Giáo trình Tiếng Việt (Phần 2) - Trần Thị Hoàng Yến
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tiếng Việt (Phần 2) - Trần Thị Hoàng Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_tieng_viet_phan_2_tran_thi_hoang_yen.pdf
Nội dung text: Giáo trình Tiếng Việt (Phần 2) - Trần Thị Hoàng Yến
- PHẦN IV: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT CHƯƠNG I: TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT I. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI TỪ LOẠI 1. Khái niệm từ loại Từ loại là những lớp từ được phân loại dựa trên đặc điểm ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp trong cụm từ và trong câu. Ví dụ: Thỉnh thoảng, anh dõng tai quay cổ, xem có ai gọi đằng xa hay không. Trong câu trên, ta có thể xếp thành các từ thành từng nhóm từ loại cụ thể. Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Quan hệ từ Phụ từ đằng dõng tai thỉnh thoảng anh ta hay có không cổ quay xa ai xem gọi Việc xếp các từ trong câu vào từng nhóm từ loại cụ thể như danh từ, động từ là dựa vào ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp trong cụm và trong câu. 2. Tiêu chí phân chia từ loại Có nhiều ý kiến, chúng tôi lấy ý kiến của tác giả Diệp Quang Ban (Ngữ pháp tiếng Việt - UBKHXH). Ông đã đưa ra 3 tiêu chí phân chia từ loại trong tiếng Việt: a. Dựa vào ý nghĩa khái quát: ý nghĩa từ loại là ý nghĩa khái quát của từng lớp từ, trên cơ sở khái quát hoá từ vựng thành khái quát hoá phạm trù ngữ pháp chung (phạm trù từ vựng - ngữ pháp). Ở trong tiếng Việt thứ ý nghĩa này không có dấu hiệu âm thanh biểu hiện ngay trong từ, nó chỉ tiềm ẩn trong từ và bộc lộ ra khi từ được kết hợp với từ khác. Nói rộng ra: ý nghĩa khái quát là thứ ý nghĩa đi kèm với từ. Chẳng hạn: ý nghĩa chỉ vật của từ "bàn" sẽ bộc lộ khi nó kết hợp với "ấy" Ở sau “bàn ấy” ý nghĩa hành động của từ "bàn" khác sẽ bộc lộ khi nó kết hợp với "hãy" (ở trước) hãy bàn (việc ấy). = 91 =
- Nội dung có ý nghĩa khái quát chính của các lớp từ tiếng Việt: ý nghĩa chỉ vật, ý nghĩa hành động, ý nghĩa trạng thái, ý nghĩa tính chất, ý nghĩa số lượng, ý nghĩa quan hệ, ý nghĩa tình thái. Ví dụ: Chạy, nhảy, ngủ: chỉ sự vận động Xinh, xấu: chỉ tính chất sự vật. b. Khả năng kết hợp Khả năng kết hợp là cái thể tiềm ẩn của mỗi từ trong việc kết hợp với các từ khác để bộc lộ bản tính của mình. Với ngữ nghĩa khái quát các từ có thể có khả năng tham gia vào mối kết hợp có ý nghĩa ở mỗi vị trí của kết hợp có thể xuất hiện những từ có khái niệm lần lượt thay thế nhau, trong khi đó, ở các vị trí khác trong kết hợp, các từ còn lại tạo ra bối cảnh cho sự xuất hiện khả năng thay thế của những từ nói trên. Những từ xuất hiện trong cùng một bối cảnh, có khả năng thay thế nhau ở cùng 1 vị trí có tính chất thường xuyên, được tập hợp vào một lớp từ. Từ trước đến nay, để xác định từ loại người ta sử dụng 2 cách xét khả năng kết hợp sau đây: - Dùng từ chứng (từ làm chứng) - Dùng cụm từ chính phụ. Ví dụ: Danh từ + này, nọ, kia, ấy Những từ kết hợp về phía sau với các từ : đã, đang, sẽ, hãy, đừng, chứ là động từ. Những từ kết hợp về phía trước với các từ: rất hơi, khá, hoặc kết hợp về phía sau với các từ: Quá, lắm là tính từ. Ví dụ: Những thắng lợi (danh từ) Chúng ta đang thắng lợi. (động từ) rất thắng lợi (tính từ) c. Chức năng ngữ pháp Tham gia vào cấu tạo câu, các từ có thể đứng ở một hay một số vị trí nhất định trong câu, hoặc có thể thay thế nhau ở vị trí nhất định trong câu, hoặc có thể thay thế nhau ở vị trí đó, và cùng biểu thị một mối quan hệ về chức năng cứ pháp với các thành phần khác trong cấu tạo vấn đề có thể phần vào một từ loại. Chẳng hạn: Chủ ngữ thường do danh từ, đại từ đảm nhiệm. Vị ngữ thường do động từ, tính từ đảm nhiệm. = 92 =
- II. CÁC TỪ LOẠI TRONG TIẾNG VIỆT 1. Danh từ a. Định nghĩa: Danh từ là những từ có ý nghĩa khái quát “ý nghĩa sự vật”. Đó là những từ gọi tên vật thể, hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội hoặc những từ phản ánh khái niệm trừu tượng được con người nhận thức như các vật thể tồn tại trong hiện thực. Ví dụ: - Từ gọi trên vật thể: Ông bà, cha mẹ, thầy giáo, học sinh, bồ câu, bàn, cam - Từ gọi tên hiện tượng tự nhiên và xã hội: mưa, sét, ngày, đêm, làm, giá, công ty - Từ biểu thị khái niệm trừu tượng: chính trị, đạo đức, tâm hồn. b. Các tiểu loại: Có thể chia thành 2 loại - Danh từ riêng: Là những từ dùng để gọi tên riêng của từng người, từng địa danh, từng sự vật hay nói cách khác đó là những từ chỉ các sự vật riêng lẻ, cá biệt, duy nhất. Đặc điểm ngữ pháp của danh từ riêng: - Không kết hợp trực tiếp với những từ chỉ số lượng (số từ). Ví dụ: Không thể nói: Những (cái) Hà Nội Ba Nguyễn Văn Nam Trong thực tế, đôi khi có thể gặp các kết hợp gồm: Từ chỉ số lượng + danh từ riêng. Ví dụ: Đó là một Điện Biên Phủ trên không đối với không lực Mỹ. Lớp tôi có hai Nguyễn Văn Nam. Gia đình bạn tôi có ba Honda. Trong những ví dụ trên tuy về hình thức kết hợp thì đều là: Số từ + danh từ riêng nhưng về một biểu hiện ý nghĩa lại có sắc thái khác nhau. TH1: Danh từ riêng không còn có ý nghĩa là địa điểm: Điện Biên, thị trấn Điện Biên mà mang ý nghĩa tính chất "một Điện Biên Phủ - một thất bại có tính chất nặng nề như thất bại Điện Biên Phủ. = 93 =
- TH 2: Tuy vẫn là chỉ tên riêng một người nhưng do chỗ trùng nhau về tên nên có thể tính toán, phân lượng để tách hẳn một tên ra. TH 3: Tên riêng chỉ còn ý nghĩa là một nhãn hiệu gắn cho sự vật. Thông thường tên riêng dùng làm nhãn hiệu này không phải gắn vào chỉ một sự vật và một loại sự vật, do đó mà chúng có thể kết hợp được với từ chỉ số lượng. Ví dụ: Xe máy Honda, rượu Napôlêong Vì vậy mà chúng ta có thể dùng nhãn hiệu thay thế cho tên sự vật đó: Mua một honda; Hôm nay cửa hàng không có (rượu) Napôlêong. - Không kết hợp với những từ để hỏi như: nào, gì và các từ chỉ định: này, ấy. Ví dụ: Không nói Nguyễn Văn Nam nào? Hà Nội này. Tất nhiên nếu trường hợp có 2, 3 Nguyễn Văn Nam mà muốn tính toán, phân lượng thì vẫn có thể dùng. Ví dụ: Sinh viên Trung Quốc có 2 người tên Hoa, anh muốn gặp Hoa nào? - Danh từ riêng chỉ dùng trong tiếng Việt thường dùng dưới dạng kết hợp với danh từ khác để chỉ quan hệ xã hội, gia đình, gia tộc. Ví dụ: Minh - bác Minh, Hạnh - cô Hạnh, Tạ Quang Bửu - Giáo sư Tạ Quang Bửu. * Trong chính tả, danh từ riêng phải viết hoa. - Danh từ chung: Bao gồm tất cả những từ có ý nghĩa khái quát gọi tên một loại sự vật chứ không phải tên riêng của một sự vật. Danh từ chung có các tiểu loại: + Danh từ loại thể (còn gọi là danh từ biệt loại) mang ý nghĩa mờ nhạt, không biểu thị sự vật hiện tượng nên dùng để xác định ý nghĩa cá thể, ý nghĩa chủng loại con, cái (chiếc) , bức, tờ, cuộn, tấm (quyển), quả . Danh từ loại thể thường đứng trước 1 danh từ chung chỉ 1 chủng loại nào đó: con gà, cái bàn Danh từ loại thể "con" thường đứng trước danh từ chỉ chủng loại về động vật, "cái" đứng trước danh từ chỉ vật. Trong một số trường hợp "cái" thay thế cho "con": con dao, con mắt, con sông = 94 =
- + Danh từ chỉ vật tổng thể (còn gọi là danh từ chung) là những danh từ bao hàm nhiều đơn thể gộp lại: quân đội, nhân dân, cha mẹ, giấy tờ, ông bà, sách vở Những danh từ loại này không bao giờ kết hợp với danh từ loại thể. + Danh từ đơn thể là những danh từ chỉ chủng loại của sự vật: trâu, bò, cây, lá, người, ruộng, vườn, nhà, cửa . những danh từ thuộc loại này thường kết hợp với danh từ loại thể. Danh từ đơn thể biểu thị ý nghĩa khái quát về một chủng loại sự vật. Nó định danh (gọi tên) một loại sự vật nhất định. + Danh từ đơn vị là những danh từ mang nghĩa tính toán, đo lường sự vật: mẫu, thước, mét, cân, tấn, tạ, phút, giờ Những danh từ này thường kết hợp với số từ và danh từ đơn thể: Ba cân cam, một giờ học. + Danh từ chỉ vị trí. Hiện nay trong tiếng Việt có một số ít danh từ chỉ vị trí như: trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau, xung quanh, đông, tây, nam, bắc. Những danh từ này có nghĩa rất khái quát. Trên bảo dưới thi hành. Ngoài ấy dạo này rét lắm ! Một số từ trong chúng đã được dùng như quan hệ từ. + Danh từ trừu tượng: Là những từ chỉ khái niệm về tự nhiên xã hội con người (tư tưởng, quan niệm trí tuệ, đạo đức, chiến lược, nhiệm vụ ), những từ chỉ những khái niệm khoa học thuật ngữ. Danh từ trừu tượng không kết hợp với DT loại thể. Tóm lại: Trừ loại DT dùng để định danh sự vật. Từ loại này bao gồm nhiều tiểu loại. Mỗi tiểu loại có đặc điểm ngữ pháp riêng của mình. c. Chức năng ngữ pháp chủ yếu của danh từ. - Làm chủ ngữ trong câu: Ví dụ: Cuốn truyện này rất hay. - Ít trực tiếp làm vị ngữ, làm vị ngữ phải có 2 điều kiện: Kết hợp với từ "là": Là + danh từ: Ví dụ: Cây tre là bạn thân của nông dân Việt Nam. Khi không có "là" phải dùng ngữ điệu. - Làm bổ ngữ trực tiếp: Tôi muốn mua cuốn truyện này. - Làm định ngữ (thành tố phụ trong cấu tạo ngữ danh từ riêng) = 95 =
- Ví dụ: Những rừng, lim, sến, táu, bạt ngàn. - Làm yếu tố chính trong cấu tạo ngữ danh từ. Ví dụ: Bóng tre trùm mát rượi. 2. Động từ: a. Định nghĩa: Động từ là những từ có ý nghĩa khái quát "ý nghĩa vận động". Ý nghĩa này được hiểu là những hành động, trạng thái do "tác nhân" gây ra. Ví dụ: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà, giữ đồng lúa chín. Em bé ngủ say. b. Các tiểu loại: - Động từ ngoại động: bao gồm những động từ chỉ những hoạt động tác động đến đối tượng hoặc hướng tới đối tượng bên ngoài. Sau động từ ngoại động có thể có thành tố phụ chỉ đối tượng: gặt lúa, đánh giặc, làm nhà Các động từ ngoại động có thể tách thành nhiều loại nhỏ như sau: + Động từ chỉ hoạt động: động từ này tác động đến tương làm cho đối tượng hình thành, biến đổi, thiêu huỷ Danh từ đứng sau động từ biểu thị đối tượng: xây tường, đào hầm, ăn cơm. + Động từ chỉ trạng thái tâm lý: tin, sợ, mong những động từ này có thể kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ: rất, quá ,lắm; đồng thời có thể có thành tố phụ chỉ đối tượng: (rất ) sợ bố, (rất) tin bạn. + Động từ chỉ sự vật động có phương hướng (ra, vào, lên, xuống, đi, đến, tới, qua, sang, lại ). Động từ này có thành tố phụ đi sau chỉ hướng đích: Ra đường, vào nhà, lên gác, xuống sân + Động từ chỉ động tác của các bộ phận cơ thể: Ví dụ: bĩu (môi), cau (mặt), co (tay), gật (đầu), chau (mày), chép (miệng). Danh từ đi sau có thể đảo lên phía trước động trước động từ, làm chủ ngữ: phưỡn bụng bụng phưỡn. - Động từ chỉ sự tồn tại, xuất hiện, tiêu huỷ: nảy, mọc, xuất hiện, sùi, học, xong, mất, khỏi, phai, tàn, tan . Danh từ đi sau có thể đảo lên trước động từ làm chủ ngữ: còn tiền tiền còn. = 96 =
- + Động từ chỉ sự phát nhận: cho, biểu, dâng, tặng, cấp, bố thí, lấy, vay, mượn Sau các động từ này có thể có 2 thành tố phụ: thành tố chỉ người phát (nhận), hoặc chỉ vật phát (nhận): Tặng anh quyển sách, vay anh tiền Khi đảo thành tố phụ chỉ vật được phát (nhận) là trước thành tố phụ chỉ người phát (hoặc nhận) phải có từ "cho" ,"của". Ví dụ: Tặng quyển sách cho anh. Vay tiền của anh. + Động từ chỉ hành động có phương hướng của cơ thể: gí, giập, đấm, ấn, chúi Sau các động từ này, có thể có 2 thành tố phụ: thành tố phụ chỉ đối tượng (sự vật hoặc bộ phận cơ thể), thành tố phụ chỉ phương hướng (có từ phụ chỉ phương hướng đúng trước). Nhét khăn mùi xoa vào túi Chúi đầu xuống đất. Có thể có trường hợp rút gọn: sâu chỉ vào kim sâu kim + Động từ chỉ hành động đánh giá, nhận xét: coi, gọi, chứng nhận, bầu, chọn, cử, phong, tôn Sau các động từ này, có thể có 2 thành tố phụ: thành tố phụ chỉ đối tượng, đánh giá nhận xét và thành tố phụ chỉ kết quả đánh giá, nhận xét. Giữa 2 thành tố phụ phải có các hư từ: là, như Ví dụ: Coi các bạn là người thân thiết. + Động từ chỉ hoạt động sai khiến: khuyên, bảo, mời, chúc, yêu cầu, cấm, bắt buộc, hướng dẫn Sau động từ này có thể có 2 thành tố phụ. Thành tố phụ là danh từ chỉ đối tượng tiếp thu sự sai khiến và thành tố phụ là động từ chỉ nội dung sai khiến. Ví dụ: Bảo anh làm, cấm mọi người hút thuốc. + Động từ cảm nghỉ nói năng: Nghỉ, nói, tưởng, ngờ, nhớ, tin, ngờ, lo, đảm bảo, chủ trương, tuyên bố, tiếc, boa các động từ này có thể có thành tố phụ sau là danh từ đối tượng (biết anh, thấy em) hoặc là 1 kết cấu C -V (biết anh đến, thấy anh về), có thể mở đấu bằng "rằng" hoặc "là" (biết anh rằng anh đã đến, thấy là em sang) . - Động từ nội động: Bao gồm những động từ không biểu thị hoạt động hướng tới đối tượng. Danh từ đứng sau biểu thị trạng thái, phương thức, khối lượng, thời gian, địa điểm. Ví dụ: ngã (xe đạp), nhảy (dù), bay (lên trời). = 97 =
- Các động từ nội động có thể tách thành những loại nhỏ sau: + Động từ chỉ trạng thái sự vật: sôi, chảy, tắt, tan, nỗi, chìm + Động từ chỉ động tác, tư thế: đứng, chạy, nhảy, bay, ngã, ngã . Các động từ nội động, ngoại động là những động từ độc lập có thể dùng một mình để cấu tạo câu. Trong tiếng Việt còn có những động từ không độc lập, không thể dùng một mình để cấu tạo câu. Ví dụ: Các động từ chỉ sự cần thiết (phải, cần, nên cần, phải ), các động từ chỉ ý hành động (toan, định, chưa, muốn ), các động từ chỉ sự biến hoá (hoá thành, hoá, thành ). Các động từ này đòi hỏi phải có thành tố phụ đi sau. Ví dụ: Anh trở thành giáo viên. Đỏ hoá xanh. c. Đặc điểm khái quát về khả năng kết hợp Trên đại thể các động từ đều có đặc điểm chung nhất về khả năng kết hợp như sau: - Có thể đặt sau các từ chỉ sự tiếp diễn như: vẫn, còn, cứ và các từ chỉ thời gian cho hành động như: đã, đang, sẽ Ví dụ: Vẫn ngủ, cứ đi, còn suy nghĩ Đã học tập, đang đấu tranh, sẽ có - Có thể đặt sau các từ hàm ý ra lệnh, yêu cầu như: hãy, đừng, chớ. Ví dụ: Hãy ăn, đừng sợ, chớ làm - Có thể đặt sau các từ hàm ý phủ định như: không, chưa, chẳng Ví dụ: Không uống, chưa phát triển, chẳng cần. - Có thể đặt trước các từ chỉ hưởng tiến đến, đối tượng mà hành động tác động đến hoặc chỉ đối tượng tồn tại. Ví dụ: Đi Hà Nội, ăn cơm, còn bánh mì d. Vai trò ngữ pháp của động từ - Làm vị ngữ trong câu. Ví dụ: Chúng tôi học môn tiếng Việt - Làm yếu tố chính trong cấu tạo ngữ động từ Ví dụ: Đã đọc xong cuốn truyện này = 98 =
- Một số động từ có khái niệm chuyển loại bằng danh từ, khi chúng kết hợp với các từ: Cái, những, ấy, kia hoặc xem xét chức năng cú pháp của chúng trong câu cụ thể. Cái cuốc này đã hỏng. (danh từ) Mẹ đang cuốc đất ngoài vườn. (Động từ) 3. Tính từ a. Định nghĩa Tính từ là những từ chỉ tính chất của sự vật (tính chất được hiểu theo nghĩa rộng, có thể là đặc trưng, hình khối, màu sắc, dung lượng ). Ví dụ: - Mảnh vườn rộng khoảng 60 m2. - Cô ấy rất thông minh. b. Các tiểu loại: - Nhóm tính từ miêu tả trạng thái Ví dụ: Nhanh, chậm, mau, lâu. + Đặc điểm của nhóm này là chúng thường dùng để miêu tả trạng thái, hành động của động từ. Do đặc điểm này mà trong cụm động từ chúng thường đóng vai trò là những trạng tố. + Trong các tổ hợp với danh từ mà danh từ đứng sau kiểu như: Nhanh chân, mau miệng, kỹ tính thì nói chung cả tổ hợp đó có động tính từ khá rõ và nhờ thế mà chúng có thể kết hợp với hầu hết các phó từ như một động từ. - Nhóm động từ miêu tả đặc điểm của sự vật + Đây là nhóm tập hợp hầu hết các tính từ của tiếng Việt. Nếu muốn tỷ mỹ thì có thể căn cứ vào ý nghĩa để chia nhóm này ra bằng nhiều nhóm khác. Ví dụ: Tính từ chỉ đặc điểm về màu sắc: đỏ, xanh. Tính từ đặc điểm hình thể, khối lượng: To, nhỏ, vuông, nặng, nhẹ. Tính từ chỉ đặc điểm kích thước: Dài, ngắn, cao, thấp Tính từ chỉ đặc điểm kết cấu trong không gian: Xa, gần, bên cạnh - Nhóm tính từ miêu tả về mức độ Nhóm này gồm các từ như: Đông, đầy, nhiều, ít, với, dày, thưa Nhóm tính từ này có đặc điểm khi kết hợpvới danh từ chúng có vị trí tương đối tự do hơn các tính từ khác ở các nhóm khác. Ví dụ: Người đông và đông người; tiền nhiều và nhiều tiền. = 99 =
- c. Chức năng ngữ pháp của tính từ - Làm vị ngữ trong câu: Chị ấy rất thông minh Chức năng này cũng giống như chức năng chính của động từ. Bằng tiêu chí hình thức có thể phân biệt động từ và tính từ trong chức năng vị ngữ. Tính từ là từ loại chỉ đặc trưng của sự vật nên nó có thể kết hợp với một số từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, lắm, khí Động từ là những từ chỉ sự vận động nên không kết hợp với những từ chỉ mức độ trên. - Làm định ngữ cho danh từ: bàn mới, áo cũ, nhà cao cửa rộng. - Làm thành tố chính trong cấu tạo cụm tính từ: Ví dụ: Cuốn sách này dày 200 trang. - Làm bổ ngữ cách thức cho động từ hoặc tính từ khác. Ví dụ: Nó chạy nhanh hơn tôi. Trời xanh ngắt, cao vòi vọi. 4. Đại từ a. Định nghĩa Đại từ là những từ dùng để trỏ, xưng hô hoặc thay thế cho một bộ phận nào đó trong câu (bộ phận đó có thể là từ cùng có thể là một đơn vị lớn hơn từ). Do đặc điểm này mà đại từ có thể giữ bất cứ chức vụ ngữ pháp gì ở trong câu. Nói cách khác hoạt động ngữ pháp của đại từ trên đại thể là giống như hoạt động ngữ pháp của những đơn vị được nó thay thế. Đại từ là những từ dùng để tả sự vật chứ không nói rõ nội dung. Có nghĩa đó là những từ mà tự nó không có đầy đủ nghĩa từ vựng. Ví dụ: Hai anh bộ đội mỉm cười nghe bài hát quen thuộc, họ đứng rất thẳng bên nhau có vẻ hài lòng lắm. ("họ" thay thế cho "hai anh bộ đội") b. Các tiểu loại: - Đại từ nhân xưng (còn gọi là đại từ xưng hô) Trong tiếng Việt đại từ chỉ người chân chính chỉ có mấy từ sau: Số ít Số nhiều Ngôi thứ 1 Tôi, tao Chúng tôi, chúng tao, chúng ta Ngôi thứ 2 Mày Chúng mày Ngôi thứ 3 Nó Chúng nó, họ, chúng = 100 =
- Ngoài những đại từ chỉ người chân chính trên đây tiếng Việt còn có hệ thống những đại từ chỉ người lâm thời được mượn danh từ: Ngôi thứ 1: Tớ, mình Ngôi thứ 2: Anh, chị, ông, bà, các con, các chị, các cụ, các ông Ngôi thứ 3: Hắn, y, ông ấy, bà ấy, các ông ấy, các anh ấy - Đại từ nghi vấn (còn gọi là đại từ để hỏi) Đó là những từ dùng trong câu hỏi nghi vấn (câu hỏi) để hỏi về các phương diện khác nhau theo ý muốn của người hỏi: Ai? Làm gì? Cái gì? Mấy (bao nhiêu)? Nào (gì), bao giờ, bao lâu, vì sao (tại sao) để làm gì, thế nào, ở đâu. Ví dụ: Ai làm việc này ? Anh muốn ăn món nào? Một số đại từ nghi vấn có thể "hỏi về số nhiều" bằng cách kết hợp với từ "những": Anh đi những đâu? Anh làm những gì? Những ai đến đây? Những nơi nào nghỉ tốt? - Đại từ thay thế: Trong tiếng Việt chỉ có 1 đại từ thay thế: "thế” (vậy). Đại từ thay thế thường giữ chức năng vị ngữ trong câu. Nó thay thế cho cả 1 ý đã nói đến trước đó. Nó thường kết hợp với phụ từ "cũng" trong cấu tạo vị ngữ. Khi dùng đại từ này nhất thiết phải có hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Ví dụ: - Chiều nay tôi muốn đi chơi, không học. - Tôi cũng thế ! - Đại từ chỉ lượng: Là những từ chỉ số lượng gộp (bao quát): Tất cả, mọi, hết thảy, cả Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả. Mọi người phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông. - Đại từ chỉ định sự vật: Dùng để trỏ người, vật được xác định trong không gian phụ thuộc vào khoảng cách, hoặc thay thế cho 1 điều đã được đề cập tới. Đại từ chỉ định sự vật bao gồm: này, nọ, kia, ấy, đó Ví dụ: Bông hoa này đẹp hơn bông hoa kia. = 101 =
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy đó không bao giờ thay đổi. - Đại từ chỉ định vị trí không gian: Là đại từ dùng để chỉ một vị trí (địa điểm) nào đó trong không gian mà vật đang tồn tại cách "xa" hay "gần" so với khoảng cách của người nói. "Đây" - đại từ chỉ vị trí gần. Ví dụ: Đây là em tôi. "Đây, kia" - đại từ chỉ vị trí xa: Kia là chị An Những đại từ này thường làm chủ ngữ trong câu. c. Chức năng ngữ pháp của đại từ - Làm chủ ngữ: Đại từ nhân xưng, đại từ chỉ vị trí trong không gian. Ví dụ: Tôi là sinh viên; Đây là An - Làm định ngữ: Đại từ chỉ định sự vật. - Cấu tạo câu nghi vấn: Đại từ nghi vấn Ngoài ra một số đại từ có thể tạo thành những cặp để liên kết 2 vế câu ghép. 5. Số từ a. Định nghĩa: Số từ là từ loại chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật. Chức năng chủ yếu của số từ làm thành tố phụ cho một cụm từ có danh từ làm trung tâm. Ví dụ: Một, hai, ba, bốn b. Phân loại: Để biểu thị ý nghĩa số lượng trong tiếng Việt có thể có nhiều phương thức. + Còn sự đối lập dưới dạng "những, các ” Ví dụ: Những (các) đồng chí này: Biểu thị số nhiều. Đồng chí này: Biểu thị số ít + Cũng có thể dùng các từ mọi, mỗi trong những ngữ cảnh cụ thể. + Để biểu thị ý nghĩa số nhiều còn có thế dùng phương thức lặp từ: Ví dụ : Người người, ngày ngày Ở đây chúng ta nói đến số từ với ý nghĩa số lượng nhưng là số lượng cụ thể. Với quan niệm trên có thể chia số từ trong tiếng Việt ra các loại sau: = 102 =
- - Số từ chính xác: Một, ba, năm Số từ chính xác có những đặc điểm sau đây: + Làm yếu tố phụ đứng trước danh từ. Ví dụ: Ba con gà, hai anh sinh viên + Nói chung số từ chính xác không trực tiếp làm vị ngữ trừ trường hợp nói về tuổi tác (Cụ Nam năm nay đã 80 rồi). Số từ chính xác muốn làm vị ngữ nhất thiết phải có từ "là". Ví dụ: Bắc Nam là một; Hai với hai là bốn. + Những từ: cặp, đôi, tá, chục tuy chỉ số lượng cụ thể nhưng lại không thuộc loại số từ vì chúng có hoạt động ngữ pháp giống như danh từ, cụ thể là chúng có thể đứng ở vị trí trung tâm của một cụm danh từ. Ví dụ: Tất cả những đôi giày này đều bằng da thật. Cả hai chục trứng gà mà tôi mới mua ấy - Số từ thứ tự + Số từ thứ tự cũng thường làm thành tố phụ trong danh ngữ nhưng khác với số từ chính xác là khi làm thành tố phụ trong cụm danh từ thì số thứ tự đứng sau danh từ trung tâm. + Ý nghĩa thứ tự có thể biểu hiện bằng 2 cách: Dùng số từ chính xác đặt sau danh từ trung tâm. Phòng năm, gác ba. Dùng tổ hợp "thứ + số từ": Phòng thứ năm, gác thứ ba. Ghi chú: Số từ thứ tự có thể dùng yếu tố Hán Việt, trong khi đó số từ chính xác không có khả năng này. Ví dụ: Số từ chính xác Số từ thứ tự ba ngày Lớp đệ tam một người Người thứ nhất hai người Người thứ nhì + Số từ thứ tự có thể trực tiếp làm vị ngữ. Ví dụ: Tôi thứ nhất nó thứ nhì. Hoặc: Tôi nhất nó nhì. - Số từ ước lượng (không chính xác). Số từ ước lượng là loại số từ chỉ một số lượng sự vật ước chừng chứ không chính xác. Những số từ ước lượng thường thấy: Vài, vài ba, dăm bảy, dăm ba, đôi ba, mươi mười lăm, mười hai . = 103 =
- + Đặc điểm của số từ ước lượng là không thể làm định tố sau của danh từ của số từ chính xác và số từ thứ tự. So sánh: Có thể nói Không thể nói Tháng hai, phòng năm Tháng vài, phòng dăm + Do ý thức không chính xác mà số từ ước lượng không thể độc lập trả lời câu hỏi mấy, bao nhiêu như số từ chính xác hay số từ thứ tự. Trường hợp này nếu muốn dùng số từ ước lượng thì phải có danh từ đứng sau. Ví dụ: Hôm qua anh mua mấy quyển sách ? + Khi số từ ước lượng làm định tố trước danh từ trung tâm thì hầu như số từ ước lượng không có thành tố phụ chỉ toàn bộ. + Số từ ước lượng không có khả năng làm vị ngữ trong câu. c. Chức năng ngữ pháp chủ yếu của số từ - Có khả năng kết hợp với danh từ với tư cách là phần phụ trước chỉ số lượng. - Có khả năng thực hiện các chức năng: + Làm chủ ngữ: Một là học tập, hai là rèn luyện thân thể. + Làm vị ngữ: Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. + Làm bổ ngữ: Mất một đền mười Ông đồng ăn một bà cốt ăn hai. + Làm định ngữ: Giường một, mâm sáu. 6. Phụ từ a. Định nghĩa: Phụ từ là từ loại không có ý nghĩa từ vựng chân thực. Là những từ đi kèm với danh từ, động từ, tính từ để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau cho từ mà nó đi kèm. b. Các loại phụ từ - Phụ từ đi kèm danh từ, còn gọi là định từ (NPTV - Lê A - Hoàng Văn Thung). Định từ là những từ đi kèm với danh từ, biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp của danh từ (ý nghĩa số và các ý nghĩa khác). Định từ có nhóm: Những, các, một = 104 =
- Những, cái biểu thị ý nghĩa số nhiều, đối lập với "một" chỉ ý nghĩa số ít (cần phân biệt một phụ từ số ít với một số từ chỉ số lượng). Những chỉ ý nghĩa số nhiều và chỉ ý nghĩa (sự vật) cần được giới hạn trong toàn bộ các sự vật. Do đó danh từ đứng sau "những" đòi hỏi phải có từ, cụm từ đi kèm để giới hạn ý nghĩa sự vật (chỉ nói đến một số nhất định sự vật nào đó trong toàn bộ sự vật). Ví dụ: Những học sinh (-) Những học sinh chăm ngoan (+) Các chỉ ý nghĩa số nhiều và chỉ toàn bộ sự vật, không giới hạn riêng một khối sự vật nào. Ví dụ: Các học sinh (+) Các học sinh giỏi (+) - Nhóm: Mọi, mỗi, từng, mấy Mọi, mỗi, tùng đặt trước danh từ, chỉ ý nghĩa phân phối sự vật. - Cái định từ đặc biệt có tác dụng chỉ xuất sự việc (nhấn mạnh vào sự vật xác định). - Phụ từ: Là những từ đi kèm với động từ, tính từ biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp của động từ, tính từ (ý nghĩa tình thái). Phụ từ gồm có: - Nhóm: đã, từng, mới, vừa, sắp sẽ: Chỉ ý nghĩa tình thái hiện thực hay phi hiện thực(của hình động, tính chất). - Nhóm: hãy, đừng, chỉ chỉ ý nghĩa tình thái cầu khiến (buộc thực hiện một hành động, một trạng thái, hoặc một yêu cầu đối với hành động hoặc trạng thái). Ví dụ: Nếu xe dừng, cô đừng nhảy xuống như thế này Em hãy nhìn vào đây. Nhóm: Nhất định, có, không, chưa, chẳng chỉ ý nghĩa tình thái khẳng định hay phủ định. Phụ từ "nhất định" có thể dùng làm thành phần phụ của câu. Ví dụ: Nhất định chiều nay tôi về. Phụ từ "có, còn" có ý nghĩa khẳng định, cần phân biệt với "có, còn" là động từ tình thái. = 105 =
- Ví dụ: Con có mệt lắm không ? Nhóm: cũng, đều, cứ, mãi, luôn luôn chỉ ý nghĩa tình thái về diễn biến, hoặc cách thức (hoạt động, tính chất). Ví dụ: Chúng mình cùng nghe rồi lúc nào buồn ngủ thì ta ngủ. Nhóm: thường, năng, ít, hiếm, hay chỉ ý nghĩa tần số (hoạt động, tính chất). Ví dụ: Sau bữa ăn, mẹ thường im lặng nhìn cả nhà. Mẹ cháu dạo này hay nấu khoai lang với đậu lắm Nhóm: rất, quá, lắm chỉ ý nghĩa mức độ trạng thái tính chất. Ví dụ: Gió mát quá anh nhỉ? Tôi tưởng anh hơi mệt, có lẽ cần ngủ sớm 7. Quan hệ từ a. Định nghĩa Quan hệ từ là từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa cụm từ, trong câu. Nhận xét: Từ loại này không có liên hệ gì tới sự vật, quá trình, hành động, tính chất, số lượng. Chúng cũng không bổ sung cho từ loại khác một ý nghĩa nào mà chỉ biểu thị quan hệ giữa các sự vật, các quá trình hành động. - Xét về mặt ý nghĩa từ vựng, quan hệ từ cũng giống như phụ từ, nghĩa là chúng đều không có ý nghĩa từ vựng chân thực (không phải thực từ) mà chúng chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp. Nhưng giữa phụ từ và quan hệ từ có sự khác nhau cơ bản. Phụ từ có thể làm thành tố ngữ pháp, còn quan hệ không làm thành tố cú pháp. Về số lượng quan hệ từ không nhiều nhưng sự xuất hiện nó trong lời nói, trong văn bản thì không ít. Nó có thể dùng riêng, hay dùng thành từng cặp. b. Các tiểu loại Căn cứ theo tính chất, quan hệ giữa các thành tố ngữ pháp với nhau, có thể chưa quan hệ từ thành 2 loại: - Quan hệ từ biểu thị quan hệ đẳng lập (liên hợp) Là những từ dùng để nối các thành phần ngữ pháp có quan hệ đẳng lập. Chúng hầu hết đều là từ đơn. Quan hệ từ chỉ quan hệ tập hợp: Và, với, cùng Ví dụ: Anh Nhân và tôi đi được quá nửa đường. = 106 =
- Vậy mà ba với con tưởng má mai về. Quan hệ từ chỉ quan hệ nối tiếp: rồi Ví dụ: Mãi năm kia, ông già ốm nặng rồi qua đời. Quan hệ từ chỉ quan hệ đối chiếu: còn Ví dụ: Trong nhà này người ta quen sống như thế: vợ con chỉ được quyền nghe, còn ông có quyền nói. Quan hệ từ chỉ quan hệ lựa chọn: hay, hoặc Quan hệ từ chỉ quan hệ loại trừ: chứ, thà chứ, thà còn hơn Ví dụ: Thà làm quỷ nước nam còn hơn làm vương đất bắc Quan hệ từ chỉ quan hệ giải thích, thuyết minh: là, rằng Ví dụ: Anh nói ở lại thành phố là nói chưa hết câu. - Quan hệ từ chính phụ: Là những từ dùng để nối các thành phần trong câu có quan hệ chính phủ. Quan hệ từ chính phụ có thể dùng mình hoặc dùng thành cặp. Quan hệ từ chỉ quan hệ sở hữu: của Ví dụ: Quần áo của tôi để đấy, tôi tự giặt lấy. Quan hệ từ chỉ quan hệ mục đích: cho, để, mà, vì. Ví dụ: Tôi nhờ gửi cho anh một bức thư. Quan hệ từ quan hệ nguyên nhân: do, vì, tại, bởi Quan hệ chỉ quan hệ cách thức: bằng, với Ví dụ: Anh em địa chất đã thay nhau kể bằng một giọng rất vui. Quan hệ từ chỉ quan hệ không gian: ở, tại. Ví dụ: Thằng còn ngồi ở mép cái đi văng đặt tại phòng khách. Quan hệ từ chỉ quan hệ đối tượng (chủ thể hoặc phương tiện): Với, đối với, về cùng, cùng với. Ví dụ: Tôi đi dạo cùng với An trên biển. Quan hệ từ chỉ quan hệ thời gian, không gian: đến, tới, từ Ví dụ: Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ cái thung lũng. Quan hệ từ chỉ quan hệ so sánh: như, bằng Ví dụ: Anh ngồi như một tảng đá. Quan hệ từ chỉ quan hệ nhượng bộ: tuy nhưng Quan hệ từ chỉ quan hệ nguyên nhân -kết quả: vì nên, sở dĩ là vì. = 107 =
- Quan hệ từ chỉ quan hệ giả thiết - kết quả: nếu thì; hễ thì. 8. Trợ từ a. Định nghĩa: Trợ từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, dùng để nhấn mạnh thêm nghĩa cho từ, ngữ trong câu, chuyển đổi cấu tạo câu, hoặc biểu thị tình cảm, thái độ của người nói trong giao tiếp. b. Các loại trợ từ: - Trợ từ nhấn mạnh thêm nghĩa cho từ, ngữ Thì: Nhấn mạnh, khẳng định chủ đề, nhấn mạnh quan hệ giữa các sự vật, sự kiện trong câu. Ví dụ: Tôi thì tôi chẳng đi đâu. Học thì biết thế nào cho đủ. Ngay, ngay cả: khẳng định sắc thái không bình thường. Ví dụ: Ngay cả tôi cũng không biết việc ấy. Đúng, đúng là: Xác nhận. Ví dụ: Đúng là cô ấy đến rồi. Là: Sắc thái khẳng định sự bao hàm. Ví dụ: Cả lớp mời cả anh nữa. Những: Sắc thái không bình thường về số lượng Ví dụ: Tôi ăn những năm bát cơm. Mà: Nhấn mạnh một sắc thái không bình thường Ví dụ: Đàn ông mà cũng sợ mà à ! Chính, đích: Nhấn mạnh sắc thái xác nhận Ví dụ: Đích là anh rồi ! Thật, thật ra: Nhấn mạnh sắc thái khẳng định bản chất. Ví dụ: Thật ra tôi rất nhớ chuyện ấy. Đến, đến nỗi, đến cả: nhấn mạnh sắc thái khiên cưỡng Ví dụ: Không khí ẩm thấp đến nổi tôi phải dời nhà Tự: nhấn mạnh sắc thái khẳng định chủ quan. Ví dụ: Chính anh ấy tự giải quyết việc ấy chứ. - Trợ từ chuyển đổi cấu tạo câu: à, nhé, chứ, đi. Những trợ từ này có khả năng chuyển đổi câu tường thuật (câu kể) bằng câu nghi vấn hoặc câu cảm thán. = 108 =
- Ví dụ: So sánh: a. Anh ấy đã đi hôm qua rồi. (câu kể) Anh ấy đã đi hôm qua rồi à? (câu hỏi) b. Thôi chúng ta đi. (câu tường thuật) Thôi, chúng ta đi đi! (câu khiến) Thôi chúng ta đi nhé ? (câu nghi vấn) Những trợ từ làm chức năng chuyển đổi cấu tạo câu luôn luôn đứng cuối câu cùng giọng điệu khi nói, dùng dấu câu khi viết. - Trợ từ biểu thị thái độ, tình cảm của người nói: ạ, đây, nào, đấy Ví dụ: Chào thầy em về ạ ! (Kính trọng, lễ phép) Chúng ta đi nào ! (Rủ rê, thân mật) Thôi, tôi về đây ! (Thân mật) Việc ấy khó đấy! (Thông cảm, động viên) 9. Tình thái từ a. Định nghĩa: Tình thái từ là những từ dùng để chỉ thái độ, tình cảm của người nói đối với nội dung câu nói hoặc đối với người tham gia hành động giao tiếp. b. Các loại tình thái từ: - Tính thái từ dùng để bộc lộ lời than, cảm xúc, phản ứng tâm lý. Những cảm xúc, lời than thường xuất phát từ nỗi buồn, niềm vui, sự ngạc nhiên, sợ hãi của con người. Đó là những phản ứng tâm lý tự nhiên trước hiện thực khách quan. Ví dụ: A, mẹ đã về ! Ơ kìa, sao con lại làm thế ! Trời ơi sao tôi lại khổ thế này! - Tính thái từ dùng để làm lời gọi, lời đáp: Lời gọi, lời đáp cũng biểu lộ tình cảm thái độ của người nói, người viết. Về lời gọi: Thưa thầy, thầy chờ em một tý ! (Kính trọng) Vinh ơi, chờ tao với. (Thân mật) Này, nghỉ các đã ! (Rủ rê) Về lời đáp: Dạ vâng, con đi ngay đây ! (Lễ phép) Ừ, thì đi. (Thân mật) = 109 =
- Phải, cứ làm như tao dặn (Trịch thượng) CÂU HỎI TỰ HỌC 1. Khái niệm từ loại? Các tiêu chí phân chia từ loại. 2. Phân biệt 3 từ loại cơ bản trong tiếng Việt: danh từ, động từ, tính từ. 3. Bài tập: Xác định từ loại của các từ trong các đoạn văn sau: a. Nước Việt Nam ta đất không rộng, người không đông nhưng vẫn cứ là "nước non ngàn dặm" trong cái nhìn mơ màng của Huyền Trân ngày trước và cái nhìn sắc sảo của Tố Hữu ngày nay. Vì đất nước ta dài và đã có một quá trình hình thành riêng trong lịch sử. Vì chúng ta có nhiều vùng, nhiều dân tộc và mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có một sắc thái riêng. b. Chiếc diều đã có những khoảng dao động ổn định. Sợi dây song chùng như cánh cung. Bố Lâm lên bờ đê dẫn diều về làng. Tay cầm sợi dây, ông lầm lũi đi, giống như người chăn trâu về, thậm chí cũng chẳng ngoái lại nhìn đằng sau nữa. Cả bầu trời ngập trong tiếng sáo. Tôi ngắm thân hình ướt đẫm bê bết bùn đất của ông khâm phục, tôi ước tính khoảng cách ông vừa vượt qua dễ đến chín mười cây số. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. - Nắm được khái niệm từ loại. - Có ba tiêu chí phân chia từ loại: + ý nghĩa khái quát + Khả năng kết hợp + Chức năng ngữ pháp của từ trong câu. 2. Phân biệt ba từ loại trong tiếng Việt - Giống nhau: - Đều là từ loại cơ bản của tiếng Việt - Đều làm thành phần chính của câu. - Đều là thành phần chính trong cấu tạo cụm từ. - Khác nhau: - Về ý nghĩa khái quát - Về khả năng kết hợp - Chức năng ngữ pháp 3. Bài tập: Học viên tự làm bài tập. = 110 =
- CHƯƠNG 2: CỤM TỪ TIẾNG VIỆT I. KHÁI QUÁT VỀ CỤM TỪ 1. Định nghĩa Từ kết hợp với nhau và làm thành phần câu được gọi là cụm từ. Kết hợp từ làm thành phần câu - cụm từ có đặc điểm sau: + Gồm 2 từ trở lên, trong đó có 1 thực từ làm thành phần chính (trung tâm), các từ khác dùng kèm thực từ làm thành phần phụ của cụm. Quan hệ kết hợp tạo cụm là quan hệ chính phụ. + Thực từ làm thành phần chính giữ vai trò quyết định về ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của cụm từ. Do đó bản chất ngữ pháp của cụm từ là bản chất ngữ pháp của từ trung tâm (từ trung tâm được từ loại gì thì cụm từ có đặc điểm và hành động ngữ pháp của từ loại đó). + Cấu tạo của cụm từ đầy đủ thường gồm 3 bộ phận: Phụ trước, trung tâm, phụ sau. Bộ phận trung tâm nói chung thường do một từ đảm nhiệm, còn bộ phận phụ trước và phụ sau của cụm từ có thể có từ 1 đến nhiều từ, thuộc nhiều từ loại khác nhau, phân phối ở những vị trí kết hợp nối tiếp nhau. Các thành phần hạn định hoặc bổ sung ý nghĩa cho từ trung tâm, có tác dụng thực tại hoá đối tượng phản ánh ở từ trung tâm. 2. Phân loại cụm từ Dựa vào trung tâm ngữ nghĩa ngữ pháp, có thể chia cụm từ thành ba loại: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. - Cụm danh từ có trung tâm ngữ nghĩa - ngữ pháp là danh từ. Ví dụ: Mỗi tổ ong là một toà nhà vững chải, ngăn nắp, trật tự. - Cụm động từ có trung tâm ngữ nghĩa - ngữ pháp là động từ. Ví dụ: Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. - Cụm tính từ là trung tâm ngữ nghĩa - ngữ pháp là tính từ. Trên nương rẫy, hạt bắp còn chưa già lắm. 3. Cấu tạo của cụm từ Khi ở dạng đầy đủ, cụm từ gồm 3 phần: phần phụ trước, phần trung tâm và phần phụ sau. a. Phần trung tâm: = 111 =
- Phần trung tâm phần cốt lõi của cụm từ, là trung tâm ngữ nghĩa - ngữ pháp của cụm từ, trung tâm chi phối bản chất chức năng của cụm từ. Ví dụ: Trong câu: Chị ấy là sinh viên năm thứ hai. Chị - danh từ, chị ấy - cụm danh từ, chị - chủ ngữ, cụm danh từ "chị ấy" - chủ ngữ, sinh viên - danh từ, sinh năm thứ hai - cụm danh từ, cụm "sinh viện năm thứ hai" - vị ngữ. Trung tâm là phần quyết định chi phối tổ chức nội bộ của cụm từ. Ví dụ: so sánh tổ chức nội bộ của hai cụm từ: "Tất cả các sinh viên đại học" và "cái thịt ấy". Tổ chức nội bộ của hai cụm từ khác nhau là do trung tâm quyết định. Chỉ có trung tâm mới có quan hệ với từ ở ngoài cụm từ. Các thành tố phụ chỉ có quan hệ với trung tâm trong nội bộ cụm từ. Ví dụ: "Tất cả sinh viên khoa mầm non đang học tập say sưa", chỉ có quan hệ giữa các phần trung tâm của 2 cụm từ là "sinh viên" và "học tập", còn các thành tố phụ chỉ có quan hệ trung tâm trong nội bộ cụm từ "tất cả", "khoa mầm non" chỉ có quan hệ với "sinh viên", "đang", "say sưa" chỉ có quan hệ với "học tập". b. Phần phụ trước và sau - Quan hệ giữa các từ phụ với từ trung tâm. Phần phụ trước và sau là những phần phụ có tác dụng hạn định hoặc bổ sung cho phần trung tâm. Ví dụ: Phần trung tâm là từ "học" thì phần phụ sau có thể là danh từ nhưng chỉ là 1 số danh từ thôi, chẳng hạn: Học thầy, học bạn (chỉ đối tượng), học văn, học sử (chỉ môn học). Các từ phụ có thể kết hợp trực tiếp hoặc gián tiếp với trung tâm. Ví dụ: Học bài, học sinh giỏi (trực tiếp); Tốt về đạo đức, báo cáo về thi đua, sách của anh (gián tiếp). Các từ phụ có thể có một sự vị trí nhất định đối với trung tâm. Ví dụ: Tất cả năm cái ngôi nhà gạch ấy - Quan hệ giữa các từ phụ với nhau. Các từ phụ có thể song song tồn tại. Ví dụ: "sẽ" và "không" có thể đi cùng với động từ "nói" (sẽ nói, không nói, sẽ không nói), các từ phụ có thể loại trừ nhau. Ví dụ "lắm" và "1 mét 8" không đi với nhau được ("cao lắm, cao 1mét 8" nhưng không nói: Cao lắm 1 mét 8). 4. Chức năng ngữ pháp của cụm từ a. Làm thành phần chủ ngữ, vị ngữ của câu = 112 =
- Ví dụ: Những buổi gặp gỡ ấy cũng ngắn thôi. Xấu đều hơn tốt lõi. b. Làm thành phần trạng ngữ của câu Ví dụ: Chiều hôm nay, các trung đội tiếp tục đào công sự. c. Làm thành phần đồng vị ngữ của câu. Ví dụ: Tây Bắc, hòn ngọc ngày mai của tổ quốc đang chờ đợi, thúc dục chúng ta. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đảm nhiệm chức năng ngữ pháp của danh từ, động từ, tính từ. Tuy nhiên có khi đảm nhiệm một chức năng ngữ pháp nào đó trong câu là cụm từ, chứ không thể là từ được. Ví dụ: Điều hết sức quan trọng là phải tuân thủ mệnh lệnh. Bà cụ rụng hết tóc rồi. "Điều hết sức quan trọng" giữ chức vụ chủ ngữ của câu, chứ không thể là "điều" được, vì không thể nói "điều là phải ". "Rụng hết tóc rồi" giữ chức vụ vị ngữ của câu, chứ không thể là từ "rụng" được vì không thể nói "bà cụ rụng". II. CỤM DANH TỪ 1. Đặc điểm chung - Cụm danh từ là cụm từ có thành tố chính (có phần trung tâm) là danh từ. Những từ khác kết hợp với danh từ, làm thành phần trong cụm. - Cụm danh từ mang nghĩa sự vật của danh từ chính, chỉ sự vật được xác định cụ thể và thực tại hoá trong nội dung phản ánh (sự vật những đặc điểm riêng biệt, được xác định về số lượng và về những chi tiết khác). - Cấu tạo cụm danh từ gồm 3 bộ phận: Phần phụ trước - trung tâm - phần phụ sau. Ngoài trung tâm do danh từ đảm nhiệm, phần phụ trước và phần phụ sau do nhiều từ loại khác nhau tạo thành, được gọi là định ngữ của danh từ. - Cụm danh từ thực hiện các chức vụ ngữ pháp của danh từ trung tâm. 2. Miêu tả cụm danh từ a. Phần trung tâm - Phần trung tâm có thể do tất cả các danh từ đảm nhiệm. Tuy nhiên, có trường hợp khó xác định trung tâm. Ví dụ: Ba anh sinh viên ấy Cuốn sách mới này = 113 =
- - Trong cụm danh từ thường có một phần trung tâm, nhưng có khi có nhiều trung tâm. Ví dụ: Tất cả công nhân, nông dân, trí thức nước ta đã đoàn kết thành một khối vững chắc. Cụm danh từ có 3 phần trung tâm là "công nhân", "nông dân", "tri thức". Cụm danh từ mang nhiều phần trung tâm có thể tách ra thành nhiều cụm danh từ mang một phần trung tâm. Ví dụ: Tất cả công nhân nước ta, tất cả nông dân nước ta, tất cả tri thức nước ta Có thể coi cụm danh từ có nhiều phần trung tâm là dạng rút gọn của những danh từ có khả năng và muốn khai triển được thì các phần trung tâm phải có các phần phụ giống nhau. Cấu trúc sau đây không thể coi là cụm danh từ có nhiều trung tâm được: Ba mươi triệu đồng bào và Đảng quang vinh đã đoàn kết thành khối sắt thép. Cấu trúc này không thể triển khai thành: "ba mươi triệu đồng quang vinh" và "ba mươi triệu Đảng quang vinh" được. Có trường hợp được coi là cụm danh từ có nhiều trung tâm mà không có khả năng triển khai. b. Phần phụ trước Có thể phân thành 4 vị trí Vị trí 4 Vị trí 3 Vị trí 2 Vị trí 1 P.T tâm Từ chỉ tổng Từ chỉ số Từ chỉ xuất Từ chỉ loại Danh từ thể lượng Các vị trí trong phần phụ trước có trật tự ổn định, chúng không thể chuyển đổi cho nhau được. Sự có mặt đồng thời tất cả các thành tố lấp đầy 4 vị trí là trường hợp lý tưởng. - Từ chỉ loại (vị trí 1) Từ chỉ loại chỉ ra chủng loại của sự vật, từng cá thể của sự vật. Có thể phân chia ra các loại sau: + Từ chỉ loại dùng cho thực vật: cây, quả. + Từ chỉ loại dùng cho người: người, thằng, đứa, vị, đứng, ông, bà, cụ, chú bác, cậu mợ, anh, em. = 114 =
- + Từ chỉ loại dùng cho đồ vật: ngôi, túp, toà, bông, đoá, lá, tấm, bụi, cây, hòn, hạt, viên Từ chỉ loại dùng với danh từ chỉ sự vật cụ thể, cá biệt, còn danh từ không có từ chỉ loại đứng trước là chỉ khái niệm chung. So sánh "sau này, bò không dùng để kéo cày nữa" và "con bò này kéo cày rất khoẻ", "chó là loại động vật khôn ngoan" và "con chó nhà anh dữ quá". - Từ chỉ xuất (TV - 2) Ở vị trí này chỉ có một từ chỉ xuất "cái" dùng "cái" để nêu bật sự vật tách biệt một sự vật trong loại chung, do đó khi dùng "cái" danh từ phải có từ chỉ loại đứng trước, nghĩa là phải được cá thể hoá. Ví dụ: Cái con bò ấy, cái con người ấy, các em học sinh ấy (trừ danh từ chất liệu: cái đường này, cái mỡ này, cái vải này "Cái" thường đi với các từ chỉ trỏ: này, nọ, kia, ấy - Từ chỉ số lượng (VT -3) Có thể chia những từ chỉ số lượng thành những loại sau: + Từ chỉ số không chính xác: vài, dăm, mươi, mấy + Từ chỉ số chính xác: một, hai, ba + Từ chỉ số mang nghĩa phân phối: mỗi, từng, mọi + Phụ từ chỉ số lượng: những, các, một Ví dụ: Thầy giáo yêu mến các học sinh. - Từ chỉ tổng thể (vị trí 4). Các từ chỉ tổng thể ở vị trí - 4 là: tất cả, cả, tất thảy, hết thảy, toàn thể, cả: Chỉ toàn bộ một đơn vị. Ví dụ: Cả lớp đứng dậy. c. Phần phụ sau Có thể phân thành 2 vị trí như sau: Phần trung tâm Vị trí 1 Vị trí 2 Danh từ Định tố Từ chỉ trỏ - Định tố (vị trí 1) Phần phụ này phức tạp và phong phú hơn nhiều so với các phần phụ khác của cụm danh từ. Về mặt cấu tạo, phần phụ này có thể là từ, cụm từ, kết cấu chủ vị. Về mặt quan hệ, phần phụ sau có nhiều mối quan hệ với phần trung tâm hơn là phần phụ trước. Về cách ghép phần phụ sau có thể liền với phần trung tâm hoặc ghép cách (phải có quan hệ từ). = 115 =
- Về mặt ý nghĩa, định tố dùng nêu đặc điểm bên ngoài sự vật hoặc nêu nội dung sự vật. Ví dụ: (Một cân đường) hoa mai (Một cân đường) trắng Quảng Ngãi. (Một cân đường) trắng mẹ mua hôm qua. Danh từ: Thủ đô Hà Nội, tính đàn bà, gà con. Động từ: Chính sách xâm lược, nhiệm vụ học tập. Tính từ: Đức tính cần cù, tác phong gần gũi quần chúng. Số từ: Giường một, mâm sáu. - Từ chỉ trỏ (vị trí 2): Do đại từ chỉ định tạo thành: Này, kia, đó, đây. Đó là số từ chuyên dùng làm dấu hiệu kết thúc cụm. Ví dụ: (Một cân đường hoa mai) này (Mấy cân đường hoa mai Quảng Ngãi mẹ mua) - Vị trí trung tâm là danh từ. Vì vậy, mọi danh từ dùng trong câu đều có thể là dạng khuyết tất cả các định ngữ của cụm danh từ. Sơ đồ cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ : Vị trí - 4 Vị trí - 3 Vị trí - 2 Vị trí - 1 Trung tâm 0 Vị trí + 1 Vị trí + 2 Định tố Từ chỉ tổng Từ chỉ số Từ chỉ xuất Từ chỉ loại (Định ngữ Từ chỉ trỏ thể lượng "cái" miêu tả) Danh từ, Danh từ chỉ động từ, tính Đại từ Số từ, phụ từ Trợ từ "cái" Danh từ Đại từ loại từ, đại từ, số từ Từ, Ngữ, kết Từ Từ Từ Từ Từ Từ cấu chủ vị VD: Tất cả Những cái quyển sách mới mua ấy III. CỤM ĐỘNG TỪ 1. Đặc điểm chung - Cụm động từ là cụm có từ chính (từ trung tâm) là động từ. - Cụm động từ mang nghĩa hành động hay trạng thái của động từ chính được bổ sung các ý nghĩa tình thái và các ý nghĩa có nội dung miêu tả chi tiết hành động, trạng thái đó trong hiện thực. - Cấu tạo cụm động từ gồm ba bộ phận: = 116 =
- Phần phụ trước Trung tâm Phần phụ sau Ngoài trung tâm là động từ, phần phụ trước và phần phụ sau do nhiều từ loại tạo thành được gọi chung là bổ ngữ của động từ. - Cụm động từ thực hiện các chức vụ ngữ pháp của động từ trung tâm. 2. Miêu tả cụm động từ a. Phần trung tâm: Phần trung tâm của cụm động từ do một động từ tạo thành. Ví dụ: Đang viết một bức thư Chưa làm xong bài tập Tất cả mọi động từ đều có thể làm phần trung tâm trong cụm động từ. Trong tiếng Việt động từ là một loại lớn bao gồm nhiều kiểu loại nhỏ, có tính chất khác nhau. Mỗi kiểu loại nhỏ chi phối các phần phụ trước và sau một cách khác nhau. Ví dụ: đối với động từ chỉ động ta có phương hướng, có thể thêm vào một phần phụ sau các từ như: ra, vào, lên, xuống, qua lại (chạy ra, chạy vào, chạy lên, chạy xuống, chạy lại ); Đối với động từ chỉ trạng thái có thể thêm vài phần phụ trước các từ: Rất hơi, khá, giỏi (rất yếu, hơi lo, giận quá, khá ghét); Đối với động từ ban phát, có thể có 2 thành tố phụ sau, một chỉ người nhận và một chỉ đối tượng ban phát (tặng bạn một cuốn sách, cho anh một tấm ảnh). - Trường hợp có 2 động từ đúng kề sau (không có quan hệ đẳng lập) thì chỉ động từ đứng trước mới được coi là trung tâm của cụm từ, còn động từ đứng sau làm một bổ ngữ (có liên hệ mật thiết về nghĩa và về ngữ pháp với động từ trung tâm. Ví dụ: Được (thưởng) một lẵng hoa Có thể (giải) các bài tập Định (đi) Hà Nội b. Phần phụ trước: Có thể chia các phụ từ đứng trước trung tâm cụm động từ thành các loại sau: - Những từ chỉ sự tiếp diễn tương tự của hoạt động, trạng thái: đều, cũng, vẫn, cứ, còn - Những từ chỉ thời gian của hành động như: từng, đã, vừa, mới, đang, sẽ, sắp = 117 =
- - Những từ nêu ý sai khiến như: hãy, đừng, chớ - Nhưng từ nêu ý khẳng định hay phủ định sự tồn tại của hành động như: chỉ, có, hay, không, chưa, chẳng - Những từ chỉ mức độ của trạng thái như: rất, hơi, khí, quá Như trên đã nói, nếu các thành phần phụ trước danh từ được chia vào những vị trí rõ ràng thì ở đây khá phổ biến hiện tượng có những kết hợp với nhau theo trật tự không cố định. Ví dụ: Cũng vẫn - vẫn cùng, vẫn sẽ - sẽ vẫn, cứ đang, đang cứ, đều cũng vẫn - cũng vẫn đều, sẽ cũng vẫn - cũng vẫn sẽ. c. Phần phụ sau: Bổ ngữ đứng sau do đòi hỏi của động từ trung tâm và do nhu cầu phản ánh các chi tiết sự kiện trong giao tiếp quy định. Chúng do nhiều từ loại tạo thành danh từ, động từ, tính từ, đại từ, phụ từ, số từ. Số lượng bổ ngữ và vị trí của chúng ở phần phụ sau cụm động từ chỉ bị chi phối bởi đặc điểm ngữ pháp của động từ trung tâm. Có thể xem xét phần phụ sau của cụm động từ ở một số mặt sau: + Về từ loại Những bổ ngữ do thực từ tạo thành. Danh từ: Đang viết thư, ngồi xe Tính từ: Chạy nhanh, nói nhiều, mua vui Động từ: Sợ chết, ham chơi, thích học Đáng chú ý là những bổ ngữ do phụ từ tạo thành. Làm xong, đọc rồi (chỉ kết thúc, hoàn thành). Và (nhà) đi, đọc (lên) nào (chỉ cầu khiến) Mua được, tìm ra (chỉ kết quả) Nghỉ luôn, đi ngay (chỉ cách thức) + Về cấu tạo. Phần phụ sau có thể là từ, cụm từ hay kết cấu chủ vụ. Ví dụ: Đọc sách - Từ Đọc sách tham khảo - Cụm từ Bảo em học - Kết cấu chủ vị + Về số lượng: Trong cụm động từ, phần phụ sau có thể có một hoặc nhiều bổ ngữ. = 118 =
- Ví dụ: Đọc sách Viết thư cho bạn chiều hôm qua + Về quan hệ ý nghĩa với động từ trung tâm. Ví dụ: Đọc sách, bảo nó làm, thấy mẹ về bổ ngữ chỉ sự vật hoặc việc do nội dung y nghĩa của động từ trung tâm đòi hỏi hay tác động tới. Đi xe đạp, đi bằng tàu hoả, học ở lớp, làm việc ba giờ, mệt vì làm nhiều những bổ ngữ chỉ sự vật hay sự việc có liên hệ với hành động đáp ứng yêu cầu giao tiếp). + Về cách thức nối với trung tâm: Ví dụ: Đóng sách, học bài, làm nhà (bổ ngữ nơi trực tiếp với trung tâm không dùng kết từ). Mệt vì làm việc nhiều, gà của mẹ (bổ ngữ nối gián tiếp, đúng kết từ biểu thị các ý nghĩa có quan hệ với trung tâm). Giỏi về toán, sách của thư viện bổ ngữ có thể nối trực tiếp không dùng kết từ, hoặc nối gián tiếp phải dùng kết từ. 3. Chức năng ngữ pháp của cụm động từ - Làm vị ngữ trong câu: Nó đang học - Ngoài ra có thể làm chủ ngữ, định ngữ, bổ ngữ Học tập tốt là khẩu hiệu của sinh viên IV. CỤM TÍNH TỪ 1. Đặc điểm chung Cụm tính từ là cụm từ có tính từ làm trung tâm. Cụm tính từ có ý nghĩa tính chất, đặc điểm nêu là tính từ trung tâm, được bổ sung hoặc cụ thể hơn để phản ánh hiện thực. Ví dụ: Vẫn xanh Đang béo ra Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Cấu tạo cụm tính từ gồm ba bộ phận (ở dạng đầy đủ) Ph ần phụ trước Trung tâm Phần phụ sau Ngoài trung tâm của cụm tính từ là tính từ, các phần phụ trước và phần phụ sau do nhiều từ loại tạo thành, gọi chung là bổ ngữ của tính từ. Cụm tính từ có các chức vụ ngữ pháp như tính từ trung tâm. = 119 =
- 2. Miêu tả cụm tính từ Trung tâm của cụm tính từ do một tính từ tạo thành. Căn cứ vào khả năng kết hợp với phụ từ chỉ mức độ, có thể phân tích mức độ. - Tính từ có biến đổi về mức độ là tính từ có thể kết hợp được với những phụ từ chỉ mức độ, thí dụ những tính từ: tốt, xấu, đúng, sai, xanh, đỏ - Tính từ không biến đổi về mức độ. - Tính từ đã có mức độ quy định. - Tính từ có yếu tố sau không dùng độc lập được. Ví dụ: Thơm phức, xanh là, trắng toát, nặng chịch, sâu hoắm, cao ngất Tính từ gồm các yếu tố Hán - Việt. Ví dụ: Vô giá, cục thịnh, chí thân, thậm ngu, chính yếu Tính từ có tính chất có mức độ tuyệt đối: riêng, công, tư, chung, công cộng (loại này ít có khả năng kết hợp với các từ khác để tạo thành cụm tính từ: Việc công, nhiệm vụ chung, gia đình riêng ). b. Phần phụ trước Cấu tạo phần phụ trước cụm tính từ nhìn chung giống phần phụ trước của cụm động từ là do các phụ từ tạo thành. Phần phụ trước (các bổ ngữ đứng trước) bổ sung cho tính từ những ý nghĩa tình thái: về tính hiện thực hoặc phi hiện thực (đã, đang, mới, vừa, sắp ), về diễn biến (vẫn, còn, lại, đều ), về khẳng định hay phủ định (không, chưa, chẳng ). + Tuy nhiên, tính từ khác động từ ở chỗ: Những từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, quá, vô cùng, cực kỳ ) thường xuyên đứng trước động từ (trừ động từ chỉ hoạt động tâm lý như: yêu, ghét, giận ). Những từ sai khiến (hãy, đứng, chớ) đi với động từ và nói chung không đi với tính từ. Động từ có bổ ngữ đối tượng còn tính từ nói chung không có bổ ngữ đối tượng. Ví dụ: Rất giận anh (anh là bổ ngữ đối tượng), rất tốt, rất cao (không có bổ ngữ đối tượng). c. Phần phụ sau: Có thể xếp thành các loại sau đây: Phần phối sau là danh từ (cụm danh từ) có thể là: = 120 =
- - Nói rõ sự vật mà số lượng được nói tới ở tính từ trung tâm: Rất nhiều học sinh; rất ít độc giả; rất đông khách - Nói rõ sự vật mà ta định nói tới ở những từ trung tâm: Mau miệng, nhanh tay, chậm chân . - Nói rõ sự vật mang màu sắc, kiểu dáng, tính chất được nói tới ở tính từ trung tâm: Đỏ mặt, bạc đầu, sáng trăng. Phần trung tâm chỉ khoảng cách, phần phụ sau chỉ đối tượng: Gần đất, xa trời, gần nhà, xa nhà. Phần trung tâm chỉ tương tự, phần phụ sau chỉ đối tượng: Giống bố, khác mẹ. Phần trung tâm chỉ rõ mức độ đo lường. Phần phụ sau chỉ đối tượng: Gần đất, xa trời, gần nhà - Phần phụ sau là động từ (cụm động từ) - Phần phụ sau chỉ rõ các phương diện của tính chất: Khéo ăn, vụng tính toán, dễ tin người. Phần phụ sau chỉ rõ đối tượng so sách: Vui như mở hội, kín (như) bưng. Phần phụ sau chỉ trạng thái hoặc mức độ. Vắng (đến) phát sợ, say sưa (đến nỗi) quên vợ con. Phần phụ sau chỉ nguyên nhân: Xót xa nhìn lại quá khứ - Phần phụ sau là tính từ (cụm tính từ) Phần phụ sau chỉ rõ đặc điểm: Vui hồn nhiên Phần phụ sau chỉ rõ tình trạng hoặc mức độ: Nóng rát mặt, lạnh (đến) buốt xương. - Phần phụ sau là phụ từ, phần phụ sau chỉ rõ mức độ của tính chất: Xấu lắm, đẹp quá, sung sướng vô cùng. - Phần phụ sau là kết cấu chủ vị. - Phần phụ sau chỉ rõ tình trạng hoặc mức độ: Hạnh phúc (đến nổi) ai cũng thèm, nóng đất (cũng) phải chảy. Phần phụ sau chỉ rõ nội dung so sánh: Nhanh (như) tên bắn, chậm (như) rùa bò. CÂU HỎI TỰ HỌC 1. Khái niệm cụm từ ? Cấu tạo và chức năng ngữ pháp của cụm từ? = 121 =
- 2. Khái niệm cụm danh từ? Cấu tạo và chức năng ngữ pháp của cụm danh từ? 3. Khái niệm cụm động từ? Cấu tạo và chức năng ngữ pháp của cụm động từ? 4. Khái niệm cụm tính từ? Cấu tạo và chức năng ngữ pháp của cụm tính từ? 5. Bài tập: a. Xác định và phân tích cụm từ có trong đoạn văn sau: a) Đó là thứ ánh sáng ấm áp, trong suốt và long lanh. b) Biển rất đẹp. Buổi sáng nắng tràn lên mặt biển. Biển trong xanh như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Buổi chiều nắng tàn, nước dịu. Từng đợt sóng chồm lên, liếm bờ cát, tung bọt trắng xoá. c) Lịch sử của chúng ta là lịch sử chống ngoại xâm. Chúng ta đã có lần mất ngót một ngàn năm. Chúng ta lại phải sống hàng nghìn năm dưới ách phong kiến. Bởi thế chúng ta không có khao khát nào lớn hơn khao khát tự do độc lập, khao khát được giải phóng. Chính những khao khát ấy làm nên sự tích anh hùng làng Gióng. Chính những khao khát ấy làm nên Bạch Đằng Giang Phú, làm nên Từ Hải, Vân Tiên và những áng thơ văn giàu khí phách. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. - Nêu khái niệm cụm từ . - Cấu tạo cụm từ có ba phần (dạng đầy đủ): - Phần phụ tước - Phần chính tố - Phần phụ sau. - Chức năng ngữ pháp của cụm từ: làm thành phần chính ( chủ ngữ, vị ngữ); Làm thành phần phụ của câu (trạng ngữ, giải thích ngữ ) 2. Nêu khái niệm cụm danh từ. - Cấu tạo cụm danh từ :phần phụ trước, phần chính tố và phần phụ sau. - Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ: chủ ngữ, trạng ngữ 3. Nêu khái niệm cụm động từ. - Cấu tạo cụm động từ: phần phụ trước, phần chính tố, phần phụ sau. - Chức năng ngữ pháp của cụm động từ: vị ngữ. 4. Nêu khái niệm cụm tính từ. - Cấu tạo cụm tính tự: phần phụ trước, phần chính tố và phần phụ sau. - Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ: vị ngữ. 5. Bài tập: Học viên tự thực hành. = 122 =
- CHƯƠNG 3: CÂU TIẾNG VIỆT I. ĐỊNH NGHĨA - ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾNG VIỆT 1. Định nghĩa Cho đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về câu. Theo thống kê của bà A.Khmanôva, có trên 300 định nghĩa về câu. Có thể nói bao gồm những hướng sau: - Theo quan điểm của ngữ pháp duy lý. Đại diện Condiblar (TK 18) - Hướng dựa vào hoạt động giao tiếp Ameillet - Hướng dựa vào hoạt động phát ngôn.E.Sapir (1921) - Hướng dựa quan điểm của ngữ pháp truyền thống. Hướng này khi định nghĩa về câu đã dựa trên những tiêu chí khác nhau. + Dựa trên tiêu chí hình thức + Dựa trên tiêu chí ý nghĩa + Dựa trên tiêu chí hình thức - ngữ nghĩa Theo hướng này có các tác giả: Nguyễn Kim Thản, Diệp Quang Ban, Phan Thiều, Lê Cận, Hoàng Văn Thung, Hồ Lê, Hồng Dân Như vậy theo hướng ngữ pháp truyền thống ta có định nghĩa về câu như sau: Câu là đơn vị dùng từ đặt ra trong quá trình suy nghĩ được gắn với ngữ cảnh nhất định nhằm mục đích thông báo hay thể hiện thái độ đánh giá. Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có ngữ điệu kết thúc. 2. Đặc điểm câu tiếng Việt a. Câu là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và là sản phẩm được tạo ra để phục vụ mục đích giao tiếp. Câu là một trong những đơn vị không có sẵn (so sánh với âm vị, âm tiết, hình vị, từ, ngữ cố định hay thành ngữ là những đơn vị có sẵn với các đơn vị là trên thì câu là những đơn vị không có sẵn) do các đơn vị có sẵn kết hợp theo các quy tắc ngữ pháp tạo thành. b. Câu có cấu tạo ngữ pháp nhất định và là một chỉnh thể ngữ pháp độc lập. Ví dụ: Hộ trợn mắt lên. Người hắn bồi hồi. Một lúc lâu hắn mới hỏi được Trung. c. Câu có một ngữ điệu riêng: Câu là đơn vị được được dùng trong giao tiếp nên khi kết thúc câu bao giờ cũng gắn với một ngữ điệu tương ứng. Ngữ = 123 =
- điệu đi lên hoặc đi xuống ở cuối câu. Cũng có khi câu bỏ lửng do thái độ của người ngập ngừng, đứt quãng hoặc vì lý do riêng, thì câu vẫn được xem là có ngữ điệu kết thúc. Ngữ điệu bỏ lững. Như vậy ngữ điệu kết thúc khi phát ngôn câu là dấu hiệu kết thúc câu, hoặc là ranh giới giữa 2 câu đi liền. d. Câu chứa đựng một nội dung thông báo: Phản ánh hiện thực hoặc truyền đạt những thái độ, tình cảm, ý định của người nói đến đối tượng giao tiếp. Chức năng thông báo là chức năng của câu và các đơn vị trên câu. Nói cách khác, những đơn vị và các kết cấu ngữ pháp nào không có chức năng thông báo thì chưa phải là câu. e. Câu thể hiện thái độ chủ quan của người nói đối với hiện thực được phản ánh trong nội dung câu) và đối với đối tượng giao tiếp. Đó là tính tình thái của câu. Trong câu tiếng Việt tính tình thái được biểu hiện chủ yếu: Các phụ từ và tình thái từ. Tình thái từ là dấu hiệu quan trọng để nhận diện câu. g. Câu được gắn với 1 ngữ cảnh nhất định. Đặc điểm này giúp ta hiểu được định nghĩa của câu một cách chính xác. Điều này cùng tương tự như đơn vị từ. Từ có thể tách ra như một đơn vị của hệ thống ngôn ngữ để khảo sát, nhưng muốn hiểu nghĩa của từ thì phải đặt chúng trong kết hợp cụ thể. Đối với câu cũng như vậy. II. CẤU TẠO CÂU - THÀNH PHẦN CỦA CÂU TIẾNG VIỆT 1. Thành phần của câu tiếng Việt Xét theo câu tạo, câu gồm 2 thành phần thành phần nòng cốt (còn gọi: thành phần chính) và thành phần ngoài nòng cốt (còn gọi là thành phần phụ). Thành phần nòng cốt là thành phần bắt buộc phải có trong cấu tạo câu. a. Thành phần nòng cốt - Chủ ngữ: là đối tượng được nói đến (nêu ra) trong câu. Trong ngữ pháp chức năng gọi là phần đề. Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Con gì? Cái gì? Ai? Từ loại đảm nhiệm chủ ngữ: danh từ, đại từ. Quy mô của chủ ngữ: từ, cụm từ, kết cấu C-V Ví dụ: Học sinh // đang chăm chú học tập. Những học sinh Phan Bội Châu // đang chăm chú học tập. = 124 =
- Những học sinh Phan Bội Châu được nhà trường khen // đang chăm chú học tập. Vị trí thường đứng trước vị ngữ, tuy nhiên có lúc đứng sau vị ngữ. Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi! - Vị ngữ: là nội dung được nói đến của đối tượng. Ngữ pháp chức năng gọi là phần thuyết. Vị ngữ trả lời câu hỏi: Là gì? Như thế nào ? Từ loại đảm nhiệm chủ yếu là động từ, tính từ. Quy mô: 1 từ , 1 cụm từ, 1 kết cấu C - V Ví dụ: Chiếc xe này// hỏng. (1 từ) Chiếc xe này // hỏng rồi. (1 cụm từ) Chiếc xe này// máy hỏng rồi. (1 kết cấu C-V) Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ. * Phân biệt nòng cốt C//V và kết cấu C/V. Nòng cốt C//V là thành phần chính của câu, nếu không có nó sẽ không tồn tạo câu tiếng Viết. Kết cấu chủ/vị chỉ là 1 bộ phận của thành phần câu. Ví dụ: Con chăm học // làm bố mẹ vui lòng. c v c / v 2. Thành phần phụ (thành phần ngoài nòng cốt) a. Trạng ngữ b. Đề ngữ c. Hô ngữ d. Chuyển tiếp ngữ e. Giải thích ngữ III. PHÂN LOẠI CÂU THEO CẤU TẠO 1. Câu đơn bình thường a. Định nghĩa: câu đơn bình thường là kiểu câu mà thành phần nòng cốt của nó có đủ 2 thành phần chức năng: chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ và vị ngữ gắn bó với nhau bằng quan hệ chủ vị. Ví dụ: Trăng sắp lặn. = 125 =
- Cơm ngon. Mẹ về. Câu đơn có nội dung thông báo về một sự việc, một hiện tượng, một cảm xúc. b. Thành phần chính của câu đơn bình thường - Chủ ngữ + Nội dung, ý nghĩa của chủ ngữ Chủ ngữ nêu đối tượng là "cái được thông báo" trong câu. "Cái được thông báo" có thể là người, sự vật, sự việc, hiện tượng "là cái được xác định" trong hiện thực và là thành phần chi phối sự xuất hiện của vị ngữ. + Cấu tạo của chủ ngữ Trong câu đơn tiếng Việt, chủ ngữ thường do danh từ (cụm danh từ), đại từ tạo thành. Ví dụ: Trăng sắp lặn. Cày cuốc là vũ khí. Chủ ngữ có thể là động từ (nhóm động từ), tính từ (nhóm tính từ) Ví dụ: Luyện tập thể dục, bồi sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Chủ ngữ có thể là từ chỉ số từ Ví dụ: Hai lần bốn là tám. Chủ ngữ có thể là cụm từ cố định (gọi là chủ ngữ mở rộng) Ví dụ: Kẻ tám lạng người nữa cân cũng chẳng hơn nhau là bao nhiêu. Chủ ngữ có thể là kết cấu C-V (gọi là chủ ngữ mở rộng). Ví dụ: Ai làm cho địch là không có lương tâm. - Vị ngữ: + Nội dung ý nghĩa của vị ngữ: Vị ngữ nêu nội dung là "cái thông báo" trong câu. "Cái thông báo" có thể là quá trình hoạt động hay trạng thái, đặc điểm là "cái chưa xác định" trong hiện thực, và là thành phần chịu sự chi phối của chủ ngữ, xuất hiện do yêu cầu thông báo về chủ ngữ. + Cấu tạo của vị ngữ = 126 =
- Trong câu đơn tiếng Việt, vị ngữ thường do động từ, tính từ tạo thành. Ví dụ: Em bé học bài. Anh ấy là sinh viên sư phạm. c. Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ trong câu đơn bình thường tiếng Việt Quan hệ ý nghĩa khái quát giữa chủ ngữ và vị ngữ là chủ ngữ biểu thị đối tượng thông báo vị ngữ biểu thị nội dung thông báo về đối tượng ấy. Quan hệ ý nghĩa khái quát nay được cụ thể hoá bằng nhiều quan hệ ý nghĩa khác nhau. Sau đây là những quan hệ ý nghĩa thường gặp: - Chủ ngữ biểu thị "cái được thông báo, là sự vật, sự việc. Vị ngữ biểu thị "các thông báo" là hành động của sự vật, sự việc nêu ở chủ ngữ. Những hoạt động này bao gồm: Hoạt động tác động đến 1 sự vật khác, hoặc hoạt động không tác động đến sự vật khác, hoặc hành động sinh lý, vật lý và tâm lý. Ví dụ: Nam đá bóng. Nước chảy mạnh. Ai cũng suy nghĩ về công việc. - Chủ ngữ biểu thị cái được, thông báo là sự vật. Vị ngữ biểu thị "cái thông báo" là trạng thái của sự vật nêu ở chủ ngữ. Những trạng thái được nêu trong vị ngữ có thể là trạng thái vật lý, sinh lý hoặc tâm lý. Ví dụ: Cái xe ấy thủng lốp rồi. Chị ấy băn khoăn nhiều. - Chủ ngữ biểu thị "cái được thông báo" là sự vật vị ngữ biểu thị "cái thông báo" là đặc điểm của sự vật nêu ở chủ ngữ. Ví dụ: Bức tranh này đẹp. Ngôi trường này có năm phòng. - Chủ ngữ biểu thị "cái được thông báo" là sự vật. Vị ngữ biểu thị "cái thông báo" là những nhận định về sự vật trên cơ sở xem xét sự vật đó trong những mối quan hệ hiện thực. Ví dụ: Quê hương em là một vùng đồng bằng chuyên trồng lúa. Thức ăn bữa trưa ở trong cặp lồng. b. Thành phần phụ của câu đơn bình thường tiếng Việt = 127 =
- - Thành phần phụ của từ trong câu + Định ngữ: Định ngữ là thành phần phụ của danh từ dùng trong câu, thường kết hợp với danh từ làm thành cụm danh từ. Định ngữ trong câu có tác dụng miêu tả hoặc xác định sự vật được danh từ biểu thị. Về quan hệ ngữ pháp, định ngữ gắn bó với danh từ chính, chịu sự chi phối của danh từ. Về nội dung ý nghĩa, việc mở rộng cân bằng định ngữ là do yêu cầu thông báo của câu (cần xác định và nêu đặc điểm sự vật được phản ánh trong câu) và do ý định của người nói. Căn cứ vào đặc điểm của định ngữ có thể phân biệt: + Định ngữ chỉ lượng sự vật (do số từ, đại từ, hoặc phụ từ tạo thành), đặt trước danh từ chính. Ví dụ: Mười tám cây vạn tuế tương trưng cho một hàng quân danh dự. + Định ngữ miêu tả đặc điểm riêng của sự vật (do từ, ngữ tạo thành) đặt sau danh từ chính. Ví dụ: Mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hành quân danh dự. + Định ngữ xác định sự vật nêu trong câu, đặt sau danh từ chính. Ví dụ: Có hai mẹ con bồ nông kia bị nạn. - Bổ ngữ: Bổ ngữ là thành phần phụ của động từ hay tính từ trong câu, thường kết hợp với động từ tính từ tạo thành của cụm động từ hay tính từ. Bổ ngữ trong câu bổ sung chi tiết của hành động, tính chất, trạng thái được động tính từ biểu thị. Về quan hệ ngữ pháp, bổ ngữ gắn bó với động từ, tính từ chính, chịu sự kết hợp của động từ, tính từ. Về nội dung ý nghĩa, việc mở rộng của bằng bổ ngữ là do đòi hỏi của bản thân động từ dùng trong câu (động từ không độc lập dùng trong câu thường đòi hỏi bổ ngữ đi kèm động từ ngoại động đòi hỏi bổ ngữ chỉ đối tượng v.v ) hoặc do yêu cầu thông báo của câu và ý định của người nói. Bổ ngữ thường phân biệt: + Bổ ngữ chỉ tình thái, bổ sung các ý nghiã tình thái cho hành động, trạng thái, tính chất, sự việc nêu ở từ chính. Bổ ngữ tình thái thường đặt trước từ chính = 128 =
- nhưng cũng có một số loại có thể đặt sau từ chính. Bổ ngữ tình thái do phụ từ tạo thành. Ví dụ: Chúng em đều rất chăm chỉ học tập. Bạn cũng nên làm việc đi. + Bổ ngữ chỉ đối tượng đặt sau từ chính, biểu thị các sự vật, sự việc chịu tác động (trực tiếp hay gián tiếp) của hành động (nêu ở động từ chính là một động từ ngoại động). Ví dụ: Bạn em đang đọc sách. Bạn em đang đọc một quyển sách. Mẹ biếu bà ngoại một gói trà ướp nhị sen. + Bổ ngữ miêu tả đặt sau động từ và tính từ bổ sung các chi tiết liên quan đến hành động, trạng thái, tính chất, quan hệ được nêu ở từ chính). Ví dụ: Tôi lững thững đi về phía Hồ Tây như một người đào ngũ. Hoa phượng nở đỏ trên vòm cây. Tiếng ve sầu kêu ra rả. - Thành phần phụ của nòng cốt câu + Trạng ngữ: Trạng ngữ là thành phần phụ có quan hệ ngữ pháp với nòng cốt câu. Trạng ngữ biểu thị ý nghĩa tình huống diễn biến của sự việc được nêu ở nòng cốt câu. Ý nghĩa tình huống có thể chỉ bổ sung cho nội dung thông báo chính của câu, nhưng trong nhiều trường hợp lại có thể là nội dung thông báo quan trọng nhất của câu. Vị trí của trạng ngữ phổ biến là ở đầu câu, nhưng cũng có thể là chuyển xuống cuối câu, hoặc đặt xem giữa chủ ngữ và vị ngữ. ở các vị trí đó, trạng ngữ được tách biệt với nòng cốt và với các thành phần khác trong câu bởi một quảng ngắt. Theo nội dung ý nghĩa, trạng ngữ được phân ra thành nhiều loại phức tạp và khó thống nhất. Sau đây là một số loại trạng ngữ thường gặp: + Trạng ngữ chỉ thời gian Trạng ngữ chỉ thời gian nêu thời điểm hoặc thời hạn diễn biến sự việc nêu ở nòng cốt câu về cấu tạo. Trạng ngữ chỉ thời gian do từ hoặc ngữ chỉ ý nghĩa thời gian tạo thành. Trạng ngữ chỉ thời gian có thể dùng kết từ (đặt trước từ hoặc = 129 =
- ngữ chỉ thời gian để biểu thị quan hệ thời gian với sự việc chính) hoặc không dùng kết từ. Ví dụ: Tối hôm qua, anh ấy đã đi vào Thành phố Hồ Chí Minh. Từ tối hôm qua, anh ấy đã rời Hà Nội. + Trạng ngữ không gian Trạng ngữ không gian do từ hoặc ngữ, có kết từ hoặc có kết từ đứng trước, biểu thị ý nghĩa không gian diễn biến sự việc nêu ở nòng cốt câu. Ví dụ: Ngoài sân, các bạn nhỏ đang nô đùa. + Trạng ngữ nguyên nhân: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân thường có kết từ (vì, bởi, tại, do ) đặt trước từ hoặc ngữ biểu thị nguyên nhân của sự việc nêu ở nòng cốt câu. Ví dụ: Vì kẹt xe, chúng tôi không đến kịp giờ họp. Do nóng, mặt đường nhựa phồng rộp lên. + Trạng ngữ mục đích: Trạng ngữ mục đích thường có kết từ (để, cho, để cho, vì ) đặt trước từ học ngữ biểu thị mục đích của sự việc nêu ở nòng cốt câu. Ví dụ: Vì lười học, Lan đã thi trượt. + Trạng ngữ chỉ phương tiện cách thức: Ví dụ: Để mau thuộc bài, em thường dậy sớm để học. Trạng ngữ chỉ phương tiện cách thức thường có kết từ (bằng, nhờ với ) đặt trước từ hoặc ngữ nêu cách thức hoặc phương tiện của sự việc trong nòng cốt. Ví dụ: Nhờ các thần thế ấy, hắn mới chửi rủa, thét mắng khắp nơi cho oai. + Trạng ngữ chỉ trạng thái Do tính từ, động từ trạng thái, cụm động từ hoặc cụm tính từ nêu ý nghĩa trạng thái dễ bổ sung cho sự việc ở nòng cốt câu. Ví dụ: Mỏi mệt, anh đi nghỉ sớm. Bình tĩnh, chị nhìn khắp mấy gian nhà. + Trạng ngữ điều kiện hay giả thiết Do từ và cụm từ có kết từ (nếu, hễ, giá ) đặt trước dùng biểu thị ý nghĩa điều kiện hay giả thuyết cho sự việc nêu ra ở nòng cốt. Ví dụ: Nếu nhức đầu, anh tạm nghỉ một buổi làm. = 130 =
- + Trạng ngữ nhượng bộ, đối đáp Trạng ngữ nhượng bộ đối đáp có kết từ (tuy nhưng ) đặt trước từ hay cụm nêu hoạt động trạng thái, tính chất với ý nhượng bộ, đối lập với sự vật ở nòng cốt câu. Ví dụ: Tuy nghèo, (nhưng) bà mẹ sống rất trong sạch. Dẫu nghèo, bà mẹ vẫn sống trong sạch. + Trạng ngữ so sánh đối chiếu Trạng ngữ so sánh - đối chiếu dùng kết từ (như, bằng, hơn, kém so với ) đặt trước từ hay cụm nêu ý nghĩa so sánh bởi sự việc ở nòng cốt câu: Ví dụ: Như người mẹ hiền, chị hết lòng chăm sóc bệnh nhân. So với anh ấy, bạn Nam học giỏi hơn . - Đề ngữ: Đề ngữ (còn gọi là khởi ngữ) là thành phần biểu thị ý nhấn mạnh vào sự vật, hành động. Tính chất nêu trong nòng cốt câu hoặc có quan hệ với một bộ phận trong nòng cốt. Đề ngữ thực hiện chức năng nhấn mạnh bằng cách chuyển vị trí lên đầu câu hoặc đứng trước bộ phận được nhấn mạnh. Đề ngữ lặp lại hoặc thay thế bộ phận nhấn mạnh đó bằng từ, ngữ có nội dung tương ứng. Đề ngữ có tác dụng như một bộ phận mang ý nghĩa chủ đề trong nội dung thông báo của câu. Ví dụ: Tôi thì tôi muốn học tiếng Anh. Tiếng Anh thì tôi muốn học đã lâu. - Giải thích ngữ: Là thành phần phụ dùng để giải thích thuyết trình bổ sung cho một từ, một ngữ hoặc cả câu. Giải thích ngữ đặt sau bộ phận được giải thích và phân biệt bằng một chỗ ngắt (khi viết, dùng dấu gạch ngang hay dấu ngoặc đơn để tách riêng). Nội dung của giải thích ngữ thường tương đương với bộ phận được giải thích, thuyết minh, nhưng nói chung không có sự hạn chế của người nói bộc lộ nhận thức và thái độ chủ quan. Quan hệ giữa các từ, ngữ và nòng cốt câu được giải thích, thuyết minh với giải thích ngữ rất lỏng lẻo. Đây là loại thành phần phụ có cấu tạo đa dạng nhất. Ví dụ: Cô bé nhà bên (có ai ngờ) = 131 =
- Cũng vào du kích. Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích. Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi !) - Chuyển tiếp ngữ Chuyển tiếp ngữ là thành phần dùng để chuyển tiếp ý với câu đứng trước hay phần trước, có tác dụng liên kết các câu lại với nhau, hoặc có tác dụng đưa đẩy, dẫn vào nội dung thông báo của câu. Chuyển tiếp ngữ thường do các quán ngữ hoặc kết từ (quan hệ từ) tạo thành. Một số chuyển tiếp ngữ thường dùng là: + Trước tiên, đầu tiên, cuối cùng, một là, hai là chỉ ra trình tự sự việc. + Tóm lại, nhìn chung, tổng kết lại nêu ý tổng kết hay khái quát. + Thế là, thế vậy, hiển nhiên nêu sự xác nhận hay đồng nhất các sự việc. + Thế mà, tuy vậy, tuy nhiên nêu sự đối lập, trái ngược. + Nói khí vô phép, nói thẳng ra, nói một cách dè dặt biểu hiện một thái độ, một cách đưa đẩy vào nội dung sự việc. Ví dụ: Tôi đã bảo Đích nên về quê đã mấy lần. Nhưng Đích không nghe. Vậy mà y vẫn học như thường, học đến không còn một chút thì giờ nào để nghỉ ngơi. - Hô ngữ: Hô ngữ là thành phần phụ ngoài nòng cốt, dùng biểu thị một cảm xúc trước sự vật hoặc dùng để gọi (làm cho người nghe hướng về lời đối thoại) để đáp ứng sự hô ứng đối với người nói). + Hô ngữ biểu thị cảm xúc, tình cảm do tình thái hay quán ngữ tạo thành (ồ, trời ơi, chết (tôi) rồi ). Ví dụ: Ồ sao mà ngu si làm vậy? Than ôi ! Bách Việt hà san Văn minh đã sẵn, khôn ngoan có thừa. Hô ngữ dùng làm lời gọi dùng danh từ chung hay có thể kết hợp với trợ từ để biểu thị thái độ và quan hệ với người đối thoại. Ví dụ: Này, cậu nói gì thế? = 132 =
- Anh chị ạ, cả năm chục phần anh. Cha ơi, con không muốn chết. + Hô ngữ dùng làm lời đáp: Vâng, dạ, phải, ừ Ví dụ: Dạ, cháu lên mười rồi ạ. Thưa, vâng, tôi sẽ cố gắng làm xong việc ạ. 2. Câu đơn đặc biệt Câu đơn đặc biệt là kiểu câu do một từ, một ngữ tạo thành (gọi là câu đặc biệt để đối lập và phân biệt với kiểu câu đơn hai thành phần được chấp nhận là câu bình thường). Từ, ngữ tạo thành câu đơn là thành phần chính duy nhất (cũng có thể gọi là nòng cốt), không thể xác định là chủ ngữ hay vị ngữ như trong kiểu câu đơn hai thành phần. Dựa vào bản chất từ loại của từ ngữ làm thành phần chính, có thể một số kiểu nhỏ câu đơn đặc biệt. a. Câu đơn đặc biệt - danh từ. Câu đơn đặc biệt - danh từ, do một danh từ hay một cụm từ danh từ hay một đại từ (biểu thị sự vật, thấy thế danh từ, ngữ danh từ) tạo thành. Ví dụ: Tháng giêng. Mạc Tư Khoa tuyết trắng Các trường hợp sử dụng câu đơn đặc biệt - danh từ. + Xác nhận sự tồn tại hay sự xuất hiện của sự vật nhằm thông báo sự việc hoặc tạo ra một cảm xúc ở người đối thoại. Ví dụ: Xe! + Nêu hoàn cảnh thời gian, không gian, vị trí có quan hệ với những sự việc biểu thị ở các câu xung quanh. Ví dụ: 30 - 7 - 1950 Tháng giêng. Mạc Tư Khoa tuyết trắng. + Gọi, đáp hay nêu cảm xúc về sự vật. Ví dụ: Má! Con! Ôi! Con ơi! + Chỉ gọi tên sự vật (địa điểm, cơ quan, tổ chức, các đồ vật ) Ví dụ: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. Báo Nhân dân. = 133 =
- Biểu hiện một trạng thái hoặc một hiện tượng tâm lý, một nhu cầu Ví dụ: Nước ! Bánh mì ! b. Câu đơn đặc biệt - động từ (hay tính từ) Câu đơn đặc biệt do một động từ (hay một tính từ) một cụm động từ (hay một cụm tính từ) hoặc một đại từ thay thế làm thành phần chính. Ví dụ: Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. - Các trường hợp sử dụng câu đơn đặc biệt động từ (hay tính từ). + Nêu sự việc tồn tại, xuất hiện Ví dụ: Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. + Nêu một sự tồn tại của sự vật một cách chung chung, không cụ thể, chi tiết Ví dụ: Còn gạo. Có xe. + Nêu sự tồn tại của sự vật có xác định về cả vị trí. Ví dụ: Còn gạo trong thùng. Trên bàn có bộ ấm chén mới. + Nêu sự xuất hiện hay biến mất của sự vật. Ví dụ: Bỗng xuất hiện một người lạ mặt. Xa xa nhấp nháy ánh đèn. c. Câu đơn đặc biệt - do các từ loại khác tạo thành, như tình thái từ dùng làm lời gọi đáp, hay biểu thị một cảm xúc. Kiểu câu này dùng làm thành phần phụ trong một câu đơn bình thường hoặc một câu ghép. Ví dụ: Trời! Vâng. Vâng, xin phép cụ. Chú ý: - Cần phân biệt câu đơn đặc biệt là câu chỉ do một thành phần chính tạo thành, với trường hợp là câu rút gọn hay câu khuyết thành phần. Câu rút gọn là câu đơn bình thường có thành phần câu bị lược bỏ, chỉ giữ lại một từ, hay nghề biểu hiện được đầy đủ nội dung thông báo của cả câu. = 134 =
- Câu khuyết thành phần là câu đơn bình thường có thành phần câu không được thể hiện ra mà chỉ được hiểu ngầm (trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, xác định). Ví dụ: 1. (Ai đi ngoài sân?) - Tôi. 2. - Hoan nghênh các thầy giáo giỏi. 3. Câu ghép a. Khái niệm: Câu ghép là kiểu câu chứa 2 kết cấu chủ - vị trở lên, mỗi kết cấu làm thành một vế câu, nêu các sự việc hoặc đối lập với nhau hoặc có quan hệ chặt chẽ về ý nghĩa và về cấu tạo ngữ pháp. Ví dụ: Mõ lại thúc, trống lại giục và tù và inh ỏi thổi lên. Tuy miệng ông nói cười nhưng lòng ông cũng rối bời. Khi xem xét câu ghép cần chú ý: - Sự gắn bó về ý nghĩa giữa các vế câu tạo thành nội dung câu ghép, là một sự tổng hoà các sự kiện có liên quan, tác động, ảnh hưởng, lẫn nhau chứ không phải là những sự việc rời rạc, riêng biệt. - Quan hệ giữa các vế câu được biểu hiện trong cấu tạo ngữ pháp bằng kết từ (hoặc các từ có tác dụng nối kết) hoặc bằng trật tự sắp xếp. b. Phân loại câu ghép: - Đặc điểm của câu ghép đẳng lập: + Gồm 2 hay nhiều vế câu nên các sự việc có quan hệ với nhau, nhưng mỗi sự việc được thể hiện trong một kết cấu ngữ pháp tương đối độc lập. Do đó các vế câu đều có thể tách ra để trở thành những câu đơn. Ví dụ: Trời nổi gió, cơn mưa ập đến. Trời nổi gió. Cơn mưa ập đến . + Các vế trong một câu ghép đẳng lập: Có thể kết nối bằng trật tự sắp xếp, không dùng kết từ. Giữa các vế câu, khi nói có một quảng ngắt, khi viết, đặt một dấy phẩy ngăn cách. Ví dụ: Mõ lại thúc, trống lại giục, tù và lại inh ỏi thổi lên. Có thể kết nối bằng kết từ. Các kết từ đặt giữa 2 vế câu hoặc khi câu ghép gồm 3 vế câu trở lên, thì kết từ đặt trước vế câu cuối cùng. = 135 =
- Ví dụ: Trời nổi gió và cơn mưa ập đến. Mõ lại thúc, trống lại giục và tù và lại inh ỏi thổi lên. - Các kiểu nhỏ trong câu ghép đẳng lập: + Câu ghép đẳng lập không có kết từ: Câu liệt kê các sự kiện xẩy ra đồng thời hoặc kế tiếp : Ví dụ: Mưa to, gió lớn. Gió mùa đông bắc đã tràn về, trời bắt đầu mưa và rét. Câu nêu các sự việc đối ứng: Ví dụ: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược Câu giải thích, thuyết minh: Ví dụ: Học sinh nhìn lên: thầy giáo bắt đầu giảng bài. + Câu ghép đẳng lập có kết từ: Câu liệt kê các sự việc (đồng thời hoặc kế tiếp): Ví dụ: Nước mát rượi và Thanh nhìn cái bóng của mình trong lòng bể. Câu nêu các sự việc nối tiếp nhau: Ví dụ: Hai đứa lại im lặng, rồi tôi bảo ngày mai phải đi ngay. Câu nêu các sự việc tương phản (hoặc đối ứng): Ví dụ: Mẹ em là giáo viên còn bố em là bộ đội. Câu nêu các sự việc đối lập nhau: ểi dụ: Bạn Lan học giỏi nhưng bạn ấy không kiêu ngạo. Câu nêu các sự việc có quan hệ giải thích.: Ví dụ: Mọi người không đi là họ có lý do. b. Câu ghép chính phụ: - Đặc điểm của câu ghép chính phụ: + Gồm 2 vế câu nêu các sự việc có quan hệ ý nghĩa gắn bó và có cấu tạo ngữ pháp chặt chẽ. Trong những hoàn cảnh nói, viết cụ thể, có thể tách các vế câu làm thành câu đơn với sắc thái nhấn mạnh vào sự việc, nhưng quan hệ ý nghĩa giữa các sự việc vẫn tồn tại (nhờ sử dụng kết từ và các phương tiện nối kết). + Các vế câu trong câu ghép chính phụ nối kết nhau bằng cặp kết từ. Mỗi kết từ trong cặp được gắn với một vế câu. Ví dụ: Vì các đồng hồ bị hỏng mà tôi phải tốn mất khá nhiều thì giờ. = 136 =
- + Khi không dùng kết từ, câu ghép chính phụ thường gắn bó các vế bằng cặp phụ từ hoặc bằng cặp đại từ chỉ định (những từ này xuất hiện trong cấu tạo của các vế câu và có tác dụng nối kết). Ví dụ: Mẹ bảo sao con nghe vậy. Ông cùng nói mọi người. Càng chăm chú lắng nghe. - Phân loại câu ghép chính phụ: + Câu ghép chính phụ dùng phụ từ hoặc đại tù để nối kết các vế câu: Câu ghép nêu các sự việc có quan hệ hiện thực/ phi hiện thực hoặc ngược lại. Ví dụ: Anh mới đi một quảng đường, chân đã thấy mỏi nhừ. Câu ghép nêu các sự việc có quan hệ tăng tiến. Ví dụ: Trời càng mưa to, nước càng dâng cao. Bạn An không những học giỏi (mà) bạn ấy còn hát hay. Câu ghép nêu các sự việc có quan hệ đối ứng. Ví dụ: Ai làm sai, người ấy chịu trách nhiệm trước tập thể. + Câu ghép chính phụ dùng cặp kết từ nối các vế câu Câu ghép nêu các sự việc có quan hệ nguyên nhân - kết quả.: Ví dụ: Vì mưa to nên mọi người đến trễ. Tại anh không ôn tập kỹ nêm bài kiểm tra bị điểm kém. Câu ghép nêu các sự việc có quan hệ giả thiết - kết quả.: Ví dụ: Nếu anh không bận thì chúng ta cũng thảo luận bài học. Hễ bạn gặp anh ấy thì đưa cho anh ấy cuốn vở. Câu ghép nêu các sự việc có quan hệ nhượng bộ đối lập: Ví dụ: Tuy sức khoẻ còn yếu nhưng bạn Hạnh vẫn đi học đều. Câu ghép nêu các sự việc có quan hệ loại trừ: Ví dụ: Thà chúng tôi không làm được bài chứ chúng tôi không nhìn bài của bạn. IV. PHÂN LOẠI CÂU THEO MỤC ĐÍCH PHÁT NGÔN 1. Câu tường thuật a. Định nghĩa Câu tường thuật (hay câu kể) dùng để tả hay kể lại một sự việc, hoặc nêu một nhận định về sự vật, hiện tượng. Dùng câu tường thuật để thông báo cho = 137 =
- người nghe nội dung sự việc, không đòi hỏi, người nghe giải đáp hoặc hành động. Nội dung ý nghĩa của câu tường thuật rất đa dạng. Câu có thể thông báo sự việc biểu hiệu trong hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất và các quan hệ diễn biến trong thực tế khách quan được phản ánh thông qua nhận thức của người nói. Câu tường thuật có thể là câu đơn (bình thường hay đặc biệt), câu ghép. Ví dụ: Xe chạy chầm chậm. Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau tôi đuổi kịp. b. Phân loại câu tường thuật - Câu tường thuận khẳng định và câu tường thuật phủ định + Câu khẳng định có nội dung thông báo xác nhận hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ của đối tượng thông báo. Đó là những câu không chứa các phụ từ phủ định ở thành phần vị ngữ, hoặc ở trước nòng cốt câu (là kết cấu chú vị). Ngoài ra có thể dùng phụ từ khẳng định (ắt, quyết, nhất định) hoặc dùng kết cấu "phủ định của phủ định" (không thể không không ) để nhấn mạnh thêm sắc thái khẳng định ở mức cao hơn. Ví dụ: Anh ấy đến. Anh ấy không thể không đến. Ai cũng biết anh ấy. Không ai không biết anh ấy. Chắc chắn ai cũng biết anh ấy. - Cần phủ định là câu dùng từ phủ định: không, chẳng, chưa để xác nhận sự vắng mặt hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ về nội dung thông báo của câu. Ví dụ: Anh ấy không đến. Không ai đến dự cuộc họp. Anh ấy không phải là công nhân. Cần phân biệt câu phủ định (có nội dung thông báo bị phủ định, hoặc nêu sự việc được xác nhận và không xẩy ra) với câu khẳng định có chứa từ phủ định ở một số thành phần phụ (chỉ liên quan đến một bộ phận nội dung của câu). Ví dụ: Nó không tìm ra lời giải bài toán. = 138 =
- Nó tìm không ra lời giải bài toán. - Ngoài ra còn có một số trường hợp dùng kết cấu không chứa từ phủ định để diễn đạt ý phủ định. Đó là những câu tường thuật, nhằm nhấn mạnh ý phủ định hoặc bác bỏ một sự việc. Ví dụ: Anh không hát. Anh có hát đâu. Anh đâu có hát. - Câu tả và câu luận: - Câu tả là câu tường thuật có nội dung thông báo về hành động, trạng thái hay tính chất. Ví dụ: Ngoài kia, gió mát rượi như ngồi đưa võng. Giọng đánh vần ngọng ngịu của lũ trẻ con lại vang lên. Thầy giáo đang giảng bài. Nam chưa đọc xong cuốn sách ấy. - Câu luận là câu tường thuật có nội dung thông báo nhất định về bản chất đặc điểm hoặc giới thiệu quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Ví dụ: Ông em là một thầy thuốc giỏi. Quyển sách đó là của bạn em. Thầy hiệu trưởng ở trong văn phòng. 2. Câu nghi vấn a. Định nghĩa Câu nghi vấn (hay câu hỏi) là kiểu câu có nội dung hỏi và nhằm được người đối thoại giải đáp nội dung đó trong câu trả lời. Nội dung hỏi bao gồm những sự vật, hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất của sự việc và sự vật nêu trong câu hoặc bao gồm các tình huống sự việc mà người nói còn hoài nghi (chưa biết hoặc chưa rõ). b. Các phương thức tạo câu nghi vấn - Câu nghi vấn dùng đạt từ phiếm chỉ, hoặc dùng trợ từ và phụ tù nghi vấn để biểu hiện nội dung hỏi. Ví dụ: Ai không thuộc bài? Em không thuộc bài ư? Em có thuộc bài không? = 139 =
- Đại từ phiến chỉ dùng làm thành phần câu, được đặt vào vị trí thích hợp để nêu nội dung hỏi: Ai, gì (hỏi về người, về sự vật, sự việc), nào, thế nào, sao (làm sao), làm gì (hỏi về hoạt động trạng thái , tính chất ), sao, bao nhiêu, bao giờ, bao lâu, mấy, đâu (hỏi về số lượng, nguyên nhân vị trí ). Ví dụ: Ai là lớp trưởng? Em muốn hỏi thăm ai? Chúng tôi muốn biết bác cần gì ? - Trợ từ nghi vấn đặt ở cuối câu để hỏi về một sự việc: ư, hả, hử, nhỉ với một sắc thái biểu cảm nhất định của người hỏi. Ví dụ: Về nhà ngay chứ? Em không thuộc bài ư? - Các phụ từ (không, chưa, đã, có ) thường tạo thành các mẫu (hay khuôn) kết cấu nghi vấn chuyên dùng. Câu nghi vấn dùng phụ từ thường biểu thị nội dung hỏi về sự khẳng định, phủ định hoặc về tính chất hiện thực, phi hiện thực của sự việc, hay của hành động, trạng thái, tính chất. Ví dụ: Em có thuộc bài không ? Em thuộc bài không ? - Quan hệ từ "hay" cũng được dùng trong kiểu câu nghi vấn lựa chọn giữa những nội dung nêu trong các thành phần câu hoặc vế cấu. Ví dụ: Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi ? Em về nhà hay còn ở lại lớp học. 3. Câu cầu khiến a. Định nghĩa Câu cầu khiến là kiểu câu thông báo một nội dung mong muốn hoặc đòi hỏi người đối thoại thực hiện một hành động hay thể hiện trạng thái, phẩm chất. b. Đặc điểm cấu tạo câu cầu khiến - Dùng kết cấu ngữ pháp tương đối đơn giản để tạo thành câu. Câu cầu khiến có thể do1 từ, 1 ngữ, 1 kết cấu chủ ngữ biểu thị mong muốn nguyện vọng hay mệnh lệnh của người nói và là nội dung người nghe phải thực hiện. Khi nói câu cầu khiến thể hiện với một ngữ điệu thích hợp. Ví dụ: Im lặng ! = 140 =
- Tất cả đứng dậy ! - Dùng động từ cầu khiến làm thành phần chính trong kết cấu ngữ pháp hoặc câu để biểu thị nội dung cầu khiến. Ví dụ: Tôi khuyên anh cố gắng làm việc . - Dùng phụ từ cầu khiến đặt trước một động từ hành động . Ví dụ: Hãy đứng lên . Đừng làm ồn trong giờ học. Dùng trợ động từ cầu khiến đặt cuối câu hoặc đặt sau động từ. Ví dụ: A Phủ đâu ? A Phủ đánh chết nó đi! Nghỉ thôi các bác! - Câu cầu khiến có thể biểu hiện những nội dung cấu khiến ở mức độ khác nhau trong mục đích phát ngôn: Chúc mừng, mong muốn: Ví dụ: Chúc các bạn hạnh phúc! Mong anh thứ lỗi ! Khuyên răn: Ví dụ: Anh nên suy nghĩ kỹ, chớ hấp tấp nóng nảy làm hỏng việc! Yêu cầu, mời mọc: Ví dụ: Xin mời các bạn nâng cốc! Cho phép tôi được hỏi một câu! Cấm đoán, bắt buộc: Ví dụ: Hãy can đảm lên! Cấm đổ xe ở đây! 4. Câu cảm thán a. Định nghĩa Câu cảm thán là kiểu câu dùng biểu lộ những cảm xúc, tình cảm thái độ của người đối với sự vật, sự việc, hiện tượng được nêu lên hoặc đối với người đối thoại. + Khi dùng câu tường thuật, câu cầu khiến và câu nghi vấn ngoài nội dung được thể hiện theo mục đích phát ngôn, người nói cũng bày tỏ cảm xúc, tình cảm thái độ. Vì thế, thường ít gặp những câu cảm xúc mà không gắn với một sự việc, một hành động, một trạng thái nào đó được nêu trong nội dung câu. = 141 =
- Tuy nhiên, nhìn chung trong kiểu câu cảm thán, chủ yếu người nói muốn bộc lộ cảm xúc, tính chất, thái độ và nhằm tường thuật, cầu khiến, hay nghi vấn. Đó là những cảm xúc hướng vào người đối thoại, để tạo ra ở người đối thoại những quan hệ tình cảm thích hợp. Ví dụ: (Nhân vẫn gào lên, giọng the thé): Khốn nạn em tôi ! Em lại làm gì mà khổ thế em ơi! b. Cấu tạo câu cảm thán có những đặc điểm sau: - Dùng từ tình thái: Ôi, chao ôi, hỡi ôi, ủa, ái, ồ tạo thành những câu cảm xúc đặc biệt (câu đơn đặc biệt) hoặc làm thành phần phụ mở đầu cho một câu biểu thị cảm thán. Ví dụ: Hỡi ôi! Ồ anh đã về ! - Dùng phụ từ ở mức độ đi kèm với từ, ngữ hay kết cấu ngữ pháp biểu thị cảm xúc:ghê, thật, quá, thay Ví dụ: Ngon ghê! Gian lao thật! Gay go quá! - Dùng kết cấu chuyên dùng (không mẫu) để biểu thị cảm xúc Ví dụ: Đẹp ơi là đẹp! Đẹp đẹp là! - Ở một số câu cảm xúc, còn dùng một số đại từ phiến chỉ (kết cấu có hình thức câu nghi vấn, nhưng không dùng để hỏi). Ví dụ: Người đâu mà đẹp đến thế! Ăn gì to lớn đẩy đà làm sao! Đẹp biết bao! CÂU HỎI TỰ HỌC 1. Nêu định nghĩa câu. Phân tích đặc điểm của tiếng Việt. 2. Nêu các thành phần cấu tạo câu tiếng Việt, lấy ví dụ minh hoạ. 3. Câu đơn là gì? Trình bày cấu tạo câu đơn tiếng Việt. 4. Câu ghép là gì? Trình bày cấu tạo câu ghép tiếng Việt. 5. Phân loại câu theo mục đích phát ngôn. = 142 =
- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. - Nêu định nghĩa câu: - Đặc điểm câu: - Câu là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và là sản phẩm được tạo ra để phục vụ mục đích giao tiếp. - Câu có cấu tạo ngữ pháp nhất định và là một chỉnh thể ngữ pháp độc lập. - Câu có một ngữ điệu riêng. - Câu chứa đựng một nội dung thông báo. - Câu thể hiện thái độ chủ quan của người nói đối với hiện thực được phản ánh trong nội dung câu) và đối với đối tượng giao tiếp. - Câu được gắn với 1 ngữ cảnh nhất định. 2. Nêu các thành phần cấu tạo câu tiếng Việt, lấy ví dụ minh hoạ. 3. - Nêu khái niệm câu đơn. - Cấu tạo câu đơn tiếng Việt: thành phần nòng cốt (CN/VN); Thành phần phụ (Trạng ngữ, đề ngữ, chuyển tiếp ngữ, giải thích ngữ, hô ngữ) 4. Nêu đặc điểm câu ghép. Trình bày cấu tạo câu ghép tiếng Việt. 5. Phân loại câu theo mục đích phát ngôn: - Câu tường thuật - Câu nghi vấn - Câu cầu khiến - mệnh lệnh - Cầu cảm thán. = 143 =
- TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Dẫn luận Ngôn ngữ học - Lê A, Đỗ Xuân Thảo - ĐHSP Hà Nội I, 1994. 2. Ngữ âm tiếng Việt - Đoàn Thiện Thuật. NXBĐH và THCN, 1997 3. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến - NXBGD 1997. 4. Tiếng Việt - Nguyễn Xuân Khoa - NXBĐH Quốc gia 1990 5. Ngữ pháp tiếng Việt - UBKHXH Việt Nam - NXBKHXH 1983 6. Ngữ pháp tiếng Việt - Đỗ Thị Kim Liên - NXBGD 2001 7. Bài tập ngữ pháp tiếng Việt- Đỗ Thị Kim Liên - NXBGD 2002 8. Rèn luyện ngôn ngữ - Phan Thiều - NXBGD 1998 9. Hệ thống liên kết trong văn bản - NXBKHXH 1985 10. Phong cách học tiếng Việt - Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà - NXBGD 1995. = 144 =