Bài giảng Bảo đảm nghĩa vụ - Bài 1: Giới thiệu các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - Nguyễn Thị Mỹ Linh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bảo đảm nghĩa vụ - Bài 1: Giới thiệu các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - Nguyễn Thị Mỹ Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_bao_dam_nghia_vu_bai_1_gioi_thieu_cac_bien_phap_ba.ppt
Nội dung text: Bài giảng Bảo đảm nghĩa vụ - Bài 1: Giới thiệu các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - Nguyễn Thị Mỹ Linh
- BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ Giảng viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh
- Tài liệu học tập - BLDS 2005 - Giáo trình BDNV- DHCT 2009 - Các vbqppl: 1/ NĐ 163/2006/NĐ-CP (29/12/2006) Về giao dịch bảo đảm 2/ NĐ 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung NĐ 163/2006/NĐ- CP về giao dịch bảo đảm
- 3/ NĐ 83/2010/NĐ-CP (23/7/2010) về đăng ký giao dịch bảo đảm 4/ NĐ 05/2012/NĐ-CP (2/2/2012) sửa đổi, bổ sung các NĐ về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật. 5/ TT 28/2012/ (10/2012) Về việc ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng
- 7/ NĐ 17/2010/NĐ-CP (4/3/2010) Về bán đấu giá tài sản 8/ TTLT 20/2011/ TTLT-BTP-BTNMT (18/11/2011) Hướng dẫn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
- khoaluatdhct
- Kết cấu môn học: Bài 1: Giới thiệu các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Bài 2: Bảo đảm đối nhân – Bảo lãnh I. Giới thiệu chung về bảo lãnh II. Giao kết hợp đồng bảo lãnh III. Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh IV. Chấm dứt hợp đồng bảo lãnh
- Bài 3: Giới thiệu chung về bảo đảm đối vật I: Thế chấp tài sản II: Cầm Cố tài sản III: Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đặc biệt IV: Hình thức bảo đảm bằng Đặc quyền
- Bài 1: GIỚI THIỆU CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
- 1/ Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự? • các biện pháp do pháp luật quy định • do các bên tham gia quan hệ nghĩa vụ thỏa thuận xác lập • nhằm thúc đẩy người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình vì lợi ích của bên có quyền
- Điều 318 BLDS liệt kê 7 biện pháp BĐNV: Thế chấp; cầm cố; bảo lãnh; đặt cọc; tín chấp; ký cược; ký quỹ Vậy, thực tiễn còn những biện pháp BĐNV nào khác hay không?
- Khái niệm Bên bảo đảm? Bên bảo đảm (ND11/2012/CP, điều 1): “là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín của mình hoặc cam kết thực hiện công việc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc của người khác
- bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp”.
- Bên nhận bảo đảm (NĐ 163/2006, điều 3 k2) “là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm,
- bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp và bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong trường hợp ký quỹ”.
- 2/ Các đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ • là nghĩa vụ phụ mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính • chỉ phát sinh khi nghĩa vụ chính không được chấp hành hay chấp hành không đầy đủ (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
- 2/ Các đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (tt) • Phạm vi bảo đảm do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định, trường hợp các bên không thỏa thuận và pháp luật không qui định thì coi như nghĩa vụ chính được bảo đảm toàn bộ.
- 2/ Các đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (tt) • Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên • Đối tượng của các biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất. • Các biện pháp bảo đảm đều nhằm mục đích ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.
- 3/ Phân loại Thông thường phân chia theo 2 loại sau: • Bảo đảm đối nhân: tính chất bảo đảm được xác lập trên cơ sở cam kết bảo đảm của một người. Bảo lãnh- trong luật hiện hành là biện pháp duy nhất trong bảo đảm đối nhân.
- 3/ Phân loại (tt) • Bảo đảm đối vật: Là các biện pháp bảo đảm mà tính chất bảo đảm được thiết lập trên các tài sản cụ thể với bên có nghĩa vụ: thế chấp, cầm cố
- 3/ Phân loại (tt) • Tính chất bảo đảm đặc biệt: • biện pháp bảo lưu quyền sở hữu trong mua trả chậm, trả dần ; • biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mang tính chất đặc biệt như đặt cọc – > sự dự liệu chế tài cho hành vi vi phạm và có tác dụng ngăn ngừa việc không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bài 2: BẢO ĐẢM ĐỐI NHÂN - BẢO LÃNH, TÍN CHẤP
- MỤC 1/ BẢO LÃNH I/ Tổng quan 1/ Khái niệm bảo lãnh: đ361 BLDS 2005: là việc một người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) là sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được bảo lãnh) nếu đến hạn mà bên này không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.
- Ví dụ: A vay tiền Ngân hàng X B đứng ra làm người bảo lãnh cho A. -> A là người được bảo lãnh, X là bên nhận bảo lãnh, B là người bảo lãnh •
- 2.2 Đặc điểm của bảo lãnh: - Thể hiện là hợp đồng đơn vụ. - Làm phát sinh một nghĩa vụ phụ tồn tại bên cạnh nghĩa vụ chính. Tuy nhiên, nghĩa vụ bảo lãnh cũng mang tính chất độc lập tương đối so với nghĩa vụ chính. + Nghĩa vụ phụ phải ≤ nghĩa vụ chính. +Nghĩa vụ chỉ phát sinh khi nghĩa vụ chính không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- 2.3 Phân loại bảo lãnh: a/ Căn cứ vào thù lao bảo lãnh: Bảo lãnh có thù lao Bảo lãnh không có thù lao -> Chủ yếu phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên. Người được bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh, người bảo lãnh là người nhận phí
- b/ Căn cứ vào tính chất bảo lãnh: Bảo lãnh bằng tài sản : có 2 loại Bảo lãnh có bảo đảm: lấy tài sản được bảo lãnh để trả nợ. Bảo lãnh không có bảo đảm: lấy bất kỳ tài sản nào để trả nợ. Bảo lãnh không bằng tài sản (Tín chấp)
- c/ Căn cứ vào nội dung quan hệ bảo lãnh: Bảo lãnh chuyên nghiệp Bảo lãnh không chuyên nghiệp
- Lưu ý: Trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh cho một người thì tất cả những người bảo lãnh đều liên đới với nhau bảo lãnh liên đới mặc nhiên xác lập. Ngược lại, bảo lãnh liên đới theo phần được xác lập nếu có thỏa thuận. Xem thêm điều 365, điều 368 BLDS 2005.
- II. Giao kết hợp đồng bảo lãnh 1. Điều kiện về hình thức: Đ362 BLDS 2005 - phải lập thành văn bản (không bắt buộc công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định). -> Các trường hợp bắt buộc công chứng hoặc chứng thực: nhà ở, bất động sản
- 2. Điều kiện về nội dung: a/ Chủ thể: - Cá nhân: Có năng lực chủ thể - Pháp nhân: Người đứng đầu pháp nhân( người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của người đứng đầu pháp nhân)
- b/ Nội dung: + Phạm vi bảo lãnh: đ363 BLDS 2005 Nợ gốc Tiền lãi suất (phát sinh từ nợ gốc) Tiền phạt vi phạm (nếu có) Bồi thường thiệt hại (nếu có) -> Chỉ áp dụng nếu người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh không có thỏa thuận.
- + Thời hạn của hợp đồng bảo lãnh phụ thuộc vào hợp đồng chính. + Thù lao bảo lãnh: theo thỏa thuận giữa các bên.
- 3. Ý chí tự nguyện của bên Bảo lãnh
- 4. Năng lực của người bảo lãnh: cần đảm bảo năng lực chủ thể 4.1 Bảo lãnh bằng tài sản của người chưa thành niên hoặc của người đã thành niên nhưng không có khả năng nhận thức được hành vi của mình. - Tài sản do người giám hộ hoặc người đại diện quản lý. Điều 69 k2 BLDS 2005 - Luật không quy định rõ về quyền của người giám hộ được sử dụng tài sản của người được giám hộ để xác lập hợp đồng bảo lãnh.
- 4.2 Bảo lãnh tài sản của người vắng mặt hoặc bị tuyên bố mất tích. • Điều 77 BLDS 2005 • Người quản lý tài sản của người vắng mặt, bị tuyên bố mất tích chỉ đơn thuần quản lý. Luật không cho phép đem tài sản của những người kể trên bảo lãnh trong bất kỳ trường hợp nào.
- • 4.3 Người có năng lực pháp luật giao kết hợp đồng bảo lãnh trong trường hợp chủ thể bảo lãnh là pháp nhân. -> việc ký kết hợp đồng bảo lãnh phải do người đại diện hợp pháp của pháp nhân, (người đại diện của pháp nhân theo pháp luật hoặc người đại diện được ủy quyền hợp pháp).
- 4.4 Bảo lãnh của người có vợ, có chồng: Nếu dùng tài sản chung để bảo lãnh, cần có sự đồng ý của cả vợ, chồng. Nếu dùng tài sản riêng để bảo lãnh, không cần có sự đồng ý của người còn lại.
- III. Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh trong hợp đồng bảo lãnh 1. Nghĩa vụ của người bảo lãnh: - Được xác định theo cam kết bảo lãnh (theo hợp đồng bảo lãnh) - Trong trường hợp hợp đồng bảo lãnh không xác định rõ phạm vi nghĩa vụ của bên bảo lãnh thì phạm vi nghĩa vụ được xác định theo quy định chung tại Điều 363 BLDS 2005.
- -> Nghĩa vụ của bên bảo lãnh trong một số trường hợp vẫn tồn tại cả khi hợp đồng chính bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.(xem nghị định 163/2006)
- Điều 15, NĐ 163/2006 “Điều 15. Quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm 1. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Điều 15, NĐ 163/2006 (tt) 2. Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Điều 15, NĐ 163/2006 (tt) 3. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Điều 15, NĐ 163/2006 (tt) 4. Giao dịch bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Điều 15, NĐ 163/2006 (tt) 5. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm không chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.
- Ví dụ. A vay 15 triệu B C bảo lãnh A. ĐK vay: A phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng vay (sử dụng làm vốn kinh doanh). Nếu A sử dụng sai mục đích vay thì B có quyền hủy bỏ hợp đồng. -> khi hợp đồng bị hủy bỏ có căn cứ là thỏa thuận trên -> C có trách nhiệm bảo lãnh cho A về việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền đã vay.
- 2. Quyền yêu cầu của người bảo lãnh ( điều 365 BLDS 2005) Quyền yêu cầu đối với người được bảo lãnh Quyền yêu cầu của người cùng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ.
- 2.1 Quyền yêu cầu đối với người được bảo lãnh: Điều 367 BLDS 2005 -> Quyền này chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ bảo lãnh. -> Phạm vi quyền yêu cầu: chỉ được quyền yêu cầu trong phạm vi bảo lãnh (theo cam kết bảo lãnh).
- Ví dụ: A bảo lãnh C B nghĩa vụ tòan bộ 15 triệu. -> Đến hạn thực hiện nghĩa vụ C thỏa thuận A B A trả 5 triệu B trả 10 triệu -> A không phải thực hiện hết phần nghĩa vụ đã bảo lãnh nhưng vẫn được công nhận quyền yêu cầu đối với người được bảo lãnh (phần nghĩa vụ A đã thực hiện).
- 2.2 Quyền yêu cầu của người cùng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ. a/ Điều kiện để thực hiện quyền yêu cầu: Người bảo lãnh phải hoàn thành nghĩa vụ bảo lãnh (nghĩa vụ theo cam kết). Hợp đồng đang diễn ra: Điều 298 k 3,4 BLDS
- IV. Chấm dứt hợp đồng bảo lãnh đ371, 374 BLDS Hợp đồng bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp do luật dự liệu qui định tại Điều 371 BLDS. Gồm các trường hợp được liệt kê :
- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh chấm dứt. Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Người bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Theo thỏa thuận của các bên.
- bảo lãnh=một hợp đồng dân sự=quan hệ nghĩa vụ dân sự ->căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự qui định tại Điều 371 được diễn dịch từ các căn cứ qui định tại Điều 374, các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự nói chung.
- 1. Chấm dứt hợp đồng bảo lãnh bằng con đường phụ (là các trường hợp hợp đồng bảo lãnh chấm dứt do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ nghĩa vụ chính)
- TH1: Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính đã hoàn thành nghĩa vụ của mình.
- TH2: Bên có quyền và bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính đã bù trừ được nghĩa vụ cho nhau (nghĩa vụ phải đuợc bù trừ hết). Ví dụ: A nợ B 50 triệu đồng, 1/1/2009. Đến ngày 25/3/2009 B mua hàng hóa của A hết 50 triệu. Như vậy nghĩa vụ đã được bù trừ.
- TH3: Bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ chính miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ.
- 2. Chấm dứt hợp đồng bảo lãnh bằng con đường chính (là các trường hợp hợp đồng bảo lãnh chấm dứt do các nguyên nhân phát sinh từ hợp đồng bảo lãnh)
- a/ Bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. b/ Bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh. (3 TH sau)
- TH1: Trong trường hợp có một người đứng ra bảo lãnh, nếu bên nhận bảo lãnh đưa ra tuyên bố miễn việc thực hiện nghĩa bảo lãnh thì nghĩa vụ bảo lãnh chấm. Ví dụ : A vay tiền B là 100 triệu đồng. C là người bảo lãnh. Sau đó B miễn thực hiện nghĩa vụ cho C -> nghĩa vụ bảo lãnh của C chấm dứt.
- TH2: Trong trường hợp có nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ, nếu bên nhận bảo lãnh đưa ra tuyên bố miễn việc thực hiện nghĩa bảo lãnh thì nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt đối với người được miễn. VD: A vay tiền B là 100 triệu; C, D là người bảo lãnh -> B miễn thực hiện nghĩa vụ cho C -> nghĩa vụ bảo lãnh của C chấm dứt, nhưng nghĩa vụ của D vẫn còn
- TH3: Trường hợp nghĩa vụ bảo lãnh đã phát sinh, bên nhận bảo lãnh đã yêu cầu một người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh rồi sau đó lại tuyên bố miễn cho người này thì nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt đối với tất cả những người còn lại.
- VD 3: A vay tiền B là 100 triệu -> C, D là người bảo lãnh. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ, A không có khả năng trả nợ. B yêu cầu C thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Sau đó B miễn thực hiện nghĩa vụ cho C. Như vậy nghĩa vụ bảo lãnh của C, D chấm dứt.
- c/ Bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh bù trù nghĩa vụ cho nhau.
- - Trong trường hợp người bảo lãnh chết: (điều 48 khoản 2 ND163/2006) + Nếu nghĩa vụ bảo lãnh phải do đích thân người bảo lãnh thực hiện thì khi người bảo lãnh chết, nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt.( đã thỏa thuận không chuyển giao cho ai)
- + Nếu nghĩa vụ bảo lãnh không cần phải do đích thân người bảo lãnh thực hiện thì khi người bảo lãnh chết, nghĩa vụ bảo lãnh không chấm dứt. Nghĩa vụ bảo lãnh chuyển giao cho người thừa kế.(trừ trường hợp từ chối nhận di sản)
- MỤC 2/ TÍN CHẤP 1/ Chủ thể tham gia: Tổ chức chính trị xã hội; Ngân hàng chính sách xã hội; Hộ nghèo là thành viên thuộc 1 trong các tổ chức chính trị xã hội -> có sự khác biệt về chủ thể giữa BL vs TC -> Sự khác biệt giữa BPBĐ tín chấp vs các hình thức vay tín chấp ở các tổ chức tín dụng
- 2/ Đặc điểm - Tổ chức chính trị xã hội – dùng uy tín để bảo đảm cho khoản vay của thành viên của tổ chức (không dùng bất cứ tài sản nào để bảo đảm cho khoản vay); - Nghĩa vụ trả nợ thuộc về bên vay; tổ chức chính trị xã hội không có nghĩa vụ trả nợ thay bên vay (ngay cả khi người vay không có khả năng trả nợ vay)
- Điều 50 NĐ 163/2006/NĐ-CP • Tổ chức chính trị xã hội bảo đảm bằng tín chấp: 1/ Hội nông dân VN; 2/ Hội liên hiệp Phụ nữ VN; 3/ Tổng liên đoàn LĐ VN; 4/ Đoàn thanh niên CSHCM; 5/ Hội cựu chiến binh VN; 6/ Mặt trận tổ quốc VN.
- Câu hỏi thảo luận 1. Hãy nhận diện sinh viên các trường cao đẳng, đại học vay ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội là loại giao dịch có bảo đảm hay không có bảo đảm? 2. Xác định các trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, nhưng bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
- 3. Phân biệt trường hợp bên bảo lãnh bảo đảm nghĩa vụ mà không xác định cụ thể tài sản bảo đảm với trường hợp bên bảo lãnh bảo đảm nghĩa vụ có xác định cụ thể tài sản bảo đảm; 4. Xác định quyền và nghĩa vụ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh;
- Nhận định đúng sai 1. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng vô hiệu; 2. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm; 3. Nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa họ;
- Nhận định đúng sai 4. Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu; 5. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản; 6. Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm có thể sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm;
- Nhận định đúng sai 7. Trong trường hợp bên được bảo lãnh có tài sản đủ để thực hiện nghĩa vụ vi phạm thì bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình; 8. Một người đang thực hiện khoản vay tín chấp mà có tài sản để bảo đảm thì phải thay đổi sang biện pháp bảo đảm bằng tài sản;
- Nhận định đúng sai 9. Trong trường hợp một cá nhân dùng uy tín cá nhân hoặc uy tín của một tổ chức mà họ là người đại diện để bảo đảm nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, nếu được bên có quyền chấp nhận thì đó là bảo đảm bằng biện pháp tín chấp;
- Bài 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO ĐẢM ĐỐI VẬT
- 1/Khái niệm về bảo đảm đối vật -> là các biện pháp bảo đảm được thiết lập trực tiếp trên một hoặc một số tài sản cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền.
- 2/ Đặc điểm: - Các biện pháp bảo đảm đối vật đóng vai trò chủ đạo trong các biện pháp bảo đảm. - Các biện pháp bảo đảm đối vật có thể được xác lập thông qua hợp đồng hoặc được xác lập do hiệu lực các quy định của luật ( nhóm các biện pháp pháp định).
- - Các biện pháp bảo đảm đối vật có tác dụng thiết lập các quyền đối với bên nhận bảo đảm một cách trực tiếp trên tài sản, quyền đeo đuổi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm dù cho quyền sở hữu tài sản này không còn trong tay bên bảo đảm.
- - Biện pháp bảo đảm đối vật được thiết lập sẽ tạo ra quyền ưu tiên của bên nhận bảo đảm trước các chủ nợ không có bảo đảm khác trên giá trị tài sản bảo đảm khi tài sản này được đem xử lý để thu hồi nợ.
- - Hợp đồng bảo đảm được ký kết giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ của quan hệ nghĩa vụ chính (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
- 3. Các quyền của bên nhận bảo đảm đối vật được thiết lập từ giao dịch bảo đảm đối vật 3.1. Quyền ưu tiên của bên nhận bảo đảm Bên nhận bảo đảm đối vật được ưu tiên thanh toán từ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản. Quyền ưu tiên này được xác lập trước các chủ nợ khác, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm có thứ tự ưu tiên thanh toán sau.
- 3.2. Quyền đối với tài sản thay thế cho tài sản bảo đảm Trong trường hợp tài sản bảo đảm cho việc thực hiện một nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng một tài sản khác thì bên nhận bảo đảm được thiết lập quyền của mình trên tài sản thay thế này với tư cách là vật bảo đảm thay thế.
- Ví dụ: Nếu nhà trong đợt lũ không còn. Công ty bảo hiểm đền tương ứng 400 triệu đồng, đây là tài sản thay thế cho tài sản đảm bảo. Nên số tiền ấy cũng là tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ.
- 3.3. Quyền đeo đuổi của bên nhận bảo đảm đối vật Bên nhận bảo đảm từ một giao dịch hợp pháp được quyền truy tìm và mang tài sản về xử lý, thu hồi nợ đến hạn mà bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.
- • Quyền đeo đuổi chỉ được phát sinh và tồn tại trong trường hợp tài sản bảo đảm đã được chuyển dịch một cách bất hợp pháp sang chủ sở hữu khác (hợp pháp có thể do quyền ưu tiên thanh toán )
- 3.4. Bên nhận bảo đảm đối vật được xác lập quyền trên toàn bộ tài sản dùng để bảo đảm
- Bài 4 Thế chấp tài sản
- I. Khái niệm 1/ Định nghĩa: Điều 342 BLDS 2005 Là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền gọi là bên nhận thế chấp và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
- -> nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp tài sản có thể là nghĩa vụ của chính bên thế chấp (chủ sở hữu tài sản) hoặc có thể là nghĩa vụ của người khác không phải là bên thế chấp. • Ví dụ: cha mẹ dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm cho khoản vay của con ở ngân hàng. (thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm cho khoản vay của người khác)
- Tìm sự khác biệt giữa bảo lãnh có bảo đảm bằng tài sản là quyền sử dụng đất vs thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm khoản vay của người khác
- 2/ Đặc điểm: + Đây là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phổ biến trong thực tế. + Chỉ có thể được xác lập bằng hợp đồng (chính hoặc phụ). + Các bên trong hợp đồng thế chấp cũng là các bên trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp.
- + Tài sản dùng thế chấp có thể là bất động sản hoặc động sản thuộc quyền sở hữu của người thế chấp. + Hợp đồng thế chấp trong một số trường hợp phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
- II. Giao kết hợp đồng thế chấp 1. Điều kiện về hình thức: - Hợp đồng thế chấp phải được lập thành văn bản (theo mẫu sẵn hoặc do các bên tự lập ra dựa trên mẫu sẵn). - Hợp đồng thế chấp có thể được ghi riêng hoặc ghi chung với hợp đồng chính. - Hợp đồng thế chấp có thể phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, hoặc các bên có yêu cầu
- 2. Đăng ký hợp đồng thế chấp: Điều 11, điều 12 Nghị định 163 và điều 3 NĐ 83/2010/NĐ-CP) Hợp đồng thế chấp phải đăng ký trong những trường hợp sau: - Thế chấp quyền sử dụng đất - Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng;
- - Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; - Thế chấp tàu biển - Các trường hợp khác nếu pháp luật có quy định hoặc cá nhân có yêu cầu. -> tìm sự khác biệt giữa NĐ 163 vs NĐ 83 về những ts buộc phải đk GDBĐ -> thế chấp oto, bảo lãnh, cầm cố xe máy có bắt buộc đi ĐK GDBĐ?
- Cơ quan đăng ký: ( điều 47 nghị định 83/2010) - BĐS -> Văn phòng Đk quyền SDĐ thuộc Sở TNMT và VPĐK QSDĐ thuộc phòng TNMT - Tàu biển-> Cơ quan đăng ký tàu biển VN - Tàu bay-> Cục hàng không VN - ĐS trừ tàu bay, tàu biển ->Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia GBBĐ
- * Ý nghĩa pháp lý của việc đăng ký: - Thông tin đến người thứ ba về tình trạng pháp lý tài sản. - Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các chủ nợ cùng nhận bảo đảm trên tài sản
- Nguyên tắc: Bổ sung đ 47a NĐ 11/2012 1. Các bên cùng nhận bảo lãnh có cùng thứ tự ưu tiên thanh toán. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh được chia cho các bên cùng nhận bảo lãnh theo tỷ lệ tương ứng với nghĩa vụ được bảo lãnh.
- 2. Trong trường hợp hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ đã được đăng ký theo quy định của pháp luật thì được ưu tiên thanh toán trước bên nhận bảo lãnh.
- 3. Trong trường hợp hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ chưa đăng ký theo quy định của pháp luật thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.”
- 3. Điều kiện về nội dung liên quan đến hợp đồng thế chấp: - Chủ thể: các bên trong hợp đồng thế chấp phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
- - Tài sản thế chấp: Điều 342 BLDS 2005 + Tài sản phải hiện hữu. + Tài sản có thể hình thành trong tương lai VD Tài sản được hình thành từ vốn vay; -> Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.
- + Tài sản thế chấp có thể là động sản hoặc bất động sản, có thể tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình (các quyền tài sản). + Trong trường hợp tài sản thế chấp là tài sản được bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp (điều 346).
- + Trong trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản mà có vật phụ đi kèm thì vật phụ đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Nếu thế chấp một phần tài sản, có vật phụ đi kèm thì vật phụ cũng thuộc tài sản thế chấp trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- - Nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp phải là các nghĩa vụ về tài sản và là nghĩa vụ có giá trị.
- * Lưu ý: Tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp trừ một số trường hợp: VD Người giám hộ thế chấp tài sản của người được giám hộ.
- III. Hiệu lực của hợp đồng thế chấp 1. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp a. Quyền: Điều 349 BLDS 2005 - Bên thế chấp vẫn là chủ sở hữu của tài sản thế chấp: quyền cư trú trong nhà, trồng trọt trên đất, cho thuê, thu hoạch hoa lợi nói chung là các quyền quản lí và sử dụng (chiếm hữu và sử dụng tài sản thế chấp).
- - Bên thế chấp được bán, trao đổi tài sản thế chấp nếu tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà không cần hỏi ý kiến bên nhận thế chấp.
- * Lưu ý: Trong trường hợp tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh được đem đi bán, trao đổi thì số tiền thu được từ việc bán hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán, trao đổi.
- - Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh -> phải hỏi ý kiến bên nhận thế chấp (phải được bên nhận thế chấp đồng ý). xem thêm điều 349 BLDS
- b. Nghĩa vụ: Điều 348 BLDS 2005 - Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp (không được thực hiện các công việc làm giảm sút giá trị tài sản thế chấp, phải ngừng các hoạt động khai thác công dụng nếu các hoạt động này có nguy cơ làm mất hoặc giảm giá trị vật chất).
- - Không được phép bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, ngoại trừ những trường hợp được phép theo quy định của luật. - Phải báo cho bên nhận thế chấp biết về quyền của bên thứ 3 đối với tài sản thế chấp nếu có (quyền sử dụng bất động sản liền kề).
- 2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp a. Quyền: điều 351 BLDS 2005 - Quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp nếu như đến hạn mà nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ.
- Lưu ý: Biện pháp xử lý tài sản thế chấp do các bên thỏa thuận nếu không có thỏa thuận thì tài sản thế chấp sẽ bị bán đấu giá để thu hồi nợ. Nếu thỏa thuận có thể sử dụng các biện pháp: Bán Nhận chính tài sản đó để trừ nợ Bán đấu giá tài sản đó
- - Bên nhận thế chấp được giám sát, kiểm tra tài sản thế chấp; được yêu cầu các bên có liên quan phải chấm dứt hành vi sử dụng, khai thác tài sản thế chấp nếu hành vi này có thể làm mất hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp.
- b. Nghĩa vụ: điều 350 BLDS 2005 - Phải trả lại giấy tờ về tài sản thế chấp trong trường hợp có giữ giấy tờ về tài sản đó. - Phải xóa đăng ký hợp đồng thế chấp.
- IV. Chấm dứt hợp đồng thế chấp - Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. - Bên có quyền và bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp đã bù trừ được nghĩa vụ cho nhau.
- - Bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ chính miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ; nếu một trong hai bên chết thì hợp đồng thế chấp vẫn tồn tại - Tài sản thế chấp đã được xử lý để thu hồi nợ thì biện pháp thế chấp chấm dứt (nhưng khi đó hợp đồng chính có thể vẫn còn, nợ sẽ trở thành nợ không có bảo đảm).
- - Các bên trong hợp đồng thế chấp thỏa thuận thay thế biện pháp thế chấp bằng biện pháp bảo đảm khác. - Bên nhận thế chấp và bên thế chấp hủy bỏ biện pháp thế chấp.
- V. Thế chấp quyền sử dụng đất 1. Cá nhân: Có 3 nhóm chủ thể được phép nhận thế chấp: cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng được phép hoạt động ở Việt Nam.
- - Quyền sử dụng đất được nhà nước giao, giao có thu tiền và giao không có thu tiền thì được phép thế chấp. - Quyền sử dụng đất có được do nhận chuyển nhượng thì quyền quyền sử dụng đất được thế chấp. - Quyền sử dụng đất được nhà nước cho thuê thì quyền sử dụng đất không được thế chấp, chỉ được thế chấp tài sản trên đất.
- 2. Tổ chức - Quyền sử dụng đất có được do được nhà nước giao: + Được nhà nước giao không thu tiền: tổ chức không được phép thế chấp
- + Được nhà nước giao có thu tiền: ♦ Thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì tổ chức được thế chấp. ♦ Tiền thu có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì tổ chức không được phép thế chấp quyền sử dụng đất, nếu tạo được tài sản trên đất thì thế chấp tài sản trên đất.
- - Quyền sử dụng đất có được do nhận chuyển nhượng: + Tiền chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì tổ chức được phép thế chấp. + Tiền chuyển nhượng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì tổ chức không được phép thế chấp.
- - Quyền sử dụng đất có được do nhà nước cho thuê: + Nếu thời gian thuê còn lại ít nhất 5 năm thì tổ chức được quyền thế chấp.
- * Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất với các tổ chức là các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ở Việt Nam. Các bạn sinh viên nên xêm lại nội dung của luật đất đai 2003; luật DĐ 2013 (hiệu lực từ ngày 1/7/2014)
- Bài 5 Cầm Cố tài sản
- I. Khái niệm chung về cầm cố 1. Khái niệm: Điều 326 BLDS 2005 Cầm cố là việc mà một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- 2. Đặc điểm: - Trong hợp đồng cầm cố phải diễn ra việc chuyển giao tài sản từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố. - Hợp đồng cầm cố phát sinh hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản. Nếu chưa có sự chuyển giao tài sản thì hợp đồng cầm cố chưa phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
- - Cầm cố phải được thiết lập bằng văn bản thông qua sự thỏa thuận của các bên, không có sự thỏa thuận sẽ không có hợp đồng cầm cố.
- II. Giao kết hợp đồng cầm cố 1. Điều kiện về hình thức: - Phải lập thành văn bản có thể ghi riêng hoặc ghi chung với hợp đồng chính.
- • Lưu ý: Hợp đồng cầm cố không buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, nếu theo thỏa thuận giữa các bên hoặc cầm cố những tài sản mà luật quy định phải công chứng, chứng thực thì phải tuân thủ đúng theo quy định này.(cầm cố tàu biển theo quy định của bộ luật hàng hải, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng .)
- - Đăng ký hợp đồng cầm cố: không bắt buộc phải đăng ký nhưng vẫn có trường hợp quy định của luật buộc phải đăng ký.(xem nghị định 163/2006, nghị định 83/2010)
- 2. Điều kiện về nội dung: - Chủ thể: các bên trong hợp đồng cầm cố phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
- - Tài sản cầm cố: là động sản hoặc bất động sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố, có thể là tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình. - Nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố là những nghĩa vụ dân sự có giá trị.
- - Nội dung: + Xác định nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố + Xác định tài sản cầm cố: động sản hoặc bất động sản, hiện hữu hoặc hình thành trong tương lai.
- - Thời hạn cầm cố: Điều 329 BLDS, phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên, nếu không có sự thỏa thuận về thời hạn thì hợp đồng cầm cố có hiệu lực đến thời điểm mà nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
- Giả sử: A vay tiền B 100 triệu, cầm cố tài sản là dây chuyền sản xuất bánh kẹo từ 1/1/2009 – 1/4/2009. Nếu đến 1/4/2009 A trả nợ cho B xong thì hợp đồng cầm cố chấm dứt. Nếu A xin gia hạn thêm về thời hạn trả nợ đến 1/6/2009 thì hợp đồng cầm cố chấm dứt hay vẫn tồn tại với hợp đồng vay tiền trên?
- III. Thực hiện hợp đồng cầm cố 1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố: a. Quyền: Điều 331 BLDS - Yêu cầu chấm dứt việc khai thác tài sản cầm cố nếu do việc khai thác và sử dụng này mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất hoặc bị giảm sút giá trị.
- - Được bán, thay thế tài sản cầm cố nếu được sự đồng ý của bên nhận cầm cố. - Yêu cầu bên nhận cầm cố phải trả lại tài sản cho mình sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố. - Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có đối với tài sản cầm cố.
- b. Nghĩa vụ: Điều 330 BLDS - Giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ. Nếu chưa giao tài sản thì hợp đồng cầm cố chưa có hiệu lực. - Báo cho bên nhận cầm cố biết về quyền của người thứ 3 đối với tài sản cầm cố nếu có. - Thanh toán chi phí hợp lý cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố.
- 2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố: a. Quyền: Điều 333 BLDS - Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố phải trả lại tài sản đó cho mình. - Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố nếu đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ.
- - Được khai thác, sử dụng tài sản cầm cố nếu được bên cầm cố đồng ý. - Được thanh toán chi phí bảo quản tài sản cầm cố sau khi trả tài sản cho bên cầm cố.
- b. Nghĩa vụ: Điều 332 BLDS - Phải bảo quản tài sản cầm cố, không được bán, trao đổi, cho thuê tài sản cầm cố. - Không được khai thác, sử dụng tài sản cầm cố nếu không được bên cầm cố đồng ý. - Phải trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố đã hoàn thành.
- IV. Chấm dứt hợp đồng cầm cố - Bên có nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. - Bên có quyền và bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính đã bù trừ được nghĩa vụ cho nhau.
- - Bên có quyền miễn hoàn toàn nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ. - Tài sản cầm cố đã bị xử lý để thu hồi nợ. - Các bên thỏa thuận thay thế biện pháp cầm cố bằng biện pháp bảo đảm khác. - Các bên thỏa thuận hủy bỏ hoặc chấm dứt biện pháp cầm cố.
- Mục III: Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đặc biệt I/ Đặt cọc
- II. Ký cược – Ký quỹ 1. Ký cược: - Định nghĩa: điều 359 BLDS, là việc bên đi thuê tài sản là động sản giao một số tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác cho bên cho thuê để đảm bảo cho nghĩa vụ trả lại tài sản thuê.
- - Đặc điểm: + Hợp đồng ký cược luôn đi kèm với hợp đồng thuê tài sản. + Đối tượng của hợp đồng là động sản.
- + Ký cược dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ trả lại tài sản thuê (giá trị của tài sản ký cược phải tương đồng với giá trị tài sản thuê) trong trường hợp bên đi thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có thể kiện đòi lại tài sản cho thuê hoặc giử lại tài sản ký cược.
- 2. Ký quỹ: - Định nghĩa: điều 360 BLDS, là việc bên có nghĩa vụ (gọi là bên ký quỹ) giao một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý, hoặc các giấy tờ có giá trị khác vào một tài khoản phong tỏa tại ngân hàng (gọi là bên nhận ký quỹ) để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ.
- * Cơ chế xác lập bảo đảm ký quỹ: + Quan hệ ký quỹ (A-X) được xác lập trước hoặc chuẩn bị xác lập quan hệ nghĩa vụ chính, trong đó, A là bên có nghĩa vụ, X là bên có quyền. + A ký quỹ tại ngân hàng M tương ứng với giá trị nghĩa vụ của A, A là bên ký quỹ , M là bên nhận ký quỹ.
- + Có thể diễn ra quan hệ thanh toán M-X nếu A không thanh toán cho X hoặc thanh toán không đầy đủ. X có thể yêu cầu trực tiếp M trả cho mình (M sẽ trừ đi các chi phí sau đó mới thanh toán cho X, nếu thiếu thì X sẽ quay lại đòi A).
- II. Các biện pháp bảo đảm bằng quyền sở hữu 1. Mua trả chậm, trả dần: (bán với điều kiện bảo lưu quyền sở hữu) điều 461 BLDS Hợp đồng mua bán mà theo đó các bên thỏa thuận tài sản bán sẽ giao ngay cho bên mua nhưng quyền sở hữu chỉ được chuyển giao sau khi nghĩa vụ thanh toán đã được hoàn thành hết.
- * Chú ý: - Nếu có rủi ro đối với tài sản trong thời gian sử dụng thì bên mua sẽ phải chịu rủi ro. - Hợp đồng mua trả chậm, trả dần phải lập thành văn bản.
- 2. Bán với điều kiện bảo lưu quyền sở hữu: Hợp đồng mua bán mà theo đó các bên thỏa thuận tài sản bán tài sản với điều kiện được chuộc lại tài sản (một năm đối với động sản, năm năm đối với bất động sản) theo giá thị trường ở thời điểm chuộc lại.
- * Chú ý: + Nghĩa vụ thanh toán đã hoàn tất và rủi ro trong thời hạn chuộc lại sẽ do bên mua gánh chịu. + Bên mua có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng nhưng vẫn bị hạn chế trong thời hạn chuộc lại.
- BÀI 5 Hình thức bảo đảm bằng Đặc quyền
- • Là một dạng bảo đảm đối vật đặc biệt do luật quy định và có tác dụng tạo ra cho chủ nợ có đặc quyền quyền được ưu tiên thanh toán trước các chủ nợ khác (chủ nợ có bảo đảm và chủ nợ thường)
- Đặc điểm: + Xuất hiện do hiệu lực quy định của luật. + Tạo ra cho chủ nợ quyền được ưu tiên đặc biệt trước tất cả các chủ nợ khác (chỉ loại trừ các chủ nợ có đặc quyền có thứ tự ưu tiên thanh toán trước)
- I. Đặc quyền trong Bộ luật dân sự Là quyền của chủ thể có quyền ưu tiên thanh toán chi phí từ giá trị tài sản bảo đảm, quyền ưu tiên này vượt qua cả quyền ưu tiên thanh toán nợ của các chủ thể có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự có bảo đảm. Đặc quyền này được qui định cụ thể trong BLDS.
- 1. Các chủ nợ có đặc quyền: Điều 338 BLDS 2005 - Chủ nợ chi phí bảo quản tài sản cầm cố, thế chấp. - Chủ nợ chi phí bán tài sản cầm cố, thế chấp.
- 2. Hiệu lực: - Xác lập đặc quyền: không có quy định đặc biệt về thủ tục xác lập đặc quyền. - Đặc quyền chỉ tạo ra cho chủ nợ quyền ưu tiên thanh toán từ số tiền thu được thừ việc bán tài sản.
- II. Đặc quyền được ghi nhận trong Bộ luật hàng hải 1. Các chủ nợ có đặc quyền: điều 37 BLHH (Bộ luật hàng hải) • Gồm 5 nhóm còn được gọi là đặc quyền đối với tàu biển: • Nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội cho các thuyền viên, thuyền trưởng. • Tiền bồi thường thiệt hại, tính mạng, sức khỏe, con người.
- • Các loại phí gồm có cảng phí, hoa tiêu phí, phí bảo hiểm hàng hải. • Tiền công cứu hộ, bồi thường tổn thất về vật chất do tai nạn hàng hải hoặc các tai nạn hàng hải khác. • Các khoản bồi thường thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng.
- 2. Thủ tục xác lập đặc quyền: - Các chủ nợ có đặc quyền tuyên bố có đặc quyền đối với bên có liên quan. - Chủ nợ phải đăng ký tuyên bố này tại cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia nơi tài đó đăng ký. * Việc xác lập đặc quyền phải được tiến hành trong thời hạn một năm kể từ thời điểm phát sinh đặc quyền.
- 3. Hiệu lực của đặc quyền: • Đặc quyền tạo ra cho chủ nợ quyền được đeo đuổi đối với tàu biển và quyền được ưu tiên thanh toán trước các chủ nợ khác. * Chủ nợ có đặc quyền không được quyền chủ động bán tàu để thanh toán mà phải kiện ra tòa để được xử lý.