Thảo luận nhóm Tìm hiểu nền văn hóa Việt Nam

ppt 40 trang ngocly 3070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thảo luận nhóm Tìm hiểu nền văn hóa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptthao_luan_nhom_tim_hieu_nen_van_hoa_viet_nam.ppt

Nội dung text: Thảo luận nhóm Tìm hiểu nền văn hóa Việt Nam

  1. MARKETING TÌM HIỂU NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM
  2. DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM TCNH1 – K5 1. ĐẶNG THỊ THU HẰNG 2. NGUYỄN THỊ TÂM 3. NGUYỄN THỊ THẢO 4. PHẠM THỊ THOA 5. DƯƠNG THỊ MINH YẾN GVHD: BÙI PHƯƠNG HOA
  3. 1. Khái quát nền Văn NỘI hóa Việt Nam DUNG 2. Đôi nét về nền Văn CHÍNH hóa ưa thích 3. Ý tưởng kinh doanh
  4. PHẦN 1 KHÁI QUÁT NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM
  5. Chúng ta có rất ít tài liệu về đồ gốm cổ truyền Việt Nam. Nhiều người Việt không biết rằng, dân tộc mình có 1 ngành nghệ thuật thuần nhất, phong phú, kéo dài nhiều trăm năm và rất được ưa chuộng bởi các nhà sưu tập trên thế giới. Chúng tôi có cái duyên may là yêu thích ngành nghệ thuật tạo hình đặc sắc này của ông cha. Càng tìm hiểu chúng tôi càng say mê hơn, và nhận rõ hơn cái giá trị tuyệt vời của nghệ thuật thuật tạo hình cổ truyền nước ta. Càng tìm hiểu chúng tôi càng bứt rứt vì thấy ít ai biết đến và ít ai sưu tầm những món đồ "thật sự Việt Nam". Do đó, dù cuộc tìm hiểu chỉ ở mức khởi đầu nhưng cảm thấy không thể chờ đợi lâu hơn được nữa, chúng tôi quyết định chọn đồ gốm làm chủ đề chính cho cuộc tìm hiểu với hy vọng quảng bá mặt hàng này tới thị trường trong nước và quốc tế.
  6. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN ➢ Dân tộc, văn hóa Việt có 4 nền văn hóa lớn: nền văn hóa Hòa Bình (8,000 BC), Bắc Sơn (6,000 BC), Phùng Nguyên (2,000 BC), Đông Sơn (1,000 BC) đồ gốm Việt đã hình thành và phát triển rực rỡ. ➢ Đồ gốm Việt Nam đẹp, đa dạng, phong phú & giá trị hơn cả là đồ thời Lý – Trần, phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XI – XII, kéo dài đến cuối thế kỷ XVI. Một số đồ gốm Việt Nam rất được quý chuộng trong nghi lễ Trà Đạo Nhật Bản từ cuối thế kỷ XV. ➢ Đời Lý, với ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo, người thợ Việt Nam đã tạo nên những dáng kiểu, sắc men & hoa văn rất Việt Nam.
  7. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH
  8. 1. DÁNG KIỂU a. Tô, chén, đĩa: Tô, chén thường có chân khá cao. Nhiều bát nhỏ & đĩa nhỏ có hình con rùa hay cá nổi. Đồ “men lam Huế” có kích thước khá gần với các món đồ dùng hiện nay. b. Lư hương, bát hương, chân đèn: Lư hương khá to, cao 25 – 40 cm. Nhiều chân đèn 2 – 3 tầng cao 75 – 85 cm. c. Bình, ấm, âu, hũ, bình vôi: Đủ mọi loại cỡ lớn, nhỏ, sản xuất trong nhiều trăm năm d. Hộp trang sức: Thường hình tròn, để đựng phấn, dầu trang sức phụ nữ. e. Gạch trang trí, ngói: Men trắng xanh tìm thấy ở trên tường nhà thờ Hồi giáo ở Nam Dương.
  9. 2. NƯỚC MEN Những điều khác biệt chính giữa nước men của đồ gốm Tàu & đồ gốm Việt là: ➢ Nước men Việt rất mỏng, men pha loãng, tráng không đều. Nước men Tàu rất dày, bóng & đều khắp. ➢ Chân đế & dưới đáy đồ Việt thường được để mộc & tô một lớp son nâu đậm. ➢ Nước men rạn tự nhiên, rất đẹp. Màu men thay đổi từ trắng ngà sang vàng hồng, từ nhạt đến đậm
  10. 3. HOA VĂN Hoa văn thường được viết bằng 6 kỹ thuật chính: ➢ Dùng khuôn mẫu in dập lên đồ mới, nặn cho hoa văn in lên (nổi hay chìm), trước khi tráng men và nung (ám họa). ➢ Dùng bút vẽ lên mặt đồ đã khô trước khi tráng men & nung. ➢ Tráng men màu nhạt rồi dùng dao nhỏ hay mảnh tre cạo bỏ men theo hình định trước, rồi dùng men màu đậm vẽ trong chỗ đã cạo nhưng để chừa nét viền không men. ➢ Tráng men màu nâu đậm lên toàn bình 2 ấm rồi dùng mảnh tre cạo theo hình định sẵn, tạo nên hoa văn màu nhạt, không men trên nền men nâu đậm.
  11. ➢ Tráng men màu nhạt lên rồi nhỏ vài giọt màu khác lên 1, 2 vài chỗ, để cho giọt men này chảy tự nhiên. ➢ Tráng men xong rồi nhỏ những giọt nước lên, hay tạt nước vào làm men chảy loang tạo nên những hình tự nhiên
  12. 4. CHẤT ĐẤT ➢ Đồ gốm dưới thời Bắc thuộc (nhà Hán), thường làm bằng đất sét, pha cát & vỏ sò, hến nghiền nát. ➢ Sang đời Lý, nhiều món đồ không còn pha cát nữa, chất đất mịn hơn. ➢ Đồ Chu Đậu làm bằng Kaolin tráng mịn. ➢ Đồ men ngọc (Celadon) chất đất không pha bột đá, dày hơn, men mỏng, tiếng kêu không thanh & không ngân bằng.
  13. CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA QUÝ THẦY CÔ &CÁC BẠN!