Bài giảng Địa chất công trình - Chương 3: Kiến tạo
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa chất công trình - Chương 3: Kiến tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_dia_chat_cong_trinh_chuong_3_kien_tao.pdf
Nội dung text: Bài giảng Địa chất công trình - Chương 3: Kiến tạo
- CHƯƠNG 3: KIẾN TẠO 3.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÁC DỤNG KIẾN TẠO CỦA VỎ TRÁI ĐẤT Những hoạt động lún chìm, nâng cao, dồn ép của vỏ Trái đất tạo ra những nếp uốn, đứt gãy, hình thành nên những cấu trúc của nó - là những hoạt động kiến tạo. Dao động thẳng đứng hay chuyển động thăng trầm của vỏ Trái đất thường xảy ra trong một phạm vi rộng lớn làm thay đổi vị trí của lục địa hay đại dương. Khi mặt đất nâng lên, biển rút ra, lục địa được mở rộng gọi là biển lùi. Ngược lại, khi lục địa hạ thấp, nước biển tràn vào gọi là biển tiến. Chuyển động ngang hay chuyển động uốn nếp tạo núi và đứt gãy. Điều kiện cơ bản làm cho đá uốn nếp là tốc độ chuyển động phải nhỏ và lâu dài. Trường hợp lực kiến tạo gây ứng suất vượt quá độ bền của đá, tầng đá sẽ nứt nẻ, tạo thành khe nứt, đứt gãy.
- Dấu vết mực nước biển ở Hà Tiên
- Dấu vết mực nước biển ở Hà Tiên
- ĐBSCL và bồi tụ ven biển
- 3.2.CÁC DẠNG BIẾN VỊ CỦA ĐẤT ĐÁ AB đường phương */ Thế nằm ban đầu của các lớp đá trầm tích là nằm ngang OC đường dốc */ Thế nằm nghiêng OC' hướng dốc O A B - góc dốc lớp đá C’ C Bắc */ Xác định các yếu tố thế nằm của lớp đá HK 1 thông qua 3 hố khoan 70 m b CC' tg HK 2 OC' HK 3 60 m 50 m
- 3.2.1. Nếp uốn làm tầng đá ban đầu nằm ngang bị uốn cong, nghiêng đảo đi nhưng không mất tính liên tục của nó. - Nếp uốn lồi là dạng uốn cong của các lớp đá, hướng bề lồi lên phía trên. Vùng trung tâm của nếp uốn lồi đất đá có tuổi già hơn đất đá xung quanh. - Nếp uốn lõm là dạng uốn cong của các lớp đá, hướng bề lõm xuống phía dưới. Vùng trung tâm của nếp uốn lõm đất đá có tuổi trẻ hơn đất đá xung quanh.
- 3.2.2. Biến dạng đứt gãy làm cho tầng đá mất tính liên tục và hoàn chỉnh. Ở mức độ biến vị thấp trong đá xuất hiện các khe nứt. Khi cường độ lực tác dụng lớn hơn thì xảy ra sự dịch chuyển các phần của tầng đá với nhau, tạo ra đứt gãy. Đứt gãy thuận (phay thuận): là những đứt gãy trong đó mặt đứt gãy dốc về phía đá tụt xuống. Khi đứt gãy là ranh giới của 2 lọai đất đá khác nhau, mặt đứt gãy hướng về phía đất đá có tuổi trẻ hơn là đứt gãy thuận.
- Đứt gãy nghịch (phay nghịch): là những đứt gãy trong đó mặt đứt gãy dốc về phía đá trồi lên. Khi đứt gãy là ranh giới của 2 lọai đất đá khác nhau, mặt đứt gãy hướng về phía đất đá có tuổi già hơn là đứt gãy nghịch. Đứt gãy ngang (phay ngang): là những đứt gãy mà các đất đá có cùng chuyển dịch theo phương ngang.
- CÁC DẠNG CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA VỎ TRÁI ĐẤT Địa máng: là một khu vực của vỏ Trái đất có tính chất hoạt động mạnh mẽ, thông thường có dạng kéo dài. Nền: về mặt hình thái, nền thể hiện là những bình nguyên rộng bao la và nói chung không có những hoạt động địa chất mạnh mẽ. CÁC GIẢ THUYẾT ĐỊA KIẾN TẠO Xích đạo
- Sơ đồ các mảng nền và sự dịch chuyển của chúng
- NẾP UỐN
- VẾT NỨT ĐÔNG PHI VẾT NỨT ANĐRÊA CALIFORNIA
- SỰ DỊCH CHUYỂN MẢNG
- Sơ đồ tổng hợp về sự dịch chuyển các mảng nền
- 3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA TÁC DỤNG KIẾN TẠO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG 2 1 I II Nên xẻ đường theo tuyến I