Giáo trình Lý luận và phương pháp thể dục thể thao

pdf 199 trang ngocly 2370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lý luận và phương pháp thể dục thể thao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ly_luan_va_phuong_phap_the_duc_the_thao.pdf

Nội dung text: Giáo trình Lý luận và phương pháp thể dục thể thao

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC – THỂ CHẤT PGS - TS. NGUYỄN TOÁN – TS. NGUYỄN SĨ HÀ GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC THỂ THAO LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2004 1
  2. MỤC LỤC Chương I: KHÁI LUẬN VỀ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC THỂ THAO 3 I. TDTT là một bộ phận hữu cơ của nền văn hóa xã hội 3 II. Một số khái niệm cơ bản, lân cận khác có liên quan chặt chẽ với TDTT 7 III. Những chức năng cơ bản của TDTT 11 IV. Cấu trúc của TDTT 14 V. Lý luận và phương pháp TDTT là môn khoa học và môn học 21 Chương II: MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CHUNG CÙNG CÁC PHƯƠNG TIỆN TDTT 31 I. Mục đích chung của nền TDTT nước ta 31 II. Những nhiệm vụ chung nền TDTT nước ta 33 III. Những nguyên tắc hoạt động chung TDTT 35 IV. Phương tiện TDTT 39 V. Những phương tiện TDTT thường dùng 45 VI. Bài tập thể lực (BTTL) 53 Chương III: CÁC NGUYÊN TẮC VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT 75 I.Nguyên tắc tự giác và tích cực 75 II. Nguyên tắc trực quan 78 III. Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa 80 IV. Nguyên tắc hệ thống 85 V.Nguyên tắc tăng dần yêu cầu 91 VI. Mối quan hệ trên các nguyên tắc về phương pháp trên 95 Chương IV: DẠY HỌC CÁC ĐỘNG TÁC TRONG GIÁO DỤC THỂ CHẤT 96 I.Nhiệm vụ và đặc điểm của dạy học động tác trong giáo dục thể chất 96 II. Quá trình dạy học động tác 103 Chương V: CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG GIÁO DỤC THỂ CHẤT 116 I.Các phương pháp dạy học TDTT 116 II. Các phương pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng và yêu cầu cơ bản về phát triển nhân cách trong dạy học TDTT 143 III. Phương pháp rèn luyện các tố chất thể lực (cho học sinh là chính) 148 Chương VI: BUỔI TẬP THỂ DỤC, THỂ THAO 160 I.Cơ sở cấu trúc buổi tập 160 II. Đặc điểm hình thức buổi tập chính khóa và không chính khóa 163 III. Mật độ và lượng vận động của giờ lên lớp TDTT 176 IV. Chuẩn bị đánh giá giờ lên lớp TDTT 191 2
  3. Chương I KHÁI LUẬN VỀ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC THỂ THAO I. THỂ DỤC THỂ THAO LÀ MỘT BỘ PHẬN HỮU CƠ CỦA NỀN VĂN HOÁ XÃ HỘI 1. Khái niệm về văn hoá Muốn hiểu được TDTT (còn gọi là văn hoá thể chất), trước tiên cần hiểu đúng khái niệm văn hoá, một hệ thống tập hợp lớn hơn, bao gồm cả TDTT, mới có thể tạo cơ sở mở đầu chung về phương pháp luận để đi sâu vào TDTT, tìm ra những cái chung và riêng (ở mức cần thiết) so với các bộ phận văn hoá khác. Ngay từ thời Phục hưng, thuật ngữ văn hoá đã được hiểu là một hoạt động, một lĩnh vực tồn tại thực sự của con người, mang "tính người", đối lập với "tính tự nhiên", "tính động vật", phát triển phù hợp với bản chất của họ. Nó trước hết là tất cả tài sản, thành tựu về tinh thần và vật chất, kể cả thể chất của từng con người, của xã hội, xuất hiện trong quá trình phát triển lịch sử, được xác định như một "thiên nhiên thứ hai", được cải biến, nhân hoá qua nhiều thế hệ. Trong quá trình này, con người vừa là chủ thể lẫn khách thể. Nói khái quát hơn, thuật ngữ này dùng chỉ đặc trưng vật chất và tinh thần của một thời đại (ví dụ như văn hoá cổ đại), của một dân tộc (như văn hoá Việt Nam), của một phạm vi hoạt động sinh sống hoặc sáng tạo (văn hoá lao động, văn hoá nghệ thuật, văn hoá thể chất - TDTT ). Văn hoá bao gồm những thành tựu vật chất của hoạt động con người (máy móc, công trình xây dựng, nhà thi đấu ), kết quả của nhận thức (tác phẩm nghệ thuật, chuẩn mực đạo đức, những luật lệ ngày càng chính xác, công bằng trong thi đấu thể thao ), những khả năng được hiện thực hoá trong đời sống (sự hiểu biết, tổ chức xã hội, phong tục, tập quán, trình độ thưởng thức, thành tích thể thao ). Mỗi một hình thái kinh tế xã hội được xác định bởi một kiểu văn hoá. Văn hoá thay đổi do sự chuyển đổi của một hình thái kinh tế - xã hội, đồng thời kế thừa nhiều giá trị văn hoá của quá khứ. Trong điều kiện xã hội có giai cấp, song song với văn hoá của giai cấp thống trị, còn có văn hoá của những người lao động bị trị, mang những yếu tố dân chủ và nhân đạo. Ở Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến nay, chúng ta đang từng bước xây dựng nền văn hoá mới, có nội dung XHCN và tính chất dân tộc. Tiếc rằng lâu nay, chúng ta thường chỉ chú ý nhiều đến văn hoá tinh thần (khoa học, nghệ thuật ) mà còn coi nhẹ văn hoá thể chất. 2. Nguồn gốc của TDTT Có thể hiểu rõ thêm bản chất xã hội, tính chất văn hoá - giáo dục của TDTT thông qua tìm hiểu cội nguồn và lịch sử phát triển của nó. TDTT ra đời phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của TDTT. Nói cách khác, đó là cơ sở sinh tồn của tất cả mọi hoạt động, là hoạt động thực tiễn cơ bản nhất. Trong quá trình tiến hoá từ vượn thành người, lao động là nhân tố quyết định. Cơ thể từ loài vượn thành người, bàn tay dùng để lao động, vỏ đại não để tư duy và ngôn ngữ để giao tiếp đều từ lao động mà phát triển thành như ngày nay. 3
  4. Thật đúng như Ănghen đã nói trong tác phẩm "Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người": "Lao động là điều kiện thứ nhất của toàn bộ đời sống con người, thậm chí đến mức, trên một số ý nghĩa nào đó, không thể không nói rằng: Lao động sáng tạo ra bản thân con người". Trong quá trình sản xuất lâu dài, loài người thời nguyên thuỷ đã chế tạo ra và sử dụng các công cụ lao động. Ngay trong quá trình giải quyết những vấn đề thiết thân về ăn, ở, mặc, con người đã đồng thời nâng cao trí lực và thể lực của mình. Thời đó, điều kiện lao động rất gian khổ, nguy hiểm, hoàn cảnh khắc nghiệt, công cụ rất thô sơ, lao động thể lực cực kỳ nặng nhọc. Do đó, muốn kiếm ăn và sống an toàn, họ phải luôn đấu tranh với thiên tai và dã thú. Thực tế đấu tranh khốc liệt để sinh tồn đó buộc con người phải biết chạy, nhảy, leo trèo, ném, bơi, mang vác nặng và chịu đựng được trong điều kiện sống khắc nghiệt. Bởi vậy, những năng lực hoạt động đó cùng với kinh nghiệm đã trở thành tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá trình độ, uy tín của con người lúc bấy giờ. Mầm mống của TDTT đã nẩy sinh chính từ thực tế của những hoạt động ấy và kết hợp tự nhiên ngay trong quá trình lao động. Mặt khác TDTT chỉ thực sự ra đời khi con người ý thức được về tác dụng và sự chuẩn bị của họ cho cuộc sống tương lai, đặc biệt cho thế hệ trẻ; cụ thể là sự kế thừa, truyền thụ và tiếp thu những kinh nghiệm và kỹ năng vận động (lao động). Do vậy, đó là nội dung chủ yếu của giáo dục thời cổ xưa. Và ngay từ khi mới ra đời, TDTT đã là một phương tiện giáo dục, một hiện tượng xã hội mà ở con vật không thể có được. Từ thời cổ xưa, con người thường có những hoạt động tế lễ dùng những động tác có tính chất tượng trưng để biểu thị tình cảm, nỗi vui buồn, sự sùng bái thần linh. Vũ đạo ra đời từ đó. Các động tác vật, giao đấu ra đời trong các cuộc xung đột giữa các bộ lạc, người với dã thú. Ngoài ra còn có các trò chơi vui thích trong lúc nhàn rỗi, giải trí và về sau còn thêm dần một số hoạt động rèn luyện thân thể khác để phòng chữa một số bệnh. Tất cả những điều này đã góp phần quan trọng để phát triển TDTT. Sau này, do trình độ sản xuất, mức sống, khoa học kỹ thuật, nhu cầu đào tạo và giáo dục ngày càng cao nên TDTT dần trở thành một lĩnh vực tương đối độc lập, có một hệ thống khoa học cho riêng mình. 3. Tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc của TDTT Điều kiện sống thô sơ, nghèo nàn và đời sống tinh thần và vật chất rất thấp của con người trong xã hội cổ sơ (chưa phân chia giai cấp) hạn chế rất nhiều khả năng phát triển TDTT. Tuy vậy, so với điều kiện lịch sử thời ấy, nó cũng có ý nghĩa tiến bộ nhất định vì mọi thành viên trong xã hội đều được hưởng thụ bình đẳng. Về sau, sự phân chia giai cấp xuất hiện đã làm mất đi sự bình đẳng đó. Tuy vậy, những cuộc xung đột, chiến tranh hầu như liên miên giữa các bộ lạc, lãnh chúa, quốc gia cũng thúc đẩy TDTT phát triển nhanh để phục vụ cho quân sự. Những tư liệu lịch sử để lại cho thấy trình độ phát triển TDTT thời cổ đại khá cao, (hệ thống tổ chức huấn luyện thể lực - quân sự chặt chẽ và quy mô trong các nhà nước Spactơ, Aten; sự ra đời và phát triển của các đại hội Ôlimpic; các tác phẩm nghệ thuật thể hiện lý tưởng phát triển thể chất cân đối cho con người ). Trong xã hội có bóc lột, chỉ một số ít thuộc giai cấp thống trị được hưởng thụ những giá trị đó. Trong một chế độ áp bức, bóc lột, dù có thực hiện phần nào việc giáo dục thể chất cho một số người lao động, nhưng nếu không có tự do, bình đẳng thì thực chất vẫn không thể đảm bảo tính nhân đạo thật sự. Dấu ấn cơ bản này thể hiện xuyên suốt (theo các mức độ khác nhau) trong tất cả các xã hội còn có bóc lột bất công sau này. Dù sao, sự hạn chế về giai cấp đối với phát triển TDTT trong bất cứ xã hội có phân chia giai cấp nào cũng không đơn giản chỉ phụ thuộc vào những lợi ích chủ quan của giai cấp 4
  5. thống trị mà nó còn phụ thuộc vào những quan hệ kinh tế khách quan gắn bó với lợi ích thiết thân mà họ cần được củng cố. Những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã phân tích sâu sắc mâu thuẫn giữa quy luật phát triển của các lực lượng sản xuất đòi hỏi phát triển cân đối những người lao động và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm cản trở sự phát triển này. Muốn loại bỏ mâu thuẫn đó tạo điều kiện cho TDTT phát triển một cách thật sự triệt để, cơ bản thì phải gắn với quá trình phát triển và hoàn thiện xã hội, từng bước xây dựng nên một xã hội tự do, bình đẳng và ngày càng hạnh phúc hơn. Tuy vậy, cũng cần xem xét đầy đủ tình hình thực tế có liên quan trong xã hội tư sản hiện đại. Ở đó, các nhà cầm quyền cũng ít nhiều quan tâm đến phong trào TDTT cho những người lao động và con em họ. Đó trước tiên là do những yêu cầu về tăng cường độ và chất lượng sản xuất; về quốc phòng và chiến tranh; về tuyên truyền, lôi kéo, giáo dục cho đông đảo quần chúng, trước hết là thanh thiếu niên, lý tưởng và lối sống theo quan niệm của họ. Mục đích cao nhất là củng cố chế độ chính trị hiện có, thu được lợi nhuận càng nhiều. Ngoài ra, cũng không thể coi nhẹ áp lực của cuộc đấu tranh của những người lao động đòi cải thiện điều kiện sống, trong đó có TDTT. Tính dân tộc thể hiện rất rõ trong lối sống, nếp nghĩ, tập tục, truyền thống và văn hoá nói chung (trong đó có TDTT) của từng dân tộc. Nó được hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước, đấu tranh trong tự nhiên và xã hội, trong phát triển TDTT của từng dân tộc ở từng điều kiện cụ thể. Tính dân tộc của TDTT Việt Nam như thượng võ, mang đậm tính chất nhân văn, liên kết cộng đồng thể hiện rất rõ qua kho tàng của dân tộc về mặt này, từ triết lý rèn luyện thân thể cho đến các trò chơi dân gian, các môn võ dân tộc và cả ở sự cải biên, sử dụng thể thao dân tộc cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện hiện đại của mình. Tuy vậy, cũng không nên nghĩ một đặc trưng dân tộc trong nền TDTT của nước nào đó không thể có trong các dân tộc khác. Trong quá trình phát triển, các dân tộc (đặc biệt là các dân tộc sống gần và có điều kiện tương tự) luôn tiếp thu cái hay, cái đẹp của các dân tôïc khác và giữa họ ngày càng có nhiều điểm giao hoà. Bởi vậy, không nên tách biệt tính dân tộc với tính hiện đại (quốc tế) hoặc lệch về một vế nào. Chúng ta trân trọng truyền thống nhưng không nệ cổ, đóng cửa, giữ gìn nguyên xi những di sản của quá khứ. Cần kế thừa những tinh hoa từ xưa để lại rồi từ đó sáng tạo nên những tinh hoa mới. Xét cho cùng, xưa nay, tính lịch sử, giai cấp (trong xã hội có giai cấp) và dân tộc luôn gắn với nhau. 4. Những cách tiếp cận và khái niệm TDTT Việc nghiên cứu các khái niệm về TDTT đã được nhiều nước chú ý. Từ thập kỷ 50 này đã có một số nước bước đầu lý giải thống nhất nội hàm của một số thuật ngữ TDTT thông dụng. Năm 1962, Hội đồng thuật ngữ của tổ chức văn hoá – giáo dục – khoa học của Liên hiệp quốc đã quyết: “Để cho công tác phân loại tài liệu và thông tin khoa học đạt tiêu chuẩn quốc tế, yêu cầu các bộ phận nghiên cứu chuyên môn phải có thuật ngữ thống nhất, chính xác, rõ ràng; tránh những hiện tượng dùng đồng ngữ khác nghĩa hoặc ngược lại để giao lưu ”. Và cũng trong năm đó, Liên Hợp Quốc đã tổ chức một hội nghị quốc tế về công tác biên soạn và chỉnh lý các văn kiện về TDTT. Hội nghị cũng công nhận kết quả hoạt động của Hội nghiên cứu thuật ngữ TDTT thống nhất của Úc và đã thảo luận các khái niệm cơ bản của TDTT. Đến năm 1965, lại tổ chức tiếp hội nghị quốc tế về nghiên cứu thống nhất thuật ngữ TDTT, đặc biệt thảo luận nhiều về thuật ngữ thể thao (sport). Hội nghị khoa học thế giới năm 1980 cũng coi việc nghiên cứu các khái niệm về TDTT là vấn đề cấp thiết. Như vậy, khái niệm TDTT là một vấn đề học thuật được cộng đồng TDTT quốc tế chú trọng. Và dù ý thức nhiều hay ít, ở nước ta cũng đã có những nghiên cứu về vấn đề này. 5
  6. Lựa chọn và xác định thuật ngữ cơ bản là một vấn đề học thuật. Thực ra, thuật ngữ của một môn khoa học, một ngành bao giờ cũng là một thế hệ nhiều tầng cấp và có mối liên hệ nội tại với nhau. Muốn xác lập một hệ thống thuật ngữ TDTT, trước tiên phải xác định bản thân khái niệm thuật ngữ. Một thuật ngữ mà nội hàm của nó được xác định một cách khoa học sẽ được chấp nhận và sử dụng ngày càng rộng rãi. Do đó, xác định thuật ngữ là một bước quan trọng trong thống nhất khái niệm. Nói chung khi xác định thuật ngữ cần chú ý những nguyên tắc sau: • Tính khoa học: Có nghĩa là dùng từ chính xác, phù hợp với yêu cầu về lô-gích và ngôn ngữ học; • Tập quán truyền thống của dân tộc: Tức là phải phù hợp với thực trạng phong trào TDTT, tập quán truyền thống và đặc điểm ngôn ngữ của từng nước. Chỉ có như thế mới được nhiều người thừa nhận, hiểu biết và sử dụng; • Sự phù hợp với thuật ngữ quốc tế. Coi trọng đặc điểm dân tộc không có nghĩa là nhất loạt bài xích những thuật ngữ nước ngoài. Ngôn ngữ vốn không có tính giai cấp; cần cố gắng làm cho ngôn ngữ của ta tương thích với quốc tế để cho tiện giao lưu. Muốn xem xét khái niệm TDTT cho đúng, đầy đủ, ít nhất cũng phải theo bốn cách tiếp cận sau: - Đây là một quá trình hoạt động nhằm tác động có chủ đích, có tổ chức theo những nhu cầu, lợi ích của con người (không phải ngẫu nhiên, bẩm sinh, vô thức). Không có vận động sẽ không có sự sống. Không có hoạt động (trong đó có hoạt động tập luyện) sẽ không thể phát triển thể chất tốt, chưa nói tới tối ưu. Đặc điểm cơ bản, chuyên biệt của hoạt động này là sự vận động tích cực của con người nhằm chủ yếu giữ gìn và phát triển sức lực hoạt động của họ. Nhưng nó chỉ đem lại hiệu quả tốt nếu tập luyện đúng, sinh hoạt hợp lý và đảm bảo những điều kiện tối thiểu khác. - TDTT còn là một tổng thể những giá trị có tính đối tượng rõ, những thành tựu về vật chất, tinh thần và thể chất do xã hội tạo nên. Ngày nay những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá trình độ TDTT của mỗi nước là trình độ sức khoẻ và thể chất của nhân dân; tính phổ cập của phong tràơ TDTT quần chúng, trình độ thể thao nóí chung và kỷ lục thể thaơ nói riêng, các chủ trương, chính sách, chế độ về TDTT và sự thực hiện; cơ sở trang thiết bị về TDTT. Thể thao nâng cao và TDTT quần chúng nói chung về cơ bản là thống nhất, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau nhưng không phải là một, lúc nào cũng tương thích, cái này làm tốt thì tự nhiên cái kia sẽ tốt. TDTT gắn với những giá trị nhất định nhưng không phải cái gì cứ có trong thực tiễn TDTT là đều có giá trị cả (như những biểu hiện tiêu cực trong thi đấu thể thao, những cách tập có hại ). Sự phân biệt nhưng giá trị về thể chất và phi thể chất (tinh thần, trí tuệ, kinh nghiệm ) trong đánh giá tác dụng, thành tựu của TDTT chỉ là tương đối. Bởi vì trong thực tế chúng luôn gắn, “nằm” trong một thể thống nhất. Không có những cơ sở vật chất và tinh thần (trong đó có thể chế) nhất định, chúng ta không thể “làm” TDTT, chưa nói đến phát triển. - Tác dụng của TDTT chủ yếu mang tính chất nhân hoá, nhập nội (tác động ngay vào trong bản thân con người, biến thành thể lực, kỹ năng, ý chí, trí tuệ, niềm vui ). Đối tượng tác động chuyên biệt để đạt hiệu quả chính là thể chất của con người. Tuy vậy, vẫn rất cần phối hợp tác động tốt với các bộ phận văn hoá, những mặt giáo dục khác trong chiến lược 6
  7. đào tạo con người nói chung; không nên để chúng tách biệt, "dẫm chân" nhau, thậm chí bài xích, đối nghịch nhau. - TDTT còn có tính lịch sử rõ nét. Quá trình phát sinh và phát triển lâu dài của TDTT từng địa phương, quốc gia, thế giới đều gắn với điều kiện lịch sử cụ thể, từ đó mà tạo nên truyền thống, nét độc đáo riêng. Tách rời điều kiện lịch sử cụ thể đó sẽ không lý giải được sự phát triển trong quá khứ cũng như dự đoán triển vọng. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể xác định được khái niệm TDTT - khái niệm trung tâm rộng và quan trọng nhất của lý luận và phương pháp TDTT. TDTT là bộ phận của nền văn hoá xã hội, một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực (thể hiện cụ thể qua các cách thức rèn luyện thân thể) nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hoá và giáo dục con người phát triển cân đối hợp lý. II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN, LÂN CẬN KHÁC CÓ LIÊN QUAN CHẶT CHẼ VỚI TDTT Trong phần này chỉ xác định (có kết hợp so sánh trong chừng mực cần thiết) một số khái niệm chung, cơ bản khác, có liên quan và ít nhiều trùng lặp với nhau. Như thế sẽ vừa làm sáng tỏ từng khái niệm đó vừa góp phần làm rõ thêm khái niệm trung tâm. 1. Sức khoẻ Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), đó là một trạng thái hài hoà về thể chất, tinh thần và xã hội mà không có nghĩa là không có bệnh hay thương tật, cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao động có kết quả. Lâu nay người ta thường nói đến 2 trạng thái của cơ thể (sức khoẻ và bệnh tật); gần đây lại bàn nhiều đến trạng thái thứ 3 (The third State of Health hay Sub. Health – dưới sức khoẻ) chưa bị bệnh nhưng cũng không có sức khoẻ, chiếm khoảng hơn 1/3 dân số, mà phần lớn ở tuổi 20 – 45. TDTT phải góp phần tich cực để giảm tỷ lệ trên. Sức khoẻ bao gồm sức khoẻ cá thể (từng người), sức khoẻ gia đình, sức khoẻ cộng đồng, sức khoẻ xã hội. Sức khoẻ là một trong những yếu tố cơ bản, đầu tiên để học tập, lao động, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, bảo vệ và xây dựng đất nước. Sức khoẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cá nhân, môi trường cộng đồng, xã hội, tình trạng và những vấn đề chung của từng nước và toàn thế giới (môi trường sinh thái, chiến tranh khu vực, mức sống cao thấp, sự bóc lột ở một số nước chậm phát triển ). 2. Phong trào TDTT Đó là một trào lưu xã hội (tự phát, tự động hay có tổ chức, rộng hẹp theo nhiều cấp độ khác nhau), bao gồm nhiều người hoạt động hợp tác với nhau, nhằm chủ yếu, trực tiếp sử dụng, phổ biến và nâng cao những giá trị của TDTT. Trong ngôn ngữ thông thường, từ này còn có nghĩa là tình hình phát triển TDTT ở nơi nào đó. Do nhu cầu và trình độ phát triển TDTT nước ta và trên thế giới, ngày càng có nhiều phong trào đa dạng, với quy mô liên kết càng rộng lớn, đáp ứng những hứng thú, nhu cầu TDTT khác nhau, rộng mở hoặc tập trung hon. Ví dụ, phong trào Ôlimpic, "Thể thao vì mọi người", "Chạy vì sức khoẻ" hoặc "Chạy, bơi, bắn, võ” trong thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ hay “Rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” hiện nay ở nước ta. Bản chất xã hội của một phong trào TDTT nào đó ở bất cứ nước nào bao giờ cũng phụ thuộc chính vào những đặc điểm về chính trị, kinh tế, xã hội, dân tộc của từng địa phương, quốc gia trong giai đoạn lịch sử cụ thể. 7
  8. 3. Thể chất và phát triển thể chất. Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện). TDTT gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển thể chất. Đó là một quá trình hình thành, biến đổi tuần tự theo quy luật trong cuộc đời từng người (tương đối lâu dài) về hình thái, chức năng và cả những tố chất thể lực và năng lực thể chất. Chúng được hình thành “trên” và “trong” cái nền thân thể ấy. Thể chất bao gồm thể hình, khả năng chức năng và khả năng thích ứng. Thể hình gồm hình thái, cấu trúc của cơ thể, bao gồm trình độ phát triển, những chỉ số tuyệt đối về hình thái và tỷ lệ giữa chúng cùng tư thế. Còn năng lực thể chất lại chủ yếu liên quan với những khả năng chức năng của các hệ thống, cơ quan trong cơ thể thể hiện chính qua hoạt động cơ bắp. Nó bao gồm các tố chất thể lực (sức mạnh, sức nhanh, sức bền, độ dẻo, sự khéo léo vận động ) và những năng lực vận động cơ bản của con người (đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo, bò, mang vác ). Khả năng thích ứng chỉ trình độ (năng lực) thích ứng chủ yếu về chức năng của cơ thể con người với hoàn cảnh bên ngaài, bao gồm cả sức đề kháng với các bệnh tật. Còn trạng thái thể chất chủ yếu nói về tình trạng cơ thể qua một số dấu hiệu về thể tạng, được xác định bằng các cách đo tương đối đơn giản về chiều cao, cân nặng, vòng ngực, dung tích sống, lực tay, chân, lưng trong một thời điểm nào đấy. Đặc trưng của sự phát triển thể chất phụ thuộc nhiều vào các nguyên nhân tạo thành (điều kiện bên trong và bên ngoài) và sự biến đổi của nó theo một số quy luật về tính di truyền và khả biến, sự phát triển theo lứa tuổi và giới tính, sự thống nhất hữu cơ giữa cơ thể và môi trường, giữa hình thức - cấu tạo và chức năng của cơ thể. Từng người và xã hội không thể tuỳ ý thay bỏ hoặc làm ngược lại những quy luật khách 8
  9. quan này. Chỉ có thể đạt hiệu quả phát triển thể chất tốt nếu hiểu ra được và vận dụng, tác động thích hợp theo nhưng phương hướng, mục đích nhất định, nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của từng cá nhân và xã hội. Xét từ ý nghĩa ấy, TDTT là một nhân tố xã hội chuyên môn nhằm tác động có chủ đích và hợp lý đến quá trình phát triển thể chất của con người, chủ yếu là về các tố chất vận động và những kỹ năng vận động quan trọng trong đời sống. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm điều này qua sơ đồ minh hoạ (H. 1). Liên quan với các khái niệm trên, sự hoàn thiện thể chất lại là mức tối ưu (tương đối với một giai đoạn lịch sử nhất định) của trình độ chuẩn bị thể lực toàn diện và phát triển thể chất cân đối, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của lao động và những hoạt động cần thiết khác trong đời sống, phát huy cao độ, đầy đủ nhữõng năng khiếu bẩm sinh về thể chất của từng người phù hợp với những quy luật phát triển toàn diện nhân cách và giữ gìn, nâng cao sức khoẻ để hoạt động tích cực, bền lâu và có hiệu quả. Bước đầu tiên, phổ cập, cơ bản về hoàn thiện thể chất cho mọi người trong một số nước là tập luyện để đạt được các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể chung trong từng thời kỳ. 4. Giáo dục thể chất, giáo dưỡng thể chất và chuẩn bị thể lực Thuật ngữ đầu có từ lâu trong ngôn ngữ nhiều nước. Riêng ở nước ta, do bắt nguồn từ gốc Hán - Việt nên cũng có người gọi tắt giáo dục thể chất là thể dục theo nghĩa tương đối hẹp. Vì theo nghĩa rộng của từ Hán - Việt cũ, thể dục còn có nghĩa là TDTT. Thông thường, người ta coi giáo dục thể chất là một bộ phận của TDTT. Nhưng chính xác hơn, đó còn là một trong những hình thức hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội, một quá trình có tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục - giáo dưỡng chung (chủ yếu trong các nhà trường). Mặt khác, phạm trù, lĩnh vực chung hơn, tập hợp lớn hơn, bao gồm cả giáo dục thể chất, lại là giáo dục theo nghĩa rộng của từ này. Cũng như các hình thức giáo dục khác, thì giáo dục thể chất theo đặc trưng chung, cũng là một quá trình giáo dục với đầy đủ những dấu hiệu chung của nó (vai trò chủ đạo của nhà giáo dục trong quá trình dạy học, tổ chức hoạt động theo những nguyên tắc sư phạm ) Nhưng đặc trưng cơ bản, chuyên biệt thứ nhất của giáo dục thể chất là dạy học vận động (qua các động tác). Nói rõ và đầy đủ hơn, đó là truyền thụ và tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của con người qua đó sẽ hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản cần thiết và những hiểu biết có liên quan (H. 2). Quá trình quán triệt đặc trưng chuyên biệt thức nhất trên là giáo dưỡng thể chất (9 trong 2 nội dung chính của giáo dục thể chất). Đăïc trưng cơ bản thứ hai của giáo dục thể chất là sự tác động có chủ đích đến sự phát triển theo định hướng các tố chất thể lực nhằm nâng cao sức lực vận đôïng của con người. Việc dạy học động tác và phát triển các tố chất vận động có liên quan chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau thậm chí có thể “chuyển” lẫân nhau. Nhưng chúng không bao giờ đồng nhất và quan hệ có khác biệt trong các giai đoạn phát triển thể chất và giáo dục thể chất khác nhau. Giaùo duïc toaøn dieän Ñöùc duïc Theå duïc Trí duïc Myõ duïc Giaùo duïc kyõ thuaät lao ñoäng Phaùt trieån caùc toá chaát vaø Daïy vaø hoïc caùc khaû naêng vaän ñoäng ñoäng taùc vaän ñoäng 9
  10. Hình 2: Giáo dục thể chất trong hệ thống những hình thức (mặt) giáo dục cơ bản Trong những buổi tập, thời đoạn khác nhau, nhiệm vụ giáo dưỡng thể chất (dạy kỹ thuật chẳng hạn) hoặc phát triển tố chất vận động nào đó lại là chính. Thấu hiểu và vận dụng thành thạo theo những đặc trưng, mối quan hệ trên là một trong những yêu cầu hàng đầu với các nhà sư phạm TDTT. Như vậy, giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận đôïng (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận độïng của con người. Quan niệm như thế, chúng ta có thể coi phát triển thể chất là một phần hệ quả của giáo dục thể chất. Quá trình phát triển thể chất có thể chỉ là do bẩm sinh tự nhiên (sự phát triển thể chất tự nhiên của trẻ khi đang lớùn) hoặc còn có thêm tác động có chủ đích, hợp lý của giáo dục thể chất đem lại. Thuật ngữ "Chuẩn bị thể lực" thực ra cũng tương tự với thuật ngữ giáo dục thể chất. Nhưng khi dùng thuật ngữ này, người ta chủ yếu muốn nhấn mạnh tới phương hướng, mục đích chuẩn bị thể lực thực dụng cho lao động hoặc hoạt động cụ thể nào đó trong thực tế đòi hỏi một trình độ chuyên môn chuẩn bị thể lực đáp ứng cụ thể hơn. Chuẩn bị thể lực chung là một quá trình giáo dục thể chất không chuyên môn hoá hoặc chuyên môn hoá tương đối ít, nhằm tạo những tiền đề chung rộng rãi về thể lực là chính để có thể đạt kết quả tốt trong một hoạt đôïng (hoặc một số hoạt động) nào đó. Chuẩn bị thể lực chuyên môn lại chỉ nhằm phục vụ cho yêu cầu chuyên biệt hẹp theo từng nghề, môn thể thao, thậm chí động tác (kỹ thuật) trong từng tình huống cụ thể, thường được đặt trên nền và sau chuẩn bị thể lực chung. 5. Thể thao Trong một số ngôn ngữ, thể thao được coi là một bộ phận chủ yếu, lớn, nổi bật, ưu thế trong TDTT. Cũng có nơi để ra ngoài một phần đáng có của nó hoặc đưa vào trong đó những nội dung còn đang gây nhiều bàn cãi. Sự sử dụng thuật ngữ này có lúc khá rộng (gần như cả TDTT), có lúc lại rất hẹp (hầu như chỉ có thể thao đỉnh cao) mà không có ước định trước nên đã gây ra nhiều khó khăn' trong hệ thống hoá, chuẩn mực hoá các thuật ngữ về TDTT: Trước hết, đó là một hoạt động trò chơi (trình độ khác nhiều so với các trò chơi thông thường, đơn giản), một hình thức thi đấu đặc biệt, chủ yếu và phần nhiều bằng sự vận động thể lực, nhằm phát huy những năng lực chuyên biệt, đạt những thành tích cao, cao nhất, được so sánh trực tiếp và công bằng trong những đều kiện chuyên môn như nhau. Sự vươn tới những thành tích cao nhất, tính chuyên biệt hoá, thi đấu và công diễn là những dấu hiệu cơ bản của thể thao. Tuy vậy, mục đích của nó không chỉ đơn thuần dừng lại ở những thành tích thi đấu trực tiếp. Trong nghệ thuật cũng có lúc có yếu tố đua tài, thi đấu (như thi giọng hát hay, tay đàn giỏi ) nhưng không phải là thường xuyên, chuyên biệt, cơ bản. Mặc khác, diễn biến và kết cục của thi đấu thể thao thường không biết trước. Theo nghĩa rộng (khá phổ biến), thể thao không chỉ là hoạt động thi đấu biểu diễn đặc biệt mà còn là sự chuẩn bị cho nó cùng những quan hệ, chuẩn mực, những thành tựu đạt được trong hoạt động này. Mặt khác, xét thật chặt chẽ và đầy đủ hơn, thể thao không hoàn toàn chỉ thuộc về TDTT (tuy nó phụ thuộc chủ yếu vào lĩnh vực này). Trên nguyên tắc, bất kỳ một loại hình hoạt động nào nhằm phát huy, hoàn thiện những năng lực của con người được tạo ra để làm đối tượng cho thi đấu thể thao, tiến hành theo những quy luật của hoàn thiện thể thao đều có thể thuộc về thể thao. Mặc dù, tuyệt đại bộ phận các môn thể thao hiện đại đều nằm trong lĩnh vực văn hoá thể chất, nhưng từ lâu đã có một số môn tuy được gọi là thể thao nhưng không có đặc trưng thể chất như trên, hoặc chỉ có rất ít (các môn cờ, thể thao mô hình hàng không 10
  11. và hàng hải ). Do vậy, mối liên hệ giữa TDTT và thể thao tuy rất chặt chẽ, có trùng lặp với nhau phần lớn, nhưng không phải hoàn toàn (H. 3). TDTT Giaùo duïc theå chaát Theå thao (chuaån bò theå löïc) Hình 3: Mối tương quan giữa phạm trù trung tâm (TDTT) Traïng thaùi theå chaát và các khái niệm gần gũi khác Phaùt trieån theå chaát Hoaøn thieän theå chaát 6. TDTT giải trí và TDTT hồi phục Cả hai đều là những loại hình TDTT quần chúng. Khái niệm đầu chỉ hình thức các bài tập thể lực hoặc những môn thể thao đã được đơn giản hoá về cách thức nhằm nghỉ ngơi tích cực, giải trí thoải mái. Khái niệm sau chỉ quá trình hoạt động có chủ định nhằm thích nghi và hồi phục những chức năng về tâm sinh lý và những năng lực của con người đã bị mất hoặc suy giảm đi phần nào trong các hoạt động khác, trước hết là lao động, và có cả tập luyện, thi đấu thể thao nói riêng. III. NHỮNG CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA TDTT Việc xác định đúng chức năng, hình thức (thành phần) cơ bản của TDTT cùng mối quan hệ giữa chúng có tầm quan trọng hàng đầu trong chỉ đạo vĩ mô. Ở đây, khái niệm này trực tiếp gắn liền với đặc tính hoạt động vốn có của một hệ thống, cơ quan xã hội lớn nhỏ 1. Đôi điều về phương pháp luận để xác định chức năng của TDTT Trong việc này không nên quá cường điệu, đơn biệt hoá một chức năng nào đó mà coi nhẹ tính đa trị, đa chức năng của TDTT. Ngược lại, cũng không nên liệt kê tràn lan, không phân biệt chính phụ, chung và chuyên biệt. Bởi vậy, cũng cần thống nhất một số điều sau: + Chỉ có những đặc tính, quan hệ nào biểu hiện khách quan, tương đối rõ, ổn định, xác thực trong thực tế mới được coi là những dấu hiệu để xác định, phân chia những chức năng và hình thức nào đó. + Chỉ có những đặc điểm nào thể hiện ưu thế, chủ yếu, rõ trong TDTT, nhưng không hoặc có ít trong những lĩnh vực khác mới đáng được coi là những chức năng chuyên biệùt. Do đó, cần phân biệt giữa chức năng chuyên biệt và chung. + Phải xem xét chức năng gắn với những hình thức tổ chức thực hiện trong thực tếâ mới dễ hiểu, dễ học, dễ làm. Đó là một thành phần hữu cơ trong cấu trúc xã hội chung. TDTT có tính kế thừa theo quy luật. Do đó cũng phải chú ý tới những dấu hiệu tương đối ổn định của nó. 2. Những chức năng của TDTT và mối liên hệ chức năng giữa chúng 2.1. Những chức năng chuyên môn Có thể thấy rõ TDTT là một bộ phận, mặt chuyên biệt, tương đối độc lập trong văn hoá, mà không có thành phần nào khác có thể thay thế. Ở đây, còn có thể tách thành những chức năng chuyên môn tổng hợp và những chức năng đặc trưng ưu thế của một số phần, hình 11
  12. thức tổ chức và biến dạng, thuộc nó nhưng nhỏ hơn, (chức năng phân loại) (xem H. 4 và bảng 1). Những chức năng chuyên môn cơ bản của TDTT là: - Chức năng giáo dưỡng chuyên môn thể hiện rõ nhất trong hệ thống giáo dục - giáo dưỡng chung để hình thành vốn quan trọng ban đầu về kỹ năng, kỹ xảo vận động cùng những hiểu biết có liên quan (gắn với hệ thống nhà trường). Bảng 1: Những chức năng đặc trưng của các thành phần (hình thức) cơ bản trong TDTT Các Những đặc trưng chức năng chuyên môn thành Các thành Đặc điểm của quá phần cơ phần thứ phân trình hoạt động sử Đặc trưng hiệu quả bản của của TDTT dụng TDTT theo định (hướng chuyên môn trong quá trình sử TDTT hướng nhất định dụng) - TDTT nhà - Giáo dục thể chất cơ - Đảm bảo giáo dưỡng thể chất cơ bản trường bản (cơ sở) và trình độ chuẩn bị thể lực chung, cơ sở ban đầu TDTT - Các hình - Chuẩn bị thể lực - Duy trì năng lực thể chất nhưng đã đạt cơ sở thức TDTT cơ chung ở mức cao hơn được và tiếp tục nâng cao trình độ thể sở, tiếp sau và huấn luyện phổ lực cơ sở giai đoạn “nhà thông trường” - Thể thao cơ - Quá trình huấn luyện - Đảm bảo phát triển đạt định mức thể Thể sở và thi đấu trong phong chất cao hơn, nhằm phục vụ hoạt động thao trào thể thao quần chuyên môn nào đó. (một chúng - Thể hiện và nâng cao những năng lực thành - Thể thao thể chất tuyệt đối của con người trong phần đỉnh cao - Quá trình huấn luyện môn thể thao chuyên môn. của và thi đấu nhằm đạt TDTT) những kỷ lục thể thao - TDTT riêng, - Chuẩn bị thể lực, - Đảm bảo thể lực chuyên môn cho hoạt thực dụng thực dụng cho nghề động nghề nghiệp, tối ưu hoá hoạt động phục vụ cho nghiệp; những tập và tác động của nó đến con người. TDTT nghề nghiệp luyện tiêu biểu của thực (như trong sản TDTT sản xuất (thể - Đảm bảo trình độ thể lực chuyên môn dụng xuất) dục khởi động, phút cho hoạt động quân sự cùng hiệu quả phục vụ thể dục, thể dục, thể của nó. nghề - TDTT thực thao giữa giờ). nghiệp dụng quân sự - Chuẩn bị thể lực quân sự thực dụng, những hình thức tập 12
  13. luyện chuyên môn của quân đội. - Thể dục chữa - Tập luyện có hệ - Thúc đẩy quá trình chữa bệnh và hồi bệnh thống những bài tập phục chức năng cơ thể bị rối loạn, hoặc TDTT thể lực nhằm chữa sa sút do bệnh tật, chấn thương. hồi bệnh, theo từng người, - Đảm bảo những khả năng thích nghi và phục nhóm hoặc lớp. hồi phục chức năng cơ thể do tập quá sức - Thể thao hồi sức, quá mệt. khoẻ phục - Tập luyện thể thao nhằm mục đích hồi phục - Thể dục vệ - Tập thể dục vệ sinh - Đảm bảo tối ưu hoá linh hoạt, nhanh, sinh hàng và các bài tập thể lực trạng thái chức năng hiện tại của cơ thể. TDTT ngày. khác hàng ngày, nhẹ - Đảm bảo nghỉ ngơi tích cực, thoả mãn thoải nhàng, thoải mái. những nhu cầu tình cảm bằng những vui mái, - TDTT giải - Những hình thức chơi bổ ích. nhẹ trí, sức khoẻ hoạt động giải trí – sức nhàng khoẻ (vui chơi TDTT, (giải du lịch, tham quan với trí) lượng vận động không lớn ) - Chức năng thực dụng chuyên môn thể hiện chủ yếu qua hệ thống đào tạo chuyên môn về TDTT nhằm phục vụ trực tiếp cho các nghề nghiệp trong lao động và quốc phòng. - Chức năng thể thao chuyên môn thể hiện rõ nhất trong thể thao cấp cao. - Chức năng về giải trí và hồi phục sức khoẻ; có thể chia làm hai như đã phân tích trên. 2.2. Những chức năng văn hoá chung Trên nguyên tắc, tất cả những chức năng vốn có của văn hoá (mà TDTT là một bộ phận) đều được thể hiện như thế nào đấy (theo đặc trưng) trong TDTT. Chức năng giao tiếp - liên kết. Trước hết đều phải nhằm mục đích chung, chủ yếu là giáo dục con người (theo nghĩa rộng). TDTT có vai trò ngày càng to lớn trong quá trình xã hội hoá nhân cách và liên kết xã hội. Sẽ sai lầm hoặc thiếu sót lớn nếu chỉ lưu ý tới một trong hai khía cạnh của chức năng trên hoặc đối lập chúng với nhau trong hoạt động và đánh giá hiệu quả của TDTT. Hiệu quả thực hiện chức năng của TDTT không chỉ phụ thuộc vào tính năng chuyên biệt vốn có của nó, mà còn cả phương hướng, nội dung, tổ chức của toàn bộ hệ thống giáo dục (trước hết là hệ thống chuyên quản) trong xã hội. Không nên hiểu, cứ có chế độ chính trị - kinh tế - xã hội tốt thì sẽ tự động có kết quả mỹ mãn trong TDTT, mặc dù đó là những tiền đề cực kỳ quan trọng. TDTT không bao giờ có ảnh hưởng tuyệt đối hoàn mỹ hoặc ngược lại, mà chỉ là tương đối ưu thế nhiều ít về một trong hai phía đó. Chức năng truyền thông. TDTT không những là vật dẫn những thông tin có ích đối với xã hội loài người trong lĩnh vực này mà còn là vật dẫn chuyển tải những giá trị của TDTT sang những con người, tập thể, đất nước, thế hệ khác. Một phong trào TDTT sôi động và đông đảo; một kỷ lục thể thao thế giới là những cột mốc chứa đựng nhiều giá trị về văn hoá chung, tư tưởng, khoa học, phương pháp Chức năng chuẩn mực hoá được hình thành cụ thể trong thực tiễn hoạt động TDTT để đáp ứng những nhu cầu trong giao lưu, đánh giá, điều khiển. Những chuẩn mực về đạo đức, tư tưởng, pháp lý, tổ chức cho đến kỹ thuật, thể chất được xã hội thừa nhận và thực thi hợp pháp thành một thể chế xã hội về TDTT. Chức năng thẩm mỹ gắn với tính hấp dẫn, sự hoàn thiện cái đẹp của các hiện tượng, (trong đó có bản thân con người) trong lĩnh vực này, đặc biệt trong thể thao đỉnh cao, biểu diễn. Nó không chỉ được xác định duy nhất bằng đặc tính nội tại của TDTT mà còn phụ thuộc nhiều vào những yếu tố về tư tưởng, giáo dục xã hội chung và TDTT quyết định. Chính vì vậy mà chúng ta cần luôn chú ý giáo dục, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh 13
  14. trong đông đảo nhân dân, trước hết là thanh thiếu niên về TDTT. Về cơ bản, chức năng của TDTT trong các nước phát triển theo định hướng XHCN là như nhau. Sự khác biệt chính ở mức độ chức năng, chất lượng và bước đi trong thực hiện Các chức năng trên (chung và chuyên môn) liên quan chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau, không thể coi nhẹ hoặc bỏ qua phần nào. Nhưng trước hết phải chú ý tới chức năng tăng cường thể chất của nhân dân (trong phần các chức năng văn hoá chung) Có hiểu biết được về bản chất các chức năng trên cùng mối tương quan giữa chúng, mới có thể xác định được đúng vai trò và ý nghĩa của TDTT trong xã hội, đề ra mục đích, nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc, phương pháp và tổ chức thực hiện phù hợp. IV. CẤU TRÚC CỦA TDTT Theo quan niệm khoa học hiện đại, cấu trúc trước hết là một hợp phần của một đối tượng, hiện tượng nào đó, được tạo thành bởi một số thành phần (bộ phận, loại hình) và thứ hai là sự cấu tạo (mối liên hệ, tương quan và thứ tự sắp xếp bên trong giữa các thành phần trong đó). TDTT có mối liên hệ, tác động xã hội rộng rãi (đơn biệt, giao thoa, cộng hưởng) về mặt cấu trúc, chức năng với nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Sự phân chia các thành phần dưới đây của TDTT mới ở mức đại thể vì từng phần chính này lại có nhiều thứ phần, biến dạng nhỏ hơn. Chúng được hình thành tương đối ổn định, rõ nét, đã có khá lâu trong đời sống; phản ánh đặc trưng chuyên biệt của từng thành phần, gắn liền với những điều kiện hình thành và phát triển khác nhau; tuy giữa chúng cũng có sự giao thoa, thẩm thấu và trùng lặp ít nhiều. 1. TDTT cơ sở Phần cơ bản của nó lại nằm trong cả hệ thống giáo dục và giáo dưỡng thế hệ trẻ, với tư cách là một trong những môn học cần thiết và cơ bản. Vì vậy còn có thuật ngữ "TDTT nhà trường". Chức năng chuyên môn của TDTT cơ sở trước hết thể hiện trong giáo dưỡng thể chất cơ sở (dạy học những kỹ năng, kỹ xảo vận động ban đầu cơ bản, phổ thông cùng những hiểu biết có liên quan) và phát triển, chuẩn bị thể lực chung toàn diện, rộng rãi. Những nội dung chính của TDTT cơ sở (qua nhà trường) gồm: - Hệ thống những động tác (vận động) có tính chất phân tích, những bài tập và phương pháp thể dục cơ bản. - Hệ thống những bài tập nhằm bồi dưỡng kỹ năng, cách thức cơ bản để dùng sức hợp lý khi di chuyển trong không gian (đi, chạy, bơi ). - Hệ thống những động tác đối kháng cá nhân hoặc tập thể, phối hợp sử dụng trong những hình thức hoạt động phức tạp như các trò chơi vận động, các môn bóng. Đương nhiên, quá trình giáo dục thể chất ở TDTT cơ sở này phải được tiến hành phù hợp với những mục đích và nguyên tắc về giáo dục và giáo dưỡng; phải thật sự là một quá trình giáo dục thể chất cơ bản (cơ sở); không nên lệch hẹp trong huấn luyện thể thao sớm cho một số em nào đó mà quên mất phần chuẩn bị chung, tối thiểu ban đầu. Loại hình TDTT cơ sở này không chỉ giới hạn trong phạm vi nhà trường dưới hình thức lên lớp chính khoá, đồng loạt. Thực ra, còn phải tiếp tục thường xuyên, lâu dài sau này nữa để củng cố và nâng dần trình độ thể chất chung đã đạt được bước đầu ở giai đoạn học sinh phổ thông và giữ gìn sức khoẻ khi luống tuổi. Sự tập luyện sau thời kỳ đi học không rập khuôn, chung cho mọi người, mà thường gắn 14
  15. với hứng thú, nhu cầu và điều kiện của từng cá nhân (chạy sức khoẻ, tập thể dục dưỡng sinh, luyện võ, thể dục nhịp điệu hay thể hình hoặc thiên về một môn thể thao nào đó) Từ đó, một số - chủ yếu là thiếu niên, nhi đồng - sẽ được tiếp nối dẫn đến hình thức thể thao cơ sở ban đầu - tổ năng khiếu thể thao ở các lớp, các trường, đội tập luyện của các trường năng khiếu thể thao ban đầu. 2. Thể thao - một bộ phận nổi bật, khá lớn và tương đối chuyên biệt hơn của TDTT So với các thành phần khác trong TDTT, thể thao đòi hỏi cao và tạo điều kiện mạnh mẽ nhất cho con người phát triển những năng lực thể chất của mình. Từng môn thể thao đều có thể trở thành đối tượng chuyên môn hoá rất cao. Ngày nay không thể có những nhà vô địch thể thao quốc tế đồng thời trên nhiều môn, cự ly thi đấu mang tính chất khác hẳn nhau. Trong tập luyện và thi đấu thể thao, con người luôn phấn đấu đạt tới những đỉnh cao của thành tích, vượt qua những giới hạn năng lực thể chất đã có. Chính trên cơ sở đó và qua các thành tích ấy mà nâng cao uy tín, danh dự cho tập thể, địa phương đất nước và cả từng VĐV. Bởi vậy, đặc trưng và chức năng chính đó đòi hỏi VĐV thể thao đỉnh cao phải được đào tạo có hệ thống, khoa học trong những điều kiện nghiêm ngặt và cao về nhiều mặt (hệ thống thi đấu với trình độ ngày càng cao; hệ thống tập luyện, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ; hệ thống khen thưởng ); không thể tách yếu tố chính trị khỏi thành tích thể thao đỉnh cao, đặc biệt trong đối ngoại. Thành tích thể thao đỉnh cao thực chất là một tập hợp nhiều yếu tốâ của cá nhân, tập thể xã hội, đất nước nhất định. Người ta cũng thường căn cứ vào đó để đánh giá trình độ, triển vọng của VĐV hoặc một nền thể thao. Mặt khác, có nhiều nước phát triển còn cho thể thao là một phòng thí nghiệm tự nhiên khổng lồ. Qua đó, con người tìm tòi và phát hiện chính mình, sáng tạo nên những cách thức mới để huy động và nâng cao những tiềm năng vốn có. Nó có ý nghĩa sáng tạo, khai phá, mở đường. Bên cạnh thể thao đỉnh cao, thể thao cơ sở (quần chúng) lại chỉ nhằm đạt trình độ phổ thông “phong trào”, chủ yếu để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, thể lực chung và giải trí, hồi phục, phục vụ cho hoạt động chính - lao động, học tập, quân sự (nếu là quân nhân). Nếu chỉ tập ở mức độ thể thao “phong trào” thì rất khó có thành tích cao. Nếu chỉ tập ở mức độ thể thao phong trào thì rất khó có thành tích cao. Ở nước ta không có thể thao nhà nghề hoàn toàn theo kiểu phương Tây, nhưng muốn có thành tích thể thao cao thì phải có thể thao chuyên nghiệp. Giờ đây, bóng đá Việt Nam đang bước đầu đi lên chuyên nghiệp trong điều kiện cơ chế thị trường có định hướng. Từ muôn vàn những người chơi thể thao ở cơ sở (trước tiên là đối tượng trẻ), chúng ta thường chỉ chọn, đào tạo được thành một số rất ít những nhân tài thể thao đỉnh cao thực sự. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ đào thải trong tuyển chọn và đào tạo rất cao. Dù trình độ thể thao thế giới 30 năm về trước thấp hơn bây giờ nhiều nhưng đã có nhà khoa học nước ngoài tính được rằng chỉ chọn được khoảng 8-10 em trong số 5.000 trẻ ở Liên Xô, CHDC Đức và Tiệp (cũ) để chuyên tập bơi. Và sau đó, có 1 em đạt tiêu chuẩn kiện tướng (Bungacôva 1973, 1976). Nếu muốn vươn tới trình độ thể thao cấp quốc tế, vô địch châu lục, Ôlimpic, thế giới thì tỷ lệ đào thải còn cao hơn nhiều (H. 5). Ở nước ta, điều kiện sống, tập luyện còn rất thấp, mức trên càng khó đạt. Tuy không phải cứ ai có năng khiếu thể thao đều có thể đạt đến đỉnh cao tuyệt đối cả (do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan phức tạp), nhưng nếu tham gia tập luyện ở mức phổ thông phù hợp với điều kiện của mình thì từng người đều có thể nâng cao sức khoẻ, thể lực chung. Dù sao thể thao đỉnh cao với tư cách là “người mở đường" sẽ lần lượt chinh phục nhưng đỉnh cao mới, tích luỹ kinh nghiệm, hiểu biết cùng cách thức để truyền lại, thúc đẩy cho thể thao quần chúng, cấp thấp hơn (kể cả thể thao trẻ) phát triển. Ngược lại, thể thao đỉnh cao cũng phụ thuộc, dựa trên thể thao quần chúng. Nó chỉ có thể phát triển, nâng cao vững chắc trên cơ sở đó, đặc biệt là từ phong trào thể thao quần chúng trong thanh thiếu 15
  16. niên. Nói cách khác, chúng có quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau, nhưng không thay thế được cho nhau, cứ làm cái này tốt thì cái kia khắc cũng tốt. Ở nước ta tuy chưa có một số đẳng cấp VĐV nêu trên, nhưng tại đây vẫn trình bày nguyên bản để bạn đọc có khái niệm hoàn chỉnh về quá trình đào thải trong đào tạo VĐV cấp cao. (Bên trái - so với số lượng ban đầu; bên phải – so với số lượng cấp kề dưới). 16
  17. 3. TDTT thực dụng Ở đây còn có thể chia thành hai phần nhỏ hơn. TDTT thực dụng phục vụ cho lao động sản xuất và TDTT thực dụng quân sự. Xếp cái dưới vào phần này là rất tương đối. Bởi vì đối với những người làm nghĩa vụ quân sự trong một thời gian tương đối ngắn, công tác (hoạt động) quân sự không phải là nghề nghiệp lâu dài, thường xuyên suốt đời. Mặt khác, trong quân đội, cũng có nhiều loại quân nhân không hoạt động quân sự, trực tiếp (kỹ thuật, hậu cần, văn thư, quân y ), chưa kể rất nhiều binh chủng với các khí tài khác nhau thì nội dung, yêu cầu mức độ huấn luyện quân sự, thể chất quả thật rất đa dạng Dù sao, đặc điểm chức năng của nó vẫn thể hiện trong sự chuẩn bị chuyên môn của con người cho những hoạt động nghề nghiệp cụ thể (lao động sản xuất hay quốc phòng). Như vậy, TDTT thực dụng nhằm tạo tiền đề thể chất thuận lợi cho con người nắm được nghề nghiệp nào đó, tối ưu hoá hoạt động nghề nghiệp (học nhanh, làm tốt, năng suất cao hơn), đồng thời cũng tác động tốt đến con người (kể cả phòng tránh và chữa bệnh nghề nghiệp bằng hoạt động TDTT). Hiểu đúng chức năng như vậy sẽ thấy rõ thêm lao động thể lực không thể thay thế cho TDTT, nói riêng là TDTT thực dụng. Tuy rằng có thể có lúc dùng lao động thích hợp để giải trí nghỉ ngơi tích cực, nhất là đối với những người lao động trí óc, ít vận động. Căn cứ vào đặc trưng lao động, điều kiện sản xuất và đặc trưng ảnh hưởng đến con người trong đó, cần tổ chức hoạt động TDTT sao cho có thể góp phần tối ưu hoá chính quá trình lao động (trước hết là cho năng suất và sức khoẻ) như TDTT trước sản xuất, những phút TDTT ngắn tại chỗ sản xuất (như động tác thư giãn sống lưng cho những công nhân phải ngồi cúi làm việc lâu), TDTT giữa giờ, tập luyện TDTT hồi phục, giải trí sau giờ làm việc. Nói cách khác, phải căn cứ vào quy luật tối ưu hoá quá trình lao động mà sử dụng phương tiện, phương pháp liều lượng và trình tự thích hợp. Theo quan điểm tổ chức lao động khoa học hiện đại, chúng ta không những cần năng suất mà còn phải giữ gìn, nâng cao sức khoẻ cho người lao động, không thể chỉ lo lỗ lãi đơn thuần. Xét về mục đích, mức độ và hiệu quả thực chất, TDTT thực dụng gắn với TDTT cơ sở (quần chúng). Trước hết vì việc này được tiến hành trên nền tảng của sự chuẩn bị thể lực chung, chủ yếu ở giai đoạn học sinh phổ thông, cho thanh thiếùu niên. 4. TDTT hồi phục sức khoẻ Đó là một bộ phận chuyên môn của TDTT, chủ yếu dùng những bài tập thể lực để chữa bệnh hoặc hồi phục những chức năng của cơ thể đã bị rối loạn (phá vỡ) hoặc suy giảm do bệnh tật, chấn thương, quá sức hoặc các nguyên nhân khác. Thực ra hình thức này đã có từ lâu. Từ thời cổ đại, người ta đã biết dùng các hình thức và chế độ vận động để chữa bệnh. Quan điểm của Hải Thượng Lãn Ông rất rõ về vấn đề này. Ngày nay, phần chủ yếu trở thành TDTT chữa bệnh. Nội dung của TDTT chữa bệnh hiện đại gồm một tổ hợp các phương tiện và phương pháp (thể dục chữa bệnh; đi, chạy vì sức khoẻ, các bài tập thể lực khác nhằm hồi phục, chữa bệnh). Tất cả những cái đó đều phải căn cứ vào tính chất của bệnh tật, chấn thương, sự rối loạn chức năng và hình thái cơ thể như mệt mỏi triền miên - mạn tính, quá căng thẳng, những biến đổi bệnh lý theo lứa tuổi (Xin xem một ví dụ qua hình 6). Nó gắn với cả tình trạng thiếu vận động và stress ngày càng tăng trong xã hội văn minh hiện đại với tổ chức lao động mới. Đáng lưu ý, theo kết quả điều tra rộng rãi trên nhiều nước, con số những người đang ở giữa khoảng bình thường và bệnh lý về trạng thái chức năng chiếm phần rất lớn, có nơi đã đến mức báo động. Chúng ta đang quan tâm không chỉ đến chế độ, mức vận động hàng ngày để chữa bệnh, gìn giữ sức khoẻ mà còn cả những cách thức rèn luyện thân thể khác nhau (cá nhân hay tập thể, tại nhà hay ở câu lạc bộ, kết hợp giữa hiện đại và dân tộc, Đông và Tây ). 17
  18. Trong thể thao đỉnh cao, lượng vận động tập luyện và thi đấu của VĐV ngày càng cao, đến mức khó tưởng tượng nổi theo quan niệm cũ. Vấn đề hồi phục nhanh, tốt hơn sức lực để nâng cao năng lực vận động càng trở nên nổi bật. Thậm chí có một số chuyên gia các nước đề nghị tăng khối lượng vận động của VĐV cấp cao tới khoảng 2.000 giờ tập, thi đấu trên 340 – 360 ngày trong một năm. Rõ ràng, muốn "tiêu" được những lượng vận động lớn và kéo dài như vậy (không phải chỉ trong một năm) thì phải hồi phục tốt những khả năng chức năng và thích nghi của cơ thể, đặc biệt với các VĐV bị quá sức hoặc chấn thương. Bảng dưới đây giới thiệu một số phương án hồi phục thể thao theo các phương hướng huấn luyện khác nhau cho các VĐV cấp cao hiện đại (xem bảng 2). 18
  19. Bảng 2: Các phương án hồi phục theo những phương hướng khác nhau cho VĐV cấp cao Những tổ hợp tác động chọn lọc Những tổ hợp tác Sau lượng Sau lượng Sau lượng động toàn bộ vận động tốc độ vận động yếm khí vận động ưa khí TỔ HỢP 1 1. Tắm khô nóng 1. Tắm nước ấm 1. Tắm nước nóng 1. Tắm nước bể 2. Xoa bóp chung khuynh diệp tùng bách nóng bằng tay 2. Chiếu tia cực tím 2. Chiếu tia tử ngoại 2. Xoa bóp tăng 3. Liệu pháp iôn 3. Liệu pháp iôn 3. Liệu pháp iôn trương lực 3. Liệu pháp iôn TỔ HỢP 1 1. Xoa bóp phân 1. Tắm khô nóng 1. Tắm oxy 1. Tắm nước khoáng thuỷ 2. Chiếu tia tử ngoại 2. Chiếu tia tử ngoại 2. Xoa bóp hydro 2. Xoa bóp chung 3. Liệu pháp iôn 3. Liệu pháp iôn 3. Chiếu tia hồng bằng tay ngoại 3. Chiếu tia tử ngoại TỔ HỢP 3 1. Tắm nước ấm 1. Tắm nước ấm bằng 1. Tắm nước nóng 1. Tắm nước ấm bằng tùng bách vòi hoa sen tùng bách vòi hoa sen 2. Xoa bóp hydro 2. Chiếu tia tử ngoại 2. Làm tăng oxy 2. Xoa bóp tăng 3. Liệu pháp iôn 3. Liệu pháp iôn 3. Chiếu tia tử ngoại trương lực 3. Chiếu tia tử ngoại 19
  20. 5. TDTT vệ sinh, giải trí bao gồm hai phần chính nhỏ hơn - Thể dục vệ sinh hàng ngày trong đời sống, như thể dục sáng, đi dạo chơi hoặc những tập luyện nhẹ nhàng khác, thường được tiến hành tại nhà hoặc xung quanh nơi ở, công viên. - TDTT giải trí, nghỉ ngơi tích cực theo sở thích như tham quan, du lịch, đi săn (ở nơi được phép) bằng cách đi bộ, xe đạp, leo núi, chèo thuyền với lượng vận động không nặng và không theo quy định thật chặt chẽ. Nói cách khác đó là những hình thức giải trí ưu thế bằng những vận động tích cực theo sở thích, nhằm điều chỉnh hoặc tối ưu hoá, bình thường hoá tương đối nhanh trạng thái tâm - sinh lý của cơ thể, tạo đà tốt cho những hoạt động cơ bản trong đời sống của từng người, tuy rằng chúng ảnh hưởng không nhiều đến thể chất và phát triển thân thể. Do vậy, cần coi đó là một trong những thành tố quan trọng trong đời sống (nhất là với thế hệ trẻ). Mặt khác muốn thực thi tốt thì phải kết hợp với các thành phần khác trong TDTT, trước hết là TDTT cơ sở. Điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta (kể cả mức sống) còn nhiều khó khăn nên việc mở rộng hình thức này còn có những hạn chế nhất định. Dù sao cũng rất cần quan tâm, khuyến khích phát triển phù hợp theo khả năng và điều kiện để góp phần xây dựng lối sống mới, đẩy lùi những tệ nạn xã hội, trước hết trong thanh niên. Đó trước hết là trách nhiệm của ngành TDTT, đoàn thanh niên và các tổ chức du lịch. Xu thế và hình thức này đang phát triển rất mạnh và đa dạng ở nước ta cũng như trên thế giới. Qua hình 4 và bảng 1, tuy mới ở mức khái quát, ta không chỉ biết được những thành phần cơ bản mà còn cả nhưng tiềm năng (chức năng) với những thành phần biến dạng chính của chúng. Có thể khai thác, sử dụng chúng nhằm thoả mãn những nhu cầu của xã hội, tập thể và từng cá nhân. Ví dụ, nếu định chuẩn bị (tạo cơ sở) về thể lực chung, giáo dục thể chất cơ bản và giáo dưỡng thể chất nhiều mặt (tạo vốn kỹ năng vận động cơ bản ban đầu phong phú) thì tất nhiên phải tìm chọn những mức độ, phương tiện và phương pháp thuộc bộ phận TDTT cơ sở, tuy có thể xem xét phần nào cả ở các bộ phận khác, nhưng không thể thay thế được thành phần quan trọng, liên quan nhiều nhất trên. Cho dù thể thao đỉnh cao có đòi hỏi những cơ sở khoa học chặt chẽ nhất, có vai trò thực nghiệm mở đường, nhưng những thành tựu của nó cũng không thể chuyển dịch, áp dụng máy móc vào TDTT cơ sở, không đơn thuần chỉ ở chỗ giảm liều lượng, cũng như cho rằng huấn luyện của thể thao trẻ là huấn luyện của thể thao người lớn thu hẹp lại và giảm nhẹ đi. Nếu định phát triển và hoàn thiện đến mức cao nhất những năng lực thể chất chuyên biệt cùng những kỹ năng, kỹ xảo vận động (làm VĐV cấp cao) thì ở đây TDTT cơ sở chỉ là những tiền đề ban đầu. Phương tiện hữu hiệu và đích thực nhất phải là thể thao. Còn nếu chỉ định tối ưu hoá trạng thái chức năng tức thời của cơ thể thì những hình thức TDTT sức khoẻ, giải trí tích cực lại là thích hợp nhất. Không thể trông chờ từ đây có thể rèn luyện thể lực cơ bản và hoàn thiện tối đa những năng lực về mặt này. Việc phân chia các thành phần cùng những chức năng tương ứng, ưu thế của TDTT chỉ có nghĩa định hướng tương đối, tuy bước đầu phải làm như vậy. Trong thực tếâ, chúng giao thoa, lai tạo, kết hợp với nhau và với các mặt văn hoá khác còn phức tạp hơn nhiều. Cần phải tính toán cho đủ, đúng những mối liên hệ hữu cơ này. Đồng thời vẫn phải nắm chắc những đặc trưng chuyên biệt chủ yếu nhất, có liên quan đến trách nhiệm và nhiệm vụ của những người làm công tác TDTT cụ thể với các đối tượng khác nhau. Cũng như một số lĩnh vực văn hoá nghệ thuật khác, TDTT cũng có những hình thức công diễn đa dạng như diễu hành thể dục thể thao, biểu diễn thể thao. Không ít các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, văn hoá, ca nhạc, điện ảnh có chủ đề về TDTT (nhất là thể thao). Qua đó không chỉ phản ánh hiện tượng TDTT mà còn cả trình độ phát triển của những lĩnh vực văn hoá nghệ thuật kia. Những công 20
  21. trình văn hoá nghệ thuật về Ôlympic là một minh chứng sống động và tiêu biểu. Điều này cũng thể hiện qua mối liên hệ giữa các khoa học chung, các khoa học thuộc các lĩnh vực khác và khoa học về TDTT. Tất cả những cái đó càng làm rõ thêm. TDTT là một hiện tượng đa dạng, nhiều mặt, gắn liền với văn hoá và xã hội nói chung. Còn biết bao nhiêu tiềm năng từ những mối liên hệ này mà chúng ta cần tiếp tục tìm hiểu để khai thác, sử dụng phục vụ cho chiến lược đào tạo con người của đất nước nói chung và phong trào TDTT nói riêng. V. LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TDTT LÀ MÔN KHOA HỌC VÀ MÔN HỌC 1. Xu thế hình thành lý luận chung trong hệ thống hiểu biết các khoa học về TDTT TDTT tuy ra đời rất sớm nhưng lại trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học tương đối chậm so với nhiều lĩnh vực văn hoá khác. Nói cách khác, một thời kỳ dài, trong lĩnh vực này không có một hệ thống kiến thức riêng, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Nhưng dần dần, thực tiễn phát triển mạnh mẽ và ý nghĩa xã hội ngày càng cao của TDTT đã đòi hỏi phải có những tư duy khoa học chặt chẽ, đồng thời cũng tạo ra những khả năng thực tế để làm được việc này. Quá trình hình thành hệ thống kiến thức trên không đồng bộ. Có sớm nhất là những kiến thức về giáo dục thể chất. Bởi vì từ những ngày đầu tiên ra đời trong xã hội, TDTT đã là một bộ phận trong hệ thống giáo dục nói chung của toàn xã hội. Trên cơ sở đó đã hình thành ra môn khoa học chính thức đầu tiên, khá lâu đời trong lĩnh vực này là lý luận và phương pháp giáo dục thể chất. Nó là một nhánh của giáo dục nói chung. Tên gọi đó chỉ có ý nghĩa tiêu biểu, thống nhất tương đối (xét theo bản chất), vì còn có những cách gọi khác nhau giữa một số nước. Trước khi có môn Lý luận và phương pháp TDTT ra đời thì Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất được coi là một trong những môn khoa học tổng hợp nhất, có quan hệ trực tiếp với TDTT. Nhưng chưa có thể coi là lý luận và phương pháp TDTT chung được vì TDTT đâu chỉ có dưới hình thức giáo dục thể chất. Kế đến là Lý luận và phương pháp thể thao, lúc đầu chỉ là huấn luyện thể thao. Phong trào thể thao Ôlympic và thể thao đỉnh cao trên thế giới đã tạo động lực phát triển môn khoa học tổng hợp này trong mấy chục năm gần đây. Thể thao đỉnh cao đã và đang trở thành phòng thí nghiệm tự nhiên khổng lồ và chính xác. Nơi đây chứa đựng nhiều tiềm năng nghiên cứu to lớn về những cách thức khám phá và phát triển những khả năng tối đa của con người. Đúng như viện sĩ Akhin, nhà khoa học được giải thưởng Nôben, đã nói rằng: “Những số liệu, cứ liệu hàm xúc, tiêu biểu nhất về sinh lý học con người không phải có từ trong những quyển sách về vấn đề này, mà ở trong các kỷ lục thể thao thế giới”. Trong những năm gần đây, Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, rồi thể thao tổng thể đã từ là một nhánh của Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất tách thành một môn khoa học riêng, một môn học trong đào tạo các chuyên gia về thể thao. Bên cạnh hai bộ phận, hình thức TDTT quan trọng trên, cũng còn có những nội dung khoa học khác được phát triển đáng kể như thể dục vệ sinh, TDTT sản xuất, TDTT giải trí và hồi phục Đó cũng là những vấn đề khá rộng lớn, trong TDTT quần chúng, đáng được xem xét, nghiên cứu nghiêm túc. Hiện nay đã hình thành một số môn Lý luận và phương pháp TDTT quần chúng nói chung hoặc cho từng đối tượng tiêu biểu trong đó. Cũng như các lĩnh vực khoa học khác, trong khoa học TDTT cũng có xu thế tương 21
  22. tác với nhau: vi phân hoá, chuyên môn hoá, phân hoá các hiểu biết theo các đối tượng, phương hướng nhỏ hẹp, cục bộ hơn và tích hợp hoá (hình thành các hiểu biết tổng hợp, bắt nguồn từ những hiểu biết của từng phần trên). Một thời gian dài, khoa học TDTT chủ yếu phát triển theo hướng vi phân hoá. Từ đó đã xuất hiện nhiều môn khoa học nhỏ, hẹp, có liên quan gián tiếp đến từng mặt, quá trình riêng lẻ hoặc các hệ thống thứ phân trong TDTT. Theo tài liệu điều tra của Hiệp hội giáo dục thể chất đại học, mới tính đến năm 1983 đã có khoảng hơn 100 môn khoa học - môn học được dạy trong các trường loại này. Cùng với xu thế phát triển ngày càng tăng và nếu phân loại chặt chẽ, tỉ mỉ hơn thì con số trên còn lớn hơn nhiều. Trong đó có không ít các môn Lý luận và phương pháp của từng môn lý luận thể thao (các môn bóng, bơi, thể dục, vật, điền kinh ) hoặc Lý luận và phương pháp cho từng đối tượng, lĩnh vực hoạt động, đào tạo tiêu biểu trong TDTT (cho VĐV trẻ, VĐV cấp cao, VĐV nữ; cho các cấp loại nhà trường, các nghề ). Mặt khác cũng hình thành một số môn khoa học tự nhiên và xã hội chuyên ngành TDTT, bắt nguồn từ các môn khoa học gốc đã có từ lâu đời hơn (giải phẫu học, y học, sinh lý học, sinh cơ học, vệ sinh học, tâm lý học, mỹ học, xã hội học ). Tuy nhiên, chúng cũng chỉ làm sáng tỏ những cơ sở khoa học từng phần, từng khía cạnh của TDTT. Bên cạnh đó đã hình thành những môn khoa học tổng hợïp. Từ những năm 20 thế kỷ này, ở Liên Xô (cũ) đã có môn "Lý luận và phương pháp chung của TDTT" được dạy ở cấp đại học cho chuyên ngành này. Ở đây khái niệm lý luận có nghĩa rộng, bao quát cả một lĩnh vực hoạt động, ở cấp tương tự như lý luận giáo dục, lý luận y học, lý luận quân sự ; không nên hiểu như một quan niệm lý thuyết khoa học tương đối cục bộ, hẹp như lý thuyết tương đối, lý thuyết về trọng lực. Đáng tiếc, do thiếu những cứ liệu cần thiết và một số nguyên nhân khác nên lúc đó nó chưa trở thành một khoa học - môn học đầy đủ. Mấy chục năm gần đây, nhiều thành tựu dồn dập và sâu sắc của nhiều khoa học khác nhau trong lĩnh vực này đã thúc đẩy mạnh mẽ xu thế tích hợp hoá. Bởi vì, sự tích luỹ ngày càng nhiều, càng phong phú những hiểu biết của các khoa học cục bộ (phần nhỏ hơn) về những khía cạnh nào đó của một hiện tượng, hoạt động nhất định của con người chưa thể đảm bảo giúp ta biết được toàn vẹn, để từ đó đề ra những kiến giải và giải pháp đồng bộ và tối ưu cho thực tiễn. Đồng thời, sự phát triển vũ bão của khoa học hiện đại cũng dẫn đến nguy cơ “bùng nổ và hỗn loạn” thông tin, đòi hỏi cấp bách và thường xuyên phải chú ý đến việc tích hợp hoá, hệ thống hoá hiểu biết, xây dựng được những lý luận chung, tổng hợp các hiểu biết riêng lẻ thành những quan niệm, hệ thống hiểu biết chỉnh thể, phản ánh hiện thực khách quan toàn vẹn. 2. Lý luận và phương pháp TDTT là một khoa học và mối liên hệ giữa nó với một số khoa học lân cận khác - Đó là một khoa học chuyên ngành chung và tổng hợp nhất trong lĩnh vực TDTT, nghiên cứu toàn bộ những cơ sở lý luận và phương pháp chung nhất của TDTT, phản ánh nó một cách tương đối hoàn chỉnh, làm cơ sở chỉ đạo khoa học chung cho toàn bộ hoạt động TDTT. Cần nhấn mạnh tính chất tổng hợp chung, cao của lý luận và phương pháp TDTT không phải chủ yếu dựa vào sự cộng góp (tổng cộng) được càng nhiều và tốt những kiến thức từ các cấp thấp, cục bộ hơn, mà phụ thuộc chính vào sự tích hợp từ những cái đó để tạo nên tư duy chung, nhận thức được cái toàn thể, bản chất. Như vậy, Lý luận và phương pháp TDTT giúp ta nhận thức bản chất của TDTT một cách toàn diện, hoàn chỉnh. 22
  23. - Căn cứ vào tính chất của nội dung cơ bản, Lý luận và phương pháp TDTT là một môn khoa học xã hội (nhân văn) vì nó chú trọng trước hết đến con người và các nhân tố xã hội trong phát triển, giáo dục cho họ theo một định hướng, nhu cầu nhất định của xã hội và từng người. Tuy vậy, những nội dung liên quan đến khoa học tự nhiên cũng không ít, vì TDTT là một nhân tố chuyên môn chủ yếu nhằm hoàn thiện những phẩm chất tự nhiên và năng lực thể chất của con người, tối ưu hoá trạng thái và sự phát triển thể chất của họ. - Lý luận và phương pháp TDTT có ý nghĩa to lớn về nhận thức, phương pháp luận và thực tiễn. Những hiểu biết khoa học tổng hợp và thực tế của lý luận và phương pháp TDTT, được xây dựng trên cơ sở những quy luật khách quan, sẽ giúp ta định hướng hành động đúng trong thực tiễn đa dạng của TDTT, nhận biết được cái bản chất, phân biệt được những cái cơ bản và không cơ bản, tất nhiên và ngẫu nhiên, tiến bộ và lạc hậu. Từ đó tìm ra những cách tiếp cận có tính nguyên tắc (không phải tuỳ tiện) và tin cậy để xem xét và sử dụng những hình thức và phương pháp thích hợp trong thực tiễn Tính đúng đắn của các nghiên cứu về lý luận trước hết phụ thuộc vào phương pháp luận của nó. Phương pháp luận chung nhất (cơ sở triết học) của chúng ta là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Nó có ý nghĩa mở đầu. Theo hướng đó, nhiệm vụ cụ thể của Lý luận và phương pháp TDTT là tổng hợp tất cả những thành tựu về nhận thức trong lĩnh vực này, xác lập được một quan điểm về phương pháp luận khoa học thống nhất, nhất quán và đúng đắn để làm sáng tỏ những đặc trưng của các loại hình, đa dạng trong TDTT cùng những quan niệm tổng quát trong phân tích cấu trúc, chức năng, tính quy luật và phương pháp, hình thức sử dụng chúng trong xã hội. - Là một môn khoa học xã hội, Lý luận và phương pháp TDTT không phải chỉ là sự ghi chép thuần tuý và dửng dưng những hiện tượng cần nghiên cứu, mà luôn nhằm phục vụ cho những mục đích xã hội nhất định, trước hết là góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện, cân đối một cách hợp lý đặng tích cực tham gia bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn. Điều này trước tiên gắn liền với mục đích, bản chất của xã hội chúng ta, nói riêng là văn hoá giáo dục - Lý luận và phương pháp TDTT liên quan đến nhiều môn khoa học xã hội nhân văn, chung rộng hơn, đặc biệt là văn hoá học, xã hội học, lịch sử học, điều khiển xã hội học, giáo dục học, tâm lý học Còn có những môn khoa học lân cận khác cũng nghiên cứu về TDTT theo các góc độ ưu thế khác nhau, như Lịch sử và xã hội học TDTT, Tổ chức và điều khiển học TDTT, Tâm lý học TDTT (đặc biệt tâm-xã hội học TDTT) Trong các môn khoa học thuộc lĩnh vực văn hoá, Lý luận và phương pháp TDTT liên quan nhiều đến khoa học tự nhiên hơn cả, vì nó nghiên cứu những quy luật tác động có chủ đích đến hình thái và chức năng, của cơ thể con người nhằm đảm bảo tối ưu hoá trạng thái và sự phát triển thể chất. Bởi vậy, Lý luận và phương pháp TDTT phải dựa nhiều vào các khoa học sinh học để nghiên cứu những quy luật hoạt động, phát sinh và phát triển của con người. Đặc biệt là những lý luận về sự phát sinh và phát triển của cá thể, chủng loại (qua nhiều thế hệ), lý luận thích nghi với các yếu tố bên ngoài, sinh lý học, sinh hoá học, sinh cơ học và những khoa học khác nghiên cứu về sự vận động và ảnh hưởng của nó đến con người, trước hết là y học và vệ sinh học TDTT. Như vậy, thật khó có thể tìm thấy một môn khoa học nào khác liên quan đến con người trong TDTT mà lại có mối liên quan rộng đến như thế. Nó tổng hợp các thành tựu vừa khoa học xã hội nhân văn, vừa khoa học tự nhiên (kể cả sinh học và kỹ thuật) 23
  24. trong lĩnh vực này. Dù sao, Lý luận và phương pháp TDTT cũng không thể thay thế cho các môn khoa học ấy hoặc bó hẹp đi. Nhiệm vụ chính của nó là xác lập được những cái cơ bản chung, tương ứng với đối tượng nghiên cứu của mình, chủ yếu từ góc độ thích hợp - lý luận. 3. Lý luận và phương pháp TDTT là một môn học Đó cũng là một trong những môn học cơ sở, chủ yếu trong chương trình đào tạo học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và cả cho cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành về TDTT; thường được xếp dạy sau các môn khoa học cơ bản như triết học, giải phẫu học, sinh lý học và trước các môn lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao chung hoặc cho từng môn thể thao hoặc từng đối tượng, lứa tuổi, lĩnh vực chính trong hệ thống TDTT của một nước ở một số trường đại học và cao đẳng TDTT ở nước ta. Môn học khoa học này đã hình thành và phát triển từ khoảng giữa thập kỷ 70 thế kỷ trước và hiện đang từng bước Việt Nam hoá chuyển từ lý luận và phương pháp giáo dục thể chất thành Lý luận và phương pháp TDTT. Nhiều năm nay, đó cũng là một trong ba môn thi quốc gia cho các cấp học trên trong ngành này. Theo xu thế chung, nội dung của môn học Lý luận và phương pháp TDTT bao gồm những phần chính sau: 1. Nhập môn về lý luận TDTT: Những khái niệm cơ bản, mở đầu cùng đối tượng, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc, chức năng, mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động chung về TDTT. 2. Những cơ sở chung về lý luận và phương pháp giáo dục thể chất : Phần lớn là những kiến thức truyền thống đã có về giáo dục thể chất. Chủ yếu tập trung vào các vấn đề về dạy học động tác phát triển các tố chất vận động cùng những phương tiện, phương pháp và hình thức tổ chức tương ứng. 3. Đặc điểm, mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức TDTT trong các lĩnh vực cơ bản của hoạt động con người. Cụ thể là TDTT trong hệ thống giáo dục chung và chuẩn bị thể lực cho các nghề, trong tổ chức lao động khoa học và đời sống hàng ngày. Ở đây thể thao còn được coi như một trong những thành phần cơ bản của TDTT, một hình thức giáo dục thể chất chuyên biệt (huấn luyện, thi đấu). TDTT với các lứa tuổi. Việc sử dụng TDTT chủ yếu dựa vào những đặc điểm của các giai đoạn phát triển cơ bản của con người (trước hết là về thể chất) theo lứa tuổi, có tính cả tới những thay đổi về điều kiện hoạt động cơ bản của con người trong quá trình sống. Những nội dung cơ bản trên có thể được thêm, bớt sắp xếp theo thứ tự thay đổi nhất định theo yêu cầu dạy học và đối tượng cụ thể Như vậy, ý nghĩa và giá trị của Lý luận và phương pháp TDTT không chỉ ở bản thân kiến thức mà còn góp phần bồi dưỡng thế giới quan, tạo nên tư duy đồng bộ về bản chất của hoạt động nghề nghiệp, vừa mở rộng tầm mắt vừa gắn bó nghề nghiệp của mình với sự nghiệp TDTT chung của đất nước. Đó là những phẩm chất rất cần thiết đối với cán bộ TDTT nước ta ngày nay. Nhiệm vụ chủ yếu của môn học là: - Giúp học sinh bước đầu hiểu đúng, tương đối có hệ thống những vấn đề nhập môn, mở đầu về TDTT, góp phần tạo định hướng nghề nghiệp tổng quát, đúng đắn về lĩnh vực hoạt động này, làm cơ sở để tiếp tục học tập nghiên cứu và vận dụng trong các phần, môn chuyên ngành hẹp, cụ thể hơn. 24
  25. - Dạy cho học sinh nắm được những cơ sở chung nhất về lý luận và phương pháp, chủ yếu về dạy học động tác, rèn luyện thể lực và chừng mực nào về huấn luyện thể thao. - Trên cơ sở đó, từng bước bồi dưỡng năng lực vận dụng những kiến thức đó để công tác, phân tích, định ra, thực hiện và đánh giá những nhiệm vụ cụ thể trong thực tiễn TDTT. - Góp phần bồi dưỡng thế giới quan đúng đắn và lòng yêu trong hoạt động (kể cả nghề) cho học sinh. Các học sinh đi chuyên ngành về huấn luyện thể thao còn cần phải được học thêm một giáo trình nhiều và sâu hơn về phần này. Cách dạy học chủ yếu là lý luận kết hợp với thực tiễn, nói riêng là tập vận dụng những hiểu biết trên để phân tích, đánh giá và hoạt động sao cho có hiệu quả trong thực tiễn TDTT. Thường sử dụng những hình thức dạy học đa dạng như thuyết giảng, thảo luận, bài tập thực hành hoặc lý thuyết, tham quan, thực tập sư phạm hoặc xã hội, điều tra nghiên cứu Qua đó từng bước mở rộng, củng cố và nâng cao kiến thức. 4. Các phương pháp nghiên cứu của Lý luận và phương pháp TDTT A. Sự kết hợp giữa các nguyên tắc nhận thức chung với những phương pháp nghiên cứu riêng, cụ thể trong TDTT Cũng như các khoa học tổng hợp khác, yêu cầu then chốt, đầu tiên là biết kết hợp thống nhất giữa các nguyên tắc, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu từ các góc độ triết học, khoa học luận chung với khoa học của từng lĩnh vực và nghiên cứu cụ thể. Nền tảng quan trọng nhất là những nguyên lý triết học về con đường và phương pháp nhận thức chung để tiếp cận chân lý trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống. Trên cơ sở đó mà chọn lựa và sử dụng các cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu khoa học chung hoặc chuyên môn cho từng lĩnh vực, vấn đề cụ thể Phương pháp luận triết học của chúng ta là chủ nghiõa duy vật biện chứng. Lênin đã từng nói: "Chúng ta sẽ hiểu ngày càng nhiều hơn chân lý khách quan (nhưng không bao giờ có thể hiểu hết nó); còn nếu đi theo bất kỳ con đường nào khác thì chúng ta sẽ không tìm ra được cái gì khác, ngoài sự hỗn loạn và giả dối" (Lênin tuyển tập, tập 8, tr. 146, tiếng Nga) và "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thức tại khách quan" (Lênin toàn tập, tập 29, tr. 179, tiếng Việt). Những ý kiến đó có ý nghĩa quan trọng hàng đầu với bất kỳ ai muốn nhận thức đúng sự thực khách quan; cần được quán triệt, vận dụng sát hợp và sáng tạo vào hoạt động nghiên cứu của mình. Tuy vậy, ngoài những chỉ dẫn triết học đúng đắn đó còn cần phải biết vận dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể, chuyên môn, không thể thay thế được. Những nguyên tắc về phương pháp luận trên chỉ có ý nghĩa chỉ dẫn khoa học thực sự hơn nếu ta biết quán triệt cụ thể vào trong các cách tiếp cận, phương pháp riêng, thích hợp cho từng lĩnh vực, vấn đề khoa học khác nhau. Sự phát triển của khoa học nào cũng gắn với sự hoàn thiện các phương tiện và phương pháp nghiên cứu của nó. Sự tương tác đan xen và thẩm thấu lẫn nhau trong các khoa học hiện đại (xã hội và tự nhiên, nhân văn và sinh học, kỹ thuật ) càng mạnh, nhiều. Từ thực tế và yêu cầu nghiên cứu và giải quyết đồng bộ đó đã từng bước hình thành những hình thức và phương pháp nhận thức (nghiên cứu) khoa học chung. Chúng không đóng khung chỉ trong một lĩnh vực nào mà được vận dụng rộng rãi trong nhiều hoặc tất cả các lĩnh vực 25
  26. khoa học, thậm chí rất xa và khác nhau theo quan niệm truyền thống trước đây. Ví dụ, hiện nay trong nhiều khoa học đã sử dụng các cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu của lý thuyết hệ thống, điều khiển, mô hình. Trong Lý luận và phương pháp TDTT, môn khoa học về lý luận tổng hợp, các cách tiếp cận và phương pháp tích hợp có giá trị đặc biệt Trên nền những phương pháp luận chung và các phương pháp nhận thức khoa học tổng hợp đó, ở đây còn sử dụng các phương pháp chuyên môn, cục bộ. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của vấn đề cần giải quyết, đối tượng và góc độ nghiên cứu mà tìm chọn ra các phương pháp riêng này. Hiện nay, người ta sử dụng càng nhiều những phương pháp khoa học liên ngành về xã hội học, giáo dục học, tâm lý học, sinh lý học Chỉ có như thế mới thu thập được các cứ liệu, sự thực khoa học tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ để tổng hợp về lý luận. Tuy vậy xin nhắc lại một lần nữa, những nghiên cứu lý luận chuyên môn này không dừng lại ở sự thu thập đơn giản, mà trong quá trình đó phải luôn từ những cái ấy mà nâng lên thành những tư duy tổng hợp, những cơ sở lý luận khái quát hơn, thể hiện qua các khái niệm, quan niệm, nguyên tắc. Do đó, tuy cũng rất cần các phương pháp nghiên cứu riêng lẻ, nhưng không thể thay thế được các phương pháp tổng hợp trên. Chúng phảí kết hợp với nhau. B. Các phương pháp thu thập những thông tin ban đầu và kiểm nghiệm, xử lý các cứ liệu đó Thực ra, đó là một nhóm gồm khá nhiều các phương pháp và thủ thuật tìm chọn, thu thập phân tích và hệ thống hoá các tư liệu thông tin cần thiết và cả những phương pháp quan sát, theo dõi, thực nghiệm, thống kê, phân tích số liệu nhằm làm hiện rõ và kiểm nghiệm những yếu tố cần xem xét. Trong giai đoạn nghiên cứu đầu, chúng dùng để xác lập tiền đề của vấn đề và giả thiết khoa học, còn về sau dùng để kiểm nghiệm giả thiết đó. - Sự tìm chọn thu thập và hệ thống hoá các tư liệu thông tin. Không có những tài liệu tham khảo rộng rãi, đặc biệt về những vấn đề chuyên khảo có liên quan thì không thể có những nghiên cứu nghiêm túc. Đó là những sách, báo, tạp chí khoa học (kể cả bản thảo); những khảo lược thống kê giới thiệu tóm tắt, phân tích, đánh giá những tác phẩm theo từng thời kỳ; những phim ảnh, những bản phôtôcopy, những cứ liệu trích dẫn từ các tài liệu khoa học hoặc thống kê chung Khối lượng các tác phẩm khoa học cứ qua từ 7 – 10 năm một lại tăng lên gấp đôi. Thí dụ, trong thập kỷ trước, mỗi năm đã tăng tới khoảng 100. 000 tác phẩm về sinh lý học. Từng năm cũng có hàng vạn tác phẩm khoa học về Lý luận và phương pháp TDTT hoặc những vấn đề gần gũi. Ngày nay, số lượng đó còn bị vượt xa nhiều. Dù chuyên cần và tài giỏi đến đâu, một nhà nghiên cứu cũng không thể đọc hết được. Những hiểu biết về thư mục học (miêu tả và hệ thống hoá các tài liệu đã xuất bản) và văn kiện học (nghiên cứu các phương pháp tổ chức thông tin khoa học kỹ thuật công nghệ), tra cứu thư mục (theo chữ cái, đối tượng – hệ thống, hệ thống ) trong các thư viện, cơ quan thông tin chuyên môn, đặc trưng thư mục (tóm tắt, thống kê, tổng quan ) và hệ thống tìm chọn thông tin tự động theo từng lĩnh vực, chuyên đề khoa học giúp giải quyết nhanh, có chất lượng những khó khăn trên. Những tài liệu chính thức như các chỉ thị, nghị quyết của các cơ quan quản lý, các văn bản về tiêu chuẩn, chế độ, những báo cáo tổng kết định kỳ, những số liệu thống kê, những biên bản, ghi chép về các hoạt động có liên quan phản ánh nhất định tình hình TDTT, xu thế, nhiệm vụ, biện pháp phát triển của nó qua từng thời kỳ có trong hồ sơ lưu trữ chung hoặc thậm chí cả trong những tài liệu riêng (như nhật ký) với độ tin 26
  27. cậy cần thiết đều có giá trị. Những thông tin trên không chỉ có ý nghĩa định hướng chung mà còn giúp tìm hiểu xác thực những vấn đề cụ thể. Người nghiên cứu phải biết định hướng đúng trong vô số những tư liệu đó; biết thành thạo tìm chọn, thu thập, phân tích và sắp xếp các tư liệu thông tin (sưu tầm, trích yếu, tóm tắt, dẫn giải; phân tích theo ngữ cảnh, hệ thống hoá theo từng chuyên đề ). Sau khi nghiên cứu kỹ những tư liệu trên, chúng ta sẽ có nhưng cứ liệu tương đối đầy đủ về tổng quan của vấn đề cần nghiên cứu, trong đó có những khái niệm, quan niệm, những chỗ đã rõ, thống nhất hoặc chưa để xác định tình huống nghiên cứu. Với sự cải cách nhanh và mạnh công nghệ thông tin ngày nay con người càng tiến rất nhanh trên nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống. Các phương pháp hỏi. Có thể dùng cách hỏi viết (theo phiếu) và hỏi miệng (phỏng vấn, trao đổi) để tìm hiểu ý kiến những người có liên quan (trong đó có chuyên gia) về vấn đề mình quan tâm; điều tra đại trà những hứng thú, nhu cầu, ý kiến của đông đảo người tập về các môn thể thao, các hoạt động TDTT khác nhau theo những đề cương, phiếu chuyên môn. Từ đó có thể thu được những thông tin quan trọng ban đầu để làm rõ tình huống của vấn đề và hình thành giả thiết khoa học. Tuy những thông tin này còn mang nhiều tính chủ quan, nhưng cũng phản ánh phần nào thực tại khách quan, đặc biệt là với những ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín. Bởi vậy, có nhà khoa học nói rất có lý rằng: Những cái chủ quan có thể trở thành khách quan đối với những ai biết giải mã chúng. Phương pháp thu thập và tính toán các thông tin thu được bằng cách hỏi trong khoa học xã hội trong những thập kỷ gần đây đã được hoàn thiện rất nhiều. Qua những nghiên cứu cụ thể về xã hội và các khoa học xã hội khác, người ta đã xây dựng được một số quy tắc, quy trình làm tăng rõ rệt tính khách quan và xác thực của các tư liệu. Còn một hình thức biến dạng của phương pháp này là hỏi, xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia về các hiện tượng, vấn đề nhất định. Giá trị thông tin sẽ phụ thuộc nhiều vào trình độ thông thái của các chuyên gia tham gia đánh giá. Trong việc này, người ta đánh giá theo một thang điểm nào đấy hoặc xếp theo thứ tự giá trị ưu tiên Từ những cái đó, có thể xác định mức trùng hợp của các ý kiến, mối tương quan giữa các lập luận một hình thức lượng hoá nào đó, có được những thông tin về một xu thế nhất định (có thể tính các hệ số tương quan cấp hạng). Các phương pháp quan sát và thực nghiệm. Ý nghĩa và đặc điểm chính của chúng chính ở sự tiếp xúc trực tiếp hơn (tuy có mức độ khác nhau) của người nghiên cứu với bản thân thực tế khách quan cần nghiên cứu (không gián tiếp như qua cách hỏi hoặc lấy tư liệu thông tin từ sách báo). Quan sát khác với thực nghiệm ở chỗ nó không ảnh hưởng, can thiệp đến đối tượng quan sát. Còn trong thực nghiệm thì có chủ động tác động đến một yếu tố, quan hệ nào đó trong một điều kiện sao cho có thể kiểm nghíệm được rõ hệ quả của nhân tố tác động mới đó. Có thể quan sát trực tiếp (người nghiên cứu tri giác hiện tượng nghiên cứu bằng chính ngay những cơ quan cảm thụ của mình), quan sát gián tiếp (qua các phương tiện chụp ảnh, quay phim, video tương đối phức tạp) và đo đạc qua theo dõi thử nghiệm (trong đó có dùng test chuyên môn). Trong nghiên cứu, loại quan sát nào cũng đều không phải là “sự ngắm nghía” thụ động hoặc sự tri giác lung tung, không có chủ định, kế hoạch về tất cả những cái gì tiếp thu được qua các cơ quan cảm thụ. Ngược lại, cần có định hướng phù hợp với mục đích nghiên cứu, theo những tiêu chí rõ, cụ thể (dấu hiệu, đặc trưng, chỉ số ) để tiện cho việc ghi chép, phân loại, phân tích. Muốn được thế phải có dự kiến, kế hoạch trước, đảm bảo đủ các phương tiện cần thiết, thực hiện 27
  28. thành thạo các quy trình tri giác, đo đạc, ghi chép xử lý các số liệu quan sát. Trên nguyên tắc, tất cả những động tác và hành vi của con người trong hoạt động TDTT, mức phổ biến của các môn, phương tiện, phương pháp tập luyện, thời gian hoạt động TDTT, mối tương quan giữa tập luyện, (như lượng vận động) và hiệu quả được thể hiện qua một số chỉ số cụ thể đều có thể là đối tượng của nghiên cứu quan sát. Do ngày nay càng có nhiều máy móc, phương tiện mới để ghi chụp, đo đạc, phân tích rõ, chính xác nên người ta quan sát được càng nhiều những hiện tượng, đặc tính, quan hệ tinh vi mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Ví dụ, có thể dùng máy đo điện tâm đồ vô tuyến xách tay ghi và tính toán tự động nhịp tim để theo dõi liên tục một thời gian dài những biến đổi của lượng vận động bên trong VĐV của một quá trình tập luyện có hệ thống. Từ đó đánh giá được yêu cầu và hiệu quả tích luỹ qua tập luyện trong cơ thể. Bên cạnh các phương pháp quan sát sư phạm – xã hội và bằng những máy móc chuyên môn, người ta còn dùng nhiều những thử nghiệm kiểm tra – test. Trong đó người được thử nghiệm phải hoàn thành những nhiệm vụ vận động theo các quy định, điều kiện chặt chẽ. Từ “test” đã có trong ngôn ngữ của nhiều dân tộc, có nghĩa là một thử nghiệm để xác định một phẩm chất, đặc tính, trình độ hoặc năng khiếu của con người trong một hoạt động nào đó. Bởi vậy trong nghiên cứu về TDTT, test thường được dùng để đánh giá các năng lực vận động, trình độ thể lực chung hoặc từng tố chất vận động (kể cả sự biến đổi) do tác động của tập luyện nhằm thu được những thông tin có lượng hoá cụ thể về hiệu quả (thậm chí cả mức sa sút, tác hại) của các yếu tố cần nghiên cứu, có liên quan đến TDTT hoặc vì những mục đích khác. Những số liệu điều tra bằng test về trình độ phát triển thể chất và thể lực của số đông các tầng lớp nhân dân, kết hợp với những thông tin về mức độ tác động của TDTT (lượng vận động, chế độ lao động, tập luyện và sinh hoạt ) có giá trị lớn với những nghiên cứu trong lý luận và phương pháp TDTT. Trước đây, những thực nghiệm trong lĩnh vực này chủ yếu vẫn mang tính chất sư phạm có sử dụng nhiều máy móc, phương tiện đểâ quan sát, ghi chép những yếu tố thực sự cần thiết. Những năm gần đây còn phổ biến những thực nghiệm xã hội học cụ thể để xác lập những hình thức tổ chức TDTT mới, đánh giá hiệu quả những loại bài tập mới trong thể dục sản xuất ở một số ngành, cơ sở sản xuất Xét một cách chặt chẽ, không thể dùng những thực nghiệm như trong khoa học tự nhiên (sinh học, sinh lý học, sinh hoá học ) để làm sáng tỏ những vấn đề xã hội, giáo dục trong TDTT, mặc dù những số liệu có liên quan đó cũng có giá trị quan trọng, một tiền đề cần thiết cho các nghiên cứu tổng hợp về TDTT. Một yêu cầu mang tính nguyên tắc trong thực nghiệm với con người là tất cả mọi ý tưởng, tác động và quy trình của nó phải đảm bảo tính nhân đạo và đạo đức không được vi phạm, châm chước điều này. Do đó cũng hạn chế phần nào và yêu cầu càng phải thận trọng hơn khi sử dụng thực nghiệm trong khoa học nhân văn. Mặt khác, nhiều hiện tượng và mối liên hệ xã hội phức tạp không thể tái hiện được hoàn toàn trong thực nghiệm. Trong thực nghiệm riêng lẻ chỉ có thể đem lại những thông tin tương đối hạn chế. Những phương pháp thực nghiệm không phải lúc nào cũng thực hiện được trong những nghiên cứu tổng hợp về lý luận và phương pháp TDTT. Trong nghiên cứu loại này, có thể dùng thực nghiệm để xác lập giả thiết (nếu thấy không thể làm rõ sự thực bằng cách khác) hoặc được coi là một bộ phận của thực tiễn để kiểm nghiệm (khẳng định hay phủ định) những giả thiết lý luận trên. Căn cứ vào đặc điểm của sự tái hiện các hiện tượng, quá trình, tình huống hiện 28
  29. thực, có thể chia thành thực nghiệm phân tích (phân tách) và tự nhiên. Còn có cách chia thành thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm mô hình. Nhưng xét về bản chất, chúng đều là những biến dạng của thực nghiệm phân tích. Trong thực nghiệm phân tích, người ta nghiên cứu những mặt, quá trình, yếu tố riêng, cục bộ của TDTT; hiện thực ở đây thường được tái hiện thu gọn. Ví dụ, người dùng thực nghiệm để so sánh hiệu quả 2 (hoặc hơn) cách sử dụng một loại bài tập trong 2 (hoặc hơn) nhóm hầu như giống nhau về số lượng, trình độ và điều kiện tập luyện. Phải có tổ chức thực nghiệm sao cho thể hiện rõ được hiệu quả khác nhau chính là do cách tập khác nhau và cách nào là tốt nhất. Nhưng dù có cố gắng đến đâu thì tình huống đó vẫn là nhân tạo và thường khác khá nhiều so với hiện thực. Do đó cũng có khó khăn nhất định trong vận dụng những kết quả đó vào thực tế. Về mặt này, thực nghiệm tự nhiên có ưu thế hơn. Ý tưởng thực nghiệm được hiện thực hoá trong điều kiện gần giống nhất với thực tế. Các tư duy lý luận mới về quá trình giáo dục thể chất thường nảy sinh và được xác lập từ những diễn biến đó trong thực tế TDTT, qua những quan sát, theo dõi, đo đạc, so sánh, đối chiếu. Tuy vậy, cũng có khó khăn trong việc khống chế các yếu tố gây nhiễu và xác định hiệu quả chính xác. Các hiện tượng (đối tượng) nghiên cứu trong khoa học nhân văn rất phức tạp, đan xen chằng chịt, khó phân ranh giới nên các thực nghiệm ở đây cũng không thể có quy trình thật chặt chẽ, có kết luận chính xác cao như trong khoa học tự nhiên. Do đó, càng cần cố gắng xây dựng các phương án thực nghiệm sao cho hợp logic, chặt chẽ, tỉ mỉ, không ngừng cải tiến các dụng cụ đo đạc và quy trình (thậm chí đến cả từng thao tác). Các phương pháp thống kê và xử lý bước đầu các số liệu Thực chất đó là các phương pháp toán học (chủ yếu là toán học thống kê) được sử dụng kết hợp với các phương pháp định tính, hệ thống hoá (phân nhóm, phân hạng ) các cứ liệu, sự thực thu thập được. Trong phần này chỉ trình bày một số kiến thức chung, cần thiết từ góc độ Lý luận và phương pháp TDTT. Ngoài ra, các học sinh còn phải học một môn khác là toán học thống kê trong TDTT. Các mối liên hệ, tương quan, sự phụ thuộc trong TDTT phần đông không mang tính tất định rõ rệt (như trong cơ học, vật lý cổ điển) mà chỉ có tính xác suất. Nói cách khác, không phải mọi trường hợp trong thực tiễn TDTT đều diễn ra theo quy luật cả, mà chỉ có xu hướng ổn định chung được thể hiện trong nhiều trường hợp. Ví dụ, trong một số trường hợp tập luyện theo một cách thức nào đó, ta thấy có tăng tiến trên một số chỉ số về khả năng vận động, nhưng điều đó không có nghĩa tất cả mọi trường hợp tương tự đều sẽ như vậy. Bởi vì sự tăng tiến này phụ thuộc vào một phức hệ các nhân tố và điều kiện (lứa tuổi, giới tính, trình độ ban đầu, khối lượng và cường độ vận động, điều kiện sống và hoạt động nói chung ). Muốn làm rõ được mối liên hệ chung trong cái phức thể đa dạng ấy cần phải quan sát, phân tích con người cụ thể trong các trường hợp khác nhau bằng những phương pháp phân tích lượng hoá chuyên môn. Toán học thống kê giúp ta xác định mức biến đổi của những đại lượng qua các số liệu thu nhập được. Chúng bao hàm những thông tin được lượng hoá về một số tập hợp các trường hợp. Trong đó, một số có mối liên hệ như giả thiết ban đầu, nhưng cũng có một số lại không như vậy. Do đó phải xác định tần số biểu hiện xác xuất. Trong các trường hợp nhất định, cần tính độ tin cậy của những khác biệt về số lượng giữa tập hợp tách biệt (quan sát, đo đạc được) với tập hợp tổng quát các trường hợp, tìm ra hệ số tương quan giữa các biến đổi về số lượng của các hiện tượng cần phân tích, nêu được đặc trưng 29
  30. toán học (thống kê học) cần thiết để lý giải chính xác những sự thực cần nghiên cứu. Trong thu thập và tính toán số liệu thống kê (tính số trung bình, độ lệch chuẩn, sai số có thể, hệ số biến thiên ) phải chú ý tới tập hợp đó có số lượng nhiều hay ít để xem xét theo quy luật phân phối thống kê. Khi tính toán thống kê phức tạp (hệ số tương quan và hồi quy giữa nhiều tập hợp, phân tích thống kê nhiều nhân tố ), nhiều số liệu, người ta hay dùng máy tính chuyên môn. Đồng thời khi lựa chọn các phương pháp thống kê và toán học nói chung để xử lý và phân tích những số liệu thu thập được cần nhớ rằng chúng không phải là vạn năng. Có nhiều phương pháp toán học hiện đại được tạo nên chỉ thích dụng cho một số lĩnh vực, giải quyết được những loại nhiệm vụ nhất định. Không thể đơn giản và ngây thơ mà cho rằng: cứ sử dụng bất kỳ phương pháp toán học phức tạp nào (thậm chí càng khó càng tốt) thì nghiên cứu sẽ chính xác hơn hoặc chỉ dùng để "trang điểm" cho công trình. Không nên coi nhẹ nhưng cũng không nên sùng bái. Ngoài trình tự lôgic và quy trình tính toán ra, phương pháp đồ thị cũng cần thiết cho xử lý ban đầu những số liệu nghiên cứu. Bằng đồ thị, sơ đồ, mô hình hệ thống có thể diễn tả trực quan những quan hệ và phụ thuộc giữa những số liệu được tính toán, làm rõ đặc trưng của các mối liên hệ giữa các hiện tượng và quá trình. Những hình tượng của biểu đồ về những số liệu đã được thu thập và tính toán không chỉ có tính chất mô tả mà còn là một trong những cách phân tích. Ví dụ, bằng đồ thị, người ta có thể miêu tả sự tăng tiến các chỉ số của lượng vận động và các chỉ số về thành tích thể thao, tìm ra mối tương quan giữa chúng, mà nếu dùng các phương pháp khác sẽ rất khó tìm ra. Ngày nay, nhờ có những phương tiện kỹ thuật hiện đại (như máy vẽ đồ thị tự động trên màn ảnh theo máy tính điện tử) nên những thao tác thủ công trong xây dựng sơ đồ ngày càng giảm nhẹ đi nhiều. 30
  31. Chương II MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CHUNG CÙNG CÁC PHƯƠNG TIỆN TDTT Đó là những vấn đề có ý nghĩa chỉ đạo chiến lược,cần được xác định rõ đầu tiên cho tất cả mọi bộ phận, hoạt động khác nhau trong hệ thống TDTT nước ta; nó không chỉ giới hạn trong hoạt động giáo dục thể chất nhà trường. Căn cứ vào bản chất của chế độ xã hội, trình độ và chiến lược phát triển của nước ta trong thời từng kỳ, chức năng và nhu cầu TDTT của nhân dân cùng những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển phong trào TDTT những năm qua mà đề ra những nguyên lý trên. I. MỤC ĐÍCH CHUNG CỦA NỀN TDTT NƯỚC TA Nói một cách khái quát nhất, mục đích đó là tăng cường thể chất cho nhân dân, nâng cao trình độ thể thao, góp phần làm phong phú đời sống văn hoá và giáo dục con người để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. TDTT trước hết liên quan chặt chẽ với sự nghiệp đào tạo cho đất nước những con người phát triển toàn diện hợp lý. Tư tưởng phát triển con người toàn diện đã có từ lâu đời, được thể hiện qua những nhà tư tưởng triết học thời cổ đại, những nhà nhân văn thời Phục Hưng, những nhà giáo dục và dân chủ ở thế kỷ trước. Song do sự hạn chế của điều kiện lịch sử và tính chất của các quan hệ xã hội thời đó nên các tư tưởng ấy tuy là những ước mơ cao thượng nhưng vẫn chỉ là những ảo tưởng. Về vấn đề này, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin đã tạo ra một bước ngoặt lịch sử, đầu tiên phân tích một cách khoa học và đề ra được con đường triệt để từng bước thực hiện những tư tưởng tốt đẹp đó. Theo các ông, ngay trong bản chất của lao động, cơ sở lịch sử xã hội để con người phát triển và tồn tại, đã bao hàm tính tất yếu của giáo dục, trong đó có giáo dục thể chất. Nhưng trong xã hội có áp bức bóc lột giai cấp thì không thể có tự do phát triển toàn diện cho mọi người. Những người lao động không có điều kiện để tự phát triển toàn diện những năng lực thể chất và tinh thần. Khi phê phán tình trạng yếu kém về giáo dục thể chất trong các nhà trường nước ta thời Pháp thuộc, Phan Bội Châu, nhà yêu nước Việt Nam có tên tuổi đầu thế kỷ trước đã viết: "Các môn trong trường tiểu học, không có gì quan trọng hơn môn thể dục. Thế mà trong trường không có môn đó. Thể dục tay không, thể dục với vũ khí, thể dục giải trí, cho đến các thứ vận động khác đều không được đưa vào chương trình giảng dạy. Lạ hơn nữa là các trường tiểu học của trẻ em người Pháp thì có sân thể dục, sân vận động mà trường tiểu học của con em người Việt Nam thì ngược lại, vì trẻ em người Việt Nam mà khoẻ mạnh thì người Pháp không ưa nên môn thể dục là môn phải "nghiêm cấm" (Phan Bội Châu, Thiên Hồ! Đế Hồ. Bản dịch của Chương Thâu, NXB KHXH, tr. 62, 1978). Do đó, muốn thực sự phát triển con người được toàn diện và phát triển xã hội nói chung thì phải làm cách mạng xã hội, tạo tiền đề phát triển cơ bản nhất. Thể dục là một trong những mặt cơ bản của giáo dục. Sự kết hợp trí dục và thể dục với lao động sản xuất "không chỉ là một trong những phương tiện để nâng cao sản xuất xã hội mà còn là phương thức duy nhất để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện" (Mác và Ănghen tuyển tập, tập 23, tr. 495, tiếng Nga). Hai ông còn xác định rõ hai chức năng thực dụng của TDTT trong xã hội: đào tạo con người cho lao động và quốc phòng. Chừng nào còn có nguy cơ xảy ra chiến tranh thì vẫn còn chức năng thứ hai. Ănghen còn có nhiều ý kiến sâu sắc về giáo dục thể chất với huấn luyện quân sự. 31
  32. Theo ông, sự phát triển của kỹ thuật quân sự hiện đại không hề làm hạ thấp mà còn nâng cao yêu cầu về giáo dục thể chất để đảm bảo tiếp thu và hình thành được nhanh những phẩm chất cần thiết cho một quân nhân, rút ngắn thời gian đào tạo trong quân ngũ. Khi phê phán và yêu cầu Nhà nước phải có thái độ nghiêm túc với vấn đề giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, ông đã nêu lên một tình trạng thật vô lý. Một điều phải chăng không đáng suy nghĩ là lúc đầu cứ cho phép con người bị tàn tật - do không quan tâm đến giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ (NV) - để rồi sau này khi phục vụ trong quân đội lại cố gắng làm cho họ trở nên cân đối và linh hoạt? Phải chăng những người có trách nhiệm không đủ sức hiểu một chân lý là người lính sẽ tốt hơn gấp đôi nếu việc làm "tàn tật" nói trên được ngăn chặn đúng lúc trong các trường tiểu học và trung học" (Mác và Ănghen tuyển tập, tập 22, tr.396 - 397, tiếng Nga). Lênin đã tiếp tục phát triển sáng tạo những tư tưởng khởi đầu ấy. Ngay từ những ngày đầu thành lập chính quyền cách mạng, Người đã coi việc xây dựng nền văn hoá và hệ thống giáo dục mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đất nước để "đảm bảo sự phồn vinh đầy đủ và phát triển tự do, toàn diện mọi thành viên trong xã hội" (Lênin toàn tập, tập 6, tr. 232, tiếng Nga). Người đã nhiều lần nói về nội dung giáo dục toàn diện, trong đó nhấn mạnh giáo dục thể chất là một nội dung tất yếu. Ngay từ những ngày đầu Cách mạng Tháng tám thành công, Bác Hồ của chúng ta đã nêu rõ tầm quan trọng của TDTT đối với việc "giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà gây đời sống mới", coi đó là một trong những công tác cách mạng. Bản thân Người đã nêu gương “tự tôi ngày nào cũng tập”, tập đa dạng, thích hợp với điều kiện sống và công tác trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú của mình. Những phong trào “Khoẻ nước” ngay từ khi Cách Mạng Tháng Tám mới thành công và “Rèn luyện thân thểâ theo gương Bác Hồ” vĩ đại ngày nay là sự thể hiện sống động và tập trung tư tưởng của Bác. Những tư tưởng trên về sau còn được nhiều nhà cách mạng, khoa học tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và phát triển qua các thời kỳ lịch sử ở nước ta; được thể hiện tập trung qua các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước có liên quan đến công tác này. Hiện nay, mục đích cao cả và bao trùm của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng, an ninh, giáo dục, khoa học công nghệ, đối ngoại, văn hoá (trong đó có TDTT) là góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bảo vệ Tổ quốc trong những bước đi ban đầu theo mục đích và chức năng cụ thể của mình. Với TDTT, tác dụng và mục đích chính là tăng cường thể chất cho nhân dân. Xét về mục đích, đó là đặc trưng cơ bản nhất của TDTT so với các bộ phận khác trong nền văn hoá chung. Đồng thời, việc nâng cao trình độ thể thao để phát triển lòng yêu nước, tự hào dân tộc, uy tín quốc tế, góp phần tăng cường sự hiểu biết và hữu nghị giữa các dân tộc cũng rất quan trọng SEA Games 22 sắp tới tổ chức ở nước ta sẽ là một mốc son mới cao hơn trong lịch sử phát triển của thể thao đối nội và đối ngoại ở nước ta. Là một bộ phận của nền văn hoá dân tộc, TDTT không chỉ có tác dụng đến sức khoẻ thể chất mà còn góp phần nâng cao "sức khoẻ tinh thần”, làm phong phú đời sống văn hoá, văn minh chung của toàn xã hội. Phát triển TDTT tốt để đạt mục đích cụ thể trên trong từng thời kỳ sẽ góp phần thúc đẩy các sự nghiệp khác phát triển và ngược lại. 32
  33. II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHUNG NỀN TDTT NƯỚC TA Để đạt được mục đích tổng quát trên, nền TDTT nước ta có những nhiệm vụ chung sau đây: 1. Nâng cao thể chất và sức khoẻ của nhân dân (xin xem lại các khái niệm có liên quan ở Chương mở đầu) Nhiệm vụ tăng cường thể chất bao gồm những nội dung sau: - Thúc đẩy phát triển thể hình lành mạnh Sự phát triển của cơ thể về thể hình chủ yếu dựa vào sự phát triển (lớn mạnh) của từng tế bào và các chất gian bào. Còn sự phát dục lại chỉ sự biến đổi về chức năng và hình thái của các hệ thống và cơ quan trong cơ thể. Hai khái niệm trên có chỗ giống nhau và khác nhau, tuy chúng đều chịu sự chi phối của các yếu tố di truyền, dinh dưỡng, sự lớn mạnh tự nhiên (khi đang ở giai đoạn phát triển) và điều kiện sống. Tập TDTT có thể đẩy mạnh, nâng cao hơn quá trình này và duy trì được lâu hơn và làm chậm quá trình suy giảm khi tuổi cao. Sự hoàn thiện về thể hình và tư thế thân thể làm cho ngoại hình thêm đẹp phần nào cũng phản ánh mức hoàn thiện về chức năng. Ngày nay, người ta còn coi đó cũng thể hiện một phần bộ mặt tinh thần, văn minh của một con người, dân tộc. Mặt khác, một cơ thể cường tráng lại là cơ sở vật chất của các năng lực chức năng. - Phát triển toàn diện các năng lực thể chất Năng lực thể chất bao giờ cũng gắn chặt chẽ với chức năng của cơ thể. Khi ta tập chạy bền thì cũng đồng thời nâng cao được khả năng hoạt động lâu dài của các hệ thống tim - mạch, hô hấp, cơ bắp Do đó, phát triển toàn diện các năng lực thể chất cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự cải tiến về hình thái chức năng và ngược lại. Đồng thời, năng lực thể chất còn là điều kiện tất yếu, đầu tiên cho sự tiếp thu, nâng cao trình độ thể thao sau này. - Nâng cao năng lực thể chất của cơ thể Tập luyện lâu dài, có hệ thống trong các điều kiện đa dạng, thay đổi về thời tiết, khí hậu, địa thế sẽ có lợi cho nâng cao năng lực thích ứng trước các điều kiện tự nhiên khác nhau. Mặt khác cũng tăng cường khí huyết lưu thông và khả năng tạo máu, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, do đó nâng cao sức đề kháng với vi khuẩn gây bệnh, bệnh tật và kịp thời góp phần phòng trị được cả những căn bệnh của nền văn minh (huyết áp, tâm thần ). Thân thể và tinh thần, trí tuệ con người không tách rời nhau. Thể chất cường tráng, tinh lực sung mãn, sức sống dồi dào có ảnh hưởng to lớùn đến trạng thái tinh thần của con người và ngược lại. Kinh nghiệm và y học cổ kim, đông tây đã nói nhiều tới ảnh hưởng của những vết thương tinh thần đến các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, nhiều đời nay người ta đã biết dùng nhiều hình thức tập luyện TDTT đa dạng để điều hoà trạng thái tâm lý, phòng trị một số bệnh tật. Do đó, khi nói về tác dụng của TDTT, về sức khoẻ, Bác Hồ luôn gắn "khí huyết lưu thông" và "tinh thần đầy đủ" với nhau. 2. Nâng cao trình độ thể thao của đất nước, từng bước vươn lên những đỉnh cao quốc tế, trước hết là khu vực Đó cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bất kỳ nền TDTT nào; phản ánh nhu cầu của nhân dân, Nhà nước và bản thân phong trào TDTT. Trình độ thể thao từng nước thể hiện qua các cuộc thi đấu quốc tế (thành tích tuyệt đối, huy chương, thứ bậc ) không chỉ phản ánh trình độ TDTT mà còn trên một số ý nghĩa nào 33
  34. đó cả sự phát triển về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật và bộ mặt tinh thần của một dân tộc. Tuy nhiên, không thể xem xét mối tương quan này một cách máy móc, không xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước. Ngày nay, có nhiều nước dùng thể thao không chỉ để giải trí, biểu diễn, thúc đẩy phong trào tập luyện rộng rãi, chấn hưng tinh thần dân tộc mà còn phục vụ cho công tác đối ngoại, mở rộng quan hệ và tăng cường sự hiểu biết giữa nước mình với các nước khác, nâng cao uy tín của đất nước trên thế giới. Ngày càng có nhiều nước quan tâm và đầu tư mạnh cho lĩnh vực này. Cuộc đua tranh càng trở nên gay gắt. Những kinh nghiệm, bài học của chúng ta trong công tác thể thao mấy chục năm qua cho thấy việc này cũng thật không đơn giản. Tại SEA Games 22-2003, chỉ tiêu đạt mức xếp thứ 3 về huy chương của đoàn thể thao Việt Nam là một mục tiêu phấn đấu quyết liệt của chúng ta. 3. Góp phần làm phong phú, lành mạnh, đời sống văn hoá và giáo dục con người mới Thực tế nước ta cũng như nhiều nước khác cho thấy: Giải trí tập luyện, biểu diễn, thi đấu về TDTT là một nhu cầu ngày càng nhiều, mạnh, không thể thiếu hoặc thay thế được. Nếu làm tốt, nó có thể góp phần đáng kể vào việc xây dựng đời sống lành mạnh, vui tươi và văn minh trong xã hội. Còn ngược lại, ảnh hưởng và hậu quả cũng sẽ rất phức tạp, dễ lan rộng. Trong xã hội hiện đại, thể thao và văn nghệ với những đặc tính riêng của nó đã có sức thu hút và ảnh hưởng rộng lớn với thanh thiếu niên và là một nhu cầu không thiếu được. Đó cũng là một công cụ dễ chuyển tải những giá trị tư tưởng, tinh thần của một chế độ đến với họ. Là những chuẩn mực và phép tắc của một chế độ chính trị - kinh tế nhất định, đặt ra để quy định mối quan hệ giứa người với người, giữa cá nhân và xã hội nhằm phục vụ cho chế độ xã hội chúng ta, đạo đức có vai trò hàng đầu, "cái gốc" trong giáo dục con người. Đó là một quá trình tác động có mục đích, kế hoạch đến ý thức, tình cảm và hành vi con người, nhằm bồi dưỡng nền đạo đức tốt đẹp của họ. Khi con người đã có đạo đức, phẩm chất tốt, họ sẽ tự nguyện, tích cực cống hiến toàn bộ sức mình cho đất nước. TDTT không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn có tác dụng nhiều mặt khác. Trong hoạt động này, mối quan hệ, hành vi giữa các cá nhân và tập thể (người tập, VĐV, HLV, người xem, trọng tài, các đội, các đoàn ) rất đa dạng, phức tạp và biến hóa sinh động, đặc biệt trong thi đấu đối kháng gay go của thể thao cấp cao. Nếu được tổ chức tốt, TDTT không những cần mà còn có thể giáo dục tốt tư tưởng, đạo đức và ý chí, lòng yêu nước, yêu lao động, bảo vệ của công, tinh thần tập thể tính kỷ luật, công tâm, trung thực, khiêm tốn,lịch sự, dũng cảm, quả quyết, tự tin, nghị lực, biết kiềm chế bản thân Ba nhiệm vụ trên có liên qnan mật thiết với nhau và cần kết hợp chặt chẽ trong thực hiện. Chúng cần được quán triệt phù hợp với từng bộ phận trong TDTT: dạy học TDTT, huấn luyện thể thao, thi đấu thể thao, rèn luyện thân thể hàng ngày Giữa chúng có những nét chung và khác biệt. Nhiệm vụ ưu thế, tính chất, mức độ yêu cầu và cách thức thực hiện cũng có chỗ khác nhau. Rèn luyện thân thể hàng ngày là một quá trình,hình thức hoạt động TDTT nói chung trong quần chúng rộng rãi. Nhiệm vụ chính là tăng cường sức khỏe, thể chất. Huấn luyện thể thao là một quá trình giáo dục thể chất đặc biệt nhằm không ngừng nâng cao trình độ các tố chất vận động, kỹ - chiến thuật chuyên môn, đạo đức, ý chí, hiểu biết để đạt được nhưng thành tích cao trong môn thể thao chuyên chọn nào đó. 34