Bài giảng Giao thông và đường giao thông - Chuyên đề 5: Công trình kỹ thuật phục vụ giao thông đô thị

pdf 14 trang ngocly 2990
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giao thông và đường giao thông - Chuyên đề 5: Công trình kỹ thuật phục vụ giao thông đô thị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_giao_thong_va_duong_giao_thong_chuyen_de_5_cong_tr.pdf

Nội dung text: Bài giảng Giao thông và đường giao thông - Chuyên đề 5: Công trình kỹ thuật phục vụ giao thông đô thị

  1. Chuyên đề 5: CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC VỤ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
  2. Bãi đỗ xe  Khi mức độ ô tô hoá lớn (số xe ô tô trên 1000 người dân) cần thiết kế, quy hoạch bãi đỗ xe.  Theo quan niệm của một số quốc gia, 150-200 xe/1000 dân thì diện tích bãi đỗ phải tương đương với diện tích đường.
  3. Phân loại bãi đỗ xe  Phân loại theo thời gian sử dụng: Loại Thời gian đỗ Khu vực phục vụ, Hình thức sở hữu nơi bố trí Là bãi đỗ và Thường bố trí ở khu dân cư, Hình thức sở hữu: Bãi đỗ xe trông giữ xe các khu vực có người dân công cộng, tập thể thường trong nhiều lưu trú nhiều ngày hoặc cá nhân xuyên: ngày Là các bãi đỗ Thường bố trí gần các cơ Hình thức sở hữu: sở Bãi đỗ xe xe có thời quan, các cơ sở sản xuất, hữu tập thể, sở hữu có thời gian xe đỗ phục vụ cho cán bộ công công cộng. gian đỗ rất >8h nhân viên, các đối tượng đi lâu: làm, đi học trong ngày. Bãi đỗ xe Là các bãi đỗ Bố trí tại các khu vui chơi Hình thức sở hữu: sở có thời có thời gian giải trí, văn hoá văn nghệ, hữu công cộng gian đỗ xe đỗ là 2-4h trường học. lâu Bãi đỗ có thời Khu công nghiệp, cửa hàng, Hình thức sở hữu: Bãi đỗ gian xe đỗ khu mua sắm, giao dịch công cộng hoặc tập ngắn: <2h thể.
  4. Phân loại bãi đỗ xe  Phân loại theo vị trí  Bãi đỗ xe cố định: quy mô thiết kế vĩnh cữu  Bãi đỗ xe tạm thời: có thể đỗ xe trên đường, trên hè hoặc lòng đường, ngõ cụt  Phân loại theo cấu tạo  Bãi đỗ xe kín: đỗ trong gara.  Bãi đỗ xe ngoài trời.  Ngoài ra có thể có các dạng bãi đỗ xe dưới mặt đất, trên cao, trên mặt đất
  5. Đặc điểm quy hoạch bãi đỗ xe  Vị trí bãi đỗ xe tuỳ thuộc vào loại bãi đỗ, căn cứ vào các đặc điểm dân cư, tỷ lệ xe cá nhân, tình hình sử dụng các bải đỗ cá nhân, tập thể.  Căn cứ vào tỷ lệ xe dùng trong bãi đỗ công cộng: điều tra ở các cơ quan quản lý, phát phiếu thăm dò đối với lái xe, người dân để ước lượng nhu câgu.  Cấu tạo của bãi đỗ xe: nhu cầu diện tích cho một ô tô, phương pháp bố trí bãi đỗ  Thiết kế mặt đường cho bãi đỗ xe: mặt đường có thể lấy đơn giản hơn hoặc tương đương với các tuyến đường lân cận khu vực đỗ, phải tính toán kiểm tra.  Độ dốc thiết kế (dốc dọc, dốc ngang) phải đảm bảo đủ để thoát nước (>0.3%) và cũng không được lớn quá (<2%) , xe có thể bị trôi. Thông thường thiết kế bãi đỗ chọn đường phân thuỷ là trục của bãi đỗ.
  6. Hình thức đỗ xe  Đỗ xe ở bãi công cộng  Khi thiết kế bãi đỗ phải thiết kế đường vào và ra cho xe tương đối thuận lợi. Các hình thức di chuyển của xe có các dạng: (1) Lùi vào đỗ, tiến ra; (2) Tiến vào và lùi ra; và (3) Tiến vào, tiến ra.  Ngoài ra tuỳ theo xe thiết kế mà chọn bán kính cong phù hợp.
  7. Hình thức đỗ xe  Đỗ xe trên đường: đỗ dọc, đỗ ngang, đỗ xiên
  8. Thiết kế chiếu sáng – Khái niệm  Nguồn sáng: trong thiết kế chiếu sáng đô thị (đường, nút giao thông, quảng trường), nguồn sáng là đèn điện phát sáng theo các nguyên lý khác nhau: sợi đốt, khí đốt, huỳnh quang, cao áp thuỷ ngân và cũng có nhiều màu sắc ánh sáng khác nhau. Mục đích bố trí: chiếu sáng và trang trí.  Độ chiếu sáng bề mặt: E (lux=lumen/m2) là chỉ tiêu phân bố ánh sáng xuống mặt đường Chọn giá trị E tuỳ thuộc vào từng loại đường, nút giao thông.  Độ rọi B: là đại lượng đặc trưng cho độ ánh sáng phản chiếu trên mặt đường (candelar/m2). B=E/R Trong đó R là hệ số phản quang của mặt đường, tuỳ thuộc vào vật liệu làm mặt.  Độ chói: biểu thị khả năng tiếp nhận ánh sáng của mắt người. Độ chói phụ thuộc vào công suất P của bóng đèn và chiều cao treo đèn.
  9. Thiết kế chiếu sáng – Nguyên tắc bố trí  Đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ mép phần xe chạy tới cột công trình chiếu sáng (TCXDVN 259 – Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị).  Vị trí đặt nguồn sáng phải thoả mãn: ánh sáng tương đối đồng đều, tập trung ở những chỗ cần thiết: điểm xung đột, chỗ có lưu lượng xe và bộ hành lớn, chỗ bộ hành lên xuống hầm hoặc cầu vượt, chỗ bố trí hệ thống biển báo, đèn giao thông Khoảng cách giữa các đèn tuỳ thuộc vào chiều cao treo đèn. Nhiệm vụ của thiết kế chiếu sáng là chọn loại đèn, công suất, tính chiều cao treo đèn, khoảng cách và vị trí đặt đèn
  10. Thiết kế chiếu sáng – Tính toán và bố trí  Công thức tính toán cơ bản: E = n .  . V . f / b / e Trong đó: n là số dãy đèn chiếu sáng. b là chiều rộng cần chiếu sáng. e là khoảng cách giữa hai đèn. f là hệ số sử dụng nguồn sáng phụ thuộc vào chiều cao treo đèn và chiều rộng mặt đường. V là hệ số giảm cường độ sáng theo thời gian. - Sau khi chon các giá trị cần thiết, tính toán E và so sánh với tiêu chuẩn. - Các giá trị quy định khác L được tính theo công thức L=E/R (R tra theo vật liệu).
  11. Thiết kế chiếu sáng – Tính toán và bố trí  Sơ đồ bố trí: Bố trí chiếu sáng trên đường
  12. Thiết kế chiếu sáng – Tính toán và bố trí  Sơ đồ bố trí: Bố trí chiếu sáng trong nút giao thông
  13. Trồng cây xanh trên đường đô thị  Tác dụng của cây xanh  Phân cách các luồng xe ngược chiều, chống chói.  Cải thiện môi trường sống trong đô thị: cải thiện về không khí, giảm nhiệt độ vào mùa nóng, giảm tiếng ồn, giảm bụi, khí thải của các phương tiện giao thông  Tăng mỹ quan đô thị: điều hoà mỹ quan, khắc phục các điểm khiếm khuyết về mỹ quan cho đường thiết kế. Cây trồng cũng tạo mỹ quan cho các công trình khác.  Tạo bóng mát.  Chống sụt lở đất, xói mòn, hạ mực nước ngầm, chống hoả hoạn  Các loại cây xanh:  Có nhiều loại: Cây bóng mát, cây trang trí, cây thân gỗ, cây cỏ, bụi, cây tán trùm, tán tầng
  14. Các hình thức trồng cây xanh  Nguyên tắc  Đảm bảo mục đích của từng loại cây  Không ảnh hưởng đến giao thông, tầm nhìn và tĩnh không.  Không ảnh hưởng đến các công trình lân cận: công trình ngầm, nhà cửa.  Chọn loại cây xanh phải thoả mãn yêu cầu về màu sắc theo mùa, và đáp ứng vệ sinh (do lá rụng, hoa quả )  Các hình thức trồng cây:  Trồng cây thành hàng trên vỉa hè.  Trồng cây thành hàng trên các dải được tách riêng (có bãi cỏ hoặc không có)  Hàng rào bụi cây.  Dải trồng cỏ, trồng hoa với những cây riêng lẻ, khóm hoặc bụi.  Vườn hoa