21 Năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam

pdf 412 trang ngocly 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "21 Năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf21_nam_vien_tro_my_o_viet_nam.pdf

Nội dung text: 21 Năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam

  1. Tên sách: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam Tác giả: Đặng Phong Đánh máy: Ptlinh – Trái tim Việt Nam online Tạo ebook: Cotyba Ngày hoàn thành: 04-02-2007
  2. Chương I: Những ý đồ của Mỹ ở Việt Nam 1. Những lợi ích kinh tế trực tiếp 2. Vì lợi ích chiến lược của Mỹ trên trường quốc tế Chương II: Quá trình xâm nhập của Mỹ và các giai đoạn của viện trợ Mỹ 1. Trước Đại chiến thế giới thứ hai 2. Trong Đại chiến thế giới thứ II 3. Thời kỳ 1945-1954 4. Thời kỳ 1954-1960 5. Thời kỳ 1961-1964 6. Thời kỳ 1965-1969 7. Thời kỳ 1969-1975
  3. 8. Nhìn lại quá trình xâm nhập của Mỹ vào miền Nam Việt Nam Chương III: Số lượng viện trợ- Những nhận xét sơ bộ Chương IV: Cơ chế và các hình thức viện trợ Mỹ 1. Viện trợ quân sự trực tiếp 2. Viện trợ thương mại hóa 3. Viện trợ theo dự án 4. Viện trợ nông phẩm 5. Viện trợ cho vay Chương V: Chi phí trực tiếp của Mỹ 1. Chí phí trực tiếp cho chiến tranh 2. Đồ phế thải của quân đội Mỹ
  4. 3. Đổi đôla đỏ lấy bạc Sài Gòn 4.Chi tiêu bằng tiền mặt của Mỹ ở Nam Việt Nam 5. Hàng PX Thay kết luận
  5. Chương I: Những ý đồ của Mỹ ở Việt Nam Theo các con số thống kê chính thức của Mỹ, thì trong 21 năm (từ năm 1954 đến 1975), Mỹ đã viện trợ cho Nam Việt Nam hơn 26 tỷ đôla. Nhưng ngoài số tiền viện trợ cho ngụy quân và ngụy quyền, Mỹ đã trực tiếp đưa cả quân đội, các bộ máy quân sự, dân sự vào miền Nam. Nếu tính tất cả các loại chi phí, trong hơn 20 năm đó, Mỹ đã bỏ vào Việt Nam khoảng hơn 160 tỷ đôla. Hầu như chưa có nơi nào trên thế giới mà Mỹ phải bỏ ra nhiều tiền của và nhiều người như thế. Mỹ nhằm mục đích gì ở đây?
  6. Đó là một trong những vấn đề then chốt để hiểu được bản chất của viện trợ Mỹ, ý nghĩa, tác dụng và hậu quả của nó.
  7. 1. Những lợi ích kinh tế trực tiếp Trong suốt quá trình dính líu ở Việt Nam và ngay cả trước quá trình đó, tư bản Mỹ đã quan tâm đến những nguồn lợi ở Việt Nam: các tài nguyên, nhất là khoáng sản, các sản phẩm chiến lược, nhất là lúa gạo và cao su, những nguồn cung cấp nhân công, thị trường đầu tư và thị trường tiêu thụ hàng hóa v.v Từ lâu, tài nguyên của Đông Dương đã được báo chí và các chính khách Mỹ nhắc tới. Năm 1950, tờ New York Times viết: “Đông Dương là một miếng mồi đáng cho chúng ta đánh một ván bài lớn. Nó có thể xuất khẩu thiếc, tungstène, manganèse, than đá, gỗ, gạo, cao su, dừa, hạt tiêu và da thuộc. Cho đến trước chiến tranh thế giới
  8. lần thứ hai II, lợi tức thu được ở Đông Dương đã tới khoảng 300 triệu đôla hàng năm” (New York Times, Xã luận, ngày 12-2-1950). Tổng thống Eisenhower trong diễn văn đọc ngày 4-8-1953 tại Seatle nói: “Nếu chúng ta mất Đông Dương thì khối lượng thiếc và tungstène mà chúng ta đánh giá rất cao sẽ không còn thuộc về tay chúng ta nữa. Chúng ta đang tìm cách nào rẻ tiền nhất để ngăn chặn điều bất hạnh có thể xảy đến, đó là việc mất khả năng lấy được những thứ gì chúng ta muốn lấy từ số tài nguyên giàu có của Đông Dương và Đông Nam Á” (“Nghiên cứu lịch sử” Hà Nội, số 124). Ở đây, có một điểm đáng lưu ý: -Trong số các tài nguyên và sản phẩm của Đông Dương có những thứ đối với nền
  9. công nghiệp hoặc thị trường nội địa của Mỹ, không phải là cần thiết trực tiếp, hoặc không cần tới mức gay gắt như vậy. Nhưng đối với lợi ích toàn cầu của Mỹ, thì đó là những thứ cần phải nắm lấy để chi phối thị trường thế giới (trường hợp gạo, cao su, than đá và gần đây là dầu lửa). Tờ New York Times số ra ngày 21- 10-1962 nói về điều này: “Sự buôn bán và các sản phẩm của Đông Nam Á không phải là cần thiết đối với nền kinh tế Mỹ, nhưng lại là rất quan trọng đối với chúng ta và các đồng mình của chúng ta”. Cũng vì thế ngay từ trước khi xâm lược Việt Nam, Mỹ đã thông qua con đường thương nghiệp để nắm lấy nhiều sản phẩm quan trọng của Đông Dương. Lúc đó, Mỹ chưa mua nhiều thóc gạo, vì thóc gạo chưa quan trọng chiến lược như sau
  10. này. Nhưng cao su thì ngay từ trước đại chiến thế giớ thứ II Mỹ đã mua khá nhiều. Từ năm 1930 đến 1939, Mỹ đã mua 39% tổng số cao su xuất khẩu của Đông Dương. Thời kỳ từ 1946 đến 1950 cao su chiếm 98% giá trị hàng hàng hóa của Đông Dương bán cho Mỹ (Henry Lauque, Activités économiqués americanes. Cahiers Internationaux, No-5-1942). Có thể thấy rõ những tham vọng đó qua các “dự án phát triển” của các cơ quan nghiên cứu Mỹ về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam khi chiến tranh chấm dứt (trong các dự án đó, sự chấm dứt chiến tranh phải được giả định là Mỹ thắng). Trong tất cả các dự án đó, điểm được chú ý nhất là: khả năng xuất khẩu, mà đứng đầu là lúa gạo, cao su, gỗ, hải sản và dầu hỏa. -Theo con số của nhóm nghiên cứu do
  11. Lilienthal phụ trách (công bố vào tháng 12 năm 1970) thì tổng mức xuất khẩu của Nam Việt Nam đến năm 1980 vào khoảng 425 triệu đôla hàng năm (Trích trong báo cáo của D.M.Donald, Giám đốc Phái bộ viện trợ Mỹ ở Sài Gòn (USAID) về tình hình Nam Việt Nam trước Ủy ban Đối ngoại Thượng nghị viện Mỹ ngày 17-3- 1970. Tin tức của USIS, Washington, ngày 17-3-1970). Các tác giả của dự án trên cũng còn tính đến khoảng 1985, mỗi năm miền Nam Việt Nam sẽ xuất cảng tới 1 tỷ đô la dầu hỏa. Đầu tư là sự khai thác ở trình độ cao. Trong các dự án phát triển kinh tế của Nam Việt Nam, các cơ quan điều tra và nghiên cứu của Mỹ dự kiến khả năng thu hồi vốn đầu tư rất nhanh chóng. Có thể nêu
  12. một thí dụ: Kế hoạch sông Mê Công. Riêng về thủy điện, kế hoạch dự tính xây dựng cơ bản 1.300 triệu đôla. Nếu được hoàn thành, mỗi năm sẽ lãi 300 triệu đôla. Rồi nhờ có điện, chỉ riêng đẩy mạnh khai khoáng hàng năm cũng thu lợi nhuận khoảng 300 triệu đôla nữa. Vì vậy, Mỹ đã ”tự nguyện” đóng góp 1 tỷ đôla cho kế hoạch này. Để nắm độc quyền đầu tư, ngay từ năm 1961 Mỹ đã yêu cầu Ngô Đình Diệm ký bản cam kết ưu đãi đầu tư của Mỹ, gọi là “Hiệp ước thân hữu và liên lạc kinh tế Việt-Mỹ”. Trong Hiệp ước này, Diệm bảo đảm cho tư bản đầu tư của Mỹ được thuận lợi trong mọi ngành kinh tế, về mọi mặt- trong việc mua đất đai, nguyên liệu, sử dụng các phương tiện công ích, thuê nhân công, chuyển lãi hàng năm về nước, có
  13. hiệp đồng tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra, hứa sẽ không quốc hữu hóa trong một thời gian dài (tùy từng nghành, có ngành thì thời gian đó được đảm bảo tới 99 năm) Như vậy, tuy Mỹ chưa thực hiện, hoặc mới thực hiện đầu tư nhỏ giọt, song đó chính là một trong những mục tiêu mà Mỹ đã nhằm và đã chuẩn bị. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Tham vọng này không chỉ nhằm vào viễn cảnh. Nó đã được thực hiện từ lâu. Ngay từ trước chiến tranh thế giới thứ II, tỷ lệ hàng hóa Mỹ trong tổng ngạch nhập khẩu của Đông Dương đã đạt tới mức cao: Trong thời kỳ 1930-1939: bông 27%, sản phẩm dầu lửa 19,1%, máy móc 17,5%, ô tô và phụ tùng 13,4%. Trong thời kỳ 1946- 1950; bông, 9,3%, sản phẩm dầu lửa
  14. 7,7%, kim khí 4,9%, máy móc 19,3%, ô tô và phụ tùng 10%, sợi và hàng dệt 13,6%, thuốc lá 7,1%. Trong thời kỳ tiến hành chiến tranh, việc tiêu thụ hàng hóa không những không gặp khó khăn, mà lại có thêm điều kiện để mở rộng. Số viện trợ hàng chục tỷ đôla và toàn bộ số phí tổn hàng trăm tỷ đôla, suy cho cùng, cũng là sự tiêu thụ một khối lượng hàng hóa khổng lồ. Chiến tranh xâm lược đã dẫn đến một hiện tượng lạ lùng: hình như cái đất nước nhỏ bé và nghèo nàn này bỗng nhiên “tiêu xài” tới vài chục tỷ đôla mỗi năm; Nếu tính theo đầu người thì mỗi người dân Việt Nam mỗi năm tiêu xài gần hai ngàn đôla của Mỹ! Nhưng theo chính sự tính toán của các cơ quan nghiên cứu Mỹ, thì thu nhập thực
  15. tế của mỗi người dân Việt Nam chỉ vào khoảng trên dưới trăm đôla. Vậy, nói đúng ra, trong số hàng trăm tỷ đôla hàng hóa mà Mỹ đổ vào đất nước này, chỉ có một phần rất nhỏ là những thứ hữu ích cho con người. Còn phần lớn là những hàng hóa để giết người và tàn phá (Năm 1968, số viện trợ kinh tế cho Nam Việt Nam là 536 triệu đôla, số đơn đặt hàng của các công ty sản xuất vũ khí cho chiến tranh Việt Nam là 8,4 tỷ đôla. Năm 1969, số viện trợ kinh tế là 413 triệu đôla, số đơn đặt hàng vũ khí cho chiến tranh Vi ệ t Nam là 7,4 tỷ đôla. Tin của AP.Washington ngày 19-4-1969). Như vậy, phần lớn những khoản gọi là chi phí cho Việt Nam, thực ra, lai là chi phí cho nước Mỹ. Phần lớn cái gọi là viện trợ cho Việt Nam, thực ra, lại vào túi tư
  16. bản Mỹ. Điều này báo chí Mỹ cũng đã nói rõ. Tờ U.S.News and World report ngày 6-8-1962 viết: “Trong 6,1 tỷ đô la ngoại trợ trong tài khoản 1960-1961, có 4,8 (80%) tỷ được chi ngay ở Mỹ. Sơ dĩ như vậy vì 90% ngân khoản viện trợ quân sự đã ở lại nước Mỹ. Nếu không có viện trợ, xuất cảng của Mỹ sẽ tụt 12%, nông phẩm thừa sẽ tăng lên đáng sợ. Vậy ngoại viện thực ra lại là sự trợ cấp cho nền kinh tế Mỹ”. Ta biết, phần lớn viện trợ và các chi phí của Mỹ là lấy từ ngân sách. Ngân sách là tiền đóng góp của nhân dân Mỹ, thông qua thuế. Nhưng Mỹ hầu như không đem thẳng tiền mặt cấp cho một nước nào cả. Viện trợ hay chi phí đều bằng hàng hóa, chủ yếu là hàng hóa Mỹ, mua của các công ty Mỹ. Như vậy, viện trợ và chi phí chiến
  17. tranh chỉ là cơ hội để lấy tiền trong túi nhân dân Mỹ bỏ vào túi các nhà tư bản Mỹ, mà ngân sách là guồng máy thực hiện sự phân phối lại đó. Nguyên Chủ tịch Ngân hàng thế giới Eugener R.Black phân tích như sau: “Chương trình ngoại viện của ta rất có lợi cho các xí nghiệp tư nhân Mỹ. Có ba nguồn lợi chính: a.Ngoại viện tạo ra thị trường vững vàng và trực tiếp cho những hàng hóa và dịch vụ của Mỹ. b.Ngoại viện khuyến khích sự phát triển thị trường mới ở hải ngoại của các công ty Mỹ. c.Ngoại viện hướng nền kinh tế các nước nhận viện trợ vào một hệ thống tự do kinh doanh mà nhờ đó các công ty Mỹ có thể làm giàu” (Columbia Journal of World
  18. Business: Autumne, 1965). Khi nói về những quyền lợi kinh tế trực tiếp mà Mỹ muốn tìm kiếm ở Việt Nam, có một điểm đáng lưu ý: trong hơn 20 năm dính líu vào Việt Nam, số của cải mà Mỹ đã bỏ vào lớn hơn nhiều so với số đã lấy được. Đó là điều nằm ngoài ý muốn của Mỹ. Một là, cho đến tận 30-4 năm 1975, Mỹ vẫn chưa kết thúc được giai đoạn xâm nhập và bình định, là giai đoạn mà số phí tổn để chuẩn bị khai thác thường phải lớn hơn số của cải đã khai thác được. Hai là, con số quyết toán cuối cùng những phí tổn của Mỹ ở Việt Nam là con số vượt quá xa dự kiến ban đầu. Năm 1972, khi trả lời phỏng vấn của một tờ báo, rằng “cuộc chiến tranh Việt Nam có xứng đáng với cái giá phải trả về sinh
  19. mạng và của cải của Mỹ không?”, Tướng Tylor trả lời: “Chắc chắn là cuộc chiến tranh này đã tốn kém hơn rất nhiều, nếu ta tính đến những tổn thất cụ thể đếm được so với những gì cụ thể mà ta thu lợi được” (The Americanin New and World 12-6- 1972). Hầu hết các chính khách, các nhà quân sự, các nhà kinh tế và giới kinh doanh Mỹ, khi tham gia hoặc tán thành việc can thiệp vào Việt Nam đều không ngờ rằng những ý đồ của họ được thực hiện chậm trễ và tốn kém đến thế. Nếu như lúc nào, có ai trong họ giác ngộ được điều đó và muốn rút lui, thì người kế tiếp cũng kế tiếp cả sự tính toán chủ quan mà người đi trước đã muốn chấm dứt. Một trong những khía cạnh chua chát nhất trong sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam là: Mỹ đã tính sai liên tiếp, mà những người tỉnh ngộ
  20. muốn đi tới con đường đúng đắn thì lại liên tiếp bị đào thảo.
  21. 2. Vì lợi ích chiến lược của Mỹ trên trường quốc tế Quả là Mỹ muốn khai thác những món lợi ở Việt Nam. Nhưng đó không phải là động cơ lớn nhất chi phối những hd của Mỹ ở đây. Lúa gạo, cao su, các khoáng sản có thể là những sự hấp dẫn ban đầu. Càng vào sâu bao nhiêu lại càng thấy việc khai thác khó khăn bấy nhiêu. Nhưng Mỹ không rút lui, cũng không dừng lại. Cái logic cay nghiệt đối với Mỹ là: vì tham vọng của Mỹ bị ngăn chặn, cho nên sức mạnh và uy tín của Mỹ bị đặt trước một sự thách thức. Như vậy, khi việc khai thác của cải càng gặp khó khăn, thì lại nẩy sinh một động cơ khác, một sự hấp dẫn khác-phải
  22. giữ lấy “uy tín” của Mỹ, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn thông qua Việt Nam để giữ lấy “uy tín” của Mỹ trên thế giới. Động cơ này bản thân nó đã rất lớn. Trong quá trình xâm lược, trong quá trình thất bại liên tiếp, động cơ đó càng ngày lớn hơn lên và càng có sức lôi kéo mạnh mẽ đối với ý chí của Mỹ. Sức lôi kéo đó dần dần trở nên mạnh hơn sức lôi kéo của những vựa lúa, những rừng cao su, những bể dầu ở Nam bộ Nếu chỉ vì những món lợi trực tiếp, thì những khó khăn và thất bại có thể làm chi giới chính khách Mỹ phải tính toán lai và dừng bước. Nhưng nếu là để cứu vãn uy tín của một cường quốc bá chủ thế giới, thì càng thất bại, cái động cơ đó càng mạnh hơn, càng lôi kéo Mỹ sa lây lâu hơn. Chỉ đến
  23. khi nào dùng hết sức mạnh có thể dùng đến, thi hành tất cả những thủ đoạn có thể thi hành, và không còn cách nào cứu vãnnổi thất bại nữa, thì Mỹ mới đành rút lui. Các chính khách Mỹ đã tự nói lên điều day dứt của họ trong nhiều thập kỷ: “Thực tế, việc mất Đông Dương tạo ra nguy cơ gây nên một phản ứng dây chuyền có thể đưa tới sự sụp đổ của toàn thể khu vực” (phát biểu của Eisenhower tháng 2 năm 1950) (Trích theo P.Deilers J.Laconture. La fin d;une guèrre. Ed du Seuil.P.1960.103) “Nước Mỹ bỏ ra 400 triệu đôla cho cuộc chiến tranh này không phải để vứt đi. Chúng ta đã chọn biện pháp rẻ nhất để ngăn chặn sự biến đổi có thể mang lại những hậu quả khủng khiếp cho nước Mỹ,
  24. cho sự an toàn của chúng ta ” (phát biểu của Eisenhower tháng 9 năm 1950) (Humannité 15-2-1950). “Nếu chúng ta mất Đông Dương thì chúng ta sẽ mất cả châu Á và chỉ còn là vấn đề thời gian để đi tới mất phần còn lại của thế giới” (phát biểu tại Quốc hội Mỹ đầu 1954 của Symilton thượng nghị sĩ bang Cleveland) (The Pentagon’ Papers (Tài liệu mật của Lầu Năm Góc).Ek.Bantm, New York, 1971). “Nếu người Pháp không thắng được trong cuộc chiến tranh này thì vị trí chiến lược toàn cầu của chúng tôi cũng như của các ngài có thể sẽ trở thành thảm họa” (Thư của Eisenhower gửi thủ tướng Anh Churchill ngày 4-4-1954, yêu cầu Anh nhúng tay vào Đông Dương). “Mỹ phải giữ lấy miền Nam Việt Nam,
  25. y như đã giữ ở Nam Triều Tiên và Đài Loan. Ba vùng đó có một tầm quan trọng quyết định đến vị trí của Mỹ ở Đông Nam Á” (Phát biểu của J.Dulles trước Ủy ban đối ngoại thượng nghị viện Mỹ ngày 30-4- 1956). “Việt Nam đang giới thiệu một sự thí nghiệm về trách nhiệm và quyết tâm của người Mỹ ở châu Á. Nếu như lúc này chúng ta chưa hẳn là cha đẻ của nước Việt Nam nhỏ bé này, thì sau này chắc chắn là chúng ta sẽ là bậc cha mẹ đỡ đầu của nước Việt Nam đó. Chúng ta đã chi phối sự khai sinh ra nó. Chúng ta đã trợ giúp cho cuộc sống của nó Trong khi ảnh hưởng của Pháp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự suy sụp ở Việt Nam, thì ảnh hưởng của Mỹ phát triển một cách vững vàng. Đó là sản phẩm của chúng ta. Chúng ta không
  26. thể bỏ rơi nó.Nước Mỹ nhất định sẽ gánh lấy trách nhiệm. Uy danh của chúng ta nhất định sẽ nâng lên một bước mới” (Lời phát biểu tại Quốc hội Mỹ năm 1956 của John Kennedy, khi đó mới là thượng nghị sĩ, sau này là Tổng thống Mỹ) (Frank N.Trager. W h y Vietnam, New York Praeger 1960,p.112). “Không thể cắt giảm thật nhiều viện trợ được, trừ khi Mỹ muốn rút khỏi Đông Nam Á và để cho vùng này rơi vào tay cộng sản. Một hành động như vậy dứt khoát không phù hợp với quyền lợi của Mỹ Chúng tôi cũng muốn giảm bớt gánh nặng lắm chứ. Nhưng trước mắt, không thấy có hy vọng nào như vậy cả” (trả lời của J.Kennedy, Tổng thống Mỹ đối với đề nghị của phái bộ Mansfield về việc cắt giảm viện trợ cho Nam Việt Nam sau khi phái
  27. bộ này đi khảo sát ở Nam Việt Nam về, hồi đầu 1963) (Tin tham khảo, ngày 7-3- 1963). “Phải thi hành tất cả mọi biện pháp nhằm ngăn chặn không cho cộng sản thắng lợi” (Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc.Namara. Tháng 3-1962) (Tin do hãng UPI đưa ngày 11-3-1963). “Mất Việt Nam sẽ làm cho các nước còn lại ở Đông Nam Á đứng trước nguy cơ tiêu vong Có nhiều lý do rộng lớn chỉ rõ tại sao việc bảo vệ Nam Việt Nam là điều sống còn đối với chúng ta và đối với cả thế giới tự do” (Phát biểu của Dean Ruck, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, tại câu lạc bộ kinh tế New York ngày 21 tháng 4 năm 1963) (AP, ngày 22-4-1963). “Tôi không muốn chứng kiến cái phòng tuyến đó bị bẻ gãy, để cho tất cả Đông
  28. Nam Á bị phơi lưng ra” (trả lời của Thượng nghị sĩ Mỹ Dirksen trong cuộc tranh luận với Fulbrigt tại Quốc hội Mỹ 1967) (International Herald Tribune số 7 và 8-10-1967). “Nếu Hạ nghị viện biểu quyết ngừng viện trợ cho Nam Việt Nam trong một năm thì gây ra một thảm họa đối với nền an ninh của bản thân nước Mỹ và sẽ đẻ ra nhiều vấn đề mới đối với toàn thế giới” (Điều trần của T.E.Morgan, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ nghị viện Mỹ, tháng 7- 1968) (Theo tin của hãng Reuter Washington, ngày 16-7-1968). “Nam Việt Nam là một khâu then chốt trong cuộc chiến đấu giữa chủ nghĩa cộng sản và thế giới tự do. Kết quả của cuộc chiến đấu ở Việt Nam sẽ ảnh hưởng lớn đến diễn biến tình hình sau này ở châu Mỹ
  29. La tinh, châu Phi và cả châu Âu nữa” (Nixon) (The Pentagon’ Papers đã dẫn). “Trong ba mươi năm cuối cùng của thế kỷ 20, không phải châu Âu và châu Mỹ La tinh, mà chính là châu Á sẽ gây nên một nguy cơ lớn nhất của một sự đụng độ có thể leo thang dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba” (Nixon) (Chấu Á sau Việt Nam). Những đoạn trích dẫn trên giúp ta vừa hiểu rõ ý đồ của Mỹ ở Việt Nam, vừa giải thích sự dính líu chặt chẽ, lâu dài và tốn kém chưa từng thấy của Mỹ trong hơn 20 năm ở Việt Nam. Bây giờ, hãy đi vào xem xét những tư tưởng đó được thực hiện trong các giai đoạn lịch sử cụ thể như thế nào.
  30. Chương II: Quá trình xâm nhập của Mỹ và các giai đoạn của viện trợ Mỹ
  31. 1. Trước Đại chiến thế giới thứ hai Từ đầu thế kỷ XX, người dân Đông Dương bắt đầu biết đến Mỹ qua một số sản phẩm do các tầu buôn Mỹ đem tới bán, trong đó thứ được chú ý nhất là dầu hỏam dùng để thắp đèn. Để giúp dân có thể thắp đèn bằng dầu hỏa, Công ty Caltex Petroleum chế tạo một loại đèn mới, lúc đầu đem biếu không, về sau được bán rẻ kèm dầu hỏa. Cũng vì thế, người Việt Nam gọi chiếc đèn này là “đèn Hoa Kỳ”. Từ đó, mức tiêu thụ của dầu hỏa tăng lên cùng với sự phổ biến nhanh chóng của “đèn Hoa Kỳ”. Công ty Caltex Petroleum bắt đầu đặt những đại lý ở Đông Dương. Đó là những cơ sở đầu tiên của Mỹ ở đây. Ngoài dầu lửa, Mỹ còn bán cho Đông Dương bông, một số máy móc, và sau đại
  32. chiến thế giới thứ hai thì cả ô tô. Nhưng đối với thứ hàng kể trên, Pháp chỉ cho phép Đông Dương nhập khẩu với số lượng hạn chế, không cho Mỹ đặt đại lý. Trong số những thứ Mỹ mua của Đông Dương, trước hết phải kể đến cao su, thiếc. Nếu tính bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Đông Dương thì phần buôn bán với Mỹ trong thời kỳ 1925-1929 là 2,6%, trong thời kỳ 1930-1034 là 2,3%, trong thời kỳ 1935-1939 là 6,6%. Nếu tính riêng xuất và nhập thì trong thời kỳ giữa hai đại chiến Mỹ chiếm 3,8% nhập cảng, 8,4% xuất cảng của Đông Dương. Nếu xét riêng một số mặt hàng xuất và nhập chủ yếu, ta có những con số sau đây: thời kỳ 1935-1939, Mỹ chiếm 27% bông,
  33. 19,1% sản phẩm dầu lửa, 17,5% máy móc, 13,4% ô tô và phụ tùng nhập vào Đông Dương. Cũng thời kỳ đó, Mỹ mua tới 92.000 tấn cao su Đông Dương, bằng 38% tổng số cao su xuất cảng của Đông Dương bán cho Mỹ.
  34. 2. Trong Đại chiến thế giới thứ II Tháng 9-1940, Nhật đột nhập vào Lạng Sơn và sau đó xâm nhập toàn Đông Dương. Sau này, giới sử học Mỹ vẫn coi đó là sự kiện đầu tiên thôi thúc sự quan tâm của Mỹ đối với Đông Dương. Mùa xuân năm 1941 Cục Hải quân Mỹ gửi một báo cáo đặc biệt về Đông Dương lên Tổng thống Mỹ Roosevelt. Đây có lẽ là tài liệu đầu tiên của Mỹ phản ánh tương đối toàn diện tình hình các mặt về tầm quan trọng chiến lược của Đông Dương đối với Mỹ. Từ đó, chính sách của Mỹ đối với khu vực này có nhiều thay đổi. Như một sử gia Mỹ nhận xét: “Từ cuối năm 1940, Mỹ bắt đầu nhận thấy ý nghĩa chiến lược quan trọng của Việt Nam. Và đến đầu năm 1941, trên thực tế, Mỹ đã xem Việt Nam có tầm quan
  35. trọng chiến lược lớn đến mức là một cuộc xung đột về quyền lợi với Nhật ở đó đã trở thành nguyên nhận chủ yếu của cuộc chiến tranh giữa hai nước” (Edward Drachman United States Policy Towards Viet Nam 1940-1945 Cambủy New Jersey, Associated University Press 1970.P.62) Ngày 7-12-1941, Nhật bất ngờ đánh Trân Châu Cảng, trực tiếp lôi cuốn Mỹ vào cuộc chiến. Lúc này, Mỹ thấy cần và có thể loại trừ được thực dân Pháp, nhưng chưa đủ lý do và điều kiện để trực tiếp nhúng tay vào khu vực này. Thời kỳ 1942 và 1945 là thời kỳ Mỹ tìm kiếm một thế lực thứ 3 ở Đông Dương, trong đó không có Pháp. Đã có lúc, Mỹ đề nghị sát nhập Việt Nam vào Trung Hoa, mà Tưởng Giới Thạch là đại diện. Nhưng chính Tưởng cũng phải khước từ đề nghị đó (11/1943)
  36. vì thấy quá vô lý với tình hình và khả năng thực tế. Dần dần, Mỹ tìm cách vận động thiết lập sự kiểm soát quốc tế đối với Đông Dương. Tháng 3-1943, Roosevelt chỉ thị cho Bộ Ngoại giao Mỹ dự thảo về kế hoạch chế độ ủng hộ quốc tế đối với Đông Dương và dựa trên nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương để phủ định sự thống trị độc quyền cũ của Pháp. Tháng 10-1943, tại Hội nghị các nước đồng minh họp tại Maskva, Mỹ đưa ra “Kế hoạch ủy trị quốc tế đối với các nước thuộc địa chưa sẵn sàng giành độc lập”, trong đó có Đông Dương. Kế hoạch này lại được Mỹ đưa ra một lần nữa tại Hội nghị Teheran (20-11 đến 1-12-1943). Roosevelt đã biện bạch cho kế hoạch đó rằng “Đồng minh đổ máy không phải nhằm
  37. khôi phục ách thống trị của Pháp ở Đông Dương”. Chủ trương này dù sao cũng tiến bộ hơn việc duy trì chế độ thuộc địa kiểu cũ. Trong những điều kiện lúc đó, Liên Xô đã tán thành đề nghị này. Anh và Pháp thì phản đối quyết liệt. Nhưng đến mùa hè năm 1944 thì chính Mỹ lại thay đổi kiến và muốn tự phủ định đề nghị của mình. Tại Hội nghị Đồng minh ở Dumbarton Oaks (tháng 8-1944), Mỹ không còn nhắc đến kế hoạch ủy trị quốc tế đối với Đông Dương nữa. Tình thế lúc này đã đổi khác. Có hai nhân tố trực tiếp để buộc Mỹ phải tính toán lại: -Chiến tranh sắp kết thúc. Việc đánh bại Nhật Bản không còn xa. Nước Nhật đang nhích vào tầm tay của Mỹ. Chế độ ủy trị quốc tế, là cái có lợi cho Mỹ xâm nhập Đông Dương, thì lúc này lại tạo ra khó
  38. khăn và bất lợi cho Mỹ độc chiếm Nhật Bản. -Trước những thắng lới của Liên Xô và phong trào giải phóng ở các nước châu Âu, Mỹ thấy cần phải củng cố lại khối liên minh với Anh và Pháp. Việc làm Pháp suy yếu và gây bất hòa với Pháp là việc không có lợi. Nhất là từ tháng 7-1944, khi De Gaulle đã công bố kế hoạch về quyền tự trị của Đông Dương trong Liên hợp Pháp, thì việc Mỹ can thiệp vào Đông Dương không còn thuận lợi như trước nữa. Tháng 2-1945, Roosevelt công nhận lực lượng chống Nhật của Pháp ở Đông Dương trong hàng ngũ Đồng minh và quyết định ủng hộ lực lượng đó. Cuối tháng 3- 1945, những máy bay của Tướng Mỹ Chemeult được lệnh chở vũ khí tiếp tế cho những nhóm kháng chiến của Pháp ở Đông
  39. Dương. Tháng 5-1945, Đức đầu hàng. Tháng 8-1945 đến lượt Nhật đầu hàng. Vấn đề ám ảnh Mỹ từ những năm 1942, 1943, nay lại đặt ra như một thực tế cấp bách: Làm sao ngăn cản Pháp lập lại quyền thống trị ở đây, để Mỹ có một chân ở đó? Giữa lúc đó thì cách mạng tháng Tám bùng nổ.
  40. 3. Thời kỳ 1945-1954 Cách mạng tháng 8-1945 thành công. Bằng nhiều thủ đoạn ngoại giao, Truman đã đưa được quân đội Tưởng Giới Thạchvào Bắc Việt Nam và quân Anh vào Nam Việt Nam, dưới danh nghĩa “Giám sát sự đầu hàng của Nhật”. Thực ra, đây là một ngón đòn rất xảo quyệt của Truman: vừa quét sạch quân Nhật, vừa không để cho Pháp trở về, vừa muốn dùng quân Anh và quân Tưởng kiềm chế những lực lượng cách mạng trong nước, vừa thông qua hai “đồng minh” này mở đường cho Mỹ xâm nhập Đông Dương. Hiệp ước 6-3-1946 đã giúp ta đẩy quân Tưởng ra khỏi miền Bắc một cách êm thấm. Pháp trở lại Việt Nam. Đối với Mỹ lúc này, vấn đề là không phải lựa chọn
  41. giữa Tưởng Giới Thạch và Pháp nữa, mà là giữa Pháp và chính quyền cách mạng Việt Nam. Đầu năm 1952, Truman triệu tập Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ. Trong quyết nghị của Hội đồng có nói rõ: “Bảo vệ thành công Bắc kỳ là điều quan trọng nhất để gữ cho Đông Nam Á không nằm trong tay các lực lượng cộng sản”. Mỹ đã giúp Pháp, đứng đằng sau Pháp để tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngày 8-5-1950, Truman chính thức quyết định viện trợ cho Pháp trong chiến tranh Đông Dương. Theo các “Tài liệu mật của Lầu Năm Góc”, đó là “bước đầu tiên làm cho nước Mỹ trực tiếp dính líu vào tấn bi kịch đang phát triển ở Nam Việt Nam (The Pentagon’ Papers, đã dẫn, P.130).
  42. Tháng 12-1950, ký với Pháp Hiệp định viện trợ quân sự cho Pháp ở Đông Dương. Từ sau những hiệp định đó, người Việt Nam nghe nói nhiều đến “Viện trợ Mỹ”, và ngày càng đụng chạm bằng xương bằng thịt với viện trợ Mỹ. Ở các đô thị do Pháp chiếm đóng, người ta thấy ngày càng nhiều sữa bột Guigoz, bột Ovemanltine, rượu Whisky, thuốc lá Philip, bút máy Parker v.v Những thứ đó từ các đô thị bắt đầu lan ra các thị trấn nhro và các chợ thôn quê. Đồng thời, trên bầu trời, xuất hiện những máy bay oanh tạc B24, B26, B29, Spitfire, King-Cobra Cũng từ năm 1951, bom napalm bắt đầu được ném xuống Việt Nam. Chợ bắt đầu phải họp ban đêm. Rồi đến các trường
  43. học ban đêm Trên các ngả đường hành quân của của quân đội Pháp, người ta thấy những xe GMC, chở lính Pháp, mang súng Mỹ. Đó là những vật gửi tới đầu tiên của viện trợ Mỹ. Qua mỗi năm, viện trợ Mỹ một tăng lên nhanh chóng. Dần dần, nó trở thành nguồn cung cấp chủ yếu cho chiến tranh của Pháp. Theo tính toán của Pháp, viện trợ Mỹ đã chiếm gần 80% chiến phí của Pháp, tổng cộng khoảng 1.700 triệu đôla. Tất nhiên, trong tổng số 1.700 triệu đôla viện trợ Mỹ đó, tuyệt đại bộ phận là vũ khí và dụng cụ chiến tranh. (Nếu kể từng loại cụ thể, theo “Tài liệu mật của Lầu Năm Góc” thì tính đến ngày 21-1-1954, Mỹ đã viện trợ cho Pháp 1.400 xe tăng và xe bọc thép, 619 máy bay, 390 tàu đổ bộ, 16.000
  44. ôtô, 175.000 súng trường và súng máy, 2.555 triệu viên đạn, trong đó có 15 triệu viên đại bác. Nếu tính theo đầu người dân Việt Nam lúc đó thì cứ 2 người chịu 1 quả đại bác, mỗi người chịu một viên đạn). Đối với người Việt Nam lúc đó không có vấn đề lựa chọn giữa sữa bột Guigoz hay bom napalm, bút Parker hay đạn rocket. Giữa cuộc kháng chiến chống Pháp đã xuất hiện một khẩu hiệu mới: “Đả đảo can thiệp Mỹ”. Khẩu hiệu đó xuất hiện trên mỗi mảnh tường, trên mỗi cổng làng, trên mỗi vách đá, và ở khắp mọi nơi trong nước Việt Nam kháng chiến. Về phía Mỹ, vấn đề cũng không chỉ đơn giản là giúp Pháp “ngăn chặn họa cộng sản” ở Đông Dương. Nước cờ mà Mỹ tính phức tạp hơn: giúp Pháp nhưng thắng lợi rơi vào tay Mỹ. Như chính
  45. Eisenhower đã nói: Mỹ bỏ đôla vào cuộc chiến tranh này không để tiêu phí. Trong thực tế, khi Mỹ đã trả đến 80% chi phí của cuộc chiến tranh, thì đó không còn là cuộc chiến tranh của Pháp nữa, mà đã là cuộc chiến tranh của Mỹ rồi. Lính Pháp và lính ngụy đánh trận. Nhưng vũ khí của Mỹ, trang bị của Mỹ, lương của Mỹ. Từng bước, Mỹ đã biến cuộc chiến tranh của Pháp thành cuộc chiến tranh của Mỹ, biến người bạn “đồng minh” thành kẻ đánh thuê, xâm lược thuê cho Mỹ. Cùng với viện trợ, Mỹ thi hành hàng loạt biện pháp nhằm lấn át quyền thống thống trị của Pháp, ràng buộc quyền bản địa và chuẩn bị trực tiếp nắm lấy nó. Với lý do “độc lập”, “bình đẳng”, “giải phóng”, “chống chủ nghĩa thực dân” Mỹ đã gây áp lực với Pháp, buộc
  46. Pháp phải cho lập ra một chính quyền bản xứ. Với Hiệp ước Bảo Đại-Auriel ngày 8- 3-1949, Chính quyền bản xứ ra đời. Tuy đây vẫn chỉ gồm những tay sai cũ, song về hình thức dù sao đó cũng là những “chính khách”, những “đại biểu” của một “quốc gia”, có bộ máy chính quyền, có chính phủ, có quốc trưởng, có thủ tướng, có các bộ, có quân đội Tháng 5-1950, Chính phủ Pháp bãi bỏ Bộ “Hải ngoại Pháp quốc” và thay bằng Bộ “Các quốc gia liên hiệp”. Các nước Đông Dương nằm trong Liên hiệp Pháp, nhưng được coi là “độc lập”. Trên cơ sở quyền “độc lập” đó, Mỹ có thể kết kết các Hiệp ước thẳng với các quốc gia này. Tháng 12-1950, theo sự sắp đặt của Mỹ, Năm chính phủ gồm Mỹ, Pháp, bùn nhìn Việt, Miên, Lào đã ký “Hiệp định
  47. phòng thủ chung Đông Dương”, trong khi khắp Đông Dương không hề có một kẻ ngoại xâm nào ngoài bản thân những kẻ tổ chức ra việc phòng thủ đó. Về viện trợ Mỹ, khoản 1, điều III của “Hiệp nghị phòng thủ chung” quy định: “Mỗi chính phủ được cấp viện trợ có nhiệm vụ chỉ sử dụng số viện trợ đó vào mục đích phòng thủ Đông Dương”. Khoản 2, điều I của Hiệp nghị quy định: Mọi chính phủ nhận trang bị, vật liệu và dụng cụ của Mỹ trên cơ sở Hiệp nghị này, tùy khả năng của mình, phải góp phần sản xuất, vận chuyển và cung cấp cho Chính phủ Mỹ những hàng hóa đặt mua, nguyên liệu, nửa chế phẩm mà Mỹ không có hay chưa khai thác được, phải cung cấp cho Chính phủ Mỹ tiền địa phương để chi phí vào những việc có liên quan đến việc
  48. thực hiện hiệp nghị này ở Đông Dương”. Đến tháng 9-1951, Mỹ ký thẳng một hiệp ước tay đôi với chính phủ Bảo Đại, gọi là “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt Mỹ”, nhằm chuyển thẳng một phần viện trợ Mỹ qua tay chính phủ đó và trực tiếp ràng buộc nó vào Mỹ. Ngoài một số điểm giống như trong “Hiệp nghị phòng thủ chung Đông Dương, Mỹ đã tiến xa hơn nữa trong một số điều khoản của Hiệp ước tay đôi này. Chẳng hạn: Điều III quy định: “Chính phủ Việt Nam phải cung cấp cho Chính phủ Mỹ các tài liệu chi tiết cần thiết để đảm bảo việc thi hành các quy định của hiệp ước”, “ba tháng báo cáo một lần về việc sử dụng các số tiền, sản phẩm, dịch vụ nhận được” Điều IV quy định: “Mỹ đưa vào Việt
  49. Nam một “Phái đoàn kinh tế và kỹ thuật đặc biệt” để đảm bảo chấp hành những trách nhiệm của Chính phủ Mỹ. Chính phủ Việt Nam để cho phái đoàn và các nhân viên của nó được hưởng những quyền ưu đãi bất khả xâm phạm hưởng mọi dễ dàng cần thiết để quan sát và kiểm tra việc thực hiện hiệp ước, nhất là việc sử dụng viện trợ đúng theo tinh thần của văn bản hiệp ước”. Các điều khoảng kể trên là cơ sở để suốt 25 năm sau đó các phái đoàn viện trợ Mỹ trở thành một thứ “Chính phủ” của Mỹ ở Việt Nam và nhúng tay vào mọi ngóc ngách của đời sống kinh tế Nam Việt Nam. Đến tháng 12-1951, đề gò tất cả các hiệp ước đã ký vào khuôn khổ của “Luật an ninh chung” do Quốc hội Mỹ thông qua, Mỹ lại ký với Chính phủ Bảo Đại một bản
  50. hiệp nghị nữa, gọi là “Hiệp nghị an ninh chung”. Trong Hiệp nghị này, các điều khoản của các hiệp định trước được nhắc lại, khẳng định thêm đồng thời có nhấn mạnh tinh thần trong Luật an ninh chung của Mỹ: 1.Nếu viện trợ-kinh tế không đảm bảo tăng cường nền an ninh của nước Mỹ thì không được phép cấp. 2.Mọi nước nhận viện trợ, nếu không chấp hành các điều quy định trong các hiệp nghị, thì sẽ bị cắt viện trợ. Từ năm 1950 đến 1954, Mỹ đã viện trợ cho Chính phủ Bảo Đại 23 triệu đôla bằng hàng hóa và khoảng 36 triệu đôla bằng tiền Việt Nam (Mỹ có số tiền này do bán hàng, dịch vụ cho chính quyền Bảo Đại đã cung cấp cho Mỹ một số ngân khoản để chi tiêu như điều III Hiệp định
  51. phòng thủ chung). Ngoài ra, Mỹ cũng viện trợ thẳng cho Bảo Đại khoảng 15 triệu đôla vũ khí. Tuy nhiên, tổng số các loại viện trợ này, khoảng 75 triệu đôla, vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với viện trợ cho Pháp. Trước khi các hiệp nghị được ký kết, các phái đoàn viện trợ Mỹ đã vào Đông Dương, đã hoạt động, tìm hiểu, lấy tin tức và kiểm tra tình hình. Tháng 5-1950 Robert Blum dẫn đầu phái đoàn viện trợ Mỹ đến Sài Gòn. Đến tháng 9-1950, phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ MAAG được thành lập ở Nam Việt Nam. Từ 1951, các Phòng thông tin Mỹ được đặt ở nhiều trung tâm vùng tạm chiếm. Lãnh sự quán Mỹ ngày càng mở rộng nhà cửa và phạm vi hoạt động. Nhiều công ty tư bản Mỹ đã đặt cơ sở giao dịch ở Hà Nội và sh. Các nhân
  52. viên của Công ty phốt phát Florida (Florida Phosphat Company) đã đến lấy tài liệu về các mỏ quặng ở Lào Cai. Các chi nhánh ngân hàng Mỹ ở Hồng Công đã mở những cuộc giao dịch và bàn kế hoạch tài trợ việc xuất cảng cao su, thiếc và hải sản của Việt Nam. Năm 1951, Phó Tổng thống Mỹ Nixon đến Hà Nội, Sài Gòn, và trực tiếp đi thăm quan các trận càn quét của quân đội Pháp. Các chính khách Mỹ, tướng tá Mỹ đi về Đông Dương ngày càng tấp nập. Cố vấn Mỹ ngày càng đông. Trong tổ chức bộ máy chính quyền và quân đội bản địa, Mỹ đã dần dần thay thế số thân Pháp bằng số thân Mỹ. Ngay từ 1947, đại sứ Mỹ ở Pháp đã được lệnh tìm kiếm những nhân vật Việt Nam để chuẩn bị lập Chính phủ thân Mỹ sau này. Năm
  53. 1949, Nguyễn Phan Long (thân Mỹ) lên làm Thủ tướng. Những ai thân Pháp cực đoan, không biết thay đổi thái độ theo thời thế, bị gạt bỏ dần. Các trường và các trung tâm huấn luyện của Mỹ bắt đầu đưa người từ Việt Nam sang học để chuẩn bị xây dựng bộ máy mới. Trong đó có Ngô Đình Diệm. Về quân sự, đầu năm 1952, Tổng thống Truman triệu tập Hội nghị an ninh quốc gia, chỉ thị cho Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng phải tích cực củng cố các lực lượng quân sự độc lập của các quốc gia Đông Dương, làm cho nó đứng vững mà không cần có Pháp nữa. Tháng 4-1954, Pháp hấp hối ở Điện Biên Phủ. Nixon lúc đó là Phó Tổng thống Mỹ, nói: “Chính phủ Mỹ phải nhìn nhận một cách tỉnh táo những diễn biến trước
  54. mắt và hãy gửi lực lượng sang” (The Pentagon’ Papers đã dẫn). Pháp dần dần thấy rõ viện trợ Mỹ thấm đến đâu thì bàn tay Mỹ cũng nhúng tới đó, quyền lợi của Pháp cũng bị cắt xén tới đó. Nhưng tình thế đã buộc Pháp phải chấp nhận điều này. Chiến tranh kéo dài và ngày càng tổn thất lớn. Nền tài chính Pháp kiệt quệ. Không dựa vào Mỹ thì không thể tiếp tục chiến tranh được. Nhưng dựa vào Mỹ thì tất phải lệ thuộc Mỹ, và bị Mỹ chiếm lấy các quyền lợi. Tình cảnh của Pháp lúc này thật khốn quẫn. Trước mặt, đối phương càng đánh càng mạnh, càng dìm Pháp sa lầy sâu hơn trong những thất bại ngày càng lớn. Sau lưng, người “đồng minh” giầu có giúp đõ càng nhiều thì món nợ càng lớn hơn và cái gia tài Đông Dương ngày càng
  55. phải gán dần cho Mỹ. Cho đến cuối cuộc chiến tranh, các nhà chiến lược Pháp đã cảm thấy rằng dù chiến tranh kết thúc như thế nào thì Đông Dương cũng không còn nằm trong tay Pháp nữa. Đó là kết quả thực sự của viện trợ Mỹ đối với Pháp. Để kết luận về viện trợ Mỹ trong thời kỳ này, có thể trích tiếng nói của người “trong cuộc”. Ta còn nhớ Tướng Henri Navarre, tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương thời kỳ 1953-1954, thời kỳ cuối cùng ác liệt nhất của chiến tranh, cũng là thời kỳ cao điểm của viện trợ Mỹ. Sau khi thất trận, ngồi bình tĩnh và ngẫm lại quá khứ, trong cuốn “Đông Dương hấp hối”, Navarre đã viết: Điều nguy khốn nghiêm trọng nhất của viện trợ Mỹ là, về mặt chính trị, nó làm
  56. cho Mỹ nhúng tay ngày càng sâu vào các công việc của chúng ta. Nó làm cho ảnh hưởng của Mỹ thay thế dần ảnh hưởng của Pháp đối với các quốc gia liên kết. Do nhận viện trợ Mỹ, chúng ta đã lâm vào trạng huống đầy mâu thuẫn Đó là tấn bi kịch lớn trong đường lối chính sách của chúng ta. Bây giờ đến lượt đế quốc Anh và đế quốc của chúng ta bị dòm ngó đến. Nhưng phương pháp thì đã thay đổi. Người ta giúp đỡ các dân tộc thuộc địa. Người ta đặt trên đất nước họ các căn cứ chiến lược. Người ta gửi đến vô số phái đoàn quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, tôn giáo và những ngân khoản lớn. Người ta chỉ ra cho thấy, ít nhất là đối với lớp người cầm đầu, rằng trong sự “liên minh tự nguyện” với Mỹ thì cuộc đời
  57. sẽ tốt đẹp hơn biết bao so với sự “đô hộ” của chúng ta. Trong mọi trường hợp, người ta tỏ thái độ phản đối chúng ta và bày tỏ cảm tình của dân chúng Mỹ đối với những nguyện vọng của “dân thuộc địa”. Nếu cần người ta gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp. Dần dần, họ đẩy chúng ta ra ngoài. Nhờ sức mạnh của đồng đôla, họ đã chiếm lấy vị trí của chúng ta, nhưng dưới một hình thức dường như không thấy được. Không có toàn quyền, công sứ, cao ủy Mỹ, nhưng có một đại sứ Mỹ, và không có một điều gì có thể làm được nếu không được ông ta cho phép. Các dân tộc tưởng mình được tự do, mà không thấy rằng mình đã bị tiền bạc chi phối một cách khắc nghiệt, mình chỉ là những con rối của Mỹ”. Cũng như nhiều chính khách Pháp, Navarre cho rằng đến những năm 1953,
  58. 1954, khi viện trợ Mỹ đã chiếm đến 80% chiến phí, thì “Chúng ta đã gần như chắc chắn mất Đông Dương, dù rằng viện trợ có giúp chúng ta chiến thắng trong cuộc chiến tranh” (H.Navarre L’ Agonie L’ Indochine Ed Plon Paris 1957 P.529).
  59. 4. Thời kỳ 1954-1960 Sau Hiệp nghị Geneve, Mỹ đã thiết lập trên một nửa lãnh thổ Việt Nam một chính quyền thân Mỹ. Năm 1955, Diệm lên làm Thủ tướng. Năm 1956, Bảo Đại bị phế truất. Diệm lên làm Tổng thống. Họ hàng Diệm và những tay chân của Diệm đã nắm các vị trí then chốt của chính quyền. Để cho đám người này gắn bó chặt chẽ với Mỹ, dựa vào nguồn gốc xuất thân địa chủ và tư sản chưa đủ, có hận thù với cách mạng chưa đủ, dùng áp lực của cảnh sát và mật vụ chưa đủ, mà còn phải cấp bổng lộc. Ngoài tiền lương và những thu nhập chính thức khác, thì hối lộ, tham nhũng, buôn lậu, ăn cắp, ăn cướp, là những cái gắn liền với viện trợ Mỹ và với những hoạt động của Mỹ, đã bắt đầu trở thành nguồn làm giàu
  60. quyết định. Những thủ đoạn làm giầu có tính chất lưu manh đó đã phát triển mạnh hơn trước rất nhiều và dần dần đã nhuốm một mầu sắc giai cấp đặc biệt trên bộ máy chính quyền và quân đội bản xứ. So với những chính quyền thân Mỹ ở nhiều nước thuộc địa kiểu mới khác, bộ máy chính quyền miền Nam có một đặc điểm: Từ cách mạng tháng Tám 1945, những lực lượng tiến bộ, những tầng lớp yêu nước, những lương tri và giá trị của dân tộc đều đã quy tụ về cách mạng. Những tay sai mới của Mỹ đều đã có một quá trình làm tay sai cho Pháp, hoặc cho Nhật, hoặc Quốc dân Đảng, hoặc cho cả hai ba thế lực đó. Trước quốc dân, đám người này không còn chút tư cách đại diện, cũng không có uy tín. Ở đây, cần tính đến một đặc điểm lịch
  61. sử. Mỹ xâm nhập vào miền Nam sau khi cách mạng tháng Tám đã thắng lợi trên toàn quốc. Qua 9 năm kháng chiến chống Pháp, các lực lượng xã hội đã phân hóa triệt để. Ở Việt Nam, không còn lực lượng đáng kể nào nằm ngoài hai xu hướng chính trị là cách mạng và phản cách mạng. Để có một chỗ dựa, Mỹ không còn cách nào khác là phải tìm lại trong đám tay sai cũ của Pháp. Để “mua” lại dám người này, chỉ có một cách là dùng bổng lộc nhiều hơn. Chính vì vậy mà dưới trướng của Diệm, vẫn gồm có gần đủ ngần ấy bộ mặt thời Pháp, nhưng bổng lộc cao hơn trước rất nhiều. Có vô số những cai, đội và lính trơn thời Pháp đã được thăng vọt lên cấp úy và cấp tá. Cũng không ít sỹ quan cấp úy thời Pháp được thăng cấp tướng Cũng vì lẽ đó, để dựng lên một bộ máy
  62. chính quyền thì việc quan trọng nhất là viện trợ. Tổng số viện trợ các loại của Mỹ cho Diệm từ 1955 đến 1960 vào khoảng gần 2 tỷ đôla. Tính trung bình, mỗi năm trên dưới ba trăm triệu đôla. Với ba trăm triệu đôla hàng năm mà dựng được cả một bộ máy chính quyền bản xứ, nuôi dưỡng và sử dụng được hàng chục vạn quân đánh thuê bản xứ, đó là một giá rẻ. Nếu thuê Pháp làm việc đó (điều này Mỹ đã làm) thì đắt hơn. Mỹ trực tiếp làm lấy (điều này đến các năm sau sẽ thấy) thì càng đắt hơn rất nhiều. Hơn nữa, viện trợ trong giai đoạn này lại có xu hướng giảm dần. Từ các năm 1959, 1960, viện trợ chỉ còn khoảng hơn trăm triệu đôla. Ta biết, thời kỳ 1957- 1960 là thời kỳ tương đối ổn định của Mỹ- ngụy. Trong những năm 1958, 1959, không
  63. những Mỹ giảm viện trợ, mà còn có kế hoạch chuẩn bị khai thác và kinh doanh (Tháng 5-1957, Diệm tuyên bố tại Mỹ: “Miền Nam sẽ mở rộng cho việc đầu tư và thương mại quốc tế, giành đặc lợi cho ngoại quốc đầu tư và không xem việc đầu tư của Mỹ như một mối đe dọa cho độc lập quốc gia”. Sau đó Rookefeller đến thăm Sài Gòn. Phái đoàn Goodrich đến miền Nam nghiên cứu kế hoạch sông Mê Kông. Các phái bộ của “Quỹ tiền tệ quốc tế”, “Viện khảo cứu và kiểm soát hối đoái” của Mỹ cũng liên tiếp đến Sài Gòn). Mỹ hy vọng giai đoạn bình định sẽ sớm kết thúc, có thể chuyển dần sang khai thác. Chính những diễn biến đó cho phép ta thể nghiệm những tính quy luật sau đây: Nếu cuộc kháng chiến mà suy yếu đi, thì viện trợ sẽ diễn biến như thế nào.
  64. Kèm theo viện trợ, một biện pháp quan trọng nữa để khống chế đời sống xã hội miền Nam là: đưa người Mỹ vào. Ngay từ năm 1955, khi Diệm mới lên cầm quyền, Nixon, lúc đó là phó Tổng thống đã chỉ thị cho trường Đại học chính trị Michigan cử một đoàn cố vấn tối cao, gồm 54 người, sang giúp Diệm xây dựng về mọi mặt: lập hiến pháp, xây dựng quân đội, hệ thống tình báo, cảnh sát, nhà tù, bộ máy ngoại giao, tổ chức các cấp hành chính, chế độ kinh tế, tài chính và tiền tệ, tổ chức ngoại thương, cải cách điền địa Mỗi cố vấn đảm nhiệm một công tác kể trên như một bộ trưởng của Chính phủ Diệm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ cử một phái đoàn cố vấn cao cấp đông và toàn diện như thế ra nước ngoài, gần như xuất cảng cả một chính phủ sang
  65. lắp ráp ở một nước khác. Nhưng khác với chế độ thực dân Pháp, Mỹ không có một cơ quan nào trực tiếp cai trị ở đây. Không có toàn quyền. Không có công sứ và khâm sứ. Nam Việt Nam vẫn có danh nghĩa một quốc gia có chủ quyền. Mỹ chỉ đặt đại sứ, các phái bộ ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội, quân sự. Các nhân viên Mỹ thuộc các cơ quan này làm việc bên cạnh người Việt Nam với tư cách cố vấn. Trong thời kỳ 1955-1960, số lượng các cố vấn chưa nhiều. Ngoài số cố vấn cao cấp như đã nói, có một số cố vấn cho các ngành, tổng cộng khoảng trên một ngàn người. Thời kỳ này Mỹ chưa có khả năng nắm đến tận làng xã, cũng chưa có cố vấn tới các đơn vị quân đội ở cơ sở. Nhìn lại, trong 5 năm đầu xâm nhập,
  66. Mỹ đã đạt được những gì? Việc chủ yếu nhất là: Mỹ đã dựng được lên một bộ máy chính quyền. Hơn ba trăm triệu đôla hàng năm đủ nuôi cả bộ máy đó. Với sự kèm cặp trực tiếp của đại sứ Mỹ và các cố vấn Mỹ, bộ máy đó đã hoạt động theo yêu cầu của Mỹ. Trong mấy năm đầu cầm quyền, Diệm đã thanh toán xong những lực lượng đối lập thân Pháp. Chính quyền đã nằm trong tay Diệm. Quân đội đã nằm trong tay Diệm. Về sự gắn bó với Mỹ, thì Diệm đã được các Tổng thống Mỹ gọi là, có “đức tính của C.Washington”, có “sự dũng cảm của Wilson”, có “tính sâu sắc của Roosevelt”, còn về quyết tâm chống cộng thì Diệm được coi là một “Churchill của châu Á” (Lời của L.Johnson trong diễn văn đọc tại Sài Gòn tháng 5-1961).
  67. Về chính trị và tư tưởng, với đôla Mỹ, Diệm cũng có những sách báo và những người viết sách báo, có nhà in, có đài phát thanh, phim, ảnh, ca nhạc, các trường học, các sách giáo khoa Bằng những thứ đó, Diệm cũng đã dựng lên những thuyết, những tư tưởng, những giáo lý, những quốc sách, những khẩu hiệu, như “thuyết duy linh, tư tưởng “quốc gia”, “cần lao”, “nhân vị”, “bài phong phản thực”, “bào tồn dân tộc” Về mặt kinh tế, Diệm chưa xây dựng được gì, vì hàng viện trợ phần lớn là hàng tiêu dùng trực tiếp. Nhưng số hàng viện trợ này, khi đem bán ra thị trường để lấy tiền cho ngân sách, cũng thấm một phần ra dân chúng, nhất là dân đô thị. Việc đó cũng tạo ra cho xã hội một bộ mặt phồn vinh.
  68. Nhưng ở nông thông thì tình hình kinh tế vẫn không có sự cải thiện nào đáng kể. Hàng viện trợ Mỹ chưa thấm tới nông thôn là bao. Người nông dân cũng chưa tìm thấy ở người Mỹ và chính quyền Diệm một nguồn tiêu thụ nông phẩm mạnh mẽ tới mức có thể cải thiên kinh tế của họ. Vấn đề căn bản nhất là vấn đề ruộng đất vẫn chưa giải quyết. Kế hoạch “Cải cách điền địa” do cố vấn Mỹ Lade Jinsky hoạch định hầu như không thực hiện được gì. Việc cải thiện đời sống của nông dân bị coi rất nhẹ. Đây có lẽ là một trong những điểm bất đồng đáng kể nhất giữa Diệm và Mỹ. Đây cũng là một trong những “thiếu sót” lớn nhất sẽ đưa Diệm vào cái chết thê thảm. Việc coi nhẹ vấn đề nông dân còn gắn liền với chủ trương chống cộng cực đoan và mù quáng của Diệm. Dưới con mắt của
  69. Diệm, nông thôn là thành trì của cộng sản. Đối với Diệm, vấn đề chỉ đơn giản là đập nát cái thành trì kiên cố đó, Diệm coi đó là việc lớn nhất. Chống cộng được Diệm coi là “quốc sách số 1”. Tuy những tiếng súng ròn rã nhất của quân đội Diệm là những tiếng súng bắn vào quân đội các giáo phái, nhưng Diệm vẫn thấy kẻ thù số 1 của mình là cộng sản. Tham vọng chủ yếu của Diệm là “chặt đầu cộng sản”. Trong các chiến dịch chống cộng, ít thấy những tiếng đại bác và những đoàn quân xa ồn ào. Nhưng đây vẫn là chiến sĩ to lớn nhất, quyết liệt nhất của Diệm. Trong chiến dịch này, Diệm huy động tới hàng chục vạn cảnh sát, mật vụ, thám báo, cai ngục, đao phủ, tỏa đi khắp miền Nam. Đội quân này ít dùng đại bác và chiến xa, nhưng dùng súng lục, chó săn,
  70. thuốc độc, xích sắt, gông, cùm, xà lim và máy chém. Miền Nam đã đổ bao nhiêu máu và nước mắt trong chiến dịch này. Nhưng lực lượng cách mạng vẫn không bị bóp chết. Phải có nhiều biện pháp, phải tốn kém hơn nữa.
  71. 5. Thời kỳ 1961-1964 Ngày 16-9-1960, trong báo gửi về Washington, đại sứ Mỹ ở Sài Gòn E.Dubrow viết: “Nếu những tiến bộ hiên nay của cộng sản cứ tiếp diễn, thì có nghĩa là sẽ mất Việt Nam tự do vào tay cộng sản” (The Pentagon’ Papers, đã dẫn, P.115). Ngày 10-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới của cuộc kháng chiến. Kennedy lên làm Tổng thống từ tháng 1 năm 1960. Cả Tổng thống Mỹ lẫn Ngô Đình Diệm đều thấy khó hy vọng kết thúc sớm giai đoạn bình định. Phải quyết đấu một hiệp nữa. Muốn vậy, phải dùng sức mạnh hơn trước vượt bậc. Kennedy nói:
  72. “Việt Nam là nơi duy nhất trên thế giới mà chính quyền phải đương đầu với một chính cố gắng phát triển rất tốt của cộng sản nhằm lật đổ một chính phủ thân phương Tây. Đây là một sự thách thức không thể bỏ qua. Eisenhower đã phải chịu những hậu quả chính trị của Điện Biên Phủ và việc tống cổ những người phương Tây ra khỏi Việt Nam năm 1954. Ngày nay, tôi không thể cho phép thất bại như 1954 nữa” (Jr.Schlesinger. The Bitter Heritage Di sản cay đắng Ed.Andre Deutsch, London, 1966,p.311). Kennedy đã tập hợp những chuyên gia suất sắc thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu một cách toàn diện về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, tâm lý, tham khảo kinh nghiệm chống du kích tại nhiều nơi trên thế giới, để hoạch định đường lối mới, quyết
  73. tâm giành thắng lợi trong cuộc thách thức này. Năm 1961, Mc.Namara cho ra đời bản “Đường lối và chiến thuật chống chiến tranh du kích ở Nam Việt Nam”. Cũng năm đó, đại tướng Maxwel Taylor cho ra đời chiến lược “phản ứng linh hoạt”, trong đó hoạch định ba mức độ phản ứng: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, chiến tranh tổng lực. Cái mới của giai đoạn này không phải chỉ là một quả đấm thép lớn hơn, mà còn là một “bàn tay” mềm mại hơn (J.Schlesinger, đã dẫn P.317). Kèm theo chiến tranh đàn áp và tàn phá khốc liệt, Mỹ có hàng loạt kế hoạch “hòa bình” mới: “đội hòa bình”, “lương thực vì hòa bình” Viện trợ kinh tế tăng lên. Chương trình “cải cách điền địa” được Mỹ thảo và
  74. buộc Diệm thi hành. Vào năm 1961, tướng De Gaulle, với kinh nghiệm của một người “từng trải” và của một nước “từng trải”, đã nói với Kennedy: “Đối với các ông, sự can thiệp trong khu vực đó sẽ là vướng vào một cái guồng máy không bao giờ kết thúc. Khi mà một dân tộc đã thức tỉnh, thì không một quyền lực bên ngoài nào, dù có phương tiện đến đâu, có khả năng đánh bại được họ. Rồi các ông sẽ thấy. Nếu các ông tìm thấy tại chỗ những chính phủ vì quyền lợi, bằng lòng tuân lệnh các ông, thì trái lại, nhân dân không chịu nghe theo, vả lại, họ cũng chẳng gọi các ông đến. Ý thức hệ mà các ông nêu ra cũng chẳng thay đổi được gì, các ông càng lao vào chống chủ nghĩa cộng sản ở đó thì
  75. những người cộng sản càng nổi bật lên là những chiến sĩ của độc lập dân tộc và càng được ủng hộ. Những người Pháp chúng tôi đã học được kinh nghiệm đó. Những người Mỹ các ông, ngày hôm qua, muốn chiếm lấy chỗ của chúng tôi ở Đông Dương. Ngày hôm nay, các ông lại muốn bắt chước chúng tôi nhen lên một cuộc chiến tranh mà chúng tôi đã chấm dứt. Tôi xin nói trước với các ông rằng: Mỗi bước, các ông sẽ ngập thêm vào cái vũng lầy quân sự và chính trị không có đáy, bất kể các ông có thể ném vào đó những tốn kém và chi tiêu đến thế nào” (Trích trong báo Thời mới, Liên Xô (Temps Nouveaux)) No42, 10-72). Nhưng Kennedy lại nghĩ: “Đó là nước Pháp. Đây là nước Mỹ” (J.Schlesinger, đã dẫn,
  76. P.370). Cái bi kịch của Mỹ lúc này vẫn là: nếu có kẻ nào sớm nhận thấy phải thay đổi chính sách, thì không vì thế mà đường lối của Mỹ thay đổi, chỉ bản thân kẻ đó bị thay đổi thôi. Để thực hiện chiến lược mới, viện trợ quân sự tăng vọt. Từ năm 1961 trở đi, số viện trợ quân sự bắt đầu vượt viện trợ kinh tế: Năm 1962, viện trợ tăng gấp đôi năm 1961. Đến năm 1964, lại tăng gấp rưỡi năm 1962. Tính trung bình, viện trợ quân sự trực tiếp trong thời gian này tới 300 triệu đôla 1 năm. Năm 1960, quân số ngụy mới có 223.000. Đến đầu 1965 đã lên tới 571.200. Với tiền viện trợ, Diệm tăng cường hệ thống sỹ quan để củng cố bộ khung của quân đội. Số sỹ quan từ 12.513 năm 1960 lên 22.853 năm 1964, chiếm
  77. 16% quân số (Đây chỉ kể số tướng tá và đại úy). Nếu xét tỷ lệ của số tân binh mới tuyển mới 1 năm trong quân đội, thì năm 1957 chỉ có 2,9%, đến năm 1961 lên 23%, năm 1962 lên 19,6%, năm 1964 lên 39%. Theo quan điểm của Kennedy, những biện pháp quân sự muốn thu được kết quả phải có sự phối hợp chặt chẽ của các biện pháp chính trị và kinh tế. Viện trợ kinh tế vẫn được duy trì ở mức xấp xỉ 200 triệu đôla hàng năm. Trong thư gửi tướng Taylor ngày 13-10-1961, Kennedy viết: “Trong lúc phần quân sự của vấn đề có tầm quan trọng lớn lao, thì những yếu tố chính trị, xã hội và kinh tế cũng có tầm quan trọng không kém. Tôi mong được sự đánh giá và những ý kiến đề đạt của ông”. Viện trợ tạo cho Diệm những đòn bẩy kinh tế để bắt thêm lính và giữ vững quân
  78. ngũ. Hàng loạt chế độ lương, bổng, phụ cấp, đãi ngộ mới được ban hành: Lính quân dịch hàng tháng trước kia chỉ có 400đ sinh hoạt phí, tương đương khoảng 40kg gạo (giá trị trường). Từ 1962, lính quân dịch chỉ sao 4 tháng huấn luyện là có lương. Từ 1964 thì cứ vào lính là có lương ngay. Từ 1961, bảo an được hưởng lương ngang chủ lực. Dân vệ được phụ cấp. Thanh niên chiến đấu được trả lương. Lính đánh ở rừng núi được phụ cấp thêm 1000đ hàng tháng. Thời gian ở chiến trường được hưởng hệ số 2 khi tính thâm niên. Để củng cố quân đội, Mỹ tăng cường thêm số cố vấn tới cấp tiểu đoàn. Tổng số cố vấn Mỹ năm 1962 lên tới 3.000. Những cố vấn này không chỉ nắm quân đội, mà còn len lỏi vào tất cả các ngành của bộ
  79. máy chính quyền, nhằm đảm bảo cho toàn bộ guồng máy được điều khiển thống nhất. Trong hồi ký của mình, tướng Taylor viết: “Chúng tôi đề nghị chính phủ Mỹ cung cấp cho chính phủ Diệm những quan chức cai trị người Mỹ để ghép vào bộ máy chính quyền của Diệm. Cách làm này khiến cho chúng ta cải tiến được màng lưới thu thập tình báo của chúng ta, bắt đầu từ cấp tỉnh, rồi sẽ len dần lên cao đến tổ chức tình báo Trung ương” (M.Taylor. Hồi ký). Từ tháng 10-1961, Diệm tuyên bố “quốc gia đang đi vào một cuộc chiến tranh thực sự”. Chế độ cai trị thời chiến được áp dụng. Toàn miền Nam bước vào một thời kỳ càn quét, chà xát triền miên. Chỉ tính riêng số cuộc hành quân cỡ tiểu đoàn, năm 1960 là 149 cuộc, năm 1963 là 2.135 cuộc, năm 1964 là 2.596 cuộc.
  80. Dân bị dồn về đô thị, ven đường quốc lộ và nhất là vào các ấp chiến lược. Năm 1961, mới có 153 ấp chiến lược. Đến 1962, số ấp chiến lược lên tới 3.960, năm 1963 lên tới 7.500. Nông thôn sơ xác, tiêu điều. Đây là lúc bắt đầu lan tràn cái cảnh “ủi trắng và tro tàn”. Viện trợ Mỹ tăng gấp đôi. Nhưng máu chảy, đầu rơi nhiều lên gấp bao nhiêu lần. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chẳng thu được thắng lợi nào đáng kể. Về quân sự, Mỹ vẫn bị thất bại liên tiếp. Các trần càn quét, tảo thanh đều bị bẻ gãy. Số quân tăng gấp đôi, viện trợ tăng gấp đôi, nhưng thương vong lại tăng gấp hơn 10 lần, đào ngũ, rã ngũ tăng gấp 18 lần (Số thương vong của quân ngụy: năm 1960-5.432, 1961-9.000, 1962-15.000, 1963-19.000, 1964-59.000. Số đào ngũ:
  81. năm 1960-4.000, 1961-17.000, 1962- 31.000, 1963-41.000, 1964-72.000). Quốc sách “ấp chiến lược” cũng bị thất bại nặng. Đến 1964 quá nửa số ấp chiến lược đã bị phá. Tổng số ấp chiến lược từ 7.200 năm 1963, giảm xuống còn 3.300 năm 1964 và 2.200 năm 1965. Về kinh tế, tình hình cũng xấu không kém. Viện trợ có làm tăng thêm của cải, hàng hóa và lương bổng cho những tầng lớp gắn bó với Mỹ. Nhưng nền kinh tế Nam Việt Nam thì lại sa sút hơn trước. Ngân sách ngày càng thiếu hụt. Năm 1962, lạm phát 3,9 tỷ. Đến năm 1964, lạm phát thêm 16,4 tỷ. Năm 1960, miền Nam xuất cảng được 84,5 triệu đôla. Đến năm 1964, tỷ lệ đó tụt xuống còn 16%, đến 1965 còn 10%. Sản phẩm chủ yếu, tiêu biểu cho khả năng kinh tế Nam Việt Nam, là lúa gạo.
  82. Năm 1960, Nam Việt Nam còn xuất được 350 ngàn tấn, đến năm 1964 chỉ còn xuất được 48 ngàn tấn. Đó cũng là năm xuất cảng gạo cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa. Đến 1965, miền Nam phải nhập 129 ngàn tấn gạo. Các năm sau, con số này tăng lên. Milton Tylor, cố vấn Mỹ giúp Diệm về tài chính, đã nói: “Sau 6 năm được Mỹ viện trợ to lớn về kinh tế, Nam Việt Nam đã trở thành một kẻ ăn xin thườn trực” (Bernard Fall. Les deux Vietnam (Hai nước Việt Nam) Fd.Payot, Paris 1967, P.333-334). Đến tháng 3 năm 1963 Kennedy đã nói gần giống như lời khuyên của De Gaulle trước đó: “Chúng ta hiện đang ở trong một đường hầm không lối thoát” (The Pentagon’ Papers, đã dẫn P.372). Khó khăn và bế tắc làm cho Mỹ-Diệm
  83. thêm bất hòa. Vấn đề thay thế Ngô Đình Diệm đã nẩy ra trong đầu óc các chính khách Mỹ và cả các tướng tá của Diệm. Trong giai đoạn mới, trước tình hình mới, tập đoàn Ngô Đình Diệm ngày càng tỏ ra bất lực, thậm chí, bất lợi đối với việc thực hiện kế hoạch của Mỹ. Diệm, tập đoàn Diệm, quan điểm của Diệm, thậm chí cả những cá tính đáng kể của Diệm, về căn bản, tiêu biểu cho một giai đoạn quá độ: giải quyết của những năm sau 1954. Từ sau 1954, qua cái lưới của cách mạng và kháng chiến, nhưng nhân vật trung thành với triều đình phong kiến không còn lý do tồn tại nữa. Lớp tướng tá trung thành với Pháp cũng mất chỗ đứng. Cái tạo nên bộ máy của Mỹ phải là những con người có một khoảng cách nhất định với chế độ
  84. chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp, phải có cơ sở xã hội rộng hơn các quân hệ hoàng tộc hay làng Tây, hơn nữa, phải thoát ra khỏi cái nhãn quan hẹp hòi của xã hội thuộc địa và phong kiến về huyết thống, về đẳng cấp. Chỉ bằng cách đó mới có thể mở rộng chỗ dựa xã hội, để đương đầu với những lực lượng cách mạng đã lớn hơn trước nhiều Diệm và tập đoàn Diệm là thế hệ quá độ trong sự chuyển tiếp này. Diệm thân Mỹ. Diệm đã thu hút được tín nhiệm của các phần tử chống cách mạng, khi phần lớn các con bài thân Pháp đã mất hết tác dụng. Diệm có mở đường tiến thân cho một số sỹ quan, địa chủ, cường hào, tư sản, mà dưới thời Pháp chưa chen chân nổi vào các hàng ghế giành cho tầng lớp thượng lưu.
  85. Nhưng Diệm chỉ đi theo kịp những yêu cầu đó trong mấy năm đầu. Bước vào nhữn năm 1960, trong giai đoạn mới, những yêu cầu mới, Diệm tỏ ra bất lực. Có những thế hệ mà lịch sử chỉ tạo ra để dùng trong vài năm thôi. Diệm không đủ sức đi xa hơn nữa. Đối với vấn đề ruộng đất và nông dân, Diệm tỏ ra quá hẹp hòi và thiển cận. Xuất thân là một quan lại phong kiến, Diệm khó có thể chấp nhận nổi việc tư sản hóa nông thông, dù cho việc đó chỉ là để bắt lính. Diệm vẫn bo bo bảo vệ một cách mù quáng những quyền lợi đã quá lỗi thời của giai cấp địa chủ, là giai cấp đã bị đánh cho tả tơi, không còn chỗ đứng trong lòng dân nữa. Quy chế cải cách điền địa của Diệm vẫn cho phép địa chủ được sở hữu tới 100ha. Những ruộng đất của địa chủ
  86. mà cách mạng đã tịch thu để chia cho nông dân, nay bị đoạt lại. Người được cấp, nếu muốn tiếp tục hưởng, phải trả tiền chuộc cho địa chủ. Ý đồ của Diệm là: phải cứu lấy giai cấp địa chủ. Ý đồ của Mỹ là: phải giành lấy địa vị ở nông thôn. Mỹ thấy rõ hơn Diệm rằng lúc này địa chủ chỉ còn là một giai cấp đã mục nát, gồm một dúm người cổ lỗ, thế lực kinh tế đã suy yếu, thế lực chính trị và tinh thần thì còn thảm hại hơn. Đến lúc này mà chỉ dựa vào giai cấp đó để nắm nông thôn, thì sẽ mất tất. Mỹ hiểu rõ hơn Diệm rằng lúc này nông dân là sức mạnh quyết định ở nông thôn. Nếu muốn mở rộng quy mô chiến tranh hơn trước rất nhiều, bắt tới cả triệu lính trong một đất nước 17 triệu dân, mà có tới 12 triệu nông dân (Dân số miền Nam 1966) thì không thể không chú ý đến nông dân.
  87. Để hạn chế bớt ảnh hưởng của cách mạng trong nông thông, để nắm lấy một nguồn cung cấp lính, cung cấp nông sản và tiêu thụ hàng hóa, phải biến nông dân thành một tầng lớp khá giả, có điều sản, có cơ nghiệp, có nguồn sống. Đó là cái đích mà Mỹ nhằm trong chương trình cải cách điền địa. Diệm đã trở thành một trở ngại cho Mỹ. Đối với giai cấp tư sản, trong lĩnh vực thương nghiệp cũng vậy. Ta biết, giai cấp tư sản Việt Nam dưới thời Pháp là một giai cấp yếu đuối. Nếu dựa vào giai cấp này, Mỹ cũng chỉ có được một cơ sở rất ọp ẹp ở các đô thị. Nhưng khác với giai cấp địa chủ, giai cấp tư sản là giai cấp còn có thể dùng đôla để vực dậy được. Trong viện trợ Mỹ, cái ý đồ này có được tính
  88. đến. Số tư sản miền Nam và miền Bắc di cư đã được Mỹ bơm cho lớn lên bằng đôla. Buôn bán kinh doanh, đầu cơ, lập các nhà máy chế biến hàng viện trợ Mỹ, mở khách sạn, lập ngân hàng, bao thầy tất cả đều tìm thấy ở viện trợ Mỹ một thứ phân bón màu mỡ để mọc lên các nhà triệu phú. Nhưng chính sách của Diệm thì khác hơn. Diệm muốn đóng khung phần lớn sự phát triển đó trong khuôn khổ họ hàng và vây cánh của mình. Anh, chị, em và tay chân Diệm đã độc quyền hàng loạt nguồn làm giàu. Viện trợ Mỹ không phát huy được cái hiệu quả như Mỹ mong muốn là mở rộng thật nhanh thế lực của giai cấp tư sản, làm chỗ dựa kinh tế và xã hội ở các đô thị. Trong việc xây dựng bộ máy quân đội
  89. và chính quyền, Mỹ cũng gặp một trở ngại tương tự. Để đương đầu với lực lượng cách mạng đã lớn hơn trước gấp bội, Mỹ cần có một chính quyền và một đội quân mạnh hơn rất nhiều. Mỹ muốn dung nạp thêm vào bộ máy này một loạt tay chân mới, có năng lực hơn, hợp với những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội tình thần của giai đoạn mới. Mỹ sẵn sàng mở rộng cái két tiền và mở rộng hơn cái kho mề đay và quân hàm, để bằng cách đó, mở rộng chỗ dựa trong quân đội. Nhưng Diệm lại quá hẹp hòi. Diệm bo bo giữ cho họ hàng và vây cánh gần như tất cả những ghế quan trọng trong chính quyền, trong quân đội, trong các và các tỉnh. Điều đó đã gây bất mãn và phản ứng trong hàng ngũ tướng tá. Cuộc đảo chính hụt của Nguyễn Chánh Thi tháng 11 năm 1960, những vụ âm mưu ám
  90. sát Diệm liên tiếp, là những dấu hiệu làm Mỹ lo sợ. Từ 1960, Mỹ đã cảnh cáo Diệm nhiều làn, không có kết quả. Tháng 1 năm 1962, Mỹ quyết định ngừng viện trợ một số khoản: cắt 3 triệu đôla viện trợ cho các lực lượng đặc biệt, đình chỉ chương trình viện trợ thương mại, bãi bỏ khoảng 25 vạn đôla nuôi quân cận vệ của Diệm Mỹ coi đó là biện pháp quyết định để buộc Diệm thay đổi chính sách. Nhưng Diệm biết rằng cắt viện trợ thì cũng là Mỹ tự sát. Quả là chỉ vài tháng sau, Mỹ phải bãi bỏ biện pháp này. Mỹ hiểu rằng ngụy quyền chết tức là chính quyền sẽ về tay nhân dân. Sau nhiều lần đắn đo, bàn bạc, ngày 1 tháng 11 năm 1963 Mỹ buộc phải bố trí một cuộc đảo chính, thay ngựa giữa dòng. Diệm bị giết.
  91. Mặc dầu sau này có kẻ nào đó trong hàng ngũ Mỹ ngụy “lấy làm tiếc” về việc đó, mặc dầu, như chính Nixon nói, “đó là một trong những điểm đen tối nhất trong lịch sử ngoại giao Mỹ”, thì xét theo yêu cầu khách quan của tình hình, xét theo những lợi ích của Mỹ, việc thay ngựa giữa dòng đó là tất yếu. Sau khi lật đổ Diệm, Mỹ phải mất một thời gian dài lúng túng trong việc tìm kiếm tay chân mới và ổn định cơ cấu chính quyền. Nhưng sự phát triển của tình hình lại không chờ đợi Mỹ. Trong bị nội bộ lục đục, đảo chính liên tiếp, thì lực lượng cách mạng lớn mạnh vượt bậc. Những chiến thắng Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài đầu năm 1965 báo hiệu nguy cơ thất bại của nửa triệu quân lính đánh thuê.
  92. Tác giả của kế hoạch “phản ứng linh hoạt”, người đạo diễn chính của cuộc “chiến tranh đặc biệt”, tướng M.Taylor viết: “Thời kỳ 1965 là một thời kỳ rất khó khăn của chúng ta, bởi vì không những chúng ta phải lo lắng trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Việt Cộng, mà còn phải luôn luôn lo lắng duy trì cho được sự ổn định chính trị. Để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng này, chúng ta buộc phải đề ra một chiến lược mới” (M.Taylor. Responsibility and Response. Harper and Row. New York, 1967. P25). Đó chính là sự thừa nhận thất bại của chiến tranh đặc biệt. Không còn có cách nào khác nữa. Mỹ phải trực tiếp nhảy vào vòng chiến, nếu Mỹ chưa muốn để cho quân ngụy bị đè bẹp hoàn toàn.
  93. Tờ New York Times ngày 2-2-1974 bàn về sự tất yếu này: “Khi những người du kích miền Nam Việt Nam tự họ đã gần đi đến chỗ đánh bại được chế độ đó, thì Mỹ phải điều quân Mỹ và các phi đội trực thăng Mỹ vào”. Lại một cuộc đọ sức mới nữa.
  94. 6. Thời kỳ 1965-1969 Mỹ chuyển từ “Chiến tranh đặc biệt” sang “Chiến tranh cục bộ”. Sự chuyển biến này, tự nó, đã là một thất bại. Tướng Taylor (từ 7-1964 trực tiếp làm đại sứ ở Sài Gòn) viết lại: “Chúng ta thấy rằng nhịp độ phát triển các lực lượng mặt đất của chúng ta rõ ràng chưa đủ so với sự phát triển của Việt Cộng. Kết luận đó dẫn chúng ta đến một quyết định rất khó khăn, phải thảo luận lâu là: phải lấp lỗ hổng về quân số ở Nam Việt Nam bằng cách đưa lực lượng Mỹ vào. Tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng chẳng có ai thích thú gì khi đề ra quyết định đó. Là một trong những cố vấn của Tổng thống, tôi đã miễn cưỡng nhiều nhất khi tham gia đưa ra đề nghị này, và tôi chắc rằng Tổng thống đã rất lấy làm
  95. tiếc khi phải đồng ý với quyết định đó” (M.Taylor. Responsibility and Response. Đã dẫn, tr.26). Tháng 8-1964, Mỹ bắt đầu cho máy bay, do phi công Mỹ lái, đánh phá các mục tiêu ở miền Bắc. Tháng 12-1964, Mỹ bắt đầu đưa quân vào miền Nam Việt Nam, coi đó là lực lượng chiến lược quyết định chiến trường. Nửa triệu quân ngụy trở thành đội quân giữ nhà. Quân Mỹ đánh là chính. Số quân Mỹ đưa vào ngày một tăng lên: Năm 1965-30.000 Năm 1966-230.000 Năm 1967-448.000 Năm 1968-525.000 Năm 1969-550.000 Ta biết, tổng số quân Mỹ đóng tại các nước ngoài là khoảng 1,3 triệu. Đưa tới
  96. gần ½ quân số đó vào một đất nước nhỏ bé, xa xôi này-đó là một điều chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ. Nó chứng tỏ những cố gắng phi thường và quyết định to lớn của Mỹ để giành thắng lợi trong cuộc thách thức mà suy cho cùng do chính Mỹ đặt ra và làm cho gay cấn thêm. Phí tổn của Mỹ trong những năm chiến tranh cục bộ tăng vọt lên gấp mấy chục lần. Năm 1964 Mỹ chi phí hơn 600 triệu. Năm 1965 lên đến 4,6 tỷ. Năm 1966 lên 22 tỷ. Năm 1967 lên 26 tỷ. Năm 1968 lên 27 tỷ. Năm 1969 lên 29 tỷ. Vào những giai đoạn cao điểm của chiến tranh, như năm 1968, phí tổn mỗi ngày của Mỹ là 77 triệu đôla (Theo Fulbright, thì mỗi ngày trung bình Mỹ chi phí 70 triệu đôla cho chiến tranh Việt Nam (UPI 31-1-1970). Theo tính toán của tướng Frank Bessen, trong
  97. thời kỳ chiến tranh cục bộ, tính trung bình mỗi giây tốn 500 đôla, 1 ngày tốn 38 triệu đôla). Riêng khoản đạn, mỗi ngày quân Mỹ bắn mất 16 triệu đôla (Los Angeles Times, USIS 6-8-1968). Theo tính toán của báo chí Mỹ, tổng số tiền Mỹ viện trợ kinh tế cho chính quyền Sài Gòn một năm chỉ bằng số tiền Mỹ bớt ra được nếu ngừng các hoạt động chiến tranh trong vòng 10 ngay, hoặc bớt chi phí của 1 sư đoàn Mỹ, hoặc bằng số tiền bom do riêng máy bay B52 ném xuống Việt Nam trong 1 năm (AP 8-9-1966, Newsweek 5-9-1967). Tuy trực tiếp tham chiến, Mỹ vẫn bắt chính quyền Sài Gòn làm hết khả năng của nó: ráo riết bắt thêm lính, đưa quân số lên 600.000, 700.000, rồi 900.000. Hàng loạt biện pháp mới được áp dụng. Tiêu chuẩn
  98. bắt lính ngày càng hạ thấp để vét sạch những người có thể vét được (Tiêu chuẩn bắt lính trong thời kỳ này như sau: Trước 1964 cao trên 1,5m nặng 42 kg, tuổi dưới 33. Từ 1965 cao trên 1,48 m nặng 37 kg, tuổi dưới 33. Từ 1967 cao trên 1,45 m nặng 35 kg, không hạn định tuổi. Từ năm 1968, nam giới trên 15 tuổi là bị bắt lính. Từ 41 đến 50 tuổi cho vào địa phương quân). Kèm theo cưỡng bức, có mua chuộc. Hàng vạn sỹ quan được đề bạt và thăng cấp. Số sỹ quan từ đại úy trở lên, năm 1964 có 22.853, đến năm 1968 lên 54.443. Hàng hóa do “quân tiếp vụ” cung cấp tăng hơn trước hàng vạn lần. Lương và phụ cấp các khoản đều tăng, quần áo, đồ dùng, ăn uống đều khấm khá hơn trước nhiều. Hàng vạn căn nhà được xây cho gia
  99. đình binh sĩ trong các trại gia binh. Chính quyền còn chi tiêu cho vô sứ thứ sinh hoạt giải trí trong quân đội để lôi cuốn thanh niên vào lính. Tháng 3-1965, Trần Thiện Khiêm (Thủ tướng ngụy) ký sắc lệnh cho lập các “phòng trà giải quyết sinh lý” trong quân đội. Bộ Quốc phòng bắt đầu phát hành những “tích kê chơi đĩ” để thưởng cho những binh sĩ có “chiến tích”. Mỹ cũng đề ra và giúp Sài Gòn thực hiện hàng loạt dự án xây dựng các công trình phục vụ cho chiến tranh, đặc biệt là phục vụ quân đội: Mở mang các nhà máy điện và hệ thống cung cấp nước, xây dựng thêm đường sá, bến cảng, sân bay, xây các nhà máy quân dụng như dệt, làm giầy, vải, đồ hộp, bánh mỳ, thực phẩm, xây hàng loạt khách sạn và cư xá mới, mở rộng các chương trình và các cơ sở dạy tiếng Anh
  100. v.v Để Sài Gòn thực hiện nổi tất cả những biện pháp mới đó, Mỹ tăng viện trợ lên tới trên dưới 700 triệu đôla hàng năng, gấp đôi các năm trước. Tuy nhiên, nếu so với số chi phí chiến tranh trực tiếp của Mỹ, thì viện trợ chỉ là một con số rất nhỏ bé, bằng khoảng 3%. Như vậy, ý nghĩa của việc viện trợ Mỹ lúc này có khác. Nó không còn là số tiền trả giá cho cuộc chiến tranh của Mỹ. Mỹ đã trực tiếp thực hiện cuộc chiến tranh đó. Chính quyền và quân đội bản địa chỉ đóng vai trò trợ giúp. Viện trợ lúc này là một khoản chi trả cho vai trò phụ giúp đó và trong một chừng mực rất lớn, còn là để giữ sức cho cái xã hội đang phải chịu đựng một cuộc chiến tranh tàn khốc có quy mô và cường độ chưa từng thấy.
  101. Trong thời kỳ này, sự có mặt của quân đội Mỹ, việc tăng cường viện trợ và tăng cường bộ máy chính quyền Sài Gòn đã gây ra những biến động to lớn trong đời sống xã hội nói chung và đời sống kinh tế nói riêng. Với bom đạn, chất độc hóa học, mìn, dây thép gai, xe ủi “viện trợ Mỹ” đã phá sạch hàng vạn làng, biến gần nửa triệu ha ruộng đồng thành đất hoan. Nông dân bị bật khỏi nông thông. Số ấp chiến lược đã giảm xuống 2.200 vào năm 1965, lại tăng lên tới 58.000 vào năm 1969. Ngoài số dân bị dồn vào ấp chiến lược, một số lớn dân cư nông thôn đã chạy ra các đô thị. Riêng trong 3 năm 1965, 1966, 1967, đã có 2,2 triệu người bỏ nông thôn ra thành thị (Chấn hưng kinh tế 2-4- 1970). Tỷ lệ dân số đô thị so với dân nông
  102. thôn từ 5 triệu trên 12 triệu năm 1966, tăng lên 8,9 triệu trên 19 triệu năm 1968. Như vậy, dân đô thị đã chiếm 50% dân số trong một nước mà nền nông nghiệp chưa đủ sức nuôi nổi quá 10% dân số thoát ly nông nghiệp. Đó chính là hiện tượng bất thường, mà các tác giả Mỹ gọi là “đô thị hóa cưỡng bức”. từ 1965, miền Nam bắt đầu phải nhập cảng gạo. Năm 1965, nhập 129 ngàn tấn, đến 1968 nhập 765 ngàn tấn. Nhập cảng gạo cũng hoàn toàn do viện trợ Mỹ đài thọ. Ở các đô thị, những túi tiền đầy ắp của hơn một triệu quân nhân, những nguồn hàng quân nhu, đồ phế thải chiến tranh, những công trình phục vụ chiến tranh đã tạo nên một sự “sầm uất” dị thường. Sự có mặt của quân đội viễn chinh làm cho hàng triệu người có “công ăn việc làm”, có thu nhập.
  103. Khách sạn, quán ăn, tiệm nhảy, cửa hàng giải khát và các tiệm phục vụ khác mọc lên như nấm. Trong khi hàng triệu người tan cửa nát nhà, thất cơ lỡ vận, thì có hàng vạn kẻ phất to. Giai cấp tư sản ở miền Nam lớn lên nhanh chóng nhất từ thời kỳ này. Tất cả sức sống của nó, cùng với toàn bộ sự sầm uất của các đô thị, đều dựa trên một cơ sở: viện trợ Mỹ, bấu xén vào viện trợ đó và phân phối lại viện trợ đó. Tuy nhiên, tình trạng bất thường đó không thể kéo quá dài. Như đã nói, số phí tổn gần 30 tỷ hàng năm và việc tung ra hơn nửa triệu quân Mỹ là một sự dốc sức tối đa. Về chiến lược, đó chỉ có thể là một biện pháp chớp nhoáng, hòng giành thắng lợi quyết định trong một thời gian ngắn. Nếu biện pháp này kéo dài thì ngay sức Mỹ cũng không thể chịu đựng nổi. Nhưng
  104. cái kết quả mà Mỹ định đạt tới trong một năm-“đè bẹp hẳn lực lượng cách mạng”- thì sau 4 năm, chỉ càng mờ mịt hơn. Cuộc tiến công mùa Xuân năm 1968 của quân giải phóng trên tất cả các mặt trận là sự trả lời bất ngờ đối với Mỹ: ngay khi Mỹ tăng cường tới mức tối đa áp lực chiến tranh, thì đối phương vẫn vững bước trên thế tiến công. Đến năm 1969, sự cố gắng tối đa của Mỹ không thể kéo dài hơn. Tốn kém quá nhiều tiền của. Thương vong quá nhiều binh lính. Thiệt hại quá nhiều vũ khí và phương tiện. Phong trào phản chiến trên thế giới và ngay tại Mỹ đã chống đối quyết liệt việc leo thang chiến tranh. Giới cầm quyền Mỹ cũng đã thấy chùn tay. Xét về mọi phương diện quân sự, chính trị, xã hội, Mỹ thấy khó có thể tiếp tục nổi cái đà
  105. này. “Chiến tranh cục bộ” coi như thất bại. Phải tìm những giải pháp khác. Việc xuống thang chiến tranh là điều bắt buộc. Chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” ra đời trong hoàn cảnh đó.
  106. 7. Thời kỳ 1969-1975 Chủ trương “Việt Nam hóa chiến tranh” gắn liền với một đường lối mới của Mỹ trên phạm vi thế giới, được mệnh danh là “học thuyết Nixon”. Thực chất của học thuyết này là: Tìm cách giảm bớt gánh nặng của Mỹ bằng cách buộc các quốc gia chư hầu phải “chia sẻ trách nhiệm”, Mỹ giúp đỡ bằng tiền và phương tiện, như một nhân tố kích thích, để các nhà nước đó tự lực đảm đương dần nhiệm vụ bảo vệ “trật tự thế giới. Chủ trương “Việt Nam hóa chiến tranh” là một bộ phận quan trọng, cũng là một cuộc thí nghiệm quan trọng nhất của “Học thuyết Nixon”. Song không nên hiểu đó chỉ là một sản phẩm thụ động của học thuyết này. Trong một chừng mực rất lớn,
  107. chính học thuyết Nixon là kết quả của chiến tranh Việt Nam, nó hình thành từ những thất bại và những khó khăn to lớn của Mỹ ở Việt Nam. Nội dung của “Việt Nam hóa chiến tranh” là: quân Mỹ sẽ rút dần, trao gánh nặng chiến tranh cho Sài Gòn. Mỹ sẽ giúp Sài Gòn bằng cách dùng không quân yểm trợ và tăng viện trợ để Sài Gòn tận lực tăng quân số, chống đỡ những khó khăn to lớn về kinh tế và ổn định phần nào đời sống xã hội. Viện trợ Mỹ tăng vọt lên gấp bội so với các giai đoạn trước. Năm 1969 lên 1,7 tỷ, năm 1970 gần 2 tỷ, năm 1971 là 2,5 tỷ, năm 1972 là 3 tỷ và lên cao nhất vào năm 1973 là 3,38 tỷ. Đó là con số kỷ lục. Chưa bao giờ và cũng chưa ở nước nào viện trợ Mỹ đạt tới con số đó trong một năm.
  108. Tổng cộng, từ 1969 đến 1975, Mỹ viện trợ cho Sài Gòn 16 tỷ, trong đó 13 tỷ là viện trợ quân sự trực tiếp, 3 tỷ là viện trợ kinh tế, mà phần lớn cũng để trả lương cho lính. Với số viện trợ khổng lồ đó, chính quyền Sài Gòn đã xây dựng một đội quân đông chưa từng có. Cho đến ngày trước giải phóng, quân số này lên tới 1,1 triệu. Theo nhận định của Mỹ, đó là đội quân lớn nhất Đông Nam Á, thứ nhì ở châu Á, và thứ tư trên thế giới. Ngoài quân số này, còn có 12 vạn cảnh sát và phòng vệ dân sự, 3 vạn quân trong các đội bình định và “Phượng hoàng”. Ngoài ra, Sài Gòn tổ chức 4 triệu “nhân dân tự vệ”, trong đó có 60 vạn người được vũ trang. Tính toàn bộ lực lượng vũ trang đánh thuê cho Mỹ, có tới gần 2 triệu. Gần 2 triệu trong một dân
  109. số 17 triệu! Đó quả là một tỷ lệ kỷ lục. Chính viện trợ Mỹ, đôla Mỹ đã giúp chính quyền Sài Gòn làm nổi các việc “phi thường” đó. Với đôla Mỹ, chính quyền đã đề ra hàng loạt biện pháp, cả cưỡng bức lẫn mua chuộc, để vét sạch thanh niên vào lính. Từ 1969, Thiệu bắt đầu thực hiện “đoàn ngũ hóa thiếu niên”, tức là đặt tất cả số thiếu niên dưới 15 tuổi vào kho dự bị để bắt lính. Từ 1970, “quân tiếp vụ” đảm nhiệm việc cung cấp nhu yếu phẩm cho cả gia đình binh sỹ. Thẻ mua hàng được cấp cho các cô nhi, quả phụ, cựu binh, phế binh. Đến năm 1972, đã cấp tới 1,3 triệu “sổ cấp dưỡng” cho các diện nói trên để mua hàng “quân tiếp vụ” rẻ bằng 1/3 giá thị trường.
  110. Để thực hiện “hữu sản hóa quân sỹ”, Thiệu chỉ thị cho ngân hàng nhà nước cho sỹ quan và binh lính vay tiền làm vốn để buôn bán và kinh doanh. Mức vay nhiều ít tùy cấp bậc. Chính quyền còn bán rộng rãi cổ phần công ty cho quân đội kiếm lời. Bằng cách đó, gắn họ vào việc bảo vệ các cơ sở kinh tế. Từ 1971, Thiệu thực hiện chính sách cấp ruộng cho quân nhân: Tướng 130 ha, tá từ 5 đến 6 ha, úy từ 3 đến 4 ha, lính thường từ 1 đến 3 ha. Biện pháp này nằm trong chương trình cải cách điền địa, tốn bốm trăm triệu đôla, do Mỹ giúp phần lớn. Mỹ và Thiệu đã tạo ra cho tướng tá thêm những cơ hội làm giàu. Theo điều tra của Cục Địch vận, trong số sỹ quan từ cấp úy trở lên, 68% có xe hơi riêng, 83% có biệt thự, 39% có tiện nghi sinh hoạt kiểu
  111. đại tư sản. Theo số liệu thống kê năm 1975 của Cục Địch vận, trong số 42.300 tư sản ở miền Nam, có tới 17.300 là sỹ quan. Từ năm 1965, Thiệu cho khẩn trương xây dựng các “làng quân đội”, để đưa gia đình binh lính tới gần các doanh trại, vừa để bảo vệ vùng ngoại vi, vừa để hạn chế việc đào ngũ. Đến 1970, Thiệu đã lập được 738 khu gia binh. Từ 1970, Nixon quyết định xây thêm 10 vạn căn nhà cho các khu gia đình mới (Đài Sài Gòn 16-7- 1970). Thiệu mạnh tay dùng lương bổng và địa vị để mua chuộc sỹ quan, tức xương sống của quân đội. Từ 1970, chuẩn úy được coi là sỹ quan. Số sỹ quan được đề bạt nhanh và nhiều chưa từng thấy. Chỉ tính từ đại úy trở lên, năm 1968, có 54.443,
  112. năm 1972 lên tới 72.000, đến 1974 lên tới 97.000. Ở một số quân đoàn, Thiệu thi hành chế độ thăng thưởng cấp thời trong tác chiến: chỉ sau 8 giờ hành quân là đã công bố ngay ai được thăng cấp, ai được thưởng huân chương, ai được khen, được thưởng tiền, thưởng tích kê các loại Khi có một sỹ quan được thăng chức, quân đội trích tiền quỹ để tổ chức “lễ tướí lớn”, chuốc rượu binh sỹ để kích thích tinh thần trong toàn quân. Lương cơ bản của bĩnh sỹ năm 1964 là 1.770 đồng, 1970 là 2.933 đồng, 1972 là 2.400 đồng, 1974 là 10.200. Để lôi kéo lính đào ngũ quay về, Thiệu quy định: lính đào ngũ sau một tháng quay về thì không bị kỷ luật và vẫn được hưởng lương của tháng vắng mặt. Đối với lính
  113. đóng ở miền núi, hạn định đó kéo dài gấp đôi, tức 2 tháng. Thiệu lập ra “Cục xã hội” để lo liệu tất cả mọi vấn đề có liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của binh lính và gia đình: tặng phẩm ghi công, trợ cấp túng thiếu (năm 1969 tới 103 triệu đồng Sài Gòn), cứu trợ thừa kế và mất tích (năm 1971 tốn 157 triệu), miễn học phí cho con “tử sĩ”, đảm nhận nuôi dạy con em binh lính trong hệ thống các “trường học văn hóa quân đội”, tăng cường cung cấp hàng “quân tiếp vụ” Ở những chiến trường ác liệt, Thiệu còn tổ chức cho máy bay chở lính về nghỉ phép đúng hạn định hoặc đưa thân nhân đến tiền đồn thăm hỏi binh sĩ Bằng tất cả những biện pháp kể trên, mà chỉ có tiền viện trợ Mỹ mới đài thọ nổi, Thiệu muốn làm cho phần lớn quân
  114. đội thấy đi lính như một nguồn sống khá giả. Theo số liệu điều tra năm 1972 của Cục Địch vận, có 31% gia đình binh lính lấy lương và bổng lộc của quân đội làm nguồn sống chính, 18% gia đình binh lính lấy đó làm nguồn sống quan trọng (40- 50% chi tiêu). Nếu so ánh mức sống trước và sau khi đi lính, có 62% binh sĩ sau khi đi lính thấy đời sống khá hơn trước, 27% thấy đời sống bằng trước, 11 thấy đời sống kém trước (đây là những binh sĩ có nghề chuyên môn cao, có thu nhập cao khi làm nghề tự do). Ngoài bổng lộc, Thiệu còn áp dụng nhiều biện pháp khác nữa để hấp dẫn quân sĩ. Từ 1970 quân đội cho đưa gái mại dâm theo các chiến sĩ. Tại các lớp huấn luyện quân sự và chính trị, bên cạnh các căng tin, có nhà chứa (Qua cuộc điều tra 2.000
  115. tù binh ở chiến dịch nam Lào chỉ thấy có một lính ngụy (14 tuổi) là chưa chơi đĩ. (Tài liệu Cục Địch vận. BQP)). Để vét thanh niên vào lính và gò họ vào quân ngũ, chỉ dùng màng lưới quẫn cảnh không đủ. Phải dùng bổng lộc. Hệ thống quân cảnh kết hợp với đôla Mỹ tạo thành hai cái lưới dày đặc, tung ra khắp miền Nam để vét thanh niên vào lính và ngăn chặn đào ngũ. Kết quả của những biện pháp kể trên là: Thiệu đã nâng được quân số lên đến mức “phi thường”. Chiến tranh vẫn diễn ra rất ác liệt. Số thương vong rất lớn. Nhưng số đào ngũ thì lại ít hơn tương đối, nhất là trong thời kỳ từ 1969 đến mùa xuân 1972. Do mua chuộc kết hợp với vây lùng, một phần khá lớn số quân đào rã ngũ lại trở lại quân đội. Tỷ lệ số quân trở lại trong tổng
  116. số quân đào rã ngũ như sau: 1968-38%, 1969-65%, 1970-77%, 1971-62%, 1972- 38%, 1973-41%, 1974-41%. Cùng với việc tăng quân số, Mỹ đã viện trợ cho Thiệu một lượng vũ khí lớn chưa từng thấy: 1.900.000 khẩu súng, 1.532 khẩu pháo, 56.000 xe cơ giới, 1.074 xe tăng và thiết giáp, 1.800 máy bay, trong đó có 600 trực thăng, 50.000 máy vô tuyến và 70.000 máy hữu tuyến. Đến thời kỳ này, sức trang bị của một sư ngụy đã bằng sức trang bị của một sư đoàn Mỹ. Cũng nhờ viện trợ Mỹ, lục quân và hải quân ngụy được Mỹ cho là “mạnh thứ tư trên thế giới”, không quân thì “đứng thứ mười trên thế giới”. Trong lĩnh vực kinh tế, Mỹ viện trợ cho Thiệu trên dưới 800 triệu đôla hàng năm. Như vậy là đã tăng hơn trong thời kỳ
  117. trước. Tuy nhiên, nếu so với mức tăng của viện trợ quân sự, thì viện trợ kinh tế tăng kém hơn. Thực ra, Mỹ không muốn gánh vác quá nhiều trong lĩnh vực này. Điều quan tâm số một của Mỹ là củng cố quân đội. Còn những khó khăn kinh tế (vật giá gia tăng, lạm phát, thất nghiệp, kinh tế đình đốn) thì Mỹ muốn Thiệu phải tự giải quyết lấy phần lớn. Chính vì thế cho nên trong thời kỳ “Việt Nam hóa”, về mặt quân sự thì quân số tăng lên, trang bị nhiều hơn, nhưng về mặt kinh tế thì tình hình ngày càng xấu đi. Từ năm 1969, khi Mỹ bắt đầu rút quân nhỏ giọt, và nhất là từ 1973, khi quân Mỹ đã rút hết, thì nền kinh tế trong vùng Thiệu kiểm soát đi vào một thời kỳ tiêu điều, rối loạn và khó khăn trầm trọng. Trong thời kỳ còn quân Mỹ chiếm
  118. đóng, hàng năm Mỹ đổi cho Thiệu từ 3 đến 4 trăm triệu đôla đó lấy bạc Sài Gòn để lính Mỹ chi tiêu. Thiệu dùng mấy trăm triệu đôla đó để có thể nhập cảng thêm. Ngân sách có thêm tiền. Thị trường có thêm hàng. Quân Mỹ rút đi, nửa triệu cái ví tiền cũng rút theo. Mất đi vài trăm triệu đôla ngoại tệ, đối với ngân sách Sài Gòn là một tổn thất khủng khiếp. Để lấp vào lỗ hổng đó, Thiệu đặt ra nhiều thứ thuế. Mức thu thuế năm 1969 là 67 tỷ, năm 1970 là 100 tỷ, năm 1971 tỷ Cùng với tăng thuế, Thiệu cho lạm phát với tốc độ “phi mã”. Rút cuộc, những khó khăn của chính quyền Thiệu lại trút lên đầu nhân dân. Cũng do ngoại tệ giảm sút nên hàng nhập cảng ít đi. Hàng loạt mặt hàng từ 1972 không thấy nhập vào nữa. Các kho
  119. hàng vơi dần. Hàng hóa ở các cửa hiệu đã bắt đầu thưa thớt. Tăng thuế, lạm phát và giảm bớt nhập khẩu-đó là ba cái lò xo đẩy vật giá tăng lên khủng khiếp. Chỉ trong vòng một năm- 1973-so với năm 1972-giá gạo tăng 100%, giá đường tăng 6 lần, giá phân bón, sợi, xi măng đều tăng từ 100 đến 200%. Do nhập cảng bị hạn chế, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu khan hiếm và tăng giá, một số xí nghiệp thu hẹp sản xuất, một số xí nghiệp đóng cửa. Nông dân cũng không mua nổi xăng dầu chạy máy. Giá phân bón tăng lên. Thuốc trừ sâu nhiều nơi không có mà mua. Trong năm 1973, sản xuất nông nghiệp giảm sút 20%. Quân Mỹ rút còn gây ra một hậu quả lớn nữa: hàng triệu người đã quen sống bằng những nghề phục vụ quân đội Mỹ, nay bỗng mất nguồn thu
  120. nhập. Hàng ngàn, hạng vạn khách sạn, tiệm ăn, tiệm nhảy, phòng trà, quán rượu, quán bia, tiệm may, nhà tắm hơi, tiệm cắt tóc, giặt là trong những năm trước đua nhau mọc lên để phục vụ và hốt bạc của quân đội Mỹ, nay vắng khách hẳn đi. Hàng chục vạn người phi sản xuất, nhưng vẫn có thu nhập dồi dào bằng những nghề làm đĩ, chạy tắc xi, đạp xích lô, đánh giầy, buôn đôla, buôn hàng căng tin Mỹ nay bỗng “thất nghiệp”. Thời Mỹ chiếm đóng, ngoài số người đông đúc làm nghề tự do kể trên, các cơ quan Mỹ thuê tới 15 vạn công nhân chính thức, gồm viên chức, công nhân, kỹ thuật viên, phiên dịch, lái xe Nếu kể cả gia đình họ, thì có tới 75 vạn người sống bằng lương do Mỹ trả (AP 10-7-1970). Mý rút đi, 75 vạn người này cũng mất thu nhập.
  121. Theo Bộ Kinh tế Sài Gòn, đến tháng 9- 1973, miền Nam có tới 2 triệu người “thất nghiệp”, mà 50% số này là ở Sài Gòn (Điện tín 27-9-1973). Thất nghiệp, thu nhập giảm sút, vật giá tăng, thuế tăng làm sức mua giảm đi nghiêm trọng. Năm 1973, sức mua giảm 50%. Số người ăn xin năm 1973 bỗng tăng gấp đôi các năm trước. (Điện tín 10-10- 1973). Năm 1964, khi định đưa quân Mỹ vào Nam Việt Nam, Johnson và Tylor đã nhiều lần đắn đo, ngần ngại, sợ những phản ứng quyết liệt trong xã hội Việt Nam, trong cả chính quyền và quân đội. Nhưng từ 1969, nhất là từ 1972, việc Mỹ rút quân lại gây ra nhiều nỗi hoang mang trong hàng ngũ chính quyền, quân đội và cả một bộ phận dân cư đô thị đã quen
  122. sống nhờ sự có mặt của quân đội Mỹ. Tờ Chấn hưng kinh tế viết: “Bớt một quân nhân ngoại quốc tức là bớt một người chi tiêu trên đất nước Việt, bớt ngoại tệ và bớt lợi tức cho những giới sống nhờ sự hiện diện của quân nhân ấy” (Chấn hưng kinh tế 29-1-1970). Đây cũng là một cách để đi tới chỗ thống trị một quốc gia: Đem lợi ích vật chất áp đặt lên trên sự nghi kỵ, tự trọng và ý thức về chủ quyền. Dùng những kích thích vật chất làm tê liệt những phản ứng chân chính. Đưa người ta từ chỗ sợ hãi và căm ghét tới chỗ quen dần, từ quen dần đến dễ chịu, từ dễ chịu đến nghiện ngập và do đó mà trở thành nô lệ. Cảnh khủng hoảng của xã hội miền Nam năm 1973 chính là biểu hiện của trạng thái nô lệ đó. Đó là hậu quả của sự
  123. nghiện ngập và nhiễm độc sau nhiều năm sống nhờ viện trợ. Một cảnh tượng u ám bao trùm lên đời sống các đô thị. Đâu đâu cũng thấy người ta nói đến khó khăn, ế ẩm, phá sản, thất nghiệp, thiếu thốn, thuế cao, giá đắt, hàng khan hiếm “Đi tới đâu cũng thấy bộ mặt như đưa đám. Làm sao đủ sống? Hầu hết mọi gia đình trong các thành thị miền Nam, trừ những kẻ giàu có, đang đặt cho mình và cho nhau câu hỏi đó Và chẳng ai trả lời được” (Báo Điện tín 1-4-1974). Một ký giả Mỹ nhận xét: “Điều mà người Mỹ lo lắng nhất hiện nay có lẽ là sự tồn tại về mặt kinh tế của chế độ Thiệu Từ tháng 1-1973 rõ ràng là không có lĩnh vực nào mà địa vị của Thiệu lại sa sút nhanh chóng như lĩnh vực kinh tế” (G.Kolko. Báo Thế giới ngoại giao, tháng
  124. 7-1973). Một ký giả Pháp nhận xét: “Khi nhìn vào tình hình miền Nam năm 1973, những người bi quan nhất chưa phải là các chuyên gia quân sự, mà là các chuyên gia kinh tế. Những bát cơm của Sài Gòn đang vơi dần đi” (J.C.Pomonti-Sự cuồng nhiệt muốn làm người VN. Đã dẫn tr.21). Chính Cooper, cố vấn kinh tế của sứ quán Mỹ ở Sài Gòn cũng nhận xét rằng: Nền kinh tế miền Nam giống như đang ngồi trong bữa tiệc của Damocles, sợi tóc không biết sẽ đứt lúc nào” (Damocles là một nhân vật trong cổ tích Hy Lạp, được mời đến dự một bữa tiệc linh đình, nhưng trên đầu có thanh gươm treo bằng một sợi tóc, và khi nhìn thấy, anh ta thấy tiệc chỉ là một nơi hành quyết). Nếu đọc lại những tờ báo ở Sài Gòn
  125. năm 1973, ta thấy nhan nhản những lời rên la về những khó khăn kinh tế. Trong năm 1974 và đầu năm 1975, các khó khăn càng nghiêm trọng hơn. Viện trợ Mỹ giảm dần, xuống 1,5 tỷ, rồi 1,2 tỷ. Chính quyền Sài Gòn la ó, nằn nì. Nhưng Quốc hội Mỹ đã tỏ ra cứng tay hơn trước nhiều trong việc siết dần cái vòi viện trợ lại. Những lời tường trình của Tổng thống Mỹ cũng vô hiệu. Thái độ của Quốc hội Mỹ dường như là một điều gì mới mẻ. Thực ra, nó cũng được biểu quyết bởi lấy nhiều con người đã từng hò hét ủng hộ chiến tranh Việt Nam. Sau hơn 20 năm lao sâu vào vòng chiến, hơn 20 năm đổ của vào để giành thắng lợi, tốn kém đã quá nhiều, mà thất bại đã hiện ra ngày càng rõ trước mắt. Mệt mỏi, chán nản, đổ vỡ trong ý chí xâm
  126. lược, lảng tránh “trách nhiệm-chính đó là bản chất của thái độ bàng quan của Quốc hội Mỹ lúc đó. Khi quân giải phóng đã tiến tới Xuân Lộc, Martin còn viết cho Thiệu một bức thư: “Nếu người Mỹ thấy Quân lực Việt Nam không những giữ vững được vị trí, mà còn thắng được một vài trần, thì sẽ góp phần đưa đến những khoản chuẩn chi mới, với số lượng đầy đủ”. Nhưng ngay một chiến thắng nhỏ bé cũng không có. Sợi tóc đã đứt. Nếu không có viện trợ Mỹ, thì nó đã đứt từ trước nữa rất nhiều.
  127. 8. Nhìn lại quá trình xâm nhập của Mỹ vào miền Nam Việt Nam Sau khi điểm qua các giai đoạn lịch sử cụ thể, có thể thấy được một số đặc điểm trong quá trình xâm nhập của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nắm được các đặc điểm đó, sẽ hiểu rõ hơn về cơ cấu, về sự vận hành và những kết quả của viện trợ Mỹ, mà ta sẽ đi vào trong các chương trình sau. -Vào Việt Nam, Mỹ bị phản đối và đánh trả ngay từ đầu Vào Việt Nam, Mỹ gặp một tình thế khác hẳn ở nhiều nơi. Ở đây Mỹ không đóng nổi vài trò giúp đỡ cuộc giải phóng dân tộc, mà lại đóng vai trò giúp đỡ cho kẻ thù của cuộc giải phóng đó. Mỹ đến Việt Nam không có danh nghĩa chính đáng.
  128. Ngay cả một số những nhân vật trong chính quyền tay sai, chẳng qua vì lợi ích mà phải dựa vào Mỹ, còn trong thâm tâm, nhiều người cũng không ưa gì Mỹ. Cơ sở của Mỹ ở đây rất yếu. -Ở Việt Nam, Mỹ chỉ có được một chính quyền tay sai bản xứ kém cỏi và mục nát, chính quyền đó không còn chỗ dựa nào khác ngoài sức mạnh của Mỹ. Những lực lượng tiến bộ của xã hội đã đứng dưới lá cờ cách mạng. Phần còn lại mà Mỹ nắm được chỉ là những phần tử mục nát của xã hội. Từ Bảo Đại đến Ngô Đình Diệm, từ Nguyễn Khánh đến Nguyễn Văn Thiệu, đều không còn thế lực kinh tế, chính trị hay tinh thần. Chính vì vậy, trong trường Việt Nam, Mỹ không tốn công tốn của lắm để khống chế chính quyền tay sai. Nhưng cũng chính
  129. vì thế, Mỹ phải tốn rất nhiều công nhiều của để nhào nặn và chống đỡ cho nó khỏi sụp đổ. -Ở Việt Nam, Mỹ buộc phải dùng đến chiến tranh. Ban đầu, đó chỉ là cuộc chiến tranh đàn áp, do tay sai thực hiện, với sự giúp đỡ tiền, của. Việc đó không thành công. Mỹ đã trực tiếp đưa quân vào, mở rộng chiến tranh với quy mô to lớn. Theo những nguyên tắc của chủ nghĩa thực dân mới, thì đây là hạ sách, nó chỉ dùng đến khi không còn cách nào khác nữa. -Tất cả mọi hoạt động của Mỹ ở Việt Nam mới nằm trong khuôn khổ của giai đoạn bình định, chưa chuyển sang giai đoạn khai thác. Nếu kể từ ngày quân Pháp rút lui, cho đến 30-4-1975, lịch sử xâm nhập của Mỹ ở Việt Nam cũng đã tới 21 năm. Đó là một thời kỳ quá dài do với tốc
  130. độ xâm nhập của Mỹ ở các nước khác. Nhưng trong suốt 21 năm đó, Mỹ bị đánh liên tục, không lúc nào được ổn định, và chưa bao giờ hoàn thành được giai đoạn bình định. Chính vì vậy, ta thấy Mỹ tốn kém quá nhiều, nhưng lại chưa thu về được gì. Điều đó nằm ngoài ý kiến ban đầu. -Vì tất cả những đặc điểm kể trên nên ở Việt Nam, Mỹ đã phải sử dụng tới mức tối đa sức mạnh của tiền của. Trong toàn bộ lịch sử xâm nhập của Mỹ ở miền Nam, viện trợ đóng vai trò to lớn, là công cụ cơ bản để tiến hành chiến tranh, để mua chuộc tay sai, để ràng buộc dân chúng bằng lợi ích vật chất, để thay thế cho cái sức hấp dẫn của lương tâm và lẽ phải. Những thủ đoạn kinh tế phổ biến khác như bóc lột bằng cho vay, đầu tư, khai thác tài nguyên, trao đổi không ngang giá thì
  131. ở Việt Nam Mỹ chưa tạo được điều kiện để thi hành với quy mô lớn. Chính vì vậy, khi nghiên cứu sự xâm nhập của Mỹ vào miền Nam Việt Nam, về phương diện kinh tế, điều trước mắt và chủ yếu nhất là tìm hiểu viện trợ Mỹ, các hình thức của nó, cơ chế của nó, sự vận hành của nó, tác dụng và ý nghĩ của nó trong đời sống xã hội miền Nam Việt Nam.
  132. Chương III: Số lượng viện trợ-Những nhận xét sơ bộ Viện trợ Mỹ là gì, gồm những gì? Theo các tài liệu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, số lượng viện trợ hàng năm gồm những của cải tính thành tiền mà Mỹ cấp cho chính phủ Sài Gòn. Số của cải này gồm hai khoản chính: viện trợ quân sự và viện trợ kinh tế. Nhưng nếu xem xét viện trợ Mỹ với tính chất như những thứ mà Mỹ đưa vào để chống đỡ cho các thế lực bản địa, nhằm dọn đường cho sự thống trị của Mỹ, thì cái gọi là viện trợ không chỉ bao gồm những thứ đó. Số của cải hàng trăm tỷ đôla mà Mỹ trực tiếp chi phí ở Nam Việt Nam, những
  133. hoạt động của hơn nửa triệu quân viễn chinh Mỹ và “đồng minh” do Mỹ đài thọ, số tiền hàng trăm triệu đôla do Mỹ đổi lấy bạc Việt Nam để chi tiêu, số hàng hóa mà các căng tin (P.X) bán ra cho quân Mỹ và được quân Mỹ tuồn ra thị trường là những khoản không được liệt vào “Viện trợ Mỹ”. Các khoản này có nhiều năm còn lớn hơn cả những khoản gọi là “viện trợ”. Đó cũng là những của cải do Mỹ đưa vào miền Nam Việt Nam. Khi xem xét viện trợ Mỹ, cũng phải xem xét đến những khoản này. Cách quan niệm này đòi hỏi những cách tính toán khác và những sự sắp xếp khác. Đó là một khó khăn. Có những khoản chúng tôi có thể sắp xếp lại và tính toán lại. Nhưng có nhiều khoản không đủ số liệu để tính toán.
  134. Chẳng hạn, không thể nào tính được số của cải vốn thuộc khu vực quân sự, do các hoạt động tham nhũng, ăn cắp, mà lọt ra thị trường và đi vào đời sống kinh tế của xã hội. Cũng chưa có đủ số liệu để tính số hàng hóa cung cấp trong nội bộ quân đội, như hàng “quân tiếp vụ” và hàng P.X, đã lọt ra thị trường là bao nhiêu, mặc dầu ai cũng thấy số hàng hóa này đóng vai trò rất quan trọng đối với tình hình cung cầu, giá cả và tiêu dùng ở miền Nam. Phần lớn nhất của viện trợ là vũ khí và tiền của để nuôi quân đội. Cho đến nay, chưa thể nào tính hết được số “viện trợ” đó đã tham gia vào đời sống kinh tế như thế nào. Có bao nhiêu ngàn tấn vỏ đạn đã lọt ra thị trường và từ đó đã kéo được bao nhiêu ngàn tấn dây đồng? Có bao nhiêu
  135. vạn tấn sắt thép phế thải chiến tranh đã cung cấp cho các nhà máy cán thép? Ngoài những khó khăn do thiếu số liệu, chúng tôi còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng những số liệu đã có. Số liệu về “viện trợ” đều là số liệu do Mỹ và Chính phủ Sài Gòn công bố. Trong nhiều trường hợp, những con số này đã bị tính sai. Giá vũ khí thường được tính thấp một cách giả tạo, do đó, phần viện trợ quân sự nhỏ hơn thực tế. Viện trợ kinh tế thường được thổi phồng, một phần do những khoản viện trợ quân sự gàn sang, một phần do hàng viện trợ Mỹ được tính theo giá cao hơn giá trên thị trường quốc tế Dưới đây, chúng tôi trình bày những số liệu đã có. Có những phần chưa đủ số liệu để tính toán, xin để chờ đợi những kết quả khai thác được sau này. Những số liệu
  136. được ghi ở đây, chắc còn có nhiều chỗ không đúng với sự thật, do đó, vẫn nên có một sự dè dặt nhất định khi xét đoán và phân tích. Trước khi đi vào phân tích các con số về các loại viện trợ, cũng cần lưu ý một điều nữa: sự giảm giá đôla trên thị trường quốc tế. Như vậy, ngay cả trong trường hợp những con số dưới đây là xác thực, thì nó cũng chỉ phản ánh được số lượng viện trợ tính ra đôla theo thời giá hoặc theo giá do Mỹ quy định, chứ không phản ánh thật chính xác khối lượng của cải thực tế mà viện trợ Mỹ dưa vào miền Nam Việt Nam. Nếu nhìn một cách khái quát về các khoản viện trợ Mỹ ở Nam Việt Nam, và cũng mới chỉ xét riêng về mặt số lượng, người ta có thể nhận thấy ngay đặc điểm sau đây:
  137. Thứ nhất, khối lượng viện trợ Mỹ cho miền Nam Việt Nam như vậy là rất lớn. Số chi phí trực tiếp của Mỹ cho chiến tranh Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh cục bộ lên tới 20 tỷ 1 năm, bằng 1/3 ngân sách quốc phòng Mỹ và bằng 1/10 tổng ngân sách Mỹ. Riêng số viện trợ cho Sài Gòn trong 21 năm là 26 tỷ đôla. Đó là con số cao nhất của viện trợ Mỹ tại bất cứ nước nào khác trên thế giới kể từ sau đại chiến thế giới lần thứ II. Nếu chỉ xét riêng viện trợ kinh tế, thì tổng số cũng tới 12 tỷ đôla. Đó cũng là mức chưa nước nào trên thế giới nhận được. Ấn Độ, “thị trường lớn nhất của Mỹ” ở Đông Nam Á, trong 20 năm từ 1951 đến 1970, đã nhận được tổng số viện trợ Mỹ là
  138. 9,3 tỷ đôla. Trong 22 năm, từ 1945 đến 1967, Mỹ viện trợ cho Philippin 1.982,8 triệu đôla, cho Thái Lan 1.182,3 triệu đôla, cho Indonesia 983,8 triệu đôla. Tính trung bình, viện trợ Mỹ cho Nam Việt Nam thường chiếm khoảng một nửa tông số viện trợ Mỹ cho toàn Đông Nam Á. Ở châu Phi, tính trong 25 năm, từ 1946 đến 1970, tổng số viện trợ Mỹ cho tất cả các nước Phi châu là 4,9 tỷ. Trong đó, năm cao nhất, năm 1964, chỉ đạt tới 474 triệu. Tính trung bình thì mỗi năm viện trợ Mỹ cho toàn châu Phi chỉ vào khoảng hơn hai trăm triệu, bằng 1/5 mức trung bình một năm của Nam Việt Nam. Còn nếu xét riêng từng nước thì viện trợ Mỹ mỗi năm chỉ độ vài chục triệu đôla (Stewatt Smith. U.S, Neocolonialism in Africa. Progress Publishers, Moscow, 1974, P.79).
  139. Nếu đem so sánh với khả năng sản xuất của bản thân miền Nam Việt Nam, càng thấy số lượng “viện trợ” đố là lớn. Thu nhập quốc dân của Nam Việt Nam hầu như chưa bao giờ vượt quá 2 tỷ đôla hàng năm (Có một vài năm sau này, theo số liệu của Chính quyền Sài Gòn, thu nhập quốc dân của miền Nam đạt trên 2 tỷ đôla. Chẳng hạn năm 1972 là 2,2 tỷ, năm 1973 là 2,35 tỷ Sự “tăng trưởng” đó thực ra do 2 nguyên nhân chính: Một số lớn giá trị nguyên liệu nhập cảng đã tính trùng vào giá trị của sản phẩm xã hội. Giá trị tổng sản phẩm tính bằng tiền Sài Gòn được quy ra đôla theo tỷ giá hối chính thức, thấp hơn tỷ giá thực tế.). Viện trợ Mỹ, tính bình quân mỗi năm tới hơn 1 tỷ. Trong 5 năm cuối cùng, viện trợ Mỹ hàng năm trên 2 tỷ, tức là lớn hơn tổng số của cải do bản thân
  140. miền Nam làm ra. Nếu tính riêng viện trợ kinh tế, mỗi năm cũng tới gần 1 tỷ, tức là bằng nửa số thu nhập quốc dân của miền Nam. Chúng ta biết, một quốc gia muốn tăng gấp rưỡi thu nhập quốc dân thường phải mất từ 5 đến 10 năm thắt lưng buộc bụng và ra sức phát triển sản xuất, với tốc độ tăng từ 5 đến 10% hàng năm. Chính quyền Sài Gòn thì không làm như vậy mà mỗi năm có thêm một số của cải bằng tổng số của cải tự làm ra! Thứ hai, nếu theo dõi mức tăng giảm của viện trợ qua các năm và liên hệ với các giai đoạn phát triển của chiến tranh, có thể thấy ngay một mối quan hệ: số lượng viện trợ thay đổi theo cường độ chiến tranh xâm lược. Mối liên hệ này phản ánh rõ thực chất của viện trợ Mỹ thời đó. Điểm qua các giai đoạn cụ thể, thấy
  141. như sau: Thời kỳ 1954-1960, viện trợ Mỹ còn ở mức thấp-trên hai trăm triệu đôla mỗi năm. Đây là lúc Mỹ mới “mua” lại thuộc địa từ tay Pháp. Một phần giá mua đó đã được ứng trươc từ năm 1954 (1,7 tỷ đôla). Mỹ hy vọng sớm tạo ra một tình trạng ổn định, để đi vào khai thác. Vì vậy, viện trợ có khuynh hướng giảm dần. Viện trợ cho vay bắt đầu được áp dụng một phần. Trong lịch sử xâm lược Việt Nam của Mỹ, đây là giai đoạn duy nhất chớm xuất hiện hiện tượng kể trên. Tuy vậy, nó cũng là một dịp để ta kiểm nghiệm một tính quy luật: nếu Mỹ đã hoàn thành giai đoạn bình đinh, thì số của cải đưa vào sẽ ít đi và số của cải đưa ra sẽ lớn lên. Trong thời kỳ “chiến tranh đặc biệt”, viện trợ Mỹ tăng lên rõ rệt, từ 4 đến 5 trăm
  142. triệu đôla mỗi năm. Viện trợ cho vay hầu như không có nữa. Viện trợ quân sự tăng mạnh nhất. Ngoài ra, số chi phí trực tiếp của Mỹ cũng đã tới vài trăm triệu đôla mỗi năm. Với tổng số chi hơn 1 tỷ 1 năm, Mỹ vẫn không “mua” được thắng lợi cho quân đội Sài Gòn. Trong thời kỳ “chiến tranh cục bộ”, viện trợ tăng vọt từ trên 1 tỷ năm 1964 lên khoảng 2 tỷ năm 1966. Nhưng con số này chưa phải là con số quan trọng nhất. Mỹ đã đưa hơn nửa triệu quân vào trực tiếp tham chiến, với số phí tổn hàng năm hơn 20 tỷ đôla, gấp 10 lần tổng số viện trợ cho Thiệu. Như vậy, Mỹ đã xẻ tới 1/3 ngân sách quốc phòng Mỹ để đổ vào chiến tranh xâm lược Việt Nam. Là kẻ giàu nhất thế giới tư bản, trong lịch sử Mỹ, chưa bao giờ Mỹ tỏ ra thiếu khả năng tài chính khi
  143. giải quyết một vấn đề quốc tế nào đó. Nhưng với cuộc chiến tranh Việt Nam, mức chi phí hơn hai mươi tỷ hàng năm là mức không thể chịu đựng nổi trong một thời gian dài. Vả lại, nó đã vượt quá xa những dự kiến ban đầu của Mỹ. Những cái đầu tỉnh táo trong Quốc hội và trong Chính phủ Mỹ buộc phải tính đến một giải pháp khác. Trong thời kỳ “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1975), số lượng viện trợ Mỹ cho Thiệu tăng lên tới mức cao nhất. Có năm lên tới gần 4 tỷ đôla. Trong đó, viện trợ quân sự chiếm phần tuyệt đối lớn. Nhưng nhờ “Việt Nam hóa”, số chi phí trực tiếp của Mỹ (khoản nặng nhất trước đó) lại giảm bớt, từ 18 tỷ năm 1970 xuống khoảng dưới 2 tỷ từ năm 1973. Nếu cộng các khoản, ta thấy mức hao phí của Mỹ
  144. giảm đi nhiều. Viện trợ trực tiếp nhiều hơn, nhưng lại trả giá rẻ hơn cho cuộc chiến. Từ năm 1973, số viện trợ cho chính quyền Thiệu cũng giảm dần. Nguyên nhân của sự giảm viện trợ lúc này hoàn toàn khác với giai đoạn 1959-1960. Thời kỳ 1959-1960, Mỹ giảm viện trợ vì nghĩ rằng giai đoạn bình định sắp kết thúc. Còn thời kỳ 73-75, Mỹ giảm viện trợ vì không còn hy vọng thắng được các lực lượng giải phóng nữa. Trước đây, Mỹ không dại gì tiếp tục trả giá cao cho một thành quả mà Mỹ tin là gần nắm chắc. Bây giờ, Mỹ không dại gì tiếp tục trả giá cao cho một thành quả không hy vọng gì nó nữa. Thứ ba, phần lớn của viện trợ là viện trợ quân sự. Tỷ lệ đó càng ngày càng tăng lên. Đó
  145. cũng là một đặc điểm của viện trợ Mỹ. Thứ tư, tỷ lệ rất cao của viện trợ cho không tại Nam Việt Nam là một hiện tượng không phổ biến. Ở đặc điểm thứ nhất, khi so sánh số lượng viện trợ Mỹ tại một số nước, ta thấy viện trợ cho Nam Việt Nam lớn hơn so với bất cứ nước nào trên thế giới. Đến đặc điểm thứ tư này, càng thấy hết sự “ưu ái” đó: Không những số lượng viện trợ rất lớn, mà phần tuyệt đối lớn của viện trợ đó lại là viện trợ không hoàn lại.
  146. Chương IV: Cơ chế và các hình thức viện trợ Mỹ
  147. 1. Viện trợ quân sự trực tiếp Như đã nói, đây là phần lớn nhất của viện trợ Mỹ. Tuy nhiên các con số thống kê chính thức chưa phản ánh đúng khối lượng thực tế của viện trợ quân sự. Đối với loại viện trợ này, Chính phủ Mỹ không muốn đưa ra con số thực. Nếu con số này lớn quá thì Quốc hội Mỹ khó thông qua. Bộ Quốc phòng Mỹ có nhiều thủ thuật để hạ thấp con số danh nghĩa của viện trợ quân sự. Một là, chỉ liệt vũ khí, quân trang, dụng cụ quân sự vào viện trợ quân sự. Còn phần trả lương và phụ cấp cho quân đội thì không nằm trong viện trợ quân sự. Cho đến năm 1964, thì khoản này thường lớn hơn cả phần viện trợ vũ khí và đồ quân dụng (Theo số liệu của UPI ngày 27-5-
  148. 1964 thì số chi cho hai khoản này như sau (triệu đôla) Mặc dầu khoản viện trợ này cũng do Mỹ trả, song nó lại bị gạt sang mục viện trợ kinh tế. Bằng cách đó, con số viện trợ quân sự bị thu nhỏ bớt đi, và con số “viện trợ kinh tế” lại phình lên tương ứng. Hai là, khi tính toán viện trợ quân sự, giá vũ khí và đồ quân dụng đã được hạ thấp giả tạo. Theo Hiếp pháp Mỹ, Bộ Quốc phòng có một sự độc lập nhất định đối với Quốc hội. Viện trợ quân sự do Bộ Quốc phòng nắm. Bộ này chỉ trình trước Quốc hội con số viện trợ tính bằng tiền. Trong thực tế, Bộ Quốc phòng có thể chi một số hiện vật có giá trị lớn hơn số tiền đó, bằng cách báo cáo giá thấp hơn giá