Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại (Phần 1) - Lê Minh Chiến
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại (Phần 1) - Lê Minh Chiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_lich_su_the_gioi_hien_dai_phan_1_le_minh_chien.pdf
Nội dung text: Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại (Phần 1) - Lê Minh Chiến
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT F 7 G GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI Phần II 1945 - 1995 Th.S. LÊ MINH CHIẾN
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 2 - MỤC LỤC Chương I 5 A. LIÊN XÔ TỪ 1945-1975 5 I. CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ SAU CHIẾN TRANH (1945- 1949) 5 II. VĂN HÓA, CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI 6 III. TÌNH HÌNH KINH TẾ TRONG NHỮNG NĂM 1953 – 1964 6 IV. CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI 7 V. KINH TẾ LIÊN XÔ TỪ NĂM 1965 ĐẾN NỬA ĐẦU NHỮNG NĂM 70 7 VI. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ VAI TRÒ QUỐC TẾ CỦA LIÊN XÔ 8 B. LIÊN XÔ ( từ giữa những năm 70 đến 1991) 8 I. TÌNH HÌNH KINH TẾ TỪ NỬA SAU NHỮNG NĂM 70 ĐẾN 1985 8 II. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI 9 III. CÔNG CUỘC CẢI TỔ CỦA GOOCBACHỐP 9 IV. SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT 10 C. CỘNG HOÀ LIÊN BANG NGA. 11 I. TÌNH HÌNH KINH TẾ 11 II. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI 11 III. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI 12 D. CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ NHÂN DÂN VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NỬA ĐẦU NHỮNG NĂM 70. 12 I. SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ NHÂN DÂN 12 II. QUAN HỆ HỢP TÁC HỮU NGHỊ GIỮA CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 13 III. SỰ KHỦNG HOẢNG CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU 14 Chương II 17 I. KHÁI QUÁT PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 17 1.Thời kì từ 1945 đến 1949 17 2. Thời kì từ 1949 đến 1954 17 3. Thời kì từ 1954 đến 1960 17 4. Thời kì từ 1960 đến 1975 18 5. Thời kỳ 1975 đến nay 18 II. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á 19 1.Trung Quốc 19 2. Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc 23 ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 3 - 3. Lãnh thổ Đài Loan 24 III. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 25 IV. CÁC NƯỚC CHÂU PHI (1945 – 1995) 29 1. Khái quát 29 2. Đặc điểm của Châu Phi : 30 V.CÁC NƯỚC MĨ LA TINH (1945- 1995) 34 1. Khái quát 34 2.Các giai đoạn phát triển: 35 Chương III 37 A. NƯỚC MIÕ 37 I. NƯỚC MIÕ TỪ 1945 ĐẾN 1973 37 II. NƯỚC MĨ TỪ 1973 ĐẾN 1995 42 B. NHẬT BẢN TỪ 1945 ĐẾN 1973 44 I. TÌNH HÌNH KINH TẾ- CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI 44 II. SỰ CHIẾM ĐÓNG CỦA LỰC LƯỢNG ĐỒNG MINH VÀ NHỮNG CẢI CÁCH DÂN CHỦ TỪ 1945 –1951 45 III. TÌNH HÌNH KINH TẾ, KHOA HỌC – KĨ THUẬT TỪ 1945 – 1953. 47 IV. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN 48 V. NHẬT BẢN TỪ 1973 ĐẾN NAY 48 C. CÁC NƯỚC TÂY ÂU 49 I. NÉT KHÁI QUÁT VỀ TÂY ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NỬA ĐẦU NHỮNG NĂM 70. 49 II. KHỐI THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU (EEC) 54 III. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA TỪ NỬA SAU NHỮNG NĂM 70 ĐẾN 1995 55 IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI. 57 CHƯƠNG IV 59 I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 59 1. Hội nghị Ian ta và việc hình thành “ Trật tự hai cực Ianta” 59 2. Hội nghị cao cấp Pốtxđam (từ 17-7-1945 đến 2-8-1945) 60 3. Hội nghị Xan Phơranxicô và việc thành lập Liên Hợp Quốc 61 4. Hội nghị ngoại trưởng 5 cường quốc tại Mátxcơva 62 II. ĐẤU TRANH TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ NHẰM THỰC HIỆN NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐÃ CAM KẾT SAU CHIẾN TRANH 63 1. Đấu tranh trong việc giải quyết vấn đề Đức vào những năm đầu sau Hội nghị Pôtxđam (1945 – 1947) 63 2. Đấu tranh trong việc ký kết hoà ước với các nước chiến bại (Italia, Phần Lan, Bungari, Hunggari và Rumani) 64 ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 4 - III. CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH 66 1. Chủ nghĩa “ Tơruman” và âm mưu của Mĩ 66 2. “Chính sách ngăn chặn” và việc chia cắt nước Đức và Triều Tiên của Mĩ 67 3. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và sự thất bại của “chính sách ngăn chặn” của Mĩ 68 IV. CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG XÔ - MỸÂ 68 V. HỌC THUYẾT NICHXƠN (1969 – 1975) 69 1. “Học thuyết Nichxơn” 69 2. Cuộc thương lượng giữa Liên Xô và Mĩ nhằm hạn chế vũ khí chiến lược 69 VI. QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NỬA SAU NHỮNG NĂM 70 ĐẾN 1995 70 1. Những cuộc xung đột khu vực . 70 2. Quan hệ quốc tế ở khu vực Trung Đông 72 3. Quan hệ Xô- Mĩ . 77 4. Sự sụp đổ của “Trật tự hai cực Ianta” 79 5. Một trật tự thế giới mới đang hình thành 80 Chương V 82 I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 82 II. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT 83 III. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT 83 IV. Ý NGHĨA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT HIỆN ĐẠI ĐỐI VỚI XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI 84 ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 5 - CHƯƠNG I LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ 1945 ĐẾN 1995 A. LIÊN XÔ TỪ 1945-1975 I. CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ SAU CHIẾN TRANH (1945-1949) Chiến tranh thế giới thứ hai đã tàn phá đất nước Liên Xô cả về người ( 27 triệu người chết ) và của cải vật chất ( hơn 70 nghìn làng mạc và 32 nghìn nhà máy xí nghiệp bị tàn phá Công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô được tiến hành với kế hoạch 5 năm lần thức IV – khôi phục và phát triển kinh tế quốc dân ( 1946 – 1950). Về công nghiệp, Liên Xô phải giải quyết ba vấn đề quan trọng: thứ nhất, phi quân sự hoá nền kinh tế bằng cách chuyển sang xây dựng các công trình dân dụng; thứ hai, khôi phục các xí nghiệp bị tàn phá và thứ ba, tiến hành xây dựng các xí nghiệp mới. Nhiệm vụ thứ nhất căn bản được thực hiện trong những năm 1946 – 1947, Liên Xô đã tiến hành chuyển nền công nghiệp phục vụ quốc phòng sang sản xuất dân sự như chế tạo máy giao thông, máy nông nghiệp, thiết bị phụ tùng. Đồng thời tiến hành giải trừ quân bị. Vị trí quan trọng nhất trong sự phục hồi công nghiệp là điện khí hoá, nguồn cung cấp năng lượng của các vùng công nghiệp. Các phương tiện lớn đã được huy động vào việc phục hồi các nhà máy điện. Mùa thu năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của khoa học quân sự Xô viết và phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử của Mĩ. Nhìn chung, công nghiệp Liên Xô đã phục hồi vào năm 1947, đạt mức trước chiến tranh (1940). Tới cuối kế hoạch 5 năm lần thứ tư, sản lượng công nghiệp đã tăng lên 73% ( kế hoạch dự kiến 48%), Nông nghiệp: khác với những năm 20, trong những năm sau chiến tranh thế giới thư hai, chính phủ Liên Xô (đứng đầu là Xtalin) đã tiến hành khôi phục kinh tế không phải từ nông nghiệp mà là từ công nghiệp nặng. Nhà nước tăng các nghĩa vụ đối với nông dân. Việc khôi phục và phát triển nông nghiệp được tiến hành nhưng không dựa trên sự quan tâm lợi ích vật chất mà bằng các biện pháp hành chính. Năm 1947, chính phủ đã ban hành các biện pháp thực hiện sự lao động bắt buộc trong các nông trang (như những năm 30). Tất cả cư dân ở nông thôn, ai không làm việc trong cơ quan nhà nước đều phải đi làm trong các nông trang. Ai không thực hiện luật lao động sẽ bị tập trung cải tạo hoặc xử lí hành chính. Trong những năm đó, Liên Xô đã thi hành đường lối tập trung hoá sản xuất nông nghiệp, coi nó là đòn bẩy để phát triển nông nghiệp và củng cố nông trang. Theo đó, số lượng các nông trang giảm xuống hơn hai lần. Quy mô các nông trang ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 6 - tăng lên (từ 255.314 nông trang năm 50, xuống còn 125.294 – năm 1951, tới cuối năm 1953 còn 93 nghìn). Mặc dù vậy, nông nghiệp vẫn là lạc hậu của nền sản xuất quốc dân. Nó không đáp ứng được các đòi hỏi của đất nước về lương thực và nguyên liệu. Khoảng cách giữa công nghiệp và nông nghiệp ngày một tăng. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư nhằm phát triển nông nghiệp đã không hoàn thành. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp năm 1950 cũng đạt mức trước chiến tranh (1940). II. VĂN HÓA, CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI Trong những năm sau chiến tranh, trong xã hội Xô viết, ngoài đường lối tăng cường đề cao vai trò của nhà nước như đã nêu trên, còn diễn ra một xu hướng tăng cường “dân chủ hoá” hệ thống chính trị. Mùa xuân năm 1945, ngay sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc, Đảng và chính phủ đã tiến hành các biện pháp để chấm dứt tình trạng khẩn cấp, loại bỏ ủy ban quốc phòng nhà nước, cơ quan chính quyền nằm ngoài hiến pháp do hoàn cảnh chiến tranh bắt buộc. Năm 1952, Đại hội lần thứ XIX của Đảng tiến hành. Sau Đại hội lần thứ XIX của Đảng không lâu, ngày 5 – 3 – 1953 Xtalin qua đời. Ban lãnh đạo đất nước mới gồm có: đứng đầu nhà nước là Malencốp, bộ trưởng quốc phòng là nguyên soái Bunganin, Bộ trưởng nội vụ và an ninh là nguyên soái Bêria, chức vụ lãnh đạo đảng còn để trống. Chính quyền thực tế nằm trong tay Malencốp và Bêria. Không lâu sau Bêria bị bắt và bị xử tử vào tháng 12 – 1953 với tội danh đã tổ chức “đàn áp tập thể” dưới thời Xtalin và có âm mưu đảo chính sau khi Xtalin qua đời. III. TÌNH HÌNH KINH TẾ TRONG NHỮNG NĂM 1953 – 1964 - Nông nghiệp: Từ nửa sau năm 1953, ở Liên Xô đã diễn ra các cuộc cải cách có ý thức tích cực trong sự phát triển kinh tế quốc dân cũng như trong đời sống nhân dân. Nhìn chung, những biện pháp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp được tiến hành từ năm 1953 đến 1958 gồm có: - Nâng cao đáng kể giá cả thu mua. - Xoá bỏ nghĩa vụ các năm trước. - Nâng cao ngân sách nhà nước cho nông thôn. - Xoá bỏ thuế kinh tế phụ và nâng cao năm lần phạm vi của nó. - Tuyên bố nguyên tắc “kế hoạch hoá” từ dưới lên. - Thực hiện chế độ hưu trí cho nông trang viên. - Cấp hộ chiếu cho nông dân. - Các nông trang có quyền thay đổi điều lệ của mình để phù hợp với điều kiện địa phương. Kế hoạch 7 năm phát triển kinh tế quốc dân (1959 –1965) trong nông nghiệp đã thất bại hoàn toàn, thay cho tăng trưởng 70% theo kế hoạch, năng suất chỉ đạt có 15%. - Công nghiệp: Liên Xô đã trở thành một quốc gia công nghiệp hùng mạnh. Ngành sản xuất tư liệu sản xuất đã chiếm 3/4 tổng sản lượng công nghiệp – đặc ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 7 - biệt là công nghiệp vật liệu xây dựng, chế tạo máy, luyện kim, hoá chất, dầu khí, điện năng (tăng 4 –5 lần so với nửa đầu những năm 50). Biểu tượng cho sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật ở Liên Xô là cuộc chinh phục vũ trụ. Tháng 10/1957, Liên xô đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên. Tiếp đó là những tên lửa vũ trụ, đổ bộ xuống mặt trăng. Tháng 4/1961, con người đã bước vào vũ trụ, người đầu tiên của trái đất, công dân Liên xô – Iuri Gagarin. Sau đó là tên tuổi của G. Titốp, A. Nicôlaíep IV. CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI Đại hội lần thứ XX và XXII Đảng Cộng sản Liên Xô là những sự kiện chính trị trong nước quan trọng nhất thời kỳ này. Đại hội lần thứ XX của Đảng được tiến hành vào tháng 2/1956. Đại hội đã tổng kết việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ năm và thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ sáu, thực hiện nhiệm vụ đuổi kip và vượt các nước TB phát triển trong thời hạn ngắn nhất. Trong phiên họp cuối cùng kết thúc đại hội, Khơrútxốp đã đọc báo cáo (không nằm trong chương trình nghị sự) về “tệ sùng bái cá nhân và hậu qủa của nó”. Báo cáo đã dẫn ra những sự kiện “đàn áp, khủng bố” dưới thời Xtalin và mở đầu cho sự chia rẽ to lớn trong phong trào Cộng sản quốc tế. Một số Đảng Cộng sản gọi đó là biểu hiện của “chủ nghĩa xét lại”. Tháng 10/1961, tại Đại hội XXII Đảng Cộng sản Liên Xô, cương lĩnh mới đã được thông qua. Xuất phát từ chỗ cho rằng Chủ nghĩa XH ở Liên Xô đã thắng lợi “hoàn toàn và chắc chắn” và đất nước đã bước vào giai đoạn “xây dựng chủ nghĩa Cộng sản”, Đại hội đã xem xét cương lĩnh mới như một sự khái quát triết học, kinh tế học, chính trị học về công cuộc xây dựng chủ nghĩa Cộng sản ở Liên Xô. Để xây dựng chủ nghĩa Cộng sản, cương lĩnh đã dự kiến giải quyết 3 vấn đề: Trong lĩnh vực kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật cho chủ nghĩa Cộng sản (phấn đấu đứng đầu thế giới về sản phẩm theo đầu người, đạt được năng suất lao động cao nhất thế giới, bảo đảm mức sống cao nhất thế giới cho nhân dân); trong lĩnh vực chính trị – xã hội, tiến tới tự quản Cộng sản chủ nghĩa; trong lĩnh vực tư tưởng tinh thần, giáo dục con người mới, phát triển toàn diện. Khung thời gian hiện thực hoá cương lĩnh dự kiến khoảng 15 – 20 năm. Kết quả, cương lĩnh “xây dựng CNCS trong vòng 15 – 20 năm” đã không thực hiện được và đó là một trong những sai lầm quan trọng về đượng lối của Khôrutxốp trong thời kỳ ông lãnh đạo Đảng và nhà nước Xô viết. V. KINH TẾ LIÊN XÔ TỪ NĂM 1965 ĐẾN NỬA ĐẦU NHỮNG NĂM 70 Tháng 10 – 1964, Khơrútxốp bị phê phán là người theo “ý chí luận”, “chủ quan chủ nghĩa” nên bị lật đổ bằng một cuộc đảo chính không đổ máu. Từ cuối 1964, Ban lãnh đạo nhà nước lại quyết định khuyến khích lợi ích vật chất như đòn bẩy sản xuất xã hội, bắt đầu từ nông thôn và nông nghiệp. Đường lối này được thông qua tại hai hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 3 và 9/1965). Nghị quyết đó đi vào lịch sử là “cuộc cải cách kinh tế 1965”. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 8 - Cải cách kinh tế 1965 được thực hiện thành công trong những năm kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (1965 – 1970). Tổng sản lượng công nghiệp tăng 56%, Sản xuất nông nghiệp tăng 21%. Trong những năm 70 tốc độ tăng trưởng kinh tế lại bắt đầu suy giảm, dẫn đến sự trì trệ về kinh tế sâu sắc. Cải cách 1965 đã ngừng thực hiện, mặc dù chưa bao giờ tuyên bố loại bỏ. Tóm lại, trong hơn hai thập niên, kể từ năm 1950, mặc dù còn có những sai lầm và thiếu sót, Liên Xô đã thu được những thành tựu to lớn, trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Từ năm 1951 – 1975, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp Xô viết hàng năm bình quân đạt 9,6 %. Trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, Liên Xô cũng thu nhiều thành tích rực rỡ, chiếm nhiều đỉnh cao của khoa học kĩ thuật thế giới ở các lĩnh vực vật lí, hoá học, điện tử, điều khiển học năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất; năm 1961 phóng con tàu vũ trụ “ phương đông” đưa nhà du hành vũ trụ đầu tiên Gararin bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vụ trụ của loài người Trong lĩnh vực xã hội, Liên Xô có những thay đổi, tiến bộ. Năm 1971, công nhân chiếm hơn 55% số người lao động trong cả nước, cứ 1000 công nhân thì hơn 550 người có trình độ đại học và trung học. Hơn 1/2 số người ở nông thôn có trình độ đại học và trung học. Liên Xô là nước đứng hàng đầu thế giới về trình độ học vấn của nhân dân với gần 3/4 số dân có trình độ đại học và trung học, trên 30 triệu người làm việc trí óc. VI. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ VAI TRÒ QUỐC TẾ CỦA LIÊN XÔ Về đối ngoại, Đảng và nhà nước Xô viết đã thực hiện chính sách và phương hướng cơ bản là: đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, duy trì hoà bình và an ninh, mở rộng việc hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, phát triển quan hệ hữu nghị bình đẳng với các nước mới giải phóng,đoàn kết quốc tế với các Đảng Cộng sản và các đảng dân chủ cách mạng với phong trào công nhân quốc tế và phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc. Liên Xô cũng đi đầu trong việc ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân các dân tộc Như thế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao. Là nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất, hùng mạnh nhất, Liên Xô trở thành chỗ dựa cho hoà bình thế giới và của phong trào cách mạng thế giới. B. LIÊN XÔ (từ giữa những năm 70 đến 1991) I. TÌNH HÌNH KINH TẾ TỪ NỬA SAU NHỮNG NĂM 70 ĐẾN 1985 Công nghiệp: sự phát triển kinh tế xã hội ở Liên Xô trong những năm 70 đến nửa đầu những năm 80 diễn ra theo đường lối tăng sự điều hành của Trung ương và hạn chế quyền hành kinh tế của các nước Cộng hoà Xô viết và địa phương. Nó được ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 9 - quyết định trong ba kế hoạch 5 năm – thứ 9, thứ 10 và thứ 11. Các chỉ tiêu của các kế hoạch đó được thông qua trong ba đại hội Đảng tương ứng – Đại hội lần thứ 24 (1971), đại hội lần thứ 26 (1976), đại hội lần thứ 27 (1981). Đường lối xây dựng các tổ hợp công nghiệp ở Liên Xô phần lớn được triển khai trên lãnh thổ Nga. Ban lãnh đạo đất nước sử dụng tối đa lợi thế tự nhiên của Liên Xô so với các nước khác: lãnh thổ rộng lớn và tài nguyên thiên nhiên giàu có. Tuy nhiên, việc khai thác ồ ạt thủ công thiếu tổ chức đã dẫn tới sự lãnh phí to lớn nguồn tài nguyên Liên Xô và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau. Nông nghiệp: trong lĩnh vực nông nghiệp, những năm 70 đến nửa đầu những năm 80, chỗ dựa chính là sự liên kết công nông nghiệp Công nông nghiệp được xem là phương hướng chủ yếu gắn liền hai hình thức sở hữu quốc doanh và tập thể, là con đường chính đưa đến xã hội không có giai cấp, điển hình là tổ hợp công nông nghiệp nhà nước. Đặc điểm chủ yếu sự phát triển kinh tế xã hội của Liên Xô trong những năm 70 đến nửa đầu những năm 80 là sự suy sụp toàn bộ và nặng nề của kinh tế: - thu nhập quốc dân đã giảm xuống 2,5 lần, sản xuất công nghiệp giảm 2,5 lần; sản xuất nông nghiệp giảm 3,5 lần. - Thu nhập thực tế tính theo đầu người giảm 3 lần. II. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Đầu thập niên 70, trong đời sống chính trị xã hội Xô viết, tồn tại khái niệm “chủ nghĩa xã hội phát triển”. Đó là sự xét lại đầu tiên các quan điểm của Xtalin – Khơrútsốp về khả năng xây dựng chủ nghĩa Cộng sản trong một nước riêng biệt. Từ nửa sau những năm 70, những người có tư tưởng đối lập đã tập hợp vào một phong trào chung gọi là “Aixiđen”. Nét đặc biệt của họ là chống Liên Xô, chống Cộng. Phong trào có hai bộ phận: một bộ phận chỉ đấu tranh chống chế độ chính trị và hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa; một bộ phận đấu tranh đòi giải tán Liên Xô. Đời sống chính trị của đất nước Xô viết vào nửa đầu thập niên 80 luôn trong tình trạng lên “cơn sốt” bởi thay đổi thường xuyên những người lãnh đạo cấp cao. Tháng 1/1982, nhà tư tưởng chủ yếu của đất nước Xuxlốp qua đời, đến tháng 11 năm đó là Brêgiơnép. Tiếp theo là Anđrôpốp, sau đó là Chécnencô. III. CÔNG CUỘC CẢI TỔ CỦA GOOCBACHỐP Tháng 3/1985 M.Goobachốp lên nắm chức vụ Tổng bí thư đảng CS LX, từ đó đã đưa ra nhiều chính sách, chiến lược phát triển kinh tế khác nhau: - “Chiến lược tăng tốc” tháng 4/1985 và được cụ thể hoá tại đại hội lần thứ XVII đảng cộng sản Liên Xô năm 1986 trong đó nêu rõ bốn yếu tố đòi hỏi phải thực hiện tăng tốc: thứ nhất, những nghiệm vụ xã hội gay gắt chưa được giải quyết; thứ hai, nguy cơ phá vỡ sự cân bằng chiến lược quân sự; thứ ba, bảo đảm sự độc lập hoàn toàn cho nền kinh tế đất nước và cuối cùng là nhằm chấm dứt sự giảm sút tốc độ phát triển, sự suy thoái của nền kinh tế trong tình trạng khủng hoảng, xây dựng một nền kinh tế kiểu mẫu. Biện pháp thực hiện bao gồm : Tăng cường công suất máy, thiết lập tính kỷ luật, huy động vốn trong dân,tiết kiệm. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 10 - Kết quả của chiến lược này không thành công ,thậm chí còn gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng như vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Trecnobyl. - Thời kì cải tổ: năm 1987, Ban lãnh đạo đất nước quyết định thay chiến lược tăng tốc bằng biện pháp cải tổ. Trong hai năm 1987 – 1988, cải tổ chủ yếu hướng vào “cải cách kinh tế triệt để”, về sau bao gồm cả cải cách hệ thống chính trị và đường lối “đổi mới” hệ tư tưởng. - Đường lối xây dựng kinh tế thị trường có điều tiết Cuối năm 1989 và trong năm 1990, Ban lãnh đạo đất nước tuyên bố mục tiêu mới của cải cách kinh tế không phải là tăng tốc mà chuyển sang kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước. Từ cuối năm 1989 đến 1991, Xô viết tối cao đã thông qua hơn 100 đạo luật, chỉ thị về các vấn đề kinh tế nhưng đa số không có hiệu lực. Từ năm 1989 thu nhập quốc dân bắt đầu giảm. Năm 1990, sự giảm sút của thu nhập quốc dân tới 10%. Quần chúng ngày càng bất bình. Bãi công và biểu tình tăng nhanh chóng trên quy mô cả nước, ở nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều đảng viên xin ra khỏi đảng. Năm 1988, ban lãnh đạo Liên bang, do Goocbachốp đứng đầu rút ra những kết luận rằng sự phát triển kinh tế bị hệ thống chính trị kìm hãm và quyết định chuyển hướng sang cải tổ chính trị và coi đó là trọng tâm. - Sự hình thành cải cách chính trị Sự kiện lớn trong đời sống chính trị đất nước lúc này xem xét lại cương lĩnh của đảng năm 1961. Đặc điểm chủ yếu của văn kiện là sự rút bỏ luận điểm về xây xựng chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô và khả năng xây dựng nó. Mục đích cộng sản chủ nghĩa trong văn kiện được đổi thành triển vọng lâu dài và đề ra nhiệm vụ hoàn thiện chủ nghĩa xã hội. Trong văn kiện mới cũng loại bỏ những nhiệm vụ xã hội lớn gắn liền với chủ nghĩa cộng sản. Tháng 3/1990 M. Goocbachốp là tổng thống Liên Xô. IV. SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT Công cuộc cải tổ ngày càng lún sâu vào khó khăn thử thách, đất nước Xô viết lâm vào khủng hoảng về mọi mặt: suy sụp về kinh tế, những rối ren về chính trị và nhiều tệ nạn xã hội; mâu thuận giữa và xung đột giữa các dân tộc dẫn đến hiện tượng li khai của một số nước cộng hoà ra khỏi liên bang Xô viết; sự chia rẽ và hình thành nhiều phe phái trong đảng cộng sản Liên Xô và sự xuất hiện một loạt đảng phái với nhiều xu hướng chính trị khác nhau trong xã hội Năm 1989 là năm xấu nhất về kinh tế cùng những diện biến cực kì phức tạp về chính trị, xã hội của đất nước Xô viết. Tổng sản phẩm quốc dân giảm 4 – 5%, năng suất lao động giảm 2,5%, thâm hụt mậu dịch lên tới 5 tỉ đôla và nợ nước ngoài là 58 tỉ đôla. Quá trình trì trệ khủng hoảng đã dẫn đến cuộc đảo chính ngày 19-8-1991. Cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng: Goocbachốp tuyên bố từ chức Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô và yêu cầu giải tán uỷ ban trung ương đảng, Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. Chính quyền Xô viết trong toàn liên bang bị giải thể; nhiều nước cộng hoà tuyên bố độc ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 11 - lập, tách khỏi liên bang và một làn sóng chống Đảng Cộng sản, chống chủ nghĩa xã hội khắp cả nước. Cuối cùng, ngày 8/12/1991 Liên bang Xô viết không còn tồn tại và các nước quyết định thành lập một tổ chức liên minh mới gọi là cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Ngày 21/12/1991, tại thủ đô Anma Ata,11 nước cộng hoà kí kết hiệp định về giải tán liên bang Xô viết và chính thức thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập. Ngày 25/12/1991, sau lời từ chức Tổng thống Liên Xô của Goocbachôp, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Cremli đã hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội và sự tan vỡ của Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết sau 74 năm tồn tại. C. CỘNG HOÀ LIÊN BANG NGA. I. TÌNH HÌNH KINH TẾ Cộng hoà liên bang Nga có diện tích 17,1 triệu km2, lớn gấp 1,6 lần diện tích toàn châu Âu, 1,8 lần lãnh thổ Mĩ và là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Tiềm năng về đội ngũ các nhà khoa học -kĩ thuật, về tài nguyên thiên nhiên ở nước Nga rất lớn. Tuy nhiên, gần đây (cả trong thời kì trong Liên bang Xô viết), nền kinh tế nước Nga khủng hoảng nghiêm trọng. Hiện nay, nước Nga đang trong quá trình tư nhân hoá nền kinh tế, nó được bắt đầu từ tháng 7-1992, Năm 1992, Chính phủ dự kiến chuyển 20% xí nghiệp công nghiệp nhà nước và 70% cơ sở thương nghiệp dịch vụ sang sở hữu tư nhân. Đường lối do Chính phủ tiến hành đã tạo ra tầng lớp tư sản mới khá đông đảo trong xã hội Nga. Các nhà cải cách thị trường ở Cộng hoà liên bang Nga chủ trương tư nhân hoá trong thời gian ngắn nhất. Cho đến tháng 7-1994, nước Nga đã tư nhân hoá khoảng 70% số xí nghiệp công nghiệp và lĩnh vực dịch vụ. II. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI Năm 1991, khi dựa vào vấn đề “dân chủ” và “tự trị” để đấu tranh lẫnh nhau, Goócbachốp và Enxin đã tạo ra nguy cơ thực tế làm tan rã nước Nga. Kết quả, tất cả các nước cộng hoà đều tuyên bố chủ quyền của mình, tách khỏi quy chế tự trị: tât cả các nước vùng từ trị đều tuyên bố là nước cộng hoà có chủ quyền. Một số nước cộng hoà rút dần ra khỏi nước Nga như Tactaxtan, Bacôtôtan, Iacút.v v. Cộng hoà Checchen khi không được ban lãnh đạo Nga công nhận độc lập, đã ra tuyên bố rút khỏi Liên bang và sẵn sàng bảo vệ độc lập của mình bằng con đường vũ trang. Năm 1992, ngọn lửa xung đột sắc tộc đã vựơt qua biên giới Capcadơ tràn vào lãnh thổ nước Nga. Lúc đầu người ta chia nước Cộng hoà Checchen , Ingusơ thành hai nước cộng hoà. Người Ingusơ đã chống lại. Vào cuối năm 1992, những người lãnh đạo Nga đã buộc phải sử dụng lực lượng vũ trang để dẹp hai bên thù địch. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 12 - Sự tập hợp lực lượng đối lập cũng diễn ra theo xu hướng của những người cộng sản và cảnh tả. Họ buộc tội chính quyền vì đã phản bội lại lợi ích nước Nga và người Nga. Cuộc đấu tranh giữa các lực lượng này đã quyết định tính chất đời sống chính trị- xã hội nước Nga trong những năm 1992-1993. III. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI Đặc điểm nổi bật của chính sách đối ngoại Nga trong các năm 1991-1992 là đường lối hướng Đại Tây Dương. Trong giai đoạn 1991-1992, nước Nga ra sức khai thác mọi khả năng để đẩy nhanh cải cách thể chế kinh tế, chính trị theo hình mẫu Tây Âu, tăng cường mở rộng quan hệ với các nước Tây Âu, Mĩ, trước hết là Cộng đồng châu Âu và các nước G.7, hi vọng thông qua đó tìm kiếm sự trợ giúp của các nước này về tài chính, kĩ thuật và công nghệ. Tuy vậy, cải cách kinh tế được tiến hành một cách nóng vội, rập khuôn nước ngoài một cách máy móc, nên kinh tế không được cải thiện mà còn tiếp tục lao sâu vào khủng hoảng toàn diện. Đến cuối năm 1992, trong chính sách đối ngoại của nước Nga đã có những điều chỉnh rất cơ bản, với việc thừa nhận nét đặc trưng nổi bật của “bản sắc lưỡng thể” Âu – Á của nước Nga. Tuy nhiên, cần thấy rằng sự thay đổi định hướng đối ngoại của nước Nga không bao hàm trong đó sự phủ định hoặc coi nhẹ quan hệ của nước Nga với các nước châu Âu và mối quan hệ với các nước phương Tây, mà nhằm khắc phục việc tuyệt đối hoá cách nhìn nhận và mối quan hệ với các nước phương Tây trong khi chưa chú trọng đúng mức đến các quan hệ với châu Á, phương Đông nói chung và các nước SNG nói riêng. Sự thay đổi này có thể coi như bước điều chỉnh mang tính chất chiến lược trong chính sách đối ngoại của Nga kể từ khi bước lên vũ đài quốc tế trong tư cách một chủ thể độc lập. D. CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ NHÂN DÂN VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NỬA ĐẦU NHỮNG NĂM 70. I. SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1.Những điều kiện lịch sử Điều kiện khách quan : Đó là chiến thắng của quân đội đồng minh và vai trò quyết định của Hồng quân Liên xô với chủ nghĩa phát xít năm 1945. Điều kiện chủ quan : Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân các nước Trung - Đông và Nam Âu. Những phong trào này được đặt dưới sự lãnh đạo của những người yêu nước. Tại đây đã hình thành nhiều uỷ ban giải phóng, mặt trận nhân, uỷ ban nhân nhân cách mạng .lãnh đạo quần chúng chống phát xít. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 13 - Sau khi giành thắng lợi, được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, các nước Đông Âu đã thiết lập nên nhà nước dân chủ nhân dân. Đây là loaị hình nhà nước có đặc điểm mới trong lịch sử. 2. Đông Âu từ 1945- 1975 Trong giai đoạn này ở các nước Đông Âu tiến hành cải cách kinh tế và giành nhiều kết quả to lớn. Đặc điểm chung là: Trên mặt trận nông nghiệp các nước này tiến hành cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho người nghèo, chuyển hình thức sở hữu tư nhân sang sở hữu nhà nước phần lớn diện tích đất nông nghiệp và cải tạo công thương nghiệp. Trong lĩnh vực xã hội thì ở Đông Âu diễn ra quá trình chống thù trong, chống lại giai cấp tư sản âm mưu lật đổ nhà nước non trẻ. Ví dụ như ở Tiệp Khắc, Ba Lan .Đồng thời, củng cố tổ chức đảng cộng sản thông qua việc hợp nhất các tổ chức đảng. Cuộc đấu tranh để thiết lập nhà nước dân chủ nhân dân kết thúc vào năm 1949 . Riêng nước Đức do âm mưu của Mĩõ năm 1949 bị chia cắt làm hai Đông Đức ( XHCH) và Tây Đức phát triển theo con đường TBCN. Từ 1950 trở đi các nước Đông Âu phát triển theo định hướng XHCN. II. QUAN HỆ HỢP TÁC HỮU NGHỊ GIỮA CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Ký kết hiệp ước hữu nghị hợp tác và tương trợ giữa các nước Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và các nước Đông Âu đứng trước nhiệmn vụ cấp bách là phải tập trung sức lực vào việc khôi phục nền kinh tế, xây dựng lại đất nước của nhân dân các nước Đông Âu. Các thế lực phản cách mạng âm mưu lợi dụng những khó khăn kinh tế của các nước Đông Âu để từ đó làm mất quyền độc lập về chính trị và khôi phục nền thống trị tư bản chủ nghĩa ở các nước này. Mặc dù đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc hàn gắn những vết thương chiến tranh, Liên Xô vẫn tích cực giúp đỡ các nước Đông Âu để giải quyết những vấn đề cấp bách, tiếp tế lương thực, thực phẩm và các vật phẩm, các vật phẩm tiêu dùng và các trang thiết bị máy móc. - Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ Liên Xô – Ba Lan (21/2/1945). - Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ Liên Xô – Mông Cổ (27/2/1946) - Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ Liên Xô – Hunggari (18/2/1948) Nội dung các hiệp ước đó đã góp phần quan trọng trong việc khắc phục những khó khăn sau chiến tranh, củng cố nền độc lập dân tộc, chống lại sự bao vây can thiệp của các nước phương Tây. Nhờ sự giúp đỡ hào hiệp của Liên Xô về mọi mặt, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu có điều kiện thuận lợi đập tan những âm mưu phản cách mạng của kẻ thù trong và ngoài nước, tiến hành những cải cách dân chủ, chuẩn bị cơ sở cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 14 - 2. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) Ngày 8/1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế ( viết tắt SEV) được thành lập với sự tham gia của các nước XHCN châu Âu là: Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Tiệp Khắc, Hunggari. Sau này thành phần tham gia được mở rộng: Cộng hoà Dân chủ Đức, Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ, Cu Ba, Việt Nam. 3. Tổ chức hiệp ước Vacxava Kề từ năm 1949, tình hình thế giới ngày càng trở nên căng thẳng với việc Mĩ và các nước đồng minh của Mĩ đẩy mạnh chính sách “chiến tranh lạnh”, chạy đua vũ trang và thành lập các liên minh quân sự nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Tháng 4/1949, tổ chức hiệp ước Bắc đại tây dương (NATO) Sau đó liên tiếp ra đời các liên minh quân sự khác: ANZUS (1951), khối quân sự Đông nam á SEATO (1954), khối quân sự trung tâm CENTO (1959). Trước tình hình đó, các nước Anbani, Ba Lan, Buggari, Cộng hoà dân chủ Đức, Hunggari, Liên Xô, Rumani và Tiệp Khắc họp tại Vacxava ngày 14/5/1955 đã thoả thuận cùng nhau kí kết hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ. Bản hiệp ước có hiệu lực từ 5/6/1955 với thời hạn 20 năm (sau này có thể tiếp tục gia hạn) đánh dấu sự ra đời của tổ chức hiệp ước phòng thù Vacxava nhằm duy trì hoà bình, an ninh châu Âu, củng cố tình hữu nghị, sự hợp tác và sức mạnh của các nước XHCN anh em 4. Quan hệ hợp tác giữa Liên Xô, các nước Đông Âu và các nước XHCN khác. Trong những năm 50, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc là hữu nghị, góp phần tăng cường sức mạnh của các nước XHCN trên phạm vi toàn thế giới. Nhưng từ đầu những năm 60 trở đi, mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng, đối đầu và đến năm 1969, xung đột vũ trang giữa quân đội hai nước đã nổ ra ở biên giới Xô – Trung. Từ sau đó, mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng, phức tạp. Năm 1989, trong xu thế hoà hoãn, đối thoại giữa các cường quốc trên thế giới, Tổng thống Liên Xô – Goocbachốp đã đến thăm Trung Quốc, hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, chấm dứt thời kì đối đầu và mở ra một thời kì mới – thời kì bình thường hoá trong quan hệ Liên Xô và trung Quốc. Ở Đông Âu, do bất đồng về đường lối xây dựng CNXH, mối quan hệ giữa Liên Xô và Nam Tư , Anbani đã trở nên căng thẳng, đối đầu. III. SỰ KHỦNG HOẢNG CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU 1.Khái quát Cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 đã tác động mạnh đến nền kinh tế Đông Âu làm cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu suy giảm từ sau những năm 70. Bước sang những năm 80, các nước Đông Âu đề ra những chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nhưng kết quả đưa lại không được như mong muốn. Cuối 1989, nền kinh tế Đông Âu chìm sâu trong khủng hoảng: thu nhập quốc dân chỉ tăng 0,5%. Ở một số nước như Ba lan, Hunggari thì giảm nặng nề. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 15 - Sản xuất công nghiệp suy giảm, đặc biệt trong các ngành sản xuất điện, luyện kim, chế tạo cơ khí. Sản xuất nông nghiệp cũng phát tiển chậm, một phần do thời tiết không thuận lợi. Trong 3 năm 1986 – 1989, khối lượng nông phẩm của khối SEV chỉ tăng có 1,6%, riêng năm 1989 là 1%,nợ phương tây tăng lên. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhân dân các nước giảm sút lòng tin, nỗi bất bình tăng với sự sa sút về mọi mặt trong cuộc sống. Từ cuối những năm 70, ở nhiều nước đã xảy ra các cuộc đình công bãi công của công nhân. Do những sai lầm cộng với những khó khăn bế tắc của công cuộc cải tổ Liên Xô và hoạt động phá hoại của các thế lực phản động, cuộc khủng hoảng trong các nước XHCN Đông Âu tiếp tục gay gắt. Trước tình hình đó, ban lãnh đạo của Đảng và nhà nước Đông Âu đều lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng 2. Nguyên nhân sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Nguyên nhân sâu xa là trong mô hình chủ nghĩa xã hội đã xây dựng có nhiều khuyết tật và thiếu sót, mô hình ấy tuy đã có những phù hợp nhất định nhưng ngày càng bộc lộ sự thiếu tôn trọng các quy luật phát triển khách quan về kinh tế – xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường làm cho nền kinh tế đất nước thiếu tính năng động và mềm dẻo trong phát triển. Từ đó ,dẫn tới tình trạng thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm nghiêm trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Những khuyết tật, thiếu sót được duy trì qúa lâu đưa tới tình trạng từ trì trệ đến khủng hoảng nặng nề kinh tế – xã hội. Sau này, khi tiến hành cải tổ – cải cách nhằm khắc phục những khuyết tật sai lầm, những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác lại phạm sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa Những hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước thông qua “diễn biến hoà bình “cũng là tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm khủng hoảng và rối loạn, đưa tới sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989-1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là một tổn thất chưa từng có trong lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và của chủ nghĩa xã hội trên thế giới, dẫn đến hệ thống thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại nữa. 3. Sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và tổ chức Hiệp ước Vacxava. Sai khi chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở các nước Đông Âu và trước những biến đổi của tình hình thế giới mới, sự tồn tại của Hội đồng tương trợ kinh tế – tổ ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 16 - chức hợp tác quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa không còn thích hợp nữa. Do đó, ngày 28-6-1991, tại khoa họp 45 của Hội đồng tương trợ kinh tế ở Buđapét, đại diện các nước thành viên đã kí nghị định thư quyết định chấm dứt hoạt động của tổ chức này sau hơn 40 năm tồn tại. Cũng trong bối cảnh đó, nhất là sau cuộc gặp tại Manta vào cuối năm 1989 giữa Tổng thống Mĩ – Busơ và Tổng thống Liên Xô – Goócbachốpđã tuyên bố “Chiến tranh lạnh” coi như đã chấm dứt . Tại Praha, ngày 1-7-1991, Hội nghị lãnh đạo các nước thành viên Hiệp ước Vacxava đã chính thức quyết định giải thể tổ chức này sau 36 năm tồn tại. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 17 - CHƯƠNG II CÁC NƯỚC Á- PHI - MỸ LA TINH ( từ 1945 đến 1995) I. KHÁI QUÁT PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 1. Thời kì từ 1945 đến 1949 Thời kì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ và lan rộng ở Đông Nam Á, Nam Á, Đông Bắc Á, bước đầu làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ. Ở Inđônêxia, ngày 17/8/1945 nhân dân đã nổi dậy làm cuộc cách mạng tháng tám và nước Cộng hoà Inđônêxia tuyên bố thành lập. Tháng 8/1945 Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa, đánh đổ đế quốc, phong kiến thành lập nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Phối hợp với cách mạng tháng Tám ở Việt Nam, nhân dân Lào đã nổi dậy giành chính quyền và ngày 12/10/1945, nước Lào tuyên bố độc lập. Phong trào giải phóng dân tộc cũng lên cao mạnh mẽ ở Miến Điện, Mã Lai, Philippin, Ấn Độ, Trung Quốc Trước sự nổi dậy mạnh mẽ của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, các nước đế quốc cấu kết với nhau tìm cách đối phó. Được sự giúp đỡ của Mĩ, thực dân Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt phát động các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại thuộc địa trứơc đây: Inđônêxia (11/1945), Mã Lai (12/1945), Ba nước Đông Dương (12/1946) Trong tình hình đó, ngày 1/10/1949, cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập. Với diện tích bằng 1/4 châu Á, và chiếm gần 1/4 dân số toàn thế giới, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã phá vỡ một khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ và làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa nối liền từ châu Âu sang châu Á. 2. Thời kì từ 1949 đến 1954 Sau chiến tranh thế giới thứ II, với sự can thiệp và giúp đỡ của Mĩ, các nước Anh, Pháp, với chính sách “pháo hạm”, đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ ở hầu hết các thuộc địa cũ của chúng ở Đông Nam Á. Chiến thắng Điện Biện Phủ của nhân dân Việt Nam (5/1954) đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc trên thế giới cùng tiến tới mạnh mẽ. 3. Thời kì từ 1954 đến 1960 Ngày 1/11/1954 cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Angiêri bùng nổ và thắng lợi, chấm dứt 124 năm thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp. Tháng 4/1955, hội nghị Băngđung được triệu tập với sự tham gia của 29 nước Á, Phi đại diện cho hơn một nửa phần nhân loại. Hội nghị Băngđung đánh dấu việc ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 18 - các nước Á – Phi bắt đầu bước lên vũ đài quốc tế và tự quyết định lấy vận mệnh của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử các dân tộc Á, Phi đã đoàn kết với nhau trong một mặt trận thống nhất của các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc thực dân. Điều đó được thể hiện qua 10 nguyên tắc của hội nghị và trở thành chuẩn mực cho phopng trào Không liên kết về sau. Sau hội nghị Băngđung, phong trào giải phóng dân tộc phát triển như vũ bão, nhiều nước Á, Phi, Mĩ latinh giành được độc lập ở những mức độ khác nhau. Năm 1956, ba nước Tuynidi, Marốc, Xuđăng ở Bắc Phi giành được độc lập. Tháng 3/1957, nhân dân Bờ biển vàng tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Ghana, mở đầu thời kì vùng dậy của các dân tộc ở Tây Phi và châu Phi xích đạo. Ngày 14/7/1958, cách mạng Irắc bùng nổ, lật đổ chế độ quân chủ phản động Phâyxan Nuri Xait, phá vỡ khối quân sự Bátđa, đánh dấu sự thắng lợi to lớn đầu tiên của vùng Tây Á. Ngày 1/1/1959, cách mạng Cuba thắng lợi, mở đầu thời kì bão táp cách mạng ở Mĩ latinh, nơi được mệnh danh là “sân sau” của đế quốc Mĩ. Cách mạng Cuba đã trở thành ngọn cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi “Năm châu Phi”, với việc 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập, biến châu Phi thành “lục địa trỗi dậy” trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, thực dân. 4. Thời kì từ 1960 đến 1975 Từ năm 1945 đến 1965 đã có khoảng 40 nước ở Á, Phi, Mỹ latinh giành được độc lập. Nếu như năm 1939, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc rộng tới 91.900.000 Km2 với số dân trên 1,5 tỷ người, thì tới năm 1967 chỉ còn 5,2 triệu Km2 đất đai và 35 triệu người. Trước ý chí độc lập của các dân tộc, đại hội đồng Liên hợp quốc khoá XV (1960) đã thông qua văn kiện “tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toà chủnghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa”. Tại khoá họp XVIII của đại hội đồng Liên hợp quốc (1963) thông qua tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc. Năm 1975 lịch sử, thắng lợi vĩ đại của nhân dân ba nứớc Đông Dương đã đánh dấu mốc: nhân dân ba nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước. Riêng Campuchia còn phải trải qua thời kỳ chiến tranh chống bọn diệt chủng Pônpốt – Iêng Xari 5. Thời kỳ 1975 đến nay Thời kỳ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc tập trung ở Nam Phi nhằm xoá bỏ chế độ chế độ phân biệt chủng tộc – ách thông trị cuối cùng của chủ nghĩa thực dân cũ. Ở Trung Đông, cuộc đấu tranh của phong trào kháng chiến Palextin đã được những thắng lợi to lớn và mở ra con đường hoà bình cho việc giải quyết các vấn đề ở Trung Đông. Sau nhiều thập đấu tranh bền bỉ, tới đầu 1980 nhân dân Nam Rôđêdia đã giành được thắng lợi. Bằng thắng lợi trong cuộc bầu cử tháng 2 –1980, Chính quyền của người da đen được thành lập. Ngày 18 – 4 – 1980, nam Rôđêdia tuyên bố trở thành nước Cộng hoà Dimbabuê. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 19 - Tiếp đó, dưới sự lãnh đạo của tổ chức nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO), nhân dân Tây Nam Phi đã xoá bỏ ách thống trị thực dân ngoại bang kéo dài 105 năm và tuyên bố thành lập nước cộng hoà Namibia (tháng 3 – 1991). Tháng 2 – 1990, Tổng thống Cộng hoà Liên bang Nam Phi Đơ Clec tuyên bố từ bỏ chế độ phân biệt chủng tộc và tháng 11- 1993 với sự nhất trí của 21 chính Đảng, bản dự thảo Hiến pháp Liên bang Nam Phi đã được thông qua, chấm rứt sự tồn tại 341 năm của chế độ Apacthai. Trong cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi (4 – 1994), các lực lượng tiến bộ đã giành được thắng lợi to lớn: lãnh tụ đại hội các dân tộc Phi – Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Liên bang Nam Phi. Sau khi giành độc lập dân tộc các nước Á, Phi, Mỹ latinh đều bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội. Công cuộc này được bắt đầu ở những thời gian sớm muộn khác nhau, nhưng đối với tất cả các nước đó là một cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ, bởi vì “cuộc đấu tranh vì sự phát triển sẽ khó khăn hơn cuộc chiến đấu vì tự do”. Tình hình kinh tế của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh nhìn chung cho tới những năm 70 còn gặp nhiều khó khăn với cán cân thương mại thiếu hụt nặng nề, lạm phát diễn ra nghiêm trọng, nợ nước ngoài chồng chất tới mức khó có thể thanh toán nổi (1965: 38,1 tỉ USD; 1974: 140 – 160 tỉ USD; giữa những năm 80 – 451 tỉ USD và đầu những năm 90 – khoảng 1300 tỉ USD). Tỉ trọng của các nước “thế giới thứ ba” trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của thế giới còn rất nhỏ (chỉ 10 – 12%), trong khi số dân chiếm khoảng 70% dân số thế giới. Khoảng cách thu nhập bình quân đầu người ngày càng xa, rất chênh lệnh so với các nước tư bản phát triển cao. Từ sự phát triển thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập, có chủ quyền từ sau chiến tranh thế giới thứ II, phong trào không liên kết được hình thành tại hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp ở Bêôgrát tháng 9/1961. Đó là phong trào quốc tế rộng lớn bao gồm những nước có chính sách đối ngoại không liên kết, không tham gia vào bất cứ khối, nhóm quân sự – chính trị nào. Phong trào không liên kết chủ trương chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, đấu tranh giành độc lập về chính trị, kinh tế, văn hoá, hợp tác quốc tế trên cơ sở công bằng và cùng có lợi, thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới công bằng, hợp lí, bảo vệ hoà bình an ninh của các dân tộc. II. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á 1. Trung Quốc a. Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập Cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc kéo dài nhiều năm đã kết thúc thắng lợi. Sau chiến tranh chống Nhật, cục diện cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã có nhiều biến đổi quan trọng khác trước: lực lượng quân đội chủ lực phát triển lên tới 120 vạn người, dân quân 200 vạn người,. Vùng giải phóng bao gồm 19 khu căn cứ, trong đó có những thành phố, thị trấn quan trọng. Sau kháng chiến chống Nhật, Liên Xô đã chuyển giao vùng Đông Bắc Trung ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 20 - Quốc, một vùng công nghiệp có vị trí chiến lược rất quan trọng, cho Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền cách mạng quản lí. Đồng thời Liên Xô còn chuyển giao toàn bộ vũ khí giải giáp đội quân Quan Đông của Nhật và một phần vũ khí của các phương diện quân Xô viết trước khi các đạo quân này rút về nước cho quân giải phónh nhân dân Trung Quốc. Đi đôi với sự lũng đoạn về kinh tế, tài chính và sự chuyên chế độc tài về chính trị, tập đoàn Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng Trung Quốc. Tưởng còn thực hiện chính sách bắt lính, vơ vét lương thực để chuẩn bị nội chiến. Ngày 26/8/1945 tại Trùng Khánh Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng đã diện ra cuộc đàm phán để thực hiện hoà bình dân chủ. Do áp lực đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và sự nỗ lực của Đảng Cộng sản, ngày 10/10/1945 hai bên đã kí kết hiệp định song thập, trong đó quy định những biện pháp bảo vệ hoà bình trong nước, xác định việc triệu tập hội nghị hiệp thương chính trị để bàn việc xây dựng đất nước. Mặc dù phải tiến hành hội nghị hiệp thương chính trị và thông qua những nghị quyết về hoà bình, dân chủ cho nhân dân cả nước, nhưng tập đoàn Tưởng Giới Thạch vẫn ráo riết chuẩn bị nội chiến. Mĩ đã trang bị, huấn luyện trên 50 vạn quân Tưởng Giới Thạch, giúp đỡ vận chuyển quân Tưởng đến bao vây các khu giải phóng, đưa 10 vạn quân Mĩ vào Trung Quốc. Trong vòng chưa đầy 2 năm sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc, Mĩ đã viện trợc cho Tưởng 4 tỉ 430 triệu đôla, trong đó đại bộ phận là viện trợ quân sự. Sau khi chuẩn bị về mọi mặt, ngày 20/7/1946 Tưởng Giới Thạch phát động cuộc tấn công quân sự với quy mô lớn vào các vùng giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Cuộc nội chiến chính thức bùng nổ. Ngày 30 /6/1947, quân giải phóng nhân dân vượt sông Hoàng Hà tiến vào vùng Đại Biệt Sơn, khôi phục và phát triển khu giải phóng trung nguyên, mở đầu cho giai đoạn phản công trên toàn quốc Qua 3 chiến dịch lớn: Liêu – Thẩm (vùng Liêu Ninh, Thẩm Dương và Trường Xuân); Hoài – Hải (vùng Hải Châu, Thượng Khưu, Lâm Thành và Từ Châu); Bình – Tân (vùng Bắc Bình và Thiên Tân) kéo dài 4 tháng 19 ngày, quân giải phóng đã tiêu diệt 144 sư đoàn chính quy, 29 sư đoàn không chính quy, gồm hơn 1. 540. 000 quân tinh nhuệ của Tưởng Giới Thạch Ngày 21/4/1949, quân giải phóng mở cuộc tấn công vượt sông Trường Giang. Ngày 23/4, Nam Kinh, trung tâm thống trị của tập đoàn Tưởng được giải phóng. Nền thống trị của Quốc dân đảng đến đây chính thức sụp đổ. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chính thức thành lập. Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc hoàn thành thắng lợi năm 1949 là một trong những sự kiện to lớn , có ý nghĩa quan trọng của lịch sử thế giới thời kì sau chiến tranh thế giới thứ II. Với diện tích bằng 1/4 châu Á và chiếm gần 1/4 dân số toàn thế giới, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã tăng cường ảnh hưởng và lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 21 - b. Những thành tựu trong 10 năm đầu xây dựng chế độ mới 1949 – 1959 Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, Trung Quốc bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiệm vụ đưa Trung Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu tiến lên xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn phát triển TBCN. Ngày 30/6/1950, “luật cải cách ruộng đất” của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được chính thức ban hành. Trung Quốc đã tiến hành tịch thu những tài sản của bọn tư sản mại bản như nhà máy, hầm mỏ, ngân hàng, bưu điện tất cả những tài sản này đã được quốc hữu hoá và chuyển thành thành phần kinh tế quốc doanh. Năm 1952, công cuộc khôi phục kinh tế đã hoàn thành. Sản lượng công nghiệp tăng gấp 2 lần năm 1949 và đã vượt mức trước chiến tranh. Năm 1957, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 – 1957) hoàn thành thắng lợi. Sản lượng công nông nghiệp so với năm 1949 tăng 4,8 lần, riêng công nghiệp tăng 10,7 lần, trong đó sản xuất tư liệu sản xuất tăng hơn 6 lần. So với năm 1952 sản lượng công nghiệp tăng 140%, sản lượng nông nghiệp và nghề phụ tăng 25%. Cùng với những tiến bộ lớn về kinh tế, nền văn hoá giáo dục Trung Quốc cũng có những bước tiến vượt bậc. Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học bắt đầu thực hiện những cải cách quan trọng để đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng lớn của nước Trung Hoa mới. Về chính sách đối ngoại, trong những năm 1949 – 1959 Trung Quốc thực hiện đường lối đối ngoại góp phần củng cố hoà bình và thúc đẩy sự phát triển của cách mạng thế giới. Nhờ vậy, địa vị của Trung Quốc được nâng lên cao trên trường quốc tế. Đối với phong trào giải phóng dân tộc, Trung Quốc đã tích cực ủng hộ và giúp đỡ về tinh thần và vật chất. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên những năm 1950 – 1953, Trung Quốc đã phái quân tình nguyện sang giúp đỡ nhân dân Triều Tiên chống đế quốc Mĩ. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã ủng hộ nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp. c. Trung Quốc từ năm 1959 đến 1978 Từ những năm 1959, Trung Quốc trải qua hai mươi năm không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội (1959 – 1978). Từ cuối năm 1957 Mao Trạch Đông triệu tập Hội nghị trung ương Đảng đề ra đường lối ‘đại nhảy vọt” với phương châm “nhanh, nhiều, tốt, rẻ, xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Đầu năm 1958, đưa ra đường lối “ba ngọn cờ hồng” gồm: đường lối chung, đại nhảy vọt và công xã nhân dân. Hậu quả : -Kinh tế Trung Quốc bị đảo lộn, hỗn loạn, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Cuối năm 1958, nạn đói diễn ra trầm trọng làm khoảng trên 30 triệu người chết đói. Đồng ruộng bị bỏ hoang, nhà máy bị đóng cửa vì thiếu nguyên liệu, lương thực và vì phải tập trung vào ‘luyện thép” ,toàn nhân dân phải tham gia luyện thép để đạt sản lượng 18 triệu tấn thép. -Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 12/1958 cử Lưu Thiếu Kỳ làm Chủ tịch nước thay thế Mao Trạch Đông và thành lập tổ sửa sai để sửa ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 22 - chữa những sai lầm và hậu qủa do đường lối “ba ngọn cờ hồng” gây nên. Cũng từ đó, trong nội bộ Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đã diễn ra những bất đồng về đường lối và tranh chấp về quyền lực mà đỉnh cao là cuộc “ đại cách mạng văn hoá vô sản”. Đầu tháng 8/1966, cuộc “đại cách mạng văn hoá vô sản” bắt đầu. Hàng chục triệu “tiểu tướng” Hồng vệ binh được huy động đến đập phá các cơ quan Đảng và chính quyền, lôi ra đấu tố, truy bức nhục hình các chiến sĩ cộng sản trung kiên Vì thế “cuộc đại cách mạng văn hoá vô sản” đã làm cho hàng chục triệu người bị tàn sát hoặc xử lí oan ức, gây nên một cục diện hỗn loạn, đau thương trong lịch sử Trung Quốc. Suốt từ năm 1966 đến 1976, nghĩa là từ sau Đại hội IX đến lúc Mao Trạch Đông qua đời và “bè lũ bốn tên” (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên) bị lật đổ, đường lối “ba ngọn cờ hồng” được tiếp tục thực hiện. Kết quả là tình hình kinh tế, xã hội của Trung Quốc ngày càng đen tối, hỗn loạn. Sau khi Mao Trạch Đông qua đời (9 – 9 – 1976), Hoa Quốc Phong – Diệp Kiếm Anh – Đặng Tiểu Bình đã lật đổ “bè lũ bốn bên” (ngày 6 – 10 – 1976). Tháng 8 – 1977, Đại hội XI Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định quyền lực của Hoa Quốc Phong – Đặng Tiểu Bình – Diệp Kiếm Anh. Sau đó, Đặng Tiểu Bình lên nắm cương vị lãnh đạo. d. Trung Quốc từ năm 1979 đến nay. Tháng 12 – 1978, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc họp, vạch ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế – xã hội ở Trung Quốc. Qua Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XII (9 – 1982) và đặc biệt là Đại hội lần thứ XIII (10 – 1987), đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, kiên trì “bốn nguyên tắc cơ bản” (con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh dạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác – Lênin – tư tưởng Mao Trạch Đông); thực hiện cải cách và mở cửa, phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ, văn minh. Sau mười năm cải cách, từ 1979 đến 1988, mức tăng bình quân hàng năm của tổng sản phẩm quốc dân là 9,6%, vượt mức của thời kì 1953 – 1978 là 6,1%. Trong thời gian 10 năm, xuất khẩu tăng gấp 4 lần. Thu nhập bình quân hang năm của nông dân tăng 11,8%, của dân thành phố tăng 6,5%. thu nhập so với năm 1949, tăng 20 lần, đứng vào hàng thứ 8 trên thế giới. Ngày 16-10-1964, Trung Quốc đã thành công trong cuộc thử nghiệm vụ nổ bom nguyên tử đầu tiên, tiếp đó ngày 17-6-1965 lại thành công trong việc nghiên cứu bom khinh khí, mở đường cho Trung Quốc trở thành một cường quốc hạt nhân. Bước vào thập niên 90, Trung Quốc tiếp tục những hoạt động cải cách “mở cửa” sôi động và đạt tốc độ phát triển kinh tế vào loại cao nhất thế giới. Với những biện pháp có tính chất đòn bẩy đó, nền kinh tế đã có những bước phát triển mới. Năm 1992, tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đạt 12,8%, năm 1993 là 13,4% (trong đó, tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt 21%), nông nghiệp 4%, sản lượng thực vật 456,45 triệu tấn (mức cao nhất trong lịch sử), sản ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 23 - xuất nông nghiệp ổn định. Năm 1993, tổng sản phẩm quốc dân (GDP) đạt 3,138 tỉ nhân dân tệ, tăng 13,4% so với năm 1992. Đời sống nhân dân được cải thiện một bước rõ rệt: thu nhập quốc dân bình quân đầu người ở thành phố tăng 12% so với năm 1992, ở nông thôn tăng 2%. Về chính sách đối ngoại, từ đầu những năm 80, Đảng và Nhà nước Trung Quốc cũng có nhiều đổi mới, bình thườnghoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Inđônêxia, Việt Nam , mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế, trong đó có vấn đề Campuchia và tìm mọi cách nâng cao địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế. Trong quan hệ với các nước láng giềng xung quanh, Trung Quốc đặc biệt coi trọng và thúc đẩy quan hệ mọi mặt với các nước ASEAN. Năm 1993 được coi là “năm ASEAN của Trung Quốc”. 2. Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc Ngày 15/8/1945, quân đội Liên Xô đã cùng với nhân dân Triều Tiên tiêu diệt đội quân Quan Đông của phát xít Nhật, giải phóng miền Bắc Triều Tiên. Tháng 8 và tháng 9/1945, nhân dân cả hai miền Nam, Bắc đã nổi dậy lật đổ các thể lực phản động, thành lâp các uỷ ban nhân dân. Theo nghị quyết Ianta (2/1945), Triều Tiên bị chia làm 2 miền; miền Bắc thuộc quyền quân quản của Liên Xô còn miền Nam là miền quân quản của Mĩ. Vĩ tuyến 380 được coi là ranh giới tạm thời của hai bên quân quản. Tại hội nghị bộ trưởng 5 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc họp ở Matxcova (12/1945), qui định: - Xây dựng một quốc gia độc lập; - Thành lập 1 chính phủ dân chủ để đảm bảo việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và văn hoá chung cho cả nước; - Uỷ ban hỗn hợp gồm của hai bộ tư lệnh quân đội Liên Xô và Mĩ đóng ở bán đảo sẽ giúp vào việc thành lập một chính phủ lâm thời. Theo thỏa thuận chung, thay mặt Đồng minh, quân đội Liên Xô sẽ đóng ở bắc vĩ tuyến 380, còn phía nam là quân đội Mĩ. Tuy nhiên, do sự bất đồng quan điểm Xô – Mĩ đã dẫn đến sự bế tắc trong việc thành lập một chính phủ lâm thời ở Triều Tiên. Ngày 10 – 5 – 1948, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tiến hành ở miền Nam, tổ chức “Hội quốc gia nhằm thực hiện nhanh chóng nền độc lập Triều Tiên “giành được đa số phiếu và lãnh tụ của Hội là Lý Thừa Vãn đứng ra lập chính phủ mới, thành lập nhà nước lấy tên là Đại Hàn dân quốc (Hàn Quốc). Đồng thời, ở Bắc Triêu Tiên, “Hội đồng nhân dân Bắc Triều Tiên” được triệu tập và lập ra Ủy ban chấp hành do tướng Kim Nhật Thành làm Chủ tịch. Tháng 8 – 1948, Hội nghị nhân dân toàn Triều Tiên được bầu, hội nghị gồm 300 đại biểu Nam Triều Tiên và 212 đại biểu Bắc Triều Tiên. Ngày 9 – 9 1948, Hội nghị tuyên bố thành lập Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên Ngày 25/6/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ trên toàn tuyến ranh giới. Sau 3 tháng chiến tranh, quân đội Bắc Triều Tiên đã vượt qua vĩ tuyến 380, chiếm 95% đất đai và 97% số dân ở miền Nam. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 24 - Ngày 7/7/1950, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc ra nghị quyết yêu cầu Mĩ cử tư lệnh lực lượng thống nhất của Liên Hợp Quốc đưa quân đến Triều Tiên. Mĩ đã tập trung toàn bộ binh lực Mĩ ở Viễn Đông, dưới sự chỉ huy của tướng Mác Actua, đổ bộ vào cảng Nhân Xuyên ngày 15/9/1950, sau đó tiến quân đánh chiếm miền Bắc đến tận sông Aùp Lục, giáp giới Trung Quốc. Ngày 25/10/1950, Trung Quốc phái quân chí nguyện sang “kháng Mĩ viện Triều”. Quân đội Triều – Trung đã đẩy lùi quân đội Mĩ khỏi Bắc vĩ tuyến 380. Tháng 7/1951, cuộc đàm phán về ngừng bắn được bắt đầu với sự tham gia của đại diện Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên, đại diện quân đội Mĩ ở Triều Tiên và đại diện quân chí nguyện Trung Quốc. Phải đến tháng 7/1953, hiệp định đình chiến mới được kí kết ở Bàn Môn Điếm, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự giữa hai miền Nam – Bắc. Từ đây, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc trở thành hai quốc gia đi theo những định hướng phát triển khác nhau. Bắc Triều Tiên đi theo con đường XHCN còn Hàn Quốc phát triển theo TBCN 3. Lãnh thổ Đài Loan Đài Loan là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc, cách Trung Quốc lục địa khoảng 150 km. Trước đây Đài Loan là thuộc địa của Hà Lan. Năm 1863, Cheng Chéng Kung giải phóng Đài Loan khỏi ách thống trị của HàLan và sáp nhập vào tỉnh Phúc Kiến. Năm 1985, Đài Loan bị nhượng cho Nhật và đến năm1945, được giao lại cho Trung Quốc. Năm 1949, chính quyền Tưởng Giới Thạch bị thất bại trong cuộc nội chiến (1946 – 1949) phải bảo chạy ra Đài Loan và lập Chính quyền riêng của mình. Từ đó đến nay, Trung Quốc và Đài Loan có hai Chính quyền song song tồn tại. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn coi Đài Loan là tỉnh thứ 22 của mình, còn Đài Loan tự gọi mình là Trung Hoa dân quốc. Những năm đầu sau chiến tranh, Đài Loan gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vậy, hình ảnh Đài Loan rất mờ nhạt trên bản đồ kinh tế thế giới. Từ những năm 60, Chính phủ Đài Loan thực hiện nhiều cải cách kinh tế, chính trị để phát triển. Chính phủ thực hiện nhiều chính sách “mở cửa” cho các công ty nước ngoài vào đầu tư, mở cửa các khu chế xuất lớn. Đồng thời Chính phủ cải tổ bộ máy Nhà nước, thành lập Hội đồng có thẩm quyền để giải quyết các thủ tục nhanh chóng và dễ dàng, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, chính phủ tiến hành xây dựng kiến trúc hạ tầng thuận lợi cho việc đi lại, giao thông liên lạc và sinh hoạt. Sau 4 thập niên xây dựng và phát triển, Đài Loan nổi lên như một hiện tượng lạ, thu hút sự quan tâm của thế giới bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế nhảy vọt. Trong suốt 40 năm (1950 – 1990), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Đài Loan tăng gấp 29,75 lần, bình quân mỗi năm tăng 8,9%. Tính bình quân cứ sau 8 năm, nền kinh tế Đài Loan lại tăng gấp đôi và đáng chú ý là sự tăng trưởng này diễn ra liên tục 40 năm qua. Do vậy, người ta gọi nền kinh tế Đài Loan là “nền kinh tế được tăng theo cấp số nhân”. Kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao nên mặc dù dân dố tăng nhanh, từ 8 triệu năm 1952 tăng lên 16 triệu năm 1975 và 20 triệu năm 1990, nhưng thu nhập bình ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 25 - quân đầu người tăng từ 148 USD năm 1952 và 250 USD năm 1959, đã liên tục tăng đạt con số 7347 USD năm 1989 và 7.762 USD năm 1990. Thành tựu kinh tế mà Đài Loan đạt được không phải là ngẫu nhiên, mà là kết quả của sự lựa chọn chiến lược khôn khéo với các bước đi phù hợp, các chính sách kinh tế mền dẻo cho từng thời kỳ phát triển. Đồng thời, trong thời kỳ đầu, Đài Loan nhận được viện trợ khá lớn của Mỹ, trong đó có một phần rất quan trọng được sử dụng vào mục đích đầu tư phát triển nông – công nghiệp, tuy nhiên, viện trợ Mỹ chỉ đến 1965, sau đó ngừng hẳn, do vậy, Đài Loan phải dựa vào nguồn vốn chủ yếu trong nước. Những năm gần đây, do gặp nhiều khó khăn trong chiến lược phát triển kinh tế, tình trạng thiếu năng lượng, vấn đề bảo hộ mậu dịch, vấn đề bảo vệ môi trường nên kinh tế Đài Loan đã có xu hướng phát triển chậm dần. Từ tốc độ tăng trưởng kinh tế 12,6% (1986) của tổng sản phẩm quốc dân, đã hạ xuống còn7,3% (1989) và 5,3% (1990). Sản xuất nông nghiệp trong tình trạng bấp bênh, năm 1985 tăng 2,6% nhưng năm 1986 giảm 0,6%, năm 1989 giảm 1,4%, năm 1990 chỉ tăng 0,8%. Để khắc phục những khó khăn trênvà lấy lại mức tăng trưởng cao cho nền kinh tế, Đài Loan đã đẩy mạnh đầu tư, phát triển cân đối giữa các vùng, các ngành, tăng cường khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài, đa dạng hoá hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó đặc biệt chú ý đến hoạt động buôn bán và đầu tư với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong đó, Đông Nam Á ngày càng trở thành một trọng điểm đầu tư và phát triển của Đài Loan. III. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á a. Sự thành lập tổ chức Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN) Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á dự định thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo điều kiện cho sự hợp tác, phát triển trên lĩnh vực kinh tế, khoa học kỉ thuật và văn hoá; đồng thời, hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đang tìm mọi cách để biến Đông Nam Á trở thành “sân sau” của họ. Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á đã xuất hiện những tổ chức khu vực và kí kết các hiệp ước giữa các nước trong khu vực. Tháng 1/1959, hiệp ước hữu nghị và kinh tế Đông Nam Á – SEFT bao gồm Malaixia và Philippin ra đời. Tháng 7/1961, Hội Đông Nam Á – ASA gồm Malaixia, Philippin và Thái Lan được thành lập. Tháng 8/1963, một tổ chức gồm Malaixia, Philippin, Inđônêxia được thành lập. Tuy nhiên, những tổ chức trên đây không tồn tại được lâu do sự bất đồng giữa các nước về vấn đề lãnh thổ và chủ quyền. Cuối năm 1966, ngoại trưởng Thái Lan gửi đến các ngoại trưởng Inđônêxia, Mãlaixia, Philippin và Singapo bản dự thảo về tổ chức “ Hội các quốc gia Đông Nam Á về hợp tác khu vực”. Sau nhiều cuộc thảo luận, tháng 8/2967, ngoại trưởng 5 nước: Thái Lan, Iđônêxia, Philíppin, Mãlaixia và Singapo đã họp ở Băng Cốc và ngày 8/8/1967, đã ra tuyên bố về việc thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( viết tắt tiếng Anh là ASEAN). ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 26 - b. Mục đích thành lập và những mốc quan trọng trong sự phát triển của ASEAN Tuyên bố thành lập ASEAN ở Băng Cốc ngày 8/8/1967 nêu rõ 7 mục tiêu: + Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng, hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng. + Thúc đẩu hoà bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lí và nguyên tắc pháp luật trong quan hệ các nước trong khu vực và tuâh thủ các nguyên tắc của hiến chương Liên Hợp Quốc. + Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong ácc vấn đề cùng quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học – kĩ thuật và hành chính. + Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kĩ thuật và hành chính. + Cộng tác có hiệu qủa hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hoá giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc, nâng cao mức sống của nhân d6an. + Thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á. + Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương hợp và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt được một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này. Trong gần 30 năm qua, ASEAN đã thực hiện sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều hội nghị quan trọng đã được tổ chức, nhiều văn kiện cơ bản gồm các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố đã được kí kết, thể hiện mục đích và tính chất của tổ chức này. Dưới đây là những mốc quan trọng trong qúa trình phát triển của tổ chức ASEAN: - Tuyên bố Cuala Lămpua Ngày 17 tháng 11 năm 1971, tại thủ đô Cuala Lămpua ngoại trưởng 5 nước thành viên ASEAN đã kí một bản tuyên bố khẳng định cam kết của ASEAN đối với việc duy trì hoà bình và ổn định ở Đông Nam Á như đã nêu tronbg tuyên bố Băng Cốc 1967 và quyết định sẽ cùng nhau xúc tiến các nỗ lực cần thiết nhằm tranh thủ các nước khác công nhận Đông Nam Á là khu vực hoà bình, tự do, và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức và phương cách nào của các cường quốc bên ngoài. - Hội nghị thưởng đỉnh ASEAN lần thứ nhất ( năm 1976) Được tổ chức tại Bali từ 23 đến 24/2/1976. Tại hội nghị này các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước ASEAN đã kí 2 văn kiện quan trọng: + Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (hiệp ước Bali) đặt khuôn khổ cho một nền hoà bình lâu dài ở khu vực trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp trong khu vực và kêu gọi hợp tác có hiệu quả trên các lĩnh vực nông, công nghiệp, thương mại và cải thiện cơ sỡ hạ tầng kinh tế vì lợi ích chung của các nước trong khu vực. + tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN: ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 27 - Nêu rõ những mục tiêu và nguyên tắc đảm bảo sự ổn định chính trị của khu vực như đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực phát triển kinh tế và văn hoá, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp thiên tai, hợp tác trong các chương trình phát triển khu vực, giải quyết hoà bình các cuộc tranh chấp ở khu vực, đồng thời xác định rõ những lĩnh vực hợp tác cụ thể về kinh tế. Hội nghị thượng đỉnh Bali cũng đã đẩy mạnh việc thống nhất quan điểm, phối hợp lập trường và tiến hành các hoạt động chung giữa các nước thành viên về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Cũng tại hội nghị Bali, các nước ASEAN đã kí hiệo định thành lập Ban thư kí ASEAN để phối hợp hành động giữa các ủy ban và dự án hợp tác ASEAN. - Hội nghị ASEAN lần thứ 2 (1977) Hội nghị ASEAN lần thứ II được tổ chức tại Cuala Lămpơ từ 4 đến 5/8/1977, tức là chỉ hơn một năm sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất ở Bali, với 2 lí do: kỉ niệm 10 năm thành lập ASEAN và điểm lại tiến bộ đạt được trong quá trình thực hiện các chương trình hợp tác đề ra tại hội nghị Bali. Hội nghị đạt được 2 kết qủa quan trọng: + Cơ cấu lại lại ủy ban hợp tác ASEAN để chuẩn bị cho mở rộng hợp tác ASEAN trên mọi lĩnh vực. + Chính thức hoá các cuộc đối thoại của ASEAN với các nước công nghiệp phát triển nhằm nâng cao vai trò của các nước ASEAN trong cộng đồng quốc tế. _ Kết nạp Brunây Đaruxalam năm 1984 Brunây Đaruxalam là quan sát viên của ASEAN từ năm 1981. Theo hiệp ước 7/1/1979 kí giữa Quốc vương Brunây với chính phủ Anh, ngày 31/12/1983 Bruâny trở thành nước độc lập. Ngày 7/4/1984, Brunây được chính thức kết nạp vào ASEAN theo lễ nghi trọng thể tại Giacácta và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. - Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 3 (1987). Được tổ chức tại Manila từ 14 đến 15/12/1987 nhân kỉ niệm 20 năm thành lập ASEAN. Tại hội nghị này, các vị đứng đầu chính phủ các nước ASEAN đã thông qua các văn kiện quan trọng sau: + tuyên bố Manila năm 1987: bày tỏ quyết tâm của các nước ASEAN tiếp tục thúc đẩy và củng cố sự đoàn kết và hợp tác ở khu vực, giải quyết các tranh chấp ở trong vùng bằng phương pháp hoà bình, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế và thương mại, khuyến khích hơn nữa sự tham gia của khu vực tư nhân vào sự hợp tác ASEAN. + Nghị định thư sửa đổi điều 14 và 18 của hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á để các nước ngoài khu vực cũng có thể tham gia. + Hiệp ước khuyến khích và đảm bảo đầu tư ASEAN. + Nghị định thư về mở rộng danh mục thuế ưu đãi theo thoả thuận ưu đãi buôn bán ASEAN. Về cơ cấu tổ chức, Hội nghị Manila đã quyết định lập cơ chế hội nghị liên bộ trưởng bao gồm các bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng kinh tế về thể chế hoá cuộc họp các quan chức cấp cao. Trong dịp này các vị đứng đầu chính phủ các nước ASEAN quyết định sẽ tiến hành hội nghị thượng đỉnh từ 3 đến 5 một lần. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 28 - - Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 (1992) Được tiến hành ở Singapo từ 27 đến 28/1/1992. Tại hội nghị này, ASEAN đã thông qua một số văn kiện và quyết định quan trọng sau: + Tuyên bố Singapo 1992 khẳng định sự quyết tâm của ASEAN đưa sự hợp tác chính trị và kinh tế lên tầm cao hơn và mở rộng hợp tác sang lĩnh vực an ninh. + Hiệp định khung về kinh tế ASEAN trong đó nêu lên ba nguyên tắc của sự hợp tác: Hướng ra bên ngoài, cùng có lợi và linh hoạt đối với tham gia của các nước thành viên trong các chương trình, dự án hợp tác; xác định rõ 5 lĩnh vực hợp tác kinh tế cụ thể là thương mại, công nghiệp, năng lượng, khoáng sản, nông – lâm – ngư nghiệp, tài chính, ngân hàng, vận tải và du lịch; và nhấn mạnh hoà giải là phương châm giải quyết những bất đồng giữa các thành viên trong việc giải thích và thực hiện Hiệp định khung này; quyết định sẽ thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong vòng 15 năm. + Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung qui định các biện pháp cũng như các giai đoạn cho việc từng bước giảm thuế nhập khẩu, tiến tới thực hiện AFTA. + Về cơ cấu: quyết định hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN sẽ họp 3 năm 1 lần, thành lập hội đồng AFTA cấp Bộ trưởng để theo dõi, thúc đẩy việc thực hiện CEPT và AFTA; giải tán 5 uỷ ban kinh tế và giao cho SEOM đảm nhận việc giám sát các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN; cải tổ và tăng cường bộ máy Ban thư kí ASEAN, trong đó có việc nâng cấp Tổng thư kí ASEAN lên hàm bộ trưởng. Ngày 22/7/1992, Việt Nam và Lào chính thức kí tham gia hiệp ước Bali tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 25 tại Manila. Ngay sau lễ kí, ASEAN tuyên bố Việt Nam và Lào là quan sát viên của ASEAN cùng với Papua NIU Ghinê. Sau đó Việt Nam được mời tham dự các cuộc họp hàng năm của ngoại trưởng các nước ASEAN tại Xingapo (1993) và Thái Lan (1994) cũng như một số cuộc họp khác của ASEAN. Sau khi hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 27 tại Băng Cốc khẳng địng sẵn sàng công nhận Việt Nam làm thành viên, ngày 17 – 10 – 1994, Việt Nam đã gửi thư cho chủ tịch uỷ ban thường trực ASEAN là Brunây chính thức đặt vấn đề Việt Nam muốn gia nhập ASEAN. Ngày 27 tháng 8 năm 1995, tại Brunây đã diễn ra lễ kết nạp trọng thể Việt Nam vào ASEAN. Việt Nam trở thành viên thứ 7 của ASEAN. Đây là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại trong việc thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á. Sau đó, cũng tại Brunây đã diễn ra hội nghị bộ trưởng ngoại giao thứ 28 của các nước ASEAN trong hai ngày 29 và 30/7/1995. - Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ năm (12 – 1995): diễn ra tại Băng Cốc với sự tham gia của các vị đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ 7 nước thành viên ASEAN. Thủ tướng Thái Lan Panhản Xinlapa làm phó chủ tịch hội nghị. Trong các mục tiêu của hội nghị thượng đỉnh lần này có việc kí kết một hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân trong khu vực, thảo luận về việc mở rộng thành viện ASEAN, thảo luận các đề nghị về một khu vực tự do buôn bán ASEAN (AFTA) sẽ được thực hiện vào năm 2003, thảo luận về khả năng của “các tam giác phát triển” trong khu vực. Tháng 3 – 1996, lần đầu tiên hội nghị Âu – Á (ASEM) được tổ chức tại Băng Cốc gồm nguyên thủ của 25 nước. Các nguyên thủ đã bàn luận những vấn đề ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 29 - quan trọng nhằm thúc đẩy mối quan hệ về các mặt kinh tế, văn hoá, khoa học kỉ thuật giữa hai tổ chức ASEAN và EU. Đây là một hội nghị có ý nghĩa lịch sử trọng đại: lần đầu tiên những người đứng đầu các nước EU đã ngồi bàn bạc với những người đứng đầu các nước ASEAN một cách hoàn toàn bình đẳng, hữu nghị tự nguyện và hai bên cùng có lợi. Ngày 23 – 7 – 1997, Lào và Mianma đã gia nhập ASEAN, đưa số thành viên của tổ chức này lên 9 nước. Trải qua 3 thập niên phát triển, kể từ khi thành lập đến nay, tuy gặp nhiều khó khăn, phức tạp về chính trị, kinh tế, chịu sức ép từ những nước lớn từ nhiều phía, nhưng tổ chức ASEAN đã tồn tại và phát triển với nhiều triển vọng tốt đẹp ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Từ một tổ chức không tên tuổi, liên kết các quốc gia nhỏ, yếu trong khu vực để đối phó với các thách thức từ bên trong và bên ngoài, trong đó trước hết là những thách thức về an ninh và kinh tế để bảo vệ sự tồn tại của mình, ngày nay ASEAN đã trở thành một tổ chức có uy tín lớn trên thế giới. IV. CÁC NƯỚC CHÂU PHI (1945 – 1995) 1. Khái quát Với 57 quốc gia, châu Phi có diện tích 30,3 triệu km2 (gấp 3 lần châu Âu, xấp xỉ châu Mĩ và bằng ¾ châu Á) và dân số 650 triệu người (năm 1993), chiếm 12% số dân trên thế giới. Châu Phi có các nguồn tài nguyên phong phú và nhiều nông sản quý giá. Sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, tiếp theo châu Á, châu Phi đã trở thành một trung tâm của phong trào giải phóng dân tộc thế giới. Châu Phi trở thành “lục địa mới trỗi dậy” trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Quá trình phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã trải qua những giai đoạn sau đây: - Từ 1945 – 1954: phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi với thắng lợi mở đầu là cuộc chính biến cách mạng của binh lính sĩ quan Ai Cập ngày 3 – 7 – 1952, lật đổ vương triều Pharúc và nền thống trị của thực dân Anh, thành lập nước Cộng hoà Ai Cập. - Từ 1954 – 1960: chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của Pháp. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao mạnh mẽ ở vùng Bắc Phi, Tây Phi và châu Phi xích đạo mở đầu bằng cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Angiêri (tháng 11/1954). Hầu hết các nước Bắc Phi và Tây Phi đã giành đựơc độc lập dân tộc: Tuynidi (1956), Marốc (1956), Xuđăng (1956), Gana (1957), Ghirê (1958) - Từ năm 1960 đến năm 1975: phong trào giải phóng dân tộc phát triển rộng khắp ở hầu hết các nước châu Phi. Năm 1960, 17 nước của Tây Phi, Đông Phi và Trung phi đã giành được độc lập dân tộc, được lịch sử ghi nhận là “năm châu Phi”, mở đầu giai đoạn phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc của châu Phi. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 30 - Những thắng lợi có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn này là thắng lợi của nhân dân Angiêri sau 7 năm kháng chiến, buộc Pháp phải công nhận nền độc lập của Angiêri (tháng 3/1962), thắng lợi của của cách mạng Etiôpi (1974), cách mạng Môdămbích (1975), cách mạng Ănggôla (1975), đã đánh dấu sự sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi. - Từ năm 1975 đến nay: giai đoạn hình thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc cho tất cả các quốc gia ở châu Phi. Trong giai đoạn này, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc tập trung ở Nam Phi nhằm xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ. Sau nhiều thập niên bền bỉ đấu tranh, tới đầu những năm 80, nhân dân Rôđêdia đã giành được thắng lợi. Bằng thắng lợi trong cuộc bầu cử tháng 2 /1980, chính quyền của người da đen đã được thành lập. Ngày 18/4/1980, Nam Rôđêdia tuyên bố trở thành nước Cộng hoà Dimbabuê. Tháng 3/1991 Namipia còn gọi là Tây Nam Phi, tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hoà Namibia. Cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi tháng 4/1994, với thắng lợi to lớn của các lực lượng yêu nước tếin bộ, mà đại diện là đại hội dân tộc Phi (ANC), và việc chủ tịch ANC Nenxơn Manđêla là người da đen đầu têin trong lịch sử Nam Phi tuyên thề nhận chức tổng thống ngày 10/5/1954 đã chấm dứt sự thống trị trong vòng 3 thế kỉ của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai ở lục địa này. 2. Đặc điểm của Châu Phi : a. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay tuy phát triển rộng khắp và lên cao chưa từng có, nhưng đã diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia và các khu vực ở châu Phi. Đặc điểm phát triển không đồng đều của phong trào được thể hiện ở mức độ giành được độc lập, quy mô phong trào và các hình thức đấu tranh. Nguồn gốc của sự phát triển không đồng đều này là do trình độ phát triển kinh tế, chính trị ở các nước châu Phi rất chênh lệch nhau. Ở Bắc Phi: phong trào giải phóng dân tộc lên cao sớm nhất, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới diễn ra sôi nổi, mạnh liệt hơn so với các khu vực khác. Bắc Phi gồm 5 nước: Angiêri, Tuynidi, Marốc, Ai cập, Libi là những nước có trình độ kinh tế chính trị văn hoá phát triển nhất ở châu Phi. Nhân dân các nước Bắc Phi có nhiều mối liên hệ ràng buộc có tính chất truyền thống với nhau như phần lớn cùng chung một dân tộc Ả rập, tôn giáo đạo Hồi, và một truyền thống lịch sử, văn hoá. Vào đầu thập niên 50, phong trào giải phóng dân tộc đã phát triển mạnh mẽ ở Bắc Phi, các nước trong khu vực đã lần lượt giành được độc lập: Ai cập (1952), Libi (1952), Tuynidi (1956), Marốc (1956). Ở Tây Phi: phong trào giải phóng dân tộc bắt đầu lên cao từ 1957, đánh dấu bằng sự ra đời của nước Cộng hoà Gana. Tây Phi gồm các nước là thuộc địa của Pháp: Môritania, Xênêgan, Ghinê và các nước là thuộc địa của Anh: Gana, ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 31 - Xiera Lêôn, Dămpia, Nigiêri. Đây là khu vực lạc hậu hơn so với Bắc Phi về trình độ phát triển kinh tế xã hội, giai cấp công nhân ở Tây Phi còn ở giai đoạn “tự phát”, chưa có tính Đảng riêng của mình. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Tây Phi nói chung đều do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo. Trong những năm 1957 – 1960, hầu hết các nước Tấy Phi đều giành được độc lập ở các mức độ khác nhau. Châu Phi xích đạo vốn là vùng thống trị cũ của Pháp, ngày nay bao gồm các nước Cộng hoà nhân dân Côngô, Cộng hoà Sát, Cộng hoà Trung Phi, Gabông. Đây là vùng đất đai rộng lớn nhưng dân cư thưa thớt, trình độ chính trị – kinh tế lạc hậu nhất châu Phi. Năm 1960, Pháp buộc phải trao trả độc lập cho các nước châu Phi xích đạo nhưng vẫn giữ các nước này trong “khối cộng đồng Pháp” Đông phi: vốn là vùng thống trị của các đế quốc Anh, Pháp, Italia, bao gồm các nước: Xuđăng (Anh), Êtiôpi (Italia), Xômali (Anh, Pháp, Italia). Các nước này đều giành được độc lập ở những mức độ khác nhau. Đáng chú ý là cuộc cách mạng Êtiôpi tháng 2/1974, lật đổ vương triều Hailê Xêlatxiê. Vùng Trung Phi: bao gồm nhiều nước rộng lớn với tài nguyên thiên nhiên phong phú, gồm các nước Côngô Lêôpônvin – Bỉ, Uganđa (Bỉ), Kênia (Anh), Angôla (Bồ Đào Nha). Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Trung Phi diễn ra tương đối phức tạp do vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự của các nước này và do chính sách xảo quyệt của các đế quốc phương Tây. Ở Côngô Lêôpônvin năm 1960, trước phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân lên cao, Bỉ buộc phải tiến hành đàm phán và tiến hành tuyển cử bầu chính phủ dân tộc. “phong trào dân tộc Côngô” do Lumumba lãnh đạo đã thắnng lợi trong cuộc tuyển cử, chính phủ dân tộc được thành lập. Nhưng ngay sau đó, tháng 7/1960, quân đội Bỉ xâm lược trở lại Côngô. Thủ tướng Lumumba kêu gọi sự giúp đỡ của Liên Hợp Quốc. Nắm lấy cơ hội đó, quân đội Mĩ dưới danh nghĩa quân đội Liên Hợp Quốc đã tước vũ khí quân đội Côngô, sát hại thủ tướng Lumumba và thiết lập chính quyền thân Mĩ ở Côngô. Ở Nam Rôđêdia, người da đen chiếm đa số dân cư nhưng mà bị thiểu số người da trắng thống trị bằng chính sách phân biệt chủng tộc. Sau nhiều thập niên đấu tranh, tới đầu năm 1980, nhân dân Nam Rôđêdia đã giành được thắng lợi. Bằng thắng lợi trong cuộc bầu cử tháng 2/1980, lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền của người da đen được thành lập. Nam Rôđêdia tuyên bố trở thành nước Dimbabuê. Cuộc đấu tranh vũ trang chống thực dân Bồ Đào Nha của nhân dân Môdămbích và Ănggôla nổ ra vào đầu những năm 60 đã kết thúc thắng lợi. Ngày 25/6/1975, Bồ Đào Nha trao trả độc lập cho Môdămbích và tháng 11/1975, quân đội Bồ Đào Nha rút khỏi Ănggôla chấm dứt sự thống trị 500 năm của chúng ở đây. Vùng Nam Phi: gồm các nước Cộng hoà Nam Phi và Tây Nam Phi. Tây Nam Phi là thuộc địa của Đức từ 1884. Sau chiến tranh thế giới thứ I, Tây Nam Phi là đất ủy trị của Hội Quốc Liên. Tháng 12/1920, Liên bang Nam Phi được Hội Quốc Liên ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 32 - giao quyền quản lý nước này. Sau nhiều năm đấu tranh, dưới sự lãnh đạo của Tổ chức nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO), cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Tây Nam Phi đã giành được thắng lợi (từ năm 1968, Tây Nam Phi được gọi là Namibia). Tháng 1 – 1989, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã công bố: từ 1 – 4 – 1989, Namibia tiến hành cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội lập hiến đầu tiên. Tổ chức nhân dân Tây Nam Phi chiếm được đa số phiếu. Ngày 21 – 3 – 1990, Namibia tuyên bố độc lập, chấm dứt ách thống trị thực dân ngoại bang kéo dài 105 năm trên đất nước này. Cuộc chiến tranh kiên cường của nhân dân Nam Phi và sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận thế giới đã dẫn tới việc xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc tồn tại trên 300 năm ở đất nước này. Tháng 4 – 1994, lần đầu tiên trong lịch sử Nam Phi, lãnh tụ ANC – Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen của Liên bang Nam Phi. - Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nói chung do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo. Ở châu Phi, giai cấp tư sản đều có tổ chức chính đảng của mình và các chính đảng này cũng có ảnh hưởng to lớn trong nông dân và các tầng lớp nhân dân. Giai cấp công nhân ở các nước châu Phi tuy có tăng cường số lượng trong những năm sau chiến tranh, nhưng phần lớn chưa có tổ chức chính đảng cua mình, trừ một số nước ở Bắc Phi và Nam Phi. Tuy nhiên, các tổ chức công đoàn đã được thành lập ở hầu hết các nước và tổ chức liên hiệp công đoàn toàn châu Phi đã ra đời tháng 5 –1951. - Một đặc điểm quan trọng khác là khi chủ ngĩa đế quốc xâm lược, các nước châu Phi nói chung còn trong tình trạng bộ lạc, chưa hình thành các quốc gia, dân tộc. Sau khi bị xâm lược, các nước châu Phi đã bị các nước đế quốc chia cắt thành nhiều vùng nhỏ, xen kẽ lẫn nhau, hoạch định đường biên giới theo sức mạnh và sự thoả hiệp giữa các đế quốc, không tính đến biên giới tự nhiên cùng sự phân bố cư dân các chủng tộc. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi được thành lập trong khuôn khổ “thuộc địa cũ trước đây” mặc dù có mang tên mới. Chính điều đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xung đột chủng tộc, sắc tộc ở lục địa này trong những năm gần đây. Sau khi thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân, các nước châu Phi đều bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế – xã hội. Đó là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và thậm chí còn khó khăn hơn cuộc chiến đấu vì độc lập tự do. Trong những năm 80, đặc biệt là vào thập niên 90, châu Phi trở thành lục địa của chiến tranh, tụt hậu và đói nghèo. Châu Phi hiện là lục địa bất ổn định nhất thế giới. Riêng năm 1993, tại đây diễn ra 13 cuộc chiến tranh làm hàng vạn người thiệt mạng, hàng triệu người phải rơi bản quán để chạy nạn, tạo ra những dòng người tị nạn lớn chưa từng có. Từ đầu năm 1994 đến nay, lục địa này lại tiếp tục bị rung chuyển bởi những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn . ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 33 - Tình trạng đói nghèo và chậm phát triển ở châu Phi càng làm cho mâu thuẫn sắc tộc ở đây thêm trầm trọng. Ở những nước như Angôla, Môdămbích, mặc dù đã có chính quyền hoà giải dân tộc, nhưng tranh chấp giữa các phe phái vẫn kéo dài và ác liệt. Xung đột phe phái với những mâu thuẫn bộ tộc đang làm kiệt quệ nhiều nước châu Phi vốn đã rất nghèo nàn. Cho đến nay, những cuộc giao chiến và nổi loạn đang xảy ra ở ít nhất là 20 nước châu Phi, trong đó bi thảm nhất là cuộc nội chiến chưa thạt sự kết thúc ở Ruanđa, một nước nhỏ bé với diện tích 36,3 nghìn km2 và 7,5 triệu dân, chỉ vì những xung đột giữa bộ tộc người Hutu và Tusi, đã làm cho hơn nửa triệu người chết, nhiều làng mạc, thành phố bị phá huỷ, 1,2 triệu người lâm vào cảnh “màn trời, chiếu đất”. Chiến tranh càng làm bi đát thêm tình hình kinh tế xã hội của lục địa vốn là khu vực kinh tế chậm phát triển nhất thé giới. Chỉ trong vòng 10 năm, tỉ trọng của châu Phi trong tổng giá trị buôn bán thế giới giảm từ 4,9% (năm 1980) xuống còn 2,4% (năm 1990), một con số quá nhỏ so với trên 650 triệu dân (chiếm 13% dân số toàn cầu). 32 trong số 57 nước của châu Phi hiện nay bị Liên Hợp Quốc liệt vào nhóm những nước nghèo nhất thế giới. Khủng hoảng kinh tế ngày càng trở nên trầm trọng bởi gánh nặng nợ nần, tăng từ 92 tỉ USD vào đầu thập niên 80, lên trên 300 tỉ USD (đầu thập niên 90). Như vậy, xét trong tương quan với năng lực kinh tế, châu Phi là lục địa vay nợ nặng nề nhất thế giới hiện nay. Sản lượng lương thực bình quân đầu người của châu Phi hiện nay chỉ còn bẳng 70% so với đầu những năm 70. Trong khi cách đây 30 năm, vào đầu những năm 60, châu Phi còn tự túc được lương thực và vẫn đạt sản lượng dư thừa để xuất khẩu thì hiện tại 2/3 số nước của lục địa này không đủ ăn. Số người đói ăn kinh niên lên tới 120 đến 150 triệu, chiếm ¼ số dân của châu Phi. Những nguyên nhân chính gây ra nạn đói la khủng hoảng kinh tế, hạn hán kéo dài, chiến tranh liên miên, nội chiến và bùng nổ dân số. Bùng nổ dân số là một trong những nguyên nhân dẫn đến tấm thảm kịch châu Phi. Chỉ trong vòng 20 năm, dân số châu Phi đã tăng gấp đôi lên tới 650 triệu người, với tỷ lệ tăng từ 2,9% đến 3% năm, cao nhất thế giới. Trong số 15 nước có tỷ lệ có tỷ lệ sinh đẻ cao nhất thế giới hiện nay, châu Phi chiếm tới 12 nước, điển hình là Ruanđa: 5,2%, Angôla, Nigiê, Mali là 5,1%. Châu phi cũng là châu lục có tỷ lệ mù chữ cao nhất thế giới. Thống kê ở một nước châu Phi về nạn mù chữ (năm 1988) cho thấy, số người mù chữ chiếm một tỷ lệ như sau: Ghinê - 70%, Môirtani - 69%, Xênêgan - 68%, Marốc - 64%, Libêria - 63%, CH Nam phi - 50%, Angiêri - 46% Châu Phi còn được gọi là “lục địa của bệnh AIDS”. Trong số 14 triệu người trên thế giới mắc căn bệnh thế kỷ này thì đến nay riêng châu Phi chiếm 8 triệu người và con số này tiếp tục tăng theo cấp số nhân. Những người mắc bệnh thường ở lứa tuổi từ 30 đến 50 tuổi, lứa tuổi có khả năng lao động nhất ở châu Phi. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
- Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 34 - V.CÁC NƯỚC MĨ LA TINH (1945- 1995) 1. Khái quát Khu vực Mĩ latinh bao gồm 23 nước cộng hoà, nằm trải dài từ Mêhicô ở Bắc Mĩ đến tận Nam Mĩ, diện tích trên 20 triệu km2 (chiếm 1/7 diện tích thế giới) và dân số gần 600 triệu người (1993). Ở Mĩ latinh có rất nhiều tài nguyên phong phú về nông sản, lâm sản và đủ mặt khoáng sản với tỉ trọng cao trong thế giới tư bản chủ nghĩa: chuối chiếm 100%, cà phê – 80%, đường – 42%, nitơrát – 100%, bạc – 45%, đồng – 22%, dầu mỏ – 16% Năm 1492, C. Côlông tìm được đường đến châu Mĩ và đến năm 1500 thì thực dân Tây Ban Nha đã xâm chiếm hầu hết vùng Trung và Nam châu Mĩ. Trải qua nhiều năm đấu tranh anh dũng và gian khổ, đến đầu thế kỉ XIX, các nươc thuộc địa của Tây Ban Nha đều giành lại được độc lập. Nhưng liền sau đó, thực dân Anh, Pháp, Đức, Hà Lan rồi Mĩ đã xâm lược thống trị các nước này. Trong khoảng thời gian từ 1889 – 1933, bằng cách thâm nhập mạnh mẽ về kinh tế và can thiệp vũ trang, Mĩ dần dần khống chế được khu vực Mĩ latinh. Năm 1933, Tổng thống Mĩ Rudơven đưa ra “Chính sách láng giềng thân thiện”, mở đầu thời kì thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ ở các nước Mĩ latinh. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm mọi cách nhằm biến Mĩ latinh thành “sân sau” của mình, Mĩ gây sức ép buộc các nước Mĩ latinh chấp nhận “kế hoạch Côlaytơn” hay còn gọi là “Hiến chương kinh tế của châu Mĩ” với nội dung tự do buôn bán, tự do đầu tư, tự do mở xí nghiệp, tạo điều kiện cho tư bản Mĩ xâm nhập rộng rãi vào các nước Mĩ latinh. Hơn nữa, Mĩ đã ép các nước Mĩ latinh tham gia hàng loạt hiệp ước quân sự: Hiệp ước phòng thủ chung Tây bán cầu (1947), Hiệp ước quân sự tay đôi (1952), Hiệp ước chống cộng (1954), thành lập “Tổ chức các nước châu Mĩ” (OEA) với sự khống chế chặt chẽ của Mĩ. Năm 1962, Tổng thống Mĩ Kennơđi đưa ra “Kế hoạch liên minh vì tiến bộ” nhằm tiếp tục duy trì chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ đối với các nước Mĩ latinh. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới giành độc lập thực sự ở Mĩ latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đòi hỏi phải giải quyết hai nhiệm vụ: dân tộc và dân chủ. Giải quyết nhiệm vụ dân tộc có ý nghĩa là thủ tiêu ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, giành độc lập thực sự về kinh tế, chính trị, quân sự bằng cách lật đổ các chính quyền độc tài, quân phiệt và thành lập các chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ nhân dân. Giải quyết nhiệm vụ dân chủ trước tiên là phải thực hiện cải cách ruộng đất để xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất lớn, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện các quỳên tự do dân chủ trong nước. ___ Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử