Hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học (Phần 1)

pdf 76 trang ngocly 3010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhuong_dan_ve_cong_tac_nghien_cuu_khoa_hoc.pdf

Nội dung text: Hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học (Phần 1)

  1. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Giới thiệu Tài liệu hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học Để góp phần thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của Viện Khoa học năng lượng, chúng tôi đã tổ chức biên soạn tập Tài liệu hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học. Tập tài liệu này đề cập đến các vấn đề về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, quy trình tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp cho các cán bộ khoa học của Viện có các thông tin cần thiết trong qúa trình tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ. Những nội dung cơ bản của tập tài liệu này được biên soạn dựa trên các tư liệu, bài viết của các nhà khoa học, các nhà quản lý khoa học và công nghệ dùng để bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ hiện nay. Tập tài liệu được biên chế thành 3 phần: Phần I: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Phần II: Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ. Phần III: Quy trình tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Xin chân thành cảm ơn Trường Nghiệp vụ Quản lý – Bộ Khoa học và Công nghệ đã cung cấp tư liệu giúp chúng tôi biên tập cuốn tài liệu này. Do điều kiện kỹ thuật đường truyền qua mạng, chúng tôi chia nhỏ nội dung tài liệu thành 8 bài, sẽ được đăng tải trên blog theo thứ tự từ đầu đến hết tài liệu. Các bài đăng trên blog đều có chung tên gọi là: Tài liệu hướng dẫn công tác NCKH, bài 1 (2, 3, 4, 5, 6, 7, 8) Mong nhận được ý kiến phản hồi từ các độc giả. Tác giả: Đoàn Văn Bình Viện Khoa học năng lượng 3
  2. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a PHẦN I PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I. ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I.1 Các hình thức tổ chức nghiên cứu Khái niệm “tổ chức nghiên cứu” có nghĩa nhiều mặt: tổ chức công việc thực hiện đề tài của cá nhân; điều hoà, phối hợp các hoạt động nghiên cứu với các cộng tác viên; tiếp xúc, trao đổi với các chuyên gia hoặc đối tượng nghiên cứu; triển khai thực hiện hợp đồng với các đối tác; làm việc với các cơ quan quản lý đề tài hoặc cơ quan tài trợ. I.1.1 Đề tài Đề tài nghiên cứu là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, được đặc trưng bới một nhiệm vụ nghiên cứu và do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Đề tài định hướng chủ yếu vào việc trả lời những câu hỏi mang ý nghĩa học thuật là chủ yếu, nhằm làm hoàn thiện và làm phong phú thêm hệ thống tri thức khoa học, có thể chưa quan tâm nhiều đến ứng dụng thực tế. Viện Khoa học năng lượng 4
  3. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a I.1.2 Dự án Dự án là một loại đề tài có mục đích ứng dụng cụ thể vầ kinh tế và xã hội; chịu sự ràng buộc của kỳ hạn và nguồn lực. Như vậy, nội dung nghiên cứu của dự án thường không định hướng nhiều vào ý nghĩa học thuật, mà chủ yếu nhằm giải quyết một nhu cầu cụ thể trong hoạt động thực tế. I.1.3 Chương trình Chương trình là một tập hợp các đề tài và/hoặc dự án, được tập hợp theo một mục đích xác định. Các đề tài và/hoặc dự án này có thể mang tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện các đề tài/dự án có thể không có sự đồi hỏi quá cứng nhắc về trình tự và hạn định thời gian, nhưng những nội dung đặt ra trong một chương trình thì đòi hỏi một cơ cấu đồng bộ, có sự hỗ trợ nhau giữa lý thuyết và ứng dụng thực tiễn. I.2 Lựa chọn đề tài Có hai hướng quyết định một đề tài nghiên cứu. Thứ nhất: Đề tài do một cấp nào đó chỉ định xuất phát từ nhu cầu thực tế. Nhiệm vụ của một người nghiên cứu là phải chấp hành, trước hết tìm mọi luận cứ chứng minh tính cần thiết của nhiệm vụ nghiên cứu này. Thứ hai: Đề tài cũng có thể do bản thân tự chọn. Trong trường hợp được tự chọn đề tài, người nghiên cứu cần xem xét một số yếu tố, sắp xếp theo các cấp độ quan trọng sau: a) Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay không? Tính cấp thiết thể hiện ở mức độ ưu tiên giải đáp những nhu cầu lý luận và thực tiễn đã được xem xét. Nếu chưa cấp thiết thì dành kinh phí và quỹ thời gian cho những Viện Khoa học năng lượng 5
  4. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a hướng nghiên cứu cấp thiết hơn. Tính cấp thiết được giải trình cụ thể theo một số nội dung sau: • Tại sao phải làm đề tài này? Không có đề tài này có được không? • Địa phương khác, ngành khác, nước khác đã giải quyết vấn đề này như thế nào? b) Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài không? Điều kiện nghiên cứu bao gồm cơ sở thông tin, tư liệu; phương tiện thiết bị; quỹ thời gian và năng lực, sở trường của những người tham gia. I.3 Phân loại phương pháp nghiên cứu Có thể phân loại theo chức năng nghiên cứu; phân loại theo phương thức thu thập thông tin; và phân loại theo đặc điểm của tri thức khoa học thu được nhờ kết quả nghiên cứu. I.3.1 Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu. • Nghiên cứu cơ bản • Nghiên cứu ứng dụng • Triển khai Nếu dự kiến nghiên cứu theo hệ thống quản lý khoa học và công nghệ của Nhà nước, thì phải lập kế hoạch nghiên cứu theo mẫu lập kế hoạch đề tài dựa trên phân loại này. I.3.2 Phân loại theo phương pháp thu nhập thông tin • Nghiên cứu tài liệu. Nghiên cứu đề tài loại nào cũng cần phải nghiên cứu tài liệu, chỉ trừ trường hợp người nghiên cứu không có cách nào tìm kiếm được tài liệu. Viện Khoa học năng lượng 6
  5. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a • Nghiên cứu hiện trường, bao gồm khảo sát các hoạt động thực tiễn, phỏng vấn hoặc điều tra (thường gọi là “điều tra xã hội học”) • Tổ chức thí điểm (Nghiên cứu thực nghiệm). Phân loại này được sử dụng cho bản thân người nghiên cứu để lựa chọn cách thức tiến hành công viêcj nghiên cứu cụ thể của mình. I.3.3 Phân loại theo chức năng nghiên cứu • Nghiên cứu mô tả, là những nghiên cứu dừng lại ở mức độ mô tả sự vật: hình thái và cấu trúc của sự vật; quy luật vận động của sự vật. • Nghiên cứu giải thích, là những mô tả nhằm cắt nghĩa căn nguyên của sự vật: căn nguyên về sự hình thành, hình thái và cấu trúc của sự vật; sự vận động của sự vật. • Nghiên cứu dự báo, là nghiên cứu nhằm nhìn trước sự vận động, diễn biến và trạng thái của sự vật tại một thời điểm nào đó trong tương lai. • Nghiên cứu sáng tạo, là những nghiên cứu nhằm tạo ra các sự vật mới. II. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học II.1 Kỹ năng nghiên cứu II.1.1 Kỹ năng nghiên cứu tài liệu Bất kỳ một tài liệu nghiên cứ khoa học, phân tích nào, xét về mặt cấu trúc, cũng có 3 bộ phận hợp thành: luận đề, luận cứ và luận chứng. a) Luận đề: là điều cần chứng minh trong tài liệu. Luận đề trả lời câu hỏi: Cần chứng minh điều gì? b) Luận cứ: là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận đề. Có hai loại luận cứ: Viện Khoa học năng lượng 7
  6. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a • Luận cứ lý thuyết, bao gồm các cơ sở lý luận khoa học, các định luật, quy luật đã được khoa học chứng minh. • Luận cứ thực tiễn, bao gồm sự kiện (định tính) và số liệu (định lượng) thu thập được từ quan sát, thực nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi: “Chứng minh bằng cái gì?”. c) Luận chứng: là cách thức, quy tắc, phương pháp tổ chức một phép chứng minh nhằm vạch rỗ mối liên hệ logic tất yếu giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề. Luận chứng trả lời câu hỏi: “Chứng minh bằng cách nào?”. II.2 Trình tự logic của nghiên cứu khoa học Trình tự logic của nghiên cứu khoa học được chỉ ra như sau: 1 Phát hiện vấn đề 2 Đặt giả thuyết nghiên cứu 3 Xây dựng luận chứng 4 Tìm luận cứ lý thuyết 5 Tìm luận cứ thực tiễn 6 Phân tích và bàn luận kết quả xử lý thông tin 7 Tổng hợp kết quả / Kết luận / Khuyến nghị Hình 1. Sơ đồ trình tự logic của nghiên cứu khoa học Có thể tóm tắt các bước trên hình vẽ như sau: Viện Khoa học năng lượng 8
  7. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a • Bước 1: Phát hiện vấn đề nghiên cứu. Đây là giai đoạn khởi đầu hết sức quan trọng. Trong giai đoạn này người nghiên cứu đặt ra những câu hỏi cần được giải đáp trong quá trình nghiên cứu. • Bước 2: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu. Đây là những nhậ định sơ bộ về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra, là một hướng, theo đó người nghiên cứu sẽ thực hiện các quan sát hoặc thực nghiệm. Quá trình nghiên cứu chính là quá trình tìm kiếm luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết. • Bước 3: Lập phương án luận chứng, tức cách thức thu nhập và sắp xếp các thông tin thu thập được. Nội dung cơ bản của thiết kế nghiên cứu là dự kiến kế hoạch thu thập và xử lý thông tin, lên phương án chọn mẫu khảo sát, dự kiến tiến độ, phương tiện và phương pháp quan sát và/hoặc thực nghiệm. • Bước 4: Tìm luận cứ lý thuyết, tức xây dựng cơ sở lý luận của nghiên cứu. Khi xác định được luận cứ lý thuyết, người nghiên cứu biết được những bộ môn khoa học nào cần vận dụng để làm chỗ dựa cho công trình nghiên cứu. • Bước 5: Thu thập dữ liệu để hình thành các luận cứ thực tiễn. Dữ liệu cần thu thập bao gồm những sự kiện và số liệu cần thiết cho việc hoàn thiện luận cứ để chứng minh giả thuyết. Nếu các sự kiện và số liệu không đủ thoả mãn nhu cầu chứng minh giả thuyết, thì phải có kế hoạch thu thập bổ sung dữ liệu. • Bước 6: Xử lý thông tin/Phân tích và bàn luận kết quả xử lý thông tin, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, chỉ ra những sai lệch đã phạm phải trong quan sát, thực nghiệm, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của những sai lệch ấy, mức độ có thể chấp nhận trong kết quả nghiên cứu. • Bước 7: Tổng hợp kết quả/kết luận/Khuyến nghị: i) Tổng hợp để đưa ra bức tranh khái quát về kết quả; ii) Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu; iii) Khuyến nghị khả năng áp dụng kết quả, và iiii) Khuyến nghị việc tiếp tục nghiên cứu hoặc chấm dứt sự quan tâm tới nội dung nghiên cứu. Viện Khoa học năng lượng 9
  8. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a II.2 Vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu bị đứng trước những mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức hiện có với các yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. “Vấn đề nghiên cứu” chính là điểm khởi đầu cho một công cuộc nghiên cứu. II.2.1 Phân lớp vấn đề nghiên cứu. Trong nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai lớp vấn đề: • Thứ nhất: đó là lớp vấn đề về bản thân sự vật mà người nghiên cứu cần tìm kiếm. Ví dụ, “những nguyên nhân nào dẫn tới giá điện cao hơn giá trần quy định?”. • Thứ hai: đó là lớp vấn đề về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ, về lý thuyết và về thực tiễn những vấn đề thuộc lớp thứ nhất. Ví dụ, “làm cách nào để nhận biết được nguyên nhân dẫn tới giá điện cao? Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phân phối điện? Kiểm tra cấu trúc lưới điện có hợp lý? Tính toán tổn thất kỹ thuật? Tính toán tổn thất kinh doanh? ” II.2.2 Các tình huống của vấn đề nghiên cứu Có thể có ba tình huống được chỉ trên hình 2. Tình huống thứ nhất, người nghiên cứu phát hiện “có vấn đề” để nghiên cứu. Đây là trường hợp có nhu cầu nghiên cứu. Tình huống thứ hai, người nghiên cứu khảng định “không có vấn đề”. Trong trường hợp này, không có nhu cầu nghiên cứu. Tình huống thứ ba, là tình huống có “giả - vấn đề” (pseudo – problem). Tình huống này xảy ra khi người ta tưởng là có vấn đề, nhưng sau khi phân tích kỹ thì lại nhận ra, hoặc là không có vấn đề, hoặc là xuất hiện một vấn đề khác, từ đó dẫn đến những nghiên cứu khác. Viện Khoa học năng lượng 10
  9. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Cã vÊn ®Ò Cã nghiªn cøu Kh«ng cã vÊn ®Ò Kh«ng cã nghiªn cøu Kh«ng cã vÊn ®Ò Kh«ng cã nghiªn Gi¶ vÊn ®Ò cøu Nghiªn cøu theo mét Cã vÊn ®Ò kh¸c h­íng kh¸c Hình 2. Ba tình huống của vấn đề nghiên cứu Phân tích để nhận dạng “có vấn đề”, “không có vấn đề”, hoặc “giả vấn đề” là một bước quan trọng trong nghiên cứu. Nó không chỉ dẫn đến tiết kiệm những khoản chi phí lớn, mà trong một số trường hợp còn tránh được những hậu quả nặng nề trong hoạt động thực tiễn, nhất là trong nghiên cứu các vấn đề xã hội. II.2.3 Phương pháp phát hiện vấn đề a) Phân tích theo cấu trúc logic của các tài liệu thu thập được. Phân tích chỗ mạnh, chỗ yếu trong các nghiên cứu của đồng nghiệp. Công việc này được thực hiện bằng cách phân tích tài liệu theo cấu trúc logic. Nội dung phân tích được tóm tắt trong hình 3. b) Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận tại các hội nghị, hội thảo. Viện Khoa học năng lượng 11
  10. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Khi hai đồng nghiệp có chỗ bất đồng ý kiến, tức là họ đã nhận ra chỗ yếu của nhau. Đây là cơ hội để người nghiên cứu nhận dạng những vấn đề mà các đồng nghiệp đã phát hiện. §iÓm m¹nh LuËn ®Ò Sö dông lµm: §iÓm yÕu LuËn cø LuËn chøng §iÓm m¹nh LuËn cø §iÓm yÕu §iÓm m¹nh Sö dông ®Ò: NhËn d¹ng vÊn LuËn chøng ®Ò §iÓm yÕu Hình 3. Phân tích mặt mạnh yếu trong các nghiên cứu của đồng nghiệp c) Nghĩ ngược lại những quan niệm thông thường Về mặt logic học, đây chính là sự tìm kiếm một khái niệm đối lập với khái niệm đang tồn tại. d) Nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế Nhiều khó khăn nảy sinh trong hoạt động thực tiễn đặt trước người nghiên cứu nhiều câu hỏi (vấn đề), đòi hỏi phải đề xuất giải pháp mới. e) Lắng nghe lời phàn nàn của những người không am hiểu Viện Khoa học năng lượng 12
  11. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Khi người nghiên cứu bắt gặp nguồn này đôi khi đưa đến những ý tưởng nghiên cứu có giá trị. f) Những câu hỏi bất chợt xuất hiện không phụ thuộc lý do nào Đây là những câu hổi xuất hiện trong đầu người nghiên cứu một cách rất ngẫu nhiên, không phụ thuộc bất cứ lý do, thời gian hoặc không gian nào. II.3 Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu (tức giả thuyết khoa học) là một nhận định sơ bộ, một kết luận giả định về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ. II.3.1 Tiêu chí xem xét một giả thuyết a) Giả thuyết phải được xây dựng trên cơ sở quan sát b) Giả thuyết không được trái với lý thuyết. Tiêu chí này đòi hỏi giả thuyết không được trái với những lý thuyết. Tuy nhiên, cần có mấy điểm lưu ý khi xem xét tiêu chí này: • Thứ nhất, cần phân biệt lý thuyết đã được xác nhận tính đúng đắn khoa học với những lập luận bị ngộ nhận là lý thuyết khoa học. • Thứ hai, có những lý thuyết đã được xác nhận, nhưng với sự phát triển nhận thức, nó dần thể hiện tính phiến diện. Khi đó, giả thuyết mới sẽ bổ sung vào chỗ trống. • Thứ ba, giả thuyết mới có thể mang tính khái quát, còn lý thuyết đang tồn tại sẽ trở nên một trường hợp riêng. c) Giả thuyết phải có thể kiểm chứng. II.3.2 Bản chất logic của giả thuyết Viện Khoa học năng lượng 13
  12. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a a) Giả thuyết là một phán đoán. b) Giả thuyết nằm ở vị trí luận đề trong cấu trúc logic của chuyên khảo khoa học, chính là điều mà người nghiên cứu cần phải chứng minh. II.3.3 Phương pháp xây dựng giả thuyết Một số các nguyên tắc cần nắm vững khi xây dựng giả thuyết: • Tìm mối liên hệ giữa giả thuyết với vấn đề. • Phương pháp đưa ra một phán đoán. Vấn đề rất quan trọng mà người nghiên cứu cần quan tâm gồm hai nội dung: Xác định mói liên hệ logic giữa giả thuyết với vấn đề nghiên cứu và, phương pháp để đưa ra một giả thuyết. a) Mối liên hệ giữa giả thuyết với vấn đề. Sau khi đã phát hiện được vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu, thì người nghiên cứu có được ý định về các phương án trả lời câu hỏi. Trong khoa học, ý định ấy được gọi là ý tưởng nghiên cứu. Giả thuyết là sự trả lời sơ bộ vào câu hỏi đã đặt ra. Một câu hỏi nghiên cứu luôn là gợi ý cho hàng loạt câu trả lời, nghĩa là có thể dẫn đến nhiều giả thuyết. Sơ đồ mối liên hệ giữa vấn đề với ý tưởng và giả thuyết được trình bày trên hình 4. Gi¶ thuyÕt ý t­ëng Thø nhÊt Khoa häc 1 Gi¶ thuyÕt VÊn ®Ò ý t­ëng Thø hai Khoa häc Khoa häc 2 Gi¶ thuyÕt Thø ba ý t­ëng Khoa häc 3 Viện Khoa học năng lượng 14
  13. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a (Câu hỏi) (Câu trả lời dự kiến- (Câu trả lời- đa phương án) đa phương án) Hình 4. Liên hệ logic từ vấn đề nghiên cứu đến sự nảy sinh các ý tưởng nghiên cứu (đa phương án 1, 2, 3) tới sự hình thành các giả thuyết nghiên cứu (đa phương án). b) Phương pháp đưa ra một giả thuyết khoa học Để đưa ra được giả thuyết, người nghiên cứu cần phải quan sát, phải phát hiện được vấn đề, và đặt giả thuyết chính là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đã đặt ra. Quá trình liên kết, chắp nối các sự kiện, các số liệu thu thập được từ trong quan sát, thực nghiệm để đưa một giả thuyết chính là quá trìng suy luận, là một phạm trù của logic học hình thức. Có ba hình thức suy luận: suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp và loại suy. II.3.4 Kiểm chứng giả thuyết Kiểm chứng giả thuyết là sự khảng định hoặc phủ định giả thuyết và được thực hiện nhờ các thao tacs logic chứng minh hoặc bác bỏ. Chứng minh. Chứng minh một giả thuyết là sự vận dụng các quy tắc logic và các phương pháp thu thập và xử lý thông tin (luận chứng), tìm kiếm cơ sở lý thuyết hoặc thực nghiệm khoa học (luận cứ) để khảng định tính đúng đắn của giả thuyết. Bác bỏ. Bác bỏ một giả thuyết là sự vận dụng các quy tắc logic và các phương pháp thu thập và xử lý thông tin (luận chứng), tìm kiếm cơ sở lý Viện Khoa học năng lượng 15
  14. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a thuyết hoặc thực nghiệm khoa học (luận cứ) để khảng định tính sai lầm của giả thuyết. a) Phép chứng minh. Chứng minh trực tiếp, là phép chứng minh, trong đó tính đúng đắn của giả thuyết được rút ra một cách trực tiếp từ tính chân xác của các luận cứ. Chứng minh trực tiếp là loại chứng minh phổ biến, thường gặp nhất trong khoa học. Trong phép chứng minh trực tiếp, để chứng minh một giả thuyết là đúng, người ta cần chứng minh luận đề đúng, luận cứ đúng và luận chứng đúng. Chứng minh gián tiếp, là phép chứng minh trong đó tính chân xác của luận đề được xác nhận bằng cách chứng minh tính phi chân xác của phản luận đề. Chứng minh gián tiếp được sử dụng khi không có, hoặc không đủ luận cứ để chứng minh trực tiếp, hoặc trong nhiều trường hợp, người ta muốn bác bỏ trực tiếp giả thuyết của đồng nghiệp ngay từ trong lúc đối tác chưa kịp đưa ra luận cứ, hoặc thậm trí không cần biết đối tác có đưa luận cứ hay không. Chứng minh gián tiếp được chia thành hai loại: chứng minh phản chứng và chứng minh phân liệt. Chứng minh phản chứng, là phép chứng minh, trong đó, tính đúng đắn của giả thuyết, tức luận đề được chứng minh bằng tính phi chân xác của luận đề, tức là một giả thuyết đặt ngược lại với giả thuyết ban đầu. Chứng minh phân liệt, là phép chứng minh dựa trên cơ sở loại bỏ một số khả năng này để khảng định những khả năng khác. Phép chứng minh phân liệt, do vậy, còn được gọi là chứng minh bằng phương pháp loại trừ. b) Phép bác bỏ. Bác bỏ là một hình thức chứng minh nhằm chỉ rõ tính phi chân xác của một phán đoán. Trong trường hợp nghiên cứu khoa học, thì đây chính là việc dựa vào những kết luận khoa học đã được công nhận để chứng minh Viện Khoa học năng lượng 16
  15. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a tính sai lầm của một giả thuyết. Bác bỏ là một thao tác logic hoàn toàn ngược với phép chứng minh, nhưng vì là một phép chứng minh, cho nên thao tác logic bác bỏ được thực hiện hoàn toàn giống như phép chứng minh, bao gồm bác bỏ trực tiếp và bác bỏ giản tiếp. Chỉ riêng trường hợp bác bỏ trực tiếp, phép bác bỏ chỉ yêu cầu bác bỏ một trong ba yếu tố cấu thành cấu trúc logic: bác bỏ luận đề, hoặc luận cứ, hoặc luận chứng. II.4 Phương pháp thu thập thông tin Trong khoa học, người nghiên cứu cần nhiều loại thông tin rất khác nhau .Các cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu .Kết quả nghiên cứu của các đồng nghiệp trong và ngoài ngành .Sự kiện/số liệu .Tài liệu thống kê. Những loại thông tin trên đây được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau, như tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo nghiệp vụ và các phương tiện truyền thông khác. Trong nhiều nghiên cứu, người nghiên cứu có thể thu thập thông tin dưới dạng các hiện vật, qua các chuyên gia trong và ngoài ngành, hoặc thu thập thông tin qua thăm dò dư luận. Trong các loại tài liệu mà người nghiên cứu có thể sử dụng, người ta lại chia thành các tài liệu cấp I và tài liệu cấp II. Tài liệu cấp I là tài liệu phản ánh trực tiếp két quả hoạt động khoa học, kỹ thuật, kinh tế và sáng tạo khác, còn tài liệu cấp II là tài liệu phản ánh kết quả xử lý, phân tích, tổng hợp các tài liệu cấp I. Trong nghiên cứu khoa học, tài liệu cấp I được ưu tiên sử dụng. Nếu gặp tài liệu cấp II thì người nghiên cứu cần tra cứu để tìm tài liệu cấp I, bởi vì tài liệu cấp II thường được trình bày theo nhận thức của người xử lý, có thể không phản ánh hoàn toàn khách quan nội dung của tài liệu cấp I. Viện Khoa học năng lượng 17
  16. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Có ba phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin: • Nghiên cứu tài liệu hoặc đối thoại trực tiếp với đồng nghiệp • Quan sát trên đối tượng khảo sát • Thực nghiệm trực tiếp trên đối tượng khảo sát hoặc trên những vật mô phỏng II.4.1 Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin Tiếp cận là sự lựa chọn chỗ đứng để quan sát đối tượng nghiên cứu, là sự khởi đầu của quá trình tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu, là sự đi trước của tư duy trước khi bắt tay thực hiện những thao tác cụ thể của quá trình thu thập thông tin. a) Tiếp cận hệ thống Hệ thống có thể được hiểu là một tập hợp các phần tử có quan hệ tương tác để thực hiện một mục tiêu xác định. Như vậy, khi nói đến hệ thống là phải nói đến phần tử, tương tác và mục tiêu. Thiếu 1 trong 3 nhân tố này thì không có hệ thống. . Hệ thống luôn có thể phân chia thành các phân hệ có đẳng cấp. Mỗi phân hệ đặc trưng bởi một mục tiêu bộ phận. Các mục tiêu bộ phận luôn mang tính độc lập tương đối, nhưng tương tác để thực hiện mục tiêu tổng thể. Đặc điểm này có thể biểu diễn dưới dạng một sơ đồ hình "cây" (Hình 5a). . Hệ thống luôn được đặc trưng bởi tính "trồi", là một thuộc tính hoàn toàn mới, không tồn tại ở bất kỳ yếu tố nào của hệ thống. . Trong điều khiển hệ thống luôn có nhiều phương án. Trong mọi tình huống đa phương án, bao giờ cũng có thể chọn được phương án tối ưu. §Çu vµo §èi t­îng bÞ §Çu ra ®iÒu khiÓn §iÒu Viện Khoa học năng lượng khiÓn 18 Chñ thÓ
  17. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Hình 5 a) Sơ đồ hình cây b) Sơ đồ điều khiển học hệ thống . Trong hệ thống luôn tồn tại nhiều mục tiêu. Các mục tiêu có thể xung đột lẫn nhau. Khi đó phải lựa chọn một chiến lược thoả hiệp. . Các hệ thống sinh học, hệ thống xã hội và một số hệ thống kỹ thuật có thuộc tính điều khiển được và được biểu diễn dưới dạng một sơ đồ điều khiển học (Hình 5b). . Sự phát triển của hệ thống mang đặc trưng bất thuận nghịch, nghĩa là hệ thống chỉ phát triển xuôi theo dòng thời gian, không quay trở lại trạng thái ban đầu. b) Tiếp cận định tính và định lượng Đối tượng khảo sát cần được xem xét cả khía cạnh định tính và định lượng. Thông tin định tính là các sự kiện. Thông tin định lượng là các số liệu. Thông tin định lượng có vai trò khẳng định tính quy luật của các thông tin định tính. c) Tiếp cận tất nhiên và ngẫu nhiên Ngẫu nhiên là những thông tin được thu thập trực tiếp từ đối tượng khảo sát. Các thông tin ngẫu nhiên được lặp lại hoặc không lặp lại. Quá trình lặp lại của các sự kiện sẽ là cơ sở để nhận biết các tất yếu. Viện Khoa học năng lượng 19
  18. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Tiếp cận định tính và định lượng cho phép hình thành những cơ sở sự kiện và số liệu để thực hiện tiếp cận ngẫu nhiên và tất nhiên trong quan sát. d) Tiếp cận lịch sử và logic Tiếp cận lịch sử là một phương pháp xem xét sự vật qua những sự kiện xuất hiện trong quá khứ phát triển của sự vật. Mỗi sự kiện riêng biệt trong quá khứ là một hiện tượng ngẫu nhiên. Nhưng chuỗi sự kiện trong quá khứ thì luôn bị điều khiển bởi một logic tất yếu. Thu thập thông tin về các chuỗi sự kiện trong lịch sử, sử dụng các công cụ logic để tìm mối liên hệ tất yếu, người nghiên cứu sẽ nhận biết được logic tất yếu. e) Tiếp cận cá biệt và so sánh Tiếp cận cá biệt cho phép quan sát sự vật một cách cô lập với các sự vật khác Tiếp cận so sánh cho phép quan sát các sự vật trong tương lai. f) Tiếp cận phân tích và tổng hợp Phân tích một sự vật là sự phân chia sự vật thành những bộ phận có bản chất khác biệt nhau. Còn tổng hợp là xác lập những liên hệ tất yếu giữa các bộ phận đã được phân tích. II.4.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Mục đích nghiên cứu tài liệu là tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, nắm bắt những nội dung đồng nghiệp đi trước đã làm, không mất thời gian lặp lại những công việc mà các đồng nghiệp đi trước đã thực hiện. Nguồn tài liệu cho nghiên cứu có thể rất đa dạng, có thể bao gồm tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành; tác phẩm khoa học trong ngành; tạp chí và báo cáo khoa học ngoài ngành; tài liệu lưu trữ; thông tin đại chúng. Các tài Viện Khoa học năng lượng 20
  19. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a liệu thu thập được cần được phân tích để xác định được một cách tiếp cận sử dụng mọi khía cạnh khác nhau của tài liệu để phục vụ cho nghiên cứu. Nội dung phân tích có thể bao gồm phân tích nguồn, phân tích tác giả và phân tích nội dung. a) Phân tích nguồn Tài liệu có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn. Mỗi nguồn có một giá trị riêng biệt. Chẳng hạn, tạp chí chuyên ngành thường có giá trị thời sự cao hơn, nhưng tính hoàn thiện về lý thuyết thấp hơn sách giáo khoa. b) Phân tích tác giả Mỗi loại tác giả có một cách nhìn riêng biệt trước đối tượng nghiên cứu và do vậy có những giá trị tham khảo riêng biệt. Đại thể có thể phân tích các tác giả theo một số đặc điểm sau: . Tác giả trong ngành hay ngoài ngành . Tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc . Tác giả trong nước hay ngoài nước . Tác giả cùng thời (với sự kiện) hay hậu thế (so với thời điểm xuất hiện sự kiện). c) Phân tích nội dung Phân tích nội dung được thực hiện theo cấu trúc logic. Phương pháp phân tích đã được trình bày trong phần “Phân tích tài liệu khoa học theo cấu trúc logic". d) Tổng hợp tài liệu Tổng hợp tài liệu bao gồm những nội dung sau: • Bổ túc tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu, sai lệch • Lựa chọn tài liệu, chỉ chọn những thứ cần để đủ để xây dựng luận cứ. Viện Khoa học năng lượng 21
  20. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a • Sắp xếp tài liệu theo lịch đại, tức theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái; sắp xếp theo đồng đại, tức giấy trong cùng thời điểm quan sát để nhận dạng tương quan và sắp xếp theo quan hệ nhân quả để nhận dạng tương tác. • Làm tái hiện quy luật. Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tư liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử. • Giải thích quy luật. II.4.3. Phương pháp phi thực nghiệm Phương pháp phi thực nghiệm (non-empirical method) là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên sự quan sát, quan trắc những sự kiện đã hoặc đang tồn tại, trên cơ sở đó phát hiện quy luật của sự vật hoặc hiện tượng. Trong phương pháp phi thực nghiệm, người nghiên cứu chỉ quan sát những gì đã và đang tồn tại, không có bất cứ sự can thiệp nào gây biến đổi trạng thái của đối tượng nghiên cứu. a) Quan sát khách quan Quan sát được sử dụng trong ba trường hợp: • Quan sát để phát hiện vấn đề nghiên cứu. • Quan sát đê đặt giả thuyết, và. • Quan sát để kiểm chứng giả thuyết, nghĩa là để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết. Quan sát khách quan có ưu điểm là không gây biến động nào lên đối tượng khảo sát, nhưng nhược điểm là sự chậm chạm và thụ động. Các phương pháp quan sát thông dụng được áp dụng trong nhiều bộ môn khoa học có thể hình dung theo phân loại như sau: • Quan sát có chuẩn bị trước và quan sát không chuẩn bị trước. Viện Khoa học năng lượng 22
  21. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a • Quan sát không tham dự (chỉ đóng vai người ghi chép) và quan sát có tham dự, còn gọi là "nghiên cứu tham dự", trong đó người nghiên cứu hoà nhập vào đối tượng khảo sát như một thành viên. • Quan sát hình thái, cũng còn gọi là quan sát cấu trúc, quan sát công năng, cũng gọi là quan sát động thái, và quan sát hình thái- công năng. • Quan sát mô tả, quan sát phân tích • Quan sát liên tục, quan sát định kỳ, quan sát chu kỳ, quan sát tự động theo chương trình. b) Phỏng vấn Phỏng vấn gồm phỏng vấn có chuẩn bị trước, phỏng vấn không chuẩn bị trước, trao đổi trực tiếp, trao đổi qua điện thoại. c) Phương pháp hội đồng Phương pháp phỏng vấn có ưu điểm là khai thác được các ý kiến độc lập của chuyên gia, nhưng không tạo ra không khí kích thích tư duy giữa họ. Phương pháp hội đồng tạo điều kiện khắc phục mặt hạn chế này. Nội dung phương pháp hội đồng là đưa ý kiến ra trước các nhóm chuyên gia khác nhau để họ tranh luận, phân tích. Người nghiên cứu ghi nhận các ý kiến để phân tích. Trong phương pháp hội đồng, người ta thường dùng phương pháp tấn công não (brainstorming). Phương pháp tấn công não gồm hai giai đoạn tách biệt nhau, giai đoạn phát ý tưởng và giai đoạn phân tích ý tưởng do hai nhóm chuyên gia thực hiện, một nhóm chuyên phát các ý tưởng, còn một nhóm chuyên phân tích. d) Điều tra bằng bảng hỏi Điều tra bằng bảng hỏi vốn là phương pháp của xã hội học, nhưng đã được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Để điều tra cần làm: chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi và xử lý kết quả điều tra. Viện Khoa học năng lượng 23
  22. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Chon mẫu Việc chọn mẫu phải đảm bảo tính ngẫu nhiên và tính đại diện. Quy mô về mặt số lượng số phiếu phát ra được gọi là "cỡ mẫu'. Không có quy định nào chặt chẽ về cỡ mẫu. Thông thường, khoảng dưới 100 phiếu được xem là cỡ mẫu nhỏ, 100-200 được xem là cỡ mẫu trung bình. Nhiều hơn được xem là cỡ mẫu lớn. Đương nhiên, cỡ mẫu càng lớn, thì tính đại diện càng cao, nhưng chi phí điều tra và thời gian xử lý sẽ phải cao hơn, có một số cách chọn mẫu sau: Lấy mẫu ngẫu nhiên (Ran dom sampling), là cách chọn mẫu sao cho mỗi đơn vị lấy mẫu có một cơ hội hiện diện trong mẫu bằng nhau. Kỹ thuật lấy mẫu này đơn giản, dễ hiểu, nhưng có nhược điểm là sự biến thiên của đối lượng khảo sát rất rời rạc; mẫu bị trải trên một địa bàn rộng, do vậy, quá trình thu thập số liệu có thể gặp khó khăn. Lấy mẫu có hệ thống (Systematic Sampling). Đối tượng khảo sát gồm nhiều đơn vị được đánh số thứ tự. Chọn một đơn vị ngẫu nhiên, giả định có thứ tự là i. Lấy một số k bất kỳ làm khoảng cách mẫu. Theo cách này? cuối cùng số mẫu được sử dụng sẽ gồm một loạt phần tử có khoảng cách bằng k: mẫu (i), mẫu (i+k), mẫu (i+2 k), mẫu (i+3k), Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng (Systematic Random Sampling). Đối tượng khảo sát được cấu tạo bởi nhiều tập hợp không đồng nhất. Như vậy, đối tượng khảo sát được chia thành nhiều lớp, mỗi lớp có một đặc trưng đồng nhất. Như vậy, đối tượng khảo sát được chia thành nhiều lớp, mỗi lớp có một đặc trưng đồng nhất. Trong mỗi lớp, người nghiên cứu có thể thực hiện theo kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên. Kỹ thuật lấy mẫu này cho phép phân tích số liệu khá toàn diện, nhưng có nhược điểm là phải biết trước nhũng thông tin để phân tầng, phải tổ chức cấu trúc riêng biệt trong mỗi lớp. Lấy mẫu hệ thống phân tầng (Systematic Radom Sampling). Đối tượng khảo sát được cấu tạo bởi nhiều tập hợp không đồng nhất. Việc lấy mẫu cũng dựa trên cơ sở phân chia đối tượng khảo sát thành nhiều lớp, mỗi lớp có Viện Khoa học năng lượng 24
  23. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a những đặc trưng đồng nhất. Đối với mỗi lớp, người nghiên cứu thực hiện theo kỹ thuật lấy mẫu có hệ thông. Kỹ thuật lấy mẫu này cho phép áp dụng trong trường hợp đối tượng khảo sát được phân bố rất rời rạc, hoặc tập trung trên những điểm nhỏ phân tán. Làm theo kỹ thuật này phải chịu những chi phí tốn kém. Lấy mẫu từng cụm (Cluster Sampling). Đối tượng kháo sát được chia thành nhiều cụm tương tự việc chia lớp trong kỹ thuật lấy mẫu phân tầng. Điều khác là mỗi cụm không bao gồm những đơn vị đồng nhất, mà dị biệt. Việc lấy mẫu sau đó được thực hiện trong từng cụm theo kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên hoặc lấy mẫu có hệ thống. Thiết kế bảng câu hỏi Hai nội dung cần quan tâm khi thiết kế bảng câu hỏi : (1) Các loại câu hỏi; và (2) trật tự logic của câu hỏi. . Thứ nhất, có thể có các loại câu hỏi kèm phương án trả lời "có" và "không"; câu hỏi kèm các phương án trả lời lựa chọn; câu hỏi kèm các phương án trả lời được đánh trọng số. Ngoài ra còn có các loại câu hỏi mở, tuỳ người được hỏi trả lời theo ý muốn. Một bộ phận nhất thiết không thể thiếu trong bảng câu hỏi, là phần câu hỏi để phát hiện cơ cấu xã hội. Phần này giúp người nghiên cứu phân tích ý kiến của các tầng lớp xã hội khác nhau. . Thứ hai là trật tự logic của câu hỏi được sắp xếp theo một trong các phương pháp suy luận diễn dịch, quy nạp hoặc loại suy. Phương pháp suy luận được sử dụng trong bảng hỏi sẽ giúp nâng cao chất lượng kết quả thu thập được. Xử lý kết quả điều tra. Có một số hướng xử lý kết quả, tuỳ thuộc qui mô cỡ mẫu. . Nếu cỡ mẫu nhỏ, có thể xử lý hoàn toàn thủ công. . Với cỡ mẫu trung bình thì cần sử dụng các công cụ thống kê toán. Viện Khoa học năng lượng 25
  24. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a . Với cỡ mẫu lớn thì tốt nhất phải sử dụng máy tính. Chương trình phần mềm ứng dụng để xử lý kết quả điều tra được dùng phổ biến hiện nay là SPSS (Statistical Package for Social Studies). II.4.4. Phương pháp thực nghiệm Thực nghiệm là phương pháp thu thập thông tin bằng cách quan sát trong điều kiện có gây biến đổi đối tượng khảo sát một cách chủ định. Bằng việc thay đổi tham số, người nghiên cứu có thể thu được những kết quả mong muốn, như: . Tách riêng từng phần thuần nhất của đối tượng nghiên cứu để quan sát . Biến đổi các điều kiện tồn tại của đối tượng nghiên cứu . Rút ngắn được thời gian tiếp cận trong quan sát . Tiến hành những thực nghiệm lặp lại nhiều lần để kiểm tra lẫn nhau . Không bị hạn chế về không gian và thời gian. a) Nơi tiến hành thực nghiệm Trong nghiên cứu khoa học, nhiều nghiên cứu có thể tiến hành thực nghiệm trong những cơ sở thí điểm tại các cơ sở kỹ thuật, kinh tế, xã hội. b) Phân loại thực nghiệm Phương pháp thực nghiệm được phân loại theo nhiều tiêu chí: Phân loại theo mục đích quan sát: Thực nghiệm thăm dò để phát hiện vấn đề; Thực nghiệm kiểm tra nhằm kiểm chứng các giả thuyết; Thực nghiệm song hành tiến hành trên các đối tượng khác nhau trong những điều kiện giống nhau; Thực nghiệm đối nghịch được tiến hành trên hai đối tượng giống nhau với các điều kiện và tham số ngược chiều nhau; Thực nghiệm so sánh được tiến hành trên hai đối tượng khác nhau, trong đó có một đối lượng được chọn làm đối chứng. Viện Khoa học năng lượng 26
  25. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Phân loại theo diễn trình thực nghiệm, bao gồm: Thực nghiệm cấp diễn, tác dụng đối tượng nghiên cứu trong một thời gian ngắn; Thực nghiệm trường diễn, tác động lâu dài, liên tục và Thực nghiệm bán cấp diễn. c) Các phương pháp thực nghiệm . Thử và sai. . Phương pháp Heuristics . Phương pháp tương tự (nghiên cứu trên mô hình) II.5. Xử lý kết quả nghiên cứu Kết quả thu thập thông tin từ công việc nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê, quan sát hoặc thực nghiệm tồn tại dưới hai dạng: 1 . Định tính (các sự kiện) , ví dụ, trong nghiên cứu kinh tế, thì đó là các loại doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, chủng loại sản phẩm được sản xuất ra . Định lượng (các số liệu), chẳng hạn, số lượng doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp theo các thành phần kinh tế, số lượng sản phẩm được sản xuất ra Các sự kiện và số liệu cần được xử lý để xây dựng các luận cứ, làm bộc lộ các quy luật, phục vụ việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết. Có hai nội dung xứ lý thông tin: (1) Xử lý toán học đối với các số liệu; (2) Xử lý logic đối với các sự kiện. a) Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng các công cụ toán học. Tuỳ thuộc tính hệ thống và khả năng thu thập thông tin, số liệu có thể được trình bày dưới dạng những con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ hoặc đồ thị 1 Thùc ra, trong kh¸i niÖm "sù kiÖn" cã bao hµm c¶ ®Æc tr­ng ®Þnh tÝnh vµ ®Þnh l­îng. ViÖc ph©n biÖt "sù kiÖn - ®Þnh tÝnh" vµ "sè liÖu-®Þnh l­îng" lµ mét sù quy ­íc ®Ó tiÖn sö dông. Viện Khoa học năng lượng 27
  26. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a b) Xử lý logic đối với các sự kiện Đối với các sự kiện là xác định các mối liên hệ logic, tất yếu giữa các sự kiện. Có ba hướng tiếp cận để xác định những mối hên hệ này: . Tiếp cận loại hình thức, trong đó, người nghiên cứu thực hiện các phán đoán và suy luận để tìm mối liên hệ giữa các sự kiện. . Tiếp cận logic biện chứng, tìm những liên hệ chủ yếu, bản chất giữa các sự kiện, những liên hệ giữa thuộc tính phổ biến với thuộc tính đặc thù; những liên hệ nhân quả, v.v . Tiếp cận hệ thống để xác định mối liên hệ giữa các phan tử với toàn hệ, quan hệ đẳng cấp giữa các hệ cấp trên với các hệ cấp dưới, v.v Kết quả những phân tích theo các cách tiếp cận này sẽ giúp người nghiên cứu có được bức tranh sáng tỏ về hệ thống. Kết quả phân tích có thể thể hiện trên những sơ đồ (Hình 6). a) Sơ đồ nối tiếp Viện Khoa học năng lượng 28
  27. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a c) Sơ đồ hỗn hợp b) Sơ đồ song song d) Sơ đồ các quan hệ tương tác đ) Sơ đồ điều khiển có phản hồi e) Sơ đồ hình cây f) Sơ đồ hình thoi Viện Khoa học năng lượng 29
  28. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a II.6. Viết kết quả nghiên cứu Mọi kết quả nghiên cứu phải được viết ra. Có nhiều loại ngôn ngữ được sử dụng trong khi viết các tài liệu khoa học: lời văn, biểu thức toán học, số liệu, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình vẽ, ảnh. Cần kết hợp sử dụng để thể hiện được một cách sinh động và sáng sủa nội dung báo cáo. II.6.1 Các hình thức ngôn ngữ của một công trình khoa học a) Văn phong . Lời văn trong báo cáo thường được dùng ở thể bị động. . Về mặt logic học, ngôn ngữ khoa học dựa trên các phán đoán hiện thực, thấy sao nói vậy, không quy về bản chất khi không đủ luận cứ. c) Ngôn ngữ toán học, được sử dụng để trình bày quan hệ định lượng. Có thể sử dụng số liệu rời rạc; bảng số liệu; biểu đồ; đồ thị toán học; d) Sơ đồ, được sử dụng khi cần cung cấp một hình ảnh khái quát về cấu trúc của hệ thống, động thái của hệ thống, nhưng không đòi hỏi chỉ rõ kích thước hoặc tỷ lệ. e) Hình vẽ, cung cấp hình ảnh tương tự đối tượng nghiên cứu về mặt không gian và tương quan trong không gian, nhưng không quan tâm đến kích thước hoặc tỷ lệ. f) ảnh, có thể sử dụng trong trường hợp cần thiết cung cấp những hình ảnh cụ thể về các sự kiện được sử dụng làm luận cứ cho nghiên cứu. Viện Khoa học năng lượng 30
  29. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a II.6.2. Viết trích dẫn khoa học Trích dẫn khoa học là sự chỉ dẫn xuất xứ của những sự kiện, số liệu được trình bày trong công trình nghiên cứu. Trích dẫn được sử dụng để dùng làm luận cứ; trích dẫn để bác bỏ; trích dẫn để phân tích. Trích dẫn có thể ghi cuối trang, cuối chương hoặc cuối sách. Mẫu ghi trích dẫn: xem hướng dẫn trong tài liệu tham khảo hoặc theo mẫu của các nhà xuất bản có uy tín trên thế giới. Người nghiên cứu cần ghi rõ xuất xứ các nguồn thông tin, đồng thời tôn trọng nguyên tắc bảo mật nếu nơi cung cấp có yêu cầu này. Ghi trích dẫn có nhiều ý nghĩa về các mặt rất khác nhau: . Tính chuẩn xác khoa học của tác giả. Nó giúp người đọc dễ tra cứu lại các tư tưởng, các luận điểm, các tác phẩm mà tác giả đã trích dẫn. . Viết trích dẫn là nhằm chỉ rõ trách nhiệm của người đã nêu ra những luận điểm được trích dẫn . Ghi trích dẫn là thể hiện ý thức tôn trọng pháp luật về quyền tác giả. . Cuối cùng, viết đầy đủ, chuẩn xác các trích dẫn khoa học là thể hiện sự tôn trọng những cam kết về chuẩn mực đạo đức trong khoa học. II.7. Các hình thức công bố kết quả nghiên cứu Mọi kết quả nghiên cứu cần phải được công bố, trừ những nghiên cứu thuộc các lĩnh vực cần được giữ bí mật, như an ninh quốc gia, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân. Công bố là tạo cơ hội trao đổi thông tin; tìm địa chỉ áp dụng; nhận ý kiến bình luận, bổ sung, phê phán, chỉ trích. Ngoài ra, công bố cũng là nhằm khẳng định quyền tác giả đối với công trình. II.7.1. Bài báo và báo cáo hội nghị khoa học. Viện Khoa học năng lượng 31
  30. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Các loại bài báo khoa học có cấu trúc logic như trình bày trong bảng 1: Dấu (x) là cần thiết phải trình bày trong bài báo. Dấu ([x]) là có thể không cần thiết phải trình bày trong bài báo. "Không” là không cần trình bày trong bài báo Bảng 1. Các loại cấu trúc logic của các bài báo khoa học Nêu Cấu trúc logic TT Loại bài báo vấn đề Luận đề Luận cứ Luận chứng 1 Công bố ý tưởng khoa học x x không không 2 Công bố kết quả nghiên cứu [x] x x x Đề xướng một cuộc tranh luận 3 Báo cáo đề dẫn hội nghị khoa x x không không học Tham gia tranh luận trên tạp 4 chí [x] [x] x x Tham luận hội nghị khoa học Thông báo khoa học trên tạp chí 5 không nhất thiết có cấu trúc logic Thông báo tại hội nghị khoa học II.7.2. Thông báo khoa học Thông báo khoa học được sử dụng trong trường hợp cần đưa nhanh thông tin về hoạt động nghiên cứu, nhưng chưa cần trình bày chi tiết nội dung. Có thể thông báo trên tạp chí, trong hội nghị hoặc trong các bản tin. Viện Khoa học năng lượng 32
  31. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Thông báo được viết vắn tắt khoảng 100-200 chữ. Nếu là thông báo trong hội nghị khoa học thường không kéo dài quá 5 phút. II.7.3. Tổng luận khoa học Tổng luận khoa học là bản mô tả khái quát toàn bộ thành tựu và vấn đề liên quan đến một công trình nghiên cứu. Nội dung gồm các phần sau: . Lý do làm tổng luận . Giới thiệu chung về toàn bộ chủ đề tổng luận . Trình bày các nội dung liên quan đến chủ đề của tổng luận . Tóm lược các luận đề, các phương pháp tiếp cận nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu và các trường phái khoa học. . Nhận xét về các thành tựu, phương pháp nghiên cứu, mặt mạnh, mặt yếu và những vấn đề chưa được giải quyết. Tổng luận thường chiếm một vị trí quan trọng trong báo cáo đề dẫn của hội nghị khoa học; cũng chiếm giữ phần chủ chốt trong chương mở đầu các báo cáo khoa học hoặc tác phẩm khoa học. II.7.4. Kỷ yếu khoa học Kỷ yếu khoa học được sử dụng để công bố các công trình nghiên cứu được trình bày tại một hội nghị khoa học hoặc các công trình được hoàn thành trong một giai đoạn hoạt động của một tổ chức khoa học được sử dụng để ghi nhận hoạt động của một hội nghị hoặc một giai đoạn nghiên cứu của một tổ chức khoa học. Cơ cấu của kỷ yếu bao gồm những nội dung và bố cục nội dung được trình bày trên bảng 2. II.7.5. Báo cáo kết quả nghiên cứu Viện Khoa học năng lượng 33
  32. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Báo cáo kết quả nghiên cứu nhằm nhiều mục đích, như ghi nhận một giai đoạn nghiên cứu; công bố các kết quả nghiên cứu; mở rộng diễn đàn trao dồi các ý tưởng khoa học; báo cáo cơ quan quản lý nghiên cứu hoặc cơ quan cấp tài trợ. Có nhiều hình thức báo cáo kết quả nghiên cứu - Báo cáo từng phần đã hoàn tất của một công trình - Báo cáo trung hạn theo quy định của cơ quan quản lý nghiên cứu - Báo cáo hoàn tất công trình để công bố kết quả nghiên cứu Bảng 2. Bố cục của kỷ yếu khoa học 1. Bìa chính * Tên hội nghị (kỷ yếu hội nghị) Tên cơ quan (kỷ yếu cơ quan) Tên chương trình (kỷ yếu chương trình) * Địa danh, ngày, tháng, năm tổ chức hội nghị 2. Bìa lót * Bìa lót là một trang giấy trắng, chỉ ghi một - hai dòng chữ tên của Kỷ yếu. Ví dụ: “Kỷ yếu Hội thảo chuyên đề Hải dương học, Nha Trang 22-25 tháng 3/1998” 3. Bìa phụ * Tên hội nghị (kỷ yếu hội nghị) Tên cơ quan (kỷ yếu cơ quan) Tên chương trình (kỷ yếu chương trình) Địa danh, ngày, tháng, năm tổ chức hội nghị * Cơ quan chủ trì/ Cơ quan đăng cai Viện Khoa học năng lượng 34
  33. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a * Cơ quan tài trợ/ Cơ quan đỡ đầu * Ban tổ chức/Ban điều hành 4. Hồ sơ tổ chức hội * Giấy triệu tập lần I, II nghị * Thư từ của các cơ quan hữu quan: Cơ quan đỡ đầu, cơ quan tài trợ Cơ quan cam kết hợp tác, tham gia 5. Chương trình hội * Chương trình chính thức nghị * Chương trình các chuyên đề hoặc các phân ban * Chương trình tự nguyện 6. Danh sách thành * Thành viên chính thức viên * Thành viên dự thính * Khách mời 7. Phát biểu ý kiến * Lời khai mạc * Phát biểu ý kiến của các nhân vật quan trọng * Phát biểu ý kiến của các khách mời 8. Các báo cáo khoa * Các báo cáo/ thông báo có ý nghĩa chung học * Các báo cáo/thông báo chuyên đề/phân ban * Tóm tắt các báo cáo không kịp gửi trước hoặc không có điều kiện in toàn văn 9. Các chuyên khảo và * Biên bản hội nghị phụ lục * Các văn kiện có liên quan đến xuất xứ hội nghị * Thư ghi nhớ sau hội nghị * Các văn kiện chuyên khảo sau hội nghị * Thoả thuận chung về hợp tác sau hội nghị Viện Khoa học năng lượng 35
  34. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a (nếu có) * Danh sách và địa chỉ các thành viên tham gia a) Nội dung của báo cáo Trên đại thể, báo cáo cũng phải bao gồm đầy đủ những nội dung sau: - Giới thiệu chung vấn đề nghiên cứu - Trình bày vắn tắt hoạt động của nhóm nghiên cứu (đề tài) - Cơ sở lý thuyết được sử đụng (kế thừa/tự mình xây dựng mới) - Mô tả các phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện - Trình bày, mô tả những kết quả đạt được - Phân tích kết quả nghiên cứu và những vấn đề chưa được giải quyết - Khuyến nghị áp dụng kết quả nghiên cứu b) Kết cấu chung của báo cáo Phân chia chương mục cụ thể của báo cáo do người viết quyết định. Tuy nhiên, về nguyên tắc tổ chức bố cục, thì dù là sách hay báo cáo, cũng thường bao gồm 3 môđun (xem chi tiết trong tài liệu tham khảo 1 ) Môđun I: Phần khai tập, gồm Phần bìa, Phần thủ tục, Phần hướng dẫn đọc Môđun II: Phần bài chính, gồm Dẫn nhập, Mô tả nghiên cứu, Kết luận Môđun III: Phần phụ đính, gồm phụ lục, Tham khảo, Chỉ dẫn III QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC III.1. Trình tự chung Viện Khoa học năng lượng 36
  35. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Trình tự chung tổ chức nghiên cứu khoa học, từ khâu định hướng chỉ đạo của cấp trên, đến khâu triển khai thực hiện và nghiệm thu, bao gồm 5 bước, chỉ trên sơ đồ Hình 7 và được thuyết minh trong các phần tiếp sau: Định hướng nghiên cứu của Bộ/Tỉnh/Thành phố Bước 1 (Hội đồng Khoa học Bộ/Tỉnh/Thành phố) Chuẩn bị đề cương nghiên cứu Bước 2 (Cơ sở/cá nhân hoặc nhóm nghiên cứu) Thẩm định đề tài hai cấp Bước 3 (Hội đồng Khoa học hai cấp) Thực hiện đề tài Bước 4 (Chủ nhiệm đề tài/Cơ sở/Các nhóm nghiên cứu) Nghiệm thu, quyết toán và thanh lý đề tài Bước 5 (Hội đồng Khoa học các cấp) Hình 7. Sơ đồ trình tự trương trình tự tổ chức nghiên cứu khoa học III.2. Các bước tổ chức nghiên cứu Bước 1. Định hướng nghiên cứu a. Bộ/Tỉnh/Thành phố ra thông báo Bộ/Tỉnh/Thành phố ra thông báo về định hướng nghiên cứu xây dựng đề tài khoa học ngay từ đầu Quý III hằng năm. Cơ quan chức năng có trách nhiệm ra thông báo có thể được lựa chọn theo một trong hai phương án, tuỳ tình hình cụ thể và truyền thống của ban/ngành/địa phương: . Vụ/Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thông báo định hướng hoạt động KH&CN của Bộ/Tỉnh/Thành phố. Viện Khoa học năng lượng 37
  36. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a . Thường trực Hội đồng Khoa học của Bộ/Tỉnh/Thành phố ra thông báo gợi ý về định hướng hoạt động KH&CN của Bộ/Tỉnh/Thành phố. Định hướng được xây dựng dựa trên những căn cứ sau đây: . Kết luận của kỳ họp sơ kết 6 tháng đầu năm của hội đồng khoa học của Bộ/Tỉnh/Tành phố. . Kế hoạch 6 tháng cuối năm và định hướng kế hoạch năm sau; . Các văn kiện của Đảng và Nhà nước. . Các văn kiện chiến lược, chính sách, quyết định, nghị quyết về khoa học, công nghệ và môi trường của Bộ/Tỉnh/Thành phố . Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế và xã hội của Bộ/Tỉnh/Thành phố Với tư cách là cơ quan Thường trực Hội đồng khoa học Bộ/Tỉnh/Thành phố, Vụ/Sở KHCNMT có trách nhiệm:. . Thông báo gửi Hội đồng khoa học các ngành/huyện/thị nêu rõ định hướng trọng tâm cần tập trung nghiên cứu, mục đích yêu cầu của việc xây dựng đề tài khoa học chi tiết, tổ chức thẩm định cấp cơ sở. . Qui định thời gian gửi về Vụ/Sở KHCNMT tổng hợp trình Hội đồng Khoa học Bộ/tỉnh/thành phố xem xét để đưa vào năm kế hoạch. b. Hội đồng Khoa học cơ sở chỉ đạo xây dựng đề tài Căn cứ thông báo của Vụ/Sở KHCNMT, Chủ tịch Hội đồng khoa học các ngành (thường là thủ trưởng hoặc phó ngành làm chủ tịch) và Chủ tịch Hội đồng khoa học cơ sở tổ chức họp Hội đồng khoa học của cấp mình để triển khai ; mời trưởng hoặc phó các ngành kinh tế kỹ thuật có liên quan đến ứng dụng triển khai các dự án tiến bộ kỹ thuật đến họp. c. Xác định chủ nhiệm đề tài Chủ nhiệm đề tài có thể được cơ quan chỉ định hoặc cá nhân tự đề xuất. Chủ nhiệm đề tài cần đảm bảo các điều kiện sau đây: . Tối thiểu phải có văn bằng đại học chính quy hoặc tại chức. Viện Khoa học năng lượng 38
  37. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a . Đã tham gia một đề tài với tư cách là thành viên chính thức. . Nếu lần đầu tiên làm chủ nhiệm đề tài, phải được hội đồng khoa học ngành/huyện/thị đồng ý. . Phải là người được cơ sở giới thiệu bằng văn bản. Chủ nhiệm đề tài có thể là chủ tài khoản hoặc không phải chủ tài khoản của cơ quan chủ trì đề tài, nhưng nhất thiết phải lấy tài khoản của cơ quan chủ trì đề tài để nhận kinh phí của đề tài. Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ đề tài a. Khái niệm Hồ sơ đề tài được sử dụng trong toàn bộ quá trình thẩm định, xét duyệt, điều hành, kiểm tra và nghiệm thu đề tài. Hồ sơ đề tài bao gồm: . Đề cương nghiên cứu theo mẫu của Bộ KHCNMT . Bản thuyết minh chi tiết đề tài. . Công văn của cơ quan chủ quản cấp cơ sở . Hồ sơ đề tài được nộp cho Vụ/Sở KHCNMT theo trình tự sau: . Hồ sơ đề tài được ấn định thời gian gửi tới thường trực Hội đồng thẩm định cấp cơ sở để tổ chức thẩm định. . Sau đó gửi về Vụ/Sở KHCNMT đúng thời hạn tổng hợp. b. Xây dựng đề cương a.1) Công tác chuẩn bị Sau khi có quyết định hình thành, nhóm nghiên cứu có trách nhiệm: . Thảo luận để quán triệt tinh thần, chủ trương, định hướng và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Bộ/Tỉnh/Thành phố. . Đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu xác định đề tài nghiên cứu, dự kiến phưong pháp nghiên cứu, dự toán kinh phí nghiên cứu. Viện Khoa học năng lượng 39
  38. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a . Chuẩn bị đề cương và viết văn bản thuyết minh chi tiết của đề tài a.2) Xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Nhiệm vụ nghiên cứu có thể được xác định dựa trên cơ sở sau: . Cấp trên giao chuẩn bị luận cứ khoa học cho việc thực hiện một chủ trương nào đó về phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ. . Đơn vị cơ sở đề xuất một nhiệm vụ nghiên cứu để giải quyết một nhu cầu xuất hiện trong sản xuất, kinh doanh của cơ sở. . Một nhóm hoặc cá nhân đề xuất một nhiệm vụ nghiên cứu căn cứ trên những chủ trương phát triển kinh tế và xã hội của địa phương. a.3) Phân tích ý nghĩa của đề tài Khi xem xét một đề tài, chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu phải xem xét, cân nhắc ý nghĩa sau: . Ý nghĩa khoa học . Ý nghĩa kỹ thuật . Ý nghĩa kinh tế . Ý nghĩa xã hội Các ý nghĩa trên đây tuy có liên hệ với nhau, nhưng luôn mang tính độc lập tương đối: một đề tài có thể có ý nghĩa kỹ thuật cao, nhưng chưa có ý nghĩa kinh tế ngược lại, có thể có ý nghĩa kinh tế cao, nhưng có thể gây hại đến môi trường, gây tác động xấu đến xã hội. Một đề tài chỉ có thể được quyết định lựa chọn sau khi đã cân nhắc hết các tác động tích cực và tiêu cực. a.4) Xác định mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu là cái đích về nội dung mà người nghiên cứu vạch ra để định hướng nỗ lực tìm kiếm, là những điều kiện cần làm trong công tác nghiên cứu. Mục tiêu trả lời câu hỏi “Làm cái gì?”. Viện Khoa học năng lượng 40
  39. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Mỗi đề tài nghiên cứu đều có một hoặc một số mục tiêu xác định nhưng chưa hẳn đã có mục đích ứng dụng cụ thể (thường gặp ở loại hình nghiên cứu cơ bản). ở cấp Bộ/Tỉnh/Thành phố thường nghiên cứu ứng dụng và triển khai là chính nên thường có mục đích ứng dụng rõ ràng. a.5) Xem xét các điều kiện đảm bảo cho hoàn thành đề tài Các điều kiện cần dược cân nhắc bao gồm:. . Quyết tâm của cá nhân. Bản thân người nghiên cứu cần khẳng định sở thích và tâm huyết khi được nhận làm chủ đề tài. . Quỹ thời gian của cá nhân người nghiên cứu. . Chuyên gia và những người có thể cộng tác. . Cơ sở thông tin, tư liệu. . Cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện thiết bị thí nghiệm. a.6) Xây dựng đề cương nghiên cứu Chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu là những người chịu trách nhiệm xây dựng đề cương nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu được chuẩn bị theo mẫu 1a-KHKT của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. c. Chuẩn bị văn bản thuyết minh chi tiết đề tài Chủ nhiệm đề tài là người có trách nhiệm tổ chức nhóm nghiên cứu để viết văn bản thuyết minh chi tiết đề tài. Bản thuyết minh chi tiết đề tài được sử dụng vào những mục đích sau: . Thảo luận trong nhóm nghiên cứu. . Trình cho cơ quan thẩm định. . Xét duyệt và được sử dụng làm căn cứ để nghiệm thu đề tài. Viện Khoa học năng lượng 41
  40. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Văn bản thuyết minh chi tiết của đề tài phải chỉ ra được những nội dung sau: . Tính cấp thiết phải nghiên cứu . Hình dung sơ bộ những nội dung cơ bản của nghiên cứu. . Chỉ rõ phương pháp tiến hành nghiên cứu. . Chứng minh năng lực của nhóm nghiên cứu và những người cộng tác. Văn bản thuyết minh chi tiết đề tài phải chỉ ra được những nội dung: . Sự cần thiết nghiên cứu . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . Giới thiệu sơ bộ nội dung nghiên cứu . Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước . Nhận dạng được nhữug vấn đề chưa được giải quyết . Mục tiêu nghiên cứu . Phương Pháp nghiên cứu . Kế hoạch về tiến độ nghiên cứu . Kế hoạch về tiềm lực và dự toán kinh phí . Dự kiến về kết quả và hiệu quả nghiên cứu . Dự kiến phần kinh phí thu hồi (nếu có) d. Dự kiến kết quả và phân tích kết quả d.1 Dự kiến kết quả Kết quả nghiên cứu bao giờ cũng phải có một báo cáo khoa học, có thể có nhiều dạng kết quả được trình bày trong báo cáo, có hoặc không có hiện vật đi kèm tuỳ loại kết quả: . Đề xuất được một hệ quan điểm. . Đưa ra được một bản báo cáo hiện trạng. . Đề Xuất một hệ thống biện pháp mới về tổ chức, quản lý, kỹ thuật, vv Viện Khoa học năng lượng 42
  41. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a . Tạo ra được một số sản phẩm mẫu, công nghệ mẫu. d.2 Phân tích kết quả Kết quả cần được phân tích theo các điều kiện quan sát, thực nghiệm: những nhược điểm của phương pháp trong mỗi điều kiện cụ thể. Số liệu thô phải được xử lý theo các phương pháp xử lý thông tin định lượng; Số liệu chính thức được trình bày dưới các dạng khác nhau: bảng số liệu, biểu đồ, đổ thị, tuỳ thuộc yêu cầu và khả năng xử lý; cũng có thể sử dụng các hình vẽ, ảnh hoặc mô hình. e. Kết luận và đề nghị Phần này nêu suy nghĩ của nhóm nghiên cứu nếu đề tài được thực hiện cho kết quả thế nào, ý nghĩa của nó; với khả năng của mình và sự trợ giúp cửa Hội đồng Khoa học Bộ/Tỉnh/Thành phố và các cộng tác viên thì chắc chắn sẽ hoàn thành ở mức độ nào? Khẳng định lý do: Đây là đề tài cần được thực hiện. Đề nghị Hội đồng KHKT Bộ/Tỉnh/Thành phố xem xét thẩm định và rất mong được chấp nhận. f. Tài liệu tham khảo Trang cuối của bản thuyết minh đề tài cần ghi danh mục các loại tài liệu tham khảo chủ yếu đã sử dụng trong quá trình chuẩn bị. Danh mục tài liệu tham khảo là căn cứ để xem xét rằng, tác giả của đề án dã cân nhắc kỹ đến những nghiên cứu của đồng nghiệp khác trong quá trình đề xuất những hướng nghiên cứu của đơn vị hoặc cá nhân người đề xuất chương trình đề tài. Viện Khoa học năng lượng 43
  42. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Bước 3. Thẩm định đề tài Thẩm định đề tài là xem xét sự cần thiết và chất lượng những nội dụng đề xuất nghiên cứu của đề tài để đi đến quyết định công nhận đề tài. Việc thẩm định được thực hiện ở hai cấp: Cấp cơ sở (ngành, huyện, thị) và cấp Bộ/Tỉnh/Thành phố. Công việc thẩm định được thực hiện trên cơ sở cơ cấu chức năng vốn có, như các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ; các hội đồng khoa học và công nghệ, không cần thiết thành lập các hội đồng thẩm định riêng. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, khi có yêu cầu thẩm định những nội dung chuyên môn phức tạp hoặc rất chuyên biệt, có thể sử dụng hình thức “hội đồng khoa học và công nghệ mở rộng”. a.Khái quát về các hội đồng khoa học a.1 Hội đồng khoa học cấp cơ sở Hội đồng Khoa học cấp cơ sở có thể là hội đồng của xí nghiệp/trường đại học/viện nghiên cứu hoặc ban/ngành/huyện/thị. • HỘI ĐỒNG KHOA HỌC XÍ NGHIỆP/VIỆN/TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOẶC BAN/NGÀNH Hội đồng khoa học ban/ngành do giám đốc hoặc trưởng ngành cấp Bộ/Tỉnh/Thành phố ra quyết định thành lập theo hướng dẫn của cơ quan quản lý khoa học và công nghệ của Bộ/Tỉnh/Thành phố. Số thành viên gồm từ 5 đến 7 người: chủ tịch, thư ký, các uỷ viên: . Chủ tịch hội đồng; nên là một phó giám đốc xí nghiệp/viện hoặc ngành/ban. . Thư ký hội đồng: thủ trưởng cơ quan quản lý KHCNMT. . Các uỷ viên hội đồng: thủ trưởng cơ quan quản lý kế hoạch, các giám đốc trung tâm, trạn, trại (tuỳ điều kiện từng ngành). Viện Khoa học năng lượng 44
  43. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a • HộI ĐồNG KHOA HọC HUYệN/THị Hội đồng khoa học huyện/thị do Chủ tịch UBND huyện, thị ra quyết định thành lập theo hướng dẫn của cơ quan quản lý KHCNMT Tỉnh/Thành phố. . Số thành viên hội đồng từ 5 đến 7 người gồm: chủ tịch, thư ký, các uỷ viên: . Chủ tịch hội đồng: chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND huyện, thị . Các uỷ viên hội đồng: thủ trưởng ngành nông nghiệp, kế hoạch, giao thông, xây dựng, y tế, văn hoá, giáo dục, trưởng ban tuyên giáo huyện uỷ. . Thư ký hội đồng: chọn một thư ký trong số uỷ viên . Các uỷ viên hội đồng: thủ trưởng một số ngành chủ yếu của huyện/thị, chẳng hạn, ngành nông nghiệp, kế hoạch, giao thông xây dựng, y tế, văn hoá, giáo dục, trưởng ban tuyên giáo huyện uỷ. a.2. Hội đồng Khoa học Bộ/Tỉnh/Thành phố Hội đồng Khoa học Bộ/Tỉnh/Thành phố do lãnh đạo Bộ/Tỉnh/Thành phố ra quyết định thành lập. Số lượng thành viên hội đồng gồm một số lẻ thành viên, có thể từ :l3 đến 17 người gồm: chủ tịch hội đồng, 02 phó chủ tịch (trong đó có 01 phó chủ tịch thường trực), thư ký và các uỷ viên: . Chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo cấp phó của Bộ/Tỉnh/Thành phố . Phó Chủ tịch thường trực của hội đồng: thủ trưởng của Vụ/Sở KHCNMT . Phó Chủ tịch hội đồng: đại diện của một số ngành lớn của Bộ/Tỉnh/Thành phố. . Các uỷ viên hội đồng: giám đốc hoặc phó giám đốc các sở, ban, ngành có hoạt động nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực ngành. . Thư ký hội đồng: trưởng cơ quan quản lý khoa học, Sở KHCNMT. b. Trình tự thẩm định cấp cơ sở Viện Khoa học năng lượng 45
  44. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Thẩm định cấp cơ sở nhằm mục đích đánh giá nội bộ tại cơ sở để lựa chọn một số đề án có chất lượng trình lên cơ quan quản lý cấp trên. Cấp cơ sở có thể là sở/xí nghiệp/viện/ban/ngành/huyện/thị. Sau vòng thẩm định này là phải hoàn tất hồ sơ để chuyển lên thẩm định cấp Bộ/Tỉnh/Thành phố. Sau đây là một số công việc và trình tự tiến hành. b.1. Công tác chuẩn bị . Sau khi chủ nhiệm đề tài chuẩn bị xong đề cương chi tiết thì phải nhận thành 05 bản trình hội đồng khoa học ngành hoặc huyện, thị xã gửi trực tiếp cho thư ký hội đồng khoa học cơ sở, thư ký trình chủ tịch hội đồng. . Chủ tịch hội đồng ấn định thời gian thẩm định . Thư Ký Hội đồng phải gửi đề cương đề tài kèm giấy mời do chủ tịch hội đồng ký gửi đến các thành viên trước khi thẩm định ít nhất là 03 ngày. b.2. Hình thức tiến hành thẩm định Công việc tổ chức thẩm định được thực hiện như sau: . Chủ tịch Hội đồng chủ trì . Chủ nhiệm đề tài trực tiếp trình bày bản đề cương đã chuẩn bị . Chủ tịch hội đồng điều hành các thành viên thảo luận, tham gia ý kiến . Thư ký hội đồng ghi biên bản Đối với Hội đồng khoa học Huyện, Thị xã do cơ cấu từ nhiều lĩnh vực khác nhau nhất thiết phải mời hết thành viên; Ví dụ: nếu đề tài khối văn hoá; xã hội thì thành viên nông nghiệp hoặc giao thông, xây dựng, công nghiệp cũng phải được mời để mở rộng ý kiến đóng góp từ nhiều phía; Có thể mời thêm đại diện cơ quan chủ trì đề tài; Có thể mời thêm đại diện của cơ sở mà đề tài sẽ triển khai trên địa bàn. Các thành viên hội đồng tập trung vào các câu hỏi sau: . Sự cần thiết của đề tài Viện Khoa học năng lượng 46
  45. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a . Cơ sở khoa học và thực tiễn cách thức tổ chức thực hiện . Năng lực và quỹ thời gian của chủ nhiệm đề tài và cơ quan thực hiện . Kinh phí (đã sát chưa, định mức chi có hợp lý không?) . Các tài liệu tham khảo cần thêm bớt? . Có nhất trí để đề tài này thực hiện không? b.3. Biên bản thẩm định Biên bản thẩm định phải ghi đầy đủ ý kiến nhận xét của các thành viên hội đồng và ý kiến kết luận của chủ tịch hội đồng. Trong kết luận của chủ tịch cần nói rõ: . Kết luận về từng nội dung trả lời các câu hỏi đã nêu ở trên, chỉ ra những chỗ cần phải sửa. . Nêu rõ việc thực hiện đề tài này là cần thiết, bức xúc. . Khẳng định có đủ điều kiện tổ chức thực hiện đề tài. . Khẳng định không trùng lặp với nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan. . Đề nghị Hội đồng Khoa học Bộ/Tỉnh/Thành phố xem xét thẩm định trình phê duyệt đề tài. Biên bản được đánh máy, có các chữ ký của chủ tịch hội đồng, thư ký hội đồng và chủ nhiệm đề tài. Cả 3 chữ ký không phải đóng dấu, mà chỉ đóng dấu treo, là dấu cơ quan chủ tịch hội đồng vào góc trái phía trên của biên bản. Sau khi đã chỉnh lý, sửa chữa, văn bản đề tài được nhân thành 05 bản, mỗi bản kèm theo một biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định cấp cơ sở ngành,hoặc huyện, thị, gửi về cơ quan quản lý khoa học, Vụ/Sở KHCNMT để tổng hợp trình Ban thường trực Hội đồng Khoa học Bộ/Tỉnh/Thành phố hoặc tập thể hội đồng xét chọn Bước 1. c. Trình tự thẩm định cấp Bộ/Tỉnh/Thành phố Công việc thẩm định được thực hiện theo trình tự sau: Viện Khoa học năng lượng 47
  46. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a c.1. Xem xét sơ bộ các đề xuất của cơ sở Thư ký Hội đồng Khoa học Bộ/Tỉnh/Thành phố tổng hợp các đề tài của các ngành và các huyện, thị theo từng thành khối. Mỗi khối phân ra 3 loại: . Loại đề tài nghiên cứu ứng dụng. . Loại dự án điều tra cơ bản . Loại dự án sản xuất thử nghiệm. Ban thường trực của Hội đồng khoa học hoặc toàn bộ Hội đồng Khoa học Bộ/Tỉnh/Thành phố sẽ họp để xét chọn sơ bộ. Quá trình xét có thể làm theo từng khối. Khi xét đến khối nào thì có thể mời các thành viên của Hội đồng thuộc khối đó đến giải trình trong trường hợp chất thiết (nếu đề tài có các vấn đề chưa rõ trong thuyết minh của đề cương). Nguyên tắc xét chọn là phải quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Bộ/Tỉnh/Thành phố, xem xét thật khách quan, cách lựa chọn như sau: . Chọn những đề tài có nội dung đáp ứng được yêu cầu bức xúc của ngành hoặc địa phương. Có đủ cơ sở lý luận thực tiễn; sự cần thiết; tính khả thi (điều kiện về nhân lực nghiên cứu, cơ quan tổ chức thực hiện và cơ sở vật chất cần thiết). . Loại bỏ những đề tài chưa thiết thực và không đáp ứng được các yêu cầu đã nêu trên hoặc yêu cầu kinh phí quá khả năng đáp ứng của Bộ/Tỉnh/Thành phố. Thư ký Hội đồng Khoa học Bộ/Tỉnh/Thành phố, ghi biên bản nêu rõ những đề tài được chọn. Những đề tài bị loại bỏ với lý do cụ thể. Khi kết thúc các thành viên ký vào biên bản làm cơ sở để trình Lãnh đạo Bộ/Tỉnh/Thành phố xét chọn chính thức. c.2. Tổng hợp danh mục đề tài để trình lãnh đạo Bộ/Tỉnh/Thành phố Tổng hợp danh mục đề tài đã được xét chọn bước 1, lập báo cáo bằng văn bản để trình Lãnh đạo Bộ/Tỉnh/Thành phố: Viện Khoa học năng lượng 48
  47. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a . Căn cứ kết quả lựa chọn sơ bộ của Ban thường trực Hội đồng hoặc tập thể Hội đồng Khoa học Bộ/Tỉnh/Thành phố, Vụ/Sở KHCNMT làm tờ trình kèm theo danh mục các đề tài đã được xét chọn, kèm theo biên bản. . Báo cáo Chủ tịch Hội đồng Khoa học Bộ/Tỉnh/Thành phố . Sau đó chủ tịch Hội đồng Khoa học Bộ/Tỉnh/Thành phố trình xin ý kiến của lãnh đạo Bộ/Tỉnh/Thành phố. c.3. Thành lập Hội đồng thẩm định. Sau khi các đề tài đã dược ghi mã số và được đưa vào kế hoạch thẩm định, lãnh đạo Bộ/Tỉnh/Thành phố ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định theo từng lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực thành lập một hội đồng riêng, gồm một số các thành viên Hội đồng Khoa học Bộ/Tỉnh/Thành phố, ngoài ra có thể mời thêm một số chuyên gia khác. Mỗi đề tài mời 1 hoặc 2 uỷ viên phản biện. c.4. Xúc tiến công tác chuẩn bị Công việc chuẩn bị bao gồm . Lên lịch thẩm định (ghi rõ thời gian, địa điểm thẩm định cho từng đề tài) . Quyết định thành lập Hội đồng, bản đề cương đề tài chi tiết và phiếu nhận xét giấy mời được gửi trước cho các thành viên trước khi thẩm định ít nhất 3 ngày. . Khi nhận được hồ sơ trên, các thành viên sẽ nghiên cứu và ghi ý kiến vào phiếu nhận xét. . Riêng uỷ viên phản biện viết nhận xét bằng văn bản đánh máy: Nêu những vấn đề chưa rõ về cơ sở lý luận và thực tiễn; phương pháp nghiên cứu; các chỉ tiêu và phương pháp phân tích số liệu. Cuối cùng kết luận về tính khả thi của đề tài, sự đóng góp của đề tài cho lý luận và thực tiễn, đồng thời cho ý kiến khẳng định: Có nhất trí tổ chức thực hiện đề tài hay không? d. Nội dung thẩm định cấp Bộ/Tỉnh/Thành phố Viện Khoa học năng lượng 49
  48. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Nội dung thẩm định bao gồm: d.1. Thẩm định nội dung Thể thức thẩm định cũng tương tự như ở cấp cơ sở, nhưng lưu ý: . Sau khi chủ nhiệm đề tài trình bày, thư ký Hội đồng đọc biên bản thẩm định của cấp cơ sở, đồng thời mời đại diện hội đồng khoa học ngành phát biểu làm rõ thêm. Sau đó mới tiến hành thảo luận. Uỷ viên phản biện nhận xét trước, tiếp theo là các uỷ viên khác. Chủ nhiệm đề tài phải trả lời các câu hỏi của thành viên hội đồng nếu có. Thư ký hội đồng phải ghi biên bản, tóm tắt các ý kiến tham gia. Chú ý ghi đầy đủ ý kiến kết luận của chủ tịch hội đồng, trong đó có yêu cầu việc hoàn chỉnh hồ sơ, tính toán kinh phí chi tiết, quy định thời gian nộp hồ sơ để trình Lãnh đạo Bộ/Tỉnh/Thành phố phê duyệt. Tổng hợp các phiếu phát ra, phiếu thu vào Trong đó bao nhiêu phiếu đồng ý, không đồng ý. . Nếu các thành viên không ai tham gia ý kiến thì đọc biên bản và để các thành viên (gồm chủ tịch, thư ký hội đồng, đại diện hội đồng khoa học cấp cơ sở và chủ nhiệm đề tài) cùng biểu quyết và ký. . Việc điều chỉnh, sửa đổi phải đúng yêu cầu của Hội đồng đã kết luận. . Sau khi đã hoàn chỉnh đề tài và cố đỉnh về kính phí phải sắp xếp hồ sơ gửi lại đủ số lượng quy định, để Vụ/Sở KHCNMT trình Bộ/Tỉnh/Thành phố ra quyết định phê duyệt cho tổ chức triển khai. Nếu nộp hồ sơ quá chậm để ảnh hưởng đến tiến độ đã được thẩm định thì không trình duyệt nữa và sẽ phải chờ trình duyệt đợt sau. d.2. Thẩm dịnh về tài chính . Kinh phí phải tính toán hết sức chi tiết áp dụng theo quy định hiện hành của Bộ/Tỉnh/Thành phố và các tiêu chuẩn định mức của các ngành liên quan. Viện Khoa học năng lượng 50
  49. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a . Chủ nhiệm đề tài phải có trách nhiệm giải trình các mục chi. Cơ quan quản lý đề tài, Sở Tài chính Vật giá có trách nhiệm xem xét. e. Công việc sau thẩm định cấp Bộ/Tỉnh/Thành phố e.1. Hoàn tất hồ sơ để trình duyệt . Chủ nhiệm đề tài phải tổ chức chỉnh lý cả phần nội đung và dự toán kinh phí theo ý kiến kết luận của các cuộc thẩm định. . Nhân bản hồ sơ theo số lượng phù hợp quyết định của Vụ/Sở KHCNMT. . Gửi đủ số lượng hồ sơ cho Vụ/Sở KHCNMT. . Vụ/sở KHCNMT có trách nhiệm trình lãnh đạo Bộ/Tỉnh/Thành phố phê duyệt. e.2. Đánh mã số đề tài Sau khi các chủ nhiệm đề tài nộp đủ số lượng đề cương đề tài chi tiết, thư ký Hội đồng Khoa học cùng Vụ/Sở KHCNMT đánh mã số theo từng lĩnh vực. Mã số của đề tài cấp Bộ/Tỉnh/Thành phố được ghi bằng 2 chữ ký: KX- khoa học xã hội và nhân văn, KTkhoa học kỹ thuật; KĐ-Điều tra cơ bản; tiếp đến là gạch ngang ký hiệu tên của địa phương. Ví dụ, PY-PHú Yên, tiếp đó là dấu ngạch ngang và một con số gồm 2 chữ số biểu thị số thứ tự của dề tài, tiếp theo đó là năm thực hiện được ghi trong ngoặc đơn. e.3. Trình Lãnh đạo Bộ/Tỉnh/Thành phố ra quyết định Thư ký Hội đồng khoa học và Vụ/Sở KHCNMT làm tờ trình lãnh đạo Bộ/Tỉnh/Thành phố kèm theo biên bản thẩm định từng đề tài và danh mục đề tài năm, kế hoạch Sau khi lãnh đạo Bộ/Tỉnh/Thành phố phê duyệt bằng quyết định, Thủ trưởng Vụ/Sở KHCNMT chuẩn bị quyết định công nhận Ban chủ nhiệm đề Viện Khoa học năng lượng 51
  50. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a tài đưa vào hồ sơ đề tài, sau đó bước sang giai đoạn hợp đồng tổ chức triển khai thực hiện. e.4. Thông báo kết quả thẩm định . Sau khi có kết luận của Bộ/Tỉnh/Thành phố, Vụ/Sở KHCNMT thông báo kết quả đến các hội đồng khoa học các ngành, huyện/thị. . Trong thông báo cần nêu rõ, những đề tài được chọn đưa vào kế hoạch và những đề tài chưa đạt yêu cầu để hội đồng cấp cơ sở thông báo lại cho chủ nhiệm đề tài, rút kinh nghiệm cho việc lựa chọn và chuẩn bị đề tài năm sau. . Thông báo cho các chủ nhiệm những đề tài đã được chọn đến Vụ/Sở KHCNMT họp, nhận lại đề tài về điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những chỗ chưa được của từng đề tài. . Chủ nhiệm đề tài nhân bản theo số lượng quy định; Gửi lại cho cơ quan quản lý khoa học đúng thời hạn để trình ký chính thức ở cấp Bộ/Tỉnh/Thành phố. Khi trình Ký, nhất thiết phải đính Kèm biên bản thẩm định, đồng thời gửi kèm văn bản đề nghị công nhận ban chủ nhiệm đề tài của chủ tịch hội đồng khoa học cơ sở. Bước 4. Tổ chức thực hiện đề tài Đề tài được thực hiện thông qua các hợp đồng giữa Vụ/Sở KHCNMT với các chủ nhiệm đề tài. a. Tổ chức hợp đồng : Sau khi đề tài được Lãnh đạo Bộ/Tỉnh/Thành phố phê duyệt (thường vào đầu năm), Ban thường trực Hội đồng khoa học Bộ/Tỉnh/Thành phố mời các Viện Khoa học năng lượng 52
  51. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a chủ nhiệm đề tài đến họp để thông báo, trao quyết định của Lãnh đạo Bộ/Tỉnh/Thành phố và quyết định công nhận ban chủ nhiệm đề tài. Để có thể triển khai ngay đề tài, cơ sở phải huy động các nguồn tự có về kinh phí để giải quyết các nhu cầu ban đầu. Đến cuối quý II có kinh phí mới cấp cho chủ nhiệm đề tài vào số tài khoản đã ghi trong hợp đồng. Các đề tài khác không ảnh hưởng đến thời vụ hoặc không có điều kiện ứng trước kinh phí thì cũng tiến hành ký hợp đồng để chuẩn bị triển khai bảo đảm tiến độ đã được hội đồng chấp nhận. Nội dung hợp đồng do thủ trưởng Vụ/Sở KHCNMT và chủ nhiệm đề tài ký b. Tổ chức triển khai thực hiện Sau khỉ ký hợp đồng, chủ nhiệm đề tài mời họp Ban chủ nhiệm để phân công trách nhiệm, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ. b.1. Một số hoạt động của đề tài . Chọn địa bàn nghiên cứu, quyết định số mẫu nghiên cứu, lựa chọn các chỉ tiêu hay tiêu chí theo dõi, địa điểm cần điều tra. . Dự kiến trước mọi rủi ro do thiên tai như ảnh hưởng của lũ quét, gió lốc, khô hạn, đổ nhà xưởng, mất điện, v.v . Nếu cần thiết phải làm cam kết với chủ sử dụng đất, nhà xưởng và làm tốt công tác bảo vệ phải có sơ đồ triển khai cụ thể. . Mọi thay đổi khác với đề tài đã được phê duyệt phải được Ban thường trực Hội đồng Khoa học Bộ/Tỉnh/Thành phố cho ý kiến bằng văn bản trên cơ sở đề nghị của chủ nhiệm đề tài. Nếu chủ nhiệm đề tài tự ý thay đồi thì phải tự chịu mọi khoản chi phí phần tự thay đổi và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Nếu phần thay đổi đó ảnh hưởng đến chất lượng đề tài. Viện Khoa học năng lượng 53
  52. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a b.2. Chế độ kiểm tra, báo cáo Chủ nhiệm đề tài phải có sổ nhật ký ghi những diễn biến hàng ngày và có báo cáo kịp thời. Chế độ báo cáo có thể như sau: . Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm định báo cáo bằng văn bản về cơ quan quản lý (bên A). Nội dung và kỳ hạn báo cáo do cơ quan quản lý quy định. . Cơ quan quản lý sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ hay dột xuất. Nội dung kiểm tra do cơ quan quản lý quy định. . Chủ nhiệm đề tài phải cử người giúp việc cho hoạt động kiểm tra, khi cần kiểm tra chứng từ, tiến độ chi thì kế toán đề tài phải có trách nhiệm xuất trình. Bất cứ cuộc kiểm tra nào phải có biến bản, mỗi bên đều lưu biên bản này vào hồ sơ. b.3. Chế độ theo dõi của cơ quan quản lý . Chuyên viên của Vụ/Sở KHCNMT được phân công theo dõi đề tài phải lưu thành bộ hồ sơ. Mỗi đề tài chi tiết đã được phê duyệt phải chuyển cho cơ quan thanh tra thuộc cấp quản lý 01 bộ kể cả biên bản kiểm tra định kỳ hay đột xuất. . Khi có vướng mắc phát sinh có thể gây ảnh hưởng xấu đến đề tài (bất kể phát sinh do bên A hoặc bên B) thì thanh tra phải kiểm tra cụ thể, nếu có vấn đề thì sẽ đề nghị thủ trưởng cơ quan quản lý ra quyết định thanh tra. . Khi tiến hành thanh tra chủ nhiệm đề tài phải thực hiện theo yêu cầu của thanh tra viên bảo đảm. thực hiện đúng pháp lệnh thanh tra. . Để thuận tiện cho việc kiểm tra thanh quyết toán, chủ nhiệm đề tài phải chủ động chi đúng mục đích, đúng các hạng mục đã được phê duyệt và có đầy đủ chứng từ hợp lệ. Không chi vượt dự toán của các hạng mục trong đề tài. Các chi phí ngoài danh mục đã được phê duyệt mà chủ đề tài tự chi sẽ xuất toán và tự bù đắp phần đã chi sai dự kiến. . Quá trình tiến hành nghiên cứu nếu chủ nhiệm đề tài làm sai quy trình đã được phê duyệt, khi kiểm tra phát hiện sai thì yêu cầu phải lập biên bản. Viện Khoa học năng lượng 54
  53. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Chủ nhiệm đề tài phải tự khắc phục cho đến khi đạt yêu cầu và không được phát sinh thêm kinh phí. b.4. Chế độ hội thảo khoa học Hội thảo là một hình thức sinh hoạt khoa học, nhằm mục đích thu thập thông tin. Hình thức hội thảo khoa học thường đơn giản, không coi trọng nghi thức ngoại giao, thậm chí có thể không trang trí quá trang trọng. Chi phí cho hội thảo được dự toán trước trong khi lập kế hoạch đề tài; Chi theo chế độ hiện hành. Chủ nhiệm đề tài có thể đề nghị xin lại các ý kiến tham gia bằng văn bản và tài liệu đã phát hoặc không xin lại. b.5. Nghiệm thu sơ bộ hoặc nghiệm thu giai đoạn Tuỳ truyền thống và yêu cầu của từng địa phương, đề tài có thể được nghiệm thu sơ bộ hoặc nghiệm thu giai đoạn ở các cấp khác nhau. Tuy nhiên, một số nơi quy định chỉ tiến hành nghiệm thu ở cấp Bộ/Tỉnh/Thành phố. Khi chuẩn bị nghiệm thu chủ nhiệm đề tài phải báo cáo cơ quan quản lý để mời các thành viên hội đồng (không phải ra quyết định mới mà mời các thành viên cũ của hội đồng thẩm định ban đầu). Chủ nhiệm đề tài phải chuẩn bị báo cáo vắn tắt theo nội dung sau : . Kết quả đã thực hiện, những mặt được và chưa được, có số liệu chứng minh. . Kinh phí đã sử dụng, tình hình thừa, thiếu. . Phần kết luận, đề nghị các giải pháp khắc phục những mặt chưa được. . Đề nghị sự hỗ trợ của cơ quan quản lý giúp đỡ gì trong thời gian tới. Tiến trình nghiệm thu có thể được thực hiện như sau: . Chủ tịch hội đồng chủ trì, có 1 thư ký ghi biên bản. . Chủ nhiệm đề tài đọc báo cáo, giới thiệu sản phẩm, nếu có. Viện Khoa học năng lượng 55
  54. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a . Chủ tịch hội đồng gợi ý thảo luận và có kết luận từng phần. Nêu rõ những mặt đã làm được, chưa được và biện pháp khắc phục, đánh giá về tiến độ. Kết luận về việc sử dụng kinh phí, những sai sót cần giải quyết. Theo quy định hiện hành, thường chủ nhiệm đề tài được yêu cầu quyết toán ngay từng phần, sau đó mới cấp tiếp vốn hoặc chỉ dừng lại ở việc nghiệm thu nội dung. Nếu chi phí đã rõ ràng không cần quyết toán ngay (trong trường hợp giữa năm) thì sẽ cấp tiếp bao nhiêu. Khi kết thúc phiên họp, thư ký phải đọc biên bản cùng ký làm cơ sở lưu hồ sơ và làm cơ sơ cấp tiếp vốn nếu thiếu, chủ nhiệm đề tài làm giấy đề nghị cấp kinh phí theo kết luận của hội đồng nghiệm thu. Khi có vướng mắc lớn giữa bên A và B, thì phải biểu quyết và lập biên bản. Nếu là vấn đề lớn ngoài khả năng giải quyết của các bên, thì phải trình Hội đồng Khoa học Bộ/Tỉnh/Thành phố, để hội đồng tư vấn cho Lãnh đạo Bộ/Tỉnh/Thành phố ra quyết định xử lý. b.6. Quyết toán cuối năm. Theo Luật ngân sách, khi vốn đã cấp trong năm thì phải quyết toán cuối năm vào tháng 12. Vậy bất kể đề tài 1 năm hay nhiều năm đều phải quyết toán cuối năm. Cách tổ chức quyết toán được thực hiện như sau: . Nếu đề tài thực hiện 1 năm, thì tháng 12 cần quyết toán dút điểm. . Nếu đề tài thực hiện nhiều năm, thì cuối mỗi năm không nhất thiết trùng với kết thúc giai đoạn của đề tài. Khi đó không nghiệm thu nội dung, nhưng quyết toán kinh phí là bắt buộc. Cách thức tiến hành quyết toán như sau: . Chủ nhiệm đề tài viết báo cáo về nội dung đã thực hiện, kinh phí đã sử dụng, kèm theo một số đề xuất về tài chính cho năm tiếp theo. Kế toán đề tài chuẩn bị chứng từ, kèm báo cáo quyết toán. . Chủ nhiệm đề tài thống nhất với cơ quan quản lý định ngày quyết toán. Viện Khoa học năng lượng 56
  55. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a . Bên A gửi giấy mời các thành viên hội đồng và chủ trì tổ chức quyết định. . Bên B có trách nhiệm trình báo cáo và các chứng từ cho kế toán bên A. . Sở Tài chính xem xét đưa vào biên bản quyết toán theo quy định. . Căn cứ biên bản, bên A cấp tiếp vốn để thực hiện nội dung năm sau. Bước 5. Nghiệm thu, quyết toán và thanh lý đề tài Việc nghiệm thu, quyết toán và thanh lý đề tài được tiến hành ở 2 cấp: cấp cơ sở và cấp Bộ/Tỉnh/Thành phố. a. Công tác chuẩn bị của chủ nhiệm đề tài Chủ nhiệm cần chuẩn bị báo cáo bằng văn bản, bao gồm một báo cáo đầy đủ và một báo cáo tóm tắt (khoảng 10 trang), với đầy đủ luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn, thể hiện ở số liệu điều tra và kết quả xử lý. b. Thủ tục b.1. Tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở . Chủ nhiệm đề tài báo cáo với chủ tịch Hội đồng cơ sở (ngành, huyện/thị) dự kiến ngày nghiệm thu. . Chủ tịch ký giấy mời và Thư ký Hội đồng gửi báo cáo và giấy mời đến các thành viên ít nhất 3 ngày để các thành viên chuẩn bị ý kiến . Chủ tịch Hội đồng điều hành và cử 1 thư ký ghi biên bản cuộc nghiệm thu. . Chủ nhiệm đề tài trình bày nội dung và giới thiệu sản phẩm đề tài. . Các thành viên tham gia ý kiến về các nội dung khi thẩm định. . Khi góp ý kiến, cần tập trung phân tích tính khoa học, tính trung thực trong phương pháp nghiên cứu, tính ứng dụng. Cố gắng phát hiện những sai sót cần chỉnh lý, những vấn đề cần làm rõ. Mỗi thành viên cần thể hiện Viện Khoa học năng lượng 57
  56. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a rõ quan điểm cá nhân, đề tài này có nghiệm thu được hay không (cấp cơ sở không cần bỏ phiếu). . Chủ tịch Hội đồng kết luận từng điểm, thư ký ghi đầy đủ ý kiến kết luận; ghi nhận việc thông qua biên bản. Chủ tịch, thư ký và chủ nhiệm đề tài cùng ký. . Chủ tịch Hội đồng giao cho Chủ nhiệm đề tài chỉnh lý những nội dung được Hội đồng góp ý kiến, kể cả phần báo cáo kinh phí. . Chủ nhiệm đề tài nhân bản với số lượng theo quy định, gồm báo cáo và biên bản nghiệm thu của cơ sở (đóng dấu treo và chữ ký của chủ tịch hội đồng). Nộp báo cáo kèm sản phẩm, ảnh, băng, nếu có, gửi về cơ quan quản lý khoa học và công nghệ. . Thủ trưởng các Vụ/Sở KHCNMT có trách nhiệm chuẩn bị cho nghiệm thu cấp Bộ/Tỉnh/Thành phố. . Chủ nhiệm đề tài và kế toán chuẩn bị báo cáo quyết toán kèm chứng từ, sổ nhật ký, v.v , mang theo lúc bảo vệ ở cấp Bộ/Tỉnh/Thành phố để giải trình khi cần thiết. b.2. Tổ chức nghiệm thu cấp Bộ/Tỉnh/Thành phố . Sau khi nhận được báo cáo của chủ nhiệm đề tài, Vụ/Sở KHCNMT sẽ thống nhất với chủ nhiệm đề tài ngày nghiệm thu. . Vụ/Sở KHCNMT gửi báo cáo, phiếu tham gia ý kiến và giấy mời đến các thành viên hội đồng và uỷ viên phản biện ít nhất 3 ngày để chuẩn bị. . Không nhất thiết lập hội đồng mới để nghiệm thu, mà có thể mời đúng thành viên hội đồng đã thẩm định đề tài. . Tuy nhiên, nói chung nên thành lập hội đồng mới để đảm bảo tính khách quan, nhất là đối với các đề tài có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. c. Tiến trình nghiệm thu phần nội dung Viện Khoa học năng lượng 58
  57. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a . Chủ tịch hội đồng chủ trì hội nghị nghiệm thu. . Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm trình bày. . Chủ tịch hội đồng chủ trì thảo luận, mời phản biện và các thành viên góp ý kiến. . Sau cùng là ý kiến trả lời cất vấn của chủ nhiệm đề tài. d. Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá đề tài Nghiệm thu đề tài là sự đánh giá chất lượng của đề tài, công nhận hay không công nhận kết quả nghiên cứu. Đây là công việc của cơ quan quản lý đề tài hoặc bên giao nhiệm vụ nghiên cứu gọi chung là bên A. d.1. Chỉ tiêu đánh giá Bất cứ công trình nghiên cứu nào cũng được đánh giá bằng 4 chỉ tiêu là: . Tính mới trong khoa học: lý thuyết mới; ứng dụng mới (luận đề); . Tính xác thực của các kết quả quan sát hoặc thí nghiệm (luận cứ); . Tính đúng đắn về phương pháp luận khoa học (luận chứng); . Tính ứng dụng. d.2. Phương pháp đánh giá Đánh giá bằng phương pháp hội đồng. Hội đồng đánh giá bao gồm những người am hiểu lĩnh vực nghiên cứu trong đó có uỷ viên phản biện. Sau khi lắng nghe ý kiến phản biện, hội đồng thảo luận. Các thành viên có quyền tham gia ý kiến vào tất cả các vấn đề như khi thẩm định, nhưng chú ý hơn về phân tích kết quả và bỏ phiếu theo bốn mức: giỏi, khá, đạt và không đạt. Thực ra, thang đánh giá theo bốn mức trên đây hiện chưa được định lượng hoá, cho nên dẫn đến nhiễu lúng túng khi cân nhắc. Chúng tôi xin tạm đưa ra cách định lượng như chỉ trong Bảng 3 để các đồng nghiệp vận dụng, trong đó, các thang A, B, C được xác định (còn rất cảm tính) như sau: Viện Khoa học năng lượng 59
  58. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Bảng 3 Chỉ tiêu đánh giá Tính TT Thang đánh giá Luận Vấn đề Luận đề Luận cứ ứng chứng dụng 1 Giỏi A A A A A 2 KHÁ A A B B B 3 Đạt B B B B B 4 Không đạt Không đạt từ 3 trong số 5 chỉ tiêu Mức độ A, B, C được xác định dựa trên các tiêu chuẩn: . Tính mới . Tính thực tiễn . Tính ứng dụng được Trong trường hợp đặc biệt, cần phải áp dụng cả phương pháp chuyên gia, thậm chí thực hiện chế độ phản biện dấu tên để thu được ý kiến khách quan. d.3. Nội dung nhận xét của uỷ viên phản biện Nội dung bản nhận xét các uỷ viên phản biện cần nêu các ý chính sau đây: . Bố cục, sự cân đối giữa các phần, tên đề tài, phân tích tính logic qua các phần, các chỉ tiêu, phương pháp xử lý thông tin và độ tin cậy. . Nhận xét về tính mới về giải pháp hoặc về nguyên lý công nghệ. . Nhận xét về những luận cứ chưa được các nhập. Lý do: sai phạm về phương pháp tiếp cận; sái phạm logic trong suy luận. . Đánh giá: công trình có thể được chấp nhận, cần được chỉnh lý hoặc bổ sung; hay công trình cần được làm lại hoặc phát triển thêm; được áp dụng mức độ nào. Xem xét khen thưởng hoặc cấp bằng sáng chế (đối với đề tài kỹ thuật). Viện Khoa học năng lượng 60
  59. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a d.4. Phương pháp làm việc của hội đồng . Sau khi các uỷ viên phản biện và uỷ viên khác phát biểu hiểu ý kiến thì chủ tịch Hội đồng mời chủ nhiệm đề tài trả lời các vấn đề mà hội đồng chất vấn. . Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu kết luận từng phần, nêu rõ chỗ được, chỗ cần chỉnh lý, thời gian nộp lại bản đã chỉnh lý, thư ký đọc biên bản, cuối biên bản là đánh giá tổng hợp. . Kết thúc phiên họp, chủ tịch hội đồng, thư ký, chủ nhiệm đề tài và đại diện Hội đồng khoa học cơ sở cùng ký biên bản, thu lại toàn bộ báo cáo và phiếu nhận xét của các thành viên. . Chủ tịch Hội đồng giao cho Chủ nhiệm đề tài sửa chữa báo cáo cho hoàn chỉnh in 6 bản gửi lại cho Vụ/Sở KHCNMT để lưu hồ sơ. . Sau khi nhận được các bản đã sửa thì Vụ/Sở KHCNMT chuẩn bị tổ chức quyết toán. e. Chế độ lưu trữ các sản phẩm nghiên cứu . Các sản phẩm là tài liệu biên soạn cũng được sửa chữa và lưu một số lượng bán theo quy định. . Các sản phẩm khác như mẫu vật, ảnh vật băng hình do cơ quan quản lý KHCN bảo quản. f. Quyết toán và thanh lý đề tài f.1. Xem xét giải quyết các vấn đề trước khi quyết toán . Với kết quả sản xuất thử-thử nghiệm, phải thu hồi vốn trên cơ sở kết luận của hội đồng thẩm định, hợp đồng và kết luận của hội đồng nghiệm thu. Viện Khoa học năng lượng 61
  60. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a . Đối với đề tài nghiên cứu có đầu tư trang thiết bị, sửa chữa, xây dựng nhỏ, có sản phẩm và vật tư, vật liệu thừa thì chủ nhiệm đề tài mời hội đồng tiến hành định giá thanh lý. . Hội đồng có trách nhiệm phân loại, xác định giá, giao cho chủ nhiệm đề tài tổ chức bán thanh lý (đối với tài sản không thể chuyển giao cho đơn vị thực hiện) chi trả cho công bán, công bảo quản và nộp quỹ phát triển khoa học của Bộ/Tỉnh/Thành phố. f.2. Quyết toán kết thúc đề tài Công tác chuẩn bị . Cơ quan quản lý Khoa học quyết định ngày quyết toán. . Chủ nhiệm đề tài chuẩn bị báo cáo quyết toán. . Hồ sơ quyết toán cần có đủ biểu tổng hợp chứng từ và toàn bộ chứng từ sổ, nhật ký, biểu điều tra, các biên bản nếu có. . Vụ/Sở KHCNMT gửi giấy mời các thành viên Hội đồng. Họp Hội đồng quyết toán và thanh lý đề tài . Hội nghị của Hội đồng quyết toán do bên A chủ trì. . Căn cứ kết quả nghiệm thu nội dung kế toán, bên A cùng cán bộ Sở tài chính, Sở kế hoạch và đầu tư, chuyên viên theo dõi khối Vụ/Sở KHCNMT chịu trách nhiệm cùng xem xét, căn cứ theo nội dung, mục dịch, yêu cầu dự toán đã được phê chuẩn và các công việc phát sinh nếu có. . Tổng hợp quyết toán ghi thành biên bản theo mẫu hiện hành. . Cuối biên bản ghi những khoản mục nào đã được chấp nhận, khoản mục nào chưa rõ ràng hoặc xuất toán. . Cuối cùng các thành viên cùng ký tên vào biên bản f.3. Tổ chức thanh lý đề tài . Nếu không phải giải quyết tiếp vấn đề gì nữa thì bên A làm biên bản thanh lý hợp đồng, mỗi bên giữ 03 bản lưu hồ sơ. Viện Khoa học năng lượng 62
  61. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a . Việc tổ chức thanh lý có thể tiến hành sau khi quyết toán xong hoặc sau đó một thời gian thích hợp do 2 bên thoả thuận (đặc biệt trong trường hợp chờ chuyển trả kinh phí thiếu hoặc hoàn lại kinh phí thừa so với quyết toán). III.3. Đảm bảo pháp lý cho hoạt động nghiên cứu Sau khi kết thúc đề tài, các chủ nhiệm đề tài cần lưu ý đăng ký bảo hộ pháp lý để đề phòng việc những công trình nghiên cứu của mình và tập thể mình bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đến nay, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã trở nên một hoạt động mang tính quốc tế. Luật Dân sự của Việt Nam có 3 chương liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học. Nội dung mà người nghiên cứu cần quan tâm bao gồm một số điểm sau: III.3.1. Đối tượng được bảo hộ pháp lý Theo các luật lệ trên đây, phát minh không được bảo hộ pháp lý, không được cấp “bằng phát minh”, không có giá trị mua bán (không mua bán phát minh), còn sáng chế thì được bảo hộ như một đối tượng sở hữu công nghiệp, được cấp bằng sáng chế, có giá trị mua bán (mua bán patent và licence) Xin lưu ý các bạn đồng nghiệp: Các khái niệm “phát minh”, “phát hiện” và “sáng chế” thường bị sử dụng rất lẫn lộn trong các tài liệu khoa học, kỹ thuật, văn kiện, thậm chí cả trong các từ điển và trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Lấy ví dụ, chỉ một thành tựu kỹ thuật là máy hơi nước, khi thì gọi là “sáng chế”, khi lại gọi là “phát minh”. Một ví đụ điển hình có thể thấy, ngay trong cuốn “Amanach những nền văn minh thế giới”, chỉ trong một trang sách chúng ta có thể gặp hai cách diễn đạt cho một khái niệm: “phát minh máy hơi nước” và “sáng chế máy hơi nước”. Viện Khoa học năng lượng 63
  62. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Xin lưu ý cách hiểu đúng theo Luật Dân sự của Việt Nam như sau: Phát minh (tiếng Anh: Discovery): Sự nhận ra bản chất các quy luật tự nhiên vốn tồn tại. Ví dụ, Định luật hấp dẫn vũ trụ của Newton, Học thuyết tiến hoá của Darwin, Lý thuyết tương đối của Einstein (tiếng Anh, Discovery nghĩa là làm bộc lộ ra cái vốn có). Phát hiện (tiếng Anh cũng là Discovery): Sự nhận ra các vật thể hoặc các quy luật xã hội vốn tồn tại. Phát hiện vật thể có thể lấy ví dụ, chẳng hạn, Chất kháng sinh péniciline trong nấm, vi trùng Kock, Virus HIV, châu Mỹ, sao Chổi Halley; Phát hiện quy luật. xã hội có thể lấy ví dụ, chẳng hạn, Quy luật giá trị thặng dư, Quy luật đấu tranh giai cấp. Sáng chế (tiếng Anh: Invention): Tạo ra cái mới về nguyên lý kỹ thuật chưa từng tồn tại và có khả năng áp dụng được. Ví dụ, máy hơi nước, đèn điện, thuốc nổ TNT, kỹ thuật in, các loại thuốc kháng sinh (tiếng Anh Invention nghĩa là bịa ra cái chưa từng có). Những cách hiểu đúng trên đây đã được thể hiện trong các điều khoản thuộc ba chương “Bản quyền tác giả”, “Quyền sở hữu công nghiệp” và “Chuyển giao công nghệ” của Bộ Luật Dân sự của Việt Nam. III.3.2. Bản quyền Bản quyền thuộc về những tác phẩm viết, bài báo, đề cương các bản thuyết trình, những bài nói được ghi âm, ghi hình. Những tác phẩm viết về phát minh, chứ không phải là bản thân phát minh, thì được bảo hộ. Luật phân biệt chủ tác phẩm và tác giả: . Tác giả được hướng quyền tác giả. . Chủ tác phẩm thì có quyền quyết định số phận của tác phẩm, ví dụ cho phép xuất bản, tái bản, dịch, v.v III.3.3. Quyền sở hữu công nghiệp Viện Khoa học năng lượng 64
  63. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Sáng chế được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Giải pháp hữu ích tuy chưa đạt tính mới về kỹ thuật, nhưng cũng được bảo hộ. Sau khi đăng ký, tác giả được cấp bằng sáng chế độc quyền, tức patent. Trong luật lệ về sở hữu công nghiệp, người ta cũng phân biệt chủ patent và tác giả patent. Tác giả patent được hưởng quyền tác giả, còn chủ patent thì có quyền ký hợp đồng cho phép sử dụng patent (hợp đồng licence). Tuy nhiên, có một số loại sáng chế mà các Chính phủ đều không cho phép bất kỳ cá nhân nào có quyền làm chủ patent, chẳng hạn, những sáng chế thuộc các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, bí mật quốc gia. Viện Khoa học năng lượng 65
  64. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Phụ lục Biểu mẫu kế hoạch Khoa học và công nghệ Phụ lục này là hệ thống biểu mẫu được sử dụng để lập kế hoạch nghiên cứu khoa học trình đến cơ quan quản lý khoa học và công nghệ các cấp. Hệ thống biểu mẫu này có tên gọi là Biểu 1-KHCN do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành. Viện Khoa học năng lượng 66
  65. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Biểu 1 – KHCN Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học (năm ) 1 Tên đề tài 2 Mã số 3 Thời gian thực hiện 4 Cấp quản lý Nhµ Bé C¬ n­íc TØnh së 5 Thuộc Chương trình (nếu có) 6 Họ tên chủ nhiệm đề tài 7 Cơ quan chủ quan: Bộ 8 Cơ quan phối hợp chính Viện Khoa học năng lượng 67
  66. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a 9. Danh sách những người thực hiện chính Họ và tên Học hàm, học vị Cơ quan 1 2 3 10. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Viện Khoa học năng lượng 68
  67. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a 11. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 12. Mục tiêu của đề tài Viện Khoa học năng lượng 69
  68. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a 13. Nội dung nghiên cứu (có thể làm bản chi tiết kèm theo) 14. Nhu cầu kinh tế - xã hội, địa chỉ áp dụng Viện Khoa học năng lượng 70
  69. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a 15. Mô tả phương pháp nghiên cứu 16. Hợp tác quốc tế Tên đối tác Nội dung hợp tác Đã hợp tác Dự kiến hợp tác 17. Dạng sản phẩm, kết quả tạo ra I II III - Mẫu (model, maket) - Quy trình công nghệ, kỹ - Sơ đồ thuật Viện Khoa học năng lượng 71
  70. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a - Sản phẩm - Phương pháp - Bảng số liệu - Vật liệu - Tiêu chuẩn - Báo cáo phân tích - Thiết bị, máy móc - Quy phạm - Tài liệu dự báo - Dây chuyền công - Đề án nghệ - Giống cây trồng - Quy hoạch - Giống gia súc - Luận chứng kinh tế kỹ thuật - Chương trình máy tính - Bản khuyến nghị - Khác 18. Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm (cho đề tài KHCN và KHXH) TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học Chú thích 1 2 3 19. Yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm (cho đề tài KHCN) TT Tên sản phẩm và chỉ tiêu Đơn Mức chất lượng Số lượng sản chất lượng chủ yếu vị đo Mẫu tương tự phẩm Cần Viện Khoa học năng lượng 72
  71. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a đạt Trong Thế nước giới 1 2 3 4 5 6 7 20. Chi phí cho một đơn vị sản phẩm khoa học công nghệ tạo ra (cho sản phẩm dạng I) Giá trị trường Dự kiến chi phí cho 1 Đơn Tron TT Tên sản phẩm đơn vị sản phẩm (triệu Thế vị đo g đồng) giới nước 1 2 3 4 5 6 21. Kinh phí thực hiện đề tài trong năm (Triệu đồng) Trong đó Thuê Tổn Nguyên vật Xây dựng, TT Nguồn kinh phí khoán Thiết bị Chi g số liệu, năng sửa chữa chuyên máy móc khác lượng nhỏ môn A Tổng số Trong đó: - Ngân sách SNKH - Vốn tín dụng Viện Khoa học năng lượng 73
  72. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a - Vốn tự có B Thu hồi 22. Tiến độ thực hiện Người, cơ Sản phẩm Thời gian bắt TT Nội dung công việc quan thực phải đạt đầu, kết thúc hiện 1 2 3 4 5 1 2 3 Hà Nội, ngày tháng năm Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên) Cơ quan chủ quản (Ký tên, đóng dấu) Dự toán kinh phí đề tài năm 199 , mã số (Từ Ngân sách Sự nghiệp Khoa học) Thành tiền TT Nội dung các khoản chi Triệu đồng Tỉ lệ % Viện Khoa học năng lượng 74
  73. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a 1 Thuê khoán chuyên môn 2 Nguyên, vật liệu, năng lượng 3 Thiết bị, máy móc chuyên dùng 4 Xây dựng, sửa chữa nhỏ 5 Chi khác Tổng cộng Giải trình các khoản chi (Triệu đồng) Khoản 1. Thuê khoán chuyên môn T Nội dung thuê khoán Thành tiền T 1 2 3 Cộng Khoản 2. Nguyên vật liệu, năng lượng TT Nội dung Đơn vị S.Lượn Đơn Thành tiền đo g giá 2.1 Nguyên vật liệu 2.2 Dụng cụ, phụ tùng 2.3 Năng lượng, nhiên liệu * Than * Điện * Xăng, dầu Viện Khoa học năng lượng 75
  74. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a * Nhiên liệu khác 2.4 Nước 2.5 Mua sách, tài liệu, số liệu Cộng Khoản 3. Thiết bị, máy móc chuyên dùng TT Nội dung Đơn vị S.Lượn Đơn Thành tiền đo g giá 3.1 Mua thiết bị công nghệ 3.2 Mua thiết bị thử nghiệm, đo lường 3.3 Khấu hao thiết bị 3.4 Thuê thiết bị 3.5 Vận chuyển lắp đặt Cộng Khoản 4. Xây dựng, sửa chữa nhỏ T Nội dung thuê khoán Thành tiền T 1 Chi phí xây dựng m2 nhà xưởng, PTN Viện Khoa học năng lượng 76
  75. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a 2 Chi phí sửa chữa m2 nhà xưởng, PTN 3 Chi phí lắp đặt hệ thống điện, hệ thống nước 4 Chi phí khác Cộng Khoản 5. Chi khác T Nội dung thuê khoán Thành tiền T 4.1 Công tác phí 4.2 Quản lý cơ sở 4.3 Chi phí đánh giá, kiểm tra, nghiệm thu . Chi phí kiểm tra . Chi phí nghiệm thu nội bộ . Chi phí nghiệm thu chính thức ở cấp quản lý đề tài 4.4 Chi khác . Hội thảo . Hội nghị . ấn loát tài liệu, văn phòng phẩm . Dịch tài liệu . Phụ cấp chủ nhiệm đề tài . Các chi khác (thư từ, công văn, giao dịch, điện thoại, fax) Cộng Viện Khoa học năng lượng 77
  76. Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học a Thuyết minh tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ/tỉnh/thành phố/cơ sở năm 200 ––––––––––––––––––––––––––––––– 1. Tên đề tài: 2. Chủ nhiệm đề tài: 3. Cơ quan chủ trì đề tài: 4. Kinh phí dự trù: 5. Lý do thực hiện đề tài: 6. Mục tiêu của đề tài: 7. Nội dung nghiên cứu của đề tài: 8. Những nét mới thể hiện trong đề tài: Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ/Tỉnh/Thành phố/Cơ sở năm Viện Khoa học năng lượng 78