Giáo trình Lý thuyết thống kê (Phần 1) - Cao đẳng nghề Yên Bái

pdf 35 trang ngocly 2080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lý thuyết thống kê (Phần 1) - Cao đẳng nghề Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ly_thuyet_thong_ke_phan_1_cao_dang_nghe_yen_bai.pdf

Nội dung text: Giáo trình Lý thuyết thống kê (Phần 1) - Cao đẳng nghề Yên Bái

  1. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC 1. Sự ra đời và phát triển của thống kê học. Thống kê học ra đời, phát triển từ nhu cầu thực tiễn của xã hội và là một trong những môn khoa học xã hội có lịch sử lâu dài nhất. Đó là một quá trình phát triển không ngừng từ đơn giản đến phức tạp, được đúc rút dần thành lý luận khoa học và ngày nay đã trở thành một môn khoa học độc lập. Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết chú ý tới việc đăng ký, ghi chép và tính toán số người trong bộ tộc, số gia súc, số người có thể huy động phục vụ các cuộc đấu tranh giữa các bộ tộc, số người được tham gia ăn chia, phân phối của cải thu được Mặc dù việc ghi chép còn rất đơn giản với phạm vi hẹp, nhưng đó chính là những cơ sở thực tiễn ban đầu của thống kê. Trong xã hội phong kiến, hầu hết các quốc gia ở châu Âu, châu Á đều có tổ chức việc đăng ký, kê khai về số dân, ruộng đất, tài sản với phạm vi rộng hơn, có tính chất thống kê rõ hơn. Tuy nhiên, các đăng ký này còn mang tính tự phát, thiếu khoa học. Thống kê đã có một bước phát triển quan trọng, nhưng vẫn chưa thực sự hình thành một môn khoa học độc lập. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi các nhà khoa học phải nghiên cứu lý luận cũng như phương pháp thu thập, tính toán và phân tích về mặt lượng các hiện tượng kinh tế - xã hội. Năm 1682, William Petty (1623 - 1687), nhà kinh tế học người Anh đã xuất bản cuốn “Số học chính trị”. Đây là tác phẩm có tính phân tích thống kê đầu tiên trong đó tác giả nghiên cứu các hiện tượng xã hội bằng cách tổng hợp và so sánh các con số. Những thành tựu nổi bật của khoa học tự nhiên trong thế kỷ XVIII, đặc biệt là sự ra đời của lý thuyết xác suất và thống kê toán đã có sự ảnh hưởng rất lớn đến thống kê học, gắn liền với nhiều tên tuổi của nhiều nhà toán học- thống kê học như: Lomonoxop( Nga), Laplace(Pháp), Fisher, Pearson(Anh). Kể từ khi ra đời, thống kê ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Thông qua việc phát hiện, phản ánh những quy luật về lượng của hiện tượng, các con số thống kê giúp cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá các chương trình, kế hoạch và định hướng sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Do vai trò quan trọng của thống kê nên V.Lê Nin đã khẳng định rằng: thống kê kinh tế- xã hội là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để nhận thức xã hội. 2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thống kê cho thấy : Thống kê học là một môn khoa học xã hội. Tuy nhiên, khác với các môn khoa học xã hội 1
  2. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê khác, thống kê học không trực tiếp nghiên cứu mặt chất của hiện tượng, mà nó chỉ phản ánh bản chất, tính quy luật của hiện tượng thông qua các con số, các biểu hiện về lượng của hiện tượng. Điều đó có nghĩa là thống kê học phải sử dụng các con số về quy mô, kết cấu, quan hệ tỷ lệ, quan hệ so sánh .của hiện tượng để phản ánh biểu thị bản chất, tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Như vậy, các con số thống kê không phải chung chung, trừu tượng, mà bao giờ cũng chứa đựng một nội dung kinh tế, chính trị, xã hội nhất định giúp ta nhận thức được bản chất và quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Theo quan điểm của triết học, chất và lượng là hai mặt không thể tách rời của mọi sự vật, hiện tượng, giữa chúng luôn tồn tại mối liên hệ biện chứng với nhau. Trong mối quan hệ đó, sự thay đổi về lượng quyết định sự biến đổi về chất. Quy luật lượng – chất của triết học đã chỉ rõ: Mỗi lượng cụ thể đều gắn với một chất nhất định, khi lượng thay đổi và tích lũy đến một chừng mực nhất định thì chất thay đổi theo. Vì vậy, nghiên cứu mặt lượng của hiện tượng sẽ giúp cho việc nhận thức bản chất của hiện tượng. Có thể đánh giá thành tích sản xuất của một doanh nghiệp qua các con số thống kê về tổng số sản phẩm làm ra, giá trị sản xuất đạt được, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về sản xuất, giá thành đơn vị sản phẩm, năng suất lao động và thu nhập của người công nhân Tuy nhiên, để có thể phản ánh được bản chất và tính quy luật phát triển của hiện tượng, các con số thống kê phải được tập hợp, thu thập trên một số lớn các hiện tượng cá biệt. Thống kê học coi tổng thể các hiện tượng cá biệt như một thể hoàn chỉnh và lấy đó làm đối tượng nghiên cứu. Nếu chỉ thu thập số liệu trên một số ít hiện tượng thì khó có thể rút ra bản chất chung của hiện tượng, mà nhiều khi người ta chỉ tìm thấy những yếu tố ngẫu nhiên, không bản chất. Ngược lại, khi nghiên cứu trên một số lớn các hiện tượng cá biệt, các yếu tố ngẫu nhiên sẽ bù trừ, triệt tiêu nhau và khi đó bản chất, quy luật phát triển của hiện tượng mới được bộc lộ rõ. Hiện tượng số lớn trong thống kê được hiểu là một tập hợp các hiện tượng cá biệt đủ bù trừ, triệt tiêu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Giữa hiện tượng số lớn và các hiện tượng cá biệt luôn luôn tồn tại mối quan hệ biện chứng. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học bao giờ cũng tồn tại trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Trong điều kiện lịch sử khác nhau, các đặc điểm về chất và biểu hiện về lượng của hiện tượng cũng khác nhau, nhất là với các hiện tượng kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, trình độ hiện đại hóa, một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động của người công nhân lại rất khác nhau giữa các doanh nghiệp. Từ các phân tích trên, có thể rút ra kết luận: Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. 2
  3. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê 3. Cơ sở lý luận của thống kê học. 3.1 Phải dựa vào kinh tế chính trị học: Trong môn kinh tế chính trị có nhiều các khái niệm, các phạm trù, các quy luật như giá trị, giá thành, giá cả, quy luật cung cầu, cạnh tranh, tích luỹ, khoa học công nghệ khi nghiên cứu về kinh tế phải nắm được các khái niệm, các quy luật, các phạm trù kinh tế, làm cơ sở nghiên cứu thì mới thấy được bản chất của sự vật. 3.2 Phải dựa vào chủ nghĩa duy vật lịch sử: Các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội phát sinh, phát triển đều gắn liền những điều kiện và trong hoàn cảnh cụ thể, địa điểm ở đâu, thời gian nào, hoàn cảnh ra sao mới thấy được bản chất của hiện tượng. 3.3 Dựa vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Trong từng thời kỳ cụ thể như là: các nghị quyết, nghị định chính sách trong đó định rõ nhiệm vụ phương hướng bước đi của từng ngành, từng lĩnh vực trong xã hội, những cái cấm đoán không được làm, những cái khuyến khích phát triển từ đó tạo ra biện pháp thực hiện các kế hoạch dự án, chương trình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, trên cơ sở đó thống kê giúp cho lãnh đạo đề ra được các chính sách, các quyết định cho phù hợp . Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: người làm công tác thống kê phải hiểu một cách sâu sắc về đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, phải có quan điểm của giai cấp vô sản. 4. Cơ sở phương pháp luận của thống kê học. 4.1. Phương pháp lôgic học: người cán bộ thống kê phải có trình độ hiểu biết sâu sắc về hiện tượng có lí luận tư duy tổng hợp của nhiều môn khoa học khác để phát triển một cách sâu sắc và toàn diện về hiện tượng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của thống kê: phân tổ - tổng hợp – phương sai. 4.3. Phương pháp biện chứng: bao gồm 2 nguyên lý, 3 quy luật, 6 cặp phạm trù. 5. Nhiệm vụ của thống kê học. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thống kê nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho phân tích và dự đoán. Tổ chức điều tra thu thập và tổng hợp số liệu của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn. Vận dụng phương pháp toán học để tổng hợp, xử lý, tính toán, phân tích các chỉ tiêu thống kê. 6. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê. 6.1 Khái niệm chung về thống kê: Thống kê học là một môn khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý, phân tích các con số về mặt lượng của 3
  4. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện và thời gian cụ thể. 6.2 Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể 6.2.1. Khái niệm: là một hiện tượng kinh tế xã hội số lớn bao gồm các đơn vị và phần tử cá biệt cấu thành lên. Các đơn vị và phần tử cá biệt này gọi là các đơn vị của tổng thể. 6.2.2. Phân loại tổng thể thống kê. Tổng thể bộc lộ: là tổng thể thống kê mà các đơn vị tổng thể dễ dàng xác định được bằng trực quan như: tổng số sinh viên trong lớp học, số hàng hoá bán ra trong tuần, tháng, năm Tổng thể tiềm ẩn: là tổng thể khó xác định bằng trực quan như: tổng thể số sinh viên trường cao đẳng nghề Yên bái mê hát, bóng đá Tổng thể đồng chất: là tổng thể mà các đơn vị của tổng thể giống nhau về đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu. Tổng thể không đồng chất: ngược với đồng chất như: tổng thể các cơ sở sản xuất công nghiệp của toàn quốc trong một thời gian xác định là tổng thể đồng chất. Nó là tổng thể đồng chất nếu mục đích nghiên cứu là tìm hiểu kết quả hoạt động chế biến và khai thác sản phẩm vật chất. Tổng thể chung: bao gồm tất cả các đơn vị của tổng thể. Tổng thể riêng biệt (bộ phận) chỉ bao gồm một phần của tổng thể chung như: khi nghiên cứu về sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Yên bái, tổng số doanh nghiệp vừa hay tổng số doanh nghiệp nhỏ là tổng thể bộ phận. Còn tổng 2 loại là tổng thể chung. 6.3 Tiêu thức thống kê. 6.3.1 Khái niệm: là các đặc điểm của đơn vị tổng thể được chọn ra để nghiên cứu. Ví dụ: đơn vị tổng thể là con người: tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, nơi ở, thu nhập Hoặc đơn vị tổng thể là doanh nghiệp: tên doanh nghiệp, địa chỉ, số lượng công nhân, tài sản cố định, năng suất lao động 6.3.2 Phân loại a. Tiêu thức thuộc tính: phản ánh các tính chất của đơn vị tổng thể không biểu hiện trực tiếp bằng con số. Ví dụ: giới tính, trình độ văn hoá, nhân cách, tính cách, nghề nghiệp b. Tiêu thức trực tiếp: Giới tính: nam và nữ Nhân cách: tốt và không tốt 4
  5. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê Hình thức: đẹp và xấu c. Tiêu thức gián tiếp: đời sống vật chất như lương thực, thịt, trứng, sữa d. Tiêu thức số lượng: là loại tiêu thức có biểu hiện trực tiếp bằng con số, đó là số liệu có thể cân, đo, đong, đếm, được của đơn vị tổng thể như: chiều dài của cây cầu, số nhân khẩu trong gia đình, tiền lương của người lao động e. Tiêu thức thay phiên: là tiêu thức có hai biểu hiện không trùng nhau trên cùng một tổng thể. Ví dụ: giới tính: nam- nữ số lượng công nhân: >500 nguời và< 500 nguời. 6.4. Chỉ tiêu thống kê. 6.4.1. Khái niệm: Là kết quả tổng hợp mối quan hệ giữa mặt lượng và chất của một hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội nào đó bao gồm 2 mặt: khái niệm và con số. a. Mặt khái niệm: bao gồm định nghĩa và khái niệm về thực thể, thời gian và không gian của hiện tượng, mặt này chỉ rõ nội dung của chỉ tiêu thống kê. b. Mặt con số: của chỉ tiêu là trị số được phát hiện với các đơn vị tính phù hợp. Nó nêu lên mức độ của chỉ tiêu. Ví dụ: Tổng sản lượng trong nước năm 2001 là 48.300 tỷ đồng trong đó tổng sản phẩm trong nước năm 2001 là mặt khái niệm của chỉ tiêu, 48.300 tỷ đồng là mặt con số của chỉ tiêu. 6.4.2 Phân loại. Chỉ tiêu chất lượng: phản ánh mặt chất của hiện tượng cần nghiên cứu như năng suất lao động, giá thành đơn vị sản phẩm Chỉ tiêu số lượng: phản ánh quy mô của tổng thể như số lượng sản phẩm, số lượng công nhân, số lượng sinh viên trong lớp, trường 6.5 Hệ thống chỉ tiêu thống kê: là các chỉ tiêu thống kê có mối quan hệ mật thiết với nhau cùng phản ánh một mặt nào đó của hiện tượng được nghiên cứu. 6.6 Các loại thang đo 6.6.1. Thang đo định danh: là việc đánh số các đặc điểm cùng loại của các đơn vị tổng thể nhưng các con số này không có mối quan hệ về mặt toán học như: giới tính : Nam là số1. Nữ là số 2. 6.6.2. Thang đo thứ bậc: là thang đo định danh nhưng giữa các biểu hiện có mối quan hệ về thứ bậc. Ví dụ: Trình độ văn hoá có 3 cấp: cấp 1,2,3 Trình độ chuyên nghiệp: trung cấp, cao đẳng, đại học. 5
  6. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê Huân chương có 3 hạng: hạng nhất, nhì, ba Quân hàm: thiếu tá, trung tá, thượng tá. đại tá. 6.6.3. Thang đo tỷ lệ: là thang đo khoảng với một điểm 0 tuyệt đối nào đó làm gốc. Ví dụ: kg, m, cm, dm 6.6.4. Thang đo khoảng: là thang đo thứ bậc nhưng có khoảng cách đều nhau như: số bình quân. Phương sai 7. Bảng thống kê và đồ thị thống kê. 7.1 Bảng thống kê. 7.1.1. Khái niệm: Bảng thống kê là một hình thức biểu hiện các tài liệu thống kê một cách có hệ thống hợp lý rõ ràng. 7.1.2. Ý nghĩa: Nhằm nêu lên được đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng, những đặc trưng hay đặc điểm chung của tất cả các bảng thống kê bao giờ cũng có con số chung, con số bộ phận, các con số này có liên quan đến nhau. Các tài liệu, số liệu trong bảng thống kê được sắp xếp khoa học giúp ta dễ dàng so sánh đối chiếu, phân tích theo các phương pháp khác nhau nhằm nêu nên một cách sâu sắc bản chất của hiện tượng nhằm thuyết phục người xem. 7.1.3. Cấu thành của bảng thống kê. a. Hình thức: bảng thống kê bao gồm các hàng ngang cột dọc, các tiêu đề và các con số, phản ánh quy mô của bảng thống kê, hàng ngang cột dọc càng nhiều quy mô của bảng càng lớn thì nghiên cứu cho những hiện tượng đó càng phức tạp và ngược lại. Hàng ngang cột dọc tạo thành các ô vuông, dùng để điền các số liệu thống kê và có thể đánh số thứ tự để cho tiện ghi chép. Tiêu đề : phản ánh nội dung của bảng thống kê bao gồm: + Tiêu đề chung là tên gọi chung của bảng viết ngắn gọn và đặt phía trên của bảng. + Tiêu đề nhỏ (tiêu mục): là tên của mỗi hàng mỗi cột phản ánh rõ nội dung của mỗi hàng mỗi cột đó. Các tài liệu và con số được ghi vào các ô của bảng thống kê, mỗi con số phản ánh một đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. b. Nội dung : bảng thống kê gồm hai phần Phần chủ đề (chủ từ): nêu lên tổng thể hiện tượng được trình bày trong bảng thống kê, tổng thể này nó giải đáp đối tượng nghiên cứu là những đơn vị nào, loại hình nào, địa phương nào, thời gian nào. Phần chủ đề thường đặt ở bên trái của bảng thống kê . 6
  7. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê Phần giải thích (tân từ): gồm các chỉ tiêu giải thích về các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu nghĩa là giải thích phần chủ đề của bảng. Phần giải thích thường đặt ở vị trí bên trên của bảng, cũng có những trường hợp người ta thay đổi vị trí cho nhau . c. Các loại bảng thống kê: căn cứ vào kết cấu của phần chủ đề có thể phân thành hai loại sau: * Bảng thống kê giản đơn: là loại bảng phần chủ đề không có phân tổ mà phần chủ đề của bảng chỉ liệt kê: các đơn vị trong tổng thể, tên gọi địa phương, thời gian khác nhau của quá trình nghiên cứu. Ví dụ: Tại một doanh nghiệp X có số liệu như sau Tên xí nghiệp sản Số công nhân Giá trị tổng sản Năng suất lao xuất Sản xuất (1) lượng(triệu đồng) động bình (2) quân (3=2/1) Xí nghiệp A 350 3500 10.000 Xí nghiệp B 410 4305 10.500 Xí nghiệp C 460 4462 9700 Doanh nghiệp “X” 1120 12.267 10.054 * Bảng thống kê kết hợp: là loại bảng thống kê có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức để ghi trong phần chủ đề có nhiều tổ hoặc nhiều bộ phận khác nhau. Loại bảng này giúp ta nghiên cứu sâu sắc bản chất của hiện tưọng và đi sâu vào kết cấu của hiện tượng và thấy rõ mối liên hệ giữa bộ phận này với bộ phận khác trong quá trình phát triển. d. Những yêu cầu đối với việc xây dựng bảng thống kê Quy mô của bảng thống kê không nên quá lớn. Các tiêu đề và tiêu mục trong bảng thống kê cần được ghi chính xác, đầy đủ, gọn và dễ hiểu. Các hàng và các cột cần được ký hiệu bằng chữ hoặc số để tiện trình bày và theo dõi. Các chỉ tiêu giải thích trong bẳng thống kê cần được sắp xếp theo thứ tự hợp lý, phù hợp với mục đích nghiên cứu, các chỉ tiêu có liên hệ với nhau sắp xếp gần nhau. Cách ghi các ký hiệu trong bảng thống kê theo nguyên tắc các ô có trong bảng thống kê dùng để ghi số liệu. 7
  8. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê Phần ghi chú ở cuối bảng thống kê được dùng để giải thích rõ nội dung của một số chỉ tiêu trong bảng, để nói rõ các nguồn tài liệu đã sử dụng Trong bảng thống kê bao giờ cũng phải có đơn vị tính cụ thể theo từng chỉ tiêu. 7.8. Đồ thị thống kê. 7.8.1. Khái niệm: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc các đường nét hình học dùng để mô tả có tính chất quy ước về các tài liệu thống kê. 7.8.2. Đặc điểm Đồ thị thống kê sử dụng các con số kết hợp với hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày và phân tích các đặc trưng số lượng của hiện tượng cần nghiên cứu từ đó người xem không mất nhiều thời gian nhưng vẫn nhận thức được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đồ thị thống kê chỉ trình bày một cách khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng phát triển của hiện tượng. Do đặc điểm nêu trên đồ thị thống kê có tính quần chúng, tính hấp dẫn, sinh động làm cho người hiểu biết ít về thống kê nhưng dễ dàng vẫn cảm nhận được về bản chất của hiện tượng đồng thời giữ được ấn tượng khá sâu sắc cho người xem. 7.8.3. Các loại đồ thị thống kê. * Căn cứ vào hình thức biểu hiện có thể phân chia đồ thị thống kê thành các loại sau: + Biểu đồ hình cột. + Biểu đồ tượng hình. + Biểu đồ diện tích( hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn). + Đồ thị gấp khúc. + Bảng đồ thống kê. * Nếu căn cứ theo nội dung phản ánh có thể phân chia biểu đồ thống kê thành các loại sau: + Đồ thị so sánh. + Đồ thị phát triển. + Đồ thị kết cấu. + Đồ thị hoàn thành kế hoạch. 8
  9. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 Câu 1: Phân tích đối tượng nghiên cứu của thống kê học ? Câu 2: Cơ sở lý luận của thống kê học ? Câu 3: Cơ sở phương pháp luận của thống kê học? Câu 4: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thống kê học với các môn khoa học khác có liên quan? 9
  10. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ 1. Điều tra thống kê. 1.1 Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của điều tra thống kê. 1.1.1. Khái niệm: Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể về thời gian, không gian. Điều 3, Luật thống kê của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng định nghĩa: Điều tra thống kê hình thức thu thập thông tin thống kê theo phương án điều tra. Định nghĩa này hoàn toàn phù hợp với khái niệm nêu trên, vì phương án điều tra thống kê sẽ quy định rõ về mục đích, ý nghĩa, toàn bộ quá trình tổ chức, điều kiện thời gian, không gian của cuộc điều tra. Tính khoa học của cuộc điều tra được thể hiện rõ trong phương án này. Ví dụ: Nghiên cứu Thống kê dân số người ta phải điều tra dân số để thu thập tài liệu của từng người dân về họ, tên , tuổi, nơi ở, giới tính, trình độ văn hoá 1.1.2. Ý nghĩa của điều tra thống kê: Điều tra thống kê, nếu được tổ chức theo những nguyên tắc khoa học chặt chẽ, sẽ đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nhau cả về lý thuyết cũng như thực tế đặt ra. Trước hết tài liệu do điều tra thống kê thu được là căn cứ tin cậy để kiểm tra, đánh giá thực trạng hiện tượng nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của từng đơn vị, từng địa phương và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, điều tra thống kê cung cấp cho ta những tài liệu, những số liệu đáng tin cậy để tổng hợp phân tích rút ra được kết luận đúng đắn về hiện tượng nghiên cứu, trên cơ sở đó, tìm biện pháp thích hợp thúc đẩy hiện tượng phát triển theo hướng có lợi nhất. Thứ ba, những tài liệu điều tra thống kê cung cấp một cách có hệ thống còn là căn cứ vững chắc cho việc phát triển, xác định xu hướng, quy luật biến động của hiện tượng và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai. Trong quá trình điều hành, quản lý kinh tế - xã hội, các tài liệu này giúp cho việc xây dựng các định hướng, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai, quản lý quá trình thực hiện các kế hoạch. Từ đó, làm căn cứ để giúp Đảng và Nhà nước đề ra những đường lối chủ trương chính sách về các kế hoạch, các dự án để phát triển kinh tế - xã hội và nhiều lĩnh vực khác, đề ra được những biện pháp quản lý chỉ đạo, lãnh đạo được phù hợp. 10
  11. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê 1.1.3. Nhiệm vụ của điều tra thống kê: Là thu thập tài liệu về các đơn vị tổng thể, cần thiết cho các khâu tiếp theo của quá trình điều tra thống kê, chất lượng của điều tra thống kê quyết định tính chính xác, kịp thời, đầy đủ của toàn bộ quá trình điều tra thống kê. * Phải chính xác: tài liệu điều tra phản ánh đúng tình hình thực tế khách quan của các đơn vị trong tổng thể nghiên cứu, do đó phải ghi chép chung thực, không tuỳ tiện thêm bớt, đòi hỏi người làm công tác điều tra thống kê phải có trình độ chuyên môn và có lập trường tư tưởng đúng đắn * Phải kịp thời: tài liệu điều tra phải đúng thời gian, không được chậm trễ vì các hiện tượng luôn luôn biến động, do đó người làm công tác quản lý phải nắm bắt được thông tin kịp thời qua khâu điều tra thống kê để có biện pháp xử lý thông tin thích hợp với từng hiện tượng cụ thể. Việc thu thập tài liệu phải ghi rõ trong văn kiện điều tra thống kê. * Phải đầy đủ: tài liệu và con số thu được trong giai đoạn điều tra phải theo đúng nội dung và số đơn vị trong tổng thể cần điều tra như vậy giúp cho công tác tổng hợp, phân tích và dự đoán được chính xác. 1.2 Các loại điều tra thống kê: điều tra thống kê có nhiều loại khác nhau, tùy theo mục đích nghiên cứu, đặc điểm của đối tượng điều tra và điều kiện thực tế mà người ta có thể sử dụng loại nào cho phù hợp. Trên đây là một số cách phân loại điều tra chủ yếu: 1.2.1.Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên: căn cứ vào tính liên tục, tính hệ thống của các cuộc điều tra, có thể phân biệt thành hai loại điều tra: * Điều tra thường xuyên: là việc tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng nghiên cứu một cách liên tục, có hệ thống. Ví dụ, việc tổ chức chấm công lao động, theo dõi số công nhân đi làm hàng ngày tại doanh nghiệp, kiểm kê hàng hóa xuất, nhập, tồn trong kho Điều tra thường xuyên giúp ta thu thập được những số liệu theo dõi tỷ mỉ tình hình phát triển của hiện tượng theo thời gian và có ý nghĩa nhất định trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Ví dụ, việc ghi chép các hiện tượng phát sinh trong quá trình sản xuất như số công nhân đi làm hàng ngày, số nguyên vật liệu tiêu hao, số sản phẩm sản xuất ra, ghi chép tình hình biến động nhân khẩu của một địa phương như sinh, tử. đến, đi; ghi chép tình hình thực hiện nội quy của học sinh, sinh viên trong lớp như bỏ tiết, bỏ học * Điều tra không thường xuyên: là tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu của hiện tượng một cách không liên tục, không gắn với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng. Điều tra không thường xuyên được tiến hành đối với những hiện tượng ít biến động, biến động chậm hoặc không cần theo dõi thường xuyên, liên tục. Chỉ khi nào cần nghiên cứu, người ta mới tổ chức điều tra. Do đó, các cuộc điều tra không thường xuyên được tiến hành với mục đích, nội dung, phạm vi, đối 11
  12. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê tượng và phương pháp điều tra không giống nhau. Tuy nhiên, để tiến hành cho việc theo dõi, so sánh, phân tích sự biến động của hiện tượng theo thời gian, nhiều cuộc điều tra không thường xuyên cũng được tiến hành lặp đi lặp lại theo chu kỳ nhất định và người ta thường cố gắng kế thừa những gì đã được thực hiện tại cuộc điều tra trước, nay vẫn còn có ý nghĩa. Chẳng hạn, các cuộc Tổng điều tra dân số được tiến hành 10 năm một lần nước ta hiện nay thuộc loại điều tra này. 1.2.2. Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ: căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, điều tra thống kê được phân thành: * Điều tra toàn bộ: là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên toàn thể các đơn vị thuộc đối tượng điều tra, không loại trừ bất kỳ đơn vị nào. Ví dụ: các cuộc Tổng điều tra dân số được tiến hành vào ngày 1/10/1979, ngày 1/4/1989 và ngày 1/4/1999 nước ta. Điều tra toàn bộ là nguồn cung cấp đầy đủ nhất cho các nghiên cứu thống kê. Do tài liệu được thu thập trên toàn bộ các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu, nên nó vừa là cơ sở để tính được các chỉ tiêu tổng hợp cho cả tổng thể, lại vừa cung cấp số liệu chi tiết cho từng đơn vị. Vì vậy điều tra toàn bộ ít được tiến hành thường xuyên và thường được giới hạn ở một số nội dung chủ yếu. * Điều tra không toàn bộ: là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên một số đơn vị được chọn trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung. Do chỉ tiến hành điều tra trên một số đơn vị của hiện tượng nghiên cứu, nên điều tra không toàn bộ có thể rút ngắn được thời gian, tiết kiệm công sức, giảm chi phí. Đặc biệt là loại điều tra này vừa có điều kiện mở rộng nội dung điều tra, thu thập số liệu chi tiết trên nhiều mặt của hiện tượng, vừa có thể kiểm tra , đánh giá độ chính xác của số liệu thu được một cách thuận lợi. Ví dụ: điều tra về ngân sách gia đình, điều tra về năng suất thu hoạch lúa, điều tra giá cả thị trường Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị để điều tra, ta có thể phân chia điều tra không toàn bộ thành 3 loại như sau: + Điều tra chọn mẫu: là điều tra trên một số đơn vị tổng thể được chọn ra từ tổng thể chung theo phương pháp khoa học, có thể thay thế cho điều tra toàn bộ. +Điều tra trọng điểm: chỉ điều tra chủ yếu của tổng thể chung, kết quả điều tra không suy rộng cho toàn bộ tổng thể, nhưng vẫn nắm được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng. Ví dụ: nghiên cứu tình hình trồng chè ở Thái nguyên, cà phê ở Tây Nguyên + Điều tra chuyên đề: chỉ điều tra ít, thậm chí chỉ là một đơn vị tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu chi tiết mọi khía cạnh khác nhau của đơn vị đó. Ví dụ: trong sản xuất hàng công nghiệp ở một doanh nghiệp “ A” có nhiều mặt như: số lao động, cơ cấu lao động, số sản phẩm cần được sản xuất trong kế hoạch, tổng số nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, giá thành để sản xuất ra một sản phẩm, giá bán của một sản phẩm Điều tra chuyên đề thường dùng để nghiên cứu các cá 12
  13. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê nhân, đơn vị còn lạc hậu hoặc tiên tiến để phổ biến những kinh nghiệm hoặc hạn chế những nguyên nhân gây ra hiệu quả không tốt. 1.3. Các phương pháp thu thập tài liệu trong điều tra thống kê. Để thu thập thông tin trong điều tra thống kê người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ theo điều kiện về đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu, khả năng về tài chính, thời gian, kinh nghiệm, trình độ của người tổ chức, điều tra viên để lựa chọn phương pháp điều tra thích hợp, phần này tôi sẽ trình bày những vấn đề chung của một số phương pháp chủ yếu trong điều tra thống kê. 1.3.1. Phương pháp đăng ký trực tiếp. Ở phương pháp này nhân viên điều tra phải trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra , trực tiếp tiến hành giám sát việc cân, đo, đong đếm và ghi chép vào phiếu điều tra. Như trong điều tra tồn kho vật tư hàng hoá: nhân viên điều tra trực tiếp cân, đo đong đếm phân loại số lượng vật tư, thiết bị, hàng hoá còn tồn trong kho rồi ghi chép vào phiếu điều tra. Hoặc điều tra thu hoạch sản xuất đậu tương của một vùng thì nhân viên điều tra trực tiếp xuống nơi sản xuất có thể cùng một số nông dân thu hoạch ở một sào hoặc một héc ta xem sản lượng đậu tương được bao nhiêu tấn kết hợp giá thành một cân đậu tương Tài liệu ghi chép ban đầu thu được qua đăng ký trực tiếp có độ chính xác cao, nhưng đòi hỏi nhiều nhân lực và thời gian. Mặt khác trong thực tế có rất nhiều hiện tượng không cho phép quan sát trực tiếp quá trình phát sinh, phát triển của nó như nghiên cứu thu chi, mức sống dân cư vì vậy phạm vi áp dụng phương pháp này rất hạn chế. 1.3.2. Phương pháp phỏng vấn. Phỏng vấn là phương pháp điều tra thống kê được sử dụng nhiều nhất, theo đó việc ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện thông qua quá trình hỏi – đáp giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thông tin. Trong điều tra thống kê, phỏng vấn không phải là một cuộc nói chuyện, hỏi đáp thông thường, cũng không phải là cuộc phỏng vấn lấy tin của các nhà báo, càng không phải là cuộc thẩm vấn giữa nhân viên điều tra và người bị nghi vấn Phỏng vấn trong thống kê phải tuân thủ theo mục tiêu nghiên cứu, theo đối tượng, khách thể, nội dung nghiên cứu đã được xác định rõ trong chương trình, phương án điều tra. Điều tra viên bắt buộc phải tuân thủ phương án điều tra, đặc biệt là các nội dung điều tra được thể hiện cụ thể trong phiếu điều tra, do đó cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kỹ năng phỏng vấn, về năng lực chuyên môn, sự am hiểu về các nội dung. Ngay việc ghi chép cũng phải được thực hiện nghiêm chỉnh theo tất cả các hướng dẫn, các quy định của phiếu điều tra để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý, tổng hợp thông tin sau này. Nếu căn cứ vào tính chất của sự tiếp xúc giữa người hỏi và người trả lời bao gồm hai loại: Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp: * Phỏng vấn trực tiếp: 13
  14. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê Đây là phương pháp ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện thông qua quá trình hỏi - đáp trực tiếp giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thông tin. Do việc tiếp xúc trực tiếp giữa người hỏi và người trả lời, nên phương pháp này tạo ra những điều kiện đặc biệt để hiểu đối tượng sâu sắc, giúp điều tra viên có thể kết hợp phỏng vấn với việc quan sát đối tượng từ hình thức bên ngoài đến những cử chỉ biểu lộ tình cảm, thái độ, nên có thể phát hiện ngay những sai sót và uốn nắn kịp thời. Mặt khác, nhân viên điều tra có thể giải thích kỹ các câu hỏi và rà soát tại chỗ các câu trả lời do đó đảm bảo được chất lượng của các tài liệu thu thập được. Tuy nhiên phỏng vấn trực tiếp cũng có những hạn chế: tốn kém về thời gian, chi phí, nhân lực, phải có sự chuẩn bị kỹ về điều tra viên, địa điểm phỏng vấn và cần có sự tổ chức các cuộc gặp gỡ sao cho người trả lời không cảm thấy bị gò bó, miễn cưỡng. Ngoài ra cần có sự lựa chọn, tập huấn tốt cho điều tra viên để thu được những số liệu thật sự khách quan. * Phỏng vấn gián tiếp: Đây là phương pháp thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện bằng cách người được hỏi nhận phiếu điều tra, tự mình ghi câu trả lời vào phiếu rồi gửi lại cho cơ quan điều tra. Đặc điểm cơ bản của phương pháp này là người hỏi và người trả lời không trực tiếp tiếp xúc với nhau. Quá trình hỏi – đáp thông qua trung gian đó là phiếu điều tra. Ưu điểm của phương pháp này là dễ tổ chức, tiết kiệm chi phí và nhân lực. Tuy nhiên, lại khó kiểm tra, đánh giá được độ chuẩn xác của các câu trả lời, tỷ lệ thu hồi phiếu là không cao, nội dung điều tra bị hạn chế. 1.4 Các hình thức tổ chức điều tra thống kê. Trong quá trình điều tra thống kê tuỳ đối tượng phạm vi mà ta có thể dùng hình thức điều tra cho phù hợp. Có hai loại hình thức sau: 1.4.1 Báo cáo thống kê định kỳ: Là hình thức tổ chức điều tra thống kê thường xuyên có định kỳ, theo nội dung , phương pháp và chế độ báo cáo thống nhất do cơ quan có thẩm quyền quy định như thời gian, số lượng chỉ tiêu, nội dung các chỉ tiêu, cách tính các chỉ tiêu, cách ghi chép các chỉ tiêu vào biểu điều tra theo con đường hành chính bắt buộc tuần tự cấp dưới gửi báo cáo lên cấp trên và một số các cơ quan khác có liên quan, người làm báo cáo phải chấp hành đúng kỷ luật báo cáo thống kê. Báo cáo thống kê định kỳ được áp dụng rộng rãi phổ biến trong các đơn vị quốc doanh và các đơn vị cơ quan nhà nước và một phần áp dụng đối với các doanh nghiệp tư nhân. Nội dung báo cáo thống kê định kỳ là những chỉ tiêu cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và những chỉ tiêu có liên quan đến lĩnh vực 14
  15. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê quản lý vĩ mô của Nhà nước và toàn bộ nền kinh tế quốc dân để phục vụ cho việc quản lý, lãnh đạo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trên tất cả các mặt của xã hội. Báo cáo thống kê định kỳ tuỳ hiện tượng nghiên cứu ngắn ngày hoặc dài ngày như 5 ngày hoặc 10 ngày tháng, quý, năm. Các biểu hiện của báo cáo thống kê định kỳ thống nhất do cơ quan tổng cục thống kê ban hành, nếu là ngành cần ra biểu mẫu để phục vụ cho ngành thì cũng phải được duyệt của cơ quan tổng cục thống kê. Ví dụ: theo định kỳ hàng tháng( quý, năm) các doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan thẩm quyền quản lý của nhà nước phải lập và gửi báo cáo theo biểu mẫu lên cơ quan cấp trên. 1.4.2 Điều tra chuyên môn: Là hình thức điều tra không thường xuyên được tiến hành theo một kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra. Điều tra chuyên môn khác với báo cáo thống kê định kỳ là không tổ chức điều tra thường xuyên chỉ khi nào cần nghiên cứu về hiện tượng thì tổ chức điều tra chuyên môn phải thu thập số liệu về hiện tuợng đó vào một thời điểm trong một thời gian nhất định. Điều tra chuyên môn được áp dụng với những hiện tượng mà báo cáo thống kê định kỳ chưa làm hoặc không thể làm được hoặc không cần phải theo dõi thường xuyên vì tốn kém không cần thiết , điều tra chuyên môn còn để bổ sung cho báo cáo thống kê định kỳ. 1.5 Sai số trong điều tra thống kê. 1.5.1 Khái niệm: Các cuộc điều tra thống kê, dù có cố gắng làm thật tốt vẫn thường gặp những trường hợp mà số liệu điều tra không trùng khớp với số liệu thực tế của hiện tượng nghiên cứu. Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa trị số thực của hiện tượng nghiên cứu so với trị số của nó mà điều tra thống kê thu được. Sai số này làm giảm chất lượng của các cuộc điều tra, ảnh hưởng đến kết quả tổng hợp và phân tích, trong các cuộc điều tra thống kê, người ta phải cố gắng áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế sai số này. 1.5.2 Phân loại: Căn cứ vào tính chất của sai số, ta có thể phân biệt thành hai loại: Sai số do đăng ký và sai số do tính đại diện Sai số do đăng ký: xảy ra đối với mọi cuộc điều tra thống kê. Nó phát sinh do việc đăng ký số liệu ban đầu không chính xác. Nguyên nhân gây ra loại sai số này rất đa dạng, có thể cân đo, đong, đếm sai, tính toán sai, ghi chép sai Sai số do tính đại diện: chỉ xảy ra trong điều tra chọn mẫu. Nguyên nhân là do trong điều tra là trong các cuộc điều tra này người ta chỉ chọn một số đơn vị để điều tra thực tế. Các đơn vị này không đủ đảm bảo đại diện cho toàn bộ tổng thể nên phát sinh sai số, ngay cả trong trường hợp việc lựa chọn số đơn vị điều tra được thực hiện một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. 15
  16. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê * Để đảm bảo các kết quả đạt mức độ chính xác cao cần phải hạn chế sai số, muốn vậy cần phải làm tốt các công việc sau: Làm tốt công tác điều tra. Tiến hành kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra. Kiểm tra tài liệu thu thập. Kiểm tra tính chất đại biểu. Kiểm tra về mặt lôgic. Kiểm tra về mặt tính toán. 2. Tổng hợp thống kê. 2.1 Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của tổng hợp thống kê. 2.1.1 Khái niệm: Quá trình điều tra thống kê đã thu thập được những tài liệu về từng đơn vị tổng thể theo các tiêu thức điều tra. Những tài liệu này mới chỉ phản ánh được các đặc trưng cá biệt của từng đơn vị, có tính chất rời rạc, lẻ tẻ, cho nên chưa thể sử dụng được ngay vào mọi công tác nghiên cứu và phân tích thống kê. Để có thể bước đầu nêu lên một số đặc trưng chung của toàn bộ tổng thể nghiên cứu, cần tiến hành giai đoạn tiếp sau của quá trình nghiên cứu thống kê là giai đoạn tổng hợp thống kê. Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu ban đầu thu thập được trong điều tra thống kê. 2.1.2 Ý nghĩa: Tổng hợp thống kê là giai đoạn thứ hai của toàn bộ quá trình nghiên thống kê. Việc tổ chức tổng hợp một cách đúng đắn và khoa học có ý nghĩa rất lớn đối với kết quả của nghiên cứu thống kê, bởi vì các đặc trưng chung của tổng thể là những căn cứ cho phân tích và dự đoán thống kê, tổng hợp thống kê đúng làm cho kết quả điều tra trở nên có giá trị và tạo điều kiện cho phân tích sâu sắc bản chất và tính quy luật của hiện tượng. Tài liệu điều tra thống kê dù có phong phú và chính xác, mà tổng hợp thống kê không khoa học thì cũng không rút ra được số liệu chính xác để làm căn cứ vững chắc cho phân tích và dự đoán. 2.1.3 Nhiệm vụ cơ bản của tổng hợp thống kê: là làm cho các đặc trưng riêng biệt của từng đơn vị tổng thể bước đầu chuyển thành các đặc trưng chung của toàn bộ tổng thể, làm cho các biểu hiện riêng của tiêu thức điều tra chuyển thành các biểu hiện chung về đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu. Tổng hợp thống kê là một công tác phức tạp bao gồm nhiều công việc cụ thể như: phân chia tổng thể ra thành các tổ có tính chất khác nhau, xác định các chỉ tiêu nói rõ đặc trưng của từng tổ cũng như của toàn bộ tổng thể, áp dụng một số biện pháp kỹ thuật đê tính toán các con số cộng và trình bày kết quả tổng hợp thành các bảng thống kê hoặc đồ thị thống kê. Số đơn vị điều tra càng nhiều thì nội dung điều 16
  17. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê tra càng phong phú công tác tổng hợp càng phức tạp và khó khăn, cho nên khi tổng hợp phải tiến hành theo một kế hoạch nhất định. 2.2 Những vấn đề chủ yếu của tổng hợp thống kê. 2.2.1 Mục đích của tổng hợp thống kê: Là khái quát hoá những đặc trưng chung, những cơ cấu tồn tại khách quan theo các mặt của tổng thể nghiên cứu bằng các chỉ tiêu thống kê. Khi xác định mục đích của tổng hợp thống kê phải căn cứ vào mục đích yêu cầu tìm hiểu và phân tích những mặt nào của hiện tượng nghiên cứu, để nêu khái quát những chỉ tiêu cần đạt được trong tổng hợp thống kê. 2.2.2 Nội dung của tổng hợp: Là danh mục các biểu hiện của những tiêu thức điều tra được chọn lọc và theo mỗi biểu hiện khác nhau, được phân chia thành các nhóm khác nhau để đáp ứng yêu cầu phản ánh các cơ cấu khác nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu. 2.2.3 Kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp: Là một việc làm không thể thiếu , vì chất lượng kết quả phụ thuộc vào chất lượng của tài liệu dùng vào việc tổng hợp. Đối với các cuộc điều tra lớn, khối lượng phiếu điều tra nhiều không thể kiểm tra toàn bộ được người ta chọn mẫu một số phiếu điều tra để kiểm tra. 2.2.4 Phương pháp tổng hợp: tổng hợp thống kê là phương pháp phân chia các đơn vị của tổng thể vào các tổ khác nhau theo từng tiêu thức nghiên cứu. 2.2.5 Tổ chức và kỹ thuật tổng hợp. a. Chuẩn bị tài liệu để tổng hợp: Trước khi thực hiện tổng hợp thống kê cần phải làm một số công việc chuẩn bị như sau: Tập trung đầy đủ số lượng phiếu điều tra hoặc tài liệu khác để thực hiện nhiệm vụ tổng hợp. Tài liệu tập trung không đầy đủ từ đầu mà tiến hành tổng hợp sau đó phải tiến hành tổng hợp bổ sung sẽ làm cho khối lượng công việc tổng hợp tăng thêm gần như một lần mỗi khi tổng hợp bổ sung. Khi tài liệu đã được tập trung đầy đủ, phải đóng các câu hỏi mở đối với những cuộc điều tra mở. Trong một số cuộc điều tra, ngoài những nội dung điều tra đã cố định các khả năng trả lời, còn có nội dung không cố định các khả năng trả lời thì đơn vị điều tra có thể trả lời tự do. Lượng hoá các biểu hiện của các tiêu thức thuộc tính mà biểu hiện của nó là các đặc điểm, tính chất hoặc tên gọi b. Hình thức tổ chức tổng hợp: gồm hai hình thức. Tổng hợp từng cấp: là tổ chức tổng hợp tài liệu điều tra theo từng bước, từ cấp dưới lên cấp trên, theo kế hoạch đã vạch sẵn. Cơ quan phụ trách tổng hợp các cấp tiến hành tổng hợp tài liệu trong phạm vi được phân công, sau đó gửi kết quả lên cấp cao hơn để tiến hành tổng hợp theo phạm vi rộng hơn. Theo 17
  18. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê trình tự như vậy, cuối cùng các tài liệu được gửi về trung ương, ở đây sẽ tiến hành tổng hợp lần cuối, tính ra các chỉ tiêu chung nêu rõ tình hình của toàn bộ hiện tượng nghiên cứu. Tổng hợp từng cấp thường được áp dụng trong báo cáo thống kê định kỳ và một số cuộc điều tra chuyên môn, mặt khác tổng hợp từng cấp tương đối gọn, phục vụ kịp thời cho yêu cầu về thông tin của từng cấp. Tuy nhiên, phạm vi tổng hợp từng cấp thường nhỏ, kết quả tổng hợp chỉ gồm một số chỉ tiêu nhất định. Tổng hợp tập trung: Là toàn bộ tài liệu điều tra được tập chung về một nơi để tiến hành tổng hợp từ đầu đến cuối. Trong tổng hợp tập trung, thường người ta phải sử dụng những phương tiện hiện đại để tính toán nhanh chóng và chính xác những chỉ tiêu phức tạp. Do đó tổng hợp tập trung giảm bớt được nhiều công việc thủ công vất vả nhưng việc cung cấp kết quả tổng hợp phục vụ cho cấp dưới không nhanh. Trên thực tế, người ta có thể kết hợp hai hình thức tổ chức tổng hợp với nhau. Căn cứ vào yêu cầu nghiên cứu của các cấp, cơ quan tổng hợp trung ương giao cho các cấp tổng hợp một số chỉ tiêu đáp ứng yêu cầu nghiên cứu trước mắt. Sau đó gửi kết quả và toàn bộ tài liệu về cơ quan tổng hợp trung ương để tổng hợp theo kế hoạch đã định. Với hình thức tổng hợp này, kết quả tổng hợp phục vụ kịp thời cho các cấp dưới và trung ương. 3. Phân tích và dự báo thống kê 3.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích và dự báo thống kê. 3.1.1. Khái niệm: phân tích và dự đoán thống kê là nêu lên một cách tổng hợp bản chất và tính quy luật của hiện tượng về quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định, thông qua biểu hiện bằng số lượng và tính toán mức độ tương lai để giúp cho cán bộ và lãnh đạo các cấp đề ra được những quyết định đúng đắn nhằm để phát triển kinh tế xã hội và những lĩnh vực khác. 3.1.2 Ý nghĩa: là giai đoạn thứ ba của quá trình nghiên cứu thống kê, dựa trên cơ sở của giai đoạn điều tra, tổng hợp chính xác, đầy đủ kịp thời và khoa học thì phân tích thống kê mới rút ra được kết luận chính xác đúng đắn về bản chất của hiện tượng, mới thấy được ý nghĩa tác dụng to lớn trên cơ sở đó giúp Đảng và Nhà nước nhận thức được bản chất hiện tượng một cách sâu sắc và đề ra được phương hướng, chủ trương, đường lối chính sách để phát triển kinh tế - xã hội 3.1.3 Nhiệm vụ: Phân tích tình hình thực hiện các kế hoạh nhà nước, các định mức các chương trình phát triển kinh tế xã hội, các dự án cần xác định trong thời gian nhất định phải hoàn thành hoặc hoàn thành đến mức độ nào vượt kế hoạch hoặc không vượt kế hoạch, tìm nguyên nhân ảnh hưởng của từng nguyên nhân tác động tới việc thực hiện các kế hoạch dự án tính chất cân đối của việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, phát hiện khả năng tiềm tàng có thể khai thác được, tổng kết rút kinh 18
  19. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê nghiệm tìm ra ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại để có biện pháp trong thời gian tới chỉ đạo được cụ thể hơn. Phân tích và dự đoán thống kê: Phải nêu lên được bản chất tính quy luật và quá trình phát triển của hiện tượng, nhiệm vụ này phải xác định về mặt lượng như: số lượng, kết cấu, quan hệ tỷ lệ Xu hưóng và nhịp độ phát triển của hiện tượng, tính chất và trình độ của mối liên hệ giữa các hiện tượng nêu trên làm cơ sở để rút ra được kết luận chính xác, dự đoán tốt trong tương lai phát triển của hiện tượng và có ý nghĩa đối với công tác lãnh đạo và quản lý vận dụng các hiện tượng phát triển theo ý muốn chủ quan của con người và làm lợi cho xã hội. Phân tích và dự đoán thống kê phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận về kinh tế chính trị để giúp ta nhận thức được về tính chất và xu hướng của hiện tượng. Muốn vậy phải dựa trên cơ sở lí luận của kinh tế chính trị học và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phân tích và dự đoán thống kê phải căn cứ vào toàn bộ sự kiện và đặt chúng trong mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau do vậy phải sử dụng rất nhiều tài liệu. Phân tích và dự đoán thống kê phải vận dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau, kết hợp nhiều phương pháp để phân tích cùng một lúc và phải chọn những phương pháp sử dụng phân tích mang lại hiệu quả cao có như vậy kết quả phân tích được kết quả cao. 3.2 Những vấn đề chủ yếu của phân tích và dự báo thống kê. a. Phải xác định được mục đích cụ thể của phân tích và dự đoán thống kê: mục đích của phân tích và dự đoán thống kê là phải từ mục đích nghiên cứu về hiện tượng và xác định mục đích phân tích và dự đoán phải được rõ ràng mới quyết định cần những tài liệu nào, cần tính những chỉ tiêu gì, dùng phương pháp nào để phân tích rút ra kết luận gì tìm nguyên nhân chủ quan và khách quan và phương hướng khắc phục những nhược điểm và thiếu sót để đạt tới mục đích nghiên cứu về hiện tượng và giúp lãnh đạo có quyết định đúng đắn. b. Phương pháp lựa chọn đánh giá tài liệu, số liệu dùng vào phân tích và dự đoán thống kê: Lựa chọn đánh giá tài liệu là việc làm cần thiết đây là công cụ cho việc phân tích nhằm đảm bảo phân tích chính xác. Trong thực tế tài liệu dùng phân tích thống kê thường được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau hoặc từ nhiều người có trình độ chuyên môn khác nhau cho nên phải lựa chọn đánh giá tài liệu để loại trừ những tài liệu số liệu có sai sót. Phần lớn các tài liệu này do bản thân các cơ quan thống kê các cấp thu thập và đã được chỉnh lý thông qua bảng báo cáo thống kê định kỳ và các cuộc điều tra 19
  20. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê chuyên môn hoặc các tài liệu của các ngành có liên quan cung cấp, hoặc dùng cả tài liệu trong quá khứ để so sánh nên ta phải lựa chọn đánh giá chính xác về các tài liệu, số liệu để phân tích. c. Phải xác định các phương pháp và chỉ tiêu để phân tích và dự đoán. Việc lựa chọn phương pháp cũng có tầm quan trọng đặc biệt, trong thống kê học có nhiều phưong pháp về chuyên môn khác nhau, mỗi phương pháp có vai trò tác dụng riêng tuỳ thuộc vào hiện tượng nghiên cứu mà có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều phưong pháp để phân tích và những phương pháp này đều có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Chọn những phương pháp cũng phải xuất phát từ nhiệm vụ phân tích, mục đích phân tích. Phải căn cứ vào tính chất đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu để lựa chọn hoặc thay đổi phương pháp phân tích. Phương pháp lựa chọn các chỉ tiêu phân tích là những chỉ tiêu chủ yếu cơ bản trong hiện tượng. d. So sánh đối chiếu các chỉ tiêu Mỗi chỉ tiêu phản ánh một mặt của hiện tượng cho nên ta phải so sánh đối chiếu các chỉ tiêu vì các chỉ tiêu này có liên hệ mật thiết với nhau có như vậy đi sâu vào bản chất sự phát triển của sự vật hiện tượng. Tìm nguyên nhân dẫn tới sự phát triển từ đó giúp ta đi sâu vào nhiều khía cạnh của hiện tượng, rút ra được nhiều kết luận đúng đắn của hiện tượng và tìm được mối liên hệ giữa khía cạnh của hiện tượng hoặc giữa các thời kỳ của hiện tượng. e. Dự đoán các mức độ phát triển trong tương lai của hiện tượng. Phân tích thống kê không phải hạn chế trong việc nghiên cứu quá khứ và hiện tại mà còn phải dự đoán trong tương lai nhất là trong dự đoán kinh tế đã trở thành một môn khoa học được nhiều ngành đã vận dụng dự đoán trong tương lai về hiện tượng có thể dự đoán ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Số lượng tài liệu cần dự đoán không cần quá nhiều hoặc quá ít mà chỉ cần vừa đủ. Phương pháp dự đoán phải khoa học có thể dùng phương pháp chuyên môn của thống kê, kết hợp với việc tính toán dùng các phương pháp toán học để tính các mức phát triển trong tương lai. Kết quả dự đoán phải kịp thời nhanh chóng để giúp cho công tác lãnh đạo đề ra được các biện pháp, các kế hoạch, chủ trương để thực hiện được các chỉ tiêu phát triển trong tương lai của hiện tượng. 20
  21. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê f. Rút ra những kết luận, đề xuất và kiến nghị : Phân tích thống kê cuối cùng là phải đi đến kết luận chính xác, khoa học về bản chất và tính quy luật phát triển của hiện tượng, ngoài ra còn có thể để xuất hoặc các kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển của hiện tưọng và hạn chế những chiều hướng không tốt giúp cho công tác quản lý và chỉ đạo các hoạt động kinh tế xã hội đúng hướng. Câu hỏi ôn tập chương 2: Câu 1: Nêu ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích dự đoán thống kê? Câu2: Nêu các vấn đề cơ bản phân tích và dự đoán thống kê? Câu 3: Để phục vụ cho cuộc đấu tranh trên thị trường, một hãng sản xuất xe máy trong nước dự định tổ chức một cuộc điều tra thống kê để nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Hãy xây dựng phương án điều tra cho cuộc điều tra này. Câu 4 : Hãy nêu các loại trong điều tra thống kê? Mỗi loại anh ( chị ) cho 3 ví dụ ? 21
  22. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê CHƯƠNG 3 PHÂN TỔ THỐNG KÊ 1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tổ thống kê. 1.1. Khái niệm phân tổ thống kê. Ta đã biết, hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội mà thống kê học nghiên cứu thường rất phức tạp, vì chúng tồn tại và phát triển dưới nhiều loại hình có quy mô và đặc điểm khác nhau. Trong kết cấu nội bộ của hiện tượng nghiên cứu thường bao gồm nhiều tổ, nhiều bộ phận có tính chất khác nhau. Muốn phản ánh được bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng, nếu chỉ dựa vào những con số chung chung thì không thể nêu được vấn đề một cách sâu sắc. Phải tìm cách nêu lên được đặc trưng của từng loại hình, của từng bộ phận cấu thành hiện tượng phức tạp , đánh giá tầm quan trọng của mỗi bộ phận, nêu lên mối liên hệ giữa các bộ phận rồi từ đó nhận thức được các đặc trưng chung của toàn bộ. Phân tổ thống kê là căn cứ vào một( hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia hiện tuợng nghiên cứu trở thành các tổ hoặc các tiểu tổ có tính chất khác nhau. Chẳng hạn, khi nghiên cứu tình hình nhân khẩu căn cứ vào tiêu thức giới tính để chia tổng số nhân khẩu thành hai tổ nam, nữ; căn cứ vào độ tuổi để chia số nhân khẩu thành độ tuổi khác nhau. Hay khi nghiên cứu tình hình sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp có thể chia tống số doanh nghiệp thành các nhóm theo các tiêu thức như: thành phần kinh tế, ngành sản xuất, số lượng lao động, giá trị sản xuất công nghiệp 1.2. Ý nghĩa của phân tổ thống kê: có ý nghĩa về nhiều mặt trong nghiên cứu thống kê bao gồm. Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê, vì ta không thể tiến hành hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu điều tra, nếu không áp dụng phương pháp này tính chất phức tạp của hiện tượng nghiên cứu đòi hỏi phải tổng hợp theo từng tổ , từng bộ phận. Vì vậy khi tổng hợp thống kê, trước hết người ta thường sắp xếp các đơn vị vào từng tổ, từng bộ phận, tính toán các đặc điểm của mỗi tổ hoặc bộ phận, rồi sau đó mới tính các đặc điểm chung của cả tổng thể. Phân tổ thống kê là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu thống kê như phương pháp số bình quân, phương pháp số tương đối, phương pháp bảng cân đối. Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sớ để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như phương pháp chỉ số, phương pháp hồi quy tương quan 22
  23. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê 1.3 Nhiệm vụ của phân tổ thống kê: bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau. 1.3.1. Phân tổ thống kê là phân chia các loại hình kinh tế - xã hội của tổng thể nền kinh tế quốc dân: các loại hình kinh tế - xã hội tồn tại một cách khách quan sự vận động và phát triển của toàn bộ nền kinh tế là kết quả đấu tranh giữa các loại hình kinh tế đối lập, nó tồn tại ngay trong bản thân của hiện tượng, nên phương pháp nghiên cứu khoa học là phải nêu rõ đặc trưng của từng loại hình kinh tế - xã hội và mối liên hệ giữa các loại hình đó. Mỗi loại hình có quy mô chiều hướng đa dạng khác nhau nhưng chúng đều tồn tại trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, muốn vậy phải dựa vào lý luận kinh tế chính trị và chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tổ nhằm rút ra kết luận gì, đề ra biện pháp nào, chủ trương nào, để phát triển nền kinh tế đúng với quy luật khách quan của nó. 1.3.2. Phân tổ thống kê nhằm nghiên cứu kết cấu của tổng thể. Trong nền kinh tế quốc dân có nhiều loại hình, thành phần kinh tế khác nhau cùng tồn tại và phát triển chính là cơ cấu của nền kinh tế. Nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội khác cũng được cấu tạo bởi nhiều đơn vị, nhiều bộ phận hoặc nhiều nhóm đơn vị được hợp thành . Vậy mỗi bộ phận hoặc nhóm đơn vị đó chiếm tỷ trọng là bao nhiêu để nói nên tầm quan trọng của từng bộ phận, từng nhóm đơn vị như thế nào để có biện pháp, chủ trương chỉ đạo và quản lý. 1.3.3. Phân tổ thống kê nhằm nghiên cứu biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức: Hiện tượng kinh tế - xã hội biến động phát sinh không phải một cách ngẫu nhiên tách rời nhau mà chúng có mối liên hệ với nhau giữa hiện tượng này với hiện tuợng khác, chúng có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau theo những quy luật nhất định. Sự thay đổi của tiêu thức này dẫn đến sự thay đổi tiêu thức khác, khi tiêu thức này thay đổi được gọi là tiêu thức nguyên nhân dẫn tới tiêu thức khác thay đổi mang lại kết quả khác thì được gọi là tiêu thức kết quả hay còn gọi đây là mối quan hệ nhân quả. Chẳng hạn, nghiên cứu mối liên hệ giữa tiêu thức trang bị kỹ thuật với tiêu thức năng suất lao động cho một công nhân. 2. Tiêu thức phân tổ. 2.1. Khái niệm tiêu thức phân tổ: là tiêu thức thống kê được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê. Lựa chọn tiêu thức phân tổ là vấn đề quan trọng đầu tiên phải đề ra và giải quyết chính xác. Tuy các đơn vị tổng thể có rất nhiều tiêu thức khác nhau, nhưng chúng ta không thể tùy tiện chọn bất kỳ tiêu thức nào làm căn cứ phân tổ. Tiêu thức phân tổ khác nhau sẽ nói lên những mặt khác nhau cua hiện tượng. Có tiêu thức phân tổ nói rõ được bản chât của hiện tượng, nhưng cũng có tiêu thức 23
  24. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê nếu được chọn làm căn cứ phân tổ sẽ không đáp ứng mục đích nghiên cứu. Như vậy việc phân tổ chính xác và khoa học trước hết phụ thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức phân tổ. Có nhiều tiêu thức có thể dùng để phân tổ, tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu mà lựa chọn tiêu thức phân tổ cho thích hợp. Nếu lựa chọn tiêu thức phân tổ không phù hợp với mục đích nghiên cứu thì kết quả của phân tổ sẽ không đáp ứng được mục đích nghiên cứu. Nói chung, hiện tượng nghiên cứu thường phức tạp cho nên việc phân tổ theo một tiêu thức, dù là tiêu thức bản chất nhất cũng chỉ phản ánh được một mặt nào đó của hiện tượng. Nếu phân tổ kết hợp theo nhiều tiêu thức sẽ phản ánh được nhiều mặt khác nhau của hiện tượng, các mặt này có thể bổ sung cho nhau và giúp cho việc nghiên cứu thêm sâu sắc. Trong nhiều trường hợp phân tổ kết hợp giúp ta nghiên cứu mối liên hệ giữa các tiêu thức. Ví dụ, có thể phân tổ nhân khẩu theo tiêu thức giới tính và theo độ tuổi (kết hợp hai tiêu thức), phân tổ các doanh nghiệp theo nhóm, theo ngành, theo thành phần kinh tế (kết hợp ba tiêu thức). 2.2. Các căn cứ để lựa chọn tiêu thức phân tổ. Dựa trên cơ sở phân tích lý luận để chọn ra tiêu thức bản chất nhất phù hợp với mục đích nghiên cứu. Chẳng hạn, nghiên cứu quy mô của doanh nghiệp dùng tiêu thức số lượng công nhân hoặc tổng vốn đầu tư; nghiên cứu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh dùng tiêu thức giá thành, năng suất lao động, lợi nhuận Căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để chọn ra tiêu thức phân tổ thích hợp. Bởi vì cùng một hiện tượng nhưng phát sinh, phát triển trong điều kiện không gian và thời gian khác nhau thì biểu hiện bản chất khác nhau.Ví dụ, nghiên cứu tình hình đời sống nông dân ở nước ta, trước kia có thể phân tổ nông hộ theo thành phần giai cấp, theo số ruộng đất chiếm hữu, nhưng đến nay quan hệ sản xuất ở nông thôn đã thay đổi, tiêu thức số ruộng đất chiếm hữu không còn, tiêu thức thành phần giai cấp không ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống, do đó phải lựa chọn các tiêu thức như số lượng lao động, số diện tích nhận khoán là những tiêu thức thích hợp để nghiên cứu mức sống nông dân. Dựa vào điều kiện tài liệu thực tế và mục đích nghiên cứu để kết hợp một hay nhiều tiêu thức phân tổ cho phù hợp. 3. Xác định số tổ cần thiết. Sau khi chọn tiêu thức phân tổ thích hợp, vấn đề tiếp theo là xem xét cần phải chia hiện tượng nghiên cứu thành bao nhiêu tổ và căn cứ vào đâu để xác định số tổ cần thiết đó. Số tổ cần thiết được xác định tuỳ theo tính chất của tiêu thức phân tổ là tiêu thức thuộc tính hay tiêu thức số lượng. Đối với mỗi loại tiêu thức này, vấn đề xác định được giải quyết khác nhau. 24
  25. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê 3.1 Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính. Khi phân tổ theo tiêu thức thuộc tính, các tổ được hình thành không phải do sự khác nhau về lượng biến của tiêu thức mà thường do các loại hình khác nhau, tuy nhiên không nhất thiết lúc nào mỗi loại hình cũng hình thành nên một tổ. Trường hợp các loại hình tương đôi ít thì mỗi loại có thể hình thành nên một tổ, như khi phân tổ tổng thể nhân khẩu theo giới tính thì sẽ chia tổng thể đó thành 2 tổ là Nam và Nữ; hoặc phân tổ các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế . Trường hợp số loại hình thực tế nhiều, nếu coi mỗi loại hình là một tổ thì sô tổ sẽ quá nhiều, không thể khái quát chung được và cũng không nêu rõ được sự khác nhau giữa các tổ, nên cần ghép những loại hình giống nhau hoặc gần giống nhau vào cùng một tổ. Chẳng hạn, khi phân tổ tổng thể nhân khẩu theo nghề nghiệp, phân tổ các loại sản phẩm công, nông nghiệp số tổ thực tế có thể sẽ rất nhiều, có khi tới hàng nghìn, hàng vạn nếu cứ phân chia tổng thể theo số tổ thực tế đó thì việc phân tổ gặp rất nhiều khó khăn và có thể không giúp được gì cho phân tích thống kê. Trong những trường hợp này phải giải quyết bằng cách ghép nhiều tổ nhỏ lại thành một số tổ lớn, theo nguyên tắc các tổ nhỏ ghép lại với nhau phải giống nhau (hoặc gần giống nhau) về tính chất, về giá trị sử dụng Yêu cầu của việc ghép nhiều tổ nhỏ thành một số tổ lớn sẽ rút bớt được số tổ thực tế quá nhiều, tạo điều kiện phân tổ được gọn và hợp lý. Trên thực tế, người ta thường tiến hành sắp xếp và trình bày trong những văn bản gọi là bảng phân loại hay bảng danh mục do Nhà nước quy định thống nhất và cố định trong một thời gian tương đối dài, nhằm đảm bảo tính chất so sánh được của tài liệu thống kê. 3.2. Phân tổ theo tiêu thức số lượng. Khi phân tổ theo tiêu thức số lượng tùy theo lượng biến của tiêu thức thay đổi nhiều hay ít mà cách phân tổ được giải quyết khác nhau. Mặt khác, cũng cần chú ý đến số lượng đơn vị tổng thể nhiều hay ít mà xác định số tổ thích hợp. 3.2.1 Trường hợp 1: Lượng biến của tiêu thức ít thay đổi, tức là sự biến thiên về mặt lượng giữa các đơn vị không chênh lệch nhiều lắm, biến động rời rạc và số lượng các biến ít, như số người trong một gia đình , số máy do một công nhân đảm nhiệm thì ở đây, số tổ có một giới hạn nhất định và thường cứ mỗi lượng biến là cơ sở để hình thành một tổ. Ví dụ: có số liệu về số công nhân phụ trách số máy dệt trong một tổ sản xuất như sau: - Công nhân 1 phụ trách 5 máy - Công nhân 2 phụ trách 6 máy - Công nhân 3 phụ trách 5 máy - Công nhân 4 phụ trách 7 máy 25
  26. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê - Công nhân 5 phụ trách 8 máy - Công nhân 6 phụ trách 8 máy - Công nhân 7 phụ trách 9 máy - Công nhân 8 phụ trách 7 máy - Công nhân 9 phụ trách 6 máy - Công nhân 10 phụ trách 7 máy. Yêu cầu: Hãy phân tổ các công nhân trên theo tiêu thức số máy mà một công nhân đảm nhiệm. Giải: Trường hợp này tiêu thức phân tổ là số máy mà một công nhân đảm nhiệm có lượng biến ít thay đổi. Vì vậy mỗi lượng biến được hình thành một tổ. Bảng phân tổ số công nhân trên như sau: Bảng phân tổ công nhân theo máy dệt. Số máy dệt 1 công nhân phụ trách Số công nhân ( người ) (máy) 5 2 6 2 7 3 8 2 9 1 Cộng 10 Việc phân tổ trên rất đơn giản, vì lượng biến của tiêu thức phân tổ (số máy dệt) chỉ thay đổi trong phạm vi từ 5 đến 9 máy. Khi người công nhân đứng thêm được một máy , biểu hiện chất lượng công tác của họ đã thay đổi. Vì vậy, có thể căn cứ vào mỗi lượng biến để thành lập một tổ. Việc phân tổ như trên gọi là phân tổ không có khoảng cách tổ. 3.2.2. Trường hợp 2: Lượng biến của tiêu thức có độ biến thiên lớn, ta không thể áp dụng cách phân tổ nói trên được , nghĩa là không thể căn cứ vào mỗi lượng biến lập nên một tổ vì làm như vậy số tổ sẽ quá nhiều và không nói rõ sự khác nhau về chất giữa các tổ. Trong trường hợp này ta cần chú ý mối liên hệ giữa lượng và chất trong phân tổ, xét cụ thể xem lượng biến tích luỹ đến một mức độ nào đó thì chất 26
  27. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê của hiện tượng mới thay đổi và làm nảy sinh ra một tổ khác. Như vậy, mỗi tổ sẽ bao gồm một phạm vi lượng biến, với hai giới hạn đó là: Giới hạn dưới là lượng biến nhỏ nhất để làm cho tổ đó được hình thành. Giới hạn trên là lượng biến lớn nhất của tổ đó, nếu vượt quá giới hạn đó thì chất của tổ thay đổi và chuyển thành tổ khác. Trị số chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ gọi là khoảng cách tổ. Nếu trị số khoảng cách tổ của các tổ bằng nhau thì gọi là phân tổ với khoảng cách đều và ngược lại nếu trị số khoảng cách tổ của các tổ không đều nhau gọi là phân tổ với khoảng cách tổ không đều. Việc phân tổ đều hoặc không đều là căn cứ vào đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu, sao cho các đơn vị được phân phối vào mỗi tổ phải có cùng tính chất và sự khác nhau về lượng giữa các tổ phải nói lên sự khác nhau về chất giữa các tổ đó. a. Phân tổ trong trường hợp có khoảng cách tổ không đều. Ví dụ: Để nghiên cứu lực lượng lao động của tỉnh Yên Bái người ta phân tổ dân số theo độ tuổi như sau: Tổ 1: dưới độ tuổi lao động Tổ 2: trong độ tuổi lao động Tổ 3: Ngoài độ tuổi lao động. Trong một số trường hợp, tổ đầu tiên không có giới hạn dưới hoặc tổ cuối cùng không có giới hạn trên thì được gọi là phân tổ mở. Theo quy ước khoảng cách của tổ mở bằng khoảng cách với tổ liền kề. Chẳng hạn theo tiêu thức “tiền lương” với đơn vị tính là 1000đ của cán bộ công nhân viên trong một doanh nghiệp, có thể chia thành các tổ có khoảng cách tổ là: <500. từ 500 đến dưới 1000. từ1000 đến dưới 1500. từ 1500 đến dưới 2000. từ 2000 đến dưới 2500. từ 2500 đến dưới 3000. từ 3000 trở lên. Trong trường hợp trên, lượng biến của tiêu thức tiền lương được sắp xếp thành 7 tổ, các tổ có khoảng cách tổ đều nhau là 500 nghìn đồng, tổ đầu tiên và tổ cuối cùng gọi là tổ có khoảng cách mở. 27
  28. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê Hoặc có tiêu thức “ số lượng lao động “ của một doanh nghiệp, có thể chia thành các tổ có khoảng cách tổ là: 1- 100. 101- 200. 201 – 500. 501 – 1000 1001 – 3000. Trong trường hợp trên các tổ có khoảng cách tổ không đều nhau. Như vậy, cần phân biệt khi nào phân tổ theo khoảng cách tổ đều nhau và khi nào phân tổ theo khoảng cách tổ không bằng nhau. Nói chung việc xác định khoảng cách tổ đều nhau ây không đều nhau là phải căn cứ vào đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu. Phải đảm bảo các đơn vị được phân phối vào mỗi tổ đều có cùng một tính chất và sự khác nhau về chất giữa các tổ đó. Trong thực tế, sự thay đổi về lượng của các bộ phận trong hiện tượng xã hội thường không diễn biến một cách đều đặn, bởi vì sự khác nhau về chất của chúng cũng không đều nhau, do vậy có nhiều trường hợp nghiên cứu phải phân tổ theo khoảng cách tổ đều nhau. b. Phân tổ trong trường hợp có khoảng cách tổ đều nhau: có 2 trường hợp. * Trường hợp 1: giới hạn trên của tổ trước bằng giới hạn dưới của tổ sau. Trị số của khoảng cách tổ được xác định theo công thức sau: Xmax - Xmin h = n Trong đó: h : là khoảng cách tổ. Xmax : là lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân tổ. Xmin : là lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức phân tổ. n : là số tổ định chia Ví dụ 1: năng suất lao động trong một tháng của một doanh nghiệp cao nhất là 300 sản phẩm, thấp nhất là 200 sản phẩm. Dự kiến chia tổng thể lao động của doanh nghiệp thành 5 tổ. → h = 20sp. Ví dụ 2: giả sử có tài liệu về doanh thu tiêu thụ trong năm 2008 của 20 công ty trong tỉnh Yên Bái lần lượt như sau: đơn vị tính ( tỷ đồng ). 28
  29. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê 30; 31; 31,5; 32; 32,5; 33; 33,5; 34; 34,2 ; 34,5 ; 34,8 ; 35; 35,4; 35,8; 36; 36,5; 37; 37,6; 38; 39. Hãy tiến hành phân tổ các công ty trên theo tiêu thức doanh thu tiêu thụ thành 3 tổ có khoảng cách tổ đều nhau: Tính khoảng cách tổ như sau: 39 – 30 h = = 3 (tỷ đồng) 3 Bảng phân tổ các công ty theo doanh thu tiêu thụ. Doanh thu tiêu thụ (tỷ đồng ) Số công ty (số lượng ) 30 – 33 5 33 – 36 9 36 – 39 6 Cộng 20 * Trường hợp 2: Lượng biến nhận giá trị nguyên và không liên tục, trong trường hợp này giới hạn dưới của tổ sau lớn hơn giới hạn trên của tổ trước 1 đơn vị. ( Xmax – Xmin ) – ( n – 1 ) h = n Ví dụ: có tài liệu về số lượng công nhân của 20 công ty công nghiệp ở tỉnh Yên Bái lần lượt như sau:( đơn vị tính: người ) : 101; 105; 115;120;150; 182; 210; 215; 230; 248; 260; 265; 270; 285; 290; 300; 305; 340; 360; 400. Hãy tiến hành phân tổ các công ty trên theo tiêu thức số lượng công nhân có trong một công ty thành 3 tổ có khoảng cách đều nhau: Khoảng cách tổ: ( 400 – 101) – (3 – 1) h = = 99 (người) 3 29
  30. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê Bảng phân tổ các công ty theo số lượng công nhân Số lượng công nhân ( người ) Số công ty (số lượng ) 101 – 200 6 201 – 300 10 301 – 400 4 Cộng 20 Qua phần trên ta biết được về lý luận xác định số tổ cần thiết và khoảng cách tổ đối với các trường hợp phân tổ. Khi tiến hành phân tổ cần chú ý sắp xếp làm sao cho số tổ đặt ra không quá nhiều hoặc quá ít, gây khó khăn cho việc nghiên cứu. Nếu số tổ quá nhiều, tổng thể bị xé lẻ, số đơn vị tổng thể bị phân tán vào nhiều tổ có tính chất giống nhau hoặc gần giống nhau; ngược lại, nếu số tổ quá ít thì các đơn vị có tính chất khác nhau sẽ được phân phối vào cùng một tổ, điều đó làm cho kết luận rút ra kém chính xác. Mặt khác, cũng cần đảm bảo phân phối cho mỗi tổ một số lượng đơn vị cần thiết, có như vậy việc phân tích đặc trưng và mối liên hệ giữa các loại hình mới có ý nghĩa. 4. Chỉ tiêu giải thích. Phân tổ thống kê sau khi đã lựa chọn được tiêu thức phân tổ, xác định được số tổ cần thiết cần phải xác định được các chỉ tiêu giải thích để nói rõ đặc trưng riêng của tổng thể. Ví dụ: trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có nhiều tiêu thức thì ta phải giải thích rõ những chỉ tiêu khó hiểu như giá thành, tổng thu nhập, tổng chi phí sản xuất 5. Phân tổ liên hệ. 5.1 Phân tổ để nghiên cứu mối liên hệ giữa một tiêu thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả. Khi tiến hành phân tổ liên hệ, các tiêu thức có liên hệ với nhau được phân biệt thành hai loại: tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả. Tiêu thức nguyên nhân: là tiêu thức gây ảnh hưởng; sự biến động của tiêu thức này sẽ dẫn đến sự thay đổi ( tăng hoặc giảm ) của tiêu thức phụ thuộc mà ta gọi là tiêu thức kết quả. Như vậy các đơn vị của tổng thể trước hết được phân bổ theo một tiêu thức (thường là tiêu thức nguyên nhân) sau đó trong mỗi tổ tiếp tục tính các trị số bình quân của tiêu thức còn lại (thường là tiêu thức kết quả ). Quan sát sự biến thiên của hai tiêu thức này có thể giúp ta kết luận về tính chất của mối liên hệ giữa hai tiêu thức. Như trong nhiều doanh nghiệp công nghiệp, ta thường 30
  31. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê nhận thấy mối liên hệ giữa năng suất lao động (NSLĐ) và giá thành đơn vị sản phẩm; năng suất lao động càng tăng thì giá thành đơn vị sản phẩm càng giảm. Nếu ta phân tổ các doanh nghiệp trong cùng một ngành theo năng suất lao động, sau đó từ mỗi tổ tính ra giá thành bình quân đơn vị sản phẩm, thì các kết quả tính toán cho thấy rõ mối liên hệ giữa năng suất lao động (trường hợp này là tiêu thức nguyên nhân) và giá thành đơn vị sản phẩm (trường hợp này là tiêu thức kết quả) . Phân tổ liên hệ còn có thể được vận dụng để nghiên cứu mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức. Như nghiên cứu mối liên hệ giữa năng suất lúa với lượng phân bón, lượng nước tưới, mật độ cấy hoặc nghiên cứu mối liên hệ giữa năng suất lao động của công nhân với tuổi nghề, bậc thợ, trình độ trang bị kỹ thuật Số lượng ( sản lượng ) NSLĐ = Số công nhân Ví dụ: Mối liên hệ giữa năng suất lao động và mức độ cơ giới hoá như sau Phân tổ theo mức s đố công nhân Giá trị sản lượng NSLĐ 1 công cơ giới hoá ( người ) ( triệu đồng ) nhân ( % ) ( triệu đồng) 30 – 50 50 3410 68,2 > 50 20 1425 71,25 Toàn doanh 100 6465 64,65 nghiệp Qua ví dụ trên ta thấy mức độ trang bị cơ giới hoá càng cao thì năng suất lao động càng cao, vậy tiêu thức trang bị cơ giới hoá là tiêu thức nguyên nhân dẫn đến tiêu thức năng suất lao động là tiêu thức kết quả. 5.2 Phân tổ để nghiên cứu mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả. Khi phân tổ liên hệ giữa nhiều tiêu thức (3 tiêu thức) trước hết tổng thể được phân tổ theo một tiêu thức nguyên nhân, sau đó mỗi tổ lại được chia thành các tiểu tổ theo tiêu thức nguyên nhân thứ hai, cuối cùng tính trị số tổng hoặc bình quân của tiêu thức kết quả cho từng tổ và tiểu tổ đó. Sau đây là ví dụ về mối liên hệ giữa năng suất lao động với trình độ kỹ thuật và tuổi nghề của công nhân trong một doanh nghiệp, được trình bày thành bảng phân tổ kết hợp như sau: 31
  32. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê Phân tổ công nhân NSLĐ bình sản lượng cả số công nhân quân năm Theo trình độ Theo tuổi năm ( tấn ) kỹ thuật nghề( năm) (tấn ) dưới 5 15 1125 75 5 – 10 40 3750 94 Đã được đào 10 – 15 40 4200 105 tạo 15 – 20 15 1725 115 20 trở lên 10 1200 120 Cả tổ - 120 12000 100 dưới 5 10 510 51 5 – 10 30 2140 71 Chưa được đào tạo kỹ 10 – 15 20 1580 79 thuật 15 – 20 10 860 86 20 trở lên 10 910 91 Cả tổ - 80 6000 71 Chung cả - 200 18000 90 DN Câu hỏi ôn tập chương 3: Câu 1: Trình bày phương pháp xác định số tổ. Mỗi trường hợp cho 3 ví dụ minh hoạ? Câu 2: Trình bày khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê? Câu 3: Trình bày các loại phân tổ thống kê? Câu 4: Trình bày nội dung các bước phân tổ thống kê? 32
  33. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê Câu 5: Khái niệm tiêu thức phân tổ và vấn đề lựa chọn tiêu thức phân tổ? Câu 6: Lượng biến của các tiêu thức phân tổ sau đây thuộc loại nào( liên tục hay không liên tục ). - Năng suất lúa tính bằng tạ trên 1ha - Số lượng công nhân của các xí nghiệp - Giá trị sản lượng công nghiệp của các xí nghiệp - Thời gian thắp sáng của bóng đèn - Mức độ ( % ) hoàn thành kế hoạch sản lượng - Số đầu gia súc (lợn, trâu, bò ) của nông trường - Số dân của các tỉnh - Bậc thợ công nhân - Tiền lương công nhân ( liên tục - Số con trong một gia đình ( không liên tục ). - Số năm công tác của công nhân ( liên tục ). - Mức độ cơ giới hoá ( không liên tục ). Những tiêu thức trên khi phân tổ nên áp dụng khoảng cách tổ như thế nào? ( khoảng cách tổ đều nhau ). Bài tập Bài 1: Một cơ quan bảo vệ môi trường lấy các mẫu nước từ 12 sông và suối khác nhau, sau đó đưa vào phòng thí nghiệm đế xác định tỷ lệ ô nhiễm cho từng mẫu nước. Kết quả xét nghiệm như sau: Mẫu nước Tỷ lệ ô nhiễm (%) Mẫu nước Tỷ lệ ô nhiễm(%) 1 35,4 7 41,2 2 45,3 8 50,7 3 67,3 9 60,8 4 57,4 10 47,3 5 52,9 11 38,6 6 32,1 12 46,2 33
  34. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê Yêu cầu a/ Sắp xếp số liệu theo thứ tự giảm dần. b/ Xác định số mẫu nước có tỷ lệ nhiễm bẩn trong khoảng 30 – 40 ; 40 – 50 ; 50 – 60 ; 60 – 70 . c/ Nếu theo các nhà khoa học tỷ lệ nhiễm bẩn 45% trở lên là quá mức thì có bao nhiêu mẫu rơi vào trường hợp này. Bài 2: Tại một toà báo, người ta thu thập thông tin về thời gian cần thiết để hoàn thành trang nhất của tờ báo. Thu thập trong 50 ngày liền và được số liệu như sau: (đvt: phút ). 23,8; 20,3; 23,6; 19; 25,1; 25; 19,5; 24,1; 24,2; 21,8; 20,8; 22,8; 21,9; 22; 20,7; 20,9; 25; 22,2; 22,8; 20,1; 25,3; 20,7; 22,5; 21,2; 23,8; 23,3; 20,9; 22,9; 23,5; 19,5; 21,3; 21,5; 23,1; 19,9; 24,2; 24,1; 19,8; 23,9; 22,8; 23,9; 19,7; 24,2; 23,8; 20,7; 23,8; 24,3; 21,1; 20,9; 21,6; 22,7. Yêu cầu: a/ Sắp xếp số liệu theo thứ tự tăng dần. b/ Phân tổ số liệu thành 7 tổ với khoảng cách tổ đều nhau. c/ Hãy trình bày kết quả phân tổ trên bằng biểu đồ thích hợp? Bài 3: Có tài liệu về năng suất thu hoạch lúa (tạ/ha) của 50 hộ nông dân như sau 35 41 32 44 33 41 38 44 43 42 30 35 35 43 48 46 48 49 39 49 46 42 41 51 36 42 44 34 46 34 36 47 42 41 37 47 49 43 41 39 40 44 48 42 46 52 43 41 55 43 Yêu cầu: a/ Hãy sắp xếp số liệu trên theo thứ tự tăng dần ? b/ Hãy phân tổ các hộ trên thành 5 tổ với khoảng cách đều nhau ? c/ Hãy trình bày kết quả phân tổ trên bằng biểu đồ thích hợp ? 34
  35. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Lý thuyết thống kê Bài 4: Có số liệu về chiều cao (m) của 42 sinh viên trong một lớp học như sau 1,62 1,58 1,60 1,59 1,61 1,63 1,57 1,64 1,66 1,68 1,58 1,68 1,64 1,56 1,67 1,59 1,59 1,56 1,54 1,52 1,58 1,60 1,63 1,59 1,69 1,60 1,62 1,66 1,60 1,64 1,53 1,57 1,51 1,55 1,64 1,54 1,58 1,62 1,67 1,66 1,71 1,63 Yêu cầu: a/ Hãy sắp xếp số liệu trên theo thứ tự giảm dần ? b/ Hãy phân tổ số sinh viên trong lớp thành 4 tổ với khoảng cách đều nhau ? c/ Hãy trình bày kết quả phân tổ trên bằng biểu đồ thích hợp ? BÀI 5: Có tài liệu về năng suất lao động của 50 công nhân cùng sản xuất một loại sản phẩm tại một doanh nghiệp như sau 56 53 63 62 55 59 50 59 58 55 58 70 62 52 60 65 60 55 62 61 66 57 64 63 65 57 63 64 73 67 62 67 71 69 67 60 68 72 51 62 54 64 68 59 51 54 58 69 74 56 Yêu cầu: a/ Hãy sắp xếp số liệu trên theo thứ tự giảm dần ? b/ Hãy phân tổ năng suất lao động thành 6 tổ với khoảng cách đều nhau ? c/ Hãy trình bày kết quả phân tổ trên bằng biểu đồ thích hợp ? 35