Giáo trình Bố cục chất liệu sơn dầu

doc 42 trang ngocly 2270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bố cục chất liệu sơn dầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_bo_cuc_chat_lieu_son_dau.doc

Nội dung text: Giáo trình Bố cục chất liệu sơn dầu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG Môn Bố cục chất liệu Sơn dầu Hệ ĐHSP Mỹ thuật trường ĐHSP Nghệ thuật TW. Người biên soạn: Th.s Nguyễn Thị Trang Ngà HÀ NỘI 2011
  2. MỤC LỤC HỌC PHẦN II: BỐ CỤC CHẤT LIỆU SƠN DẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHẤT LIỆU SƠN DẦU 2 1.1. Khái quát chung về tranh sơn dầu 2 1.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của tranh sơn dầu. 4 1.3. Tính chất và đặc điểm của tranh sơn dầu 5 1.4. Chất liệu, dụng cụ vẽ sơn dầu 6 1.5. Chuẩn bị vật liệu để vẽ 10 1.6. Phương pháp vẽ sơn dầu. 11 1.7. Kỹ thuật cơ bản thể hiện chất liệu sơn dầu 17 1.8. Một số thể loại tranh sơn dầu 21 CHƯƠNG II : NHỮNG KIẾN THỨC NÂNG CAO VỀ KỸ THUẬT VẼ TRANH SƠN DẦU 33 2.1. Tính biểu cảm của chất liệu 33 2.2. Nghiên cứu về kỹ thuật sơn dầu cổ điển 33 2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật sơn dầu hiên đại 36 2.4. Hướng dẫn thực hiện 40 KẾT LUẬN 42
  3. LỜI NÓI ĐẦU Sơn dầu là một chất liệu cơ bản và tốt nhất của nghệ thuật hội họa Tranh sơn dầu được sáng tác ở nhiều nước trên thế giới và là chất liệu dễ vẽ, dễ sử dụng.Ở nước ta tranh sơn dầu cũng rất phát triển, nó ra đời từ khi có trường Mĩ thuật Đông dương và đi song hành cùng với sự phát triển của nền hội họa hiện đại. Trong đào tạo mĩ thuật ở hệ đại học chất liệu sơn dầu luôn được dùng trong nghiên cứu và sáng tác, gần như là chất liệu chính trong quá trình học tập. Môn Bố cục – Chất liệu Sơn dầu của chương trình Đại học Sư phạm Mỹ thuật gồm 02 học phần: 01 học phần chính thức và 01 học phần tự chọn. Giáo trình này tập trung vào nội dung của học phần chính gồm 5 đơn vị học trình (150 tiết). Nội dung giáo trình Bố cục – Chất liệu Sơn dầu chia làm 2 chương. Chương 1 giới thiệu những kiến thức cơ bản vẽ tranh sơn dầu: Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật tranh sơn dầu, tính chất và đặc điểm của chất liệu. dụng cụ , nguyên vật liệu để vẽ ,phương pháp vẽ tranh sơn dầu và bài tập cơ bản bằng chất liệu sơn dầu. Chương 2 một số kiến thức nâng cao về kỹ thuật sơn dầu ,các tác phẩm và họa sĩ tiêu biểu của nghệ thuật sơn đâu, tính biểu cảm của tranh sơn đâu, phương pháp sáng tác tranh sơn mài. Học xong học phần, này người học hiểu phương pháp vẽ tranh sơn dầu, thấy được giá trị và vẻ đẹp của nghệ thuật tranh sơn dầu. Người học nắm được kiến thức, kỹ thuật cơ bản từ đó sáng tác được tranh bằng chất liệu này. Người biên soạn
  4. HỌC PHẦN II: BỐ CỤC CHẤT LIỆU SƠN DẦU 1. Mở đầu Môn bố cục chất liệu Sơn dầu là 1 trong 3 chất liệu hội họa thuộc bộ môn Bố cục của chương trình ĐH hệ Hội họa trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã được thực hiện từ khi trường lên Đại học. Trên thực tế việc giảng dạy chất liệu sơn dầu của hệ đại học phần lớn các giảng viên bộ môn mới soạn giáo án theo kinh nghiệm vốn có từ thực tế giảng dạy và sáng tác. Hiên tại chương trình môn học sơn dầu của trường ĐHSP nghệ thuật TƯ mới chỉ ở dạng đề cương chi tiết. Thực tế, các giảng viên của tổ Trang trí vẫn chỉ lên lớp với bài soạn theo kinh nghiệm cá nhân và dựa vào đề cương bài giảng được xây dựng năm 2006 khi trường lên Đại học, tham khảo các giáo trình khác của Bộ GD&ĐT và dựa trên những kinh nghiệm trong giảng dạy, sáng tác. Chưa có giáo trình của hệ ĐHSP. Các tài liệu tham khảo và hướng dẫn cũng chưa thống nhất về nội dung, cấu trúc và phương pháp dạy học. Đa số sinh viên chưa có đủ những thông tin, kiến thức theo chuẩn thống nhất, chưa có sự hướng dẫn về phương pháp học tập và nghiên cứu, đặc biệt là phương pháp tự học theo xu hướng tích cực như hiện nay của chương trình ĐHSP Mỹ thuật. Vừa qua, Bộ bộ môn Bố cục có tiến hành biên soạn giáo trình mới theo chương trình đào tạo trình độ CĐSP. Tuy vậy, so với yêu cầu và sự đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học Mỹ thuật ở trình độ Đại học thì giáo trình này chỉ phù hợp cho hệ Cao đẳng SP, vì thế cần phải có giáo trình phù hợp với chương trình ĐHSP và từng chuyên khoa chất liệu cụ thể là điều tất yếu. 2. Mục tiêu: - Sinh viên hiểu được thể loại tranh sơn dầu - Nắm vững được kỹ thuật sơn dầu. - Thể hiện được các bài tập thực hành chất liệu sơn dầu. -Nâng cao kiến thức chung và hiểu biết về nghệ thuật hội họa. Điều cần biết trước: - ĐÓ thực hiện tốt bài tập này, người học cần biết và nắm vững các kiểu kiến thức cơ bản về chất liệu sơn dầu. -Biết vận dụng các kiến thức từ những bài học môn hình họa, trang trí bố cục, ký họa . -Tìm hiểu xem trước các bức tranh, các tác phẩm nghệ thuật hội họa qua sách báo, các cuộc triển lãm. 1
  5. - SV được học về khái niệm, sự hình thành và phát triển của nghệ thuật tranh sơn dầu, kỹ thuật thể hiện chất liệu và thực hành tốt các bài tập về chất liệu sơn dầu. NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHẤT LIỆU SƠN DẦU 1.1. Khái quát chung về tranh sơn dầu. Tranh sơn dầu là loại tranh dược vẽ bằng màu sơn (màu dầu) hay còn gọi là sơn dầu, lên các chất liệu khác nhau như trên tường nhà, trần nhà, trên kính, gỗ nhưng đại đa số được sang tác trên vải ( toan) vì vậy thể loại tranh này cũng được lấy tên từ chất liệu là màu vẽ và đó là tranh sơn dầu. Tranh sơn dầu là loại tranh xuất hiên sớm có nhiều và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Hầu hết các họa sĩ trên thế giới đều biết vẽ sơn dầu, nhiều tác phẩm hội họa rất nổi tiếng được loài người biết tới đều là chất liệu sơn dầu. Từ khi loài người biết vẽ, biết sáng tạo nghệ thuật họ luôn tìm các chất liệu ngày càng mang tính bền vững trong đó có chất liệu sơn dầu. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và ngành công nghiệp hóa chất thì chất liệu này ngày càng phong phú da dạng và mang tính bền vững. Từ xa xưa các họa sĩ phương tây đều có xưởng vẽ riêng vừa là nơi sáng tác ,nghiên cứu đào tạo và đặc biệt là phải tự pha chế màu vẽ trong đó có chất liệu sơn dầu. Sơn dầu là chất liệu được chế tác từ màu vẽ được trộn và nghiền với dầu lanh tạo ra một dạng nguyên liệu dẻo nhuyễn và sệt, màu sắc tươi thắm lâu khô trong tự nhiên và tương đối bền vững. Nhiều tác phẩm được vẽ ở những thế kỉ trước đến nay vẫn còn tồn tại và giữ được nguyên vẹn. Sơn dầu đã được coi là chất liệu hội họa tốt nhất so với các chất liệu khác trước đó. Họa sĩ Trần Văn Cẩn đã từng viết:” Phải chờ đợi khi được Van Eyck tìm tòi cho chất liệu tăng khả năng tả nó mới được sử dụng nhiều hơn để rồi đi đến thay thế hẳn cách vẽ lòng trắng trứng cổ đại ’’Khả năng biểu tả cảm xúc, khả năng tả chất tả khối của sơn dầu có thể nói là hàng đầu trong các chất liệu hội họa. Sơn dầu là chất liệu có thể vẽ trực tiếp trước đối tượng do đó có thể ghi lại những cảm xúc còn tươi nguyên, trong trẻo của họa sĩ trước đối tượng. Chất sơn dầu trong trẻo, độ phủ cao thấp khác nhau đã làm nên đặc tính riêng với nhiều lối vẽ, bút pháp phong phú. Cùng với các họa sĩ vẽ chất liệu này thì trong quá trình đào tạo cũng như truyền nghề từ xa xưa ở các nước phương tây các học viên, sinh viên đều được thực hành chất liệu sơn dầu. Ở nước ta nhiều họa sĩ đã nổi tiếng với loại tranh này như họa sĩ Tô Ngọc Vân với tác phẩm “ Thiếu nữ bên hoa huệ” ,Họa sĩ Trần Văn Cẩn: tác phẩm “ Em Thúy” .Họa sĩ Bùi Xuân Phái với nhiều tác phẩm vẽ phố Hà nội Nền hội họa Việt 2
  6. nam hiện đại có rất nhiều họa sĩ vẽ thể loại sơn dầu phần lớn tại các triển lãm mĩ thuật thì tranh sơn dầu luôn chiếm đại đa số.Trong đào tạo mĩ thuật ở hệ đại học chất liệu sơn dầu luôn được dùng trong nghiên cứu và sáng tác, gần như là chất liệu chính trong quá trình học tập. Tranh sơn dầu được sáng tác ở nhiều nước trên thế giới và là chất liệu dễ vẽ, dễ sử dụng.Ở nước ta tranh sơn dầu cũng rất phát triển, nó ra đời từ khi có trường Mĩ thuật Đông dương và đi song hành cùng với sự phát triển của nền hội họa hiện đại. Van Eyck : Đức mẹ năm 1439 3
  7. Leonardo da Vinci: Mona Lisa Tô Ngọc Vân: Thiếu nữ bên hoa huệ 1.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của tranh sơn dầu. Nền văn minh cổ xưa nhất ở vùng Địa trung Hải, bao gồm La Mã, Hy Lạp và Ai cập ( t.k.6 TCN- t.k 4 ) đẫ biết trộn các hạt màu tìm thấy trong thiên nhiên với sáp ong để vẽ. Từ cuối thời La Mã cổ đại( t.k 4) cho đến đầu thời kỳ Phục Hưng( thế kỷ 15 ) kỹ thuật cổ đó dần được thay thế bằng sơn dầu và tempera ( màu trộn lòng đỏ trứng gà). Lúc đầu, ở Hy Lạp và Ý người ta dùng dầu ooliu có nhược điểm là rất lâu khô. Kết quả nghiên cứu gần đây nhất cho thấy sơn dầu đã được dùng để vẽ từ thế kỷ 5-7 tại Tây Afganistan ( 12 trong số 50 hang tại Bamiyan). Các nhà khoa học từ 3 trung tâm nghiên cứu của Nhật, Pháp và Mỹ đã dùng các phương pháp khác nhau để phân tích hàng trăm mẫu thử. Họ phát hiện ra rằng hàng trăm những bức họa trên tường hang ở Bamiyan được vẽ bằng màu, trong đó có vermillion ( sulfide thủy ngân) và lapislazuli ( gần bamyian có mỏ lapis lazuli ) trộn với dầu hạt thuốc phiện và dầu walnutt ( hạt cây óc chó), với một kỹ thuật vẽ nhiều lớp, có cả láng màu, tương tự như kỹ thuật vẽ sơn dầu của thời Trung cổ sau này. Từ đó có vẻ như kỹ thuật vẽ sơn dầu đã được lan truyền sang phương tây theo con đường tơ lụa. Tu sĩ Theophilus (- 1070- 1125) là người công bố cuốn sách đầu tiên đề cập tới kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu nhan 4
  8. đề ‘ Latin, về các nghệ thuật khác nhau’’. Cuốn sách viết bằng tiếng Latin gồm 3 tập.Tập 1 viết về cách chế tạo và sử dụng họa phẩm. Tập 2 viết về chế tạo kính màu và kỹ thuật vẽ trên kính. Tập 3 viết về kỹ thuật kim hoàn và cách chế tạo đàn đại phong cầm. Đó là cuốn sách đầu tiên trong lịch sử đề cập tới tranh sơn dầu. Trong thế kỷ 19 và 20 cuốn sách đã được dịch ra 9 thứ tiếng ( Anh, Pháp, Ba lan, Hung, Đức, Nhật, Rumani và Nga). Ở thời cổ đại con người đã biết trộn màu với dầu để mong muốn tạo ra chất liệu đẹp và bền vững. Tuy nhiên đến thời an hem họa sĩ Van Eyck khoảng những năm (1390-1441) họ đã có những thành công về chất liệu sơn dầu và phát triển kĩ thuật vẽ chất liệu này. Ở thời kì này màu sắc sơn dầu tươi thắm hơn và có độ bóng đẹp, không thấm nước ,bền vững và có khả năng chịu được thử thách với thời gian. Từ đó chất liệu sơn dầu được phát triển rộng rãi và được dùng ở hầu hết các nước trên thế giới. Có thể nói đây là cuộc cách mạng lớn đã làm chuyển biến và nâng cao nghệ thuật vẽ tranh. Từ những thế kỉ trước nhiều nước phương tây và trên thế giới tranh sơn dầu đã trở lên nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm. Các họa sĩ đều có xưởng vẽ và sáng tác song hành với việc vẽ thì việc chế tác màu vẽ nói chung và sơn dầu nói riêng tạo ra chất liệu vẽ ngày càng bền vững và phong phú. Thời kì đầu nguyên liệu này được lấy từ thiên nhiên và nhanh chóng trở thành nguyên liệu chính của các họa sĩ. Các tác phẩm ngày càng có nhiều và thể loại tranh sơn dầu cũng được hình thành từ đó. Đầu thế kỉ 20 do sự phát triển của nền văn minh phương tây được du nhập vào Việt nam là một tất yếu.Cùng với sự phát triển của nhiều ngành nghệ thuật, Trường Cao đẳng Mĩ thuật đông dương được thành lập 1925.Đây là ngôi trường đào tạo mĩ thuật đầu tiên ở Việt nam, nó trở thành nơi mà tài năng hội họa được phát triển, khởi đầu cho sự phát triển mĩ thuật nói chung và hội họa nói riêng trong đó phải kể tới hội họa tranh sơn dầu. Người Pháp đã xây dựng một chương trình đào tạo được dập khuôn ở Pháp. Và mang theo ảnh hưởng của chủ nghĩa ấn tương tại Pháp thời bấy giờ.Với người Việt thì đây là một ảnh hưởng lớn sự khám phá cho sáng tạo, phá vỡ các cách nhìn truyền thống lâu nay của các nghệ nhân đó là cách nhìn còn nhiều giới hạn. Nhiều họa sĩ Việt nam đã học tại trường cũng như được du học tại Pháp và tham gia nhiều cuộc triển lãm trong nước cũng như ở châu âu. 1.3. Tính chất và đặc điểm của tranh sơn dầu. 1.3.1.Tính chất Tranh sơn dầu có tính chất chung giống các loại tranh khác, nhưng ngoài ra tranh sơn dầu có những đặc tính riêng biệt bởi ở chỗ đó chính là chất liệu: 5
  9. - Là loại tranh dễ vẽ: do đặc tính chất liệu này có nhiều và dễ chế tác ở nhiều hãng và nhiều nước trên thế giới đồng thời nó cũng là chất liệu dễ vẽ và dễ sử dụng. Đây là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong sáng tác cũng như học tập mĩ thuật. - Là loại tranh có thể vẽ nhiều thời gian: Từ xưa đã có những tác phẩm được sáng tác trong nhiều năm bởi do những đặc tính của chất liệu - Là loại tranh có thể vẽ nhiều lớp: - Là loại tranh có khả năng diễn tả phong phú: - Là loại tranh có độ bền cao: - Là loại tranh được nhiều họa sĩ yêu thích: - Là loại tranh có nhiều tác phẩm đóng góp cho sự phát triển của nền hội họa: 1.3.2.Đặc điểm của tranh sơn dầu - Nếu như sơn mài đặc biệt ở kỹ thuật thì cái tạo nên đặc điểm của sơn dầu chính là chất gai để trộn màu. Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông định nghĩa sơn dầu là một loại màu bột nghiền kỹ trộn với dầu lanh ( hay dầu cù túc). So với bảng màu đặc biệt của sơn mài thì bảng màu sơn dầu phong phú xứng đáng được coi là những phím đen, phím trắng trên cây đàn dương cầm - Khả năng biểu cảm - Nguyên vật liệu : + màu + Đặc tính của màu: + Cách pha trộn màu + Dung môi, chất trung gian - Kỹ thuật vẽ: 1.4. Chất liệu, dụng cụ vẽ sơn dầu. 1.4.1. Vật liệu đỡ: thường được chia làm 3 nhóm: - Vật liệu có mật độ trung bình: bảng gỗ ép - Vật liệu nhẹ: vải - Vật liệu mỏng: giấy sợi bông tốt nhất, giấy thường, bìa, giấy bồi.Mặt phải đủ ráp để sơn dính vào nhưng lại không được hút sơn để khỏi bị xuống màu, không được co giãn nhiều quá khi nhiệt độ thay đổi để sơn khỏi bị nứt vỡ.Vì thế vật liệu phải được xử lý phủ, lót. 1.4.2.Sơn dầu : 6
  10. Sơn dầu (Oil Colour): Chất (medium) dùng pha chế mầu (pigment) của sơn dầu tất nhiên là dầu. Sơn dầu bán ngoài thị trường mang nhiều nhãn hiệu. Sơn càng đậm đặc pigment bao nhiêu mầu càng rực rỡ bấy nhiêu, và thường đắt tiền hơn. Không nhất thiết phải vẽ sơn cùng một nhãn hiệu. Một công ty nào đó chế một vài mầu khá tốt, nhưng những mầu còn lại phải mua của những hiệu khác, vì độ pigment yếu quá, sơn lỏng quá khó dùng, nhất là khi vẽ impasto (vẽ những nét đường gồ ghề) trong lối vẽ alla prima (vẽ trên lớp sơn còn ướt). Do những chất pha chế sơn khác nhau, một số mầu lâu khô hơn một số mầu khác. Mầu trắng và màu vàng (white and pale yellow) lâu khô nhất; mầu nâu (burnt umber) mau khô nhất. Có ba mầu nguyên thủy (Primary colours) là những mầu người vẽ không tự pha trộn được từ những mầu khác. Theo nguyên tắc khi pha trộn với nhau theo những tỷ lệ khác nhau mầu nguyên thủy sẽ sinh ra vô số mầu phụ. Ba mầu nguyên thủy đó là: Vàng (Process yellow/Pale yellow), Thiên thanh (Cyan/Mầu xanh dương), Đỏ hạt lựu (Process red/Magenta). Ba mầu này rất tinh tuyền- mầu này không vương chút nào hai mầu kia cả. Tất cả những mầu khác đều có thể pha ra từ ba mầu này. Trong kỹ thuật ấn loát và phân mầu (trên computer chẳng hạn) người ta ghi tắt là: YMCK (Yellow – Magenta – Cyan và Black), thực tế trong ngành in người ta thường dùng thêm mầu đen, vì độ chính xác của máy in, nhiều khi trộn ba mầu nguyên thủy không đạt được mầu đen như ý. Xin nói chuyện ngoài đề: Những nhà nghiên cứu tâm lý thấy rằng trẻ em rất mê thích mầu nguyên thủy hay những mầu sát với mầu nguyên thủy. Mầu đã được pha chế bán ngoài thị trường có khi hơi lỏng,có khi hơi đặc cho một người. Có khi lại khô chậm quá, hay khô nhanh quá. Vì vậy ngoài mầu, cũng cần có một số chất khác để giúp người vẽ dễ xử dụng mầu. Coi như cần thiết: - Dầu pha lỏng sơn: Dầu ở vào một trong hai nhóm: loại dễ bay hơi và loại không bay hơi mà khi khô thì cứng lại theo mầu. Nhóm thứ nhất để pha lỏng sơn, chùi sơn, lau cọ biến chế từ những chất lấy từ thảo mộc hay động vật và có nhiều tên khác nhau thông như người ta gọi là Thinner hay Turpentine Loại không mùi, đắt tiền hơn nhưng không làm cho phòng vẽ bị ngộp. Loại đắt tiền dùng rửa cọ trong thời gian lâu không dùng sẽ giúp cọ ít bị đóng cứng. Nhóm thứ hai dùng để pha chút ít vào mầu giúp cọ đưa lướt nhẹ nhàng hơn. Nhóm này không bay hơi, từ từ khô đi và đóng cứng lại với mầu. Thông dụng nhất trong nhóm này là Linseed Oil. 7
  11. Trừ trường hợp cần thiết, ngoài ra không nên dùng quá nhiều chất pha sơn vì khi khô mầu bi xỉn, mất rực rỡ là một đặc tính của sơn dầu. - Có một số chất phụ khác tuy không dùng thường xuyên nhưng cũng nên biết như chất làm cho sơn mau khô, chất bảo vệ tranh khi đã hoàn tất và sơn đã thật sự khô (matte varnish/gloss varnish). Lạm dụng chất làm sơn mau khô khiến sơn sau khi khô dễ bị nứt nẻ. Chỉ dùng chất phun lên tranh để bảo vệ và tái lập cái đẹp của mầu sau khi sơn đã hoàn toàn khô, thông thường là sáu tháng đến một năm tùy lớp sơn vẽ dầy hay mỏng. Sơn dầu là các màu vẽ dùng cho họa sĩ được pha chế sẵn .Chất liệu Sơn dầu là loai họa phẩm sắc tố ở dạng bột được nghiền kĩ với dầu lanh (cây gai) hay là cây cù túc tạo ra dạng dẻo nhuyễn. Tuy nhiên để chế ra loại họa phẩm này phải đòi hỏi có sự nghiên cứu, có kiến thức chuyên môn thì màu mới có thể giữ được độ dẻo ,nhuyễn, sắc màu bền vững với thời gian, ít biến đổi. Sơn dầu sau khi được chế biến , nó được đóng ở dạng tuýp hay hộp .Nhà sản xuất luôn ghi rõ về độ phủ hay độ trong của từng màu vẽ ngay trên vỏ chứa. Điều này rất thuận tiện cho các họa sĩ khi sử dụng trong sáng tác tranh. Sơn dầu có nhiều hãng và nhiều nước sản xuất, chính vì vậy chất lượng của sơn dầu cũng khác nhau ở các nước phát triển sơn dầu dùng cho họa sĩ được chế biến cầu kì tạo ra các màu đẹp có độ bền vững thì giá thành cũng rất đắt.Cũng là sơn dầu dung cho vẽ tranh nhưng được sản xuất đại trà và phổ biến chất lượng chưa thực sự cao và di theo đó là giá thành rẻ, học sinh và sinh viên mĩ thuật có thể mua và sử dụng dễ dàng. Sơn dầu đắt hay rẻ đều là chất liệu đễ sử dụng trong việc vẽ tranh sáng tác và học mĩ thuật. Các màu sơn thường được chế biến sẵn thành nhiều màu chia theo từng tông màu. Sinh viên hay họa sĩ dễ lựa chọn màu khi vẽ tránh sự pha trộn nhiều sẽ tạo ra màu chết, bẩn. Sơn dầu có độ bóng và có khả năng che phủ cao, có độ dẻo khi vẽ vết bút được bảo toàn từ khi vẽ đến khi tranh khô và vẫn giữ được nguyên vẹn. * Toan vẽ: là nền để vẽ ở dạng vải có độ bền cao ít co giãn, được tráng phủ trên bề mặt một lớp nhựa mỏng để tạo ra sự không thấm nước hay sơn. Bề mặt toan thường không nhẵn có độ ráp thường gọi là ganh toan, điều này đã tạo chất cho toan để có được độ bám khi các họa sĩ vẽ. Từ xa xưa các họa sĩ thường phải tự làm toan trước khi sáng tác , từ khâu căng vải lên khung xương (satsy) có độ căng và độ nẩy vừa phải tạo thành mặt phẳng và phủ lên mặt vải một lớp keo ( Gêlatin) để chống sự thấm hút của sơn xuống mặt vải, để khi vẽ sơn không bị hút màu và giữ nguyên được độ bóng. 8
  12. Toan vẽ cũng như màu vẽ nó được nhiều hãng sản xuất ở nhiều nước trên thế giới.Có loại rất đắt tiền dành cho họa sĩ, nhưng cũng có rất nhiều loại có giá rẻ . Vì vậy sinh viên học mĩ thuật hay họa sĩ sẽ lựa chọn loại toan để phù hợp với công việc. 1.4.3. Dụng cụ vẽ sơn dầu: * Bút vẽ: Từ xưa bút vẽ thường được chế biến từ nguyên liệu đó là lông đuôi ngựa hay lông lợn nên người ta gọi là bút lông. Tới hiện nay thì bút vẽ đã được làm từ lông nhân tạo mà người ta vẫn dựa trên những đặc tính và độ bền của lông tự nhiên, đó là vừa có độ cứng và độ dẻo nhất định để người sáng tác sử dụng thao tác theo ý tưởng và tạo chất trên mặt tranh tùy theo tính chất và khả năng của từng chiếc bút. Bút lông thường được chế tạo theo bộ và đóng thành hộp với nhiều loại lông và tính chất khác nhau, có loại cứng hơn, có loại cứng vừa, có loại mềm mại. Lông bút cũng được làm từ nhiều loại lông khác nhau, có loại dài, ngắn, với các tính chất tùy thuộc vào lông nguyên liệu. Bút lông mềm tốt nhất để vẽ chi tiết là bút làm bằng lông chồn Siberia sau đó là lông chồn zibelia. Bút lông lợn tiện cho vẽ màu chết (màu lót ), đi những mảng lớn khi vẽ màu lót, Bút lông tổng hợp tiện cho vẽ láng. Bút nilon nói chung không bám màu và sợi dễ bị cong vĩ nhiệt độ.Ngoài các bút bẹt và tròn, bút hình quạt thường được chuyên dùng cho vẽ xoa( làm mất vệt bút, hòa các chuyển độ vào nhau, ) * Dung môi, dầu tạo màng, chất trung gian. dầu bóng + Dung môi: là dung dịch để hòa tan sơn dầu trong khi vẽ và rửa bút, palette sau khi vẽ. dung môi tinh khiết phải có khả năng bay hơi hoàn toàn không để lại dấu vết. + Dầu thông: là dung môi độc hại nhất và nặng mùi nhất bay hơi chậm, không thể thiếu khi vẽ vì là dung môi duy nhất có khả năng hòa tan nhựa Dammar. + Xăng trắng: ít độc hơn dầu thông, thường được dùng để rửa bút và palette. Xăng trắng là sản phẩm dùng để tẩy rửa sơn, thu được sau một chu trình chưng cất phân đoạn dầu mỏ. Đầu tiên người ta chưng dầu thô thành dầu tây và nhiều hợp chất lỏng cháy được. Những sản phẩm đó lại được trải qua 2-3 bước chưng cất nữa để cuối cùng thu được các sản phẩm có nhiệt độ khác nhau và đã được sử lý theo nhiều kiểu khác nhau + Dung môi không mùi: dùng khi không chịu được mùi dầu thông nhưng không tốt bằng hay bay hơi chậm hơn dầu thông. + Dung môi rửa tranh: Dùng để lau vec-ni cũ bẩn khỏi tranh cổ, Phải rất cẩn thận khi dùng và phải đưng lại ngay nếu màu cũng bắt đầu thôi ra. + Dầu tạo màng dàu thực vật dùng để trộn hạt màu làm nên màu sơn dầu, chủ yếu gồm: dầu lanh. dầu thuốc phiện, dầu rum, dầu hạt óc chó. Dầu lanh thường được 9
  13. un lên khiến dầu được cao phân tử hóa và oxi hóa trở nên đặc sánh hơn. Tuy nhiên ngày nay dầu lanh đun thực ra chỉ là một lớp hợp chất của dầu lanh sống, dung môi dầu tây và hóa chất làm khô. Dầu lanh được sử lý nhiệt bằng cách đun trong xoong đậy kín ( không tiếp xúc với oxy được gọi là stand oil, đặc sánh như mật ong và khô chậm. Stand oil tạo cho sơn một lớp men bóng. Thêm quá nhiều stand oil sẽ gây ra hiện tượng mặt sơn bị nhăn nheo. + Chất trung gian: thêm vào để tạo hiệu quả ( thay đổi độ bóng, độ dày, tạo ra kết cấu ) + Dàu bóng; Dùng để phủ lên tranh đã hoàn thành và khô hẳn. * Bay vẽ: Bay vẽ được làm bằng thép và có độ mỏng dộ dẻo cao thường phải làm từ thép tốt. Các bay vẽ cũng được chế tạo theo bộ có chiếc to bản, nhỏ bản chiếc dài, chiếc ngắn ,có bay vẽ thì đầu bay nhọn, có chiếc thì đầu tù. Với nhiều cỡ số như vậy thì người vẽ sẽ lựa chọn những loại để phù hợp với việc học tập và sáng tác. * Palette, ống rửa bút, giẻ lau * Quy định về an toàn: Các ký hiệu và hướng dẫn ghi trên tube màu. 1.5. Chuẩn bị vật liệu để vẽ. - Cách căng toan - Cách làm toan: + Phủ lớp lót: Dùng acrylic priming dùng cho mọi bề mặt và cho mọi chất liệu. Hoặc chuẩn bị theo công thức: - Tỉ lệ: 45-60 gr keo da trâu( hay da thỏ)/ 1 lít nước lạnh. Vừa đun nhỏ lửa vừa quấy trong nồi nhưng không để sôi, khi keo đã tan hết được dung dịch lỏng như thạch, thì để nguội trong phòng ( 24-25 độ C ). Hâm lên cho thành lỏng, dùng bút bẹt phêt lên toan đã căng trên khung sao cho chất phủ chui vào tất cả các chỗ lõm, để khô. + Toan làm sẵn: thường được chia làm 3 loại mịn, trung, thô 10
  14. Lớp học vẽ sơn dầu 1.6. Phương pháp vẽ sơn dầu. 1.6.1. Nghiên cứu chủ đề và xây dựng ý tưởng sáng tác. Người vẽ vốn có thị giác nhạy cảm, không phải đối với những thông tin thông báo mà chủ yếu là những thông tin thẩm mỹ, tức là cái đẹp. Do thị giác đem lại và có những kích thích, những rung động hay còn gọi là những cảm hứng, nhạy bén với thông tin thẩm mỹ và nhẹ hơn với thông tin lý trí. Nói cho đúng thì bất kỳ ở đâu, lúc nào, đối với người vẽ cũng có thể phát hiện những ý vị hài hòa của thiên nhiên và cuộc sống từ đó nảy sinh trong họ nguồn hứng khởi trực tiếp với đối tượng ghi nhận được. Nhờ tiếp xúc nhiều lần những thứ đó nguồn cảm hứng sẽ đi vào trí nhớ. Từ những kích thích ban đầu của thị giác và những cảm hứng, họ có nhiều diễn biến tâm lý khác nhau do cá tính, do có liên tưởng họ sẽ có mong muốn được tái hiện bằng các yếu tố tạo hình hoặc ở hình nét, màu sắc hoặc ở ánh sáng, không gian hay ở nhịp điệu cấu trúc ý đồ để nảy sinh nguồn hứng khởi là những điều vô cùng phong phú đa dạng, nhưng chắc chắn rằng, người ta đã chấp nhận những khó khăn và trăn trở. Chúng ta biết có rất nhiều bố cục đã được hình thành rất mau lẹ trong những giây phút nổi hứng của người họa sĩ, ví dụ: Bức tranh "Những cô gái Avigmon" của Picasso chỉ tiến hành trong một đêm mà đã trở thành một sự ra đời của xu hướng lập thể. Các bức "Tôm" của Tề Bạch Thạch, "Ngựa" của Từ Bi Hồng đều được xem là những tác phẩm thần hứng, khoảng cách rất ngắn ngủi, khi ra đời nhưng bản thân chúng lại trường tồn với thời gian. Trong quá trình cảm hứng họ nhận thấy biểu hiện bằng nét, hay hình thể, màu sắc chất cảm, cái nào là trung tâm, cái nào là hỗ trợ hoặc phối hợp ra sao. Họ phải chứng thực thể 11
  15. nghiệm lên mặt tranh bằng nhiều cách như: vẽ ngay, phác thảo, kí họa tư liệu Đó cũng là giai đoạn mà người vẽ tìm đến năng lực và cảm hứng kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Tất cả tạo thành một quy trình, từ cảm hứng dẫn đến việc hình thành những ý tưởng và cho việc hình thành một hóa trang bố cục. Trong sáng tạo nghệ thuật ở bất cứ loại hình nào, sự cảm nhận trước thiên nhiên, cuộc sống và con người là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của tác phẩm. Thông qua các giác quan, người ta cảm nhận được thế giới bên ngoài. Sự cảm nhận này tác động vào con người từ thiên nhiên, cuộc sống và xã hội. Nó được bắt nguồn từ một cảm xúc hoặc từ một kích thích nào đó. Có nó cũng xuất phát từ một câu chuyện, một giai thoại, tình huống có sẵn hay từ sự vận dụng có sẵn, suy nghĩ và suy luận liên hệ bản thân từ mỗi con người trước hiện tượng sự vật đó. Những cảm nhận này được xuất hiện hình thành từ nhu cầu sáng tạo, từ tác động của tư duy tình cảm và tinh thần của người vẽ. Chủ đề hay ý tưởng sáng tác không phải xa lạ, nó chính là cuộc sống hay một phần cuộc sống mà người họa sĩ tâm đắc, đôi khi có thể là những giấc mơ , hay câu chuyện nào đó, cũng có khi là những bức xúc về các vấn đề xã hội. 1.6.2. Nghiên cứu tư liệu. - Khai thác từ nghiên cứu ký họa Một vấn đề mà các em sinh viên cần chú ý đó là khi sáng tạo, người vẽ cần luôn luôn dựa vào những kiến thức đã được học, những cái mà mình có khả năng, có thể chủ động khống chế và có những hiểu biết một các cơ bản về vấn đề đó để tạo ra những trụ cột cho việc sáng tạo. Ví dụ bức tranh “góp thóc vào kho” của hoạ sĩ Tạ Thúc Bình, ông đã qua nhiều những kí học về nông dân và thuộc tất cả những dạng, những dáng người, những y phục, những khuôn mặt, những thế ngồi và nhất là những đặc điểm riêng biệt của từng người nông dân. Do kí học rất nhiều ông đã trở thành thuộc những dáng điệu đó và hiểu tất cả những sự khác nhau tỉ mỉ từ áo len, từ chiếc quần đến khăn mỏ quạ rồi những công cụ mà người ta sử dụng làm việc.Vì vậy tác giả tìm đến một bố cục đó là bố cục bức tranh “góp thóc vào kho”. Đây là đề tài mà đề tài này chính là nhằm thể hiện khả năng mình có trong tay. Cái khả năng, cũng như cái tư liệu mà tác giả có là sự thuộc những tình yêu, những thích thú về dáng người, về hình ảnh của những người nông dân. Khi tìm đến đè tài, tác giả đã tìm đến một cái cớ, một nguyên nhân, một ý tưởng trong đó có thể gắn bó tất cả những gì mình có vốn liếng đó là những kí hoạ, những hình ảnh, những dáng điệu mà mình nhớ. Ông đã chọn một hình thức cho bố cục ở trung tâm để tạo ra một hình ảnh là cân thóc và xung quanh đó là một vòng rộng hơn những người chuẩn bị cho việc cân thóc như là quạt thóc sàng sẩy đóng vào bao 12
  16. rồi ngồi nghỉ.Tác giả đã chủ động tìm đến một bố cục mà mình có khả năng chế ngự lớn tức là có rất nhiều dáng động, những kí học, những hiểu biết, những thâm nhập vào hình ảnh.Tức là quá trình chuẩn bị tìm ý, tìm hình, tìm tư liệu để sáng tác bức tranh được tác giả chuẩn bị kỹ càng. Giai đoạn tiếp theo là thực hiện điều đó vào tranh thì còn nhiều vấn đề lôi cuốn ví dụ khi cân thóc thì phải theo một logic là người cân, người bê thóc, người ghi chép và người đứng đợi, tất cả cái đó phải tạo ra được nhịp điệu, tạo ra được sự phối hợp nhịp nhàng trong bức tranh. Vì vậy hình êlíp là một ý tưởng, sự sắp đặt về việc cân là một ý tưởng nhưng hình ảnh là một phụ thuộc ở trong đầu tác giả phải có tính lô gích. Các lô gích này là ngẫu nhiên trong việc sắp đặt của việc cân. Như vậy để hợp lý về động tác, công việc đòi hỏi những dáng điệu phải xếp đặt như thế nào cho hợp lý và từ những quyết định nó sẽ tạo ra những cái ngẫu nhiên cho những dáng hình cần lựa chọn. Chính vì vậy muốn đạt được một bố cục như ở phía ngoài như quạt thóc thì tác giả phải rất thuộc về dáng. Nhưng cái thuộc đó phải có sự linh động tức là phải chế biến, phải chuyển hướng, phải thay đổi cho nó phù hợp với bố cục và chính đây, buộc hoạ sĩ phải chuyển tải hình ảnh làm sao cho đạt. Rồi những chỗ như sàng sẩy, người ngồi, người cho thóc vào sàng, người sảy.v v. tất cả những dáng đó buộc người hoạ sĩ từ những tư liệu, những vốn liếng ban đầu mình có, từ kí hoạ chuyển hoá những dáng người cho hợp lý. Rồi người ngồi, người nghỉ tất cả làm sao có thể chuyển động có nhịp điệu, có cao thấp để nó phù hợp, vừa để nó tạo thành một hình êlíp rộng lớn ở phía bên ngoài, có nhịp điệu tự nhiên, hài hoà. Như vậy tài năng chính là một sự có sẵn những tư liệu, nhưng nếu không biết chuyển hoá thì người ta không biết tạo ra một bố cục đẹp. Vì vậy sự cuốn hút của nội dung, cuốn hút của sự việc, cuốn hút của từng lô gích của sự sắp đặt bắt người hoạ sĩ phải chuyển biến tức là phải suy nghĩ sáng tạo trên cơ sở những kiến thức, những khả năng mà mình đã được trang bị. Bức tranh “tát nước đồng chiêm” của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn nhờ những ký hoạ đẹp có sẵn, ông chợt nảy ra một ý tưởng. Đây là những hoạt động đẹp của con người nhờ có những hình ảnh cụ thể đã ghi chép được thì khi đưa lên mặt tranh kết hợp với chất liệu sơn mài sẽ trở thành một tác phẩm đẹp. Như vậy do có những ký hoạ tư liệu đẹp thì hoạ sĩ Trần Văn Cẩn vẽ “Tát nước đồng chiêm” mới thành công. Nếu người khác không có ký hoạ đẹp thì vẽ “Tát nước đồng chiêm” không đẹp. Bởi vì ngồi xếp mấy người ngồi tát nước sẽ bị cứng. Nó là một sự kết hợp rất nhiều yếu tố mới ra được sự thành công. Như vậy luôn luôn trong quá trình sáng tác người vẽ phải suy ngẫm dựa vào những tư liệu, dựa vào những hình ảnh mà mình đã có sẵn để tạo ra ý tưởng, những ý tưởng đó có thể quy tụ vào những nét khái quát lớn để tiến hành làm bố cục và dựa theo những đường hướng lên, những gợi ý lớn đó người vẽ lên chi tiết của tạo hình, của sự sắp đặt, của sự diễn tả đậm nhạt, của hình thức bố cục, của không gian của những cảm xúc bất 13
  17. chợt cũng có thể tạo nên những thành công bất ngờ. Nhưng tóm lại quá trình chuẩn bị từ kiến thức, tư liệu, tay nghề vẫn là quan trọng nhất. 1.6.3. Xây dựng bố cục. Trong quá trình làm tranh bố cục, phương pháp xây dựng bố cục tranh các em sinh viên đã được học ở những học phần trước. Cách thức làm việc thì vẫn thế tức là tuần tự từ nghiên cứu nội dung chủ đề đến xây dựng hình và thể hiện bố cục nhưng càng học lên cao phương pháp làm càng khó hơn, đòi hỏi hiệu quả cao hơn trước. Đối với môn bố cục chất liệu sơn dầu yêu cầu có ý thức sáng tạo mà sáng tạo thì luôn đòi hỏi sự đổi mới trong nhận thức, trong tư duy và trong biểu hiện hình thể. Do vậy đòi hỏi kiến thức sâu hơn, rộng hơn, biết vận dụng tổng hợp các kiến thức của các môn học có liên quan kết hợp lại tạo cho những bài tập thực hành bố cục năm thứ ba sâu sắc về nội dung, phong phú về hình thức và cách thức biểu hiện ít nhiều thể hiện được phong cách cá nhân của từng em. Thể hiện được khả năng sáng tạo và ý thức tìm tòi của các em. Khi chuẩn bị sáng tác tranh bố cục, người vẽ bao giờ cũng nung nấu nhiều thời gian để tư duy về một ý tưởng đối với tác phẩm. ý tưởng đó chính là những quan niệm của mình về đề tài. Các em sinh viên cần tập, rèn luyện về nhận thức và xúc cảm trước cuộc sống thực tại. Tập quan sát để lựa chọn sự gợi ý có ngay trong thực tế, có như vậy mới gợi được những cảm xúc bên trong tâm hồn, sự thăng hoa của cảm xúc trước cuộc sống. Từ đó người vẽ hình thành dần một ý niệm nhằm tìm ra một phương thức để diễn đạt ý niệm đó. Ta gọi quá trình đó là quá trình từ tư duy trừu tượng đến tư duy khái quát. Nghĩa là tìm ra một phương thức, một chiều hướng, một định hướng để chuyển tải ý tưởng thành hình tượng nghệ thuật. Trong nghệ thuật tạo hình, hình tượng nghệ thuật nằm trong: bố cục, ngôn ngữ có thể tạo ra một hình ảnh nhằm chuyển tải đến người xem, chuyển tải vào trong tranh những hình ảnh trùng lặp với ý tưởng mà người vẽ đã nung nấu. Từ đó người vẽ mới hướng theo, dựa theo phương hướng khái niệm lớn ấy để tìm ra hình thức cụ thể. Những hình thức này sẽ là hình tượng nghệ thuật thực sự trong tranh để có thể diễn đạt được một cách sau sắc và rõ nét hơn những ý tường trừu tượng ban đầu còn nung nấu. Những hình thể này luôn luôn biến động, thay đổi và đa dạng của nhiều hình thức khác nhau nhằm có thể đi đến một sự kiểm nhận bằng mắt đối với người vẽ. Khi nào những hình thể, ngôn ngữ tạo hình tạo nên bề mặt của tranh hoặc trên phác thảo gần đáp ứng với hình tượng ấy thì đó là hình thể có thể kết hợp luôn với màu sắc, bố cục để tạo thành một ngôn ngữ cho ý tưởng trở thành rõ nét hơn. Vậy đây là quá trình đầu tiên khi các em bắt tay vào để vẽ bố cục. Chúng ta phải tập làm quen với cách thức làm việc mang tính chuyên nghiệp này. Có chuẩn bị kỹ lượng về thời gian, tư duy, suy nghĩ về một đề tài sắp vẽ thì kết quả bài tập mới đạt kết quả cao. Đây là quá trình nung nấu, suy nghĩ, phát hiện định hướng, rồi 14
  18. sắp đặt trong đầu hoặc ngay trong phác thảo trong tìm tòi nghiên cứu ở thực tế, ở mẫu, ở màu sắc, ở những tư liệu mà mình có thể dựa vào đó để cảm xúc. Như vậy quá trình tư này là một quá trình làm việc thật sự khi sáng tác tranh bố cục, từ một đề tài, ta xây dựng hình tượng, bố cục sắp xếp nhân vật và có những ý niệm về bước đi hình thành cho phù hợp với những ý tưởng mà mình định vẽ có sự khẳng định bằng tư duy, bằng nghề nghiệp, bằng kỹ năng, kỹ thuật Quá trình sáng tạo là một quá trình có hệ thống, có một sự suy nghĩ lâu dài và quá trình đó bao giờ cũng là những cảm xúc, nhằm phản ánh những vẻ đẹp, sự rung động của trai tim trước cuộc sống.Tranh không phải là hình thức hoàn toàn ngẫu hứng, hứng lên đặt bút vẽ không suy nghĩ, không tính toán mà tranh cũng không phải là một hình thức để người ta chơi nhưng mảng màu, nét, mảng miếng mà bao giờ nó cũng là sự kết hợp hài hoà giữa nội dung và hình thức tức là giữa cảm xúc và trình độ, khả năng kinh nghiệm, học tập đã có một bề dày để thể hiện sự phong phú của nghệ thuật tạo hình. Như vậy một bức tranh với nhiều ngôn ngữ khác nhau với sự biểu đạt khác nhau nhưng nó vẫn chỉ là những yếu tố tạo hình như đường nét. Hình khối, mầu sắc, chất cảm, ý tưởng không gian bố cục được sắp xếp đặt trong một mối tương quan. Quá trình sáng tạo bao giờ cũng đi từ ý tương rồi đến hình. Quá trình này là quá trình tìm tòi và sáng tạo từ tâm hồn đến kỹ năng.Vậy có thể nói rằng dù ở trường hợp nào thì quá trình sáng tác cũng là xuất phát từ tâm hồn phong phú, lòng yêu nghề mà chính các em đã lựa chọn cộng với tài năng, kinh nghiệm và kỹ thuật thể hiện để khởi đầu cho một hướng đi tìm tòi sự sáng tạo cái mới cho các bài tập bố cục Cho dù kể cả trực hoạ là những bức tranh vẽ ngay ở thực tế thì người hoạ sĩ vẫn phải có một tư duy về mặt hình tượng nghệ thuật. Ví dụ bức tranh “Nữ dân quân vùng biển” của hoạ sĩ Trần Văn Cần, mặc dù đó là người mẫu thật sự ở khu chài Hòn Gai được bày mẫu nhưng trong tất cả số sinh viên đi vẽ cũng thấy Trần Văn Cẩn chưa hình thành một ý thức về xây dựng thành một tác phẩm mà chỉ là hình nghiên cứu sao chép hình ảnh được bày mẫu đứng trước biển. Ngược lại, trong đầu hoạ sĩ Trần Văn Cẩn đã nung nấu một đề tài, đề tài đó là nữ dân quân vùng biển thì người mẫu dù bầy trực tiếp ở trước biển, dù là biển thật Hòn Gai, dù là màu sắc có thực ở trong khoảnh khắc nhưng tác giả đã tư duy khái niệm và đưa nó thành tác phẩm. Nó đã trở thành một tác phẩm đẹp. 15
  19. Nữ dân quân vùng biển. 1960, sơn dầu của Trần Văn Cẩn Bình văn, 1848, Sơn dầu của Lê Văn Miến Bức tranh “Bình văn” của Lê Văn Miến, được xây dựng với hình thức bố cục hình tam giác. Trong tác phẩm, tác giả thể hiện ba nhân vật trong lúc nghỉ ngơi: người nam dân quân ở vị trí đỉnh, còn người chiến sĩ và nữ dân quân (một cô gái Thái) tạo thành đáy của hình tam giác. Cả ba đều rất thư thái nhưng vẫn toát lên tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì tổ quốc của mỗi người dân đất Việt. Những người chiến sĩ đang nghỉ ngơi sau khoảng thời gian mệt mỏi, nhưng ở họ đều toát lên ý chí kiên cường bất khuất qua dạng bố cục gọn gàng và chắc chắn của bức tranh. Bố cục tam giác luôn là những gì hợp lý và thuận mắt thuận tình, phù hợp với quy luật sáng tạo của nghệ thuật tạo hình. 16
  20. Trong khi những người vẽ thì chỉ là những nghiên cứu. Như vậy chúng ta thấy sự chuẩn bị tư liệu, chọn đề tài, xây dựng hình tượng, bố cục sắp xếp nhân vật và có những ý niệm về bước đi hình thành làm cho mầu đã trở thành thay đổi đi cho phù hợp với ý tưởng mà người vẽ nung nấu, hoặc một đề tài được cho sẵn. Đó chính là quá trình chuẩn bị tư liệu, tư duy nghề nghiệp, kỹ thuật, kỹ năng để xây dựng một bố cục tranh. Ngay cả hoạ sĩ Ivannốp để chuẩn bị ve tranh ông đã có một phòng như bảo tàng trong đó có tất cả những nghiên cứu, tư liệu cho nội dung, ý tưởng của bức tranh định vẽ. Ông vẽ dần dần mới hình thành ra một bức tranh và tất cả những cái ý kia cứ rõ nét dần ra. Kéo thuyền trên sông Vonga , sơn dầu của Repine Ví dụ hoạ sĩ Repine vẽ bức tranh “Kéo thuyền trên sông Vonga” lúc đầu cũng chỉ là ý tưởng nhưng ông phải đi tìm hiểu bao nhiêu chân dung những người lao động nước Nga trên bến sông. Giá trị thật sự chính là giá trị mà nó cụ thể dần ra ý tưởng ban đầu. Ý tưởng ban đầu chỉ là một ý tưởng mơ hồ không rõ rệt nhưng mà dần dà nó nảy sinh ra một cách cụ thể. Vậy đó là quá trình thiết lập trên mặt tranh một số những hình ảnh, một số những mối quan hệ màu sắc, đường nét, bố cục Sau đó ngày về nhìn vào bức tranh (phác thảo) xem nó có khớp với ý đồ của mình không. Nếu nó chưa khớp, thì vẫn phải sửa chữa và tìm tòi đến khi cảm thấy đã khớp với suy nghĩ của mình thì mới dừng lại. Đấy là quá trình làm việc thật sự. 1.7. Kỹ thuật cơ bản thể hiện chất liệu sơn dầu Nguyên tắc căn bản: Fat Over Lean. Cho dù các họa sỹ có cách vẽ riêng, nhưng có một nguyên tắc căn bản đã trở thành cố định “Sơn vẽ sau béo hơn sơn vẽ trước” (Fat over lean} hay vẽ trên nền sơn ít độ dầu. Đây là một nguyên tắc họa sỹ sơn dầu nào cũng phải tuân theo khi vẽ để tránh những sai 17
  21. lầm căn bản có thể làm hỏng bức tranh khi sơn khô. Fat over lean có nghĩa là mình đang vẽ sơn dầu trên một cái base ít dầu hơn. Tranh sơn dầu khô rất lâu. Có thể cần sáu tháng đến một năm mới hoàn toàn khô. Trong thời gian này, dầu tiếp xúc với không khí từ từ khô cứng lại vì ốc-xít hóa và hơi co lại một chút. Nếu ta vẽ “lean over fat”, hiểu là ta ta đang dùng turpentine pha loãng sơn ra và dùng nó vẽ trên lớp sơn dầu (chưa khô hẳn), như vậy lớp trên sẽ khô nhanh vì ít dầu hơn. Khi lớp dước khô sau sẽ khiến bức tranh bị bong ra hoặc nứt nẻ. Bởi vậy khi vẽ sơn dầu, ta luôn luôn nhớ nguyên tắc “Fat Over Lean”. Có nhiều cách vẽ fat over lean: - từ từ tăng độ dầu trong sơn, khi vẽ. - giảm bớt lượng dầu (pha loãng với turpentine) trong những lớp sơn đầu khi vẽ. - Dùng những mầu sơn khô mau để vẽ nền (xin coi lại đoạn nói về sơn dầu). Vẽ trên sơn còn ướt (Alla prima): Sơn dầu lâu khô. Người vẽ muốn hoàn thành một bức tranh trong cùng một lần vẽ, buộc lòng phải vẽ ngay trên sơn ướt. Kết quả nhận được khi vẽ trên sơn ướt khác xa kết quả khi vẽ trên sơn đã khô. Bởi lẽ lớp sơn mới vẽ có thể trộn với lớp sơn bên dưới và tạo ra nhiều mầu trung gian. Thế là thay vì pha mầu trên khay, chúng ta có thể pha mầu ngay trên canvas khi vẽ. Cái phiền là nếu một nét vẽ không vừa ý sẽ rất khó sửa. Càng tô đi vẽ lại nhiều, sơn sẽ nhòe nhoẹt và sau cùng trở thành mầu bùn (muddy). Cách vẽ trên sơn ướt đòi hỏi những nét cọ vững chắc để những mảng mầu vẽ lên được gọn ghẽ. Kỹ thuật này cũng đòi hỏi người vẽ phải có một số vốn về phân mầu, hình dung ra được một phần mầu trên pha xuống mầu dưới sẽ cho ra mầu gì. Cách vẽ này là con đẻ của phái ấn tượng (impressionism). Alla prima - Bắt đầu là xong – không cho người ta cái cơ hội đi vào chi tiết. Nó cho người thưởng lãm cái ấn tượng về thị giác chứ không phải chỉ là đường nét và hình thể. Nhưng cái đẹp của kỹ thuật này tạo ra rất ngọan mục. Nó tạo ra cái đẹp lấp lánh vì mầu thứ ba tạo ra do những đốm mầu nằm cạnh nhau chứ không phải luôn luôn pha trộn với nhau. Và cũng chính vì thế mà đường cọ phải lướt nhẹ vững chắc và “can đảm”. Cao điểm của lối vẽ này là Impasto, dùng cọ hay bay, quệt từng mảng sơn dầy cộm lên lớp sơn còn ướt, hay mảng này chồng trên mảng kia. Impasto có thể coi là một lối vẽ riêng và dùng kỹ thuật này vẽ từ đầu tới cuối một bức tranh. Cũng có thể áp dụng impasto vào một lúc nào đó, ở một phần nào đó của bức tranh. Xử dụng impasto để vẽ, người ta khuyên nên dùng sơn pha hơi loãng để phác họa chi tiết của bức tranh trước. Làm như vậy sẽ phủ hết mầu trắng của canvas và bức tranh sẽ thống nhất hơn. 18
  22. Vẽ trên sơn đã khô (Painting over dry paint): Người ta còn gọi cách vẽ này là vẽ theo từng tầng. Có nhiều người không thích vẽ thẳng lên lớp sơn bảo vệ canvas (primer, xin coi lại phần trên) mầu trắng, mà phủ lên một lớp sơn mầu khác trước khi vẽ. Lớp sơn vẽ đầu tiên này thường gọi là sơn nền, hiểu là lớp sơn phủ lên toàn thể canvas. Có nhiều người, nhất là khi vẽ những bức phong cảnh nhiều chi tiết, lại dùng một vài mầu đơn giản, xám hay nâu (miễn là loại mau khô), vẽ trước rồi sau đó mới thực sự vẽ. Đó là sơn lót. Nền hay lót, chỉ là những tiếng gọi để ta dễ nhớ một ý niệm, thế thôi (Mà biết đâu lại trở thành tiếng kỹ thuật sau này không chừng). Không được dùng mầu trắng hay mầu vàng để sơn lót hay sơn nền, vì là những mầu rất lâu khô. Dù là sơn nền hay sơn lót, theo cách “vẽ trên sơn đã khô”, thì dĩ nhiên phải để cho những lớp sơn này khô rồi mới vẽ lên. Ba đặc điểm chính của lối vẽ này là: - Vì sơn dưới đã khô nên không thấm trộn với sơn mới vẽ, không tạo ra những mầu phụ mình không thích. Cũng vì thế mà chúng ta phải pha trộn mầu trên khay. - Bức tranh có thể vẽ chi tiết hơn, vì chúng ta có thể thêm đưòng vẽ hay những lớp mầu một cách dễ dàng. - Đợi sơn khô, chúng ta có thì giờ để suy nghĩ v à phát triển bức tranh kỹ lưỡng hơn. Vẽ cách này nên kiên nhẫn, đừng lạm dụng chất mau khô để pha vào sơn, vì như thế khi khô, sơn có thể bị nứt hay tróc ra. Để sơn mau khô, người ta pha loãng mầu với Turpentine, đặc biệt khi vẽ lót. Tuy nhiên không nên pha loãng quá vì sơn bị xỉn đi. Đi xa nhất theo lối vẽ này là Painting with glazes. Từ đầu tới cuối, bức tranh vẽ bằng sơn pha loãng với turpentine. Vẽ kiểu này tương tự như vẽ mầu nước. Lối vẽ này đã xưa cũ, chỉ còn dùng đôi chút với những lối vẽ khác, vì không tận dụng được cái hay của sơn dầu và mầu sắc không bền. Vẽ trên nền tráng dầu (Painting over a Base of Oil): Dầu vừa là chất pha chế vừa dùng tráng nền để vẽ lên. Kỹ thuật này đặc biệt thích hợp để vẽ cảnh sương mù. Trước khi vẽ, phủ một lớp dầu mỏng (Linseed Oil) lên mặt canvas, đặc biệt những chỗ cần tạo ảo giác sương mù, hay mờ ảo như cảnh mùa đ ông trong tranh thủy mặc. Khi vẽ lên chỗ có dầu, mầu tự động loang ra tạo ra ảo giác cho người xem tranh. Kỹ thuật này giống kỹ thuật vẽ mầu nước. Tất nhiên tranh vẽ lối này rất lâu khô và hy vọng bạn không dị ứng với mùi dầu. Vẽ những đường nhỏ cạnh nhau (Painting with Small Strokes of colour): Đây là cách vẽ được những người theo phái ấn tượng xử dụng nhiều nhất. Thay vì pha mầu sẵn từ khay, người ta pha mầu bằng cách đặt những chấm nhỏ cạnh nhau. 19
  23. Kết quả là mầu sắc nhìn sẽ lung linh. mầu sắc rực lên. Nói chung thì lối vẽ ấn tượng có cái dẹp của nó, mặc dù chi tiết bị bỏ qua. Sẽ là một sai lầm khi nói rằng sơn dầu là chất liệu của nền dân chủ để rồi ai cũng biết vẽ mà không nhất thiết phải là họa sĩ. Đúng, không ai cấm bạn dùng bút lông hay dao vẽ bôi màu sơn dầu nên toile (của bạn). Những điều đó không có nghĩa là bạn biết vẽ sơn dầu. Cũng vậy, dung nóng tay gõ, thậm chí cùi tay nện lên phin đàn piano để phát thành tiếng, thậm chí thành một giai điệu nào đó không có nghĩa là bạn biết chơi đàn, và cái thứ âm thanh phát ra đó không phải bao giờ cũng là âm nhạc. Qua thực tế quá trình dạy & học thực hành. Chúng ta vẫn thấy có nhiều bài vẽ của sinh viên có chất lượng chưa tốt, cách vẽ còn gò gẫm, khô cứng thiếu cảm xúc và đặc biệt là kĩ năng thể hiện chất liệu sơn dầu còn rất hạn chế.Theo nhận định chủ quan của tôi cũng như một số đồng nghiệp cho thấy những hạn chế đó do một số nguyên nhân như sau : - SV vẫn chưa thực sự đầu tư về thời gian, cũng như chưa thực hiện tốt các bước của bài vẽ. - Hạn chế về tài liệu và ý tưởng bố cục. - Chưa làm tốt phác thảo đen trắng và màu trong quá trình thực hiện bài vẽ. - Tinh thần tự học, tự nghiên cứu còn chưa tốt, đặc biệt là chưa có ý thức rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật sử dụng chất liệu sơn dầu (nói riêng ). Trong hệ thống bài học thực hành của khoa SPMT. Bài vẽ bố cục chất liệu sơn dầu có thể nói là những bài học thực hành sáng tác của sinh viên, khác với những bài hình họa sơn dầu hay các thể loại bài học chuyên môn khác. Bởi vậy, người vẽ cần phải hiểu: mỗi bài vẽ là một tác phẩm, một đứa con tinh thần của mình, người vẽ cần phải có một nền tảng kiến thức, chủ động trong tư duy, ý tưởng sáng tạo cũng như những kĩ năng thực hành mới có thể sáng tạo nên những tác phẩm tốt. Qua những phân tích chung về những hạn chế của sinh viên nói trên xin đưa ra một số phương pháp thể hiện chất liệu sơn dầu như sau: Trước hết, về cơ bản. kỹ thuật vẽ sơn dầu thường được chia thành 3 cách: 1- Kỹ thuật vẽ chồng nhiều lớp (thường được dùng ở thời kì Phục Hưng và những cách vẽ diễn tả kỹ ) - Kỹ thuật này thường được vẽ bởi nhiều lớp mỏng, đợi lớp trước khô và vẽ chồng lên sau đó (tuy nhiên, kỹ thuât này phải sử dụng loại sơn thật tốt cũng như các loại phụ gia,nếu không thì bề mặt tranh dễ bị xỉn và khô xác ) 2- Kĩ thuật vẽ trực tiếp. 20
  24. - Được vẽ chồng lớp trực tiếp ướt lên ướt từ đầu đến cuối, tất cả các loại màu cũng như toàn bộ mặt tranh đều được vẽ kín, bức tranh khi vẽ xong tạo cảm giác như được vẽ chỉ sau 1 buổi, không ngừng. (kỹ thuật vẽ này có ưu điểm là có được bề mặt sơn trên tranh óng ả và giữ được những sắc mầu tươi tự nhiên Tuy nhiên, người vẽ phải có sự chủ động trong từng nét bút ) Kỹ thuật này cũng rất thông dụng trong lối vẽ hiên đại.( Trường phái Ấn tượng ) 3- Kĩ thuật vẽ kết hợp 2 cách trên - Lối kĩ thuật này cũng rất thông dụng, phổ biến trong hội họa hiện đại,( người vẽ có thể chồng lớp, tạo chất bằng các kĩ thuật láy,day bút,hay dùng bay, tạo chất băng các loại dụng cụ ) Ngoài ra, người vẽ cũng chú ý một số nguyên tắc cơ bản như sau: 1- Vẽ sơn nhiều dầu trên lớp sơn ít dầu 2- Vẽ lớp dày trên lớp mỏng 3- Vẽ sơn dầu khô trên sơn nhanh khô Qua một số những kỹ thuật cơ bản đã nêu trên thì chúng ta cũng hiểu, những kỹ thuật trên chỉ là những nền tảng ban đầu.Mỗi lối vẽ, mỗi trường phái đều có những kỹ thuật riêng để thể hiện các tác phẩm.Vì vậy, người vẽ cần phải chủ động sáng tạo những kỹ thuật phù hợp. Mỹ thuật là môn học đòi hỏi sự sáng tạo, mỗi tác phẩm , mỗi bài học vừa là cụ thể, vừa là trừu tượng, khi học MT,người học phải chủ động luyện tập & thực hành, trên cơ sở đó dần dần hình thành nên tảng kiến thức, kĩ năng, từ đó sẽ thể hiện được những tác phẩm tốt trên tư duy sáng tạo chủ động của riêng mình. 1.8. Một số thể loại tranh sơn dầu 1.8.1. Bố cục tranh tĩnh vật Đúng như tên gọi, tranh tĩnh vật là loại tranh vẽ những vật tĩnh, không động như các vật dựng trong nhà: bình, ấm chén, bát, lọ , các loại hoa, lá v.v Thông qua tâm hồn, suy nghĩ của họa sĩ, tranh tĩnh vật thể hiện cuộc sống thực của nó, khơi dậy tình yêu thiên nhiên tha thiết, động vật, đồ vật, và cao hơn tranh tĩnh vật còn nhằm mục đích ca ngợi con người, ca ngợi sức sáng tạo và sự cải tạo của con người đối với thế giới xung quanh. Xem tranh tĩnh vật, người xem có thể hiểu được phần nào phong tục tập quán của một thời kỳ nào đó, của một nước nào đó, nhiều khi còn hiểu được cả tư tưởng và tình cảm của người họa sĩ. Trong tranh tĩnh vật, một chiếc vại bằng gốm với trang trí hoa lá miền Địa Trung Hải, cùng câu chuyện đánh thành Tơ-roa của thần thoại Hô-me giúp chúng ta hôm nay 21
  25. hiểu thêm nhiều điều thú vị của thời cổ đại Hy-La gần ba nghìn năm trước: đội xe song mã, trang phục, khiên giáp, vũ khí là giáo mác (chứ không phải là cung tên như trong các cuộc chiến của người Trung Hoa cổ đại). Cũng qua tranh tĩnh vật, người xem có thể biết được miền nào, địa phương nào có nhiều thứ hoa đẹp, trái cây ngon: mận chính của Nga, hoa hồng và táo hai mùa của Bun-ga-ri, dừa và chuối của Việt Nam, cỏ của Hà Lan Nhìn thấy tất cả những sản vật đó, ai mà không yêu mến và cảm thấy gắn bó với quê hương giàu đẹp, ai mà không quý trọng sức lao động của con người, không thầm cảm ơn đất nước đó cho mình nhiều của cải vật chất, hoa thơm trái ngọt đến như vậy giúp con người sinh tồn và phát triển. Cho nên, tranh tĩnh vật cũng là loại tranh có nội dung nhất định, chứ không phải loại tranh phù phiếm, với mục đích tiêu khiển, vô bổ, giải trí chốc lát, hoặc chỉ dành riêng cho tầng lớp quý tộc như một số ý kiến nhận định. Không phải ngẫu nhiên mà người Hà Lan - "quê hương" của loại tranh tĩnh vật - đó gọi nó một cách hóm hỉnh là "tranh sinh hoạt yên tĩnh", cũng như trong từ điển tóm tắt các thuật ngữ tạo hình của Ô-bu-khốp (Liên Xô cũ) danh từ "tranh tĩnh vật" được giải thích khá rõ: nó (tức là các hình tượng trong tranh) không chỉ được miêu tả trong trạng thái có sẵn mà còn cần nêu lên cho được mối liên quan giữa nó với con người sống trong thời đại ấy, và qua đó, nêu lên thế giới xung quanh, chứ nó không chỉ là hình thức bên ngoài như các tĩnh vật của những người theo trường phái nghệ thuật Cezanne, chủ nghĩa thuần khiết. Lịch sử phát triển của loại tranh tĩnh vật gắn liền với lịch sử phát triển của chủ nghĩa hiện thực trong hội họa, của những phát kiến về nguyên vật liệu và kĩ thuật tạo hình. Đầu tiên nó xuất hiện ở Pháp, sau phát triển rộng rãi và xuất hiện nhiều trong các tác phẩm của Tây Ban Nha và Italia, đặc biệt của Hà Lan. Vào thế kỷ XVII, khi chủ nghĩa hiện thực ở các nước này đến mức hưng thịnh, tranh tĩnh vật đã trở thành một thể loại hội họa độc lập. Ở Hà Lan vào buổi đầu, loại tranh này chỉ chọn một số đối tượng miêu tả đơn giản: giăm-bông (đùi lợn), mẩu bánh mì, cốc chén và tẩu thuốc lá. Dần về sau, đời sống vật chất phát triển, đối tượng miêu tả cho tĩnh vật cũng trở nên phong phú, toàn diện hơn. Những đĩa, những hình bằng bạc, cốc, đồ đựng bằng thuỷ tinh, những trái cây, con sò quý hiếm cũng xuất hiện mỗi lúc một nhiều hơn, rồi đến các loại khăn, hoa trái rực rỡ sắc màu làm cho tranh tĩnh vật phát triển đến đỉnh cao, gắn liền với tên tuổi của các họa sĩ nổi tiếng như Vin-lam Cla-áo Hê-đa (1594-1682), A-bra-em Van Bây-e-rem (1621-1695), Vin-len Can phơ (1622-1693), Giăng Đa-vít-xơ đơ He- em (1906-1684) Họ say sưa khai thác nhiều đề tài quen thuộc và hấp dẫn như: "Những thức ăn sáng", "Cá và cua", "Hoa quả" với từng mớ, từng bó bày biện đẹp đẽ, chứa đựng sức sống tràn trề của người và vật. Cuối thế kỷ XIX, họa sĩ Cezanne-> 22
  26. thông qua những bức tranh tĩnh vật để bày tỏ một quan niệm mới về tạo hình. Trong các bức tranh vẽ những trái táo, đào, Cezanne đã sắp xếp lại trật tự của tự nhiên trong một cấu trúc hoàn chỉnh, mà theo ông, thiên nhiên có những bí ẩn chứ không đơn giản như những cái nhìn thông thường. Những trái cây trong tranh ông tràn đầy sự sống với sự vận động qua những hình khối, những mảng màu nóng-lạnh, những nét vẽ khi ẩn khi hiện liên kết chúng lại trong một không gian sống động. Tĩnh vật, sơn dầu Cezanne Ở Việt Nam cũng có nhiều tác phẩm tĩnh vật có giá trị cao như: Phong lan của Trần Văn Cẩn, Mai già của Phan Kế An, Hoa của Lương Xuân Nhị, ngũ quả của Phạm Văn Đôn, đồ chơi dân gian (bằng bột màu sơn dầu) của Ái Ngà, Hồng Hải Ở mỗi một tác phẩm, tác giả đem lại cho người xem cảm quan về một thế giới tưởng chừng tĩnh lặng nhưng tràn đầy sức sống xung quanh ta. Tranh tĩnh vật toát lên một vẻ đẹp trong sáng, giản dị, gợi lên một góc bình yên nào đó trong mỗi con người. Tĩnh vật là loại tranh có thể vẽ mẫu trực tiếp nhưng cũng có thể vẽ bằng ký ức của người họa sĩ. Cũng như những thể loại tranh hội họa khác, tranh tĩnh vật thể hiện những rung động, tình cảm chân thành, tài năng trong sáng tạo của người họa sĩ qua sự tổ hợp những hình khối, màu sắc, ánh sáng, mảng chính, mảng phụ, chất cảm, tất cả nhằm thổi vào những vật tưởng như vô tri đó một thế giới tâm hồn, tình cảm phong phú, đa dạng. Nhìn vào những đôi giày của họa sĩ Vangogh, trong người xem gợi lên nhiều suy nghĩ. Sự cũ nát, nhàu nhĩ đã thể hiện cuộc sống nghèo đói, khổ đau, lam lũ, vất vả đầy lo toan trước cuộc sống của chủ nhân đôi giày đó. Qua hình ảnh này, tác giả như đồng cảm, chia sẻ và thấu hiểu với cuộc vận lộn mưu sinh của những con người lao động, bần hàn trong xã hội đương thời. Như vậy, chủ đề tĩnh vật tưởng như vô cùng đơn giản, song giá trị nghệ thuật của nó đem lại không bé nhỏ chút nào. Đó chính là tinh thần nhân văn sâu sắc toát lên qua những màu sắc, đường nét, hình khối của tác phẩm, tạo nên sức sống lâu bền của một tác phẩm nghệ thuật. Đôi giầy- 1886, tranh sơn dầu của Vangogh 1.8.2 Bố cục tranh phong cảnh 23
  27. Tranh phong cảnh là loại tranh miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và các hiện tượng của nó. Thiên nhiên ở đây bao gồm đất, trời, mây, nước, đồng ruộng, biển sông, núi, rừng, xóm thôn, thành phố và cả những cảnh trí thiên tạo (như hồ, đồi, suối, rạch ) lẫn những công trình nhân tạo (như nhà cửa, đền đài, chùa, miếu ). Hiện tượng của thiên nhiên lại gồm khá nhiều vẻ: khi mặt trời mọc, ánh trăng trong, khi biển động, gió êm, khi mưa, khi nắng, khi tuyết rơi hay cầu vồng rực rỡ Từng nơi, từng lúc, thiên nhiên và các hiện tượng của nó luôn luôn thay đổi, luôn luôn biến dạng trong hình khối, sắc màu, điều đó yêu cầu người nghệ sĩ phải có cặp mắt tinh tường và sự cảm thông mau lẹ mới có thể bắt nắm được một cách chính xác để truyền cảm cho người xem. Như vào mùa đông, cánh đồng Việt Nam hẳn phải khác cánh đồng Nga, cây cối miền nhiệt đới hẳn phải khác cây cối miền tuyết lạnh. Và cũng có thể cùng một loại cây thông, nhưng cấu trúc thể dáng của nó ở từng miền không giống nhau - khi thẳng vút, khi tán xòe, lúc dày, lúc thưa Ấy là nói cái vẻ ngoài của thiên nhiên mà người nghệ sĩ cần quan sát và phân biệt. Tuy nhiên, một bức tranh phong cảnh mà chỉ dừng lại ở đó – tức là chỉ làm cho giống, cho đúng với đối tượng miêu tả - hẳn chưa thể coi là thành công. Người nghệ sĩ tạo hình có nhiệm vụ quan trọng hơn: "thổi" vào tranh hơi thở nồng ấm của mình, "ướp" cho tranh một tâm hồn. Bằng phương pháp khái quát hóa và điển hình hóa đối tượng miêu tả, các nghệ sĩ tạo hình chẳng những đã làm “sống” lại cảnh vật trên tranh, mà còn gửi gắm vào đó một tâm hồn, một tư tưởng, một cuộc sống của con người vốn được tiếp xúc với nó, trong đó dĩ nhiên có người nghệ sĩ. Chính bởi vậy, người ta nói tranh phong cảnh của Giăng-van Gôi-en và Ia-cốp-van rây-xdan (TKXVII) có chất biển Hà Lan; tranh của Lêvitan có tâm hồn Nga; tranh của Hokusai có sắc màu Nhật Bản; tranh Gauguin có khoảng trời Ha-i-ti nhiệt đới Việc tái hiện lại cảnh vật đó đều hướng tới mục đích cuối cùng là tác động tới người thưởng thức tranh, làm họ thêm yêu thiên nhiên, thêm yêu quý, tự hào Tổ quốc mình, rộng hơn là cả thiên nhiên bao la, tình tứ, sôi động vốn có trên hành tinh mà chúng ta đang sống. Hiện nay, tranh phong cảnh có thể được chia thành hai loại: tranh phong cảnh đơn thuần và tranh phong cảnh có người và vật. Tranh phong cảnh đơn thuần chỉ miêu tả, ngợi ca thiên nhiên và các hiện tượng của nó. Loại này có khi là cả một quang cảnh bao la với trời, mây, sông, nói, suối hoặc đồng ruộng, xóm làng, đường quê ; cũng có khi chỉ là một mảng, một mảnh cảnh chọn lọc, tiêu biểu, tượng trưng, để gợi lên một miền đất nước, một góc phố, một di tích cổ nào đó. Tranh phong cảnh có người và vật: là tranh có sự xuất hiện hình ảnh của con người nhưng cảnh vẫn giữ vai trò chủ yếu, còn người và vật chỉ làm nhiệm vụ điểm 24
  28. xuyết mà thôi.Ví dụ, khi miêu tả cảnh trung du ngày mùa hay ngày hội thì người họa sĩ không nên để cho những hình ảnh ngày mùa, ngày hội lấn át nét hùng vĩ, đẹp đẽ của khung cảnh đặc trưng miền trung du. Nếu không làm được điều này, tranh phong cảnh trung du sẽ không còn tiếng nói tự thân của mình, mà nó sẽ trở thành cảnh sinh hoạt ngày mùa hay ngày hội ở miền trung du, và khi đó, cảnh miền trung du chỉ còn là cái nền hỗ trợ (có tính chất không gian) cho nội dung chính của một bức tranh sinh hoạt mà thôi. Lâu nay, do quan niệm chưa thực đúng, không ít người nhầm lẫn hai loại tranh phong cảnh này về mặt nội dung và hình thức biểu hiện. Có ý kiến cho rằng có cảnh mà không có người và vật thì chẳng khác nào cảnh “chết”, mà không thấy rằng, "chết" hay "sống" không phải do cảnh mà là do người vẽ. Rõ ràng, cảnh không người và vật, nhưng qua nét vẽ khéo léo, điêu luyện của người họa sĩ vẫn sống động, thể hiện được cái hồn rất riêng của chính khung cảnh đó. Bởi lẽ đó, tranh vẽ các cảnh biển của Ai- va-dốp-xki (1817-1900) dù không miêu tả người và vật, nhưng vẫn khiến lòng ta êm dịu khi nhìn biển lặng với sóng vỗ lao xao, hoặc hồi hộp lo lắng khi trông thấy biển động, sóng trào. Hay như họa sĩ Lêvitan (1860-1900) với nhiều bức tranh nổi tiếng: Sau cơn mưa, Mưa rơi trên cánh rừng bị đốn trộm, Mùa xuân - nước lớn. Tháng ba, Von ga - gió mát, Trên sự yên tĩnh vĩnh cửu, Chuông chiều, Hồ, Ngày nắng Trong những tác phẩm của mình, ông đã miêu tả những nét hùng vĩ mà khoáng đạt, sức mạnh âm ỉ mà dịu dàng, mềm mại và tinh tế của thiên nhiên Nga. Đất nước Nga xa xôi đã trở nên gần gũi, thân thuộc. Xem tranh ông, ta thấy yêu từng khúc sông uốn lượn, từng rừng cây bạch dương thu về thay lá hay những hồ nước êm đềm xanh trong; ta yêu hơn ánh nắng mặt trời nhuộm màu từng chiếc lá, từng sự vật; ánh nắng xuyên qua những lớp mây xuất hiện sau cơn mưa, ánh nắng đùa giỡn trên mặt nước lăn tăn, gợn sóng với gió thu nhè nhẹ. Trên tranh Lê-vi-tan, mùa thu hay mùa tuyết tan, buổi chiều hoặc buổi sáng tuy cảnh không người mà tưởng như người ẩn hiện đâu đây; tất cả đều gợi lên cho ta một nỗi buồn man mác, có khi là một niềm vui sâu kín; tất cả không ồn ào, phô trương, mà tình cảm trong tranh bắt gặp và chan hòa nhanh chóng tình cảm của con người qua từng chi tiết, từng rung động nhỏ và từ đấy mãi mãi về sau in đậm trong trí nhớ những người từng thưởng thức tranh ông. Mùa thu vàng, sơn dầu Levitan 25
  29. Vẽ tranh phong cảnh như các họa sĩ vừa nêu quả không phải dễ. Lịch sử nghệ thuật tạo hình thế giới ghi nhận nhiều họa sĩ dành trọn đời mình cho sự nghiệp vẽ tranh phong cảnh, ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp, giàu sắc, giàu tình. Ngoài các tác giả trên, ta có thể kể thêm một số danh họa khác như Giô-dép Vác -ne và Ghin-géc (Pháp) với những tranh biển và những cảnh di tích cổ đại, Ve-nhe-xi-a và Si-sơ-kin (Nga) với những cỏnh đồng cỏ và rừng thông sáng, Xa-ri-an với những vùng núi và cây trái Ác- mờ-ni, Re-ríc với những mùa nắng ấm xứ Pa-mia Ấn Độ, Rô-cu-ênh Ken tơ với những biển và đảo lạnh miền Bắc Mĩ Vlaminck (1876-1958) là họa sĩ được xem là “dã thú nhất”, hùng hổ nhất trong nhóm Dã thú với lỗi vẽ cốt là để phá phách và tiêu khiển. Nhưng rất đặc biệt khi những bức tranh thuộc loại phá phách này lại được nhiều người thích và bán được với giá cao. Nghệ thuật của Vlaminck là sự sáng tác theo bản năng của một con người có tính chất quyết liệt, táo bạo, phá phách. Ông sử dụng các chất màu nguyên với cường độ mạnh đến mức có nhà phê bình nhận xét rằng, màu của ông là sự bất bình dữ tợn, dẫm đạp lên những mảnh màu hiền lành trước đó. Vlaninck là họa sĩ có sự đồng cảm mạnh với tranh của Vangoth. Đối với ông, hội họa là một hành động tự phát và đam mê; bản năng là nền tảng của nghệ thuật, bởi vậy ông thường dùng chất sơn tinh khiết lấy từ ống màu vẽ trực tiếp lên vải thành những bức tranh mạnh mẽ và rực rỡ. Bức tranh “Phong cảnh sông Seine” là minh họa cho những cảm xúc mạnh mẽ, tương phản; những đường nét mang đậm tính trang trí; các hình mảnh được kết hợp khéo léo với nhau trong những đường viền đen nhằm tạo cho người xem cảm giác về không gian có chiều sâu. Phong cảnh sông Seine, sơn dầu của Vlaminck 1.8 3. Bố cục tranh chân dung Nghệ thuật chân dung phương đông còn diễn tả cả những chân dung điển hình của tôn giáo, đó là các vị Phật (Phật Adiđà, Phật Quan Thế Âm Bồ Tát và các vị Phật khác). Thông qua các chân dung tôn giáo này, các vị Phật hiện lên với vẻ từ bi, dáng điệu thiền định, con mắt trầm tư, vừa hướng tới những thay đổi của thế giới, cuộc đời, vừa lắng nghe, thấu hiểu sâu sắc tâm hồn con người. Sự phối hợp giữa cái nhìn bên trong và cái nhìn bên ngoài trong chân dung các vị Phật gợi cho người xem một sự tĩnh lặng, một sự giác ngộ, tĩnh tại trong những tâm hồn không chịu tác động của cảnh bên ngoài. Không chỉ dừng lại ở miêu tả đơn thuần chân dung của những con người, những nhân vật cụ thể, mà các họa sĩ phương đông còn điển hình hóa những tranh 26
  30. chân dung đó. Nghệ thuật tranh chân dung không chỉ mô tả đơn thuần vẻ đẹp của khuôn mặt mà thông qua nét vẽ, cũng như sự thay đổi về hình dạng của cấu trúc, của hình thể, người ta còn thấy được sự thay đổi của nghệ thuật qua các giai đoạn lịch sử. Nó đã được biến thể từ những hình ảnh mang tính hiện thực đến những hình ảnh mang tính lãng mạn tới những trường phái biểu thị chân dung qua lập thể như trong tranh Picasso, Braque. Điều đó cho thấy nghệ thuật chân dung càng ngày càng khẳng định những giá trị của mình. Sọc xanh, sơn dầu của Matisse Chân dung , sơn dầu của Modigliani 1.8.4. Bố cục tranh theo đề tài Trong quá trình làm bố cục, sắp xếp các hình thể lên một mặt phẳng là bước đầu tiên cần phải chú trọng đối với mỗi người họa sĩ. Thao tác này nhằm liên kết một cách hợp lý, khoa học các chi tiết, yếu tố cấu thành nội dung, chủ đề bức tranh thông qua một hình thức biểu đạt thống nhất các mối quan hệ biện chứng của chúng. Giá trị nghệ thuật của bức tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự sắp xếp vị trí của các hình thể và khoảng trống xung quanh các hình thể đó. Nếu coi toàn bộ bức tranh là một cơ thể người thì bố cục, màu sắc, đường nét là các bộ phận như đầu, mình, chân, tay Người vẽ cần phải giải quyết những yếu tố này một cách toàn diện và cụ thể, cuối cùng tổng hợp các chi tiết với nhau để tạo thành tác phẩm. Nếu việc chọn lựa và lắp ghép các chi tiết một cách hợp lý tạo nên một bức tranh hoàn thiện thì việc tìm và sử dụng những chi tiết đẹp, “đắt”, có giá trị cao một cách hài hòa nhất với tổng thể chung sẽ tạo nên một bức tranh hoàn hảo, có sức sống trường tồn với thời gian. Để làm được điều này, người vẽ cần có cái nhìn tổng thể thật rõ ràng, từ đó hòa hợp các chi tiết với một phong cách thống nhất trong toàn bộ tác phẩm sao cho nêu bật lên được nội dung và chủ đề tác phẩm. Có thể hiểu, một bức tranh được coi là hoàn hảo khi chúng ta không thể thêm hay bớt một chi tiết nào được. Để xây dựng thành công bố cục của một bức tranh, chúng ta phải chú ý đến điều gì? Bố cục bức tranh phải lưu ý đến mục đích diễn tả, thay đổi tùy theo diện tích vẽ. Với mảnh giấy có kích thước cho sẵn, ta sẽ chỉ thể hiện trên đó hình vẽ có tỷ lệ nhất định. Ta sẽ không thể vẽ lại một hình y như vậy trên một tờ giấy khác không cùng kích thước. Hình vẽ phải có sức biểu đạt cao, thể hiện sự hấp dẫn và sinh động. Muốn chuyển bố cục một bức vẽ từ một kích thước nhất định lên một kích thước lớn hơn một bức khác lớn hơn mà vẫn giữ nguyên ý tưởng, người vẽ phải thay đổi những yếu tố bề ngoài như thêm, bớt 27
  31. các chi tiết, kết hợp với sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau chứ không chỉ kẻ ô rồi phóng lên. Khi muốn thể hiện một đối tượng yêu thích, người vẽ phải chọn lựa từ hình dáng nhân vật, vị trí cảnh vật tới các mảng đậm nhạt, đường nét cũng như cách sắp xếp các yếu tố đó như thế nào để đạt được sức truyền cảm mạnh mẽ nhất. Đặc biệt, người họa sĩ phải quan tâm tới quan hệ giữa các hình thể trên mặt phẳng, nếu không thì sức truyền cảm, giá trị của tác phẩm sẽ giảm đi đáng kể. Thường khi chọn bố cục, người vẽ cần phải tuân thủ một số quy tắc chủ yếu sau: - Bố cục phải dựa vào một số đường định hướng để hướng ánh mắt của người xem theo “hành trình” đã định trước, tuỳ theo hiệu quả tâm lý mà người vẽ muốn tạo ra; - Việc phân bố các mảng khối hợp lý giúp ổn định và cân đối các hình dáng; - Đưa hình thể khách quan lên mặt phẳng giúp con người có khả năng nhìn thế giới rộng hơn, rút ngắn không gian, thời gian. Điểm, đường, mảng cùng với màu sắc mà chúng ta chuyển tải, là những yếu tố tạo hình cơ bản. Việc sử dụng những yếu tố đó sẽ giúp tạo ra những hiệu quả tạo hình rõ rệt đối với thị giác, việc vận dụng những hình thái biến hoá phong phú sẽ tạo cho chúng ta cảm giác về không gian, hình thể, khối, ánh sáng mọi tương quan trên mặt phẳng tranh. Sự thống nhất trong tạo hình và diễn tả của tác phẩm sẽ tuỳ thuộc rất nhiều vào những quy tắc chủ yếu nêu trên. Vì vậy, người họa sĩ cần phải tập hợp nhiều yếu tố rời rạc thành những nhóm lớn hơn nhằm đơn giản hoá bố cục.Đối với các yếu tố phụ cũng vậy, nếu không thể loại bỏ thì phải đưa vào mảng lớn hơn để tránh gây mất tập trung; ngoài ra còn cần tính đến cường độ của các mảng và màu sắc của chúng. Ví dụ: khi 2/3 bức tranh nằm trong bóng tối thì nên vẽ màu tối, 1/3 còn lại có thể vẽ màu sáng hơn - Khi phân chia các mảng khối (các khoảng đặc), người vẽ cần tính đến các khoảng rỗng và các phần không gian giữa những khoảng đó để tận dụng tối đa hiệu quả biểu cảm của những khoảng rỗng này; - Nói một cách khái quát hơn, trong một bức tranh không nên có quá nhiều đối tượng chính, điều này có thể khiến mắt nhìn bị “lạc hướng”. Tóm lại: Việc xây dựng bố cục là một khâu quan trọng của hội họa. Từ xưa tới nay, các thế hệ họa sĩ luôn đề cao vai trò của bố cục trong một bức tranh. Họ đã nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo nên kỹ thuật bố cục, nghệ thuật bố cục như ngày hôm nay. Có thể nói, bố cục chính là bộ khung nhựa sống của nghệ thuật tạo hình. Một tác phẩm hội họa thể hiện tâm hồn, sự nhạy cảm của người nghệ sĩ, là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa óc sáng tạo, kỹ năng thành thạo, thủ pháp đa dạng, 28
  32. chất liệu phong phú, ngôn ngữ chọn lọc với ý tưởng, quan niệm, cách nhìn về mọi mặt cuộc sống của người nghệ sĩ. Hiện nay, nghệ sĩ được tiếp cận với nhiều luồng thông tin, với nhiều phương tiện thể hiện tác phẩm hiện đại, đa dạng, tuy nhiên hoàn cảnh này cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi người nghệ sĩ phải tự hình thành một thái độ sống đúng đắn, vừa có sự nhạy cảm với những biến chuyển của thời cuộc, vừa có bản lĩnh, sự chủ động, tích cực trong cảm thụ và nghiên cứu, cũng như tiếp nhận những tư tưởng mới. Chỉ khi làm được điều này, người nghệ sĩ mới có thể nâng cao trình độ chuyên môn, tác phẩm của họ mới có giá trị lâu dài trong lòng người thưởng thức. Nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng luôn hướng về cái đẹp, thể hiện cái đẹp. Cái đẹp ở từng thời kỳ là khác nhau, tuy nhiên, vẫn phải đáp ứng một số quy tắc nhất định, mà một trong những quy tắc đó chính là sự thống nhất của bố cục tranh. Khi các yếu tố hỗn độn, lộn xộn của bố cục được sắp xếp hợp lý, hài hòa trong một tổng thể chung thì hiệu quả của bức tranh sẽ tăng lên rõ rệt, và những ý tưởng mà người họa sĩ gửi gắm. Quá trình hình thành một bố cục thống nhất trải qua nhiều giai đoạn: Giai đoạn đầu chính là hình thành ý tưởng bố cục. Sự thay đổi của tự nhiên, thế giới tạo cảm hứng, thúc giục người nghệ sĩ sáng tạo. Tuy nhiên, họ phải chọn một đối tượng, một hình ảnh nhất định nào đó để thể hiện trong tác phẩm của mình. Giai đoạn tiếp theo là phân bố một cách hợp lý các yếu tố khác nhau của bức tranh. Người họa sĩ phải trả lời những câu hỏi như: nhân vật nào hoặc nhóm người nào được coi là trọng tâm của bức tranh?. Không gian hay phong cảnh nền có nhiều quá không? Nhóm người ở tiền cảnh có nhiều hoạt động quá, gây ảnh hưởng tới nhóm người còn lại không? Các đường định hướng cần phải được lựa chọn cẩn thận, nhằm tạo tính liên tục, liền mạch cho bố cục. Ngoài ra, sự phân chia các mảng cũng có hiệu quả tương tự. Trong hội họa, người ta tạo hình bằng “mảng”, các hình thể hay khối theo những phong cách khác nhau, tuy nhiên vẫn đảm bảo được sự cân bằng của bố cục. Bức tranh Những người chơi bài là một trong những kiệt tác của Cezanne. Trong tác phẩm, ông sử dụng bố cục hình chữ nhật với điểm nhấn là một chiếc bàn nhìn chính diện, điểm hút của bàn chính là tâm điểm của bức tranh và điểm nhìn được khoá chặt lại bằng hình ảnh một người thanh niên đang chơi bài. Cùng với hai người bạn chơi ngồi hai bên, ba người đã tạo thành một khối ôm lấy diện hình thang của mặt bàn, tạo thành một bố cục hợp lý và vững chắc như những khối hình cơ bản. Ngoài ra, sự sáng tạo của Cezanne còn là khả năng quan sát tinh tế. Sự tập trung của ánh hồng chiếu vào những bàn tay đầy đặn của người chơi tạo điểm hút cho mắt nhìn. Cảnh này 29
  33. trở nên hài hòa hơn với hình ảnh tấm áo choàng xanh da trời của người đàn ông ngồi bên phải với những nếp gấp hằn lên của tấm vải treo tường. Đứng sau ba người chơi là một người đàn ông ngậm tẩu, dáng mảnh khảnh, khuôn mặt có nhỏ hơn. Tuy xa hơn nhưng người xem vẫn có cảm giác người đàn ông đứng ở rất gần. Đó là bởi phần dưới tấm áo choàng xanh của anh ta sát với người áo nâu, chiếc ghế chéo anh ta ngồi được nhìn nghiêng làm nhẹ bớt cái khối nặng nề của những người chơi, bức tranh cùng nhờ vậy mà trở nên thoáng hơn, dáng ngồi của ba người đàn ông cũng tránh được sự đơn điệu. Để tạo chiều sâu không gian, người đàn ông đứng đã đẩy ba người chơi ra cận cảnh của người xem, anh ta có vẻ đứng xa nhưng vẫn gần đủ khoảng cách để nhìn vào bài của người ngồi giữa. Với những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, tác phẩm Những người chơi bài đã mở đầu cho một phong cách hội họa mới: hội họa hiện đại. Những người chơi bài, sơn dầu của Cezanne Qua sự phân tích những tác phẩm ở trên, ta thấy rằng, bố cục đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng nội dung, thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm, và quyết định sự thành công của một tác phẩm hội họa. Gauguin: là một điển hình về quá trình hình thành tính cách và phong cách của một người nghệ sĩ đích thực: đó là quá trình tìm tòi, khám phá, loại bỏ những gì không phù hợp. Ông có cá tính và bản lĩnh trên con đường đi tìm cái đẹp lý tưởng của mình trong hội họa. Lối bố cục và cách xây dựng hình thể trong tranh Gauguin được giản lược thành những mảng lớn, hình khối chắc khỏe đúng như phẩm chất, đặc điểm của dân đảo Tahiti. 30
  34. Hai cô gái, sơn dầu Paul Gauguin Trên thực tế, mỗi kiểu bố cục khác nhau yêu cầu một cách xử lý riêng. Bố cục càng có nhiều yếu tố đa dạng và tản mạn thì việc tổ chức bề mặt của hình ảnh lại càng đòi hỏi người vẽ phải chú ý đặc biệt, sao cho vẽ nhiều mà không thừa, vẽ ít mà không thiếu. Tuy vậy công việc này sẽ thuận lợi hơn nhiều nếu ta lựa chọn trước những đường định hướng lớn mà xung quanh nó, các mảng hay khối đều có thể được sắp xếp một cách dễ dàng. Bức tranh chính là đứa con tinh thần của người vẽ. Người họa sĩ sống trong một thời đại, một xã hội cụ thể, mang trong mình những ảnh hưởng của văn hoá, tập quán, suy nghĩ, quan niệm của xã hội đó, người họa sĩ ở thời kỳ nào thì có những quan niệm riêng về thế giới, hình thể mang đậm màu sắc của thời kỳ đó: có họa sĩ lý tưởng hoá hình ảnh con người; có người tìm tòi sự đối nghịch của khát vọng trong ánh sáng và bóng tối; hay thể hiện những tình cảm, cảm xúc sâu kín không thể gọi tên. Xuất phát từ cảm xúc, bằng các thủ pháp nghệ thuật về kĩ thuật, kĩ năng như bút pháp, phong cách tả chất, diễn chất, tạo chất , kết hợp với các yếu tố của ngôn ngữ hội họa như nét, hình thể, mảng, màu sắc, đậm nhạt , người họa sĩ đã tạo nên một không gian hội họa. Tuy có lúc nghiêng về yếu tố này, có lúc nặng về yếu tố kia nhưng các yếu tố đó vẫn phối hợp với nhau thành một tổng thể hợp lý và thống nhất. Tính thống nhất, khả năng biểu cảm và sáng tạo của người vẽ được biểu hiện trên mặt tranh. Đó chính là kết quả của sự tổng hòa của các yếu tố tạo hình, góp phần làm nên giá trị thẩm mỹ cho tác phẩm. Một hình ảnh đẹp, gây xúc cảm mạnh với người xem bao giờ cũng là 31
  35. hình ảnh có bố cục tốt, thể hiện sự hài hòa và hợp lý trong cách sắp xếp các yếu tố tạo hình. 6. Hướng dẫn thực hiện: - Các giảng viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung từng bài. - Các bài thực hành cần bố trí mẫu hoặc hướng dẫn SV nghiên cứu tư liệu ký họa để đảm bảo chất lượng bài tập chuyên khoa chất liệu. - Sinh viên làm bài tập đúng theo yêu cầu. Nắm vững những thao tác và kỹ thuật cơ bản nhất của chất liệu sơn dầu. - Cần tạo điều kiện, phương tiện dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy hoc như: phòng học đủ diện tích, ánh sáng, bàn ghế, giá vẽ - Giảng viên cần luu ý hướng dẫn nhắc nhở Sv cách hoàn chỉnh , trình bày tác phẩm bài học khi chấm. 32
  36. CHƯƠNG II : NHỮNG KIẾN THỨC NÂNG CAO VỀ KỸ THUẬT VẼ TRANH SƠN DẦU 2.1. Tính biểu cảm của chất liệu Tranh sơn dầu mang đầy đủ tính chất của nghệ thuật hội họa. Đó chính là tính chất của nghệ thuật thị giác, đồng thời cũng là nghệ thuật mặt phẳng với ngôn ngữ đặc trưng là hình, nét, màu sắc Nhờ các phương tiện gọi là chất liệu của hội họa (sơn) các yếu tố đó được gắn kết trên bề mặt tranh ( toan ) tùy theo sự điều phối của người vẽ đem lại cảm giác về sắc độ, hình thể, không gian, ánh sáng . Có lẽ chúng ta không nên quên rằng, trong lịch sử - theo Aristotle (384-322 TCN) – từ nghệ thuật (ars tiếng Latin) vốn được dung để chỉ những hoạt động của con người dựa trên các quy tắc và kiến thức. Thực sự, trong thời Cổ đại (t.k 6 TCN – t.k 4TCN) và trung cổ (Tk 5 – Tk15) người ta chia nghệ thuật làm 7 ngành nghệ thuật tự do: Trivium (tam khoa): Văn phạm, Hùng biện, Logic, và Quadrivium (tứ khoa): Số học, Hình học, Thiên văn và Âm nhạc (lúc đó là môn duy nhất của mỹ thuật). Hội họa và điêu khắc chúng được ngưỡng mộ như những người rất giỏi quy tắc và kỹ thuật để có thế định hình hỗn mang, tạo nên sản phẩm có giá trị thẩm mỹ từ sự hỗn loạn. Tới khoảng năm 1500 các nhà nhân văn Phục hưng tại Ý đã thành công trong cuộc đấu tranh đưa hội họa điêu khắc và kiến trúc thành các môn của nghệ thuật tự do. Có nhiều loại sơn dầu chất lượng màu cũng khác nhau: mỗi thứ đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Các màu sơn được chế tạo bởi nguyên liệu khoáng chất thường cho ta chất sơn tốt hơn cả. Người vẽ cần có kiến thức về chất liệu sơn dầu thì tranh mới bảo tồn được lâu. Ví dụ: nếu dùng sơn pha ít dầu quá thì dễ gây nứt rạn tranh, nếu dùng dầu lanh pha với màu sáng sẽ làm màu ấy mau ngả vàng, Người sản xuất sơn dầu thường lập ra bảng phân loại hoặc dùng kí hiệu in trực tiếp lên ống sơn để giới thiệu màu tốt hoặc màu kém cho người vẽ tiện dùng. Riêng và có thể vẽ như mầu nước. Sơn dầu có thể vẽ những cảnh trí âm u mà cũng diễn tả được những cảnh trí rực rỡ. Và sau chót sơn dầu rất bền, bền nhất trong các loại media. Những bức Sơn dầu rất đa dạng. Không như mầu nước chỉ vẽ theo kỹ thuật mầu nước, sơn dầu có cách vẽ tranh thời Leonardo Da Vinci, với kỹ thuật rất xưa mà vẫn giữ được tới ngày nay, thì sơn dầu hiện nay, với kỹ thuật pha chế tân tiến, chắc còn bền hơn nhiều. 2.2. Nghiên cứu về kỹ thuật sơn dầu cổ điển 33
  37. 2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật sơn dầu hiên đại + Sự phát triển Đối với hội họa sự biểu đạt của nét cũng rất khác nhau, mỗi một thời kỳ, một khuynh hướng nghệ thuật lại bộc lộ một tiếng nói riêng. Với hội họa cổ điển kỹ thuật chất liệu đóng một phần quan trọng trong việc xây dựng tranh, nó mang tính chuẩn mực. Nhưng sang đến hội họa Ấn tượng kỹ thuật mang tính ngẫu hứng tức thời hơn, nó phụ thuộc vào xúc cảm của họa sỹ trước diễn biến sinh động của màu sắc, ánh sáng. Đến hội họa hiện đại, như Max Enst, Joan Mizo cách vẽ trở nên hồn nhiên, ngây thơ giống như nét của trẻ thơ, với khuynh hướng lập thể ví như hội họa của Lergié là phong cách khoẻ, đậm, cứng đan chồng lên nhau, đến Mondrrian thì nó trở về với các nét hình học, nét tự thân, giàu chất bố cục, gắn với kiến trúc. Người vẽ khi sáng tác tranh trước tiên phải nắm bắt được khả năng sức mạnh biểu đạt, biểu cảm của đường nét để tạo được nhịp điệu của đường nét khi xây dựng tranh nắm vững bố cục để thể hiện ý đồ tư tưởng của mình. Để tìm được một bố cục hợp lý không đơn giản, ta không thể quá dễ dãi trong việc sắp xếp cấu trúc tổ hợp của đường nét hình mảng, đậm nhạt màu sắc, nhịp điệu khi thể hiện. Kỹ thuật chất liệu sơn dầu là một hình thức biểu đạt ý tưởng của người nghệ sĩ, rất đa dạng. Trong hoạt động thực tiễn, thị giác của con người cảm nhận được hình thức của đường nét với tính năng của sự vật, từ đó dẫn tới những liên tưởng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy ta có thể nói"chất liệu sơn dầu là sự biểu hiện thống nhất giữa cảm tính thị giác và lý tính phân tích" Đường nét không chỉ biểu hiện vật thể hữu hình mà còn biểu hiện ý tượng vô hình, vì thế trở thành một trong những hình thức cơ bản của hội hoạ. Chất liệu còn có khả năng biểu đạt sự tưởng tượng và ảo giác của con người. Độ thô mảnh và độ đan chồng của nét xếp không giống nhau sẽ tạo ra hiệu quả khác nhau và nó làm thành giá trị của tác phẩm nghệ thuật. + kỹ thuật vẽ của một số họa sĩ Giảng viên giới thiệu về quá trình làm việc của một số họa sĩ vẽ tranh sơn dầu + Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu về cách xử lý kỹ thuật chất liệu sơn dầu. 4.Nghiên cứu về phương pháp sáng tác: Nền hội họa hiện thực châu Âu đã đạt đến đỉnh cao của phương pháp biểu hiện hình thể. Trong việc miêu tả tự nhiên, phong cách hội họa tả thực đã sử dụng nhuần nhuyễn các phương tiện tạo hình, diễn đạt một cách sinh động mối quan hệ của các thành tố hình khối, ánh sáng màu sắc, chất cảm không gian tồn tại trong thế giới vật chất. Điều đó khiến cho tác phẩm hội họa có tái tạo hiện thực khách quan một cách 34
  38. sinh động. Như vậy hình tượng trong nghệ thuật tạo hình lấy cái chuẩn là tả thực. Đối với hội họa để xây dựng hình tượng có hai phương thức biểu hiện. Thứ nhất là lối vẽ diễn hình lấy theo cái chuẩn của quy luật thị giác. Phương thức này gắn với phong cách tả thực. Hình tượng không xa rời với hình ảnh tự nhiên tuy nhiên nó trở nên chân thực và sâu sắc hơn với tình cảm con người. Ví dụ như các hình tượng ta thấy trong tranh Phục hưng, trong tranh Cổ điển, Hiện thực v.v. Những người mót lúa, tranh sơn dầu của Milet Phương thức thứ hai là lối vẽ biến dạng hình thể, khi ấy hình ảnh mang tính giả ước, không đồng nhất với tự nhiên, nhưng có sức mạnh biểu hiện tự nhiên nhưng nó biểu hiện sâu sắc tư tưởng, tình cảm của họa sỹ. Ví dụ như “Nhảy múa” của họa sỹ Matisse đạt đến cao độ của sự biến dạng hình thể. Các cơ thể con người trong tác phẩm đều được cường điệu mạnh mẽ với nét bút vô cùng phóng khoáng của họa sỹ, “Nhảy múa” là một sự chuyển động mạnh, nó như hút người xem vào trong tác phẩm . Nh¶y móa. 1910, tranh s¬n dÇu cña Matisse Như đã nói hình tượng nghệ thuật vừa là nội dung vừa là hình thức của tác phẩm nghệ thuật nên hình tượng nghệ thuật còn là một phương thức phản ánh nội dung tác phẩm do vậy ở các mức độ tình cảm, ý đồ sáng tạo, tư tưởng nghệ thuật của người vẽ xuất hiện trong quá trình xây dựng hình tượng. Đó là sự chi phối trong lúc cọ sát giữa hình sáng trong tư duy và hình thực tế của quan sát. Hình tượng nghệ thuật là sự biểu đạt về lý tưởng thẩm mỹ mà người vẽ muốn gửi đến cho công chúng, để họ có thể trực tiếp cảm thụ được những mặt khác nhau của cuộc sống mà người vẽ đã tái tạo lại qua lăng kính chủ quan của mình, nó là sự hàI hòa giữa tình cảm riêng của họa sỹ với cái chung của thị hiếu thẩm mỹ cũng như tư tưởng thẩm mỹ của người xem. Muốn đạt sự phù hợp ấy, không thể dùng những ký hiệu quy ước như toán học mà chỉ có cách vận dụng phương tiện tạo hình để biểu hiện. Trong lúc vận dụng ấy, hình ghi chép, những nghiên cứu cơ bản không còn là đối tượng của người vẽ nữa. Nhưng những nghiên cứu tư liệu đó đã ăn sâu vào người vẽ, để người vẽ có đủ năng lực thả sức biểu hiện nội dung mình cần đưa lên tranh. Người Trung Hoa đã đúc kết sự biểu hiện đó bằng câu "Nhìn ở mặt, hiểu ở lòng, ứng ra tay, hiện ra bút". Cho nên việc rèn luyện kỹ thuật rất công phu gian khổ, lâu dài và thường xuyên phải rèn luyện đến mức điêu luyện, có vậy mới xây dựng được hình tượng nghệ thuật có giá trị nghệ thuật cao Để sử dụng tối ưu tính biểu đạt của chất liệu là cả một quá trình dài của sự tìm tòi khám phá và thể nghiệm. Từ thời phục hưng, việc nghiên cứu hình thể đã đạt đến 35
  39. độ chính xác cao nhưng biểu đạt của màu sắc vẫn chưa đạt được như mong đợi. Cùng với sự phát triển và thay đổi lịch sử, nhiều khuynh hướng và trường phái hiện đại ra đời đã làm thay đổi cảm quan thẩm mỹ của con người về hội họa. Hình và màu được nhìn nhận dưới nhiều góc độ. Những cuộc cách mạng về quan niệm màu sắc đã tạo nên sự sinh động trong việc diễn tả không gian. Chính những chủ kiến về không gian trong hội họa đã làm thay đổi ngôn ngữ đó với những cách sử dụng táo bạo và phóng khoáng. Các chủ nghĩa Lãng mạn, Ấn tượng, Tượng trưng, Dã thú đã có cách nhìn, cách cảm, cách biểu đạt riêng về màu và họ đã đạt được những thành tựu rõ rệt. Không gian ba chiều phản ánh thực tế đã nhường chỗ cho không gian nội tâm. Các chủ nghĩa ra đời đã khẳng định vai trò của màu sắc và càng ngày càng chứng tỏ khả năng tiềm ẩn của nó. BÀI TẬP NGHIÊN CỨU: Bài 3 : Vẽ 1 bức tranh bố cục sơn dầu 1. Hướng dẫn sinh viên xây dựng bố cục tranh Nghiên cứu tài liệu, kí họa Lựa chọn tư liệu phù hợp với nội dung đề tài 2. Xây dựng bố cục tranh 2.1 Chọn hình thức bố cục 2.1.1. Các hình thức bố cục cơ bản 2,1,2. Các hình thức bố cục nâng cao 2.2. Làm phác thảo đen trắng 2.3 Tìm hình bằng khuôn khổ 2.4 Làm phác thảo màu 3. Thể hiện + Yêu cầu: - KK 60 x 80 cm - Thời gian: 15 tiết + 15 tiết SV tự học - Thể hiện đặc điểm nhân vật được lựa chọn theo ý tưởng bố cục - Sử dụng chát liệu thể hiện có kỹ thuật và biểu cảm - Bố cục có nhịp điệu, phối hợp mảng. nét phong phú, màu sắc hài hòa, có hòa sắc tốt. Một số bài tập sơn dầu của sinh viên 36
  40. Bài 4: Bố cục theo đề tài ( bài thi học phần) 15 tiết + 15 tiết tự học 1. Nghiên cứu đề tài 1.1. Xây dựng ý tưởng 1.2. Sưu tầm, lựa chọn tư liệu 1.3. Chọn hình thức bố cục phù hợp với nội dung đề tài 2. Xây dựng bố cục cho nội dung đề tài: 2.1. Làm phác thảo đen trắng 2.2. Làm phác thảo màu 2.3 Tìm hình bằng khuôn khổ 3. Thể hiện 3.1 Phác hình lên toan 3.2 Lên lớp màu lót 3.3 Đẩy sâu, hoàn chỉnh bức tranh 4. Bài thi học phần: 4.1. Đề tài theo đề thi từng năm học 4.2. Thời gian: 15 tiết trên lớp + 15 tiết tự học 4.3 Khuôn khổ: 70x 90 cm 4.4 Yêu cầu: - Bố cục độc đáo có ý tưởng sáng tạo - Cấu trúc hình thể nhân vật có đặc điểm, có sự hợp lý thống nhất về động tác các nhân vật - Sử dụng chất liệu thể hiện nắm vững kỹ thuật và biểu cảm. 37
  41. 2.4. Hướng dẫn thực hiện - Học phần được thực hiện trong học kỳ V - Giảng viên cung cấp kiến thức, kinh nghiệm thể hiện chất liệu. Hướng dẫn sinh viên tuân thủ nghiêm ngặt các bước thể hiện, tạo chất, diễn chất để sinh viên chủ động trong thể hiện, sáng tạo trong tạo hình. Nhất thiết GV phải duyệt phác thảo sau khi sinh viên trình bày ý tưởng cá nhân về bài tập. - Tổ chức lớp từ 15 đến 20 sinh viên/ lớp ( giảng viên lên lớp 50%) - Có đầy đủ các điều kiện học tập. - Học tại lớp và thực tế kể cả giờ tự học. - Hướng dẫn sinh viên tự học + Đọc thêm tài liệu tại thư viện, trên mạng internet, các tạp chí + Xem nghiên cứu các tác phẩm tranh sơn dầu có giá trị về mặt thẩm mỹ, nội dung tốt, hình thức thể hiện đẹp, phong phú + Theo dõi ghi chép, tiến trình tự làm bài ở nhà và có sự góp ý, hướng dẫn cụ thể - Hình thức kiểm tra học trình và học phần là các bài tập nghiên cứu và sáng tác. - Tài liệu học tập có liên quan + Giáo trình Bố cục chất liệu sơn dầu- hệ ĐHSP Mĩ thuật + Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu của Nguyễn Đình Đăng Một số phiên bản tranh các chất liệu 38
  42. KẾT LUẬN Dùng sơn dầu để vẽ như thế nào là điều rất quan trọng đối với người học vẽ đó là sự liên quan đến việc tạo ra một hiện thực bằng tranh. Điều này có thể sánh ngang kỹ thuật chạy ngón tay, dùng cổ tay, cơ thể để làm ra âm thanh đối với một nghệ sĩ piano, hay toán học và kỹ thuật lập chương trình đối với nhà vật lý lý thuyết, bởi thiếu nó mọi cảm xúc trực cảm của nghệ sĩ hay nhà khoa học sẽ chỉ dừng ở mức nghiệp dư, không mấy giá trị . Tính tự do trong biểu hiện chỉ trở thành nghệ thuật chừng nào cảm xúc được chế ngự bởi kiến thức, lý trí và kinh nghiệm. Những ai quan tâm, nghiên cứu muốn thực hành hay viết về hội họa cũng cần biết về kỹ thuật vẽ sơn dầu cho dù ở các mức độ khác nhau. Lí do thật đơn giản: Nếu không hiểu kỹ thuật vẽ sơn dầu thì không thể khen đúng hoặc chê đúng một bức tranh sơn dầu. Nghiên cứu về chương trình môn bố cục và kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu giúp cho giảng viên có thêm cơ sở lý luận để phục vụ cho công tác giảng dạy, đồng thời đây cũng là nguồn tài liệu giúp định hướng cho sinh viên có cách làm việc khoa học, chuyên nghiệp trong quá trình thể hiện các bài tập chuyên khoa sơn dầu trong chương trình đào tạo sư phạm mỹ thuật. 39