Giáo trình Nuôi lợn đực giống

pdf 76 trang ngocly 1230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nuôi lợn đực giống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nuoi_lon_duc_giong.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nuôi lợn đực giống

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI LỢN ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: NUÔI & PHÕNG TRỊ BỆNH CHO LỢN Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Chúng ta đang bước vào giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Việc đa dạng hóa, đa cấp hoá hình thức đào tạo, đặc biệt đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, một đội ngũ lao động kỹ thuật chăn nuôi là một nhiệm vụ hết sức cấp bách và cần thiết hiện nay Chương trình đào tạo nghề “chăn nuôi và phòng trị bệnh ở lợn” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất chăn nuôi lợn tại các địa phương trong cả nước. Với chương trình này những học viên có trình độ biết đọc, biết viết trở lên sẽ có điều kiện tham gia khoá học và họ sẽ là những hạt nhân cơ sở thực hiện công tác thú y tại xã, thôn, bản làng mạc nông nghiệp Việt Nam sau khoá học. Bộ giáo trình gồm 7 quyển: 1) Giáo trình môn học giải phẩu sinh lý lợn 2) Giáo trình môn học sử dụng thuốc cho lợn 3) Giáo trình mô đun nuôi lợn đực giống 2) Giáo trình mô đun nuôi lợn nái sinh sản 3) Giáo trình mô đun nuôi lợn thịt 4) Giáo trình mô đun phòng trị bệnh không lây cho lợn 5) Giáo trình mô đun phòng và trị bệnh lây ở lợn Bộ giáo trình được xây dựng dựa trên cơ sở ban đầu của tài liệu “Chương trình Bệnh ở lợn và phương pháp phòng trị” dùng cho đào tạo lưu động được soạn thảo bởi bởi nhóm CDC thuộc Tiểu ban dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề Trường Cao đẳng Nông lâm (đã được Ban Dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề thuộc Tổng cục Dạy nghề thông qua). Để hoàn thiện bộ giáo trình này, chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các trường,các cơ sở chăn nuôi lợn, Ban Giám hiệu cùng các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trường, các cơ sở chăn nuôi lợn, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Nuôi và phòng trị bệnh ở lợn”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
  4. 3 Giáo trình “chăn nuôi lợn đực giống” đề cập đến các vấn đề trong chăn nuôi lợn đực giống từ khâu chọn giống, xây dựng chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng đến khâu khai thác và sử dụng lợn đực giống và được phân bổ giảng dạy trong thời gian 72 giờ. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Để chương trình được hoàn thiện hơn chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp của các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện . Chúng tôi xin trân trọng ghi nhận. Xin trân trọng cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Trần Văn Lên: chủ biên 2. Phạm Chúc Trinh Bạch 3. Bùi thị Kim Dung 4. Trần Thị Bảo Trân
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 4 Bài mở đầu:VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LỢN ĐỰC GIỐNG 7 1. Vai trò của lợn đực giống 7 2. Đặc điểm sinh học cần chú ý trong chăn nuôi lợn đực giống 7 Bài 1: CHỌN LỢN ĐỰC GIỐNG 9 1. Xác định giống lợn nuôi đực giống 9 1.1. Nhóm các giống lợn nội 9 1.2. Nhóm lợn lai 11 1.3. Nhóm các giống lợn ngoại 13 2. Chọn lợn giống làm đực sinh sản 16 2.1. Thời điểm chọn 16 2.2. Cách thức chọn 16 Bài 2: XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI NUÔI LỢN ĐỰC GIỐNG 21 2. Hướng chuồng 21 3. Kiểu chuồng 21 4. Nền chuồng 22 5. Vách ngăn 22 6. Mái chuồng 23 7. Rèm che 23 8. Hệ thống xử lý phân nước tiểu 24 9. Diện tích 24 10. Dụng cụ và thiết bị 24 Bài 3: SỬ DỤNG THỨC ĂN CHO LỢN ĐỰC GIỐNG 27 1. Nguồn thức ăn cho đực giống 27 1.1. Thức ăn xanh 27 1.3. Các loại thức ăn cung cấp protein (chất đạm) 31 1.4. Thức ăn hỗn hợp 32 1.5. Thức ăn bổ sung 33 2. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn đực giống 36 2.1. Nhu cầu năng lượng 36 2.2. Nhu cầu protein (chất đạm) 36 2.4. Nhu cầu vitamin 37 2.5. Nhu cầu chất xơ 37 3. Chế biến, dự trữ và phối trộn thức ăn cho lợn đực giống 37 3.1. Chế biến thức ăn cho lợn đực giống 37
  6. 5 3.2. Dự trữ thức ăn cho lợn đực giống 38 3.3. Phối trộn thức ăn cho lợn đực giống 39 1. Vận chuyển lợn đực 43 2. Nuôi tân đáo (cách li) 43 3. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn đực hậu bị 43 3.1 Chăm sóc 43 3.2 Nuôi dưỡng 44 4. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn đực làm việc 44 4.1. Chăm sóc 44 4.2. Nuôi dưỡng 45 Bài 5: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG LỢN ĐỰC GIỐNG 47 1. Huấn luyện lợn đực giống 47 1.1 Tuổi huấn luyện 47 1.2 Điều kiện huấn luyện 47 1.3 Phương pháp huấn luyện 47 2. Khai thác tinh đực giống 48 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 48 2.2. Trình tự thao tác lấy tinh 48 3. Kiểm tra, pha chế và bảo quản tinh đực giống 49 3.1. Kiểm tra tinh dịch 49 3.2. Pha chế tinh dịch 54 4. Sử dụng lợn đực giống 57 4.1. Tuổi sử dụng 57 4.2. Thời gian và chế độ sử dụng 57 5. Phối giống cho lợn cái 58 5.1. Phát hiện lợn nái động dục 58 5.2. Xác định thời điểm phối giống thích hợp 60 5.3. Dẫn tinh cho lợn 61 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 66
  7. 6 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIẾ T TẮ T TT Thuật ngữ Giải thích chuyên môn, chữ viết tắt 1 MC Lợn Móng Cái 2 L Lợn Landrace 3 Y Lợn Yorkshire 4 Pi Lợn Pietrain 5 Du Lợn Duroc 6 LY Lợn lai giữa đực Landrace và cái Yorkshire 7 YL Lợn lai giữa đực Yorkshire và cái Landrace 8 PixDu Lợn lai giữa đực Pietrain và cái Duroc 9 TTTA Tiêu tốn thức ăn 10 Kg TT Kg tăng trọng 11 Kg TA Kg thức ăn 12 F1, F2 Lợn lai thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai
  8. 7 MÔ ĐUN/MÔN HỌC Mã mô đun/môn học: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: - Chăn nuôi lợn đực giống là mô đun giúp người học có khả năng tự tổ chức chăn nuôi lợn đực giống trong điều kiện ở nông hộ. - Mô đun gồm có 5 bài với tổng thời gian là 72 giờ, trong đó lý thuyết là 20 giờ, thực hành là 48 giờ và kiểm tra là 6 giờ. Nội dung của mô đun đề cập đến các vấn đề trong chăn nuôi lợn đực giống: chọn giống, xây dựng chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác và sử dụng lợn đực giống - Người học mô đun chăn nuôi lợn đực giống được đánh giá thông qua bài kiểm tra lý thuyết và kiểm tra kỹ năng thực hành. Bài mở đầu:VAI TRÕ VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LỢN ĐỰC GIỐNG Thời gian: 1 giờ 1. Vai trò của lợn đực giống Trong chăn nuôi lợn sinh sản, chăn nuôi lợn đực giống có tầm quan trọng đặc biệt vì tính di truyền của nó sẽ ảnh hưởng đến một số lượng đông của đàn lợn. Người ta thường nói "Tốt đực tốt cả đàn, tốt nái tốt ổ" nghĩa là phạm vi ảnh hưởng của lợn đực giống cho cả đàn lợn. Các nhà chăn nuôi đều cho rằng lợn đực giống có vai trò rất lớn và có khả năng cải tạo đàn lợn rất tốt, chính vì thế cần có kế hoạch sử dụng tối đa lợn đực giống và khai thác trong thời gian lợn con trẻ, sung sức và loại thải sớm. 2. Đặc điểm sinh học cần chú ý trong chăn nuôi lợn đực giống Sự thành thục sinh dục ở lợn đực tơ được xác định khi tinh hoàn đử khả năng sản xuất tinh trùng và có khả năng thụ thai. Sự thành thục sinh dục ở các giống lợn ngoại (Yorksire, Landrace, Duroc, Pietrain) vào lúc 7 – 8 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 80 – 100 kg. Các giống lợn nội (Móng Cái, Ỉ, Thuộc Nhiêu) thành thục sinh dục lúc 5 – 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 20 – 40 kg. Thời kỳ 4 – 8 tháng tuổi ở lợn ngoại và 4 – 6 tháng tuổi ở lợn nội tinh hoàn phát triển rất nhanh để đạt tới tốc độ thành thục sinh dục. Tuy nhiên, độ thành thục sinh dục phụ thuộc vào sự phát triển cơ thể hơn là tuổi. Nếu lợn đực được nuôi
  9. 8 dưỡng tốt sẽ rút ngắn thời gian thành thục sinh dục ngước lại nếu nuôi dưỡng kém sẽ kéo dài thời gian thành thục sinh dục. Thời gian bắt đầu sử dụng lợn đực giống nội vào 8 tháng tuổi, đối với giống ngoại là 10 tháng tuổi. Lơn đực trưởng thành cho tinh dịch cao nhất (150 – 300 ml/1 lần xuất tinh), khi lợn đực già thì hoạt động sinh dục kém, mất phản xạ sinh dục và phẩm chất tinh dịch kém, tinh hoàn nhỏ lại, quá trình tạo tinh chậm trễ, con vật không muốn giao phối. Lượng tinh dịch trong một lần xuất tinh của lợn nội biến động từ 50 – 100 ml, trong khi đó ở lợn ngoại biến động từ 150 – 300 ml. ở lợn nội cứ trung bình 100 kg khối lượng cơ thể tạo ra 100 – 300 triệu tinh trùng, ngược lại ở lợn ngoại chỉ tiêu này là 200 – 400 triệu. Khả năng giao phối với lợn cái thể hiện khả năng làm việc của lợn đực. Thông thường nếu phối giống trực tiếp một lợn đực đảm nhiệm 40 - 50 nái, nhưng nếu thụ tinh nhân tạo một lợn đực có thể đảm nhiệm 200 nái (lợn đực giống nội) và 400 nái (lợn đực giống ngoại) Hoạt động sinh dục của lợn đực giống chịu ảnh hưởng của các yếu tố: giống tuổi, mùa vụ và chế độ nuôi dưỡng thông qua cơ chế điều hoà thần kinh và nội tiết.
  10. 9 Bài 1: CHỌN LỢN ĐỰC GIỐNG Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Mô tả được đặc điểm ngoại hình, tính năng sản xuất và phân biệt được các giống lợn - Xác định được giống lợn để làm đực giống và cách chọn được lợn giống để làm đực sinh sản - Cẩn thận, tỉ mỉ, chịu khó, yêu nghề A. Nội dung 1. Xác định giống lợn nuôi đực giống 1.1. Nhóm các giống lợn nội 1.1.1. Lợn Móng Cái - Nguồn gốc: Móng Cái, Quảng Ninh - Đặc điểm: đầu đen, mõm trắng, giữa trán và cuối cùng của đuôi có đốm trắng, trên thân có lông đen và trắng, có đám lông đen hình yên ngựa ở giữa lưng, có giải lông trắng và lông đen trên lưng là một giải trắng mờ (da đen, lông trắng, lưng hơi võng, chân cao ít đi bàn, tương đối gọn). - Ƣu điểm: thành thục sớm, thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Phàm ăn, sức chống chịu bệnh tất tốt, nuôi con khéo. -Nhƣợc điểm: khả năng tăng trọng chậm, nuôi thịt trung bình mỗi tháng có thể tăng được 8-15 kg/con, tiêu tốn thức ăn 5- 6 kg thức ăn/ 1kg trọng lượng, tỉ lệ nạc thấp 36-38%. - Hƣớng sử dụng: dùng để nuôi Hình 1.1. Lợn Móng Cái sinh sản, làm nái nền để lai với đực giống ngoại để sản xuất lợn nuôi thịt theo hướng nâng cao khả năng tăng trọng và tỉ lệ nạc. 1.1.2. Lợn Ỉ - Nguồn gốc: lợn Ỉ là lợn địa phương vùng đồng bằng sông Hồng. Có hai loại lợn Ỉ là lợn Ỉ mỡ và lợn Ỉ pha. - Đặc điểm:
  11. 10 + Lợn Ỉ mỡ hay còn gọi là Ỉ mặt nhăn: lông, da đen, mặt ngắn, mũi ngắn, trán có nhiều nếp nhăn hằn sâu, làm cho mũi cong lên, tầm vóc nhỏ, thành thục sớm, chân thấp, đi bàn, bụng sệ, lưng gãy, mình ngắn. Khả năng sinh sản 8-10 con/lứa, trọng lượng sơ sinh 300-400 g/con. + Lợn Ỉ pha: toàn thân, lông da, màu đen, cao, dài hơn Ỉ mỡ, bụng gọn, mõm thẳng, mặt không nhăn, lợn Ỉ pha là do lai tạp giữa giống Ỉ với các giống khác như là Berkshire - Ƣu điểm: khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi của địa phương - Nhƣợc điểm: khả năng tăng trọng chậm, trọng lượng sơ sinh 0,25 – 0,77 kg, nuôi đến 12 tháng tuổi đạt trọng lượng 40 Hình 1.2. Lợn Ỉ – 66 kg. - Hƣớng sử dụng: dùng để nuôi sinh sản, làm nái nền để lai với đực giống ngoại để sản xuất lợn nuôi thịt theo hướng nâng cao khả năng tăng trọng và tỉ lệ nạc. 1.1.3. Lợn Lang Hồng - Nguồn gốc: lợn Lang Hồng là giống lợn thuần chủng nội thuộc các tỉnh phía Bắc nước ta. - Đặc điểm: trên thân mình có những đám lông đen và trắng những đám lông đen không cố định, lưng võng, bụng sệ, mình ngắn, chân thấp và đi bàn. Khả năng sinh sản tốt, mỗi năm đẻ từ 2-2,5 lứa, đẻ 10-12 con/lứa, trọng lượng sơ sinh 300 - 500 g/con, trọng lượng cai sữa lúc 50 ngày tuổi 6-8 kg/con. -Ƣu điểm: chống chịu bệnh tật tốt -Nhƣợc điểm: khả năng tăng trọng thấp, tăng trọng 8-12 kg/tháng. Tiêu tốn thức ăn cao 4 - 5,5 kgTA/1 kg tăng trọng, cho lượng thịt nạc thấp, tỷ lệ nạc 30%. - Hƣớng sử dụng: dùng để nuôi sinh sản, làm nái nền để lai với đực giống ngoại để sản xuất lợn nuôi thịt theo hướng nâng cao khả năng tăng trọng và tỉ lệ nạc. 1.1.4 Lợn Thuộc nhiêu - Nguồn gốc: lai giữa giống lợn Bồ xụ với lợn Yorkshire ở vùng Thuộc Nhiêu tỉnh Tiền Giang.
  12. 11 - Đặc điểm: màu lông trắng tuyền có đám đen nhỏ ở mắt, mình ngắn, tầm vóc trung bình. Tai hơi nhỏ về phía trước, lợn cái 8 tháng tuổi đạt 65 – 68 kg, lợn trưởng thành đạt 120 – 160 kg. - Ƣu điểm: chịu đựng được điều kiện khó khăn, nuôi con khéo, chống chịu bệnh tật tốt - Nhƣợc điểm: mỡ nhiều, tỉ lệ nạc thấp 40 – 42% - Hƣớng sử dụng: dùng làm nái nền cho lai với đực giống ngoại Landrace tạo lợn lai nuôi thịt theo hướng nâng cao tỉ lệ nạc. Hình 1.3. Lợn Thuộc Nhiêu 1.1.5. Lợn Ba Xuyên - Nguồn gốc: lai giữa lợn Bồ Xụ và lợn Berkshire, ở vùng Vị Xuyên, tỉnh Sóc Trăng - Đặc điểm: lợn có màu lông loang trắng đen, phân bố không đều trên thân, tầm vóc trung bình, thân dài vừa phải, mõm ngắn - Ƣu điểm: lớn nhanh hơn một số giống lợn nội khác, dễ nuôi, nuôi con khéo Hình 1.4. Lợn Ba Xuyên - Nhƣợc điểm: số con đẻ ra không cao (8 – 9 con/ lứa), mỡ nhiều tỉ lệ nạc chỉ đạt 39 – 40%. - Hƣớng sử dụng: dùng làm nái nền cho lai với đực giống ngoại để tạo ra lợn lai nuôi thịt theo hướng nâng cao tỉ lệ nạc. 1.2. Nhóm lợn lai
  13. 12 1.2.1. Lợn lai F1 (Yorkshire x Móng Cái) - Nguồn gốc: được tạo ra giữa lợn đực Yorkshire và lợn cái Móng Cái - Đặc điểm: tầm vóc trung bình, màu lông trắng, rải rác có đốm đen nhỏ trên mình, có đốm đen nhỏ ở vùng quanh 2 mắt, thân dài vừa phải, lưng hơi võng, 4 chân chắc chắn. - Ƣu điểm: số con đẻ ra nhiều, tỉ lệ nạc đạt 42 – 46%. - Nhƣợc điểm: đòi hỏi điều kiện nuôi tốt - Hƣớng sử dụng: dùng làm nái Hình 1.5. Lợn lai F (Y x MC) nền cho lai với đực giống ngoại 1 Landrace tạo ra nái lai có 75% máu Landrace, 25 % máu Móng Cái, hoặc để sản xuất lợn nuôi thịt có 75% máu ngoại, tỉ lệ nạc 45 – 47%. 1.2.2. Lợn lai F1 (Landrace x Móng Cái) - Nguồn gốc: được tạo ra giữa lợn đực landrace và lợn cái Móng cái. - Đặc điểm: Tầm vóc trung bình màu lông trắng, thỉnh thoảng có đốm đen ở mình. Thân dài hơn lợn lai F1 giữa Yorkshire và Móng Cái. Lưng hơi võng, chân cao vừa, lợn trưởng thành nặng 150 - 180 kg. - Ƣu điểm: Số con đẻ ra nhiều, chịu đựng điều kiện khó khăn, tỉ lệ nạc đạt 44 – 48%. - Nhƣợc điểm: Đòi hỏi điều kiện nuôi dưỡng tốt - Hƣớng sử dụng: sử dụng nái lai F (Landrace x MC) làm nái nền cho 1 Hình 1.6. Lợn lai F1 (L x MC) lai với đực giống ngoại Landrace (hoặc Yorkshire) để tạo nái lai có 75% máu ngoại (Landrace x MC x Landrace; Landrace x MC x Yorkshire). 1.2.3. Lợn lai F1 (Pietrain x Duroc) Nguồn gốc: là lợn lai được tạo ra từ đực giống ngoại Pietrain và lợn nái giống ngoại Duroc.
  14. 13 - Đặc điểm: Màu lông nâu nhạt, đỏ thẫm, tai cúp về phía trước, mõm thẳng, thân hình dài, mông vai phát triển, tăng trọng nhanh. Trọng lượng trưởng thành con đực: 300 – 350 kg. Hình 1.7. Lợn lai F1 (Pi x Du) - Ƣu điểm: tăng trọng nhanh, đạt 100 kg khi được 150 – 160 ngày tuổi. Cho nạc nhiều trong thân thịt, tỷ lệ nạc: 60 – 62%. - Hƣớng sử dụng: dùng làm đực giống phối với lợn nái lai để sản xuất lợn thịt lai 3 – 4 máu theo hướng tăng trọng nhanh cho nhiều nạc. 1.3. Nhóm các giống lợn ngoại 1.3.1. Lợn Landrace - Nguồn gốc: Lợn Landrace là giống lợn ngoại thuần chủng, chuyên cho thịt, có nguồn gốc từ Đan Mạch, nước ta nhập từ năm 1970. - Đặc điểm: Toàn thân (cả lông da) đều trắng, đâù nhỏ, mõm dài, tai to rủ che mắt, mông đùi đều nở, lưng thẳng hơi cong lên, bụng thon gọn, đuôi xoăn, bốn chân cao, đi móng. Lợn đực và cái trưởng thành có trọng lượng 320 - 420 kg/con. - Ƣu điểm: tăng trọng nhanh, có thể tăng trọng 700 - 800 g/ngày/con. Tiêu tốn thức ăn 3 - 3,5 kg TA/1kg TT. Tỉ lệ thịt nạc: 58 - 63%. Khả năng sinh sản: mỗi năm đẻ từ 2 - 2,2 lứa, mỗi lứa 10 - 11 con, trọng lượng sơ sinh 1,2 - 1,6 kg/con, trọng lượng cai sữa 50 ngày (15 - 20 kg/con). - Nhƣợc điểm: Đòi hỏi cao về thức ăn và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc - Hƣớng sử dụng: Hình 1.8. Lợn Landrace + Đực Landrace dùng phối với lợn
  15. 14 cái nội sản xuất con lai F1 + Làm nái sinh sản, tạo nái lai F1 (Landrace x Yorkshire hoặc Yorkshire x landrace), lợn đực Duroc phối với nái lai F1 (LY hoặc YL) để sản xuất lợn lai nuôi thịt. 1.3.2. Lợn Yorkshire - Nguồn gốc: Lợn Yorkshire là giống lợn chuyên thịt, có nguồn gốc từ nước Anh, được nhập vào nước ta từ nhiều nguồn khác nhau - Đặc điểm: toàn thân màu trắng, đầu nhỏ, mõm dài, tai nhỏ đứng, mông vai nở bằng nhau, lưng thẳng hơi cong, bụng thon, gọn, bốn chân to cao chắc chắn, đi móng. Đuôi heo dài, khấu đuôi to. Lợn đực, cái Hình 1.9. Lợn Yorkshire trưởng thành trọng lượng đạt 350 – 400 kg. - Ƣu điểm: khả năng tăng trọng nhanh, tăng trọng từ 700-800 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn thấp 3,2-3,5 kg TA/1kg tăng trọng. nạc nhiều, tỷ lệ thịt nạc 55-58. Thành thục về tính sớm, đẻ nhiều con, số con trên lứa 10-12 con/lứa, số lứa/năm từ 2-2,4 lứa. Cai sữa 55 ngày đạt 15 - 20 kg/con - Nhƣợc điểm: Yêu cầu về thức ăn và điều kiện chuồng trại cao 1.3.3. Lợn Duroc - Nguồn gốc: lợn Duroc là giống lợn ngoại chuyên thịt, có nguồn gốc từ Mỹ - Đặc điểm: màu lông hung đỏ, đầu to, mõm ngắn, tai nhỏ hơi cụp về phía trước, lưng thẳng hơi cong lên, bụng gọn, bốn chân to cao chắc chắn, mông vai nở đầy đặn, lợn Duroc có khả năng chịu nắng nóng khá tốt. Lợn đực và cái trưởng thành nặng Hình 1.10. Lợn Duroc 300 – 450 kg. - Ƣu điểm: khả năng tăng trọng cao, ở 6 tháng tuổi lợn đạt 102 - 125 kg. Tiêu tốn thức ăn 2,8 – 3,5 kgTA/1kg TT, độ dày mỡ lưng là 3,09 cm. Lợn nhiều nạc, tỉ lệ thịt nạc 54 - 57%. Khả năng sinh sản 7 - 9 con/lứa. Trọng lượng sơ sinh 1,4 - 1,6 kg/con, cai sữa 55 ngày đạt 15 - 18 kg/con. - Nhƣợc điểm: yêu cầu về thức ăn và điều kiện chuồng trại cao, sinh sản kém, khó nuôi.
  16. 15 - Hƣớng sử dụng: dùng làm lợn đực để phối với cái lai F1 (YL hoặc LY) tạo heo thịt thương phẩm 3 máu. 1.4.4. Lợn Pietrain - Nguồn gốc: giống lợn có nguồn từ một làng có tên Pietrain, thuộc nước Bỉ - Đặc điểm: lông da có những vết đỏ, đen, trắng không cố định, đầu to vừa phải, mõm ngắn, hơi cong, tai to hơi ngang, vai-lưng-mông-đùi rất phát triển, lưng dài, bụng thon gọn bốn chân to cao chắc chắn đi móng, đùi to, ngắn, đuôi xoắn. Đây là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc. Hình 1.11 Lợn Pietrain - Ƣu điểm: khả năng sản xuất thịt nạc cao, nuôi tốt có thể đạt 66,7% nạc trong thân thịt. Cai sữa 60 ngày tuổi đạt 15 – 17 kg/con, nuôi đến 6 tháng tuổi đạt 100 kg. Lợn có khả năng sinh sản tương đối tốt, lợn đực có nồng độ tinh trùng cao, 250 - 290 triệu/ml, lợn cái đẻ trung bình 9 - 11 con/lứa. - Nhƣợc điểm: yêu cầu thức ăn và điều kiện chuồng trại cao - Hƣớng sử dụng: hiện nay giống lợn Pietrain được sử dụng để lai tạo với các giống lợn khác tạo thành các tổ hợp lai có nhiều ưu điểm như PiDu x LY hay [Pi x (Y x MC)]. Giống lợn Pietrain được chọn một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam. Tóm lại: a. Các giống lợn nội có ưu điểm: dễ nuôi, chịu kham khổ tốt, khả năng chống bệnh cao. Tuy nhiên, các giống này có nhược điểm là chậm lớn, tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng cao, tỷ lệ nạc thấp (36 – 43%). Hiện nay các giống lợn nội chủ yếu làm nái nền để lai với lợn đực giống ngoại sản xuất con lai nuôi thịt theo hướng nâng cao khả năng tăng trọng và tỷ lệ nạc. Giống lợn nội chỉ được nuôi làm đực giống trong các cơ sở nhân giống thuần nhằm tạo ra các con giống thuần chủng. b. Với nhóm lợn lại ngoại x nội (F1: Y x MC, L x MC ) có ưu điểm là tầm vóc lớn hơn, tăng trọng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn ít hơn, tỉ lệ nạc cao hơn so với các giống lợn nội. Hiện nay nhóm lợn này sử dụng làm nái nền để lai với đực giống ngoại sản xuất heo nuôi thịt F2 mà không sử dụng làm đực giống. c. Với giống lợn ngoại thuần chủng và lợn lai ngoại x ngoại (Pietrain x Duroc ) có ưu điểm là tầm vóc lớn: 250 – 400 kg/ con trưởng thành, lớn nhanh ( nuôi 5 – 6 tháng đạt 90 – 100 kg), tiêu tốn thức ăn thấp (2,8 – 3,0 kg TA/Kg tăng trọng), tỷ lệ nạc cao: 53 – 58%. Do vậy nhóm lợn này thường được sử dụng làm
  17. 16 đực giống phối với lợn nái nội để sản xuất lợn lai F1 hoặc phối với lợn nái lai (ngoại x nội: Y x MC; L x MC, ngoại x ngoại: Y x L; L x Y) để sản xuất heo thịt lai 3 – 4 máu. 2. Chọn lợn giống làm đực sinh sản Hiệu quả chăn nuôi của một cơ sở phụ thuộc vào các yếu tố chính như con giống, chi phí thức ăn, chi phí quản lý, chi phí thú y Trong đó yếu tố con giống đóng vai trò cơ bản nhất vì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc cải thiện khả năng sản xuất của thế hệ sau. Một con lợn đực giống tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một con nái tốt, nhất là trong điều kiện hiện nay đang áp dụng phổ biến kỹ thuật gieo tinh nhân tạo. Cụ thể, mỗi năm một con đực giống tốt có thể truyền những thông tin di truyền về các tính trạng kinh tế như tăng trọng bình quân/ngày cao; tiêu tốn thức ăn thấp cho hàng ngàn con ở thế hệ sau, trong khi một nái tốt chỉ có thể truyền cho khoảng 20 heo con mà thôi. Do đó việc chọn heo đực giống tốt có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi lợn. 2.1. Thời điểm chọn *Lần chọn 1: chọn lợn đưa vào kiểm tra (lúc 2-3 tháng tuổi: P từ 20-25 kg), tiêu chí chọn lần này căn cứ vào nguồn gốc, và ngoại hình . *Lần chọn 2: khi lợn kết thúc kiểm tra (6 tháng tuổi hoặc 90 kg), tiêu chí của chọn lọc lần này là căn cứ vào kết quả đánh giá theo chỉ số chọn lọc và kết quả đánh giá về ngoại hình *Lần chọn 3: những lợn đực đã được chọn ở lần 2 tiến hành cho luyện nhảy giá, đánh giá tính hăng, chất lượng tinh dịch. Loại bỏ những lợn đực hậu bị không có tính hăng, chất lượng tinh kém (không có tinh trùng, tinh loãng, tỉ lệ kỳ hình cao quá mức cho phép). 2.2. Cách thức chọn 2.2.1. Dựa vào nguồn gốc Chọn con có lý lịch rõ ràng, bố phải đạt đặc cấp và mẹ phải đạt từ cấp I trở lên và xuất phát từ những cơ sở giống có uy tín. 2.2.2. Dựa vào bản thân a. Chọn ngoại hình Ngoại hình phải mang được các nét đặc trưng của giống, các bộ phận cần cân đối hài hoà và liên kết chắc chắn.
  18. 17 Phần cổ: Cổ dài, không chọn những con cổ ngắn và không có sự kết hợp chặt chẽ với đầu và vai . Phần ngực: Rộng, không sâu, không chọn những con ngực lép và sâu. Phần lưng: Hơi cong hoặc thẳng, rộng, dài, liên kết tốt với phần vai và mông, không chọn những con lưng võng. Chân, đùi và mông: chân thẳng, chắc, cổ chân ngắn khoẻ, không chọn những con chân yếu đi bàn, chân có hình chữ X hoặc chữ O, vòng kiềng. mông và dùi nở nang, bề mặt rộng, đầy đặn, không chọn những con có mông và đùi lép. Móng chân: móng bằng, hai ngón chân to, ngón ngoài hơi rộng và dài hơn ngón trong một chút, không chọn những con móng quá choẽ, doãng rộng, móng hà và nứt.
  19. 18 Vú: chọn những con có 12 vú trở lên, các núm vú nổi rõ và cách đều nhau. Lông: thưa, bóng mượt, màu lông điển hình cho từng giống. Da: mỏng, hồng hào, không có bệnh ngoài da. Đuôi: khấu đuôi to. Dịch hoàn: cân đối, to, nổi rõ, gọn chắc, không chọn những con cà lệch, cà ẩn, cà bọng, cà xệ, da dịch hoàn sù sì Hình 1.12. Dịch hoàn to đều, cân đối hoặc ghẻ nấm. Tóm lại: khi chọn đực làm giống cần quan sát kỹ từng bộ phận, đặc biệt cần quan tâm nhiều hơn đến hai hòn cà, bốn chân, khả năng đi lại. b. Chọn sức sinh trƣởng, sức sinh sản Sau khi đã chọn được những con có nguồn gốc và ngoại hình tốt, 70mm B đực giống cần được qua kiểm tra cá A thể và phải đạt được những tiêu P2 chuẩn sau: - Tăng trọng tối thiểu từ 700g - 65mm 800g /ngày. -Tiêu tốn thức ăn thấp: 2,8 - 3,0 kg /1kg tăng trọng. - Độ dày mỡ lưng khi đạt 90 kg ≤ 15 mm (điểm P2). - Phẩm chất tinh dịch khi 10 Hình 1.13. Vò trí P2 ñeå ño daøy môõ löng tháng tuổi đạt: V ≥ 150ml, A ≥ 0,7; VAC ≥ 15 tỷ (lợn Landrace và Yorkshire); VAC ≥ 20 tỷ (lợn Duroc), Acrosom bình thường ≥ 85%, tỷ lệ kỳ hình ≤ 15%.
  20. 19 2.2.3. Dựa vào đời con của đực giống Song song với với quá trình kiểm tra cá thể người ta tiến hành vỗ béo anh chị em ruột hoặc anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với đực giống, và đánh giá qua các chỉ tiêu tăng trọng, tiêu tốn thức ăn và phẩm chất thịt. Đực giống nào cho đời con có thành tích năng suất và phẩm chất thịt tốt sẽ được giữ lại là giống theo yêu cầu. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Anh hay chị hãy đánh dấu (x) vào các ô tƣơng ứng trong những câu hỏi sau đây: TT Nội dung Đúng Sai 1 Lợn đực giống nội chỉ sử dụng làm đực giống trong trường hợp nhân giống thuần chủng để bảo tổn giống gốc. 2 Các giống lợn ngoại thường được sử dụng làm lợn đực sinh sản để phối với lợn nái cho lợn lai nuôi thịt 3 Lợn lai F1 (giữa giống nội x giống nội và giống ngoại x giống ngoại) đều sử dụng làm đực giống được 4 Lợn Yorkshire có tai nhỏ và đứng, màu lông trắng, lưng gù, bụng thon, bốn chân to khoẻ chắc chắn, đi móng. 5 Các giống lợn lai tăng trọng nhanh hơn các giống lợn nội 6 Khi chọn lợn đực giống phải căn cứ vào nguồn gốc, bản thân và đời sau 7 Để phân biệt các giống lợn phải dựa vào đặc điểm màu sắc lông da và kiểu lỗ tai 8 Giống lợn Duroc và Pietrain thường được sử dụng làm đực giống sinh sản để phối với lợn nái sinh sản cho lợn lai nuôi thịt vì có tốc độ tăng trưởng và tiêu tốn thức ăn thấp. 9 Màu sắc lông da của lợn đực không ảnh hưởng gì đến chất lượng tăng trưởng ở đời con 10 Lợn Landrace có tỷ lệ thịt nạc cao nhất trong các giống lợn ngoại ở nước ta hiện nay. Bài tập 2: Anh hay chị hãy điền vào chỗ trống các ô tƣơng ứng trong các câu hỏi sau: TT Nội dung câu hỏi Trả lời 1 Đặc điểm của một con lợn đực hậu bị tốt 2 Tăng trọng bình quân (g/ngày) của giống lợn
  21. 20 Landrace, Duroc, Pietrain, Yorkshire 3 Số con đẻ ra trên/lứa của giống lợn Landrace, Duroc, Pietrain, Yorkshire 4 Trọng lượng sơ sinh của các giống lợn Landrace, Duroc, Pietrain, Yorkshire 5 Trọng lượng lúc cai sữa (55 – 60 ngày tuổi) các giống lợn Landrace, Duroc, Pietrain, Yorkshire 6 Tỉ lệ nạc các giống lợn Landrace, Duroc, Pietrain, Yorkshire 7 Sức sản xuất của lợn đực giống được kiểm tra qua các chỉ tiêu 8 Các thời điểm và tiêu chí chọn lợn đực giống 9 Một lợn đực giống có thể phụ trách phối giống bao nhiêu lợn cái sinh sản. Bài 3 Chọn lợn đực giống C. Ghi nhớ: Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Đặc điểm màu sắc lông da, kiểu lổ tai các giống lợn. - Ưu, nhược điểm và hướng sử dụng các giống lợn. - Cách chọn đực giống làm đực sinh sản
  22. 21 Bài 2: XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI NUÔI LỢN ĐỰC GIỐNG Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Mô tả được các yêu cầu kỹ thuật về chuồng nuôi lợn đực giống - Thiết kế, xây dựng được chuồng nuôi đực giống theo đúng yêu cầu kỹ thuật - Cẩn thận, tỉ mỉ, chịu khó, yêu nghề A. Nội dung 1. Vị trí - Chọn nới cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh. - Không xây dựng chuồng lợn chung với các loài gia súc khác để tránh lây nhiễm bệnh. 2. Hƣớng chuồng Trục dọc của dãy chuồng nên chạy theo hướng Đông Bắc Tây Nam để tránh các hướng nắng bất lợi, hướng mưa tạt gió lùa. Nên thiết kế chuồng có chổ phơi nắng khoảng 2/3 diện tích chổ nằm kể trên. Sân nắng ngoài việc cung cấp vitamin D cho heo, còn có tác dụng sưởi ấm và sát trùng bằng tia tử ngoại. Hình 2.1. Hướng chuồng 3. Kiểu chuồng Kiểu chuồng nuôi lợn đực giống phải phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta và tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương. Trong điều kiện chăn nuôi ở nông hộ nước ta, kiểu chuồng K45 khá thích hợp cho nuôi đực giống. Đây là một kiểu chuồng thiết kế có hai mái khác nhau, một mái ngắn và một mái dài, chỉ có một dãy chuồng. Tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt, thông thoáng và điều hòa, không khí tốt, thích hợp cho những vùng khí hậu nóng. Kích thước của chuồng như sau (mặt cắt ngang)
  23. 22 Hình 2.2. Kiểu chuồng 1 dãy k45 Ngoài ra cũng có thể thiết kế chuồng lợn đực giống 2 dãy, mái đơn hoặc mái kép 4. Nền chuồng Có thể là nền bê tông đặc hoặc nền bằng tấm đan bê tông có lỗ, mặt nền phải chắn chắn, tránh trơn trượt vì sẽ ảnh hưởng đến chân, móng của lợn đực. Với sàn bê tông đặc, độ dốc cần thiết là từ 3 - 5% Hình 2.3. Nền bằng tấm đan bê tông có lỗ Hình 2.4. Nền bê tông 5. Vách ngăn Chiều cao vách ngăn cho chuồng lợn đực từ 1,3 - 1,5 m, có thể xây bằng gạch hoặc làm bằng chấn song sắt bố trí theo chiều dọc và được hàn chắc chắn. Hình2.5. Vách ngăn bằng chấn song sắt
  24. 23 6. Mái chuồng - Làm mái cao vừa phải để đảm bảo thông thoáng và hạn chế mưa tạt vào. - Mái lợp bằng lá hoặc rơm rạ rất mát nhưng mau hư hỏng và khó chống cháy. - Mái lợp bằng fibro ximăng, ngói, tôn đòi hỏi có dàn đỡ chắc chắn và cần có giàn leo, cây xanh để chống nóng. - Mái đảm bảo độ dốc (40%) để dễ thoát nước Hình 2.6. Mái chuồng làm bằng vật liệu đơn giản Hình 2.8. Mái chuồng làm bằng tôn (mái đơn và mái kép) 7. Rèm che - Cần có rèm che để chống mưa tạt gió lùa và hạn chế muỗi xâm nhập. - Khi có điều kiện có thể làm chuồng kín có hệ thống làm mát cho lợn. Hình 2.9. Rèm che Hình2.10. Chuồng kín
  25. 24 8. Hệ thống xử lý phân nƣớc tiểu Hệ thống xử lý chất thải (phân và nước thải) trong chăn nuôi lợn không ngừng được cải tiến như hệ thống hầm xây xi măng, hệ thống túi ủ nilon, hệ thống biogas vòm cầu. Riêng biogas vòm cầu là hệ thống mới nhất, có thể tiết kiệm được diện tích bề mặt nên được nhiều người chăn nuôi áp dụng để xử lý chất thải. - Hố ủ phân và xử lý chất thải giúp đảm bảo an toàn vệ sinh - Hầm biogas giúp cung cấp khí đốt phục vụ sản xuất và sinh hoạt gia đình - Trong điều kiện chăn nuôi ở nông hộ có thể xử lý chất thải bằng cây thuỷ sinh (bèo Lục Bình và cỏ Muỗi Nước ) Hình 2.11. Xử lý phân và chất thải Hình 2.12. Biogas dạng vòm 9. Diện tích Tuỳ theo mục đích mà chuồng lợn đực có thể có các kích thước khác nhau. Nếu chuồng chỉ sử dụng để nhốt lợn đực đơn thuần thì kích thước là 2,5 x 2,5 m. Nếu sử dụng chuồng lợn đực làm nơi vừa nhốt lợn đực vừa là nơi phối giống thì kích thước cần thiết tối thiểu là 7 m2 10. Dụng cụ và thiết bị 10.1. Máng ăn - Máng ăn máng uống có thể làm bằng gỗ, tôn, xi măng đúc rời hoặc có thể xây cố định áp vào nền chuồng. - Những máng ăn nhẹ và không cố định dễ bị lợn lật đổ nên cần có đế nặng hoặc buộc cố định vào chuồng. - Những máng xây cố định sẽ khó làm vệ sinh hơn nên phải có lỗ thoát nước để dễ cọ rửa. - Tuỳ theo khối lượng lợn mà máng ăn uống cần có độ cao thích hợp (12 - 20 cm so với nền chuồng).
  26. 25 Để tiện việc cho ăn có thể xây đường dẫn thức ăn vào máng trong chuồng bằng cách xây một máng nghiêng từ ngoài chuồng nối với máng ăn cố định trong chuồng. Khi cho ăn chúng ta chỉ việc đứng bên ngoài đổ thức ăn vào máng bên ngoài, thức ăn sẽ chảy dàn ra máng trong chuồng. Việc sử dụng máng theo cách này chỉ có thể áp dụng tiện lợi khi chúng ta cho lợn ăn thức ăn ở dạng lỏng và máng nghiêng cũng yêu cầu là có độ láng để hạn chế thức ăn lưu bám nhiều ở máng ăn này. 10.2. Máng uống Máng uống nên xây kiểu có đúc lỗ tròn có nút đóng mở để tiện làm vệ sinh. Nên dùng núm uống nước tự động bố trí cách mặt nền từ 80 - 90 cm. Hình 2.1.3. Máng ăn và núm uống 10.3 Bồn chứa nƣớc Để thuận tiện trong việc cung cấp nguồn nước sạch mát cho lợn đực cần có bồn chứa nước để cung cấp nước tự do cho lợn đực. 10.4. Bình (máy) phun thuốc sát trùng Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh định kỳ cần có bình (máy) phun thuốc sát trùng. Tuỳ theo điều kiện có thể chọn nhiều dạng bình (máy) phun thuốc khác nhau (từ bằng tay cho đến dùng xăng và điện). Hình 2.14. Bình phun thuốc sát trùng Hình 2.15. Máy phun thuốc sát trùng
  27. 26 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: xác định hướng chuồng tại trại chăn nuôi lợn đực giống Bài tập 2: xác định tiêu chuẩn kỹ thuật các thành phần của chuồng lợn đực Bài tập 3: xem video và thảo luận về chuồng nuôi lợn đực giống C. Ghi nhớ: - Vị trí chọn mặt bằng - Yêu cầu kỹ thuật về các thành phần của chuồng
  28. 27 Bài 3: SỬ DỤNG THỨC ĂN CHO LỢN ĐỰC GIỐNG Thời gian:12 giờ Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức có liên quan đến việc xác định và tạo nguồn thức ăn chăn nuôi lợn đực giống - Xác định được nguồn thức ăn, nhu cầu dinh dưỡng của lợn đực giống - Phối trộn và tạo được nguồn thức ăn để nuôi lợn đực giống - Chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng A. Nội dung 1. Nguồn thức ăn cho đực giống 1.1. Thức ăn xanh 1.1.1. Khái niệm Thức ăn xanh là tất cả các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên, các loại rau xanh cho gia súc sử dụng ở trạng thái tươi, xanh bao gồm: rau muống, bèo hoa dâu, lá bắp cải, su hào, cỏ tự nhiên, cỏ trồng như cỏ voi và cỏ sả, bèo tấm, rau dừa nước, rau dền, rau lấp, thân lá khoai lang 1.1.2. Các loại thức ăn xanh cho lợn. 1.1.2.1. Thức ăn xanh trồng Thức ăn xanh trồng là loại thức ăn thông qua gieo trồng mà có, bao gồm: rau lấp, rau lang, rau muống 1.1.2.2. Thức ăn xanh tự nhiên Thức ăn xanh tự nhiên là thức ăn xanh được thu hoạch từ những cây mọc tự nhiên trong thiên nhiên, không thông qua gieo trồng, bao gồm: cây cỏ, cây thuỷ sinh, các loại rau mọc ở ruộng đồng Hình 3.1. Rau Muống 1.1.2.3. Đặc điểm dinh dƣỡng. -Thức ăn xanh chứa nhiều nước, nhiều chất xơ, tỷ lệ nước trung bình 80 - 90%, tỷ lệ xơ thô trung bình ở giai đoạn non là 2 - 3%, trưởng thành 6 - 8% so với thức ăn tươi. Thức ăn xanh chứa nhiều nước và nhiều xơ nên vật nuôi cần lượng lớn mới thỏa mãn nhu cầu nhưng do hạn chế dung tích đường tiêu hóa nên con vật không ăn được nhiều. Hình 3.2. Rau Lang
  29. 28 -Thức ăn xanh dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng cao, tỷ lệ tiêu hóa đối với loài nhai lại là 75 - 80%, đối với lợn 60 - 70%, là loại thức ăn dễ trồng và cho năng suất cao. Ví dụ: 1 ha rau muống cho 50 - 70 tấn, 1 ha bèo dâu cho 350 tấn. -Thức ăn xanh giàu vitamin, nhiều nhất là caroten, vitamin B đặc biệt là vitamin B2, và vitamin E có hàm lượng thấp. -Hàm lượng khoáng trong thức ăn xanh thay đổi tuỳ theo loại thức ăn, tính chất đất đai, chế độ bón phân và thời gian thu hoạch. -Hàm lượng lipit có trong thức ăn xanh dưới 4% tính theo vật chất khô, chủ yếu là các axit béo chưa no. -Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh rất thấp và vì vậy giá trị dinh dưỡng thấp, chỉ có một số loại thân lá cây bộ Hình 3.3: Bèo Tây (Lục Bình) đậu có hàm lượng protein khá cao, một số loại cỏ giàu axit amin như arginine, axit glutamic và lysine. Một số loại rau trồng có giá trị dinh dưỡng cao hơn như: bắp cải, xu hào, bèo dâu, rau muống 1.1.2.4. Thời gian thu hoạch. Thời gian thu hoạch thích hợp các loại rau xanh nói chung là sau khi trồng 1 - 1,5 tháng. Rau muống, rau lấp sau khi trồng 20 - 25 ngày thu hoạch lứa 1, sau 15 ngày thu hoạch lứa tiếp theo. 1.1.2.5. Bảo quản Rửa sạch, tránh làm nhàu nát, để trên giá cho ráo nước, không cho ánh nắng chiếu trực Hình 3.4: Bèo Cái và bèo Tấm tiếp vào và nên sử dụng trong ngày. 1.1.2.6. Sử dụng thức ăn xanh - Cho ăn sống với các với các loại thức ăn xanh non vừa lứa. - Nấu chín đối với các loại thức ăn xanh già hoặc có độc tố. - Ủ chua để dự trữ thức ăn xanh theo mùa vụ. - Phơi khô dự trữ thức ăn xanh vào mùa đông hoặc lúc giáp hạt. - Lợn đực giống sử dụng các loại thức ăn Hình 3.6: Cây bèo Hoa Dâu xanh: Rau muống, rau lấp, bèo dâu, khoai lang 1.2. Các loại thức ăn cung cấp năng lượng.
  30. 29 a. Ngô: Ngô là một trong những loại thức ăn tinh cung cấp năng lượng cho lợn rất tốt. Ngô gồm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Ngô chứa nhiều vitamin E nhưng ít vitamin D và vitamin nhóm B. Ngô chứa ít canxi, nhiều photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu là phytate. Nếu cho lợn ăn ngô nhiều phải bổ xung thêm khoáng. Giống như các loại thức ăn hạt cốc khác, ngô là loại thức ăn có tỷ lệ tiêu hóa năng lượng cao, giá trị protein thấp và thiếu cân đối axit amin. Ngô chứa 730 g tinh bột/kg vật chất khô. Protein thô từ 8 - 13% (tính theo vật chất khô). Lipit của ngô từ 3 - 6%, chủ yếu là các axit béo chưa no, nhưng là nguồn phong phú axit linoleic. Ngô là loại thức ăn rất giàu năng lượng, Hình 3.7. Hạt Ngô 1 kg ngô hạt có 3200 - 3300 kcal ME. Ngô còn có tính chất ngon miệng với lợn. Lysine và Tryptophan là hai loại axit amin hạn chế của ngô khi dùng nuôi lợn. Độ ẩm của ngô có thể biến đổi từ 1 - 25%. Muốn bảo quản tốt độ ẩm tối đa cho phép 15%. Ngô thường được xem là loại thức ăn năng lượng để so sánh với các loại thức ăn khác. b. Tấm gạo: tấm gạo là phụ phẩm từ lúa có giá trị dinh dưỡng gần tương đương với bắp nhưng không có sắc tố. Tấm có thể sử dụng trong thức ăn của lợn nhỏ vì dễ tiêu hóa, tuy nhiên do giá thành đắt nên ít được sử dụng nhiều trong thức ăn chăn nuôi. c. Cám gạo: bao gồm một số thành phần chính như vỏ cám, hạt phôi gạo, trấu và một ít tấm. Chất lượng của cám thay đổi tùy thuộc vào hàm lượng trấu trong cám. Nhiều trấu sẽ làm tăng hàm lượng chất xơ thô và silic, giảm nồng độ năng lượng của thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu hóa. Tùy theo lượng trấu còn ít hay nhiều mà cám được phân thành loại I hay loại II. Cám có nhiều vitamin B1, ngoài ra còn có cả vitamin B6 và biotin, 1kg cám gạo có khoảng 22 mg vitamin B1, 13 mg vitamin B6 và 0,43 mg biotin. Cám gạo là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, chứa 11 - 13% protein thô, 10 - 15% lipit thô, 8 - 9% chất xơ thô, khoáng tổng số là 9 - 10%. Cám gạo chứa 14-18% dầu. Dầu cám chủ yếu là các axit béo không no, các axit này dễ dàng làm cho mỡ bị ôi, giảm chất lượng của cám và cám trở nên đắng, khét. Quá trình gây ôi của dầu trong cám có thể được hạn chế bằng phương pháp xử lý nhiệt hay phơi khô ngay sau khi xay nghiền gạo. Xử lý nhiệt ở nhiệt độ 100oC
  31. 30 trong vòng 4 -5 phút bằng hơi nước nóng là đủ để làm chậm lại quá quá trình sản sinh acid béo tự do. Cám có thể được làm khô bởi nhiệt bằng cách trải rộng trên các khay chứa và sử lý ở nhiệt độ 200oC trong vòng 10 phút. Độ ẩm trong cám tốt nhất nên ở 4% trong khi bảo quản sẽ làm vô hiệu hóa các chất kháng dinh dưỡng. Những điểm cần chú ý khi sử dụng cám làm thức ăn lợn - Có thể sử dụng với mức cao trong khẩu phần: từ 30 - 70%, nhưng phải phối hợp thêm các loại thức ăn giàu đạm. - Cần có biện pháp chế biến thích hợp như ủ men, ủ chua, lên men nhẹ, đường hóa, nấu chín để nâng cao tỷ lệ tiêu hóa. - Khi dùng hỗn hợp hạt ngũ cốc cần bổ sung thêm Ca, không nên cho ăn quá nhiều và cần bổ sung thêm P vô cơ. d. Bột sắn: Là loại thức ăn phổ biến ở miền núi, nó cung cấp khá nhiều năng lượng, tuy nhiên trong sắn có chất độc vì vậy cần phải xử lý trước khi cho lợn ăn. Bột sắn là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt cho lợn với điều kiện phải bổ sung đầy đủ acid amin và vitamin. Bột sắn có hàm lượng tinh bột rất cao nên trong công nghệ sản xuất thức ăn dập viên được sử dụng với tư cách là chất kết dính. Lưu ý khi sử dụng: Trong sắn có hàm lượng acid cyanhydric rất cao (HCN) cần phải xử lý trước khi sử dụng làm thức ăn cho lợn. Hình 3.8. Cây Sắn và củ Sắn Hình 3.9. Củ Sắn phơi khô f. Khoai lang: Củ khoai lang sử dụng cho lợn thay thế như một phần thức ăn tinh. Giá trị năng lượng tương đương 80% so với giá trị của ngô. Khác với củ sắn, củ khoai lang phải được thu hoạch khi tới tuổi vì để lâu sẽ bị nấm và tuyến trùng phá hoại củ. Sau khi thu hoạch có thể tồn trữ lâu không cần điều kiện đặc biệt nào. Do sản lượng thấp và giá thành cao nên ít dùng trong thức ăn công nghiệp. Trong củ khoai lang sống có chất kháng dinh dưỡng antitrypsin nên khi sử dụng cần được nấu chín
  32. 31 * Bảo quản: Thức ăn tinh sau khi đã phơi khô hoặc sấy khô cho vào bao hoặc túi bóng đưa vào kho để trên giàn giáo trong kho bảo quản. Kho bảo quản phải khô ráo, thoáng mát. Trong thời gian bảo quản phải thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện mối, mọt để kịp thời xử lý. * Sử dụng: đối với lợn đực giống cho ăn thức ăn tinh từ 80 - 90% trong khẩu phần. 1.3. Các loại thức ăn cung cấp protein (chất đạm) a.Bã đậu: là sản phẩm tận dụng sau khi chế biến đậu phụ, do vậy tận dụng cho lợn ăn sẽ cung cấp lượng đạm nhất định để lợn sinh trưởng và phát triển tốt b. Khô dầu: Khô dầu là sản phẩm của các loại hạt có dầu sau khi đó ép lấy dầu, phần còn lại tận dụng bổ sung cho chăn nuôi. Khô dầu bao gồm các loại sau: khô dầu lạc, đậu tương, vừng, bông, dừa, hướng dương. Các loại thức ăn khô dầu rất giàu đạm, năng lượng. Hình 3.10. Khô dầu đậu tương Hình 3.11 Khô dầu dừa Khô dầu đậu tương có hàm lượng protein cao, chiếm khoảng 42 - 45% theo vật chất khô. Là nguồn protein thực vật có giá trị dinh dưỡng tốt nhất trong các loại khô dầu. Khô dầu lạc có 35 - 38% protein thô, axit amin không cân đối, thiếu lysine, cystine, methionine, không có vitamin B12, do vậy khi dùng khô dầu lạc làm nguồn cung protein cho lợn cần bổ sung các loại thức ăn giàu lysine, cystine, methionine và vitamin B12. Khô dầu dừa là sản phẩm phụ của quá trình ép cùi dừa lấy dầu, hàm lượng protein thấp 21,5%, tỉ lệ xơ cao, vì vậy cho ăn nhiều tỉ lệ tiêu hoá kém. c. Bột thịt và bột thịt xương: là sản phẩm được chế biến từ thịt xương của động vật, sau khi đem xay nghiền và sấy khô. Bột thịt chứa 60 - 70% protein thô, bột thịt xương chứa 45 - 55%. d. Bột máu khô: Chứa ít lipit và khoáng nhưng nhiều protein (80%). e. Bột cá: là loại thức ăn bổ sung hoàn hảo cho lợn, giàu protein, tỷ lệ axit amin cân đối, có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh. Tuy nhiên chất lượng của bột cá còn phụ thuộc vào loại cá và bộ phận của cá đem chế biến. Nếu bột cá được chế biến từ loại cá nhỏ thì hàm lượng protein từ 20 - 25%, cá lớn hàm lượng protein 50%. Bột cá giàu protein nhưng khó bảo quản và giá thành cao, cho lợn ăn từ 7-15%.
  33. 32 * Sử dụng: - Bả đậu có thể sử dụng trong khẩu phần ăn đực giống từ 15 – 20% - Các loại khô dầu sử dụng từ 7 – 10% trong khẩu phần đực giống. - Các loại bột thịt, bột thịt xương, bột máu sử dụng từ 7 - 8% trong khẩu phần lợn đực giống 1.4. Thức ăn hỗn hợp 1.4.1. Thức ăn hỗn hợp dạng bột Thức ăn hỗn hợp dạng bột bao gồm: + Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: còn gọi là thức ăn hỗn hợp tinh là loại thức ăn hoàn toàn cân bằng về các chất dinh dưỡng cho lợn, phù hợp với sức sản xuất của chúng, không cần thiết bổ sung thêm bất kỳ loại thức ăn nào khác. + Thức ăn hỗn hợp đậm đặc: Thành phần gồm 3 nhóm chính: Protein, khoáng, vitamin, ngoài ra còn bổ sung thêm kháng sinh và thuốc phòng bệnh. Thức ăn hỗn hợp đậm đặc đem trộn với nguồn thức ăn tinh bột tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Thức ăn hỗn hợp đậm đặc tiện cho việc chế biến thủ công, công nghệ quy mô nhỏ. - Chỉ tiêu đánh giá chất lượng thức ăn hỗn hợp dạng bột: trạng thái, màu sắc, mùi. + Trạng thái phải đồng nhất: không mối, mọt. + Màu sắc: phù hợp với nguyên liệu chế biến: màu vàng, sáng. + Mùi thơm, ngon, dễ chịu. + Độ ẩm không quá 14%. 1.4.2. Thức ăn hỗn hợp dạng viên Thức ăn hỗn hợp dạng viên là loại thức ăn bào chế theo dạng viên, vì vậy khi cho lợn ăn giảm được lượng thức ăn rơi vãi (10 -15%) so với thức ăn hỗn hợp dạng bột. *Ưu điểm của thức ăn viên: - Dễ cho ăn, tránh được sự lựa chọn thức ăn của con vật, ép con vật ăn theo nhu cầu dinh dưỡng đã định. - Thức ăn viên làm giảm được không gian dự trữ, giảm dung tích máng ăn, dễ bao gói, dễ vận chuyển, bảo quản được lâu. Khi làm viên thu gọn thể tích đi 25%, giảm số lượng bao bì. - Làm tăng hiệu quả lợi dụng thức ăn, giảm tiêu hao năng lượng khi ăn. - Thức ăn viên còn tránh được sự lựa chọn thức ăn, - Cho gia súc ăn không bụi, tránh được những bệnh về mắt, đường hô hấp. - Nhiệt độ, áp suất trong quá trình ép viên đã tiêu diệt một phần lớn các loại vi sinh vật có hại. - Tác động cơ giới, áp suất, nhiệt trong quá trình ép viên đã phá vỡ kết cấu của lignin và cellulose làm cho tỷ lệ tiêu hóa tinh bột, xơ tăng.
  34. 33 Tuy nhiên thức ăn viên có nhược điểm là giá thành cao, nhiệt trong quá trình ép viên cũng làm phân hủy một số vitamin. 1.4.3. Bảo quản thức ăn hỗn hợp Đưa các bao thức ăn vào để trên giàn giáo trong kho bảo quản. Kho bảo quản phải khô ráo, thoáng mát. Trong thời gian bảo quản phải thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện mối, mọt để kịp thời xử lý. 1.4.4. Sử dụng thức ăn hỗn hợp -Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dùng để chăn nuôi lợn đực giống cũng như tất cả các loại lợn. -Thức ăn hỗn hợp đậm đặc khi sử dụng chỉ cần pha thêm với thức ăn sẵn có của gia đình theo tỷ lệ nhất định phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của lợn. -Tất cả các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn hỗn hợp đậm đặc, thức ăn hỗn hợp viên đều cho ăn sống, không cần thiết phải nấu chín. -Khi cho lợn ăn các loại thức ăn hỗn hợp cần phải cung cấp nước đầy đủ. 1.5. Thức ăn bổ sung 1.5.1. Khái niệm Thức ăn bổ sung (supplement) là một chất hữu cơ hay một chất khoáng ở dạng tự nhiên hay tổng hợp, không giống với thức ăn khác ở chổ không đồng thời cung cấp năng lượng, protein và chất khoáng. Thức ăn bổ sung được đưa vào khẩu phần ăn của động vật với liều hợp lý hoặc với liều rất thấp giống với liều của thuốc. Nếu phân theo thành phần hóa học thì có những loại thức ăn bổ sung sau đây: - Thức ăn bổ sung protein - Thức ăn bổ sung khoáng - Thức ăn bổ sung vitamin - Các loại thức ăn bổ sung khác: chất kích thích sinh trưởng, chất bảo vệ, bảo quản thức ăn, chống khuẩn, chống mốc, chất tạo màu mùi vị, thuốc phòng bệnh như thuốc phòng cầu trùng, bạch ly Thức ăn bổ sung được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi có tác dụng nâng cao khả năng chuyển hóa và hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng khả năng lợi dụng thức ăn, kích thích sinh trưởng, tăng khả năng sinh sản và phòng bệnh. Một số loại có tác dụng bảo vệ thức ăn tránh oxy hóa, tránh nấm mốc tốt hơn. Do sự phát triển của công nghệ sinh học, ngày càng có nhiều loại thức ăn bổ sung được sử sụng trong chăn nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng thức ăn bổ sung cũng có những mặt trái của nó. Kháng sinh, thuốc chống cầu trùng, hormon đưa vào khẩu phần ăn thiếu sự kiểm soát của thú y đã gây những tác hại nhất định: kháng sinh đã tạo những dòng vi khuẩn kháng kháng sinh, gây khó khăn và tốn kém cho việc bảo vệ sức khỏe của người và gia súc. Các chất tồn dư của kim loại nặng, các hormon có thể gây ung thư cho người 1.5.2. Thức ăn bổ sung khoáng *Thức ăn bổ sung Ca, P.
  35. 34 Trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi nếu thiếu Ca, P thì lợn trưởng thành dễ bị xốp xương, lợn con dễ bị mềm xương dẫn đến bị bại liệt, đặc biệt là lợn đực giống chất lượng tinh trùng kém và do bị bại liệt không nhảy giá được. Nguồn cung cấp Ca, P là bột xương cá, vỏ sò, vỏ hến Tuỳ theo tiêu chuẩn của từng loại lợn mà bổ sung cho đủ. - Bột xương: bột xương được chế biến từ xương động vật, bột có màu trắng xám, chứa 26 -30 % Ca và 14 - 16 % P, ngoài ra trong bột xương còn chứa các nguyên tố đa và vi lượng khác. -Cacbonate canxi hay phấn có tới 40% Ca, được dùng khá phổ biến. Vỏ hến có 30 - 35% Ca - Đá vôi có 32 - 36 % Ca, bột vỏ sò chứa 33 % Ca - Bột photphorit : Ca3(PO4)2 còn gọi là photphat canxi chứa 32 % Ca và 14 % P và dưới 0,2 % F. Nhu cầu Ca, P của lợn: Lợn nội: Ca: 10g, P: 7g/con/ngày; lợn ngoại: Ca: 16 - 18g, P: 13 - 15g/con/ngày. * Thức ăn bổ sung NaCl Muối ăn thường ở dạng tinh thể màu trắng, tan trong nước chứa 30% Na và 57% Cl. *Thức ăn bổ sung Mg và các vi khoáng khác: Fe, Cu, Zn, Mn. CuSO4.5H2O, CuCO3 để bổ sung Cu. FeSO4.5H2O để bổ sung Fe. ZnSO4.6H2O, ZnCO3 dùng để bổ sung Zn. MnO2, MnSO4.4H2O dùng để bổ sung Mn. KI bổ sung I. Muốn tạo hồng cầu giúp cơ thể phát triển tốt, tăng khả năng chống bệnh có thể bổ sung: FeSO4: 100 mg/1kg thức ăn. CuSO4: 10 mg/1kg thức ăn. ZnSO4: 50 mg/1kg thức ăn. MnSO4: 40 mg/1kg thức ăn. 1.5.3 Thức ăn bổ sung vitamin Vitamin là hợp chất hữu cơ có phân tử lượng tương đối nhỏ, có trong cơ thể với số lượng rất ít, nhưng không thể thiếu được, vì nó có vai trò quan trọng là tham gia nhóm ghép trong nhiều hệ thống enzyme, xúc tác các phản ứng sinh học để duy trì mọi hoạt động sống bình thường như: Sinh trưởng, sinh sản, bảo vệ cơ thể và sản xuất các sản phẩm chăn nuôi Mọi sự thiếu hụt vitamin đều dẫn đến rối loạn trao đổi chất, gây hại cho động vật. Muốn tăng khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng thức ăn và khắc phục những hiện tượng bệnh lý do thiếu vitamin gây ra, thường phải bổ sung vào thức ăn hỗn hợp một lượng vitamin hoặc ở dạng vitamin thô, vitamin tinh khiết hoặc vitamin tổng hợp (premix vitamin) trên cơ sở thoả mãn nhu cầu cơ thể về vitamin.
  36. 35 Do có hoạt tính sinh học cao, vitamin có thể phát huy tác dụng ngay với những liều lượng rất nhỏ. Do đó khi bổ sung vitamin vào khẩu phần, phải theo đúng chỉ dẫn trong đó ghi rõ hoạt tính và liều sử dụng. a. Thức ăn bổ sung Vitamin A. Nếu thiếu Vitamin A làm giảm khả năng sinh sản của đực giống *Nguồn cung cấp vitamin A - Rau xanh, cỏ họ đậu, đu đủ chín, bí đỏ, cà rốt giàu caroten. - Bột cỏ, bột lá bình linh, bột lá khoai mì sấy nhân tạo, phơi có kỹ thuật (phải còn giữ được màu xanh vì màu xanh là diệp lục mà diệp lục còn thì hàm lượng caroten sẽ còn) là nguồn caroten dồi dào, chỉ cần bổ sung 3 – 4% vào khẩu phần sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A cho lợn. - Vitamin A có nhiều trong dầu gan cá. - Vitamin A tổng hợp : premix vitamin, ADE dung dịch tiêm b. Thức ăn bổ sung Vitamin D. Vitamin D tham gia vào quá trình trao đổi Ca, P. Nếu thiếu Vitamin D lợn con dễ bị bệnh còi xương, mềm xương; lợn trưởng thành dễ bị mềm xương, xốp xương. Vitamin D có nhiều trong dầu cá. c. Thức ăn bổ sung Vitamin E. Vitamin E làm tăng sức sống của tinh trùng, bào thai, làm giảm độc tố. Nếu thiếu Vitamin A và Vitamin E thì khả năng sinh sản lợn đực suy giảm 1.5.4. Thức ăn bổ sung kháng sinh. - Kháng sinh đưa vào thức ăn một lượng nhất định, không những hạn chế được một số bệnh truyền nhiễm, mà còn làm cho con vật lớn nhanh. - Kháng sinh giúp con vật khoẻ mạnh, hạn chế bệnh tiêu chảy và rối loạn tiêu hoá. - Kháng sinh làm tăng hiệu quả thức ăn, nếu thức ăn có thêm kháng sinh thì cứ tăng 100 kg thể trọng sẽ tiết kiệm được 15 - 20 kg thức ăn. Liều dùng cho lợn 20 - 50g/1 tấn thức ăn. Hiện nay việc bổ sung kháng sinh vào thức ăn có thể bị giảm hiệu lực do điều kiện chăn nuôi được cải thiện, chế độ dinh dưỡng được đảm bảo, chăm sóc quản lý và chuồng trại tốt hơn trước, mặt khác do việc sử dụng thường xuyên kháng sinh làm cho vi khuẩn lờn thuốc, mất hiệu lực của kháng sinh. Cơ chế tác động chủ yếu của kháng sinh là liều thấp trong thức ăn kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột, tăng sự tiêu hóa hấp thu dưỡng chất trong thức ăn. * Cách sử dụng kháng sinh - Dùng liều thấp để kích thích tăng trưởng, tăng năng suất. Tùy theo loại kháng sinh mà liều dùng khác nhau, nhưng trong khoảng 15 -30 mg/ kg thức ăn hay 15 - 30 g/1 tấn thức ăn (chỉ những loại kháng sinh được phép sử dụng bổ sung trong thức ăn).
  37. 36 - Dùng để phòng bệnh khi bị stress (lúc vận chuyển đi xa, chuyển chổ ở mới, thường dùng ở liều cao hơn liều kích thích sinh trưởng khoảng gấp 10 lần. Thời gian không quá 5 ngày. Hiệu quả tốt khi khi kết hợp kháng sinh và vitamin. - Dùng kháng sinh để điều trị: liều cao hơn liều phòng gấp 3 - 4 lần. Thời gian 3 - 5 ngày tùy loại kháng sinh. 1.5.5. Thức ăn bổ sung Premix. Premix có nghĩa là một hỗn hợp được trộn trước. Do các nguyên tố khoáng vi lượng (sắt, đồng, kẽm, mangan, iot, selen ) và các loại vitamin cần thiết cho động vật chiếm số lượng rất nhỏ trong thức ăn nên thường được tính bằng miligam (mg) trong 1 kg thức ăn hoặc ppm (phần triệu - part per million). Vì vậy, trong pha trộn thức ăn, các nguyên tố khoáng vi lượng và các loại vitamin thường được trộn trước với chất phụ gia (chất mang). Trong sản xuất đang lưu hành nhiều loại premix khoáng, premix kháng sinh - vitamin - axit amin, premix thuốc phòng bệnh. Cũng có những loại premix tổng hợp khoáng - kháng sinh - vitamin - axit amin. Premix có chất lượng tốt phải khô, giữ được ổn định về mặt hoạt lực đặc biệt là premix vitamin. 2. Nhu cầu dinh dƣỡng của lợn đực giống 2.1. Nhu cầu năng lƣợng Nguồn năng lượng rất quan trọng đối với hoạt động của đực giống. Nếu cung cấp thiếu lợn đưc giống sẽ gầy còm, không muốn giao phối, tinh dịch ít, phẩm chất kém. Tuy nhiên nếu cung cấp quá nhiều lợn đực giống sẽ mập mỡ và lười giao phối. nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào giống, tuổi lợn đực giống. 2.2. Nhu cầu protein (chất đạm) Protein là nguồn nguyên liệu cho sự hình thành tinh dịch, thiếu nó làm cho dịch hoàn lợn đực kém phát triển, khả năng tạo tinh trùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mỗi 1 lần xuất tinh, lợn có thể xuất được từ 150 - 300 ml tinh dịch nên phải cung cấp đầy đủ protein bao gồm protein có nguồn gốc động vật (50 % trở lên) và protein có nguồn gốc thực vật. Nhu cầu protein cũng thay đổi theo giống và tuổi lợn đực giống. Bảng 3.1. Nhu cầu năng lượng và protein cho lợn đực giống Giống Trọng lượng lợn Năng lượng – ME Protein thô – CP (kg) (Kcal) (gram) Giống lợn nội 61 – 70 5.000 352 71 – 80 6.000 384
  38. 37 81 – 90 6.250 400 Giống lợn ngoại 140 – 160 9.000 600 167 – 180 9.500 633 181 – 200 10.000 667 201 - 250 11.500 767 2.3. Nhu cầu chất khoáng Các nguyên tố Ca, P tham gia vào cấu tạo tinh trùng, nếu thiếu lợn phải huy động từ xương ra nên lợn bị xốp xương, mềm xương dẫn đến bị bại liệt. nên phải cung cấp đầy đủ khoáng gồm khoáng đa lượng và khoáng vi lượng cho lợn. nhu cầu của lợn đực giống là 14 - 18g Ca và 8 - 10g P cho 100 kg trọng lượng. Nguồn cung cấp như: bột xương, bột cá, vỏ sò và premix khoáng. 2.4. Nhu cầu vitamin Vitamin thường làm chất xúc tác trình quá trình trao đổi chất nên nó rất cần thiết, nhất là vitamin A, D, E. Nếu thiếu vitamin A tinh hoàn lợn đực bị teo, ống dẫn tinh bị thoái hóa làm cho tinh hoàn sưng to, không sản xuất được tinh dịch. Nếu thiếu vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu Ca, P. Nếu thiếu vitamin E làm cho tinh hoàn bị teo, phản xạ tính dục kém. Nhu cầu: Vitamin A : 2-3 vạn UI/100 kg P Vitamin D: 1000 UI/100 kg P Vitamin E: 200 mg/kg P 2.5. Nhu cầu chất xơ Nhu cầu chất xơ cho đực giống không cao, vì khi ăn nhiều chất xơ, khối lượng khẩu phần lớn nên lợn đực sẽ lớn bụng gây khó khăn trong phối giống. 3. Chế biến, dự trữ và phối trộn thức ăn cho lợn đực giống 3.1. Chế biến thức ăn cho lợn đực giống 3.1.1. Cắt ngắn thức ăn Thường áp dụng đối với thức ăn thô xanh như: rau muống, rau lấp, khoai lang, bắp cải, xu hào, cỏ voi độ dài nhất cắt 0,5 - 1,5 cm, để dễ trộn vào thức ăn tinh ăn theo, thuận tiện cho việc nấu chín hay phơi khô. 3.1.2. Đường hoá thức ăn Đường hoá là phương pháp để tinh bột và đường đa phân giải thành đường đơn giản hơn giúp cho lợn dễ tiêu hoá và hấp thu hơn. Quá trình thuỷ phân đòi hỏi
  39. 38 nhiệt phải thích hợp để các men có sẵn trong thức ăn hoạt động mạnh. Thức ăn được đường hoá làm tăng thêm tính ngon miệng và dễ tiêu hoá. 3.1.3. Nấu chín hoặc rang chín thức ăn - Nấu chín thức ăn làm tăng tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng, khử các chất độc và chất có hại trong thức ăn. Đỗ tương nấu chín tỷ lệ tiêu hoá và giá trị sinh học của Protein được nâng cao (đỗ tương sống có tỷ lệ tiêu hoá là 77% sau khi nấu chín tỷ lệ tiêu hoá đạt 88%). - Rang chín thức ăn làm tăng mùi vị thơm ngon, kích thích tính thèm ăn, tăng tiết dịch vị từ đó làm tăng tỷ lệ tiêu hoá và hấp thu. 3.1.4. Nghiền nhỏ thức ăn Các loại thức ăn dạng hạt, thức ăn thô, cứng được đưa vào máy nghiền thức ăn gia súc để nghiền nhỏ nhằm giúp cho lợn dễ ăn, dễ tiêu hoá và tăng quá trình hấp thu. Thức ăn được nghiền nhỏ giúp cho dịch tiêu hoá thấm đều hơn, tiêu hoá tốt hơn, lúc lợn ăn không lựa chọn được. 3.1.5. Nổ bỏng (popping) Phương pháp này làm giản nỡ và phá vỡ các hạt bằng nhiệt độ và áp suất cao. Ngô, gạo, cao lương, lúa mỳ có thể áp dụng nổ bỏng nhưng đại mạch và yến mạch không thực hiện được. Nhiệt độ nổ bỏng thường là 150oC, nhưng mức độ bung nổ khác nhau tuỳ thuộc vào loại hạt và độ ẩm của hạt. 3.1.6. Phương pháp dùng sóng cực ngắn (micronizing) Ở phương pháp này nhờ tác động của vi sóng, nhiệt độ của hạt tăng nhanh trong khoảng 140 - 180oC với thời gian ngắn chỉ vài chục giây tuỳ theo loại hạt, tinh bột hạt được gelatin hoá, vitamin trong thức ăn hạt được bảo toàn. 3.1.7. Ép đùn (extruding) Phương pháp ép đùn là hạt được ép qua một xy lanh trơn, bên trong là một trục có rãnh xoắn. Lực ma sát tạo ra nhiệt độ khoảng 95oC. Tinh bột hạt được gelatin hoá, các chất kháng dinh dưỡng cũng bị phá huỹ, các chất dinh dưỡng trong thức ăn hạt được bảo toàn. 3.1.8. Ủ men thức ăn Ủ men thức ăn là phương pháp dùng men vi sinh trộn lẫn với thức ăn tinh theo một tỷ lệ nhất định (20kg thức ăn tinh trộn với 100g men vi sinh) nhằm làm thức ăn có mùi thơm ngon, tăng tính thèm ăn, ăn được nhiều và tiêu hoá tốt. Thức ăn đã được ủ men cho ăn sống. 3.2. Dự trữ thức ăn cho lợn đực giống 3.2.1. Dự trữ thức ăn thô xanh Thức ăn thô xanh được cắt nhỏ 0,5 - 1cm, phơi khô hoặc đem sấy rồi cho vào bao bì cất dự trữ vào nơi khô ráo, thoáng mát. Tuy nhiên về chất lượng so với thức ăn thô xanh tươi không bằng nhưng cũng cung cấp một phần protein thô và xelluloza.
  40. 39 3.2.2. Dự trữ thức ăn hạt Các loại thức ăn hạt như: Ngô, thóc, đậu sau khi phơi khô hoặc sấy khô cho vào bao nilon để vào nơi khô ráo, thoáng, tránh ẩm ướt, dột nát, chống mối mọt. Trong thời gian dự trữ phải thường xuyên kiểm tra. 3.2.3. Dự trữ thức ăn củ, quả Củ khoai lang, củ sắn sau khi cắt mỏng tiến hành phơi khô hoặc sấy khô, cho vào bao nilon hoặc chum, vại cất giữ cẩn thận cho ăn dần, thường xuyên kiểm tra phát hiện ra mối mọt, mốc để xử lý 3.3. Phối trộn thức ăn cho lợn đực giống Phối trộn thức ăn cho lợn là biện pháp kỹ thuật trộn nhiều loại thức ăn với nhau, đảm bảo đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, nhằm kích thích tính thèm ăn, ăn được nhiều, nâng cao khả năng tiêu hoá và hấp thu, giúp lợn sinh trưởng phát triển tốt. 3.3.1. Yêu cầu về nguyên liệu - Phải đảm bảo chất lượng: không bị ẩm mốc, sâu mọt, có mùi lạ hoặc vón cục - Cần sơ chế trước để lợn dễ tiêu hoá (đậu tương phải rang chín, ngô cần nghiền nhỏ ) trước khi phối trộn. - Khối lượng nguyên liệu trộn phải căn cứ vào mức ăn cho từng giai đoạn của lơn. 3.3.2. Cách phối trộn thức ăn a. Nguyên tắc trộn - Dàn đều các loại nguyên liệu trên nền khô theo thứ tự loại nhiều đổ trước loại ít đổ sau. - Với các loại nguyên liệu ít (vitamin, khoáng ) phải trộn trước với ít bột nghô và cám rồi mới trộn với các nguyên liệu khác. - Trộn thật đều đến khi dụng cụ có màu đồng nhất rồi đưa vào dụng cụ bảo quản.
  41. 40 Hình 3.10. Nguồn nguyên liệu 2. Thêm chất độn cho các nguyên 1. Nguyên liệu được đổ ra trên sàn nhiều trước ít sau liệu có khối lượng nhỏ 4. Sắp xếp thức ăn vào giá kê bảo 3. Trộn đều nguyên liệu và đóng bao quản Hình 3.11. Trình tự thao tác phối trộn thức ăn b. Cách tính lượng nguyên liệu để trộn ( Phương pháp hình vuông Pearson) Áp dụng: Khi tổ hợp khẩu phần có 2 loại thực liệu thỏa mãn cho một dưỡng chất. Trong đó 1 thực liệu có hàm lượng dưỡng chất cao hơn nhu cầu và một thực liệu có hàm lượng dưỡng chất thấp hơn nhu cầu. Ví dụ: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn đực giai đoạn từ 30 – 50 kg. Tỷ lệ protein thô trong thức ăn hỗn hợp là 20,9% và tính giá thành của 1kg thức ăn. Sử dụng các loại thức ăn sau: Tên thức ăn % Protein Giá đ/kg Ngô vàng 8,9 2200 Hỗn hợp đậm đặc 36,0 10.000 (thức ăn số 2) Áp dụng phương pháp hình vuông Pearson:
  42. 41 Ta vẽ một hình vuông, kẻ 2 đường chéo. Góc trái phía trên của hình vuông viết % protein của ngô, góc trái phía dưới viết % protein của thức ăn đậm đặc cho lợn (thức ăn số 2); giữa 2 đường chéo là % protein của thức ăn hỗn hợp cần phối hợp: Ngô 8,9 15,1 20,9 Thức ăn số 2: 36 12 Ta tìm hiệu số giữa 20,9 - 8,9 = 12. Viết số 12 vào góc dưới phải đối diện với 8,9 theo đường chéo; tiếp tục tìm hiệu số giữa 36,0 và 20,9 = 15,10; viết số 15,10 vào góc phải trên đối diện với 36,0 theo đường chéo. Lấy 15,10 + 12 = 27,1, viết số 27,1 dưới 15,10 và 12. Xác định lượng ngô trong 100kg thức ăn hỗn hợp: 15,01 x 100 X = = 55,39 kg ngô 27,1 Còn lại là thức ăn đậm đặc số 2: 100 - 55,39 = 44,61kg. + Kiểm tra lại tỷ lệ protein thô trong thức ăn hỗn hợp: 55,39 x 8,9 = 492,971 44,61 x 36,0 = 1605,96 = 20,9% 2098,93/100 Hỗn hợp thức ăn đã đạt tỷ lệ % protein thô theo tiêu chuẩn. + Tính toán giá thành thức ăn: 55,39 kg ngô x 2200 đồng = 121.858 đồng 44,61 kg thức ăn số 2 x 10.000 đồng = 446.100 đồng Tổng cộng = 567.958 đồng B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 1: Anh hay chị hãy đánh dấu (x) vào các ô tương ứng trong những câu hỏi sau: TT Nội dung Đúng Sai 1 Chế biến thức ăn cho lợn có tác dụng làm tăng tính thèm ăn, tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu 2 Thức ăn xanh giàu Caroten, Vitamin và nước 3 Thức ăn tinh bột cung cấp nhiều năng lượng 4 Thức ăn đạm cung cấp đầy đủ các axit amin 5 Lợn ăn đúng giờ quy định trong ngày sẽ tăng tiết dịch vị,
  43. 42 tăng khả năng tiêu hoá hấp thu 6 Lợn đực giống cho ăn nhiều rau xanh 7 Lợn đực giai đoạn phối giống cho ăn nhiều thức ăn tinh 8 Dùng các loại TAHH hoàn chỉnh để nuôi lợn đực 9 Lợn đực giống cần cho ăn nhiều khoáng 10 Thay đổi thức ăn cho lợn cần thay đổi từ từ 11 Lợn đực hậu bị cần nhiều thức ăn xanh Bài 2: phối trộn thức ăn cho lợn đực giống với tỉ lệ các nguyên liệu: Ngô: 20-35%; cám gạo: 20-30%; bột sắn: 10-15%; khô dầu: 10 -12%; đậm đặc: 8%. Bài 3: xem video chế biến thức ăn cho lợn C. Ghi nhớ: - Nguồn thức ăn cung cấp cho đực giống - Nhu cầu các chất dinh dưỡng cho lợn đực giống - Chế biến và phối trộn thức ăn
  44. 43 Bài 4: CHĂM SÓC NUÔI DƢỠNG LỢN ĐỰC GIỐNG Thời gian:19 giờ Mục tiêu: - M« t¶ ®•îc nh÷ng kiÕn thøc liªn quan ®Õn nu«i d•ìng lîn ®ùc gièng - Thực hiện đúng qui trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn đực giống, nâng cao khả năng sử dụng và hiệu quả kinh tế đối với lợn đực giống - Cẩn thận, tỉ mỉ, chịu khó, yêu nghề A. Nội dung 1. Vận chuyển lợn đực - Cần có phương tiện vận chuyển, đưa lợn lên và xuống một cách an toàn + Phương tiện vận chuyển phải vệ sinh, sát trùng trước khi sử dụng + Phương tiện cận chuyển phải có sàn xe đảm bảo chắc chắn, không trơn trượt, có thể bỏ cát, phoi bào để giữ an toàn cho chân lợn. + Phương tiện vận chuyển phải có hệ thống che chắn đầy đủ để tránh các điều kiện bất lợi của thời tiết. - Không trộn lẫn những lợn đực khác đàn, không cho lợn ăn no trước khi vận chuyển, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng. - Sau khi đưa lợn đực về trại phải nuôi cách ly theo đúng quy định thú y. 2. Nuôi tân đáo (cách li)  Khu nuôi tân đáo phải đảm bảo đúng yêu cầu thú y.  Lợn đực mới mua về phải được nuôi tân đáo trong thời gian tối thiểu là 4 tuần.  Lợn phải nuôi trong điều kiện chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng gió tốt.  Lợn nuôi cách li phải được theo dõi tình trạng sức khoẻ hàng ngày. Tiêm phòng vaccine theo đúng quy định của thú y. 3. Chăm sóc nuôi dƣỡng lợn đực hậu bị 3.1 Chăm sóc
  45. 44 - Nuôi tập trung thành từng ô chuồng (đến 5 - 6 tháng tuổi), đảm bảo mật độ chuồng nuôi (diện tích tối thiểu 1,2m2/con) - Thường xuyên chọn lọc, theo dõi khả năng sinh trưởng, phát dục của lợn - Cho lợn đực (5 - 6 tháng tuổi) tiếp xúc với lợn cái động dục - Huấn luyện nhảy giá và kiểm tra chất lượng tinh trùng (7 - 8 tháng tuổi) - Chuồng nuôi sạch sẽ thoáng mát, (nhiệt độ thích hợp 18 – 24 0C; ẩm độ 65 - 75%; tốc độ gió 0,2 - 0,7m/giây) - Có bảng biểu và sổ sách ghi chép - Công tác thú y và tiêm phòng vắc xin đầy đủ. 3.2 Nuôi dƣỡng - Cho lợn ăn tự do đến 5 - 6 tháng tuổi (trọng lượng 90 -100 kg) - Đối với lợn đực hậu bi sau 90 kg (5 - 6 Tháng tuổi) đến khai thác tinh thông thường cho ăn từ 2,2 - 2,7kgTĂ/ngày (tuỳ thuộc thể trạng) - Thời tiết giá lạnh hoặc khai thác cao độ sẽ cho ăn tăng 20 -25% - cung cấp nước uống đầy đủ và sạch sẽ 4. Chăm sóc nuôi dƣỡng lợn đực làm việc 4.1. Chăm sóc - Khi cho heo giao phối hoặc lấy tinh xong và cho heo nghỉ ngơi 30 - 60 phút mới cho ăn. Khi ăn no không cho giao phối. - Một con lợn đực có thể dùng cho 20 con lợn nái. Cần ghi chép đầy đủ chi tiết mỗi lần lợn phối giống để quyết định việc sử dụng nó. - Cho lợn đực vận động ít nhất 45 phút/ngày, nếu có chỗ chăn thả 2 – 3 giờ/ngày. Không nên để đực béo dẫn đến nhảy kém, tinh dịch loãng, phẩm chất tinh xấu. - Hàng ngày xoa bóp dịch hoàn lơn đực từ 10 – 15 phút để giúp bộ phận sinh dục phát triển tốt. - Phải tắm trải cho đực ngày 1 lần. Mùa hè nóng bức thì tắm ngày 2 lần. Ngày giá rét thì chải khô - Định kỳ kiểm tra phẩm chất tinh dịch, thể trạng và tình trạng sức khỏe của heo đực giống, từ đó ta có thể điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng chăm sóc cho hợp lý - Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh phòng bệnh cho lợn đực giống
  46. 45 Hình 4.1. An toàn sinh học trong chăn nuôi lợn đực giống - Đảm bảo công tác phòng bệnh bằng vaccine và định kỳ 3 – 4 tháng/lần tẩy kí sinh trùng cho lợn đực giống. 4.2. Nuôi dƣỡng Cho lợn đực làm việc ăn 2,5 ± 0,5kg/con/ngày tuỳ theo độ mập, gầy, trung bình. - Khi lợn đực làm việc trên 3 lần/tuần (4 lần phối giống) thì nên cho ăn thêm 0,5 kg /con/ngày. - Cho ăn ngày 2 bữa, ngày nào phối giống thì cho ăn thêm 2 quả trứng gà, 100 – 120g thóc mầm hoặc giá đỗ xanh để tăng thêm đạm và vitamin E. - Cho ăn thức ăn ít xơ, đạm tiêu hoá 13 – 14% trong đó tỷ lệ đạm động vật chiếm 35 – 40%. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Anh hay chị hãy đánh dấu (x) vào các ô tương ứng trong những câu hỏi sau : TT Nội dung Đúng Sai 1 Cho lợn đực giống ăn 2 lần /ngày 2 Lợn đực làm việc cần bổ sung thêm trứng gà và giá mầm trong khẩu phần sau khi làm việc 3 Lợn đực giống cần được vận động nhiều 4 Lợn đực giống cần được tắm chải 1 – 2 lần/ngày tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết 5 Tỉ lệ lợn đực/ lợn cái thích hợp trong phối giống trực tiếp là
  47. 46 1/20 - 25 6 Lợn đực làm việc 3 lần/tuần cần cho ăn thêm từ 0,5 – 1kg TA 7 Tỉ lệ đạm tiêu hoá trong khẩu phần lợn đực giống đảm bảo từ 13 – 14% 8 Cho lợn ăn đúng giờ sẽ làm tăng tiết dịch vị và khả năng tiêu hoá, hấp thu 9 Lợn đực giống không cần thức ăn có chứa Vitamin E 10 Vitamin D điều hoà sự hấp thu Ca, P trong cơ thể lợn đực giống 11 Muốn lợn đực làm việc tốt cần phải định kỳ kiểm tra phẩm chất tinh dịch 12 Lợn đực cần phải vận động ít nhất 45 phút/ngày Bài tập 2: tham quan trại nuôi lợn đực giống Bài tập 3: xem video kỹ thuật nuôi lợn đực giống C. Ghi nhớ: - Chăm sóc nuôi dưỡng đực lợn hậu bị - Chăm sóc nuôi dưỡng lợn đực làm việc
  48. 47 Bài 5: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG LỢN ĐỰC GIỐNG Thời gian:16 giờ Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến huấn luyện đực giống, cách khai thác, kiểm tra, pha loãng và bảo quả tinh - Thực hiện được việc huấn luyện đực giống, lấy tinh, pha chế và bảo quản tinh đúng kỹ thuật; sử dụng lợn đực giống có hiệu quả. - Thực hiện thao tác phối giống cho lợn cái chính xác và đạt tỉ lệ đậu thai cao - Cẩn thận, tỉ mỉ, chịu khó, yêu nghề A. Nội dung 1. Huấn luyện lợn đực giống 1.1 Tuổi huấn luyện - Lợn ngoại phải 8-10 tháng tuổi và đạt trọng lượng 80-100 kg - Lợn đực nội phải 5-6 tháng tuổi và đạt trọng lượng 40-50 kg - Lợn đực lai phải 7-8 tháng tuổi và đạt trọng lượng 60-70 kg 1.2 Điều kiện huấn luyện - Tạo giá nhảy: Vật liệu làm giá có thể bằng sắt, gỗ hoặc xi măng. Yêu cầu giá nhảy phải chắc chắn, 2 bên giá nhảy ta làm 2 cái chồi để cho lợn gác chân. Hình 5.1. Giá nhảy - Nơi huấn luyện: có thể huấn luyện đực giống tại phòng huấn luyện riêng hoặc huấn luyện tại chuồng. Tuy nhiên cần phải đảm bảo an toàn cho đực giống và người huấn luyện. - Người huấn luyện: Phải có tính kiên nhẫn, chịu đựng - Dụng cụ huấn luyện: tinh nguyên, bao bố, găng tay 1.3 Phƣơng pháp huấn luyện - Cho đực làm quen với nơi huấn luyện và giá nhảy
  49. 48 - Cho lợn tập sự xem một lơn khác nhảy giá, sau đó ch lợn tập sự tiếp xúc với giá nhảy. chỉ một vài lần như vậy lợn đực tập sự sẽ biết nhảy giá. - Tạo phản xạ và kích thích tính hăng cho lợn bằng những kích thích như tiếng động, xoa bóp. Nếu thuận tiện và cần thiết thì có thể dung một lợn cái để làm mồi để kích thích lợn đực. - Khi lợn đực đã có phản ứng ham muốn đưa con cái lên trên giá nhảy hoặc nhốt phía dưới giá và tiếp tục làm những động tác hay tạo những âm thanh kích thích tính ham muốn nhảy lên giá của con đực. Sau khi lợn đực đã nhảy giá và chúng ta lấy được tinh dựa vào lợn cái mồi thì những lần sau cố gắng hạn chế dùng lợn cái mồi - Giá nhảy có thể tẩm những chất kích thích tính dục của con đực như: nước tiểu, chất tiết của lợn cái động dục hay tinh dịch của con lợn đực khác hoặc các chất kích thích tổng hợp. - Khi lợn đực đã đi quanh giá nhảy, người huấn luyện hãy làm những động tác hay tạo những âm thanh kích thích tính ham muốn nhảy lên giá của con đực - Thời gian huấn luyện hàng ngày khoảng 15 phút vào buổi sáng, nếu thời tiết mát và lợn có sức khoẻ tốt thì buổi chiều huấn luyện tiếp 15 phút - Không cho lợn ăn no trước khi huấn luyện. - Tuỳ từng cá thể, thời gian huấn luyện nhanh chậm khác nhau. Thông thường sau 2 - 4 tuần lợn sẽ thành thạo. 2. Khai thác tinh đực giống 2.1. Chuẩn bị dụng cụ Dụng cụ lấy tinh gồm có: cốc đựng tinh, vải lọc, găng tay Hình 5.2. Các dụng cụ chuẩn bị trước khi lấy tinh 2.2. Trình tự thao tác lấy tinh - Đưa lợn đực giống vào nơi lấy tinh - Đeo găng tay cao su mềm vô trùng
  50. 49 - Khi đực giống nhảy và ôm giá nhảy, người lấy tinh nhẹ nhàng nắm lấy bao dương vật và mát xa để dương vật thò ra - Khi dương vật thò ra, nắm lấy đầu xoắn dương vật kéo lệch ra khỏi giá nhảy. - Kích thích lợn đực xuất tinh - Hứng lấy toàn bộ tinh dịch (Bỏ chất phân tiết ban đàu và keo phèn) - Đậy cốc hứng tinh, ghi số hiệu đực giống - Rửa sạch giá nhảy, phòng lấy tinh và các dụng cụ khác - Vệ sinh cá nhân và thay quần áo Hình 5.3. lấy tinh đực giống 3. Kiểm tra, pha chế và bảo quản tinh đực giống 3.1. Kiểm tra tinh dịch Những chỉ tiêu đánh giá hàng ngày: 3.1.1. Lƣợng xuất tinh Sau khi lấy tinh, lọc bỏ ngay chất keo phèn (dùng 4-6 lớp vải màn sạch đã vô trùng). Tinh dịch đã lọc hứng vào lọ có khắc độ. Khi kiểm tra cần đặt ngang tầm mắt, đọc kết quả ở đáy mặt cong của tinh dịch. 3.1.2. Màu sắc tinh dịch: Bình thường lợn ngoại cho tinh màu trắng sữa đặc. Nếu tinh có màu khác như đỏ (lẫn máu), vàng (lẫn nước tiểu), xanh (lẫn mủ) là tinh dịch không đạt yêu cầu và không sử dụng. 3.1.3. Mùi của tinh dịch: Tinh dịch bình thường có mùi hơi tanh đặc biệt của giống lợn, nếu tinh dịch có mùi khai, thối khắm là tinh dịch đã bị lẫn các chất bẩn ( nước tiểu, mủ , phân ) và không được sử dụng.
  51. 50 3.1.4. Hoạt lực của tinh trùng (A) Hoạt lực tinh trùng (sức hoạt động của tinh trùng)là tỷ lệ phần trăm số tinh trùng có hoạt động tiến thẳng trong vi trường. Hoạt lực là một chỉ tiêu quan trọng, nhận biết được trong sự đánh giá chủ quan và kinh nghiệm của người kỹ thuật. Nhưng quan trọng nhất là kỹ thuật viên xác định được tinh dịch đó có đủ tiêu chuẩn để sử dụng hay không. Cách kiểm tra: Bước 1: lấy 1 phiến kính rửa sạch sấy khô Bước 2: lấy một giọt tinh nguyên, nhỏ lên phiến kính sạch, sau đó đậy lên la men, đưa lên kính hiển vi và quan sát ở độ phóng đại (100 - 200). Bước 3: Xác định tỉ lệ tinh trùng tiến thẳng và cho điểm thang điểm sau: Điểm 1.0 0,9 0.8 0.7 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 % tinh 96 - 86 - 76- 66 – 56 – 46 – 36 – 26 – 16 – 6 – trùng tiến 100 95 85 75 65 55 45 35 25 15 thẳng Chú ý: - Cần kiểm tra tinh ngay sau khi lấy. - Phiến kính và lam kính có nhiệt độ 37-39 0C bảo đảm cho tinh trùng hoạt động bình thường. Muốn vậy, có thể sưởi ấm lam kính và phiến kính bằng dụng cụ thích hợp hoặc hơ nóng trên đèn cồn. *Những chỉ tiêu đánh giá định kỳ: 3.1.5. Nồng độ tinh trùng (ký hiệu C) Nồng độ tinh trùng là số lượng tinh trùng trong 1ml tinh dịch. Có những phương pháp khác nhau để đánh giá nồng độ tinh trùng. a / Phương pháp dùng máy so màu (spectrophotometer và SpermaQue - cách dùng tùy theo hãng cung cấp thiết bị ) b / Phương pháp dùng buồng đếm hồng - bạch cầu Bước 1: đưa buồng đếm đã đậy lamen lên kính hiển vi quan sát ở độ phóng đại 100 lần để tìm thấy buồng đếm. Bước 2: dùng ống pha loãng bạch cầu hút tinh nguyên đến vạch 0,5; sau đó hút tiếp dung dịch Nacl 3% đến vạch 11. Như vậy, hỗn hợp trong bầu thuỷ tinh được pha loãng 20 lần.
  52. 51 Bước 3: dùng 2 ngón tay (ngón cái và ngón trỏ ) bịt 2 đầu ống hút. Lắc nhẹ để trộn đều tinh dịch với dung dịch NaCl trong bầu ống hút. Bước 4: bỏ 3 - 4 giọt đầu tiên, đưa ống hút lên buồng đếm, rồi để tinh dịch chảy từ từ tràn vào 2 bên buồng đếm theo rãnh buồng đếm đã chuẩn bị sẵn. Bước 5: đếm tinh trùng nằm trong khu vực dùng đếm hồng cầu. Đếm 4 ô nhỡ ở góc và 1 ô nhỡ ở giữa (mỗi ô nhỡ có 16 ô con, mỗi ô con có diện tích 1/400 mm2 và chiều sâu của 1 buồng đếm 0,1 mm. Nguyên tắc đếm: - Trong mỗi ô, chỉ đếm đầu tinh trùng nằm trên 2 cạnh, còn những tinh trùng nằm trên 2 cạnh kia nhường cho ô khác (đối với các tinh trùng nằm trên cạnh). - Đếm cả 2 bên buồng đếm rồi lấy số trung bình, nếu kết quả ở 2 bên chênh nhau đến 30 % thì phải làm lại. - Nếu tinh trùng tụ thành từng đám, không đếm được ở trong buồng đếm thì cũng phải làm lại. Rãnh buồng đếm Ô nhỡ Hình 5.4. Buồng đếm Hình 5.5. Nguyên tắc đếm Bước 6: xác định nồng độ tinh trùng Công thức tính: C = n. V. 50000 Trong đó: - C là nồng độ tinh trùng trong 1ml tinh nguyên, triệu/ ml - V là số lần pha loãng tinh dịch trong ống hút bạch cầu - 50000 là chỉ số qui nồng độ tinh trùng trở về 1ml tinh nguyên chưa pha loãng với điều kiện 1 ô con có diện tích 1/ 400mm2 và chiều sâu 0,1mm. n là số lượng tinh trùng đếm được Chú ý: Nếu dùng ống pha loãng bạch cầu và pha loãng tinh dịch trong đoạn phình 20 lần. Cách tính toán sẽ đơn giản hơn nhiều. Sau khi đếm được bao nhiêu
  53. 52 tinh trùng trong 80 ô con chỉ cần nhân với 1.000.000 sẽ có số lượng tinh trùng trong 1ml tinh dịch. 3.1.6. Độ pH của tinh dịch Tinh dịch lợn đực có pH hơi kiềm yếu (7,2 - 7,5). Nếu tinh dịch có pH thấp hơn hoặc cao hơn là tinh dịch không bình thường không tốt cho sức sống và khả năng thụ thai của tinh trùng. Cách kiểm tra: Có thể dùng giấy đo pH để xác định độ pH của tinh dịch Bước 1: Dùng đũa thuỷ tinh lấy 1 giọt tinh dịch nhỏ lên giấy đo pH và đợi trong thời gian khoảng 3 giây Bước 2: so sánh màu của mặt bên kia của giấy với bảng màu chuẩn. Bước 3: xác định độ pH của tinh dịch theo bảng so màu chuẩn sau khi so sánh. Bước 4: thực hiện lại thao tác kiểm tra pH từ bước 1 đến bước 3 hai lần nữa sau đó lấy kết quả trung bình. Nếu có máy đo pH thì tuỳ loại máy có những thao tác kỹ thuật khác nhau. 3.1.7. Tỷ lệ sống chết của tinh trùng Tỷ lệ sống chết của tinh trùng liên quan tới mức hoạt động sức sống của tinh trùng. Dựa trên nguyên lý: Những tinh trùng chết khi nhuộm màu sẽ bắt mầu của thuốc nhuộm Eosin do sự biến hoá vật chất của tế bào tinh trùng. Còn những tinh trùng nào sống sẽ không bắt mầu Eosin. Do đó người ta dùng phương pháp nhuộm Eosin để xác định tỷ lệ sống chết của tinh trùng. Cách kiểm tra: Bước 1: lấy 1 phiến kính khô, sạch (đã tẩy mỡ) Bước 2: nhỏ 1 giọt tinh nguyên mới lấy lên phiến kính Bước 3: Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch Eosin 5% bên cạnh giọt tinh dịch và dùng đũa thuỷ tinh trộn đều và phết tiêu bản (dàn mỏng mẫu tinh lên phiến kính). Bước 4: đưa lên kính hiển vi, kiểm tra ngay ở độ phóng đại 400 - 600 lần. Những tinh trùng bắt mầu đỏ hoặc hồng của Eosin là tinh trùng đã chết, còn tinh trùng nào trắng (không bị nhuộm màu) là tinh trùng sống (cho đến khi làm tiêu bản) - Đếm 300 tinh trùng tổng số 1 cách ngẫu nhiên và tính tỷ lệ sống chết. Chú ý: -Tinh dịch kiểm tra ngay sau khi lấy tinh. -Thời gian kiểm tra phải thật nhanh thì kết quả mới chính xác.
  54. 53 3.1.8. Tỷ lệ kỳ hình Tinh trùng kỳ hình là tinh trùng có hình dạng khác thường so với tinh trùng bình thường; ví dụ: tinh trùng có hai đầu đầu bị méo mó, trương phồng, đuôi gấp, xoắn, có giọt proteit bám theo. Hình 5.6. Một số dạng kỳ hình của tinh trùng Cách kiểm tra: Bước 1: lấy 1 phiến kính rửa sạch sấy khô Bước 2: nhỏ 1 giọt tinh nguyên lên 1 đầu của phiến kính Lấy cạnh của 1 phiến kính khác dàn đều giọt tinh lên mặt phiến kính. Chú ý khi phết kính phải nhẹ nhàng, tiêu bản càng mỏng càng tốt. Chỉ phết 1 lần, phết đều không tạo thành làn sóng. Bước 3: để tiêu bản tự khô; có thể cố định bằng cách hơ qua ngọn đèn cồn. Bước 4: nhỏ thuốc nhuộm lên tiêu bản, có thể dùng nhiều loại thuốc nhuộm (eosin, xanh methylen, thuốc đỏ .kể cả mực viết nhưng phải không có cặn). Bước 5: để cho tiêu bản ngấm thuốc nhuộm (mùa hè để 5 - 7 phút, mùa đông 10 phút) rồi rửa tiêu bản. Cách rửa như sau: Dùng ống hút ống nhỏ giọt, giỏ nhẹ nước cất xuống một đầu tiêu bản để cho nước loang nhẹ, làm trôi thuốc nhuộm, không dội mạnh làm trôi tiêu bản. Bước 6: vẩy khô tiêu bản rồi đưa lên kính hiển vi quan sát ở độ phóng đại 400 - 600 lần đọc kết quả; lần lượt quan sát đều khắp tiêu bản đếm khoảng 300 - 500 tinh trùng bất kỳ (đếm ngẫu nhiên) cả con bình thường và kỳ hình, không đếm lặp lại. Ghi kết quả riêng những con kỳ hình và tính theo công thức: K = m/n x 100 (m: Số tinh trùng kỳ hình đếm được, n: Tổng số tinh trùng được đếm)
  55. 54 Phương pháp kiểm tra chất lượng tinh trùng bằng máy tính (Computer Assisted Sperm Analysis): Phương pháp này sử dụng các phần mềm để tự động tính toán các chỉ tiêu như: Hoạt lực, nồng độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng hoạt động và không hoạt động, độ dài cũng như vận tốc vận động của tinh trùng đồng thời có thể tính toán tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ sống chết của tinh trùng. Hình 5.7. Kiểm tra chất lượng tinh trùng bằng máy tính Bảng 5.1. Tiêu chuẩn phẩm chất tinh dịch STT Chỉ tiêu chất lƣợng Ký hiệu Đơn vị tính Tiêu chuẩn 1 Thể tích (đã lọc) V ml ≥ 150 2 Màu sắc Trắng sữa 3 Mùi tanh 4 Độ vẩn D > 2+ 5 pH 6,8 – 8,1 6 Hoạt lực A % ≥ 75 7 Nồng độ C Triệu/ml 100 - 300 8 Tỉ lệ tinh trùng sống/chết % ≥ 70 9 Tỉ lệ kỳ hình K % ≤ 10 10 Tỉ lệ còn nguyên acrosom Acr % ≥ 70 11 Sức kháng R ≥ 3000 12 Mức độ nhiễm khuẩn vi khuẩn/ml ≤ 5000 3.2. Pha chế tinh dịch 3.2.1. Pha loãng Có thể sử dụng những loại môi trường sau để pha loãng tinh dịch: - Môi trường GTN II (Liên xô 2) - Môi trường Kiep - Môi trường BTS - Môi trường TH4 Sau đây là công thức của một số môi trường sử dụng trong pha loãng tinh dịch:
  56. 55 Bảng 5.2. Công thức môi trường pha loãng tinh dịch Đơn Tên môi trƣờng Tên hóa chất Công thức hoá học vị Kiep LX-II BTS TH4 Nƣớc cất H2O ml 1000 1000 1000 1000 Glucose (y học) C6H12O6.3H2O g 60 60 40,69 40 Natricitrat (trung tính) Na3C6H507.5H2O g 3.7 1,78 6 3,8 Natribicarbonat NaHCO3 g 1.2 0.6 1,25 0,5 Amonium sulfat (NH4)2 SO4 g - - - 2.6 Trilon B C10H14O8Na2.2H2O g 3.7 1,85 1.25 1,8 Kaliclorua KCl g - 0.3 0.75 - Tetracylin (g) g 0.05 0.05 0.05 0,05 Lòng đỏ trứng ml 20 - 30 - - Nếu có đủ điều kiện người chăn nuôi có thể tự cân môi trường theo tỉ lệ công thức ở trên để giảm giá thành đầu vào. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn người chăn nuôi nên sử dụng các môi trường hỗn hợp của hãng KUBUS - Tây Ban Nha, Minitube - Đức, Viện chăn nuôi được cân sẵn và đóng gói. Hình 5.8. Một số môi trường hỗn hợp pha sẵn được đóng gói *Trình tự các bƣớc tiến hành pha loãng: a - Xác định tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh: VAC b- Xác định bội số pha loãng tinh dịch :
  57. 56 Q = ACD/a - 1 c- Tính lượng môi trường cần để pha loãng tinh : F = Q x V = (ACD/a – 1) x V Trong đó: - C: Kí hiệu nồng độ tinh trùng (tỷ/ ml ) - A: Hoạt lực tinh trùng - D: Dung tích 1 liều dẫn (ml) - a: Số lượng tinh trùng tiến thẳng trong 1 liều dẫn (tỷ) -V: Lượng tinh xuất (ml) Ví dụ: khi khai thác tinh dịch 1 lợn đực, ta có: C = 0.2 tỷ / ml, V = 150 ml, A = 0.8. Dung tích 1 liều dẫn quy định cho lợn D=100 ml, tổng số tinh trùng tiến thẳng trong liều đó a = 4.109 Bội số pha loãng trong trường này sẽ là: Q = 0.2 x 109/ml x 0.8 x 100ml/4 x 109 - 1 = 3 Lượng môi trường cần pha sẽ là: F = Q.V =3 x 150 = 450 ml. d- Pha loãng và phân liều Bước 1: nâng nhiệt độ môi trường pha loãng tương đương với nhiệt độ tinh dịch (khoảng 37 – 38 0C). Bước 2: cho môi trường chảy từ từ theo thành lọ vào tinh dịch để trách bị sốc cho tinh trùng. Bước 3: để 15 phút cho tinh dịch phân bố đều trong môi trường pha loãng. Bước 4:kiểm tra lại hoạt lực tinh trùng sau khi pha loãng (phải tương đương với hoạt lực trước khi pha, mới được sử dụng). Bước 5: làm lạnh tinh dịch đã pha xuống 15 – 18 0C trong vòng 2 giờ. Bước 6: đóng lọ tinh dịch ngay sau khi pha loãng và sau khi kiểm tra lại chất lượng. Dùng lọ nhựa hoặc túi plastic sạch đã khử trùng dung tích 50 - 100 để đóng liều tinh dịch. Số lượng tinh trùng sống/ml tinh dịch đã pha không được dưới 30. 106 và không được quá 100.106 sao cho mỗi liều tinh phối bảo đảm có 3 - 4 tỷ tinh trùng. Bước 7: dán nhãn và đưa vào bảo quản, sử dụng Lưu ý:
  58. 57 - Các loại hoá chất và nguyên liệu sử dụng để phối chế môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch đều phải đạt yêu cầu về thành phần hoá học, mức độ tinh khiết, phẩm chất, thời hạn bảo quản đã qui định, không mang theo mầm bệnh và phải được cân đong chính xác. Trong trường hợp là môi trường pha loãng bảo tồn đóng gói sẵn thì phải tuân thủ theo hướng dẫn của hãng sản xuất. - Phải pha loãng tinh dịch trong điều kiện vô trùng và bảo đảm nhiệt độ của môi trường pha loãng tương đương với nhiệt độ tinh dịch; - Đối với tinh dịch lợn Duroc do lượng xuất tinh không nhiều so với Landrace hoặc Yorkshire và nồng độ tinh trùng cao vì vậy bội số pha loãng tinh dịch trong môi trường cần cao hơn. 3.2.2. Bảo quản tinh dịch. - Nhiệt độ bảo quản thích hợp cho tinh dịch đã pha loãng bằng môi trường qui định là 17-180C (dùng tủ bảo ôn, tủ lạnh, phích lạnh, hộp xốp ). Đối với tinh dịch bảo tồn dài ngày phải được lắc nhẹ 2 lần/ngày để tránh tinh trùng lắng đọng. - Phải kiểm tra hoạt lực tinh trùng để đánh giá chất lượng tinh dịch trước khi xuất khỏi cơ sỏ sản xuất tinh. - Phải giữ lại ít nhất 1 liều tinh dịch trong 1 lô để làm kiểm chứng (sử dụng trong trường hợp có khiếu nại) 4. Sử dụng lợn đực giống 4.1. Tuổi sử dụng Việc sử dụng heo đực giống phụ thuộc về tuổi và thành thục về tính. Tuổi thành thục về tính phụ thuộc về giống, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, khí hậu. Các giống heo nội ở nước ta có sự thành thục về tính sớm hơn so với các giống heo ngoại rất nhiều. Nhưng chúng ta không có thể sử dụng phối giống quá sớm vì nó sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch. Chất lượng đàn con và thời gian sử dụng dực giống Đối với heo đực ngoại do tuổi thành thục về tính muộn nên tuổi sử dụng bắt đầu từ 9 - 10 tháng tuổi khi trọng lượng đạt từ 90 kg trở lên. 4.2. Thời gian và chế độ sử dụng - Thời gian sử dụng của lợn đực không quá 3 – 4 năm tuổi. Không nên sử dụng đực giống quá lâu vì nó sẽ làm giảm khả năng cải tạo đời sau là dễ gây nên hiện tượng đồng huyết gần. - Nếu phối giống trực tiếp thì 1 đực có khả năng phối tinh cho 20 - 25 cái. Nếu thụ tinh nhân tạo thì một đực có thể phối giống cho 200 - 250 cái. - Khoảng cách giữa 2 lần phối giống của đực giống phụ thuộc rất nhiều vào tuổi, chế độ dinh dưỡng và điều kiện thời tiết thực tế của khu vực. Thông thường, nếu nuôi heo đực giống đúng qui trình thì năm đầu tiên heo có khả năng phối giống
  59. 58 cao nhất và chất lượng cũng tốt hơn so với heo mới bắt đầu làm việc và heo đực già. - Tần suất phối giống của heo đực giống có thể dựa trên độ tuổi như sau: Heo từ 8 - 12 tháng tuổi: phối 2- 3 lần/ tuần. Heo từ 12 - 24 tháng tuổi: phối 3-4 lần/ tuần. Heo từ 24 tháng tuổi trở lên: phối 2-3/ tuần. Nếu Thụ Tinh Nhân Tạo thì một tuần chỉ nên lấy tinh 2 - 3 lần. 5. Phối giống cho lợn cái 5.1. Phát hiện lợn nái động dục - Phát hiện lợn nái động dục là công việc quan trọng nhất trong công tác phối giống - Cần kiểm tra lợn nái ít nhất 2 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Nên kiểm tra động dục vào lúc 6 giờ sáng và 6 giờ chiều, vì là thời điểm lợn có biểu hiện động dục rõ nét nhất. Để phát hiện chính xác lợn nái động dục cần nắm vững chu kỳ động dục và quan sát kỹ các biểu hiện của con nái. * Giai đoạn 1(ngày động dục thứ nhất): - Lợn thay đổi tính tình, kêu rít, phá chuồng - Kém ăn hoặc bỏ ăn - Âm hộ sưng mọng. đỏ hồng, căn bong; có dịch nhờn màu nhựa chuối từ trong cổ tử cung chảy ngoài âm hộ những ở trang thái lỏng, trong và độ keo dính kém. - Sờ vào lưng chưa chịu đứng im. - Heo nái rạ khi động dục âm hộ có thể không sưng, chỉ có ửng hồng và cũng có nước nhờn trong. Hình 5.1: Sờ vào lưng lợn chưa chịu đứng im, âm hộ sưng mọng đỏ hồng * Giai đoạn 2 (ngày động dục thứ hai): - Lợn nái bắt đầu yên tĩnh hơn, ít kêu rít, chịu cho con khác nhảy trên lưng - Âm hộ bớt sưng, có nhiều nếp nhăn và chuyển sang màu hơi thẫm, dịch nhờn chảy ra ít và keo dính.
  60. 59 - Dùng tay ấn hoặc cưỡi lên lưng lợn đứng yên (mê ì), giai đoạn này phối giống đạt kết quả tốt. Hình 5.2: Lợn mê ì, lấy tay ấn lên lưng, hông lợn đứng yên, âm hộ giảm sưng *Giai đoạn 3 (ngày động dục thứ 3): - Trạng thái mê ì giảm dần, còn về cuối ngày lợn không thích gần lợn đực nữa - Âm hộ teo dần trở lại trạng thái bình thường, đuôi úp che âm hộ. Lợn hết chịu đực và trở lại bình thường. Hình 5.3: Âm hộ dần trở lại trạng thái ban đầu, sờ vào lưng lợn không chịu đứng im
  61. 60 Hình 5.4: Kiểm tra động đục 5.2. Xác định thời điểm phối giống thích hợp - Lợn nái cơ bản (lợn nội) rụng trứng vào ngày thứ 2 và thứ 3 trong thời gian động dục. Dẫn tinh vào ngày thứ 2 và thứ 3 sẽ cho kết quả tốt. - Lợn nái ngoại thường rụng trứng vào ngày thứ 3 và 4 trong thời gian động dục, dẫn tinh vào ngày thứ 3 và 4 sẽ cho kết quả tốt THUÏTHAI 48 36 24 12 0 12 24 36 48 60 A- Phaùt hieän Ruïng tröùng B- Ñôïi C- Phoái gioáng A B C 48 36 24 12 0 12 24 36 48 60 Phoái Phoái Phoái Laàn 1 Laàn 2 Laàn 3  Lợn cái hậu bị: ngay sau khi xác định lợn cái mê ì, phối lần 1 và phối nhắc lại sau 10 -14h.  Lợn nái rạ động dục và mê ì vào 3 – 4 ngày sau cai sữa: sau khi xác định lợn mê ì 24h phối lần 1 và sau đó phối nhắc lại sau 10 – 12h  Lợn nái động dục và mê ì vào 5 – 6 ngày sau cai sữa: sau khi xác định lợn mê ì 12h phối lần 1 và sau đó phối nhắc lại sau 10 – 12h.
  62. 61  Lợn nái ra động dục và mê ì sau 7 ngày cai sữa: qui trình phối giống theo qui trình áp dụng cho lợn cái hậu bị và nếu sau đó lợn vẫn mê ì thì có thể phối lần thứ 3. 5.3. Dẫn tinh cho lợn 5.3.1 Chuẩn bị dụng cụ - Cần phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện sau: lọ đựng tinh – xi ranh, ống dẫn tinh, giấy vệ sinh, dầu bôi trơn, găng tay. Hình 5.5. Hộp đựng tinh chuyên dùng Hình 5.6. Lọ tinh nhựa dạng dẹp Hình 5.7. Lọ tinh nhựa dạng tròn Hình 5.7 Găng tay Hình 5.8. Dầu bôi trơn Hình 5.9. Các kiểu ống dẫn tinh
  63. 62 5.3.2 Chuẩn bị lợn cái - Trước khi phối phải vệ sinh sạch sẽ lợn cái Hình 5.6 Vệ sinh âm hộ - Kích thích lợn cái từ 3 – 5 phút theo kiểu tỏ tình của lợn đực Hình 5.7 Kích thích lợn cái (đè trên lưng, ca ních hông ) 5.3.3. Thao tác dẫn tinh Bước 1: bôi trơn ống dẫn tinh Hình 5.8 Bôi trơn dẫn tinh quản Bước 2: vạch âm hộ đưa ống dẫn tinh vào đường sinh dục con cái lệch 1 góc 30 - 450 so với mặt phẳng lưng và xoay nhẹ ống dẫn ngược chiều kim đồng hồ Hình 5.9 cách đưa ống dẫn tinh vào đường sinh dục con cái
  64. 63 Bước 3: nhẹ nhàng vừa kéo ra, đẩy vào để đưa ống dẫn tinh vào đến cổ tử cung (khoảng 25-27cm). Bước 4: tiếp tục kích thích lợn cái để đưa ống dẫn tinh khớp vào cổ tử cung (sẽ có cảm giác nnặg tay khi nốg dẫn tinh vào cổ tử cung Bước 5: lắp lọ tinh đã được làm ấm vào ống dẫn tinh và bơm tinh (nếu dẫn tinh bằng xi – ranh thì rót tinh dịch chảy nhẹ từ từ vào thành xi lanh, lắp pít tông tinh quản). Bước 6: tiếp tục kích thích lợn cái và để tinh dịch chảy từ từ vào tử cung (chú ý để lọ tinh cao hơn mông lợn cái). Thời gian bơm tinh là 5 – 10 phút, ít nhất là 3 phút. Hình 5.10 Tư thế bơm tinh Bước 7: sau khi bơm tinh xong, nhẹ nhàng rút dẫn tinh quản ra khỏi đường sinh dục lợn cái cùng chiều kim đồng hồ rồi vỗ mạnh vào mông lợn.
  65. 64 Hình 5.11 Rút dẫn tinh quản ra khỏi đường sinh dục cái Bước 8: vệ sinh dụng cụ và ghi chép những thông tin cần thiết vào sổ phối giống Số Ngày Chủ Lứa đẻ Ngày Ngày phối giống Tỉ lệ Ngày Số con Ghi tai nái phối lợn động đậu lợn đẻ đẻ ra chú dục Lần 1 Lần 2 Lần 3 thai Lưu ý: a – Các sự cố thường gặp khi dẫn tinh cho lợn và cách khắc phục TT Sự cố Cách khắc phục Tinh chảy ra ngoài Dừng bơm tinh và kiểm tra đưa dẫn tinh quản khớp vào cổ tử cung 1 Tinh không chảy Dừng bơm tinh và xoay cho trống lỗ vào thông dầu dẫn tinh quản 2 Lợn tiểu khi dẫn Dừng bơm tinh, rút dẫn tinh quản ra, tinh đợi lợn tiểu xong thực hiện thao tác 3 dẫn tinh lại b. Nên dẫn tinh vào lúc sáng (khoảng 8-9 giờ) hoặc chiều mát (khoảng 16-17 giờ). Thông thường người ta phối giống 2 lần hay 3 lần (phối kép, mỗi lần cách nhau 12 hay 24 giờ) để gia tăng tỉ lệ thụ thai và nái sinh nhiều con.
  66. 65 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: tham quan và huấn luyện lợn đực giống Bài tập 2: kiểm tra phẩm chất tinh dịch Bài tập 3: pha loãng tinh dịch Một trại chăn nuôi đực giống vào ngày 27/09/2011 khai thác tinh cho 2 đực giống và thu được kết quả sau: Đực giống V (ml) A C (106/ml) Landrace 250 0,85 200 Duroc 200 0,9 300 a. Xác định số liu tinh và lượng môi trường cần pha cho 2 đực giống trên, biết rằng dung tích 1 liều tinh là 100 ml, số tinh trùng tiến thẳng/liều là 3 tỷ tinh trùng b. Thực hiện thao tác pha loãng tinh dịch sau khi xác định lượng môi trường cần pha. Bài tập 4: một hộ nông dân nuôi lợn cái sinh sản: . Vào ngày thứ 4 sau cai sữa có 3 lợn cái động dục và mê ì lúc 7h 30 sáng, . Vào ngày thứ 6 sau cai sữa có 4 lợn cái động dục và mê ì lúc 4h30 chiều . Và vào ngày thứ 8 sau cai sữa có 3 lợn cái động dục và mê ì lúc 8 h sáng. Hãy thảo luận và đề xuất chương trình phối giống thích hợp cho các nhóm lợn cái sinh sản này để cho hiệu quả cao nhất ? Bài tập 5: hãy sắp xếp theo thứ tự các thao tác kỹ thuật thuật thực hiện trong quá trình gieo tinh nhân tạo cho lợn cái? Bài tập 6: xem video và thực hiện thao tác dẫn tinh cho lợn cái C. Ghi nhớ: - Qui trình huấn luyện lợn đực giống - Khai thác, kiểm tra, pha chế và bảo quản tinh - Chế độ sử dụng lợn đực giống - Dấu hiệu động dục và cách phát hiện động dục - Cách xác định thời điểm phối giống thích hợp - Trình tự các thao tác kỹ thuật khi gieo tinh - Cách khắc phục các sự cố xảy ra trong quá trình gieo tinh
  67. 66 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học - Vị trí: Mô đun chăn nuôi lợn đực giống là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề chăn nuôi và phòng trị bệnh lợn.; được giảng dạy sau môn học giải phẩu sinh lý, thuốc sử dụng cho lợn, và trước mô đun chăn nuôi lợn nái sinh sản, chăn nuôi lợn thịt, phòng và trị bệnh lậy ở lợn và phòng và trị bệnh không lây ở lợn. Mô đun chăn nuôi lợn đực giống cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Đây là mô đun quan trọng trong chương trình đào tạo nghề sơ cấp chăn nuôi và phòng trị bệnh lợn, người học có thể hành nghề sau khi học xong mô đun này và 2 môn học giải phẩu sinh lý lợn và thuốc sử dụng cho lợn mà không cần học hết tất cả các mô đun con lại trong chương trình nghề. Để thực hiện mô đun này cần có cơ sở chăn nuôi lợn đực giống và phòng thí nghiệm. Thời gian để thực hiện mô đun là 72 giờ. II. Mục tiêu *Kiến thức: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến chọn giống, xây dựng chuồng trại, sử dụng thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng và sử dụng lợn đực giống. *Kỹ năng: - Nhận biết, phân biệt và chọn được lợn đực giống để nuôi - Xác định được nguồn thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng cho lợn đực giống - Xây được chuồng nuôi lợn đực giống theo đúng yêu cầu kỹ thuật - Thực hiện chăm sóc lợn đực giống đúng kỹ thuật - Khai thác và sử dụng có hiệu quả lợn đực giống *Thái độ: - Cẩn thận, tỉ mỉ, chịu khó, yêu nghề; chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. III. Nội dung chính của mô đun loại bài Địa Thời gian Mã Tên bài dạy điểm Tổng Lý Thực Kiểm bài số thuyết hành tra* Bài mở đầu Lý Lớp học 1 1 thuyết MĐ3 Bài 1. Chọn lợn Tích Lớp học 12 3 8 1 - 01 đực giống hợp Trại lợn
  68. 67 MĐ3 Bài 2. Xây dựng Tích Trại lợn 10 3 7 - 02 chuồng trại nuôi hợp lợn đực giống MĐ3 Bài 3. Sử dụng Tích Lớp học 12 3 8 1 - 03 thức ăn cho lợn hợp Trại lợn đực giống MĐ3 Bài 4. Chăm sóc Tích Lớp học 19 8 10 1 - 04 nuôi dưỡng lợn đực hợp Trại lợn giống MĐ3 Bài 5. Khai thác, sử Tích Lớp học 16 3 12 1 - 05 dụng lợn đực giống hợp Trại lợn Kiểm tra hết mô 2 2 đun Cộng 72 20 46 6 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Chọn lợn đực giống Bài tập 1: Anh (chị) hãy đánh dấu (x) vào các ô tương ứng trong những câu hỏi - Nguồn lực: bảng câu hỏi - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi - Thời gian hoàn thành: 45 phút/học viên - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên điền vào bảng câu hỏi và so sánh với đáp án mẫu. - Kết quả cần đạt được: xác định đúng câu hỏi trong danh sách để chọn Bài tập 2: Anh hay chị hãy điền vào chỗ trống các ô tương ứng trong các câu hỏi - Nguồn lực: bảng câu hỏi - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi - Thời gian hoàn thành: 60 phút/học viên - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên điền vào bảng câu hỏi và so sánh với đáp án mẫu. - Kết quả cần đạt được: điền các thông tin chính xác về đặc điểm ngoại hình, tính năng sản xuất, hướng sử dụng của các giống lợn
  69. 68 Bài 3. Xem video và chọn lợn đực giống - Nguồn lực: trại chăn nuôi lợn, video, projector, máy tính - Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), sau khi xem xong video mỗi nhóm tiến hành đánh giá ưu và nhược điểm của lợn đưc giống cần chọn - Thời gian: 1 giờ/nhóm - Phương pháp đánh giá: căn cứ vào các ưu điểm và nhược điểm của lợn đực giống do các tổ ghi chép lại so sánh với tiêu chí giáo viên đưa ra. - Kết quả cần đạt được: xác định đúng ưu và nhược điểm của lợn đực giống cần chọn 4.2. Xây dựng chuồng trại nuôi lợn đực giống Bài tập 1: Xác định hướng chuồng tại trại chăn nuôi lợn đực giống - Nguồn lực: trại chăn nuôi lợn, la bàn - Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một la bàn. - Thời gian: 30 phút/nhóm - Phương pháp đánh giá: cho học viên quan sát hướng chuồng hiện có, dùng la bàn để đánh giá hướng chuồng hiện tại. - Kết quả cần đạt được: + Xác định hướng chuồng hiện tại + Cho nhận xét về hướng chuồng đã xác định Bài tập 2: Xác định tiêu chuẩn kỹ thuật các thành phần của chuồng lợn đực - Nguồn lực: trại chăn nuôi lợn đực, thước dây - Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 1 thước dây. - Thời gian: 1 giờ/nhóm - Phương pháp đánh giá: cho học viên quan sát cấu trúc từng phần của chuồng nuôi đực giống, dùng thước để cho diện tích và kích thước các chiều. - Kết quả cần đạt được: + Xác định đúng kích thước, diện tích các thành phần cấu tạo nên chuồng
  70. 69 + Cho nhận xét về tiêu kỹ thuật của chuồng. Bài tập 3: Xem video và thảo luận về chuồng nuôi lợn đực giống - Nguồn lực: phòng học, video, hình ảnh - Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm) - Thời gian: 1 giờ - Phương pháp đánh giá: cho học viên xem video về từng phần của chuồng nuôi đực giống - Kết quả cần đạt được: + Xác định đúng kích thước, diện tích các thành phần cấu tạo nên chuồng + Cho nhận xét về tiêu kỹ thuật của trại. 4.3. Sử dụng thức ăn cho lợn đực giống Bài tập 1: Anh hay chị hãy đánh dấu (x) vào các ô tương ứng trong những câu hỏi - Nguồn lực: bảng câu hỏi - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/học viên - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên điền vào bảng câu hỏi và so sánh với đáp án mẫu. - Kết quả cần đạt được: điền các thông tin chính xác về đặc điểm, cách sử dụng, phối trộn thức ăn Bài tập 2: Phối trộn thức ăn cho lợn đực giống - Nguồn lực: cân, nguyên liệu thức ăn, máy tính - Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm) - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm - Phương pháp đánh giá: học viên tính toán lượng nguyên liệu và so sánh với đáp án mẫu. Giáo viên quan sát thao tác trộn của từng nhóm - Kết quả cần đạt được: tính toán và hiệu chỉnh đúng các nguyên liệu thức ăn trong khẩu phần, thao tác trộn chính xác. 4.4. Chăm sóc nuôi dƣỡng lợn đực giống Bài tập 1: - Nguồn lực: bảng câu hỏi - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi
  71. 70 - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/học viên - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên điền vào bảng câu hỏi và so sánh với đáp án mẫu. - Kết quả cần đạt được: điền các thông tin chính xác về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn đực giống Bài tập 2: tham quan trại nuôi lợn đực giống - Nguồn lực: trại chăn nuôi lợn đực - Cách thức: cho học viên tham quan trại nuôi lợn đực giống - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/học viên - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên viết thu hoạch - Kết quả cần đạt được: nêu được ưu và nhược điểm qui trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn đực giống tại trại tham quan. Bài tập 3: xem video kỹ thuật nuôi lợn đực giống - Nguồn lực: video kỹ thuật chăn nuôi lợn đực - Cách thức: chia học viên thành từng nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/ nhóm) - Thời gian hoàn thành: 1 giờ /nhóm - Phương pháp đánh giá: quan sát học viên thảo luận và cho học viên viết thu hoạch. - Kết quả cần đạt được: nêu được ưu và nhược điểm qui trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn đực giống. 4.5. Khai thác, sử dụng lợn đực giống Bài tập 1: tham quan và huấn luyện lợn đực giống - Nguồn lực: trại chăn nuôi lợn đực giống, giá nhảy, găng tay, bao bố - Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm) - Thời gian: 1 giờ/nhóm - Phương pháp đánh giá: cho học viên quan sát và thực hiện huấn luyện lợn đực giống. - Kết quả cần đạt được: lợn đực nhảy và ôm giá nhảy Bài tập 2: kiểm tra phẩm chất tinh dịch - Nguồn lực: phòng học, cân điện tử, kính hiển vi, lam kính, la men, buồng đếm hồng cầu (bạch cầu), thuốc đỏ (xanh methylen), giấy đo pH, cốc thuỷ tinh, ống đong, tủ lạnh (hộp xốp), tinh nguyên
  72. 71 - Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm) - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/nhóm - Phương pháp đánh giá: học viên làm tiêu bản và kiểm tra các chỉ tiêu cần thiết. giáo viên kiểm tra kết quả sau khi có sản phẩm - Kết quả cần đạt được: làm tiêu bản và kiểm tra được các chỉ tiêu V, A, C, K, pH Bài tập 3: pha loãng tinh dịch - Nguồn lực: phòng học, cân điện tử, giấy đo pH, cốc thuỷ tinh, ống đong, tủ lạnh (hộp xốp), tinh nguyên. - Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm) - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm - Phương pháp đánh giá: học viên tính toán lượng môi trường và thực hiện thao tác pha loãng tinh dịch. Giáo viên quan sát và kiểm tra sản phẩm - Kết quả cần đạt được: tính được lượng môi trường cần pha loãng, thực hiện đúng kỹ thuật thao tác pha loãng tinh dịch Bài tập 4: đề xuất chƣơng trình phối giống - Nguồn lực: phòng học, phiếu câu hỏi - Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm) - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm - Phương pháp đánh giá: học viên thảo luận và đưa ra chương trình phối giống cho từng lợn cái. Giáo kiểm tra sản phẩm theo đáp án. - Kết quả cần đạt được: xác định chính xác lịch phối giống cho từng lợn cái theo phiếu câu hỏi Bài tập 5: sắp xếp theo thứ tự các thao tác phối giống - Nguồn lực: phòng học, phiếu câu hỏi - Cách thức: mỗi học viên 1 phiếu câu hỏi - Thời gian hoàn thành: 15 phút/học viên - Phương pháp đánh giá: học viên sắp xếp theo trình tự các thao tác phối giống. Giáo kiểm tra sản phẩm theo đáp án. - Kết quả cần đạt được: sắp xếp đúng theo trình tự các thao tác phối giống cho lợn cái theo phiếu câu hỏi Bài tập 6: xem video và thực hiện thao tác dẫn tinh cho lợn cái
  73. 72 - Nguồn lực: phòng học, trại chăn nuôi lợn, projector, máy tính, tinh pha, ống dẫn tinh, găng tay, giấy vệ sinh - Cách thức: cho học viên xem video kỹ thuật dẫn tinh cho lợn cái, sau đó cho từng học viên thực hiện thao tác dẫn tinh - Thời gian hoàn thành: xem video 20 phút, thực hiện thao tác 10 phút/ học viên - Phương pháp đánh giá: học viên thực hiện tác phối giống. Giáo viên quan sát và kiểm tra sản phẩm. - Kết quả cần đạt được: đưa được ống dẫn tinh vào trong cổ tử cung lợn cái V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Phân biệt được đặc điểm ngoại So sánh với đáp án câu hỏi hình, tình năng sản xuất và hướng sử dụng của các giống lợn Chọn được lợn đực giống So sánh với đáp án câu hỏi 5.2. Bài 2: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đúng vị trí và hướng Quan sát và đánh giá qua kết quả sau khi chuồng sử dụng la bàn Xác định đúng các thông số kỹ thuật Quan sát và đánh giá qua kết quả sau khi chuồng nuôi đo các thông số kỹ thuật chuồng nuôi 5.2. Bài 3: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận biết, phân loại đúng nguồn So sánh với đáp án câu hỏi thức ăn và cách sử dụng Xác định đúng các phương pháp So sánh với đáp án câu hỏi chế biến dự trữ thức ăn Tính được lượng nguyên liệu và Quan sát và đánh giá qua kết quả sau khi