Truyền tinh nhân tạo cho bò - Đinh Văn Cải

pdf 130 trang ngocly 3710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Truyền tinh nhân tạo cho bò - Đinh Văn Cải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftruyen_tinh_nhan_tao_cho_bo_dinh_van_cai.pdf

Nội dung text: Truyền tinh nhân tạo cho bò - Đinh Văn Cải

  1. PGS.TS. Đinh Văn Cải, ThS. Nguyễn Ngọc Tấn TRUYỀN TINH NHÂN TẠO CHO BÒ Nhà xuất bản Nông nghiệp Năm 2007
  2. Truyền tinh nhân tạo cho bò LỜI NÓI ĐẦU Truyền tinh nhân tạo (TTNT) cho bò là một cuộc cách mạng về công nghệ chăn nuôi từ giữa thế kỷ trước. Nhờ kỹ thuật này những con bò đực giống xuất sắc nhất thế giới có thể được phối giống một cách nhân tạo cho đàn bò cái ở bất cứ nơi nào ta muốn. Chỉ cần số lượng ít đực giống thật xuất sắc đã được chọn lọc và một thời gian ngắn để tạo ra đàn con chất lượng cao, số lượng nhiều với giá thành rẻ. Chính vì vậy mà kỹ thuật TTNT đã góp phần rất lớn đến tốc độ cải tiến di truyền đàn bò trên thế giới mấy chục năm qua. Nhờ truyền tinh nhân tạo chúng ta đã có những con bò lai F1 giống sữa năng suất 3000-4000 kg/chu kì, cao gấp 10 lần bò địa phương chỉ sau một bước lai. Tương tự con lai F1 giữa giống bò thịt cao sản ôn đới với bò cái Việt Nam có thể cho tăng trọng bình quân trên 700gam/ngày so với bò địa phương chỉ 200 gam/ngày. Tuy nhiên, việc áp dụng kĩ thuật này ở nước ta vẫn chưa thực sự rộng rãi ở các vùng trong cả nước. Tỷ lệ bò cái được truyền tinh nhân tạo hàng năm chưa tới 10%. Lý do căn bản là khả năng đáp ứng của thực tế đối với kỹ thuật này. Một chương trình TTNT chỉ có hiệu quả khi chúng ta có một đội ngũ dẫn tinh viên lành nghề và họ được xã hội chấp nhận. Thành công của TTNT phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của dẫn tinh viên. Những dẫn tinh viên tay nghề thấp sẽ làm hư hỏng bò cái, làm thiệt hại cho người chăn nuôi. Người dân mất lòng tin và có thể không chấp nhận kĩ thuật TTNT. Nhờ TTNT chúng ta có thể tạo ra con lai năng xuất cao, tuy vậy tiềm năng này chỉ trở thành hiện thực nếu con lai được chăm sóc tốt hơn. Khi con lai không được chăm sóc tốt chúng sẽ cho năng xuất thấp, bệnh tật và chết nhiều cũng tạo ra sự hoài nghi của người dân với kết quả của TTNT. Cuốn sách “Truyền tinh nhân tạo cho bò” được biên soạn dựa trên các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước kết hợp với kinh nghiệm thực tế và giảng dạy hàng chục năm qua của nhóm tác giả tại Trung tâm huấn luyện bò sữa (Bình Dương). Từ thực tế giảng dạy và hướng dẫn thực hành sách được hoàn thiện dần theo hướng chú trọng kỹ năng thực hành. Sách đã được Hội đồng chuyên môn của Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Bộ NN&PTNT thẩm định góp ý chỉnh sửa để làm giáo trình chính thức giảng cho các khóa đào tạo dẫn tinh viên cho bò trong cả nước. Dù đã có nhiều cố gắng cuốn sách vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp và bạn đọc để lần tái bản tiếp theo được hoàn chỉnh hơn. Tháng 7/2007 Tác giả PGS.TS. Đinh Văn Cải ThS. Nguyễn Ngọc Tấn 1 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  3. Truyền tinh nhân tạo cho bò NỘI DUNG Bài mở đầu. Tổng quát về truyền tinh nhân tạo bò 3 PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH SẢN Ở BÒ ĐỰC 8 Bài 1. Đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh dục và hoạt động sinh sản ở bò đực. 8 Bài 2. Khai thác và sản xuất tinh bò đực 15 Bài 3. Một số dạng tinh và cách bảo quản 24 PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH SẢN Ở BÒ CÁI 33 Bài 4. Đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh dục bò cái. 33 Bài 5. Hoạt động sinh sản ở bò cái 41 Bài 6. Hóc môn điều khiển họat động sinh dục ở bò cái 51 PHẦN 3: KĨ THUẬT TRUYỀN TINH NHÂN TẠO 57 Bài 7. Phát hiện động dục và thời điểm phối tinh thích hợp 57 Bài 8. Kỹ thuật truyền tinh nhân tạo cho bò 63 Bài 9. Nhửng yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả truyền tinh nhân tạo 71 Bài 10. Ghi chép số liệu TTNT và xử dụng trong quản lý 78 PHẦN 4: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH 83 1. Thực hành trên tiêu bản 83 2. Thực hành trên bò sống 87 3. Thao tác dẫn tinh trên bò cái 90 4. Thực hành TTNT cho bò 94 PHẦN 5: CÁC CHUYÊN ĐỀ 1. Các phương thức lai giống và cách xác định tỷ lệ máu lai 102 2. Những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản ở bò cái 107 3. Một số rối loạn sinh sản thường gặp 115 4. Một số bệnh sản khoa ở bò 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO 129 2 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  4. Truyền tinh nhân tạo cho bò Bài mở đầu TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN TINH NHÂN TẠO BÒ 1. Lịch sử phát triển truyền tinh nhân tạo Truyền tinh nhân tạo (TTNT) còn gọi là gieo tinh nhân tạo hay thụ tinh nhân tạo, có thể hiểu là những kĩ thuật được sử dụng để lấy tinh trùng của con đực đưa vào đường sinh dục của con cái mà vẫn cho hiệu quả thụ thai và sinh sản tương đương so với giao phối tự nhiên. TTNT ra đời từ năm 1322, thế kỷ XIV, đánh dấu bằng câu chuyện lấy giống ngựa của một tù trưởng người Ả Rập. Chuyện kể rằng: Ông này muốn có giống ngựa quý của bộ tộc láng giềng nên lệnh cho người chăn ngựa của mình phải tạo được giống ngựa này. Người chăn ngựa tuân lệnh. Một hôm có một con ngựa cái trong chuồng của anh ta động dục, chờ đến tối anh ta lẻn sang chuồng ngựa của bộ tộc nọ và tình cờ thấy một con ngựa đực và một con ngựa cái đang giao phối. Chờ ngựa đực nhảy xong, anh ta lấy chiếc khăn của mình nhét vào âm đạo ngựa cái vừa được giao phối, rồi rút ra đưa về nhét ngay vào âm đạo của con ngựa cái đang động dục của mình. Sau đó, điều kì diệu đã xảy ra, con ngựa cái đẻ ra một con ngựa con giống hệt con ngựa đực của bộ lạc nọ. Tuy nhiên, phải mãi đến thế kỷ XVII–XVIII thì TTNT mới được các nhà khoa học nghiên cứu và thực nghiệm rộng rãi trên nhiều đối tượng. Năm 1670, Malpighi nghiên cứu thụ tinh nhân tạo trên tằm. Năm 1763, Iacobi nghiên cứu thụ tinh nhân tạo trên cá. Năm 1677 hai nhà khoa học người Hà Lan phát hiện ra tinh trùng trong tinh dịch. Năm 1779-1780, Lazzaro Spallanzani (Italia) thụ tinh nhân tạo thành công trên chó với tinh dịch thu được bằng phương pháp xoa bóp. Năm 1898, Heape (Anh) phát hiện ra chu kì sinh dục của gia súc, làm nền tảng cho kỹ thuật TTNT. Cũng vào thời gian này, ở Mỹ, Pearson và Harrison đã áp dụng kỹ thuật TNTT cho bò và ngựa. Năm 1900, TTNT được áp dụng trên bò bởi Ivanov (Nga) trong khi đó TTNT cho chó phát triển mạnh ở Anh và Pháp. Tuy nhiên TTNT trên bò cũng chưa phổ biến do gặp khó khăn trong việc lấy tinh bò đực. Năm 1914, Joseppe Amatea (Italia) phát minh ra âm đạo giả để lấy tinh cho chó. Về sau các nhà nghiên cứu đã cải tiến dần âm đạo giả này để lấy tinh bò và ta có được một âm đạo giả lấy tinh bò thuận tiện như ngày nay. Sau khi lấy được tinh dịch bò, việc nghiên cứu môi trường pha loãng và phương pháp bảo quản tinh dịch được nhiều nhà khoa học quan tâm. Năm 1917-1923, Ivanov (Nga) đã nghiên cứu và đưa ra một loạt các môi trường pha loãng tinh dịch bò khác nhau và được dùng để pha loãng tinh dịch bò 3 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  5. Truyền tinh nhân tạo cho bò và cừu. Sau này cùng với Milovanov (1934) đưa ra cơ sở khoa học và thực tiễn về pha loãng và bảo tồn tinh dịch với chất điện giải (NaCl và KCl). Năm 1940, Phillips và năm 1943 Salisbury nghiên cứu cải tiến môi trường pha loãng và bảo tồn tinh với lòng đỏ trứng gà, kháng sinh, đã thúc đẩy sự phát triển của kỹ thuật TTNT tiến triển như ngày nay. Bước ngoặt quan trọng trong kỹ thuật bảo quản tinh dịch có thể đánh dấu bằng Hội nghị quốc tế về sinh sản gia súc (năm 1955). Tại đây, Polge và Rowson (Anh) đã công bố kết quả thí nghiệm về sản xuất tinh bò đông lạnh. Bảo quản tinh bò đông lạnh được nghiên cứu thành công từ 1949 và mở ra sự phát triển rộng rãi của kỹ thuật này trên toàn thế giới. Ban đầu, tinh bò được bảo quản 0 ở nhiệt độ âm 79 C trong khí CO2 đông đá hay còn gọi là đá CO2 có thể dùng được trong một thời gian. Sau đó, các nhà khoa học Mỹ tại ABS đã dùng khí Nitơ hoá lỏng để bảo quản tinh bò ở âm 1960C. Tháng giêng năm 1951 con bê đầu tiên đã được Stewart (Anh) báo cáo sinh ra từ tinh đông lạnh. Ngày 29 tháng 5 năm 1953 tại Mỹ con bê đầu tiên sinh ra từ tinh đông lạnh. Vào những năm 30 của thế kỉ trước, ở Nga đã áp dụng rất rộng rãi kỹ thuật này, hàng triệu con bò và cừu đã được TTNT. Mãi đến nửa cuối những năm 30 kỹ thuật này mới được giới thiệu vào Mỹ và năm 1938 con bò sữa đầu tiên đựợc TTNT. Từ nửa sau của thế kỷ 20, việc ứng dụng TTNT vào chăn nuôi gia súc phát triển mạnh, nhất là ở các nước Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Đan Mạch và Hà Lan. TTNT cho bò đầu tiên ở Đan Mạch vào năm 1937, ở Mỹ vào năm 1938, ở Anh vào năm 1942, ở Úc vào năm 1944. Ở giai đoạn 1955-1960, 50% đàn bò của các nước châu Âu đã được phối giống bằng biện pháp TTNT. Những năm gần đây số bò được TTNT tăng lên 90% ở châu Âu, ở Mỹ và New zealand là 60% và 45% ở Úc. Theo thời gian các kỹ thuật khai thác, pha loãng, bảo tồn tinh ngày càng hoàn thiện và quy trình sản xuất tinh càng hiện đại, chất lượng tinh ngày càng cao. 2. Sử dụng kỹ thuật TTNT bò trên thế giới Theo thống kê của FAO, năm 1991 cả thế giới mỗi năm sản xuất hơn 200 triệu liều tinh bò. Nhiều nhất là các nước thuộc khối EU và các nước Đông Âu (cũ). Pháp là nước sản xuất tinh bò nhiều nhất thế giới, mỗi năm sản xuất khoảng 40 triệu liều. Cộng hoà Séc 27 triệu liều. Ba Lan và Canada mỗi nước 18 triệu liều, Mỹ 16 triệu liều mỗi năm. Trong tổng số trên 200 triệu liều tinh bò sản xuất mỗi năm thì có trên 4 triệu liều tinh tươi, còn lại là tinh đông lạnh. Tinh tươi sản xuất chủ yếu ở Bangladesh, Ai Cập và Iran. Phân theo nhóm giống thì tinh bò sữa chiếm hơn một nửa, khoảng 124 triệu liều. Tinh của giống bò thịt 27,9 triệu liều. Tinh của giống bò kiêm dụng 51,3 triệu liều. 4 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  6. Truyền tinh nhân tạo cho bò Mỹ và Canada là hai nước xuất khẩu tinh chính, chiếm gần 24% số lượng tinh sản xuất mỗi năm. Các nước nhập tinh nhiều nhất là Nam Mỹ, bình quân mỗi nước nhập 120 ngàn liều năm mỗi, riêng Columbia nhập 1 triệu liều/năm. Tiếp đến là các nước châu Á, bình quân mỗi nước nhập 37 ngàn liều mỗi năm. Có 86,5% số nước trên thế giới nhập tinh. Ở một số nước xuất khẩu tinh nhưng họ vẫn nhập khẩu tinh, việc nhập tinh chỉ để cải thiện giống trong chương trình chọn giống. Từ năm 1980-1991 mỗi năm có 46-57 triệu lượt TTNT được thực hiện trên bò. Trong đó các nước Đông Âu (cũ) chiếm 41% (tương đương với 18,8-23,3 triệu lượt TNTT, các nước châu Âu còn lại 27%, Mỹ và Canada 9,5%. Các nước đang phát triển 17%. New Zealand, Úc, Nam Phi 4,5%. Số liệu này cho thấy các nước đang phát triển chiếm gần 70% đàn bò trên thế giới nhưng chỉ chỉ chiếm 17% số lần TNTT được thực hiện. Điều này suy ra rằng, ở các nước đang phát triển, chỉ có khoảng 7-8% tổng đàn bò được áp dụng kỹ thuật TTNT mỗi năm. Số liệu điều tra tại 104 nước đang phát triển, có 25 nước không áp dụng kỹ thuật TTNT (chiếm 24%). Nhiều nhất là châu Phi, 16 nước (chiếm 43%), châu Á có 6 nước (13%). Trong khi đó các nước cận Đông đều sử dụng TTNT cho trâu bò. Trong số 79 nước đang phát triển áp dụng TTNT, có 23 nước không sản xuất tinh, phải nhập toàn bộ số lượng tinh cần thiết, 56 nước còn lại có sản xuất tinh đáp ứng một phần nhu cầu tinh cho TTNT. Bốn nước sản xuất tinh bò ít nhất là Brundi, Lào, Senegal và Togo (dưới 1000 liều/năm). Nước sản xuất nhiều nhất là Trung Quốc, 12 triệu liều mỗi năm Ở các nước đang phát triển, việc thành lập mạng lưới TTNT không dễ dàng, khó khăn trong việc quản lý và duy trì họat động trên lĩnh vực này. Trước hết là người nông dân chăn nuôi nhỏ, phân tán, không chủ động phát hiện bò lên giống và áp dụng TTNT đúng thời điểm. mặt khác nông dân cũng chưa được cung cấp đủ thông tin về lợi ích của TTNT như cải thiện chất lượng con giống, hạn chế lây lan bệnh tật Thiếu kỹ thuật viên TTNT có tay nghề cao, các dẫn tinh viên ít có điều kiện tái tập huấn để nâng cao trình độ và tay nghề. Nhiều dẫn tinh viên thiếu dụng cụ hành nghề cần thiết, nơi cung cấp nitơ lỏng, tinh đông lạnh ở xa đi lại không thuận lợi. Nhiều dẫn tinh viên có tổng số lần thực hiện TTNT dưới 300 lần/năm, không có điều kiện để nâng cao tay nghề và thu nhập không đủ sống bằng nghề TTNT. 3. Lịch sử phát triển của ngành TTNT ở Việt Nam Ở Việt Nam, kỹ thuật TTNT được biết đến lần đầu vào năm 1957 tại Học viện Nông Lâm (nay là trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội). Năm 1958 thử nghiệm lần đầu trên lợn tại trại An Khánh (Hà Tây), đầu những năm 1960 áp dụng TTNT trên bò. Năm 1960 Trung Quốc giúp Việt Nam nuôi bò sữa và TTNT cho bò bằng tinh lỏng với việc sử dụng mỏ vịt. Năm 1970 nhờ sự giúp đỡ của Cuba, trung tâm khai thác và đông lạnh tinh bò Moncada được xây dựng tại Ba Vì (Hà Tây). Từ đó kỹ thuật TTNT cho bò phát triển mạnh ở khu vực Hà Tây, Hà Nội và nhiều nông trường quốc doanh. 5 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  7. Truyền tinh nhân tạo cho bò Lúc này (1970) vẫn dùng tinh lỏng và phương pháp phối tinh là trực tràng – âm đạo. Năm 1972 - 1973 nước ta bắt đầu sản xuất thử tinh đông viên tại trung tâm Moncada dưới sự trợ giúp của Cuba. Năm 1974 bắt đầu dùng tinh đông viên để phối giống cho bò. Năm 1978 sản xuất thành công tinh trâu đông lạnh. Năm 1985 sản xuất thành công tinh lợn đông lạnh (bảo tồn quỹ gen). Năm 1998 bắt đầu sản xuất tinh cọng rạ trên dây chuyền sản xuất của Đức dưới sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới. Sau những năm 2000, công nghệ sản xuất tinh cọng rạ được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng tinh cọng rạ cũng như quy trình sản xuất dưới sự giúp đỡ của tổ chức JICA Nhật bản. Từ năm 1975 - 1980 việc ứng dụng kỹ thuật TTNT cho gia súc chỉ mới thực hiện trong các nông trường nhà nước. Đầu những năm 90, hàng năm cả nước chỉ có 5.000 - 12.000 con bò được phối giống bằng phương pháp TTNT. Sau năm 1995, nhờ các chương trình phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chương trình cải tạo đàn bò (Sind hoá đàn bò) và phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh, kỹ thuật TTNT được áp dụng rộng rãi vào thực tiễn sản xuất ở mức nông hộ. Trong khoảng 3 năm gần đây (2003-2005) hàng năm Trung tâm Moncada sản xuất khoảng 500 ngàn liều tinh bò thịt và bò sữa, ước số lượng tinh nhập từ bên ngoài khoảng 50 ngàn liều. Tuy nhiên số lượng tinh được sử dụng thực tế để phối cho đàn bò ước có khoảng 400 ngàn liều. Như vậy, hàng năm nước ta có trên 200 ngàn bò cái được phối giống bằng kỹ thuật TTNT. 3. Truyền tinh nhân tạo bò - ưu điểm và hạn chế Trên thế giới hàng năm có khoảng trên 50 triệu lượt trâu bò được phối giống bằng kỹ thuật truyền tinh nhân tạo. 99% số bò sữa được phối giống bằng truyền tinh nhân tạo. Ở Việt nam, phối giống cho bò sữa chủ yếu là áp dụng kỹ thuật truyền tinh nhân tạo. Lợi ích của truyền tinh nhân tạo, nhất là đối với bò sữa, bò thịt cao sản là hết sức to lớn. Ưu điểm của truyền tinh nhân tạo ♦ Cần rất ít đực giống và chỉ chọn lọc những đực giống tốt nhất cho sản xuất tinh. Một bò đực giống tốt truyền giống được cho nhiều bò cái trên một khu vực rộng lớn nên đẩy nhanh tốc độ cải tiến di truyền. Tinh của bò đực ở một lần lấy, sau khi pha loãng làm tinh cọng rạ thì được 100 đến 150 liều (có thể phối có chửa cho 60 -100 con bò cái) ♦ Giảm chi phí nuôi đực giống, chi phí vận chuyển bò đực giống đến nơi phối giống (thay vì phải vận chuyển bò đực giống nặng hàng tấn nay ta chỉ cần mang theo một cọng tinh). 6 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  8. Truyền tinh nhân tạo cho bò ♦ Khắc phục được sự chênh lệch tầm vóc cơ thể khi truyền giống. Một bò đực Hà Lan thuần nặng 800-1000 kg khó có thể truyền giống trực tiếp cho bò cái lai Sind chỉ nặng 300kg. ♦ Tránh được lo sợ và nguy hiểm khi nuôi đực giống. ♦ Sử dụng tinh từ đực giống đã được kiểm tra về khả năng thụ thai, năng suất sữa hoặc năng suất thịt sẽ tránh được những rủi ro và chắc chắn con lai có năng suất sữa hoặc năng suất thịt cao. Nghĩa là, áp dụng kỹ thuật truyền tinh nhân tạo là cơ hội để có được đời con tốt thông qua khai thác tối đa tiềm năng di truyền của những đực giống tốt nhất đã được chọn lọc. ♦ Tránh được những bệnh lây lan qua đường sinh dục (khi bò đực giống đã được kiểm tra bệnh). ♦ Giúp cho việc quản lý và thực hiện chương trình giống thống nhất trong cả nước. ♦ Khắc phục được những hạn chế về khoảng cách và thời gian. Tinh của bò đực giống tốt có thể được cất giữ sau 30 năm và trong thời gian ấy có thể truyền giống cho bò cái ở bất cứ nơi nào, bất cứ khi nào ta muốn. Những hạn chế ♦ Tỷ lệ thụ thai ở bò cái khi TTNT thấp hơn so với phối giống tự nhiên. ♦ Sự thành công của chương trình truyền tinh nhân tạo phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý, nhận thức và tập quán của người chăn nuôi. ♦ Cần có kỹ thuật viên được huấn luyện tốt, nhiều kinh nghiệm và có đạo đức nghề nghiệp. ♦ Đòi hỏi phải những trung tâm nuôi dưỡng đực giống, khai thác, bảo tồn tinh dịch, những thiết bị nhất định như bình nitơ bảo quản tinh, cung cấp tinh. ♦ Dẫn tinh viên phải được trang bị các dụng cụ dẫn tinh, bình chứa nitơ và gần nơi cung cấp nitơ. Điều kiện này không phải dễ dàng đối với một số nơi xa thị trấn, thị xã. Những hạn chế này đang được khắc phục và ngày càng được cải thiện. Chính vì thế, việc sử dụng TTNT là một giải pháp tốt mà hiện nay nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng. 7 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  9. Truyền tinh nhân tạo cho bò Phần 1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH SẢN Ở BÒ ĐỰC Bài 1 ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CƠ QUAN SINH DỤC VÀ HOẠT ĐỘNG SINH SẢN Ở BÒ ĐỰC 1. Đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh dục bò đực. Cơ quan sinh dục con đực bao gồm: bao dịch hoàn, dịch hoàn, phụ dịch hoàn (epididymus) ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục phụ và dương vật (xem chi tiết ở hình 1). Hình 1: Cơ quan sinh dục bò đực Bao dịch hoàn Bao dịch hoàn ở bò là một túi da nằm ở vùng bẹn, nơi chứa dịch hoàn. Bao dịch hoàn của bò dài và thõng, cổ thon, có rãnh giữa phân chia. Bao dịch hoàn cùng với thừng dịch hoàn có vai trò điều hoà nhiệt độ trong dịch hoàn. Khi nhiệt độ môi trường cao thì bao dịch hoàn thõng xuống, dịch hoàn cách xa cơ thể. Khi nhiệt độ môi trường thấp, bao dịch hoàn co rút kéo dịch hoàn cao lên gần cơ thể. Điều này duy trì nhiệt độ bên trong dịch hoàn luôn thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 4- 8 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  10. Truyền tinh nhân tạo cho bò 7OC, có lợi cho việc sản xuất tinh trùng trong dịch hoàn với số lượng và chất lượng tốt hơn. Dịch hoàn gồm hai dịch hoàn có dạng hình trứng nằm trong bao dịch hoàn. Kích thước dài khoảng 11-12 cm, đường kính 5-7 cm và khối lượng khoảng 250-350 gam. Dịch hoàn là cơ quan sinh dục nguyên thủy ở con đực, nơi sản xuất ra tinh trùng và hóc môn sinh dục đực (testosteron). Dịch hoàn chứa các ống sinh tinh. Ống sinh tinh có đường kính rất nhỏ (200 µm) được xếp ngoằn ngoèo trong dịch hoàn, chiều dài tổng Hình 2: Dịch hoàn của bò đực cộng của chúng tới 5000 m. Những tế bào kẽ (tế bào Leydig) nằm giữa các ống sinh tinh sản sinh ra hóc môn sinh dục đực. Những tế bào đỡ (Sertoli) và tế bào mầm trong ống sinh tinh biệt hoá thành tế bào tinh và thành tinh trùng. Dịch hoàn phụ là ống dẫn tinh từ dịch hoàn ra ngoài, nằm trên bề mặt dịch hoàn. Đỉnh dịch hoàn phụ gồm nhiều ống nhỏ gom tinh vào một ống lớn phía đáy dịch hoàn phụ. Dịch hoàn phụ cũng là nơi cất trữ tinh trùng trong thời gian đợi phóng tinh. Trong phụ dịch hoàn tinh trùng lớn lên về kích thước và hoàn thiện về chức năng. Ở những bò đực giống giao phối tự nhiên hoặc được lấy tinh bình thường thì thời gian tinh trùng lưu trữ và vận chuyển trong dịch hoàn phụ từ 9-11 ngày. Tại đây tinh trùng có thể duy trì sức sống và năng lực thụ tinh tới 60 ngày. Ống dẫn tinh bắt đầu từ đuôi dịch hoàn phụ vào xoang bụng và đổ vào Hình 3: Mặt cắt dịch hoàn và dịch hoàn ống dẫn niệu. Phía cuối phình ra tạo phụ của bò đực thành một túi chứa lớn có dạng như một cái ampule. Có nhiệm vụ hứng lấy tinh trùng và dẫn tinh trùng đổ về ống niệu. Tuyến sinh dục phụ bao gồm: tuyến tinh nang (tuyến túi), tuyến tiền liệt (prostate) và tuyến cầu niệu đạo (tuyến Cao-pơ - Cowper). Các tuyến này nằm dọc theo niệu quản, chúng tiết ra dịch lỏng đổ vào niệu quản, hỗn hợp với tinh trùng thành tinh dịch trước khi xuất tinh. Dịch tiết của chúng làm tăng thể tích tinh dịch, cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng họat động, cung cấp chất đệm phosphate và carbonate để duy trì pH của tinh dịch, đảm bảo cho sức sống, sự vận động và khả năng thụ tinh của tinh trùng. 9 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  11. Truyền tinh nhân tạo cho bò Dương vật là cơ quan giao cấu ở con đực. Dương vật bò có dạng cong hình chữ S. Bình thường dương vật nằm trong bao dương vật, khi được kích thích thì dương vật cương lên và phần cong hình chữ S được làm thẳng ra. Quy đầu là đầu mút tự do của dương vật. Quy đầu nằm trong túi gọi là bao dương vật. 2. Quá trình sinh tinh ở bò đực Bò đực 10-12 tháng tuổi đã thành thục về tính. Khi thành thục về tính, bò đực có khả năng giao phối và bài xuất tinh trùng. Khi con đực thành thục về tính, tại dịch hoàn, những tế bào sinh dục nguyên thủy trải qua qúa trình phân chia và biến đổi phức tạp để tạo thành tinh bào sơ cấp, tinh bào thứ cấp rồi thành tinh trùng. Sự hình thành tinh trùng Hình 4: Tinh trùng bò đực và trứng bò cái Biểu mô tinh trong ống sinh tinh phóng đại 300 lần bao gồm 2 lọai tế bào cơ bản, tế bào Sertoli và những tế bào mầm (germ cell) đang phát triển. Những tế bào mầm trải qua một loạt quá trình phân chia tế bào và biệt hoá sự phát triển trong ống sinh tinh để thành tế bào tinh nguyên (spermatogonia), hay còn gọi là tế bào thân (stem cell). Tế bào tinh nguyên tiếp tục phân chia một vài lần để tăng số lượng và phát triển thành tinh bào sơ cấp (spermatocyte). Từ tinh bào sơ cấp (2n) trải qua quá trình phân bào giảm nhiễm để giảm DNA trong tế bào xuống còn một nửa so với tế bào thân thành các tinh bào thứ cấp (n). Tinh bào thứ cấp tiếp tục phân chia nguyên nhiễm và phát triển thành tinh tử (spermatids). Các tinh tử trải qua quá trình phát triển và hoàn thiện chức năng để trở thành tinh trùng (spermatozoa). Quá trình phân chia tế bào bao gồm cả phân chia nguyên nhiễm (chỉ tăng số tế bào mà không giảm số lượng thể nhiễm sắc DNA) và phân chia giảm nhiễm của tế bào tinh nguyên (spermatogonia) gọi là quá trình sinh tinh. Ở bò đực, quá trình phân chia tế bào từ tế bào tinh nguyên đến tinh tử kéo dài khoảng 45 ngày. Từ 1 tế bào tinh nguyên tạo ra 16 tinh bào sơ cấp. Từ 1 tinh bào sơ cấp hình thành ra 2 tinh bào thứ cấp, tạo ra 4 tinh tử phát triển lên thành 4 tinh trùng. Trong đó hai tinh trùng mang nhiễm sắc thể (NST) giới tính X và hai tinh trùng mang NST giới tính Y. Bò đực cũng như động vật có vú khác, thuộc lọai dị giao tử (heterogametic), một nửa số tinh trùng chứa nhiễm sắc thể giới tính X và nửa còn lại chứa nhiễm sắc thể Y. Tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X khi thụ tinh với trứng sẽ hình thành nên phôi cái, những tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y sẽ tạo ra phôi đực. Sự sai khác về tỷ lệ tinh trùng mang nhiễm sắc thể X và Y là rất nhỏ dao 10 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  12. Truyền tinh nhân tạo cho bò động từ 3-4%. Vì vậy trong thực tế tỷ lệ sinh bê đực và cái là tương đương nhau, tỷ lệ 50/50. Trong thực tiễn sản xuất, ta phải tách riêng bê đực đến tuổi thành thục về tính dục khỏi đàn cái để tránh tình trạng phối giống không được kiểm soát. Trong kĩ thuật TTNT đây cũng là thời điểm để huấn luyện gia súc đực nhảy giá chuẩn bị cho giai đoạn khai thác tinh sau này. Tinh dịch - tinh trùng Tinh dịch gồm tinh trùng được tạo ra từ dịch hoàn và tinh thanh là những chất tiết từ các tuyến sinh dục phụ. Số lượng tinh dịch trong một lần xuất tinh ở bò đực trưởng thành dao động từ 5- 8ml. Số lượng tinh trùng từ 800 triệu đến 2 tỷ trong 1ml tinh dịch. Tổng số tinh trùng trong một lần xuất tinh dao động từ 5-15 tỷ. pH từ 6,4-7,8. Bảng 1: Tuổi, khối lượng và đặc điểm tinh trùng ở lần phối giống đầu Loài Tuổi phối lần Khối lượng Thể tích tinh Nồng độ tinh đầu (tháng) (kg) dịch (ml) trùng (108/ml) Lợn 5-8 250 100-150 0,1-0,2 Bò 12-14 500 3,0-5,0 0,8-1,2 Cừu 6-8 - 0,3-1,0 1,2-2,0 Chó 10-12 - 2,0-25,0 0,6-5,4 Thỏ 4-12 0,4-0,6 0,5-3,5 Gà 4-6 0,1-0,3 50-90 Nguồn: E.S.E. Hafez. B. Hafez: Reproduction in Farm Animals 7th Edition; 2000 Tinh trùng của các loài gia súc rất nhỏ, không khác nhau nhiều về hình dạng bên ngoài và kích thước mặc dù khối lượng cơ thể chúng khác nhau rất nhiều. Tinh trùng của động vật có vú có hình dạng giống như con nòng nọc, gồm có đầu, đọan giữa và đuôi. Chiều dài tổng cộng từ 55-77µm, đầu rộng 3,0-4,8µm, đọan giữa dài 8,0-14,8µm rộng 0,5-1,0µm, đuôi dài 30-50µm rộng 0,3-0,7µm. Bảng 2: Kích thước của tinh trùng một số loài gia súc (µm) Loài Đầu Đọan giữa Đuôi Tổng Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng Chiều dài Bò đực 8,0-9,2 3,3-4,6 14,8 0,7-1,0 45-50 0,3-0,7 67,8-74,0 Cừu 7,5-8,5 3,5-4,3 14,0 0,8 40-45 61,5-67,5 Dê 7,0-8,6 3,0-4,8 - 0,8 40-45 0,5 Lợn 7,2-9,6 3,6-4,3 10 30 47,2-49,6 Ngựa 6,0-8,1 3,3-4,6 8,0-10 0,5 30-43 0,5 44,0-61,1 Chó 6,5 3,5-4,5 Nguồn: Artifical insemination for cattle, 1992. Đầu tinh trùng bò hình oval dẹp, trong có chứa nhân tế bào. Nhân chứa nhiễm sắc thể DNA, số nhiễm sắc thể của tinh trùng bằng một nửa nhiễm sắc thể cuả tế bào thân, đó là kết quả của quá trình phân bào giảm nhiễm như đã nói ở trên. Đầu tinh trùng được bao bọc bởi acrosome như một cái mũ bảo vệ, trong “mũ” này có chứa men hyaluronidase, acrosin và một số enzyme thủy phân 11 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  13. Truyền tinh nhân tạo cho bò khác, rất cần thiết giúp cho tinh trùng tiến vào màng trong của trứng trong quá trình thụ tinh. Phần đuôi của tinh trùng nhỏ và dài. Trong phần đuôi người ta còn phân ra đọan cổ, đọan giữa và chóp đuôi. Cổ nối liền đầu với đọan giữa. Cổ làm cho việc tiếp nối giữa đầu và phần đuôi sau trở nên linh họat hơn. Đọan giữa có một tập hợp các sợi trục chạy xuyên suốt. Trong có chứa các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho tinh trùng sống và vận động. Chóp đuôi chứa những sợi trục được bao bọc bởi màng tế bào. Những trục này giúp cho tinh trùng có thể vận động được. Đặc tính sinh vật học của tinh trùng Hai đặc tính sinh vật học cơ bản của tinh trùng là vận động và hô hấp. - Vận động của tinh trùng Tinh trùng sống sẽ có vận động. Vận động của tinh trùng bình thường và khỏe mạnh là vận động Hình 5. Hình dạng, cấu tạo tinh trùng bò có định hướng và tiến thẳng. Tinh trùng di chuyển tới phía trước bằng cách xoay đầu theo hình xoáy trôn ốc còn đuôi thì uốn lượn làn sóng. Tinh trùng khi vừa mới xuất ra khỏi cơ thể bò đực có họat động rất mãnh liệt. Theo thời gian họat động này chậm dần. Từ họat động của đầu theo hình xoắn ốc chuyển thành chuyển động lắc lư và cuối cùng là ngừng chuyển động. Tinh trùng có khả năng vận động độc lập trong môi trường tinh dịch cũng như trong đường sinh dục con cái. Trong một biên nhiệt độ nhất định của sự sống, nếu nhiệt độ tăng cao tinh trùng càng hoạt động mạnh, thời gian sống rút ngắn. Ngược lại, khi nhiệt độ hạ thấp thì hoạt động giảm và thời gian sống kéo dài. Nhiệt độ cao quá ngưỡng sinh lý thì tinh trùng chết nhưng hạ thấp đến dưới 0oC tinh trùng không chết mà chỉ rơi vào trạng thái “tiềm sinh”. Đây cũng chính là cơ sở để đông lạnh tinh dịch. Có thể nhìn thấy sự vận động của tinh trùng nếu soi qua kính hiển vi. Vận động (hay hoạt lực) là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tinh dịch. Trong đường sinh dục con cái, vận tốc tiến thẳng của tinh trùng từ 50-120 micromet trong 1 giây. Quan sát sự vận động của tinh trùng cho ta biết tình trạng sinh lý của chúng. Tuy vậy, sự vận động, tự nó không phải là một chỉ báo chính xác tiềm năng thụ thai của tinh trùng. Năng lượng cho tinh trùng họat động chủ yếu là ATP từ dự trữ trong tế bào. Trong điều kiện yếm khí (không có oxy), tinh trùng sử dụng glucose, fructose hoặc mannose để tạo thành axit lactic, các axit lactíc này tiếp 12 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  14. Truyền tinh nhân tạo cho bò tục bị phân hủy thành CO2 và nước. Đặc điểm này rất quan trọng trong quá trình bảo quản tinh trùng trong thụ tinh nhân tạo. - Hô hấp của tinh trùng Hô hấp yếm khí (không có oxy) xảy ra chủ yếu trong giai đoạn tinh trùng sống ở ống sinh tinh và phụ dịch hoàn, hô hấp háo khí (có oxy) trong môi trường đường sinh dục con cái hoặc thời gian lấy ra bên ngoài để pha chế bảo tồn tinh dịch. Trong điều kiện có oxy, tinh trùng sử dụng nhiều chất khác nhau cho họat động. Họat động hô hấp của chúng cung cấp những điều kiện cho việc sử dụng lactate hoặc pyruvate, những chất này hình thành từ quá trình biến đổi đường fructose thành CO2 và nước. 3. Hoạt động giao phối và sự phóng tinh ở bò đực Giao phối là một phản xạ tự nhiên ở con đực khi đã đạt đến tuổi thành thục về tính. Hoạt động giao phối là một chuỗi các phản xạ liên tiếp từ phản xạ cương cứng dương vật, phản xạ nhảy và phản xạ phóng tinh. Hoạt động giao phối của bò đực (trâu đực và dê dực cũng giống bò đực) diễn ra rất nhanh, từ khi nhảy lên đến khi kết thúc phóng tinh chỉ diễn ra trong vòng ít giây. Khi bò đực nhảy lên bò cái dương vật hình chữ S duỗi thẳng ra và đưa thẳng vào âm đạo bò cái và kết thúc bằng phóng tinh. Tinh bò đực trong giao phối tự nhiên được phóng vào vị trí cuối âm đạo nơi tiếp giáp với cổ tử cung. Hình 6: Một số dạng tinh trùng bất Trong khai thác tinh bò đực giống thường về hình thái ta phải tập cho bò đực có phản xạ nhảy giá ngay cả khi không có bò cái động dục. Phản xạ này được hình thành qua tập luyện công phu, tạo thành phản xạ có điều kiện. Khi bò đực đủ hăng thì tinh xuất ra có số lượng nhiều và chất lượng tốt hơn. Trong khai thác tinh người ta tạo tính hăng cho bò đực bằng cách chưa cho nhảy giá ngay lần đầu khi bò đực muốn. Lần đầu khi bò đực chuẩn bị nhảy thì dắt bò quay vòng lại, lần thứ 2 (con nào chưa hăng có thể dắt quay lại lần thứ 3) mới cho nhảy thật và lấy tinh. Bò đực có thể nhảy bò cái lặp lại sau ít phút. Trong khai thác tinh thường chỉ cho bò nhảy giá và thu tinh một lần. Những con bò chưa được kích thích và hưng phấn đầy đủ, lần lấy tinh đầu chưa đạt yêu cầu thì có thể lấy thêm lần thứ 2. Sau khi cho bò nhảy lần đầu người ta cho bò đực nghỉ khoảng 20-30 phút thì tiến hành lấy tinh lần thứ 2. Nhiều mẻ tinh lấy lần sau tốt hơn lần trước. 13 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  15. Truyền tinh nhân tạo cho bò 4. Những bất thường ở cơ quan sinh dục đực Tinh dịch và tinh trùng bò đực được sản xuất và hoàn thiện tại dịch hoàn, vì vậy khi chọn lọc đực giống cần đặc biệt chú ý đến hình thái của dịch hoàn. Chỉ chọn những đực giống có hai dịch hoàn to đều, cân đối, thõng xuống, cổ dịch hoàn nhỏ, rãnh giữa dịch hoàn nổi rõ. Những bất thường dễ quan sát nhất là: Thiếu một hoặc cả hai dịch hoàn. Một hoặc cả hai dịch hoàn vẫn nằm trong xoang bụng mà không xuống bao dịch hoàn, gọi là dịch hoàn ẩn. Nếu cả hai dịch hoàn nằm trong xoang bụng thì bò đực vô sinh. Nếu chỉ có một dịch hoàn nằm trong xoang bụng thì con vật vẫn có khả năng sinh sản, nhưng không nên giữ làm giống vì có thể di truyền dị tật này cho đời con. Thiếu một hoặc nhiều tuyến sinh dục phụ sẽ làm giảm tỷ lệ đậu thai. Kích thước của một hoặc cả hai dịch hoàn quá nhỏ, dẫn đến số lượng cũng như chất lượng tinh dịch kém. 14 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  16. Truyền tinh nhân tạo cho bò Bài 2 KHAI THÁC TINH BÒ ĐỰC VÀ SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH Cùng với sự phát triển của kỹ thuật TTNT phương pháp lấy tinh cũng có nhiều thay đổi. Đầu tiên, người ta lấy tinh bằng cách đặt miếng xốp vào đường sinh dục con cái đang động dục, cho con đực phối rồi lấy miếng xốp ra. Về sau, người ta lấy tinh bằng cách đặt ống cao su vào âm đạo của con cái, cho con đực phối rồi lấy ống cao su ra. Năm 1925, người ta làm thí nghiệm lấy tinh bò bằng cách xoa bóp tuyến sinh dục phụ, kích thích tinh dịch chảy ra bao quy đầu và hứng lấy tinh. Nhược điểm của phương pháp này là tinh dịch bị nhiễm bẩn nặng và thường có nồng độ tinh trùng thấp. Sau đó người ta phát triển kỹ thuật lấy tinh bò bằng âm đạo giả. Âm đạo giả được sát khuẩn thích hợp sẽ ngăn ngừa sự lan truyền mầm bệnh có thể xảy ra giữa những đực giống trong trung tâm và tránh sự nhiễm bẩn tinh dịch. Chính vì thế kỹ thuật Hình 7: Giá lấy tinh bò đực lấy tinh bằng âm đạo giả được khuyến cáo sử dụng rộng rãi ở các trung tâm TTNT và ngày càng được hoàn thiện. 1. Lấy tinh bò đực giống bằng âm đạo giả Phương pháp này như sau: có giá nhảy để bò đực nhảy lên. Giá nhảy có thể bằng hình nộm, bằng bò đực hoặc bò cái đứng giá. Bò đực được dắt đến giá nhảy. Nhờ phản xạ có điều kiện bò đực nhảy giá và xuất tinh vào âm đạo giả. Ta thu nhận tinh từ âm đạo giả. Giá nhảy Cách đơn giản nhất là làm chuồng ép và sử dụng bò sống làm giá cho bò đực nhảy. Bò làm Hình 8: Giá lấy tinh bò bằng bò sống giá có thể là bò cái hoặc bò đực. Ưu điểm của phương pháp này là gần với tự nhiên, đơn giản, đầu tư ít. Nhược 15 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  17. Truyền tinh nhân tạo cho bò điểm là dương vật đực giống bị bẻ cong và cần kỹ thuật viên lấy tinh dũng cảm và nhiều kinh nghiệm. Sử dụng gía gỗ có gắn âm đạo giả bên trong để lấy tinh có ưu điểm là không bẻ cong dương vật của đực giống. Điều này sẽ làm tăng cường việc đẩy và phóng tinh, ảnh hưởng tốt đến số lượng và chất lượng tinh dịch. Nhược điểm là mua giá nhảy rất đắt tiền. Âm đạo giả Có 2 lọai âm đạo giả dùng cho bò, loại 3 lớp vách và loại 2 lớp vách. Cấu tạo của âm đạo giả 2 vách như sau: Vỏ: hình ống bằng cao su dày (hoặc bằng nhưa), có đường kính trong 6-7cm và dài 40cm, có lỗ cắm van để bơm nước ấm và không khí vào nhằm điều khiển nhiệt độ và áp suất cho gần giống với điều kiện của âm đạo thật. Hình 9: Hình dạng âm đạo giả dùng để lấy tinh Ruột: làm bằng cao su có độ bò đực đàn hồi lớn, hình ống dài 60- 70cm, đường kính 6-7cm. Phễu hứng tinh: làm bằng cao su mỏng dài 20cm, miệng có đường kính 5- 6cm, miệng loe to, phía cuối thu nhỏ, có đường kính 1,2 -1,5cm. Ống hứng tinh: làm bằng thủy tinh, thể tích 15 ml, có chia vạch và có gờ để nối vào phễu. Chuẩn bị âm đạo giả Trước khi lấy tinh ta phải chuẩn bị âm đạo giả, các bước như sau: - Lấy vỏ và ruột âm đạo đã được sấy khô và khử trùng ra ngoài. Lắp ruột âm đạo giả vào vỏ cho căng và thẳng, lật ngược 2 đầu ruột âm đạo vào 2 đầu thân vỏ, chú ý không để ruột cao su bị xoắn vặn và trùng. Hình 10: Âm đạo giả lấy tinh bò sau khi lắp hòan chỉnh - Lắp phễu hứng tinh vào một đầu của âm đạo giả. Lắp ống hứng tinh vào cuối phễu hứng tinh. Dùng vòng cao su hoặc dây thun cố định thật chắc 2 đầu âm đạo giả để giữ chặt ruột cao su và phễu. 16 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  18. Truyền tinh nhân tạo cho bò - Giót nước nóng 42-43OC vào khoang ngăn cách giữa thân (vỏ) và ruột âm đạo thông qua van trên vỏ âm đạo giả. Mục đích là duy trì nhiệt độ trong âm đạo giả tương đương với nhiệt độ trong âm đạo bò khi lấy tinh (39-40OC). Nếu trời lạnh, bò đực chậm có phản xạ nhảy giá thì nhiệt độ của nước đổ vào âm đạo có thể cao hơn 43OC. Không đổ đầy nước vào khoang giữa vỏ và ruột âm đạo vì sẽ làm tăng áp suất trong xoang âm đạo giả khi lấy tinh. - Thổi thêm không khí qua van để cho ruột cao su căng lên tạo áp suất và ma sát trong lòng âm đạo giả, kích thích bò đực xuất tinh. - Dùng đũa thũy tinh bôi vazơlin vào lòng âm đạo giả, sâu khoảng 1/3 kể từ mép ngoài, mục đích làm trơn ân đạo. Chú ý không bôi quá nhiều đề phòng sự nhiễm bẩn tinh dịch. Vì một lí do nào đó khi âm đạo giả đã chuẩn bị rồi mà chưa sử dụng, hoặc chờ lâu để nước trong đó nguội đi thì phải chuẩn bị lại. Sau mỗi lần sử dụng, âm đạo giả cần được cọ rửa cẩn thận và hấp tiệt trùng. Sau đó, bảo quản ở nơi sạch, không có bụi. Tốt nhất là sử dụng tủ ấm 40- 42oC để bảo quản âm đạo giả. Nơi lấy tinh Việc khai thác tinh dịch nên tiến hành ở nơi đặc biệt. Diện tích cần rộng để cho phép quản lý an toàn một vài đực giống cùng một lúc. Nơi lấy tinh cần có mái che phòng khi mưa nắng và gần phòng pha chế tinh nhằm tránh sự chậm trễ không cần thiết từ lúc lấy tinh tới khi pha chế. Nền của khu vực lấy tinh cần được lót sạch sẽ. Việc lấy tinh đực giống trên nền dơ bẩn hoặc lầy lội sẽ làm nhiễm bẩn tinh dịch. Nền chuồng không nên trơn trượt. Bò đực Trước khi lấy tinh, bò đực phải được tắm rửa sạch sẽ, đặc biệt chú ý rửa phía trong bao dương vật, nơi cư trú nhiều vi khuẩn có thể làm nhiễm vào tinh dịch. Có điều kiện thì dùng vòi xịt và rửa bằng nước ấm. Bò đực được dẫn ra giá nhảy chờ đợi trong khi ta chuẩn bị âm đạo giả, cách này sẽ kích thích bò và làm tăng tính hăng. Có thể sử dụng bò đực khác hoặc đực thiến để gây kích thích cho những đực giống sản xuất tinh. Không nên kích thích phóng tinh bằng điện vì nó sẽ nguy hiểm hơn cho đực giống cũng như cho những người phục vụ do có những sự co thắt cơ. Hơn nữa, chất lượng tinh dịch được khai thác rất kém do nước tiểu và bựa sinh dục (chất tiết ở những nếp gấp của bao quy đầu) và gia tăng lượng dịch từ những tuyến sinh dục phụ. Kinh nghiệm cho thấy rằng, sự kích thích phóng tinh bằng điện rút ngắn tuổi thọ sản xuất của đực giống. Phương pháp lấy tinh Người ta khuyến cáo cần có sự kích thích bò đực trước khi lấy tinh. Điều này sẽ làm tăng cả chất lượng và số lượng tinh dịch được khai thác. 17 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  19. Truyền tinh nhân tạo cho bò Một người dắt bò đực vào giá nhảy, khi bò đực nhảy lên giá nhảy (hoặc bò đứng giá) lần đầu hãy kéo nó xuống không cho xuất tinh. Lặp lại động tác này 2- 3 lần cho đến khi thấy bò đực đã thực sự hăng thì cho nhảy lấy tinh. Người lấy tinh thường đứng bên phải bò đực, áp sát vào bò đực, khi bò đực nhảy giá thì áp sát vai vào hông bò đực. Tay phải cầm âm đạo giả, tay trái nắm bao dương vật nhẹ nhàng kéo sang bên phải. Phối hợp 2 tay để lái dương vật vào đúng âm đạo giả theo hướng tự nhiên của dương vật. Khi bò đực thúc mạnh và xuất tinh là công việc hoàn thành. Bò đực từ từ xuống giá, người lấy tinh lấy âm đạo ra khỏi dương vật và lui nhanh về phía sau, người dắt bò chùng dây cho bò xuống giá. Khi lấy tinh không thành công người lấy tinh phải hết sức cảnh giác với sự nổi giận của bò đực. Một số chú ý khi lấy tinh đực giống - Không xử lý thô bạo với bò đực khi lấy tinh. - Người lấy tinh không di chuyển bất ngờ và la hét to. - Nhiệt độ trong âm đạo giả không quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ của âm đạo giả không thích hợp sẽ ảnh hưởng đến phản xạ nhảy giá và phóng tinh của đực giống. - Đề phòng đực giống khi không thỏa mãn tính dục sẽ có phản ứng tấn công người lấy tinh. Luôn tâm niệm rằng: “vĩnh viễn không tin ở đực giống” để chuẩn bị mọi biện pháp an toàn khi lấy tinh. Tần số khai thác tinh Nói chung, khi áp dụng kỹ thuật lấy tinh thích hợp, một đực giống thành thục có thể cho nhảy giá lấy tinh trung bình 4 lần/tuần vẫn không ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh. Sự phóng tinh nhiều hơn làm tăng đáng kể lượng tinh dịch được sản xuất ra nhưng đòi hỏi kỹ thuật lấy tinh tốt và cần đến kỹ thuật kích thích bò đực sản xuất tinh. Trong trường hợp này tuổi hoạt động sinh dục của đực giống có xu hướng giảm. Một thực tiễn được áp dụng phổ biến là cho phép đực giống thực hiện hai lần nhảy giả. Lần thứ nhất sau khi nhảy lên giá thì kéo xuống ngay, tiếp theo là 1-2 phút hoạt động ức chế. Sau đó, cho nhảy để lấy tinh thực sự. Tuy nhiên, vì đực giống có sự khác nhau rất lớn về tập tính và tính khí, vì thế không thể mong đợi một “hệ thống để đánh lừa” như nhau để áp dụng cho tất cả những đực giống. Điều quan trọng là tập cho đực giống làm quen với một quy trình lấy tinh. Tại thời điểm lấy tinh, cần kích thích đực giống nhảy giá và phóng tinh. 2. Đánh giá tinh dịch 18 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  20. Truyền tinh nhân tạo cho bò Tinh dịch sau khi lấy xong phải được kiểm tra ngay tại phòng kiểm tra tinh. Trước tiên kiểm tra và đánh giá bằng mắt thường. Những mẻ tinh đạt yêu cầu mới tiếp tục kiểm tra các chỉ tiêu phòng thí nghiệm. Đánh giá bằng mắt thường Ngay sau khi lấy tinh, trước khi tinh dịch được pha loãng, ít nhất những đặc tính sau cần được đánh giá bằng mắt thường để loại bỏ những mẻ tinh chưa đạt yêu cầu: Thể tích (kí hiệu là V) Thể tích tinh dịch được xác định ngay sau khi lấy tinh bằng cách nhìn vào vạch chia độ trên ống nghiệm đựng tinh. Một lần phóng tinh ít hơn 1ml thì nên loại bỏ. Màu sắc Màu sắc bình thường của tinh dịch là màu trắng sữa (trắng ngà, trắng đục, vàng kem). Tinh dịch có màu xám, xanh, hồng là không bình thường do lẫm mủ, máu cần loại bỏ. Màu sắc của tinh dịch cũng phản ánh độ đậm đặc của tinh trùng trong tinh dịch. Tinh dịch có màu xám, xám xanh, xám vàng, mật độ tinh trùng khoảng 200 triệu trong 1ml. Mật độ này thấp và tinh dịch này cần loại bỏ. Tinh dịch có màu trắng, trắng xanh, mật độ tinh trùng từ 200-500 triệu trong 1ml. Tinh dịch màu này cũng thuộc loại loãng cần loại bỏ. Hình 11: Một số dạng kì hình của tinh Tinh dịch màu trắng sữa, trắng trùng đục, trắng ngà, mật độ tinh trùng từ 500-1000 triệu trong 1ml. Tinh dịch có màu này thuộc dạng đặc, đạt tiêu chuẩn sử dụng. Tinh dịch có màu trắng vàng, trắng kem, là tinh dịch thuộc loại rất đặc. Mật độ tinh trùng khoảng trên 1 tỷ trong 1ml. Đánh giá trong phòng thí nghiệm Sau khi xác định nhanh bằng mắt thường, những đực giống có tinh dịch đạt tiêu chuẩn độ đặc sẽ được kiểm tra tiếp trong phòng thí nghiệm nhờ các thiết bị máy móc hỗ trợ để biết chính xác mật độ tinh trùng và tổng số tinh trùng trong tinh dịch. Xác định hoạt lực của tinh trùng (kí hiệu là A) 19 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  21. Truyền tinh nhân tạo cho bò Người ta nhỏ một ít tinh dịch lên lam kính và soi dưới kính hiển vi với độ phóng đại 400-600 lần. Hoạt lực hay sức hoạt động của tinh trùng được đánh giá bằng tỷ lệ phần trăm tinh trùng tiến thẳng. Thang điểm từ 0,0 đến 1,0. Thí dụ có 60% số tinh trùng tiến thẳng thì điểm hoạt lực là 0,6. Không có con nào tiến thẳng thì hoạt lực A bằng 0. Trước đây người ta đánh giá hoạt lực tinh trùng của mẻ tinh bằng phương pháp cảm quan dựa vào kinh nghiệm là chính. Tinh trùng có hoạt lực mạnh thì dưới kính hiển vi thấy tạo nên những sóng cuộn rất mạnh (như sóng biển lúc giông bão). Tùy theo mức cuộn sóng mà người có kinh nghiệm cho điểm 0,6 hay 0,8. Trong sản xuất tinh cọng rạ, người ta chỉ đưa vào sản xuất những mẻ tinh có hoạt lực từ 70% trở lên. Xác định nồng độ tinh trùng (số tinh trùng/ml, kí hiệu là C). Phương pháp thường dùng là đếm bằng buồng đếm (hồng cầu hoặc bạch cầu) dưới kính hiển vi. Cách đếm tinh trùng bằng buồng đếm hồng cầu như sau: Dụng cụ gồm lam kính, buồng đếm hồng cầu, pipet hồng cầu, dung dịch pha loãng. Tiến hành: hút tinh dịch nguyên đến vạch 0,1 ml, hút tiếp dung dịch pha loãng (NaCl 3%) đến vạch 10 ml. Lắc đều, nhỏ bớt vài giọt trước khi cho vào buồng đếm 1 giọt (chú ý không để dung dịch tràn lên mặt lá kính). Để 2-3 phút cho tinh trùng lắng xuống, sau đó đặt buồng đếm lên kính hiển vi. Xem kính hiển vi với vật kính 10 và đếm 5 ô lớn (trong tổng số 25 ô lớn). Khi đếm thì đếm đầu con tinh trùng, không đếm lặp, không bỏ sót. Mỗi con tinh trùng đếm được ứng với 1 triệu con tổng số. Nếu số tinh trùng đếm được là N thì mật độ tinh trùng (số tinh trùng trong 1ml) sẽ là: N triệu con/ml tinh nguyên. Việc xác định mật độ tinh trùng (hay nồng độ tinh trùng) và tổng số tinh trùng trong một mẻ tinh có ý nghĩa lớn quyết định đến tỷ lệ pha loãng tinh dịch và số lượng liều tinh sẽ sản xuất. Gần đây người ta đã chế ra máy đo mật độ tinh trùng tự động mà không cần đến buồng đếm nữa. Như trên đã nói, V là thể tích tinh dịch tính bằng ml trong 1 lần lấy tinh, A là hoạt lực hay % số tinh trùng tiến thẳng và C là mật độ hay số tinh trùng trong 1ml. Tích số AVC chính là tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần lấy tinh. Đây là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng tinh mỗi lần lấy của từng đực giống. pH tinh dịch Dùng giấy đo pH tinh dịch như “xanh bromothymol” hoặc “đỏ tía bromocresol”. Nhỏ lên giấy đo môt ít tinh dịch, chờ cho đến khi chuyển màu hoàn toàn và so sánh với thang màu chuẩn để xác định pH. Tinh dịch bò bình thường có pH dao động từ 6,2-6,8. Có thể đo pH bằng máy đo pH trong phòng thí nghiệm. 20 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  22. Truyền tinh nhân tạo cho bò Ngoài 3 chỉ tiêu cơ bản trên, người ta còn kiểm tra thêm một số chỉ tiêu khác như tỷ lệ sống chết, tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng. Kiểm tra tỷ lệ sống chết Kiểm tra tỷ lệ sống hoặc chết của tinh trùng có ý nghĩa thực tiễn lớn trong sản xuất, nhất là khi ta muốn kiểm tra chất lượng tinh trước khi phối giống sau khi đã bảo quản thời gian dài. Phương pháp phổ biến là phương pháp nhuộm Eosin-Nigrosin. Dụng cụ: lam kính, ống nghiệm, thuốc nhuộm. Tiến hành: nhỏ 1 giọt tinh nguyên vào ống nghiệm, nhỏ vào 6 giọt thuốc nhuộm. Lắc đều, làm tiêu bản và để khô. Soi kính hiển vi (vật kính dầu). Đếm 300 tinh trùng và phân ra loại sống (màu trắng), chết (màu hồng). Tính tỷ lệ sống, suy ra tỷ lệ chết. Trong sản xuất tinh, nếu tỷ lệ chết của tinh trùng trên 30% thì mẻ tinh đó bị loại bỏ. Trước khi truyền tinh nhân tạo, kiểm tra tinh thấy tỷ lệ chết cao, tính ra số lượng tinh trùng còn sống tiến thẳng trong một liều tinh thấp hơn 6 triệu tinh trùng thì loại bỏ. Kiểm tra tỷ lệ kỳ hình Những tinh trùng sống, có vận động nhưng kì hình dị tật thì không có khả năng thụ tinh với trứng. Chính vì vậy chỉ tiêu này cũng được xem xét khi sản xuất Hình 12: Đánh giá tinh trùng qua tinh và khi đánh giá chất lượng bò đực máy tính giống. Phương pháp phổ biến xác định tinh trùng kì hình là phương pháp Hancock. Dụng cụ: lam kính, ống nghiệm, thuốc nhuộm. Tiến hành: nhỏ 6 giọt tinh nguyên vào ống nghiệm, nhỏ vào 6 giọt thuốc nhuộm. Lắc đều, làm tiêu bản và để khô. Soi kính hiển vi (vật kính dầu). Đếm 300 tinh trùng và phân ra % từng loại kỳ hình. Trong sản xuất tinh cọng rạ, mẻ tinh có tỷ lệ kỳ hình trên 18% thì loại bỏ. Chú ý: Sau khi pha loãng, đông lạnh và trước khi truyền tinh, tinh dịch cần được kiểm tra ít nhất những chỉ tiêu sau: Tỉ lệ sống sót: những mẫu mà trong đó có ít hơn 40% tinh trùng sống sót sau khi pha chế và bảo quản cần loại bỏ. Số lượng tinh trùng sống: những cọng tinh có ít hơn 6 triệu tinh trùng hoạt động tiến thắng thì nên loại bỏ. 21 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  23. Truyền tinh nhân tạo cho bò Số lượng tối thiểu của tinh trùng hoạt động trong một liều tinh phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật truyền tinh. Vì thế, ở những trạm TTNT thiếu những dẫn tinh viên lành nghề thì số lượng tinh trùng sống trong một liều tinh nên cao hơn nhiều so với mức 6 triệu. 3. Kỹ thuật sản xuất tinh cọng rạ Trong những năm gần đây, kỹ thuật đông lạnh tinh dịch trong những “cọng rạ” đã thay thế hầu hết những kỹ thuật khác. Đây là kỹ thuật mà tinh dịch sau khi pha loãng được nạp vào các ống nhựa dung tích 0,25-0,5 ml, gọi là các cọng tinh. Cọng tinh được đông lạnh nhanh với khí nitơ lỏng và bảo quản trong nitơ lỏng. Với tinh dịch bò chuẩn bị cho sản xuất tinh cọng rạ, ngoài tiềm năng di duyền tuyệt hảo của cá thể thì điều quan trọng là tinh trùng của bò đực ấy phải có sức đề kháng với đông lạnh. Tinh dịch của những bò đực giống có 35-40% tinh trùng tiến thẳng sau khi giải đông mới được coi là có sức đề kháng với đông lạnh. Sơ lược quy trình sản xuất tinh cọng rạ Lấy tinh: như đã mô tả ở phần trên. Kiểm tra đánh giá chất lượng tinh: các chỉ tiêu thể tích (V), nồng độ (C), hoạt lực (A%), kỳ hình (K%). Nếu đạt chất lượng thì đưa vào sản xuất. Chuẩn bị cọng tinh: tính số cọng rạ cần dùng theo công thức như sau: Số cọng rạ = (V x C x A x K)/15 (chia cho 15 vì yêu cầu có 15 triệu tinh trùng sống tiến thẳng trong một cọng rạ). Khi in thông tin trên cọng rạ thì in dư 1-2% số cọng rạ so với dự kiến. Tính thể tích dung dịch pha loãng (môi trường): Hình 13. Thiết bị kiểm tra tinh Thể tích dung dịch pha loãng (X ml) = Số cọng rạ x 0,25ml (nhân với 0,25 hay 0,5 tùy thuộc vào thể tích cọng rạ là 0,25ml hay 0,5ml) Tính lượng môi trường cần thêm vào: Lượng môi trường thêm vào (Y ml) = X – V tinh dịch Đong lượng môi trường cần thiết, cho vào lọ có nắp đậy. Đổ tinh dịch vào lọ môi trường, đổ từ từ theo thành lọ, đậy nắp và lắc đều. Dán nhãn và cho vào cốc nước (cốc nước có nhiệt độ phòng). Hình 14: Thiết bị làm lạnh xuống âm 0 Đưa cốc nước có lọ tinh vào tủ có nhiệt 140 C 22 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  24. Truyền tinh nhân tạo cho bò độ +5oC, để trong 2 giờ (đây là giai đoạn cân bằng). Đánh giá chất lượng tinh lần nữa trước khi làm cọng rạ. Đóng liều cọng rạ và hàn kín. Đóng cọng rạ xong, tiếp tục để ở nhiệt độ +5oC trong 2 giờ. Hạ nhanh nhiệt độ xuống -1400C (cách bề mặt nitơ lỏng khoảng 20cm) trong 10 phút. Thả chìm vào nitơ lỏng (âm 1960C). Sau 24 giờ lấy một vài cọng kiểm tra chất lượng. Nếu đạt tiêu chuẩn thì đưa vào kho bảo quản (trong nitơ lỏng) 23 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  25. Truyền tinh nhân tạo cho bò Bài 3 MỘT SỐ DẠNG TINH VÀ CÁCH BẢO QUẢN 1. Các dạng tinh Tinh nguyên: là tinh dịch sau khi lấy từ bò đực và để nguyên đem sử dụng. Với cách này thì hiệu quả kinh tế thấp và khó bảo quản. Tinh pha: là tinh nguyên được pha với môi trường thích hợp và theo một tỉ lệ cho phép. Có hai dạng tinh pha: tinh pha loãng xong dùng ngay và đông lạnh để bảo quản lâu dài. Tinh tươi: là tinh được đưa vào sử dụng ngay sau khi pha loãng và chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn. Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng thí nghiệm có thể được 2 giờ, trong tủ lạnh có thể được 2- 4 ngày và ở nhiệt độ 0- 40C thì được khoảng 2 tuần. Từ năm 1980, tại Trung tâm trâu sữa Bến Cát sản xuất và sử dụng tinh tươi để TNNT cho đàn trâu sữa. Tinh đông lạnh: là dạng tinh pha nhưng sau đó đươc làm đông và khô trong điều kiện lạnh sâu (deep freezen) rồi bảo quản trong nitơ lỏng ở nhiệt độ âm 1960C. Trong điều kiện bảo quản như vậy có thể giữ tinh được vài chục năm. Tùy theo quy trình sản xuất và các dạng bảo quản ta có thể phân làm các loại sau: Tinh đông viên: là tinh được làm đông và khô ở dạng viên nhỏ và khi sử dụng được pha với nước muối sinh lý 9 phần ngàn. Dụng cụ dẫn tinh chỉ đơn giản là tinh quản. Đây là kỹ thuật đông lạnh đầu tiên vì vậy dạng này phổ biến trên thế giới trong mấy chục năm qua. Trong một viên tinh chứa tổng số khoảng 40-50 triệu tinh trùng. Sau khi làm tan băng, hoạt lực phải đạt ít nhất 30% và tổng số tinh trùng sống khoảng trên 12 triệu. Ưu điểm - Qui trình và thiết bị sản xuất đơn giản, dễ ứng dụng, giá thành rẻ - Ít tốn nitơ trong việc bảo quản. Nhược điểm - Không thể phân biệt từng cá thể đực giống vì vậy mà không quản lý được ghép đôi giao phối. Trên viên tinh không ghi được ngày sản xuất vì vậy rất khó theo dõi trong quá trình bảo quản và sử dụng. - Khả năng nhiễm khuẩn cao do tinh tiếp xúc trực tiếp với nitơ trong khi bảo quản và môi trường nước sinh lý khi làm tan tinh để sử dụng. 24 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  26. Truyền tinh nhân tạo cho bò - Khi pha loãng, tinh trùng dễ bị sốc lạnh làm ảnh hưởng đến sức sống tinh trùng và kết quả đậu thai. - Tỷ lệ tinh trùng còn sống sau khi làm tan băng thấp và có mất mát tinh dịch do dính vào thành lọ nước sinh lý và dẫn tinh quản. Tinh ampun (ampule): Tinh ampun thực chất cũng là tinh viên nhưng được đựng trong ampun và được bảo quản trong nitơ lỏng. Ưu điểm - Ưu điểm so với tinh đông viên là tinh ampun ghi được số hiệu đực giống và ngày sản xuất. Nhược điểm - Cồng kềnh trong công tác bảo quản, dễ vỡ khi vận chuyển. - Tốn tinh dịch (1- 1,2 ml/ampun), vì vậy giảm hiệu qủa kinh tế. - Khó cơ giới hoá, giá thành sản xuất cao. Tinh cọng rạ (straw semen): Tinh cọng rạ được Cassou đi vào nghiên cứu từ năm 1948. Lúc đầu là cọng rạ lớn có dung lượng từ 1-1,2 ml, đến năm 1965 sản xuất cọng rạ trung bình có dung lượng là 0,5ml và sau đó (1969) sản xuất cọng ra nhỏ có dung lượng 0,25 ml. Ngoài ra còn có cọng rạ “khổng lồ” có dung lượng 5 ml dùng để đông lạnh tinh dịch lợn. Các nghiên cứu của Cassou từ năm 1964- 1968 cho thấy rằng việc ứng dụng các cọng rạ nhỏ không làm giảm tỷ lệ thụ thai mà còn tăng hiệu qủa kinh tế kỹ thuật lên rất nhiều. Tinh sau khi pha loãng được cho vào các ống nhựa nhỏ (trông giống ruột bút bi hay cọng rạ), sau đó được làm lạnh sâu và bảo quản trong nitơ lỏng. Dạng tinh này có thể khắc phục hầu hết các nhược điểm của tinh viên và ampun. Ưu điểm - Tinh không tiếp xúc trực tiếp với nitơ khi bảo quản và khi làm tan băng không phải pha vào nước sinh lý do đó giữ được độ thuần khiết cao. - Gia tăng tỷ lệ tinh trùng còn sống sau khi tan băng, hoạt lực cao (A > 40%) và ít mất tinh khi phối giống (trên 95% tinh trùng trong cọng rạ được đưa trực tiếp vào tử cung bò cái khi phối tinh). - Ghi được chi tiết số hiệu đực giống, ngày lấy tinh, lần lấy tinh, nơi sản xuất Hình 15: Máy nạp và in cọng tinh tinh trên vỏ cọng rạ do vậy dễ dàng trong ghi chép, quản lý TTNT và quản lý giống. - Sản xuất được trên qui mô công nghiệp với sự trợ giúp của các loại thiết bị chuyên dụng. Nhược điểm 25 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  27. Truyền tinh nhân tạo cho bò - Tốn nhiều nitơ trong việc bảo quản. - Khi sử dụng tinh để TTNT cho bò cần phải có các dụng cụ chuyên dùng đi kèm như nhiệt kế, dụng cụ làm tan băng, súng dẫn tinh. Các lọai tinh đông lạnh đang sử dụng tại Việt Nam: Tinh đông lạnh đang sử dụng tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là do Trung tâm Moncada sản xuất (khoảng 500 ngàn liều mỗi năm). Có 2 loại, tinh đông viên chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là tinh cọng rạ. Ngoài ra mỗi năm có khoảng 50 ngàn liều tinh đông lạnh cọng rạ, chủ yếu là tinh bò sữa, nhập từ Canada, Mỹ, Pháp, Nhật. Tinh viên Trung tâm tinh đông viên Moncada sản xuất tinh viên theo công nghệ của Cuba. Gồm các loại: Tinh giống bò sữa Holstein Friesian: tinh viên màu xanh lá cây hoặc màu trắng sữa tự nhiên. Tinh các giống bò zebu như tinh bò Red Sindhi, Sahiwal, Brahman. Tinh các giống bò thịt như Charolais, Limousine, Crimousine, Santa Ngoài ra còn có tinh viên của bò sữa, bò thịt nhập từ Cuba. Tinh cọng rạ Hiện nay Việt Nam đang sản xuất tinh cọng rạ tại Moncada trên dây chuyền công nghệ của Đức. Việc sản xuất tinh viên đang được chuyển dần sang sản xuất tinh cọng rạ. Gần đây chúng ta đã nhập những giống bò đực tốt từ Mỹ để sản xuất tinh và dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), chất lượng và số lượng tinh được sản xuất ra ở Việt nam được cải thiện đáng kể. Tinh cọng rạ 0,25 ml được sản xuất tại Moncada có tinh trùng tổng số khoảng 25 triệu. Hoạt lực sau khi làm tan băng phải đạt ít nhất 40% với khoảng 10 triệu tinh trùng sống. Tuy nhiên, đối với tinh bò sữa thì tinh cọng rạ chủ yếu là nhập ngoại từ các nước như Pháp, Mỹ, Úc, New zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc. 2. Kỹ thuật bảo quản và cấp phát tinh đông lạnh Tinh đông lạnh sau khi sản xuất phải được bảo quản trong môi trường lạnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tinh được bảo quản trong nitơ lỏng có nhiệt độ bảo quản tới âm 1960C sau 10 năm thì tinh trùng vẫn còn khả năng thụ tinh cao sau khi rã đông. Tuy nhiên để bảo quản tinh đúng kỹ thuật cần những điều kiện nhất định. Dụng cụ bảo quản Là các bình chứa nitơ lỏng với dung tích khác nhau, có thể từ 3-100 lít, tùy điều kiện và mục đích sử dụng. Bình được cấu tạo bằng inox hoặc thép không rỉ trên nguyên tắc là bình 2 lớp, giữa 2 lớp được rút không khí tạo thành môi trường chân không. 26 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  28. Truyền tinh nhân tạo cho bò Phương thức bảo quản Tinh luôn luôn được ngập trong nitơ lỏng, đảm bảo nhiệt độ trong bình luôn ổn định ở âm 1960C. Điều kiện nơi bảo quản - Nền tường nhẵn, không thấm nước. - Không có cửa sổ, không bị gió lùa. - Cửa lớn luôn đóng kín. - Có đủ diện tích cho xe vào tiếp nitơ và tinh. - Có phòng riêng để kiểm tra chất lượng tinh và cấp phát. - Bình bảo quản phải được kê trên giá (cách mặt đất ít nhất là 20 cm). - Định kỳ kiểm tra nitơ lỏng (3 ngày một lần) đồng thời dựa vào điều kiện của bình, mức nitơ mà có kế hoạch tiếp nitơ hợp lý. - Nếu có thể, nên trang bị phòng máy lạnh sẽ làm cho việc bảo quản tốt hơn. - Vệ sinh kho: hằng tuần rửa kho, lau bằng xà phòng xong lau khô. Hằng tháng vô trùng kho bằng cách xông dung dịch KMnO4 + phoóc môn. Diễn biến nhiệt độ trong bình có chứa nitơ Đối với tinh cọng ra có nhiệt độ tới hạn là âm 80oC, nếu để nhiệt độ của tinh tăng hơn nhiệt độ này rồi làm đông lạnh lại sẽ làm cho tinh trùng chết. Như vậy với tinh cọng rạ chỉ có một lần duy nhất lấy ra làm tan băng trong nước ấm. Không có bất kỳ thời gian an toàn nào cho tinh cọng ra ở môi trường bên ngoài. Trong bình chứa nitơ, nhiệt độ cũng dao động trong phạm vi rất rộng từ âm 1960C ở trong lòng dung dịch nitơ cho đến nhiệt độ dương ở ngay sát miệng bình nitơ. Chính vì thế, việc lấy tinh từ giỏ chứa tinh ra khỏi bình phải nhanh chóng (không quá 10 giây) để hạn chế việc làm các cọng tinh còn lại trong giỏ “nóng lên” Vị trí Nhiệt độ (0C) Chênh lệch nhiệt độ trong bình chứa nitơ Đỉnh 2Æ12 Đỉnh Cách đỉnh 2,5 cm -15 Æ- 22 Cách đỉnh 5,0 cm - 40Æ- 46 Cách đỉnh 7,5 cm - 75Æ- 82 Cách đỉnh 10,0 cm - 100Æ- 120 Cách đỉnh 12,5 cm - 140Æ - 160 Cách đỉnh 15,0 c - 180Æ-192 (1 inch = 2,54 cm) 27 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  29. Truyền tinh nhân tạo cho bò Qua số liệu từ bảng trên, một lần nữa cho thấy rằng tại sao người dẫn tinh viên cần phải thực hiện các thao tác với bình nitơ có chứa tinh một cách nhanh chóng và chính xác. Kiểm tra nitơ lỏng Lượng nitơ lỏng trong bình hao hụt dần theo thời gian bảo quản, tốc độ hao hụt xảy ra càng nhanh trong môi trường bảo quản nóng và bình nitơ thường phải mở nắp. Khi mức nitơ xuống cạn, cọng tinh không ngập trong nitơ, nhiệt độ bảo quản tinh không còn duy trì ở âm 1960C. Trong điều kiện như vậy chất lượng tinh trùng sẽ giảm nhanh chóng và có thể chết hoàn toàn khi sự thiếu hụt nitơ trong bình kéo dài. Chính vì vậy việc kiểm soát lượng nitơ trong bình là một yêu cầu kỹ thuật bắt buộc đối với kỹ thuật viên bảo quản tinh và dẫn tinh viên. Có ba cách để kiểm tra lượng nitơ trong bình thường được áp dụng. Cân bình nitơ Cân bình không có nitơ, đổ đầy rồi cân lại. Sau đó dựa vào tỉ trọng của nitơ (d= 0,85) để tính thể tích nitơ. Mặc dù cách này có vẻ cồng kềnh nhưng trong thực tế sản xuất, việc cân khối lượng của bình là cách phù hợp nhất bởi vì nó ít gây hao hụt nitơ và không nguy hiểm cho người. Tốt nhất là người kỹ thuật viên nên thực hiện một lần đo lượng nitơ trong bình sao cho đó là mức cần để châm nitơ và cân khối lượng bình, xem đó là “khối lượng tới hạn”. Sau đó, khi cân lại thấy khối lượng bình tới mức này thì châm nitơ cho bình. Đo mức nitơ Lấy chiều cao toàn bộ của bình trừ chiều cao cổ ta có chiều cao hữu dụng. Dùng thước cho vào bình nitơ theo phương thẳng đứng, để chừng 15- 20 giây, sau đó lấy ra vẩy nhẹ và nhìn thấy đọng lại lớp tuyết nitơ trên mặt thước. Dựa theo thể tích bình tính qui ra 1cm chiều cao tương đương với mấy đơn vị thể tích. Bằng cách này có thể làm cho việc mất mát nitơ trở nên lớn hơn, bởi vì khi ta đưa que đo vào bình làm cho nitơ trong bình sục lên mạnh hơn và bay hơi nhanh hơn. Hơn nữa, cần cẩn thận khi sử dụng que rỗng để đo (đo bằng que rỗng thì bịt lổ rỗng lại trước khi đưa vào bình). Dùng dụng cụ chỉ thị màu chuyên dụng Người ta chế tạo ra hai lọ thủy tinh như hai cái ampun trong đó chứa màu xanh hoặc đỏ và được làm đông lại. Cho vào trong một cái cóng và treo vào trong bình nitơ với vị trí xanh trên và đỏ dưới. Nếu màu xanh tan là báo hiệu mức nitơ thấp, khi màu đỏ tan tức là mức nitơ quá thấp. Khi màu đỏ bị tan thì người dẫn tinh viên nên kiểm tra lại chất lượng tinh trước khi có quyết định dùng hay bỏ. Tiếp nitơ lỏng cho trạm Khi tiếp nitơ tốt nhất là có xe chuyên dụng có tẹc và van xả, nếu không thì dùng gáo múc. Hạn chế việc nghiêng bình này đổ sang bình khác có thể làm giảm tuổi thọ của bình hoặc hư bình (đặc biệt là các bình có dung tích lớn hơn 30 lít). Chú ý: 28 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  30. Truyền tinh nhân tạo cho bò - Người đứng tiếp nitơ phải khô ráo, nên sử dụng đồ phòng hộ cho mắt, tay, chân. - Mở cửa phòng để hơi nitơ rơi vãi thoát ra ngoài. - Tiếp nitơ cho bình công tác: dùng bơm như bơm dầu bằng tay hoặc dùng gáo múc để đổ vào bình công tác. Cấp phát tinh: - Không cấp trong kho bảo quản, không cho người lạ vào kho. - Cấp tinh cũ trước tinh mới sau, trước khi cấp cần phải kiểm tra lại chất lượng tinh (chủ yếu là kiểm tra sức hoạt động, có thể làm định kỳ). - Thao tác lấy tinh từ bình này sang bình kia phải nhanh gọn. Đối với dẫn tinh viên: dùng bình công tác có sức chứa từ 2- 3,5 lít. - Nếu dùng nhiều loại tinh thì phải có ký hiệu từng loại tinh trên miệng bình. - Không mang tinh ra khỏi bình để đọc các ký hiệu trên cọng tinh. - Không nên nút quá chặt miệng bình trong khi vận chuyển - Thường xuyên kiểm tra mức nitơ để kịp thời châm thêm. - Không chứa qúa nhiều cọng rạ trong một giỏ chứa tinh. - Không dùng bình 1 lít (bình Trung Quốc) để chứa tinh cọng rạ. 3. Sản xuất và tiêu thụ tinh đông lạnh ở Việt Nam Hiện nay cả nước ta có duy nhất Trung tâm Moncada là đơn vị trực tiếp nuôi giữ bò đực giống và sản xuất tinh bò sữa, bò thịt cung cấp cho cả nước. Được sự giúp đỡ kỹ thuật của tổ chức JICA- Nhật Bản, công nghệ sản xuất tinh đông lạnh đã được cải tiến và hoàn thiện, chất lượng cọng tinh sản xuất ra đạt tiêu chuẩn quốc tế. Theo báo cáo của Công ty giống Gia súc lớn Trung ương, đơn vị quản lý trực tiếp Trung tâm Moncada năm 2006 cho biết: Từ năm 2001 đến nay, số lượng tinh bò đông lạnh của Trung tâm sản xuất mỗi năm một tăng, từ 115 ngàn liều năm 2001 tăng lên 679 ngàn liều năm 2005. Tỷ lệ số liều tinh tiêu thụ so với số liều tinh sản xuất ra đạt 79%. Bảng 3. Số liều tinh đông lạnh Moncada sản xuất từ 2001- 2005 Năm Bò sữa Bò thịt Tổng 2001 61.872 89.826 151.698 2002 11.7980 21.5366 243.346 2003 230.455 113.841 344.296 2004 243.700 205.883 449.583 2005 145.689 533.471 679.160 Nguồn: Công ty VINALICA, 2006 Đến tháng 6/2006 cả nước đã có 64 tỉnh thành thực hiện công tác TTNT (còn 4 tỉnh: Hà Giang, Bắc Cạn, Bạc Liêu, Cà Mau chưa thực hiện TTNT). Có 7 tỉnh tiêu thụ trên 10.000 liều tinh/năm. Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2002 đến 29 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  31. Truyền tinh nhân tạo cho bò tháng 6/2006 tiêu thụ 404.535 liều tinh bò sữa và bò thịt sản xuất tại Moncada, bình quân mỗi năm tiêu thụ trên 100 ngàn liều tinh. Hệ thống mạng lưới truyền tinh nhân tạo ở Việt Nam Cấp Trung ương: Công ty giống Gia súc lớn Trung ương là cấp cao nhất của hệ thống. Công ty có 6 đơn vị thành viên, đáp ứng nhu cầu cung cấp tinh đông lạnh cho tất cả các tỉnh thành trong cả nước: - Trung tâm Moncada, Ba Vì, Hà Tây: là đơn vị chuyên trách về chọn lọc bò đực giống và sản xuất tinh cung cấp cho các địa phương trong cả nước. - Ngân hàng tinh giống gia súc tại Từ Sơn, Bắc Ninh. - Xí nghiệp Thanh Ninh, Bỉm Sơn, Thanh Hoá. - Trung tâm Vinh, tại Thành Phố Vinh. - Xí nghiệp miền Trung, tại Nha Trang, Khánh Hoà. - Xí nghiệp miền Nam, tại TP. Hồ Chí Minh. Hoạt động của các xí nghiệp như là trạm cấp phát vùng, đảm trách việc cung cấp tinh, nitơ lỏng và thiết bị truyền tinh nhân tạo đến cho các tỉnh trong khu vực. Cấp tỉnh và huyện: Các huyện chưa có đơn vị hoạt động chuyên nghiệp. Tùy từng địa phương mà việc quản lý ở cấp này có thể là: - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn - Trung tâm giống chăn nuôi (cây trồng - vật nuôi), chi cục thú y, trung tâm khuyến nông, các công ty chăn nuôi, công ty bò sữa. Mạng lưới dẫn tinh viên tại địa phương: Trong thời gian qua, phần lớn các dẫn tinh viên không thuộc sự quản lý của Nhà nước mà hoạt động theo hình thức dịch vụ tư nhân. Người chăn nuôi trực tiếp trả tiền cho dẫn tinh viên (ngoại trừ các đề tài, dự án). Vì vậy gặp rất nhiều khó khăn trong công tác ghi chép để quản lý giống và sinh sản. 4. Tổ chức trạm truyền tinh nhân tạo tại địa phương Sử dụng tinh đông lạnh để TTNT cho bò ở địa phương là nhu cầu mỗi ngày. Vì vậy các địa phương cần tổ chức các trạm tiếp nhận tinh, bảo quản tinh và chỉ đạo công tác TTNT tại địa phương. Nguồn tinh từ Trung tâm sản xuất (Moncada) có thể được nhận về trạm mỗi tháng. Đơn vị tổ chức trạm tiếp nhận và truyền tinh nhân tạo tốt nhất là cấp huyện. Mục đích của trạm truyền tinh nhân tạo: - Tồn trữ tinh và nitơ lỏng để cấp phát cho dẫn tinh viên. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả đội ngũ dẫn tinh viên. - Là nơi để nông dân báo tin khi có nhu cầu dịch vụ. 30 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  32. Truyền tinh nhân tạo cho bò - Tổ chức thu thập thông tin, ghi chép số liệu. - Cung cấp thông tin, số liệu hàng tháng cho đơn vị quản lý trạm. Bên cạnh đó, giúp các nhà chức trách hoạch định và thực hiện chiến lược quản lý và cải tạo giống. - Một trạm truyền tinh nhân tạo có thể phục vụ cho phạm vi hành chính là huyện, cụm liên xã. Vì thế cần phải đảm bảo: Nhân sự: - Có thể từ 4-10 người, tùy thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động. - Cần phải có người trạm trưởng để quản lý và điều hành công việc, quản lý sổ sách, thu thập thông tin từ các dẫn tinh viên. - Nếu quy mô lớn thì cần có một người quản lý sổ sách, thu thập thông tin và tài chính. - Yêu cầu tổ chức bộ máy phải thực sự gọn và làm việc có hiệu qủa. - Lực lượng dẫn tinh viên phải được Hình 16: Bình nitơ chứa tinh đào tạo cơ bản, có nhiều kinh nghiệm. Địa điểm: - Thuận tiện giao thông, liên lạc, là trung tâm của địa bàn phát triển đàn bò. - Cao ráo, không ngập lụt vào mùa mưa. - Có bảng hiệu, biển chỉ đường (nếu ở các đường hẻm). Cơ sở vật chất: - Có văn phòng làm việc và kho chứa vật tư, thiết bị (kể cả thiết bị kiểm tra tinh). - Được trang bị tốt về hệ thống điện, nước, điện thoại. - Nếu có thể, nên trang bị hệ thống máy vi tính nhằm trợ giúp trong công tác quản lý và phân tích dữ liệu. - Đầy đủ dụng cụ phục vụ cho dịch vụ truyền tinh bao gồm: + Bình dự trữ nitơ và tinh tại kho: dung tích ít nhất là 33 lít. Số lượng tuỳ thuộc quy mô của trạm và dịch vụ cung ứng nitơ, tinh. Cần phải có bình dự trữ phòng khi bình đang sử dụng bị sự cố. + Bình công tác: đủ cho mỗi dẫn tinh viên một bình, loại 3,5 lít. Nên chọn loại tốt (loại do Pháp, Mỹ sản xuất), mặc dù có đắt tiền nhưng hiệu quả sử dụng lớn hơn. + Súng dẫn tinh, vỏ dẫn tinh quản, bình làm tan băng, nhiệt kế. 31 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  33. Truyền tinh nhân tạo cho bò + Nước sinh lý, dẫn tinh quản cứng (nếu có sử dụng tinh viên). + Găng tay, biểu mẫu ghi chép. Trên đây chỉ là những yêu cầu cơ bản cần có của một trạm TTNT địa phương, tùy điều kiện cụ thể các địa phương có thể hình thành ngay trong các Trung tâm giống gia súc để tận dụng nhân sự có chuyên môn kỹ thuật và cơ sở vật chất hiện có. 32 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  34. Truyền tinh nhân tạo cho bò Phần 2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH SẢN Ở BÒ CÁI Bài 4. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CƠ QUAN SINH DỤC BÒ CÁI I. Cấu tạo giải phẫu và chức năng của cơ quan sinh dục bò cái Bò cái sản sinh ra tế bào trứng để tạo ra bào thai bê sau khi thụ tinh và cung cấp một môi trường mà trong đó bào thai được hình thành và nuôi dưỡng trong suốt giai đoạn đầu của cuộc sống. Để thực hiện được những chức năng này, cơ quan sinh dục của bò cái bao gồm: - Hai buồng trứng để sản xuất ra tế bào trứng và hóc môn sinh dục cái (còn gọi là cơ quan sinh dục sơ cấp). - Ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo và âm hộ (còn gọi là cơ quan sinh dục thứ cấp). Để có thể thao tác thực hành tốt, người dẫn tinh viên cần phải nắm được Hình 17 Cơ quan sinh dục bò cái cấu trúc và chức năng của những cơ quan này. Cơ quan sinh dục của bò cái từ ngoài vào gồm: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, thân tử cung, sừng tử cung, ống dẫn trứng, loa kèn và buồng trứng. 1.1. Âm hộ Là phần ngoài cùng, là cửa vào âm đạo. 1: Màng treo buồng trứng; 2: Buồng trứng; 3: Thể vàng; 4: Nang trứng; 5: Thể bạch biến; 6: Ống dẫn trứng; 7: Sừng tử cung; 8: Thân tử cung; 9: Cổ tử cung; Hình 18 Tử cung bò cái 10: Âm đạo. (Roberts, S.J, 1971) 33 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  35. Truyền tinh nhân tạo cho bò 1.2. Âm đạo Âm đạo nối tiếp với âm hộ và mở rộng về phía cổ tử cung. Là nơi chứa dương vật của con đực khi tiến hành giao phối tự nhiên hoặc đường đi của dẫn tinh quản khi truyền tinh nhân tạo, cũng là nơi thai ra khi đẻ và thoát nước tiểu. Âm đạo có dạng hình ống, dài khoảng 20-25cm, thành mỏng, dai và đàn hồi. Khi động dục, âm đạo được bôi trơn bằng những chất thấm qua biểu mô âm đạo, bằng dịch nhầy ở cổ tử cung và bằng niêm dịch tuyến nội mạc tử cung. Đối với bò, khi giao phối trực tiếp, tinh dịch được phóng vào cuối âm đạo, trước cổ tử cung. Từ ngoài vào khoảng 5-10 cm có lỗ thông với bàng quang. Trong TTNT, dẫn tinh quản có thể đâm vào ống dẫn niệu. Để tránh điều này, dẫn tinh viên khi đưa dẫn tinh quản vào phải hướng đầu dẫn tinh quản chếch lên trên, đẩy về phía trước khoảng 10 cm sau đó mới đưa ngang. Tận cùng của âm đạo loe rộng, bao quanh lấy phần nhô ra của cổ tử cung tạo thành một hốc cụt. Hốc cụt này có thể gây trở ngại cho những dẫn tinh viên ít kinh nghiệm khi cố đưa dẫn tinh quản vào cổ tử cung, dẫn tinh quản có thể trượt ra ngoài lỗ của cổ tử cung và đâm vào hốc cụt này. 1.3. Cổ tử cung Hình 19: Cổ tử cung bò cái Là một bộ phận của tử cung nhưng đối với TTNT thì nó được xem như một cơ quan tách biệt. Là cửa ngăn cách âm đạo và tử cung. Bảo vệ tử cung khỏi sự sâm nhập của vi sinh vật gây hại từ âm đạo. Là tổ chức cơ cứng khi sờ nắn có cảm giác giống sờ vào cổ gà. Dài khoảng 7-12cm, đường kính 2-5 cm hoặc hơn (phụ thuộc vào tuổi và lứa đẻ của bò). Nhìn từ phía âm đạo, cổ tử cung có hình dạng như nụ hoa cúc với một lỗ nhỏ ở trung tâm. Lỗ này là cửa vào một lối hẹp xuyên suốt cổ tử cung. Lối hẹp này được đóng kín khi bò Hình 20: Hốc cụt cuối âm đạo có chửa, chỉ mở nhỏ và được bôi trơn khi bò lên giống và mở hoàn toàn khi bò đẻ. Cổ tử cung có thành dày, rắn, chia làm 3- 4 nấc do lớp cơ vòng co thắt không đều tạo nên. Giữa các nấc là các hốc cụt nhỏ. Trong TTNT rất dễ đưa đầu dẫn tinh quản vào các hốc cụt nhỏ. 1.4. Tử cung Là phần tiếp giáp với cổ tử cung. Tử cung gồm 2 phần là thân tử cung và sừng tử cung. 34 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  36. Truyền tinh nhân tạo cho bò Tử cung là đường đi của tinh trùng đến gặp trứng để thụ tinh. Là nơi thai phát triển và gắn kết mẹ con thông qua nhau thai. Tử cung có thể giãn nở ra rất lớn khi thai phát triển và nó cũng có thể thu nhỏ như bình thường chỉ một thời gian ngắn sau khi đẻ. Mặt bên trong của tử cung được gọi là nội mạc tử cung. Nó gồm những tuyến tiết ra các chất dịch khác nhau về thành phần hoá học và thể tích trong chu kì động dục. Có một số vùng đặc biệt hơi nhô cao lên bề mặt, gọi là tiền múm nhau. Trong thời kì mang thai, biểu mô tử cung tiếp xúc với màng nhau thai tại những điểm này tạo thành các núm nhau. Bình thường thân tử cung mềm, dài khoảng 1,5– 2cm, khi sờ khám qua trực tràng ta có cảm giác như nó dài chừng 10– 15cm nhưng thực ra bên trong đã có vách phân thành hai sừng tử cung. Nơi tiếp giáp giữa cổ tử cung với thân tử cung Hình 21: Hai sừng tử cung bò là điểm đích bơm tinh trong TTNT. cái Có hai sừng tử cung hình trụ, bắt đầu từ thân tử cung, nhỏ dần và nối vào ống dẫn trứng. Sừng tử cung dài khoảng 20- 40cm (theo tuổi và lứa đẻ). Sừng tử cung cong về phía trước, hướng xuống dưới, hướng ra ngoài và sau đó hướng lên trên giống như sừng cừu đực. Giữa hai sừng tử cung có rãnh tử cung, người ta có thể căn cứ vào rãnh giữa tử cung để chẩn đoán gia súc có thai và bệnh lý ở tử cung. Trong thời kì động dục sừng tử cung cương cứng hơn bình thường. Nếu trứng được thụ tinh, phôi phát triển nhờ chất dinh dưỡng tiết ra từ thành tử cung. Sau đó nhau thai phát triển, chất dinh dưỡng từ bò mẹ sang bê con thông qua các núm nhau. 1.5. Ống dẫn trứng Có 2 ống dẫn trứng nối buồng trứng với mút sừng tử cung. Nó là đường đi của trứng sau khi rụng và cũng là nơi gặp nhau giữa tinh trùng và trứng do sự vận chuyển ngược chiều nhau, cũng là nơi xảy ra quá trình thụ tinh. Ống dẫn trứng nằm uốn khúc trên màng treo tử cung, đường kính rất nhỏ, hơi cứng, dài khoảng 20– 30cm, bao gồm các phần: loa kèn để hứng trứng rụng, đoạn phình rộng là nơi xảy ra quá trình thụ tinh, đoạn eo gần với mút sừng tử cung là nơi hoàn thiện chức năng thụ tinh của tinh trùng. Trứng sau khi thụ tinh, hợp tử được chuyển dần về tử cung ở bên trong lòng ống dẫn trứng đồng thời xảy ra sự phân chia tế bào, nhưng không gia tăng thể tích. Tế bào trứng được thụ tinh bắt đầu phân chia thành 2; 4; 8; tế bào, thành phôi dâu (morula). Tiếp tục phân chia tạo thành xoang chứa đầy dịch protein gọi là phôi nang (blastocyte). Phôi đến tử cung thường ở giai đoạn phôi dâu hoặc phôi nang sớm, tức khoảng 5-6 ngày sau khi thụ tinh. 35 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  37. Truyền tinh nhân tạo cho bò Chỗ tiếp nối giữa ống dẫn trứng với sừng tử cung hoạt động như một cái van. Van này bình thường chỉ cho tinh trùng đi vào ống dẫn trứng khi bò động dục và nó chỉ cho phép trứng đã thụ tinh vào sừng tử cung ở ngày thứ 3 đến ngày thứ 4 sau khi thụ tinh. Sự trì hoãn tiếp nhận trứng đã thụ tinh vào tử cung là rất cần thiết vì môi trường tử cung chưa có lợi cho sự sống và phát triển của phôi trong 3-4 ngày sau động dục. 1.6. Buồng trứng: Có hai buồng trứng hình trái xoan nhưng hình dạng có thể thay đổi khi có sự hiện diện của nang trứng hoặc thể vàng. Kích thước trung bình của buồng trứng khoảng 3,5 × 2,5 × 1,5cm và có sự biến động giữa các bò cái và tình trạng hoạt động của buồng trứng. Khối lượng mỗi buồng trứng khoảng 14- 19gam. Hình 22: Buồng trứng bò cái Buồng trứng sản sinh tế bào trứng và hai hóc môn sinh dục estrogen và progesterone, các hóc môn này được sản sinh dưới ảnh hưởng của những hóc môn khác tiết ra từ tuyến yên, chúng tham gia điều tiết hoạt động sinh dục của con cái. Buồng trứng chứa các tế bào trứng. Một tế bào trứng được bao bọc bởi các tế bào chung quanh tạo thành nang trứng. Một vài ngày trước khi động dục, những nang trứng phát triển, nổi cộm lên trên bề mặt buồng trứng như những nốt phồng lên chứa đầy dịch và sánh động, gọi là nang trứng chín. Mỗi nang chứa một trứng (đôi khi chứa hai). Thường chỉ có một nang trứng chín vỡ ra vào khoảng 30 giờ khi bò cái bắt đầu động dục. Khi nang trứng vỡ, trứng được phóng thích và được loa kèn hứng lấy. Nơi trứng rụng để lại vết lõm trên mặt buồng trứng (điểm rụng trứng) và chứa đầy máu gọi là thể huyết. Thể huyết được thay thế bằng thể vàng vào khoảng vài ngày sau đó nhờ sự tăng sinh nhanh chóng của lớp tế bào hạt, tế bào vỏ ngoài và tế bào vỏ trong của nang trứng. 1.7. Thể vàng Thể vàng hình thành trên vỏ buồng trứng tại nơi trứng rụng, có thể sờ khám được vào ngày thứ 5 và đạt kích thước tối đa 2 - 3cm vào ngày thứ 13 của chu kì động dục. Thể vàng nằm sâu trong buồng trứng, chỉ có một đỉnh nhỏ nhô lên trên mặt buồng trứng. Khi trứng không được thụ tinh, thể vàng tiêu biến dần vào sau ngày thứ 16 của chu kỳ. Thể vàng tiết ra hóc môn progesterone, cần thiết cho quá trình thụ tinh và sự phát triển an toàn của thai. 1.8. Những bất thường của cơ quan sinh dục cái Kết quả điều tra ở Mỹ cho thấy có từ 8 đến 29% số bò cái có dấu hiệu bất thường tại một trong các phần của cơ quan sinh dục dẫn đến làm giảm sút khả năng thụ thai. Chính vì vậy sự phát hiện sớm sự bất thường ở cơ quan sinh dục 36 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  38. Truyền tinh nhân tạo cho bò bò cái là rất quan trọng. Một số dạng bất thường thường gặp ở con cái như khuyết tật bẩm sinh, viêm vòi trứng và freemartin. Khuyết tật bẩm sinh: Một điều tra cho thấy, sự phát triển không đầy đủ của một hoặc cả hai buồng trứng, giảm khả năng sản xuất trứng chiếm 13% tổng đàn một giống bò ở vùng cao Thụy Điển. Trong khi ở Mỹ, những bò có khuyết tật bẩm sinh như vậy chỉ chiếm 1,9%. Nếu xảy ra ở cả hai buồng trứng thì con vật không bao giờ có biểu hiện động dục. Nguyên nhân có thể là trong quá trình phát triển của phôi sự phát triển của ống dẫn trứng, tử cung đã bị cản trở. Viêm ống dẫn trứng: Viêm ống dẫn trứng, viêm vòi trứng chiếm tỷ lệ khoảng 1,3% đàn bò. Sự tích dịch trong ống dẫn trứng, sự tổn thương có thể gây nên viêm vòi trứng và tắc ống dẫn trứng và viêm dính tử cung. Tổn Hình 23: Cơ quan sinh dục của bê freemartin thương này thường xảy ra trong quá trình binh bê, khi bóc thể vàng và bóc nhau thai bằng tay hoặc khi xử lý các vấn đề trong đường sinh dục của con cái với thao tác mạnh bạo. Freemartin: Đây là thuật ngữ dùng để chỉ trường hợp bê cái sinh đôi cùng với bê đực. Trong trường hợp này bê cái sinh ra sẽ có cơ quan sinh dục không phát triển hoặc khiếm khuyết, khoảng 90% số bê cái đó sẽ vô sinh. Nguyên nhân thì không được rõ nhưng một số ý kiến cho rằng do có sự trao đổi hóc môn của thai đực và thai cái trong quá trình phát triển bào thai do cấu trúc mạch máu màng nhau nối với nhau. Những bê cái bị bệnh này có ngoại hình giống với bê đực và không có biểu hiện động dục. Âm đạo ngắn bằng 1/3 so với bê tơ bình thường cùng lứa tuổi. Sờ khám thông qua trực tràng cảm nhận một cấu trúc hình trụ cứng hoặc dạng nón cụt nằm phía trước khu vực tiền đình âm đạo nhưng cổ tử cung, tử cung và buồng trứng thì không sờ thấy được. Không có giải pháp điều trị và sự mang thai đối với trường hợp này là điều không thể. Cần khuyến cáo cho người chăn nuôi biết để họ loại thải bê cái sinh đôi cùng với bê đực vào diện nuôi bò thịt và cần phải cẩn thận trong việc mua bán. II. Kỹ thuật cơ bản khi khám cơ quan sinh dục qua trực tràng Cơ quan sinh dục của bò tơ và bò cái không mang thai thì nằm trong xoang xương chậu. Những con bò cái già mang thai nhiều lần, cơ quan sinh dục kéo dài về phía trước bờ xương chậu và sa vào xoang bụng. Trong thời kì động dục sừng và thân tử cung cong cứng và đàn hồi hơn so với lúc không 37 Hình 24: ĐịĐnhinh vị V căơn quan Cải, Nguysinh ễdnụ cNg bòọc cái Tấ n
  39. Truyền tinh nhân tạo cho bò động dục. Ở những tháng chửa lớn (trên 3 tháng) tử cung sa vào xoang bụng. Khám qua trực tràng là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi hiện nay để chẩn đoán những rối loạn về sinh sản và khám thai. Độ tin cậy của kỹ thuật này phụ thuộc vào tay nghề của kỹ thuật viên, độ nhạy của ngón tay khi sờ khám cũng như những hiểu biết căn bản về giải phẫu và sinh - bệnh lý. Ghi chép cũng như vẽ mô tả lại hiện trạng các bộ phận sinh dục khi sờ khám là một điều hết sức quan trọng. Sau đây là những hướng dẫn căn bản được sử dụng trong kỹ thuật khám qua trực tràng. Trước khi thực hiện khám cơ quan sinh Hình 25: Kiểm tra sừng tử cung dục qua trực tràng, người kỹ thuật viên phải nắm được những thông tin căn bản của bò dự định khám từ người chăn nuôi như: ngày đẻ, tình trạng khi đẻ, ngày phối tinh, thời gian từ đẻ đến phối tinh lần đầu, sự biểu hiện động dục hoặc những trục trặc về sinh sản đã được xử lý trước đó. 2.1. Kiểm tra bên ngoài Kiểm tra tổng thể bên ngoài như thể trạng, màu sắc lông da, những bất thường về móng, phân cũng như các dịch thải bất thường quan sát được trên cơ thể bò hoặc nền chuồng (dịch, máu, mủ). Hình dạng và màu sắc âm hộ. Khám tổng thể bên ngoài nên được thực hiện trước khi khám bên trong thông qua trực tràng. Vì những dấu hiệu nhìn thấy bên ngoài phần nào đó là sự thể hiện những bất thường bên trong. Hình dạng âm hộ được phân thành 4 trường hợp: - Hai mép âm hộ chùng, phần dưới của đường dọc phân chia hai mép hé mở - Hai mép âm hộ sưng lên - Hai mép âm hộ hơi nhăn - Hai mép âm hộ teo lại, lộ rõ từng nếp nhăn hằn sâu vào bên trong Trường hợp 1 và 2 là dấu hiệu có sự hoạt động của estrogen bên trong là trội. Trường hợp 3 và 4 thì hoạt động của progesterone là trội. Mở nhẹ hai mép âm hộ để xem màu sắc niêm mạc bên trong cũng như có hay không sự hiện diện của mủ, dịch bất thường và niêm mạc khô hay ẩm. 2.2. Kiểm tra âm đạo Cố định đuôi quặt về một bên và ngược về phía trước theo hướng bên hông của bò. Rửa và lau sạch âm hộ, kiểm tra âm đạo bằng mỏ vịt có nguồn chiếu sáng (nhớ bôi trơn mỏ vịt trước khi đưa vào âm đạo). Đưa mỏ vịt hướng lên trên và vào trong khoảng 10cm và sau đó chúc đầu mỏ vịt xuống, đồng thời trượt về phía trước. Mở rộng mỏ vịt một cách nhẹ nhàng và xem xét tình trạng niêm mạc âm đạo có xung huyết hay không, có dịch hoặc mủ hay không. Kiểm 38 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  40. Truyền tinh nhân tạo cho bò tra lối vào cổ tử cung đóng hay mở, có rò rỉ dịch hoặc mủ từ bên trong ra hay không? Nếu có dịch hoặc mủ bất thường thì có thể lấy mẫu để kiểm tra vi khuẩn (nếu thuận tiện). Khi khám xong, nhẹ nhàng đóng mỏ vịt lại và từ từ rút ra khỏi âm đạo. Tiếp theo, đưa tay đã mang găng vào trực tràng và móc hết phân và tiến hành kiểm tra từng bộ phận cơ quan sinh dục bên trong. 2.3. Kiểm tra cổ tử cung Lối vào cổ tử cung được xác định bằng cách dùng ngón tay cái tìm lỗ vào và ước lượng sự mở của tử cung. Bình thường thì đóng kín với đường kính lỗ khoảng 10mm. Đường kính cổ tử cung khoảng 3-4cm (tính phần lõi cứng bên trong, không tính phần mềm bọc ngoài và cũng có thể lớn hơn hay nhỏ hơn tùy theo lứa tuổi và giống). Đường kính lối vào cổ tử cung thường thấy lớn trong trường hợp chưa trở lại bình thường sau khi đẻ, viêm cổ tử cung. Đường kính nhỏ thường gặp trong những trường hợp rối loạn phân tiết hóc môn. Đường kính của cổ tử cung được ước lượng bằng độ rộng của ngón tay trỏ để suy ra cm. Hình 26: Nâng sừng tử cung Cổ tử cung dày và lối vào mở là hiện tượng trội của estrogen và ngược lại là sự trội của progesterone. Đôi khi việc sử dụng dẫn tinh quản để đưa qua cổ tử cung cũng là một phương pháp kiểm tra độ mở của tử cung. 2.4. Kiểm tra sừng tử cung Dùng ngón tay trỏ đỡ lấy phần trước và phía dưới ngã ba phân chia thành hai sừng để nâng tử cung lên và kiểm tra độ nặng của tử cung. Kẹp lấy sừng tử cung bằng ngón tay cái và trỏ rồi luớt nhẹ từ gốc đến mút sừng tử cung để kiểm tra bề mặt sừng tử cung cũng như ước lượng độ rộng, hình dáng và sự co bóp của cơ sừng tử cung. Hình dạng sừng tử cung được xác định ngay trước ngã ba sừng tử cung và chia thành 4 dạng: dạng hình tròn; dạng hình hơi tròn; dạng hình ovan và dạng dẹt Ở giai đoạn nang trứng phát triển (pha nang), khoảng trống bên trong sừng tử cung mở rộng ra đồng thời cơ nội mạc tử cung dày lên nên hình dạng sừng tử cung có dạng hình tròn hoặc hơi tròn ở bò tơ và dạng hình hơi tròn ở bò rạ. Ở giai đoạn thể vàng hoạt động (pha hoàng thể), sừng tử cung có dạng hơi tròn ở bò tơ và hơi tròn hoặc ovan ở bò rạ. Tình trạng sừng tử cung dẹt là bất bình thường và đó có thể là kết quả của buồng trứng kém hoạt động hoặc u nang noãn kéo dài hoặc viên tử cung mãn tính. 2.5. Kiểm tra buồng trứng Dùng ngón tay trỏ và ngón giữa giữa hoặc ngón giữa và ngón áp út kẹp phần gốc buồng trứng. Sau đó, cố định mu bàn tay lên sàn xương chậu và dùng ngón 39 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  41. Truyền tinh nhân tạo cho bò tay cái kiểm tra toàn bộ bề mặt buồng trứng để xác định hình dạng, cấu trúc nang hoặc thể vàng nếu có. Sau khi kiểm tra xong, người kỹ thuật viên cần phải tóm lược các thông tin thu được trong quá trình khám. Có thể sử dụng mẫu ghi chép sau đây để tham khảo và sử dụng. Mẫu ghi chép kết quả khám đường sinh dục Trại bò: Ngày khám: Số hiệu bò Trái Buồng trứng Phải Tình trạng tử cung Dấu hiệu bên ngoài KT 1 1.5 2 2.5 3 Đứng yên: + - HD Tròn Nửa tròn Dẹt Sưng âm hộ: + ± - CB +++ ++ + ± - Xung huyết: + ± - ĐD +++ ++ + - Dịch: +++ ++ + - BT Dịch: ++ + - Xử lý: Ghi chú: Khác: ++ + - . S M H C CTC . Ghi chú: KT: Kích thước sừng tử cung; HD: Hình dạng sừng tử cung; CB: Co bóp cơ tử cung; ĐD: độ dày thành sừng tử cung; BT: Bên trong tử cung; CTC: Cổ tử cung; S: Sưng cổ tử cung; M:Lổ cổ tử cung mở; H: Lổ cổ tử cung hẹp; C: Lối vào cổ tử cung quá nhỏ 40 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  42. Truyền tinh nhân tạo cho bò Bài 5. HOẠT ĐỘNG SINH SẢN Ở BÒ CÁI 1. Sự thành thục sinh dục Gia súc sau một thời kỳ sinh trưởng và phát triển nhất định thì đạt đến thành thục về sinh dục. Khi đó cơ quan sinh dục và các đặc điểm sinh dục thứ cấp của bê bắt đầu đạt tới dạng trưởng thành. Trước khi thành thục sinh dục, tốc độ phát triển của cơ quan sinh dục bê cái tương đương với tốc độ phát triển chung của cơ thể. Bắt đầu từ tháng thứ 6 tốc độ phát triển của cơ quan sinh dục lớn hơn nhiều so với tốc độ phát triển của cơ thể. Đặc biệt vào khoảng 10 tháng tuổi cơ quan sinh dục phát triển rất nhanh để con vật hoàn thiện chức năng sinh dục. Buồng trứng của bê có sự thay đổi cơ bản. Một tháng tuổi trên buồng trứng đã xuất hiện nang trứng nhưng bê cái không động dục, trứng không rụng cho tới khi bê cái được 8-11 tháng tuổi. Có đến 70% chu kì động dục đầu tiên của bò cái tơ không biểu hiện rõ dấu hiệu mặc dù chúng có rụng trứng và hình thành thể vàng. Lần động dục tiếp theo, biểu hiện động dục rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Tuổi thành thục về sinh dục ở bò khoảng 8-12 tháng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là dinh dưỡng. Giống bò lớn con thành thục về tính muộn hơn bò giống nhỏ con. Nuôi dưỡng tốt bò cái thành thục về tính sớm hơn so với nuôi dưỡng kém. Tế bào trứng và sự hình thành giới tính ở bê Tế bào trứng được tạo ra từ miền vỏ của buồng trứng. Lúc bê mới sinh ra hai buồng trứng có toàn bộ số trứng trong suốt cuộc đời nó (khoảng 75.000 nang trứng nguyên thủy được hình thành trong các buồng trứng). Trong quá trình hình thành trứng, từ một tế bào nguyên thủy, trải qua phân chia giảm nhiễm và nguyên nhiễm để cho ra chỉ một tế bào trứng trưởng thành (khác với ở con đực, một tế bào sinh dục nguyên thủy qua phân chia cho ra 4 tinh trùng). Trứng trưởng thành nằm trong nang trứng. Màng nang trứng tiết vào trong xoang một lượng dịch nhầy đẩy tế bào trứng về một bên. Khi nang trứng phát triển đầy đủ, nổi cộm lên bề mặt buồng trứng gọi là Hình 27: Sự hình thành giới tính ở bê trứng chín. Một đời con bò có thể cho từ 8-14 con bê, các tế bào trứng còn lại thoái hoá. Tế bào trứng có kích thước rất nhỏ, mắt thường không 41 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  43. Truyền tinh nhân tạo cho bò nhìn thấy được. Kích thước trứng giữa các loài không khác nhau mấy trong khi khối lượng cơ thể chúng khác nhau rất nhiều. Trứng của bò cái chỉ chứa một loại nhiễm sắc thể giới tính “X”. Sự hình thành giới tính ở bê là kết quả của sự tổ hợp giữa tinh trùng có nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y với trứng có nhiễm sắc thể giới tính X. Hợp tử có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX sẽ phát triển thành bê cái, nếu là cặp XY sẽ phát triển thành bê đực. Đối với chăn nuôi bò sữa, mơ ước của người chăn nuôi là điều khiển giới tính bê theo ý muốn nhưng cho đến nay vẫn còn đang nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, chưa thể áp dụng rộng rãi vì sự phức tạp về kỹ thuật và tốn kém về tài chính. Một trong những kỹ thuật có nhiều triển vọng trong tương lai đó là xác định giới tính của phôi trước khi chuyển cho bò nhận phôi. 2. Động dục Khi con vật thành thục về sinh dục, dưới ảnh hưởng của FSH, một trong những nang trứng trên buồng trứng phát triển đạt kích thước 1-2 cm. Trong nang trứng này có một tế bào trứng trưởng thành hiện diện. Khi nang trứng phát triển đầy đủ, nó bắt đầu sản xuất hóc môn estrogen. Estrogen vào máu gây nên dấu hiệu động dục đồng thời làm giảm phân tiết FSH và tăng tiết LH từ tuyến yên. Thời gian động dục kéo dài trung bình khoảng 18 giờ (2-36 giờ). Giai đoạn động dục quan trọng nhất là giai đoạn đứng yên. Khoảng 90% số bò cái động dục đứng yên từ 10-24 giờ kể từ khi bắt đầu động dục. Đây là giai đoạn mà bò cái chấp nhận giao phối. Khi bò cái động dục, tuyến yên bắt đầu giải phóng LH với lượng lớn dần. Dưới ảnh hưởng của LH, nang trứng vỡ ra và trứng được giải phóng. Đó là sự rụng trứng, rụng trứng xảy ra vào khoảng 10-14 giờ sau khi bò hết dấu hiệu động dục. Trứng di chuyển vào ống dẫn trứng. Quá trình thụ tinh được xảy ra trong ống dẫn trứng. Dưới ảnh hưởng của LH, chỗ nang trứng rụng biến đổi thành thể vàng. Thể vàng bắt đầu sản xuất Hình 28: Biểu hiện động dục ở bò progesterone và chúng được giải phóng ra sau khi kết thúc động dục 2-3 ngày. Nếu bò có thai thể vàng tồn tại và duy trì tác dụng. Sự chuẩn bị tử cung cho quá trình mang thai được bắt đầu bằng estrogen và tiếp theo là progesterone. Nếu gia súc cái không mang thai thì thể vàng bắt đầu từ từ tiêu biến, từ sau khi động dục 15-16 ngày do tác động của prostaglandin từ nội mạc tử cung. Vào ngày thứ 18-19 của chu kỳ, thể vàng hoàn toàn tiêu biến và tử cung trở lại bình 42 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  44. Truyền tinh nhân tạo cho bò thường. Lúc này tuyến yên lại bắt đầu giải phóng FSH và một vài ngày sau đó bò động dục lại. Nếu gia súc cái mang thai, thể vàng tiếp tục tồn tại và sản xuất progesterone. Đối với bò, từ tháng thứ 5 của thai kỳ trở đi thì chức năng của thể vàng giảm dần và màng nhau thực hiện chức năng này. 3. Chu kỳ động dục Sự rụng trứng có chu kỳ, mỗi lần rụng trứng được biểu hiện ra bằng hiện tượng động dục. Khoảng cách giữa hai lần động dục gọi là chu kỳ động dục. Ở bò cái tơ chu kì động dục là 20±2 ngày, trong khi bò rạ chu kỳ động dục trung bình là 21± 4 ngày. Chu kỳ ngắn hơn là “bất bình thường” và thường có liên quan đến bệnh lý u nang noãn. Những trường hợp có chu kỳ dài, gấp đôi gấp 3 chu kỳ thường như 42, 63 ngày liên quan đến việc bỏ lỡ phát hiện động dục. Độ dài chu kỳ không theo luật nào như 30, 50 ngày có thể do hiện tượng phôi bị chết và bò động dục trở lại. Người ta chia chu kì động dục của bò ra thành 4 pha. Pha trước chịu đực, pha chịu đực, pha sau chịu đực và pha yên tĩnh. Pha trước chịu đực hay còn gọi là giai đọan trước động dục đứng yên Pha này kéo dài từ 1- 2 ngày. Progesterone giảm dần do thể vàng thoái hoá, nang trứng phát triển nhanh và hàm lượng estrogen trong máu tăng dần. Giai đọan này bò có những biểu hiện cố nhảy lên con khác, tìm kiếm bò cái khác hoặc bò đực (trước 6- 10 giờ) nhưng không đứng yên khi bị bò cái khác hoặc bò đực nhảy lên lưng. Âm hộ ướt, đỏ và hơi phồng lên, Hình 29: Sự biến đổi hóc môn sinh dục trước và sau pha chịu đực Pha chịu đực hay còn gọi là giai đọan động dục đứng yên Giai đọan này kéo dài khoảng 18-19 giờ . Hóc môn estrogen (estradiol- 17β) chiếm ưu thế. Đây là giai đọan bò cái chấp nhận giao phối. Dấu hiệu động dục dễ thấy là đứng yên cho bò khác nhảy lên; Âm hộ phồng lên và dịch nhờn tiết ra. Giảm ăn vào, giảm sữa. Thân nhiệt cao hơn bình thường khoảng 1oC. Thời gian động dục đứng yên phụ thuộc vào giống và khí hậu. Ở các nước nhiệt đới, bò Hà Lan thuần có thời gian chịu đực kéo dài 10-12 giờ, ngắn hơn ở vùng khí hậu ôn đới là 18-20 giờ. Rụng trứng xảy ra 10-11 giờ sau khi kết thúc pha chịu đực. 43 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  45. Truyền tinh nhân tạo cho bò Pha sau chịu đực hay giai đọan sau động dục đứng yên Pha này kéo dài 3- 4 ngày khi estrogen trong máu giảm thấp và bắt đầu hình thành thể vàng. Hàm lượng progesterone tăng dần. Khoảng 2 ngày sau khi kết thúc giai đọan động dục, khoảng 90% bò tơ và 50% bò rạ có một ít máu chảy ra từ âm hộ. Sự chảy máu này không liên quan gì với sự đậu thai, nó chỉ có ý nghĩa là con bò đó đã trải qua pha động dục đứng yên 2-3 ngày trước đó. Ở những trường hợp động dục thầm lặng điều này giúp ta dự đoán bò động dục ở chu kì tiếp trung bình 21– 2 = 19 ngày sau. Pha yên tĩnh hay giai đọan nghỉ ngơi Pha này kéo dài 12-15 ngày và có Hình 30: Tỷ lệ đậu thai phụ thuộc vào đặc điểm là sự phát triển của thể vàng thời điểm phối giống và phân tiết progesterone. Sự phân tiết progesterone giảm vào cuối giai đọan này. 4. Sự thụ tinh Là sự kết hợp của trứng và tinh trùng xảy ra ở ống dẫn trứng. Nó xảy ra khi một tế bào tinh trùng thực sự lọt vào tế bào trứng. Sự thụ tinh thông thường xảy ra ở 1/3 phía trên của ống dẫn trứng. Trong giao phối tự nhiên, đối với bò, hàng triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo, gần cổ tử cung. Tinh trùng di chuyển qua cổ tử cung vào sừng tử cung. Đa số tinh trùng đến được vị trí thụ tinh trong vòng 2-4 giờ sau khi phối giống. Chúng không bơi, mà đúng hơn là di chuyển nhờ vào sự co bóp của cơ tử cung và ống dẫn trứng. Ở trong tử cung và ống dẫn trứng, tinh trùng có thể duy trì khả năng thụ tinh với trứng trong khoảng 15-20 giờ. Sự rụng trứng xảy ra từ 10-14 giờ sau khi kết thúc phản xạ đứng yên. Trứng trưởng thành chỉ có thể sống được khoảng 4-6 giờ, vì vậy sự thụ tinh tốt nhất chỉ xảy ra trong vòng 4 giờ sau khi rụng trứng. Vì giới hạn thời gian tinh trùng có thể sống trong ống dẫn trứng nên không được phối tinh khi bò cái mới bắt đầu giai đoạn động dục. Một quy tắc quan trọng là phối giống hoặc dẫn tinh cho bò cái ở nửa sau của giai đoạn động dục đứng yên. Trứng sau khi được thụ tinh, tiếp tục di chuyển về sừng tử cung. Thời gian trứng đi hết ống dẫn trứng và đến sừng tử cung cần khoảng 4-7 ngày. Khi trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử chuyển về đến tử cung thì thường ở giai đoạn 16-32 tế bào. Tỷ lệ đậu thai 44 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  46. Truyền tinh nhân tạo cho bò Tỷ lệ đậu thai của bò rất cao, có thể trên 96% khi chất lượng tinh trùng tốt và phối giống đúng kỹ thuật. Tuy nhiên số bê sinh ra chỉ chiếm khoảng 46% trứng đã thụ tinh sau phối giống (D.Olds, 1969). Điều này có liên quan đến sự chết phôi và hư thai ở những tháng đầu. Bảng sau cho thấy tỷ lệ mất phôi xảy ra chủ yếu ở 3 tháng đầu. Bò sữa trong môi trường nóng như ở nước ta, tỷ lệ mất phôi chắc chắn còn cao hơn số liệu này, vì vậy trong thực tế ta gặp nhiều bò cái phối nhiều lần lặp lại, hệ số phối đậu cao (trên 2 lần). Hình 31: Sự di chuyển của phôi trong ống dẫn trứng Bảng 4: Sự mất phôi và thai sau khi thụ tinh Ngày sau khi thụ tinh % đậu thai 1 96-77 30 70 90 58 Khi đẻ 50 5. Mang thai Sau khi được thụ tinh, trứng bắt đầu phân chia thành hai tế bào, từ hai tế bào phân chia thành bốn tế bào, rồi thành tám tế bào Trong thời gian đó, phôi di chuyển qua ống dẫn trứng đi vào một trong hai sừng tử cung. Ở bò, cừu và dê quá trình này mất 4- 7 ngày, ở ngựa mất 8-10 ngày. Sự phân chia tế bào vẫn tiếp tục và sau một vài tuần những cơ quan của thai được hình thành. Vào ngày thứ 10 hình thành màng nhau ngoài (màng đệm). Ngày 17 hình thành màng ối. Màng niệu cũng được hình thành. Khoảng trống giữa các màng bào thai được chứa đầy dịch. Các màng kết hợp với Hình 32: Tư thế thai bình thường trước khi nhau tạo thành nhau thai. sinh Lúc 33-35 ngày thì phôi bò 45 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  47. Truyền tinh nhân tạo cho bò đạt kích thước 1-2 cm, lúc này phôi bám vào vách tử cung thông qua màng đệm và nhau thai sẽ dần dần bám vào núm nhau mẹ ở nội mạc tử cung. Cuối tháng thứ hai nó phát triển thành hình một con bê nhỏ có chiều dài khoảng 8 cm. Sau ba tháng có hình thù rõ ràng là một con bê. Thời gian mang thai của bò dao động từ 280 đến 290 ngày. Chức năng của các màng bào thai - Bảo vệ bào thai - Tạo cầu nối giữa mẹ và bào thai - Phân tiết progesterone - Làm giãn rộng đường sinh dục trong khi đẻ Bảng 5: Thời gian mang thai của một số gia súc Gia súc Thời gian mang thai Tuổi tối thiểu cho sinh sản Ngựa 47 tuần (315-360 ngày) 18 tháng Trâu 44 tuần (310-315 ngày) 24 tháng Bò 40 tuần (278-290 ngày) 15-24 tháng Dê, cừu 22 tuần (146-154 ngày) 6-12 tháng Chó, mèo 8,5 tuần (56-65 ngày) 8-10 tháng Thỏ 4 tuần (26-36 ngày) 6-7 tháng Giống trâu bò khác nhau có thời gian mang thai khác nhau. Đực giống hình như cũng có ảnh hưởng đến thời gian mang thai. Thời gian mang thai con đực dài hơn 1-2 ngày so với thai con cái. Bò chửa đa thai thời gian mang thái ngắn hơn. Bò tơ có thời gian mang thai ngắn hơn bò rạ một vài ngày. Thông thường, một con bò chỉ đẻ một bê, thỉnh thoảng mới có bò đẻ sinh đôi. Sinh đôi có thể phát triển từ một trứng được thụ tinh (sinh đôi cùng trứng). Tuy nhiên, hầu hết nó phát triển từ hai trứng được thụ tinh (sinh đôi khác trứng). Sinh đôi cùng trứng có cùng kiểu di truyền, bởi vậy nó có cùng giới tính, hình dáng bên ngoài và các đặc điểm khác. Sinh đôi khác trứng không có cùng kiểu di truyền. Khi nó có giới tính khác nhau, con bò cái hầu hết là vô sinh (85- 90%). Bảng 6: Thời gian mang thai trung bình của một số giống bò (ngày) Giống bò Thời gian mang thai Nguồn Brown Swiss 290 Donald L. Bath và CS, 1985 Guernsey 284 Donald L. Bath và CS, 1985 Holstein Friesian 279 Hafez, 1987 Jersey 279 Donald L. Bath và CS, 1985 Sind đỏ 281 Tiết Hồng Ngân và CS, 1993 Brahman 292 Hafez, 1987 Droughtmaster 283 Đinh Văn Cải và CS, 2006 Lai Brahman 285 Đinh Văn Cải và CS, 2006 Lai Sind 278 Đinh Văn Cải và CS, 2006 46 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  48. Truyền tinh nhân tạo cho bò Biểu hiện của bò mang thai Không động dục lại: dấu hiệu đầu tiên dự đoán bò có thể mang thai là không thấy bò động dục lại. Tuy nhiên, điều này không chắc chắn lắm vì có thể bò đã qua chu kì động dục nhưng không phát hiện được hoặc tồn lưu thể vàng. Kích thước bụng: khi bò mang thai 4 tháng trở lên, kích thước bụng tăng dần. Điều này có thể quan sát được khi đứng phía sau bò. Dạ cỏ đẩy tử cung sang bên phải. Bầu vú và sự tiết sữa: Bò tơ mang thai bầu vú phát triển và bắt đầu to dần. Ở bò vắt sữa sản lượng sữa ở bò mang thai giảm nhiều hơn ở bò không mang thai. Giảm nhanh khi thai được 5 tháng tuổi. Trong thời Hình 33: Tử cung có chửa 70 ngày gian cạn sữa, trước khi đẻ 4 tuần, bầu vú bắt đầu căng lên là do sự phát triển của mô bầu vú và hình thành chất dịch. Sự di chuyển của bào thai Trong 3 tháng đầu bọc thai nằm trong xoang chậu. Ba tháng tiếp theo (tháng 4, 5 và 6) bọc thai sa dần xuống đáy xoang chậu và đến tháng thứ 6 thì định vị ở bên phải xong bụng (bên trái là dạ cỏ). Khi bò mang thai được 6 tháng, trong khi vắt sữa người vắt sữa ghé đầu vào mạn sườn bên phải có thể cảm nhận được sự di chuyển của thai. Hình 34: Thai 90 ngày tuổi Ba tháng tiếp theo (tháng 7, 8 và 9) bọc thai từ khoang bụng chồi lên và đi vào xoang chậu. Đây là một trong những căn cứ để khám thai qua trực tràng và xác định tuổi thai trong trường hợp không có ghi chép ngày phối giống. Xác định tuổi của thai Trong thực tế không phải lúc nào ta cũng có đủ số liệu phối giống của một bò cái, vì vậy nhiều trường hợp ta phải khám thai để xác định bò đã mang thai chưa, nếu mang thai thì tuổi thai là mấy tháng. Bảng sau cho ta một vài chỉ báo giúp cho việc xác định tuổi thai trong trường hợp bò sẩy thai hoặc đẻ non. Khối lượng: khi bò mang thai được 4,5 tháng, bào thai đạt 10% khối lượng sơ sinh. Lúc 7 tháng, bào thai đạt được một nửa khối lượng sơ sinh. Khi bào thai lớn hơn, khối lượng tăng với tốc độ nhanh hơn. Bộ lông: khi bào thai được 7,5 tháng tuổi thì cơ thể được bao phủ hoàn toàn bằng lông. Chiều dài: lúc 6 tháng bào thai đạt được nửa chiều dài của bê lúc sinh ra. 47 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  49. Truyền tinh nhân tạo cho bò Bảng 7: Kích thước của bào thai bò qua các tháng tuổi Tuần/tháng tuổi Kích thước và khối lượng của bào thai Lúc 7 tuần Kích thước của bào thai bằng con chuột nhắt (5 cm) Khoảng 3 tháng Kích thước của bào thai bằng con chuột lớn (15-17 cm) 4- 5 tháng Khối lượng của bào thai bằng 10% khối lượng sơ sinh 5 tháng Kích thước của bào thai bằng con mèo lớn (35 cm) 6 tháng Thai dài bằng nửa chiều dài của con bê mới đẻ 7 tháng Khối lượng của bào thai bằng nửa khối lượng sơ sinh 7,5 tháng Bào thai có thể sống được nếu bò đẻ non 9 tháng Thai dài 80-90 cm, khối lượng 30-55 kg. 6. Đẻ Đẻ là tiến trình sinh lý nhằm đưa thai đã thành thục ra ngoài thông qua con đường sinh dục. Nó được bắt đầu bằng hiện tượng mềm và dãn cổ tử cung, tử cung bắt đầu co rút. Đầu tiên tử cung mở ra, thai và túi thai được đẩy vào âm đạo. Tiếp theo là túi thai vỡ lần thứ 1, nước trong túi thai chảy ra bôi trơn đường sinh dục cho thai ra dễ hơn. Thai đẻ bình thường thì đầu ra trước và 2 chân trước duỗi thẳng ra phía trước. Màng thai vỡ ra lần thứ 2 và nước ối tràn ra ngoài từ âm hộ và thai được đẩy hoàn toàn ra ngoài. Thời gian từ khi vỡ ối đến khi đẻ xong khá nhanh, ít khi kéo dài tới 2-3 giờ sau. Nhau thai sẽ ra sau đó trong vòng 3-6 giờ. Quá trình đẻ kết thúc khi thai và màng nhau được đẩy ra Hình 35: Các tư thế thai khi sinh bê ngoài. Sự hồi phục sau khi đẻ Sau khi đẻ, nhiều bò cái sẽ rụng trứng trong vòng 20-30 ngày nhưng đa phần là động dục thầm lặng và chu kỳ ngắn. Những bò này sẽ có biểu hiện động dục lại vào ngày thứ 40-50. Dinh dưỡng thấp là nguyên nhân chính gây nên chậm động dục sau đẻ, nếu dinh dưỡng thấp kết hợp với cho con bú hoặc bò sữa năng suất cao sẽ làm cho vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn. Kích thước tử cung của bò sau khi đẻ được hồi phục trở lại gần như bình thường vào khoảng ngày thứ 30 nhưng cần khoảng 15 ngày nữa thì trương lực tử cung mới được hồi phục hoàn toàn. Như vậy, quá trình hồi phục tử cung của bò sau đẻ, nếu không có biến chứng, cần khoảng 45 ngày và đây gọi là giai đoạn chờ phối chủ động. Vì thế, không nên phối giống cho bò trước 45 ngày sau khi đẻ . 48 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
  50. Truyền tinh nhân tạo cho bò Để có kết quả sinh sản tốt là mỗi năm bò đẻ một bê. Có nghĩa là khoảng cách lứa đẻ bằng 365 ngày. Ví dụ như thời gian mang thai trung bình của bò lai Hà Lan là 278 ngày, nên bò cái phải thụ thai lại trong vòng 3 tháng sau khi đẻ. Vì không phải tất cả bò cái đều thụ thai sau lần phối giống đầu tiên (trung bình chỉ 60- 70% ), nên việc phối giống cho bò phải bắt đầu trước 3 tháng. Kinh nghiệm cho thấy những bò cái đẻ bình thường và có sức khỏe bình thường có thể phối giống lại vào khoảng 50 đến 60 ngày sau khi đẻ. 7. Kỹ thuật khám thai qua trực tràng Người chăn nuôi muốn biết sớm kết quả thụ thai của bò cái để có kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và phối giống lại cho bò khi chưa đậu thai. Phương pháp khám thai qua trực tràng là phương pháp đơn giản nhất, tuy nhiên cần đến kỹ thuật viên lành nghề. Thời gian khuyến cáo cho phương pháp này là 70- 80 ngày sau lần phối giống Hình 36: Tử cung có chửa 110 cuối cùng. Khám sớm hơn dễ bị sẩy thai, ngày khám muộn hơn cũng có nghĩa là phát hiện chậm hơn những bò chưa có chửa. Căn cứ để khám thai qua trực tràng là dựa vào sự thay đổi của sừng tử cung, rãnh giữa sừng tử cung, vị trí, hình dạng và kích thước sừng tử cung khi mang thai. Những người có tay nghề cao hơn thì căn cứ thêm vào các dấu hiệu trên bề mặt buồng trứng, kiểm tra động mạch tử cung Để kiểm tra thai cũng tiến hành các thao tác và kỹ thuật như kiểm tra cơ quan sinh dục đã trình bày ở trên. Sau đó mới kiểm tra chi tiết đến thai. Những người chưa có nhiều kinh nghiệm thì thì yêu cầu đầu tiên là phải tìm cổ tử cung. Bò tơ không có thai tử cung rất nhỏ nằm gần phía ngoài, chỉ cần đưa hết bàn tay vào trực tràng đè nhẹ lên thành xoang chậu là có thể cảm giác thấy cổ tử cung cứng hơn bình thường. Nắm lấy cổ tử cung, lần nhẹ lên sừng tử cung và kiểm tra sự cân đối của hai sừng và rãnh tử cung. Thai 1 tháng tuổi: Không khuyến khích khám nên không trình bày ở đây. Tuy nhiên khi lỡ khám rồi thì có vài dấu hiệu sau có thể tham khảo: Buồng trứng bên sừng tử cung mang thai có thể vàng tồn tại. Sừng tử cung chứa thai hơi to hơn và duỗi ra hơn so với sừng còn lại. Nghi ngờ có thai thì dừng không khám nữa để tránh sẩy thai. Thai 2 tháng tuổi: Rãnh giữa tử cung cạn. Hai sừng mất cân đối về độ cong và kích thước. Sừng mang thai to hơn gấp 2-3 lần, mềm và khi sờ thấy sánh nước. Buồng trứng bên có thai to hơn và có thể vàng. Thai 3 tháng: Bọc thai khá to và ở vị trí cuối xoang chậu. Sờ vào sừng chứa thai thấy to như trái bưởi, vỗ nhẹ sẽ đụng thai. 49 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn