Luận văn Phân tích tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế từ việc trồng lúa của nông hộ ở xã Cần Đăng - Huyện Châu Thành - tỉnh An Giang

pdf 107 trang ngocly 2630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế từ việc trồng lúa của nông hộ ở xã Cần Đăng - Huyện Châu Thành - tỉnh An Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_tinh_hinh_san_xuat_va_hieu_qua_kinh_te_tu.pdf

Nội dung text: Luận văn Phân tích tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế từ việc trồng lúa của nông hộ ở xã Cần Đăng - Huyện Châu Thành - tỉnh An Giang

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ VIỆC TRỒNG LÚA CỦA NÔNG HỘ Ở XÃ CẦN ĐĂNG - HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH AN GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: LÊ QUANG VIẾT PHẠM THỊ KIM SANG MSSV: 4054247 Lớp : Kinh tế nông nghiệp 1 Cần Thơ, 05/2009
  2. LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình học tập tại khoa Kinh Tế QTKD – trường Đại học Cần Thơ. Em đã được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô và đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân, đặc biệt là trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế QTKD – trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt là thầy Lê Quang Viết đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này. Em xin gởi cám ơn chân thành đến các chú, anh chị ở phòng Nông Nghiệp huyện và các anh chị ở xã Cần Đăng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em khảo sát thực tế và thu thập số liệu tại địa phương, cám ơn các bạn cùng nhóm đã giúp em trong việc trao đổi kinh nghiệm cũng như trong học tập. Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô, cùng các chú, anh chị ở phòng Nông Nghiệp huyện và xã Cần Đăng ngày càng dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong cuộc sống. Ngày tháng .năm 2009 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Kim Sang i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực. Đề tài này không trùng với bất kỳ đề tài khoa học nào. Ngày tháng năm 2009 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Kim Sang ii
  4. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Châu Thành, ngày tháng năm 2009 Thủ trưởng đơn vị iii
  5. NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Họ và tên người hướng dẫn: LÊ QUANG VIẾT Học vị: Chuyên ngành: Cơ quan công tác: Bộ môn Marketing, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ KIM SANG. Mã số sinh viên: 4054247 Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Tên đề tài: Phân tích tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế từ việc trồng lúa của nông hộ ở xã Cần Đăng huyện Châu Thành tỉnh An Giang NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo 2. Về hình thức 3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn iv
  6. 5. Nội dung và các kết quả đạt được 6. Nhận xét khác 7. Kết luận Cần Thơ, ngày tháng năm 2009 Giáo viên hướng dẫn Lê Quang Viết v
  7. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Cần Thơ, ngày tháng năm 2009 Giáo viên phản biện vi
  8. MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 1.2.1. Mục tiêu chung 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 1.3.2. Không gian 2 1.3.3. Thời gian 2 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2 CHƯƠNG 24: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4 2.1.1. Khái niệm kinh tế nông hộ 4 2.1.2. Một số khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính khác 5 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa 6 2.1.4. Những mô hình khoa học được người dân áp dụng trong sản xuất 8 2.1.5. Lịch thời vụ 11 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu 12 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 12 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 13 2.2.4. Phương trình hồi quy tuyến tính 14 CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 16 3.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG 16 3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Ở HUYỆN CHÂU THÀNH – vii
  9. TỈNH AN GIANG 17 3.3. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA HUYỆN PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 20 3.3.1. Về cơ giới hóa công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch 20 3.3.2. Về điện khí hóa các trạm bơm tưới tiêu 20 3.4. THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, THỦY SẢN CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH 21 3.4.1 Trồng trọt 21 3.4.2. Chăn nuôi 25 3.4.3. Thủy sản 27 3.5. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT LÚA CỦA XÃ TỪ NĂM 2006 – 2010 28 3.5.1. Vị trí địa lý 29 3.5.2. Địa hình 29 3.5.3. Khí hậu 29 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ VIỆC TRỒNG LÚA CỦA NÔNG HỘ Ở XÃ CẦN ĐĂNG -HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH AN GIANG 31 4.1. PHÂN TÍCH VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT 31 4.1.1. Các giai đoạn của quá trình sản xuất 32 4.1.2. Phân tích các yếu tố đầu vào 34 4.1.3. Phân tích các yếu tố đầu ra 35 4.1.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nâng suất lúa 36 4.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT LÚA 43 4.2.1. Chi phí sản xuất vụ Đông Xuân 44 4.2.2. Chi phí sản xuất vụ Hè Thu 44 4.2.3. Chi phí sản xuất vụ Thu Đông 45 4.3. PHÂN TÍCH VỀ HÀM LỢI NHUẬN SẢN XUẤT LÚA 51 4.3.1. Hàm lợi nhuận sản xuất vụ Đông Xuân 51 4.3.2. Hàm lợi nhuận sản xuất vụ Hè Thu 53 4.3.3. Hàm lợi nhuận sản xuất vụ Thu Đông 54 4.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ 56 4.4.1. Hiệu quả sản xuất giữa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu 56 viii
  10. 4.4.2. Hiệu quả sản xuất giữa vụ Đông Xuân và vụ Thu Đông 57 4.4.3. Hiệu quả sản xuất giữa vụ Hè Thu và Thu Đông 59 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 65 5.1. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ ĐE DỌA CỦA MA TRẬN SWTO TỪ VIỆC TRỒNG LÚA CỦA NÔNG HỘ 65 5.1.1. Điểm mạnh 65 5.1.2. Điểm yếu 66 5.1.3. Cơ hội 66 5.1.4. Đe dọa 67 5.2. MA TRẬN SWOT 68 5.3. GIẢI PHÁP HIỆN TẠI 69 5.3.1. Thông tin thị trường 69 5.3.2. Các chính sách tín dụng hỗ trợ 69 5.3.3. Gặp gỡ bốn nhà 69 5.4. GIẢI PHÁP CÓ TÍNH LÂU DÀI 69 5.4.1. Đào tạo nguồn nhân lực 69 5.4.2. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật 70 5.4.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế 70 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 6.1. KẾT LUẬN 71 6.2. KIẾN NGHỊ 72 ix
  11. DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Thực trạng và hiệu quả sản xuất lúa ba vụ của huyện Châu Thành 21 Bảng 2 : Thực trạng và hiệu quả sản xuất cây màu của huyện Châu Thành 23 Bảng 3: Thực trạng và hiệu quả chăn nuôi của huyện Châu Thành 25 Bảng 4: Thực trạng và hiệu quả nuôi trồng thủy sản của huyện Châu Thành 27 Bảng 5. Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lương lúa của xã giai đoạn 2006 – 2010 28 Bảng 6: Tỷ lệ (%) hộ áp dụng khoa học kỹ thuật 31 Bảng 7: Hình thức cắt, suốt lúa của nông hộ 34 Bảng 8:Kết quả phân tích các yếu tố chi phí ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ năm 2007 - 200837 Bảng 9. Kết quả phân tích các yếu tố chi phí ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ năm 2007 – 2008 38 Bảng 10. Kết quả phân tích các yếu tố chi phí ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ năm 2007 – 2008 40 Bảng 11: Các khoản chi phí đầu tư bình quân gữa các vụ Đôngg Xuân, Hè Thu và Thu Đông 43 Bảng 12: Các khoản chi phí trung bình cả năm giữa các vụ Đông Xuân, hè thu và Thu Đông 46 Bảng 13. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất lúa của nông hộ 2007 – 2008 52 Bảng 14: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất lúa của nông hộ 2007 – 2008 54 Bảng 15: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất lúa của nông hộ 2007 – 2008 54 Bảng 16: Hiệu quả sản xuất lúa giữa vụ Đông xuân và Hè Thu 56 Bảng 17: Hiệu quả sản xuất lúa giữa vụ Đông xuân và Thu Đông 57 Bảng 18: Hiệu quả sản xuất lúa giữa vụ Hè Thu và Thu Đông 59 Bảng 19: Một số chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ giữa vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông 62 x
  12. DANH MỤC HÌNH Trang Biểu đồ 1: Chi phí sản xuất giữa vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Thu Đông 43 Biểu đồ 2: So sánh tổng doanh thu, tổng chi phí và tổng lợi nhuận giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu 56 Biểu đồ 3: So sánh tổng doanh thu, tổng chi phí và tổng lợi nhuận giữa vụ Đông Xuân và Thu Đông 58 Biểu đồ 4: So sánh tổng doanh thu, tổng chi phí và tổng lợi nhuận giữa vụ Hè Thu và Thu Đông 59 xi
  13. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT  Tiếng Việt CK Chứng khoán. NĐT Nhà đầu tư. SGDCK Sở giao dịch chứng khoán. TNHH Trách nhiệm hữu hạn. TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh. TTCK Thị trường chứng khoán. TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán. TTLKCK Trung tâm lưu ký chứng khoán. UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. VN Việt Nam. Tiếng Anh HOSE Hochiminh Stock Exchange (sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh). OTC Over The Counter (thị trường phi tập trung).
  14. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đồng bằng sông Cửu Long được tạo thành bởi sự bồi đắp phù sa của chín nhánh sông – dòng sông Mê Kông huyền thoại, là dựa lúa lớn nhất của Viêt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh và tỉnh An Giang là khu vực có diện tích trồng lúa lớn nhất so với các tỉnh với những điều kiện thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi như hệ thống sông ngòi, kênh gạch chằn chịt, phù sa quanh năm được bồi đắp bởi hệ thống sông Hậu đất đai màu mỡ thích hợp cho việc trông lúa, người dân xã Cần Đăng - huyện Châu Thành – tỉnh An Giang đã tận dụng những gì thiên nhiên ban tặng để đưa vào quá trình sản xuất của họ. Mặt khác, nơi đây còn có được truyền thống trồng lúa lâu đời nên người dân đã tích lũy được bề dày kinh nghiệm trong sản xuất. Hiện nay trình độ dân trí ngày được nâng cao thì người sản xuất luôn nghỉ đến việc khai thác hiệu quả các nguồn lực đất, nước, lao động Từ kinh nghiệm thực tiễn, từ gợi ý của các trung tâm khuyến nông, từ các cơ quan phổ biến thông tin đại chúng nên hiện nay nhiều khu vực của huyện ngoài trồng lúa hai vụ cũng đã áp dụng trồng lúa ba vụ. Trong ba vụ Đông Xuân, Hè Thu, Thu Đông năm 2008 vừa qua, xã đã đạt được năng suất cao so với năm trước. Vậy quá trình sản xuất này diễn ra như thế nào?, mô hình sản xuất lúa có đạt hiệu quả kinh tế không? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, nên em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế từ việc trồng lúa của nông hộ ở xã Cần Đăng huyện Châu Thành tỉnh An Giang” 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là miêu tả và phân tích tình hình sản xuất, hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa hai vụ và lúa ba vụ của nông hộ ở xã Cần Đăng huyện Châu thành tỉnh An Giang. Từ đó đánh giá được hiệu quả kinh tế từ việc trồng lúa của nông hộ và đề xuất được các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của địa bàn nghiên cứu. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 1 -
  15. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích các yếu tố đầu vào và đầu ra của việc trồng lúa hai vụ và ba vụ của nông hộ. Phân tích về chi phí và lợi nhuận sản xuất từ việc trồng lúa của nông hộ Những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội, rủi ro trong quá trình trồng lúa của nông hộ ở địa phương Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Đề xuất một số giải pháp cụ thề nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất lúa hai vụ và ba vụ 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế từ việc trồng lúa của nông hộ ở xã Cần Đăng huyện châu Thành tỉnh An Giang. 1.3.2. Không gian Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi của xã Cần Đăng, huyện Châu Thành, An Giang trong năm 2007-2008 1.3.3. Thời gian Dựa vào số liệu do phỏng vấn từ các hộ trồng lúa ở xã Cần Đăng, huyện Châu thành, An Giang trong năm 2007-2008. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Châu Thị Kim Lan (2007). Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình lúa đơn và lúa cá ở xã trường xuân huyện châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Qua đề tài tác giả đã dùng phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích hồi quy tương quan, bên cạnh đó tác giả xử lý số liệu bằng phần mềm Excel để nhằm thấy được hiệu quả kinh tế của mô hình như: các chỉ tiêu tài chính của mô hình, so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình, đề xuất các giải pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong quá trình sản xuất lúa của nông hộ. Nguyễn Thị Thu Hương (2006). Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng”. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 2 -
  16. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp Qua đề tài tác giả đã dùng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh (So sánh các loại chi phí, thu nhập, thu nhập ròng trước và sau khi áp dụng mô hình 3 giảm – 3 tăng, mô hình IPM, mô hình giống mới) và phương pháp phân tích hồi quy bằng cách chạy số liệu thông qua phần mềm SPSS để nhằm thấy được: Mô tả thực trạng sản xuất của nông hộ liên quan các nguồn lực sẵn có, phân tích sự lựa chọn áp dụng khoa học kỹ thuật mới của nông hộ, nhận định và phân tích chính sách liên quan đến việc hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật mới, đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ đối với việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới, đề xuất các giải pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai và ứng dụng kỹ thuật đối với nông hộ sản xuất. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 3 -
  17. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm kinh tế nông hộ Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, hoặc kết hợp làm nghề. Sử dụng lao động tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ (hộ nông dân) là gia đình sống bằng nghề nông, họ có những đặc trưng riêng có một cơ chế vận hành khá đặc biệt không giống như nhũng đơn vị kinh tế khác như: ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối sử dụng và tiêu dùng. Nông hộ tiến hành sản xuất nông lâm ngư nghiệp, để phục vụ cuộc sống và người ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả kinh tế- xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Kinh tế nông hộ phát triển tạo ra sản lượng đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản xuất cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ. Kinh tế nông hộ là thành phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, ở nước ta hiện nay dân số và lao động sống ở nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng cao. Số lượng hộ gia đình ở nông thôn nói chung cũng như số hộ nông dân không ngừng tăng lên. Kinh tế nông hộ có những đặc điểm khác với các thành phần kinh tế khác như: vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng, các thành viên trong nông hộ thống nhất với nhau về hành động đều làm hết sức mình để có thu nhập cao cho gia đình. Sự phân công lao động lao động trong nông hộ có ưu điểm mà các thành phần kinh tế khác không thể có được: đó là tính tự nguyện, tự giác cao và tận dụng tối đa khả năng của mỗi người trong lao động. Trong quá trình quản lý phân phối sản phẩm được xử lý nhanh, kịp thời và các quyết định đều hành được đúng đắn. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 4 -
  18. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp Tóm lại, kinh tế hộ nông dân phát triển với tư cách là những đơn vị tự chủ, trong quá trình trao đổi mới đã có những đóng góp to lớn vào sản xuất của nước ta tạo ra sự tăng trưởng liên tục về lương thực và các ngành sản xuất khác trong nông nghiệp. Kinh tế hộ ở nông thôn là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế xã hội tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tiếp tục đẩy mạnh kinh tế hộ phát triển. Kinh tế hộ nông dân trong thời kỳ đổi mới không chỉ dừng lại ở kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc mà đang tự thân vận động theo quy luật phát triển kinh tế khách quan phục vụ công nghiệp hóa đất nước. Các hộ nông dân về kinh tế còn yếu kém từ chỗ sản xuất tự túc thiếu ăn vươn lên mức đủ ăn, từ sản xuất đủ ăn vươn lên sản xuất thừa ăn. Đặc biệt, là hiện nay các hộ nông dân đã thâm canh tăng vụ kết hợp xen canh tăng vụ dẫn đến hiệu quả ngày càng cao. 2.1.2. Một số khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính khác Doanh thu Doanh thu là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu = Năng suất x Đơn giá x Đơn vị viện tích Chi phí Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của nông hộ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận. Lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của sản xuất kinh doanh đó chính là phần chênh lệch thu nhập và chi phí. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu Thu nhập / chi phí: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng thu nhập chia cho tổng chi phí. Tỉ số này cho biết một đồng chi phí đầu tư, chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập. Được tính như sau: SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 5 -
  19. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp Thu nhập TN / CP = Chi phí Lợi nhuận / Chi phí: là tỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng chi phí. Tỉ số này nói lên một đồng chi phí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Được biểu hiện bởi công thức sau: Lợi nhuận LN / CP = Chi phí Lợi nhuận / Thu nhập: là tỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng thu nhập. Tỉ số này thể hiện một đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng chi phí. Được biểu hiện bởi công thức sau: Lợi nhuận LN / TN = Thu nhập Lợi nhuận/ngày: là tỷ số (tính cho suốt vụ): Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngày sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận TN/Ngày = Ngày 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa Nước: hòa tan các chất dinh dưỡng và vận chuyển chúng trong đất để cung cấp cho cây. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây hầu hết là chất khoáng nếu không được hòa tan trong nước thì rễ cây không hút được. Nước trong đất góp phần vào việc cải tạo đất, nó tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động phân giải các chât hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu của đất. Trong quá trình sinh trưởng cây trồng cần nhiều nước cho bộ rễ phát triển mạnh hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 6 -
  20. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp Giống: Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học các loại giống mới được tạo ra ngày càng nhiều nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên mỗi loại giống có những đặc điểm riêng, có giống chịu hạn tốt, có giống khán bệnh tốt và khán sâu tốt, Những đặc tính này nếu được khai thác phù hợp với từng loại đất và khí hậu thì nó sẽ mang lại năng suất cao và phẩm chất tốt hơn cho cây trồng giúp người nông dân bán được giá cao hơn. Phân bón: có 16 dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Trong đó có 3 nguyên tố do nước và không khí cung cấp ( C, H, O). Mười ba nguyên tố khác do đất đai và phân bón do con người cung cấp. Phân bón được chia thành các lọa phân sau đây gắn liền và với tác dụng của chúng lên cây trồng. + Phân đạm (URE):là chất tạo hình cho cây lúa là thành phần chủ yếu của Protein. + Phân lân: Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây. Lân tham gia vào thành phần các enzim, các prôtêin, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại v.v + Phân Kali: Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây. Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 7 -
  21. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp cho hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả. Kali làm tăng chất bột trong củ khoai, làm tăng hàm lượng đường trong mía. + Thuốc trừ sâu bệnh: Do thời tiết thường có những diễn biến phức tạp, là điều kiện thuận lợi cho loại sâu bệnh phát triển. Để phòng chống sâu bệnh có hiểu quả nhanh và ít tốn công người ta thường dùng các loại thuốc hóa học để phun cho lúa. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho việc phòng trừ sâu bện này là rất cao và khả năng sâu bệnh kháng thuốc ngày càng tăng. + Chăm sóc: Trong quá trình sản xuất lúa thì khâu chăm sóc là quá trình rất quan trọng. Việc chăm sóc tốt giúp ta phát hiện được sâu bệnh sớm, từ đó có biện pháp phòng trừ kịp thời hạn chế thấp nhất do sâu bệnh gây ra. 2.1.4. Những mô hình khoa học được người dân áp dụng trong sản xuất 2.1.4.1. Mô hình ba giảm ba tăng Mục đích Giúp nông dân tự nhận thấy canh tác theo tập quán cũ (gieo sạ dầy, bón phân không cân đối, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, ) là không cần thiết. Giảm ô nhiễm môi trường sống. Giúp nông dân tự đánh giá việc bón phân không hợp lý có liên quan đến dịch hại. Tạo sự tin tưởng cho nông dân về hiệu quả của các lần phun thuốc trừ sâu trước và sau khi tham gia thí nghiệm. Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình. Góp phần nâng cao phẩm chất gạo xuất khẩu, . Ba giảm: Ba giảm bao gồm giảm giống, giảm phân, giảm thuốc bảo vệ thực vật. * Giảm giống: Mục tiêu của chương trình đưa ra là phải sử dụng hạt giống tốt khỏe, giống không bị lẫn tạp với hạt cỏ lép lững, hạt bị nhiễm nấm bệnh, lúa cỏ có sức nẩy mầm tốt (trên 85%). Phương pháp sạ được khuyến khích là sạ hàng hoặc sạ lang với mật độ sạ từ 70 – 120 kg/ha. Lợi ích của cách làm này là ít hao giống, ít tốn phân, ít bị sâu bệnh tiết kiệm được chi phí. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 8 -
  22. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp Nếu giữ theo tập quán cũ như phần lớn nông dân sử dụng lúa thương phẩm làm giống với mật độ sạ duy trì ở mức khá cao (200 – 250 kg/ha), tỷ lệ lẫn tạp cao dẫn tới năng suất và chất lượng giảm thì rõ ràng sẽ tốn nhiều giống dễ đổ ngã, tốn nhiều phân, dễ bị sâu bệnh tấn công tốn nhiều chi phí. * Giảm phân: Theo đánh giá của các nhà khoa học có sự biến động rất lớn về nguồn đạm được bổ sung trong đất ruộng nông dân, mức bón đạm theo qui trình nông dân cũng thay đổi rất lớn tùy từng ruộng. Sự thay đổi mức đạm bón vào và N được cung cấp cũng thay đổi rất lớn từ vụ này sang vụ khác, rõ ràng là nông dân chỉ chú trọng vào phân đạm (bón đạm rất cao 100 – 135 kg/ha) vì nó là yếu tố dễ thấy trong khi đó thường xem nhẹ vai trò của lân và kali cùng các nguyên tố vi lượng khác mà quên rằng hàng năm cây lúa lấy đi từ đất một lượng rất lớn các chất dinh dưỡng trong đất. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy thoái đất trầm trọng hiện nay và ngày càng nghiêm trọng hơn khi đất trồng lúa sản xuất 3 vụ/năm rất phổ biến. Một thực tế nữa là khả năng hấp thu đạm vào ruộng nông dân chỉ đạt 30 – 40% so với tổng số đạm bón vào đất. Điều này đồng nghĩa với việc hàng năm lượng phân đạm bị mất đi do bốc hơi, thẩm thấu nên lãng phí rất lớn. Cũng như các cây trồng khác, cây lúa cần 16 chất trong không khí, nước, đất, nhưng bắt buộc phải trả lại cho đất: Đạm (N), lân (P), kali (K). Nông dân thấy bón Urê là lúa xanh nên không chịu bón NPK, dẫn đến ba tác hại: - Đất bị huy động hết P và K nên mùa này bón 120 kg/ha thì mùa sau phải bón bù 140 kg/ha lúa mới xanh - Bón nhiều Urê thì tán lá xanh tốt nhưng thân mảnh khảnh, chống bệnh yếu, còn dễ bị đổ ngã, ngã thì dưỡng chất đi lên bị trở ngại, hạt gạo dễ bị bạc bụng - Tán lá to thì có những chồi ăn hại không trổ bông nhưng cũng tham gia ăn phân Thêm vào đó, nếu bón N với liều lượng cao trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao là yếu tố góp phần đáng kể tới sự xuất hiện bệnh vàng lá lúa. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 9 -
  23. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp Vấn đề mấu chốt ở đây chính là điều chỉnh lượng phân cho phù hợp theo khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất là yếu tố then chốt để đạt năng suất cao và ổn định. Trên quan điểm đó 3 giảm 3 tăng khuyến cáo rằng: – Bón cân đối phân lân và phân kali theo từng mùa vụ và loại đất – Sử dụng bảng so màu lá lúa để xác định trọng lượng phân đạm cần bón cho lúa vào 2 thời điểm 20 – 25 ngày sau khi sạ và 40 – 45 ngày sau khi sạ * Giảm thuốc: Thông thường ngay từ đầu quy trình kỹ thuật sản xuất người nông dân đã sạ với mật độ cao, bón phân nhiều nên cây lúa yếu (sức đề kháng kém), sâu bệnh cũng nhiều theo về mật số và mức độ cũng như tính chất gây hại nghiêm trọng của nó. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa là biện pháp kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong “3 giảm 3 tăng”, mà nội dung cốt yếu chính là không phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn 40 ngày sau khi sạ vì trong thời gian này cây lúa có khả năng bù đắp những thiệt hại này do sâu bệnh gây ra. Lợi ích của việc giảm thuốc trừ sâu là vừa bảo vệ thiên địch (côn trùng, thiên địch có ích) để khống chế sự bộc phát của nhiều dịch hại khác vừa giảm ô nhiễm môi trường và giảm chi phí đầu tư, bên cạnh đó còn tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và an toàn cho người tiêu dùng. . Ba tăng: ba tăng gồm tăng năng suất, tăng chất lượng gạo và tăng lợi nhuận. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp và bà con nông dân, nếu áp dụng tốt chương trình “3 giảm 3 tăng” trong canh tác lúa, trước tiên sẽ giảm từ 30 – 50% lượng giống gieo sạ, kế tiếp tiết giảm 1/3 phân đạm và hạn chế số lần phun thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng nhất là giảm phun thuốc trừ sâu trong 1 tháng đầu sau khi sạ, từ đó tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, sau cùng là bảo vệ sinh thái trên đồng ruộng và tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. 2.1.4.2. Mô hình sạ lúa theo hàng Mô hình sạ lúa theo hàng do phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú tổ chức trình diễn trong vụ Đông Xuân năm 2000 – 2001, máy sạ SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 10 -
  24. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp hàng bằng động cơ KubotaL2001 cho thấy kết quả một số mặt tốt hơn so với sạ hàng bằng công cụ kéo tay: – Tiết kiệm được trên 50% hạt giống – Tăng năng suất (300 – 500 kg/ha) – Ruộng bằng phẳng hơn – Không có dấu chân người như sạ tay – Năng suất làm việc của máy này có thể sạ từ 4 – 5 ha trong một ngày, cao hơn sạ tay 10 lần 2.1.5. Lịch thời vụ Lịch thời vụ cho sản xuất nông nghiệp của vùng để biết mức độ ô nhiễm môi trường hiện tại và tiềm tàng do sử dụng nông dược. Đồng thời nó giúp xác định những tháng thuận lợi và khó khăn hoặc những tháng có thay đổi quan trọng có thể tác động việc sản xuất của nông hộ. Tùy điều kiện và tình hình sản xuất của vụ trước đó mà người sản xuất quyết định thời điểm gieo trồng, nhưng thường rơi các các khoảng thời gian như trên. Trung bình một vụ kéo dài 95 đến 105 ngày. Khi kết thúc một vụ thì các hộ mất trung bình 15 ngày để chuẩn bị giống và chuẩn bị đất để xuống giống vụ tiếp theo. Vào các thời điểm như cuối tháng 3, cuối tháng 7 đến cuối tháng 8 và đầu tháng 11 nông dân thu hoạch gần như liên tiếp nên trong thời gian này rất khan hiếm lao động làm cho giá thuê lao động tăng cao vì hiện nay trong khâu cắt thì nông dân chỉ cắt thủ công nên hao tốn rất nhiều lao động SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 11 -
  25. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu Thu thập số liệu Số liệu thứ cấp Số liệu sơ cấp Sách, báo, tạp chí Phòng nông nghiệp huyện Phỏng vấn từ nông hộ Phương pháp phân tích So sánh Thống kê Đề xuất giải pháp Ngoài khung lý thuyết trên thì đề tài nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân tích hồi qui từ kết quả chạy sata, phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để giải thích thêm về sự ảnh hưởng các yếu tố trong quá trình sản xuất lúa của nông hộ. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Dữ liệu của đề tài được thu thập chủ yếu từ 2 nguồn: số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. - Số liệu thứ cấp: Là nguồn số liệu có sẵn, là số liệu tổng hợp. Trong đề tài này, số liệu thư cấp được thu thập từ các nguồn sau: + Các báo cáo hàng năm của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Châu Thành về tình hình trồng lúa ở địa phương. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 12 -
  26. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp + Thu thập thông qua số liệu niên giám thống kê của huyện Châu Thành + Thu thập thông tin qua báo chí và Internet. - Số liệu sơ cấp: Là dữ liệu được thu thập, điều tra trực tiếp, là dữ liệu gốc. Nguồn dữ liệu này được thu thập bằng cách: Điều tra chọn mẫu phỏng vấn qua bảng câu hỏi đối với hộ trồng lúa ở xã Cần Đăng huyện Châu Thành – tỉnh An Giang để thu thập thông tin về tình hình sản xuất, chi phí sản xuất, hình thức tiêu thụ và thị trường tiêu thụ. Những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, bảo quản sau thu hoạch và tính hiệu quả trong việc trồng lúa của nông dân. Cỡ mẫu: phỏng vấn 40 hộ nông dân trong xã Cần Đăng- huyện Châu Thành – tỉnh An Giang. 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu Từ những số liệu sơ cấp và thứ cấp đã được thu thập, được thống kê mô tả từ những yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra để đánh giá tình hình trồng lúa của nông hộ. Thống kê là một hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận. Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính với các biến định lượng. Nên số liệu được phân tích theo phương pháp thống kê mô tả theo mô hình kinh tế lượng sử dụng công cụ Excel, phần mềm Stata để xử lý số liệu. Dùng mô hình hàm hồi quy để chạy số liệu đã tổng hợp và sau đó sử dụng kết quả từ hàm hồi quy để phân tích ý nghĩa của các yếu tố tác động đến năng suất và lợi nhuận. Dùng phương pháp so sánh để so sánh hiệu quả kinh tế của các vụ và các tỷ số tài chính như: thu nhập/chi phí; lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/thu nhập. Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp này đỏi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính so sánh được để xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng, quá trình kinh tế. Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối. – So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể. Công thức: So sánh tuyệt đối = Y1 – Y0 Trong đó: Y1: mức độ thực tế kỳ nghiên cứu (năm sau) Y0: mức độ thực hiện kỳ gốc (năm trước) SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 13 -
  27. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp – So sánh số tương đối: Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian. Y Y Công thức: Số đo tương đối = 1 0 x 100% Y0 Trong đó: Y1: mức độ thực tế kỳ nghiên cứu (năm sau và vụ sau) Y0: mức độ thực hiện kỳ gốc (năm trước và vụ trước) - Phương pháp phỏng nhằm tiếp thu các ý kiến của nông hộ trong quá trình sản xuất. 2.2.4. Phương trình hồi quy tuyến tính Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó (chẳng hạn lợi nhuận/công), chọn những nhân tố có ý nghĩa từ đó tìm được nhân tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố ảnh hưởng xấu. Mục tiêu phân tích mô hình: nhằm giải thích biến phụ thuộc (Y: biến được giải thích) bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập Xi (Xi: còn được gọi là biến giải thích). Phương trình hồi qui có dạng: Y = + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + + βkXk Trong đó Y: là biến phụ thuộc (biến được giải thích) : là hệ số tự do, nó cho biết giá trị trung bình của biến Y khi các biến X1, X2, X3 Xk bằng 0. X1, X2, X3 Xk: là các biến độc lập (biến được giải thích) β1, β2, β3 βk cho biết khi biến X1, X2, X3 Xk tăng (hay giảm) 1 đơn vị thì trung bình của Y sẽ thay đổi (tức là tăng hay giảm) bao nhiêu đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi. Hệ số tương quan bội R: (Multiple Correlation Coefficient) nói lên tính chặt chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và biến độc lập (Xk). Hệ số xác định R2: (Multiple coefficient of determination) được định nghĩa như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập Xk. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 14 -
  28. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp Kiểm định phương trình hồi qui: Đặt giả thuyết: H0: βk= 0, tức là các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc H1: βk 0, tức là có ít nhất một biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Cơ sở để kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý nghĩa = 1 – 0,95 = 0,5 = 5%) Bác bỏ giả thuyết H0 khi: Sig.F < Chấp nhận giả thuyết H0 khi: Sig.F Kiểm định các nhân tố trong phương trình hồi qui: Từng nhân tố trong phương trình hồi qui ảnh hưởng đến phương trình với những mức độ và độ tin cậy cũng khác nhau. Vì vậy, ta kiểm định từng nhân tố trong phương trình giống như trên để xem xét mức độ ảnh hưởng và độ tin cậy của từng nhân tố đến phương trình. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 15 -
  29. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG Châu Thành là một huyện đồng bằng ở tây nam bờ sông Hậu của tỉnh An Giang, Việt Nam, được thành lập khi huyện Châu Thành X được tách ra thành 2 huyện Châu Thành và Thoại Sơn, theo Quyết định số 300/CP ngày 23 tháng 8 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ Việt Nam, về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang. Trước 1975, nó thuộc tỉnh Long Xuyên. Huyện Châu Thành nằm tiếp giáp thành phố Long Xuyên, với tổng diện tích tự nhiên 34.720 ha (347,2 km²). Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 29.252 ha. Huyện này gồm một thị trấn An Châu (huyện lỵ) và 12 xã với 63 ấp. Nó tiếp giáp với 4 huyện và thành phố, đó là huyện Tịnh Biên, Châu Phú, Chợ Mới, Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên. Phía bắc giáp huyện Châu Phú; phía đông–đông bắc giáp huyện Chợ Mới; phía Đông – đông Nam giáp thành phố Long Xuyên; phía Nam giáp huyện Thoại Sơn; phía tây giáp huyện Tri Tôn; và phía tây bắc giáp huyện Tịnh Biên. Địa hình ở đây bằng phẳng, thoải từ Bắc xuống Nam. Sông Hậu chảy dọc phía đông Bắc huyện. - Dân số là 171.480 người với 34.018 họ, gồm các dân tộc Kinh, Khơme, Chăm, và Hoa. Châu Thành là nơi có đạo Hòa Hảo phát triển. - Đất sản xuất nông nghiệp là đất sét pha thịt, hàm lượng dinh dưỡng khá, thoát nước trung bình; tuy có bị phân hoá ở mức độ khác nhau song điều kiện chua phèn, độc hại cần cải tạo hầu như không có. Đây là một thuận lợi rất cơ bản để phát triển nông nghiệp. - Khí hậu mang tính chất chung của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long là nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Nhiệt độ trung bình rất điều hoà, ẩm độ trung bình khá cao (khoảng 82%) và có chế độ mưa phân bố theo 02 mùa rõ rệt. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 16 -
  30. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp - Sử dụng nguồn nước ngọt từ sông Hậu, nguồn nước dồi dào, chất lượng nước khá tốt, ít bị nhiễm bẩn do chất thải công nghiệp và sinh hoạt, ít nhiễm phèn, không nhiễm mặn và có hàm lượng phù sa khá cao vào mùa lũ. Những khu vực nằm sâu trong nội đồng dân cư sống phân tán, một số hộ sống tách biệt với các khu dân cư tập trung. Một số xã có diện tích phụ canh của nông dân từ các huyện lân cận rất cao. Những năm gần đây huyện chú trọng đến việc chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất đến người dân nên đã tạo dần những thay đổi trong tập quán canh tác. Trình độ dân trí ngày một nâng cao giúp cho việc ứng dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất nhanh chóng và có hiệu quả. Kinh tế hộ ngày càng phát triển giúp cho người dân tự trang bị những máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ đất nông nghiệp được làm bằng máy là 97 %. Tỷ lệ đất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động là 98,5 %. 3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Ở HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH AN GIANG Huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố Long Xuyên 9km, nơi tốc độ phát triển đô thị diễn ra khá nhanh, có tuyến quốc lộ 91 đi qua dài 14 km và tuyến tỉnh lộ 941 dài 26 km, nằm trên trục động lực phát triển kinh tế của tỉnh, được tỉnh đầu tư khu công nghiệp Bình Hòa. Từ lợi thế đó, huyện đã tập trung phát triển thương mại- dịch vụ để làm mũi đột phá tăng tốc kinh tế trong giai đoạn 2006 - 2010. Ngay từ năm 2007, huyện xây dựng đề án phát triển thương mại - dịch vụ giai đoạn năm 2007 - 2010, phối hợp Sở Thương mại An Giang (nay là Sở Công thương) quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị trên địa bàn huyện đến 2015, triển khai quy hoạch phát triển mạng lưới xăng, dầu của tỉnh An Giang đến năm 2010. Đồng thời, hoàn thành sáng tác ý tưởng khu trung tâm thương mại ngã ba lộ tẻ, quy hoạch khu nghỉ dưỡng sinh thái Bình Thạnh, lập danh mục kêu gọi đầu tư phát triển mạng lưới chợ, khuyến khích các thương nhân đầu tư các loại hình dịch vụ ở quốc lộ, tỉnh lộ, hỗ trợ hệ thống ngân Hàng và bưu chính viễn thông mở các chi nhánh, đại lý Đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng mới và đưa vào sử dụng 6 công trình chợ, trung tâm thương mại, với tổng vốn trên 40 tỷ đồng, trong đó vốn doanh nghiệp 38 tỷ 338 triệu đồng, vốn ngân sách 1 tỷ 829 triệu đồng. Doanh nghiệp Khải Duyên đã đầu tư điểm dừng SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 17 -
  31. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp chân Thần Tài kết hợp với bán quà lưu niệm, khu vui chơi giải trí sinh thái. Các dự án đang triển khai: Mở rộng chợ thị trấn An Châu, doanh nghiệp Nam Châu triển khai dự án điểm dừng chân - khách sạn nhà hàng tại ngã ba lộ tẻ. Cùng với việc kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, huyện đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án phát triển giao thông nông thôn, các tuyến đường, cầu được đầu tư đồng bộ: Tuyến An Châu - Hòa Bình Thạnh - Vĩnh Thành: 12,6km; An Châu - Hòa Bình Thạnh - Vĩnh Lợi : 13,2km; Vĩnh Bình - Tân Phú: 8km; Vĩnh Hanh - Vĩnh Nhuận - Tân Phú : 16 km, đồng thời tiến hành nhựa hóa nhằm góp phần vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, giảm chi phí - Năm 2008, tình hình kinh tế- xã hội huyện Châu Thành tiếp tục phát triển khá ổn định, với tổng diện tích gieo trồng cả năm 62.976,5 ha, tăng 8,8% so cùng kỳ, giá trị sản xuất CN-TTCN đạt 195.943 triệu đồng, tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 148.658 triệu đồng, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chăm lo các đối tượng chính sách và đối tượng xã hội luôn được đẩy mạnh, thực hiện tốt công tác khám và chữa bệnh cho người dân, công tác xây dựng Đảng luôn được xác định là nhiệm vụ then chốt Với sự phát triển khá ổn định trên các lĩnh vực, năm 2008, huyện Châu Thành ước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP 13,36% (tăng 1,86% so Nghị quyết HĐND), GDP bình quân đầu người đạt gần 13 triệu đồng (tăng trên 2 triệu đồng so năm 2007) Theo đó, năm 2009, huyện Châu Thành phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu: Tốc độ tăng trưởng GDP đạt từ 13,50%- 14%; thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 574,787 tỷ đồng, bằng 21% GDP; tổng thu ngân sách 128.237 triệu đồng; tỷ lệ tăng dân số còn 1,19%; giải quyết việc làm cho 4.000- 4.200 lao động; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 21,3%; 80 -81% hộ dân dùng nước sạch; 98,2- 98,5% hộ dân có điện sinh hoạt Để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng GDP đạt 14% năm 2009, toàn huyện phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đồng thời có những giải pháp tích cực nhằm vượt qua những khó khăn, thách thức; trong đó tập trung một số giải pháp như: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, chú trọng chất lượng, gắn chế biến với tiêu thụ, xã hội hóa công tác giống, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học. Huyện cũng triển khai các vùng SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 18 -
  32. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp sản xuất theo quy hoạch: Rau an toàn Bình Thạnh, lúa chất lượng cao, nuôi trồng thủy sản, mở rộng diện tích sản xuất vụ 3 ở những nơi có điều kiện. Bên cạnh đó, Châu Thành còn chủ động phòng chống có hiệu quả dịch bệnh, nạo vét hệ thống kênh đủ lượng nước tưới tiêu, hướng dẫn nông dân đầu tư công nghệ sau thu hoạch, tăng cường mối liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế hợp tác. Phấn đấu đạt diện tích gieo trồng 63.622 ha, lúa chất lượng cao 400.789 tấn, tổng đàn gia súc gia cầm 685.800 con, sản lượng thịt hơi các loại 4.056 tấn, diện tích nuôi trồng thủy sản 599 ha trong đó nuôi tôm 110 ha, sản lượng thủy sản 51.234 tấn. - Công nghiệp: sẽ được chú trọng để duy trì tốc độ tăng trưởng, thu hút đầu tư, khuyến khích ứng dụng công nghệ mới các ngành: sản xuất gạch ngói, cơ khí đóng tàu, chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi, Đẩy mạnh hoạt động Chương trình Khuyến công, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đào tạo nâng cao kỷ năng cho người lao động, khôi phục phát triển làng nghề, quy hoạch cụm điểm sản xuất gạch ngói, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư Phấn đấu thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định) đạt gần 196 tỷ đồng. - Du lịch huyện Châu Thành tập trung phát triển các loại hình thương mại- dịch vụ, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, bồi dưỡng kiến thức kinh doanh cho thương nhân, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển hạ tầng thương mại Đồng thời, phấn đấu hoàn chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội huyện đến năm 2015, tầm nhìn 2020, công bố quy hoạch thị trấn An Châu, tiếp tục nâng cấp các cụm, tuyến dân cư vượt lũ đã xây dựng, triển khai thi công cụm, tuyến dân cư giai đoạn II. Xây dựng khu trung tâm xã - thị trấn, khu dân cư theo quy hoạch định hướng phát triển đô thị, phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế; phấn đấu đến 2015 thị trấn An Châu là đô thị loại IV, các xã Bình Hòa, Cần Đăng, Vĩnh Bình phát triển thành thị trấn SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 19 -
  33. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp 3.3. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA HUYỆN PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 3.3.1. Về cơ giới hóa công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch * Về cơ giới hóa công nghệ thu hoạch: Tổng số máy gặt các loại trên địa bàn là 259 máy, trong đó có 134 máy gặt xếp dãy và 125 máy gặt đập liên hợp (cuối vụ Hè Thu, tổng số máy gặt đập liên hợp là 134 máy, hiện nông dân đã bán hết 09 máy với lý do đổi máy khác vào vụ tới). Số máy gặt đã đáp ứng nhu cầu phục vụ cho gần 50 % diện tích canh tác lúa của toàn huyện với diện tích phục vụ khoảng 14.300 ha/vụ. * Về cơ giới hóa công nghệ sau thu hoạch: Tính đến thời điểm hiện nay, số máy hiện có trong toàn huyện là 289 máy, đảm nhận sấy cho khoảng 30 - 32 % sản lượng lúa Hè Thu hàng năm. 3.3.2. Về điện khí hóa các trạm bơm tưới tiêu Trong năm 2008, phối hợp ngành chuyên môn tổ chức triển khai thực hiện nạo vét 06 tuyến kênh tạo nguồn và 20 tuyến kênh nội đồng. Xây dựng kế hoạch lắp đặt 08 trạm bơm điện tại các xã. Để thực hiện ngành nông nghiệp đã lập kế hoạch nạo vét 10 tuyến kênh tại các xã – thị trấn, phục vụ nước tưới cho sản xuất kết hợp bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Vụ Đông xuân 2007 – 2008, trên địa bàn huyện có 06 trạm bơm điện (11 máy) đang hoạt động, gồm: An Hòa 01 trạm (3 máy), An Châu 02 trạm (4 máy), Bình Thạnh 02 trạm (2 máy) và Vĩnh Nhuận 01 trạm (2 máy). Năm 2008, thực hiện Đề án phát triển hệ thống trạm bơm điện vùng đồng bằng tỉnh An Giang giai đoạn 2008 – 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh và kế hoạch thực hiện lắp đặt các trạm bơm điện nhằm phục vụ cho sản xuất lúa vụ 3 năm 2008 của huyện, đã thực hiện lắp đặt 13 trạm bơm điện 3 phase (36 máy bơm) tại 10 tiểu vùng thuộc 05 xã: Cần Đăng (05 trạm, 18 máy), Vĩnh Hanh (02 trạm, 3 máy), Vĩnh Nhuận (04 trạm, 10 máy), Vĩnh An (01 trạm, 2 máy) và Tân Phú (01 trạm, 3 máy). Hiện nay, ngoài trạm bơm kênh Đông 2 thuộc tiểu vùng Vĩnh Hòa 1 - Vĩnh Nhuận chưa lắp máy hoạt động do tiểu vùng này đã có sẳn 01 trạm bơm cũ, các trạm bơm còn lại đang hoạt động tốt trong việc bơm rút và tiêu nước chống úng cho các tiểu vùng sản xuất. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 20 -
  34. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp 3.4. THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, THỦY SẢN CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH 3.4.1 Trồng trọt 3.4.1.1. Cây lúa Bảng 1: Thực trạng và hiệu quả sản xuất lúa ba vụ của huyện Châu Thành Chênh lệch Chênh lệch Đơn Chỉ tiêu 2007/2006 2008/2007 vị 2006 2007 2008 Tuyệt Tương Tuyệt Tương tính đối đối(%) đối đối(%) Vụ Đông ha 27.699,1 27676.1 29.524,4 -23 -0,1 1848,3 6,7 Xuân -Diện tích ha 27.699,1 27676.1 29.524,4 -23 -0,1 1848,3 6,7 -Năng suất tấn/ha 7,15 7.41 7,66 0.3 3,6 0,3 3,4 -Sản lượng tấn 198.048,6 205079.9 226.156,9 7031,3 3,6 21077,0 10,3 Vụ Hè Thu ha 27.663,4 27620.0 29.447,4 -43,4 -0,2 1827,4 6,6 -Diên tích ha 27.663,4 27620.0 29.447,4 -43,4 -0,2 1827,4 6,6 -Năng suất tấn/ha 5,45 5.4 5,8 -0.05 -0,9 0,4 7,4 -Sản lượng tấn 150.765,5 149148.0 170.794,9 -1.617,5 -1,1 21.646,9 14,5 Vụ Thu ha 126,5 645.6 2.394,7 519,1 410,4 1749,1 270,9 Đông - Diện tích ha 126,5 645.6 2.394,7 519,1 410,4 1749,1 270,9 - Năng suất tấn/ha 4,95 5.0 5,1 0,05 1,0 0,1 2,0 -Sản lượng ha 626.2 3.228.0 12.213,0 2.601,8 415,5 8.985,0 278,3 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006-2008 của phòng Nông Nghiệp huyện Châu Thành) - Vụ Đông Xuân: diện tích sản xuất năm 2007 so với 2006 giảm 23 ha (giảm 0,1% so với năm 2006). Trong đó năng suất năm 2007 so với 2006 tăng 0,3 tấn/ha (tăng 3,6 % so với năm 2006) và sản lượng năm 2007 so với 2006 tăng 7.031,3 tấn (tăng 3,6% so với năm 2006). Năm 2008 so với 2007 thì diện tích có xu hướng tăng trở lại 1.848,3 ha (tăng 6,7% so với năm 2007) với năng suất tăng SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 21 -
  35. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp 0,3 tấn/ha so với 2007 (tăng 3,4% so với năm 2007) và sản lượng tăng 21.077 tấn (tăng 10,3% so với năm 2007). Mặc dù diện tích năm 2007 giảm nhưng đến năm 2008 thì tăng do giá lúa trong thời gian khá cao nên có hộ chuyển từ nuôi trồng sang trồng lúa. Tuy thế nhưng năng suất và sản lượng qua các năm vẫn tăng do người dân áp dụng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới thông qua cán bộ khuyến nông tư vấn, xem đài - Vụ Hè Thu: diện tích sản xuất năm 2007 so với 2006 giảm 43,4 ha ( giảm 0,2% so với năm 2006). Trong đó năng suất năm 2007 so với 2006 giảm 0,05 tấn/ha (giảm 0,9% so với năm 2006) và sản lượng năm 2007 so với năm 2006 giảm 1.617,5 tấn (giảm 1,1% so với năm 2006). Năm 2008 so với 2007 thì diện tích có xu hướng tăng trở lại 1.827,4 ha (tăng 6,6% so với 2007) với năng suất tăng 0,4 tấn/ha so với 2007 (tăng 7,4% so với năm 2007) và sản lượng tăng 21.646,9 tấn (tăng 14,5% so với năm 2007). Do vụ Hè Thu năm 2006 và 2007 mưa thương xảy thường gây nhập úng và sâu bệnh cũng nhiều nên làm cho diện tích và sản lượng giảm cũng từ nguyên nhân đó cũng có một số nông dân chuyển sang trồng trọt hoặc chăn nuôi nên dẫn đến diện tích giảm. Nhưng đến năm 2007 và năm 2008 thì diện tích, năng suất và sản lượng tăng trở lại cũng giống như vụ Hè Thu do người dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật được cán bộ khuyến nông tư vấn mặc khác cũng do giá lúa khá cao. - Vụ Thu Đông: diện tích sản xuất năm 2007 so với năm 2006 tăng 519.1 ha (tăng 410,4% so với năm 2006). Trong đó năng suất năm 2007 so với năm 2006 tăng 0,05 tấn/ha (giảm 1,0% so với năm 2006) và sản lượng năm 2007 so với 2006 tăng 2.601,8 tấn (tăng 415.5% so với năm 2006). Năm 2008 so với 2007 thì diện tích tăng 1.749,1 ha (tăng 270.9% so với 2007) với năng suất tăng 0,10 tấn/ha so với 2007 (tăng 2,0% so với năm 2007) và sản lượng tăng 8.985,0 tấn (tăng 278,3% so với năm 2007). Do trước đây người dân thường làm lúa có hai vụ nên khi được làm vụ ba để tăng thu nhập thì ban đầu cũng chỉ có vài xã được làm sau đó được sự hỗ trợ của nhà Nước cũng như của huyện nên đã có thêm nhiều xã được làm vụ ba nên đã làm cho diện tích trong những năm gần đây tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đó không chỉ diện tích tăng mà năng suất và sản lượng cũng tăng cũng tương đương vụ Hè Thu mặc dù không tốt bằng vụ Đông Xuân do thời tiết vụ Thu Đông không bằng vụ Hè Thu. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 22 -
  36. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp 3.4.1.2. Cây màu Bảng 2 : Thực trạng và hiệu quả sản xuất cây màu của huyện Châu Thành Chênh lệch Chênh lệch Đơn 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu vị 2006 2007 2008 tính Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối(%) đối đối(%) Màu lương ha 404 288,70 210,4 -115,3 -28,5 -78,3 -27,1 thực -Diện tích ha 404 288,7 210,4 -115,3 -28,5 -78,3 -27,1 -Sản tấn 2.087,1 1.491,4 1.086,9 -595,7 -28,5 -404,5 -27,1 lượng Màu thực ha 1.176,1 1.347,9 1,094,8 171,8 14,6 -253,1 -18,8 phẩm -Diện tích ha 1.176,1 1.347,9 1.094,8 171,8 14,6 -253,1 -18,8 -Sản tấn 18.069,4 20.708,9 16.820,3 2.639,5 14,6 -3.888,6 -18,8 lượng Màu công ha 204 124,3 152,1 -79,70 -39,1 27,8 22,4 nghiệp -Diện tích ha 204 124,3 152,1 -79,7 -39,1 27,8 22,4 -Sản tấn 4.629,7 2.820,9 3.451,8 -1.808,8 -39,1 630,9 22,4 lượng Cỏ chăn ha 56,5 157,9 152,7 101,4 179,5 -5,2 -3,3 nuôi Nấm ha 11,7 65,5 79,34 53,8 459,8 13,8 21,1 rơm -Sản tấn 140,4 786 952,1 645,6 459,8 166,1 21,1 lượng (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006-2008 của phòng Nông Nghiệp huyện Châu Thành) - Màu lương thực: diện tích sản xuất năm 2007 so với 2006 giảm 115,3 ha (giảm 28,5% so với năm 2006). Trong đó sản lượng năm 2007 so với năm 2006 giảm 595,7 tấn (giảm 28,5% so với năm 2006). Năm 2008 so với năm 2007 thì diện tích giảm 78,3 ha (giảm 27,1% so với năm 2007) với sản lượng giảm 404,5 tấn (giảm 27,1% so với năm 2007). SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 23 -
  37. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp - Màu thực phẩm: diện tích sản xuất năm 2007 so với năm 2006 tăng 171,8 ha (tăng 14,6% so với năm 2006). Trong đó sản lượng năm 2007 so với năm 2006 tăng 2.639,5 tấn (tăng 14,6% so với năm 2006). Năm 2008 so với năm 2007 thì diện tích giảm 253,1 ha (giảm 18,8% so với năm 2007) với sản lượng giảm 3.888,6 tấn (giảm 18,8% so với năm 2007). - Màu công nghiệp: diện tích sản xuất năm 2007 so với 2006 giảm 79,70ha (giảm 39,1% so với năm 2006). Trong đó sản lượng năm 2007 so với 2006 giảm 1.808,8 tấn (giảm 39,1 % so với năm 2006). Năm 2008 so với năm 2007 thì diện tích tăng 27,8 ha (tăng 22,4% so với năm 2007) với sản lượng tăng 630,9 tấn (tăng 22,4% so với năm 2007). - Cỏ chăn nuôi: diện tích sản xuất năm 2006 so với năm 2007 tăng 101.4 ha (tăng 179,5 % so với năm 2007) và năm 2008 so với năm 2007 thì diện tích giảm không đáng kể 5,2 ha (giảm 3,3% so với năm 2008). Do trong thời gian này có hiện tượng dịch bệnh trở lại đối với động vật nên người dân ít chăn nuôi làm cho diện tích cỏ giảm. - Nấm rơm: diện tích sản xuất năm 2007 so với năm 2006 tăng 53,8 ha (tăng 459,8% so với năm 2006). Trong đó sản lượng năm 2007 so với 2006 tăng 645.6 tấn (tăng 459,8% so với năm 2006). Năm 2008 so với năm 2007 thì diện tích vẫn tiếp tục tăng 13,8 ha (tăng 21,1% so với năm 2007) với sản lượng giảm 166,1 tấn (tăng 21,1% so với năm 2007). Do những năm gần đây giá nấm rơm có giá khá cao nên người dân tận dụng trong những lúc xuống giống xong cũng có thời gian rãnh nên họ trồng nấm rơm để có thêm thu nhập nên làm cho diện tích và sản lượng ngày càng tăng. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 24 -
  38. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp 3.4.2. Chăn nuôi Bảng 3: Thực trạng và hiệu quả chăn nuôi của huyện Châu Thành Chênh lệch Chênh lệch Đơn 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 vị tính Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối(%) đối đối(%) TỔNG con 224.430 683.197 676.265 458.767 204,4 -6.932 -1,0 ĐÀN Gia súc con 24.430 29.566 26.265 5.136 21,0 -3.301 -11,2 - Heo con 20.000 24.671 21.500 4.671 23,4 -3.171 -12,9 - Bò con 3.650 3.820 3.700 170 4,7 -120 -3,1 - Trâu con 380 375 380 -5 -1,3 5 1,3 - Dê con 400 700 685 300 75,0 -15 -2.1 Gia cầm con 200.000 653.631 650.000 453.631 226,8 -3.631 -0,6 - Sản tấn 3.319 4.221,2 3.907,55 902 27,2 -314 -7,4 lượng - Thịt heo tấn 2.150 2.171 1.892 21 1,0 -279 -12,9 - Thịt tấn 695 1.049 1.020 354 50,9 -29 -2,8 trâu,bò - Thịt dê tấn 22 21 20,6 -1 -4,5 -0,4 -1,9 - Thịt gia tấn 452 980,4 975 528 116,9 -5 -0,6 cầm 1000 - Trứng 4.200 48.872 48.600 44.672 1063,6 -272 -0,6 quả (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006-2008 của phòng Nông Nghiệp huyện) Nhìn chung, tổng đàn gia súc và gia cầm tại từng thời điểm có giảm so cùng kỳ năm 2007 so với năm 2006 thì tăng 458.767 con (tăng 204,4% so với năm 2006) đến năm 2008 so với năm 2007 bắt đầu giảm trở lại với 6.932 con (giảm 1,0% so với năm 2008). Do trong những năm gần đây hiện tượng dịch cúm gia cầm thường xảy ra mà khi phát hiện dịch bệnh thì sẽ bị thiêu hủy nên đã làm cho sản tổng đàn gia súc và gia cầm giảm rất nhiều. Trong đó: SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 25 -
  39. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp - Gia súc năm 2007 so với năm 2006 thì tổng đàn tăng 5.136 cong (tăng 21,0% so với năm 2006). Trong đó heo tăng nhiều nhất 4.671 con (tăng 23,4%) với sản lượng tăng 21 tấn (tăng 1,0%), dê tăng 300 con (tăng 75,0%) với sản lượng giảm không đáng kể là 1 tấn (giảm 4,5%) , bò tăng 170 con (tăng 4,7%) và cuối cùng thì trâu lại giảm 5 con (giảm 1.3%) với sản lượng thịt trâu và bò tăng 354 tấn (tăng 50,9%). Nguyên nhân là do năm 2007, Chi CụcThú Y của huyện đã chuyển khai công tác phòng chống dịch ở các xã ngày càng tốt như: có sự chuẩn bị trong công tác tiêm phòng định kỳ cho các đàn gia súc trong toàn huyện. Bên cạnh đó, tinh hình dịch bệnh ở heo ngày càng diễn biến phức tạp nên giá cả gia súc ngày càng tăng, chính vì thế đã khiến cho nhiều hộ nông dân nuôi gia súc ngày càng nhiều. Vì vậy, mà số lượng đàn gia súc và sản lượng trong năm qua tăng hơn so với năm trước đó. Trong đó riêng trâu là giảm do thịt trâu cũng ít được tiêu thụ trên thị trường, giá giống khá cao và cùng với dịch bệnh nên người dân ngán ngại đầu tư. - Năm 2008 so với năm 2007 tổng đàn gia súc giảm 3.301 con (giảm 11,2 %) với sản lượng giảm 314 tấn (giảm 7,4%). Giảm nhiều nhất là heo 3.171 con (giảm 12,9 %) với sản lượng giảm 279 tấn (giảm 12,9%), bò giảm 314 con (giảm 3,1%) và dê giảm 15 con (giảm 1,9%) với sản lượng giảm 0,4 tấn. Riêng trâu thì tăng trở lại với 5 con (tăng 1,3%) và sản lượng thịt trâu, bò giảm 29 tấn (giảm 2,8%). Do những năm rằng đây dịch bệnh cũng thường xảy ra ở một vài xã và giá thức ăn tăng cao trong khi giá đầu ra hạ thấp. Còn trâu thì do người dân nuôi chúng để kéo lúa hoặc cày xới ruộng đất. - Gia cầm năm 2006 so với năm 2007 tổng đàn tăng 453.631con (tăng 226,8%) với 44.672 quả trứng (tăng 1063,6%). Số lượng tăng nhiều do chủ trương cho phép ấp nở, nuôi mới gia cầm và nuôi vịt chạy đồng có kiểm soát phù hợp nguyện vọng của người chăn nuôi. Năm 2008 so với năm 2007 có xu hướng giảm 3.631 con (giảm 0,6%) với 272 quả trứng (giảm 0,6%) so với năm trước. Nguyên nhân là do giá giảm, giá lúa mua cho vịt ăn cũng khá cao người dân chỉ đợi cho tới mùa vụ mới thả vịt vào ruộng khi qua mùa vụ thì họ phải mua thức ăn cho vịt. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 26 -
  40. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp 3.4.3. Thủy sản Bảng 4: Thực trạng và hiệu quả nuôi trồng thủy sản của huyện Châu Thành Chênh lệch Chênh lệch Đơn 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu vị 2006 2007 2008 tính Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối(%) đối đối(%) 1.Diện tích ha 427,5 512,5 517,5 85 19,9 5 1,0 nuôi trồng - Diện tích ha 377,8 414,5 345,9 36,7 9,7 -68,6 -16,6 nuôi cá - Diện tích ha 46,4 48,3 110,3 1,9 4,1 62 128,4 nuôi tôm - Diện tích ha 3,30 3,95 6,9 0,7 19,7 3 74,7 nuôi TS khác - Diện tích sản ha - 45,7 54,4 - - 8,7 19,0 xuất giống 2.Sản lượng tấn 20.785,5 38.440,2 31.447,6 17.654,7 84,9 -6.992,6 -18,2 - Sản lượng cá tấn 20.616,5 38.241,6 31.110,7 17.625,1 85,5 -7.130,9 -18,6 - Sản lượng tấn 51 58 132,3 7.0 13,7 74,3 128,1 tôm - Sản lượng tấn 118 140,6 204,7 22,6 19,2 64,1 45,6 TS khác (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006-2008 của phòng Nông Nghiệp huyện ) Tổng diện tích nuôi trồng năm 2007 so với năm 2006 tăng 85 ha (tăng 19,9%) và tổng sản lượng năm 2007 so với năm 2006 tăng 17.654,7 tấn (tăng 84,9%) trong đó diện tích nuôi cá tăng 36,7 ha (tăng 9,7%) với sản lượng đạt được tăng 17.625,1 tấn (tăng 85,5%), diện tích nuôi tôm tăng 1,9 ha (tăng 4,1%) với sản lượng 7 tấn (tăng 13,7%), diện tích nuôi thủy sản khác tăng 0,7 ha (tăng 19,7%) với sản lượng tăng 22,6 tấn (tăng 19,2%). Do những năm gần đây giá cả thủy sản tăng mặc dù có đôi lúc giá cả có lên xuống thất thường . Năm 2008 so với năm 2007 tổng diện tích nuôi trồng tăng 5 ha (tăng 1,0 %) và tổng sản lượng năm 2008 so với năm 2007 giảm 6.992,6 tấn (giảm 18.2%) trong đó diện tích nuôi cá giảm 68,6 ha (giảm 16,6%) với sản lượng đạt được giảm 7.130,9 tấn (giảm 18,6%), diện tích nuôi tôm tăng 62 ha (tăng 128,4%) với sản lượng tăng 74,3 tấn (tăng 128,1%), diện tích nuôi thủy sản khác tăng 3 ha (tăng 74,7%) với sản lượng tăng 64.1 tấn (tăng 45,6%). SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 27 -
  41. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp Qua phân tích trên ta thấy mặc dù tổng diện tích tăng nhưng tổng sản lượng giảm trong đó chỉ có diện tích và sản lượng cá là giảm do ảnh hưởng chung về giá cả trên thị trường nên tiến độ thả nuôi thủy sản của một số loại hình nuôi cá trong năm 2008 chưa đạt kế hoạch. Mô hình nuôi ao hầm không đạt so kế hoạch do giá thức ăn thủy sản tăng cao nhưng đầu ra của cá tra thấp làm người nuôi lỗ, không dám đầu tư và một phần diện tích ao hầm chuyển đổi sang nuôi mô hình mùng – vèo. Các mô hình nuôi tôm và nuôi cá mùng – vèo khá phát triển do con tôm có đầu ra ổn định và lợi nhuận cao; nuôi mùng – vèo có thể tận dụng mặt nước, các nguồn thức ăn có sẳn trong mùa nước nổi và dể quản lý. 3.5. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT LÚA CỦA XÃ TỪ NĂM 2006 – 2010 Từ thực tế đạt được qua các năm gần đây, xã Cần Đăng đặt ra kế hoạch gieo trồng cũng như năng suất, sản lượng cho đến năm 2010 như bảng sau. Bảng 5. Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lương lúa của xã giai đoạn 2006 – 2010 Đơn Ước tính Chỉ tiêu vị 2006 2007 2008 tính 2009 2010 Tổng diện tích gieo trồng ha 8.002 8.202 8.638 8.828 8.920 - Năng suất tấn/ha 5,9 6,0 6,3 6,4 6,6 Sản lượng tấn 47.612 49.830 54.607 57.144 59.156 Vụ Đông Xuân - Diện tích gieo trồng ha 3001 3001 3219 3209 3210 - Năng suất tấn/ha 6,4 6,6 7 7,1 7,3 - Sản lượng tấn 19.206 19.805 22.533 22.786 23.433 Vụ Hè Thu - Diện tích gieo trồng ha 3.001 3.001 3.219 3.219 3.210 - Năng suất tấn/ha 5,8 5,9 6 6,2 6,3 - Sản lượng tấn 17.406 17.705 19.314 19.958 20.223 Vụ Thu Đông - Diện tích gieo trồng ha 2.000 2.200 2.200 2.400 2.500 - Năng suất tấn/ha 5,5 5,6 5,8 6,0 6,2 - Sản lượng tấn 11.000 12.320 12.760 14.400 15.500 (Nguồn: Ủy ban xã Cần Đăng huyện Châu Thành năm 2008) SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 28 -
  42. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp Qua trên ta thấy rằng, diện tích trồng lúa của xã qua các mùa vụ là tăng mà tăng nhiều nhất là vụ Thu Đông. Do xã, chưa có chủ trương kết hợp trồng lúa với trồng màu (2 lúa 1 màu) nên diên tích trồng lúa vụ Thu Đông luôn tăng dần qua các năm. Nhìn chung, không chỉ diện tích trồng lúa tăng mà năng suất qua các năm gần đây cũng tăng đáng kể. 3.5.1. Vị trí địa lý Cần Đăng là một xã nằm về Phía Bắc của huyện Châu Thành – An Giang. Vị trí địa ly của xã được xác định như sau: - Phía Bắc giáp huyện châu Phú - Phía Nam giáp xã Vĩnh Lợi - Phía Tây giáp Vĩnh Hanh - Phía Đông giáp xã Bình Hòa, hòa Bình Thạnh và xã an Hòa. Cần Đăng có đường tỉnh lộ 941 chạy qua xã. Đây là tuyến giao thông đối ngoại chính yếu của xã nối kết với các đường nhánh tạo thành mạng lưới giao thông “ rẻ quạt” kết xã Cần Đăng với các xã lân cận. Với vị trí địa lý như vậy, Cần Đăng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Có thể nói xã như một điểm giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của các xã nằm về phía Tây Bắc huyện Châu Thành, với huyện Tri Tôn về phía Tây. Do đó, trong tương lai Cần Đăng hoàn toàn có đầy đủ tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ. 3.5.2. Địa hình Xã Cần Đăng nằm trong vùng thuộc tứ giác Long Xuyên, địa hình Cần Đăng khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên do ảnh hưởng do ảnh hưởng của chế độ thủy văn hàng năm thường phải chịu ảnh hưởng của lũ. Do đó, Cần Đăng có khó khăn trong sản xuất nông nghiệp và một số công trình phúc lợi công cộng phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân, để khắc phục tình trạng này trong tương lai xã Cần Đăng có kế hoạch xây dựng các tuyến đê bao nhằm ngăn chạn và tránh lũ. 3.5.3. Khí hậu Cần Đăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa mưa và mùa khô. Mùa muă bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 29 -
  43. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Xã có nhiệt độ cao và ổn định, lượng mưa tương đối lớn và phân bổ theo mùa. - Nhiệt độ: không có sự phân hóa đáng kể theo mùa về nhiệt độ. Theo số liệu thống kê nhiệt độ qua các năm nhìn chung nhiệt độ ở Cần Đăng cao và khá ổn định, nhiệt độ trung bình của ngày trong tháng không dưới 260C, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất 3-40C. - Nắng: Cần Đăng nằm trong vùng ánh sáng, có số giời nắng bình quân năm 2512 giời/năm, tháng có số giời thấp nhất là 153h (tháng 9), tháng có số giời nắng cao nhất là 282h (tháng 3). - Cần Đăng có lượng mưa trung bình năm là 1.132mm, năm cao nhất lên tới 1800 mm và thấp nhất xuống tới 700mm. Số ngày mưa bình quân năm là 132 ngày. Trong mùa mưa, sự phân bố lượng mưa trung bình tháng tương đối điều nên cường độ mưa không lớn lắm. Vào mùa mưa, nước sông mê Kông đỗ về gây ngập lũ hàng năm từ tháng 8- 11. Mùa khô từ tháng 4 năm sau lượng mưa rất ít, tháng 1, 2, 3 lượng mưa trên dưới 400mm. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 30 -
  44. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ VIỆC TRỒNG LÚA CỦA NÔNG HỘ Ở XÃ CẦN ĐĂNG - HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH AN GIANG 4.1. PHÂN TÍCH VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT Bảng 6: Tỷ lệ (%) hộ áp dụng khoa học kỹ thuật Áp dụng Không áp dụng Tổng Mô hình KHKT Số hộ % Số hộ % Số hộ % Giống mới 40 100 - - 40 100 3 giảm 3 tăng 23 57,5 17 4,.5 40 100 Sạ hàng 15 37,5 25 62,5 40 100 (Nguồn: Số liệu điều tra 40 hộ, tháng 03-2009) * Giống mới: Hiện nay trên thị trường có nhiều giống lúa đang được sản xuất trên tỉnh An Giang, cơ cấu giống lúa mới cũng được nông dân quan tâm thay đổi. Theo điều tra thì 100% nông hộ điều làm giống mới, nông hộ đã thay đổi các giống cũ bằng các loại giống mới trong những năm gàn đây và tùy theo điều kiện của ruộng đất, sở thích, mà nông dân chọn loại giống để gieo trồng cho thích hợp. Các loại giống phổ biến hiện nay là Jesmin, 4218, OMCS 2000, 504 lá xanh, . Nông dân chọn thay đổi các loại giống mới vì sử dụng giống mới sẽ tốt hơn (giống thuần, ít niễm sâu bệnh, nâng suất cao và phẩm chất tốt và giá cả cao nên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn giống lúa cũ * Mô hình 3 giảm 3 tăng: tiêu chí của biện pháp này là giảm lượng giống, phân bón, thuốc và tăng năng suất, sản lượng, lợi nhuận cho nông dân. Hiện có 23 hộ trong tổng số hộ được điều tra đang áp dụng (57,75%) nhưng hộ không áp dụng triệt để mô hình này vì nông dân có tâm lý lo sợ nếu ít giống, mật độ cây lúa thưa, năng suất sẽ không cao hay giảm phân, thuốc, nông dân sợ lúa tăng trưởng không tốt * Sạ hàng: những năm gần đây thì phương thức sạ hàng giảm (chỉ chiếm 37,5%) vì một số nông hộ cho rằng hiệu quả do mật độ gieo trồng thưa nếu trong lúc gieo trồng mà gặp phải mưa thì phải tốn chi phí cấy giậm lại. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 31 -
  45. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp 4.1.1. Các giai đoạn của quá trình sản xuất * Giai đoạn làm đất - Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại và tàn dư sâu bệnh trên ruộng. Nhất là cày bừa phơi đất cũng là biện pháp kỹ thuật giúp cho đất tươi xốp và đồng thời ta cũng nên đốt gốc rạ (đốt đồng) nhằm tạo thêm chất hữu cơ cho đất được màu mỡ hơn, giúp cho cây lúa ở giai đoạn sau phát triển tốt hơn, góp phần làm ổn định năng suất. - Trang mặt đất bằng phẳng, đánh đường nước cho thật kỹ để mặt ruộng được khô thoáng (tránh tình trạng nước đọng vũng trên mặt ruộng sẽ làm chết giống), tạo điều kiện cho hạt giống mọc tốt ngay từ đầu, thuận lợi cho việc sử dụng thuốc trừ cỏ, khống chế cỏ bằng nước và áp dụng kỹ thuật rút nước ở giai đoạn lúa 30 ngày. - Bắt ốc bươu vàng để làm giảm mật độ ốc trên ruộng, tránh bị thiệt hại do ốc ở giai đoạn sau. - Bơm nước vào ruộng bón phân đúng vào giai đoạn cần thiết của cây lúa. * Giai đoạn gieo sạ Thời vụ gieo trồng rất quan trọng, xuống giống đúng thời vụ giúp cây lúa tránh được một số dịch hại nguy hiểm như bù lạch, rầy cánh trắng, nhện gié, bệnh vàng lá lúa, Thời tiết thuận lợi giúp cây lúa phát triển tốt cho năng suất cao. Theo kết quả nghiên cứu 40 hộ nông dân thì nhìn chung toàn xã đều sản xuất lúa 3 vụ, thời gian gieo trồng và thu hoạch từ năm 2008 đến nay như sau: -Vụ Đông Xuân: thời gian gieo trồng vụ Đông Xuân ở xã không đồng loạt, thường bắt đầu gieo trồng vào tháng 11, kéo dài đến giữa tháng 12 và thu hoạch trong tháng 3. -Vụ Hè Thu: bắt đầu vào khoảng 15 ngày cuối tháng 4 và thu hoạch vào khoảng 10 ngày cuối tháng 7 và kéo dài đến 10 ngày cuối tháng 8. - Vụ Thu Đông: gieo trồng đầu tháng 8 và kết thúc trong khoảng 15 ngày đầu tháng 11. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 32 -
  46. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp Tháng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 Vụ Đông T G Xuân H T Vụ Hè G T Thu T H Vụ Thu G T Đông T H Chú thích GT: gieo trồng, TH: thu hoạch Sơ đồ 1. Sơ đồ lịch thời vụ Gieo giống xuống ruộng, có hai hình thức: sạ lan và sạ hàng. + Sạ lan: có khoảng 25 hộ chiếm 62,5% trong tổng số hộ được điều tra. + Sạ hàng: có khoảng 15 hộ chiếm 37,5% trong tổng số hộ được điều tra. * Giai đoạn chăm sóc - Sau khi sạ 2 đến 3 ngày phun, xịt thuốc diệt mầm để trừ mầm cỏ dại. - Khi lúa lớn (khoảng 10 ngày) luôn giữ nước trong ruộng để đảm bảo cho cây lúa phát triển tốt. - Phun thuốc, bón phân cho lúa khi phát hiện lúa có dấu hiệu bị bệnh hoặc lúa bị xuống màu. - Tỉa mạ ở những nơi lúa quá dày và cấy lại vào những chỗ lưa thưa. - Khi lúa khoảng 45 ngày tiến hành bón phân để rước đòng đòng, phun thuốc dưỡng hạt và thuốc phòng trừ bệnh cho lúa. Ở giai đoạn này, chúng ta cần chăm sóc lúa kỹ hơn, ra thăm đồng thường xuyên hơn để kịp thời phát hiện bệnh của lúa mà phun hoặc xịt thuốc trị bệnh (nếu có), vì giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa khi thu hoạch. * Giai đoạn thu hoạch - Cắt, suốt lúa: theo số liệu điều tra của nông hộ trong địa bàn nghiên cứu thì khâu cắt, suốt lúa được nông hộ áp dụng dưới hai hình thức cắt, suốt truyền thống (cắt tay, suốt bằng máy) và cắt đập liên hợp. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 33 -
  47. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp Bảng 7: Hình thức cắt, suốt lúa của nông hộ Tỷ lệ(%) Tỷ lệ(%) Cắt, suốt Cắt, suốt Cắt đập liên Khoảng mục Cắt đập liên truyền thống truyền hợp hợp thống Vụ Đông Xuân 32 80,0 8 20,0 Vụ Hè Thu 33 82,5 7 17,5 Vụ Thu Đông 28 70,0 12 30,0 (Nguồn: Số liệu điều tra 40 hộ, tháng 03-2009) Qua bảng số liệu cho ta thấy, phần lớn nông hộ điều áp dụng hình thức thu hoạch theo phương thức cắt suốt truyền thống là chủ yếu (Đông Xuân chiếm 80%, Hè thu chiếm 82,5%, Thu Đông chiếm 70%), cắt đập liên hợp (Đông Xuân chiếm 20%, Hè thu chiếm 17,5%, Thu đông chiếm 30%). Hình 1: Máy cắt đập liên hợp - Bán lúa: cũng có hai hình thức được nông hộ áp dụng như: bán tươi tại đồng (chiếm khoảng 5%), phơi sấy khô dự trữ chờ giá để bán (chiếm khoảng 95%). Đa số nông hộ sau khi thu hoạch thì nông hộ đem lúa về nhà phơi khô rồi bán vì phần lớn thương lái thu mua thường lựa lúa khô để mua chỉ một phần nhỏ là thương lái mua tươi. 4.1.2. Phân tích các yếu tố đầu vào Yếu tố đầu vào là một những yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất lúa của nông hộ bởi phần lớn nó điều ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa. Phần lớn chịu ảnh của các nhân tố sau: + Điều kiện tự nhiên: theo thông tin điều tra của nông hộ cho thấy các vụ lúa năm qua chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên như: mưa lũ kéo dài thất thường trong mùa vụ, sâu bệnh (rầy nâu, vàng lùn lùn xoắn lá, nhện gié ). SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 34 -
  48. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp + Nguồn lao động: đây là nhân tố tác động trực tiếp đến quá trính sản xuất, theo điều tra của 40 nông hộ điều sử dụng lao động dưới hình thức thuê mướn (với những hộ có diện tích lớn) và lao động gia đình (với những hộ có diện tích nhỏ). Nhưng nhìn chung nguồn lực lao động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nông hộ nhất là vào mùa thu hoạch rộ lực lượng lao động phải chịu tác động từ các vùng lân cận chuyển đến. + Đất đai: là tư liệu sản xuất góp phần không nhỏ đến năng suất trồng lúa của nông hộ. Phần lớn đất đai trong vùng điều màu mở tươi xốp đó là nhờ phù sa hàng năm bồi đấp. + Nguồn vốn: đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của nông hộ bởi đây là nguồn lực giúp cho nông hộ có thể thuận tiện và kịp thời khi cần thiết ở các khâu sản xuất. Nhưng theo thông tin phỏng vấn thì cho thấy phần lớn nguồn vốn vẫn chưa đáp ứng được nhu cấu sản xuất của nông hộ (chiếm khoảng 40% nhu cầu vốn sản xuất của nông hộ). Vì vậy phần lớn nông hộ đi vay từ các Ngân hàng ( Ngân hàng Mỹ Xuyên, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Vĩnh Nhuận, quỹ tín dụng) với lãi suất 1,75% hoặc vay mượn từ bên ngoài. 4.1.3. Phân tích các yếu tố đầu ra Đây là kết quả đạt được trong quá trình sản xuất, nó bao gồm cả số lượng lẫn chất lượng của sản phẩm. Chúng quyết định không kém phần quan trọng về thu nhập cũng như về lợi nhuận đạt được trong sản xuất. Sản lượng: đây là yếu tố đem lại kết quả về thu nhập cũng như lợi nhuận của nông hộ trong quá trình sản xuất. Theo tình hình sản suất lúa của nông hộ trong vùng nghiên cứu cho thấy sản lượng bình quân cả năm của nông hộ 683kg/công (1000m2) trong đó sản lượng trung bình của vụ Đông Xuân 734kg/công (1000m2), vụ Hè Thu là 664 kg/công (1000m2), vụ Thu Đông là 651kg/công (1000m2). Điều đó cho thấy nông hộ sản xuất lúa đã mang lại năng suất tương đối cao. Ngoài yếu tố sản lượng nói trên thì giá bán cũng là nhân tố quan trọng quyết định về thu nhập và lợi nhuận. Trong năm qua thì giá lúa bán ra của nông hộ trung bình cả năm 4.483 đồng/kg, trong đó vụ Đông Xuân giá bán trung bình của nông hộ là 4.811 đồng/kg, vụ Hè Thu là 4.414 đồng/kg và vụ Thu Đông 4.224 đồng/kg. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 35 -
  49. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp Tóm lại, trong năm qua thì kết quả sản xuất của nông hộ đã đạt được năng suất và giá bán tương đối cao đồng thời chất lượng của hạt lúa mà nông hộ sản xuất được tương đối tốt phù hợp với nhu cầu của thị trường. Chính vì thế mà thu nhập của nông hộ trong năm vừa qua được ổn định hơn. 4.1.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu nào đó (chẳng hạn như chi phí, năng suất, lợi nhuận). Sau đó, chọn ra những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa. Từ đó phát huy những nhân tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục những nhân tố có ảnh hưởng Hình 2: Cây lúa trong giai đoạn vào hạt xấu. Để thấy rõ hơn năng xuất đạt được của nông hộ ta có thể thông qua hàm năng suất như sau: Ta có phương trình hồi qui của hàm năng suất sau: Y = + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 Trong đó: Biến phụ thuộc: - Y(kg/công): là năng suất mà nông hộ đã đạt được trong quá trình sản xuất - Biến độc lập: X1: chi phí phân bón (đồng/công) X2: chi phí thuốc (đồng/công) X3: chi phí chuẩn bị (chi phí giống, chi phí làm đất và chi phí gieo sạ) (đồng/công) X4: chi phí khác(ngoài chi phí khác thì bao gồm chi phí thuê đất, chi phí lãi suất) (đồng/công) Qua quá trình phân tích số liệu thu thập, hàm năng xuất được xây dựng thông quá trình chạy mô hình hồi quy sau: SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 36 -
  50. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp 4.1.4.1 Vụ Đông Xuân Bảng 8:Kết quả phân tích các yếu tố chi phí ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ năm 2007 - 2008 Các yếu tố Hệ số Ý nghĩa Hằng số 551,4591 * 0,000 Chi phí phân bón/công (X1) 0,0001899 * 0,000 Chi phí thuốc/công (X2) 0,0001039 * 0,001 ns Chi phí chuẩn bị (X3) 0,0000535 0,298 * Chi phí khác (X4) 0.0001009 0,000 Biến phụ thuộc (Y1) Năng suất (kg/công) R2 0,7236 F 22,91 Sig. 0,0000 Chú thích:*: tương ứng với mức ý nghĩa 1%, ns: không có ý nghĩa Theo số liệu từ bảng trên ta có phương trình hồi quy tuyến tính về năng suất như sau: Y= 551,4591+ 0,0001899X1+ 0,0001039X2 + 0,0000535X3 + 0,0001009X4 Theo kết quả phân tích chương trình Sata ta có: tỷ số F = 22,91 và Prob > F = 0.000, kết luận rằng mô hình có ý nghĩa, hệ số xác định R2 = 0,7236, nghĩa là sự biến động năng suất của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức độ 72,36% với mức độ tin cậy 95%, ở mức ý nghĩa về mặt thống kê là 0,05 còn lại 27,64% không được giải thích bởi sự thay đổi của các biến trên mà phải được giải thích bởi những biến số khác chưa được đưa vào mô hình này (như sự tác động của điều kiện tự nhiên, yếu tố khoa học kỹ thuật, gới tính, ). Như vậy, có ít nhất 1 yếu tố đưa vào phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân tại xã Cần Đăng – huyện Châu Thành. Giải thích phương trình trên: - Hệ số của biến X1 có dấu (+), cho thấy yếu tố chi phí phân bón/công có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là nếu chi phí phân bón (X1) tăng SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 37 -
  51. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp (giảm) 1 đồng/công thì năng suất trồng lúa của nông hộ sẽ tăng (giảm) 0,0001899 kg/công với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy rằng khi mà nông hộ tăng lượng phân bón hợp lý, đúng cách, đúng liều lượng thì năng suất lúa thu hoạch của nông hộ sẽ tăng lên. - Hệ số biến X2 có dấu (+), cho thấy khi chi phí thuốc cũng có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là nếu chi phí thuốc bảo vệ thực vật (X2) tăng (giảm) 1đồng/công vị thì năng suất trồng lúa của nông hộ sẽ tăng (giảm) 0,0001039 kg/công với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy rằng cũng giống như chi phí phân khi tăng lượng thuốc lên một cách hợp lý, phun đúng lúc thì năng suất trồng lúa của nông hộ sẽ tăng lên. - Hệ số biến X4 có dấu (+), cho thấy khi chi phí khác cũng có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là nếu chi phí khác (X4) tăng (giảm) 1đồng/công thì năng suất trồng lúa của nông hộ sẽ tăng (giảm) 0.0001009 kg/công với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy nếu chúng ta thuê đất tốt và có vốn từ vay ngân Hàng kịp thời để mua phân bón thuốc trừ sâu để phòng trừ dịch bệnh cho lúa thì làm cho năng suất lúa của nông hộ tốt hơn. 4.1.4.2 Vụ Hè Thu Bảng 9. Kết quả phân tích các yếu tố chi phí ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ năm 2007 - 2008 Các yếu tố Hệ số Ý nghĩa Hằng số 310,5453 * 0,004 Chi phí phân bón/công (X1) 0,0004082 * 0,001 ns Chi phí thuốc/công (X2) - 0,0000878 0,345 Chi phí chuẩn bị (X3) 0,0003786 0,073 Chi phí khác (X4) 0,0002598 * 0,001 Biến phụ thuộc (Y1) Năng suất (kg/công) R2 0,2996 F 3,74 Sig. 0,0123 Chú thích:*, , tương ứng với mức ý nghĩa 1% ,10% ns: không có ý nghĩa SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 38 -
  52. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp Theo số liệu từ bảng trên ta có phương trình hồi quy tuyến tính về năng suất như sau: Y= 310,5453 + 0,0004082 X1 – 0,0000878 X2 + 0,0003786 X3 + 0,0002598 X4 Theo kết quả phân tích chương trình Sata ta có: tỷ số F = 3,74 và Prob > F = 0.0123, kết luận rằng mô hình có ý nghĩa, hệ số xác định R2 = 0,2996, nghĩa là sự biến động năng suất của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức độ 29,96% với mức độ tin cậy 95% ở mức ý nghĩa về mặt thống kê là 0,05 thì còn lại 70,04% không được giải thích bởi sự thay đổi của các biến trên mà phải được giải thích bởi những biến số khác chưa được đưa vào mô hình này (như sự tác động của điều kiện tự nhiên, yếu tố khoa học kỹ thuật, gới tính, ). Như vậy, có ít nhất 1 yếu tố đưa vào phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trong sản xuất lúa vụ Hè Thu tại xã Cần Đăng – huyện Châu Thành. Giải thích phương trình trên: - Hệ số của biến X1 có dấu (+), cho thấy yếu tố chi phí phân bón/công có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là nếu chi phí phân bón (X1) tăng (giảm) 1đồng/công thì năng suất trồng lúa của nông hộ sẽ tăng (giảm) 0,0004082 kg/công với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy rằng khi mà nông hộ tăng lượng phân bón hợp lý, đúng cách, đúng liều lượng thì năng suất lúa thu hoạch của nông hộ sẽ tăng lên. - Hệ số biến X3 có dấu (+), cho thấy khi chi phí chuẩn bị cũng có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là nếu chi phí chuẩn bị (X3) tăng (giảm) 1đồng/công thì năng suất trồng lúa của nông hộ sẽ tăng (giảm) 0,0003786 kg/công với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy rằng khi tăng chi phí chuẩn bị lên cũng làm cho năng suất tăng lên vì chi phí chuẩn bị bao gồm chi phí làm đất, chi phí gieo sạ và chi phí giống. Khi mà sau một mùa vụ thì nông hộ phải cải tạo lại đất cho tươi xốp có hộ thì cày xới một tác là gieo sạ nhưng cũng có hộ kỹ hơn thì cày xới tới hai tác, mặc khác khi nông hộ mà mua lúa giống tốt (giống thuần chuẩn) thì khi gieo sạ sẽ làm cho cây lúa phát triển tốt hơn. Do đó, khi tăng chi phí chuẩn bị (nhất là trong khâu làm đất va chi phí giống) thì sẽ làm cho đất tốt hơn, giống gieo sạ lên tốt nên khi gieo sạ thì lúa sẽ tốt hơn dẫn đến tăng năng suất. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 39 -
  53. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp - Hệ số biến X4 có dấu (+), cho thấy khi chi phí khác cũng có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là nếu chi phí khác (X5) tăng (giảm) 1 đồng/công thì năng suất trồng lúa của nông hộ sẽ tăng (giảm) 0,0002598 kg/công với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy nếu chúng ta thuê đất tốt và có vốn từ vay Ngân hàng kịp thời để mua phân bón thuốc trừ sâu để phòng trừ dịch bệnh cho lúa thì làm cho năng suất lúa của nông hộ tốt hơn. 4.1.4.3. Vụ Thu Đông Bảng 10. Kết quả phân tích các yếu tố chi phí ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ năm 2007 - 2008 Các yếu tố Hệ số Ý nghĩa Hằng số 306,9368 * 0,000 Chi phí phân bón/công (X1) 0,000297 * 0,000 Chi phí thuốc/công (X2) 0,00027 * 0,000 Chi phí chuẩn bị (X3) 0,0002501 0,024 Chi phí khác (X4) 0,0002331 * 0,000 Biến phụ thuộc (Y1) Năng suất (kg/công) R2 0,6813 F 18,70 Sig. 0,0000 Chú thích:*: tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5% ns: không có ý nghĩa Theo số liệu từ bảng trên ta có phương trình hồi quy tuyến tính về năng suất như sau: Y= 306,9368 + 0,000297X1 + 0,00027X2 + 0,0002501 X3 + 0,0002331 X4 Theo kết quả phân tích chương trình Sata ta có: tỷ số F = 18,70 và Prob > F = 0.000, kết luận rằng mô hình có ý nghĩa, hệ số xác định R2 = 0,6813, nghĩa là sự biến động năng suất của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức độ 68,13% với mức độ tin cậy 95%, ở mức ý nghĩa về mặt thống kê là 0,05 thì còn lại 31,87% không được giải thích bởi sự thay đổi của các biến trên mà phải được giải thích bởi những biến số khác chưa được đưa vào mô hình này (như sự tác động của điều kiện tự nhiên, yếu tố khoa học kỹ thuật, gới SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 40 -
  54. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp tính, ). Như vậy, có ít nhất 1 yếu tố đưa vào phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trong sản xuất lúa vụ Thu Đông tại xã Cần Đăng – huyện Châu Thành. Giải thích phương trình trên: - Hệ số của biến X1 có dấu (+), cho thấy yếu tố chi phí phân bón/công có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là nếu chi phí phân bón (X1) tăng (giảm) 1đồng/công thì năng suất trồng lúa của nông hộ sẽ tăng (giảm) 0,000297 kg/công với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy rằng khi mà nông hộ tăng lượng phân bón hợp lý, đúng cách, đúng liều lượng thì năng suất lúa thu hoạch của nông hộ sẽ tăng lên. - Hệ số biến X2 có dấu (+), cho thấy khi chi phí thuốc cũng có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là nếu chi phí thuốc bảo vệ thực vật (X2) tăng (giảm) 1đồng/công thì năng suất trồng lúa của nông hộ sẽ tăng (giảm) 0,00027 kg/công với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy rằng cũng giống như chi phí phân khi tăng lượng thuốc lên một cách hợp lý, phun dúng lúc thì năng suất trồng lúa của nông hộ sẽ tăng lên. - Hệ số biến X3 có dấu (+), cho thấy khi chi phí chuẩn bị cũng có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là nếu chi phí chuẩn bị (X3) tăng (giảm) 1 đồng/công thì năng suất trồng lúa của nông hộ sẽ tăng (giảm) 0,0002501 kg/công với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy rằng khi tăng chi phí chuẩn bị lên cũng làm cho năng suất tăng lên vì chi phí chuẩn bị bao gồm chi phí làm đất, chi phí gieo sạ và chi phí giống. Khi mà sau một mùa vụ thì nông hộ phải cải tạo lại đất cho tươi xốp có hộ thì cày xới một tác là gieo sạ nhưng cũng có hộ kỹ hơn thì cày xới tới hai tác, mặc khác khi nông hộ mà mua lúa giống tốt thì khi gieo sạ sẽ làm cho cây lúa phát triển tốt hơn. Do đó, khi tăng chi phí chuẩn bị (nhất là trong khâu làm đất va chi phí giống) thì sẽ làm cho đất tốt hơn, giống gieo sạ lên tốt nên khi gieo sạ thì lúa sẽ tốt hơn dẫn đến tăng năng suất. - Hệ số biến X4 có dấu (+), cho thấy khi chi phí khác cũng có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là nếu chi phí khác (X5) tăng (giảm) 1 đồng/công thì năng suất trồng lúa của nông hộ sẽ tăng (giảm) 0,0002331kg/công với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy nếu chúng ta thuê đất SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 41 -
  55. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp tốt và có vốn từ vay ngân Hàng kịp thời để mua phân bón thuốc trừ sâu để phòng trừ dịch bệnh cho lúa thì làm cho năng suất lúa của nông hộ tốt hơn  Qua hàm năng suất của ba vụ cho ta thấy: - Ở vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Thu Đông thì chi phí thuốc và chi phí khác đều ảnh hưởng ảnh hưởng đến năng suất vì đây chi phí phân lúc nào cũng cần thiết cho lúa cũng như đã nói ở trên nếu ta bón đúng liều lượng và bón kịp thời thì sẽ làm cho lúa phát triển tốt và chi phí khác cũng ảnh hưởng không kém phần quan trọng đến việc tăng năng suất lúa của nông hộ. - Ở vụ Đông Xuân thì năng suất không bị ảnh hưởng bởi chi phí chuẩn bị về mặt thống kê trong khi đó ở vụ Hè Thu và vụ Thu Đông thì chi phí chuẩn bị lại có ảnh hưởng đến năng suất nguyên nhân là do qua kinh nghiệm trong việc sản xuất phần lớn nông hộ điều cho rằng năng suất của vụ Hè Thu và vụ Thu Đông kém hơn vụ Đông Xuân vì thế để cải thiện phần nào giảm năng suất ở hai vụ Hè Thu và Thu Đông nên ở khâu chuẩn bị họ thường có khuynh hướng đầu tư nhiều hơn vụ Đông Xuân như việc chọn giống thì họ cũng thường chọn loại giống khỏe độ thuần cao, mặc khác về mặc chuẩn bị cũng cày xới kỹ hơn. - Ở vụ Hè Thu thì năng suất không bị ảnh hưởng bởi chi phí thuốc về mặt thống kê trong khi đó vụ Đông Xuân và vụ Thu Đông thì chi phí thuốc có ảnh hưởng đến năng suất nguyên nhân là do điều kiện của thời tiết cũng thất thường mà dịch bệnh gây ra có ảnh hưởng khác nhau ở từng vụ. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 42 -
  56. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp 4.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT LÚA Bảng 11: Các khoản chi phí đầu tư bình quân gữa các vụ Đôngg Xuân, Hè Thu và Thu Đông Chi phí Tỷ Chi phí Tỷ Chi phí Tỷ STT Khoản mục vụ Đông trọng vụ Hè trọng vụ Thu trọng Xuân (%) Thu (%) Đông (%) 1 Chi phí phân bón 742.091 42,20 761.478 41,06 750.386 39,88 2 Chi phí thuốc 261.719 14,88 271.991 14,67 263.310 13,99 3 Chi phí cắt đập liên hợp 160.108 9,10 174.897 9,43 179.674 9,55 4 Chi phí làm đất 95.969 5,46 81.424 4,39 93.943 4,99 5 Chi phí giống 90.837 5,17 66.281 3,57 63966 3,40 6 Chi phí cắt 77.884 4,43 141.920 7,65 133.745 7,11 7 Chi phí suốt 71.132 4,04 81.019 4,37 77.979 4,14 8 Chi phí bom nước 67.438 3,83 76.476 4,12 82.629 4,39 9 Chi phí vận chuyển 48.418 2,75 54.302 2,93 51.408 2,73 10 Chi phí cấy giậm, làm cỏ 40.316 2,29 44.812 2,42 82.843 4,40 11 Chi phí khác 35.880 2,04 40.027 2,16 53.048 2,82 12 Chi phí phun thuốc 24.132 1,37 20.409 1,10 8.198 0,44 13 Chi phí thuê đất 15.432 0,88 15.432 0,83 15.432 0,82 14 Chi phí gieo sạ 11.844 0,67 9.761 0,53 9.201 0,49 15 Chi phí sạ phân 11.381 0,65 10.378 0,56 11.844 0,63 16 Chi phí lãi suất 3.979 0,23 3.979 0,21 3.979 0,21 17 Tổng chi phí 1.758.560 100,00 1.854.586 100,00 1.881.585 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra 40 hộ, tháng 03-2009) Qua bảng số liệu trên ta có biểu đồ sau: 1900000 1.881.585 1880000 1.854.586 1860000 1840000 1820000 1800000 1780000 1.758.560 Đồng/công 1760000 1740000 1720000 1700000 1680000 Đông Xuân Hè Thu Thu Đông Biểu đồ 1: Chi phí sản xuất giữa vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Thu Đông SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 43 -
  57. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp 4.2.1. Chi phí sản xuất vụ Đông Xuân + Chi phí phân bón và chi phí thuốc: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Cụ thể, chi phí phân bón 742.091 đồng/ công (chiếm 42,20%), chi phí thuốc bảo vệ thực vật là 261.719 đồng/công (chiếm 14,88%). Nguyên nhân là do vụ Đông Xuân vừa qua điều kiện tự nhiên, sâu bệnh thường hay xảy ra. Ngoài ra, do trong năm qua giá cả vật tư vào mùa vụ này tăng đột biến, nên cũng góp phần làm tăng chi phí trong sản xuất. + Chi phí làm đất, chi phí giống, chi phí bom nước, chi phí khác, chi phí làm cỏ, chi phí cắt, chi phí suốt, chi phí cắt đập liên hợp, chi phí vận chuyển, chi phí phun thuốc: cũng không kém phần quan trọng trong tổng chi phí sản xuất, chúng cũng góp phần làm tăng chi phí trong sản xuất của nông hộ. Cụ thể vào vụ Đông Xuân này, chi phí làm đất 95.969 đồng/công (chiếm 5,46%), chi phí giống 90.837 đồng/công (chiếm 5,17%), chi phí bom nước 67.438 đồng/công (chiếm 3,83%), chi phi khác 17.940 đồng/công (chiếm 2,04%), chi phí làm cỏ 40.316 đồng/công (chiếm 2,29%), chi phí cắt 77.884 đồng/công (chiếm 4,43%), chi phí suốt 71.132 đồng/công (chiếm 4,04%), chi phí vận chuyển 48.418 đồng/công (chiếm 2,75%), chi phí phun thuốc 24.132 đồng/công (chiếm 1,37%). + Chi phí gieo sạ, chi phí sạ phân, chi phí lãi suất, chi phí thuê đất : là một trong những chi phí chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng chi phí của một vụ. Cụ thể, vụ Đông Xuân chi phí gieo sạ khoảng 11.844 đồng/công (chiếm khoảng 0,67%), chi phí lãi suất 3.979 đồng/công (chiếm 0,23%), chi phí thuê đất 15.432 đồng/công (chiếm 0,88%). 4.2.2. Chi phí sản xuất vụ Hè Thu Qua bảng 8 cho ta thấy rằng: + Chi phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí cắt, chi phí cắt đập liên hợp: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí là 1.854.586 đồng/công. Cụ thể, chi phí phân bón 761.478 đồng/ công (chiếm 41,06%), chi phí thuốc bảo vệ thực vật là 271.991 đồng/công (chiếm 14,67%), chi phí cắt 141.920 đồng/công (chiếm 7,65%), chi phí cắt đập liên hợp là 174.897 đồng/công (chiếm 9,43%), + Chi phí làm đất, chi phí giống, chi phí bom nước, chi phí phun thuốc, chi phí vận chuyển, chi phí cắt, chi phí suốt, chi phí cắt đập liên hợp: chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng chi phí. Cụ thể, chi phí làm đất 81.424 đồng/công (chiếm SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 44 -
  58. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp 4,39%), chi phí giống 66.281 đồng/công (chiếm 3,57%), chi phí bom nước 76.476 đồng/công (chiếm 4,12%), chi phí phun thuốc 20.409 đồng/công (chiếm 1,1%), chi phí vận chuyển 54.302 đồng/công (chiếm 2,93%), chi phí suốt 81.019 đồng/công (chiếm 4,37%.). + Chi phí gieo sạ, chi phí sạ phân, chi phí làm cỏ, chi phí thuê đất, chi phí lãi suất, chi phí khác : chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng chi phí. Cụ thể, chi phí gieo sạ 9.761 đồng/công (chiếm 0,53%), chi phí sạ phân 10.378 đồng/công (chiếm 0,56%), chi phí làm cỏ 44.812 đồng/công (chiếm 2,42%), chi phí thuê đất 15.432 đồng/công (chiếm 8,03%), chi phí lãi suất 3.979 đồng/công (chiếm 0,21%), chi phí khác 40.027 đồng/công (chiếm 2,16%). 4.2.3. Chi phí sản xuất vụ Thu Đông Qua biểu đồ cho ta thấy rằng: + Chi phí phân bón, chi phí thuốc , chi phí cắt và chi phí cắt đập liên hợp: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí là 1.881.585 đồng/công . Cụ thể, chi phí phân bón 750.386 đồng/ công (chiếm 39,88%), chi phí thuốc bảo vệ thực vật là 263.310 đồng/công (chiếm 13,99%), chi phí cắt 133.745 đồng/công (chiếm chiếm 7,11%), chi phí cắt đập liên hợp là 179.674 đồng/công (chiếm 9,55%). + Chi phí vận chuyển, chi phí giống, chi phí bom nước, chi phí làm cỏ, chi phí suốt, chi phí làm đất: chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng chi phí. Cụ thể, chi phí vận chuyển 51.408 đồng/công (chiếm 2,75%), chi phí giống 63.966 đồng/công (chiếm 3,4%), chi phí bom nước 82.629 đồng/công (chiếm 4,39%), chi phí cấy giậm làm cỏ 82.843 đồng/công (chiếm 4,4%), chi phí suốt 77.979 đồng/công (chiếm 4,14%), chi phí làm đất 93.943 đồng/công (chiếm 4,99%). + Chi phí phun thuốc, chi phí thuê đất, chi phí gieo sạ, chi phí sạ phân, chi phí lãi suất, chi phí khác: chiếm vị trí thấp nhất trong tổng chi phí. Cụ thể, chi phí phun thuốc 8.198 đồng/công (0,14%), chi phí gieo sạ 9.201 đông/công (chiếm 0,49%), chi phí sạ phân 11.844 đồng/công (chiếm 0,63%), chi phí lãi suất 3.979 đồng/công (chiếm 0,21%), chi phí khác 53.048 đồng/công (chiếm 2,82%). Tóm lại trong ba vụ sản xuất lúa thì tổng chi phí trung bình trong năm đối với hộ sản xuất lúa của nông hộ thì vụ Đông xuân là 1.758.560 đồng/công thấp hơn vụ Hè Thu 1.854.586 đồng/công và vụ Thu Đông là 1.881.585 đồng/công cũng khá cao trong đó thì chi phí phân và thuốc chiếm tỷ trọng cao nhất. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 45 -
  59. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp  Qua phân tích trên ta có khoản chi phí trung bình cả năm như sau: Bảng 12: Các khoản chi phí trung bình cả năm giữa các vụ Đông Xuân, hè thu và Thu Đông Tỷ lệ Chi phí (%) chi Chi phí Chi phí Chi phí trung phí STT Khoản mục vụ Đông vụ Hè vụ Thu bình cả trung Xuân Thu Đông năm bình cả năm 1 Chi phí phân bón 742.091 761.478 750.386 751.318 41,02 2 Chi phí thuốc 261.719 271.991 263.310 265.673 14,51 3 Chi phí cắt đập liên hợp 160.108 174.897 179.674 171.560 9,37 4 Chi phí làm đất 95.969 81.424 93.943 90.445 4,94 5 Chi phí giống 90.837 66.281 63.966 73.695 4,02 6 Chi phí cắt 77.884 141.920 133.745 117.850 6,43 7 Chi phí suốt 71.132 81.019 77.979 76.710 4,19 8 Chi phí bom nước 67.438 76.476 82.629 75.514 4,12 9 Chi phí vận chuyển 48.418 54.302 51.408 51.376 2,81 10 Chi phí cấy giậm, làm cỏ 40.316 44.812 82.843 55.990 3,06 11 Chi phí khác 35.880 40.027 53.048 42.985 2,35 12 Chi phí phun thuốc 24.132 20.409 8.198 17.580 0,96 13 Chi phí thuê đất 15.432 15.432 15.432 15.432 0,84 14 Chi phí gieo sạ 11.844 9.761 9.201 10.269 0,56 15 Chi phí sạ phân 11.381 10.378 11.844 11.201 0,61 16 Chi phí lãi suất 3.979 3.979 3.979 3.979 0,22 17 Tổng chi phí 1.758.560 1.854.586 1.881.585 1.831.577 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra 40 hộ, tháng 03-2009) - Chi phí phân bón: đây là chi phí quan trọng nhất trong tổng chi phí sản xuất lúa của nông hộ. Chi phí trung bình cả năm khoảng 751.318 đồng/công chiếm 41,02%. Trong đó, vụ Đông Xuân khoảng 742.091 đồng/công (chiếm 42,20%), vụ Hè Thu khoảng 761.478 (chiếm 41,06 %) đồng/công và vụ Thu Đông khoảng 750.386 (chiếm 39,88%) đồng/công . Cụ thể là vụ Đông Xuân thấp hơn vụ Hè Thu là 19.387 đồng/công, vụ Thu Đông là 8.295 đồng/công và vụ Thu Đông thấp hơn vụ Hè Thu là 11.092 đồng/công. - Chi phí thuốc: đây cũng là chi phí quan trọng không thua vì chi phí phân trong tổng chi phí sản xuất trung bình của nông hộ. Chi phí trung bình cả năm khoảng 265.673 đồng/công. Trong đó, chi phí vụ Đông Xuân khoảng 261.719 SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 46 -
  60. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp đồng/công (chiếm 14,88%), vụ Hè Thu khoảng 271.991 đồng/công (chiếm 14,67%) và vụ Thu Đông khoảng 263310 đồng/công (chiếm 13,99%). Cụ thể là vụ Đông Xuân thấp hơn vụ Hè Thu là 10.272 đồng/công, vụ Thu Đông là 1.591 đồng/công và vụ Thu Đông thấp hơn Hè Thu là 8.681đồng/công. => Nguyên nhân là do vùng này sản xuất lúa ba vụ, thời gian nghỉ ngơi của đất sau mùa vụ không nhiều. Bên cạnh đó, do có truyền thống sản xuất lúa từ lâu đời và không có ý thức chuyển đổi cây trồng nên việc đất nông nghiệp bị suy thoái, bạc màu là điều khó tránh khỏi, do địa phương cũng không thể sử dụng phân hữu cơ cải tạo đất nên việc cây lúa sống nhờ vào phân hoá học là điều có thể giải thích . Mặc khác, thời gian này đã xuất hiện nhiều dịch bệnh sâu rầy như vàng lùn, lùn xoắn lá, rầy nâu, đã khiến người dân sử dụng phân thuốc càng nhiều và năm qua giá phân thuốc rất cao do biến động của thị trường. - Chi phí cắt suốt và, cắt đập liên hợp: Các chi phí này cũng ảnh hưởng đến một phần sản xuất của nông hộ. Bên cạnh đó, cũng tùy theo lúa sập và lúa đứng mà chi phí cắt cao thấp khác nhau nếu lúa sập thì nông hộ phải mướn với giá khá cao Hình 3: Nông dân vào mùa thu hoạch so với lúa đứng khoảng 40.000 đến 50.000 đồng/công, còn cắt đập liên hợp thì chi phí cũng chênh lệch với lúa cắt và suốt khoảng 23.000 đồng/công nhưng đa số nông hộ thì cắt suốt nhiều hơn so với cắt đập liên hợp vì cắt đập liên hợp chỉ cắt cho lúa đứng trong khi đó nông hộ cắt suốt truyền thống thì chi phí bao gồm cả lúa sập và đứng cộng lại. Chi phí trung bình cả năm của cắt suốt truyền thống là 194.560 đồng/công (chiếm 10,52% bao gồm cả lúa bị sập), cắt đập liên hợp 171.560 đồng/công (chiếm 9,37% không bao gồm lúa sập). Trong đó vụ Đông Xuân chi phí cắt, suốt 149.016 đồng/công (chiếm 8,47%), vụ Hè Thu 222.939 đồng/công (chiếm 12,02%) và vụ Thu Đông 211.724 đồng/công (chiếm 11,25%). Cụ thể là vụ Đông Xuân thấp hơn Hè Thu 73.923 đồng/công, vụ Thu Đông 62.708 đồng/công và vụ Hè Thu cao hơn vụ Thu Đông 11.215 đồng/công. SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 47 -
  61. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp Chi phí cắt đập liên hợp vụ Đông Xuân 160.108 đồng/công (chiếm 9,10%), vụ Hè Thu 174.897 đồng/công (chiếm 9,43%) và vụ Thu Đông 179.674 đồng/công (chiếm 9,55%), cụ thể là vụ Đông Xuân thấp hơn vụ Hè Thu 14.789 đồng/công, vụ Thu Đông 19.566 đồng/công và vụ Hè Thu thấp hơn vụ Thu Đông 4.777 đồng/công. - Chi phí làm đất: trung bình cả năm của chi phí làm đất của nông hộ đạt khoảng 90.445 đồng/công (chiếm 4,94%), trong đó thì chi phí vụ Đông Xuân chiếm cao nhất 95.969 đồng/công (chiếm 5,46%) và tiếp theo thứ tự là vụ Hè Thu khoảng 81.424 đồng/công (chiếm 4,39%), vụ Thu Đông khoảng 93.943 đồng/công (chiếm 4,99%). Bởi vì phần lớn nông dân thường hay cải tao đất lại sau một năm sản xuất mà trong đó chi phí vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu là 14.545 đồng/công , vụ Thu Đông là 2.026 đồng/công và vụ Hè Thu thấp hơn Thu Đông là 12.519 đồng/công. Nhìn chung chi phí chênh lệch giữa các vụ là tương đối thấp. - Chi phí giống: Đây cũng là một yếu tố chi phí khá quan trọng quyết định năng suất của vụ lúa. Trung bình cả năm của nông hộ thì họ bỏ ra khoảng 73.695 đồng/công chi phí giống (chiếm 4,02%) tổng chi phí sản xuất. Theo điều tra của nông hộ cho ta thấy rằng nông hộ mua với giá tuơng đối chứ không cao lắm vì cũng có hộ mua giống từ các trại giống của huyện phần lớn cũng có hộ mua giống từ các hộ nông dân cũng có hộ lấy lúa nhà để làm giống lại cho các vụ sau cho nên chi phí giống của vụ Đông Xuân khoảng 90.837 đồng/công (chiếm 5,17%) cao hơn so với chi phí giống của vụ Hè Thu là 66.281 đồng/công (chiếm 3,57% )và Thu Đông 63.966 đồng/công (chiếm 3,4%). Cao hơn cụ thể là vụ Đông Xuân cao hơn Hè Thu là 24.556 đồng/công, vụ Thu Đông là 26.871 đồng/công và vụ Thu Đông thấp hơn Hè Thu là 2.315 đồng/công. - Chi phí bom nước: Cần Đăng là một vùng đất hầu như đã được đê bao khép kín để nhằm giúp bà con nông dân thâm canh trong sản xuất lúa vụ 3. Phần lớn thì nông hộ thuê bom nước còn một phần thì nông hộ thì bom nước nhà. Nên chi phí trung bình cả năm khoảng 75.514 đồng/công chiếm 4,12 % (vụ Đông Xuân là 67.438 đồng/công chiếm 3,83%, vụ Hè Thu 76.476 đồng/công chiếm 4,12%, vụ Thu Đông 82.629 đồng/công chiếm 4,39%). Chi phí này cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của nông hộ. Mặt khác cũng tùy theo mùa vụ mà SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 48 -
  62. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp nông hộ có sự bom nước khác nhau nếu gặp dịch bệnh thì nông hộ phải bom nước vào để sạ phân hay phun thuốc, cũng có khi gặp mưa thì nông hộ bom nước ít thời gian hơn khi không có mưa cho nên có sự chênh lệch về chi phí giữa các mùa vụ với nhau. Cụ thể là vụ Đông Xuân thấp hơn vu Hè Thu 9.046 đồng/công, vụ Thu Đông 15.191 đồng/công, vụ Hè Thu thấp hơn vụ Thu Đông 6.153 đồng/công. Nhìn chung ta thấy vụ Thu Đông là chi phí cao hơn hai vụ Đông Xuân và Hè Thu vì theo phỏng vấn thì trong vụ Thu Đông nông hộ phải bỏ ra chi phí bom chống úng do mùa nước lũ. - Chi phí vận chuyển: theo điều tra của nông hộ thì phần lớn nông hộ điều vận chuyển lúa về nhà để phơi phần nhỏ là phơi tại đồng. Nên chi phí này cũng ảnh hưởng một phần đến việc tăng chi phí trong sản xuất. Trung bình chi phí này là 51.376 đồng/công/năm chiếm 2,81% (vụ Đông Xuân 4.418 đồng/công chiếm 2,05%, vụ Hè Thu 51.376 đồng/công chiếm 2,21%, vụ Thu Đông 51.408 đồng/công chiếm 2,07% trong tổng chi phí cả năm). Cụ thể là vụ Đông Xuân thấp hơn vụ Hè Thu 5.884 đồng/công, vụ Thu Đông 2.990 đồng/công và vụ Hè Thu cao hơn vụ Thu Đông 2.894 đồng/công. Sự chênh lệch chi phí này là do tùy mùa vụ mà nông hộ mướn khác nhau có hộ thì mướn 100giạ lúa thì trả 2giạ, có hộ thì mướn (2000-4000 đồng/bao) tùy theo lúa gần hay xa. - Chi phí cấy giậm làm cỏ: chi phí này cũng ảnh hưởng đến một phần chi phí trong việc sản xuất lúa của nông hộ, cụ thể là vụ Đông Xuân 40.316 đồng/công (chiếm 2,29%), vụ Hè Thu là 44.812 đồng/công (chiếm 2,42%), vụ Thu Đông 82.843 đồng/công (chiếm 4,4%) nên chi phí cấy giậm làm cỏ của cả năm/công là 55.990 đồng (chiếm 3,06%). Cụ thể là vụ Đông Xuân thấp hơn vụ Hè Thu 4.496 đồng/công, vụ Thu Đông 42.527 đồng/công và vụ Hè Thu thấp hơn vụ Thu Đông 30.031 đồng/công. Chi phí giữa các vụ khác nhau là do thời tiết khi gieo sạ mà nông hộ gặp phải mưa bão sẽ làm cho lúa bị ngập úng lên không điều làm cho nông hộ phải tốn nhiều chi phí cho khâu cấy giậm nên có sự khác nhau về chi phí giữa các mùa vụ, thông thường chi phí này được nông hộ thuê 40.000 đồng/ngày công. - Chi phí khác: ngoài những chi phí kể trên, người nông dân còn phải bỏ ra nhiều chi phí khác như làm cỏ bờ, đốt rơm, đánh đường nước, đấp bờ mẩu, chi phí này cũng tùy theo từng mùa vụ mà nó cũng ảnh hưởng tương đối cao đến chi SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 49 -
  63. GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp phí sản xuất lúa của nông hộ. Trung bình chi phí này là 42.985 đồng/công/năm (chiếm 2,35%). Trong đó là vụ Đông Xuân 35.880 đồng công (chiếm 2,04% ), vụ Hè Thu 40.027 đồng/công (chiếm 2,16%), vụ Thu Đông 53.048 đồng/công (chiếm 2,82%). Cụ thể là vụ Đông Xuân thấp hơn vụ Hè Thu 4.147 đồng công, vụ Thu Đông 17.168 đồng/công và vụ Hè Thu thấp hơn vụ Thu Đông 13.021 đồng/công. - Chi phí phun thuốc Chi phí trung bình phun thuốc cả năm 17.580 đồng/công (chiếm 0,96%) trong đó vụ Đông Xuân 24.132 đồng/công (chiếm 1,37%), vụ Hè Thu 20.409 đồng/công (chiếm 1,1%), vụ Thu Đông 8.198 đồng /công (chiếm 0,14%). Cụ thể là vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu 3.723 đồng/công, vụ Thu Đông 15.934 đồng/công và vụ Hè Thu cao hơn vụ Thu Đông 12.211 đồng/công. - Chi phí sạ phân, : chi phí trung bình sạ phân cả năm 11.201 đồng/công (chiếm 0,61%), trong đó vụ Đông Xuân 11.381 đồng/công (chiếm 0,65%), vụ Hè Thu 10.378 đồng/công (chiếm 0,56%), vụ Thu Đông đồng/công 11.844 đồng/ công (chiếm 0,63%). Cụ thể là vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè thu 1.003 đồng/công, thấp hơn vụ Thu Đông 463 đồng/công và vụ Hè Thu thấp hơn vụ Thu Đông 1.466 đồng/công. => Hai chi phí phun thuốc và sạ phân thì các chi phí này được tính dựa theo lượng phân và thuốc được bón cho lúa mà nông hộ thuê mướn lao động thường thì nông hộ mướn sạ phân 20.000 đồng/công, còn phun thuốc nông hộ mướn 3000 đồng/bình (phỏng vấn 40 hộ), tùy theo luợng sâu bệnh ở từng mùa vụ mà nông hộ sạ phân và phun thuốc khác nhau nên có sự khác nhau về chi phí giữa các mùa vụ. Theo phỏng vấn thì nông hộ không phải hoàn toàn thuê mướn lao động trong đó họ cũng sử dụng gia đình nên số liệu trên chỉ lấy giá trị trung bình ở từng thời vụ khi đã được thống kê từ nhiều hộ nông dân. - Chi phí thuê đất: có tới 98% là nông hộ sản xuất trên đất gia đình nên chi phí thuê đất ảnh hưởng đến chi phí sản xuất lúa của nông hộ không cao. Thường thì nông hộ thuê đất trong một năm (ba vụ), theo điều tra thì nông hộ thuê với giá là 617.284 đồng/công/năm . - Chi phí gieo sạ : đa số các hộ nông dân trong vùng đều sử dụng công lao động gia đình, nên chi phí này ảnh hưởng không đáng kể đến tổng chi phí trong SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 50 -