Tài liệu Kế toán các khoản phải thu trong doanh nghiệp

pdf 89 trang ngocly 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Kế toán các khoản phải thu trong doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_ke_toan_cac_khoan_phai_thu_trong_doanh_nghiep.pdf

Nội dung text: Tài liệu Kế toán các khoản phải thu trong doanh nghiệp

  1. Tài liệu KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG DOANH NGHIỆP
  2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG DOANH NGHIỆP Bao gồm các tài khoản thuộc nhóm 13*: - 131: Phải thu của khách hàng - 133: Thuế GTGT được khấu trừ - 136: Phải thu nội bộ - 138: Phải thu khác A. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU I.KẾ TOÁN PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG 1. Khái niệm: Phải thu của khách hàng là khoản phải thu do khách hàng mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán (bán thiếu cho khách hàng) 2. Nguyên tắc kế toán: - Phản ánh nợ phải thu khách hàng theo từng khách hàng riêng biệt => theo dõi thời gian thu hồi nợ => để đòi nợ. - Không phản ánh các nghiệp vụ thu tiền ngay 3. Tài khoản sử dụng
  3. 4. Phương pháp hạch toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu: a. Khách hàng ứng trước tiền cho Doanh nghiệp VD1: Khách hàng C ứng trước tiền cho doanh nghiệp bằng tiền mặt là 30.000.000đ VD2: Khách hàng D ứng trước tiền cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng là 45.000.000đ b. Xuất kho bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng chưa thu tiền VD3: - Ngày 1/1 mua 1 lô hàng về nhập kho có giá trị là 10.000.000đ trả bằng tiền mặt. - Ngày 5/1 xuất kho lô hàng trên để bán cho khách hàng A với giá bán chưa thuế là 15.000.000đ, thuế GTGT là 10% VD4: Bán hàng chưa thu tiền khách hàng B với giá bán chưa thuế là 6.000.000đ, thuế GTGT 10%. Biết gía vốn của lô hàng này là 4.000.000đ
  4. VD5: Doanh thu bán sản phẩm trong kỳ là 100.000.000đ, thuế GTGT 10%, khách hàng C chưa thanh toán tiền cho công ty VD6: Xuất kho 1.000sản phẩm bán cho khách hàng D, giá xuất kho là 35.200đồng/sản phẩm, giá bán chưa thuế là 62.000đ/sản phẩm, thuế GTGT 10% , chưa thu tiền khách hàng D c. Hàng đã bán bị trả lại ( nhận lại hàng và trả lại tiền/ giảm nợ phải thu của khách hàng) VD7: Khách hàng A đòi trả lại hàng cho doanh nghiệp do hàng hóa không đúng với hợp đồng đã ký kết. Doanh nghiệp đồng ý và đã nhận lại hàng, đồng thời giảm nợ phải thu của khách hàng A d. Giảm giá cho hàng bán ( do hàng bị kém phẩm chất, hư
  5. hỏng, nhưng khách hàng vẫn mua hàng và đòi giảm giá) VD8: Khách hàng B đòi giảm giá lô hàng đã mua ở trên do màu sắc của lô hàng không đúng với cam kết, doanh nghiệp đồng ý giảm giá 500.000đ và trừ vào nợ phải thu của khách hàng B VD9a: Trong lô hàng bán cho khách hàng D có 500 sản phẩm bị kém phẩm chất. Khách hàng D đòi giảm giá. Doanh nghiệp đồng ý giảm 5.000đ/sản phẩm và trừ vào nợ phải thu của khách hàng D VD9b: Trong lô hàng bán cho khách hàng D có 500 sản phẩm bị kém phẩm chất. Khách hàng D đòi giảm giá. Doanh nghiệp đồng ý giảm 5.000đ/sản phẩm giá chưa thuế và cả thuế, tất cả trừ vào nợ phải thu của khách hàng D e. Chiết khấu thương mại hàng bán ( do mua hàng với số lượng lớn nên người bán cho khách hàng được hưởng chiết khấu – giảm giá cho khách hàng) VD10a: Do khách hàng C mua hàng với số lượng lớn nên doanh nghiệp quyết định cho khách hàng C hưởng chiết khấu là 2% trên giá mua chưa thuế và trừ vào nợ phải thu của khách hàng C
  6. VD10b: Do khách hàng C mua hàng với số lượng lớn nên doanh nghiệp quyết định cho khách hàng C hưởng chiết khấu là 2% trên giá thanh toán và trừ vào nợ phải thu của khách hàng C f. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp VD11: Khách hàng D trả hết số nợ còn thiếu do mua hàng ở trên cho doanh nghiệp bằng tiền mặt (2 trường hợp a và b) VD12: Khách hàng C trả hết số còn nợ cho doanh nghiệp sau khi trừ đi số đã ứng trước (2 trường hợ a và b) g. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp và được hưởng chiết khấu thanh toán ( trả nợ sớm hơn thời gian quy định nên được hưởng chiết khấu thanh toán. VD: 1/15, n/45) VD13: Khách hàng D trả hết số còn nợ cho doanh nghiệp và được hưởng chiết khấu do thanh toán sớm là 2%
  7. h. Thanh toán bù trừ khoản phải thu - phải trả cho cùng một đối tượng VD14: - Ngày 15/10 doanh nghiệp mua 1 số công cụ của công ty M với giá là 5.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền. - Ngày 20/10 doanh nghiệp xuất kho 1 lô hàng có giá xuất là 6.000.000đ, bán cho công ty D với giá bán chưa thuế là 7.500.000đ, thuế GTGT 10% , chưa thu tiền - Ngày 30/10 doanh nghiệp với công ty D thanh toán bừ trừ số công nợ cho nhau. Sau đó đã chuyển khoản thanh toán hết số nợ còn lại. 5. Đặc điểm của TK 131: - Là tài khoản lưỡng tính: vừa là tài khoản tài sản, vừa là tài khoản nguồn vốn - SD chi tiết từng đối tượng của TK 131 cuối kỳ nếu nằm bên Nợ => được đưa lên BCĐKT bên Tài sản ở chỉ tiêu:”Phải thu của khách hàng” - SD chi tiết từng đối tượng của TK 131 cuối kỳ nằm bên Có => được đưa lên BCĐKT bên Nguồn vốn, Phần Nợ phải trả ở chi tiêu:”Khách hàng ứng trước tiền cho doanh nghiệp
  8. Bài tập ứng dụng 1. Doanh thu bán sản phẩm trong kỳ là 500.000.000đ, thuế GTGT 10% , khách hàng E chưa thanh toán tiền cho công ty 2. Người mua trả nợ tháng trước cho công ty bằng tiền mặt 30.000.000đ 3. Một ngày sau, khách hàng E báo có một số sản phẩm không đạt chất lượng theo yêu cầu ghi trên hợp đồng, doanh nghiệp đồng ý cho hưởng giảm giá 0,2% trên giá bán chưa thuế của lô hàng và cả thuế. 4. Vài ngày sau đó, khách hàng E đã chuyển khoản thanh toán hết số còn nợ cho doanh nghiệp 5. Xuất kho hàng bán cho công ty F với giá xuất kho là 80.000.000đ, giá bán chưa thuế là 150.000.000đ, thuế GTGT 10% chưa thu tiền 6. Khách hàng F trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt sau khi trừ đi chiết khấu 2% trên giá thanh toán do thanh toán sớm
  9. II. KẾ TOÁN THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ ( THUẾ VAT ĐẦU VÀO) 1. Khái niệm: - Thuế GTGT là 1 loại thuế gián thu - Đánh trên giá trị gia tăng của hàng hóa tiêu thụ để tránh tình trạng “thuế chồng thuế” 2. Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn giá trị gia tăng - Các chứng từ gốc khác kèm theo 3. Nguyên tắc hạch toán: - Áp dụng đối với DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ - Căn cứ để xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT khi mua tài sản, hàng hóa, dịch vụ, dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh - Trường hợp mua tài sản, hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn GTGT hoặc có hóa đơn GTGT nhưng không đúng quy định của pháp luật thì DN không được kê khai khấu trừ thuế 4. Tài khoản sử dụng: TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” phản ánh số thuế VAT đầu vào được khấu trừ; đã khấu trừ và còn lại được khấu trừ TK 133 có 2 tài khoản cấp 2: 1331: thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
  10. 1332: thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định 5. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: (BIẾT DN NỘP THUẾ GTGT KHẤU TRỪ) a. Mua TSCĐ về sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh VD1: Mua 4 máy điều hòa về sử dụng ở bộ phận văn phòng, có hóa đơn GTGT số 012345 với giá mua chưa thuế là 20.000.000đ, thuế GTGT 10%, trả bằng chuyển khoản VD2: Mua 1 máy làm đông về sử dụng ở bộ phận sản xuất có hóa đơn GTGT số 012346 với giá thanh toán là 143.000.000đ, trong đó thuế GTGT 10% , mới trả cho người bán 30% bằng tiền mặt, phần còn lại chưa trả. b. Mua hàng hóa, nguyên vật liệu, CD-DC về nhập kho để chờ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh VD3: Mua nguyên vật liệu về nhập kho có giá mua chưa thuế là 4.000.000đ, thuế GTGT 10% trả bằng tiền tạm ứng. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu về là 300.000đ trả bằng tiền mặt.
  11. VD4: Mua 1 lô hàng về nhập kho có giá mua là 84.000.000đ, trong đó thuế GTGT 5% trả bằng tiền ký quỹ ngắn hạn. Chi phí bảo quản hàng về nhập kho là 3.300.000đ bao gồm thuế GTGT 300.000đ trả bằng tiền mặt. c. Mua hàng hóa, nguyên vật liệu, CD-DC về sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh VD5: Mua nguyên vật liệu không về nhập kho mà đem thẳng vào sản xuất có giá mua là 13.200.000đ, bao gồm thuế GTGT 10% trả bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu về sản xuất là 400.000đ trả bằng tiền VD6: Mua văn phòng phẩm đem về sử dụng ở bộ phận bán hàng có giá mua là 3.000.000đ, thuế GTGT 10% trả bằng tiền tạm ứng. d. Nhập khẩu tài sản, hàng hóa, .về phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT VD7: Nhập khẩu 1 dây chuyền sản xuất, có giá trị là 100.000USD, chưa thanh toán cho người bán. Thuế nhập
  12. khẩu là 2%, thuế GTGT hàng nhập khẩu là 10%. Vài ngày sau, DN chuyển khoản nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu này cho Nhà nước. Biết TGTT là 16.950 VND/USD VD8: Nhập khẩu 1 lô nguyên vật liệu có giá trị là 5.000USD đã thanh toán bằng chuyển khoản. Biết TGTT là 16.590 VND/USD và TG xuất ngoại tệ là 16.690 VND/USD. Lô hàng này chịu thuế nhập khẩu là 2%, thuế GTGT hàng nhập khẩu là 10% chưa thanh toán cho Nhà nước. e. Mua tài sản, hàng hóa, về sử dụng cho hoạt động khen thưởng, phúc lợi được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi => không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh VD9: Mua 1 số bàn ăn về phục vụ cho căntin của công ty có giá mua chưa thuế là 16.000.000đ, thuế GTGT 10% được thanh toán bằng tiền mặt. Biết tài sản này được đầu tư bằng quỹ phúc lợi của công ty. Bài tập ứng dụng Tại 1 DN thương mại Gia Đình kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Nhập kho 1 lô hàng có giá trị 10.000USD, thuế nhập khẩu là 3%, thuế GTGT hàng nhập khẩu là 10%, tiền mua hàng chưa thanh toán cho nhà xuất khẩu. TGTT tại
  13. thời điểm phát sinh là 16.500 VND/USD. Chi phí vận chuyển lô hàng về nhập kho là 1.280.000đ, thuế GTGT 10%, DN đã thanh toán cho bên vận chuyển bằng tiền mặt. 2. Mua 1 hệ thống làm lạnh về sử dụng cho toàn công ty , giá mua trên hóa đơn 20.000USD, thuế nhập khẩu 0%, thuế GTGT 0%, tiền chưa thanh toán cho người bán. TGTT là 16.715 VND/USD. Chi phí lắp đặt và vận chuyển là 400.000đ, thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt. 3. Mua 1 xe khách về sử dụng cho hoạt động phúc lợi được quỹ phúc lợi đài thọ với tổng số tiền phải thanh toán cho bên bán XYZ là 525.000.000đ gồm 5% thuế GTGT. 4. Thanh toán cho người bán XYZ bằng chuyển khoản trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán 0,8% III. KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁC 1. Khái niệm: - Là khoản phải thu ngoài phạm vi phải thu của khách hàng và phải thu nội bộ.
  14. 2. Chứng từ hạch toán: - Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa - Biên bản kiểm kê quỹ - Biên bản xử lý tài sản thiếu, 3. Tài khoản sử dụng TK 138 có 3 tài khoản cấp 2: 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý 1385: Phải thu về cổ phần hóa 1388: Phải thu khác 4. Phương pháp hạch toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu a. Phát hiện thiếu/mất TSCĐ chưa rõ nguyên nhân VD10: Bộ phận bán hàng báo mất 1 TSCĐ có nguyên giá 10.000.000đ, đã hao mòn 3.000.000đ, chưa rõ nguyên nhân. VD11:Kiểm kê phát hiện thiếu 1 số hàng hóa trị giá 2.000.000đ, chưa rõ nguyên nhân.
  15. VD12: Kiểm kê quỹ phát hiện thiếu so với sổ sách kế toán 1 số tiền là 5.000.000đ chưa rõ nguyên nhân. c. Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu (kèm theo biên bản xử lý) VD11: Công ty xử lý mất TSCĐ ở trên bằng cách bắt người phạm lỗi bồi thường 50%, số còn lại công ty đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp. VD12: Xử lý hàng thiếu bằng cách bắt thủ kho bồi thường theo giá bán là 2.300.000đ VD13: Xử lý tiền thiếu bằng cách bắt thủ quỹ bồi thường 4.000.000đ, phần còn lại DN chịu d. Cho vay/ cho mượn tiền, vật tư, hàng hóa, tạm thời
  16. VD14: Xuất quỹ 30.000.000đ cho DN ABC mượn tạm thời e. Nhận được thông báo chia lãi, cổ tức VD15: Công ty nhận được thông báo chia lãi từ công ty ANZ số tiền mà công ty được hưởng là 25.000.000đ. Bài 6/ trang 15; Bài 11/ trang 16 IV.KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÕI 1. Khái niệm: Là dự kiến khoản tổn thất có thể xảy ra từ những khoản phải thu đã quá hạn, hoặc chưa đến hạn, .do khách hàng không có khả năng thanh toán. 2. Nguyên tắc: - Thời điểm lập/ hoàn nhập dự phòng: cuối kỳ kế toán năm (cuối năm) - Lập theo từng khách hàng nợ - từng khoản nợ phải thu – từng khoản nợ phải thu (ngắn hạn, dài hạn) - Phải có bằng chứng đáng tin cậy về khoản nợ phải thu khó đòi - Chỉ lập dự phòng đối với khoản phải thu chưa đến hạn, hoặc quá hạn trả đến dưới 3 năm
  17. - Đối với khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên được xử lý như 1 khoản tổn thất, tính vào chi phí Quản lý doanh nghiệp 3. Phương pháp lập: B1: Xác định mức dự phòng cần lập B2: So sánh với số dư TK dự phòng 139 (Số dự phòng đã có) Mức dự phòng cần lập > Số dư => lập thêm dự phòng (phần chênh lệch thiếu) Mức dự phòng cần lập hoàn nhập dự phòng (phần chênh lệch thừa) 4. Mức dự phòng cần lập 5. Phương pháp hạch toán a. Trích lập dự phòng b. Hoàn nhập dự phòng c. Xóa nợ khi không thu hồi được (đối với khoản nợ khó đòi đã lập dự phòng)
  18. d. Xóa nợ khi không thu hồi được (đối với nợ khó đòi chưa lập dự phòng) e. Xóa nợ khi không thu hồi được ( nếu số xóa nợ > số đã lập dự phòng) f. Khoản nợ đã xóa sổ nay thu hồi lại được Bài 7/ trang 15; Bài 8/ trang 15; Bài 9/ trang 16; Bài 10/ trang 16 B. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ỨNG TRƯỚC TRONG DOANH NGHIỆP Bao gồm: - 141: Tạm ứng - 142: Chi phí trả trước ngắn hạn - 242: Chi phí trả trước dài hạn - 144: Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn - 244: Cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn I. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TẠM ỨNG CHO CNV 1. Khái niệm
  19. Tạm ứng là: - Là khoản ứng trước cho CBCNV của DN - có trách nhiệm chi tiêu cho những hoạt động sản xuất kinh doanh - sau đó phải báo cáo thanh toán tạm ứng với doanh nghiệp 2. Chứng từ sử dụng: - Giấy đề nghị tạm ứng - Phiếu thu, phiếu chi - Báo cáo thanh toán tạm ứng - Các chứng từ gốc: Hóa đơn mua hàng, biên lai cước phí, vận chuyển, 3. Thủ tục kế toán: 4. Nguyên tắc kế toán: - Chỉ tạm ứng cho CBCNV làm việc tại DN => thực hiện những công việc đã được chỉ định và chịu trách nhiệm hoàn toàn về số tiền đã tạm ứng. - Chi được tạm ứng tiếp khi đã thanh toán hết tạm ứng cũ. - Sau khi hoàn thành công việc, người nhận tạm ứng phải lập “Thanh toán tạm ứng” + các chứng từ gốc kèm theo để xác nhận Nếu không chi hết tạm ứng (tạm ứng thừa) => nộp lại quỹ phần thừa, nếu không nộp sẽ khấu trừ vào lương. Nếu tạm ứng không đủ ( tạm ứng thiếu) => sẽ được DN bổ sung thêm. 5. TK sử dụng:
  20. 6. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: a. Chi tiền tạm ứng cho CBCNV VD1: Ngày 1/1/2010 căn cứ vào Giấy đề nghị tạm ứng số 05, kế toán đã lập PC01/10 chi tiền tạm ứng cho anh A đi mua nguyên vật liệu là 10.000.000đ. VD2: Ngày 20/01/2010 tạm ứng cho Giám đốc đi công tác ở Nha trang là 4.000.000đ bằng chuyển khoản (giấy đề nghị tạm ứng số 08, Giấy báo Nợ số 245)
  21. b. Thanh toán tạm ứng (mua NVL, CC-DC, TSCĐ, đi  Nếu số tiền thực chi số đã tạm ứng: phần chênh lệch thiếu sẽ được công ty bổ sung Nợ 152, 153, 156, 211, 213, Nợ 621, 627, 641, 642, 811, Nợ 133 – thuế GTGT được khấu trừ (Thuế đầu vào) Có 141 - số đã tạm ứng Có 111, 112 – chi tiền ra bổ sung phần thiếu VD3: Ngày 5/1/2010 anh A lập bảng thanh toán tạm ứng như sau: - Mua NVL về nhập kho theo HĐ GTGT 012345 có giá mua chưa thuế là 8.000.000đ, thuế GTGT
  22. 10%. - Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu về nhập kho là 500.000đ theo HĐ bán hàng là 23456 - Phần thừa đã được anh A trả lại bằng tiền mặt. VD4: Ngày 24/01/2010 Giám đốc lập bảng thanh toán tạm ứng như sau: - Tiền tàu xe (đi và về): 650.000đ - Tiền lưu trú (3 ngày): 3.000.000đ - Tiền ăn theo định mức: 300.000đ - Tiền taxi: 500.000đ - Phần thiếu đã được DN chi trả lại cho ông giám đốc bằng tiền mặt theo PC 02/10. Bài tập ứng dụng: 1. Tạm ứng cho ông An đi mua hàng bằng tiền mặt số tiền là 40.000.000đ 2. Tạm ứng cho cô Châu 1.000.000đ bằng tiền mặt để mua văn phòng phẩm phục vụ cho bộ phận văn phòng và bộ phận bán
  23. hàng. 3. Ông An thanh toán tạm ứng gồm những khoản chi như sau: - Nhập kho hàng hóa 30.000.000đ, thuế GTGT 10% - Chi phí vận chuyển 1.000.000đ, thuế GTGT 10% - Nhập kho CC-DC sử dụng ở bộ phận quản lý phân xưởng 1.000.000đ, thuế GTGT 10% - Nộp lại cho DN 4.000.000đ bằng tiền mặt, phần còn lại trừ vào lương. 4. Tạm ứng cho cô Hà 3.000.000đ bằng tiền gửi ngân hàng để mua công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất 5. Bảng kê chi tạm ứng của cô Châu gồm: - 200.000đ văn phòng phẩm cho bộ phận bán hàng - 600.000đ văn phòng phẩm cho bộ phận văn phòng - Cô Châu nộp 100.000đ cho DN bằng tiền mặt, 100.000đ còn lại cô Châu đề nghị trừ vào lương 6. Nhập kho công cụ dụng cụ cho sản xuất có trị giá 4.400.000đ, trong đó thuế GTGT 10% được thanh toán bằng tiền tạm ứng của cô Hà. Số chênh lệch thiếu DN đã chi trả cho cô Hà bằng tiền mặt.
  24. Bài tập: bài số 2/ trang 11; bài số 12/ trang 18 III. KẾ TOÁN CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC 1. Khái niệm: Chi phí trả trước là: - Những chi phí thực tế đã phát sinh của hoạt động sản xuất kinh doanh - Có liên quan đến nhiều kỳ kế toán => chưa thể tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ này mà được phân bổ cho nhiều kỳ kế toán tiếp theo. 2. Phân loại chi phí trả trước: có 2 loại: Chi phí trả trước ngắn hạn: Chi phí trả trước dài hạn: - chỉ liên quan đến kỳ kế toán hiện tại - vừa liên quan đến kỳ kế toán hiện tại - không liên quan đến các năm tài chính khác - vừa liên quan đến các năm tài chính khác 3. Nguyên tắc phân bổ chi phí trả trước: 4. Tài khoản sử dụng:
  25. 5. Chứng từ sử dụng: - Phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn, phiếu xuất kho, bảng phân bổ chi phí, 6. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu a. Tập hợp chi phí cần phân bổ Nợ 142/ 242 Nợ 133 – thuế GTGT đầu vào Có 111, 112 Có 152, 153 Có 331, 334, 338, . b. Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản Nợ 627, 641, 642, xuất kinh doanh trong kỳ Có 142/ 242 VD5: Xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh có giá trị xuất kho là 3.000.000đ, thuộc loại phân bổ 100% ( 1 lần) trong kỳ. VD6: Xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh có giá trị xuất kho là 8.000.000đ, thuộc loại phân bổ trong 4 năm. VD7: Ngày 1/10/2010 Mua công cụ dụng cụ có giá trị là 5.000.000đ, thuế GTGT 10% trả bằng tiền mặt. Biết công cụ này được đem thẳng vào sử dụng cho bộ phận bán hàng, thuộc loại phân bổ làm 18 tháng bắt đầu từ tháng này.
  26. c. Trả trước tiền thuê TCSĐ (thuê nhà, thuê  Tiền thuê trả trước máy móc, ), thuê cơ sở hạ tầng theo phương Nợ 142/ 242 thức thuê hoạt động, tiền trả lãi cho nhiều Nợ 133 tháng hoặc nhiều năm Có 111, 112, 141, 331,  Phân bổ chi phí thuê trả trước vào các TK liên quan Nợ 627, 635, 641, 642, Có 142/ 242 VD8: Trả trước tiền thuê nhà ở đường Ngô Tất Tố để làm văn phòng đại diện trong 6 tháng bằng tiền gửi ngân hàng với giá thuê là 5.000.000đ/tháng. VD9: Vay ngắn hạn ngân hàng 1 tỷ đồng trong 10 năm, lãi suất 10%/năm bằng tiền gửi ngân hàng. Công ty đã chuyển khoản trả trước lãi vay 2 năm cho ngân hàng. Công ty đã phân bổ lãi tháng vay cho kỳ này d. Báo hỏng công cụ- dụng cụ thuộc loại phân Nợ 627, 641, 642, - phần còn lại DN chịu bổ 2 lần, nhiều lần Nợ 1388 – phần bắt bồi thường Nợ 152 – phế liệu thu hồi Nợ 334 – phần trừ lương Có 142, 242 – phần giá trị còn lại chưa phân bổ VD10: Bộ phận bán hàng báo hỏng 1 cái tủ hồ sơ có giá trị là 9.000.000đ, thuộc loại phân bổ nhiều năm, đã phân bổ được 8.400.000đ, phế liệu thu hồi được là 500.000đ.
  27. Bài tập ứng dụng 1. Chi phí quảng cáo phát sinh bằng tiền mặt là 8.000.000đ, được kế toán phân bổ vào chi phí bán hàng mỗi kỳ là 500.000đ 2. Nhập kho CC-DC có giá trị 1.210.000đ, trong đó thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán. 3. Xuất kho CC-DC ở nghiệp vụ 2 sử dụng cho bộ phận văn phòng, thuộc loại phân bổ làm 2 kỳ. 4. Bộ phận bán hàng báo hỏng một CC-DC thuộc loại phân bổ 3 lần, giá trị ban đầu của CC-DC là 600.000đ, đã phân bổ được 2 lần, phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt là 50.000đ 5. Chi phí quảng cáo phát sinh trong kỳ là 110.000.000đ, gồm 10% thuế GTGT, doanh nghiệp đã thanh toán bằng chuyển khoản 30%, số tiền còn lại DN nợ. DN tiến hành phân bổ chi phí quãng cáo phát sinh trong vòng 10 tháng.
  28. 6. Trả trước tiền thu cửa hàng bán sản phẩm cho 1 năm là 132.000.000đ bằng chuyển khoản, bao gồm 10% thuế (Biết DB hạch toán theo tháng). DN bắt đầu phân bổ vào tháng sau. Bài 1/ trang 11; bài 3/ trang 12; bài 13/trang 18; bài 15/ trang 20 IV. KẾ TOÁN CẦM CỐ, KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC 1. Khái niệm: - Cầm cố tài sản: như hàng hóa, máy móc, xe cộ, . => hình thức đảm bảo nợ mà theo đó con nợ giao cho chủ nợ cả tài sản và giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu. - Ký cuợc: + là khoản tiền DN đặt cược khi thuê, mượn tài sản + để nâng cao trách nhiệm và ràng buộc của bên đi thuê khi sử dụng tài sản. + hoàn trả tài sản thuê khi hết thời hạn. - Ký quỹ: + là số tiền/ tài sản gửi trước để làm tin trong các quan hệ mua bán, nhận làm đại lý hoặc tham gia đấu thầu, + nhằm đảm bảo sự tin cậy và ràng buộc trách nhiệm của 2 bên + Bên ký quỹ không thực hiện đúng hợp đồng sẽ bị phạt và trừ vào tiền ký quỹ 2. Chứng từ sử dụng: - Phiếu thu, phiếu chi, Giấy báo nợ, giấy báo có, biên nhận tài sản, các chứng từ gốc có liên quan, 3. Phân loại cầm cố, ký quỹ, ký cược: có 2 loại:
  29. - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn. - Cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn. 4. Tài khoản sử dụng: 5. Nguyên tắc kế toán: - Tài sản đem đi thế chấp, ký quỹ, ký cuớc phải được phản ánh theo giá gốc trên sổ kế toán. - Khi đưa đi giá nào thì khi thu hồi về ghi theo giá đó. 6. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: a. Đem tiền đi ký quỹ, ký cược Nợ 144/ 244 Có 111, 112 b. Đem tài sản cố định đi cầm cố, thế chấp Nợ 144/ 244 Nợ 214 – giá trị hao mòn lũy kế Có 211 VD11: Xuất quỹ tiền mặt 20.000.000đ mang đi ký quỹ ngắn hạn VD12: Mang 1 TSCĐ đi thế chấp, TSCĐ này có nguyên giá 400.000.000đ, đã khấu hao hết 100.000.000đ
  30. VD13: Chuyển khoản 50.000.000đ ký quỹ mở thư tín dụng L/C cho lô hàng nhập khẩu. VD14: Công ty ABC tổ chức đấu thầu xây dựng văn phòng của công ty, DN đã chi tiền mặt 20.000.000đ ký quỹ để tham gia đấu thầu. c. Nếu DN không thực hiện đúng hợp đồng đã Nợ - chi phí ký, bị phạt vi phạm hợp đồng trừ vào tiền ký Có 144, 244 quỹ, ký cược d. Nếu DN không thanh toán tiền hàng cho Nợ người bán, người bán sẽ trừ vào tiền ký quỹ Có 331 (nếu có) VD15: DN vi phạm hợp đồng mua bán hàng đã ký với công ty X nên bị phạt 2.000.000đ trừ vào số tiền ký quỹ trước đây. e. Khi nhận lại TSCĐ đã đem đi cầm cố (đem Nợ 211 đi giá nào thì nhận về với giá đó) Có 214 Có 144/ 244
  31. VD16: Nhận lại TCSĐ đã đem đi cầm cố ở nghiệp vụ 12 Bài tập ứng dụng 1. Mang 1 TSCĐ đi thế chấp, TSCĐ này có nguyên giá 250.000.000đ, đã khấu hao hết 50.000.000đ. DN được vay 80.000.000đ bằng tiền mặt. 2. Dùng tài sản thế chấp dài hạn tại ngân hàng để thanh toán khoản nợ vay ngắn hạn 180.000.00đ. Biết rằng TSCĐ này được thế chấp dài hạn là 200.000.000đ 3. Để thực hiện hợp đồng nhận làm đại lý bán hàng trong 1 năm, DN đã chuyển khoản 200.000.000đ cho bên giao hàng để ký quỹ 4. Để thực hiện hợp đồng vay vốn ngắn hạn trong thời gian 1 năm, DN mang 1 TSCĐ có nguyên giá 1.000.000.000đ, đã khấu hao 400.000.000đ mang đi cầm cố tại ngân hàng. DN được vay 400.000.000đ bằng tiền mặt
  32. 5. Để thực hiện hợp đồng vay vốn dài hạn trong thời gian 5 năm, DN mang giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sở hữu đất đi cầm cố tại ngân hàng. Trị giá nhà và đất được đánh giá là 20.000.000.000đ. DN được vay 1.000.000.000đ bằng chuyển khoản. 6. Thanh lý hợp đồng làm đại lý và nhận lại số tiền ký quỹ còn lại qua ngân hàng sau khi bên giao hàng trừ 50.000.000đ tiền bán hàng DN còn nợ. Bài tập 14/ trang 20 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ Hàng tồn kho (TK 15*): là những tài sản hữu hình – được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh thông thường - đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang - Nguyên vật liệu, công cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ Hàng tồn kho bao gồm:
  33.  Hàng hóa mua về để bán: hàng hóa tồn trong kho; hàng hóa mua đang đi đường; hàng gửi đi bán; hàng hóa gửi đi gia công chế biến  Thành phẩm và thành phẩm gửi đi bán  Sản phẩm dở dang: sản phẩm chưa hòan thành và sản phẩm hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm  Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ bao gồm tồn trong kho; gửi đi gia công chế biến; đã mua và đang đi trên đường I.KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 1. Khái niệm: - Nguyên vật liệu là hàng tồn kho của doanh nghiệp - Là đối tượng lao động cơ bản tham gia vào quá trình sản xuất => góp phần tạo nên sản phẩm 2. Đặc điểm: - Chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất => bị biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành nên sản phẩm => giá trị nguyên vật liệu được chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm. 3. Nhiệm vụ của kế toán (Trang 39/Giáo trình) 4. Phân loại nguyên vật liệu: - Nguyên, vật liệu chính: là những nguyên, vật liệu cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm - Vật liệu phụ: là những bộ phận vật liệu không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà kết hợp với nguyên vật liệu chính nâng cao chất lượng sản phẩm. - Nhiên liệu: là những vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất - Phụ tùng thay thế: là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, tài sản cố định, phương tiện vận tải, . - Phế liệu: là những phần vật chất mà DN có thể thu hồi được (bên cạnh các loại thành phẩm) trong quá trình sản xuất của DN - Các loại vật liệu khác 5. Nguyên tắc kế toán đối với hàng tồn kho:
  34.  Trị giá hàng tồn kho: Nhập – Xuất – Tồn => theo nguyên tắc giá gốc  Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: có 2 phương pháp (chỉ được chọn 1) + Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX): theo dõi thường xuyên và liên tục tình hình Nhập – Xuất – Tồn hàng tồn kho trên sổ sách kế toán sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ nhập - xuất => từ đó tính ra giá trị Tồn kho bất cứ lúc nào + Phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK): chỉ theo dõi các nghiệp vụ nhập vào, cuối kỳ mới tiến hành kiểm kê để xác định giá trị hàng đã xuất trong kỳ VD:  Hàng tồn kho phải được theo dõi cả về mặt giá trị lẫn số lượng => theo dõi chi tiết từng loại, từng thứ, theo địa điểm quản lý => luôn đảm bảo sự khớp nhau giữa số liệu trên sổ sách kế toán và thực tế của thủ kho; giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.  Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 6. Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho:
  35. a. Phương pháp thẻ song song
  36. Đơn vị: Địa chỉ: . PHIẾU NHẬP KHO Số: Ngày .tháng năm Nợ: Có: Họ tên người giao hàng: Theo số .ngày tháng năm của: . Nhập tại kho: STT Tên, nhãn hiệu, Mã số Đơn Số lượng Đơn giá Thành quy cách, phẩm vị Chứng Thực tiền chất vật tư tính từ nhập A B C D 1 2 3 4 CỘNG X X X X X X Nhập ngày tháng năm . Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên)
  37. Đơn vị: Địa chỉ: . PHIẾU XUẤT KHO Số: Ngày .tháng năm Nợ: Có: Họ tên người nhận hàng: Địa chỉ (Bộ phận): Lý do xuất kho: Xuất tại kho: . STT Tên, nhãn hiệu, Mã số Đơn Số lượng Đơn giá Thành quy cách, phẩm vị Yêu cầu Thực tiền chất vật tư tính xuất A B C D 1 2 3 4 CỘNG X X X X X X Xuất ngày tháng năm . Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Thủ kho (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên)
  38. Đơn vị: Địa chỉ: . THẺ KHO Ngày lập thẻ: Tờ số: Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: . Đơn vị tính: Mã số: STT Chứng từ Ngày Số lượng Ký xác nhập, nhận của Diễn giải Số hiệu Ngày xuất Nhập Xuất Tồn kế toán tháng A B C D E 1 2 3 4
  39. Đơn vị: Địa chỉ: . SỔ CHI TIẾT NGUYÊN, VẬT LIỆU Năm: .Tài khoản: Tên kho: . Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Đơn vị tính: . STT Chứng từ Tài NHẬP XUẤT TỒN Diễn khoản Đơn Số Ngày giải đối giá Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền hiệu tháng ứng 1 2 3 4 5 6 7 8=6x7 9 10=6x9 11 12=6x10
  40. BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NGUYÊN, VẬT LIỆU Tháng: .Năm: Tên nguyên, vật Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ liệu SL GT SL GT SL GT SL GT - NVL chính A - NVL chính B - NVL phụ M b. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
  41. BẢNG KÊ NHẬP (XUẤT) NGUYÊN, VẬT LIỆU Tháng: .Năm: Tên kho: .Tên, quy cách vật liệu: Chứng từ Diễn giải Số lượng Đơn giá Thành tiền Số hiệu Ngày tháng 1 2 3 4 5 6 = 4 x 5 TỔNG CỘNG SỔ ĐỐI CHIẾU LUÂN CHUYỂN Năm: Tên Tồn đầu kỳ Nhập trong Xuất trong Tồn cuối kỳ Danh điểm Đơn vị vật kỳ kỳ VL tính liệu SL GT SL GT SL GT SL GT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10=4+6- 11=5+7- 8 9 c. Phương pháp sổ số dư:
  42. PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ NHẬP (XUẤT) Từ ngày: tháng .năm đến ngày tháng năm Tên vật liệu Số lượng chứng từ Số hiệu chứng từ Số tiền Tổng cộng Ngày tháng năm Người nhận Người giao
  43. BẢNG LŨY KẾ NHẬP – XUẤT – TỒN VẬT LIỆU Tháng năm Nhập Từ Từ Từ Cộng Từ Từ Từ Cộng Nhó Tồn ngày ngày ngày ngày ngày ngày m đầu Tồn cuối tháng vật thán đến đến đến đến đến đến liệu g ngày ngày ngày ngày ngày ngày Cộn g SỔ SỐ DƯ Danh Tên Đơn Định Số dư đầu năm Số dư cuối điểm vật vị tính mức tháng 1 VL liệu dự trữ SL TT SL TT SL TT
  44. 7. Tài khoản sử dụng 8. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu A. KẾ TOÁN TĂNG NGUYÊN VẬT LIỆU a. Mua ngoài b. Tự sản xuất chế biến c. Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công d. Nhận góp vốn e. Được cấp f. Được biếu tặng Nguyên vật liệu (hàng tồn kho) phải được phản ánh theo Nguyên tắc giá gốc => giá gốc bao gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản và đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng a1. Mua ngoài đem về nhập kho (mua trong nước) Giá nhập kho = giá mua trên hóa đơn (giá chưa thuế) + chi phí thu mua – (giảm giá hàng mua; hàng mua bị trả lại; chiết khấu thương mại hàng mua) - Mua nguyên vật liệu về nhập kho
  45. - Chi phí thu mua nguyên vật liệu về nhập kho ( chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, chi phí bốc dỡ, ) - Giảm giá hàng mua; Chiết khấu thương mại hàng mua - Hàng mua bị trả lại VD1: Mua 20.000kg nguyên vật liệu chính A về nhập kho, giá mua 200.000.000đ, thuế GTGT 10% chưa thanh toán tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển bốc xếp phát sinh là 4.200.000đ, gồm 5% thuế GTGT đã thanh toán cho người vận chuyển bằng tiền mặt. VD2: Nhập kho 300.000.000đ nguyên vật liệu chính C, thuế GTGT 10% đã thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển là 3.300.000đ, trong đó thuế GTGT 10% do bên bán chịu. VD3: Trả lại 1.000kg nguyên vật liệu chính A trị giá chưa thuế là 10.000.000đ, trừ vào nợ phải trả cho người bán. Yêu cầu: tính lại giá nhập kho của nguyên vật liệu
  46. A VD4: Nguyên vật liệu C sau đó đượcc giảm giá 2% trên giá chưa thuế và cả thuế do chất lượng không đồng đều. Người bán đã chuyển khoản phần được giảm giá qua cho DN, DN đã nhận được giấy báo Có. Yêu cầu: tính lại giá nhập kho của nguyên vật liệu A a2. Mua ngoài đem về nhập kho (mua ngoài nước – Nhập khẩu) Giá nhập kho = giá nhập khẩu + chi phí thu mua + thuế nhập khẩu/ thuế tiêu thụ đặc biệt – (giảm giá hàng mua; hàng mua bị trả lại; chiết khấu thương mại hàng mua) - Giá nhập khẩu - Thuế nhập khẩu/ thuế tiêu thụ đặc biệt - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
  47. VD5: Nhập khẩu 1 lô nguyên vật liệu có trị giá 2.000 USD, TGTT là 19.500VND/USD chưa thanh toán cho người bán. Thuế nhập khẩu là 2%; thuế GTGT hàng nhập khẩu là 10%. Chi phí vận chuyển về nhập kho là 3.000.000đ, thuế GTGT 10% trả bằng tiền mặt. a3. Mua nguyên vật liệu nhưng mà hóa đơn về trước Đến khi hàng về nhập kho (sang tháng sau) hàng đến cuối tháng vẫn chưa về VD6: Chuyển khoản trả cho người bán tiền mua nguyên vật liệu là 6.600.000đ, trong đó thuế GTGT 10%, đã nhận được hóa đơn nhưng đến cuối tháng hàng vẫn chưa về VD7: Sang đầu tháng này, hàng mua ở nghiệp vụ 6 đã về nhập kho
  48. a4. Mua hàng về phát hiện thiếu so với hóa đơn Xử lý hàng thiếu  Do lỗi của nhân viên/ doanh nghiệp Do người bán giao thiếu => tiến hành giao thêm cho DN VD8: Mua 1 lô nguyên vật liệu D có giá trị là 8.800.000đ, thuế GTGT 10% chưa thanh toán cho người bán. Khi về kiểm nhận nhập kho phát hiện thiếu 1 số hàng có giá trị là 500.000đ chưa rõ nguyên nhân VD9: Nguyên vật liệu D thiếu là do nhân viên làm mất, DN bắt người làm mất bồi thường 80% , phần còn lại DN chịu VD10: Mua nguyên vật liệu E trị giá chưa thuế 30.000.000đ, thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng chuyển khoản. Khi về nhập kho kiểm nghiệm phát hiện thiếu 1 lô hàng trị giá 5.000.000đ chưa rõ nguyên nhân VD11: Nguyên vật liệu E thiếu là do người bán giao thiếu, người bán đã tiến hành giao thêm cho DN phần thiếu này.
  49. a5. Mua nguyên vật liệu về nhập kho phát hiện thừa so với hóa đơn  Nhập kho luôn số hàng thừa  Bảo quản riêng số hàng thừa này VD12: Mua nguyên vật liệu về nhập kho, giá mua 15.000.000đ, thuế GTGT 10% chưa thanh toán. Khi kiểm nhận nhập kho, phát hiện thừa 1 số hàng trị giá là 800.000đ chưa rõ nguyên nhân. DN cho nhập kho luôn số hàng thừa này. VD13: Hàng thừa do người bán giao nhầm. DN xử lý hàng thừa: a. DN thông báo cho bên bán và quyết định mua luôn số hàng thừa này b. DN xuất trả lại hàng thừa này cho bên bán VD14: Mua nguyên vật liệu phụ về nhập kho, giá mua chưa thuế là 4.600.000đ, thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt. Khi kiểm nhận nhập kho phát hiện thừa 1 số hàng trị giá 400.000đ chưa rõ nguyên nhân. DN cho bảo quản riêng số hàng thừa này.
  50. VD15: Nguyên vật liệu phụ thừa này do người bán giao nhầm. DN xử lý nguyên vật liệu phụ thừa này: a. DN xuất trả lại cho người bán. b. DN thông báo cho bên bán và mua luôn số hàng thừa này nhưng chưa chi tiền ra trả cho người bán. b. Vật liệu tự sản xuất, chế biến: Giá nhập kho = giá thành sản xuất vật liệu - Căn cứ vào chứng từ phát sinh liên quan đến quá trình tự sản xuất chế biến => tập hợp chi phí chế biến vào TK 154 - Nguyên vật liệu từ chế biến hoàn thành nhập kho VD16: DN tự sản xuất ra nguyên vật liệu B. Kế toán tập hợp được các chi phí liên quan đến việc sản xuất vật liệu B như sau: - Xuất kho 5.000.000đ nguyên vật liệu để để sản xuất nguyên vật liệu B - Tiền lương phải trả cho nhân công sản xuất là 1.000.000đ - Chi phí khác chi bằng tiền mặt phục vụ là 500.000đ - Công cụ, dụng cụ xuất dùng là 300.000đ VD17: Bộ phận sản xuất báo cáo vật liệu B đã hoàn thành nhập kho
  51. c. Vật liệu thuê ngoài gia công Giá nhập kho = Giá xuất kho vật liệu đem đi gia công + chi phí gia công (chưa thuế) + chi phí khác (nếu có: chi phí vận chuyển, bảo quản, ) - Xuất kho nguyên vật liệu đem đi gia công - Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu từ DN đến chỗ gia công và ngược lại từ gia công về DN - Chi phí gia công (căn cứ vào hợp đồng gia công) - Nhập kho nguyên vật liệu từ gia công về VD18: Xuất kho 100.000.000đ nguyên vật liệu đi nhờ công ty ABC gia công hộ. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đến công ty ABC là 2.200.000đ, trong đó thuế GTGT 10% trả bằng tiền mặt.
  52. VD19: Chi phí gia công là 30.000.000đ, thuế GTGT 10% chưa thanh toán VD20: Công ty ABC thông báo đã gia công xong, DN cho nhập kho nguyên vật liệu từ gia công về. VD21: DN chuyển khoản trả cho công ty ABC tiền gia công sau khi trừ đi 2% chiết khấu do thanh toán sớm d. Nhận góp vốn bằng nguyên vật liệu Giá nhập kho = giá hợp lý do hội đồng liên doanh đánh giá (giá của hội đồng) - Căn cứ vào biên bản đánh giá của hội đồng, kế toán ghi nhận nguyên vật liệu tăng lên từ góp vốn VD22: DN nhận góp vốn liên doanh từ công ty KFC bằng nguyên vật liệu có giá trị là 500.000.000đ, giá của hội đồng liên doanh đánh giá là 480.000.000đ
  53. VD23: DN nhận góp vốn liên doanh từ công ty M&N bằng nguyên vật liệu có giá trị là 80.000.000đ, giá của hội đồng liên doanh đánh giá là 86.000.000đ e. Được cấp trên cấp vốn bằng nguyên vật liệu Giá nhập kho = giá do đơn vị cấp trên thông báo + chi phí khác (nếu có: bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển, .) - Căn cứ vào biên bản cấp vốn của cấp trên, kế toán ghi nhận nguyên vật liệu tăng lên từ cấp vốn - Chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu từ cấp trên về do DN chi trả VD24: Được Nhà nước cấp vốn 1 số nguyên vật liệu có giá trị là 300.000.000đ. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu về là 1.050.000đ, trong đó thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền tạm ứng. f. Được biếu tặng bằng nguyên vật liệu Giá nhập kho = giá hợp lý được xác định theo thời giá trên thị trường - Nhận nguyên vật liệu được biếu tặng
  54. VD25: DN được tặng 1 số nguyên vật liệu từ công ty AIA là 10.000.000đ B.KẾ TOÁN GIẢM NGUYÊN VẬT LIỆU (XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU) Khi xuất kho nguyên vật liệu có 4 phương pháp tính giá xuất kho ( tuân thủ theo nguyên tắc giá gốc) - Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO): nguyên vật liệu nào có trước thì được xuất ra sử dụng trước - Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO): nguyên vật liệu nào có sau thì được xuất ra sử dụng trước. - Phương pháp bình quân gia quyền: có 2 phương pháp: liên hoàn và cố định - Phương pháp thực tế đích danh Kế toán giảm nguyên vật liệu: a. Xuất nguyên vật liệu ra dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh b. Xuất nguyên vật liệu đem đi góp vốn c. Xuất nguyên vật liệu đem đi gia công, chế biến d. Xuất nguyên vật liệu bán cho DN khác có hóa đơn a. Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
  55. VD25: DN có 152A đầu kỳ là 300kg x 15.200đ/kg - Mua 400kg nguyên vật liệu A về nhập kho, giá mua chưa thuế 15.000đ/kg, thuế GTGT 10% chưa thanh toán cho người bán. - Chi phí vận chuyển về nhập kho là 500đ/kg trả bằng tiền mặt VD26: Xuất kho 500 kg nguyên vật liệu A dùng cho sản xuất ( tính giá xuất theo phương pháp FIFO; LIFO và BQGQ) b. Xuất kho nguyên vật liệu đem đi góp vốn  Giá xuất kho giá của hội đồng VD27: Xuất kho 50.000.000đ nguyên vật liệu đem đi góp vốn vào công ty REE, giá của hội đồng đánh giá là 40.000.000đ VD28: Xuất kho nguyên vật liệu trị giá 60.000.000đ đi góp vốn liên doanh với công ty KA, giá của hội đồng định giá lô nguyên vật liệu này là 75.000.000đ
  56. c. Xuất nguyên vật liệu đem đi gia công chế biến d. Xuất nguyên vật liệu đem bán Bài tập ứng dụng Tại công ty XYZ vào tháng 9/2010 có tình hình sau: - Vật liệu A tồn kho đầu tháng 9: 2.000kg x 10.050đ/kg Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ như sau: 1. Ngày 5/9 mua nhập kho 3.000kg vật liệu A, giá mua 10.000đ/kg, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển 300.000đ, tất cả trả bằng tiền mặt 2. Ngày 10/9 xuất 3.500kg vật liệu A để sản xuất sản phẩm 3. Ngày 14/9 mua nhập kho 4.000kg nguyên vật liệu A, giá mua 9.950 đ/kg, thuế GTGT 10% chưa trả tiền người bán. Chi phí vận chuyển 520.000đ/kg trả bằng tiền mặt. 4. Ngày 20/9 xuất kho 4.000kg nguyên vật liệu A trong đó sản xuất sản phẩm 3.000kg, phần còn lại để phục vụ phân xưởng 5. Ngày 27/9 mua nhập kho 1.000kg nguyên vật liệu A, giá
  57. mua 10.500đ/kg, thuế GTGT 10% trả bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển 100.000đ trả bằng tiền mặt. Yêu cầu: Định khoản. Tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO, LIFO và BQGQ (liên hoàn, cố định)
  58. II.KẾ TOÁN CÔNG CỤ - DỤNG CỤ 1. Khái niệm - CCDC là những tư liệu lao động sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau nhưng không đủ tiêu chuẩn trở thành TSCĐ 2. Đặc điểm: - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp => giá trị của CCDC được phân bổ 1 lần, 2 lần hay nhiều lần vào chi phí của DN 3. Tài khoản sử dụng:  Xuất ra sử dụng 1 lần  Xuất ra sử dụng nhiều lần NOTE: - 142: chi phí trả trước ngắn hạn – chỉ liên quan đến 1 niên độ kế toán - 242: chi phí trả trước dài hạn- liên quan đến nhiều niên độ kế toán
  59. 4. Phương pháp hạch toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu A. KẾ TOÁN TĂNG CÔNG CỤ - DỤNG CỤ (tương tự như kế toán tăng nguyên vật liệu) B. KẾ TOÁN GIẢM CÔNG CỤ - DỤNG CỤ a. Xuất kho CC-DC dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc loại phân bổ 1 lần/ 100% VD29: Xuất kho công cụ dùng cho bán hàng có giá trị là 2.500.000đ VD30: Xuất kho công cụ dùng cho sản xuất có giá trị 1.000.000đ thuộc loại phân bổ 1 lần VD31: Xuất kho công cụ dùng cho văn phòng có giá trị 500.000đ thuộc loại phân bổ 100% b. Xuất kho CC-DC dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc loại phân bổ 2 lần/ nhiều lần
  60. VD32: Xuất kho công cụ dùng cho sản xuất có giá xuất là 3.000.000đ, thuộc loại phân bổ 3 lần VD33: Xuất kho công cụ có giá trị 8.000.000đ dùng cho quản lý doanh nghiệp, thuộc loại phân bổ trong 8 năm c. Báo hỏng công cụ - dụng cụ / báo mất công cụ - dụng cụ VD34: Bộ phận bán hàng báo hỏng 1 công cụ có giá xuất là 4.000.000đ, thuộc loại phân bổ nhiều lần, đã phân bổ được 2.500.000đ VD35: Bộ phận quản lý báo mất 1 công cụ chưa rõ nguyên nhân có giá trị là 6.000.000đ, đã phân bổ nhiều lần được 3.000.000đ. Vài ngày sau, DN xử lý công cụ mất này bằng cách bắt người làm mất bồi thường và tiến hàng trừ lương trong vòng 3 tháng bắt đầu từ tháng này
  61. III. KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO 1. Khái niệm: - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng giá trị tổn thất có thể xảy ra do hàng tồn kho bị giảm giá trị - Mục đích lập dự phòng: để phản ánh đúng giá trị hàng tồn kho của DN khi lập Báo cáo tài chính cuối kỳ (BCTC) 2. Nguyên tắc lập dự phòng: - Lập vào lúc cuối năm tài chính - Khi giá trị thuần của hàng tồn kho lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (phần chênh lệch) với điều kiện:  Là vật tư, hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập BCTC  Vật tư, hàng hóa có hóa đơn, chứng từ hợp pháp để chứng minh giá gốc của hàng tồn kho - Khi giá trị thuần của nguyên vật liệu Không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nếu giá bán của hàng hóa làm từ nguyên vật liệu này không bị giảm 3. Mức lập dự phòng 4. Tài khoản sử dụng
  62. 5. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu - Cuối năm 1, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (A) - Cuối năm 2: B1: Xác định mức dự phòng cần lập cho năm thứ 2 (B) B2: So sánh mức cần lập năm 2 với số dư đã lập của năm 1 ( so sánh B với A)  Nếu số cần lập hoàn nhập phần chênh  Nếu số cần lập > số đã lập ( B > A) => trích lập bổ lệch sung thêm phần chênh lệch Bài tập ứng dụng Bài 1: Tại 1 DN có số liệu sau: - Số dư đầu kỳ: TK 152 : 5.000kg x 20.000đ/kg TK 159: 10.000.000đ - Trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ sau: 1. Mua 2.000kg nguyên vật liệu nhập kho, giá mua trên hóa đơn là 19.800đ/kg, bao gồm 10% thuế GTGT, chưa thanh toán cho người bán 2. 15 ngày sau, doanh nghiệp thanh toán 50% bằng tiền mặt, 50% bằng tiền gửi ngân hàng cho người bán ở nghiệp vụ 1 3. Cuối kỳ kế toán năm, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là 19.000đ/kg Yêu cầu: Định khoản, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
  63. Bài 2: Tại 1 DN có số liệu sau: - Số dư đầu kỳ: TK 152 : 5.000kg x 10.000đ/kg TK 159: 10.000.000đ - Trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ sau: 1. Mua 2.000kg nguyên vật liệu nhập kho, giá mua trên hóa đơn là 20.000đ/kg, thuế GTGT 10%, thanh toán chho người bán 50% bằng tiền mặt, phần còn lại chưa thanh toán 2. Nhập kho 4.000kg nguyên vật liệu, giá mua ghi trên hóa đơn là 19.800đ/kg, gồm 10% thuế GTGT đã thanh toán bằng chuyển khoản 3. Cuối kỳ kế toán năm, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là 19.000đ/kg Yêu cầu: Định khoản, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
  64. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH I. Khái niệm Tài sản cố định: - Là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, ít nhất trên 1 năm - Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh nhiều chu kỳ nhưng không thay đổi hình thái vật chất ban đầu. - Giá trị hao mòn TSCĐ được chuyển dần vào trong giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao. II. Phân loại TSCĐ: có 2 loại:  TSCĐ hữu hình: là những tài sản cố định có hình thái vật chất do DN nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh  TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do DN nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ và cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình III. Nguyên tắc hạch toán TSCĐ: - TSCĐ phải được xác định gía trị theo nguyên giá ( giá gốc: toàn bộ chi phí mà DN bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng). - TSCĐ còn được theo dõi theo giá trị còn lại Giá trị còn lại = Nguyên giá – giá trị hao mòn - Giá trị hao mòn của TSCĐ: là phần trích khấu hao đưa vào chi phí liên quan IV. Tài sản cố định hữu hình: 1. Điều kiện ghi nhận TSCĐ hữu hình: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó - Nguyên giá của Tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy - Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm - Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.  Nguyên giá của TSCĐ trong DN chỉ được thay đ i khi:  Đ nh gi l i TSCĐ theo quy định của pháp luật  Nâng cấp TSCĐ  Tháo dỡ 1 hay một s bộ phận của TSCĐ.
  65. 2. Phân loại TSCĐ hữu hình: - Nhà cửa, vật kiến trúc: trụ sở làm việc, nhà kho, nhà xưởng, hàng rào, sân bãi, đường xá, cầu cống, - Máy móc, thiết bị - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải, - Thiết bị, dụng cụ quản lý: máy hút ẩm, hút bụi, máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, .đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu bò, - TSCĐ hữu hình khác 3. Tài khoản sử dụng: NỢ 211 “ Tài sản cố định hữu hình” CÓ SD đầu kỳ: TSCĐ hiện có - Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định đầu kỳ - nguyên giá giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ - Mua sắm tài sản cố định (nguyên giá/ giá gốc) phận - Điều chỉnh tăng nguyên giá do nâng cấp tài sản - Điều chỉnh giảm nguyên giá do đánh giá lại - Điều chỉnh tăng nguyên giá do đánh giá lại SD cuối kỳ: TSCĐ hiện có cuối kỳ TK 211 có 6 tài khoản cấp 2: + 2111 – nhà cửa, vật kiến trúc + 2112 – máy móc thiết bị + 2113 – phương tiện vận tải, truyền dẫn + 2114 – thiết bị dụng cụ quản lý + 2115 – cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm + 2118 – TSCĐ hữu hình khác
  66. 4. Phương pháp hạch toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu: A. KẾ TOÁN GHI TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH a. Mua sắm tài sản cố định ( mua trong nước hoặc nhập khẩu) b. Mua trả góp tài sản cố định c. TSCĐ tự xây hoặc nâng cấp TSCĐ d. TSCĐ tự chế e. TSCĐ mua với hình thức trao đổi f. TSCĐ được cấp g. TSCĐ được biếu tặng, cho h. Mua TSCĐ là nhà cửa vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất a1. Mua sắm TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nguyên giá TSCĐ = giá mua chưa thuế + chi phí phát sinh đem tài sản về - ( chiết khấu thương mại hàng mua, giảm giá hàng mua và hàng mua bị trả lại) Ghi chú: khi mua sắm TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu được tài trợ từ các nguồn vốn khác không phải nguồn vốn kinh doanh thì phải có bút toán kết chuyển nguồn
  67. VD1: Mua 1 TSCĐ phục vụ bán hàng. giá mua chưa thuế 100.000.000đ, thuế GTGT 10% trả bằng chuyền khoản. Chi phí vận chuyển tài sản đem về là 1.050.000đ, trong đó thuế GTGT 5% trả bằng tiền mặt. VD2: Mua 1 TSCĐ có giá chưa thuế 100.000.000đ, thuế GTGT 10% thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển về là 1.100.000đ, trong đó thuế GTGT 10% trả bằng tiền mặt. Tài sản này do quỹ đầu tư phát triển đài thọ. VD3: Mua thêm 1 máy photocopy có giá là 36.900.000đ, thuế GTGT 10% đã thanh toán 50% bằng tiền mặt, phần còn lại sẽ trả dần sau 3 tháng. Tài sản này do quỹ phúc lợi đài thọ dùng cho bộ phận bán hàng. a2. Mua sắm TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi Nguyên giá = giá mua có thuế ( giá thanh toán) + chi phí phát sinh đem tài sản về ( giá thanh toán) Ghi chú: mua TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi và sử dụng cho hoạt động phúc lợi thì không được kê khai khấu trừ thuế GTGT. Đồng thời có thêm bút toán kết chuyển nguồn
  68. VD4: Mua 1 TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi có giá mua chưa thuế là 13.000.000đ, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển là 1.320.000đ, trong đó thuế GTGT 10%. Tất cả đều được trả bằng tiền mặt. Tài sản này do quỹ phúc lợi đài thọ. VD5: Mua chịu 1 kệ sắt có giá là 15.400.000đ, trong đó thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển là 200.000đ, thuế GTGT 10% trả bằng tiền mặt. Tài sản này do quỹ phúc lợi đài thọ và dùng cho hoạt động phúc lợi. a3. Nhập khẩu TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nguyên giá = Giá nhập + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt + chi phí phát sinh đem tài sản về VD6: Nhập khấu 1 dây chuyền sản xuất, có nhập là 15.000USD, TGTT là 20.050 VND/USD mới thanh toán cho người xuất khẩu 30% bằng tiền gửi ngân hàng, phần còn lại chưa thanh toán. Biết tỷ giá xuất ngoại tệ là 19.560 VND/USD. Thuế nhập khẩu là 3 %, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Tài sản này do quỹ đầu tư phát triển đài thọ
  69. VD7: Nhập khẩu 1 TSCĐ có giá trị là 10.000 USD, TGTT là 19.500 VND/USD chưa thanh toán. Thuế nhập khẩu là 3%, thuế tiêu thụ đặc biệt là 15%, thuế GTGT hàng nhập khẩu là 10%. a4. TSCĐ mua về phải trải qua giai đoạn lắp đặt, chạy thử VD7: Nhập khẩu 1 hệ thống thiết bị đóng gói hàng tự động, có giá
  70. nhập là 120.000USD, thuế nhập khẩu là 5%, được miễn thuế GTGT. Chi phí vận chuyển tài sản về DN là 2.400.000đ trả bằng tiền tạm ứng. Chi phí lắp đặt, chạy thử hệ thống là 12.600.000đ trả bằng tiền mặt. Hệ thống đã được bàn giao và đưa vào sử dụng ở bộ phận đóng gói hàng bán. TGTT là 19.380 VND/USD VD8: Mua 1 xe con có giá chưa thuế 425.000.000đ, thuế GTGT 10% thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí trước bạ, sang tên là 7.800.000đ, chi phí chạy thử là 1.000.000đ, chi phí đăng ký xe là 1.200.000đ tất cả trả bằng tiền mặt. Tài sản này do quỹ đầu tư phát triển đài thọ. b. Mua trả góp/ trả chậm tài sản cố định Nguyên giá TSCĐ = giá mua trả tiền ngay + chi phí phát sinh đem tài sản về  Chi phí lãi (lãi trả góp) = giá mua trả góp – giá mua trả tiền ngay => được tính vào 142 sau đó phân bổ vào chi phí tài chính 635 từng kỳ chứ không được hạch toán vào nguyên giá TSCĐ  Thuế GTGT đầu vào đánh trên giá mua trả ngay ( nghĩa là: lãi trả góp không chịu thuế) = thuế VAT x giá mua trả ngay VD9: Mua trả góp một thiết bị sản xuất có giá mua chưa thuế (trả ngay 1 lần) là 954.000.000đ, thuế GTGT 10%, giá mua trả góp trong vòng 12 tháng (chưa thuế) là 1.026.000.000đ. Chi phí vận chuyển tài sản là
  71. 3.300.000đ, thuế GTGT 10% trả bằng tiền mặt. DN đã chuyển khoản trả góp tháng thứ nhất ( bao gồm nợ gốc + lãi) VD10: Mua trả chậm 1 thiết bị về sử dụng ngay ở phân xưởng sản xuất với giá mua trả ngay chưa thuế là 180.000.000đ, thuế GTGT 5%, lãi trả góp là 12.000.000đ, thời gian trả góp là 2 năm. DN đã chi tiền mặt trả góp tháng thứ nhất. c. TSCĐ hữu hình tự xây hoặc nâng cấp TSCĐ Nguyên giá TSCĐ = giá được duyệt Toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tự xây thì được tập hợp vào TK 2412 “ Xây dựng cơ bản”. Khi hoàn thành bàn giao thì kết chuyển từ TK 2412 sang TK 211 (phần được duyệt). Phần vượt định mức không được duyệt thì phải thu hồi lại (TK 1388)
  72. d. TSCĐ hữu hình tự chế: khi sử dụng sản phẩm do DN chế tạo (thành phẩm của DN) để chuyển thành TSCĐ hữu hình sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nguyên giá TSCĐ = giá thành sản xuất + chi phí khác phát sinh VD11: DN tiến hành đầu tư XDCB một TSCĐ có các chi phí phát sinh như sau: - Vật liệu xuất kho trị giá 50.000.000đ - CC-DC xuất dùng trị giá 10.000.000đ - Tiền lương phải trả cho công nhân 30.000.000đ - Các chi phí bằng tiền khác 50.000.000đ Công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng được quyết toán như sau: - Phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt 500.000đ - Một số chi phí vượt định mức không được xét duyệt 6.000.000đ VD12: Nhận bàn giao từ nhà thầu xây dựng 1 nhà kho mới được đưa vào sử dụng ngay, trị giá quyết toán 900.000.000đ. Tiền xây dựng được lấy (được đài thọ) từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản VD13: Nhận bàn giao 1 nhà khách từ nhà thầu xây dựng tổng giá trị công trình được duyệt 200.000.000đ. Nguồn vốn để xây dựng công trình này hoàn thành từ các nguồn sau: - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 80.000.000đ - Quỹ đầu tư phát triển: 120.000.000đ (bài 8/52)
  73. TSCĐ hữu hình tự chế => được hạch toán như trường hợp bán tiêu dùng nội bộ (giá bán = giá thành sản xuất) VD14: DN xuất kho 1 thành phẩm C dùng làm TSCĐ phục vụ cho bộ phận bán hàng, giá thành thực tế sản xuất là 100.000.000đ VD15: DN Toyota xuất 1 chiếc xe có giá thành sản xuất là 250.000.000đ để sử dụng làm TSCĐ phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp
  74. e. TSCĐ mua với hình thức trao đổi (Tài sản tương tự là tài sản  Trao đổi không tương tự ( đổi TS C lấy TS D => được hạch có công dụng tương tự trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá toán như bán tài sản C và mua tài sản D về) trị tương đương  Trao đổi tương tự (đổi tài sản A lấy tài sản B tương tự => hạch tóan tăng TS B nhận về theo giá trị còn lại của tài sản A) VD16: DN đối 1 dây chuyền sản xuất cũ có nguyên giá 200.000.000đ, khấu hao lũy kế 50.000.000đ để đổi lấy 1 dây chuyền mới và đưa ngay vào sử dụng VD17: DN đổi 1 xe tải có nguyên giá 900.000.000đ, khấu hao lũy kế 500.000.000đ để lấy 1 chiếc xe du lịch. Xe tải có giá là 500.000.000đ, thuế GTGT 10%. Xe du lịch có giá là
  75. 300.000.000đ, thuế GTGT 10%. Thanh toán chênh lệch bằng tiền mặt. VD18: DN đổi máy dùng trong phân ưởng để lấy xe tải. Máy có nguyên giá 300.000.000đ, đã khấu hao lũy kế 50.000.000đ, máy được đánh giá 225.000.000đ, thuế GTGT 10%. Giá của xe tải là 250.000.000đ, thuế GTGT 10%. Thanh toán chênh lệch bằng tiền gửi ngân hàng e. TSCĐ được cấp g. TSCĐ được cho, được biếu tặng VD18: DN được nhà nước cấp 1 nhà làm việc có trị giá 1.5000.000.000đ
  76. VD19: DN được tặng 1 dàn máy lạnh có trị giá 15.000.000đ h. Mua TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất VD20: DN mua 1 tài sản gồm nhà cửa gắn liền với quyền sử dụng đất tổng trị giá mua chưa thuế 2.000.0000.000đ trong đó chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc là 1.500.000.0000đ đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, thuế GTGT 10% VD21: Mua 1 căn nhà gồm cả đất đai và các công trình phụ với tổng giá thanh toán là 1.100.000.000đ, trong đó thuế GTGT 10%. Trong đó chi tiết như sau: căn nhà được định giá 700.000.000đ, đất đai 200.000.000đ và các công trình phụ 100.000.000đ. Đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
  77. g. TSCĐ từ việc góp vốn liên doanh  Đem TSCĐ đi góp vốn liên doanh  Nhận TSCĐ từ góp vốn liên doanh VD22: Đi góp vốn liên doanh 1 TSCĐ có nguyên giá 350.000.000đ, khấu hao lũy kế 50.000.000đ. Hội đồng liên doanh xác định vốn góp là 400.000.000đ. VD 23: Nhận góp vốn liên doanh 1 TSCĐ có trị giá được các bên thỏa thuận là 700.000.000đ
  78. B. KẾ TOÁN GHI GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH a. Nhượng bán/ thanh lý tài sản cố định b. Đem TSCĐ đi cầm cố c. Kiểm kê phát hiện thiếu TSCĐ a. Nhượng bán/ thanh lý TSCĐ  Nhượng bán/ thanh lý TSCĐ dùng ở hoạt động kinh  Nhượng bán/ thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động phúc doanh lợi
  79. VD24: Nhượng bán 1 xe du lịch đang sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, nguyên giá 300.000.000đ, khấu hao lũy kế 100.000.000đ. Giá bán TSCĐ là 230.000.000đ, thuế GTGT 10% chưa thu tiền. Chi tiền mặt trả cho người môi giới là 1.000.000đ, chi phí tân trang tài sản trước khi bán là 1.500.000đ trả bằng tiền tạm ứng. VD25: Thanh lý 1 máy móc thiết bị thuộc phân xưởng sản xuất, nguyên giá 100.000.000đ, đã khấu hao hết. Phế liệu thu hồi từ tài sản này bán thu về bằng tiền mặt là 1.000.000đ. Chi phí vận chuyển tài sản đi thanh lý là 220.000đ, trong đó thuế GTGT 10% trả bằng tiền ký quỹ. VD26: Thanh lý 1 TSCĐ đang dùng ở câu lạc bộ của công ty (do quỹ phúc lợi đài thọ) có nguyên giá 10.000.000đ, khấu hao lũy kế 9.800.000đ. Phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt 110.000đ
  80. VD27: DN nhượng bán 1 TSCĐ giá thỏa thuận chưa thuế 40.000.000đ, thuế GTGT 10%, khách hàng thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Biết tài sản này có nguyên giá 50.000.000đ, đã hao mòn 20.000.000đ. Chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý TCSĐ là 2.200.000đ, trong đó thuế GTGT 10% thanh toán bằng tiền mặt. b. TSCĐ đi cầm cố  Mang TSCĐ đi cầm cố  Nhận lại TSCĐ từ cầm cố về VD28a: Đem 1 phương tiện vận tải đang phục vụ quản lý doanh nghiệp đi cầm cố. Tài sản này lúc mang đi cầm cố có nguyên giá 120.000.000đ, đã khấu hao 20.000.000đ VD28b: Nhận lại TSCĐ đã đem đi cầm cố ở nghiệp vụ 26
  81. VD29: Nhận lại máy móc đã đem đi cầm cố trước đây, có nguyên giá là 25.000.000đ, khấu hao lũy kế là 5.000.000đ c. Kiểm kê phát hiện thiếu TSCĐ  Phát hiện thiếu TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất  Phát hiện thiếu TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi kinh doanh VD30: Phát hiện thiếu 1 TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp chưa xác định được nguyên nhân. Tài sản này có nguyên giá 18.000.000đ đã hao mòn là 6.000.000đ
  82. VD31: Quyết định xử lý TS thiếu ở VD 29 bằng cách bắt người chịu trách nhiệm bồi thường 50% bằng cách trừ lương trong vòng 3 tháng, phần còn lại tính vào chi phí khác VD32: Phát hiện thiếu 1 TSCĐ đang sử dụng ở nhà ăn tập thể, có nguyên giá 13.500.000đ, đã hao mòn 5.600.000đ chưa rõ nguyên nhân VD33: Xử lý TSCĐ thiếu ở VD 32 bằng cách bắt người chịu trách nhiệm bồi thường V. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH 1. Khái niệm: Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do DN nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình
  83. 2. Tài khoản sử dụng NỢ 213 “ Tài sản cố định vô hình” CÓ SD đầu kỳ: TSCĐ hiện có - Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm đầu kỳ - Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm SD cuối kỳ: TSCĐ hiện có cuối kỳ TK 213 : TSCĐ vô hình” có 7 TK cấp 2: o 2131: Quyền sử dụng đất o 2132: Quyền phát hành o 2133: Bản quyền, bằng sáng chế o 2134: Nhãn hiệu hàng hóa o 2135: Phần mềm máy vi tính o 2136: Giấy phép và giấy phép nhượng quyền o 2138: TSCĐ vô hình khác 3. Phương pháp hạch toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu ( tương tự như TSCĐ hữu hình) VI.KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn dần ( ngoài trừ đất đai: không khấu hao) theo thời gian. Có 2 loại hao mòn: - Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về hình thái vật chất, có thể nhìn thấy được. VD: sự xuống cấp của nhà cửa, vật kiến trúc, sự giảm sút năng lực của máy móc và thiết bị . - Hao mòn vô hình: là sự giảm sút về giá trị của TSCĐ do sự phát triển của khoa học và công nghệ. TSCĐ cùng loại trên thị trường ngày càng rẻ đi và hiện đại hơn,
  84. 1. Khái niệm: Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần và đến thời điểm nào đó thì TS này không còn sử dụng được nữa. Để đảm bảo tái sản xuất TSCĐ, DN phải tiến hành trích khấu hao => trích khấu hao là việc chuyển dần từng phần giá trị của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh của DN trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản => mục đích: hình thành nên nguồn vốn khấu hao để dành mua sắm lại TSCĐ mới. 2. Phương pháp khấu hao: a. Phương pháp khấu hao đường thẳng ê á Đ ă í à b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần c. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm 3. Nguyên tắc khấu hao - Tất cả TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì đều phải trích khấu hao => mức trích khấu hao được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dụng - Phương pháp khấu hao do DN lựa chọn => phải tuân thủ nguyên tắc giá gốc - Quyền sử dụng đất thì không được trích khấu hao - Việc trích/ thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu vào ngày TSCĐ tăng/ giảm hoặc ngừng tham gia họat động sản xuất kinh doanh - TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng thì không cần trích khấu hao 4. Tài khoản sử dụng
  85. TK 214 có 3 TK cấp 2: - 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình - 2412: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính - 2413: Hao mòn TSCĐ vô hình 5. Phương pháp hạch toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu  Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động kinh  Cuối năm, tính ph n hao mòn của TSCĐ dùng cho doanh ho t động phúc lợi VD34: Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao, trích khấu hao TSCĐ trong tháng 10 như sau: TSCĐ dùng ở phân xưởng là 23.000.000đ, phục vụ bán hàng 1.500.000đ, quản lý doanh nghiệp 18.500.000đ VD35: Cuối năm, căn cứ chứng từ xác định hao mòn TSCĐ phúc lợi trong năm là 3.000.000đ
  86. VD36: Trích khấu hao TSCĐ trong năm cho TSCĐ sử dụng ở phân xưởng chế biến gồm: - Máy móc thiết bị: nguyên giá 100.000.000đ, tỷ lệ khấu hao 12%/ năm - Nhà xưởng: nguyên giá 200.000.000đ, tỷ lệ khấu hao 12%/năm VD37: Trích khấu hao trong tháng cho TSCĐ sử dụng ở văn phòng có nguyên giá 250.000.000đ, tỷ lệ khấu hao 12%/năm VII. KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1. Khái niệm: Sửa chữa TSCĐ là công việc khôi phục lại công dụng, chức năng ban đầu của TSCĐ 2. Phân loại sửa chữa TSCĐ: Nội dung Sửa chữa lớn TSCĐ Sửa chữa nhỏ TSCĐ (sửa chữa thường xuyên TSCĐ) Phạm vi - Thay thế cùng 1 lúc những bộ phận, chi tiết - Bảo dưỡng, sửa chữa thay thế từng bộ phận, chi chủ yếu của TSCĐ => nếu không sửa chữa thì tiết nhỏ, riêng lẻ của TSCĐ nhằm bảo đảm TSCĐ TS không thể sử dụng được/ hoặc sử dụng hoạt động được bình thường giữa 2 kỳ sữa chữa lớn được nhưng không bảo đảm an toàn và không đạt tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật Thời gian sửa chữa - Dài - Ngắn Chu kỳ sửa chữa - Dài - Ngắn (khoảng cách giữa 2 lần sửa chữa) Chi phí sửa chữa - Khá lớn - Nhỏ
  87. 3. Phương pháp hạch toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu A. SỬA CHỮA NHỎ TSCĐ => Chi ph ph t sinh được tín vào chi phí của bộ phận phát sinh sửa chữa. VD38: Xuất kho 1 số phụ tùng thay thế để sửa chữa nhỏ TSCĐ đang sử dụng ở bộ phận sản xuất có giá xuất là 1.200.000đ B. SỬA CHỮA LỚN TSCĐ  Có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ  Chưa có kế hoạch trích trước: toàn bộ chi phí phát sinh tập hợp vào 2413. Sau đó phân bổ dần chi phí vào chi phí sản xuất kinh doanh trong nhiều kỳ ( 2413 => TK 142/242 => chi phí 6*)
  88. VD39: Hàng tháng, trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ là 3.000.000đ VD40: Sữa chữa TSCĐ bằng nguồn trích trước, chi phí sửa chữa phát sinh gồm: - Nguyên vật liệu: 1.200.000đ - Phụ tùng thay thế: 4.000.000đ - Tiền công phải trả: 6.000.000đ - Chi phí khác bằng tiền mặt: 1.800.000đ Công việc sữa chữa lớn đã hoàn thành bàn giao VD41: Sửa chữa lớn TSCĐ ( Bộ phận QLDN) với chi phí tập hợp như sau: - Nguyên vật liệu: 100.000.000đ - Chi phí nhân công: 18.000.000đ Công việc sửa chữa lớn đã hoàn thành, công ty quyết định phân bổ chi phí này trong 3 năm VD42: Sửa chữa lớn TSCĐ ở bộ phận sản xuất, chi phí tập hợp như sau: - Phụ tùng thay thế: 15.000.000đ - Công cụ dụng cụ: 5.000.000đ - Tiền công trả bằng tiền mặt: 10.000.000đ Công việc sửa chữa hoàn thành được bù đắp bằng nguồn trích trước theo dự toán trong năm là 20.000.000đ, phần còn lại được phân bổ tiếp vào 5 tháng, bắt đầu từ tháng này.