Thể thao võ thuật – Môn Thái cực quyền

pdf 28 trang ngocly 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thể thao võ thuật – Môn Thái cực quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthe_thao_vo_thuat_mon_thai_cuc_quyen.pdf

Nội dung text: Thể thao võ thuật – Môn Thái cực quyền

  1. Thể thao võ thuật – Môn Thái cực quyền Thái cực quyền (chữ Hán phồn thể: 太極拳; chữ Hán giản thể: 太极拳; bính âm: Taijiquan), là một môn võ thuật cổ truyền của Trung Quốc với đặc trưng là các động tác trường quyền uyển chuyển, chậm rãi kết hợp với điều hoà hơi thở. Mục lục 1 Nguồn gốc 2 Các dòng phái chính o 2.1 Ngũ đại danh gia o 2.2 Các hệ phái khác 3 Thái cực quyền đồ biểu o 3.1 Huyền sử o 3.2 Thái cực quyền 5 nhà o 3.3 Bài hiện đại 4 Đặc điểm o 4.1 Tư tưởng o 4.2 Tính nhân văn o 4.3 Nguyên tắc tập luyện o 4.4 Bài hình 5 Bảng phả hệ nhân vật Thái Cực quyền o 5.1 1. Trần thức Thái Cực quyền (Chen family style Tai Chi ch’uan) . 5.1.1 Nhánh Trần Sở Nhạc . 5.1.2 Nhánh Trần Nhữ Tín o 5.2 1.a. Nhánh thứ nhất Trần Gia – Tân giá (Xin jia) truyền từ nhánh Trần Sở Nhạc o 5.3 1.b. Nhánh thứ hai Trần Gia – Lão giá (Lao jia) truyền từ nhánh Trần Nhữ Tín o 5.4 1.c. Nhánh thứ ba Trần Gia – Tiểu giá (Xiao jia) – từ nhánh Tân giá của Trần Hữu Bản (thuộc nhánh Trần Sở Nhạc) o 5.5 1.d. Nhánh thứ tư Trần Gia – Đại giá (Da jia) truyền cho đến nay – từ nhánh Lão giá của Trần Trường Hưng (thuộc nhánh Trần Nhữ Tín) o 5.6 2. Dương thức Thái Cực quyền (Yang family style Tai Chi ch’uan) o 5.7 3. Vũ thức Thái Cực quyền (Wu family style Tai Chi ch’uan) – Hác
  2. thức Thái Cực quyền (Hao family style Tai Chi ch’uan) o 5.8 4. Ngô thức Thái Cực quyền (Wu family style Tai Chi ch’uan) o 5.9 5. Tôn thức Thái Cực quyền (Sun family style Tai Chi ch’uan) 6 Thái cực quyền trên thế giới 7 Tác dụng o 7.1 Dưỡng sinh o 7.2 Tự vệ 8 Xem thêm 9 Chú thích 10 Tham khảo 11 Liên kết ngoài o 11.1 Một số web site các truyền nhân chính thống Trần Gia Thái Cực quyền hiện nay: . 11.1.1 Đệ nhất lộ Trần thức Thái Cực quyền (Trường Quyền, 83 thức, Lão giá) do Trần Tiểu Tinh (Chen Xiao Sing) diễn luyện: . 11.1.2 Đệ nhị lộ Trần thức Thái Cực quyền (Pháo Chùy, 71 thức, Tân giá) do Trần Chính Lôi (Chen Zheng Lei) diễn luyện: . 11.1.3 Trần Chính Lôi (Chen Zheng Lei) diễn Thôi Thủ (Tuishou) : Nguồn gốc Về nguồn gốc Thái cực quyền, người ta có những luận điểm suy đoán khác nhau. Theo nhiều tài liệu, Thái cực quyền được ra đời cách đây hơn 300 năm do sự sáng tạo của một người họ Trần ở Trần Gia Câu, huyện Ôn, tỉnh Hà Nam, tên là Trần Vương Đình. Ở Việt Nam, cùng với sự phổ biến của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung trong đó có nhắc tới việc Trương Tam Phong là người đầu tiên nghĩ ra Thái cực quyền, nhiều người tin rằng ông tổ của môn võ này chính là Trương Tam Phong. Tuy nhiên, với sự phổ biến của cuốn Thái cực quyền phổ do Vương Tông Nhạc đời Càn Long trứ tác, và ảnh hưởng của cuốn sách này đến các hệ phái Thái cực quyền về sau, các học giả ngày càng nghiêng về khả năng Vương Tông Nhạc mới là người khai sáng Thái cực quyền[cần dẫn nguồn]. Sự thực là Thái cực quyền nguyên thủy sâu xa là do Trương Tam Phong sáng tạo ra, chủ yếu dùng để luyện nội công và tăng cường sinh lực, nhằm đạt tới cảnh giới trường sinh dưỡng khí.
  3. Các dòng phái chính Ngũ đại danh gia Theo tài liệu Thái cực quyền thường thức vấn đáp của tác giả Trương Văn Nguyên thì Thái cưc quyền có bảy nhà như sau: 1. Thái cực quyền Trần Gia Lão giá bắt đầu từ Trần Trường Hưng ở Trần Gia Câu, Hà Nam. 2. Thái cực quyền Trần gia Tân giá bắt đầu từ Trần Hữu Bản cũng ở Trần Gia Câu, Hà Nam. 3. Thái cực quyền Trần Gia Tiểu giá bắt đầu từ Trần Thanh Bình ở làng Triệu Bảo (gần Trần Gia Câu), còn gọi là Triệu Bảo giá Thái cực quyền. 4. Thái cực quyền Dương gia bắt đầu từ Dương Lộ Thiền truyền cho hai con trai là Dương Ban Hầu và Dương Kiện Hầu, Dương Kiện Hầu lại truyền cho con là Dương Trừng Phủ. Hệ phái Dương gia Thái cực quyền hiện có bài giản hóa 24 thức thường dùng cho các lớp dưỡng sinh. 5. Thái cực quyền Vũ gia bắt đầu từ Vũ Vũ Tương người huyện Vĩnh Niên, phủ Quảng Bình, tỉnh Trực Lệ, đến Ôn Châu Hà Nam, theo học với Trần Thanh Bình. 6. Thái cực quyền Ngô gia bắt đầu từ cha con của Ngô Toàn Hựu và Ngô Giám Tuyền học từ Dương Lộ Thiền. 7. Thái cực quyền Tôn gia bắt đầu từ Tôn Lộc Đường (người Bắc Kinh) học từ Hác Vi Chân. Tuy vậy, trong Thái cực quyền toàn tập[1], liệt kê 5 nhà lớn nhất: 1. Trần thức Thái cực quyền tổng hợp cả 3 giá (Lão giá, Tân giá và Tiểu giá), 2. Dương thức Thái cực quyền, 3. Ngô thức Thái cực quyền, 4. Võ thức Thái cực quyền 5. Tôn thức Thái cực quyền. Các chi phái Dương, Ngô, Võ và Tôn chỉ dạy một bài quyền và sau đó môn Thôi thủ (Tuishou). Riêng chi phái Trần có dạy thêm một bài thứ nhì bài Pháo trùy quyền, bổ túc cho bài thứ nhất. Các hệ phái khác Bên cạnh 5 nhà nói trên, tại Trung Hoa (và cả Việt Nam) hiện còn lưu truyền nhiều hệ phái Thái cực quyền khác nhau, trong đó có nhiều hệ phái xuất xứ từ Thái cực quyền của dòng họ Trần, bao gồm[2]:
  4. 1. Hòa gia Thái cực quyền (Hijia Taiji Quan) lập bởi Hòa Triệu Nguyên (HeZhaoyuan) (1810-1890), đệ tử của Trần Thanh Bình. 2. Lý gia Thái cực quyền (Lijia Taiji Quan) lập bởi Lý Thụy Đông (Li Ruidong), đệ tử đời thứ hai của Dương Lộ Thiền. Vào cuối thế kỷ thứ 19, môn này còn được gọi là Ngũ Tinh Thái Cực quyền (Wuxing Taiji quan) hay Ngũ Tinh Trùy (Wuxing Chui). 3. Lý gia Thái cực quyền (Lijia Taiji Quan) truyền bởi Lý Anh Ngang (Li Yingang) thế kỷ 20 4. Nhạc gia Thái cực quyền (Yuejia Taiji Quan) thành lập vào đầu thế kỷ thứ 20. 5. Phó gia Thái cực quyền (Fujia Taiji Quan) lập bởi Phó Chấn Tung (Fu Zhensong) (1881-1953) 6. Tam Hợp Nhất Thái cực quyền (Sanheyi Taiji Quan) lập bởi Trương Kính Chi (Zhang Jingshi), đệ tử đời thứ tư của Trần Thanh Bình. 7. Thiếu Lâm tổng hợp Thái cực quyền (Shaolin Zonghe Taiji Quan) từ Như Tỉnh (Ru Jing) vào thế kỷ thứ 19. 8. Thường gia Thái cực quyền (Channgjia Taiji Quan) lập bởi Thường Đông Thăng (Chang Dongshing) (1909-1986). 9. Triệu Bảo gia Thái cực quyền (Zhaobaojia Taiji Quan) lập bởi Trần Thanh Bình. 10. Trịnh gia Thái cực quyền (Zhengjia Taiji Quan) lập bởi Trịnh Mãn Thanh (Zheng Manqing) (1901-1975) 11. Trương gia Thái cực quyền (Zhangjia Taiji quan) truyền bởi Vạn Lai Thanh (Wan Laisheng) (1903-1992) 12. Võ Đang Thái cực quyền (Wudang Taiji Quan), còn được gọi là Do Long Phái (Youlong Pai) hay Long Hành Thái Cực quyền (Longxing Taiji Quan), mới được sáng tác, sau này trên tiêu chuẩn của Dương Gia Thái Cực quyền[2]. 13. Triệu gia Thái cực chưởng (Zhaojia Taiji Zhang) do Triệu Trúc Khê (Zhao Zhuxi) (1898-1991) sáng tác vào thập niên 1950. Chương trình của môn này bao gồm bài Dương gia Thái cực quyền giản hóa 24 thức; Đơn vãn thôi thủ (Danwantuishou); Thái cực chưởng (Taijizhang); Thái cực kiếm (Taijijian); Thái cực đao (Taijidao)[2]. Ngoại trừ bài Dương gia Thái cực quyền giản hóa 24 thức, kỹ thuật của bộ môn thuộc Thái cực Đường Lang quyền (Taiji Tanglang quan) không dính dáng đến các lưu phái Thái cực Trường quyền nói trên. 14. Thái cực quyền-trường phái Trường sinh đạo (gọi tắt là Thái cực trường sinh đạo được cụ Song Tùng truyền từ gia tộc đến các học viên tại các lớp học của Câu lạc bộ UNESCO Thái cực trường sinh đạo. Theo ý kiến của cụ Song Tùng "đây là bài Thái cực quyền kết hợp với luyện thiền từ Trung Quốc và Yoga Ấn Độ truyền bá sang Việt Nam, được cha ông chúng ta "Việt hóa"".[3]. Bài bao gồm 108 động tác, đồ hình và thủ pháp khá giống bài Dương gia Thái cực giản hóa 24 thức tuy có khác ở điểm giữ thân trung chính không nhấp nhô đầu.
  5. Thái cực quyền đồ biểu Để biết chi tiết đầy đủ các nhân vật Thái Cực quyền, xin xem bảng phả hệ các nhân vật Thái Cực quyền ở dưới, đồ biểu này chỉ có tính khái quát các xu hướng phân lưu cho đến nay. Huyền sử Những nhân vật trong huyền sử của Thái cực quyền có thể kể đến Trương Tam Phong và Vương Tông Nhạc: Trương Tam Phong khoảng thế kỷ 12 NỘI GIA Vương Tông Nhạc 1733-1795 Thái cực quyền kinh Thái cực quyền 5 nhà Sự phân tách Ngũ đại lưu phái Thái cực quyền khởi nguồn từ Trần Vương Đình, có thể biểu kiến bằng sơ đồ sau: Trần Vương Đình 1600–1680 Dòng họ Trần đời thứ 9 TRẦN THỨC Trần Trường Hưng Trần Hữu Bản 1771–1853 khoảng năm 1800 Dòng họ Trần đời Dòng họ Trần đời thứ 14
  6. thứ 14 Trần gia Tân giá Trần gia Lão giá Dương Lộ Thiền Trần Thanh Bình 1799–1872 1795–1868 DƯƠNG THỨC Trần gia Tiểu giá, Triệu Bảo giá Dương Ban Hầu Dương Kiện Võ Vũ Tương 1837–1892 Hầu 1812–1880 Dương gia Tiểu giá 1839–1917 VŨ/LÝ/HÁC THỨC Dương Thiếu Dương Trừng Ngô Toàn Hữu Hầu Phủ Lý Diệc Dư 1834–1902 1862–1930 1883–1936 1832–1892 Dương gia Tiểu Dương gia Đại giá giá Ngô Giám Tuyền Dương Thủ Hác Vi Chân 1870–1942 Trung 1849–1920 NGÔ THỨC 1910–1985 108 thức Tôn Lộc Đường Ngô Công Nghi 1861–1932 1900–1970 TÔN THỨC
  7. Ngô Đại Quỹ Tôn Tinh Nhất 1923–1972 1891–1929 Bài hiện đại Một số bài Thái cực quyền hiện đại, được giản hóa chiêu thức trên cơ sở sắp xếp lại đồ hình, lọc lược bớt các chiêu thức trùng lắp: Dương Trừng Phủ Trịnh Mãn Thanh Trung Hoa Quốc gia Thể Ủy 1901–1975 1956 37 thức Thái cực quyền Bắc Kinh 24 thức Thái cực quyền 1989 42 thức hay Toàn thức Tổng hợp kỹ thuật các dòng Trần, Dương, Tôn, Ngô giảng dạy trong môn Wushu Theo xu hướng tinh giản hóa các chiêu thức trùng lắp, hiện Dương thức Thái cực quyền cũng đã có một số bài còn gọn hơn, như bài Dương gia Thái cực quyền 10 thức[4] và bài Dương gia Thái cực quyền 16 thức (cùng năm 1999)[5], Vũ gia Thái cực quyền 46 thức (1996)[6] v.v. Đặc điểm Tư tưởng Tên gọi Thái cực quyền xuất phát từ tư tưởng Thái cực trong Chu dịch và học thuyết Âm Dương: Vô cực sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng (hai
  8. chân, hai tay), Tứ tượng sinh Bát quái (tám tiết đoạn của tay chân gập duỗi được), Bát quái biến 64 quẻ "Thái" ở đây nghĩa là to lớn, "cực" nghĩa là điểm bắt đầu. Thái Cực Đồ nói rằng: "Vô cực mà thái cực". Dùng lối thở bụng của Đạo gia, Thái cực quyền khiến người tập hô hấp thâm trường không bị rối loạn, sức mạnh gia tăng, hình thành một công phu đặc thù trong võ học. Các động tác của bài quyền uyển chuyển và mềm mại, trong nhu có cương, dung hợp với học thuyết kinh mạch âm dương. Thái cực quyền đã trở thành một phương pháp tập luyện trong ngoài tương ứng, hình thức và tâm ý kết hợp[7]. Tính nhân văn Nét chính yếu của Thái cực quyền là mô phỏng các hiện tượng tự nhiên. Nhiều chiêu thức trong bài hình ít nhiều mang đặc tính lãng mạn và nhân văn, ví dụ như: vân thủ (nghĩa là chiêu thức xoay tay như mây trắng xoay cuộn giữa trời xanh), bạch hạc lượng xí (con chim hạc vui múa), ngọc nữ xuyên thoa (thiếu nữ may áo), chuyển thân bài liên (lá sen lay động trước gió), như phong tự bế (như gió thổi làm cửa đóng), hải để châm (kim châm đáy bể) v.v. Thái cực quyền cũng là bộ môn ứng dụng nội công, rất thâm thúy và sâu sắc, với những tâm pháp mà các môn sinh phải thuộc nằm lòng để thi triển và ứng dụng hữu hiệu. Tuy chỉ có một bài quyền với các chiêu thức đơn giản nhưng người tập phải trải qua một tiến trình tập rất dài mới thấu hiểu lý pháp. Nguyên tắc tập luyện Các nguyên tắc, yếu lĩnh tập luyện khai triển Thái cực quyền mỗi dòng phái có sự dị biệt ít nhiều, tuy nhiên thường có một vài nguyên tắc khá liên quán, thống nhất. Dưới đây là một số nguyên tắc của dòng Dương thức Thái cực quyền: -Tư thế: Hư linh đỉnh kình: đầu cổ ngay thẳng, thần quán ở đỉnh Hàm hung bạt bối: ngực lõm, lưng phẳng Trầm kiên trụy chẩu: vai lỏng chỏ buông -Thần thế: Khí trầm đan điền: ý thức đặt tại đan điền(cách rốn 3 đốt ngón tay về phía dưới) tự nhiên không gò bó -Vận động: Tùng yêu: chân tay theo sự vận động của eo, lấy eo làm chỗ dựa Phân hư thực: hư, thực rõ ràng. Dụng ý bất dụng lực: lấy ý điều khiển động tác Thượng hạ tương tùy: trên dưới theo nhau Nội ngoại tương hợp: trong ngoài hợp nhau, tâm ý khí lực là một
  9. Tương liên bất đoạn: động tác liên tiếp không dừng, thao thao bất tuyệt, liên miên như kéo tơ. Động trung cầu tịnh: Trong động tìm cái tĩnh. Lấy tĩnh chế động. Khúc trung cầu thực: Trong cái gập, tìm cái thẳng. Bài hình Từ giai đoạn đầu với 7 bài quyền và các công phu bổ trợ, nhiều bài kiếm, thương, đao do Trần Vương Đình đưa vào dòng họ, cho tới các đời sau đã hợp nhất lại thành 2 bài quyền là "Đệ nhất lộ" và "Pháo chùy quyền". Các lưu phái Thái cực quyền khác thuộc ngũ đại danh gia Thái cực (Trần, Dương, Ngô, Võ, Tôn), ngoại trừ Trần gia, về sau chỉ còn truyền lại 1 bài quyền. Từ thời điểm 1956, khi Dương gia Thái cực đã có bài 24 thức giản hóa, các dòng Trần gia, Võ gia , bên cạnh bài gốc cũng đã đi theo xu hướng tinh giản các chiêu thức trùng lặp hoặc phức tạp, vốn không thuận tiện cho người già cả hay thể lực suy nhược, để hình thành thêm các bài rút gọn. Các bài Thái cực kiếm, Thái cực côn, Thái cực phiến (quạt) v.v phần lớn do các võ phái đời sau nghiên cứu, xiển dương và sáng chế bổ túc cho võ phái của mình. Chiêu thức trong bài Thái cực thường được chiết chiêu tập luyện song đối với kỹ pháp thôi thủ (đẩy tay), nhằm luyện cảm ứng lực để phản ứng với sự tấn công đối thủ trong thực chiến. Thôi thủ thường bao gồm Định bộ thôi thủ (thôi thủ với bộ pháp tĩnh tại) và Hoạt bộ thôi thủ (thôi thủ với bộ pháp linh hoạt). Bảng phả hệ nhân vật Thái Cực quyền Tên Latin hóa của các nhân vật từ tiếng Trung Quốc nay đã phổ biến trên khắp thế giới và là từ khóa (key words) để tra cứu phim video clip trên www.youtube.com và tài liệu văn bản trên www.google.com, nếu gõ chữ Hán trên www.youtube.com sẽ không tìm ra được phim video clip, chữ Hán và tên Latin đều chỉ có thể sử dụng tra cứu văn bản trên www.google.com mà thôi. Zhang Sanfeng 張三豐 (phồn thể 張三丰;giản thể: 张三丰) Zhāng Sānfēng - Cháng Sán-féng: Trương Tam Phong còn gọi là Zhang Junbao 張君寶Trương Quân Bảo, tương truyền là người sáng tạo Thái Cực quyền trên núi Võ Đang (Wutang 武當), thuyết này không có cơ sở lịch sử rõ ràng vì Trương Tam Phong có sáng tác ra một loại quyền pháp gọi là Nội gia quyền (Neijia ch’uan 內家拳) rất giống Thái Cực quyền. 1. Trần thức Thái Cực quyền (Chen family style Tai Chi ch’uan) Chen Pu (陈仆): Trần Bốc, tương truyền là người ở Sơn Tây (Shanxi 山西) vào thế kỷ thứ 17 (1600) (?) đi đến Thường Dương Thôn (Chang Yang Cun 常阳村)
  10. sau này là làng Trần Gia Câu (Chen Jia Gou 陈家沟) ở Hà Nam (Henan 河南) sáng lập Trần Gia Thái Cực quyền, thuyết này không có cơ sở lịch sử (thiếu tư liệu lịch sử). Tương truyền là tổ họ Trần tại Trần Gia Câu. Chen Wangting 陈王廷 (1600-1680 / 1557-1664): Trần Vương Đình, danh tướng nhà Minh, tương truyền là tổ phụ Thái Cực quyền, tương truyền thuộc đời thứ 9 họ Trần tại làng Trần Gia Câu. Nhánh Trần Sở Nhạc o Thủy tổ của nhánh Tân giá và Tiểu giá sau này: Chen Suoyue 陳所嶽: Trần Sở Nhạc, có tài liệu ghi là Chen Suole 陈所乐 Trần Sở Lạc, truyền nhân đời thứ 10 Trần thức Thái Cực quyền, thuộc Tiểu giá (Xiao jia) Chen Zhengru /陈正如 : Trần Chánh Như, học trò Trần Sở Nhạc, truyền nhân đời thứ 11 Trần thức Thái Cực quyền Chen Xun Ru 陈恂如 : Trần Tuân Như, học trò Trần Sở Nhạc, truyền nhân đời thứ 11 Trần thức Thái Cực quyền Chen Shenru 陈申如 : Trần Thân Như, học trò Trần Sở Nhạc, truyền nhân đời thứ 11 Trần thức Thái Cực quyền Chen Guangyin 陈光印 : Trần Quang Ấn, truyền nhân đời thứ 11 Trần thức Thái Cực quyền o Môn đồ của Trần Tuân Như: Chen Jie 陈节 : Trần Tiết, truyền nhân đời thứ 12 Trần thức Thái Cực quyền Chen JiXia 陈继夏 : Trần Kế Hạ, truyền nhân đời thứ 12 Trần thức Thái Cực quyền Chen JingBai / Chen JingBo 陈敬伯(1796-1821): Trần Kính Bá, truyền nhân đời thứ 12 Trần thức Thái Cực quyền Chen Shan Zhi 陈山枝: Trần Sơn Chi, truyền nhân đời thứ 12 Trần thức Thái Cực quyền
  11. Chen Jingjie 陈敬介: Trần Kính Giới, truyền nhân đời thứ 12 Trần thức Thái Cực quyền Chen Jingxia 陈景霞: Trần Cảnh Hà, truyền nhân đời thứ 12 Trần thức Thái Cực quyền o Môn đồ của Trần Kính Bá: Chen DaXing 陈大兴 : Trần Đại Hưng, truyền nhân đời thứ 13 Trần thức Thái Cực quyền Chen Yaozhao 陈耀兆 : Trần Diệu Triệu, truyền nhân đời thứ 13 Trần thức Thái Cực quyền Chen Gongzhao 陈公兆 : Trần Công Triệu, truyền nhân đời thứ 13 Trần thức Thái Cực quyền, là thầy của Trần Hữu Bản và Trần Hữu Hằng. Sau này Trần Hữu Bản và Trần Hữu Hằng khai sinh ra dòng Tân giá (Xin jia) Nhánh Trần Nhữ Tín o Thủy tổ của nhánh Lão giá và Đại giá sau này: Chen Ru Xin 陈汝信 : Trần Nhữ Tín, truyền nhân đời thứ 10 Trần thức Thái Cực quyền Chen DaKun 陈大鹍 : Trần Đại Côn, học trò Trần Nhữ Tín, truyền nhân đời thứ 11 Trần thức Thái Cực quyền Chen DaPeng 陈大鹏 : Trần Đại Bằng, học trò Trần Nhữ Tín, truyền nhân đời thứ 11 Trần thức Thái Cực quyền Chen ShanTong 陈善通 : Trần Thiện Thông, học trò Trần Đại Côn, truyền nhân đời thứ 12 Trần thức Thái Cực quyền o Môn đồ của Trần Thiện Thông: Chen Bingwang 陈秉旺 (1748-?) : Trần Bính Vượng, truyền nhân đời thứ 13 Trần thức Thái Cực quyền, là thầy của Trần Trường Hưng thuộc dòng Lão giá (Lao jia) Chen Bingren 陈秉壬 : Trần Bính Nhâm, truyền nhân đời thứ 13 Trần thức Thái Cực quyền
  12. Chen Bingqi 陈秉奇 : Trần Bính Cơ, truyền nhân đời thứ 13 Trần thức Thái Cực quyền Wáng Zōng Yuè 王宗岳 - 王宗嶽 (1736-1795): Vương Tông Nhạc (Vương Tôn Nhạc), tương truyền học Thái Cực quyền từ Trương Tam Phong (?), thuyết này không có cơ sở lịch sử rõ ràng 1.a. Nhánh thứ nhất Trần Gia – Tân giá (Xin jia) truyền từ nhánh Trần Sở Nhạc Chen You Ben 陳有本 / 陈有本 (circa 1800s) : Trần Hữu Bản, là học trò của Trần Công Triệu, truyền nhân đời thứ 14 Trần thức Thái Cực quyền khai sinh ra Tân giá (Xin jia), là thầy của Trần Thanh Bình khai sinh ra dòng Tiểu giá (Xiao jia) Chen You Heng 陈有恒 / 陳有恆 : Trần Hữu Hằng, là học trò của Trần Công Triệu, truyền nhân đời thứ 14 Trần thức Thái Cực quyền, thuộc Lão giá (Lao jia), học trò của Trần Hữu Hằng đời sau theo Tân giá của Trần Hữu Bản Chen You Xu 陈有旭 : Trần Hữu Húc, là học trò của Trần Công Triệu, truyền nhân đời thứ 14 Trần thức Thái Cực quyền o Môn đồ của Trần Hữu Bản – nhánh của Trần Hữu Bản: Chen Qingping or Ch'en Ch'ing-p'ing 陳清苹 (1795-1868) : Trần Thanh Bình, học trò của Trần Hữu Bản, truyền nhân đời thứ 15 Trần thức Thái Cực quyền, sau này thuộc Tiểu giá (Xiao ja), là thầy của Vũ Vũ Tương sau này khai sinh ra dòng Vũ thức Thái Cực quyền o Môn đồ của Trần Thanh Bình – nhánh của Trần Hữu Bản – đây chính là nhánh Tiểu giá (Xiao jia): Li Jing Yan 李景延 / 李景延 / 忽雷架 (1825-1898) : Lý Cảnh Diên (cũng có âm đọc là Lý Cảnh Duyên), truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức TCQ Wu Yu-hsiang / Wu Yu Xiang 武禹襄 (1813-1880) : Vũ Vũ Tương, ban đầu là học trò Dương Lộ Thiền sau theo Trần Thanh Bình thuộc Tân giá, truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền, sau này sáng tạo Thái Cực quyền Vũ thức He Zhao Yuan 和兆元 (1810-1890) : Hòa Triệu Nguyên, truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền, sau này lập ra Hòa gia Thái Cực quyền
  13. Chen Zi Ming 陈紫明 / 陈子明 (?-1951) : Trần Tử Minh, ban đầu là học trò của Trần Diễm và Trần Hâm thuộc nhánh Tân giá Trần Hữu Hằng, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền, sau này theo Trần Thanh Bình thuộc Tiểu giá (Xiao jia) o Môn đồ của Lý Cảnh Diên – nhánh của Trần Thanh Bình – đây chính là nhánh Tiểu giá (Xiao jia): Chen Ming Piao 陳名標 : Trần Danh Tiêu, có tài liệu ghi là Chen Ming Biao 陳銘標 Trần Minh Tiêu, truyền nhân đời thứ 17 Chan Ying De 陈應德 / 陳應德 : Trần Ưng Đức, truyền nhân đời thứ 17 o Con của Trần Hữu Hằng – nhánh của Trần Hữu Hằng: Chen Jishen 陳季甡 / 陈季甡 (1809-1865) : Trần Quý Sân, có tài liệu ghi là Chen Lishen 陳李甡 Trần Lý Sân, truyền nhân đời thứ 15 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Zhongshen 陳仲甡 / 陈仲甡 (1809-1871) : Trần Trọng Sân, truyền nhân đời thứ 15 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Boshen 陳伯甡 (?-?) : Trần Bá Sân, truyền nhân đời thứ 15 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền o Môn đồ của Trần Hữu Hằng – nhánh của Trần Hữu Hằng: Chen Hengshan 陳衡山: Trần Hành Sơn, học trò Trần Hữu Hằng, truyền nhân đời thứ 15 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Jixing 陈吉星 : Trần Cát Tinh, học trò Trần Hữu Hằng, truyền nhân đời thứ 15 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Youlun 陈有论 : Trần Hữu Luận, học trò Trần Hữu Hằng, truyền nhân đời thứ 15 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền o Môn đồ của Trần Quý Sân (Trần Lý Sân) – nhánh của Trần Hữu Hằng: Chen Sen 陳森 / 陈森 : Trần Sâm, truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền
  14. Chen Yan 陳焱 / 陈焱 (1841-1926) : Trần Diễm, truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền o Con của Trần Trọng Sân – nhánh của Trần Hữu Hằng: Chen Yao 陳垚 / 陈垚 : Trần Nghiêu, con của Trần Trọng Sân, anh của Trần Hâm truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chén Xīn 陳鑫 / 陈鑫 (Chàhn Yām/ Chen Hsin) (1849-1929) : Trần Hâm, con của Trần Trọng Sân, truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền, tương truyền là người đã du nhập bài Tâm Ý Lục Hợp quyền của Thiếu Lâm Tung Sơn vào quyền phổ của làng Trần Gia Câu (Chén Jiā Gōu 陳家溝 Chàhn Gā Kāu), tỉnh Hà Nam. o Môn đồ của Trần Trọng Sân – nhánh của Trần Hữu Hằng: Chen Miao 陳淼 / 陈淼 (1841-1926) : Trần Diễu (cũng có âm đọc là Trần Miểu), truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền, Trần Diễu học Tân giá Trần thức Thái Cực quyền với Trần Trần Quý Sân và Trần Trọng Sân Chen Liang-Zhi 陳良志 : Trần Lương Chí, có tài liệu ghi là Chen Liangzhi 陳良智 Trần Lương Trí, truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền o Môn đồ của Trần Hâm – nhánh Tân giá của Trần Trọng Sân (Trần Hữu Hằng): Chen Ke Di 陈克弟 : Trần Khắc Đệ, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Ke Zhong 陈克忠 (1908-1960) : Trần Khắc Trung, truyền nhân đời thứ 18 của Trần Kỳ (Lão giá), sau theo Trần Hâm Chen Chun Yuan 陈春元 / 陳偆元(?-1949) : Trần Xuân Nguyên, con của Trần Nghiêu, cháu của Trần Hâm, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Zi Ming 陈紫明 / 陈子明 (?-1951) : Trần Tử Minh, ban đầu là học trò của Trần Diễm và Trần Hâm thuộc nhánh Tân giá Trần Hữu Hằng, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền, sau này theo Trần Thanh Bình thuộc Tiểu giá
  15. Chen Song Yuan 陈松元 : Trần Tùng Nguyên, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Xue Yuan 陈雪元 : Trần Tuyết Nguyên, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Zhuang Yuan 陈莊元 (1877-1979) : Trần Trang Nguyên, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Xing Yuan 陈杏元 : Trần Hạnh Nguyên, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Deyu 陈德玉 : Trần Đức Ngọc, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Guoying 陈国英 : Trần Quốc Anh, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Sheng San 陳省三 : Trần Tỉnh Tam, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền o Môn đồ của Trần Xuân Nguyên – nhánh Tân giá của Trần Quý Sân (Trần Hữu Hằng): Chen Jin Ao 陈金鳌 (1899-1971) : Trần Kim Ngao, truyền nhân đời thứ 18 của Tân giá TCQ, sau này theo Trần Hâm Chen Honglie 陈鸿烈 : Trần Hồng Liệt, truyền nhân đời thứ 18 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Jing Ping 陳靜萍 : Trần Tĩnh Bình, truyền nhân đời thứ 18 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền o Môn đồ của Trần Hồng Liệt – nhánh Tân giá của Trần Quý Sân (Trần Hữu Hằng): Chen Li Xian 陈立宪 (1922-1983) : Trần Lập Hiến, truyền nhân đời thứ 19 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Li Qing 陈立清(1919-?) : Trần Lập Thanh, nữ truyền nhân đời thứ 19 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền
  16. Chen Peishan 陈佩珊 : Trần Bội San là cháu của Trần Lập Thanh, truyền nhân đời thứ 20 của Trần thức Thái Cực quyền hiện nay tại Trần Gia Câu o Môn đồ của Trần Khắc Trung – nhánh Tân giá của Trần Quý Sân (Trần Hữu Hằng): Chen Boxiang 陈伯祥 : Trần Bá Tường, truyền nhân đời thứ 19 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Boxian 陈伯贤 : Trần Bá Hiền, truyền nhân đời thứ 19 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền 1.b. Nhánh thứ hai Trần Gia – Lão giá (Lao jia) truyền từ nhánh Trần Nhữ Tín Chen Changxing / Ch'en Chang-hsing 陳長興 / 陈长兴 (1771-1853 ): Trần Trường Hưng, học trò của Trần Bính Vượng, truyền nhân đời thứ 14 Trần thức Thái Cực quyền, thuộc nhánh Trần Nhữ Tín, tương truyền là học trò Vương Tông Nhạc (Wáng Zōng Yuè), thầy Dương Lộ Thiền, thuộc Lão giá (Lao jia). o Con của Trần Trường Hưng: Chen Gongyun / Chen GenYun 陈耕耘 Trần Canh Vân, con của Trần Trường Hưng, truyền nhân đời thứ 15 Chen Gong Yuan / Chen Kung Yuen 陈功元 : Trần Công Nguyên, truyền nhân đời thứ 15 Trần thức Lão giá, con của Trần Trường Hưng o Môn đồ của Trần Trường Hưng: Yang Lu-ch'an or Yang Luchan 楊露禪 (1799-1872) : Dương Lộ Thiền hay Yang Fu-k'ui 楊福魁 : Dương Phúc Khôi, học trò của Trần Trường Hưng Li Bo Kui 李伯魁 : Lý Bá Khôi, học trò của Trần Trường Hưng Chen Huamei 陈桦美 / 陳樺美 : Trần Hoa Mỹ, truyền nhân đời thứ 15 Trần thức Lão giá, học trò của Trần Trường Hưng o Môn đồ của Trần Canh Vân: Chen Yen Hsi / Chen Yen Xi / Chen Yanxi 陈延熙 / 陳延禧 Trần Diên Hy, cha của Trần Phát Khoa (Tân giá), truyền nhân đời thứ 16
  17. Chen YanNian 陈延年 Trần Diên Niên, chú của Trần Phát Khoa, truyền nhân đời thứ 16 o Môn đồ của Trần Diên Hy: Chen Xingsan 陈行三: Trần Hành Tam, truyền nhân đời thứ 17 Chen Qi 陈琦 : Trần Kỳ, truyền nhân đời thứ 17 o Môn đồ của Trần Diên Niên: Chen Lian Ke 陈连科 : Trần Liên Khoa, truyền nhân đời thứ 17 Chen Deng Ke 陈登科 : Trần Đăng Khoa, truyền nhân đời thứ 17 o Môn đồ của Trần Liên Khoa: Chen Zhao Chi 陈照池 : Trần Chiếu Trì, học trò Trần Liên Khoa, truyền nhân đời thứ 18 o Môn đồ của Trần Đăng Khoa: Chen Zhao Pi / Chen Zhao Fei 陈照丕 : Trần Chiếu Phi, con Trần Phát Khoa (truyền nhân đời thứ 17, thuộc Tân giá), truyền nhân đời thứ 18, thuộc Lão giá Chen Zhao Pu 陈照普 : Trần Chiếu Phổ, truyền nhân đời thứ 18, thuộc Lão giá Chen Zhao Hai 陈照海 : Trần Chiếu Hải, truyền nhân đời thứ 18, thuộc Lão giá Chen Zhao Tang 陈照塘 : Trần Chiếu Đường, có tài liệu ghi là Chen Zhao Dan 陳照擔 Trần Chiếu Đảm, truyền nhân đời thứ 18, thuộc Lão giá. o Môn đồ của Trần Chiếu Phi: Chen Ke Sen 陈克森 : Trần Khắc Sâm, truyền nhân đời thứ 19, thuộc Lão giá Ran Guang Yao 冉广耀 : Nhiễm Nghiễm Diệu, truyền nhân đời thứ 19, thuộc Lão giá Chen Xiao Song 陈小松 : Trần Tiểu Tùng, truyền nhân đời thứ 19, thuộc Lão giá
  18. Chen Chun Lei 陈春雷 : Trần Xuân Lôi, truyền nhân đời thứ 19, thuộc Lão giá Chen Xiao Xing / Chen Xiao Sing 陳小星 / 陈小星 : Trần Tiểu Tinh, có tài liệu ghi là Chen Xiao Xing 陳小興 Trần Tiểu Hưng, truyền nhân đời thứ 19, là con của Trần Chiếu Húc (Tân giá), thuộc Lão Đại giá, Trần Tiểu Tinh theo học Lão giá với bác ruột là Trần Chiếu Phi, hiện nay ông là Chủ Tịch Hội Thái Cực quyền Trần thức tại Trần Gia Câu đại diện cho họ Trần. Chen Qing Zhou 陈庆州 : Trần Khánh Châu, truyền nhân đời thứ 19, thuộc Lão giá Chen Shi Tong 陈世通 : Trần Thế Thông, truyền nhân đời thứ 19, thuộc Lão giá Chen (Joseph) Zhonghua 陈中华 : Trần Trung Hoa, truyền nhân đời thứ 19 của Trần thức Thái Cực quyền hiện nay tại Canada Chen Xiang 陈项 : Trần Hạng, truyền nhân đời thứ 19 của Trần thức Thái Cực quyền hiện nay tại Trần Gia Câu Chen Quanzhong 陈荃中 (1925-nay) : Trần Thuyên Trung, con trai của Trần Thật Công đời thứ 18 dòng Lão giá (sau này Trần Thật Công theo học Tân giá Trần Phát Khoa), truyền nhân đời thứ 19 Trần Gia Lão giá TCQ hiện nay tại Sơn Tây, đã từng học Tân giá với 2 môn đồ của Trần Hâm (đời thứ 16 Tân giá) là Trần Quốc Anh (đời thứ 17) và Trần Tỉnh Tam (đời thứ 17) và môn đồ của Trần Phát Khoa (đời thứ 17 Tân giá) là Trần Thủ Lễ (đời thứ 18 Tân giá), và Trần Lương Chí (đời thứ 16 Tân giá). Li Enjiu 李恩久 : Lý Ân Cửu, truyền nhân đời thứ 19 của Trần thức Thái Cực quyền hiện nay Zhang Xuexin 张学信 : Trương Học Tín, truyền nhân đời thứ 19 của Trần thức Thái Cực quyền hiện nay Zhang Zhijun 张志俊 : Trương Chí Tuấn, truyền nhân đời thứ 19 của Trần thức Thái Cực quyền hiện nay Wu Shi-zeng 吴石增 (?-?) : Ngô Thạch Tăng, học trò của Hồng Quân Sinh (Trần gia) và Lưu Kế Thuận (Vũ gia) Shen Xi Jing 沈西京 : Thẩm Tây Kinh, học trò của Trần Tiểu Vượng (con của Trần Chiếu Khuê) và Nhiễm Nghiễm Diệu, truyền nhân đời thứ 20, thuộc Lão giá. o Con của Trần Khánh Châu:
  19. Chen Youze 陳友泽 : Trần Hữu Trạch, truyền nhân đời thứ 20, thuộc Lão giá Chen Youqina 陳友琴 : Trần Hữu Cầm, truyền nhân đời thứ 20, thuộc Lão giá 1.c. Nhánh thứ ba Trần Gia – Tiểu giá (Xiao jia) – từ nhánh Tân giá của Trần Hữu Bản (thuộc nhánh Trần Sở Nhạc) Chen Qingping or Ch'en Ch'ing-p'ing 陳清苹 (1795-1868) : Trần Thanh Bình, học trò Trần Hữu Bản, truyền nhân đời thứ 15 Trần thức Thái Cực quyền, thuộc Tiểu giá (Xiao ja), là thầy của Vũ Vũ Tương sau này khai sinh ra dòng Vũ thức Thái Cực quyền. o Môn đồ của Trần Thanh Bình: Li Jing Yan 李景延 : Lý Cảnh Diên (cũng có âm đọc là Lý Cảnh Duyên), truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức TCQ Wu Yu-hsiang / Wu Yu Xiang 武禹襄 (1813-1880) : Vũ Vũ Tương, ban đầu là học trò Dương Lộ Thiền sau theo Trần Thanh Bình thuộc Tân giá, truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền, sau này sáng tạo Thái Cực quyền Vũ thức. He Zhao Yuan 和兆元 (1810-1890) : Hòa Triệu Nguyên, truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền, sau này lập ra Hòa gia Thái Cực quyền. Chen Zi Ming 陈紫明 / 陈子明 (?-1951) : Trần Tử Minh, ban đầu là học trò của Trần Diễm và Trần Hâm thuộc nhánh Tân giá Trần Hữu Hằng, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền, sau này theo Trần Thanh Bình thuộc Tiểu giá. o . Trần Trường Hưng, Trần Hữu Bản và Trần Thanh Bình là 3 người truyền nhân thứ 14-15 Trần Gia Thái Cực quyền đã tổng hợp tất cả 7 quyền lộ Thái Cực quyền trước kia chỉ còn lại 2 bài Trần Gia Thái Cực quyền cốt lõi truyền cho đến nay là Đệ Nhất Lộ Thái Cực Trần Gia 83 thức và Đệ Nhị Lộ Thái Cực Trần Gia Pháo Chùy 71 thức. o . 7 quyền lộ (bài quyền) xa xưa của Thái Cực quyền (Trần Gia) ở làng Trần Gia Câu:
  20. 1. Đầu sáo quyền (Toutaoquan)còn được gọi Thập tam thức (Shisan Shi); Nhị sáo quyền (Ertaoquan); 2. Tam sáo quyền (Santaoquan) còn được gọi là Đại tứ sáo truỳ (Dasitaochui); 3. Tứ sáo quyền (Sitaoquan) còn được gọi là Hồng quyền (Hongquan), hay Thái tổ hạ nam đường (Tauzu Xia Nantang); 4. Ngũ sáo quyền (Wutao quan); 5. Trường quyền (Chang quan) còn được gọi là Nhất bách linh bát thức (Yibailingba Shi); 6. Pháo Chùy (Paochui); 7. Đoản đả (Duanda); o . Bài thực hành chiến đấu (song luyện): 1. Tán thủ (Sanshou); 2. Kiều thủ (Jishou); 3. Lược thủ (Lueshou); 4. Sử thủ (Shushou), 5. Tam thập lục cổn diệt (Sanshiliu Gunyue); o . Những bài binh khí: 1. Kim cang thập bát noa pháp (Jingang Shiba Nafa); 2. Đơn đao (Dandao); Song đao (Shuangdao); 3. Song kiếm (Shuangjian); Song giản (Shangjian); 4. Bát thương (Baqiang); Bát thương đối thích pháp (Baqiang Dui Cifa); 5. Thập tam thương (Shisanqiang);
  21. 6. Hoàn hậu Trương Dực Đức tứ thương (Huan Hou Zhang Tesi qiang); 7. Nhị thập tứ thương (Ershisiqiang Lianfa); 8. Bàng là bảng (Panluobang); 9. Xuân thu đao (Chungqiuđao); 10. Bàng la bảng luyện pháp (Panluobang Lianfa); 11. Tuyền phong côn (Xuanfenggun); 12. Đại chiến phác liêm (Dazhan polian). 1.d. Nhánh thứ tư Trần Gia – Đại giá (Da jia) truyền cho đến nay – từ nhánh Lão giá của Trần Trường Hưng (thuộc nhánh Trần Nhữ Tín) Chén Fā Kē (Chàhn Faat Fō) 陳發科 (1887-1957) : Trần Phát Khoa, truyền nhân đời thứ 17 của Trần thức Thái Cực quyền, thuộc Tân giá (Xin jia), là con của Trần Diên Hy (dòng Lão giá). o Con của Trần Phát Khoa: Chen Zhaoxu 陈照旭 / 陳照旭(1911-1960) : Trần Chiếu Húc, truyền nhân đời thứ 18 của Tân giá (Xin jia) Trần thức TCQ Chen Zhaokui 陳照奎/ 陈照奎 (1928-1981) : Trần Chiếu Khuê, truyền nhân đời thứ 18 của Tân giá (Xin jia) Trần thức TCQ Chen Zhao Fei 陈照飞 (1893-1972) : Trần Chiếu Phi, truyền nhân đời thứ 18 của Lão giá (Lao jia) Trần thức TCQ o Môn đồ của Trần Phát Khoa: Chen Baoqu 陈宝璩 / 陳寶璩 : Trần Bảo Cừ Chen Jia Zheng / Shen Jiazhen 沈家桢 / 沈家楨 (1891-1972) : Thẩm Gia Trinh Chen ShouLi 陈守礼 / 陳守禮 : Trần Thủ Lễ Gu Liuxin 顧留馨 / 顾留馨 (1908-1991) : Cổ Lưu Hinh, người đã theo lệnh thủ tướng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Chu Ân Lai sang Hà Nội, Việt Nam vào ngày 1 tháng 4 1957 để dạy Thái Cực quyền cho Hồ Chí Minh tại phủ chủ tịch.
  22. Feng Shi-qiang 冯志强/ 馮志強 (1926-?) : Bằng Chí Cường Hong Jun-sheng (1907 - 1996) 洪均生 / 洪钧生 : Hồng Quân Sinh Kan Gui-xiang (1940-?) 阚桂香 : Hám Quế Hương Li Jingwu 李经梧 (1912-1997) : Lý Kinh Ngô Li Jianhua 李剑华 (1900 - ?) : Lý Kiếm Hoa Lei Muni 雷慕尼 /(1911-1986) : Lôi Mộ Ni Tian Xiuchen 田秀臣 / Tian Ji-chen 田季臣 (1917-1984) : Điền Tú Thần / Điền Quý Thần Xu Yu-sheng 许禹生 / 許禹生(1879-1945) : Hứa Vũ Sinh Wang Yan 王燕 : Vương Yến Chen Shi Gong 陈实功 : Trần Thật Công, truyền nhân đời thứ 18 Trần Gia Lão giá Thái Cực quyền, sau theo học Tân giá với Trần Phát Khoa, là cha của Trần Thuyên Trung, Trần Thuyên Trung đã theo học Lão giá với Trần Chiếu Phi (con của Trần Phát Khoa) Chen Hongen 陈红恩 : Trần Hồng Ân Chen Shan Yuan 陈善元 : Trần Thiện Nguyên Liu Ruizhan 刘瑞战 : Lưu Thụy Chiến Chen Baohao 陈宝浩 (1904-1953) : Trần Bảo Hạo Pan Yong Zhou 潘詠周 : Phan Vịnh Chu o Con của Trần Chiếu Húc – Trần Chiếu Húc sau này chuyển sang Tân giá: Chen Xiao Xing / Chen Xiao Sing 陳小星 / 陈小星 : Trần Tiểu Tinh, có tài liệu ghi là Chen Xiao Xing 陳小興 Trần Tiểu Hưng, truyền nhân đời thứ 19, là con của Trần Chiếu Húc (Tân giá), thuộc Lão Đại giá, Trần Tiểu Tinh theo học Lão giá với bác ruột là Trần Chiếu Phi, hiện nay ông là Chủ Tịch Hội Thái Cực quyền Trần thức tại Trần Gia Câu đại diện cho họ Trần.
  23. Chen Xiao Wang 陈小旺 (1946-nay) : Trần Tiểu Vượng, truyền nhân đời thứ 19 của Trần thức TCQ hiện nay tại Trần Gia Câu. o Con của Trần Chiếu Khuê – Trần Chiếu Khuê sau này chuyển sang Tân giá: Chen Yu 陈瑜 (23/05/1962) : Trần Du, truyền nhân đời thứ 19 của Trần thức Thái Cực quyền hiện nay tại Trần Gia Câu. o Môn đồ của Trần Chiếu Khuê (sau này thuộc Tân giá): Ma Hong 馬虹 (1927-nay) : Mã Hồng, truyền nhân đời thứ 19 Trần Gia Thái Cực quyền, truyền nhân đời thứ 19 Trần Gia Thái Cực quyền hiện nay tại Trần Gia Câu. Zhu Tian Cai 朱天才 (1945-nay) : Châu Thiên Tài, truyền nhân đời thứ 19 Trần Gia Thái Cực quyền hiện nay tại Trần Gia Câu Wang Xian 王西安 (1945-nay) : Vương Tây An, truyền nhân đời thứ 19 Trần Gia Thái Cực quyền hiện nay tại Trần Gia Câu, là học trò của Trần Chiếu Khuê và Trần Chiếu Phi. Chen Zheng Lei 陳正雷/ 陈正雷 (05/1949-nay) : Trần Chính Lôi, truyền nhân đời thứ 19 của Trần thức Thái Cực quyền hiện nay tại Trần Gia Câu. Trần Chính Lôi, Trần Tiểu Vượng, Vương Tây An, Châu Thiên Tài được mệnh danh là Tứ Đại Kim Cương hiện nay. o Con của Trần Tiểu Vượng: Chen Bing 陳秉 : Trần Bình, truyền nhân đời thứ 20 hiện nay tại Trần Gia Câu, thuộc Tân giá o Môn đồ của Trần Tiểu Vượng: Ren Guanyi 任冠仪 : Nhậm Quan Nghi, truyền nhân đời thứ 20 hiện nay tại Trần Gia Câu, thuộc Tân giá Chen Shihong 陈时红 : Trần Thì Hồng, truyền nhân đời thứ 20 hiện nay tại Trần Gia Câu, thuộc Tân giá
  24. o Môn đồ của Châu Thiên Tài: Zhai Hua 翟华 : Địch Hoa, truyền nhân đời thứ 20 hiện nay tại Trần Gia Câu, thuộc Tân giá Qin Mingtang 秦明堂 : Tần Minh Đường, truyền nhân đời thứ 20, thuộc Tân giá o Môn đồ của Trần Chính Lôi: Zhang Dong Wu 張東武 : Trương Đông Võ, truyền nhân đời thứ 20 hiện nay tại Trần Gia Câu, thuộc Tân giá Wang Hai Jun 王海军 : Vương Hải Quân, truyền nhân đời thứ 20 hiện nay tại Trần Gia Câu, thuộc Tân giá [sửa] 2. Dương thức Thái Cực quyền (Yang family style Tai Chi ch’uan) Yang Lu-ch'an or Yang Luchan 楊露禪 (1799-1872) : Dương Lộ Thiền hay Yang Fu-k'ui 楊福魁 : Dương Phúc Khôi, học trò của Trần Trường Hưng Yang Banhou 楊班侯 (1837-1890) : Dương Ban Hầu anh Dương Kiện Hầu, con Dương Lộ Thiền Yang Jianhou 楊健候 Yang Chien-hou (1839-1917) : Dương Kiện Hầu, con Dương Lộ Thiền, cha Dương Thiếu Hầu Yang Shaohou 楊少侯 (1862-1930) : Dương Thiếu Hầu, anh của Dương Trừng Phủ, con Dương Kiện Hầu Yang Chengfu / Yang Ch'eng-fu 楊澄甫 (1883-1936) : Dương Trừng Phủ, con Dương Kiện Hầu Yang Shou-chung 楊守中 (1910-1985) : Dương Thủ Trung, con trưởng Dương Trừng Phủ, còn gọi là Yang Zhenming 楊振明 Dương Chấn Minh Yang Zhenji 杨振基 (1921 - ?) : Dương Chấn Cơ, con thứ 2 Dương Trừng Phủ Yang Zhenduo 楊振鐸 (1926 - ?) : Dương Chấn Đạt, con thứ 3 Dương Trừng Phủ Tung Ying-chieh / Dong Yingjie 董英杰 (1898-1961) : Đổng Anh Kiệt, học trò xuất sắc của Dương Trừng Phủ Fu Zhongwen 傅鐘文 (1903-1994) : Phó Trung Văn, người Quảng Đông, học trò của Dương Trừng Phủ
  25. Chen Weiming 陳微明 Ch'en Wei-ming (1881 - 1958) : Trần Vi Minh học trò xuất sắc Tôn Lộc Đường đồng thời là học trò của Dương Trừng Phủ, còn có tên khác là Chen Zengze 陳曾則 Trần Tằng Tắc Li Yaxuan 李雅轩 (1894-1976) : Lý Nhã Hiên học trò Dương Trừng Phủ Cheng Man-ch'ing / Zhèng Mànqīng 鄭曼青 (1901-1975) : Trịnh Mãn Thanh, người huyện Vĩnh Gia (永嘉县 Yǒngjiā Xiàn, Vĩnh Gia huyện) tỉnh Chiết Giang (Zhejiang 浙江, Zhèjiāng), học trò của Dương Trừng Phủ [sửa] 3. Vũ thức Thái Cực quyền (Wu family style Tai Chi ch’uan) – Hác thức Thái Cực quyền (Hao family style Tai Chi ch’uan) Wu Yu-hsiang 武禹襄 (1813-1880) : Vũ Vũ Tương, ban đầu là học trò Dương Lộ Thiền sau theo Trần Thanh Bình, sáng tạo Thái Cực quyền Vũ thức Wǔ Chéng Qīng 武澄清 (1800-1884) : Võ Trừng Thanh, anh trai của Vũ Vũ Tương, đậu tiến sĩ 1852 làm quan ở Hà Nam (Henan) Li I-yü 李亦畬 (1832-1892) : Lý Diệc Dư (Lý Diệc Xa), học trò của Vũ Vũ Tương vào năm 1853 Hao Wei-chen 郝為真 (1842-1920) : Hác Vi Trinh (Hác Vi Chân) theo học Ngô thức Thái cực quyền với Lý Diệc Dư, sau là thầy Tôn Lộc Đường Hao Yüeh-ru 郝月如 : Hác Nguyệt Như, con của Hác Vi Chân Hao Shao-ju / Hao Shaoru 郝少如 (1907-1983) : Hác Thiếu Như, con của Hác Nguyệt Như, đi Thượng Hải năm 1960 Liu Jishun 劉继顺 (1930-nay) : Lưu Kế Thuận theo học Vũ Gia Thái Cực quyền với Hác Thiếu Như (cháu nội Hác Vi Chân) vào năm 1960 tại Thượng Hải. Lưu Kế Thuận hiện nay đang phát triển Trần thức Thái Cực quyền tại cộng đồng người Hoa ở Sanfrancisco, bang California, Hoa Kỳ. 4. Ngô thức Thái Cực quyền (Wu family style Tai Chi ch’uan) Wu Ch'uan-yu / Wu Quanyuo 吳全佑 (1834-1902) : Ngô Toàn Hựu học trò Dương Lộ Thiền, cha Ngô Giám Tuyền Wú Jiànquán / Wu Chien-ch’uan 吳鑑泉 (1870-1942) : Ngô Giám Tuyền sáng tạo Thái Cực quyền Ngô thức
  26. Wu Kung-I / Wu Kung-yi / Wu Gongyi 吳公儀 (1900-1970) : Ngô Công Nghi, con Ngô Giám Tuyền Wu Kung-tsao / Wu Gongzao / Wu Kung Cho / Wu Kung Jo 吳公藻 (1902– 1983) : Ngô Công Tảo, em ruột Ngô Công Nghi Wu Ying-hua / Wu Yinghua 吳英華 (1907-1997) : Ngô Anh Hoa, em gái Ngô Công Nghi Wu Ta-kuei / Wu Dagui 吳大揆 (1923-1972) : Ngô Đại Quỹ, con Ngô Công Nghi Wu Yan-hsia / Wu Yanxia 吳雁霞 (1930-2001) : Ngô Nhạn Hà, em gái Ngô Đại Quỹ Wu Ta-hsin / Wu Daxin 吳大新 (1933-2005) : Ngô Đại Tân, con của Ngô Công Tảo Wu Kuang-yu / Wu Guangyu (Eddie Wu) 吳光宇 (sinh năm 1946) : Ngô Quang Vũ, con của Ngô Đại Quỹ Pei Tsu-Ying Ho Nan-Jie / Anthony Ho 何南傑 (1937-hien tai) 5. Tôn thức Thái Cực quyền (Sun family style Tai Chi ch’uan) Sun Lu-t'ang / Sūn Lùtáng 孫祿堂 (1861-1932) : Tôn Lộc Đường, ban đầu là học trò Dương Kiện Hầu sau theo Hác Vi Trinh (Hác Vi Chân), sáng tạo Thái Cực quyền Tôn thức Sun Xingyi 孫星一 (1891-1929) : Tôn Tinh Nhất, con trai trưởng của Tôn Lộc Đường Sun Cunzhou 孫存周 (1893-1963) : Tôn Tồn Châu, con trai thứ 2 của Tôn Lộc Đường Sun Huanmin 孫換民 (1897-1922) : Tôn Hoàn Nhân, con trai thứ 3 của Tôn Lộc Đường Sun Jianyun 孫劍雲 (1913-2003) : Tôn Kiếm Vân, con gái út của Tôn Lộc Đường Sun Shurong 孫淑容 (1918-2005) : Tôn Thục Dung, con gái của Tôn Tồn Châu
  27. Thái cực quyền trên thế giới Hiện tại Thái Cực Quyền được luyện tập, nghiên cứu và phát triển ở nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Xingapo và nhiều nước phương tây như Mỹ, Đức, Pháp, Canada v.v. Tác dụng Dưỡng sinh Tập Thái cực quyền tại Thượng Hải, Trung Quốc Thái cực quyền giúp luyện tập thở sao cho cung cấp đủ ôxy cho cơ thể, rèn luyện phổi, đặc biệt là tăng thể xốp, tăng hấp thụ ôxy và luyện cơ hoành (còn gọi là hoành cách mô). Khi tập, thái cực quyền giúp tối ưu hệ thống hô hấp cung cấp đủ oxy cho cơ thể làm cân bằng dinh dưỡng. Khi phổi được cung cấp đủ lượng oxy, các chất thừa sẽ bị đốt cháy hết tránh được các bệnh do thừa chất và vì vậy, có tác dụng giảm béo. Sự co duỗi của các động tác làm nên ứng suất cục bộ bên trong các mạch máu, giúp cọ rửa mạch máu một cách tự nhiên làm cho lưu thông máu huyết. Sự lưu thông máu huyết cũng đồng nghĩa với tăng dưỡng chất, tăng hiệu suất hoạt động các cơ quan và có nhiều bạch cầu đến hơn làm cho hệ thống miễn dịch được tăng cường khắp mọi nơi trong cơ thế nên kháng được các loại vi trùng, vi rút xâm nhập cơ thể. Khi tập thái cực quyền, có nhiều lúc người tập phải xoay chuyển cơ thể theo nhiều góc độ khác nhau và có những lúc chỉ phải đứng trên một chân. Điều này giúp cho rèn luyện phần tiền đình não, cơ quan giữ thăng bằng của cơ thể, làm giảm nguy cơ mất thăng bằng, chóng mặt, ngã té ở người lớn tuổi và tăng phản ứng nhanh cho mọi lứa tuổi. Tập Thái cực quyền trong trạng thái thư giãn thoãi mái về trí não và cơ thể làm cho trạng thái tinh thần của con người đạt đến điểm tối ưu, một trạng thái thư thái thật khó tả huyền bí (chỉ có tập rồi mới cảm nhận được). Làm cho giảm stress cân bằng tinh thần Tự vệ
  28. Những chiêu thức của Thái cực quyền cho phép một người nhỏ con hơn yếu hơn có thể đánh ngã người to lớn hung dữ hơn theo những nguyên lý "tá lực đả lực" (mượn sức đánh sức), "tứ lạng bát thiên cân" (bốn lạng đẩy ngàn cân) v.v. Dựa vào nguyên lý cơ học rất căn bản là cánh tay đòn, những vòng tròn, chuyển động xoay, cách di chuyển cơ thể và sử dụng lực một cách tối ưu nhất, lợi dụng lực quán tính để hóa giải, phòng thủ hay tấn công nhưng mục đích chủ yếu chỉ nhằm làm đối phương té ngã, và bị phản đòn trở lại. Theo học thuyết Thái cực quyền thì kẻ tấn công càng mạnh sẽ phải chịu đòn phản công càng nặng. Chú thích 1. ^ Thái cực quyền toàn tập, NXB Đồng Nai, 2000 2. ^ a b c Gia đình họ Trần và Thái cực quyền 3. ^ Thái cực trường sinh đạo (môn luyện tập cổ truyền của dân tộc Việt Nam), Nhà xuất bản Thể dục thể thao, 1998. Trang 30. 4. ^ Link download bài 10 thức dùng trong thi đấu Wushu 5. ^ [ Link bài Dương gia 16 thức dùng trong thi đấu Wushu 6. ^ Bài 46 thức Vũ gia Thái cực 7. ^ Thái cực quyền toàn tập, Nhà xuất bản Đồng Nai, 2000, trang 12. Tham khảo Lương Trọng Nhàn, Thái cực quyền dưỡng sinh, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, năm 2004. Lương Trọng Nhàn, Phương pháp Tập luyện Hiệu quả Thái Cực Quyền Dưỡng Sinh. Nhà Xuất Bản Trẻ, 2007. Nguyễn Anh Vũ (biên dịch), Thái cực quyền toàn tập, Nhà xuất bản Đồng Nai, 2000.