Giáo trình Kinh tế vĩ mô - Chương 1: Những yếu tố chính của kinh tế vĩ mô
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế vĩ mô - Chương 1: Những yếu tố chính của kinh tế vĩ mô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_kinh_te_vi_mo_chuong_1_nhung_yeu_to_chinh_cua_kin.pdf
Nội dung text: Giáo trình Kinh tế vĩ mô - Chương 1: Những yếu tố chính của kinh tế vĩ mô
- Chương 1: Những Yếu tố chính của Kinh tế Vĩ mô Harvey B. King Trong phần này chúng ta nghiên cứu về kinh tế vĩ mô. ● Bạn đã được giới thiệu về kinh tế vĩ mô trong cuốn Kinh tế học 100, ở nhiều mức độ và trong nhiều khía cạnh khác nhau. ● Ở đây chúng tôi đi vào tiêu chuẩn hoá những cơ sở của các bạn. ● Chúng ta sẽ bắt đầu từ Phần I với sự giới thiệu về các biến kinh tế vĩ mô, và cách chúng được xác định, và những gì chúng chỉ ra cho chúng ta. ● Tiếp đó chúng tôi sẽ nói về mô hình tổng cầu, tổng cung cơ bản mà rất nhiều trong số các bạn đã biết đến ở trong cuốn Kinh tế học 100. ● Trong Phần II, chúng ta sẽ đi vào chi tiết điều gì quyếtt định đến tổng cầu ? chúng ta sẽ xem xét thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường tài chính, và nền kinh tế quốc tế một cách chi tiết hơn, bao gồm chính sách tiền tệ và tài chính. ● Trong Phần III, chúng ta sẽ đi chi tiết về thị trường lao động, thất nghiệp và tổng cung. Điều này sẽ giúp chúng ta có được một mô hình kinh tế vĩ mô đầy đủ ở Chương 12, và chúng ta có thể sử dụng nó để xem xét các cú sốc kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô với sự chi tiết ở chương 14.
- ● Những nhấn mạnh của chúng tôi trong khoá học này là phát triển các công cụ kinh tế vĩ mô, qua đó chúng ta có thể hiểu được những vấn đề kinh tế vĩ mô hiện tại của Canada và đưa ra những giải pháp khả thi. 1. Định nghĩa kinh tế vĩ mô Trong kinh tế học vi mô, chúng ta tìm hiểu về hoạt động của những người đưa ra các quyết định cá nhân như là hộ gia đình và những doanh nghiệp trong những thị trường riêng rẽ. ● Trong kinh tế học vĩ mô, chúng ta nghiên cứu về nền kinh tế một cách toàn bộ - chúng ta nghiên cứu hoạt động kinh tế một cách tổng thể. ● Trong kinh tế học vĩ mô, chúng ta sẽ nhấn mạnh đến những đơn vị đưa ra quyết định lớn hơn - những hoạt động của TẤT CẢ những người tiêu dùng hoặc của TẤT CẢ những người lao động. ● Bên cạnh đó, thay vì tập trung vào các giá cả riêng rẽ, chúng ta sẽ nghiên cứu tất cả các giá cả (mức giá trung bình). ● Và thay vì tâp trung vào sản xuất và bán ra trong một thị trường nhất định, chúng ta sẽ nghiên cứu tổng sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, gọi là Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP). Các vấn đề kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hàng ngày của các cá nhân nói chung. ● Chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn về điều gì tạo nên sự thất nghiệp, và tại sao nó lại trở nên cao hơn tại nhiều thời điểm khác nhau.
- ● Chúng ta có thể tìm hiểu xem điều gì tạo nên sự tăng trưởng của tổng thu nhập quốc dân, và điều gì tạo nên sự suy giảm trong thu nhập quốc dân như là trong giai đoạn những năm đầu của thập kỷ 90. ● Một thanh sô cô la giá 10cent năm 1950, nhưng giá 1 đô la ngày nay - tại sao giá cả lại tăng lên như thế? ● Tại sao chính phủ liên bang và chính quyền các tỉnh lại lo lắng về sự thâm hụt, và điều này có ảnh hưởng gì đến đời sống hàng ngày?[1] 2) Các Yếu tố chính của Kinh tế Vĩ mô Chúng tôi sẽ bắt đầu phân tích với những biến kinh tế vĩ mô cơ bản và yếu tố đặc định xung quanh các biến này a) Thất nghiệp Một biến mà tôi chắc chắn bạn quan tâm - bạn sẽ có được một công việc sau khi tốt nghiệp? Chúng ta sẽ tìm hiểu về thất nghiệp và thị trường lao động chi tiết hơn ở chương 10, và chúng tôi bắt đầu với một khái niệm cơ bản và một vài yếu tố đặc định đơn giản: ● Số dân ở độ tuổi lao động bao gồm những người ở và trên tuổi 15[2]. ● Dân số được phân chia thanh người người thuộc lực lượng lao động và những người không thuộc lực lượng lao động. ● Những người thuộc lực lượng lao động bao gồm những người có việc làm và những người không có việc làm. Hình 1 dưới đây chỉ ra tỷ lệ thất nghiệp ở Canada gần đây.
- Hình 1 Tỷ lệ Thất nghiệp ở Canada năm 1975-1979[3] Bạn đã thấy rằng tỷ lệ này biến động rất mạnh. Nếu so sánh với thất nghiệp ở Hoa Kỳ, thì chúng ta thấy rằng chúng có mối liên hệ gần gũi, nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ thấp hơn rất nhiều - khoảng 4.5% năm 1999. Một trong những mục tiêu của chúng tôi là giải thích sự biến động, và sự khác nhau giữa tỷ lệ của Canada và Hoa Kỳ. Một trong những yếu tố thú vị về những năm 1990 là sự giảm xuống nạn thất nghiệp ở Canada sau thời kỳ khủng hoảng 1990-91, so với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, với tỷ lệ thất nghiệp tháng Mười hai năm 1999 là 6.9%, mức thấp nhất trong vòng 30 năm, chúng ta cuối cùng cũng cạnh tranh được với thành công của nước Mỹ. b) GDP thực tế - Tăng trưởng và Những biến động Một trong những điều chúng ta luôn quan tâm là liệu rằng các cá nhân hoặc tổ chức có thể có được điều kiện tốt hơn trong tương lai hay không. ● Có rất nhiều cách thức khác nhau để đánh giá về điều kiện kinh tế có tốt hay không, bao gồm trình độ giáo dục, chăm sóc y tế, môi trường sống, nhà ở, việc sử dụng các tiện nghi như máy tính hoặc VCR. .v.v. ● Chúng ta cũng có thể tập trung vào một phương pháp thực dụng hơn, đó là tổng sản phẩn của nền kinh tế tính trên một năm, được biết đến với là Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP).
- ● GDP là một biện pháp để xác định tổng thị giá của toàn bộ hàng hoá dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia. ● GDP thực tế nhằm kiểm soát những tác động của lạm phát bằng cách sử dụng các giá cả của một năm nào đó. Chúng ta sẽ nói về việc GDP thực tế được tính như thế nào trong phần tiếp theo, và một vài sai lầm trong những cách tính toán này. Bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào những dữ liệu có được ở Canada, trong Hình 2. ● Hình 2 chỉ ra GDP thực tế của Canada từ năm 1981, cùng với đường chiều hướng biểu diễn mức tăng trưởng bình quân của GDP trong khoảng thời gian này. ● Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng GDP thực tế không tăng lên theo một đường thẳng, mà nó có xu hướng biến động xung quanh đường chiều hướng. ● Chu kỳ kinh tế có tính giai đoạn nhưng vẫn biến động bất thường trong hoạt động của nền kinh tế. ● Nếu chúng ta so sánh với Hình 1, chúng ta có thể thấy được mối quan hệ rõ ràng giữa chu kỳ kinh tế trong GDP thực tế và những biến động trong tỷ lệ thất nghiệp. ● Khi tăng trưởng GDP thực tế âm, thu nhập thực tế giảm xuống, và tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu tăng. Trong tình huống này, chúng có một sự suy thoái.[4] ● Những ví dụ trong những năm gần đây bao gồm sự khủng hoảng rõ ràng năm 1982, và sự khủng hoảng ở mức độ nhẹ hơn vào năm 1990-91. ● Cuối cùng, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng, GDP thực tế tăng lên, và thất nghiệp bắt đầu giảm xuống, và tình hình giống như hiện tại.
- Trong kinh tế học vĩ mô, chúng tôi cố gắng giải thích điều gì làm cho nền kinh tế tăng trưởng và chu kỳ kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm mà chúng tôi sẽ đề cập đến trong Kinh tế học 302, ở phần cuối của cuốn sách này chúng tôi sẽ đề cập đến chu kỳ kinh tế. Khi bài báo ?Thu nhập tăng lên vì nền kinh tế trên đà tăng trưởng? đăng trên tờ Globe and Mail, thập kỷ đau thương của những năm 1990 cuối cùng dường như cũng đã chấm dứt. Một trong những câu hỏi của chúng ta trong khoá học này là liệu rằng chính phủ đã cải thiện những điều này bằng một chính sách phù hợp hay chưa ? có phải họ đã làm giảm những biến động trong thất nghiệp và GDP thực tế hay không? c) Lạm phát Lạm phát là khái niệm dùng để chỉ tỷ lệ thay đổi trong chi phí sinh hoạt[6] . Lạm phát thường được tính theo tỉ lệ thay đổi của Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI):
- ● Mức giá bình quân được xác định bằng Chỉ số giá, đó là bình quân gia quyền của giá cả trong nền kinh tế Canada. ● Chỉ số giá được sử dụng phổ biến nhất là Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI), chỉ số này xác định chi phí để mua một lượng hàng hoá mà một hộ gia đình trung bình ở Canada, so với lượng hàng hoá đó trong năm cơ sở 1992. Hình 3 chỉ cho chúng ta thấy lạm phát ở Canada trong hơn hai thập kỷ qua. Chúng ta có thể nhận thấy rằng tỷ lệ này giảm đáng kể trong giai đoạn này. Mục đích của chúng ta là tìm hiểu điều gì gây nên lạm phát, và tìm hiểu xem làm thể nào để một chính sách của chính phủ có thể đạt được thành công trong việc giảm lạm phát. Hình 3 Lạm phát (1975-1999)[7] d) Giải thích về Thất nghiệp, Chu kỳ Kinh tế, và Lạm phát Hiện nay chúng ta có một vài khái niệm cần được giải thích. Một trong những mục tiêu chủ yếu của kinh tế học là giải thích thực tế chứ không phải là mô tả chúng. Để giải thích điều gì gây nên tăng trưởng, chu kỳ, lạm phát, chúng ta cần một mô hình kinh tế vĩ mô. Mô hình hoặc những mô hình như vậy tạo cho chúng ta cơ sở giúp cho chúng ta hiểu được những hiện tượng khác nhau trong thực tiễn. Trong cuốn Kinh tế học 202, chúng tôi xây dựng một mô hình tổng cung, tổng cầu cơ
- bản, và với hy vọng là sẽ có ích trong việc giải thích các hiện tượng đặc thù, và cho phép chúng tôi trả lời câu hỏi là liệu rằng những hoạt động của chính phủ có thể làm ổn định nền kinh tế hay không. 3) Ổn định hoá nền kinh tế Nhà nước có hai công cụ chính sách kinh tế vĩ mô cơ bản. ● Chính sách tài chính được đưa ra bởi Chính quyền liên bang (và đôi khi là chính quyền cấp tỉnh), và bao gồm nhiều mức độ khác nhau về việc mua vào các hàng hoá và dịch vụ của chính phủ và trong các mức độ thuế để tác động lên nền kinh tế. (Lưu ý rằng điều này khác với chính sách kinh tế vĩ mô như là thay đổi tỷ suất thuế toàn bộ để tác động lên toàn bộ thị trường.) ● Chính sách tiền tệ được thực hiện bởi Ngân hàng Canada, và liên quan đến nhiều mức độ khác nhau của việc cung ứng tiền tệ và các mức độ của tỷ lệ lãi suất để tác động lên nền kinh tế. Những công cụ chính sách này nhằm hướng đến năm mục tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu. ● Đạt được tỷ lệ tăng trưởng GDP tiềm năng ổn định cao nhất có thể cải thiện được GDP thực tế của cá nhân. ● Làm giảm những biến động có thể tránh được có thể làm giảm đi sự mất mát về sản lượng và những chi phí bế tắc. ● Duy trì thất nghiệp ở mức thấp ở mức độ tự nhiên làm giảm đi những mất mát từ việc thất nghiệp ở mức cao và thất nghiệp ở mức thấp (những chi phí bế tắc). ● Duy trì mức lạm phát thấp để tránh được những chi phí giao dịch và chi phí của lạm phát không thể dự đoán được.
- ● Làm giảm thâm hụt ngân sách hiện thời đến mức hiệu quả để giảm bớt những chi phí vay nợ quốc tế. Những mục tiêu của tăng trưởng GDP thực tế, ổn định chu kỳ kinh tế, và duy trì thất nghiệp ở mức tự nhiên là một sự liên hợp (cộng sinh). ● Tập trung vào tăng trưởng GDP thực tế là một mục tiêu chính sách chủ đạo, còn lạm phát là phần bổ trợ kia. ● Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng GDP thực tế lại xung đột với mục tiêu lạm phát trong ngắn hạn. Kinh tế học có một mục tiêu đồng nhất của lý thuyết cơ sở mà hầu hết các nhà kinh tế học đều đồng ý, một mục tiêu mà chúng tôi sẽ phát triển trong khoá học này. ● Tuy nhiên, ngay cả khi mục tiêu đó được chấp nhận trong các lý thuyết kinh tế, và thậm chí chúng ta đồng ý về các mục tiêu, và chúng ta có một vài ý tưởng về những công cụ của chính sách ổn định hoá, các nhà kinh tế học vĩ mô vẫn bất đồng về phương pháp phù hợp để đạt được sự ổn định về kinh tế. ● Lý do cơ bản là có hai trường phái quan điểm, trong đó có sự bất đồng về việc cách vận hành của một số yếu tố trong nền kinh tế, do đó các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau sẽ đạt được mức độ thành công khác nhau. 4) Các Trường phái Kinh tế học Vĩ mô Có hai trường phái lớn về kinh tế học vĩ mô: Kinh tế học tân cổ điển và Kinh tế học Keynes mới. Các nhà kinh tế học Tân cổ điển bao gồm rất nhiều trường phái phụ. Tuy nhiên, họ có một số quan điểm cơ bản tương đồng:
- ● Nền kinh tế có xu hướng vận hành ổn định mà không có sự điều tiết của chính phủ, sự cân bằng của nó là do tự điều chỉnh. ● Nền kinh tế có xu hướng tạo ra việc làm đầy đủ cho mọi người mà không có sự can thiệp của nhà nước, sự can thiệp của nhà nước thường làm xấu đi tình trạng của nền kinh tế. ● Do đó, họ đi đến kết luận rằng sự can thiệp tối thiểu của nhà nước là điều tốt nhất, chỉ hạn chế một vài quy tắc cơ bản như cân bằng ngân sách ở mức trung bình, duy trì sự tăng trưởng ở mức độ có thể quyết định trước được .v.v. ● Những nhà kinh tế này thường được gọi là những người theo phái trọng tiền. Những nhà kinh tế học Keynes mới tin rằng nền kinh tế không thể tự nó vận hành tốt được. ● Không giống như các nhà kinh tế học tân cổ điển, các nhà kinh tế học Keynes mới thường lập luận rằng thị trường lao động và những thị trường khác không tự động điều chỉnh đến hệ cân bằng, nhưng thay vào đó nền kinh tế có thể gặp đình trệ tại một điểm thất nghiệp cao, trong một thời gian dài, trừ phi có sự can thiệp của nhà nước, ● Do đó, các nhà kinh tế học này muốn thực hiện tác động tích cực đến nền kinh tế, và lập luận rằng nhà nước nên chú ý điều tiết nền kinh tế bằng cách điều chỉnh chính sách tài khoá và tiền tệ để cho nền kinh tế đó có thể tạo việc làm đầy đủ cho mọi người. Một trong những công việc của chúng tôi trong khoá học này là giới thiệu tới các bạn điều cốt yếu về lý thuyết mà cả hai trường phái đều có được sự đồng thuận. ● Sự thống nhất này là rất quan trọng trong việc thảo luận về những mô hình của tổng cầu trong Phần II.
- ● Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu với các bạn trong Phần III các quan điển khác nhau về thị trường lao động và tổng cung của hai trường phái. Chúng ta cũng sẽ xem xét sự xung đột quan điểm về cách thức nền kinh tế vận hành và việc thực hiện chính sách ổn định. ● Một trong những công việc của các bạn là hiểu được những yếu tố phổ biến trong những mô hình này, cũng như là sự khác nhau, và tại sao lại có sự khác nhau này. ● Những mô hình này không chỉ là sự khác nhau về quan điểm, như là việc xem Coke và Pepsi thứ đồ uống nào ngon hơn. ● Đó là sự khác nhau về nhận thức dựa trên những quan điểm khác nhau về các yếu tố của nền kinh tế, hy vọng một ngày nào đó sẽ được quyết định bằng những quan sát kinh nghiệm và cải tiến trong hiểu biết của chúng ta về nền kinh tế, giống như nhiều sự khác nhau khác đã được giải quyết. Tuy nhiên trước khi chúng ta bắt đầu với những mô hình này, chúng tôi muốn thảo luận sơ qua về phương pháp và sự quan sát hoạt động kinh tế vĩ mô trong phần tiếp theo. [2] Thực tế loại trừ những người trong quân đội, trong tù và những tổ chức khác, những người sống trong những lãnh thổ tự trị và sống ở hải ngoại. [3] Trích từ dữ liệu CANSIM của Thống kê Canada, cuống D980745. [4] Về mặt kỹ thuật, chúng ta thường nói rằng sự suy thoái xảy ra khi chúng ta có tăng trưởng kinh tế âm trong 2 quý, mỗi quý là 3 tháng.
- [5] Trích từ dữ liệu CANSIM Thống kê Canada, quyển D14872. [6] Nếu mức độ thay đổi là âm, thì chúng ta gọi là giảm phát. [7] Trích từ dữ liệu CANSIM Thống kê Canada, cuốn P100000.
- Chương 2: Xác định Hoạt động Kinh tế Harvey B. King Trong phần này, chúng ta sẽ đi lướt qua về quan điểm có tính chất mô tả về nền kinh tế - nhiều trong số này được tổng hợp từ cuốn Kinh tế học 100. 1. Một số định nghĩa quan trọng. Có một số khái niệm chúng ta cần nhắc đến khi nghiên cứu chương này: ● Dòng (lưu lượng) là một biến xác định tỷ lệ trong một khoảng thời gian - ví dụ như lưu lượng nước chảy qua một vòi nước trong một giờ đồng hồ. ● Số lượng (vốn) là một biến xác định tổng số trong một khoảng thời gian cụ thể - ví dụ như tổng lượng nước có trong bồn nước sau khi đóng vòi. ● Như trong ví dụ của tôi đã chỉ ra, lưu lượng và số lượng có mối liên qua như sau: một lưu lượng = D số lượng. Ví dụ kinh điển về kinh tế của mối quan hệ này là mối quan hệ giữa số lượng tài sản và dòng đầu tư. ● Tài sản là vốn bao gồm nhà xưởng, công trình, trang thiết bị, hàng tồn kho, v.v ● Đầu tư là việc mua mới những tài sản trên - điều này đôi khi còn được gọi là tổng đầu tư. ● Một số tài sản này bị hao mòn đi qua từng năm, hay là khấu hao. ● Đầu tư ròng = Tổng đầu tư - Khấu hao = thay đổi trong vốn tài sản.
- Có một số dòng (luồng tài sản) kinh tế vĩ mô quan trọng mà chúng ta sẽ xem xét trong chương này. ● Sản lượng là tổng giá trị các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nền kinh tế tính theo một năm - chúng ta thường chú ý đến như là Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP). ● Thu nhập là tổng thanh toán được thực hiện cho các dịch vụ của các yếu tố của sản phẩm tính trong một năm. ● Chi phí là giá trị của việc mua hàng hoá và dịch vụ cuối cùng trong một năm của các hộ gia đình, doanh nghiệp, cũng như xuất khẩu trừ đi nhập khẩu. Chúng ta cú ý đến những giao dịch cuối cùng - sản xuất/chi tiêu của hàng hoá và dịch vụ cho việc sử dụng sau cùng. ● Những giao dịch trung gian là việc mua hàng hoá và dịch vụ để phục vụ cho việc sử dụng ở giai đoạn sau đó của quá trình sản xuất. ● Ví dụ như công ty Ford có thể mua cần gạt kính từ một nhà sản xuất lẻ để sử dụng cho việc sản xuất một chiếc xe tải. ● Việc sản xuất/ bán các xe tải sẽ là giao dịch cuối cùng, nhưng không phải là việc mua các cần gạt kính - chúng tôi không muốn đưa cần gạt kính vào những tính toán này, bởi vì như thế sẽ tính giá trị của nó đến hai lần, lần thứ nhất với tư cách là một giao dịch trung gian, và lần thứ hai khi nó là một phần của xe tải. 2) Vòng luân chuyển của Thu nhập và Chi tiêu. Để bắt đầu, chúng ta sẽ có một mô tả về nền kinh tế, và mô tả về cách thức trong đó dòng đầu tư và tiết kiệm tương tác với dòng thu nhập và tiêu dùng trong vòng luân chuyển để xác định tổng sản phẩm = tổng thu nhập = tổng chi tiêu.
- Có bốn yếu tố kinh tế (các doanh nghiệp, các hộ gia đình, chính phủ, và phần còn lại của thế giới), hoạt động trong ba thị trường chính (thị trường hàng hoá, thị trường yếu tố sản xuất, và thị trường tài chính). Những hoạt động kinh tế này liên quan đến dòng vốn thực và dòng tiền tệ. Hình 1 dưới đây, một mô hình của vòng luân chuyển của thu nhập và chi tiêu, chỉ ra dòng tiền tệ từ những giao hoạt động này. Các hộ gia đình Các hộ gia đình sở hữu các tài nguyên của nền kinh tế (các yếu tố sản xuất) - lao động, vốn, đất đai, khả năng kinh doanh - và bán hoặc cho thuê những tài nguyên này trong thị trường tài nguyên, và sẽ nhận được một khoản thu nhập (Y) từ những doanh nghiệp. ● Họ sử dụng một phần thu nhập để mua các hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ (C) từ các doanh nghiệp trong thị trường hàng hoá. ● Họ tiết kiệm (S) một phần thu nhập của họ để chi tiêu trong tương lai, hưu trí. v.v. bằng cách gửi tiền của họ vào ngân hàng, thị trường chứng khoán,v. v trong thị trường tài chính.[1] ● Họ trả thuế (T) cho chính phủ, lượng ròng của những khoản thanh toán chuyển đổi từ chính phủ (như bảo hiểm công việc, v.v )
- Các doanh nghiệp Doanh nghiệp phải trả thu nhập (lương và tiền công, thuê tài sản, thanh toán lãi suất, cổ tức, v.v.) cho các hộ gia đình vì các yếu tố sản xuất trong thị trường tài nguyên. ● Họ nhận được khoản thu từ bán hàng hoá và dịch vụ: Hàng tiêu dùng (C) cho các hộ gia đình, Đầu tư hàng hoá (I) cho các doanh nghiệp, Chính phủ mua các hàng hoá và dịch vụ (G) cho chính phủ Xuất khẩu cho phần còn lại của thế giới (EX), Cộng với việc họ nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới (IM). ● Họ mua từ thị trường tài chính để hỗ trợ cho việc mua hàng hoá đầu tư như là nhà máy, phương tiện vận tải, máy tính,v.v. ● Những doanh nghiệp cũng phải trả các khoản thuế, nhưng chúng ta đặt ra ngoài mô hình trên để cho đơn giản. Chính phủ Yếu tố này bao gồm chính phủ liên bang, chính quyền cấp tỉnh, cũng như cấp đô thị. ● Chính phủ thu các khoản thuế từ hộ gia đình và doanh nghiệp. ● Chính phủ thanh toán các khoản trợ cấp cho doanh nghiệp và các khoản thanh toán chuyển đổi (như là trợ cấp người cao tuổi hoặc bảo hiểm nghề nghiệp hoặc phúc lợi) cho các cá nhân.[2] Chúng ta tách những khoản thanh toán này từ khoản thu thuế để có một khái niệm thuế ròng (T), với nó chúng ta có thể thấy được dòng tiền từ các hộ gia đình đến chính phủ.
- ● Chính phủ mua hàng hoá và dịch vụ từ các doanh nghiệp, chúng ta thường gọi là mua sắm chính phủ (G), điều này dẫn đến một dòng tiền chảy vào các doanh nghiệp. ● Nếu chính phủ chi tiêu nhiều hơn số thuế thu được, thì họ sẽ bị thâm hụt ngân sách, và như vậy họ phải mượn tiền từ thị trường tài chính. Do đó chúng ta thấy có một dòng tiền chảy từ thị trường tài chính vào chính phủ.[3] Phần còn lại của thế giới Những người nước ngoài mua hàng hoá và dịch vụ của chúng ta, số lượng xuất khẩu (EX). Họ phải trả cho chúng ta một khoản tiền, dẫn đến một dòng tiền được chỉ ra trong hình vẽ. ● Những người nước ngoài bán cho chúng ta các hàng hoá và dịch vụ, nhập khẩu của chúng ta (IM). Do đó chúng ta phải trả cho hẹ, dẫn đến có một dòng tiền như trong hình vẽ. ● Nếu như có một sự không cân bằng trong xuất khẩu và nhập khẩu, thì một trong hai bên phải đi vay. Ví dụ về dòng luân chuyển ở đây chỉ ra một trường hợp trong đó chúng ta bán ra cho người nước ngoài nhiều hơn chúng ta mua của họ. Trong trường hợp này, người nước ngoài phải mượn từ thị trường tài chính của chúng ta để thanh toán cho khoản xuất khẩu dôi ra. Chúng ta có thể chú ý rằng tiền đang luân chuyển liên tục trong nền kinh tế, khi các tác nhân thực hiện các hoạt động của họ. Bạn sẽ nghĩ rằng làm sao những hoạt động của các bạn trong một năm nào đó có nằm trong dòng vốn này hay không: ● Ngay bây giờ bạn đang mua một dịch vụ giáo dục trong thị trường hàng hoá và dịch vụ. ● Cuối ngày hôm này, bạn sẽ đến nơi làm việc bán thời gian và bán tài nguyên sức lao động của bạn vào thị trường tài nguyên. ● Trong năm trước đó, bạn có thể đã vay một khoản vốn từ thị trường tài chính để trang trải cho việc học tập của các bạn.
- Một số biểu thức kinh tế quan trọng Dòng luân chuyển giúp chúng ta hiểu làm sao để nhận thấy và xác định tổng sản phẩm hay GDP của một nền kinh tế. ● Việc sản xuất diễn ra trong các doanh nghiệp, những người trả thu nhập cho các yếu tố sản xuất (Y) để sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ để bán cho người tiêu dùgn (tiêu dùng (C)), cho các doanh nghiệp khác (chi phí đầu tư (I)), cho chính phủ (G) và cho phần còn lại của thế giới (EX - IM). ● Doanh số bán ra của doanh nghiệp bằng với tổng chi tiêu hàng hoá và dịch vụ, bởi vì chúng là hai vế của cùng một giao dịch.[4] ● Toàn bộ chi tiêu này được gọi là Tổng chi tiêu (E), và trong dòng luân chuyển (1) E = C +I+GIM. ● NHƯNG giá trị của tổng bán hàng (E)chỉ là giá thị trường của tổng sản phẩm, hay GDP, hay GDP = E = C + I + G + EX - IM.[5] ● Nếu chúng ta nhận ra rằng các doanh nghiệp phải dùng tất cả các khoản thu từ bán hàng và phân phối nó cho các yếu tố sản xuất (bao gồm cả lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp), thì chúng ta có thể thấy tổng thu nhập trong nước (Y) sẽ bằng với số thu của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là Y=E. ● Điều này cho phép chúng ta có được đẳng thức cơ bản từ dòng luân chuyển: (2) Y=E=C+I+GIM. Chúng ta sẽ sử dụng đẳng thức này trong phần II. A trong khi xem xét chi tiết về hàng hoá và dịch vụ. Chúng ta có thể suy ra rằng những khoản rò rỉ bằng với những khoản được đưa vào:
- ● Từ khu vực hộ gia đình, chúng ta có thể thấy rằng các hộ gia đình phân bổ thu nhập của họ vào tiêu dùng, thuế và tiết kiệm: (3) Y = C + S + T. ● Do đó chúng ta có thể lưu ý từ đẳng thức (2) và (3): C + S + T = C + I + G + EX - IM, hay (4) S + T + IM = I + G + EX. ● Điều này có nghĩa là tổng giá trị của các khoản rò rỉ từ dòng luân chuyển (S+T+IM) bằng với tổng giá trị của các khoản đưa vào trong dòng luân chuyển (I+G+EX). ● Chúng ta sẽ dùng những đẳng thức (2), (3) và (4) trong những phân tích sau này. 3) Xác định hiện trạng của nền kinh tế Các nhà thống kê ở Canada cố gắng xác định GDP ở Canada như là một phương pháp xác định hiện trạng của nền kinh tế. ● Họ muốn thực tế xác định sản xuất một các trực tiếp, nhưng điều này thường khó thực hiện, do đó họ xác định GDp theo hai cách khác nhau, dựa trên ý tưởng từ dòng luân chuyển rằng thu nhập = tổng sản phẩm = tổng chi tiêu. ● Các nhà thống kê Canada xác định GDP bằng cách sử dụng phương pháp thu nhập yếu tố, bằng cách sử dụng tổng thu nhập nội địa bởi các yếu tố sản xuất (bao gồm chủ doanh nghiệp) trong một năm - đây là một ước đoán về tổng số của dòng thu nhập yếu tố của hộ gia đình từ doanh nghiệp. ● Các nhà Thống kê ở Canada cũng xác định GDP bằng phương pháp chi tiêu, bằng cách dự tính tổng lượng tiền chảy vào doanh nghiệp từ việc bán hàng hoá và dịch vụ của họ (C + I + G + EX - IM).
- Sử dụng hai phương pháp này, và thực hiện việc sửa chữa các lỗi trong quá trình xác định, các nhà Thống kê Canada có được một ước đoán khả quan về tổng sản phẩm thực tế trong nước trong một năm. ● Sau đó họ tiến hành chỉnh sửa lại theo mức lạm phát, để đạt đến GDP thực tế. ● Nếu chúng ta quan tâm đến hiện trạng kinh tế của người dân Canada nói chung, thì chúng ta có thể chia GDP thực tế theo dân số để có được giá trị GDP thực tế theo đồng vốn. Bảng dưới đây trình bày các tính toán GDP thực tế theo đồng vốn ở Canada từ 1926 đến 1994. Năm GDP thực tế theo đồng vốn 1926 4654 1936 4332 1966 11,567 1986 19,945 1994 22,074 Tỷ lệ 1994/1926 47 và 1 Nghiên cứu tình huống: Có phải cuộc sống của chúng ta tốt hơn cách đây 30 năm?
- Mặc dù chúng ta thường nói rằng, cuộc sống ngày nay kém hơn một thế hệ trước đây, sử dụng GDP theo đầu người như là một cách thức để xác định hiện trạng kinh tế, bảng trên cho thấy rằng cuộc sống đã được cải thiện đáng kể so với trước đây. Ví dụ như, chúng ta có thể thấy rằng GDP thực tế theo đầu người gần gấp đôi so với năm 1966! Để giúp các bạn hiểu được vấn đề này, hãy xem xét dữ liệu sau đây so sánh Canada năm 1997 với 1971:[6] ● Tuổi thọ của nam tăng 6.5 năm, tuổi thọ của nữ tăng 5.1 năm. ● Tỷ lệ tử vong trẻ em thấp hơn rất nhiều, 5.6 trên 1,000 so với 7.9 trên 1,000 năm 1986. ● Số lượng trung bình nhà mới xây cao gấp đôi. ● 78% gia đình có máy giặt, so với 38% năm 1971. ● 98% các gia đình có TV màu, so với 15%. ● 32% các gia đình có máy vi tính, so với 0 năm 1971. ● 85% các gia đình có lò vi sóng so với 0 năm 1971. ● Chúng ta có thể bổ sung vào rất nhiều các sản phẩm tiêu dùng khác (dàn CD, túi khí, du lịch, v.v.). Một loạt những luận điểm đáng lưu ý được đưa ra bởi J. B. DeLong của Trường Đại học California (Berkeley) trong một bài viết tựa đề "Tăng trưởng Kinh tế tăng nhanh như thế nào?", bạn có thể xem tại ● Ông lập luận rằng biện pháp tin tưởng để xác định sự tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ chỉ ra một mức độ khá chắc chắn của tăng trưởng kinh tế được xác định bởi GDP thực trên mỗi đồng vốn. ● Tuy nhiên, tuy nhiên ông lập luận rằng phương pháp này không xác định hết biện pháp chân thực để xác định tăng trưởng kinh tế, bởi vì nó không tính đến một thực tế là có tồn
- tại nhiều loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, thường là giá thấp, mà mọi người trong quá khứ không muốn sử dụng. ● Ví dụ như, thuốc kháng sinh cứu hàng nghìn mạng sống người dân Canada, nhưng những người sống trước năm 1955 không có cơ hội tiếp cận với loại thuốc này. ● Cách đây 25 năm, nếu bạn muốn xem phim tại gia đình, bạn sẽ phải sao chép lại toàn bộ thước phim đó với một chi phí cực lớn - nhưng hiện nay bạn có thể mua một VCR với giá 200 đô la. ● Chúng ta có thể tiếp tục bổ sung rất nhiều thứ vào danh sách này - máy điều hoà, bộ lò sưởi, TV, máy tính, máy fax, v.v., những hàng hoá không có cách đây 50 năm, hoặc thậm chí trong một vài trường hợp là 20 năm. ● DeLong giới thiệu một số luận điểm thú vị và những ví dụ mà tôi nghĩ là các bạn nên đọc. Chúng ta nên lưu ý rằng có rất nhiều vấn đề tiềm tàng khác sử dụng đến GDP thực tế như là một biện pháp để xác định hiện trạng của nền kinh tế, đặc biệt là khi chúng ta muốn thực hiện những sự so sánh quốc tế. ● Tìm ra một chỉ số giá chuẩn đối với GDP danh nghĩa có thể rất khó khăn giữa những nước không mua những loại hàng hoá dịch vụ giốn nhau. Ví dụ như, ở Trung Quốc nhiều loại hàng hoá như là chăm sóc y tế, nhà cửa, trường học được doanh nghiệp cung cấp miễn phí, và không thể hiện được một cách trực tiếp chỉ số thu nhập. ● Hơn nữa, GDP nhấn mạnh đến các hoạt động thị trường, và do đó bỏ qua nhiều hoạt động không có trên thị trường, hoặc bị ẩn dấu trong thị trường. ● Cơ sở của nền kinh tế bao gồm những hoạt động có tính tội phạm và những hoạt động không được phản ánh trong báo cáo thuế để trốn thuế - những hoạt động này có thể chiếm đến 10% GDP thực tế.
- ● Công việc ở nhà như chăm sóc gia đình.v.v, thường không được tính đến, ngay cả khi công việc này chiếm khoảng 1/3 tổng thời gian làm việc! ● Các hoạt động nghỉ ngơi cũng không được tính đến, mặc dù những hoạt động này đáng giá đối với mọi người. Ví dụ, thời gian làm việc trung bình của mỗi người Canada là 58.6 giờ trên tuần, so với 35 giờ ngày nay. Sự tăng lên đáng kể về thời gian nghỉ ngơi này cũng KHÔNG được xác định trong GDP thực tế. Bổ sung vào cơ sở của nền kinh tế, thời gian làm việc gia đình và hoạt động nghỉ ngơi đã làm tăng lên những cách thức của chúng ta để xác định hiện trạng của nền kinh tế. Tuy nhiên, ở khía cạnh ngược lại (tiêu cực) chúng ta sẽ xem xét thấy rằng những hoạt động tạo ra GDP thực tế thường gây ra ô nhiễm, suy giảm tài nguyên. ● Thực tế, nếu chúng ta cho phép một nhà phát triển đốn tất cả các cây trong Công viên Quốc gia Banff, điều này sẽ được ghi nhận như là sự tăng lên về GDP thực tế. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều đồng ý rằng hành động này sẽ làm cho Canada trở nên tồi tệ hơn. ● Các nhà hoạt động môi trường lâu nay không hài lòng với cách thức mà GDP thực tế được sử dụng để xác định hiện trạng của nền kinh tế, bởi vì nó bỏ qua những yếu tố làm ngăn trở sự phát triển đó. ● Một ví dụ có thể được nhìn thấy trong ví dụ về thảm hoạ môi trường là sự cố tràn dầu - những chi phí cho việc khắc phục sự cố đó lại làm tăng GDP thực tế! ● Một bài báo đăng trên Nhà kinh tế, với tựa đề "Một môi trường vô giá trị," ngày 18 tháng Tư năm 1998, bàn đến một số nỗ lực để tạo nên một "GDP xanh". Cuối cùng, rõ ràng tăng trưởng kinh tế làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, nó cũng đồng nghĩa với một cái giá mà chúng ta phải trả cho việc làm nguy hại đến môi trường, cũng như những chi phí khác như là sự thay đổi không chắc chắn và nhanh chóng trong nghề nghiệp và văn hoá mà sẽ có tác động đến những lợi ích. 5) Xác định lạm phát.
- Như chúng tôi đã lưu ý ở trên, chúng ta quan tâm đến sức mua thực tế trong thu nhập của người dân, chúng ta quan tâm đến GDP thực tế. ● Chúng ta có được GDP thực tế bằng cách tính toán GDP danh nghĩa, và sau đó xác định bằng cách sử dụng chỉ số giảm phát GDP. ● Chỉ số giảm phát GDP cho chúng ta biết giá cả của hàng hoá và dịch vụ được sản xuất tăng lên như thế nào. ● Chúng ta cũng quan tâm đến ảnh hưởng của lạm phát đối với chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình - chúng ta sử dung Chỉ số Giá Tiêu dùng (Consumer Price Index CPI), chỉ số này xác định giá trung bình của hàng hoá. ● So với chỉ số giảm phát GDP, CPI cho chúng ta mốt cái nhìn tốt hơn về chi phí sinh hoạt của gia đình. Tuy nhiên, chỉ số giảm phát GDP là cái mà chúng ta nên lưu ý, khi chúng ta muốn giải thích GDP thực tế và nền kinh tế. Tại sao lạm phát lại làm tổn hại đến nền kinh tế? ● Lạm phát gây ra những vấn đề bởi vì nó tạo nên sự thay đổi không thể dự đoán được trong giá trị của đồng tiên. ● Giá trị của đồng tiền là số lượng hàng hoá và dịch vụ có thể mua được với một lượng tiền xác định. ● Khi nền kinh tế trải qua lạm phát, giá trị của đồng tiền giảm xuống - bạn sẽ phải mua hàng hoá với số lượng ít hơn với cùng một số tiền so với năm trước đó. ● Để minh hoạ điều này, hãy xem xét những dữ liệu dưới đây về giá cả của một thanh sô cô la trong vòng 46 năm qua:[7] Năm Giá một thanh Sô cô la (Cent): Số thanh mà một đô la mua
- được 1950 10 10.00 1966 15 6.67 1976 30 3.33 1986 75 1.33 1996 100 1.00 ● Bảng trên cho thẩy rằng tác động cộng dồn của lạm phát trong giai đoạn này, cũng như hệ quả là đồng đô la giảm trị tương ứng - sức mua của nó ở năm 1996 đã giảm đi 1/10 so với năm 1950. Nếu ông của bạn nói với bạn rằng "một đô la không có được giá trị như nó đã từng có," thì ông bạn đang nói đến sự thật! ● Sự thay đổi về giá trị của đồng tiền sẽ gây ra những rắc rối đặc biệt nếu nó là không thể dự đoán - nếu nó biến động từ năm này qua năm khác. ở Canada trong hai mươi năm qua, tỷ lệ lạm phát biến động từ 12.4% đến 0.2%. ● Sự biến động này gây nên việc lợi và lỗ ngẫu nhiên đối với mọi người. ● Sự ngẫu nhiên này có xu hướng gây bất công - ví dụ như, những người hưu trí sẽ bị lỗ trong trường hợp này. ● Hơn nữa, sự ngẫu nhiên này buộc mọi người phải cố gắng bảo vệ chính họ từ lạm phát - có một sự thay đổi về các nguồn lực như là lao động và vốn từ sản xuất đối với dự báo về lạm phát.
- ● Sự thay đổi này là vô hiệu. Ví dụ mà tôi thường đưa ra là hệ quả của lạm phát rất cao ở Đức trong những năm 1920, người lao động được trả lương hai lần mỗi ngày, và họ sử dụng thời gian nghỉ để tiêu những tờ séc lương. Việc mất giá của đồng tiền rất nghiêm trọng, bạn không muốn giữ nó trong túi thậm chí chỉ trong vài giờ. Tuy nhiên, hệ quả là sự mất mát lớn về những nguồn lực sản xuất. Hiện nay chúng ta đã đưa ra một số biến số cơ bản đáng quan tâm, và xem xét cách chúng được xác định, và những lý do khiến chúng ta quan tâm. Bây giờ, chúng ta quay lại việc xây dựng những mô hình kinh tế để giải thích điều gì quyết định đến những biến này. Chúng ta sẽ bắt đầu với mô hình tổng cầu, tổng cung. [1] Các hộ gia đình thường đi vay và cho vay, phụ thuộc vào họ ở giai đoạn nào trong vòng đời. Tuy nhiên về tổng thể, các hộ gia đình được xem là những người tiết kiệm. [2] Một số khoản chi phí chuyển đổi được thực hiện từ cấp chính quyền này sang cấp khác, và xuống các cá nhân. Ví dụ, chính quyền liên bang chuyển tiền xuống cho cấp tỉnh để chi tiêu vào giáo dục, y tế và những trợ cấp xã hội Các tỉnh lại chuyển tiền xuống cấp dưới hơn (đô thị) để trợ cấp xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng. [3] Nếu chính phủ thặng dư ngân sách, họ sẽ thanh toán một số khoản nợ chưa thanh toán, điều này dẫn đến có một dòng vốn chảy từ chính phủ vào thị trường tài chính. [4] Một hộ gia đình mua hàng hoá (chi tiêu), và doanh nghiệp nhận được tiền (doanh số). [5] Nếu một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nào đó, nhưng lại giữ nó trong kho thay vì bán đi, điều này làm thay đổi trong nắm giữ hàng hoá được xem như là một phần của đầu tư. [6] Trích từ bài viết của William Watson "Nếu tiền bạc có thể mua được hạnh phúc, thì người Canada đang hưởng thụ nó," Báo Bưu điện Quốc gia, tháng Mười một, ngày 4, 1998
- [7] Nguồn: Thống kê Canada, Chỉ số Giá Tiêu dùng, với tính toán và ngoại suy từ năm 1989 do H. King thực hiện.
- Chương 3: Mô hình Tổng Cung, Tổng Cầu Harvey B. King Ở phần trước chúng ta đã thảo luận chi tiết về cách thức kết hợp của tăng trưởng và các chu kỳ trong thất nghiệp, lạm phát và GDP thực tế. Tuy nhiên, để có thể nghiên cứu một cách đầy đủ những yếu tố này, và có thể giải thích được điều gì gây nên sự tăng trưởng, những chu kỳ, và lạm phát, chúng ta cần một mô hình kinh tế vĩ mô. Chúng ta đang nói về một mô hình tổng cung, tổng cầu cơ bản, một mô hình mà chúng ta sẽ nghiên cứu xuyên suốt trong phần còn lại của khoá học này. Một mô hình kinh tế vĩ mô, như chúng tôi đã đề cập trước đó, đó là một sự trừu tượng từ thực tế. ● Chúng khác xa so với hiện thực của thế giới, và chúng ta chỉ chú tâm vào những yếu tố quan trọng. ● Trong bất cứ một mô hình nào cũng đều tồn tại những yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. ● Biến nội sinh là những yếu tố mà giá trị của nó được giải thích bởi mô hình của chúng ta. ● Biến ngoại sinh là những yếu tố mà giá trị của chúng được quyết định ở ngoài mô hình, và chúng được đưa vào mô hình để sử dụng.
- ● Nhận thức được rằng chúng ta sẽ có một mô hình với rất nhiều yếu tố, và đôi khi chúng ta phải tiếp xúc với những biến ngoại sinh ở trong mô hình này, nhưng lại là yếu tố nội sinh trong mô hình khác. ● Một trong những mục tiêu chủ yếu của chúng ta trong việc xây dựng mô hình là có thể sử dụng nó để giải thích được sự thay đổi của các biến ngoại sinh sẽ tác động lên giá trị của các biến nội sinh như thế nào. ● Ví dụ như, làm thế nào mà sự suy thoái ở Hoa Kỳ (ngoại sinh) lại có thể tác động đến GDP thực tế ở Canada (nội sinh). Những mô hình được sử đụng để giải mô phỏng và giải thích những gì diễn ra trong thực tế. ● Đôi khi những mô hình này lại tỏ ra không hiệu quả, trong trường hợp đó chúng cần được bỏ đi hoặc thay thế. ● Chúng "hoạt động" khi chúng có được sự khách quan trong việc giải thích quá khứ và dự đoán được tương lai, và được thể hiện bởi rất nhiều kiểm tra về mặt thống kê. Mô hình đầu tiên của chúng ta là mô hình của tổng cung và tổng cầu ● Đây là một mô hình tổng cầu cơ bản, mô hình đó bỏ qua rất nhiều yếu tố chi tiết của các thị trường phụ. ● Trong những phần sau, chúng ta sẽ trở lại những thị trường phụ khác nhau đó. ● Tôi biết rằng một số người trong các bạn đã nhìn thấy những tài liệu này trong cuốn Kinh tế học 100, nhưng một số vấn đề được đưa ra có thể là mới. 1) Tổng Cầu
- Tổng cầu (AD: Aggregate demand) là tổng số lượng hàng hoá và dịch vụ THỰC TẾ (Y) mà mọi người muốn mua tại một mức giá bình quân. ● Đường tổng cầu chỉ cho chúng ta thấy được sự thay đổi trong mức tổng cầu với sự thay đổi của mức giá cả, với những yếu tố ảnh hưởng khác không đổi. Tổng cầu có quan hệ mật thiết với khái niệm về tổng chi tiêu mà chúng ta đã biết trong vòng luân chuyển được nói đến ở Phần I.A. ● Về cơ bản chúng ta có thể nghĩ về tổng cầu như là tổng số của tất cả các nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ. ● Do đó, AD = tiêu dùng + đầu tư + chi tiêu của chính phủ + xuất khẩu -nhập khẩu, hay ● YD = C + I +EX - IM. ● Lưu ý rằng điều này có nghĩa là có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tổng cầu- những thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng, những thay đổi trong những yếu tố có ảnh hưởng đến nền kinh tế của các đối tác thương mại của chúng ta, những thay đổi trong chi tiêu của chính phủ (chính sách tài khoá), những thay đổi trong chi tiêu của nhà đầu tư, v.v. Độ dốc của đường AD (đường tổng cầu) Như Hình 1 chỉ ra dưới đây, đường AD có chiều đi xuống - một mức độ giá cả cao hơn có nghĩa là mức tổng cầu GDP thực tế giảm đi.
- Giá cả tăng lên làm giảm tổng nhu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ, không chỉ vì những lý do kinh tế vĩ mô thông thường, mà là vì: ● Khi mức giá tăng lên, hàng hoá của chúng ta trở nên đắt hơn so với hàng hoá thế giới - xuất khẩu của chúng ta giảm, nhập khẩu tăng lên, và YD giảm. ● Khi mức giá tăng lên, nó có xu hướng làm giảm giá trị của đồng tiên, và do đó làm giảm các hoạt động chi tiêu. ● Khi mức giá tăng lên, nó làm tăng tỷ lệ lãi suất, điều này cũng làm giảm chi tiêu. Chúng ta sẽ quay lại với vấn đề này trong Phần II dưới đây. Sự dịch chuyển của đường tổng cầu Hình 2 dưới đây chỉ cho chúng ta biết điều gì xảy ra khi có một sự dịch chuyển của tổng cầu (trong trường hợp này là một sự tăng lên của tổng cầu)- một lượng GDP thực tế tăng lên tại mỗi mức giá.
- ● Hãy luôn luôn xem xét một cách cẩn thận những thay đổi trong sự tăng lên của đường cầu đối với những yếu tố khác cạnh nó! Chúng biểu hiện khác nhau trong những thực nghiệm. Chúng ta sẽ tìm hiểu một cách chi tiết hơn về những sự dịch chuyển đó trong phần II, nhưng chúng ta có thể lưu ý rằng AD có thể dịch chuyển sang phải vì một trong những lý do sau đây: ● Niềm tin của người tiêu dùng tăng lên, có thể là do giảm sự thất nghiệp, làm tăng chi tiêu của người tiêu dùng - xem bài báo có tiêu đề "Thu nhập tăng lên khi nền kinh tế đang tiến về phía trước," Globe and Mail ngày 1 tháng Mười hai, 1999, mà tôi đã nói đến trong phần đầu của chương trình này. ● Sự tăng lên niềm tin của khối kinh doanh về bán hàng trong tương lai sẽ làm tăng chi phí cho nhà xưởng, v.v làm tăng các chi phí đầu tư. ● Tỷ lệ lãi suất giảm (có thể do sự tăng lên về cung ứng tiền của ngân hàng trung ương) làm tăng tiêu dùng và việc đi vay của doanh nghiệp, và làm tăng chi tiêu. ● Thu nhập của Hoa Kỳ tăng lên làm tăng kim ngạch xuất khẩu của chúng ta. ● Chi tiêu của chính phủ tăng lên làm tăng tổng chi tiêu. ● Sự giảm đi giá trị của tỷ giá ngoại hối ở Canada làm tăng lượng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, do đó làm tăng Tổng YD. 2) Tổng Cung (AS: Aggregate Supply)
- Để hoàn thiện bức tranh đầu tiên của chúng ta về kinh tế vĩ mô, chúng ta cần tìm hiểu về tổng cung. ● Tổng cung = tổng cung ứng của hàng hoá và dịch vụ (YS) mà nhà sản xuất muốn bán tại một mức giá tổng hợp. ● Đường AS chỉ ra mối quan hệ giữa P và YS. ● Vấn đề quan trọng là điều gì xảy ra đối với tổng sản lượng khi mức giá trung bình thay đổi? ● Yếu tố này quan trọng ngay cả khi chúng ta xét về ngắn hạn hoặc dài hạn. Nên nhớ lại rằng tổng cung được xác định bằng việc sử dụng các yếu tố sản xuất hay là đầu vào - lao động, vốn, đất đai và tài nguyên thiên nhiên. ● Chúng ta phân biệt trong ngắn hạn và trong dài hạn, phụ thuộc vào yếu tố thị trường điều chỉnh như thế nào đối với sự thay đổi trong giá cả. ● Trong ngắn hạn, chúng ta giả sử rằng giá cả là cố định, và do đó mức lương không làm thay đổi giá cả - điều này dẫn đến một sự điều chỉnh lớn về tổng cung đối với sự thay đổi về giá cả. ● Trong dài hạn, chúng ta giả sử rằng những sự kỳ vọng là đúng, và do đó mức lương điều chỉnh một cách hoàn toàn đến những thay đổi trong giá cả, dẫn đến không có sự điều chỉnh nào về tổng cầu trong sự thay đổi về giá cả, mặc dầu những yếu tố như mức vốn tài sản, kỹ thuật v.v., có thể ảnh hưởng đến tổng cung. ● Vấn đề quan trọng trong kinh tế vĩ mô trong nhiều trường hợp là cần bao nhiêu thời gian để nền kinh tế điều chỉnh từ ngắn hạn đến dài hạn. Tổng Cung Dài hạn
- Chúng ta gọi tổng cung dài hạn là LAS (Long-run aggregate supply). ● LAS là mối quan hệ giữa tổng cung của GDP thực tế và mức giá khi tất cả giá yếu tố sản xuất được điều chỉnh tương ứng với những thay đổi trong mức giá để cho giá yếu tố THỰC TẾ không đổi. ● Sự điều chỉnh đầy đủ này có nghĩa là, ví dụ, %ΔW = %ΔP do đó mức lương THỰC TẾ (W/P) là không đổi. Kết quả là nếu mức lương tăng lên, thì giá các yếu tố cũng tăng lên một lượng tương ứng. ● Hệ quả đầu tiên có nghĩa là thu nhập biên của doanh nghiệp tăng, và do đó họ muốn sản xuất nhiều hơn. ● Hệ quả thứ hai là chi phí biên của doanh nghiệp tăng lên, điều đó có nghĩa là họ muốn giảm sản xuất. ● Hai hệ quả này có mức độ tác động tương xứng nhau, và cân bằng với nhau, và do đó mức giá thay đổi, và không có một sự thay đổi nào trong sản xuất thực tế các hàng hoá và dịch vụ - chúng ta có một đường AS (tổng cầu) dài hạn theo chiều thẳng đứng, đường này không bị ảnh hưởng bởi giá cả, những yếu tố khác được xem là không đổi (mặc dù nó sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như là thay đổi về công nghệ hoặc sự tăng lên về tổng lượng vốn). ● Đường AS được minh hoạ trong Hình 3 dưới đây.
- Y* là một giá trị đặc biệt, là điểm chuẩn của nền kinh tế, điểm cân bằng tự nhiên dài hạn. ● Y* tương ứng với việc làm đầy đủ/tự nhiên/ của mọi đầu vào, bao gồm lao động và vốn và đôi khi được gọi là GDP đầy đủ việc làm hoặc GDP tiềm năng hoặc tỷ lệ tự nhiên. ● Chính xác Y* nằm ở điểm nào, thì đó là một vấn đề quan trọng cho các mục tiêu chính sách - chúng ta sẽ quay lại vấn đề này một cách chi tiết hơn ở phần tiếp theo. ● Chúng ta sẽ thấy rằng những yếu tố nào làm dịch chuyển đường LAS sang phải hoặc sang trái. Tổng cung ngắn hạn Chúng ta biểu thị tổng cung ngắn hạn là SAS (short-run aggregate supply). ● SAS là mối quan hệ giữa tổng cung ứng của các hàng hoá, dịch vụ và mức giá khi chúng ta giữ nguyên giá của các yếu tố sản xuất (ví dụ mức lương không điều chỉnh). ● Sự khác nhau cơ bản trong thực nghiệm lý thuyết này là trong ngắn hạn, giá yếu tố sản xuất không hề điều chỉnh (thay đổi), và trong dài hạn, giá yếu tố thay đổi hoàn toàn. ● (Tuy nhiên, lưu ý rằng chúng ta giữ nguyên tất cả những biến khác khi chúng ta xây dựng những đường này, những biến như là công nghệ kỹ thuật, quy mô của tổng lao động, v.v ) Kết quả là trong ngắn hạn, nếu mức giá tăng lên, thì giá các yếu tố được giả định là không đổi.
- ● Hệ quả thứ nhất là doanh thu biên của doanh nghiệp tăng lên, và do đó họ muốn gia tăng sản xuất. ● Hệ quả thứ hai là chi phí biên của doanh nghiệp không đổi, điều đó có nghĩa là họ muốn giữ nguyên mức sản xuất. ● Hệ quả thứ nhất rõ ràng là có tác động lớn hơn hệ quả thứ hai - do đó theo giả định này, khi P tăng lên, mức lương thực tế (W/P) giảm xuống ● Khi mức giá thay đổi, có sự tăng lên về sản xuất thực tế các hàng hoá và dịch vụ - chúng ta có đường AS ngắn hạn dốc theo hướng đi lên - khi mức giá tăng lên thì tổng cung cũng thay đổi như vậy. ● Đường trên được minh hoạ theo Hình 4 dưới đây. Hình 4 Đường Tổng Cung Ngắn hạn Hãy lưu ý rằng LAS và SAS có mối quan hệ với nhau. ● Đường SAS cắt LAS tại Y = Y*. ● Ở đây, W/P ở mức mà nền kinh tế có việc làm đầy đủ, và chúng ta sẽ thấy rằng đây là điểm mà nền kinh tế có xu hướng tự điều chỉnh đến nó. Sự dịch chuyển của LAS và do đó dẫn đến dịch chuyển SAS
- Bất cứ điều gì làm LAS dịch chuyển sẽ dẫn đến dịch chuyển SAS. ● Ví dụ của chúng ta trong Hình 5 dưới đây cho thấy sự tăng lên về tổng lượng GDP thực tế cung ứng tại một mức giá. ● Sự tăng lên này là tăng lên về tỷ lệ tự nhiên, một sự dịch chuyển trong ranh giới khả năng sản xuất. ● Điều này thể hiện một sự tăng lên trong xu hướng GDP thực tế. ● LAS và SAS dịch chuyển sang phải nếu a) cung ứng các yếu tố đầu vào (L, nguyên liệu thô, K) tăng lên, hoặc b) công nghệ được cải tiến, hoặc c) sự thay đổi của những yếu tố khác - v.d như giảm thuế, hoặc nền kinh tế cải tổ (như ở Đông Âu) ● Chúng tôi sẽ nói về chi tiết sự tăng trưởng kinh tế đó trong Kinh tế 302. Chỉ có những dịch chuyển của đường SAS Như Hình 6 dưới đây chỉ ra, một vài thay đổi chỉ ảnh hưởng đối với SAS - do sự khác nhau trong việc yếu tố nào làm ảnh hưởng đến mỗi đường.
- SAS dịch chuyển sang trái, đi lên nếu tiền lương và/hoặc những yếu tố đầu vào khác tăng lên. ● Bạn có thể nghĩ về điều này ở hai góc độ. ● Sự dịch chuyển của AC cho thấy rằng nếu giá cả yếu tố (hoặc chi phí) tăng lên đối với các doanh nghiệp, nhưng doanh thu vẫn giữ nguyên, thì sản xuất sẽ giảm, SAS dịch chuyển sang trái như đã thấy. ● Hoặc, sự dịch chuyển AB cho thấy rằng nếu giá cả yếu tố tăng lên đối với doanh nghiệp, họ sẽ cung ứng mức GDP thực tế không đổi chỉ khi giá cả của các yếu tố đầu ra tăng lên cùng một lượng tương ứng, do đó sự tăng lên trong chi phí cân đối với sự tăng lên trong doanh thu. ● Chú ý rằng SAS dịch chuyển sang phải khi giá cả yếu tố giảm xuống. ● Hơn nữa, khi giá cả yếu tố đầu vào dịch chuyển, thì không có sự dịch chuyển trong LAS - bởi vì không có sự dịch chuyển nguồn lực thực sự của xã hội. 3) Hệ Cân bằng Tổng hợp Điều này xảy ra khi tổng cung bằng tổng cầu. ● Sự cân bằng xảy ra khi cầu GDP thực tế bằng với cung GDP thực tế - khi AD = SAS. AS được chỉ ra trong Hình 7 dưới đây, mức giá chung thực hiện sự điều chỉnh để chúng ta có một hệ cân bằng:
- ● Nếu AD > SAS ở mức giá hiện tại (P0), thì doanh nghiệp sẽ thấy dư cầu đối với hàng hoá của họ, và giá cả bị đẩy lên, để giảm sự dư cầu, đẩy nền kinh tế đến điểm cân bằng tại PE, YE. ● Nếu AD < SAS ở mức giá hiện tại (P1), thì doanh nghiệp thấy rằng họ không thể bán tất cả hàng hoá - dư cung - và họ bắt đầu giảm giá, để giảm bớt sự dư cung, đẩy nền kinh tế đến điểm cân bằng tại PE, YE. Hình 7 Sự cân bằng ngắn hạn xảy ra khi AD = SAS, trong khi đó sự cân bằng dài hạn chỉ xảy ra khi AD = LAS = SAS. ● Để biết được điều này xảy ra như thế nào, hãy xem xét va khả năng cân bằng ngắn hạn của một nền kinh tế, lưu ý rằng cân bằng vĩ mô xảy ra khi AD = SAS, nhưng điều này không tự động tạo nên sự cân bằng dài hạn ở LAS. Cân bằng vĩ mô việc làm đầy đủ
- Nếu SAS = AD trên LAS, như chỉ ra trong Hình 8 dưới đây, thì chúng ta có sản lượng bằng với tỷ lệ tự nhiên, thất nghiệp bằng với tỷ lệ tự nhiên, và chúng ta có sự cân bằng việc làm đầy đủ. ● Nền kinh tế đang ở trong cân bằng dài hạn, và chúng ta đang ở điểm này, không có một cú sốc nào nữa xảy đến. Sự cân bằng thất nghiệp Nếu SAS = AD ở phía bên trái của LAS, thì chúng ta có một sự cân bằng thất nghiệp, như chỉ ra trong Hình 9 dưới đây. ● Sản lượng ở dưới mức tự nhiên, bởi một lượng được gọi là khoảng trống suy thoái, và thất nghiệp ở cao hơn mức tự nhiên. ● Một ví dụ cổ điển của trường hợp này là cuộc khủng hoảng 1990-91 và những gì xảy ra sau đó.
- ● Điều gì xảy ra tiếp theo với nền kinh tế là vấn đề mà chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp. Một sự cân bằng trên mức việc làm đầy đủ Nếu SAS = AD tại điểm bên phải của LAS, thì chúng ta có một sự cân bằng trên mức việc làm đầy đủ. ● Sản lượng trên mức tự nhiên, để lộ ra một khoảng trống lạm phát. ● Thất nghiệp ở dưới mức tự nhiên, có sự thiếu hụt về lao động. ● Một ví dụ cho trường hợp này là tình hình Kinh tế ở Canada trong những năm cuối 1980, và là tình huống mà Ngân hàng Canada lo ngại sẽ xảy ra trong những năm tới khi nền kinh tế Canada bùng nổ.
- ● Một lần nữa, chúng ta sẽ giải thích về điều gì sẽ xảy ra sau khi chúng ta có thêm một vài khái niệm mới nữa. 4) Điều gì Quyết định đối với GDP Thực tế và Mức giá. Sự cân bằng ngắn hạn được quyết định bởi vị trí của các đườngAD và SAS. ● Sự cân bằng dài hạn được quyết định bởi các đường AD, SAS và LAS. ● Đây chẳng qua là một cách nói khác rằng sự cân bằng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố có tác động đến các đường này, hay nói cách khác bởi các yếu tố có tác động đến thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường lao động, v.v. ● Do đó, để hiểu được hệ cân bằng vĩ mô mà chúng ta sẽ thảo luận, chúng ta cần quay lại với những yếu tố có tác động đến đường AD và AS - đây là những gì mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong các Phần II và III của khoá học. ● Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu xem những cú sốc đối với AD và SAS ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào.
- Một cú sốc tiêu cực đối với tổng cầu Hình 11 thể hiện một nền kinh tế bắt đầu trong sự cân bằng vĩ mô tại P0, Y* - nền kinh tế đang ở tại điểm có việc làm đầy đủ. ● Tiếp theo, giả sử rằng có một cú sốc tiêu cực đối với AD. ● Một cú sốc như vậy có thể xảy ra khi có sự mất lòng tin của các nhà đầu tư, chi tiêu của nhà đầu tư (có thể là do tỷ lệ lãi suất cao), hoặc do sự giảm sút niềm tin của người tiêu dùng làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng, hoặc từ sự cắt giảm chi tiêu của chính phủ đối với cán cân ngân sách, hoặc như là năm 1991, từ sự suy thoái của Hoa Kỳ làm giảm kim ngạch xuất khẩu của chúng ta. ● Tại mức giá ban đầu P0, hiện tại có sự dư cung hàng hoá và dịch vụ. ● Sự dư cung này có nghĩa là doanh nghiệp không thể bán tất cả các hàng hoá của họ, nên họ giảm giá, điều này làm giảm mức giá bình quân, dẫn đến một sự cân bằng mới, ở đó AD1 = SAS0. ● Bởi vì SAS0 = AD1 tại bên trái của LAS, nên chúng ta có một sự cân bằng thất nghiệp - sản lượng thấp hơn mức tự nhiên, và thất nghiệp ở cao hơn mức tự nhiên.
- Điều gì xảy ra tiếp theo đối với nền kinh tế? Có hai khả năng xảy ra: ● Nhà nước tham gia vào và tác động đến tổng cầu bằng chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khoá. Hành động này làm tằng AD trở lại với AD0, làm cho nền kinh tế trở lại với điểm cân bằng đầy đủ việc làm tại P0 và Y*. Chúng ta sẽ tìm hiểu hành động này về chi tiết ở phần II của khoá học. ● Nhà nước không làm gì cả, nhưng nền kinh tế bắt đầu tự điều chỉnh. Trong hệ cân bằng thiếu việc làm, những lao động không có việc làm sẽ bắt đầu chấp nhận làm việc với mức tiền công thấp, và các doanh nghiệp sẽ có yêu cầu về giảm lương từ những công nhân của họ. Mức thù lao thấp hơn này có nghĩa là chi phí nhân công của doanh nghiệp sẽ giảm đi, do đó họ sẽ thuê thêm lao động, và sử dụng lao động này để sản xuất một lượng hàng hoá lớn hơn - đường SAS dịch chuyển sang phải đến SAS1, đẩy nền kinh tế đến một sự cân bằng mới với mức việc làm đầy đủ tại P2 và Y*. Điều chủ yếu là sự điều chỉnh này của khối tư nhân diễn ra nhanh chậm như thế nào? ● Nếu nó nhanh hơn chính sách của nhà nước, thì nhà nước không cần phải làm gì cả, nền kinh tế tự nó điều chỉnh. ● Nếu quá trình tự điều chỉnh này diễn ra chậm do sự trì trệ của thị trường như là các hợp đồng dài hạn, thì ở đây cần sự xuất hiện và can thiệp của nhà nước để thúc đẩy sự điều chỉnh này. ● Tốc độ của sự điều chỉnh tương đối này là điểm chủ chốt mà chúng ta sẽ nói đến trong suốt khoá học. Một cú sốc tích cực đối với SAS
- Trong Hình 12 dưới đây, một lần nữa nền kinh tế bắt đầu tại mức tự nhiên, P0 và Y*. ● Giả sử là có một cú sốc tích cực đối với SAS. ● Ví dụ như trong năm 1997 và 1998, giá dầu mỏ thế giới và những hàng hoá khác (khoáng chất, gỗ, v.v ) giảm mạnh sau cuộc khủng hoảng châu Á. ● Ở Canada đã ảnh hưởng làm giảm AD, cũng như ảnh hưởng đến SAS, bởi vì nước ta xuất khẩu chính những hàng hoá đó. ● Tuy nhiên ở những nước khác, như là Hoa Kỳ, sự thay đổi này có nghĩa là một sự giảm mạnh về giá của các tài nguyên thiên nhiên - một sự dịch chuyển sang bên trái của SAS sang SAS1. ● Sự tăng lên về số lượng cung này sẽ tạo ra một sự dư cung, làm giảm giá cả xuống một mức mới P1, làm tăng lượng cầu, và tăng mức sản lượng đến Y1. ● Trong ví dụ này sản lượng ở trên mức tự nhiên, nhưng điều này có vẻ như không thực tế lắm trong những năm gần đây.
- Ở đây có hai phương pháp để điều chỉnh nền kinh tế: ● Một lần nữa, không có gì thay đổi trong chính sách của nhà nước, và nền kinh tế tự nó điều chỉnh. Ở đây, có sự thiếu hụt về lao động (sản lượng ở trên mức tự nhiên), mức lương quá thấp, và mức lương sẽ tăng lên. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, và sản xuất giảm. Do đó, SAS dịch lùi lại đến SAS0, và chúng ta trở về với mức tự nhiên, với một chút lạm phát. (Vấn đề then chốt là sự điều chỉnh này diễn ra nhanh chậm như thế nào?) ● Nhà nước có thể làm gì đó để đối phó với lạm phát, bằng cách giảm AD, bằng cách thắt chặt chính sách tài khoá và tiền tệ. Một lần nữa chúng ta lại trở về với mức tự nhiên, nhưng với một mức giá thấp hơn. Tổng quát Rõ ràng rằng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm phía trước, để hiểu được một cách chính xác về những cú sốc này có ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế như thế nào, và nền kinh tế điều chỉnh với tốc độ nào, và chúng ta có thể thực hiện các chính sách tiền tệ và tài chính ngược chu kỳ. Chúng ta cũng có thể thấy được rằng điều chỉnh tiền lương đóng vai trò chính trong nền kinh tế ● Mức lương xác lập như thế nào? ● Rõ ràng đó là kết quả mặc cả của người lao động và doanh nghiệp, bị ảnh hưởng bởi sự kỳ vọng về mức giá. ● Các doanh nghiệp quan tâm đến mức giá trong tương lai, vì điều đó quyết định đến doanh thu. ● Người lao động quan tâm đến, vì giá cả quyết định chi phí sinh hoạt.
- Sau khi cú sốc đẩy nền kinh tế ra khỏi sự cân bằng dài hạn, dường như cuối cùng nền kinh tế cũng điều chỉnh hệ cân bằng dài hạn, đầy đủ việc làm, nhưng sự quy hồi này diễn ra với tốc độ nào? ● Chúng ta có hai dòng lý thuyết về sự quy hồi này. ● Trong lý thuyết Keynes mới, chúng ta có sự quy hồi chậm, và trong lý thuyết Tân Cổ điển chúng ta có sự quy hồi nhanh. ● Thực tế, lý thuyết Tân Cổ điển chủ yếu lập luận rằng nền kinh tế tự điều chỉnh một cách nhanh chóng, không cần có sự can thiệp của chính phủ bằng chính sách ngược chu kỳ. Chúng ta cần mở rộng luận điểm này một chút, mặc dù những luận điểm đầy đủ sẽ được đề cập đến ở phần sau của khoá học, và chủ yếu là trong Kinh tế học 302. 5) Quan điểm của lý thuyết Keynes mới trái với Tân cổ điển về Chính sách Ngược chu kỳ. Nhà nước có thể thực hiện chính sách ngược chu kỳ hay không? Để nhà nước cải thiện được mọi thứ, thì nhà nước phải phản ứng nhanh hơn sự tự điều chỉnh của nền kinh tế, hoặc tốt nhất là không làm gì và xấu nhất là làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Điều gì làm cho nhà nước phản ứng nhanh hoặc chậm? Điều đó phụ thuộc vào sự trì trệ trong việc thực hiện chính sách nhà nước. ● Sự chậm trễ trong việc nhận thức vấn đề, do sự chậm trễ trong việc thống kê. ● Chậm trễ trong việc quyết định chính sách đúng đắn và thực hiện nó.
- ● Thời gian trễ giữa việc thay đổi các công cụ chính sách và ảnh hưởng cuối cùng của chúng đối với tổng cầu - ví dụ như, các quyết định đầu tư không thay đổi sau một đêm. ● Những ước đoán là chính sách tiền tệ cần 12-18 tháng để thực hiện cho đến khi chúng tác động được tổng cầu, mặc dù chính sách này tác động đến tỷ giá hối đoái ngay lập tức. Điều gì ảnh hưởng đến tốc độ điều chỉnh của nền kinh tế? Điều quan trọng là giá cả yếu tố đầu vào tăng nhanh như thế nào, đặc biệt là tiền lương, điều chỉnh đối với những thay đổi trong giá cả và những kỳ vọng. Trước hết hãy xem xét: Lý thuyết Tân Cổ điển Người lao động quan tâm đến lương thực tế của họ W/P và mong muốn nhận được sự tăng lên chi phí sinh hoạt mỗi khi mức giá tăng lên (họ muốn %Δ W = %Δ P). ● Họ sẽ điều chỉnh một cách nhanh chóng những hợp đồng của họ trong tình huống này, và mức lương sẽ rất linh hoạt. ● Điều này có nghĩa là nếu có suy thoái, sẽ có một sự điều chỉnh nhanh về cầu lương theo hướng giảm xuống, và nếu có lạm phát sự điều chỉnh sẽ theo hướng tăng mức lương. ● Nền kinh tế điều chỉnh nhanh chóng bởi vì có một sự khuyến khích chắc chắn để tránh một mức lương thực tế quá thấp (làm việc quá ít) hoặc quá cao (thất nghiệp tăng lên). Kết hợp lập luận này với quan điểm nhà nước phản ứng chậm chạp, thì sẽ thấy rằng không nhất thiết phải có hành động của nhà nước để đối phó với suy thoái. Nhà nước chỉ cần đối phó với hiện tượng lạm phát.
- Lý thuyết Keynes mới Lý thuyết này lập luận rằng trong khi những sự kỳ vọng là cực đoan, có một sự tri trệ trong nền kinh tế ngăn cản sự điều chỉnh sớm của mức lương, đặc biệt là sự giảm xuống trong thời kỳ suy thoái - có sự thất bại trong cơ chế điều phối của nền kinh tế thị trường. ● Rất linh hoạt, các doanh nghiệp và người lao động có hợp đồng dài hạn sẽ xác lập mức lương tăng lên trong những năm tới, dựa trên những kỳ vọng tốt của họ về điều gì sẽ xảy ra. ● Nếu sự kiện không nhận thấy trước xảy ra, thì sẽ rất khó khăn để thay đổi mức lương, đặc biệt là để đẩy lùi tăng giá. ● Mức lương chỉ thay đổi khi có nhiều hợp đồng được ký kết hoặc ký lại, nghĩa là có sự điều chỉnh chậm chạp và một phần của SAS để đối phó với cú sốc của tổng cầu. Đối chiếu lập luận này với niềm tin rằng nhà nước có thể phản ứng nhanh nhạy, và điều này dẫn đến lập luận rằng chính sách của nhà nước có thể cải thiện nền kinh tế, bằng cách làm cân bằng những thay đổi của AD. 6) Kết luận Cuối cùng, chúng ta có thể nhìn thấy mô hình AD-AS để giải thích ban đầu của các sự kiện trong thực tế Canada trong những năm vừa qua. Năm 1996 1998 %Δ1996-1998
- Mức giá 105.8 108.6 +2.6% GDP thực tế 782 tỷ Đô la 838 tỷ Đô la +7.2% Thất nghiệp 9.7% 8.3% Như Hình 13 dưới đây cho thấy, rõ ràng có một sự dịch chuyển sang phải trong tổng cầu và có thể là tổng cung để đạt được sự thay đổi nói đến. ● Một câu hỏi lớn đặt ra là liệu có sự thay đổi trong LAS, trong trường hợp nào tình huống được cải thiện đó có khả năng là sự tạm thời tương đối. ● Nếu có một sự thay đổi trong SAS, và không có ở LAS, thì chúng ta sẽ sớm thấy được sự lạm phát tăng lên. Bây giờ chúng ta đã có một sự nhận thức về mô hình AD-AS cơ sở, đây là lúc để quay lại với một số chi tiết của mô hình này.
- ● Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu chính xác là mô hình AD xuất phát từ đâu, và chi tiết của phần hàng hoá và dịch vụ và thị trường tài chính có tác động đến AD. ● Tiếp đó, chúng ta sẽ tìm hiểu mô hình AS đến từ đâu, với sự chi tiết của thị trường lao động và sản xuất. ● Cuối cùng, chúng ta sẽ đến với chính sách ổn định, và sẽ thảo luận về hai lý thuyết, Tân Cổ điển và Keynes Mới.
- Chương 4: Tổng cầu Harvey B. King Như chúng ta đã thấy ở phần trước, nền kinh tế có rất nhiều biến động trong GDP thực tế, mức giá, và thất nghiệp trong một chu kỳ kinh tế. ● Chúng ta đã nói ở phần chương 3 rằng những cú sốc này là do sự biến động trong tổng cầu và tổng cung. ● Công việc của chúng ta trong Phần II là tìm hiểu chi tiết của những yếu tố nào tác động đến tổng cầu, do đó chúng ta có thể hiểu được ● Nguồn gốc của các cú sốc khác nhau đối với tổng cầu. ● Những cú sốc này tác động đến nền kinh tế như thế nào. ● Những cú sốc nào có ảnh hưởng đến những biến như là tỷ lệ lãi suất, và tỷ giá hối đoái. Để tìm hiểu tổng cầu, chúng ta trước hết hãy quay lại với khái niệm tổng chi tiêu trong chương 2. ● Tổng cầu là mối quan hệ giữa cầu GDP thực tế và mức giá. ● Tổng chi tiêu là số lượng của cầu GDP thực tế tại một mức giá nhất định. Tổng Chi tiêu và GDP thực tế Tổng chi tiêu là tổng các khoản chi phí bỏ ra để mua tất cả các hàng hoá và dịch vụ.
- ● Như chúng ta đã thấy trong phân tích về dòng luân chuyển, chúng ta đặc biệt lưu tâm đến các yếu tố tổng hợp: Y = C +I +G +EX -IM. ● Tiêu dùng (C) là thành phần lớn nhất trong tổng chi tiêu - trung bình nó thường chiếm đến 55.7% của tổng chi tiêu, và mức tăng của nó thường giao động khoảng -2.7% đến +5.2%[1]. ● Đầu tư đóng góp vào ít hơn, khoảng 21.5% GDP thực tế. Tuy nhiên mức tăng trưởng của nó lại rất biến động, từ -18% đến +12.2%. ● Chi tiêu của chính phủ tương đương với đầu tư, trung bình khoảng 22.4% tổng chi tiêu, với mức tăng trưởng giao động khoảng -1.7% đến +4.1%. ● Xuất khẩu chiếm một phần khá cao trong tổng chi tiêu, từ năm 1981 là 18.8% đã tăng lên 33.8% năm 1995 (chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng của NAFTA: Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ), với mức tăng trưởng khoảng -2.1% đến +17.7%. ● Nhập khẩu cũng chiếm khá cao trong tổng chi tiêu, năm 1981 kà 18.7% đã lên đến 30.9% năm 1995, với mức tăng trưởng dao động từ -15.2% đến 17.1%. Rõ ràng tiêu dùng đóng góp nhiều nhất trong tổng chi tiêu, nhưng lại tương đối ổn định. ● Đầu tư, xuất khẩu và nhập khẩu chiếm một phần nhỏ hơn, nhưng kém ổn định hơn, nhiều biến động hơn. ● Do đó chúng ta có lý do để tìm hiểu điều gì thúc đẩy tiến trình quyết định của tiêu dùng, đầu tư, và xuất khẩu ròng. ● Chúng ta sẽ bắt đầu ở chương này với tiêu dùng, chuyển đầu tư sang chương 5, chi tiêu chính phủ ở chương 6, và xuất khẩu ròng ở chương 7.
- 1) Những yếu tố quyết định đến tiêu dùng và tiết kiệm Như chúng ta đã thấy trong dòng luân chuyển, các hộ gia đình có thu nhập và phân bổ nó vào các khoản thuế, tiêu dùng và tiết kiệm: Y = C + S + T. ● Trong mô hình này, chúng ta sẽ cho rằng thuế là yếu tố ngoại sinh đối với các hộ gia đình, do đó nằm ngoài sự kiểm soát của họ (điều đó gần như đúng với tất cả các hộ gia đình). ● Do đó chúng ta đưa ra khái niệm thu nhập có sẵn: YD = Y -T. ● Chúng ta lưu ý rằng khoản thu nhập này được phân bổ cho tiêu dùng và tiết kiệm: YD = C + S. Tiêu dùng là nhu cầu đối với các hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn mục đích tiêu dùng, thường là sử dụng hiện tại. ● Bia, bánh pizza, quần áo, cũng như hàng tiêu dùng lâu bền như ô tô. ● Chúng ta xem việc xây mới nhà là một phần của quyết định đầu tư, bởi vì nó giống với việc mua hàng hoá vốn. Chúng ta sẽ đặt câu hỏi tiếp là, những yếu tố nào có ảnh hưởng đến quyết định này? ● Rõ ràng thu nhập có sẵn là một yếu tố quan trọng nhất. ● Tuy nhiên, một số hộ gia đình lại đi vay và tiết kiệm, do đó những yếu tố khác có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng. ● Các hộ gia đình sẽ trông chờ vào thu nhập kỳ vọng trong tương lai - nếu bạn được thăng chức, bạn có thể vay tiền để nâng cấp chiếc ô tô, hoặc sẽ có một kỳ nghỉ dài hơn.
- ● Các hộ gia đình cũng có thể nhìn vào tài sản nắm giữ hiện tại - ví dụ như, nếu thị trường chứng khoản tăng lên một vài điểm, làm tăng giá trị của các quỹ tương trợ, thì họ sẽ gia tăng tiêu dùng hiện tại. ● Độ tuổi trong các hộ gia đình cũng quan trọng - những gia đình trẻ chi tiêu nhiều vào việc mua sắm các tiện ích, ô tô, nuôi dạy con cái, v.v, trong khi những hộ gia đình cao tuổi lại chi tiêu ít hơn vì họ cần tiết kiệm để sử dụng cho lúc về hưu, v.v ● Cuối cùng, tỷ lệ lãi suất có tác động đến chi phí tiêu dùng - nếu lãi suất tăng lêng, mọi người sẽ vay tiền ít đi và tiết kiệm nhiều hơn, làm giảm mức tiêu dùng hiện tại. Nghiên cứu cho thấy rằng tất cả những biến trên có một tầm quan trọng nhất định, nhưng biến quan trọng nhất là thu nhập có sẵn. ● Do đó, chúng ta sẽ chuyển sang khái niệm hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm, trong đó sẽ nói về tiêu dùng và tiết kiệm trong mối quan hệ với YD. 2) Hàm Tiêu dùng và Hàm Tiết kiệm Mối quan hệ giữa tiêu dùng và YD được gọi là hàm tiêu dùng, trong khi mối quan hệ giữa tiết kiệm và YD được gọi là hàm tiết kiệm. ● Bởi vì C + S = YD, chúng ta có thể viết lại là S = YD - C. ● Nếu C 0- do đó hộ gia đình hiện tại đang tiết kiệm. ● Nếu C = YD, thì S = 0 - Thì hộ gia đình không tiết kiệm cũng không đi vay. ● Nếu C > YD, thì S < 0- Hộ gia đình tiêu dùng nhiều hơn họ nhập của họ. Làm sao mà hộ gia đình có thể xoay sở để tiêu dùng nhiều hơn thu nhập họ có?
- ● Họ có thể tăng mức sử dụng tài sản hiện có, hay tiêu dùng tiền tiết kiệm. Đây là điều mà những người nghỉ hưu thường làm. ● Họ có thể vay tiền, như các bạn đang làm. Chúng ta hãy xem xét bảng sau (đơn vị: tỷ đô la) Thu nhập sẵn có Tiêu dùng Tiết kiệm Trước hết, chúng ta có thể thấy từ trên đây rằng Tiết kiệm phát sinh từ công thức: S = YD - C. ● Thứ nhì, chúng ta có thể thấy rằng, khi YD tăng, C và S đều tăng. ● Ví dụ, khi YD tăng từ $100 triệu đến $200 triệu (+$ 100 triệu), C tăng $60 triệu và S tăng $ 40 triệu. ● Do đó, không chỉ C + S = YD, mà DC +DS = DYD. Chúng ta lại xem xét Hình 1 dưới đây. ● Phần (a) cho chúng ta thấy hàm tiêu dùng từ bảng trên, trong khi phần còn lại cho chúng ta thấy hàm tiết kiệm.[2] ● Trước hết chúng ta hãy xem hàm tiêu dùng trong phần (a). ● Nếu chúng ta có thu nhập bằng không, chúng ta sẽ muốn tiêu dùng một lượng tối thiểu bằng cách vay tiền hoặc tiêu vào khoản tiết kiệm.
- ● Trong ví dụ của chúng ta, đó là $ 80 tỷ, và được gọi là tiêu dùng tự định - phần tiêu dùng này độc lập với mức thu nhập sẵn có hiện tại của bạn. ● Trên hình vẽ, số tiền này được chỉ ra như là điểm dừng của hàm tiêu dùng. ● Khi thu nhập của chúng ta tăng lên, thì mong muốn tiêu dùng cũng tăng. ● Trong ví dụ này, ựư thay đổi trong tiêu dùng là $ 60 cho mỗi $100 tăng lên của thu nhập sẵn có. ● Chúng ta có thể thấy điều này bằng con số với độ dốc của hàm tiêu dùng, ví dụ từ điểm b đến điểm c: độ dốc =
- Chúng ta có thể kết hợp các thông tin tại số bất định và độ dốc của hàm tiêu dùng để tạo ra một biểu thức của hàm tiêu dùng đặc biệt này (đơn vị: tỷ): (1) C = 80 + 0.6YD. Hơn nữa, chúng ta viết biểu thức hàm tiêu dùng dưới dạng sau: (2) C = a + bYD, a> 0, 0 < b < 1, Trong đó a là số bất định của hàm, và b là độ dốc (hệ số góc).
- Bây giờ chúng ta chuyển sang hàm tiêu dùng. ● Chúng ta thấy rằng, nếu YD = 0, thì tiết kiệm = -$80 tỷ (lượng tiền đi vay hoặc sử dụng tiền tiết kiệm tương ứng là $80 tỷ). ● Đây là giá trị của điểm dừng của hàm tiêu dùng trên đồ thị. ● Chúng ta thấy rằng khi YD tăng $100, tiết kiệm tăng $40. ● Điều này được thể hiện trên đồ thị, ví dụ như từ điểm b đến điểm c: độ dốc = Chúng ta có thể kết hợp các thông tin trong số bất định và độ dốc (hệ số góc) của hàm tiết kiệm để tạo ra một biểu thức của hàm tiêu dùng đặc biệt này (đơn vị: tỷ): (3) S = -80 + 0.4YD. Tổng quát hơn, chúng ta viết biểu thức của hàm tiêu dùng theo dạng sau: (4) S = -a + (1-b)YB, a > 0, 0 < (1-b) <1. Trong đó -a là số bất định, và (1-b) là độ dốc (hệ số góc của hàm).[3] Khuynh hướng Biên của Tiêu dùng và Khuynh hướng Biên của Tiết kiệm Một vai trò quan trọng được thể hiện trong kinh tế học đó là giá trị biên. ● Giá trị biên là giá trị cuối cùng của một đơn vị nhận được. ● Chúng ta có thể áp dụng quan điểm này bằng cách suy nghĩ về điều gì xảy ra cho đồng đô la cuối cùng của thu nhập sẵn có kiếm được.
- ● Đồng đô la cuối cùng này được chia ra thành tiêu dùng thêm và tiết kiệm thêm. Chúng ta có thể xác định được khuynh hướng biên của tiêu dùng hay MPC (marginal propensity to consume): ● Trong ví dụ của chúng ta MPC = 0.6, trong trường hợp tổng quát MPC = b. ● Theo hàm tiêu dùng mà chúng ta đã giả định, với một hệ số góc không đổi, thì giá trị của MPC không đổi. ● Đây là một giả định hợp lý vì nó dựa trên lối phân tích thực nghiệm. Chúng ta cũng có thể xác định khuynh hướng tiết kiệm biên hay MPS (marginal propensiy to save): ● Trong ví dụ của chúng ta, MPS = 0.4, ở trường hợp tổng quát MPS = (1-b). ● Một lần nữa, MPS cũng mang giá trị không đổi. Chúng ta có thể thấy rằng MPS và MPC có mối quan hệ với nhau. ● Điều này không hề ngạc nhiên, bởi vì chúng cho thấy một đô la thêm vào của YD được phân bổ như thế nào giữa tiêu dùng thêm và tiết kiệm thêm. C +S = YD
- DC + DS = DYD ● Nếu chúng ta chia cả hai vế biểu thức trên cho YD, thì chúng ta có: , hay là MPC + MPS = 1. Khuynh hướng tiêu dùng biên và khuynh hướng tiết kiệm biên là hai biến chủ chốt trong mô hình kinh tế của chúng ta, và cách hiểu của chúng ta về cách thức các cú sốc tác động đến nền kinh tế. ● Một cú sốc đối với nền kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi trong YD, và ngược lại sẽ dẫn đến thay đổi trong tiêu dùng và tiết kiệm, và đến lượt nó lại làm thay đổi hơn nữa thu nhập. ● Ở đây QUY MÔ ảnh hưởng của DYD đối với DC đóng vai trò quan trọng - và chúng ta xác định quy mô này bằng khuynh hướng biên của tiêu dùng! Khuynh hướng Tiêu dùng và Tiết kiệm Trung bình Chúng ta cũng có thể xác dịnh khuynh hướng tiêu dùng trung bình (APC: average propensity to consume): Cũng như đối với khuynh hướng tiết kiệm trung bình (APS: average propensity to save), hay là mức tiết kiệm:
- Trong ví dụ của chúng ta, tại các điểm khác nhau chúng ta có thể tính toán APC và APS: Thu nhập có Tiêu dùng APC =C/Y Tiết kiệm APS = S/Y sẵn a 0 80 - -80 - b 100 140 1.4 -40 -0.4 c 200 200 1.0 0 0 d 300 260 0.867 40 0.133 e 400 320 0.80 80 0.20 Chúng ta để ý thấy rằng APC + APS = 1. Chúng ta cũng ít khi sử dụng những khuynh hướng này. Tiêu dùng, Thuế và GDP thực tế Chúng ta đã tìm ra mối quan hệ giữa chi tiêu cho tiêu dùng và thu nhập có sẵn. ● Để giải thích sâu hơn điều gì đã thúc đẩy tổng chi tiêu, chúng ta cần hiểu được mối quan hệ giữa GDP thực tế và tiêu dùng.
- ● Dòng phân tích cơ sở là: DGDP thực tế ®DYD®DC ● Do đó chúng ta cần hiểu được sự thay đổi GDP thực tế sẽ dẫn đến sự thay đổi trong thu nhập có sẵn như thế nào. Mối liên hệ mà chúng ta đang tìm kiếm nằm ở trong vấn đề thuế. ● Hãy nhớ rằng YD = Y - T. ● Chúng ta sẽ xác định thuế như sau: (5) T = t0 +tY. ● t0 là mức thuế tự định - đó là một phần của thuế mà nó không biến đổi theo GDP thực tế. ● t là tỷ lệ thuế biên = DT/DY, đây là thuế dẫn dụ, đây là phần thuế thay đổi theo thu nhập. ● Về tổng quát, chúng ta giả định 0< t < 1. ● Chúng ta thay thế biểu thức (5) vào định nghĩa về YD, sẽ có: YD = Y - T = Y - (t0 + tY), hay (6) YD = (1-t)Y -t0. ● Nếu chúng ta thay thế định nghĩa về YD trong biểu thức (6) vào hàm tổng quát của biểu thức (2), chúng ta sẽ có được hàm tiêu dùng ngoài GDp thực tế: C = a + bYD = a + b((1-t)Y -t0), hay (7) C = a -bt0 +b(1-t)Y.
- Ở đây chúng ta nhìn thấy được mối liên hệ giữa GDP thực tế (Y) và tiêu dùng. ● Chúng ta có thể xác định khuynh hướng tiêu dùng biên ngoài GDP là: . ● Chúng ta sẽ sử dụng biến này trong phần sau. Mức Tiêu dùng và Sự Biến động của nó Chúng ta lưu ý ngay từ đầu rằng tiêu dùng chiếm khoảng 55% của tổng chi tiêu (=GDP thực tế), và nó có biến động nhưng không nhiều lắm. ● Chúng ta tìm hiểu tại sao tiêu dùng lại chiếm một phần lớn trong GDP thực tế - có một mức độ tương đối cao của APC. ● Chúng ta cũng tìm hiểu tại sao tiêu dùng lại khá ổn định trong GDP thực tế - MPC tương đối ổn định. ● Cuối cùng, chúng ta tìm hiểu tại sao tiêu dùng lại thay đổi - có những yếu tố khác như là thay đổi của thu nhập kỳ vọng trong tương lai, của cải, v.v., có ảnh hưởng đến mức độ tiêu dùng, và thay thế (hoán đổi) giữa APC và APS. ● Vấn đề mà chúng ta nghiên cứu tiếp theo là những cú sốc, và tìm hiểu ảnh hưởng của chúng như thế nào đối với tiêu dùng và tiết kiệm. 4) Nghiên cứu tình huống: Việc giảm mức tiết kiệm ở Hoa Kỳ và Canada gần đây. Gần đây ở Canada và Hoa Kỳ, mức tiết kiệm giảm xuống một cách đáng kể; mức tiết kiệm = S/YD = khuynh hướng tiết kiệm trung bình.
- Hình 2 cho thấy mức tiết kiệm ở Canada, trong khi những con số ở phía trên thể hiện mức tiết kiệm ở Hoa Kỳ.[4] Trước hết hãy xem xét điều gì gây nên những sự thay đổi này, và chúng có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế. ● Ở Hoa Kỳ trong những năm 1990 (và Canada ở một mức thấp hơn), thị trường chứng khoán bùng nổ đã bổ sung hàng tỷ đô la vào việc nắm giữ của cải của các hộ gia đình khác nhau, làm tăng tiết kiệm ngoài dự kiến của những hộ gia đình này. ● Của cải là số tài sản, và tiết kiệm là dòng vốn, do đó DCủa cải = Tiết kiệm.
- ● Khi thị trường chứng khoán đã bùng nổ, các hộ gia đình ở Hoa Kỳ và Canada đã tự phát hiện ra nguồn tiết kiệm ngoài dự kiến này. ● Nhiều hộ đã phản ứng lại bằng cách giảm tiết kiệm đối với thu nhập hiện thời, và tăng chi tiêu vào tiêu dùng. ● Ở Hoa Kỳ, sự thay đổi quá mạnh mẽ đến mức các hộ gia đình đạt được một trạng thái trong đó C > YD, và S < 0. Ở Canada, S » 0. Về cơ bản, giá trị tăng lên của việc nắm giữ tài sản trên thị trường chứng khoán đã tạo ra sự dịch chuyển đi lên trong hàm C (tiêu dùng), và sự dịch chuyển đi xuống của hàm S (tiết kiệm), đối với mức độ thu nhập có sẵn hiện tại. ● Hình 3 cho thấy ảnh hưởng của sự dịch chuyển này. ● Bởi vì tổng chi tiêu bao gồm chi tiêu tiêu dùng, sự bùng nổ thi trường chứng khoán đã tiếp sức cho sự tăng lên mạnh mẽ tiêu dùng, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. ● Chúng ta có thể nhìn thấy sự tăng lên hàng loạt của giá nhà, sales of 4x4's, và những hàng hoá xa xỉ khác. ● Chúng ta sẽ quay lại với những ảnh hưởng sâu hơn của sự thay đổi này ở những phần sau.
- 5) Hàm Tổng Chi tiêu Dự kiến Chúng ta đã biết được tiêu dùng có tác động như thế nào, và chúng ta đã có một vài khái niệm ban đầu về độ lớn và sự biến đổi của các yếu tố trong tổng chi tiêu. ● Bây giờ chúng ta sẽ xây dựng một mô hình cơ bản của tổng chi tiêu và những yếu tố nào tác động đến tổng chi tiêu, và sự thay đổi trong tổng chi tiêu tác động đến mức độ sản xuất Y như thế nào. ● Chúng ta sẽ làm đơn giản vấn đề bằng cách giả định rằng không có sự thay đổi trong giá cả bình quân.
- ● Tôi muốn nói về ví dụ của catalogue - các doanh nghiệp đã định sẵn giá cho sản phẩm của họ, và bảo đảm rằng những giá cả này sẽ có hiệu lực trong vài tháng tiếp theo. ● Nếu có một sự thay đổi trong nhu cầu sản phẩm, các doanh nghiệp sẽ không thay đổi mức giá, họ sẽ điều chỉnh mức sản xuất để đáp ứng mức cầu. ● Đây là một giả định đặc biệt, chúng ta sẽ đề cập đến trong Chương 6. Chúng ta cũng có một giả định đơn giản hoá khác: ● Chúng ta sẽ bỏ qua nền kinh tế mở, và cho rằng xuất khẩu và nhập khẩu đều bằng không (= 0). ● Giả định này cho phép chúng ta thực hiện một số phân tích ban đầu ít phức tạp và ít tính khái quát hơn. ● Ở phần cuối chương, chúng ta sẽ quay lại với nền kinh tế mở. ● Do đó, chúng ta cho rằng E = C + I +G. Bây giờ chúng ta cần tìm ra điểm chi tiêu cân bằng. ● Chi tiêu cân bằng xảy ra khi tổng chi tiêu dự kiến bằng GDP thực tế. ● Nói cách khác, khi chi tieu dự kiến bằng với sản phẩm thực tế - đây là sự cân bằng bởi vì mọi người muốn mua một cái gì đó có thể tìm được một loại hàng hoá/dịch vụ để mua, và một người nào đó muốn bán một món đồ sẽ tìm được một người mua. ● Tổng chi tiêu dự kiến là tổng tiêu dùng dự kiến, đầu tư dự kiến, và mua sắm dự kiến của chính phủ trong ví dụ đã được đơn giản hoá của chúng ta.
- (8) EP = CP + IP + GP. ● Chúng ta cần tìm hiểu tại bằng cách nào nền kinh tế đạt được sự cân bằng, và sau đó áp dụng những hiểu biết nào để tìm hiểu cách thức nền kinh tế điều chỉnh khi phải đối mặt với các cú sốc. ● Các cú sốc có thể xuất phát từ những thay đổi trong các biến khác nhau ảnh hưởng đến các hàm tiêu dùng, đầu tư và mua sắm chính phủ. Chi tiêu tiêu dùng dự kiến xuất phát từ hàm tiêu dùng của chúng ta: (9) CP = a + bYD. ● YD = Y - T là thu nhập có sẵn (để sử dụng), và T là thuế. ● Sau Parkin và Bade (trang 101), chúng ta sẽ bắt đầu bằng giả định rằng T = t0. ● Mức thuế tự định này (thuế không thay đổi theo thu nhập), không có khoản thuế thu nhập nào tại thời điểm này. ● Thay thế những giá trị này cho chúng ta một hàm tiêu dùng dự kiến đơn giản: (10) CP = (a-bt0) + bY. ● Trên đây cho chúng ta thấy được mối quan hệ giữa CP và Y. ● Chú ý rằng những thay đổi trong của cải, thu nhập kỳ vọng trong tương lai, v.v, sẽ được biểu hiện như là sự thay đổi trong tham số a. Chúng ta sẽ giả định rằng thu nhập từ đầu tư dự kiến là yếu tố ngoại sinh: (11) I = I0.
- ● Điều này có nghĩa là tôi có thể thay đổi, nhưng không phải do sự thay đổi trong GDP thực tế, mà do những yếu tố khác, ví dụ như niềm tin của doanh nghiệp trong tương lai. ● Trong chương 5, chúng ta sẽ xem xét sâu hơn những yếu tố có tác động đến điều tôi lựa chọn. ● Chúng ta cũng sẽ giả định rằng mua sắm của chính phủ cũng là yếu tố ngoại sinh, điều này có thể phụ thuộc vào Ngài Thủ tướng cảm thấy như thế nào vào mỗi buổi sáng. (12) G =G0. Nếu chúng ta thay thế (10) - (12) vào (8), chúng ta có thể suy ra biểu thức của hàm tổng cầu dự kiến: (13) EP = (a - bt0) +bY +I0 +G0. Hình 4 dưới đây biểu diễn hàm tổng chi tiêu dự kiến từ các yếu tố của nó.
- Bởi vì Đầu tư không phải là một hàm của Y, chúng ta vẽ nó theo một đường thẳng. ● Tương tự, mua sắm Chính phủ không phải là một hàm của Y, nên cũng có dạng đường thẳng, do đó I0 + G0 là một đường thẳng. ● Bởi vì Tiêu dùng IS là một hàm thu nhập, chúng ta có thể thấy số bất định của nó cộng với hàm có một hệ số góc dương bằng với b. ● Khi chúng ta kết hợp chúng lại với nhau, chúng ta có được hàm tổng chi tiêu dự kiến: EP = a - bt0 +I0 +G0 + bY. ● Lưu ý rằng hàm này có số bất định là a -bt0 + I0 + G0, nó độc lập so với mức sản xuất Y, và được gọi là chi tiêu tự định. Nó được ký hiệu là A. ● Do đó, chúng ta có thể viết công thức đơn giản cho hàm tổng chi tiêu dự kiến là:
- (13') EP = A +bY. ● Lưu ý rằng bY đại diện cho cái được gọi là chi tiêu dẫn dụ - đây là phần chi tiêu bị tác động bởi mức độ GDP thực tế. ● Hàm đơn giản này được biểu diễn trong Hình 5 dưới đây Hàm chi tiêu này cho chúng ta biết mức độ của tổng chi tiêu dự kiến bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự thay đổi trong GDP thực tế (di chuyển dọc theo đường này), và những thay đổi trong các biến ngoại sinh liên quan khác (những thay đổi của A khiến nó dịch chuyển lên hoặc xuống). ● Bước tiếp theo của chúng ta là tìm ra làm thế nào mà nền kinh tế đạt đến điểm chi tiêu cân bằng, thực tế - điều gì quyết định đến mức EP thực tế? 6) Chi tiêu Cân bằng
- Nhớ lại rằng chi tiêu cân bằng xảy ra khi tổng chi tiêu dự kiến bằng với GDP thực tế. ● Nói cách khác, khi chi tiêu dự kiến (EP) bằng với mức sản xuất thực tế (Y) - đây là sự cân bằng bởi vì nếu một người muốn mua một món đồ có thể tìm thấy một loại hàng hoá/ dịch vụ để mua, nếu một người muốn bán một món đồ cũng có thể tìm được một người mua. ● Nói cách khác sự cân bằng là EP = Y. ● Sự cân bằng này có thể được biểu diễn trên đồ thị, như trong Hình 6. ● Đường thẳng nghiêng 450 chỉ cho các bạn biết tại điểm nào EP = Y - chúng ta có thể gọi nó là đường cân bằng, với hệ số góc bằng 1. ● Hàm tổng chi tiêu có hệ số góc b< 1, do đó nó chắc chắn cắt đường cân bằng. ● Trong khi đó hàm EP cắt đường cân bằng tại điểm cân bằng chi tiêu - ở đây chi tiêu bằng với sản xuất.
- Bước kế tiếp của chúng ta là tìm hiểu bằng cách nào nền kinh tế đạt đến sự cân bằng này. ● Điều gì xảy ra trong nền kinh tế khi chi tiêu không bằng với sản xuất? ● Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu làm thế nào mà các doanh nghiệp biết được chi tiêu nhiều hoặc ít hơn sản xuất. ● Các nhà kinh tế học chú trọng vào hàng dự trữ (tồn kho), và đặc biệt là những thay đổi không dự kiến được trong hàng dự trữ. Hàng dự trữ là số lượng hàng thành phẩm các doanh nghiệp giữ lại để đảm bảo việc cung ứng hàng trong trường hợp có sự gia tăng về lượng hàng bán ra. ● Giả sử bạn đang điều hành một cửa hàng bán lẻ - ví dụ như bán CD hoặc quần áo.
- ● Dựa trên doanh số bán hàng bình thường và chi phí đối với lợi nhuận của việc lưu giữ hàng tồn, bạn sẽ có mục tiêu dự kiến dự trữ khoảng 200 cái áo. ● Mỗi tuần bạn sẽ bán bình quân 40 cái, và cũng đặt hàng lại 40 cái từ nhà sản xuất để cung ứng cho bạn. ● Trong ví dụ đơn giản này, sản xuất 40 cái áo bằng với việc bán 40 cái (chi tiêu dự kiến) với sự biến động tuần này qua tuần khác phụ thuộc vào thời tiết, v.v Theo mức tồn kho dự kiến này, chúng ta hãy xem thử cân bằng chi tiêu diễn ra như thế nào, dựa trên những gì xảy ra khi có một sự thay đổi hàng tồn kho ngoài dự kiến. ● Chúng ta bắt đầu với một hàm chi tiêu cho trước (EP), dựa trên giá trị của các biến có khả năng ảnh hưởng (ví dụ như niềm tin kinh doanh, lãi suất,v.v ) ● Như hình 6 minh hoạ, có ba trường hợp có thể xảy ra, đối với hàm tiêu dùng đã cho. Sản xuất = Chi tiêu Tại mức sản xuất Y0, đường chi tiêu cắt đường cân bằng (đường 450). ● Điều này có nghĩa là EP = Y, hay bán hàng = sản xuất. ● Ở cửa hàng quần áo trên, số áo bán ra = số áo đặt hàng từ nhà cung ứng. ● Hàng tồn trữ không đổi, việc tồn trữ là cân bằng. Sản xuất > Chi tiêu Tại mức sản xuất Y1, sản lượng (Y1) lớn hơn chi tiêu (E1).
- ● Ở đây, sản lượng/đơn đặt hàng áo có thể là 60 cái mỗi tuần, trong khi khách hàng của chúng ta chỉ mua 50 cái mỗi tuần. ● Ban đầu, bạn vẫn đặt hàng 60 cái mỗi tuần bởi vì nghĩ rằng đây chỉ là sự biến động tạm thời. ● Tuy nhiên, sau vài tuần tình trạng này không trở về như cũ, và bạn nhận thấy rằng hàng tồn trữ của bạn có một số lượng lớn hơn ngoài dự kiến. ● Bạn phản ứng lại bằng cách cắt giảm đơn đặt hàng cho nhà cung cấp để giảm lượng hàng tồn trữ. ● Do đó, nhà sản xuất áo cắt giảm sản lượng, và có thể cho một số công nhân nghỉ việc, v.v,. - như vậy một khi sản lượng lớn hơn chi tiêu sẽ dẫn đến sự giảm xuống tự nhiên trong sản lượng (GDP thực tế). Lưu ý hệ quả: khi doanh nghiệp của chúng ta bán ít hơn lượng hàng sản xuất ra, thì doanh nghiệp đó không ở trong cân bằng, và có một sự tăng lên ngoài dự kiến về hàng tồn trữ. ● Doanh nghiệp sẽ phản ứng lại bằng cách giảm sản lượng/đơn đặt hàng, và chúng ta sẽ trở về trạng thái cân bằng. Chi tiêu > Sản xuất Tại mức sản lượng Y2, Chi tiêu (E2) lớn hơn sản lượng (Y2). ● Ở đây, sản lượng/đơn đặt hàng áo có thể là 20 chiếc mỗi tuần, trong khi khách hàng của chúng ta mua với số lượng 30 cái mỗi tuần. ● Ban đầu, bạn vẫn đặt hàng 20 cái mỗi tuần bởi vì bạn nghĩ rằng tình huống này chỉ là tạm thời.
- ● Tuy nhiên, sau vài tuần bạn thấy rằng nó không phải là tạm thời, và bạn sẽ nhận ra rằng số lượng áo tồn trữ giảm đi một lượng ngoài dự kiến. ● Bạn phản ứng lại bằng cách tăng lượng đặt hàng lên đối với nhà cung cấp để tăng lượng hàng tồn trữ để đáp ứng nhu cầu mới. ● Do đó, nhà sản xuất sẽ tăng sản lượng, và có thể thuê một số nhân công mới, v.v, - khi sản lượng lớn hơn chi tiêu sẽ tự động dẫn đến sự tăng lên sản lượng (GDP thực tế). Lưu ý hệ quả: khi doanh nghiệp của chúng ta bán hàng nhiều hơn họ sản xuất được, họ không ở trạng thái cân bằng, và có một lượng giảm ngoài dự kiến trong hàng tồn trữ. ● Doanh nghiệp của chúng ta phản ứng bằng cách tăng sản lượng/đơn đặt hàng, và chúng ta tự động trở về trạng thái cân bằng. ● Lưu ý cách thức của những thay đổi ngoài dự kiến hàng tồn trữ làm doanh nghiệp thay đổi đơn đặt hàng và sản lượng. Hàng Tồn trữ trong Thực tế Có hai vấn đề thực tế phức tạp mà chúng ta gặp phải trong câu chuyện đơn giản này. ● Thứ nhất, trong khi ban đầu chúng ta giữ ổn định mức giá, trong thực tế (và trong chương này), giá cả có sự điều chỉnh. Ví dụ như, cửa hàng quần áo của chúng ta sẽ giảm giá để giải quyết lượng hàng tồn trữ dư ra và tăng bán hàng. ● Thứ hai, có rất nhiều ngành trong đó doanh nghiệp không giữ lượng hàng tồn trữ, và phải điều chỉnh sản lượng và giá cả ngay tức thì khi bán hàng giảm xuống. Hầu hết các ngành dịch vụ đều ở trong trường hợp này - hãy xem ví dụ về một
- công ty luật. Công ty luật không thể duy trì một lượng hàng tồn trữ với các vụ việc pháp lý. Thay vào đó, công ty này phản ứng đối với những thay đổi trong cầu về dịch vụ của họ bằng sự thay đổi ngay lập tức trong sản xuất. Do đó, các luật sư và những người khác trong các ngành dịch vụ khác nhau thường xuyên có một số giai đoạn gánh nặng công việc thấp, tiếp theo sau một thời gian gánh nặng công việc cao - , việc điều chỉnh hàng tồn trữ xảy ra bằng cách điều chỉnh số giờ làm việc.
- Chương 5: Tổng cầu ( tiếp theo ) Harvey B. King 6) Cân bằng GDP thực tế. Chúng ta nói rằng sự cân bằng xảy ra khi chi tiêu dự kiến = sản lượng, hay khi EP = Y*, như trong Hình 7 dưới đây. ● Nếu EP¹ Y, thì có một lượng hàng tồn trữ ngoài dự kiến Dhàng tồn trữ, đó là dấu hiệu để doanh nghiệp điều chỉnh sản lượng cho đến khi EP = Y*. ● Ở đây Y* là điểm cân bằng GDP thực tế.
- ● Chúng ta có thể biểu thị giá trị của Y* một cách tổng quát, như là một hàm trong mô hình ví dụ đơn giản của chúng ta, lưu ý rằng hai biểu thức say biểu diễn cân bằng trong đồ thị: (13) EP = (a-bt0) + bY + I0 + G0. (14) EP = Y*. ● Hai biểu thức này có thể biểu diễn cho hai đại lượng chưa biết E* và Y*. ● Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần quan tâm đến Y* ● Thay thế (14) vào (13): Y* = (a-bt0) + bY* +I0 + G0, hay Y* - bY* = (a-bt0) + I0 + G0,hay (1-b)Y* = (a-bt0) + I0 + G0, hay (15) Y* = . Trong biểu thức (15) mô tả giá trị cân bằng của Y* khi hàm của giá trị ban đầu của thuế, đầu tư, và chi tiêu chính phủ. ● Bước tiếp theo của chúng ta là tìm hiểu xem những biến tự định này sẽ dẫn đến những thay đổi trong mức Y* như thế nào - nói cách khác, tìm hiểu xem các cú sốc ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế. 7) Cú sốc đối với Tổng Chi tiêu Hãy nhớ lại rằng tổng chi tiêu có thể chia ra thành hai phần:
- ● Chi tiêu tự định (A = (a-bt0) +I0 +G0) và nó không bị ảnh hưởng bởi GDP thực tế, mặc dù nó có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác. ● Chi tiêu dẫn dụ (bY) bị ảnh hưởng bởi mức GDP thực tế - ở đây nó hoàn toàn là một phần của chi tiêu cho tiêu dùng. Sự phân biệt này là cần thiết để hiểu được nền kinh tế bị tác động bởi các cú sốc như thế nào. ● Một cú sốc phát sinh khi một thay đổi của một trong các biến có ảnh hưởng đến chi tiêu tự định. ● Ví dụ, có sự giảm sút trong mức tiết kiệm, như chúng ta đã đề cập trước đó, do sự tăng lên giá trị của thị trường chứng khoán. ● Điều này sẽ tạo ra sự tăng lên tiêu dùng tự định - giá trị có thể tăng lên trong hàm C (C = a - bt0 + bY). ● Một ví dụ khác có thể là sự tăng lên trong Chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp, nếu niềm tin kinh doanh trong tương lai tăng lên. ● Những thay đổi này trong chi tiêu tự định tạo ra thay đổi trong tổng chi tiêu, điều này sẽ tạo ra một sự thay đổi trong sản lượng = Y. ● Sự tăng lên về sản lượng này dẫn đến một sự thay đổi lần hai - một sự tăng lên về chi tiêu dẫn dụ, một sự tăng lên hơn nữa về sản lượng, một sự tăng lên hơn nữa về GDP thực tế! ● Thực tế, chúng ta có thể có được hiệu ứng thứ hai và thứ ba . Cú sốc ban đầu, tạo ra một hiệu ứng nhân bội.
- ● Do sự tác động lẫn nhau của các hiệu ứng giữa các ngành trong nền kinh tế, chúng ta có một hiệu ứng số nhân. Chúng ta hãy xem xét hoạt động chính thức này, bằng cách theo dõi Hình 8 dưới đây. Trong Hình 8, nền kinh tế bắt đầu với cân bằng tại Y0*. ● Giả sử rằng có một cú sốc tích cực đến chi tiêu tự định - DA > 0, có thể do một sự tăng lên về đầu tư, chi tiêu chính phủ, v.v ● Điều này làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu lên E1 - số bất định của đường E bây giờ cao hơn. ● Chúng ta có thể thấy thay đổi ban đầu của chi tiêu tự định được chỉ ra trên đồ thị.
- ● Nếu nền kinh tế vẫn sản xuất ở mức Y0*, thì với mức chi tiêu mới chúng ta ở tại điểm a, và chúng ta có thể thấy rằng EPa > Y0*. ● Các doanh nghiệp nhận thấy rằng hàng tồn trữ của họ giảm ngoài dự kiến bởi vì hàng bán ra > sản xuất, do đó các doanh nghiệp tăng sản xuất để lấp sự thiếu hụt đó. ● Sản xuất tăng lên nghĩa là thu nhập cũng tăng, và chúng ta thấy rằng thu nhập tăng lên dẫn đến chi tiêu cũng nhiều hơn. ● Nền kinh tế chuyển đến một sự cân bằng mới Y1* > Y0*, ở đó đường E1 mới cắt đường thẳng 450. ● Nền kinh tế tự động chuyển sang một sự cân bằng mới. Bây giờ chúng ta đã chứng kiến một cú sốc có tác động đến nền GDP thực tế như thế nào, bây giờ chúng ta tìm hiểu quy mô của cú sốc - những thay đổi này LỚN như thế nào?. ● Chúng ta có thể thấy rằng ảnh hưởng ban đầu sẽ được nhân bội lên. ● Chúng ta cũng sẽ thảo luận về sự cần thiết phải can thiệp bằng chính sách của chính phủ trong một số trường hợp nhất định - nếu chính phủ muốn DY có một giá trị nào đó, chúng ta có thể thấy DG và DT phải như thế nào để đạt được sự thay đổi này. 8) Số nhân Có rất nhiều lần bạn chứng kiến các nhà chính trị tranh luận rằng chúng ta nên thực hiện một dự án nhất định, bởi vì nó tạo ra hiệu ứng "sản phẩm phụ", thường là về khía cạnh tăng thêm chi tiêu và việc làm.
- ● Những người ủng hộ Grey Cup luôn lập luận về công việc được tạo ra bởi những fan hâm mộ khi họ vào thành phố và chi tiêu. ● Những người ủng hộ Casino Regina ủng hộ cho Casino với lập luận rằng nó sẽ tạo ra nhiều công việc "trực tiếp", cũng như nhiều công việc "gián tiếp". ● Trường đại học bỏ tiền ra cho một nghiên cứu trong đó việc này được xem như là trường đại học đã tạo ra 5 việc làm ngoài trường học ở Regina cho mỗi công việc ở trường học. Một trong những nhiệm vụ của chúng ta là giải thích những công việc thứ sinh này lại được tạo ra, bằng cách tìm hiểu cái được gọi làsố nhân - với ý tưởng rằng một sự tăng lên ban đầu trong chi tiêu sẽ dẫn đến một kết quả gấp bội đối với tổng thu nhập. Chúng ta cũng sẽ lưu ý rằng trên thực tế, có một số vấn đề với số nhân - nó có thể tạo ra hiệu ứng tiêu cực rằng nó thường ngăn cản những hiệu ứng tốt đẹp ban đầu. ● Ví dụ, chi tiêu với mức lớn của chính phủ có thể dẫn đến tăng giá trong nền kinh tế, giảm chi tiêu tư nhân. ● Chi tiêu này có thể làm giảm chi tiêu cá nhân - việc đóng cửa Sòng bạc Silver Sage tại Trung tâm Triển lãm trong mùa thu năm 1997 là một ví dụ kinh điển của hiệu ứng này. Số nhân hoạt động như thế nào Một số nhân xuât hiện khi có một sự thay đổi trong một vài yếu tố của tổng chi tiêu.
- ● Để tìm hiểu cơ chế hoạt động của nó, chúng ta trước hết hãy thực hiện một ví dụ số học đơn giản, giả sử rằng khuynh hướng biên của tiêu dùng là 0.60. (Giả sử không có mức thuế biên.) ● Hiệu ứng thứ nhất: Giả sử rằng một trong số doanh nghiệp của nền kinh tế bắt đầu rất lạc quan về tương lai của họ, và bắt đầu vay tiền nhiều hơn để xây dựng một nhà xưởng mới ($1, một nhà máy nhỏ của doanh nghiệp), do đó có một sự tăng lên về chi tiêu đầu tư của $1, như đã chỉ ra. ● Trước hết doanh nghiệp thấy sự tăng lên nhu cầu về sản phẩm của họ, điều này làm giảm lượng hàng tồn trữ. Họ phản ứng bằng cách tăng tổng sản xuất lên $1, để đáp ứng sự thay đổi mong muốn trong chi tiêu đối với nhà máy mới. ● Nhưng, dòng luân chuyển cho chúng ta biết rằng chi tiêu cho sản lượng tăng thêm này sẽ kết thúc tại túi tiền của các hộ gia đình như là thu nhập tăng thêm. Hộ gia đình sẽ tiết kiệm 40 cent, và tiêu dùng 60 cent (bởi vì MPC = 0.60). ● Hiệu ứng cấp hai: Một lần nữa xảy ra sự tăng lên về chi tiêu, lần này là 60 cent. ● Các doanh nghiệp thấy rằng chi tiêu tiêu dùng tăng một lượng 60 cent, và cũng tăng sản xuất lên 60 cent. ● Một lần nữa, thu nhập của hộ gia đình tăng lên 60 cent. Hộ gia đình tiết kiệm 40% (tức là 24 cent) và chi tiêu 60% (tức là 36 cent). ● Hiệu ứng cấp ba: chi tiêu tiêu dùng một lần nữa lại tăng lên, lần này là 36 cent, do đó doanh nghiệp tăng sản xuất lên 36 cent, điều này dẫn đến thu nhập hộ gia đình tăng lên 36 cent. ● Hộ gia đình chi tiêu 60% số này (tức là 21.6 cent, và tiết kiệm phần còn lại). ● Hiệu ứng cấp bốn: chi tiêu tiêu dùng một lần nữa lại tăng lên, 21.6 cent, v.v
- TT DChi tiêu DTiết kiệm DThu nhập Tích luỹ DThu nhập 1 $1 (Đầu tư) - $1 $1 2 $0.60 (Tiêu dùng) $0.40 $0.60 $1.60 3 $0.36 $0.24 $0.36 $1.96 4 $0.216 $0.144 $0.216 $2.176 5 $0.1296 $0.0864 $0.1296 $2.3056 Cuối cùng $2.50 Tổng chi tiêu tiếp tục cho đến khi con số chi tiêu cuối cùng là 1 cent, con số này không thể chia nhỏ hơn. Do đó, nếu chúng ta cộng tổng lại, chúng ta sẽ có: DGDP = $1 + 60¢ + 36¢ +21.6¢ , tương đương với: DGDP = $ ,
- đây là một dạng của chuỗi hội tụ. Chuỗi này có tổng bằng tổng thay đổi trong GDP $2.50.[6] Đây là số nhân trong ví dụ của chúng ta - một sự tăng lên $1 ban đầu dẫn đến tăng lên tổng GDP thực tế 2.50!! Điểm quan trọng để hiểu được số nhân là phải nhận ra rằng điều này xuất phát từ dòng luân chuyển, bất cứ sự tăng lên nào trong chi tiêu của doanh nghiệp dẫn đến sự tăng lên thu nhập của những yếu tố sản xuất trong doanh nghiệp đó, điều này có nghĩa là hộ gia đình có thêm thu nhập, điều này ngược lại dẫn đến sự tăng lên cấp hai trong chi tiêu của doanh nghiệp (nhưng ở mức nhỏ hơn, bởi vì một phần thu nhập tăng thêm được chi vào tiết kiệm, hoặc thuế trong mô hình đầy đủ của chúng ta), điều này lại dẫn đến một sự tăng lên khác về thu nhập,v.v ● Do đó, khi người từ ngoài thanh phố đến Grey Cup hoặc Sòng bạc, và tiêu tiền của họ vào trò game, vào việc thuê phòng khách sạn, v.v., đây là chi tiêu cấp một. ● Tuy nhiên, điều này dẫn đến một sự tăng lên về tiền công, các khoản boa, lợi nhuận, v.v., trong khách sạn, nhà hàng, v.v ● Những người chủ và công nhân này lại tiêu một phần thu nhập tăng thêm của họ vào thực phẩm, quần áo, ô tô, mua nhà, v.v., điều này làm tăng chi tiêu trong những lĩnh vực này, và tăng thu nhập của những công nhân và người chủ trong những lĩnh vực này, v.v Số nhân và Cân bằng chi tiêu Định nghĩa chính xác của số nhân là:
- Chúng ta sẽ minh chứng một số ví dụ của số nhân trên, nhưng chúng ta cũng có thể chỉ ra nó bằng cách sử dụng Hình 9 dưới đây (tương tự với Hình 8). ● Cân bằng ban đầu là điểm R0 cắt đường 450 tại Y*. ● Sự tăng lên chi tiêu đầu tư được biểu thị bởi DA > 0, làm dịch chuyển hàm chi tiêu sang điểm E1. ● Chúng ta biết ràng một cân bằng mới diễn ra tại đường E1 cắt đường 450, trong trường hợp này là tại Y1*. ● Như chúng ta đã nói ở trên, chi tiêu tăng thêm kéo theo một mức sản lượng tăng thêm = thu nhập tăng thêm. ● Như đồ thị đã chỉ ra, thu nhập tăng thêm cuối cùng (bằng với chi tiêu tăng thêm cuối cùng), phải lớn hơn sự tăng lên ban đầu về đầu tư.
- ● Để cho dễ hiểu được, hãy nhớ lại rằng Y = C + I +G, điều này hàm ý rằng DY = DC + DI (bởi vì DG = 0). ● Bởi vì DC phải lớn hơn không (> 0), do có sự tăng lên về thu nhập, điều này hàm ý rằng DY lớn hơn DI, nhưng điều này cũng tương đương với cách nói rằng số nhân (=DY/DI trong trường hợp này) lớn hơn 1. Công thức Số nhân Chúng ta có thể suy ra một cách chính xác giá trị của số nhân trong trường hợp này bằng cách áp dụng toán học. ● Trước đó, khi chúng ta tìm ra giá trị sau đầu cho GDP thực tế: (16) Y0 = . ● Trong trường hợp này chúng ta đang xem xét Hình 9, nguồn gốc của cú sốc là sự thay đổi trong I0, với t0 và Gc không đổi. ● Do đó, chúng ta có I = I0 + DI. ● Hơn nữa, chúng ta có thể thấy rằng chúng ta có một mức mới Y1 = Y0 +DY. ● Do đó chúng ta có thể viết biểu thức sau đây cho Y1: (17) . Đem so sánh biểu thức (17) với biểu thức (16), ta có: , hay
- , hay (18) . Từ công thức này chúng ta có thể suy ra số nhân đầu tư (k) bằng cách chia hai vế cho DI: (19) Do đó chúng ta có thể thấy rằng giá trị của số nhân phụ thuộc vào giá trị của khuynh hướng chi tiêu biên - thực tế, giá trị của xu hướng tiêu dùng biên càng cao, thì số nhân càng lớn. ● Chúng ta có thể thấy điều này bằng việc nhìn vào ví dụ trên đây, với MPC = 0.60. ● Trong trường hợp này, số nhân có thể được tính như sau: . ● Giá trị này xác nhận lại giá trị mà chúng ta đã tìm ra ở trên. ● Chúng ta có thể lưu ý rằng nếu khuynh hướng tiêu dùng biên cao lên, thì giá trị của số nhân cũng tăng lên. ● Ví dụ, với MPC bằng 0.75, chúng ta có số nhân là 4.0: .
- ● Lý do của việc số nhân tăng lên là với một số nhân tăng lên, tại cấp thứ hai và những cấp sau của quy trình số nhân, chúng ta có mức giảm sút chi tiêu cao hơn, và do đó có DY cao hơn. Nguyên nhân của Chu kỳ kinh tế Số nhân có thể giúp chúng ta hiểu được phần nào về sự vận hành của chu kỳ kinh tế. ● Chu kỳ kinh doanh cho chúng ta thấy được những giai đoạn tăng lên thay thế trong GDP thực tế và giảm GDP thực tế. ● Những thay đổi này bắt đầu bằng một đột biến, ví dụ như sự suy thoái ở Hoa Kỳ làm giảm xuất khẩu của chúng ta và tổng chi tiêu, hoặc một sự suy giảm trong niềm tin của người tiêu dùgn trong tương lai làm giảm tiêu dùng hiện tại. ● Sự giảm xuống chi tiêu ban đầu dẫn đến một sự giảm xuống lớn hơn trong GDP thực tế do hiệu ứng số nhân tiêu cực, làm chúng ta bị suy giảm GDP thực tế và tăng thất nghiệp, khi các doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc khi họ cắt giảm sản xuất. ● Cuối cùng, tại tận cùng của chu kỳ kinh tế chúng ta có được một sự tăng lên về chi tiêu (điều này có thể do một chính sách đặc biệt, mà chúng ta sẽ thấy) điều này dẫn đến thu nhập tăng lên, và hiệu ứng số nhân tích cực dẫn đến tăng lên GDP thực tế và giảm thất nghiệp, khi doanh nghiệp thuê thêm nhân công để sản xuất thêm hàng hoá và dịch vụ đang có nhu cầu. 9) Số nhân Chính sách Tài chính. Các số nhân giúp chúng ta giải thích cách thức một cú sốc khuyếch trương hiệu ứng tiêu cực đối với nền kinh tế, nhưng nó cũng giúp chúng ta tìm hiểu chính sách tài khoá được xây dựng để ngăn cản những hiệu ứng tiêu cực này.
- ● Chúng ta sẽ tìm hiểu chính sách tài chính về chi tiết trong chương 6, khi chúng ta đã xây dựng được mô hình đầy đủ ở phía cầu. ● Tuy nhiên, chúng ta có thể nói tóm tắt các khái niệm ở đây. Chính sách tài chính được thực hiện bởi chính phủ liên bang hoặc một tỉnh nào đó trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm thất nghiệp và lạm phát. ● Nó liên quan đến những nỗ lực có mục đích để biến đổi chi tiêu chính phủ và/hoặc thuế để cố gắng ổn định nền kinh tế. ● Điều này được thực hiện trong ngân sách tỉnh hoặc liên bang. Ngân sách là báo cáo hàng năm về thu nhập và chi tiêu dự kiến của chính phủ trong một năm tài khoá. ● Chính phủ sẽ có rất nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô (ví dụ, giúp đỡ những nông dân, xây dựng thêm các con đường, tăng học bổng). Họ cũng có mục tiêu kinh tế vĩ mô nhằm thúc đầy kinh tế tăng trưởng và giảm thất nghiệp và việc làm. ● Những thay đổi trong chi tiêu chính phủ (G) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi tiêu ( hãy nhớ rằng EP = C + I +G). Do đó, nếu chính phủ muốn tăng thu nhập trong nước và tăng việc làm, họ có thể tăng mua sắm, và hiệu ứng số nhân có một tác động lớn hơn đối với tổng GDP thực tế. ● Những thay đổi về thuế ảnh hưởng gián tiếp đến tổng chi tiêu. Ví dụ, một sự cắt giảm thuế sẽ làm tăng thu nhập sau thuế của người tiêu dùng, và sẽ làm tăng chi tiêu cho tiêu dùng nói chung (cũng như làm tăng tiết kiệm), dẫn đến hiệu ứng số nhân của GDP thực tế cao hơn và số lượng việc làm cũng lớn hơn. ● Chúng ta thường thấy những lời kêu gọi chính phủ tăng chi tiêu để giúp nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái.
- Lập luận thuyết phục nhất về chính sách tài chính xuất phát từ cuộc Đại Khủng hoảng những năm 1930. ● Trong Đại Khủng hoảng, thị trường chứng khoán sụp đổ dẫn đến sự giảm sút khổng lồ trong chi tiêu đầu tư và chi tiêu cho tiêu dùng, kết hợp với sự cắt giảm trong chi tiêu chính phủ và thương mại quốc tế. ● Ở Canada, GDP thực tế giảm khoảng 30%, và thất nghiệp tăng từ 2% lên đến khoảng 20%. ● Điều này tiếp tục diễn ra trên toàn thế giới cho đến cuối những năm 1930. ● Tuy nhiên năm 1936, J. M. Keynes, trong cuốn sách của ông tự đề Lý thuyết chung về Việc làm, Lãi suất, và Tiền tệ, lần đầu tiên đưa ra ý tưởng về hệ số nhân mà chúng ta thấy ở đây. ● Sau đó, rất ngẫu nhiên, lý thuyết của ông ít nhiều đã được chứng minh trong những năm 1940 khi có một sự tăng lớn trong chi tiêu quốc phòng cho Thế chiến II dẫn đến sự tăng mạnh GDP thực tế, và giảm mạnh thất nghiệp (thất nghiệp ở Canada giảm xuống mức gần 2%). Chúng ta hãy xem xét tại sao những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế có thể thay đổi GDP thực tế, bằng cách trở lại với mô hình chi tiêu của chúng ta. ● Chúng ta bây giờ đưa ra một công thức đầy đủ của hàm tiêu dùng, với các khoản thuế dẫn dụ và tự định: (7) C = a - bt0 + b(1-t)Y. Thay thế biểu thức này vào mối quan hệ chi phí (E = C +I0 +G0): (20) E = .