Giáo trình Phương pháp đọc, kể diễn cảm thơ, truyện cho trẻ em lứa tuổi mầm non (Phần 2)

pdf 49 trang ngocly 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp đọc, kể diễn cảm thơ, truyện cho trẻ em lứa tuổi mầm non (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_doc_ke_dien_cam_tho_truyen_cho_tre_em.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phương pháp đọc, kể diễn cảm thơ, truyện cho trẻ em lứa tuổi mầm non (Phần 2)

  1. CHƯƠNG III: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON Theo các nhà tâm lí học thì hoạt động nghệ thuật xuất hiện như một bản năng của trẻ em. Trẻ em luôn có cố gắng vươn tới sự biểu hiện những xúc động một cách trực tiếp, biểu cảm, chính vì vậy, cần hướng trẻ vào các hoạt động nghệ thuật. Ở trường mầm non, thực chất đó là việc tổ chức các trẻ hoạt động ở duới dạng luyện tập, trò chơi có tính chất mô phỏng, sáng tạo xuất hiện trong mối liên hệ với những cảm xúc nghệ thuật mang màu sắc thẩm mĩ. Các hoạt động nghệ thuật nhằm đưa trẻ vào những tình huống và hoạt động văn học bao gồm: Kể chuyện, đọc thơ, diễn cảm,đóng kịch và hoạt động tạo hình theo tác phẩm văn học. Có thể coi đây là quá trình biến chủ thể tiếp nhận thành chủ thể văn học. Trẻ được nhập thân vào các nhân vật, các tình huống trong tác phẩm. Như vậy, nguyên tắc chung là, trước khi đưa trẻ vào hoạt động nghệ thuật cô phải tạo không khí văn chương và chuẩn bị tâm thế cho trẻ để trẻ có thể cảm thụ tác phẩm được tốt. I. Dạy trẻ học thuộc thơ Cô dạy trẻ học thuộc truyện thơ bằng cách truyền khẩu, cô đọc mẫu bài thơ và trẻ đọc theo cho đến khi thuộc. Tác phẩm văn học là một chính thể nghệ thuật. Thơ có văn điệu, có âm thanh, có kết cấu rất chặt chẽ, câu nọ gọi câu kia, vì thế, khi đọc cô không làm phá vỡ hình thức kết cấu của bài thơ. Phải để cho những âm thanh đó, những văn điệu đó lắng sâu vào trong tâm trí trẻ để trẻ có thể tưởng tượng, hòa mình vào thế giới mộng mơ của thơ và nhạc, và nhờ đó mà chúng có thể “ đọc” ra được phần nào ý nghĩa của bài thơ. Dạy trẻ học thuộc thơ thực hiện trong tiết học được tiến hành theo trình tự sau đây: - Gây hứng thú cho trẻ ( bằng tranh ảnh, con rối hoặc đàm thoại ngắn ) để dẫn dắt tới bài thơ giới thiệu tên bài thơ và tên tác giả. - Cô đọc diễn cảm bài thơ hai ba lần, khi đọc cần truyền đạt đúng tính chất, nhịp điệu của bài thơ.
  2. - Diễn giải về nội dung của bài thơ hoặc giải nghĩa từ khó ( nếu cần) - Cô dạy trẻ theo lối truyền khẩu. Cô đọc trước từng câu, trẻ đọc theo cô đọc cho hết bài thơ rồi tiếp tục đọc như thế nhiều lần. - Kết thúc giờ học bằng một hình thức vui, thoải mái ( có thể dùng các trò chơi, bài hát có nội dung gần gũi với bài thơ đã học, hoặc cô cho cháu xem hình ảnh ) Việc dạy trẻ học thuộc một bài thơ không chỉ tiến hành trong một tiết mà còn có thể hai, ba tiết. Với những bài thơ dài, có thể cho trẻ học thuộc từng đoạn. Ví dụ như bài Trăng ơi từ đâu đến! của Trần Đăng Khoa .Tuy nhiên cần lưu ý, tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật cho dù tách đoạn để dạy cháu học thuộc trong từng tiết cô cũng phải cho cháu hiểu toàn bộ ý nghĩa của nó cũng như cấu trúc hình ảnh, sự hài hòa về âm thanh của tác phẩm. Để tích cực hóa sự chú ý của trẻ, trong tiết học, cô có thể bổ sung những công việc khác cho trẻ đỡ nhàm chán, mệt mỏi, ví dụ gợi cho trẻ nhớ lại những bài thơ đã học trước đây hoặc thực hiên các trò chơi để rèn luyện ngôn ngữ Cô quan sát, bao quát cả lớp để biết được cháu nào có trí nhớ tốt, cháu nào nhớ chậm hơn để động viên, giúp đỡ các cháu kịp thời. Khi cho trẻ đọc, cố gắng hướng trẻ đọc đúng, không ngọng. Đọc diễn cảm, thể hiện rõ ngữ điệu, nhịp điệu của bài thơ. Nếu trẻ không đọc đúng hoặc không thể hiện ró ngữ điệu, cô đọc mẫu lại cho trẻ đọc theo. Đối với trẻ bé, có thể vừa đọc, vừa kết hợp cử chỉ, điệu bộ minh họa. Ví dụ: Dạy trẻ học thuộc bài thơ Đàn gà con của Phạm Hổ “ Mười quả trứng tròn Mẹ gà ấp ủ Mười chú gà con Hôm nay ra đủ Lòng trắng, lòng đỏ Thành mỏ, thành chân Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời
  3. Ơi chú gà ơi Ta yêu chú lắm;” Cô giáo chuẩn bị - Tranh vẽ gà mẹ đang ấp trứng, có những quả trứng đã nở, chú gà con thò đầu ra khỏi chỗ vỏ trứng bị vỡ. - Tranh đàn gà con lông vàng đứng xúm quanh gà mẹ Cho trẻ xem tranh giới thiệu cho trẻ biết gà mẹ đang ấp trứng để trẻ hiểu từ “ ấp ủ”. Cô đọc mẫu bài thơ với giọng điệu cơ bản dịu dàng tha thiết, thể hiện vẻ dẹp và tình yêu của gà mẹ đối với gà con. Đoạn sau ( trừ hai câu cuối ) đọc nhanh hơn, biểu lộ niềm vui thích ngạc nhiên trước hình ảnh đàn gà con mới nở thật xinh xắn, đáng yêu. Cô nhấn mạnh thêm các tính từ “ tí hon”, “bé xíu,” “mát diu”, “sáng ngời” ở bốn câu đầu của khổ thơ sau để khắc sâu vẻ đẹp của gà con. Hai câu cuối khép lại với giọng đằm thắm, cô đọc với cường độ và nhịp điệu vừa phải, thể hiện sự trìu mến: “ Ơi chú gà ơi Ta yêu chú lắm!” Việc dạy trẻ học thuộc thơ có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọ tác phẩm. Cần chọn những tác phẩm ngắn, thể thơ 2,3 chữ, 4 chữ, 5 chữ hoặc thơ lục bát; những tác phẩm có nhạc tính, có hình tượng đẹp, có nội dung giáo dục tốt rõ ràng. Và nói chung là tác phẩm đem đến cho trẻ niềm vui thẩm mĩ, niềm vui được sống lại trong những tình cảm mà tác phẩm gợi ra cho chúng. II.Dạy trẻ kể lại truyện Việc dạy trẻ kể lại truyện phải được bắt đầu bằng việc cô kể diễn cảm nhiều lần câu chuyện, sau đó, cô dùng hệ thống các câu hỏi nhằm giúp trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện. Câu hỏi cần tăng dần mức độ chi tiết. Chỉ khi nào trẻ hiểu và nhớ được nội dung câu chuyện, cô mới cho trẻ tập kể lại. Ví dụ: Cho trẻ kể lại truyện Ba cô gái Tiết 1 Sau khi kể 2 lần ( lần tứ hai có tranh minh họa ), cô hỏi trẻ: - Bà mẹ sinh được mấy cô con gái? - Bà mẹ đối với các con như thế nào?
  4. - Khi nghe tin mẹ ốm, chị cả có về thăm mẹ hay không? - Khi nghe tin mẹ ốm, chị hai có về thăm mẹ không? - Khi nghe tin mẹ ốm, cô út đã làm gì? Tiết hai Cô cũng kể lại truyện, sau đó hỏi trẻ theo nộ dung truyện, câu hỏi có thể chi tiết hơn so với tiết 1: - Bà mẹ chăm sóc các con như thế nào? - Khi bị ốm, bà nhờ ai đi gọi các con về? - Sóc đến, chị cả đã nói gì với Sóc? Chị đã biến thành con gì? - Sóc đến, chị hai đã nói gì với Sóc? Chị hai biến thành con gì? - Sóc đến, cô út đã nói gì với Sóc? Cô út đã nói với Sóc như thế nào? Sóc đã nói gì với cô út? Tiết 3 Cô cho trẻ kể lại truyện. Việc cho trẻ kể lại truyện cũng có thể làm ở tiết hai, nếu trẻ kể được. Khi cho trẻ kể lại, tùy điều kiện, cô có thể phân công trẻ kể từng đoạn. Cô chú ý sửa lỗi vè ngôn ngữ, động viên các cháu kể và gợi ý những chỗ cháu bị quên. Yêu cầu cho việc trẻ kể lại truyện là giúp trẻ nhớ cốt truyện và kể lại bằng ngôn ngữ mạch lạc. Trẻ có thể kể lại đúng nguyên văn câu chuyện, cungc có thể kể lại đúng cốt truyện nhưng bằng ngôn ngưc của trẻ. Phong cách thể hiện của cô cần mạnh dạn, hồn nhiên, Cô không nên áp đặt, đưa ra quá nhiều yêu casufalamf cho trẻ bị gò bó , cứng nhắc. Chỉ khi nào trẻ kể tự nhiên thì chúng mới có thể bộc lộ cảm xúc của mình với câu chuyện, với các nhân vật của truyện một cách thật nhất. Dạy trẻ kể lại truyện chính là đưa trẻ dến với hoạt động nghệ thuật một cách tự nhiên nhất. Qua việc kể lại truyện, ta biết được khả năng tiếp nhận, cảm thụ tác phẩm văn học của tre đến mức nào. Mặt khác, đây cũng là dịp để trẻ luyện tập ngôn ngữ, ướm mình vào tính cách của các nhân vật trong truyện, đặc biệt là trẻ được phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của mình. Việc dạy trẻ kể lại truyện có thể chia ra hai dạng: a) Kể chuyện theo sự kiện Đây là hình thức kể chuyện theo tri giác và trí nhớ. Trong hình thức kể này, cảm giác, tri giác và trí nhớ đóng vai trò quan trọng trong sự nhận thức môi trường xung quanh. Cô giáo có thể hướng dẫn trẻ kể chuyện theo đồ chơi hoặc kể chuyện theo tranh.
  5. Kể chuyện theo đồ chơi là hình thức quan trọng giúp trẻ phát triển trí tuệ, tình cảm và ngôn ngữ. Trong cuộc sống của trẻ thơ, dồ chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là nguồn vui mà còn là phương tiện giúp trẻ làm quen với thế giói xung quanh. Đò chơi giúp trẻ nhớ lại những ấn tượng và kinh nghiệm đã có; đáp ứng nhu cấu tích cực, phát triển óc sáng tạo, tư duy và tư tưởng của trẻ. Bên cạnh đó, những đò chơi đẹp còn có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển óc thẩm mĩ và năng lực cảm thụ cái đẹp của trẻ. Nhìn những đò chơi đẹp, trẻ có thể kể lại những gì mà chúng ta nhìn thấy. Khi chơi với những đò chơi, kể chuyện theo đò chơi, dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ có thể sáng tạo ra những câu chuyện. Ở trường mầm non, có các dạng kể sau: - Lập chuyện về một đò chơi - Lập chuyện về một nhóm đò chơi - Lập chuyện miêu tả đò chơi Ví dụ Lập chuyện theo một đồ chơi: ( Cháu Đức Tùng ) Búp Bê Ngày xửa ngày xưa, có một em búp bê đi vào rừng hái nấm. Em mải hái nấm quá, trời tối rồi mà em không biết, Búp Bê bị lạc không về nhà được. Em sợ quá, ngồi khóc hu hu, Lúc đó có bà Tiên đén hỏi: - Làm sao Búp Bê khóc? Búp Bê bảo Búp Bê sợ quá nên khóc. Bà Tiên đưa em về nhà. Búp Bê cảm ơn bà Tiên rồi chạy về với mẹ. ( Tư liệu của Nguyễn Xuân Khoa và Đinh Văn Vang ) Lập chuyện về một nhóm đò chơi: ( Cháu Đức Tùng ) Gà Trống, Mèo con và chó Một buổi ssangs đẹp trời, Gà trống thực dậy sớm gáy ò,ó,o rồi sửa soạn đi ăn cỗ. Trên đường đi, nó gặp mèo con. Mèo bảo: - Anh đi đâu đấy? - Tôi đi ăn cỗ đây. - Cho tôi đi với, hai nguwoif có đi được không? - Được chứ! Nào, chúng ta cùng đi! Đi một quãng thì gặp chó, chó bảo: - Cho tôi đi với, ba nguời đi thì vui hơn!
  6. - Mèo sợ chó,chạy lên phía truwowcsvaf nói: - Tôi nói đùa đấy, tôi không đi đâu! - Về sau, chỉ còn chó và gà cùng đi ăn cỗ ( Tư liệu của Nguyễn Xuân Khoa và Đinh Văn Vang ) Lập chuyện về miêu tả đồ chơi: ( Cháu Đức Tùng ) Ô Tô cấp cứu Đay là chiếc ô tô cấp cứu. Nó có cái bánh xe hình tròn, đen xi, có hai cái đèn màu trắng và hai cái đèm ở đằng sau hai cái cửa. Một cái đèn màu xanh nhấp nháy ở trên đầu xe. Ô tô cấp cứu dùng để chở nguời ốm đến bệnh viện. Cháu rất thích chiếc ô tô này. Lớn lên, cháu sẽ lái ô tô cấp cứu ( Tư liệu của Nguyễn Xuân Khoa và Đinh Văn Vang ) Kể chuyện theo tranh Đây là hình thức kể chuyện đem đến cho trẻ niềm vui thích, qua đó, trẻ được phát triển trí tuệ, tình cảm và ngôn ngữ. Kể chuyện theo tranh thường được thực hiện ở lớp mẫu giáo lớn. Cần chọn những bức tranh đẹp, màu sắc hài hòa, tươi sáng và rõ ràng, nhằm gây ấn tượng,tác động trực tiếp vào óc thẩm mĩ và năng lực cảm thụ cái đẹp của trẻ. Dạy các cháu biết nhìn vào bức tranh để kể lại là một việc rất khó. Bản thân các cháu phải dựng được một cốt truyện có kết cấu lô gích, tự đặt câu, tự diễn đạt chính xác, Trước khi cho trẻ kể truyện theo tranh, cô cần giới thiệu để trẻ hiểu nội dung chung của bức tranh, nắm được sự tương quan giữa các nhân vật, các sự kiện trong tranh. Sau đó mới hướng dẫn trẻ kể. Giáo viên có thể kể mẫu cho sả lớp nghe, sau đó cho trẻ kể trong các giờ học tiếp theo. b) Kể chuyện sáng tạo Sau khi được nghe kể chuyện và dược cô kể lại truyện, trẻ mầm non đắc biệt là trẻ mẫu giáo lớn đã có thể kể lại những câu chuyện mà chúng đã được nghe một cách khá đầy đủ. Những cháu khá, trong khi kể đã có thể tự sáng tạo về từ ngữ, thậm chí sáng tạo cả chi tiết và thể hiện sắc thái tình cảm thông qua đối thoại của các nhân vật.
  7. Nền tảng của sáng tạo là tưởng tượng. Tuy nhiên, tưởng tượng còn có liên hệ mật thiết với cảm xúc. Tưởng tượng sáng tạo đều chứa đựng những yếu tố của cảm xúc. Chính vì vậy, trước khi dạy trẻ kể chuyện theo tranh thì bản thân trẻ phải có cảm xúc với bức tranh đó. Tưởng tượng giữ vai trò quan trọng trong sụ phát triển tình cảm của trẻ. Tưởng tượng cũng có quan hệ mật thiết với tư duy. Tưởng tượng bổ sung hoặc vạch ra những con đường mới giúp tư duy phát triển. Ngược lại, tư duy cũng gạch ra cái lô gích cho sự tưởng tượng hợp lí. Chính vì vậy, để phát triển tưởng tượng sáng tạo, phải phát triển khả năng tư duy cho trẻ. Sự phát triển tưởng tượng của trẻ mầm non phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, vào sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Nếu như hoạt động của trẻ được tổ chức một cách hấp dẫn, phong phú thì qua đó, tưởng tượng của trẻ cũng được phát tiển hơn. Nếu như trẻ nắm được kĩ năng kể chuyện sáng tạo thì tưởng tượng của trẻ cũng sẽ sáng tạo. Vì vậy, cô giáo cần động viên khuyến khích trẻ sáng tạo và hướng dẫn tưởng tượng sáng tạo của trẻ đi đúng hướng. Trong khi trẻ kể chuyện, cô phải theo dõi lô gích và giá trị của câu chuyện. Đôi khi, vì quá miên man tưởng tượng để sáng tạo ra câu chuyện của mình, trẻ đã bỏ quên những nhân vật chính, hoặc những chi tiết quan trọng làm cho câu chuyện bị lệch hướng. Tuy nhiên, cũng cần tránh tình trạng cô can thiệp nhiều quá làm cho tư duy của trẻ bị cứng nhắc, dập khuôn. Nên nhớ rằng, chỉ có phát triển tư duy linh hoạt thì mới có thể phát triển tượng sáng tạo cho trẻ. III. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH THEO TÁC PHẨM VĂN HỌC 1. Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học Đây là một kiểu học mang tính chất trò chơi mà trẻ vô cùng thích thú. Trò chơi đóng kịch hay còn gọi là trò chơi đóng vai theo tác phẩm văn học là một hình thức đặc biệt giúp trẻ nhập vai vào nhân vật trong tác phẩm – một trong những con đường giúp trẻ tiếp cận tác phẩm một cách có hiệu quả, đồng thời giúp trẻ phát triển nhân cách về nhiều mặt, nhất là phát triển ngôn ngữ. Có thể coi đây là bước đưa trẻ vào thực hành thử nghiệm nghệ thuật, biến chủ thể tiếp nhận thành chủ thể văn học, bởi trẻ sẽ được nhập thân vào các nhân vật văn học.
  8. Trò chơi đóng kịch được coi là mợt hoạt động vui chơi đặc biệt của trẻ ở trường mầm non. Nó không đơn thuần là trò chơi mà còn là hoạt động mang tính nghệ thuật. Đồng thời, nó cũng không chỉ là hoạt động nghệ thuật mà phải mang đầy đủ đặc điểm của hoạt động trò chơi. Hai yếu tố này được kết hợp chặt chẽ trong nội dung cũng như trong quá trình tổ chức vui chơi. Yếu tố nghệ thuật trong trò chơi đóng kịch biểu hiện trước tiên là kịch bản. Đó là yếu tố trung tâm giũ vai trò nòng cốt của nghệ thuật kịch. Có thể nói, sự thành công của trò chơi đóng kịch bắt đầu từ kịch bản vừa là nội dung của cốt truyện vừa là kế hoạch sẽ thực hiện, vì vậy, việc chuẩn bị kịch bản là yếu tố hết sức cần thiết khi đưa trẻ vào trò chơi đóng kịch. Trong trò chơi đóng kịch, những đặc điểm của nghệ thuật kịch cần được chú ý. Trong khi chơi, trẻ cần được nhập vai theo đúng nhân vật đã được thể hiện trong tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, và phải tuân thủ theo kịch bản nhất định. Bởi vậy, để đóng được vai, hay nói cách khác, để hóa thân vào các nhân vật mà mình tham gia, đòi hỏi trẻ phải phát huy cao độ các chức năng tâm lí như: ngôn ngữ, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng và cả xúc cảm của chính trẻ. Chính vì vậy mà có thể nói trò chơi đóng kịch đã tác động mạnh đến sự phát triển nhiều mặt trong nhân cách của trẻ. Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học trở thành một trò chơi mang tính nghệ thuật. Nhưng trò chơi đóng kịch đối với trẻ mầm non dù có mang tính nghệ thuật đến đâu thì nó vẫn là trò chơi. Yếu tố chơi trong trò chơi đóng kịch phải được thể hiện rõ ràng. Trước hết là trong khi chơi, trẻ phải được vui thích, tự nguyện và được thỏa mãn với việc đóng kịch. Trẻ được thỏa thuận khi phân vai, được thể hiện vai diễn một cách tự nhiên không bị gò bó và sự thoải mái này phải được duy trì trong suốt buổi chơi. Không nên biến trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học trở thành một hoạt động mang nặng tính nghệ thuật, lại càng không nên thiếu một số trẻ nào đó trở thành những diễn viên chuyên nghiệp cho dù cháu đó tỏ ra là có năng khiếu. 2. Một số tiêu chí để lựa chọn tác phẩm văn học chuyển sang trò chơi đóng kịch cho trẻ em lứa tuổi mầm non. Không phải tác phẩm văn học nào viết cho trẻ lứa tuổi mầm non cũng dễ dàng chuyển thể thành kịch bản để cho các cháu tham gia trò chơi đóng
  9. kịch. Các câu chuyện được lựa chọn không chỉ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tiếp nhận văn học của trẻ. Chúng tôi xin đề xuất một số tiêu chí cho việc lựa chọn tác phẩm văn học để chuyển thể sang trò chơi đóng kịch cho trẻ như sau: a) Tiêu chí 1 Tác phẩm được lựa chọn chuyển thể cần có một cốt truyện mạch lạc, các tình tiết hấp dẫn mang kịch tính, thu hút được sự chú ý của trẻ thơ. Trong tác phẩm văn học, cốt truyện là nòng cốt cho sự phát triển các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật. trong thực tế văn học, cốt truyện của tác phẩm hết sức đa dạng. Đối với trẻ mầm non, do khả năng nhận thức còn hạn chế, ta chỉ nên lựa chọn những tác phẩm có cốt truyện đơn tuyến, gọn, có nội dung nhỏ, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Tránh chọn những tác phẩm có cốt truyện đa tuyến đa tuyến, trình bày một hệ thống biến cố phức tạp. b) Tiêu chí 2 Những tác phẩm được lựa chọn phải chứa nhiều mâu thuẫn. Những mâu thuẫn, những xung đột của truyện phải được tập trung giải quyết. Không nên chọn những tác phẩm ít kịch tính, những mâu thuẫn xung đột rời rạc, không tập trung. c) Tiêu chí 3 Các tác phẩm được lựa chọn phải có các tuyến nhân vật rõ ràng. Trong truyện đồng thoại, nhân vật là những con vật hoặc những vật vô tri nhưng đã được nhân cách hóa để biết nói, biết cười, mang những đặc tính rất con người cũng có thể chuyển thành kịch bản. Cần lưu ý yếu tố này, không nên chọn những câu chuyện có những nhân vật là nhân vật là những con vật hoang tưởng (ví dụ con rồng hoặc yêu quái, ma quỷ, ) mà nên chọn những truyện có nhân vật là các con vật gần gũi xung quanh cuộc sống của trẻ thơ. Nhân vật phải có hành động và gây ấn tượng với trẻ về mặt ngoại hình, bởi sự hấp dẫn trẻ thơ trước hết là sự hấp dẫn trực giác, từ những đặc điểm bề ngoài, những hành động cụ thể nhằm khắc họa tính cách nhân vật một cách sâu sắc. Nên chọn những tác phẩm mà tính cách nhân vật không quá phức tạp; mỗi nhân vật cụ thể gắn với mỗi đức tính cụ thể của con người như: tốt – xấu, dũng cảm – hèn nhát, chăm chỉ - lười biếng, phù hợp với nhận thức của trẻ. d) Tiêu chí 4
  10. Các tác phẩm được lựa chọn phải có hệ thống ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với trẻ thơ. Trước hết, ngôn ngữ trong tác phẩm phải chính xác, trong sáng và mang nghĩa thực. Các lời nói hay đối thoại phải phù hợp với hành động và tính cách của nhân vật. Sự trong sáng chính xác của ngôn ngữ không những giúp trẻ có thể hiểu đúng, hiểu sâu sắc tác phẩm mà còn giúp các em phát triển và hoàn thiện tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ cũng phải mang tính hàm súc, nghĩa là lời nói phải ngắn gọn, cô đọng, ý tứ rõ ràng. Cuối cùng, cần chú ý tính tạo hình và tính biểu cảm của ngôn ngữ. Đó là hai phẩm chất luôn kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ đắc lực trong quá trình tiếp nhận văn học cũng như khi chơi đóng kịch của trẻ. Hệ thống ngôn ngữ mang tính tạo hình và tính biểu cảm không chỉ gây hấp dẫn khi trẻ chơi mà còn giúp các em tư duy hình tượng, vốn là một thế mạnh của tuổi thơ. Đặc biệt, ngôn ngữ biểu cảm còn có khả năng nuôi dưỡng, khơi dậy những rung động thẩm mĩ, góp phần giúp trẻ định hình được thái độ và tình cảm của mình trong cuộc sống. 3. Kĩ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản Kịch là thể loại hướng tới phản ánh những mâu thuẫn đã phát triển, trở thành những xung đột gay gắt trong cuộc sống. Những xung đột ấy được thể hiện, triển khai bằng những nhân vật trực tiếp bộc lộ những phẩm chất của mình thông qua những hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, bằng một cốt truyện không quá phức tạp, nhưng dồn nén, tập trung, được xây dựng bằng những chi tiết thật sự tiêu biểu, có ý nghĩa khái quát cao và gắn bó với nhau trong một quan hệ nhân quả chặt chẽ. Trong kịch, vai trò của nhân vật vô cùng quan trọng. Nhân vật vừa là người tham gia vào câu chuyện, vừa là người kể lại truyện nên thường có tính cách nổi bật, rõ ràng và hết sức phong phú, sinh động. Vì thế, khi chuyển thể phải chú ý tới ngôn ngữ nhân vật sao cho thật chọn lọc và cô đọng. Ngôn ngữ trong kịch bản là ngôn ngữ nhân vật, được tổ chức dưới ba hình thức: - Độc thoại: Là lời nhân vật tự nói với mình, chủ yếu dùng để bộc lộ tâm trạng.
  11. - Đối thoại: Là lời nói của các nhân vật nói với nhau. Qua đối thoại của các nhân vật, ta không chỉ hiểu về bản thân các nhân vật mà còn hiểu cả những sự kiện và những vấn đềcuar cuộc sống mà tác giả muốn thể hiện. Trong kịch, đối thoại là ngôn ngữ cơ bản nhất. - Đàm thoại: Là lời nhân vật nói trực tiếp với khán giả, nhằm giải thích, lưu ý một chi tiết nào đó trong tác phẩm. Ngôn ngữ nhân vật kịch phải phù hợp với tính cách từng nhân vật, nhưng nhìn chung nó có những đặc trưng nổi bật là: - Tính hành động; - Tính khẩu ngữ; - Tính tổng hợp; - Tính hàm súc; Khi chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản để tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ mầm non, cần chú ý những tiêu chí như đã nêu ở trên (trong mục 2). Ngoài ra, cũng cần lưu ý thêm, khi cải biên tác phẩm, có thể phải bố trí, sắp xếp, điều chỉnh lại một số chi tiết và ngôn ngữ nhân vật cho phù hợp; cải biên những lời kể của tác giả trong tác phẩm thành lời người dẫn chuyện ngắn gọn, sinh động và hấp dẫn. thậm chí có những chi tiết phải thay đổi hẳn. Ví dụ: Trong truyện chú Dê Đen, chi tiết Sói ăn thịt Dê trắng có thể chuyển thành Sói dọa ăn thịt Dê Trắng, Dê Trắng kêu Dê Đen tới cứu. 4. Các bước tiến hành tổ chức trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học Như đã nói trong phần trên, trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học là một loại hình vui chơi đặc biệt ở trường mầm non. Trò chơi này mang tính nghệ thuật rất rõ nét, do đó, hình thức tổ chức của nó không giống hoàn toàn các loại trò chơi khác. Trò chơi đóng kịch đòi hỏi phải có sự hướng dẫn, tổ chúc một cách công phu của cô giáo. a) Chuẩn bị - Kịch bản Sau khi lựa chọn được tác phẩm phù hợp ( theo những tiêu chí ở trên), cô giáo tiến hành chuyển thể sang kịch bản. Lưu ý khi chuyển thể, có thể phải bố trí, sắp xếp, điều chỉnh lại một cách sáng tạo ngôn ngữ của các nhân vật cũng như một số tình tiêt của truyện cho phù hợp. Những truyện quá dài, có thể lược bỏ, chỉ giữ lại những trình tiết chính của truyện.
  12. - Cho trẻ tiếp xúc vơi kịch bản Sau khi đã hoàn thiện, cô cho trẻ tiếp xúc với kịch bản. Sự tiếp xúc này cũng rất đặc biệt, bởi các cháu chưa biết chữ nên chưa thể đọc trực tiếp được. Cô giáo phải đọc nhiều lần, phải trò chuyện với trẻ về tác phẩm để trẻ ghi nhớ và nhập vai vào nhân vật. Có thể cho trẻ xem tranh minh họa để trẻ tái tạo được hình ảnh nhân vật trong khi chơi và các sự kiện mà nhân vật tham gia. Trong khi trò chuyện với trẻ về tác phẩm, có thể đặt những câu hỏi giúp trẻ khắc sâu những ấn tượng về nhân vật, ví dụ: + Sự việc này xảy ra ở đâu? Trong hoàn cảnh nào? + Các nhân vật đang làm gì? + Vì sao lại làm thế? + Nhân vật có tư thế như thế nào? Trong khi đọc kịch bản cho trẻ nghe, cô cần giúp trẻ phân biệt được sắc thái giọng điệu của nhân vật để từ đó giúp trẻ khắc họa thêm tính cách của nhân vật. b) Phân vai Việc phân vai cho trẻ đóng theo các nhân vật không nên gò ép hoặc bắt trẻ đóng những vai mà trẻ không thích. Giáo viên cho trẻ nhận vai hoặc gợi ý cho trẻ nhận các vai. Thường thì trẻ thích đóng những vai dũng cảm, mưu trí, thông minh, chứ không thích đóng những vai hèn nhát, lười biếng, Cô giáo cần giải thích để trẻ hiểu đây chỉ là đóng kịch, như vậy,khi nhận vai chơi, trẻ mới cảm thấy hứng thú, cho dù đó là tuyến nhân vật tiêu cực. Sau khi đã phân vai, cô giáo cùng các cháu luyện tập các động tác phù hợp với vai của từng cháu. Các cháu được tự do sáng tạo theo nhận thức và trí tưởng tượng của mình. Cô giáo chỉ hướng dẫn, gợi ý chứ không nên can thiệp quá lộ liễu làm cho trẻ mất hứng thú, không động viên khích lệ được sự sáng tạo của trẻ. Mỗi trò chơi có thể làm đi làm lại khoảng 3 - 4 lần cho các “nhóm diễn viên” khác nhau, cố gắng lôi cuốn được tất cả các cháu cùng tham gia vào trò chơi. Sau cuộc chơi, có thể tổ chức những cuộc đàm thoại nhỏ để nhận xét về những vai trẻ đã thể hiện, giúp trẻ khắc sâu hơn hành động và tính cách của nhân vật cũng như nội dung của câu chuyện.
  13. c) Sân chơi, đạo cụ và hóa trang Đối với trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học, việc trang trí có ý nghĩa rất quan trọng. Trang trí góp phần vào việc tạo ra ấn tượng về một vở kịch thực sự. Có thể sử dụng những thứ có sẵn trong lớp như bàn ghế, cây cảnh, Một số mặt nạ cô có thể tự vẽ rồi cho các cháu tô màu hoặc dán giấy màu lên quần áo mà các cháu mặc để đong vai các nhân vật, Việc bài trí sân chơi phải hết sức hài hòa, tạo không khí thực sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi (không nên trang trí cầu kì, rườm rà nhưng cũng không nên quá đơn giản). Dưới đây là hai kịch bản được chuyển thể từ tác phẩm văn học để học viên tham khảo. Kịch bản 1: CHUYỂN THỂ TRUYỆN CHÚ DÊ ĐEN (Chương trình Chăm sóc giáo dục mầm non 5 – 6 tuổi) (Sân khấu – Phòng học được giả định như một khu rừng. Cô dùng những chậu cây giả, những lãng hoa để bài trí cho phù hợp. Nếu chơi đóng kịch ở ngoài trời, cô có thể tận dụng những bụi cây ở sân trường vườn trường, ) Người dẫn chuyện: Trong một khu rừng xinh đẹp, vào một buổi sáng mát mẻ, một chú Dê Trắng đi tìm lá non để ăn và bước suối trong để uống. Dê Trắng: (Một cháu đeo mặt nạ Dê Trắng đi ra sân khấu, Dê Trắng đi đi lại lại vẻ tìm kiếm) - Ôi! Rừng mới tuyệt làm sao! Biết bao lá non ngon lành!( Nghiêng tai nghe ngóng). Ta nghe có cả tiếng suối chảy róc rách đâu đây, chắc là nước suối mát lắm. ta phải đi ra suối đây. Người dẫn chuyện: Bỗng nhiên một con Sói xuất hiện. Sói: (Một cháu đeo mặt nạ Sói thấp thoáng sau các lùm cây, nhìn Dê Trắng một cách thèm thuồng). Mặt nạ Sói có hai răng nanh to, nhọn, vẻ hung dữ.
  14. Bất chợt Sói nhảy từ trong bụi cây rachawnj trước mặt Dê Trắng, một tay chống sườn, một tay chỉ thẳng vào mặt Dê trắng và quát lớn: - Dê trắng kia mày đi đâu? Dê Trắng: (Vẻ run sợ, lắp bắp) Tôi tôi đi đi tìm lá lá non Sói: (Nhìn thấy đôi sừng trên đầu Dê Trắng, hơi hốt hoảng, lùi lại một chút nhưng vẫn quát lớn): - Trên đầu mày có gì? Dê Trắng: (lúng túng): Trên đầu tôi có có sừng (Dê Trắng lấy đôi tay sờ lên đôi sừng, Run rẩy). Sói: (Quay ra nói với khán giả) -Con Dê Trắng đầu nó có sừng, nhưng nó nhút nhát và sợ hãi, vậy thì cũng chẳng có gì đáng sợ. Phải tìm cách ăn thịt nó mới được. Sói tiến lại gần Dê quát lớn: - Dưới chân mày có gì? Dê Trắng: (Run lẩy bẩy, lùi lại một bước) - Dưới dưới chân tôi tôi có móng Sói: ( Tiến lại gần Dê Trắng, vẻ ngạo mạn, đắc thắng) - Này, Dê Trắng hãy cho ta biết: Trái tim mày thế nào? Dê Trắng: (Lùi hẳn lại sát bụi cây giọng yếu ớt) - Trái trái tim tôi đang run sợ Sói: (khoái chí nhảy cỡn lên) - A ha, Dê Trắng ơi, tao sẽ ăn thịt mày! (xuýt xoa) Một bữa điểm tâm ngon lành. Hôm nay thật là một ngày đẹp trời! Dê Trắng: ( Cuống quýt chạy vòng quanh khóc huhu) - Anh dê đen ơi cứu em với cứu em với, cứu em với, ! ( Sói vẫn đắc chí nhìn thái độ thảm hại của dê trắng) Dê Đen: (một cháu đeo mặt nạ dê đen từ trong chạy ra) - Sao thế Dê Trắng? Có chuyện gì vậy? (Chọt nhìn thấy Sói), À hóa ra là mày! (Sói chững lại, Dê Trắng chạy đến nấp sau Dê Đen) Sói: (hỏi dê đen) - Mày đi đâu? Dê Đen: Tao đi tìm kẻ nào hay gây sự! Sói: (run run)
  15. - Thế, thế trên đầu mày có gì? Dê Đen: Trên đầu tao có đôi sừng bằng kim cương! Sói: (lùi lại một bước) - Còn dưới chân mày có gì? Dê Đen: Dưới chân tao có món bằng đồng! (Dê Đen làm động tác xắn tay áo vẻ đầy thách thức) Sói: ( Giọng nhỏ xuống yếu ớt) - Thế thế trái tim mày thế nào? Dê Den: Trái tim thép của tao bảo tao cắm đôi sừng kim cương và những chiếc móng chân bằng đồng này vào bụng mày! Nào, Sói, hãy lại đây! (Sói kêu lên sợ hãi và vội vã chạy thẳng vào rừng) Dê Trắng: ( Reo lên) Hoan hô, hoan hô anh Dê Đen, sói chạy đi rồi! Dê Đen: (Dê Đen cầm tay Dê Trắng dịu dàng nói) Đấy em xem, những kẻ ác bao giỡ cũng run sợ trước lòng dũng cảm của chúng ta. Kết thúc: (Tất cả lớp cùng nắm tay nhau hát vang: “Cầm tay nhau cùng đi chơi đi khắp nơi hái bông hoa tươi ”) Kịch bản 2: CHUYỂN THỂ TRUYỆN BÁC GẤU ĐEN VÀ HAI CHÚ THỎ (Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non 4 – 5 tuổi) ( Sân khấu – Phòng học được giả định là một khu rừng. Phía hai góc để mô hình hai ngôi nhà nhỏ: một ngôi nhà của Thỏ Trắng và một ngôi nhà của Thỏ Nâu. Cô cùng những chậu cây giả, những lãng hoa để bài trí cho phù hợp. Nếu chơi đóng kịch ở ngoài trời, cô có thể tận dụng những bụi cây ở sân trường, vườn trường, ) Người dẫn truyện: Vào một ngày chủ nhật, bác gấu đen đi thăm các bạn ở khu rừng bên. Đường xa quá, bác đi suốt từ sáng, bây giờ mới về tới đây. Bác Gấu Đen: (Một cháu đeo mặt nạ Gấu đen bước ra, dáng vẻ mệt mỏi) - Ta phải nghỉ một lúc thôi
  16. Gấu đen ngồi xuống một tảng đá bên đường (một cái ghế đã để sẵn). - Chà mát quá! Gấu đen nghe ngóng rồi hốt hoảng (cô giáo có thể dùng âm thanh để tạo tiếng sấm): - Thôi chết sắp có cơn mưa rồi. Ta phải mau mau tìm chỗ trú mưa thôi! Người dẫn truyện: Bác Gấu đen chạy loanh quanh rồi dừng chân trước nhà Thỏ Nâu, bác gấu đen gõ cửa. Thỏ Nâu: ( Một cháu đeo mặt nạ thỏ nâu, hỏi với giọng ngái ngủ): - Ai đấy? Ai gõ cửa nhà tôi đấy? Bác Gấu Đen: Bác Gấu đen đây, trời mưa to quá, cho bác trú nhờ với nào. Thỏ Nâu: (không ra mở cửa, giọng càu nhàu): - Bác Gấu à, bác không trú ở đây được đâu. Nhà cháu thì bé, mà bác thì to thế, bác sẽ làm đổ nhà cháu mất. Bác Gấu Đen: Bác đi nhẹ thôi, bác không làm đổ nhà cháu đâu! Thỏ Nâu: ( Giọng cáu kỉnh): - Cháu đã bảo không được mà! Bác sang nhà bạn Thỏ Trắng mà trú nhờ, nhà bạn ấy chắc chắn hơn. Người dẫn chuyện: Trời vẫn mưa như trút, gió thổi ào ào, bác gấu đen đã bị ướt. Không xin vào trú nhờ nhà Thỏ Nâu được, bác Gấu lại chạy sang nhà Thỏ Trắng. Bác vừa vuốt nước mưa trên mặt, vừa gõ cửa. Thỏ trắng: ( Một cháu đeo mặt nạ Thỏ Trắng đang ngồi đọc sách, nghe tiếng gõ cửa, Thỏ Trắng đặt sách lên bàn và hỏi, giọng lo lắng): - Ai đấy? Ai gõ cửa nhà tôi đấy? Bác Gấu Đen: Bác Gấu đen đây, trời mưa to quá, Thỏ Trắng cho bác trú nhờ có được không? Thỏ trắng: (vội vàng ra mở cửa) - Chào bác Gấu đen, mời bác vào nhà cháu, bác ướt hết cả rồi! Thỏ Trắng vào trong, bưng ra một đĩa bánh và một chiếc khăn bông. Thỏ Trắng đưa khăn chơi cho bác gấu: - Bác Gấu lau người đi, kẻo bị cảm lạnh đấy. Cháu còn một ít bánh bác ăn cho dỡ đói. Bác Gấu Đen: (cảm động) - cảm ơn chú Thỏ trắng. Bây giờ thì bác thấy hết mệt, hết rét rồi. Bác cũng không cảm thấy đói.
  17. Người dẫn chuyện: Bỗng nhiên hai bác cháu nghe có tiếng gõ cửa và tiếng khóc thút thít. Thỏ Trắng vội chạy ra mở cửa. Thỏ Nâu: (Nhìn thấy Thỏ Trắng thì khóc hu, hu, ) - Bạn Thỏ Trắng ơi nhà tôi bị đổ mất rồi, bạn cho tôi trú nhờ với, hu, hu Thỏ Trắng: (Vừa dắt Thỏ Nâu vào nhà vừa nói): - Không sao đâu, bạn vào nhà tôi đi, nhà tôi còn rộng mà! Bác Gấu Đen: (Lấy kăn bông lau người cho Thỏ Nâu): - Cháu Thỏ Nâu đừng khóc nữa, sáng mai bác sẽ dựng lại nhà cho cháu! Thỏ Trắng:(Đến bên Thỏ Nâu nhanh nhảu) - Phải đấy, bạn thỏ nâu, sáng mai mình với bác gấu sẽ dựng lại nhà cho bạn, chỉ một loáng là xong thôi mà. Thỏ Nâu: ( nhìn bác gấu, rụt rè nói): - Bác Gấu đen ơi, lúc nãy cháu có lỗi với bác, bác có giận cháu không? Cháu xin lỗi bác ạ. Bác Gấu Đen: (Đặt một tay lên vai Thỏ Nâu) - Bác không giận cháu đâu. Bây giờ bác cháu ta cùng đi ngủ. Ngày mai, chúng ta sẽ dậy sớm dựng lại nhà cho Thỏ Nâu. (Bác Gấu đen dang rộng hai tay ôm Thỏ Trắng Và Thỏ Nâu, rối cùng ngồi chụm vào, đầu cúi xuống) Người dẫn chuyện: Đêm hôm đó, ba bác cháu ôm nhau ngủ một giấc ngon lành đến sáng. Kết thúc: Cả lớp vừa hát, vừa vận động theo nhạc: “Trời nắng, trời nắng, Thỏ đi tắm nắng, ”
  18. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC I. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Xuân Khoa. Giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997. 2. Nguyễn Xuân Khoa – Đinh Văn Vang. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ truyện, NXB đại học sư phạm, 2003. 3. Phan Trọng Luận và Nguyễn Thanh Hùng. Phương pháp dạy học văn, nhà xuất bản giáo dục,H,. 1988 4. Lã Thị Bắc Lý. Giáo trình văn học trẻ em, NXB đại học sư phạm, H, 2003. 5. Nhiều tác giả. Văn học và phương pháp giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học, trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng giáo viên, H, 1993. 6. Nhiều tác giả. Chương trình Chăm sóc và giáo dục mẫu giáo (3- 4 tuổi),NXB Giáo dục, H, 2000. 7. Nhiều tác giả. Chương trình chăm sóc và giáo dục mẫu giáo (4 – 5 tuổi), NXB Giáo dục, H, 2000. 8. Nhiều tác giả. Chương trình chăm sóc và giáo dục mẫu giáo (5 – 6 tuổi), NXB giáo dục, H, 2000. 9. Nhiều tác giả. Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục (trẻ 3 – 4 tuổi), NXB giáo dục, H, 2005. 10. Nhiều tác giả. Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục (trẻ 4 – 5 tuổi), NXB giáo dục, H.,2005. 11. Nhiều tác giả. Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục (trẻ 4 – 5 tuổi), NXB Giáo dục, H, 2005. 12. Những truyện hay dành cho trẻ mẫu giáo (Bắc lí tuyển chọn), NXB Giáo dục, H., 2003. 13. Nhiều tác giả. Tiếng việt – văn học và phương pháp giáo dục, NXB giáo dục, H., 1998. 14. Nhiều tác giả. Thơ, truyện dành cho bé, NXB Giáo dục, H., 2005 (2 tập) 15. Nguyễn Ánh tuyết: Tâm lý học trẻ em, NXB giáo dục, H., 1998.
  19. II. CÂU HỎI 1. Hãy phân tích vai trò của các tác phẩm văn học trong việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ lứa tuổi mầm non. 2. Tác phẩm văn học có ý nghĩa như thế nào trong việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mầm non? 3. Tầm quan trọng của các tác phẩm văn học trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ lứa tuổi mầm non? 4. Hãy phân tích những đặc điểm tâm lí có liên quan đến việc tiếp nhận văn học của trẻ lứa tuổi mầm non? 5. Hãy nêu vắn tắt dạy học theo quan điểm tích hợp ở trường mầm non. 6. Phân tích những ưu điểm của dạy học theo quan điểm tích hợp ở trường mầm non hiện nay? 7. Tại sao nói hoạt động góc sẽ tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội được tiếp xúc với tác phẩm văn học nhiều hơn? 8. Tại sao lại phải đọc, kể tác phẩm văn học cho trẻ em nghe? 9. Những đặc điểm tâm lí có liên quan tới việc tiếp nhận tác phẩm văn học của trẻ kứa tuổi mầm non? 10. Đọc truyện khác với kể chuyện như thế nào? 11. Thế nào là đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học? Khi đọc, kể diễn cảm cần lưu ý những vấn đề gì? 12. Trình bày các phương pháp đọc và kể tác phẩm văn học cho trẻ nghe. 13. Hãy phân tích những ảnh hưởng của việc sử dụng tranh ảnh, tài liệu minh họa đến sự lĩnh hội các tác phẩm văn học của trẻ lứa tuổi mầm non. 14. Việc sử dụng những câu hỏi trao đổi, gợi mở (đàm thoại) khi đọc, kể tác phẩm văn học cho trẻ nghe có ý nghĩa gì? 15. Yêu cầu của việc dạy trẻ học thuộc thơ? 16. Yêu cầu của việc dạy trẻ kể lại truyện? 17. Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo cần lưu ý những điểm gì? 18. Những lưu ý khi tổ chức trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học cho lứa tuổi mầm non? 19. Các tiêu chí lựa chọn tác phẩm văn học chuyển thể sang kịch bản để tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ mầm non?
  20. 20. Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học khác với trò chơi ở điểm nào? III. BÀI TẬP 1. Hãy phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên được thể hiện trong bài thơ Trăng sáng. “Sân nhà em sáng quá Nhờ ánh trăng sáng ngời Trăng tròn như cái đĩa Lơ lửng mà không rơi. Những hôm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi Em đi, trăng theo bước Như muốn cùng đi chơi” (Nhược Thủy) 2. Bài thơ Hoa cúc vàng Có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ mầm non? “Suốt cả mùa đông Nắng đi đâu miết Trời đắp chăn bông Còn cây chịu rét Sớm nay nở hết Đầy sân cúc vàng Thấy mùa xuân đẹp Nắng lại về chăng? Ồ chẳng phải đâu Mùa đông nắng ít Cúc gom nắng vàng Vào trong lá biếc
  21. Chờ cho Tết đến Nở bung thành hoa Rực vàng hoa cúc Ấm vui mọi nhà” Nguyễn Văn Chương (trích Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo 5 – 6 tuổi) 3. Phân tích hình ảnh chú Bồ Nông trong truyện Bồ Nông có hiếu để thấy rõ tấm lòng hiếu thảo của người con đối với người mẹ? BỒ NÔNG CÓ HIẾU Thế chỉ còn lại hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát rang này. Từ thưở xa xưa, họ hàng nhà Bồ Nông không chịu nổi nóng nực. Phải năm thời hạn hán, mưa xuân chưa tan, gió nồm đã tới. Rồi cứ như bị đổ nghiêng, cả một vòm trời xanh ngắt rót mãi ánh nắng chói chang xuống khiến cho mọi nhà Bồ Nông phải rủ nhau rời phương Nam lên phương Bắc. Có hai mẹ con chú Bồ Nông kia chẳng may bị nạn. Trên đường đi, bồ Nông mẹ bị nắng chiếu quáng mắt, lao phải cành gai tre, suýt nữa gãy cánh. Bồ Nông con dìu mẹ ẩn vào trong một cái hốc cây, chờ cho mẹ khỏi mới đi tiếp. Thấy vậy, các bác Bồ Nông khác cùng đi cũng dừng lại giúp đỡ một tay. Một ngày,rồi hai ngày, Bồ Nông mẹ vẫn chưa nhấc cánh lên được. Mà ngoài kia, trời cứ nóng hầng hậc như nung. Như thế này, không thể đuổi theo đàn được nữa. Bác Bồ Nông hàng xóm cần phải đuổi theo đàn con của bác, bác gọi chú Bồ Nông bé bỏng lại gần, dặn dò mọi việc cần thiết trong khi chăm sóc mẹ Tù buổi ấy, Bồ Nông con hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió thổi hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá, Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp nước, xơ xác ao bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Trong đêm vắng, chú Bồ Nông lặn lội đi kiếm mồi. Có đêm, Bồ Nông đi tới gần sáng vẫn chưa xúc được gì. Đã định quay về, nhưng cứ nghĩ đến mẹ đang ốm đau, chú lại gắng gượng mò thêm. Dạo anh em Bồ Nông còn bé, mẹ vất vả nuôi cả đàn con. Mỗi khi trở về nhà, nẹ lại há mỏ ra cho các con ăn no mà bụng mẹ vẫn đói còn cào Các con càng lớn, mẹ càng vất vả. Bữa bữa nuôi con, mẹ chỉ lo con đói. Giờ đây, khi
  22. đã biết nghĩ, chú Bồ Nông mới hiểu rằng, mẹ đã nhịn để cho các con ăn. Cứ nghĩ tới điều đó, Bồ Nông lại thấy mình mạnh dạn, khỏe khoắn hơn lên. Và không một lần nào đi kiếm mồi mà Bồ Nông chịu trở về không. Ngày này tiếp ngày nọ, đêm này rồi đem nữa, chú Bồ Nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè, sang mùa thu. Tới mùa đông, đàn Bồ Nông từ phương Bắc trở về, ai nom chú Bồ Nông nuôi mẹ ốm cũng thấy ái ngại. Cái mỏ xưa vốn gọn ghẽ, nay chảy xệ xuống giống hệt cái túi. Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo. Ngày nay, chú Bồ Nông nào cũng có cái túi ở miệng. Cái túi được dùng vào nhiều việc khác nhau. Nó vừa là chiếc lưới, cái giậm, cái nơm đi đánh cá, vừa là kỉ niệm hiếu thảo của một đứa con ngoan, Phong Thu (Trích những truyện hay dành cho trẻ mầm non, NXB giáo dục, 2003) 4. Thiết kế hình thức tổ chức hoạt động góc thư viện cho trẻ lớp mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi. 5. Thiết kế hình thức tổ chức hoạt động góc thư viện cho trẻ lớp mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi 6. Thiết kế hình thức tổ chức hoạt động góc thư viện cho trẻ lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi 7. Điều tra và đánh gí việc thực hiện chương trình đổi mới ở địa phương của anh (chị). 8. Xác định giọng điệu cơ bản và ngữ điệu khi đọc các tác phẩm văn học sau đây: BÁC HỒ CỦA EM (Trích) “Khi em ra đời Đã không còn Bác Chỉ còn tiếng hát Chỉ còn lời ca
  23. Chỉ còn câu chuyện Chỉ còn bài thơ Mà em vẫn thấy Bác sao rất gần Năm điều Bác dạy Mãi còn ngân vang” Phan Thị Thanh Nhàn (Trích trong Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non – Lớp 3 tuổi) RONG VÀ CÁ Có cô rong xanh Đẹp như tơ nhuộm Giữa hồ nước trong Nhẹ nhàng uốn lượn Một đàn cá nhỏ Đuôi đỏ lụa hồng Quanh cô rong đẹp Múa làm văn công (Phạm Hổ) (Trích trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non – lớp 4 tuổi) LÀM ANH Làm anh khó đấy Phải đâu chuyện đùa Với em gái bé Phải ‘người lớn” cơ! Khi em bé khóc Anh phải dỗ dành Nếu em bé ngã Anh nâng dịu dàng
  24. Mẹ cho quà bánh Chia phần em hơn Có đồ chơi đẹp Cũng nhường em luôn. Làm anh thật khó Nhưng mà thật vui Ai yêu em bé Thì làm được thôi Phan Thị Thanh Nhàn (Trích trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non – lớp 5 tuổi) CÂY KHẾ Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Khi người anh lấy vợ, người anh không muốn ở chung với em nữa, nên quyết định chia gia tài. Người anh tham lam chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò mà cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho cây khế và cày thuê, cuốc mướn nuôi thân. Năm ấy, cây khế trong vườn nhà em bỗng sai quả lạ thường, cành nào cũng trĩu quả ngọt, vàng xuộm. người em nhìn cây khế mà lòng khấp khởi mừng thầm, tính chuyện bán khế lấy tiền đong gạo. Một hôm, có con chim Phượng Hoàng từ đâu bay đến mổ khế ăn lia lịa. Thấy thế, người em vừa khóc, vừa nói: - Chim ơi nhà tôi chỉ có một cây khế này thôi, tôi định bán khế lấy tiền đong gạo. Chim ăn hết thì gia đình tôi sống bằng gì? Chim vừa ăn vừa đáp: Ăn một quả, trả cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng Người em nghe chim nói vậy cũng đành để cho chim ăn. Mấy hôm sau, chim lại đến ăn khế. Ăn xong chim bảo em vào lấy túi ba gang đi lấy vàng.
  25. Chim bay mãi, bay mãi qua núi cao, qua biển rộng bao la và đỗ xuống một hòn đảo đầy vàng bạc châu báu. Người em đi khắp đảo ngắm nhìn thỏa thích rồi lấy vàng bỏ vào túi ba gang. Chim Phượng Hoàng bảo lấy thêm, người em cũng không lấy, xong xuôi, chim lại dưa người em về nhà. Từ đó người em trở nên giàu có. Người em đem thóc gạo, vàng bạc giúp đỡ những người nghèo khổ. Người anh nghe tin em giàu có liền sang chơi và đòi đổi nhà, ruộng vườn của mình lấy cây khế ngọt, người em cũng đồng ý đổi cho anh. Thế là người anh chuyển sang nhà của em. Mùa năm sau, cây khế lại trĩu trịt quả. Chim Phượng Hoàng lại đến ăn. Người anh giả vờ khóc lóc. Chim bèn nói: Ăn một quả, trả một cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng. Người anh mừng quá, giục vợ may túi không phải ba gang mà là sáu gang để đựng được nhiều vàng. Hôm sau, chim Phượng Hoàng đến đưa người anh đi lấy vàng. Vừa đến nơi, người anh vội vơ đầy túi sáu gang, lại còn dắt thêm đầy vàng vào người. Chim cố sức bay nhưng đường thì xa, vàng thì nhiều nên nặng quá. Mấy lần chim bảo người anh vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng người anh cứ ôm khư khư. Chim Phượng Hoàng bực tức, nó nghiêng cánh hất người anh tham lam xuống biển với túi vàng của hắn. Thu Thủy kể theo truyện cổ tích Việt Nam (Trích trong Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non – Lớp 3 tuổi) 9. Thiết kế giáo án dạy trẻ kể lại truyện. - Dạy trẻ kể lại chuyện theo đồ chơi. - Dạy trẻ kể lại chuyện theo tranh vẽ - Dạy trẻ kể lại chuyện sáng tạo 10. Lựa chọn và chuyển thể một tác phẩm văn học sang trò chơi đóng kịch cho trẻ lứa tuổi mầm non (Học viên tự lựa chọn tác phẩm và độ tuổi của trẻ).
  26. PHỤ LỤC Để giúp các cô có thêm các tác phẩm văn học đọc cho trẻ nghe ở mọi lúc, mọi nơi, chúng tôi giới thiệu dưới đây một số tác phẩm đặc sắc theo các chủ đề: NHỮNG BÀN TAY NHIỀU NGÓN (Hay là Sự tích cây chuối) Phạm hổ Ngày xưa, rất xưa, cứ ba năm một lần, thần cây lại mở cuộc thi. Các con của Thần Cây, cứ ba năm một lần, lại mang về những giống cây mới để Thần chấm giải. Lần thi ấy, người con út của Thần Cây tên là Tiêu Ly vừa lấy vợ và sinh được đứa con trai dầu lòng rất xinh đẹp. Tieu Ly yêu quý con, suốt ngày cứ ngắm nó mãi không chán. Một hôm, đang ngắm con,Tiêu Ly bỗng nảy ra ý định sẽ tạo ra một giống cây vừa bụ bẫm, vừa xinh đẹp như con, vừa có thể cho con nhiều thứ vui chơi và có quả ngon thơm nuôi con chóng lớn. Tiêu Ly nghĩ ra một giống cây hoàn toàn mới lạ. Thân cây nó sẽ tròn trĩnh như tay chân của con, mát mẻ như da thịt của con. Lá của nó sẽ không nhiều nhưng rất to và nhìn giống như những cái lông chim khổng lồ buộc túm lại xòe ra bốn phía. Lên năm, lên sáu con có thể bẻ từng lá che đầu đi chơi không sợ mưa, không sợ nắng. Quả của cây sẽ giống như những ngón tay con trẻ và sẽ xếp thành hàng dài, dọc theo sống lá. Đến lúc chín, quả sẽ thơm ngọt như có mùi sữa và mật quyện vào nhau. Con lớn lên chỉ cần với tay là hái được quả, bóc lấy mà ăn. Nhưng có một điều đáng lo ngại là năm đó có một con chim ác xuất hiện. Nó to lớn lông rằn ri như vảy rắn. Từ một nơi nào đó rất xa bay đến, con chim ác chuyên lấy cắp những hạt giống của các thứ cây quý rồi bay đi. Vậy thì làm thế nào để cho giống cây mới của mình không bị con chim ác kia đánh cắp được? Tiêu Ly bèn nghĩ ra cách không cho giống cây mới sinh ra cây con bằng hạt mà sinh ra từ gốc, từ củ. Để trêu con chim ác, Tiêu Ly vẫn cho quả giống cây có hạt, nhưng hạt ấy dù có gieo xuống đất, có chăm sóc mấy, nó cũng chẳng bao giờ nảy mầm và sinh ra cây con.
  27. Con chim ác hình như đoán biết được điều ấy, nó bèn tìm cách phá hoại cây. Những quả đầu tiên của giống cây quý Tiêu Ly đã tạo nên vừa đón đủ nắng để chín thì con chim ác đã bay tới. Nó chỉ bay tới trong đêm. Cái mỏ to quặp và sắc nhọn của nó mổ phá ngay những quả quý của Tiêu Ly. Tiêu Ly giận lắm. Đêm đến, Tiêu Ly cứ thức và rình chộp bắt cho được con chim ác nọ. Nhưng nó cũng tinh khôn vô cùng. Nó đánh hơi rất tài. Biết có Tiêu Ly rình nấp nó chỉ bay vụt qua rồi biến mất. Nhưng khi chàng vừa chợp mắt ngủ quên là nó đã lao đến mổ phá những quả quý kia ngay Tiêu Ly phải cố thức suốt cả đêm. Có một lần vừa chợt tỉnh giấc, Tiêu Ly đã suýt chộp được con chim ác nọ. Không may cho Tiêu Ly là chàng chỉ chộp được một túm lông và con chim ác đã vẫy vùng bay thoát. Nhưng từ đó, nó rất sợ hình dáng cái bàn tay của Tiêu Ly chộp nó. Tiêu Ly đoán biết được điều này và lập tức chàng nảy ra một ý định mới. Chàng sẽ không cho những quả cây quý ấy xếp dọc theo gân lá nữa. Chàng sẽ xếp chúng lại thành từng khóm, giống hệt hình các bàn tay xòe ra như để sẵn sàng vồ lấy con chim ác. Và những bàn tay bằng quả ấy, cứ xếp xoay tròn, bàn này ở trên, bàn kia ở dưới, nối tiếp nhau, Con chim ác ấy quả nhiên không dám bay đến phá phách nữa. Mà hình dáng những quả cây quý xếp theo cách ấy nhìn cũng rất đẹp, rất vui vì nó giống như bàn tay của con trẻ đang xòe múa. Tiêu Ly rất vui lòng. Con trai của chàng cũng rất thích. Tiếng trống báo mùa thi cây đã đến, vang lừng khắp cả gần xa. Những người anh của Tiêu Ly từ các nơi đã lục đục mang cây về dự giải. Thôi thì đủ các hình dáng, đủ các màu sắc, đủ các hương vị, cây to, cây nhỏ, quả ngọt, quả chua, Tiêu Ly là người mang cây đến sau cùng nên giống cây của chàng được xếp ở hàng cuối. Đến sáng ngày thi, Thần Cây râu tóc bạc trắng, tươi cười từ trên núi cao đi xuống. Thần cây rất vui mừng vì kỳ thi này tất cả ba mươi sáu người con của Thần đều đủ mặt và người nào cũng mang những giống cây mới về dự. Thần Cây dừng lại trước từng giống cây một, nghe từng người dự giải nói về cái hay, cái quý của giống cây mình mới tạo nên. Thần cây càng xem càng vui, nét mặt cứ rạng rỡ lên vì công trình của các con mình.
  28. Nhưng phải đến lúc đứng trước những cây rất mới lạ, vừa xinh đẹp, vừa mang đầy tình yêu thương con trẻ của Tiêu Ly, Thần Cây mới ha hả cười to lên và tuyên bố Tiêu Ly được giải nhất. Cây ấy là cây chuối ngày nay. Nhưng tại sao lại gọi là cây chuối thì có lẽ vì lần ấy, hỏi xem cây nào được giải nhất, ai cũng đáp: Cây cuối, cây cuối! (tức là cây xếp hàng cuối) nên sau này đọc chệch ra, tiếng cuối biến thành tiếng chuối. Còn vì sao mà những “bàn tay” chuối đến nay không chỉ có năm ngón, năm quả mà có khi đếm đến hàng chục, hàng hai chục thì điều ấy rất dễ hiểu: Thấy các em thích ăn chuối, nên các bàn tay chuối tự động sinh thêm ngón, thêm quả cho các em vui lòng. Và đó cũng là một cách cây muốn tỏ ra mình rất hiểu bụng người đã tạo nên cây. Đó là lòng yêu con, yêu trẻ của Tiêu Ly, người con út của thần cây. TRONG MỘT HỒ NƯỚC Võ Quảng Giếc sinh ra trong một hồ nước. Giếc bị lạc mẹ nên sống một mình. Gần chỗ Giếc ở chỉ thấy có Nòng Nọc. Nòng Nọc với Giếc lui tới gặp nhau, sau đó trở thành đôi bạn. Giếc gọi Nòng Nọc: - Nòng Nọc ơi! Lại đây ăn món này. Ngon lắm! - Món gì vậy? - Rong nâu đấy. Nòng Nọc bơi đến đớp gọn một miếng rong nâu: - Chà ngon quá! Nòng Nọc gọi Giếc: - Giếc ơi! Chui vào đây. Đây ấm lắm! Giếc quạt đuôi chui vào: - À, đây ấm thật! Ấm thật! Đôi bạn rất tâm đầu ý hợp. Họ chia nhau từng miếng ăn. Họ cùng bơi, cùng trườn, cùng chui, cùng nhảy, thích thú. Một hôm, chợt Giếc nhìn thấy từ trên bụng của Nòng Nọc có hai cục thịt lòi ra. Giếc tưởng đó là đôi vây của Nòng Nọc đang mọc. Hai cục thịt đó
  29. mỗi ngày mỗi dài ra. Hóa ra không phải đó là đôi vây, mà nhìn kỹ đó là đôi chân sau của Nòng Nọc. Đôi chân sau của Nòng Nọc mọc càng dài càng khỏe. Tiếp theo đôi chân sau, đôi chân trước của Nòng Nọc lại mọc ra. Giếc khong sao hiểu nổi một việc lạ lùng như vậy! Vì tất cả những con vật ở dưới nước như Rô, Như Mè đều phải có vây. Có vây mới có thể đi dây đi đó, lo làm ăn được! Nay Nòng Nọc lại mọc chân! Hoa sen trong hồ đang nở, Giếc rủ Nòng Nọc bơi xa dạo chơi một chuyến. Nòng Nọc lắc đầu: - Tôi chỉ còn cái đuôi. Bốn chân đều nghều không bơi xa được! Giếc đành dạo chơi một mình quanh hồ. Đến khi quay về chỗ cũ, Nòng Nọc đã đi đâu mất. Giếc tìm khắp nơi dưới nước, chẳng thấy tăm hơi Nòng Nọc đâu cả. Chui rúc mệt nhoài, chợt Giếc nghe thấy có tiếng gọi: - Giếc về đó hả? Tiếng gọi nghe vang từ đâu trên mặt nước. Giếc nhảy lên cao, thoáng thấy một anh chàng chễm chệ trên một lá sen. Đó không phải là Nòng Nọc, vì anh chàng này không có đuôi lại ngồi chồm hổm, đôi chân xếp dưới bụng. Anh chàng này kêu lên: - Ồ Giếc! Nòng Nọc đây mà! - Nòng Nọc sao lại không có đuôi? Nòng Nọc không biết ngồi như anh - Đuôi của tôi đã rụng mất rồi. Nó rụng lúc Giếc đi vắng. Vết rụng đây này! Nòng Nọc vừa nói vừa chìa mông để giếc nom thấy rõ những dấu vết còn lại nơi đã mất đuôi. Để càng thuyết phục được Giếc, Nòng Nọc há to mồm, chỉ cho Giếc thấy cái lưỡi của mình. Cái lưỡi đó không dính liền với cuống họng mà chỉ dính một tí ở đầu mồm. Nòng Nọc còn chỉ cho Giếc nhìn lại những răng. Nói cho đúng đó không phải những răng mà chỉ những cục thịt li ti dính với hàm trên của Nòng Nọc. những bộ phận lạ lùng như thế trước kia Giếc đã từng thấy ở trong mồm Nòng Nọc. Giếc đã không còn nghi ngờ gì nữa biết đó là bạn cũ của mình. Người bạn đó đã mọc chân, đã rụng đuôi, đã ngồi trên một lá sen, nhưng vẫn nhớ đến bạn cũ. Từ đó, đôi bạn càng thân nhau, càng lo cho nhau. Nòng Nọc cố tập cho Giếc biết nhảy cao, nhảy lên lá sen để cùng Nòng Nọc ngắm hồ, ngắm sương sa, ngắm ráng đỏ. Giếc đã thành công trong việc nhảy cao, nhưng khi ra khỏi mặt nước, Giếc nghe khó thở, không thể nằm lâu được. Nòng Nọc nhờ có Giếc đã ăn được rong màu
  30. lục, ăn được cả những ốc sên, vì Nòng Nọc mồm há to, thực sự đã thành một Nhái Bén. Đôi bạn, qua nhiều biến động vẫn thân nhautrong cả cuộc đời, từ lúc bé thơ cho đến khi khôn lớn. LỜI RU CỦA TRĂNG (Trích) (Xuân quỳnh) Các bạn nhỏ của trăng ơi, trong một ngày các bạn làm bao nhiêu việc, nào đi học mẫu giáo, khi về nhà còn phải xâu kim giúp bà, nhặt rau giúp mẹ, Trăng thì không nhiều việc như các bạn, Tuy vậy, các bạn đừng tưởng Trăng nhà rỗi lắm đâu. Vì thực sự đâu phải chỉ chiếu sáng. Trong lúc chiếu sáng còn biết bao nhiêu việc phải làm. Này nhé: Đêm khuya khi các bạn ngủ rồi, Trăng len qua các song cửa sổ, Trăng đem về cho các bạn bao điều thích thú khi các bạn nằm mơ. Nói thật đấy. Chẳng tin các bạn thử nhắm mắt lại xem. Các bạn thấy chưa: “Những khu rừng trải ra vô tận dưới ánh trăng, sông hát lên niềm vui của mình. Những sợi rong xanh biếc chập chờn. những con cá không muốn ngủ, cứ bơi lượn lấp lánh suốt đêm, ”. Này các bạn, có nhiều bạn cũng giống như những con cá, ham chơi quá không muốn ngủ. Thật ra khi ngủ, có phải thời gian mất đi đâu. Ngủ, đó là đi chơi tới một cuộc sống thần tiên khác. Trong lúc ngủ người ta mơ thấy những điều khi thức không thấy được. Chẳng hạn: bạn có thể thấy mình đang lái con tàu vũ trụ bay vút lên không trung, mặc dù chưa bao giờ bạn lái một chiếc máy bay nào cả. Bạn có thể gặp bố bạn mãi tận xa xôi. Bố bạn khoác vải dù, áo ướt hơi sương, lá ngụy trang trên mũ xào xạc ánh trăng. Những bạn mồ côi còn có thể gặp được cả cha mẹ mình. Nếu như không có giấc ngủ, các bạn sẽ thiệt thòi biết nhường nào. Hãy ngủ đi, hãy ngủ đi các bạn.” CÓ MỘT BẦY HƯƠU Vũ hùng Một bầy Hươu con rong chơi trong rừng xuân. Bầy hươu sàn sàn cùng một lứa tuổi. Các cậu hươu béo mập đầu mang gạc. Còn có cô hươu thì không
  31. mang gạc, nhưng có những đôi mắt đen rất to. Tất cả cùng khoác những tấm áo mới, mịn như nhung, màu nâu hoặc màu vàng, điểm những dấu hoa trắng, Bầy hươu con rong chơi thỏa thích. Đang chơi thì bỗng có một cô Hươu bé bỏng đi tới. Cô bước tập tễnh trông thật vất vả. Một chân sau của cô bị liệt. Bộ lông của cô xơ xác, đầy những vết bùn. Cô Hươu nói giọng khẩn khoản: - Các bạn ơi, cho tôi đi ăn cùng với nhé! Các cậu hươu nghe tiếng liền ngẩng lên, các cô hươu cũng vậy. Họ đua nhau mời: - Bạn vào đây! Ăn đi rồi chúng tôi lấy thêm mấy chiếc búp nữa thật ngon, Cô hươu tàn tật ăn rất ngon lành, cảm động nhìn các bạn hươu. Bầy hươu thương người bạn tàn tật quá. Con nào cũng ngó xuống chân, sung sướng khi thấy bốn cẳng chân nhẹ nhõm của mình vẫn còn nguyên vẹn. Càng sung sướng, chúng càng thương bạn mình hơn. Chúng chém bao nhiêu lá chồi non chất thành một ôm dưới chân bạn. Một bác hươu già từ trong rừng đi tới, thấy bầy hươu con giúp bạn, bác hươu già vừa lòng lắm. Bác đúng nhìn, cặp gạc lắc lư, và những túm lông ở cổ cứ rung rinh, SỰ TÍCH HOA NHÀI Nguyễn Văn Chương Ngày xưa các loài hoa mới chỉ có một màu sắc rực rỡ mà chưa có hương thơm. Trong một khu vườn nọ, có rất nhiều hoa mang màu áo đẹp: Chị Hồng Nhung phô yếm đỏ, chị Cúc khoe áo vàng, chị Thược Dược mang áo dài hồng, Các chị chỉ chăm lo vuốt ve sắc đẹp. Chẳng ai muốn làm việc và cũng chẳng ai để ý đến bé Nhài có áo trắng trong góc vườn. Các chị cho Nhài là xấu xí nên tỏ ra lạnh nhạt với em. Út Nhài buồn lắm, chỉ có cô gió là hay đến chơi. Em nói với cô Gió: “Cháu muốn có áo đẹp. Áo trắng không có ai thích, cháu buồn lắm”. Cô Gió âu yếm vuốt ve tà áo trắng của út Nhài: “Đừng buồn cháu ạ. Màu sắc có đẹp
  32. thật đấy, nhưng không được lâu. Cháu cứ chịu khó làm việc, rồi sẽ được mọi người yêu mến”. Nghe lời cô Gió, út Nhài chăm chỉ làm việc: ban ngày gom ánh nắng mặt trời làm cho lá xanh tươi, ban đêm thu giọt sương để lá tươi tốt, rễ không ngừng thu nhặt hạt màu trong đất để nuôi mình. Út cứ thế lớn lên. Rồi một ngày từ trong áo trắng bé bỏng, mảnh mai của út Nhài tỏa ra một làn hương thơm. Các chị Hồng Nhung, Cúc vàng, xì xào với nhau không biết hương thơm ở đâu? Út Nhài chẳng nói năng gì, vẫn chăm chỉ làm việc. Cô gió bay tới khen: “Cháu đáng yêu quá. Cháu có biết vì sao cháu thơm không? Đó là những ngày chăm chỉ làm việc của cháu. Cháu gắng giữ lấy hương thơm, lười là hương sẽ bay đi hết.” Mọi người đều yêu quý út Nhài, Cắm hoa Nhài vào lọ hoa cho thơm. Ông ướp hoa Nhài vào lọ đựng chè để mùi chè uống thơm ngon. Ở góc vườn, hoa Nhài vẫn cứ lặng lẽ, chăm chỉ làm việc để giữ mãi hương thơm và cô cũng rất hài lòng với màu áo trắng của mình. PHÒNG ĂN CỦA ĐỘNG VẬT Trong rừng có rất nhiều động vật sinh sống. Chúng muốn sống một cuộc sống tập thể giống như các bạn nhỏ ở nhà trẻ, mẫu giáo. Vì vậy, tất cả đều quyết định mở một phòng ăn cho loài vật. Như thế mọi loài đều có thể cùng vui chơi, cùng ăn cơm và ngày nào cũng được gặp nhau. Khi nhà ăn khai trương, các con thú đều vui mừng đến ăn. Tới đầu tiên là chú Khỉ háu ăn, láu táu. Xếp hàng đầu, Khỉ mua một đĩa đào tươi. Đó là món ăn nó thích nhất. Khỉ ăn như hùm nhai sói nút, một loáng đã hết sạch. Định chạy đi chơi nhưng nhìn quanh thấy các bạn khác vẫn ăn ngon lành. Nó gãi gãi cái đầu và chợt nảy ra ý định muốn biết các bạn khác đang ăn gì. Khỉ vòng quanh, vòng lại trong nhà ăn. Nhìn thấy Trông Choai vừa ăn gạo, vừa ăn sỏi, Khỉ ngạc nhiên hỏi: - Này bạn Trống Choai! Tại sao bạn lại ăn cả sỏi nữa thế? Trống Choai nói: - Sỏi có thể giúp bao tử (dạ dày) tôi nghiền nát thức ăn, như thế thức ăn được tiêu hóa dễ dàng.
  33. Khỉ con lại thấy hai bé Thỏ trắng và Thỏ Nâu đang ăn cỏ non với vẻ hứng thú liền bước tới hỏi: - Này! Cái miệng ba mảnh của các cậu ấy, lúc ăn có bị vương vãi không? Thỏ Trắng nói: - Không đâu! Cái miệng ba mảnh khiến chúng tôi ăn càng linh hoạt. Khỉ con lại đi đến bàn ăn của bà Vịt. Thấy Vịt khi ăn cía miệng cứ xốc tốc liên tiếp liền hỏi: - Bà Vịt ơi! Sao bà ăn mà không nhai? Bà ăn như vậy mà không bị nghẹn cổ à? Bà Vịt nói: - Loài Vịt chúng tôi không có răng nên khi ăn chỉ nuốt chửng. Nói rồi bà lại tiếp tục đớp những con cá con, nuốt xuống cổ. Vừa lúc đó có tiếng “Phụp” Khỉ con giật mình. Nó vội quay đầu lại. thì ra là bé Heo mải chen làm đổ mất chậu cơm của mình. Thấy Heo con liếm cơm trên đất, Khỉ con vội hỏi: - Heo con à! Sao bạn lại ăn đồ ăn trên đất, thật mất vệ sinh. Heo con ụt ịt: - Không sao, trong đất cát cũng có chất dinh dưỡng mà tôi cần. Khỉ bán tin bán nghi ngó cơm của Heo, không nói gì nữa. Một lúc sau, Khỉ lại phát hiện ra bác Bò Vàng đã ăn hết rơm cỏ rồi mà miệng vẫn cứ nhai nhóp nhép, liền tò mò hỏi: - Bác Bò ơi! Sao bác cứ nhai mãi vậy? Bò Vàng cười nói: - Sau khi nuốt thức ăn vào bao tử, chúng tôi lại phải ợ ra để nhai. Đó là thói quen nhai lại của họ nhà bò chúng tôi. Khỉ con nghe xong kinh ngạc đến mức mắt cứ chớp lia lịa. tại phòng ăn này, nó đã phát hiện ra biết bao điều thú vị. (Mẹ kể bé nghe – Hoàng Lan dịch, NXB Trẻ, 1999)
  34. LÁ MÙA THU Mùa thu đến, các loài thú trong rừng cũng chuẩn bị đi trú đông. Thậm chí cả chú Sóc ham chơi nhất cũng bận rộn hẳn lên. Nó hái những trái thông chín, vùi xuống đất để tích trữ lương thực cho mùa đông. Sóc con chạy qua lại trong rừng, đến chỗ cây Phong nó ngạc nhiên hỏi: - Cô Phong ơi, tôi nhớ mùa hè cô mặc áo xanh cơ mà? Sao bây giờ cô lại mặc áo đỏ? Cô Phong nói: - Sang thu, tiết trời mát mẻ, chất diệp lục trong lá của tôi bị phá vỡ, sắc tố màu đỏ đốm hoa lại tăng nhanh, cho nên lá xanh trên mình tôi biến thành màu đỏ. - Ồ, thì ra là như thế - sóc con nói – Bộ áo màu đỏ của cô thật là đẹp. - Ai cũng khen như thế, vì vậy, hàng năm, cứ vào thời gian này, nhiều người lại đến tham quan chúng tô đấy. Sóc lại chạy đi đến một cây Dương cao, thấy lá trên cây đã rụng gần hết, Sóc thương tình hỏi: - Bác Dương ơi, mùa đông sắp đén rồi, sao bác lại cởi áo ra thế, bác không sợ lạnh à? Bác Dương nói: - Trời lạnh rồi, ta uống được ít nước lắm nên phải trút bớt lá đi để tiết kiệm, Sóc con ạ. Sóc con vẫn không hiểu: - Nhưng cũng không cần thiết phải trút hết lá như vậy mà? Bác Dương giải thích: - Cháu thấy đấy, lá của ta rộng như thế nên nước trong người ta bay đi rất nhanh. Cho nên, ta chỉ còn cách trút bỏ hết lá mới có thể bình an sống qua mùa đông. Sóc con đã hiểu: “Đây cũng chính là một cách chuẩn bị qua mùa đông. Những ngày này, trong rững đã xảy ra biết bao sự đổi thay. Mình cũng phải chạy qua xem ông Thông già thế nào”. Nghĩ tới đó, Sóc con vội chạy ngay tới chỗ ông thông. Lạ chưa, lá của ông thông già vẫn xanh rì, không hề thay đổi. sóc con kêu lên: - ông Thông ơi, mùa đông sắp đến rồi, sao ông không rụng lá? Lẽ nào ông không sợ nước từ lá của ông bay đi mất sao? Ông Thông già cười ha ha:
  35. - Ông không sợ đâu, cháu xem lá của ông nhỏ như cây kim, bên ngoài còn có một lớp sáp bảo vệ nên quá trình bay hơi nước rất chậm, ông không cần rụng lá cũng có thể qua mùa đông an toàn, vì thế, mọi người gọi ông là “cây trường sinh”. Bây giờ thì Sóc con không còn thắc mắc nữa. Nói hiểu rồi. Mùa thu, các cây dù có biến đổi thế nào cũng đều là công việc chuẩn bị cho mùa đông. (Mẹ kể bé nghe – Hoàng Lan dịch, NXB Trẻ, 1999) CÂU HỎI – GỢI Ý TRẢ LỜI VÀ BÀI TẬP PHẦN CÂU HỎI Câu 1. Hãy phân tích vai trò của tác phẩm văn họctrong việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ lứa tuổi mầm non. Gợi ý trả lời - Giáo dục thẩm mĩ giữ vị trí trung tâm trong giáo dục mầm non, bởi với lứa tuổi mầm non, nhận thức thường thông qua con đường cụ thể, trực tiếp, cảm tính, gắn liền với những cảm xúc, tức là thông qua con đường thẩm mĩ. Đây là thời điểm thuận lợi để giáo dục thẩm mĩ có thểmang lại một hiệu quả to lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. - Văn học nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù của việc sáng tạo và thể hiện cái đẹp. Chính vì thế, văn học có khả năng chiếm ưu thế trong việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ lứa tuổi mầm non. - Văn học mang đến cho các em những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng; gởi mởtrong các em những xúc cảm thẩm mĩ và thị hiếu thẩm mĩ (phân tích ví dụ cụ thể). - Không chỉ cung cấp cho các em những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng, văn học còn giúp cho các em trí tưởng tượng phong phú, bay bổng để tự tạo ra cái đẹp hoặc tìm đến và thưởng thúc cái đẹp (cho ví dụ). Câu 2. Tác phẩm văn học có ý nghĩa như thế nào trong việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ lứa tuổi mầm non? Gợi ý trả lời
  36. - Giáo dục lòng nhân ái là cơ sở hàng đầu trong giáo dục mầm non, giúp trẻ xác lập được các mối quan hệ tích cực với môi trường xung quanh và cuộc sống để từ đó, trẻ có thể phát triển nhân cách một cách toàn diện. - Giáo dục lòng nhân ái cho con người từ lứa tuổi mầm non là thời điểm giáo dục thuận lợi và hiệu quả nhất. Về phương diện này, văn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi lẽ “văn học là nhân học”, “là một nghệ thuật nhân văn hơn cả”. - Văn học giáo dục cho các em tình yêu thương giữa con người với con người. + Tình cảm gia đình (tình mẹ con – cha con, tình anh em, tình bà cháu – ông cháu). + Tình cảm với cô thầy, bạn bè và với những người xung quanh. (Cần có ví dụ phân tích cụ thể) - Văn học không chỉ giáo dục cho các em tình yêu thương giữa con người với con người mà còn hướng các em tới những tình cảm tốt đẹp và thái độ nâng niu, trân trọng đối với thiên nhiên. + Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên. + Giao cảm với thiên nhiên. + Giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên như một kho báu vô tận. (Có ví dụ chứng minh) Câu 3. Tầm quan trọng của các tác phẩm văn học trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ lứa tuổi mầm non? Gợi ý trả lời - Giáo dục trí tuệ có vị trí hết sức quan trọng và cần thiết trong giáo dục mầm non, bởi trí tuệ là một trong những nhân tố đặc biệt giúp con người phát triển một cách toàn diện. - Văn học có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục trí tuệ cho trẻ lứa tuổi mầm non. - Văn học góp phần mở rộng sự hiểu biết của các em về thế giới môi trường xung quanh. + Văn học giúp trẻ nhận biết thế giới đồ vật (Qua những tác phẩm miêu tả đồ vật như: Bài thơ Bảng chỉ đường, Hòm thư, của Phạm Hổ)
  37. + Văn học giúp trẻ hiểu biết về thế giới loài vật (Qua những tác phẩm miêu tả đồ vật, ví dụ: Bài thơ Chú Bò tìm bạn, Mười quả trứng tròn, của Phạm Hổ, Ba chi gà mái, Gà đẻ, Con Bê lông vàng, của Võ Quảng” + Văn học giúp trẻ nhận biết về thế giới cỏ cây, hoa lá, ví dụ: Bắp cải xanh, rong và cá, Na, Củ cà rốt, của Phạm Hổ, + Văn học giúp trẻ nhận biết về các hiện tượng tự nhiên, ví dụ: Truyện Giọt nước tí xíu, giọng hót chim sơn ca, cây gạo, - Văn học cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm, những bài học về phép đối nhân xử thế trong những hoàn cảnh, những tình huống cụ thể của cuộc đời. (Qua những truyện ngụ ngôn, truyện đồng thoại, ) - Văn học giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ phong phú và mạch lạc. + Mở rộng vốn từ. + Cảm nhận được cái đẹp của ngôn từ của tiếng nói mẹ đẻ qua ngôn ngữ nghệ thuật. + Phát triển năng lực lời nói mạch lạc, nâng cao khả năng biểu đạt, Câu 4. Hãy phân tích những đặc điểm tâm lí có liên quan đến việc tiếp nhận văn học của trẻ lứa tuổi mầm non. Gợi ý trả lời Việc tiếp nhận tác phẩm văn học của trẻphuj thuộc rất nhiều vào đặc điểm tâm lí của trẻ. - Những xúc cảm, tình cảm của trẻ. + Trẻ có nhu cầu được yêu thương và thích yêu thương. + Những tình cảm của trẻ dễ được chuyển hóa vào các nhân vật khi trẻ nghe tác phẩm văn học (trẻ dễ rung cảm và có sự đồng cảm sâu sắc). - Tu duy “Vật ngã đồng nhất”, ngây thơ và trong trẻo giúp cho trẻ có thể đồng cảm được với các yếu tố tưởng tượng trong tác phẩm văn học. Câu 5. hãy nêu vắn tắt dạy học theo quan điểm tích hợp ở trường mầm non hiện nay? Gợi ý trả lời - Dạy học theo quan điểm tích hợp là sự nhìn nhận thế giới tự nhiên, xã hội và con người như một thể thống nhất không chia cắt rạch ròi các sự vật và hiện tượng.
  38. - Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non được thể hiện cụ thể ở mối liên quan chặt chẽ giữa chăm sóc và giáo dục trẻ em; ở sự lồng ghép, đan cài các hoạt động, trong đó hoạt động chơi là chủ đạo. Câu 6. Phân tích những ưu điểm của dạy học theo quan điểm tích hợp ở trường mầm non hiện nay? Gợi ý trả lời Với quan điểm dạy học theo hướng tích hợp như hiện nay, cả cô và trẻ đều có nhiều thuận lợi: - Hoạt động của trẻ được xuất phát từ những đặc điểm tâm lí chung và những năng lực chung nhất nhằm phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. - Nội dung giáo dục được thiết kế theo những chủ đề gần gũi, thể hiện mối quan hệ qua lại, đòng tâm phát triển giữa trẻ vói môi trường văn hóa – xã hội – con người và thế giới tự nhiên, trong đó trẻ là trung tâm. - Được phép tích hợp các tri thức khác nhau của các môn học trong các hoạt động của trẻ. - Giáo viên được linh hoạt trong việc xác định, lựa chọn và tổ chức những hoạt động giáo dục phong phú, tạo sự hứng thú cho trẻ. - Giáo viên sử dụng phương pháp dạy sáng tạo. Trẻ được tham gia một cách mạnh dạn và tự tin, Câu 7. Trong hoạt động góc thư viện, trẻ được xem, được nghe nhiều tác phẩm văn học (Vì đây là góc sách và truyện), đồng thời trẻ cũng rèn luyện được nhiều kĩ năng, ví dụ: - Kỹ năng giao tiếp: + Trẻ biết lắng nghe cô hoặc bạn kể chuyện. + Trẻ được mở rộng vốn từ do học được trong tác phẩm; + Trẻ biết trả lời câu hỏi theo nội dung truyện; - Kỹ năng nhận thức: + Trẻ nhớ được cốt truyện và tự lể lại truyện; + Trẻ dự đoán nội dung diễn biến tiếp theo của truyện; + Trẻ hiểu được cách thức giải quyết vấn đề trong truyện; + Trẻ biết liện hệ giữa tác phẩm với cuộc sống; - Kỹ năng đọc sớm:
  39. + Trẻ biết được các ký hiệu chữ viết có ý nghĩa; + Trẻ biết được quy luật đọc sách; - Kỹ năng vận động tĩnh: + Trẻ biết cách mở sách, biết cách lật từng trang sách, Câu 8. Tại sao lại phải đọc,kể tác phẩm văn học cho trẻ em nghe? Gợi ý trả lời - Văn học là loại hình nghệ thuật rất gần gũi với trẻ thơ và dễ được trẻ em tiếp nhận. - Văn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho việc phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện: + Văn học góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. + Văn học có tác động tích cực giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. + Văn học có ý nghĩa nâng cao khả năng nhận thức và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Chính vì văn học có ý nghĩa đặc biệt như vậy nên phải tích cực đưa văn học đến cho trẻ, và việc đọc, kể tác phẩm văn học cho trẻ nghe phải được nâng lên thành nghệ thuật. Câu 9. Đọc truyện khác so với kể chuyện như thế nào? - Đọc là truyền đạt nguyên văn như văn bản được in. - Kể là truyền đạt văn bản một cách tự do,không cần phải chính xác tới từng từ, từng câu, từng chữ, thậm chí từng chi tiết, thay đổi từ ngữ cho phù hợp. Hoặc vừa kể vừa xen giải thích, bình luận. Câu 10. Thế nào là đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học? Khi đọc, kể diễn cảm cần lưu ý tới những vấn đề gì? Gợi ý trả lời - Đọc, kể diển cảm tác phẩm văn học (hay còn gọi là đọc, kể tác phẩm văn học một cách có nghệ thuật) là người đọc, kể sử dụng mọi sắc thái của giọng để trình bày tác phẩm, giúp cho người nghe có thể nhìn thấy những cái đã được nghe và khơi gợi lên những rung động, những cảm xúc ở họ. - Khi đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học, cần lưu ý một số vấn đề sau: + Xác định giọng điệu cơ bản của tác phẩm đọc, kể;
  40. + Xác định ngữ điệu: Ngữ điệu chung và ngữ điệu của từng phần, đoạn. Muốn xác định đúng ngữ điệu phải lưu ý tới: Đọc chính âm; Cách ngừng giọng; Nhịp điệu và cường điệu. + Tư thế, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Câu 11. Trình bày các phương pháp đọc và kể tác phẩm văn học cho trẻ nghe? Gợi ý trả lời a) Đọc, kể tác phẩm một cách có nghệ thuật (diễn cảm) - Phân biệt đọc và kể. - Nắm được các thủ thuật cơ bản của việc đọc, kể có nghệ thuật: + Xác định giọng điệu; + Xác định ngữ điệu; + Tư thế, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. - Giáo viên phải làm chủ tác phẩm và phải chủ động sử dụng các sắc thái biểu cảm của ngôn ngữ. - Có thể kết hợp cả đọc và kể khi trình bày một tác phẩm. b) Đọc, kể lại tác phẩm hoặc một đoạn trong tác phẩm. Quy trình diễn ra như sau: - Giáo viên đọc, kể diễn biến toàn bộ tác phẩm; - Sau đó để thời gian cho trẻ cảm nhận sơ bộ tác phẩm, giáo viên hỏi trẻ có thích nghe lại tác phẩm không; - Giáo viên đọc lại tác phẩm (chú ý hứng thú của trẻ, trong trường hợp trẻ không muốn nghe nữa, cô phải ngừng lại không nên cố đọc, kể). Những tác phẩm dài, cô có thể đọc, kể lại phần chủ yếu nhất để trẻ nhớ nội dung cốt truyện, hoặc những hình ảnh, những từ ngữ nghệ thuật trong tác phẩm (những phần khác cô có thể đọc, kể ở những tiết khác nhau hoặc ở ngoài tiết học) c) Đọc, kể kết hợp với trao đổi, gợi mở (phương pháp đàm thoại) Trong hoạt động đọc, kể tác phẩm văn học, cô trao đổi, gợi mở với trẻ về những gí trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nhằm giúp trẻ cảm thụ tác phẩm tốt hơn. Hệ thống câu hỏi trao đổi, gợi mở của cô xoay quanh: - Các sự kiện trong tác phẩm có liên quan đến cuộc sống của trẻ.
  41. - Những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm; - Sự nhận thức của trẻ về tác phẩm (ví dụ). Với những truyện dài phải chia nhiều tiết, hệ thống câu hỏi trao đổi gợi mở của cô trong từng tiết học phải tăng dần mức độ khó (cho ví dụ). d) Đọc, kể kết hợp với sử dụng tranh ảnh minh họa. - Yêu cầu chọn tranh, ảnh: đẹp, hấp dẫn (đảm bảo tính nghệ thuật; kích thước, bố cục, màu sắc phải phù hợp với tâm kí của trẻ và không gian lớp học. - Yêu cầu sử dụng tranh, ảnh: + Cô đọc, kể cho trẻ nghe toàn bộ văn bản, sau đó mới cho trẻ xem tranh, ảnh để tránh sự phân tán tư tưởng khi trẻ nghe cô đọc, kể. (Có thể cho trẻ xem tranh, ảnh trước rồi đọc, kể sau) + Sau khi trẻ đã được xem tranh, ảnh, cô đọc, kể lại tác phẩm. + Đối với trẻ bé, có thể dùng teanh, ảnh nhiều hơn. + Lưu ý tranh, ảnh chỉ là việc bổ trợ cho việc đọc, kể tác phẩm, không nên lạm dụng quá nhiều. e) Đọc, kể tác phẩm văn học kêt hợp với phương tiện khác, ví dụ: - Máy chiếu hình: Cô vừa cho máy chiếu những hình ảnh, vừa đọc, kể tác phẩm (máy chiếu hình cũng có những đặc điểm giống với tranh minh họa nhưng đọng hơn) - Xem phim hoặc rối nước: Sau khi trẻ đã được nghe đọc, kể tác phẩm, cô tổ chức cho các cháu xem phim hoặc rối nước về các tác phẩm đó nhằm giúp trẻ có ấn tượng sâu sắc về tác phẩm, Câu 12. Hãy phân tích những ảnh hưởng của việc sử dụng tranh ảnh, tài liệu minh họa đến sự lĩnh hội tác phẩm văn học của trẻ lứa tuổi mầm non. Gợi ý trả lời - Việc sử dụng tranh, ảnh và tài liệu minh họa trong hoạt động đọc, kể tác phẩm văn học rất có ý nghĩa đối với sự lĩnh hội tác phẩm của trẻ. + Tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, vì vậy tranh, ảnh và tài liệu minh họa sẽ tác động trực tiếp tới giác quan, giúp trẻ dễ hình dung, tưởng tượng, tạo ấn tượng để lĩnh hội tác phẩm tốt hơn và khả năng ghi nhớ sâu hơn. + Đọc, kể kết hợp với sử dụng tranh, ảnh và tài liệu minh họa dễ gây hứng thú cho trẻ. Đó là tiền đề để lĩnh hội tác phẩm được tốt hơn.
  42. Câu 13. Việc sử dụng những câu hỏi trao đổi, gợi mở khi đọc, kể tác phẩm văn học cho trẻ có ý nghĩa gì? Gợi ý trả lời - Làm cho tiết học đỡ nhàm chán (Nếu cô chỉ độc thoại). - Đàm thoại là nội dung của phương pháp dạy học hiện đại, lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ được phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo. - Đàm thoại giữa cô với cháu về tác phẩm văn học sẽ giúp cho trẻ cảm thụ tác phẩm tốt hơn. Trẻ hiểu hơn, ghi nhớ sâu hơn về các nhân vật, những chi tiết trong tác phẩm (Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm). Câu 14.Yêu cầu của việc dạy trẻ học thuộc thơ Gợi ý trả lời a) Việc dạy trẻ học thuộc thơ được thục hiện theo lối thuyền khẩu, vì thế, yêu cầu cô phải truyền đạt đúng tính chất nhịp điệu của bài thơ (đọc diễn cảm). b) Dạy trẻ học thuộc thơ có thể thực hiện trong một tiết, hoặc hai, ba tiết; cả bài hoặc một đoạn, nhưng phải lưu ý tác phẩm văn họclaf một chỉnh thể nghệ thuật, cho dù dạy thế nào thì cô cũng phải cho cháu hiểu toàn bộ ý nghĩa của nó vũng như cấu trúc hình ảnh và sự hài hòa về âm thanh nhịp điệu của tác phẩm. c) Để tích cực hóa sự chú ý của trẻ, cô có thể bổ sung những công việc khác cho đỡ nhàm chán, mệt mỏi kích thích sự hứng thú của trẻ. d) Khi cho trẻ đọc, cô phải hướng cho trẻ đọc đúng, không giọng, sau đó tiến tới đọc diễn cảm, thể hiện rõ ngữ điệu, nhịp điệu của bài thơ. Câu 15. Yêu cầu của việc dạy trẻ kể lại truyện? Gợi ý trả lời - Việc dạy trẻ kể lại truyện bắt đầu bằng việc cô kể diễn cảm nhiều lần câu chuyện đó - Sau khi đã kể nhiều lần, cô dùng hệ thống câu hỏi nhằm giúp trẻ nhớ lại nội dung của truyện. Các câu hỏi này phải tăng dần mức độ khó và mức độ chi tiết. - Sau khi trẻ đã hiểu và nhớ được nội dung truyện, cô bắt đầu cho trẻ tập kể lại.
  43. - Trong quá trình kể lại truyện, cô chú ý sửa cho trẻ các lỗi về ngôn ngữ, động viên các cháu diễn đạt bằng ngôn ngữ mạch lạc và bằng ngôn ngữ của trẻ. Câu 16. Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, cần lưu ý những điểm gì? Gợi ý trả lời - Cô phải cho trẻ nhớ được nội dung câu chuyện và biết cách kể lại truyện, nắm được kỹ năng sáng tạo. - Nếu kể truyện theo tranh, cô phải cho trẻ hiểu và có cảm xúc với những bức tranh đó. - Trong khi kể, trẻ có thể sáng tạo về từ ngữ, sáng tạo về chi tiết và thể hiện sắc thía tình cảm. Cô giáo cần động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo, không gò bó, cứng nhắc (Không ép trẻ phải theo ý của cô). Cô phải theo dõi lô gích và giá trị của truyện, tránh để trẻ tự do đi qua làm cho câu chuyện bị lệch hướng. Câu 17. Những lưu ý khi tổ chức trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học cho trẻ mầm non? Gợi ý trả lời - Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học là một kiểu học mang tính chất trò chơi, giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm một cách có hiệu quả, đồng thời giúp trẻ phát triển nhân cách về nhiều mặt, nhất là phát triển ngôn ngữ. - Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học không đơn thuần là trò chơi mà còn là hoạt động mang tính nghệ thuật. Hai yếu tố hoạt động trò chơi và hoạt động nghệ thuật phải được kết hợp chặt chẽ trong nội dung cũng như trong quá trình tổ chức vui chơi. - Khi tổ chức trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học, phải lưu ý: + Yếu tố chơi phải được thể hiện rõ ràng. Trong khi chơi trẻ phải được vui thích, tự nguyện và được thỏa mãn với việc đóng kịch. Trẻ phải được thỏa thuận khi phân vai và được thể hiện vai diễn một cách tự nhiên, không gò bó (Cô không can thiệp quá sâu vào cách diễn và cuộc chơi của trẻ). + Yếu tố nghệ thuật trong trò chơi được biểu hiện trước tiên ở kịch bản. Vì vậy, cô phải chuẩn bị kịch bản thật chu đáo. Kịch bản vừa là nội dung của cốt truyện, vừa là kế hoach sẽ thực hiện trong quá trình tổ chức trò chơi.
  44. Cô giúp đỡ trẻ nhập vai, “hóa thân” vào nhân vạt mà mình tham gia để trẻ phát huy cao độ các chức năng tâm lí như: Ngôn ngữ, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng và xúc cảm, Câu 18. Các tiêu chí lựa chọn tác phẩm văn học chuyển thể sang kịch bản để tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ mầm non? Gợi ý trả lời Khi lựa chọn tác phẩm văn học để chuyển thể sang kịch bản, cần chú ý những tiêu chí sau đây: a) Tác phẩm được lựa chọn chuyển thể cần có một cốt truyện mạch lạc, các tình tiết hấp dẫn mang tính kịch, thu hút được sự chú ý của trẻ. b) những tác phẩm được lựa chọn phải chứa nhiều mâu thuẫn. c) Các tác phẩm được lựa chọn có các tuyến nhân vật rõ ràng. d) Các tác phẩm được lựa chọn phải có hệ thóng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với trẻ thơ. Câu 19. Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học khác với trò chơi ở điểm nào? Gợi ý trả lời - Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học là một hoạt động vui chơi đặc biệt của trẻ ở trường mầm non. Nó không đơn thuần là trò chơi mà còn là hoạt động mang tính nghệ thuật. - Trong khi chơi trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học, trẻ phải nhập vai, phải “hóa thân” vào các nhân vật mà mình tham gia (không chỉ là ngôn ngữ, nét mặt, cử chỉ, diệu bộ, mà còn là xúc cảm thực sự). PHẦN BÀI TẬP Câu 1. Hãy phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên được thể hiện trong bài thơ Trăng sáng của Nhược Thủy. - Trăng là một đề tài lớn trong văn học nói chung và thơ cho trẻ nói riêng. Hầu hết các tác giả viết cho các em đều có những bài thơ viết về trăng (ví dụ: Phạm Hổ viết Một ông trăng, Trần Đăng Khoa viết Trăng ơi Từ đâu đến!, Trăng sáng sân nhà em, Trông trăng, Tiếng đàn bầu và đêm trăng, ) - Bài thơ Trăng sáng của Nhược Thủy gồm 2 khổ, mỗi khổ vẽ lên một bức tranh đẹp tại những thời khắc khác nhau của trăng:
  45. + Khổ 1: Vẻ đẹp trong đêm rằm, khi trăng tròn và sáng tỏ. + Khổ 2: Vẻ đẹp trong những đêm đầu tháng, khi trăng khuyết. Với 2 bức tranh này, tác giả cho các em thấy được hiện tượng trăng khuyết, trăng tròn (sự nhận biết về thời gian). - chú ý những hình ảnh so sánh và các từ tượng hình: + Trăng tròn như cái đĩa Lơ lửng mà không rơi + Những hôm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi Với các từ tượng hình (Nhừng từ in nghiêng) cùng với lối so sánh cụ thể, tác giả giúp cho trẻ hình dung một cách rõ ràng trăng tròn, trăng khuyết (Có thể so sánh với cách miêu tả trăng cử Trần Dăng Khoa trong bài Trăng ơi từ đâu đến!: + Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà. + Trăng tròn như mát cá Chẳng bao giờ chớp mi. + Trăng bay như quả bóng Đứa nào đá lên trời - Hình ảnh trăng được nhân cách hóa, như một người bạn của em bé. Con người và thiên nhiên giao hòa quấn quýt trong bài thơ Trăng sáng của Nhược Thủy – Phương Hoa: “Em đi trăng theo bước Như muốn cùng đi chơi ” Câu 2. Bài thơ Hoa cúc vàng (Nguyễn Văn Chương) có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi mầm non? Gợi ý trả lời - Bài thơ giúp trẻ nhận biết được một hiện tượng thiên nhiên: Hoa cúc nở vào mùa xuân (Tết). - Trẻ nhận biết được hoa cúc màu vàng (vàng rực rỡ như nắng) và lá cúc màu xanh biếc. - Những hình ảnh so sánh, nhân hóa (Trời đắp chăn bông – còn cây chịu rét ), những câu hỏi tu từ (Thấy mùa xuân đẹp – nắng lại về chăng?), Giúp
  46. trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của hoa cúc; niềm vui của con người khi hoa cúc nở chào năm mới; sự chắt chiu, gom nhặt và cống hiến: Mùa đông nắng ít, Cúc gom nắng vàng Vào trong lá biếc Chờ cho đến tết Nở bung thành hoa Rực vàng hoa cúc Ấm vui mọi nhà - Trẻ tiếp thu được những ngôn ngữ nghệ thuật trong bài thơ: Đi đâu miết, gom nắng, nở bung, rực vàng, và học được cách miêu tả đầy ấn tượng. Câu 3. Phân tích hình ảnh chú Bồ Nông trong truyện Bồ Nông có hiếu để thấy rõ tấm lòng hiếu thảo của người con đối với người mẹ. Gợi ý trả lời - Hình ảnh chú Bồ Nông đi kiếm ăn: + Một mình dìu mẹ đến chỗ mát; + Mò mẫm trong đêm khuya vắng; Bắt được con nào cũng ngậm vào miệng phần mẹ. - Điều kiện khó khăn: + Trên đồng nẻ, dưới ao khô, mặt sông cũng chỉ còn xăm xắp nước; + Cua cá chết gần hết; + Phải đi rất xa, có khi gần sáng vẫn chư xúc được gì. - Tâm trạng của chú Bồ Nông: + Khi qua mệt định quay về, nhưng nghĩ đến mẹ lại gắng gượng mò thêm; + Hồi tưởng khi còn bé, mẹ đã phải vất vả , thậm chí nhịn ăn để nuôi đàn con, Bồ Nông rất thương mẹ. - Hình ảnh chú Bồ Nông sau một thời gian chăm nuôi mẹ: + Chú ta gầy quá; + Cái mỏ vốn gọn ghẽ, nay chảy xệ xuống; + Bồ Nông rất vui vì mẹ đã khỏe mạnh.
  47. Câu 4. Xác định giọng điệu cơ bản và ngữ điệu khi đọc các tác phẩm sau: Gợi ý trả lời - Bài thơ Bác Hồ của em (Phan Thị Thanh Nhàn) + Giọng nhẹ nhàng, trang trọng Sáu câu đầu: Giọng hơi trầm lắng, vẻ nuối tiếc. Bốn câu sau: tự hào và thiết tha. + Ngữ điệu chung: Độ cao của giọng vừa phải, chậm rãi, thể hiện tâm trạng tiếc nuối (đượm buồn) Sáu câu đầu: ngữ điệu thấp hơn, da diết; Bốn câu sau: ngữ điệu cao hơn một chút. - Bài thơ Rong và Cá (Phạm Hổ) + Giọng vui tươi, trìu mến + Ngữ điệu vừa phải, có điểm nhấn vào các từ miêu tả (các tính từ: đẹp, đỏ, và các từ tượng hình: nhẹ nhàng, uốn lượn, ). - Bài thơ Làm anh (Phan Thị Thanh Nhàn) + Giọng điệu vui, hóm hỉnh, thiết tha và tự hào. + Ngữ điệu cao - Truyện Cây khế + Giọng điệu chung: Thủ thỉ, tâm tình (Giọng kể chuyện cổ tích) Chú ý phân biệt giọng của các nhân vật: Giọng người em: nhỏ nhẹ, buồn rầu. Giọng người anh: giả dối, đanh và thô; Giọng chim Phượng Hoàng: trung tính. + Ngữ điệu: Kể với độ cao vừa phải. Chỉ lên giọng (hơi cao) khi kể yowis những điểm nhấn, ví dụ: “Người em chỉ may cái túi dài đúng ba gang”; “Người anh may cái túi dài tới sáu gang”; “Khi ra đảo, người anh hoa mắt, nhét đầy vàng vào túi sáu gang, lại còn dắt thêm vào đầy các túi áo”,
  48. MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I 3 Vai trò của các tác phẩm văn học đối với việc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non 3 I. Tác phẩm văn học với giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non. 4 II. Tác phẩm ván học với giáo dục lòng nhân ái cho trẻ em lứa tuổi mầm non 10 III. Tác phảm văn học với giáo dục nhận thức, ngôn ngữ cho trẻ em lứa tuổi mầm non 16 CHƯƠNG II: 19 NGHỆ THUẬT ĐỌC, KỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON 19 II. KHÁI NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT ĐỌC, KỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ EM 20 III. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC CỦA TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON. 22 IV. NGHỆ THUẬT ĐỌC, KỂ DIỄN CẢM. 24 1.Xác định giọng điệu cơ bản 26 2. Xác định ngữ điệu 28 V. LUYỆN CÁCH ĐỌC, KỂ DIỄN CẢM 34 VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỌC VÀ KỂ CHUYỆN. 35 VII. CÁC HÌNH THỨC ĐỌC, KỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ Ở MẦM NON 43 Giáo án 48 KỂ CHUYỆN CHO TRẺ NGHE 48 Giáo án 50 DẠY TRẺ KỂ LẠI TRUYỆN 50 Giáo án 51 ĐỌC THƠ CHO TRẺ NGHE 51 CHƯƠNG III: 54 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON 54 I. Dạy trẻ học thuộc thơ 54 II.Dạy trẻ kể lại truyện 56 III. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH THEO TÁC PHẨM VĂN HỌC 60 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 71 PHỤ LỤC 79
  49. Chịu trách nhiệm xuất bản Tổng Giám đốc ĐINH NGỌC BẢO Tổng biên tập ĐINH VĂN VANG Chịu trách nhiệm nội dung TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA – ĐẠI HỌC HUẾ Biên tập và sửa bản in ĐINH DIỆU LINH Trình bày bìa PHẠM VIỆT QUANG Chế bản ĐÀO PHƯƠNG DUYẾN GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP ĐỌC, KỂ DIỄN CẢM THƠ, TRUYỆN CHO TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON In 2800 cuốn, khổ 16x24cm, tại Xí nghiệp in Tổng cục CNQP Đăng kí KHXB số: 77 – 2010/CXB/223 – 02/ĐHSP ngày 15/1/2010 In xong và nộp lưu chiểu tháng 2 năm 2011