Giáo trình Nuôi lợn vỗ béo
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nuôi lợn vỗ béo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_nuoi_lon_vo_beo.pdf
Nội dung text: Giáo trình Nuôi lợn vỗ béo
- 0 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI LỢN VỖ BÉO MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ: CHĂN NUÔI GÀ, LỢN HỮU CƠ Trình độ: Sơ cấp nghề
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Chương trình đào tạo nghề chăn nuôi gà, lợn hữu cơ được xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ DACUM. Chương trình được kết cấu thành 7 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô-gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về chăn nuôi gà, lợn hữu cơ. Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi đào tạo, học viên có khả năng tự nuôi hữu cơ làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực liên quan đến chăn nuôi gà lợn hữu cơ. Mô đun nuôi lợn vỗ béo gồm có 5 bài: Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi lợn vỗ béo Bài 2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống Bài 3: Nuôi dưỡng lợn vỗ béo Bài 4: Chăm sóc lợn vỗ béo Bài 5: Phòng và trị bệnh Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo sơ cấp nghề ở nước ta là mới, vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Ban xây dựng chương trình và tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn! 1. Nguyễn Linh 2. Nguyễn Ngọc Điểm
- 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MÔ ĐUN NUÔI LỢN VỖ BÉO 6 Bài 1: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI LỢN VỖ BÉO 7 Mã bài: MĐ 05 - 01 7 A. Nội dung: 7 1. Chuẩn bị chuồng nuôi 7 1.1. Chọn hướng chuồng 7 1.2. Chọn vị trí đặt chuồng 8 1.3. Chọn kiểu chuồng 8 2. Chuẩn bị máng ăn 9 2.1. Chọn kiểu máng ăn 9 2.2. Chọn vị trí đặt máng ăn 10 2.3. Kiểm tra máng ăn 10 3. Chuẩn bị máng uống 11 3.1. Chọn kiểu máng uống 11 3.2. Chọn vị trí đặt máng uống 11 3.3. Kiểm tra máng uống 11 4. Chuẩn bị trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi 11 4.1. Liệt kê trang thiết bị và dụng cụ 11 4.2. Bố trí trang thiết bị 12 4.3. Kiểm tra trang thiết bị và dụng cụ 13 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 13 C. Ghi nhớ: Error! Bookmark not defined. Bài 2: CHUẨN BỊ TỨC ĂN, NƯỚC UỐNG 16 A. Nội dung 16 1. Xây dựng kế hoạch thức ăn 16 1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn vỗ béo 16 1.2. Tiêu chuẩn hữu cơ của thức ăn cho lợn vỗ béo 16 1.3. Lập khẩu phần ăn cho lợn vỗ béo 17 1.4. Lịch cho lợn ăn vỗ béo 17 2. Chuẩn bị thức ăn tinh 17 2.1. Tiêu chuẩn hữu cơ về thức ăn tinh cho lợn vỗ béo 17 2.2. Các loại thức ăn tinh 17 2.3. Nguồn thức ăn tinh tại địa phương 18 2.4. Lập kế hoạch 18 3. Chuẩn bị thức ăn giàu đạm 19 3.1. Tiêu chuẩn hữu cơ về thức ăn giàu đạm cho lợn vỗ béo 19 3.2. Các loại thức ăn giàu đạm sử dụng cho chăn nuôi lợn vỗ béo 19
- 4 3.3. Lập kế hoạch sử dụng thức ăn 19 4. Chuẩn bị nước uống 19 4.1. Nhu cầu nước uống cho lợn vỗ béo 19 4.2. Kiểm tra nước uống 20 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 20 C. Ghi nhớ: Error! Bookmark not defined. Bài 3: NUÔI DƯỠNG LỢN VỖ BÉO 22 A. Nội dung 22 1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng 22 1.1. Xác định nhu cầu thức ăn tinh 22 1.2. Xác định nhu cầu thức ăn giầu đạm và thức ăn bổ sung 23 * Nhu cầu thức ăn giàu đạm 23 2. Lập khẩu phần ăn 26 3. Kiểm tra chất lượng thức ăn 26 4. Cho lợn ăn, uống 27 5. Theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn và điều chỉnh khẩu phần 28 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 28 C. Ghi nhớ: Error! Bookmark not defined. Bài 4: CHĂM SÓC LỢN VỖ BÉO 30 A. Nội dung: 30 1. Kiểm tra sức khỏe ban đầu 30 1.1. Quan sát cá thể lợn 30 1.2. Quan sát đàn lợn 30 2. Kiểm tra khối lượng cá thể 30 2.1. Chọn mẫu kiểm tra 30 2.2. Cân cá thể 30 3. Định thời điểm xuất chuồng 31 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 32 C. Ghi nhớ: Error! Bookmark not defined. Bài 5: PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN VỖ BÉO 34 A. Nội dung 34 1. Phòng và điều trị bệnh phó thương hàn 34 2. Phòng và điều trị bệnh dịch tả 36 3. Phòng và điều trị bệnh tụ huyết trùng 38 4. Phòng bệnh tai xanh 39 5. Phòng và điều trị bệnh ký sinh trùng 40 6. Vệ sinh môi trường chăn nuôi 42 7. Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi 43 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 43 C. Ghi nhớ: 44 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 46
- 5 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 46 II. Mục tiêu: 46 III. Nội dung chính của mô đun: 46 IV. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 47 4.1. Đánh giá bài thực hành 5.1.1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi lợn vỗ béo tại một trại chăn nuôi lợn hữu cơ nơi học tập. 47 4.2. Đánh giá bài thực hành 5.1.2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống cho lợn vỗ béo tại một trại chăn nuôi lợn hữu cơ nơi học tập. 48 4.3. Đánh giá bài thực hành 5.1.3: Nuôi dưỡng lợn vỗ béo tại một trại chăn nuôi lợn hữu cơ nơi học tập. 49 4.4. Đánh giá bài thực hành 5.1.4: Chăm sóc lợn vỗ béo tại một trại chăn nuôi lợn hữu cơ nơi học tập. 50 4.5. Đánh giá bài thực hành 5.1.5: Phòng và trị bệnh cho lợn vỗ béo tại một trại chăn nuôi lợn hữu cơ nơi học tập. 51 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
- 6 MÔ ĐUN NUÔI LỢN VỖ BÉO Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun: Mô đun 04: Nuôi lợn vỗ béo với tổng số giờ là 70 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc trong việc nuôi lợn vỗ béo. Đồng thời thực hiện thành thạo các bước công việc trong việc nuôi dưỡng lợn vỗ béo. Nội dung chính của mô đun là chuẩn bị chuồng nuôi, chuẩn bị thức ăn nước uống, nuôi dưỡng lợn vỗ béo, chăm sóc lợn vỗ béo, phòng và trị bệnh cho lợn vỗ béo. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thức mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành.
- 7 Bài 1: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI LỢN VỖ BÉO Mã bài: MĐ 05 - 01 Mục tiêu: - Chuẩn bị được chuồng trại trong chăn nuôi lợn vỗ béo theo phương thức hữu cơ - Bố trí được các trang thiết bị cần thiết trong khu vực chăn nuôi lợn vỗ béo A. Nội dung: 1. Chuẩn bị chuồng nuôi 1.1. Chọn hướng chuồng - Tất cả các chuồng cần chọn hướng chuồng để có thể đón ánh sáng mặt trời chiếu vào một phần chuồng đồng thời hạn chế được hướng gió đông bắc và gió tây nam, mưa tạt vào mùa mưa ở các tỉnh phía nam. Vì vậy chuồng có cấu tạo 1 dãy thì mặt trước hướng về phía nam hoặc đông nam. - Chuồng có sân chơi hướng đông thì nuôi dê đang nuôi con và dê chửa, để tận dụng ánh sáng nắng buổi sáng tạo vitamin D3 giúp lợn sinh trưởng, đồng hoá Ca, P tốt. Nắng buổi chiều dễ làm cho dê mệt mỏi, thở nhiều, bị bệnh mềm xương, con đẻ ra chân yếu, vì nắng buổi chiều chứa nhiều tia tử ngoại. - Khoảng cách giữa các chuồng phải đảm bảo thông thoáng, vừa để có đủ ánh sáng chiếu vào vừa giúp cho điều hoà nhiệt độ chuồng nuôi. - Các hướng chuồng nuôi phù hợp; + Hướng Bắc – Nam B Gió đông bắc T Đ N + Hướng Đông – Nam B T Đ N Gió đông nam
- 8 1.2. Chọn vị trí đặt chuồng - Đặt chuồng những vị trí có nền đất cao và thoai thoải dốc, khô ráo tránh đọng nước, ẩm thấp. Hình 5.1.1. Chuồng lợn 1.3. Chọn kiểu chuồng - Trong điều kiện chăn nuôi lợn vỗ béo nông hộ quy mô nhỏ, kiểu chuồng nuôi có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh (số lượng lợn, diện tích đất, điều kiện khí hậu thời tiết, vốn đầu tư ). Chuồng có thể làm rất đơn giản. Tuy nhiên cần đảm bảo được những nguyên tắc cơ bản về xây dựng và vệ sinh chuồng nuôi. - Kiểu chuồng thích hợp cho chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ. Ưu điểm là có thể tận dụng, tiết kiệm được nguyên vật liệu, dễ đặt vị trí. - Trong chăn nuôi hữu cơ có nhiều kiểu chuồng, tùy theo giống lợn mà ta làm kiều chuồng phù hợp. - Thường thì lợn tự nhiên chỉ đào hố để ngủ và trú ẩn, đối với các loại lợn sống gần với hoang dã như lợn rừng, lợn mán, ta nên chọn kiểu chuồng hầm, kín. Vì các loại lợn này ít khi sống trong chuồng, chúng thường vận động bên ngoài chỉ vào chuồng để ngủ hoặc vào ban đêm. - Đối với những giống lợn thuần hơn, ít vận động, ta nên chọn kiểu chuồng thoáng mát, vì đây là nơi lợn thường xuyên ra, vào. - Chuồng có thể làm bằng gỗ, tôn, hoặc xây.
- 9 Hình 5.1.2. Chuồng lợn Hình 5.1.3. Chuồng lợn - Nền chuồng bằng đất, có thể lót rơm, mùn cưa hoặc đất tơi xốp đã qua xử lý tạo, có thể sử dụng độn lót sinh thái trên thị trường, trong chất độn chứa các vi sinh vật có lợi nhằm tạo môi trường tốt nhất cho lợn phát triển. 2. Chuẩn bị máng ăn 2.1. Chọn kiểu máng ăn - Máng ăn được tự chế bằng lốp xe cắt đôi - Máng ăn có thể là bằng gỗ - Máng ăn xây: bằng gạch, bê tông
- 10 Hình 5.1.4. Máng ăn bằng lốp xe 2.2. Chọn vị trí đặt máng ăn - Đặt máng ăn không quá xa chuồng nuôi - Đặt tại những vị trí lợn hay đi lại, tập trung nhiều, như khu vực xung quanh cửa chuồng, dưới tán cây. Hình 5.1.5. Máng ăn cho lợn 2.3. Kiểm tra máng ăn - Kiểm tra độ kín của máng ăn - Kiểm tra vị trí đặt máng ăn - Kiểm tra độ cao và độ sâu của máng ăn - Kiểm tra độ an toàn: Máng ăn không có các góc nhọn, cạnh sắc tránh làm tổn thương cho lợn vỗ béo.
- 11 3. Chuẩn bị máng uống 3.1. Chọn kiểu máng uống - Máng uống được thiết kế tương tự máng ăn xong phải đảm bảo có nước sạch cho lợn uống, có thể làm bằng bê tông, làm bằng gỗ hoặc thiết kế vòi nước chảy tự nhiên với tốc độ chảy chậm. - Tùy theo điều kiện của khu vực địa lý, từng trại lợn mà ta chọn máng uống cho phù hợp. Hình 5.1.6. Máng uống 3.2. Chọn vị trí đặt máng uống - Vị trí đặt máng uống thường cách không xa máng ăn, thuận lợi cho lợn uống nước, đặc biệt với kiểu vòi chảy chậm, cần chọn vị trí trũng dễ thoát nước hoặc thiết kế hố cho lợn đằm ngay tại vòi chảy để lợn chống nóng trong mùa hè. 3.3. Kiểm tra máng uống - Kiểm tra độ kín: Máng uống phải kín, không rò rỉ nước - Kiểm tra độ an toàn: Không góc nhọn, không cạnh sắc - Thoát nước tốt, dễ dàng thay nước và vệ sinh máng 4. Chuẩn bị trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi 4.1. Liệt kê trang thiết bị và dụng cụ Các dụng cụ chăn nuôi: là nhưng dụng cụ được sử dụng hàng ngày phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc lợn vỗ béo.
- 12 + Dụng cụ vệ sinh: Chổi, xẻng, xô rác Hình 5.1.6. Dụng cụ thùng chậu + Dụng cụ khác: Xô, chậu, rèm che, bảo hộ lao động Các dụng cụ thú y: Là nhưng dụng cụ phục vụ cho việc phòng và trị bệnh cho lợn như: Bơm tiêm, pank, kéo, kim tiêm, bông, gạc được bố trí sạch sẽ đảm bảo vô trùng và tiện lợi trong việc sử dụng 4.2. Bố trí trang thiết bị - Dụng cụ chăn nuôi: được bố trí gần khu vực chăn nuôi tiện cho việc sử dụng và cất giữ. - Dụng cụ thú y: Bơm tiêm, pank, kéo, kim tiêm, bông, gạc được đảm bảo vô trùng và tiện lợi trong việc sử dụng.
- 13 Hình 5.1.6. Bộ đồ dụng cụ thú y 4.3. Kiểm tra trang thiết bị và dụng cụ - Thiết bị được kiểm tra đảm bảo sử dụng tốt, - Dụng cụ sử dụng an toàn cho người và vật nuôi. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: - Xác định hướng chuồng, vị trí đặt chuồng và các kiểu chuồng nuôi lợn vỗ béo. - Mô tả cách chọn kiểu máng ăn, vị trí đặt máng ăn và kiểm tra máng ăn? - Mô tả cách chọn kiểu máng ăn, vị trí đặt máng ăn và kiểm tra máng uống? - Liệt kê các thiết bị chuồng nuôi và cách bố trí? 2. Bài tập thực hành: 2.1. Bài thực hành số 5.1.1: Khảo sát một trại chăn nuôi lợn vỗ béo hữu cơ tại nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Khảo sát được chuồng nuôi lợn vỗ béo tại cơ sở nuôi lợn hữu cơ. - Nguồn lực: Chuồng nuôi lợn vỗ béo, thiết bị chuồng nuôi lợn, máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, giấy, bút mầu, bút dạ, bút chì.
- 14 - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện khảo sát chuồng nuôi lợn vỗ béo tại cơ sở nuôi lợn hữu cơ. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Vị trí chuồng nuôi + Kiểu chuồng nuôi + Kích thước chuồng nuôi, sân chơi + Dụng cụ, thiết bị chuồng nuôi + Máng ăn, máng uống + Hệ thống rãnh thoát nước thải + Khu vực xung quanh chuồng nuôi - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định đúng vị trí, kết cấu chuồng nuôi, vật liệu làm chuồng, kích thước chuồng, máng ăn, máng uống, nền chuồng, cách bố trí thiết và khu vực xung quanh chuồng nuôi. 2.2. Bài thực hành số 5.1. 2: Chọn kiểu máng, vị trí đặt máng, kiểm tra máng ăn và máng uống. - Mục tiêu: Máng ăn, máng uống được lựa chọn phù hợp, đặt đúng vị trí và kiểm tra cẩn thận trước khi sử dụng. - Nguồn lực: Chuồng nuôi lợn vỗ béo hữu cơ, các loại máng ăn và máng uống, dụng cụ lắp đặt máng ăn và máng uống. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện lựa chọn loại máng và lắp đặt máng ăn, máng uống tại cơ sở nuôi lợn hữu cơ. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Xác định các loại máng ăn, máng uống + Lựa chọn loại máng phù hợp + Xác định vị trí lắp đặt + Kiểm tra máng ăn, máng uống - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định đúng loại máng, vị trí lắp đặt và lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật. 2.3. Bài thực hành số 5.1.3: Bố trí các trang thiết bị chuồng nuôi lợn vỗ béo hữu cơ. - Mục tiêu: Các thiết bị chuồng nuôi lợn vỗ béo hữu cơ được bố trí hợp lý và đúng yêu cầu kỹ thuật.
- 15 - Nguồn lực: Các thiết bị chuồng nuôi (quạt điện, đèn thắp sáng, hệ thống dẫn nước uống ). - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện lựa chọn và lắp đặt các thiết bị chuồng nuôi tại cơ sở nuôi lợn hữu cơ. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Xác định các loại thiết bị + Lựa chọn loại thiết bị + Đọc hướng dẫn lắp đặt + Xác định sơ đồ, vị trí lắp đặt + Lắp đặt trang thiết bị + Kiểm tra các thiết bị - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định đúng loại thiết bị, vị trí lắp đặt và lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật. 2.4. Bài thực hành số 5.1.4: Làm nền chuồng nuôi lợn vỗ béo hữu cơ. - Mục tiêu: Làm được nền chuồng nuôi lợn vỗ béo đạt tiêu chuẩn hữu cơ. - Nguồn lực: Đất đai, vị trí làm chuồng, cuốc, xẻng, thúng, chấu, rơm rạ, muối, đất đỏ - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện đào hố và rải chất tạo nền chuồng. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Xác định diện tích chuổng nuôi + Xác định kích thước hố đào + Chuẩn bị đất đỏ và vật liệu hữu cơ + Đào hố + Rải đất đỏ và vật liệu hữu cơ + Kiểm tra nền chuồng - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định đúng kích thước và các nguyên liệu làm chuồng, thực hiện làm nền chuồng (đào hố và đổ đầy đất đỏ và vật liệu hữu cơ) đúng tiêu chuẩn hữu cơ. C. Ghi nhớ: - Các kiểu chuồng nuôi phải phù hợp với điều kiện của từng cơ sở chăn nuôi. - Chất độn lót phải đúng tỷ lệ và tiêu chuẩn hữu cơ - Bố trí thiết bị chuồng nuôi đảm bảo an toàn, thuận tiện và hợp vệ sinh
- 16 Bài 2: CHUẨN BỊ TỨC ĂN, NƯỚC UỐNG Mã bài: MĐ 05 - 02 Mục tiêu: - Xây dựng được khẩu phần ăn cho lợn vỗ béo theo tiêu chuẩn hữu cơ - Phối trộn được các loại thức ăn cho lợn vỗ béo - Chuẩn bị được nước uống cho lợn vỗ béo A. Nội dung 1. Xây dựng kế hoạch thức ăn 1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn vỗ béo Việc đưa ra một nhu cầu dinh dưỡng đủ để cho lợn vỗ béo sinh trưởng và phát triển tốt là cần thiết. Từ nhu cầu dinh dưỡng chúng ta có thể điều khiển được khả năng tăng trọng của lợn qua từng giai đoạn thông qua mức ăn của chúng. Đối với chăn nuôi lợn vỗ béo ở nước ta yếu tố dinh dưỡng có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì chăn nuôi ở nước cần thiết phải sử dụng thức ăn tốt thức ăn sẵn có của địa phương để chủ động thức ăn và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, người chăn nuôi cần thiết phải ứng dụng các biện pháp kỹ thuật chế biến để nâng cao chất lượng các loại thức ăn sẵn để đáp ứng đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cho lợn sinh trưởng phát triển theo từng giai đoạn. Ngoài ra, người chăn nuôi phải tính toán các nhu cầu dinh dưỡng thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của lợn để cung cấp đầy đủ và hợp lý nguồn dinh dưỡng cho chúng. 1.2. Tiêu chuẩn hữu cơ của thức ăn cho lợn vỗ béo - Lợn từ 6 - 8 tháng tuổi, có khối lượng trên 70kg. Trong giai đoạn này lợn lớn nhanh, khả năng tích lũy mỡ cao, ít vận động và ngủ nhiều. Do vậy, người chăn nuôi nên phối hợp khẩu phần ăn có tỷ lệ thức ăn tinh cao mà chủ yếu là tinh bột, trong đó 90 % thức ăn tinh và 10 % thức ăn thô xanh. Tuy nhiên, tỷ lệ protein thô trong khẩu phần từ 13-15%. - Kỹ thuật nuôi lợn vỗ béo nên áp dụng chăn nuôi các giống lợn lai F1 và ở khu vực nông hộ. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần chú ý tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, song cần thiết thức ăn phải được chế biến tốt và phối hợp cân đối các thành
- 17 phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Khẩu phần ăn cần được cân đối thành phần các axít amin và axít béo không no mạch dài. 1.3. Lập khẩu phần ăn cho lợn vỗ béo Việc phối hợp khẩu phần ăn cho lợn vỗ béo phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Phù hợp với đặc điểm sinh lý sinh trưởng phát triển của lợn vỗ béo. - Có tỷ lệ thức ăn tinh/ thô thích hợp - Thức ăn có chất lượng tốt, không có các chất kháng dinh dưỡng và độc tố - Có tỷ lệ xơ thô thích hợp, tối thiểu 5% của khẩu phần. - Phù hợp nguồn thức ăn của địa phương để giảm chi phí đầu vào. 1.4. Lịch cho lợn ăn vỗ béo - Lợn ăn vỗ béo được tính theo năng lượng và chia làm 3 bữa /ngày 2. Chuẩn bị thức ăn tinh 2.1. Tiêu chuẩn hữu cơ về thức ăn tinh cho lợn vỗ béo - Thức ăn tinh cho lợn vỗ béo có nguồn gốc từ nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn Viet.G.A.P và sử dụng thêm thức ăn thông thường nhưng không vượt quá 20%, không phải là sản phẩm biến đổi gen. 2.2. Các loại thức ăn tinh Thức ăn tinh hay thức ăn giàu năng lượng: - Là nhóm nguyên liệu có giá trị năng lượng cao (trên 3000 kcal/kg nguyên liệu). - Các loại nguyên liệu trong nhóm này gồm : hạt ngũ cốc, ngô, thóc, tấm, cám gạo các loại củ như sắn, khoai lang Hình 5.2.1. Ngô, khoai
- 18 2.3. Nguồn thức ăn tinh tại địa phương - Ngô, thóc, sắn, khoai lang, mỳ Hình 5.2.2. Sắn và bột sắn Hình 5.2.3. Cây chuối 2.4. Lập kế hoạch - Căn cứ vào lượng thức ăn tinh cần sử dụng cho lợn vỗ béo, căn cứ vào số lượng lợn mà có kế hoạch cụ thẻ để chủ động nguồn thức ăn. - Tỷ lệ phần trăm thức ăn tinh là 90% và thức ăn thô xanh chiếm 10%. - Ngoài ra cần có các phương án dự phòng, trong trường hợp cần có nguồn thức ăn bổ sung.
- 19 3. Chuẩn bị thức ăn giàu đạm 3.1. Tiêu chuẩn hữu cơ về thức ăn giàu đạm cho lợn vỗ béo Nhóm thức ăn giàu đạm: - Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng đạm cao - Dùng để tạo thành đạm của cơ thể - Nếu cho ăn thừa đạm theo nhu cầu, lợn sử dụng không hiệu quả sẽ bị lãng phí Hình 5.2.4. Cá biển Hình 5.2.5. Đậu tương 3.2. Các loại thức ăn giàu đạm sử dụng cho chăn nuôi lợn vỗ béo Đạm có 2 nguồn: - Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật: Đậu tương, vừng, lạc và các loại khô dầu - Nguyên liệu có nguồn gốc động vật : Cá, tôm, bột cá, bột tôm, bột thịt xương, bột nhộng tằm, giun đất, mối, dòi 3.3. Lập kế hoạch sử dụng thức ăn - Kế hoạch sử dụng thức ăn được lập đầy đủ và chi tiết dựa trên căn cứ số lượng lợn vỗ béo để chuẩn bị lượng thức ăn giàu đạm. 4. Chuẩn bị nước uống 4.1. Nhu cầu nước uống cho lợn vỗ béo - Nước uống cho uống không hạn chế nhưng cũng phải ước lượng để cung cấp thường xuyên không để lợn bị khát vì giai đoạn này lượng thức ăn tăng lên song song với việc lượng nước cũng tăng.
- 20 4.2. Kiểm tra nước uống - Nước uống phải được kiểm tra thường xuyên liên tục đảm bảo trong các dung cụ cung cấp nước như: téc, thùng đảm bảo không bị thiếu, không dò, rỉ làm thất thoát nước. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi: - Mô tả kế koạch xây dựng thức ăn trong nuôi lợn vỗ béo hữu cơ. - Mô tả được công việc chuẩn bị thức ăn, nước uống cho lợn vỗ béo? Bài tập thực hành: 2.1. Bài thực hành số 5.2. 1: Lập kế hoạch thức ăn cho lợn vỗ béo nuôi hữu cơ. - Mục tiêu: Lập được kế hoạch thức ăn cho lợn vỗ béo hữu cơ đạt tiêu chuẩn ăn. - Nguồn lực: Bảng kế hoạch thức ăn, mẫu các loại thức ăn, bảng giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn, bảng nhu cầu ăn của lợn, máy tính, giấy bút. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện lập kế hoạch thức ăn cho lợn vỗ béo hữu cơ. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Xác định tiêu chuẩn ăn của lợn + Xác định các loại thức ăn và định mức ăn + Lập kế hoạch cung cấp thức ăn + Lập kế hoạch chuyển đổi thức ăn + Kiểm tra bảng kế hoạch thức ăn - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định đúng tiêu chuẩn ăn, các loại thức ăn, thực hiện lập kế hoạch thức ăn và kế hoạch chuyển đổi thức ăn. 2.2. Bài thực hành số 5.2.2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống cho nuôi lợn vỗ béo hữu cơ. - Mục tiêu: Chuẩn bị được thức ăn, nước uống cho lợn vỗ béo đảm bảo lợn khỏe mạnh và sinh trưởng phát triển tốt. - Nguồn lực: Các loại thức ăn, nước uống, kế hoạch thức ăn, máng ăn, máng uống, giấy bút
- 21 - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện chuẩn bị thức ăn và nước uống cho lợn vỗ béo. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị thức ăn + Chuẩn bị nước uống + Kiểm tra thức ăn, nước uống - Thời gian hoàn thành: 3 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Thức ăn, nước uống được chuẩn bị đầy đủ và đúng tiêu chuẩn. C. Ghi nhớ: - Các loại thức ăn cho lợn vỗ béo phải đúng tiêu chuẩn hữu cơ. Không sử dụng các loại thức ăn theo phương thức canh tác thông thường. - Sử dụng các loại thức ăn sẵn có tại cơ sở (ít nhất 50%). - Xây dựng kế hoạch thức ăn cho nuôi lợn vỗ béo đúng tiêu chuẩn.
- 22 Bài 3: NUÔI DƯỠNG LỢN VỖ BÉO Mã bài: MĐ 05 - 03 Mục tiêu: - Thực hiện được thao tác cho lợn ăn, uống đảm bảo số lượng và chất lượng - Thực hiện được việc theo dõi tình hình phát triển của lợn - Phát hiện được những dấu hiệu bất thường A. Nội dung 1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng 1.1. Xác định nhu cầu thức ăn tinh Thức ăn tinh chính là nguồn năng lượng chính để cung cấp cho cơ thể, vì vậy: Nhu cầu năng lượng là nhu cầu cơ bản của lợn vỗ béo. Nhu cầu này được tính theo công thức sau: Nhu cầu năng lượng = Nhu cầu duy trì + Nhu cầu sản xuất Khi nhiệt độ môi trường hạ xuống thấp dưới nhiệt độ tới hạn thấp lợn cần thiết phải có một lượng năng lượng thêm để chống rét và mỗi loại lợn có nhiệt độ tới hạn thấp khác nhau. Nếu nhiệt độ xuống thấp dưới mức giới hạn thì lợn tiêu tốn một lượng năng lượng nhất định, cứ giảm 1oC lợn phải tốn khoảng 0,0017 MJ DE. Lợn càng lớn thì tiêu tốn năng lượng càng cao, khả năng tích lũy mỡ càng lớn, chính vì thế chúng ta nuôi lợn đạt 100 kg là xuất chuồng. Lợn không nuôi lâu sẽ tiêu tốn thức ăn cao và sản phẩm thu được sẽ nhiều mỡ. Bảng 5.3.1. Nhiệt độ thích hợp cho chăn nuôi lợn vỗ béo Loại lợn LCT (0C) Biến động (0C) Lợn con 30 - 32 28 – 34 Lợn nhỡ 50 kg 17 - 22 16 – 24 Theo Baker (1970) 12 – 19 26 - 32
- 23 20 - 39 20 - 22 40 - 59 18 - 20 60 – 100 16 – 18 1.2. Xác định nhu cầu thức ăn giầu đạm và thức ăn bổ sung * Nhu cầu thức ăn giàu đạm Protein đóng vai trò quyết định cho sự sinh trưởng và phát triển của lợn. Từ đó, người chăn nuôi cần phải biết tính toán nhu cầu protein của lợn vỗ béo theo từng giai đoạn nuôi khác nhau để cung cấp protein khẩu phần thích hợp với chúng. Chúng ta có xem xét một số đặc điểm nhu cầu protein của lợn như sau: - Khối lượng của lợn càng lớn thì có nhu cầu Protein càng cao - Tuổi của lợn càng nhỏ thì nhu cầu Protein càng nhiều - Tốc độ tăng trọng càng nhanh thì nhu cầu Protein càng cao - Các giống khác nhau thì có nhu cầu Protein khác nhau - Chất lượng Protein càng thấp thì nhu cầu càng cao. Nhu cầu protein được tính toán như sau: Nhu cầu Pr = Nhu cầu duy trì + Nhu cầu sản xuất Nhu cầu duy trì được tính như sau: Lợn từ 51 - 80 kg cứ mỗi 1 kg khối lượngcần 0,0007 kg protein Lợn từ 81 - 100 kg cứ mỗi 1 kg khối lượngcần 0,0005 kg protein Lợn từ > 100 kg cứ mỗi 1 kg khối lượngcần 0,0005 kg protein Có 22% protein được được tích lũy vào thịt nạc khi chúng ta cung cấp đủ protein khẩu phần. Ngoài việc cung cấp đủ protein tổng số thì việc cung cấp protein có giá trị sinh học cao cũng cần đáng quan tâm. Qua bảng trên cho thấy sự có mặt của các axít amin sẽ giúp lợn sinh trưởng phát triển nhanh, đặc biệt là lysine và methionine. Ngoài ra, khi phối hợp protein khẩu phần, cần chú ý phối hợp giữa protein có nguồn gốc từ động vật, có giá trị sinh học cao cho lợn vỗ béo, trong khi protein có nguồn gốc từ thực vật có giá trị sinh học thấp hơn nhưng giá thức ăn lại thấp, từ đó ta nên phối hợp cả protein động và thực vật vào khẩu phần ăn của lợn sẽ nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn vỗ béo tốt hơn. Tuy nhiên, việc cung cấp protein cho lợn vỗ béo cần thiết phải chú ý đến cân bằng các axít amin.
- 24 Bảng 5.3.2: Nhu cầu protein và thức ăn cho lợn vỗ béo Các chỉ tiêu Khối lượng qua các giai đoạn sinh trưởng Khối lượng(kg) 3-5 5-10 10-20 20-30 50-80 80-120 DE/kg TĂ (kcal/kg) 3.400 3.400 3.400 3.400 3.400 3.400 ME/kg TĂ (kcal/kg) 3.265 3.265 3.265 3.265 3.265 3.265 DE ăn vào (kcal/ngày) 855 1.690 3.400 6.305 8.760 10.450 ME ăn vào (kcal/ngày) 820 1.600 3.265 6.050 8.410 10.030 Thức ăn ăn vào (g/ngày) 250 500 1.000 1.855 2.575 3.075 CP (%) 26 23,7 20,9 18 15,5 13,2 Lysine (g/ngày) 3,5 5,9 10,1 15,3 17,1 15,8 Methionine (g/ngày) 0,9 1,6 2,7 4,1 4,6 4,3 Methionine + Cystine 1,8 3,1 5,3 8,2 9,3 8,8 Phenylalanine 1,9 3,3 5,7 8,5 9,4 8,6 Phenylalanine +tyrosine 3,0 5,2 8,9 13,4 15 13,9 Threonine 1,9 3,3 5,6 8,5 9,6 9,1 Tryptophan 0,5 1,0 1,6 2,4 2,7 2,5 Valine 2,1 3,7 6,3 9,5 10,6 9,8 Leucine 3,2 5,7 9,8 14,8 16,5 15,3 Arginine 1,3 2,3 3,9 5,7 5,7 4,3 Histidine 1,1 1,9 3,2 4,9 5,5 4,8 Isoleusine 1,8 3,2 5,5 8,4 9,4 8,8 * Nhu cầu thức ăn bổ sung Đối với lợn vỗ béo nhu cầu nhu cầu thức ăn bổ sung hay khoáng và Vitamin rất quan trọng, đặc biệt đối với giai đoạn lợn vỗ béo nuôi ở giai đoạn đầu. Bảng sau đây sẽ cho ta thấy nhu cầu cụ thể của lợn vỗ béo nuôi ở từng giai đoạn khác nhau: Bảng 5.3.3: Nhu cầu khoáng, vitamin và axít béo của lợn vỗ béo ở các giai đoạn nuôi Khối lượng qua các giai đoạn sinh trưởng (kg) 3-5 5-10 10-20 20-30 50-80 80-120 Nhu cầu khoáng (% trong khẩu phần) Ca (%) 0,90 0,80 0,70 0,60 0,50 0,45 P tổng số (%) 0,70 0,65 0,60 0,50 0,45 0,40
- 25 K (%) 0,25 0,20 0,15 0,10 0,10 0,08 Cl (%) 0,25 0,20 0,15 0,08 0,04 0,04 Mg (%) 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04 Na (%) 0,3 0,28 0,26 0,23 0,19 0,17 Cu (mg) 6 6 5 4 3,5 3,00 Iodine (mg) 0,14 0,14 0,14 0,14 0,14 0,14 Fe (mg) 100 100 80 60 50 40 Mn 4,00 4,00 3,00 2,00 2,00 2,00 Se 0,30 0,30 0,25 0,15 0,15 0,15 Zn 100 100 80 60 50 50 Nhu cầu vitamin Vitamin A (IU) 2200 2200 2200 2200 2200 2200 Vitamin D3 (IU) 220 220 200 150 150 150 Vitamin E (IU) 16 16 11 11 11 11 Vitamin K (mg) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Vitamin C (mg) 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08 Vitamin B3 (g) 0.06 0.06 0.06 0.06 0.06 0.06 Vitamin B1 (mg) 20 20 20 20 20 20 Vitamin B6 (mg) 2 1,5 1,5 1 1 1 Vitamin B12 (g) 20 17,5 15 10 5 5 Linoleic axit 20 17,5 15 10 5 5 Để có đủ vitamin, khoáng vi lượng cho lợn vỗ béo ở các giai đoạn khác nhau, khi phối hợp khẩu phần ăn chúng ta có thể phối trộn các thức ăn có chứa nhiều vitamin. Nên bổ sung cho lợn các loại dầu như: Dầu cá có chứa hàm lượng vitamin A và a xít béo eicosapentaenoic(EPA) và docosapentaenoic(DHA) cao, trong khi dầu lanh có chứa lượng alpha linolenic cao. Khẩu phần ăn của lợn cần thêm các loại thức ăn nảy mầm như giá đậu, thóc mầm để bổ sung thêm lượng vitamin E. Ngoài ra, nên phối trộn các loại cây hay rau xanh Để tăng thêm lượng vitamin các loại và khoáng vi lượng.
- 26 2. Lập khẩu phần ăn Bảng 5.3.4: Khẩu phần ăn cho lợn vỗ béo Khẩu phần đã phối hợp Khẩu phần điều chỉnh Loại nguyên liệu Khối lượng % Protein % Khối lượng % Protein % Cám gạo 31,6 3,033 30,6 2,937 Bột ngô 31,6 2,180 31,6 2,18 Tấm gạo 15,8 1,200 14,8(giảm 1%) 1,125 Bột cá 9 3,511 10 (tăng 1%) 3,902 Khô dầu lạc 9 3,510 10 3,9 Bột xương 1,2 - 1,2 - Vôi bột 0,9 - 0,9 - Muối ăn 0,6 - 0,6 - MgSO4 0,3 - 0,3 - Tổng 100% 13,434% 100% 14,044% Việc lập khẩu phần ăn cho lợn vỗ béo phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Phù hợp với giai đoạn sinh trưởng phát triển của lợn vỗ béo. - Có tỷ lệ thức ăn tinh/ thô thích hợp: 9/1 - Thức ăn có chất lượng tốt, không có các chất kháng dinh dưỡng và độc tố - Có tỷ lệ xơ thô thích hợp, tối thiểu 5% của khẩu phần. - Phù hợp với các loại thức ăn của địa phương. Trên cơ sở định mức thức ăn cho từng cá thể, từng giai đoạn ta cũng có thể tính lượng thức ăn cho vật nuôi trong 1 năm. VD: đối với lợn thịt vỗ béo . Qua nhiều thực nghiệm người ta thấy sử dụng thức ăn hỗn hợp thì khả năng tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 3,56kg. Như vậy tăng 90 kg tăng trọng thì cần : 90 kg x 3,56 = 321kg thức ăn hỗn hợp. Thời gian nuôi 6 tháng. Vậy 1 năm cần 321 kg x 2 = 642 kg thức ăn / 1 con lợn thịt. Vấn đề còn lại là tính số lợn có mặt thường xuyên trong năm là bao nhiêu để chủ động về thức ăn ta có thể cộng thêm 5% số lượng thức ăn để dự trữ thêm. 3. Kiểm tra chất lượng thức ăn - Dựa trên cảm quan: Mùi thơm, tơi, không có nấm mốc, không ẩm ướt
- 27 4. Cho lợn ăn, uống Hàng ngày cho lợn ăn uống theo định mức tiêu chuẩn, đảm bảo đủ năng lượng, cân đối tỷ lệ các chất có trong thức ăn: - Cho lợn ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần - Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau - Cho lợn ăn từng đợt, tránh để vung vải thức ăn ra nền chuồng, phải đảm bảo con nào cũng được ăn khẩu phần của nó. - Tập cho lợn ăn có phản xạ có điều kiện về giờ giấc cho ăn để nâng cao khả năng tiêu hóa. - Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột - Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi từng tuần - Không sử dụng những thức ăn mất phẩm chất - Không pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1 : 1 - Nước uống cho lợn uống thỏa mãn nhu cầu. - Vừa cho lợn ăn vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào Trong sản xuất chăn nuôi lợn thịt, là nuôi lợn từ sau cai sữa đến khi giết thịt, thời gian đó với mỗi giống lợn có khác nhau. - Giống lợn nội tăng trọng bình quân 8-10 kg/tháng thời gian nuôi thịt 6-7 tháng - Lợn lai tăng trọng bình quân: 10-15 kg/tháng thì thời gian nuôi thịt 4-5 tháng - Lợn ngoại tăng trọng bình quân:20-25 kg/tháng thì thời gian nuôi thịt 3-4 tháng Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng để phối hợp khẩu phần cho lợn. Thức ăn hỗn hợp chỉ nên cho ăn từ 3-5 ngày không nên bảo quản dài ngày làm chất lượng thức ăn giảm,. dễ ôi mốc, hàng ngày cho ăn thức ăn tinh và rau xanh nên cho ăn sống. Bảng 5.3.5. Định mức thức ăn, nước uống cho lợn vỗ béo Tháng Khối lượng Lượng thức ăn Tăng trọng Nhu cầu nước Rau xanh tuổi Kg (g/con/ngày) (g/con/ngày) uống (l/con/ngày) (kg/con/ngày) 1 10 0,5-0,6 300 3-4 0,2-0,3 2 20 0,7-1,0 450 4-5 0,3-0,4 3 30 1,1-1,3 500 5-6 0,4-0,5 4 40 1,4-1,6 550 6-7 0,5-0,6 5 50 1,7-2,0 600 7-8 0,6-0,7 6 60-80 2,1-2,7 700 8-9 0,7-0,8 7 90-100 2,8-3,5 800 9-10 0,8-1,0
- 28 Tùy theo từng giống lợn, phương thức chăn nuôi, mục đích chăn nuôi lợn thịt mà ta áp dụng một cách linh hoạt các chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc cho phù hợp 5. Theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn và điều chỉnh khẩu phần Hàng ngày thực hiện công việc theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ để điều chỉnh khẩu phần cho hợp lý đảm bảo khả năng tăng trọng và hiệu quả kinh tế. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi: - Xác định được nhu cầu thức ăn tinh, thức ăn đạm và bổ sung cho lợn vỗ béo. - Trình bày cách lập khẩu phần ăn cho lợn vỗ béo. - Trình bày cách cho lợn vỗ béo ăn, uống. - Trình bày cách theo dõi và điều chỉnh khẩu phần ăn cho lợn. Bài tập thực hành: 2.1. Bài thực hành số 5.3.1: Lập khẩu phần ăn và chế biến thức ăn lợn vỗ béo tại cơ sở chăn nuôi lợn hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Lập khẩu phần và chế biến thức ăn cho lợn vỗ béo đúng tiêu chuẩn ăn, chất lượng tốt. - Nguồn lực: Các loại thức ăn, dụng cụ chế biến, máy tính, giấy bút - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện lập khẩu phần ăn và chế biến thức ăn cho lợn vỗ béo. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị thức ăn + Lập khẩu phần ăn + Chế biến thức ăn + Kiểm tra thức ăn - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định được các loại thức ăn, khẩu phần ăn đúng tiêu chuẩn ăn, thức ăn được chế biến có chất lượng tốt và thơm ngon. 2.2. Bài thực hành số 5.3.2: Cho lợn ăn, uống tại trại hoặc hộ gia định nuôi lợn vỗ béo hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Thực hiện cho lợn ăn đúng khẩu phần ăn và yêu cầu kỹ thuật.
- 29 - Nguồn lực: Các loại thức ăn, máng ăn, máng uống, xô, thùng, bảo hộ lao động - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện cho lợn ăn uống. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị thức ăn + Kiểm tra thức ăn, nước uống + Cho lợn ăn, uống + Theo dõi lợn ăn, uống - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định đúng khẩu phần ăn, lợn được ăn uống đầy đủ và khỏe mạnh. 2.3. Bài thực hành số 5.3.3: Theo dõi và điều chỉnh khẩu phần ăn tại trại hoặc hộ gia định nuôi lợn vỗ béo hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Theo dõi và điều chỉnh khẩu phần thức ăn kịp thời. - Nguồn lực : Trại (hộ gia đình) nuôi lợn choai, các loại thức ăn, máng ăn, máng uống, sổ sách theo dõi ghi chép. - Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện theo dõi và điều chỉnh thức ăn cho lợn vỗ béo. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Theo dõi lợn ăn, uống + Xác định nguyên nhân + Điều chỉnh khẩu phần - Thời gian hoàn thành : 3 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định được khả năng của lợn, các nguyên nhân dẫn đến lợn ăn, uống kém. Thực hiện điều chỉnh thức ăn, tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục, kết quả phản ánh đúng thực trạng. C. Ghi nhớ: - Khẩu phần ăn cho lợn vỗ béo phải đáp ứng được nhu cầu cho lợn sinh trưởng, phát triển tốt đồng thời phải sử dụng các thức sẵn có ở địa phương. - Cho lợn ăn đúng bữa không thừa, thiếu thức ăn.
- 30 Bài 4: CHĂM SÓC LỢN VỖ BÉO Mã bài: MĐ 05- 04 Mục tiêu: - Theo dõi được sự phát triển của lợn - Vệ sinh đảm bảo môi trường sạch sẽ cho vật nuôi phát triển - Tuân thủ vệ sinh môi trường A. Nội dung: 1. Kiểm tra sức khỏe ban đầu 1.1. Quan sát cá thể lợn Từng cá thể lợn đều được kiểm tra nhiệt độ, cân nặng, niêm mạc mắt, gương mũi môi, trạng thái lông da, tần số hô hấp, nhịp tim, phân và nước tiểu 1.2. Quan sát đàn lợn Đàn lợn được quan sát tổng thể mục đích phát hiện những dấu hiệu bất thường để tách riêng cá thể đó xử lý tránh lây lan dịch bệnh. 2. Kiểm tra khối lượng cá thể 2.1. Chọn mẫu kiểm tra Bắt ít nhất 3 cá thể trong đàn để kiểm tra khối lượng 2.2. Cân cá thể Bắt 3 con trong đàn để cân trọng lượng cơ thể, tính bình quân và ghi chép đối chiếu so sánh với lần trước. Có thể dùng cân để kiểm tra khối lượng cơ thể Hoặc dùng dây đo vòng ngực rồi tra bảng để xác định khối lượng cơ thể Hình 5.4.1. Đo vòng ngực
- 31 Vßng P. Lîn ngùc (Kg) (cm) 99 83 100 85 101 87 102 89 103 91 104 93 105 95 106 97 107 99 108 101 109 103 110 105 111 107 112 109 113 111 113 114 115 115 117 116 119 117 122 118 125 119 128 120 131 121 134 122 137 123 139 124 141 125 143 126 3. Định thời điểm xuất chuồng Khi cân mà thấy trọng lượng bình quân gần đến mức cao nhất trong giai đoạn vỗ béo của giống lợn đó thì ta ước chừng thời gian xuất chuồng, bảo đảm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế.
- 32 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi: - Trình bày cách kiểm tra sức khỏe ban đầu cho đàn lợn. - Trình bày cách chọn mẫu và cân lợn. - Trình bày cách ghi chép sổ sách theo dõi. Bài tập thực hành: 2.1. Bài thực hành số 5.4. 1: Kiểm tra sức khỏe ban đầu đàn lợn vỗ béo tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn vỗ béo hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Sức khỏe của lợn mới nhập chuồng được kiểm tra cẩn thận. - Nguồn lực: Trại (hộ gia đình) nuôi lợn vỗ béo, bảng các dấu hiệu bệnh, dụng cụ kiểm tra sức khỏe (nếu có), sổ sách theo dõi ghi chép. - Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện kiểm tra sức khỏe ban đầu đàn lợn vỗ béo. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Theo dõi lợn ăn, uống + Quan sát vận động + Quan sát các biểu hiện lâm sàng - Thời gian hoàn thành : 3 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định được các biểu hiện của lợn khỏe và lợn ốm, phân biệt được lợn khỏe và lợn ốm. 2.2. Bài thực hành số 5.4.2: Chọn mẫu, cân và đo khối lượng lợn tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn vỗ béo hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Khối lượng của lợn được cân hoặc đo chính xác. - Nguồn lực : Trại (hộ gia đình) nuôi lợn vỗ béo, cân, cũi, thước dây, bảng tính khối lượng, sổ sách theo dõi ghi chép. - Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện cân và đo tính khối lượng lợn. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Xác định mẫu đại diện + Cân lợn + Đo vòng ngực tính khối lượng - Thời gian hoàn thành : 3 giờ
- 33 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Các lợn chọn mẫu được cân hoặc đo tính khối lượng đúng yêu cầu kỹ thuật, kết quả phản ánh đúng hiện trạng. 2.3. Bài thực hành số 5.4.3: Ghi chép sổ sách theo dõi tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn vỗ béo hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Các số liệu được theo dõi và ghi chép đầy đủ, chính xác. - Nguồn lực : Trại (hộ gia đình) nuôi lợn vỗ béo hữu cơ, sổ sách theo dõi ghi chép, biểu mẫu, bút. - Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện theo dõi và ghi chép sổ sách. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Theo dõi và ghi chép lượng thức ăn hàng ngày + Theo dõi và ghi chép tình trạng sức khỏe + Theo dõi và ghi chép khả năng tăng trọng + Xác định các nguyên nhân bất thường + Điều chỉnh khẩu phần ăn, điều kiện chuồng nuôi - Thời gian hoàn thành : 2 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định đầy đủ các nội dung ghi chép, ghi chép tỷ mỉ và chính xác, kết quả đánh giá được thực trạng đàn lợn. C. Ghi nhớ: - Phân biệt được các biểu hiện của lợn bệnh và lợn khỏe - Mẫu lựa chọn phải mang tính đại diện, cân và tính khối lượng chính xác - Ghi chép chi tiết, đầy đủ các thông tin và đúng sự thật.
- 34 Bài 5: PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN VỖ BÉO Mã bài: MĐ 05 - 05 Mục tiêu: - Phát hiện được một số bệnh trên lợn vỗ béo - Đưa ra được biện pháp phòng và điều trị một số bệnh A. Nội dung 1. Phòng và điều trị bệnh phó thương hàn * PHÒNG BỆNH Tăng cường công tác vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt để ý đến chất lượng của bột cá, bột xương, bột xương thịt, không dùng các loại đã bị thối, mốc, kém chất lượng để sản xuất thức ăn. Để đảm bảo an toàn dịch bệnh thực hiện tốt quy trình tiêm phòng vacxin phó thương hàn theo lịch sau: - Đối với lợn con theo mẹ: Tiêm mũi thứ nhất vào lúc 21 – 25 ngày tuổi, mũi thứ 2 nhắc lại sau 7-10 ngày. Vacxin đông khô chỉ cần tiêm 1 mũi đối với lợn nuôi thịt. - Đối với đàn nái: Tiêm 2 lần/lứa: + Lần 1: Sau khi lợn chửa được 45-50 ngày + Lần 2: Sau khi lợn đẻ 21-25 ngày. Hình 5.5.1. Vaccin phó thương hàn lợn Phòng bệnh bằng thuốc nam: - Lá lốt (50g) + lá xoài (20g) - Lá ngãi cứu (30g) + lá sả (50g)
- 35 ĐIỀU TRỊ Cần cách ly càng sớm càng tốt các cá thể bị bệnh - Thuốc kháng khuẩn: Dùng tỏi và gừng cho lợn uống - Chất chống tiêu chảy: Lá sim, lá ổi, lá phân xanh, cây phèn đen, lá cây cỏ xước hoặc chè khổng lồ Hoặc dùng sâm đại hành phối với cỏ sữa đất (vú sữa đất) Hình 5.5.2. Cây cỏ xước - Kết hợp dùng cây nhọ nồi để chống xuất huyết. Hoặc dùng bài thuốc sau - Xuyên tâm liên (16g) + kim ngân (12g) + trắc bá diệp (16g) + ngãi cứu (12g) - Lá lốt (20g) + lá móng (16g) + lá sả (30g) + lá thông (16g) - Lá sen cạn (20g) + cây chó đẻ (50g) + lá tràm (20g) + tô mộc (12g) - Kinh giới (12g) + táo (5 trái) + quế chi (10g) + gừng sống (10g) Chú ý: Sử dụng biện pháp trên nếu không khỏi thì mới dùng kháng sinh. Mất nước truyền nước muối sinh lý vào xoang bụng.
- 36 2. Phòng và điều trị bệnh dịch tả * PHÒNG BỆNH Phòng bệnh dịch tả lợn gồm các bước sau đây - Vệ sinh thú y chặt chẽ - Cách ly, theo dõi, tiêm phòng dịch tả lợn đối với lợn mới mua về ít nhất 15 ngày trước khi nhập đàn, chỉ nhập lợn khoẻ, không sốt, không có dử mắt, không bị viêm phổi, - Tổ chức chăn nuôi trong trại hợp lý theo lứa tuổi và theo hướng chăn nuôi đã định, không nuôi chung lợn với các lứa tuổi khác nhau. - Tiêm phòng vacxin dịch tả lần 1 cho tất cả lợn sau 1 tháng tuổi (tốt nhất khi chúng đạt 35 - 40 ngày tuổi) tiêm nhắc lại lần 2 lúc 55 - 60 ngày tuổi. Sau đó cứ mỗi năm tiêm định kỳ hai lần vào tháng 4 và tháng 10 và không quên tiêm vacxin bổ sung cho những lợn nái đẻ và con của chúng đến ngày phải tiêm theo chương trình phòng bệnh. Chú ý: + Lợn nái sau khi phối giống 50-55 ngày phải tiêm bắt buộc vacxin dịch tả lợn nhằm không những bảo hộ cho đàn con sinh ra mà con bảo hộ cho bản thân nái đẻ. + Mỗi con phải dùng riêng 1 mũi kim + Vacxin dịch tả lợn là vacxin nhược độc được sản xuất từ chủng C của Trung Quốc tiêm qua thỏ hoặc trên tế bào xơ phôi hoặc tế bào cơ của thai cừu. + Chỉ cần dùng vacxin do Việt Nam sản xuất là đã đảm bảo và yên tâm về chất lượng không nhất thiết phải dùng vacxin ngoại (vì vacxin ngoại quá đắt và không tốt hơn vacxin nội). + Không nên tiêm vacxin cho lợn con trước 28 - 30 ngày tuổi vì không tạo được miễn dịch chắc chắn. Hơn thế nữa, khi tiêm phòng nhắc lại lúc 55 - 60 ngày tuổi không những không tăng sự đáp ứng miễn dịch mà còn ức chế sự phát triển hệ thống miễn dịch của lợn. Trường hợp đã dập được dịch ở trại thì những nái chửa sẽ mang trùng trong một thời gian dài. Do đó, phải nhất thiết tiêm vacxin dịch tả cho nái 15 - 30 ngày trước khi đẻ, đồng thời lợn con sinh ra từ những lợn nái đó phải được tiêm một liều vacxin dịch tả lợn vào xoang bụng (tiêm phúc mạc) trước khi bú sữa đầu 1 giờ. Sau đó, đến 35 – 40 ngày tuổi thì tiêm nhắc lại lần hai và lúc 55 - 60 ngày tuổi tiêm lại lần 3. Làm như thế mới chắc chắn loại bỏ tận gốc virut dịch tả lợn ra khỏi trại lợn. - Các vacxin ngoại đang bán rộng rãi ở nước ta là:
- 37 + Coglapest của Canada: 2ml/liều, tiêm lần đầu cho lợn 35- 40 ngày tuổi, và tiêm nhắc lại lúc 90 ngày tuổi. + Pestiffa của Pháp: nếu là lợn con từ nái không có đáp ứng miễn dịch tốt thì tiêm ở mọi lứa tuổi. Nếu là lợn con từ nái đã được tiêm phòng cẩn thận thì tiêm lúc 30- 35 ngày tuổi. Sau 2-3 tháng phải tiêm nhắc lại. Đối với trại chăn nuôi lợn phải tiêm định kỳ đại trà 2 lần/năm và không quên tiêm bổ sung. + Himmvac Hog clolera – Vacxin sống nhược độc của Hàn Quốc chứa chủng Lom ( Strain ) và cũng được sử dụng như các loại vacxin trên. + Vacxin dịch tả lợn của Trung quốc cũng đã xuất hiện trên thị trường nước ta. Tóm lại, việc khống chế dịch tả lợn sẽ thành công nếu chúng ta áp dụng đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh thú y và tiêm phòng chống dịch tả đúng quy trình cho mỗi đối tượng lợn. Hình 5.5.3. Vaccin dịch tả lợn lợn ĐIỀU TRỊ Bệnh dịch tả là bệnh nguy hiểm mà thế giới khuyến cáo không nên điều trị, nếu điều trị thì sẽ có một số lợn ốm khỏi bệnh, nhưng chúng sẽ mang trùng trong vòng 3 tháng và trở nên nguồn bệnh tiềm tàng. Do đó, khi phát hiện ra dịch tả lợn cần phải tiêu huỷ tận gốc. Ở Việt Nam do lợi ích kinh tế trước mắt có nhiều trang trại không tiêu huỷ mà họ vẫn áp dụng biện pháp như sau: - Tách lợn con theo mẹ nuôi cách ly và tiêm phòng cho chúng ngay sau khi được 35 ngày tuổi.
- 38 3. Phòng và điều trị bệnh tụ huyết trùng * PHÒNG BỆNH Tụ huyết trùng là bệnh nổ ra khi có điều kiện Stress, do đó việc làm đầu tiên là chăm sóc nuôi dưỡng đúng kỹ thuật, giảm tối thiểu các yếu tố Stress. Phòng bệnh tích cực bằng vacxin do do nước ngoài sản xuất đang lưu thông tại nước ta như: - Vacxin tụ dấu nhị giá vô hoạt, phòng tụ huyết trùng týp D và liên cầu trùng lợn. - Neumosuin: vacxin nhị giá vô hoạt, phòng viêm dính màng phổi và tụ huyết trùng týp A. Ở nước ta đang sử dụng phổ biến 3 loại vaccine phòng bệnh tụ huyết trùng sau: - Vaccine tụ huyết trùng vô hoạt có keo phèn: Khi dùng, tiêm dưới da cho lợn từ 2 tháng tuổi trở lên, liều 2 ml/lợn, tiêm nhắc lại sau 3 tuần miễn dịch chắc chắn sau tiêm 14 ngày và kéo dài từ 6 - 9 tháng. Với lợn giống mỗi năm tiêm 2 lần vào tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10. - Vaccine tụ huyết trùng nhũ hoá: Tiêm bắp sâu với liều 2 ml/lợn sau tiêm 15 ngày tạo miễn dịch chắc chăn và kéo dài 6 - 8 tháng. - Vaccine tụ dấu 3/2. Hình 5.5.4. Vaccin tụ huyết trùng lợn Phòng bệnh bằng thuốc nam - Kim ngân (20g) + mã đề (50g) - Diếp cá (100g) + rau ngót (50g)
- 39 * ĐIỀU TRỊ - Chăm sóc tốt, tăng cường trợ sức, trợ lực cho lợn. - Sử dụng các loại thảo dược có tính ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Hoặc sử dụng bài thuốc sau: Cỏ mực 16 g, xuyên tâm liên 16 g, tang bạch bì 12 g, lá kim giao 12 g, quyển bá xanh lục 16 g, ý dĩ 12 g, tất cả sắc kỹ 2 nước cho 2 lần uống. Hoặc kim ngân 20g, huyền sâm 12 g, hoa hè 8 g, bách bộ 16g, bối mẫu 12 g, cam thảo 8g, tất cả sắc cho uống. Hoặc kim ngân 20g, địa du 12 g, địa cốt bì 16 g, hậu phác 12g, tất cả sắc cho uống. Hình 5.5.5. Cây kim ngân - Cách ly lợn ốm tránh lây lan 4. Phòng bệnh tai xanh * PHÒNG BỆNH - Biện pháp tổng hợp vệ sinh thú y phải luôn được chú trọng, thường xuyên phải khử trùng tiêu độc bằng Vinadin và diệt côn trùng, chuột. - Nếu bệnh nổ ra ở quy mô cục bộ trong một gia đình, một trại, một thôn thì cần tiến hành tiêu huỷ, bao vây dập dịch một cách nghiêm ngặt nhất. - Lợn khoẻ trong khu vực ngoài ổ dịch phải tiêm ngay vacxin. - Lợn nái, lợn hậu bị tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi phối giống - Lợn con tiêm lúc 3 tuần tuổi và nhắc lại ở 8 tuần tuổi. - Đối với nái chửa thì tiêm vacxin 30 ngày trước khi đẻ. - Đối với lợn đực giống cũng phải tiêm vacxin 30 ngày trước khi lấy tinh hoặc nhảy đực trực tiếp. - Các loại vắc xin hiện đang được sử dụng tại Việt Nam:
- 40 + Vắc xin BLS- PS.100 của Singapore hoặc vacxin PRRS/Repro hay PRRS.MLV/pac PRRS với liều 2ml/con. + Vắc xin Ingelvac PRS.KV- vacxin vô hoạt + Vắc xin Ingelvac PRS.KV - vacxin sống nhược độc: 2ml/con lúc 3 tuần tuổi và 18 tuần tuổi. + Porcillis PRRS chủng DV Hiện nay, Trung Quốc đã sản xuất vacxin sống nhược độc chống bệnh Tai xanh rất hiệu quả. Vacxin tiêm lần 1 lúc lợn đang theo mẹ, lần 2 sau ba tháng tuổi thì tiêm nhắc lại. Tuy nhiên việc triển khai áp dụng vacxin chống PRRS phải được hiểu chỉ là một giải pháp dập dịch. Hình 5.5.6. Vaccin tai xanh lợn 5. Phòng và điều trị bệnh ký sinh trùng Trong chăn nuôi hữu cơ việc lợn mắc phải giun sán là không tránh khỏi. Vì vậy việc cần thiêt nhất là phải vệ sinh khu vực chăn nuôi, giữ cho khu vực chăn nuôi luôn khô ráo sạch sẽ, không có chỗ cho ký sinh trùng lưu cữu. - Thuốc thảo mộc được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước. Một số cộng đồng canh tác truyền thống có một lượng kiến thức khổng lồ về các loại cây trồng của địa phương và những đặc tính chữa bệnh của chúng. Cây trồng có thể hỗ trợ quá trình chữa bệnh rõ ràng, cho dù chúng không loại bỏ các mầm bệnh một cách trực tiếp. Dù vậy, nông dân không nên quên xác định nguyên nhân của bệnh hại và cũng phải cân nhắc các biện pháp quản lý của mình. - Đối với các vấn đề về ký sinh trùng, thay đổi điều kiện sống hoặc cách quản lý đồng cỏ sẽ đem lại hiệu quản hiều hơn trong thời gian dài hơn so với bất kỳ cách chữa trị nào:
- 41 Ví dụ 1: Dùng cây thủy xương bồ chống ký sinh trùng Một ví dụ về sử dụng thảo mộc từ cây thủy xương bồ để chữa ký sinh trùng (Acorus calamus). Cây này mọc cả ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và được tìm thấy ở bờ sông, hồ và trong các rãnh lầy lội hoặc đầm lầy. Bột rễ khô (phần rễ dày) có tác dụng như là một loại thuốc trừ sâu hiệu quả chống rận, bọ chét và ruồi nhà. Bột thủy xương bồ cũng được báo cáo là có hiệu quả chống ruồi nhà khi rắc chúng lên trên đống phân bò tươi bị nhiễm giòi ruồi. Hơn nữa nó có thể bảo vệ bò con mới sinh không bị nhiễm bọ nếu rửa chúng bằng nước có pha bột này. Ví dụ 2: Dùng chiết xuất thực vật chống tuyến trùng ký sinh Ở Việt Nam, các nghiên cứu ban đầu trong phòng thí nghiệm về sử dụng chiết xuất thực vật chống lại tuyến trùng ký sinh như muồng pháo (Caliandra spp), Keo dậu (Leucaena glauca) và Keo ta (Acacia farnesiana) đã ngăn chặn được hơn 80% loại ký sinh trùng này. Chiết xuất cây trồng này thực hiện tốt gần như Levamisole đã được dùng làm biện pháp kiểm soát. - Một số loại thảo mộc khác dung để trị ký sinh trùng như: + Vỏ và rễ cây lựu dùng để tảy sán. Hình 5.5.7. Cây, hoa và quả lựu - Cây cau: Hạt chữa sán dây, kết hợp hạt cau + hạt bí + MgSO4 Hình 5.5.8. Cây và quả cau
- 42 - Cây Bách Bộ Hình 5.5.9. Cây Bách Bộ Dịch chiết rễ bách bộ 2/1làm giảm hoạt động của giun đũa lợn, làm liệt hoàn toàn và chết giun đũa lợn sau 3 giờ - Cây dầu giun: Tác dụng chữa giun đũa và giun kim Hình 5.5.10. Cây giầu giun 6. Vệ sinh môi trường chăn nuôi - Chăn nuôi hữu cơ nhấn mạnh đến các biện pháp phòng ngừa để giữ vật nuôi khỏe mạnh hơn là các biện pháp cứu chữa. Công việc này bắt đầu từ việc giữ cho nòi giống vật nuôi khỏe mạnh hơn là trình diễn vật nuôi cao độ nhưng chúng lại rất mẫn cảm với điều kiện bất thuận. Tiếp theo là, các điều kiện chăm sóc vật nuôi phải là tối ưu: đủ không gian, ánh sáng và không khí, ổ nằm khô ráo và sạch
- 43 sẽ, vận động thường xuyên (chăn thả tự nhiên) và vệ sinh thích hợp v.v Liên quan đến chăn thả tự nhiên, nên tiến hành chăn thả luân phiên càng nhiều càng tốt. Điều này có nghĩa là diện tích đất chăn thả được chia thành các lô và vật nuôi được di chuyển từ lô này sang lô khác theo những khoảng thời gian đều đặn. Không phải tất cả các ký sinh trùng được loại bỏ trong cách này mà chúng vẫn còn tồn tại nhưng ở mức độ thấp (không phải là một bất lợi vì nó sẽ đặt vật nuôi vào một sức ép lây nhiễm nhẹ nhàng giúp cho nó có khả năng tạo ra sức đề kháng). Khi tạm ngừng chăn thả trong vòng 1,5 đến 2 tháng, hầu hết các ký sinh bị mất hiệu lực và đó cũng là khoảng thời gian để cỏ hồi phục lại. - Chất lượng và số lượng thức ăn chăn nuôi có một tầm quan trọng quyết định đối với sức khỏe của vật nuôi. Thay vì cho vật nuôi ăn các thức ăn thương phẩm dạng cô đặc làm cho vật nuôi tăng trưởng nhanh hơn và sinh sản nhiều hơn, cần phải có một thực đơn tự nhiên phù hợp với những đòi hỏi của vật nuôi. - Bốn bước chăm sóc sức khỏe vật nuôi Bước 1: Giữ những con giống khỏe mạnh và sử dụng con giống thích nghi với điều kiện khí hậu và thức ăn sẵn có ở địa phương. Bước 2: Vệ sinh, khẩu phần thích hợp, đủ nước sạch, hệ thống chuồng trại hợp lý, đủ chỗ di chuyển Bước 3: Chọn cách điều trị khác, thuốc thảo mộc, vi lượng đồng cân, thuốc truyền thống. Bước 4: Nếu không có biện pháp giúp đỡ nào nữa: Phương thuốc hóa học (kháng sinh) có thể được dùng. - Ở đâu mà tất cả các biện pháp phòng ngừa này được thực hiện thì vật nuôi sẽ rất hiếm khi bị đổ bệnh. Vì thế điều trị thú y chỉ đóng vai trò thứ yếu trong canh tác hữu cơ. Nếu cần thiết phải xử lý, nên dùng các thuốc thay thế có nguồn gốc thảo mộc và các phương thuốc chữa trị truyền thống. Chỉ khi những xử lý này thất bại hoặc không đầy đủ, các loại thuốc tổng hợp (kháng sinh) mới được sử dụng. 7. Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi - Dụng cụ chăn nuôi được vệ sinh sạch sẽ bằng nước sạch sau đó đem phơi khô dưới ánh sáng mặt trời, tuyệt đối không dùng thuốc sát trùng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi: - Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán và biện pháp phòng trị một số bệnh cho lợn vỗ béo.
- 44 - Trình bày biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng cho lợn theo tiêu chuẩn hữu cơ. - Trình bày biện pháp vệ sinh môi trường và dụng cụ chăn nuôi lợn vỗ béo hữu cơ. Bài tập thực hành: 2.1. Bài thực hành số 5.5.1: Chẩn đoán và phòng, trị bệnh cho lợn vỗ béo tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn vỗ béo hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời các bệnh thường gặp ở lợn vỗ béo. - Nguồn lực : Trại chăn nuôi lợn vỗ béo hữu cơ (hộ gia đình), lợn bệnh, dụng cụ thú y, vắc-xin, các loại thuốc nam. - Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện chẩn đoán và phòng, điều trị một số thường gặp ở lợn vỗ bẽo. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Xác định nguyên nhân + Xác định triệu chứng, bệnh tích + Chẩn đoán đoán bệnh + Phòng bệnh + Trị bệnh - Thời gian hoàn thành : 5 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định các công việc chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh thường gặp ở lợn vỗ béo. Kết quả chẩn đoán đúng bệnh, phòng và trị đạt hiệu quả cao. 2.2. Bài thực hành số 5.5.2. Vệ sinh môi trường và dụng cụ chăn nuôi tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn vỗ béo hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Chuồng nuôi, sân chơi, bãi chăn thả, máng ăn và máng uống được vệ sinh tiêu chuẩn vệ sinh. - Nguồn lực : Trại chăn nuôi lợn vỗ béo hữu cơ (hộ gia đình), các loại dụng cụ nuôi lợn, bình bơm, quần áo bảo hộ lao động. - Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
- 45 + Vệ sinh chuồng trại nuôi lợn + Vệ sinh sân chơi + Vệ sin bãi chăn thả + Vệ sinh máng ăn + Vệ sinh máng uống + Vệ sinh các thiết bị chuồng nuôi - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định các dụng cụ và phương tiện cần thiết; thực hiện vệ sinh chuồng nuôi, sân chơi, bãi chăn thả, máng ăn và máng uống . Kết quả đảm bảo sạch sẽ, không còn mầm bệnh. C. Ghi nhớ: - Chẩn đoán đúng bệnh, tìm mọi biện pháp trị bệnh bằng thảo mộc - Phòng vắc-xin cho các bệnh do vi rút gây ra. - Thực hiện tốt vệ sinh môi trường chăn nuôi.
- 46 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun nuôi lợn vỗ béo là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề chăn nuôi gà, lợn hữu cơ; được giảng dạy sau mô đun nuôi lợn vỗ béo, trước mô đun nuôi lợn nái, Mô đun nuôi lợn vỗ béo cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp người học nghề có năng lực thực hiện việc nuôi lợn vỗ béo giai đoạn sau cai sữa theo phương thức hữu cơ. II. Mục tiêu: - Kiến thức : + Liệt kê được các bước công việc trong việc nuôi lợn vỗ béo + Mô tả được các bước công việc trong việc nuôi lợn vỗ béo + Mô tả được các các bước công việc trong phòng bệnh cho lợn. + Trình bày được triệu chứng, bệnh tích các bệnh ở lợn. + Đưa ra được các biện pháp trị bệnh cho lợn đạt hiệu quả cao. - Kỹ năng : + Thực hiện được các bước công việc trong việc chăm sóc lợn. + Thực hiện được việc chẩn đoán và phòng, trị bệnh cho lợn đạt hiệu quả. - Thái độ + Tuân thủ đúng quy trình chăm sóc và phòng, trị bệnh cho lợn. + Bảo vệ môi trường, an toàn lao động và an toàn sinh học. III. Nội dung chính của mô đun: Thời gian Tên bài Loại bài Mã bài Địa điểm dạy Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* MĐ05-01 Chuẩn bị điều kiện Tích hợp Lớp 16 3 12 1
- 47 chăn nuôi lợn vỗ học/chuồng béo nuôi MĐ05-02 Chuẩn bị thức ăn, Tích hợp Lớp 16 3 12 1 nước uống học/chuồng nuôi MĐ05-03 Nuôi dưỡng lợn vỗ Tích hợp Lớp 12 2 10 béo học/chuồng nuôi MĐ05-04 Chăm sóc lợn vỗ Tích hợp Lớp 11 2 9 béo học/chuồng nuôi MĐ05-05 Phòng và trị bệnh Tích hợp Lớp 12 2 9 1 học/chuồng nuôi Kiểm tra hết mô đun 3 3 Cộng 70 12 52 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 4.1. Đánh giá bài thực hành 5.1.1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi lợn vỗ béo tại một trại chăn nuôi lợn hữu cơ nơi học tập. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên); - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn; - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Xác định hướng chuồng, Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. vị trí đặt chuồng và các kiểu chuồng nuôi lợn vỗ béo. Tiêu chí 2: Cách chọn kiểu máng Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. ăn, vị trí đặt máng ăn và kiểm tra
- 48 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá máng ăn Tiêu chí 3: Cách chọn kiểu máng Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. ăn, vị trí đặt máng ăn và kiểm tra máng uống Tiêu chí 4: Liệt kê các thiết bị Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. chuồng nuôi và cách bố trí Tiêu chí 5: Thực hành khảo sát một Theo dõi thao tác thực hiện công việc. trại chăn nuôi lợn vỗ béo hữu cơ Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện công việc. Tiêu chí 6: Thực hành chọn kiểu, vị Theo dõi thao tác thực hiện công việc. trí đặt và kiểm tra máng ăn máng uống Tiêu chí 7: Thực hành bố trí các Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện trang thiết bị chuồng nuôi lợn vỗ công việc. béo hữu cơ Tiêu chí 8: Thực hành đào hố Theo dõi thao tác thực hiện công việc. chuồng và rải chất độn lót chuồng nuôi Tiêu chí 9: Mức độ thành thạo, Theo dõi quá thực hiện công việc. chính xác trong công việc. 4.2. Đánh giá bài thực hành 5.1.2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống cho lợn vỗ béo tại một trại chăn nuôi lợn hữu cơ nơi học tập. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên); - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn; - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Cách lập kế koạch xây Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. dựng thức ăn trong nuôi lợn vỗ béo
- 49 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá hữu cơ. Tiêu chí 2: Cách chuẩn bị thức ăn, Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. nước uống cho lợn vỗ béo Tiêu chí 3: Lập kế hoạch thức ăn Theo dõi thao tác thực hiện công việc. cho lợn vỗ béo nuôi hữu cơ. Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện công việc. Tiêu chí 4: Thực hành chuẩn bị thức Theo dõi thao tác thực hiện công việc. ăn, nước uống cho nuôi lợn vỗ béo. Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện Tiêu chí 5: Mức độ thành thạo, Theo dõi quá thực hiện công việc. chính xác trong công việc. 4.3. Đánh giá bài thực hành 5.1.3: Nuôi dưỡng lợn vỗ béo tại một trại chăn nuôi lợn hữu cơ nơi học tập. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên); - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn; - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Xác định nhu cầu thức Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. ăn tinh, thức ăn đạm và bổ sung cho lợn vỗ béo. Tiêu chí 2:Cách lập khẩu phần ăn Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. cho lợn vỗ béo. Tiêu chí 3: Cách cho lợn vỗ béo ăn, Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. uống. Tiêu chí 4: Cách theo dõi và điều Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. chỉnh khẩu phần ăn cho lợn. Tiêu chí 5: Thực hành lập khẩu Theo dõi thao tác thực hiện công việc. phần ăn và chế biến thức ăn cho lợn
- 50 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá vỗ béo Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện công việc. Tiêu chí 6: Thực hành cho lợn ăn, Theo dõi thao tác thực hiện công việc. uống Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện công việc. Tiêu chí 7: Thực hành theo dõi và Theo dõi thao tác thực hiện công việc. điều chỉnh khẩu phần ăn Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện công việc. Tiêu chí 8: Mức độ thành thạo, Theo dõi quá thực hiện công việc. chính xác trong công việc. 4.4. Đánh giá bài thực hành 5.1.4: Chăm sóc lợn vỗ béo tại một trại chăn nuôi lợn hữu cơ nơi học tập. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên); - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn; - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Cách kiểm tra sức khỏe Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. ban đầu cho đàn lợn. Tiêu chí 2: Cách chọn mẫu và cân Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. lợn. Tiêu chí 3: Cách ghi chép sổ sách Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. theo dõi. Tiêu chí 4: Cách ghi chép sổ sách Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. theo dõi. Tiêu chí 5: Thực hành kiểm tra sức Theo dõi thao tác thực hiện công việc. khẻo ban đầu đàn lợn vỗ béo Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện công việc.
- 51 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 6: Thực hành chọn mẫu, Theo dõi thao tác thực hiện công việc. cân và đo khối lượng lợn Tiêu chí 7: Thực hành ghi chép sổ Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện sách theo dõi công việc. Tiêu chí 8: Mức độ thành thạo, Theo dõi quá thực hiện công việc. chính xác trong công việc. 4.5. Đánh giá bài thực hành 5.1.5: Phòng và trị bệnh cho lợn vỗ béo tại một trại chăn nuôi lợn hữu cơ nơi học tập. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên); - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn; - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Nguyên nhân, triệu Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. chứng, bệnh tích, chẩn đoán và biện pháp phòng trị một số bệnh cho lợn vỗ béo. Tiêu chí 2: Biện pháp phòng trị Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. bệnh ký sinh trùng cho lợn theo tiêu chuẩn hữu cơ. Tiêu chí 3: Biện pháp vệ sinh môi Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. trường và dụng cụ chăn nuôi lợn vỗ béo hữu cơ. Tiêu chí 4: Thực hành chẩn đoán Theo dõi thao tác thực hiện công việc. và phòng, trị bệnh cho lợn vỗ béo Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện công việc. Tiêu chí 5: Thực hành vệ sinh môi Theo dõi thao tác thực hiện công việc. trường và dụng cụ chăn nuôi Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện công việc.
- 52 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 6: Mức độ thành thạo, Theo dõi quá thực hiện công việc. chính xác trong công việc. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Võ Văn Ninh, 2001. Kỹ thuật chăn nuôi heo. NXB Trẻ, 132 trang. - Võ Văn Ninh, 2001. Những điều cần biết khi xây dựng chuồng trại nuôi heo. NXB Trẻ, 84 trang. - Nguyễn Ngọc Tuân, Trần Thị Dân, 2000. Kỹ thuật chăn nuôi heo. NXB Nông nghiệp, TP. HCM, 323 trang.
- 53 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 11. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Lê Trung Hưng - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Ngọc Điểm, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Nguyễn Linh, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Nguyễn Quang Rạng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Nguyễn Văn Tâm, Phó chủ tịch Hiệp hội hữu cơ Việt Nam./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Dương, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang 2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Phạm Vĩnh Trường, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Trần Văn Lên, Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Bà Nguyễn Thị Loan, Phó chủ tịch Hiệp hội hữu cơ Việt Nam./.