Việt Nam - Văn hóa và du lịch (Phần 2) - Trần Mạnh Thường

pdf 465 trang ngocly 2211
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Việt Nam - Văn hóa và du lịch (Phần 2) - Trần Mạnh Thường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfviet_nam_van_hoa_va_du_lich_phan_2_tran_manh_thuong.pdf

Nội dung text: Việt Nam - Văn hóa và du lịch (Phần 2) - Trần Mạnh Thường

  1. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thành phố Hồ Chí Minh trước gọi là Sài Gòn. Tên gọi Sài Gòn có từ thế kỷ XVII, trước đó nữa có tên Tân Bình huyện, Phiên Trấn dinh, Bến Nghé. Tuy là vùng đất mới, nhưng Sài Gòn nhanh chóng chiếm được vị trí khá quan trọng trên thương trường quốc tế, từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 2-7-1976, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo nguyện vọng của đồng bào miền Nam. Bởi năm 1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc đó là Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), lên một chiếc tàu buôn La Toustreville, ra đi tìm đường cứu nước. Sài Gòn, mảnh đất lịch sử đã có trên 300 năm nay. Kể từ năm 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh (Nguyễn Hữu Kính) vâng mệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lý. Thấy nơi đây “dân dư tứ vạn hộ”, đất khai mở “ngàn dặm”, ông bèn cho lập phủ Gia Định, dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn dựng dinh Phiên Trấn. Từ đó phố thị Sài Gòn - Bến Nghé, phủ lỵ Gia Định ra đời và ngày càng phát triển nhanh chóng. Năm 1779, Phủ Gia Định gồm: dinh Phiên Trấn (Sài Gòn), dinh Trấn Biên (Biên Hoà), dinh Trường Đồn (Định Tường), dinh Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang) và trấn Hà Tiên. Diện tích phủ Gia Định lúc bấy giờ gồm toàn Nam Bộ, rộng khoảng 64.743km2. Đến năm 1802, vua Gia Long đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định, việc đặt trấn Gia Định là để cai quản 5 trấn: trấn Phiên An, trấn Biên Hoà, trấn Định Tường, trấn Vĩnh Long và trấn Hà Tiên. Năm 1836, vua Minh Mạng đổi ngũ trấn thành lục tỉnh. Năm 1859, thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn, phá thành Gia Định. Năm 1867, Pháp bỏ tên Gia Định và gọi là tỉnh Sài 566
  2. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Gòn. Năm 1885, đổi hạt Sài Gòn thành hạt Gia Định, để phân biệt với thành phố Sài Gòn. Về tên gọi Sài Gòn, có nhiều giả thuyết khác nhau. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, do vùng đất này xưa kia là một vùng rừng, chủ yếu là cây bông gòn. Chữ “Sài” ở đây được hiểu là rừng, là cây. Năm 1861, Pháp đã cho quy hoạch thành phố Sài Gòn theo kiểu “đô thị phương Tây”. Thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ còn rất nhỏ bé, nằm gọn trong một góc của quận 1 ngày nay. Chợ Lớn là thành phố loại 2, chỉ là một phần nhỏ của quận 5 bây giờ. Giữa thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn là ruộng rẫy hoang vu. Năm 1931, cả hai thành phố được mở rộng và nối liền nhau, trở thành một đơn vị hành chính gọi là thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1997, Thành phố Hồ Chí Minh được mở rộng rất nhiều, gồm 17 quận nội thành, từ quận 1 cho đến quận 12 và các quận Thủ Đức, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp và 6 huyện ngoại thành: Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và huyện Thủ Đức, với diện tích tự nhiên lên tới 2.090 km2, dân số trên 5 triệu người. Thành phố Hồ Chí Minh nằm giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên. Thành phố ở vào tọa độ 10022’13” - 11022’17” vĩ độ Bắc, và từ 106001’25” đến 107001’10” kinh độ Đông. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông chừng 50km đường chim bay. Thành phố có 12 km bờ biển. Thành phố Hồ Chí Minh cách Thủ đô Hà Nội 1.738km đường bộ. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm là 270C, không có mùa đông. Các hoạt động du lịch có thể thực hiện quanh năm. 567
  3. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống giao thông thuận lợi nhất cả nước, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng. Từ thành phố, theo đường bộ có thể dễ dàng đi khắp đất nước, sang cả Campuchia và Thái Lan. Đường hàng không, không chỉ đi trong nước, từ Thành phố Hồ Chí Minh du khách còn có thể đi khắp năm châu bốn biển, sang nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Đại Dương và châu Mỹ. Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật quan trọng của đất nước mà còn là một điểm du lịch lớn đầy hấp dẫn. Ngoài những khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thành phố còn nhiều nơi tham quan, nghiên cứu như khu lưu niệm Nhà Rồng, khu vui chơi giải trí Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên THẮNG CẢNH Thảo Cầm viên Còn gọi là Sở Thú, vườn Bách Thú hoặc Bách Thảo, ở số 2B đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận I. Thảo Cầm Viên Sài Gòn là một địa chỉ văn hóa, nơi bảo tồn động thực vật có tuổi đời đứng hàng thứ 8 trên thế giới, cùng thời với vườn Bách thảo Mátxcơva (1864, Nga), vườn Bách thảo Tôkyô (1862, Nhật Bản) và còn sớm hơn vườn Bách thảo Budapest (1886, Hungari). Thảo Cầm viên Sài Gòn được khởi dựng từ tháng 3 năm 1864, khánh thành năm 1865 trên một khu đất rộng 12 ha, nằm cạnh sông Rạch Lăng, do một chuyên viên khảo cứu thực vật nhiệt đới người Pháp là ông J. B. Louis Pierre phụ trách. Mới đầu chỉ là nơi thử nghiệm trồng một số cây công nghiệp nhập nội như cà phê, ca cao, cao su và một số cây rừng quý như trắc, gõ, cẩm lai Sau đó mở rộng thêm 8 ha và đưa thêm một số động vật vào nuôi dưỡng, rồi đổi thành Sở thú. Đến năm 1924, Sở thú mở rộng thêm qua bên kia sông Thị Nghè 13 ha nữa, tổng cộng 33ha. 568
  4. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Năm 1927, xây chiếc cầu bắc qua sông Thị Nghè nối hai phần của Sở thú. Ngày 27 tháng 11 cùng năm, người Pháp cho xây Viện Bảo tàng cổ vật trong khuôn viên Sở thú theo thiết kế giống cung điện Mùa Hè, Bắc Kinh (Trung Quốc). Năm 1929, cũng tại công viên này Pháp còn cho xây Temple du Souvenir, kiến trúc giống đền thờ ở lăng tẩm Huế. Trên lầu có thư viện khá rộng. Năm 1959-1960, chính quyền Ngô Đình Diệm biến ngôi biệt thự (của Bảo Đại trước đây) thành phòng điều tra của Sở Tình báo Trung ương, gọi là P.42. Từ 1989, Thảo Cầm Viên được chỉnh trang gồm hai cổng: cổng ở đường Lê Duẩn và cổng ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Thảo Cầm viên chia làm nhiều khu vực: khu vực cầm thú, khu cây xanh và vườn phong lan, cây cảnh, khu vui chơi. Về thực vật: có hàng ngàn loài cây quý, có những cây cổ thụ và nhiều thảo mộc có nguồn gốc châu Mỹ, châu Phi. Trong công viên có nhiều hồ nước thả hoa sen, hoa súng nhiều màu sắc hình dáng lạ. Về động vật: nuôi hàng chục loài có vú, hàng chục giống chim, nhiều loài bò sát, giống có cánh, nhiều dã thú: voi, sư tử, hổ, gấu, báo, hươu, nai, heo rừng Năm 1990, Thảo Cầm viên Thành phố Hồ Chí Minh là thành viên chính thức của Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á. Khu du lịch suối Tiên Thuộc huyện Thủ Đức, cách Thành phố Hồ Chí Minh 19 km về hướng Đông Bắc, cạnh đường Hà Nội. Suối Tiên, tên con suối uốn lượn giữa hai cánh rừng, cùng với những công trình kỳ vĩ do con người tạo nên mang tính khắc họa lại lịch sử dân tộc ta từ buổi đầu dựng nước như: “Bàn chân Giao Chỉ”, đài tưởng niệm vua Hùng với sự tích bánh chưng, bánh giầy, hồ Gươm với Rùa Thần, Lạc Long Quân và nàng Âu Cơ với con rồng khổng lồ ngẩng cao đầu, miệng phun nước, bên ổ trăm trứng trắng hồng. 569
  5. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ Khu du lịch Suối Tiên rộng khoảng 100 ha. Bước đầu mới xây dựng khoảng hơn ½ diện tích. Ngoài những khu vui chơi, giải trí, Suối Tiên có khu nuôi nhiều thú vật quý hiếm, đặc biệt có hồ nuôi cá sấu trên 2000 con. Đã có khu thể thao, nghỉ dưỡng như sân quần vợt, biển nhân tạo, khu nhà nghỉ qua đêm cho du khách. Đến Suối Tiên, du khách sẽ được hoà nhập vào thiên nhiên và được tắm mình vào những trang sử hào hùng đầy huyền tích của dân tộc. Công viên Đầm Sen Rộng hơn 50ha, nằm ở góc đường Lạc Long Quân và Hoà Bình thuộc quận 11. Công viên chia thành nhiều khu vực. Khu vui chơi giải trí: có trò chơi điện tử, sân khấu, cổ tích, non bộ thủy cung, nhà sinh vật biển, rối nước, vườn chim, vườn bướm thiên nhiên, vườn hoa phong lan, cây cảnh, khu câu cá. Khu trò chơi mạo hiểm: đi thuyền vượt thác, đi tàu điện Monorail. Khu dịch vụ thể thao: bowling, ô tô điện, hồ Thiên Nga, hồ ngựa phi, vườn hoa châu Âu, Quảng trường La Mã, Quảng trường Văn hóa, sân khấu nhạc nước. Chùa cổ, quán trà đạo, nhà hàng thủy tạ. Ngoài ra công viên Đầm Sen còn dành một khoảng đất rộng cho những ai có nhu cầu cắm trại. Khu vực lòng hồ dành cho các hoạt động trên mặt nước như bơi xuồng, câu cá, sân khấu rối nước Khu du lịch Kỳ Hoà Nằm gần trung tâm thành phố, số 12, đường 3 tháng 2, quận 10. Khu du lịch rộng hơn 14ha trong một vùng thiên nhiên thoáng rộng, có khu công viên, có trung tâm hội chợ quốc tế, có khách sạn hiện đại và có một hệ thống nhà hàng khang trang sạch đẹp, cạnh nhà hát Hoà Bình, một nhà hát lớn của thành phố, một trung tâm biểu diễn văn nghệ, thời trang, thi hoa hậu Khu du lịch Kỳ Hoà gồm Kỳ Hoà 1 và Kỳ Hoà 2 nối với nhau qua một chiếc cầu xinh xắn bắc qua một hồ nước đẹp. Tại đây có 570
  6. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH đủ loại hình vui chơi, giải trí như bơi thuyền, đu quay, đi xe lửa, cầu trượt, nhà trưng bày sinh vật biển, sàn trượt patin Tại công viên có khu vườn thần tiên, sân khấu dành cho thiếu nhi, sân khấu Đồi Hoa Vàng với hơn 1000 chỗ ngồi bên bờ hồ thơ mộng. Vườn Tao Đàn Dân chúng quen gọi là “Vườn ông Thượng”. Ngày 19-4-1984, vườn Tao Đàn được chính thức đổi tên là Công viên Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 90.503m2, nằm gọn giữa 4 con đường Nguyễn Du, Nguyễn Thị Minh Khai, Huyền Trân Công chúa và Cách mạng Tháng Tám. Nơi đây thường xuyên diễn ra các chương trình lễ hội dân tộc như Tết Nguyên Đán, Hội hoa xuân, Hội đền Hùng, Hội Văn hóa các dân tộc Công viên Văn hóa còn là nơi luyện tập thể thao, thể dục của người dân thành phố và các hoạt động ca nhạc, xiếc Công viên nước Sài Gòn (Saigon water park) Khai trương từ ngày 13-12-1997, là khu giải trí hiện đại dưới nước đầu tiên ở Việt Nam bao gồm các trò chơi: cầu trượt nước, hồ bơi theo tiêu chuẩn quốc tế. Công viên nằm trên diện tích 5 ha cạnh sông Sài Gòn thuộc quận Thủ Đức, cách trung tâm thành phố khoảng 10km. Tới đây du khách có thể tham gia trò chơi: “Thác bạc, Ghềnh sông” từ độ cao 15m của 6 cầu trượt khác nhau, thả mình trượt qua 120m gồm nhiều khúc quanh vòng vèo trước khi “liều mình bay” xuống hồ nước trong xanh. Thấp hơn có cầu trượt dài chỉ 70m, cao 12m. Sau khi xuống nước, du khách được thả mình trong hồ để thưởng thức những đợt sóng nhân tạo, tạo cảm giác mạnh, hoặc thả mình trên những chiếc phao lớn bồng bềnh trên sông dài 350m, nước lững lờ trôi. 571
  7. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ Khu du lịch “Một thoáng Việt Nam” Là một quần thể các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, với diện tích 22,5ha, nằm tại bến Bò Cạp, ấp Phú Bình, huyện Củ Chi, gần sông Sài Gòn. Khu du lịch gồm 30 hạng mục, là một Việt Nam thu nhỏ qua những đặc trưng của mỗi vùng, như: đền thờ đất nước, sa bàn nước Việt Nam, lầu vọng, đường Trường Sơn lịch sử, ba khu tiêu biểu cho 3 miền đất nước: Bắc, Trung, Nam. Bên cạnh khu văn hóa ẩm thực, đảo nuôi chim thú tự nhiên, khu chợ hàng tiểu thủ công nghiệp, chợ nổi trên sông, vườn cây ăn trái. Tại đây nhiều người thợ thủ công tài ba thuộc nhiều dân tộc, đến từ nhiều miền khác nhau, cùng lao động trong một số nghề thủ công truyền thống tiêu biểu: mây tre đan, dệt tơ lụa, thổ cẩm, gốm sứ, nón lá, thêu ren, giấy dó, in khắc tranh dân gian, điêu khắc đá, chạm trổ mộc, chế biến mía đường thủ công, trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, trồng hoa, cây cảnh Thăm khu du lịch “Một thoáng Việt Nam” sẽ để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó quên về một Việt Nam hoà bình, hữu nghị, con người sáng tạo và cần cù. Bà Điểm-Mười Tám thôn Vườn Trầu Thuộc huyện Hóc Môn, cách thành phố 20km. Từ thành phố theo quốc lộ 1 đi về phía Tây Bắc khoảng 10km, qua cầu Tham Lương một đoạn rẽ trái vào tỉnh lộ 14, du khách sẽ thấy hai bên đường san sát những vườn trầu, nằm nép mình dưới những hàng cau cao vút. Theo truyền thuyết, muốn đi vào mười tám thôn vườn trầu thì phải qua một quán trà Huế của bà Điểm. Vì vậy người dân quen gọi vùng này là Bà Điểm. Bà Điểm là tên gọi của thị trấn Tân Thới Nhất, Hóc Môn. Địa danh 18 thôn vườn trầu và Bà Điểm nói riêng không chỉ nổi tiếng là vùng trồng nhiều trầu, cau, mà còn nổi tiếng về lịch 572
  8. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH sử của nó. Năm 1861, Trương Định, một nhà quân sự đại tài, rời thành Chí Hoà về đây củng cố quân cơ bàn mưu đánh Pháp. Năm 1871, Nguyễn Ảnh Thủ cùng nghĩa quân đánh chiếm Thuận Kiều. Mười ba năm sau (1844), Phan Công Hớn làm cuộc khởi nghĩa lấy tên “Thập bát phù viên”, đánh chiếm dinh quận Hóc Môn, giết chết đốc phủ Trần Tử Ca. Làng hoa mai Thủ Đức Hoa đào tiêu biểu cho ngày Tết miền Bắc, thì hoa mai là loài hoa đặc trưng cho ngày Tết ở miền Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Làng hoa Thủ Đức thuộc ấp Hiệp Bình Chánh và Hiệp Bình Phước. Ở đây có nhiều cây mai thế khá đẹp, được chăm sóc kỳ công. Hoa mai Thủ Đức cùng “sánh vai” đón Tết với hoa đào Hà Nội, cùng lên máy bay xuất cảnh sang các vùng miền thế giới, làm ấm lòng người Việt xa xứ mỗi độ xuân về. Vườn cò Thủ Đức Ở ấp Gò Công, xã Long Thạch Mỹ, huyện Thủ Đức, cách thành phố khoảng 20km. Vườn cò, cảnh trí thiên nhiên hoang dã nhưng rất đẹp. Đây là nơi trú ngụ của đàn cò hàng ngàn con gồm nhiều loại cò quý hiếm. Mặc dầu chưa được quan tâm đầu tư, nhưng là một khu thiên nhiên nằm ngay cạnh thành phố, là một địa chỉ du lịch không phải thành phố nào cũng có, nó luôn luôn hấp dẫn các đoàn khách nước ngoài và các đoàn học sinh, sinh viên đi dã ngoại. Khu rừng Sác ngập mặn Cần Giờ Cách thành phố 79km theo đường Nhà Bè - Duyên Hải, diện tích hơn 40.000 ha, thuộc huyện Cần Giờ. Rừng Sác kéo dài từ Nhà Bè đến tận Ghềnh Rái. Trước đây, khu rừng Sác khá rậm rạp với quần thể thực vật rất phong phú, đã bị tàn phá nhiều trong hai cuộc kháng chiến. Ngày nay đang được đầu tư khôi 573
  9. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ phục, trồng mới. Đây là khu rừng ngập mặn lớn nhất nước ta, rất hấp dẫn những ai muốn tìm hiểu sinh thái vùng ven biển Việt Nam. DI TÍCH Chùa Giác Lâm Vùng Phú Thọ Hoà, số 118 đường Lạc Long Quân, quận 11, là ngôi chùa cổ xưa nhất của thành phố. Chùa còn có tên là Cẩm Sơn hoặc Cẩm Điện. Đến năm 1772, có một vị hoà thượng đến trụ trì, từ đó chùa được đổi tên là Giác Lâm. Chùa được dựng năm 1744, đời chúa Nguyễn Phúc Khoát và qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1804, 1909. Trên cổng có 3 chữ Hán “Giác Lâm tự”. Vì trong chùa có tháp của sư tổ phái Lâm Tế ở miền Nam, nên chùa Giác Lâm còn được gọi là đình Giác Lâm. Chùa tọa lạc trong một khuôn viên rộng, kiến trúc khá đặc sắc. Cột chùa rất to lớn, màu nâu đậm, trên đó chạm khắc những câu đối mạ vàng gồm 143 cặp câu đối. Ban công chùa chạm các loại hoa mai, hoa cúc và 9 con rồng. Chính điện thờ Phật Di Đà, dưới thờ Phật Thích Ca, Di Lặc, hai bên thờ Quan Thế Âm, Thế Chí, tượng Cửu Long. Hai bên là tượng 18 vị La Hán, Thập điện Diêm vương, Tổ sư Đạt Ma, tượng Long Vương. Có 113 tượng Phật bằng đồng và gỗ quý có niên đại 200 năm. Chùa được công nhận di tích lịch sử văn hóa. Chùa Giác Viên Thuộc vùng Bình Thới, đường Lạc Long Quân, Quận 11, xưa chỉ là một am nhỏ có tên là Quan Âm các, được dựng vào năm 1798. Năm 1850 được trùng tu và đổi thành chùa Giác Viên. Năm 1902, chùa được mở rộng bề thế như hiện nay. Chùa nằm trong công viên Đầm Sen, trên một đảo nhỏ, là một trong những 574
  10. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH thắng cảnh Gia Định xưa, mà cách đây trên hai thế kỷ Trịnh Hoài Đức đã có thơ vịnh: “Chim ngủ trên đầm sen”. Hiện chùa còn lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc, đường nét chạm trổ tinh vi, như những tấm thêu trên mặt gỗ, một đặc trưng quý báu cho kiến trúc cổ phương Nam. Trong những lần trùng tu vào các năm 1958, 1961, 1962, ở đây đã xuất hiện những nét kiến trúc phương Tây, không mấy hoà nhập. Trong chùa còn giữ được chiếc giá võng của triều Nguyễn tặng vị sư tổ Hải Tịnh, người sáng lập chùa Giác Viên và một gốc mai, tương truyền của Mạc Cửu, người mở đất Hà Tiên đem đến trồng. Chùa còn có 153 pho tượng, 60 bao lam lớn nhỏ, chạm khắc 18 vị La Hán, muông thú, hoa lá. Chung quanh chùa có một tu viện, dành cho những nhà hành đạo, có một nhà in và trung tâm huấn luyện bồi dưỡng cho các vị cao tăng. Chùa Phụng Sơn Chùa do Thiền sư Liễu Thông tạo lập vào đầu thế kỷ XIX đời Gia Long (1802-1820) trên nền chùa Miên cũ, của một gò đất cao, nên còn gọi chùa Gò. Tọa lạc ở số 1408, đường 3 tháng 2, quận 11. Chùa đã qua hai lần đại trùng tu, lần thứ nhất do Thiền sư Tuệ Minh tổ chức từ 1904 đến 1915. Nhiều pho tượng thờ trong chùa được tạc trong thời gian này. Lần thứ hai vào năm 1960, kiến trúc chùa không có gì thay đổi. Chùa thờ Phật, hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật quý như tượng Phật cổ bằng gỗ trầm hương, một tượng Phật bằng đá trắng. Tổng số tượng Phật gồm 40 pho chủ yếu tượng gỗ sơn son thếp vàng. Ở nhà tổ có tượng Phật Nhật Bản, tượng Phật Thái Lan. Vào các năm 1988 và 1991, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều hiện vật như mặt người bằng đất nung, đồ gốm thuộc nền văn hóa cổ Óc Eo, khoảng thế kỷ XIII. 575
  11. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ Chùa Cây Mai Tọa lạc ở số 28B đường Hùng Vương, quận 11, là ngôi chùa Việt được dựng vào năm 1815 trên nền cũ của ngôi chùa Miên. Chung quanh chùa trồng nhiều mai trắng, giống mai quý và hiếm ở miền Nam, nên chùa có tên gọi chùa Cây Mai, còn có tên là chùa Thiếu Lĩnh. Xưa kia, nơi đây hằng năm thường tổ chức đua ghe ngo, lễ đưa nước vào đồng đầu vụ mùa. Vốn là một trong 30 thắng cảnh của Gia Định thành. Đây còn là nơi ngâm thơ phú của nhóm Bạch Mai thi xã thành lập năm 1858, một văn đàn lớn của văn sĩ miền Nam trước ngày Pháp chiếm Gia Định. Chùa Bà Thiên Hậu Còn gọi Tuệ Thành Hội quán, nằm ở số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn. Trong chùa hiện còn một chuông đồng ghi ngày đúc năm 1796 và một bia đá khắc 1859. Kiến trúc chùa theo kiểu chùa Hoa cổ, từ màu sắc bên ngoài cho đến bài trí nội thất với nhiều đồ sứ tráng men màu sắc sặc sỡ, và là nơi thờ Bà Thiên Hậu. Theo truyền thuyết, bà là người cứu vớt, phù hộ cho những người đi biển tai qua nạn khỏi. Chùa Ông Còn gọi là Nghĩa An Hội quán, tọa lạc tại 676-678 đường Nguyễn Trãi, quận 5, thờ Quan Công (Quan Vân Trường), một nhân vật nổi tiếng dũng cảm và trung nghĩa thời Tam Quốc (Trung Quốc), và cũng là nơi hội họp của người Triều Châu vùng Chợ Lớn. Chùa được dựng năm 1840, lúc đầu chỉ là ngôi chùa nhỏ, đã qua nhiều lần trùng tu, lần cuối cùng vào năm 1968, có quy mô như ngày nay. 576
  12. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trong chùa, ngoài tượng Quan Công cao 2,2m còn có tượng Quan Bình, Châu Xương và nhiều hiện vật cổ quý như bình men màu cổ của Nhật, Trung Quốc có cái cao 1m, một chuông đồng có niên đại 100 năm. Rằm tháng Giêng là ngày hội lớn của chùa, kéo dài 10 ngày. Chùa Vĩnh Nghiêm Tọa lạc ở 339 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3. Chùa mang tên Vĩnh Nghiêm là do vị sư tổ trụ trì trước đây tu ở núi Yên Tử, Quảng Ninh, thuộc thiền phái Trúc Lâm đời Trần. Chùa được dựng từ 1964 đến 1973 hoàn thành. Đây là công trình tiêu biểu kiến trúc Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế, kỹ sư Nguyễn Văn Tố cùng nhiều nghệ nhân như ông Thuyết, ông Thêm tham gia trang trí nội thất. Kiến trúc chùa theo lối chùa cổ miền Bắc, nhưng với kỹ thuật, vật liệu hiện đại, tọa lạc trong một khuôn viên rộng 8.000m2. Mặt bằng chính điện hình chữ “công” (工), có hành lang phía trước, hai bên có 2 pho tượng Kim Cương cao 2m. Trong tháp chuông treo một chuông lớn có đường kính 1,8m do Phật tử dòng Tào Động Nhật Bản quyên góp đúc năm 1971 gửi tặng. Bảo tháp của chùa (mang dáng dấp tháp Nhật Bản) hình vuông vút lên, mỗi cạnh đáy 6m, cao gần 35m, gồm 9 tầng, là ngôi tháp đồ sộ nhất trong các bảo tháp của Phật giáo Việt Nam. Trên vách của 9 tầng tháp, đắp nổi 25 pho tượng Thất Phật Thế Tôn và các vị tổ. Phía sau chùa có tháp Xá Lợi 4 tầng, cao 25m, dựng năm 1982. Điện Phật được thiết kế trang nghiêm. Gian giữa thờ Phật Thích Ca, hai bên thờ Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền. Hai bên vách đặt 6 phù điêu La Hán bằng gỗ. 577
  13. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ Đây là ngôi chùa Phật giáo Đại thừa lớn nhất thành phố, do Hoà thượng Thích Thanh Kiểm (1920 - 2000), Ủy viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam trụ trì từ trước cho đến khi viên tịch vào năm 2000. Chùa còn là nơi đặt Trường Cao Trung Phật học của Thành phố. Chùa Xá Lợi Tọa lạc tại 89 đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, được khởi công xây dựng vào ngày 5 tháng 8 năm 1956, trong một khuôn viên rộng 2.500m2 theo bản thiết kế của kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh. Lễ khánh thành tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 5 năm 1958. Chùa do Hội Phật học Việt Nam xây cất để thờ Xá Lợi Phật, các chư tăng ni, Phật tử. Do đó chùa lấy tên là Xá Lợi. Điện thờ ở lầu 1, được bài trí đơn giản, thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đá cao 6,5m, do điêu khắc gia Lê Văn Mậu tạc vào năm 1954-1955. Ở đây có đặt thờ ngọc Xá Lợi Phật, do ngài Ranada ở Tích Lan dâng cúng cho Phật giáo Việt Nam. Bên trái cổng tam quan có tháp chuông cao 7 tầng, được xây dựng từ năm 1960, hoàn thành cuối năm 1961. Bát Bửu Phật đài Thuộc xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, cách trung tâm thành phố khoảng 30km về phía Tây Nam. Phật đài được xây dựng năm 1959, hoàn thành vào năm 1961, trên một khuôn viên rộng 1.000m2. Kiến trúc Phật đài hình bát giác, cao 3m. Trên cùng đặt tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao 7m, nặng 4 tấn, do nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu tạc năm 1958. Trong chiến tranh, đây là vùng bị đánh phá ác liệt, nhưng rất may Phật đài không bị hư hấn gì. Đến nay Bát Bửu Phật đài được sửa sang và xây dựng thêm nhiều hạng mục công trình trên diện tích 5ha. 578
  14. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chùa Ấn Quang Tọa lạc ở số 243 đường Sư Vạn Hạnh, quận 10. Chùa được Hoà thượng Thích Trí Hữu, từ chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng vào dựng lên năm 1948, mang tên Ứng Quang Tự. Đến năm 1950, Hoà thượng Thích Thiện Hoà tôn tạo ngôi chùa và cho xây thêm chính điện, lập trường Phật học. Sau đó chùa được đổi tên là chùa Ấn Quang. Từ năm 1955 đến 1978, Hoà thượng Thích Thiện Hoà tiếp tục cho tái thiết ngôi chùa bằng vật liệu kiên cố, theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện. Điện Phật được bài trí đơn giản, chính giữa thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Từ 1982, chùa được chọn đặt trụ sở của Ban Trị sự Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh. Thiền viện Vạn Hạnh Tọa lạc ở số 716 đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp. Thiền viện nằm trong một khuôn viên rộng khoảng 1ha, gồm chính điện, nhà tổ và dãy nhà trụ sở Trường cao cấp Phật học Việt Nam, Văn phòng Viện nghiên cứu Phật học và Văn phòng Hội đồng phiên dịch Đại tạng kinh Việt Nam. Thiền viện thường xuyên đón tiếp các đoàn đại biểu Giáo hội Phật giáo trên thế giới. Vào những ngày lễ Phật Đản, Vu Lan, hay những buổi giảng kinh Phật, đông đảo Phật tử gần xa đến dự. Đền thờ Trần Hưng Đạo Tọa lạc tại số 36 đường Võ Thị Sáu, quận I. Trong số các đền thờ Trần Hưng Đạo thì đây là ngôi đền lớn nhất ở miền Nam. Đền nằm trong một khuôn viên rộng, vốn xưa là đất của chùa Vân An. Đến năm 1932 đền thờ Trần Hưng Đạo được xây cất sát chùa. Năm 1958 cả đền thờ lẫn chùa được phá bỏ để xây lại đền thờ Trần Hưng Đạo to lớn khang trang như ngày nay. Kiến trúc đền theo bản thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Bảo. Đền xây theo kiểu hình chữ “đinh” (丁), rộng 200m2, có 3 dãy cửa liền nhau nhìn ra sân, với 2 tầng mái chồng lên nhau, tám đầu mái 579
  15. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ cong, đắp hình hoa lá. Trước cửa đền có 2 câu đối, nói về hùng khí Vạn Kiếp và Lục Đầu Giang “Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí, Lục Đầu vô thủy bất thu thanh”. Trong đại sảnh có hoành phi câu đối ngợi ca tài năng công đức và những chiến công hiển hách của Hưng Đạo Vương trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông ở thế kỷ XIII. Trong đền còn thờ các vị có công với nước thuộc đời Trần như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng. Tại nơi thờ chính có tượng Trần Hưng Đạo bằng đồng, tư thế ngồi cao 1,7m, do thợ Ngũ Xã đúc năm 1957, phía trái đặt bài vị hai người con gái của Hưng Đạo Vương, bên phải thờ 4 người con trai. Sân đền thoáng rộng, ở giữa đặt bức tượng Trần Hưng Đạo đứng, đúc bằng xi măng, rất uy nghi. Bên phải sân đền là nhà bảo tàng nhỏ, trưng bày một số hiện vật, văn bản, bản đồ, đoạn trích bài Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo. Lăng Ông Nằm ở đầu đường Đinh Tiên Hoàng giáp với đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, là nơi chôn cất và thờ cúng Tả quân Lê Văn Duyệt, viên võ quan dưới triều Nguyễn. Người xây lăng Ông cũng chính là người xây lăng Tự Đức ở Huế. Tuy đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nhưng lăng vẫn giữ được vẻ cổ kính nguyên sơ ban đầu. Nổi bật là 4 cột gỗ chạm rồng ở chính điện với đường nét độc đáo tuyệt đẹp. Ngoài cùng của khuôn viên lăng có cổng tam quan, kiến trúc theo kiểu 2 tầng 8 mái. Ngoài phần mộ của Tả quân còn có hai phần mộ của hai phu nhân ông. Nằm ngoài khuôn viên lăng còn có hai phần mộ của hai nàng hầu, một ở phía Tây, một nằm ở phía Đông lăng. 580
  16. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nhà thờ Đức Bà Mặt chính nhìn ra đường Nguyễn Du, lưng giáp đường Lê Duẩn, hai bên hông là Quảng trường Công xã Paris, là một công trình kiến trúc lớn, được đặt viên gạch đầu tiên vào ngày 7-10- 1877, và khánh thành vào ngày 11-4-1880. Nhà thờ do người Pháp thiết kế tại Paris theo mẫu Nhà thờ Đức Bà Paris. Việc thi công xây dựng cũng do kỹ sư người Pháp tên Baurad chỉ huy thực hiện. Tổng kinh phí xây dựng 2,5 triệu franc lúc bấy giờ, do Thống sứ Nam Kỳ cung cấp. Ngôi thánh đường nguy nga tráng lệ, rộng 35m, dài 93m, cao 21m, với hai ngọn tháp vuông cao 26,6m, đến năm 1894, xây tiếp hai ngọn tháp nhọn vút cao 57m. Một điều đặc biệt không một nhà thờ nào ở Việt Nam có là nhà thờ này được xây bằng gạch trầm, một loại gạch phải chở từ Marseilles tới. Gạch luôn luôn đỏ au, không bị phai màu cùng thời gian, không bị bụi bặm, rong rêu bám. Các lỗ thông hơi được chạm thẳng vào tường rất khéo như những hoa văn trên lụa là, gấm vóc, khiến cho nhà thờ luôn luôn mát mẻ. Trên hai lầu chuông có 6 quả chuông lớn nặng 25.850kg. Năm 1959, trước sân nhà thờ có thêm tượng “Nữ vương hoàn cầu” làm bằng đá cẩm thạch, đặt tạc tại Italia cao 4,2m, nặng 8 tấn rưỡi. Năm 1962, nhà thờ này được Tồ thánh Vatican nâng lên hàng “Vương cung Thánh đường”. Nhà thờ Huyện Sỹ Còn gọi nhà thờ Chợ Đủi, nằm ở số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận 1, dựng năm 1902, do đức cha Bouttier thiết kế. Công trình sử dụng chủ yếu đá granít Biên Hoà để lát mặt tiền, các phần đế và dùng làm cột chính điện. Loại đá này rất cứng nên không chạm khắc. 581
  17. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ Nhà thờ có kiến trúc theo nghệ thuật Gothique mới. Chính điện có vòm chịu lực dạng cung nhọn, cửa sổ có vòm đỉnh nhọn. Tường tuy có cửa sổ nhưng ánh sáng khó lọt vào bên trong. Hậu cung có mộ ông bà Huyện Sĩ (Lê Phát Đạt), được xây bằng đá cẩm thạch kể cả tượng thờ hai ông bà. Huyện Sĩ là người giàu có, đã bỏ tiền ra xây cất ngôi nhà thờ này, nên nhà thờ được đặt tên là Huyện Sĩ. Nhà thờ Chợ Quán Ở số 120 đường Trần Bình Trọng, quận 5. Họ đạo ở vùng Chợ Quán là họ đạo lâu đời nhất của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây đã xây ngôi nhà nguyện đầu tiên vào năm 1674, do giáo dân từ miền Bắc và miền Trung vào xây. Ngôi nhà thờ Chợ Quán được xây đi xây lại nhiều lần. Năm 1887 cha xứ Nicola Hamm đã khởi công xây nhà thờ mới. Công việc xây dựng kéo dài trong 4 năm, đến năm 1891 mới hoàn thành và được khánh thành vào mồng 4 Tết Bính Thân (1896) và tồn tại cho đến ngày nay. Nhà thờ Chợ Quán kiến trúc theo nghệ thuật Gothique. Trải qua hơn 100 năm nhưng vẫn còn uy nghi. Nhà thờ Cha Tam Ở số 25 đường Học Lạc, quận 5. Đây là ngôi nhà thờ dành cho người Hoa, được khởi dựng vào ngày 3-12-1900, do đức cha Mossard, Giám mục Sài Gòn, đặt viên đá đầu tiên. Đây là ngày lễ thánh Francisco Savier, nên nhà thờ cũng được gọi nhà thờ Francisco Savier. Sau hai năm, nhà thờ xây xong, lễ khánh thành được tiến hành vào ngày 10-1-1902. Sau khi xây Nhà thờ Cha Tam, còn xây thêm một trường học, nhà nuôi trẻ, một nhà nội trú và một số nhà cho thuê. Năm 1934, Cha Tam qua đời, an táng ngay tại khu vực tường cửa vào nhà thờ. Do đó dân thường gọi là Nhà thờ Cha Tam. 582
  18. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Năm 1963, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu ẩn trốn ở trong ngôi nhà thờ này, đã bị quân đảo chính bắt và giết chết. Năm 1990, tháp chuông nhà thờ được sửa lại và tân trang cung thánh. Đây là ngôi nhà thờ duy nhất ở thành phố có trang trí hoành phi, liễn đối giống như đền chùa người Hoa. Bảo tàng lịch sử Trước đây có tên là Bảo tàng Blanchard de la Brosse, người sáng lập ra bảo tàng này. Đến năm 1954 được đổi tên là Viện Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn. Bảo tàng được xây vào ngày 24-11-1927, hoàn thành vào ngày 1-1-1929, do kiến trúc sư Delaval thiết kế, toạ lạc tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên. Đây là ngôi nhà cất theo lối kiến trúc châu Âu, nhưng mái nhà kiểu Trung Hoa rất duyên dáng, hao hao hình dáng cung điện Mùa Hè ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Bảo tàng trưng bày trên 5.000 cổ vật mang tính chất văn hố khác nhau của Việt Nam và nhiều quốc gia khác như Campuchia, Lào, Champa, Phù Nam, Nhật Bản, Inđônêsia, Trung Quốc Đặc biệt có nhiều bia đá, tượng Phật, bình lọ gốm sứ, các loại trang phục dân tộc rất đặc sắc của các tỉnh thành từ Bình-Trị- Thiên trở vào, phần lớn đều có niên đại từ 1000 năm trở lên. Bảo tàng Cách mạng Ở 25 Lý Tự Trọng, quận 1, được xây vào năm 1885, do kiến trúc sư người Pháp A. Foulhou thiết kế và hoàn thành vào năm 1890. Lúc đầu ngôi nhà này được gọi là Bảo tàng Thương mại, trưng bày các sản phẩm Nam Kỳ. Nhưng khi xây xong, Thống đốc Nam Kỳ lấy làm tư dinh. Sau đó, ngôi nhà này lần lượt làm dinh Thống đốc Nhật Minôda, dinh Khâm sai đại thần Nguyễn Văn Sâm, rồi là trụ sở UBHC lâm thời Nam Bộ, trụ sở Cao uỷ Cộng hoà Pháp, dinh Thủ hiến Nam Kỳ Trần Văn Hữu, dinh Thủ hiến Nam Phần và dinh Gia Long của Ngô Đình Diệm. 583
  19. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ Năm 1963, trong cuộc đảo chính, Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu đã theo đường hầm trong ngôi nhà này chạy trốn lên Nhà thờ Cha Tam. Đường hầm này được khởi công xây dựng tháng 3-1962, ở phía sau dinh, tiếp giáp với sân quần vợt, hoàn thành vào ngày 28-10-1963. Hầm có chiều dài 33m, rộng 7m, cao 2,2m, có 6 lỗ thông hơi. Trong hầm có 6 phòng. Nắp hầm bằng bê tông cốt sắt, trên đổ một lớp đất dày 1 thước trồng hoa kiểng. Hầm có 2 lối lên lô cốt phía sau. Trong dinh có hai lối xuống, có bốn lối lên: hai lối lên lầu, hai lối lên tầng trệt. Dưới thời Nguyễn Văn Thiệu, ngôi nhà này dùng làm trụ sở Tối cao Pháp viện. Ngày 12-8-1978, ngôi nhà này được dùng làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh. Hội trường Thống Nhất Cuối đường Lê Duẩn, nơi cắt đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đầu tiên đây là Phủ toàn quyền Đông Dương có tên là dinh Norodom, được xây năm 1868, đến cuối năm 1869 mới xong, do kiến trúc sư người Pháp Hermitte thiết kế. Sau Hội nghị Geneve năm 1954 trở thành Phủ Tổng thống và là nơi ở của gia đình Ngô Đình Diệm. Tháng 2-1962, dinh Tổng thống bị quân đảo chính ném bom, hư hỏng hoàn toàn, Diệm cho xây lại mới và đặt tên là dinh Độc Lập. Công trình được khởi công từ ngày 1-7-1962, đến ngày 31- 10-1966 hoàn thành. Công trình do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Dinh có 4 tầng lầu, gồm 100 phòng. Mỗi phòng đều có cách bài trí theo những nét riêng. 11 giờ 30 ngày 30-4-1975, tại đây toàn bộ nội các Dương Văn Minh đầu hàng Quân giải phóng. Tháng 12-1975, tại nơi đây đã diễn ra Hội nghị Hiệp thương thống nhất đất nước. Dinh Độc Lập được đổi thành dinh Thống Nhất. 584
  20. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bảo tàng Chứng tích chiến tranh Ở đường Võ Văn Tần, được thành lập tháng 9-1975, tiền thân là Nhà trưng bày tội ác chiến tranh Mỹ-nguỵ. Bảo tàng trưng bày một số hiện vật, hình ảnh về tội ác của Mỹ-nguỵ theo các chủ đề: lính Mỹ tàn sát nhân dân, rải chất độc hố học, tra tấn tù đày, gây chiến tranh phá hoại miền Bắc. Hiện vật như: máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai ngăn “chuồng cọp” ở nhà tù Côn Đảo. Bảo tàng còn trưng bày cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Làng ngầm dưới lòng đất Còn gọi là địa đạo Củ Chi, một di tích lịch sử nổi tiếng của Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm thành phố khoảng 70km về phía Tây Bắc. Đây là một hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách liên kết với nhau, có nơi ăn ở, hội họp, sinh hoạt, chiến đấu. Hệ thống đường hầm này đã có từ năm 1948, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, lúc đó chỉ có 17km. Sau năm 1960, hệ thống này được sửa sang và phát triển lên tới 250km, gồm 3 tầng, tầng sâu nhất từ 8-10m. Trong những năm chống Mỹ, quân dân Củ Chi đã sống và chiến đấu ở dưới những tầng hầm cho đến ngày toàn thắng 30-4-1975. Quân Mỹ, đặc biệt sư đoàn “Tia chớp nhiệt đới” đã nhiều lần dùng xe tăng, đại bác, máy bay ném bom đủ loại tấn công vào địa đạo Củ Chi, nhưng chưa một lần phá được làng ngầm. Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử. Hiện tại, đây trở thành khu du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược Toạ lạc trong một khuôn viên rộng 7ha, nằm trong quần thể khu di tích lịch sử Củ Chi, được khởi công xây dựng ngày 19-5- 585
  21. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ 1993, khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 19-12-1995 gồm cổng tam quan, nhà văn bia, tháp 9 tầng, cao khoảng 40m, chính điện và vườn hoa. Tấm bia đá cao 3m, nặng 3,7 tấn, đặt giữa nhà văn bia khắc bài văn “Đời đời ghi nhớ” của nhà văn Viễn Phương. Điện thờ trong chính điện được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa thờ tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ba mặt chung quanh ghi tên các anh hùng liệt sĩ vào bia đá hoa cương, chữ mạ vàng. Đợt 1, có tên của 41.447 liệt sĩ, trong đó có tên 971 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 38 anh hùng liệt sĩ và 8.972 liệt sĩ quê quán ở 25 tỉnh, thành khác đã chiến đấu hy sinh trên vùng đất Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định. Tầng dưới đền trưng bày các hiện vật, hình ảnh, sa bàn về chủ đề “Củ Chi đất thép thành đồng”. Trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Thời Pháp thuộc gọi là Dinh Xã Tây, dùng làm trụ sở chính quyền thành phố, được xây dựng vào tháng 3 năm 1898, do kiến trúc sư Gardes người Pháp thiết kế và nhà thầu Lailharar thi công xây cất. Việc trang trí giao cho nhà thầu nghệ thuật Bonnet trang trí hoàn chỉnh. Tồ nhà này mãi đến năm 1908 mới khánh thành có kiểu dáng như hiện nay. Trước năm 1954, tồ nhà này được gọi là Tồ Thị sảnh, từ 1954 đến 1975 gọi là Tồ Đô chính Sài Gòn và nay là Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, toạ lạc trên đường Lê Thánh Tôn và đầu đại lộ Nguyễn Huệ. Tồ nhà gồm tồ chính và 2 cạnh hình chữ nhật. Trên nóc ở giữa hai tầng mái là một gác chuông được đặt trên một cái bệ có dạng Kim tự tháp, mang dáng dấp kiến trúc thời Phục hưng, Ý. Trên các gờ tường, có hình đắp nổi được phối trí theo thể thức tam giác: người phụ nữ, những đứa trẻ con và các con vật được lồng vào trong một tam giác, trông rất sinh động. 586
  22. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Vào lúc 10 giờ, ngày 25 tháng 8 năm 1945, tại đây đã diễn ra cuộc mít tinh thành lập Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ, có hàng vạn quần chúng tham gia. Nhà Bưu điện Được xây cất năm 1886, hoàn thành năm 1891, theo đồ án của Kiến trúc sư Vilơdiơ, toạ lạc trên khu đất bên hông nhà thờ Đức Bà (Vương cung Thánh đường) ở Quảng trường Công xã Paris. Đây là một công trình kiến trúc mang đặc trưng kiến trúc châu Âu có kết hợp nghệ thuật phương Đông. Mặt tiền nhà được trang trí theo từng ô hình chữ nhật, ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện và điện tín. Trên các ô này có đắp các đầu hình nữ nhi đội vòng nguyệt quế. Ở giữa vòng cung ngôi nhà có chiếc đồng hồ lớn, có tuổi thọ ngang với tuổi thọ ngôi nhà. Hiện chạy vẫn chính xác. Trong tồ nhà có 35 quầy phục vụ khách hàng với nhiều dịch vụ: bưu phẩm trong và ngoài nước, phát chuyển nhanh, điện hoa, fax Nhà hát Thành phố Trước gọi là Nhà hát Lớn, được dựng năm 1898 và khánh thành vào ngày 1-1-1900 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Berger. Tồ nhà hình chữ nhật này, nằm ở ngã ba đường Lê Lợi và Đồng Khởi. Nơi đây ngày trước chỉ dành riêng cho những yếu nhân thời Pháp thuộc. Thời Mỹ-ngụy, nhà hát biến thành Hạ nghị viện của chế độ Sài Gòn và nay là Nhà hát thành phố. Nhà hát đã được trùng tu sửa chữa trong năm 2000. Chợ Bến Thành Trước khi Pháp chiếm Sài Gòn (1859), cạnh bờ sông Bến Nghé sát Thành Sài Gòn có một ngôi chợ. Vì vậy, ngôi chợ này mang tên ghép là chợ Bến Thành. Xưa chỉ là ngôi chợ nhỏ xây gạch, sườn bằng gỗ, lợp tranh. Năm 1870, chợ bị cháy một phần. 587
  23. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ Để có một ngôi chợ lớn, đáp ứng yêu cầu của người dân Sài Gòn-Chợ Lớn đang phát triển lúc bấy giờ, năm 1911 người ta đã phá chợ cũ, đồng thời tại vùng đầm lầy M. Boress mà người dân Sài Gòn lúc đó gọi là ao Bò-rệt, một khu chợ mới được xây lên. Cuối tháng 3-1914 chợ được khánh thành. Lúc đó người Hoa, Chợ Lớn gọi là “Tân giai thị” hay “Cái xị”. Đấy là xuất xứ của chợ Bến Thành. Năm 1985, chợ được sửa chữa toàn bộ bên trong, bên ngoài, mặt trước với tháp đồng hồ vẫn giữ nguyên dáng cũ. Đây là chợ đầu mối của Thành phố Hồ Chí Minh, bán đủ loại hàng hố. LỄ HỘI Lễ hội Hùng Vương Hằng năm, đến ngày 10 tháng 3 âm lịch tiến hành giỗ Quốc Tổ tại đền thờ vua Hùng trong Thảo Cầm Viên, do Sở Văn hố- Thông tin thành phố tổ chức, kết hợp giữa lễ hội cổ truyền với hoạt động văn hố hiện đại. Các đại diện chính quyền, đại diện thanh niên thành phố đọc bài nhớ ơn các vua Hùng và nguyện quyết tâm giữ nước. Sau đó là phần lễ bái, tế lễ cổ truyền của mọi tầng lớp nhân dân, phần hội có các trò chơi: đánh cờ người, võ thuật, múa lân Ngày giỗ Trần Hưng Đạo Hằng năm vào ngày 20-8 âm lịch (ngày mất của Hưng Đạo Vương) nhân dân tổ chức lễ giỗ long trọng trang nghiêm ở đền thờ ông tại số 36 đường Võ Thị Sáu, quận 1. Đây là ngày hội có quy mô tổ chức khá lớn. Lễ diễn ra trong 3 ngày từ 19 đến 21 với các nghi thức tế lễ cổ truyền Bắc Bộ, bao gồm nam tế, nữ tế, nghi thức hát chầu văn ca ngợi công đức của Đức Thánh Trần. Sau lễ là phần hội, tổ chức chơi cờ người, múa hát dân tộc 588
  24. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lễ giỗ Lê Văn Duyệt Được tổ chức ở Lăng Ông vào 2 ngày 29 và 30 tháng 7 âm lịch hằng năm. Trong lễ giỗ, ngoài phần lễ bái theo nghi thức cổ truyền Nam Bộ, còn tổ chức hát bội. Nơi diễn là sân khấu được dựng ngay trong gian tiền điện, diễn xướng với nhiều nhân vật, nhiều tích trò Đây cũng là lễ hội lớn nhất của vùng đất Nam Bộ. Người đến chiêm bái còn “xin xăm” cầu phúc, cầu may, cầu tài, cầu lộc. Ngoài ra vào mồng 1 và 2 tháng Giêng âm lịch ở đây còn diễn ra hội xuân, dâng hương cầu chúc năm mới. Lễ Giáng sinh Hằng năm, lễ hội Thiên Chúa giáo lớn nhất tại Vương cung Thánh đường vào đêm 24 rạng ngày 25-12 âm lịch, rất đông giáo dân và nhân dân đến dự. Trong dịp lễ Giáng sinh, các nhà thờ đều trang hoàng lộng lẫy. Đặc biệt là ở nhà thờ Đức Bà, những dây đèn chạy từ công viên trước nhà thờ lên tận thánh giá trên 2 tháp chuông cao gần 60m. Trong đêm 24, trong nhà thờ diễn ra các nghi lễ tôn giáo kỷ niệm ngày Chúa Jesus ra đời, do cha xứ và các tín đồ cử hành trong bầu không khí trang nghiêm. Khoảng 20 giờ trở đi, khu vực chung quanh nhà thờ Đức Bà đông nghẹt nam nữ thanh niên. Lễ hội ngư dân (Cần Giờ) Còn gọi là lễ rước Ông (cá voi), được tổ chức quy mô ở xã Cần Thạch, huyện Cần Giờ vào ngày 16 tháng 8 âm lịch hằng năm. Vào ngày này, ngư dân nghỉ ra khơi để tham gia lễ. Lễ Nghinh Ông bắt đầu từ 9 giờ đến 13 giờ là lễ cúng Tiền Hiền, Hậu Hiền, để tưởng nhớ công lao những người đã đến đây lập nghiệp đầu tiên, rồi đến lễ cúng chánh tế. Đồ cúng không dùng sản vật biển mà dùng heo quay, xôi các màu, rượu, trà. Sau lễ còn có hội tổ chức nhiều trò vui dân gian: kéo dây, đi cà kheo. 589
  25. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ Lễ hội người Hoa Phần lớn người Hoa ở Chợ Lớn đều theo tín ngưỡng dân gian Hoa Nam, thờ nhiều thần thánh. Mỗi vị thần có ngày vía (mất) riêng. Vào những ngày đó, người Hoa đều đến lễ bái ở các đền, miếu thờ những vị thần này. Tuy vậy, lễ hội lớn nhất trong năm đối với người Hoa là lễ Nguyên Tiêu vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Trong ngày này tất cả người Hoa đều tập trung đến lễ ở các đền miếu của cộng đồng mình để tạ ơn thánh thần đã phù hộ công việc làm ăn trong năm cũ, cầu thần thánh phù hộ công việc làm ăn buôn bán trong năm mới được tốt hơn. Sau lễ Nguyên Tiêu, người Hoa mới bắt tay vào công việc làm ăn mới. Lễ hội của người Khơme Cộng đồng người Khơme ở Thành phố Hồ Chí Minh khá đông. Trong một năm, người Khơme có nhiều lễ hội, nhưng đáng chú ý nhất là các lễ hội sau: Tết Chol Chnam Thmay (Tết năm mới) Bắt đầu vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch hằng năm tại các ngôi chùa Khơme ở đường Trần Quốc Thảo, quận 3, với nghi lễ rước “Đại lịch”, mở đầu cho những ngày Tết. Tiếp là lễ dâng cơm cho sư sãi, lễ đắp núi cát ở quanh chùa, lễ quy y Ngoài ra còn có các tục tắm tượng Phật, té nước vào sư, ông già và khách quý, vui chơi, múa hát và ăn uống, thăm hỏi, chúc tụng nhau. Lễ Đôn Ta (Lễ cúng ông bà) Tổ chức vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch, để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên và công lao những người đã khuất. Vào dịp này, người Khơme đến chùa làm lễ rước vong linh ông bà tổ tiên về nhà mừng lễ với con cháu. Ngoài ra còn có tục thả thuyền bằng bẹ chuối, trên các sông rạch gần nhà. 590
  26. HƯNG YÊN Lễ Ok Om bok (Lễ cúng Trăng) Vào rằm tháng 10 âm lịch hằng năm. Lễ vật cúng là các sản phẩm nông nghiệp. Lễ cúng được tổ chức vào lúc mặt trăng lên cao trên trời toả sáng. Cúng xong, chủ nhà gọi các em bé lại, lấy ít cốm dẹp và vài thứ hoa đút vào miệng các em, vừa vỗ vào lưng hỏi các cháu muốn gì. Qua câu trả lời các em, chủ nhà đoán được kết quả vụ mùa sắp tới. Lễ hội người Chăm Cộng đồng người Chăm ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng khá nhiều, phần lớn theo đạo Hồi, họ có đền thờ riêng. Hằng năm người Chăm theo Hồi giáo có các lễ hội: Lễ sinh nhật Thiên sứ Muhanmed Tức là người vâng lệnh Thánh Alah giảng truyền kinh Coran và người khai sáng Hồi giáo. Lễ được tổ chức vào ngày 12-3 Hồi lịch. Lễ Ramada (tháng nhịn ăn) Còn gọi là tháng chay, từ ngày 1 đến 30 tháng 9 Hồi lịch. Lễ Bố thí Diễn ra ngày 1 tháng 10 Hồi lịch. Ngoài ra người Chăm theo Hồi giáo còn cố gắng thực hiện lễ hành hương về Thánh địa Mecca (thuộc Arập Xêút) vào ngày 10 tháng 12 Hồi lịch hằng năm để thực hiện tín điều của Kinh Coran. HƯNG YÊN Hưng Yên là một tỉnh nằm giữa vùng châu thổ sông Hồng, có diện tích tự nhiên gần 900km2, dân số trên 1 triệu người, gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Sán Dìu, Tày Thị xã Hưng Yên là tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Yên. Hưng Yên còn có 6 huyện: Mỹ Văn, Châu Giang, Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ. Hưng Yên phía Bắc 591
  27. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ giáp Bắc Ninh, phía Đông giáp Hải Dương, phía Đông Nam giáp Thái Bình, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Tây và Hà Nội, phía Nam và Tây Nam giáp Hà Nam. Là một tỉnh thuần nông, nhưng xa xưa Hưng Yên là một trong những trung tâm thương mại nổi tiếng của xứ Đàng Ngoài với phố Hiến, mà câu ca xưa đã hát: “Nhất Kinh kỳ, nhì Phố Hiến”, sánh ngang với Hội An, thương cảng lớn của xứ Đàng Trong. Thời kỳ phồn thịnh nhất của thương cảng Phố Hiến là vào cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII Thời ấy, ở cửa sông Hồng thuộc trấn Sơn Nam, cửa ngõ của kinh thành Thăng Long, là nơi hội tụ giao lưu buôn bán của thương nhân nhiều quốc gia. Từ châu Âu tới có người Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp , từ châu Á sang có Ấn Độ, Mã Lai (Malaisia), Cao Ly (Triều Tiên), nhưng nhiều hơn cả là người Nhật và Trung Quốc. Thời bấy giờ dân cư Phố Hiến lên tới hơn 2000 nóc nhà và đã hình thành tới 20 phường làm ăn buôn bán. Lịch sử Hưng Yên - Phố Hiến đã trải qua nhiều biến đổi, thăng trầm. Trong sự đổi mới chung của đất nước, phát huy truyền thống lịch sử, Hưng Yên đang vững bước đi lên trên con đường hội nhập, phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch. Ngoài di tích Phố Hiến, một thương cảng sầm uất trong thế kỷ XVII, Hưng Yên còn có nhiều công trình văn hóa, di tích lịch sử độc đáo. Địa hình bằng phẳng có nhiều ao, sông ngòi, thuận tiện giao thông vận tải, đường bộ, đường thủy thuận lợi. Hưng Yên còn là một nơi có nhiều hoa thơm quả ngọt như nhãn lồng, từng là loại đặc sản tiến vua. Hưng Yên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa: mùa nóng và mùa lạnh. Nhiệt độ trung bình cả năm là 230C. 592
  28. HƯNG YÊN THẮNG CẢNH Phố Hiến Cách Thăng Long hơn 50km về phía Nam, nơi dải đất hơi cao này đã có cư dân sinh sống từ lâu, chủ yếu làm ruộng và chài lưới. Đó là Bến Vạn, tên gọi Chợ Vạn (tức Vạn Chài) nói lên đây là tụ điểm dân cư sông nước. Thế kỷ X, vùng Xích Đằng là khu vực hùng cứ của Sứ quân Phạm Phòng Át. Thế kỷ XIII, một số người Hoa lánh nạn quân Nguyên-Mông xâm lược đã phiêu dạt đến đây lập ra làng Hoa Dương và các làng Lương Điền, Phương Cái, Mậu Dương Khi nhiều làng mọc lên, thì cũng là lúc xuất hiện chợ, bến sông. Đến đầu thế kỷ XVII, Phố Hiến trở thành một đô thị có nhiều dinh thự quan lại, binh lính và cảng thương gia đến buôn bán, làm ăn ngày càng nhiều. Văn bia chùa Thiên Ứng dựng năm Vĩnh Tộ thứ 7 (1625) viết: “Hiến Nam danh thị tứ phương đô hộir tiểu T ường An dã” (Phố Hiến nổi tiếng là nơi đô hội tiêu biểu Trường An của phố phường). Chính chữ “Hiến” trong Hiến Nam hay Hiến Danh là cơ quan hành chính của trấn Sơn Nam. Đó là lý do địa điểm này có tên là Phố Hiến. Thời ấy phạm vi Phố Hiến gồm từ Đằng Châu xã Lam Sơn đến Nễ Châu huyện Tiên Lữ ngày nay. Như vậy Phố Hiến kéo dài trên 5 km dọc sông Hồng. Trung tâm Phố Hiến thuộc khu Dốc Đá ngày nay, nơi có thương điếm của người nước ngoài. Nét đặc sắc của Phố Hiến là trong 20 phường có 8 phường làm nghề thủ công. Hoạt động tấp nập của Phố Hiến chỉ tồn tại được 64 năm, tính theo thời gian từ khi mở đến khi đóng thương quán của Công ty Đông Ấn Hà Lan, là công ty có mặt ở đây sớm nhất và thịnh đạt nhất trong số các công ty phương Tây. Sự suy tàn của Phố Hiến có nhiều nguyên nhân. Trước tiên do sông Hồng đổi dòng. Vào đầu thế kỷ XVIII, lụt lớn đê sông 593
  29. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ Hồng bị vỡ. Sông Hồng chảy cách xa Phố Hiến 2km. Sự thay đổi tự nhiên ảnh hưởng đến vị thế kinh tế, chính trị của Phố Hiến. Theo quyết định của triều Lê - Trịnh, do dòng sông đổi dòng, nên bến đò lớn của trấn Sơn Nam (Phố Hiến) cũng không quan trọng nữa, đổi đi nơi khác. Điều quan trọng nữa là kinh tế thế giới có sự thay đổi lớn. Kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh. Hàng hóa Trung Quốc được xuất đi nhiều nước. Là một nước chậm tiến, hàng hóa của ta lạc hậu, không có sức thu hút khách hàng quốc tế. Phố Hiến ngày nay còn giữ được cho mình một quần thể kiến trúc gồm 60 di tích lịch sử, 100 bia ký và nhiều đền, chùa Hồ Bán Nguyệt Hồ Bán Nguyệt nằm ngay giữa lòng thị xã Hưng Yên, điểm xuyết cho đô thị một nét duyên dáng trong khung cảnh phố phường buôn bán sầm uất. Dáng hồ cong như hình trăng khuyết cho nên đặt tên là Hồ Bán Nguyệt. Đây là khúc bỏ lại của sông Hồng sau khi đổi dòng. Cách đây khoảng hơn 1000 năm, một nhánh sông Hồng chảy từ Đằng Châu qua cửa Càn xuống cống Vân Tiêu đổ nước ra cửa Luộc. Khu vực Phố Hiến khi đó là bãi bồi vùng cửa sông rộng lớn. Vào thời ấy cửa Càn, biển rộng sóng to, thuyền bè thường bị đắm. Cũng vì lẽ đó mà Phố Hiến có nhiều đền miếu thờ các vị thần sông nước. Nhánh sông Hồng nay bị phù sa lấp dần, để lại hàng loạt các hồ đầm suốt từ Đằng Châu tới Nễ Châu, trong đó có Hồ Bán Nguyệt. Hồ Bán Nguyệt, phong cảnh nên thơ, nước trong xanh, phẳng lặng, bốn bề cây cối xanh um, mát dịu. Một bên là phố Nguyệt Hồ, một bên là đê Đại Hà. Không gian khoáng đãng, dịu êm giữa phố thị là nguồn thi hứng cho những tao nhân mặc khách. Kia hồ là cảnh hữu tình, khi soi xuống hồ thì có nguyệt Mà nguyệt vốn kho vô tận, ngửng trông lên còn nguyệt ấy là hồ. 594
  30. HƯNG YÊN Năm 1905, Tổng đốc Lê Hoan tổ chức thi thơ vịnh Kiều ở Tao đàn Hưng Yên, bên cạnh hồ Bán Nguyệt, để lại nhiều giai thoại văn chương lý thú. Hồ được sửa sang nhiều lần. DI TÍCH Chùa Pháp Vân Còn gọi chùa Thái Lạc, tọa lạc ở xã Lạc Hồng, huyện Mỹ Văn, được dựng từ thời Trần, thế kỷ XIV theo kiểu “nội công ngoại quốc” nhỏ hẹp. Nhà tiền đường và thiêu hương nối với thượng điện, sau đó đến gác chuông, đã hỏng, nay cải tạo thành tăng phòng. Vì kèo gỗ thượng điện, chỉ còn giữ lại những thành phần vì nóc trên cao và các ván bưng, chạm khắc trang trí của các thế kỷ XIII, XIV. Các hàng cột qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa đã bị thay thế, lối kết cấu giá chiêng kết hợp chồng rường, bốn cột chính liên kết giản đơn, chéo và ngang với các cột phụ tạo thành ô trung tâm vuông ở nội thất, giống thượng điện chùa Bối Khê, song các tuyến ngang dưới khung chéo được mở rộng thành các khoang chữ nhật, nối với các hoành liên kết cột, ở đó có lắp ghép các ván bưng hình vuông, chữ nhật rất dày, vừa làm nền trang trí, vừa có tác dụng chịu lực. Chùa Phú Thị Tọa lạc ở thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Châu Giang. Chùa được dựng thời Hậu Lê trong một khuôn viên rộng. Kiến trúc chùa theo kiểu chữ “đinh” (丁), cửa nhìn về hướng Tây Nam. Tiền đường gồm 5 gian, kiến trúc theo kiểu chồng diêm, cao ráo, thoáng mát, bốn hàng cột lim. Trên xà ngang trung tâm tiền đường được bài trí một cửa võng chạm nổi “lưỡng long chầu nguyệt” sơn son thếp vàng. Giáp tường phía trong đặt 6 pho tượng: ông Thiện, ông Ác, Thần Sấm, Thần Sét. Tiếp tiền đường là 4 gian hậu cung. Hậu cung có kiến trúc khá đặc biệt, bộ kèo gỗ 595
  31. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ được gia công hình càng cua, trên trần gỗ hình cuốn vòm khiến cho hậu cung như sâu thêm và làm cho nơi thờ Phật càng thêm u tịch. Phía dưới được sắp đặt bệ thờ rất cân xứng. Chùa Hiến Ở địa phận Phố Hiến, thuộc xã Hồng Châu, thị xã Hưng Yên, được dựng vào cuối triều Lý, đầu triều Trần có tên là Thiên Ứng tự. Thiên Ứng là gọi theo niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình (1232-1250) dưới triều vua Trần Thái Tông (1225-1258). Tương truyền ông Tô Hiến Thành là quan đại thần nhà Lý, có công lớn trong việc lập ngôi chùa này. Chùa được dựng trong khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt, phố phường sầm uất. Chùa có kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm ba gian tiền đường, ba gian thiêu hương và ba gian hậu cung. Tiền đường và thiêu hương thờ Phật, hậu cung thờ Mẫu. Đây là cách thờ tự phổ biến trong các chùa cổ ở Việt Nam: “tiền Phật, hậu Mẫu”. Phần điêu khắc với con rồng đầu đao, kẻ bẩy chạm: cá hóa rồng là nét nghệ thuật điêu khắc cổ rất quen thuộc ở các đền, đình chùa. Kiến trúc toà thiêu hương nổi lên với hai lớp mái và ống thoát khói hương chịu ảnh hưởng của kiến trúc chùa Huế. Trước cửa chùa có cây nhãn “tiến” nổi tiếng lâu đời. Mỗi mùa nhãn chín, được hái dâng cúng Phật, cúng vị thần Thành hoàng làng và để quan lại địa phương mang tiến vua chúa, nên gọi là nhãn tiến. Trước sân chùa có hai tấm bia cổ nhất, ghi quá trình tụ cư của thương cảng Phố Hiến. Đền Chử Đồng Tử Thuộc xã Bình Minh, huyện Châu Giang, cách Hà Nội khoảng 25km theo đê sông Hồng, còn gọi đền Đa Hoà, thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử, được tôn vinh là một trong Tứ Bất Tử của thần linh Việt. Tương truyền Chử Đồng Tử là con của Chử Vi Vân, quê ở thôn Chử Xá, nhà nghèo đến nỗi không có áo quần mặc, hai cha con chỉ có chung một cái khố. Khi cha chết, Chử Đồng Tử 596
  32. HƯNG YÊN không nỡ táng trần, đã dùng cái khố ấy liệm theo cha. Một hôm, Chử Đồng Tử trần truồng ra sông câu cá, chợt có đoàn thuyền của Tiên Dung Mị Nương, con gái thứ ba của vua Hùng đi du ngoạn ghé lại bến sông. Thấy quân binh đông đảo, Chữ Đồng Tử hoảng sợ liền moi cát thành hố rồi chui xuống, lấp cát lại để ẩn mình. Không ngờ công chúa Tiên Dung cho dừng thuyền lên bến dạo chơi, sai quây màn để tắm, lại đúng ngay chỗ Đồng Tử đang nấp. Công chúa cởi bỏ xiêm y vào tắm, nước dội trôi cát, bất ngờ bỗng lộ ra chàng trai Chử Đồng Tử trên người không mảnh vải che thân. Tiên Dung cho là duyên trời định, bèn xin vua cha kết duyên với Đồng Tử. Sau Đồng Tử theo thuyền buôn đến núi Quỳnh Viên, học được phép lạ của sư Phật Quang. Tiếp đó Đồng Tử đưa Tiên Dung đi học đạo, mới đến gần bãi tự nhiên thì trời tối. Chử Đồng Tử cắm gậy, úp nón lên nghỉ ngơi. Ngay lập tức chỗ ấy hiện lên một tồ lâu đài lộng lẫy, có thành quách bao quanh, quân tướng, người hầu đầy đủ. Hùng Vương nghe tin nơi hai người ở có đủ thành quách, quân tướng, tưởng rằng con gái muốn làm loạn, liền sai quân đi dẹp. Chử Đồng Tử và Tiên Dung sợ mệnh vua cha, trong đêm hố phép bay về trời cùng với thành quách lâu đài. Chỗ ấy sụt xuống thành đầm gọi là đầm Dạ Trạch, hay còn gọi là đầm “Nhất Dạ”, nghĩa là cái đầm có sau một đêm. Người đời sau tưởng nhớ sự tích lập đền thờ. Đền thờ Chử Đồng Tử nằm trên một khu đất cao, rộng và bằng phẳng, hình chữ nhật, có diện tích 18.720m2, quay mặt về hướng chính Tây, nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên. Ngọ Môn gồm ba cửa: cửa chính là tồ nhà ba gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp “lưỡng long chầu nguyệt”, chỉ mở vào những ngày đại lễ. Hai cửa bên để đón khách. Qua sân Đại là đến Đại tế, tồ thiêu hương, cung đệ nhị, cung đệ tam, và cuối cùng là hậu cung. Trong đền có các pho tượng Đức Thánh Chử Đồng Tử và phu nhân bằng đồng rất đẹp. 597
  33. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ Đền Phượng Hoàng Ở xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, thờ Cúc Hoa, một người con gái có nhan sắc, con nhà giàu có, nhưng biết trọng lẽ phải và thương người nghèo. Kiến trúc chùa theo hình chữ “tam” (三). Hai đầu là hai cột trụ. Trên mỗi đầu cột tạo dáng hình búp sen. Kiến trúc thuộc đời Nguyễn theo kiểu chồng rường đấu xen. Hàng kèo hiên chạm hoa dây. Trung tâm tồ tiền tế bài trí một bàn thờ, hai bên là hai câu đối ca ngợi công đức Cúc Hoa. Bến trái treo quả chuông lớn đúc thời Bảo Đại. Tồ trung từ, gian chính điện đặt một cỗ khám lớn. Trong khám là tượng Cúc Hoa, hai bên khám thờ Đức Ông và Thành hoàng. Phía trong cùng kiến trúc theo kiểu chồng diêm, bài trí tượng Phật. Chùa Chuông Còn gọi là Kim Chung tự, nằm ở thôn Nhân Đục, phường Hiến Nam, thị xã Hưng Yên. Chùa có từ bao giờ, đến nay chưa xác định được. Theo văn bia đặt ở chùa thì năm 1702, chùa đã trùng tu thượng điện và đắp tượng - Cột lầu khánh, khắc rõ thời gian dựng cột năm Quý Dậu niên hiệu Chính Hoà thứ 14 (1693). Cây cột khác ghi tên người cúng tiến với số tiền 10 quan. Điều đó xác định rằng muộn nhất thì vào thế kỷ XVII đã có chùa Chuông. Mái thượng điện lợp ngói mũi hài gần giống ngói thời Trần. Năm 1707, chùa lại được trùng tu lớn, hầu hết mọi hạng mục công trình được làm lại, như hành lang thượng điện, gác chuông, gác khánh, cầu đá. Chùa có quy mô hoàn chỉnh của chùa Việt thời Hậu Lê. Truyền thuyết kể rằng: chùa được gọi là Kim Chung (chùa Chuông Vàng) là do vào một năm đại hồng thủy, có một quả chuông vàng trên một chiếc bè trôi dạt vào bãi sông thuộc thôn Nhân Đục. Các nơi đua nhau tới kéo về địa phương mình, nhưng không sao kéo được, chuông không nhúc nhích một bước. Các bô lão Nhân Đục làm lễ khấn trời đất, rồi hô hào con em trong làng 598
  34. HƯNG YÊN ra kéo, chuông di chuyển nhẹ nhàng. Dân làng cho là do Trời Phật giúp đỡ, bèn góp công xây dựng chùa, xây lầu treo chuông. Và gọi chùa là chùa Chuông. Qua cầu đá, đến khoảng sân rộng, rồi đến nhà tiền đường, hai bên có hành lang với lầu chuông, lầu khánh được nối lại bởi tồ hậu đường tạo nên một hình chữ nhật kín. Bên trong có hai tồ thiêu hương và thượng điện nối nhau theo kiểu chữ “đinh” ( 丁). Một số cột ở hai lầu chuông, gác khánh và nhà hậu đường có chạm khắc những đàn nghê mẹ con đùa giỡn. Trong chùa có hoành phi, câu đối, tượng Phật. Hai bên hành lang có 18 vị La Hán, 8 vị Kim Cương, 2 ông Hộ pháp. Đền Mây Đền nằm trên bến đò Mây, dựng từ thời nhà Đinh, đền đời nhà Lý được tôn tạo lại. Trước đền có một cây đa cổ thụ, tương truyền được trồng cùng thời gian tu sửa đền lần đầu. Đền thờ tướng quân Phạm Phòng Át, còn gọi là Phạm Bạch Hổ. Ông sinh ngày 10 tháng Giêng năm Canh Ngọ (910), trong một gia đình tiểu thương tại trấn Đằng Châu. Từ nhỏ, ông nổi tiếng là thông minh, cương trực. Năm Đinh Hợi (927) làm hào trưởng trấn Đằng Châu, là danh tướng của Ngô Quyền. Năm 937, ông đem 1000 quân đến hợp binh với quân của Ngô Quyền tại Gia Viễn (Châu Ái). Cùng năm đó, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ (cha vợ Ngô Quyền), đoạt chức Tiết Độ Sứ. Để củng cố địa vị, Kiều Công Tiễn cầu cứu quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền cử Phạm Bạch Hổ, Dương Tam Kha, Ngô Xương Ngập đem 5.000 quân về thành Đại La diệt Kiều Công Tiễn. Năm Mậu Tuất (938) trong trận thủy chiến ở Bạch Đằng Giang, ông được Ngô Quyền giao làm tướng tiên phong nhử giặc. Dưới sự chỉ huy của Ngô Quyền, quân ta đánh tan quân Nam Hán. 599
  35. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha, em vợ Ngô Quyền, đoạt ngôi, Phạm Bạch Hổ đã giúp con trai thứ của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn đoạt lại ngôi vua. Khi triều Ngô mất, ông là một trong Thập nhị sứ quân, đại bản doanh đóng ở Đằng Châu. Phạm Bạch Hổ mất ngày 16 tháng 11 năm Đinh Mão (967). Nhân dân lập đền thờ nơi dinh lũy cũ trên đất Đằng Châu. Các triều đại về sau, mỗi khi đăng quang đều truy phong ông “Khai thiên trấn quốc trung phu tá dực đại vương”. Đền Mây được xây theo kiểu chữ “tam” (三) gồm tiền tế, trung tế và hậu cung. Gian giữa tiền tế treo bức đại tự “Thái Bình vương phủ” (đây là Vương phủ Thái Bình) khảm trai, hai bên có các hoành phi “Phúc dẫn Đằng Lưu” (sông Đằng dẫn Phúc), “Anh Phi châu quận” (Quận Châu Anh Phi) và một tấm y môn thêu 4 chữ “Tuấn nghiệp hoằng khai” (Nghiệp sáng rộng mở). Trong đền có 27 pho tượng, tạc thời Lê, hai cỗ kiệu bát cống, một lư hương đồng. Văn Miếu Xích Đằng Được xây dựng năm 1838, thời Minh Mạng, trên nền chùa Xích Đằng cũ. Ngôi chùa lớn này bị phá hủy từ thời Lê Trung Hưng. Văn Miếu thờ Đức Khổng Tử cùng với chư hiền của Nho giáo. Hiện Văn Miếu Xích Đằng chỉ còn lại: cổng tam quan, 8 bia tiến sĩ thuộc đất Hưng Yên xưa - Tam quan có gác trên lầu nhìn được cả một vùng ven sông Hồng màu mỡ, kiến trúc bề thế mang dáng dấp cổng Văn Miếu Hà Nội. Phía trong có lầu chuông, gác khánh, hai dãy tả, hữu vu, giữa là gian đại bái. Tám tấm bia khắc tên các vị đại khoa gồm 102 người của các địa phương: Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ thuộc các triều đại Trần, Mạc, Lê đến Nguyễn. Học vị cao nhất là Trạng nguyên Tống Trân, người thôn An Cầu, huyện Phù Cừ, thời Trần. Trên loạt bia này, đứng đầu bảng số người đỗ đại khoa là xã Thổ Hoàng, huyện Ân Thi. Hằng năm, hai kỳ xuân, thu, Văn Miếu đều có tế lễ. 600
  36. HƯNG YÊN LỄ HỘI Hưng Yên là một trong những cái nôi người Việt cổ. Phố Hiến một thương cảng nổi tiếng từ thế kỷ XVII. Tại đây còn lưu giữ nhiều di tích kiến trúc cổ với những đền, chùa Hưng Yên cũng là quê hương của nhiều danh nhân văn hố, anh hùng dân tộc, nơi đây còn bảo tồn nhiều vốn cổ văn hố dân gian đặc sắc và các lễ hội, tiêu biểu là: Hội Chử Đồng Tử Hằng năm diễn ra trong 3 ngày từ mồng 10 đến 12 tháng 3 âm lịch tại đền Chử Đồng Tử - Lễ có đám rước rồng. Sau lễ có tổ chức hội với nhiều trò chơi: vật, võ, múa sư tử, hát chèo, bơi thuyền. Lễ hội chùa Tư Pháp Chùa Tư Pháp thuộc huyện Mỹ Văn, thờ bốn bà Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Lễ hội chùa Tư Pháp được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hằng năm. Lễ hội có cuộc rước lớn giữa các làng thờ ba bà Vân, Vũ, Lôi đến với bà Điện (ở chùa Un, làng Ôn Xá). Đây cũng là lễ hội cầu mưa. Hội Phù Ủng Hằng năm lễ hội diễn ra từ ngày 11 đến ngày 25 tháng 11 âm lịch tại xã Phù Ủng, huyện Ân Thi. Đền Phủ Ủng thờ Phạm Ngũ Lão, một danh tướng thời Trần, một tướng tài của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đã có nhiều công lao trong việc đánh đuổi giặc Nguyên - Mông ở thế kỷ XIII. Đặc biệt có đám rước tượng quận chúa Thủy Tiên, con gái độc nhất của Phạm Tướng quân về đền chính và có hội Kỳ Anh là hội của các vị chức sắc (trên 50 tuổi) tế ngoài. Sau lễ có hội tổ chức các trò chơi đánh cờ người, thi vật, hát chèo 601
  37. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ KHÁNH HOÀ Khánh Hoà là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 5.257km2, dân số trên 1.300.000 người, gồm các dân tộc Kinh, Raglai, Êđê, Giẻ Triêng, Chăm Khánh Hoà phía Bắc giáp Phú Yên, phía Nam giáp Ninh Thuận, phía Tây giáp Đắk Lắk và Lâm Đồng, phía Đông giáp biển Đông. Khánh Hoà có tỉnh lỵ là Thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh và 6 huyện lỵ: Vạn Ninh, Ninh Hoà, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và huyện đảo Trường Sa nằm ở điểm cực Đông Việt Nam, nơi nhận được ánh sáng ban mai sớm nhất nước. Khánh Hoà địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, bao gồm núi đồi, đồng bằng ven biển và hải đảo. Bờ biển Khánh Hoà dài trên 200km với 200 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, riêng huyện đảo Trường Sa chiếm khoảng 100 hòn đảo. Khánh Hoà có hai con sông chảy qua là sông Cái, đổ ra biển ở cửa Nha Trang và sông Dinh. Đây là một tỉnh có ngư trường lớn, nguồn lợi thủy, hải sản dồi dào, đặc biệt là yến sào, sản lượng hằng năm lên tới 2,5 tấn, có nguồn nước khoáng nóng rất phong phú với hai con suối nước nóng trữ lượng hàng triệu mét khối. Đây là nguồn nước uống quý, có tác dụng chữa bệnh, nâng cao sức khỏe. Khánh Hoà chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa chịu tác động của khí hậu đại dương, nhờ vậy khí hậu Khánh Hoà tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình cả năm là khoảng 26,50C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.200mm. Giao thông vận tải ở Khánh Hoà rất thuận lợi, có đường bộ, đường sắt Bắc-Nam đi qua, có quốc lộ 26 nối với Đắk Lắk, Tây Nguyên có sân bay Nha Trang, nay lại có sân bay Cam Ranh được sửa chữa nâng cấp rất thuận lợi cho việc đi lại trong và ngoài nước. Đặc biệt Khánh Hoà có cảng biển Cam Ranh vào loại cảng biển tốt nhất thế giới sánh tầm với cảng Francisco của Hoa Kỳ, nước sâu và kín gió cho tàu bè neo đậu mỗi khi gió bão. 602
  38. KHÁNH HÒA Khánh Hoà được thiên nhiên ưu đãi có nhiều thắng cảnh đẹp, có sông suối, thác ghềnh, có rừng biển và đảo, lại có nhiều công trình di tích kiến trúc cổ, lại là tỉnh có cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Tất cả những lợi thế đó đã giúp cho Khánh Hoà phát triển nhanh kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch, một ngành công nghiệp không khói hết sức quan trọng đối với Khánh Hoà. THẮNG CẢNH Hồ cá Trí Nguyên Nằm trên đảo Bồng Nguyên, còn gọi là Hòn Miễu, cách cảng Cầu Đá Nha Trang 20 phút đi thuyền máy. Hồ cá Trí Nguyên do ông Trí Nguyên xây dựng năm 1971, dài 160m, rộng 130m, chia làm ba ô nuôi cá: cả cảnh, cá thịt và cá dữ với hàng trăm loài cá khác nhau. Giữa hồ có nhà thủy tạ, làm nơi nghỉ ngơi giải trí, phục vụ ăn uống cho du khách. Trên đảo còn có khu bãi tắm sạch đẹp, được nhiều người ưa thích. Với sự cố gắng của ban quản lý hồ, trong năm qua, đã xây xong thủy cung Trí Nguyên. Thủy cung gồm nhiều bể thủy tinh to, nuôi các sinh vật biển, đặc biệt là loại cá mú khổng lồ, những chú cá mập hàm răng nhọn hoắt Viện Hải Dương học Là cơ quan lưu giữ những tiêu bản và các công trình nghiên cứu về biển nhiệt đới, được thành lập năm 1923, nằm trên một khu đất rộng, cạnh bến cảng Cầu Đá, cách thành phố Nha Trang 6km về hướng Đông Nam. Đây là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học về biển ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Hiện viện đã sưu tập được trên 20.000 mẫu của hơn 4.000 loài sinh vật biển và nước ngọt, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong các bể kính. Tại đây du khách sẽ được ngắm nhìn bộ xương cá voi khổng lồ dài gần 26m, cao 3m với 48 đốt sống. 603
  39. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ Hòn Chồng Ở ngay thành phố, cạnh bờ biển Đông. Quần thể Hòn Chồng gồm hai nhóm đá, một nhóm nằm ở biển sát bờ, một nhóm nằm trên bãi cát, sát chân đồi Cù Lao. Nhóm ngoài biển gọi là Hòn Chồng với các khối đá chìm và khối đá nổi trên mặt sóng nước, lớp lớp chồng lên nhau, thành nhiều tầng, nhiều ngách chạy từ bờ cao xuống biển. Có khối đá khổng lồ nằm trên những khối đá nhỏ, trông rất chênh vênh, như sắp đổ nhào! Từ bờ, những khối đá theo nhau chạy ra biển, rồi đột ngột vươn lên thành tảng đá cao lớn sừng sững giữa trời nước mênh mang sóng vỗ. Trên tảng đá cao lớn này lại có một viên đá dáng tròn chễm chệ ngồi, mặt hướng ra biển khơi, trên đó có dấu năm đầu ngón tay to vấu lại in sâu vào đá, tương truyền là dấu trong tay của ông khổng lồ để lại thuở xa xưa. Từ Hòn Chồng nhìn lên phía Bắc, du khách sẽ nhìn thấy núi Cô Tiên, với hình dáng của một người con gái dậy thì đang nằm xõa tóc. Nhóm đá trên bãi cát, dân địa phương gọi là Hòn Vợ, với những tảng đá to chồng lên nhau, nhưng không nhẵn nhụi, bởi không được sóng vỗ bào mòn. Hòn Vợ có hai tảng đá hình khối chữ nhật đứng song song, cùng đỡ hai hòn đá nhỏ hình vuông. Trông xa như hình hai người phụ nữ đang mặc áo nhìn ra biển. Dốc Lết Là bãi tắm biển xinh đẹp thuộc huyện Ninh Hoà cách Nha Trang 50km về phía Bắc. Dốc Lết có những cồn cát trắng mịn chạy dài, cao hàng chục mét, bao quanh bởi những hàng phi lao xanh thẫm. Đường đến tuy có mệt mỏi, bởi sau khi “lết” qua những cồn cát, du khách mới có thể đặt chân lên bãi tắm tuyệt vời với bãi cát trắng phau, phẳng lỳ, chạy dài theo bờ biển hơn 10km, nhưng nước biển trong xanh với muôn vàn lớp sóng vỗ nhẹ vào bờ sẽ cho bạn được dịp thỏa sức vẫy vùng trên sóng nước. Đến Dốc Lết, ngoài việc tắm biển du khách có thể đi thăm làng chài, đồng muối Hòn Khói, đẹp như tranh vẽ. 604
  40. KHÁNH HÒA Bãi Trũ Nằm ở đảo Hòn Tre, trước mặt thành phố Nha Trang. Từ trong đất liền nhìn ra Hòn Tre, trông giống hình con cá sấu khổng lồ đang vươn mình xuống biển. Tại đây có một bãi tắm thiên nhiên tuyệt đẹp có một không hai ở thành phố biển Nha Trang. Đó là một bãi tắm còn hoang sơ, rất lý tưởng cho những ai dù khó tính đến mấy cũng đều phải ngạc nhiên trước vẻ đẹp thuần phác, êm đềm, đặc biệt là môi trường sạch sẽ của bãi tắm. Nước trong xanh có thể nhìn thấy tận đáy, bờ biển thoai thoải dần, ra tận xa. Bãi tắm sóng êm, vì hướng về đất liền, bởi đằng sau là Hòn Tre, như một bức tường thành chắn gió. Vịnh Văn Phong Cách thành phố Nha Trang khoảng 80km về phía Bắc. Nơi đây rất thích hợp cho loại hình du lịch thể thao như: lặn biển, lướt ván, bơi thuyền buồm, leo núi, tắm nước khoáng nóng Vịnh Văn Phong có phong cảnh hữu tình, được tạo bởi đồi cát trắng kéo dài trên 18km, nằm giữa đất liền và đảo. Trong vịnh có nhiều rặng san hô, bãi đá ngầm, nơi trú ngụ của nhiều đàn cá trông rất đẹp mắt. Trong tương lai không xa, Vịnh Văn Phong sẽ được đầu tư phát triển thành một trung tâm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam. Suối Ba Hồ Cách Nha Trang khoảng 25km về phía Bắc thuộc huyện Ninh Hoà, suối Ba Hồ, bắt nguồn từ đỉnh Hòn Sơn cao 660m, chảy giữa hai triền núi đá xuống cánh đồng thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích rồi đổ ra đầm Nha Phu. Gọi là suối Ba Hồ bởi trên hành trình đưa nước ra biển Đông, con suối ba lần mở lòng suối rộng ra liên tiếp tạo thành ba hồ, ngay trên lưng chừng núi với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, mỗi hồ một vẻ đẹp khác nhau. Nếu du khách làm một cuộc leo núi men theo dòng suối cheo leo đi từ Hồ Nhất qua Hồ Hai, từ Hồ Hai ngược lên khoảng 300-400m, qua những vách đá, lau sậy um tùm, sẽ đến Hồ Ba. Vào mùa khô, 605
  41. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ nước suối chảy róc rách, mặt hồ ít gợn sóng. Ven suối những hòn đá nằm nghiêng ngả, những chùm rễ cây vắt mình qua đá, trông chẳng khác nào bầy trăn, lũ rắn đang nằm phơi mình trên đá. Trên cao, những cây cổ thụ tán giao nhau, tạo nên vòm xanh cho suối, càng thêm mát mẻ cho cuộc hành trình leo núi của bạn. Đầm Nha Phu Nước không sâu, chung quanh núi bao bọc, quanh năm nước ấm áp, mặt nước tĩnh lặng như mặt hồ, mặc dầu mặt nước Nha Phu khá rộng. Đến Nha Phu, ngoài việc tắm biển du khách còn có thể đi tham quan Hòn Thị, Hòn Lao, Hòn Hèo và leo núi Hòn Lao, còn gọi là đảo khỉ, trên đó có một rạp xiếc gấu, xiếc chó mở cửa cho du khách xem miễn phí. Dưới những tán dừa xanh là những ngôi nhà nghỉ khang trang sạch đẹp, trước mỗi nhà đều có dàn mướp và dàn hoa giấy rực rỡ đáng yêu. Hòn Thị lớn nhất trong các hòn, có chu vi 6.700m. Tại đây có nước ngọt, có những thửa ruộng trồng lúa và hoa màu. Người dân trên đảo nuôi thả hươu, nai và những chú đà điểu được mang về từ lục địa đen. Hòn Hèo, cách Hòn Thị không xa, phong cảnh rừng núi thơ mộng rất phù hợp cho những ai thích khám phá và thử sức. Hòn Hèo là một bán đảo lớn có cả rặng núi đại ngàn xanh biếc với những giỏ phong lan muôn hồng nghìn tía, đang bám vào những thân cây cổ thụ, ngát hương. Rõ là chốn “bồng lai tiên cảnh”. Suối Tiên Nằm ở phía Nam huyện Diên Khánh, cách thành phố biển Nha Trang khoảng 20 km về phía Tây Nam. Ngọn suối bắt nguồn từ Hòn Bà, một ngọn núi cao hơn 800m. Sau khi đã lượn quanh qua nhiều thác ghềnh, quanh co trong những thung lũng, hẻm núi, cây rừng, để rồi trước khi đổ nước xuống vùng đồng bằng, dòng nước gặp phải một bức “tường thành” bằng đá chắn ngang, 606
  42. KHÁNH HÒA dòng suối phân thành hai nhánh, một nhánh chảy về hướng Bắc tắm tưới cho cánh đồng của xã Suối Cát (nay là xã Suối Tiên), còn một nhánh chảy tràn qua bãi đá chắn ngang, theo hướng Đông nhập vào suối Dầu, đổ nước vào sông Cái. Truyền thuyết kể rằng, nơi đây xưa kia là chỗ các ông tiên ngồi đánh cờ trên các bàn đá. Biển Đại Lãnh Nằm kề ranh giới giữa 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà, cách Nha Trang khoảng 90km, cách Tuy Hoà (tỉnh lỵ Phú Yên) 30km. Phía Bắc biển Đại Lãnh là Đèo Cả, con đèo dài 12km quanh co, nhiều cua tay áo, một bên núi cao sừng sững, một bên là vực thẳm. Biển Đại Lãnh trong xanh, với bãi tắm đẹp lý tưởng, bờ biển thoai thoải, có thể thoải mái bơi lội xa bờ. Bãi cát trắng mịn, nằm dưới rừng phi lao, lao xao gió. Cách bãi tắm không xa là một hồ nước ngọt. Sau khi tắm biển thỏa chí, du khách có thể đắm mình trong dòng nước ngọt để cảm nhận hết sự thú vị của tắm biển ở Đại Lãnh. Phong cảnh Đại Lãnh từ xa xưa đã được các vua chúa liệt vào danh thắng của đất nước. Năm 1836, vua Minh Mạng đã cho chạm khắc cảnh Đại Lãnh vào một trong 9 chiếc đỉnh đồng đặt ở trước sân Thế Miếu. Trong cuốn Tự điển quốc gia có nói đến phong cảnh Đại Lãnh. DI TÍCH Tháp Bà (Pô Nagar) Còn gọi tháp Pô Inưnơgar, nằm trên ngọn đồi Hoa Cương, phía Tây Bắc Nha Trang. Đồi Hoa Cương gần cù lao Huân, phía Bắc cầu Xóm Bóng, cạnh quốc lộ 1A. Tại đây, từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XII, người Chăm đã cho xây nhiều đền đài, tháp miếu. Nhưng đến nay chỉ còn lại 4 607
  43. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ ngọn tháp được dựng vào khoảng thế kỷ IX và được tu sửa ở thế kỷ XII. Từ nằm 1999, tháp được trùng tu sửa chữa lớn. Tháp Pô Nagar là tên chung của khu di tích, nhưng thực ra đó là tên ngọn tháp lớn nhất trong bốn ngọn tháp. Tháp chính nằm ở phía Bắc là tháp lớn nhất cao 23m, do vua Srima xây năm 817. Trên cửa tháp chính có phù điêu tượng thần Civa bốn tay, chân đạp lên mình bò thần Nandin, đang nhảy múa giữa hai nhạc công thổi sáo và kèn saranac. Phía trước tháp chính có hai hàng cột hình bát giác, xây gạch, có một cổng vào và gác làm nơi nghỉ chân, trước khi leo lên tháp. Nay vẫn còn vết tích. Tháp chính thờ tượng bà Po Inưnơgar và con gái bà. Phía Nam tháp chính có hai tháp phụ. Một tháp được xây năm 774, bị người Malaisia xâm chiếm phá hủy, được vua Yavarman trùng tu lại vào năm 784. Tháp này thờ Thái tử. Kế đó là một tháp nhỏ hơn được xây vào thế kỷ XII do Chiêm hoàng Jayaindravarman II xây, thờ hai người con của bà. Phía sau tháp chính về hướng Tây Bắc có một tháp phụ do Harivarman II xây, thờ bà cụ nuôi bà lúc còn bé. Tất cả bốn tháp đều có cửa ra vào và đều quay về hướng Đông, ba cửa còn lại (Nam, Bắc, Tây) là cửa giả, phía trên cửa chính có vòm cuốn trang trí nhiều hoa văn. Chung quanh các tầng tháp, mỗi góc tường có hình vũ nữ Apsara và bò thần Nandin. Dưới vòm cuốn các cửa giả có hình người đứng chắp tay kính cẩn chư thần. Tháp mang tên Pô Inưnơgar, hay tháp Pô Nagar, vì bà là người có công khai hóa mở mang dân tộc Chăm, nên được các vua chúa sau này xây tháp, tạc tượng bà thờ trong tháp và tôn làm Đức Bà, vì vậy còn gọi là tháp Bà. Thành cổ Diên Khánh Đến nay tại miền Trung, ngoài thành Huế chỉ còn thành Diên Khánh ở Khánh Hoà, được xây năm 1793, sau khi Nguyễn Huệ qua đời, nhà Tây Sơn suy yếu dần. Nguyễn Ánh cùng Võ 608
  44. KHÁNH HÒA Tánh và Nguyễn Văn Trương đem quân tiến đánh Diên Khánh. Sau khi đẩy lùi được nghĩa quân Tây Sơn, thấy nơi đây là địa bàn chiến lược quan trọng lâu dài, Nguyễn AÙnh quyết định xây thành Diên Khánh làm vành đai phòng ngự kiên cố từ xa. Kiến trúc theo kiểu Vauban (một kiểu cấu trúc thành quân sự phổ biến ở châu AÂu vào thế kỷ XVII, XVIII), cách Nha Trang khoảng 10km về hướng Tây. Thành Diên Khánh nằm gần quốc lộ 1A, diện tích khoảng 36.000m2. Thành đắp bằng đất, dài khoảng 2.690m. Tường thành hình lục giác không đều nhau. Trên mỗi cạnh chia ra nhiều đoạn nhỏ, uốn lượn nên các góc thành không nhô hẳn ra, do đó vẫn đảm bảo quan sát được cả hai bên. Mỗi góc có pháo đài cao 2m. Tường cao 3,5m, bên trong đắp thoai thoải, được đắp thành hai bậc, làm đường vận chuyển vũ khí quân lương rất thuận lợi và an toàn. Mặt ngoài dựng đứng. Trên mặt tường trồng tre gai. Bên ngoài thành có hào sâu từ 3 đến 5m bao quanh. Thành Diên Khánh, mỗi cạnh có một cửa. Hiện nay chỉ còn bốn cửa: Đông, Tây, Nam (cửa Tiền) và Bắc (cửa Hậu), trong đó hai cửa Đông và Tây là còn nguyên vẹn, hai cửa Tả và Hữu bị lấp vào năm 1823. Cửa thành xây bằng gạch nung cao 4,5m, rộng 16,8m. Ở giữa xây vòm cuốn cao 3,4m, rộng 3m. Trên cổng là vọng lâu hình tứ giác, mỗi cạnh 3,5m. Mái lầu uốn cong, lợp ngói. Cửa Tiền dành cho vua đi, Hoàng thành có cấu trúc độc đáo, tính từi ềcửna vào T có c ột cờ, đến Hoàng cung, kiến trúc kiểu Á Đông (giống điện Thái Hóa - Huế). Trên nóc đúc hai con rồng, uốn cong quay đầu vào một quả cầu thủy tinh lớn. Giữa Hoàng cung là ngai vàng, đặt trên một bệ gỗ cao ba tầng. Trước Hoàng cung là sân chầu. Bên trái Hoàng cung là dinh Tuần Vũ, tiếp đến là dinh Án sát, dinh Lãnh binh. Chùa Long Sơn Chùa tọa lạc dưới chân núi Trại Thủy ở số 20, đường 23-10 phường Phương Sơn, Thành phố Nha Trang. Chùa do Hoà thượng 609
  45. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ Thích Ngộ Chí dựng trên đỉnh núi Trại Thủy vào năm 1886, có tên là chùa Đăng Long. Năm 1900, do một cơn bão mạnh, chùa bị đổ, nên được dời xuống địa điểm hiện nay. Chùa Long Sơn là ngôi chùa lớn nhất Nha Trang. Năm 1936, chùa được chọn làm trụ sở Hội Phật học tỉnh Khánh Hoà. Chùa được trùng tu vào các năm 1940, 1971 và 1975. Trong khuôn viên chùa dựng pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm. Trên đỉnh núi Trại Thủy dựng pho tượng Kim thân Phật tổ. Nhà thờ Chánh Toà Còn gọi nhà thờ Núi, nằm ở góc đường Thái Nguyên và Nguyễn Trãi được dựng vào năm 1928, mãi đến năm 1934 mới hoàn thành với 10 hạng mục công trình. Trong nhà thờ có ba quả chuông lớn do hãng Bour Dons Carillons cung cấp vào năm 1934. Tháng 12 năm 1935, lắp thêm đồng hồ trên tháp chuông. Tồn tại trên 70 năm, nhà thờ Chánh Toà vẫn giữ nguyên màu xám của tường xi măng không bị rêu phong. Chính điều này đã gây ấn tượng mạnh đối với du khách. Mộ Bác sĩ Yersin Yersin sinh năm 1863 tại Thụy Sĩ. Cha người Thụy Sĩ, mẹ người Pháp. Lúc nhỏ học ở Thụy Sĩ, lớn lên học ở Pháp, đậu Tiến sĩ Y khoa ở Pháp và nhập quốc tịch Pháp. Tháng 7-1891, Bác sĩ Alexandre Yersin lần đầu tiên đặt chân tới Nha Trang. Đó là chuyến thăm để lại trong ông nhiều ấn tượng. Cuối năm 1899, ông trở lại nơi đây và lập ra Viện Pasteur. Gần 50 năm Yersin sống độc thân ở thành phố Nha Trang. Ông dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp khoa học vì con người và cho con người. Ông đã nghiên cứu thành công thuốc chữa bệnh dịch hạch, khám phá ra Đà Lạt Ông mất tại Nha Trang, ngày 1-3-1943. Theo di chúc để lại của ông, khi khâm liệm người ta đặt ông nằm sấp, đầu quay về biển, để ông được mãi mãi ôm lấy mảnh đất quê hương thứ hai của mình. 610
  46. KHÁNH HÒA Mộ của ông đặt trên một ngọn đồi nhỏ không tên tại khu vực suối Dầu, huyện Diên Khánh. Ngôi mộ hình chữ nhật, xây xi măng, sơn màu xanh dịu. Trên phần mộ có hàng chữ Alexandre Yersin (1863-1943). Trong điện thờ của chùa Long Tuyền, nằm cạnh mộ ông, ảnh thờ của “ông Năm Yersin”, theo cách gọi thân thiết của người dân Khánh Hoà, được đặt ngang hàng với tượng thờ Bồ Tát. LỄ HỘI Khánh Hoà là mảnh đất có lịch sử văn hóa lâu đời. Cách đây hàng ngàn năm, nơi đây đã có con người sinh sống. Cách đây 2.000 năm, Nha Trang đã có trống đồng. Khánh Hoà là vùng đất có nhiều dân tộc anh em sinh sống, nên nơi đây có nhiều lễ hội mang bản sắc dân tộc đậm đà. Lễ hội cá Voi Truyền thuyết kể rằng cá voi thường cứu người bị nạn trên biển, nên hằng năm ngư dân Khánh Hoà thường tổ chức lễ hội để tỏ lòng thành kính cá voi. Nghi lễ như cúng tế ở đình làng. Trong lễ hội có tổ chức hát Bả Trạo, nghinh rước Lễ hội Tháp Bà Hằng năm lễ hội Tháp Bà được tổ chức vào 4 ngày, từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch tại khu tháp Pô Nagar, thành phố Nha Trang. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của Khánh Hoà để tưởng niệm Nữ Thần Mẹ xứ sở (tiếng Chăm là Po Inưnơgar). Theo truyền thuyết, Mẹ Xứ sở là người có công tạo lập xứ sở, duy trì nòi giống, người tìm ra cây lúa, dạy dân cày cấy trồng trọt. Thường nghi lễ có hai phần. Vào ngày 20-3 là lễ thay y, tháo bỏ xiêm y, mũ miện cũ, tắm tượng Nữ Thần, bằng nước lá thơm và thay xiêm y, mũ miện mới. Lễ cầu cúng diễn ra ngày 23-3. Đây là phần lễ được tổ chức hết sức tôn nghiêm, ca ngợi công đức Mẹ Xứ sở và cầu cho dân an, sống ấm no, hạnh phúc. Sau phần lễ có tổ chức hội múa dâng bông, hát bộ, diễn ra các tích tuồng. 611
  47. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ Lễ Am Chúa Hằng năm diễn ra vào ngày 22 tháng 4 âm lịch tại Am Chúa, nơi thờ Nữ thần Pô Nagar (còn gọi Thiên Y A Na), nằm trên núi Đại An (còn gọi núi Chúa), xã Diên Điền huyện Diên Khánh. Sau phần lễ theo nghi thức cổ truyền là phần hội có múa các điệu múa gắn liền với truyền thuyết về Thiên Y A Na. KIÊN GIANG Kiên Giang vùng đất nằm về phía Tây Nam của Tổ quốc, là một trong những trọng điểm kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên 6.269km2, dân số gần 1,5 triệu người, nơi sinh sống của các dân tộc: Kinh, Hoa, Khơme Tỉnh lỵ Kiên Giang là thị xã Rạch Giá, ngoài ra còn có thị xã Hà Tiên và 8 huyện đất liền: Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và 2 huyện đảo: Phú Quốc và Kiên Hải. Kiên Giang là nơi sinh sống của người Việt, Khơme và Hoa Kiên Giang, phía Đông và Đông Nam giáp An Giang, Cần Thơ, phía Nam giáp Cà Mau, Bạc Liêu, phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 54km, phía Tây là vịnh Thái Lan. Ngoài đảo Phú Quốc, Kiên Giang còn có 100 đảo lớn nhỏ ngoài vịnh. Kiên Giang là một tỉnh có tiềm lực kinh tế với những cánh đồng màu mỡ, có khoáng sản, rừng nguyên sinh, biển và đảo là nơi có nhiều loài động thực vật rất phong phú, đa dạng. Kiên Giang có cảnh quan kỳ thú với nhiều hang động huyền ảo, rừng vàng, biển bạc, đồng ruộng thẳng cánh cò bay Một vùng đất có truyền thống đấu tranh với những trang sử hào hùng của thời mở cõi, chống giặc ngoại xâm, mà tên tuổi vẫn sống mãi với non sông đất nước. Đến với Kiên Giang là đến với “Hà Tiên thập cảnh”, là đến với vẻ đẹp núi sông hùng vĩ, với rừng U Minh lịch sử, rừng nguyên sinh Phú Quốc 612
  48. KIÊN GIANG Kiên Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình cả năm là 27-27,50C. Quanh năm thời tiết không quá nóng mà cũng không quá lạnh, khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tuy ở sát biển nhưng không mấy khi chịu trực tiếp gió bão nhiều. Lượng mưa trung bình năm 2.016mm. Kiên Giang là một vùng giàu nắng gió. Biển Kiên Giang giàu hải sản, với những ngư trường rộng lớn, có những bãi tôm, luồng cá đầy đàn, trong đó có những loài cá thơm ngon: chim, thu, bạc má, cá thiều THẮNG CẢNH Kim Dự Lan Đào Trong “Hà Tiên thập cảnh” (10 cảnh đẹp Hà Tiên) thì Kim Dự Lan Đào (Đảo vàng chắn gió) được người xưa xếp đầu bảng. Kim Dự Lan Đào là một hòn đảo nhỏ, ở ngay cửa biển Hà Tiên, được nối với đất liền vào đầu thế kỷ XX, nay có thêm cầu Tô Châu làm cho hòn đảo “Vàng” này càng gắn bó với đôi bờ của cửa biển Hà Tiên. Xưa kia trên hòn đảo nhỏ này có một pháo đài canh giữ cửa biển, bảo vệ trấn Hà Tiên chống giặc ngoại. Vì vậy nhân dân quen gọi là Kim Dự pháo đài. Khi mặt trời ngả dần xuống biển, pháo đài rực rỡ màu đỏ, lúc đó chúng ta mới cảm nhận hết, đó chính là hòn đảo Vàng. Dưới chân là ngọn hải đăng càng làm tăng thêm vẻ đẹp cho đảo. Trên pháo đài xưa kia người Pháp cho xây dựng một ngôi nhà nhỏ một tầng (bungalow), và nay có khách sạn dùng cho du khách dừng chân ngắm cảnh. Núi Lăng Còn có tên Bình San Điệp Thúy, là một trong 10 cảnh đẹp của Hà Tiên. Bình San Điệp Thúy là một ngọn núi chạy dài xanh mượt, nối liền với Kim Dự Lan Đào. 613
  49. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ Gọi là núi Lăng, bởi trên ngọn núi này có lăng tẩm của Mạc Cửu, vị khai trấn quốc công, vị tướng kiêm nhà thơ Mạc Thiên Tích, cùng lăng tẩm của nhiều vị văn quan võ tướng của triều Nguyễn đã được xây dựng ít nhất cách nay hơn 300 năm. Dưới chân núi Lăng có chùa Trung Nghĩa thờ Mạc Công tam vị, trầm mặc, uy nghiêm, nhân dân còn gọi là miếu ông Lịch với hai câu đối “Nhất môn trung nghĩa gia thịnh trọng, Thất diệp phiên hàn quốc sủng vinh”. Đó là lời ghi lại công lao to lớn của họ Mạc đối với đất Hà Tiên. Trong miếu còn giữ được bút tích của chí sĩ Nguyễn Thần Hiến, trên tường ghi lại những bài thơ Nôm do Mạc Thiên Tích sáng tác. Trước miếu là 3 hoa sen. Cảnh đẹp Đông Hồ Còn gọi Đông Hồ Ẩn Nguyệt. Đứng trên cầu Tô Châu, nhìn vào phía trong, du khách sẽ nhìn thấy một cái đầm nước rộng khoảng 14km2. Vì chiếc hồ nằm phía Đông tỉnh lỵ Hà Tiên nên được gọi Đông Hồ (hồ ở phía Đông). Nước sông Hậu, theo kênh Vĩnh Tế, hợp lưu với sông Giang Thành, rồi đổ nước vào Đông Hồ trước khi chảy ra biển. Bên phải có núi Ngũ Hổ, bên trái là dãy núi Tô Châu. Một hồ nước phẳng lặng bốn bề núi non ngàn năm soi bóng nước, phong cảnh hữu tình. Chả thế mà nhà thơ Mạc Thiên Tích đã xếp Đông Hồ là 1 trong 10 cảnh đẹp của Hà Tiên. Không chỉ vì ở bên hồ, mà vì Đông Hồ rất thơ mộng, nhà thơ Lâm Tấn Phác đã lấy bút danh là Đông Hồ. Hiện nay nhà lưu niệm của ông vẫn còn ở đây với người bạn đời, bạn thơ là nữ sĩ Mộng Tuyết. Cái đặc sắc của Đông Hồ là mỗi năm có hai mùa nước ngọt và mặn, đó là điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển các loài thủy hải sản Đông Hồ. Mũi Nai Còn gọi Lộc Trĩ thôn cư, cách thị xã Hà Tiên khoảng 4km, ở độ cao 100m, nhô ra biển. Có người giải thích rằng, lấy tên là 614
  50. Mũi Nai, bởi phần núi nhô ra biển giống đầu một con nai đang nghếch mõm. Nhưng cũng có người nói rằng ngày xưa nơi đây có nhiều bầy nai sinh sống như câu thơ của Mạc Thiên Tích viết: “ Lâm Lộc ai bằng thú chả thanh Nửa kề nước biếc, nửa non xanh ” Ở đây có bãi tắm, tuy không rộng, cát không trắng, nhưng biển rất êm đềm, những ngọn sóng lăn tăn vỗ nhẹ vào bờ. Phía sau bãi là những rặng cây xanh, bóng mát. Bãi tắm thoai thoải, không sâu, rất an toàn cho du khách tắm biển. Nam Phố Có nghĩa là một xóm phía Nam. Cách thị xã Hà Tiên khoảng 10km về phía Kiên Lương, chúng ta sẽ gặp hai bãi tắm xinh xắn là bãi Hòn Heo và bãi Ớt. Ở đây bãi cát vàng mịn, nước trong xanh, cảnh vật yên tĩnh. Dãy núi bãi Ớt nhô hẳn ra ngoài khơi như một bức bình phong khổng lồ che chắn gió bão. Vào mùa biển động, cả vùng biển Hà Tiên, nơi nào cũng cuộn sóng, riêng vùng biển bãi Ớt sóng yên, biển lặng. Nhà thơ Mạc Thiên Tích cũng đã chọn nơi đây là một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên với tên gọi “Nam Phố trừng ba”. Cảnh sắc nơi đây còn khá hoang sơ, dân cư cần cù. Dưới thời thuộc địa, nhiều quan chức người Pháp đã chọn Nam Phố xây nhà làm nơi nghỉ dưỡng. Lư Khê Nơi mà vị tướng tài ba, nhà thơ Mạc Thiên Tích có nhiều bài thơ vịnh và xây dựng nơi đây thành một “điếu đình” để thưởng nhàn. “Lư” là một loài cá chẻm, được gọi là cá vược, nên nơi đây nhân dân thường gọi là Rạch Vược. Mạc Thiên Tích gọi đây là “Lư Khê ngư bạc” có nghĩa là xóm chài Rạch Vược, cách trung tâm thị xã Hà Tiên khoảng 3km về hướng Kiên Lương. Rạch Vược xưa kia có nhiều loài cá vược. Mạc Thiên Tích đã có bài phú khá nổi tiếng còn truyền lại hôm nay với nhan đề “Lư Khê nhàn điếu phú”. 615
  51. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ Thạch Động Là khối đá vôi khổng lồ nằm ở lưng chừng một ngọn núi cách biên giới Việt Nam-Campuchia khoảng 3km. Vào những ngày trời mây u ám, mây xuống thấp, những đám mây ùn ùn sà vào hang động, tưởng như hang động đang nuốt những đám mây. Phải chăng nhìn thấy cảnh này mà Mạc Thiên Tích đặt tên cho động này là “Thạch Động thôn vân” chẳng? Có nghĩa là động đá nuốt mây. Thạch Động là một trong “Hà Tiên thập cảnh”. Trong động có ngôi chùa Tiên Sơn. Trước cửa chùa có đề ba chữ “Tiên Sơn tự”, hai bên là hai câu đối “Thạch thương linh, lung lưu ngọc dịch. Động trung tĩnh, địa ẩn kim tiên”. Trong lòng động rất mát mẻ. Tại đây du khách được nghe về truyền thuyết Thạch Sanh qua thạch nhũ có hình Thạch Sanh và hình Công chúa. Thạch Động cũng từng chứng kiến mối tình éo le của cô gái Việt và hai chàng trai Nhật Bản. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cũng như cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, Thạch Động là nơi diễn ra những trận chiến ác liệt chống kẻ thù xâm lược. Phía sau hang là một không gian thoáng đãng, một vùng trời biên giới cùng biển xanh và những đảo nhỏ nhấp nhô trên sóng. Đá Dựng Phía sau Thạch Động về hướng Tây Bắc, giữa cánh đồng mênh mông nổi lên một ngọn núi có dáng hình thang cân, đó là nơi trú ngụ của nhiều loài chim cò. Trong núi Đá Dựng có nhiều hang động, trong mỗi hang động có nhiều thạch nhũ, măng đá lấp lánh như châu ngọc. Đó chính là Châu Nham lạc lộ (cò về núi Ngọc) mà người dân địa phương quen gọi là Đá Dựng. Trong số những hang động ở Đá Dựng, đáng chú ý nhất là hang Bồng Lai, Sân Tiên. Trên mặt đá của hang Bồng Lai có dấu chân tiên rất lớn, thạch nhũ viền chung quanh, như một con rồng và con rắn nối nhau. Trong hang có một hố không sâu lắm chỉ vài chục centimét, nhưng quanh năm đầy nước, nên người ta gọi là giếng 616
  52. KIÊN GIANG Tiên, ngoài ra còn có khối đá giống cây đàn của chàng Thạch Sanh, lại có khối đá hình tượng Phật mặc áo cà sa, có lầu trống, lầu chuông. Đá Dựng quả là một địa điểm du lịch lý thú, lại là một di tích lịch sử của Hà Tiên, bởi nơi đây trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, các chiến sĩ biệt động Hà Tiên đã sống và chiến đấu kiên cường lập nên những chiến công xuất sắc. Thị xã Rạch Giá Là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Kiên Giang. Theo sử sách của triều Nguyễn, Rạch Giá có tên là Giá Khê. Rạch Giá là thủ phủ của tỉnh Kiên Giang, từng chứng kiến bao biến thiên của lịch sử. Trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, nơi đây đã diễn ra cuộc chiến đấu ngoan cường của người anh hùng Nguyễn Trung Trực vào năm 1868. Rạch Giá có nhiều di tích lịch sử văn hóa như đền thờ Nguyễn Trung Trực, đình Vĩnh Hoà, chùa Phật Lớn, chùa Đế Quang, mộ nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt Thị xã Rạch Giá có sân bay, bến cảng, là đầu cầu để du khách đi tới các khu du lịch nổi tiếng như đảo Phú Quốc, Hà Tiên, vườn Quốc gia U Minh Thượng, Hòn Đất Đảo Phú Quốc Là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan. Thị trấn Dương Đông, thủ phủ của huyện đảo Phú Quốc, cách thị xã Rạch Giá 120km và Hà Tiên 45km. Huyện đảo Phú Quốc gồm 22 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất với diện tích 573km, dài 50km, nơi rộng nhất (về phía Bắc) 25km. Có rừng nguyên sinh được công nhận là vườn quốc gia với nhiều loài động thực vật quý hiếm, có sông, suối, thác, ghềnh. Ngoài thủy hải sản trai ngọc, Phú Quốc có vườn tiêu bạt ngàn. Phú Quốc được mệnh danh là đảo ngọc, bởi sự giàu có của thiên nhiên và tiềm năng du lịch phong phú. Viền quanh đảo là 617
  53. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ những bãi tắm tuyệt vời, như bãi Trường, bãi Khem, ghềnh Dầu, Rạch Tràm nếu bạn không thích tắm biển, đi tắm suối cũng là một thú vui, giữa rừng nguyên sinh hoang dã. Phú Quốc cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử như khu căn cứ của Nguyễn Trung Trực, những kỷ vật của Nguyễn Ánh (vua Gia Long) trong những năm trôi dạt ra đảo. Thị trấn Dương Đông Thủ phủ của huyện đảo Phú Quốc. Ở đây có sân bay và khách sạn sang trọng. Dương Đông có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như Dinh Cậu, nơi có một ngôi đền thờ được xây dựng vào năm 1937 để thờ Cậu, mong cậu che chở cho dân chài khi gặp mưa to, gió lớn, bão bùng. Dinh Cậu nằm sát ngay bờ biển, còn giữ những nét kiến trúc cổ. Suối Tranh Con suối bắt nguồn từ dãy núi đá Hàm Nghinh nằm về phía Đông Bắc đảo Phú Quốc. Suối Tranh là hợp lưu từ nhiều dòng suối nhỏ chảy từ các khe núi, len lỏi qua các rừng cây, bãi cỏ, rồi đổ vào dòng suối lớn dài trên 16km. Có những đoạn lòng suối là những phiến đá liền nối tiếp nhau chạy dài. Làn nước trong xanh lững lờ chảy qua trên những phiến đá đó. Ở đây có ngọn thác khá đẹp, cũng gọi là Thác Tranh. Suối Đá Bàn Nằm về phía Nam trung tâm đảo Phú Quốc. Suối Đá Bàn nước chảy róc rách quanh năm. Phong cảnh hữu tình nên thơ. Cũng như Suối Tranh, lòng suối Đá Bàn là những tảng đá phẳng lỳ to lớn. Hai bờ suối là rừng cây cổ thụ, nguyên sinh, vào mùa xuân hoa rừng đua nở, đặc biệt phong lan rừng tỏa ngát hương. Nước suối khá sâu, có thể bơi lội thỏa thích giữa thiên nhiên của núi rừng nhiệt đới. 618
  54. KIÊN GIANG Bãi Trường Một bãi tắm lý tưởng, bờ biển thoai thoải, bãi cát trắng mịn chạy dài trên 20km từ Dinh Cậu đến tận bãi Tàu Rũ. Bãi tắm sạch đẹp, nước trong xanh nhìn tận đáy. Có lẽ vì thế mới gọi là bãi Trường (dài) nằm ngay trung tâm của thị trấn Dương Đông. Quần đảo An Thới Quần đảo An Thới nằm về phía Nam đảo Phú Quốc, quần đảo này gồm 15 đảo lớn nhỏ, nằm dọc theo hướng Tây Nam. Biển ở đây khá sâu, có nơi sâu gần 30m, nước trong vắt, xanh biếc một màu. Đây là vùng biển rất thích hợp cho du lịch khám phá đại dương, bơi lặn và câu cá. Quần đảo An Thới gồm nhiều hòn đảo như Hòn Dân, Hòn Dừa, Hòn Rọi, Hòn Thơm Chùa Hang - Hòn Phụ Tử Đây là một cụm di tích thắng cảnh thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương. Chùa đặt trong một hang đá. Trước cổng chùa, trên vách đá có hàng chữ “Hải Sơn tự”. Bên trong hang, qua gian chính điện sẽ là một hang khá rộng thông ra bãi biển. Trên vách đá cửa hang nhìn ra biển còn giữ lại những mảnh hàu bám vào núi, điều đó chứng tỏ đã có một thời biển lấn và lại lùi. Trong chùa Hang có thờ hai tượng Phật rất lớn mang phong cách Nam Tông đặt trên bệ cao. Tương truyền đây là hai pho tượng do vị Hoàng tử Thái Lan tặng trong những ngày lánh nạn được Mạc Thiên Tích cưu mang. Ra cửa hang nhìn về phía biển thấy ngay hòn Phụ Tử và xa xa là quần đảo Bà Lụa. Đến vùng biển này ta có cảm giác như đang đứng ở một góc nào đó của Hạ Long. Hòn Phụ Tử có nhiều truyền thuyết thú vị đầy tính nhân văn. Tương truyền rằng, đã lâu lắm rồi, không ai nhớ ngày nhớ tháng, chỉ biết rằng có hai cha con ở tận miền Trung vào đây khai thác tổ yến, khi lên hòn có hai cột đá dựng, người cha bất ngờ bị một con thuồng luồng to lớn nuốt chửng, người con đau đớn, tìm cách trả thù nhưng không may cũng bị con thuồng luồng giết nốt. Sau đó nhân dân 619
  55. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ quanh vùng lập kế giết được thuồng luồng trừ hại cho dân. Vì cả hai cha con cùng chết trên hòn này, nên người ta mới gọi tên là hòn Phụ Tử (hòn cha con). Lại có truyền thuyết khác giải thích rằng: trong một vụ đắm tàu ngoài khơi có xác hai cha con trôi dạt vào hòn đảo này, nên nhân dân gọi là hòn Phụ Tử. Hang Tiền Hang Tiền ở trên một đảo đá, nằm ngoài biển, muốn đi đến đó phải theo đường biển bằng ghe xuồng nhỏ. Bắt đầu đi từ Ba Hòn hoặc Hòn Chông đến. Đường đi khá khó khăn, phải là người thông thuộc vùng này mới cho thuyền cập bến đúng vào cửa hang, bởi hang Tiền nằm khuất bên những ghềnh đá. Không quen rất khó phát hiện. Ngay ở cửa hang là một phiến đá bằng phẳng rất to. Bên trong hang có một giếng nước ngọt không to nhưng khá sâu, nước trong và mát không bao giờ cạn. Ngày ngày ngư dân đi đánh cá, thường ghé qua đây lấy nước ngọt để ăn uống và họ gọi đây là giếng Gia Long, vì tương truyền xưa kia vua Gia Long từng ghé qua đây. Có lẽ thuở trước nơi đây là xưởng đúc tiền? Hoặc là nơi ai đó cất giấu tiền bạc, nên nhân dân vùng này đã nhặt được những cọc tiền kẽm. Phải chăng vì thế mới có tên là hang Tiền? Hang Tiền có nhiều ngách và có nhiều nhũ đá trông lạ mắt rất đẹp. Núi Tô Châu Thị xã Hà Tiên có hai ngọn núi cùng mang tên Tô Châu, đó là Đại Tô Châu và Tiểu Tô Châu. Tiểu Tô Châu nằm sát bờ Đông Hồ, thuộc phường Thuận Yên. Từ bờ Đông Hồ nhìn qua sẽ thấy Tiểu Tô Châu như là một chú voi nằm phục mà vòi là cánh rừng nằm ở Kim Dự, còn đuôi là chân núi phía Đông Hồ. Từ nửa đầu thế kỷ XX trên đỉnh Tiểu Tô Châu chỉ có một tịnh xá, nhưng đến thập niên 1970, nhiều nhà tu hành đã đến đây xây thêm nhiều ngôi tịnh xá, có ngôi rất khang trang, to lớn. 620
  56. KIÊN GIANG Từ chân núi đi lên đến tịnh xá, phải qua nhiều vườn cây ăn trái và vườn hồ tiêu sai quả rồi mới đến khu vực tịnh xá. Trong đó nổi bật nhất là tịnh xá Ngọc Tiên. DI TÍCH Chùa Tam Bảo Ở số 6 đường Thích Thiện Ân, thị xã Rạch Giá. Chùa được dựng vào đầu thế kỷ XIX, lúc đầu xây bằng gỗ, lợp bằng tranh tre. Năm 1917, Hoà thượng Thích Thiền đã cho trùng tu xây dựng lại bằng gạch, lợp ngói. Trong chùa hiện còn giữ bức tượng Phật A Di Đà, tạc bằng đá xanh, cao 1,03m. Trong chùa có phòng khám bệnh miễn phí Tuệ Tĩnh đường. Chùa hiện là văn phòng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang. Chùa Tam Bảo Tọa lạc ở số 328, ấp Ao Sen, đường Phương Thành, thị xã Hà Tiên. Chùa do Thống binh Mạc Cửu, một người Hoa có công khai sơn phá thạch vùng đất Hà Tiên, dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVIII. Ngôi chùa xưa do Mạc Cửu xây bị hư hỏng hoàn toàn. Ngôi chùa hiện nay do Hoà thượng Phước Ân cho xây lại trên nền ngôi chùa cũ vào năm 1930. Trong điện Phật còn bảo tồn được pho tượng A Di Đà đúc bằng đồng cao 2,9m (kể cả kệ), riêng tượng cao 1,4m, do Mạc Cửu cúng tiến. Trước chùa còn dựng pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm. Chùa Làng Cát Ở khu phố 4, phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá. Chùa được dựng từ lâu, có lối kiến trúc độc đáo của người Khơme Nam Bộ. Trong những năm gần đây chùa được trùng tu sửa chữa lớn. Hoà thượng Danh Nhường hiện đang trụ trì chùa này là Ủy viên Hội đồng Chứng minh và là Phó ban Tăng sự Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nơi đây từng ghi dấu ấn sự kiện lịch 621
  57. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ sử chống giặc ngoại xâm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và cuộc biểu tình đấu tranh chống Mỹ - ngụy tháng 6-1974 của quân và dân Kiên Giang. Nhà thờ, lăng mộ dòng họ Mạc Lăng tẩm dòng họ Mạc được xây dựng cách đây hơn 300 năm, trên một ngọn đồi thuộc thị xã Hà Tiên, cách trung tâm thị xã khoảng 2km về phía Tây. Ở giữa khu mộ là mộ của Mạc Cửu, hai bên là mộ con, cháu như Tổng binh Đại đô đốc Mạc Thiên Tích, Tham tướng Mạc Tử Hoàng, lăng bà Mạc Thiên Tích, Mạc Công Du và Mạc Công Tây. Dưới chân đồi là nhà thờ họ Mạc, luôn luôn được mở cửa, đón khách thập phương đến tham quan và thắp nén hương tưởng nhớ đến vị có công khai sơn phá thạch vùng này là Quốc công Mạc Cửu. Nơi đây còn dấu tích của một chiến lũy là một bờ thành được trồng tre gai dài gần 2km, rộng khoảng 1m, để ngăn chặn giặc đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Chiến lũy này do Mạc Thiên Tích xây dựng. Mộ và đền thờ Nguyễn Trung Trực Đền thờ và mộ của Nguyễn Trung Trực tọa lạc trên địa phận phường Vĩnh Thanh, thị xã Rạch Giá. Đền được xây theo kiểu chữ “tam” (三). Trước cửa chính điện có đặt một lư hương đá. Trên nóc mái có đắp hình “lưỡng long tranh châu”, các góc mái đắp hình lá cúc cách điệu và hình rồng. Bên trong treo nhiều hoành phi, nằm trên bài vị và di ảnh Nguyễn Trung Trực có ghi 4 chữ: “Anh khí như hồng” (khí tiết người anh hùng rực rỡ như cầu vồng bảy sắc). Nguyễn Trung Trực (1838-1868) là một trong những thủ lĩnh của phong trào chống Pháp hồi giữa thế kỷ XIX. Ông lớn lên trong cảnh vận mệnh Tổ quốc “ngàn cân treo sợi tóc”, nguy cơ bị giặc xâm chiếm do triều đình hèn nhát đầu hàng. Dưới quyền 622
  58. KIÊN GIANG của Lãnh binh Trương Định, ông tham gia vào việc phòng thủ đồn Chí Hoà. Ông cùng nghĩa quân lập nên chiến công vang dội như đốt tàu L’Espérance, trên sông Nhật Tảo vào ngày 10-12- 1961. Mộ và đền thờ ông được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Chùa Phù Dung Còn gọi là Phù Cừ am tự, do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tích (Mạc Thiên Tứ) xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVIII, dưới chân núi Bình Sơn, thị xã Hà Tiên, cho nàng Ai Cơ Phù Cừ (Nguyễn Thị Xuân) vợ thứ hai của ông. Mạc Thiên Tích là con của Mạc Cửu và là một danh sĩ, được Chúa Nguyễn phong là Tông Đức Hầu, vì ông là người có công nối nghiệp cha, mở mang trấn Hà Tiên xưa. Chùa được trùng tu nhiều lần. Tại chính điện có nhiều tượng Phật, đặc biệt có tượng Phật Thích Ca bằng đồng đưa từ Trung Quốc về thờ. Sau chính điện có điện thờ Ngọc Hoàng. Trong khuôn viên chùa có khu mộ tháp của Bà Nguyễn Thị Xuân. Nhà tù Hà Tiên Từ thời thực dân Pháp đô hộ nước ta, để đàn áp những người yêu nước Việt Nam, chúng đã xây nhà tù khắp trên đất nước ta, trong đó có nhà tù Hà Tiên, không khác một địa ngục (hơn cả địa ngục), để đày ải giết dần giết mòn các chiến sĩ cách mạng. Đây là một di tích tội ác của thực dân Pháp, nơi ra đời và hoạt động như là một chi bộ chính thức ngay trong nhà tù của giặc. LỄ HỘI Kiên Giang, vùng đất có nhiều dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc sắc. Vì vậy Kiên Giang có nhiều lễ hội văn hóa, đặc biệt của người Khơme. Trong đó có nhiều lễ hội tiêu biểu: 623
  59. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ Lễ hội tưởng niệm anh hùng Nguyễn Trung Trực Tổ chức tại đền thờ Nguyễn Trung Trực, số 14 Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, thị xã Rạch Giá, vào 3 ngày từ 27 đến 29 tháng 8 âm lịch hằng năm, để tưởng nhớ Nguyễn Trung Trực người anh hùng có công lao to lớn chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, với lời nói bất hủ trước khi hy sinh: “Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Trong ngày lễ giỗ có hàng vạn khách thập phương về tham dự. Vào sáng ngày 28-8 âm lịch là lễ Cộ hoa (lễ rước kiệu hoa). KON TUM Kon Tum nằm về phía Bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên trên 9.900km2, dân số 269.000 người, có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như: Kinh, Xơ Đăng, Ba Na, Gié Triêng, Gia Rai Thị xã Kon Tum là tỉnh lỵ của Kon Tum, ngoài ra còn có các huyện: Dăk Glei, Ngọc Hồi, Đắk Tô, Kon Plông, Dăk Hà, Sa Thầy. Kon Tum, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Quảng Ngãi, Nam giáp Gia Lai, về phía Tây Bắc giáp với Hạ Lào và phía Bắc với Campuchia, có đường biên giới dài 275km. Phần lớn lãnh thổ của Kon Tum nằm về phía Tây Trường Sơn. Địa hình Kon Tum theo hướng thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc Kon Tum có những dãy núi đá hoa cương cao nhất miền Nam, với các đỉnh Ngọc Linh cao 2.596m, đỉnh Ngọc Phan 2.251m. Dãy núi này chính là nơi bắt nguồn của những con sông Tranh, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc và sông Ba. Rừng chiếm hơn 50% diện tích tỉnh, chủ yếu là rừng nguyên sinh, nơi có nhiều loại động thực vật quý hiếm. Kon Tum còn là vùng đất bazan, thích hợp trồng trọt các cây công nghiệp như cao su, chè, cà phê, ca cao, mía, dâu tơ tằm Đặc biệt có nhiều đồng cỏ mênh mông xanh mượt. 624
  60. KON TUM Kon Tum có khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình cả năm là 23,40C, lượng mưa trung bình năm 1884mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Giao thông ở Kon Tum khá thuận lợi, có quốc lộ 14 chạy từ Quảng Nam qua thị xã Kon Tum, xuống Gia Lai, Đắk Lắk đến Thành phố Hồ Chí Minh. Quốc lộ 24 nối Kon Tum với Quảng Ngãi. Từ Kon Tum đi Atôpơ Lào theo quốc lộ 40. Thị xã Kon Tum xinh đẹp nằm soi bóng bên dòng sông Đắk Pla, một nhánh của sông Pô Cô cách Thành phố Buôn Ma Thuột 246km, cách Thành phố Quy Nhơn 215km, cách thành phố Plei Ku 49km. Xưa kia dưới thời thuộc địa, Kon Tum là trung tâm hành chính của chính quyền Pháp ở Tây Nguyên. Kon Tum có nhiều cảnh đẹp như núi Ngọc Linh, các khu rừng nguyên sinh Chư Mô Ray, Sa Thầy, khu du lịch Đắk Tre, ở huyện Kon Plong, suối nước nóng Đắk Tô. Kon Tum có nhiều di tích lịch sử, văn hóa: nhà tù Kon Tum, ngục Đắk Lei. THẮNG CẢNH Làng người Ba Na Ba Na là một trong ba dân tộc có số dân đông nhất Tây Nguyên. Đặc biệt người Ba Na sinh sống nhiều ở Kon Tum. Người ta giải thích rằng, theo tiếng dân tộc Ba Na thì Kon là làng, Tum là hồ, Kon Tum là làng có nhiều ao hồ. Người Ba Na ở nhà sàn, nhưng nhà sàn người Ba Na có những nét riêng biệt. Nếp nhà sàn người Ba Na hình vuông hoặc hình chữ nhật, cầu thang lên nhà bằng thân một cây gỗ, được đục, đẽo thành từng bậc lên xuống. Người Ba Na, là dân tộc đầu tiên ở Tây Nguyên biết dùng chữ viết để học tập và dùng trâu, bò cày ruộng thay sức người. Tuy 625
  61. CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ vậy, một số nếp sinh hoạt vẫn còn giữ như cũ, thí dụ: trong gia đình ăn ngày nào giã gạo ngày đó. Lấy nước chỉ đủ dùng trong ngày. Kinh tế vẫn theo kiểu tự cung, tự cấp. Người Ba Na có tài săn bắn. Trong nhà người Ba Na bao giờ cũng có treo vài ba cây nỏ bằng gỗ rất chắc khỏe. Bếp lửa của người Ba Na đặt ngay giữa nhà. Bếp lửa không bao giờ tắt, luôn luôn đỏ hồng. Đây là nơi gia đình quây quần, ăn uống, chuyện trò và ngủ quanh bếp lửa. Điều đặc biệt là tất cả đàn ông Ba Na đều có vết sẹo ở ngực do chính họ làm ra, bằng cách lấy lửa dí vào ngực, hoặc lấy than hồng dí vào, hoặc dùng dao rạch ngực mỗi khi trong nhà có người qua đời, đó là cử chỉ tỏ lòng thương tiếc đối với người quá cố. Thác Yaly Yaly xưa là một trong những thác đẹp và hùng vĩ nhất Tây Nguyên, nằm trên dòng sông Pô Cô. Ngày nay nơi đây đã xây dựng nhà máy thủy điện Yaly với công suất 720MW với sản lượng điện 3,68 tỷ Kw/h. Nhà máy đã hoàn thành đi vào hoạt động từ năm 2001 và đã hoà vào lưới điện quốc gia. DI TÍCH Chùa Bác Ái Tọa lạc ở đường Trần Phú và Phan Chu Trinh, thị xã Kon Tum. Chùa do ông Võ Chuẩn, quản đạo, tỉnh Kon Tum thiết kế và xây dựng vào năm 1932. Trước đây chùa dựng trong một khu rừng già rậm rạp đã được dân khai phá. Chùa được vua Bảo Đại ban tấm biển “Sắc tứ Bác Ái tự”. Từ năm 1933 đến nay chùa đã trải qua 5 đời trụ trì của các vị hoà thượng. Trong chùa có tháp tổ. 626