Giáo trình Định mức xây dựng

pdf 101 trang ngocly 2820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Định mức xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dinh_muc_xay_dung.pdf

Nội dung text: Giáo trình Định mức xây dựng

  1. z  ĐĐỊỊNNHH MMỨỨCC XXÂÂYY DDỰỰNNGG
  2. PHẦN I: ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG VÀ THỜI GIAN SỬ DỤNG MÁY Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÍ LUẬN CHUNG 1.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Việc nghiên cứu và quan sát các quá trình sản xuất để xây dựng định mức được tiến hành theo thời gian và không gian nhất định. Khi nghiên cứu 1 quá trình nào hay 1 mặt nào đó phải xem xét nó trong 1 tổng thể của quy trình và điều kiện sản xuất trong 1 trạng thái luôn luôn biến động phụ thuộc vào sự thay đổi của những chính sách về kinh tế, hoặc ảnh hưởng của những điều kiện địa phương và tự nhiên. Nói khác đi là trên quan điểm lịch sử sẽ nghiên cứu vấn đề 1 cách biện chứng. 1.2. PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC LAO ĐỘNG: Mỗi hình thức lao động khác nhau áp dụng phương pháp quan sát thu thập xây dựng định mức khác nhau, trong khi định mức thường gặp các hình thức lao động sau: 1. Lao động đơn lẻ: là lao động của 1 công nhân có thể tạo ra được một sản phẩm. 2. Lao động tập thể: là lao động của nhiều công nhân cũng để tạo ra một loại sản phẩm. 3. Lao động thủ công: Công nhân có thể sử dụng công cụ hoặc trực tiếp làm bằng tay chân, nhưng tất cả đều dùng đến năng lượng sức lực của cơ bắp để tác động vào đối tượng lao động. Ví dụ công nhân đào đất bằng cuốc xẻng, vận chuyển bằng xe cút kít 4. Lao động bán cơ giới: Công nhân có sử dụng các công cụ cơ khí chạy bằng năng lượng hoặc bằng nhiên liệu nhưng phải tác động 1 phần sức lực. Ví dụ công nhân xẻ gỗ bằng máy cưa đĩa, khoan lỗ nìm băng máy khoan 5. Lao động cơ giới: Công nhân sử dụng các máy móc chạy bằng năng lượng nhiên liệu tác động trực tiếp vào đối tượng lao động, chỉ tiêu hao năng lương cơ bắp trong vai trò điều khiển. Ví dụ công nhân điều khiển máy trộn bê tông, lái máy xúc 1.3. PHÂN LOẠI QUÁ TRINH XÂY LẮP VÀ NGHIÊN CỨU CƠ CẤU CỦA QUÁ TRINH XÂY LẮP: 1. Định nghĩa: Quá trình xây lắp là tập hợp những quá trình sản xuất nhằm dựng mới, sữa chữa, khôi phục kể cả việc lắp ráp các kết cấu vào công trình. Chú ý: Trên quan điểm định mức, lắp máy được tách riêng mà không bao gồm trong quá trình xây lắp. 2. Phân loại: - Tuỳ theo phương pháp thực hiện mà phân thành: quá trình xây hoặc lắp kết cấu vào công trình. - Tuỳ theo ý nghĩa khi thực hiện mà chia ra: quá trình chính hay quá trình phụ. Quá trình chính phải đảm bảo trực tiếp thu được sản phẩm. Quá trình phụ phục vụ cho quá trình chính, nó không trực tiếp tạo ra sản phẩm cuối cùng. - Tuỳ theo giai đoạn thực hiện phân thành: Quá trình chuẩn bị, quá trình thi công bê tông, quá trình xây, quá trình hoàn thiện 1
  3. - Tuỳ theo mức độ cơ giới hoá phân thành quá trình: lao động thủ công, cơ giới hoá bộ phận hay cơ giới hoá hoàn toàn. - Tuỳ theo mức độ phức tạp phân thành: Quá trình đơn giản, quá trình phức tạp. - Tuỳ theo diễn biến của quá trình chu kỳ hay không chu kỳ. Quá trình chu kỳ là những quá trình mà sau 1 thời gian nhất định các phần việc lặp đi lặp lại như cũ. 3. Cơ cấu của quá trình xây lắp: Trên quan điểm định mức kỹ thuật, phân chia cơ cấu quá trình xây lắp như sau: a. Quá trình tổng hợp là đơn vị chia lớn nhất của xây lắp, gồm một số quá trình đơn giản chính và phụ có liên quan chặt chẽ với nhau về mặt thi công nhằm tạo ra sản phẩm. Ví dụ quá trình tổng hợp đổ bê tông móng gồm các quá trình đơn giản như: làm khuôn bê tông, đặt cốt thép, và đổ bê tông. b. Quá trình đơn giản là một bộ phận của quá trình tổng hợp, bao gồm 1 số phần việc có liên quan chặt chẽ với nhau về mặt thi công. Ví dụ quá trình đơn giản đổ bê tông gồm cỏc phần việc: vận chuyển vật liệu, vận chuyển bê tông, đổ và đầm bê tông. c. Phần việc là 1 bộ phận của quá trình đơn giản còn gọi là nguyên công, nó có đặc điểm là đồng nhất về công cụ và đối tượng lao động, không thể phân chia được nữa về mặt tổ chức. Ví dụ phần việc đầm bê tông hay vận chuyển vật liệu. Nhưng để tiếp tục nghiên cứu tổ chức lao động và định mức, người ta phân chia phần việc thành các thao tác. Sự phân chia này theo dấu hiệu lao động chứ không theo dấu hiệu tổ chức. d. Thao tác: là 1 bộ phận của phần việc bao gồm 1 số động tác có liên quan nhau. Ví dụ thao tác đưa máy đầm vào vị trí gồm các động tác: nhấc lên, chuyển đi, để xuống. e. Động tác: là bộ phận của thao tác, bao gồm 1 số cử động liên tiếp có liên quan đến nhau. Ví dụ động tác nhấc máy đầm lên gồm 3 cử động: đưa tay về phía máy đầm, cầm lấy máy đầm, nhấc lên. f. Cử động: là sự di chuyển bất kỳ của 1 bộ phận cơ thể, nó là đơn vị phân chia nhỏ nhất của 1 quá trình lao động. Chú ý: - Việc phân chia cơ cấu của quá trình xây lắp để nghiên cứu định mức phải linh hoạt, có khi phải gộp nhiều phần việc hay nhiều thao tác lại với nhau (còn gọi là phần tử). - Trong định mức lao động và định mức thời gian sử dụng máy, khi phân chia để nghiên cứu, thường chỉ chia đến thao tác, chỉ khi nào nghiên cứu phương pháp lao động của người lao động tiên tiến thì mới phân chia đến động tác và cử động. - Khi nghiên cứu quan sát xây dựng định mức, có chia và nghiên cứu đến thao tác hoặc phần việc nhưng khi tính toán và trình bày định mức thường lấy đơn vị phân chia là quá trình đơn giản hay quá trình tổng hợp nhằm làm cho số trị số định mức giảm để dể tra cứu. 1.4. PHÂN LOẠI THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA CÔNG NHÂN VÀ THỜI GIAN SỬ DỤNG MÁY: 1.4.3. Định nghĩa: Thời gian làm việc là độ lâu kể từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc ca làm việc không kể thời gian nghỉ ăn cơm giữa ca. Tuỳ theo tính chất công việc và nền kinh tế của từng nước mà quy định độ lâu ca làm việc này. Ở Việt Nam hiện nay độ lâu một ca làm việc thông thường là 8 giờ. Trừ những ngành đặc biệt như làm ở hầm mỏ, làm ở độ sâu dưới nước có quy định riêng. 2
  4. 1.4.2. Phân loại sơ đồ phân tích thời gian làm việc: Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có 2 loại sơ đồ: - Phân tích thời gian làm việc để nghiên cứu định mức (nghiên cứu ở chương này) - Phân tích thời gian làm việc để nghiên cứu tổn thất thời gian (nghiên cứu ở chương 4). 1.4.3. Sơ đồ phân tích thời gian làm việc của công nhân nhằm nghiên cứu định mức: Thời gian làm việc của 1 công nhân Thời gian không được định mức Thời gian được định mức Làm việc Ngừng việc Làm việc không Ngừng việc phự hợp với được quy phù hợp với không được nhiệm vụ định nhiệm vụ quy định Thời Thời Nghỉ Ngừng Làm Làm Do tổ Do Do vi gian gian giải lao việc vì việc công chức ngẫu phạm tác chuẩn bị và nhu lý do thi không tác kém nhiên kỷ luật nghiệp và kết cầu cá công thấy thừa thúc nhân trước Giải thích: - Thời gian được định mức: là thời gian làm việc phù hợp với quy định và nhiệm vụ, được tổ chức đúng đắn và thời gian ngừng việc được quy định được đưa vào để tính toán định mức. - Thời gian tác nghiệp: là thời gian trực tiếp chế tạo sản phẩm, nó làm thay đổi hình dáng kích thước tính chất của đối tượng lao động. Người ta chia thành thời gian tác nghiệp chính và thời gian tác nghiệp phụ. Trong thời gian tác nghiệp chính người ta trực tiếp tạo ra sản phẩm. Ví dụ trong công tác xây tường tác nghiệp chớính là xây tường, tác nghiệp phụ là phục vụ cho tác nghiệp chính như trộn vữa, vận chuyển vật liệu. - Ngừng vì lý do thi công: chỉ kể đến những thời gian ngừng việc bắt buộc không thể tránh khỏi. Cụ thể do 2 nguyên nhân: + Do quy trình kỷ thuật bắt buộc phải ngừng. Ví dụ đổ bê tông đến 1 đoạn chiều cao để chờ ghép khuôn cửa mới đổ tiếp được, hoặc đến mạch dừng phải di chuyển. + Do nguyên nhân tổ chức không thể sắp xếp bố trí công việc đều đặn cho mọi thành viên trong nhóm mà xảy ra thời gian chờ đợi chút ít. - Thời gian chuẩn bị kết thúc: là thời gian kể đến việc chuẩn bị lúc đầu ca (chuẩn bị dụng cụ, kiểm tra máy móc, xem bản vẽ ) và thời gian thu dọn lúc cuối ca (thu dọn dụng cụ và vị trí làm việc, lau chùi máy ). Thời gian chuẩn bị kết thúc có thể xảy ra ở giữa ca nếu trong ca đó có nhận những nhiệm vụ sản xuất khác nhau. Ví dụ công nhân lắp ghép sau khi lắp được một số tấm tường phải chuẩn bị cho việc hàn các liên kết. - Thời gian không được định mức: là thời gian làm việc và ngừng việc không phù hợp với nhiệm vụ và quy trình sản xuất, không được quy định và không được đưa vào tính toán định mức. - Thời gian làm việc không thấy trước: là tiêu phí thời gian cho những công việc không có trong nhiệm vụ quy định, tuy rằng thời gian này có tạo ra sản phẩm, nếu trên quan 3
  5. điểm phân tích lãng phí thời gian thì loại thời gian này có ích cho sản xuất, nhưng trên quan điểm định mức sử dụng lâu dài và phục vụ cho kế hoạch thì loại thời gian này không tính vào trong định mức. Ví dụ định mức cho cần trục lắp ghép theo quy trình là bốc cấu kiện tại các giá đỡ để lắp, nhưng khi làm việc có xe ô tô chở cấu kiện đến, cần trục bốc cấu kiện từ ô tô xuống, thì thời gian bốc xếp này không tính vào công việc lắp, mà chỉ tính cho định mức bốc xếp. - Thời gian làm công tác thừa là tiêu phí thời gian cho những công việc cũng không có trong nhiệm vụ mà chỉ để sửa chữa những lỗi lầm do thiết kế hoặc do bản thân công nhân gây ra (làm hỏng, phá đi làm lại) hoặc làm quá yêu cầu chất lượng. Ví dụ trộn bê tông quá số vòng quay cần thiết, bào cánh cửa quá độ nhẵn. Loại thời gian này hoàn toàn không làm tăng sản phẩm cho xã hội. - Thời gian ngừng việc do tổ chức kém là tiêu phí thời gian do công nhân phải chờ đợi và ngừng việc do thiếu vật liệu, thiếu cụng cụ, thiếu chỗ làm việc, thiếu cán bộ hướng dẫn - Ngừng việc do ngẫu nhiên là thời gian ngừng việc không thể biết trước và kiểm soát được do mưa bão, mất điện mạng chung của thành phố. - Ngừng việc do vi phạm kỷ luật lao động, thời gian nghỉ việc do đi muộn về sớm, làm việc riêng trong giờ làm việc 1.4.4. Sơ đồ phân tích thời gian làm việc của máy thi công nhằm nghiên cứu định mức: Thời gian làm việc của máy thi công Thời gian được định mức Thời gian không được định mức Làm việc Ngừng Làm việc Ngừng việc phù hợp với việc được không phù hợp không được quy định nhiệm vụ quy định với nhiệm vụ Tải Giảm Chạy CN nghỉ Ngừng Ngừng Làm Làm Do tổ Do Do vi trọng tải cú khụng giải lao và để bảo việc vì việc công chức ngẫu phạm hoàn căn cứ tải cho nhu cầu dưỡng lý do thi không tác kém nhiên kỷ luật toàn phép cá nhân máy công thấy thừa Giải thớch: trước Giải thích: - Thời gian làm việc của máy là độ lâu 1 ca làm việccủa máy, thông thường hiện nay là 8 giờ, không kể thời gian để công nhân nghỉ ăn cơm giữa ca. - Thời gian được định mức là thời gian làm việc phù hợp với nhiệm vụ và ngừng việc được quy định, được tính vào định mức thời gian sử dụng máy. - Thời gian làm việc với tải trọng hoàn toàn: máy làm việc hết tính năng và công suất theo thiết kế biểu thị ở trọng tải, tốc độ, sức nâng, vòng quay - Thời gian làm việc giảm tải có căn cứ cũng được tính vào định mức nếu do quy trình hoặc do điều kiện thi công bắt buộc. Ví dụ ô tô trọng tải 7 tấn, nhưng do các loại cầu tạm không cho phép, chỉ chở được 5 tấn. Hoặc ô tô 4 tấn nhưng do chở vật liệu cồng kềnh chỉ chở được 3 tấn. 4
  6. - Thời gian chạy không tải cho phép cũng được tính vào định mức nếu do quy trình bắt buộc. Ví dụ ô tô vận chuyển 1 chiều, máy móc khởi hành lúc ban đầu - Thời gian máy ngừng để bảo dưỡng: kể đến thời gian bảo dưỡng chăm sóc thường xuyên trong ca, như thời gian kiểm tra cho dầu mỡ lúc đầu ca, lau chùi thu dọn lúc cuối ca Các loại thời gian khác như đó giải thích ở trên. 1.5. ĐỊNH MỨC THỜI GIAN - ĐỊNH MỨC SẢN LƯỢNG VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG 1.5.3. CÁC LOẠI ĐỊNH MỨC ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN VÀ MÁY THI CÔNG: Khi xây dựng định mức đối với công nhân xây lắp và máy thi công, thông thường có những định mức sau: 1. Đối với công nhân: có các định mức sau: - Định mức lao động. - Định mức sản lượng. Thông thường định mức thời gian và định mức sản lượng được xây dựng chung. 2. Đối với máy thi công: - Định mức thời gian sử dụng máy. - Định mức sản lượng của máy (sản lượng 1 giờ hay 1 ca). - Định mức cho công nhân điều khiển máy. 1.5.2. CÁC ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỎNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CŨNG LÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH MỨC: - Công cụ lao động. - Chất lượng vật liệu. - Trình độ tay nghề của công nhân. - Phương pháp tổ chức sản xuất. - Hệ thống trả lương (lương khoán hay công nhật). - Trình độ tự giác của công nhân. 1.5.3. QUAN HỆ GIỮA ĐỊNH MỨC THỜI GIAN VÀ ĐỊNH MỨC SẢN LƯỢNG: 1. Định nghĩa: a. Định mức thời gian (định mức lao động): là mức tiêu phí thời gian (lao động) quy định để làm ra 1 đơn vị sản phẩm đảm bảo quy cách và chất lượng do 1 công nhân có trình độ nghề nghiệp phù hợp thực hiện với quy trình tổ chức sản xuất đúng đắn và sử dụng đối tượng lao động và tư liệu lao động có hiệu quả. Chú ý: Về mặt lý thuyết định mức thời gian hoàn toàn khác với định mức lao động. Định mức thời gian nghiên cứu về mặt tốc độ để tạo ra 1 sản phẩm, đơn vị tính là: giờ / sản phẩm, phút / sản phẩm Định mức lao động là mức tiêu phí lao động để tạo ra 1 sản phẩm, đơn vị tính là: người giờ / sản phẩm , giờ công /, người phút / sản phẩm. Trong thực tế nhiều khi người ta sử dụng hai khái niệm này là một, nhưng phải hiểu rằng chỉ khi nào quy về một công nhân thực hiện thì định mức thời gian mới bằng định mức sản lượng. b. Định mức sản lượng: là số sản phẩm hợp quy cách và chất lượng làm ra trong 1 đơn vị thời gian do công nhân có trình độ nghề nghiệp phù hợp thực hiện với điều kiện tổ chức sản xuất đúng đắn. Đơn vị đo của định mức sản lượng rất nhiều, tuỳ theo loại cụ thể là: m3/giờ, cái / phút, m / h 5
  7. 2. Quan hệ giữa định mức thời gian và định mức sản lượng: a. Định mức thời gian có quan hệ tỷ lệ nghịch với định mức sản lượng: được biểu thị bằng công thức: 1 s = (1-1) t Với: s - Định mức sản lượng. t - Định mức thời gian. Chứng minh: Giả thiết sau thời gian T ta thu được 1 số sản phẩm là S đủ các điều kiện quy định của sản phẩm và tiêu phí thời gian như đã trình bày thì ta có định mức thời gian và định mức sản lượng: T S t = và s = S T 1 1 ⇒ s = = T t S Vi dụ: 1. Định mức thời gian để san 1000 m3 đất là 0.35 giờ máy. Hãy tính định mức sản lượng của 1 giờ máy. T 0.35 Ta có định mức thời gian: t = = giờ máy / m3 S 1000 1 1000 Vậy s = = m3 / giờ máy t 0.35 2. Định mức sản lượng sơn cánh cửa gỗ bằng máy phun sơn là s = 240 m2/ca. Hãy tính định mức thời gian cho 100 m2 sơn. 1 1 8×100 t = ×100 = ×100 = = 3.3 giờ máy / 100 m2 s 240 240 8 b. Quan hệ giữa định mức thời gian của 1 công nhân và định mức lao động: DMld t = nh n ⇒ ĐMlđ = tnh .n (1-2 ) tnh - Định mức thời gian của nhóm. ĐMlđ - Định mức lao động. n - Số công nhân trong nhóm. c. Quan hệ giữa định mức thời gian và định mức sản lượng của 1 công nhân trong 1 ca T t = ca sca T ⇒ s = ca (1-3) ca DMld Vì theo (1-2), khi nhóm chỉ có 1 công nhân thì ĐMLĐ = tnh = t t - Định mức thời gian của 1 công nhân. Tca - Độ lâu 1 ca làm việc (8 giờ) sca - Định mức sản lượng trong 1 ca. 6
  8. d. Quan hệ giữa định mức thời gian và định mức sản lượng của 1 nhóm công nhân trong 1 ca: Tca tnh = snh.ca Tca Tca × n ⇒ snh.ca = = (1-4) tn hom DMld snh.ca - Định mức sản lượng của 1 nhóm công nhân trong 1 ca. e. Quan hệ giữa định mức thời gian và định mức sản lượng của máy: Tca 1 sm.ca = hay sm.gio = tm tm Tca 1 tm = = (1-5) sm.ca sm.gio sm.ca - Định mức sản lượng của máy trong 1 ca. tm - Định mức thời gian của máy tính theo giờ. Tca - Thời gian của 1 ca ( 8 giờ ). sm.gio - Định mức sản lượng của máy trong 1 giờ. g. Quan hệ tăng giảm giữa định mức thời gian và định mức sản lượng: - Mức tăng hoặc giảm tương đối (%) của định mức sản lượng khi giảm hoặc tăng tương đối (%) định mức thời gian. 100 × ∆t ∆s = (1-6) 100 ± ∆t ∆s - Mức tăng hoặc giảm tương đối của định mức sản lượng. ∆t - Mức tăng hoặc giảm tương đối của định mức thời gian. Nếu ∆t giảm, ∆s tăng, công thức có dấu ( - ). Nếu ∆t tăng, ∆s giảm, công thức có dấu ( + ). Chứng minh: Gọi stt và t tt - là định mức sản lượng và định mức thời gian thực tế skh và t kh - là định mức sản lượng và định mức thời gian theo kế hoạch hiện hành. Theo (1-6) ta có: 1 stt = ⇒ stt × ttt =1 ttt 1 s kh = ⇒ s kh × t kh = 1 t kh skh × tkh Vậy: stt × ttt = skh × tkh ⇒ stt = ttt 7
  9. Giả thiết ta chứng minh trường hợp giảm định mức sản lượng và tăng định mức thời gian, tức là: ' skh × tkh Giảm tuyệt đối: ∆s = skh − stt = skh − ttt ⎛ t ⎞ , ⎜ kh ⎟ Giảm tuyệt đối: ∆s = skh ⎜1− ⎟ ⎝ ttt ⎠ Trong đó ∆s ' là mức giảm tuyệt đối của sản lượng, muốn tìm mức giảm tương đối ( ∆s ) của định mức sản lượng thì ta đem mức giảm sản lượng tuyệt đối chia cho sản lượng kế hoạch và nhân với 100. ⎛ t ⎞ ⎜1 − kh ⎟ × s ' ⎜ ⎟ kh ∆s ⎝ t tt ⎠ ⎛ t kh ⎞ ∆s = × 100 = × 100 = ⎜1 − ⎟ × 100 (*) s kh s kh ⎝ t tt ⎠ Theo nguyên lý thì mức sản lượng thực tế bị giảm so với kế hoạch thì mức thời gian phải tăng. Nếu gọi: tkh = 100% thì ttt = 100 + ∆t . Thay vào (*) ta có: ⎛ 100 ⎞ 100 × ∆t ∆s = ⎜1− ⎟ ×100 = ⎝ 100 + ∆t ⎠ 100 + ∆t - Mức tăng hoặc giảm tuyệt đối (%) của định mức sản lượng khi giảm hoặc tăng tương đối (%) định mức thời gian. s × ∆t ∆s ' = xp ( 1-7 ) 100 ± ∆t ∆s ' - mức tăng hoặc giảm tuyệt đối của định mức sản lượng. ∆t - mức tăng hoặc giảm tương đối của định mức thời gian. sxp - định mức sản lượng xuất phát cần để so sánh, chẳng hạn như định mức sản lượng hiện hành. Khi ∆s ' tăng thì ∆t giảm trong công thức dùng dấu ( - ). Khi ∆s ' giảm thì ∆t tăng trong công thức dùng dấu ( + ). Chứng minh: Khi đó biết mức tăng tương đối của định mức sản lượng ∆s và định mức xuất ∆s × s phát s để so sánh, muốn tìm mức tăng tuyệt đối ∆s ' ta chỉ việc lấy ∆s ' = xp và thay xp 100 100∆t ∆s ở ( 1-6 ) vào ∆s ' = 100 ± ∆t s 100 xp - Mức sản lượng mới khi giảm hoặc tăng tương đối (%) định mức thời gian: s ×100 s = xp (1-8) moi 100 ± ∆t Khi ∆t giảm thì smoi tăng trong công thức dùng dấu ( - ). Khi ∆t tăng thì smoi giảm trong công thức dùng dấu ( + ). Chứng minh: cho trường hợp smoi tăng: 8
  10. sxp × ∆t ⎛ ∆t ⎞ smoi = sxp + = sxp ⎜1+ ⎟ 100 − ∆t ⎝ 100 − ∆t ⎠ ⎛100 − ∆t + ∆t ⎞ 100× sxp smoi = sxp ⎜ ⎟ = ⎝ 100 − ∆t ⎠ 100 − ∆t Ví dụ: Định mức thời gian của 1 quá trình giảm 20% . Tìm mức tăng tương đối, mức tăng ' tuyệt đối của định mức sản lượng ∆s , ∆s và mức sản lượng mới smoi . Biết sxp = 80 SP/ giờ. 100 × 20 Giải: Mức tăng tương đối của định mức sản lượng: ∆s = = 25% 100 − 20 80 × 20 Mức tăng tuyệt đối của định mức sản lượng: ∆s ' = = 20 SP/ giờ 100 − 20 80×100 Mức sản lượng mới: s = = 100 SP/ giờ moi 100 − 20 ' Hoặc: smoi = sxp + ∆s = 80 + 20 = 100 SP/ giờ 1.6. PHÂN LOẠI SẢN PHẨM XÂY LẮP TRÊN QUAN ĐIỂM ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT: 1.6.1. Định nghĩa: Sản phẩm xây lắp là kết quả của sự thay đổi vị trí, hình dáng, tính chất, thành phần, cơ cấu của đối tượng lao động theo nhiệm vụ được giao cho cá nhân hoặc đơn vị thực hiện; là kết quả cuối cùng của việc thực hiện công tác xây lắp. Đơn vị tính sản phẩm cuối cùng của công tác xây lắp là m2xd, m2 ở, căn hộ, km đường 1.6.2. Sản phẩm quá trình: 1. Sản phẩm quá trình tổng hợp là kết quả của việc thực hiện một quá trình tổng hợp. Ví dụ đổ xong 1 khối lượng bê tông móng, lắp xong 1 tầng nhà 2. Sản phẩm quá trình đơn giản là kết quả của việc thực hiện một quá trình đơn giản. Ví dụ số m2 làm ván khuôn, số kg làm cốt thép, số m3 đổ bê tông 1.6.3. Sản phẩm phần việc là kết quả của việc thực hiện từng phần việc. Ví dụ số xe vật liệu chuyển được, số viên gạch xây được 1.6.4. Phần tử và sản phẩm phẩn tử: Trong quá trình nghiên cứu quan sát xây dựng định mức, thường người ta chia quá trình thành các phần tử, nó cũng là một bộ phận chia nhỏ của quá trình xây lắp để nghiên cứu. Việc phân chia này độc lập tương đối với việc chia cơ cấu của 1 quá trình, có nghĩa là phần tử có thể trùng với phần việc, hoặc gộp nhiều phần việc, nhưng cũng có thể là phần việc bị chia nhỏ ra để nghiên cứu. Do việc phân chia phần tử nên cũng có sản phẩm phần tử, đó là kết quả việc thực hiện của từng phần tử. 1.6.5. Hệ số chuyển đơn vị: 1. Đặt vấn đề: Khi quan sát thu thập các tài liệu định mức người ta chia nhỏ các quá trình thành các phần việc và phần tử để loại bỏ những chỗ không hợp lý, sẽ thu được sản phẩm của phần việc hay sản phẩm phần tử, nhưng khi tính toán trình bày định mức, người ta tính toán cho sản phẩm quá trình đơn giản hoặc cho sản phẩm quá trình tổng hơp. Việc tính toán này được thực hiện nhờ hệ số chuyển đổi đơn vị từ sản phẩm phần tử sang sản phẩm quá trình đơn giản hoặc sản phẩm quá trình tổng hơp. 2. Định nghĩa: Hệ số chuyển đơn vị là số sản phẩm phần tử hoặc sản phẩm phần việc tính cho 1 đơn vị sản phẩm của quá trình đơn giản hoặc số sản phẩm của quá trình đơn giản tính cho 1 đơn vị sản phẩm của quá trình tổng hợp. 9
  11. 3. Ví dụ: a. Cần rải 50 m2 sân nhựa, phải đào 150 m3 đất, trải đá từng lớp 100 m2, rải nhựa 50 m2. Ta có hệ số chuyển đơn vị như sau: 150 100 50 k = = 3, k = = 2 , k = = 1 1 50 2 50 3 50 Nghĩa là muốn làm 1 m2 sân nhựa phải đào 3 m3 đất, rải 2 m2 đá và rải 1 m2 nhựa. b. Khi quan sát định mức cho quá trình xây tường (quá trình đơn giản) đơn vị là m3 xây. Quá trình quan sát người ta chia ra các phần việc sau: - Vận chuyển gạch tiêu phí lao động là 15 người-phút / xe, mỗi xe 60 viên. - Vận chuyển vữa tiêu phí lao động là 10 người-phút /chuyến, mỗi chuyến 2 xô bằng 20 lít. - Xây gạch tiêu phí lao động là 150 người-phút /m3 xây. Mỗi m3 xây cần 540 viên gạch và 280 lít vữa. Hãy tính hệ số chuyển đơn vị và tiêu phí lao động cho 1 m3 xây. 540 280 1 Hệ số chuyển đơn vị: k = = 9 , k = = 14 , k = = 1 1 60 2 20 3 1 Hao phớ lao động cho 1 m3 xõy: 3 ∑Ti ki = 15×9 +10×14 +150×1 = 425 người-phút / m xây 1.6.6. Hệ số cơ cấu: Trong khi quan sát và tính toán định mức cho những quá trình nhiều biến loại giống nhau về sử dụng công cụ, đối tượng lao động và sản phẩm, nhưng có vài đặc điểm khác nhau làm ảnh hưởng đến năng suất lao động. Khi quan sát người ta quan sát từng biến loại một, nhưng khi tính toán trình bày định mức, để cho đơn giản người ta trình bày chung cho một vài trị số định mức, nhưng muốn phản ảnh tính chính xác của sự tiêu phí thời gian khác nhau của các biến loại vào định mức người ta dựng hệ số cơ cấu. Ví dụ: Khi quan sát lắp khối bê tông móng, tổng số 140 khối, trong đó có 126 khối ở giữa và 14 khối ở góc. Tiêu phí thời gian để máy lắp 1 khối ở giữa T1 = 10 phútt. Tiêu phí thời gian để máy lắp 1 khối ở góc T2 = 12 phút. Nhưng khi tính toán định mức người ta chỉ trình bày chung một định mức lắp 1 khối bê tông móng nói chung. Muốn vậy phải tính hệ số cơ cấu: 126 14 N = = 0.9 , N = = 0.1 1 140 2 140 Tiêu phí lao động để lắp 1 khối bê tông móng nói chung là: ∑Ti Ni = 10× 0.9 +12× 0.1= 10.2 phút Khác với hệ số chuyển đơn vị là 1 số bất kỳ, bao giờ tổng các hệ số cơ cấu cũng bằng 1, có thể tính hệ số cơ cấu theo tỷ lệ %, khi đó thì tổng của chúng bằng 100%. 1.7. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRINH XÂY LẮP KHI NGHIÊN CỨU ĐỊNH MỨC 1.7.1. Vị trí làm việc (chỗ): là khoảng không gian vừa đủ để công nhân tham gia quá trình xây lắp; trong đó công cụ, máy móc, vật liệu và sản phẩm làm ra được bố trí sao cho hợp lý nhất. Khi quan sát định mức, chỗ làm việc được mô tả ghi chép lại trong phiếu đặc tính, nó là cơ sở để quy định các điều kiện tiêu chuẩn của định mức. 1.7.2. Điểm ghi: Trong quá trình quan sát nghiên cứu định mức phải phân biệt điểm ghi, đó là điểm phân chia ranh giới về mặt thời gian của 1 phần tử hoặc nhiều phần tử liền nhau, khi có sự thay đổi về số lượng những đối tượng tham gia hoặc khi kết thúc phần tử này chuyển sang phần tử khác. 10
  12. 1.7.3. Nhân tố ảnh hưởng: là tình trạng sự việc sự việc nào đó có ảnh hưởng đến đại lượng tiêu phí thời gian, nhân tố ảnh hưởng có thể diễn tả bằng số hoặc bằng lời. Ví dụ: - Diễn tả bằng lời: Xây đá hộc, xây gạch chỉ - Diễn tả bằng số: Tường dày 220, 330, 450 mm - Diễn tả cả bằng lời và bằng số: Lắp panen mái ở độ cao 12m. bằng lời bằng số 1.7.4. Đặc tính của quá trình: là tập hơp các nhân tố ảnh hưởng đặc trưng cho 1 quá trình xây lắp dựa vào đặc tính chủ yếu của quá trình khi quan sát cũng được ghi vào phiếu đặc tính và cũng là cơ sở để thiết kế điều kiện tiêu chuẩn của định mức. Thường bao gồm: - Loại quá trình. - Đơn vị khối lượng. - Thành phần công nhân thực hiện. - Cụng cụ lao động. - Thành phần công việc. - Quy trình thực hiện. 1.7.5. Các điều kiện tiêu chuẩn của quá trình: là những đặc tính của quá trình nhưng có sự lựa chọn bố trí hợp lý và quy định chặt chẽ, mỗi trị số định mức được thiết kế ra đều kèm theo một điều kiện tiêu chuẩn nhất định ban hành kèm theo định mức. Khi nghiên cứu để đánh giá sự hụt, đạt hay vượt định mức đều phải xem xét quá trình ấy có đúng với điều kiện tiêu chuẩn hay không sau đó mới kết luận. Khi muốn nghiên cứu phương pháp sản xuất của người sản xuất tiên tiến phải tổ chức các điều kiện đúng với các điều kiện tiêu chuẩn của định mức để đánh giá người ấy có thật sự là tiên tiến hay không. 1.8. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC VÀ CÁC LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC: 1.8.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC: 1. Phương pháp tính toán thuần tuý: là xây dựng định mức theo phương pháp dựa trên các tài liệu có sẵn (ngồi trong phòng để tính định mức), dựa vào các tiêu chuẩn thời gian phần việc, lý lịch và đặc tính của máy móc (tốc độ di chuyển, tốc độ nâng vật, tốc độ quay ) để tính toán thành các định mức, hoặc trong định mức vật liệu dựa vào các kích thước kết cấu hoặc đặc tính của vật liệu để tính toán định mức vật liệu. Để tiến hành định mức người ta tiến hành thực hiện theo 3 giai đoạn: a. Thu thập và phân tích tài liệu gốc, bao gồm: các thiết kế tổ chsức thi công, các thời gian tác nghiệp tiêu chuẩn có sẵn của các phần việc, lý lịch tính năng của máy móc, các tài liệu có liên quan khác b. Thiết kế cơ cấu hợp lý của quá trình: dựa vào các tài liệu có sẵn thiết kế điều kiện tiêu chuẩn cho quá trình. c. Tính toán trị số định mức Nhận xét: Phương pháp định mức này tiết kiệm được khối lượng ngày công quan sát rất lớn. Đặc biệt là những phần việc trùng lặp giống nhau trong các quá trình, nếu sử dụng được tài liệu gốc thì đỡ phải quan sát mất nhiều lần và nhiều ngành. Phương pháp này có nhược điểm là không phản ảnh được các điều kiện sản xuất thi công thực tế, nên thường kết hợp phương pháp này với phương pháp quan sát để xây dựng định mức. 2. Phương pháp quan sát thực nghiệm: có 2 loại: 11
  13. a. Phương pháp quan sát thực tế: Phương pháp này thường được sử dụng phổ biến nhằm: xây dựng các định mức mới, kiểm tra việc thực hiện các định mức hiện hành, nghiên cứu phương pháp sản xuất của người sản xuất tiên tiến, nghiên cứu chấn chỉnh tổ chức lao động. Để xây dựng định mức theo phương pháp này phải tiến hành quan sát nhiều lần, nhiều nơi, dựng các dụng cụ và biểu mẫu in sẵn tiến hành quan sát ghi chép số liệu sau đó tính toán xử lý số liệu và tính thành các định mức. Nhận xét: Ưu điểm: - Do quan sát thực tế, nên đó phân tích loại bỏ những tiêu phí bất hợp lý không đưa vào định mức. - Phản ảnh đúng đắn các điều kiện thi công thực tế. Nhược: Rất tốn kém do phải tốn nhiều ngày công và phương tiện để nghiên cứu quan sát. b. Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp này thường sử dụng bằng cách tổ chức điều kiện lao động mẫu, nghiên cứu khả năng và điều kiện làm việc của con người, hoặc nghiên cứu các đặc tính cơ lý của vật liệu để phục vụ cho việc lập định mức, nói chung phương pháp này chỉ sử dụng trong điều kiện thực nghiệm. 3. Phương pháp thống kê kinh nghiệm: Xây dựng định mức theo phương pháp này là dựa trên các tài liệu thống kê về hao phí vật tư, nhân lực, máy móc và khối lượng sản phẩm trong từng thời gian. Trên cơ sở đó tính ra trị số trung bình quy định thành định mức. Phương pháp này nói chung không khoa học, vì nếu xây dựng định mức theo phương pháp thống kê thì coi như đó thừa nhận nhiều chỗ bất hợp lý trong sản xuất đưa vào để tính định mức. Tuy nhiên phương pháp này có thể sử dụng để tổng kết mức năng suất trong từng thời kỳ, để kịp thời phục vụ cho công tác kế hoạch. Ngoài ra cũng sử dụng phương pháp kinh nghiệm và so sánh: - Dựa vào kinh nghiệm của các CBCNV và chuyên gia lành nghề để định mức. - So sánh những công việc hiện tại với các định mức đó có để điều chỉnh và đề ra những định mức hợp lý. Nói chung việc sử dụng kinh nghiệm và so sánh đều phải có chọn lọc. Tóm lại: Phương pháp thống kê kinh nghiệm không dựng để xây dựng định mức mới vì nó không phải là mức năng suất tiên tiến, nếu áp dụng định mức như vậy thì có khả năng kiềm hãm sản xuất. 1.8.1. CÁC LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC: 1. Sử dụng số liệu thực tế có phê phán: Trong quá trình xây dựng định mức phải quan sát thu thập và sử dụng nhiều số liệu thực tế, nhưng cần phải phân tích chọn lọc loại bỏ những chỗ không hợp lý. 2. Việc nghiên cứu các đối tượng để xây dựng định mức mang tính chất lựa chọn và điển hình: Vì định mức phản ảnh mức năng suất tiên tiến và hiện thực, nên không thể quan sát ở mọi chỗ mọi nơi, mà chỉ quan sát những quá trình và những đối tượng tham gia có sự lựa chọn mang tính chất đại diện. Ví dụ đối với công nhân phải lựa chọn những công nhân có trình độ nghề nghiệp cấp bậc phù hợp, đối với máy móc thì phải lựa chọn các máy có năng suất bình thường (không mới quá hoặc cũ quá). 3. Nghiên cứu quan sát xây dựng định mức: Trên cơ sở chia nhỏ quá trình thành các phần việc thao tác phần tử Vì có chia nhỏ như vậy mới nghiên cứu tỷ mỷ loại bỏ được các tiêu phí thời gian không hợp lý, sửa đổi các thao tác vụng về. 4. Sử dụng đúng đắn phương pháp tính số trung bình: Khi quan sát định mức phải tiến hành nhiều lần, nhiều nơi, nhiều ngành. Mỗi lần quan sát sẽ thu được 1 đại lượng tiêu phí lao động và sản phẩm tương ứng, sau đú tính trung bình cho các lần quan sát thành các định mức. 12
  14. Nhưng việc sử dụng phương pháp tính số trung bình cho đúng đắn là 1 điều hết sức quan trọng, thông thường trong thống kê có các phương pháp tính số trung bình sau: - Trung bình đơn giản ( bình quân số học ). - Trung bình có trọng lượng ( bình quân gia quyền ). - Trung bình điều hoà. - Trung bình nhân ( bình quân kỳ hà ). Trong lĩnh vực định mức ta phân tích và có các công thức sau: a. Các công thức tính trung bình trong định mức: a1. Các công thức bình quan điều hoà: áp dụng đúng trong mọi trường hợp: n T = ( 1-9 ) TB n S ∑ i i=1 Ti TTB : Tiêu phí thời gian lao động trung bình cho 1 đơn vị sản phẩm. n: số lần quan sát. Si : Số sản phẩm thu được trong lần quan sát thứ i. Ti : Tổng tiêu phí thời gian lao động trong lần quan sát thứ i. Chứng minh: Trước khi chứng minh cần chú ý rằng tiêu phí thời gian lao động chỉ có thể tính đúng nếu công thức biểu thị quan hệ chặt chẽ với số sản phẩm nhận được. Si Gọi si = là số sản phẩm nhận được trong từng lần quan sát. Ti Giả sử sau n lần quan sát, ta nhận được tổng số sản phẩm: Si S1 S 2 S n ∑∑si = = + + + Ti T1 T2 Tn Si ∑ T Số sản phẩm trung bình nhận được trong 1 lần quan sát sẽ là: i . n 1 n Và tiêu phí thời gian là nghịch đảo với mức sản phẩm: T = = . TB S S ∑ i ∑ i T Ti n Công thức bình quân điều hoà cũng có thể tính theo 2 dạng sau: n TTB = n (1-10) ∑ 1 i=1 ti n TTB = (1-11) ∑ Shi Với ti - Tiêu phí thời gian lao động cho 1 đơn vị sản phẩm trong từng lần quan sát. Đơn vị tính: giờ - công. S hi - Số sản phẩm có ích trong 1 giờ. a2. Công thức bình quân gia quyền: Chỉ sử dụng khi độ lâu các lần quan sát bằng nhau: 13
  15. n n ∑Ti ∑ Si .ti i=1 i=1 TTB = n = n (1-12) ∑ Si ∑ Si i=1 i=1 Với ti - Tiêu phí thời gian lao động cho 1 đơn vị sản phẩm trong từng lần quan sát. Nó đúng vai trò của chỉ tiêu lượng biến cần nghiên cứu. Si - Số sản phẩm trong từng lần quan sát, đúng vai trò quyền số. a3. Công thức bình quân đơn giản (số học): Nói chung không dùng để tính định mức sau các lần quan sát: n T n i t ∑ S ∑ i T = i=1 i = i=1 (1-13) TB n n b. Giải thích các trường hợp sử dụng công thức: b1. Các sai số khi sử dụng công thức số học (đơn giản): Ví dụ: có 5 công nhân đều làm việc 1 quá trình giống nhau, mỗi người làm liên tục trong 1 giờ (60 phút), và số sản phẩm thu được của từng người như sau: - Người thứ 1 thu 30 sản phẩm. - Người thứ 2 thu 25 sản phẩm. - Người thứ 3 thu 20 sản phẩm. Tổng cộng 100 sản phẩm - Người thứ 4 thu 15 sản phẩm. - Người thứ 5 thu 10 sản phẩm. + Nếu tính tiêu phí thời gian trung bình cho 1 đơn vị sản phẩm theo công thức bình quân đơn giản ta có: Ti 60 60 60 60 60 ∑ S + + + + T = i = 30 25 20 15 10 = 3.45 người phút. TB n 5 60 Như vậy số sản phẩm trung bình mỗi người thu được sẽ là: = 17.2 sản phẩm. 3.4 Vậy 5 người thu được: 17.2 x 5 = 86 sản phẩm. Sai số tuyệt đối so với ban đầu: giảm 14 sản phẩm. 100 − 86 Sai số tương đối: ×100 = 14 % 100 + Nếu tính theo công thức bình quân gia quyền, ta có: ∑Ti 60 + 60 + 60 + 60 + 60 TTB = = = 3 phút ∑ Si 30 + 25 + 20 +15 +10 + Nếu tính theo công thức bình quân điều hoà, ta có: n 5 T = = = 3 phút TB S 30 25 20 15 10 ∑ i + + + + Ti 60 60 60 60 60 60 Thử lại: Số sản phẩm trung bình 1 người thu được là: = 20 sản phẩm. 5 người thu 3 được: 20 x 5 = 100 sản phẩm. Đúng với điều kiện ban đầu. Sở dỉ trong trường hợp này tính với 14
  16. công thức bình quân gia quyền cũng đúng như bình quân điều hoà là vì thời gian làm việc của từng người (xem như độ lâu từng lần quan sát) đều bằng nhau. Trường hợp độ lâu các lần quan sát khác nhau thì tính theo công thức bình quân gia quyền sẽ không đúng. Xét trường hợp cụ thể sau: b2. Tính hạn chế và sai số khi sử dụng công thức bình quân gia quyền: Ta biết rằng công thức bình quân gia quyền có xét đến sự biến thiên của các tầng số (quyền số), trong trường hợp này quyền số chính là số sản phẩm trong từng lần quan sát ( Si ), nhưng số sản phẩm thu được trong từng lần quan sát phụ thuộc vào độ lâu quan sát. Độ lâu quan sát do chủ quan của người làm công tác định mức. Muốn quan sát 1 hoặc 2, 3 giờ chỉ cần đo được đại lượng tiêu phí thời gian và số sản phẩm thu được, nó không phải là nguyên nhân khách quan tác động đến định mức. Nên quá trình tính toán người ta loại bỏ nguyên nhân chủ quan này, và chỉ khi nào các lần quan sát đều bằng nhau thì mới áp dụng công thức bình quân gia quyền. Ví dụ: Có 2 bảng tổng kết tài liệu quan sát, thành phần công nhân không đổi, lượng hao phí lao động cho 1 đơn vị sản phẩm của từng lần quan sát (ti ) trong 2 bảng cũng không đổi, nhưng do độ lâu quan sát khác nhau và số sản phẩm khác nhau nên tính theo phương pháp bình quân gia quyền có sai số. Trường hợp1: Lần quan sát 1 2 3 4 5 Chỉ tiêu Độ lâu quan sát Ti ( phút ) 60 90 120 150 180 Hao phí lao động cho 1 sản phẩm ( ti ) 2.0 2.4 3 4 6 Số SP thu được trong từng lần quan sát ( Si ) 30 37.5 40 37.5 30 Số SP tính cho 60 người phút ( S hi ) 30 25 20 15 10 Trường hợp 2: Lần quan sát 1 2 3 4 5 Chỉ tiêu Độ lâu quan sát Ti ( phỳt ) 180 150 120 90 60 Hao phí lao động cho 1 sản phẩm ( ti ) 2.0 2.4 3 4 6 Số SP thu được trong từng lần quan sát ( Si ) 90 62.5 40 22.5 10 Số SP tính cho 60 người phút ( S hi ) 30 25 20 15 10 n n ∑Ti ∑ Si .ti i=1 i=1 Nếu tính theo công thức bình quân gia quyền:TTB = n = n ∑ Si ∑ Si i=1 i=1 60 + 90 +120 +150 +180 Tính cho trường hợp 1: T = = 3.43' TB 30 + 37.5 + 40 + 37.5 + 30 180 +150 +120 + 90 + 60 Tính cho trường hợp 2: T = = 2.67 ' TB 90 + 62.5 + 40 + 22.5 +10 Nhận xét: Trong 2 trường hợp trên ta thấy các đại lượng tiêu phí thời gian lao động cho 1 sản phẩm trong các lần quan sát (ti ) đều không thay đổi mà đó chính là chỉ tiêu lượng biến mà ta 15
  17. cần nghiên cứu để tính trung bình, nhưng vì sử dụng công thức bình quân gia quyền chịu ảnh hưởng của quyền số là số sản phẩm ( Si ) phụ thuộc vào độ lâu từng lần quan sát do chủ quan của người quan sát đẫn đến kết quả của 2 trường hợp có sai số như trên. Vì vậy trong định mức, những trường hợp có độ lâu các lần quan sát khác nhau, người ta không dùng công thức bình quân gia quyền, mà tính theo công thức bình quân điều hoà sau đây: n T = . TB S ∑ i Ti 5 Trường hợp 1: T = = 3' TB 30 37.5 40 37.5 30 + + + + 60 90 120 150 180 5 Trường hợp 2: T = = 3' TB 90 62.5 40 22.5 10 + + + + 180 150 120 90 60 Hoặc tính theo 2 công thức sau (cả 2 trường hợp đều giống nhau ) n 5 T = = = 3' TB 1 1 1 1 1 1 ∑ + + + + Ti 2 2.4 3 4 6 n 5× 60 ' TTB = = = 3 ∑ S hi 30 + 25 + 20 +15 +10 n Ghi chú: Công thức TTB = nếu tính nguyên theo các đại lượng trong công thức sẽ ra ∑ S hi giờ công, muốn đổi ra người phút phải nhân với 60, đổi ra người giây phải nhân với 3600. Tóm lại: Trong khi tính toán hao phí lao động trung bình để xây dựng định mức, người ta không sử dụng công thức bình quân số học đơn giản, và chỉ sử dụng công thức tính bình quân gia quyền trong trường hợp độ lâu các lần quan sát bằng nhau. Công thức bình quân điều hoà đúng cho mọi trường hợp. 5. Sự thống nhất giữa các điều kiện tiêu chuẩn và định mức: Mỗi trị số định mức được lập ra đều phải có điều kiện tiêu chuẩn kèm theo, đó chính là điều kiện và phạm vi áp dụng ban hành kèm theo định mức. 6. Sử dụng mối liên hệ so sánh khi nghiên cứu xây dựng định mức: Khi nghiên cứu xây dựng định mức để ban hành thành bộ hoặc tập định mức, không phải tất cả từng nhân tố ảnh hưởng đều phải xây dựng riêng 1 trị số định mức, bằng cách dùng hệ số cơ cấu, dùng toán học đồ thị, ta có thể quan sát thu số liệu cho 1 số mức đại diện. Sau đó tính ra 1 định mức giới hạn cho 1 số phạm vi biến loại nào đó. Ví dụ khi định mức cho công tác làm ván khuôn bê tông của dầm, thì chiều cao của dầm có ảnh hưởng đến định mức (dầm càng cao càng dể làm). Nhưng nếu cứ mỗi sự thay đổi chiều cao: 10, 20, 30, 40 cm ta đều xây dựng riêng từng trị số định mức thì sẽ rất phức tạp mà chỉ xây dựng với 2 trị số định mức theo độ cao của dầm ≤ 50 cm và > 50 cm. Tất nhiên khi quan sát thì các cao độ dầm được phản ảnh trong trị số định mức này. Hoặc khi nghiên cứu công tác làm cốt thép hao phí lao động phụ thuộc đường kính cốt thép, biểu thi trên đồ thị có dạng sau: 16
  18. Tiêu phí lao động cho 100kg Trong trường hợp này khi quan sát, người ta chỉ quan sát 1 số đường kính đại diện, và khi thể hiện lên mặt phẳng có hệ trục toạ độ thì các đại lượng quan sát ngẫu nhiên nên chưa nằm trên 1 đường đồ thị. Bằng phương pháp toán học, người ta sẽ chỉnh lý rút ra đường 0 8 10 12 14 16 Đường kính hồi quy của chúng. Từ đường đồ thị hồi quy có thể nội suy để tìm tiêu phí lao động cho những loại đường kính chưa quan sát ( cách chỉnh lý nghiên cứu ở chương 2). 7. Tính pháp lệnh của định mức: Khi các đinh mức được xây dựng, phải được cấp có thẩm quyền thông qua và ban hành thì nó trở thành bộ luật và và mang tính chất pháp lệnh đối với Nhà Nước. 1.9. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH TRONG VIỆC XÂY DƯNG ĐỊNH MỨC: 1. Giai đoạn chuẩn bị: - Thành lập nhóm nghiên cứu và chuẩn bị đề cương nghiên cứu, trong đề cương phải nêu được các phương pháp cơ bản nào dùng trong việc xây dựng định mức và dự kiến danh mục (các mô hình, bảng mức hay tập mức) sẽ xây dựng. - Chuẩn bị hiện trường và đối tượng nghiên cứu (công nhân, máy móc ) - Chuẩn bị về tư tưởng và nghiệp vụ đối với những cán bộ công nhân viên làm định mức và đối với những công nhân là những đối tượng nghiên cứu của định mức. - Chuẩn bị các loại tài liệu, biểu mẫu và dụng cụ. 2. Nghiên cứu chấn chỉnh tổ chức sản xuất: xem xét từng quá trình, việc tổ chức có những điểm nào bất hợp lý về thành phần công nhân, cụng cụ lao động, vị trí làm việc nghiên cứu tổ chức bố trí lại sao cho hợp lý nhất, nhằm đảm bảo cho các điều kiện tiên tiến của định mức sau này. 3. Quan sát thu thập tài liệu: 4. Tính toán xử lý số liệu - tính toán và trình bày định mức. 5. Thông qua để xét duyệt và ban hành định mức. 17
  19. Chương 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT, THU THẬP VÀ CHỈNH LÝ SỐ LIỆU ĐỂ ĐỊNH MỨC 2.1. PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC QUAN SÁT: 2.1.1. Phân theo mục đích nghiên cứu: 1. Quan sát chụp ảnh ngày làm việc: Là hình thức nghiên cứu thời gian làm việc của công nhân liên tục trong một ca. Nhằm nghiên cứu các tiêu phí thời gian trong ca làm việc, phân tích thời gian có ích cho sản xuất và không có ích cho sản xuất, phục vụ cho việc cải tiến tổ chức lao động, đồng thời thu thập các tài liệu về thời gian chuẩn bị, kết thúc, ngừng thi công, nghỉ giải lao phục vụ cho việc tính định mức, nghiên cứu kinh nghiệm sản xuất của công nhân tiên tiến để phổ biến rộng rãi. 2. Quan sát quá trình: Mục đích để thu thập thời gian tác nghiệp của công nhân và thời gian sử dụng máy phục vụ cho công tác thiết kế định mức. Quan sát quá trình có thể chỉ thực hiện ở một số giờ bất kỳ miễn là thu được đại lượng tiêu phí thời gian (Ti) và số sản phẩm làm ra (Si) phục vụ cho tính định mức. 2.1.2. Phân theo cách ghi chép số liệu: 1. Phương pháp chụp ảnh: Chúng ta thường quen với với chụp ảnh không gian (phong cảnh, nhà cửa, chân dung ) còn ở đây đề cập đến chụp ảnh thời gian. Thuật ngữ chụp ảnh ở đây muốn nói đến sự ghi chép nguyên si và khách quan mọi diễn biến thời gian trong suốt thời gian quan sát 1 quá trình sản xuất nào đó. Theo cách ghi chép (chụp lấy mọi diễn biến thời gian) mà có thể chia ra thành một số phương pháp chụp ảnh: + Chụp ảnh đồ thị kết hợp ghi số (ChAKH). + Chụp ảnh đồ thị (ChAĐT). + Chụp ảnh ghi số (ChAS). 2. Phương pháp bấm giờ: + Bấm giờ chọn lọc (BGC L). + Bấm giờ liên tục (BGLT). 2.2. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT: Muốn lựa chọn 1 trong 5 phương pháp quan sát trên, thì phải dựa vào mục đích nghiên cứu, tính chất của đối tượng, khả năng về độ chính xác của từng phương pháp. 1. Số đối tượng: + Chụp ảnh đồ thị kết hợp ghi số cho phép quan sát 1 lúc nhiều đối tượng. + Còn chụp ảnh đồ thị chỉ quan sát tối đa 3 đối tượng. + Chụp ảnh số quan sát cùng lúc 2 đối tượng. + Đối với 2 phương pháp bấm giờ thường chỉ quan sát được 1 đối tượng mà thôi (1 công nhân hoặc 1 máy). 2. Độ chính xác: Hai phương pháp ChAKH và ChAĐT độ chính xác tối đa chỉ đến 0,5 phút (30 giây), thông thường trên biểu mẫu ghi chép người ta chia thời gian theo các cột ứng với 1 phút mà khả năng phân biệt chỉ đến nửa vạch phân chia. Đối với phương pháp ChAS và phương pháp bấm giờ (PPBG) thì độ chính xác phụ thuộc vào phương tiện (đồng hồ đo thời gian). Loại đồng hồ thường độ chính xác là giây, phút. 2.3. TRÌNH TỰ TỔ CHỨC QUAN SÁT QUÁ TRÌNH XÂY LẮP: 1
  20. 2.3.1. MỤC ĐÍCH: Nghiên cứu quá trình sản xuất cải tiến chấn chỉnh những phần việc chưa hợp lý, từ đó thiết kế điều kiện tiêu chuẩn của quá trình bao gồm: Thành phần công việc, thành phần và khả năng làm việc của công nhân, tình hình máy móc và công cụ lao động, điều kiện tổ chức theo mặt bằng và không gian (vị trí làm việc), quy định chất lượng sản phẩm. 2.3.2. CHỌN ĐỐI TƯƠNG QUAN SÁT: Chọn đối tượng quan sát: Đối với công nhân nên chọn những đối tượng có mức năng suất trung bình tiên tiến. Ví dụ: Tại công trường có 27 công nhân cùng làm 1 loại công việc, theo số liệu tổng kết các nhóm đạt năng suất như sau: Nhóm 1: 2 người: năng suất đạt 95% Nhóm 2: 2 người: năng suất đạt 104% Nhóm 3: 3 người: năng suất đạt 108% Nhóm 4: 10 người: năng suất đạt 115% Nhóm 5: 2 người: năng suất đạt 118% Năng suất lao động tiên tiến. Nhóm 6: 3 người: năng suất đạt 120% Nhóm 7: 1 người: năng suất đạt 126% Nhóm 8: 2 người: năng suất đạt 130% Nhóm 9: 2 người: năng suất đạt 140% Chọn công nhân là đối tượng quan sát, phải chọn những nhóm có năng suất trung bình tiên tiến, có thể thực hiện như sau: trước hết loại bỏ những nhóm không đạt năng suất, sau đó tính năng suất bình quân các nhóm theo phương pháp bình quân gia quyền 2 ×104 + 3×108 +10 ×115 + 2 ×118 + 3×120 +1×126 + 2 ×130 + 2 ×140 nsbq = = 117% 25 Những nhóm có năng suất lao động ≥ 117% là tiên tiến. Vậy các nhóm từ 5 - 9 là những nhóm có năng suất trung bình tiên tiến. Năng suất trung bình tiên tiến: (nhóm 5 - 9) 2×118 + 3×120 +1×126 + 2×130 + 2×140 nsbq = = 126% 10 Những đối tượng có thể quan sát có năng suất trong khoảng:{117;126}là các nhóm 5,6,7. 2.3.3. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT, Khi lựa chọn phương pháp quan sát cần căn cứ vào: - Đặc điểm của quá trình xây lắp (chu kỳ hay không chu kỳ). - Số đối tượng tham gia (tập thể hay đơn lẻ). - Khả năng về độ chính xác của từng phương pháp quan sát. - Mục đích, yêu cầu của công tác nghiên cứu. Để có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp chụp ảnh hoặc phương pháp chụp ảnh kết hợp với phương pháp ghi số, trong đó phương pháp bấm giờ để thu thập tiêu phí thời gian diễn biến ở các quá trình có chu kỳ, còn phương pháp chụp ảnh để thu thập tiêu phí thời gian ở các quá trình không có chu kỳ và những thời gian định mức khác, như: thời gian chuẩn bị - kết thúc, nghỉ giải lao, ngừng thi công 1. Đối với quá trình không chu kỳ: nên dùng phương pháp chụp ảnh, trong đó: a. Phương pháp chụp ảnh đồ thị kết hợp phương pháp ghi số (ChaKH) là vạn năng nhất, có thể sử dụng để quan sát nhiều đối tượng cùng một lúc và độ chính xác cho phép đến 0,5’ Phương pháp còn có thể quan sát được quá trình có chu kỳ có độ chính xác tương tự. b. Phương pháp chụp ảnh đồ thị (ChAĐT) có thể quan sát những quá trình có 3 đối tượng tham gia trở xuống. Vì phương pháp này mỗi đối tượng được theo dõi bằng 1 đường đồ thị riêng, nên không thể ghi được nhiều cùng 1 lúc. Độ chính xác của phương pháp này là 0,5’. Phương pháp này có thể quan sát được quá trình có chu kỳ. 2
  21. c. Phương pháp chụp ảnh số (ChAS) chỉ nên dùng khi không dùng được 2 phương pháp trên và chỉ nên dùng đối với quá trình có chu kỳ. Độ chính xác cao đến 0,2’’ (tuỳ theo loại đồng hồ sử dụng, nhưng phương pháp này chỉnh lý số liệu khó và tốn nhiều thời gian. 2. Đối với quá trình có chu kỳ: - Nếu mỗi chu kỳ có thời gian dài từ 5 - 10 phút cũng chỉ nên dùng phương pháp chụp ảnh để cho việc chỉnh lý đơn giản. - Nếu mỗi chu kỳ có thời gian ngắn nên dùng phương pháp bấm giờ (BGLT hoặc BGCL) để quan sát các phần tử chu kỳ và thời gian ngừng việc quy định khác, có thể dùng phương pháp chụp ảnh họăc phương pháp chụp ảnh ngày làm việc để tìm thời gian chuẩn bị kết thúc, nghỉ giải lao, ngừng thi công đưa vào định mức. 2.3.4. PHÂN CHIA QUÁ TRÌNH THÀNH CÁC PHẦN TỬ, DỰ ĐỊNH ĐIỂM GHI VÀ CHỌN ĐƠN VỊ ĐO SẢN PHẨM: 1. Phân chia phần tử: thông thường chỉ ứng với phần việc là đủ. Khi quan sát nhiều ngày, nhiều lần, nhiều nơi cùng 1 quá trình thì việc phân chia phần tử phải thống nhất để dể dàng tính toán sau này. 2. Điểm ghi: Tuỳ theo diễn biến của quá trình, khi có sự thay đổi về số đối tượng hoặc điểm kết thúc thời gian phần tử trước và bắt đầu phần tử sau. 3. Đơn vị đo sản phẩm: Đơn vị sản phẩm tính định mức là đơn vị của sản phẩm quá trình đơn giản hoặc quá trình tổng hợp. Đơn vị sản phẩm phần tử là đơn vị của lần quan sát dùng để tính toán cho đơn vị sản phẩm định mức và tuỳ theo sản phẩm phần tử phân chia. Ví dụ: Căng dây đơn vị tính là lần, vận chuyển vật liệu tính bằng xe. Nói chung đơn vị sản phẩm phải lựa chọn sao cho thông dụng, dể nhận biết, dùng các dụng cụ thông thường cũng đo được. 2.3.5. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG QUAN SÁT: (Số lần và độ lâu của 1 lần quan sát) 1. Số lần quan sát: Nếu số lần quan sát quá ít không đảm bảo chính xác, ngược lại nhiều sẽ gây lãng phí. Việc xác định số lần quan sát dựa trên những căn cứ sau: - Đặc điểm của quá trình: nếu quá trình phức tạp phải quan sát nhiều lần. - Số biến loại của quá trình: nếu quá trình có nhiều biến loại, quan sát nhiều lần. - Phương pháp quan sát có độ chính xác cao, chỉ cần quan sát ít lần. - Đặc điểm của sản phẩm: nếu sản phẩm khó đo, phải quan sát nhiều lần. - Các nhân tố ảnh hưởng gồm nhân tố ảnh hưởng diễn tả bằng lời phải quan sát nhiều lần hơn diễn tả bằng số. - Ý nghĩa kinh tế của quá trình: nếu quá trình quan sát xây dựng định mức có ý nghĩa kinh tế lớn, áp dụng trong phạm vi rộng, phải quan sát nhiều lần. Tài liệu sách giáo khoa Liên Xô cho số lần quan sát như sau: Số lần quan sát Số biến loại Nhân tố ảnh hưởng Nhân tố ảnh hưởng của quá trình Diển tả bằng lời diển tả bằng số (1) (2) (3) 1 - 2 4 – 5 3 3 5 - 6 3 - 4 4 - 5 6 - 7 4 - 5 7 - 8 5 - 6 Trong đó: 3
  22. - Trong cùng cột 2 và 3 nếu quá trình có ý nghĩa kinh tế lớn thì số lần quan sát lớn (trị số lớn trong mỗi cột). - Nếu nhân tố ảnh hưởng diễn tả bằng số và bằng lời thì trị số ở cột 2. 2. Độ lâu một lần quan sát: a. Đối với phương pháp chụp ảnh quan sát (ChAQS), thường dùng để quan sát các quá trình (tiêu phí thời gian tác nghiệp và sản phẩm phần tử thu được). Nói chung độ lâu 1 lần quan sát không cố định, có thể từ 2 - 4 giờ, hoặc tròn ca. Chỉ cần đảm bảo thu được thời gian tác nghiệp và số sản phẩm phần tử thu được. Riêng phương pháp chụp ảnh kết hợp (ChAKH) nếu dùng để quan sát chụp ảnh ngày làm việc (ChANLV) để thu các thời gian ngừng việc được quy định (thời gian chuẩn bị kết thúc, thời gian nghỉ giải lao, thời gian ngừng thi công) đồng thời để phân tích tổn thất thời gian thì độ lâu 1 lần quan sát nhất thiết phải là 1 ca làm việc. b. Đối với phương pháp chụp ảnh dùng cho quá trình có chu kỳ và phương pháp bấm giờ thì độ lâu 1 lần quan sát phụ thuộc vào số chu kỳ cần thiết để đảm bảo số liệu chỉnh lý theo phương pháp thống kê. Số chu kỳ cần thiết cho ở bảng sau: Độ lâu trung bình 1 chu kỳ <1’ < 2’ < 5’ < 7’ < 15” Số chu kỳ tối thiểu của 1 lần quan sát 21 15 10 7 5 Như vậy độ lâu 1 lần quan sát đối với quá trình có chu kỳ có thể xác định như sau: Độ lâu 1 lần quan sát = Độ lâu 1 x Số chu kỳ + Thời gian quan sát các quá trình có chu kỳ chu kỳ cần thiết phần tử không chu kỳ 2.3.6. LẬP CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN HÀNH QUAN SÁT: Trước khi quan sát phải lập chương trình kế hoạch nghiên cứu cụ thể: - Nghiên cứu xây dựng định mức mới hay kiểm tra việc thực hiện định mức. - Nghiên cứu cho những định mức nào, nếu nhiều mức phải lập thành bảng danh mục mô hình trước. - Tên định mức và đơn vị đo sản phẩm. - Quan sát cho những đối tượng nào và dùng phương pháp quan sát gì? - Các công cụ, biểu mẫu và tài liệu cần thiết để tiến hành. - Kiểm tra việc chuẩn bị và tiến hành quan sát. 2.4. KỸ THUẬT TIẾN HÀNH CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT THU THẬP SỐ LIỆU ĐỂ THIẾT KẾ ĐỊNH MỨC: 2.4.1. QUAN SÁT ĐỂ GHI VÀO PHIẾU ĐẶC TÍNH (PhĐT): Mỗi quá trình có một đặc tính khác nhau, có khi cùng một quá trình nhưng từng lần quan sát đặc tính cũng thay đổi. Vậy bên cạnh việc đo thời gian và sản phẩm, trước hết phải ghi đặc tính cuả quá trình vào phiếu đặc tính. Phiếu này được in sẵn với các tiêu đề cần thiết. Nội dung phiếu đặc tính gồm những điểm chủ yếu sau: - Tổ công nhân (thành phần, cấp bậc của những người thực hiện quá trình), hưởng lương công nhật hay lương sản phẩm. - Tên quá trình, điều kiện tổ chức và kỹ thuật (có hình vẽ mô tả sơ đồ vị trí làm việc). - Đặc điểm sản phẩm, hình vẽ của sản phẩm, phân chia phần việc và sản phẩm phần việc. - Các công cụ lao động sử dụng: công cụ thường, cải tiến hay máy móc loại gì. - Các điều kiện tự nhiên khi quan sát như: nhiệt độ, tốc độ gió - Các điều kiện của đối tượng lao động (kích thước, quy cách vật liệu được sử dụng). 4
  23. PHIẾU CHỤP ẢNH CÁ NHÂN NGÀY LÀM VIỆC Công trình: Phiếu chụp ảnh cá nhân ngày Ngày quan sát: Đội xây dựng: làm việc Bắt đầu: Tổ xây dựng: Kết thúc: Thời gian quan sát: Người quan sát: I.Công nhân II. Công việc: III. Thiết bị: Họ tên: Tên: Tên máy: Nghề nghiệp: Bậc: Kiểu máy: Bậc thợ: Vật liệu: Công suất: Tuổi nghề: Số lượng sản xuất: Trạng thái: Khả năng làm việc: Mưc hiện hành: Dụng cụ: PP xây dựng: IV. Tổ chức và phục vu nơi làm việc: Đặc điểm nơi làm việc: -Tổ chức điều chỉnh xem xét máy: -Chế độ giao nhận việc: -Chế độ bảo dưỡng máy: -Chế độ cung cấp VL, dụng cụ: -Chế độ sữa chửa nhỏ: (Mặt sau phiếu khảo sát) V. Phần khảo sát: TT Tên thời gian Thời gian hiện tại Thời hạn Ký Thao tác kết Ghi chú hao phí ( giờ - phút) (phút) hiệu hợp và số SP (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Bắt đầu chụp ảnh 6h00 1 Đến chậm 6h03 3 LPc1 2 Nhận nhiệm vụ 6h13 10 CK1 3 Lấy dụng cụ 6h18 5 CK2 Lời bản vẽ 4 Tìm hiểu bản vẽ 6h20 2 CK3 5 Căng dây 6h21 1 TN1 6 Rải vữa 6h24 3 TN2 7 Đặt gạch 6h26 2 TN3 8 Miết mạch 6h30 4 TN4 9 Rải vữa 6h32 2 TN5 10 Đặt gạch 6h35 3 TN6 11 Sữa dụng cụ 6h40 5 FVk1 2.4.2. PHƯƠNG PHÁP CHỤP ẢNH KẾT HỢP (ChAKH) (Đồ thị kết hợp ghi số) 1. Đối với quá trình không chu kỳ: Ví dụ: Xét quá trình gồm 5 phần tử. Biểu mẫu ghi chép gồm 5 cột, số dòng phụ thuộc vào số lượng, đủ để ghi các phần tử của quá trình. (1) (2) (3) (4) (5) Cột 1: Ghi số hiệu phần tử xuất hiện trong khi quan sát, có thể không theo số thứ tự thống nhất trong các lần, nhưng số hiệu thì phải thống nhất. 5
  24. Cột 2: Ghi tên các phần tử - Các phần tử này được nghiên cứu và phân chia từ trước, nếu chỉ quan sát để thiết kế định mức (quan sát quá trình) hoặc nếu chỉ để quan sát trong tác nghiệp thì chỉ cần phân chia các phần tử thuộc thời gian được định mức hoặc thuộc thời gian tác nghiệp , còn các thời gian khác cho riêng vào 1 dòng để kiểm tra số đối tượng. Cột 3: Được chia thành các cột nhỏ ứng với 5 cột, trong đó khi quan sát từng phần tử sẽ ghi các đường đồ thị nằm ngang, độ dài từng đoạn đồ thị biểu diễn số đối tượng tham gia cùng trên đoạn đồ thị, nhưng khi có sự thay đổi về số đối tượng tham gia thì phải có điểm ghi và ghi ngay số đối tượng thay đổi đó. Cột 4: Tổng tiêu phí thời gian hay tiêu phí lao động từng phần tử. Không ghi trong quá trình quan sát, mà về nhà tính toán ghi vào sau. Tổng tiêu phí thời gian Tổng độ dài Số đối tượng = x hay lao động từng phần tử từng đoạn đồ thị lao động Cột 5: Ghi số sản phẩm phần tử thu được trong thời gian quan sát, nếu từng giờ quan sát chưa thu được sản phẩm phần tử thì có thể ghi chung sản phẩm phần tử cho cả lần quan sát ở giờ cuối cùng. Ví dụ: Đối với quá trình xây, nếu chỉ quan sát thời gian tác nghiệp, thì chia như sau: SH Phần tử Thời gian tác nghiệp (phút) Số SP ∑Tld (1) (2) (3) (4) (5) 2 1 Chuyển vữa 1 19 2 xe 2 Xây 2 18 3 Kiểm tra 1 8 4 Thời gian ngoài tác nghiệp 2 1 15 Tổng cộng: 56 *) Nếu sử dụng biểu mẫu này để quan sát quá trình kết hợp với chụp ảnh ngày làm việc thì phải phân chia các phần tử thuộc về thời gian tác nghiệp và các loại thời gian được định mức và không được định mức (theo sơ đồ phân tích thời gian đã nghiên cứu ở phần trước), cụ thể: 1. Chuyển vữa. 2. Xây 3. Kiểm tra. 4. Chuẩn bị - Kết thúc. 5. Nghỉ giải lao. 6. Ngừng thi công. 7. Làm việc không phù hợp nhiệm vụ (có thể chi thành: làm công tác thừa và không thấy trước, tổ chức kém, do ngẫu nhiên, do vi phạm kỹ luật). *) Nếu chỉ quan sát chụp ảnh ngày làm việc, không kết hợp chụp ảnh quá trình để thiết kế định mức, thì các phần tử thời gian tác nghiệp có thể gộp vào 1 phần tử . Cụ thể trong trường hợp này phần tử 1 - 2 - 3 ghi chung là 1 phần tử thời gian tác nghiệp. Còn phần tử từ 5 - 7 thì giữ nguyên như cũ. 2. Đối với quá trình có chu kỳ: Biểu mẫu và cách ghi chép ở các cột giống như đối với quá trình không chu kỳ. Riêng cột (3) đường đồ thị của mỗi phần tử tiêu phí thời gian ở từng chu kỳ, giới hạn giữa 2 điểm ghi thể hiện bằng dấu cắt lượn sóng. Ví dụ: Xét phần tử đặt và điều chỉnh panen. Tiêu phí lao động tại các chu kỳ: 1 chu kỳ đặt và điều chỉnh 1 panen: 6
  25. SH Tên phần tử Thời gian tác nghiệp Số SP 25 ∑Tld (1) (2) (3) (4) (5) 1 Đặt và điều chỉnh panen 1 1 1 450 phút 1 panen 9 ng/1phút 18ng /1phút 18ng /1phút Phương pháp chụp ảnh kết hợp dùng cho quá trình chu kỳ khi chuyển số liệu sang phiếu chỉnh lý ở mỗi phần tử, sẽ tạo thành 1 dãy số thống kê, mỗi con số chỉ tiêu phí lao động tại các chu kỳ, và dùng phương pháp toán học sẽ loại bỏ những con số không tin cậy. Sau đó tính tiêu phí lao động trung bình cho 1 phần tử chu kỳ (sẽ nghiên cứu phương pháp chỉnh lý ở phần sau). 2.4.3. PHƯƠNG PHÁP CHỤP ẢNH ĐỒ THỊ (ChAĐT): 1. Đối với quá trình không chu kỳ: Khả năng của phương pháp này có thể quan sát tối đa là 3 đối tượng, vì mỗi đối tượng theo dõi bằng 1 đường đồ thị riêng biệt. Nếu quan sát nhiều đối tượng cùng 1 lúc sẽ dễ bị nhầm lẫn. Biểu mẫu và cách ghi chép như sau: (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 2 3 Cột 1: ghi số hiệu phần tử. Cột 2: ghi tên phần tử. Cột 3: được chia thành từng cột nhỏ, mỗi cột ứng với 1 phút và cứ mỗi 5 phút lại đánh dấu. Ở mỗi dòng phần tử có thể chia làm 2 dòng nhỏ (nếu theo dõi 2 đối tượng) hoặc 3 dòng nhỏ (nếu theo dõi 3 đối tượng). Mỗi đối tượng sẽ được theo dõi bằng 1 đường đồ thị riêng biệt (có thể ký hiệu hoặc dùng màu mực khác nhau để tránh nhầm lẫn). Mỗi đối tượng ghi đúng vào đường của đối tượng đó ở các phần tử. Vì mỗi đối tượng được theo dõi riêng nên trên đồ thị không cần ghi số đối tượng, mà hiểu rằng trên dòng đồ thị đó có số đối tượng bằng 1. Ghi chú: Khi dòng đồ thị nằm ngang là số hiệu đối tượng phần tử tham gia, thì dòng đồ thị thẳng đứng biểu thị đối tượng phần tử này chuyển sang phần tử khác. Phương pháp này cho phép phân biệt được các di chuyển của các đối tượng để chấn chỉnh cải tiến cách tổ chức lao động 1 cách hợp lý. Cột 4: ghi tiêu phí lao động cho từng đối tượng đúng theo dòng dành cho đối tượng lao động đó. Cột 5: ghi tiêu phí lao động cho cả nhóm của phần tử. Cột 6: ghi sản phẩm cho từng đối tượng đúng theo dòng dành cho đối tượng đó. Cột 7: ghi sản phẩm cho cả nhóm. Ví dụ: Quan sát quá trình xây, thu được các số liệu và phân chia như sau: 7
  26. SH Tên phần tử Thời gian tác nghiệp Tiêu phí LĐ Sản phẩm (1) (2) 5 10 (3) 15 20 25 (4) (5) (6) (7) 10 1 Căng dây 20 10 9 2 Xây 15 6 Kiểm tra, 0 3 3 miết mạch 3 2. Đối với quá trình có chu kỳ: Phương pháp quan sát, ghi chép ở các cột giống như phương pháp ChAĐT đối với quá trình không chu kỳ. Thông thường phương pháp này quan sát tối đa 2 đối tượng và đường đồ thị của từng đối tượng tại các phần tử sau 1 thời gian nhất định sẽ lặp lại chu kỳ như ban đầu. Đối với quá trình chu kỳ này thi tiêu phí thời gian lao động tại mỗi phần tử chu kỳ cũng sẽ tạo thành 1 dãy số để sau này chỉnh lý theo phương pháp thống kê. Ví dụ: Quan sát quá trình đào và vận chuyển đất, thu được số liệu như sau: SH Tên phần tử Thời gian tác nghiệp Tiêu phí LĐ (1) (2) (3) (4) (5) 1 Đào xúc đất lên xe 3 3 2 Vận chuyển đất đến vị trí 4 4 3 Đổ đất 2 2 4 Quay về 3 3 2.4.4. PHƯƠNG PHÁP CHỤP ẢNH SỐ (ChAS): Chụp ảnh ghi số là mọi tiêu phí thời gian bằng số. Ghi các thời điểm tức thời của sự thay đổi di chuyển theo dòng thời gian trôi qua. Muốn tìm tiêu phí thời gian lao động cho từng phần tử thì lấy thời điểm tức thời của phần tử sau trừ đi thời điểm tức thời của phần tử kế trước nó. Phương pháp này thường dùng đối với quá trình chu kỳ, theo dõi tối đa là 2 đối tượng. Ví dụ: Quan sát, ghi chép số liệu quá trinh cẩu lắp panen, như sau: Tiêu phí Tiêu phí thời gian Độ lâu Số SP thời gian Số hiệu thực phần tử SH Tên phần tử tức thì trong phần tử hiện thực phần tử tại điểm ghi ph. tử hiện (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 8h00’ 0.00 1 Máy ngừng chờ móc panen 1 8h00’ 55” 55” 1 2 Nâng quay đăt vào vị trí 2 8h02’ 45” 1’50” panen 3 Máy chờ tháo panen 3’20” 3 8h03’ 10’ 25” 4 Quay về vị trí 4 8h04’ 05’ 55” 8h04’ 1 Máy ngừng chờ móc panen 1 8h05’ 10” 66” 1 2 Nâng quay đăt vào vị trí 2 8h07’ 05” 115” panen 3 Máy chờ tháo panen 3’20” 3 8h07’ 30” 25” 4 Quay về vị trí 4 8h08’ 25” 55” Từ cột (1) đến cột (8) theo dõi 1 đối tượng, nếu muốn theo dõi đối tượng thứ 2, thêm các cột (9), , (14). Cột 1: Ghi số hiệu phần tử. Cột 2: Ghi tên phần tử. Cột 3: Ghi tổng tiêu phí thời gian của từng phần tử trong lần quan sát (có thể về nhà tổng hợp rồi mới ghi vào). 8
  27. Cột 4: Ghi số hiệu phần tử theo diễn biến quá trình. Số hiệu phần tử này phù hợp tên gọi và số hiệu đã ghi ở cột 1 và cột 2, nhưng vì quá trình quan sát lặp lại những chu kỳ và để ghi nhanh, chỉ ghi số hiệu phần tử. Cột 5 và Cột 6: Ghi tiêu phí thời gian tức thời tại các điểm ghi. Cột 5 ghi giờ và phút, cột 6 ghi giây. Cột 7: Tính và ghi độ lâu thực hiện các phần tử ở các chu kỳ bằng cách lấy thời gian tức thời của phần tử sau trừ đi thời gian tức thời của phần tử trước. Cột 8: Ghi số sản phẩm phần tử hoặc số chu kỳ thực hiện được. Từ cột 9 đến cột 14 ghi giống như từ cột 4 đến cột 8. Từ cột 4 đến cột 8 có thể tiếp tục theo dõi 1 đối tượng hoặc dành riêng cho 1 đối tượng khác. Sau khi có các số liệu đã tính được đầy đủ ở cột 7 hoặc cột 13 thì lấy tiêu phí của từng phần tử có số hiệu giống nhau còn lại và kết quả đó được ghi vào cột 3 đúng theo số hiệu của phần tử đó. Ví dụ: Phần tử thứ 3 (máy chờ tháo panen), có: - Tiêu phí thời gian chu kỳ 1 là: 25”. - Tiêu phí thời gian chu kỳ 2 là: 25”. - Tiêu phí thời gian chu kỳ 3 là: 30”. - Tiêu phí thời gian chu kỳ 4 là: 30”. - Tiêu phí thời gian chu kỳ 5 là: 40”. - Tiêu phí thời gian chu kỳ 6 là: 25”. - Tiêu phí thời gian chu kỳ 7 là: 25”. Tổng cộng: 3’20” ghi vào cột 3 cho phần tử 3. Khi chỉnh lý tiêu phí thời gian tại các chu kỳ của từng phần tử cũng tạo thành dãy số và được chỉnh lý theo phương pháp thống kê. 2.4.5. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT BẤM GIỜ LIÊN TỤC (BGLT): - Biểu mẫu và cách ghi chép giống phương pháp ChAS vừa nêu ở trên, nhưng phương pháp BGLT có tính lựa chọn và độ chính xác cao hơn phương pháp ChAS. Vì ChAS có thể dùng đồng hồ thường, còn BGLT thì dùng đồng hồ bấm giây. - BGLT khác BGCL vì giống như ChAS, phương pháp BGLT ghi theo dòng thời gian trôi qua và phải tính toán mới tìm được thời gian tiêu phí của từng phần tử. Còn BGCL không ghi theo dòng thời gian trôi qua mà để đồng hồ bấm giây ở vị trí số 0 khi bắt đầu thực hiện phần tử. Khi kết thúc thì bấm giờ và thu ngay được tiêu phí thời gian của từng phần tử ấy. Gọi là chọn lọc vì có thể qua 1 số chu kỳ không cần ghi theo dòng thời gian trôi qua. Ví dụ: Khi quan sát lắp 1 hàng cột thì chỉ đo tiêu phí thời gian ở cột 1, 4, 6 mà bỏ qua cột 2, 3, 5. 2.4.6. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT BẤM GIỜ CHỌN LỌC (BGCL): Phương pháp BGCL dùng đồng hồ bấm giây thu ngay được tiêu phí thời gian ở từng phần tử chu kỳ. Sau khi quan sát những chu kỳ mỗi phần tử tạo thành 1 dãy số và chỉnh lý số liệu theo phương pháp thống kê, có thể qua 1 số phần tử chu kỳ không cần quan sát liên tục theo dòng thời gian trôi qua. Ví dụ: Khi quan sát sản xuất lắp đặt cốt thép cột, ghi chép như sau: SH Tên phần tử Tổng tiêu phí thời gian Các chu kỳ Số liệu sau Tuyệt đối Tương đối 1 2 3 4 5 6 7 chỉnh lý (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 1 Đặt thép lên bàn 2 Uốn đầu 1 Cột 1: Ghi số hiệu phần tử. Cột 2: Ghi tên phần tử. 9
  28. Cột 3 và Cột 4: Ghi tổng tiêu phí thời gian ở các chu kỳ theo con số thực tế quan sát. Cột 3 ghi theo con số tuyệt đối (giây). Cột 4 ghi theo con số tương đối (%). Cột 5: được chia thành các cột nhỏ ứng với từng chu kỳ ở mỗi phần tử, mỗi lần ghi tiêu phí thời gian vào mỗi cột nhỏ đó. Cột 6, 7, 8: ghi sau khi chỉnh lý và tính toán từng dãy số theo con số hợp quy cách, đã loại bỏ những con số nghi ngờ có đánh dấu ( ký hiệu a, b, c ) hoặc những con số đã chỉnh lý theo dãy số thống kê đã loại bỏ. Những con số lớn hoặc bé nhưng do đặc điểm của quá trình không có gì nghi ngờ thì vẫn lấy. Trường hợp các chu kỳ ở các phần tử xuất hiện rất nhanh (thường xảy ra ở các xưởng cơ khí xây dựng), với những dụng cụ đồng hồ thông thường không thể đo được nhưng phải xác định tiêu phí thời gian cho từng phần tử ở các chu kỳ, thì phải kết hợp 1 số phần tử theo quá trình thi công, đo tiêu phí thời gian theo phần tử liên hợp khác, từ đó tính tiêu phí thời gian cho từng phần tử riêng lẻ. Ví dụ: 1 quá trình chu kỳ được chia thành 4 phần tử: a, b, c, d. Cần đo tiêu phí thời gian của từng phần tử đó, nhưng không thể đo được, thì cần liên hợp 3 phần tử một lại với nhau. Việc liên hợp được tiến hành như sau: - Liên hợp (a + b + c) tiêu phí thời gian là: A - Liên hợp (b + c + d) tiêu phí thời gian là: B - Liên hợp (c + d + a) tiêu phí thời gian là: C - Liên hợp (d + a + b) tiêu phí thời gian là: D Tổng liên hợp: 3 (a + b + c + d) có tổng tiêu phí thời gian là: A + B + C + D A + B + C + D Đặt: S = a + b + c + d Thì S = 3 Vậy: a = S - B, b = S - C, c = S - D, d = S - A 2.4.7. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TỔNG HỢP DÙNG ĐỒ THỊ: Phương pháp này không dùng để thiết kế định mức mà chỉ để kiểm tra việc thực hiện định mức, đánh giá tình hình quản lý lao động. Đối tượng quan sát có thể nhiều người cùng 1 lúc (cả tổ). Cách ghi chép như đối với phương pháp ChAKH nhưng không chia thời gian làm việc thành các phần tử nhỏ, mà chỉ chia thành 2 loại: làm việc và ngừng việc. Độ lâu quan sát thường tiến hành tròn ca. Ví dụ: Quan sát quá trình xây tường, thành phần công nhân gồm: 1bậc 5, 1bậc 4, 2bậc 3, 5 bậc 2. Tổng cộng là 9 người. SH Công Thời gian làm việc và ngừng việc HPLĐ (giờ-công) việc 6 7 8 9 10 15 16 17 G -công % Tổng số (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 L 9 9 9 66,5 92,5 72 2 N 9 9 5,5 7,5 a b L: Làm việc, N: Ngừng việc (a): Nghỉ giải lao. (b): Thiếu vật liệu. Đồ thị trên quan sát trong 8 giờ, mỗi giờ chia thành từng 10’. Có độ chính xác thấp nhất. Sau khi quan sát tiêu phí lao động và khối lượng sản phẩm làm ra, sẽ tổng hợp vào bảng sau: Định mức (gc) Theo thực tế % hoàn thành định mức % hoàn SH Đơn SP 10
  29. kiểm Toàn thành so vị hoàn 1 Không kể tra Toàn Làm bộ Có kể thời với kỳ tính thành đơn thời gian bộ việc L gian lãng phí trước cả tổ L vị +N lãng phí (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) 0.37 M3 7.5 9.7 72.75 66.5 72 66.5 66.5 + 3 + 2.5 ×100 72.75 72.75 2.4.8. SƠ LƯỢC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT BẰNG QUAY PHIM: Phương pháp này thường áp dùng để nghiên cứu phương pháp sản xuất của người sản xuất tiên tiến kết hợp với việc nghiên cứu thao tác hợp lý, loại bỏ những thao tác thừa hoặc phần việc trên cơ sở đó tính định mức. Khi nghiên cứu các thao tác hợp lý thì dùng phương pháp quay nhanh chiếu chậm. Tính độ lâu thực hiện phần việc hay thao tác: - Khi tất cả các thao tác đều được định mức: T = 1 - Khi có loại trừ các thao tác bất hợp lý: T = n x i – n’ x i n - Số ảnh kể từ khi bắt đầu quay đến khi kết thúc thao tác phần việc. i - Thời gian quay chụp 1 bức ảnh vào phim. Thông thường i=1/15 giây. i’ - Số ảnh của những thao tác bất hợp lý cần loại trừ. 11
  30. Chương 3: PHƯƠNG PHÁP CHỈNH LÍ SỐ LIỆU QUAN SÁT Chỉnh lý số liệu là hoàn chỉnh các số liệu quan sát, xử lý loại bỏ các số liệu không hợp lý, mục đích cuối cùng của công việc hoàn chỉnh là tính được tiêu phí lao động trung bình cho 1 đơn vị sản phẩm phần tử, bất kỳ phương pháp quan sát nào cũng tiến hành ba giai đoạn chỉnh lý. - Chỉnh lý sơ bộ: kiểm tra các số liệu ghi trên các biểu mẫu; cộng theo cột, dòng xem có gì sai sót không? - Chỉnh lý cho từng lần quan sát nhằm rút ra tiêu phí thời gian (lao động) cho từng lần quan sát của từng phần tử và số sản phẩm phần tử ứng với tiêu phí thời gian của từng phần tử đó. - Chỉnh lý cho các quan sát nhằm mục đích tính được tiêu phí thời gian lao động trung bình cho 1 đơn vị sản phẩm qua các lần quan sát. 3.1. PHƯƠNG PHÁP CHỈNH LÍ SỐ LIỆU QUAN SÁT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỤP ẢNH ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH KHÔNG CHU KỲ: 3.1.1. Chỉnh lý sơ bộ: 1. Đối Với phiếu chụp ảnh kết hợp: - Kiểm tra số đối tượng tham gia bằng cách tại mọi thời điểm bất kỳ cộng số đối tượng ghi trên các đường đồ thị đều phải bằng nhau và bằng số đối tượng tham gia lúc ban đầu. - Tính tiêu phí thời gian lao động từng phần tử để ghi vào cột (4) Tiêu phí thời gian lao động ( cột 4) = ∑ Li × ni Li - Độ dài đoạn đồ thị, tính theo phút. ni - Số đối tượng ghi trên đoạn đồ thị đó. - Tiến hành kiểm tra: Số tổng cộng (cột 4) = Số đối tượng tham gia x thời gian quan sát trên phiếu. 2. Đối Với phiếu chụp ảnh đồ thị: - Kiểm tra các đường đồ thị dành riêng cho từng đối tượng có liên tục và đúng với đường dành riêng cho đối tượng đó hay không. - Tính tiêu phí thời gian lao động của từng đối tượng tham gia ở từng phần tử để ghi vào cột (4) và cột (5): Con số ở cột (4) phải bằng độ dài đoạn đồ thị tính theo phút. - Tiến hành kiểm tra: Số tổng cộng (cột 5) = Số đối tượng tham gia x thời gian quan sát trên phiếu 3. Đối Với phiếu chụp ảnh số: - Kiểm tra và tính tiêu phí thời gian cho từng phần tử ghi vào cột (7), xem các số hiệu phần tử ở cột (4) có đúng với cột (1) hay không. - Tiến hành kiểm tra: Số tổng cộng (cột 3) = Số tổng cộng (cột 7 hay cột 13) = (Thời điểm kết thúc quan sát)-(Thời điểm bắt đầu quan sát) 3.1.2. Chỉnh lý cho từng lần quan sát: 1. Chỉnh lý trung gian (CLTG): Để tránh nhầm lẫn và hệ thống hóa hao phí lao động của từng loại công việc trong 1 ca làm việc, trước khi chỉnh lý chính thức, người ta dùng phiếu chỉnh lý trung gian (xem bảng III-1). Từ phiếu chụp ảnh quan sát đó ta rút ra hao phí lao động cho từng phần tử trong mỗi giờ và ghi vào cột tương ứng trong phiếu CLTG. Bước chỉnh lý trung gian kết thúc bằng cách ghi tổng hao phí lao động cho từng phần tử trong một lần quan sát vào cột tổng cộng. 1
  31. Ví dụ: Phiếu chỉnh lý trung gian cho từng lần quan sát và phiếu chỉnh lý chính thức đối với quá trình lắp panen không chu kỳ. BẢNG III-1: PHIẾU CHỈNH LÍ TRUNG GIAN Quá trình lắp panen trọng lượng 0.5 tấn, 1 lần quan sát 1 panen Số Tên phần tử Tiêu phí thời gian lao động ở các giờ quan sát Tổng hiệu 1 2 3 4 5 6 7 8 cộng (1) (2) (3) (4) I.Thời gian được ĐM: 1 Móc panen 6 7 4 6 7 5 6 5 46 2 Rải vữa 36 35 32 36 35 36 36 36 282 3 Nhận và đặt panen 60 60 60 60 60 60 60 59 479 4 Liên kết 13 12 14 13 12 13 13 12 102 5 Di chuyển khi làm việc 0 9 10 8 9 8 10 0 54 Cộng thời gian tác nghiệp 115 123 120 123 123 122 125 112 963 6 Chuẩn bị và kết thúc 46 - - - - - - 30 76 7 Ngừng thi công - 21 03 - 38 03 - 02 67 8 Nghỉ giải lao - - 36 02 - 18 36 00 92 Cộng thời gian được ĐM 161 144 159 125 161 143 161 144 1198 II. T gian không được ĐM: 9 Nghỉ do ngẫu nhiên - 20 - 15 - 30 - 16 81 10 Nghỉ do tổ chức kém - 16 21 30 19 - 19 - 105 11 Nghỉ do vi phạm kỹ luật 19 - - 10 - 7 - 20 56 Cộng t.g. không được ĐM 19 36 21 55 19 37 19 36 242 Tổng cộng 180 180 180 180 180 180 180 180 1440 Ghi chú: ở phiếu chỉnh lý trung gian - Số liệu ở cột (3) trong phiếu chỉnh lý trung gian là lấy ở cột (4) trong phiếu ChAKH, hoặc cột (5) trong phiếu ChAĐT, hoặc cột (3) trong phiếu ChAS. Tổng hợp từng giờ cho từng lần quan sát. - Mỗi giờ quan sát đều có tổng hao phí lao động (180 người-phút x 8 lần = 1440 người- phút) Chứng tỏ trong các lần quan sát đều có 3 người được tham gia quan sát. Sau khi chỉnh lý trung gian, sẽ thực hiện chỉnh lý chính thức. 2. Chỉnh lý chính thức (CLCT): Ghi hao phí lao động cho từng phần tử (chuyển từ phiếu chỉnh lý trung gian - CLTG sang), tính tỷ lệ % của từng phần tử so với toàn bộ (để kiểm tra) và so với thời gian được định mức (để sử dụng khi tính định mức ở phần sau), ghi số lượng sản phẩm phần tử và sản phẩm tổng hợp của quá trình sản xuất cần lập định mức mới (các thông tin này chuyển từ phiếu chụp ảnh sang). Sau khi ghi đầy đủ các cột, mục của phiếu chỉnh lý chính thức tức là đó kết thúc việc chỉnh lý cho một lần quan sát. Chú ý là việc chỉnh lý theo cách lập biểu bảng như trên thì phải luôn luôn sử dụng cặp biểu bảng: chỉnh lý trung gian (CLTG) và chỉnh lý chính thức (CLCT). Chỉnh lý số liệu theo cách này tuy đơn giản và thiện về hoàn thiện hệ thống hóa số liệu nhưng tính chất xử lý không được chặt chẽ lắm, vì nó chấp nhận mọi số liệu đó thu được không loại bỏ số nào. Chính vì thế mà đối với các quá trình sản xuất chu kỳ, người ta áp dụng phương pháp chỉnh lý khác. Cấu tạo và cách ghi phiếu CLCT xem Ví dụ ở bảng III-2 2
  32. Bảng III-2: PHIẾU CHỈNH LÍ CHÍNH THỨC Quá trình lắp panen trọng lượng 0.5 Tấn Lần q sát 1 Tổng tiêu phí lao SP phần SP phần tử Số Đơn vị SP Tên phần tử động tử thu cho (60) TT phần tử Người-phút % được Người-phút (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) I. Thờigian được ĐM: 1 Móc panen 46 3.2 Tấn 50 65.2 2 Rải vữa 282 19.6 M2 35 7.4 3 Nhận và đặt panen 479 33.2 Tấn 50 6.2 4 Liên kết 102 7.1 Mối nối 25 14.7 5 Dichuyểnkhilàm việc 54 3.8 Lần 12 17.3 6 Thời gian chuẩn kết 76 5.3 7 Nghỉ giải lao 92 6.3 8 Th g ngừng thi công 67 4.7 Cộng th.gian được 1198 83.2 ĐM II.Tg Ko được ĐM: 9 Nghỉ do ngẫu nhiên 81 10 Nghỉ do tổ chức kém 105 16.8 11 Nghỉ do vi phạm kỹ luật 56 % Tổng cộng: 1440 100% Ghi chú: - Tiêu phí lao động trong bảng chỉnh lý chính thức lấy ở cột tổng cộng (cột 4) ở phiếu chỉnh lý trung gian. - Việc tính tỷ lệ % trong bảng chỉnh lý chính thức này chỉ có ý nghĩa để phân tích việc sử dụng thời gian. Còn khi muốn tính định mức thì phải loại bỏ thời gian không được định mức và các thời gian nghỉ giải lao, chuẩn kết, ngừng thi công phải tính lại tỷ lệ % so Với thời gian được định mức, khi đó coi 1198 người-phút là 100%. 3.1.3. Chỉnh lý cho các lần quan sát: Mục đích: Tính tiêu phí lao động trung bình cho từng đơn vị sản phẩm phần tử, lấy kết quả chỉnh lý từng lần của từng phần tử ở phiếu chỉnh lý chính thức để chỉnh lý cho các lần quan sát. Ví dụ: Sau 4 lần quan sát chỉnh lý cho 1 phần tử (Móc panen) từ 4 bảng chỉnh lý chính thức có bảng số liệu sau (Bảng III-3). Bảng III-3: PHIẾU CHỈNH LÍ CHÍNH THỨC (Phần tử Móc panaen) Lần Tiêu phí thời gian lao động Sản phẩm phần tử Sản phẩm phần tử tính quan sát (Ti) (người-phút) thu được (Si) cho 60 người-phút (3) (1) (2) (3) (4)= x60 (2) 1 46* 50* 65.2 2 54 60 66.7 3 40 45 67.5 4 60 65 65.0 Ghi chú: Số hiếu có đánh dấu * ở phiếu quan sát lần thứ nhất (ở bảng chỉnh lý chính thức trình bày ở trên), còn 3 lần quan sát sau là số liệu giả thiết tương tự. Đến đây để chỉnh lý cho các lần quan sát chỉ việc áp dụng một trong các công thức tính trung bình điều hoà để tìm tiêu phí thời gian lao động trung bình cho 1 đơn vị sản phẩm sau các lần quan sát. 3
  33. n 4 T = = = 91 tb S 50 60 45 65 Người-phút ∑ i + + + Ti 46 54 40 40 n 4× 60 Ttb = = = 91 Người-phút ∑ S hi 65.2 + 66.7 + 67.5 + 65 3.2. PHƯƠNG PHÁP CHỈNH LÍ SỐ LIỆU QUAN SÁT BẰNG PHƯƠNG PHÁP BGCL: Phương pháp quan sát bấm giờ chọn lọc thường áp dụng cho quá trình chu kỳ, phiếu quan sát cũng là phiếu chỉnh lý. Sau khi chỉnh lý loại bỏ những con số không hợp quy cách trong dãy số và ghi kết quả vào cột (6) và cột (7). Quy trình chỉnh lý được tiến hành qua 2 giai đoạn: - Chỉnh lý cho từng lần quan sát. - Chỉnh lý cho các lần quan sát. 3.2.1. Chỉnh lý cho từng lần quan sát: Mục đích là rút ra số con số (cũng là số chu kỳ) hợp quy cách trong từng dãy số của từng phần tử. Trình tự tiến hành các bước: Bước 1: Kiểm tra lại các con số trong dãy số, loại bỏ những con số có nghi ngờ, đánh dấu trong khi quan sát, những con số quá lớn hoặc quá bé nhưng do đặc điểm thi công thì vẫn giữ nguyên. Bước 2: Sắp xếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn, tính hệ số ổn định của dãy số ( K od ). Amax K od = = Trị số lớn nhất của dãy số / Trị số bé nhất của dãy số (3-1) Amin Nếu K od 2: chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương. Bước 3: Chỉnh lý theo phương pháp số giới hạn cho trường hợp 1.3 ≤ K od ≤ 2: lim amax = atb1 + k(amax − amin ) (3-2) lim amin = atb2 − k(amax − amin ) (3-3) limamax và lim amin là số giới hạn lớn nhất và bé nhất của dãy số. atb1 - là trị số trung bình đơn giản của dãy số với giả thiết đó bỏ đi số lớn nhất. atb2 - là trị số trung bình đơn giản của dãy số với giả thiết đó bỏ đi số bé nhất. amax và amin là trị số lớn nhất và bé nhất của dãy số sau khi đó thực hiện giả thiết bỏ đi số lớn nhất hoặc bé nhất. k - Hệ số kể đến số con số trong dãy cho ở bảng III-4 BẢNG III-4: BẢNG SỐ LIỆU k Số trị số (dãy số) của dãy số đó Số trị số (dãy số) của dãy số đó k k trõ số giả thiết bỏ đi trõ số giả thiết bỏ đi 4 1.4 9 - 10 1.0 5 1.3 11 - 15 0.9 6 1.3 16 - 30 0.8 7 - 8 1.1 31 – 35 0.7 4
  34. Kết quả tính amax và limamax , amin và limamin . Nếu thoả mãn các yêu cầu trên thì dãy số hợp quy cách. Ví dụ: Chỉnh lý số liệu quan sát của phiếu BGCL dãy số từ bé đến lớn gồm 13 trị số: 1.8 2.0 2.0 2.0 2.0 2.2 2.2 2.2 2.4 2.4 2.4 2.4 2.6 Tính K od , atb1 , lim a max · , atb2 , limamin ; 2.6 K = = 1.45 , 1.3 2.6 Nên số 2.6 vẫn lấy mà không bỏ. 4× 2.0 + 3× 2.2 + 4× 2.4 + 2.6 a = = 2.2 tb2 12 limamin = 2.2 + 0.9(2.6 − 2.0)=1.7 2 . Chỉnh lý dãy số theo phương pháp độ lệch quân phương. Độ lệch quân phương tương đối thực tế của dãy số ( ett ). 100 ∑ ∆2 ett = ± (%) (3-4) atb (n −1)n Với: atb - Trị số trung bình đơn giản của dãy số. n - Số trị số trong dãy số. 2 2 ∑∑∆ = (atb − ai ) - tổng bình phương các sai số giữa trị số trung bình với từng trị số trong dãy. ∆2 ∑ - Độ lệch quân phương tuyệt đối. (n −1)n Để tính nhanh hơn, dùng công thức sau: 2 2 100 n∑∑ai − ( ai ) ett = ± (%) (3-5) ∑ ai (n −1) ai : Từng trị số trong dãy số. Trường hợp không cần chính xác lắm, có thể dùng công thức của LêÔNhiCốpSky sau: 100 ⎛ amax − amin ⎞ ett = ± ×ϕ⎜ ⎟ (%) (3-6) atb ⎝ n ⎠ 5
  35. ϕ : Hệ số kể đến số trị số cho ở bảng III-5 sau: Bảng III-5: XÁC ĐỊNH TRỊ SỐ ϕ Trị số trong dãy số 5 10 15 20 30 ϕ 0.9 1.0 1.08 1.15 1.3 Sau khi tính được độ lệch quân phương tương đối thực tế (ett ), đem đối chiếu với độ lệch quân phương cho phép ([e]) cho ở bảng III-6 sau: Bảng III-6: SAI SỐ CHO PHÉP Số phần tử của chu kỳ được chia ra để quan sát ≤ 5 > 5 [e] ± 7% ±10% Khi đối chiếu ett Với [e]. Nếu ett K 2 - Bỏ đi trị số lớn nhất của dãy. K1 ≤ K 2 - Bỏ đi trị số bé nhất của dãy. Sau đó tính lại K od . Nếu rơi vào trạng thái giới hạn thì tiếp tục chỉnh lý theo độ lệch quân phương cho đến khi nào dãy số đạt mới thôi. Chú ý: Để đảm bảo số con số còn lại tối thiểu trong 1 dãy số có từ 5 - 15 trị số thì không được loại bỏ quá 2 trị số. Nếu trong dãy số có những trị số không đạt yêu cầu thì số con số loại bỏ không được quá 11%. Trường hợp đã bỏ đủ số được phép bỏ mà dãy số vẫn chưa đạt thì chứng tỏ số liệu chưa đủ để nghiên cứu mà phải quan sát bổ xung thêm. Sau khi chỉnh lý từng dãy số xong, ghi kết quả vào cột (6) và cột (7) của phiếu BGCL. Khi đó kết thúc việc chỉnh lý cho từng lần quan sát. Ví dụ: Chỉnh lý dãy số BGCL cho phần tử 3 trong Ví dụ 7, tức là xoay đầu thanh thép, ta sắp xếp số liệu và tính toán ở bảng sau: 48.2 Xét lại K = = 2.54 > 2 od 19 Chỉnh lý theo độ lệch quân phương: 100 15×14560 − ()450 2 Theo (3-5): e = = 7.5% tt 450 15 −1 6
  36. Tra bảng [e], vì quá trình uốn cốt thép chia làm 5 Số chu kỳ 2 ai ai phần tử nên e = 7%, nên e > e , [] tt [ ] 11 19.0 316 tính : 2 22.4 502 450 −19 K = 1.69 9 22.8 520 1 450 − 48.2 7 24.2 586 14560 −19× 450 8 26.0 676 K = = 1.84 2 48.2× 450 −14560 12 26.2 686 Vậy K > K bỏ trị số 48.2 6 27.0 729 1 2 13 27.0 729 Tiếp tục tính K cho dãy mới od 4 27.4 751 42.8 K = = 2.26 > 2 1 27.6 762 od 19 10 28.2 795 Chỉnh lý theo độ lệch quân phương: 14 38.6 1490 2 5 42.6 1815 ∑ ai ≈ 404 và ∑ ai 12240 15 42.8 1832 100 14×12240 − ()402 2 3 48.2 2323 e = = 6.8% tt 402 13 a = 450 a 2 = 14560 N = 15 ∑ i ∑ i So Với [e]= 7% > ett = 6.8% V ậy các số trong dãy số đều hợp quy cách. Kết luận: Có 14 con số hợp quy cách với tổng tiêu phí thời gian là 402” Đối với các phần tử khác của quá trình, tiến hành chỉnh lý tương tự. 3.2.2. Chỉnh lý cho các lần quan sát: Cũng giống như chỉnh lý các lần quan sát đối với phương pháp ChA, tức là tính tiêu phí thời gian lao động trung bình cho 1 phần tử chu kỳ sau các lần quan sát. Ví dụ: chỉnh lý số liệu sau cho phần tử 3 - xoay đầu thanh thép Bảng III-7: CHỈNH LÍ SỐ LIỆU CHO PHẦN TỬ 3 - XOAY ĐẦU THANH THÉP Tổng tiêu phí thời gian Số con số (số chu kỳ) Số con số (số chu kỳ) Lần quan sát (s) hợp quy cách tính cho 3.600 s 1 402* 14* 125* 2 450 15 120 3 400 10 90 4 550 15 98 5 305 12 141 Ghi chú: Số đánh dấu * đó chỉnh lý ở dãy số trên, các lần sau là số liệu giả thiết. Sau đó tính: n 5 T = = = 31,3" tb S 14 15 10 15 12 ∑ i + + + + Ti 402 450 400 550 305 5× 3600 Hoặc: T = = 31,3" tb 125 +120 + 90 + 98 +141 7
  37. 3.3. PHƯƠNG PHÁP CHỈNH LÍ SỐ LIỆU QUAN SÁT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỤP ẢNH ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CÓ CHU KỲ: Để thực hiện việc chỉnh lý số liệu quan sát bằng phương pháp ChA đối với quá trình có chu kỳ, thì phải chuyển số liệu từ các phiếu chụp ảnh sang phiếu chỉnh lý chu kỳ, viết tắt CLCK. BGCL Phiếu này giống như phiếu BGCL, có khi in dùng cho 2 mục đích, ký hiệu CLCK Khi dùng để chỉnh lý thì gạch bỏ nội dung BGCL, và ngược lại. Việc chuyển số liệu này được thực hiện như sau: 1. Đối với phiếu chụp ảnh kết hợp: Tính toán chỉnh lý cho phần tử chu kỳ, các tiêu phí thời gian lao động tính được trong từng phần tử chu kỳ giới hạn bởi 2 đường cắt xiên tạo thành 1 dãy số. Ví dụ phần tử đặt và điều chỉnh panen: 1 2 3 27 31 25 Bảng III-8: CHUYỂN PHIẾU CAKH SANG PHIẾU CLCK ( Đối với phần tử lắp panen ) Hao phí lao động Hao phí lao động tại các Kết quả sau chỉnh lý Số chu kỳ Tên phần Tiêu Số con số chu phần tử tử Người-phút % 1 2 3 4 phí lao kỳ hợp quy động cách (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) 1 Móc panen 2 Đặt, điều chỉnh 27 31 25 Sau khi chuyển số liệu, tiến hành chỉnh lý giống như chỉnh lý số liệu của phương pháp BGCL, nghĩa là: - Xếp dãy số từ bé đến lớn, - Tính hệ số: K od của dãy số, - Nếu 1,3 ≤ K od 2 : Chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương. 2. Đối Với phiếu chụp ảnh đồ thị: Mỗi phần tử, từng đối tượng thể hiện ở các chu kỳ bằng từng đoạn đồ thị rõ ràng. Chỉ việc lấy tiêu phí thời gian lao động của từng đoạn đồ thị trên cùng phần tử chuyển vào phiếu chỉnh lý chu kỳ. Ví dụ: Xét phần tử đào đổ đất bằng máy Lấy đất Nâng quay 6 4 5 Đổ đất 4 5 Quay về Việc chuyển số liệu và chỉnh lý cũng giống như trường hợp trên. 8
  38. 3. Đối Với phiếu chúp ảnh số: Việc chuyển số liệu không khó khăn lắm, vì: (Tiêu phí thời gian lao động của từng phần tử tại các chu kỳ) = (thời gian của phần tử sau) - (thời gian của phần tử trước đó). Nên chỉ chọn những phần tử có số liệu giống nhau ở các chu kỳ, lấy tiêu phí thời gian lao động của chúng lập thành các dãy số và chuyển vào phiếu chỉnh lý chu kỳ. 3.4. DÙNG TOÁN HỌC ĐỂ CHỈNH LÍ SỐ LIỆU THEO PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY: Trong quá trình quan sát thu số liệu, đối với những quá trình có nhiều biến loại, thường số liệu quan sát là tiêu phí thời gian lao động, nó có mối quan hệ chặt chẽ với mỗi biến loại, đó là những nhân tố ảnh hưởng. Gọi đại lượng tiêu phí thời gian lao động là (y) Và 1 nhân tố ảnh hưởng (x), hoặc nhân tố ảnh hưởng (x, z) Thì y = f(x), hoặc y = (x, z) Nếu ứng với mỗi giá trị biến loại x có một vài trị số (y) thì đó là mối quan hệ hàm số. Nếu ứng với 1 giá trị biến loại x có nhiều trị số (y) thì đó là mối quan hệ tương quan. Nếu f(x) biểu diễn bằng một đường thẳng thì đó là quan hệ tuyến tính. Nếu f(x) biểu diễn bằng một đường cong thì đó là quan hệ phi tuyến. Ví dụ 1: Công tác vận chuyển đất bằng thủ công, trọng lượng không đổi, nhưng quảng đường (L) thay đổi thì tiêu phí lao động (T) phụ thuộc vào sự thay đổi của (L) cho ta hệ phương trình bậc nhất: T = aL + b. Ví dụ 2: Khi hàn bằng một máy hàn điện có 1 mối nối Với chiều dài không đổi, nhưng bề dày tấm kim loại thay đổi. Thời gian để hàn 1m (T) phụ thuộc bề dày tấm kim loại (δ) và liên tục cho phương trình đường cong: T = bδ a . Khi quan sát các số liệu định mức, đó là các đại lượng ngẫu nhiên nên biểu diễn lên mặt phẳng với hệ toạ độ thì các đại lượng ngẫu nhiên này chưa ở 1 dạng phương trình nào cả, bằng cách áp dụng toán học rút ra phương trình đại diện cho những đại lượng ngẫu nhiên đó. Nói cách khác, từ các số liệu quan sát xác định dạng phương trình và tính được các hằng số của chúng (a, b, c, ) thì khi ấy coi như phương trình đó được xác định và số liệu đó được chỉnh lý. 3.4.1. Chỉnh lý số liệu liên hệ hàm số dạng tuyến tính: Có thể có cách khác không xử lý số liệu theo trình tự và nội dung đã trình bày ở các phần trước mà vẫn đạt mục đích là xác định được các giá trị trung bình của 1 đại lượng ngẫu nhiên nào đó. Nếu áp dụng được phương pháp này thì không những chỉ xác định một số giá trị trung bình rời rạc mà còn cả một tập hợp các điểm trung bình - đường hồi quy thực nghiệm và đường hồi quy lý thuyết. Đó là phương pháp áp dụng lý thuyết hàm số và lý thuyết tương quan để tìm xấp xỉ tốt nhất giá trị trung bình của một đại lượng ngẫu nhiên nhất định. Đối với các quá trình sản xuất (QTSX) mà hao phí lao động hoặc hao phí các yếu tố sản xuất khác phụ thuộc vào các nhân tố ảnh hưởng bằng số (biến số độc lập) thì có thể áp dụng lý thuyết hàm số để xử lý số liệu. Tính quy luật của các đại lượng biểu diễn hao phí từng yếu tố sản xuất thể hiện bằng đường hồi quy lý thuyết. Trình tự thực hiện phương pháp này như sau: 1. Nhận dạng hàm số theo cách đơn giản: a. Dạng đường thẳng: y = ax + b; (3-9) Biểu diễn số liệu thực nghiệm lên hệ tọa độ vuông góc, nếu các số liệu phân bố theo một dãi hẹp thẳng thì chọn dạng hàm tuyến tính y = ax + b; rồi xác định các thông số a, b. b. Dạng hàm lũy thừa: y = x a + b Để thuận lợi cho việc chọn hàm số, người ta thường logarít công thức y = x a + b , ta có: lgy = a.lgx + lgb 9
  39. Đặt: lgy = Y lgx = X lgb = B Ta được: Y = a. X + B (3-10) Dùng giấy có chia độ lôga cả 2 trục Y và X rồi biểu diễn số liệu thực nghiệm lên đó. Nếu các số liệu phân bố theo tuyến (dãi hẹp) thì chọn hàm số là hàm lũy thừa y = x a + b , rồi xác định các thông số a, b. c. Dạng hàm số mũ: y = a x + b Cũng logarít hóa lgy = x.lga + lgb Đặt: lgy = Y lga = A lgb = B Ta được: Y = A. x + B (3-11) Biểu diễn số liệu của hàm (3-11) lên giấy có tọa độ bảng lôga - tọa độ lôga chia trên trục tung (trục Y) còn trục hoành vẫn chia theo số thập phân. Nếu các số liệu phân bố theo tuyến (dãi hẹp) thì chọn hàm số là dạng hàm mũ cho các đại lượng cần khảo sát. d. Dạng tổng quát: Trong thực tế công tác định mức, nhiều khi sự chi phí cho 1 yếu tố sản xuất nào đó để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm ta hoàn toàn chưa biết quy luật biến thiên của nó, hoặc yêu cầu chọn các công thức từ một lớp rất rộng, để đơn giản việc tính toán các thông số người ta thường thích chọn sự phụ thuộc dưới dạng đa thức. Vấn đề là chọn bậc tối ưu của đa thức để có xấp xỉ tốt nhất đối với đại lượng cần khảo sát. Sự phụ thuộc hàm mà ta chưa biết được biểu thị một cách chính xác bởi một đa thức có bậc n0 nào đó: 2 no y = a0 + a1 x + a2 x + + ano x (3-12) Các giả thiết cơ bản của đại lượng (3-12) được biểu diễn theo các đa thức trực giao Trờ-bư-sốp: no y = ∑b j pi (x) (3-13) j=0 N Trong đó: ∑ pi ()xk .p j ()xk wk = 0 Nếu i ≠ j (3-14) k =1 1 N b j = ∑ yk .p j ()xk .wk (3-15) H j k =1 N 2 H j = ∑ p j ()xk .wk (3-16) k =1 Với: no - Bậc của đa thức. N - Số lần quan trắc đã thực hiện. b j , H j - Các tham số. yk - Các giá trị quan trắc được của hàm y. xk - Các giá trị quan trắc được của đối số x. pi , p j - Các đa thức trực giao. wk - Tỷ trọng các quan trắc có độ chính xác khác nhau. + Quy tắc chọn bậc tối ưu: Tính liên tiếp giá trị của các tham số: b0 ,b1 ,b2 , theo công thức (3-15) nhờ các bảng tra (Bảng XI trong sách Phương pháp toán học xử lý các kết quả thực nghiệm của L. Z. Rumiski, bản dịch tiếng Việt, NXB Khoa học và Kỹ thuật - Hà Nội . 1972), sau đó tính tổng bình phương các độ lệch: 10
  40. 2 n ⎡ N ⎤ S n = ∑Wk ⎢yk − ∑(b j )t .p j (xk )⎥ k=1 ⎣ j=0 ⎦ Trong đó: b là giá trị tìm được của tham số b theo các kết quả thực nghiệm. ( j )t j Để dễ dàng tính toán, người ta thường dùng công thức: N 2 2 2 2 S n = ∑Wk yk − (b0 H 0 + b1 H1 + + bn H n ) (3-17) k =1 Việc thêm vào mỗi số hạng mới bn+1 , pn+1 (x) trong triển khai của công thức (3-13) theo các đa thức trực giao p j (x) sẽ làm giảm tổng bình phương của độ lệch S n đi một đại lượng 2 (bn+1.H n+1 ). Cần phải chia nhỏ mỗi giá trị S n tính được bằng cách trên theo (3-17) cho ( N-n-1) và so sánh tỷ số thu được: 2 N n S n 1 ⎡ ⎤ = ∑∑Wk .⎢yk − (b j )t .p j ()xk ⎥ (3-18) N − n −1 N − n −1 k==1 ⎣ j 0 ⎦ với giá trị kề trước . Phải tăng bậc đa thức được chọn cho đến khi tỷ số (3-18) ngừng giảm một cách đáng kể. Giá trị n =n0 mà sau đó tỷ số (3-18) ngừng giảm sẽ cho bậc tối ưu của đa thức cần xác định. 2. Dùng phương pháp tổng độ lệch bình phương bé nhất: ∑d 2 = min Cơ sở lý thuyết và phương pháp thực hành như sau: Dựa trên cơ sở lý thuyết của Gauss, tóm tắt như sau: Đường đồ thị xuyên qua các điểm phân bố tản mạn trên mặt phẳng toạ độ. Muốn thể hiện được tính chất trung bình và đại diện cho các điểm phân bố đó thì phải có tổng bình phương các khoảng cách từ các điểm phân bố đó theo trục tung đến đường đồ thị là bé nhất. Giả thiết các đại lượng ứng với các x1, x2, x3, xn là các y1, y2, y3, yn, còn các tung độ nằm trên đường đồ thị là: Y y1 = ax1 +b Y 4 d y2 = ax2 +b Y 3 y3 = ax3 +b Y d 2 d Y1 yn = axn +b Vậy theo Gauss: ∑d 2 = min , thì: 0 X1 X2 X3 X4 X 2 2 2 Z = []y1 − ()ax1 + b + [y2 − (ax2 + b)] + + [yn − (axn + b)] = min Đạo hàm riêng hàm Z đối với a và b là: ∂Z = 2x []y − ()ax + b + 2x []y − ()ax + b + + 2x [y − (ax + b)]→ 0 ∂a 1 1 1 2 2 2 n n n ∂Z = 2[]y − ()ax + b + 2[]y − ()ax + b + + 2[]y − ()ax + b → 0 ∂b 1 1 2 2 n n Vậy: ∂Z = xy − a x 2 − b x = 0 ⇒ a x 2 + b x = xy ∂a ∑∑∑ ∑ ∑ ∑ ∂Z = y − a x − b.n = 0 a ·x + bn = y ∂b ∑∑ ∑ ∑ Giải phương trình trên để tìm a và b 2 ∑ x ∑ x 2 2 D = = n∑∑x − ()x ∑ x n 11
  41. ∑ xy ∑ x ∑ y n n∑∑xy − x∑y a = = 2 (3-19) D n∑∑x 2 − ()x ∑ x 2 ∑ xy ∑ x ∑ y ∑∑x 2 ∑ y − xy∑x b = = 2 (3-20) D n∑∑x 2 − ()x Ví dụ: Sau 6 lần quan sát dán giấy cách ẩm thu được số liệu cho ở bảng III-9 sau: Bảng III-9: SỐ LIỆU QUAN SÁT DÁN GIẤY CÁCH ẨM Lần quan sát 1 2 3 4 5 6 Số lớp giấy cách ẩm (x) 2.0 3.0 3.0 4.0 6.0 6.0 Tiêu phí lao động cho 1m2 (y) 3.2 3.9 4.2 4.8 6.8 7.1 x.y 6.4 11.7 12.6 19.2 40.8 42.6 x2 4.0 9.0 9.0 16 36.0 36.0 ∑ xy = 133.3 ; ∑ x 2 = 110 ; ∑ x = 24 ; ∑ y = 30; ∑ y 2 = 162,78 Thay kết quả trên để tìm a và b ta có: y 6×133.3 − 24 × 30 8.8 a = = 0.95 6×110 − ()24 2 110 × 30 −133.3× 24 b = = 1.2 6×110 − ()24 2 Phương trình hồi quy của số liệu quan sát trên: y = 0.95x + 1.2 0 2 4 6 8 x Từ phương trình này sẽ vẽ được đường đồ thị đúng đại diện cho các đại lượng nghiên cứu. Đến đây coi như số liệu đó được chỉnh lý, thay các biến số x vào phương trình sẽ tìm được tiêu phí lao động (y), đó chính là thời gian hao phí lao động trung bình cho 1m2 dán giấy cách ẩm ứng với số lớp x. Từ phương trình này có thể nội suy cho những biến số (số lớp cách ẩm) mà chưa quan sát được (1 lớp, 5 lớp, 7 lớp ). Tuy nhiên cần chú ý rằng về mặt toán học thì phương trình bậc nhất ở trên thì ứng với trị số của x sẽ cho mọi giá trị y. Đối với phương trình thực nghiệm từ số liệu quan sát chỉ có thể nội suy và có nghiệm đúng trong khoảng quan sát mà thôi. Mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa phương trình hồi quy và các đại lượng quan sát biểu thị bằng hệ số tương quan (r): n xy − x y r = ∑ ∑ ∑ 2 2 n∑∑x 2 − ()x × n∑∑y 2 − ()y 6×133.3 − 24× 30 Theo ví dụ trên có: r = = 0.99 6×110 − ()24 2 × 6×162,78 − ()30 2 Đối với phương trình dạng phi tuyến y = bx a thì đưa về dạng tuyến tính bằng cách lấy logarit 2 vế, được: lg y = a lg x + lg b Cho dạng phương trình tuyến tính sau: y = A x + B 12
  42. Sau đó tìm hằng số A và B , rồi lấy đối lg để tìm nghiệm đúng của hàm. 3.4.2. Chỉnh lý số liệu dạng hàm số tuyến tính có mối liên hệ tương quan: Nếu với mỗi biến số x , quan sát nhiều lần sẽ cho nhiều giá trị tiêu phí lao động y. Khi ấy phải chỉnh lý số liệu bằng phương pháp tương quan, cũng dựa trên lý thuyết Gauss , nhưng vì có nhiều số liệu (nhiều y và x) nên phải phân bổ. Tức là chia giá trị thực nghệm x, y thành các khoảng. Theo kinh nghiệm, nếu có khoảng 200 số liệu thì chia 12 khoảng. Trong mỗi khoảng chia x và y sẽ chắn thành từng ô chứa các số liệu quan sát gọi là tần suất. Trong mỗi ô sẽ xác định được điểm hồi quy thực nghiệm đại diện cho khoảng đó. Điểm hồi quy thực nghiệm có hoành độ bằng trị số trung bình đơn giản của các đại lượng X, ký hiệu x ki và tung độ bằng trị số trung bình tính theo bình quân gia quyền (còn gọi là momen), ký hiệu y xi Y y y × n k+1 y = ∑ k x y xi ∑ nX k y k : Giá trị trung bình của y trong từng khoảng y k 2 Z = ∑[]yi − ()axi + b = min ∑ y k × nx y = 0 x x k x x x ∑ nX k k +1 x 2 Z = ∑nx[]y x − ()ax + b = min nx : Tần suất, là trị số xuất hiện trong 1 khoảng chia theo trục x Từ đó tính đạo hàm riêng, có phương trình chính tắc của hàm tương quan tuyến tính: ∂Z ∂Z → 0 ; → 0 ∂a ∂b 2 Có a n x + b n x = n x.y (3-21) ∑∑·n x ∑x x a n x + b n = n y ∑ ·n ∑ x ∑ x x Lập bảng để tính toán các số hạng, thay vào phương trình để tính hằng số a và b. Ví dụ: Khi quan sát quá trình xẻ gỗ trên ván dày 2 cm, chiều dài cây gỗ là 4,5m; đường kính từ (25 - 45) cm. Dùng máy cưa vòng. Trong tác nghiệp, để xẻ 1 cây gỗ số liệu quan sát được cho ở bảng III-10 sau: Bảng III 10: BẢNG TÁC NGHIỆP XẺ 1 CÂY GỖ (Phút) Đường kính Lần quan sát (mm) 1 2 3 4 5 25 6.6 5.3 5.0 5.6 - 30 8.8 9.2 8.4 9.8 9.3 35 12.4 12.0 13.4 13.2 12.9 40 16.9 16.0 16.2 16.5 17.1 45 19.9 19.9 19.0 20.1 21.0 Gọi x là đường kính cây gỗ; y là tiêu phí thời gian (thời gian tác nghiệp) thì sẽ có các chênh lệch sau: ymaü − ymin = 21 - 5 = 16 , chia giá trị này thành 4 khoảng ứng với mỗi khoảng 4 phút, ta có: 13
  43. Khoảng 1 có giá trị từ 5 đến ( 5+ 4) = 9 Khoảng 2 có giá trị từ 9 đến ( 9+ 4) = 13 Khoảng 3 có giá trị từ 13 đến ( 13+ 4) = 17 Khoảng 4 có giá trị từ 17 đến ( 17+ 4) = 21 X: là lần quan sát; để nguyên các tần suất xuất hiện, ghi vào bảng III-12 sau: Bảng III-12: BẢNG TẦN SUẤT ( nx ) Thời gian tác nghiệp Đường kính cây gỗ (x) (cm) Cộng tần (y) (phút) 25 30 35 40 45 suất 17 - 21 - - - 1 5 6 13 - 17 - - 2 4 - 6 9 - 13 - 3 3 - - 6 5 - 9 4 2 - - - 6 Cộng tần suất 4 5 5 5 5 24 Nhận xét: Nhìn vào bảng phân bố các tần suất, ta có thể phán đoán được phương trình tương quan ở dạng tuyến tính. Để đánh giá phương trình tuyến tính hay phi tuyến còn phải xét những chỉ tiêu khác. Bảng III-12: TÍNH CÁC SỐ HẠNG ĐỂ GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH TƯƠNG QUAN Chia x khoảng 25 30 35 40 45 Cột tính toán Chia y X I II III khoảng y 25 30 35 40 45 ( n ) 2 y ( n y y ) ( ny y ) 17 - 21 6 114 2166 13 - 17 6 90 1350 9 - 13 6 66 720 5 - 9 6 42 294 Đợt t. toán I Nx 4 5 5 5 5 2 n y n y II 100 150 175 200 225 ∑ y ∑ y II 2500 4500 6125 8000 10125 = = IV 7 9.4 12.6 15.0 19.0 312 4536 V 2 a∑ n·n x + b∑ nx x = ∑ nx x.y n a∑ n·n x + b∑ nx = ∑ nx y n Ghi chú: Số trong ô vuông của từng khoảng chia là tích của tần suất với giá trị y . Giá trị trong ngoặc đơn là tích của tần suất với giá trị x . Thay các giá trị trên vào phương trình chính tắc, ta có: 31250 a + 850 b = 11750 850 a + 24b = 312 Giải ra được: a = 0.611 ; b = - 8.6 Vậy phương trình hồi quy lý thuyết: y = 0.611 x - 8.6 Hệ số tương quan tính theo công thức sau: 14
  44. N n x.y − n x. n .y r = ∑ x x ∑ x ∑ y 2 2 2 2 N∑ nx .x − ()∑ nx x . N∑∑n y y − ()n y. y 24×11750 − 850× 312 Thay số: r = = 0.94 24× 31250 − ()850 2 . 24× 4536 − ()312 2 Từ kết quả tính toán trên, ta có thể lập đồ thị vẽ đường hồi quy thực nghiệm và đường hồi quy lý thuyết. Đường hồi quy lý thuyết thể hiện ở phương trình: y = 0.611x - 8.6 Đường hồi quy thực nghiệm là đường gãy khúc nối các điểm hồi quy thực nghiệm trong từng khoảng chia. n y Điểm hồi quy thực nghiệm có hoành độ là X và tung độ y = ∑ x x n Y ∑ x 20 18 Đườnghồi quy thực nghiệm 16 14 12 10 Đường hồi quy lý thuyết 8 6 4 2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 3.4.3. Đối Với hàm 1 biến không tuyến tính (phi tuyến): Trong công tác định mức thông thường người ta quan tâm đến sự chi phí riêng cho từng yếu tố sản xuất: vật liệu, nhân công, sử dụng máy. Do đó ở đây chỉ quan tâm đến hàm 1 biến. Nếu gặp phải hàm 1 biến có sự phụ thuộc không tuyến tính (hàm lũy thừa, hàm mũ) thì áp dụng phép lôgarít hóa để đưa về dạng tuyến tính như công thức (3-10) và (3-11). Tất nhiên mối quan hệ giữa các đại lượng trong các công thức này không phải là trực tiếp mà chỉ là những giá trị lôga của chúng. Về mặt thực nghiệm có thể dùng những kết quả đó để định lượng trong quản lý sản xuất. Từ kết quả thu được thông qua phép lôgarít hóa có thể quay về giá trị nguyên thủy của chúng bằng cách dùng bảng số đối lôga thông thường. 3.5. BIỂU DIỄN CÔNG THỨC THỰC NGHIỆM THÀNH BẢNG: Bằng phương pháp toán học đó lập được công thức thực nghiệm, thí dụ như y = 0,95x +1,2 Tuy công thức thực nghiệm đó cho ta 1 tập hợp các giá trị trung bình (do làm trơn các điểm gồ ghề) với mức độ chính xác nhất định, nhưng cũng chưa thuận tiện cho việc sử dụng. Lý do đơn giản là trong quá trình sử dụng nhiều người không có trình độ toán học để tính toán hoặc ngay cả các kỹ sư dự có thừa kiến thức toán học thông thường nhưng nhiều khi lại thiếu thời gian nhất là trong những lúc công việc khẩn trương. 15
  45. Do đó người ta tìm cách biểu diễn các công thức thực nghiệm thành bảng định mức (bảng trị số). Dĩ nhiên sự chuyển đổi đó phải chịu một sai số nhất định và người ta có thể khống chế được sai số đó. Bằng một phương pháp nhất định, người ta biểu diễn công thức thực nghiệm thành bảng, có dạng bảng III -13 Bảng III -13: BIỂU DIỄN CÔNG THỨC THỰC NGHIỆM THÀNH BẢNG Khoảng giá trị x + x = x x + x x + x của biến số min 1max 2 min 1max 2 max ()i−1 max i max Giá trị trung y y y bình của hàm 1 2 i - Các giá trị trung bình của hàm số trong bảng III-13 có đặc điểm: y 2 y 3 y i = = = = = q y y1 y 2 y i−1 Tức là y1 , y 2 , , yi hợp thành cấp số nhân có công bội q y . - Các giá trị của biến số được chia ra thành từng khoảng rất linh hoạt tùy thuộc vào mối quan hệ của hàm số. Ví dụ như công thức nghiệm y = 0,5x +1,5 nếu biểu diễn thành bảng định mức với sai số δ = 10% thì ta có khoảng các giá trị của x tương ứng với mỗi giá trị trung bình của y được biểu diễn như sau: 1 1,88 2,96 4 4,26 5 x 2 2,22 2,71 3,2 3,61 (y1 ) (y 2 ) (y 3 ) (y 4 ) Tập hợp các giá trị của x ứng với tập hợp các giá trị của ty với sai số δ = 10% Biểu diễn 1 hàm thực nghiệm thành bảng (như bảng III-13) cần giải quyết 3 vấn đề: - Xác định số cột của bảng - Tính các giá trị trung bình của hàm y i - Xác định khoảng giá trị của biến số nhận một trị số trung bình của hàm sao cho sai số không vượt quá giới hạn cho phép. 3.5.1. XÁC ĐỊNH SỐ CỘT CỦA BẢNG (N): lg y − lg y n ≥ max min (3-22) lg q y Trong đó: ymax , ymin - Giá trị lớn nhất, bé nhất của hàm số. q y - Hệ số tăng (giảm) của giá tị trung bình của hàm số ở cột sau so với cốt trước (hay công bội của cấp số nhân: y1 , y 2 y i với i = 1, 2, 3, n) 100 + δ q = y 100 − δ δ - Sai số cho phép (%). Trong công thức (7-25) cần phải đảm bảo nghiêm ngặt yêu cầu về số cột tối thiểu (tức là phải thực hiện đúng dấu của toán học ≥) để sai số phạm phải khi chuyển từ công thức thực 16
  46. nghiệm thành bảng định mức được khống chế ở mức nhỏ hơn hoặc bằng sai số cho trước (sai số phạm phải ≥ δ %) 3.5.2. TÍNH CÁC GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CỦA HÀM y i : Cần lưu ý đến một đặc điểm là giá trị nhỏ nhất của cột sau trùng với giá trị lớn nhất của cột kề trước, tức là: y()i−1 max = yi min (a) y + y Công thức tính y : y = i min i max (b) i i 2 y + y Thay (a) vào (b) được: y = (i−1) max i max (c) i 2 Từ (c) ta rút ra được quy tắc chung là: chỉ cần tính giá trị lớn nhất của các cột. Điều này làm cho việc tính toán rất đơn giản: y(i+1) max = yi max .q y (3-22) 3.5.3. XÁC ĐỊNH KHOẢNG GIÁ TRỊ CỦA BIẾN SỐ NHẬN MỘT TRỊ SỐ TRUNG BÌNH CỦA HÀM SAO CHO SAI SỐ KHÔNG VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN CHO PHÉP: Trong thực tế sản xuất xây dựng, chúng ta thường gặp những định mức, chẳng hạn được phép chi phí a giờ công để thi công 1m3 cấu kiện bê tông cốt thép có tiết diện chữ nhật, cạnh lớn nhất đến 40 cm. Vấn để đặt ra là tại sao cạnh lớn nhất không phải là 20cm, 30cm hoặc một giá trị nào khác, Nếu không được xác định hợp lý thì có một tình hình là trong thực tế người công nhân chỉ thích làm những cấu kiện có tiết diện lớn vì hao phí lao động cho 1m3 cấu kiện bê tông cốt thép lớn sẽ ít hơn cấu kiện nhỏ (do tốn công ghép và tháo ván khuôn, chống dính, dưỡng hộ ). Việc xác định giá trị của biến số phụ thuộc vào dạng của công thức thực nghiệm. 1. Công thức thực nghiệm dạng y = ax + b y − b x = i max i max a xi min = xmin x2 min = x1max Do đó chỉ cần xác định xi max là đủ. 2. Công thức dạng y = ax Ta có q x = q y . Các giá trị của biến số x là: xi min = xmin x1max = x1min .qx . . . . . . . . xi max = x(i−1) max .q x 3. Công thức dạng lũy thừa y = b.x a 1/ a Ta có: qx = q y (3-23) xi max = x(i−1) max .q x Công thức (3-23) được xác lập như sau: 17
  47. a yi min = b.xi min a yi max = b.xi max a y b.x a ⎛ x ⎞ q = i max = i max = ⎜ i max ⎟ y a ⎜ ⎟ yi min b.xi min ⎝ xi min ⎠ xi max 1/ a = q y xi min 1/ a Hay: qx = q y 4. Công thức dạng mũ y = b. a x xi max = xi min + λ lg q Trong đó λ = y lg a b.a xi max q y = b.a xi min Ví dụ: Biểu diễn công thức thực nghiệm y = 0,5x +1,5 thành bảng Với sai số cho phép δ = 10% và x lấy giá trị trong khoảng [1;5]. Giải: + Xác định số cột của bảng: ymin = 0,5×1+1,5 = 2 ymax = 0,5× 5 +1,5 = 4 100 +10 q = = 1,22 y 100 −10 4 lg lg 4 − lg 2 0,301 n ≥ = 2 = = 3,48 lg1,22 lg1,22 0,0864 Lấy: n = 4 cột. + Tính các y i : Trước hết tính các yi max : y1max = yi min .q y = 2 ×1,22 = 2,44 = y2 min y2 max = y2 min .q y = 2,44 ×1,22 = 2,98 y3max = 2,98 x 1,22 = 3,63 y4 max = ymax = 4,00 2 + 2,44 y = = 2,22 1 2 2,44 + 2,98 y = = 2,71 2 2 2,98 + 3,63 y = = 3,30 3 2 3,63 + 4,00 y = = 3,81 4 2 Tính các giá trị của biến số trong mỗi khoảng: 18