hàng đang đi đường o Sử dụng CCDC (các o Ghi nhận giá tạm tính trường hợp) o Trao đổi o Bán hàng o Nhận vốn góp o Đưa đi góp vốn vào cty o Phế liệu thu hồi con, cty LK, Liên doanh o o Kiểm kê phát hiện thừa Trao đổi o o Kiểm nhận HTK phát Kiểm kê phát hiện thiếu hiện thừa hoặc thiếu Lưu ý: PP KKTX và KKĐK
  56. 56 3.2. Kế toán hàng tồn kho (Chuẩn mực kế toán VN số 02 – Quyết định 15, TT161, TT244, TT228) ❑ Lưu ý về hạch toán trình bày HTK trên BCTC o Thuyết minh BCTC o Chính sách kế toán HTK o mức dự phòng trích và hoàn nhập o So sánh giá trị HTK theo phương pháp nhập sau xuất trước với giá trị HTK thập nhất theo các PP: o NTXT o BQGQ o NRV o hiện hành
  57. 57 3.2. Kế toán hàng tồn kho (Chuẩn mực kế toán VN số 02 – Quyết định 15, TT161, TT244, TT228) ❑ Lý thuyết o Phương pháp KKTX và KKĐK trong kế toán HTK? o Sự vận dụng nguyên tắc giá gốc trong kế toán vật liệu, sản phẩm, hàng hóa? o Nội dung các phương pháp tính giá hàng tồn kho? Ví dụ minh hoạ? o Phương pháp kế toán tăng giảm, vật tư, hàng hoá? (Lưu ý các nghiệp vụ đặc biệt: Các trường hợp hao hụt, mất mát; dùng HTK góp vốn LD, liên kết, chuyển HTK thành BĐS) o Nguyên tắc và phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho? (Xem trong chế độ kế toán theo QĐ 15)
  58. 58 3.2. Kế toán hàng tồn kho (Chuẩn mực kế toán VN số 02 – Quyết định 15, TT161, TT244, TT228) ❑ Bài tập: o Tính toán và kế toán giá vốn vật tư hàng hoá xuất kho theo các phương pháp tính giá (Kế toán hàng tồn kho theo PP KKTX, KKĐK). o Kế toán tập hợp chi phí sx, tính giá thành phẩm, o Xử lý và hạch toán chi phí tính và không tính vào giá gốc hàng tồn kho? o Lập dự phòng, ghi nhận và trình bày trên BCTC
  59. 59 3.2. Kế toán hàng tồn kho (Chuẩn mực kế toán VN số 02 – Quyết định 15, TT161, TT244, TT228) ❑ Bài tập về hàng tồn kho thường xuất hiện một số tình huống không thông thường: o Tính toán giá vốn vật tư theo phương pháp KKTX hoặc kiểm kê định kì. o Tính giá HTK có phát sinh giảm giá, chiết khấu, hàng bị trả lại. o Tính giá thành phẩm, hàng hóa xuất bán có hàng gửi bản hoặc sản xuất bán thẳng. o Tập hợp chi phí sx và tính giá thành có phát sinh chi phí vượt mức bình thường, công suất thực tế thập hơn công suất bình thường o Lập dự phòng phải xem xét mục đích nắm giữ hàng tồn kho
  60. KHÓA ÔN THI KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ NĂM 2014 – VACPA HÀ NỘI KẾ TOÁN TÀI SẢN DÀI HẠN VẤN ĐỀ 4 60
  61. 61 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 – quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 45 4.1.1.TSCĐ hữu hình ❑ Định nghĩa, các điều kiện ghi nhận TSCĐ HH ❑ Định nghĩa (VAS 03) ❑ Điều kiện ghi nhận (VAS 03) o Có thể áp dụng các định nghĩa và điều kiện ghi nhận theo từng đối tượng riêng biệt. o Các bộ phận, linh kiện đi kèm thường được xem xét gắn liền với từng tài sản cố định. o Linh kiện, phụ tung mua riêng được hạch toán là HTK.
  62. 62 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 –quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 45 ❑ Đánh giá TSCĐ tại thời điểm ghi nhận ban đầu ❑ Nguyên giá TSCĐ HH ❑ Các trường hợp xác định nguyên giá TSCĐHH (VAS 03 và QĐ 15) o Mua sắm (Lưu ý mua trả góp, nhập khẩu, giao thầu XD) o Tự xây dựng, tự chế (Lưu ý vốn hoá chi phí lãi vay, chi phí vượt mức bình thường, lãi nội bộ) o Trao đổi (Tương tự và không tương tự) o Nhận góp vốn liên doanh o Được cấp được điều chuyển trong nội bộ o Được tài trợ, được biếu tặng
  63. 63 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 –, quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 45 ❑ Đánh giá TSCĐHH sau ghi nhận ban đầu ❑ Nguyên giá sau ghi nhận ban đầu: Các trường hợp nguyên giá thay đổi: Tăng hoặc giảm (QĐ 15) ❑ Khấu hao (VAS 03) o Định nghĩa o Giá trị phải khấu hao (Nguyên giá – GT thanh lý UT) o Giá trị thanh lý ước tính o Các phương pháp trích khấu hao o Xem xét lại thời gian sử dụng hữu ích hàng năm o Xem xét lại phương pháp khấu hao (Xem thêm TT 45 – Phụ lục)
  64. 64 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 –, quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 45 ❑ Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu Gồm: Chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, vận hành o Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu được ghi nhận vào chi phí trong kì, hoặc: o Được vốn hóa ghi tăng nguyên giá nếu chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản: Chi phí nâng cấp, xây dựng thêm được ghi tăng nguyên giá. (Chế độ kế toán quy định cụ thể về kế toán chi phí sửa chữa thường xuyên, SC lớn, Nâng cấp TSCĐ)
  65. 65 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 –, quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 203, 45 ❑ Chế độ kế toán hướng dẫn cụ thể: ❑ Các nghiệp vụ tăng (Xem sơ đồ kế toán tăng TSCĐ HH) o Mua sắm, xây dựng,tự chế TSCĐ o Nhận vốn góp, nhận biếu tặng o Trao đổi tài sản cố định (tương tự và không tương tự) ❑ Các nghiệp vụ giảm TSCĐ (Xem sơ đồ kế toán giảm) o Thanh lý, nhượng bán TSCĐ o Chuyển thành CCDC, BĐS đầu tư o Dùng TSCĐ để góp vốn liên doanh, liên kết o Các trường hợp giảm khác ❑ Các nghiệp vụ đặc biệt (Xem sơ đồ kế toán) o Kiểm kê, xử lý tổn thất về tài sản cố định o Bán và tái thuê tài sản cố định
  66. 66 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 –, quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, 45 4.1.2.TSCĐ vô hình ❑ Một số vấn đề cần lưu ý: ❑ Định nghĩa, các điều kiện ghi nhận TSCĐ VH (VAS 04) ❑ Các khía cạnh cần xem xét: o Tính có thể xác định được (Có thể bán, cho thuê, thu lợi ích kinh tế cụ thể) o Khả năng kiểm soát (Quyền thu lợi ích kinh tế; khả năng ngăn chặn sự tiếp cận của chủ thể khác) o Lợi ích kinh tế
  67. 67 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 – TT 45, quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244 ❑ Đánh giá tài sản cố định VH oXác định nguyên giá tương tự như TSCĐ HH) o Lưu ý: o Mua TSCĐ VH do sáp nhập: Ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản. o TSCĐ được tạo ra từ nội bộ (Giai đoạn nghiên cứu, triển khai theo CM 04) ❑ Ghi nhận chi phí Các chi phí liên quan đến tài sản vô hình được ghi nhận vào chi phí trong kì trừ khi được vốn hóa vào nguyên giá TSCĐ VH (Thỏa mãn định nghĩa và điều kiện ghi nhận)
  68. 68 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 – TT 45, quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244 ❑ Đánh giá tài sản cố định VH oTSCĐ được tạo ra từ nội bộ (Giai đoạn nghiên cứu, triển khai theo CM 04) o Chi phí giai nghiên cứu: Ghi nhận vào chi phí trong kì (642, 142, 242) o Chi phí giai đoạn triển khai phát sinh trước khi kết quả triển khai thỏa mãn các điều kiện của chuẩn mực 04, ghi nhận CP trong kì o CP giai đoạn triển khai sau khi kết quả triển khai thỏa mãn các điều kiện, vốn hóa vào nguyên giá tài sản (2412- 213)
  69. 69 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 – quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 45 ❑ Đánh giá tài sản cố định VH o Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu o Ghi nhận vào chi phí trong kì o Vốn hóa nếu thỏa mãn các điều kiện theo VAS 04 o Khấu hao TSCĐ VH o Phương pháp khấu hao o Giá trị thanh lý
  70. 70 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 –, quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 203, 45 ❑ Nguyên tắc ghi nhận một số khoản chi phí o Chi phí thành lập doanh nghiệp o Chi phí cho thương hiệu, lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ o Chi phí di chuyển địa điểm Nguyên tắc chung: Ghi nhận vào chi phí trong kì hoặc phân bổ dần vào chi phí (Không quá 3 năm)
  71. 71 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 – quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 45 4.1.3. TSCĐ thuê tài chính o Định nghĩa o Dấu hiệu nhận biết hợp đồng thuê tài chính o Ghi nhận tài sản thuê đối với bên đi thuê theo VAS 06 và QĐ 15. o Các nghiệp vụ bán và tái thuê tài sản theo VAS 06, QĐ 15 và TT 161
  72. 72 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 – quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 45 ❑ Nguyên giá TSCĐ thuê Tài chính. Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính là 1. Giá trị hợp lý của tài sản thuê tài thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuế tối thiểu thấp hơn giá trị hợp lý thì ghi nhận theo giá trị hiện tại 2. Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản được tính theo tỷ lệ chiết khấu là lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê, lãi suất ghi trong hợp đồng.
  73. 73 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 –, quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 45 ❑ Nguyên giá TSCĐ thuê Tài chính. o Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hợp đồng thuê tài chính được tính vào nguyên giá của tài sản thuê như chi phí đàm phán, kí kết hợp đồng thuê, chi phí vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt chạy thử mà bên thuê phải chi ra. (đoạn 15 - chuẩn mực số 06 - Thuê tài sản) o Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính không bao gồm thuế GTGT (Chế độ kế toán theo QĐ 15 quy định)
  74. 74 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 - quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 45 ❑ Ghi nhận TSCĐ thuê tài chính (Xem QĐ 15) ❑ Ghi nhận chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu (TK 142) ❑ Ghi nhận nguyên giá, chế độ kế toán hướng dẫn 2 trường hợp: (TK 212/ TK 342,315) o Nợ thuê được ghi nhận bao gồm thuế GTGT o Nợ thuê ghi nhận không bao gồm thuế GTGT ❑ Định kì ghi nhận khoản thanh toán theo hợp đồng thuê (Nợ gốc, thuế GTGT, tiền lãi) ❑ Khấu hao tài sản cố định thuê tài chính (TK 2142) ❑ Xử lý tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng thuê
  75. 75 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 –quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 45 ❑ Ghi nhận nghiệp vụ TSCĐ thuê hoạt động ❑ Giá trị của tài sản thuê (danh nghĩa) TK 001 ❑ Tiền thuê tài sản ghi nhận là chi phí trong các trường hợp: (Xem chế độ kế toán TK 142, 242) ❑ Tiền thuê trả từng kì (627,641,642 ) ❑ Tiền thuê trả trước (142,242) ❑ Tiền thuê trả sau (331)
  76. 76 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 - quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 45 ❑ Nghiệp vụ bán và tái thuê TSCĐ (VAS 06 và TT 161) Gồm bán tài sản và thuê lại theo hợp đồng thuê tài chính hoặc thuê hoạt động. ❑ Bán và tái thuê tài sản theo HĐ thuê tài chính o Kế toán nghiệp vụ bán, nghiệp vụ thuê, lưu ý: o Không ghi nhận khoản lãi, lỗ phát sinh do bán tài sản cố định (Chênh lệch phải hoãn lại ở TK 242 hoăc 3387)
  77. 77 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 – quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 203, 45 ❑ Nghiệp vụ bán và tái thuê tài sản cố định (TT 161) ❑ Bán và tái thuê tài sản theo HĐ thuê hoạt động o (1) Giá bán bằng giá trị hợp lý o (2) Giá bán thấp hơn giá trị hợp lý (Lưu ý nếu lỗ mà khoản lỗ được bù bằng giá thuê thấp thì phân bổ dần khoản lỗ theo thời hạn thuê) o (3) Giá bán cao hơn giá trị hợp lý (Chênh lệch giá bán cao hơn giá trị hợp lý phải phân bổ dần; giá trị hợp lý cao hơn giá trị còn lại ghi nhận thu nhập khác) Lưu ý: Trong mọi trường hợp khoản chênh lệch giá trị hợp lý thấp hơn giá trị còn lại (nếu có) phải ghi nhận CP trong kì
  78. 78 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 – quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 203, 45 ❑ Ví dụ TH 2: ❑ Giá bán 100, giá trị hợp lý 120, Nguyên giá 150, HMLK 40. giá trị còn lại 110. Giá thuê lại tương đương giá thị trường. ❑ Ghi nhận lỗ trong kì 110 – 100 = 10 ❑ Giá bán 100, giá trị hợp lý 110, Nguyên giá: 150, HMLK 30, giá trị còn lại 120. Giá thuê lại thấp hơn giá thị trường. ❑ Khoản chênh lệch 120 – 110 = 10 Ghi nhận CP ❑ Khoản lỗ 110 – 100 = 10 phân bổ dần vì giá thuê thấp hơn giá thị trường.
  79. 79 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 –quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 203, 45 ❑ Ví dụ TH 3 ❑ Giá bán 100, giá trị còn lại 120 (NG 150 – HMLK 30), giá trị hợp lý 80. ❑ 40 lỗ ghi nhận ngay: GTCL cao hơn FV ❑20 thu nhập hoãn lại: Giá bán cao hơn FV Nợ TK 214 30 Nợ TK 811 120 Có TK 211 150 ❑ Nợ TK 111 100 Có TK 711 80 Có TK 3387 20
  80. 80 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 – quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 203, 45 ❑ Lý thuyết o Phân tích các điều kiện ghi nhận TSCĐ HH, VH, TSCĐ thuê tài chính. o Các trường hợp xác định nguyên giá TSCĐ, cho ví dụ minh họa. o Phương pháp xử lý chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu (vốn hóa hoặc ghi nhận vào chi phí) o Phương pháp kế toán các trường hợp tăng, giảm TSCĐ, cho ví dụ minh họa.(lưu ý các trường hợp thường được đề cập )
  81. 81 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 –Quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 45 ❑ Lý thuyết o Phương pháp kế toán các nghiệp vụ sửa chữa, nâng cấp tài sản, cho ví dụ minh họa? o Phương pháp kế toán bán và tái thuê tài sản cố định? Cho ví dụ minh họa? o
  82. 82 4.1. Kế toán tài sản cố định Chuẩn mực kế toán số 3, 4, 6 – Quyết định 15, ngày 20/03/2006, TT 161,244, TT 45 ❑ Bài tập o Các nghiệp vụ cụ thể về tăng, giảm TSCĐ. (cho trước hoặc tự cho số liệu). o Lập Bảng tính và phân bổ khấu hao. o Trình bày các chỉ tiêu về TSCĐ trên các Báo cáo Tài chính. o Vốn hóa hoặc không vốn hóa chi phí khi tính nguyên giá tài sản hoặc sau ghi nhận ban đầu. o Ghi nhận tài sản cố định vô hình.
  83. 83 4.2. Kế toán bất động sản đầu tư Chuẩn mực số 5, thông tư 23, 30/03/2005, quyết định 15, 20/03/2006 ❑ Bất động sản đầu tư Là bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất, nhà, hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để: o Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; hoặc. o Bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường. ❑ Điều kiện ghi nhận BĐS đầu tư: - Lợi ích kinh tế - Nguyên giá
  84. 84 4.2. Kế toán bất động sản đầu tư Chuẩn mực số 5, thông tư 23, 30/03/2005, quyết định 15, 20/03/2006 ❑ Bất động sản đầu tư ❑ Lưu ý phân biệt BĐS đầu tư với - Bất động sản chủ sở hữu sử dụng (TSCĐ Hữu hình hoặc TSCĐ vô hình) - Hàng tồn kho (hàng hóa bất động sản) Khi phân biệt cần xem xét - Mục đích sử dụng, nắm giữ - Đơn vị kế toán riêng hay tập đoàn
  85. 85 4.2. Kế toán bất động sản đầu tư Chuẩn mực số 5, thông tư 23, 30/03/2005, quyết định 15, 20/03/2006 ❑ Đánh giá khi ghi nhận ban đầu ❑ BĐS đầu tư được đánh giá tại thời điểm ghi nhận ban đầu theo nguyên giá. Nguyên giá BĐS đầu tư bao gồm toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp thực tế đã bỏ ra để có được bất động sản và đưa vào trạng thái đầu tư. ❑ Nguyên giá BĐS đầu tư trong một số trường hợp cụ thể: o Mua sắm BĐS đầu tư o Xây dựng bất động sản đầu tư o Thuê tài chính bất động sản (CM thuê tài sản) o Các trường hợp khác
  86. 86 4.2. Kế toán bất động sản đầu tư Chuẩn mực số 5, thông tư 23, 30/03/2005, quyết định 15, 20/03/2006 ❑ Nguyên giá sau ghi nhận ban đầu o Cơ bản không thay đổi o Một số trường hợp thay đổi (Như TSCĐ) ❑ Trích khấu hao BĐS đầu tư o Mọi BĐS đầu tư đều phải trích khấu hao ( ) o Phương pháp trích khấu hao BĐS đầu tư tương tự như tài sản cố định cùng loại của doanh nghiệp.
  87. 87 4.2. Kế toán bất động sản đầu tư Chuẩn mực số 5, thông tư 23, 30/03/2005, quyết định 15, 20/03/2006 ❑ Lưu ý các nghiệp vụ tăng giảm bất động sản đầu tư (Xem quy định về TK 217 – QĐ 15) ❑ Các trường hợp chuyển đổi BĐS đầu tư o BĐS đầu tư chuyển đổi thành hàng tồn kho (Kể cả chi phí nâng cấp, sửa chữa trước khi bán) o BĐS đầu tư chuyển đổi thành TSCĐ o Hàng tồn kho chuyển thành BĐS đầu tư o TSCĐ chuyển đổi thành bất động sản đầu tư o Bán bất động sản đầu tư
  88. 88 4.2. Kế toán bất động sản đầu tư Chuẩn mực số 5, thông tư 23, 30/03/2005, quyết định 15, 20/03/2006 ❑ Lưu ý các nghiệp vụ tăng giảm bất động sản đầu tư ❑ Kế toán hoạt động kinh doanh bất động sản: (Quyết định 15 quy định các trường hợp) ❑ Ghi nhận doanh thu kinh doanh bất động sản – TK 511 (5117) (bán, cho thuê bất động sản: Tiền thuê nhận định kì, trả trước, trả sau) ❑ Ghi nhận chi phí kinh doanh bất động sản: Khấu hao BĐS, chi phí khác (TK 632)
  89. 89 4.2. Kế toán bất động sản đầu tư Chuẩn mực số 5, thông tư 23, 30/03/2005, quyết định 15, 20/03/2006 ❑ Lý thuyết. o Phân biệt BĐS DT với hàng TK, với BĐS chủ sở hữu sử dụng? o Các trường hợp xác định nguyên giá bất động sản đầu tư o Kế toán các nghiệp vụ tăng, giảm BĐS đầu tư, ghi nhận chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh bất động sản (Lưu ý các nghiệp vụ chuyển đổi bất động sản đầu tư). ❑ Bài tập. o Xử lý các nghiệp vụ cụ thể mua, đầu tư, bán, chuyển đổi BĐS đầu tư (Cho trước hoặc tự cho ví dụ) o Khấu hao BDS đầu tư. o Trình bày trên Báo cáo Tài chính.
  90. KHÓA ÔN THI KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ NĂM 2014 KẾ TOÁN BÁN HÀNG THUẾ TNDN VẤN ĐỀ 5 90
  91. 91 Vấn đề 5. Kế toán bán hàng, thuế TNDN Chuẩn mực 14,17, các chuẩn mực liên quan QĐ 15, TT161,244 5.1. Kế toán giá vốn hàng bán o Các phương pháp tính giá vốn hàng bán o Phương pháp bình quân gia quyền o Phương pháp NT – XT o Phương pháp NS – XT o Phương pháp giá thực tế đích danh
  92. 92 Vấn đề 5. Kế toán bán hàng, thuế TNDN Chuẩn mực 14,17, các chuẩn mực liên quan QĐ 15, TT161,244 ❑ Một số vấn đề cần lưu ý khi kế toán giá vốn ❑ Kế toán giá vốn theo PP KKTX, KKĐK ❑ Khi tính giá vốn hàng bán lưu ý (Xem thêm phần HTK) ❑ Có hàng gửi bán đầu kì ❑ Có hàng đang đi đường đầu kì ❑ Trong kì sản xuất bán ngay, mua hàng bán ngay không qua kho. ❑ Hàng bị trả lại (Bán kì trước hoặc kì này) ❑ Có các khoản chiết khấu, giảm giá khi mua hàng hóa trong kì; mua hàng ghi nhận theo giá tạm tính
  93. 93 5.2. Kế toán doanh thu và thu nhập khác Chuẩn mực 14, QĐ 15, TT244 ❑ Những vấn đề cần cơ bản: o Khái niệm o Điều kiện ghi nhận doanh thu, thu nhập khác o Nguyên tắc (quy định) xác định doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ (Theo VAS14 và QĐ15) o Phương pháp kế toán các nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ, cho ví dụ minh họa?
  94. 94 5.2. Kế toán doanh thu và thu nhập khác Chuẩn mực 14, QĐ 15, TT244 ❑ Những vấn đề cần cơ bản: ❑Khái niệm -Lợi ích kinh tế thu được trong kì - Phát sinh từ hoạt động thông thường, hoạt động khác - Làm tăng vốn chủ sở hữu - Không bao gồm khoản góp vốn ❑ Điều kiện ghi nhận -Doanh thu bán hàng (5 điều kiện) - Doanh thu cung cấp dịch vụ (2 trường hợp: Dịch vụ cung cấp hoàn thành trong kì, dịch vụ cung cấp nhiều kì)
  95. 95 5.2. Kế toán doanh thu và thu nhập khác Chuẩn mực 14, QĐ 15, TT244 ❑ Những vấn đề cần cơ bản: ❑Xác định doanh thu theo VAS 14 ❑ Ghi nhận theo GT hợp lý các khoản đã thu, sẽ thu ❑ Ghi nhận theo giá trị hiện tại ❑ Xác định doanh thu BH, cung cấp dịch vụ theo QĐ 15 với từng trường hợp bán hàng, cung cấp dịch vụ cụ thể
  96. 96 5.2. Kế toán doanh thu và thu nhập khác Chuẩn mực 14, QĐ 15, TT244 ❑ Kế toán các trường hợp bán hàng chủ yếu o Bán hàng trực tiếp oBán hàng qua đại lý (Bên giao đ.lý, bên nhận đ.lý) o Bán hàng trả góp o Trao đổi hàng không tương tự o Bán hàng nội bộ (Sử dụng SP, HH nội bộ chi nhánh) o Xuất khẩu trực tiếp, ủy thác (Bên XK, Bên U.T) o Bán hàng kèm theo bao bì o Phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu (Học viên đọc cụ thể trong chế độ kế toán QĐ 15 – TT 244)
  97. 97 5.2. Kế toán doanh thu và thu nhập khác Chuẩn mực 14, QĐ 15, TT244 ❑ Lý thuyết: ❑ Định nghĩa, điều kiện ghi nhận, nguyên tắc xác định doanh thu, thu nhập khác theo quy định (Chuẩn mực, chế độ kế toán). ❑ Trình tự kế toán và cho ví dụ minh họa đối với các tình huống bán hàng theo các trường hợp trên? ❑ Nội dung, phương pháp lập Báo cáo kết quả kinh doanh (Giữa niên độ hoặc báo cáo năm)
  98. 98 5.2. Kế toán doanh thu và thu nhập khác Chuẩn mực 14, QĐ 15, TT244 ❑ Bài tập: ❑ Bài tập nhỏ: Theo từng tình huống bán hàng ❑ Bài tập lớn: Các trường hợp bán hàng, xác định kết quả kinh doanh, phân phối kết lợi nhuận ❑ Dữ liệu cho theo nghiệp vụ ❑ Dữ liệu cho dưới dạng tổng hợp ❑ Lưu ý: ❑ Thực hiện theo phương pháp KKTX, KKĐK ❑ Tính giá vốn trong các trường hợp đặc biệt ❑ Xử lý các khoản giảm trừ doanh thu
  99. 99 5.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Chuẩn mực 17, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑ Cách tiếp cận chung: ❑ Chính sách kế toán ❑ Chính sách thuế TNDN ❑ Mối quan hệ và sự tương tác 2 chính sách này ❑ Quan điểm ghi nhận các tài sản và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong tương lai.
  100. 100 5.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Chuẩn mực 17, QĐ 15, TT 161, TT244 Chính sách kế Chênh lệch Xem xét Phân loại toán tạm thời Ghi nhận A/h, nhận A/h biết Xác định giá trị Lợi A/h đến lợi nhuận ích tương lai kế toán ĐK ghi nhận Ghi nhận Trình bày Thu nhập chịu thuế Chênh lệch K A/h đến Không ghi Chính vĩnh viễn lợi ích tương nhận sách lai A/h Thuế
  101. 101 5.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Chuẩn mực 17, QĐ 15, TT 161, TT244 Tài sản thuế Bảng cân hoãn lại đối kế 243 toán Thuế TN hoãn lại phải trả - 347 Nghĩa vụ Chênh Thuế TNDN thuế thực lệch phải nộp tế tạm 3334 thời Chi phí thuế Báo cáo kết Chi phí thuế TNDN hoãn TNDN hiện quả kinh lại doanh hành 8212 8211
  102. 102 5.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Chuẩn mực 17, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑ Một số khái niệm cơ bản o Lợi nhuận kế toán: Là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế TNDN, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. o Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế TNDN của một kỳ, được xác định theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được). o Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả: Là giá trị tính cho tài sản hoặc nợ phải trả cho mục đích xác định thuế TNDN.
  103. 103 5.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Chuẩn mực 17, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑ Chênh lệch tạm thời: Là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này. Chênh lệch tạm thời có thể là: o Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế TNDN: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán; hoặc o Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
  104. 104 5.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Chuẩn mực 17, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑ Ví dụ về chênh lệch tạm thời được khấu trừ o Ghi nhận doanh thu trong các năm sau nhưng thuế thu nhập được tính trong năm hiện tại. o Ghi nhận một khoản chi phí trong năm hiện tại nhưng chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm sau. o Chênh lệch tạm thời phát sinh từ việc điều chỉnh hồi tố thay đổi của chính sách kế toán
  105. 105 5.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Chuẩn mực 17, QĐ 15, TT 161, TT244 o Một khoản chi phí kế toán ghi nhận trong các năm sau nhưng đã được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm hiện tại. o Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ việc điều chỉnh tăng các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu theo quy định của Chuẩn mực số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”.
  106. 106 5.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Chuẩn mực 17, QĐ 15, TT 161, TT244 o Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập DN của năm hiện hành. o Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.
  107. 107 5.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Chuẩn mực 17, QĐ 15, TT 161, TT244 o Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản: ❑ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ; ❑ Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; và ❑ Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.
  108. 108 5.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Chuẩn mực 17, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): o Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
  109. 109 5.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Chuẩn mực 17, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑ Các quy định liên quan (QĐ 15) o Ghi nhận “Thuế thu nhập doanh nghiệp” o Ghi nhận “Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả” o Ghi nhận “Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”
  110. 110 5.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Chuẩn mực 17, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑ Lý thuyết o Các khái niệm: cơ sở tính thuế, chêch lệch tạm thời, chênh lệch tạm thời được khấu trừ, chênh lệch tạm thời chịu thuế o Các quy định về xác định và ghi nhận thuê TNDN hoãn lại phải trả và tài sản thuế TNDN hoãn lại o Phương pháp kế toán các nghiệp vụ. ❑ Bài tập o Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả, tài sản thuế TNDN hoãn lại (Xem các dạng bài tập). o Trình bày trên các báo cáo tài chính. o Liên quan đến các dạng bài tập khác về bán hàng, xác định kết quả kinh doanh.
  111. 111 5.4. Kế toán chi phí và doanh thu hợp đồng xây dựng Chuẩn mực 15, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑ Lý thuyết o Các khái niệm o Nội dung chi phí và doanh thu hợp đồng xây dựng o Phương pháp xác định và ghi nhận ❑ Bài tập o Xác định, ghi nhận chi phí và doanh thu hợp đồng xây dựng trong trường hợp: o Hợp đồng xây dựng thanh toán theo tiến độ thực hiện o Hợp đồng xây dựng thanh toán theo tiến độ K.H
  112. 5.4. Kế toán chi phí và doanh thu HĐ xây dựng Chuẩn mực 15, QĐ 15, TT 161, TT244 o Hợp đồng xây dựng: là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài sản hoặc tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế, công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng. o Hợp đồng xây dựng gồm: - Hợp đồng xây dựng với giá cố định - Hợp đồng xây dựng với chí phụ thêm
  113. 5.4. Kế toán chi phí và doanh thu HĐ xây dựng Chuẩn mực 15, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑ Doanh thu của HĐXD bao gồm: o Doanh thu ban đầu được ghi trong hợp đồng; và o Các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền thưởng và các khoản thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh thu, và có thể xác định được một cách đáng tin cậy; o Doanh thu của hợp đồng XD có thể tăng giảm theo các điều khoản của hợp đồng.
  114. 5.4. Kế toán chi phí và doanh thu HĐ xây dựng Chuẩn mực 15, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑ Sự thay đổi theo yêu cầu của khách hàng về phạm vi công việc được thực hiện theo hợp đồng chỉ được tính vào doanh thu của hợp đồng khi: + Có khả năng chắc chắn khách hàng sẽ chấp nhận các thay đổi và doanh thu phat sinh từ các thay đổi đó; và + Doanh thu có thể được xác định một cách đáng tin cậy. ❑ Khoản tiền thưởng là các khoản phụ thêm trả cho nhà thầu nếu nhà thầu thực hiện hợp đồng đạt hay vượt mức yêu cầu. Khoản tiền thưởng được tính vào DT khi: + Chắc chắn đạt hoặc vượt mức một số tiêu chuẩn cụ thể đã được ghi trong hợp đồng; và + Khoản tiền thưởng được xác định một cách đáng tin cậy.
  115. 5.4. Kế toán chi phí và doanh thu HĐ xây dựng Chuẩn mực 15, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑ Một khoản thanh toán khác mà nhà thầu thu được từ khách hàng hay một bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá hợp đồng. chỉ được tính vào doanh thu của hợp đồng xây dựng khi: + Các cuộc thỏa thuận đã đạt được kết quả là khách hàng sẽ chấp thuận bồi thường; + Khoản thanh toán khác được khách hàng chấp thuận và có thể xác định được một cách đáng tin cậy.
  116. 5.4. Kế toán chi phí và doanh thu HĐ xây dựng Chuẩn mực 15, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑Chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm: a) Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng: b) Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng c) Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng.
  117. 5.4. Kế toán chi phí và doanh thu HĐ xây dựng Chuẩn mực 15, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑ Chí phí liên quan trực tiếp, gồm: o Chi phí nhân công tại công trường (cả chi phí giám sát) o Chi phí nguyên liệu, vật liệu (cả thiết bị) o Khấu hao MMTB và các TSCĐ khác sử dụng để thực hiện hợp đồng o Chi phí vận chuyển,lắp đặt tháo dỡ MMTB và NLVL đến và đi khỏi công trình
  118. 5.4. Kế toán chi phí và doanh thu HĐ xây dựng Chuẩn mực 15, QĐ 15, TT 161, TT244 o Chi phí thuê nhà xưởng,MMTB để thực hiện hợp đồng; o Chí phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật liên quan trực tiếp đền hợp đồng o Chi phí dự tính để sữa chữa, bảo hành công trình o Các chi phí liên quan trực tiếp khác o Lưu ý: Các chí liên quan trực tiếp của từng hợp đồng ghi giảm khi có các khoản thu nhập không bao gồm trong doanh thu hợp đồng, như: thu từ bán nguyên vật liệu thừa, thu thanh lý MMTB dùng thi công cho công trình khi kết thúc công trình
  119. 5.4. Kế toán chi phí và doanh thu HĐ xây dựng Chuẩn mực 15, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑ Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng cụ thể, gồm: + Chi phí bảo hiểm, + Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật không liên quan trực tiếp đến một hợp đồng cụ thể, + Chi phí quản lý chung trong xây dựng và các chi phí đi vay nếu được vốn hóa nếu thỏa mãn quy định trong Chuẩn mực chi phí đi vay.
  120. 5.4. Kế toán chi phí và doanh thu HĐ xây dựng Chuẩn mực 15, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑ Chí phí khác có thể thu lại từ khách, như: + Chí phí giải phóng mặt bằng; + Chi phí triển khai mà khách hàng phải trả lại cho nhà thầu đã được quy định trong hợp đồng
  121. 5.4. Kế toán chi phí và doanh thu HĐ xây dựng Chuẩn mực 15, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑ Chi phí không tính vào chi phí của HĐXD o Chí quản lý hành chính chung, hoặc chi phí nghiên cứu, triển khai mà hợp đồng không quy định khách hàng phải trả cho nhà thầu; o Chi phí bán hàng; o Khấu hao máy móc, thiết bị và TSCĐ khác không sư dụng cho HĐXD
  122. 5.4. Kế toán chi phí và doanh thu HĐ xây dựng Chuẩn mực 15, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑ Phương pháp ghi nhận chi phí và doanh thu Có 2 trường hợp ghi nhận : a) Nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, b) Nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện
  123. 5.4. Kế toán chi phí và doanh thu HĐ xây dựng Chuẩn mực 15, QĐ 15, TT 161, TT244 ❖ Thanh toán theo tiến độ kế hoạch: Doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu; Lưu ý: Kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng phải được ước tính một cách đáng tin cậy,
  124. 5.4. Kế toán chi phí và doanh thu HĐ xây dựng Chuẩn mực 15, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑ Thanh toán theo khối lượng thực hiện ❑ Doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ phản ánh trên hóa đơn đã lập. ❑ Lưu ý: Kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận.
  125. 5.4. Kế toán chi phí và doanh thu HĐ xây dựng Chuẩn mực 15, QĐ 15, TT 161, TT244 ❑ Tuỳ thuộc vào bản chất của hợp đồng, doanh nghiệp chọn 1 trong các phương pháp sau: a) Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí thực tế đã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng; b) Đánh giá phần công việc đã hoàn thành; hoặc c) Tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng.
  126. 5.4. Kế toán chi phí và doanh thu HĐ xây dựng Chuẩn mực 15, QĐ 15, TT 161, TT244 Khi kết quả của hợp đồng xây dựng không thể ước tính được một cách đáng tin cậy, thì: o Doanh thu chỉ được ghi nhận tương ứng với chi phí thực tế của hợp đồng xây dựng đã phát sinh mà việc được hoàn trả là tương đối chắc chắn; o Các chi phí của hợp đồng chỉ được ghi nhận là chi phí trong kỳ khi các khoản chi phí này đã phát sinh.
  127. 5.4. Kế toán chi phí và doanh thu HĐ xây dựng Chuẩn mực 15, QĐ 15, TT 161, TT244 Lưu ý: Phương pháp kế toán theo QĐ 15: - Tài khoản 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - Trình tự kế toán (Xem sơ đồ kế toán)
  128. KHÓA ÔN THI KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ NĂM 2014 KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ VỐN CHỦ SỞ HỮU VẤN ĐỀ 6 128
  129. 129 Vấn đề 6. Kế toán các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu ❑ Các khoản nợ phải trả chủ yếu phải lưu ý o Kế toán nợ phải trả người bán o Kế toán vay ngắn hạn, vay dài hạn o Kế toán khoản phải trả nội bộ oThuế và các khoản phải nộp cho NN o Trái phiếu phát hành o Dự phòng phải trả o Thuế TNDN hoãn lại phải trả
  130. 130 6.1. Kế toán các khoản nợ phải trả ❑ Phương pháp chung nghiên cứu các khoản nợ phải trả: ❑ Nắm được các quy định của chế độ kế toán ❑ Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu (Trình bày dưới dạng sơ đồ chữ T) ❑ Sử dụng số liệu để lập các chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo tài chính
  131. 131 6.1. Kế toán các khoản nợ phải trả ❑ 6.1.1. Kế toán thuế và các khoản phải nộp NN ❑ Lý thuyết o Các quy định về kế toán thuế và các khoản phải nộp NN (tài liệu ôn thi, các quy định về TK 333, chế độ kế toán). o Phương pháp kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành ❑ Bài tập o Tính toán, xác định chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Xem phần thuế thu nhập doanh nghiệp). o Phương pháp kế toán và cho ví dụ minh họa
  132. 132 6.1.2. Kế toán phát hành trái phiếu doanh nghiệp Chuẩn mực 16 – chi phí đi vay, TT 105, QĐ 15 – TT 161 ❑ Lý thuyết ❑ Các quy định về kế toán trái phiếu phát hành o Các trường hợp trong phát hành trái phiếu o Phát hành trái phiếu bằng mệnh giá (TK 3431) o Phát hành trái phiếu có chiết khấu (TK 3431, 3432) o Phát hành trái phiếu có phụ trội (TK 3431, 3433)
  133. 133 6.1.2. Kế toán phát hành trái phiếu doanh nghiệp Chuẩn mực 16 – chi phí đi vay, TT 105, QĐ 15 – TT 161 ❑ Lý thuyết ❑ Các quy định về kế toán trái phiếu phát hành o Quy định về phân bổ và xử lý khoản chiết khấu và phụ trội trái phiếu o Phương pháp phân bổ khoản CK và phụ trội: Phương pháp lãi suất thực tế và đường thẳng (Ghi nhận điều chỉnh vào 635) o Ghi nhận lãi trái phiếu (635 – 242,335 ) o Thanh toán trái phiếu đúng hạn, trước hạn
  134. 134 6.1.2. Kế toán phát hành trái phiếu doanh nghiệp Chuẩn mực 16 – chi phí đi vay, TT 105, QĐ 15 – TT 161 ❑ Bài tập. o Xử lý các nghiệp vụ cụ thể: o Phát hành trái phiếu có chiết khấu o Phát hành trái phiếu có phụ trội o Hạch toán chi phí đi vay: lãi phải trả, phân bổ chiết khấu và phụ trội. o Vốn hóa hoặc không vốn hóa chi phí đi vay o Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn o Mua lại trái phiếu trước khi đáo hạn
  135. 135 6.1.2. Kế toán phát hành trái phiếu doanh nghiệp Chuẩn mực 16 – chi phí đi vay, TT 105, QĐ 15 – TT 161 ❑ Vốn hóa chi phí đi vay o Nội dung chi phí đi vay o Tài sản dở dang o Nguyên tắc xử lý chi phí đi vay ❑ Các yếu tố xác định chi phí đi vay được vốn hóa ❑ Đối với khoản vay riêng o Lãi vay phải trả o Lãi đầu tư tạm thời o Thời điểm bắt đầu, thời gian ngừng và thời điểm kết thúc vốn hóa
  136. 136 6.2. Kế toán phát hành trái phiếu doanh nghiệp Chuẩn mực 16 – chi phí đi vay, TT 105, QĐ 15 – TT 161 ❑ Đối với khoản vay riêng Khoản vay riêng biệt là khoản vay dùng cho sản xuất một tài sản hoặc xây dựng một công trinh, nếu đủ điều kiện thì xác định vốn hoá như sau: Chi phí đi Chi phí đi Thu nhập đầu tư vay được = vay thực tế - tạm thời của vốn hoá phát sinh khoản vay
  137. 137 6.2. Kế toán phát hành trái phiếu doanh nghiệp Chuẩn mực 16 – chi phí đi vay, TT 105, QĐ 15 – TT 161 ❑ Đối với khoản vay chung (CM 16, Thông tư 161) o Thời gian: Thời gian bắt đầu, ngừng vốn hóa, kết thúc vốn hóa chi phí đi vay o Tỷ lệ vốn hóa (Công thức) o Chi phí lũy kê bình quân gia quyền phát sinh cho đầu tư xây dựng đến cuối kì kế toán. (Công thức tính) ❑ Các công thức tính
  138. 138 6.2. Kế toán phát hành trái phiếu doanh nghiệp Chuẩn mực 16 – chi phí đi vay, TT 105, QĐ 15 – TT 161 ❑ Đối với khoản vay chung (Th«ng tư 161) Chi phÝ Chi phÝ luü kÕ Tû lÖ (%) ®i vay = BQGQ X vèn ho¸ (3) vèn ho¸ (1) cho TS (2) Chi phÝ Sè tiÒn Sè th¸ng thùc tÕ sö luü kÕ vay sö dông tiÒn vay cho binh qu©n dông từng TS trong kú gia quyÒn = cho X (Sè vèn sö tõng TS Tæng sè th¸ng trong dông b/q) kú kÕ to¸n
  139. 139 6.2. Kế toán phát hành trái phiếu doanh nghiệp Chuẩn mực 16 – chi phí đi vay, TT 105, QĐ 15 – TT 161 ❑ Đối với khoản vay chung (Th«ng tư 161) Tû Tæng l·i vay ph¶i tr¶ trong kú lÖ cho c¸c kho¶n vay (+-) vèn = X 100% hãa Số dư BQGQ c¸c kho¶n vay gèc Số dư Số dư của Số th¸ng mà từng khoản vay BQGQ từng khoản ph¸t sinh trong kỳ kế to¸n cac khoản = vay gốc X vay gốc Số th¸ng của kỳ KT
  140. 140 6.2. Kế toán phát hành trái phiếu doanh nghiệp Chuẩn mực 16 – chi phí đi vay, TT 105, QĐ 15 – TT 161 ❑ Bút toán ghi nhận, các trường hợp ❑ Chi phí đi vay được vốn hóa (241,627) ❑ Chi phí đi vay không được vốn hóa (635) ❑ Lãi vay trả từng kì (112) ❑ Lãi vay trả trước (242,142) ❑ Lãi vay trả khi đáo hạn (335) Lưu ý: Vốn vay nhàn rỗi được tạm đầu tư có lãi thì ghi giảm CP đi vay của khoản vay riêng hoặc ghi doanh thu tài chính của khoản vay chung.
  141. 141 6.3. Kế toán các khoản dự phòng phải trả Chuẩn mực số 18, QĐ 15, TT161 TT244. ❑ Lý thuyết o Các điều kiện ghi nhận khoản dự phòng o Nội dung cơ bản các khoản dự phòng o Một số quy định cơ bản về kế toán các khoản dự phòng ❑ Bài tập o Xử lý kế toán một số nghiệp vụ cụ thể. o Lưu ý tình huống dự phòng bảo hành sản phẩm trong các trường hợp.
  142. Phân biệt sự khác nhau giữa dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng ❖ Dự phòng; ❖ Nợ tiềm tàng: Khoản nợ phải trả - Nghĩa vụ nợ có khả năng xảy ra từ không chắc chắn về giá các sự kiện đã qua mà sự tồn tại của trị và thời gian nghĩa vụ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện ❖ Tài sản tiềm tàng: không chắc chắn trong tương lai nằm Tài sản có khả năng ngoài kiểm soát của DN, hoặc phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại - Nhĩa vụ hiện tại phát sinh từ các sự của tài sản này chỉ kiện đã qua nhưng chưa đựoc ghi được xác nhận có xẩy nhận, vì: ra hoặc không xảy ra + Không thể chắc chắn có sự giảm của một hoặc nhiều sự sút về lợi ích kinh tế do việc phải kiện không chắc chắn thanh toán nghĩa vụ nợ, hoặc trong tương lai nằm +Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không ngoài phạm vi kiểm soát được xác định một cách đáng tin cậy của doanh nghiệp
  143. 143 6.3. Kế toán các khoản dự phòng phải trả Chuẩn mực số 18, QĐ 15, TT161 TT244. ❑ Ghi nhận: - Dự phòng phải trả được ghi nhận trong BCĐKT - Nợ tiềm tàng và tài sản tiềm tàng: không được ghi nhận trong BCĐKT mà chỉ ghi nhận ngoài BCĐKT hoặc thuyết minh trong Bản thuyết minh BCTC
  144. 6.3. Kế toán các khoản dự phòng phải trả Chuẩn mực số 18, QĐ 15, TT161 TT244. ❑ Khoản dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi: o Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện hiện tại (Nghiã vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả của một sự kiện đã xảy ra o Có sự giảm sút lợi ích kinh tế do yêu cầu phải thanh toán các nghĩa vụ nợ đó o Có thể ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó
  145. 6.3. Kế toán các khoản dự phòng phải trả Chuẩn mực số 18, QĐ 15, TT161 TT244. ❖ Nội dung chủ yếu: o Dự phòng tái cơ cấu DN o Dự phòng bảo hành SP o Dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan vượt quá lợi ích kinh tế dự tính thu được o Các khoản dự phòng khác
  146. 6.3. Kế toán các khoản dự phòng phải trả Chuẩn mực số 18, QĐ 15, TT161 TT244. Dự phòng tái cơ cấu DN: Tái cơ cấu là một chương trình do Ban giám đốc lập kế hoạch, kiểm soát và có những thay đổi quan trọng về: o Phạm vi hoạt động kinh doanh của DN; hoặc o Phương thức hoạt động kinh doanh của DN Ví dụ: ❖ Bán hoặc chấm dứt một dây chuyền sản xuất sản phẩm; ❖ Đóng cửa cơ sở kinh doanh ở một địa phương, một quốc gia khác hoặc chuyển đổi hoạt động KD từ địa phương này, quốc gia này sang địa phương, quốc gia khác
  147. 6.3. Kế toán các khoản dự phòng phải trả Chuẩn mực số 18, QĐ 15, TT161 TT244. ❖ Xác định giá trị ❖ Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán ❖ Xác định giá trị của khoản dự phòng phải trả, lưu ý: - Xem xét đến các rủi ro và yếu tố không chắc chắn để tránh các sai lệch - Giá trị thời gian là trọng yếu => cần xem xét khi các khoản dự phòng liên quan đến luồng tiền (CK dòng tiền) - Các sự kiện xảy ra trong tương lai
  148. 6.3. Kế toán các khoản dự phòng phải trả Chuẩn mực số 18, QĐ 15, TT161 TT244. ❑ Phương pháp kế toán theo chế độ kế toán ❑ Tài khoản 352- Dự phòng phải trả ❑ Kế toán dự phòng phải trả lưu ý: o Khoản dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi thoả mãn điều kiện quy định o Gía trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc tại ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ. o Khoản dự phòng phải trả được lập vào cuối niên độ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ
  149. 6.3. Kế toán các khoản dự phòng phải trả Chuẩn mực số 18, QĐ 15, TT161 TT244. o Mức trích lập dự phòng xác định cuối kỳ được so sánh với mức dự phòng đã trích lập kỳ trước để ghi tăng hoặc hoàn nhập khoản dự phòng, ghi tăng hoặc ghi giảm chi phí o Chỉ những khoản chi phí liên quan đến dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó. o Không được ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ hoạt động trong tương lai, trừ khi chúng liên quan đến một hợp đồng có rủi ro lớn và thỏa mãn điều kiện ghi nhận khoản dự phòng o Lưu ý: trình tự kế toán từng khoản dự phòng theo sơ đồ
  150. 6.3. Kế toán các khoản dự phòng phải trả Chuẩn mực số 18, QĐ 15, TT161 TT244. o Phương pháp kế toán dự phòng bảo hành sản phẩm o Trích lập dự phòng vào chi phí bán hàng (641); Chi phí SXC đối với SP xây lắp (TK 627) o Chi phí bảo hành phát sinh trừ vào khoản dự phòng đã trích (có bộ phận bảo hành độc lập TK 336; không có bộ phận bảo hành độc lập TK154) o Xác định và điều chỉnh khoản dự phòng cuối năm o Bảo hành SP xây lắp không sử dụng hết được hoàn nhập vào thu nhập khác
  151. 6.3. Kế toán các khoản dự phòng phải trả Chuẩn mực số 18, QĐ 15, TT161 TT244. o Phương pháp kế toán dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp và dự phòng phải trả đối với các hợp đồng có rủi ro lớn o Trích lập khoản dự phòng (TK 642) o Phát sinh chi phí liên quan đến dự phòng o Cuối năm, xác định và điều chỉnh khoản dự phòng
  152. 152 6.2 Kế toán vốn chủ sở hữu Chế độ kế toán: QĐ 15,TT161,244 ❑ Các khoản vốn chủ sở hữu o Kế toán nguồn vốn kinh doanh o Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá hối đoái. o Kế toán các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu o Kế toán cổ phiếu quỹ
  153. 153 6.2 Kế toán vốn chủ sở hữu Chế độ kế toán: QĐ 15,TT161,244 ❑ Phương pháp tiếp cận kế toán các khoản vốn chủ sở hữu: ❑ Nội dung từng loại vốn chủ sở hữu ❑ Các quy định của chế độ kế toán ❑ Tài khoản và trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu. (Học viên nghiên cứu trong chế độ kế toán và sơ đồ kế toán)
  154. 154 6.2 Kế toán vốn chủ sở hữu Chế độ kế toán: QĐ 15,TT161,244 ❑ Bài tập: Lưu ý một số nhóm nghiệp vụ sau: ❑ Phát hành cổ phiếu; Phát hành cổ phiếu thưởng từ lợi nhuận, thặng dư vốn, từ các quỹ. (QĐ 15, TT 244) ❑ Mua cổ phiếu quỹ, tái phát hành hoặc hủy cổ phiếu quỹ (QĐ 15 – TK 419) ❑ Tạm phân phối lợi nhuận trong năm và phân phối lợi nhuận chính thức (QĐ 15 – TK 421) ❑ Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp các tổn thất về tài sản (QĐ 15 – TK 415)
  155. KHÓA ÔN THI KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ NĂM 2014 KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH HNKD – BCTC HN VẤN ĐỀ 7 155
  156. 156 Vấn đề 7. Kế toán đầu tư tài chính Chuẩn mực 07,08,25 – QDD15,TT161,TT244 ❑ Kế toán các khoản đầu tư tài chính ❑ Kế toán đầu tư thường ❑ Kế toán đầu tư vào công ty LK ❑ Kế toán vốn góp liên doanh ❑ Kế toán khoản đầu tư vào công ty con ❑ Hợp nhất kinh doanh ❑ Báo cáo tài chính hợp nhất
  157. 157 7.1. Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh, công ty con trên BCTC riêng Chuẩn mực kế toán số 07, QĐ 15, TT161, TT244 Loại đầu tư BC Riêng BC Hợp nhất Đầu tư thường Giá gốc Giá gốc Công ty liên kết Giá gốc Vốn chủ sở hữu Công ty liên doanh Giá gốc Vốn chủ sở hữu Công ty Con Giá gốc Hợp nhất BCTC
  158. 158 7.1. Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh, công ty con trên BCTC riêng Chuẩn mực kế toán số 07, QĐ 15, TT161, TT244 7.1.1.Khoản đầu tư vào công ty liên kết ❑Công ty liên kết là công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng không phải là công ty liên doanh hoặc công ty con. o Khái niệm ảnh hưởng đáng kể o Nhà đầu tư trực tiếp o Nhà đầu tư gián tiếp
  159. 159 7.1.1. Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết . Chuẩn mực kế toán số 07,08,25, QĐ 15, TT161, TT244 ❑ Nhà đầu tư trực tiếp: Nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư mà không có thoả thuận khác thì được coi là có ảnh hưởng đáng kể đối với bên nhận đầu tư ❑ Nhà đầu tư gián tiếp: Nhà đầu tư nắm giữ gián tiếp thông qua các công ty con từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư. ❑ Lưu ý: Xem xét thêm thỏa thuận khác có tính quyết định đến mức độ ảnh hưởng của nhà đầu tư đối với bên nhận vốn đầu tư
  160. 160 7.1.1. Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết . Chuẩn mực kế toán số 07,08,25, QĐ 15, TT161, TT244 Trường hợp tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư trong công ty liên kết đúng bằng tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư trong công ty liên kết: Tỷ lệ quyền biểu quyết Tổng vốn góp của nhà đầu tư của nhà đầu tư trực tiếp = trong cty liên kết trong công ty liên kết x 100% Tổng vốn chủ sở hữu của cty liên kết Tỷ lệ quyền biểu quyết Tổng vốn góp của công ty con của nhà đầu tư gián tiếp = của nhà đầu tư trong cty liên kết trong công ty liên kết x 100% Tổng vốn chủ sở hữu của cty liên kết
  161. 161 7.1.1. Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết Chuẩn mực kế toán số 07, QĐ 15, TT161, TT244 ❑ Kế toán khoản đầu tư vào Cty liên kết trên BCTC riêng ❑ Phương pháp giá gốc o Nhà đầu tư ghi nhận ban đầu khoản đầu tư vào công ty liên kết theo giá gốc o Sau ngày đầu tư, nhà đầu tư được ghi nhận cổ tức, lợi nhuận được chia vào doanh thu hoạt động tài chính theo nguyên tắc dồn tích. o Các khoản khác từ công ty liên kết mà nhà đầu tư nhận được ngoài cổ tức và lợi nhuận được chia được coi là phần thu hồi của các khoản đầu tư và được ghi giảm giá gốc khoản đầu tư.
  162. 162 7.1.1.Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết Chuẩn mực kế toán số 07, QĐ 15, TT161, TT244 ❑ Khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của TSCĐ, vật tư, hàng hoá và giá trị đánh giá lại được ghi nhận và xử lý như sau: o Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá được hạch toán vào thu nhập khác. o Khoản chênh lệch nhỏ hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá được hạch toán vào chi phí khác. o Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị còn lại của TSCĐ được hạch toán toàn bộ vào thu nhập khác; Khoản chênh lệch nhỏ hơn được hạch toán toàn bộ vào chi phí khác;
  163. 163 7.1.1. Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết Chuẩn mực kế toán số 07, QĐ 15, TT161, TT244 o Theo phương pháp giá gốc, giá trị khoản đầu tư không được thay đổi trong suốt quá trình đầu tư, trừ trường hợp nhà đầu tư mua thêm hoặc thanh lý khoản đầu tư đó hoặc nhận được các khoản lợi ích ngoài lợi nhuận được chia. o Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi giá trị khoản đầu tư vào từng công ty liên kết. o Từ thời điểm nhà đầu tư không còn được coi là có ảnh hưởng đáng kể đối với công ty liên kết, nhà đầu tư phải kết chuyển giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty liên kết sang các tài khoản khác có liên quan.
  164. 164 7.1.2. Kế toán hoạt động liên doanh Chuẩn mực 08, TT23, quyết định 15, TT 161, TT 244 ❑ Liên doanh: Là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh. ❑ Các hinh thức liên doanh quy định trong chuẩn mực này gồm: o Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hinh thức liên doanh hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát; o Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hinh thức liên doanh tài san được đồng kiểm soát; o Hợp đồng liên doanh dưới hinh thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.
  165. 165 7.1.2. Kế toán hoạt động liên doanh Chuẩn mực 08, TT23, quyết định 15, TT 161, TT 244 ❑Hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát ❑Đặc điểm: o Không thành lập một cơ sở kinh doanh mới. o Các bên liên doanh có nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng. o Hoạt động của hợp đồng liên doanh được các bên góp vốn thực hiện cùng với các hoạt động kinh doanh thông thường khác của từng bên.
  166. 166 7.1.2. Kế toán hoạt động liên doanh Chuẩn mực 08, TT23, quyết định 15, TT 161, TT 244 ❑ Kế toán hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát ❑ Tài sản, nợ phải trả: Được ghi nhận là tài sản, nợ của bên góp vốn, theo dõi chi tiết cho hoạt động liên doanh. ❑ Chi phí o Chi phí riêng các bên tự bỏ ra và tự gánh chịu: Ghi nhận vào các TK chi phí SXKD o Chi phí chung có thể được giao cho các bên chi sau đó phân bổ cho các bên theo thoả thuận: Tạm ghi nhận vào tài khoản chi phí SXKD, Khi phân chia ghi giảm chi phí. (TK 621 .642, 138,338), thuế GTGT xử theo từng TH
  167. 167 7.1.2. Kế toán hoạt động liên doanh Chuẩn mực 08, TT23, quyết định 15, TT 161, TT 244 ❑ Kết quả liên doanh có thể phân chia: o Chia sản phẩm các bên tự tiêu thụ, ghi nhận DT: o Chia doanh thu (Một bên thay mặt liên doanh hạch toán và định kì phân chia cho các bên): Lưu ý: Chế độ kế toán quy định: - Ghi nhận DT chung vào tài khoản 338; Sau đó phân chia ghi nhận doanh thu và phải trả cho đối tác. - Thanh toán giữa các bên đối tác liên quan, kế toán sử dụng tài khoản 138; 338 mở chi tiết phù hợp. (Xem phần quy định về TK 222 – QĐ 15)
  168. 168 7.1.2.Kế toán hoạt động liên doanh Chuẩn mực 08, TT23, quyết định 15, TT 161, TT 244 ❑ Liên doanh tài sản đồng kiểm soát ❑ Đặc điểm: o Là tài sản được góp hoặc do các bên tham gia liên doanh mua, được sử dụng cho mục đích của LD và mang lại lợi ích cho các bên tham gia liên doanh theo quy định của Hợp đồng liên doanh. o Mỗi bên liên doanh được sử dụng tài sản đồng kiểm soát và chịu một phần chi phí phát sinh theo thỏa thuận trong hợp đồng. o Trường hợp phát sinh các chi phí, doanh thu chung thì các bên liên doanh phải thực hiện các quy định về kế toán như đối với trường hợp hoạt động KD đồng kiểm soát
  169. 169 7.1.2. Kế toán hoạt động liên doanh Chuẩn mực 08, TT23, quyết định 15, TT 161, TT 244 ❑ Kế toán: ❑ Mỗi bên góp vốn liên doanh phải phản ánh tài sản được đồng kiểm soát trong báo cáo tài chính của mình, gồm: o Phần vốn góp vào tài sản được đồng kiểm soát, được phân loại theo tính chất của tài sản; o Các khoản nợ phải trả phát sinh riêng của mỗi bên góp vốn liên doanh; o Phần nợ phải trả phát sinh chung o Các khoản thu nhập và chi phí phát sinh được phân chia từ hoạt động của liên doanh; o Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc góp vốn liên doanh.
  170. 170 7.1.2. Kế toán hoạt động liên doanh Chuẩn mực 08, quyết định 15, TT 161, TT 244 ❑ Vốn góp LD vào CSKD đồng kiểm soát: ❑ Nguyên tắc kế toán khoản vốn góp LD trên BCTC riêng ❑ Khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh được kế toán theo phương pháp giá gốc. ❑ Trường hợp góp vốn liên doanh bằng vật tư, hàng hóa: o Nếu giá đánh giá lại của vật tư, hàng hóa cao hơn giá trị ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được ghi nhận vào thu nhập khác. (TT244) o Nếu giá đánh giá lại của vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được ghi nhận vào chi phí khác.
  171. 171 7.1.2. Kế toán hoạt động liên doanh Chuẩn mực 08, quyết định 15, TT 161, TT 244 ❑ Trường hợp góp vốn liên doanh bằng TS cố định: o Nếu giá đánh giá lại của TSCĐ cao hơn giá trị ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được ghi nhận vào thu nhập khác. (TT244) o Nếu giá đánh giá lại của TSCĐ thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được ghi nhận ngay vào chi phí khác trong kỳ.
  172. 172 7.1.2. Kế toán hoạt động liên doanh Chuẩn mực 08, quyết định 15, TT 161, TT 244 ❑ Khi thu hồi vốn góp liên doanh. o Thiệt hại do không thu hồi đủ vốn góp được ghi nhận là một khoản chi phí tài chính. o Giá trị thu hồi cao hơn số vốn đã góp được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính. o Lợi nhuận từ kết quả đầu tư góp vốn liên doanh vào cơ sở đồng kiểm soát là khoản doanh thu hoạt động tài chính o Các khoản chi phí về hoạt động liên doanh phát sinh được phản ánh vào “Chi phí tài chính”.
  173. 173 7.1.3. Kế toán khoản đầu tư vào công ty con Chuẩn mực 25, thông tư 23, quyết định 15, TT 161, TT244 ❑Một số vấn đề chung: o Công ty con là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác o Công ty mẹ là cty có một hoặc nhiều cty con o Tập đoàn bao gồm c.ty mẹ và các c.ty con ❑Kế toán phải quan tâm đến kế toán khoản đầu tư vào c.ty con ở hai góc độ: oKế toán để lập BCTC riêng của cty mẹ oKế toán để lập BCT hợp nhất
  174. 174 7.1.3. Kế toán khoản đầu tư vào công ty con Chuẩn mực 25, thông tư 23, quyết định 15, TT 161, TT244 ❑ Kế toán khoản đầu tư vào công ty con để lập báo cáo tài chính riêng. ❑Phương pháp giá gốc: o Ghi nhận ban đầu khoản đầu tư theo giá gốc o Sau ghi nhận ban đầu theo giá gốc, lợi nhuận, cổ tức được ghi nhận theo nguyên tắc dồn tích. o Các quy định cụ thể (QĐ 15, TT161, TT 244)
  175. 175 7.1.3. Kế toán khoản đầu tư vào công ty con Chuẩn mực 25, thông tư 23, quyết định 15, TT 161, TT244 ❑ Lưu ý hướng dẫn của thông tư 244 o Công ty mẹ đầu tư góp vốn vào công ty con (không phải là giao dịch hợp nhất kinh doanh mà bên mua thanh toán bằng tài sản). o Chênh lệch giá trị ghi sổ của tài sản và giá trị đánh giá lại được ghi nhận toàn bộ vào thu nhập khác hoặc chi phí khác. (Tương tự như góp vốn vào công ty liên kết, LD). o Nếu dùng tài sản để thanh toán trong giao dịch HNKD thì hạch toán tài sản như bán (Xem thêm HNKD)
  176. 176 7.1.3. Kế toán khoản đầu tư vào công ty con Chuẩn mực 25, thông tư 23, quyết định 15, TT 161, TT244 ❑Theo CM hợp nhất kinh doanh o Khi bên mua dùng tài sản phi tiền tệ thanh toán cho giao dịch hợp nhất kinh doanh thì hạch toán tài sản đó được nhượng bán. o TSCĐ được hạch toán là nhượng bán. o Hàng tồn kho được hạch toán là bán.
  177. 177 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑ Lý thuyết o Nhận diện các trường hợp hợp nhất kinh doanh o Nội dung cơ bản của phương pháp mua và các bước thực hiện phương pháp mua để kế toán giao dịch hợp nhất k.doanh ❑ Bài tập o Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh o Xác định lợi thế thương mại (nếu có) o Xác định phần sở hữu của cổ đông thiểu sổ o Ghi nhận các bút toán điều chỉnh khi hợp nhất kinh doanh
  178. 178 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑ Xác định giao dịch hợp nhất kinh doanh o Hợp nhất kinh doanh là việc kết hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt thành một đơn vị báo cáo. o Kết quả của phần lớn các trường hợp hợp nhất kinh doanh là một doanh nghiệp (bên mua) nắm được quyền kiểm soát một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh khác (bên bị mua).
  179. 179 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑ Hình thức hợp nhất kinh doanh o Một doanh nghiệp mua cổ phần của doanh nghiệp khác o Mua tất cả tài sản thuần, gánh chịu khoản nợ của doanh nghiệp khác. o Mua một số tài sản thuần của doanh nghiệp khác để cùng hình thành nên một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh. ❑ Việc thanh toán trong giao dịch hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện bằng: tiền, các khoản tương đương tiền, chuyển giao tài sản hoặc kết hợp các hình thức trên ❑ Lưu ý: kết quả của giao dịch hợp nhất kinh doanh oHình thành mối quan hệ công ty mẹ - công ty con oKhông hình thành mối quan hệ công ty mẹ - con
  180. 180 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑ Các trường hợp mà chuẩn mực 11 không xử lý: o Hợp nhất kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt được thực hiện dưới hình thức liên doanh; o Hợp nhất kinh doanh liên quan đến các doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh cùng dưới một sự kiểm soát chung; o Hợp nhất kinh doanh liên quan đến hai hoặc nhiều doanh nghiệp tương hỗ; o Hợp nhất kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt được hợp nhất lại để hình thành một đơn vị báo cáo thông qua một hợp đồng mà không xác định được quyền sở hữu.
  181. 181 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑ Mọi trường hợp hợp nhất kinh doanh đều phải được kế toán theo phương pháp mua. o Phương pháp mua xem xét việc hợp nhất kinh doanh trên quan điểm là doanh nghiệp thôn tính các doanh nghiệp khác được xác định là bên mua. o Bên mua mua tài sản thuần và ghi nhận các tài sản đã mua, các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu, kể cả những tài sản, nợ phải trả và nợ tiềm tàng mà bên bị mua chưa ghi nhận trước đó.
  182. 182 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑Áp dụng phương pháp mua o Xác định bên mua; o Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh o Tại ngày mua, bên mua phải phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh cho tài sản được mua, nợ phải trả cũng như những khoản nợ tiềm tàng phải gánh chịu. o Xác định lợi thế thương mại (nếu có)
  183. 183 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑ Xác định bên mua Bên mua là một doanh nghiệp tham gia hợp nhất nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh tham gia hợp nhất khác. * Quyền kiểm soát trong các trường hợp thông thường - Nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết (ngoại trừ) - Không nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết nhưng vẫn có quyền kiểm soát nếu. + Quyền lớn hơn 50% quyền biểu quyết của doanh nghiệp kia nhờ có một thoả thuận với các nhà đầu tư khác; + Quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp khác theo một qui chế hay một thoả thuận; + Quyền bổ nhiệm, bãi miễn đa số thành viên Hội đồng quản trị (hoặc một bộ phận quản lý tương đương) của doanh nghiệp khác; hoặc + Quyền bỏ phiếu quyết định trong các cuộc họp Hội đồng quản trị (hoặc bộ phận quản lý tương đương) của doanh nghiệp khác.
  184. 184 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑ Một số trường hợp đặc biệt xác định bên mua o Doanh nghiệp có giá trị hợp lý lớn hơn o Doanh nghiệp bỏ tiền, phát hành công cụ vốn o Doanh nghiệp kiểm soát về nhân sự oDoanh nghiệp tồn tại trước giao dịch hợp nhất
  185. 185 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑ Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh ❑ Bên mua sẽ xác định giá phí hợp nhất kinh doanh bao gồm: Giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi của: o Các tài sản đem trao đổi, o Các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận o Các công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền kiểm soát bên bị mua, o Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh.
  186. 186 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑ Lưu ý khi xác định giá phí hợp nhất kinh doanh ❑ Giá phí được xác định tại ngày trao đổi o Nếu giao dịch hợp nhất kinh doanh là đơn lẻ thì ngày trao đổi trùng với ngày mua. o Nếu quyền kiểm soát đạt được thông qua nhiều giao dịch thì giá phí hợp nhất kinh doanh bằng tổng giá phí của các giao dịch đơn lẻ tính tại ngày ghi nhận giao dịch đơn lẻ. ❑ Việc thanh toán giá phí bị hoãn lại hoặc có cam kết thanh toán trong tương lai: o Giá phí phải tính theo giá trị hiện tại của khoản sẽ thanh toán trong tương lai.
  187. 187 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑ Giá trị hợp lý của các công cụ vốn phát hành o Giá thị trường niêm yết o Các trường hợp khác ❑ Các chi phí liên quan trực tiếp khác như: chi kiểm toán, tư vấn pháp lý, thẩm định giá ❑ Một số chi phí không tính vào giá phí HNKD o Chi phí phát hành công cụ tài chính o Các khoản chi phí và lỗ trong tương lai
  188. 188 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑Điều chỉnh giá phí HNKD tuỳ thuộc các sự kiện trong tương lai ❑Khi thoả thuận hợp nhất kinh doanh cho phép điều chỉnh giá phí hợp nhất kinh doanh tuỳ thuộc vào các sự kiện trong tương lai, bên mua phải điều chỉnh vào giá phí hợp nhất kinh doanh tại ngày mua nếu khoản điều chỉnh đó có khả năng chắc chắn xảy ra và giá trị điều chỉnh có thể xác định được một cách đáng tin cậy.
  189. 189 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑ Phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh ❑ Tại ngày mua, bên mua phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh bằng việc ghi nhận theo giá trị hợp lý tại ngày mua của: o Các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và nợ tiềm tàng của bên bị mua nếu thoả mãn tiêu chuẩn quy định o Trừ các tài sản dài hạn (hoặc nhóm các tài sản thanh lý) được phân loại là nắm giữ để bán sẽ được ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán chúng. o Chênh lệch giữa giá phí hợp nhất kinh doanh và phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và nợ tiềm tàng đã ghi nhận
  190. 190 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑ Ghi nhận giá trị hợp lý của tài sản ❑ Tài sản hữu hình (Hàng tồn kho, TSCĐ HH, nợ phải thu ) ❑ Tài sản vô hình (Chỉ ghi nhận tách biệt nếu thoả mãn các quy định của chuẩn mực 04) ❑ Nợ phải trả. o Nợ phải trả xác định được o Nợ phải trả tiềm tàng: Ghi nhận nếu thoả mãn các quy định của chuẩn mực số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”
  191. 191 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑ Lợi thế thương mại o Lợi thế thương mại là phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng đó ghi nhận theo quy định. o Lợi thế thương mại phát sinh khi hợp nhất kinh doanh thể hiện khoản thanh toán của bên mua cho những lợi ích kinh tế ước tính thu được trong tương lai từ những tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận và không xác định được một cách riêng biệt.
  192. 192 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 Lîi thÕ Gi¸ phÝ hîp PhÇn së h÷u cña bªn th•¬ng = nhÊt kinh - mua trong gi¸ trÞ hîp m¹i doanh lý thuÇn cña tµI s¶n Trong ®ã C¸c PhÇn së h÷u Tæng gi¸ kho¶n cña bªn mua Tû lÖ lîi trÞ hîp lý nî ph¶I trong gi¸ trÞ = Ých cña X cña tµI - tr¶, nî hîp lý thuÇn bªn mua s¶n nhËn tiÒm cña tµI s¶n diÖn ®•îc tµng
  193. 193 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑ Ghi nhận và xử lý lợi thế thương mại ❑ Trên BCTC riêng (HNKD không hình thành Cty mẹ -con) ❑ Trên BCTC HN (Nếu hình thành Cty mẹ - con) o Ghi ngay vào chi phí sản xuất, kinh doanh (nếu giá trị nhỏ) hoặc phải được phân bổ dần một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính (nếu giá trị lớn). o Thời gian sử dụng hữu ích phải phản ánh được ước tính theo thời gian thu hồi lợi ích kinh tế có thể mang lại cho doanh nghiệp (tối đa không quá 10 năm) o Phương pháp phân bổ phải phản ánh được cách thức thu hồi lợi ích kinh tế phát sinh từ lợi thế thương mại. Phương pháp đường thẳng được sử dụng phổ biến nếu không có phương pháp khác phù hợp hơn.
  194. 194 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑ Lợi thế thương mại trong trường hợp HNKD được thực hiện thông qua nhiều lần giao dịch ❑ Xác định lợi thế thương mại ứng với từng lần mua ❑ Xác định lợi thế thương mại cho từng lần mua (Chênh lệch giá phí của lần mua > Phần sở hữu (theo tỷ lệ lợi ích của lần mua đó) trong NFV ❑ Tổng hợp và ghi nhận
  195. 195 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑ Khoản vượt trội giữa phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và khoản nợ tiềm tàng của bên bị mua so với giá phí hợp nhất kinh doanh ❑ Bên mua phải: o Xem xét lại việc xác định giá trị của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, nợ tiềm tàng và việc xác định giá phí hợp nhất kinh doanh; và o Ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tất cả các khoản chênh lệch vẫn còn sau khi đánh giá lại.
  196. 196 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 Xác định và ghi nhận phần lợi ích của cổ đông không kiểm soát C¸c Tæng gi¸ Tû lÖ lîi Ých kho¶n PhÇn së h÷u trÞ hîp lý cña c¸c cæ X nî ph¶I cña cæ ®«ng = cña tµI - ®«ng thiÓu tr¶, nî thiÓu sè s¶n nhËn sè tiÒm diÖn ®•îc tµng
  197. 197 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑Hướng dẫn kế toán ❑ Hợp nhất kinh doanh dẫn đến hình thành mối quan hệ công ty mẹ - công ty con. o Kế toán ở bên mua để lập báo cáo tài chính riêng o Kế toán giá phí hợp nhất kinh doanh o Kế toán các khoản điều chỉnh giá phí hợp nhất kinh doanh tuỳ thuộc vào các sự kiện tương lai.
  198. 198 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑ Kế toán để lập BCTC hợp nhất của bên mua o Bên mua là công ty mẹ không phải lập BCTC hợp nhất tại ngày mua mà phải lập BCTC hợp nhất tại thời điểm sớm nhất theo quy định hiện hành o Bên mua là công ty mẹ khi lập và trình bày BCTC hợp nhất phải tuân thủ nguyên tắc lập và trình bày BCTC hợp nhất quy định trong Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”
  199. 199 7.2. Hợp nhất kinh doanh Chuẩn mực 11, QĐ 15, TT 161 ❑ Kế toán ở bên mua trường hợp không hình thành mối quan hệ công ty mẹ - công ty con o Giá trị hợp lý của những tài sản, nợ phải trả, nợ tiềm tàng nhận được được ghi nhận trên báo cáo tài chính riêng của bên mua (sử dụng các tài khoản quy định) o Lợi thế thương mại được phản ánh như tài sản (TK 242) và phân bổ dần vào chi phí quản lý DN (không quá 10 năm) o Chênh lệch phần sở hữu trong giá trị hợp lý > giá phí hợp nhất kinh doanh, sau khi xem xét lại giá trị hợp lý được xử lý vào thu nhập khác.
  200. 200 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 ❑ Lý thuyết o Nguyên tắc chung lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất? o Trình tự hợp nhất báo cáo cáo tài chính: hợp nhất bảng cân đối kế toán, hợp nhất báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh? o Nguyên tắc và phương pháp thực hiện các bút toán điều chỉnh cho một số khoản mục cần điều chỉnh?
  201. 201 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 ❑ Bài tập o Lập báo cáo tài chính hợp nhất (Chỉ lập 1 số chỉ tiêu đặc biệt cần điều chỉnh) o Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh o Tài sản thuế TNDN hoặc thuế TNDN hoãn lại phải trả o Tính toán, Ghi nhận các bút toán điều chỉnh các khoản mục hoặc nghiệp vụ phục vụ cho việc hợp nhất báo cáo tài chính.
  202. 202 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 7.3.1. Tổng quan về lập BCTC HN ❑ Báo cáo tài chính hợp nhất: Là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. ❑ Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con theo quy định của chuẩn mực này.
  203. 203 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 ❑ Phân biệt: (Xem ví dụ trong tài liệu ôn thi) ❑ Quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con ❑Công ty mẹ đầu tư trực tiếp ❑Công ty mẹ đầu tư gián tiếp ❑ Lợi ích kinh tế của công ty mẹ đối với công ty con ❑Công ty mẹ đầu tư trực tiếp ❑Công ty mẹ đầu tư gián tiếp
  204. 204 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 ❑ Nguyên tắc lập và trình bày BCTC hợp nhất o Công ty mẹ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải căn cứ vào báo cáo tài chính của tất cả các công ty con ở trong nước và ngoài nước do công ty mẹ kiểm soát, ngoại trừ các công ty được đề cập ở đoạn 10 của Chuẩn mực số 25, để thực hiện hợp nhất Báo cáo tài chính. o Quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con được xác định khi công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con (công ty mẹ có thể sở hữu trực tiếp công ty con hoặc sở hữu gián tiếp công ty con qua một công ty con khác) trừ trường hợp đặc biệt khi xác định rõ là quyền sở hữu không gắn liền với quyền kiểm soát
  205. 205 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 o Báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán thống nhất cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự trong toàn bộ tập đoàn. o Nếu công ty con sử dụng các chính sách kế toán khác với chính sách kế toán áp dụng thống nhất trong tập đoàn thì công ty con phải có điều chỉnh thích hợp các báo cáo tài chính trước khi sử dụng cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn.
  206. 206 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 o Các báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con sử dụng để hợp nhất báo cáo tài chính phải được lập cho cùng một kỳ kế toán năm. o Báo cáo tài chính sử dụng để hợp nhất có thể được lập vào thời điểm khác nhau miễn là thời gian chênh lệch đó không vượt quá 3 tháng. Nếu ngày kết thúc kỳ kế toán năm là khác nhau quá 3 tháng, công ty con phải lập thêm một bộ báo cáo tài chính cho mục đích hợp nhất có kỳ kế toán trùng với kỳ kế toán năm của tập đoàn.
  207. 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 Khái quát quy trình lập BCTC hợp nhất Năm đầu tiên BCTC BCTC Bảng BCTC riêng của riêng của tổng hợp hợp nhất các công các công các chỉ của tập ty ty đã tiêu hợp đoàn điều nhất chỉnh Các tài Bảng kê liệu kế các bút toán toán điều phục vụ chỉnh hợp nhất
  208. 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 Khái quát quy trình lập BCTC hợp nhất Các năm tiếp theo BCTC BCTC Bảng BCTC riêng của riêng của tổng hợp hợp nhất các công các công các chỉ của tập ty ty đã tiêu hợp đoàn điều nhất chỉnh Các tài Bảng kê các Bảng kê các Các tài liệu liệu kế bút toán bút toán kế toán phục toán điều chỉnh điều chỉnh vụ hợp nhất phục vụ Năm nay Năm trước năm trước hợp nhất
  209. 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 ❖ Bổ sung các chỉ tiêu trong BCTC hợp nhất ⚫ Bổ sung các chỉ tiêu trong Bảng Cân đối kế toán hợp nhất (Mẫu số B 01 – DN/HN) - Bổ sung chỉ tiêu VI “Lợi thế thương mại”- Mã số 269 trong phần “Tài sản” để phản ánh lợi thế thương mại phát sinh trong giao dịch hợp nhất kinh doanh. - Bổ sung mục C “Lợi ích của cổ đông thiểu số” - Mã số 439 trong phần “Nguồn vốn” để phản ánh giá trị lợi ích của cổ đông thiểu số.
  210. 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 ❖Bổ sung các chỉ tiêu trong Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất (Mẫu số B02 –DN/HN) - Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh –Mã số 45. - Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số - Mã số 61. - Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ - Mã số 62. ❖ Bổ sung các thông tin phải trình bày trong Bản Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất
  211. 211 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 ❑ Phương pháp chung lập BCTC hợp nhất ❑ Cộng hợp các chỉ tiêu trên BCTC riêng ❑Thực hiện các bút toán điều chỉnh, gồm: o Bút toán ghi nhận sự điều chỉnh đã thực hiện để lập BCTC hợp nhất kì trước (Để đảm bảo tính lũy kế của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất) o Bút toán ghi nhận sự điều chỉnh mới phát sinh năm nay của từng khoản mục và tổng hợp ảnh hưởng của các bút toán điều chỉnh. o Xác định chỉ tiêu sau điều chỉnh và trình bày Báo cáo.
  212. 212 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 ❑ Lưu ý: ❑ Kĩ thuật xác định và thực hiện các bút toán điều chỉnh o Bút toán ghi nhận chênh lệch giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ trong tài sản thuần của cty con (Lặp đi, lặp lại khi lập). o Bút toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con (Lặp đi lặp lại khi lập). o Bút toán tách lợi ích của cổ đông không kiểm soát khi mua (Lặp đi lặp lại khi lập) và ghi nhận sự biến động của lợi ích cổ đông không kiểm soát (theo biến động thực tế trong kì) o Bút toán phân bổ lợi thế thương mại (Có tính lũy kế giữa các lần lập BCTC HN) ❑Bút toán loại trừ khoản mục và lãi nội bộ (Ghi nhận số lũy kế đã loại trừ năm trước và loại trừ năm nay) (Xem các ví dụ minh họa trong TT 161)
  213. 213 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 ❑Kế toán khoản đầu tư để lập BCTC hợp nhất o Nếu nhà đầu tư vào công ty liên kết là công ty mẹ của một tập đoàn nhất định thi nhà đầu tư phải lập báo cáo tài chính hợp nhất. o Khoản đầu tư vào công ty liên kết được trình bày trên báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu
  214. 214 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 ❑ Khoản ĐT vào CTLK được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. ❑ Khi lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết sau ngày đầu tư. ❑ Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty liên kết được ghi giảm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty liên kết trên báo cáo tài chính hợp nhất. ❑ Các thay đổi vốn chủ sở hữu khác của công ty liên kết cũng làm thay đổi giá ghi sổ của khoản đầu tư
  215. 215 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 ❑ Quy trình điều chỉnh: o Điều chỉnh phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết từ sau ngày đầu tư và các khoản điều chỉnh khác đã ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất từ các năm trước. (Bút toán này là để đảm bảo tính lũy kế của các khoản điều chỉnh đã thực hiện trên bảng CĐKT) o Điều chỉnh phần lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ của nhà đầu tư trong công ty liên kết.
  216. 216 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 o Điều chỉnh các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết: Chênh lệch giá trị hợp lý với giá gốc, phân bổ lợi thế thg mại. (Lưu ý có các TH – TT 161) o Giá trị hợp lý > GTGS: Phân bổ điều chỉnh giảm o Giá trị hợp lý < GTGS: Phân bổ điều chỉnh tăng o Lợi thế TM: Phân bổ điều chỉnh giảm (< = 10 năm) o Lợi thế TM âm: Tính toán lại, nếu LTTM vẫn âm thì ghi nhận ngay vào phần lãi or lỗ ngay kì này Lưu ý: Các khoản trên theo dõi ngoài bảng; Tổng hợp để ghi 01 bút toán điều chỉnh
  217. 217 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 o Điều chỉnh khoản cổ tức, lợi nhuận được chia (Tổng hợp cùng với các khoản điều chỉnh nêu trên. o Điều chỉnh các khoản thay đổi trong vốn chủ sở hữu của công ty liên kết: Trường hợp vốn chủ sở hữu của công ty liên kết có thay đổi (nhưng không được phản ánh qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, như chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá không được ghi nhận là lãi, lỗ trong kỳ
  218. 218 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 o Phương pháp điều chỉnh (Chuẩn mực BCTC hợp nhất) o Xuất phát từ chỉ tiêu “Khoản đầu tư ” trên BCTC riêng o Bút toán điều chỉnh: o Ghi Nợ; Ghi có các chỉ tiêu (Xem thông tư 161) o Tổng hợp để xác định chỉ tiêu “Khoản đầu tư ” trên BCTC hợp nhất gồm: Chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất và BCKQ kinh doanh hợp nhất
  219. 219 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 ❑ Xác định và ghi nhận phần lãi/ lỗ trong công ty liên kết từ sau ngày đầu tư và các khoản điều chỉnh khác đã ghi nhận trên Consolidated B/S từ các kỳ kế toán trước. ⚫ Đối với lãi/lỗ đã ghi nhận Nợ/Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh Có/Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ⚫ Đối với khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản Nợ/Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh Có/Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản ⚫ Đối với khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái Nợ/Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh Có/Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái
  220. 220 7.3. Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực 25, QĐ 15, TT 161 TT 244 ❑ Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư đối với phần lãi/lỗ trong kỳ báo cáo trong công ty liên doanh, liên kết ⚫ Bút toán điều chỉnh Nợ/Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh Có/Nợ Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh ⚫ Kết chuyển (Bút toán này được thực hiện sau khi đã thực hiện hết các điều chỉnh khi lập BCTC HN) Nợ/Có Lợi nhuận sau thuế TNDN (P/L) Có/Nợ LN sau thuế chưa phân phối (B/S)