Mùa xuân cho em
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Mùa xuân cho em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
mua_xuan_cho_em.pdf
Nội dung text: Mùa xuân cho em
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Mùa Xuân Cho Em Tác giả: Quỳnh Dao Thể loại: Tiểu Thuyết Website: Date: 26-October-2012 Trang 1/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Chương 1 - DIV class=noidung id=fontchu style=\"LINE-HEIGHT: 150%\" align=justify> Trời về khuya, những cơn mưa cuối mùa vẫn thi nhau trút xuống. Không khí trở nên khắc nghiệt đến khó chịu. Khi cô gái đặt chân vào phòng khám bệnh của anh thì đã vào khoảng hai giờ kém năm. Ở đây, ban ngày thì phòng khám dầy đặc những bệnh nhân cảm, sổ mũi. Tới khuya, số người tới khám mới giảm bớt. Mười một giờ khuya, người bệnh cuối cùng rời phòng khám, mười một giờ rưỡi, hai cô y tá Nhã Bội và Chu Châu ra về, anh nhìn trước nhìn sau định tắt đèn lên lầu nghỉ, nhưng rồi không hiểu sao, lại ngồi xuống ghế dài của bệnh nhân chờ khám, nhìn qua khung cửa sổ, nhìn một cách đờ đẫn. Có lẽ cái không khí ồn ào ban ngày đã làm cho buổi tối trở nên vắng lặng lạ thường. Anh vẫn nhìn qua khung cửa. Những hạt mưa lặng lẽ, lặng lẽ rơi. Lòng bình yên chi lạ. Suốt một ngày trời chỉ có giờ phút này. Tấm biển “Phòng mạch bác sĩ Lý Mộ Đường – chuyên khoa nhi và nội” vẫn sáng rực dưới đêm mưa. Anh nhớ tới niềm kiêu hãnh của me: – Này anh bác sĩ trẻ, mới ngoài ba mươi mà đã có phòng mạch riêng rồi nhé! Và nỗi sung sướng của cha: – Ông bác sĩ trẻ chăm chỉ này, ngoài sách vở và bệnh nhân ra, tôi thấy ông cái gì cũng không biết hết. Lời của cô y tá Chu Châu: – Ông bác sĩ gàn ơi! Tôi thấy ông là hiện thân của hiện đại và cổ lỗ sĩ! Ta có yêu Chu Châu tí nào chưa? Đường ngồi trong bóng tối tự hỏi. Có lẽ có, không phải chỉ tí nào mà gần như hơi nhiều nhiều đấy. Bác sĩ yêu y tá, chuyện cũng bình thường trên đời. Cô gái nhỏ nhắn Chu Châu bảo mình “ông vừa hiện đại vừa cổ lỗ”. Nàng thông minh, giỏi giang, lại hiểu ta. Chuông đồng hồ điểm mười hai tiếng. Mộ Đưởng vẫn ngồi yên không để ý đến tiếng chân bước nhẹ. Chỉ đến lúc có bóng ngưởi hiện ngoài khung kính, cửa bật mở, anh mới giật mình. Một cô gái mặc áo dạ hội trắng xuất hiện trước cửa. Gió lạnh lùa vào phòng, chiếc áo lộ một phần ngực trần xinh xắn, lạnh lẽo. Chiếc áo dài, dài phết cả gót, sũng nước mưa. Cô gái có mái tóc rối ngắn kiểu tém đang lấp lánh những giọt mưa. Gương mặt trẻ, ngơ ngác pha lẫn hờn dỗi. Mắt đen long lanh. Bác sĩ Đường ngồi thẳng lưng dậy ngỡ ngàng. Anh mường tượng như cô gái xuất hiện từ sau một bức màn. Trên tay là những sợi tơ dệt bằng sợi mưa. Trang 2/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Nàng tiên lạc lối ư? Giữa khuya - mười hai giờ - ảo tưởng hay mộng. Đường lắc đầu tự đánh thức mình. Nhưng “rành rành sẵn đúc một tòa thiên nhiên”. Vẫn đứng đó. Nụ cười trên môi, mắt sáng, những hạt mưa còn bám níu trên chiếc mũi nhỏ, cô gái trẻ và rất mùa xuân. – Xin lỗi, - cô gái cất tiếng – Bác sĩ Đường còn làm việc không ạ? Đường đứng bật dậy lúng túng. – Dạ, còn còn. – Vậy thì tốt quá! Cô gái thở phào như trút được gánh lo. Cánh cửa khép lại. Mưa và gió lạnh bị nhốt ngoài cửa – Tôi cứ sợ không gặp bác sĩ. – Ai bệnh đấy? - Đường đứng lên định đi lấy túi khám bệnh, đầu liên tưởng đến những hình ảnh tàn cuộc của một buổi dạ hội đã xả láng. Kẻ thì say, đánh lộn, đứng tim bất thình lình - Cô chờ tí để tôi đi lấy đồ nghề nhé. – Khỏi bác sĩ ạ! – Cô gái có nụ cười thật tươi. - Bệnh nhân đang đứng trước mặt bác sĩ đây ạ! – Ơ ? - Đường ngạc nhiên. Đôi mắt long lanh, môi mọng đỏ, nét khỏe mạnh bình thường, bệnh ở đâu? Cô gái cười tươi. – Bác sĩ đừng nhìn bề ngoài mà lầm, nếu không ra tay cứu ngay tôi chết mất. – Sao? - Giữa đêm khuya khoắt có một người con gái vô công rồi nghề đi vào phòng mạch “quậy” thầy thuốc - Thế cô sắp chết đến nơi rồi à? – Vâng – Cô gái cười thật tươi nói. - Tất cả là thế này đây. Đầu hôm lúc bảy giờ, tôi đã choàng chiếc áo đẹp nhất này đi dạ hội. Thế mà kép tôi lại thất hẹn. Tám giờ trở về cô bạn gái ngụ cùng phòng vẫn chưa về, thế là chín giờ tôi viết di chúc. Mười giờ tôi tự cắt ngắn mái tóc dài. Mười một giờ uống thêm một trăm viên thuốc ngủ. Nhưng đến mười hai giờ thì tôi bắt đầu thấy hối hận, tôi không muốn thấy mình chết quá sớm. Thế là tôi ra khỏi phòng trọ và chạy ngay đến phòng mạch của bác sĩ. Thấy đèn vẫn còn sáng nên tôi xông vào ngay. Đường trố mắt: – Vậy à? Những điều cô nói đều thật cả chứ? Cô gái có đôi mắt đen to chớp chớp thoáng buồn. – Đó là những viên thuốc có tên là “sẽ ngủ ngon” thế mà không hiểu tại sao tôi đã uống trăm viên mà chẳng thấy buồn ngủ tí nào. Hay là thuốc giả? Như vậy sẽ chẳng có gì xảy ra. Có điều tôi không dám chơi trò mạo hiểm, tôi muốn tẩy một trăm viên thuốc vừa uống ra khỏi cơ thể. Vì vậy - Giọng cô gái dồn dập hơn. – Vì vậy bác sĩ, việc cần làm hiện nay của bác sĩ không phài là ngồi thừ ra đó mà hãy nhanh chóng rửa ruột cho tôi. Tôi sợ là - Cô gái nói nhanh – Tôi sợ là đó có lẽ không phải là thuốc giả! Trang 3/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Vừa nói xong cô ta nhũn người ngã xuống ngay. Đường nhanh chóng đưa tay ra. Cô gái rơi trọn vào lòng. Một khuôn mặt thanh tú, hồn nhiên. Nhưng Đường tin rằng cô ta không nói dối, cô ấy nói thật. Tiếp theo là một chuỗi công việc vất và. Đường mang cô gái vào phòng khám, đặt lên giường, vạch mi mắt xem, vỗ nhẹ má. Cô gái vẫn bất động, đầu ngoẻo một bên gối. Mái tóc cắt ngắn. Đúng là vừa mới cắt. Vậy là phải rửa ruột ngay, rửa ngay. Rửa ruột là một việc làm vất vả lại không có y tá phụ giúp. Đường đưa ống cao su vào miệng cô gái, thọc tận dạ dày, sự đau đớn làm cô gái vật vã, vùng vẫy khiến Đường phải vừa bơm thuốc vừa giữ tay cô gái thật chặt. – Nằm yên nào! - Đường nói như ra lệnh - Nếu cô muốn sống cô phải nằm yên dùm tôi! Cô gái mở to mắt, cô muốn nói nhưng chiếc ống cao su cản trong miệng. Nỗi đau đớn hối hận, van lơn trên mắt những giọt mồ hôi trên trán. Đường biết cô gái đau lắm nhưng biết làm sao hơn? Vừa rút ống cao su ra, cô gái bật người lại suýt rơi xuống đất. Đường vội quay qua giữ lấy. Cô gái mở to miệng, muốn ói: Phải lấy ngay bô, nhưng không kịp rồi lênh láng, cả một nền Tại sao ta không chuẩn bị sẳn, hồ đồ thật. Mở phòng mạch đã hơn năm. Kinh nghiệm có thừa, thế mà hôm nay lúng túng, lạ thật. Đường đi lấy thau bô để cô gái tiếp tục trút hết phần còn lại. Cuối cùng mệt lả. Cô gái nằm thằng thều thào: – Nước! Xin lỗi! Cho miếng nước! Đường vội vã mang đến bên môi cô gái. – Sao? Cô thấy êm chưa? Còn muốn ói nữa không? Cô gái mở to mắt nhìn Đường lặng lẽ. Đường chuẩn bị huyết thanh. Vừa nhìn thấy bình nước cô ta la toáng lên: – Thôi hết rồi! Tôi cảm thấy khỏe lắm rồi, không cần phải tiêm. – Cô chỉ tổ quấy rầy Đường bực dọc. Chàng cảm thấy khó chịu bất ngờ. Cái cô bé lắm chuyện này. Chỉ vì một buổi lỡ hẹn với bạn trai mà dám đem cả sinh mạng của mình ra đùa. Nếu thuốc có hiệu lực nhanh hơn nửa tiếng, có lẽ cô ta đã mê man trong phòng riêng chẳng ai hay, hoặc chỉ hiệu lực nhanh mười phút thôi thì cô ta cũng đã quỵ trên đường bị xe đụng tan xương không chừng. May mà đến kịp phòng khám của mình. May đó chứ? – Nằm yên đi. Đừng lộn xộn nữa! Chai huyết thanh này dùng để rửa ruột những chất độc còn thừa lại trong người cô. Đừng ngủ nhé! - Đường vỗ nhẹ lên má cô gái, đôi mắt đen láy lại mở ra. Trang 4/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Tôi tôi mệt quá Tôi đã thức trắng hai mươi bốn tiếng đồng hồ rồi! Đường vừa cột dây cao su vào bắp tay cô gái tìm tĩnh mạch vừa hỏi: – Tại sao vậy? – Vì hắn. – Sao? Việc chuẩn bị tiêm huyết thanh vảo tĩnh mạch hoàn tất. Đường nhẹ người. – Bây giờ tôi nghe tim cô nhé! Đường lấy ống nghe đặt lên ngực cô gái, cái lạnh của kim loại chạm vào da thịt làm cô gái rùng mình. – Lạnh quá! Tim cô gái đập nhanh đều đặn. Trái tim khỏe mạnh của tuổi trẻ. Đường yên tâm lấy ống nghe ra. Nhìn quanh, phòng khám tùm lum quá! Chàng đứng dậy dọn dẹp. Khi tất cả gọn gàng đâu vào đấy, Đường mới rửa tay bằng cồn, quay sang bệnh nhân. Cô gái nằm yên có vẻ ngủ say. Nhưng khi đến gần Đường mới phát hiện là cô ta đang mở to mắt theo dõi việc Đường làm. – Xin lỗi - Cô gái nói rất khẽ - Tôi đã làm phiền bác sĩ nhiều quá! Chuông đồng hồ gõ hai tiếng. Đã hai giờ sáng. Đường chăm chú nhìn. Bây giờ chàng mới thực sự nhìn rõ. Phấn son trên mặt đã được gối chăn chùi sạch. Dưới mắt chàng bây giờ là khuôn mặt rất trẻ, mắt đen nháy, mi cong dài, mũi ngắn, môi mỏng lôi cuốn khi cười. Vâng, cô ta đang cười! Lạ thật! Một cô gái có ý định và đã tự sát, thế mà từ khi đặt chân đến phòng khám đến giờ, ngoài những giờ phút đau đớn rửa ruột ra, Đường thấy lúc nào cô ta cũng cười. – Thôi được! Đường ho nhẹ một tiếng. Ho! Tại sao ho nhỉ? Có một cái gì khó chịu trong cổ, hay vì nụ cười của cô gái làm lúng túng. Đường kéo ghế ngồi cạnh giường khám. Khổ thật. Phòng khám nhỏ quá nên không có chỗ cho bệnh nhân nằm lâu, chuyển đi đâu đây? Nghĩ đến đấy Đường mới phát hiện ra điều quan trọng nhất mà mình đã quên. Chàng đứng dậy lấy phiếu khám bệnh ra, liếc sang cô gái. Cô ta lại đang cười. – Cho biết quý danh? Cô gái ngẩn ngơ. – Hở? – Tôi muốn biết tên cô là gì? - Đường lập lại. Cô gái đáp rất khẽ sợ người thứ ba nghe thấy: – Thế Sở. Trang 5/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Sao? Thế gì? - Đường nghe không rõ. – Từ Thế Sở. – Từ Thế Sở - Đường ghi vào. Cô gái này có cái tên có vẻ con trai quá. Thế bao nhiêu tuổi? – Tuổi ư? – Cô gái có vẻ do dự. – Tuổi thật đấy! - Đường nhấn mạnh, cô ta có vẻ biết giấu tuổi rồi. – Hai mươi bảy – Cô gái cười nhẹ - À mà không, hai mươi tám. Không thể như vậy được. Đường nhìn thẳng. Nụ cười không có vẻ dối trá, một thoáng buồn ở khóe mắt. Đường chăm chú quan sát chợt nhiên chàng nhớ tới câu nói khi vừa bước vào phòng khám của cô gái. “Đừng lầm cái bề ngoài của tôi nhé!” Hay là ta bị lầm. Dáng dấp quá trẻ không thể hai mươi tám được, nhưng ở thời buổi hiện đại này, ta không thể đánh giá tuổi tác của một người qua cái bề ngoài của họ. Đường ghi vào sổ. Hỏi thêm: – Còn quê quán? – Hồ Nam. – Hồ Nam ư? – Gái Hồ Nam rất đa tình. Đường nghĩ. – Địa chỉ? – Địa chỉ à? – Cô gái lại do dự. Mắt chớp chớp, ngáp dài - Mệt quá! – Tôi hỏi địa chỉ, cô phải cho tôi biết địa chỉ chứ? – Địa chỉ à? Đường Nam Kinh Đông Lộ. À mà không phải, đường Trung Hiếu Đông Lộ. – Đừng phịa nhé! Cô gái lại ngáp: – Không đâu, tôi mới dọn nhà đấy! – Thôi được, thế số nhà? – /1049/7/1 khu phố 5, đường Trung Hiếu. – Thế số điện thoại? – Điện thoại ư? – Cô gái nhắm mắt lại van nài – Tôi mệt quá để tôi ngủ một chút đi. – Cho tôi biết số điện thoại trước đã. Cô gái quay người sang một bên. – Không thể được. Trang 6/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Tại sao? – Vì Nếu hắn biết tôi tự tử chưa chết Hắn sẽ đến đây xé xá c tôi. À thì ra đang chung sống với bạn trai. Đường ngỡ ngàng. Không! Không thể được, cô gái còn quá trẻ, quá trẻ! Dáng ngoài không phải là đã lắm nỗi phong trần. Đồng hồ gõ ba tiếng. Đường giật mình. Cô gái đã ngủ ngon. Đường nhìn phiếu bệnh nhớ sực ra chàng lay nhanh cô gái. – Nào dậy đi! Dậy đi! Cô phải cho tôi biết số điện thoại để tôi gọi người nhà cô đưa cô về chứ. Từ Thế Sở. Cô gái vừa nghe đến tên ngồi bật dậy, mắt mở to hốt hoảng. – Đâu, đâu? Hắn ở đâu? Đường ngạc nhiên. – Hắn nào? Ở đây chỉ có tôi với cô thôi. – Nhưng mà Nhưng mà - Mắt cô sụp xuống –Nhưng mà Tôi nghe như có ai nhắc tới tên hắn. Đường đặt tay lên vai cô gái. Bình huyết thanh đang lắc mạnh. – Nằm yên nào! Cô nói cô vừa nghe thấy gì! – Thế Sở Cô gái có vẻ căng thằng. Cô run run nói - Thế Sở Anh đến rồi à? Ở đâu? Anh đừng giận. Đừng giận. Đường chợt hiểu ra, anh nhìn vào phiếu bệnh. – Thì ra Thế Sở không phải là tên cô. – Thế Thế Sở không có ở đây à? Vậy thì tôi buồn ngủ quá. – Đừng Đừng ngủ, nãy giờ tất cả những tư liệu mà tôi ghi ở đây đều không phải của cô mà là bạn trai cô, phải không? – Vâng. – Thế thì cô là ai? – Tôi à? - Sự mệt mõi như đang thấm dần Phần thuốc ngủ còn thừa trong cơ thể đang phát huy tác dụng – Tôi buồn ngủ quá! Cô gái tiếp tục ngủ. Đường nhìn vào phiếu bệnh. Một cảm giác mơ hồ len vào tim. Mưa vẫn bay ngoài trời. Một buổi tối lạ lùng như truyền kỳ. Chàng quay snag cô gái. Cô gái không thể hai mươi tám tuổi được! Cao lắm là hai mươi tuổi! Giấc ngủ ngọt ngào. Huyết thanh vẫn chảy đều. Phải canh chừng bằng không cạn không hay. Không khí lọt vào cơ thể sẽ nguy. Đường thở dài lấy tấm chăn bông phủ lên cơ thể cô gái, lúc phủ chăn chàng mới phát hiện đôi giày cao gót của cô gái bị nước mưa làm sũng ướt, chàng cởi giày hộ, lau khô rồi ngồi xuống cạnh. Vừa ngồi Trang 7/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao xuống bao nhiêu cảm giác mệt mỏi của một ngày làm viêc tràn ngập từng hệ cơ. Khuôn mặt cô gái bình yên trong giấc ngủ. Ta phải làm công tác chăm sóc đặc biệt của một y tá. Nhưng cô ta tên gì? Là ai? Trang 8/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Chương 2 - Mộ Đường tỉnh giấc khi chuông đồng hồ gõ sáu tiếng. Khởi đầu là một chút ngỡ ngàng, không hiểu sao mình lại ngồi trên ghế phòng khám. Nhưng rồi nhớ ra huyết thanh đã sắp cạn, hư hỏng thật! Đường tự trách, chàng đứng dậy, và chuẩn bị thay bình khác. Tiếng động làm cô gái tỉnh dậy, chiếc giường cửa phòng khám nằm không thoải mái, phần lưng trần lành lạnh, cô gái ưỡn mình nhìn xung quanh. Đường nhìn lên huyết thanh vừa thay, kinh nghiệm cho biết là cô gái cần vào phòng vệ sinh. – Nhà vệ sinh ở phía sau đấy! Để tôi phụ cầm chai huyết thanh cho cô vào rửa nhé! Cô gái liếc nhanh về phía Đường, chậm rãi ngồi dậy. Loạng choạng như muốn ngã. Đường phải chạy đến phụ. Cô gái cúi xuống tìm giày. Đường mang lại, một tay anh đỡ lấy chai huyết thanh, một tay đỡ lấy cô gái. Đi mấy bước cô gái dừng lại, mặt đỏ gay lúng túng. – Ông Ông không có y tá à? – Xin lỗi. - Đường nói. – Phòng khám của chúng tôi rất nhỏ không để bệnh nhân ở lại đêm. Mỗi khi gặp bệnh nhân nặng chúng tôi đều làm phiếu chuyển sang bệnh viện. Riêng y tá của chúng tôi đến mười một giờ đêm là tan tầm. Đây là lần đầu tiên tôi gặp ca đột xuất, mong cô thông cảm. – Dạ, xin lỗi. – Cô gái cười thẹn thùng – Tôi bậy quá. Thôi để tôi một mình tự lo liệu lấy! Đường ngờ vực. – Được không? – Chàng như bị lây cái ngượng ngùng – Cô phải cẩn thận, coi chừng mũi kim bị sút ra đấy. – Vâng! – Cô gái cười tươi, dùng tay mặt không bị tiêm giữ lấy bình huyết thanh, còn tay trái thì vén cao váy. Ối trời! Chiếc áo dài lướt thướt, lượt thượt, cô tất tả đi vào phòng vệ sinh. Đường lo lắng nhìn theo. Chàng chú ý tiếng động phát ra, tiếng chai lọ khua, tiếng nước chảy. Chàng không hiểu làm thế nào mà cô gái một tay vừa cầm bình huyết thanh vừa rửa ráy được. Giữa lúc đang phân vân thì Đường nghe “rổn” tiếng vỡ của chai lọ. Đường xông ngay vào phòng. Cô gái đứng trước kính ngẩn ra như đứa trẻ phạm tội. Bình huyết thanh đã vỡ tan. Thấy Đường vô cô ta hấp tấp lắp bắp: – Tôi Tôi Đường bước vội đến, chàng rút nhanh kim tiêm ra khỏi tay cô gái, ném cả bộ truyền dịch vào sọt rác. Cô gái giữ tay thanh minh: – Tôi chỉ định rửa mặt thì - Cô nhìn vào kính, đột nhiên thét lên – Trời đất! Trang 9/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Sao tôi xấu quá vậy? Tóc của tôi? Tôi làm sao thế này? Sao lại cắt tóc ngắn một cách xấu xí như vậy? Cô gái vốc nước lên, rửa sạch những lớp phấn thừa trên mặt. – Bác sĩ thấy tôi giống quỷ Dạ Xoa không? Quỷ Dạ Xoa? Một quỷ Dạ Xoa tuyệt vời? Đêm hôm khuya khoắt mặc áo dài trắng mù sương, theo gió theo mưa gõ cửa nhà người. Đường thở ra, một cảm giác lạ lùng lâng lâng Đàn bà một động vật kỳ quái bởi mấy tiếng trước đó, dám đem cả cuộc sống ra bông đùa với tử thần, thế mà chỉ mấy tiếng sau đã sợ mình trở thành kẻ xấu xí. – Này cô gái! – Đường kêu lên – Cô có thể tránh ra để tôi dọn dẹp không? Chẳng khéo cô lại bị mảnh chai cắt. Tôi lại phải kiêm thêm nghề bác sĩ ngoại khoa băng bó thì khổ. – Dạ! dạ - mặt cô gái đỏ gấc, nét mặt sau khi rửa sạch phấn son trông thanh tú lạ Trông chẳng tí bệnh hoạn gì cả - Bác sĩ để đó tôi dọn cho Chổi và thùng rác đâu bác sĩ? – Thôi cô làm ơn bước ra cho tôi nhờ. Phòng vệ sinh này nhỏ lắm không đủ chỗ cho hai người. Đó là chưa nói cái váy phết gót của cô bất tiện quá. Nếu cô muốn phụ làm ơn lên giường nằm giùm tôi. Cô gái cúi xuống nhặt những mảnh chai vỡ. – Nhưng tôi làm việc này được mà Đường ngồi xuống giữ tay cô gái ra lệnh: – Ra ngay! Tôi không thích thấy bệnh nhân phụ tôi dọn dẹp. Cô gái ngẩng đầu lên nhìn Đường, lặng lẽ đứng dậy bước ra. Đường bắt đầu quét các mảnh chai vỡ. Những mảnh chai nhỏ rải rác hầu như khắp nơi Quét mãi mà hình như chưa sạch. Bên ngoài khung cửa sổ, những tia nắng đầu tiên đã in trên nền trời. Dọn dẹp không khéo tí nữa bệnh nhân nhỏ tuổi vào bị đứt tay đứt chân thì khổ. Đang lúc lui cui nhặt những mảnh vỡ trên khung cửa thì tiếng cô gái vọng vào: – Bác sĩ ra đi, để tôi làm cho! Đường quay lại, nhìn ra xa. Cô gái đã thay áo. Chiếc áo dạ hội đã được thay bằng chiếc áo y tá, có lẽ lấy trong hộc tủ, giày không thay, có lẽ không có giày khác vừa chân. Dáng dấp chẳng khác gì y tá thứ thiệt tí nào. Chàng đứng dậy, bước ra khỏi phòng vệ sinh. Cô gái đi vào, thành thạo nhặt lấy một miếng xà phòng chà lên khung cửa, lavobo, bồn tắm, nền gạch Tất cả những mảnh thủy tinh vỡ đều ngoan ngoãn dính chặt vào xà phòng. Một phương pháp giản dị như vậy mà mình lại không biết? Khổ thật! Cô gái làm xong ngẩng lên nhìn Đường. – Nhà cha mẹ tôi ở Cao Hùng. Năm mười lăm tuổi, tôi đến thành phố ở ký túc xá học cấp ba, vì Trang 10/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao vậy cái gì cũng biết làm hết. – Giống tôi đấy! – Đường nói – Nhà tôi thì ở Đài Trung, năm mười tam tuổi cũng đến thành phố ở ký túc xá học đại học. Cô gái mở to mắt nhìn Đường. – Từ thời là sinh viên ở ký túc xá đến lúc mở phòng khám, có lẽ bác sĩ đã trả một giá đắt cho cuộc đời mình. Giữa khi bao thanh niên nam nữ lao vào việc hưởng thụ thú vui tuổi trẻ thì bác sĩ đã vùi đầu trong phòng giải phẫu. Đối diện với những xác chết không vẹn toàn? – Vâng! Một chút cảm giác tủi thân tràn ngập trong tim. Chưa có ai khơi dậy cho chàng những câu nói cảm thông đó. Những tháng ngày vất vả cô đơn, giữa phòng giải phẫu, phòng nghiên cứu vật lộn với vi trùng xác chết. Chưa ai hiểu được nỗi khổ tâm của chàng. Bỏ mặc tất cả! Nhiều lúc Đường nghĩ như vậy. – Muốn làm bác sĩ phải nhẫn nại biết chừng nào - Cô gái tiếp tục – Bệnh nhân lúc nào cũng là những con người khó tính, khó thương nhất, kẻ nhăn nhó, xanh xao, yếu đuối Tiếng rêu rỉ, kể lể Nhiều bệnh nhân nhiều lúc còn đánh mất cả tự ái - Cô gái hoàn tất công việc, ném miếng xà phòng vào sọt rác. – Con người bị đánh mất tự ái thì bi đát biết cỡ nào Cô quay sang nhìn Đường. Không còn là cô gái nhỏ nhắn, dại dột Mà là một người trưởng thành, hiểu biết, thông minh Đường ngẩn ra đây là cô gái cô gái dại dột đêm qua đã ngã dựa vào chàng Tại sao cô ta biết nhiều quá vậy? Tại sao? Chàng buột miệng: – Nói thật đi! năm nay cô bao nhiêu tuổi? – Hai mươi bốn! Tôi mới tốt nghiệp đại học năm ngoái. – Hai mươi bốn à? – Đường nghi ngờ. – Anh không tin à? Bộ tôi già lắm sao? – Không già lắm! – Đường trầm giọng – Khoảng trên dưới ba mươi hai. – Sao? Tôi già đến như vậy à? – Đúng! Cô có sự suy nghĩ già dặn khoảng người ba mươi hai tuổi, nhưng hành động nông nổi của tuổi mười ba, riêng dáng dấp và khuôn mặt thì khoảng mười chín. – Cô gái ngẫm nghĩ rồi cười to. – Bác sĩ vui lắm! Nhưng mà chúng ta tìm một nơi khác nói chuyện hay hơn! Đứng ở phòng vệ sinh thật là bất tiện. Đây là lần đầu tiên tôi hành động nông nổi. Tôi không thích làm chuyện lãng mạn như vậy, nhưng không hiểu sao lúc nào tôi cũng gây nên những chuyện rối rắm như thế. – Thôi được rồi cô về phòng đi, tôi tiếp tục tiêm huyết thanh cho cô. Trang 11/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Đường cùng cô gái rời khỏi phòng vệ sinh, chàng lấy một bình huyết thanh và dây truyền. Cô gái vội vã: – Thôi đừng! Tôi hiểu sức tôi, bây giờ khỏe lắm rồi. Khỏe như trâu đấy. Một trăm viên thuốc đã bị trục hết rồi. Khỏi tiêm gì nữa cả. – Không được, cô phải tiêm đủ hai bình mới loại hết những độc tố còn lại. Cô muốn bị dị chứng à? – Dị chứng? – Vâng, nếu cô không thích nằm thì ngồi tiêm cũng được. Đường chẳng hỏi thêm, ấn cô gái ngồi xuống ghế đi chuẩn bị dụng cụ thêm. Cô gái van nài: Thật tình tôi thấy tôi khỏe rồi mà. Bây giờ không còn nhức đầu, không choáng váng nữa. Đường yên lặng, lấy dây cao su cột lên bắp tay tìm tĩnh mạch. Cắm tiêm vào, điều chỉnh lượng nước cất chảy vào ống. Thôi bây giờ cô thử ngủ lại xem! Lời nói của Đường chưa dứt thì chuông đồng hồ gõ bảy tiếng. Cô gái nhảy dựng lên: Mấy giờ rồi? Bảy giờ sáng. Đường đáp, chàng thở ra. Một đêm dài đã trôi qua. Bước đến cạnh tường, bật tắt đèn. Vậy không xong rồi! Cô gái hét. Đường ngớ ra. Chắc cô ta bị sốc? – Sao? Sao đấy? – Tờ di chúc của tôi! – Cô gái có vẻ hốt hoảng – tờ di chúc tôi để trên bàn. Không thể được! Không để cho hắn thấy được - Cô gái nắm tay đấm đấm lên đầu. Đường bối rối: – Có cách nào lấy lại được không? Hình như cô có cô gái trọ cùng phòng mà? – Vâng! – Cô gái như nhớ ra– Điện thoại, có điện thoại không? Cho mượn một chút! Đường nhắc điện thoại ở bàn kế bên lên. – Cho tôi biết số điện thoại, tôi sẽ gọi hộ cho. Cô gái nói nhanh con số. Đường quay sang giao máy cho cô gái. Tiếng chuông bên đầu kia reo vang. Đã có người tiếp máy, cô gái lúng túng: Trang 12/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – A Thái. Tôi đây. Có tiếng thét bên kia đầu dây, cô gái đưa ống nghe ra xa một ti, mắt tròn ảo não. – Hiện tôi đang ở phòng mạch của bác sĩ Lý Mộ Đường đối diện nhà chúng ta đấy. Gác ống nghe xuống cô gái buồn bực. – Hết rồi! – Sao vậy? – Anh ta đã biết! – Anh nào? – Thế Sở! – Cô gái miễn cưỡng trả lời. Tựa đầu vào ghế mắt nhắm lại. – Ngay từ tối hôm qua A Thái đã phát hiện ra di chúc, lại không tìm thấy tôi nó hoảng hốt gọi điện ngay cho Thế Sở và anh ấy đã đến nhà ngay. Hiện anh ấy như là người điên Sắp sửa sang đây ngay đấy! Khổ thật! Đường vỗ vai cô gái an ủi: – Nhưng hôm nay đâu đã là ngày tận cùng của thế giới? – Ngày tận cùng rồi đấy ông! Những giọt nước mắt lăn tròn trên má. Lần đầu tiên, từ lúc đặt chân vào bệnh viện cô ta mới khóc, cô gái thút thít. – Đừng sợ đừng sợ. – Đường an ủi – Bây giờ cô đã qua khỏi nguy hiểm rồi, phải không? Cô đã khỏe rồi cơ mà? – Khỏe đâu mà khỏe? Đường không hiểu. – Sao vậy? Cô bị choáng à? – Tôi lợm giọng – Lợm giọng? Không thể được! Thuốc rửa ruột đã hết tác dụng Cô chỉ bị rối loạn tâm lý thì có. Bình tĩnh đi, làm gì mà như vậy Đường chưa dứt lời thì “bùm”, cánh cửa phòng khám mở tung, một bóng người như cơn lốc lùa vào, theo hắn là cô gái khác vừa chạy vừa hét: – Thế Sở! Thế Sở! Đợi tôi với. Đường đứng chắn ngay cạnh. – Làm gì vậy? Làm gì mà ồn ào vậy? Anh thanh niên thắng gấp lại. Dáng cao và khỏe, tóc đen, mắt đen, mũi cao. Trang 13/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Có lẽ là một diễn viên điện ảnh. Hèn gì cô gái chẳng mê mệt. – Băng Nhi đâu? – Giọng hắn gấp rút và giận dữ - Băng Nhi! – Cô ấy đang cần nghỉ ngơi Lời Đường chưa dứt thì gã thanh niên đã đẩy chàng qua một bên. – Băng Nhi! Cô gái ngẩng lên đầm đìa nước mắt. Thế Sở chồm tới tóm lấy ngực cô gái mắt hắn đỏ gay. – Băng Nhi! Cô muốn chết? Sao không chết cho rồi? Đồ điên ba trợn! Hắn đẩy cô gái ngã xuống ghế “rổn” bình huyết thanh rơi xuống vỡ tan. Đường hét lớn: – Ngừng lại, ở đây là bệnh viện nhé! Thế Sở rút phăng kim tiêm ra khỏi tay Băng Nhi. Hắn nâng cằm cô gái lên mặt đối diện. Đôi mắt hắn đỏ ngầu giận dữ. Đột nhiên hắn đưa tay lên “chát”. một tát tai nảy lửa khiến Băng Nhi ngã chúi xuống. Mộ Đường điên tiết, chàng cố gắng đẩy Thế Sở qua bên. – Ông này làm gì kỳ cục vậy? Chuyện gì thủng thắng nói chứ. Thế Sở gạt Đường, với hắn hình như phòng khám này không có bác sĩ. Hắn nắm chặt Băng Nhi. – Sao? Cô làm gì? Làm gì? Tội cô đáng chết! Tại sao cô sởn mái tóc đẹp của cô? Rồi còn uống thuốc ngủ nữa? Tại sao? Cô muốn chết sao không chết phứt đi cho rồi. Sao cô ác vậy? Hở, nào, muốn chết thì cùng chết vậy! Nào! Nào! Hắn nhảy thót lên, lùng sục khắp phòng, cuối cùng hắn tìm được chiếc kéo trong hộc bàn, nhét vào tay Băng Nhi. – Nào, giết tôi đi! Đâm thẳng tim tôi đi! Cô giết dần, giết mòn tôi, cô cứ làm tim tôi rỉ máu! Giết tôi đi! Giết tôi đi! Nước mắt nhạt nhòa. Băng Nhi buông rơi kéo xuống đất hai tay ôm mặt. – Thế Sở! Hãy tha thứ cho em! Xin lỗi anh. Từ rày về sau em hứa là em sẽ không dám làm như thế này nữa. Cơn giận dữ như bị “xì hơi” hắn ngồi sụp xuống, ngã đầu vào lòng Băng Nhi hai tay mân mê mép váy áo cô gái. – Em muốn gì? Băng Nhi? Em muốn anh phải làm gì? Tại sao em cứ giày vò anh? Tại sao vậy? Những giọt nước mắt lăn dài, Băng Nhi thút thít nâng đầu Thế Sở lên, mắt đối mặt, những ánh mắt đa tình, giận hờn như tan biến. Trang 14/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Băng Nhi! Em gầy quá! Khỉ thật! Đường nghĩ. Chỉ một đêm mà ốm được à. Chưa kể là vô huyết thanh suốt đêm. Băng Nhi nở nụ cười qua nước mắt. – Thế Sở, anh không giận em chứ? Anh tha thứ cho em nhé? – Không! – Thế Sở cắn nhẹ môi – Không bao giờ anh tha thứ cho hành động rồ dại này của em. Băng Nhi ngập ngừng: – Em đã nói là em không dám nữa mà. Hai người chăm chú nhìn nhau rồi ôm chầm lấy nhau. Đường ngẩn ra. Như một vở kịch! Khi chợt tỉnh ra anh mới thấy cả một đống mảnh chai cần dọn dẹp. Đường quay lại định lấy chổi thì chạm phải một cô gái. Lại một cô gái, gầy, đùi thon, áo sơ mi trắng, quần jean, nụ cười rất ngọt. – Xin lỗi bác sĩ Tôi là A Thái. Bạn bè thường gọi là Thái “quậy”, nhưng thực ra là tôi khoái vui vẻ và tìm hiểu nghệ thuật trong quan hệ nhất là mô đen mới về tình yêu. Cô gái nhìn về Thế Sở và Băng Nhi tiếp: – Bác sĩ đừng để ý lo lắng quá. Vở kịch này có lửa, có nụ cười, nước mắt, có yêu, có ghét. Nhưng nó nổ ra hoài à Đời là vậy, có người sống rất bình lặng êm ả. Ngược lại có người sống ào ào, vội vã. Họ thuộc loại người sau đấy. Ngay cả những chuyện không có gì đến với họ nó cũng trở thành có lửa có khói. Không trách được phải không bác sĩ? Đường ngẩn ra lạ lùng. Một A Thái, một Băng Nhi rồi Thế Sở Tất cả như từ một thế giới khác. Hơn ba mươi tuổi đầu Đường như chưa hề gặp qua. Họ lạ lùng làm sao. – Thôi để tôi đi lấy chổi. Đường nói nhưng A Thái cản lại cười nói: – Để tôi, để tôi! Cái này dùng chổi không được, phải dùng xà phòng, tôi rành lắm. Bác sĩ khỏi dẫn đường, tôi sẽ tìm ra phòng vệ sinh! Đường đứng yên, chàng như bị choáng ngợp. Mới có một đêm mà cuộc sống chàng như bị đảo lộn cả. Đồng hồ gõ tám tiếng. Tám giờ rồi! Thế này thì hai cô y tá trực ngày Ngụy Lan và Điền Tố Mẫn sắp đến giờ làm. Nghĩ tới y tá bất giác Đường nghĩ tới Chu Châu. Một Chu Châu bình thường. Trang 15/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Một cô gái an phận như bao cô gái khác Cuộc sống thầm lặng Đường buông người xuống ghế nhìn ra khung cửa Mưa vẫn lác đác rơi Chàng ngẩn ra Trang 16/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Chương 3 - Một ngày lại đến, Đường nghĩ cuộc sống cứ mãi như dòng trôi thật là đáng chán! Một ngày từ tám giờ sáng, bệnh, tiếng ho, ống nghe, đo huyết áp, tiêm thuốc, ra toa Một mạch đến mười một giờ khuya, đời sống cứ như những bánh xe lăn trên những vết răng quen thuộc, trôi qua Lặp đi lặp lại Chu Châu nói: – Hình như bác sĩ đang có nỗi niềm riêng. Có thật như vậy không? Đường lặng lẽ ngắm Châu. Khuôn mặt bầu bĩnh, mi nhạt, mái tóc ngắn ngang tai gọn ghẽ. Như chiếc áo blouse trắng tinh khiết đơn điệu. – Làm gì có nỗi niềm riêng? – Vậy thì, có lẽ bác sĩ đang phiền muộn điều gì – Chu Châu vừa điền phiếu bệnh lý vừa nói – Cuối tuần này bác sĩ về Đài Trung không? Hằng tuần vào thứ bảy và chủ nhật, phòng khám nghỉ việc, Đường thường lái xe về Đài Trung thăm cha mẹ. Cha chàng là một công chức tỉnh nhỏ. Mẹ nội trợ. Em gái Mộ Hoa có chồng là một giáo viên, em trai Mộ Nghiêu là giảng viên trường đại học, cả nhà coi như là công nhân viên cả. Mỗi lần về, Đường vẫn nghe quanh quẩn bao nhiêu chuyện. Điều mẹ chàng quan tâm nhất là “Mãi đến bây giờ sao Đường chưa lập gia đình”? – Chưa biết. Tại sao chưa biết? Có lẽ vì Đường không muốn về để nghe bao nhiêu câu hỏi “lặp lại”. Nhưng nếu ở lại thành phố này thì sao? Bất giác Đường nhìn lên lầu. Phòng trọ của chàng ở lầu ba. Chàng đã mướn hai tầng ở cao ốc này. Tầng một dùng làm phòng khám bệnh, còn tầng ba dùng làm chỗ ở, phòng dùng cho kẻ độc thân: chỉ có sách vở và sự cô độc. – Vậy thì thế này nhé, đi Trúc Nam với chúng tôi đi! – Chu Châu đề nghị. Đường ngập ngừng: – Trúc Nam à? Nhà cô ở đấy phải không? – Vâng, bác sĩ đã biết từ lâu rồi mà! – À tôi nhớ ra rồi. – Không phải bác sĩ nhớ ra mà bác sĩ có để ý đến điều tôi nói đâu? Đường liếc nhanh về phía Chu Châu. Con gái thời nay hay trực tính. Trang 17/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Gia đình tôi ở Trúc Nam là một gia đình nông dân điển hình bình thường không có gì nổi bật nhưng rất “quê”, rất thôn dã. Nhà tôi có chiếc ao cá lớn, cá rất nhiều, có con nặng tới năm sáu ký. Ngồi bên hồ câu là cả một sự thú vị. Đường nhìn qua khung cửa sổ. Anh nghĩ đến cái mùa mưa năm nay sao cứ kéo dài mãi, thỉnh thoảng lại đổ ào xuống, lại còn chở thêm cái lạnh lẽo cô đơn. – Trời lạnh thế này dầm mưa câu cá mà thú vị? Không sợ cảm ư? Chu Châu trừng mắt: – Anh phải có cái đầu thi sĩ một chút chứ? Không lẽ làm bác sĩ để trở thành người máy à? Vậy chứ anh đừng lo, dự báo thời tiết cho hay thứ bảy này sẽ không mưa. Thời tiết thích hợp nhất cho những cuộc đi chơi xa, khỏi sợ phải dầm mưa câu cá. – À - Đường liên tưởng đến hình ảnh chiếc ao cá, khung cảnh thôn quê, ánh nắng mặt trời rồi chuyện đi câu cá Tất cả không đến nỗi nào, ít ra cũng tránh được những hình ảnh trùng lặp – Được rồi để tôi chuẩn bị. – Tại sao phải chuẩn bị? – Phải chuẩn bị cần câu chứ? – Nếu bác sĩ không muốn thì coi như cuộc đi hủy bỏ. Đường ngạc nhiên: – Tại sao vậy? – Nhiều lúc trông bác sĩ như cánh bướm đổi màu, thấy sự e dè đó người ta dễ bực mình. Ao cá nhà tôi dù sao cũng tồn tại mười mấy năm rồi, lúc nào bác sĩ muốn thì đến chơi, đừng vì lời nói của tôi mà nghĩ rằng đó là một sự ép buộc. Vả lại - Chu Châu ngập ngừng với nụ cười má lúm của cô bé tinh nghịch – Cũng không phải tôi đang “cưa” bác sĩ mà. Nhã Bội đứng một bên tiếp lời: – Thế mới lạ chứ! Ao cá của cô tồn tại trên mười mấy năm tại sao không mời tôi! Lại rủ Ngụy Lan và Điền Tố Mẫn? Nếu chúng ta không câu được cá vẫn có cá ăn chứ? Chu Châu cười thoải mái. – Được, chúng ta cùng đi nào! Bác sĩ này, chúng ta thành lập đoàn du lịch ngoài trời của phòng mạch bác sĩ Đường đi, bác sĩ dẫn đầu nhé, tôi sẽ nhờ mẹ tôi sửa lại kho thóc để tất cả chúng ta đều ngủ trên nệm cỏ. Nhã Bội hứng thú. – Tuyệt quá! Nhưng mà Chu Châu này, có thật là cô mời chúng tôi hay chỉ nói suông. – Mời thật mà. Trang 18/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Nhã Bội quay lại. – Thế còn bác sĩ, anh tính sao? – Nếu mọi người muốn thì tôi xin theo vậy. – Vậy thì tôi điện thoại ngay cho cô Lan và cô Mẫn. Có điều là Nếu tất cả đi mà vào giờ cuối bác sĩ bận việc là mất vui nhé, có thật là bác sĩ đi chứ? Châu cười nhẹ. – Bác sĩ chưa muốn đi đâu, chẳng qua vì chúng ta lôi cuốn nên miễn cưỡng – Ha ha! - Đường cười lớn, chàng nhìn thẳng Chu Châu. Cô bé thật thông minh! Câu cá bên hồ, kế hoạch hay đó chứ. Trước mắt chàng hiện ra hình ảnh thôn quê với những cánh đồng, ao cá và những tia nắng cuối cùng của mặt trời sắp lặn ”reng” tiếng chuông cửa reo vang. Lại bệnh nhân tới khám. Đường bất giác nhìn đồng hồ. Đã 12 giờ 10 phút, giờ nghỉ rồi? Nếu không có chuyện tính toán đi câu cá thì Chu Châu và Nhã Bội đã về, như vậy là rắc rối cho bệnh nhân. Có tiếng Chu Châu vọng từ nơi phát thẻ vào. – Cô họ Phàn à? Phàn Lê Huê? Không phải? Cô từng đến phòng mạch? À, Phàn Như Băng à? Cô cần gặp bác sĩ Đường à? Vâng, bác sĩ Đường vẫn còn, nhưng sao tôi không tìm thấy phiếu bệnh của cô? Lần trước cô đến đây vào ngày mấy tháng mấy? Thứ hai à? Thứ hai tuần trước? Sao? Cô không có bệnh? Cô đến không phải để khám bệnh mà chỉ để gặp bác sĩ Đường? Ờ ờ Đường ngồi thẳng lưng lắng tai nghe. Chu Châu đã đẩy cửa nói lớn vào. – Bác sĩ Đường ơi! Có khách! Có một cô họ Phàn cần gặp bác sĩ. – Họ Phàn? – Đường ngẩn ngơ, chàng không nhớ mình có quen cô gái nào họ Phàn cả. Đường đứng dậy bước ra mắt chợt sáng, người con gái ấy! Đúng rồi cô gái nửa đêm mang mảnh tơ mưa bất chợt đến đang đứng lồ lộ giữa phòng khách. Tối nay không là chiếc áo dạ hội mà là chiếc áo sơ mi màu xanh lam, chiếc quần cùng màu như pho tượng đá quý màu lam, vẫn những hạt mưa lấp lánh trên tóc. Cô gái lại dầm mưa. Một điều chắc chắn là cô không thích dùng ô. Chắc không dùng thuốc ngủ nên có vẻ tươi tỉnh. Mắt sáng mày cong. Dư vị của mùa xuân tràn ngập căn phòng chật hẹp. – Ồ! Đường không biết phải xưng hô với cô gái như thế nào? Cô gái cười thật tươi. – Bác sĩ quên tôi rồi sao? Tôi là Băng Nhi đây này. – Băng Nhi à? – Đường lặp lại – Làm sao quên được. Chàng buột miệng – Hôm nay trông cô có vẻ khỏe đấy. – Nụ cười cô gái thật tươi. – Cám ơn bác sĩ nhiều lắm! Có điều hiện nay tôi đang bị dị chứng. Trang 19/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Sao? – Đường hơi căng thẳng. Tôi đã nói rồi cô cần phải tiếp hết chai nước biển mới được – Bây giờ vẫn còn thấy choáng à? – Dạ không phải. Dị chứng ở đây không liên quan gì đến dịch truyền cả mà là Thứ nhất là mỗi lần đi ngang qua cửa phòng mạch của bác sĩ là tôi muốn ghé vào tán gẫu. Thứ hai là từ cửa sổ phòng ngủ của tôi nhìn là là đúng ngay tấm biển “Phòng khám bệnh của bác sĩ Lý Mộ Đường”, tôi cảm thấy tên của bác sĩ quá thân thuộc vì dù sao chúng ta cũng đã cùng chiến đấu với thần chết Ngoài ra Ồ quên rồi, có lẽ mãi đến bây giờ bác sĩ vẫn chưa biết nhà tôi ở cao ốc đối diện với đây. – Tôi đoán cô ở đối diện nhưng tầng mấy thì không biết. – Ở lầu tư. Bác sĩ nhớ nhé phòng số 34 lầu tư đối diện với phòng mạch của bác sĩ thứ ba là – Còn gì nữa? – Dị chứng thứ ba là không hiểu sao tôi cứ cảm thấy như mắc cỡ, xấu hổ, áy náy mãi. Thứ tư là tổ tiên đã khiến tôi khó xử – Tại sao có tổ tiên trong ấy nữa? – Vâng, vì hồi xưa đã có ông nào đó nói “đã thi ân thì đừng nhớ, đã thọ ân thì đừng quên” vì vậy mỗi lần nghĩ tới là tôi cảm thấy còn thiếu nợ bác sĩ. Đường cười. – Ồ, cô đừng nghĩ như vậy, cô không nợ nần gì tôi hết. Băng Nhi đưa tay lên vuốt tóc theo thói quen nhưng chợt nhớ ra tóc đã bị cắt ngắn, mắt thoáng buồn. – Sự thật vẫn là sự thật, không nghĩ không được. Tóc tôi cắt ngắn trông có xấu lắm không? Hẳn xấu xí lắm? Đường thật thà: – Thú thật tôi chưa trông thấy mái tóc dài của cô, nhưng nhìn mái tóc ngắn thế này tôi thấy cô trẻ, sáng sủa và dễ thương. Cô gái phì cười. – Ông là một bác sĩ thú vị. Thôi được, bỏ chuyện mái tóc qua một bên đi. Đêm nay đến đây là tôi muốn bác sĩ tiếp tục điều trị cho tôi. Đường ngơ ngác. – Sao, còn điều trị gì nữa? – Tôi cùng Thế Sở và A Thái đã bàn với nhau và chúng tôi đi đến quyết định là mời bác sĩ tối thứ bảy này đến nhà chúng tôi ăn lẩu. Thế Sở nói cái vui lớn nhất của con người là giữa đêm đông lạnh lẽo, hai ba tri kỷ ngồi quây quần bên nhau ăn lẩu. Được không bác sĩ? Chúng tôi biết là Trang 20/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao phòng mạch thứ bảy nghỉ, khoảng bảy giờ tôi mong bác sĩ đến để cùng nghiên cứu bệnh của tôi. – Thứ bảy à? Có tiếng ho khan của Chu Châu từ phòng ngoài vọng vào, tiếp theo là tiếng ho của Nhã Bội. – Vâng thứ bảy, ngày thường tôi với A Thái đều phải làm việc, Thế Sở cũng chỉ ở không được bữa thứ bảy và chủ nhật. Thế này nhé, nếu thứ bảy thứ bảy mà bác sĩ quên thì chúng tôi sẽ đến nhắc lần nữa. Thôi nhé, không làm phiền bác sĩ nữa đâu. Bái bai! Cô gái khoát tay quay lưng đẩy cửa kính bước ra ngòai. Gió lạnh ùa vào phòng. Màn đêm và mưa mù nuốt chửng cô gái Đường ngẩn ngơ mãi đến khi Chu Châu xách ví bước ra đụng vào người chàng mới giật mình. – Xin tạm biệt đòan du lịch ngoài trời của bác sĩ Lý Mộ Đường. Một nụ cười ẩn ý của Chu Châu, cô gái mở cửa và biến mất trong màn mưa. Nhã Bội tiếp theo nháy mắt với chàng. – Không có gì phải ngại. – Cô ta an ủi. – Dù sao thì cái ao cá ở nhà Chu Châu đã có sẵn trên mười năm, bác sĩ muốn bao giờ đến cũng được, riêng với bệnh nhân đang bị dị chứng thì khó lắm, nếu bác sĩ không trị hết coi chừng bị đưa ra tòa đấy. Trị bệnh phải ưu tiên hơn câu cá chứ? Nói xong cô ta cũng biến mất ngoài cửa. Nguy thật! Tất cả đều hiểu lầm ta rồi! Đường nghĩ. Đàn bà rắc rối quá, rồi mai đây cô Lan, cô Mẫn sẽ biết và họ lại dệt chuyện. Rõ khổ! Ở phòng khám này giữa bác sĩ và các cô y tá không có bức tường ngăn cách vì vậy coi như Đường lãnh đủ. Riêng với cô gái tên Băng Nhi cái dị chứng lớn nhất của cô ta phải là cái anh chàng Thế Sở! Đường uể oải ngồi xuống lặng lẽ nhìn những hạt mưa rơi ngòai trời, bất giác chàng cảm thấy kẻ thật sự đang bị dị chứng là chàng chứ chẳng phải là ai. Trang 21/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Chương 4 - Dự báo thời tiết đã dự báo sai. Thứ bảy trời lại đột nhiên đổ xuống những hạt mưa tí tách. Đúng sáu giờ rưỡi tối, Băng Nhi đẩy cửa vào. – Sợ bác sĩ quên cuộc hẹn hôm nay nên chúng tôi đến đón. Đường nhìn Băng Nhi đột nhiên muốn huýt sáo. Băng Nhi hôm nay trang điểm rất kỹ. Áo hồng đào, quần hồng đào thắt lưng trắng, áo khoác trắng. Một sự phối hợp giữa trắng với hồng. Đẹp! Đường nghĩ: một cô gái đẹp lại biết cách trang điểm. Bất giác Đường mỉm cười. Băng Nhi nói: – Anh giống tôi đấy. Tôi thường hay cười một mình như vậy. Đường theo Băng Nhi sang cao ốc Đại Đế lên lầu tư, vào phòng khách nhà A Thái và Băng Nhi. Vừa đặt chân lên ngưỡng cửa chàng đã bị cuốn hút. Chưa thấy có căn phòng nào thiết kế lạ lùng thế này. Tường màu hồng đào, thảm, rèm cửa, ghế Tất cả đều một màu hồng đào. Cả Băng Nhi nữa Đường nhìn lên. Ồ, chỉ có trần nhà màu trắng. – Mời vào, mời vào! A Thái ra nắm tay Đường kéo về phía salon. Trang phục của A Thái trái ngược hẳn Băng Nhi, áo trắng, váy hồng, áo khóac ngoài cũng hồng. Cách trang trí, ăn mặc của gia chủ tạo cho chàng cảm giác như đặt chân vào ngôi nhà “ảo tưởng”. A Thái giải thích: – Nguyên là thế này có một bữa chúng tôi mướn video về xem. Một cuốn phim của Nhật, trong đó có một cô gái “điên”. Cô ta dùng sơn, sơn toàn bộ đồ đạc của mình màu hồng cả. Từ ngôi nhà, áo quần, chăn nệm, xe đạp Ngay cả chú mèo Băng Nhi xem xong thích quá. Thế là hôm sau Băng Nhi nghỉ ở nhà, chỉ có tôi đi làm. Đến khi tan sở trở về thì tôi thấy Băng Nhi và Thế Sở biến ngôi nhà thành màu y hệt trong phim – A Thái rót tách trà mời Đường – Nhưng bác sĩ đừng hiểu lầm nhé, không phải mọi người trong nhà này đều điên cả. Chỉ có mình cô ấy điên thôi. Còn tôi thì không. Băng Nhi nở một nụ cười lôi cuốn. – Bác sĩ biết chúng tôi làm ở đâu không? Đường lắc đầu, Băng Nhi tiếp: – Chúng tôi làm việc ở công ty điện toán, ngày tám tiếng. Trên thế giới này không có công việc nào khô khan như công việc này. Vì vậy nếu việc làm của ta “khô” thì đời sống của ta nên “mát” một chút. “Ảo tưởng” hay “không ảo tưởng” đều rất đáng yêu vì nó không làm cho đời sống ta đơn điệu. Nhiều người không dám áp dụng vào cuộc sống, vì họ sợ người ta cho là điên. Nhưng nếu sống mà thỉnh thoảng không điên thì có ngày sẽ điên nặng mất! Trang 22/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Nghe cũng có lý. Có mùi thơm từ bếp thoảng ra, Đường hít lấy một hơi. Nhìn quanh chỉ còn thiếu gã điên Thế Sở, Băng Nhi nhìn đồng hồ. – Chỉ còn vắng Thế Sở. Anh ấy nói bảy giờ sẽ có mặt, còn thiếu mười phút nữa. Thế Sở làm ở Đài truyền hình đấy, anh ấy làm đủ thứ, biên tập, phó đạo diễn, phụ tá quay phim. Gần đây giám đốc để mắt xanh tới muốn anh ấy đóng phim luôn, nhưng tôi không chịu. Vì vậy hiện nay ảnh vẫn cầm máy quay. Bác sĩ biết nghề đóng phim là nghề gì không? Trên thế giới này không có cái nghề nào tội tệ đáng thương hơn cái nghề đó cả. Vì lúc nào ta cũng phải đóng vai của người khác, không đóng được vai trò của chính mình. Nên tôi đã nói với Thế Sở, nếu anh ấy đóng phim thì tôi sẽ đoạn giao. Đường gật gù. Cô gái nói năng triết lý nghe thú vị thật. A Thái kéo bức bình phong sang bên, phía sau là phòng ăn. Một chiếc bàn vuông và bốn cái ghế, tường quét vôi trắng. Hai bức tranh khói sóng mù sương thật đơn giản. Màu trắng của phòng ăn đối chọi với màu hồng đào ở phòng khách, tạo thành một nét hài hòa. – Anh đừng tưởng có sự thiết kế cố ý ở phòng ăn. A Thái cười nói. – Đây là một sự giành giật. Nếu tôi về trễ một chút thì không chỉ cái phòng này mà cả nồi niêu, soang chảo, đũa muỗng cũng đều biến thành màu hồng hết. Băng Nhi cãi lại: – Anh đừng tin A Thái, A Thái ưa nổ” lắm đấy, còn tôi dù sao cũng có mức độ. Đường vén màn nhìn ra ngoài cửa sổ, ngòai trời vẫn mưa. – Với bầu trời xám xịt thế này thì quét màu hồng vẫn đẹp hơn. Băng Nhi nhìn đồng hồ lẩm bẩm: – Bảy giờ đúng. Đường lắng tai nghe, không có tiếng chuông cửa reo. A Thái khệ nệ rinh cái lẩu bốc khói từ nhà bếp lên, mùi thơm phức ban nãy xuất phát từ đây. Đường vội đứng dậy phụ giúp, chàng đặt cái lẩu lên bàn hỏi: – Còn phải phụ gì nữa không? A Thái không khách sáo: – Còn chứ, dọn chén đũa nữa, chén đũa trong máy rửa chén đấy. Đường tìm thấy chén đũa, so bốn đôi đũa để lên bàn. A Thái bưng ra mấy đĩa thịt lát mỏng, cá lóc, bún Khói lên nghi ngút, nước trong lẩu sôi. Dạ dày của Đường muốn sôi theo. Nhớ bữa cơm đơn giản mà buổi trưa Chu Châu thường gọi cho chàng ăn quá nhạt nhẽo, bây giờ mùi thức ăn làm Đường đói. Băng Nhi đứng cạnh cửa sổ nhìn ra ngoài bất động. A Thái hỏi Đường: – Tôi quên hỏi là anh có ăn được thịt bò, thịt dê không? Trang 23/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Ăn được hết. – Vậy thì tuyệt! A Thái nhìn Đường cười, nói tiếp: – Tôi đã chuẩn bị cả thịt bò, thịt dê và thịt heo, súp nấu bằng xương bò anh thấy thơm không? – Thơm khỏi chê. – Đợi chút xíu nữa Thế Sở đến, chúng ta sẽ bắt đầu dùng. A Thái ngẩng lên nhìn về phía Băng Nhi: – Này Băng Nhi, sao mi chẳng lại phụ ta? Băng Nhi vẫn đứng yên nhìn ra khung cửa sổ như không hề nghe thấy tiếng gọi của A Thái. A Thái nhìn đồng hồ: – Hay là chúng ta ra phòng khách ngồi đợi đi. Bảy giờ mười lăm rồi, anh chàng điên này mà đến trễ năm phút nữa là nguy to đấy. Đường nuốt ực nước bọt. Họ quay lại phòng khách ngồi đợi. Đường rót một tách trà hớp một hớp. Trà cũng đã nguội. Bảy giờ hai mươi phút, cả gian phòng trở nên yên lặng lạ lùng. Hai cô gái A Thái và Băng Nhi ồn ào cũng lặng yên. Chỉ có mùi thức ăn thơm ngát tràn ngập căn phòng. Đường tiếp tục hớp trà, chàng không biết nói gì để phá tan bầu không khí yên lặng. Bảy giờ hai mươi lăm phút rồi bảy giờ rưỡi! Băng Nhi đột ngột quay lại. – Bác sĩ ơi, bác sĩ có đói chưa? Đường vội vã nói: – Chưa, chưa. Tôi chưa đói. Băng Nhi gật gù nghiêm chỉnh. – Anh đừng khách sáo như vậy, tôi biết là anh đang đói. Đường nhìn thẳng: – Vậy thì tôi xin nhìn nhận là tôi đang đói. Nhưng chờ thêm mười hay hai mươi phút nữa cũng chằng nhằm gì. Băng Nhi nói: – Không nhằm với anh nhưng với tôi không được. A Thái tiếp: – Tôi không đợi nữa, chúng ta dùng cơm vậy. Trang 24/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Cũng ngay lúc đó chuông cửa reo vang. A Thái vội vã chạy ra mở, bóng dáng cao lớn của Thế Sở hiện ra. Hắn bước nhanh vào phòng, trên tay là những cánh hồng màu hồng đào. Hắn đưa hoa đến trước mặt Băng Nhi giả lả: – Em biết không, anh đi mỏi cả chân. Cả thành phố này chẳng có lấy một cánh hoa hồng màu hồng đào Chỉ có màu trắng, màu vàng, màu đỏ Nhưng anh thì chỉ muốn tìm được màu em ưa thích. Em có biết là anh đã quay mấy vòng trên phố không? Một tiếng rưỡi đồng hồ đó! Băng Nhi liếc về phía Thế Sở, nụ cười thoáng hiện trên môi. Cô đưa tay nhận lấy bó hoa, giọng nhỏ nhẹ: – Thế sở ạ, sao anh chiều em quá vậy? Anh đã chiều em quá sức tưởng tượng. Thế Sở đưa tay vuốt mái tóc ngắn của Băng Nhi rồi choàng tay qua vai cô. – Chiều em, đó là lẽ sống của đời anh. Ồ! Đường bất giác lặp lại câu nói trong đầu. “Chiều em đó là lẽ sống của đời anh”. Ta phải ghi nhớ câu này, nhỡ sau mà có viết tiểu thuyết, dùng nó nhất định sẽ ăn khách. Băng Nhi cầm tay Thế Sở bước vào. – Thôi vào ăn. Xem này, tay anh lạnh cóng thế này, để em làm một chén canh nóng cho anh nhé. A Thái khẽ ho một tiếng. – Băng Nhi này, nhà chúng ta đang có khách đấy nhé. Băng Nhi quay lại nhìn Đường cười: – Chẳng sao đâu bác sĩ ơi. Ăn lẩu phải tự tay mình ra tay mới ngon. Vả lại đến nhà tôi thì không nên khách sáo, phải không bác sĩ? Thế Sở như sực nhớ ra sự có mặt của Đường. Anh chàng đưa tay siết chặt lấy tay Đường. – Ồ, bác sĩ, cám ơn bác sĩ hôm trước đã cứu lấy mạng sống của Băng Nhi. Cô ấy lúc nào cũng làm trò ú tim, nói mãi không được. Lần sau nếu cô ấy làm chuyện dại dột như vậy, tôi sẽ siết cổ cô ấy. A Thái can: – Thôi được rồi. Chuyện đã qua, đừng nhắc lại nữa. Bây giờ ai cũng đói cả, chúng ta vào dùng cơm đi. Băng Nhi múc một tô canh nóng, lúi húi không biết làm gì. Đường liếc nhanh, chàng ngỡ ngàng khi phát hiện Băng Nhi đang xé tơi những cánh hoa hồng màu hồng đào thả vào chén canh. Băng Nhi bưng chén canh đến trước mặt Thế Sở. – Em làm cho anh một tô “lời ngon mật ngọt”, có cả những sợi bún “chuyện dài láo toét”. Mời anh dùng ngay cho. Mặt Thế Sở đổi sắc. Anh ta trừng mắt giận dữ: Trang 25/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Cô cho rằng tôi láo toét với cô à? Băng Nhi vẫn cười lắc đầu nói: – Tôi không nghĩ mà tôi biết là anh nói phét. Những bông hồng này bán đầy ở cửa hàng hoa trước đầu hẻm, một trăm đồng một tá, sáng nay tôi đã nhìn thấy. Băng Nhi đẩy một cái, Thế Sở ngã xuống ghế. Nàng giả bộ nuông chiều, mang tô canh đến đưa tận tay Thế Sở ngọt ngào: – Này, em biết anh cưng em, em không thể trả ơn. Vậy anh hãy uống hết tô canh này đi. A Thái có vẻ không chịu được, bước tới lớn tiếng: – Băng Nhi và Thế Sở, hai người đừng quậy nữa, mấy người không đói nhưng chúng tôi đói rồi. Băng Nhi không quay đầu lại. – Tôi đã nói rồi, ăn lẩu phải tự phục vụ lấy mới ngon. Các bạn đói thì các bạn cứ ăn đi. Băng Nhi nhìn chằm chằm về phía Thế Sở: – Thế Sở, anh không muốn dùng à? Tô canh này đích thân em làm cho anh, có cả màu hồng mà em yêu nhất trong ấy nữa mà. Mắt Thế Sở hằn tia lửa đỏ: – Băng Nhi, vậy thì để anh cho em biết tại sao anh tới trễ. Lý do thật đơn giản, suốt cả con lộ Nam Kinh Đông Lộ này bị kẹt xe. Anh đã bị kẹt hơn một tiếng đồng hồ, nhưng anh biết là anh nói với em như vậy em sẽ chẳng tin. Băng Nhi cắt ngang: – Đúng, đó không phải là lý do chính đáng vì nếu anh thực sự coi trọng bữa tiệc hôm nay thì anh phải đi sớm một, hai tiếng đồng hồ. Thế Sở la lớn: – Em thật vô lý quá à! Băng Nhi bình thản: – Vâng, lúc nào anh cũng nói dối mà anh thừa biết rằng em chúa ghét nói dối. – Nhưng anh nói thật. – Nói dối. – Nói thật. – Nói dối. Thế này thì tình hình có vẻ nghiêm trọng. A Thái kéo tay Đường. Trang 26/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Thôi mặc họ, bác sĩ, chúng ta đi dùng cơm đi. Họ cãi nhau thế này chẳng biết đến bao giờ mới xong. Đường đứng lên nhưng chàng không thể bước đi giữa khung cảnh căng thẳng này, không làm sao dứt được. Chàng lúng túng quên cả việc can ngăn. Thế Sở đột ngột lớn tiếng: – Thôi được, cô muốn quậy cho lớn chuyện phải không? Vậy thì tôi cho cô biết đấy, tôi đã hẹn đi chơi với bạn gái đấy. Cô thỏa mãn chưa? Tôi đi uống cà phê rồi quên giờ về, đủ chưa? – Với ai thế? – Cô muốn biết tên, địa chỉ của người ta nữa à? Cô ta tên là Lam Bạch Hắc. – Cái gì mà Lam Bạch Hắc? – Thì tôi đã nói với cô rồi. Cô muốn tôi bịa chuyện thì tôi bịa cả tên. – Tôi hỏi cô ta tên gì? – Tôi đã nói không có cô nào cả thì làm gì có tên. Băng Nhi không buông tha: – Vậy thì để tôi nói cho anh nghe nhé. Cô ta tên Lục Phong năm nay mười chín tuổi, là một diễn viên mới được tuyển chọn của Đài truyền hình. Thế Sở kinh ngạc trừng trừng nhìn Băng Nhi: – Cô theo dõi tôi hả? Cô điều tra tôi phải không? – Đúng. – Vậy thì - Thế Sở thở ra - Hôm nay tôi không đến với cô ấy. Tôi đã quyết định đến đây với em, em phải biết rằng dù có rất nhiều bạn gái nhưng tôi chỉ thật sự có mình em thôi. – Đúng như vậy không? – Em không tin tôi? – Không tin. Thế Sở ngẫm nghĩ một chút: – Thôi được, trên đời này có biết bao nhiêu thằng chết vì thua. Thêm một thằng tôi nữa thì chẳng ăn nhằm gì. A Thái la lên: – Hết rồi, hết rồi! Một buổi tối cuối tuần đẹp đẽ lại bị hai người quậy hư hết. Xui xẻo thật. Cứ gặp phải lũ điên. Trang 27/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Băng Nhi yên lặng nhìn Thế Sở uống hết tô canh, chỉ chừa lại hai cánh hoa trong tô, hắn quay lại nhìn Băng Nhi: – Thế còn những cánh hoa này ăn được không? Băng Nhi mở trừng trừng đôi mắt. Cô run run môi định nói gì nhưng chẳng nói ra lời. Băng Nhi đột ngột òa lên khóc. Thế Sở đặt nhanh tô canh lên bàn quay lại ôm choàng lấy Băng Nhi. – Anh xin thề, xin thề là giữa anh là Lục Phong chỉ là chuyện đùa. Băng Nhi vùi đầu vào ngực Thế Sở thút thít khóc. – Ai bảo anh uống tô canh đó làm gì, rủi bị trúng độc thì sao? Thế Sở ôm chặt Băng Nhi vào lòng, hôn lên mái tóc ngắn của nàng. – Không sao đâu em ạ. Nếu uống tô canh chứa cánh hoa hồng này mà anh chết thật thì quả là vô cùng lãng mạn. Em không thích chuyện tình lãng mạn sao? Nếu mà anh chết thật thì em nên ghi chú dùm lên mộ bia anh một câu “Thế Sở - Người đã bị thuốc chết bởi những cánh hoa hồng”. Sau đó em nên gởi tư liệu này đến tạp chí nào mới nhất để đăng ký kỷ lục vì anh nghĩ anh là người đầu tiên đã được chết bằng phương pháp này. Băng Nhi nấc lên: – Không được, không được! Anh đừng chết ngay, hãy đợi em đi làm thêm một tô canh hoa hồng khác, em sẽ cùng uống với anh. Đường giữ tay Băng Nhi. – Bây giờ tôi mới biết lý do cô mời tôi đến, thì ra trong cuộc sống của quý vị lúc nào cũng cần có bác sĩ. Ở đàng tôi có nhiều thứ thuốc rửa ruột. Có điều thời gian tôi học ở trường đại học y khoa, tôi đã biết quá nhiều cách giải độc nhưng chưa học qua cách giải độc cho những bệnh nhân bị trúng độc hoa hồng. Nhưng mà tôi nghĩ sự trúng độc này, chắc không đến nỗi nghiêm trọng lắm đâu. Dù sao tôi cũng cần phải về lấy thuốc rửa ruột. Các bạn chịu khó chờ một chút nhé. A Thái bối rối giữ Đường. – Bác sĩ, bác sĩ chưa dùng cơm mà? Đường hít một hơi dài: – Nếu khứu giác của tôi không nhầm lẫn thì món lẩu của cô đã thành lẩu khét rồi. Xem kìa, khói đang bốc lên! – Ồ, chết tôi rồi! A Thái kêu lên rồi vội vàng chạy vào phòng ăn “chữa lửa”. Trong phòng khách cuộc chiến đã tàn. Hai mái đầu xanh đang tựa vào nhau tạo thành một bức tranh “sống chết có nhau”. Đường bất giác lắc đầu. Ái tình! Ái tình là gì? Đời là thế ư? Chàng cảm thấy như mình đang lạc lõng với cuộc sống. Trang 28/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Trang 29/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Chương 5 - Bốn hôm sau, Băng Nhi ghé phòng khám bệnh của bác sĩ Đường. Trời thật khuya, mưa vẫn kéo dài không dứt, vẫn chỉ có một mình Đường ngồi trong phòng làm việc, Băng Nhi đẩy cửa bước vào, nàng mặc chiếc áo dài màu tro, cổ viền màu hồng đào giống như áo ngủ nhưng thiết kế tỉ mỉ hơn. Khuôn mặt Băng Nhi không phấn không son trông đặc biệt thanh tú. Cô gái rất tự nhiên đến salon ngồi xuống, khép hai chân lên nhau, hai tay khoanh lại trên đầu gối. – Nhìn qua thấy đèn phòng bác sĩ còn sáng, không dằn được nên tôi sang đây ngồi tán gẫu với bác sĩ cho vui. Đường cười nhẹ. Hoan nghênh! Chàng bước tới chỗ cái bình pha cà phê tự động bấm nút rót cho Băng Nhi một ly cà phê nóng. Chiếc bình cà phê này được mua theo lời đề nghị của Chu Châu, một phần vì nhu cầu đông đảo của bệnh nhân, một phần vì nhu cầu của các cô y tá. – Cà phê ngon quá! Băng Nhi khen. Đường cười vui vẻ. – Tiếc là không có sẵn một cái lẩu để mời cô. Băng Nhi đỏ mặt tựa cằm lên gối. – Thôi đừng nhắc nữa, lần nào cũng gây phiền cho anh. Đường nghĩ đến chuyện xảy ra hôm trước. Thật ra thì chàng cũng không thấy phiền nhiều. Vừa về tới phòng mạch thì chàng nhận được điện thoại của A Thái cho biết Thế Sở đã nôn hết cái món canh hoa hồng rồi. Vì vậy chàng khỏi mắc công làm gì nữa. Có điều món lẩu thì thua luôn. Theo A Thái thì ngay cái lẩu đựng thức ăn cũng cháy lủng. Đường ngồi ngắm Băng Nhi lẳng lặng cười. – Anh cười gì đây? – Rất ít khi thấy cô Chàng đang tìm chữ thích hợp để diễn tả thì Băng Nhi tiếp lời: – Ngồi yên thế này ư? – Vâng, phải nói là “ngoan ngoãn”. – Ồ, - Băng Nhi nhìn xuống mép váy thở dài. – Sao thế? Băng Nhi nhìn xuống yên lặng một lúc ngước lên nhìn Đường. – Thật ra thì, trước kia tôi cũng sống yên phận lắm, trầm lặng, nhiều lúc khiến người khác có Trang 30/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao cảm giác như không có sự hiện diện của mình trên cõi đời này. Đến lúc gặp Thế Sở mới biến thành khùng khùng điên điên thế này. Đường thật thà: – Tôi thấy cô không có gì là khùng điên cả. – Vậy thì nhận xét của anh về tôi ra sao? Đường cười: – Tôi cho rằng cô là cô gái có cá tính mạnh mẽ. Cô dám yêu, dám giận, dám làm, dám chịu. Cô nhiệt tình như một hỏa lò. Đúng ra thì không nên gọi cô là Băng Nhi mà phải gọi là cô là Diễm Hỏa. Diễm là Diễm phúc, Hỏa là lửa. Tình yêu mà bốc lửa thì còn gì sung sướng bằng. Băng Nhi cười to: – Đừng “nổ ông ạ! – Tôi không nổ, lần đầu tiên tôi mới được quen một cô gái giống như cô, trước khi gặp cô, tôi cứ nghĩ là mỗi cô gái gần như chỉ là một con sống nhỏ lặng lờ uốn khúc, không có sóng gió. Cô phải biết rằng mặc dù là một bác sĩ, hằng ngày tiếp xúc với nhiều loại người nhưng cuộc sống của tôi rất bình dị. Hôm trước A Thái nói rất đúng, cuộc sống rất phức tạp, có người sống yên ả, thầm lặng nhưng cũng có người ồn ồn ào ào. Tôi thuộc hạng người thứ nhất. – Sống như thế có vui không? – Trước kia thì rất thoải mái. – Bao giờ? – Trước khi cô xuất hiện. Băng Nhi giật mình. – Tại sao lại có liên hệ đến tôi nữa. – Có chứ - Đường cười nói – Cô phải biết rằng nếu ta không biết trên đời này có kem thì chỉ cần một ly đá lạnh là đủ, hay nếu cô không biết trên đời này có sự thèm muốn loại áo vải syt bóng thì ta chỉ cần mặc áo vải katê là đủ. Con người vì biết quá nhiều nên sự thèm muốn mới nảy sinh. Cô thấy đó, các thổ dân Châu Phi, họ ăn lông ở lỗ vẫn sống vui vẻ, săn được một con thú nào là họ nổi trống lên ca hát suốt ngày đêm, niềm vui của họ có được là nhờ chẳng biết gì hết. Băng Nhi chăm chú nghe và nói: – Tôi chưa hiểu rõ điều anh muốn nói? – Được rồi! Vậy thì tôi nói toạc ra nhé. Trước ngày xuất hiện của tôi đã nghĩ rằng tình cảm trai gái là một chuyện bình thường. Quen biết, yêu nhau, lấy nhau, sinh con đẻ cái, tất cả tuần tự theo nhu cầu của tự nhiên. Riêng về chuyện yêu nhau theo kiểu long trời đất lở, chết đi sống lại là chỉ có trong tiểu thuyết chứ thực tế ở đời này không bao giờ có. – Ờ. Trang 31/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Nhưng sau khi có sự xuất hiện của cô thì tôi như mở mắt ra. Tôi mới giác ngộ được rằng, thực tế trên đời này vẫn có những mối tình sôi nổi, bốc lửa. Từ đó quan điểm tôi cũng đã đổi khác. – Băng Nhi cười, đôi mắt mở to. – Thôi tôi hiểu rồi có nghĩa là anh đã đánh mất đi sự mãn nguyện lúc đầu chứ gì? – Vâng. – Nhưng mà – Băng Nhi ngập ngừng – Cuộc sống của tôi không có gì đáng nói. Bộ anh tưởng là tôi sống hạnh phúc lắm ư? – Không, tôi biết là cô sống rất mệt mỏi, đau khổ nhưng nó rất sôi nổi, cháy bỏng. Băng Nhi giật mình nhìn thẳng vào Đường. – Bác sĩ dễ sợ thật. – Tại sao? – Bác sĩ chuyên môn về nội và nhi khoa nhưng với tôi thì bác sĩ chuyên về tâm lý hơn. – Tôi cũng có nghiên cứu về tâm lý nhưng chỉ sau khi có sự xuất hiện của cô. Tôi nghiên cứu cô, nói đúng ra thì tôi tự phân tích chính mình. Vâng, tôi biết là cuộc sống của cô không đáng ngưỡng mộ lắm nhưng những tình cảm mãnh liệt kia cũng đủ làm tôi bàng hoàng – Đường nhìn thẳng Băng Nhi – Làm sao cô phải khổ tâm như vậy chỉ vì một người đàn ông? Băng Nhi ngần ngừ một chút rồi nói: – Nhưng anh phải lấy là anh ấy rất đáng để tôi phải khổ chứ? – Đáng hay không đáng là hoàn toàn do sự chủ động của ta. Cô thấy việc đó đáng thì nó sẽ trở thành đúng. Hình như trong giọng nói của cô có chút nghi ngờ phải không? – Thế à? – Vâng. – Tôi mong là - Đột nhiên Băng Nhi nói – Anh không cố tình quấy rầy tình cảm của tôi chứ? Đường ngồi thẳng lưng. – Tại sao tôi phải quấy rầy tình cảm của cô, điều đó có ích lợi gì cho tôi? – Cái đó còn phải hỏi lại tiềm thức của anh. Đường ngạc nhiên: – Tại sao lại phải hỏi lại tiềm thức? Băng Nhi cười lớn. – Theo cách phân tích của anh thì mỗi người đều có tiềm thức riêng. Khi chúng ta biết trên đời Trang 32/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao này không có kem thì rất yên tâm uống đá lạnh nhưng khi ta phát hiện ra là có kem mà ta lại không được ăn thì ta cũng muốn người khác không được ăn như ta – Băng Nhi ngồi thẳng lưng, vươn vai – Nhưng nếu anh có cái tâm trạng như vậy thì cũng là điều tự nhiên thôi. Đời là vậy, anh đừng khó chịu hoặc giận dữ vì cảm giác đó. Đến lượt Đường giận mình. – Tôi giận dữ? Tôi khó chịu à? – Vâng. Đường nhìn thẳng vào cô gái rồi đột nhiên cả hai cười to. Băng Nhi nhảy xuống ghế. – Thôi khuya rồi, anh đi nghỉ đi! Cô bước ra cửa, đến cửa còn quay đầu lại. – Anh biết không? Được tán dóc với anh là lý thú lắm đó. Vì ngoài nghề thuốc ra anh là một người đàn ông có chiều sâu đáng yêu nữa. Băng Nhi mở cửa, nói thêm một câu: – Tạm biệt nhé! – Và biến mất ngoài cửa. Đường đưa tay lên như muốn chặn lại. Cuộc nói chuyện vừa rồi tràn ngập không khí lãng mạn. Chàng muốn kéo dài, kéo dài thêm Nhưng cô gái đã đi rồi, bất chợt đến rồi cũng bất chợt biến đi. Lần kế tiếp Băng Nhi cũng đến thật khuya. Có điều lần này, Băng Nhi không đến một mình mà cùng đi còn có A Thái và Thế Sở. Ba người có vẻ hỉ hả. Vừa bước vào cửa, Băng Nhi đã chạy ngay đến nắm tay Đường. – Sao ông mê việc thế? Lúc nào đi ngang qua phòng khám là cũng thấy ông khám bệnh. Khám bệnh! Trước kia tôi ái mộ nghề thuốc lắm, bây giờ mới thấy làm bác sĩ cực khổ quá! Thôi đóng cửa đi, chúng ta cùng đi ăn tối nhé! Thế Sở cũng nhiệt tình, nụ cười rổn rảng, anh ta vỗ mạnh vai Đường, lớn tiếng: – Vâng, chúng tôi còn nợ món lẩu! Hôm truớc lỗi ở tôi cả - Thế Sở đưa tay lên “cốc” đầu mình một cái tiếp – Hôm nay tôi “được phạt” mời khách, đi nào! Bác sĩ muốn dùng món gì, tôi không biết ăn thịt rắn. Nếu muốn ăn rắn, tôi xin đứng ngoài cửa tiệm đợi quý vị. Trời đất gì kẻ hèn này đều không sợ cả. Nhưng không biết sao thấy rắn là nổi da gà. A Thái cười hì hì. – Không biết khu quà vặt đường Hoa Tây có món gì hoa hồng chưng, hoa hồng nướng, hoa hồng chiên không? Trang 33/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Thế Sở kêu lên: – Này, này A Thái kẻ quân tử không nên moi chỗ yếu của người nhé! A Thái ôm bụng: – Tôi nào có phải là quân tử đâu? Tôi là hạng người mà Khổng Tử ghét nhất đấy. Băng Nhi hỏi: – Khổng Tử ghét hạng người nào? A Thái đọc: – “Dung nữ tử nữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã” – (ND: chỉ có đàn bà con gái cùng kẻ tiểu nhân là khó dùng). Cả phòng tràn ngập tiếng cười. Không khí vui vẻ đẩy xa bóng tối. Băng Nhi nắm tay Đường. – Đi nào, chúng ta cùng đi! Dẹp hết bông gòn, cồn, oxy già. Chúng ta hưởng thụ cuộc sống một chút chứ? Nếu không anh tuy ngày ngày cứu người nhưng rồi sẽ không hiểu mình sống để làm gì. Thế là Đường đóng cửa phòng mạch lại, tất cả kéo về phía đường Hoa Tây. Lâu quá không đến đây. Thật khuya mà con đường vẫn sáng choang ánh đèn. Cửa hiệu tiếp nối cửa hiệu, ăn có, mặc có, hàng tiêu dùng giải trí gì cũng có Băng Nhi đề nghị đầu tiên: – Chúng ta ăn khô mực nướng đi! Họ ăn khô mực, Băng Nhi đề nghị tiếp: – Ăn cá nướng. Xong cá nướng. – Đậu đỏ bột lọc đi. Tuy là mùa mưa, đường Hoa Tây vẫn có món đậu đỏ nước đá. Ăn xong một món các vị đàn ông lại tranh nhau trả tiền. Thế Sở lúc nào cũng thắng. Bàn tay to lớn của anh ta đè chặt lên tay Đường, thành thật. – Không được, không được! Anh phải biết là tôi ân hận biết chừng nào khi phá cuộc vui lần trước của các bạn, tối nay tất cả phí tổn phải là của tôi. Băng Nhi cũng cười nói: – Bác sĩ Đường này, hãy để cho anh ấy. Dù sao thì ăn vặt thế này tốn cũng ít, lần sau đến lượt bác sĩ, chúng tôi sẽ chọn nhà hàng hẳn hoi. Thế Sở tiếp lời: Trang 34/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Tôi cũng định như vậy. Băng Nhi, em thông minh quá, ruột gan trong bụng tôi em biết hết, biết hết. Thành thử tôi không thể giấu một điều gì với em cả! Băng Nhi liếc về phía Thế Sở. – Ông này từ bữa dùng món “lời ngon mật ngọt” tới nay biết cách nói chuyện quá! Mọi người cười ồ lên. Suốt tối hôm ấy là một buổi tối đáng yêu, ấm cúng, ngọt ngào, và đẹp. Sau khi tất cả ăn xong món đá đậu ra thì gió đêm lồng lộng. Đường quên hẳn vai trò bác sĩ của mình, chàng không biết dạ dày của mọi người còn có thể chứa được nữa không. Anh đề nghị: – Chúng ta đi uống một chút rượu đi! Thế Sở la lớn: – Ồ, đúng tủ tôi rồi, đi ngay. Tối nay không say không về nhà. Đường hỏi: – Còn hai cô này? Có thể uống rượu được không? Băng Nhi đáp: – Ai không biết uống rượu là chó con đấy! A Thái cười: – Tửu lượng của cô không bằng con chó con mà cũng ham khoác lác. – Tửu lượng tuy không có, nhưng dám uống thì cũng không đến nỗi nào. Thế Sở quay sang kêu: – Thôi đừng dóc nữa, lần trước ai đã uống say rồi khóc kêu mẹ um sùm đấy? Băng Nhi trợn trừng mắt. – Đừng có xuyên tạc! Bác sĩ Đường đừng nghe lời kẻ muốn phá hoại danh dự người. Chúng ta đi tìm một cái quán nào đi! Tất cả đi đến một quán rượu. Kêu một chai Ngũ Gia Bì rót đầy ly thứ nhất rồi ly thứ hai rót đầy. Bác sĩ Đường nhìn ba người một chập rồi bắt đầu nói: – Các bạn có biết không, cái mà người ta nói “Sống như đang sống” là các bạn đấy. Từ khi biết quí vị, cuộc đời tôi như mở một cánh cửa rộng, những sự hỉ nộ ái ố trên đời đều mang sự mãnh liệt. Sự hưởng ứng cuộc đời thật kỳ diệu, thế giới phong phú quá. Thì ra Tất cả các bạn đều rất đáng yêu. – Vậy thì cạn ly nào. Trang 35/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Băng Nhi nói lớn rồi ực thêm một ly. Ngay từ ly đầu tiên cô bé có vẻ say. Thế Sở tiếp theo: – Cạn ly. Thứ hai, thứ ba rồi ly thứ tư. Tối hôm đó bốn người đã uống cạn một chai rượu. Rượu đã khuấy động không khí, đưa khoảng cách giữa người với người lại gần nhau hơn. Đường chỉ nhớ rằng mình hôm đó bỗng nhiên nói quá nhiều! Cười cũng nhiều. Còn Băng Nhi hết ly này đến ly khác một cách hào phóng như một đứa con trai, chỉ mấy ly là cô quay sang A Thái thách: – Nào chúng ta oẳn tù tì nào! Ai thua phải uống. Thế là cuộc đua bắt đầu. Đường chưa hề thấy cảnh hai cô gái đua nhau uống rượu. Chàng mở mắt ngạc nhiên nhìn hai khuôn mặt đỏ gấc: uống, uống, uống – “Kéo” này! “kéo” này. – “Búa” này! – “Bao” này! Đường không nhịn được cười to. Thế Sở nâng ly lên. – Bác sĩ – Gọi tôi là Lý Mộ Đường. Anh xem kìa Tôi có tên mà. Thế Sở nghe theo: – Vâng! Lý Mộ Đường. Anh xem kìa giữa hai cô gái. Anh nói thật nhé. A Thái đẹp hay Băng Nhi đẹp? – Nói thật cả hai đều giống nhau. Thế Sở lắc đầu. – Không giống, hai người ở chung nên ý thích có thể giống nhau, nhưng về phương diện cá tính thì họ không giống nhau. Băng Nhi sôi nồi, A Thái dễ dịu dàng. Băng Nhi nổi bật, còn A Thái dễ gần gũi. Băng Nhi giống như lửa, còn A Thái giống như nước. – Thế Sở rót thêm một chung rượu tiếp – Nếu anh sống với họ một thời gian anh thấy là họ rất đáng yêu. Nếu tôi có thể bằng một mũi tên bắn trúng đôi chim thì tuyệt. Đường nói: – Anh đã say rồi. Thế Sở lắc đầu. – Không, tôi chưa say. Với tôi tư tưởng của xã hội cũ đều đáng bôi bác. Chỉ có chế độ đang thê Trang 36/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao là tuyệt, nhất là sau khi xem xong bức tranh “ chín mỹ nữ”. của Đường Bá Hổ Băng Nhi lại thua, cô rót đầy một ly rượu, quay sang nâng cao đổ lên đầu Thế Sở hét lớn: – Đệ nhất Mỹ Nương xin chuốc rượu chàng! A Thái bắt chước theo, cũng rót đầy một ly rượu, đổ từ đầu Thế Sở xuống, lớn tiếng – Đệ nhất Mỹ Nương xin chuốc rượu chàng! Băng Nhi rót tiếp ly rượu thứ ba, Thế Sở biết là gặp phải chuyện chẳng lành. Hai tay ôm lấy đầu chịu thua. Những giọt rượu chảy từ đầu xuống thấm ướt cả mặt và áo. Anh bước qua, tay mặt ấn Băng Nhi tay trái ấn A Thái. Mấy cô có biết thi sĩ Lý Bạch không? Tôi thích nhất là hai câu thơ sau đây của Lý Bạch: “Cựu hoài dật hưng trán tư phi, dục thương thanh thiên lão nhật nguyệt”. Thi sĩ này có dã tâm rất lớn. Ông ta muốn lên trời, tay trái ôm lấy mặt trời, tay phải giữ lấy mặt trăng. Thế Sở tôi khoái nhất ông ta ở đó. Bây giờ thì mặt trăng và mặt trời đều ở hai bên tôi. Thế Sở cười lớn, lắc mạnh đều khiến những giọt rượu bay lên người A Thái và Băng Nhi. Các cô có bao giờ nghe nói là mặt trăng và mặt trời cũng bị mưa không? Băng Nhi và A Thái nhìn nhau cười to. Đường thở phào, nói thật lúc đầu chàng hơi lo, chàng tưởng chừng như ngòi nổ của cuộc chiến lại bắt đầu, chàng chỉ sợ là buổi uống rượu vui vẻ này lại bị đổ vỡ. Nhưng hình như nguy cơ đã bay đi. Sung sướng, Đường nâng cao ly rượu lớn: Nào, mời tất cả cạn ly nào! Cạn ly! Kết quả tất cả đều say, say một cách khủng khiếp. Đường không nhớ nổi tối hôm ấy chàng đã làm thế nào trở về được phòng mạch. Hình ảnh cuối cùng mà chàng nhớ được là bốn người đã tựa vào nhau loạng choạng trên phố, riêng Băng Nhi vừa đi vừa hát, điệp khúc lặp lại mãi bốn câu. “Và thế này, em đã cùng anh đi đến góc trời Dẫm nát vạn núi cao, cùng anh ta xây nhà Và cứ thế em cùng anh đi khắp chân trời Dẫm nát đi ngày với tháng, để tóc đen thành đầu tóc bạc”. Trang 37/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Chương 6 - Và như vậy ở đời thường khi tình cảm con người chỉ bắt đầu bằng một chữ “tình cờ”, gặp nhau, quen nhau rồi trở thành tri kỷ. Sau mùa mưa thì Băng Nhi, A Thái, Mộ Đường và Thế Sở đều trở thành bạn khắng khít. Mưa qua khô đến, sự qua lại thường xuyên hơn. Đường thường qua nhà “ảo tưởng” ngồi, cũng như đám Băng Nhi cũng thỉnh thoảng ghé qua phòng mạch. Mùa khô đã đến, những cuộc đi chơi xa ngoài trời. Có nhiều lúc Đường nghĩ đây là một cuộc kết hợp tương xứng Thế Sở với Băng Nhi, còn A Thái với chàng, nếu có một sự kết hợp tiếp theo cũng là chuyện tự nhiên. Nhưng thật ra, chẳng hiểu sao dù cả hai không gì ngăn cách nhưng mỗi lần ngồi bên nhau chuyện vãn là đề tài lúc nào cũng vờn quanh Thế Sở với Băng Nhi. A Thái kể tỉ mỉ cho Đường nghe chuyện cô ta với Băng Nhi ra sao? Rồi chuyện tình giữa Băng Nhi với Thế Sở như thế nào? – Tôi với Băng Nhi là bạn cùng lớp ở đại học khăng khít nhau ngay từ đầu. Nhà cô ấy ở Cao Hùng. Còn tôi thì ở Đài Nam, chúng tôi lại chung phòng trong ký túc xá, tốt nghiệp xong chúng tôi cùng được tuyển dụng vào xí nghiệp lắp ráp điện tử làm việc, thế là hợp nhau mướn phòng trọ. Tình cảm bạn bè còn khăng khít hơn chị em ruột thịt. A Thái đưa tay lên vuốt tóc, đó là thói quen, mái tóc dài và đen nhánh, từ lúc Băng Nhi cắt ngắn tóc. Cô ấy có vẻ ganh tị với mái tóc dài của bạn, thường rịt lấy tóc A Thái réo: – A Thái! Bạn bè có phúc đồng hưởng, có họa cùng chia. Tại sao tóc tôi cắt ngắn rồi mà cô chưa chịu cắt? Mặc Băng Nhi đòi hỏi, A Thái vẫn tiếc rẻ mái tóc dài của mình. – Băng Nhi là cô gái rất nhiệt tình, dễ cười, dễ khóc, dễ quậy. Cô ấy lại đẹp, thời còn là sinh viên biết bao bạn trai đeo đuổi Lạ một điều cô ấy chẳng để ý một ai Riêng tôi thì – A Thái cười thật thà – Tôi có đến hai bạn trai, nhưng rồi cũng không đến đâu cả. Anh biết không, mấy ông sinh viên họ chưa trưởng thành, hơi trẻ con Thành thử kết bạn một thời gian, mới thấy họ còn hôi sữa. Lúc tôi có bạn trai Băng Nhi thường cười tôi cho tôi là cả nghi. Không ngờ, vừa ra trường, trong một buổi dạ hội Băng Nhi đã đụng ngay Thế Sở và tuyên bố với tôi là đã bắt đầu yêu Và từ đó quay cuồng trong biển tình yêu điên cuồng, yêu vội. Thế Sở thì anh biết rồi, đẹp trai, cao lớn, ăn nói lịch thiệp, hiền, dễ thương Đáng yêu lắm, có điều hơi đào hoa. Nhưng mà đàn ông đẹp trai nào lại không bay bướm? Nhất là có tài nữa Chưa kể là cái môi trường của Đài truyền hình Lúc nào cũng tràn ngập chuyện phong lưu Rồi tin đồn Trong lúc Băng Nhi yêu lại yêu bằng tất cả trái tim, không phân tích thiệt hơn. Vì vậy mối tình của họ lúc nào cũng khiến cho người khác đứng tim. Không biết rồi kết cục chuyện tình sẽ ra sao? Đúng là mối tình giữa Băng Nhi và Thế Sở làm mọi người đứng tim. Một buổi hoàng hôn tháng bảy, trời rất nóng. Phòng khám bệnh đầy bệnh nhân. Chu Châu và Nhã Bội bị quay mệt nhừ. Giữ lúc đó A Thái xông vào nói lớn: Trang 38/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Anh Đường, đến ngay, hai người lại nổ to chuyện nữa kìa! Đường giật mình. Kinh nghiệm cho chàng thấy, khi A Thái đích thân đến cầu cứu thì tình hình phải nghiêm trọng lắm. Đường dặn dò Chu Châu: – Đừng phát thẻ nữa nhé! Người nào xem bệnh rồi thì cô phát thuốc, những người có thẻ rồi mà chưa khám thì cô hẹn mai! Cô mời họ mai đến đi. Và Đường theo A Thái phóng sang cao ốc “Đại Đế”. Mới đặt chân đến cửa, cảnh tượng đã khiến chàng bàng hoàng. Cả gian phòng là một bãi chiến trường, bình hoa, đồng hồ treo, đèn bàn, kính soi, bàn ghế, sách vở, đổ tứ tung trên nền nhà, ngay bức bình phong cũng gãy sứt nhiều mảnh. Hiện giờ thì hình như cuộc chiến đã tàn. Gian phòng yên lặng một cách dễ sợ. Đường nhìn kỹ mới thấy Thế Sở ngồi giữa đống sách báo, bất động. Không biết còn sống hay chết. Còn Băng Nhi ở đâu chả thấy? A Thái hét lớn: – Vậy là nguy rồi! Chắc họ chết cả rồi! A Thái chạy tới nắm vai Thế Sở lắc lắc: – Thế Sở! Thế Sở! Anh làm sao thế? Còn sống chứ? Thế Sở ngồi thẳng lưng dậy, vết sưng đỏ trên trán, vết cào trên mặt, áo rách tả tơi, không có vết thương nặng nào khác – anh đẩy A Thái ra mệt mỏi. – Tôi sống sờ sờ ra đây chứ có chết đâu mà rủa? – Thế còn Băng Nhi? – Băng Nhi hả? – Thế Sở có vẻ giận dữ - Cô ta núp trong phòng khóa cửa lại, tôi làm sao biết, chắc có lẽ đang cắt mạch máu tự tử không chừng. Có tiếng Băng Nhi từ phòng vọng ra: – Tôi không cắt mạch máu đâu, tôi sẽ tự thiêu cho xem! Đường nghe không rõ: – Gì? Cô ấy nói gì? – Cô ấy sẽ tự thiêu! Đường xanh mặt, lúc ấy đột nhiên A Thái la lớn: – Không xong rồi anh Đường ơi! Băng Nhi nó làm thật đấy! Thế Sở sao bê bối vậy? Hãy nhìn vào khe cửa xem, nó đang làm thật đấy! Đường nhìn về phía cửa phòng, chàng xanh mặt, từ khe cửa bên dưới, từ lỗ khóa, khói đang xông ra. Đường dùng vai tông mạnh lên gọi to: – Băng Nhi! Đừng giỡn nghen! Mở cửa ra mau! Trang 39/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao A Thái cũng dộng cửa rầm rầm. – Băng Nhi! Mi đừng ngu xuẩn như vậy! Nếu mi thiêu mà chết thì không nói gì, bằng ngược lại, giống như quỷ Dạ Xoa thì sao? – Sặc! Sặc! Chắc chắn là tôi sẽ chết! - Băng Nhi vừa ho vừa cả quyết – Các bạn cứ yên tâm, tôi đã quyết định tự thiêu, thì không những chết thôi mà thành tro, phải tan biến tất cả! Khói trong phòng xông ra nhiều hơn. Tiếng ho sặc sụa của Băng Nhi càng lớn, tình hình có vẻ nguy ngập. Đường hối: – Thế Sở! Gọi cứu hỏa ngay! Thế Sở nhìn về phía khe cửa, tay vuốt mũi. Khói xông vào làm chàng chảy nước mắt. Tình hình quả thật nghiêm trọng nhưng chàng vẫn cứng: – Cô ấy muốn chết thì cứ để cô ấy chết! A Thái thất thanh: – Thế Sở, không có án mạng anh không yên tâm phải không? Còn chần chừ gì nữa mà không đến giúp chúng tôi phá cửa? Thế Sở vẫn đứng bất động, mặt đỏ gay trừng trừng nhìn về phía khói. Đường luýnh quýnh thét lớn qua khe cửa: – Băng Nhi! Cô đừng có điên như vậy. Trên đời này không có cái chết nào đau đớn bằng cái chết tự thiêu! Chết thiêu trông dễ sợ lắm, đen đúa cong queo ghê lắm, cô đừng có khùng điên, hãy mở cửa ra mau! – Tôi đã quyết định chết thật đau đớn, Sặc! Sặc! Tôi muốn thành tro bụi Sặc! Sặc! Tôi vẫn không quên mối hận này, nó sẽ biến thành khói mây Tôi vẫn không quên Bây giờ đã cháy đến chân rồi. Tốt lắm! Tốt lắm! Thế Sở có vẻ không nhẫn nại được nữa hét to: – Băng Nhi! Em điên rồi hả? Em điên thật rồi hả? Thế Sở xông đến, dáng cao lớn đầy sức lực của chàng đẩy mạnh vào cửa, vừa đẩy chàng vừa la: – Em điên rồi, điên thật rồi, chết thiêu đau đớn lắm em biết không? Em đúng là đồ điên, đồ khùng, đồ ngu! Mở cửa ra mau nào? “Bùm” cánh cửa bị sức đẩy của ba người mở bật ra. Nhưng cảnh bên trong phòng lại làm tất cả ngỡ ngàng. Thì ra Băng Nhi đang ngồi tỉnh bơ trên thảm đang bỏ những chiếc quạt bàn đến hướng về phía cửa. Trông thấy Thế Sở đẩy cửa vào cô ta có vẻ hể hả. – Nào Thế Sở, anh bảo là anh muốn tôi chết, nhưng thật ra anh đâu đành lòng để tôi chết đâu? Thế Sở tức đến độ muốn thở khói ra lỗ mũi. Mắt trợn trừng, mặt đanh lại. – Cô Cô thật là Băng Nhi nghiêng nghiêng đầu cười tỉnh bơ. Trang 40/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Để tôi cháy thành tro anh đau khổ lắm không? Anh sợ tôi chết phải không? Bởi vì anh không thể sống thiếu tôi phải không? Thế Sở nghiến răng: – Em đúng là thứ vô liêm sỉ. Đột nhiên Thế Sở xông tới chụp lấy cánh tay của Băng Nhi đẩy vào lửa. – Chết này! Chết này! Cô muốn thiêu, tôi cho cô thiêu này! Băng Nhi cắn chặt môi yên lặng. Đường vội vã phóng tới kéo tay Băng Nhi ra. Những ngón tay trắng nõn của Băng Nhi đã bị bỏng đỏ. Đường tức giận thở ra: – Như thế này đủ chưa? Quý vị đâu phải trẻ con mà lại quậy nhau đến thành thương tật mới chịu? Thế Sở trừng mắt nhìn Băng Nhi nhấn mạnh từng chữ một: – Xong rồi, Băng Nhi, tôi phải nói rõ cho cô biết chuyện của chúng ta coi như chấm dứt. Từ nay về sau cô sống đời cô, tôi sống đời tôi. Cô đừng đến tìm tôi nữa, cũng đừng điện thoại cho tôi. Tôi thề là sẽ không nhìn đến mặt cô nữa. Nói xong Thế Sở quay lưng đi. A Thái bận rộn dập tắt lửa rồi đi mở cửa sổ để khói thoát ra ngoài. Thấy Thế Sở bỏ đi thật cô vội chạy tới chặn lại cười hỏi: – Anh đi thật ư? Chuyện cãi vã của quí vị là chuyện bình thường, có gì quan trọng vậy? Làm ơn ở lại đây, quí vị làm tùm lum thế này thì phải ở lại dọn dẹp chứ đi đâu? Băng Nhi ấm ức: – Hãy để cho anh ấy đi đi, người ta đang cần gặp Lục Phong đấy. – Vâng, tôi đang cần gặp Lục Phong. Không những chỉ có Lục Phong mà còn Giang Tiểu Huệ, Kha Mộng Lan,Tiêu Mỹ Cầm Thế Sở xổ ra một loạt, xong gằn giọng – Người mà tôi không muốn gặp bây giờ là cô đấy. Băng Nhi đứng bất động, mặt thất sắc: – Anh nói thật chứ? – Đương nhiên là nói thật. Bạn gái thì tôi có thiếu gì, đâu phải chỉ có một mình cô? Nói thật, từ lúc gặp cô tới giờ xúi quẩy quá. Cô nghe rõ này, Băng Nhi tôi đã chán cô lắm rồi. – Thế Sở! – Đường kêu lên. A Thái cũng hét lên: – Thế Sở! Trong khi Băng Nhi rắn lại. Trang 41/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Anh bảo là. anh đã chán tôi à? – Vâng! – Thế Sở lớn tiếng – Tôi đã quá chán. Băng Nhi cô biết cô thế nào không? Cô chỉ là một đứa trẻ mới lớn, không lớn nổi. Lúc nào cô cũng sống đầy kịch tính. Bây giờ tôi mệt mỏi lắm rồi, nói chuyện tình yêu với cô quá mệt mỏi. Tôi muốn nói lời vĩnh biệt cô! Nói xong Thế Sở quay lưng định bước ra. A Thái ngăn lại, khuôn mặt cười, mở miệng định nói thì Thế Sở lên tiếng trước: – A Thái, cô không muốn tôi rời khỏi đây à? – Không, anh đừng nên đi! – Vậy thì A Thái, nếu đó là ý của cô thì tôi sẽ ở lại. Nhưng việc ở lại này không phải là Băng Nhi mà là cô! Như một quả bom nổ, mặt A Thái tái hẳn, cô lắp bắp: – Anh anh định giỡn chơi hả? Thế Sở trầm giọng: – Cô biết là tôi không thích nói đùa. A Thái, em là người rất thông minh, em phải biết điều tôi nói là thật, mỗi lần tôi đến đây phải chỉ là vì có Băng Nhi đâu? Gian phòng đột nhiên rơi vào không khí im lặng đáng sợ. A Thái mở choàng mắt kinh ngạc. Dáng dấp cao lớn của Thế Sở vẫn sừng sững đứng yên. Băng Nhi như trời trồng, riêng Đường thì nhận thấy đây phải là lúc đột phá cái không khí chết cứng này, nhưng không hiểu sao chàng vẫn không mở miệng được. Cuối cùng, người mở miệng đầu tiên là Băng Nhi. – A Thái này! – Băng Nhi nhỏ nhẹ nói, A Thái ngơ ngác quay đầu lại. Băng Nhi nắm tay A Thái run giọng. – A Thái! Mi vẫn là bạn thân nhất của ta, ta muốn nói cho mi biết, bất cứ chuyện gì xảy ra trong đời này, thì tình bạn của chúng ta vẫn là tình bạn. A Thái thở gấp, những giọt nước đang muốn rơi. – Băng Nhi, bạn đừng nên nghĩ là tôi – Không! – Băng Nhi cắt ngang, khuôn mặt nghiêm túc – Đừng giải thích gì cả, tôi hiểu, tôi biết hết. Quay sang Thế Sở, Băng Nhi im lặng một chút rồi nói tiếp – Anh cứ ở lại, tôi đi đây. Băng Nhi bước tới nắm tay Đường – Anh Đường! Tôi có thể đến nhà anh tạm lánh nạn được không? Tôi không tự tin lắm, nếu không gỡ được thế bí này, chắc tôi phải tự thiêu thật đấy. Đường như sực tỉnh ra. – Được! Được chứ Băng Nhi, chúng ta cùng đi nào. A Thái nước mắt ràn rụa. Trang 42/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Không được! Băng Nhi! Mi không thể bỏ đi được, giữa tình thế này mi đi rồi sao? Khi không rồi đẩy tôi vào cuộc chiến của hai người. Tôi phải đi, đi khỏi đây mới đúng. Thế Sở nghẹn giọng: – Được rồi! Không ai phải đi khỏi đây cả. Từ đầu đến cuối chỉ có tôi là người đúng ra phải đi! Thôi tạm biệt! Thế Sở mở cửa và đi nhanh ra ngoài. Tất cả mọi người chẳng ai thèm giữ anh ta lại. Gian phòng tràn ngập sự im lặng. Băng Nhi lặng lẽ bước tới salon cúi đầu nhìn chằm chằm xuống những mảnh pha lê vỡ. A Thái đi theo và ngồi xuống cạnh Băng Nhi, đặt tay lên vai Băng Nhi nói khẽ: – Anh ấy cố tình chọc tức mi, đừng tin những lời anh ấy nói. Băng Nhi ngẩng đầu lên nhìn A Thái rồi đột nhiên òa khóc lớn. Ôm chặt lấy A Thái, Băng Nhi nói: – Tôi không thể cùng một lúc bị mất cả tình yêu và tình bạn, như vậy tôi sẽ chết. A Thái, tôi không thể mất bạn. – Ta bảo đảm với mi là mi chẳng bao giờ mất ta. – A Thái vội vã nói, cô cũng bắt đầu khóc. – Chỉ tại những lời nói bậy bạ của anh chàng điên ấy. Băng Nhi vẫn sướt mướt: – Vấn đề ở chỗ không phải là những lời nói bậy bạ đó mà là Tôi đã bị mất tất cả rồi! Băng Nhi vùi đầu vào lòng A Thái. Đường nãy giờ vẫn đứng yên, chàng không hiểu mình đóng vai trò gì trong vở kịch này? Chàng chỉ biết là khi thấy hai cô gái ôm nhau khóc sướt mướt thì tim chàng cũng thót lại, nước mắt như muốn dâng lên mi Trang 43/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Chương 7 - Qua ngày sau, Đường hầu như bận rộn suốt ngày. Mùa hè là mùa hoành hành của vi trùng. Dịch cúm giống như những cơn sóng biển hết đợt này đến đợt khác kéo theo. Bệnh viêm ruột và sốt xuất huyết đầy rẫy. Từ sáng cho tới chiều phòng khám hầu như đông nghẹt những đứa trẻ chưa đến tuổi đi học. Tiếng khóc, tiếng kêu la lúc nào cũng làm cho đầu óc Đường căng thẳng. Chàng định gọi điện thoại cho Băng Nhi nhưng không làm cách nào gọi được Mãi tới khi phòng khám sắp đóng cửa thì Băng Nhi tới. Băng Nhi đẩy cửa bước vào nói: – Anh cứ lo công việc của anh, để mặc tôi, tôi đợi được. Thế là Băng Nhi ngồi xuống ơ hờ chọn một tạp chí ngồi chăm chú đọc. Đường liếc nhanh thăm dò. Băng Nhi hơi ốm, hơi tiều tụy một chút. Chu Châu mang phiếu bệnh còn lại bước tới nói nhỏ vào tai Đường: – Bạn gái của bác sĩ hình như có điều gì buồn đấy. Trong khi Nhã Bội đứng cạnh đấy nói: – Lạ thật, sao cô ta không khi nào cười nhỉ? Hai cô gái có vẻ chăm chú theo dõi Băng Nhi rất kỹ. Trong khi Băng Nhi vẫn bình thản ngồi đọc báo, hết trang này đến trang khác. Bệnh nhân ra về hết, Chu Châu và Nhã Bội cũng ra về. Khép cửa lại, Đường cởi chiếc blu trắng ra, ngồi xuống ghế, mệt quá. Chàng vươn vai. Băng Nhi nhanh chóng đứng dậy bước tới máy bấm nút rót cà phê cho Đường. Băng Nhi dịu dàng nói: – Mời anh, quen anh đã lâu, chỉ có đêm nay mới thấy rõ sự bận rộn của anh. Nghề của anh chẳng thú vị tí nào cả. Đường thở dài: – Không thú vị, không lãng mạn. Tôi đã bảo rồi, cuộc sống của tôi từ xưa đến nay chỉ là cuộc sống bình lặng. – Tôi cũng chẳng thấy bình lặng – Băng Nhi lắc đầu nói – Anh phải chiến đấu từng giây từng phút chống lại bệnh tật, phải gây niềm tin cho cả bản thân và thân bằng quyến thuộc của bệnh nhân. Công việc hàng ngày của anh là công việc của một nhà khoa học với công việc của một vị thần. Như vậy mà anh bảo là bình thường. Đường ngẩn ra nhìn Băng Nhi: – Ồ, Băng Nhi, cô nói năng hoạt bát quá, cô biết phân tích, tư duy thông minh và phản ứng nhạy bén Những người con gái như vậy tạo hóa chỉ tạo được một trong số hàng ngàn hàng Trang 44/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao vạn người, chỉ một kỳ tích. Băng Nhi tiếp: – Anh mệt mỏi lắm phải không? Đúng ra thì tôi không nên quấy rầy trong giờ phút anh mệt mỏi như vậy Nhưng mà. Anh Đường, tôi đến đây đã thành thói quen rồi. – Băng Nhi cười nhẹ với chàng – Để tôi mat-xa (xoa bóp) cho anh một tí cho đỡ mệt nhé! Băng Nhi ra sau lưng Đường, hai tay ấn lên vai chàng. Những ngón tay thon nhẹ nhàng xoa. Gân cốt giãn ra. Một cảm giác thoải mái. Nhưng Đường không nhẫn tâm để Băng Nhi xoa nhiều. Chàng nắm lấy tay nàng kéo tới ngồi đối diện. – Ngồi đây. – Không khỏe hơn à? – Khỏe rồi, nhưng tôi thích ngồi đối diện với cô hơn. Bàn tay Băng Nhi run nhẹ trong tay Đường khiến chàng sực nhớ vết bỏng đêm qua của Băng Nhi chưa lành. – Đưa xem nào? – Không sao đâu. – Thì cứ đưa xem, cô đừng quên tôi là bác sĩ nhé! Băng Nhi chớp mắt: – Đúng ra tôi phải dự trù một phần chi phí cho anh. – Cô khỏi cần phải đóng bảo hiểm trước. Đường chăm chú nhìn bàn tay Băng Nhi. Vết bỏng đã phồng túi nước, đỏ và bóng. – Để tôi đi lấy thuốc. – Đừng vội. – Băng Nhi ngăn lại – Anh ngồi lại, ngồi lại nói chuyện với tôi, đừng đi đâu cả, vết bỏng ở tay tôi cũng không đến nỗi. – Thế còn vết thương trong tim? Đường buột miệng. Nhưng nói xong chàng lại thấy hối hận. Nói chẳng kịp suy nghĩ là một chứng bệnh hay lây của nhóm Băng Nhi đã truyền cho chàng. Tuy vậy, mỗi lần nói xong là Đường áy náy. Quả nhiên, nụ cười trên môi của Băng Nhi đã biến mất. Nàng ngồi co ro trên ghế một cách cô đơn phiền muộn. Đường đi lấy thuốc, căn phòng chìm trong yên lặng, vết thương bôi thuốc băng lại, công việc hoàn tất chàng mới vỗ nhẹ lên tay Băng Nhi. – Nhớ là đừng vô nước nhé! Băng Nhi đột nhiên nói: Trang 45/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – À! Tôi biết là tôi kỵ nước. Lúc xưa còn bé, thầy bói bảo tôi là không nên đến chỗ có nước nôi, tốt nhất là chẳng nên học bơi lội, vì tương lai có thể bị chết đuối. – Cô thì lúc nào cũng thế. Hết chết vì ngộ độc, tự thiêu rồi bây giờ đến chết đuối. Cô có vẻ thích thú với cái chết nhiều quá. Băng Nhi nhìn thẳng Đường. – Anh Đường! Anh là bác sĩ, xin anh hãy nói thật tôi nghe, tại sao con người phải sống? Đường suy nghĩ một chút. – Có lẽ vì con người bất hạnh lỡ có sự sống nên phải sống. Băng Nhi trừng mắt. – Giản dị như thế à? – Vâng. Suy nghĩ một chút Băng Nhi lại nói: – Anh Đường này. Anh có biết là anh hay làm tôi xúc động. – Hả? Băng Nhi. – Đường thở ra. Cô không nên nói như vậy. Thật hay giả vờ không cần. Cô cũng đừng nói thế. Vì cô biết không? Chỉ cần quấy động những giọt nước mắt trong hồ, cô nói thế làm cả Hỏa Sơn nổ tung. Cô nói một cách vô tâm. Còn người nghe thì không hẳn như vậy! – Bất chợt Đường lùi ra, tạo một khoảng cách giữa hai người, hớp một hớp cà phê, Đường hỏi qua việc khác: – Thế nào? Giữa cô với A Thái bây giờ ra sao? – Tốt. – Tốt. Băng Nhi ngẩng lên ngồi tựa cằm vào gối. – Không. – Không? – Vâng. – Băng Nhi lắc đầu – Anh biết không, suốt ngày hôm nay chúng tôi không nói với nhau được lời nào cả. Trước kia thì khác, không có chuyện gì cũng tán gẫu được tới khuya. Bây giờ thì khác, hết rồi. Tất cả cũng tại cái tay chết bầm Thế Sở. Đường yên lặng nghe Băng Nhi nói tiếp: – Anh Đường! Anh hãy nói thật nhé! Có phải tôi tôi hay làm cho mọi người mệt mỏi lắm phải không? Đường thành thật: Trang 46/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Phần nào – Anh có sợ không? – Tôi Tôi à? Tôi thì không. – Tại sao? Đường cười. – Bởi vì Nếu được mệt mỏi như vậy thì cũng là cái phúc Cô biết không, tôi hằng mong có người mang đến cho tôi sự hụt hơi mà chưa được. Vì nếu nói rằng con người bất hạnh vì có sự sống thì cũng phải nói là con người hạnh phúc vì có tình yêu hạnh phúc có đến với ta không bởi con đường van xin. – Hạnh phúc? – Vâng, được đày đọa, mệt mỏi vì tình yêu cũng là một hạnh phúc. Băng Nhi chớp chớp mắt. Đột nhiên cô ta đứng lên tới trước Đường rồi đột ngột cúi xuống ôm choàng lấy Đường, một nụ hôn chớp nhoáng lên môi. – Anh Đường! Anh làm tôi xúc động, xúc động quá! Nói xong cô ta quay lưng lại xông ra mở cửa chạy thẳng ra ngoài. Đường như pho tượng ngồi yên. Chỉ có quả tim đập nhanh và đôi tai nóng hẳn lên. Không phải đâu Băng Nhi, cô mới chính là người đã khiến cho tôi xúc động. Chính tôi mới là kẻ bị xúc động. Ba hôm sau Băng Nhi lại đến phòng mạch của Đường. – Anh Đường, quen biết anh lâu rồi nhưng lần nào nói chuyện cũng đều ở trong phòng khám đối diện với một lô thuốc men, đôi lúc tôi có cảm nghĩ tôi là bệnh nhân. Tối nay, tôi muốn ghé “nhà” anh trên lầu được không? – Dĩ nhiên là được, nhưng mà ở đấy không phải là “nhà” mà chỉ là nơi trọ của kẻ độc thân. – Vậy thì theo anh định nghĩa của nhà là gì? – Nhà được định nghĩa là nơi “ấm cúng” giống như ở bên cô tuy không có đàn ông nhưng rất ấm cúng. – Vậy thì nó hiện nay không phải là nhà nữa mà chỉ là phòng trọ của các cô nữ sinh. Băng Nhi cười, nụ cười không tự nhiên lắm và Đường đã đưa Băng Nhi lên lầu kẻ độc thân. Thật ra thì phòng cũng không nhỏ lắm, một căn phòng khách lớn phía ngoài, bên trong là hai phòng ngủ bố trí giản dị và trang nhã. Sách của Đường rất nhiều, những kệ sách, trong phòng khách, trong phòng ngủ đều đầy sách, Đường lại có thói quen coi đâu để đấy nên ngay trên salon, tủ, dưới thảm đệm cũng có. Vì vậy, trong phòng có treo tranh, có màn cửa, có bàn ghế Nhưng khi đặt chân bước vào thì ta không nghĩ đó là nhà mà là thư viện. Băng Nhi tò mò ngắm nghía. Trang 47/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Ồ, hèn gì! – Hèn gì thế nào? – Hèn gì tôi thấy anh không giống những ông bác sĩ khác, anh có vẻ nho nhã, thông thái, điều gì nói ra phải nghĩ nửa ngày mới hiểu. Tất cả những tư tưởng học vấn, sự uyên bác của anh đều do đây mà ra. – Đường có cảm giác được nâng lên mây. May mà chàng biết kiềm chế, bước tới trước mặt Băng Nhi nói: – Băng Nhi! Chúng ta thỏa thuận như thế này nhé. – Thế nào? – Cô đừng bốc tôi lên mây. – Tôi không hiểu? – Đừng giả vờ, tôi biết cô thông minh chắc chắn cô phải hiểu. Cô biết là tôi yến rượu lắm nên rất dễ say. – Mắt Băng Nhi chớp chớp. – Tôi không nói xạo. – Vậy thì rất lạ. Băng Nhi thành thật: – Tôi không thích nói khoác khi mình nghĩ thật, không phải là anh tựu lượng yếu mà là vì anh khiêm tốn, nếu không có nghĩa là anh cho rằng tôi chưa đủ kiến thức - Băng Nhi bước tới giá sách – Thôi tôi không nói nữa để không anh tưởng là tôi tâng bốc anh. Nhìn lên những quyển sách trên giá sách, đột ngột Băng Nhi nói lớn: – Ồ! Anh có nhiều sách dịch hay quá vậy: Đảo nước mắt, Tên gọi của hoa hồng, Quan hệ thân mật, Bốn mùa, Đồ sứ và Chim chích Anh có thể cho tôi mượn được không? – Dĩ nhiên là được. Băng Nhi bắt đầu gom những quyển sách muốn coi, Đường nói: – Đừng tham như vậy, lấy một ít về xem, xem xong đổi quyển khác. – Vâng! – Và Băng Nhi chọn lấy một ít cuốn. – Cô chọn sách như vậy làm sao mà biết quyển nào mình thích. – Tôi thích những quyển viết giản dị rõ ràng, sợ nhất là những sách lý luận mô tả lộn xộn. Cuối cùng Băng Nhi mượn bốn cuốn: Trang 48/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Bốn mùa, Kết quả của mối tình, Đồ sứ và Chim Chích. – Đủ cả nhé: Trinh thám, khủng bố, ái tình, văn nghệ cô đều chọn chỉ còn thiếu có tiểu thuyết giả tưởng thôi. Băng Nhi đặt đống tiểu thuyết sang bên, ngồi xuống ghế hỏi: – Có gì uống không anh? – Có trà. Băng Nhi đứng dậy. – Vậy thì để tôi đi pha vậy. Đường chận lại. – Không được, để tôi, cô là khách. Băng Nhi kéo Đường lại. – Ngồi xuống đi ông, tôi không phải là khách, trừ trường hợp anh không muốn tôi đến đây nữa, bằng không anh phải để tôi tự do, tôi sẽ tự tìm ra bình trà, anh cứ yên tâm. Quả thật, Băng Nhi đã tìm ra bình trà và cả tách trà, bình đựng nước nóng. Pha hai ly trà đặt trước mặt Đường, ngồi xuống ghế Băng Nhi nhìn quanh nói: – Thế này đã là nhà rồi, ấm cúng yên tĩnh, tiện nghi lại có nhiều sách như vầy thì làm sao có cảm giác trống trải được – Ngừng một chút Băng Nhi quay qua nhìn Đường. Ánh mắt buồn tư lự - Anh Đường này, chuyện giữa tôi và Thế Sở coi như đã thật sự chấm dứt! Đường hồ nghi: – Sao vậy? Nghe nói mỗi lần hai người gây nhau dù có long trời lở đất thế nào cũng giảng hòa nhanh chóng lắm mà. Băng Nhi chậm rãi: – Nhưng lần này không giản dị như sự cãi nhau. Đây là một sự kết thúc rất đau đớn, đau đến nỗi ta không biết xử lý như thế nào. – Băng Nhi hướng mắt về phía cửa sổ một lúc sau mới quay lại. – Hay để tôi đi gặp Thế Sở. – Đừng, tuyệt đối không nên. – Băng Nhi đáp – Sáng nay tôi đã gặp anh ấy, chúng tôi đã thành thật trình bày, anh ấy thừa nhận là đã có cảm giác kích động và mới mẻ mỗi khi gần tôi, nhưng giờ thì anh ấy thấy rằng tôi không sống thật giống như người đang sống ở thời đại này, nói khác đi anh ta cho rằng anh ta đã trưởng thành còn tôi thì vẫn con là đứa con nít. Chuyện yêu đương giữa tôi và anh ấy là một điều “ấu trĩ”. Nói hết như vậy thì còn cứu vãn tình hình sao được. Tóm lại, tất cả đã kết thúc, nói rõ ràng là tôi đã bị “đá”. – Băng Nhi cúi xuống mân mê mép váy – Tôi cho rằng lần này Thế Sở đã thực sự thức tỉnh. Trang 49/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Đường yên lặng, trong cái không khí này chàng nghĩ có nhiều lời cũng vô ích. Con người khi đã bị vết thương ở trái tim thì chỉ có thời gian mới chữa lành, là bác sĩ cũng phải bất lực thôi. Gian phòng chìm trong yên lặng. Đột ngột Băng Nhi vươn vai tươi hẳn ra. – Thôi đừng nhìn tôi một cách rầu rĩ như vậy, xem này tôi vẫn còn sống, vẫn vui vẻ chứ đâu có hai chữ “thất tình” trên mặt đâu? Vả lại Không nên làm tan vỡ sự yên lành êm ấm của ngôi nhà này Băng Nhi nhìn quanh rồi tiếp – Anh Đường, anh có biết là anh có một trái tim cao quý, không phải là cao quý mà còn rộng rãi Đường có cảm giác như đi trên mây. – Thế à? Băng Nhi xác nhận: – Vâng, ngay từ lần đầu gặp anh tôi đã cảm thấy anh có cái vẻ gì đặc biệt cao quý, tao nhã. Anh giống như là một cánh đồng bằng phẳng sinh động, xanh ngát. Đó là lý do tại sao tôi thích đến đây với anh. Mỗi lần từ trên trời sao suýt rớt xuống là tôi đáp nhanh về phía cánh đồng cố tìm điểm tựa, tìm cảm giác bình an. Anh có hiểu ý tôi không? – Hiểu chút đỉnh. Băng Nhi ngồi xích lại gần Đường choàng tay qua vai chàng khẽ gọi: – Anh Đường! Băng Nhi, thế này là không công bình trái tim của Đường như gào lên, tôi đã khuyên cô đừng làm tôi bay bổng. – Băng Nhi, cô biết cô đang làm gì không? Cô bị choáng bởi Thế Sở. Tim cô hiện đang đầy cảm giác thua cuộc. Thật ra cô chưa hiểu tôi nhiều, cô cũng chưa xác định rõ ràng tôi là cánh đồng hay là trái núi cao. Cô tiếp cận tôi chẳng qua vì cô đang đau khổ, đang thất vọng – Không, anh đã hiểu sai tôi rồi – Băng Nhi nói – Anh đừng đánh giá thấp vậy Băng Nhi kéo đầu Đường về phía mình, mắt say đắm. – Anh Đường, em có đáng ghét lắm không? – Không, cô rất đáng yêu. – Vậy thì - Cô thở nhẹ - Anh hãy hôn em đi. Đường chống trả: – Không. – Tại sao vậy? – Thế này thì không công bình. Trang 50/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Với em? – Không, với tôi. – Tại sao? – Vì cô chỉ muốn chứng minh rằng cô vẫn còn có sức lôi cuốn, vẫn còn làm đàn ông chúng tôi động lòng. – Có nghĩa là em thất bại? – Băng Nhi chớp mắt, hai giọt lệ lăn trên má – Anh muốn nói là em đã mất sự lôi cuốn không làm anh động lòng được phải không? – Ồ! Băng Nhi! Em biết không, em đáng yêu biết chừng nào? Anh đã dùng tất cả để tránh xa em nhưng không được, không được, thật là không công bình, cả em và cả anh nữa. Em như con thú đang bị thương, đang cần sự vuốt ve an ủi, đang cần chỗ dựa tình yêu, đó là việc khác, vì khi vết thương của em đã lành em nhận thấy rằng em hành động điên rồ cho cả em và cả người khác – Thôi em hiểu rồi – Băng Nhi đột ngột nói, nàng buông Đường ra – Xin lỗi anh! – Mặt Băng Nhi đỏ gấc, nỗi đau khổ tuyệt vọng tràn ngập – Tôi Tôi đã tự làm nhục chính mình – Và nàng quay mình định chạy vội ra cửa, Đường giữ lấy Băng Nhi lại kéo vào lòng mình, cúi xuống, môi chạm môi. – Băng Nhi! Ồ! Băng Nhi! Mặc kệ tất cả! Công bình hay không công bình cũng được! Tôi đã say rồi! Nụ hôn gắn chặt, Đường siết chặt lấy Băng Nhi, trái tim chàng đập mạnh, mỗi tiếng đập đều như réo gọi. Băng Nhi! Băng Nhi! Băng Nhi! Trang 51/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao Chương 8 - Ba ngày kế tiếp, mỗi khi tan sở là Băng Nhi đến phòng khám của Đường ngay. Trước đây ba bữa ăn trong ngày của Đường đều rất đơn giản, sáng một miếng bánh mì kẹp thịt, một ly sữa tự pha coi như xong. Buổi trưa và bữa ăn tối do chu Châu và cô Tú gọi hộ từ tiệm cơm ngoài phố “thức ăn chế biến sẵn” là sản phẩm cực thịnh của xã hội hiện đại, chuyên cung cấp cho giai tầng bận rộn suốt ngày. Dù phòng khám có trang bị bếp núc và phòng ăn, nhưng lúc nào cũng bỏ trống. Tối nào khoảng sáu, bảy giờ là Băng Nhi cũng đến. “Thức ăn chế biến sẵn”. được gọi thêm một phần, Băng Nhi ngoan ngoãn tham dự xong là ở lại trong Phòng phụ sắp xếp sách báo vương vãi bởi bệnh nhân. Nếu có bà mẹ nào cùng dẫn con đến thì nàng phụ giúp chăm sóc trẻ con, có điều ít khi Băng Nhi vào phòng bệnh. Điều này sau đó Đường mới biết Băng Nhi sợ kim tiêm và máu. Sự hiện diện của Băng Nhi làm cho không khí phòng khám thay đổi. Chu Châu nói: – Thế này thì chắc sắp rồi. Nhã Bội hỏi: – Sắp gì? – Thì bác sĩ Đường của chúng ta sắp vào vòng rồi. – Sắp gì mà sắp, đã rồi chứ! Hai cô gái được dịp cười khúc khích. Nhã Bội hỏi: – Thế còn ao cá của mi đến đâu rồi? – Cũng đâu bỏ trống, mấy tuần nay ông anh tao đưa mấy ông bạn đồng nghiệp chủ nhật nào cũng xuống câu. Tuần trước mới câu được con cá tám cân, ba người hợp lực mới kéo nổi lên bờ, vui dễ sợ Câu chuyện cái ao cá của Chu Châu lảng vảng bên tai, nhưng bây giờ đã thật xa, thật xa với Đường. Không biết đến bao giờ chàng mới có dịp đến đó. Bất giác Đường nhìn ra cửa sổ nhìn đồng hồ. Giờ này sao Băng Nhi chưa đến? Cái tâm trạng chờ đợi lúc nào cũng ngập đầy trái tim, ngập đầy suy nghĩ của Đường. Suốt ba ngày Đường như ở trên trời. Băng Nhi bình thản ngoan ngoãn ngồi trong phòng chờ đợi. Hôm nào cũng ngồi đến khuya, nếu không có việc gì làm thì cô ta đọc sách, đọc một cách chăm chú. Đến độ nhiều lúc Đường chẳng dám tin đấy là cô gái đã từng “quậy”, từng uống thuốc độc dược, từng coi nhẹ cái sống, từng hét, từng la Ba hôm đó Băng Nhi có vẻ dịu dàng, dễ thương như một nữ tu. Mỗi tối, sau khi công việc khám bệnh của Đường kết thúc, họ thường kéo nhau lên lầu. Cửa vừa Trang 52/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao khép lại là Băng Nhi sà vào lòng chàng kề môi bên tai: – Em nhớ anh, nhớ anh quá! Cả người Đường nóng bừng lên vì sự cuồng nhiệt của Băng Nhi. – Nhưng anh anh vẫn luôn ở bên cạnh em mà? – Vẫn bên cạnh? Mặt trời tinh tú Tất cả vẫn ở trong tầm mắt ta. Anh là bác sĩ anh biết cái nhìn của con người đến đâu. Nhưng bên cạnh không có nghĩa là có lẽ là anh không hề nghĩ tới em. – Ai nói là anh không hề nghĩ tới em? – Đường siết chặt Băng Nhi. – Mỗi sáng khi mở mắt ra là anh đã nghĩ tới em, mãi năm sáu giờ chiều là lòng anh bắt đầu bồn chồn, nhìn ra cửa mấy lần. Mỗi lần có người đẩy cửa là anh nghĩ đến em Nếu biết tình yêu biến con người thành ngơ ngẩn như vậy, tốt nhất đừng nhảy vào. – Bây giờ anh thấy ân hận à? – Không, mới lạ! Và tiếp đó là nụ hôn, nụ hôn nồng cháy, nụ hôn nồng nàn nụ hôn say đắm Họ chìm trong mơ Nhưng rồi lúc nào cũng vậy Băng Nhi cũng kịp thoát khỏi vòng tay Đường, nàng đi nấu nước, pha trà xoa bóp khiến những cơ bắp của Đường thư giãn. Có một lần Băng Nhi có vẻ lúng túng, ngập ngừng một chút. – Anh cũng biết, em không phải là người có tính bảo thủ, anh lại có vẻ hời hợt chi li, vì vậy trên phương tiện trách nhiệm tình cảm của chúng ta phát triển quá nhanh, anh lại từng nói sự hiểu biết của em về anh chưa nhiều nên nhiều khi em thấy không muốn để anh bận tâm về em rồi hối hận. Băng Nhi có vẻ rành tâm lý quá. Hai tiếng đồng hồ còn lại hôm ấy họ đã sống êm đềm, ngọt ngào trong hạnh phúc. Thảo luận về tiểu thuyết, về cuộc đời, về dĩ vãng của từng người, về tương lai lý tưởng và trách nhiệm Thời gian trôi nhanh, để giấc ngủ của Đường điều độ, lúc nào Băng Nhi cũng rời phòng trước khi đồng hồ gõ một giờ khuya. Chưa bao giờ Đường thấy hạnh phúc như lúc này. Không uống rượu mà say. Ý say như lởn vởn, lảng vảng trong phòng. Ánh mắt Băng Nhi như rượu, cụ cười như rượu. Nhất cử nhất động của nàng đều làm cho chàng say. Đôi lúc một mình Đường giật mình khi phát hiện ra sự cuồng nhiệt của chính mình. Nhưng nếu có những người đi trong lòng người đẹp thì cái chết cũng không đán hận. Một tư tưởng thật lãng mạn. Bệnh lãng mạn là chứng bệnh lây. Băng Nhi có giọng hát hay, âm thể lẫn một chút trẻ con. Đường không làm sao quên được bài hát “Và cứ thế em cùng anh đến tận chân trời” mà hôm uống rượu say Băng Nhi đã hát, nhưng từ khi đó đến nay, chưa bao giờ Đường nghe lại được bài đó, dù Băng Nhi vẫn thích hát. Mỗi lúc bên nhau, Đường ngồi trên ghế, Băng Nhi ngồi dưới thảm tựa đầu trên đầu gối chàng, miệng hát nho nhỏ. Đường không rành lắm những bản nhạc mới, có điều chàng biết bài hát rất tình cảm. – Em hát bài gì đấy? Trang 53/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Bài “Bây giờ em mới hiểu”. – Bài gì? – “Bây giờ em mới hiểu” – Băng Nhi lặp lại, đôi mắt sáng long lanh quyến rũ. Nàng hát lớn hơn: Bây giờ em mới hiểu Trời có hoảng sợ, đất có già Nhưng ân tình tao ngộ Mãi mãi bên nhau Bây giờ em mới hiểu Dĩ vãng là khói mây Mộng xưa có tàn Nhưng anh và em Mãi mãi bên nhau đến bạc đầu Băng Nhi hát xong, đặt tay lên gối nói dịu dàng. – Anh Đường, hãy chấp nhận cho em một giấc mơ cuộc sống mới bên anh, anh nhé! Băng Nhi! Những đợt sóng nhỏ nhấp nhô trong tim Đường hợp lại thành cơn sóng ào ạt tràn ngập. Băng Nhi! Băng Nhi. Ngày thứ tư, A Thái đến tìm Đường, đó là ngày thứ bảy. Mười một giờ trưa phòng khám đã đóng cửa, cô Lan và cô Mẫn đã về nhưng Đường chưa khép cửa. Chàng nghĩ là Băng Nhi sẽ đến. Trong lúc chờ đợi thì A Thái đến, vừa bước vào cửa A Thái nói ngay: – Anh Đường, tôi có thể nói chuyện với anh một chút chứ? Đường bảo chàng rất vui khi A Thái đến. Mấy ngày nay chàng đã khuyên Băng Nhi nên làm lành với A Thái, đừng giận hờn nữa, nhưng Băng Nhi cứ thở ra. – Nếu giận được cũng đỡ, anh biết tính em không giận dai. Nhưng vấn đề ở đây là bọn em vẫn cùng nói chuyện, cùng đến sở, có điều tình cảm vui vẻ xưa kia đã mất. Đường nghĩ, về cơ bản bạn bè thì giữa hai người con gái vẫn còn đó. Chỉ tại thời điểm này, bức tường ngượng nghịu vẫn chưa phá vỡ được. Bây giờ A Thái đã đến, chỉ cần có sự hiện diện của Băng Nhi là chàng sẽ mời hai người dùng cơm, biết đâu tình cảm sẽ nối lại như xưa. Đường vui vẻ: – A Thái, ngồi đây uống ly cà phê nhé, đợi tí Băng Nhi đến chúng ta sẽ cùng ăn, tôi biết cô thích ăn đồ biển lắm. Chúng ta cùng đến nhà hàng Hoa Mai nhé. A Thái ngẩn ra có vẻ bất an: – Ồ! Băng Nhi sắp đến rồi à? – Vâng, cô ấy sẽ đến. A Thái lắc đầu: – Vậy thì tôi đi đây. Đường chặn lại cười nói: – Cô vừa bảo là cô có chuyện cần nói với tôi cơ mà. – Thôi để hôm khác. Đường nhiệt tình: Trang 54/101
- Mùa Xuân Cho Em Quỳnh Dao – Đừng đi, đừng đi. Giữa hai người có việc gì vậy? Tại sao phải làm khổ nhau như vậy? Băng Nhi khi đến đây đều nói cô với vẻ bứt rứt. Thật ra thì cô ấy đâu có trách gì cô. A Thái ngẩng lên nhìn thẳng vào Đường với đôi mắt lạ. – Anh Đường anh với Băng Nhi yêu nhau à? Đường bối rối: – À có lẽ vậy. – Tại sao lại có lẽ. Có hay không có? Đường thành thật: – Vâng, thì có. A Thái kêu lên: – Anh Đường, anh không cảm thấy là đột ngột lắm sao? Không thể như vậy được, chuyện không bình thường. Đường ngồi thẳng dậy: – Bình tĩnh nào, cô nghĩ là tôi với Băng Nhi không có quyền yêu nhau à? A Thái lắp bắp: – Không phải như vậy, anh phải sửa tên lại là Vô Thể Đường mới đúng, anh đã làm một việc rất hoang đường, vô thể thống. Đường nổi nóng: – Sao vậy? Thế Sở có quyền yêu Băng Nhi, còn tôi thì không à? Tôi kém hơn hắn ư? A Thái cũng lớn tiếng: – Không phải? Chẳng lẽ anh không biết là chuyện cãi nhau giữa Băng Nhi và Thế Sở chỉ có tính cách tạm thời. Họ cắn đắn nhau chỉ vài hôm rồi lại giải hòa, lúc đó rồi anh ăn làm sao, nói làm sao Đường bối rối: – Không, A Thái. Đến giờ này cô còn chưa biết Thế Sở đã nói lời yêu cô rồi à? Không lẽ mấy hôm nay, hai người không hẹn hò bên nhau à? A Thái đỏ mặt, lệ đọng ra khóe mắt: – Tôi chẳng có hẹn hò gì với Thế Sở nào cả. Mấy hôm nay tôi chẳng hề gặp anh ấy. Hôm cãi nhau với Băng Nhi anh ta cố ý đưa tôi vào cuộc Vâng, anh ta đã cố tình khiến Băng Nhi đau khổ. Lần nào cũng vậy, cãi nhau là họ triệt nhau bằng mọi ngôn từ, đủ cách Không chừa một cách đay nghiến nào. Nhưng với họ đó là chuyện bình thường, còn riêng anh, anh là đồ khùng, đồ điên. Tại sao anh không đứng bên ngoài cho khách quan, anh nhảy vô làm chi? Trang 55/101