Nếp cũ - Hội hè đình đám - Quyển thượng (Phần 2)

pdf 129 trang ngocly 1450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nếp cũ - Hội hè đình đám - Quyển thượng (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnep_cu_hoi_he_dinh_dam_quyen_thuong_phan_2.pdf

Nội dung text: Nếp cũ - Hội hè đình đám - Quyển thượng (Phần 2)

  1. Hội hè đình đám HỘI CHÙA HƯƠNG hùa Hương còn gọi là chùa Hương Tích là một thắng Ccảnh của miền Bắc Việt Nam đã được vua Lê Thánh Tôn tặng là NAM THIÊN ĐỆ NHẤT ĐỘNG. Chùa nằm trên địa phận làng Yến Vĩ, phủ Mỹ Đức tỉnh Hà Đông. Bắc Việt có nhiều chùa chiền thắng cảnh, nhưng ai đã đi chùa Hương đều công nhận chùa Hương là đẹp và chùa Hương cũng là nơi được nhiều người biết tới hơn cả, và sự biết này chính là do Hội Chùa Hương. Hàng năm Hội Chùa Hương mở từ đầu tháng Giêng cho đến hết tháng hai, ngày chính hội là ngày rằm tháng Hai. Trong kỳ hội dân chúng các nơi, khắp bốn phương miền Bắc, từ Thanh Hóa đến Lạng Sơn, từ Cao Bằng đến Nam Định đều rủ nhau trẩy hội Chùa. Nhiều người dù chẳng giàu có gì, nhưng lòng mộ đạo muốn thăm cảnh, họ cố gắng đi lễ Chùa Hương, người sung túc vài ba năm đi lễ một lần, người thiếu thốn cũng cố gắng một đời đi lấy một lần để biết nơi bầu Trời cảnh Bụt. Chùa ngoài tên Hương Tích, còn được gọi là Hương Sơn. Nói là chùa Hương nhưng không phải chỉ gồm một ngôi chùa, 160
  2. Hội hè về tôn giáo mà gồm nhiều ngôi Chùa rải rác trong dãy núi đá vôi nhiều ngọn không cao lắm ở vùng này. Ngôi chùa chính là chùa Hương Tích thiết lập trong một động lớn, thờ Phật Bà Quan Âm, cùng với nhiều vị Phật. Chính trước cửa động này có năm chữ tương truyền là của vua Lê Thánh Tôn, với những nét rất sắc sảo Nam Thiên Đệ Nhất Động. Đi chùa Hương thường do hai lối: đường bộ hoặc đường thủy, nhưng đi đường nào, khi tới bến Đục, hoặc bến Hà Đoan khách trẩy hội cũng phải đi đò Suối. Đường bộ qua Hà Đông đến phủ Vân Đình, tới làng Hòa Xá, rồi sang sông cập bến Hà Đoan khách trẩy hội sẽ đi bộ chừng năm trăm thước, và đây là đò Suối. Đi đường thủy, khách đi đò dọc trên sông Đáy từ Phủ Lý, tỉnh lỵ tỉnh Hà Nam. Thuyền đi từ chập tối hôm trước, và tang tảng sáng hôm sau tới bến Đục, kế bến Hà Đoan. Khách cũng lại đi bộ độ năm trăm thước trước khi tới đò Suối. Bến Đục là địa đầu cảnh Hương Sơn. Phong cảnh trông thật là bao la hùng vĩ. Trong những ngày mở hội, giữa khung cảnh bao la hùng vĩ này chen vào một vẻ tấp nập nhộn nhịp khác thường. Dưới sông thuyền đậu san sát tại bến. Những cột buồm chi chít, khiến ở đằng xa, trông như một rừng tre khô: Những con đò ngang đi đi lại lại, từ bên này sang bên kia sông, và những con đò dọc từ mạn Phủ Lý tới từ từ cập bến. Du khách đứng nhấp nhô trên mui thuyền, trên mạn thuyền. Mái chèo khua nước bắn tóe, sóng sông nhẹ vỗ vào mạn thuyền đều đều khiến những con thuyền dập dềnh như chen chúc. Du khách gọi nhau, chỉ trỏ cảnh núi non cao rộng, cảnh sông nước bao la, trông như tranh vẽ. Lên bến Đục, người đi lễ đông nghịt, ai nấy đều tay xách nách mang, lúng túng những vàng hương đồ lễ. Họ kéo nhau đến đò Suối, hoặc từ đò Suối đi ra. Những lớp người tiếp những 161
  3. Hội hè đình đám lớp người, những lớp người gặp những lớp người. Không ai quen biết ai, nhưng gặp nhau họ đều vui vẻ chào nhau. Họ chào nhau bằng những tiếng niệm Phật Nam mô. Những tiếng Nam mô vang lên, những tiếng Nam mô đáp lại. Lòng khách đi lễ, hay ở chùa ra về, ai nấy đều hướng vào Đức Phật Bà Quan Âm, cầu xin ở Đức Phật mọi sự từ bi hỉ xả, mong Đức Phật ra tay cứu vớt họ, để bao nhiêu lỗi lầm của họ về trước đều được xóa bỏ. Đi bộ một lúc lâu là đò Suối. Trên quãng đường vào khoảng năm trăm thước từ bến Đục tới bến đò Suối là một dãy dài hàng quán bán quà bánh, các đồ thủ công nghệ để làm kỷ niệm và nhất là các thứ sản phẩm địa phương: Rau sắn, củ mài, mơ, trao lão mai v.v Đứng ở bến đò, khách nhìn bao quát được hết phong cảnh vùng chùa Hương. Non nước bao la, xa gần nét đậm nét nhạt, những dãy núi trùng điệp nối tiếp nhau. Bầu không khí trong vắt. Lòng du khách thấy nhẹ lâng lâng. Những tiếng Nam mô của chư khách chào nhau vẳng lên trời cao, vang trên mặt nước, lẫn vào ngàn mây, bụi trần lúc này cơ hồ như gột sạch. Ở đây, khách sẽ xuống đò đi vào chùa Ngoài. Những cô lái đò lanh lẹ trên chiếc thuyền nan với nét mặt tươi cười, với giọng quyến rũ mời khách đi đò. Trời đầu năm còn lạnh lạnh. Các cô chít chiếc khăn mỏ quạ để lộ đôi má ửng hồng. Với khuôn mặt nhẹ nhàng, với dáng điệu mau mắn, các cô giúp đỡ khách đi chùa. Có những con thuyền vừa cập bến, chở khách từ chùa ra, có những cô đã cắm thuyền từ trước đợi khách vào chùa. Cô nào cô nấy đều vui vẻ đón chào chư thiện nam tín nữ thập phương. Có lẽ ở đây là cảnh Phật, nên lòng người, ai cũng thấy nhẹ lâng lâng, không bợn chút bụi trần: Người ta đang sống ở một thế giới khác, tấm lòng vị tha đã thắng sự ích kỷ vị ngã, lấy sự niềm nở giúp đỡ nhau làm trọng yếu! 162
  4. Hội hè về tôn giáo Có lẽ ở đây cảnh thiên nhiên mơ màng như không như có, như xa như gần, người ta chịu ảnh hưởng của núi trời mây nước, trở nên phóng khoáng rộng rãi, quí người hơn quí mình! Khi thuyền vừa cập bến, các cô lái đò dừng chèo, mang hành lý lên bờ giúp khách đi đò. Miệng các cô hớn hở tươi như hoa, lời các cô nhẹ nhàng, điệu bộ các cô nhanh nhẹn. Khách đi thuyền ai cũng ngợi khen. Chào khách ra về, các cô niệm Nam mô A Di Đà Phật, và các cô nói theo: “Xin Phật độ trì cho cụ để sang năm cụ lại đi trẩy hội, chúng con sẽ đón cụ ở đây”. Khách cũng đáp lại: “A Di Đà Phật! Tôi cũng cầu xin Phật phù hộ cho cô luôn luôn khỏe mạnh, chở được nhiều khách tới lễ Phật.” Đấy là những khách rời thuyền, còn những khách xuống thuyền nữa. Các cô đon đả chào mời. Du khách xuống thuyền cô hay xuống thuyền của một cô khác, các cô vẫn vui vẻ giúp đỡ khách. Các cô lên bờ mang giúp khách xuống thuyền đồ lễ, vàng hương, và có khi khách mang theo cả chăn màn để phòng lúc ngủ lại chùa. Khách được các cô giúp vui mừng, cảm ơn lòng từ bi của Đức Phật đã cho khách được may mắn, và các cô cũng hài lòng. Một tốp khách xuống thuyền, hai ba tốp khách lại xuống thuyền. Chiếc thuyền bé nhỏ của mỗi cô chỉ chở nhiều lắm là năm sáu người khách. Khách đã đủ, thuyền các cô rời bến. Cô lái đứng ở đầu thuyền, quay mặt về phía khách. Theo đà tay cô bơi, mái chèo đập xuống nước, làm bắn những bọt trắng lên mạn thuyền. Người cô cúi xuống hay đứng lên tùy theo mái chèo đưa về đằng sau hay đằng trước. Đò lướt nhẹ nhàng trên dòng suối nhỏ nước trong vắt. Du khách có thể nhìn thấy đám cỏ mọc ở dưới suối, hoặc những cây rong bập bềnh theo gợn sóng. Dòng suối quanh co chảy qua cánh đồng chiêm, hai bên bờ 163
  5. Hội hè đình đám suối có những ruộng mạ con gái xanh mơn mởn như tơ nõn chạy suốt tới chân trời hoặc tới chân một ngọn núi xa xa. Đi khỏi cánh đồng chiêm, suối lọt vào những vách đá xanh rì. Ở thuyền nhìn lên, du khách thấy những ngọn núi đủ các hình, cao có, thấp có, xa có, gần có, ngọn đậm, ngọn nhạt, ngọn chênh vênh, ngọn hiền từ. Cô lái đò vừa bơi thuyền, vừa nói chuyện với khách chỉ dẫn cho khách biết đâu là núi Gà, núi Tượng, núi Trống, núi Chiêng, đâu là động Tuyết Quỳnh, đâu là chùa Trình. Cô lại giảng giải cho khách nghe tại sao có suối Giải Oan, có chùa Cửa Võng, tại sao lại gọi là hang Phật Tích, tại sao có chùa Tiên, đường lên Trời thế nào, lối xuống Địa Ngục ra sao. Khách trẩy hội vừa nghe cô nói vừa nhìn theo phong cảnh, đồng thời khách cũng luôn miệng niệm Nam mô mỗi khi gặp chiếc thuyền ở trong chùa đi ra, hoặc mỗi khi vượt một chiếc thuyền khác. Cô lái đò dẻo tay chèo, vui câu chuyện, và cũng nhẹ miệng niệm Nam mô A Di Đà Phật theo với du khách. Thuyền lướt sóng, đè ngọn cỏ, đi nhẹ nhẹ, bên các thuyền khác. Tiếng niệm Phật Nam mô vang động khắp dòng suối. Mỗi khi thấy một ngọn núi, cô lái đò thường chỉ cho du khách: “Kìa là núi Mâm Xôi, đây núi Mẹ Bồng Con v.v ”. Cảnh đi đò Suối là cảnh nên thơ nhất trong cuộc đi trẩy hội chùa Hương. Khách ngồi đò, với lòng tin tưởng vô biên ở đức Phật, hướng cả tâm hồn về cõi Phật. Những con đò bập bềnh đè mặt nước, chiếc nọ trước chiếc kia. Khách đi thuyền miệng không ngớt tiếng niệm Phật. Họ niệm Phật để chào nhau, họ niệm Phật để cho đò mau tới bến. Họ niệm Phật để cầu chúc cho mình và cho các bạn đồng hành. Những con đò vào gặp những con đò đi ra, tiếng niệm Phật lại càng vang dội hơn. Các nam thanh nữ tú, các cụ già, các thiếu phụ, mặc dầu không hề quen biết, vồn vã nhau trong tiếng chào, cầu chúc cho nhau những điều may mắn. Những 164
  6. Hội hè về tôn giáo nụ cười đón những nụ cười, những nét mặt hân hoan đáp lại những nét mặt hân hoan. Tỉnh cũng như quê, ở đây người ta không phân biệt ai sang ai hèn. Đạo giáo đâu có giai cấp, và đức Phật đâu có của riêng ai. Những chàng thanh niên thành thị, ăn vận rất lịch sự tới nơi đây hằng tươi tỉnh chào các cụ già quê, chào các thiếu nữ đồng ruộng, và những cô áo quần sặc sỡ xanh đỏ tím hồng ở đây vẫn là bạn của những cô quần sồi áo vải. Ai gặp ai cũng đều mừng rỡ, và những tiếng Nam mô hồn nhiên xuất ở cửa miệng mọi người như muốn tả hết nghĩa bác ái của Đức Phật. Tiếng Nam mô của khách trẩy hội như làm nhịp cho cô lái đò bơi, và đều đều theo tay lái, thuyền lướt sóng thấm thoát đã tới chùa Trình. Khách có người vào lễ chùa Trình, có người đi thẳng. Sao chùa này gọi là chùa Trình? Khách trẩy hội vào chùa như trình diện trước khi tới cảnh Phật, và khách ra về cũng vào lễ chùa này như để từ giã cảnh Hương Sơn. Chùa Trình cách bến đò Suối chừng 500 thước. Rời khỏi chùa Trình, thuyền đi được chừng hai cây số sẽ gặp một nhánh suối khác, nhánh suối này dẫn khách tới chùa Long Vân, chùa có động tuyệt đẹp, cũng là một thắng cảnh thuộc phạm vi chùa Hương. Thuyền cứ lướt theo dòng suối cho tới khi thấy ngọn núi Mâm Xôi Con Gà sừng sững hiện ra là sắp tới chùa Ngoài, tức là chùa Thiên Trù. Khỏi núi này một quãng là bến Thiên Trù có đường xây dốc thoai thoải để khách lên chùa. Trước bến lên chùa, đò Suối như vùng rộng ra. Chùa Thiên Trù xây trên một sườn đồi, rộng rãi khang trang, ngoài những phòng cho tăng ni ở, còn có từng dãy phòng lớn để khách thập phương về tạm trú trong những ngày chùa mở hội. Thật là một nơi tịch mịch nếu không phải là ngày hội. Suối chảy róc rách, tiếng chim gõ mõ trong ngàn cây, khiến cho ta quên hết mùi trần tục. Lại thêm đàn cá lửng lơ dưới suối 165
  7. Hội hè đình đám nghe kinh. Chuông chùa từng hồi vang lên như muốn đưa tâm hồn ta tới cõi hư vô. Những ngày hội, chùa Thiên Trù thực tưng bừng nhộn nhịp đủ các hạng người từ mười phương tìm đến, trước là lễ Phật, sau thăm cảnh chùa; tiếng mõ, tiếng chuông, tiếng tụng kinh, niệm Phật thực náo nhiệt vô cùng. Trái lại những ngày thường, đây là cảnh kỳ quan giữa chốn sơn lâm, trong chùa hương thơm bát ngát, mõ hòa nhịp điệu, chuông vẳng ngân nga, ngoài rừng chim ca ríu rít, vượn hót véo von, điểm tô cho cảnh lâm tuyền tĩnh mịch càng thêm huyền ảo mơ màng Vào ngày hội, khách đi lễ chùa Hương phải mất hai ba ngày để đi thăm các cảnh chùa khác như: chùa Tiên, chùa Giải Oan, chùa Cửa Võng, chùa Trong tức động Hương Tích. Buổi sáng thong thả ra đi và buổi chiều về nghỉ tại chùa Thiên Trù. Nếu du khách khỏe chân, có thể đi viếng cảnh chùa Hình Bồng, chùa này ở trong động đá, gần đỉnh một trái núi cao bên hữu chùa Thiên Trù cảnh trí cũng đẹp, trong chùa có tượng Phật bằng bạc. Chùa ở trên cao, đường lên có nhiều chỗ dốc dựng đứng hiểm trở cheo leo nên rất ít người lên viếng cảnh, lễ chùa. Từ chùa Thiên Trù vào chùa Trong đường đi khúc khuỷu gập ghềnh, nhưng cảnh xinh như mộng. Trên đường kẻ đi người lại, miệng luôn luôn niệm câu “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát” cho quên sự mệt nhọc trên quãng đường dài. Dù quen nhau, dù chẳng quen nhau, nhưng gặp nhau ở đây cùng chung một mục đích lễ chùa, tỉnh cũng như quê, ai cũng có thể chào hỏi nhau rất thông cảm bằng nụ cười bằng câu niệm Phật. Cảnh Phật thiền đầy thiện tính làm cho ai cũng hân hoan niềm nở cùng nhau. Trên đường vào chùa Trong, cách chùa Thiên Trù một quãng ngắn, có lối rẽ lên chùa Tiên ở sườn một trái núi nhỏ bên tay mặt, cao hơn đường đi khoảng hai ba chục thước. 166
  8. Hội hè về tôn giáo Chùa Tiên được xây lên với một động đá nhỏ, có hai lối ra vào khác nhau. Động đá có nhiều thạch nhũ rủ xuống rất đẹp. Vào động chùa Tiên, nếu không quen, người ta không thể nào ở lâu được vì khói hương thơm ngát, động đá nhỏ, khói thoát ra ngoài không kịp. Từ chùa Tiên đi một thôi đường dài đến chùa Giải Oan, cách đường đi một chút về phía tay trái. Chùa này mang tên Giải Oan, vì có một giếng nhỏ gọi là giếng Giải Oan, giếng do mạch tự động trong núi đá chảy ra thành dòng suối nhỏ, nước trong và mát. Khách lễ chùa tin rằng nếu uống nước giếng này thì con người được thanh thản tươi vui, nỗi oan khiên sầu muộn hầu như được tiêu giải hết. Cũng vì thế, có nhiều người sau khi đã uống nước suối còn cầu khẩn Đức Phật và xin một vài chai nước suối mang về làm quà cho họ hàng, bè bạn. Từ chùa Giải Oan đi một độ đường dài nữa đến chùa Cửa Võng. Chùa mang tên theo lối kiến trúc, nhìn bên ngoài phía trước giống như cái cửa võng trước hậu cung các đền thờ. Qua chùa Cửa Võng đến chùa Trong tức động Hương Tích, tuy vậy còn phải đi một độ đường khá xa, phần nhiều leo dốc. Động Hương Tích ở gần đỉnh một trái núi. Đến cửa động, như hình hàm rồng, khách phải xuống mấy chục bậc xây, sâu hơn cửa động trên mười thước mới vào được trong động. Ngay trước cửa động có hai cây chò vẫy rất thẳng và rất cao, đó là thứ gỗ quý và hiếm có ở miền Bắc. Xuống hết bậc xây, ngay trước cửa động, khách thấy ngay một giải thạch nhũ từ trên rủ xuống trên có chữ đề Nam Thiên Đệ Nhất Động, nét bút rất sắc sảo, tương truyền là bút tích của vua Lê Thánh Tôn. Động Hương Sơn có tượng thờ Đức Phật Bà Quan Âm và chư vị La Hán. Cứ theo lời truyền lại, động này là nơi 167
  9. Hội hè đình đám Đức Phật Bà đã tu thành chính quả, mới có tên gọi là động Hương Tích. Động Hương Tích rất rộng, có nhiều khối thạch nhũ từ dưới đất đùn lên, từ trên trần giải xuống, ngăn phần trong cùng động thành mấy lớp. Nhũ đá óng ánh muôn màu kỳ ảo, lạ nhất là có những nhũ đá gõ vào nghe như tiếng chuông, tiếng khánh, có những nhũ đá như hình em bé, người ta nói là hình cô, hình cậu. Tín nữ hiếm con đi trẩy hội cầu tự thường miệng lẩm nhẩm cầu trời cầu Phật tay vuốt ve các nhũ đá như để rủ về với mình. Ánh sáng trong động vì chỉ có từ ngoài cửa chiếu vào và qua một vài lỗ hổng trên đỉnh núi chiếu xuống nên rất yếu ớt; thêm vào đó, ánh sáng những ngọn nến trên các bệ thờ Phật không đủ sức sáng, còn khói trầm, khói hương làm cho mờ mờ ảo ảo cả một khoảng trong cùng quả động, nơi thờ Phật càng thêm vẻ tôn nghiêm. Trong động có đường lên trời, đường xuống Âm phủ, đó là chỗ vách đá thông lên đỉnh núi và hang đá đi sâu vào lòng đất, người ta đã gọi vậy cho thêm bí ẩn ly kỳ. Du khách đi lễ chùa Hương nếu muốn đi cho hết, nên đi lễ chùa Hình Bồng đã nói ở trên và chùa Long Vân chỉ cách chùa Thiên Trù chừng vài ba cây số. Ngoài ra còn một ngôi chùa nữa, đi theo ngả khác nhưng cũng thuộc khu vực Hương Sơn đó là chùa Tuyết Sơn. Muốn viếng chùa Tuyết Sơn, không phải đi theo đò Suối. Từ bến đò Suối có đường bộ đi theo phía tay trái chừng một cây số. Chùa xây ngay chân một trái đồi đất lẫn đá. Cảnh trí cũng rất mỹ quan, cửa chùa nhìn ra cánh đồng chiêm, mùa lúa đang con gái xanh mướt như nhung, bám sát những trái núi màu xanh hòn đậm, hòn nhạt, màu sắc hòa hợp đẹp như bức tranh tuyệt tác khổng lồ. Chùa Hương nổi tiếng linh thiêng, chùa Hương có cảnh đẹp thiên nhiên mơ màng quyến rũ. Từ đò Suối vào đến Thiên Trù 168
  10. Hội hè về tôn giáo cảnh trời mây non nước đã đẹp với vẻ đẹp hùng vĩ bao la, thì từ Thiên Trù vào chùa Trong đi theo đường rừng, đường núi, có hoa thơm ngào ngạt có rừng mơ tươi tốt, có chim bay, bướm lượn, có từng bầy khỉ đùa rỡn bên đường mặc cho du khách qua lại nhộn nhịp không sợ hãi. Phải chăng nơi thiên nhiên này là giang sơn của chúng cũng như của những loài dã cầm, dã thú tự do sinh hoạt! Chùa Hương là một thắng tích. Nhiều văn nhân thi sĩ đi trẩy hội có đề thơ trên vách đá, và trong dân chúng cũng truyền tụng rất nhiều thi ca ca tụng cảnh chùa và ca tụng đò Suối. Cụ Phan Mạnh Danh có bài thơ Hương tích tuyền độ sau đây nói về đò Suối: Phong điềm lãng tĩnh quýnh vô trần, Lưỡng ngạn sơn đầu thảo mộc xuân. Khê hạ nhất hoằng nguyên thủy lục, Chu hành nghi vị Vũ lăng tân. Cụ Đông Viên đã dịch: Sóng êm chẳng chút bụi trần bay, Hai mạn xanh rì núi cỏ cây. Dòng suối dưới khe tuôn nước biếc, Thuyền đi ngỡ bến Vũ Lăng đây. Cụ nghè Chu Mạnh Trinh xưa cũng đã để lại cho chúng ta một bài thơ tuyệt bút về Hương Sơn thắng cảnh: Bầu trời cảnh bụt, Thú Hương sơn ao ước bấy lâu nay, Kìa non non, nước nước, mây mây. “Đệ Nhất Động” hỏi rằng đây có phải? Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái, Lững lờ khe yến cá nghe kinh; Thoảng bên tai một tiếng chày kình. Khách tang hải giật mình trong giấc mộng. Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng, Này am Phật Tích, này động Tuyết Quỳnh! 169
  11. Hội hè đình đám Nhác trông lên ai khéo vẽ hình, Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt. Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây. Chừng giang sơn còn đợi ai đây, Hay tạo hóa khéo ra tay sắp đặt Lần tràng hạt niệm “Nam vô Phật” Cửa từ bi công đức biết là bao. Càng trông phong cảnh càng yêu. Cụ Chiêu Dương, một thi sĩ lão thành và là một trong những nhà thơ cổ cuối cùng, trong tập Sơn Nhân Nhàn Bút xuất bản năm 1959 cũng có bài thơ Vịnh Chùa Hương Tích: Nam thiên đệ nhất động Hương Sơn, Riêng thú thanh cao cảnh núi ngàn. Cõi Phật bốn mùa thừa thụy khí, Bầu trời muôn trạng góp kỳ quan. Hữu tình núi Tượng, Gà, Chiêng, Trống, Vô tận kho Tơ, Thóc, Bạc, Vàng, Có lối lên trời, đường xuống đất, Long lanh cẩm thạch rọi hào quang. * * * Cứ kể ra văn thơ về chùa Hương còn nhiều, rất tiếc viết lại ra đây không xuể. Nào bài cảnh chùa Hương của cụ Thám Hoa Vũ Phạm Hàm, bài Động Hương Sơn của cụ Dương Khuê, lại còn bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp có lẽ trong chúng ta không mấy người là không biết. Cảnh chùa Hương đẹp, văn thơ chùa Hương hay, và trước đây ở miền Bắc không ai là không ước ao trẩy hội chùa Hương một lần! 170
  12. SÀI SƠN VỚI HỘI CHÙA THẦY ùng trung du miền Bắc là vùng có nhiều phong cảnh Vtuyệt mỹ nên thơ, du khách đã một lần qua thăm không bao giờ quên được, nhất là lại đi thăm vào dịp đầu xuân, gặp khi nơi thăm mở hội xuân với tục lệ đặc biệt của dân tộc. Nhớ cảnh đẹp, nhớ tục lệ hay và có khi nhớ thêm cả sự tích nơi thăm viếng. Qua các thắng cảnh trung du miền Bắc đã thăm Sài Sơn với hội chùa Thầy, đố ai không nhớ! Miền Bắc có câu ca dao: Chùa Thầy khánh đá, chiêng đồng Có đi thì trả của chồng mà đi! Đúng vậy, phong cảnh Sài Sơn đã đẹp hùng vĩ, ngày hội chùa Thầy lại có nhiều thú vui rất quyến rũ. Vậy Sài Sơn với chùa Thầy ở đâu? VỊ TRÍ SÀI SƠN Sài Sơn còn có tên Phật Tích Sơn, là một ngọn núi cao thuộc địa phận làng Thụy Khuê, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. 171
  13. Hội hè đình đám Vùng Quốc Oai thực nhiều núi, la liệt có tới vài chục ngọn. Những ngọn núi này đặc biệt hiện ra đột ngột ở giữa cánh đồng ruộng lúa bao la, trông giống như những cù lao trên mặt biển. Mỗi khi gió thổi, ngọn mạ nhấp nhô, người ta tưởng chừng đồng lúa chín là mặt biển vịnh Hạ Long. Theo các sách địa lý, xưa kia đây là biển, nước phù sa sông Đà và sông Hoàng Hà đã bồi đắp, biển đã thành cánh đồng bát ngát, và những cù lao biến thành những ngọn núi đứng sừng sững giữa đồng bằng. Núi Sài Sơn là ngọn núi cao nhất vùng này. Đằng xa có ngọn Phượng Hoàng Sơn, còn gọi là núi Tản Viên, trông giống như con Phượng sắp bay và ngọn Hoàng Xá Sơn hình giống con voi phục. Cả Phượng lẫn Voi đều hướng về Sài Sơn. Xa nữa là một dãy núi chạy dài. Theo dãy núi này sẽ có núi Đồng Lư, núi Tiên Lữ, núi Sơn Lộ và núi Tử Trầm, ngọn núi sau cùng này thuộc địa phận xã Long Châu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông. Trên dãy núi, cây cối um tùm, một màu xanh xanh đậm nhạt. Vê phía Tây nam Sài Sơn là một cánh đồng mông mênh bát ngát đưa tầm mắt tới phía chân trời vô định. VÀ CHÙA THẦY Chùa Thầy ở dưới chân núi Sài Sơn về phía cánh đồng, tên chữ là Thiên Phúc tự. Đây là một ngôi chùa cổ kính xây từ đời vua Thần Tôn nhà Lý, kiến trúc theo kiểu cổ Trung Hoa trông thật uy nghiêm linh tú và xếp đặt như cung điện của một vị đế vương. Trước cửa chùa có một hồ nước khá rộng, giữa hồ là một thủy đình. Hai bên tả hữu thủy đình có hai chiếc cầu xây bằng gạch, lợp mái gọi là Nhật, Nguyệt lưỡng kiều. 172
  14. Hội hè về tôn giáo Khách vãn cảnh chùa có thể tới thủy đình hóng gió, làm thơ và có khi uống rượu thưởng sen với những bông hoa trăm cánh, với hương thơm ngào ngạt bốc lên. Thật là thanh cao thú vị! Chùa chia làm ba lớp: Lớp ngoài cùng là nơi tế lễ, trang trí cũng như các ngôi chùa khác. Có thể gọi đây là nhà tam quan, ngôi nhà để trống được xây ở trước cửa đình, cửa chùa, nơi dân làng tới họp trong những ngày hội hoặc tuần rằm, mồng một để bàn định về việc tế lễ. Lớp giữa thờ Phật với đủ các pho tượng Tam thế, Cửu Long, Thích Ca thành đạo, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát v.v Lớp trong cùng, đây là điểm đặc biệt của chùa Thầy, là nơi thờ ông Từ Đạo Hạnh, nơi đây có ba pho tượng, theo lời dân làng và ông từ giữ chùa, ba pho tượng đó đều là tượng ông Từ Đạo Hạnh: Pho tượng ở chính giữa, trông giống thầy tu, đó là kiếp trước của Ngài. Pho bên tả giống một vị đế vương, đó là kiếp sau của Ngài. Pho tượng bên hữu chính là tượng Ngài. Tượng này làm bằng gỗ bạch đàn, một thứ gỗ quý rất thơm, đựng trong khám kín không ai được xem, chỉ hàng năm vào ngày mồng 5 tháng 3 âm lịch dân làng mới cử người vào mở khám để làm lễ mộc dục tức là lễ tắm tượng. Ở hai bên hàng cột có treo nhiều đôi câu đối sơn son thiếp vàng, trong đó có câu: Vi Tiên, vi Phật, vi Quốc vương, sinh hóa tam thân lưu hiển tích Hữu động, hữu hồ, hữu thiên thị, giang sơn nhất đái biểu kỳ quan Dịch nôm: Làm Tiên, làm Phật, làm Quốc vương, sinh hóa ba lần linh hiển lắm Có đông, có hồ, có chợ trời, giang sơn một giải lạ lùng thay! 173
  15. Hội hè đình đám SỰ TÍCH ÔNG TỪ ĐẠO HẠNH VÀ VUA LÝ THẦN TÔN Đôi câu đối chúng tôi vừa nhắc tới đã nói lên tất cả sự tích dị kỳ của ông Từ Đạo Hạnh. Chúng tôi xin lược chép dưới đây qua thần tích. Thần tích này gồm cả lịch sử ngôi chùa. Ông họ Từ, đi tu lấy pháp danh là Đạo Hạnh, tục danh ông chính là Từ Lộ. Ông người làng An Lãng, huyện Vinh Thuận, tức là làng Láng thuộc đại lý Hoàn Long Hà Nội sau này. Ông sinh vào đời nhà Lý, tu theo đạo Phật, là một vị cao tăng thời bấy giờ. Ông học vấn uyên thâm, kiến văn quảng bác lại thêm pháp thuật cao siêu. Cha ông tên Từ Vinh làm Tăng Quan Đô Sát triều Lý, mẹ là Lăng thị thuộc dòng dõi quý phái. Khi còn ít tuổi, ông thường chơi bời kết bạn với một nho gia họ Phí, một đạo sĩ tên Phan Ất và một người phường chèo là Lê Hoàn. Hàng ngày ông chỉ cùng mấy người kia đàn địch hát xướng và dông dài cờ bạc nên luôn luôn bị cha quở mắng. Ban ngày ông chơi bời như vậy, nhưng ban đêm ông lại rất chăm học, thường thường có khi đọc sách thâu đêm suốt sáng. Sau ông đi thi trong giáo hội về khoa Bạch Liên và có sang Ấn Độ học đạo. Cha ông, ông Từ Vinh dùng thuật phản ông Diên Thành Hầu, một vị quan tôn thất. Diên Thành Hầu liền nhờ ông Đại Điên một thầy Phù Thủy cao tay dùng phép thuật đánh chết, quăng xác xuống sông Tô Lịch. Xác trôi đến cầu Yên Quyết tự nhiên dừng lại. Đại Điên biết liền đến gần cái xác quát to lên rằng: Tăng hận bất cách túc, sinh tử nhất tràng mộng Nghĩa là: Thầy chùa giận không để cách đêm, sống chết chỉ là giấc mộng dài. 174
  16. Hội hè về tôn giáo Sau lời quát của Đại Điên, xác của Từ Vinh lại trôi đi. Từ Đạo Hạnh thấy cha bị Đại Điên giết, lòng căm tức vô cùng, thề quyết báo cái thù chẳng đội trời chung ấy, nhưng nghĩ mình pháp thuật kém Đại Điên, đành phải nén thù cố tâm đi học đạo luyện phép. Ông vào trong hang Phật Tích tu luyện. Sau một thời kỳ dày công khổ hạnh, ông trở về kinh thành. Đến sông Yên Quyết, ông cầm cái gậy ném xuống dòng sông, nước sông dù chảy xuôi nhưng gậy lại trôi ngược uốn khúc tựa con Rồng. Ông mừng lắm và tự nói rằng: “Pháp thuật của ta đã hơn Đại Điên!” Sau đó ông dùng phép tàng hình đánh chết Đại Điên. Đại Điên tuy chết nhưng vong hồn không tan, hắn vẫn hằn học muốn báo thù Từ Đạo Hạnh, bèn hóa làm một đứa con trai độ ba tuổi rất xinh đẹp tự xưng là hoàng tử Giác Hoàng. Mọi việc xảy đến nhà vua, Giác Hoàng đều biết trước. Vua Lý Nhân Tôn, bây giờ chưa có con trai, nghe tin lấy làm lạ, sai người đi đón Giác Hoàng về cho ở trong chùa Báo Thiên. Về sau vua lại có ý muốn lập Giác Hoàng là Đông Cung Thái Tử nên nuôi làm con nuôi. Ông Từ Đạo Hạnh được tin, biết Giác Hoàng chính là hồn của Đại Điên muốn nhờ cửa nhà vua để báo thù mình. Ông bèn yểm các ấn pháp để giết chết Giác Hoàng. Giác Hoàng chết, vua Nhân Tôn thương xót lắm, sai sứ đi tìm quanh nơi Giác Hoàng chết xem có bùa yểm gì không, sứ bắt được nhiều quả ấn khắc tên Từ Đạo Hạnh. Vua giận lắm sai bắt Đạo Hạnh giam vào lầu Hưng Khánh rồi hội họp đình thần nghị án chém đầu. May thay cho Đạo Hạnh! Có em vua là ông Sùng Hiền Hầu thấy vậy thương xót tâu rằng: “Nếu Giác Hoàng pháp thuật cao cường, dù có bị yểm bùa cũng không chết. Nay Từ Lộ có phép giỏi hơn Giác Hoàng nghĩ xin bệ hạ tha cho y và bắt y thác sinh còn hơn.” 175
  17. Hội hè đình đám Nhà vua y tấu. Từ Đạo Hạnh đến tạ ơn Sùng Hiền Hầu, nhân thấy phu nhân có thai, ông bèn bảo Hầu: “Khi nào phu nhân sắp lâm bồn xin ngài nhớ cho tôi biết trước.” Đến khi Sùng Hiền Hầu phu nhân tới ngày lâm bồn, trở dạ đã lâu mà chưa sinh được. Hầu nhớ tới lời dặn của ông, cho người tới nói để ông hay. Ông dặn người học trò của mình là Nguyễn Minh Không: “Ta với ngươi có duyên cũ, vậy kiếp sau nếu ta phải hóa làm hổ thì ngươi nghĩ tình thầy trò đến chữa cho ta.” Dặn Nguyễn Minn Không rồi ngài vào trong một hang núi Sài Sơn, làng Thụy Khê và hóa ở đấy. Hang này ngày nay mang tên là hang Thánh Hóa. Đúng với giờ ngài hóa, Sùng Hiền Hầu phu nhân sinh một con trai đặt tên là Dương Hoán, lớn lên rất thông minh đĩnh ngộ lại hiếu học. Vua Lý Nhân Tôn nhận làm con và sau truyền ngôi cho tức là vua Lý Thần Tôn. Vua Lý Thần Tôn là một vị vua hiền, nhiều lần đại xá cho tội nhân và giảm thuế cho dân chúng. Về sau nhà vua tự nhiên mắc một chứng bệnh thật là kỳ dị, tinh thần mê loạn, mình mẩy ngứa ngáy, gào thét nhảy nhót suốt ngày như cọp. Bao nhiêu pháp sư và danh sư đều không chữa bệnh được cho vua. Triều đình cho sứ đi tìm các danh y cao tăng. Nguyễn Minh Không được tin, liền đặt ra một câu hát, xui trẻ con hát: Tập tầm vông Có ông Nguyễn Minh Không, Chữa được cho Hoàng Thái Tử. Triều đình cho sứ đi mời ông đến. Các danh y, cao tăng thấy ông ăn mặc xuềnh xoàng quê mùa cục mịch có ý coi thường. Biết ý, ông liền lấy một cái đinh dài 5-6 tấc đóng lên trên cột và nói rằng: 176
  18. Hội hè về tôn giáo “Nếu ai rút được cái đinh này mới đủ tài trị bệnh cho hoàng đế.” Các danh y và các chư tăng đều chịu. Nguyễn Minh Không bèn dùng tay trái nhổ cái đinh ra, ai nấy đều khiếp phục. Ông lấy một cái vạc thật to, đun nước thật sôi, nhúng tay vào hòa thuốc, rồi dùng nước đó tắm cho vua. Vua khỏi bệnh. Vua phong cho ông làm Quốc Sư. Đó là câu chuyện về sự tích của ông Từ Đạo Hạnh với vua Lý Thần Tôn và hang Thánh Hóa tại chùa Thầy. Câu chuyện có vẻ hoang đường, nhưng đây là thần tích, chúng tôi chỉ xin chép lại! HANG THÁNH HÓA VÀ DI TÍCH CỦA ÔNG TỪ ĐẠO HẠNH Như trên đã trình bày, ông Từ Đạo Hạnh trước khi thác sinh, vào một hang núi Sài Sơn để hóa, và hang đó nay mang tên là hang Thánh Hóa. Hang này ở lưng chừng núi, trên một địa điểm chênh vênh. Muốn tới hang Thánh Hóa phải leo một con đường ngoắt ngoéo, trên những hòn đá cheo leo, giữa những đám cây cỏ um tùm. Qua con đường này, tới một ngôi chùa nhỏ, chùa Đinh Sơn. Chùa Đinh Sơn nhỏ nhưng rất đẹp và mát mẻ. Trong chùa, lẽ tất nhiên thờ Phật, nhưng lại có thờ vọng cả ông Từ Đạo Hạnh. Qua khỏi chùa, đi theo một con đường nhỏ ven chùa tới một chiếc am mang tên là am Hiển Thụy. Sau am Hiển Thụy là hang Thánh Hóa. Hang Thánh Hóa rộng rãi, ở ngoài trông như một gian nhà cao ráo sáng sủa. Ở hai bên chân hang có hai bể nước chứa nước mưa rỏ xuống từ khe núi. Trong hang có nhiều pho tượng. Hang ở dưới rộng rãi, nhưng 177
  19. Hội hè đình đám qua nơi rộng rãi này, ở trên có một khe nhỏ ăn hút vào núi. Muốn vào khe này, nhà chùa để sẵn cho du khách một chiếc thang tre, và khi đã leo hết thang phải bò theo sườn hang. Trước khe này có khắc vào đá ba chữ THẠCH ĐIỂM ĐẦU. Cửa khe nhỏ chỉ một người chui vào vừa nhưng bên trong cùng rộng ra có thể đủ ba bốn người cùng đứng. Người ta bảo đây mới đúng là hang Thánh Hóa và mé dưới chỉ là một cái động! Trong hang có nhiều vết lõm xuống đá. Theo lời tương truyền đó là những vết trán vết chân khi ông Từ Đạo Hạnh hóa, ngã xuống! Đấy chỉ là lời tương truyền! Thường ở tất cả những nơi thắng tích, nếu có những dấu vết đều có những lời tương truyền để thi vị hóa phong cảnh hoặc để cho người ta sùng kính tế tự. CHÙA MỘT MÁI, HANG GIÓ VÀ HANG BỤT MỌC Hang Gió là một cái hang hổng hai đầu, đứng ở trong hang mát lắm, lúc nào cũng có gió lùa, do đó gọi là HANG GIÓ. Muốn tới Hang Gió phải vòng ra đằng sau chùa Đinh Sơn rồi đi theo con đường nhỏ ở ven núi sang cho tới chỏm núi bên kia. Ở ngay chỏm núi bên kia lại có một ngôi chùa nữa, chùa MỘT MÁI, lối kiến trúc chỉ làm có một mái. Trước chùa Một Mái cũng có một hang nhỏ trong có rất nhiều bụt đá. Với những bụt đá này, ngôi chùa trông có vẻ lạ và đẹp. Hang Gió ở giáp ngay mé bên cạnh chùa. Đi khỏi Hang Gió, khách trẩy hội lại gặp một chiếc miếu, đây là miếu thờ Quan Đế; rồi ở đằng sau miếu lại có một cái hang nhỏ nữa gọi là HANG BỤT MỌC: trong hang có rất nhiều tượng Phật bằng đá. Núi Sài Sơn rất nhiều hang động vì đây là núi đá. Khách trẩy hội hàng năm thường kéo nhau đi thăm đủ. 178
  20. Hội hè về tôn giáo HANG CẮC CỚ Ca dao vùng Sơn Tây có câu nói về chùa Thầy và hang Cắc Cớ: Động chùa Thầy có hang Cắc Cớ Trai chưa vợ thì nhớ chùa Thầy! Hang Cắc Cớ là hang thế nào và tại sao những chàng trai chưa vợ lại cứ nhớ chùa Thầy? Hang Cắc Cớ là một hang sâu lắm, ở cách không xa hang Bụt Mọc bao nhiêu. Hang đã sâu, cửa hang lại nhỏ, trong hang tối om om. Dân làng Thụy Khuê còn gọi hang này là hang THẦN. Đi qua cửa hang, du khách phải lách về phía bên trái, đi theo con đường sát vào vách đá. Con đường này rất nhỏ và dài vào khoảng năm trăm thước. Hang tối om, ai đi trên con đường vách đá này đều phải hết sức chú ý, sẩy chân rớt xuống vực sâu là mất mạng! Phải đi lần từng bước. Không ai dám sơ ý dù có ham ngắm rất nhiều thạch nhũ muôn màu rủ xuống đang chìm đắm trong bóng tối. Thảng hoặc có ai mang theo đèn nến cũng không dám coi thường từng bước đi! Đường đó đi một người cũng đã phải thận trọng huống hồ trong những ngày hội, kẻ ra người vào tấp nập không ngừng, người ta lại càng phải thận trọng hơn nhiều. Đường là đường độc đạo, lại chỉ vừa một người đi, nên mỗi khi hai người kẻ ra người vào gặp nhau, người ta phải ôm sát lấy nhau để tránh cho khỏi ngã. Thật là cắc cớ trớ trêu! Đã có biết bao nhiêu chàng trai được ôm sát lấy người những cô gái, và khi một cô gái gặp một chàng trai, dù muốn hay không cũng phải ôm sát lấy người chàng để khỏi bị rơi xuống vực thẳm. Sự gần gũi ngẫu nhiên này giữa nam và nữ đã đem lại cho hang cái tên là CẮC CỚ! Đi hết quãng đường tối dốc nguy hiểm nhưng lại rất thú vị 179
  21. Hội hè đình đám này, đến quãng đường rộng, tương đối bằng phẳng hơn, tuy ở dưới chân vẫn lởm chởm những hòn đá ngầm trong vũng nước. Quãng đường này đã bớt nguy hiểm nhiều. Hết quãng đường này, khách sẽ gặp một tảng đá to sừng sững đứng giữa động, chính tảng đá này đã che hết ánh sáng làm cho hang Cắc Cớ tối om om. Vòng hết tảng đá, đi quặt sang bên phải, đột nhiên ánh sáng trong như lọc, lọt vào trong hang do một lỗ hổng ở trên cao. Giờ đây, khách trẩy hội có thể ngắm những nhũ đá muôn hình vạn trạng óng ánh như kim cương rủ xuống. DI TÍCH CỦA ÔNG LÃ TÁ CÔNG TRONG HANG CẮC CỚ Trong hang Cắc Cớ ở chính chỗ nơi sâu rộng có rất nhiều hài cốt và xương người. Trước kia vào thời Thập nhị Sứ quân, một toán quân của ông Lã Dương tức là Lã Tá Công, một trong Thập nhị Sứ quân đã bị quân của vua Đinh Tiên Hoàng vây hãm trong hang núi. Quân của ông Lã Tá Công không phá được vòng vây, bị hãm lâu ngày chết đói hết. Những mảnh hài cốt bắt gặp ngày nay chính là hài cốt của toán quân đó. Trong hang có lập nhiều bàn thờ để cúng những âm hồn uổng tử này. Ngoài những hài cốt thật, người ta còn nặn cả những hài cốt đất sét để thờ. Hồi tiền chiến, hang này có được sửa sang lại để trong những ngày hội, khách trẩy hội có thể ra vào dễ dàng hơn. Hang Cắc Cớ có rất nhiều khe ngách. Đi vào vô ý rất có thể bị lạc đường. 180
  22. Hội hè về tôn giáo CHỢ TRỜI Đã tới Sài Sơn phải biết Chợ Trời. Chợ Trời ở trên đỉnh Sài Sơn. Đó là một khoảng đất khá rộng hình tròn, chung quanh mọc lởm chởm những hòn đá vừa to vừa nhỏ và lác đác dăm ba cây đại già. Muốn lên Chợ Trời tự chân núi phải đi theo một con đường đá lởm chởm quanh co, khập khểnh, lắm chỗ rất khó đi, phải leo trèo như con vượn. Leo lên rất mệt, nhưng phải leo lên tới đây mới thưởng thức được cái vẻ đẹp của toàn cảnh Sài Sơn. Thật là một nơi đệ nhất danh thắng tỉnh Sơn Tây. Phong cảnh như tranh vẽ: mây trôi dưới gót, gió thổi bên khe, xa xa nào núi, nào sông, núi cao cao ngất, sông quanh co uốn khúc lấp lánh dưới ánh mặt trời! Những xóm làng đồng nội cách nơi đây độ mười lăm cây số đều có thể trông thấy rõ ràng, thu gọn vào với núi sông thành một bức họa thiên nhiên, màu sắc êm dịu và hòa hợp, đố có tay họa sĩ nào vẽ được cho bằng. HỘI CHÙA THẦY Hàng năm cứ đến ngày mồng bảy tháng ba âm lịch, Chùa Thầy mở hội rất to để kỷ niệm ông Từ Đạo Hạnh. Ngoài việc cúng vái tụng kinh, dân làng Thụy Khuê có tổ chức những trò vui cổ truyền như đánh cờ, hát chèo, múa rối. Làng Thụy Khuê chỉ cách thị xã Sơn Tây có 17 cây số, và Sơn Tây cách Hà Nội không bao xa, nên ngày hội khách ở tỉnh và ở Hà Nội kéo về không ít, trước là đi lễ, sau là ngoạn cảnh và xem những trò vui cổ truyền. Những đồng bào Phật Giáo đua nhau trẩy hội với vàng hương và lễ vật. Những người hiếm con tới chùa cầu tự và rất nhiều người xin áo dấu ở chùa. Người ta cũng xin thẻ để cầu những điều mong mỏi, trai gái hỏi về việc tình duyên, 181
  23. Hội hè đình đám người buôn bán làm ăn hỏi về tài lộc, người đau ốm hỏi về bệnh tật v.v Chính hội là ngày mồng bảy tháng Ba, nhưng dân làng Thụy Khuê mở cửa chùa từ ngày mồng 5, sau lễ mộc dục tắm tượng ông Từ Đạo Hạnh. Quanh năm vất vả với công việc làm ăn, nhân làng mở hội, ai nấy trong làng đều nghỉ việc để dự hội làng, nào tổ tôm điếm, nào cờ bỏi, nào xem múa rối, nào dự hát chèo và nhất là vui chơi cờ bạc. CỜ BỎI Cờ bỏi chơi cũng như cờ chiếu tướng và cũng có một số quân như vậy gồm tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã và tốt. Đúng ra cờ bỏi là cờ chiếu tướng chơi ở trên sân đình, hoặc ruộng, và thay vì những quân cờ đặt trên bàn cờ, quân cờ ở đây là những chiếc biển cắm xuống những lỗ đào sẵn ở sân đình hoặc ở ruộng. Những lỗ này xếp đặt theo như những vị trí trên bàn cờ. Cờ đi cũng giống như quân cờ đi ở trên bàn cờ: mã lệch, tượng điền, xe liền, pháo cách Muốn ra sân chơi cờ bỏi, các kỳ thủ phải đấu trước cờ bàn mấy trận, và chỉ những người thắng cờ bàn mới được ra chơi cờ bỏi. Giải cờ do dân làng tặng, giải không to, thường chỉ gồm vài bao trà, bánh pháo, vuông nhiễu điều, nhưng giải to nhỏ đâu có phải là điều quan tâm của các tay danh thủ. Điều cốt yếu là được giải, được giải mới là điều vinh dự. Trong lúc hai đấu thủ chơi cờ, dân làng cử người đánh một chiếc trống khẩu để thúc giục đấu thủ không được quá trì chậm trong nước đi. Mỗi ván cờ thắng dân làng thường đốt một bánh pháo mừng. 182
  24. Hội hè về tôn giáo HÁT CHÈO Đây là một lối hát đặc biệt Việt Nam. Hàng năm trong dịp đầu xuân thường có những phường chèo đến các làng có hội xin hát thờ thần và đồng thời để dân làng mua vui. Lẽ tất nhiên những buổi hát đều có tiền thù lao. Hát chèo điệu bộ cũng gần như hát tuồng, nhưng giọng hát thì khác hẳn. Giọng hát Nam, hát Bắc, hát Nồi niêu không giống như hát tuồng. Y phục phường chèo cũng tương tự như y phục phường tuồng. Những tích hát chèo thường là những tích có kết cục luân lý để răn đời. Trong những ngày hội quê miền Bắc cũng như miền Thanh Nghệ thuở xưa thường bao giờ cũng có hát chèo. Chèo hát ở ngay trước bàn thờ thần. Các cụ có tuổi hoặc các quan viên trong làng được cử cầm trống chầu.(1) MÚA RỐI Múa rối là một trò chơi giải trí bằng người gỗ hoặc người vải nhồi bông có người ngồi ở chỗ khuất giật dây cho cử động. Đám múa rối thường thiết lập ở cạnh đình làng, đàn bà trẻ con xúm nhau tới xem. Trong trò múa rối người ta cũng diễn lại những sự tích cũ như hát tuồng hoặc hát chèo. Những người gỗ hoặc người vải nhồi bông đóng vai nào thường được vẽ mặt và bận y phục như vai đó trong một vở tuồng. Nghệ thuật hát tuồng và hát chèo là nghệ thuật tượng trưng thì trò múa rối tuy là trò của đàn bà trẻ con, cũng có tính cách tượng trưng như nhiều môn mỹ thuật hoặc trò giải trí khác của phương Đông. 1. Xin xem CẦM CA VIỆT NAM cũng trong bộ Nếp Cũ của soạn giả. 183
  25. Hội hè đình đám Trong lúc những người gỗ hoặc người vải nhồi bông cử động nhảy múa theo đà dây giật, thì ẩn núp ở hậu trường đã có những người hát theo những nhịp cử động của mỗi vai trò hoặc nói những lời của những vai trò này phải nói và thỉnh thoảng lại khôi hài để chuốc lấy tiếng cười của khán giả. Xưa kia trò múa rối rất thịnh hành ở nước ta, tại hầu hết các hội quê đều có tổ chức múa rối để mua vui cho đàn bà trẻ con. Mỗi khi một làng mở hội cũng có những phường múa rối tới làng để xin diễn trò như những phường tuồng và phường chèo. MÚA RỐI NƯỚC Ngoài kiểu múa rối ở trên cạn, tại các xã ở gần sông hồ còn có múa rối nước rất đặc biệt và đòi hỏi ở các diễn viên một sự khéo léo tối đa, - diễn viên đây xin hiểu là những người có nhiệm vụ giật dây các vai trò. Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục đã viết về trò múa rối nước như sau: “Bắc rạp ở dưới nước, phường hát ngồi trong rạp trống phách hát hỏng, một người đứng dưới nước cầm máy làm cho các người gỗ đi chạy trên mặt nước, hoặc đánh nhau. Hoặc làm hai con rồng chọi nhau, hoặc làm ông Lã Vọng câu cá, có cá nhảy ra đớp mồi, giật lên được cá”(1). Thực ra trò múa rối nước cũng không khác trò múa rối trên cạn bao nhiêu. Cũng làm rạp và người giật dây cũng đứng khuất để giật cho những vai trò làm trò. Sự hấp dẫn của cả hai lối múa rối đều như nhau, nhiều hay ít tùy ở tài người giật dây và ở những người ca theo điệu nhịp của các vai trò. Các lời ca, lời nói thường được đệm nhạc. 1. Việt Nam Phong tục. - Đông Dương tạp chí số 29 ngày 1-8-1915. 184
  26. Hội hè về tôn giáo VĂN THƠ SÀI SƠN VỚI CHÙA THẦY Sài Sơn là một thắng cảnh, chùa Thầy là một di tích tôn giáo lẫn lịch sử nên rất được nhiều người viếng thăm, không riêng gì trong những ngày hội mà cả ngày thường nữa. Các văn nhân thi sĩ, viếng cảnh chùa Thầy, xúc động trước phong cảnh hữu tình thường đề thơ kỷ niệm. Thơ đề ngay trên vách đá, thơ khắc ngay vào các cửa động. Chúa Trịnh Căn (1682-1700) khi xưa cũng đã viếng thăm cảnh Sài Sơn với chùa Thầy, và cũng đã có một bài dẫn và một bài thơ đề hang Cắc Cớ, khắc ngay vào vách đá núi Sài Sơn. Dưới đây là bản dịch hai bài trên của trường Bác Cổ Hà Nội: Rộng xem dưới sườn núi mấp mô, trời nhân sáng sủa bao quát rất nhiều gió tốt. Ta từng cầm quyền lan nhị, trang sức dùng xạ châu, đã khắp nơi tán dương đề vịnh, sai khắc ở lưng núi này. Vừa gặp buổi trời mây mở thịnh, nhân tiết xuân lại lên xem cảnh tốt, lòng vui thẳng bước, hết thảy xem chơi, chỉ thấy khe núi quanh co, rõ ràng đường tắt bằng phẳng, thỉnh thoảng điểm màu xanh biếc, y nhiên có vẻ huyền trân, thực là trong cảnh sáng tỏ; càng thêm thần kỳ, lòng mến cảnh chưa thôi, vần thơ đã nảy; bèn sai khắc vào đá này: Lạ thay hồng tạo khéo đào thành, Danh ấy đong đeo xứng sở danh, Ngọc tửu hương nhuần mùi bát ngát, Quân giai nguyệt tỏ bóng đành rành. Sắc xanh thu thụ khoe xuân đượm, Tiếng nhặt huân kinh diễn đạo lành. Trần giới hây hây chăng điểm bợn, Chốn sao thanh tĩnh nữ thiền tinh. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương khi xưa đi thăm chùa Thầy, đã có một bài thơ thật là tuyệt tác để vịnh hang Thánh Hóa: Khen thay con tạo khéo khôn phàm, 185
  27. Hội hè đình đám Một đố giương ra biết mấy ngoàm. Lườn đá cỏ leo, sờ rậm rạp, Lách khe nước rỉ, mó lam nham. Một sư đầu trọc ngồi khua mõ, Hai tiểu lưng tròn đứng giữ am. Đến mới biết rằng hang Thánh Hóa, Chồn chân mỏi gối vẫn còn ham. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ cũng có thăm Sài Sơn và đã vịnh Chợ Trời: Hóa công xây đắp biết bao đời, Nọ cảnh Sài Sơn có chợ Trời. Buổi sớm gió tuôn mưa nắng trải, Ban chiều mây họp tối trăng chơi. Bày hàng hoa quả tư mùa sẵn, Trải thẻ giang sơn bốn mặt ngồi. Bán lợi mua danh nào những kẻ Chả lên mà cả một đôi lời. Văn thơ về Sài Sơn và Chùa Thầy rất nhiều, nhưng khuôn khổ bài này không cho phép chúng tôi được đi xa hơn nữa. 186
  28. HỘI ĐỀN LINH SƠN THÁNH MẪU NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH úi Bà Đen là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam Ncách tỉnh lỵ Tây Ninh 11 cây số. Núi cao vòi vọi, mây lam che phủ trông rất ngoạn mục. Trên lưng chừng núi có đền Linh Sơn Thánh Mẫu, dân chúng tôn gọi là Đức Phật Bà, và đền này được gọi là Điện Bà. Hàng năm vào dịp xuân, từ mồng 10 tháng Giêng dân chúng các nơi tới hành hương lễ bái rất đông, nhất là ngày 15 tháng Giêng. SỰ TÍCH PHẬT BÀ Tây Ninh có sự tích về Phật Bà như sau: Tương truyền rằng thuở còn là phần đất của Cao Miên, tại vùng núi Tây Ninh, có một viên quan Trấn thủ địa phương người Miên sinh hạ được hai con: một trai tuấn tú và một gái hiền thục tục gọi là Nàng Đênh. Lúc nàng mới độ 13 tuổi có một ông sư người Tàu tên là Trung Văn Danh từ Bến Cát (Thủ Dầu Một) (Sông Bé) đến núi Tây Ninh tìm chùa làm nơi để hoằng khai Phật Pháp. 187
  29. Hội hè đình đám Khi đến nhà quan Trấn, sư ông thăm hỏi việc truyền bá đạo Phật trong vùng và dò la kiếm nơi ẩn trú để hành đạo. Quan Trấn Thủ mời sư ông tạm nghỉ nhà mình để ông thừa dịp học đạo. Sư ông vui vẻ nhận lời và từ đó bắt đầu hoằng khai Phật pháp trong gia đình quan Trấn Thủ và Cơ Vệ Đội. Tuy trẻ tuổi, nhưng sớm mượn màu thiền, nàng Đênh miệt mài nghe sư ông giảng đạo. Quan Trấn là người mộ đạo, nên sau đó đã thiết lập cho sư ông một cảnh chùa nay còn di tích gọi là chùa Ông Tàu nằm về phía Đông chân núi, phía làng Phước Hội lên, chưa được kiến thiết lại. Thời gian thấm thoắt trôi qua, nghĩ lại đã mấy năm xa cách thiện nam, tín nữ Bến Cát. Sư ông bèn tạm biệt quan Trấn để trở về thăm cảnh cũ người xưa. Từ ngày sư ông vắng bóng, nàng Đênh vẫn một lòng sùng kính Phật Đạo, luôn luôn lo việc hương khói cho chùa. Vốn con nhà trâm anh, lại tuổi đã tới tuần cập kê, nên nhan sắc của bà càng thêm xinh lịch và được tiếng đồn khắp nơi. Quan Trấn địa phương vùng Trảng Bàng, cơ sở tại sông Đua Bờ thành thuộc làng Lộc Hưng nay còn di tích, mới cậy mai mối đến nói với song thân của bà xin cho bà sánh duyên cùng trưởng nam của ông. Thân sinh của bà vui vẻ tán thành, vì trai tài, gái sắc lại môn đương hộ đối nên định cho bà thành nên giai ngẫu và hứa với đằng trai sẽ cho chọn ngày lành để sánh lễ. Nhưng khi nói lại cho bà biết, thì trước lời hứa danh dự của song thân, bà chưa biết trả lời ra sao, nên xin đình đãi để bà kịp suy nghĩ. Qua nhiều đêm trằn trọc, sau những lần cân phân hơn thiệt bà định tâm lánh mặt đợi ngày bà có dịp cạn tỏ để song đường biết. Bà đã phát nguyện xuất gia cầu đạo, không thể có mặt trong nhà mà không tuân lệnh song đường để làm rạng rỡ 188
  30. Hội hè về tôn giáo tông môn, cũng không thể chấp nhận lập gia đình để gây mãi cho con người kiếp luân hồi khổ não. Một đêm khi cha mẹ ngủ yên, bà lẻn ra đi tầm Đạo. Hôm sau, cũng tưởng con mình như thường lệ sang chùa lễ Phật nên song thân bà không để ý đến sự vắng mặt ấy. Mãi đến bữa ăn, song thân bà mới cho người đi gọi, hình bóng bà đâu không thấy. Ông liền sai quân lính tỏa ra đi kiếm, kẻ băng rừng lội suối, người vượt đá trèo non, mãi đến trưa, quân tìm theo các kẹt đá, về báo đã gặp khúc chân bà tại một hang đá. Song thân bà đến nơi, cảnh hãi hùng hiện ra, máu còn đó và thật chân của bà, mà người còn đâu? Có lẽ hổ non đã ăn người vắn số? Sau khi khóc than, song thân bà cho lịnh quân lính mai táng chân của bà trên núi và rước thầy giải oan cho bà. * * * Dân địa phương cho bà chết oan như thế phải hiển thánh nên từ đó có việc gì khó khăn đều cầu xin bà về phù hộ và thường được toại ý. Rồi việc bà hiển thánh đồn xa, nhân dân rất sùng kính bà từ đấy. Vì vậy nên khi có việc oan trái, dân địa phương nhang đèn sẵn trước sân, đúng giờ ngọ hướng về núi cầu bà phù hộ. * * * Thời gian trôi qua Bao nhiêu năm sau, lúc ấy Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi theo rất gấp nên từ Gia Định, Nguyễn Ánh theo “đường Sứ”, qua Tây Ninh sang Lào đi Xiêm cầu binh cứu viện. Lúc Nguyễn Ánh chạy đến Trảng Mang Chà vùng Bùng Binh hiện nay bị Tây Sơn đuổi nã, còn đang do dự chưa biết tính lẽ nào thì được nhân dân cho biết trên núi có bà hiển thánh, ai tin bà cầu gì được nấy. Nguyễn Ánh mới sai Quản cơ Lê Văn Duyệt phi ngựa đến 189
  31. Hội hè đình đám núi cầu bà mách giùm tương lai nhà Nguyễn. Trong đêm, lúc mơ màng giấc điệp, Nguyễn Ánh được bà cho biết cứ theo “đường Sứ” đến Tây Ninh vòng qua Núi Bà, lên Võ môn tam cấp, qua Xiêm cầu viện, sự nghiệp cả sẽ nên, còn việc ngăn đón Tây Sơn, bà đã có cách. Nguyễn Ánh cùng quan quân hôm sau tiếp tục cuộc thoát thân và công cuộc được như bà đã ứng mộng. Quân Tây Sơn theo đường thủy sông Sài Gòn đuổi theo rất gấp. Được tin Nguyễn Ánh qua Trảng Mang Chà, quân Tây Sơn càng hăng hái chèo thuyền không quản ngày đêm, định tận diệt dòng họ Nguyễn. Nhưng vừa qua khỏi khúc sông Bùng Binh, thuyền thình lình đụng vào đá chìm trong đêm tối, làm cho quan quân Tây Sơn chết rất nhiều. Vì lực lượng còn quá ít, nên các tướng sĩ sống sót phải dùng một vài chiếc thuyền còn lại trở về Gia Định. Trên sông Sài Gòn tại chỗ thuyền Tây Sơn chìm nay còn xoáy nước. Nhờ vậy, Nguyễn Ánh chúa tôi thoát nạn và về sau được các tướng hữu danh hợp về một mối, phá tan Tây Sơn, xây dựng lại nghiệp cũ. Sau khi lên ngôi, vua bèn cho đúc cốt Bà Đênh bằng đồng đen và giao quan Trấn thủ miền Nam đưa lên núi tại động thờ bà và kèm theo sắc phong cho bà là Linh Sơn Thánh Mẫu. Do đó nơi thờ bà được chư sư và bá tánh gọi là Linh Sơn Tiên Thạch Động. Dân chúng, nghe lại tích bà, nên gọi núi Tây Ninh là núi Chân Bà Đênh rồi nay gọi tắt và trại ra là núi Bà Đen. SỰ TÍCH VIỆC THÀNH LẬP ĐIỆN BÀ Phật Bà đã hiển thánh, nhưng việc thành lập Điện Bà dùng làm nơi hương khói thờ phụng bà, không phải dân dựng nên 190
  32. Hội hè về tôn giáo ngay, mãi về sau điện mới được dựng nên do tu sĩ Đạo Trung. Vào cuối thời kỳ Tây Ninh còn thuộc đất Miên, có một vị tu sĩ tên là Đạo Trung đến ẩn trú trên núi Bà và sinh sống bằng cách khai khẩn một khoảng đất tại nơi đây. Tu sĩ cô đơn sống 31 năm một mình nơi núi rừng, sớm chiều lo tụng kinh niệm Phật. Cho đến một ngày kia bỗng nhiên, tu sĩ trông thấy Phật Bà hiển hiện trên đỉnh núi. Và ít lâu sau, tại một dòng suối, tu sĩ tìm được chân dung bằng đá của Phật Bà, tu sĩ liền thỉnh về núi lập động để thờ phụng. Điện Bà có từ đó. Điện Bà lập nên, khách thập phương tấp nập về chiêm bái nhất là trong tháng đầu xuân. SỰ TÍCH PHẬT BÀ THEO DÂN CHÀM Dân Chàm ngụ tại xã Đông Tác, thường nhắc tới sự tích Phật Bà khác hẳn sự tích trên. Theo họ sự tích Phật Bà như sau: Ngày xưa Hoàng Đế nước Chàm cướp công chúa nước Việt làm hoàng hậu. Sau xảy ra chiến tranh giữa hai nước Chàm và Việt, hoàng hậu không nghĩ đến việc giúp đỡ chồng gìn giữ đất nước, lại cố tình giúp đỡ nước Việt để chiến thắng nước Chàm. Hoàng hậu đã khuyên nhà vua đốn bỏ một cây thần mọc ở trước cung điện. Nước Chàm thuở ấy được thịnh vượng nhờ cây thần này, và dân Chàm tin rằng cây thần linh thiêng là nhờ phép mầu của Phật Bà. Vua Chàm nghe lời hoàng hậu đốn cây thần, dùng gỗ cây chế tạo một chiếc tàu chiến. Với tàu chiến, mỗi lần ra quân, quân Chàm luôn luôn thắng quân Việt, chiếc tàu chiến vẫn được Phật Bà che chở. Quân Việt phải tìm cách cắm cừ giữa sông, chiếm đoạt được chiếc tàu, sau đó mới chiến thắng được quân Chàm! 191
  33. Hội hè đình đám DÂN CHÚNG TRẨY HỘI Mỗi năm xuân tới, dân chúng miền Nam kéo nhau tới lễ Điện Bà, người đông như nước chảy. Lễ Điện Bà để cầu sự phù hộ của người và cũng nhân dịp ngắm xem phong cảnh hùng vĩ của Núi Bà. Đến Tây Ninh, còn phải đi chừng hơn mười cây số về phía Bắc mới tới chân núi, đường đi dễ dàng, có thể sử dụng các loại xe. Từ chân núi, khách trẩy hội phải đi bộ và phải leo núi. Điện Bà ở lưng chừng núi, nơi cao độ 380 thước. Đường lên núi tuy phải leo trèo, nhưng có nhiều đoạn được xây thành bực đi cũng dễ dàng. Hai bên đường rải rác có những ngôi nhà nhỏ xinh xinh để khách nghỉ chân. Có thể ở những ngôi nhà này có vài bà hoặc cô bán quà bánh và đồ giải khát, thường là trái cây. Cũng có người bán những lâm sản lấy ở trong núi như những hạt đậu nọc dùng để trị rắn rết hoặc bọ cạp cắn rất thần hiệu. Khách đi giữa bóng cây râm mát, giữa tiếng ve kêu như khúc nhạc thiên thu, và có lúc con đường lên núi lại đi qua một dòng suối nước chảy róc rách thật nên thơ. Đền Linh Sơn Thánh Mẫu ở lưng chừng núi. Khách vào lễ đền rồi nghỉ ngơi. Tuy đền ở giữa rừng núi, nhưng trong tháng Giêng, từ mồng 10, ngày nào cũng đông khách tới lễ bái, nhất là ngày rằm quang cảnh đền càng nhộn nhịp, người lễ bái đông gấp bội những ngày khác. Lễ tại đền xong, khách có thể ra về hoặc tiếp tục theo đường mòn leo lên núi. Núi cao trên 800 thước và đỉnh núi luôn luôn có mây che, do đó núi còn có tên là Vân Sơn. Thường thường khách lễ trong đền xong, đều lên lễ chùa ở phía trên. Nơi đây nhà chùa có cơm chay đãi khách, khách cứ việc dùng rồi cúng tiền vào quỹ chùa, có hoặc không, nhiều hoặc ít tùy hỉ. Nếu khách muốn lưu lại chùa, nhà chùa sẽ có 192
  34. Hội hè về tôn giáo giường màn mời khách ngủ, ai cũng như ai không phân biệt sang hèn, không phân biệt người cúng tiền vào chùa nhiều ít. Khách có thể lưu lại hai ba ngày hay lâu hơn nữa, khách vẫn được nhà chùa thết đãi một cách nồng hậu như người mới tới. Ở chốn tu hành, đồng tiền không có nghĩa, và người mộ đạo, ai cũng như ai. Chùa đã ở gần đỉnh núi, nhưng trên cao nữa còn có miếu Sơn Thần. Khách có thể lên miếu, nếu không ngại dốc đá chênh vênh, leo trèo khúc khuỷu. Dân chúng sùng bái Linh Sơn Thánh Mẫu, mùa xuân tới ai cũng nghĩ tới đi lễ để cầu mong một năm thịnh vượng. 193
  35. Hội hè đình đám HỘI PHỦ GIẦY ền Phủ Giầy xây tại xã Vân Cát, huyện Vụ Bản tỉnh ĐNam Định thờ Liễu Hạnh Công chúa. Hàng năm đền có mở hội từ mồng một cho đến hết mồng mười tháng ba mới rã đám, gọi là Hội Phủ Giầy. Hội mở rất linh đình nhộn nhịp và dân chúng đông lắm, nhất là dân mấy tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, và Thanh Hóa. SỰ TÍCH LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA Liễu Hạnh Công chúa tên thật Giáng Tiên, là ái nữ ông Lê Thái Công, thôn An Thái, xã Vân Cát, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định (Hà Nam Ninh). Vân Cát là một làng văn học, dân cư sầm uất gần giáp núi Gôi, nơi có ga xe lửa trên đường Hà Nội đi Ninh Bình. Lê Thái Công vốn người nhân đức ưa làm điều thiện, nhưng số phận hiếm hoi, mãi ngoài 40 tuổi mới sinh được một con trai. Cách năm sau phu nhân lại có thai. Lạ thay, thai đã quá tháng, phu nhân không sinh lại thường bị đau yếu chỉ thích ngửi hương hoa. Người nhà nghĩ phu nhân bị tà ma ám ảnh, đền thầy pháp yểm trừ, nhưng bệnh không thay đổi, cả nhà lo sợ lắm. 194
  36. Hội hè về tôn giáo Cho đến một đêm vào tiết Trung Thu, trong lúc mọi người thưởng nguyệt, bỗng có một người ăn mặc rách rưới, tự khoe có phép thuật xin vào trị bệnh. Người nhà không tin. Lê Thái Công vẫn ân cần đón mời. Người đó vào đến sân, rút trong tay áo ra một cây búa ngọc, nhảy lên đàn đã thiết lập từ trước để thầy pháp cúng trừ tà, ngửa mặt lên trời lâm râm tụng niệm. Trong lúc ấy Thái Công và gia nhân đều đứng ở dưới đàn nhìn lên. Đang tụng niệm bỗng nhiên người kia hét lên một tiếng rất lớn, rồi quăng cây búa ngọc xuống chỗ Thái Công đang đứng. Thái Công liền ngã nhào xuống đất mê man bất tỉnh. Người nhà thấy vậy biết là phép thuật, chỉ cùng nhau khấn vái. Một lát sau Thái Công tỉnh dậy. Cùng lúc ấy trong buồng phu nhân có bóng hào quang sáng rực và có tiếng khóc oa oa. Phu nhân vừa sinh một gái. Hương thơm ngào ngạt khắp nhà. Mọi người vui mừng quên không để ý tới người lạ mặt ở trên đàn, nhưng khi để ý tới, không biết người này đã biến đi đâu tự bao giờ! Ai cũng lấy làm lạ. Thái Công tỉnh dậy kể cho người nhà nghe: Khi ông ngã xuống, có mấy lực sĩ dẫn ông đi, đàng trước bóng sáng lờ mờ, qua mấy chặng đường đến một nơi cửa ngọc lầu vàng. Tại đây, lực sĩ thay áo cho ông rồi dẫn ông vào cửa cấm chờ lệnh. Không lâu, bỗng mây vàng bao phủ, hai bên sân có hàng mấy trăm tiên nữ, áo quần tha thướt, múa hát những khúc nghê thường vũ y. Cô dâng đào, cô chuốc rượu, chúc thọ Vương mẫu. Giữa lúc ấy, có một tiên nữ áo hồng, nâng chén ngọc, lỡ đánh rơi, vỡ tan chiếc chén, tức thì phía bên tả có một tiên ông đệ trình một cuốn sổ vàng. Vương mẫu quở mắng nàng tiên. Vương mẫu quở mắng xong, hai thị nữ áp dẫn nàng tiên 195
  37. Hội hè đình đám áo hồng ra lối cửa Nam, một người cầm chiếc biển vàng đề hai chữ SẮC GIÁNG(1) đi trước. Thái Công hỏi, một lực sĩ đáp: “Đây là tiên chúa thứ hai tên gọi Quỳnh Nương, nay phạm lỗi bị giáng xuống trần.” Lực sĩ nói xong đẩy mạnh Thái Công làm cho ông sực tỉnh, và vừa sực tỉnh, ông nghe tiếng khóc oa oa ở trong phòng phu nhân. Thật là kỳ lạ! Người nhà ai cũng đoán cô gái mới sinh là tiên nữ áo hồng giáng thế. Cũng vì vậy Thái Công đặt tên con là Giáng Tiên. Khi Giáng Tiên lớn lên nhan sắc lạ thường, học hành thông minh lại có tài âm nhạc, nhất là sử dụng ống tiêu. Cô đã soạn ra nhiều ca từ phổ vào đàn nhạc. Dưới đây là bốn bài ca từ về bốn mùa theo bản dịch của Phan Kế Bính trong Nam Hải dị nhân liệt truyện: XUÂN TỪ (Điệu Xuân Quang Hảo) Cảnh như vẽ, khéo ai hay? Hoa đào mỉm miệng liễu dương mày. Bướm nhởn nhơ bay, oanh vàng líu lo trong bụi, én đỏ ríu rít trên cây. Buồng xuân dìu dặt mối tình ngây, đề thơ này! HẠ TỪ (Điệu Cách Phố Liên) Trời đất nhiều phần nóng nẫu. Đầu cành rúc giọng ve, bãi cỏ kêu vẳng tiếng chẫu; vò võ quốc kêu sầu, eo éo oanh hót ngẫu. Dường bảo nhau: “Chúa Xuân về rồi, thôi cũng hảo!” Cảnh sắc dường kia, ngao ngán cầm lòng khôn đậu. May đâu thần Chúc Dong gảy một khúc nam huân, hương sen thoảng đáo một trận gió bay, sạch lòng phiền não. 1. Sắc cho giáng xuống trần. 196
  38. Hội hè về tôn giáo THU TỪ (Điệu Bộ Bộ Thiềm) Mặt nước trong veo non tựa ngọc, gió vàng hây hẩy khua khóm trúc. Hoa lau muôn dặm trắng phau phau, cây cối vẻ hồng pha vẻ lục. Cung thiềm sáng quắc ả Hằng ngủ, dạo bước thềm giao tình rạo rực. Chi bằng đến thẳng giậu cúc thơm, thảnh thơi dạo đàn gảy một khúc. ĐÔNG TỪ (Điệu Nhất Tiễn Mai) Khí đen mờ tịt tỏa non sông, hồng về Nam xong! Nhạn về Nam xong! Gió bấc căm căm tuyết mịt mùng! Tựa triện ngồi trông! Tựa triện đứng trông! Sưởi lò mặt vẫn giá như đồng, ngồi chẳng yên lòng, nằm chẳng yên lòng! Dậy xem phong cảnh lúc trời Đông, hoa quên lạnh lùng, người quên lạnh lùng! Bốn điệu ca từ trên thật là buồn, Giáng Tiên thường dạo mấy khúc này. Mỗi khi Thái Công dạo chơi sau vườn, nghe những nhạc buồn của con gái, bụng cũng lấy làm buồn. Nhân Thái Công có một ông bạn họ Trần cùng làng, Thái Công cho Giáng Tiên làm con nuôi Trần Công, và làm riêng một căn nhà trong vườn Trần Công để nàng ở. Ít lâu sau Giáng Tiên kết duyên cùng Đào Lang, con trai một vị hưu quan ở gần nhà Trần Công. Về làm dâu nhà họ Đào, Giáng Tiên một lòng hiếu thuận, và năm sau sinh hạ một con trai. Ba năm sau, một hôm vào mồng ba tháng Ba, Giáng Tiên tự nhiên vô bệnh mà mất, năm ấy nàng mới 21 tuổi. Nàng chết đi, ba nhà họ Lê, họ Trần và họ Đào đều thương tiếc, sầu thảm không nguôi, nhất là Lê Thái Bà đêm ngày khóc lóc, đau xót vô cùng. Có lẽ cảm thương mẹ quá đau đớn, một hôm giữa lúc Thái Bà đang khóc, Giáng Tiên hiện về ôm lấy mẹ mà nói: - Mẹ ơi! Con ở đây mẹ khóc gì thế! 197
  39. Hội hè đình đám Thái Bà ngửng nhìn con, và cả nhà xúm lại hỏi han, Giáng Tiên nói: - Con là Đệ nhị tiên cung phải đày xuống trần, nay hết hạn, phải về thiên cung. Cha mẹ có âm công, đã vào sổ tiên, mai sau cũng được đoàn tụ không cần gì phải âu sầu. Nói xong nàng biến mất. Từ ngày nàng hiện về, người làng biết chuyện gọi nàng là Tiên chúa. Kể từ khi Tiên chúa mất đi, Đào lang cũng sầu thảm khôn khuây. Để giải phiền chàng thường ngâm thơ. Một đêm giữa lúc chàng ngâm thơ Tiên chúa hiện tới. Chàng vội vàng níu lấy kể lể sự đau khổ của mình. Tiên chúa khuyên giải rồi lại biến mất. Từ đó, Tiên chúa thường hiện lên ở khắp nơi. Có lần ở Lạng Sơn, Tiên chúa đã cùng Phùng Khắc Khoan đối đáp thơ văn. Lại có lần ở Hồ Tây, Tiên chúa cùng Phùng Công làm thơ xướng họa liên ngâm. Về sau Tiên chúa hiển thánh ở Đèo Ngang, Phố Cát, tỉnh Thanh Hóa, hiện ra làm một cô gái nhan sắc mở quán bán nước, những đàn ông con trai đi qua đùa bỡn bị chết hại rất nhiều. Tin về triều đình, cho là yêu quái, sai phù thủy và quân tướng đi dẹp, chẳng ngờ đến đèo Ngang, khi thầy phù thủy thi thố phép thuật bỗng ngã lăn xuống đất trợn mắt trừng trừng, còn quân lính dùng tên lửa bắn vào rừng cây cháy trụi, tan phá hết đền đài. Vài tháng sau, chứng dịch tễ phát sinh tại địa phương, dân chúng cùng nhau lập đàn cúng tế. Tiên chúa ứng lên cho biết mình hiển thánh. Nhân dân thấy việc lạ, làm sớ tâu lên triều đình. Được sớ tâu, hoàng đế là vua Lê Huyền Tôn hạ chiếu cho Công Bộ về tận nơi dựng ngôi đền thờ trên Phố Cát và sắc phong làm Mã Vàng công chúa. Về sau, vào đời vua Cảnh Hưng; giặc Mèo nổi loạn, triều đình sai quận công Phan Văn Phái đi dẹp. Khi kéo quân tới đèo 198
  40. Hội hè về tôn giáo Ngang, Phan quận công vào đền Tiên chúa cầu khấn, và ngày hôm sau tiến quân đánh tan được giặc Mèo. Trước công trạng ấy, triều đình sắc phong công chúa làm Chế Thắng Bảo Hòa Điệu đại vương, và đồng thời sai dựng mấy tòa đền ở Sòng Sơn, Phố Cát, Đèo Ngang để thờ. Đền Sòng Sơn rất anh linh, cho đến trước thời tiền chiến, hàng năm đông người tới lễ bái. Ở tại xã Vân Cát, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định (Hà Nam Ninh) cũng có dựng nên đền thờ, thường gọi là Phủ Giầy. TỤC LỆ TRONG NHỮNG NGÀY HỘI Đền Phủ Giầy rất linh thiêng, và hàng năm mở hội, dân chúng gọi là ngày hội Thánh Mẫu Vân Hương. Khách thập phương tới chiêm bái rất đông. Trong ngày hội có đủ các trò vui như ca hát, kéo chữ, đánh cờ, và đặc biệt là các cuộc tế lễ rất tưng bừng. Đáng chú ý nhất là đám rước từ Phủ Giầy tới xã Phù Chính ở chân núi Gôi vào ngày mồng 6 tháng 3: đây là một đám rước đồ sộ, có hàng mấy trăm ngàn người từ các ngả tới dự. Trên con đường Phù Chính đông nghịt những người, nối dài hàng năm sáu ngàn thước. Màu sặc sỡ của cờ, mùi hương quyện với mùi hoa, tiếng trống rước xen lẫn tiếng người thật là ầm ĩ nhộn nhịp. Ngoài đám rước trên, tại hội Phủ Giầy vào ngày mồng mười lại có cuộc kéo chữ. Phu hội hàng mấy ngàn người trong huyện Vụ Bản từ các xã cắt tới dự cuộc kéo chữ này. Có năm kéo mấy chữ Thiên Hạ Thái Bình, có năm kéo mấy chữ Phong Đăng Hòa Cốc, hoặc Quốc Thái Dân An, hoặc Vũ Giáng Dân Duyệt. Người ta nô nức đi xem kéo chữ cũng như nô nức đi xem rước. Đi xem hội, ngoài việc dự các cuộc rước sách, xem các trò vui, người ta cần nhất để lễ bái và cầu phúc. Lại có các con hương đệ tử lên đồng, hầu bóng. 199
  41. Hội hè đình đám Hội chùa Hương vui, hội Phủ Giầy cũng vui. Năm năm mỗi kỳ hội xã Bảo Ngũ lại được tưng bừng đón rước đồng bào thập phương tới dự. 200
  42. HỘI MIẾU BẰNG LĂNG(1) iếu Bằng Lăng dựng tại xã Phú Lâm, quận Tân Châu, Mtỉnh Châu Đốc (An Giang) là nơi thờ bà THƯỢNG ĐỒNG CỔ HỶ. Hàng năm, vào các ngày 15 và 16 tháng Ba âm lịch, ban quản trị miếu có tổ chức lễ vía Bà rất long trọng, và dân chúng trong vùng tới lễ bái rất đông. SỰ TÍCH MIẾU BẰNG LĂNG Nguyên miếu này trước đây dựng tại xã Phú An, một xã giáp ranh với xã Phú Lâm, về sau mới được dời về ấp Phú Hữu xã Phú Lâm. Sự di chuyển miếu có một sự tích khá ly kỳ. Nguyên hồi ấy, tuy ở dưới thời Pháp thuộc nhưng đã xa xôi lắm rồi, phong trào Thiên Địa hội đang bí mật lan tràn trong nước ta, bị người Pháp phát giác. Họ liền ra lệnh cấm mọi sự tụ họp của dân chúng. Như thường lệ, năm đó sắp tới kỳ lễ vía Bà, các vị kỳ lão 1. Theo tài liệu cuốn TÂN CHÂU của Nguyễn Văn Kiềm. 201
  43. Hội hè đình đám hai xã Phú An và Phú Lâm trong đó có cụ Phan Văn Hiền xã Phú Lâm, hội họp để bàn tính về việc tổ chức hành lễ. Trong lúc các cụ đang họp bỗng ông Phó tổng Trần Văn Quận tới. Ông bảo mọi người. - Các ông to gan quá! Tụ họp thế này mà không xin phép! Hay là mấy ông muốn làm Thiên địa hội. Các ông phải lập tức giải tán, nếu bất tuân tôi sẽ chạy tờ. Lời nói của ông Phó tổng đã khiến các cụ bực mình nhưng không ai phản đối ngoại trừ cụ Phan Văn Hiền. Cụ phản đối kịch liệt rồi cụ xông vào chánh điện bưng lư hương mang tuốt về xã mình, lập miếu thờ tại ấp Phú Hữu, cách quận lỵ Tân Châu 22 cây số. TẠI SAO GỌI MIẾU BẰNG LĂNG Miếu lúc đầu lập sơ sài lợp lá. “Đến năm 1926, ngôi miếu này được tái thiết thật đồ sộ bằng gạch, lợp ngói, cột căm xe nền đúc cao ráo (dù nước lụt cũng không ngập) và sừng sững đứng yên lặng trong đồng xa vắng, cách lộ độ 200 thước ngoài có cổng lợp ngói, cột danh mộc rất uy nghiêm. Đi vào miếu có con lộ cao ráo, xe hơi có thể ra vào thong thả. Lưỡng biên con lộ này trồng hai hàng sao suôn đuột ngó trật ót. “Trước sân miếu có hàng dương cao vút. Vài cây bị sét đánh gãy cụt đọt. Bên phải miếu có vài cây đa cổ thụ, cành lá sum suê. Bên trái có ít cây lâm vồ, tàn to che khuất một góc miếu. Phía sau là ba cây BẰNG LĂNG. Theo lời mấy ông bô lão nói lại thì ba cây Bằng Lăng này không biết do ai trồng hay mọc tự hồi nào? Cả ba cây tàn lá sum suê, to lớn như nhau, giao cành và đứng giang giang rất đều khoảng, sang xuân bông trổ đỏ ối, xa trông lầm ngỡ là hoa phượng vĩ. “Cạnh miếu, một cái hồ khá to nằm im lặng, sen mọc lác 202
  44. Hội hè về tôn giáo đác, tạo thành một cảnh trí nên thơ. Những buổi chiều êm ả, người ta thường thấy le le, vịt nước, bồng bồng thả bập bênh trên mặt hồ, trông thật vô cùng ngoạn mục. Đầm hình chữ nhật, khá sâu. Diện tích non ba mẫu tây. Nơi đây có nhiều loại cá lưu lại suốt năm như: rô, trê, lóc v.v Ấy là một thực phẩm bình dân dành cho kẻ nghèo xóm miếu (Đầm này đã cạn dần, vì hàng năm cứ đến mùa nước ngập, con mương Ông cả Phan Văn Trọng (đã qua đời), gần đây dẫn nước pha đất phù sa sông Cửu mà bồi lên mãi. Sau miếu, đàn mục tử thỉnh thoảng cỡi trâu bò qua lại trông không khác nào một trong bức tranh tứ thú. “Sở dĩ lịch sử ngôi miếu này được rực rỡ nổi danh là nhờ ba cây BẰNG LĂNG nói trên, đứng sừng sững phía sau miếu. Vì sự tôn trọng Bà, nên dân địa phương gọi trại ra là “Miếu Bằng Lăng” rồi thành danh đến nay. “Xa nhìn cảnh trí hùng vĩ và tĩnh mịch của ngôi miếu, nhàn khách có cảm nghĩ đây là một nơi thờ phượng một vị công thần của dân tộc. Chỗ này, người ở đây ca ngợi là một nơi có một phong cảnh đẹp trang nghiêm nhứt ở xã Phú Lâm. SỰ LINH THIÊNG CỦA MIẾU BẰNG LĂNG Từ ngày có chốn tôn nghiêm sùng bái, mấy ông kỳ lão đều ca tụng miếu Bà linh thiêng lắm: Những đêm trăng thanh gió mát hay ngày lành tháng tốt, nếu có một ánh sáng lòe xẹt ngang qua miếu thì các cụ thầm kính, miệng lâm râm khấn vái và tuyên bố đó là Bà giáng hạ. Vì thế mà uy quyền của Bà càng ngày càng to tát. Bất kỳ già, trẻ bé, lớn ai vô tình rớ tới một nhánh cây chung quanh miễu - nhứt là nhánh cây bằng lăng thì thế nào cũng lãnh đủ sự trừng phạt nghiêm khắc của Bà: Nặng lắm là bị Bà vật chết, còn nhẹ nhẹ thì cũng tạ Bà một con “GỎI” (con heo) quay đúng 203
  45. Hội hè đình đám tạ mới mong Bà hỉ xả cái tội phạm thượng là dám phá phách đến miếu Bà. LỄ VÍA BÀ “Hàng năm, cứ đến ngày 15-16 tháng Ba âm lịch, các cụ trong Ban quản trị miếu đều có tổ chức lễ vía Bà rất long trọng. Họ rước hát bội về hát xướng đôi ba ngày, trước là thành kính trả lễ cho Bà theo tục lệ thường niên, sau cho con dân trong làng được vui nhộn để bù lại những ngày quá ư vất vả. Thôi thì mặc tình cờ bạc ăn chơi cho bõ lúc. Vì thế, sau cuộc lễ, nhiều người phải mang công mắc nợ. Theo thành kiến cổ hủ, có cúng kiến thường xuyên như vậy, Bà mới vui lòng ủng hộ dân làng bình yên vô sự và làm ăn tấn phát (lễ ấy nay vẫn còn). Và cũng vì sự kính nể sự linh thiêng đó, ngày lẫn đêm không một ai dám léo hánh vào miếu Bằng Lăng, trừ khi hội họp cúng Bà mà thôi. 204
  46. LỄ VÍA BÀ CHÚA XỨ rong tập Nếp Cũ: LÀNG XÓM VIỆT NAM khi nói về Tmấy hội làng với vài nét đặc biệt của phong tục địa phương, tôi đã nói tới Lễ Vía Bà, ở đây chỉ xin nhắc sơ lược lại, và nói thêm đến những điểm trước còn bỏ sót. Lễ Vía Bà cử hành tại miếu Bà thuộc địa hạt làng Vĩnh Tế, quận Châu Phú tỉnh Châu Đốc (An Giang). Làng Vĩnh Tế là một làng trù phú ở chân núi Sam, tên chữ gọi là Vĩnh Tế sơn, một ngọn núi cách tỉnh lỵ Châu Đốc 5 cây số trên con đường Châu Đốc đi Tịnh Biên. Miếu Bà ở ngay chân núi, mé bên kia đường, xây lưng ra mặt đường, và mặt tiền nhìn xuống ruộng hướng Đông Bắc. Hàng năm, lễ Vía Bà được cử hành vào ngày 26 tháng Tư âm lịch, nhưng từ trước một tuần lễ, dân chúng quanh vùng từ các tỉnh Châu Đốc, An Giang, Kiến Phong, Sa Đéc, Vĩnh Long, Cần Thơ đổ về đông như nước chảy, có những khách trẩy hội từ Sài Gòn tới, và có những khách từ những vùng xa xôi hơn như Tây Ninh, Cà Mau, Bạc Liêu (Minh Hải). Con đường từ Châu Đốc tới miếu Bà suốt trong mấy ngày thật là ngựa xe như nước, áo quần như nêm, càng đến gần miếu, cảnh người càng chen lấn, khách trẩy hội chỉ có thể đi bộ không dùng xe được. 205
  47. Hội hè đình đám Tại chân núi Sam, ban đêm hàng ngàn người đã nghỉ chân nơi đây. THẦN TÍCH Bà chúa Xứ còn được gọi là Thánh Mẫu nương nương, có một sự tích rất là huyền bí và mầu nhiệm. Theo đồng bào địa phương, tượng Bà trước kia ngự trên đỉnh núi Sam, nơi đây ngày nay chỉ còn hai vết lõm lớn trên bệ đá xanh. Vùng này trước thuộc Thủy Chân Lạp, người Xiêm thường kéo sang quấy nhiễu. Khi thấy tượng Bà, họ định tâm ăn cắp nên cùng nhau cạy ra muốn khiêng xuống núi, nhưng họ khiêng không nổi vì bỗng nhiên tượng Bà trở nên nặng vô cùng. Khiêng đi không được, họ đành bỏ lại triền núi. Sau này khi người Việt Nam tới làm chủ vùng này, dân cư lập thôn xóm ở rải rác chung quanh chân núi. Một ngày kia dân làng gặp thấy tượng Bà ở giữa rừng, bèn họp nhau định khiêng về lập miếu thờ cúng, nhưng bao nhiêu người cũng không sao xê dịch nổi. Dân làng bèn cầu khấn, được Bà nhập đồng vào một người đàn bà tu hành, tự xưng là Bà Chúa Xứ và truyền cho dân làng dùng bốn chục nữ đồng trinh tắm rửa sạch sẽ, Bà sẽ cho phép khiêng tượng Bà về thờ. Dân làng làm đúng theo lời Bà truyền, quả nhiên bốn mươi nữ đồng trinh khênh được tượng Bà từ triền núi xuống tới chân núi, nơi hiện nay có miếu Bà. Tượng Bà khiêng tới đây bỗng nhiên trì xuống không xê dịch nữa. Các quan viên kỳ lão cho rằng Bà Chúa Xứ đã chọn nơi đây để an ngự, do đó miếu Bà được dựng nên tại chỗ. Theo lời các cụ truyền lại, dưới thời vua Minh Mạng, khi Thoại Ngọc Hầu đến trấn giữ vùng này, gặp lúc quân Miên kéo sang quấy rối không ngớt, Thoại Ngọc Hầu phu nhân thường đến khấn lễ Bà Chúa Xứ để xin phù hộ cho chồng 206
  48. Hội hè về tôn giáo bà dẹp được giặc, tái lập cảnh an cư cho dân làng, và lời cầu nguyện của phu nhân đã thực hiện, Bà Chúa Xứ đã giúp Thoại Ngọc Hầu phá tan giặc Miên. Để tạ ơn Bà, Thoại Ngọc Hầu phu nhân đã cho xây cất lại miếu, và nhân dịp này mở đại lễ linh đình trong ba ngày liền 24, 25 và 26 tháng Tư âm lịch. Từ đó về sau thành lệ, hàng năm dân làng cúng lễ Vía Bà vào những ngày trên. SỰ LINH ỨNG CỦA BÀ CHÚA XỨ Bà Chúa Xứ rất linh thiêng. Theo lời các bô lão địa phương thuật lại, Bà Chúa Xứ đã hiển linh nhiều lần. Một lần quân Xiêm sang quấy phá vùng Châu Phú, một tên giặc đã làm gãy cánh tay Bà, liền bị làm cho chết ngay tại chỗ. Lại có một lần, một tên trộm lẻn vào miếu Bà gỡ sợi dây chuyền vàng nơi cổ Bà, Bà liền bẻ tay và hành tội đi chổng đầu kêu la thất thanh. Theo dân chúng quanh vùng núi Sam, tượng Bà mỗi ngày một lớn dần. Trước kia, tượng Bà nhìn thẳng ra đường, nhưng vì dân chúng qua lại miếu Bà, nhiều người vô ý không ngả nón chào, Bà cho là vô lễ. Bà nhập đồng báo cho dân làng và yêu cầu dân làng hướng tượng Bà về phía trong, lưng xoay ra ngoài. Tượng bà đã đổi hướng. Nhiều lần Bà nhập đồng chữa bệnh, và bệnh nhân mắc các chứng nan y đã được Bà chữa khỏi. TỤC LỆ NGÀY LỄ Các lễ trong dịp lễ Vía Bà được cử hành trong ba ngày 24, 25 và 26 âm lịch. Lễ đầu tiên là lễ tắm Bà, tức là lễ mộc dục được cử hành vào 12 giờ đêm ngày 24 âm lịch. Vào giờ này, hàng trăm các 207
  49. Hội hè đình đám cô các bà tay cầm bông huệ trắng, quỳ chật cả chính điện nơi Bà ngự để làm lễ. Sau đó, một tấm màn được giăng ngang che kín tượng Bà. Hai phụ nữ được lựa chọn trước sẽ vào trong tắm và thay y phục cho Bà. Nước bà tắm được nấu bằng thứ nước riêng trộn với quế và nước hoa. Tắm cho Bà xong, nước này được đem hòa lẫn vào hai thùng lớn nước uống phân phát cho khách trẩy hội. Mọi người tin rằng uống nước này sẽ khỏe mạnh và hết bệnh tật. Bộ y phục của Bà thay ra được đem cắt thành từng mảnh nhỏ phân phát cho dân chúng và mỗi mảnh vải được kính cẩn gọi là lá bùa của Bà. Sang ngày 25, lễ thỉnh sắc được cử hành vào khoảng 4 giờ chiều. Đây là thanh sắc phong cho Bà từ lăng Thoại Ngọc Hầu đến miếu. Cùng với đám rước thỉnh sắc có múa lân. 12 giờ đêm có lễ túc yết báo cho Bà biết ngày lễ Vía Bà để mời Bà về dự. Cùng trong đêm này còn có hát bộ với những tích trung, hiếu, tiết, nghĩa. Ngày 26 là ngày lễ chính cử hành vào 4 giờ khuya để cầu an, cầu phúc. Có nhiều buổi lễ tụng niệm trong ngày. Ban ngày cũng có hát bộ, múa võ, ca, nhạc ngũ âm để mua vui cho khách trẩy hội hành hương. XIN XĂM THỈNH BÙA VÀ VAY TIỀN Nhưng phần đáng chú ý nhất của khách hành hương là tục xin xăm thỉnh bùa và vay tiền. Hình thức xin xăm cũng giống như tại các chùa miếu khác, khách hành hương quỳ vái trước bàn thờ Bà thỉnh nguyện điều gì muốn, rồi lắc xăm. Sau khi lắc được một quẻ sẽ nhờ một người đoán vận mạng tương lai mình. Hầu hết khách hành hương đến đây đều xin xăm và đa số là phụ nữ. Trong miếu Bà có nơi xin xăm cùng với trên 30 người trong ban bàn xăm để giải đoán lá xăm cho dân chúng. 208
  50. Hội hè về tôn giáo Trong mấy ngày chính lễ khách xin xăm đông đảo như không có chỗ nào trống và thiên hạ phải quỳ lạy ngay cả từ cửa vào chánh điện. Tiếng lốc cốc của ống xăm vang lên đều đều khắp nơi cùng với mùi hương tỏa lên nghi ngút càng tăng thêm sự linh thiêng của Bà Chúa Xứ. Thỉnh bùa cũng là một hình thức đặc biệt của ngày lễ vía Bà: bùa là những miếng vải đỏ dài độ ba tấc, ngang hai phân được Bà làm phép và dân chúng thỉnh về để được Bà phù hộ. Một hình thức khác nữa là việc vay tiền của Bà để làm ăn. Người ta tin tưởng tiền của Bà cho vay mang lại sự may mắn trong việc làm ăn mua bán, nên mỗi năm họ thường đến vay rồi năm sau đến trả vay lại. Tiền vay chỉ có giá trị về tinh thần nên rất ít, thường không quá 50 đồng, trung bình mỗi người chỉ vay từ hai đồng đến năm đồng, tiền được đựng riêng trong một bao nhỏ màu đỏ trao cho khách hành hương rồi khách đến vái trước bàn thờ nhờ Bà độ cho buôn bán phát đạt. Thường người vay mỗi năm đều đến để trả nợ. Tuy không có văn tự vay nợ chính thức như những giấy nợ ngoài đời, nhưng hầu như không một ai dám không trả nợ của Bà vì nếu không trả sẽ làm ăn thua lỗ thất bại, số tiền trả nợ thường cao gấp trăm lần tiền vay, nhiều khi tiền nợ chỉ vài chục đồng mà tiền trả nợ đến vài chục ngàn đồng. Số tiền khách hành hương mang trả nợ hàng năm thu được cho quỹ miếu một món tiền rất lớn. Năm Kỷ Dậu, 1969, số tiền này lên đến trên bốn triệu bạc. Tiền này được ban quý tế sử dụng vào những công việc hữu ích chung: xây nhà cho khách thập phương, xây chùa, xây trường học v.v 209
  51. Hội hè đình đám VÀI NÉT VỀ NÚI SAM Nhân nói tới lễ Vía Bà Chúa Xứ, chúng tôi xin trình bày thêm vài nét về núi Sam, nơi xưa kia có tượng Bà và ngày nay ở chân núi có miếu Bà. Theo các nhà địa lý học, núi Sam, trước kia là Hòn Sam nằm ở giữa biển Nam Hải. Về sau, hòn Sam được nối liền vào vùng Thủy Chân Lạp bởi đất bồi, nằm theo hướng Tây Bắc Đông Nam cách tỉnh lỵ Châu Đốc năm cây số, và cách biên giới Campuchia 17 cây số, tính theo đường hàng tỉnh số 10. Diện tích núi ước trên 4.000 thước vuông, chung quanh chân núi có con đường chạy vòng. Núi cao 237 thước. Từ phía Đông kinh Vĩnh Tế nhìn lại, núi Sam như vươn hẳn trên rặng cây xanh rì và nằm cheo leo giữa vùng Thất Sơn. Theo triền núi, có rất nhiều chùa am, xây dưới những đám cây xanh tốt. Quanh chân núi, nhà cửa của dân chúng khá nhiều. Núi Sam tuy không cao bằng núi Điện Bà ở Tây Ninh, nhưng nhìn phong cảnh cũng khá hùng vĩ, và ở nơi đây như có một vẻ huyền bí uy linh! Phải chăng chính do lòng tín ngưỡng của dân chúng đã tạo nên vẻ huyền bí này, và uy linh của Bà Chúa Xứ càng được người dân tin tưởng! Quanh năm cảnh núi Sam tuy không vắng vẻ nhưng cũng không sầm uất, nhưng đến ngày hội cảnh chân núi thật là náo nhiệt bởi khách hành hương. Lễ miếu Bà xong, mọi người tới viếng thăm chùa Tây An và lăng Thoại Ngọc Hầu, Và những người ở xa xôi cũng nhân dịp lên thăm cả núi Sam. 210
  52. HỘI ĐỀN QUAN LỚN TUẦN TRANH Ninh Giang, ven ngay bên bờ sông Tranh có đền thờ Ở Quan lớn tuần Tranh. Quan lớn tuần Tranh là danh từ dùng để gọi một cách kính cẩn vị thần trông coi khúc sông này. Hàng năm vào ngày 25 tháng Hai âm lịch, tại đền có mở hội, và được khách thập phương kéo tới lễ bái rất đông, nhất là giới phụ nữ. Gọi là mở hội, nhưng thực ra, chỉ có lễ bái, không có rước xách như tại các hội hè đình đám khác. Việc lễ bái tại đền Quan lớn tuần Tranh do các ông Đồng bà Bóng cử hành, và những người tới lễ bái phần nhiều là những người cô đồng, họ tới đền để hầu bóng. Suốt từ ngày hôm trước, các con hương đệ tử đã kéo nhau tới với khăn chầu áo ngự, luân phiên nhau ngồi đồng hầu bóng ở trước bàn thờ chính cũng như trước những bàn thờ phụ. Tiếng đàn chầu văn xen lẫn tiếng hát ồn ào từ trong đền đến ngoài sân. Cũng có những người tới đền xin thẻ như tại các đền miếu khác. 211
  53. Hội hè đình đám THẦN TÍCH Ngày xưa ở xã Lạc Giục, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Hải Hưng) có hai vợ chồng nhà kia đã nghèo khó lại hiếm hoi, phải đi làm thuê cuốc mướn kiếm ăn. Một hôm, hai vợ chồng cuốc vườn nhặt được hai chiếc trứng. Tưởng là trứng chim, hai vợ chồng mang về ủ ấp, nhưng về sau nở ra hai con rắn. Thấy là rắn, vợ muốn giết, nhưng chồng bảo: - Có lẽ đây là trời cho chúng ta để khuây cảnh già. Thế là hai vợ chồng giữ lại hai con rắn để nuôi. Hai con rắn quấn quít hai ông bà già, nhưng phải cái hay ăn gà, mà cặp vợ chồng già này lại nghèo, lấy đâu gà cho chúng ăn? Ông chồng phải đi ăn cắp gà về nuôi hai con rắn. Nhưng không lẽ cứ ăn cắp mãi, e người ta biết trình quan thì phải tội. Sau cùng hai vợ chồng đành đem vứt hai con rắn xuống sông Tranh. Chỗ vứt rắn xoáy sâu thành vực. Một hôm có bà công chúa đi thuyền qua đó, thuyền bị nước xoáy không đi được. Hỏi thăm biết chuyện, bà công chúa cho đòi hai vợ chồng ông già tới. Bà già lấy hai nắm cơm vứt xuống sông và khấn: - Các con có thương mẹ thì đừng xoáy nước nữa kẻo mẹ phải tội. Bà lão khấn xong thì sóng cũng yên. Thuyền bà công chúa liền đi được. Từ đó dân quanh bến, hoặc những người thuyền bè xuôi ngược qua đây, nếu gặp sóng gió đều khấn cặp rắn, sóng gió sẽ êm. Ai có cầu khẩn điều gì cũng được linh ứng. Người ta liền lập đền thờ ở bên sông. Khách buôn bán đi qua cầu vào đền lễ cầu được may mắn, nhất là đối với những người buôn sông bán bè. 212
  54. Hội hè về tôn giáo Thỉnh thoảng những đêm sáng, trăng suông, có người trông thấy một thanh niên mũ áo từ trong đền đi ra. Người ta liền kháo nhau đó là Quan lớn Tuần Tranh! Đền Quan lớn Tuần Tranh rất linh thiêng. Về sau có quan phủ Ninh Giang là Trịnh Thường Quân có nàng hầu rất xinh đẹp. Một hôm bà này đi chơi thuyền ở sông Tranh bỗng có một người ở dưới nước lên đòi lấy làm vợ, nhưng bà ta không chịu. Đêm hôm ấy bà ta lại nằm mơ thấy người ấy vào trong buồng xin cưới. Thức dậy, bà thuật lại giấc mê cho quan phủ nghe. Quan phủ khuyên bà phải đề phòng. Từ ngày đó bà ít đi ra ngoài, nhất là không đi thuyền ở trên sông nữa, nhưng một ngày kia, quan phủ nhân có việc quan phải đi vắng, ở nhà bà bị thần sông lên bắt mất. Lúc quan phủ trở về, mất vợ, ông hàng ngày ra bờ sông Tranh tìm vợ. Tương truyền rằng về sau, quan phủ làm đơn kiện dưới âm phủ, Diêm Vương tra xét, Quan lớn Tuần Tranh đã bị trừng phạt, bị đổi đi một nơi biên trấn xa, và các cụ thuật lại rằng trên dòng sông Tranh khi Quan lớn Tuần Tranh ra đi, người ta thấy một con rắn lớn, giống như con thuồng luồng dẫn một đàn thuồng luồng nhỏ kéo nhau về phương Bắc, lặng lẽ lội trên mặt nước, không sóng, không gió. Theo lời dân địa phương nói lại, từ ngày đó đền Quan lớn Tuần Tranh không còn được linh thiêng như trước. Dù vậy mặc dầu, hàng năm tới ngày 25 tháng 2 âm lịch, tại đền vẫn mở hội, và các con hương đệ tử vẫn kéo nhau tới hầu bóng và lễ bái. Thánh vẫn ốp đồng, và người ta vẫn xin bùa xin thẻ, và có khi có cả người bệnh tới chữa bệnh. Trong suốt ngày hội, đền tấp nập khách hành hương cùng với những ông Đồng bà Cốt áo ngự khăn chầu. 213
  55. HỘI ĐỀN THỜ ĐỨC TẢN VIÊN àng Và ở chân núi Tản Viên có đền thờ đức Tản Viên sơn Lthần. Hàng năm đều có mở hội vào ngày rằm tháng Giêng. Núi Tản Viên trông hình như cái tán, là ngọn núi cao nhất tỉnh Sơn Tây (Hà Tây) xa trông như có hai cánh phượng hai bên, nên còn được gọi là núi Cánh Phượng hoặc Phượng Hoàng Sơn. Núi cao 1280 thước, còn gọi là núi Ba Vì, vì có ba tầng cao chót vót, nằm trên địa hạt huyện Bất Bạt, quê hương của thi sĩ Tản Đà. Từ tỉnh lỵ Sơn Tây đi lên núi có đường qua các làng Vân Mộng, Hiệu Lực và làng Và ở ngay chân núi. Trên gần đỉnh núi cũng có đền thờ Tản Viên sơn thần. Đối với dân chúng tỉnh Sơn Tây, nhất là ở hai huyện Phúc Thọ và Bất Bạt, Tản Viên sơn thần là một vị thượng đẳng thần rất linh thiêng và có nhiều phép thuật, luôn luôn phù hộ cho dân chúng quanh vùng được phong đăng hòa cốc thịnh vượng an ninh. Dân chúng sùng kính ngài và tạo nhiều xã có đền thờ ngài. THẦN TÍCH Có lẽ bạn đọc ai cũng biết chuyện cổ tích Sơn Tinh và 214
  56. Hội hè về tôn giáo Thủy Tinh, một vị thần núi và một vị thần sông, hai vị cùng tranh nhau muốn lấy con gái vua Hùng Vương thứ 18 là công chúa Mỵ Nương, và người được may mắn làm rể vua Hùng Vương là Sơn Tinh. Sơn Tinh chính là Tản Viên sơn thần. Tên tục của thần là Nguyễn Tuấn. Tục truyền ngài là dòng dõi vua Lạc Long, nhà nghèo nên thường phải vào rừng kiếm củi. Một ngày kia, trong khi đốn củi, ngài đã chặt một cây cổ thụ, nhưng trời vừa tối, ngài ra về, sáng hôm sau trở lại thì ngạc nhiên biết bao, cây cổ thụ đã mọc trở lại như chưa hề bị một nhát dao nhát búa nào! Ngài lại hì hục đốn cây cổ thụ cho tới gần chiều cây mới ngã. Sợ trời tối, ngài ra về và khi sáng hôm sau tới, cây lại sống trở lại y như hôm trước! Lấy làm lạ, ngài đã toan tìm đốn cây khác nhưng sau một hồi ngẫm nghĩ, ngài lại tiếp tục đốn cây cổ thụ và cũng đến gần xế chiều cây ngã xuống. Hôm nay ngài không ra về, ngài tìm một chỗ nấp để xem sự thể ra sao. Chỉ một lát sau có sao Thái Bạch tinh quân ở trên trời xuống cứu cây ấy sống lại. Ngài chạy ra phàn nàn tình trạng nghèo khổ của mình, phải đốn củi kiếm ăn, mà Thái Bạch tinh quân lại đi cứu cây khiến cho ngài không biết lấy gì sinh sống. Thái Bạch kim tinh bèn cho ngài một cây gậy và dặn rằng: - Gậy này có phép cứu được bách bệnh cho người ta, hễ ai ốm đau chỉ cầm gậy gõ vào chỗ đau là khỏi, vậy ta cho ngươi để cứu dân độ thế. Ngài nhận cái gậy, từ đó bỏ nghề đốn củi, làm nghề đi cứu người đau ốm. Một hôm ngài cứu sống được một con rắn bị lũ trẻ chăn trâu đánh chết, trên đầu con rắn có chữ vương. Được cứu sống, con rắn bò xuống sông đi mất. Vài hôm sau, bỗng có một chàng trai mang lễ vật tới biếu ngài và nói: - Tôi là Tiểu Long Hầu, con vua Long Vương ở bể Nam. 215
  57. Hội hè đình đám Hôm nọ đi chơi bị lũ trẻ chăn trâu đánh chết, may được ông cứu sống, hôm nay tôi đến trả ơn. Ngài nhất định từ chối không nhận vàng ngọc châu báu của Tiểu Long Hầu. Tiểu Long Hầu cố khẩn khoản mời ngài xuống chơi dưới bể. Nể lời mời, ngài phải nhận lời. Tiểu Long Hầu đưa ra một cái ống linh tê rẽ nước đi xuống. Long Vương thấy ngài xuống chơi mừng lắm, mở tiệc thết đãi ba ngày, rồi đưa tặng những của quý lạ, nhưng ngài hết sức từ chối không nhận gì cả. Sau cùng Long Vương biếu ngài một quyển sách ước, ngài nhận. Với quyển sách ước, ngài muốn ước gì được nấy. Chếc gậy thần và quyển sách ước đã giúp ngài cứu dân độ thế, đi đến đâu dân chúng cũng được nhờ ngài. Ngài đi chu du khắp trong nước chỗ nào dân chúng thuần hậu thì ở lại, chỗ nào nhân tình đơn bạc chuộng phù hoa thì bỏ đi. Phép thuật ngài cao cường, thần thông biến hóa, không thần thánh nào bì kịp. Ngài đi tới huyện Phúc Lộc, ngày nay là huyện Phúc Thọ và một phần lớn huyện Bất Bạt tỉnh Sơn Tây (Hà Tây) thấy có núi Tản Viên, ba từng núi xòe ra như hình chiếc tán, phong cảnh u nhã lấy làm bằng lòng lắm. Ngài liền hóa phép làm một con đường về phía Nam núi, ăn từ bến Phan Tân, bên dòng sông Hắc Giang đến tận chân núi, qua cánh đồng các làng Vệ Đổng, Nham Toàn, Thạch Bàn, Vân Mộng và Hiệu Lực. Ngài ở trên tầng núi cao nhất. Ngài thường ra chơi sông Tiểu Hoàng xem cá, và luôn luôn ngài cứu giúp dân chúng quanh vùng qua khỏi những cơn bệnh hoạn và hàng năm mùa màng nơi đây đều tốt đẹp. Nhớ ơn ngài, dân chúng các làng quanh núi Tản Viên có nhiều nơi lập đền thờ ngài, và ở các nơi khác những nơi ngài đã đặt chân tới, cũng có đền thờ. Đi tới đâu ngài hóa phép thành lâu đài tới đó, và thấy lâu đài dân chúng lại lập đền miếu để thờ. 216
  58. Hội hè về tôn giáo Bây giờ vua Hùng Vương thứ 18 có công chúa là nàng Mỵ Nương rất xinh đẹp. Ngài và vua Thủy Cung cùng hỏi xin lấy làm vợ, ngài đã được vua Hùng gả con cho vì mang đồ lễ tới trước. Vua Thủy Cung tức giận dâng nước vây đánh ngài, mưa gió sấm sét ầm ầm, trời đất mù mịt, nhưng phép thần thông của ngài rất ghê gớm, vua Thủy Cung không làm gì được phải rút quân về. Từ đó về sau hàng năm, nhớ tới thù cũ, vua Thủy lại dâng nước đánh ngài, gây cảnh lụt lội trong dân gian. Dần dần về sau ít ai gặp ngài, nhưng ngài vẫn giúp đỡ cho mọi người. Các đền thờ ngài được nhiều người tới lễ bái, và ngài rất linh ứng. Các cụ nhắc lại gặp những năm hạn hán cầu đảo là có mưa liền, hoặc mưa nhiều cầu tạnh cũng linh nghiệm. Cũng theo lời truyền lại, những khi trời tạnh, ngài hay hiện hình đi chơi các khe suối, thường có đám mây phủ như hình tán quạt. NGÀY HỘI Ở ĐỀN VÀ Ngày hội ở đền Và, dân các xã lân cận đều tới tham dự. Trong ngày hội có tế lễ, và cũng có những trò vui xuân như hát đúm, đánh cờ người. Đặc biệt ở hội này là có đám rước từ đền Và lên đền Ngài ở gần đỉnh núi Tản Viên. Các làng quanh vùng đều cắt cử người tới tham dự. Các thanh niên cắt lượt nhau khiêng kiệu trong đám rước. Đường lên dốc núi cheo leo, đi không cũng đã vất vả, vậy mà đám rước đi có vẻ nhẹ nhàng, từ các cụ già đến các trai tráng vác cờ quạt tàn tán, nhất là những người khiêng kiệu. Dân chúng đi theo đám rước cũng không ít. Quanh năm đền Ngài ở trên núi vắng vẻ, ít người dám đi tới, phần vì đi 217
  59. Hội hè đình đám khó khăn, phần sợ gặp các thú dữ, nhất là chúa sơn lâm. Đám rước lên đến đền Núi, dân các xã cùng nhau tế một buổi. Tế xong, dân chúng vào lễ bái và độ gần chiều, kiệu Ngài lại được rước trở về đền Và. Hội đền Và tổ chức cốt để các dân làng xã lân cận tới lễ, các trò vui tuy có, nhưng việc chính là lễ bái. Nhiều người có người nhà bệnh hoạn tới lễ xin bùa dấu. Theo lời truyền lại có nhiều người mắc những chứng bệnh nan y đã được phép của Ngài chữa khỏi. 218
  60. HỘI LÀNG CUNG THUẬN àng Cung Thuận cũng thờ Tản Viên sơn thần; hàng Lnăm làng mở hội từ mồng hai tới mồng mười tháng Hai âm lịch. Hội này chính ra có tính cách phong tục nhiều hơn là tôn giáo, vì tuy là một hội phong tục, nhưng phong tục này nhằm vào sự thờ phụng Tản Viên sơn thần. Làng Cung Thuận tục gọi là làng Me thuộc huyện Tùng Thiện tỉnh Sơn Tây (Hà Tây) ở cách tỉnh lỵ độ hơn 5 cây số. Hội làng có nhiều trò vui nhưng đặc biệt hơn hết có tục đánh cá vào sáng ngày mồng 4 tháng Hai. ĐÁNH CÁ Đình làng Me kiến trúc theo lối Tàu rất nguy nga cổ kính, trước cửa đình có một cái ao lớn vòng hai bên khu đất làm đình theo kiểu chữ môn. Ao này dân làng nuôi cá, và cá làng không ai được bắt. Hàng năm dân làng chỉ bắt cá trong ao về dịp hội để tế thần. Cá nhiều lắm, đủ mè, chép, trôi, trắm rất to. Sáng ngày mồng bốn tháng Hai mỗi năm, dân làng tụ họp quanh ao có hàng mấy trăm người, sẵn sàng với nơm, vó đợi lệnh xuống đánh cá. 219
  61. Hội hè đình đám Ngoài những ngư nhân nhất thời ấy, ở chung quanh ao còn chật ních những người đứng vòng trong vòng ngoài để đợi xem cuộc vui nhất niên nhất lệ của làng. Có nhiều người ở tỉnh xa kéo tới xem. Trước cuộc đánh cá, cụ Tiên chỉ phải khấn lễ ở đình, sau đó, theo lệnh cụ, một hồi trống ngũ liên nổi lên. Đó là lệnh đánh cá. Tức thì bao nhiêu trai tráng trong làng nhất tề nhảy ùm cả xuống ao. Cảnh ao thật là tưng bừng náo nhiệt. Hàng mấy trăm người, với mấy trăm cái úp, cái nơm, cái cụp, cái vó cùng nhảy khua ở dưới nước. Nước động ầm ầm, bắn lên trắng xóa. Những con cá quẫy tanh tách. Thật là ồn ào, thật là vui. Trên bờ, đàn bà, trẻ con cùng chư khách thập phương hò reo inh ỏi. Thỉnh thoảng lại một tràng vỗ tay ầm ĩ để thưởng một cậu trai làng vừa đánh được một con cá lớn. Dưới ao, những chàng trai khác càng hăng hái, cố úp, cố săn cho được nhiều cá hơn. Những hồi trống ngũ liên luôn luôn khuyến khích mọi người. Một đôi khi, một con cá to phá rách vó chạy trốn, cả bao nhiêu nơm vó khác lại xúm nhau lại để săn cho kỳ được. Ai bắt được con cá nào đều đưa cho người nhà đợi sẵn ở trên bờ. Cá của người nào để riêng cho người đó. Cuộc đánh cá ầm ĩ cho tới nửa buổi hôm: Cụ Tiên chỉ đốt một tràng pháo để báo hiệu cuộc đánh cá đã ngừng. Tức thì những chàng trai ở dưới ao vội vàng thu nơm, xếp vó lên cả trên bờ, và cùng người nhà khiêng cá vào sân đình để các cụ chức sắc và bô lão phân hơn kém và phát thưởng cho chàng trai nào đã đánh được nhiều cá nhất và bắt phạt những chàng trai nào đánh được ít cá nhất. Người được thưởng lãnh tiền của làng, còn những chàng trai bị phạt phải nhận cá các cụ giao cho mang về nhà nướng cho kịp giờ tế thần. Số cá đánh được, các cụ đem chia cho dân làng sau buổi tế. Cuộc đánh cá vui lắm. Đã có câu ca dao: 220
  62. Hội hè về tôn giáo Nhất hội Hương Tích, nhì hội Phủ Giầy, Vui thì vui vậy, chẳng tầy đánh cá làng Me. Làng Me không phải làng duy nhất ở miền Bắc có tục đánh cá, tại nhiều làng khác cũng có tục này, như làng Ngư Xá tỉnh Hà Đông (Hà Tây). Người ta tổ chức cuộc vui mỗi làng một khác, nhưng tựu trung vẫn là cá của dân làng lại đem chia cho dân làng. NHỮNG TỤC LỆ TRONG NGÀY HỘI Tục đánh cá là cuộc vui then chốt của ngày hội làng Cung Thuận, nhưng ngoài cuộc vui này, dân làng tổ chức nhiều trò vui khác, ấy là không nói tới những cuộc tế lễ rước xách ở hội nào cũng có. Trong các trò vui có múa rối, tổ tôm điếm, tam cúc điếm, đánh vật, hát đúm, đáo đĩa v.v và buổi tối cũng như tại các hội xuân khác miền Bắc có hát chèo để thờ thần và để dân chúng mua vui. HÁT ĐÚM Đây là lối hát đối đáp của nam nữ cũng giống như hát ví. Trai gái các làng thường hẹn hò nhau tới ngày hội xuân gặp gỡ nhau để cùng hát trao tình, tìm hiểu nhau qua câu hát trước khi đi tới cuộc lứa đôi chỉ Tấn tơ Tần. TỔ TÔM ĐIẾM Ca dao Việt Nam có câu: Làm trai biết đánh tổ tôm, Uống chè mạn hảo, xem nôm Thúy Kiều. Câu ca dao trên cho ta biết thời xưa đã gọi là làm trai phải biết đánh tổ tôm, biết thưởng thức chè mạn hảo và đọc văn chương của cụ Nguyễn Du. Đánh tổ tôm là một thú chơi tao nhã. Chơi tổ tôm phải đấu 221
  63. Hội hè đình đám trí cũng phân biệt cao thấp như chơi cờ. Con người phong nhã phải biết giải trí bằng tổ tôm. Tổ tôm không bị coi là một môn cờ bạc, mà được liệt vào hạng thú thanh cao. Trong những ngày khao vọng, giỗ chạp cưới xin ở vùng quê đều có vài bàn tổ tôm để các cụ giải trí. Và trong những ngày hội, hầu hết tại các làng vùng quê miền Bắc đều có mấy bàn tổ tôm và muốn để cuộc đấu trí được long trọng hơn, những bàn tổ tôm này được tổ chức công cộng để cho mọi người đi hội dược dự cuộc đấu trí của các đấu viên: người ta tổ chức tổ tôm điếm. Tổ tôm chơi năm người, người ta lập năm cái điếm là Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung. Những điếm này có thể cất trên một khoảng đất rộng. Mỗi điếm là một cái chòi, có thang để đấu viên lên. Những điếm này cũng có thể là những bàn quây kê ở tam quan đình hoặc ở phòng nhà hội đồng. Điếm muốn lập ở đâu cũng được, điều cốt yếu là giữa năm điếm phải có một chỗ trống rộng để khách đi hội có thể xem được. Bài tổ tôm điếm cũng giống như bài tổ tôm thường với ba hàng Văn, Sách, Vạn thêm những quân chi chi, thang thang, ông cụ, tổng cộng 120 quân, nhưng bài không phải là những hình vẽ trên bìa cứng như tổ tôm thường; đây là hai mảnh gỗ ghép lại với nhau, có thể mở ra được. Trên một mảnh gỗ có viết chữ để chỉ quân bài, còn mảnh kia ghép lại như nắp đậy. Lúc đánh bài, mở nắp ra, nhưng lúc chia, người chia bài phải đậy nắp lại, để tránh sự trông ngó của các đấu viên hoặc sự gian lận thông lưng giữa người chia bài với một số đấu viên nào. Luật lệ chơi tổ tôm điếm cũng giống như luật lệ chơi tổ tôm thường. Vẫn những phu dọc, phu bí, phỗng, lưng với tôm lèo. Cách bắt cái lấy phần cũng giống như bài thường. Chơi tổ tôm điếm cần có một người chạy bài, người này rao những quân bài của điếm đánh để các điếm khác rõ. Muốn phỗng hay ăn đều hiệu trống. Tại mỗi điếm đều có một chiếc trống nhỏ để đấu viên sử 222
  64. Hội hè về tôn giáo dụng. Nghe người rao bài, đấu viên muốn ăn, muốn bốc muốn phỗng hoặc muốn ù đều có hiệu trống riêng. Tung cắc là hỏi lại Tung là ăn Cắc là không ăn Tung tung là phỗng Tung tung một hồi dài là ù Bài tổ tôm điếm chia để vào các ngăn riêng, người rao bài chuyển lên các điếm cho các đấu viên. Các đấu viên dỡ bài ra xếp bài, rồi đánh trống báo hiệu đã xếp bài xong. Điếm cái đưa bài cho người rao bài để đánh quân đầu tiên. Bắt đầu một ván bài, bao giờ người giao bài cũng hỏi các điếm xem đã sẵn sàng chưa. Câu hỏi như sau: Trình bốn điếm xong chưa nổi hiệu phát bài! Khi bốc bài cũng như khi bắt đầu cái đều do người rao bài. Lúc bốc hắn nhặt một quân bài ở ngăn nọc, rồi mở ra đọc cho các điếm nghe. Chơi tổ tôm điếm, đối với các cụ lý thú lắm. Đây là một cuộc tranh tài công cộng, giữa bao nhiêu khán giả. Ban tổ chức thường đặt ra những giải thưởng để tặng đấu viên nào được ù chi chi nảy. Thường là một bánh pháo thật kêu đốt sau hồi trống báo tin ù. Khói pháo bốc lên khiến quang cảnh ngày hội càng tưng bừng. Những người xem bàn tán ngợi khen. TAM CÚC ĐIẾM Cũng như tổ tôm điếm, tam cúc điếm cũng chơi như tam cúc thường với cỗ bài 32 quân gồm có tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã và tốt. Chỉ có ít nơi có tổ chức tam cúc điếm, vì mặc dầu tam cúc không thể là một món cờ bạc bóc lột, nhưng nó giản dị, và cũng kém tao nhã không hợp với các cụ. 223
  65. Hội hè đình đám Sở đĩ có nơi tổ chức tam cúc điếm là vì tổ tôm điếm hơi khó đối với một số dân quê, nên có lập thêm tam cúc điếm để những người này mua vui trong ngày hội. * * * Hội làng Cung Thuận với mọi cuộc rước xách tế lễ, với mọi trò vui kéo dài trong tám ngày từ mồng 2 đến mồng 10 tháng Hai âm lịch như trên đã trình bày. Dân chúng trong vùng và hầu như trong toàn tỉnh Sơn Tây kéo nhau nô nức tới dự hội, một phần vì những trò vui, nhưng mục đích để lễ bái. Người dân quanh vùng này, - rất nhiều làng thờ Tản Viên sơn thần, - rất sùng kính Sơn Tinh mà đối với họ sự linh ứng rất mầu nhiệm, và họ đã chịu ơn rất sâu xa, như trong thần tích đã nhắc ở trên. Đến lễ bái ở đình làng Cung Thuận, người ta chỉ làm bổn phận một tín đồ với thần linh, và người ta cũng còn xin thẻ xin bùa dấu như ở chùa Hương hoặc ở đền Phủ Giầy vậy. 224
  66. HỘI ĐỀN BẮC LỆ ắc Lệ thuộc châu Hữu Lũng, tỉnh Bắc Giang (Hà Bắc) Bnằm bên đường xe lửa từ Bắc Giang đi Lạng Sơn. Đây là một xã ở một nơi bắt đầu thuộc về vùng Thượng du miền Bắc và cũng là một thị trấn nhỏ với chợ và nhà ga Bắc Lệ, cách Phủ Lạng Thương vào khoảng gần bốn chục cây số. Từ Phủ Lạng Thương đi tới Kép, rồi từ Kép đi qua làng Mẹt, nơi giặc Pháp đã xử tử hai mươi bảy chiến sĩ Phục Quốc Quân vào năm 1940(1) đến ga Sông Hóa rồi đến ga Bắc Lệ. Tại Bắc Lệ có đền thờ đức Mẫu Thượng Ngàn, bà chúa cai quản vùng rừng xanh. Đền ở xế ga, không cách xa chợ bao nhiêu. Cũng thờ với đức Mẫu Thượng Ngàn, đền có thờ các Cậu các Cô miền rừng núi. Đây là linh hồn những người miền ngược chết trẻ linh thiêng được nương nhờ dưới bóng Mẫu. Tại đền thờ có bức tranh đức Mẫu Thượng Ngàn ngồi trên chiếc võng chăng giữa hai cây. Ở bên trái có một con chim, bên phải có một con vượn, hai con vật này cũng như hai cây treo võng tượng trưng cho rừng xanh. Đức Mẫu Thượng Ngàn có mười hai cô nàng hầu hạ, mỗi cô trong 1. Xin xem Tinh thần trọng nghĩa phương Đông của soạn giả. 225
  67. Hội hè đình đám tay cầm một vật gì. Hai cô ở hai bên mé trên cầm mỗi cô một chiếc quạt lông che cho Mẫu còn các cô khác hoặc cầm quạt, cầm bó hương, trống khẩu, khay chén hay khay hoa quả. Mé dưới bức tranh là rừng núi, và trên rừng núi có đôi hài của Mẫu. Lại có các loài vật tượng trưng cho dã thú nơi rừng núi: voi và ngựa. Dưới cùng bức tranh là những đợt sóng, trên những đợt sóng này là mấy con vật tượng trưng cho các loài thủy tộc: con tôm, con cua, con rắn nước, và con cá. Sở dĩ mé dưới bức tranh có vẽ thêm như vậy là vì đức Mẫu Thượng Ngàn cũng lại là đức Mẫu Thủy Cung. Hàng năm đền Bắc Lệ mở cửa đền từ thượng tuần tháng Giêng cho tới tháng Hai. Trong thời gian này, dân chúng miền xuôi kéo nhau lên lễ bái, nhất là các bà Đồng kéo nhau tới lên đồng, hầu bóng. Đây là một hội hoàn toàn về lễ bái và lên đồng. Cách đền chính không xa, độ 200 thước có một ngôi đền nhỏ gọi là đền Kẻng. Theo các người hàng năm thường tới đền lễ bái, đấy là đền thờ cô Ba Bắc Lệ, một vị công chúa. Trong những ngày hội đền Bắc Lệ, đền Kẻng cũng mở cửa đền, và các con hương đệ tử tới lễ đền Bắc Lệ đều tới đền Kẻng. Ở đây cũng lên đồng lên bóng, trừ tà, phát bùa để chữa bệnh như ở đền chính. Khi đền Bắc Lệ bắt đầu mở cửa đền, có đám rước từ đền Kẻng tới đền chính. Đấy là cô Ba Bắc Lệ tới hầu đức Mẫu Thượng Ngàn. 226
  68. LỄ CHÙA BẢO SANH ĐẠI ĐẾ hùa này, đúng ra phải gọi là đền, vì nơi đây không thờ CPhật, mà lại thờ một vị thần gốc Trung Hoa, dân chúng quen gọi là chùa Lào Yá. Chùa tọa lạc tại xã Long Sơn, cách quận lỵ Tân Châu (An Giang) độ 4 cây số, ở hữu ngạn rạch Cái Vùng, mặt chùa hướng ra vàm rạch. Lào Yá đã được triều đình nhà Thanh sắc phong là Bảo Sanh Đại Đế. Lào Yá chính là tiếng Triều Châu đọc theo hai chữ Lão gia. Tên thật của ông không ai rõ, dân chúng trong vùng quen dùng hai tiếng Triều Châu Lào Yá để gọi và cũng có người gọi kính cẩn là Quan Lớn hoặc Lão Y nghĩa là một danh y từng trải, và thói quen này đã hầu như át hẳn bốn chữ Bảo Sanh đại đế, xa lạ với quần chúng. Chùa Lào Yá được lập nên gần một thế kỷ rồi và người dân rất tôn sùng ông. Hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng, dân chúng có cử hành lễ tại chùa rất long trọng, còn quanh năm chùa có người tới lễ, khói hương nghi ngút. SỰ TÍCH ÔNG LÀO YÁ Dưới trào Mãn Thanh bên Tàu, có bà Mẫu Hậu bất ngờ lâm trọng bệnh(1). Các quan Thái Y và Ngự Y đều vô phương 1. Không rõ vua nào nhà Thanh. 227
  69. Hội hè đình đám điều trị. Nhà vua phải đăng bảng cầu hiền: “Ai cứu được bịnh ngặt nghèo của Mẫu Hậu thì sẽ được quyền cao tước cả.” Bảng vừa treo lên, bỗng có người như vị thiêng liêng nhập vào mà nước ta gọi ông lên vậy. Người ấy giật bảng vào chữa cho Mẫu Hậu. Xong ông ta được đưa ra quán dịch nằm đợi tin lành. Lúc tỉnh dậy y hỏi quan coi quán dịch, mới hay hành động vô ý thức đó là một tội khi quân sẽ bay đầu và bị tru di tam tộc. Vì quá sợ, nên y tìm đường bôn đào. Trong khi đó, nhờ uống thuốc tiên, bịnh của Mẫu Hậu được thuyên giảm rất nhiều, rồi lần lần dứt bệnh hẳn. Quá mừng nhà vua truyền lịnh đòi vị danh y vào triều để ban thưởng xứng đáng. Nhưng vị “Biển Thước” đã rời khỏi hoàng cung mất dạng rồi. Quốc Vương bèn cho quân lính đi tìm kiếm khắp nơi mà không gặp. Một hôm tới cụm rừng, quân sĩ tạm ngồi nghỉ mệt dưới một tàn cây to lớn. Bỗng nhiên, ai ai cũng đều cảm thấy từ trên bộng cây này, xông lên một mùi hôi tanh khó chịu. Tò mò một quân sĩ nhanh nhẹn leo lên cây xem thử. Té ra đó là một thây ma mà người chết ấy không ai khác hơn là vị danh sư hôm nọ đã trị bịnh cho Quốc Mẫu. Vì quá sợ cái tội khi quân nên y leo lên cây này trốn, bởi nhịn đói, nhịn khát mà phải bỏ mình rất thảm thương nơi đây. Khi được tin đau đớn đó, nhà vua mến tiếc vô cùng và chôn cất rất trọng thể. Đồng thời tặng phong cho người là “Bảo Sanh Đại Đế”. Từ đó, nhà vua truyền cho dân chúng lấy vỏ cây nơi danh sư đã chết để trị bá bệnh. Còn thân cây thì làm cốt thờ ông Thần Y có công cứu sanh mạng của Quốc Mẫu. ÔNG LÀO YÁ QUA XỨ VIỆT NAM Tục truyền ông Hia Ný, người Triều Châu ở xã Long Sơn khi về bên Tàu, biết được chuyện này mới xin lãnh cốt và sắc phong đem về qua xứ Việt Nam để thờ tại nhà ông. 228
  70. Hội hè về tôn giáo Ông Bảo Sanh Đại Đế ở bên Trung Quốc có hiển thánh hay không thì chẳng ai biết? Nhưng linh hồn được nhập tịch vào xứ ta lại đạp đồng lên cho người xác đầu tiên là ông “Khía” xã Long Sơn, tục gọi “Lào Kía”. Ông này qua đời lại nhập vào xác ông “Lến” cũng người xã Long Sơn, tục gọi “Lào Lến”. Khi nhập vào xác, ông Lào Yá chỉ thuốc cho bịnh nhơn trong làng được linh ứng. Nhờ thế mà uy tín của ông Lào Yá càng được tôn trọng. Người địa phương nhứt là người Tàu cư ngụ ở xã Long Sơn nhận thấy sự hiển linh đó mới chung hùn cất chùa để thờ ngài. Nhưng trước khi cất, bổn hội có cầu ngài lên để chỉ chỗ cất chùa. Ngài dạy phải cất tại mé rạch, song phải hướng mặt tiền chùa ra Vàm rạch Cái Vừng để ngài ngăn ngừa lũ tà ma yêu quái đột nhập vào nội địa vùng Cái Vừng. Tuy vậy, bổn hội lấy làm lo lắm vì sợ đất lở. Song ngài cương quyết bảo cứ việc cất. Thần dạy ai dám cãi? Lạ một điều là từ khi ngôi chùa này đã hoàn thành, mặc dầu nó chỉ nằm cheo leo dựa mé rạch đất vẫn không lở như mấy chỗ khác. Do đó, nguồn tin tưởng cao độ nơi ông Lào Yá càng thêm ăn sâu vào tiềm thức của mọi người dân ở vùng rạch Cái Vừng nhứt là người ở Long Sơn.(1) TỤC LỄ NGÀY LỄ Người dân xã Long Sơn và vùng lân cận tôn sùng ông Lào Yá và cho rằng ông là một vị thần thánh giáng trần để cứu dân độ thế bằng cách trị bệnh cho mọi người. Lễ tại đền ông Lào Yá hàng năm được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng. Dân chúng tới lễ và xin xăm cầu rõ việc cát hung. 1. Theo Nguyễn Văn Kiếm trong TÂN CHÂU. 229
  71. Hội hè đình đám Ngoài ra có hai tục lệ đặc biệt là tục Ông Lên và Lễ Du Hồ và chưng cộ Bát Tiên. Hai tục này chúng tôi đã nói tới trong cuốn LÀNG XÓM VIỆT NAM. 230
  72. HỘI LÀNG HẢI CÁT àng Hải Cát thuộc tổng Long Hồ, huyện Hương Trà Ltỉnh Thừa Thiên, cũng như các xã khác tại Việt Nam, thường hàng năm, hai lần làm lễ kỳ yên vào tháng Hai và tháng Bảy. Dân làng làm lễ tại đình làng, nhưng trước ngày hành lễ, bao giờ cũng có cuộc rước Thần, tục gọi là lễ nghênh thần để cung nghênh các vị Thần thờ cúng tại các đền miếu trong làng về đình để dân làng cúng tế. Làng Hải Cát có đền thờ Thiên Y A Na Ngọc Diễn Phi Chúa Ngọc, đền này được sắc vua Đồng Khánh ban là HUỆ NAM ĐIỆN. Dân chúng gọi là đền Hòn Chén. SƠ LƯỢC THẦN TÍCH Huệ Nam Điện xây trên núi Ngọc Trản, thuộc địa phận xã Hải Cát. Điện này trước kia là Ngọc Trản Sơn Thần từ còn gọi là đền Hàm Long, linh thiêng nức tiếng. Đền thờ Thiên Y A Na Diễn Phi Chúa Ngọc và Thủy Long Thần. Trước sự linh ứng của Bà Thiên Y A Na, vua Minh Mạng sau khi lên ngôi được hơn hai năm, đã cho mở rộng ngôi đền vào năm 1832. 231
  73. Hội hè đình đám Trước ngôi đền là một vực sâu của dòng sông Hương, nước đen ngòm, theo tục truyền là không đáy, và nơi đây chính là nơi có cung điện của thủy thần. Người ta thường thấy xuất hiện một con giải (một giống rùa to) to lớn bằng chiếc chiếu bơi lội trên vực sâu này, tạo nên những luồng sóng kinh khủng, nước đen bốc lên cao ngất. Về sự linh thiêng của Thiên Y A Na Thánh Mẫu, có một câu chuyện thường được thuật lại: Xưa kia vua Thiệu Trị xây lăng mình ở gần đó. Một buổi nhà vua cùng các bà hoàng phi đến thăm lăng, ngược dòng sông Hương đi qua đến Hòn Chén. Vừa lúc qua đền, một bà hoàng phi đánh rơi chiếc ống nhổ bằng vàng đúng ngay vào chỗ vực sâu nước đen ngòm. Các bà phi xót xa tiếc chiếc ống nhổ, khuyên nhà vua kêu khấn Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Nhà vua không tin ở sự linh thiêng của Thánh Mẫu, đứng trên thuyền khấn một cách mỉa mai. Ngờ đâu chiếc ống nhổ vàng từ từ nổi lên trên mặt nước và được vớt lên. Trước sự linh ứng bất ngờ ấy, nhà vua long trọng hứa là sẽ sửa sang và mở rộng ngôi đền. Tiếc thay nhà vua đã băng hà trước khi thực hiện lời hứa. Về sau vua Đồng Khánh đã sửa sang ngôi đền vào năm 1886, và đổi tên là HUỆ NAM ĐIỆN, điện của Thánh Mẫu thi ân huệ cho nước Nam. Khi vua Đồng Khánh còn là hoàng tử, ngài ưa lên chơi trên Ngọc Trản Sơn, và thường ngài hay ngừng ở trước cửa Ngọc Trản Sơn Thần từ để cầu khấn những điều mong ước. Ngài thường được như nguyện. Sau này lên ngôi, ngài đã châu phê khen ngợi Ngọc Trản Sơn là một nơi thật đẹp, phong cảnh mới thoạt trông giống một mãnh sư uống nước dưới sông và đấy là nơi an ngự của các vị thần linh. Do đó, ngài đổi tên Ngọc Trản Sơn Thần từ là Huệ Nam Điện. Ngài ra lệnh cho Công Bộ làm bức hoành phi mới với ba chữ Huệ Nam Điện, nơi lạc khoản ghi rõ là theo lệnh vua. Cùng năm ngài cho tu sửa Huệ Nam Điện, tại Thừa Thiên. 232