Thị trường ngoại hối (Phần 1)

pdf 80 trang ngocly 1590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thị trường ngoại hối (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthi_truong_ngoai_hoi_phan_1.pdf

Nội dung text: Thị trường ngoại hối (Phần 1)

  1. LỜI TỰA Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com Trong vòng hơn một thập niên trở lại đây, cuộc cách mạng công nghệ thông tin và những tiện ích mà nó mang lại đã tạo nên những thay đổi lớn lao trên hầu hết các lĩnh vực liên quan đến đời sống Nhân loại. Một trong những thay đổi chóng mặt đó có thể thấy rất rõ trên thị trường ngoại hối (thị trường Forex). Ngày nay, khái niệm kinh doanh trên thị trường ngoại hối hầu như đã thay đổi hoàn toàn cả về quy mô thị trường, hình thức kinh doanh, cách thức vận hành, quản lý thị trường và đối tượng tham gia kinh doanh trên thị trường này. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều phạm trù truyền thống của thị trường ngoại hối đã không còn tồn tại; thay vào đó là những phạm trù mới với những cách tiếp cận mới. Tuy nhiên, thay đổi mang tính cách mạng nhất trong kinh doanh thị trường ngoại hối có lẽ vẫn là thay đổi về đối tượng tham gia thị trường. “Sân chơi” Forex cách nay mới hơn một thập kỷ vốn chỉ dành cho những “ông lớn” gồm các ngân hàng thương mại lớn, các quỹ bảo trợ và các nhà đầu tư có tổ chức khác kinh doanh với số vốn khổng lồ, thì nay nó là thị trường của tất cả mọi người gồm các nhà kinh doanh có tổ chức và các cá nhân. Thay vì phải có vốn hàng tỷ đôla, ngày nay các cá nhân có thể tham gia thị trường Forex với chỉ vài trăm đôla trong tài khoản cá nhân của mình. Thay vì thực hiện kinh doanh ở những sàn giao dịch tập trung với những rào cản thủ tục cực kỳ phức tạp, ngày nay mọi người đều có thể dễ dàng tham gia thị trường ở bất cứ đâu qua chiếc máy tính cá nhân kết nối mạng Internet, với đầy đủ các công cụ kỹ thuật và thông tin hỗ trợ. Khái niệm thời gian trong thị trường Forex cũng đã thay đổi. Thị trường Forex hiện đại hoạt động 24/24 giờ mỗi ngày trong tuần. Mặt khác, do chênh lệch múi giờ trên các điểm khác nhau trên Địa cầu, thị trường Forex chỉ có một khoảng nghỉ cuối tuần rất ngắn. Tính về khối lượng và giá trị giao dịch, thị trường ngoại hối không có đối thủ để so sánh, với hàng nghìn tỷ đôla được trao đổi mỗi ngày. Nhờ khối lượng giao dịch cực lớn, độ thanh khoản trên thị trường này gần như là tuyệt đối. Mặt khác, không một tổ chức, cá nhân nào có đủ nguồn lực để thao túng được thị trường này. Kinh doanh trên thị trường Forex đang phát triển chóng mặt, với sự tham gia ngày càng đông đảo các nhà kinh doanh có tổ chức cũng như các cá nhân. Ở Việt Nam, vì một số lý do, tạm thời thị trường Forex chưa mở cửa với tất cả mọi người. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta không tìm hiểu, nghiên cứu về thị trường năng động và lớn bậc nhất địa cầu này. Cuốn sách bạn đang cầm trên tay có thể là cuốn sách chuyển ngữ đầu tiên ở Việt Nam đặt vấn đề chi tiết về một trong hai trường phái kinh doanh trên thị trường Forex: Trường phái phân tích kỹ thuật. “Mô hình và xác suất trong thị trường ngoại hối”, được tiến sỹ Hoàng Hùng dịch và hiệu đính từ nguyên bản “Forex Patterns and Probabilities” của tác giả Ed Ponsi, do nhà John Wiley & Sons, Inc. ấn hành là cuốn sách phối hợp nhuần nhuyễn lý thuyết và thực hành trong việc chuyển tải đến người đọc các hiểu biết cơ bản và sâu rộng về thị trường Forex
  2. và kỹ thuật kinh doanh trên thị trường này. Việc đọc cuốn sách này sẽ dễ dàng hơn đối với những người đã có một vốn hiểu biết nhất định về thị trường Forex và về phân tích kỹ thuật trong kinh doanh hiện đại trên các thị trường chứng khoán, thị trường tương lai (thị trường giao sau) và thị trường Forex. Đối với những bạn đọc lần đầu tiên tiếp cận các khái niệm về thị trường Forex và phân tích kỹ thuật, sẽ là tốt hơn nếu các bạn đọc cuốn sách này sau khi đã nghiên cứu các công cụ phân tích kỹ thuật thường được sử dụng trong kinh doanh trên các thị trường nói trên. Cuối cùng, chúng tôi xin nhắc lại với bạn đọc một nhận định trong cuốn sách này, đó là: “ việc dành thời gian để học cách kinh doanh trên thị trường Forex có thể sẽ là một quyết định kinh doanh sáng suốt nhất mà bạn từng có trong cuộc đời”. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một cuốn sách bổ ích, một tác phẩm dịch thuật dày công và nghiêm túc. Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2010 GS., TS. Vũ Văn Hoá Nhà giáo Nhân dân Nguyên Giám đốc Học viện Tài chính
  3. LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com Phần lớn các cuốn sách nói về kinh doanh thường chỉ đưa ra các khái niệm chung chung mà không nói về những khía cạnh cụ thể. Có rất nhiều sách nói về xuất xứ và các vấn đề lịch sử của thị trường kinh doanh tiền tệ nhưng rất ít trong số đó cung cấp được các thông tin kinh doanh mang tính thực tiễn và có ích. Tuy nhiên cuốn sách bạn đang cầm trên tay sẽ đưa đến cho bạn cảm nhận rõ nét về những cơ chế cụ thể của thị trường kinh doanh ngoại hối, những chiến lược giao dịch trên thị trường thật có thể gợi ý cho người học thời điểm tham gia và thời điểm rút khỏi thị trường, cũng như cách thức quản lý các giao dịch của họ. Cuốn sách này cung cấp cho các nhà kinh doanh các phương pháp giao dịch theo từng bước gắn với các xu thế của thị trường thực tế. Những chiến lược kinh doanh trong cuốn sách này được trình bày rõ ràng và cực kỳ chi tiết, đủ cho bất cứ ai mong muốn đều có thể hiểu được cách thức giao dịch một cách chuyên nghiệp. Cuốn sách được viết cho cả những nhà kinh doanh mới lẫn những nhà kinh doanh đã có kinh nghiệm khi họ cần đến các thông tin chi tiết, bổ ích để giao dịch trên thị trường ngoại hối. Mô hình và xác suất trong thị trường ngoại hối, được bắt đầu bằng một tua khám phá nhanh về cuộc sống ở một sở giao dịch tại thị trường Phố Wall, đưa bạn đọc vào thế giới sôi động của thị trường giao dịch chuyên nghiệp. Tác giả lý giải về “sân chơi” của thị trường ngoại hối thông qua việc sử dụng các ví dụ cụ thể, liên kết các kịch bản giao dịch khác nhau với các hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống thường ngày. Chỉ sau khi cảm thấy người đọc đã được chuẩn bị đầy đủ, tác giả mới đưa ra một vài chiến lược giao dịch đặc trưng được xây dựng cho các thị trường giao dịch. Xu hướng là yếu tố tạo nên một trong số những tình huống lợi nhuận kinh doanh cao nhất, do đó bạn đọc được trang bị một kho vũ khí gồm những kỹ thuật đặc dụng để thu lợi từ những tình huống đó. Những giải thích chi tiết, được hỗ trợ bởi hơn 160 biểu đồ, sẽ xóa tan mọi nghi ngờ của bạn đọc về mục đích và động cơ của tác giả cuốn sách này. Tác giả chia sẻ với bạn đọc mọi ngóc ngách trong dòng suy nghĩ của mình mà không hề để lại bất cứ điều gì bắt bạn đọc phải tưởng tượng. Tiếp theo đó, cuốn sách đi sâu vào các dạng khác nhau của kỹ thuật giao dịch, tất cả đều được đặt trong các xu thế thị trường riêng biệt. Tác giả sẽ giới thiệu với bạn đọc các Chỉ báo cơ bản, cũng như các tín hiệu đột biến giao dịch trong ngày. Bạn đọc cũng được giải thích về cách sử dụng phù hợp các mô hình tam giác, các công cụ lọc nhiễu thị trường, đồng thời trình bày phương pháp giao dịch đúng đắn trong các mô hình ổn định như các mô hình cờ hoặc mô hình cờ đuôi nheo . Có đến hàng chục biểu đồ giải thích hay minh họa có thể cho phép bạn đọc “học lỏm” cách thức giao dịch của những nhà kinh doanh chuyên nghiệp trong những tình huống khó. Ở phần tiếp theo, tác giả giới thiệu kỹ thuật “đánh nhanh” trên thị trường giao động mạnh; kỹ thuật giao dịch “số tròn”. Bên cạnh đó, chiến thuật “thặng dư lãi suất” giới thiệu với bạn đọc cách thức giao dịch như một quỹ hỗ trợ, là kỹ thuật và triết lý kinh doanh được
  4. những ông chủ của “những đồng tiền thông minh” áp dụng để làm giàu. Sau khi được trang bị kho vũ khí ấn tượng gồm những chiến lược và chiến thuật giao dịch, bạn đọc sẽ được hướng dẫn cách thức để biến những hiểu biết đó của mình thành sức mạnh và lợi nhuận. Trong phần “Cách thức tạo ra thu nhập ấn tượng”, tác giả cho thấy chính xác cách thức những nhà kinh doanh ngoại hối chuyên nghiệp thu lợi một cách đều đặn, năm này qua năm khác. Tác giả cũng giới thiệu việc áp dụng lý thuyết trò chơi trong thực tiễn thị trường ngoại hối, một vấn đề cực kỳ quan trọng và là chìa khóa thành công trong kinh doanh ngoại hối. Trong phần “Những gì bạn không biết có thể làm hại bạn”, tác giả - với tư cách là người trong cuộc - đã đề cập đến những cạm bẫy của thị trường ngoại hối cũng như cách thức để phòng tránh chúng. Sau đó, trong phần “Một câu chuyện về hai nhà kinh doanh” bạn đọc sẽ được học hỏi cách thức kiềm chế các hình thái hành vi khác nhau của các nhà kinh doanh chuyên nghiệp cũng như cách thức để thoát khỏi những định kiến chủ quan của những người kinh doanh nghiệp dư. Cuốn Mô hình và xác suất trong thị trường ngoại hối hàm chứa những thông tin bổ ích của một nhà kinh doanh chuyên nghiệp Phố Wall, nhưng được viết ra dưới giọng văn bình dị, dễ hấp thụ, do đó nó cũng rất dễ hiểu với gần như tất cả mọi người. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ Ed Ponsi là Chủ tịch của FXEducator.com; nguyên là giảng viên chính về kinh doanh của Forex Capital Markets (FXCM). Ông là một nhà quản lý tiền tệ đồng thời là một nhà kinh doanh ngoại hối chuyên nghiệp. Ông từng là cố vấn cho các quỹ hỗ trợ, cho các nhà kinh doanh tổ chức và các cá nhân ở các cấp trình độ và kinh nghiệm khác nhau. Tác giả đồng thời là cộng tác viên thường xuyên của trang FXStreet.com, TradingMarkets.com và Tạp chí tài chính SFO Magazine. Bộ DVD nổi tiếng “FXEducator: Forex Trading with Ed Ponsi” của ông hiện đang lưu hành tại trang www.fxeducator.com và tại các nhà phân phối được lựa chọn ở trên khắp thế giới. Để biết thêm thông tin, có thể liên hệ qua email info@fxeducator.com.
  5. PHẦN 1: THỊ TRƯỜNG KINH DOANH NĂNG ĐỘNG NHẤT THẾ GIỚI Kinh doanh trên thị trường ngoại hối là một trong những việc hấp dẫn với tiềm năng lợi nhuận cao nhất mà ta có thể thực hiện. Phạm vi kinh doanh là toàn cầu với “hàng hóa” chính là các nền kinh tế của Thế giới. Thị trường ngoại hối rất rộng lớn, lớn hơn nhiều lần bất cứ một thị trường chứng khoán hay thị rường giao sau nào. Trên trái đất này không có một thị trường nào tương tự như thế. Độ cược của thị trường cũng rất cao: cả một gia tài có thể thắng hoặc thua trong chốc lát. Để thắng trong lĩnh vực này, trước hết chúng ta buộc phải học để hiểu nó. CHƯƠNG 1: KHỞI ĐẦU TRONG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI Bạn có thể đã là một nhà kinh doanh kinh nghiệm, hoặc có thể bạn vừa mới bắt đầu. Dù là ai, có một điều bạn cần nhớ: Tất cả mọi người đều bắt đầu từ một điểm xuất phát giống nhau. Tất cả mọi nhà kinh doanh, những người làm ra đồng tiền ở bất cứ thị trường nào cũng đều bắt đầu từ một tay mơ. Không ai sinh ra là đã có được sự hiểu biết sâu rộng và bẩm sinh về thị trường. Có thể bạn cho rằng để thành công trong kinh doanh thì cần phải có trí thông minh siêu việt. Tuy nhiên, trong khi thừa nhận sự sáng dạ là không thừa, chằng có gì đảm bảo nó sẽ đưa đến thành công. Nhiều khi những nhà kinh doanh quá thông minh lại phân tích các tình huống thị trường quá mức cần thiết. Cũng có thể bạn cho rằng bạn cần phải đọc tất cả những cuốn sách dạy kinh doanh. Tôi cũng đã từng đọc hàng chục cuốn sách như vậy và nhận ra rằng phần lớn trong số đó không đáng để bạn phí thời gian. Phần lớn những cuốn sách tôi đã đọc thường chỉ chứa một phần nhỏ những thông tin bổ ích, được chôn chặt dưới một núi những thông tin vô thưởng vô phạt khác. Tôi đã đi đến quyết định rằng nếu được yêu cầu viết một cuốn sách về kinh doanh, thì nó sẽ phải khác hẳn so với những cuốn tôi đã đọc. Thay vì trình bày dưới dạng “phức tạp hóa vấn đề”, tôi sẽ trình bày một lượng lớn thông tin có ích theo cách mà phần lớn mọi người đều có thể hiểu và đánh giá được. Tôi cho rằng mọi thông tin sẽ vô dụng trừ khi chúng được giải thích kỹ càng, và cách tốt nhất để hoàn thành mục đích của tôi trong việc giúp bạn thành công đó là gắn kết những khái niệm mà bạn sẽ nghiên cứu dưới đây với cuộc sống thường ngày. Đây là phần chủ đạo trong kỹ thuật giảng dạy của tôi, và bạn sẽ thấy nó được lặp lại nhiều lần trong những trang sách tới. Có lẽ giờ thì bạn đang tự hỏi: “Ta phải bắt đầu từ đâu?” TỪ CHỨNG KHOÁN ĐẾN NGOẠI HỐI Giống như phần lớn những nhà kinh doanh ở nước Mỹ, những kinh nghiệm đầu tiên của tôi gắn liền với kinh doanh chứng khoán. Giao dịch đầu tiên của tôi, 100 cổ phần của một công ty kỹ thuật sinh học niêm yết trên sàn NASDAQ, đã đưa đến một khoản lỗ nho nhỏ.
  6. Tôi may mắn bắt đầu kinh doanh trong thời kỳ giữa những năm 1990, một trong những thời gian thị trường tăng trưởng mạnh nhất trong lịch sử. Trong môi trường đó, một nhà kinh doanh đi theo xu hướng của thị trường thường không quá khó khăn để có lợi nhuận. Thị trường thời đó quá dễ dãi ngay cả với những nhà kinh doanh không giỏi. Bí quyết lúc đó chỉ là sự phân biệt giữa sự giỏi và sự may mắn. Nhiều nhà kinh doanh tôi tin là tài giỏi đã bắt đầu nao núng khi các điều kiện kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Tôi nhận ra rằng, cũng như họ tôi đã gặp may, và sự may mắn đó chỉ là tạm thời và ngắn ngủi. Tôi đã không muốn mình gặp may; tôi chỉ muốn mình trở thành một nhà kinh doanh giỏi, một nhà kinh doanh có thể làm ra tiền trong mọi hoàn cảnh thị trường. Tôi đã mong muốn được làm việc tại Phố Wall. THÂM NHẬP PHỐ WALL Sau khi đã gửi hàng chục đơn xin việc, cuối cùng tôi cũng được phỏng vấn và nhận vào làm việc tại một công ty ở Phố Wall với tư cách là một nhân viên kinh doanh. Vào thời đó, việc không cư trú ở New York không thành vấn đề: tôi thường thức dậy lúc 4 giờ sáng để bắt đầu con đường đến công sở. Tôi thường xuống tàu ngay dưới dưới tầng ngầm của Trung tâm Thương mại Thế giới1, gặp gỡ và cà phê với một vài đồng nghiệp, nghiến ngấu tờ Wall Street Journal và tờ Investor Business Daily. Khi đã ở trong công sở, chúng tôi phải xem qua hàng chục biểu đồ, tranh luận về các xu hướng hiện tại của thị trường, nghiên cứu các chỉ báo kinh tế Nói tóm lại, chúng tôi phải làm tất cả những gì có thể để chuẩn bị cho một cuộc chiến tổng lực bắt đầu từ 9h30 mỗi ngày. Việc sử dụng thời gian trong môi trường Phố Wall là một trải nghiệm vô giá và không gì thay thế được. Ở đó có biết bao là thông tin, biết bao những con người cuốn theo công việc, cùng với biết bao năng lượng sáng tạo mà bạn có thể cảm nhận được từ trong bầu không khí như thể trong một môi trường tĩnh điện. Chúng tôi đã sống và hít thở bầu không khí kinh doanh 24 giờ mỗi ngày, và học được các khái niệm làm thay đổi cách chúng tôi đã nghĩ trước đó về thị trường, về kinh doanh, cũng như về thế giới nói chung. Phần lớn những gì tôi đã học được trong môi trường này đã được chuyển hóa rất thành công sang các thị trường kinh doanh khác, như thị trường ngoại hối chẳng hạn, và trở thành cơ sở cho phần lớn kiến thức trong cuốn sách này. Cuối cùng thì tôi cũng bị quyến rũ bởi một hãng khác và bắt đầu làm việc ở một trụ sở kinh doanh khác ở khu Manhattan. Tôi chuyển về sống ở thành phố New York, rút ngắn quãng đường đi về hàng ngày từ 2 tiếng mỗi chiều thành khoảng cách của hai dãy phố. Phòng kinh doanh mới khá rộng, với hàng trăm điểm đặt và gom lệnh. Việc có rất nhiều nhà kinh doanh cùng làm việc mà không có tường hay bất cứ vật gì ngăn cách giữa họ đã tạo điều kiện cho sự trao đổi kiến thức và thông tin. Tôi đã chọn cho mình những nhà kinh doanh giỏi nhất và luôn học hỏi họ không ngưng nghỉ, thu nạp và áp dụng các thông tin theo cách nhanh nhất có thể. Tôi cũng được họ dạy cho những khái niệm vượt xa bất cứ điều gì đã có trước đó, và dần dà những miếng ghép đã bắt đầu vào vị trí của mình. Tôi bắt đầu tạo ra cho mình một mức ổn định trong kinh doanh, khác với những phiên giao dịch tuy có lãi nhưng thất thường trước đó. CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI MÊ CUNG
  7. Tôi cũng học được một số nhược điểm của kinh doanh trong môi trường này, đó là có quá nhiều người làm việc trong cùng một phòng và cùng lúc đưa ra quá nhiều ý tưởng và chính kiến.Về cơ bản, họ là những con người ưu tú, tham vọng và luôn cạnh tranh. Một vài người trong số họ đôi khi không kiểm soát được bản thân mình, họ hét to những gì nảy sinh trong đầu của họ. Một số khác thì đơn thuần chỉ để bộc lộ sự giận dữ hoặc nỗi thất vọng của mình. Âm thanh đặc trưng của những tiếng gõ mạnh vào bàn phím máy tính, cùng với tiếng đánh máy đều đều luôn ngập tràn trong không gian, tất cả khắc đậm trong trí nhớ của tôi. Thói ganh ghét cũng lộ diện khi mà những người kinh doanh thua lỗ tìm cách phân tâm và gây rối những người kinh doanh có lãi. Một trong số những người như vậy đã luôn thích thú khi làm cho tôi mất tập trung, chỉ vì anh ta cho rằng thành công của tôi đã làm cho anh ta bị xem là kẻ bất tài. Giá mà anh ta bỏ thời gian để cải thiện hiệu quả kinh doanh của mình thay vì gây rối cho tôi, có lẽ anh ta đã không đến nỗi thất bại. Về sau thì anh ta cũng rời khỏi hãng và nhận làm một chân bán hàng. Cuối cùng thị trường cũng đi đến thời điểm khi mà những đồng tiền dễ đã được thu nhặt hết. Những người kinh doanh không hiệu quả lần lượt theo nhau bỏ cuộc. Môi trường kinh doanh thay đổi kéo theo sự thay đổi của các nhà kinh doanh nếu họ không muốn đối mặt với thất bại. BÓNG ĐÁ VÀ KINH DOANH NGOẠI HỐI Một trong số rất nhiều lợi ích khi bạn sống và làm việc ở New York đó là được tiếp xúc nhiều người và nhiều nền văn hóa đến từ khắp nơi trên Thế giới. Một trong các khái niệm mới (ít nhất là đối với tôi lúc bấy giờ) mà tôi được tiếp xúc là thị trường ngoại tệ. Tôi đã thật sự bị sốc khi biết rằng kinh doanh ngoại hối, hay còn gọi là Forex, là mảng kinh doanh sôi động vô cùng trên phần còn lại của Thế giới, và đã diễn ra nhiều năm trước đó. Đối với phần lớn các nơi trên Thế giới, Forex mới là thị trường đáng để kinh doanh, chứ không phải thị trường chứng khoán. Ta có thể so sánh forex với bóng đá, một môn thể thao được khắp nơi ưa chuộng nhất, trừ nước Mỹ, nơi bóng đá ít được chú ý và còn được gọi bằng một tên khác là “soccer”. Đó là một thời tồn tại một thị trường kinh doanh rất được các nước khác ưa chuộng nhưng lại nằm “ngoài tầm phủ sóng” của nước Mỹ. Một người bạn kinh doanh đã cho tôi biết rằng anh ta quyết định rời bỏ kinh doanh chứng khoán để chuyển sang lĩnh vực ngoại hối, và rằng phong cách kinh doanh của tôi rất phù hợp với lĩnh vực mới này. Lúc đó tôi đã cười lớn mà không biết rằng không lâu sau chính tôi cũng làm một cuộc thay đổi tương tự. Vậy vì can cớ gì mà tôi lại muốn từ bỏ kinh doanh chứng khoán? Những nỗi đau đầu trên thị trường chứng khoán Trên đời này có một vài điều nhất định nào đó không lấy gì làm thú vị nhưng ta buộc phải học cách sống chung với chúng. Chúng ta phải đến trường, phải trả các hóa đơn, phải chú ý đến sức khỏe, vân vân Chúng ta chấp nhận những điều đó với suy nghĩ “đành vậy” hoặc “đời là thế”. Sau một thời gian, chúng ta không còn xem chúng là những gánh nặng, thậm chí chúng còn trở thành các chuẩn mực cuộc sống. Đối với những người kinh doanh cổ phiếu, có rất nhiều điều khó chịu mà họ coi là bình thường, là “một phần của cuộc chơi”. Họ không phân vân gì về những điều khó chịu đó vì
  8. chúng đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống thường ngày. Lệnh nhập một phần (Partial Fill) “Partial fill” là một hiện tượng bình thường trong kinh doanh chứng khoán. Điều này xuất hiện khi một nhà kinh doanh đặt một lệnh mua một số lượng nhất định cố phiếu nào đó, ví dụ 2.000 cổ phiếu A chẳng hạn, nhưng chỉ nhập lệnh được một phần của số cổ phiếu định mua, ví dụ chỉ mua được 300 cổ phiếu A. Điều này luôn xảy ra và cách giải thích logic nhất là do chỉ có 300 cổ phiếu A được bán ở giá mà nhà kinh doanh đặt mua. Trong thuật ngữ kinh doanh, chúng tôi nói rằng thị trường quá “mỏng” để có thể hấp thụ hết toàn bộ lệnh đặt mua, có nghĩa là không có đủ số cổ phiếu A để bán ở mức giá được đặt. Điều này có thể gây thất vọng lớn cho các nhà kinh doanh, đặc biệt khi họ muốn đặt các lệnh lớn. Tuy nhiên, các nhà kinh doanh chứng khoán chấp nhận khiếm khuyết này và coi đó chỉ là một trong nhiều chướng ngại vật bình thường phải vượt qua trên con đường đi đến thành công. Ngược lại, thị trường Forex có độ thanh khoản rất cao, hay nói cách khác là thị trường Forex rất “dày”. Hiện tượng “Partial fill” hiếm khi xảy ra với đa số các nhà kinh doanh, trừ những nhà kinh doanh lớn nhất. Trượt giá đặt lệnh (Slippage) Hiện tượng trượt giá đặt lệnh là một vấn đề khác mà các nhà kinh doanh chứng khoán hoặc kinh doanh trên thị trường giao sau buộc phải đối mặt mỗi ngày. Hiện tượng này được định nghĩa là “sự khác biệt giữa giá dự kiến và giá thực trả”. Ví dụ, giả sử bạn đã mua 1.000 cổ phiếu A ở mức giá $50 mỗi cổ phiếu. Để bảo vệ mình phòng khi giá xuống, bạn đặt lệnh cắt lỗ (tức là lệnh bán) số cổ phiếu trên ở mức giá $49/cổ phiếu. Như vậy, với kịch bản xấu nhất khi giá cổ phiếu đi xuống, bạn sẽ lỗ $1/cổ phiếu, tức là tổng cộng khoản lỗ tối đa của bạn sẽ là $1.000. Đúng vậy khôngSai! Vì nếu giá đi xuống dưới $49/cổ phiếu nhưng không có lúc nào chạm chính xác mức giá $49/cổ phiếu (nên nhớ là thị trường chứng khoán “mỏng” hơn rất nhiều thị trường Forex) thì có hai trường hợp xảy ra: hoặc là lệnh cắt lỗ của bạn không được thực hiện, hoặc là lệnh được thực hiện chỉ ở vùng giá lân cận $49/cổ phiếu. Điều đáng ngạc nhiên là giá khớp lệnh cắt lỗ trong những trường hợp này gần như luôn luôn thấp hơn giá mà bạn đã đặt! Hiện tượng “Slippage” ăn vào lợi nhuận của bạn và là nỗi đau đầu của các nhà kinh doanh thị trường chứng khoán và thị trường giao sau. “Slippage” rất hiếm khi xảy ra trên thị trường ngoại hối. Rất nhiều nhà điều hành thị trường áp dụng chính sách “không có trượt giá”, đưa đến cho các nhà kinh doanh ngoại hối độ ăn chắc trong định giá cao hơn. Chuyên gia (the specialist) Một trở ngại khác ngăn bạn thành công trong kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp chính là các chuyên gia. Chuyên gia là người kiểm soát theo nghĩa đen toàn bộ các hoạt động mua bán các cổ phiếu niêm yết. Trong thời gian đầu sự nghiệp kinh doanh của tôi tại Phố Wall, tôi đã từng có một trải nghiệm không thể quên liên quan đến chuyên gia của một loại cổ phiếu “đỉnh” vào thời kỳ đó mặc dù hiện nay nó đã bị loại bỏ vì bất tín và tai tiếng.
  9. Hôm đó, trong lúc đang mua bán các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán New York, tôi “đánh lên” 4.000 cổ phiếu nhưng ngay sau đó giá cổ phiếu này đi xuống theo hướng giá cắt lỗ mà tôi đã đặt. Theo lẽ thường, khi giá giảm xuống chạm đến mức giá cắt lỗ, tôi sẽ chịu lỗ một khoản mà tôi đã định trước cho 4.000 cổ phiếu này. Đấy là tôi nghĩ vậy Bạn hãy tưởng tượng nỗi ngạc nhiên của tôi khi nhìn vào màn hình thấy giá vẫn tiếp tục đi xuống phía dưới mức cắt lỗ của tôi trong khi tôi vẫn còn là chủ nhân bất hạnh của 3.900 cổ phiếu chưa bán cắt lỗ hết. Đó là ngày mà tôi đã ngộ ra rằng chuyên gia môi giới đã tự ý tạo ra một “Partial Fill” trên lệnh cắt lỗ. Có thể vị chuyên gia này nhận định xu hướng giá tiếp tục đi xuống nên ông/bà ta chỉ nhập lệnh cho một phần cổ phiếu của tôi (chỉ 100 cổ phiếu). Trên thị trường Forex không có các chuyên gia. Mức chênh giá mua và bán (Spread) Trong thị trường chứng khoán, các chuyên gia còn kiểm soát cả mức chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra và điều chỉnh mức chênh lệch này theo ý muốn. Vì lý do các chuyên gia là những người kinh doanh chống lại bạn, họ có thể khiến cho cuộc đời bạn trở nên khốn khổ bằng việc nới rộng chênh lệch giữa giá mua và giá bán đúng khi bạn muốn thoát ra và tất toán một lệnh đang có lãi. Trên thị trường Forex, chênh lệch giữa giá mua và giá bán thường cố định, tạo tính ổn định cao hơn cho nhà kinh doanh. Luật “đánh lên” (the “uptick rule”) Một cản trở lớn khác trên con đường thành công của các nhà kinh doanh chứng khoán đó là luật “đánh lên”. Các nhà kinh doanh có thể đánh lên (tức là vào một lệnh với hy vọng sẽ có lãi nếu giá cổ phiếu giao dịch tăng) bất cứ lúc nào họ muốn. Tuy nhiên, nếu họ muốn đánh xuống (tức là vào lệnh chỉ có lãi nếu giá của cổ phiếu giao dịch đi xuống) thì lại phải tuân theo một số quy định vừa gây phí tổn, vừa gây bực mình. Luật này quy định rằng tất cả các lệnh giao dịch bán xuống chỉ được nhập ở mức giá ít nhất bằng, hoặc cao hơn mức giá của giao dịch trước đó. Luật “đánh lên” ngăn không cho các nhà kinh doanh chuyển hướng theo xu thế xuống giá trên thị trường của một loại cổ phiếu nào đó. Luật này gây ra hậu quả là nhà kinh doanh để vuột mất cơ hội bán xuống chỉ vì giá đảo chiều vào lúc lệnh bán xuống không được công nhận là hợp lệ. Để vượt qua quy định này, nhiều nhà kinh doanh chứng khoán sử dụng các biện pháp kết hợp khác nhau. Những công cụ này có thể giúp thực hiện được mục đích bán xuống khi cần của nhà kinh doanh. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể sử dụng được các công cụ này, đồng thời chúng không phải là các công cụ miễn phí. Luôn có một mức chi phí nhất định kèm theo từng loại công cụ, góp phần làm giảm lợi nhuận của các nhà kinh doanh. Trên thị trường Forex không có luật “đánh lên”. Bạn có thể mua hay bán tùy ý thích mà không phải chi phí cho bất cứ loại công cụ hỗ trợ nào. CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI THỊ TRƯỜNG FOREX Cho dù những trở ngại nói trên có làm cho việc kinh doanh chứng khoán trở nên khó khăn
  10. hơn chúng ta mong muốn, một số nhà kinh doanh chứng khoán vẫn có khả năng vượt qua và thực tế cũng đã vượt qua những khó khăn này. Tuy vậy tôi thường xuyên nghe họ ca thán về cách các chuyên gia làm hỏng việc kinh doanh của họ (bằng một thứ ngôn ngữ có thể làm chối tai người nghe), về lý do làm cách nào mà họ lại bị “trượt” khỏi lợi nhuận, hoặc họ đã vào một lệnh tuyệt vời nhưng lại hỏng ăn chỉ vì lệnh nhập một phần, hay hoặc họ đã bỏ lỡ cơ hội bán xuống ra sao chỉ vì luật “đánh lên”. Điều gì sẽ xảy ra nếu các trở ngoại kể trên không tồn tại? nếu chúng được dỡ bỏ khỏi sân chơi để các nhà kinh doanh thoải mái không phải lo lắng, thay vào đó chỉ tập trung cho việc giao dịch kinh doanh? Điều gì sẽ xảy ra nếu các nhà kinh doanh chỉ việc kinh doanh? điều gì? Tôi sắp đưa ra câu trả lời cho các bạn. Một lần sau giờ đóng cửa, tôi nán lại nhâm nhi với một người bạn kinh doanh đã bỏ thị trường chứng khoán để chỉ tập trung vào thị trường Forex. Cuộc đối thoại giữa chúng tôi đại loại như sau: . Nó có tên là Forex, tên gọi tắt của Thị trường ngoại hối. Tôi đã vào được xu hướng và bám nó suốt đến nay. Có phải cái tôi đã thấy trên TV? Đại loại những mũi tên xanh và đỏ? Đừng “quê” như thế chứ! Lần gần nhất anh thấy một người kinh doanh trên sàn nhìn các mũi tên xanh, đỏ là vào lúc nào vậy? Thôi được, thế thì Forex là cái gì? Này Ed, Anh cần phải thử thị trường này! Nó cực lớn, thanh khoản cực cao và nó mở cửa 24 giờ trong ngày.Chắc chắn Anh chưa bao giờ thấy một thị trường nào tương tự. Đó đúng là điều tôi đang áy náy. Tôi đang làm khá trôi chảy với chứng khoán vậy cớ gì phải chuyển sang Forex? Vì tính thanh khoản cao! tôi luôn có thể vào lệnh, tôi luôn có thể thoát lệnh và tôi không bao giờ bị “nhập lệnh một phần”. Anh không bao giờ bị “nhập lệnh một phần” à? Có thực vậy không? Chưa bao giờ xảy ra. Tôi cũng chưa bao giờ bị “trượt giá lệnh đặt”, lệnh của tôi luôn được thực hiện chính xác tại mức giá tôi đã đặt. Anh nói đùa đấy chứ! Vậy thì Anh kinh doanh ở Disneyland à? Anh khó mà giải thích được mức độ thanh khoản của Forex. Nó gần như không có khoảng cách giá! Thôi được, vậy phải chơi nó như thế nào? Cứ vào bất kỳ hay phải theo xu hướng? Ấy, đây chính là cái hay nhất đấy! các xu hướng liên tục được hình thành. Đại loại là chúng cũng ở dạng như Anh chứ gì? Kỳ cục thật! nếu Anh không tin tôi thì hãy mở một tài khoản chơi thử và tự Anh sẽ thấy. Anh đang nói về cái gì vậy?
  11. Người ta cho phép anh chơi thử trên các tài khoản này. Anh có thể kinh doanh trên thời giá thật của thị trường được người ta cung cấp mà không phải lo lắng gì về rủi ro. Đây là cách hay để Anh cảm nhận được thị trường này. Nó miễn phí. Vậy là tôi sẽ phải đến trụ sở của họ, kinh doanh trên tài khoản thử trong khi họ sẽ bán cho tôi đủ thứ, đúng không? Nghe mà khiếp! Không phải thế đâu nhà thiên tài ạ! Anh sẽ chơi trên tài khoản thử tại nhà của Anh. Anh tải cái đó vào máy tính của Anh. Ái chà! Sẽ không còn ỏm tỏi, không còn vứt ghế, xô bàn, không còn tiếng máy chữ inh tai nhức óc trong khi tôi đang phải nghĩ cách nâng mức dừng lỗ đây! Có lẽ tôi sẽ thử một lần cho biết! MỘT KHỞI ĐẦU MỚI Và như vậy, cuộc chơi bắt đầu. Vì tôi đã quen với niềm vui trong kinh doanh chứng khoán, không thiếu những vấp váp ban đầu tôi phải đối mặt. Cần một thời gian để tôi quen với cảm nhận về Forex vì kinh doanh trên thị trường này rất khác với kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Ban đầu, tôi giao dịch theo đúng cách đã làm với thị trường chứng khoán và trong vòng một vài tháng tôi đều bị lỗ. Sau khi có những điều chỉnh phù hợp những tốc độ khác nhau của Forex, cuối cùng mọi việc cũng dần dần được giải quyết ổn thỏa. Như bạn thấy, các cổ phiếu đơn lẻ trên thị trường cũng giống như những con thỏ vậy, có những khi chúng đứng yên, lại có khi chúng lại ngược xuôi nhảy múa. Thị trường Forex rất rộng lớn so với thị trường chứng khoán, do đó nó thường chuyển động trong một thời gian dài hơn. Một khi có cặp ngoại tệ nào đó bắt đầu chuyển động, nó có thể tiếp tục hướng chuyển động đó trong một thời gian khá dài. Có một điểm thuận lợi là phần lớn những gì tôi đã biết về chứng khoán đều có thể chuyển sang sử dụng cho thị trường ngoại hối: biểu đồ vẫn vậy và xu hướng vẫn như xưa. Những khái niệm quan trọng của quản trị rủi ro mà tôi đã học được trong thời gian làm việc trên ghế giao dịch chứng khoán ở New York vẫn áp dụng được cho thị trường Forex. Thoạt đầu, việc kinh doanh Forex cho ta cảm giác như đang du ngoạn ở nước ngoài. Bản thân tôi thì lo lắng như thể tôi đã du hành đến một hành tinh xa xôi nào đó. Sự khác biệt trong cách mà hai thị trường phản ứng lại các tin tức kinh tế là rất đáng kinh ngạc. Những nhà kinh doanh ở môi trường trường mà tôi đã tham gia trước đó gần như chỉ có tích tắc thời gian để phản ứng lại các tin tức kinh tế. Khi bạn tham gia thị trường kinh doanh chứng khoán trong thời điểm công bố các bản tin, nếu bạn không vào lệnh ngay thì bạn sẽ không kịp nữa. Trong thị trường Forex, ban đầu tôi có cảm giác như thể có quá nhiều thời gian để phản ứng lại với các tin tức và sự kiện. Thực tế là tôi đã có thời gian để nghiền ngẫm rằng cái gì đã xảy ra và phân tích các số liệu. Bù lại, các phản ứng của thị trường Forex đối với các bản tin sự kiện thường rất có ý nghĩa. Với tư cách một người được mệnh danh là “nghiện tin tức”, những tưởng tôi đã tìm ra cho mình một cách thức để kinh doanh. Vậy nhưng điều đó quá hoàn hảo để có thể trở thành hiện thực. Forex là một thị trường mới và lạ lẫm, cho dù một vài điều xung quanh nó xem ra có vẻ rất quen
  12. CHƯƠNG II: TOÀN CẢNH THỊ TRƯỜNG FOREX Nếu bạn đã từng đi du lịch ra ngoài đất nước của mình thì đấy chính là dịp tốt để bạn thực hiện một vụ giao dịch ngoại hối. Trong phần lớn trường hợp, du khách cần phải đổi đồng tiền “bản địa” để lấy đồng tiền của đất nước mà họ viếng thăm. Cần lưu ý rằng ở đây có hai loại tiền tệ tham gia vào giao dịch, nhưng chỉ có một tỷ giá hối đoái mà thôi. Ví dụ, khi một du khách người Mỹ vượt qua biên giới để đến Canada, người này phải đổi đồng đôla Mỹ để lấy đồng đôla Canada. Về bản chất, người này đã bán đồng đôla Mỹ và mua đồng đôla Canada. ĐỒNG ĐÔLA CANADA VÀ ĐỒNG ĐÔLA MỸ Vào năm 2002, du khách nói trên có thể nhận được khoảng 1,6 đôla Canada cho mỗi đồng đôla Mỹ. Ta có thể nói rằng tỷ giá hối đoái tại thời điểm đó của đôla Mỹ/đôla Canada là khoảng 1,6 đôla Canada trên một đôla Mỹ. Nếu muốn chính xác hơn, chúng ta có thể thêm vào vài số thập phân và thể hiện tỷ giá bằng con số 1,6000. Trong những năm tiếp theo, tỷ giá trên đã thay đổi một cách mạnh mẽ và giảm xuống còn 1,10 vào năm 2006. Điều này có nghĩa là du khách từ Mỹ sang Canada trong năm 2006 sẽ chỉ nhận được 1,1 đôla Canada cho mỗi đôla Mỹ mà họ chuyển đổi. Nếu muốn đo những thay đổi nhỏ hơn trong tỷ giá hối đoái, chúng ta có thể thể hiện tỷ giá hối đoái này bằng con số 1,1000. Chúng ta có thể nói chắc rằng đồng đôla Mỹ đã bị hạ giá mạnh so với đồng đôla Canada trong những năm đầu của Thế kỷ 21 (xem Biểu đồ 2.1). Điều này ảnh hưởng như thế nào đến nhà du lịch của chúng ta? Khi mà tỷ giá đôla Mỹ/ đôla Canada giảm thì đồng đô Mỹ sẽ mua được ít hơn hàng hóa và dịch vụ ở Canada so với trước. Một công dân Mỹ khi hạ cánh xuống Toronto trước đó thường thích nhận một cọc tiền mặt lớn ở quầy thu đổi ngoại tệ tại sân bay. Họ có thể chi tiêu thoải mái vì hàng hóa và dịch vụ ở đây được xem là rẻ hơn khi so sánh với giá cả ở nhà của họ. Biểu đồ 2.1 Tỷ giá đôla Mỹ/đôla Canada giảm trong giai đoạn 2002 – 2006 Nhưng khi đồng đôla Canada mạnh lên so với đồng đôla Mỹ, tất cả những điều trên đã thay đổi. Cuối cùng thì đồng đôla Canada đã đạt đến sự cân bằng so với đồng đôla Mỹ. Trong khi điều này có tác động tiêu cực đến những du khách đến từ Mỹ thì ở chiều ngược lại, những du khách đến Mỹ từ Canada vui mừng nhận thấy hàng hóa và dịch vụ ở Mỹ bây giờ đã tương đối rẻ hơn. Khi đồng đôla Mỹ yếu đi, sức mua so sánh của đồng đôla Canada tăng lên. Du khách Mỹ giờ đây sẽ ít đi du lịch đến Canada hơn. Nếu có đi, họ sẽ chi tiêu ít hơn so với trước đó khi mà tỷ giá hối đoái còn thuận lợi. Du khách Canada thì ngược lại, sẽ đi du lịch Mỹ nhiều hơn vì đồng đôla Canada có thể mua được nhiều hơn hàng hóa và dịch vụ Mỹ so với trước.
  13. ĐỒNG EURO VÀ ĐỒNG ĐÔLA MỸ Sự mạnh lên của đồng Euro cũng đã tạo nên một hoàn cảnh tương tự. Đồng Euro đã tăng mạnh so với đồng đôla Mỹ trong các năm 2002, 2003 và 2004 từ US$0,85 cents lên đến US$1,35 (xem Biểu đồ 2.2). Biểu đồ 2.2 tỷ giá Euro/US đôla tăng từ năm 2002 đến năm 2005 Do có sự thay đổi này trong tỷ giá hối đoái, du khách Mỹ thấy rằng kỳ nghỉ ở Châu Âu trở nên đắt đỏ hơn, trong khi những người từ Châu Âu đến Mỹ nhận thấy sức mua của họ đã tăng lên đáng kể. Điều này đã tạo nên một làn sóng lớn của những người mua sắm từ Châu Âu tràn sang Mỹ, đặc biệt vào dịp kỳ nghỉ lễ Noel. Một nhà kinh doanh Châu Âu giải thích với tôi rằng đối với ông ta việc bay sang New York, ở khách sạn, mua sắm và trở về nhà tính ra còn rẻ hơn là ở nhà để mua sắm. Bên cạnh sự thật hiển nhiên về việc của cải được và mất trong những sự chuyển động lớn lao kể trên, chúng ta sẽ còn thấy ngay cả những thay đổi nhỏ trong tỷ giá hối đoái cũng có cách tạo ra những được, mất đáng kể. Đấy chính là cách mà các nhà kinh doanh Forex kiếm tiền. THUẬT NGỮ KINH DOANH FOREX Các nhà kinh doanh có ngôn ngữ riêng của họ. Họ sử dụng những từ có thể làm cho người ngoài cuộc hoặc người mới nhập cuộc bối rối. Ngôn ngữ kinh doanh gần như là một cái bắt tay ngầm cho phép những nhà kinh doanh khác nhận ra bạn là một thành viên trong cộng đồng của họ. Đó là phương pháp dành cho sự điên đầu của thuật ngữ kinh doanh. Rất nhiều thuật ngữ cho phép một nhà kinh doanh thể hiện chính xác suy nghĩ của mình thông qua một hai từ nhanh gọn. Trong bất cứ cuộc tranh luận nào về kinh doanh, bạn sẽ thường được nghe những khái niệm như long, short và flat. Trong thực tế, mọi nhà kinh doanh đều luôn ở trạng thái long, short hoặc flat. Vậy những thuật ngữ này có nghĩa là gì? Đánh lên (going long): Khi một nhà kinh doanh nói rằng anh ta đang đánh lên, đó là lúc anh ta vào một lệnh giao dịch mà lệnh đó sẽ chỉ có lãi nếu tỷ giá hối đoái tăng lên. Đánh xuống (going short): Khi một nhà kinh doanh nói rằng anh ta đang bán xuống, đó là lúc anh ta vào một lệnh giao dịch mà lệnh đó chỉ có lãi nếu tỷ giá hối đoái giảm xuống. Chờ (flat): Khi một nhà kinh doanh nói rằng anh ta đang chờ, đó là lúc anh ta không đánh lên, cũng không đánh xuống. Tại thời điểm đó nhà kinh doanh này không ở trong trạng thái của một lệnh giao dịch nào trên thị trường. Vậy tại sao các nhà kinh doanh sử dụng các thuật ngữ này? Tại sao họ không dùng từ mua thay từ đánh lên, hoặc dùng từ bán thay từ đánh xuống? Câu trả lời sẽ rất đơn giản khi ta biết rằng các nhà kinh doanh Forex có thể kiếm tiền kể cả khi tỷ giá lên hoặc xuống. Ví dụ, giả sử bạn bước vào phòng làm việc của tôi và hỏi tôi sẽ kinh doanh như thế nào trong ngày hôm nay và câu trả lời của tôi là “hôm nay tôi sẽ bán”. Có đúng là từ “bán” có thể có hai nghĩa không? Có thể tôi sẽ bán cặp ngoại tệ mà tôi đã mua tuần trước nhằm thu một ít lợi nhuận; hoặc cũng có thể tôi sẽ vào một lệnh bán một
  14. cặp ngoại tệ mới trong ngày hôm nay với kỳ vọng sẽ có lãi do tỷ giá hối đoái của chúng sẽ đi xuống. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi tôi cùng một câu như trên và câu trả lời của tôi là “tôi sẽ đánh xuống” thì sẽ không có sự nhầm lẫn nào như đã nói ở trên. Nếu tôi “đánh xuống”, có nghĩa chắc chắn là tôi sẽ có lãi nếu tỷ giá đi xuống và chắc chắn tôi sẽ lỗ nếu tỷ giá đi lên. Sẽ không có sự nhầm lẫn nào hết. Giả sử bạn hỏi tôi rằng tôi định làm gì trong ngày hôm nay và câu trả lời của tôi dành cho bạn là tôi định “mua” thì từ “mua” ở đây cũng hàm chứa hai nghĩa. Có thể tôi sẽ mua vì tôi ngĩ rằng tỷ giá sẽ đi lên; cũng có thể tôi đã từng vào một lệnh bán vào tuần trước và tỷ giá từ đó đến nay đã đi xuống. Để thu lợi nhuận và đóng lệnh mua cũ, tôi cần mua trả lại cặp ngoại tệ tôi đã bán tuần trước. Giao dịch này được gọi là “hoàn lệnh đánh xuống”. Nếu tôi hoàn một lệnh nào đó và không còn lệnh mở nào trên thị trường, thì tức là tôi đang ở trạng thái “chờ”. Nếu tôi trả lời bạn là “tôi sẽ đánh lên trong ngày hôm nay” thì câu này chỉ có một nghĩa duy nhất. Nó có nghĩa là nếu tỷ giá hối đoái đi lên, tôi sẽ có lãi; nếu trỷ giá hối đoái đi xuống, tôi sẽ bị lỗ. Việc sử dụng các thuật ngữ này sẽ loại bỏ sự không rõ ràng nhờ chúng mô tả chính xác hoạt động kinh doanh. PIP là gì? PIP là mức thay đổi giá nhỏ nhất trên thị trường Forex. Đây là từ viết tắt của cụm từ “điểm phần trăm” (percentage in point). Bạn có thể trở lại ví dụ trước: tỷ giá hối đoái giữa cặp ngoại tệ US đôla/Canada đôla là 1,10 và chúng ta đã thêm các số thập phân thành 1,1000 là để nhằm tính toán chính xác hơn. Lý do làm cho tỷ giá chính xác hơn ở chỗ nó cho phép chúng ta thể hiện sự thay đổi nhỏ nhất có thể trong tỷ giá hối đoái. Ví dụ, giả sử tỷ giá tăng từ 1,1000 lên 1,1001. Chúng ta nói rằng tỷ giá đã tăng lên 1 pip, là mức tăng nhỏ nhất có thể. Những loại ngoai tệ chủ yếu Dưới đây là danh mục một số loại ngoai tệ được kinh doanh sôi động nhất kèm theo các chữ viết tắt (code) của mỗi loại ngoai tệ đó. Lưu ý rằng đây chỉ là một phần của bảng danh mục vì ngày nay trên thị trường thế giới có rất nhiều loại ngoai tệ được đưa vào kinh doanh. EUR = Euro GBP = Bảng Anh USD = Đôla Mỹ JPY = Yên Nhật CHF = Frăng Thụy Sỹ CAD = Đôla Canada AUD = Đôla Úc NZD = Đôla New Zealand
  15. Những tên lóng Nhiều loại ngoại hối mang những tên long khác nhau. Các nhà kinh doanh thích dùng tiếng lóng, do vậy bạn cần biết những tên lóng này để hiểu họ muốn nói gì. Sau đây là một số ví dụ. Đôla Mỹ: “Greenback” hoặc “Buck” Bảng Anh: “Cable” hoặc “Sterling” Euro: “Single Currency” Frăng Thụy Sỹ: “Swissy” Đôla Canada: “Loonie” Đôla Úc: “Aussie” Đôla New Zealand: “Kiwi” Nguồn gốc của những tên lóng này cũng là chủ đề tranh luận thú vị. Ví dụ, Euro được gọi là “Single currency” vì nó là loại một tiền được nhiều nước sử dụng. Còn “Kiwi” là loài chim ăn đêm, không bay được, và là biểu tượng quốc gia của New Zealand. Trước đây đã lâu đồng Bảng Anh từng được xem là đồng tiền chủ chốt và nó được chuyển qua lại liên tục giữa Châu Âu và Bắc Mỹ thông qua điện tín (cable). Nhiều năm sau, cái tên lóng “cable” vẫn tồn tại. Xét về nguồn gốc, đồng Bảng vốn ngang giá với một pound2 Bạc nguyên chất (sterling silver), do đó nó được gọi là “Pound Sterling” hoặc đơn giản là “Sterling”. “Loonie” là tên gọi không chính thức nhưng rất thông dụng đồng xu 1 đôla màu vàng, có khảm bạc của Canada. Tên lóng xuất phát từ bức hình con chim lặn gavia (Loon), là một loài chim hiếm, trên một mặt của đồng xu. Các ngân hành trung ương Mọi nước (trong trường hợp Châu Âu là một nhóm nước) đều có một mức lãi suất tín dụng tương ứng và mức lãi suất này được ngân hàng trung ương (Central Bank) xác định. Những người kinh doanh Forex theo dõi rất cẩn thận các mức lãi suất này vì chúng có tác động rất lớn đến tỷ suất hối đoái. Sau đây là một số ngân hàng trung ương của một số nước và nhóm nước: Liên minh Châu Âu : European Central Bank (ECB) Vương quốc Anh : Bank of England (BoE) Mỹ : Federal Reserve (Fed) Nhật : Bank of Japan (BoJ) Thụy Sỹ : National Bank (SNB) Canada : Bank of Canada (BoC) Úc : Reserve Bank of Australia (RBA) New Zealand : Reserve Bank of New Zealand (RBNZ) Những ngân hàng trung ương này thường nâng mức lãi suất để chống lạm phát, hạ mức lãi
  16. suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hoạt động của chúng tạo ra các biến động trong tỷ giá hối đoái và đó là những công cụ hỗ trợ cho nhiều chiến lược kinh doanh Forex khác nhau. Những cặp ngoại tệ thông dụng Sau đây là những cặp ngoại tệ thông dụng nhất: EUR/USD Euro- đôla Mỹ USD/JPY Đôla Mỹ – Yên Nhật GBP/USD Bảng Anh – đôla Mỹ USD/CHF Đôla Mỹ – Frăng Thụy sỹ AUD/USD Đôla Úc – đôla Mỹ USD/CAD Đôla Mỹ - đôla Canada NZD/USD Đôla New Zealand – đôla Mỹ EUR/JPY Euro – Yên Nhật EUR/GBP Euro – Bảng Anh GBP/CHF Bảng Anh - Frăng Thụy sỹ EUR/AUD Euro – đôla Úc Loại ngoại tệ đứng đầu trong một cặp ngoại tệ được gọi là ngoại tệ cơ sở, ngoại tệ đứng sau trong cặp ngoại tệ được gọi là ngoại tệ đối ứng hoặc ngoại tệ đặt giá. Ví dụ trong trường hợp cặp ngoại tệ Euro/đôla Mỹ (Eur/USD), đồng euro được gọi là đồng tiền cơ sở của cặp ngoại tệ này, còn đồng đôla Mỹ được gọi là đồng tiền đối ứng. Vậy ai là người quy định loại ngoại tệ nào là đồng tiền cơ sở và loại ngoại tệ nào là đồng tiền đối ứng hoặc đồng tiền đặt giá? Nhiệm vụ này là của Tổ chức Định chuẩn Quốc tế (International Organization for Standardization –ISO). ISO là người xác định các cụm từ viết tắt tên các ngoại tệ và thứ tự của các loại ngoại tệ trong từng cặp ngoại tệ. Bất cứ khi nào một cặp ngoại tệ trong biểu đồ biến động tăng, điều đó có nghĩa là đồng ngoại tệ cơ sở mạnh lên so với đồng ngoại tệ đối ứng. Điều này đúng với tất cả các cặp ngoại tệ (xem Biểu đồ 2.3). Biểu đồ 2.3 Đồng ngoại tệ cơ sở mạnh lên so với đồng ngoại tệ đối ứng Điều này cũng đúng với hướng ngược lại: nếu đồng ngoại tệ cơ sở có mức tăng trưởng yếu hơn so với đồng ngoại tệ đối ứng, biểu đồ sẽ cho thấy tỷ giá hối đoái của cặp ngoại tệ đó đi xuống (xem Biểu đồ 2.4). Lot là gì? Trong thị trường chứng khoán, các nhà kinh doanh mua và bán các cổ phiếu. Trong thị trường tương lai (thị trường giao sau) các nhà kinh doanh mua và bán các hợp đồng. Còn trong thị trường Forex, các nhà kinh doanh mua và bán các lot. Một lot là khối lượng giao dịch nhỏ nhất để các nhà kinh doanh có thể vào lệnh giao dịch. Mỗi một lot bao gồm 100.000 đơn vị ngoại tệ. Nếu bạn đánh lên một lot của cặp Eur/USD
  17. tức là trên thực tế bạn đã đánh lên 100.000 đơn vị ngoại tệ cơ sở và đồng thời đánh xuống 100.000 đơn vị ngoại tệ đối ứng. Như vậy, một nhà kinh doanh đánh lên một lot của cặp Eur/USD thì cũng có nghĩa là anh ta đánh lên 10.000 Euro, đồng thời anh ta cũng đánh xuống một số lượng tương ứng đôla Mỹ. Vào lệnh (Entry) Vào lệnh hoặc điểm vào lệnh là thời điểm lệnh đánh lên hoặc đánh xuống được mở. Đây là lúc giao dịch bắt đầu. Biểu đồ 2.4 Đồng ngoại tệ cơ sở yếu đi so với đồng ngoại tệ đối ứng Lệnh dừng hoặc lệnh dừng lỗ (Stop hoặc Protective Stop) Một lệnh dừng là lệnh được đặt để thoát ra khỏi giao dịch khi tỷ giá hối đoái biến động theo hướng bất lợi cho nhà kinh doanh. Lệnh này được đặt nhằm kiểm soát lỗ ở mức tối thiểu và có thể kiểm soát được. Mục tiêu (Target) Mục tiêu được đặt nhằm thoát ra khỏi giao dịch trong trường hợp tỷ giá đang biến đổi theo hướng có lợi cho nhà kinh doanh. Lệnh mục tiêu còn được gọi là lệnh thu lợi (take-profit order). Thị trường giao ngay hoặc thị trường tiền mặt (Spot Market hoặc Cash Market) Giá giao ngay là giá trị của một vật, hay một mặt hàng ngay tại thời điểm hiện tại. Giá này khác với hợp đồng tương lai, khi giá trị của một vật hay mặt hàng được tính trong tương lai. Giả dụ bạn muốn mua một chai nước. Bạn đang khát và bạn muốn có ngay chai nước. Người bán hàng tính 1 đôla cho chai nước bạn mua. Như vậy, 1 đôla là giá giao ngay của chai nước tại cửa hiệu đó; nói cách khác đó là giá được trả ngay tại thời điểm đó. Ở một khía cạnh khác, giả sử bạn muốn trả giá chai nước mà bạn muốn trong tương lai. Bạn thỏa thuận với chủ hiệu, có tính đến lạm phát, quan hệ cung cầu và yếu tố bất định của tương lai. Bạn đồng ý mua chai nước với giá 1,05 đôla. Như thế, bạn đã thỏa thuận một hợp đồng tương lai cho chai nước. Khi bạn thấy nhắc đến thị trường “spot” hoặc thị trường “cash” thì đấy là để phân biệt giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau. Thanh khoản (liquid) Một thị trường có tính thanh khoản, hay một thị trường “dày” là thị trường mà trong đó mọi hoạt động mua và bán đều diễn ra dễ dàng. Thị trường Forex có được điều này vì ở đó có nhiều hơn người mua và nhiều hơn người bán. Một thị trường ít người mua và bán được gọi là thị trường kém thanh khoản (Illiquid market). Đòn bẩy (Leverage) Đòn bẩy là khả năng kiểm soát một lượng vốn kinh doanh lớn bởi một lượng vốn đầu tư ban đầu tương đối nhỏ. Ví dụ, một lot của một cặp ngoại tệ có giá trị 100.000 đơn vị tiền tệ, tức là 100.000 euro hoặc 100.000 đôla Mỹ chẳng hạn. Vậy liệu bạn có cần phải có số vốn đặt trong tài khoản
  18. ít nhất là 100.000 euro hoặc 100.000 đôla Mỹ để có thể giao dịch 1 lot của cặp ngoại tệ EUR/USD không? Không cần, bạn có thể kiểm soát một lot với một số vốn trong tài khoản thậm chí chỉ bằng 1/200 giá trị của lot giao dịch. Ta nói rằng nhà kinh doanh giao dịch 1 lot theo cách trên đang sử dụng đòn bẩy 1 ăn 200. Số lần của đòn bẩy được các nhà kinh doanh sử dụng dựa trên nhu cầu cá nhân của họ, cũng như “vùng an toàn” do họ xác định. Hỗ trợ (Support) Hỗ trợ là một vùng ở trên biểu đồ giá nơi mà xu hướng giảm giá ngừng lại. Điểm hỗ trợ không không phải là một điểm giá chính xác nào, mà nó là một vùng. Hãy nghĩ rằng điểm hỗ trợ là sàn nhà dưới chân bạn (xem Biểu đồ 2.5). Biểu đồ 2.5 Tỷ giá cặp ngoại tệ EUR/USD được hỗ trợ liên tục ở mức 1.2700 Kháng cự (Resistance) Kháng cự là một vùng ở trên biểu đồ giá nơi mà xu hướng tăng giá dừng lại. Giống như điểm hỗ trợ, điểm kháng cự là một vùng giá chứ không phải là một mức giá chính xác nào đó. Hãy nghĩ rằng điểm kháng cự như là trần nhà trên đầu bạn (xem Biểu đồ 2.6). Phá xu thế (Breakout) Phá xu thế xuất hiện khi giá của cặp ngoại tệ vượt xuống dưới điểm hỗ trợ hoặc vượt lên trên điểm kháng cự (xem Biểu đồ 2.7). Xu hướng (Trend) Một xu hướng xuất hiện khi tỷ giá hối đoái giao động cố định theo một hướng, hoặc thấp dần, hoặc cao dần (xem Biểu đồ 2.8). Biểu đồ 2.6 Tỷ giá cặp ngoại tệ USD/JPY gặp điểm kháng cự tại 119.00 Biểu đồ 2.7 Phá xu thế ở cặp ngoại tệ USD/CAD Biều đồ 2.8 Một xu thế được hình thành ở cặp ngoại tệ AUD/USD Dải giá (Range) Dải giá xuất hiện khi tỷ giá hối đoái không có một hướng rõ ràng nào, đồng thời được giới hạn trong một khoảng hỗ trợ và kháng cự tương đối rõ ràng nào đó (xem Biểu đồ 2.9). Tích lũy (Consolidation) Hiện tương tích lũy xảy ra khi tỷ giá hối đoái bị giới hạn giữa mức hỗ trợ và kháng cự hẹp dần. Hiện tượng tích lũy thường dẫn đến hiện tượng phá xu thế (Breakout) (xem Biểu đồ 2.10). Tính biến động (Volatility) Tính biến động là mức độ giao động tỷ giá kỳ vọng của một cặp ngoại tệ trong một khoảng thời gian định trước. Một cặp ngoại tệ có tính biến động cao có xu hướng tạo những thay đổi nhanh và mạnh, trong khi một cặp ngoại tệ có tính biến động thấp thường được giao dịch trong một khoảng giá dễ dự đoán hơn. Cách để hiểu về tỷ giá hối đoái một cách dễ dàng hơn
  19. Tỷ giá sẽ dễ hiểu hơn nếu bạn cho rằng đồng ngoại tệ cơ sở là ứng với số “một”. Giả dụ tỷ giá hối đoái của cặp EUR/USD là 1,2904. Đồng ngoại tệ cơ bản là đồng Euro vì nó nằm ở vị trí đầu tiên của cặp ngoại tệ. Hãy xem đồng Euro ứng với số 1 theo cách nghĩ “một Euro bằng 1,2904 đôla Mỹ”. Điều này có nghĩa là 1 Euro có giá trị bằng 1,2904 đôla Mỹ. Biểu đồ 2.9 Cặp USD/JPY giao động giữa mức hỗ trợ và kháng cự Biểu đồ 2.10 Cặp ngoại tệ GBP/USD tích lũy trước khi phá xu thế Hãy thử cách này với bất cứ cặp ngoại tệ nào. Nếu cặp GBP/USD có tỷ giá là 1,9012 thì ta có thể nói rằng một Bảng Anh bằng 1,9012 đôla Mỹ. Nếu cặp USD/JPY có tỷ giá là 115,00 thì ta có thể nói một đôla Mỹ bằng đúng 115 Yên Nhật. Vậy làm thế nào để chuyển tải những giao động tỷ giá này thành kiến thức cơ bản của nhà kinh doanh Forex? Khi giao dịch cặp EUR/USD, nhà kinh doanh ở Mỹ sẽ lưu ý rằng cặp này có một mức giá cố định là 10 đôla cho mỗi pip. Trên thực tế, điều này đúng với tất cả các cặp ngoại tệ mà trong đó đồng đôla Mỹ giữ vai trò đồng ngoại tệ đối ứng. GBP/USD, AUD/USD và NZD/USD cũng đều có mức giá cố định là 10 đôla Mỹ trên 1 pip. Do đó, trong bất cứ cặp ngoại tệ nào có đôla Mỹ với tư cách là đồng đối ứng, nếu tỷ giá chuyển động cứ 10 pip theo hướng có lợi thì có nghĩa là 100 đôla đã được tạo ra, ngược lại nếu tỷ giá chuyển động cứ 10 pip theo hướng bất lợi thì có nghĩa là nó tạo ra một khoản lỗ 100 đôla Mỹ. Do cặp EUR/USD dao động trung bình khoảng 100 pip mỗi ngày, việc lỗ hoặc lãi 10 pip có thể dễ dàng xảy ra. Nếu kịch bản này tạo nên mức rủi ro lớn hơn mong muốn của một nhà kinh doanh Forex, anh ta có thể mở một tài khoản “mini”. Trong một tài khoản mini, cặp EUR/USD có giá trị pip cố định là 1 đôla Mỹ. Trong trường hợp này, một sự chuyển động 10 pip theo hướng có lợi sẽ tạo ra lợi nhuận 10 đôla Mỹ, một sự chuyển động 10 pip theo hướng bất lợi sẽ tạo khoản lỗ 10 đôla Mỹ. Đến đây thì bạn đã học được kha khá về Forex, Tuy nhiên, có lẽ bạn sẽ có một vài câu hỏi .
  20. CHƯƠNG III: NHỮNG CÂU HỎI VÀ LỜI ĐÁP Thị trường Forex khác biệt với bất cứ thị trường nào khác và nhà kinh doanh trước hết cần hiểu biết về nó để có thể kinh doanh thành công. Trong quá trình đó, một số câu hỏi hiển nhiên sẽ được đặt ra. Trong chương này, tôi sẽ trả lời một số những câu hỏi thường thấy nhất về Forex. TẠI SAO NHỮNG TỔ CHỨC TIỀN TỆ LỚN LẠI KINH DOANH FOREX? Thị trường Forex (còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như FX, Thị trường hối đoái, thị trường ngoại hối) có thể được xem như là một thị trường mới, nhưng nó đã là thị trường được các quỹ hỗ trợ (hedge funds) quốc tế và các nhà đầu tư có tổ chức lựa chọn từ nhiều năm qua. Những “dòng tiền lớn” luôn kinh doanh Forex vì cầm cỡ lớn lao của thị trường này cho phép những nhà kinh doanh này tham gia vào và rút ra khỏi những thương vụ lớn mà không tạo ra những xáo trộn hoặc phá vỡ các tỷ giá hối đoái. Tuy vậy, thị trường này lại là mới toanh với rất nhiều nhà kinh doanh cá nhân vì những rào cản đối với những người kinh doanh nhỏ lẻ chỉ mới được dẹp bỏ trong thời gian gần đây. Trong những năm qua, tính phổ biến của kinh doanh Forex đã được nâng lên đáng kể vì những lý do hoàn toàn hợp lý. Doanh số giao dịch hàng ngày vào khoảng 1,9 nghìn tỷ đôla Mỹ của thị trường Forex vẫn đang tiếp tục gia tăng đưa thị trường này vào vị thế không có đối thủ trên thế giới. Những nhà kinh doanh Forex còn có khả năng sử dụng đòn bẩy rất lớn, có thể lớn hơn mức 1/200. Đòn bẩy cho phép một người kinh doanh “khuyếch đại” các thương vụ của mình, đồng thời cũng “khuyếch đại” mức lãi hoặc lỗ. Hãy so sánh đặc điểm này với một tài khoản chứng khoán đặc trưng với mức đòn bẩy khoảng 2 lần! Bởi mức siêu đòn bẩy như vậy, giới hạn vào lệnh của những nhà kinh doanh ngoại hối là rất thấp. Họ có thể mở tài khoản kinh doanh với chỉ một vài trăm đôla. TẠI SAO FOREX LẠI ĐỘT NHIÊN ĐƯỢC ƯA CHUỘNG? Trước đây, việc tham gia vào thị trường ngoại hối chỉ được dành riêng cho các tập đoàn lớn, các quỹ bảo trợ hoặc các nhà đầu tư có tổ chức khác. Phần lớn các ngân hàng có tiếng tăm trên thế giới đều tham gia rất sâu vào thị trường ngoại hối trong rất nhiều năm. Cho đến gần đây, các nhà đầu tư các nhân nhỏ lẻ không có cách gì có thể tham gia vào được thị trường này vì không có cách gì để họ có thể cạnh tranh với những “ông lớn” trên một sân chới sòng phẳng. Cho đến thập kỷ 90 của thế kỷ trước, cuối cùng thì thị trường ngoại hối cũng mở cửa đối với những khách hàng nhỏ lẻ. Những người tạo nên thị trường ngoại hối trên mạng internet đã mở cánh cửa này (đồng thời cũng tạo ra sự giàu có) bằng cách chia nhỏ những giao dịch vốn rất lớn thành những “miếng nhỏ” để các cá nhân có thể mua và bán. Điều này có nghĩa là bắt đầu từ đó, các cá nhân có thể kinh doanh cùng những ngân hàng lớn nhất trên Thế giới và thậm chí sử dụng cùng một kỹ thuật cũng như chiến lược giao
  21. dịch mà những nhà kinh doanh chuyên nghiệp sử dụng. Tự nhiên bức tranh toàn cảnh được thay đổi, và các nhà kinh doanh có thêm một lựa chọn mới ngoài thị trường chứng khoán và thị trường giao sau. CÁC NHÀ ĐẦU TƯ KINH DOANH NHƯ THẾ NÀO TRÊN THỊ TRƯỜNG FOREX? Những nhà kinh doanh ngoại hối tìm kiến lợi nhuận đơn giản từ sự thay đổi tỷ giá. Nhờ vào đòn bẩy tài chính cực lớn, một thay đổi nhỏ về tỷ giá có thể tạo ra một khoản lớn lợi nhuận hoặc thua lỗ. Những gia tài có thể được hoặc mất rất nhanh trong thị trường này; một thay đổi chỉ đáng giá vài phần trăm xu có thể được phóng đại thành những khoản lỗ hoặc lãi rất lớn. Phần lớn các nhà kinh doanh tự xem mình là thành viên của một trong hai nhóm kinh doanh, nhóm kinh doanh kỹ thuật và nhóm kinh doanh cơ bản. Nhóm kinh doanh kỹ thuật chú trọng các phân tích kỹ thuật, đó là việc nghiên cứu các biểu đồ (biến đổi giá cả trong quá khứ) và các chỉ báo để kinh doanh forex. Họ tin rằng tất cả các thông tin đúng đắn cần cho một giao dịch ẩn chứa trong các biểu đồ giá. Những nhà kinh doanh cơ bản sử dụng các phân tích cơ bản, cái chúng ta có thể hiểu tương đối là nghiên cứu kinh tế (đặc biệt là các mức lãi suất) để kinh doanh forex. Họ cho rằng các loại ngoại tệ bất kỳ cuối cùng sẽ mạnh lên hay yếu đi theo sự mạnh lên hay yếu đi của nền kinh tế sử dụng chúng; đồng thời biến động theo sự thay đổi mức lãi suất cũng như các chính sách tiền tệ. Phần lớn các nhà kinh doanh cá nhân quan tâm đến các yếu tố kỹ thuật trong kinh doanh ngoại hối và đều có xu hướng cảm thấy bất an khi chuyển sang phân tích cơ bản. Có lẽ vì các biểu đồ là những phương tiện hữu hình cho phép nhận ra các mô hình và chuyển chúng thành các nhận định một cách nhanh chóng nhờ vào kinh nghiệm. Trong khi đó, kinh tế học là một bộ môn thường được thể hiện tốt nhất bằng ngôn từ khô khan. Đó cũng chính là lý do tại sao kinh tế học còn được gọi là “môn khoa học buồn tẻ”. Bạn hãy đừng để bị cảm giác bất an với kinh tế học và phân tích cơ bản. Thông thường, lỗi ở đây không phải là lĩnh vực, mà là cách thức thể hiện. Trong khi cuốn sách này sẽ chủ yều nói về các chiến lược kỹ thuật giao dịch mang tính kỹ thuật, tôi muốn khuyến khích bạn xem xét cả các khía cạnh kỹ thuật lẫn cơ bản của forex như là một cặp sinh đôi. Nói cách khác, bất cứ những gì bạn nhìn thấy trên biểu đồ (kỹ thuật) thì không phải tình cờ mà nó như thế, nó phải có một nguyên nhân (cơ bản). Điều không may là phần lớn các nhà kinh doanh có xu hướng chỉ nhìn vào phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản. Từ bây giờ tôi muốn khuyên skhcish bạn hãy xem chúng không phải là các yếu tố tách biệt nhau. Chúng ta sẽ bàn về khái niệm này chi tiết hơn khi chúng ta nghiên cứu quan một số kỹ thuật giao dịch. TẠI SAO CÁC LOẠI NGOẠI TỆ ĐƯỢC GIAO DỊCH THEO CẶP? Đây là một khái niệm rất nhiều sinh viên bị nhầm lẫn mặc dù nó rất đơn giản. Bất cứ khi nào bạn thực hiện một giao dịch ngoại hối thì đều cũng có một cặp ngoại hối tham gia vào giao dịch đó. Hãy nghĩ lại ví dụ của chúng ta trên đây về người đi du lịch, người đã đổi đồng tiền bản tệ để lấy đồng tiền của đất nước mà người này đến du lịch. Bạn sẽ nhớ lại rằng có hai loại tiền tham gia vào giao dịch, nhưng chỉ có một tỷ giá mà thôi.
  22. Mọi giao dịch ngoại hối hoặc kinh doanh ngoại hối đều sử dụng hai loại ngoại tệ với một tỷ giá. Để minh họa tốt nhất cho lý do tại sao lại như vậy ta hãy lấy ví dụ một giao dịch tiền tệ chỉ có một loại tiền. Giả dụ bạn sống ở Mỹ, bạn vào một cửa hàng bán rau quả và hỏi nhân viên thu ngân “ông/bà sẽ trả cho tôi bao nhiêu đôla để đổi một tờ 20 đôla?”. Sau khi nguýt qua bạn, nhân viên thu ngân chắc chắn sẽ cho rằng bạn muốn đổi tờ 20 đôla để lấy 20 đôla tiền lẻ và số tiền tổng cộng 20 đôla sẽ được chuyển cho bạn, không hơn, không kém. Không ai chuyển cho bạn hơn 20 đôla lẻ để đổi lấy một tờ 20 đôla. Do đó bạn không thể kiến được lợi nhuận từ giao dịch này. Hãy tưởng tượng khó khăn của việc cố kinh doanh chỉ với một loại tiền. Liệu có ai có đầu óc bình thường lại chịu đổi cho bạn hơn một Bảng để lấy một Bảng khác? Lưu ý là chúng ta không bàn về việc sưu tầm xu hoặc về các khoản nợ có lãi mà chỉ bàn đến trao đổi ngoại hối thông thường. Ngược lại, một nhà kinh doanh thông minh có thể muốn đổi cho mình một Bảng với số tiền bỏ ra ít hơn một Bảng. Tuy nhiên, chỉ có kẻ nào đó dở hơi mới chấp nhận thương vụ này. Điều này giải thích tại sao chúng ta không thể kinh doanh ngoại hối chỉ với một đồng tiền ở một thời điểm. Đấy là vì giá trị của bản thân một đồng tiền không thay đổi, giá trị của đồng tiền chỉ thay đổi trong mối quan hệ với một đồng tiền khác. Nói cách khác, một đồng đôla trong túi của bạn vẫn sẽ là một đôla vào ngày mai, tuy nhiên giá trị của nó thì thay đổi liên tục trong tương quan với các đồng tiền khác. Đấy là lý do tại sao chúng ta kinh doanh ngoại hối theo cặp. LÀM THẾ NÀO ĐỂ KINH DOANH HAI LOẠI TIỀN TRONG MỘT THỜI ĐIỂM? Nhiều nhà kinh doanh cho rằng sẽ rất tiện lợi nếu ta xem một cặp ngoại tệ như là một công cụ đơn nhất như là một loại chứng khoán. Ví dụ, nếu một nhà kinh doanh cho rằng giá trị cổ phiếu IBM sẽ tăng, anh ta sẽ “đánh lên” cổ phiếu IBM. Tương tự như thế, nếu nhà kinh doanh Forex cho rằng đồng Euro sẽ lên giá so với đồng Đôla Mỹ, anh ta sẽ “đánh lên” cặp Euro/US đôla. Còn nếu cũng nhà kinh doanh đó lại nghĩ rằng Euro sẽ yếu đi so với đồng Đôla Mỹ, thì anh ta sẽ “bán xuống” cặp Euro/US đôla. Bạn có thể nghe một nhà kinh doanh ngoại hối nói rằng “tôi đang mua đôla” hoặc “tôi đang bán euro”. Thoạt nghe cứ như thể anh ta đang kinh doanh với chỉ một loại tiền. Tuy nhiên trên thực tế anh ta đang kinh doanh hai loại tiền khác nhau. Nếu bạn kinh doanh đồng đôla Mỹ, đồng Euro hay bất cứ đồng tiền nào khác thì tức là bạn đang kinh doanh đồng tiền đó với một đồng tiền khác. LÀM SAO CÓ THỂ KINH DOANH 24 GIỜ TRONG NGÀY? Một trong những ưu điểm chủ yếu của thị trường Forex giao ngay là thị trường hoạt động 24 giờ trong ngày và không gián đoạn. Thay vì phải tuân theo một lịch trình cứng nhắc, các nhà kinh doanh có thể quyết định cho bản thân họ thời điểm kinh doanh, bất luận đấy là buổi sáng, buổi chiều hay buổi tối. Thậm chí những người kinh doanh bán thời gian có nghề nghiệp cố định khác cũng có thể kinh doanh Forex. Việc bạn sống ở đâu trên Thế giới không thành vấn đề, việc bạn dành bao nhiêu thời gian cho kinh doanh Forex không thành vấn đề, bạn đều có thể tham gia thị trường Forex. Khi chúng ta tiếp xúc với một thị trường rộng lớn và thanh khoản cao như Forex, một điều
  23. quan trọng cần hiểu là thời gian nào trong ngày là thời gian sôi động nhất. Điều này đặc biệt quan trọng khi ta tham gia các giao dịch trong ngày, là những giao dịch có thời gian giao dịch ngắn. NGÀY GIAO DỊCH ĐƯỢC CƠ CẤU NHƯ THẾ NÀO? Vì thị trường Forex mở 24 giờ trong ngày, trên thực tế ta không thể nói thị trường mở cửa hoặc đóng cửa tại một thời điểm nào đó trong ngày được. Không giống như thị trường chứng khoán hoặc thị trường giao sau, thị trường Forex không có “tiếng chuông mở phiên”. Nhưng bởi các nhà kinh doanh Forex làm việc với các biểu đồ cần có một giá mở cửa và giá đóng cửa, họ cần phải đặt ra một thời điểm nào đó trong ngày để làm mốc. Đối với phần lớn các nhà kinh doanh, một ngày kinh doanh Forex bắt đầu vào lúc 5h00 sáng giờ bờ Đông nước Mỹ (New York), tức 10h00 sáng giờ Luân Đôn. Bởi thị trường Forex mở cửa 24 giờ trong ngày, do đó một ngày kinh doanh Forex đóng cửa vào 5h00 chiều giờ New York, tức 10h00 tối giờ Luân Đôn. Tại sao người ta lại sử dụng mốc thời gian trên? Thực tế là khi New York đang là 5h00 chiều Chủ nhật, thì ở Úc và New Zealand đang là sáng Thứ Hai. Theo múi thời gian Quốc tế, sáng Thứ Hai bắt đầu từ phần này của Thế giới trước bất cứ thị trường Forex nào khác còn lại, do đó nó được định mốc là khởi đầu một ngày kinh doanh Forex. Trên tổng thể, lượng giao dịch vào thời gian bắt đầu ngày Forex là thấp vì cả 3 trung tâm kinh doanh Forex (Anh, Mỹ và Nhật) còn đang chưa hoạt động vào khoảng thời gian này. Tuy nhiên, đây là khoảng thời gian đồng Đôla Úc và New Zealand có thể có những giao động. Phiên Châu Á Trong một vài giờ tiếp theo, tức khoảng 7h00 chiều giờ bờ Đông nước Mỹ, hoặc là giờ nửa đêm tại Luận Đôn, thị trường Nhật Bản thức giấc và bắt đầu tăng nhiệt. Đây là thời điểm được coi là bắt đầu của Phiên Châu Á. Nhật Bản là trung tâm Forwex lớn thứ 3, chiếm khoảng 10% tổng lượng giao dịch của thị trường Thế giới. Nhiều ngân hàng và quỹ bảo trợ lớn trên Thế giới đặt văn phòng tại Tokyo. Hoạt động của các cặp ngoại tệ có đồng Yên Nhật tham gia cũng bắt đầu tăng tốc trong khoảng thời gian này. Phiên Châu Âu Khi ngày kinh doanh ở Châu Á lắng xuống vào khoảng 3h00 sáng giờ bờ Đông nước Mỹ, thị trường Châu Âu bắt đầu mở và ngày kinh doanh ở Luân Đôn bắt đầu. Đây là thời điểm được coi là mở đầu Phiên Châu Âu. Anh là thị trường Forex quan trọng nhất trên địa cầu và Luân Đôn được coi là thủ đô của kinh doanh Forex Thế giới. Khoảng 30% trong tổng lượng giao dịch ngoại hối đến từ các trung tâm giao dịch ở Luân Đôn. Phiên Mỹ Khoảng 8h00 sáng giờ New York, tức khoảng giữa phiên giao dịch Luân Đôn, các nhà kinh doanh Forex Mỹ bắt đầu vào cuộc. Đây được xem là khởi đầu của Phiên giao dịch Mỹ. New York là thị trường quan trọng thứ hai, chiếm khoảng 15% tổng lượng giao dịch
  24. Forex toàn cầu. Giao dịch đặc biệt sôi động ở đầu Phiên Mỹ vì lúc đó đang trùng với phiên Châu Âu. Lúc này cả hai thị trường Forex khổng lồ là Luân Đôn và New York đang cùng ở trong phiên giao dịch. Các tin tức kinh tế Mỹ được thông báo vào đầu phiên này và tạo nên những biến động rất lớn. Các tỷ giá có độ giao động dữ dội khi thị trường hấp thụ các tin tức mới. Giao dịch thường trở nên thiếu định hướng và giao động “nhảy múa” sau giờ trưa ở New York khi mà Phiên Luân Đôn đóng cửa, tính thanh khoản và biến động giá bắt đầu giảm xuống. Từ giữa chiều đến tối giờ New York, những nhà kinh doanh ở Luân Đôn đã trở về nhà, kết thúc ngày giao dịch, đồng thời cũng là giờ khuya ở Nhật Bản. Những nhà kinh doanh New York, mặc dù vẫn tiếp tục giao dịch, nhưng cũng đã hoàn thành một lượng lớn mục tiêu của mình. Chiều Thứ Sáu ở Mỹ thường là khi giao dịch trầm lắng nhất vì với phần lớn các nhà kinh doanh trên Thế giới lúc này đã là tối Thứ Sáu hoặc đã là ngày Thứ Bảy. Tính thanh khoản giảm thường dẫn đến các giao động giá “nhảy múa” vì trong môi trường thanh khoản thấp, những lệnh giao dịch lúc bình thường không đủ sức tác động tới các tỷ giá thì đây là lúc chúng có khả năng làm được việc này. Cuối cùng, khi thị trường Mỹ đóng cửa, một ngày giao dịch mới lại sắp sửa bắt đầu ở vùng Tây Thái Bình Dương. Các thị trường Úc và New Zealand bắt đầu sôi động lặp lại một chu trình. Chu trình này tiếp tục suốt cả tuần với phần lớn trung tâm giao dịch đóng cửa vào chiều Thứ Sáu cho đến chiều Chủ Nhật, giờ bờ Đông nước Mỹ. Mốc thời gian GMT Làm thế nào mà những nhà kinh doanh Forex có thể theo dõi được tất cả các mốc thời gian khác nhau này? Do các nhà kinh doanh sống ở những nơi khác nhau trên Thế giới, họ sử dụng múi giờ GMT để cho mọi người cùng có một mốc chung tham chiếu. Bảng 3.1 Các mốc thời gian hoạt động của thị trường Forex ở các phần khác nhau của Thế giới Thị trường Forex Mở cửa Đóng cửa Úc/New Zealand 21h00 GMT 5h00 GMT Nhật/Châu Á 23h00 GMT 7h00 GMT Anh/Châu Âu 7h00 GMT 16h00 GMT Mỹ/Canada 12h00 GMT 21h00 GMT Phụ thuộc vào từng thời gian khác nhau trong năm, giờ GMT có thể đi trước giờ bờ Đông nước Mỹ 4 hoặc 5 tiếng. Sở dĩ như vậy vì GMT không áp dụng khái niệm “múi giờ tiết kiệm ánh sáng mặt trời”. Sẽ dễ dàng theo dõi giờ GMT khi bạn đã quen với nó. Nhiều trung tâm giao dịch có trang bị bảng giao dịch hiển thị đồng hồ giờ GMT để bạn tham chiếu. Bảng 3.1 trên đây cho thấy các thời gian giao dịch khác nhau theo GMT.
  25. CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG FOREX Tại sao có rất nhiều người đã từng kinh doanh trên thị trường chứng khoán và thị trường giao sau lại chuyển sang kinh doanh trên thị trường ngoại hối? Nhiều người đã nhận ra rằng phân tích kỹ thuật đưa đến hiệu quả rất cao trong thị trường Forex, cho phép họ tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường toàn cầu. Nhưng tại sao phân tích kỹ thuật lại hiệu quả đến vậy trong thị trường Forex? Phân tích kỹ thuật đơn giản là phân tích các biến động giá trong quá khứ nhằm giúp dự đoán các biến động giá trong tương lai. Trong nhiều trường hợp, một nhà kinh doanh sử dụng phân tích kỹ thuật chỉ đơn giản là tìm kiếm sự lặp lại của những biến động trong quá khứ. Chương này sẽ giải thích việc các nhà kinh doanh sử dụngh kỹ thuật này ra sao để hướng đến hiệu quả tối ưu trên các thị trường ngoại hối. LÝ THUYẾT CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT Các biến động dài hạn trên thị trường ngoại hối thường đi kèm với các chu kỳ kinh tế. Những chu kỳ kinh tế này có xu hướng lặp lại chính chúng và do đó ta có thể dự đoán trước được chúng với một mức độ chính xác khá cao. Sự lặp lại chính là chìa khóa, bởi toàn bộ công việc của phân tích kỹ thuật chính là sử dụng các biến động giá trong lịch sử để dự đoán những biến động giá trong tương lai. Trong thị trường chứng khoán, các chỉ số cơ bản của một công ty nào đó có thể biến động rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này làm cho việc dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai dựa trên giá cả cổ phiếu trong quá khứ trở nên không thích hợp. Không có một chu kỳ kinh tế nào trong vòng đời của một công ty hoặc một cổ phiếu. Do đó phân tích kỹ thuật trong thị trường chứng khoán trở nên không chăc chắn. Trong thị trường Forex, chúng ta kinh doanh các nền kinh tế của toàn cầu. Các chỉ số cơ bản của các nước thay đổi rất chậm dẫn đến dấu hiệu bùng nổ hoặc suy thoái của chu kỳ kinh tế có thể dễ dàng dự đoán hơn. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ Giữa số liệu điều tra 5 người và số liệu điều tra 5000 người thì theo bạn con số nào chính xác hơn? Nếu cuộc điều tra được tiến hành một cách sòng phẳng và minh bạch, số mẫu điều tra càng lớn thì càng kết quả đưa ra càng chính xác. Quy mô và độ thanh khoản rất lớn của thị trường Forex đưa đến cho phân tích kỹ thuật một lượng thông tin mẫu rất lớn để cân nhắc. So với bất cứ thị trường chứng khoán hay thị trường giao sau nào, thị trường Forex có nhiều hơn nhiều các giao dịch diễn ra với số lượng tiền chu chuyển cũng lớn hơn rất nhiều. Thị trường ngoại hối chứa đựng nhiều dữ liệu tạo điều kiện cho việc lấy mẫu phân tích kỹ thuật chính xác hơn. Đồng thời, độ thanh khoản cực cao trên thị trường ngoại hối còn hạn chế tối đa việc các nhà kinh doanh nhỏ có thể lũng đoạn thị trường, bóp méo các chỉ số kỹ thuật vốn là hiện tượng khá phổ biến trong những thị trường có độ thanh khoản thấp. Một nhà kinh doanh
  26. chứng khoán có thể dễ dàng can thiệp vào giá của một cổ phiếu có độ thanh khoản thấp, tuy nhiên việc can thiệp vào các tỷ giá sẽ khó hơn và với chi phí cao hơn rất nhiều. Ví dụ, hãy giả định một loại cổ phiếu được giao dịch với lượng giao dịch bình quân hàng ngày chỉ là 20.000 cố phiếu. Nếu một nhà đầu tư nào đó vào một lệnh mua 10.000 cổ phiếu đó, bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra? Vì lệnh mua bằng 50% lượng giao dịch trung bình hàng ngày, giá của cổ phiếu sẽ tăng đột biến khi lệnh mua được thực hiện. Theo một nghĩa hoàn toàn thực tế là một nhà đầu tư với một tác động duy nhất có thể thay đổi thị trường của loại cổ phiếu đó. Trong khi kịch bản này là khá phổ biến trên thị trường chứng khoán, thì điều tương tự không xảy ra với thị trường ngoại hối. Quy mô cực lớn của thị trường Forex làm cho hiện tượng này gần như không thể xảy ra. Trong thực tế từng có nhiều lần các quốc gia và các ngân hàng trung ương đã thử áp đặt ảnh hưởng của họ lên các mức tỷ giá nhưng đều thất bại. NỖI SỢ HÃI NHỮNG ĐIỀU KHÔNG BIẾT Một lẽ hoàn toàn tự nhiên là ta sợ hãi trước những gì ta không thể biết và đó là hành vi bình thường của con người. Tôi nhớ lần đầu khi quyết định tham gia thị trường Forex, có bao nhiêu là lo lắng trĩu nặng trong đầu tôi. Biểu đồ là cái gì? Tôi có cần từ bỏ cách kinh doanh hiện tại để học những phương thức kinh doanh bí hiểm mới hay không? Đây cũng là mối quan tâm chung của các nhà kinh doanh muốn trải nghiệm những đặc tính ưu việt của Forex nhưng lại không muốn rời bỏ môi trường “quen thuộc” của mình. Khi ta nhìn qua các biểu đồ của tỷ giá Forex, điều đầu tiên có thể thấy là chúng không khác mấy so với các biểu đồ của các phương tiện kinh doanh khác, ví như kinh doanh chứng khoán hoặc kinh doanh hàng hóa. KINH DOANH DỰA TRÊN CÁC MÔ HÌNH VÀ CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT Điều thuận lợi đối với những nhà kinh doanh chứng khoán và thị trường giao sau có kinh nghiệm là gần như toàn bộ những gì họ biết về phân tích kỹ thuật ở hai loại thị trường trên đều có thể áp dụng cho thị trường Forex. Các biểu đồ Forex cũng bao gồm những mô hình quen thuộc như “đầu và vai”, “hai đỉnh”, “hai đáy”, “tam giác đều và tam giác không đều” Các nhà kinh doanh Forex sử dụng các trung bình động, các giải Bollinger, trung bình đông hội tụ và phân kỳ (MACD) tất cả các chỉ báo mà các nhà kinh doanh chứng khoán và thị trường giao sau sử dụng, kể cả các hiện trượng như phá xu thế, hồi phục, tích lũy, các dải giá và các xu thế, Ví dụ, biểu đồ 4.1 cho thấy một mô hình rất quen thuộc đối với những nhà kinh doanh sử dụng phân tích kỹ thuật: mô hình hai đỉnh của cặp ngoại tệ Euro/USD. Biểu đồ 4.1 Mô hình hai đỉnh của cặp ngoại tệ Euro/USD Những nhà kinh doanh hàng hóa và chứng khoán sẽ còn thấy rất nhiều các mô hình quen thuộc khác trong các biểu đồ tỷ giá các cặp ngoại tệ. Ví dụ, hãy xem xét mô hình “đầu và vai” được thiết lập trong một khoảng thời gian 3 năm của cặp ngoại tệ USD/JPY (đôla Mỹ/yên Nhật) tại biểu đồ 4.2. Biểu đồ 4.2 Mô hình “đầu và vai” của cặp ngoại tệ USD/JPY
  27. Các nhà kinh doanh thị trường Forex sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự để xác định điểm vào lệnh và điểm dừng lỗ tốt nhất, đúng theo cách các nhà kinh doanh chứng khoán và thị trường giao sau vẫn làm. Tại Biểu đồ 4.3, cặp ngoại tệ USD/CAD (đôla Mỹ/đôla Canada) liên tiếp gặp hỗ trợ tại mức giá 1,2000. Những nhà kinh doanh quen với các mô hình của biểu đồ cây nến sẽ nhận ra một loạt những dạng thức khác nhau như “búa”, “Doji”, “đầu cù” và các nến đảo ngược khác tại mức hỗ trợ này. Biểu đồ 4.3 Cặp USD/CAD liên tục chạm ngưỡng hỗ trợ tại ku vực giá 1.2000 Các chiến lược giao dịch sử dụng các đường xu thế, kênh xu thế cũng rất phổ biến trong thị trường Forex. Ví dụ, tại biểu đồ tính theo ngày của cặp ngoại tệ USD/CHF (đôla Mỹ /frăng Thụy sỹ) chúng ta có thể thấy hai kênh xu thế tách biệt nhau và rất rõ ràng: một kênh chuyển động ngày càng cao hơn, kênh còn lại chuyển động ngày càng thấp hơn. Lưu ý rằng khi kênh thứ nhất kết thúc, xu hướng tăng giá chuyển thành một mô hình hai đỉnh trước khi tiếp nối bằng xu hướng giảm (xem Biểu đồ 4.4). Biểu đồ 4.4 Hai kênh xu thế giá được tạo ra bởi cặp USD/CHF YẾU TỐ TÂM LÝ ẨN SAU SAU THỊ TRƯỜNG Một trong những lợi thế lớn của phân tích kỹ thuật là nó cho phép ta quan sát nếp suy nghĩ của những người tham gia thị trường này. Khi chúng ta thấy một mô hình nhất định nào đó được hình thành trên biểu đồ giá, chúng ta hiểu rằng đó là hiện thân của yếu tố tâm lý ẩn sau thị trường. Nguyên nhân của điều này là cho dù người tham gia kinh doanh có thể thay đổi, bản chất con người là bất biến. Tâm lý con người tạo nên các mô hình kỹ thuật trong các biểu đồ giá chứng khoán và hàng hóa giao sau cũng biểu hiện tương tự như trong thị trường Forex, do đó mà mô hình biến động giá tương tự được hình thành. Ví dụ, các nhà đầu tư chứng khoán quan tâm đến mô hình chén và quai cũng sẽ tìm thấy mô hình này trong thị trường Forex. Biểu đồ 4.5 cho chúng ta thấy một mô hình chén và quai lớn trước khi có sự bùng nổ giá của cặp AUD/USD (đôla Úc/đôla Mỹ). Biểu đồ 4.5 mô hình ấm và quai lớn của cặp AUD/USD CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI PHÂN TÍCH KỸ THUẬT Điều quan trong cần ghi nhớ là các yếu tố cơ bản là tác nhân tạo nên bức tranh kỹ thuật mà chúng ta nhìn thấy trên biểu đồ giá. Khi chúng ta kinh doanh ngoại hối, chúng ta không kinh doanh các công ty (như kinh doanh chứng khoán – ND) mà chúng ta kinh doanh các nền kinh tế. Các yếu tố cơ bản của nền kinh tế của một quốc gia cụ thể nào đó thường thay đổi chậm hơn rất nhiều so với sự thay đổi của một công ty. Nếu cổ phiếu của một công ty nào đó yếu, sẽ có nhiều phản ứng có khả năng xảy ra. Ví dụ như công ty đó có thể thay đổi giám đốc, tái cơ cấu lại công ty, bổ sung các thành viên mới cho hội đồng quản trị, vv để nhanh chóng cải thiện năng lực của công ty. Việc cải thiện tình hình kinh tế một đất nước là một quá trình phức tạp và tốn thời gian hơn nhiều. Vì lý do này, hiện tượng lặp lại của các mô hình kỹ thuật mà chúng ta tìm kiếm thường dễ xảy ra trên biểu đồ giá các cặp ngoại tệ hơn là trên biểu đồ chứng khoán. Đây cũng là lý do tại sao các xu hướng giá lại có xu thế kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm trên thị trường Forex. XU HƯỚNG GIÁ
  28. Các cặp ngoại tệ có xu thế tạo ra các các xu hướng mạnh và bền vững. Thị trường Forex nổi tiếng bởi các xu hướng này và chính chúng là lý do chính hấp dẫn những nhà kinh doanh theo xu hướng. Ví dụ, đồng euro có xu hướng vững chắc là luôn cao hơn đồng đôla Mỹ trong một khoảng thời gian 3 năm. Xu hướng tăng này xuất hiện trong thời kỳ suy yếu của nền kinh tế Mỹ (xem Biểu đồ 4.6). Biểu đồ 4.6 Xu hướng tăng dài hạn ở cặp ngoại tệ EUR/USD QUY TẮC THỨ TỰ Có một cách để xác định xem một cặp ngoại tệ có đang ở xu thế hay không bằng cách sử dụng các trung bình động và thông qua một khái niệm được gọi là quy tắc thứ tự của các trung bình động. Hãy thử xác định quy tắc thứ tự cho một xu hướng tăng như sau: đường trung bình động đơn giản (SMA) 10 kỳ nằm trên đường SMA 20 kỳ, đường SMA 20 kỳ nằm trên đường SMA 50 kỳ, còn đường SMA 50 kỳ nằm trên đường SMA 200 kỳ. 10 à 20 à 50 à 200 Thứ tự sẽ ngược lại trong trường hợp có xu hướng giảm: 200 à 50 à 20 à 10 Một lần nữa, chúng ta lại xem xét biểu đồ ngày của giá cặp EUR/USD (Biểu đồ 4.7). Ở phía trái, các đường trung bình động gần như nằm ngang và đan xen với một thứ tự không rõ ràng; trong khi ở phía phải của Biểu đồ, các đường trung bình động đã sắp xếp theo thứ tự đúng của một xu hướng tăng. Lưu ý rằng các đường trung bình động có chu kỳ ngắn (10 ngày và 20 ngày) đi theo đường dốc hơn ở phía phải Biểu đồ. Biểu đồ 4.7 Các đường trung bình động của cặp EUR/USD được sắp xếp theo quy tắc thứ tự trong một xu hướng tăng Sự chồng chéo ở phía trái Biểu đồ chỉ ra rằng cặp ngoại tệ đang ở trong thời kỳ ít biến động, do đó chỉ có thể sử dụng các kỹ thuật phù hợp cho thời kỳ này. Khi các đường trung bình động sắp xếp theo quy tắc thứ tự, đường trung bình động có kỳ ngắn hơn sẽ bắt đầu chuyển động theo đường chéo thay vì đi ngang, lúc này, cặp ngoại tệ đã có hướng định hướng. Nhà kinh doanh sẽ phải chuyển từ chiến lược kinh doanh theo giá ổn định sang chiến lược kinh doanh theo giá xu hướng. Ở phía trái (phía thị trường ổn định) của Biểu đồ, có thể chấp nhận đánh lên tại mức hỗ trợ và đánh xuống tại mức kháng cự. Nhưng đó không phải là cách tốt ở phía phải của Biểu đồ. Khi cặp ngoại tệ đã chọn một hướng, người kinh doanh chỉ nên kinh doanh theo hướng đó mà thôi, tức là chỉ chấp nhận các giao dịch đánh lên và tránh các giao dịch đánh xuống. Như vậy, người kinh doanh phải đảm bảo giao dịch theo xu hướng và tránh những giao dịch đi ngược lại xu hướng. Việc kinh doanh chống lại xu hướng là việc làm dại dột và không được khuyến khích ở bất cứ thị trường nào, đặc biệt là thị trường thường hình thành những xu hướng mạnh như thị trường Forex. Các kỹ thuật sử dụng Fibonacci Việc đánh giá phân tích kỹ thuật sẽ không hoàn thiện nếu không bàn đến các kỹ thuật sử dụng Fibonacci. Có thể bạn cũng đã biết, Fibonacci là một nhà toán học nổi tiếng người Ý, gắn liền với nhiều phát minh trong đó có việc phát hiện ra một dãy số có thể tìm thấy ở bất cứ sự vật nào của tự nhiên. Các tỷ lệ Fibonacci có thể tìm thấy bất cứ đâu, từ kiến trúc, âm
  29. nhạc đến hình học. Dãy tỷ lệ này có thể tìm thấy trong số lượng cánh hoa của một bông hoa, hay trong cách thức các khóm lá nảy sinh trên một thân cây nào đó bất kỳ. Tỷ lệ Fibonacci 61,8 % cùng với tỷ lệ nghịch đảo của nó là 38,2% (100 – 61,8 = 38,2) và tỷ lệ giữa 61,8% và 38,2% (tức là 50%) được xem là các mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng. Những nhà kinh doanh sử dụng Fibonacci tin rằng sau khi khi có một biến động mạnh theo xu hướng, tỷ giá sẽ phục hồi lại một mức tương đương một tỷ lệ Finbonacci, thông thường là 38,2% hoặc 50% hoặc 61,8%. Trong khi kỹ thuật này không được thông dụng lắm trong kinh doanh chứng khoán hay hàng hóa giao sau, nó lại là một phần của văn hóa Forex và được sử dụng rộng rãi bởi các ngân hàng, các nhà kinh doanh có tổ chức và các quỹ hỗ trợ cũng như các nhà kinh doanh đơn lẻ. Do mức độ được chấp nhận rộng rãi của nó trong kinh doanh Forex, các kỹ thuật sử dụng Fibonacci tạo nên một dạng dự báo mang tính ước nguyện. Ở Biểu đồ 4.8, cặp ngoại tệ USD/CAD bị khóa chặt trong xu hướng giảm. Giá của cặp này sau đó đi cho đến khi chạm vào đường kháng cự tại điểm hồi phục 38,2% của xu hướng giảm. Có phải đây chỉ là tình cờ? Bạn hãy tin rằng bản thân tôi vốn bản chất cũng là một người hay nghi ngờ. Tuy nhiên có một thực tế là từ khi tôi bắt đầu kinh doanh Forex và sử dụng Fibonacci, tôi đã nhận ra rằng nó có độ chính xác đến huyền bí trong việc dự đoán các mức hỗ trợ và kháng cự của các cặp ngoại tệ. Hãy đưa ra một ví dụ khác: Tỷ giá cặp ngoại tệ GBP/USD (bảng Anh/đôla Mỹ) đã tưng 2.000 pip trước khi đạt đỉnh. Cặp này sau đó phục hồi về đúng 38,2% gặp đường hỗ trợ trước khi tăng trở lại 400 pip trong 3 kỳ giao dịch tiếp theo (xem Biểu đồ 4.9). Biểu đồ 4.8 Tỷ giá cặp USD/CAD hồi phục đến mức 38,2% của mức kháng cự Fibonacci và sau đó tiếp tục đi xuống Biểu đồ 4.9 Xu hướng tăng của cặp GBP/USD phục hồi 38,2% về hỗ trợ Fibonacci sau đó tăng trở lại
  30. CHƯƠNG V: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI KINH DOANH FOREX Trong môn bóng chày, có những cầu thủ giành chiến thắng cho đội nhà thông qua tốc độ của bước chạy. Được mệnh danh là “speed demonds”, những cầu thủ này đe dọa đối thủ bằng tài năng của họ để chiếm các căn cứ và ghi điểm. Lại có những cầu thủ khác được biết đến nhờ khả năng đánh bóng ra ngoài sân. Họ được mệnh danh là “power hitters”, có khả năng xoay chuyển thế trận chỉ với một cú ra gậy. nhóm các cầu thủ khác được biết đến nhờ khả năng phòng ngự. Tài năng của họ trong việc đánh bại các đợt tấn công của đối thủ bằng các kỹ thuật bắt mắt trên sân đưa đến cho những cầu thủ này danh hiệu “golden glove”. Có nhiều cầu thủ điêu luyện trong từng khu vực của họ, tuy nhiên chỉ có những cầu thủ tinh hoa thực sự mới có thể giỏi trong cả ba khu vực nói trên. Cầu thủ hiếm hoi giỏi ở tất cả các khu vực của môn thể thao bóng chày như vậy được gọi là cầu thủ “triple threat”. NHÀ KINH DOANH “TRIPLE THREAT” Trong thế giới Forex, những nhà kinh doanh làm chủ được kỹ năng phân tíc kỹ thuật và các chiến lược kinh doanh có thễacs định được thời điểm tham gia và rút khỏi thị trường có lợi nhất. Người làm chủ được kỹ năng phân tích cơ bản có thể dự đoán được các thời điểm bước ngoặt trên thị trường khi các nền kinh tế có sự chuyển đổi. nhà kinh doanh hiểu biết về quản trị rủi ro có khả năng bảo vệ tài khoản tránh khỏi bị lỗ trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào. Chỉ có nhà kinh doanh làm chủ được cả ba – phân tích kỹ thuật, phân tích co bản và quản trị rủi ro – mới thực sự là một nhà kinh doanh “triple threat”. Mong muốn chân thành của tôi là giúp bạn trở thành một nhà kinh doanh tốt nhất mà bạn có thể. Bạn có thể đạt được điều đó bằng cách làm chủ được ba khía cạnh quan trọng nhất của kinh doanh. Thứ nhất, hãy nghiên cứu kỹ những kỹ thuật sẵn có để có thể giúp bạn thành công trên thị trường này. Đó cũng là mục đích của cuốn sách này. Hãy học cách xác định bối cảnh thị trường hiện hữu, áp dụng các chiến lược giao dịch phù hợp và tuân thủ theo các thay đổi của thị trường. Thứ hai, hãy học càng nhiều càng tốt về các yếu tố cơ bản của thị trường Forex. Hãy đừng sợ hãi khi phải phân tích cơ bản! Sự hiểu biết vững chắc các yếu tố cơ bản chính là sự phân biệt giữa nhà kinh doanh giỏi và nhà kinh doanh thiên tài. Thứ ba, đó là quản trị rủi ro, một yếu tố mà tất cả những nhà kinh doanh thành công đều phải có. Quản trị rủi ro tốt sẽ giúp bạn tránh khỏi những rắc rối và cho phép bạn vượt qua những thời điểm khó khăn, đồng thời giúp tích lũy thêm kinh nghiệm. TÍCH LŨY KINH NGHIỆM Trong số hai tài xế ô tô sau đây ai là người dễ bị tai nạn hơn: một người là tay lái có kinh
  31. nghiệm, từng trải và một người là một tay mơ còn chưa thông thạo cách sử dụng chân ga và chân phanh? Tất nhiên câu trả lời sẽ là người thứ hai. Tài xế mới thường dễ gặp trục trặc trên đường, trong khi tài xế có kinh nghiệm có thể dự đoán trước những sự cố để tránh. Trong việc lái xe và trong kinh doanh, không gì có thể thay thế được kinh nghiệm. Điều may mắn là bất cứ ai đều có thể tích lũy kinh nghiệm kinh doanh Forex mà không phải tốn tiền bằng cách sử dụng tài khoản kinh doanh thử, hay còn gọi là tài khoản “demo”. Phần lớn các đầu mối thị trường Forex đều cung cấp các tài khoản loại này và thường kèm theo các biểu đồ sống, bảng giá và các loại tin tức liên quan. Tôi ước giá mà những điều này có được khi tôi mới bắt đầu khởi nghiệp! Vào thời đó, người kinh doanh phải học – và gặp không ít sai lầm – bằng tiền thật của mình. Một trong những nơi tôi đã làm việc cũng từng có một dạng sơ khai của tài khoản thử được gọi là “tài khoản mô phỏng”, tuy nhiên cái đó không thể sánh được với những chương trình demo ngày nay chúng ta đang có. Kinh doanh demo là cách tuyệt nhất để những nhà kinh doanh Forex tiềm năng làm quen với thị trường này. Tôi rất ủng hộ việc bất cứ người kinh doanh tiềm năng nào cũng nên sử dụng tài khoản demo ít nhất vài tháng trước khi thử kinh doanh trên tài khoản thật. Nếu bạn đã kinh doanh trên tài khoản thật, thì cũng đừng sợ phải quay lại một tài khoản demo khi bạn gặp phải một thời điểm khó khăn. Các tài khoản mini cũng được chấp nhận để các nhà kinh doanh Forex mới vào nghề có thể tham gia những lệnh với độ rủi ro tối thiểu. Những tài khoản mini này có thể mở chỉ với một vài trăm đô la, tạo nên một rào cản thấp nhất so với việc tham gia bất cứ thị trường kinh doanh nào. Việc kinh doanh thành công trên tài khoản demo ít nhất một vài tháng trước khi tiến đến một tài khoản mini không đồng nghĩa với sự may mắn. Nếu bạn thành công với một tài khoản demo nhưng lại tạo cho mình một mức độ rủi ro lớn hơn mức cần thiết thì bạn vẫn chưa đủ điều kiện để chuyển sang kinh doanh trên tài khoản thật. Một khi bạn đã tích lũy được kinh nghiệm, kinh doanh thành công đồng thời đạt đến “độ chín” thì bạn hãy mở một tài khoản mini. Nếu bạn tiếp tục thành công với tài khoản mini trong một vài tháng mà không phải đánh đổi bằng sự mạo hiểm quá đáng nào, bạn có thể nghĩ đến việc mở một tài khoản đầy đủ để kinh doanh. Đừng bao giờ vội vàng trong quá trình này. Nếu bạn càm thấy không thoải mái ở một gia đoạn nào đó của quá trình này thì hãy chưa vội bước sang giai đoạn kế tiếp. Hãy sử dụng thời gian vì thị trường vẫn còn đó khi bạn đã sẵn sàng. Hãy nhớ rằng, cho đến khi bạn đã tích lũy đầy đủ kinh nghiệm, bạn vẫn như là đứa trẻ đằng sau tay lái chiếc ô tô của bố, với tai nạn luôn rình rập. KINH DOANH VỚI CẶP NGOẠI TỆ NÀO? Khi bắt đầu kinh doanh Forex, bạn chỉ nên chọn một cặp ngoại tệ mà thôi. Cách tốt nhất để bắt đầu là với một cặp có chênh lệch giá nhỏ, ví dụ như cặp EUR/USD. Chênh lệch giá là chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một cặp ngoại tệ. Chênh lệch giá là đối thủ ghê gớm nhất và những cặp ngoại tệ có chênh lệch giá cao
  32. thường chỉ thích hợp cho những giao dịch dài hạn. Một khi bạn đã vượt qua được chênh lệch giá tức là bạn đã đạt đến “điểm hòa vốn” của kinh doanh. Điều này sẽ đạt được dễ dàng hơn khi chênh lệch giá nhỏ. Hãy bắt đầu với cặp EUR/USD (tất nhiên là với tài khoản demo) cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái với cách thức giao động của cặp này thì bạn có thể mở rộng sang cặp GBP/USD. Bạn sẽ thấy rằng các giao dịch của cặp này cũng tương tự như cặp EUR/USD, chỉ khác là mức độ biến động của chúng cao hơn. Một số nhà kinh doanh thích thú với độ giao động lớn hơn này, trong khi một số khác lại không chịu đựng được. Bởi không có hai người kinh doanh nào giống nhau hoàn toàn, nên việc chọn cặp nào hợp với tính cách của bạn nhất để kinh doanh là quyền của bạn. Bất cứ lúc nào bạn thử một cặp ngoại tệ mới hay một kỹ thuật kinh doanh mới bạn đều phải chắc chắn rằng bạn đã thử chúng trong một tài khoản demo. Việc tìm ra cặp ngoại tệ nào là phù hợp với bạn nhất là một phần của tiến trình học hỏi để trở thành một nhà kinh doanh Forex. Một khi bạn đã quen với các giao động của hai cặp kể trên, hãy thử thêm cặp USD/JPY và USD/CAD. Bạn sẽ thấy hai cặp này chuyển động theo cách hoàn toàn khác so với cặp EUR/USD và GBP/USD. Cặp USD/JPY có “tính cách” riêng của chúng và thường có mức hỗ trợ và kháng cự là những con số tròn. Nếu bạn thích kinh doanh với cặp USD/JPY thì hãy thử luôn cặp EUR/JPY vì cặp này tương tự với cặp USD/JPY, chỉ khác là giao động của chúng có xu hướng nhanh hơn, với độ biến động lớn hơn. NHỮNG CẶP NGOẠI TỆ HÀNG HÓA Tiếp theo, hãy thử xem cặp USD/CAD có phải là cặp bạn thích hay không. Cặp này đã từng là cặp ưa thích của tôi vì xu hướng dài hạn và bền vững của chúng. Sự liên hệ giữa cặp ngoai tệ này với giá dầu mỏ là rất mạnh: đồng đô la Canada thường mạnh lên khi giá năng lượng tăng và giảm xuống cùng với sự giảm giá các mặt hàng năng lượng. Những loại ngoại tệ có liên hệ chặt chẽ với giá hàng hóa, ví dụ như giá dầu mỏ, được gọi là “các ngoại tệ hàng hóa” (xem Biểu đồ 5.1). Nếu bạn muốn kinh doanh một cặp ngoại tệ có mối liên hệ còn mạnh hơn nữa với giá dầu mỏ thì hãy chọn cặp CAD/JPY. Canada và Nhật bản là hai cực đối lập trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ xăng dầu và điều này được phản ảnh qua tỷ giá của cặp CAD/JPY (xem Biểu đồ 5.2). Canada là nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn, do đó đồng đô la Canada hưởng lợi từ giá năng lượng tăng cao. Điều này đối lập hoàn toàn với Nhật bản, là nước nhập khẩu gần như toàn bộ lượng dầu mỏ mà nó tiêu thụ. Vì thế đồng Yên bị ảnh hưởng nặng nề khi giá năng lượng tăng cao. Biểu đồ 5.1 Hồi giá mô hình bấc đèn trên biểu đồ giá 5 phút của cặp USD/CAD khớp với thông báo tuần về mức dự trữ của Bộ Năng lượng Mỹ. Báo cáo đã châm ngòi cho biến động của giá dầu mỏ và được phản ảnh qua cặp USD/CAD. Biểu đồ 5.2 Trên biểu đồ tuần tỷ giá cặp CAD/JPY tăng và sau đó vào giai đoạn tích lũy theo đúng giá dầu mỏ giai đoạn 2005 – 2006 Một cặp ngoại tệ khác có mối liên hệ mạnh mẽ với giá hàng hóa là cặp AUD/USD. Đồng đô la Úc thường tăng hoặc giảm theo giá vàng. Mối liên hệ này có thể vô cùng giá trị đối với những nhà kinh doanh ngoại hối, những người thường xuyên chứng kiến cảnh giá
  33. vàng điều khiển tỷ giá của đồng đô la Úc (xem Biểu đồ 5.3). Biểu đồ 5.3 Cặp AUD/USD tăng cùng giá vàng trong mùa Xuân 2006. Sau khi cùng đạt đỉnh, cả giá vàng lẫn tỷ giá cặp AUD/USD lần lượt giảm Hãy đừng tự giới hạn bản thân bạn Như đã nói ở phần trước, những nhà kinh doanh mới vào nghề nên bắt đầu với một cặp ngoại tệ và từ đó mở rộng dần ra. Tuy nhiên, có những nhà kinh doanh – kể cả những nhà kinh doanh có kinh nghiệm – chỉ kinh doanh một cặp ngoại tệ hết ngày này sang ngày khác, bất kể các điều kiện của thị trường. Nếu điều này là phong cách của bạn, thì tùy. Có điều là, không phải tất cả các cặp ngoại tệ đều luôn tạo những cơ hội tốt để bạn tham gia thị trường. Mọi cặp ngoại tệ đều phải qua các giai đoạn để đạt đến một hướng rõ ràng và tạo điều kiện tương đối dễ dàng cho việc kinh doanh, ở giai đoạn khác thì việc kinh doanh cùng cặp ngoại tệ đó lại trở nên khó khăn hơn. Một khi bạn đã nhận thức được điều này, rõ ràng là việc tự giới hạn mình ở một cặp ngoại tệ nào đó là việc làm thiếu khôn ngoan. Hãy nghĩ theo cách thế này: hãy tưởng tượng bạn có một gara đầy ắp các loại xe và bạn thoải mái lựa chọn việc dùng xe nào ở mọi thời điểm. Có ngày bạn muốn phóng nhanh trên xa lộ, bạn có thể chọn chiếc Porsche hoặc Ferrari. Nếu bạn muốn đi off-road, bạn có thể chọn Jeeep hoặc Land Rover. Lựa chọn của bạn phản ảnh những điều kiện hiện hữu. Chắc chắn bạn sẽ không chọn một chiếc mui trần để lái trong trời mưa! Bạn sẽ nghĩ sao về một người, trong điều kiện cho phép đó, lại chỉ chọn lái duy nhất một chiếc xe cho mọi ngày, bất kể thời tiết, đướng sá ra sao? Người có một gara đầy xe, nhưng chỉ lái duy nhất một chiếc bất kể nắng hay mưa. Anh ta thậm chí vẫn lái chiếc xe đó khi lốp xe đã xẹp! Các cặp ngoại tệ khác nhau cũng giống như những chiếc xe ở trong gara. Chắc chắn là khi mới tập lái, bạn chỉ nên lái thường xuyên với một chiếc nào đó để làm quen với xe và những thao tác của người cầm lái. Một khi bạn đã học được cách lái, bạn cần đa dạng hóa sự lựa chọn xe dựa trên những hoàn cảnh khác nhau. Kinh doanh cũng tương tự như thế, chúng ta luôn phải sử dụng các phương tiện tốt nhất cho từng hoàn cảnh. Nếu có một cặp ngoại tệ cho thấy một xu hướng bền vững và tương đối dễ cho kinh doanh, thì ta nên chọn cặp đó thay vì một cặp khác đang trong giai đoạn kinh doanh may rủi, không định hướng. Cuối cùng rồi cặp ngoại tệ ta chọn cũng sẽ đến hồi kết thúc xu hướng và ta lại phải thay đổi chiến lược giao dịch hoặc chọn một cặp ngoại tệ khác để kinh doanh. Tóm lại, ta nên kinh doanh cặp ngoại tệ nào đưa đến cơ hội kinh doanh tốt nhất tại một thời điểm. Kinh doanh và nghiệp chướng Người ta thường nói không có nơi nào tốt hơn để quan sát hành vi của con người bằng sàn giao dịch của thị trường. Khi lần đầu tiên tôi làm việc tại New York, tôi đã nghe một lời bình luận mà tôi cho là khó hiểu. Một người kinh doanh tương đối trẻ bước vào phòng, khệnh khạng và kiêu hãnh, lớn tiếng khoe khoang về những thành công của mình vừa đạt được: “Tôi lại vừa thắng! vừa có tiền lại vừa vui! thật tuyệt! tôi thật sự là tuyệt vời!”
  34. Anh ta thao thao về những cách thức mình đã dùng để “luôn tính toán đúng mục tiêu” đồng thời không khi nào chịu lỗ. Lắc đầu với cảnh chướng tai gai mắt trên, một nhà kinh doanh từng trải ngồi cạnh đó quay sang người ngồi ghế kế bên mà rằng : “Rồi quyền năng của thương trường sẽ không chấp nhận chuyện này”. Mặc dù ngay lúc đó tôi đã không hiểu, ngụ ý của ông ta nhanh chóng trở nên rõ ràng: Thị trường có xu hướng trừng phạt những kẻ hợm hĩnh và anh chàng khoác lác kia đã liều lĩnh khi khoe khoang về những thành quả của mình. Những nhà kinh doanh thành công có thâm niên ít ai tự mãn về thành tích của họ, vì trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, tự đắc thường là dấu hiệu của sự đổ vỡ. Hãy xem đây như là một dạng nghiệp chướng buộc các nhà kinh doanh tuân thủ mỗi khi họ có dấu hiệu trở nên tự mãn. Trong thực tế môi trường kinh doanh chuyên nghiệp, những nhà kinh doanh quá thành công thường được yêu cầu phải giảm cường độ giao dịch của họ. Sau nhiều năm kinh nghiệm trong việc theo dõi các nhà kinh doanh, bộ phận quản lý rủi ro của các sàn giao dịch hiểu rằng tiếp sau những thành công lớn thường là những thất bại lớn. Có phải số phận của các nhà kinh doanh ngoại hối bị một thế lực bên ngoài nào đó kiểm soát? Hay các đấng quyền năng của thị trường vẫn theo sát họ, chờ họ sai lầm khi phạm vào những điều cấm kỵ? Không! Chính những nhà kinh doanh làm hại bản thân mình khi tự đánh mất tiền đồ của chính họ. Những người kinh doan thành đạt đôi khi trở nên tự tin quá mức để rồi quên đi những yếu tố cơ bản nhất đã đưa đến cho họ thành công ban đầu. Nghiệp chướng thị trường, hay luật Âm – Dương, hay bạn có thể gọi bằng một cái tên nào đó tương tự, là một cách thể hiện, một cách cá biệt hóa xu hướng tự hại này. Hãy tôn trọng thị trường theo cách các thủy thủ tôn trọng biển cả. Giống như đại dương, thị trường cũng là một thế lực tự nhiên rộng lớn, ta chỉ có thể chèo lái theo nó chứ không thể chế ngự nó. Hãy ghi nhớ trong đầu bạn điều đó khi bạn kinh doanh thành công để không tự cho rằng mình đã chiến thắng thị trường.
  35. PHẦN II: CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DÀNH CHO THỊ TRƯỜNG XU HƯỚNG Thị trường Forex gần như là một thế lực tự nhiên. Nó tạo nên những xu hướng mạnh mẽ và bền lâu kéo dài hàng năm trời. Nó tạo nên những mô hình bền bỉ như sóng vỗ bờ. Vậy những nhà kinh doanh phải làm thế nào để sử dụng các xu hướng và mô hình này vào việc sinh lợi trong thị trường Forex? CHƯƠNG VI: NHẬN BIẾT CÁC XU HƯỚNG VÀ XU THẾ Khi bạn lái xe, có phải lúc nào bạn cũng lái theo một cách nhất định? Có phải bạn không hề thay đổi cách lái cho dù bạn đi trong thành phố đông người hay đi trên xa lộ với sáu làn xe trống vắng? Tất nhiên là không. Bạn sẽ lái xe theo các phong cách lái khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Nếu bạn lái xe trong thành phố theo cách bạn đi trên xa lộ thì thật khủng khiếp! Khi ta thay đổi cách lái xe tức là bạn đã thừa nhận rằng có những cách lái phù hợp cho từng hoàn cảnh, nhưng sẽ không có một cách lái nào phù hợp cho mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta phải sử dụng cách lái đúng nhất cho từng hoàn cảnh cụ thể. Kinh doanh cũng tương tự ở chỗ không có một cách thức kinh doanh nào có thể thành công ở mọi lúc, mọi nơi. Cũng giống như lái xe, bạn phải thay đổi cách thức kinh doanh bằng cách sử dụng các kỹ thuật kinh doanh thích hợp cho từng hoàn cảnh thích hợp. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ KINH DOANH NGOẠI HỐI THEO XU HƯỚNG VÀ XU THẾ Có 3 điều kiện cơ bản sau đây cho kinh doanh ngoại hối: 1. Xu hướng: Tỷ giá của cặp ngoại tệ phải có một hướng nhất định (xem Biểu đồ 6.1); 2. Ổn định: Tỷ giá cặp ngoại tệ giao động giữa mức hỗ trợ và mức kháng cự (xem Biểu đồ 6.2); 3. Tích lũy: Tỷ giá cặp ngoại tệ bị kẹp giữa một khu vực giao động hẹp dần (xem Biểu đồ 6.3). Các nhà kinh doanh cần tiếp cận mỗi hoàn cảnh bằng một kỹ thuật kinh doanh phù hợp. Các kỹ thuật kinh doanh thị trường xu hướng sẽ không phù hợp khi thị trường đang trong thời kỳ ổn định hoặc đang ở thời kỳ tích lũy; ngược lại các kỹ thuật cho thị trường ổn định sẽ không hiệu quả trong thị trường xu hướng hoặc thị trường đang tích lũy. Biểu đồ 6.1 Cặp EUR/USD trong xu hướng giảm của biểu đồ ngày Biểu đồ 6.2 Cặp AUD/CAD bị kẹp giữa một dải giá trong biểu đồ ngày Biểu đồ 6.3 cặp USD/JPY tích lũy theo một tam giác hướng lên trong biểu đồ ngày Có một điều bạn cần nhận thức rõ, đó là sự thay đổi của thị trường. Một cặp ngoại tệ hiện đang ở giai đoạn xu hướng rồi sẽ đến lúc đi vào giai đoạn ổn định hoặc tích lũy. Các nhà
  36. kinh doanh cần nhanh chóng nhận ra điều này và chuyển hướng kinh doanh bằng việc áp dụng kỹ thuật kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIỮ SỰ KHÁCH QUAN Khi bạn lần đầu sử dụng một kỹ thuật kinh doanh mới, bạn có thể gặp may và thành công ngay từ khi bắt đầu. Có thể bạn đã tình cờ sử dụng đúng kỹ thuật kinh doanh vào đúng thời điểm thích hợp nên có được thành công đó. Tuy nhiên, một số người mới vào nghề lại trở nên phởn chí vì họ cảm tưởng rằng họ đã “thuần phục được thị trường”. Mặt trái của những thành công ban đầu là nhà kinh doanh có thể tiếp tục sử dụng kỹ thuật tương tự ngay cả khi thị trường đã có những thay đổi rõ ràng và kỹ thuật đó không còn phù hợp nữa. Các nhà kinh doanh gọi hiện tượng này là “phải lòng” một lối kinh doanh, dẫn đến những hậu quả vô cùng tai hại. Nếu hiện tượng này xảy ra với bạn, tôi khuyên bạn nên cố gắng giữ thái độ khách quan và nên xác định rằng những thành công trong ngắn hạn không phải là mục tiêu cuối cùng của việc kinh doanh ngoại hối. Bất cứ ai đều có thể gặp may, tuy nhiên may mắn không ở mãi với bất cứ ai. Để ví dụ, trong khoảng thời gian 2002-2003, đồng đôla Mỹ mất giá trầm trọng so với phần lớn các ngoại tệ chủ chốt khác. Điều này đã tạo nên một môi trường kinh doanh tương đối dễ dàng vì các kỹ thuật kinh doanh theo xu hướng phát huy rất tốt hiệu quả trong khoảng thời gian này (xem Biểu đồ 6.4). Biểu đồ 6.4 Cặp USD/CHF trong xu hướng giảm giai đoạn 2002-2003 Rất nhiều học trò của tôi trong giai đoạn này là những người mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm với các kỹ thuật kinh doanh theo xu hướng. Nhưng nhiều người trong số những tay mơ này tự nhiên kiếm được bộn tiền bằng cách sử dụng các kỹ thuật kinh doanh theo xu hướng trong giai đoạn lý tưởng này. Trong khi tôi vừa mừng cho học trò kiếm được tiền, tôi lại vừa lo họ sẽ vướng vào một sự kỳ vọng phi thực tế về thị trường Forex và về kinh doanh nói chung. “không phải lúc nào cũng thuận lợi”, tôi nói với họ, “hãy học thêm các kỹ thuật kinh doanh khác nữa để khi thị trường thay đổi, các bạn đã sẵn sàng”. Một số đã nghe tôi, một số khác thì không. Quả thật, đầu năm 2004, đồng đôla Mỹ bắt đầu tăng giá và xu hướng thị trường bắt đầu thay đổi (xem Biểu đồ 6.5). Những nhà kinh doanh nhận thức được rằng xu hướng thị trường không bao giờ là bất tận đã có sự chuẩn bị cho thay đổi này để điều chỉnh chiến thuật kinh doanh của họ. Điều không may với những người đã “phải lòng” với kỹ thuật theo xu hướng là tiếp tục sử dụng các kỹ thuật này kể cả khi thị trường đã thay đổi. Họ đã lãnh đủ vì sự thay đổi của thị trường. Biểu đồ 6.5 Trong năm 2004, cặp USD/CHF kết thúc xu hướng và đi vào thời kỳ tích lũy: Lưu ý tam giác tích lũy ở phía phải của biểu đồ Là một nhà kinh doanh, bạn đừng bao giờ xa xỉ để “phải lòng” một lối kinh doanh, một chỉ số kỹ thuật hay một cặp ngoại tệ nào. Hãy hiểu rằng thị trường không bao giờ tĩnh tại và việc thay đổi theo các thay đổi của thị trường là tùy thuộc vào nhà kinh doanh. HÃY BẮT ĐẦU VỚI XU THẾ Gần như mọi chiến lược kinh doanh tốt để xoay quanh xu thế của thị trường. Nếu chúng ta
  37. quan sát thị trường đủ lâu, chúng ta sẽ nhận thấy các xu thế này. Ví dụ, thị trường Forex có xu thế tạo nên những xu hướng mạnh mẽ và dài lâu. Một ví dụ nữa, đó là thị trường này thường có xu thế chạm mức hỗ trợ và kháng cự ở những số tròn, một xu thế tâm lý chung ở bất cứ thị trường giao dịch nào khác (xem Biểu đồ 6.6). Thêm một ví dụ nữa, đó là xu thế đột biến giá rất mạnh ngay sau thời kỳ tích lũy (xem Biểu đồ 6.7). Bất cứ xu thế nào trong số này cũng đều có thể là yếu tố cơ bản để xây dựng một chiến lược kinh doanh. Biểu đồ 6.6 Tỷ giá cặp EUR/USD chạm mức hỗ trợ liên tiếp ở con số tròn 1,2700 Biểu đồ 6.7 Tỷ giá của cặp GBP/USD tăng vọt sau thời gian tích lũy hẹp trong mùa Xuân 2006 Mọi xu thế thường được hỗ trợ bởi một lý do nào đó. Ví dụ, các mức hỗ trợ và kháng cự thường có xu thế là số tròn vì người ta thường đặt các mức giá vào lệnh, giá dừng lỗ và giá thoát khỏi thị trường là những số tròn. Vậy tại sao người ta lại có xu thế hành vi này? Có một thực tế là không phải nhà kinh doanh nào cũng nghiên cứu biểu đồ giá trước khi đặt lệnh giao dịch. Có nhiều nhà kinh doanh có sự hiểu biết rất chung chung về các thời điểm đặt lệnh giao dịch. Những nhà kinh doanh này thường đặt các lệnh giao dịch, lệnh dừng lỗ, lệnh thoát ở những mức giá là số tròn, và những lệnh này của họ tập hợp lại thành các mức giá nói trên. Ví lý do này, các con số tròn thường trùng với các mức kháng cự và hỗ trợ chủ yếu trong các thị trường chứng khoán, thị trường giao sau và thị trường Forex. Đối lập với hiện tượng trên là xu thế giả hoặc xu thế yếu, thường là kết quả của một sự quan sát hời hợt. Những nhận định kiểu như “Đồng Euro thường mạnh vào ngày Thứ Năm”, hoặc “Đồng đôla Canada thường giao động vào kỳ trăng tròn” là những ví dụ về xu thế giả. Những nhận xét như vậy thường chỉ tồn tại một thời gian ngắn vì không có một cơ sở logic nào cho chúng cả. Thực ra bản thân tôi hoàn toàn không xem đây là những xu thế, mà chỉ xếp chúng vào dạng những trùng hợp tình cờ. Xác suất thành công khi chúng ta kinh doanh dựa vào những xu thế giả hoặc xu thế yếu cũng giống như xác suất tung đồng xu (thậm chí còn tệ hơn nếu chúng ta tính cả mức chênh lệch giá mua và bán). SỬ DỤNG XU HƯỚNG VÀO KINH DOANH Hãy phân tích một ví dụ về cách thức nhà kinh doanh sử dụng các xu hướng vào việc sinh lợi. Giả dụ khi một thị trường đang ở trong xu hướng đi lên, nó sẽ có một hướng rõ ràng. Ta cho rằng xu hướng này sẽ còn tiếp tục vì quá khứ đã chỉ cho ta biết rằng trong thị trường Forex, xu hướng có thể kéo dài hàng năm. Nếu chúng ta “vào thế” hợp với xu hướng (đánh lên trong xu hướng tăng và đánh xuống trong xu hướng giảm), ta có thể có cơ hội hưởng lợi lớn. Có thể bạn đã nghe thành ngữ “Hãy để cho những lệnh thắng của bạn tiếp tục cuộc chơi”. Đây cũng chính là lời khuyên tốt vì nhiều người trong chúng ta có xu thế thoát khỏi lệnh đang thắng quá sớm, đồng thời giữ lại lệnh đang thua quá lâu. Trong một thị trường xu hướng tăng, việc giữ lại các lệnh đang thắng dễ dàng hơn rất nhiều (và cũng sinh lợi hơn rất nhiều) vì tỷ giá các cặp ngoại tệ có hướng rõ ràng. Chừng nào tỷ giá các cặp ngoại tệ còn dịch chuyển theo hướng cũ, thì các lệnh dừng lỗ càng ít bị chạm đến hơn. Giờ ta hãy so sánh thị trường xu hướng với thị trường ổn định hoặc thị trường “đi ngang”.