Nẻo về văn hóa văn minh Việt Nam - Phần 4: Quan hệ giao lưu tiếp biến văn hóa Chăm - Việt - Lê Văn Hảo

pdf 45 trang ngocly 2970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nẻo về văn hóa văn minh Việt Nam - Phần 4: Quan hệ giao lưu tiếp biến văn hóa Chăm - Việt - Lê Văn Hảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfneo_ve_van_hoa_van_minh_viet_nam_phan_4_quan_he_giao_luu_tie.pdf

Nội dung text: Nẻo về văn hóa văn minh Việt Nam - Phần 4: Quan hệ giao lưu tiếp biến văn hóa Chăm - Việt - Lê Văn Hảo

  1. Quan hệ giao lưu tiếp biến văn hóa Chăm-Việt Kể từ năm 1069 khi vua Chăm Rudravarman nhường cho Đại Việt phần đất phía Bắc của vùng Ulik-Indrapura (trở thành ba
  2. châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính) cho đến năm 1692 khi Đại Việt bắt đầu làm chủ vùng đất Panduranga - Champa (sau này trở thành Ninh Thuận, Bình Thuận), người Chăm và người Việt đã chung sống với nhau lâu dài trong nhiều thế kỷ, và lẽ tất nhiên giao lưu tiếp biến văn hóa Chăm-Việt đã diễn ra một cách tốt đẹp. Hàng trăm tiếng Chăm đã gia nhập vào phương ngữ và địa danh của xứ Huế và xứ Quảng : ni, nớ, mô, tê, ri, răng, rứa, nậu, sông Ô Lâu, bến đò Ka Kút, Sình, Sịa, Nong, Truồi, Hiên, Giằng, Trà Kú, Thốc Lốc (Gerard Moussay, Dictionnaire Cam-Vietnamien- Français, 1971 ; Hoàng Thị Châu, Tiếng Việt trên các miền đất nước (Phương ngữ học), 1989 ; Bùi Minh Đức, Tiếng Huế đặc thù, 1995 ; Từ điển tiếng Huế, 2004). Ngư dân Việt đã tiếp thu tục thờ cúng cá voi (cá Ông của người Chăm), người Việt miền Trung đã kế thừa tín ngưỡng, nghi lễ, lễ hội vinh danh nữ thần Po Inư Nagar, Bà Chúa Xứ này đã trở thành Thánh Mẫu Thiên Y Ana được thờ cúng từ miền Trung (Điện Hòn Chén ở Huế, Tháp Bà ở Nha Trang) cho đến tận Nam Bộ. Các nhà folklore học (Nguyễn Đổng Chi, Phan Đăng Nhật, Lê Văn Hảo ) đã nhận xét rằng trong kho tàng truyện cổ Việt Nam có thể tìm thấy hàng chục truyền thuyết, cổ tích Chăm và Việt rất giống nhau về
  3. cấu trúc, chủ đề, hình tượng và ý nghĩa : nếu người Việt có truyện Sọ Dừa, Tấm Cám, Thạch Sanh, Bánh chưng bánh dày thì người Chăm cũng có truyện Sọ Dừa, Nàng Cà Điêng, Ca Dong và Ha Lớc, Núi Đá Trắng, v.v. Nhạc sĩ Phạm Duy, trong cuốn Đặc khảo về dân nhạc Việt Nam (1972) đã phát hiện người Chăm cũng có thể thơ lục bát thịnh hành trong dân ca và ông đã công bố một bài dân ca theo thể thơ lục bát Chăm, gieo vần giống như ở thể thơ lục bát cổ xưa của người Việt (chữ thứ 6 của câu lục vần với chữ thứ 4 của câu bát) :
  4. Thây mai mưng đêh thây ô Drơh phik kâu lô yom tha urang Chek tian mưng asit dih đang Mai hu ka urang oan lô lingik ! (Ai đến từ đàng kia, ai đó Đẹp lòng ta hình như một người Mà ta đã mến yêu từ khi còn ẵm ngữa Nay đã thuộc về người khác rồi, tiếc quá trời ơi !) Cách đây vài năm, nhà nghiên cứu Champa học Hoa Fatimah, một thành viên của chương trình thế giới Mã Lai - thế giới Đông Dương, trong bài Ariya Cam- Bini (trường ca Cam Bini), đã giới thiệu 118 câu thơ trữ tình, cũng dưới dạng lục bát gieo vần giống như ở thể thơ lục bát cổ xưa của người Việt (Tạp chí Champaka số 1, 1999).
  5. Một số nhạc sĩ và nhà nhạc học đã ghi nhận sự gần gũi giữa âm nhạc truyền thống Chăm và Việt (Trương Đình Quang, Sổ tay người sưu tầm dân ca Chăm, 1977 ; Thụy Loan, Bước đầu tiếp xúc với âm nhạc Chăm, 1978 ; Trần văn Khê, Musique du Vietnam, 1967, 1996). Hàng chục làn điệu dân ca Chăm được sưu tầm, ghi âm và tàng trữ tại Viện nghiên cứu âm nhạc Việt Nam trong mấy chục năm qua thuộc các thể loại ariya, tọ payao, tọ đing, tọ atăm tàrà, tọ mư yút, tọ rathung xa, tọ tăm mưtai đã thu hút sự chú ý của các nhà nhạc học và folklor học vì sự giống nhau của chúng về mặt giai điệu, tiết tấu, thang âm và điệu thức so với các thể loại ngâm thơ, vè, hát ống, hò xay lúa, hò giã gạo, họ chèo thuyền, hò đưa linh, hát bả trạo trong di sản âm nhạc dân gian của người Việt miền Trung. Sự gần gũi giữa ca nhạc Chăm và ca nhạc Việt truyền thống lại càng sâu sắc hơn nữa khi đem so sánh những tác phẩm đặc sắc nhất của ca nhạc Chăm với nhiều điệu hò, điệu lý Huế, với những bài bản u hoài hay ảo não thuộc điệu Nam hơi xuân, hơi dựng, hơi ai, hơi oán của ca nhạc Huế, đờn Quảng và đờn ca tài tử Nam Bộ : hò ô, hò mái nhì, hò mái đẫy, lý hoài xuân, lý tương tư, lý năm canh, cổ bản, phú lục, nam ai, nam bình, tứ đại oán, quả phụ hàm oan
  6. Đi vào một ví dụ cụ thể : từ lâu nay tôi vẫn tin rằng vì quá bức xúc trước biến cố Ô Lý - Huyền Trân mà dân gian xứ Huế, xứ Quảng, qua nhạc và lời tuyệt tác của điệu lý qua đèo (còn gọi là lý chiều chiều hay lý hoài nam) đã sử dụng tiếng Việt pha tiếng Chăm để sáng tạo nên hình tượng tuyệt vời của người con gái Việt trong một buổi hoàng hôn có chim kêu vượn hú đã đau đớn rời tổ quốc, vượt Ải Vân về Chiêm Quốc, với nỗi lòng thống thiết đến muôn đời: Chiều ơ chiều, chiều ơ chiều, dắt ớ bạn, dắt ớ bạn Ơ đèo mà qua đèo, tà là đèo qua đèo, chim ớ kêu, chim ớ kêu Tình kêu chư bên nớ, úy óa, chi rứa, chi rứa,
  7. ức ức con vượn trèo Tà là trèo, con vượn trèo, ni bên ni, ơi hởi, con vượn trèo, ni bên ni Đi sâu phân tích điệu Nam của thang âm ngủ cung và các sắc thái tình cảm tế nhị và tinh vi của nó là hơi xuân, hơi ai, hơi oán của nhạc cổ điển và dân gian Việt miền Trung, miền Nam, nhà nhạc học đã phát hiện rằng nhạc truyền thống Chăm cũng có thang âm điệu thức và các hơi nhạc tương tự : Thương âm ngũ cung - Điệu Nam hơi ai ( Chăm và Việt : Hò - Xự (già) - Xang (non) -Xê - Cống - Liu - Ú (già) Thương âm ngũ cung - Điệu Nam hơi oán ( Chăm và Việt : Hò - Xự (non) - Xang (già) -Xê - Cống (non) - Liu - Ú (non) Cách nay hơn 40 năm, trong một bài báo in trên tạp chí Bách Khoa, nhạc sư Trần Văn Khê đã có một đúc kết giàu ấn tượng và hình tượng: "Nhạc Việt đã nhuộm màu Chàm". Có thể nói thêm : phương ngữ, địa danh, tín ngưỡng, phong tục, folklor Việt cũng đã nhuộm màu Chàm. Những hiện tượng văn hóa nghệ thuật so sánh trên đây chắc chắn không thể do ngẫu nhiên tình cờ mà
  8. có khi sự trùng hợp đã xảy ra nhiều lần trong đời sống tinh thần của hai sắc tộc. Rõ ràng là những bi kịch vô tình của lịch sử đã không cản ngăn được quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa lâu dài và sâu sắc, góp phần đưa đến những sáng tạo cổ điển và dân gian tốt đẹp từ người Chăm đến người Việt. Điều tốt đẹp ấy sẽ tồn tại mãi. Xứ Hoa, Người Hoa Trên đại vùng văn hóa Nam Bộ Từ thế kỷ 16-17, người Việt từ các xứ Thanh Nghệ Huế Quảng đã lần lượt đến sinh sống ở miền đất Nam Bộ. Không lâu sau đó, ở các thế kỷ 18-19 họ đã trở thành thành phần chủ thể trong cộng đồng cư dân miền này ; họ đã cùng các tộc người tại chỗ lúc ấy (Stieng, Mạ, Khmer ) và những nhóm người mới nhập cư (Hoa, Chăm, Ấn ) khai phá miền châu thổ Đồng Nai và Cửu Long hoang vu thành một miền kinh tế trù phú. Sớm cảm nhận được đặc điểm của thiên nhiên Nam Bộ, người Việt đã lập nên những vùng quần cư dưới những tên gọi dân gian gợi cảm, vừa rất thân quen vừa rất hiện thực. Đó là những miệt giồng, miệt vườn, miệt cù lao, miệt kênh, miệt thứ, miệt U Minh, miệt dưới, miệt trên , mỗi miệt đều có những đặc điểm địa hình kinh tế - dân cư riêng. Những miệt vừa kể trên thuộc về hai vùng địa hình
  9. dân cư lớn : vùng phù sa cổ châu thổ sông Đồng Nai và vùng đồng bằng mới châu thổ sông Cửu Long, nơi đó một sắc dân đa số là người Việt và hai sắc dân thiểu số là người Hoa và người Khmer đã sinh sống hòa thuận và hữu nghị bên nhau trong nhiều thế kỷ để có được nhiều đóng góp tốt đẹp vào nền văn hóa văn minh Việt Nam đa sắc tộc. Xứ Hoa-người Hoa, văn hóa Hoa trên đại vùng văn hóa Nam Bộ Trong những năm gần đây, một số công trình tổng hợp xuất sắc của học giả Việt và Hoa, cá nhân hay tập thể, trong nước hay ngoài nước đã giúp chúng ta hiểu biết khá đầy đủ về người Hoa, đáng kể nhất là Người Hoa tại Việt Nam (Nguyễn Văn Huy, Paris, 1993), Tìm
  10. hiểu sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt-Hoa trong lịch sử (Phạm Đức Dương, Châu Thị Hải chủ biên, Hà Nội, 1998), Người Hoa ở Nam Bộ (Phan An, Sài Gòn, 2005). Người Hoa với số dân hiện nay là khoảng trên dưới một triệu người, sống rải rác ở nhiều tỉnh thành từ Bắc tới Nam, và tập trung đông nhất là ở các quận 5, 6 và 11, Sài Gòn), với khoảng hơn nửa triệu người gồm các nhóm địa phương gọi theo địa danh quê hương xưa : Quảng Đông, Triều Châu (Tiều), Hải Nàm, Phúc Kiến, Hạ Phương (Hẹ). Mỗi nhóm kết lại với nhau thành bang, mỗi bang có trường học, bệnh viện, ngân hàng, chùa miếu, nghĩa trang riêng. Người Hoa rất cần mẫn, siêng năng, làm nhiều nghề. Làm ruộng thì ít nhưng sở trường của họ là thủ công, mỹ nghệ, công nghiệp nhẹ và nặng, nhất là buôn bán từ nhỏ tới lớn và dịch vụ từ trong nước tới quốc tế. Tùy theo tài sản nhỏ hay lớn, xã hội người Hoa phân ra thành nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau nhưng rất quí trọng nhau, do tính cộng đồng dân tộc và địa phương cũng như tinh thần tương thân tương trợ giữa họ rất mạnh, đáng là mẫu mực cho nhiều sắc dân khác. Ngôn ngữ người Hoa thuộc ngữ hệ Hán-Tạng nhưng chia ra thành nhiều phương ngữ, thổ ngữ, trong
  11. đó tiếng Quảng Đông là phổ biến nhất. Người Hoa theo Phật giáo đại thừa, Khổng giáo và Lão giáo nhưng về thực chất có lẽ khó có thể nói tính cách của họ thiên về tôn giáo, tín ngưỡng. Vào nhà người Hoa thấy ngay rất nhiều bàn thờ, trang thờ ngoài sân, trong nhà, trên cao, dưới đất. Ngoài việc thờ cúng tổ tiên, gia đình người Hoa thờ rất nhiều vị thần bảo trợ, từ Ngọc Hoàng tới ông Địa. Người Hoa cũng rất gắn bó với thần Tài, ông Bổn, đức Quan Âm, bà Thiên Hậu và nhiều nữa. Nhưng người ta vẫn có cảm tưởng rằng họ là một sắc tộc rất thực tiễn và thực dụng : họ tha thiết muốn các
  12. mối quan hệ với mọi người cũng như với chư thần đều hữu hảo để dễ bề làm ăn sinh sống. Đám cưới người Hoa, một biểu hiện thuần phong mỹ tục độc đáo Là một sắc tộc chịu ảnh hưởng lâu đời của Khổng giáo, người Hoa rất trọng lễ nghĩa, thể hiện qua tam thư, lục lễ (lập ba văn bản, cử hành sáu nghi lễ) nhất thiết phải có trong mỗi cuộc hôn nhân truyền thống. Đầu tiên là lễ vấn danh: nhà trai xuất trình một tờ giấy đỏ (hồng điều) ghi rõ tên tuổi, ngày giờ, năm tháng, nơi sinh của cô dâu, chú rể cho hai bên tường tận. Liền sau đó là lễ nhận bốc: đại diện cả hai gia đình mang tấm giấy đỏ ấy lên chùa đặt trên bàn thờ cùng với hoa quả dâng cúng để thỉnh ý bồ tát xem hai trẻ có hợp duyên hay không. Tiếp theo là lễ hòa đồng: nhà trai đem trầu cau, bánh trái sang nhà gái, kèm theo một loan thiệp viết trên giấy đỏ ; nhà gái nhận lễ và trả lời ngay bằng một phụng thư, cũng trên giấy đỏ, nội dung hai văn bản đều nói thuận tình cho đôi trẻ thành thân. Sau đó là lễ gặp mặt để thỏa thuận về sính lễ : ít nhất có hai bàn tiệc để hai họ vui vẻ thỏa thuận về tiền bạc, nữ trang, tơ lụa, thực đơn đám cưới (yến sào, vi cá, bào ngư ). Hai món heo quay và bánh ngọt do nhà trai mang tới sẽ được đem chia ngay cho bà con hai họ để
  13. báo tin vui. Các điều khoản sính lễ này cũng ghi vào tờ giấy hồng điều. Tiếp đó là lễ văn định: nó quan trọng vì có tấm thiệp ghi rõ tên tuổi cô dâu chú rể, ngày giờ, nơi chốn cử hành hôn lễ, kèm theo lời chúc lành. Tấm thiệp hồng này cũng được để trên bàn thờ tổ tiên hai họ. Rồi đến lễ cưới: tờ hôn thư (chưa phải là giấy hôn thú) được thành lập với các chữ ký đôi bên cha mẹ, cô dâu chú rể và những người chứng hôn. Sáu nghi lễ trên gọi là lục lễ và có thể kéo dài trong nhiều ngày. Còn tờ vấn danh, tờ văn định và tờ hôn thư được gọi là tam thư. Đến ngày cưới, buổi sáng xe hoa tới nhà gái. Thường cha mẹ không đi, chú bác đi thay cùng với anh chị em họ nhà trai. Đến nơi, cô dâu nhờ anh em trai hay chị em gái ra xe đón chú rể. Nhưng tới ngưỡng cửa thì bên nhà gái bắt đầu cản trở ; chú rể phải chuẩn bị rất nhiều phong bao đỏ đựng tiền lì xì mới lọt được vô nhà để làm lễ trước bàn thờ tổ tiên nhà gái. Rước dâu ra khỏi nhà, cả đoàn đám cưới phải đi lòng vòng dạo phố cho thiên hạ biết. Về tới nhà trai đã 5- 6 giờ chiều. Cha mẹ, hay bác của chú rể lấy một bó đũa gõ nhẹ lên đầu đôi trẻ tượng trưng cho sự gắn bó sắt son. Sau đó đôi trẻ lạy Trời Phật, tổ tiên, cha mẹ, vợ chồng lạy nhau rồi mời trà và tiếp tục lạy chú bác, anh chị, bạn
  14. bè. Chùa miếu đền người Hoa và những lễ hội tưng bừng náo nhiệt Hàng trăm ngôi chùa đền miếu lớn nhỏ của người Hoa có mặt ở nhiều tỉnh thành của đất nước. Tại Sài Gòn Chợ Lớn, hiện nay có hơn 20 nơi thờ phượïng công cộng do các bang người Hoa bỏ tiền ra xây. Có hai nơi được nhắc tới nhiều nhất: - Điện Ngọc Hoàng (phường Đa Kao, quận 1) là cơ sở tín ngưỡng lớn và cổ xưa nhất của người Hoa ở Sài Gòn, với ngày đại lễ mồng 9 tháng Giêng và bốn ngày vía lớn : rằm tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười và
  15. mồng 6 tháng 11 âm lịch, thu hút hàng vạn tín đồ người Hoa lẫn người Việt. Do giá trị kiến trúc độc đáo của điện thờ và giá trị thẩm mỹ của các pho tượng, Điện Ngọc Hoàng đã được thừa nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1994. - Di tích thứ nhì được đánh giá cao là Miếu Bà Thiên Hậu, còn gọi là Tuệ Thành Hội Quán xây năm 1760 tại Chợ Lớn, với hai ngày hội lớn (lễ viếng Bà, cúng Bà) được tổ chức long trọng vào 23 tháng Ba và 28 tháng Chạp giáp Tết để cầu mong "hộ quốc an dân". Là ngôi miếu cổ kính nhất thờ bà Thiên Hậu, cũng là nơi lưu giữ nhiều tác phẩm mỹ thuật mỹ nghệ, Miếu Bà cũng được công nhận là di tích văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993. Đây có lẽ là nơi thu hút đông đảo nhất tín
  16. đồ người Hoa và khách hành hương của Sài Gòn, Chợ Lớn và phụ cận. Hàng ngày Miếu Bà vẫn đón nhận một số khá đông người đến cúng lễ, đông nhất là vào các ngày mồng một và rằm hàng tháng, các ngày lễ Tết trong năm của người Hoa như Tết Nguyên tiêu, Thanh minh, Đoan ngọ Riêng hai ngày vía Bà, cúng Bà tháng Ba và tháng Chạp có thể thu hút đến hàng vạn người. Vào những ngày này, ngay từ đêm hôm trước của lễ hội đã cử hành lễ tắm Bà, sau đó là lễ thay áo cho Bà. Sáng 23 tháng Ba tổ chức lễ rước Bà. Tượng Bà được đặt vào kiệu do các thanh niên nam nữ người Hoa ăn mặc thật đẹp rước Bà đi qua các đường phố quanh miếu. Theo sau kiệu Bà có thuyền rồng, rồi đến các đội múa lân, múa sư tử, múa rồng, các đội nhạc truyền thống của người Hoa vừa đi vừa múa hát tạo nên một quang cảnh vô cùng náo nhiệt quanh miếu từ sáng tới tối. Giao lưu tiếp biến văn hóa Hoa-Việt : từ hát quảng, hát tiều tới cải lương hồ quảng Sinh hoạt văn hóa truyền thống và dân gian của người Hoa gồm nhiều thể loại như đàn hát, múa và kịch hát. Loại hình nghệ thuật quần chúng được ưa thích nhất trong các lễ hội là múa lân, múa rồng, múa sư tử.
  17. Ba loại hình văn nghệ thu hút đông đảo người tham dự là hát sán cố và hát quảng, hát tiều. Người Hoa ham thích nghệ thuật sân khấu hát quảng, hát tiều như người Việt miền Trung, miền Nam mến mộ hát bội, cải lương. Tổ tiên người Hoa đã sáng tạo tại chính quốc ba dòng sân khấu chính là kinh kịch (dùng tiếng Quan Thoại, phổ biến chủ yếu ở miền Bắc Trung Quốc), việt kịch (dùng tiếng Quảng Đông, phổ biến ở miền Nam Trung Quốc) và triều kịch (dùng tiếng Tiều, phổ biến ở vùng Triều Châu). Tại miền Nam Việt Nam, đa số người Hoa có gốc Quảng Đông và Triều Châu nên không thích xem kinh kịch vì không hiểu được tiếng Quan Thoại, tất nhiên họ ưa thích hát quảng và hát
  18. tiều là hậu thân của việt kịch và triều kịch. Hát quảng đã ra đời tại Chợ Lớn từ đầu thế kỷ 20 do những đoàn việt kịch nhỏ lưu diễn từ các tỉnh duyên hải Đông-Nam Trung Quốc đi dần xuống phía Nam bằng thuyền để biểu diễn. Những đoàn việt kịch này huấn luyện cho nghệ nhân tài tử người Hoa và giúp họ tạo ra một loại hình sân khấu địa phương ở Chợ Lớn, gọi là hát quảng. Hát tiều cũng xuất hiện tại Nam Bộ những năm đầu thế kỷ 20 do những đoàn triều kịch lưu diễn từ các tỉnh Nam Trung Quốc rồi vào Chợ Lớn và đi khắp đồng bằng Nam Bộ. Biểu diễn đến đâu họ cũng huấn luyện cho nghệ nhân tài tử người Hoa để có được sân khấu hát tiều.
  19. Người Hoa Chợ Lớn và người Việt Sài Gòn và Nam Bộ thuộc các thế hệ lớn tuổi chắc còn nhớ các vở tuồng việt kịch và triều kịch nổi tiếng như Ngũ Hổ tướng, Kinh Kha tráng sĩ, Đêm cướp ở Long Hoa, v.v. Người Hoa và người Việt đều thích hát quảng và hát tiều với các vai kép văn, võ, tướng, lão, hề, các vai đào thương, lẳng, độc, mụ. Qua đó ta thấy hát tuồng, hát bội của người Việt đã chịu ảnh hưởng của sân khấu Trung Quốc tự lâu đời. Các nhà nghiên cứu Đỗ Văn Rỡ, Đinh Bằng Phi đã có những công trình nghiên cứu công phu về hát bội và cải lương
  20. Nam Bộ và sân khấu hát tiều, hát quảng ở Sài Gòn (Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, tập 3, 1990) qua đó ta thấy rõ một hiện tượng giao lưu tiếp biến văn hóa sân khấu Hoa-Việt tốt đẹp : do tiếp xúc với hát quảng, hát tiều từ đầu thế kỷ 20 mà các soạn giả và nghệ nhân hát bội và cải lương Nam Bộ đã tạo ra một loại hình sân khấu mới mà người Việt cũng như người Hoa đều yêu thích, đó là cải lương hồ quảng đã thu hút vô số khán giả Việt và Hoa từ hơn nửa thế kỷ nay. Xứ Khmer, Người Khmer trên đại vùng văn hóa Nam Bộ Từ 20 năm nay, người Khmer có lẽ là một trong vài sắc tộc thiểu số được các nhà dân tộc học, folklore học và văn hóa học Việt và Khmer quan tâm nhiều nhất, từ Ngô Đức Thịnh với Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long (Hà Nội, 1984) tới Nguyễn Văn Huy với Cộng đồng người Khmer tại miền Nam (Paris, 1993). Người Khmer là sắc tộc cuối cùng mà người Việt ở cuối chặng đường tiến về Nam đã gặp gỡ, chung sống và giao hảo với nhiều thiện cảm, có lẽ vì đức tính hiền hòa, kín đáo và văn hóa độc đáo đẹp đẽ của họ. Nhà báo Bửu Ngôn viết : " Ở Nam Bộ bạn có thể gặp người Hoa khắp nơi, họ là chủ quán ăn, chủ tiệm tạp hóa Nhưng người Khmer thì ít thấy, mặc dầu họ đông
  21. không kém. Lý do là người Khmer có khuynh hướng sống khép kín trong sóc, xa thành phố" (Du lịch ba miền, ba tập, "Đất phương Nam", "Về miền Trung", "Hành trình phương Bắc", nhà xuất bản Trẻ, Sài Gòn, 2004). Nếp sống của họ có thể khép kín nhưng văn hóa thì rất cởi mở như cửa Phật rộng mở tại gần 500 ngôi chùa Miên ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Bảo tàng Khmer và ngôi chùa Khmer đặc sắc Với dân số hơn một triệu, người Khmer đã có chính thức hai viện bảo tàng văn hóa Khmer, một ở Trà Vinh, một ở Sóc Trăng, với các bộ sưu tập mặt nạ Chằn, các nhạc
  22. cụ, các bộ y phục, các bộ sách lá buôn và những báu vật khác của văn hóa Khmer. Mỗi ngôi chùa Khmer lớn hay nhỏ cũng là một bảo tàng về mặt kiến trúc cũng như về nghệ thuật điêu khắc. Nhà người Khmer đơn sơ, mái lá, vách lá nhưng ngôi chùa thì phải là kiên cố, hoành tráng, lộng lẫy, với tư cách là một cơ sở gồm ba chức năng : tôn giáo, giáo dục và văn hóa. Trong chùa không có tiếng chuông, tiếng mõ vì đạo Phật Khmer thuộc tông phái tiểu thừa nhưng ngôi chính điện của chùa là một tòa nhà đồ sộ với bộ mái nhiều tầng, ngói màu vàng rực, các góc mái cong vút lên hình ngọn lửa hay đuôi rắn thần. Tượng Phật Thích Ca, Tiên Nữ, Người Chim, Chằn hung dữ đều là những tác phẩm mỹ thuật gây ấn tượng mạnh. Khuôn viên chùa rất rộng, với nhiều cây cổ thụ có khi um tùm như rừng cho nên chim chóc thường tụ về. Nổi tiếng nhất trong các ngôi chùa Khmer là các chùa Âng, Samrong Ek, Kompong Chrây, Cò Giồng Lớn, Phật Lớn, Khléang, Srâychô Mahatup (Mã tộc), còn gọi là Chùa Dơi, Salon còn gọi là Chùa Chén Kiểu, Siemcang Những lễ hội giàu ý nghĩa nhân văn Người Khmer có rất nhiều lễ hội quanh năm nhưng quan trọng nhất là lễ hội vào năm mới (Chol Chnam
  23. Thmay), lễ hội chào mặt trăng (Ok Ang Bok) và lễ cúng tổ tiên (Donta). Lể hội vào năm mới là lễ hội trọng thể nhất, diễn ra vào ba ngày 13, 14, 15 tháng Chet, tức vào giữa tháng Tư dương lịch (nếu là năm nhuận thì kéo dài bốn ngày). Ngày thứ nhất của Chol Chnăm Thmay là lễ rước đại lịch tại chùa địa phương. Mọi người lễ Phật, nghe thuyết pháp rồi tham gia các cuộc vui chơi, múa hát tới khuya. Ngày thứ hai là lễ dâng cơm và đắp núi cát. Trước và sau khi ăn, các nhà sư tụng kinh chúc phúc để tạ ơn những người đã làm ra vật thực và mang nó đến cho nhà chùa ; sau đó dưới sự điều khiển của vị sư cả
  24. Achar, mọi người đua nhau đắp cát thành nhiều ngọn núi nhỏ theo tám hướng và một ngọn núi lớn ở trung tâm, tượng trưng cho vũ trụ, ở trong khuôn viên chùa. Ngày thứ ba là lễ tắm tượng Phật, tắm sư : sau khi dâng cơm sáng cho các sư, mọi người đem nhang đèn, lễ vật và nước có ướp hương thơm đến trước bàn thờ để tắm tượng Phật, sau đó tắm (tượng trưng) cho các vị sư sãi cao niên rồi ai về nhà nấy làm lễ tắm tượng Phật tại nhà, dâng cỗ bàn cúng tổ tiên, chúc phúc cha mẹ. Lại tiếp tục vui chơi, múa hát : thả đèn trời, đốt ống lói, đánh quay lửa, ném còn, kéo co, đấu vật, đánh võ, chạy đua, múa trống xà dăm, múa ramvong, lâm thôn, hát a day, brop cay, xem biểu diễn sân khấu kịch hát dù kê và sân khấu kịch múa rô băm, thưởng thức nhạc truyền thống từ các
  25. dàn nhạc phleng siem, phleng khmer. Lễ hội cúng trăng (lễ hội chào mặt trăng) là lễ hội lớn thứ nhì của người Khmer được tổ chức vào đúng đêm trăng rằm tháng 10 âm lịch để tỏ lòng biết ơn trăng là vị thần bảo vệ mùa màng, ban bố hạnh phúc cho con người. Lễ hội được cử hành trước sân nhà hay sân chùa, với những lễ vật : chuối, bưởi, cam, khóm, khoai lang, khoai mì, khoai môn, và đặc biệt không thể thiếu là món cốm dẹp. Sau khi khấn vái xong, đợi tuần hương cháy hết, người già gọi các em bé lại ngồi xếp thành hàng và chắp tay lại, rồi từ từ bốc những nhúm cốm đút vào miệng từng em. Sau lễ cúng trăng là các cuộc vui chơi và
  26. trình diễn văn nghệ qua lời ca, tiếng nhạc, điệu múa và tiếng trống dồn dập rộn ràng, có khi kéo dài trắng đêm với hàng ngàn người tham dự trong chùa, ngoài sóc. Tiếp theo đêm lễ cúng trăng, sáng hôm sau là hội đua ghe ngo, sinh hoạt lể hội văn hóa thể thao lớn nhất của người Khmer, thu hút hàng trăm ngàn người xem. Khi pháo lệnh nổ, những chiếc ghe ngo dài như con rắn khổng lồ nổi lên mặt nước lao vút đi như tên bắn. Tiếng hò reo cổ vũ náo nhiệt, tiếng trống thôi thúc cuộc đua vang động cả một vùng sông nước rộng lớn. Từ sau 1975, nhiều cuộc đua ghe ngo chung cho cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức đều đặn trên sông Hậu, tại thành phố Sóc Trăng. Khách thập phương, người Khmer, người Việt, người Hoa về dự hội có năm lên tới hơn 300.000 người như vào năm
  27. 2002. Lễ cúng tổ tiên, ông bà (Donta) là lễ hội lớn thứ ba của người Khmer tổ chức linh đình trong ba ngày, từ 29 tháng 8 đến mồng 1 tháng 9 âm lịch. Ngày thứ nhất là ngày cúng lễ nghênh đón ông bà bằng những mâm cỗ thịnh soạn, cúng sáng, cúng chiều tại nhà. Sau đó mọi người đi chùa, mời linh hồn tổ tiên nghe sư sãi tụng kinh, rồi cùng con cháu tham dự văn nghệ múa hát vui chơi thâu đêm suốt sáng. Ngày thứ hai tiếp tục mời ông bà vui chơi với con cháu tới chiều tối. Ngày thứ ba (mồng 1 tháng 9) là ngày cúng tiễn đưa linh hồn ông bà về chốn ở cũ nơi Niết Bàn : mỗi gia đình mời bà con họ hàng, láng
  28. giềng chòm xóm tới cúng vái, sau đó cùng nhau dùng cỗ rồi vui chơi, múa hát cho tới tận khuya. Trong ngày này nhà nào khá giả còn mời sư sãi đến tụng kinh, cầu phước cho thêm phần long trọng. Chấm dứt lễ hội Donta là nghi thức thả những chiếc thuyền nhỏ làm bằng bẹ chuối, cau, dừa xuống sông suối, hoặc mương rạch quanh nhà để ông bà đi đến nơi về đến chốn. Việc tổ chức thờ cúng ông bà tổ tiên thành một lễ hội lớn chung cho toàn sắc tộc trong không khí lạc quan hồ hởi của toàn thể cộng đồng, với sự hiện diện trọng thể của ngôi chùa và các sư sãi cùng với nhiều sinh hoạt vui chơi và văn nghệ truyền thống là một hình thức biểu hiện thuần phong mỹ tục đáng khâm phục. Các vùng văn hóa của dân tộc Việt Nam: Xứ Đông Nam Bộ hay Vùng văn hóa Đồng Nai-Vàm Cỏ-Sông Bé Rời địa hạt Ninh Thuận, Bình Thuận của đại vùng văn hóa ven biển miền Trung bước qua phần đất Bà Rịa-Vũng Tàu là đã đi vô đại vùng văn hóa Nam Bộ. Đất và người Nam Bộ
  29. Nam Bộ ơi, xin tha thiết kêu tên miền đất mới của tổ quốc, nơi ghi dấu những bước chân cuối cùng cuộc đại hành trình tiến về Nam của những di dân tiên phong ba, bốn trăm năm trước trên một miền nặng tình hoài hương : Từ thuở mang gươm đi mở cõi Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long Nhưng không nhẹ niềm kiêu hãnh nung nấu những con người quyết chí : Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân đã trãi, Đồng Nai cũng từng Và đẹp biết mấy kỳ vọng gởi gắm vào :
  30. Người về trên cánh Đồng Nai Chờ người xây đắp ngày mai ! Quả thật, những người Việt ấy đã làm nên sự nghiệp trên miền đất mới, làm cho bản đồ địa-văn hóa của đất nước trở nên hoàn chỉnh và hoành tráng với một miền Đông gồm sáu vùng : Bình Phước-Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu-Côn Đảo, Đồng Nai-Biên Hòa, Tây Ninh, Long An-Tân An ; với một miền Tây gồm 11 vùng trù phú nhất đất nước : Tiền Giang-Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang-Long Xuyên-Châu Đốc, Kiên Giang-Hà Tiên-Phú Quốc, Cần Thơ, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng đến tận Cà Mau và một "hòn ngọc Viễn Đông" giữa lòng đại vùng văn hóa Nam Bộ : Gia Định- Bến Nghé-Sài Gòn.
  31. Nói về Nam Bộ là nói tới những dòng sông lớn nhỏ, khi hiền hòa khi cau mặt theo thời tiết, những cánh đồng phì nhiêu hợp thành vựa lúa vô địch của đất nước, những bãi biển đẹp, những đảo biển xinh, những vườn cây ăn quả xum xuê, những vườn quốc gia, vườn chim, khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch, những chợ nổi trên bến dưới thuyền, những ngôi nhà trăm cột, những chùa đền thánh thất
  32. nguy nga, những lễ hội tín ngưỡng tôn giáo thu hút khách hành hương đông đảo nhất nước, một văn hóa ẩm thực độc đáo nhiều màu vẻ từ thời khẩn hoang tới thời hiện đại luôn mở rộng đón gió bốn phương, một nghệ thuật âm nhạc tài tử, một sân khấu cải lương, hàng trăm điệu hò, điệu lý, bài vè Nói về Nam Bộ cũng là nói tới những con người phương Nam rất dễ thương, với tâm hồn bình dị, trực tánh, thích sống "điệu nghệ", giàu đạo nghĩa, sống hết mình, dám ăn, dám chơi, dám làm : Ra đi gặp vịt cũng lùa Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu ! Đó là những con người miền Nam rất cởi mở trong nếp nghĩ và nếp sống, nhạy cảm với tiếp biến văn hóa Nam Bắc Tây Đông : thích thú với những ngôi chùa có vòm cong kiểu Phật giáo tiểu thừa Khmer, với cột kiểu Ba Tư, không từ chối hát bội miền Trung, hát chèo miền Bắc, cải lương thì đề tài mới cũ, tuồng Tây tích Tàu đều được chấp nhận ; đạo Cao Đài tuyển hết những tinh hoa của các tôn giáo khác trên thế giới để hình thành một giáo phái mới. Ta hãy bắt đầu làm quen với miền Đông Nam Bộ gồm sáu vùng đất mới đã có nhiều đóng góp phong phú cho văn hóa miền Nam.
  33. Bà Rịa-Vũng Tàu, vùng địa đầu giàu đẹp của Nam Bộ bên bờ Biển Đông Sớm nhất là vào cuối thế kỷ thứ 16, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã động viên khuyến khích quần chúng mạnh mẽ tiến về Nam và những di dân Việt đầu tiên đã tới khai khẩn vùng Bà Rịa, rồi từ đây phát triển dần dần về Đồng Nai, Gia Định để rồi 50 năm sau những người Việt tiên phong ấy đã cùng người Khmer bản địa và người Hoa di cư nối liền hai cực Gia Định và Hà Tiên để hoàn thành một Nam Bộ mà cũng để hoàn chỉnh một Việt Nam từ chòm Lũng Cú đến mũi Cà Mau. Hôm nay Bà Rịa, vũng đất nhỏ ở địa đầu Nam Bộ với số dân 750.000 người trên một diện tích chưa đầy 2.000
  34. km2, với một chiều dài bờ biển không quá 100 km, là một trong những vùng văn hóa du lịch giàu đẹp nhất của đất nước, với một mảnh đất Bà Rịa trù phú, nhiều sông hồ và hơn 200 con suối, một thành phố Vũng Tàu hiện đại cũng là một thiên đàng du lịch biển không có mùa đông và một Côn Đảo, một thiên đàng du lịch khác với một vườn quốc gia tuyệt đẹp, được xem là hình ảnh thu nhỏ của thiên nhiên rừng Việt Nam. Thật khó mà kể cho trọn danh mục hàng chục thắng cảnh thiên nhiên và di tích lịch sử-văn hóa của Bà Rịa- Vũng Tàu-Côn Đảo. Từ tượng Phật ngồi thiền, cao 10 m, tượng Phật nằm nhập niết bàn dài 12 m, tượng Phật Bà đứng cao 16 m tới tượng chúa Giêsu cao 28 m ; nét đặc biệt của Vũng Tàu là có rất nhiều chùa lớn nhỏ, từ Thích Ca Phật Đài tới Niết Bàn Tịnh Xá ; cạnh tranh với chùa về mặt du lịch có đình Thắng Tam, đền Ông Trần, Bạch Dinh (nơi có trưng bày nhiều đồ đồng, đồ sứ Trung Hoa vớt từ một chiếc tàu cổ chìm gần Côn Đảo), v.v. Bà Rịa-VũngTàu cũng là vùng đất vô địch về số lượng các khu du lịch : Thùy Dương, Hàng Dương, Biển Xanh, Hồ Tràm, Hồ Cốc, Viễn Đông với đầy đủ tiện nghi hiện đại. Đáng chú ý nhất có lẽ là khu du lịch suối nước nóng Bình Châu có giá trị y học cao với đủ loại dịch vụ : tắm nước khoáng nóng, tắm bùn, mát-xa
  35. Nổi tiếng ở Bà Rịa-VũngTàu và Long Hải là rất nhiều bãi tắm đẹp khác nhau vì đón những hướng gió khác nhau hoặc vì những vẻ đẹp cảnh quan khác nhau lúc bình minh, đứng bóng hay hoàng hôn. Khi Bãi Sau gió mạnh sóng lớn thì người ta qua tắm bên Bãi Dứa, Bãi Dâu yên tĩnh. Bãi Trước gần thành phố Vũng Tàu nên ít người tắm, trái lại Bãi Sau (bãi Thùy Vân) dài 8 km là bãi tắm chính được chia thành nhiều ô với những bảng hiệu riêng, các ô tranh đua nhau lo cho khách rất tận tình. Bãi tắm mang tên Khu du lịch Biển Đông chỉ dài 700 m lại là lá cờ đầu của các bãi tắm vì những tiện nghi đắt tiền như scooter biển, dù bay Còn Bãi Dâu là nơi có cảnh mặt trời lặn trên biển rực rỡ đầy thi vị.
  36. Bà Rịa-VũngTàu còn có một báu vật là huyện biển Côn Đảo, một thắng cảnh tuyệt vời của đất nước Việt Nam, một quần đảo gồm 16 hải đảo lớn nhỏ với tổng diện tíùch 72 km2 và một số dân khiêm tốn khoảng 4.000 người. Ở đây khí hậu thật ấm áp hiền hòa vì gần vĩ tuyến thứ 9 ngang với Cà Mau trong đất liền. Côn Đảo có nhiều bãi tắm và bãi san hô đẹp, nhất là Hòn Tre Lớn, Hòn Bảy Cạnh, các bãi Hàng Dương, Phi Yến Hòn ngọc quí báu nhất của quần đảo mỹ miều này là Vườn quốc gia Côn Đảo (15.000 hecta), với một hệ sinh thái biển-rừng tập hợp được nhiều hệ thực vật tiêu biểu của cả nước : rừng nguyên sinh nhiệt đới, rừng tre, rừng chồi, rừng tràm đước, rừng san hô với những loài chim, cá đẹp, những động vật quí hiếm như đồi mồi, vích biển lên đẻ trứng trên bãi cát về đêm, và nhất là bò biển còn gọi là cá cúi (dugon) tuy hầu như tuyệt chủng nhưng thỉnh thoảng vẫn còn xuất hiện làm đẹp lòng du khách Côn Đảo. Bình Phước-Bình Dương, vùng đất nửa trung du nửa đồng bằng bên dòng Sông Bé
  37. Xa nhất về phía Bắc Nam Bộ, Bình Phước có những cảnh quan thiên nhiên đẹp còn ít được biết tới : núi Bà Rá, thác Mơ, đồng cỏ Bàu Lạch, khu du lịch Sóc Xiêm với những hồ, thác nước, nhà rông phục vụ cho những ai thích cắm trại, câu cá, săn bắn giữa một thiên nhiên hoang dã. Bên cạnh đó là khu rừng nguyên sinh Bù Gia Mập với gần 150 loài động vật, kể cả những loài quí hiếm như tê giác, chồn bay Ở phía Nam Bình Phước là Bình Dương và thị xã Thủ Dầu Một là vùng đất chỉ cách Sài Gòn chừng 30 km mà lại có nhiều vườn cây ăn trái, nổi tiếng nhất là vườn Lái Thiêu với tổng diện tích 1.230 hecta, với những măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, vú sữa, mít tố nữ rất ngon, mà
  38. cũng là một điểm du lịch xanh trên bến dưới thuyền. Đây cũng là quê hương của những làng thủ công nổi tiếng : sơn mài Tương Bình Hiệp, gốm sứ Thủ Dầu Một (gần 500 lò) và một số làng lân cận (Hưng Thịnh, Tân Phước Khánh ) sản xuất được những đồ gia dụng, đồ trang trí mỹ nghệ, sản phẩm sơn mài rất thành công trong các hội chợ quốc tế. Long An-Tân An, cửa ngõ của miền Đông đưa về miền Tây Nam Bộ Với hàng chục di chỉ khảo cổ học và hơn 10.000 hiện vật đã tìm thấy thuộc nền văn hóa Óc Eo, vùng Long An là một trong những trung tâm văn hóa cổ của vương quốc Phù Nam, được phản ảnh khá đầy đủ trong Viện bảo tàng Long An. Vùng đất này cũng còn giữ được nhiều ngôi chùa cổ (Tôn Thạnh, Kim Cang, Linh Sơn ) nhưng công trình kiến trúc và trang trí nội thất thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước là ngôi nhà 120 cột ở huyện Cần Đước. Được xây dựng từ hơn 100 năm bằng gỗ quí (gỗ đỏ, cẩm lai), mái ngói rêu phong cổ kính, kiến trúc độc đáo, chạm khắc điêu luyện tinh vi nhờ tài khéo của 15 nghệ nhân từ miền Bắc vô hợp sức với thợ địa phương tài giỏi đã làm nên một kiệt tác, nơi đây các nhà nghiên cứu mỹ thuật đã thấy sự tinh tế của những tác phẩm chạm chim muông, cỏ cây, hoa lá mang
  39. tính chất đặc điểm nghệ thuật của cả ba miền đất nước. Long An-Tân An cũng nổi tiếng với cụm vườn thanh long và dưa hấu (huyện Châu Thành) cũng như với vườn hoa kiểng Thanh Tâm (thị xã Tân An) : ở đây cây kiểng bonsai rất đặc sắc và nhiều loại (có loại trên 100 tuổi đã đoạt nhiều huy chương vàng tại các hội hoa xuân Sài Gòn, Hà Nội). Hấp dẫn nhất ở Long An là khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười, đặc trưng cho vùng đất trũng Nam Bộ với những cánh rừng tràm bạt ngàn, những đầm sen bát ngát. Hương tràm và hương sen đã thu hút ong mật, bướm trăm màu, rùa,rắn, cò và cả sếu đầu đỏ quí hiếm. Trên sông Vàm Cỏ Tây du thuyền sẽ bềnh bồng đưa du khách thưởng thức gõi ngó sen, cá lóc nướng trui, canh chua bông điên điển, trong một thoát chốc ngà ngà rượu trắng chan hòa mùi sen, vị tràm Tây Ninh, cửa ngõ của miền Đông Nam Bộ nhìn về Cambốt-Phnom Penh Được tưới tắm bởi sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn, Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng, vừa là công trình thủy lợi lớn nhất nước có thể làm phì nhiêu cho 20.000 hecta ruộng đồng, vừa là khu du lịch rất hấp dẫn với các ốc đảo non nước hữu tình cho du khách vừa chơi thuyền vừa thưởng thức món ăn thủy sản.
  40. Nghệ thuật ẩm thực Tây Ninh nổi danh nhờ hai món độc đáo của vùng Trảng Bàng : bánh canh và bánh tráng phơi sương. Tây Ninh có loại gạo nàng Miên dùng làm bột cho bánh canh và bánh tráng, vừa dai lại vừa dẻo. Bánh canh thì nhiều nơi có, nhưng món bánh tráng cuốn thịt heo Trảng Bàng là một món độc nhất vô nhị gồm bốn thành phần : thịt heo và tim gan phải luộc trong nước dừa tươi ; bánh tráng phải phơi sương một lần, đem nướng rồi lại đem phơi sương sớm trước khi dọn cho khách dùng ; dĩa rau có đến trên 10 loại : đọt xoài, đọt cóc, cần nước, tía tô, rau răm, rau húng, diếp
  41. cá và đặc biệt là phải có rau ngũ vị (chỉ Trảng Bàng mới có), được gọi tên như vậy vì loại rau đặc biệt quí hiếm này có mùi thơm của ngũ vị hương ; nước chấm là nước mắm pha nước dừa tươi chua ngọt, mà phải là phụ nữ Trảng Bàng mới biết pha. Tây Ninh là quê hương của đạo Cao Đài, ra dời từ 80 năm nay (1926), còn được gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, thờ rất nhiều vị từ Thượng Đế, Phật, Giêsu, Mahomet tới những vị rất quen thuôc với chúng ta như Nguyễn Bĩnh Khiêm, Victor Hugo, Tôn Dật Tiên Thánh thất lớn của giáo phái độc đáo này (cách thị xã
  42. Tây Ninh 10 km) là một công trình kiến trúc hoành tráng, giàu màu sắc thuộc phong cách baroque roccoco Á Đông độc nhất trong toàn cõi Việt Nam mà lại không do một kiến trúc sư nào thiết kế, chỉ là tác phẩm tập thể do vị giáo chủ quá cố Phạm Công Tắc và nhiều tín đồ có khiếu năng nghệ thuật mày mò xây dựng trong suốt 20 năm, từ 1936 đến 1955. Có lúc con số tín đồ Cao Đài lên tới 2 triệu, các lễ hội lớn cử hành tại thánh thất Tây Ninh như lễ vía Đức Trí Tôn (mồng 8 tháng Giêng), lễ vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu (rằm tháng Tám âm lịch), đậm đàbản sắc dân tộc và cuốn hút hàng chục ngàn
  43. khách hành hương và du khách tại Núi Bà Đen. Núi Bà (225 m) nổi tiếng không kém gì Núi Sam của Bà Chúa Xứ Châu Đốc (An Giang). Trên núi có nhiều chùa chiền, nổi tiếng nhất là Miếu Bà thờ tượng một bà da đen áo đỏ được xem là rất linh thiêng, chung quanh Bà dân gian thờ nhiều vị thần khác, từ ông Địa, ông Tà đến cậu Tài, cậu Quí, cô Hồng, cô Hạnh Hội xuân và lễ vía Bà hàng năm được tổ chức ba
  44. kỳ : rằm tới 18 tháng Giêng, 23 tới 27 tháng Tư và mồng 5, mồng 6 tháng 5. song song với hội xuân hay lễ vía, trong và ngoài Miếu Bà diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ dân gian và tôn giáo tín ngưỡng : hát bội, múa lân, múa mâm thao, múa dĩa chén, lên đồng, xin xăm, bói toán (sau 1975 một loạt hoạt động bị xem là mê tín dị đoan và bị dẹp bỏ). Điều đáng nói là tín ngưỡng Bà Chúa Xứ tồn tại mãnh liệt trong dân gian, mỗi năm Miếu Bà và khu danh thắng Núi Sam đón tiếp hàng triệu lượt người đến từ trong và ngoài nước, từ Tết nguyên đán đến giữa mùa hè. Ngày nay, từ chân núi lên tới Miếu Bà có hai cách : leo núi phải hết hai giờ, tuy mệt mà vui, hay đi cáp treo (téléphérique) dài 1.200 m mất 20 phút. Gần đây lại có thêm trò máng trượt (luge), một trò vui độc đáo tạo cảm giác mạnh : từ ga trên đỉnh núi gần Miếu Bà bạn lên xe trượt theo lòng máng dài 1.700 m xuống thẳng chân núi với vận tốc 40 km/giờ.