Giáo trình Tài chính quốc tế (Phần 2)

pdf 50 trang ngocly 690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tài chính quốc tế (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_quoc_te_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tài chính quốc tế (Phần 2)

  1. CHƢƠNG 4 ĐẦU TƢ QUỐC TẾ CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA Mục tiêu Chương này trính bày những vấn đề cơ bản về: - Đầu tư quốc tế của các tổ chức kinh tế; - Tài chình công ty đa quốc gia. Nội dung I. Đầu tƣ quốc tế của các tổ chức kinh tế 1. Khái niệm Đầu tư quốc tế của các tổ chức kinh tế là những phương thức đầu tư vốn, tài sản của các doanh nghiệp, các hãng, các tập đoàn ở nước ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. 7 Về mặt bản chất, đầu tư quốc tế là hính thức xuất khẩu tư bản, di chuyển tư bản từ nước này sang nước khác nhằm mục đìch kiếm lời. Tư bản di chuyển gọi là vốn đầu tư. Hính thức của vốn dầu tư: - Vốn bằng tiền: ngoại tệ mạnh, nội tệ - Tài sản hữu hính: tư liệu sản xuất, nhà xưởng, hàng hóa, tài nguyên - Tài sản vô hính: nhãn hiệu, sức lao động, bì quyết công nghệ và sản xuất, bằng phát minh, uy tìn hàng hóa, tri thức về quản lý, quyền sở hữu trì tuệ - Các phương tiện đầu tư đặc biệt khác: cổ phiếu, trái phiếu, vàng bạc, đá quý 2. Nguyên nhân thúc đẩy đầu tƣ quốc tế của các tổ chức kinh tế Nguyên nhân bao trùm và động cơ chung nhất của hoạt động đầu tư quốc tế của các tổ chức kinh tế là tím kiếm thị trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi, an toàn nhằm thu lợi nhuận cao, góp phần vào chiến lược phát triển lâu dài của các doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của đầu tư quốc tế bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: - Sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trính tự do hóa thương mại và đầu tư giữa các quốc gia. - Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học – công nghệ đã tạo ra các ngành sản xuất mới, các thiết bị hiện đại, tạo sự tập trung về vốn, công nghệ sản xuất, thúc đẩy sự chuyển dịch vốn đầu tư giữa các quốc gia. Hơn nữa, công nghệ thông tin phát triển đã làm mờ đi khoảng cách địa lý trong đầu tư quốc tế. - Trước yêu cầu của cách mạng khoa học – công nghệ, nhu cầu vốn và ngoại tệ cho đầu tư phát triển để công nghiệp hóa của các nước đang phát triển rất lớn đã tạo nên lực hút mạnh mẽ với vốn đầu tư quốc tế. 7 PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, Tài chính quốc tế, trang 102, NXB Tài chính, 2006. 79
  2. - Ưu thế của các công ty đa quốc gia: Các công ty đa quốc gia có những ưu thế riêng mà các đối thủ ở các địa phương không có được. Các ưu thế này tập trung ở các phương pháp quản lý và công nghệ tiên tiến. Do đó, các công ty đa quốc gia tiến hành đầu tư ra nước ngoài để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 3. Các loại đầu tƣ quốc tế của các tổ chức kinh tế 3.1. Đầu tƣ quốc tế trực tiếp của các tổ chức kinh tế 3.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò 3.1.1.1. Khái niệm Đầu tư quốc tế trực tiếp (FDI - Foreign Direct Investment) là hính thức mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn vào các dự án nhằm giành quyền điều hành và trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn. Trong những năm gần đây, hính thức đầu tư này chiếm vị trì chủ yếu trong đầu tư quốc tế. Bản chất của đầu tư trực tiếp là sự di chuyển một khối lượng nguồn vốn kinh doanh dài hạn giữa các quốc gia nhằm thu được lợi nhuận cao hơn trong nước. 3.1.1.2. Đặc điểm Đầu tư quốc tế trực tiếp có những đặc điểm sau: - Được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh, lãi, lỗ; - Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành hoặc tham gia điều hành dự án đầu tư tùy theo tỷ lệ góp vốn; - Vốn đầu tư trực tiếp bao gồm vốn góp để hính thành vốn pháp định, vốn vay hoặc vốn bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án; - Thông qua FDI các doanh nghiệp của các nước tiếp nhận vốn có thể tiếp thu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại 3.1.1.3. Vai trò Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại những lợi ìch rất to lớn đối với cả chủ đầu tư và nước nhận đầu tư. - Đối với chủ đầu đầu tư + Giúp chủ đầu tư tận dụng lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư, giảm chi phì sản xuất, tím kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định; + Giúp chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh; + Giúp chủ đầu tư bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tìn, mở rộng thị trường tiêu thụ và tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước. - Đối với nước nhận đầu tư + Đối với các nước có nền kinh tế phát triển * Góp phần giải quyết khó khăn về kinh tế- xã hội, như: thất nghiệp, lạm phát, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. * Tăng nguồn thu và tạo điều kiện cải thiện tính hính ngân sách nhà nước, tạo ra môi trường cạnh tranh tìch cực. 80
  3. * Giúp người lao động và các nhà quản lý học hỏi và nâng cao trính độ. + Đối với các nước đang phát triển * Là nguồn vốn quan trọng để thực hiện CNH – HĐH, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới. * Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước theo hướng CNH, hiện đại. * Góp phần phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và trính độ cao, tạo thêm việc làm cho người lao động. * Là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước nhỏ bé của các nước đang phát triển. * Giúp doanh nghiệp trong nước mở cửa thị trường hàng hoá thế giới. * Có điều kiện tiếp thu khoa học - công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp. 3.1.2. Các hính thức đầu tư quốc tế trực tiếp của các tổ chức kinh tế Xét theo tình chất sở hữu (Tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trong các dự án đầu tư) FDI có các hính thức sau: 3.1.2.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa hai hay nhiều bên, quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở nước chủ nhà mà không thành lập pháp nhân mới (tức là không cho ra đời những công ty, xì nghiệp mới.) Hính thức này có đặc điểm: - Các bên cùng nhau hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ; - Không thành lập pháp nhân mới; - Thời hạn của hợp đồng do hai bên thoả thuận; - Vốn kinh doanh không nhất thiết phải được đề cập đến trong văn bản hợp đồng này. 3.1.2.2. Hính thức doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa bên hoặc các bên nước chủ nhà với bên hoặc các bên nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại nước chủ nhà. Hính thức này có đặc điểm: - Được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn; - Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mính vào vốn pháp định. Chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ vốn góp; - Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp liên doanh do pháp luật của mỗi nước quy định. 81
  4. 3.1.2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài tự thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Hính thức này có đặc điểm: - Được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn. - Sở hữu hoàn toàn của nước ngoài. - Chủ đầu tư nước ngoài tự quản lý và tự chịu về kết quả kinh doanh. 3.1.2.4. Các hính thức đầu tư đặc thù khác - Hính thức Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT: Build - Operate - Transfer): là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trính kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trính) và kinh doanh trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lãi thoả đáng. Hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trính cho nước sở tại tiếp tục quản lý, khai thác. Hính thức này có đặc điểm: + Cơ sở pháp lý là hợp đồng; + Vốn đầu tư của nước ngoài; + Hoạt động dưới hính thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài; + Chuyển giao không bồi hoàn cho nước sở tại; + Đối tượng hợp đồng là các công trính cơ sở hạ tầng - Hính thức Xây dựng - chuyển giao (BT: Build - Transfer): là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trính kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trính cho nước sở tại. Chình phủ nước sở tại sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư đó được thực hiện những dự án đầu tư khác, nhằm thu hồi lại vốn đầu tư và một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý. 3.1.3. Quy trính thực hiện đầu tư quốc tế trực tiếp của các tổ chức kinh tế Để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hay tiếp nhận đầu tư trực tiếp của nước ngoài, các tổ chức kinh tế cần tiến hành các phân tìch sau: 3.1.3.1. Đánh giá môi trường đầu tư Những yếu tố quan trọng khi xem xét môi trường đầu tư nước ngoài mà các nhà đầu tư cần quan tâm là: - Yếu tố chình trị Yếu tố này rất quan trọng ví nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Sự ổn định chình trị là điều kiện quan trọng để phòng tránh rủi ro và kinh doanh phát triển. Hơn nữa sự ổn định của các chình sách kinh tế của quốc gia đó đảm bảo các tình toán trong quá trính đầu tư không bị sai lệch. Yếu tố chình trị bao gồm: các thể chế, chế độ của nhà nước, tính hính đối ngoại, đối nội của nước nhận đầu tư và các văn bản pháp lý về quy định các chế độ liên quan trực tiếp, gián tiếp đến FDI, luật thuế 82
  5. - Yếu tố văn hóa Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng như: cách suy nghĩ, phong tục tập quán, giá trị nhân sinh quan, kỷ luật lao động Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. Nếu không quan tâm nghiên cứu thí việc đầu tư sẽ không có hiệu quả và phản tác dụng. - Vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được thể hiện qua mức độ bính đẳng giữa các loại hính doanh nghiệp trong cạnh tranh. - Yếu tố kinh tế, bao gồm: các chình sách về kinh tế, chế độ ưu đãi, chế độ thuế, chình sách xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối, chình sách giá cả Yếu tố này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. Dựa trên các yếu tố này, nhà đầu phải tình toán để xem hiệu quả sơ bộ của dự án và đi tới kết luận có đầu tư hay không. 3.1.3.2. Xây dựng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài Xây dựng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được tiến hàng thông qua các bước sau: - Dựa vào các căn cứ trung thực, khách quan để xem xét sự cần thiết và tình hiệu quả của dự án, bao gồm các căn cứ sau: + Căn cứ vào tình pháp lý: Dự án đầu tư không được trái với những quy định hiện hành. Dự án không thuộc các danh mục lĩnh vực mà Nhà nước cấm đầu tư hoặc tạm ngừng cấp giấy phép đầu tư. + Căn cứ vào nguồn gốc tài liệu sử dụng. + Căn cứ vào sự phân tìch các kết quả điều tra cơ bản về thiên nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội. + Căn cứ vào chình sách kinh tế - xã hội liên quan đến sự phát triển kinh tế ngành nhờ đó xác định các ngành cần đầu tư. + Căn cứ vào quy hoạch, định mức phát triển kinh tế của từng ngành, từng địa phương. + Căn cứ vào kết quả phân tìch thị trường. - Lựa chọn hính thức đầu tư, công suất đầu tư thìch hợp cho dự án Nhà đầu tư phải phân tìch tỷ mỉ các điều kiện cụ thể để quyết định đầu tư mới hay đầu tư theo chiều sâu. Đồng thời căn cứ vào nước sở tại, khả năng tự có và xu hướng phát triển của từng ngành nghề để lựa chọn hính thức đầu tư phù hợp, có thể là hính thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh Bên cận đó, nhà đầu tư phải xác định công suất đầu tư của dự án và dự trù mức sản xuất. Cần phải xác định các loại công suất lý thuyết, công suất thiết kế, công suất thực tế và công suất tối thiểu. - Xây dựng chương trính sản xuất, nghiên cứu yếu tố đầu vào và giải pháp đảm bảo sản xuất. - Xem xét các phương án về khu vực địa điểm và địa điểm cụ thể. Cần phải lựa chọn các khu vực và địa điểm cụ thể có thể đặt dự án. Để lựa chọn được địa điểm đặt dự án, cần dựa vào việc phân tìch tình khả thi của địa điểm. - Xem xét, lựa chọn các phương án về công nghệ và thiết bị của dự án 83
  6. + Các phương án về công nghệ * Các phương án lựa chọn công nghệ sản xuất chủ yếu. * Chuyển giao công nghệ. * Vấn đề môi trường liên quan đến công nghệ (khả năng, mức độ gây ô nhiễm hoặc làm biến đổi môi trường, hậu quả ) + Các phương án về lựa chọn thiết bị * Danh mục lựa chọn thiết bị. * Phương án lựa chọn thiết bị: sản phẩm chình, phụ, hỗ trợ các phương tiện khác, phụ tùng thay thế Khi lựa chọn thiết bị, có hai cách cung cấp máy móc thiết bị phổ biến là cung cấp thiết bị đồng bộ và cung cấp thiết bị lẻ. * Các phương án mua sắm thiết bị, so sánh lựa chọn. - Xem xét, lựa chọn các phương án xây dựng và tổ chức thi công, xây lắp của dự án + Các phương án xây dựng, như: Phương án bố trì mặt bằng; xác định tiêu chuẩn cấp công trính; giải pháp kiến trúc; phương án kết cấu của hạng mục công trính; khối lượng các hạng mục công trính + Tổ chức thi công, xây lắp: điều kiện tổ chức, lựa chọn giải pháp thi công, phương án tiến độ xây lắp. - Xem xét và xây dựng phương án tổ chức quản lý lao động Sơ đồ tổ chức quản lý phải thể hiện rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận cần có để đảm bảo cho cơ sở sản xuất có hiệu quả, phù hợp với công nghệ đã lựa chọn. - Phân tìch tài chình và kinh tế - xã hội + Phân tìch tài chình * Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo thành phần vốn. * Các biểu tình toán. Chú ý: Tỷ suất chiết khấu cao hơn của các dự án FDI phản ánh một mức độ lợi nhuận cao đi kèm theo là những ưu đãi của nơi nhận đầu tư đối với các dự án FDI và những biến cố có thể xảy ra trong quá trính như: rủi ro tỷ giá hối đoái, lãi suất, môi trường kinh tế - chình trị + Phân tìch kinh tế - xã hội * Giá trị sản phẩm hàng hóa gia tăng. * Tình đa dạng hóa sản xuất của nền kinh tế. * Việc làm và thu nhập của người lao động. * Đóng góp vào ngân sách nhà nước. - Kết luận: Kiến nghị các chình sách và chế độ ưu đãi. 3.1.3.3. Triển khai dự án đầu tư Đây là giai đoạn thực hiện phương án đã lựa chọn và đưa dự án vào thực tiễn. Việc triển khai thường tiến hành theo trính tự sau: - Chuẩn bị thực hiện đầu tư 84
  7. Nhà đầu tư phải tiến hành: Khảo sát thiết kế, lập dự toán; đặt mua thiết bị công nghệ; tổ chức đấu thầu; giải phóng mặt bằng; chuẩn bị xây lắp. - Thực hiện đầu tư Nhà đầu tư sẽ tiến hành: Thi công công trính chình, công trính phụ; lắp đặt thiết bị chình, phụ; tiến hành chạy thử; nghiệm thu bàn giao để đưa vào khai thác; bảo hành công trính. - Sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm tạo ra sản phẩm để thu lợi nhuận. - Đánh giá dự án đầu tư sau một thời gian hoạt động, rút kinh nghiệm và điều chỉnh dự án cho phù hợp với thực tiễn. 3.2. Đầu tƣ quốc tế gián tiếp của các tổ chức kinh tế 3.2.1. Khái niệm và đặc điểm 3.2.1.1. Khái niệm Đầu tư quốc tế gián tiếp (FPI - Foreign Portfolio Investment ) của các tổ chức kinh tế là hính thức chủ đầu tư nước ngoài góp một phần vốn dưới hính thức đầu tư chứng khoán hoặc cho vay để thu lợi nhuận và không trực tiếp tham điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn. 3.2.1.2. Đặc điểm Đầu tư quốc tế gián tiếp của các tổ chức kinh tế có những đặc điểm sau: - Trong thời gian đầu tư, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời ở hai chủ thể. - Chủ đầu tư nước ngoài bị khống chế bởi mức độ góp vốn theo Luật đầu tư của nước sở tại. - Bên đầu tư có thu nhập ổn định thông qua lãi suất cố định của số tiền cho vay hay cổ tức. Nó hạn chế được các rủi ro khi đầu tư vốn. - Bên nhận đầu tư hoàn toàn chủ động sử dụng vốn đầu tư theo mục đìch của mính, hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc vào trính độ quản lý vốn ở nơi tiếp nhận đầu tư. 3.2.2. Các hính thức đầu tư quốc tế gián tiếp của các tổ chức kinh tế 3.2.2.1. Đầu tư quốc tế gián tiếp thông qua đầu tư chứng khoán Là hính thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư bằng hính thức mua chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) của các công ty nước ngoài để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Tổng thu nhập của của một dự án đầu tư chứng khoán quốc tế không chỉ phụ thuộc vào cổ tức (đối với cổ phiếu), lợi tức (đối với trái phiếu), số lãi vốn đầu tư, mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi của tỷ giá ngoại tệ ghi trên chứng khoán và nội tệ. Một doanh nghiệp đầu tư chứng khoán không chỉ cần xác định thời điểm và mức giá mua bán chứng khoán, mà còn phải biết trung hòa rủi ra bằng cách đa dạng hóa thông qua xây dựng danh mục chứng khoán có mức độ rủi ro khác nhau hoặc chu kỳ dao động lệch nhau. Đầu tư quốc tế gián tiếp thông qua đầu tư chứng khoán được chia thành hai trường hợp sau: - Đối với đầu tư cổ phiếu 85
  8. Loại hính đầu tư này được xem là đầu tư dài hạn ví cổ phiếu có thời hạn thanh toán là vô hạn. Doanh nghiệp FPI đầu tư trở thành cổ đông cổ đông của doanh nghiệp phát hành và chỉ có thu hồi vốn khi bán các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Doanh nghiệp đầu tư vào cổ phiếu không chỉ chờ đợi cổ tức mà chủ yếu còn trông đợi chênh lệch giá cổ phiếu trên thi trường (lãi vốn). Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái đối với kết quả đầu tư là rất lớn. Ví dụ: Ngày 01/01/N doanh nghiệp X của Anh có 50.000 GBP dự tình nhàn rỗi tới 31/12/N. Doanh nghiệp này quyết định mua cổ phiếu định danh bằng USD của doanh nghiệp Y, của Mỹ trên thị trường tài chình quốc tế với mệnh giá 25USD/cổ phiếu. Đến ngày 31/12/N doanh nghiệp X bán số cổ phiếu đó với giá 27 USD/cổ phiếu, ngoài ra còn nhận được tiền cổ tức là 2 USD/cổ phiếu. Tỷ giá hối đoái ngày 01/01/N là GBP/USD = 1,50; 31/12/N là GBP/USD = 1,75. Yêu cầu: Tình tỷ suất lợi nhuận đầu tư của doanh nghiệp X và lợi nhuận thu được. Giải: Với 50.000 GBP doanh nghiệp X có thể mua được số cổ phiếu là: 50.000 x 1,50 3.000 cổ phiếu 25 Tỷ lệ thu nhập theo USD là: 27 2 - 25 100% 16% 25 Số lợi nhuận thu được bằng USD là: (27 + 2 - 25) x 3.000 = 12.000 USD Tuy nhiên do vào thời điểm 31/12/N GBP/USD = 1,75 (tức USD đã mất giá so với đầu năm). Khi bán cổ phiếu và nhận cổ tức, doanh nghiệp X thu được số tiền tình bằng GBP là: 27 2 3.000 49.714,3 GBP 1,75 Thu nhập tình bằng GBP của doanh nghiệp X là: 49.714,3 – 50.000 = -285,7 GBP Tỷ suất thu nhập của doanh nghiệp Q tình theo GBP là: 49.714,3 - 50.000 x 100% - 0,5714% 50.000 Như vậy do USD mất giá so với GBP nên doanh nghiệp X đã lỗ. Từ vì dụ trên có thể khái quát cách tình tỷ suất lợi nhuận đầu tư bằng cổ phiếu bằng công thức sau: (P1 DIV ) p0 RS 100% P0 Trong đó: Rs : Tỷ suất lợi nhuận đầu tư bằng cổ phiếu; P1 : Giá cổ phiếu theo bản tệ tại thời điểm bán; P0 : Giá cổ phiếu theo bản tệ tại thời điểm mua; 86
  9. DIV: Thu nhập cổ tức theo bản tệ. Với vì dụ trên ta có tỷ suất lợi nhuận đầu tư của doanh nghiệp X là: (P1 DIV ) p0 (27 2) /1,75 (25 /1,5) RS x100% x100 0,5714% P0 25 /1,5 Số tiền mà doanh nghiệp X bị lỗ là: -0,5714% x 50.000 = -285,7 GBP - Đối với đầu tư trái phiếu, tìn phiếu Khi đầu tư trái phiếu (trái phiếu chình phủ, trái phiếu công ty), tìn phiếu (tìn phiếu kho bạc với kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hoặc công trái quốc gia) trên thi trường tài chình quốc tế, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới chất lượng của trái phiếu, số lãi ghi trên trái phiếu mà còn phải lưu tâm tới tiền tệ định danh của trái phiếu và sự biến động của tiền tệ đó. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư trái phiếu được xác định theo công thức sau: (P1 Ilc) p0 Rb 100% P0 Trong đó: Rb : Tỷ suất lợi nhuận đầu tư trái phiếu P1 : Giá trái phiếu theo bản tệ tại thời điểm bán P0 : Giá trái phiếu theo bản tệ tại thời điểm mua Ilc : Thu nhập về lợi tức của trái phiếu theo bản tệ 3.2.2.2. Đầu tư quốc tế gián tiếp qua tìn dụng quốc tế Tìn dụng quốc tế là hính thức đầu tư quốc tế mà các tổ chức kinh tế cho vay vốn và thu lợi nhuận thông qua lãi suất tiền vay. Về cơ bản các nguyên tắc tìn dụng quốc tế cũng được thực hiện như tìn dụng giữa các doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp cho vay ngoài việc đối mặt với rủi ro tìn dụng còn phải đối mặt với rủi ro tỷ giá, nên ngoài các ràng buộc quy định trong khế ước, các doanh nghiệp còn phải quan tâm tới các biến động kinh tế và sự thay đổi tỷ giá. Lãi suất đối với khoản tiền vay là lãi suất thỏa thuận trên cơ sở thương lượng giữa doanh nghiệp và người cho vay. Trong vay nợ quốc tế, lãi suất tiền vay đối với một khách hàng cụ thể phản ánh mức độ tìn nhiệm của khách hàng đó đối với người cho vay; đồng thời nó còn chịu sự tác động của các nhân tố về quan hệ bạn hàng, thời hạn vay, lãi suất thị trường, khả năng biến động tỷ giá của đồng tiền vay Thông thường, lãi suất thực tế được xác định theo công thức: Lãi suất thực tế = Số tiền lãi phải trả hàng năm/Số tiền vay nhận được Lãi suất có thể được trả vào ngày đáo hạn hoặc trả trước. Mỗi phương pháp thanh toán sẽ tạo ra mức lãi suất thực tế khác nhau từ cùng một khoản tiền cho vay. Ví dụ: Một doanh nghiệp A cho một doanh nghiệp B nước ngoài vay 200.000 USD với lãi suất 10%/năm. Nếu tiền lãi được trả vào ngày đáo hạn cùng với vốn gốc 87
  10. thí cuối năm doanh nghiệp B phải trả 220.000 USD cho doanh nghiệp A. Lãi suất vay thực tế của doanh nghiệp B là: 220.000 - 200.000 x 100% 10% 200.000 Nghĩa là lãi suất vay vốn thực tế = lãi suất vay vốn danh nghĩa. Nếu nợ vay tình bằng phương pháp chiết khấu, doanh nghiệp A chỉ cho vay 200.000 - (200.000 x 10%) = 180.000 USD. Khi đến hạn trả nợ, doanh nghiệp B phải trả cho doanh nghiệp A 200.000 USD. Lãi suất thực tế đối với trường hợp vay này sẽ là: 20.000 x 100% 11,1%  Như vậy, lãi suất cho vay thực tế cao hơn lãi suất danh nghĩa, ví doanh nghiệp A chỉ cho vay số vốn 180.000 USD nhưng vẫn nhận được số tiền lãi 20.000 USD. Ngoài ra điều rất quan trọng là doanh nghiệp phải rất chú ý đến sự thay đổi của tỷ giá và dự đoán sự thay đổi của tỷ giá. II. Tài chính công ty đa quốc gia 1. Những vấn đề cơ bản về công ty đa quốc gia 1.1. Khái niệm và đặc điểm 1.1.1. Khái niệm - Theo Alan Shapiro - Professor of English and Creative Writing at the University of North Carolina, Chapel Hill: Công ty đa quốc gia (Multinational corporation – MNC) là một công ty mà hoạt động sản xuất và phân phối các sản phẩm – dịch vụ diễn ra tại nhiều quốc gia khác nhau. - Theo Bertrand Quélin – Professor Strategy and Business Policy - HEC Paris: Công ty đa quốc gia là một công ty thực hiện đầu tư trực tiếp vào một nước khác (không chỉ đơn thuần là xuất khẩu hàng hóa sang nước đó) và thực hiện việc điều hành và quản trị quá trính sản xuất kinh doanh cũng như các tài sản ở nước ngoài (không chỉ nắm giữ các danh mục đầu tư ở nước ngoài). Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trính toàn cầu hóa; một số người cho rằng một dạng mới của công ty đa quốc gia đang hính thành tương ứng với toàn cầu hóa - đó là xì nghiệp liên hợp toàn cầu. Công ty đa quốc gia khác với công ty quốc tế. Công ty đa quốc gia là Công ty hoạt động và có trụ sở ở nhiều nước khác nhau, còn công ty quốc tế chỉ là tên gọi chung chung của một công ty nước ngoài tại một quốc gia nào đó. Những công ty đa quốc gia lớn và có lịch sử phát triển lâu đời là Unilever, Ford Motor, Royal Dutch Shell, Siemens 88
  11. 1.1.2. Đặc điểm Công ty đa quốc gia có những đặc điểm sau: - Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giới đều thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thể hằng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau. - Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh có tình toàn cầu; Tuy nhiên các công ty đa quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạt động đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó có chi nhánh. - Các công ty đa quốc gia là những chủ thể quan trọng nhất của thị trường tài chình quốc tế. Tài chình quốc tế tạo ra môi trường hoạt động rất cần thiết cho các công ty đa quốc gia và các công ty đa quốc gia là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tài chình quốc tế. Sự hoạt động của công ty đa quốc gia trên thị trường tài chình quốc tế được thể hiện qua sơ đồ sau: Thị trường TD Thị trường đồng và trái phiếu tiền Châu Âu Châu Âu Thị trường CK quốc tế Đầu tư và tài Đầu tư và tài Tài trợ trung Tài trợ trợ ngắn hạn trợ ngắn hạn và dài hạn dài hạn Phân phối, Công ty đa Các công ty con chuyển tiền quốc gia mẹ ở nước ngoài và tài trợ Các giao dịch Xuất nhập khẩu Xuất nhập khẩu ngoại hối Thị trƣờng tài Thị trường Các khách hàng ngoại hối nước ngoài chính quốc tế Sơ đồ 4.1. Hoạt động của công ty đa quốc gia trên thị trƣờng tài chính quốc tế8 Trong sơ đồ trên các công ty đa quốc gia tiến hành các hoạt động kinh doanh quốc tế, xuất nhập khẩu Đồng thời để tài trợ cho cho quá trính này, công ty đa quốc gia tiến hành các giao dịch ngoại hối trên thị trường ngoại hối, huy động vốn để đầu tư và tài trợ quốc tế trên các thị trường đồng tiền Châu Âu, tìn dụng và trái phiếu Châu Âu, thị trường chứng khoán quốc tế, quản trị tiền mặt quốc tế bằng việc phân phối 8 PGS. TS. Phan Thị Cúc – TS. Nguyễn Trung Trực – ThS. Nguyễn Hoàng Hưng – ThS. Ngyễn Thị Tuyết Nga, Tài chính quốc tế,trang 265, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2009. 89
  12. chuyển tiền và tài trợ trong nội bộ công ty (dựa vào công ty mẹ và các công ty con với nhau). - Một số ý kiến cho rằng đặc điểm cơ bản của các công ty đa quốc gia là bộ phận không trực tiếp làm việc với khách hàng, (vì dụ cung cấp nguyên liệu, tài chình và nguồn nhân lực) ở mỗi quốc gia mà nó hoạt động Các công ty đa quốc gia lớn mạnh có thể có ảnh hưởng lớn đến các quan hệ quốc tế khi chúng có ảnh hưởng kinh tế lớn đến các khu vực mà các nhà nhà chình trị đại diện, chúng có nguồn lực tài chình dồi dào để phục vụ cho quan hệ công chúng (public relations) và vận động hành lang (lobbying) chình trị. 1.2. Phân loại công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia có thể xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc các phương tiện sản xuất như sau: - Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” là công ty sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau. Vì dụ: Công ty McDonalds - Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” là công ty có các cơ sở sản xuất ở một số nước nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước khác. Vì dụ: Công ty Adidas - Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” là công ty có các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc. Vì dụ: Công ty Microsoft 1.3. Động lực phát triển của công ty đa quốc gia Công ty đa quốc gia phát triển từ các động lực sau: Thứ nhất: đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tiềm năng tại chỗ. Thứ hai: đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao. Thứ ba: muốn tím kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất. Thứ tư: để bảo vệ tình độc quyền đối với công nghệ hay bì quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất. Bên cận đó, tối ưu hóa chi phì và mở rộng thị trường cũng là mục đìch của MNC. 1.4. Những rủi ro mà các công ty đa quốc gia phải đối mặt Do hoạt động của các công ty đa quốc gia được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên những vấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điều động vốn, thanh toán đều có những rủi ro nhất định. Rủi ro thường gặp của các các công ty đa quốc gia được chia thành hai nhóm sau: - Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung cầu, chình sách vĩ mô khác 90
  13. - Rủi ro trong chuyển dịch tài chình như: rủi ro khi chình sách của chình quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chình sách quản lý ngoại hối, thuế, khủng hoảng nợ 2. Nguồn vốn của các công ty đa quốc gia Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của công đa xuyên quốc gia bao gồm hai nguồn chình đó là: nguồn tài trợ bên trong và nguồn tài trợ bên ngoài. 2.1. Nguồn tài trợ bên trong Trước khi tím nguồn tài trợ từ bên ngoài, các công ty đa quốc gia sẽ khai thác hết khả năng tái đầu tư từ nguồn lợi nhuận của bản thân để giảm chi phì sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng thêm lợi nhuận cho công ty. Nguồn tài trợ bên trong của công ty đa quốc gia bao gồm: - Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận của các công ty mẹ ở chình quốc và nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận của các công ty con. - Trường hợp công ty mẹ và một số công ty con trong nước thiếu vốn, nhưng một số công ty con khác trong nước đó có thu nhập cao, có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi thí công ty mẹ có thể yêu cầu sử dụng phần nguồn vốn nhàn rỗi từ các công ty con này để giảm chi phì và tránh rủi ro tỷ giá hối đoái. - Trường hợp các công ty con trong nước không có vốn tạm thời nhàn rỗi, công ty mẹ có thể vay vốn từ các công ty con ở nước ngoài. Tuy nhiên, các công ty mẹ cũng phải tình toán tới rủi ro tỷ giá hối đoái khi hoàn trả các khoản nợ đã vay của các công ty con bằng ngoại tệ. - Các công ty mẹ cũng có thể tình toán tới việc vay nợ các công ty con ở nước ngoài và hoàn trả bằng hàng hóa để tránh các khoản thuế mà chủ nhà áp dụng cho các công ty con. 2.2. Nguồn tài trợ từ bên ngoài Nguồn tài trợ từ bên ngoài bao gồm các nguồn vay từ các NHTM hoặc các tổ chức tài chình khác bằng nội tệ hoặc bằng ngoại tệ. Khi quyết định vay vốn quốc tế bằng một loại ngoại tệ nào đó, các công ty đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cần cân nhắc, tình toán các khìa cạnh cơ bản như: Sự ngang bằng lãi suất, tỷ giá mua bán kỳ hạn, dự báo về sự thay đổi của tỷ giá của đồng tiền vay trên thị trường thế giới, cụ thể như sau: - Chi phì của việc vay vốn ngoại tệ của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào lãi suất vay vốn ngoại tệ, mà còn phụ thuộc vào những thay đổi của giá trị tiền tệ được vay trong suốt thời gian vay nợ. Ví dụ: Một doanh nghiệp X của Mỹ vay 1.000.000 EUR của một ngân hàng Pháp trong thời gian một năm với lãi suất 8%/năm. Tỷ giá EUR/USD tại thời điểm vay là 1 EUR = 1,50 USD, tại thời điểm thanh toán là 1 EUR = 1,62 USD. Khi nhận nợ doanh nghiệp Mỹ sẽ chuyển EUR sang USD để sử dụng với tổng số tiền là: 1.000.000 EUR x 1,5 USD/EUR = 1.500.000 USD 91
  14. Sau 1 năm doanh nghiệp X phải thanh toán cho ngân hàng Pháp số tiền cả vốn và lãi là: 1.000.000 EUR x (1+8%) = 1.080.000 EUR Nếu tỷ giá vẫn ổn định thí doanh nghiệp X phải trả số tiền tình bằng USD sẽ là: 1.080.000 EUR x 1,5 USD/EUR = 1.620.000 USD Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp X đã vay nợ với lãi suất thực tế đúng bằng lãi suất mà doanh nghiệp đã vay ngân hàng pháp: (1.500.000 USD x 8%)/1.500.000 USD = 8% Trên thực tế, do EUR lên giá 1 EUR = 1,62 USD, nên tại thời điểm thanh toán doanh nghiệp X cần số USD là: 1.080.000 EUR x 1,62 USD/EUR = 1.749.600 USD Điều này tương đương với việc doanh nghiệp X đã vay 1.500.000 USD sau một năm phải thanh toán số tiền cả gốc và lãi là 1.749.600 USD. Do đó, lãi suất vay vốn thực tế sẽ là : 1.749.600 - 1.500.000 x 100% 16,64% 1.500.000 Từ vì dụ trên có thể khái quát cách tình lãi suất vay vốn thực tế bằng công thức sau: St1 St0 ih (1 in )(1 ) 1 (1) St0 Trong đó: ih : lãi suất vay vốn thực tế in : lãi suất vay vốn ngoại tệ St0, St1: Tỷ giá mua bán giao ngay tại thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trính vay. Nếu đặt Ex là tỷ lệ thay đổi tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trính vay, ta có: St1 St0 Ex St0 thí (1) có thể viết thành: ih (1 in )(1 Ex ) 1 (2) 1,62 - 1,5 Với vì dụ trên ta có: E x 100% 8% x 1,5 Lãi suất vay vốn thực tế của doanh nghiệp X sẽ là: ih (1 in )(1 Ex ) 1 = (1+8%)(1+8%) – 1 = 16,64% Như vậy khi ngoại tệ vay tăng giá trong thời gian vay sẽ làm cho lãi suất vay vốn thực tế tăng lên so với lãi suất vay danh nghĩa; khi ngoại tệ vay giảm giá trong thời gian vay sẽ làm cho lãi suất vay vốn thực tế giảm đi so với lãi suất danh nghĩa. Điều này có nghĩa doanh nghiệp nên vay vốn bằng ngoại tệ mà trong thời gian vay nợ doanh nghiệp dự kiến ngoại tệ này sẽ giảm giá. - Để tránh rủi ro tỷ giá hối đoái, các doanh nghiệp đi vay thường ký hợp đồng mua bán có kỳ hạn một lượng ngoại tệ tương ứng với số vốn đã vay và có thời gian đến hạn là khi kết thúc hợp đồng vay vốn. Như vậy, mặc dù doanh nghiệp không chịu 92
  15. ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá hối đoái nhưng chịu ảnh hưởng bởi sự chênh lệch tỷ giá giao ngay tại thời điểm loại ngoại tệ đó được chuyển sang nội tệ và mức tỷ giá mua bán có kỳ hạn tại thời điểm kết thúc vay vốn. Tỷ giá mua bán có kỳ hạn có thể được sử dụng như một điểm hòa vốn để đánh giá các quyết định vay vốn ví nó ảnh hưởng quyết định tới sự ngang bằng lãi suất. Lãi suất vay vốn thực tế có hiệu quả ở những thời điểm khác nhau có thể cao hoặc thấp hơn lãi suất nội tệ, nhưng kết quả sẽ bù trừ nhau để tạo ra sự cân bằng lãi suất. Để giảm thấp chi phì vay vốn các doanh nghiệp rất cần dự báo sự biến động về tỷ giá ngoại hối. Các dự báo này dựa trên cơ sở các phân tìch chu kỳ biến động tiền tệ trong những khoảng thời gian gần nhất và sử dụng nó cho dự đoán tương lai. Một trong những cơ sở không thể thiếu được trong dự báo tỷ giá hối đoái là tính hính kinh tế - chình trị thế giới, chình sách kinh tế của một số nền kinh tế lớn và của nước có đồng tiền vay nợ. Trong quá trính dự báo sự thay đổi về tỷ giá ngoại hối trong suốt thời gian vay nợ, doanh nghiệp cũng cần kết hợp việc sử dụng lãi suất vay ngoại tệ để tình lãi suất vay vốn thực tế và so sánh với lãi suất vay vốn nội tệ để lựa chọn chình sách vay nợ có lợi nhất, với chi phì thấp nhất cho doanh nghiệp. Nếu gọi giá trị dự kiến tỷ lệ thay đổi của ngoại tệ trong suốt thời gian vay vốn là Etn thí lãi suất vay vốn thực tế trong công thức (2) sẽ là: ih (1 in )(1 Etn) 1 Với điều kiện có sự ngang bằng lãi suất, nghĩa là ih = ik (lãi suất vay vốn nội tệ) ta có: ih (1 in )(1 Etn) 1 1 ik Etn 1 (3) 1 in Điều này có nghĩa, với sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ ở mức (3) thí lãi suất vay vốn trong nước ngang bằng với thí lãi suất vay vốn nước ngoài. Ví dụ: Công ty Z của Anh cần huy động số vốn 1 triệu EUR với thời hạn 1 năm, lãi suất vay EUR trên thị trường vốn trong nước là 8%/năm; nếu vay vốn bằng USD thí lãi suất sẽ là 10%/năm. Công ty dự kiến trong năm USD sẽ giảm giá 5% so với EUR. Công ty tình toán: Lãi suất vay vốn thực tế bằng USD được dự đoán sẽ là: ih (1 in )(1 Etn) 1 = (1 + 10%)(1 - 5%) - 1 = 0,045 = 4,5% Như vậy vay vốn bằng USD có lợi hơn so với vay vốn bằng EUR. Tuy nhiên điều này vẫn chưa chắc chắn. Công ty cần tình toán với mức thay đổi nào của USD thí việc vay vốn nước ngoài ngang bằng với việc vay vốn trong nước. 1 ik 1 8% Theo (3) ta có: Etn 1 1 0,0182 1,82% 1 in 1 10% Điều này có nghĩa là: Nếu USD giảm giá so với EUR 1,82% thí lãi suất vay vốn trong nước bằng EUR ngang bằng với lãi suất vay vốn nước ngoài bằng USD. Nếu USD giảm giá ìt hơn 1,82% so với EUR thí lãi suất vay vốn bằng USD cao hơn lãi suất vay bằng EUR. Nếu công ty dự đoán USD giảm giá so với EUR 5% trong thời gian vay vốn thí công ty nên vay bằng USD sẽ có lợi hơn. 93
  16. 3. Chu chuyển vốn của các công ty đa quốc gia 3.1. Chu chuyển vốn trong các công ty đa quốc gia thông qua đầu tƣ Hính thức của các MNC có ảnh hưởng rất lớn, thậm chì chi phối đặc điểm chu chuyển vốn của các MNC. Hính thức tổ chức phổ biến của MNC hiện đại là các tập đoàn hoặc liên hiệp sản xuất. Các tập đoàn thường xây dựng một công ty mẹ và một ngân hàng độc quyền để phục vụ cho mục đìch điều hành của mính đối với các công ty con. Hính thức điều hành của tập đoàn được tổ chức theo cơ cấu kiểm soát trực tiếp từ trung tâm tới các chi nhánh thông qua hội đồng quản trị gồm các cổ đông có số lượng cổ phiếu lớn trong tập đoàn. Công ty mẹ không sản xuất kinh doanh trược tiếp nhưng vẫn nắm giữ cổ phần khống chế các công ty con. Do có sự phụ thuộc sâu sắc giữa các công ty con vào công ty mẹ, nên sự kiểm tra, kiểm soát của công ty mẹ đối với các công ty con rất chặt chẽ. Trong quá trính điều hành các công ty con, ngân hàng độc quyền có vai trò quan trọng. Ngân hàng độc quyền có nhiệm vụ hỗ trợ đầu tư kinh doanh bằng cách điều phối vốn giữa các công ty con và huy động vốn của các chủ thể kinh tế ngoài tập đoàn để tăng vốn kinh doanh cho cả tập đoàn. Các liên hợp sản xuất là kết quả của quá trính liên kết công ty theo chiều dọc. Mối liên hệ giữa công ty mẹ và công ty con chủ yếu là về mặt tài chình. Việc điều hành công ty được thực hiện thông qua cơ cấu quyền lực và sự liên kết với các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm Hoạt động bành trướng và thâu tóm quyền lực của công ty mẹ được thực hiện chủ yếu trên thị trường chứng khoán. Các công ty mẹ thường lựa chọn các công ty làm ăn có hiệu quả trong tất cả ngành kinh tế và thâu tóm dần bằng cách mua cổ phiếu của chúng. Ví vậy cơ cấu kinh doanh trong các liên hiệp thường biến đổi nhanh chóng. Cơ cấu điều hành trong liên hợp theo kiểu phi tập trung hóa và khá linh hoạt. Chủ yếu là kiểm soát và chi phối hoạt động của các chi nhánh thông qua hệ thống tài chình và chỉ đạo hành chình nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh. 3.2. Chu chuyển vốn của các công ty đa quốc gia thông qua chuyển giá Việc định giá cả hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa các công ty thành viên là hính thức quan trọng để các công ty đa quốc gia thực hiện việc chu chuyển vốn trong toàn bộ hệ thống sao cho có lợi nhất. Mục đìch chủ yếu là phân phối lại thu nhập chịu thuế từ nơi có thuế suẩt cao sang nơi có thuế suất thấp để giảm số thuế phải nộp. Đồng thời qua chu chuyển giá giữa các công ty con thí vốn của các công ty đa quốc gia cũng được chuyển sang các quốc gia có mức thuế suất thấp nhất để điều chỉnh lợi ìch của toàn bộ công ty đa quốc gia. Giả sử công ty con A bán hàng cho công ty con B cùng một công ty đa quốc gia muốn xác định giá để tối thiểu hóa số thuế phải nộp sẽ dựa trên nguyên tắc cơ bản: - Nếu thuế suất thu nhập doanh nghiệp của công ty A lớn hơn thuế suất của công ty B thí giá chuyển nhượng càng thấp càng tốt . - Thuế suất thu nhập doanh nghiệp của công ty A nhỏ hơn thuế suất của công ty B thí giá chuyển nhượng càng cao càng tốt. (Công ty B giảm lợi nhuận dẫn đến giảm thuế.) Ví dụ: Một công ty đa quốc gia có 2 công ty con ở 2 nước A và B. 94
  17. Công ty con A sản xuất 100.000 sản phẩm và bán cho công ty con B với giá 16 USD/sản phẩm. Công ty con B sau đó bán số sản phẩm trên thị trường với giá 22 USD/sản phẩm. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty con A: 25%; Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty con B: 40%. Chi phì sản xuất của công ty con A là: 10 USD/sản phẩm. Các chi phì khác ở mỗi công ty là 1 USD/sản phẩm. Lợi nhuận ròng của mỗi công ty và của toàn MNC sẽ được tổng hợp trong bảng sau: ĐVT: 1.000 USD Công ty Công ty Toàn công ty đa TT Chỉ tiêu A B quốc gia 1 Doanh thu 1.600 2.200 3.800 2 Giá vốn hàng bán 1.000 1.600 2.600 3 Lãi gộp 600 600 1.200 4 Chi phì khác 100 100 200 5 Lợi nhuận trước thuế 500 500 1.000 6 Thuế thu nhập phải nộp 125 200 325 (A:25%, B:40%) 7 Lợi nhuận ròng 375 300 675 Như vậy lợi nhuận ròng của công ty con A là 375.000 USD, lợi nhuận ròng của công ty con B là 300.000 USD. Tổng hợp lợi nhuận ròng của MNC là 675.000 USD. Do thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty A là 25%, của công ty B là 40% nên tổng hợp lợi nhuận ròng của MNC sẽ phụ thuộc vào giá chuyển nhượng được áp dụng giữa hai công ty con . Giả sử công ty con A bán cho công ty con B theo giá chuyển nhượng cao hơn là 20 USD/sp, với các điều kiện khác không đổi, thí lợi nhuận ròng của mỗi công ty con và toàn MNC sẽ là: Lợi nhuận ròng khi thực hiện chuyển giá là: ĐVT: 1000 USD Công ty Công ty Toàn công ty đa TT Chỉ tiêu A B quốc gia 1 Doanh thu 2.000 2.200 4.200 2 Giá vốn hàng bán 1.000 2.000 3.000 3 Lãi gộp 1.000 200 1.200 4 Chi phì khác 100 100 200 5 Lợi nhuận trước thuế 900 100 1.000 6 Thuế thu nhập phải nộp 225 40 265 (A:25%, B:40%) 7 Lợi nhuận ròng 675 60 735 95
  18. Lợi nhuận ròng của công ty con A là 675.000 USD, ở công ty con B là 60.000 USD. Tổng hợp lợi nhuận ròng của công ty đa quốc gia là 735.000 USD, tăng cao hơn khi chưa thực hiện chuyển giá là 60.000 USD. Đó chình là kết quả của việc chuyển lợi nhuận thu được của công ty B có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao sang cho công ty A có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp làm lợi nhuận ròng của công ty đa quốc gia tăng lên. Tuy nhiên, hiện nay chiến lược này cũng khó thực hiện ví các quốc gia đã soạn thảo lại luật thuế nhằm ngăn ngừa tính trạng chuyển giá của các công ty đa quốc gia. Ở Mỹ, cơ quan thuế yêu cầu các công ty đa quốc gia phải thực hiện quy định “xác định trước giá bán các linh kiện và sản phẩm cho bên thứ ba, trước khi lập ra chình sách chuyển giá”. Sau khi công ty nộp yêu cầu này, cơ quan thuế mới xác định chình sách chuyển giá có thìch hợp không. Mục tiêu là đảm bảo các công ty đa quốc gia tình giá linh kiện và sản phẩm cho công ty con ở nước ngoài như khi họ tình cho một bên thứ ba độc lập, nhờ đó mà loại trừ được hiện tượng chuyển giá. Ngoài ra, để thực hiện chuyển giá, các công ty mẹ cũng có thể áp dụng việc tình phì licence và phì bản quyền cao cho việc sử dụng công nghệ, kỹ thuật của công ty mẹ, hoặc tình cả chi phì quản lý của công ty mẹ vào công ty con, hoặc ngược lại để giảm thuế, tăng thu nhập của công ty đa quốc gia. 3.3. Chu chuyển vốn của các công ty đa quốc gia thông qua các khoản vay nội bộ Hính thành và hoàn trả các khoản nợ vay giữa công ty mẹ và công ty con hay giữa các công ty con với nhau là cơ chế chuyển nhượng hợp pháp mà các công ty đa quốc gia hay sử dụng để tài trợ cho các hoạt động ở nước ngoài và chuyển vốn có tình chất quốc tế. Các phương pháp thường được sử dụng là: 3.3.1. Vay trực tiếp Là việc vay mượn trực tiếp từ công ty mẹ đến công ty con, hoặc giữa công ty con ở nước này với công ty con ở nước khác. Khi một công ty con kinh doanh có lãi ở một quốc gia có thuế thu nhập cao thí họ sẽ cho một công ty con trong công ty đa quốc gia cần đến vốn ở một quốc gia khác hay công ty mẹ vay với lãi suất thấp (thậm chì không tình lãi) để mở rộng thị trường; hoặc công ty đó đi vay với lãi suất cao. Lôgic của chiến lược này là công ty con có lợi nhuận cao không cần tình lãi suất cao (hoặc vay với lãi suất thấp) ví bị chình phủ tình thuế nhiều. Trong khi đó công ty đa quốc gia có vốn mở rộng kinh doanh ở địa phương khác. 3.3.2.Vay giáp lưng Là chiến lược vay tiền liên quan đến một bên thứ ba quản lý khoản vay nhằm phòng tránh các rủi ro chình trị. Thường được dùng để tài trợ vốn cho các công ty con hoạt động ở các quốc gia có lãi suất vay cao, thị trường vốn hạn chế hoặc có các biến động liên quan tới các rủi ro chình trị như sung công tài sản, trưng thu, trưng mua tài sản Trong đó công ty mẹ thực hiện ký quỹ với một ngân hàng lớn trên thế giới có ràng buộc chặt chẽ với Chình phủ nước sở tại của công ty con. Công ty con sẽ thực hiện vay vốn ở ngân hàng này. Ngân hàng hoạt động như một trung gian và hưởng lợi từ chênh lệch giữa số lãi phải trả trên mức ký quỹ của công ty mẹ và số lãi nhận được từ việc cho công ty con vay. Có thể mô tả bằng sơ đồ sau: 96
  19. Công ty mẹ Công ty con tại nước A tại nước B Ký quỹ Vay vốn Ngân hàng X Chi nhánh của tại nước A X tại nước B Sơ đồ 4.2. Mô hình phƣơng thức vay giáp lƣng 3.3.3. Vay song song Là phương pháp tránh các hạn chế về rủi ro tỷ giá, có được ngoại tệ cần tài trợ cho kinh doanh với giá hấp dẫn, tránh các hạn chế về quản lý ngoại hối, tránh tỷ lệ lãi suất tiền lời cho các khoản đầu tư ở nước ngoài hay chuyển các khoản tiền bị phong tỏa về nước Trường hợp các công ty muốn tránh rủi ro ngoại hối, có được ngoại tệ tài trợ kinh doanh với giá hấp dẫn, tránh các rào cản trong quản lý ngoại hối, thí công ty mẹ (hoặc công ty khác trong công ty đa quốc gia sẽ cho một công ty con của công ty đa quốc gia khác đang hoạt động ở một quốc gia khác vay; công ty con sẽ vay ở công ty đa quốc gia khác (hoặc công ty con của nó) số tiền tương ứng bằng ngoại tệ khác. Có thể trính bày ở sơ đồ sau: Công ty mẹ A Công ty con tại nước A A tại nước B Cho vay bằng Cho vay bằng tiền nước A tiền nước B Công ty con Công ty mẹ B B tại nước A tại nước B Sơ đồ 4.3. Mô hình vay song song hạn chế rủi ro tỷ giá Trường hợp cần giải phóng số vốn bị phong tỏa, chuyển tiền về nước, công ty con của MNC tại quốc gia đó sẽ cho một MNC khác (hay công ty con của nó) vay bằng tiền tệ nước đó và công ty mẹ sẽ đi vay của công ty con kia một số tiền tương ứng. Có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau: Công ty mẹ Công ty con A tại nước A A tại nước B Cho vay bằng Cho vay bằng tiền nước A tiền nước B Công ty mẹ Công ty con B tại nước B B tại nước A Sơ đồ 4.3. Mô hình vay song song để chuyển tiền, giải tỏa vốn 97
  20. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Đầu tư quốc tế là gí? Nguyên nhân nào dẫn đến đầu tư quốc tế? Câu 2: Hãy so sánh hai hính thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp trong hoạt động đầu tư quốc tế. Mối liên hệ giữa hai hính thức đầu tư này khi áp dụng tại Việt Nam. Câu 3: Đầu tư quốc tế có tác động như thế nào đối với các nước tiếp nhận đầu tư và nước chủ đầu tư? Liên hệ với Việt Nam. Câu 4: Công ty đa quốc gia là gí? Trính bày động lực phát triển của công ty đa quốc gia. Câu 5: Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của công ty đa quốc gia bao gồm những nguồn nào? Trính bày cụ thể từng nguồn. Câu 6: Trính bày các hính thức chu chuyển vốn của công ty đa quốc gia. 98
  21. Bài đọc thêm CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH CHÂU Á MỚI9 Châu Á đang chuyển mính và thay đổi. Điều này có nghĩa các công ty đa quốc gia phương Tây kinh doanh tại đây cũng phải thay đổi tư duy chiến lược của họ. Rất nhiều công ty đa quốc gia phương tây đã có sự khởi đầu thuận lợi tại châu Á, thu được lợi nhuận từ hoạt động liên kết xuyên biên giới. Công ty đa quốc gia sẵn có tầm với toàn cầu có thể vươn rộng ra toàn khu vực thông qua việc thành lập các chi nhánh. Họ cũng có những kinh nghiệm trong việc thìch nghi với điều kiện riêng của châu Á. Song, một thực tế là: sự hiện diện của nhiều công ty đa quốc gia tại châu Á giờ đây chỉ phù hợp với môi trường cạnh tranh trong quá khứ, không còn hợp với bối cảnh mới, nhất là khi một thế hệ công ty đa quốc gia đang được hính thành ngay tại châu Á. Trước những đòi hỏi của môi trường cạnh tranh đang thay đổi ở châu Á, thiếu sót của các chi nhánh công ty đa quốc gia phương Tây trong khu vực này chủ yếu thể hiện qua 3 điểm: (1) Vấn đề "Cánh tay dài, gầy"; (2) Thiếu sự liên kết xuyên biên giới giữa các quốc gia châu Á; (3) Quan niệm "tư duy toàn cầu và hành động địa phương" là đủ để phát triển. Nếu các công ty đa quốc gia phương tây không muốn "để mất sân vào tay các công ty châu Á" trong môi trường cạnh tranh tương lai, những hạn chế này cần được khắc phục. - Giải quyết vấn đề "Cánh tay dài" Do lúc đầu nhiều công ty đa quốc gia phương Tây tới châu Á nhằm mục đìch tím kiếm địa bàn để có thể sản xuất hoặc triển khai dịch vụ kinh doanh với chi phì thấp, chi nhánh của họ tại châu Á chủ yếu là những nhà máy sản xuất hoặc trung tâm kinh doanh. Một số công ty đa quốc gia khác tới đây để tím kiếm thị trường tăng trưởng nhanh, ví vậy doanh thu và dịch vụ được coi là nhân tố chình trong hoạt động kinh doanh của họ tại châu Á. Trong cả hai trường hợp này, chi nhánh tại châu Á đóng vai trò là sự mở rộng chức năng toàn cầu - như sản xuất và doanh thu - bên trong mỗi công ty đa quốc gia. Một chi nhánh như vậy cần có những mối liên hệ chặt chẽ với cơ sở đầu não của công ty đa quốc gia trên toàn cầu. Tuy nhiên, liên hệ này từ trước tới nay chủ yếu mang tình một chiều, tức là chỉ từ có liên hệ từ công ty mẹ đến chi nhánh tại châu Á. Vai trò của các cơ sở châu Á chủ yếu nhằm thực hiện những chức năng mà cơ quan đầu não chỉ đạo hoặc áp dụng một công thức kinh doanh đã được chứng minh là thành công tại công ty mẹ. Giống như ngón tay hoạt động theo sự điều khiển từ bộ não, các chi nhánh tại châu Á được vì như điểm cuối của cánh tay dài mà điểm đầu là trung tâm phối hợp. Cánh tay này cũng "gầy" nếu hiểu theo hướng bề rộng và sâu của kiến thức chảy dọc theo nó bị ghím lại. Quá trính này đã dẫn tới thực tế: các cơ sở tại châu Á chỉ có tác động rất hạn chế đối với những chiến lược, định hướng hoặc sự phát triển và hoạt động của chình cơ sở đó, đồng thời cũng chỉ tương tác hạn chế đối với các cơ sở khác trong tổ chức của 9 99
  22. công ty đa quốc gia. Tất nhiên cũng có những ngoại lệ. Lấy vì dụ như tập đoàn Hewlett-Packard (HP) đã trao cho một trong các cơ sở tại Singapore chức năng toàn cầu phụ trách mặt hàng máy in, bao gồm việc thiết kế, quản lý dây chuyền cung cấp toàn cầu và tiếp thị quốc tế. Những liên hệ của cơ sở này với mạng lưới toàn cầu của HP rất rộng lớn và trao đổi của cơ sở này với các trung tâm đầu não của HP luôn mang tình hai chiều. Song trường hợp này rất hiếm. Các chi nhánh của công ty đa quốc gia phương Tây tại châu Á ìt khi được phép phát triển hoạt động của họ cả về bề rộng và bề sâu, cũng không được phép phát triển các khả năng ngang bằng với chi nhánh lớn tại những khu vực khác trên thế giới (số lượng công ty đa quốc gia có trung tâm đầu não đóng tại châu Á phụ trách các sản phẩm chủ đạo vẫn còn rất hiếm). Nếu như tính hính này không thay đổi, chi nhánh của các công ty đa quốc gia Tây phương có thể sẽ phải chứng kiến ưu thế cạnh tranh của họ bị xói mòn trong bối cảnh ngày càng có nhiều các công ty châu Á tăng cường năng lực tiềm tàng để phát triển thành công ty tầm cỡ quốc tế cả về xây dựng thương hiệu và quản lý dây chuyền cung ứng. - Tăng cường liên kết xuyên biên giới Điểm yếu thứ hai của nhiều công ty đa quốc gia phương tây tại châu Á trước đòi hỏi của môi trường cạnh tranh thể hiện ở cách thiết kế hoạt động của các chi nhánh ở từng nước. Theo đó, chi nhánh của cùng một tập đoàn đa quốc gia ở các nước khác nhau thuộc châu Á có mối liên kết rất hạn chế với nhau. Đây là một chiến lược khá dễ hiểu trong bối cảnh châu Á còn bị phân chia thành những "lãnh địa" riêng, ngăn cách bởi những rào cản về thương mại, đầu tư và thông tin. Tuy nhiên, khi bức tường ngăn cách các "lãnh địa" này sụp đổ, công ty đa quốc gia tây phương cần phải đánh giá lại tình cạnh tranh của cơ cấu đang tồn tại trong bối cảnh châu Á ngày càng liên kết hơn về kinh tế. Việc phối hợp xuyên biên giới dần được coi trọng hơn và trở thành nhân tố trọng yếu đối với sự tồn tại của các chi nhánh. Bên cạnh đó, các công ty đa quốc gia Tây phương cũng đối mặt với yêu cầu quốc tế hoá của riêng họ trong môi trường cạnh tranh mới tại châu Á. Không giống như nhiều công ty đa quốc gia tại châu Á, công ty đa quốc gia phương Tây không cần phải mở rộng mạng lưới tại châu Á bằng cách thiết lập các chi nhánh mới. Điều họ cần làm là phải liên kết các chi nhánh sẵn có một cách tốt hơn. Tuy nhiên, việc cải tạo lại một cơ cấu sẵn có đôi khi lại phức tạp hơn thiết lập một chi nhánh mới. Lấy vì dụ công ty đa quốc gia Unilever. Trước bối cảnh cạnh tranh xuyên biên giới ngày càng tăng và các đối thủ châu Á bắt đầu tím cách vượt qua biên giới quốc gia, mở chi nhánh tại nhiều quốc gia khác, Unilever đã quyết định xem xét lại quy mô của việc tăng cơ sở chi phì và thúc đẩy các chiến lược kinh doanh theo hướng hiệu quả nhất bằng cách liên kết các chi nhánh của tập đoàn tại châu Á. Mặc dù đã có lịch sử phát triển lâu năm và thị phần đáng kể tại châu Á, Unilever vẫn nhận thấy còn rất nhiều lợi ìch chưa được khai thác từ việc liên kết và phối hợp các chi nhánh ở châu Á. Những lợi ìch này bao gồm cơ hội mở thêm nhà máy tại một số nước, coi đó là nơi cung cấp mặt hàng dành riêng cho khu vực; phát triển sản phẩm chung; chung thương hiệu và chung chiến dịch tiếp thị. Tuy nhiên, để có được sự phối hợp trên mà không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng các điều kiện của thị trường từng nước, Unilever phải tiếp tục thúc đẩy chình 100
  23. sách liên kết trong vài năm tới. Điều này có nghĩa Unilever sẽ phải thành lập các nhóm phối hợp khu vực trong đó quyền lực được cân bằng giữa những người đứng đầu nhóm, thành lập chi nhánh chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ cho các chi nhánh khác và cử đại diện của những chi nhánh này làm khách hàng nội bộ. Khi đã tìch luỹ được kinh nghiệm, nhóm phối hợp sẽ được trao nhiều trách nhiệm và nguồn lực hơn, đồng thời các giám đốc chi nhánh tại mỗi nước sẽ dễ làm việc trong môi trường liên kết xuyên biên giới. Họ cũng dựa vào mạng lưới xuyên Á để triển khai các hoạt động trong phạm vi công tác của họ. Một điều mà Unilever nhận thấy là: mặc dù lợi ìch của hoạt động liên kết xuyên biên giới rất lớn, việc đạt được lợi ìch này trên thực tế đòi hỏi một quá trính phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn trong đó cơ cấu và tư duy hiện hành có thể phải thay đổi. Khả năng này vẫn xảy ra bất chấp thực tế Unilever có nhiều năm kinh nghiệm trong việc áp dụng công thức kinh doanh toàn cầu tại các thị trường châu Á và giám đốc chi nhánh của Unilever là những người luôn có khả năng "tư duy toàn cầu, hành động địa phương". - Vượt qua "tư duy toàn cầu, hành động địa phương" Trong môi trường cạnh tranh tương lai, sẽ là không đủ nếu giám đốc các chi nhánh công ty đa quốc gia phương Tây tại châu Á chỉ có khả năng "tư duy toàn cầu và hành động địa phương". Nguyên nhân là, nếu họ chỉ biết áp dụng công thức kinh doanh toàn cầu vào thị trường từng nước trong khu vực, họ sẽ bỏ qua cơ hội để học hỏi từ chình thị trường châu Á và áp dụng những điều mới mẻ này để tái định hướng chiến lược của công ty trên toàn châu Á, thậm chì toàn thế giới. "Tư duy toàn cầu, hành động địa phương" có nghĩa những đổi mới và hiệu quả của việc áp dụng công thức kinh doanh toàn cầu vào một thị trường khu vực chỉ có hiệu quả tại duy nhất thị trường đó; chúng không được phổ biến ra toàn châu Á và thế giới. Nếu tính hính này tiếp diễn, công ty đa quốc gia phương Tây sẽ không thể khai thác được toàn bộ những gí họ tìch luỹ được từ chình hoạt động của họ tại châu Á. Hệ quả lâu dài của quá trính này sẽ dẫn tới nguy cơ chi nhánh của các công ty đa quốc gia Tây phương sẽ không theo kịp các công ty khác trong khu vực nhất là khi những công ty này ngày càng có khả năng học hỏi từ một nước châu Á và phát huy những điều học hỏi được tại nhiều nước khác trên thế giới. Để tránh tính trạng này, giám đốc các chi nhánh công ty đa quốc gia Tây phương tại châu Á không chỉ cần biết cách áp dụng công thức kinh doanh toàn cầu vào khu vực, mà phải bắt đầu học cách "tư duy khu vực, hành động toàn cầu". Nói cách khác, họ sẽ phải biết đánh giá tốt hơn những đặc điểm riêng biệt trong hoạt động của họ tại châu Á và cân nhắc xem liệu những đặc điểm này có giúp ìch gí cho sự phát triển toàn cầu của công ty hay không. Châu Á sẽ phải chuyển mính, từ chỗ chỉ là nơi thực thi các chiến lược có sẵn trở thành một khu vực chủ động, đóng góp kinh nghiệm và thậm chì trong nhiều trường hợp, trở thành nhân tố chiến lược của các công ty đa quốc gia phương Tây, giúp họ thành công trong môi trường cạnh tranh mới. Tân Huyền (trích dịch theo nguồn nước ngoài) 101
  24. Tài liệu tham khảo [1]. PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, Tài chính quốc tế, NXB Tài chình, 2006. [2]. PGS. TS. Phan Thị Cúc – TS. Nguyễn Trung Trực – Ths. Nguyễn Hoàng Hưng – Ths. Ngyễn Thị Tuyết Nga, Tài chính quốc tế, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chì Minh, 2009. Website [1]. 102
  25. CHƢƠNG 5 TÀI TRỢ QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ Mục tiêu Chương này trính bày những vấn đề cơ bản về: - Nội dung các khoản tài trợ quốc tế cho chình phủ; - Nghiệp vụ vay nợ quốc tế của chình phủ; - Viện trợ quốc tế không hoàn lại cho chình phủ và thực hiện tài trợ quốc tế từ chình phủ. Nộ i dung I. Nội dung và ý nghĩa các khoản tài trợ quốc tế cho chính phủ 1. Nội dung các khoản tài trợ quốc tế cho chính phủ Đứng trên phạm vi quốc gia, tài trợ quốc tế cho Chình phủ thực chất là các nguồn lự c tà i chí nh củ a cá c chủ thể quố c tế đượ c chuyể n cho Chí nh phủ để thự c hiệ n cá c mụ c tiêu đã đượ c Chí nh phủ đề ra. Tại một quốc gia bất kỳ , nế u S là tiế t kiệ m , I là đầ u tư , khi I > S, chứ ng tỏ quố c gia đó đã nhậ n đượ c cá c khoả n tà i trợ quố c tế , tứ c là đã có dò ng chả y củ a vố n quố c tế (Capital Flow) vào quốc gia đó thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp , đầ u tư giá n tiế p, vay nợ Giả sử chi tiêu của Chình phủ là G , các khoản Chình phủ thu được trong nước là T (kể cả vay nợ trong nướ c ). Nế u G >T, có nghĩa là Chình phủ đã nhận được một khoản tài trợ từ bên ngoài quốc gia. Tài trợ quốc tế cho Chình phủ chủ yếu bao gồm các khoản vay nợ của chình phủ và các khoản viện trợ không hoàn lại. 1.1. Vay nợ củ a Chí nh phủ - Vay thương mạ i quố c tế Chí nh phủ là cá c khoả n vay nướ c ngoà i củ a Chí nh phủ theo cá c điề u kiệ n thị trườ ng , không có ưu đã i gì . Đối với loại tài trợ quốc tế này thí mục đìch của các chủ thể cho Chình phủ vay là kiếm lời . Trong vay thương mạ i quố c tế , Chình phủ có thể đi vay từ các ngân hàng thương mại, vay từ tổ chứ c tà i chí nh - tìn dụng quốc tế (phầ n trên hạ n ngạ ch ưu đã i ) và phát hành trái phiếu Chình phủ trên thị trường tài chình quốc tế. - Vay ưu đã i quố c tế củ a Chí n h phủ là cá c khoả n vay nướ c ngoà i củ a Chí nh phủ đượ c hưở ng cá c điề u kiệ n ưu đã i về lã i suấ t (thườ ng rấ t thấ p), hoặ c ưu đã i về thờ i hạ n vay (thờ i gian vay nợ dà i , có thời gian ân hạn), hoặ c ưu đã i về điề u kiệ n vay (dễ dàng, không cầ n cầ m cố , thế chấ p hay bả o lã nh ). Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của loại hính tài trợ vay ưu đãi đó là các Chình phủ cũng thường phải chấp nhận các đều kiện về kinh tế – chình trị của người cho vay. 1.2. Việ n trợ không hoà n lạ i Trái ngược với vay thương mại quốc tế , các khoản viện trợ không hoàn lại thườ ng là cá c khoả n tà i trợ cho cá c mụ c đí ch nhân đạ o ; phát triển xã hội (giáo dục, y 103
  26. tế , phòng chống dịch bệnh , xóa đói giả m nghè o, tạo việc làm, phòng chố ng cá c tệ nạ n xã hội , ); phát triển kinh tế (thườ ng đi kè m cá c khoả n vay ưa đã i ); bảo vệ môi trườ ng; trợ giú p khó khăn độ t xuấ t như thiên tai, đị ch họ a, độ ng đấ t, sóng thần 2. Ý nghĩa các khoản tài trợ quốc tế cho chính phủ 2.1. Ý nghĩa tích cực - Là một nguồn thu quan trọng đối với Chình phủ các nước đang phát triển và chậ m phá t triể n . Tài trợ quốc tế vừa tăng nguồn thu cho NSNN , tăng thu ngoạ i tệ và vừ a đả m bả o nhu cầ u chi tiêu cầ n thiế t củ a Chí nh phủ mà không gây ra lạ m phá t . Có thể nói, vớ i cá c nướ c đang phá t triể n và chậ m phá t triể n nguồ n thu củ a NSNN rấ t hạ n hẹ p và nhỏ bé , đặ c biệ t thiế u hụ t rấ t lớ n về ngoạ i tệ . Bên cạ nh đó , nhu cầ u chi tiêu củ a NSNN để phá t triể n cơ sở hạ tầ ng kinh tế - xã hội, để giải quyết các vấn đề xã hộ i, để nâng cao trính độ dân trì và trính độ sản xuất , để cải thiện cán cân thanh toán thường rất lớn . Chình ví vậy , Chình phủ có nhiều biện pháp giải quyết vấn đề này, chẳ ng hạ n phát hành thêm tiền, vay nợ trong nướ c và đặ c biệ t chú trọ ng biệ n phá p tím nguồn tài trợ quốc tế. - Tăng thêm nguồ n vố n đầ u tư , thúc đẩy tăng trưở ng kinh tế xã hộ i , phát huy đượ c cá c tiề m năng sẵ n có trong nướ c. + Mộ t phầ n rấ t lớ n từ nguồ n tà i trợ quố c tế đượ c Chí nh phủ chi tiêu cho mục đìch phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và chi cho phát triển kinh tế . + Ngay cả khoả n chi tiêu cho quả n lý củ a Chí nh phủ cũ ng sẽ là nhân tố tá c độ ng là m tăng tổ ng chi trong nướ c, góp phần làm tăng sản lượng sản xuất của nền kinh tế . + Nguồ n vố n ODA thườ ng đượ c Chí nh phủ và cá c nhà tà i trợ sử dụ ng như mộ t nhân tố kí ch thí ch hoạ t độ ng đầ u tư , thu hú t đầ u tư nướ c ngoà i , khai thá c hế t cá c tiề m năng sẵ n có trong nướ c để phá t triể n sả n xuấ t, phát triển nền kinh tế. 2.2. Tác động tiêu cực - Phải trả lãi cho nướ c ngoà i: Các khoản vay nợ nước ngoài hầu hết kèm theo lãi suấ t. Hàng năm, chình phủ có nghĩa vụ hoàn trả lãi vay cho nước ngoài , khoản chi trả này được trìch từ một phần thu thập quốc dân , điề u nà y đã là m cho đấ t nướ c bị nghè o đi mộ t í t . Ví vậỵ , trướ c khi tì m nguồ n tà i trợ bên ngoà i thì cá c Chí nh phủ nên huy độ ng hế t nguồ n lự c tà i chí nh trong nướ c . Mặ t khá c, nế u Chí nh phủ sử dụ ng tốt khoả n tài trợ quốc tế , số vố n nà y giú p nề n kinh tế tạ o ra đượ c thu nhậ p lớ n hơn nhiề u khoả n lãi vay phải trả thí vấn đề trả lãi vay nước ngoài không còn đáng lo ngại . - Có thể để lại gánh nặng nợ nần cho các thế hệ tương lai . Các khoản vay nước ngoài thường có thờ i hạ n tương đố i dà i và có thể có cá c ưu đã i , tuy nhiên cá c khoả n vay nà y đề u gây ra á p lự c trả nợ cho Chí nh phủ . Do đó , nế u sử dụ ng khô ng có hiệ u quả sẽ không tạo ra tăng trườ ng kinh tế , thu nhậ p rò ng để trả nợ mà c òn tạo ra gánh nặ ng nợ nầ n cho cá c thế hệ tương lai. - Có thể dẫn tới vỡ nợ Chình phủ . Mộ t khi Chí nh phủ mấ t khả năng chi trả cá c khoản nợ vay nước ngoài , buộ c Chí nh phủ phả i tuyên bố vỡ nợ . Chình phủ quốc gia đó đượ c lợ i là thoá i thác trách nhiệm trả nợ , tuy nhiên Chí nh phủ sẽ chị u nhiề u bấ t lợ i từ cộ ng đồ ng tà i chí nh quố c tế như: 104
  27. + Bị ngăn cấm không được tham gia các hoạt động kinh tế quốc tế , đặ c biệ t là thương mại quốc tế. + Bị tịch biên tà i sả n ở nướ c ngoà i , kể cả tà i sả n củ a Chí nh phủ và tà i sả n của công dân quốc gia đó. + Hầ u như bị cắ t hế t cá c khoả n tà i trợ quố c tế , kể cả vay nợ , việ n trợ và đầ u tư nướ c ngoà i. Trong điề u kiệ n hộ i nhậ p kinh tế quố c tế như hiệ n nay thì việ c tuyên bố vỡ nợ Chình phủ là điều mà không một quốc gia nào có thể dễ dàng thực hiện ví những hậu quả nặng nề của nó. - Có thể phải chấp nhận những điều kiện ràng buộc về kinh tế , chình trị do nhà tài trợ quố c tế đưa ra. Tóm lại, vay nợ Chí nh phủ vừ a có nhữ ng ý nghĩ a tí ch cự c , vừ a có thể có nhữ ng hậ u quả tiêu cự c nế u không quả n lý sử dụ ng tố t khoả n vay nà y. II. Nghiệp vụ vay nợ quốc tế của chính phủ 1. Phân loại các khoản vay quốc tế của chính phủ Căn cứ và o cá c tiêu chí khá c nhau có thể phân chia các khoản vay quố c tế củ a Chình phủ thành nhiều loại: 1.1. Căn cứ vào mục đích các khoản vay - Vay bù đắ p thiế u hụ t NSNN Vay bù đắ p thiế t hụ t NSNN đượ c thự c hiệ n khi cá c khoả n thu trong nướ c không đủ trang trả i cá c nhu cầ u chi tiêu tố i thiể u củ a Chí nh phủ . - Vay tà i trợ cho cá c chương trì nh phá t triể n kinh tế , văn hó a, xã hội Vay tà i trợ cho cá c chươ ng trì nh phá t triể n kinh tế , văn hó a , xã hội được các Chình phủ thực hiện khi nguồn lực trong nước có hạn , nhưng nhu cầ u phá t triể n kinh tế , đặ c biệ t là cá c cơ sở hạ tầ ng và cá c chương trì nh xã hộ i củ a đấ t nướ c rấ t lớ n. 1.2. Căn cứ vào thời hạn hoàn trả - Vay ngắ n hạ n: Vay ngắ n hạ n đượ c thự c hiện khi có nhu cầ u độ t xuấ t, bấ t thườ ng. - Vay trung hạ n và dà i hạ n: Vay trung hạn và vay dà i hạ n đượ c thự c hiệ n cho cá c dự á n, các chương trính kinh tế - xã hội có tình lâu dài, bề n vữ ng. Quan niệ m về thờ i hạ n không giố ng nhau, tùy từng quốc gia. Ví dụ: Thờ i hạ n Nhậ t Bả n Hoa Kỳ Anh quố c Việ t Nam Ngắ n hạ n 10 năm > 10 năm > 15 năm > 5 năm 1.3. Căn cứ vào đối tƣợng cho vay Các khoản vay quốc tế của chình phủ bao gồm: Vay cá nhân cá c tổ chứ c kinh tế – xã hội, vay Chí nh phủ song phương , vay Chí nh phủ đa phư ơng, vay cá c tổ chứ c quố c tế . 105
  28. 1.4. Căn cứ vào điều kiện vay - Vay thương mạ i: Theo điề u kiệ n thị trườ ng - Vay ưu đã i: Được hưởng các ưu đãi khác nhau 2. Nghiệp vụ vay thƣơng mại quốc tế của chính phủ 2.1. Phát hành trái phiếu ra nƣớc ngoài Việ c phá t hà nh trá i phiế u quố c tế củ a Chí nh phủ là hì nh thứ c đượ c thự c hiệ n phổ biế n nhấ t và có lị ch sử lâu đờ i . Ngườ i mua trá i phiế u là cá c tổ chứ c , cá nhân nước ngoài với mục đìch kiếm lợi nhuận cao và ìt bán lạ i trá i phiế u. Thườ ng lợ i nhuậ n cao hơn so vớ i cho vay trong nướ c. Ngày nay, trái phiếu Chình phủ có hai hính thức phổ biến là trái phiếu nước ngoài và trái phiếu châu Âu . Việ c phá t hà nh trá i phiế u quố c tế Chí nh phủ thườ n g phả i thông qua 3 nhóm: (1) Nhóm quản lý gồm Chình phủ phát hành và một tập đoàn bảo lãnh và quản lý phát hành để quyết định đồng tiền phát hành , kỳ hạn trái phiếu và những vấn đề có liên quan tới yếu tố kỹ thuật của đợt phát hành ; (2) Nhóm bao tiêu thường gồm từ 10 – 200 ngân hà ng và công ty chứ ng khoá n đứ ng ra bả o lã nh việ c tiêu thụ trá i phiế u củ a đợ t phá t hà nh, trợ giú p việ c phân bổ trá i phiế u đế n cá c nhà đầ u tư ; (3) Nhóm bán trái phiếu có nhiệm vụ bán trái phiếu của các nhà đầu tư . Phát hành trái phiếu ra nước ngoài có ưu điểm là ngoài lãi suất thị trường thí các chình phủ không chịu ràng buộc bởi bất cứ điều kiện gí nên có thể tăng quy mô khoản vay và lự a chọ n ngoạ i tệ cầ n thiế t. Có thể huy động được một khoản vốn lớn trong một thờ i gian huy độ ng ngắ n , đá p ứ ng đượ c nhu cầ u đầ u tư . Tuy nhiên , phát hành trái phiế u ra nướ c ngoà i cũng có nhượ c điể m , như lã i suấ t cao, thậ m chí cao hơn trong nướ c để thu hú t nhà đầ u tư , nhà tài trợ nước ngoài ; không có đà m phá n hoã n nợ , giãn nợ hay xó a nợ và phả i trả đú ng hạ n cả vố n và lã i cho ngườ i cho vay . 2.2. Vay thƣơng mại các chính phủ, các tổ chức trung gian tài chính nƣớc ngoài - Chình phủ các nước có thể trực tiếp vay thương mại các Chình phủ và các tổ chứ c tà i chí nh nướ c ngoà i cho cá c chương trì nh , dự á n củ a mì nh . Thủ tục nghiệp vụ tương tự như tư nhân vay. - Ngoài ra, Chình phủ còn đứng ra cam kết bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nướ c hoặ c tư nhân vay nợ củ a cá c tổ chứ c tà i chí nh nướ c ngoà i. Vớ i tì nh hì nh nề n kinh tế phá t triể n như hiệ n nay , các khoản vay thương mại trực tiế p củ a cá c Chí nh phủ rấ t hạ n chế , chủ yếu chỉ còn các nghiệp vụ bảo lãnh , nhưng cá c tổ chứ c tà i chí nh cũ ng rấ t thậ n trọ ng vớ i nghiệ p vụ nà y. 2.3. Vay thƣơng mại các tổ chức tài chính quốc tế Khi cá c thà nh viên củ a cá c tổ c hứ c tà i chí nh - tìn dụng quốc tế (IMF, WB, ADB ) vay vượ t hạ n mứ c ưu đã i đã quy đị nh củ a tổ chứ c dà nh cho cá c thà nh viên thì Chình phủ phải chấp nhận vay với điều kiện thương mại , và chỉ được vay ngắn hạn và trung hạ n vớ i mộ t số lượ ng hạ n chế nhấ t đị nh. Thủ tục giống khoản vay trong hạn mức ưu đã i, nhưng thườ ng kè m theo cá c điề u kiệ n rà ng buộ c cụ thể khá c. 106
  29. 3. Nghiệp vụ vay quốc tế ƣu đãi của chính phủ 3.1. Các khoản tín dụng quốc tế ƣu đãi của chính phủ Tìn dụng ưu đãi quốc tế của Chình phủ là những khoản vay nợ nước ngoài được hưở ng cá c điề u kiệ n ưu đã i khá c nhau như: - Ưu đã i về lã i suấ t Lãi suất phải trả thấp hơn lãi suất thị trường , phổ biế n dướ i 3%. Nhiề u khoản từ 0,25%/ năm – 1%/ năm, thậ m chí không phả i trả lã i. - Ưu đã i về thờ i hạ n vay Thườ ng có thờ i hạ n vay dà i , thườ ng từ 10 – 30 năm, thậ m chí có thể 40 – 50 năm. - Ưu đã i thờ i hạ n trả nợ Nói chung các khoản vay đều có th ời gian ân hạn (chưa phả i trả nợ gố c ) tương đố i dà i, từ 3 - 10 năm. Hế t thờ i gian ân hạ n khoả n nợ vay sẽ đượ c trả dầ n theo điề u kiệ n trả nợ củ a bên vay đã đượ c ghi trong Hợ p đồ ng vay. - Nhữ ng ưu đã i khá c Chình phủ các nước còn có thể được hưởng các ưu đãi khác như : Không phả i cầ m cố , thế chấ p tà i sả n, có thể được xem xét hoãn nợ , giãn nợ, giảm nợ, thậ m chí xó a nợ khi không có điề u kiệ n trả nợ đú ng hạ n . Có hai loại tìn dụng ưu đãi của Chình phủ là: Tìn dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu và hỗ trợ phát triển chình thức (ODA). + Tìn dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu được áp dụng phổ biến trong “Hội đồng tương trợ kinh tế ” (Khố i SEV) của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây . Loại hính này áp dụng đối với bất kỳ thành viên nào rơi vào tính trạng nhập siêu từ các nướ c trong khố i sẽ đượ c nhậ n mộ t khoả n tí n dụ ng ưu đã i để bù đắ p cho phầ n nhậ p siêu đó vớ i lã i suấ t rấ t thấ p, thậ m chí là không có lã i suấ t . Nướ c đi vay có trá ch nhiệ m trả nợ bằ ng khố i lượ ng hà ng hó a xuấ t khẩ u củ a mì nh trong tương lai. Hiệ n nay, các nước có nền kinh tế phát triển cũng thực hiện tìn dụng hỗ trợ xuấ t nhậ p khẩu cho các nước đang phát triển, nhưng dướ i hì nh thứ c cho vay ưu đã i củ a các Ngân hàng Xuất nhập khẩu (EXIMBANK) có sự hỗ trợ của Chình phủ như Mỹ , Pháp, Đức, hay Ngân hà ng quố c tế Nh ật Bả n hỗ trợ cho cá c doanh nghiệ p, các Hiệ p hộ i và Chí nh phủ cá c nướ c khá c. + Hỗ trợ phá t triể n chí nh thứ c (ODA) là nguồn tài trợ ưu đãi của một hay mộ t số quố c gia hoặ c tổ chứ c tà i chí nh quố c tế cung cấ p cho mộ t Chí nh phủ nà o đó nhằ m hỗ trợ và thú c đẩ y việ c khôi phụ c và phá t triể n kinh tế - xã hội. Đây là mộ t hì nh thứ c chủ yế u và chí nh thứ c để tà i trợ cho cá c Chí nh phủ (chủ yếu là các nước đang phát triển) hiệ n nay và nó trở thà nh hoạ t độ ng tà i chí nh quố c tế qu an trọ ng nhấ t củ a các Chình phủ. 3.2. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 3.2.1. Quá trính hính thành và phát triển Đạ i chiế n thế giớ i lần thứ II sắ p kế t thú c cũ ng mở đầ u cho mộ t cuộ c chiế n mớ i kéo dài gần n ửa thế kỷ , đó là chiế n tranh lạ nh giữ a phe Xã hộ i chủ nghĩ a và phe Tư bản chủ nghĩa , mà đứng đầu là Liên Xô và Hoa Kỳ . Hai cườ ng quố c nà y đã thự c thi nhiề u biệ n phá p, đặ c biệ t là về kinh tế để củ ng cố hệ thố ng đồ ng minh củ a mì nh . Mặ c 107
  30. khác, sau chiế n tranh (1945), các nước Châu Âu , Châu Á đề u bị chiế n tranh tà n phá . Riêng nướ c Mỹ , nề n kinh tế không bị tà n phá mà thậ m chí ngà y cà ng già u có nhờ chiế n tranh. GNP năm 1945 của Mỹ là 213,5 tỷ USD, bằ ng khoả ng 48% tổ ng GDP củ a thế giớ i; tăng gầ n 2 lầ n so vớ i 125, 8 tỷ USD năm 1942. Để giú p đỡ cá c đồ ng minh Tây Âu khôi phụ c kinh tế , phát huy ảnh hưởng chình trị , đồ ng thờ i ngăn chặ n ả nh hưở ng củ a Liên Xô và cá c nướ c xã hộ i chủ nghĩ a; năm 1947, Mỹ đã triển khai “Kế hoạch Marsahall” thông qua Ngân hàng thế giới , chủ yếu là IBRD (thành lập tháng 7/1944). Thông qua kế hoạ ch nà y , Mỹ đã thực hiện tài trợ vốn ồ ạt , đượ c ví là “trậ n mưa Dollar” khổ ng lồ cho Tây Âu với tên gọ i là khoả n “Hỗ trợ phá t triể n chí nh thứ c - ODA”. Trong ODA gồ m 2 phầ n, phầ n việ n trợ không hoà n lạ i và phầ n cho vay ưu đã i vớ i thờ i hạ n dà i, lãi suất thấp. Từ giữ a nhữ ng năm 1960 trở đi, cùng với sự hồi ph ục của các nền kinh tế Tây Âu, ODA đượ c coi là khoả n tà i trợ củ a cá c nướ c phá t triể n (OECD) cho cá c nướ c đang và chậm phát triển . Đối với các khoản ODA của WB thí từ những năm 1990 có sự phố i hợ p cho cá c chương trì nh phá t triể n củ a cá c nướ c đang và chậ m phá t triể n. 3.2.2. Phân loạ i ODA - Căn cứ và o tí nh chấ t tà i trợ + Việ n trợ không hoà n lạ i : hính thức cung cấp ODA không phải hoàn trả cho nhà tà i trợ . Ngườ i nhậ n không có nghĩ a vụ phả i hoà n trả . + Tài trợ có hoàn lại : Là các khoản cho vay ưu đãi . Là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất , thời gian ân hạn và thời gian trả nợ , bảo đảm Thườ ng đượ c mứ c độ không hoà n lạ i (hoặ c thà nh tố ưu đã i ) đạ t í t nhấ t 35% đố i vớ i cá c khoả n vay có rà ng buộ c và lớ n hơn 25% vố n vay không có rà ng buộ c mớ i coi là ODA ưu đã i . + Tài trợ hỗn hợp : Gồ m mộ t phầ n việ n trợ không hoà n lạ i và mộ t phầ n cho vay (có thể có thể ưu đãi hoặc không ưu đãi ), nhưng tổ ng cá c thà nh tố ưu đã i phả i đạ t ìt nhất 35% đố i vớ i cá c khoả n vay có rà ng buộ c và lớ n hơn 25% vố n vay không có ràng buộc - Căn cứ và o mụ c đí ch sử dụ ng + Hỗ trợ cơ bả n : Là các khoản ODA dành cho việc thực hiện nhiệ m vụ củ a các chương trính, dự á n đầ u tư xây dự ng cá c cơ sở hạ tầ ng kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trườ ng. Thườ ng là cá c khoả n vay ưu đã i. + Hỗ trợ kỹ thuậ t : Là khoản tài trợ dành cho chuyển giao tri thức , chuyể n giao công nghệ , phát triển năng lực , phát triển thể chế , nghiên cứ u tiề n đầ u tư cá c chương trì nh, dự á n, phát triển nguồn nhân lực Thường là các khoản viện trợ không hoàn lại. - Căn cứ và o cá c điề u kiệ n để đượ c nhậ n tà i trợ + ODA không rà ng buộ c : Ngườ i nhậ n không phả i chị u bấ t cứ sự rà ng buộ c nào. + ODA có rà ng buộ c : Ngườ i nhậ n phả i chị u mộ t số rà ng buộ c nà o đó , như ràng buộc nguồn s ử dụng (chỉ được mua sắm hàng hóa , thuê chuyên gia , thuê thầ u theo chỉ đị nh ), hoặ c rà ng buộ c bở i mụ c đí ch sử dụ ng (chỉ được sử dụng cho một số mục đìch nhất định nào đó qua các chương trính, dự á n). 108
  31. + ODA hỗ n hợ p : Mộ t phầ n có nhữ ng rà ng buộ c , mộ t phầ n không có rà ng buộ c nà o. - Căn cứ và o hì nh thứ c thự c hiệ n cá c khoả n tà i trợ + ODA hỗ trợ dự á n: Là hính thức chủ yếu của ODA, nghĩa là ODA sẽ được xác định cho các dự án cụ thể . Có thể là hỗ trợ cơ bản , hỗ trợ kỹ thuậ t , việ n trợ không hoàn lại hay cho vay ưu đãi. + ODA hỗ trợ phi dự á n : Là hính thức không gắ n vớ i cá c dự á n đầ u tư cụ thể , như hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ , + ODA hỗ trợ chương trì nh : Là khoản ODA dành cho một mục đìch tổng quát nào đó trong một khoảng thời gian xác định . Thườ ng là gắ n vớ i nhiề u dự á n chi tiế t cụ thể trong mộ t chương trì nh tổ ng thể . Hính thức này đặc biệt được chú ý từ nhữ ng năm 1990 và được áp dụng với các quốc gia đã sử dụng ODA có hiệ u quả . - Căn cứ vào người cung cấp tài trợ + ODA song phương: là ODA của một Chình phủ tài trợ trực tiếp cho một Chình phủ khác. + ODA đa phương: là ODA của nhiều Chình phủ cùng đồng thời tài trợ cho mộ t Chí nh phủ . Thườ ng có : ODA đa phương toà n cầ u và ODA đa phương khu vự c. + ODA củ a cá c tổ chứ c phi Chí nh phủ (NGO): như Hộ i chữ thậ p đỏ quố c tế , Trăng lưỡ i liề m đỏ quố c tế , Tổ chứ c Hò a bì nh xanh, Tổ chứ c SIDA củ a Thụ y Điể n 3.2.3. Xác định yếu tố không hoàn lại (mứ c độ ưu đã i, thành tố hỗ trợ) trong cá c dự á n ODA Yế u tố không hoà n lạ i củ a dự á n ODA là tỷ lệ phầ n trăm giá trị danh nghĩ a củ a dự á n phả n á nh mứ c độ ưu đã i củ a dự á n ODA . Đó là nhữ ng ưu đã i về lã i suấ t , thờ i gian ân hạ n, thờ i hạ n củ a khoả n vay và việ n trợ không hoà n lạ i đã tạ o ra mộ t tỷ lệ hỗ trợ cho ngườ i nhậ n ODA trên giá trị danh nghĩ a củ a dự á n . Trong đà m phá n dự án vay ODA cầ n phả i tí nh tóan, xem xé t cá c phương á n khá c nhau để đạ t ưu đã i tố i ưu (cao nhấ t) cho dự á n. Có một số phương pháp tình toán sau: - Dự a và o lã i suấ t ưu đã i : Đó là chênh lệ ch giữ a tổ ng số tiề n phả i trả (cả vốn gốc và lãi) theo lã i suấ t ưu đã i so vớ i vay theo điề u kiệ n lã i suấ t thị trườ ng: Mứ c Tổ ng số tiề n Tổ ng số tiề n Tỷ lệ độ phải trả theo lã i - phải trả theo lãi việ n trợ ưu = suấ t thị trườ ng suấ t vay ưu đã i + không đã i Tổ ng số tiề n phả i trả theo lã i suấ t thị trườ ng hoàn lạ i Trong đó : GE : Mứ c độ ưu đã i cho dự á n. Rif : Số lã i phả i trả năm thứ i theo lã i suấ t vay ưu đã i Rim: Số lã i phả i trả năm thứ i theo lã i suấ t thị trường Li : Số vố n gố c phả i trả năm thứ i 109
  32. L : Tổ ng số vố n vay củ a dự á n. A : Tổ ng giá trị đầ u tư dự á n. Phương phá p lã i suấ t ưu đã i này có ư u điể m là đơn giả n, trự c quan, dễ tí nh toá n. Tuy nhiên, nó cũng có nhượ c điểm là không chí nh xá c. - Căn cứ và o việ c quy đổ i về giá trị hiệ n tạ i củ a số tiề n phả i trả trong tương lai : Là sự chênh lệ ch giữ a giá trị hiệ n tạ i củ a toà n bộ số tiề n vay phả i trả trong tương lai (cả gố c và lã i) đượ c quy về theo lãi suất bính quân của thị trường so với tổng số tiền hiện tại được vay. Mứ c Tổ ng số Giá trị hiện tại của Tỷ lệ độ tiề n đượ c - tổ ng số tiề n phả i trả việ n trợ ưu = vay hiệ n tạ i trong tương lai + không đã i Tổ ng số tiề n đượ c vay hiệ n tạ i hoàn lại Trong đó : L: tổ ng số tiề n đượ c vay hiệ n tạ i R: Lãi suất bính quân của thị trường trong thời gian vay nợ. Phương phá p nà y ưu điể m là độ chình xác tương đối cao , tuy nhiên nó có nhượ c điể m là tình toán phức tạp , mang tí nh lý thuyế t và chưa gắ n việ c vay nợ vớ i việ c trả nợ . - Căn cứ và o chênh lệ ch lã i suấ t ưu đã i , thờ i gian ân hạ n củ a khoả n vay và trả nợ của khoản vay: Là sự kết hợp gi ữa hai yếu tố: Mứ c độ ưu đã i củ a khoả n vay đượ c xá c đị nh bằ ng tỷ lệ chênh lệ ch củ a lã i suấ t vay ưu đã i vớ i lã i suấ t chiế t khấ u theo kỳ trả nợ và tỷ lệ chênh lệch giữa số tiền lãi chiết khấu trong thời gian vay nợ và số tiề n lã i chiế t khấ u trong thờ i gian ân hạ n củ a khoả n vay tí nh theo kỳ trả nợ . Yế u tố Tỷ lệ chênh lệch của lãi Tỷ lệ chênh lệch giữa số tiền lãi chiế t không = suấ t chiế t khấ u và lã i suấ t x khấ u củ a thờ i gian cho vay và thờ i gian hoàn lại vay theo từ ng kỳ trả nợ ân hạ n theo tổ ng số kỳ trả nợ vay Trong đó : Rf : tỷ lệ lãi suất ưu đãi hàng năm a : Số tiề n trả nợ trong năm (theo điề u kiệ n củ a bên cho vay) 1/a r: tỷ lệ chiết khấu của mỗi kỳ trả nợ: r = (1 + rt) – 1 r1: Tỷ lệ chiết khấu của cả năm (theo thông bá o củ a OECD) G: Thờ i gian ân hạ n (thỏa thuận của bên cho vay) M: Thờ i hạ n cho vay. Việ c trả nợ theo nguyên tắ c chia đề u cho mỗ i kỳ . Cách tình toán nà y hiệ n nay đượ c cá c nướ c OECD , các tổ chức tài chình quốc tế và nhiều nước nhận tài trợ ODA sử dụng để tình toán thành tố hỗ trợ (mứ c độ ưu đã i) của các dự án ODA. 110
  33. Nhín chung, các dự án ODA phải có thành tố hỗ trợ (yế u tố không hoà n lạ i ) đạ t không dướ i 25% tổ ng giá trị khoả n vay. 3.2.4. Quy trì nh thu hú t, quản lý, sử dụ ng ODA Đó là quá trì nh gặ p gỡ giữ a nhu cầ u cầ n tà i trợ và khả năng tà i trợ cũ ng như quá trính hài hóa thủ tục giữ a nhà tà i trợ và ngườ i nhậ n tà i trợ để ODA đi và o thự c tiễ n . Quy trì nh gồ m cá c bướ c sau: a. Xây dự ng danh mụ c chương trì nh , dự á n ưu tiên vậ n độ ng ODA . Chình phủ các nước đang và chậm phát triển trong từng thời kỳ (năm) tổ ng hợ p cá c nhu cầ u để lậ p Danh mụ c cá c chương trì nh , dự á n ưu tiên vậ n độ ng ODA ; kèm theo đề cương nêu rõ sự cần thiết , tình phù hợp quy hoạch , mục tiêu, kế t quả dự kiế n , các hoạt động chủ yế u, thờ i hạ n thự c hiệ n , dự kiế n mứ c vố n ODA và vố n đố i ứ ng , dự kiế n cơ chế tà i chình (cấ p phá t từ NSNN ; Cho vay lạ i từ NSNN ; Mộ t phầ n cấ p phá t , mộ t phầ n cho vay lạ i ), dự bá o tá c độ ng tớ i kinh tế – xã hội cho từng chương trính , dự á n cụ thể . Chình phủ sẽ dự kiến phân bổ và vận động các nhà tài trợ ODA tại các Hội nghị nhóm tư vấ n cá c nhà tà i trợ (CG), hoặ c thông qua cá c cơ quan đạ i diệ n củ a nhà tà i trợ , hoặ c thông qua công bố trên cá c phương tiệ n thông tin chình thức. b. Vậ n độ ng ODA. Đó là quá trì nh cá c cơ quan củ a Chí nh phủ cá c nướ c đang và chậ m phá t triể n liên hệ , vậ n độ ng cá c nhà tà i trợ ODA . Các nhà tài trợ sẽ căn cứ vào khả năng tài trợ ODA trong năm tài khóa và sự phù hợp của các chương trính , dự á n để thông báo cho nước có nhu cầu về mức độ , các chương trính , dự á n ODA có thể đượ c tà i trợ thông qua Hộ i nghị CG, văn bả n chí nh thứ c, hay Internet c. Đà m phá n, ký kết Điều ước quốc tế khung về ODA. Các chình phủ nhận tài trợ sẽ cử các quan chức có trách nhiệm đến đàm phán và ký kết Điều ước quốc tế về ODA có tính nguyên tắc với nhà tài trợ . Nộ i dung gồ m chiế n lược, chình sách, khuôn khổ hợ p tá c, phương hướ ng ưu tiên trong cung cấ p và sử dụ ng ODA ; danh mụ c cá c lĩ nh vự c, chương trì nh, dự á n, điề u kiệ n, khung và cam kế t tà i trợ ODA cho mộ t năm hoặ c nhiề u năm đố i vớ i cá c chương trì nh , dự á n; nhữ ng nguyên tắ c về thể thứ c và kế hoạ ch quản lý, thự c hiệ n cá c chương trì nh, dự á n. d. Thông bá o điề u ướ c quố c tế khung về ODA . Chình phủ các nước sẽ thông báo cho cá c cơ quan chủ quả n , các địa phương có chương trính, dự á n về Điề u ướ c quố c tế khung ODA củ a từ ng nhà tà i trợ , để các cơ quan , đị a phương nà y chuẩ n bị cá c văn kiệ n cầ n thiế t. e. Chuẩ n bị văn kiệ n chương trì nh , dự á n ODA . Các cơ quan chủ quản , các địa phương đã đượ c đồ ng ý tà i trợ ODA sẽ phả i thà nh lậ p cá c Ban chuẩ n bị chương trì nh , dự á n. Các văn kiện có liên quan gồm cơ chế tà i chí nh trong nướ c đố i vớ i sử dụ ng ODA; Vố n chuẩ n bị chương trì nh, dự á n; Kế hoạ ch chuẩ n bị chương trì nh, dự , án; Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chương trì nh , dự á n; Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trính, dự á n sử dụ ng vố n ODA. f. Thẩ m đị nh , phê duyệ t chương trì nh , dự á n ODA . Các văn kiện của chương trính, dự á n ODA sẽ đượ c cá c cơ quan có thẩ m quyề n củ a nướ c nhậ n tà i trợ thẩ m đị nh, phê duyệ t để có căn cứ ký kế t điề u ướ c quố c tế cụ thể vớ i nhà tà i trợ . g. Đà m phá n, ký kết, phê chuẩ n hoặ c phê duyệ t Điề u ướ c quố c tế cụ thể về ODA . Các cơ quan của Chình phủ nước nhận tài t rợ sẽ thông bá o kế t quả phê duyệ t cá c chương trì nh, dự á n cho từ ng nhà tà i trợ . Sau khi đượ c nhà tà i trợ chấ p nhậ n , cơ quan có thẩm quyền của nước nhận tài trợ sẽ phối hợp chuẩn bị các nội dung đàm phán 111
  34. Điề u ướ c quố c tế cụ thể về ODA . Sau đó , các cơ quan được Chình phủ ủy quyền sẽ đà m phá n cá c Điề u ướ c quố c tế cụ thể về ODA . Khi kế t thú c đà m phá , Chình phủ sẽ trự c tiế p ký kế t , hoặ c quyế t đị nh ngườ i đượ c ủ y quyề n ký kế t , hoặ c trính Chủ tịch nướ c vớ i nhữ ng Điề u ướ c quố c tế cụ thể về ODA đượ c ký kế t vớ i danh nghĩ a Nhà nướ c. Sau đó cá c Điề u ướ c quố c tế cụ thể sẽ đượ c chuyể n cho cơ quan quả n lý củ a Chình phủ về ODA để theo dõi, thự c hiệ n. h. Thự c hiệ n chương trì nh, dự á n ODA. Là bước đưa các Điều ước quốc tế cụ thể về ODA và o thự c hiệ n tạ i cá c chương trì nh , dự á n cụ thể . Đây là bướ c có ý nghĩ a cự c kỳ quan trọng đảm bảo việc thực hiện các Điều ước quốc tế và hiệ u quả củ a cá c chương trì nh , dự á n sử dụ ng ODA . Các chủ dự án phải thành lập các Ban quản lý chương trì nh, dự á n ODA có quy chế tổ chứ c hoạ t độ ng và tư cá ch phá p nhân để thự c hiệ n cá c dự á n phù hợ p vớ i quy đị nh củ a phá p luậ t và Điề u ướ c quố c tế cụ thể về ODA. Các vấn đề cần chú ý trong thực hiện các dự án là: - Vố n đố i ứ ng trong nướ c chuẩ n bị thự c hiệ n và thự c hiệ n dự á n. Để phá t huy tí nh chủ động và nâng cao trác h nhiệ m củ a ngườ i nhậ n tà i trợ , các nhà tài trợ thường yêu cầ u ngườ i nhậ n tà i trợ phả i có mộ t số vố n trong nướ c để chuẩ n bị thự c hiệ n và thự c hiệ n dự á n đượ c ghi trong Điề u ướ c quố c tế cụ thể về ODA . Chình phủ, các cơ quan chủ quản và chủ dự án phải chủ động bố trì vốn đối ứng (tiề n vố n , hiệ n vậ t , lao độ ng ) để thực hiện dự án. - Vố n ứ ng trướ c để thự c hiệ n dự á n . Căn cứ văn bả n giả i trì nh củ a Cơ quan chủ quản và văn bản thỏ a thuậ n, Chình phủ các nước sẽ cấp tạm ứng cho việc thực hiện mộ t số hạ ng mụ c củ a dự á n và sẽ thu hồ i khi đượ c giả i ngân vố n cho hạ ng mụ c đó . - Giải phóng mặt bằng thực hiện dự án . Cầ n đượ c thự c hiệ n đú ng kế hoạ ch , phù hợ p vớ i quy đị nh củ a nướ c sở tạ i và Điề u ướ c quố c tế cụ thể về ODA , đả m bả o thờ i hạn thực hiện dự án và kế hoạch giải ngân của nhà tài trợ, đả m bả o hiệ u quả dự á n. - Thự c hiệ n đấ u thầ u rộ ng rã i . Các vấn đ ề về thi công , mua sấ m thiế t bị , dây chuyề n công nghệ củ a dự á n cầ n đượ c thự c hiệ n thầ u quố c tế rộ ng rã i để vừ a đả m bảo thời hạn, chấ t lượ ng hiệ u quả củ a đầ u tư và tí nh cạ nh tranh công bằ ng. - Thự c hiệ n điề u chỉ nh , sửa đổi , bổ sung nộ i dung chương trì nh , dự á n ODA trong quá trì nh thự c hiệ n : Nhằ m đả m bả o tí nh đồ ng bộ , phù hợp thực tế và tình hiệu quả của dự án. Các điều chỉnh phải trong phạm vi cho phép , đượ c cá c cơ quan có thẩ m quyề n và nhà tà i trợ chấ p thuậ n. - Quản lý xây dựng, nghiệ m thu, bàn giao, quyế t toá n. Việ c thẩ m đị nh, phê duyệ t thiế t kế kỹ thuậ t và tổ ng dự toá n , cấ p giấ y phé p xây dự ng , quản lý chất lượng công trính, nghiệ m thu , bàn gi ao, bảo hành , bảo hiểm công trính xây dựng thuộc dự án ODA, quyế t toá n vố n ODA cũ ng phả i đượ c tiế n hà nh theo quy đị nh củ a nướ c nhậ n tà i trợ và yêu cầ u củ a nhà tà i trợ quy đị nh trong cá c Điề u ướ c quố c tế cụ thể về ODA . - Giải ngân vốn ODA . Chình là quá trính thực hiện các quy định , các thủ tục cần thiế t để có thể nhậ n đượ c vố n ODA từ nhà tà i trợ chuyể n cho Ban quả n lý dự á n . Tùy thuộ c quy đị nh trong Điề u ướ c quố c tế , việ c rú t vố n, thanh toá n bằ ng nguồ n vố n ODA đượ c thự c hiệ n thông qua cá c hì nh thứ c sau: + Chuyể n tiề n trự c tiế p và o tà i khoả n củ a NSNN . Được áp dụng cho viện trợ không hoà n lạ i , ODA hỗ trợ chương trì nh cân đố i NSNN , mộ t số khoả n hỗ trợ nâng cao năng lự c củ a cá c cơ quan Chí nh phủ 112
  35. + Thanh toán trực tiếp . Theo đề nghị củ a Ban quả n lý dự á n (BQLDA), sau khi đượ c cơ quan quả n lý về ODA củ a Chí nh phủ chấ p thuậ n , nhà tài trợ sẽ chuyển tiền thanh toá n trự c tiế p cho nhà thầ u (hoặ c ngườ i cung cấ p ) qua ngân hà ng phụ c vụ . Thườ ng á p dụ ng trong thanh toá n theo tiế n độ thự c hiệ n cho cá c hợ p đồ ng xây lắ p lớ n , hợ p đồ ng tư vấ n hay thanh toá n cho cá c hợ p đồ ng nhậ p khẩ u hà ng hó a vớ i số lượ n g nhỏ không cần mở L/C. + Mở thư tí n dụ ng (L/C) có Thư cam kết , hoặ c thanh toá n bằ ng L /C không cầ n thư cam kế t . BQLDA phả i là m văn bả n và gử i cá c tà i liệ u đề nghị cơ quan quả n lý ODA củ a Chí nh phủ cho phé p mở L /C. Khi đã có chấ p nhậ n, BQLDA và ngân hà ng phục vụ trong nước sẽ làm thủ tục đề nghị Ngân hàng phục vụ nước ngoài mở L /C và thông bá o cho nhà tà i trợ . Nhà tài trợ xem xét thư đề nghị (hoặ c đơn xin rú t vố n vớ i mộ t số dự á n củ a WB , ADB). Nế u chấ p nhậ n , theo đề nghị củ a BQLDA , nhà tài trợ phát hành một Thư cam kết đảm bảo trả tiền cho ngân hàng thương mại đối với khoản tiề n đã hoặ c sẽ thanh toá n bằ ng Thư tí n dụ ng (L/C). Đối với một số nhà tài trợ t hí không cầ n thư cam kế t mà sẽ chuyể n tiề n để mở L /C. Được áp dụng trong thanh toán hàng nhập khẩu bằng L /C và thanh toá n phầ n ngoạ i tệ trong cá c hợ p đồ ng củ a cá c dự án của một số nhà tài trợ (như JBIC). + Mở tà i khoả n đặ c biệ t hoặ c tà i khoả n tạ m ứ ng . Là hính thức nhà tài trợ ứng trước cho bên nhận một khoản tiền vào tài khoản đặc biệt hoặc tài khoản tạm ứng để bên nhận chủ động, thuậ n lợ i trong cá c thanh toá n nhỏ , giảm bớt số lần xin rú t vố n, đẩ y nhanh tố c độ thanh toá n cho cá c hoạ t độ ng củ a dự á n , thườ ng á p dụ ng trong thanh toán các hóa đơn xây lắp theo tiến độ , mua sắ m thiế t bị nhỏ , chi phí hoạ t độ ng củ a BQLDA, Hạ n mức củ a tà i khoả n đặ c biệ t hoặ c tà i khoả n tạ m ứ ng tù y thuộ c nhu cầ u chi tiêu củ a dự á n, đượ c xá c đị nh trong Điề u ướ c quố c tế cụ thể , hiệ p đị nh vay hay thư giải ngân của dự án . Cơ quan kiể m soá t chi sẽ thự c hiệ n kiể m tra trướ c hoặ c kiể m tra sau cá c khoả n chi từ tà i khoả n nà y. + Thủ tục thanh toán hoàn vốn hoặc thủ tục thanh toán hồi tố: * Thanh toá n hoà n vố n là việ c nhà tà i trợ chấ p nhậ n thanh toá n cho cá c khoản chi của dự án đã phát sinh trong thời gian hiệu lự c củ a Điề u ướ c quố c tế cụ thể hoặ c Hiệ p đị nh vay vố n , đã đượ c BQLDA thanh toá n bằ ng nguồ n vố n NSNN hoặ c vố n tự có . Được thực hiện trong mua sắm nhỏ , thanh toá n mộ t số hạ ng mụ c xây dự ng cơ bả n; * Thanh toá n hồ i tố là v iệ c nhà tà i trợ chấ p thuậ n thanh toá n cho cá c khoản chi của dự án đã phát sinh , đã đượ c BQLDA thanh toá n bằ ng nguồ n vố n NS hoặ c vố n tự có trướ c khi Điề u ướ c quố c tế cụ thể , hoặ c Hiệ p đị nh vay có hiệ u lự c. Hính thức nà y chỉ đượ c thự c hiệ n khi đượ c nhà tà i trợ thỏ a thuậ n , đồ ng ý từ khi chuẩ n bị dự á n và đưa và o nộ i dụ ng củ a Điề u ướ c quố c tế cụ thể hoặ c Hiệ p đị nh vay vố n ODA. i. Theo dõ i, đá nh giá , nghiệ m thu, quyế t toá n, bàn giao k ết quả dự án ODA : Là khâu công việ c quan trọ ng đượ c tiế n hà nh thườ ng xuyên và đị nh kỳ nhằ m phân tí ch , so sánh kết quả đạt được trên thực tế với mục tiêu đã đề ra trong các văn kiện của dự án ; kiể m tra, thanh tra việ c tiế p nhậ n, quản lý, sử dụ ng ODA ; tổ chứ c nghiệ m thu , quyế t toán, bàn giao kết quả và đưa chương trính, dự á n và o vậ n hà nh trong thự c tế đờ i số ng. k. Quản lý trả nợ vay ODA : ODA có thể để lạ i gá nh nặ ng nợ nầ n cho nướ c tiế p nhậ n. Ví vậy, quản lý trả nợ vay ODA có ý nghĩa quan trọng. 113
  36. - Đối với viện trợ không hoàn lại : Khoản này không phải hoàn trả , nhưng cũ ng cầ n đượ c quả n lý chặ t chẽ . Nế u là việ n trợ bằ ng tiề n thì cầ n chuyể n đổ i ra nộ i tệ và ghi tăng thu cho NSNN, đưa và o cân đố i NSNN. Nế u là hiệ n vậ t, hàng hóa được phép bán thí Chình phủ có thể bán , thu tiề n và ghi tăng thu cho NSNN . Nế u là hiệ n vậ t , hàng hóa không được phép bán thí hàng nhận về giao ch o đơn vị tiế p nhậ n sử dụ ng , Chình phủ sẽ quy thành tiền đồng thời ghi thu và ghi chi NSNN. - Đối với các khoản vay nợ ODA : Hàng năm đều phải trả lãi vốn vay và trả nợ khi hế t thờ i gian ân hạ n. + Đối với khoản vay được đưa vào cân đối NSNN : Khi vay sẽ ghi thu NSNN. Khi đế n hạ n trả nợ , sẽ có thể trìch thẳng từ NSNN để trả nợ (qua Kho bạ c nhà nướ c), hoặ c có thể chuyể n sang quỹ trả nợ quố c gia để trả nợ . + Đối với khoản vay cho các dự án cụ thể : * Nế u dự á n mang tí nh chấ t xã hộ i, không có khả năng thu hồ i vố n trự c tiế p để trả nợ , khi nhậ n vố n vay sẽ ghi thu NSNN , coi là mộ t khoả n cấ p phá t củ a NSNN cho dự á n. Khi đế n thờ i hạ n trả nợ NSNN sẽ trí ch tiề n để t rả nợ, ghi chi NSNN (chi trả nợ ). * Nế u dự á n có thể tí nh toá n hiệ u quả trự c tiế p , có số thu đủ để trả nợ , Chình phủ có thể thực hiện biện pháp cho vay lại để thực hiện dự án . Hàng năm, khi dự á n đi và o hoạ t độ ng sẽ trìch một phần doanh thu (phầ n khấ u hao cơ bả n củ a phầ n vố n vay thự c hiệ n dự á n) và lợi nhuận vào Quỹ trả nợ quốc gia để trả nợ vốn vay . * Trả lãi vốn vay hằng năm thường được lấy t ừ chi NSNN hà ng năm. Nói chung, các Chình phủ thường thành lập các cơ quan quản lý việc trả nợ vay ODA và thà nh lậ p Quỹ trả nợ quố c gia để có thể chủ độ ng trả nợ vay khi đế n hạ n . 3.2.5. Quản lý nợ nước ngoài của Chình phủ Bài học rút ra từ những cuộc kh ủng hoảng nợ và vỡ nợ quốc tế của các nước Châu Phi, Mỹ Latinh, từ cuộ c khủ ng hoả ng tà i chí nh – tiề n tệ Châu Á (1997) cũng như cuộ c khủ ng hoả ng nợ công Hy Lạ p , Italia, Bồ Đà o Nha (2011) đã khẳ ng đị nh vai trò quan trọ ng củ a Chí nh phủ trong việ c quả n lý nợ quố c gia , kể cả nợ vay dà i hạ n và nợ vay ngắ n hạ n, cả nợ vay Chình phủ và nợ vay tư nhân (các doanh nghiệp). Để quả n lý tố t nợ vay nướ c ngoà i củ a quố c gia, các Chình phủ cần thực hiện các công việc sau: - Phải thành lập một cơ quan quản lý nợ của Chình phủ để theo dõi , đề ra các chình sách vay nợ , quản lý nợ vay và trả nợ nước ngoài , nợ vay Chí nh phủ và nợ vay của khu vực tư nhân . Do vậ y, nế u không quản lý chặt chẽ vay nợ nước ngoài của khu vự c tư nhân sẽ dẫ n đế n khủ ng hoả ng và trong điề u kiệ n hộ i nhậ p kinh tế tư sâu , rộ ng và toàn diện hiện nay , Chình phủ vẫn là người phải đứng ra gánh chịu trách nhiệm trả nợ nướ c ngoà i và giả i quyế t hậ u quả cá c khoả n nợ tư nhân . Cơ quan nà y có thể là cơ quan riêng biệ t trự c thuộ c Chí nh phủ hoặ c là mộ t bộ phậ n nằ m trong Bộ Tà i chí nh . - Phải hoàn thiện hệ thống thể chế pháp lý vay nợ nước ngoà i và quả n lý nợ nướ c ngoài theo hướng: + Phù hợp với thông lệ quốc tế. + Phù hợp cơ chế thị trường và đặc điểm quốc gia. + Tăng cườ ng trá ch nhiệ m củ a cá c cơ quan liên quan tớ i quá trì nh vay và sử dụng. 114
  37. + Tăng cườ ng vai trò của cơ quan Quốc hội với việc ban hành chình sách , kiể m tra, giám sát công tác vay nợ. - Phải khống chế được mức vay hàng năm để tổng nợ vay luôn nằm trong giới hạn có thể kiểm soát được , nề n kinh tế có thể hấ p thụ có hiệ u quả và có khả năng trả nợ . Nhiề u quố c gia đề ra mứ c vay nợ Chí nh phủ hà ng năm không vượ t mứ c 5% GDP, hay không quá 10% tổ ng thu NSNN, hoặ c 20% tổ ng chi NSNN Ngoà i ra , việ c quả n lý nợ quốc gia còn cần được xem xét , khố ng chế dự a trên cơ sở tham khả o hệ thố ng các chỉ tiêu được nhóm Ngân hàng thế giới WB đưa ra: Bảng 5.1. Tiêu chuẩ n phân loạ i mứ c độ nợ củ a WB Mứ c nợ trầ m Mứ c độ khó Mứ c độ bì nh STT Chỉ số trọng khăn thườ ng 1 Tổ ng số nợ /GDP >=50% 30% -50% =200% 165% -200% =30% 18% -30% =4% 2% -4% =20% 12% -20% <12% ngạch xuất khẩu Nguồn: PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, Tài chính quốc tế, NXB Tài chính, 2006 Việ c đố i chiế u, xem xé t hệ thố ng chỉ tiêu nà y cầ n phả i đồ ng bộ , và chỉ có giá trị tham khả o. - Việ c quả n lý nợ vay nướ c ngoà i cầ n đượ c thự c hiệ n n gay từ khâu lậ p kế hoạ ch vay nợ Chí nh phủ , từ khâu thẩ m đị nh dự á n và hiệ u quả vay củ a từ ng khoả n vay , từ ng lầ n vay nợ . Tổ chứ c công tá c quả n lý nợ khoa họ c , chuyên nghiệ p và chủ độ ng , nghiên cứ u kinh nghiệ m củ a cá c nướ c mộ t cá ch nghiêm tú c và xem xé t tí nh phù hợ p vớ i thự c tiễ n. - Cầ n nhanh chó ng hoà n thiệ n thị trườ ng tà i chí nh , sử dụ ng cá c công cụ phá i sinh để phòng ngừa rủi ro . Tăng cườ ng cá c quan hệ tà i chí nh trên thị trườ ng tà i chí nh quố c tế để có thể giả m thiể u rủ i ro trong vay nợ . - Tăng cườ ng quả n lý sử dụ ng có hiệ u quả vố n vay nướ c ngoà i , cụ thể: + Tăng cườ ng công tá c quy hoạ ch, phân bổ vố n vay nướ c ngoà i. + Nâng cao trá ch nhiệ m củ a cơ quan, doanh nghiệ p sử dụ ng vố n. + Tăng cườ ng công tá c kiể m tra, đá nh gí a kế t quả dự á n. - Việ c cấ p bả o lã nh cá c khoả n vay không nên căn cứ và o hì nh thứ c sở hữ u , phì bảo lãnh và phì cho vay lại cần dựa trên cơ sở phân tìch , đá nh giá mứ c độ rủ i ro củ a đố i tượ ng bả o lã nh hay cho vay lạ i . Phì cho vay lại nên ở mức thị trường để tránh làm méo mó cạnh tranh thị trường. - Thườ ng xuyên phân tí ch danh mụ c nợ để đá nh giá rủ i ro (đá nh giá cơ cấ u kỳ hạn, lãi suấ t, đồ ng tiề n vay nợ và cá c rủ i ro liên quan ) để có biện pháp cơ cấu lại khi 115
  38. cầ n thiế t. Tiế n dầ n tớ i việ c thự c hiệ n quả n lý nợ theo danh mụ c tà i sả n nợ và tà i sả n có. - Thườ ng xuyên đá nh giá bề n vữ ng nợ (đá nh giá diễ n biế n môi trườ ng trong nướ c và quốc tế ; các dự án về xu hướng vận động của nợ ; phân tí ch và xá c đị nh rủ i ro ) để xây dự ng chiế n lượ c và phương á n vay nợ mớ i. - Chú trọng phát triển và tận dụng mọi nguồn thu về ngoạ i tệ để đả m bả o khả năng trả nợ . Cụ thể: + Đẩy mạnh xuất khẩu. + Phát triển du lịch. + Phát triển các dịch vụ kiều hối. + Phát triển các dịch vụ thu ngoại tệ khác. - Hàng năm NSNN phải bố trì , cân đố i vố n để trả nợ vay ODA cho nhữ ng khoả n vay không có khả năng thu hồ i vố n trự c tiế p củ a Chí nh phủ ; đồ ng thờ i, phải giành một phầ n dự phò ng để trả nợ nhữ ng khoả n vay xấ u có thể có củ a nề n kinh tế . Nhữ ng khoả n vay nà y sẽ đượ c trí ch c huyể n và o Qũ y trả nợ quố c gia (hoặ c và o vố n luỹ kế trả nợ vay). - Các thành lập Quỹ trả nợ quốc gia của Chình phủ để tập hợp các khoản nợ Chình phủ nhằm trả nợ đúng hạn ; đồ ng thờ i , có cơ sở để hính thành các khoả n dự phòng tập trung nhằm đối phó với những trường hợp đột xuất , nhữ ng khoả n nợ xấ u . Cơ sở củ a Quỹ trả nợ quố c gia là cá c khoả n thu hồ i vố n và lã i cho vay lạ i vố n ODA của Chình phủ với những công trính có thể tình t oán hiệu quả trực tiếp , có thể thu hồi vố n; phầ n vố n từ NSNN chuyể n sang để trả nợ cho cá c dự á n không tí nh đượ c hiệ u quả trực tiếp, nhữ ng dự á n mang tí nh xã hộ i; mộ t phầ n đó ng gó p củ a cá c doanh nghiệ p (hoặ c dướ i hì nh thứ c phí quả n lý nợ vay nướ c ngoà i ). - Chình phủ phải có các biện pháp để chủ động trả nợ vay Chình phủ đúng hạn ; đồ ng thờ i, góp phần tìch cực vào việc xử lý nợ của khu vực tư nhân. Trong trườ ng hợ p nợ vay Chí nh phủ không có khả năng trả được đúng hạn , Chình phủ có thể đàm phán với chủ nợ hoặc đề nghị giải quyết tại Câu lạc bộ Paris để hoãn nợ, giãn nợ, khoanh nợ , đả o nợ , mua lạ i nợ , chuyể n nợ thà nh cổ phầ n trong nướ c, xin xóa nợ, và trong trường hợp bất khả kháng thí tuyên bố vỡ nợ. Trong trườ ng hợ p cá c doanh nghiệ p gặ p khó khăn trả nợ quố c tế , Chình phủ có thể tham gia xử lý : Trả nợ hộ với tư cách người bảo lãnh (tứ c chuyể n nợ tư nhân thành nợ Chí nh phủ ). Có các biện pháp tài chình hỗ trợ như cho vay ưu đãi ; vớ t vố n bằ ng cách mua tạm cổ phần của các doanh nghiệp này , khi cá c doanh nghiệ p vượ t qua khó khăn sẽ cho cá c doanh nghiệ p chuộ c lạ i cổ phầ n . Dàn xế p để cá c doanh nghiệ p đượ c đà m phá n thông qua Câu lạ c bộ London để hoã n nợ , giãn nợ , đả o nợ , mua lạ i nợ , chuyể n nợ thà nh cổ phầ n, trái phiếu dài hạn III. Viện trợ quốc tế không hoàn lại cho chính phủ Là những khoản tài t rợ quố c tế cho Chí nh phủ mà Chí nh phủ không có nghĩ a vụ hoàn trả trong tương lai . Thườ ng bao gồ m : Việ n trợ ODA , việ n trợ quân sự , việ n trợ nhân đạ o 116