Kế hoạch hoạt động Lớp Lá - Chủ đề I: Trường mầm non

doc 47 trang ngocly 2910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch hoạt động Lớp Lá - Chủ đề I: Trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_hoat_dong_lop_la_chu_de_i_truong_mam_non.doc

Nội dung text: Kế hoạch hoạt động Lớp Lá - Chủ đề I: Trường mầm non

  1. CHỦ ĐỀ I: TRƯỜNG MẦM NON (3 tuần) (Thời gian thực hiện từ ngày 12 / 9 đến ngày 30/ 9 năm 2011) KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN I Chủ đề nhánh: Tết trung thu (Từ ngày12-16/9) A.Thể dục sỏng: 1. ĐT Hô hấp: Thổi bóng bay 2. ĐT Tay: Đứng thẳng, 2 tay đưa ra phía trước, 2 tay dang ngang bằng vai, hạ tay xuống 3. ĐT chân: Đứng thẳng, nhún xuống (đầu gối hơi khuỵ) sau đó đứng thẳng 4. ĐT bụng: Đứng 2 chân dang rộng, 2 tay giơ cao quá đầu sau đó cúi xuống 2 chân thẳng tay chạm đất 5. ĐT bật: Bật tại chỗ * Bài tập kết hợp: Bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non” B Hoạt động chung: THỨ LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN MÔN HỌC NỘI DUNG LQ Thơ: Trăng ơi từ đâu đến 2 Phát triển ngôn ngữ Văn học Mùa thu- tết trung thu KPKH 3 Phát triển nhận thức Ôn số lượng 1,2. Nhận biết số 1,2. LQ Toán Ôn so sánh chiều dài Tạo hình: Vẽ bầu trờimùa thu Hát + VT theo nhịp: “ Rước đèn dưới 4 Phát triển thẩm mỹ Âm nhạc: ánh trăng” Nghe: “Chiếc đèn ông sao” TCÂN: Ai nhanh nhất Đập bóng xuống nền nhà và bắt bóng 5 Phát triển thể chất Thể dục: Giới thiệu về bút vở và làm quen với các 6 Phát triển ngôn ngữ LQVCC: nét cơ bản C. Hoạt động góc: Tên Nội Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Tổ chức hoạt động góc dung Trò - Bước đầu trẻ biết - Bộ đồ - Đóng vai cô giáo dạy trẻ chơi: - về nhóm để chơi dùng gia trong một hoạt động cụ thể ở Góc Cô giáo theo nhóm, biết đình, búp bê trường mầm non phân - Gia chơi cùng với nhau các loại, vải - Đóng vai các thành viên vai đình trong nhóm vụn các trong gia đình chăm sóc trẻ, - Bán - Trẻ biết nhận vai màu, quần cho trẻ đi học hàng chơi và thể hiện áo, búp bê, - Chơi bán hàng: Bán các loại 1
  2. vai chơi giường , đồ dùng học tập, đồ chơi, hoa - Trẻ nắm được nôi quả mùa thu một số công việc - Một số đồ - Cô vào góc chơ cùng với trẻ, của vai chơi: mẹ đi dùng , đồ giúp trẻ nhận vai chơi chợ, nấu ăn, cô chơi cho TC - Hướng dẫn trẻ một số kĩ giáo dạy học, “ Cô giáo” năng của vai chơi người bán hàng như: Sách - Gợi ý để các nhóm chơi biết mời khách. vở, bút bàn liên kết với nhau trong khi ghế. chơi, có sự giao lưu, quan tâm - Đồ chơi đến nhau trong lúc chơi cho TC “Bán hàng”: Bán các loại qủa mùa thu Xây - Xây dựng vườn - Khối xây - Cô và trẻ cùng trò chuyện về dựng trường mùa thu dựng các trường mầm non của mình, vườn - Trẻ bước đầu biết loại gợi ý để trẻ ở trường của mình trường xây dựng hàng rào, - Các mô có những gì? mùa thu tạo khung cảnh hình đồ - Xây dựng vườn trường mùa vườn trường mùa chơi ngoài thu, sân chơi ngoài trời, có thu có bồn hoa, trời: bập cây cảnh, vườn hoa, ao cá Góc thảm cỏ, đồ chơi. bênh, đu - Dạy trẻ sắp xếp hàng rào, xây quay. bồn hoa, nhà thẳng, đều, hợp dựng -Khối lắp lý lắp ráp - Hướng dẫn trẻ lắp một số ghép - Sỏi, đá loại đồ chơi trong vườn que, hột hạt. trường như: đu quay, cầu - Đồ chơi trượt, bập bênh. xây dựng: hàng rào, gạch, lắp ráp, hột hạt, cây cỏ . - Ôn kỹ - Trẻ biết cách cầm - Giấy màu, - Tô, vẽ, in hình, xé dán, gấp. năng, bút đúng cách bút vẽ, giấy Xếp hình về trường, đồ vẽ, nặn, - Biết chọn tô màu vẽ chơi xé, cho bức tranh nổi - Đất nặn, - Dùng lá cây làm đồ chơi( lá dán bật. bảng, kéo, mít làm châu) - Tô - Biết nặn một số hồ - Dùng khuôn in các đồ dùng, Góc màu đồ chơi đơn giản - Tranh vẽ, đồ chơi trong lớp, các loại nghệ vườn như quả chuối, tranh xé dán bánh trung thu thuật trường cam . về vườn - Nặn các loại quả có trong mùa thu trường mà mùa thu, bầy mâm ngũ quả - Cắt thu - Làm đèn ông sao dán, nặn - Hột hạt, đồ chơi que trẻ yêu - Giấy báo, 2
  3. thích hoạ báo, vải Xem - Trẻ xem tranh - Tranh lô - Chơi lô tô đồ dùng đồ chơi tranh ảnh về mùa thu, tô về hoa hoa quả, tập phân loại theo truyện ngày tết trung thu quả, đồ tiêu chuẩn khác nhau kể về - Trẻ biết cách lật dùng, đồ - Ghép tranh vẽ mùa thu, tết mùa giở từng trang, biết chơi trung thu, mâm ngũ quả Góc thu, cách đọc sách - Các loại - Trang trí cát dán chữ cái chữ học ngày tết - Trẻ hứng thú sách tranh số tập trung xem tranh về mùa truyện về - Hướng dẫn trẻ cách lật mở và thu thu, ngày tết trung mùa thu, sách, xem tranh và gợi ý để sách thu ngày tết trẻ kể chuyện theo nội dung trung thu bức tranh theo suy nghĩ của - Bút sáp, trẻ. Động viên trẻ để trẻ tìm từ giấy cho trẻ thích hợp nói về nội dung câu tô chuyện - Chăm - Hứng thú tham - Cây xanh, - Hằng ngày cho trẻ tưới , xới sóc cây gia hoạt động lau khăn lau, cây, lau lá cây cho sạch bụi - Lau lá, lá cây và chăm sóc bỡnh tưới, trong góc thiên nhiên tưới cây cây. xẻng . - Hướng dẫn trẻ nhặt lá vàng, - Trẻ biết chăm soc nêu được ý nghĩa của cây Góc cây xanh, biết tưới xanh đối với cuộc sống khám cây, nhổ cỏ, lau lá phá xới đất cho các khoa bồn cây học - Biết lợi ích của cây, và tầm quan trọng của cây xanh đối với môi trường sống như thế nào Biểu - Trẻ biết nghe Nhạc cụ, ti - Cho trẻ nghe, hát , múa các diễn văn nhác cảm nhận vi, máy bài hát về tết trung thu nghệ giai điệu âm nhạc cátsét, băng - Cho trẻ sử dụng các loại nhân của các bài hát về nhạc, đồ nhạc cụ, cho trẻ gõ thoe Góc ngày tết ngày tết trung thu dùng đồ phách, nhịp âm trung - Trẻ tự tin mạnh chơi âm nhạc thu dạn biểu diễn nhạc( trước các bạn các phách, xắc bài hát về ngày tết xô, mũ múa, trung thu trang phục múa ) A. Tổ chức hoạt động ngày Thứ 2 ngày 12 tháng 9 năm 2011 1. Hoạt động chung Tên hoạt động: Làm quen với văn học Bài: Thơ “ Trăng ơi từ đâu đến” 3
  4. I/ Mục tiêu: - Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ biết thể hiện tình cảm khi đọc thơ - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, nhận biết được các hình ảnh so sánh trong bài thơ - Trẻ yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp , yêu gia đình, yêu xã hội II/Chuẩn bị - Các câu hỏi đàm thoại - Tranh minh hoạ - Đàn , đĩa nhạc bài hát về chủ đề 3/Cách tiến hành * HĐ 1: Tạo hứng thú: - Cô cùng trẻ hát “ Rước đèn dưới trăng” - Hỏi trẻ bài hát nói về cái gì? - Cô đưa bức tranh vẽ trăng cho trẻ quan sát. Sau đó cho trẻ nhân xét về đặc điểm , hình dáng - Cô giới thiệu bài thơ: Trăng ơi từ đâu đến” * HĐ 2: Giới thiệu tranh và đọc thơ - Cho trẻ đọc từ” Trăng ơi từ đâu đến” chữ to dưới tranh - Cô đọc diễn cảm bài thơ. Giới thiệu tên tác giả, tên tác phẩm - Lần 2: Cô kết hợp đọc cùng tranh minh hoạ - Đàm thoại trích dẫn làm rõ ý + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ nói về cái gì? + Trăng từ đâu đến? Và trăng như những cái gì? - Giáo dục trẻ yêu quý thiên nhiên, yêu quý cảnh đẹp. - Cô đọc lần 3. Cô đọc từng câu, trẻ đọc theo cô. * HĐ 3: Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ. - Cả lớp đọc cùng cô ( 3 -4 lần). - Cho tổ, nhóm, các nhân đọc thơ. - Cô quan sát trẻ đọc thơ và chú ý sửa sai cho trẻ đọc diễn cảm. - Cả lớp đọc thơ (kết hợp minh hoạ) *HĐ 4: Củng cố: - Cho trẻ vẽ bầu trời đêm trung thu . - Cô và trẻ cùng hát bài : “ Đêm trung thu” 2. Chơi – Hoạt động ngoài trời: * Nội dung: - Quan sát đồ chơi ngoài sân trường - TCVĐ : Chuyền bóng - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có sẵn ngoài sân trường * Yêu cầu: - Tạo điều kiện cho trẻ hít thở không khí trong lành - Trẻ quan sát đồ chơi ngoài sân trường: xích đu, cầu trượt, thú nhún - Trẻ được vận động để trả lại sự thăng bằng của hệ thần kinh - Trẻ biết chơi TC “ Chuyền bóng” - Phát triển tố chất khéo léo - Thoả mãn nhu cầu ham hiểu biết của trẻ - Trẻ thoải mái vui vẻ với đồ chơi, không tranh giành đồ chơi của nhau. 4
  5. - Giáo dục trẻ có ý thức kỉ luật và tinh thần tập thể * Chuản bị: - Sân trường sạch sẽ - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng dễ vận động - Xắc xô, bóng, phấn vẽ * Tiến hành: A. Quan sát đồ chơi ngoài sân trường: - Cô cho trẻ ra sân và hát bài “ Vườn trường mùa thu” - Cô hỏi trẻ: Các con có biết trong sân trường có những đồ chơi gì không? - Cô dẫn trẻ đến từng đồ chơi và hỏi trẻ + Đây là đồ chơi gì? + các con có thích chơi đồ chơi này không? + Khi chơi các đồ chơi thì chơi như thế nào? - Cô giáo dục trẻ phải nhường nhịn trong khi chơi, không xô đẩy nhau, không tranh giành đồ chơi của nhau, phải biết giữ gìn đồ chơi B. Trò chơi vận động: Chuyền bóng - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô nói cách chơi và luật chơi + Luật chơi: - Khi chuyền bạn trên chuyền cho bạn dưới không được nhảy cóc - Trong khi chuyền bạn nào làm rơi bóng thì bạn đó sẽ phải chuyền lại + Cách chơi: Chia trẻ làm 3 tổ có số lượng bằng nhau, 3 bạn đầu hàng cầm bóng trên tay. Khi có hiệu lệnh “ Chuyền” của cô thì 3 bạn đứng đầu hàng sẽ chuyền qua đầu sang bạn đứng kế tiếp đằng sau , các cháu cứ chuyền liên tiếp như thế đến bạn cuối cùng cầm bóng chạy lên đầu hàng đưa bóng cho bạn đứng đầu hàng, bạn đầu hàng giơ bóng lên báo hiệu đội mình đã hoàn thành xong lượt chơi. Đội nào kết thúc về trước thì đội đó thắng - Cô cho trẻ chơi 2 -3 lần - Sau mỗi lần chơi cô nhận xét động viên C. Chơi tự do: - Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời hoặc đồ chơi tự chọn theo từng nhóm chơi - Cô phân góc chơi cùng nhau để dễ bao quát trẻ - Khi trẻ chơi, cô quan sát theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ - Cô cùng chơi với trẻ Hết giờ chơi, cô tập trung trẻ lại cho trẻ đi rửa tay, xếp hàng, điểm danh lại sĩ số và cho trẻ vào lớp 3. Hoạt động chiều: * Nội dung: Trò chuyện giới thiệu về chủ đề mới * Yêu cầu: - Trẻ biết được nội dung của chủ đề - Trẻ chơi đúng nội dung đúng chủ đề - Trẻ chơi ngoan và đoàn kết khi chơi * Chuẩn bị: - Đồ dùng đồ chơi đầy đủ trong các góc * Tiến hành: - Cô và trẻ cùng hát bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô trò chuyện cùng trẻ vầ chủ đề 5
  6. - Cho trẻ kể tên trong trường mình có những gì? trong lớp có những đồ dùng gì? - Cho trẻ kể tên các góc chơi - Cô giới thiệu nội dung các trò chơi có trong các góc chơi - Trẻ vào góc chơi - Cô quan sát hướng dẫn, gợi mở để trẻ chơi - Nhắc trẻ chơi ngoan có ý thức - Cô nhận xét buổi chơi 4. Đánh giá trẻ hoạt động trong ngày: === Thứ 3 ngày 13 tháng 9 năm 2011 Hoạt động 1: Làm quen với toán Bài: Ôn số lượng 1, 2. Nhận biết chữ số 1, 2 Ôn so sánh chiều dài I/ Mục tiêu: - Trẻ nhận biết đồ vật có số lượng 1, 2. Nhận biết chữ số 2 - Trẻ biết so sánh được chiều dài của 2 đối tượng II/ Chuẩn bị - Mỗi trẻ : 1 băng giấy màu đỏ 3 băng giấy màu vàng - Đồ dùng của cô giống như của trẻ nhưng kích thước to hơn - Xung quanh lớp có các đồ vật , đồ chơi có số lượng từ 1-2 - Các bài hát về chủ điểm III/ Tổ chức hoạt động * HĐ 1: ổn định tổ chức: - Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm - Cô hỏi trẻ: Sáng nay ai đưa các con đi học + Các con học trường gì? 6
  7. + Các con có thích đến trường không? Vì sao? - Cô cho cả lớp cùng hát bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non” * HĐ 2: Luyện tập nhận biết số lượng 1,2. Nhận biết số 1, 2 + Cô cho trẻ tìm nhóm đồ vật có số lợng 1, 2 có trong lớp + Cô vỗ tay 1, 2 tiếng rồi trẻ vỗ tay theo + Trẻ vỗ tay 2 lần, nhảy lên cao 1, 2 lần theo nhịp xắc xô của cô + Trẻ về chỗ ngồi , cô giới thiệu nhóm đồ chơi có số lương là 1 và 2 +Cho trẻ đếm sau đó cô giơí thiêu 2 chữ số 1, 2 + Cô nêu cấu tạo của chữ số 1, 2 + Cho cả lớp đọc nhiều lần và đọc dưới nhiều hình thức: tổ, nhóm, cá nhân - Ôn so sánh chiều dài: + Cho trẻ nói cách so sánh chiều dài 2 băng giấy, nếu trẻ không nói được thì cô có thể nhắc lại cách so sánh để trẻ nhớ lại + Cho trẻ tìm số băng giấy mầu vàng ngắn hơn băng giấy mầu đỏ và chọn số tương ứng (số 2) + Cho trẻ tiếp tục làm như vậy với các sợi len * HĐ 3: Ôn luyện - Cho trẻ chơi TC “ Về đúng nhà” - Cách chơi: Mỗi trẻ giữ lại 1 thẻ số, có 2 ngôi nhà ở 2 vị trí khác nhau.Đặt tên cho ngôi nhà là số 1 và số 2. Trẻ chơi tự do, khi cô nói “trời mưa to” trẻ phải nhanh chóng chạy về ngôi nhà có số giống thẻ số trẻ cầm trong tay. Lượt sau cho trẻ đổi thẻ số cho nhau (chơi 2-3 lần). Trẻ vừa chơi vừa hát bài (Trường chúng cháu là trường MN) Hoạt động 2 Tên hoạt động: Khám phá khoa học Bài: Trò chuyện về ngày Tết trung thu I/ Mục tiêu: - Trẻ biết được ngày tết trung thu là ngày rằm tháng 8 - Biết một số hoạt động diễn ra trong ngày tết trung thu - Trẻ trả lời đủ câu, diễn đạt mạch lạc, không nói ngọng - Trẻ có cảm xúc vui tơi, phấn khởi ấn tượng sâu sắc về ngày tết trung thu - Trẻ yêu thích đên trường , có nhu cầu đến trường II/ Chuẩn bị - Tranh ảnh về 1 số hoạt động ở trường MN trong ngày tết trung thu - Các loại quả như: chuối, cam, thị ,hồng, na, bánh nướng, bánh dẻo . - Đầu sư tử - Bài hát: Chiếc đèn ông sao, Rước đèn dưới ánh trăng III/ Cách tiến hành * HĐ 1: ổn định tổ chức: - Cô cho trẻ hát bài “Chiếc đèn ông sao” - Hỏi trẻ vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về ngaỳ nào? - Cô giới thiệu về ngày tết trung thu: Là ngày tết của trẻ em , còn gọi là “tết trông trăng”. Phong tục trông trăng liên quan đến sự tích chú cuội trên cung trăng do một hôm chú cuội đi vắng cây đá quý bị bật gốc bay lên trời, chú bèn bám vaò rễ cây để níu lại nhưng không được nên đã bị bay lên cung trăng cùng với cây đa của mình * HĐ 2 : Trò truyện về ngày tết trung thu 7
  8. - Các con làm được những công việc gì để giúp đỡ bố mẹ - Vào ngày tết trung thu bố mẹ thường chuẩn bị những gì? - Các con được đi chơi những đâu? - Vào ngày tết này người ta thường tổ chức những hoạt động gì? - Chúng minh có thích được phá cỗ không? Tại sao? - Bố mẹ thường mua gì tặng các con vào ngày tết trung thu - Các con thấy đầu sư tử dùng để múa vào đêm trung thu chưa? - Cô đưa tranh múa sư tử cho trẻ quan sát - Cho trẻ múa hát bài: Rước đèn dưới ánh trăng * HĐ3 : Cô và trẻ cùng trang trí mâm cỗ trung thu - Cô làm con chó bằng tép bưởi gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh bày thêm các loại quả như: chuối ,cốm, thi, cam , na, bánh nớng ,bánh dẻo 2. Chơi – Hoạt động ngoài trời * Nội dung: Vẽ bầu trời đêm trung thu bằng phấn trên sân trường * Yêu cầu: - Trẻ hiểu biết về đêm trung thu, biết đêm rằm thì trăng tròn - Trẻ biết vẽ nét cong tròn để tạo thành mặt trăng - Trẻ biết yêu quý vẻ đẹp thiện nhiên * Chuẩn bị: - Mặt sân bằng phẳng sạch sẽ - Phấn, khăn lau tay - Tranh mẫu của cô * Tiến hành: - Cho trẻ đọc bài thơ “ Bé yêu trăng” - Cô trò chuyện cùng trẻ về ông trăng, về bầu trời đêm trung thu - Cho trẻ xem tranh vẽ về bầu trời đêm trung thu và đàm thoại về nội dung bức tranh - Cô hỏi trẻ: Vẽ ông trăng như thế nào? Vẽ ông sao như thế nào? - Cô chia trẻ theo từng tổ, từng nhóm - Cô phát phán để trẻ vẽ - Cô quan sát trẻ thực hiện , khuyến khích động viên giúp đỡ trẻ - Cô cùng trẻ nhận xét về sán phẩm của các bạn - Cho trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ - Cho trẻ cùng vui chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời theo ý thích 3. Hoạt động chiều: * Nội dung: Dạy trẻ cách rửa tay * Yêu cầu: - Trẻ biết cách rửa tay theo đúng thao tác dưới vòi nước - Trẻ biết rửa tay mặt trên, mặt dưới, biết xoa lòng bàn tay - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh đôi bàn tay * Chuẩn bị: - Xà phòng, vòi nước - Khăn lau tay * Tiến hành: - Cô cùng trẻ hát bài “ Đôi bàn tay bé xíu” 8
  9. - Cô cùng trẻ trò chuyện về đôi bàn tay + Tay của chúng ta có những ích lợi gì? + Để giữ đôi bàn tay luôn sạch sẽ thi các con phải làm gì? - Cô giáo dục trẻ luôn phải giữ gin cơ thể sạch sẽ nhất là đôi bàn tay - Cô giới thiệu cách rửa tay - Cô làm mẫu, vừa làm vừa nói: Đầu tiên phải làm ướt tay sau đó xoa xà phòng và chúng ta sẽ rửa lòng bàn tay trước tiếp đó sẽ lật úp bàn tay xuốngvà rửa từng ngón tay, kẽ tay, cổ tay của 2 bàn tay. Sau đó rửa sạch rưới vòi nước và lau khô tay - Cô cho 1 trẻ lên làm mẫu trước - Cho lần lượt 5 trẻ lên cùng rửa một lượt - Cứ mỗi tốp thực hiện xong cô cho cả lớp nhận xét xem các bạn đã rửa đúng chưa - Cuôi cùng cô nhận xét và động viên khen trẻ 4. Đánh giá trẻ hoạt động trong ngày: === Thứ 4 ngày 14 tháng 9 năm 2011 1. Hoạt động chung Hoạt động 1 : Tạo hình Bài: Vẽ bầu trời đêm trung thu I/ Mục tiêu: - Trẻ biết vận dụng những kỹ năng vẽ cơ bản và phối hợp các nét vẽ để hoàn thành bức vẽ của mình - Biết sử dụng mầu sắc hợp lý, bố cục tranh hợp lý và sáng tạo - Trẻ biết yêu quý thiên nhiên II/ Chuẩn bị - Tranh vẽ bầu trời đêm trung thu - Giấy bút cho cô và trẻ III/ Cách tiến hành * Ôn định tổ chức: - Cho trẻ hát bài “Rước đèn dưới trăng” - Cô hỏi trẻ: +Bài hát nói về điều gì? + Tết trung thu hay có gì? - Cô trò chuyện cùng trẻ về ngày tết trung thu: có các loại quả như chuối , cam, thị ,hồng, na, bánh nướng, bánh dẻo, có đầu sư tử, có những chiếc đèn ông sao và đặc 9
  10. biệt là có ông trăng tròn soi sáng khắp mọi nơi để cho các em nhỏ vui phá cỗ và rước đèn * Giới thiệu bài mới: - Cô giới thiệu bức tranh vẽ cảnh bầu trời đêm trung thu - Cho trẻ nhận xét về bức tranh: Bầu trời đêm trung thu có những gì? - Cô hỏi trẻ để gợi ý cho trẻ về ông trăng, ông săo .như thế nào - Hỏi trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút - Cô nhắc lại cách vẽ - Phát vở và bút màu cho trẻ - Cho trẻ thực hiện vẽ trên nền nhạc: “ Ánh trăng hoà bình” - Cô quan sát động viên trẻ . - Khuyến khích trẻ vẽ sáng tạo, tô màu gọn gàng - Gợi ý giúp đỡ trẻ khi trẻ gặp khó khăn - Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn - Hỏi trẻ thích bức tranh nào? Vì sao *Kết thúc - Cô và trẻ cùng hát bài “ Rước đèn dưới trăng” Hoạt động 2 : Âm nhạc Hát múa: “ Rước đèn dưới trăng” Nghe: “ Chiếc đèn ông sao” TCÂN: Nhận hình đoán tên bài hát I/ Mục tiêu : - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả - Trẻ hát đúng giai điệu bài hát cùng với cô, hát sôi nổi và hào hứng - Trẻ chăm chú nghe cô hát và biết hưởng ứng theo giai điệu bài hát : “Chiếc đèn ông sao” - Trẻ biết chơi trò chơi vui và đúng luật 2/Chuẩn bị - Thể hiện tính chất giai điệu âm nhạc của bài hát - Đàn oóc gan, sắc xô, băng đĩa 3/Cách tiến hành * HĐ1 : Ôn đinh tổ chức : - Cô cùng trẻ trò truyện về ngày tết trung thu - Vào ngày tết trung thu bố mẹ thường chuẩn bị những gì? - Cháu có làm việc gì giúp đỡ bố mẹ không? - Các cháu được đi chơi đâu? Phá cỗ có gì? Có thích không? * HĐ 2: Dạy hát - Cô hát cho trẻ nghe 2 lần. Hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả? - Cô giới thiệu nội dung bài hát - Cô và trẻ cùng hát , cô động viên trẻ hát cùng cô - Cô vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp . Cho trẻ sử dụng nhạc cụ để gõ đệm gây hứng thú cho trẻ - Hát nâng cao với các hình thức : Hát luân phiên, hát to nhỏ - Cô giới thiệu bài hát : “ Chiếc đèn ông sao” - Cô hát cho trẻ nghe - Cô giới thiệu nội dung: Niềm vui sướng của các bạn nhỏ khi được rước đèn 10
  11. - Cô hát lần 2 cùng đàn - Lần 3 cô bật nhạc và cho trẻ hưởng ứng cùng cô - Cô giới thiệu trò chơi :” Nhận hình đoán tên bài hát” - Cô phổ biến luật chơi và cách chơi. - Cho trẻ chơi * Củng cố : Cô và trẻ cùng đọc bài thơ: “ Trăng sáng” 2. Chơi – Hoạt động ngoài trời: * Nội dung: - Quan sát bầu trời mùa thu - TCVĐ: Tung bóng - Chơi tự do * Yêu cầu: - Trẻ biết cách nhận xét về quang cảnh sân trường, về thời tiết của ngày hôm nay như thế nào - Rèn khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định của trẻ - Trẻ biết cách chơi và hứng thú khi chơi - Trẻ chơi ngoan và đoàn kết khi chơi cùng bạn * Chuẩn bị: - Sân chơi bằng phẳng, đủ chỗ cho trẻ chơi - Trang phục cho cô và trẻ gọn gàng đễ vận động - Trò chơi tự do: Vòng, bóng, phấn, giấy * Cách tiến hành: A. Quan sát sân trường: Cô cho cả lớp xếp hàng ra sân vừa đi vừa hát bài “ Vườn trường mùa thu” - Cô hướng dẫn trẻ cách quan sát bầu trời: - Bầu trời hôm nay như thế nào? - Thời tiết ra sao? - Cô giới thiệu cùng trẻ về thời tiết trong ngày A.Trò chơi vận động: Tung bóng - Giới thiệu tên TC: Tung bóng - Cô hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi + Luật chơi: Ném, bắt bóng bằng 2 tay + Cách chơi: Cho trẻ chơi thành từng nhóm 5 -7 trẻ, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ đứng thành vòng tròn, một trẻ cầm bóng tung cho bạn, bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. đứng thành vòng tròn, một trẻ cầm bóng tung cho bạn, bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. êu cầu trẻ phải chú ý bắt bóng để bóng không bị rơi - Tổ chức cho trẻ chơi TC 3 – 4 lần - Nhận xét động viên khen trẻ kịp thời A. Chơi tự do: - Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời hoặc đồ chơi tự chọn theo từng nhóm chơi - Cô phân góc chơi cùng nhau để dễ bao quát trẻ - Khi trẻ chơi, cô quan sát theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ - Cô cùng chơi với trẻ Hết giờ chơi, cô tập trung trẻ lại cho trẻ đi rửa tay, xếp hàng, điểm danh lại sĩ số và cho trẻ vào lớp 11
  12. 3. Hoạt động chiều: * Nội dung: Cho trẻ bày mâm cỗ trung thu * Yêu cầu: - Trẻ biết được ngày tết trung thu là vào ngày 15/8 âm lịch - Trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày tết trung thu - Trẻ biết được 1 số hoa quả bánh kẹo và các đồ dùng đồ chơi đặc trưng của ngày tết - Phát triển thẩm mỹ ở trẻ * Chuẩn bị: - Một số tranh ảnh về ngày tết trung thu - Đĩa bày hoa quả - Các loại quả * Tiến hành: - Cô và trẻ cùng hát bài: “ Đêm trung thu” - Cô giới thiệu về ngày tết trung thu: Là ngày hội của tất cả các bạn thiếu nhi và nhi đồng trên toàn quốc - Cho trẻ quan sát tranh các bạn đang bày cỗ trung thu - Cô hỏi trẻ: + Các bạn đang làm gì? + Mâm ngũ quả có những gì? - Cho trẻ quan sát đĩa hoa quả (Đồ chơi) - Cô nói cho trẻ cách xếp - Cho trẻ thành nhóm để cùng chơi TC: “ Bày mâm cỗ trung thu” - Cô nhận xét kết quả 4. Đánh giá trẻ hoạt động trong ngày: 12
  13. === Thứ 5 ngày 15 tháng 9 năm 2011 1. Hoạt động chung Hoạt động : Thể dục Bài: Đập bóng xuống nền nhà và bắt bóng I/ Mục tiêu: - Trẻ biết đập bóng xuống nền nhà và bắt đợc bóng - Trẻ hứng thú chơi trò chơi vận động “Bịt mắt bắt dê” - Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính nhanh nhẹn, hoạt bát II/ Chuẩn bị - Mỗi trẻ một quả bóng. - Một băng bịt mặt III/ Tổ chức hoạt động: 1) Khởi động - Trẻ đi vòng tròn làm đoàn tàu, kết hợp đi các kiểu chân. Sau đó đứng về 3 tổ theo hàng dọc 2) Trọng động: a) Bài tập phát triển chung: Tập với bài “Trường chúng cháu là trường MN” - Động tác tay: Đứng thẳng, tay thả xuôi, chân trái bước sang trái một bước, 2 tay giơ cao, hạ tay xuống thu chân về tư thế chuẩn bị (đổi chân) - Động tác chân: Đứng thẳng, tay thả xuôi, 2 chân chụm, đứng khuỵu gối, tay đưa ra phía trước, lưng thẳng. - Động tác lườn: Đứng thẳng, tay thả xuôi, bước chân trái sang 1 bước, 2 tay chống hông quay sang trái rồi quay về tư thế chuẩn bị (Đổi bên) - Động tác bật: Đứng thẳng, tay thả xuôi. Trẻ đứng bật tại chỗ theo nhịp vỗ tay của cô. b) Vận động cơ bản: Đập bóng xuống nền nhà và bắt bóng - Cô làm mẫu cho trẻ quan sát 2 lần: + Lần 1 không giải thích + Lần 2 cô vừa làm vừ phân tích: - Trẻ thực hiện: Cô cho từng tốp trẻ đập và bắt bóng. - Cô cho trẻ quan sát nhau và nhận xét xem bạn thực hiện đã đúng chưa - Cho trẻ thực hiện 3 -4 lần c) TCVĐ: Bịt mắt bắt dê: - Cô nói luật chơi,cách chơi + Luật chơi: Cháu làm dê phải kêu “be be” để cho bạn bắt dê định hướng + Cách chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn, 2 trẻ đứng vào giữa vòng tròn. Một trẻ bịt mắt làm người bắt, một trẻ vỗ tay đi xung quanh vòng tròn. Những trẻ còn lại đọc thơ, trẻ bịt mắt sẽ đuổi theo tiếng vỗ tay, nếu bắt được sẽ thắng cuộc - Cho trẻ chơi 3-4 lần - Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và đổi vai chơi 3) Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh sân tập, vừa đi vừa hát bài 13
  14. (Trường chúng cháu là trường MN ) 2. Chơi – Hoạt động ngoài trời: * Nội dung: Chăm sóc vườn của bé * Yêu cầu: - Trẻ biết nhặt lá, nhổ cỏ, và chăm sóc cây - Trẻ biết tưới cây và thực hiện theo yêu cầu của cô - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh lớp học - Trẻ biết phối kết hợp cùng bạn trong khi làm việc * Chuẩn bị: - Xô nước, bình tưới - Sọt rác - Khăn lau tay - Quần áo , đầu tóc gọn gàng * Tiến hành: - Cô cho trẻ ra sân và cùng hát bài : “Vườn trường mùa thu” - Cô cùng trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Biết được lợi ích của MT xung quanh đối với cuộc sống của con người - Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh MT xanh sạch đẹp - Cô chia trẻ ra từng nhóm và phân khu vực cho trẻ thực hiện + Tổ 1: Làm cỏ vườn hoa + Tổ 2: Tưới nước cho cây + Tổ 3: Lau lá cho những cây cảnh - Trong khi trẻ tưới cây, nhổ cỏ, lau lá cô đi bao quát nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh - Khi trẻ thực hiện xong, cô cho trẻ nhận xét kết quả thực hiện của từng nhóm - Cho trẻ rửa tay sạch sẽ - Cho trẻ chơi tự do: xích đu,tàu hoả 3. Hoạt động chiều: * Nội dung: Trò chơi “ Con kiến” * Yêu cầu: - Đọc theo cô đoạn đồng dao về con kiến - Luyện tập các cơ nhỏ và phát triển trí tưởng tượng * Tiến hành: - Cho trẻ ngồi thành vòng tròn, tay trái của trẻ giơ ngang trước ngực, tay phải đặt lên cánh tay trái và các ngón tay di động nhanh trên cánh tay trái như đàn kiến đang thi nhau chạy thật nhanh trên mặt đất - Cô và trẻ vừa làm động tác vừa đọc bài đồng dao: Con kiến mà leo cành đa Leo phải cành cụt leo ra leo vào Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cụt leo vào leo ra - Cứ cho trẻ đọc và làm động tác chơi như vậy đến khi trẻ chán thì thôi 4. Đánh giá trẻ hoạt động trong ngày: 14
  15. === Thứ 6 ngày 16 tháng 9 năm 2011 1. Hoạt động chung Hoạt động : Làm quen với chữ cái Bài : Giới thiệu về bút vở và làm quen với các nét cơ bản I. Mục tiờu: -Trẻ làm quen với vở tập tụ, bỳt chỡ. - Bước đầu trẻ biết cỏch cầm bỳt chỡ để tô những nét cơ bản nét đơn giản trờn trang giấy thắng, ngang, xiờn , cong trỏi, cong phải - Ngồi đúng tư thế, ngồi ngay ngắn, lưng thẳng đầu hơi cỳi.Khoảng cỏch giữa mắt và vở từ 25-30cm, khụng tỡ ngực vào bàn. - Để vở ngay ngắn trước mặt, biết cỏch dịch vở khi tô đến cuối trang. - Cầm bỳt bằng tay phải, cầm bỳt bằng ba ngún tay: Ngún trỏ và ngún cỏi cầm bỳt, ngún giữa đỡ bút. - Trẻ biết sử dụng và giữ gỡn sỏch vở’,khụng làm quăn mép ,không tẩy xoá. - Cú ý thức tham gia vào các hoạt động chung của lớp.Trẻ hứng thú khi tham gia giờ học. II Chuẩn Bị - Vở tập tụ, bỳt chỡ đen dành cho trẻ - Bàn ghế theo tổ. - Nhạc bài ‘ Trường chúng cháu là trường màm non’. III Cỏch tiến hành: 1. Ổn định tổ chức,gây hứng thú - Cô cùng trẻ hát ‘’Trường chúng cháu là trường mầm non’’nhạc và lời Phạm tuyờn. * Cụ hỏi trẻ; - Trong trường có những ai? 15
  16. - Hằng ngày ai chăm sóc dạy dỗ các cháu? - Lớp cú mấy cụ? Là những cụ nào?(Trẻ tự kể). - Cô cùng cả lớp đọc thơ :’’Cô giỏo của em” của Chu Huy. - Cụ giới thiệu cho trẻ biết về quyển vở tập tụ,bỳt chỡ. - Cô đưa từng đồ dùng ra cho trẻ làm quen với tờn gọi , đặc điểm và cách sử dụng đó 2. Nội dung 2.1 Cụ làm mẫu cỏch cầm bỳt viết Cô làm mẫu để trẻ quan sỏt : - Tay phải cụ cầm bỳt ( Cầm bỳt bằng 3 ngún tay ) - Tay trỏi giữ vở , ngồi ngay ngắn để tô 2.2 Trẻ thực hiện Cô cho trẻ tập tô các nét cơ bản :nét thẳng ,nột ngang,nột xiờn,nột cong trỏi ,nột cong phải,nột cong trũn,mỗi nột một dũng. + Nét thẳng đứng (i) : tô từ trên xuống dưới + Nột thẳng ngang (_) :tụ từ trỏi sang phải + Nột xiên (/ ) :tô từ trên xuống dưới. + Net móc, :tô từ trên xuống dưới + Nột cong trỏi: tụ nửa vũng trũn hở sang phớa bờn trỏi + Nột cong phải: tụ nửa vũng trũn hở sang phớa bờn phải + Nột cong trũn: tụ 1 nột cong khộp kớn Cụ nhắc lại cỏch ngồi, cho trẻ cầm bỳt, giơ lên theo hướng dẫn của cụ Khi trẻ tụ, cô đi kiểm tra và nhắc trẻ cách cầm bút cho đúng. 2.3 Nhận xột sản phẩm - Cụ quan sỏt,nhận xột cầm bỳt,bài tụ cỏc nột của trẻ. - Cho trẻ nờu nhận xột bài của mỡnh và của bạn - Cô khen động viờn khuyến khớch trẻ 3.Kết thỳc Cụ và trẻ cựng hỏt và vận động theo nhac bài hát” Đôi bàn tay bộ xớu” 2. Chơi – Hoạt động ngoài trời: * Nội dung: - Quan sát công việc của bác lao công - TCVĐ: Chạy tiếp cờ - Chơi tự do * Yêu cầu: - Trẻ biết được công việc của bác lao công là người quét dọn cho sân trường luôn sạch sẽ - Trẻ biết cách chơi TC, chơi vui vẻ với bạn * Chuẩn bị: - Sân tập bằng phảng rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng dễ vận động - 2 lá cờ, 2 ghế - Vòng, bóng, phấn, giấy * Tiến hành: A. Quan sát công việc của bác lao công: - Cô dắt trẻ ra sân và đọc câu đố về bác lao công cho trẻ đoán: “ Ai cầm cái chổi 16
  17. Chăm chỉ miệt mài Quét dọn hằng ngày Sân trường sạch sẽ” - Cô hỏi trẻ: + Bác lao công đang làm gì đấy? + Các con thấy bác lao công là người như thế nào? + Để quét dọn sân trường, bác cần những dụng cụ gì? + Các con thấy hằng ngày bác quét dọn sân trường như thế nào? + Vậy đối với bác lao công các cháu phải như thế nào? Ra sân chơi phải làm gì? A. Trò chơi vận động: Cô giới thiệu TC cho trẻ, cô nêu cách chơi và luật chơi - Luật chơi: Phải cầm được cờ và chạy quanh ghế - Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau, trẻ xếp thành hàng dọc 2 trẻ ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách chỗ các cháu đứng 2 m, Khi cô hô “Hai, ba” trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyển cờ cho bạn thứ 2 và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, cháu thứ 2 phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ 3. Cứ như vậy nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. Ai không chậy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu - Cho trẻ chơi 3 -4 lần - Cô nhận xét sau mỗi lần trẻ chơi A. Chơi tự do: - Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời hoặc đồ chơi tự chọn theo từng nhóm chơi - Cô phân góc chơi cùng nhau để dễ bao quát trẻ - Khi trẻ chơi cô bao quát theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ - Cô cùng chơi với trẻ 3. Hoạt động chiều: * Nội dung: Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề * Yêu cầu: - Phát triển khả năng. hứng thú hoạt động âm nhạc - Rèn khả năng tự tin, mạnh dạn trước đám đông * Chuẩn bị: - Các dụng cụ âm nhạc, mũ múa, cờ nơ, hoa - Các bài hát, điieụ múa trò chơi, bài thơ về chủ đề “ Trường Mầm non” để trẻ biểu diễn * Tiến hành: - Cô cùng trẻ tham gia trang trí lớp như dây hoa, cờ, hoa, cây cảnh tạo không khí của ngày hội đến trường và ngày tết trung thu - Khi tổ chức hoạt động này cô cần tạo cơ hội để trẻ tạo cảm xúc cho trẻ và cũng là gây sự hấp dẫn đối với trẻ - Cô khuyến khích trẻ tự biểu diễn, trẻ được tuỳ chọn cách thức biểu diễn như: hát, múa đơn ca theo nhóm, tập thể, giới thiệu ca hát, tổ chức trò chơi, đọc thơ - Trong trường hợp trẻ thích thể hiện bài hát ngoài chương trình cô cần tôn trọng trẻ sau đó mới hướng trẻ vào chủ đề 4. Đánh giá hoạt động của trẻ trong ngày: 17
  18. === KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN II Chủ đề nhánh: Trường mầm non của bé (Từ ngày 19 – 23 / 9 ) A.Thể dục sỏng: 1. ĐT Hô hấp: Thổi bóng bay 2. ĐT Tay: Đứng thẳng, 2 tay đưa ra phía trước, 2 tay dang ngang bằng vai, hạ tay xuống 3. ĐT chân: Đứng thẳng, nhún xuống (đầu gối hơi khuỵ) sau đó đứng thẳng 4. ĐT bụng: Đứng 2 chân dang rộng, 2 tay giơ cao quá đầu sau đó cúi xuống 2 chân thẳng tay chạm đất 5. ĐT bật: Bật tại chỗ * Bài tập kết hợp: Bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non” B Hoạt động chung: THỨ LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN MÔN HỌC NỘI DUNG LQ 2 Phát triển ngôn ngữ Truyện: Món quà của cô giáo Văn học Trường mầm non của bé KPKH 3 Phát triển nhận thức Ôn số lượng 3- 4. Nhận biết số 3 - 4. LQ Toán Ôn nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Tạo hình: Vẽ cô giáo của em 4 Phát triển thẩm mỹ Hát + VT theo nhịp: “ Ngày vui của bé” Âm nhạc: Nghe: “Ngày đầu tiên đi học” TCÂN: Ai nhanh nhất Tung bóng lên cao và bắt bóng 5 Phát triển thể chất Thể dục: 6 Phát triển ngôn ngữ LQVCC: Làm quen với chữ cái o - ô - ơ C. Hoạt động góc: 18
  19. Tờn Nội Yờu cầu Chuẩn bị Tổ chức hoạt động gúc dung Trũ - Trẻ hiểu biết được Một số đồ Cho một trẻ đóng làm cô giáo, chơi: công việc của cụ dùng đồ một số trẻ đóng làm học sinh, Gúc “ Cụ giáo ở trường chơi như: sau đó tiến hành chơi bắt phõn giỏo” - Trẻ biết yờu quý Sách, vở, chước theo lịch sinh hoạt “ vai và kớnh trọng cụ thước kẻ, Một ngày của bộ”.Cụ quan sỏt giỏo bút chỡ hướng dẫn trẻ chơi và giỏo duc lễ giỏo cho trẻ Ghép - trẻ biết kết hợp Một số các - Trẻ chơi theo nhóm cùng tranh đúng lô gic để tạo mảnh ghép nhau ghép thành bức tranh về thành bức tranh tranh ảnh về trường MN có nhà, người, cây trường hoàn chỉnh trường mầm ,đồ chơi Gúc Mn, - Trẻ biết yờu quý non như: - Trong khi trẻ ghep tranh cô học đồ trường lớp của con người, khuyến khích trẻ chơi đoàn tập chơi mỡnh cây xanh, kết trong hoa, đồ lớp chơi học Tụ, vẽ, - Trẻ tự làm theo ý Giấy màu, -Trẻ tô, vẽ, xé dán,và gấp theo in, xộ thớch của mỡnh, bỳt màu, trí tưởng tượng của từng cá dỏn, phỏt triển ở trẻ khả giấy vẽ, hoạ nhân trẻ, cô hướng dẫn và gợi Gúc xếp năng sáng tạo bỏo, hồ ý giỳp trẻ nghệ hỡnh - Rèn sự khéo léo dỏn - Cho trẻ thi đua giữa cỏc thuật về của đôi bàn tay nhúm trường - Cho trẻ trưng bày tranh và lớp nhận xét sản phẩm của bạn Xây - Trẻ biết phối hợp Cỏc hỡnh Cho trẻ thoả thuận vai chơi: dựng cỏc thao tỏc xếp khối, bộ lắp Chỉ huy, kỹ sư, đội trưởng, trường chồng, xếp cạnh và ghộp xõy thợ xây mầm xếp nối tiếp để tạo dựng, hàng Trẻ xây trường học , từng lớp, Gúc non thành khu trường rào, cõy cỏ, khu vui chơi, vườn cổ xõy MN hoa lỏ tích Trẻ tả được trẻ đang xây dựng - Trẻ cú ý thức khi cái gỡ? hoạt động tập thể, Cô quan sát khuyến khích trẻ biết phối hợp cựng chơi bạn khi chơi Chăm Trẻ biết chăm soc Cây xanh, Cụ giới thiệu góc chơi và trũ sóc cây xanh, biết tưới khăn lau, chơi bồn cõy, nhổ cỏ, lau lỏ bỡnh tưới, Trẻ chơi cụ cựng tham gia với Gúc hoa xới đất cho các bồn xẻng . trẻ thiờn cây cây nhiờn cảnh Biết lợi ớch của cõy, và tầm quan trọng của cây xanh đối với mụi trường 19
  20. sống như thế nào D. Tổ chức hoạt động ngày Thứ 2 ngày 19 tháng 9 năm 2011 Hoạt động chung Tên hoạt động: Làm quen với văn học Bài: Truyện “ Món quà của cô giáo” I. Mục tiờu: - Trẻ nhớ tên truyện - Nhớ tên các nhân vật trong truyện. - Trẻ hiểu nội dung câu truyện - Giáo dục trẻ luôn ngoan ngoãn thật thà và biết nhận lỗi khi mắc lỗi. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ truyện. - Rối truyện. - Các bài hát trong chủ đề - Hồ dán, giấy màu III. Tổ chức hoạt động * HĐ 1: ổn định tổ chức: Cô trò chuyện cùng trẻ - Hôm nay chúng mình đi học có vui không? Vì sao? - Cả lớp sẽ hát thật hay bài hát “ Em đi mẫu giáo” để tặng các cô trong lớp nào - Đến trường gặp cô giáo và các bạn thật vui này, học ngoan cuối năm học chúng mình còn được nhận quà nữa. *HĐ 2: Bài mới - Cô giới thiệu câu truyện “ Món quà của cô giáo” - Cô kể câu truyện cho trẻ nghe lần 1 diễn cảm - Cô vừa kể câu truyện gì? - Cô kể lần 2 qua tranh: - Hỏi trẻ cô vừa kể câu truyện gì? - Trong truyện có những nhân vật nào? - Cô trích dẫn làm rõ ý và đặt câu hỏi đàm thoại. + Thứ 2 đầu tuần cô giáo Hươu Sao nói gì với cả lớp mẫu giáo? + Bạn Cún đốm bá vai ai? + Bạn Mèo khoang bị làm sao? + Sinh hoạt cuối tuần cô giáo đã làm gì? + Cô phát những quà gì cho các bạn? + Bạn nào không dám nhận quà? + Vì sao? + Cô giáo đã nói gì? - Cô kể lần 3 bằng rối truyện - Giáo dục trẻ biết yêu quý trường lốp và yêu quý cô giáo của mình Luôn biết nhận lỗi khi mình mắc lỗi. - Cho trẻ vẽ, xé dán những bông hoa thật đẹp để tặng cô giáo * HĐ 3: Kết thúc: Hát bài “ Trường chúng cháu là trường MN” 2. Chơi – Hoạt động ngoài trời: 20
  21. * Nội dung: - Quan sát khung cảnh sân trường - TCVĐ: Tìm bạn thân - Chơi tự do * Yêu cầu: - Trẻ quan sát và ghi nhớ được khung cảnh trong trường học của mình - Trẻ nắm được luật chơi, cách choi và hứng thú chơi TC * Chuẩn bị: - Địa điểm: Sân bằng phẳng rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động - Trò chơi tự do: Vòng, phấn, bóng, giấy * Tiến hành: A, Quan sát khung cảnh sân trường: - Cô và trẻ cùng đi dạo và quan sát khung cảnh sân trường - Cô đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời về khung cảnh xung quanh trường, đồ chơi, cây xanh, cây hoa có ở trong sân trường: + các con thấy sân trường hôm nay có đẹp không? Vì sao? + Các con quan sát xem sân trường hôm nay có gì lạ? ( Có cờ, hoa ) + Vì sao sân trường lại được trang trí đẹp như vậy? (Ngày khai trường) + Để sân trường lúc nào cũng đẹp thì các con phải làm gì? B, Trò chơi vận động: - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi + Luật chơi: Bạn trai phải tìm bạn là gái và ngược lại + Cách chơi: Cô cho trẻ vừa đi vừa hát “ Tìm bạn thân” Khi trẻ hát hết bài hoặc đang hát nghe cô ra hiệu lệnh “ Tìm bạn thân” thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một người bạn khác giới. Sau đó cho các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát. Đến khi cô nói “ Đổi bạn” thì trẻ phải tách ra và tìm cho mình 1 người bạn khác theo đúng luật chơi - Cô cho trẻ chơi 3 -4 lần, sau mỗi lần chơi cô nhận xét, động viên trẻ chơi C.Chơi tự do: - Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời theo từng nhóm chơi - Cô phân góc chơi cùng nhau để dễ bao quát trẻ - Khi trẻ chơi cô bao quát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ - Cô cùng chơi với trẻ - Hết giờ chơi cô tập trung trẻ lại cho trẻ đi rửa tay, xếp hàng, điểm lại sĩ số và cho trẻ vào lớp 3. Hoạt động chiều: * Nội dung: Trò chuyện giới thiệu về chủ đề mới * Yêu cầu: - Trẻ biết được nội dung của chủ đề - Trẻ chơi đúng nội dung đúng chủ đề - Trẻ chơi ngoan và đoàn kết khi chơi * Chuẩn bị: - Đồ dùng đồ chơi đầy đủ trong các góc * Tiến hành: - Cô và trẻ cùng hát bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề - Cho trẻ kể tên trong trường mình có những gì? trong lớp có những đồ dùng gì? - Cho trẻ kể tên các góc chơi 21
  22. - Cô giới thiệu nội dung các trò chơi có trong các góc chơi - Trẻ vào góc chơi - Cô quan sát hướng dẫn, gợi mở để trẻ chơi - Nhắc trẻ chơi ngoan có ý thức - Cô nhận xét buổi chơi 4. Đánh giá hoạt động của trẻ trong ngày: === Thứ 3 ngày 20 tháng 9 năm 2011 1. Hoạt động chung Hoạt động 1: Làm quen với Toán Bài: Ôn số lượng 3-4. Nhận biết chữ số 3- 4. Ôn nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật . I/ Mục tiêu: - Trẻ nhận biết các nhóm đồ vật có số lượng 3 - 4. - Nhận biết số 3 - 4. - Luyện tập so sánh chiều rộng - Rèn ở trẻ kỹ nang đếm theo nhóm, biết đếm từ trái qua phải theo trinh tự lần lượt - Nhận biết đúng các hình: tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. - Trẻ có hứngthú với mọi hoạt động trong tiết học. II /Chuẩn bị - Cô và mỗi trẻ 1 bang giấy đỏ, 4 bâng giấy vàng (trong đó 3 bang giấy vàng rộng = băng giấy đỏ, bang giấy còn lại hẹp hơn) độ chênh lệch khoảng 0,5cm - Một bộ thẻ gồm các số 1,2,3,4 - Một nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng là 2,3,4 - Xung quanh lớp có các nhóm đồ chơi có số lượng 3 - Thẻ chấm tròn từ 1 đến 4. - Sách “ Bé học toán” 22
  23. III /Cách tiến hành: *Phần 1: Luyện tập nhận biết số lượng 3 - Cho trẻ tìm xung quanh lớp xem có đồ chơi nào có 3 cái - Cô vỗ tay 3 tiếng các cháu vỗ theo - Cô cho trẻ chơi TC: “Ai đếm đúng”. Cô chuẩn bị 1 số hình khối, hoặc viên sỏi to cho từng nhóm 2-3 trẻ lên chơi. Cô xếp các đồ chơi đã chuẩn bị vào rổ, đậy kín lại để trẻ không biết trong mỗi rổ có mấy đồ chơi. Bịt mắt trẻ lên chơi và mở rổ ra để trẻ sờ đếm trong rổ có mấy đồ chơi. Bạn nào đếm nhanh, đúng là thắng (2 nhóm) *Phần 2: NB số 3- 4. Ôn nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình CN - Cho ca lớp đọc bài thơ “Bé học toán” và phát rổ cho trẻ - Cô gắn băng giấy đỏ lên bảng và cho trẻ tìm những băng giấy rộng = băng giấy đỏ sang bên trái và băng giấy hẹp hơn băng giấy đỏ đặt sang bên phải - Cô cho trẻ đếm có mấy băng giấy rộng bằng băng giấy đỏ - Số mấy biểu thị số băng giấy màu vàng (3) - Cho trẻ xem số 3 giơ lên - Đặt số vào số băng giấy tương ứng số đó - Trên bàn của cô có rất nhiều đồ chơi. Cho trẻ lên tìm những nhóm đồ chơi nhiều bằng nhóm bâng giấy bên trái. Cho trẻ NX tất cả những nhóm đó đều có 3 cái - Cô cầm số 3 và cho trẻ lấy ngón trỏ tô theo số 3 Cho trẻ chơi TC “thi xem ai nhanh”. Giơ theo hiệu lệnh của cô +Lấy cho cô số 3. *Phần 3: Luyện tập NB số 3 - Cô phát sách Toán cho trẻ - Cho trẻ đếm xem có mấy trẻ chưa có dụng cụ tập thể dục. - Cho trẻ tô số 3 theo nét chấm. - Vẽ thêm dụng cụ thể dục cho những bạn chưa có dụng cụ thể dục sao cho số bạn có dụng cụ thể dục giống nhau và bằng nhau. ( Cô hướng dẫn trẻ và cho trẻ làm) * Ôn nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. - Cho trẻ gọi tên các hình - Khoanh 4 hình giống nhau trong mỗi bức tranh và gọi tên hình đó. - Tô chữ số 4 theo nét chấm ( Cô hướng dẫn và cho trẻ làm) Kết thúc: cho cả lớp hát bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non” Hoạt động 2: Khám phá khoa học: Bài: Trường mầm non của bé I/ Mục tiêu: - Trẻ có những hiểu biết về trường MN của mình, vị trí bản thân, cô giáo, các bác trong trường và các bạn trong lớp, trường - GD trẻ yêu thương bạn bè, lễ phép nghe lời cô giáo, các bác trong trường, giữ gìn bảo vệ trường lớp. II/ Chuẩn bị: - Tranh ảnh về trường, lớp MG - Vẽ 1 hình chữ nhật và 1 hình vuông to trên sàn III/ Tổ chức hoạt động * HĐ1: ổn định tổ chức - Cô cho trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường MN” - Cô trò chuyện với trẻ: Chúng mình vừa được hát bài gì ? 23
  24. + Tên gọi của trường mình? Trường nằm ở phường nào? Gần cơ quan nào? + Công việc của cô hiệu trưởng? Hiệu phó? Tên các cô? + Trường có những ai? Bài hát vừa rồi ngợi ca ai? + Phải làm gì để trường luôn sạch đẹp? * HĐ 2: Trò chuyện tìm hiểu về trường lớp - Cho trẻ quan sát tìm hiểu lớp học của mình: + Trong lớp có mấy phòng? + Các phòng để làm gì? + Trong phòng có những gì? - Cho trẻ quan sát các bạn trong lớp, nhận xét đặc điểm, trang phục, ý thích thông qua trò chơi đoán giọng nói giọng hát của bạn - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: + “Ai nhanh: Chơi theo hiệu lệnh của cô( đếm, hát ). Trẻ xếp hai hàng: Trai bên phải , gái bên trái. Thi xem hàng nào xếp nhanh hơn, hàng nào nhiều hơn, trai hay gái. + Trò chơi: “ Chạy nhanh về nhà”: Bạn trai về ô chữ nhật, bạn gái về ô hình vuông, chơi 3-4 lần sau đó đổi hình * HĐ 3 : Củng cố - Cô giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, trẻ yêu thích được dến lớp. Trẻ biết đoàn kết cùng bạn khi chơi - Cô và trẻ cùng hát bài “Em yêu trường em” 2.Chơi – Hoạt động ngoài trời: * Nội dung: - Quan sát khung cảnh sân trường - TCVĐ: Kéo co - Chơi tự do * Yêu cầu: - Trẻ quan sát và ghi nhớ được khung cảnh trong trường học của mình - Trẻ nắm được luật chơi, cách choi và hứng thú chơi TC * Chuẩn bị: - Địa điểm: Sân bằng phẳng rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động - Trò chơi tự do: Vòng, phấn, bóng, giấy * Tiến hành: A, Quan sát khung cảnh sân trường: - Cô và trẻ cùng đi dạo và quan sát khung cảnh sân trường - Cô đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời về khung cảnh xung quanh trường, đồ chơi, cây xanh, cây hoa có ở trong sân trường: + các con thấy sân trường hôm nay có đẹp không? Vì sao? + Các con quan sát xem sân trường hôm nay có gì lạ? ( Có cờ, hoa ) + Vì sao sân trường lại được trang trí đẹp như vậy? (Ngày khai trường) + Để sân trường lúc nào cũng đẹp thì các con phải làm gì? B, Trò chơi vận động: - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi + Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là bên đó thua cuộc + Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn 1 trẻ khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, 24
  25. cầm sợi dây thừng và các trẻ khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô, tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu ngườidd]ngs đầu hàng của nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc Cô cho trẻ chơi 3 -4 lần, sau mỗi lần chơi cô nhận xét, động viên trẻ chơi C.Chơi tự do: - Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời theo từng nhóm chơi - Cô phân góc chơi cùng nhau để dễ bao quát trẻ - Khi trẻ chơi cô bao quát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ - Cô cùng chơi với trẻ - Hết giờ chơi cô tập trung trẻ lại cho trẻ đi rửa tay, xếp hàng, điểm lại sĩ số và cho trẻ vào lớp 3.Hoạt động chiều: * Nội dung: Bé tập chải răng miệng * Yêu càu: - Trẻ biết cách đánh răng - Rèn và hình thành thói quen giữ vệ sinh răng miệng * Chuẩn bị: - Cốc, bàn chải đánh răng trẻ em, thuốc đánh răng - Nước muối , xô đựng nước bẩn - Tranh hướng dẫn trẻ đánh răng - Mô hình hàm răng * Tiến hành: - Cô cùng trao đổi với trẻ về lợi ích của việc đánh răng qua đó giúp trẻ hiểu để có hàm răng trắng đẹp hàng ngày thì cần phải đáng răng đều đặn vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau các bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. - Giới thiệu cho trẻ biết mặt ngoài và mặt trong, mặt nhai của răng qua mô hình răng - Hướng dẫn trẻ cách đánh răng theo thứ tự hàm trên trước, hàm dưới sau, bên phải trước, bên trái sau, chải mặt ngoài, mặt trong rôì đến mặt nhai. - Cô làm mẫu chải từng vùng trên một hàm răng như sau: Đặt phần lông bàn chải sát đường viền lợi, chếch 45 độ so với trục răng, chải mỗi vùng 10 lần, hàm trên hất xuống hàm dưới hất lên sau đó đặt lông bàn chải song song với mặt nhai, kéo đi kéo lại - Cô cho trẻ lên thực hiện, cô bao quát động viên nhắc nhở trẻ - Dạy trẻ đánh răng xong phải rửa bàn chải thật sạch, vẩy khô,cắm vào ccốc, để cán ở phía dưới lông bàn chải ở phía trên - Cho trẻ đọc bài thơ “ Bé đánh răng” để giáo dục hình thành thói quen tốt ở trẻ “Mỗi sáng thức dậy Bé luôn đánh răng Tay cầm bàn chải Li nước trên tay Bé đánh răng ngay Vệ sinh sạch sẽ” 4. Đánh giá hoạt động của trẻ trong ngày: 25
  26. === Thứ 4 ngày 21 tháng 9 năm 2011 1. Hoạt động chung Hoạt động 1: Tạo hình Bài: Vẽ cô giáo của em I/ Mục tiêu: - Trẻ miêu tả khuôn mặt cô giáo qua hình vẽ thể hiện các chi tiết như: Mặt, mũi, mắt. miệng, tóc - Luyện cho trẻ cách sử dụng màu hợp lý - Giúp trẻ phát triển khả năng thẩm mĩ II/ Chuẩn bị - Giấy, mầu sáp của cô và trẻ. - Tranh mẫu, đàn, các bài hát: “ Bàn tay cô giáo, cô giáo ” III/ Tổ chức hoạt động - Gợi mở hứng thú: Trẻ nêu ý kiến, nhận xét của mình về cô giáo (Khuôn mặt, mái tóc, mắt, mũi ) - Cô và trẻ cùng trao đổi về cách vẽ chân dung cô giáo nh thế nào? - Giới thiệu mẫu: Cho trẻ quan sát bức tranh vẽ chân dung cô giáo, nêu lên những nhận xét về mái tóc, khuôn mặt, ánh mắt, mầu sắc ở từng phần. - Cô vẽ mẫu: Cô nói cách đặt giấy (đặt dọc), cô vừa làm vừa giảng giải cho trẻ hiểu “ Vẽ khuôn mặt to tròn ở giữa tờ giấy, sau đó vẽ các chi tiết: mắt, mũi, miệng, cổ, tóc Cách tô mầu bức tranh theo các đặc điểm của từng chi tiết - Trẻ thực hiện: Trẻ vào bàn ngồi, cô nhắc nhở trẻ t thế ngồi vẽ, cách cầm bút, trẻ tự vẽ theo suy nghĩ của trẻ (Cô chú ý quan sát, quan tâm đến từng trẻ. Đối với trẻ vẽ khá cô động viên, khuyến khích trẻ vẽ sáng tạo, cách tô mầu, với những trẻ còn lúng túng chưa vẽ đợc cô hướng dẫn tỉ mỉ hơn, có thể nhắc lại cách vẽ - Nhận xét sp: Trẻ trưng bày sp lên giá treo tranh, cho trẻ giới thiệu bức tranh mà trẻ vẽ. Cô nhận xét, khen ngợi những bức tranh mà trẻ vẽ giống mẫu, sáng tạo, tô mầu gọn, đẹp, động viên những trẻ vẽ chưa hoàn thiện tranh - Kết thúc: Cả lớp hát bài “ Bàn tay cô giáo” 26
  27. Hoạt động 2: Âm nhạc Hát + Vỗ tay theo nhịp: Ngày vui của bé Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học TCÂN: Ai nhanh nhất I / Mục tiêu: - Trẻ hát thể hiện niềm vui trong không khí hồ hởi đến trường. - Trẻ biết vỗ tay theo nhịp phách của bài hát. - Trẻ được nghe cô hát: “ Ngày đầu tiên đi học” với tình cảm xúc động tự hào và niềm vui bên cô giáo thân yêu - Trẻ phản ứng nhanh nhẹn thông qua TCAN - Trẻ vui thích khi được đến trường II/ Chuẩn bị - Một số bài hát: bé vui đến trường, bài ca đi học, tiếng trống trường em - 10 chiếc vòng đường kính 50 cm, đàn, trống III/ Tổ chức hoạt động * HĐ 1: ôn định tổ chức: - Cô gõ 1 hồi trống “ tùng” và cho trẻ đoán xem đó là tiếng gì? Trẻ hát bài “ Tiếng trống trường em” về đội hình vòng tròn ( 1 số trẻ cầm trống gõ theo nhịp: 2 lần) - Cho trẻ chơi trò chơi: Nghe nhạc đoán tên bài hát Trẻ nghe nhạc đoán tên bài “Ngày vui của bé” - Cô cho trẻ hát theo đàn bài “ Ngày vui của bé’ ( 2 lần) - Cô bật nhạc bài “ Ngày vui của bé”, trẻ vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp phách (3- 4 lần) - Cho trẻ chơi trò chơi tiếp theo: Thi hát nối. Chia lớp thành 2 đội bạn trai, bạn gái - Cho từng nhóm trẻ lên hát - Cô hát tặng trẻ bài: “Ngày đầu tiên đi học” - Lần 2: Cô múa cho trẻ xem - Lần3 : Cô bật đĩa nhạc và lôi cuốn trẻ múa cùng cô - Trò chơi: “Thi xem ai nhanh nhất” Cho trẻ đếm số vòng, cô nói rõ luật chơi cho trẻ. Khi hát trẻ đi xung quanh. Khi nào nghe tiếng xắc xô vỗ dồn phải nhảy vào vòng, mỗi vòng chỉ 1 người, ai chậm sẽ phải nhảy lò cò hoặc hát 1 bài (chơi 3 lần) - Kết thúc: Hát bài “ Ngày vui của bé”. 2. Chơi – Hoạt động ngoài trời: * Nội dung: - Quan sát lớp học - TCVĐ: Kéo co - Chơi tự do * Yêu cầu: - Trẻ biết tên lớp, các phòng chức năng chính của lớp - Trẻ biết cách chơi và hứng thú chơi TC * Chuẩn bị : - Sân chơi bằng phẳng đủ chỗ cho trẻ chơi - Một sợi dây thừng dài 6 m, cô vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa 2 đội * Cách tiến hành B.Quan sát lớp học: 27
  28. - Cô dẫn trẻ ra sân và quan sát một số lớp học trong trường. Cô hỏi trẻ: - Các con có biết đây là lớp nào không? - Lớp được xây như thế nào? - Có mấy cửa ra vào? - Có mấy phòng học? - Các phòng dùng để làm gì? - Các cháu thấy lớp học như thế nào? - Giáo dục trẻ: Để lớp học luôn sạch sẽ và đẹp thì các con phải làm gì? B. Trò chơi vận động: - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi + Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là bên đó thua cuộc + Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn 1 trẻ khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm sợi dây thừng và các trẻ khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô, tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng của nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc - Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần, sau mỗi lần chơi cô nhận xét, động viên trẻ chơi C . Chơi tự do: - Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời theo từng nhóm chơi - Cô phân góc chơi cùng nhau để dễ bao quát trẻ - Khi trẻ chơi cô bao quát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ - Cô cùng chơi với trẻ - Hết giờ chơi cô tập trung trẻ lại cho trẻ đi rửa tay, xếp hàng, điểm lại sĩ số và cho trẻ vào lớp 3.Hoạt động chiều * Nội dung: - Củng cố lại kiến thức trẻ đã học vào buổi sáng - Vẽ theo ý thích * Yêu cầu: - Trẻ hát thuộc các bài hát to, rõ ràng - Bằng những nét vẽ kết hợp trẻ vẽ được các bức vẽ hoàn chỉnh và sáng tạo * Chuẩn bị: - Băng, đĩa, đài cátset, các bài hát trong chủ đề - Giấy vẽ, bút màu * Tiến hành: - Cô bật nhạc bài hát “Ngày vui của bé” cho trẻ đoán tên bài hát - Cho trẻ hát bằng các hình thức thi đua, tổ, nhóm , cá nhân hát - Cô mở đĩa nhạc cho cả lớp vận động theo - Cho trẻ vẽ tự do theo ý thích của cá nhân trẻ - Cô quan sát động viên khuyến khích để trẻ vẽ - Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn - Cho trẻ chơi TC “ Cua cắp” để rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay 4.Đánh giá hoạt động của trẻ trong ngày: 28
  29. === Thứ 5 ngày 21 tháng 9 năm 2011 1. Hoạt động chung Hoạt động : Thể dục Bài: Tung bóng lên cao và bắt bóng I/ Mục tiêu: - Trẻ tung bóng lên cao bằng 2 tay, khi bóng rơi xuống bắt bóng bằng 2 tay không làm rơi bóng, không ôm bóng vào ngực - Qua trò chơi củng cố vận động chạy ở trẻ - Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính nhanh nhẹn hoạt bát - Trẻ hứng thú chơi trò chơi vận động “Bịt mắt bắt dê” II/ Chuẩn bị - Mỗi trẻ một quả bóng. - 2 bàn để đồ chơi dành cho bạn trai và bạn gái - Một băng bịt mặt III/ Tổ chức hoạt động 1) Khởi động - Trẻ đi vòng tròn làm đoàn tàu, kết hợp đi các kiểu chân. Sau đó đứng về 3 tổ (hàng dọc) 2) Trọng động a) Bài tập phát triển chung: Tập với bài “Trờng chúng cháu là trường MN” - Động tác tay: Đứng thẳng, tay thả xuôi, chân trái bước sang trái một bước, 2 tay giơ cao, hạ tay xuống thu chân về tư thế chuẩn bị (đổi chân) - Động tác chân: Đứng thẳng, tay thả xuôi, 2 chân chụm, đứng khuỵu gối, tay đưa trước, lưng thẳng. - Động tác lườn: Đứng thẳng, tay thả xuôi, bước chân trái sang 1 bước, 2 tay chống hông quay sang trai rồi quay về tư thế chuẩn bị (Đổi bên) - Động tác bật: Đứng thẳng, tay thả xuôi. Trẻ đứng bật tại chỗ theo nhịp vỗ tay của cô. b) Vận động cơ bản: Tung bóng lên cao và bắt bóng - Cô làm mẫu cho trẻ quan sát 2 lần: 29
  30. + Lần 1 không giải thích + Lần 2 cô vừa làm vừa phân tích: TTCB: Đứng tự nhiên, 2 chân sang ngang rộng bằng vai, 2 tay cầm bóng đưa ra trước. Khi có hiệu lệnh, dùng lực của cánh tay tung bóng lên cao, khi bóng rơi xuống, đỡ bóng bằng 2 tay không làm rơi bóng + Lần 3: Cô nhắc lại những ý chính - Trẻ thực hiện: + Lần 1: Gọi 2 trẻ lên tung bóng, cô nhận xét + Lần 2: Cô cho từng tốp trẻ tung và bắt bóng. Cô cho trẻ quan sát nhau và nhận xét xem bạn thực hiện đã đúng chưa (3-4 lần ) c, TCVĐ: Bịt mắt bắt dê: - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô nói luật chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn, 2 trẻ đúng vào giữa vòng tròn. Một trẻ bịt mắt làm ngời bắt, một trẻ vỗ tay đi xung quanh vòng tròn. Những trẻ còn lại đọc thơ, trẻ bịt mắt sẽ đuổi theo tiếng vỗ tay, nếu bắt được sẽ thắng cuộc (cho trẻ chơi 3 - 4 lần) 3) Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh sân tập, vừa đi vừa hát bài ( Trường chúng cháu là trường MN ) 2. Chơi – Hoạt động ngoàt trời: *Nội dung: Nhặt lá rụng trong sân trường * Yêu cầu: - Trẻ biết nhặt lá rụng trên sân trường bỏ vào thùng rác - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh lớp học - Trẻ biết phối kết hợp cùng bạn trong khi làm việc * Chuẩn bị: - Túi bóng để đựng rác - Sọt rác - Khăn lau tay * Tiến hành: - Cô cho trẻ ra sân và cùng hát bài : “Vườn trường mùa thu” - Cô cùng trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Biết được lợi ích của MT xung quanh đối với cuộc sống của con người - Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh MT xanh sạch đẹp - Cô chia trẻ ra từng nhóm và phân khu vực cho trẻ thực hiện - Trong khi trẻ thực hiện cô đi bao quát nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh - Khi trẻ thực hiện xong, cô cho trẻ nhận xét kết quả thực hiện của từng nhóm - Cho trẻ rửa tay sạch sẽ - Cho trẻ chơi tự do: xích đu, tàu hoả 3. Hoạt động chiều: * Nội dung: Bạn của em ở lớp * Yêu cầu: - Nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau của mình và của bạn - Giáo dục tình cảm bạn bè ở trẻ * Chuẩn bị: Thước đo chiều cao, mực, bút , giấy * Tiến hành: - Trò chuyện về những người bạn thân ở lớp: tên gọi, đặc điểm, tính cách của bạn, sở thích và khả năng, Vì sao chúng ta cần có bạn? 30
  31. - Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa các bạn + Đo chiều cao: Cô gián thước đo chiều cao lên tường, trẻ sẽ đo chiều cao cho nhau và so sách chiều cao cảu mình với các bạn + So sánh dấu vân tay: Trẻ in dấu vân tay lên giấy, cô cho trẻ dùng kính hiển vi để nhìn rõ dấu vân tay từng bạn và so sánh sự khác biệt - Hát : “ Tìm bạn thân” 4. Đánh giá hoạt động của trẻ trong ngày: === KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN III Chủ đề nhánh: Lớp học và các bạn (Từ ngày 26 – 30 / 9) A.Thể dục sỏng: 1. ĐT Hô hấp: Thổi bóng bay 2. ĐT Tay: Đứng thẳng, 2 tay đưa ra phía trước, 2 tay dang ngang bằng vai, hạ tay xuống 3. ĐT chân: Đứng thẳng, nhún xuống (đầu gối hơi khuỵ) sau đó đứng thẳng 4. ĐT bụng: Đứng 2 chân dang rộng, 2 tay giơ cao quá đầu sau đó cúi xuống 2 chân thẳng tay chạm đất 5. ĐT bật: Bật tại chỗ * Bài tập kết hợp: Bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non” B Hoạt động chung LĨNH VỰC PHÁT THỨ MÔN HỌC NỘI DUNG TRIỂN 31
  32. LQ Văn 2 Phát triển ngôn ngữ Thơ: Tình bạn học Một số đồ dùng, đồ chơi trong trường KPKH mầm non 3 Phát triển nhận thức Đếm và nhận biết chữ số trong phạm vi 5. LQ Toán Tạo hình: Vẽ đồ chơi trong lớp để tặng bạn 4 Phát triển thẩm mỹ Hát + VĐ: “ Vườn trường mùa thu” Âm nhạc: Nghe: “Trống cơm” TCÂN: Ai nhanh nhất Bò bằng bàn tay, cẳng chân và chui qua 5 Phát triển thể chất Thể dục: cổng 6 Phát triển ngôn ngữ LQVCC: Tập tô chữ cái O, Ô, Ơ C. Hoạt động góc: Tên Nội Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Tổ chức hoạt động góc dung Trò - Bước đầu trẻ biết - Bộ đồ - Đóng vai cô giáo dạy trẻ chơi: - về nhóm để chơi dùng gia trong một hoạt động cụ thể ở Cô giáo theo nhóm, biết đình, búp bê trường mầm non - Gia chơi cùng với nhau các loại, vải - Đóng vai các thành viên đình trong nhóm vụn các trong gia đình chăm sóc trẻ, - Bán - Trẻ biết nhận vai màu, quần cho trẻ đi học hàng chơi và thể hiện áo, búp bê, - Chơi bán hàng: Bán các loại vai chơi giường , đồ dùng học tập, đồ chơi, hoa - Trẻ nắm được nôi quả mùa thu Góc một số công việc - Một số đồ - Cô vào góc chơ cùng với phân của vai chơi: mẹ đi dùng , đồ trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi vai chợ, nấu ăn, cô chi cho TC - Hướng dẫn trẻ một số kĩ giáo dạy học, “ Cô giáo” năng của vai chơi người bán hàng như: Sách - Gợi ý để các nhóm chơi biết mời khách . vở, bút bàn liên kết với nhau trong khi ghế chơi, có sự giao lưu, quan - Đồ chơi tâm đến nhau trong lúc chơi cho TC “Bán hàng”: Bán các loại qủa mùa thu Xây - Xây dựng vườn - Khối xây - Cô và trẻ cùng trò chuyện Góc dựng trường mùa thu dựng các về trường mầm non của mình, xây vườn - Trẻ bước đầu biết loại gợi ý để trẻ ở trường của dựng trường xây dựng hàng rào, - Các mô mình có những gì? lắp mùa thu tạo khung cảnh hình đồ - Xây dựng vườn trường mùa ghép vườn trường mùa chơi ngoài thu, sân chơi ngoài trời, có thu có bồn hoa, trời: bập cây cảnh, vườn hoa, ao cá 32
  33. thảm cỏ, đồ bênh, đu - Dạy trẻ sắp xếp hàng rào, chơi quay . bồn hoa, nhà thẳng, đều, -Khối lắp hợp lý ráp - Hướng dẫn trẻ lắp một số - Sỏi, đá loại đồ chơi trong vườn que, hột trường như: đu quay, cầu hạt trượt, bập bênh . - Đồ chơi xây dựng: hàng rào, gạch, lắp ráp, hột hạt, cây cỏ . - Ôn kỹ - Trẻ biết cách cầm - Giấy màu, - Tô, vẽ, in hình, xé dán, gấp. năng, bút đúng cách bút vẽ, giấy Xếp hình về trường, đồ vẽ, nặn, - Biết chọn tô màu vẽ chơi xé, cho bức tranh nổi - Đất nặn, - Dùng lá cây làm đồ chơi (lá dán bật. bảng, kéo, mít làm trâu) - Tô - Biết nặn một số hồ - Dùng khuôn in các đồ dùng, Góc màu đồ chơi đơn giản - Tranh vẽ, đồ chơi trong lớp, các loại nghệ vườn như quả chuối, tranh xé dán bánh trung thu thuật trường cam . về vườn - Nặn các loại quả có trong mùa thu trường mà mùa thu, bầy mâm ngũ quả - Cắt thu - Làm đèn ông sao dán, nặn - Hột hạt, đồ chơi que trẻ yêu - Giấy báo, thích hoạ báo, vải Xem - Trẻ xem tranh - Tranh lô - Chơi lô tô đồ dùng đồ chơi tranh ảnh về mùa thu, tô về hoa hoa quả, tập phân loại theo truyện ngày tết trung thu quả, đồ tiêu chuẩn khác nhau kể về - Trẻ biết cách lật dùng, đồ - Ghép tranh vẽ trường mầm trường giở từng trang, biết chơi trong non, đồ dùng trong lớp mầm cách đọc sách trường mầm - Trang trí cát dán chữ cái Góc non - Biết tô thật đẹp non chữ số học - Tô các các nét chữ cơ bản, - Các loại - Hướng dẫn trẻ cách lật mở tập và nét cơ hứng thú xem sách tranh sách, xem tranh và gợi ý để sách bản tranh về trường lớp truyện về trẻ kể chuyện theo nội dung mầm non trường mầm bức tranh theo suy nghĩ của non trẻ. Động viên trẻ để trẻ tìm - Bút sáp, từ thích hợp nói về nội dung giấy cho trẻ câu chuyện tô Góc - Chăm - Hứng thú tham - Cây xanh, - Hằng ngày cho trẻ tưới , xới khám sóc cây gia hoạt động lau khăn lau, cây, lau lá cây cho sạch bụi phá - Lau lá, lá cây và chăm sóc bỡnh tưới, trong góc thiên nhiên 33
  34. khoa tưới cây cây. xẻng . - Hướng dẫn trẻ nhặt lá vàng, học - Trẻ biết chăm soc nêu được ý nghĩa của cây cây xanh, biết tưới xanh đối với cuộc sống cõy, nhổ cỏ, lau lỏ xới đất cho các bồn cây - Biết lợi ích của cây, và tầm quan trọng của cây xanh đối với mụi trường sống như thế nào B. Tổ chức hoạt động ngày Thứ 2 ngày 26 tháng 9 năm 2011 1. Hoạt động chung Tên hoạt động: Làm quen với văn học Bài: Thơ “ Tình bạn” I/ Mục tiêu: - Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bai thơ biết thể hiện tình cảm khi đọc thơ - Trẻ hiểu đợc t/cảm bạn bè, sự quan tâm lẫn nhau giữa các bạn trong lớp - Biết động viên thăm hỏi nhau khi ốm đau, hoạn nạn II/ Chuẩn bị - Các câu hỏi đàm thoại - Tranh minh hoạ tình bạn - Tranh minh hoạ thơ. III/ Cách tiến hành * HĐ1: Ôn định tổ chức: - Cô trò chuyện với trẻ: + Hôm nay ai đưa các con đi học? + Học ở trường nào? lớp nào? + ở lớp con có những ai? + Khi chơi với bạn chúng mình phải ntn? + Khi bạn ốm chúng mình phải làm gì ? - Cô cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại: + Khi thấy bạn thỏ nâu ốm các bạn đã làm gì ? + Mua những gì đến thăm thỏ nâu? + Các bạn động viên thỏ nâu ntn? - Cô giới thiệu bài thơ: Nhà thơ Trần Thị Hương đã viết bài thơ rất hay đó là bàithơ “Tình bạn” đấy * Cô đọc diễn cảm bài thơ, nhịp điệu bài thơ hơi chậm thể hiện tình cảm quan tâm lẫn nhau - Diễn giải: Hôm nay bạn gấu, hươu, nai đến lớp không thấy bạn thỏ nâu đi học, đợc biết bạn thỏ nâu đang bị ốm các bạn đã mua quà đến thăm và động viên bạn thỏ nâu mau khoẻ đến lớp - Cô đọc bài thơ 1 lần nữa 34
  35. - Đàm thoại về ND bài thơ: + Hôm nay các bạn Gấu, Hươu, Nai đến lớp thấy vắng ai? + Thỏ nâu bị làm sao ? + Các bạn đã mua quà gì ? + Và chúc bạn thỏ nâu ntn ? * Trẻ đọc theo cô cả bài thơ: cô sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ đọc diễn cảm - Cho trẻ đọc dưới nhiều hình thức: cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân, cho trẻ thi đua giữa các tổ, giữa bạn trai và bạn gái - Kết thúc: Cô cho trẻ đọc lại bài thơ dưới hình thứcTC: giọng đọc to giọng đọc nhỏ - Hát bài: “Ngày vui của bé” * Chơi chuyển tiếp: Thỏ tắm nắng 2. Chơi – Hoạt động ngoài trời: * Nội dung: - Hoạt động: Quan sát sân trường - TCVĐ: Tung bóng * Yêu cầu: - Trẻ biết cách nhận xét về quang cảnh sân trường, khu vực lớp học, khu vui chơi - Trẻ biết cách chơi và hứng thú khi chơi * Chuẩn bị: - Sân chơi bằng phẳng, đủ chỗ cho trẻ chơi - Trang phục cho cô và trẻ gọn gàng đễ vận động - Trò chơi tự do: Vòng, bóng, phấn, giấy * Cách tiến hành: A. Quan sát sân trường: - Cô cho cả lớp xếp hàng ra sân. Cô hướng dẫn trẻ cách quan sát sân trường: + Ngoài sân trường có những gì? - Hướng dẫn trẻ quan sát các đồ dùng đồ chơi: + Chúng mình nhìn xem đây là cái gì? + Màu sắc ra sao? + Khi chơi như thế nào? - Giáo dục trẻ biết nhường nhịn nhau trong khi chơi B. Trò chơi vận động: Tung bóng - Giới thiệu tên TC: Tung bóng - Cô hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi + Luật chơi: Ném, bắt bóng bằng 2 tay + Cách chơi: Cho trẻ chơi thành từng nhóm 5 -7 trẻ, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ đứng thành vòng tròn, một trẻ cầm bóng tung cho bạn, bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. đứng thành vòng tròn, một trẻ cầm bóng tung cho bạn, bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình, yêu cầu trẻ phải chú ý bắt bóng để bóng không bị rơi - Tổ chức cho trẻ chơi TC 3 – 4 lần - Nhận xét động viên khen trẻ kịp thời B. Chơi tự do: - Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời hoặc đồ chơi tự chọn theo từng nhóm chơi - Cô phân góc chơi cùng nhau để dễ bao quát trẻ - Khi trẻ chơi, cô quan sát theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ - Cô cùng chơi với trẻ 35
  36. Hết giờ chơi, cô tập trung trẻ lại cho trẻ đi rửa tay, xếp hàng, điểm danh lại sĩ số và cho trẻ vào lớp 3. Hoạt động chiều: * Nội dung: Trò chuyện giới thiệu về chủ đề mới * Yêu cầu: - Trẻ biết được nội dung của chủ đề - Trẻ chơi đúng nội dung đúng chủ đề - Trẻ chơi ngoan và đoàn kết khi chơi * Chuẩn bị: - Đồ dùng đồ chơi đầy đủ trong các góc * Tiến hành: - Cô và trẻ cùng hát bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô trò chuyện cùng trẻ vầ chủ đề - Cho trẻ kể tên trong trường mình có những gì? trong lớp có những đồ dùng gì? - Cho trẻ kể tên các góc chơi - Cô giới thiệu nội dung các trò chơi có trong các góc chơi - Trẻ vào góc chơi - Cô quan sát hướng dẫn, gợi mở để trẻ chơi - Nhắc trẻ chơi ngoan có ý thức - Cô nhận xét buổi chơi 4. Đánh giá hoạt động của trẻ trong ngày: === Thứ 3 ngày 27 tháng 9 năm 2011 1. Hoạt động chung: Hoạt động 1: Làm quen với toán Bài: Ôn số lượng trong phạm vi 5. Nhận biết chữ số 5 I/ Mục tiêu: - Trẻ biết đếm một cách thành thạo số lượng các đối tợng trong phạm vi 5 36
  37. - Biết sử dụng các chữ số trong phạm vi 5. Nhận biết chữ số 5 - Trẻ biết đếm lần lượt - Phát huy tính tích cực và phát triển tư duy cho trẻ - Trẻ biết thực hiện các yêu cầu của cô - Biết yêu quý các đồ dùng cá nhân II/ Chuẩn bị - Xung quanh lớp có các đồ vật, đồ chơi có số lượng từ 1-5 - Mỗi trẻ 1 giấy A4, hộp màu - Thẻ số 5 - Các bài hát về chủ điểm III/ Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Cho trẻ tìm và đếm đồ vật, đồ chơi để xung quanh lớp có số lượng trong phạm vi 5. - Trẻ tập trung quanh cô giáo. Cô cho trẻ đọc bài thơ “Bé học toán” - Cô đàm thoại với trẻ: + Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? + Trong bài thơ có những số nào? Có những đồ vật nào? - Các con hãy cùng cô quan sát xung quanh lớp mình và tìm xem có những đồ vật nào có số lượng nhỏ hơn 5? (Trẻ quan sát, cô gọi cá nhân trẻ trả lời). - Tìm đồ vật có số lượng là 5? (Cô gọi cá nhân trẻ trả lời). - Cô khen trẻ. Cho cả lớp nhẹ nhàng ngồi về tổ. * Hoạt động 2: Nhận biết số 5 - Kể tên 5 bộ phận của cơ thể, 5 giác quan: + Lắng nghe. Có tiếng ai đó ngoài kia nhỉ? + Vi sao con nghe được tiếng khóc? Cô xem có bạn nào đang khóc nhè + Các con hãy giúp bạn làm bài tập khó này nhé: - Các bạn hãy giúp búp bê kể tên: 5 bộ phận của cơ thể? 5 giác quan? Cái gì trên cơ thể có số lượng là 5? - Cô đưa ra cho trẻ một dãy số, yêu cầu trẻ tìm số 5: - Cô giới thiệu về số 5 cho trẻ biết: Trẻ nghe và quan sát cô giới thiệu số 5: + Cách viết? + Trốn cô: Cô cho 5 bông hoa lên bảng. Trẻ đếm. Sau đó cô dạy trẻ cách đặt thẻ số. + Cô cho cá nhân trẻ tìm đồ vật có số lượng 5 và đặt thẻ số tương ứng. - Cất rổ về tổ. * Hoạt động 3: Tìm nhóm bạn thân - Cô cho trẻ tập chung thành vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “Hai bàn tay của em” - Cô ra hiệu “ tìm bạn, tìm bạn”. Trẻ chạy nhanh về tìm đúng 5 bạn tạo thành 1 nhóm bạn chơi có số lượng 5 (Chơi 2, 3 lần ). - Khi trẻ tạo thành nhóm, cô cho trẻ chuyển sang hoạt động khác. * Hoạt động 4: Ai vẽ nhanh - Trẻ về nhóm vẽ đủ 5 đồ dùng hoặc đồ chơi mà trẻ thích, trong thời gian nghe hết bản nhạc “Cái mũi” - Cô phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy khổ A4, bút màu - Khuyến khích trẻ vẽ những đồ vật có số lượng là 5 mà trẻ thích. Cho trẻ vẽ Hoạt động 2: Khám phá khoa học: Bài: Một số đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non 37
  38. I /Mục tiêu: - Trẻ nhận biết được những đồ dùng đồ chơi của trường MG theo công dụng và chất liệu. Trẻ thấy được sự phong phú của các loại đồ dùng - Phát hiện ở trẻ khả năng quan sát, NX, khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định II /Chuẩn bị - Hướng dẫn trẻ làm quen với những đồ dùng đồ chơi trong trường MG có công dụng và chất liệu khác nhau - Mỗi trẻ 1 bộ tranh lô tô về các đồ dùng đồ chơi trong trường MG - Sưu tầm câu đố, bài thơ, TC III /Cách tiến hành * Cô cho trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” * Cho trẻ xem tranh trường mầm non và đàm thoại về đồ dùng đồ chơi trong trường + Bạn nào cho biết có đồ chơi gì? cầu trượt , đu quay, xích đu, bập bênh + Mầu của chúng ntn? + Những đồ chơi đó dùng để làm gì ? + Các cháu chơi có tác dụng gì? + Chúng làm bằng chất liệu gi? + Khi chơi chúng mình phải làm gi? - Ngoài những thứ cô và các con vừa kể ra chúng mình còn nhìn thấy gì? rất nhiều bảng + Những cái bảng dùng để làm gi? + Nó làm bằng chất liệu gi? + Nó có mầu gi? * Qsát và NX đồ dùng đồ chơi trong lớp của chúng minh: tên, hình dạng, màu sắc, chất liệu * Qsát đồ dùng đồ chơi ở các góc: tên, để làm gi? màu gì? có bao nhiêu cái * Cho trẻ chơi TC: Ai nhanh hơn - Theo hiệu lệnh của cô: cô chia lớp thành 3 - 4 nhóm trẻ. Cô phát tranh có vẽ đồ dùng đồ chơi của các góc. Mỗi góc cô để 1 cái bảng to. Thi đua xem nhóm nào dán đúng tranh và hết trước thi sẽ chiến thắng * Kết thúc: cho trẻ hát bài “trờng chúng chau là trường mầm non” * Cô hát cho trẻ nghe bài “Em yêu trường em” sau đó giáo dục trẻ phải biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, dùng xong phải cất vào nơi qui định 2. Chơi – Hoạt động ngoài trời: *Nội dung: - Dạo chơi ngoài sân trường, quan sát các cây cảnh có trong sân trường - TC: Tìm bạn thân * Yêu cầu: - Trẻ biết các cây cảnh ở xung quang trường - Biết chơi đoàn kết cùng bạn - Rèn được tính nhanh nhẹn ở trẻ * Chuẩn bị: - Chỗ cho trẻ quan sát - Quần áo trang phục giày dép gọn gàng *Tiến hành: - Cho trẻ vừa đi vừa hát: “ Trường chúng cháu là trường mầm non”. Cô cho trẻ quan sát xung quanh trường (cổng trường, các góc sân chơi, bồn hoa, cây cảnh ) Sau đó cho trẻ nêu nhận xét của mình về ngôi trường. 38
  39. - Cho trẻ quan sát và hướng dẫn cho trẻ biết các loại cây cảnh trong sân trường (Cây ngô đồng, lá đỏ, dâm bụt, cây lựu ) - Tổ chức cho trẻ chơi TC “ Tìm bạn thân” theo yêu cầu mỗi trẻ sẽ tìm cho mình 1 người bạn khác gi. Trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “ Đổi bạn” thì trẻ sẽ tách ra tìm bạn khác 3.Hoạt động chiều: * Nội dung: Ôn lại những bài hát , bài thơ về chủ điểm trường MN ở chương trình lớp 4 tuổi * Yêu cầu: - Trẻ thuộc các bài hát, bài thơ đã học - Rèn ở trẻ tính tự tin khi biểu diễn trước các bạn * Chuẩn bị: - Các bài thơ bài hát trong chủ đề * Tiến hành: - Cho trẻ ngồi theo hình chữ U - Cô trò chuyện với trẻ về nội dung chủ điểm - Cô kể cho trẻ nghe về công việc của cô giáo và các bác nhân viên trong trường - Cho trẻ hát múa đọc thơ dưới nhiều hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân - Cô hoạt động cùng với trẻ, khuyến khích động viên, khen trẻ 4.Đánh giá hoạt động của trẻ trong ngày: === Thứ 4 ngày 28 tháng 9 năm 2011 1. Hoạt động chung Hoạt động 1: Tạo hình Bài: Vẽ đồ chơi trong lớp dể tặng bạn I /Mục tiêu: - Luyện những kỹ năng đã học bằng cách tự lựa chọn những loại đồ chơi mà bạn gái hoặc bạn trai ở trong lớp hay chơi để vẽ tặng bạn - Biết sử dụng mầu sắc hợp lý 39
  40. - Các cháu có t/cảm yêu quý lẫn nhau giữa các bạn trai và các bạn gái trong lớp II /Chuẩn bị - Đàm thoại về các bạn trai trong lớp và những loại đồ chơi mà các bạn thư- ờng thích - Giấy bút cho cô và trẻ III /Cách tiến hành - Cho trẻ hát bài “Trường MN” - Cho trẻ trao đổi về các bạn trong lớp: các bạn gái thường hay chơi những đồ chơi gì ? (búp bê, vòng, bộ đồ nấu ăn, các hạt mầu )Các bạn trai thì thích những đồ chơi gì ? (ôtô, khối gỗ, bộ ghép hình, bóng ) - Cô nêu ý kiến: Mỗi cháu sẽ chọn 1 thứ để vẽ tặng bạn trong lớp. Cho cháu trai ,gái nêu ý thích của mình, nêu sự lựa chọn để vẽ tặng các bạn trai, gái - Trẻ thực hiện: Cô hướng dẫn thêm cho các cháu gái chọn vẽ đồ chơi mà các bạn trai thích và cho các bạn trai chọn vẽ cho các bạn gái. Cô bao quát cả lớp, giúp trẻ khi cần thiết. Đối với những trẻ khá cô gợi ý trẻ vẽ thêm chi tiết cho bài vẽ phong phú - Trong khi trẻ vẽ cô có thể mở nhạc nhẹ 1 số bài hát về trường lớp, bạn bè để kích thích trẻ hứng thú - Nhận xét sản phẩm: Cho trẻ tự giới thiệu về bài của mình vẽ để tặng bạn nào trong lớp ? Cho các cháu tự đem tranh đến tặng bạn, tạo không khí đoàn kết. Tuyên dương những trẻ có nhiều sáng tạo trong sản phẩm của mình * Chơi chuyển tiếp: cáo và thỏ Hoạt động 2: Âm nhạc Hát + Vỗ tay theo nhịp: Vườn trường mùa thu Nghe hát: Trống cơm TCÂN: Ai nhanh nhất I/ Mục tiêu - Trẻ hát đúng giai điệu bhát cùng với cô - Chăm chú nghe bài : “Trống cơm” - Trẻ biết múa bài : “Vờn trờng mùa thu” II/ Chuẩn bị - Thể hiện tính chất giai điệu âm nhạc của bài hát, tiết tấu rộn ràng tạo niềm vui ở tr- ường MN cho trẻ - Bài hát bổ xung và ND tích hợp: Bài (Trường MN, Trường MG yêu thương) và ND tích hợp về tìm hiểu KPKH - Đàn ốc gan, sắc xô, băng đĩa III /Cách tiến hành * Ôn định tổ chức: - Cho trẻ chơi 1 trò chơi ngắn tạo hứng thú dẫn dắt vào bài “vườn trường mùa thu” - Cô hát chậm thể hiện sự vui tươi trong sáng của bài hát, kết hợp đệm đàn hoặc thể hiện điệu bộ minh hoạ - Trẻ ngồi xung quanh cô nói về thời tiết, cảnh vật của mùa thu rất sinh động, hấp dẫn - Cô dạy trẻ hát từ đầu đến “theo gió” sau đó mới hát tiếp “ vườn hoa tươi” đến hết bài Chú ý từ “ thu” ở cuối bài ngân 3 phách 40
  41. - Cho trẻ hát cả lớp, tổ, nhóm thay đổi động tĩnh. Cho trẻ hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo nhịp phách - Cô gthiệu quang cảnh của trường MN sau đó cho trẻ đọc thơ hoặc chơi TC, tìm hiểu thời gian, cảnh vật nhằm thực hiện ND tích hợp * Trò truyện với trẻ về vườn trường vào mùa thu sau đó cô giới thiệu các động tác múa “Vườn trường mùa thu” + Cô hát múa minh hoạ + Trẻ đứng lên múa cùng cô * Hôm nay các con múa hay hát giỏi cô sẽ hát tặng lớp mình 1 bài đó là bài “Trống cơm”. - Cô hát 2 lần - Cô múa cho trẻ xem - Làn 3: Cô và trẻ cùng hưởng ứng theo giai điệu bài hát *TC âm nhạc: Ai nhanh nhất. - Cô giới thiệu TC, cách chơi sau đó cho trẻ chơi 2-3 lần - Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài “Vườn trường mùa thu”. 2. Chơi – Hoạt động ngoài trời: * Nội dung: - Tham quan nhà bếp - TCVĐ: Kéo co - Chơi tự do * Yêu cầu: - Trẻ biết công việc của các bác , các cô trong nhà bếp - Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi và hứng thú chơi * Chuẩn bị: - Sân chơi bằng phẳng đủ chỗ cho trẻ chơi - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng dễ vận động - Một sợi dây thừng dài 6 m, cô vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa 2 đội * Cách tiến hành A Quan sát nhà bếp: - Cô giới thiệu nhà bếp là nơi chế biến món ăn, nấu các món ăn. - Cô hỏi trẻ về các dụng cụ, đồ dùng có trong nhà bếp: + Các con có biết trong nhà bếp có những đồ dùng, vật dụng nào? + Những chiếc soong chảo trong bếp như thế nào so với soong , chảo ở nhà chúng ta? - Cô hướng dẫn trẻ quan sát công việc của các cô các bác nhà bếp (nấu cơm, canh và các món ăn ngon cho các cháu.) - Giáo dục trẻ: Biết yêu quý, kính trọng các bác làm trong nhà bếp B. Trò chơi vận động: - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi + Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là bên đó thua cuộc + Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn 1 trẻ khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm sợi dây thừng và các trẻ khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô, tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng của nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc - Cô cho trẻ chơi 3 -4 lần, sau mỗi lần chơi cô nhận xét, động viên trẻ chơi C . Chơi tự do: 41
  42. - Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời theo từng nhóm chơi - Cô phân góc chơi cùng nhau để dễ bao quát trẻ - Khi trẻ chơi cô bao quát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ - Cô cùng chơi với trẻ - Hết giờ chơi cô tập trung trẻ lại cho trẻ đi rửa tay, xếp hàng, điểm lại sĩ số và cho trẻ vào lớp 3. Hoạt động chiều: * Nội dung: Trực nhật * Yêu cầu: - Trẻ biết trực nhật ở lớp gồm những việc gì - Tập và hình thành ở trẻ thói quen tự phục vụ, thực hiện công việc được giao một cách chu đáo, thích lao động, biết giúp đỡ bạn bè và cô giáo, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường luôn sạch sẽ * Chuẩn bị: - Danh sách trẻ theo tổ *Tiến hành: - Lần lượt mỗi ngày có 2 -3 trẻ làm nhiệm vụ trực nhật. Mỗi ngày mỗi tổ cử 1 trẻ làm trực nhật, có 4 tổ thì cử 4 trẻ - Cô giáo nói rõ nhiệm vụ trực nhật của từng trẻ, giúp trẻ hiểu: trực nhật là thay mặt tổ làm công việc chung của cả lớp, là giúp cô làm 1 số việc để lớp học được ngăn nắp sạch đẹp. Người thực hiện nhiệm vụ trực nhật phải làm việc chu đáo và có trách nhiệm với những việc được phân công VD: + Sắp xếp lại mũ, nón , dép ở các giá để cho gọn gàng, đẹp mắt, lau bàn ghế và kê, xếp theo yêu cầu + Phát đồ dùng học tập theo hướng dẫn của cô, thu và cất đồ dùng, đồ chơi sau khi học, khi chơi vào nơi quy định + Trực nhật góc thiên nhiên: Nhặt lá vàng úa, lau lá cây, tưới nước + ở nhà trẻ giúp cha mẹ dọn bát, quét nhà, nhặt rau, múc nước, tự đi vệ sinh đúng nơi quy định - Cô giáo phải quan tâm đến sự cố gắng, vượt khó, sáng tạo và tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau của trẻ, động viên kịp thời để giúp trẻ có hứng thú trong công việc. - Muốn hình thành ở trẻ thói quen, cô giáo và cha mẹ cần tạo mọi điều kiện để trẻ luôn làm trực nhật, tự phục vụ 4.Đánh giá hoạt động của trẻ trong ngày: 42
  43. === Thứ 5 ngày 29 tháng 9 năm 2011 1. Hoạt động chung Hoạt động : Thể dục Bài: Bò bằng bàn tay, cẳng chân và chui qua cổng I. Mục tiêu: - Trẻ bò phối hợp chân tay, chui không chạm cổng - Qua trò chơi củng cố vận động chạy cho trẻ - Trẻ hứng thú thích tham gia vận động - Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính nhanh nhẹn, hoạt bát II. Chuẩn bị - Sàn nhà sạch - 4 - 5 cờ nhỏ các mầu (cho cô) - Mỗi trẻ có 1 lá cờ hoặc 1 băng giấy giống màu cờ của cô - 3 - 4 vòng cổng hình cung III. Cách tiến hành: 1,Khởi động: Cho trẻ làm đoàn tàu, đi kiễng chân, đi bằng gót chân, đi bằng hai má bàn chân, đi nhanh dần, chạy nhanh dần, chạy chậm dần, đi thường rồi dừng lại. Đứng 3 hàng theo tổ 2, Trọng động: * Bài tập phát triển chung: - Cho trẻ tập với bài hát “Đu quay” 2lần rồi đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau cách nhau 3 - 4m * Vận động cơ bản: Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang quan sát cô làm mẫu - Làm mẫu lần 1 - Làm mẫu lần 2 cô dùng 2 bàn tay đặt xuống sàn, lưng cúi, cô bò bằng bàn tay và cẳng chân. Khi tới cổng vòng cung cô bò qua cổng, bò khéo làm sao không chạm cổng, đầu ngẩng lên hướng về phía trước - Cho từng tốp 2-3 trẻ tập, chui qua cổng rồi đứng về cuối hàng cô sửa động tác cho trẻ - Cho trẻ thực hiện khoảng 3 lần. Khi trẻ bò cô động viên trẻ bò nhanh và chui không chạm cổng * TCVĐ: “Tín hiệu” - Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi, sau đó cho trẻ chơi 3 - 4 lần 3, Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng 43
  44. 2. Chơi – Hoạt động ngoài trời *Nội dung: Nhặt lá rụng trong sân trường * Yêu cầu: - Trẻ biết nhặt lá rụng trên sân trường bỏ vào thùng rác - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh lớp học - Trẻ biết phối kết hợp cùng bạn trong khi làm việc * Chuẩn bị: - Túi bóng để đựng rác - Sọt rác - Khăn lau tay * Tiến hành: - Cô cho trẻ ra sân và cùng hát bài : “Vườn trường mùa thu” - Cô cùng trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Biết được lợi ích của MT xung quanh đối với cuộc sống của con người - Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh MT xanh sạch đẹp - Cô chia trẻ ra từng nhóm và phân khu vực cho trẻ thực hiện - Trong khi trẻ thực hiện cô đi bao quát nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh - Khi trẻ thực hiện xong, cô cho trẻ nhận xét kết quả thực hiện của từng nhóm - Cho trẻ rửa tay sạch sẽ - Cho trẻ chơi tự do: xích đu,tàu hoả 3. Hoạt động chiều * Nội dung: Trò chơi học tập: “Vạch - đồ hình” * Yêu cầu: - Luyện cách sử dụng bút - Luyện sự khéo léo của bàn tay * Chuẩn bị: - Giấy, bút màu - Các đồ vật nhỏ như: vỏ sò, nắp hộp,các hình vẽ * Tiến hành: - Cô và trẻ cùng hát bài hát “ Đôi bàn tay bé xíu” - Cô giới thiệu hoạt động - Cho trẻ thực hiện + Đặt vật lên trên tờ giấy + Lấy bút vạch đồ xung quanh vật + Tô màu hình đồ, có thể vạch đồ bàn tay 4.Đánh giá hoạt động của trẻ trong ngày: 44
  45. === Thứ 6 ngày 30 tháng 9 năm 2011 1. Hoạt động chung Hoạt động : Làm quen với chữ cái Bài : Tập tô chữ O, Ô, Ơ I. Mục tiêu: - Trẻ biết ngồi, cầm bút đúng tư thế khi tô - Biết tô chữ từ có chứa chữ O, Ô, Ơ trong dòng kẻ ngang. - Ghi nhớ các biểu tượng về đường nét từ. - Thông qua hoạt đông giúp trẻ phát triển các cơ cổ tay, ngón tay. II. Chuẩn bị: - Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi thoải mái - Bút chì, bút mầu, vở tập tô. - Tranh hướng dẫn trẻ tập tô có chứa chữ O, Ô, Ơ III. Tiến hành * Hoạt động 1: Cô cho trẻ thi đua nhau tìm tên các bạn trong lớp, các đồ dùng, đồ chơi có chứa chữ O, Ô, Ơ * Hoạt động 2: Cô hướng dẫn trẻ tô từng chữ. - Cô giới thiệu chữ O, Ô, Ơ in thờng. Cho cả lớp đọc 2 lần, gọi cá nhân trẻ đọc. - Cô tô mẫu 1 dòng chữ O. Một dòng chữ O trong dòng kẻ ngang. Vừa làm cô vừa giảng giải cho trẻ hiểu. Đối với chữ Ô, Ơ cô chỉ cần tô mẫu hoặc cho trẻ tự nói cách tô như thế nào? * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện: - Cô giúp đỡ những trẻ còn lúng túng, đối với trẻ tô tốt cô động viên khích lệ trẻ - Sau mỗi chữ cô cho trẻ tập thể dục chống mệt mỏi: gà gáy, gieo hạt. - Trong thời gian trẻ tô cô bật nhạc bài: Rước đền dưới trăng * Hoạt động 4: Hướng dẫn trẻ đọc đồng dao, gạch chân những từ có chứa chữ cái O, Ô, Ơ * Hoạt động 5: Tô mầu tranh, vẽ - tô mầu chữ O, Ô, Ơ in rỗng. 2. Chơi – Hoạt động ngoài trời : * Nội dung: Chơi với cát và nước * Yêu cầu: - Trẻ biết chơi tập thể đoàn kết với nhau - Phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo ở trẻ - Trẻ biết chơi đoàn kết với nhau, không ném cát sỏi vào người nhau * Chuẩn bị: - Các con rùa đựng cát nước 45
  46. - Khuôn hình các con giống, hình hoa * Tiến hành: - Cho cả lớp chơi TC “ Về đúng nhà” - Cô chia trẻ làm 3 nhóm chơi, nhà của các đội chơi là các con rùa trên thân con rùa gắn chữ cái đã học ( O, Ô, Ơ ) - Trẻ chơi theo nhóm và chơi theo ý thích của mình như: Xây lâu đài cát, nặn bánh - Trong khi trẻ chơi cô bao quát trẻ chơi, chú ý các trẻ hiếu động để trẻ không ném cát vào người nhau, khuyến khích động viên những trẻ nhút nhát không dám nghịch cát vì sợ bẩn để giúp trẻ tự tin hơn khi tham gia vào trò chơi - Sau khi chơi xong cô nhận xét buổi chơi và cho trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ 3. Hoạt động chiều: * Nội dung: Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề * Yêu cầu: - Phát triển khả năng. hứng thú hoạt động âm nhạc - Rèn khả năng tự tin, mạnh dạn trước đám đông * Chuẩn bị: - Các dụng cụ âm nhạc, mũ múa, cờ nơ, hoa - Các bài hát, điieụ múa trò chơi, bài thơ về chủ đề “ Trường Mầm non” để trẻ biểu diễn * Tiến hành: - Cô cùng trẻ tham gia trang trí lớp như dây hoa, cờ, hoa, cây cảnh tạo không khí của ngày hội đến trường và ngày tết trung thu - Khi tổ chức hoạt động này cô cần tạo cơ hội để trẻ tạo cảm xúc cho trẻ và cũng là gây sự hấp dẫn đối với trẻ - Cô khuyến khích trẻ tự biểu diễn, trẻ được tuỳ chọn cách thức biểu diễn như: hát, múa đơn ca theo nhóm, tập thể, giới thiệu ca hát, tổ chức trò chơi, đọc thơ - Trong trường hợp trẻ thích thể hiện bài hát ngoài chương trình cô cần tôn trọng trẻ sau đó mới hướng trẻ vào chủ đề 4. Đánh giá hoạt động của trẻ trong ngày: 46