Khai báo thuế - Phần II: Thuế nhà thầu nước ngoài

pdf 60 trang ngocly 3390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khai báo thuế - Phần II: Thuế nhà thầu nước ngoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhai_bao_thue_phan_ii_thue_nha_thau_nuoc_ngoai.pdf

Nội dung text: Khai báo thuế - Phần II: Thuế nhà thầu nước ngoài

  1. KHAI BÁO THUẾ PHẦN II THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI
  2. PHẦN II THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI 132. Đối tượng nào thuộc diện áp dụng nghĩa vụ thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam (gọi tắt là thuế nhà thầu)? ™ Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam thì các đối tượng dưới đây được áp dụng thuế nhà thầu: 1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thoả thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu. 2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hoá tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc cung cấp hàng hoá theo điều kiện giao hàng DDP, DAT, DAP (Các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms). 133. DN X ở nước ngoài ký hợp đồng mua vải của DN Việt Nam A, đồng thời chỉ định DN Việt Nam A giao hàng cho Dn Việt Nam B thì DN X có phải nộp thuế nhà thầu không? - Trường hợp doanh nghiệp X ở nước ngoài ký hợp đồng mua vải của doanh nghiệp Việt Nam A, đồng thời chỉ định doanh nghiệp A giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam B (theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp
  3. luật). Doanh nghiệp X có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa doanh nghiệp X với doanh nghiệp B do hai bên thỏa thuận ký kết. Theo đó, trong trường hợp này, doanh nghiệp X là đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư 60/2012/TT-BTC và doanh nghiệp B có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho doanh nghiệp X theo quy định. 134. Doanh nghiệp Y ở nước ngoài ký hợp đồng gia công vải với doanh nghiệp Việt Nam C, đồng thời doanh nghiệp Y chỉ định doanh nghiệp C giao hàng cho doanh nghiệp D ở Việt Nam để tiếp tục sản xuất thì doanh nghiệp Y có phải nộp thuế nhà thầu không? Trường hợp doanh nghiệp Y ở nước ngoài ký hợp đồng gia công vải với doanh nghiệp Việt Nam C, đồng thời chỉ định doanh nghiệp C giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam D để tiếp tục sản xuất (theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Doanh nghiệp Y có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa doanh nghiệp Y với doanh nghiệp D. Trong trường hợp này, doanh nghiệp Y là đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư 60/2012/TT-BTC và doanh nghiệp D có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho doanh nghiệp Y. 135. Doanh nghiệp Z ở nước ngoài ký hợp đồng gia công với doanh nghiệpViệt Nam E: Doanh nghiệp Z cung cấp nguyên vật liệu vải giả da cho doanh nghiệp E để gia công giày và doanh nghiệp Z chỉ định doanh nghiệp E giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam G để tiếp tục gia công hoàn chỉnh sản phẩm và xuất trả hàng cho doanh nghiệp Z thì có phải nộp thuế nhà thầu không? Trường hợp doanh nghiệp Z ở nước ngoài ký hợp đồng gia công hoặc mua vải với doanh nghiệp Việt Nam E theo hình thức doanh nghiệp Z cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp E để gia công và chỉ định doanh nghiệp E giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam G để tiếp tục gia công (theo hình thức gia công xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Sau khi gia công xong, doanh nghiệp G xuất trả lại hàng cho doanh nghiệp Z và doanh nghiệp Z phải thanh toán tiền gia công cho doanh nghiệp G theo hợp đồng gia công.
  4. Thì trong trường hợp này, doanh nghiệp Z không thuộc đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư 60/2012/TT-BTC. 136. Điều kiện để nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là người nộp thuế nhà thầu tại Việt Nam? ™ Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam. Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài đảm bảo các điều kiện: i. Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam; ii. Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực; iii. Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam hoặc tổ chức hạch toán theo quy định của pháp luật về kế toán và hướng dẫn của Bộ Tài Chính, Có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại VN, bao gồm lãnh thổ đất liền, các hải đảo, nội thủy, lãnh hải và vùng trời phía trên đó, vùng biển ngoài lãnh hải, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển mà VN thực hiện chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế. Việc kinh doanh được tiến hành trên cơ sở hợp đồng nhà thầu với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc với tổ chức, cá nhân nước ngoài khác đang hoạt động kinh doanh tại VN trên cơ sở hợp đồng hà thầu phụ. 137. Việc xác định nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam được quy định như thế nào? Việc xác định Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  5. Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú, đối tượng cư trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó. 138. Tổ chức, cá nhân nào ở Việt Nam là người có nghĩa vụ nộp thuế nhà thầu? ™ Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính quy định: Các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam là người có nghĩa vụ nộp thuế nhà thầu là: Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hoá, hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ (sau đây gọi chung là Bên Việt Nam) bao gồm: - Các tổ chức kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật Đầu tư) và Luật Hợp tác xã; - Các tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác; - Nhà thầu dầu khí hoạt động theo Luật Dầu khí; - Chi nhánh của Công ty nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam; - Tổ chức nước ngoài hoặc đại diện của tổ chức nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam; - Văn phòng bán vé, đại lý tại Việt Nam của Hãng hàng không nước ngoài có quyền vận chuyển đi, đến Việt Nam, trực tiếp vận chuyển hoặc liên danh; - Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải biển của hãng vận tải biển nước ngoài; đại lý tại Việt Nam của Hãng giao nhận kho vận, hãng chuyển phát nước ngoài;
  6. - Công ty chứng khoán, tổ chức phát hành chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng thương mại nơi quỹ đầu tư chứng khoán hoặc tổ chức nước ngoài mở tài khoản đầu tư chứng khoán; - Các tổ chức khác ở Việt Nam; - Các cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. 139. Những loại thuế nào mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài phải nộp? ™ Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính, Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài phải nộp các loại thuế sau: 1. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo hướng dẫn tại Thông tư này. 2. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo pháp luật về thuế TNCN. 3. Đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác, Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí khác hiện hành. 140. Trường hợp cấc tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc đối tượng không áp dụng thuế nhà thầu? ™ Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính, không áp dụng thuế nhà thầu đối với trường hợp: Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hoá cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức: - Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài;
  7. người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam. - Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến hàng hoá cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam. 141. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dung ngoài Việt Nam có phải nộp thuế nhà thầu không? ™ Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính, không áp dụng thuế nhà thầu đối với trường hợp: Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam. Ví dụ : Tổ chức nước ngoài cung cấp các dịch vụ chuyên môn, quản lý và phát hành trái phiếu, tư vấn pháp lý, đại lý lưu ký, tổ chức roadshow (một hoạt động thuộc mảng kích hoạt thương hiệu) cho Công ty A ở Việt Nam tại các nước mà Công ty A phát hành chứng chỉ GDR (Global Depositary Receipt - chứng chỉ lưu ký toàn cầu) và trái phiếu quốc tế thì các dịch vụ này do tổ chức nước ngoài thực hiện không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư. 142. Các dịch vụ nào được thực hiện ở nước ngoài do các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không phải nộp thuế nhà thầu? ™ Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính, không áp dụng thuế nhà thầu đối với trường hợp: Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài: a. Sửa chữa phương tiện vận tải (tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển), máy móc, thiết bị (kể cả đường cáp biển, thiết bị truyền dẫn), có bao gồm hoặc không bao gồm vật tư, thiết bị thay thế kèm theo; b. Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet);
  8. Ví dụ : Doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với tổ chức ở Singapore để thực hiện dịch vụ quảng cáo sản phẩm tại thị trường Singapore thì dịch vụ quảng cáo này của tổ chức Singapore không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư. Trường hợp tổ chức ở Singapore thực hiện quảng cáo sản phẩm để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam trên internet thì thu nhập từ dịch vụ quảng cáo này thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư. c. Xúc tiến đầu tư và thương mại; d. Môi giới: bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ở nước ngoài; Ví dụ: Doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng thuê doanh nghiệp ở Thái Lan thực hiện dịch vụ môi giới để bán sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Thái Lan hoặc thị trường thế giới thì dịch vụ môi giới này của doanh nghiệp Thái Lan không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư; trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng thuê doanh nghiệp ở Thái Lan thực hiện dịch vụ môi giới để chuyển nhượng bất động sản của doanh nghiệp Việt Nam tại Việt Nam thì dịch vụ môi giới này thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư. e. Đào tạo (trừ đào tạo trực tuyến); Ví dụ: Công ty A ở Việt Nam ký hợp đồng với Trường Đại học B của Singapore để nhân viên Việt Nam sang Singapore học tại Trường Đại học B của Singapore thì dịch vụ đào tạo của Trường Đại học B không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư; trường hợp Công ty A ở Việt Nam ký hợp đồng với Trường Đại học B của Singapore để trường Đại học B dạy học cho nhân viên Việt Nam tại Việt Nam theo hình thức học trực tuyến thì dịch vụ đào tạo trực tuyến của trường Đại học B thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư. h. Chia cước (cước thanh toán) dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam; Dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của Luật Bưu chính, Luật Viễn thông.
  9. 143. Tàu vận tải Quốc tế của công ty A Việt Nam đến xếp hàng tại cảng ở Hongkong, công ty H Hongkong xếp hàng hóa cho đội tàu của công ty A, công ty H có phải nộp thuế nhà thầu không? Trường hợp tàu vận tải Quốc tế của công ty A Việt Nam đến xếp hàng tại cảng ở Hongkong, công ty H Hongkong xếp hàng hóa cho đội tàu của công ty A tại cảng Hongkong. Công ty A phải trả cho Công ty H phí dịch vụ thu xếp hàng hoá tại cảng ở Hongkong thì trong trường hợp này, dịch vụ thu xếp hàng hoá tại cảng Hongkong là dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng tại Hongkong nên không thuộc đối tượng chịu thuế tại Việt Nam.
  10. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ GTGT VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ TNDN 144. Những dịch vụ nào mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp phải chịu thuế GTGT? ™ Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính thì: Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam (trừ hàng hoá, dịch vụ quy định tại Điều 4. Đối tuwongj không áp dụng thuế nhà thầu), bao gồm: - Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp tại Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam; - Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp ngoài Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam. 145. Các hình thức cung cấp hàng hóa nào của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thuộc đối tượng chịu thuế GTGT? ™ Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính thì: Trường hợp hàng hoá được cung cấp theo hợp đồng dưới hình thức: điểm giao nhận hàng hoá nằm trong lãnh thổ Việt Nam; hoặc việc cung cấp hàng hóa có kèm theo các dịch vụ tiến hành tại Việt Nam như lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế, các dịch vụ khác đi kèm với việc cung cấp hàng hoá, kể cả trường hợp việc cung cấp các dịch vụ nêu trên có hoặc không nằm trong giá trị của hợp đồng cung cấp hàng hóa thì giá trị hàng hoá chỉ phải chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định, phần giá trị dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp hợp đồng không tách riêng được giá trị
  11. hàng hoá và giá trị dịch vụ đi kèm (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí) thì thuế GTGT được tính chung cho cả hợp đồng. 146. Doanh nghiệp A ở Việt Nam ký hợp đồng mua dây chuyền máy móc thiết bị kèm hướng dẫn lắp đặt, giám sát lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng với doanh nghiệp B ở nước ngoài. Tổng giá trị hợp đồng là 100tr USD, bao gồm giá trị máy móc thiết bị là 80tr USD, giá trị dịch vụ hướng dẫn lắp đặt, giám sát lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng là 20tr USD. Việc xác định thuế GTGT của công ty B đối với giá trị hợp đồng được quy định như thế nào? Trường hợp này việc mua máy móc thiết bị kèm với dịch vụ, nên việc xác định nộp thuế GTGT phụ thuộc vào nội dung ký kết hợp đồng: - Khi nhập khẩu dây chuyền máy móc thiết bị, Doanh nghiệp A là người nhập khẩu thực hiện nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu đối với giá trị thiết bị nhập khẩu thuộc diện chịu thuế GTGT. Việc xác định nghĩa vụ thuế GTGT của Công ty B đối với giá trị hợp đồng ký với doanh nghiệp A như sau:hì thuế GTGT chỉ tính trên giá trị dịch vụ (20tr USD), không tính trên giá trị dây chuyền máy móc thiết bị nhập khẩu (do mua bán hang hóa thuần túy). - Trường hợp hợp đồng tách riêng: Trị giá máy móc thiết bị là 80tr USD, giá trị dịch vụ 20tr USD t - Trường hợp Hợp đồng không tách riêng được giá trị dây chuyền máy móc thiết bị và giá trị dịch vụ thì thuế GTGT được tính trên toàn bộ giá trị hợp đồng (100 triệu USD). 147. Thu nhập chịu thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài phát sinh từ cung cấp dịch vụ được quy định như thế nào? Theo quy định tại khoản 1, Điều 7 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính: Thu nhập của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài phát sinh từ hoạt động cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hoá tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ hàng hoá, dịch vụ quy định tại Điều 4. Đối tượng không áp dụng thuế nhà thầu thuộc thu nhập chịu thuế TNDN.
  12. 148. Trường hợp hàng hoá được cung cấp dưới hình thức: điểm giao nhận hàng hoá nằm trong lãnh thổ Việt Nam; hoặc việc cung cấp hàng hóa có kèm theo các dịch vụ tiến hành tại Việt Nam thì thu nhập chịu thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài được tính như thế nào? ™ Theo quy định tại khoản 2, Điều 7 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính: Trường hợp hàng hoá được cung cấp dưới hình thức: điểm giao nhận hàng hoá nằm trong lãnh thổ Việt Nam; hoặc việc cung cấp hàng hóa có kèm theo các dịch vụ tiến hành tại Việt Nam như lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế, các dịch vụ khác đi kèm với việc cung cấp hàng hoá (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí), kể cả trường hợp việc cung cấp các dịch vụ nêu trên có hoặc không nằm trong giá trị của hợp đồng cung cấp hàng hóa thì thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là toàn bộ giá trị hàng hoá, dịch vụ. Ví dụ: Công ty A ở Việt Nam ký hợp đồng mua dây chuyền máy móc thiết bị cho Dự án Nhà máy xi măng với Công ty B ở nước ngoài. Tổng giá trị Hợp đồng là 100 triệu USD (không bao gồm thuế GTGT), bao gồm giá trị máy móc thiết bị là 80 triệu USD, giá trị dịch vụ hướng dẫn lắp đặt, giám sát lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng là 20 triệu USD. Nghĩa vụ thuế TNDN của Công ty B đối với Giá trị hợp đồng được xác định như sau: - Thuế TNDN được tính riêng đối với giá trị dây chuyền máy móc thiết bị nhập khẩu (80 triệu USD) và tính riêng đối với giá trị dịch vụ (20 triệu USD) theo từng tỷ lệ thuế TNDN theo quy định. - Trường hợp Hợp đồng không tách riêng được giá trị dây chuyền máy móc thiết bị và giá trị dịch vụ thì tính thuế TNDN trên tổng giá trị hợp đồng (100 triệu USD) với tỷ lệ thuế TNDN theo quy định. 149. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài chịu thuế nhà thầu được xác định như thế nào? ™ Theo quy định tại khoản 3, Điều 7 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính:
  13. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp cung cấp hàng hoá, dịch vụ quy định tại Điều 4 Chương I Thông tư này), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau: - Thu nhập từ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. - Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ). “Quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, "Chuyển giao công nghệ" quy định tại Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản. - Thu nhập từ Lãi tiền vay. - Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. - Tiền phạt, tiền bồi thường thu được từ bên đối tác vi phạm hợp đồng. - Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật. 150. Thu nhập từ lãi tiền vay, lãi tiền gửi phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài chịu thuế nhà thầu được xác định như thế nào? Thu nhập từ Lãi tiền vay là thu nhập của Bên cho vay từ các khoản cho vay dưới bất kỳ dạng nào mà khoản vay đó có hay không được đảm bảo bằng thế chấp, người cho vay đó có hay không được hưởng lợi tức của người đi vay; thu nhập từ lãi tiền gửi (trừ lãi tiền gửi của các cá nhân người nước ngoài và lãi tiền gửi phát sinh từ tài khoản tiền gửi để duy trì hoạt động tại Việt Nam của cơ quan
  14. đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam), kể cả các khoản thưởng đi kèm lãi tiền gửi (nếu có); thu nhập từ lãi trả chậm theo quy định của các hợp đồng; thu nhập từ lãi trái phiếu, chiết khấu giá trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế); thu nhập từ lãi chứng chỉ tiền gửi. Lãi tiền vay bao gồm cả các khoản phí mà Bên Việt Nam phải trả theo quy định của hợp đồng. 151. Điều kiện để Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN kê khai (gọi tắt là phương pháp khấu trừ, kê khai) được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính: Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương II Thông tư này nếu đáp ứng đủ các điều kiện: (i) Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam; (ii) Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực; (iii) Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam. Việc nộp thuế GTGT, TNDN được thực hiện theo quy định của luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành. 152. Trường hợp nào bên Việt Nam phải nộp thay thuế nhà thầu theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ tính trên doanh thu (gọi tắt là phương pháp ấn định tỷ lệ)? ™ Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính: Đối tượng và điều kiện áp dụng nộp thuế theo phương pháp ấn định tỷ lệ: Bên Việt Nam nộp thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong trường hợp Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương phấp ấn định:
  15. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong trường hợp Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương phấp ấn định trong trường hợp Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện quy định tại Điều 8, Mục 2 Chương II như sau: i. Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại VN; ii. Thời hạn kinh doanh tại VN theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực; iii. Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam 153. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được dựa trên căn cứ nào? ™ Theo quy định tại Điểm 1, Điều 12 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính: Thuế GTGT tính như sau: Căn cứ tính thuế là giá trị gia tăng của dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT. Số thuế Giá trị Thuế suất thuế GTGT phải x = gia tăng GTGT nộp 154. Giá trị gia tăng được xác định làm căn cứ tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được quy định tính như thế nào? Giá trị gia tăng của dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa chịu thuế GTGT được xác định bằng doanh thu tính thuế GTGT nhân tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu. Doanh thu tính thuế GTGT: Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
  16. 155. Trường hợp theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế GTGT phải nộp thì doanh thu tính thuế GTGT quy định như thế nào? Trường hợp theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế GTGT phải nộp thì doanh thu tính thuế GTGT phải được quy đổi thành doanh thu có thuế GTGT và được xác định theo công thức sau: Doanh Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT thu tính thuế = GTGT 1 - Tỷ lệ % GTGT trên doanh thu x thuế suất thuế GTGT Ví dụ: Nhà thầu nước ngoài A cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng nhà máy xi măng Z, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT (nhưng đã bao gồm thuế TNDN) là 300.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của Nhà thầu nước ngoài A với giá trị chưa bao gồm thuế GTGT là 40.000 USD. Theo Hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả thuế GTGT thay cho Nhà thầu nước ngoài. Việc xác định doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A như sau: Xác định doanh thu tính thuế: Doanh thu 300.000 + 40.000 tính thuế = = 357.894,73 USD GTGT (1- 50% x10%) 156. Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng mục được quy định tại Hợp đồng thì doanh thu tính thuế GTGT được xác định như thế nào?
  17. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng mục được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam và danh sách các Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện phần công việc hoặc hạng mục tương ứng được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu thì doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện. 157. Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua vật tư nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng nhà thầu và hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho tiêu dùng nội bộ thì xác định doanh thu tính thuế GTGT như thế nào? ™ Theo quy định tại Điểm 1, Điều 12 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính: Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua vật tư nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng nhà thầu và hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho tiêu dùng nội bộ, tiêu dùng các khoản không thuộc hạng mục, công việc mà Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo hợp đồng nhà thầu thì giá trị hàng hoá, dịch vụ này không được trừ khi xác định doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài. Ví dụ: Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng Z với Bên Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng là 10 triệu USD (giá đã bao gồm thuế GTGT). Theo Hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A sẽ giao bớt phần giá trị xây lắp (được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam) cho Nhà thầu phụ Việt Nam B với giá trị là 01 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT); ngoài ra, trong quá trình xây dựng Nhà máy xi măng Z để thực hiện hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A mua vật tư nguyên vật liệu (gạch, xi măng, cát ) thực hiện xây lắp và mua các loại hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng.
  18. Doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A trong trường hợp này được xác định như sau: Doanh thu tính thuế GTGT = 10 triệu USD - 1 triệu USD = 9 triệu USD Doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A không được trừ các khoản vật tư nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, thuê khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm 158. Nhà thầu phụ là Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp ấn định tỷ lệ thì doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài được xác định như thế nào? ™ Theo quy định tại Điểm 1, Điều 12 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính: Trường hợp Nhà thầu phụ là Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp ấn định tỷ lệ thì doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được theo hợp đồng ký với Bên Việt Nam. Nhà thầu phụ nước ngoài không phải nộp thuế GTGT trên phần giá trị công việc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại Hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài. 159. Doanh thu tính thuế đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế, dịch vụ chuyển phát quốc tế được xác định như thế nào? ™ Theo quy định tại Điểm 1, Điều 12 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính: - Đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm cước vận chuyển quốc tế phải trả cho hãng vận chuyển (hàng không, đường biển). - Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được.
  19. Ví dụ: Công ty A ở nước ngoài cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. Doanh thu tính thuế GTGT của Công ty A được xác định như sau: + Đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam (không phân biệt người gửi ở nước ngoài hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ) không thuộc diện chịu thuế GTGT; + Đối với dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngoài (không phân biệt người gửi tại Việt Nam hay người nhận ở nước ngoài trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Công ty A nhận được. 160. Tỷ lệ GTGT tính trên doanh thu tính thuế được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại Điểm 2, Điều 12 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính: Tỷ lệ % GTGT tính trên doanh thu tính thuế: Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh: STT Ngành kinh doanh Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu tính thuế 1 Dịch vụ (trừ dịch vụ khoan dầu khí), cho thuê 50 máy móc thiết bị, bảo hiểm 2 Dịch vụ khoan dầu khí 70 3 a) Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật 30 liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng b) Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công 50 trình xây dựng
  20. 4 Vận tải, sản xuất, kinh doanh khác 30 161. Đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau hoặc một phần giá trị hợp đồng không thuộc diện chịu thuế GTGT thì việc xác định tỷ lệ GTGT tính trên doanh thu tính thuế được xác định như thế nào? Theo quy định tại Điểm 2, Điều 12 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính việc xác định tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu tính thuế GTGT đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau hoặc một phần giá trị hợp đồng không thuộc diện chịu thuế GTGT, việc áp dụng tỷ lệ giá trị gia tăng tính trên doanh thu tính thuế GTGT khi xác định số thuế GTGT phải nộp căn cứ vào doanh thu tính thuế GTGT đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ GTGT cao nhất đối với ngành nghề kinh doanh và mức thuế suất cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng. 162. Việc xác định tỷ lệ giá trị gia tăng tính trên doanh thu tính thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt được quy định như thế nào? Theo quy định tại Điểm 2, Điều 12 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính việc xác định tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu tính thuế GTGT đối với các hoạt động xây dựng, lắp đặt được quy định như sau: Riêng đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng thì tỷ lệ giá trị gia tăng tính trên doanh thu tính thuế là 30% tính trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại toàn bộ các phần giá trị công việc hoặc hạng mục có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị, Nhà thầu nước ngoài chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ còn lại theo hợp đồng nhà thầu thì tỷ lệ % GTGT tính trên doanh thu tính thuế GTGT được áp dụng đối với ngành nghề dịch vụ (50%).
  21. Ví dụ: Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với Bên Việt Nam để xây dựng một nhà máy điện X với giá trị là 75 triệu USD (giá đã bao gồm thuế GTGT), giá trị hợp đồng bao gồm: + Giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho công trình: 50 triệu USD. + Giá trị thiết kế dây chuyền công nghệ, thiết kế khác: 5 triệu USD. + Giá trị nhà xưởng, hệ thống phụ trợ khác, xây dựng, lắp đặt: 15 triệu USD. + Giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt: 3 triệu USD. + Giá trị dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử: 2 triệu USD. Như vậy, tỷ lệ % GTGT đối với toàn bộ giá trị hợp đồng 75 triệu áp dụng là 30%, không tính riêng đối với từng hoạt động kinh doanh do nhà thầu nước ngoài A cung cấp. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại các phần công việc có bao thầu nguyên vật liệu, Nhà thầu nước ngoài A chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ (Ví dụ như giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt) thì phần giá trị dịch vụ này áp dụng tỷ lệ % GTGT là 50%. 163. Việc xác định tỷ lệ giá trị gia tăng tính trên doanh thu tính thuế đối với hợp đồng cung cấp máy móc, thiết bị có kèm theo các dịch vụ hướng dẫn, lắp đặt, đào tạo, vận hành, chạy thử được quy định như thế nào? Đối với hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị có kèm theo các dịch vụ hướng dẫn lắp đặt, đào tạo, vận hành, chạy thử, nếu tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ khi xác định số thuế GTGT phải nộp áp dụng tỷ lệ GTGT của từng phần giá trị hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì áp dụng tỷ lệ GTGT trên doanh thu tính thuế là 30%. Ví dụ: Nhà thầu nước ngoài H của Hàn Quốc không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam thực hiện hợp đồng ký với doanh nghiệp B ở Việt Nam về việc cung cấp dây
  22. chuyền máy móc, thiết bị kèm theo dịch vụ lắp đặt, vận hành, chạy thử với giá trị là 10.000.000 USD. Tại hợp đồng không tách riêng được phần giá trị máy móc thiết bị và giá trị dịch vụ lắp đặt, vận hành chạy thử thì tỷ lệ thuế GTGT áp dụng là 30%. 164. Doanh thu tính thuế GTGT đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải được quy định như thế nào? - Doanh thu tính thuế GTGT đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải là toàn bộ tiền cho thuê. Trường hợp doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải bao gồm các chi phí do bên cho thuê trực tiếp chi trả như bảo hiểm phương tiện, bảo dưỡng, chứng nhận đăng kiểm, người điều khiển phương tiện, máy móc và chi phí vận chuyển máy móc thiết bị từ nước ngoài đến Việt Nam thì doanh thu tính thuế GTGT không bao gồm các khoản chi phí này nếu có chứng từ thực tế chứng minh. 165. Thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại Điểm 3, Điều 12 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính: Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT là thuế suất quy định tại Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào để thực hiện hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (bao gồm cả thuế GTGT đối với hợp đồng thầu phụ mà Nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện). 166. Căn cứ tính thuế TNDN được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài Chính: Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế TNDN và tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế được hướng dẫn như sau:
  23. Số thuế Doanh thu Tỷ lệ thuế TNDN TNDN = tính thuế x tính trên doanh thu phải nộp TNDN tính thuế 167. Doanh thu tính thuế TNDN được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư 60/2012/TT-BTC: Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có). - Trường hợp, theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN phải nộp thì doanh thu tính thuế TNDN được xác định theo công thức sau: Doanh Doanh thu không bao gồm thuế TNDN thu tính thuế = TNDN 1 - Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế Ví dụ: Nhà thầu nước ngoài A cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng nhà máy xi măng Z, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT, thuế TNDN là 285.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của Nhà thầu nước ngoài với giá trị là 38.000 USD (chưa bao gồm thuế GTGT, TNDN). Theo Hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả
  24. thuế TNDN, thuế GTGT thay cho nhà thầu nước ngoài. Việc xác định số thuế TNDN nhà thầu nước ngoài phải nộp như sau: Xác định doanh thu tính thuế: Doanh thu 285.000 + 38.000 tính thuế = = 340.000 USD TNDN (1- 5%) 168. Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng mục được xác định như thế nào? ™ Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư 60/2012/TT-BTC: - Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng mục được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam và danh sách các Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện phần công việc hoặc hạng mục tương ứng được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện. 169. Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng nhà thầu và hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho tiêu dùng nội bộ thì xác định doanh thu tính thuế TNDN như thế nào? ™ Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư 60/2012/TT-BTC: Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua vật tư nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng nhà thầu và hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho tiêu dùng nội bộ, tiêu dùng các khoản
  25. không thuộc hạng mục, công việc mà Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo hợp đồng nhà thầu thì giá trị hàng hoá, dịch vụ này không được trừ khi xác định doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài. Ví dụ: Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng Z với Bên Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng là 9 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT). Theo Hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A sẽ giao bớt phần giá trị xây lắp (được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam) cho Nhà thầu phụ Việt Nam B với giá trị là 01 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT); ngoài ra, trong quá trình xây dựng Nhà máy xi măng Z để thực hiện hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A mua vật tư nguyên vật liệu (gạch, xi măng, cát ) thực hiện xây lắp và mua các loại hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng. Doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài A trong trường hợp này được xác định như sau: Doanh thu tính thuế TNDN = 9 triệu USD - 1 triệu USD = 8 triệu USD Doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài A không được trừ các khoản vật tư nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, thuê khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm 170. Trường hợp Nhà thầu phụ là Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp ấn định tỷ lệ thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài được xác định như thế nào? ™ Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư 60/2012/TT-BTC: - Trường hợp Nhà thầu phụ là Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp ấn định tỷ lệ thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được theo hợp đồng ký với Bên Việt Nam. Nhà thầu phụ nước ngoài không phải nộp thuế TNDN trên phần giá trị công việc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài.
  26. 171. Doanh thu tính thuế TNDN đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải được xác định như thế nào? ™ Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư 60/2012/TT-BTC: - Doanh thu tính thuế TNDN đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải là toàn bộ tiền cho thuê. Trường hợp doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải bao gồm các chi phí do bên cho thuê trực tiếp chi trả như bảo hiểm phương tiện, bảo dưỡng, chứng nhận đăng kiểm, người điều khiển phương tiện, máy móc và chi phí vận chuyển máy móc thiết bị từ nước ngoài đến Việt Nam thì doanh thu tính thuế TNDN không bao gồm các khoản chi phí này nếu có chứng từ thực tế chứng minh. 172. Doanh thu tính thuế TNDN của hãng hàng không nước ngoài được xác định như thế nào? ™ Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư 60/2012/TT-BTC: Doanh thu tính thuế TNDN của hãng hàng không nước ngoài là doanh thu bán vé hành khách, vận đơn hàng không và các khoản thu khác (trừ những khoản thu hộ Nhà nước hoặc tổ chức theo quy định của pháp luật) tại Việt Nam cho việc vận chuyển hành khách, hàng hóa và đối tượng vận chuyển khác được thực hiện trên các chuyến bay của chính hãng hàng không hoặc liên danh. Ví dụ: Hãng hàng không nước ngoài A trong quý I năm 2013 phát sinh doanh số là 100.000 USD, trong đó doanh số bán vé hành khách là 85.000 USD, doanh số bán vận đơn hàng hoá là 10.000 USD và doanh số bán MCO (chứng từ có giá) là 5.000 USD; đồng thời phát sinh khoản thu hộ Nhà nước (lệ phí sân bay) 1.000 USD, chi hoàn do khách trả lại vé 2.000 USD. Doanh thu tính thuế TNDN quý I năm 2013 của Hãng hàng không nước ngoài A được xác định như sau: Doanh thu tính thuế TNDN = 100.000 – (1.000 + 2.000) = 97.000 USD 173. Doanh thu tính thuế TNDN của hãng vận tải biển nước ngoài được xác định như thế nào?
  27. ™ Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư 60/2012/TT-BTC: - Doanh thu tính thuế TNDN của hãng vận tải biển nước ngoài là toàn bộ tiền cước thu được từ hoạt động vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá và các khoản phụ thu khác mà hãng vận tải biển được hưởng từ cảng xếp hàng của Việt Nam đến cảng cuối cùng bốc dỡ hàng hoá đó (bao gồm cả tiền cước của các lô hàng phải chuyển tải qua các cảng trung gian) và/hoặc tiền cước thu được do vận chuyển hàng hoá giữa các cảng Việt Nam. Tiền cước vận chuyển làm căn cứ tính thuế TNDN không bao gồm tiền cước đã tính thuế TNDN tại cảng Việt Nam đối với chủ tàu nước ngoài và tiền cước trả cho doanh nghiệp vận tải Việt Nam do đã tham gia vận chuyển hàng từ cảng Việt Nam đến một cảng trung gian. Ví dụ: Công ty A thực hiện làm đại lý cho Hãng vận tải biển X của nước ngoài. Theo hợp đồng đại lý vận tải, Công ty A thay mặt Hãng X nhận hàng vận chuyển ra nước ngoài, phát hành vận đơn, thu tiền cước vận chuyển Doanh nghiệp B của Việt Nam thuê Hãng X (qua Công ty A) vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Mỹ với số tiền vận chuyển là 100.000 USD. Công ty A đã thuê tàu biển của doanh nghiệp Việt Nam hoặc tàu biển nước ngoài chở hàng từ Việt Nam sang Singapore với tiền cước vận chuyển là 20.000 USD và từ Singapore hàng sẽ được vận chuyển tiếp sang Mỹ bằng tàu của Hãng X. Doanh thu chịu thuế TNDN của Hãng vận tải biển X của nước ngoài được xác định như sau: Doanh thu chịu thuế TNDN = 100.000 – 20.000 = 80.000 USD 174. Doanh thu tính thuế đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế, dịch vụ chuyển phát quốc tế được xác định như thế nào? ™ Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư 60/2012/TT-BTC: - Đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài, (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế
  28. TNDN là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm cước vận chuyển quốc tế phải trả cho hãng vận chuyển (hàng không, đường biển). - Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được. Ví dụ: Công ty A ở nước ngoài cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. Doanh thu tính thuế TNDN của Công ty A được xác định như sau: + Đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam (không phân biệt người gửi ở nước ngoài hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ) không thuộc thu nhập chịu thuế TNDN; + Đối với dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngoài (không phân biệt người gửi tại Việt Nam hay người nhận ở nước ngoài trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Công ty A nhận được. 175. Đối với tái bảo hiểm, doanh thu tính thuế TNDN xác định như thế nào? ™ Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư 60/2012/TT-BTC: - Đối với tái bảo hiểm, doanh thu tính thuế TNDN xác định như sau: + Đối với hoạt động nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài, doanh thu tính thuế TNDN là số tiền phí nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài mà Nhà thầu nước ngoài nhận được (bao gồm hoa hồng tái bảo hiểm và chi phí bồi hoàn cho khách hàng theo thoả thuận). + Đối với hoạt động nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài, doanh thu tính thuế TNDN là khoản hoa hồng nhượng tái bảo hiểm mà Nhà thầu nước ngoài nhận được. Quy định cụ thể về chính sách thuế đối với dịch vụ bảo hiểm được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
  29. 176. Đối với chuyển nhượng chứng khoán, doanh thu tính thuế TNDN xác định như thế nào? ™ Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư 60/2012/TT-BTC: - Đối với chuyển nhượng chứng khoán, doanh thu tính thuế TNDN được xác định như sau: Đối với chuyển nhượng chứng khoán, trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế), chứng chỉ tiền gửi, doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng doanh thu bán chứng khoán, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại thời điểm chuyển nhượng. Quy định cụ thể về chính sách thuế đối với hoạt động chứng khoán được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. 177. Doanh thu tính thuế TNDN đối với giao dịch hoán đổi lãi suất quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư 60/2012/TT-BTC: - Doanh thu tính thuế TNDN đối với giao dịch hoán đổi lãi suất là phần chênh lệch giữa lãi phải thu và lãi phải trả mà Nhà thầu nước ngoài nhận được trong 1 năm dương lịch. Việc xác định kỳ tính thuế theo năm dương lịch được thực hiện theo quy định tại Luật thuế TNDN, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn. Ví dụ: Ngân hàng A (A) có một khoản cho vay trị giá 10 triệu USD với lãi suất cố định là 5,2% tháng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 3 năm từ 1/2/2012 đến 1/2/2015, kỳ hạn thanh toán 6 tháng 1 lần và thanh toán vào đầu kỳ. Trên cơ sở hợp đồng cho vay của A, A đàm phán với 1 ngân hàng B (B) ở nước ngoài để thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất, cụ thể: - Thời hạn thực hiện hợp đồng là 3 năm từ 1/2/2012 đến 1/2/2015, kỳ hạn thanh toán 6 tháng 1 lần và thanh toán vào đầu kỳ. - Lãi suất thả nổi A phải trả cho B là libor + 0,25% và B phải trả cho A lãi suất cố định là 5,2%. Điều này có nghĩa nếu lãi suất libor + 0,25% cao hơn lãi suất cố định theo hợp đồng hoán đổi thì B nhận được chênh lệch lãi suất từ A tính
  30. bằng: (libor + 0,25%) - lãi phải trả tính theo lãi suất 5,2%. Ngược lại nếu lãi suất libor + 0,25% thấp hơn lãi suất cố định theo hợp đồng hoán đổi thì A nhận được chênh lệch lãi suất từ B tính bằng: 5,2% - lãi A nhận được tính theo lãi suất libor + 0,25%. Thời điểm Lãi suất A phải B phải Sau khi bù Số tiền chênh thanh toán libor(%) trả cho trả cho trừ lãi A lệch A hoặc B B(%) A(%) hoặc B nhận nhận được được (%) từng kỳ (1.000USD) A B A B 1/2/2012- 4,80 5,05 5,20 0,15 - 15 31/7/2012 1/8/2012 - 5,00 5,25 5,20 0,05 5 31/1/2013 1/2/2013- 4,90 5,15 5,20 0,05 - 5 31/7/2013 1/8/2013 - 4,95 5,20 5,20 0,00 - - 31/1/2014 1/2/2014 - 4,90 5,15 5,20 0,05 5 31/7/2014 1/8/2014- 5,05 5,30 5,20 0,10 10 30/1/2015 Việc xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với B như sau:
  31. - Năm 2012 (từ 01/01/2012 - 31/12/2012): Tổng số tiền B nhận được từ A là: (15.000 - 5.000) = 10.000 USD; - Năm 2013 (từ 01/01/2013 - 31/12/2013): Tổng số tiền B nhận được từ A là: (5.000 - 0) = 5.000 USD; - Năm 2014 (từ 01/01/2014 - 31/12/2014: B Không nhận được tiền mà phải thanh toán cho A là 5.000 USD (Doanh thu tính thuế = 0); - Năm 2015: Do hợp đồng thoả thuận thanh toán vào đầu kỳ nên không phát sinh việc thanh toán bù trừ giữa A và B. Quy định cụ thể về chính sách thuế đối với dịch vụ tài chính phái sinh được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. 178. Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Thông tư 60/2012/TT-BTC: Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh: Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên STT Ngành kinh doanh doanh thu tính thuế Thương mại: phân phối, cung cấp hàng hoá, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam {bao gồm cả cung cấp hàng hoá theo hình thức 1 1 xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài); cung cấp hàng hoá theo điều kiện giao hàng DDP, DAT, DAP (Các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms)} 2 Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, 5
  32. bảo hiểm, thuê giàn khoan Dịch vụ quản lý nhà hàng, khách 3 10 sạn, casino Cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay, 4 phụ tùng tàu bay, tàu biển 2 Xây dựng, lắp đặt có bao thầu hoặc 5 không bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy 2 móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng Hoạt động sản xuất, kinh doanh 6 khác, vận chuyển (bao gồm vận chuyển 2 đường biển, vận chuyển hàng không) Chuyển nhượng chứng khoán, tái 7 bảo hiểm ra nước ngoài, hoa hồng nhượng 0,1 tái bảo hiểm 8 Dịch vụ tài chính phái sinh 2 9 Lãi tiền vay 5 10 Thu nhập bản quyền 10 179. Đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, thì việc xác định tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Thông tư 60/2012/TT-BTC: - Đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, việc áp dụng tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế khi xác định số thuế TNDN phải nộp căn cứ vào doanh thu chịu thuế TNDN đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ
  33. nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN đối với ngành nghề kinh doanh có tỷ lệ thuế TNDN cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng. 180. Việc xác định tỷ lệ thuế TNDN trên doanh thu tính thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Thông tư 60/2012/TT-BTC: Riêng đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng thì tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 2% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại toàn bộ các phần giá trị công việc hoặc hạng mục có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị, Nhà thầu nước ngoài chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ còn lại theo hợp đồng nhà thầu thì tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế TNDN được áp dụng đối với ngành nghề dịch vụ (5%). Ví dụ: Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với Bên Việt Nam để xây dựng một nhà máy điện X với giá trị là 75 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT, nhưng đã bao gồm thuế TNDN), giá trị hợp đồng bao gồm: + Giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho công trình: 50 triệu USD. + Giá trị thiết kế dây chuyền công nghệ, thiết kế khác: 5 triệu USD. + Giá trị nhà xưởng, hệ thống phụ trợ khác, xây dựng, lắp đặt: 15 triệu USD. + Giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt: 3 triệu USD. + Giá trị dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử: 2 triệu USD. Như vậy, tỷ lệ % thuế TNDN đối với toàn bộ giá trị hợp đồng 75 triệu áp dụng là 2%, không tính riêng đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài A cung cấp. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại các phần công việc có bao thầu nguyên vật liệu, Nhà thầu nước ngoài A
  34. chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ (Ví dụ như giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt) thì phần giá trị dịch vụ này áp dụng tỷ lệ % thuế TNDN là 5%. 181. Việc xác định tỷ lệ thuế TNDN trên doanh thu tính thuế đối với hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị có kèm theo các dịch vụ hướng dẫn lắp đặt, đào tạo, vận hành, chạy thử được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Thông tư 60/2012/TT-BTC: - Đối với hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị có kèm theo các dịch vụ hướng dẫn lắp đặt, đào tạo, vận hành, chạy thử, nếu tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì tính thuế theo tỷ lệ thuế riêng của từng phần giá trị hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN trên doanh thu tính thuế là 2%. Ví dụ: Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với Bên Việt Nam để cung cấp 1 dây chuyền máy móc, thiết bị với giá trị là 70 triệu USD. Giá trị hợp đồng bao gồm: + Giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho công trình: 60 triệu USD + Giá trị thiết kế dây chuyền công nghệ, thiết kế khác: 5 triệu USD + Giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt: 3 triệu USD + Giá trị dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử: 2 triệu USD. Trong trường hợp tách riêng được phần giá trị máy móc thiết bị và giá trị dịch vụ này việc áp dụng tỷ lệ thuế TNDN như sau: đối với giá trị máy móc, thiết bị áp dụng tỷ lệ đối với ngành thương mại; đối với giá trị dịch vụ thiết kế, giám sát lắp đặt, đào tạo, vận hành thử áp dụng tỷ lệ đối với ngành dịch vụ. Trường hợp không tách riêng được thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN là 2% trên toàn bộ giá trị hợp đồng (70 triệu USD). 182. Điều kiện để nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và nộp thuế TNDN theo tỷ lệ (gọi là phương pháp hỗn hợp)?
  35. ™ Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 60/2012/TT-BTC: Đối tượng và điều kiện áp dụng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ (%) tính trên doanh thu (sau đây gọi tắt là phương pháp hỗn hợp) là: Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nếu đáp ứng đủ hai điều kiện (i), (ii) nêu tại Điều 8 Mục 2 Chương II: Cụ thể: i. Có cơ sở cư trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam; ii. Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam Theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực; Và tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và hướng dẫn của Bộ Tài Chính thì đăng ký với cơ quan thuế để thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu tính thuế. (Điểm khác biệt với đối tượng áp dụng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế TNDN theo phương pháp kê khai là đối tượng này áp dụng chế độ kế toán Việt Nam)
  36. QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN KHAI, NỘP THUẾ 183. Việc thực hiện khai, nộp thuế GTGT và TNDN được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 60/2012/TT-BTC: Khai, nộp thuế GTGT và TNDN được hướng dẫn như sau: 1. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đang thực hiện nghĩa vụ thuế theo một trong ba phương pháp như hướng dẫn tại Chương II Thông tư này thì phải tiếp tục khai, nộp thuế theo phương pháp đang thực hiện cho đến khi kết thúc hợp đồng. 2. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đang thực hiện nghĩa vụ thuế theo một trong ba phương pháp như hướng dẫn tại Chương II Thông tư này, nếu tiếp tục ký hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ mới tại Việt Nam khi chưa kết thúc hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ cũ thì tiếp tục thực hiện khai, nộp thuế đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ mới theo các phương pháp đã thực hiện của hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ cũ. 3. Trường hợp việc ký kết, thực hiện hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ mới vào thời điểm hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ cũ đã kết thúc thì Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài được đăng ký lại phương pháp nộp thuế theo một trong ba phương pháp như hướng dẫn tại Chương II Thông tư này cho hợp đồng mới. 4. Trường hợp cùng một thời điểm mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nhiều hợp đồng, nếu có một hợp đồng đủ điều kiện theo quy định và Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kê khai hoặc phương pháp hỗn hợp thì các hợp đồng khác (kể cả những hợp đồng không đủ điều kiện) cũng phải thực hiện nộp thuế theo phương pháp mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đã đăng ký thực hiện.
  37. 184. Trách nhiệm của bên Việt Nam về việc nộp thuế GTGT của Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác mỏ dầu, khí đốt được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại Khoản 5, Điều 17 Thông tư 60/2012/TT-BTC: Khai, nộp thuế GTGT và TNDN trong các trường hợp trên được hướng dẫn như sau: Trường hợp Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp hàng hoá, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác mỏ dầu, khí đốt thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT thì bên Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay thuế GTGT theo tỷ lệ quy định. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp hàng hoá, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác mỏ dầu, khí đốt thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Trong thời gian Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài chưa được cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế để khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nếu bên Việt Nam thanh toán tiền cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thì bên Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ nộp thay thuế GTGT theo tỷ lệ quy định. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đã được cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế thì Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài có trách nhiệm khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với doanh thu phát sinh kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế. Số thuế GTGT bên Việt Nam đã nộp thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài theo tỷ lệ không bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đồng thời Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phát sinh trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế. Ví dụ: Tháng 1/2013, Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với bên Việt Nam về việc cung cấp dịch vụ khoan dầu khí với giá trị hợp đồng là 1 triệu USD. Trong thời gian Nhà thầu nước ngoài A chưa được cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế để nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, Nhà thầu nước ngoài A phát
  38. sinh số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào để thực hiện hợp đồng thầu là 5000 USD; đến thời hạn bên Việt Nam thanh toán tiền cho Nhà thầu nước ngoài A với giá trị là 100.000 USD (đã bao gồm thuế GTGT, chưa bao gồm thuế TNDN) thì bên Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ thuế GTGT cho Nhà thầu nước ngoài A với tỷ lệ GTGT tính trên doanh thu tính thuế đối với dịch vụ khoan dầu khí là 70%, thuế suất 10%, như vậy, số thuế GTGT mà bên Việt Nam nộp thay cho Nhà thầu nước ngoài A là 7000 USD. Đến 1/5/2013, Nhà thầu nước ngoài A đăng ký và được cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế và Nhà thầu nước ngoài A tự khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Ngày 15/5/2013, bên Việt Nam thanh toán tiếp cho Nhà thầu nước ngoài A là 200.000 USD, Nhà thầu nước ngoài A xuất hoá đơn GTGT cho bên Việt Nam với số thuế GTGT là 20.000 ngàn USD (200.000 USD x 10%), thuế GTGT đầu vào phát sinh từ 1/5/2013 đến 15/5/2013 là 2000 USD. Số thuế GTGT Nhà thầu nước ngoài A phải nộp là 18.000 USD (20.000 USD - 2000 USD). Nhà thầu nước ngoài A không được khấu trừ 5000 USD thuế GTGT đầu vào phát sinh trước thời điểm 1/5/2013. 185. Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài Chính khi có hiệu lực thi hành từ ngày nào và thay thế những thông tư nào? Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài Chính khi có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam, Thông tư số 197/2009/TT-BTC ngày 9/10/2009 của Bộ Tài chính bổ sung Thông tư số 134/2008/TT-BTC, Thông tư số 64/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 134/2008/TT-BTC. 186. Các Hợp đồng, Hợp đồng thầu phụ được ký kết trước ngày Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài Chính có hiệu lực thi hành thì giải quyết như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 2, Điều 18 Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài Chính: Trường hợp các Hợp đồng, Hợp đồng thầu phụ được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc xác định nghĩa vụ thuế
  39. GTGT, thuế TNDN tiếp tục thực hiện như hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng tại thời điểm ký kết hợp đồng, trừ các trường hợp sau: - Đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT theo quy định của pháp luật thuế GTGT có hiệu lực trước ngày 01/1/2009 do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp, kể từ ngày 01/1/2009 trở đi thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì việc xác định doanh thu tính thuế GTGT đối với Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 60/2012/TT-BTC. Ví dụ: Trong năm 2008, Doanh nghiệp A ở Việt Nam ký hợp đồng mua dây chuyền máy móc, thiết bị cho Dự án Nhà máy xi măng với Doanh nghiệp B ở nước ngoài. Tổng giá trị hợp đồng là 100 triệu USD, bao gồm giá trị máy móc thiết bị (thuộc loại trong nước chưa sản xuất được) là 80 triệu USD, giá trị dịch vụ hướng dẫn lắp đặt, giám sát lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng là 20 triệu USD. Theo quy định của pháp luật thuế GTGT có hiệu lực trước ngày 01/1/2009 thì dây chuyền máy móc thiết bị thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp không thuộc diện chịu thuế GTGT. Sang năm 2009, Doanh nghiệp A nhập khẩu máy móc thiết bị thuộc dây chuyền theo hợp đồng đã ký kết với Doanh nghiệp B và đã nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu. Trong trường hợp này, doanh thu tính thuế GTGT đối với Nhà thầu nước ngoài (Doanh nghiệp B) được xác định theo quy định tại Điều 6 Mục 1 Chương II Thông tư 60/2012/TT-BTC. - Đối với khoản thu nhập của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân kinh doanh được thanh toán từ ngày 01/1/2009 thì thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập theo pháp luật về thuế TNCN. - Đối với các Hợp đồng nhà thầu, hợp đồng thầu phụ cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, thuế TNDN hoặc những hợp đồng vay thuộc đối tượng không chịu thuế TNDN đối với lãi tiền vay theo quy định tại Thông tư số 169/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính, nay thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế TNDN theo quy định tại Thông tư này thì áp dụng theo quy định tại Thông tư này kể từ ngày 01/3/2012.
  40. 187. Đối với lãi tiền vay áp dụng tính thuế GTGT từ thời điểm nào và tỷ lệ GTGT trên doanh thu là bao nhiêu? Theo quy định tại điểm 2, Điều 18 Thông tư 60/2012/TT-BTC: Những hợp đồng vay thuộc đối tượng không chịu thuế TNDN đối với lãi tiền vay theo quy định tại Thông tư số 169/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính, nay thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế TNDN theo quy định tại Thông tư này thì áp dụng theo quy định tại Thông tư này kể từ ngày 01/3/2012. 188. Tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với lãi tiền vay, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, áp dụng từ thời điểm nào? ™ Theo quy định tại điểm 2, Điều 18 Thông tư 60/2012/TT-BTC: - Đối với các Hợp đồng nhà thầu, hợp đồng thầu phụ đang áp dụng tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế theo quy định tại các Thông tư trước đây cao hơn tỷ lệ tại Thông tư này thì áp dụng tỷ lệ tại Thông tư này kể từ ngày 01/3/2012, theo đó tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với lãi tiền vay, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, áp dụng từ ngày 01/3/2012. 189. Tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với Hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino áp dụng từ thời điểm nào? - Tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với Hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino áp dụng theo quy định tại Thông tư này kể từ ngày 01/3/2012. 190. Trường hợp nào thuế nhà thầu được áp dụng khác với Thông tư 60/2012/TT-BTC? Theo quy định tại điểm 3, Điều 18 Thông tư 60/2012/TT-BTC: Trường hợp tại Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài khác với các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.
  41. PHẦN III MIỄN, GIẢM, GIA HẠN MỘT SỐ KHOẢN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 13/NQ-CP NGÀY 10/5/2012 CỦA CHÍNH PHỦ 191. Việc gia hạn nộp thuế GTGT để hỗ trợ doanh nghiệp được quy định như thế nào? ™ Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: Gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) của tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm 2012, nhưng không phải cho tất cả các khâu, các đối tượng, các phương pháp tính thuế mà chỉ áp dụng đối với hai nhóm loại hình doanh nghiệp đang thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, không áp dụng đối với thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT; Tổ chức kinh tế là đơn vị sự nghiệp. 192. Đối tượng nào được gia hạn nộp thuế GTGT? ™ Khoản 1a,b, Điều 1 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: Doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực được gia hạn gồm: a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm cả hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp nhỏ và vừa), không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực: xổ số, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty. b) Doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội có sử dụng nhiều lao động (sau đây gọi chung là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động).
  42. 193. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện theo tiêu thức như thế nào? Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí về vốn hoặc lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy định cụ thể: 1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: Quy mô Doanh Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa nghiệp siêu nhỏ Số lao Tổng Số lao Tổng Số lao động động nguồn động nguồn vốn Khu vực vốn I. Nông, lâm nghiệp 10 người 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200 và thủy sản trở xuống trở xuống người đến đồng đến người đến 200 người 100 tỷ đồng 300 người II. Công nghiệp và 10 người 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200 xây dựng trở xuống trở xuống người đến đồng đến người đến 200 người 100 tỷ đồng 300 người III. Thương mại và 10 người 10 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 10 tỷ từ trên 50 dịch vụ trở xuống trở xuống người đến đồng đến 50 người đến 50 người tỷ đồng 100 người a) Số vốn làm căn cứ xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là tổng nguồn vốn được thể hiện trong Bảng cân đối kế toán lập ngày 31 tháng 12 năm 2011 của
  43. doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 thì số vốn làm căn cứ xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu. b) Số lao động bình quân năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả số lao động của chi nhánh và đơn vị trực thuộc) là số lao động mà doanh nghiệp sử dụng thường xuyên bình quân trong năm 2011, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng. Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 40/2009/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 12 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cách tính số lao động sử dụng thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Đối với doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 01/01/2012 thì tổng số lao động, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng, được tính từ ngày thành lập đến thời điểm 30/4/2012 (nếu thành lập trước tháng 5/2012), đến thời điểm 31/5/2012 (nếu thành lập trước tháng 6/2012), đến thời điểm 30/6/2012 (nếu thành lập trước tháng 7/2012). c) Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề thì việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa để xác định tiêu chí vốn hoặc lao động theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP được căn cứ vào ngành nghề kinh doanh chính ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp không xác định được hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp thì sử dụng một trong các tiêu chí dưới đây để xác định hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp: - Số lao động làm việc nhiều nhất trong từng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2011. - Doanh thu cao nhất trong từng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2011. Trường hợp sử dụng các tiêu chí nêu trên vẫn không xác định được hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa thì
  44. căn cứ vào tiêu chí về vốn hoặc số lao động thấp nhất của ngành nghề trong số các ngành nghề mà thực tế doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trong năm 2011 theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP. 194. Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực vừa được gia hạn, vừa không được gia hạn nộp thuế GTGT thì xác định số thuế GTGT được gia hạn như thế nào? Khoản 2.d.1 Điều 1 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: d.1) Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực: xổ số, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực: xổ số, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT được gia hạn ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh xổ số, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh khác được gia hạn và được xác định như sau: Doanh thu chịu thuế GTGT của hoạt động Số thuế GTGT được gia hạn trong tháng Thuế GTGT được phải nộp theo Tờ = x gia hạn của tháng khai của tháng Tổng doanh thu hàng hóa, được gia hạn dịch vụ chịu thuế GTGT trong tháng 195. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động được xác định theo tiêu thức như thế nào? Khoản 3.a Điều 1 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định:
  45. 3. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (bao gồm cả số lao động của chi nhánh và đơn vị trực thuộc) trong các lĩnh vực được gia hạn nộp thuế GTGT hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này gồm: a) Doanh nghiệp có tổng số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm 2011 trên 300 người, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2012. Đối với doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 01/01/2012 thì tổng số lao động trên 300 người, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng được tính từ ngày thành lập đến thời điểm 30/4/2012 (nếu thành lập trước tháng 5/2012), đến thời điểm 31/5/2012 (nếu thành lập trước tháng 6/2012), đến thời điểm 30/6/2012 (nếu thành lập trước tháng 7/2012). Hoạt động sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này được xác định căn cứ theo quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Hoạt động xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này bao gồm thi công, xây dựng, lắp đặt: nhà máy nước, nhà máy điện, công trình truyền tải, phân phối điện; hệ thống cấp thoát nước; đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga, bến xe; xây dựng trường học, bệnh viện, nhà văn hoá, rạp chiếu phim, cơ sở biểu diễn nghệ thuật, cơ sở tập luyện, thi đấu thể thao; hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn; công trình thông tin liên lạc, công trình thuỷ lợi phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp. 196. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực không được gia hạn thì số thuế GTGT được gia hạn xác định như thế nào? Khoản 3.b Điều 1 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: b) Trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực không được gia hạn thì số thuế GTGT được gia hạn xác định như sau:
  46. Doanh thu chịu thuế GTGT của lĩnh vực được Số thuế GTGT gia hạn trong tháng Thuế GTGT được phải nộp theo Tờ = x gia hạn của tháng khai của tháng Tổng doanh thu hàng hóa, được gia hạn dịch vụ chịu thuế GTGT trong tháng 197. Xác định như thế nào đối với Chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ở địa phương cấp tỉnh khác nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính? Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: 4. Chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ở địa phương cấp tỉnh khác nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính (không bao gồm đơn vị có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh khai thuế GTGT tạm tính theo tỷ lệ 1%, 2% ) thực hiện khai thuế GTGT riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT. Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực được gia hạn thì không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT. Doanh nghiệp lập danh sách chi nhánh, đơn vị trực thuộc (trong đó ghi rõ tên, địa chỉ, mã số thuế, số lao động và lĩnh vực hoạt động của từng chi nhánh) và thông báo danh sách cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh, đơn vị trực thuộc. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của danh sách Chi nhánh, đơn vị trực thuộc đã gửi cơ quan thuế. 198. Doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT kê khai, nộp Tờ khai thuế GTGT tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm 2012 như thế nào?
  47. Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: Các doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại Điều này thực hiện kê khai, nộp Tờ khai thuế GTGT tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm 2012 theo quy định nhưng chưa phải nộp ngay số thuế GTGT phải nộp phát sinh trên Tờ khai thuế GTGT đã kê khai. - Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 4 năm 2012 chậm nhất là ngày 20/11/2012. - Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 5 năm 2012 chậm nhất là ngày 20/12/2012. - Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 6 năm 2012 chậm nhất là ngày 21/01/2013. 199. Doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT có phải làm thủ tục gì để gia hạn? Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: Doanh nghiệp tự xác định thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT, số thuế GTGT được gia hạn, kê khai vào Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư này) và gửi cùng Tờ khai thuế GTGT của tháng được gia hạn. Trường hợp doanh nghiệp đã nộp Tờ khai thuế GTGT tháng 4 năm 2012 nhưng chưa lập Phụ lục 1 nêu trên thì lập và gửi bổ sung cho cơ quan thuế. Trong thời gian được gia hạn nộp thuế, đơn vị không bị xử phạt chậm nộp tiền thuế.
  48. CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc GIA HẠN NỘP THUẾ GTGT [01] Tên người nộp thuế: [02] Mã số thuế: [03] Tên đại lý thuế (nếu có): [04] Mã số thuế: [05] Số thuế GTGT được gia hạn: Bằng chữ: [06] Thời gian được gia hạn: . [07] Trường hợp được gia hạn: ‰ Doanh nghiệp nhỏ và vừa. ‰ Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Tôi cam đoan những nội dung kê khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai ./. Ngày tháng năm NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc Họ và tên: ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Chứng chỉ hành nghề số: Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)
  49. 200. Đối tượng và mức giảm tiền thuê đất năm 2012 được quy định như thế nào? Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: Giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2012 đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đang được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm mà đơn giá thuê đất được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 03 ngày 12 năm 2010 của Chính phủ. Cơ chế giảm được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2093/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. 201. Điều kiện, trình tự, thủ tục và thẩm quyền giảm tiền thuê đất được quy định như thế nào? Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: Điều kiện, trình tự, thủ tục và thẩm quyền giảm tiền thuê đất được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 17969/BTC-QLCS ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính và các văn bản của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Quyết định số 2093/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể công văn này: “Ngày 23/11/2011, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 2093/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất trong năm 2011 và năm 2012 đối với một số tổ chức kinh tế; Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm như sau: 1- Đối tượng được giảm tiền thuê đất . 2- Điều kiện được giảm tiền thuê đất. Tổ chức kinh tế thuộc đối tượng quy định tại Mục 1 Công văn này, để được giảm tiền thuê đất phải đáp ứng đủ 3 điều kiện sau đây: 2.1- Đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp; 2.2- Sử dụng đất thuê đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật đất đai;
  50. 2.3- Số tiền thuê đất xác định lại theo quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2011) lớn hơn 2 lần so với tiền thuê đất phải nộp năm 2010 sau khi đã trừ ưu đãi về giảm tiền thuê đất nếu có (với cùng mục đích sử dụng đất thuê, diện tích tính thu tiền thuê đất). Trường hợp số tiền thuê đất xác định lại theo Nghị định số 121/2010/NĐ-CP của năm 2011 hoặc năm 2012 mà không đủ 12 tháng thì lấy số tiền thuê đất của năm 2010 làm cơ sở so sánh cũng phải tương ứng với thời gian xác định tiền thuê đất trong năm 2011 hoặc năm 2012. 3- Thời hạn áp dụng và mức giảm tiền thuê đất . 4- Trình tự, thủ tục và thẩm quyền giảm tiền thuê đất quy định tại Điều 3 Quyết định số 2093/QĐ-TTg quy định như sau: 4.1- Tổ chức kinh tế thuộc đối tượng áp dụng và đáp ứng các điều kiện quy định tại Mục 1 và Mục 2 Công văn này có văn bản đề nghị kèm theo các hồ sơ có liên quan gửi đến Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hồ sơ đề nghị giảm tiền thuê đất gồm: a) Đơn đề nghị giảm tiền thuê đất, ghi rõ tổng diện tích đất thuê; diện tích đất tính thu tiền thuê đất; Diện tích đất tính thu tiền thuê đất cho mục đích sản xuất, diện tích đất tính thu tiền thuê đất cho mục đích kinh doanh hỗn hợp (nếu có); Bảng tổng hợp doanh thu sản xuất, kinh doanh dịch vụ của năm trước chi tiết cho mục đích sản xuất; mục đích thương mại dịch vụ (nếu thuộc trường hợp sử dụng đất thuê vào mục đích kinh doanh hỗn hợp); b) Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; c) Giấy tờ liên quan khác: c1) Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Hợp đồng thuê đất; giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước năm 2010 (bản sao có công chứng) hoặc giấy tờ xác nhận đã nộp tiền thuê đất năm 2010 vào ngân sách nhà nước của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp hết thời hạn ổn định phải xác định lại đơn giá thuê đất cho thời kỳ ổn định mới;
  51. c2) Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp thức hóa quyền sử dụng đất; Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước năm 2010 (bản sao có công chứng) hoặc giấy tờ xác nhận đã nộp tiền thuê đất năm 2010 vào ngân sách nhà nước của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp đang tạm nộp tiền thuê đất mà từ ngày 01/3/2011 được cấp có thẩm quyền hợp thức hóa quyền sử dụng đất phải xác định chính thức số tiền thuê đất phải nộp; c3) Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Hợp đồng thuê đất và Quyết định miễn tiền thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản sao có công chứng) đối với trường hợp hết thời gian được miễn tiền thuê đất mà đến thời hạn xác định tiền thuê đất phải nộp. 4.2- Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị giảm tiền thuê đất theo hướng dẫn tại điểm 4.1 Mục 4 Công văn này thực hiện rà soát, xử lý: a) Các trường hợp đủ điều kiện được giảm tiền thuê đất theo quy định tại Quyết định số 2093/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Mục 1, Mục 2 Công văn này thì cho phép được tạm nộp tiền thuê đất theo mức đã nộp của năm 2010; đồng thời lập danh sách tổ chức kinh tế được giảm tiền thuê đất trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét phê duyệt số tiền thuê đất được giảm năm 2011, năm 2012 theo quy định tại Mục 3 Công văn này. b) Các trường hợp không đủ điều kiện để được giảm tiền thuê đất thì Cục thuế thực hiện quy trình thông báo nộp tiền thuê đất năm 2011, năm 2012 để các tổ chức nộp tiền thuê đất theo quy định hiện hành. 4.3- Trên cơ sở phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục Thuế ban hành quyết định giảm tiền thuê đất cho từng trường hợp cụ thể theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện.” 202. Doanh nghiệp nào được gia hạn 09 tháng về thời hạn nộp thuế TNDN đối với số thuế phải nộp của năm 2010 trở về trước? Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định:
  52. Gia hạn 09 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2010 trở về trước mà đến ngày 10/5/2012 doanh nghiệp chưa nộp Ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp: a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả hợp tác xã), không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực: xổ số, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty. b) Doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội có sử dụng nhiều lao động. c) Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất, vận tải đường thủy (bao gồm cả vận tải thủy nội địa và vận tải biển), sản xuất thép, xi măng; doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Không tính phạt chậm nộp trong thời gian kể từ ngày 01/01/2012 đến hết ngày 30/9/2012 đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp chưa nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp quy định tại Khoản này. Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan thuế thực hiện thông báo lại số tiền phạt chậm nộp. Ngày 01/10/2012, các doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế đã được gia hạn theo quy định tại Khoản này. Trước ngày 01/10/2012, doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra phát hiện số thuế thu nhập doanh nghiệp của thời kỳ gia hạn theo quy định tại Khoản này lớn hơn so với số thuế doanh nghiệp tự kê khai hoặc chưa kê khai thì doanh nghiệp được gia hạn số thuế thu nhập doanh nghiệp phát hiện tăng thêm đến hết ngày 30/9/2012 và không tính phạt chậm nộp trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2012 đến hết ngày 30/9/2012. Từ ngày 01/10/2012, doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra phát hiện số thuế thu nhập doanh nghiệp của thời kỳ gia hạn theo quy định tại Khoản này lớn hơn so với số thuế doanh nghiệp tự kê khai hoặc chưa kê khai thì không tính phạt nộp chậm đối với số thuế phát hiện tăng thêm trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2012 đến hết ngày 30/9/2012.
  53. 203. Doanh nghiệp nào được gia hạn 09 tháng về thời hạn nộp thuế TNDN đối với số thuế phải nộp của năm 2011? Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: Gia hạn 09 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2011 mà doanh nghiệp chưa nộp Ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất, vận tải đường thủy (bao gồm cả vận tải thủy nội địa và vận tải biển), sản xuất thép, xi măng (trừ doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong lĩnh vực này); doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Không tính phạt chậm nộp trong thời gian kể từ ngày 01/4/2012 đến hết ngày 31/12/2012 đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp chưa nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp quy định tại Khoản này. Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan thuế phải thực hiện thông báo lại số tiền phạt chậm nộp. Ngày 02/01/2013, các doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế đã được gia hạn theo quy định tại Khoản này. Trước ngày 01/01/2013, doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra phát hiện số thuế thu nhập doanh nghiệp của thời kỳ gia hạn theo quy định tại Khoản này lớn hơn so với số thuế doanh nghiệp tự kê khai hoặc chưa kê khai thì doanh nghiệp được gia hạn số thuế thu nhập doanh nghiệp phát hiện tăng thêm đến hết ngày 31/12/2012 và không tính phạt chậm nộp trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2012 đến hết ngày 31/12/2012. Từ ngày 01/01/2013, doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra phát hiện số thuế thu nhập doanh nghiệp của thời kỳ gia hạn theo quy định tại Khoản này lớn hơn so với số thuế doanh nghiệp tự kê khai hoặc chưa kê khai thì không tính phạt nộp chậm đối với số thuế phát hiện tăng thêm trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2012 đến hết ngày 31/12/2012. 204. Số thuế TNDN phải nộp năm 2011 của DN đang được gia hạn nộp theo các quyết định của Chính Phủ trong năm 2011 thì được xử lý như thế nào?
  54. Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: 3. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa (trừ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản); doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội có sử dụng nhiều lao động được thực hiện gia hạn nộp thuế theo Quyết định số 21/2011/QĐ-TTg, Quyết định số 54/2011/QĐ-TTg, Quyết định số 04/2012/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. 205. Doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010, 2011 nêu trên nếu đang bị cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế do nợ thuế thu nhập doanh nghiệp thì có được gia hạn không? Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: Các doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 nêu trên nếu đang bị cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế do nợ thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm thời chưa thực hiện cưỡng chế thuế trong khoảng thời gian được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 206. Doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ nào không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế TNDN? Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: 5. Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: xổ số, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (kể cả trường hợp có hoạt động kinh doanh khác); doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty; Tổ chức kinh tế là đơn vị sự nghiệp không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 207. Số thuế TNDN của các hoạt động kinh doanh khác (ngoài hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: Xổ số, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo
  55. hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt) của đối tượng gia hạn nộp thuế TNDN thì có được gia hạn không? Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: Doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội có sử dụng nhiều lao động; doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất, vận tải đường thủy (bao gồm cả vận tải thủy nội địa và vận tải biển), sản xuất thép, xi măng có các hoạt động kinh doanh khác (ngoài hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: xổ số, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt) thì vẫn được gia hạn đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp chưa nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều này. 208. Doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế TNDN phải đáp ứng điều kiện gì? Khoản 6 Điều 3 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: 6. Doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều này là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và nộp thuế theo kê khai. 209. Hồ sơ gia hạn nộp thuế TNDN được quy định như thế nào? Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: 7. Doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn theo quy định tại Điều này phải lập Phụ lục số 2 (ban hành kèm theo Thông tư này) và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp, trong đó xác định rõ: Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế.
  56. CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc GIA HẠN NỘP THUẾ TNDN [01] Tên người nộp thuế: [02] Mã số thuế: [03] Tên đại lý thuế (nếu có): [04] Mã số thuế: [05] Số thuế TNDN của năm 2010 trở về trước được gia hạn: Bằng chữ: [06] Số thuế TNDN của năm 2011 được gia hạn: [07] Thời gian được gia hạn: [08] Trường hợp được gia hạn: ‰ Doanh nghiệp nhỏ và vừa. ‰ Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. ‰ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản ‰ Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí, vận tải đường thủy, sản xuất thép, xi măng. Tôi cam đoan những nội dung kê khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai ./.
  57. Ngày tháng năm NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc Họ và tên: ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Chứng chỉ hành nghề số: Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có) 210. Miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối được quy định như thế nào? Điều 4 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: 4. Miễn thuế môn bài đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối: Miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản. Trường hợp người nộp thuế thuộc diện được miễn thuế đã nộp thuế môn bài năm 2012 thì được Ngân sách Nhà nước hoàn trả số thuế đã nộp. Đối với hộ sản xuất muối tiếp tục miễn thuế môn bài theo quy định tại điểm 3 Thông tư số 42/2003/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính. Căn cứ sổ bộ thuế môn bài năm 2012 đã được duyệt, trước ngày 10/6/2012, Chi cục Thuế thực hiện lập danh sách và xác định số thuế được miễn của các hộ đánh bắt hải sản thuộc đối tượng được miễn thuế môn bài năm 2012 do Chi cục quản lý thu thuế, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện; Chi cục trưởng Chi cục Thuế ban hành Quyết định miễn thuế môn bài năm 2012 kèm theo danh sách các hộ được miễn thuế môn bài năm 2012. Chi cục Thuế lập danh sách các hộ được hoàn thuế theo từng địa bàn xã, ban hành Quyết định hoàn thuế và phối hợp với Kho bạc Nhà nước cùng cấp làm thủ tục hoàn thuế đối với số thuế nộp thừa qua Ủy ban nhân dân cấp xã trước ngày 15/6/2012. Căn cứ danh sách miễn thuế, hoàn thuế môn bài đã được cơ quan thuế quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp xã thông báo số thuế được miễn đến từng hộ nộp thuế và niêm yết công khai ở nơi thuận tiện để người nộp thuế biết. Uỷ ban nhân dân
  58. cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện hoàn trả thuế môn bài đã nộp năm 2012 cho từng hộ đã nộp thuế trước ngày 01/7/2012. 211. Đối tượng áp dụng gia hạn nộp tiền sử dụng đất là đối tượng nào? Khoản 1,2 Điều 5 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: 1. Đối tượng áp dụng: a) Các tổ chức kinh tế là các chủ đầu tư dự án có nghĩa vụ phải nộp tiền sử dụng đất theo Thông báo của cơ quan thuế hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền nhưng đến ngày 10/5/2012 chưa nộp hoặc chưa nộp đủ thì thời gian gia hạn nộp tiền sử dụng đất tối đa 12 tháng theo quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và được tính từ ngày 10/5/2012. Tổ chức kinh tế phải tiếp tục nộp tiền sử dụng đất cùng khoản tiền phạt chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn được gia hạn nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại điểm này. b) Các tổ chức kinh tế là các chủ đầu tư dự án có nghĩa vụ phải nộp tiền sử dụng đất phát sinh sau ngày 10/5/2012 đến ngày 31/12/2012 theo Thông báo của cơ quan thuế hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền thì thời gian gia hạn nộp tiền sử dụng đất tối đa 12 tháng theo quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Không tính phạt chậm nộp trong thời gian được gia hạn nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản này. 2. Căn cứ tình hình thực tế khó khăn của chủ đầu tư và mức độ ảnh hưởng của khoản thu tiền sử dụng đất để thực hiện đầu tư hạ tầng đến thu ngân sách địa phương, sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thời gian gia hạn nộp tiền sử dụng đất cụ thể cho từng dự án hoặc nhóm dự án mà chủ đầu tư chưa nộp hoặc chưa nộp đủ tiền sử dụng đất phải nộp, thời gian gia hạn tối đa không quá 12 tháng. 212. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền gia hạn nộp tiền sử dụng đất được quy định như thế nào? Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: 3. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền gia hạn nộp tiền sử dụng đất như sau:
  59. a) Tổ chức kinh tế thuộc đối tượng quy định tại Khoản 5 Nghị quyết số 13/NQ- CP có văn bản đề nghị trong đó báo cáo rõ những nội dung khó khăn về tài chính gửi đến Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo các hồ sơ (bản chụp có xác nhận của đơn vị) có liên quan sau: - Quyết định giao đất để đầu tư thực hiện dự án của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Quyết định phê duyệt giá đất tính thu tiền sử dụng đất hoặc Quyết định phê duyệt tiền sử dụng đất phải nộp của cơ quan có thẩm quyền. - Thông báo nộp tiền sử dụng đất, tiền phạt chậm nộp (nếu có) của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền. - Những tài liệu (bản chụp) báo cáo giải trình về khó khăn tài chính của doanh nghiệp (nếu có). b) Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong thời hạn 10 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị gia hạn thời hạn nộp tiền sử dụng đất, phối hợp với Cục Thuế thực hiện rà soát, lập phương án đề nghị thời hạn gia hạn cụ thể trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. c) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ phương án đề nghị của cơ quan tài chính và cơ quan thuế xem xét, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. d) Trên cơ sở ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể việc gia hạn nộp tiền sử dụng đất. đ) Căn cứ vào quyết định gia hạn nộp tiền sử dụng đất của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Cục Thuế tổ chức thực hiện. 213. Đối với thuế GTGT ở khâu nhập khẩu của thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định có được áp dụng gia hạn nộp thuế GTGT không? Điều 6 Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài Chính quy định: Đối với thuế GTGT ở khâu nhập khẩu của thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh
  60. nghiệp tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 92/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ Tài chính.