Giáo trình Mỹ thuật - Tập 2 (Phần 2) - Nguyễn Quốc Toản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mỹ thuật - Tập 2 (Phần 2) - Nguyễn Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_my_thuat_tap_2_phan_2_nguyen_quoc_toan.pdf
Nội dung text: Giáo trình Mỹ thuật - Tập 2 (Phần 2) - Nguyễn Quốc Toản
- CHƯƠNG II MỘT SỐ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CƠ BẢN CỦA CẮT, XÉ DÁN GIẤY I. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CẮ, XÉ DÁN GIẤY 1. Khái niệm 1.1. Cắt, xé dán giấy màu là loại tạo hình trên mặt phẳng. Sau khi căt, xé dán giấy hình lên nền giấy, ở mẫu giáo chủ yếu là cắt, xé dán giấy màu lên mặt giấy. Giấy nền có thể là giấy màu hoặc giấy trắng. - Cắt, xé dán giấy có thể tạo thành tranh ảnh tĩnh vật, chân dung, phong cảnh, tranh sinh hoạt và tranh về các con vật, 1.2. Cắt giấy: dùng kéo, dao để cắt, rọc giấy thành hình theo ý muốn, như quả cây, ngôi nhà, Cắt giấy có đặc điểm như sau: + Hình cắt không đòi hỏi đúng, chính xác như thật, chỉ cần rõ đặc điểm của đối tượng. + Nét cắt hình: đanh, gọn, sắc, thẳng, cong theo ý muốn. 1.3. Xé giấy: dùng tay để xé giấy thành hình theo ý muốn. Vì thế: + Hình xé giấy không yêu cầu đúng, chính xác như thật, cần rõ đặc điểm. + Nét xé mềm, không thẳng, không nhẵn nhụi như nét cắt, mà cần rõ nét xơm1, to mảnh khác nhau để diễn tả hình. Cắt, xé dán hình tạo ra sản phẩm trên mặt phẳng bằng giấy màu. Vì thế màu sắc thường rực rỡ, tươi sáng hoặc trầm đậm. Ví dụ: cảnh lễ hội cần chọn giấy có màu sắc vui tươi; ngày nắng cần màu chói chang; mùa Xuân cần chọn màu giấy tươi, rực rỡ; ngày mưa cần chọn giấy tối màu, đậm, Do vậy, chọn màu giấy để cắt, xé là cần thiết, sao cho màu phù hợp với nội dung hoặc theo ý thích. Sản phẩm của hai loại tạo hình này gọi là tranh cắt hay tranh xé dán giấy màu. Trong bức tranh có thể kết hợp giữa cắt, xé dán và dùng bút dạ để nhấn mạnh chỗ cần thiết. 2. Nguồn gốc của cắt, xé dán giấy Căt, xé dán giấy cũng có lịch sử phát triển khá sớm, bắt đầu tự làm đồ tthờ cũng của người xưa như vàng, hương, quần áo cho người đã khuất, sau trở thành nghề thủ công của một số người ở nhiều vùng: làm hàng mã, cắt trổ hình các con vật bằng giấy màu để trang trí nhiều mặt hàng tiêu dùng. Các nghệ nhân dân gian Đông Hồ trổ giấy rất tinh xảo, hình các bông hoa, con vật được cách điệu cao, trở thành một bộ phận không thể tách rời với tranh dân gian Đông Hồ. 47
- II. CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN HÌNH CẮT, XÉ DÁN GIẤY 1. Chất liệu Chất liệu để cắt, xé, trổ hình cso thể là giấy màu hoặc vải. Nhưng phổ biến là giấy màu. Giấy màu là chất liệu thông dịng dùng cho cắt, xé, dán ở mẫu giáo. Giấy màu để cắt, xé, trổ hình có nhiều màu sắc: đỏ, vàng, tím, xanh lục, xanh da trời, da cam, đen, người ta có thể dùng các loại giấy báo (có nhiều màu) để cắt, xé, trổ hình cũng tạo nên những đạm nhạt của các màu, làm cho hình sinh động và phong phú hơn. Lưu ý: Cắt, xé, trổ hình trước, xếp lên giấy nền điều chỉnh để có bố cục đẹp rồi mới dãn. Dùng hồ giữ vị trí của các hình trước. Sau đó có thể bổ sung, không nên vừa xé, vừa cắt, vừa dán một lúc. 2. Cách tiến hành cắt, xé, trổ hình 2.1. Cắt hình a) Cắt theo hình vẽ trước - Vẽ hình theo ý thích ở mặt trước hoặc mặt sau giấy rồi dùng kéo cắt theo. Cách cắt hình dành cho trẻ mẫu giáo hoặc những ai chưa “quen” với cách tạo hình. - Xếp hình đã cắt lên nền theo ý định bố cục rồi dán. b) Cắt hình theo trục đối xứng - Gấp giấy theo các trục đối xứng. - Vẽ nét - Cắt theo nét vẽ. - Mở ra sẽ có hình như ý muốn. 48
- Hình cắt qua trục đảm bảo cân đối, đều nhau. - Xấp hình đã cắt lên nền theo ý định bố cục rồi dán. c) Cắt hình theo tưởng tượng - Không vẽ trước mà dùng kéo cắt hình theo cảm xúc. Cách cắt hình này đòi hỏi người thực hiện phải hình dung đối tượng rõ ràng trong trí nhỡ. - Xếp hình đã cắt lên nền theo ý định bố cục rồi dán. 2.2. Xé hình Có các cách xé hình như sau: a) Xé hình theo nét vẽ trước - Vẽ hình ở mặt trước hoặc mặt sau giấy theo ý thích. - Đặt giấy xuống nền (bàn hoặc đất), tay trái giữ giấy, tay phải nâng mộtphần giấy để xé theo nét vẽ cong hay xiên, - Xếp hình đã xé lên giấy nền theo bố cục rồi mới dán. b) Xé theo trí nhớ hoặc tưởng tượng - Cũng như cắt hình, xé hình theo trí nhớ. - Đòi hỏi ngườithực hiện hình dung đối tượng trong đầu, có nghĩa là thuộc hình định xé. - Xếp hình đã xé lên giấy nền theo bố cục rồi mới dán. c) Xé hình vụn - Vẽ hình định xé lên mặt giấy nền sao cho rõ nội dung. - Xé giấy vụn rồi xếp hình vào hình đã vẽ sao cho “kín”. - Dán hình theo cách đã xếp. 49
- Lưu ý: - Có thể có nhiềumẫu giẩy vụn mới kín một mảng hình. - Có thể chỉ một, hai mảnh giấy lớn là một mảng. - Có thể xé giấy một hay nhiều màu tạo cho hình xé phong phú: có đậm nhạt, có các mảng màu khác nhau. - Các hình xé không nhất thiết phải “khớp” các ranh giới, mà có thể “chồng” lên nhau. - Có thể dùng bút dạ đen để “nhấn” nét ở tranh xé dán. 50
- 2.3. Trổ hình Trổ hình là cách tạo hình thường dùng cho các nhà chuyên môn và người lớn. Còn trẻ em mẫu giáo thì trổ hình chưa thích hợp, bởi kĩ thuật trổ phức tạp, hơn nữa các em phải tiếp xúc với dao nhọn, dễ xảy ra tai nạn nguy hiểm. Hình trổ là hoa, lá, chim, thú, hình người, phong cảnh, và được cách điệu rất cao. Trổ hình thường tiến hành như sau: a)Vẽ hình lên giấy: HÌnh vẽ có thể là đơn giản hay phức tạp về nét vẽ và mảng. b) Trổ hình theo nét vẽ: Có thể trổ một lần đựoc nhiều hình, nhiều màu (xếp giấy các màu chồng lên nhau thành tập: từ 2 -4 tờ). Dùng dao có mũi nhọn, sắc trổ theo nét vẽ có hình theo ý muỗn. Có thể gấp giấy rồi trổ với hình có trục đối xứng. c) Xếp hình lên nền giấy, vải theo ý định của bố cục rồi mới dán. 52
- III - CẮT, XÉ DÁN GIẤY Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO 1. Yêu cầu Do đặc điểm lứa tuổi và tính chất của công việc cắt, xé, dán ở trường mẫu giáo chỉ thực hiệ các bài tập đơn giản, tạo điều kiện cho trẻ em. - Bước đầu làmquen với cuộc sống để trẻ thấy được vè đẹp đa dạng về hình thể và màu sắc của mọi vật, hiện tượng gần gũi ở xung quanh, như: cỏ cây, hoa trái, nhà cửa, các con vật, - Tập quan sát, nhận xét về hình dáng và màu sắc. - Hoàn thiện và phát triển cơ bắp và khớp xương ở trẻ. - Tạo được hình đơn giản bằng cách cắt, xé dán giấy màu. - Thêm yêu mến quê hương, đất nước, con người. 2. Chất liệu, dụng cụ - Chất liệu để cắt, xé dán ở trường mẫu giáo là giấy màu các loại, giấy báo (đen trắng – có chữ, hoặc có hình ảnh là màu). - Dụng cụ: - Dao loại nhỏ (không nhọn đầu) - Kéo loại nhỏ; - Hồ dán. 3. Phương pháp cắt, xé dán giấy 3.1. Cắt dán giấy a) Yêu cầu - Hình cắt dán là hình đơn giản, từ đễ đến khó: đường đi, hàng rào, nhà, cây, - Hình cắt rõ đặc điểm, không đòi hỏi giống như thật. - Có thể là giấy một màu hay nhiều màu. - Hình cắt có bố cục vừa với khổ giấy, rõ nội dung. - Có thể cắt thêm hình phụ, giúp cho bài sinh động hơn, như: cỏ, trăng, mây, mặt trời, b) Phương pháp cắt dán - Chọn giấy nền và giấy cắt có màu và đậm nhạt khác nhau. - Cắt theo hình vẽ sẵn hoặc cắt theo trí nhớ, tưởng tượng. - Sắp xếp hình và có thể bổ sung thêm các hình khác cho bài sinh động hơn. - Dán hình, chú ý: dán để giữ hình ở vị trí đảm bảo cho bố cục như đã sắp xếp ban đầu (không xê dịch), không nên dùng nhiều hồ và không cần vuốt, xoa phẳng, đôi khi có thể uốn cong để tạo hình. 54
- 3.2. Xé dán giấy a) Yêu cầu - Hình xé là hình đơn giản, không yêu cầu đúng, chính xác mà cần rõ đặc điểm. - Nét vẽ không thẳng, cần có nét xơm. - Hình có thể là giấy một màu hay nhiều màu. - Sắp xếp hình vừa với khổ giấy – Cân đối, không xô lệch. - Có thể xé thêm hình phụ cho rõ nội dung và sinh động hơn. b) Phương pháp xé dán Tiến hành bài tập như sau: - Chọn giấy màu làm nền và giấy màu để xé hình có màu sắc và đậm nhạt khác nhau. - Có thể tiến hành xé dán theo các phương pháp sau đây: + Vẽ hình rồi xé theo nét vẽ. + Xé hình theo tưởng tượng. + Xé giấy vụn rồi xếp vào hình vẽ sẵn. - Xé thêm một số hình phù hợp với nội dung cho bài sinh động hơn. - Xếp hình trước, dán sau. Chú ý giữ hình đúng vị trí như bố cục ban đầu. 55
- HƯỚNG DẪN HỌC CHƯƠNG II I. LÍ THUYỂT (5 tiết) 1. Đọc tài liệu và thảo luận các nội dung sau: a) Đặc điểm của các loại tạo hình - Cắt giấy - Xé giấy - Trổ giấy b) Chất liệu sử dụng c) Phương pháp tiến hành cắt, xé, trổ giấy d) Nêu lên đặc điểm, những ưu điểm và hạn chế của cắt, xé dán giấy của trẻ em ở mẫu giáo. 2. Thời gian và kế hoạch a) Thời gian: 5 tiết b) Kế hoạch - Cá nhân đọc tài liệu (1 tiết) - Thảo luận nhóm (có ghi chép, 2 tiết) - Thảo luận ở lớp (cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận của nhóm). Các nhóm trao đổi, giải đáp thắc mắc (2 tiết) - Tổ trưởng, lớp trưởng phụ trách: tổ chức và tổng kết thảo luận. 3. Chuẩn bị a) Cá nhân chuẩn bị giấy màu, dụng cụ để cắt, xé dán giấy (dao, kéo, hồ dán) b) Sưu tầm một số sản phẩm cắt, xé, dán giấy của hoạ sĩ, của học sinh và trẻ mẫu giáo. II. THỰC HÀNH, BÀI TẬP (10 tiết) 1. Yêu cầu - Làm bài tập theo các phương án đã hướng dẫn. Mỗi người chọn 8 bài cả dán và xé dán các loại bài, không trùng lặp về bố cục, hình ảnh, màu sắc, - Làm đủ các bài tập quy định trên khổ giấy nền lad A4, mỗi bài 1 tiết, không cầu kì, không nhất thiết phải nhiều hình. Chú ý đặc điểm của hình và bố cục sao cho cân đối, rõ nội dung. Giấy màu: tự chọn. 2. Làm bài tập (8 tiết) a. Cắt dán giấy, gồm các loại bài tập sau: - Cắt dán theo mẫu (nhìn mẫu có sẵn như lọ hoa, quả, phong cảnh, để cắt dán). - Cắt dán theo thể loại và đề tài (tự sáng tác theo ý thích), gồm có các bài: + Tĩnh vật (lọ, hoa, quả); + Chân dung (người già, nam nữ, hoặc trẻ thơ); + Phong cảnh (nông thôn, miề núi, chú ý phong cảnh quê hương mình); + Vui chơi, lễ hội (Kéo co, chọi gà, chọi trâu, đấu vật, ); + Bộ đội (chân dung; bộ đội múa hát với thiếu nhi; bộ đội xe tăng, ); + Học tập ( học trên lớp; cô giáo và học sinh; vui chơi ở sân trường, ) 58
- + Lao động (trồng cây, ); + Các con vật (gà, thỏ, mèo, voi, trâu, ) b. Xé dán giấy, gồm các loại bài tập sau: - Xé dán theo mẫu. - Xé dán theo thể loại về đề tài (tự sáng tác), gồm các bài: + Tĩnh vật + Phong cảnh + Vui chơi, lễ hội + Bộ đội + Học tập + Lao động + Các con vật 3.Trưng bày sản phẩm và nhận xét, đánh giá, xếp loại (2 tiết) a. Chuẩn bị - Các tổ chọn bài để trưng bày. - Dán lên bảng lớp hoặc giấy A0 (theo loại bài) b. Nhận xét, đánh giá - Tiêu chí đánh giá: + HÌnh cắt, xé rõ đặc điểm + Có các hình phụ làm rõ nội dung + Bố cục cân đối + Màu sắc hài hoà - Cá nhân nhận xét theo cảm nhận riêng - Giáo viên hoặc lớp trưởng bổ sung và xếp loại. 59
- PHỤ LỤC 61
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Quang Trứ, Phạm Thị Quỳnh, Nguyễn Thái Lai. Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học, NXB Giáo dục, 1998. 2. Lê Thanh Lộc. Lịch sử hội hoạ, NXB văn hoá – Thông tin, 1996. 3. Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Nhung, Phạm Ngọc Tới. Trang trí, NXB Giáo dục, 1998. 4. Tạ Phương Thảo, Nguyễn Lăng Bình. Kí hoạ và bố cục, NXB Giáo dục, 1998. 5. Trần Tiểu Lâm, Đặng Xuân Cường. Luật xa gần và giải phẫu tạo hình, NXB Giáo dục, 1998. 6. Trịnh Thiệp, Ứng Thị Châu. Mĩ thuật và phương pháp dạy - học, NXB Giáo dục, 1997. 7. Triệu Khắc Lễ, Nguyễn Thế Hùng, Vũ Kim Quyên, Nguyễn Lăng Bình. Hình hoạ và điêu khắc, NXB Giáo dục, 2001 (tập 1,2). 8. Chương trình Trung học sư phạm đào tạo giáo viên Nhà trẻ - Mẫu giáo Hệ 12+2, Bộ Giáo dục và đào tạo, 1994. 9. Nguyễn Quốc Toản, Triệu Khắc Lễ, Nguyễn Lăng Bình, Mĩ thuật và phương pháp dạy - học, NXB Giáo dục, 1998 (tập 2,3). 10. Nguyễn Quốc Toản. Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật, NXB Giáo dục, 1998. 11. Nguyễn Quốc Toản. Giáo trình Mĩ thuật (dành cho học viên ngành giáo dục tiểu học, hệ đào tạo Tại chức và Từ xa), NXB Đại học sư phạm, 2004. Sách tiếng nước ngoài 1. Khalecova N.G. Những cơ sở của nghệ thuật tạo hình và phương pháp dẫn tạo hình cho trẻ em, Matxcơva, 1981 2. Guxacơva M.A. Môn xé dán trong trường mẫu giáo, Matxacơva, 1992. 65
- Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc ĐINH NGỌC BẢO Tổng biên tập LÊ A Chịu trách nhiệm nội dung TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - ĐẠI HỌC HUẾ Biên tập và sửa bản in ĐINH VĂN VANG Bìa và trình bày PHẠM VIỆT QUANG GIÁO TRÌNH MĨ THUẬT 2 In 2200 cuốn, khổ 16x24cm, tại xí nghiệp in TỔng cục CNQP Đăng kí KHXB số : 77-2010/CXB/434 – 02/ĐHSP ngày 15/1/2010 IN xong và nộp lưu chiểu tháng 4 năm 2010 66