Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh

pdf 79 trang ngocly 1130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thu_hoach_bao_quan_va_tieu_thu_tom_cang_xa.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ TÔM CÀNG XANH MÃ SỐ: MĐ 06 NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP NGHỀ
  2. - 1 - TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 06
  3. - 2 - LỜI GIỚI THIỆU Tôm càng xanh là đối tƣợng có giá trị xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế đã phát triển nuôi rộng rãi ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, để nâng cao chất lƣợng nghề thì cần phải phổ cập nghề cho ngƣời lao động, hình hành đội ngũ lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội Đƣợc sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội, Trƣờng Cao Đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ đã tiến hành biên soạn bộ giáo trình mô đun nghề “Nuôi tôm càng xanh”. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1. Giáo trình mô đun Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh 2. Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao, ruộng nuôi tôm càng xanh 3. Giáo trình mô đun Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh 4. Giáo trình mô đun Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi 5. Giáo trình mô đun Phòng trị một số bệnh thƣờng gặp ở tôm càng xanh 6. Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh Giáo trình mô đun “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh” là mô đun chuyên môn nghề nuôi tôm càng xanh. Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, đồng thời là tài liệu học tập của học viên. Nội dung của giáo trình giới thiệu các vấn đề về thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh, đƣợc phân bổ trong thời gian 72 giờ, gồm 5 bài: Bài 1. Tìm hiểu vấn đề về chất lƣợng, an toàn và tiêu thụ tôm thƣơng phẩm Bài 2. Chuẩn bị thu hoạch Bài 3. Thu hoạch tôm Bài 4. Bảo quản và vận chuyển tôm Bài 5. Đánh giá kết quả nuôi Trong quá trình biên soạn giáo trình, nhóm biên soạn có tham khảo các tài liệu nuôi tôm càng xanh, chụp hình tại các cơ sở nuôi và sử dụng hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ thực hiện giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Kim Nhi 2. Nguyễn Quốc Đạt 3. Nguyễn Thị Tím
  4. - 3 - MỤC LỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 6 MÔ ĐUN THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ TÔM CÀNG XANH 7 Bài 1. TÌM HIỂU VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƢỢNG, AN TOÀN VÀ TIÊU THỤ TÔM THƢƠNG PHẨM 8 1. Chất lƣợng tôm thƣơng phẩm 8 1.1. Đặc tính bên ngoài 8 1.2. Đặc tính bên trong 9 1.3. Đặc tính ẩn 9 2. An toàn thực phẩm 10 2.1. Chất kháng sinh, hóa chất bảo quản 10 2.2. Vi sinh vật 10 2.3. Các yếu tố vật lý 11 3. Vai trò, ý nghĩa của chất lƣợng và an toàn thực phẩm 12 4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tôm sau thu hoạch 12 4.1. Hoạt động thu hoạch, bảo quản và vận chuyển 12 4.2. Nhiệt độ thu hoạch, bảo quản và vận chuyển 12 4.3. Thời gian thu hoạch, bảo quản và vận chuyển 12 4.4. Chất bảo quản 13 5. Tiêu thụ tôm thƣơng phẩm 13 5.1. Thu thập thông tin thị trƣờng 13 5.2. Chọn nơi tiêu thụ 13 5.3. Hợp đồng mua bán sản phẩm 13 Bài 2. CHUẨN BỊ THU HOẠCH 15 1. Theo dõi thông tin dự báo thời tiết 15 2. Kiểm tra tôm 15 1.1. Kiểm tra sức khỏe tôm 15 1.2. Xác định trọng lƣợng tôm thu hoạch 17
  5. - 4 - 1.3. Dự kiến khối lƣợng tôm thu hoạch 18 3. Xác định thời điểm thu hoạch 18 4. Chuẩn bị nhân công, dụng cụ thu hoạch 18 4.1. Chuẩn bị nhân công 19 4.2. Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch 19 Bài 3. THU HOẠCH TÔM 23 1. Xác định thời gian thu hoạch 23 2. Chuẩn bị nơi chứa tôm sống 23 2.1. Bể chứa tôm sống 24 2.2. Giai chứa tôm sống 24 3. Bơm bớt nƣớc ao (ruộng) 25 4. Thu gom chà 25 5. Thu hoạch tôm 26 Bài 4. BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN TÔM 30 1. Xử lý tôm trƣớc khi bảo quản 30 1.1. Chuẩn bị dụng cụ 31 1.2 Làm sạch tôm 31 1.3. Lựa tôm 32 2. Bảo quản tôm 32 2.1. Bảo quản tôm sống 32 2.2. Bảo quản tôm tƣơi 34 3. Vận chuyển tôm 39 3.1 Chuẩn bị dụng cụ, phƣơng tiện vận chuyển 39 3.2. Chuyển thùng tôm lên phƣơng tiện vận chuyển 40 3.3. Vận chuyển tôm 41 Bài 5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NUÔI 46 1. Xác định trọng lƣợng tôm trung bình 46 2. Xác định tỷ lệ sống 47 3. Tính hệ số thức ăn 47 4. Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm 48 5. Tính hiệu quả nuôi 50 5.1. Xác định tổng chi phí 50
  6. - 5 - 5.2. Xác định lợi nhuận 51 6. Quản lý hồ sơ nuôi 52 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 54 I. Vị trí, tính chất của mô đun 54 II. Mục tiêu 54 III. Nội dung chính của mô đun 54 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 55 VI. Tài liệu tham khảo 60 PHỤ LỤC 61 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH 78 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH 78
  7. - 6 - CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 1. 28.TCN 135:1999; 28.TCN 164:2000: Tiêu chuẩn ngành; 2. TT – BNN: Thông tƣ Bộ Nông nghiệp 3. Vi sinh vật: Là những sinh vật rất nhỏ, không thấy đƣợc bằng mắt thƣờng nhƣ vi khuẩn, vi rút, nấm. 4. Chlorine , nƣớc Javel hoặc Chlorua vôi : Các hóa chất dùng để sát trùng dụng cụ, thiết bị. 5. ppm: Đơn vị đo phần triệu, 1ppm = 1g/m3 hoặc 1ml/m3
  8. - 7 - MÔ ĐUN THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ TÔM CÀNG XANH Mã số mô đun: 06 Giới thiệu mô đun “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh” là mô đun chuyên môn nghề thuộc chƣơng trình dạy nghề Nuôi tôm càng xanh. Sau khi học xong mô đun này ngƣời học có khả năng hiểu biết về thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh, chắc chắn sẽ nâng cao đƣợc năng suất, chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả kinh tế tốt hơn cho ngƣời nuôi. Nội dung giáo trình bao gồm 5 bài từ mã bài M06-01 đến mã bài M06- 05 theo trình tự nhƣ sau: Tìm hiểu vấn đề về chất lƣợng, an toàn và tiêu thụ tôm thƣơng phẩm; Chuẩn bị thu hoạch; Thu hoạch tôm; Bảo quản và vận chuyển tôm; Đánh giá kết quả nuôi. Thời lƣợng giảng dạy và học tập mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh là 72 giờ trong đó lý thuyết: 14 giờ, thực hành: 48 giờ, kiểm tra định kỳ: 6 giờ; kiểm tra kết thúc mô đun: 4 giờ. Trong quá trình học, học viên đƣợc cung cấp những kiến thức cần thiết để thực hiện công việc, thảo luận trên lớp theo nhóm, làm bài tập kết hợp với thực hành kỹ năng nghề tại cơ sở nuôi tôm càng xanh và đi tham quan thực tế những mô hình nuôi đạt hiệu quả. Kết quả học tập đƣợc đánh giá bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm những hiểu biết chung về chất lƣợng, tiêu thụ tôm thƣơng phẩm nhằm kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của ngƣời học; Kết hợp đánh giá dựa trên năng lực thực hành, thao tác chuẩn xác của ngƣời học bằng các bài thực hành về kiểm tra tôm thu hoạch, thu hoạch, bảo quản tôm càng xanh.
  9. - 8 - Bài 1. TÌM HIỂU VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƢỢNG, AN TOÀN VÀ TIÊU THỤ TÔM THƢƠNG PHẨM Mã bài: MĐ06-01 Chất lƣợng, an toàn sản phẩm là vấn đề đƣợc ngƣời tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Sản phẩm đạt chất lƣợng tốt, tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng thì tiêu thụ rất dễ dàng và mang lại lợi nhuận cao. Chất lƣợng tôm càng xanh cũng nhƣ các động vật thủy sản khác bị giảm sau khi thu hoạch tập trung ở các khâu: đánh bắt, xử lý, bảo quản và vận chuyển. Vì vậy, ngƣời nuôi cần hiểu biết một số vấn đề trên nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng giảm chất lƣợng tôm. Mục tiêu: - Xác định đƣợc ý nghĩa, vai trò của chất lƣợng và an toàn thực phẩm. - Nêu đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tôm sau thu hoạch. - Chọn đƣợc nơi tiêu thụ phù hợp. A. Nội dung 1. Chất lƣợng tôm thƣơng phẩm Theo Tiêu chuẩn Việt Nam năm 1994: Chất lƣợng là tất cả những đặc tính của sản phẩm tạo cho nó có khả năng thỏa mãn những yêu cầu đƣợc nêu ra đối với ngƣời tiêu dùng. Chất lƣợng tôm đƣợc đánh giá qua các đặc tính bên ngoài, đặc tính bên trong và đặc tính ẩn 1.1. Đặc tính bên ngoài Đặc tính chất lƣợng bên ngoài là các đặc tính nhìn thấy đƣợc, là ngoại hình của sản phẩm ví dụ nhƣ: màu sắc, kích cỡ, độ tƣơi . Bảng 6.1.1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tôm Loại tôm Đặc điểm tôm tốt Đặc điểm tôm xấu Hình 6.1.1. Tôm sống loại lớn Hình 6.1.2. Tôm sống loại nhỏ Tôm sống - Màu sắc: vỏ sáng bóng - Vỏ dơ, đóng rong, có những đốm nâu, đốm đen. - Kích cở: tôm lớn có giá trị
  10. - 9 - Loại tôm Đặc điểm tôm tốt Đặc điểm tôm xấu - Hoạt động bơi lội nhanh nhẹn, - Tôm nhỏ giá trị thấp khỏe mạnh - Bơi yếu, lờ đờ - Phụ bộ đầy đủ - Gẫy mất phụ bộ Tôm tƣơi Hình 6.1.3. Tôm tươi chất lượng tốt Hình 6.1.4. Tôm kém phẩm chất - Vỏ sáng tự nhiên - Vỏ đục, có vết đen, nâu, đỏ - Đầu còn dính chặt vào thân, - Đầu không bám chặt vào không bị vở gạch thân - Mắt căng tròn, bóng, đen - Mắt nhăn nheo, mờ đục - Chân bám chặt vào thân - Chân không bám chặt và thân, dễ rơi rụng - Thịt chắc, bám chặt vào vỏ, - Thịt mềm, dễ tách ra khỏi vỏ màu tự nhiên màu ngã vàng hoặc có vết màu hồng đỏ. - Mùi: tanh tự nhiên - Mùi hôi, khai hoặc có mùi lạ. 1.2. Đặc tính bên trong Đặc tính chất lƣợng bên trong là những đặc tính chúng ta không nhìn thấy bên ngoài, ví dụ: mùi, vị, độ săn chắc. Cần phải làm (nấu) chín để đánh giá. - Tôm tƣơi có mùi thơm, thịt săn chắc và vị ngọt. - Tôm ƣơn có mùi hôi, thịt bở và vị ít ngọt. 1.3. Đặc tính ẩn Những đặc tính ẩn là các yếu tố gắn liền với sản phẩm nhƣng chúng ta không nhìn thấy nhƣ: - Mức độ an toàn - Giá trị dinh dƣỡng - Thời gian giữ đƣợc độ tƣơi sau thu hoạch
  11. - 10 - - Sản xuất sạch 2. An toàn thực phẩm Là khả năng không gây ra ngộ độc hoặc ảnh hƣởng đến sức khỏe lâu dài cho ngƣời sử dụng. Có 3 nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm: do chất kháng sinh, hóa chất bảo quản; do vi sinh vật và do yếu tố vật lý. 2.1. Chất kháng sinh, hóa chất bảo quản Các chất kháng sinh, hóa chất bảo quản có trong thực phẩm thủy sản là do: - Nguyên liệu bị nhiễm trong môi trƣờng sống nhƣ nƣớc thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt; - Nguyên liệu bị nhiễm trong quá trình chế biến, bảo quản nhƣ các chất sát trùng, chất kháng sinh, chất kích thích tăng trƣởng và các chất phụ gia Thông tƣ số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cấm sử dụng một số hóa chất, chất kháng sinh độc hại (Xem phần phụ lục 1 trang 61 - 64) 2.2. Vi sinh vật Trong những yếu tố làm giảm chất lƣợng của tôm thì vi sinh vật là nguyên nhân chính gây nên sự hƣ hỏng thực phẩm và gây ngộ độc cho ngƣời tiêu dùng trên 70%. Vi sinh vật hiện diện ở tôm nguyên liệu do hai nguồn chính: - Nguồn vi sinh vật có sẵn trong cơ thể tôm khi còn sống ở các bộ phận nhƣ: trên vỏ, chân, mang và nội tạng của tôm. Khi tôm chết, những vi sinh vật này sẽ xâm nhập vào thịt tôm và phát triển phân giải cơ thịt làm cho tôm bị long đầu, giãn đốt, mềm vỏ, mềm thịt và biến màu. Ngoài ra, quá trình này tạo nên mùi hôi làm giảm đi giá trị của tôm. - Nguồn vi sinh vật lây nhiễm từ bên ngoài vào nguyên liệu trong quá trình thu hoạch, bảo quản nhƣ: từ nƣớc dùng để rửa tôm, môi trƣờng xung quanh và các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với tôm trong khi thu hoạch và bảo quản. Sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh từ bên ngoài vào tôm tham gia vào quá trình phân hủy làm giảm chất lƣợng tôm và có thể gây ngộ độc thực phẩm cho ngƣời tiêu dùng khi ăn phải loại tôm này. Một số loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm nhƣ: + Salmonella sp gây bệnh thƣơng hàn; + E.coli gây bệnh đƣờng ruột; + Shigella sp gây bệnh kiết lỵ; + Staphylococus aureus gây xuất huyết, mủ da.
  12. - 11 - Hình 6.1.5. Vi khuẩn Salmonella Hình 6.1.6. Vi khuẩn E.coli Hình 6.1.7. Vi khuẩn Staphylococus spp Hình 6.1.8. Vi khuẩn Shigella 2.3. Các yếu tố vật lý Tôm bị gãy phụ bộ, dập nát hoặc có lẫn các vật lạ vào nguyên liệu tôm là do các nguyên nhân sau: - Phƣơng pháp thu hoạch: Không đúng kỹ thuật sẽ làm tôm bị gẫy phụ bộ, dập nát, long đầu - Xử lý, vận chuyển, bảo quản: Cũng dễ làm tôm bị dập nát do chồng các thùng chứa tôm lên nhau; hoặc nhiễm vật lạ từ dụng cụ bảo quản bị rỉ sét, đất, tạp chất rơi vào Hình 6.1.9. Tôm bị nhiễm bẩn do đổ dưới sàn
  13. - 12 - 3. Vai trò, ý nghĩa của chất lƣợng và an toàn thực phẩm - Bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng - Đáp ứng đƣợc mọi yêu cầu của khách hàng - Tạo đƣợc uy tín, thƣơng hiệu sản phẩm - Tiếp cận thị trƣờng Nhƣ vậy, từ những vai trò trên chất lƣợng và an toàn thực phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định đến giá trị kinh tế cũng nhƣ sự sống còn của thực phẩm nhằm tạo đƣợc uy tín và thƣơng hiệu cho sản phẩm đó trên thị trƣờng. 4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tôm sau thu hoạch Tôm càng xanh nói riêng và động vật thủy sản nói chung chứa một lƣợng nƣớc rất lớn trong cơ thể, môi trƣờng sống có nhiều vi sinh vật bám trên bề mặt làm cho tôm mau hƣ hỏng khi ra khỏi môi trƣờng sống. Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tôm thu hoạch nhƣ: thao tác đánh bắt, nhiệt độ và thời gian thu hoạch, phƣơng pháp xử lý, bảo quản 4.1. Hoạt động thu hoạch, bảo quản và vận chuyển Các hoạt động trong thu hoạch, bảo quản và vận chuyển có thể làm tôm bị gẫy phụ bộ, bị dập và chết. Vì vậy, các thao tác nhƣ kéo lƣới, bắt tôm, rửa tôm, phân loại phải nhẹ nhàng và cẩn thận. 4.2. Nhiệt độ thu hoạch, bảo quản và vận chuyển Nhiệt độ môi trƣờng càng cao thì tôm càng nhanh chết và hƣ hỏng. Vì vây: - Thu hoạch tôm vào lúc sáng sớm hay chiều mát, tránh thu hoạch vào lúc trƣa nắng. - Khi bảo quản tôm tƣơi, cần đảm bảo độ lạnh không quá 2oC - Khi vận chuyển tôm sống, cần giữ mát cho tôm bằng cách cho thêm nƣớc đá vào thùng chứa tôm để giữ nhiệt độ 26 – 28oC. Các phƣơng tiện vận chuyển cần đƣợc che mát. 4.3. Thời gian thu hoạch, bảo quản và vận chuyển Thời gian thu hoạch, bảo quản và vận chuyển càng lâu thì tôm càng bị giảm chất lƣợng. Vì vậy: - Không nên kéo lƣới quá lâu khi thu hoạch tôm càng xanh. Đối với những ao lớn hoăc mƣơng ruộng dài thì nên chia thành các đoạn nhỏ, thu xong tôm ở đoạn này thì mới thu tiếp đến đoạn khác. - Thu tôm đến đâu phải nhanh chóng đƣa đi xử lý bảo quản đến đó, không chờ đến thu xong toàn bộ mới đƣa đi bảo quản.
  14. - 13 - 4.4. Chất bảo quản - Bảo quản tôm sống đòi hỏi nƣớc phải sạch. Nƣớc bảo quản tôm dơ bẩn, chứa nhiều bùn đất, nƣớc phèn thì tôm chết rất nhanh. - Bảo quản tôm tƣơi bằng nƣớc đá phải sạch. Nƣớc đá bị nhiễm bẩn thì làm cho tôm bị nhiễm bẩn và giảm chất lƣợng. 5. Tiêu thụ tôm thƣơng phẩm Tìm hiểu thông tin về thị trƣờng, lựa chọn nơi tiêu thụ làm hợp đồng mua bán là các công việc mà ngƣời nuôi cần phải thực hiện trƣớc khi thu hoạch tôm thƣơng phẩm 5.1. Thu thập thông tin thị trường Nguồn thông tin có đƣợc bằng cách giao lƣu, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hoặc gián tiếp từ các kênh phƣơng tiện truyền thông nhƣ: tivi, báo, đài, trên mạng Intrenet . Cần tập trung tìm hiểu những vần đề về sản phẩm tôm sẽ thu hoạch nhƣ sau: + Thị trƣờng + Giá cả + Nhu cầu của thị trƣờng hiện tại + Nguồn cung trên thị trƣờng. Hiện nay, thị trƣờng trong và ngoài nƣớc có nhu cầu tiêu thụ tôm càng xanh rất cao, lƣợng tôm sản xuất ra chƣa đủ đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Vấn đề quan trọng là ngƣời nuôi phải nuôi đƣợc tôm đạt chất lƣợng tốt, tạo thƣơng hiệu sản phẩm cho cơ sở sản xuất của mình. 5.2. Chọn nơi tiêu thụ Sau khi tìm hiểu các thông tin về thị trƣờng tiêu thụ tôm thƣơng phẩm, ngƣời bán sẽ cân nhắc để chọn nơi tiêu thụ uy tín và phù hợp với điều kiện thực tế, ví dụ nhƣ: giá cả, yêu cầu sản phẩm và gần địa điểm nuôi để tiện việc chuyên chở Ngƣời bán nên bán sản phẩm trực tiếp cho các xí nghiệp, công ty chế biến, không nên bán sản phẩm qua nhiều thƣơng lái trung gian sẽ bị mất giá. 5.3. Hợp đồng mua bán sản phẩm Hợp đồng mua bán sản phẩm là sự thỏa thuận qui định giữa ngƣời mua và ngƣời bán có tính pháp lý. Thông thƣờng, giữa ngƣời bán và ngƣời mua sản phẩm giao kèo bằng miệng, không làm giấy tờ ghi lại rõ ràng, đến khi có vấn đề xảy ra rất khó giải quyết và thiệt thòi luôn về phía ngƣời bán. Vì vậy, để tránh xảy ra những rắc rối trong quá trình mua và bán, đăc biệt là sản phẩm có giá trị tƣơng đối lớn, hai bên nên làm bản hợp đồng.
  15. - 14 - - Quyết định của Thủ tƣớng chính phủ số 80/2002/ QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng (Xem phụ lục 2, trang 65- 68) - Các mẫu bản hợp đồng, thanh lý hợp đồng (Xem phụ lục 3, trang 69- 71) B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi bài tập 6.1.1: Nêu nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm? Câu hỏi bài tập 6.1.2: Thảo luận theo nhóm về vấn đề tiêu thụ tôm càng xanh. 2. Bài kiểm tra 6.1: Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tôm sau thu hoạch - Thời gian hoàn thành: 60 phút. - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Học viên hiểu đƣợc các yếu tố chính ảnh hƣởng đến chất lƣợng tôm sau thu hoạch; C. Ghi nhớ - Chất lƣợng và an toàn thực phẩm có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng: bảo vệ sức khỏe ngƣời sử dụng, quyết định đến giá trị kinh tế và tạo đƣợc uy tín và thƣơng hiệu cho sản phẩm đó trên thị trƣờng. - Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến chất lƣợng tôm sau thu hoạch là: + Hoạt động thu hoạch, bảo quản và vận chuyển + Nhiệt độ thu hoạch, bảo quản và vận chuyển + Thời gian thu hoạch, bảo quản và vận chuyển + Chất bảo quản
  16. - 15 - Bài 2. CHUẨN BỊ THU HOẠCH Mã bài: MĐ06-02 Giới thiệu bài Trƣớc khi thu hoạch tôm càng xanh, ngƣời nuôi cần theo dõi thông tin về thời tiết; kiểm tra chất lƣợng tôm; dự tính khối lƣợng tôm thu hoạch để có kế hoạch chuẩn bị nhân công, dụng cụ thu hoạch hợp lý. Có đƣợc sự chuẩn bị chu đáo thì các hoạt động thu hoạch diễn ra đƣợc thuận tiện, nhanh chóng và đạt hiệu quả hơn. Mục tiêu: - Kiểm tra đƣợc chất lƣợng tôm đạt tiêu chuẩn thu hoạch - Xác định đúng thời điểm thu hoạch - Chuẩn bị đủ nhân công, dụng cụ thu hoạch tôm. A. Nội dung 1. Theo dõi thông tin dự báo thời tiết Thời tiết có ảnh hƣởng lớn đến quá trình thu hoạch tôm tại ao, ruộng nuôi. Vì vậy, khi sắp đến vụ thu hoạch, cần thƣờng xuyên theo dõi dự báo thời tiết để tránh thu hoạch vào những ngày có mƣa, bão hoặc quá nắng nóng Nếu dự báo sắp có bão thì nên thu hoạch trƣớc bão để tránh tôm bị chết hoặc thất thoát do bão, lũ, nƣớc tràn. 2. Kiểm tra tôm 1.1. Kiểm tra sức khỏe tôm Kiểm tra tôm lột xác Tôm mềm vỏ (tôm lột) có giá trị thƣơng phẩm thấp. Mặt khác, tôm mới lột vỏ mềm nên rất dễ bị dập nát cơ học, nhanh hƣ trong quá trình vận chuyển. Vì vậy, chỉ nên thu hoạch sau khi tôm lột vỏ xong và cứng vỏ, khỏe mạnh. Muốn biết đƣợc thời điểm tôm lột vỏ trƣớc ngày thu hoạch 1 – 2 ngày, tiến hành chài kiểm tra (hình 6.2.1), nếu tôm mềm vỏ có tỉ lệ dƣới 1% thì tiến hành thu hoạch, thông thƣờng thu hoạch vào khoảng 7 đến 20 sau khi kiểm tra thấy tôm lột vỏ nhiều trong ao (chu kỳ lột xác của tôm giai đoạn này khoảng 30 ngày).
  17. - 16 - Hình 6.2.1. Chài kiểm tra tôm Hình 6.2.2. Tôm lột xác Kiểm tra sức khỏe tôm qua hoạt động. Quan sát các hoạt động của tôm qua sàng ăn (hình 6.2.3) có thể đánh giá tƣơng đối sức khỏe của tôm. Hình 6.2.3. Kiểm tra hoạt động của tôm qua sàng ăn - Tôm có sức khỏe tốt tôm sẽ ăn mạnh, phản xạ nhanh với ánh sáng chiếu, nhấc sàng ăn lên thấy tôm nhẩy, búng mạnh - Tôm bị yếu và có dấu hiệu của bệnh tôm sẽ có biểu hiện giảm ăn, khi nhấc sàng ăn thấy tôm ít búng hoặc nhẩy yếu, tôm bơi cặp mé bờ, nổi đầu phản xạ chậm chạp với ánh sáng cần có biện pháp xử lý kịp thời trƣớc khi thu hoạch. Kiểm tra sức khỏe tôm qua hình thái Chài tôm lên quan sát hình thái để đánh giá tình trạng sức khỏe của tôm (hình 6.2.4) Hình 6.2.4. Kiểm tra hình thái tôm
  18. - 17 - Tôm khỏe: + Vỏ có màu sắc tự nhiên, sạch bóng, đồng đều + Phụ bộ, râu không đứt, chân, đuôi không bị tổn thƣơng + Mang sạch, màu trắng trong tự nhiên + Mắt tôm đen, căng bóng + Dạ dày trên đầu tôm chứa đầy thức ăn Tôm yếu: + Vỏ dơ, có những đốm nâu, đốm đen hay bị dóng rong + Phụ bộ, râu, vỏ, chân bị mòn, cụt + Mang tôm bị bẩn, có màu hồng, nâu hoặc đen. + Mắt tôm sẽ chuyển màu vàng hay trắng bạc khi phản chiếu ánh sáng. + Dạ dày trên đầu chứa ít hoặc không có thức ăn Tôm khỏe mạnh, không bị bệnh mới đảm bảo cho quá trình thu hoạch. Tôm đang yếu, bệnh dễ bị chết. Vì vậy, khi sắp đến vụ thu hoạch cần thƣờng xuyên theo dõi sức khỏe của tôm. 1.2. Xác định trọng lượng tôm thu hoạch Cân tôm đạt trọng lƣợng trung bình từ 50g/con trở lên sau thời gian nuôi khoảng 6 - 7 tháng thì tiến hành thu hoạch. Thu tôm sớm chƣa đạt kích cỡ sẽ giảm giá trị kinh tế; thu tôm trễ thì tôm tăng trƣởng chậm nhƣng tiêu tốn nhiều thức ăn, làm tăng chi phí sản xuất. Xác định trọng lƣợng tôm bằng cách chài 3 điểm khác nhau trong ao, sau đó tính trọng lƣợng trung bình theo một trong hai cách sau: - Cách 1: Cân 1kg tôm lấy ngẫu nhiên rồi chia cho số con đếm đƣợc (hình 6.2.5). Hình 6.2.5. Cân 1 kg tôm kiểm tra
  19. - 18 - - Cách 2: Cân riêng từng con tôm trong chài, cộng lại rồi chia cho số con (hình 6.2.6). Hình 6.2.6. Cân từng con tôm 1.3. Dự kiến khối lượng tôm thu hoạch Tính khối lƣợng tôm thu hoạch một cách tƣơng đối thông qua lƣợng thức ăn cho tôm ăn hàng ngày. Dựa theo kinh nghiệm của công ty chế biến thức ăn viên CP thì tôm có khối luợng 50 – 100 g/con thì lƣợng thức ăn hàng ngày là 1,2% so với khối lƣợng đàn tôm. Nhƣ vậy: Số lƣợng thức ăn của tôm Khối lƣợng dự kiến thu hoạch = x 100 1,2 Ví dụ: lƣợng thức ăn viên hàng ngày cho tôm ăn là 6kg, thì khối lƣợng đàn tôm thu hoạch dự kiến là: Khối lƣợng tôm thu hoạch = 6 x 100/1,2 = 500 kg Dự kiến khối lƣợng tôm thu hoạch để có sự chuẩn bị nhân công, dụng cụ đầy đủ, thuận tiện cho việc thu hoạch tôm. 3. Xác định thời điểm thu hoạch Khi chọn đƣợc nơi tiêu thụ, xác định đầy đủ các điều kiện về sức khỏe, kích cỡ tôm nuôi, theo dõi thời tiết rồi quyết định thời điểm thu hoạch tôm. Thu hoạch tôm vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát cho tôm đƣợc khỏe Đối với tôm nuôi trong ruộng lúa thời điểm thu hoạch thƣờng vào tháng 7- 8 dƣơng lịch. Sau khi thu hoạch tôm sẽ chuẩn bị ruộng cho sản xuất lúa vụ đông xuân. 4. Chuẩn bị nhân công, dụng cụ thu hoạch Tùy theo diện tích ao, ruộng, sản lƣợng tôm dự tính mà ngƣời nuôi cần chuẩn bị lực lƣợng nhân công, dụng cụ thu hoạch cho phù hợp.
  20. - 19 - 4.1. Chuẩn bị nhân công - Các công việc chính khi thu hoạch: làm giai, bể chứa tôm; thu chà; kéo lƣới; bắt tôm; chuyển tôm vào nơi chứa - Thông thƣờng, với diện tích ao (ruộng) khoảng 1ha, dự kiến khối lƣợng thu hoạch khoảng 1 tấn thì cần chuẩn bị 10 nhân công thu hoạch. 4.2. Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch - Chuẩn bị máy bơm nƣớc (hình 6.2.7) trƣớc khi thu hoạch, nên vận hành kiểm tra sự hoạt động của máy. Hình 6.2.7. Chuẩn bị máy bơm nước - Bình Acquy (hình 6.2.8) luôn giữ cho đủ điện Hình 6.2.8. Bình acquy - Máy sục khí và hệ thống dây đá bọt (hình 6.2.9 và 6.2.10) kiểm tra hoạt động của máy đầy đủ trƣớc khi thu hoạch Hình 6.2.9. Máy sục khí Hình 6.2.10. Dây đá bọt
  21. - 20 - - Chuẩn bị lƣới kéo, nếu lƣới cũ thì kiểm tra lại xem có bị thủng, rách thì vá lại (hình 6.2.11) Hình 6.2.11. Vá lưới bị thủng - Chuẩn bị lƣới may giai, vèo (hình 6.2.12) hay tấm bạt dày (hình 6.2.13) để làm bể chứa tôm. Hình 6.2.12. Chuẩn bị lưới làm giai Hình 6. 2.13. Tấm bạt dày Chuẩn bị ghe (xuồng) để chuyển tôm trên ao, ruộng lớn (hình 6.2.14). Hình 6.2.14. Xuồng chở tôm trên ruộng - Dụng cụ chuyển tôm (hình 6.2.15 và 6.2.16) thùng, sọt, cần xé.
  22. - 21 - Hình 6.2.15. Sọt nhựa Hình 6.2.16. Cần xé B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 6.2: Hãy liệt kê những dụng cụ cần chuẩn bị để thu hoạch tôm 2. Các bài thực hành: 2.1. Bài thực hành số 6.2.1. Quan sát sức khỏe tôm qua hoạt động và qua hình thái của tôm tại ao hay ruộng nuôi tôm. - Mục tiêu: Đánh giá đƣợc sức khỏe của tôm qua hoạt động và hình thái của tôm - Nguồn lực: Bảng mẫu tiêu chí đánh giá sức khỏe tôm; ao nuôi tôm tại trại nuôi hoặc ao hộ gia đình, dụng cụ vớt tôm quan sát. - Cách thức tổ chức: Mỗi học viên nhận một bảng mẫu đánh giá - Nhiệm vụ cá nhân: + Quan sát hoạt động của tôm + Quan sát hình thái tôm + Đánh giá theo các tiêu chí - Thời gian hoàn thành: 30 phút. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Học viên đánh giá đúng sức khỏe của tôm theo các tiêu chí đƣa ra. 2.2. Bài thực hành số 6.2.2. Thu mẫu tôm để kiểm tra trọng lƣợng tôm trƣớc khi thu hoạch tại ao hay ruộng nuôi. - Mục tiêu: Xác định đƣợc trọng lƣợng của tôm trƣớc khi thu hoạch - Nguồn lực: Ao nuôi tôm tại trại nuôi hoặc ao hộ gia đình, chài thu mẫu tôm; cân đồng hồ, giấy, viết. - Cách thức tổ chức: Chia nhóm thực hành 5 - 6 học viên/nhóm
  23. - 22 - - Nhiệm vụ của nhóm: + Thu mẫu tôm + Cân tôm + Tính kết quả - Thời gian hoàn thành: 60 phút/nhóm. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả xác định cỡ tôm của các nhóm. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Học viên xác định đúng trọng lƣợng trung bình tôm trong ao tại thời điểm thực hành. 3. Bài kiểm tra 6.2: Thu mẫu, dự tính khối lƣợng đàn tôm thu hoạch - Mục tiêu: Dự tính đƣợc khối lƣợng đàn tôm thu hoạch - Nguồn lực: Ao nuôi tôm tại trại nuôi hoặc ao hộ gia đình, chài thu mẫu tôm; cân đồng hồ, giấy, viết. - Cách thức tổ chức: Chia nhóm thực hành 5- 6 học viên/nhóm - Nhiệm vụ của nhóm: + Chài thu mẫu tôm + Cân tôm + Dự tính khối lƣợng đàn tôm thu hoạch - Thời gian hoàn thành: 60 phút/nhóm. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Học viên xác định đúng trọng lƣợng trung bình tôm trong ao, dự kiến khối lƣợng tôm thu hoạch. C. Ghi nhớ - Cần xác định đúng kích cỡ tôm, sức khỏe tôm đảm bảo đạt yêu cầu khi thu hoạch. - Cần chuẩn bị nhân công, dụng cụ đầy đủ trƣớc khi thu hoạch.
  24. - 23 - Bài 3. THU HOẠCH TÔM Mã bài: MĐ06-03 Thu hoạch tôm là công đoạn cuối của quá trình nuôi. Chất lƣợng tôm sau thu hoạch cũng nhƣ hiệu quả của quá trình nuôi phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhƣ xác định đúng thời gian thu hoạch; thời tiết, sức khỏe tôm; phƣơng pháp và kỹ thuật đánh bắt tôm. Trên cơ sở theo dõi kiểm tra hàng ngày, dự tính sản lƣợng có thể thu đƣợc để bố trí nhân lực, dụng cụ, biện pháp bảo quản và vận chuyển sản phẩm cho phù hợp. Mục tiêu: - Xác định đƣợc thời gian thu hoạch tôm thích hợp và phƣơng pháp thu hoạch tôm có hiệu quả. - Sử dụng tốt các dụng cụ đánh bắt. - Thực hiện việc thu hoạch tôm đúng kỹ thuật. - Thao tác khéo léo, cẩn thận, nhanh nhẹn. A. Nội dung 1. Xác định thời gian thu hoạch Thu hoạch tôm phải chọn thời tiết tốt lúc không nắng, không mƣa bão. Thời gian thu hoạch tôm tốt nhất trong ngày là vào lúc chiều tối hoặc sáng sớm vì lúc này nhiệt độ môi trƣờng thấp, không có ánh nắng mặt trời nên sẽ hạn chế đƣợc các tác động của môi trƣờng ảnh hƣởng đến chất lƣợng tôm trong quá trình thu hoạch, xử lý. Dựa vào các thông tin về nhu cầu thị trƣờng, thời tiết, sức khỏe và kích cỡ tôm nuôi thì có thể tiến hành thu tôm vào các thời điểm thích hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Kinh nghiệm thực tế nếu thu hoạch tôm để bảo quản sống thì thời điểm thu hoạch tôm thích hợp là chiều tối và sau đó vận chuyển trong đêm thời tiết mát mẽ và kịp đến nơi tiêu thụ. 2. Chuẩn bị nơi chứa tôm sống Tùy theo điều kiện của ngƣời nuôi và dự kiến số lƣợng tôm thu hoạch mà có thể sử dụng bể xi măng, bể composite, bể nhựa, bể lót bạt hay làm giai (vèo) để chứa tôm. Chuẩn bị máy và hệ thống dây sục khí cho từng dạng bể. 2.1. Bể chứa tôm sống - Bể composite, bể nhựa dùng chứa tôm thì thuận tiện, lâu dài nhƣng chỉ chứa đƣợc số lƣợng ít. Nếu số lƣợng tôm thu hoạch nhiều thì chi phí mua bể để chứa tôm sẽ rất cao.
  25. - 24 - Hình 6.3.1. Bể composite Hình 6.3.2. Bể nhựa - Bể bạt chứa đƣợc nhiều tôm hơn, nhƣng tốn công cho việc lót bể. - Lót bạt trên nền bằng phẳng. Cắm các cọc xung quanh cho chắc chắn để làm khung cố định hình dạng bể. Hình 6.3.3. Bể lót bạt - Nƣớc cho vào bể chứa tôm phải sạch. Có thể lấy trực tiếp từ ao nuôi tôm đạt yêu cầu: pH = 7 -8, độ trong 30 – 40 cm. Mức nƣớc khoảng 0,5m - Lắp sẵn hệ thống sục khí. Mỗi máy sục khí công suất 30W có thể sục khí cho 10m2 bể - Trung bình 1m2 bể có sục khí chứa đƣợc 20 kg tôm thƣơng phẩm 2.2. Giai chứa tôm sống - Giai chứa đƣợc nhiều tôm, dễ làm, không cần bơm nƣớc vào giai nhƣng đòi hỏi cần phải có ao nƣớc sạch, nếu có đƣợc dòng chảy thì càng tốt - Dùng cây cắm cọc, cột dây viền trên và viền dƣới giai cho căng đều. Mức nƣớc trong giai khoảng 0,8m (hình 6.3.4) - Chuẩn bị sẵn hệ thống sục khí. Trung bình 1m2 giai chứa đƣợc 30 kg tôm thƣơng phẩm Hình 6.3.4. Làm giai chứa tôm sống
  26. - 25 - 3. Bơm bớt nƣớc ao (ruộng) - Mực nƣớc trong ao còn khoảng 0,8 – 1m thì thuận tiện cho việc kéo kƣới thu hoạch tôm càng xanh. Tùy theo điều kiện của ao, ruộng nuôi mà làm giảm bớt nƣớc bằng máy bơm hoặc tháo nƣớc qua cống thoát (hình 6.3.5). Hình 6.3.5. Bơm nước ao - Dự tính thời gian bơm nƣớc sao cho nƣớc cạn vào sáng sớm hoặc chiều tối ngày dự kiến bắt tôm. Nếu dự kiến thu hoạch tôm vào sáng sớm thì cần tiến hành bơm nƣớc từ đêm và tiến hành thu tôm ngay từ sáng sớm để thu hoạch ngay càng sớm càng tốt, trƣớc khi mặt trời lên. - Nguyên tắc chung là khi nƣớc đƣợc bơm cạn, tôm sẽ rút xuống những chỗ nƣớc sâu. Đối với ruộng nuôi thì nên rút nƣớc chậm để tôm có thời gian di chuyển xuống mƣơng bao. 4. Thu gom chà Thu gom các bó chà (hình 6.3.6) đem lên bờ để thuận tiện cho việc kéo lƣới. Tránh việc đi lại, lội trong ao nhiều quá làm đục nƣớc, ảnh hƣởng đến sức khỏe tôm. Hình 6.3.6. Thu gom chà
  27. - 26 - 5. Thu hoạch tôm Quy trình Thả lƣới Lƣợng thứcKéo lƣới ăn hàng ngày KhốiThu lƣới lƣợngLƣợng tômthức ănthu Thuhoạchhàng tôm = xngày 100 Khối 1.2lƣợng Bơm cạn tômnƣớc, bắt thu toàn bộ hoạch = x 100 1.2 Bƣớc 1. Thả lƣới: Thả lƣới ở một đầu ao thích hợp, có độ sâu mực nƣớc thấp, hƣớng kéo lƣới thuận theo chiều gió và kiểm tra đƣờng lƣới sau thả tránh để cuốn lƣới, treo lƣới (hình 6.3.7). Hình 6.3.7. Thả lưới Bƣớc 2. Kéo lƣới: Kéo lƣới dƣới nƣớc phải đƣợc đảm bảo giềng phao luôn nổi trên mặt nƣớc, giềng chì luôn sát đáy. Kéo đều hai đầu lƣới, để cho lƣới cong tự nhiên (hình 6.3.8). Hình 6.3.8. Kéo lưới
  28. - 27 - Bƣớc 3. Thu lƣới - Khi tới bờ đối diện, lựa chọn vị trí thích hợp để thu lƣới bắt tôm. - Khi thu lƣới thì kéo giềng chì, thu phần lƣới, tiếp theo là là kéo giềng phao và thu đều hai đầu lƣới (hình 6.3.9 và 6.3.10). Hình 6.3.9. Thu lưới trong ao Hình 6.3.10. Thu lưới trong ruộng Bƣớc 4. Thu tôm Ngƣời đứng dƣới ao dùng rổ xúc tôm chuyền cho ngƣời đứng trên bờ để nhanh chóng đƣa tôm đi bảo quản. Đối với những ruộng nuôi lớn, dùng xuồng để chở tôm (hình 6.3.11 và 6.3.12). Hình 6.3.11. Thu tôm Hình 6.3.12. Xuồng chở tôm trên ruộng Bƣớc 5. Bơm cạn nƣớc, bắt toàn bộ (hình 6.3.13). Hình 6.3.13. Bơm cạn nước, bắt toàn bộ tôm
  29. - 28 - Sau khi thu tôm nhanh chóng chuyển tôm vào giai hay bể có sục khí (hình 6.3.14 và 6.3.15) Hình 6.3.14. Chuyển tôm vào giai (vèo) Hình 6.3.15. Chuyển tôm vào bể lót bạt B. Câu hỏi và tập thực hành 1. Câu hỏi 6.3: Trình bày cách chuẩn bị nơi để chứa tôm thu họach 2. Bài thực hành số 6.3. Thực hành thu hoạch tôm bằng lƣới kéo tại cơ sở nuôi - Mục tiêu: Thực hiện kéo lƣới thu hoạch tôm - Nguồn lực: Ao nuôi tôm tại trại nuôi hoặc ao hộ gia đình, bình acquy, máy bơm, lƣới kéo, dụng cụ chứa tôm. - Cách thức tổ chức: Chia nhóm thực hành 5 – 6 học viên/nhóm - Nhiệm vụ của nhóm: + Thả lƣới + Kéo lƣới + Thu lƣới + Bắt tôm - Thời gian hoàn thành: 60 phút. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả thao tác đúng kỹ thuật và sản lƣợng thu hoạch của các nhóm. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: + Học viên thực hiện kéo lƣới đúng kỹ thuật. + Lƣợng tôm trong mỗi mẻ lƣới là kết quả đánh giá của từng nhóm.
  30. - 29 - 3. Bài kiểm tra 6.3: Trắc nghiệm nội dung về thu hoạch tôm - Nguồn lực: Đề kiểm tra trắc nghiệm - Tổ chức thực hiện: mỗi học viên nhận một đề. - Thời gian hoàn thành: 60 phút. - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Học viên hiểu đƣợc các vấn đề chính trong thu hoạch tôm. C. Ghi nhớ - Thu hoạch tôm phải chọn thời tiết tốt lúc không nắng, mƣa bão; vào lúc chiều tối hoặc sáng sớm vì lúc này nhiệt độ môi trƣờng thấp. - Tôm sau khi thu hoạch cần nhanh chóng rửa tôm rồi cho vào bể chứa sục khí đã chuẩn bị trƣớc để giữ cho tôm sống.
  31. - 30 - Bài 4. BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN TÔM Mã bài: MĐ06-04 Để hạn chế tới mức tối đa việc giảm chất lƣợng của tôm sau thu hoạch thì việc thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật, thao tác xử lý, bảo quản và vận chuyển tôm trong suốt quá trình từ ao nuôi đến nơi tiêu thụ là hết sức quan trọng, quyết định đến chất lƣợng và giá thành sản phẩm. Mục tiêu: Học xong bài học này học viên có khả năng: - Nêu các phƣơng pháp bảo quản và vận chuyển tôm phù hợp - Sử dụng đƣợc và hợp lý các dụng cụ, thiết bị bảo quản và vận chuyển - Thực hiện đƣợc các thao tác xử lý, bảo quản và vận chuyển tôm đúng kỹ thuật - Ý thức về chất lƣợng, vệ sinh thực phẩm. A. Nội dung 1. Xử lý tôm trƣớc khi bảo quản Quy trình Chuẩn bị dụng cụ Làm sạch tôm Lựa tôm 1.1. Chuẩn bị dụng cụ - Chuẩn bị các bàn inox hoặc kệ gỗ và trải tấm đệm nhựa sạch lên mặt để đổ tôm, không đổ tôm trực tiếp xuống đất, nền gạch hay nền xi măng (hình 6.4.1). Hình 6.4.1. Bàn Inox để lựa tôm
  32. - 31 - - Chuẩn bị thùng để rửa tôm càng xanh (hình 6.4.2). Hình 6.4.2. Thùng rửa tôm - Chuẩn bị rổ nhựa để rửa tôm càng xanh (hình 6.4.3). Hình 6.4.3. Rổ nhựa rửa tôm Yêu cầu về dụng cụ, thiết bị phải không rỉ sét, không bị ăn mòn hoặc mục nát, không thấm nƣớc; Cấu trúc ít ngóc ngách, phẳng bề mặt để dễ làm vệ sinh và khử trùng. 1.2 Làm sạch tôm Làm sạch tôm nhằm mục đích loại bỏ ngay bùn bẩn, tạp chất, rác dính bám trên tôm, hạn chế tối đa nguồn lây nhiễm vi sinh vật. - Rửa tôm ở nơi thoáng mát, rửa tôm trong các rổ nhựa, nhúng ngập trong các thùng nƣớc sạch, lạnh để loại bỏ bùn đất, nhặt bỏ rác, tạp chất - Yêu cầu nƣớc rửa tôm phải đảm bảo vệ sinh, có nhiệt độ < 25o C. Lƣu ý: Thu tôm đến đâu thì làm sạch tôm đến đó và khi rửa phải nhẹ nhàng tránh tôm bị gẫy phụ bộ (hình 6.4.4). Hình 6.4.4. Rửa tôm
  33. - 32 - 1.3. Lựa tôm Sau khi rửa sạch, việc lựa tôm phải đƣợc thực hiện càng nhanh càng tốt để bảo vệ tôm tránh các tác hại của môi trƣờng xung quanh làm ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng tôm nhƣ nhiệt độ cao, ánh nắng (hình 6.4.5 và 6.4.6). Hình 6.4.5. Lựa tôm để bảo quản sống Hình 6.4.6. Lựa tôm để bảo quản tươi Chọn những con tôm lớn, khỏe, vỏ sạch, chuyển vào thùng chứa trƣớc. Những tôm xấu có giá trị thấp nhƣ tôm trứng, tôm đóng rong, tôm càng sào thì chuyển vào các thùng bảo quản riêng. 2. Bảo quản tôm 2.1. Bảo quản tôm sống Trên thị trƣờng, nhu cầu tiêu thụ tôm sống đang ngày càng tăng đòi hỏi phải có kỹ thuật bảo quản tôm còn sống đến tay ngƣời tiêu dùng; Bảo quản và bán tôm sống là biện pháp tối ƣu phát huy đƣợc giá trị tối đa của sản phẩm. Tuy nhiên, phƣơng pháp này bị hạn chế là thời gian bảo quản ngắn, số lƣợng ít.
  34. - 33 - Quy trình Chuẩn bị dụng cụ bảo quản tôm sống Cho nƣớc vào thùng Cho tôm vào thùng Sục khí Bƣớc 1. Chuẩn bị dụng cụ bảo quản tôm - Dụng cụ cách nhiệt nhƣ thùng xốp (hình 6.4.7). - Bình acquy - Bộ dụng cụ sục khí - Nƣớc sạch Hình 6.4.7. Thùng xốp Bƣớc 2: Cho nƣớc vào thùng Cho lƣợng nƣớc sạch vào khoảng ¼ thùng (hình 6.4.8). Hình 6.4.8. Cho nước vào thùng
  35. - 34 - Bƣớc 3: Cho tôm vào thùng Cân lƣợng tôm vào thùng bằng ½ lƣợng nƣớc (hình 6.4.9) Hình 6.4.9. Cân tôm cho vào thùng Bƣớc 4: Sục khí Mở máy sục khí, chú ý điều chỉnh vị trí sục khí cho đều khắp thùng (hình 6.4.10) Hình 6.4.10. Sục khí 2.2. Bảo quản tôm tươi Quy trình Chuẩn bị dụng cụ bảo quản tôm tƣơi Gây chết tôm Bảo quản bằng nƣớc đá 2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ bảo quản tôm tƣơi - Thùng cách nhiệt chứa tôm - Nƣớc sạch, nƣớc đá xay Các yêu cầu khi bảo quản tôm bằng nƣớc đá Áp dụng theo tiêu chuẩn ngành 28TCN 135:1999; 28TCN 164:2000
  36. - 35 - - Nước đá sạch Nƣớc đá phải đƣợc làm từ nƣớc sạch, không nhiểm khuẩn gây bệnh, không có tạp chất, đảm bảo tiêu chuẩn của bộ y tế quy định (hình 6.4.11) Nƣớc đá phải đƣợc bảo quản trong kho sạch, dụng cụ sạch, không dùng nƣớc đá đã qua sử dụng, không lẫn các tạp chất nhƣ đất cát, rỉ sắt. Hình 6.4.11. Nước đá bảo quản tôm - Nước đá xay Nƣớc đá phải đƣợc xay nhỏ để hạn chế hƣ hỏng cấu trúc của tôm, tăng khả năng trao đổi nhiệt đảm bảo lạnh đều khối tôm, giảm khả năng xâm nhập của không khí hạn chế quá trình oxy hóa nguyên liệu, chất lƣợng tôm sẽ tốt hơn. Hình 6.4.12. Nước đá xay Tuy nhiên, nếu kích thƣớc quá nhỏ, nƣớc đá sẽ tan chảy rất nhanh làm hao hụt nhiều, tăng chi phí. Vì vậy, ngƣời ta thƣờng chọn nƣớc đá có kích thƣớc 2 – 3 cm (hình 6.4.12). 2.2.2. Gây chết tôm bằng nuớc đá lạnh ở 0oC Công đoạn này vô cùng quan trọng vì có ảnh hƣởng đến tốc độ biến đổi chất lƣợng của tôm sau khi chết. Nếu để tôm giãy giụa nhiều sẽ làm gãy phụ bộ và tổn thất năng lƣợng dự trữ của tôm nên sau khi chết tôm sẽ giảm chất lƣợng rất nhanh. Vì vậy, sau khi thu hoạch nếu xác định không bảo quản sống thì cần gây chết tôm càng nhanh càng tốt. Sau khi rửa sạch thì gây chết tôm bằng nƣớc đá lạnh theo tỷ lệ (2 : 1 : 1) cụ thể là 2 phần tôm với một phần nƣớc đá và một phần nƣớc. Ví dụ: 10 kg tôm cần 5 kg nƣớc đá và 5 lít nƣớc sạch. Thời gian gây chết và làm lạnh tôm khoảng từ 15 – 30 phút.
  37. - 36 - Cách tiến hành nhƣ sau: Bƣớc 1: Cho nƣớc vào khoảng 1/3 thùng nhựa hoặc thùng cách nhiệt (hình 6.4.13). Hình 6.4.13. Cho nước vào thùng Bƣớc 2: Cho nƣớc đá xay hoặc đá vảy vào theo tỷ lệ 1:1 (10kg nƣớc đá và 10 lít nƣớc), khuấy đều cho nƣớc đá tan (hình 6.4.14). Hình 6.4.14. Cho đá xay vào thùng Bƣớc 3: Cho tôm đã đƣợc xử lý ngập vào hỗn hợp này (khoảng 20 kg tôm) trong thùng, đậy nắp lại và giữ nhƣ vậy khoảng 15 - 30 phút là đƣợc; Lấy tôm ra và bảo quản ngay với nƣớc đá để nhiệt độ tôm không bị tăng lên (hình 6.4.15). Hình 6.4.15. Các bước gây chết tôm 2.2.3. Bảo quản lạnh bằng nƣớc đá Nƣớc đá khi tiếp xúc với tôm sẽ nhận nhiệt từ tôm rồi tan chảy ra, tôm thải nhiệt sẽ từ từ hạ thấp nhiệt độ.
  38. - 37 - Hiện tƣợng trao đổi nhiệt tiếp tục diễn ra liên tục cho đến khi nhiệt độ của tôm tƣơng đƣơng với nhiệt độ của nƣớc đá. Nƣớc đá không độc hại, dễ vận chuyển, tƣơng đối rẻ; Tôm đƣợc tiếp xúc với nƣớc đá sẽ hạn chế sự mất nƣớc; Phƣơng pháp bảo quản đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, nƣớc đá cứng dễ gây vỡ cấu trúc của tế bào, gây nên sự dập nát của tôm; nƣớc đá dễ tan chảy nên gây ra hiện tƣợng hao hụt, tăng chi phí cho quá trình bảo quản. Tùy theo điều kiện, cỡ tôm, chất lƣợng tôm, thời gian bảo quản mà có phƣơng pháp bảo quản thích hợp và phải hạn chế tối đa để tôm tiếp xúc với không khí. Sử dụng nƣớc đá (nếu để dƣới 24 giờ, theo tỷ lệ đá/tôm là (1 : 1), nếu trên 24 giờ thì đá/tôm phải theo tỷ lệ là (1,5 – 1) trong quá trình bảo quản tôm. Tiến hành theo các bƣớc sau: Bƣớc 1: Trải một lớp nƣớc đá dày khoảng 5 – 7 cm xuống dƣới đáy thùng (hình 6.4.16). Hình 6.4.16. Cho nước đá vào hùng Bƣớc 2: Xếp một lớp tôm không quá 10cm lên trên (hình 6.4.17). Hình 6.4.17. Xếp tôm vào thùng Bƣớc 3: Tiếp tục đến một lớp nƣớc đá tƣơng tự bƣớc 1 Bƣớc 4: Tiếp tục trải một lớp tôm tƣơng tự bƣớc 2 cho đến đầy thùng
  39. - 38 - Bƣớc 5: Trên cùng trải một lớp nƣớc đá dày khoảng 5 – 7 cm và phủ lớp đá ở bề mặt xung quanh thùng (hình 6.4.18). Hình 6.4.18. Trải một lớp nước đá trên cùng Bƣớc 6: Lắc mạnh thùng cho các lớp tôm và đá tiếp xúc đều với nhau và không khí thoát ra ngoài. Đậy nắp và kiểm tra độ kín của nắp (hình 6.4.19). Hình 6.4.19. Bảo quản tôm bằng nước đá Ưu điểm Trong vòng 4 giờ có thể hạ nhiệt độ khối tôm từ 27o C – 30oC xuống 5oC, sau 6 – 7 giờ thì xuống 0oC. Hiệu quả làm lạnh cao Nƣớc chảy ra ngoài nên tôm không bị trƣơng nƣớc Giữ tôm sáng bóng, tỉ lệ tôm long đầu giãn đốt thấp Tôm đƣợc rửa tự nhiên do nƣớc đá tan chảy từ lớp trên xuống lớp dƣới và thoát ra ngoài theo lỗ thoát nƣớc ở đáy thùng. Chi phí thấp, dễ thực hiện. Nhược điểm Làm lạnh chậm, không đều nên bảo quản trong thời gian di chuyển có thể xảy ra hiện tƣợng tôm bị biến đen. Cẩn thận khi bảo quản để tránh hiện tƣợng lạnh không đều, tôm tiếp xúc với không khí. Phƣơng pháp này thƣờng áp dụng bảo quản tôm với khối lƣợng lớn, thời gian bảo quản dài (trên 01 ngày)
  40. - 39 - Theo dõi Nếu bảo quản dƣới 24 giờ: Sau 5 – 6 giờ thì kiểm tra 1 lần, đảm bảo nhiệt độ thùng không quá 2oC. Cần kiểm tra nhiệt độ tại nhiều ví trí khác nhau. Nếu bảo quản trên 24 giờ: Kiểm tra nếu nƣớc đá tan chảy nhiều, nhiệt độ thùng lên đến 4- 6oC thì đổ tôm ra rửa và ƣớp đá lại. Nếu nƣớc đá tan chảy không nhiều thì bổ sung thêm nƣớc đá trên bề mặt. Dùng cào gỗ trộn đều, nhớ phủ một lớp đá dày trên mặt. 3. Vận chuyển tôm Quy trình Chuẩn bị dụng cụ, phƣơng tiện chuyển Chuyển thùng tôm lên phƣơng tiện vận chuyển Vận chuyển tôm 3.1 Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện vận chuyển Trƣớc khi vận chuyển tôm cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, nhiên liệu phục vụ cho quá trình vận chuyển nhƣ dụng cụ khuân vác, bạt che, dụng cụ sửa chữa phƣơng tiện, xăng dầu Tùy theo điều kiện giao thông và số lƣợng tôm mà chọn các phƣơng tiện vận chuyển cho phù hợp nhƣ: - Chuẩn bị xe có hệ thống làm lạnh để vận chuyển tôm càng xanh đi xa, thời gian trên 4 giờ (hình 6.4.20). Hình 6.4.20. Xe có gắn máy lạnh
  41. - 40 - - Chuẩn bị xe tải thƣờng để vận chuyển tôm (hình 6.4.21). Hình 6.4.21. Xe tải thường - Chuẩn bị ghe, thuyền để vận chuyển tôm (hình 6.4.22). Hình 6.4.22. Chuẩn bị ghe vận chuyển Lƣu ý: các phƣơng tiện này phải đƣợc thiết kế phẳng, ít ngóc ngách, dễ làm vệ sinh, khử trùng và bảo dƣỡng. 3.2. Chuyển thùng tôm lên phương tiện vận chuyển 3.2.1. Thùng tôm sống Sắp xếp gọn gàng hệ thống dây sục khí. Chuẩn bị thêm nƣớc sạch, nƣớc đá lên phƣơng tiện vận chuyển, phòng trƣờng hợp cần thay nƣớc dọc đƣờng (hình 6.4.23). Hình 6.4.23. Chuyển thùng tôm sống lên xe
  42. - 41 - 3.2.2. Thùng tôm tƣơi ƣớp đá Chuyển thùng tôm tƣơi ƣớp đá lên xe (hình 6.4.24). Hình 6.4.24. Sắp xếp thùng tôm lên xe Chuyển thùng tôm tƣơi ƣớp đá xuống ghe, thuyền (hình 6.4.25). Hình 6.4.25. Chuyển thùng tôm xuống ghe Sắp xếp gọn gàng, không chồng quá nhiều thùng lên nhau, có thể làm dập tôm và nƣớc chảy từ thùng trên ngấm xuống thùng dƣới. 3.3. Vận chuyển tôm Yêu cầu và biện pháp thực hiện trong vận chuyển - Khi vận chuyển tôm nguyên liệu phải luôn chú ý đảm bảo nguyên tắc: Nhanh – sạch – lạnh đều – tránh dập nát. - Tôm cần đƣợc vận chuyển nhanh chóng đến nơi tiêu thụ - Không vận chuyển tôm qua những vùng bị ô nhiểm, nếu vận chuyển qua những vùng đó thì phải che đậy kín. - Khi vận chuyển tôm luôn luôn phải kết hợp bảo quản với nƣớc đá, nếu vận chuyển xa phải sử dụng xe lạnh. - Không để các thùng tôm tiếp xúc với ánh nắng - Khi vận chuyển cần hạn chế tối đa để tôm tiếp xúc với không khí. - Không nên vận chuyển quá nhiều tôm trong một thùng chứa.
  43. - 42 - Bảng 6.4.1. Yêu cầu và biện pháp thực hiện trong vận chuyển tôm Yếu tố quan tâm Yêu cầu Biện pháp An toàn vệ sinh Sạch - Che kín, ngăn ngừa bụi bặm, nắng nóng. - Làm vệ sinh và khử trùng trƣớc và sau mỗi chuyến vận chuyển. Thời gian vận Nhanh Sử dụng phƣơng tiện thích chuyển hợp, an toàn. Nhiệt độ bảo quản Lạnh Thƣờng xuyên kiểm tra nhiệt độ, lớp đá mặt trong quá trình vận chuyển. Độ nguyên vẹn Không dập nát Cố định các thùng tôm để tránh bị lắc, va đập trong quá trình vận chuyển. 3.3.1. Vận chuyển bằng thuyền, ghe Áp dụng phù hợp khi điều kiện thực tế là ao, ruộng nuôi và địa điểm tiêu thụ thuận tiện đƣờng giao thông đƣờng thủy. Bảo quản tôm trong các thùng cách nhiệt và có thể xếp chồng lên nhau nhƣng không quá cao tránh rơi, đổ. Nếu trời nắng, nóng nên có tấm bạt lớn che các thùng hàng để tránh làm tăng nhiệt độ (hình 6.4.26). Hình 6.4.26. Ghe đang chở tôm
  44. - 43 - 3.3.2 Vận chuyển bằng xe thƣờng Phƣơng tiện là các loại xe ô tô thƣờng, xe lam, xe thồ Áp dụng khi vận chuyển tôm có quãng đƣờng vận chuyển ngắn, thời gian vận chuyển dƣới 8 giờ. Phù hợp khi điều kiện thực tế là trại, ao nuôi hoặc địa điểm tiêu thụ thuận tiện giao thông đƣờng bộ. Xe tải cần dùng tấm bạt để che mƣa nắng và ngăn chặn bụi cát bay vào các thùng tôm (hình 6.4.27). Hình 6.4.27. Xe tải thường đang chở tôm 3.3.3. Vận chuyển bằng xe lạnh Phƣơng tiện là các loại xe có gắn hệ thống làm lạnh không khí trong xe. Áp dụng khi vận chuyển tôm có giá trị kinh tế cao; quãng đƣờng vận chuyển dài, thời gian vận chuyển trên 8 giờ (hình 6.4.28). Hình 6.4.28. Xe lạnh đang vận chuyển tôm
  45. - 44 - Nhiệt độ trong xe thấp và ổn định nên chất lƣợng tôm đƣợc bảo quản tốt nhất trong quá trình vận chuyển. Tôm vận chuyển trong xe có thể đựng trong thùng gỗ, thùng cách nhiệt hoặc cần xé. Những sai sót thường gặp - Đổ tôm xuống đất, sàn nhà - Nƣớc rửa tôm không sạch - Tôm chết do nƣớc dơ, thùng chứa quá nhiều tôm bị thiếu oxy. - Ƣớp đá không đều. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi 6.4: Câu hỏi 1. Nêu các bƣớc để bảo quản và vận chuyển tôm sống Câu hỏi 2. Nêu các bƣớc để bảo quản và tôm tƣơi 2. Bài thực hành số 6.4. Thực hành bảo quản tôm sống - Mục tiêu: Bảo quản đƣợc tôm sống - Nguồn lực: Nguyên liệu tôm càng xanh sống, đã đƣợc lƣu giữ trong bể nƣớc; nƣớc đá xay; nƣớc sạch; thùng cách nhiệt; nhiệt kế; dụng cụ sục khí. - Cách thức tổ chức: Chia nhóm thực hành 5 – 6 học viên/nhóm, mỗi nhóm thực hành cho một thùng tôm phục vụ vận chuyển tôm sống; - Nhiệm vụ của mhóm: + Chuẩn bị dụng cụ + Cho nƣớc vào thùng + Cân tôm cho vào thùng + Sục khí - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 giờ/nhóm. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: + Học viên thực hiện các bƣớc bảo quản tôm sống đúng yêu cầu kỹ thuật; + Sau 4 giờ, tỉ lệ tôm sống phải đạt trên 90%. 3. Bài kiểm tra 6.4. Xử lý và bảo quản tôm bằng nƣớc đá Học viên thực hành các thao tác: làm sạch, lựa tôm, gây chết tôm ƣớp đá - Mục tiêu: Bảo quản đƣợc tôm tƣơi - Nguồn lực: Nguyên liệu tôm càng xanh; nƣớc đá xay; nƣớc sạch; thùng
  46. - 45 - cách nhiệt. - Cách thức: Kiểm tra từng nhóm 5- 6 học viên thực hành xử lý và bảo quản tôm bằng nƣớc đá. - Nhiệm vụ của nhóm: + Chuẩn bị dụng cụ + Gây chết tôm + Ƣớp đá - Thời gian hoàn thành: Tùy theo từng học viên thực hành cho đến khi thao tác xong; Giáo viên bấm giờ hoàn thành. - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Các thùng tôm bảo quản nhanh, đảm bảo chất lƣợng và đúng yêu cầu kỹ thuật. C. Ghi nhớ - Khi xử lý, bảo quản và vận chuyển tôm nguyên liệu phải luôn tuân theo nguyên tắc : Nhanh – sạch – lạnh đều – tránh dập nát. - Phải thực hiện thật tốt các yêu cầu kỹ thuật, thao tác trong quá trình xử lý, bảo quản và vận chuyển tôm trong suốt quá trình từ ao nuôi đến nơi tiêu thụ.
  47. - 46 - Bài 5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NUÔI Mã bài: MĐ06- 05 Đánh giá kết quả nuôi là phƣơng pháp quản lý sản xuất có kế hoạch và tiết kiệm dựa trên cơ sở tính toán phân tích và giám sát chặt chẽ các thông số về cỡ tôm trung bình, tỷ lệ sống, các khoản thu – chi, rút kinh nghiệm cho các vụ nuôi tiếp theo nhằm mục đích đạt kết quả tốt hơn. Mục tiêu: - Hiểu đƣợc phƣơng pháp xác định cỡ tôm trung bình; tỷ lệ sống và tính hiệu quả nuôi. - Xác định đƣợc tỉ lệ sống; tốc độ tăng trƣởng, tính lợi nhuận của vụ nuôi. - Rút kinh nghiệm cho các vụ nuôi tiếp theo. A. Nội dung Qui trình Xác định trọng lƣợng tôm trung bình Xác định tỷ lệ sống Tính hệ số thức ăn Đánh giá kết quả nuôi và rút kinh nghiệm Tính hiệu quả nuôi Quản lý hồ sơ nuôi 1. Xác định trọng lƣợng tôm trung bình - Sau khi thu hoạch toàn bộ tôm trong ao thì tiến hành cân để xác định khối lƣợng tôm thu hoạch (kg). - Xác định cỡ tôm trung bình (g/con) bằng cách lấy ngẫu nhiên tôm ở 3 điểm khác nhau trong khối tôm cho đều, mỗi điểm lấy 1 kg rồi đếm số con trong từng kg. Kết quả đƣợc tính theo 2 cách
  48. - 47 - 3000 g Cách 1: Trọng lƣợng tôm trung bình (g/con) = Tổng số con của 3 kg Cách 2: Tính trọng lƣợng tôm trung bình của từng kg. Tính 3 lần sau đó cộng lại và chia cho 3. 2. Xác định tỷ lệ sống Tỷ lệ sống của tôm trong ao là tỷ số % của tổng số tôm hiện còn trong ao với tổng số tôm thả ban đầu. - Tổng số lƣợng tôm sau khi thu hoạch sẽ là: Khối lƣợng tôm thu hoạch Tổng số lƣợng tôm (con) = Trọng lƣợng trung bình - Tính tỷ lệ sống của tôm theo công thức: Tổng số lƣợng tôm sau thu hoạch Tỷ lệ sống của tôm (%) = x 100 Tổng số tôm khi thả nuôi 3. Tính hệ số thức ăn Hệ số thức ăn là số kg thức ăn trên kg tăng trọng của tôm. Ký hiệu viết hệ số thức ăn là FCR Ví dụ: Để thu đƣợc 500kg tôm thì lƣợng thức ăn cho tôm là 1000kg. Vậy hệ số thức ăn (FCR) là: 1000 FCR = = 2 500 - Hệ số thức ăn nói lên hiệu quả của việc sử dụng thức ăn trong nuôi tôm. Hệ số thức ăn càng thấp thì hiệu quả sử dụng thức ăn càng tốt và chi phí mua thức ăn càng ít - Hệ số thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: loại và chất lƣợng thức ăn, cách cho ăn, quản lý thức ăn Ví dụ nhƣ cho tôm ăn thức ăn viên có hàm lƣợng đạm thấp thì hệ số thức ăn sẽ sao hơn cho tôm ăn thức ăn viên có hàm lƣợng đạm cao. - Hệ số thức ăn của tôm càng xanh khoảng 2 – 2.5
  49. - 48 - 4. Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm Kết quả nuôi tôm càng xanh qua nhiều năm đƣợc ghi nhận nhƣ sau: - Năng suất trung bình: + Nuôi ao bán thâm canh: 500 – 1200 kg/ha + Nuôi kết hợp với trồng lúa: 300 – 700 kg/ha; + Nuôi luân canh trên ruộng: 500 – 1000 kg/ha - Trọng lƣợng trung bình: 50 g/con - Tỉ lệ sống: 50 – 70 % - Hệ số thức ăn: 2 – 2,5 Ngƣời nuôi có thể dựa vào kết quả trên để so sánh, đánh giá với kết quả nuôi ở cơ sở của mình Bảng 6.5.1. Kết quả nuôi TT NỘI DUNG Đ.VỊ TÍNH CHU KỲ 1 CHU KỲ 2 CHU KỲ 3 1 Ngày thả 2 Ngày thu hoạch 3 Thời gian nuôi Ngày 4 Kích thƣớc ao nuôi m2 5 Số lƣợng tôm thả Con 6 Mật độ Con/ m2 7 Lƣợng tôm thu hoạch Kg 8 Sản lƣợng Kg 9 Cỡ tôm thu hoạch Con/kg 10 Tỷ lệ sống % 11 Lƣợng thức ăn sử dụng Kg 12 Tỷ lệ tăng trung bình g/con/ngày
  50. - 49 - Để cho các vụ nuôi tiếp theo đạt kết quả tốt hơn, ngƣời nuôi cần có những nhận xét rút kinh nghiệm xem những việc nào đã thực hiện tốt, những việc nào thực hiện chƣa tốt, với những nội dung sau: Kết quả Rút kinh TT Nội dung thực hiện nghiệm 1 Chuẩn bị ao, ruộng nuôi Cải tạo ao, ruộng Xử lý nƣớc trƣớc khi thả giống Làm chà cho tôm trú ẩn 2 Lựa chọn và thả giống Nơi bán giống Chọn con giống Mật độ, mùa vụ thả giống 3 Chăm sóc, quản lý Lựa chọn thức ăn Chế biến, bảo quản thức ăn Cho tôm ăn Kiểm tra trăng trọng Xử lý nƣớc, thay nƣớc Kích thích tôm lột xác Thu tỉa tôm loại Quản lý ao, ruộng 4 Phòng trị bệnh tôm Phòng bệnh Xử lý bệnh 5 Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm Tiêu thụ tôm Thu hoạch tôm Bảo quản tôm
  51. - 50 - Kết quả Rút kinh TT Nội dung thực hiện nghiệm Vận chuyển tôm đến nơi tiêu thụ 6 Các nội dung khác 5. Tính hiệu quả nuôi Hình 6.5.1. Tính hiệu quả nuôi 5.1. Xác định tổng chi phí Chi phí sản xuất: là toàn bộ các khoản hao phí vật chất đƣợc tính bằng tiền, mà ngƣời nuôi tôm đã bỏ ra để thực hiện quá trình nuôi tôm. Chi phí sản xuất bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho quá trình nuôi tôm nhƣ: + Con giống + Thức ăn + Vôi, phân bón + Thuốc, hóa chất + Xăng, dầu - Chi phí nhân công trực tiếp: dùng để trả cho ngƣời lao động - Chi phí sản xuất chung: là chi phí tổng hợp có liên quan phục vụ cho quá trình sản xuất. Bao gồm các khoản chi phí sau: Dụng cụ sản xuất nhƣ lƣới, chài, vợt, thau, rổ
  52. - 51 - Chi phí thuê ao, ruộng Chi phí đóng thuế, trả lãi Chi phí dịch vụ khác và nhƣ điện, nƣớc, điện thoại - Các chi phí phát sinh khác 5.2. Xác định lợi nhuận Lợi nhuận là phần giá trị mới sáng tạo ra, là phần dƣ sau khi lấy giá trị sản phẩm trừ đi các khoản chi phí. Trong thực tế hiện nay ngƣời nuôi tôm sẵn có ao, ruộng, lao động gia đình nên chƣa xác định đƣợc rạch ròi chi phí ao, ruộng, số công lao động của gia đình. Vì vậy, lợi nhuận đựợc tính tƣơng đối nhƣ sau: Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi phí Tổng thu là khoản tiền mà ngƣời nuôi thu đƣợc từ việc bán tôm Nếu tổng thu > tổng chi phí ta sẽ có lợi nhuận > 0 thì lợi nhụân đƣợc tính nhƣ trên đƣợc gọi là lãi. Nếu tổng thu = tổng chi, gọi là hòa vốn Nếu Tổng doanh thu < chi phí kinh doanh ta sẽ có lợi nhuận < 0 thì lợi nhụân đƣợc tính nhƣ trên đƣợc gọi là lỗ. Bảng 6.5.2. Hiệu quả nuôi TT NỘI DUNG Đ.VỊ TÍNH CHU KỲ 1 CHU KỲ 2 CHU KỲ 3 1 Chi phí thức ăn (1) 2 Chi phí giống (2) 3 Chi phí khác (3) 4 Giá thành (4) 5 Tổng chi (5) [= sản lƣợng x (4)] 6 Giá bán (6) 7 Tổng thu (7) [= sản lƣợng x (6)] 8 Lợi nhuận [= 7 – 6] 9 Tỷ suất sinh lời
  53. - 52 - 6. Quản lý hồ sơ nuôi Trong Thông tƣ số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định thì các cơ sở nuôi tôm phải ghi nhật ký và lƣu giữ toàn bộ hồ sơ về hoạt động sản xuất nuôi tôm để phục vụ cho công tác truy nguyên nguồn gốc sản phẩm sau này.Nội dung nhật ký và hồ sơ lƣu gồm: - Các thông tin về tôm giống: số lƣợng, chất lƣợng, tình trạng sức khoẻ, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất giống. - Các thông tin về lịch mùa vụ, chất lƣợng môi trƣờng nƣớc và sức khoẻ tôm nuôi. - Các thông tin về thức ăn: lƣợng dùng hàng ngày đối với từng ao nuôi. - Các thông tin về thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trƣờng đã sử dụng, lƣợng sử dụng, lý do sử dụng, phƣơng pháp sử dụng, ngày sử dụng và diễn biến sức khỏe của tôm sau khi sử dụng. - Tốc độ sinh trƣởng của tôm: kiểm tra tốc độ sinh trƣởng (trọng lƣợng) của tôm 15 ngày/lần. - Thu hoạch: thời gian nuôi, cỡ tôm, năng suất, sản lƣợng, phƣơng thức thu hoạch và giao sản phẩm. - Các thông tin cần thiết khác. Một số biểu mẫu trong nuôi tôm (Xem phần phụ lục trang 72 – 77) B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Bài tập 6.5: Đánh giá kết quả nuôi, rút kinh nghiệm cho các vụ nuôi tiếp theo - Nguồn lực: Câu hỏi thảo luận nhóm, giấy Ao, viết lông, bảng - Cách thức: Chia nhóm thảo luận, mỗi nhóm 5 – 6 học viên - Nhiệm vụ của nhóm: + Đánh giá kết quả nuôi + Rút kinh nghiệm cho các vụ nuôi tiếp thao + Trình bày nhóm - Thời gian hoàn thành: mỗi nhóm thảo luận 45 phút và trình bày 15 phút. - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên hƣớng dẫn, theo dõi; các nhóm thảo luận, viết trên giấy Ao, đại diện từng nhóm lên trình bày, trao đổi; giáo viên nhận xét, đánh giá, kết luận. - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Các nhóm trình bày đƣợc các nội dung về đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi tôm.
  54. - 53 - 2. Bài thực hành số 6.5. Xác định tỷ lệ sống của tôm nuôi - Tiêu chí: Xác định đƣợc tỉ lệ sống của ao hay ruộng nuôi tôm - Nguồn lực: Ao nuôi tôm tại trại nuôi hoặc ao hộ gia đình, chài thu mẫu tôm; cân đồng hồ, máy tính, giấy, viết. - Cách thức tổ chức: Chia nhóm thực hành (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hành thu mẫu tôm bằng chài - Nhiệm vụ của nhóm: + Chài 3 lần ở 3 điểm khác nhau + Tính ra số tôm bình quân trong 1 lần chài + Tính tổng số tôm trong ao tại thời điểm thực hành + Tính tỷ lệ sống - Thời gian hoàn thành: 90 phút/nhóm. - Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: Học viên xác định đúng tỉ lệ sống của tôm trong ao tại thời điểm thực hành. 3. Bài kiểm tra 6.5.: Tính lợi nhuận cho một vụ nuôi tôm trên ruộng biết: + Năng suất bình quân: 400 kg/ha/vụ + Diện tích nuôi: 2 ha + Chi phí sản xuất trung bình: 30 triệu đồng/ha/vụ + Các khoản chi phát sinh khác: chiếm 10% chi phí sản xuất trung bình + Giá bán bình quân tại thời điểm thu hoạch là: 150.000 đồng/kg tôm. - Tiêu chí: Tính đƣợc hiệu quả kinh tế của vụ nuôi tôm - Nguồn lực: máy tính, thông tin bài kiểm tra. - Cách thức: mỗi học viên nhận một đề bài kiểm tra và thực hiện. - Thời gian hoàn thành: 60 phút. - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Học viên tính đúng kết quả lợi nhuận vụ nuôi tôm dựa trên các thông tin giáo viên cung cấp. C. Ghi nhớ - Thực hành thu mẫu để ghi lại trọng lƣợng tôm trung bình; tỷ lệ sống của tôm phải ngẫu nhiên, đại diện. - Tính chi phí, lợi nhuận phải chính xác, cẩn thận. - Rút kinh nghiệm cho các vụ nuôi sau phải với điều kiện thực tế, khả thi. - Cần ghi nhật ký và lƣu trữ đầy đủ hồ sơ theo quy định
  55. - 54 - HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun Mô đun thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh là mô đun chuyên môn nghề trong chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề “Nuôi tôm càng xanh”, đƣợc bố trí học sau các mô đun chuyên môn khác: Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh; Chuẩn bị ao, ruộng nuôi; Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh; Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi; Phòng trị bệnh tôm càng xanh; Mô đun có nội dung thực hành, bài tập và có một phần lý thuyết để giới thiệu, hƣớng dẫn. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành; đƣợc giảng dạy và thực hành tại cơ sở dạy nghề, tại địa phƣơng, các trang trại nuôi tôm có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết. II. Mục tiêu Học xong mô đun này học viên có khả năng: - Nêu đƣợc yêu cầu về chất lƣợng và các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tôm sau thu hoạch - Chọn đƣợc nơi tiêu thụ tôm - Xác định đúng thời điểm thu hoạch - Thực hiện thu hoạch, bảo quản và vận chuyển tôm đúng yêu cầu kỹ thuật - Tính đƣợc kết quả của quá trình nuôi. III. Nội dung chính của mô đun Loại Thời lƣợng (giờ học) Mã bài Tên bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm Bài dạy số thuyết hành tra Phòng Tìm hiểu vấn học; hội đề về chất trƣờng, M06 - lƣợng, an toàn Lý Thu thập 8 4 3 1 01 và tiêu thụ thuyết tôm thƣơng từ sách phẩm báo, đài, TV M06 - Chuẩn bị thu Tích Tại ao 8 2 5 1 02 hoạch hợp nuôi
  56. - 55 - Loại Thời lƣợng (giờ học) Mã bài Tên bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm Bài dạy số thuyết hành tra Thu hoạch Trang trại Tôm nuôi nhà M06 - trƣờng, 20 2 17 1 03 hoặc ao hộ gia đình Phòng bảo quản tại Bảo quản và trang trại M06 - Tích vận chuyển nuôi nhà 20 4 14 2 04 hợp tôm trƣờng, hoặc ao hộ gia đình; Trang trại nuôi nhà M06 - Đánh giá kết Tích trƣờng, 12 9 2 1 05 quả nuôi hợp hoặc ao hộ gia đình. Kiểm tra hết mô đun 4 4 Tổng số 72 14 48 10 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành * Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết đƣợc tiến hành ở trên lớp học; thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài đƣợc ghi trong phần nội dung chi tiết của chƣơng trình mô đun 06. * Đối với các bài thực hành kỹ năng: - Địa điểm thực tập: ao hay ruộng nuôi tôm.
  57. - 56 - - Thời điểm thực hiện: tùy thuộc đặc điểm và điều kiện cụ thể của cơ sở đào tạo. Nên kết hợp với mùa vụ thu hoạch tôm. * Các nguồn lực chính để thực hiện: - Phòng học lý thuyết: 01 - Ao nuôi diện tích khoảng 5000 m2, ruộng nuôi diện tích 1- 2ha - Các dụng cụ thu hoạch chính nhƣ: Máy bơm, máy sục khí, lƣới kéo, bể chứa tôm, cân, thau, rổ Tùy theo số lƣợng tôm thu hoạch mà có sự chuẩn bị cho đầy đủ. * Điều kiện khác: - Bảo hộ lao động: 30 bộ (quần áo, ủng, găng tay bảo hộ). * Cách tổ chức thực hiện: chia nhóm 5 – 6 học viên * Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng: Tùy thuộc từng bài mà giáo viên yêu cầu học viên/nhóm học viên phải đạt đƣợc về số lƣợng, tiêu chuẩn đƣợc ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập (mục V). V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Đánh giá các câu hỏi 5.1.1. Đánh giá các câu hỏi bài 1. Câu hỏi 6.1.1. Nêu nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm - Nêu đƣợc 3 nguyên nhân chính gây ra ngộ độc thực phẩm Câu hỏi 6.1.2. Thảo luận về nội dung tiêu thụ tôm thƣơng phẩm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thảo luận nội dung Giáo viên quan sát, theo dõi các tổ - Trình bày nhóm thảo luận; đối chiếu đáp án và đánh giá qua bài trình bày của từng nhóm. - Hoạt động nhóm 5.1.2. Đánh giá các câu hỏi 6.2. Hãy liệt kê những dụng cụ cần chuẩn bị để thu hoạch tôm - Theo số lƣợng các loại dụng cụ đƣợc liệt kê 5.1.3. Đánh giá câu hỏi 6.3. Trình bày cách chuẩn bị nơi chứa tôm thu họach - Theo mức độ trình bày 5.1.4. Đánh giá các câu hỏi bài 6.4. Câu hỏi 1. Nêu các bƣớc để bảo quản và vận chuyển tôm sống Câu hỏi 2. Nêu các bƣớc để bảo quản và tôm tƣơi
  58. - 57 - - Nêu đủ thứ tự các bƣớc thực hiện 5.1.5. Đánh giá các câu hỏi 1. Bài tập 6.5: Đánh giá kết quả nuôi, rút kinh nghiệm cho các vụ nuôi tiếp theo Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm Giáo viên quan sát, theo dõi các tổ - Trình bày nhóm thảo luận; đối chiếu đáp án và đánh giá qua bài trình bày của từng nhóm. - Hoạt động nhóm 5.2. Đánh giá các bài tập/thực hành 5.2.1. Bài thực hành số 6.2.1. Quan sát sức khỏe tôm qua hoạt động và qua hình thái của tôm tại ao hay ruộng nuôi tôm. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Chuẩn bị dụng cụ Đầy đủ 2. Quan sát tôm hoạt động Mức độ quan sát, nhận xét của học viên 3. Quan sát hình thái tôm Mức độ quan sát các bộ phận cơ thể tôm Đánh giá chung: Đánh giá đƣợc Đạt yêu cầu sức khỏe của tôm 5.2.2. Bài thực hành số 6.2.2. Thu mẫu tôm để kiểm tra trọng lƣợng tôm trƣớc khi thu hoạch tại ao hay ruộng nuôi. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Thu mẫu kiểm tra Đúng cách Cân tôm Chính xác Tính trọng lƣợng Kết quả tính đúng Hoạt động nhóm Tinh thần làm việc nhóm Đánh giá chung: Thu mẫu tôm đúng Đạt kết quả cách, tính đƣợc trọng lƣợng tôm 5.2.3 Bài thực hành số 6.3.: Thu hoạch tôm bằng lƣới kéo
  59. - 58 - Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Chuẩn bị dụng cụ Đầy đủ 2. Thực hiện kéo lƣới Sự phối hợp làm việc của nhóm 3. Thu tôm Thao tác thực hiện Đánh giá chung 5.2.4. Bài thực hành số 6.4. Bảo quản tôm sống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Chuần bị dụng cụ Đầy đủ 2. Bảo quản tôm sống Thao tác thực hiện 3. Tỉ lệ tôm sống sau 4 giờ Tỷ lệ tôm sống 4. Hoạt động nhóm Tin thần làm việc nhóm Đánh giá chung: sau 4 giờ, tỷ lệ tôm Đạt yêu cầu sống đạt 90% trở lên 5.2.5. Bài thực hành số 6.5. Xác định tỷ lệ sống của tôm nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Chuẩn bị dụng cụ Đầy đủ 2. Chài tôm thu mẫu Đúng cách 3. Tính tỷ lệ sống Cách tính và kết quả tính đúng 4. Hoạt động nhóm Tích cực Đánh giá chung: Chài thu mẫu tôm Đạt yêu cầu đúng cách, tính đƣợc tỷ lệ sống 5.3. Đánh giá kết quả học tập toàn mô đun
  60. - 59 - 5.3.1. Bài kiểm tra 6.1: Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tôm thu hoạch Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất Bài tự luận lƣợng tôm sau thu hoạch Thang điểm 10 5.3.2. Bài kiểm tra 6.2: Thu mẫu, dự tính khối lƣợng đàn tôm thu hoạch Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá + Cách lấy mẫu và xác định đúng Quan sát, theo dõi thực hiện thao tác trọng lƣợng tôm, dự tính khối lƣợng và đánh giá kết quả của các nhóm tôm thu hoạch theo đáp án. + Thời gian thực hiện. Thang điểm 10, tính hệ số 2. 5.3.3. Bài kiểm tra 6.3: Trắc nghiệm nội dung về thu hoạch tôm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá + Kéo lƣới tôm đúng kỹ thuật, đạt Giáo viên quan sát thực hiện của hiệu quả; nhóm; đánh giá dựa theo tiêu chuẩn + Thời gian thực hiện. trong phiếu đánh giá kỹ năng và sản lƣợng tôm thu hoạch Thang điểm 10, tính hệ số 2. 5.3.4. Bài kiểm tra 6.4. Xử lý và bảo quản tôm bằng nƣớc đá Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá + Thời gian thực hiện; Quan sát thao tác, đánh giá theo kết + Xử lý và bảo quản tôm đúng quả thời gian và kỹ thuật làm sạch, phƣơng pháp, kỹ thuật. lựa tôm, gây chết và ƣớp tôm của từng học viên Thang điểm 10, tính hệ số 2. 5.3.5. Bài kiểm tra 6.5.: Tính lợi nhuận cho một vụ nuôi tôm trên ruộng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Kết quả tính lợi nhuận vụ nuôi tôm. Giáo viên đánh giá bằng thang điểm 10 theo đáp án, điểm tính hệ số 2
  61. - 60 - VI. Tài liệu tham khảo 1. Bộ thủy sản, Trung tâm khuyến ngƣ quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh thương phẩm, năm 2004. 2. Phạm Văn Trang, Nguyễn Diệu Phƣơng, Nguyễn Trung Thành, Kỹ thuật nuôi một số loài tôm phổ biến ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, năm 2004. 3. Bộ Thủy sản, Trung tâm Khuyến ngƣ Quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy sản nước ngọt, năm 2005. 4. KS. Nguyễn Đức Nga – TS. Nguyễn Nhƣ Tiệp, Kỹ thuật sơ chế bảo quản nguyên liệu thủy sản sau thu hoạch bằng nước đá, Nhà xuất bản lao động xã hội hà Nội, năm 2005 5. Ts. Đỗ Đoàn Hiệp, Trần Văn Vĩ, Nguyễn Tiến Thảnh, Thức ăn cho tôm cá sử dụng và cách chế biến. Nhà xuất bản Thanh Hóa, năm 2007 6.
  62. - 61 - PHỤ LỤC Phụ lục 1 Thông tƣ số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cấm sử dụng một số hóa chất, chất kháng sinh độc hại: Bảng 1. Danh mục các hóa chất, chất kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, bảo quản, chế biến thủy sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2009/TT- BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TT Tên hoá chất, kháng sinh Đối tƣợng áp dụng 1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng 2 Chloramphenicol 3 Chloroform Thức ăn, thuốc thú y, 4 Chlorpromazine hoá chất, chất xử lý môi trƣờng, chất tẩy 5 Colchicine rửa khử trùng, chất bảo 6 Dapsone quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu 7 Dimetridazole sản xuất giống, nuôi 8 Metronidazole trồng động thực vật dƣới nƣớc và lƣỡng cƣ, 9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) dịch vụ nghề cá và bảo 10 Ronidazole quản, chế biến. 11 Green Malachite (Xanh Malachite) 12 Ipronidazole 13 Các Nitroimidazole khác 14 Clenbuterol 15 15 Diethylstilbestrol (DES) 16 Glycopeptides 17 Trichlorfon (Dipterex) 18 Gentian Violet (Crystal violet) 19 Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ và Bắc Mỹ)
  63. - 62 - Bảng 2. Danh mục hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 15 ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TT Tên hoá chất, kháng sinh Dƣ lƣợng tối đa (MLR) 1 Amoxicillin 50 2 Ampicillin 50 3 Benzylpenicillin 50 4 Cloxacillin 300 5 Dicloxacillin 300 6 Oxacillin 300 7 Danofloxacin 100 8 Difloxacin 300 9 Enrofloxacin + Ciprofloxacin 100 10 Oxolinic Acid 100 11 Sarafloxacin 30 12 Flumepuine 600 13 Colistin 150 14 Cypermethrim 50 15 Deltamethrin 10 16 Diflubenzuron 1000 17 Teflubenzuron 500 18 Emamectin 100 19 Erythromycine 200 20 Tilmicosin 50 21 Tylosin 100 22 Florfenicol 1000 23 Lincomycine 100 24 Neomycine 500 25 Paromomycin 500
  64. - 63 - TT Tên hoá chất, kháng sinh Dƣ lƣợng tối đa (MLR) 26 Oxytetracycline 300 27 Chlortetracycline 100 28 Tetracycline 100 29 Tetracycline 100 30 Sulfonamide (các loại) 100 31 Trimethoprim 50 32 Ormetoprim 50 33 Tricaine methanesulfonate 15-330
  65. - 64 - BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGH A VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 03 /2012/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2012 THÔNG TƢ Sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Pháp lệnh Thú y 2004; Căn cứ Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Thú y; Căn cứ Nghị định 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Thú y; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng nhƣ sau: Điều 1. Đƣa các chất Cypermethrim, Deltamethrin và Enrofloxacin ra khỏi Danh mục hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tƣ số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều 2. Bổ sung các chất Cypermethrin, Deltamethrin và Enrofloxacin vào Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tƣ số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều 3. Thông tƣ này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng, Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuỷ sản, Cục trƣởng Cục Thú y, Thủ trƣởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ; Giám đốc các Sở Nông nghiệp và PTNT; tổ chức, cá nhân trong nƣớc, nƣớc ngoài có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành Thông tƣ này./. Nơi nhận: KT. BỘ TRƢỞNG - Nhƣ Điều 4; THỨ TRƢỞNG - Văn phòng Chính phủ (Phòng công báo, Website CP); - Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tƣ pháp; (Đã ký) - Vụ Pháp chế - Bộ NN&PTNT; - Bộ Tài chính, Bộ Công Thƣơng; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Lƣu: VT, TCTS. Vũ Văn Tám
  66. - 65 - Phụ lục 2 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 80/2002/QĐ-TTg QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá (bao gồm nông sản, lâm sản, thuỷ sản) và muối với người sản xuất (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá để phát triển sản xuất ổn định và bền vững. Hợp đồng sau khi đã ký kết là cơ sở pháp lý để gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa người sản xuất nguyên liệu và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất khẩu theo các quy định của hợp đồng. Điều 2. Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá phải được ký với người sản xuất ngay từ đầu vụ sản xuất, đầu năm hoặc đầu chu kỳ sản xuất. Trước mắt, thực hiện việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với các sản phẩm là các mặt hàng chủ yếu để xuất khẩu: gạo, thuỷ sản, chè, cà phê, hồ tiêu, cao su, hạt điều, quả, dâu tằm, thịt, và các sản phẩm chủ yếu để tiêu dùng trong nước có thông qua chế biến công nghiệp: bông, mía, thuốc lá lá, cây rừng nguyên liệu cho công nghiệp giấy, công nghiệp chế biến gỗ, sữa và muối Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá ký giữa các doanh nghiệp với người sản xuất theo các hình thức: - Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hoá; - Bán vật tư mua lại nông sản hàng hoá; - Trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hoá, - Liên kết sản xuất: Hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp. Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá phải bảo đảm nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật. Điều 3. Một số chính sách chủ yếu khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất.
  67. - 66 - 1. Về đất đai: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất, sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản; chỉ đạo việc xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, tạo điều kiện cho người sản xuất và doanh nghiệp tổ chức sản xuất, ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá; chỉ đạo thực hiện việc dồn điền, đổi thửa ở nơi cần thiết. Các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản có nhu cầu đất đai để xây dựng nhà máy chế biến hoặc kho tàng, bến bãi bảo quản và vận chuyển hàng hoá thì được ưu tiên thuê đất. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy định cụ thể tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, giá cả để hỗ trợ các doanh nghiệp nhận đất đầu tư. 2. Về đầu tư: Vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hoá có hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, thuỷ lợi, điện, ), hệ thống chợ bán buôn, kho bảo quản, mạng lưới thông tin thị trường, các cơ sở kiểm định chất lượng nông sản hàng hoá. Cơ chế tài chính và hỗ trợ ngân sách thực hiện như quy định tại Điều 3, Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 7 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. 3. Về tín dụng: - Đối với tín dụng thương mại, các ngân hàng thương mại đảm bảo nhu cầu vay vốn cho người sản xuất và doanh nghiệp đã tham gia ký hợp đồng theo lãi suất thoả thuận với điều kiện và thủ tục thuận lợi. Người sản xuất, doanh nghiệp được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng, được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Người sản xuất, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản có dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu được hưởng các hình thức đầu tư nhà nước từ Quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về Tín dụng đầu tư của Nhà nước và Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 2 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. - Các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản để xuất khẩu, có dự án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu theo quy định tại Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản mang tính thời vụ được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu để mua nông sản hàng hoá theo hợp đồng và được áp dụng hình thức tín chấp hoặc thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn. - Đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo ngoài chính sách tín dụng hiện hành cho người sản xuất và doanh nghiệp vay như: cho vay hộ nghèo, giảm lãi suất cho vay khi thanh toán, còn được thực hiện chính sách: + Đối với dự án đầu tư chế biến nông sản, tiêu thụ nông sản hàng hoá được vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển với mức lãi suất 3%/năm. Trường hợp dự án do doanh nghiệp nhà nước thực hiện thì khi dự án đi vào hoạt động, ngân sách nhà nước cấp đủ 30% vốn lưu động; + Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc sử dụng Ngân sách điạ phương hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng cho từng dự án sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hoá phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. 4. Về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ: Hàng năm, ngân sách nhà nước dành khoản kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nông sản: Áp dụng, phổ cập nhanh (kể cả nhập khẩu) các loại giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất và nhân giống cây trồng, giống vật nuôi; đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục (chương trình VIDEO, truyền thanh, truyền hình, Internet, ) nhằm phổ cập nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, thông về tin thị trường, giá cả đến người sản xuất, doanh nghiệp.
  68. - 67 - Các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có hợp đồng tiêu thụ nông sản được ưu tiên triển khai và hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. 5. Về thị trường và xúc tiến thương mại: Ngoài các chính sách hiện hành, đối với vùng sản xuất hàng hoá tập trung các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các thành phần kinh tế có hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với nông dân ngay từ đầu vụ được ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng thương mại của Chính phủ và các chương trình xúc tiến thương mại do Bộ Thương mại, Bộ, ngành có liên quan, Hiệp hội ngành hàng và địa phương tổ chức. Điều 4. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá giữa người sản xuất với doanh nghiệp phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng. Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá được Ủy ban nhân dân xã xác nhận hoặc phòng công chứng huyện chứng thực. Doanh nghiệp và người sản xuất có trách nhiệm thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng; bên nào không thực hiện đúng nội dung đã ký mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại. Các bên ký kết hợp đồng cùng nhau thoả thuận xử lý các rủi ro do về thiên tai, đột biến về giá cả thị trường và các nguyên nhân bất khả kháng khác theo nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro và được Nhà nước xem xét hỗ trợ một phần thiệt hại theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp không được tranh mua nông sản hàng hoá của nông dân mà doanh nghiệp khác đã đầu tư phát triển sản xuất. Không được ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá mà người sản xuất đã ký hợp đồng với doanh nghiệp khác. Người sản xuất chỉ được bán nông sản hàng hoá sản xuất theo hợp đồng cho doanh nghiệp khác khi doanh nghiệp đã đầu tư hoặc ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá từ chối không mua hoặc mua không hết nông sản hàng hoá của mình. Khi có tranh chấp về hợp đồng thì Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam cùng cấp và Hiệp hội ngành hàng tổ chức và tạo điều kiện để hai bên giải quyết bằng thương lượng, hoà giải. Trường hợp việc thương lượng, hoà giải không đạt được kết quả thì các bên đưa vụ tranh chấp ra toà án để giải quyết theo pháp luật. Điều 5. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu doanh nghiệp vi phạm một trong những nội dung: không mua hết nông sản hàng hoá; mua không đúng thời gian, không đúng địa điểm như đã cam kết trong hợp đồng; gian lận thương mại trong việc định tiêu chuẩn chất lượng, số lượng nông sản hàng hoá; lợi dụng tính độc quyền của hợp đồng tiêu thụ để mua dưới giá đã ký kết trong hợp đồng hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho người sản xuất thì tuỳ theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà phải chịu các biện pháp xử lý như sau: 1. Bồi thường toàn bộ thiệt hại vật chất do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật về hợp đồng; 2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoặc tạm đình chỉ quyền kinh doanh đối với các mặt hàng nông sản mà doanh nghiệp vi phạm và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm hợp đồng của doanh nghiệp. Điều 6. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu người sản xuất nhận tiền vốn, vật tư ứng trước của doanh nghiệp đã ký hợp đồng mà cố ý không bán nông sản hàng hoá hoặc bán nông sản hàng hoá cho doanh nghiệp khác không ký hợp đồng đầu tư sản xuất; bán thiếu số lượng, không đúng thời gian, không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá quy định trong hợp đồng; không thanh toán đúng thời hạn hoặc có hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà phải chịu các hình thức xử lý như sau: 1. Phải thanh toán lại cho doanh nghiệp các khoản nợ: vật tư, vốn (bao gồm cả lãi suất vốn vay ngân hàng trong thời gian tạm ứng) đã nhận tạm ứng; 2. Phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp đồng. Điều 7. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp thúc đẩy quá trình tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng tại địa phương, trong đó cần làm tốt một số việc sau đây: - Chỉ đạo các ngành ở địa phương tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về phương thức sản xuất theo hợp đồng,
  69. - 68 - tăng cường giáo dục về pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho doanh nghiệp và nông dân để nhân dân đồng tình hưởng ứng phương thức làm ăn mới trong cơ chế thị trường; - Lựa chọn và quyết định cụ thể (có trường hợp cần phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Tổng công ty nhà nước) các doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá; đồng thời có kế hoạch từng bước mở rộng phương thức ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá, để đến năm 2005 ít nhất 30%, đến năm 2010 có trên 50% sản lượng nông sản hàng hoá của một số ngành sản xuất hàng hoá lớn được tiêu thụ thông qua hợp đồng. - Hướng dẫn các doanh nghiệp và người sản xuất ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hoá trên địa bàn; chỉ đạo các Sở, ban, ngành trong tỉnh đôn đốc, kiểm tra việc ký kết và thực hiện hợp đồng; - Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ thủy sản, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Hội Nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể để từ đó mở rộng phương thức tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng với hợp tác xã nông nghiệp; - Có biện pháp giúp đỡ cần thiết và tạo điều kiện cho người sản xuất và doanh nghiệp thực hiện phương thức tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng, phát hiện kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp và người sản xuất trong quá trình thực thi phương thức này; kịp thời xử lý những vướng mắc thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của địa phương và chủ động làm việc với các Bộ, ngành có liên quan để xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền của địa phương; - Chỉ đạo xây dựng một số mô hình mẫu về phương thức sản xuất theo hợp đồng để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung và hoàn thiện các chính sách, nhằm thúc đẩy quá trình liên kết ngày càng chặt chẽ và hiệu quả giữa người sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hoá trong nông nghiệp. Điều 8. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và tổ chức có liên quan: 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá của ngành, để các doanh nghiệp và người sản xuất vận dụng trong quá trình thực hiện; theo dõi tổng hợp việc triển khai thực hiện phương thức tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng báo cáo Thủ tướng Chính phủ 2. Bộ Thương mại có trách nhiệm hướng dẫn hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản. 3. Bộ Tài chính rà soát các chính sách thuế cho phù hợp đối với các bên ký hợp đồng; xây dựng cơ chế chính sách lập Quỹ bảo hiểm ngành hàng trình Chính phủ quyết định; hướng dẫn các chính sách về tài chính có liên quan. 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ phát triển hướng dẫn tổ chức chỉ đạo việc cho các doanh nghiệp, người sản xuất vay vốn được quy định trong Quyết định này. 5. Cơ quan quản lý nhà nước về giá của Chính phủ hướng dẫn nguyên tắc xác định giá sàn nông sản hàng hoá mà doanh nghiệp mua của người sản xuất để bảo đảm người sản xuất có lợi, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. 6. Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội ngành hàng phát huy vai trò, vị trí của ngành mình hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản. Điều 9. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 10. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. THỦ TƢỚNG (Đã ký) Phan Văn Khải
  70. - 69 - Phụ lục 3 Biểu mẫu 1. Mẫu hợp đồng mua bán tôm càng xanh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG v/v – Mua bán tôm càng xanh - Căn cứ Bộ luật Dân sự nƣớc CHXHCNVN số 33/2005 QH11 và Luật Thƣơng mại số 36/2005 – QH11 ban hành ngày 14/6/2005. - Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khả năng và nhu cầu của hai bên. Hôm nay, ngày tháng . năm , đại diện hai bên gồm có: BÊN A - Do ông: - Địa chỉ: - Điện thoại: CMT số: Ngày cấp: ,Nơi cấp: BÊN B - Do ông: - Địa chỉ: - Điện thoại: CMT số: Ngày cấp: ,Nơi cấp: Hai bên cùng thống nhất ký hợp đồng với các điều khoản sau: ĐIỀU 1: Tên hàng – Số lƣợng – Đơn giá Bên A bán cho bên B số tôm càng xanh: - Tên hàng: Tôm càng xanh - Do ông: - Địa chỉ: - Điện thoại: ĐIỀU 2: Tiêu chuẩn – Kỹ thuật – Quy cách – Phẩm chất - Tôm sống hoặc tôm tƣơi - Kích cở ĐIỀU 3: Địa điểm và thời gian giao nhận - Địa điểm giao nhận:
  71. - 70 - - Bốc xếp bên nào bên đó chịu trách nhiệm - Thời gian giao nhận: Từ ngày đến ngày khi đến nhận tôm, bên B báo trƣớc cho bên A từ 3 đến 5 ngày. ĐIỀU 4: Phƣơng thức thanh toán Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt - Bên B đặt cọc trƣớc cho bên A: - Bên B thanh toán cho bên A theo từng đợt nhận hàng. Số tiền bên B đã ứng trƣớc sẽ khấu trừ vào tất toán chuyển nhận cuối cùng. ĐIỀU 5: Điều khoản chung Hai bên cam kết việc thực hiện đầy đủ các điều kiện khoản ghi trong hợp đồng. Nếu bên B không thực hiện hợp đồng thì không đƣợc nhận lại số tiền đặt cọc trƣớc. Ngƣợc lại, nếu bên A không thực hiện hợp đồng thì phải bồi thƣờng gấp đôi số tiền bên B đã đặt cọc trƣớc. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì trở ngại, hai bên phải cùng bàn bạc, thống nhất giải quyết bằng văn bản mới có giá trị. Nếu một bên tự ý vi phạm hợp đồng thì phải bồi thƣờng những thiệt hại đã gây ra cho bên kia. Hợp đồng đƣợc lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý nhƣ nhau, mỗi bên giữ 2 bản. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B XÁC NHẬN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG
  72. - 71 - Biểu mẫu 2: Thanh lý hợp đồng Đơn vị hợp đồng: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG - Căn cứ vào hợp đồng số: , ngày tháng năm , về việc - Căn cứ vào biên bản nghiệm thu ngày tháng năm Hôm nay ngày tháng năm , tại Chúng tôi gồm có: I. ĐẠI DIỆN BÊN A: 1. Ông: Chức vụ: 2 Ông: Chức vụ: II. ĐẠI DIỆN BÊN B: 1. Ông: Chức vụ: 2 Ông: Chức vụ: Hai bên đã cùng tiến hành thanh lý hợp đồng nhƣ sau: A. Khối lƣợng và giá trị hợp đồng đƣợc giao nhận: - Khối lƣợng: - Giá trị: B. Khối lƣợng và giá trị hợp đồng bên B đã thực hiện đƣợc: - Khối lƣợng: - Giá trị thực hiện - Yêu cầu kỹ thuật, chất lƣợng Tổng hợp đồng bên A thanh toán cho bên B là C. Tổng số tiền bên B đã ứng của bên A: - Ứng đợt 1: - Ứng đợt 2: D. Trừ phần đã ứng trƣớc, phần còn lại bên B đƣợc thanh toán là: Số tiền còn lại bên A sẽ thanh toán cho bên B vào ngày tháng năm Hai bên nhất trí thanh lý hợp đồng số: , ngày tháng năm Biên bản thanh lý hợp đồng đƣợc lập thành bản, mỗi bên giữ bản ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
  73. - 72 - Phụ lục 4 BIỂU MẪU THEO DÕI SỬ DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT Ngày Số Tên ao Tên Số Ngƣời Ngƣời Tồn chứng sử dụng thuốc, lƣợng giao nhận từ hóa chất (gr) Ngày tháng năm Trƣởng trại
  74. - 73 - BIỂU MẪU THEO DÕI SỬ DỤNG THỨC ĂN Tháng /năm Ao số . Cỡ tôm STT Ngày Thức ăn Lƣợng thức ăn (gr) Lƣợng Ngƣời Loại Mã số Lần Lần Lần Tổng bình cho ăn thức ăn 1 2 3 cộng quân (gr/con) Ngày tháng năm Trƣởng trại
  75. - 74 - BIỂU MẪU THEO DÕI TĂNG TRỌNG TÔM Tháng /năm Ao số . Cỡ tôm Phƣơng Tình Số Trọng lƣợng Tăng trọng so Ngƣời STT Ngày pháp trạng lƣợng bình quân với lần kiểm kiểm tra kiểm tra tôm kiểm tra (g/con) tra trƣớc Ngày tháng năm Trƣởng trại
  76. - 75 - BIỂU MẪU THEO DÕI BỆNH TÔM Tháng /năm Ao số . Cỡ tôm Tình Phƣơng Thuốc, Ngƣời Nguyên Liều Kết Ngƣời Ngày trạng pháp điều hóa chất điều nhân lƣợng quả kiểm tra bệnh trị sử dụng trị Ngày tháng năm Trƣởng trại
  77. - 76 - BẢNG THEO DÕI CÁC CHỈ TIÊU MÔI TRƢỜNG Tháng /năm Ao số . Cỡ tôm Ngày Các chỉ tiêu môi trƣờng Nhận Phƣơng Ngƣời Ngƣời Nhiệt độ pH Oxy hòa tan NH xét pháp khắc kiểm thẩm 3 phục tra tra Ngày tháng năm Trƣởng trại
  78. - 77 - BIỂU MẪU KIỂM TRA VỆ SINH Tháng /năm Hạng, mục kiểm tra Nhận Sửa Ngƣời Ngƣời xét chữa kiểm tra thẩm tra Ngày Kho Ao số Dụng cụ Thiết bị chứa Ngày tháng năm Trƣởng trại
  79. - 78 - DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH (Kèm theo Quyết định số 874 /QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dƣơng - Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 2. Phó chủ nhiệm: 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Quốc Đạt, Phó trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 4. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Kim Nhi, Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Bà Nguyễn Thị Tím, Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Lê Tiến Dũng, Trƣởng phòng Trƣờng Trung học Thủy sản - Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trƣởng Chi cục Thủy sản Cần Thơ. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH (Kèm theo Quyết định số 2034 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết, Phó hiệu trƣởng Trƣờng Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 4. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Phƣơng Thanh, Trƣởng khoa Trƣờng Trung học Thủy sản - Ông Thái Thanh Bình, Trƣởng phòng Trƣờng Cao đẳng Thủy sản - Bà Lê Ngọc Diện, Phó chi cục trƣởng Chi cục nuôi trồng thủy sản Cần Thơ