Giáo trình Xác định nguyên liệu sản xuất thức ăn

pdf 86 trang ngocly 1400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xác định nguyên liệu sản xuất thức ăn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_xac_dinh_nguyen_lieu_san_xuat_thuc_an.pdf

Nội dung text: Giáo trình Xác định nguyên liệu sản xuất thức ăn

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN XÁC ĐỊNH NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỨC ĂN MÃ SỐ: MĐ02 NGHỀ: SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP CHĂN NUÔI Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, Năm 2011
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
  3. LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Chương trình đào tạo nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi được xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô- gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi. Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi đào tạo, học viên có khả năng tự sản xuất, làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực liên quan đến sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi. Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo sơ cấp nghề ở nước ta là mới, vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Ban xây dựng chương trình và tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn./ Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Lâm Trần Khanh (Chủ biên) 2. Nguyễn Danh Phương 3. Lê Công Hùng
  4. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG XÁC ĐỊNH NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỨC ĂN 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 4 ĐỀ MỤC TRANG 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 9 MÔ ĐUN 2: XÁC ĐỊNH NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI 10 Giới thiệu mô đun: 10 Bài 1. Thu thập thông tin nguyên liệu 10 Mục tiêu: 10 A. Nội dung: 10 1. Thu thập thông tin về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và hình thức quảng bá sản phẩm 10 1.1. Các loại nguyên liệu 10 1.2. Thông tin về giá cả 11 1.3. Thông tin về các kênh phân phối 12 1.4. Thông tin về các hình thức quảng bá 15 2. Thu thập thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và các bên liên quan 16 2.1. Thông tin về khách hàng 16 2.2. Thông tin về nhà cung cấp 17 2.3. Thông tin về đối thủ cạnh tranh 17 2.4. Thông tin về các bên liên quan khác 18 3. Thu thập thông tin về chính sách, pháp luật và khoa học công nghệ 19 3.1. Thông tin về chính sách của nhà nước 19 3.2. Thông tin về các quy định của pháp luật nhà nước 19 3.3. Thông tin về khoa học công nghệ 35 4. Tổng hợp và xử lý thông tin 35 4.1. Tổng hợp các thông tin 35 4.2. Xử lý thông tin 35 5. Xác định quy mô sản xuất kinh doanh 36 5.1. Quy mô sản xuất kinh doanh lớn 36 5.2. Quy mô sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ 36 6. Thực hành 36 6.1. Điều kiện thực hiện công việc 36 6.2. Các bước thực hiện công việc 36 6.2.1. Thiết kế bộ phiếu điều tra thu thập thông tin về nguyên liệu 36 6.2.2. Điều tra thu thập được thông tin về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và hình thức quảng bá sản phẩm. 36 6.2.3. Điều tra thu thập được thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các bên liên quan 37
  5. 6.2.4. Điều tra thu thập được các thông tin về chính sách, pháp luật và khoa học công nghệ. 39 6.3.5. Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin. 39 6.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa 39 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 39 C. Ghi nhớ 40 Bài 2. Chuẩn bị nguyên liệu 41 Mục tiêu : 41 A. Nội dung: 41 1. Xác định các loại và số lượng, chất lượng các loại nguyên liệu 41 1.1. Xác định chủng loại nguyên liệu 41 1.2. Xác định số lượng các loại nguyên liệu 42 1.3. Xác định chất lượng các loại nguyên liệu 42 2. Mua nguyên liệu 44 2.1. Nguyên liệu sẵn có của cơ sở sản xuất 44 2.2. Nguyên liệu sẵn có của địa phương 45 2.3. Nguyên liệu từ những địa phương khác 45 3.Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện chế biến 45 3.1. Xác định các loại dụng cụ, phương tiện chế biến 45 3.2. Chuẩn bị các loại dụng cụ, phương tiện chế biến 46 4. Chuẩn bị dụng cụ, máy phối trộn 47 4.1. Xác định các loại dụng cụ, máy phối trộn 47 4.2. Chuẩn bị các loại dụng cụ, máy phối trộn 48 5. Phối trộn các loại nguyên liệu 48 5.1. Chuẩn bị nguyên liệu phối trộn 48 5.2. Phối trộn các loại nguyên liệu 48 6. Bao gói và bảo quản 49 6.1. Lựa chọn loại bao bì bao gói sản phẩm 49 6.2. Xác định khối lượng bao gói 49 6.3. Bao gói sản phẩm 49 6.4. Chuẩn bị kho bảo quản nguyên liệu 50 6.5. Bảo quản nguyên liệu, sản phẩm 50 7. Thực hành 51 7.1. Điều kiện để thực hiện công việc 51 7.2. Các bước thực hiện công việc 52 7.2.1. Chuẩn bị chủng loại, số lượng các loại nguyên liệu 52 7.2.2. Kiểm tra cảm quan chất lượng các loại nguyên liệu 52 7.2.3. Chuẩn bị thiết bị và máy phối trộn 52 7.2.4. Thực hiện phối trộn nguyên liệu 52 7.2.5. Thực hiện bao gói và bảo quản nguyên liệu, sản phẩm 52 7.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa 53 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 53 C. Ghi nhớ 53 Bài 3. Phân loại nguyên liệu 54 Mục tiêu : 54
  6. A. Nội dung: 54 1. Phân loại theo hàm lượng đạm 54 2. Phân loại theo năng lượng 54 3. Phân loại theo khoáng chất 54 4. Phân loại theo vitamin 54 5. Phân loại theo thức ăn bổ sung 55 6. Tổng hợp kết quả phân loại 55 7. Thực hành 55 7.1. Điều kiện để thực hiện công việc 55 7.2. Các bước thực hiện công việc 55 7.2.1. Xác định tên, nguồn gốc nguyên liệu 55 7.2.2. Xác định đặc điểm và thành phần hoá học các nguyên liệu. 55 7.2.3. Thực hiện phân loại nguyên liệu 55 7.2.4. Tổng hợp kết quả phân loại nguyên liệu 55 7.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa 56 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 56 C. Ghi nhớ 56 Bài 4. Đánh giá thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu 57 Mục tiêu : 57 A. Nội dung: 57 1. Xác định thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn 57 1.1. Xác định thành phần dinh dưỡng của thức ăn đạm 57 1.2. Xác định thành phần dinh dưỡng của thức ăn năng lượng 57 1.3. Xác định thành phần dinh dưỡng của thức ăn khoáng chất 57 1.4. Xác định thành phần dinh dưỡng của thức ăn bổ sung 58 2. Phân loại nguyên liệu 58 3. Lựa chọn phương pháp đánh giá 58 3.1. Xác định các phương pháp đánh giá 58 3.2. Lựa chọn phương pháp đánh giá 58 4. Đánh giá thành phần dinh dưỡng thức ăn 59 4.1. Xác định nguyên liệu đánh giá 59 4.2. Đánh giá thành phần dinh dưỡng của thức ăn 59 5. Tổng hợp kết quả đánh giá 61 6. Thực hành 61 6.1. Điều kiện để thực hiện công việc 61 6.2. Các bước thực hiện công việc 61 6.2.1. Xác định loại nguyên liệu cần đánh giá 61 6.2.2. Xác định phương pháp đánh giá thành phần hoá học các nguyên liệu 62 6.2.3. Thực hiện đánh giá thành phần hoá học các nguyên liệu 62 6.2.4. Tổng hợp kết quả đánh giá thành phần hoá học của nguyên liệu 62 6.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa 62 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 62 C. Ghi nhớ 62 Bài 5. Lựa chọn nguyên liệu đưa vào sản xuất 63
  7. Mục tiêu : 63 A. Nội dung: 63 1. Thu thập thông tin về nguyên liệu 63 1.1. Thu thập thông tin về số lượng 63 1.2. Thu thập thông tin về chất lượng 63 1.3. Thu thập thông tin về giá cả 63 1.4. Tổng hợp và xử lý thông tin 64 2. Phận loại nguyên liệu 64 3. Lựa chọn các loại nguyên liệu đưa vào sản xuất 64 3.1. Xác định nguyên liệu cần lựa chọn 64 3.2. Thực hiện lựa chọn nguyên liệu 64 4. Điều chỉnh nguyên liệu 65 4.1. Xác định các loại nguyên liệu đã lựa chọn 65 4.2. Cân đối và điều chỉnh nguyên liệu 65 5. Mua nguyên liệu 65 6. Nhập kho 66 7. Thực hành 66 7.1. Điều kiện để thực hiện công việc 66 7.2. Các bước thực hiện công việc 66 7.2.1. Lập danh sách các loại nguyên liệu thu mua 66 7.2.2. Xác định giá thành các nguyên liệu, thành phẩm. 66 7.2.3. Thực hiện lựa chọn các nguyên liệu đưa vào sản xuất 66 7.2.4. Thực hiện cân đối và điều chỉnh nguyên liệu 67 7.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa 67 B. Câu hỏi và bài tập 67 C. Ghi nhớ 67 Bài 6. Bảo quản và dự trữ nguyên liệu 68 Mục tiêu : 68 A. Nội dung: 68 1. Xác định các loại, số lượng, chất lượng nguyên liệu cần bảo quản 68 1.1. Xác định chủng loại nguyên liệu 68 1.2. Xác định số lượng các loại nguyên liệu 68 1.3. Xác định chất lượng các loại nguyên liệu 68 2. Xác định phương pháp bảo quản 68 2.1. Xác định loại nguyên liệu bảo quản 68 2.2. Xác định phương pháp bảo quản 69 2.3. Lựa chọn phương pháp bảo quản phù hợp 69 3. Chuẩn bị kho, dụng cụ, phương tiện để bảo quản 69 3.1. Xác định các loại dụng cụ, phương tiện để bảo quản 69 3.2. Chuẩn bị kho bảo quản 70 3.3. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện để bảo quản 70 4. Thực hiện bảo quản 71 4.1. Chuẩn bị nguyên liệu bảo quản 71 4.2. Thực hiện bảo quản 71 4.3. Kiểm tra và điều chỉnh điều kiện bảo quản 73
  8. 5. Kiểm tra, loại bỏ nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn 73 5.1. Xác định nguyên liệu cần kiểm tra 73 5.2. Kiểm tra và loại bỏ nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn 73 5.3. Ghi chép và báo cáo 73 6. Nhập, xuất kho 74 6.1. Xác định nguyên liệu cần xuất, nhập kho 74 6.2. Thực hiện nhập kho 74 6.3. Thực hiện xuất kho 74 6.4. Viết giấy xuất, nhập kho 74 7. Thực hành 77 7.1. Điều kiện thực hiện công việc 77 7.2. Các bước thực hiện công việc 77 7.2.1. Thăm quan cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp 77 7.2.2. Điều tra thu thập thông tin về cơ sở. 77 7.2.3. Thảo luận nhóm 77 7.2.4. Đánh giá và đưa ra giải pháp cho cơ sở 77 7.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa 77 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 78 C. Ghi nhớ: 78 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 79 I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 79 II. Mục tiêu: 79 1. Kiến thức: 79 2. Kỹ năng: 79 3. Thái độ: 79 III. Nội dung chính của mô đun: 79 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 80 1. Nguyên vật liệu: 80 2. Cách thức tổ chức 80 3. Thời gian: 80 4. Số lượng 80 5. Tiêu chuẩn sản phẩm 80 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 81 5.1. Bài 1: Thu thập thông tin nguyên liệu 81 5.2. Bài 2: Chuẩn bị nguyên liệu 81 5.3. Bài 3: Phân loại nguyên liệu 82 5.4. Bài 4: Đánh giá thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu 83 5.5. Bài 5. Lựa chọn nguyên liệu đưa vào sản xuất 83 5.6. Bài 6. Bảo quản và dự trữ nguyên liệu 84 VI. Tài liệu tham khảo 84
  9. CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Giải thích 1 DM Vật chất khô 2 CP Protein thô 3 EE Lipit thô 4 CF Xơ thô 5 ME Năng lượng trao đổi 6 TCVN Tiêu chuẩn việt nam 7 TCN Tiêu chuẩn ngành 8 QĐKT Quy định kỹ thuật 9 Ppb Phần tỷ 10 D x R x C Dài, rông, cao 11 NDF Neutrat Detergent Fiber 12 ADF Acide Detergent Fiber
  10. MÔ ĐUN 2: XÁC ĐỊNH NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI Mã mô đun: MĐ 2 Giới thiệu mô đun: Nguời học sau khi học xong mô đun này có khả năng xác định và thực hiện được việc thu thập thông tin về nguyên liệu, phân loại nguyên liệu, đánh giá nguyên liệu, lựa chọn nguyên liệu đưa vào sản xuất, bảo quản và dự trữ nguyên liệu sản xuất thức ăn hỗn hợp. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thức mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành. Bài 1. Thu thập thông tin nguyên liệu Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Xác định được các thông tin liên quan đến nguyên liệu sản xuất thức ăn hỗn hợp. - Thực hiện được việc thu thập các kênh thông tin liên quan đến nguyên liệu sản xuất thức ăn hỗn hợp. A. Nội dung: 1. Thu thập thông tin về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và hình thức quảng bá sản phẩm 1.1. Các loại nguyên liệu - Thu thập các thông tin về nguyên liệu thô các doanh nghiệp thường dựa vào các nguồn thông tin của chính phủ, dịch vụ thu mua nguyên liệu, internet và các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoặc trực tiếp thông qua giao dịch. - Các thông tin thu thập bao gồm: + Thu tập các tài liệu về giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên liệu thông thường đối với các doanh nghiệp trong nước lấy theo kết quả phân tích của viện chăn nuôi, còn các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài theo kết quả phân tích của khu vực hoặc quốc tế. Ví dụ: Theo phân tích của viện chăn nuôi về giá trị dinh dưỡng của một số loại nguyên liệu như sau: Hạt cao lương: Vật chất khô (DM) 87,26%, protein thô (CP) 9,82%, năng lượng trao đổi (ME) 2849 kcal/kg, xơ thô (CF) 3,34%, lipit thô (EE) 2,65%, Ca 0,17%, P 0,31%.
  11. Hạt ngô tẻ đỏ: Vật chất khô (DM) 88,11%, protein thô (CP) 9,27%, năng lượng trao đổi (ME) 3329 kcal/kg, xơ thô (CF) 3,05%, lipit thô (EE) 4,21%, Ca 0,09%, P 0,15% + Thu thập các thông tin về đặc điểm của các loại thức ăn cần thu mua. + Kiểm tra chất lượng nguyên liệu thông qua kiểm tra bằng cảm quan và thông qua phân tích hoá học. + Thu thập các thông tin về các phương pháp, điều kiện bảo quản và bao gói nguyên liệu. + Thu thập thông tin về chủng loại, số lượng nguyên liệu của cơ sở định mua. + Thu thập thông tin về nguồn gốc của nguyên liệu + Thu thập thông tin về cơ sở bán nguyên liệu 1.2. Thông tin về giá cả Chi phí mua nguyên liệu thô trên một tấn thành phẩm đối với các doanh nghiệp lớn, trung bình và nhỏ theo các hình thức sở hữu. Thông thường chi phí đầu vào trên một đơn vị sản lượng có xu hướng giảm khi quy mô tăng, đối với cả doanh nghiệp nước ngoài và nội địa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài phải trả cao hơn doanh nghiệp trong nước khi mua nguyên liệu thô. Ví dụ: Các doanh nghiệp quy mô trung bình chi phí mua nguyên liệu thô chỉ là 4 triệu đồng/tấn thứ ăn, còn các doanh nghiệp nước ngoài mức gần 6 triệu đồng/tấn. Có rất nhiều loại nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng tỷ lệ nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào việc sản xuất thức ăn hỗn hợp hay thức ăn đậm đặc. Cụ thể tỷ trọng của ngô có xu hướng tăng theo quy mô sản xuất (các doanh nghiệp nhỏ < doanh nghiệp trung bình < doanh nghiệp lớn). Tại các doanh nghiệp lớn ngô cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp theo là sắn. Ngược lại, đối với sắn, tỷ trọng sử dụng ở nhóm doanh nghiệp lớn dường như thấp hơn so với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cám (từ gạo, ngô và lúa mì) được sử dụng nhiều nhất ở nhóm doanh nghiệp nhỏ và thấp nhất ở nhóm quy mô trung bình. Các đầu vào khác như gạo tấm được trộn với các nguyên liệu khác với tỷ lệ cao hơn ở các doanh nghiệp nhỏ và trung bình so với nhóm quy mô lớn. Khô dầu đậu tương là nguyên liệu giàu đạm được sử dụng phổ biến nhất và được các doanh nghiệp lớn sử dụng nhiều hơn. Các doanh nghiệp nhỏ và trung bình sử dụng khô dầu lạc (khoảng 10% trong tổng số nguyên liệu giàu đạm) trong khi nhóm doanh nghiệp lớn không sử dụng nguyên liệu này. Tỷ lệ bột cá và bột thịt có xu hướng giảm theo quy mô sản xuất. Giá mua nguyên liệu có sự khác nhau nó phụ thuộc vào nguồn cung cấp, vùng cung cấp, số lượng, chất lượng nguyên liệu cần mua chẳng hạn như bảng dưới đây:
  12. Giá trung bình (đồng/kg) Loại nguyên liệu Số lượng trung Số lượng nhỏ Số lượng lớn bình Ngô 3.750 3.942 4.050 Gạo 3.750 3.636 4.128 Sắn 2.450 2.753 2.472 Cám gạo 3.309 3.166 3.161 Khô dầu đậu tương 6.233 6.901 7.190 Bột cá 9.368 11.685 11.420 Tỷ lệ nguyên liệu thô mua từ các nguồn khác nhau theo quy mô sản xuất cũng khác nhau. Thực tế là nguồn cung nguyên liệu giàu đạm sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu, phải nhập khẩu từ nước ngoài 1.3. Thông tin về các kênh phân phối Dựa vào quy mô sản xuất của các doanh nghiệp mà chúng ta thu thập thông tin về các kênh cung cấp đầu vào và phân phối đầu ra đối với các doanh nghiệp là khác nhau: - Các nguồn cung ứng và kênh phân phối của các doanh nghiệp lớn: Thông thường các doanh nghiệp quy mô lớn không tìm mua nguồn nguyên liệu thô từ nông dân hay thương lái mà từ các cơ sở chế biến tư nhân và các doanh nghiệp nhà nước. Họ cung cấp phần lớn sản phẩm cho các đại lý bán buôn/thương nhân. Ngoài ra, họ không bán sản phẩm trực tiếp cho các hộ chăn nuôi nhỏ và chỉ cung cấp một phần nhỏ trong tổng sản lượng thức ăn cho các trang trại và các đại lý bán lẻ. Các nguồn cung ứng và các kênh phân phối của các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam: + Các nguồn cung ứng nguyên liệu cho các doanh nghiệp lớn
  13. DOANH NGHIỆP LỚN Nông dân và Cơ sở chế Doanh nghiệp Doanh nghiệp thương lái biến tư nhân nhà nước khác Không mua từ 80% ngô 100% cám 20% ngô nguồn này 100% sắn 12% khô dầu đậu 12% khô dầu đậu 68% khô dầu đậu tương tương tương + Các kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp lớn DOANH NGHIỆP LỚN Các hộ chăn Các trang trại Các đại lý bán Các đại lý Các doanh nuôi nhỏ thương mại buôn/thương nhân bán lẻ nghiệp khác 0% hỗn hợp 6% hỗn hợp 88% hỗn hợp 6% hỗn hợp 0% hỗn hợp 0% đậm đặc 3% đậm đặc 91% đậm đặc 6% đậm đặc 0% đậm đặc - Các nguồn cung ứng và các kênh phân phối của các doanh nghiệp trung bình: Khác với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp quy mô vừa mua một lượng đáng kể nguyên liệu thô của nông dân và thương lái. Họ không mua nguyên liệu thô từ bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào. Kênh phân phối thức ăn hỗn hợp của doanh nghiệp trung bình chủ yếu cho các đại lý bán lẻ, tiếp đó là các đại lý bán buôn và một tỷ lệ nhỏ thức ăn hỗn hợp được phân phối trực tiếp cho các hộ chăn nuôi nhỏ và trang trại.
  14. Các nguồn cung ứng và các kênh phân phối của các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam: + Các nguồn cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp vừa: DOANH NGHIỆP VỪA Nông dân Thương nhân Cơ sở chế biến DN nhà nước tư nhân và DN khác 12% ngô 30% ngô 58% ngô Không mua đầu 24% sắn 50% sắn 26% sắn vào nào từ các 12% khô dầu đậu 31% khô dầu đậu 100% cám nguồn này tương tương 43% khô dầu đậu tương + Các kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp vừa DOANH NGHIỆP VỪA Các hộ chăn Các trang trại Các đại lý bán Các đại lý DN nhà nước nuôi nhỏ thương mại buôn/thương nhân bán lẻ và DN khác 4% hỗn hợp 8% hỗn hợp 26% hỗn hợp 62% hỗn hợp 0% hỗn hợp 0% đậm đặc 21% đậm đặc 79% đậm đặc 0% đậm đặc 0% đậm đặc - Các nguồn cung ứng và các kênh phân phối của các doanh nghiệp nhỏ: Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi quy mô nhỏ cũng tìm mua nguyên liệu thô của nông dân và thương lái, đặc biệt là đối với nguyên liệu sắn, toàn bộ mua từ nguồn này. Kênh phân phối thức ăn hỗn hợp của các doanh nghiệp nhỏ bán nhiều thức ăn hỗn hợp hơn cho các hộ chăn nuôi nhỏ và phần lớn thức ăn đậm đặc bán cho các đại lý bán buôn, bán lẻ. Các nguồn cung ứng và các kênh phân phối của các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam: + Các kênh cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp nhỏ
  15. DOANH NGHIỆP NHỎ Nông dân Thương nhân Cơ sở chế biến DN nhà nước tư nhân và DN khác 17% ngô 30% ngô 53% ngô Không mua đầu 6 % sắn 64% sắn 100% sắn vào nào từ các 11% khô dầu đậu 46% khô dầu đậu 43% khô dầu đậu nguồn này tương tương tương + Các kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ DOANH NGHIỆP NHỎ Các hộ chăn Các trang trại Các đại lý bán Các đại lý DN nhà nước nuôi nhỏ thương mại buôn/thương nhân bán lẻ và DN khác 14% hỗn hợp 1% hỗn hợp 20% hỗn hợp 17% hỗn hợp 47% hỗn hợp 0,1% đậm đặc 7% đậm đặc 79% đậm đặc 14% đậm đặc Không có đậm đặc Tóm lại các nguồn cung ứng đầu vào và các kênh phân phối của các nhà máy có quy mô khác nhau tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào và phân phối sản phẩm cũng khác nhau. Các nhà máy vừa và nhỏ thường tìm kiếm một số nguồn nguyên liệu đầu vào và phân phối một phần sản phẩm của họ trực tiếp với các hộ gia đình nhỏ. Các nhà máy quy mô lớn phân phối các sản phẩm hầu như dành riêng cho các đại lý bán buôn và thương nhân và các nguyên liệu thô được lấy từ nguồn các cơ sở chế biến tư nhân và các doanh nghiệp nhà nước. Hầu hết các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nhỏ-vừa có những hoạt động trợ giúp nhiều hơn cho các doanh nghiệp nhỏ- vừa hoạt động trong lĩnh vực này. 1.4. Thông tin về các hình thức quảng bá - Thu thập thông tin các hình thức quảng bá của các doanh nghiệp lớn - Thu thập thông tin về các hình thức quảng bá của các doanh nghiệp vừa
  16. - Thu thập thông tin về các hình thức quảng bá của các doanh nghiệp nhỏ Các hình thức quảng bá hiện nay thường sử dụng như: tiếp thị, vẽ biển quảng cáo, phát tờ rơi, tư vấn trực tiếp cho người chăn nuôi, quảng cáo trên đài báo và vô tuyến truyền hình các cơ sở sản xuất thức ăn lựa chọn các hình thức quảng bá sao cho phù hợp với khả năng của mình để đem lại hiệu quả cao nhất. 2. Thu thập thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và các bên liên quan 2.1. Thông tin về khách hàng Khách hàng có ý nghĩa quan trọng đối với công việc kinh doanh của bạn. Nếu bạn không cung cấp cho khách hàng thứ mà họ cần với giá phải chăng, họ sẽ tìm chỗ khác để mua hàng. Còn nếu khách hàng được đáp ứng tốt thì họ sẽ thường xuyên quay lại mua hàng của bạn. Họ sẽ tuyên truyền cho bạn bè và những người khác về doanh nghệp của bạn. Đáp ứng được khách hàng của mình cũng giống như thám tử. Khâu này rất quan trọng đối với bất kỳ một kế hoạch khở sự kinh doanh nào. Có thể đặt ra nhiều câu hỏi: Khách hàng của bạn là ai? Họ cần gì và muốn gì? Bạn có thể đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ bằng các loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào? Đối với mỗi sản phẩm đó bạn cần chú trọng đặc tính nào: kích cỡ, mầu sắc, chất lượng, giá cả hay việc giao hàng? Khách hàng của bạn ở độ tuổi nào? Họ là nam hay nữ? Họ ở đâu? Họ sống ở thành thị, gần thành thị hay ở các vùng nông thôn? Hàng tháng họ kiếm được bao nhiêu tiền? Số tiền này họ dành bao nhiêu để tiêu dùng và bao nhiêu để tiết kiệm? Họ thường mua hàng ở đâu, mua lúc nào và bao lâu thì mua hàng một lần? Giá nào họ có thể chấp nhận được? Họ mua với số lượng là bao nhiêu? Số lượng khách hàng sẽ tăng, giảm hay không thay đổi trong tương lai? Tại sao khách hàng lại mua loại sản phẩm/dịch vụ đó? Họ mua vì chất lượng, hay thấy lạ, thấy rẻ thì mua mà thôi? Bạn hãy nói chuyện với những người khách hàng trong vùng. Đó là cách dễ nhất để để trả lời các câu hỏi trên. Trong khi nói chuyện, bạn tìm cách hướng câu chuyện theo các chủ đề cần hỏi trong đầu mình. Những câu trả lời xác thực sẽ giúp bạn đánh giá được ý tưởng kinh doanh của mình. Các đối tượng khách hàng thường gặp: - Thông tin về khách hàng là các dịch vụ cho đại lý: Các đại lý là khách hàng chính của các doanh lớn và vừa do vậy các nhà cung cấp cần tìm hiểu rõ về
  17. đối lượng này như vị trí đại lý, các dịch vụ bán hàng nhỏ lẻ, vốn ban đầu, uy tín của chủ dịch vụ, sự phát triển chăn nuôi ở khu vực đại lý trên cơ sở đó nhà sản xuất quyết định có phân phối sản phẩm cho dịch vụ không và mức phân phối là bao nhiêu. - Thông tin về khách hàng là các trang trại chăn nuôi hoặc người dân: Khách hàng này đối với các doanh nghiệp lớn không phân phối, nhưng đối với doanh nghiệp vừa đối tượng là các trang trại và các doanh nghiệp nhỏ bao gồm cả trang trại và hộ chăn nuôi. Các doanh nghiệp cần phải xác định mức độ chăn nuôi, đối tượng vật nuôi, tiềm năng kinh tế, trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật .trên cơ sở đó các doanh nghiệp quyết định phân phối và đầu tư cho chịu vốn ở mức nào cho phù hợp để đem lại hiệu quả cao. 2.2. Thông tin về nhà cung cấp Các loại nguyên liệu đầu vào nhìn chung thường do các cơ sở chế biến tư nhân cung cấp, tiếp theo là các thương nhân. Nông dân và thương nhân hầu như cũng có vai trò trong việc cung cấp nguyên liệu thô cho các doanh nghiệp nhỏ và trung bình song không cung cấp cho các doanh nghiệp lớn. Các công ty thuộc sở hữu nhà nước là đối tượng cung cấp cám duy nhất cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn lớn. Cụ thể đối với từng loại nguyên liệu đầu vào: • Ngô chủ yếu được mua từ các cơ sở chế biến tư nhân nơi cung cấp khoảng 80,5% cho các doanh nghiệp lớn và trên 50% cho hai nhóm quy mô còn lại. Thương nhân và nông dân cũng cung cấp ngô cho các doanh nghiệp nhỏ và trung bình nhưng không cung cấp cho nhóm quy mô lớn. • Sắn: Các doanh nghiệp quy mô nhỏ và trung bình phụ thì thương nhân và nông dân là các nhà cung cấp chính nguyên liệu sắn, trong khi doanh nghiệp lớn mua 100% lượng sắn từ các cơ sở chế biến tư nhân. • Cám: Trong khi cả doanh nghiệp nhỏ và trung bình mua toàn bộ cám từ các cơ sở chế biên tư nhân, thì các doanh nghiệp lớn mua 100% lượng cám từ các công ty nhà nước. • Khô dầu đậu tương: Khô dầu đậu tương được mua từ 3 nguồn khác nhau (nông dân, thương nhân và các cơ sở chế biến tư nhân) nhưng các cơ sở chế biến tư nhân chiếm ưu thế trên thị trường cung cấp sản phẩm này. 2.3. Thông tin về đối thủ cạnh tranh Các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi rất nhiều, các loại sản phẩm lại gần giống nhau. Vì thế, rất có thể bạn phải cạnh tranh với nhiều doanh nghệp giống như của bạn. Đó là các đối thủ cạnh tranh của bạn. Bạn có thể học được rất nhiều điều từ chính những doanh nghiệp này. Hãy tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: Khách hàng của họ là ai? Chất lượng hàng hoá dịch vụ của họ như thế nào?
  18. Hàng hoá dịch vụ của họ có sẵn không? Họ có dịch vụ phụ trợ kèm theo hang hoá/dịch vụ chính không? Giá bán của họ là bao nhiêu? Họ có bán chịu không? Họ có hình thức giảm giá nào không (ví dụ như giảm giá khi mua số lượng lớn, khi trả tiền ngay, khi mua trái vụ )? Địa điểm của họ thế nào? Họ có giao hàng tận nhà cho khách không? Họ làm sao phân phối hàng hoá dịch vụ? Trang thiết bị của họ có hiện đại không? Những người làm cho họ có được đào tạo tốt và hưởng lương cao không? Họ có quảng cáo cho công việc kinh doanh của họ không? Họ khuếch trương hàng hoá dịch vụ của họ như thế nào? Hàng tháng họ bán được bao nhiêu tiền hàng? Từ những thong tin này, hãy xây dựng một khuôn mẫu. Hãy trả lời các câu hỏi sau: Các cơ sở kinh doanh thành đạt có cách hoạt động tương tự như nhau có phải không? Các cơ sở kinh doanh thành đạt có cách định giá, phục vụ, bán hàng hoặc sản xuất tương tự như nhau có phải không? Bạn vừa học cách thu thập thông tin về khách hàng ở phần trước. Với đối thủ cạnh tranh cũng thực hiện đúng như vậy. Hãy tìm cách bắt chuyện với các chủ kinh doanh khác trong vùng. Nếu gần đó không có cơ sở sản xuất nào thì bạn đi đến vùng khác để tìm hiểu. Điều cốt yếu là bạn phải nghiên cứu thị trường và phát hiện các cơ hội thị trường. Để đánh giá các doanh nghiệp nhìn nhận như thế nào về chỗ đứng của họ trên thị trường, cần yêu cầu các doanh nghiệp đưa ra số lượng các đối thủ cạnh tranh của họ. Các doanh nghiệp trong nước (thường là các doanh nghiệp nhỏ) có xu hướng bị cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp cần xác định điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở đó xác định điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp mình từ đó đưa ra giải pháp để cạnh tranh sản phẩm đối với đối thủ. Các thông tin cần thu thập như loại sản phẩm, phương pháp sản xuất, công nghệ, khách hàng, hình thức quản bá và chăm sóc khách hang, tiềm năng tài chính và nguồn nhân lực của đối thủ cạnh tranh. 2.4. Thông tin về các bên liên quan khác - Các thông tin về hỗ trợ của nhà nước phát triển thức ăn chăn nuôi - Các thông tin về tín dụng
  19. - Các thông tin về nguồn nhân lực - Các thông tin về thị trường - Lập kế hoạch Marketing: Với các thông tin về khách hàng và đối thủ cạnh tranh của mình, bạn có thể lập bản kế hoạch marketing. Nên viết kế hoạch này theo 4P của marketing là: Sản phẩm, giá cả, địa điểm và xúc tiến. 3. Thu thập thông tin về chính sách, pháp luật và khoa học công nghệ 3.1. Thông tin về chính sách của nhà nƣớc - Các thông tin về chính sách sản phẩm của nhà nước - Các thông tin về chính sách giá cả nguyên liệu và sản phẩm của nhà nước - Các thông tin về chính sách phân phối của nhà nước - Các thông tin về chính sách xúc tiến hỗ trợ marketing của nhà nước - Các chính sách hỗ trợ và thức đẩy các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi: Tăng quy mô sản xuất, cải thiện tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng, tiếp tục khai thác và tìm kiếm các cơ hội thị trường chuyên biệt, xem xét các lợi thế có thể từ mô hình cấu trúc hợp tác xã hoặc đa dạng đa dạng hóa và hỗ trợ cho vai trò mạnh của VAFA. 3.2. Thông tin về các quy định của pháp luật nhà nƣớc Thi hành nghị định 15/CP ngày 19/3/1996 của Chính Phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thô hướng dẫn cụ thể một số nội dung sau: a. Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép sản xuất và lưu hành ở Việt Nam và Hàm lượng độc tố, vi khuẩn, độ ẩm, độ min cho phép. (Kèm theo thông tư số 08 /NN – KNKL/TT ngày 17/9/1996) Mã Tên thức ăn Dùng cho đối tượng số Các loại gia súc, gia Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cầm Các loại gia súc, gia Thức ăn đậm đặc cầm Các loại gia súc, gia Thức ăn bổ sung cầm độ min cho phép cho độmin Các loại gia súc, gia Thức ăn premix Tên thức ăn chăn nuôi ăn chăn thức Tên cầm Phụ gia thức ăn chăn nuôi Các loại gia súc, gia Hàm lượng độc tố, vi khuẩn, độ ẩm, ẩm, độ khuẩn, vi tố, độc lượng Hàm
  20. cầm Hàm lượng Aflatoxin tối đa cho phép Làm nguyên liệu để sản trong hạt ngô, bột ngô, bột cá, khô dầu, xuất thức ăn chăn nuôi đậu tương, khô dầu lạc, cám gạo Hàm lượng Aflatoxin tối đa cho phép Dùng cho các loại gia trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, súc, gia cầm thức ăn đậm đặc Hàm lượng các loại kháng sinh tối đa Dùng cho các loại gia cho phép dùng trong thức ăn hỗn hợp súc, gia cầm hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc. Hàm lượng tối đa các chất nhiễm độc cho phép trong ngô hạt, bột ngô, bột Làm nguyên liệu để sản cá, khô dầu đậu tương, khô dầu lạc, xuất thức ăn chăn nuôi cám gạo Tổng số vi khuẩn cho phép trong thức Dùng cho các loại gia ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm súc, gia cầm đặc Độ ẩm cho phép trong thức ăn hỗn hợp Dùng cho các loại gia phép cho min hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc súc, gia cầm Độ nghiền nhỏ tối đa cho phép trong Dùng cho các loại gia thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn súc, gia cầm Hàm lượng độc tố, vi khuẩn, độ ẩm, độ độ ẩm, độ khuẩn, vi tố, độc lượng Hàm đậm đặc. b. Danh mục các loại thức ăn cấm sản xuất và lưu hành ở Việt Nam Mã số Tên thức ăn Dùng cho đối tượng Các loại thức ăn chăn nuôi có hoocmon và 01 Các loại gia súc, gia cầm kháng hoocmon c. Quy định về ghi nôi dung của nhãn hàng hoá Nội dung bắt buộc * Tên hàng hoá - Tên hàng hoá được chọn lựa để ghi nhãn hàng hoá quy định:
  21. + Tên hàng hoá là tên gọi cụ thể của hàng hoá, là tên đã được sử dụng trong TCVN của hàng hoá đó. Chữ viết tên hàng hoá có chiều cao không nhỏ hơn một nửa chữ cao nhất có mặt trên nhãn hàng hoá. + Trường hợp hàng hoá chưa có tên trong TCVN thì tên của hàng hoá được lấy từ tên ghi trong tiêu chuẩn Quốc tế mà Việt Nam đã công bố áp dụng. + Trường hợp hàng hoá không có tên qquy định tại 2 mục trên thì dùng tên hàng hoá kèm theo danh mã trong bảng phân loại hàng hoá H.S (Harmonized commodity description and Coding System) Quốc tế mà Việt Nam đã công bố áp dụng. + Trường hợp hàng hoá không có tên quy định ở 3 mục trên thì được dùng tên mô tả cụ thể hoặc nói rõ công dụng của hàng hoá. Căn cứ vào công dụng chính và tính chất đặc trưng tự nhiên của chúng để đặt tên hoặc mô tả. Việc đặt tên hàng hoá theo mục 4 ở trên cần tránh nhầm lẫn tên hàng hoá với tên hiệu của nhà sản xuất hoặc tên chủng loại của hàng hoá. - Việc chọn tên hàng hoá trong hệ thống mã số phân loại H.S để ghi lên nhãn hàng hoá quy định mục 3 tên hàng hoá được hiểu là chỉ ghi tên hàng hoá mà không phải ghi mã số HS phân loại hàng hoá lên nhãn hàng hoá. * Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá - Tên và địa chỉ của thương nhân quy định: + Nếu hàng hoá được sản xuất hoàn chỉnh tại một cơ sở sản xuất, tên thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá là tên cơ sở sản xuất với dòng chữ ghi trên nhãn hàng hoá là: Sản xuất tại hoặc sản phẩm của + Nếu hàng hoá được lắp ráp từ các chi tiết, phụ tùng do từ nhiều cơ sở khác nhau, tên thương phẩm chịu trách nhiệm về hàng hoá là tên cơ sở lắp ráp thành phẩm với dòng chữ ghi trên nhãn hàng hoá là: Cơ sở lắp ráp hoặc thương nhân đại lý + Nếu hàng hoá là hàng nhập khẩu hoặc hàng thuộc đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì tên thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá là tên thương nhân nhập khẩu hoặc tên thương nhân đại lý bán hàng với dòng chữ: Thương nhân nhập khẩu hoặc thương nhân đại lý + Địa chỉ gồm có: số nhà, đường phố (thôn, xóm),phường (xã), quận (huyện, thị xã), thành phố (tỉnh). Tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá là tên và địa chỉ của thương nhân theo đăng ký hoạt động kinh doanh. - Theo quy định tại mục 2 ở trên, việc ghi tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá do mình lắp ráp được hiểu là áp dụng cho cả việc đóng gói lại hàng hoá để bán. Tên và địa chỉ cơ sở đóng gói được ghi là: Cơ sở đóng gói hoặc đóng gói tại * Định lượng hàng hoá
  22. - Việc ghi định lượng của hàng hoá lên nhãn hàng hoá theo hệ đơn vị đo lường quốc tế SI (System Internation) quy định: đơn vị đo lường dùng để thể hiện định lượng hàng hoá là đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam, Theo đơn vị đo lường Quốc tế (SI). nếu dùng hệ đơn vị đo lường khác thì phải ghi cả số quy đổi sang hệ đơn vi đo lường (SI), được thực hiện theo một số đơn vị đo lường gômg: đơn vị đo, kí hiệu đơn vị đo, cách dùng đơn vị đo tại bảng dưới: Một số đơn vị đo lường, được Số Ký hiệu Cách dùng đơn vị đo dùng để ghi nhãn công bố TT đơn vị đo định lượng hàng hoá 1 Đơn vị đo khối lượng: - Dưới 1kg thì dùng đơn vị g - Kilogam kg (ví dụ 500g mà không viết 0,5kg): dưới gam thì dùng - Gam g đơn vị mg (ví dụ: viết 500mg - Miligam mg mà không viết 0,5g) - Từ 1kg trở lên thì dùng đơn vị kg và số thập phân không quá 3 con số (ví dụ: viết 1,5kg mà không viết 1500g) 2 Đơn vị đo thể tích được dùng - Dưới 1lít thì dùng đơn vị ml - Cho hàng hoá là chất lỏng (ví dụ: viết 500ml mà không viết 0,5lít) + Lít l - Từ 1 lít trở lên dùng đơn vị + Mililit ml lít và phân số thập phân - Dùng cho hàng hoá dạng không quá 3 con số (ví dụ: 1,75 lít mà không viết hình khối: 1750ml) + Mét khối m3 - Dưới 1m3 thì dùng dm3 hoặc + Decimét khối 3 dm cm3 + Centimét khối 3 cm - Từ 1 m3 trở lên thì dùng đơn 3 vị m và phân số thập phân không quá 3 con số. 3 Đơn vị đo diện tích được - Dưới 1 m2 thì dùng đơn vị 2 dùng: dm và phần thậpphân của dm2 hoặc cm2 và phần thập - Mét vuông 2 m phân của cm2 hoặc mm2. - Decimét vuông 2 dm - Từ 1m2 trở lên dùng đơn vi - Centimét vuông cm2 m2 và phần phân số thập phân không quá 3 con số. - Milimét vuông mm2
  23. 4 Đơn vị đo độ dài được dùng: - Dưới 1m thì dùng đơn vị cm - Mét m hoặc mm - Centimét cm - Từ 1 m trở lên dùng đơn vị m và phần thập phân không - Milimét mm quá 3 con số. - Trường hợp hàng hoá sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu có thể dùng đơn vị đo của hệ đo lường khác theo hợp đồng thoả thuận với nước xuất khẩu. - Định lượng hàng hoá là số lượng (số đếm) hoặc khối lượng tịnh; thể tích, kích thước thực của hàng hoá có trong bao bì thương phẩm, thì việc ghi lượng của hàng hoá trên nhãn hàng hoá tuỳ thuộc vào tính chất của hàng hoá chứa đựng trong bao bì và tình trạng bao bì đóng gói, cụ thể: + Ghi định lượng ” khối lượng tịnh” áp dụng cho các trường hợp Hàng hoá chứa trong bao bì dạng chất rắn, dạng nhão, keo sệt, dạng hỗn hợp chất rắn với chất lỏng; dạng hàng hoá là thể khí nén (khí oxy, amoniac, carbonic, gas đốt ) chứa đựng trong bao bì chịu áp lực. Đơn vị đo khối lượng tịnh được dùng là mg, g, kg. Trường hợp hàng hoá có dạng hỗn hợp chất rắn và chất lỏng phải ghi khối lượng chất rắn và tổng khối lượng hỗn hợp gồm cả chất rắn và chất lỏng. Trường hợp hàng hoá có dạng keo sệt chứa trong bao bì là bình phun có thêm chất tạo áp lực phun thì phải ghi tổng khối lượng chất keo và chất tạo áp lực phun. Trường hợp hàng hoá có dạng thể khí nén chứa trong bao bì bình chịu áp lực thì định lượng ghi trên nhãn hàng hoá gồm khối lượng của chất khí nén và ghi cả tổng khối lượng chất khí và bao bì chứa đựng. + Ghi định lượng ” thể tích thực” áp dụng cho các trường hợp: Hàng hoá có dạng thể lỏng trong các bao bì hình khối đa dạng. Đơn vị đo thể tích được dùng là ml, l ở nhiệt độ 200C hoặc nhiệt độ xác định tuỳ thuộc tính chất riêng của hàng hoá. Trường hợp chất lỏng chứa trong bao bì bình phun có thêm chất tạo áp lực pnun thì định lượng thể tích thực của hàng hoá được ghi trên nhãn hàng hoá gồm thể tích chất lỏng và chất tạo áp lực phun. Hàng hoá có dạng hình khối (khối lập phương, khối chữ nhật) định lượng hàng hoá thể hiện bằng thể tích của 3 kích thước (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) đơn vị đo thể tích được dùng là cm3, dm3, m3. + Ghi định lượng ” kích thước thực” áp dụng cho các trường hợp: Hàng hoá có dạng lá, tấm xếp cuộn thì định lượng ghi trên nhãn hàng hoá được thể hiện bằng độ dài tấo, lá; hoặc thể hiện bằng độ dài của kích thước ( chiều dài, chiều rộng) của tấm, lá và dùng đơn vị đo kích thước là cm, m; nếu
  24. thể hiện bằng diện tích thì tính bằng tích của 2 kích thước (chiều dài x chiều rộng) và dùng đơn vị đo là cm2, dm2, m2. Hàng hoá có dạng hình sợi tròn xếp cuộn, định lượng ghi trên nhãn hàng hoá được thể hiện bằng độ dài và đường kính sợi. Đơn vị đo là mm, m. + Hàng hoá trong 1 bao gói có nhiều đơn vị có cùng tên, cùng định lượng chứa trong bao bì ấy được ghi trên nhãn hàng hoá bằng tích giữa số đơn vị (số đếm) với khối lượng một đơn vị hàng (ví dụ: 20 cái x 10 g/cái); hoặc ghi số đơn vị hàng (số đếm) và tổng khối lượng hàng có trong bao bì (ví dụ : 20 cái – 200g). - Kích thước và chữ số để ghi định lượng trên nhãn hàng hoá được thiết kế theo diện tích phần chính của nhãn (PDP) theo bảng dưới đây: Diện tích phần chính của nhãn (PDP) Chiều cao nhỏ nhất của chữ và số (tính bằng cm2) (tính bằng mm) 32 1,6 32 đến 258 2,3 258 đến 645 6,4 645 đến 2580 9,5 > 2580 12,7 Ghi chú: dấu là nhỏ hơn hoặc bằng; dấu > là lớn hơn. - Cách tính diện tích phần chính của nhãn (PDP) ở một số hình dạng bao bì theo nguyên tắc tương đối, được minh hoạ bằng các ví dụ sau: + Hình hộp + Hình trụ tròn + Dạng gần hình trụ tròn + Dạng hình hộ chiều cao nhỏ. - Vị trí để ghi định lượng nằm ở phía dưới của phần chính của nhãn với diện tích chiếm 30% diện tích của nhãn và chiều cao khoảng 1/3 chiều cao của nhãn. * Thành phần cấu tạo - Các thành phần cấu tạo được ghi trên nhãn hàng hoá là các thành phần được sử dụng trong công nghệ sản xuất ra hàng hoá và hình thành giá trị sử dụng của chúng.
  25. - Đối với nhóm loại hàng hoá đòi hỏi độ an toàn cao trong sử dụng như thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm phải ghi đầy đủ tất cả các thành phần chế tạo hàng hoá lên Nhãn hàng hoá. - Chỉ áp dụng cho các loại hàng hoá vật tư, thiết bị, máy móc, vật dụng ngoài các nhóm, loại hàng hoá thì phải ghi thành phân cấu tạo trên nhãn hàng hoá. Trong đó chỉ ghi thành phần cấu tạo đối với hàng hoá là vật tư, thiết bị, máy móc, vật dụng thấy cần thiết và chỉ cần ghi thành phần cấu tạo chính quyết định tới giá trị sử dụng của hàng hoá đó. Ví dụ: Thành phần cấu tạo của vải dệt thoi gồm tỷ lệ % sợi pha giữa xơ thiên nhiên và xơ hoá học; Thành phần cấu tạo của sơn phủ Alkyd các mầu gồm tỷ lệ bột mầu, bột độn, nhựa tổng hợp Alkyd, dung môi hoà tan, chất làm khô; Thành phần chi tiết, phụ tùng trong cấu tạo của thiết bị, máy móc. * Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu - Việc lựa chọn các chỉ tiêu chất lượng chử yếu của sản phẩm để ghi nhãn hàng hoá phụ thuộc và bản chất, thuộc tính tự nhiên và mối quan hệ trực tiếp giữa chỉ tiêu chất lượng với công dụng chính và độ an toàn cần thiết của sản phẩm. - Trường hợp phải phân định cấp, loại chất lượng, phạm vi ứng dụng hàng hoá, thương nhân phải ghi lên nhãn hàng hoá cả thông số kỹ thuật, định lượng của các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu. - Trường hợp cần đảm bảo độ chính xác cao của chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, việc ghi nhãn hàng hoá về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu được ghi nhãn hàng hoá về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu được ghi kèm số hiệu tiêu chuẩn của phương pháp thử. - Ngoài chỉ tiêu chất lượng chủ yếu bắt buộc phải ghi lên nhãn hàng hoá theo quy định, thương nhân có thể ghi thêm nhãn ghi thêm các chỉ tiêu chất lượng khác. * Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản. - Việc ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản cần chú ý: + Trước các số chỉ ngày, tháng, năm phải có dòng chữ: ” Ngày sản xuất” hoặc viết tắt là ”NSX”. Ví dụ: NSX021099 (ngày sản xuất là 2 tháng 10 năm 1999) ”Hạn sử dụng” hoặc viết tắt là ”HSD”. Ví dụ: 310700 (hạn sử dụng đến hết ngày 31 tháng 7 năm 2000). ”Hạn bảo quản” hoặc viết tắt là ”HBQ”. Ví dụ: HBQ 251201 (hạn bảo quản đến ngày 25 tháng 12 năm 2001). Giứa số chỉ ngày, tháng, năm có thể ghi liền nhau hoặc có dấu chấm hoặc có dấu gạch chéo để phân định ró ngày, tháng, năm.
  26. + Trường hợp do thiết bị và công nghệ sản xuất chưa khắc phục được thì chấp nhân việc ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng hoặc thời hạn bảo quản dưới đáy bao bì. * Hướng dẫn sử dụng và bảo quản - Các loại hàng hoá có tính chất sử dụng đơn giản, phổ thông không phải hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo quản. - Bản thuyết minh kèm theo hàng hoá chỉ áp dụng cho các hàng hoá vật dụng như vật tư, máy móc thiết bị có tính chất sử dụng phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao hoặc áp dụng cho các hàng hoá đòi hỏi độ an toàn và hiệu quả sử dụng cao như thuốc, vật tư y tế phòng và chữa bệnh cho người, vho vật nuôi, cây trồng; vật tư hoá chất sử dụng cho công nghiệp. - Trường hợp nhãn hàng hoá không đủ diện tích để ghi các nội dung hướng dẫn về sử dụng và bảo quản thì nội dung này được hướng dẫn thuyết minh vào một tài liệu kèm theo hàng hoá để cung cấp cho người mua. * Xuất xứ hàng hoá Trên nhãn hàng hoá xuất khẩu hoặc hàng hoá nhập khẩu đều phải ghi tên nước xuất xứ của hàng hoá. Nội dung không bắt buộc - Các nội dung không bắt buộc có thể ghi lên nhãn hàng hoá, tuỳ theo yêu cầu và đặc thù riêng của từng hàng hoá có thể ghi thêm các thông tin cần thiết khác nhưng không được trái với các quy định của pháp luật, đồng thời không được che khuất hoặc làm hiểu sai lệch những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hoá. - Thương nhân có thể ghi trên nhãn hàng hoá các nội dung (nếu có) như mã số, mã vạch do tổ chức mã số, mã vạch quốc gia cấp; nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ sở hữu công nghiệp; các loại huy chương đã được khen thưởng; các chứng nhân sản phẩm hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; số hiệu lô hàng được sản xuất; các dấu hiệu quốc tế được dùng cho vận chuyển, sử dụng, bảo quản. d. Cách ghi nhãn hàng hoá thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi * Đối với hàng sản xuất tại Vệt Nam 1- Tên Hàng hoá Tên hàng hoá là thức ăn chăn nuôi được ghi cụ thể dựa vào chức năng sử dụng của hàng hoá cũng như đối tượng và giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi sử dụng thức ăn đó. Ví dụ: Thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt khối lượng từ 30 – 60kg Thức ăn bổ sung khoáng cho gà 2- Thành phần cấu tạo
  27. - Hàng hoá là thức ăn chăn nuôi phải ghi đầy đủ tên những nguyên liệu được sử dụng trong công nghệ sản xuất ra hàng hoá đó theo thứ tự từ cao xuống thấp về khối lượng hoặc tỷ khối (%). - Nếu một trong những nguyên liệu đã được chiếu xạ hoặc là sản phẩm của kỹ thuật biến đổi gen phải được ghi trên nhãn hàng hoá theo các quy định Quốc tế mà Việt Nam công bố áp dụng. 3- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu Những chỉ tiêu chất lượng hàng hoá bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hoá thức ăn chăn nuôi. - Đối với hàng hoá là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc. + Ẩm độ (Max %) + Protein (Min %) + Năng lương trao đổi ME (Min Kcal/kg) + Xơ thô (Max %) + Ca (Min và Max %) + P (Min %) + NaCl (Min và Max %) + Tên và hàm lượng kháng sinh hoặc dược liệu (Max mg/kg) - Đối với hàng hoá là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung vitamin, bổ sung khoáng hoặc các chất phụ gia: Tên và hàng lượng kháng sinh hoặc dược liệu (Max mg/kg) 4- Hướng dẫn sử dụng và bảo quản - Đối với hàng hoá là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung hoặc các chất phụ gia nhất thiết phải ghi hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo nguy hại nếu sử dụng hàng hoá không đúng cách thức. nếu hàng hoá có kháng sinh phải ghi thời hạn ngừng cho ăn trước khi giết mổ cũng như các thông tin khác cần chú ý. - Trường hợp nhãn hàng hoá không đủ diện tích đeer ghi các nội dung hướng dẫn về sử dụng và bảo quản thì nội dung này được hướng dẫn thuyết minh vào một tài liệu kèm theo hàng hoá để cung cấp cho người sử dụng.
  28. Ví dụ: MẪU NHÃN HÀNG HOÁ THỨC ĂN CHĂN NUÔI (đối với hàng hoá là thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc) MẶT TRƯỚC BAO BÌ THỨC ĂN HỖN HỢP DẠNG VIÊN CHO GÀ THỊT TỪ 21 – 42 NGÀY TUỔI Biểu tượng và mã số của Công ty (hình vẽ, quảng cáo) C12 Khối lượng tịnh: MẶT SAU BAO BÌ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG + Ẩm độ (Max %) + Protein (Min %) + Năng lương trao đổi ME (Min Kcal/kg) + Xơ thô (Max %) + Ca (Min và Max %) + P (Min %) + NaCl (Min và Max %) + Tên và hàm lượng kháng sinh hoặc dược liệu (Max mg/kg) + Không có hormon hoặc khàng hormon NGUYÊN LIỆU: Bột ngô, Gluten ngô, khô dầu hạt cải, bột đậu tương, bột cá, bột váng sữa, bột thịt xương, dầu thực vật, bột sò, L – lisin, sulfat đồng, sulfat sắt, cacbinat canxi, oxit mangan, axit folic, clotetracycline Tên nguyên liệu đã được chiếu xạ hoặc là sản phẩm của kỹ thuật biến đổi gen (nếu có). HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Cho gà ăn tự do không cần bổ sung bất kỳ loại thức ăn khác ngoài nước uống. Tên, địa chỉ, điện thoại của nhà máy Số đăng ký: Số lô sản xuất Ngày sản xuất: Điều kiện bảo quản: Thời hạn sử dụng: * Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
  29. - Hàng hoá là thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu làm thức ăn chăn chăn nuôi xuất khẩu: Ngôn ngữ trên nhãn hàng hoá được ghi theo thoả thuận trong hợp đồng mua bán với các thông tin thuộc nội dung bắt buộc kèm theo nhãn gốc để cung cấp cho người mua. - Hàng hoá là thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu: Tốt nhất là thoả thuận được với bên bán hàng để ghi bằng tiếng Việt Nam trên nhãn gốc với các thông tin thuộc nội dung bắt buộc. Trường hợp không thoả thuận thì phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam với các thông tin thuộc nội dung bắt buộc kèm theo nhãn gốc để cung cấp cho người mua. e. Một số quy định kỹ thuật tạm thời đối với thức ăn chăn nuôi Quy định hàm lượng tối đa độc tố nấm mốcc Aflatoxin B1 và hàm lượng tổng số các Aflatoxin (B1 + B2 + G1 + G2) được tính bằng microgam (g) trong 1kg thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm. Loại vật nuôi Aflatoxin B1 Tổng số các Aflatoxin Gà con từ 1-28 ngày tuổi 20 30 Nhóm gà còn lại 30 50 Vịt con từ 1-28 ngày tuổi Không có 10 Nhóm vịt còn lại 10 20 Lợn con theo mẹ từ 1-28 10 30 ngày tuổi Nhóm lợn con còn lại 100 200 Bò nuôi lấy sữa 20 50 Quy định hàm lượng tối đa các nguyên tố khoáng và kim loại nặng được tính bằng miligam (mg) trong 1 kg thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm.
  30. Hàm lượng tối đa Số Gia cầm Tên nguyên tố TT Nuôi Đẻ Lợn Bò thịt trứng 1 Canxi (Ca) 12000 40000 10000 10000 Phốtpho tổng số 2 8000 8000 15000 10000 (P) 3 Natri (Na) 20000 20000 8000 40000 4 tháng tuổi 100 5 Sắt (Fe) 1250 1250 1250 1250 6 Kẽm (Zn) 250 250 250 250 7 Coban (Co) 10 10 10 10 8 Mangan (Mn) 250 250 250 250 9 Iod (I) 300 300 300 300 10 Molipden (Mo) 2,5 2,5 2,5 2,5 11 Flo (F) 250 250 250 250 12 Selen (Se) 0,5 0,5 0,5 0,5 13 Asen (As) 2 2 2 2 14 Chì (Pb) 5 5 5 5 15 Thuỷ ngân (Hg) 0,1 0,1 0,1 0,1 16 Cadimi (Cd) 0,5 0,5 0,5 0,5 Quy định hàm lượng tối thiểu các loại vitamin trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm.
  31. Số Hàm lượng tối thiểu Loại Vitamin Đơn vị đo TT Gia cầm Lợn Bò 1 Vitamin A UI 1500 1300 2200 2 Vitamin D UI 200 200 3 Vitamin E UI 10 10 15 4 Vitamin K mg 0,5 0,5 5 Thiamin (B1) mg 1,8 1 6 Ribofavin (B2) mg 3,0 3 7 Niacin mg 25 12 8 Biotin mg 0,12 0,05 9 Acid pantothenic mg 10 9 10 Pyridoxin (B6) mg 3,0 1,5 11 Acid folic mg 0,5 0,32 12 Cobalamin g 10 15 13 Cholin mg 150 400 f. Các chỉ tiêu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải công bố khi xây dựng tiêu chuẩn cơ sở là hàng hoá thức ăn chăn nuôi Đối với hàng hoá là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh Số Chỉ tiêu Đơn vị tính Hình thức công bố TT 1 Độ ẩm % Không lớn hơn 2 Năng lượng trao đổi Kcal/kg Không nhỏ hơn 3 Protein thô % Không nhỏ hơn 4 Xơ thô % Không lớn hơn
  32. 5 Canxi % Trong khoảng 6 Phốtpho tổng số % Không nhỏ hơn 7 Natri clorua (NaCl) % Trong khoảng 8 Lizin % Không nhỏ hơn 9 Methion + xistin % Không nhỏ hơn 10 Treonin % Không nhỏ hơn Khoáng không tan trong axit 11 % Không lớn hơn Clohydric (cát sạn) 12 Aflatoxin tổng số ppb Không lớn hơn Dược liệu hoặc kháng sinh 13 (nếu sử dụng phải nêu tên và mg/kg Không lớn hơn hàm lượng cụ thể) 14 Hoocmon Không được phép 15 Các chỉ tiêu khác Theo quy định hiện hành Đối với hàng hoá là thức ăn đậm đặc Số Chỉ tiêu Đơn vị tính Hình thức công bố TT 1 Độ ẩm % Không lớn hơn 2 Năng lượng trao đổi Kcal/kg Không nhỏ hơn 3 Protein thô % Không nhỏ hơn 4 Xơ thô % Không lớn hơn 5 Canxi % Trong khoảng 6 Phốtpho tổng số % Không nhỏ hơn 7 Natri clorua (NaCl) % Trong khoảng 8 Lizin % Không nhỏ hơn
  33. 9 Methion + xistin % Không nhỏ hơn 10 Treonin % Không nhỏ hơn Khoáng không tan trong axit 11 % Không lớn hơn Clohydric (cát sạn) 12 Aflatoxin tổng số ppb Không lớn hơn Dược liệu hoặc kháng sinh 13 (nếu sử dụng phải nêu tên và mg/kg Không lớn hơn hàm lượng cụ thể) 14 Hoocmon Không được phép 15 Các chỉ tiêu khác Theo quy định hiện hành Đối với hàng hoá là premix vitamin Số Chỉ tiêu Đơn vị tính Hình thức công bố TT 1 Độ ẩm % Không lớn hơn Chất mang (tên và hàm lượng 2 % Không nhỏ hơn cụ thể) Khoáng không tan trong axit 3 % Không lớn hơn Clohydric (cát sạn) Dược liệu hoặc kháng sinh 4 (nếu sử dụng phải nêu tên và mg/kg Không lớn hơn hàm lượng cụ thể) 5 Hoocmon Không được phép
  34. Đối với hàng hoá là premix khoáng Số Chỉ tiêu Đơn vị tính Hình thức công bố TT 1 Độ ẩm % Không lớn hơn Các loại nguyên tố khoáng % hoặc 2 Trong khoảng chủ yếu có trong sản phẩm mg/kg Khoáng không tan trong 3 % Không lớn hơn axit Clohydric (cát sạn) 4 Kim loại nặng khác mg/kg Theo quy định hiện hành 5 Hoocmon Không được phép Đối với hàng hoá là premix vitamin – khoáng Số Chỉ tiêu Đơn vị tính Hình thức công bố TT 1 Độ ẩm % Không lớn hơn Các loại vitamin có trong sản 2 Không nhỏ hơn phẩm Các loại nguyên tố khoáng % hoặc 3 Trong khoảng chủ yếu có trong sản phẩm mg/kg Chất mang (tên và hàm 4 % Không nhỏ hơn lượng cụ thể) Khoáng không tan trong axit 5 % Không lớn hơn Clohydric (cát sạn) Theo quy định hiện 6 Kim loại nặng khác mg/kg hành Dược liệu hoặc kháng sinh 7 (nếu sử dụng phải nêu tên và mg/kg Không lớn hơn hàm lượng cụ thể) 8 Hoocmon Không được phép
  35. Đối với hàng hoá là phụ gia thức ăn chăn nuôi Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Hình thức công bố 1 Dạng sản phẩm 2 Các chỉ tiêu cảm quan 3 Độ ẩm % Không lớn hơn Tên, công thức hoá học 4 (nếu có) và thêm hàm lượng hoạt chất chính 5 Hoocmon Không được phép Những chỉ tiêu đặc trựng 6 khác 3.3. Thông tin về khoa học công nghệ - Thu thập các thông tin về khoa học công nghệ để cải tiến quy trình công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn hỗn hợp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi trong tương lai. - Tăng cường nhập khẩu và thay thế các dây truyền sản xuất hiện đại của các nước phát triển. - Áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh 4. Tổng hợp và xử lý thông tin 4.1. Tổng hợp các thông tin - Tập hợp các thông tin thu đã thu thập - Lựa chọn các ưu tiên của thông tin - Phân loại thông tin thành các nhóm - Phân tích các nhóm thông tin 4.2. Xử lý thông tin - So sánh đánh giá thông tin, đi đến lựa chọn thông tin - Đưa ra các quyết định cho doanh nghiệp như: Thành phần sản phẩm, mẫu mã sản phẩm, hình thức quảng bá, giá sản phẩm, khách hàng, số lượng cần sản xuất
  36. 5. Xác định quy mô sản xuất kinh doanh 5.1. Quy mô sản xuất kinh doanh lớn Trong trường hợp bạn tiềm lực có thể, khả năng huy động vốn từ ngân hàng đầu tư tốt cho bạn, thì bạn có thể quyết định sản xuất theo quy mô lớn. Đối với quy mô sản xuất lớn trước khi quyết định bạn phải nghiên cứu thật kỹ về các thông tin về thị trường (khách hàng, đối thủ cạnh tranh), nguồn vốn, chất lượng sản phẩm, uy tín, nhân lực và khả năng phát triển trong tương lai. 5.2. Quy mô sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ Trong trường hợp tiềm lực bạn có giới hạn, khả năng huy động vốn có giới hạn bạn nên quyết định sản xuất theo quy mô vừa và nhỏ. Đây là hình thức sản xuất phổ biến của các doanh nghệp ở Việt Nam vì nó phù hợp với điều kiện kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật của đất nước. 6. Thực hành 6.1. Điều kiện thực hiện công việc - Địa điểm thực hành: Tại phòng học, đại lý thô nguyên liệu thô, đại lý bán sản phẩm, nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp. - Thiết bị, dụng cụ: Máy tính tay, máy vi tính, projecter, bộ phiếu điều tra, danh sách các đại lý, sổ sách, giấy (A4, A0), bút bi, bút chì, bút dạ, băng dính giấy. 6.2. Các bƣớc thực hiện công việc 6.2.1. Thiết kế bộ phiếu điều tra thu thập thông tin về nguyên liệu Thiết kế hệ thống câu hỏi cho bộ phiếu điều tra thu thập thông tin về các nội dụng sau: - Thông tin về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và hình thức quảng bá: - Thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và các bên liên quan - Thông tin về chính sách, pháp luật và khoa học công nghệ 6.2.2. Điều tra thu thập đƣợc thông tin về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và hình thức quảng bá sản phẩm. - Phát phiếu thu thập thông tin - Đặt câu hỏi trực tiếp: Một số gợi ý khi đặt câu hỏi Ông (bà) cho biết một số thông tin về thu mua nguyên liệu thô của cơ sở mình? + Nguồn thu mua + Số lượng các loại nguyên liệu + Chất lượng nguyên liệu
  37. + Giá cả các nguyên liệu thu mua + Giá bán các nguyên liệu thô + Phương thức vận chuyển + Hình thức giao, nhận hàng Ông (bà) cho biết một số thông tin về kênh phân phối mà cơ sở mình đang thực hiện? + Các nguồn cung ứng + Số lượng nguyên liệu từ các nguồn cung ứng + Các kênh phân phối + Số lượng nguyên liệu phân phối cho các cơ sở Ông (bà) cho biết một số thông tin về hình thức quảng bá của cơ sở mình? + Tiếp thị + Tờ rơi + Tư vấn trực tiếp + Quảng cáo 6.2.3. Điều tra thu thập đƣợc thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các bên liên quan - Phát phiếu thu thập thông tin - Đặt câu hỏi trực tiếp: Một số gợi ý khi đặt câu hỏi Xin ông (bà) vui lòng trả lời một số câu hỏi về các thông tin khách hàng của cơ sở minh? + Khách hàng của bạn là ai? Họ cần gì và muốn gì? Bạn có thể đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ bằng các loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào? Đối với mỗi sản phẩm đó bạn cần chú trọng đặc tính nào: kích cỡ, mầu sắc, chất lượng, giá cả hay việc giao hàng? + Khách hàng của bạn ở độ tuổi nào? + Họ là nam hay nữ? + Họ ở đâu? Họ sống ở thành thị, gần thành thị hay ở các vùng nông thôn? + Hàng tháng họ kiếm được bao nhiêu tiền? Số tiền này họ dành bao nhiêu để tiêu dùng và bao nhiêu để tiết kiệm? + Họ thường mua hàng ở đâu, mua lúc nào và bao lâu thì mua hàng một lần? + Giá nào họ có thể chấp nhận được? + Họ mua với số lượng là bao nhiêu?
  38. + Số lượng khách hàng sẽ tăng, giảm hay không thay đổi trong tương lai? + Tại sao khách hàng lại mua loại sản phẩm đó? Họ mua vì chất lượng, hay thấy lạ, thấy rẻ thì mua mà thôi? Xin ông (bà) vui lòng trả lời một số câu hỏi về các thông tin nhà cung cấp của cơ sở minh? + Nhà cung cấp của cơ sở mình là ai? + Họ ở đâu? + Giá nào họ có thể bán nguyên liệu cho mình? + Họ cung cấp số lượng là ao nhiêu? + Trong tương lai nhà cung cấp tăng hay giảm? + Tại sao lại chọn các nhà cung cấp đó? Xin ông (bà) vui lòng trả lời một số câu hỏi về các thông tin đối thủ cạnh tranh của cơ sở minh? + Khách hàng của họ là ai? + Chất lượng hàng hoá dịch vụ của họ như thế nào? + Hàng hoá dịch vụ của họ có sẵn không? + Họ có dịch vụ phụ trợ kèm theo hang hoá/dịch vụ chính không? + Giá bán của họ là bao nhiêu? + Họ có bán chịu không? Họ có hình thức giảm giá nào không (ví dụ như giảm giá khi mua số lượng lớn, khi trả tiền ngay, khi mua trái vụ )? + Địa điểm của họ thế nào? + Họ có giao hàng tận nhà cho khách không? Họ làm sao phân phối hàng hoá dịch vụ? + Trang thiết bị của họ có hiện đại không? + Những người làm cho họ có được đào tạo tốt và hưởng lương cao không? + Họ có quảng cáo cho công việc kinh doanh của họ không? + Họ khuếch trương hàng hoá dịch vụ của họ như thế nào? + Hàng tháng họ bán được bao nhiêu tiền hàng? Xin ông (bà) vui lòng trả lời một số câu hỏi về các thông tin liên quan khác của cơ sở minh?
  39. + Nguồn hỗ trợ của nhà nước + Tín dụng + Nhân công 6.2.4. Điều tra thu thập đƣợc các thông tin về chính sách, pháp luật và khoa học công nghệ. - Thu thập các văn bản quy định của chính phủ, bộ ngành về chính sách, pháp luật và khoa học công nghệ liên quan đến sản xuất kinh doanh nguyên liệu, sản phẩm là thức ăn chăn nuôi. - Thu thập thông tin thông qua đài, báo chí và internet - Hỏi trực tiếp các cơ sở? 6.3.5. Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin. - Tập hợp các thông tin điều tra - Phân nhóm các loại thông tin - Loại bỏ các thông tin không cần thiết - Xử lý thông tin - Đánh giá các loại thông tin 6.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa - Hiện tượng + Trả lời câu hỏi không đúng mục tiêu + Thiếu một số thông tin nhỏ - Nguyên nhân + Thiết kế hệ thống câu hỏi trong bộ phiếu điều tra không rõ ràng, khó hiểu. + Điều tra sơ sài, không chuẩn bị đủ các câu hỏi - Cách phòng ngừa + Câu hỏi phải ngắn ngọn, rõ ràng và dễ hiểu. + Chuẩn bị đầy đủ các câu hỏi cần thiết trước khi điều tra thu thập thông tin B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Điều tra thu thập thông tin về một doanh nghiệp hay một đại lý thu mua nguyên liệu thô? Bài tập 2: Điều tra thu thập thông tin về một doanh nghiệp hay đại lý bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi? Bài tập 3: Điều tra thu thập thông tin về một nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi?
  40. Bài tập 4: Thu thập thông tin về giá cả nguyên liệu và kênh phân phối thông qua các kênh thông tin. C. Ghi nhớ - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và hình thức quảng bá sản phẩm. - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và các bên liên quan - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin về chính sách, pháp luật và khoa học cong nghệ - Phương pháp xử lý các thông tin thu thập - Thiết kế bộ phiếu điều tra. - Điều tra thu thập được thông tin về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và hình thức quảng bá sản phẩm. - Điều tra thu thập được thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các bên liên quan - Điều tra thu thập được các thông tin về chính sách, pháp luật và khoa học công nghệ. - Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin thu thập
  41. Bài 2. Chuẩn bị nguyên liệu Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Mô tả được các bước của chuẩn bị nguyên liệu, phương tiện và thiết bị phối trộn nguyện liệu. - Mô tả được quy trình phối trộn, đóng gói và bảo quản nguyên liệu A. Nội dung: 1. Xác định các loại và số lƣợng, chất lƣợng các loại nguyên liệu 1.1. Xác định chủng loại nguyên liệu - Nguyện liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, không chứa mầm bệnh và các chất độc hại quá ngưỡng quy định. - Nguyên liệu không có các chất hoặc có chứa các chất cấm sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. - Trên cơ sở xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi để xác định các chủng loại nguyên liệu cần chuẩn bị: Ví dụ: Công thức thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ hướng trứng Loại nguyên liệu Tỷ lệ (%) + Ngô 31,31 + Thóc 21,04 + Khô đỗ tương 20,35 + Bột cá 5,00 + Bột đầu tôm 3,00 + Cám 10,00 + Bột đá 6,00 + Bột xương 300 + Premix 0,30 - Trên cơ sở các đối tượng vật nuôi cần sản xuất thức ăn hỗn hợp để bổ sung các loại nguyên liệu cần chuẩn bị.
  42. 1.2. Xác định số lƣợng các loại nguyên liệu - Căn cứ vào quy mô sản xuất của doanh nghệp sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi để xác định số lượng nguyên liệu cần chuẩn bị. - Căn cứ vào loại thức ăn cần sản xuất cho các đối tượng vật nuôi khác nhau để xác định số lượng nguyên liệu cần sản xuất. - Căn cứ vào loại thức ăn hỗn hợp cần sản xuất (thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp) - Dựa vào nhu cầu các khách hàng hàng ngày, hàng tháng để xác định số lượng nguyên liệu cần chuẩn bị. - Dựa vào muc tiêu sản lượng của công ty hay doanh nghiệp mà chuẩn bị đủ số lượng nguyên liệu cần chuẩn bị. Ví dụ: Một ngày cần sản suất 1tấn thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ hướng trứng, tính số lượng cần chuẩn bị trong một tháng. Loại nguyên liệu chuẩn bị Số lượng 1 ngày (kg) Số lượng 1 tháng (kg) + Ngô 313,1 9393 + Thóc 210,4 6312 + Khô đỗ tương 203,5 6105 + Bột cá 50,0 1500 + Bột đầu tôm 30,0 900 + Cám 100,0 3000 + Bột đá 60,0 1800 + Bột xương 30,0 900 + Premix 3,0 90 1.3. Xác định chất lƣợng các loại nguyên liệu - Đánh giá chất lượng thức ăn thông qua cảm quan khi đánh giá cần phải nắm chắc tiêu chuẩn cảm quan của các loại thức ăn: + Kiểm tra độ ẩm thức ăn bằng cảm quan. Đưa bàn tay vào khối thức ăn, đựng ở trong các đơn vị chứa như bao, túi để nhận biết về độ ẩm của thức ăn thế nào. Nếu ta có cảm giác của da bàn tay mát, khô thì độ ẩm của thức ăn đảm bảo sử dụng thức ăn lâu dài.
  43. Nếu thấy da bàn tay có cảm giác nóng, chứng tỏ độ ẩm của thức ăn quá cao Chú ý: Nếu thức ăn có độ ẩm cao phải có biện pháp xử lý ngay: sấy, phơi hoặc cho ăn hết thức ăn trong thời gian ngắn nhất. *Kiểm tra màu sắc thức ăn bằng cảm quan. Lấy một lượng thức ăn đưa lên lòng bàn tay hoặc tấm kính sau đó ta dùng mắt quan sát xem mầu của thức ăn có đảm bảo theo tiêu chuẩn không. Chú ý: Nếu thức ăn đổi mầu (mầu xám, mầu đen ) hoặc thức ăn bị nấm mốc thì chúng ta cần loại bỏ không dùng làm thức ăn cho vật nuôi vì thức ăn đã bị hư hỏng nếu cho vật nuôi ăn sẽ bị ngộ độc bởi độc tố của nấm mốc (aflatoxin) hoặc các chất độc khác do hư hỏng. * Kiểm tra mùi, vị thức ăn bằng cảm quan. + Kiểm tra mùi của thức ăn: Lấy 20g thức ăn hỗn hợp hoặc nguyên liệu đã nghiền nhỏ cho vào miếng giấy sạch không mùi hoặc để lên trên đĩa thuỷ tinh sạch đưa lên mũi ngửi, xem có mùi đặc trưng của thức ăn hay không. Ví dụ: Ngô, cám gạo mới có mùi thơm ngây, bột cá tốt có mùi tanh đặc trưng của cá Nếu chưa phân biệt rõ mùi thì ta lấy 10g thức ăn, cho vào một cốc thuỷ tinh và cho vào 20ml nước đun sôi, đậy kín, để 5 - 10 phút sau đó bỏ tấm đậy và ngửi để nhận biết mùi của thức ăn có mùi gì. Chú ý: Nếu thức ăn có có mùi lạ, mùi hôi, mùi mốc, mùi khét thì thức ăn đã bị hư hỏng chúng ta cần xử lý hoặc loại bỏ ngay + Kiểm tra vị của thức ăn: Trước khi tiến hành thử thì xúc miệng nhiều lần. Sau đó lấy 1g thức ăn để lên đầu lưỡi nhấm thử 5 - 10 giây để nhận biết được vị của thức ăn như thế nào (chua, mặn, đắng ). Sau đó nhổ thức ăn ra và quan sát màu của thức ăn như thế nào? Chú ý: Nếu thức ăn có vị đắng, vị chua chứng tỏ thức ăn đã hư hỏng cần có biện pháp xử lý hoặc loại bỏ ngay * Kiểm tra độ sạch Kiểm tra độ sạch thức ăn bằng cảm quan. + Đưa thức ăn lên tấm kính dùng mắt để nhận biết và đánh giá được độ lấn tạp của các chất vào thức ăn như: kim loại, rơm rác, gỗ, giấy vụn, thuỷ tinh và cát sạn các loại côn trùng, sâu, mọt. + Dùng tay đưa vào đơn vị chứa thức ăn, cảm giác da bàn tay cho ta nhận biết được độ thô cứng của thức ăn hỗn hợp như cảm thấy nháp, khó đưa sâu vào
  44. đơn vị chứa. Chứng tỏ hạt nghiền thô, to hoặc thức ăn lẫn nhiều vật cứng như sỏi, đá hoặc thức ăn để lâu bị vón cục, đóng bánh. Kiểm tra độ sạch bằng phương pháp lắng cặn. Ta lấy thức ăn ở 3 vị trí của đơn vị chứa thức ăn, bao túi đựng Mỗi vị trí 100g đem trộn đều, lấy ra 10g cho vào cốc nước sạch, có lượng nước gấp 2 lần thức ăn (20ml) khuấy đều 2-3 phút sau đó để yên 5 - 10 phút xem trên mặt có trấu, mày hạt, rơm rác, giấy vụn sâu mọt nổi lên trên không. Sau đó, gạn bỏ nước trên mặt sang cốc khác rồi đổ phần thức ăn lắng đọng ở dưới đáy cốc ra tấm kính dàn mỏng xem có lẫn tạp các vật lạ như kim loại, thuỷ tinh, sỏi đá - Xác định chất lượng của các thức ăn thuộc loại nào như: thức ăn loại 1, thức ăn loại 2, thức ăn cần loại thải. - Lựa chọn nguyên liệu theo chất lượng để quyết định đặt mua. - Các quy định về quản lý nguyên liệu đầu vào + Xây dựng tiêu chuẩn bắt buộc cho từng loại nguyên liệu đầu vào. + Nguyên liệu nhập phải được kiểm tra để đảm bảo đáp ứng được tiêu chuẩn đã đề ra theo các nội dung sau: Kiểm tra lý tính: Tạp chất, kích cỡ hạt, độ cứng của viên. Kiểm tra dinh dưỡng: Phân tích hóa học. Kiểm tra độc tố: xác định aflatoxin, các chất kháng dinh dưỡng. + Các loại nguyên liệu nhập vào kho cần có đầy đủ các thông tin sau đây: Tên nguyên liệu. Ngày tháng nhập. Họ tên chủ hàng. Họ tên người giám định bốc dỡ. + Lưu mẫu nguyên liệu của từng lô hàng và lưu cho đến khi sản phẩm được sản xuất từ loại nguyên liệu này đã được tiêu thụ hết. + Ưu tiên sử dụng nguyên liệu của các nhà cung cấp có uy tín , đã được chứng nhận hê ̣thống chất lươṇ g GMP hoặc ISO. + Sử dụng nguyên liệu nhập vào theo nguyên tắc: Nguyên liệu nhập trước – sản xuất kho trước, nguyên liệu nhập sau – sản xuất sau. + Cần xác lập các qui trình xử lý hạt nguyên liệu (nếu thấy cần thiết) trước khi đưa vào sản xuất. 2. Mua nguyên liệu 2.1. Nguyên liệu sẵn có của cơ sở sản xuất Trước khi quyết định mua các loại nguyên liệu và với số lượng là bao nhiêu thì thực hiện các công việc sau:
  45. Kiểm tra lại hiện tại doanh nghiệp mình còn bao nhiêu loại nguyên liệu và với số lượng từng loại là bao nhiêu. Một số cơ sở sản xuất có khả năng sản xuất được nguyên liệu, vậy họ phải xác định có thể thu hoạch được số lượng nguyên liệu là bao nhiêu. 2.2. Nguyên liệu sẵn có của địa phƣơng Khảo sát nông dân khu vực xung quanh cơ sở sản xuất họ trồng những loại nguyên liệu nào và năng suất đạt được là bao nhiêu. Khảo sát thị trường các đại lý bán buôn bán lẻ trong vùng có khả năng cung ứng cho doanh nghiệp mình các loại nguyên liệu nào và số lượng là bao nhiêu. Tiến hành triển khai khảo sát giá cả và lập kế hoạch đơn đặt hàng với các cơ sở cung ứng thức ăn. Đặt thu mua nguyên liệu từ các hộ nông dân và các đại lý thương nhân và đàm phán phương thức vận chuyển về doanh nghiệp, thời gian vận chuyển. 2.3. Nguyên liệu từ những địa phƣơng khác Trên cơ sở dà soát lại số lượng và chủng loại nguyên liệu của cơ sở sản xuất và dựa vào đơn đặt hàng với các đại lý của các thương nhân. Dà soát lại kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp cần sử dụng những chủng loại nguyên liệu nào và số lượng là bao nhiêu để lập kế hoạch thu mua các nguyên liệu mà cơ sở, các hộ nông dân và các thương nhân xung quanh cơ sở sản xuất không có hoặc không cung ứng đủ để đặt mua các loại nguyên liệu với các địa phương lân cận hoặc khu vực khác, thậm chí nhập khẩu nước ngoài. Khi thu mua nguyên liệu cần chú ý đến chủng loại và chất lượng của nguyên liệu cần mua. Giá cả của nguyên liệu có phù hợp không, phương thức vận chuyển và thời gian vận chuyển có kịp kế hoạch sản xuất không. 3.Chuẩn bị dụng cụ, phƣơng tiện chế biến 3.1. Xác định các loại dụng cụ, phƣơng tiện chế biến Thức ăn công nghiệp là thức ăn cho gia súc, gia cầm đảm bảo ăn vào đã đầy đủ các chất dinh dưỡng không cần phải bổ sung thêm một thức ăn nào khác. Công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc hay gia cầm được sử dụng trên thế giới và ở nước ta nói chung về quy trình và kỹ thuật sản xuất là tương tự nhau. Ở nước ta đa số các nhà máy đều chọn phương pháp phối trộn, cho nên các thiết bị máy móc sử dụng trong công nghệ thường giống nhau về mặt cấu tạo và nguyên tắc hoạt động. Tuy nhiên thiết bị và dây chuyền của từng hãng sản xuất khác nhau, có những đặc điểm riêng, đặc tính kỹ thuật cũng khác nhau. Trong sản xuất thức ăn hỗn hợp các loại dụng cụ, phương tiện chế biến thường được lắp đặt theo hệ thống dây truyền nhằm lợi dụng tính tự chảy của nguyên liệu.
  46. - Dây chuyền công nghệ là tổ hợp của nhiều dây chuyền khác nhau, bao gồm: + Dụng cụ, thiết bị của dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu thô. + Dụng cụ, thiết bị của dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu mịn. + Dụng cụ, thiết bị của dây chuyền định lượng và phối trộn. + Dụng cụ, thiết bị của dây chuyền tạo viên và xử lý viên. + Dụng cụ, thiết bị của dây chuyền cân và đóng bao thành phẩm. Tất cả các dây chuyền sản xuất và thiết bị được điều khiển từ hệ thống máy tính trung tâm. - Nguồn cung cấp điện với hiệu điện thế 220V/380V - Hệ thống cung cấp nước và hệ thống xử lý nước thải. 3.2. Chuẩn bị các loại dụng cụ, phƣơng tiện chế biến - Các dụng cụ, thiết bị và phương tiện cần được chuẩn bị một cách chi tiết đảm bảo dây truyền hoạt động tốt. - Trước khi vận hành cần kiểm tra các dụng cụ, thiết bị và phương tiên có bị hỏng hóc không, nếu hỏng hóc thì có thể sửa chữa hoặc thay thế tuỳ thuộc vào điều kiện của cơ sở hoặc tuỳ thuọc vào mức độ hỏng hóc. - Vệ sinh các dụng cụ, thiết bị và phương tiện bằng cách lau chùi sạch sẽ sau đó bảo dưỡng. - Vận hành thử xem máy móc đã hoạt động tốt chưa nếu chưa thì xem xét nguyên nhân để điều chỉnh cho phù hợp. - Các quy chuẩn về thiết bị dụng cụ. Trang thiết bị dụng cụ sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: + Phù hợp, thuận tiện cho thao tác, dễ vệ sinh, khủ trùng và bảo dưỡng. + Bề mặt của dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phải làm bằng vật liệu trơ, không độc và đảm bảo vệ sinh. + Thiết bị máy móc phải được bố trí để có thể vận hành đúng với mục đích sử dụng, dễ dàng vệ sinh, bảo dưỡng và thuận lợi cho việc kiểm tra; + Thiết bị trộn và các dụng cụ cân đo phải được kiểm tra và hiệu chỉnh định kỳ. + Các thiết bị cơ khí, thiết bị sử dụng điện năng, nhiệt năng, thiết bị áp lực phải có quy định bằng văn bản về chế độ vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  47. 4. Chuẩn bị dụng cụ, máy phối trộn 4.1. Xác định các loại dụng cụ, máy phối trộn Máy trộn là một thiết bị dùng để trộn thức ăn hỗn hợp thành một hợp chất đồng nhất trong độ đồng đều của thức ăn là mộ trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng thức ăn và hiệu quả của máy. Máy trộn có nhiều loại, nhiều kiểu, và được phân loại theo nhiều phương pháp khác nhau. Thực tế để đơn giản, người ta thường phân loại theo hai cách: xét về cách bố trí bộ phận làm việc trong máy thì có máy trộn ngang, máy trộn đứng, máy trộn nghiêng; xét về tỉ lệ ẩm, nước có chứa trong hỗn hợp thức ăn thì máy được chia làm 3 loại (máy trộn khô, máy trộn ướt và máy trộn nước với độ thủy phân trong hỗn hợp thức ăn: trộn khô < 20%, trộn ướt 20 – 60%, trộn nước 60 – 85%). Hiện nay, phổ biến trong các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc hoặc các trại chăn nuôi có qui mô lớn thì máy trộn được dùng phổ biến là loại máy trộn kiểu đứng và họat động theo nguyên lý sau cơ bản sau: MỘT VÀI THÔNG SỐ KỸ THUẬT Máy trộn MTVĐ –300 - Nguyên lý làm việc: trộn kiểu vít đứng. - Thời gian trộn 3 - 7 phút.
  48. - Năng suất 300-350 kg/mẽ (1.400kg/giờ). - Công suất động cơ 3 HP. - Kích thước: 1,6m x 1,5m x 2,3m (D x R x C) - Độ trộn đều, thoả mãn yêu cầu chăn nuôi. - Dùng trộn các vật liệu khô rời (hỗn hợp thức ăn chăn nuôi). Máy trộn TMR – V800 dạng đứng -Thể tích 0,8m3, tương đương 150- 300kg (tuỳ theo từng loại cỏ) - Kích thước 1,2m x 2,0m x 1,6m - Công suất động cơ 4 HP # 3 KW, điện 3 pha, hộp giảm tốc và bộ truyền đai thang. - Thời gian trộn 10 – 12 phút/mẽ - Nạp liệu thủ công. 4.2. Chuẩn bị các loại dụng cụ, máy phối trộn - Kiểm tra kỹ lưỡng các chi tiết của máy trộn như: ống bao trong, ống bao hình trụ côn, vít xoắn trộn, tấm chắn liệu, cửa thoát liệu, cửa nạp liệu, trục xoắn xem có bị hư hỏng không nếu bị hư hỏng tuỳ mức độ có thể sử chữa hoặc thay thế. - Kiểm tra lắp đặt đã đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật chưa để điều chỉnh cho phù hợp. - Vệ sinh máy trộn thức ăn bằng cách lau chùi và bảo dưỡng - Vận hành thử kiểm tra hoạt động của máy đã tốt chưa, nếu chưa tốt cần xác định nguyên nhân để điều chỉnh cho đúng kỹ thuật. 5. Phối trộn các loại nguyên liệu 5.1. Chuẩn bị nguyên liệu phối trộn - Xác định chủng loại các loại nguyên liệu phối trộn - Kiểm tra độ sạch và chất lượng nguyên liệu - Xác định số lượng tỷ lệ % các loại nguyên liệu cần phối trộn - Cung cấp đầy đủ các nguyên liệu theo chủng loại, số lượng cần thiết 5.2. Phối trộn các loại nguyên liệu - Phối trộn nguyên liệu: Trên cơ sở tính toán tỷ lệ các nguyên liệu cần phối trộn ta đưa vào máy và máy thực hiện phối trộn như sau: Nguyên liệu sau khi cho vào phểu nạp sẽ được phần dưới của vít trộn nâng lên khỏi đọan bao hình trụ tròn dưới đáy côn của thùng trộn. Từ đó, nguyên liệu vừa được trộn vừa được nâng lên đến miệng của ống bao. Ở đây, nhờ lực ly tâm,
  49. nguyên liệu bị ép ra ngoài ống bao rồi rơi tự do xuống đáy côn và tiếp tục được vít trộn xoắn cuốn lên trên. Quá trình trộn quay vòng của nguyên liệu diễn ra trong suốt thời gian trộn. Khi đạt đủ thời gian trộn, sẽ mở cửa thóat để nguyên liệu chạy ra ngòai máng hứng. Để đảm bảo sự chuyển động của nguyên liệu được thông suốt, kích thước đường kính ống bao trụ tròn đưới đáy côn của thùng trộn thường lớn hơn đường kính ngoài của vít trộn khoảng 10-15mm. - Các quy định về phối trộn nguyên liệu: + Trước khi phối trộn phải xây dựng công thức thức ăn cho phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. + Hệ thống cân nạp cần được kiểm tra thường xuyên đảm bảo chuẩn xác. Cho nguyên liệu đi qua cân trước khi nạp vào trộn. + Những nguyên liệu có khối lưọng nhỏ trước khi đưa vào máy trộn cần được làm loãng bằng một lượng nhất định nguyên liệu chính trong công thức để tăng độ đồng đều của các chất này trong hỗn hợp. + Kiểm soát chặt chẽ để tránh sự nhiễm chéo các chất phụ gia từ mẻ trộn này sang mẻ trộn khác. Về nguyên tắc: trộn các công thức thức ăn không chứa kháng sinh hoặc dược liệu trước, tiếp theo trộn các công thức thức ăn chứa kháng sinh hoặc dược liệu từ thấp đến cao. 6. Bao gói và bảo quản 6.1. Lựa chọn loại bao bì bao gói sản phẩm - Các loại bao bì PP - PE - OPP dùng cho thức ăn chăn nuôi - Bao bì nhựa PP ghép màng BOPP có mẫu mã phong phú, hình ảnh đẹp rất được ưa chuộng trên thị trường - Chất liệu bao bì: nhựa PP ghép màng BOPP. 6.2. Xác định khối lƣợng bao gói - Khối lượng bao gói được xác định theo đối tượng các loại thức ăn cho từng loại vật nuôi - Khối lượng đóng gói là 5kg, 20kg, 25kg . 6.3. Bao gói sản phẩm Nguyên liệu sau khi được phối trộn thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi, đánh giá lại giá trị dinh dưỡng của sản phẩm rồi thực hiện bao gói sản phẩm. Các bước thực hiện bao gói sản phẩm: - Lựa chọn bao bì - Ghi nhãn mác bao bì - Định khối lượng thức ăn - Cho thức ăn vào bao bì đúng khối lượng
  50. - Khâu miệng bao bì - Kiểm tra độ kín của bao bì - Vận chuyển về kho 6.4. Chuẩn bị kho bảo quản nguyên liệu - Hệ thống kho phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Hệ thống kho phải rộng, thoáng mát, khô ráo đảm bảo thuận tiện cho việc xuất nhập nguyên liệu và sản phẩm. + Kho chứa nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi thành phẩm phải tách riêng và phải cách biệt với chất dễ cháy nổ, các loại hoá chất độc hại. + Các loại nguyên liệu phải được bảo quản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để không bị ẩm mốc, mối mọt và sự xâm hại của côn trùng và động vật gặm nhấm. + Đối với các chất phụ gia, premix và các loại thức ăn bổ sung khác phải được bảo quản trong những điều kiện đáp ứng yêu cầu đối với từng loại. + Đối với thức ăn chăn nuôi thành phẩm phải được lưu giữ trên các kệ có độ cao phù hợp với mặt nền kho (trừ trường hợp nền kho đã được thiết kế chống ẩm). + Định kỳ xông hơi kho để ngăn ngừa sự phá hoại của sâu mọt, nấm mốc. - Quét dọn vệ sinh sạch sẽ kho bảo quản nguyên liệu, phun thuốc sát trùng - Sửa chữa kho những nơi bị hư hỏng - Kiểm tra và kê lại các kệ xếp thức ăn chăn nuôi - Kiểm tra hệ thống điều hoà nhiệt độ, ẩm độ và độ thông thoáng của kho - Kiểm tra hệ thống phòng cháy nổ - Chuẩn bị đầy đủ bao chứa, silo hoặc cót quay - Chuẩn bị xe chuyên vận chuyển thức ăn về bảo quản - Chuẩn bị hố sát trùng 6.5. Bảo quản nguyên liệu, sản phẩm Mục đích của bảo quản thức ăn là để dự trữ thức ăn trong thời gian dài, vừa để chủ động giải quyết nguồn nguyên liệu thức ăn, vừa làm giảm sự tổn thất các vật chất dinh dưỡng chứa trong thức ăn, vừa góp phần ổn định giá cả thức ăn chăn nuôi. Muốn vậy cần phải thực hiện một số biện pháp sau: - Nguyên liệu thức ăn trước khi đưa vào kho dự trữ phải được xử lý khô ở độ ẩm tối thiểu: ngô 13 – 14%; bột cá 8 – 9%; khô dầ lạc 9 – 10%; hạt đậu tương 10 – 11%; thóc 12 – 13%. Để đạt được các thông số trên các nguyên liệu cần được phơi, sấy khô ở nhiệt độ thích hợp. - Kho ảo quản được xây dựng ở nơi cao ráo, thoáng mát, chống dột. Trong kho có hệ thống làm lạnh, hút ẩm. Nền kho cao 50 – 80cm, dưới xây cuốn để
  51. không khí thông qua, tường kho tráng xi măng chống thấm. Không nên xây kho gần nơi ao hồ quanh kho có hệ thống rãnh, cống thoát nước nhanh - Trước khi nhập nguyên liệu, kho cần được dọn vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc sát trùng như formol 2%, dipterex 0,65%, sulfat đồng 0,5% để diệt vi sinh vật nấm mốc gây hại thức ăn. Nếu kho có thức ăn dự trữ, cần phải định kỳ diệt côn trùng, nấm mốc . - Bao đựng thức ăn phải lành, sạch được khử trùng. Có thể không đựng thức ăn trong các bao tải, mà đựng trong các silo (bồn) bằng kim loại cách nhiệt hoặc quay bằng cót. Thức ăn được xếp thành từng lô, giữa các lô thức ăn để chừa lối đi lại. Sử dụng lô thức ăn đã dự trữ lâu trước. - Mỗi lô thức ăn có thẻ kho riêng, đề tên nguyên liệu, ngày nhập, nơi sản xuất, người nhập. Không để lẫn các nguyên liệu khác nha trong cùng một lô. Nên đặt những nguyên liệu ngũ cốc riêng, thức ăn động vật riêng, phế phụ phẩm công nghệ ép dầu riêng, các loại thức ăn bổ sung khác (bột xương, bột đá) riêng. Premix vitamin, hoặc thuốc bổ sung được ưu tiên bảo quản trong kho lạn (vì là hang quý đắt tiền, lại dung với liều lượng ít ). - Định kỳ đảo nguyên liệu thức ăn từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. - Hàng ngày quan sát tình trạng nguyên liệu. Nếu thấy mốc phải phơi, sấy lại, nếu bị mọt phải xông thuốc diệt mọt. Sauk hi dung thuốc diệt mọt 7 ngày, mới sử dụng thức ăn đó. - Phải có sẵn dụng cụ phòng chống cháy nổ, bình phn thuốc sát trùng. Cần có bể dự trữ nước cách kho 5 – 10m, đề phòng hoả hoạn, có nước để dập tắt. - Lối vào khu kho và chế biến phải có hố sát trùng, trong đó đựng thuốc sát trùng như crezine 3%, nước vôi tôi (nếu không có crezine). - Cần phun thuốc chống nấm như axit axetic vào nguyên liệu thức ăn trước khi đưa vào kho dự trữ. Không nhập thức ăn được phát hiện kém phẩm chất, (mốc, mọt ) không đạt tiêu chuẩn, mất vệ sinh. Đặc biệt cấm nhập các nguyên liệu thức ăn từ địa phương có dịch đã công bố. - Các xe và dụng cụ chuyên dung để vận chuyển bảo quản thức ăn phải được vệ sinh sạch sẽ. - Thức ăn hỗn hợp không nên để dự trữ lâu quá 10 ngày sau khi phối trộn vào mùa hè và 15 ngày vào mùa đông. Thức ăn hỗn hợp bổ sung dầu mỡ không nên để lâu quá 5 ngày sau khi chế biến, trừ trường hợp bảo quản trong nhà lạnh, có thể dự lâu 15 ngày. 7. Thực hành 7.1. Điều kiện để thực hiện công việc - Địa điểm thực hành: Tại xưởng thực hành phối trộn thức ăn, kho bảo quản nguyên liệu.
  52. - Thiết bị, dụng cụ: Các loại nguyên liệu, công thức phối trộn, các loại thiết bị máy móc phối trộn, bao bì và máy đóng bao, kho bảo quản 7.2. Các bƣớc thực hiện công việc 7.2.1. Chuẩn bị chủng loại, số lƣợng các loại nguyên liệu - Chuẩn bị các loại nguyên liệu theo số lượng đã tính toán định lượng cho phối trộn 7.2.2. Kiểm tra cảm quan chất lƣợng các loại nguyên liệu - Kiểm tra cảm quan nguyên liệu + Kiểm tra độ ẩm của nguyên liệu + Kiểm tra mầu sắc của nguyên liệu + Kiểm tra mùi vị của nguyên liệu + Kiểm tra độ sạch của nguyên liệu - Loại bỏ các loại nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn - Bổ sung nguyên liệu thay thế 7.2.3. Chuẩn bị thiết bị và máy phối trộn - Kiểm tra về số lượng thiết bị, máy móc phối trộn - Vệ sinh thiết bị, máy móc phối trộn - Sửa chữa thay thế các loại thiết bị hỏng hóc - Kiểm tra hệ thống điện nước - Vận hành thử máy móc phối trộn 7.2.4. Thực hiện phối trộn nguyên liệu - Vận hành máy hoạt động - Đưa nguyên liệu vào phễu nạp liệu theo tỷ lệ tính toán - Theo dõi hoạt động của máy, nếu có sự cố sảy ra phải cho máy ngừng hoạt động để kiểm tra khắc phục. - Kiểm tra sản phẩm được tạo ra 7.2.5. Thực hiện bao gói và bảo quản nguyên liệu, sản phẩm - Chuẩn bị đầy đủ bao bì theo định lượng - Cân định lượng sản phẩm - Đưa sản phẩm vào bao bì - Khâu miệng bao bì - Vận chuyển về kho bảo quản - Kiểm tra điều kiện kho bảo quản
  53. 7.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa - Hiện tượng + Cân thiếu nguyên liệu phối trộn + Thức ăn không xuống đều hoặc tắc ở silô - Nguyên nhân + Cân không chính xác + Độ ẩm thức ăn quá cao - Cách phòng ngừa + Kiểm tra điều chỉnh cân trước khi sử dụng + Nguyên liệu có độ ẩm cao cần xử lý trước khi phối trộn B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hiện phối trộn 200kg nguyên liệu làm thức ăn hỗn hợp cho lợn. Bài tập 2: Thực hiện phối trộn 200kg nguyên liệu làm thức ăn hỗn hợp cho gà Bài tập 3: Tìm 20 công thức phối trộn thức ăn cho vật nuôi của 2 công ty có uy tín ở Việt Nam C. Ghi nhớ - Xác định chủng loại, số lượng và chất lượng nguyên liệu - Chuẩn bị dụng cụ, phương tiên chế biến và bảo quản - Phương pháp phối trộn thức ăn hỗn hợp. - Phương pháp bao gói và bảo quản sản phẩm - Chuẩn bị chủng loại, số lượng các loại nguyên liệu - Kỹ năng kiểm tra cảm quan chất lượng các loại nguyên liệu. - Kỹ năng chuẩn bị thiết bị và máy phối trộn - Kỹ năng phối trộn nguyên liệu - Kỹ năng bao gói và bảo quản nguyên liệu, sản phẩm - Thăm quan 1 -2 cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp ở Việt Nam
  54. Bài 3. Phân loại nguyên liệu Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Mô tả được các bước phân loại nguyên liệu để sản xuất thức ăn hỗn hợp. - Thực hiện được việc phân loại nguyên liệu theo yêu cầu kỹ thuật A. Nội dung: 1. Phân loại theo hàm lƣợng đạm Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein thô > 20%, xơ thô 70% TDN, được chia ra làm 3 nhóm thức ăn như sau: - Thức ăn hạt ngũ cốc: các hạt ngũ cốc bao gồm: ngô, gạo, cao lương - Thức ăn củ, quả: Các loại củ, quả bao gồm: sắn, khoai lang, khoai tây, bí đỏ - Thức ăn phế phụ phẩm nông nghiệp: Phế phụ phẩm của ngành xay xát: cám gạo, cám mỳ, cám ngô Rỉ mật đường, dầu, mỡ 3. Phân loại theo khoáng chất Căn cứ vào nguồn gốc của các chất khoáng chia ra làm 4 nhóm thức ăn khoáng như sau: - Khoáng tự nhiên: Bột đá vôi, bột CaCO3 - Khoáng từ xương gia súc: Bột xương - Khoáng từ vỏ hải sản: bột vỏ sò - Khoáng tổng hợp: Các chất khoáng vi lượng: FeSO4 , Cu SO4, Mn SO4 . Premix khoáng 4. Phân loại theo vitamin Căn cứ vào nguồn gốc cung cấp vitamin chia ra làm 2 nhóm thức ăn vitamin như sau: - Các loại thức ăn giầu vitamin: Dầu gan cá, hạt mọc mầm, thức ăn xanh
  55. - Vitamin tổng hợp:Thức ăn sung vitamin: A, D, E, B1, B2, premix vitamin, B. complex, multivitamin, polyvitamin 5. Phân loại theo thức ăn bổ sung - Axit amin tổng hợp: Lyzine, tryptophan, methionin - Thức ăn phi dinh dưỡng: + Chất chống mốc, chất chống ôxy hóa + Chất tạo màu, tạo mùi + Thuốc phòng bệnh, kháng sinh + Chất kích thích sinh trưởng 6. Tổng hợp kết quả phân loại - Trên cơ sở phân loại các loại nguyên liệu chúng ta nhóm các nguyên liệu vào cùng nhóm để bảo quản. - Thu thập các thông tin về nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng và chất lượng các loại nguyên liệu - Ghi chép sổ sách theo dõi 7. Thực hành 7.1. Điều kiện để thực hiện công việc - Địa điểm thực hành: Tại kho bảo quản nguyên liệu. - Thiết bị, dụng cụ: Các loại nguyên liệu, danh mục tên nguyên liệu, bảng thành phần hoá học của nguyên liệu, nguồn gốc nguyên liệu. 7.2. Các bƣớc thực hiện công việc 7.2.1. Xác định tên, nguồn gốc nguyên liệu - Đọc tên các loại nguyên liệu - Nhắc lại nguồn gốc các loại nguyên liệu 7.2.2. Xác định đặc điểm và thành phần hoá học các nguyên liệu. - Nhắc lại đặc điểm các loại nguyên liệu - Phương pháp xác định thành phần hoá học của các loại nguyên liệu trên bảng thành phần hoá học của thức ăn chăn nuôi 7.2.3. Thực hiện phân loại nguyên liệu - Phương pháp phân loại dựa vào thành phần hoá học của nguyên liệu - Phương pháp phân loại dựa vào nguồn gốc của nguyên liệu 7.2.4. Tổng hợp kết quả phân loại nguyên liệu - Đặt tên nhóm nguyên liệu - Xác định các nguyên liệu trong nhóm
  56. - Ghi chép sổ sách 7.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa - Hiện tượng + Đọc sai tên thức ăn + Phân loại sai thức ăn - Nguyên nhân + Không nhớ tên nguyên liệu + Nhận dạng sai nguyên liệu - Cách phòng ngừa: Nhắc lại đặc điểm của nguyên liệu B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hiện phân loại nguyên liệu của 20 loại nguyên liệu khác nhau. Bài tập 2: Thực hiện phân loại nguyên liệu của 30 loại nguyên liệu khác nhau Bài tập 3: Thực hiện phân loại nguyên liệu của 50 loại nguyên liệu khác nhau Bài tập 4: Tìm 5 địa chỉ cung cấp nguyên liệu có uy tín tại Việt Nam thông qua dịch vụ thị trường và mạng Internet. C. Ghi nhớ - Xác định phương pháp phân loại (thành phần dinh dưỡng của thức ăn): - Xác định số lượng các nhóm nguyên liệu - Xác định tên và đặc điểm dinh dưỡng của các loại thức ăn trong nhóm nguyên liệu - Đặc điểm và thành phần hoá học của các loại nguyên liệu - Tên và danh pháp của các nguyên liệu - Thực hiện phân loại nguyên liệu - Thực hiện tổng hợp kết quả phân loại nguyênliệu - Địa chỉ 2-3 cơ sở cung cấp nguyên liệu thức ăn ở Việt Nam
  57. Bài 4. Đánh giá thành phần dinh dƣỡng của nguyên liệu Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Mô tả được các bước đánh giá thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu sản xuất thức ăn hốn hợp - Thực hiện được việc đánh giá thành phân dinh dưỡng của các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn hỗn hợp đúng yêu cầu về kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định thành phần dinh dƣỡng của các loại thức ăn 1.1. Xác định thành phần dinh dƣỡng của thức ăn đạm Tra bảng thành phần dinh dưỡng của viện chăn nuôi Việt Nam cung cấp chúng ta xác định được thành phần hoá học của các loại nguyên liệu: Ví dụ: - Bột cá con nghiền: Vật chất khô nghiền (DM) 86%, protein thô (CP) 48,91%, lipit thô (EE) 4,51%, xơ thô (CF) 1,29%, năng lương trao đổi (ME) 2029kcal/kg. - Bột cá kiên giang: Vật chất khô nghiền (DM) 90%, protein thô (CP) 30%, lipit thô (EE) 6,9%, xơ thô (CF) 4,2%, Ca 8,25%, P 3,2%, năng lương trao đổi (ME) 1756kcal/kg. - Hạt đậu tương (đồng bằng bắc bộ): Vật chất khô nghiền (DM) 91,5%, protein thô (CP) 37,1%, lipit thô (EE) 1,3%, xơ thô (CF) 9,3%, Ca 0,2%, P 0,56%, năng lương trao đổi (ME) 3129kcal/kg. 1.2. Xác định thành phần dinh dƣỡng của thức ăn năng lƣợng Tra bảng thành phần dinh dưỡng của viện chăn nuôi Việt Nam cung cấp chúng ta xác định được thành phần hoá học của các loại nguyên liệu: Ví dụ: - Hạt gạo tẻ: Vật chất khô nghiền (DM) 87,29%, protein thô (CP) 7,82%, lipit thô (EE) 0,78%, xơ thô (CF) 0,39%, Ca 0,06%, P 0,1%, năng lương trao đổi (ME) 3294kcal/kg. - Bột nô cả lõi: Vật chất khô nghiền (DM) 89,34%, protein thô (CP) 8,49%, lipit thô (EE) 2,7%, xơ thô (CF) 10%, Ca 0,09%, P 0,22%, năng lương trao đổi (ME) 2307kcal/kg. 1.3. Xác định thành phần dinh dƣỡng của thức ăn khoáng chất Tra bảng thành phần dinh dưỡng của viện chăn nuôi Việt Nam cung cấp chúng ta xác định được thành phần hoá học của các loại nguyên liệu: Ví dụ:
  58. - Bột dicanxiphotphat: Ca 32,8%, P 16,2% - Bột đá vôi sống: Ca 30% - Bột xương: Vật chất khô nghiền (DM) 92,3%, protein thô (CP) 22,38%, lipit thô (EE) 3,88%, xơ thô (CF) 1,78%, Ca 22,45%, P 11,08%, năng lương trao đổi (ME) 1040kcal/kg. 1.4. Xác định thành phần dinh dƣỡng của thức ăn bổ sung Tra bảng thành phần dinh dưỡng của viện chăn nuôi Việt Nam cung cấp chúng ta xác định được thành phần hoá học của các loại nguyên liệu: Ví dụ: - Bã bia khô: Vật chất khô nghiền (DM) 89,39%, protein thô (CP) 25,21%, lipit thô (EE) 6,48%, xơ thô (CF) 11,92%, Ca 0,26%, P 0,48% . - Bỗng rượu ngô khô: Vật chất khô nghiền (DM) 90%, protein thô (CP) 24%, lipit thô (EE) 10%, xơ thô (CF) 9,6%, Ca 0,5%, P 0,23%, năng lương trao đổi (ME) 2364kcal/kg. 2. Phân loại nguyên liệu - Thức ăn đạm: bột cá, bột thịt, sữa bột Nấm men, tảo biển, vi sinh vật các loại hạt họ đậu ( đỗ tương, vừng, đậu mèo và phụ phẩm công nghiệp chế biến ( khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương ) - Thức ăn năng lượng: Các loại hạt ngũ cốc bao gồm: ngô, gạo, cao lương .gạo, cám mỳ, cám ngô - Thức ăn khoáng chất:Bột đá vôi, bột CaCO3, bột xương, bột vỏ sò, FeSO4 , Cu SO4, Mn SO4 . - Thức ăn vitamin: Dầu gan cá; hạt mọc mầm; vitamin: A, D, E, B1, B2, premix vitamin; B. complex; multivitamin; polyvitamin - Thức ăn bổ sung: + Axit amin tổng hợp: Lyzine, tryptophan, methionin + Thức ăn phi dinh dưỡng: Chất chống mốc, chất chống ôxy hóa, chất tạo màu, tạo mùi, thuốc phòng bệnh, kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng 3. Lựa chọn phƣơng pháp đánh giá 3.1. Xác định các phƣơng pháp đánh giá - Đánh giá cảm quan - Đánh giá phân tích hoá học - Đánh giá nuôi trên động vật thí nghiệm 3.2. Lựa chọn phƣơng pháp đánh giá - Đánh giá bằng phân tích hoá học
  59. 4. Đánh giá thành phần dinh dƣỡng thức ăn 4.1. Xác định nguyên liệu đánh giá - Các loại thức ăn giầu năng lượng - Các loại thức ăn giầu đạm - Các loại thức ăn khoáng 4.2. Đánh giá thành phần dinh dƣỡng của thức ăn a. Khái niệm về giá trị dinh dưỡng thức ăn Giá trị dinh dưỡng của thức ăn được thể hiện ở các chỉ tiêu sau: - Lượng thức ăn thu nhận: một loại thức ăn được con vật ăn vào nhiều hay ít phụ thuộc vào phẩm chất của thức ăn đó (xem xét trong trường hợp con vật khoẻ mạnh, có trạng thái sinh lý bình thường). Lượng thức ăn thu nhận thường đựơc xác định theo lượng chất khô (CK) mà con vật ăn vào tính cho 1kg thể trọng. Với thức ăn thô giàu xơ, nghèo nitơ (rơm, thân cây ngô sau khi thu bắp ) lượng thức ăn thu nhận tính theo CKg/kg thể trọng của cừu chỉ khoảng 33-35, còn thức ăn thô ít xơ, giầu nitơ (như cỏ họ đậu) thì lượng thức ăn thu nhận có thể cao tới 60 - 93. - Giá trị năng lượng của thức ăn: giá trị năng lượng của thức ăn thường được xác định theo dạng năng lượng có thể lợi dụng được (năng lượng tiêu hoá), nó phụ thuộc vào hàm lượng các chất hữu cơ chứa trong thức ăn và tỷ lệ tiêu hoá thức ăn. Thức ăn có giá trị năng lượng tiêu hoá lớn là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. b. Các phương pháp đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn - Đo lượng thức ăn thu nhận: Người ta thường đo lượng thức ăn thu nhận của động vật ăn cỏ đối với thức ăn thô xanh, do phẩm chất của các loại thức ăn thô xanh rất khác nhau. Phương pháp đơn giản nhất là cho con vật ăn thức ăn định thí nghiệm, sau một thời gian nhất định (khoảng 1-2 giờ), cân lượng thức ăn thừa. Lượng thức ăn tiêu thụ = Lượng thức ăn cho ăn - l-ợng thức ăn thừa. Trên cơ sở hàm lượng chất khô của thức ăn và khối lượng con vật, xác định được lượng chất khô con vật đã tiêu thụ tính cho 1kg thể trọng. - Phân tích hoá học thức ăn: Đây là một phương pháp quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn. Công cụ phân tích hoá học càng tinh vi và hiện đại thì càng có nhiều chất dinh dưỡng trong thức ăn đựơc phát hiện. Việc sử dụng có hiệu quả các vitamin, nguyên tố vi lượng cho động vật nuôi chính là nhờ những tiến bộ trong phân tích hoá học. Dưới đây xin giới thiệu phương pháp phân tích định lượng một số chất dinh dưỡng thức ăn:
  60. + Xác định chất khô: Sấy mẫu thức ăn trong tủ sấy ở nhiệt độ 105oC cho đến khi khối lượng mẫu thức ăn không đổi (thường sấy 4- 8 giờ tuỳ thuộc vào độ ẩm của thức ăn). + Xác định tro hay khoáng toàn phần: Đốt mẫu trong lò nung ở nhiệt độ 600oC trong thời gian 2 giờ, cân xác định khối lượng tro còn lại. + Xác định protein thô: Phương pháp cổ điển nhất là phương pháp Kjeldahl. Trong phương pháp này người ta chưng mẫu thức ăn bằng axit sunphuric đậm đặc để chuyển tất cả N của mẫu thành (NH4)2SO4. Tiếp theo là giải phóng NH3 khỏi muối sunphat amonium (dùng NaOH), rồi định lượng N của NH3. Protein thô của mẫu = N x 6,25 + Xác định chất béo thô (còn gọi là chiết chất ether): Dùng ether ethylic để hoà tan tất cả các chất tan trong ether của mẫu thức ăn, rồi làm ether bay hơi. Cân khối lượng phần còn lại, đó là chất béo thô. + Xác định xơ thô: Phương pháp kinh điển là phương pháp Weende (một phòng phân tích của Đức). Nguyên tắc của phương pháp là đem mẫu hoà tan bằng axit H2SO4 loãng rồi sau đó hoà tan tiếp bằng KOH loãng, cuối cùng đem sấy mẫu rồi đốt cháy, chất cháy chính là xơ thô. Ngày nay có phương pháp xác định xơ mới, đó là phương pháp của Van Soest (Mỹ). ở phương pháp này trước hết người ta sử lý mẫu bằng một dung dịch chứa một hỗn hợp hoá chất được gọi thuốc tẩy trung tính (Neutral Detergent Fiber , viết tắt là NDF), sau đó lại sử lý mẫu bằng thuốc tẩy axit (Acid Detergent Fiber, viết tắt ADF), cuối cùng sử lý mẫu bằng axit H2SO4 72%, chất còn lại sau khi sử lý axit sunphuric chính là lignin. - Thí nghiệm tiêu hoá: Khái niệm về tỷ lệ tiêu hoá: Tỷ lệ tiêu hoá là tỷ lệ phần trăm của chất dinh dưỡng tiêu hoá hấp thu được so với chất dinh dưỡng ăn vào. Công thức: %Tỷ lệ tiêu hoá = (a-b/a)100 a: chất dinh dưỡng ăn vào . b: chất dinh dưỡng thải ra ở phân. Như vậy để xác định tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn người ta cần xác định lượng chất dinh dưỡng ăn vào và lượng chất dinh dưỡng thải ra ở phân hàng ngày. Các chất dinh dưỡng của thức ăn được xác định tỷ lệ tiêu hoá là chất khô, chất hữu cơ, protein thô, xơ thô, dẫn xuất không nitơ (NFE), đôi khi người ta xác định tỷ lệ tiêu hoá của cả chất khoáng. Để có được số đo chính xác cần phải làm nhiều ngày trên những con vật khỏe mạnh, đại diện cho cả nhóm (ví dụ 7 ngày đối với lợn, 5 ngày đối với gia cầm ).
  61. Tỷ lệ tiêu hoá cao hay thấp phản ánh giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Một loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng quý, nhưng nếu con vật không lợi dụng được thì không có giá trị dinh dưỡng. Ví dụ bột lông vũ có tới trên 80% protein nhưng hoàn toàn không tiêu hoá được trừ khi nó được sử lý bằng kiềm hay axit. Có nhiều phương pháp đo tỷ lệ tiêu hoá thức ăn như phương pháp làm trên con vật (phương pháp in vivo), kỹ thuật túi nylon dạ cỏ, phương pháp dạ cỏ nhân tạo - Thí nghiệm nuôi dưỡng: Đây là một thí nghiệm quan trọng trong việc đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn. Trong thí nghiệm này cần lựa chọn một số lượng động vật nuôi nhất định, có cùng tuổi,cùng khối lượng, cùng một giống, rồi chia thành các nhóm khác nhau. Động vật trong các nhóm được ăn những khẩu phần giống nhau và những điều kiện chăm sóc như nhau, trừ có yếu tố thí nghiệm (tức là thức ăn định thí nghiệm) là khác nhau. Người ta đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn theo thành tích sản xuất của con vật như tốc độ tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) và tình trạng sức khoẻ. Kết hợp với thí nghiệm nuôi dưỡng có thể tiến hành mổ giết động vật để đánh giá sự thay đổi về tỷ lệ thành phần thịt nạc hoặc mỡ. Thí nghiệm kiểu này gọi là thí nghiệm nuôi dưỡng kết hợp giết mổ. Ví dụ: Để đánh giá giá trị dinh dưỡng của một loại khô dầu bông, ngoài việc phân tích định lượng các thành phần dinh dưỡng, chất kháng dinh dưỡng, thí nghiệm cân bằng N, cần làm thí nghiệm nuôi dưỡng trên bò thịt. Có thể bố trí hai nhóm bò cùng giống, cùng tuổi, cùng khối lượng, cùng ăn một lượng cỏ xanh như nhau, nhưng thức ăn hốn hợp tinh thì khác nhau. 5. Tổng hợp kết quả đánh giá - Kết quả đánh giá lượng thức ăn thu nhận của loại nguyên liệu - Kết quả về phân tích hoá học của loại nguyên liệu - Kết quả về thí nghiệm nuôi dưỡng của loại nguyên liệu 6. Thực hành 6.1. Điều kiện để thực hiện công việc - Địa điểm thực hành: Tại phòng thí nghiệm. - Thiết bị, dụng cụ: Các loại nguyên liệu, các loại hoá chất, máy móc phân tích thành phần hoá học của nguyên liệu. 6.2. Các bƣớc thực hiện công việc 6.2.1. Xác định loại nguyên liệu cần đánh giá - Xác định loại nguyên liệu cần đánh giá
  62. 6.2.2. Xác định phƣơng pháp đánh giá thành phần hoá học các nguyên liệu - Nhắc lại đặc điểm các loại nguyên liệu - Nhắc lại các phương pháp đánh giá thành phần hoá học của các loại nguyên liệu - Lựa chọn phương pháp đánh giá 6.2.3. Thực hiện đánh giá thành phần hoá học các nguyên liệu - Đánh giá mẫu thành phần hoá học của một nguyên liệu theo phương pháp đã lựa chọn - Học sinh đánh giá thành phần hoá học của nguyên liệu theo phương pháp đã lựa chọn 6.2.4. Tổng hợp kết quả đánh giá thành phần hoá học của nguyên liệu - Ghi kết quả các chỉ tiêu đánh giá của học sinh - Ghi chép sổ sách 6.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa - Hiện tượng: Kết quả các chỉ tiêu chưa chính xác - Nguyên nhân: Do định lượng nguyên liệu và hoá chất chưa chuẩn xác - Cách phòng ngừa: Định lượng chính xác nguyên liệu và hoá chất B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hiện đánh giá thành phần hoá học của bột ngô, cám gạo, bột sắn, thóc. Bài tập 2: Thực hiện đánh giá thành phần hoá học của hạt đậu tương, hạt lạc nhân, bột cá con Bài tập 3: Thực hiện đánh giá thành phần hoá học của bã bia, bỗng rượu, nấm men rượu khô. Bài tập 4: Tìm bảng xác định thành phần dinh dưỡng của 20 loại thức ăn tại địa phương bằng điều tra hoặc qua mạng Internet. C. Ghi nhớ - Xác định tiêu chuẩn dinh dưỡng c:ủa các loại thức ăn - Phương pháp đánh giá thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn - Đặc điểm của các loại nguyên liệu - Phương pháp đánh giá thành phần dinh dưỡng của nguyên liêu - Phương pháp tổng hợp kết quả phân loại nguyênliệu
  63. Bài 5. Lựa chọn nguyên liệu đƣa vào sản xuất Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Xác định được các thông tin về nguyên liệu, các bước lựa chọn nguyên liệu đưa vào sản xuất thức ăn hỗn hợp - Thực hiện lựa chọn, điều chỉnh được nguyên liệu đưa vào sản xuất. A. Nội dung: 1. Thu thập thông tin về nguyên liệu 1.1. Thu thập thông tin về số lƣợng - Thu thập thông tin của các hộ nông dân sản xuất để biết số lượg nguyên liệu có thể thu mua được. - Thu thập thông tin của các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu là thức ăn chăn nuôi có thể cung cấp. - Thông qua đơn đạt hàng của các đại lý của các thương nhân, thương nhân trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. 1.2. Thu thập thông tin về chất lƣợng - Thu thập số liệu thông qua cảm quan và kiểm nghiệm trực tiếp - Thu thập số liệu thong qua đánh giá của các viện nghiên cứu - Thu thập số liệu về chất lượng nguyên liệu thông qua các cơ sở sản xuất - Thu thập số liệu về chất lượng nguyên liệu thông qua các cơ sở doanh nghiệp khác 1.3. Thu thập thông tin về giá cả - Thu thập thông về giá cả nguyên liệu thông qua các kênh từ chính phủ, internet, đài báo hoặc trực từ các đại lý và hộ nông dân. - Thu thập thông tin giá cả thông qua các doanh nghiệp khác. - Các nội dung cần thu thập về giá cả bao gồm: + Nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu + Chất lượng nguyên liệu + Uy tín thương nhân, doanh nghiệp + Giá bán cho các doanh nghiệp khác (đối thủ cạnh tranh) + Giá vận chuyển nguyên liệu + Khoảng cách vận chuyển + Giá doanh nghiệp mình có thể mua
  64. 1.4. Tổng hợp và xử lý thông tin - Tổng hợp thông tin về số lượng nguyên liệu - Tổng hợp thông tin về chất lượng nguyên liệu - Tổng hợp thông tin về giá cả nguyên liệu - Ra quyết định mua nguyên liệu 2. Phận loại nguyên liệu - Thức ăn đạm: bột cá, bột thịt, sữa bột Nấm men, tảo biển, vi sinh vật các loại hạt họ đậu ( đỗ tương, vừng, đậu mèo và phụ phẩm công nghiệp chế biến ( khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương ) - Thức ăn năng lượng: Các loại hạt ngũ cốc bao gồm: ngô, gạo, cao lương cám gạo, cám mỳ, cám ngô - Thức ăn khoáng chất:Bột đá vôi, bột CaCO3, bột xương, bột vỏ sò, FeSO4 , Cu SO4, Mn SO4 . - Thức ăn vitamin: Dầu gan cá; hạt mọc mầm; vitamin: A, D, E, B1, B2, premix vitamin; B. complex; multivitamin; polyvitamin - Thức ăn bổ sung: + Axit amin tổng hợp: Lyzine, tryptophan, methionin + Thức ăn phi dinh dưỡng: Chất chống mốc, chất chống ôxy hóa, chất tạo màu, tạo mùi, thuốc phòng bệnh, kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng 3. Lựa chọn các loại nguyên liệu đƣa vào sản xuất 3.1. Xác định nguyên liệu cần lựa chọn - Bảng danh sách các loại nguyên liệu cần lựa chọn - Xác định các nguyên liệu cần lựa chọn dựa vào kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp và các thông tin sau: + Tên nguyên liệu + Nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu + Chất lượng nguyên liệu + Giá cả của nguyên liệu 3.2. Thực hiện lựa chọn nguyên liệu - Sau khi xác định được các nguyên liệu cần lựa chọn thì tiến hành lựa chọn các nguyên liệu cần thiết dưa vào các cơ sở sau: + Lựa chọn chủng loại nguyên liệu + Lựa chọn số lượng nguyên liệu. + Lựa chọn chất lượng nguyên liệu