Giáo trình Bố cục 1

doc 30 trang ngocly 3020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bố cục 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_bo_cuc_1.doc

Nội dung text: Giáo trình Bố cục 1

  1. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG: 1 1. Khái niệm: 1 2. Những yếu tố cơ bản trong bố cục tranh 4 2.1. Ý tưởng 4 2.2. Hình mảng và đậm nhạt 5 2.3. Hình tượng 6 2.4. Đường nét và nhịp điệu 7 2.5. Màu sắc 11 3. Quan hệ giữa nội dung và hình thức 14 4. Một số dạng thức cơ bản 15 4.1. Bố cục hình tròn 15 4.2. Bố cục hình tam giác 17 4.3. Bố cục hình chữ nhật và các dạng bố cục khác 18 5. Phương pháp xây dựng bố cục tranh 20 5.1. Nghiên cứu lựa chọn nội dung chủ đề, tìm ý tưởng bố cục 20 5.2. Tìm tư liệu để xây dựng bố cục tranh 21 5.3. Xây dựng hình tượng nhân vật 22 5.4. Lựa chọn hình thức bố cục 23 5.5. Phác thảo bố cục mảng đen trắng, màu 24 5.6. Thể hiện tranh( phóng hình, tìm hình, vẽ màu) 25 6. Một số tranh tham khảo. 26 6.1. Tranh của các họa sỹ Việt Nam. 26 6.2. Tranh của các họa sỹ thế giới 29 7. Kỹ thuật vẽ chất liệu bột màu. 34 8. Bài tập thực hành : 39 8.1. Bài tập 1: Đề tài tự do 25 tiết (10 + 15) – Khổ giấy 30 cm x 40 cm 39 8.2. Bài tập 2: Đề tài Thiếu nhi 30 tiết (15+15) – Khổ giấy 40 cm x 60 cm 39 8.3. Bài tập 3: Đề tài sinh hoạt 30 tiết (15+15) – Khổ giấy 40 cm x 60 cm 40 8.4. Bài tập 4: Đề tài lễ hội 30 tiết ( 15+15) – Khổ giấy 45 cm x 60 cm 40 8.5. Bài thi học phần theo đề thi 30 tiết (15+15) – Khổ giấy 45 cm x 60 cm 41 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
  2. BỐ CỤC 1 1. TÊN HỌC PHẦN: BỐ CỤC 1 ( 5T lý thuyết + 145T bài tập nghiên cứu ) 2. SỐ TÍN CHỈ : 02 3. TRÌNH ĐỘ: Đại học sư phạm mỹ thuật MỞ ĐẦU Bố cục là một môn học tổng hợp và nâng cao trong chương trình đào tạo sinh viên mỹ thuật, nhằm rèn luyện khả năng cảm thụ và phát triển tư duy nghệ thuật, sáng tạo ra cái đẹp nghệ thuật hội họa qua đó trở lại tác động tới các môn học khác trong đào tạo mỹ thuật. Như vậy môn học bố cục rất quan trọng đối với người học mỹ thuật. Mỗi năm học có những yêu cầu cụ thể về từng trình độ khác nhau. Trong học phần bố cục 1 giúp các em bắt đầu làm quen với môn học hiểu được thế nào là bố cục trong hội họa, những điều cơ bản nhÊt của việc xây dựng được một bức tranh bố cục và tập làm quen với những bài tập thực hành đơn giản, sử dụng chất liệu bột màu. Mục tiêu: - Kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản của Bố cục tranh - Kỹ năng: Vẽ được một số tranh với những đề tài gần gũi cuộc sống của sinh viên, có thể dạy tốt môn vẽ tranh ở các bậc học: Đại học, Cao đẳng, THCN, THCS và Tiểu học - Thái độ: Hiểu và nâng cao vẻ đẹp của Hiện thực, thấy được giá trị của tác phẩm Hội họa trong đời sống Điều cần biết trước: - Để thực hiện tốt bài tập này, người học cần biết và nắm vững các kiến thức cơ bản về màu sắc trong các bài học Trang trí. -Biết vận dụng các kiển thức từ những bài học môn hình họa đậm, nhạt, tương quan giữa các yếu tố tạo hình - Nắm được kiến thức về Luật xa gần, Giải phẫu tạo hình - Biết cách ghi chép lấy tư liệu phục vụ học tập bộ môn NỘI DUNG: 1. Khái niệm: Trong các loại hình nghệ thuật, Hội hoạ là loại hình nghệ thuật thị giác, nó mang tính tạo hình trực tiếp thông qua các yếu tố hình khối, màu sắc, đường nét, nhịp điệu. Hội họa còn là một loại hình nghệ thuật không gian, nó tái tạo không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều theo kiểu phương Tây hoặc là không gian ước lệ theo tạo hình phương Đông. Để vẽ được một bức tranh mang giá trị nghệ thuật đòi hỏi người học phải nắm được những cơ sở khoa học đó của hội họa, trong đó bố cục là 1
  3. một môn học không thể thiếu của sáng tác hội họa. Bố cục chính là phương pháp tự rèn luyện bằng nhận thức và thực hành, của học sinh- sinh viên mỹ thuật. Có thể nói, bố cục là phương pháp tìm tòi, xác định một hình thức biểu đạt thích hợp cho một nội dung tranh có trong ý đồ của người vẽ. Quá trình này vừa là quá trình làm việc vừa là quá trình nghiên cứu thể nghiệm và sáng tạo. Khái quát hơn nữa, bố cục là phương pháp làm việc mang tính chiến lược, trước khi đi vào diễn tả hoàn chỉnh, nhằm xác định hình thức biểu đạt hữu hiệu nhất cho việc xây dựng một hình tượng nghệ thuật- một nội dung. bằng ngôn ngữ của nghệ thuật hội họa như: Đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm, nhạt, chất cảm Người nghệ sĩ bằng những năng lực sáng tạo của mình đã tái tạo hiện thực khách quan trên tác phẩm nghệ thuật. Như vậy Bố cục là dùng ngôn ngữ của hội họa như hình mảng, đường nét, đậm nhạt, màu s¾c, chất cảm để sắp xếp trên một mặt phẳng, trong một khuôn khổ nhất định về một nội dung, chủ đề mà người vẽ cần thể hiện. Bố cục là sự sắp xếp, sắp đặt các yếu tố của nghệ thuật tạo hình sao cho hợp lý và đẹp mắt. Nói cách khác, bố cục là phương pháp rèn luyện cả bằng nhận thức và trong thực hành của sinh viên mỹ thuật là phương pháp làm việc tổng hòa các yếu tố như đường nét, hình thể, đậm nhạt, màu sắc, chất cảm, tìm ra một giải pháp tối ưu cho bức tranh. Bố cục còn gọi là sự tìm tòi, xác định một hình thức biểu đạt thích hợp nhất cho một nội dung tranh có trong ý tưởng của tác giả. Quá trình này vừa là quá trình làm việc, vừa là quá trình nghiên cứu, thể nghiệm và sáng tạo. Bố cục còn được hiểu là sự sắp xếp các ngôn ngữ tạo hình bao gồm: Đường nét, màu sắc, hình khối theo một trật tự logíc được tạo trên không gian, mặt phẳng. Tuỳ thuôc vào mỗi loại hình Nghệ thuật mà có những cách thức bố cục khác nhau. 2
  4. Hội họa diễn tả không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều. Nói như vậy không có nghĩa là không gian ước lệ của hội họa phương đông, không tả chiều sâu khối tích thì không gọi là hội họa mà ở đây là do những quan niệm tạo hình khác nhau. Với người Phương Tây thì thiên nhiều về “Tả”, là tả thực. Điều này thấy rất rõ trong lịch sử Mỹ thuật Phương Tây. Còn với hội họa Phương Đông lại với quan niệm “Gợi” chứ không “Tả”, và là Gợi cái gì? Đó là gợi cái thần, cái hồn, cái tình trong tranh. Vậy nên nhìn vào một tác phẩm hội họa Phương đông không thể lấy tiêu chí của hội họa Phương tây để nhận xét, không phải để xem họa sỹ tả khối, tả chất, tả ánh sáng, không gian hay tả màu sắc như thế nào mà ở đó nó thuần túy về tinh thần, là vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan của họa gia lồng trong đó Hai quan điểm về nghệ thuật không giống nhau dẫn đến cách xây dựng tác phẩm hội họa cũng khác nhau bởi vì thế xây dựng một bố cục cũng không giống nhau. Với hội họa Phương tây từ ký họa, phác thảo đến xây dựng hoàn thiện tác phẩm là một trật tự nhất định, nhưng đối với họa gia Trung Quốc, Nhật Bản không cần phải như vậy. Sự tích luỹ sẽ tạo điều kiện cho sáng tạo bố cục mà không cần phác thảo. Nó vẫn là một quá trình làm việc từ tiệm tiến đến đột biến và thông qua thị giác trực tiếp. Đó là cách nghiên cứu của Từ Bi Hồng khi vẽ ngựa. 3
  5. Tranh ngựa của Từ Bi Hồng 2. Những yếu tố cơ bản trong bố cục tranh 2.1. Ý tưởng Người vẽ vốn có thị giác nhạy cảm, không phải đối với những thông tin thông báo mà chủ yếu là những thông tin thẩm mỹ, tức là cái đẹp. Do thị giác đem lại và có những kích thích, những rung động hay còn gọi là những cảm hứng, nhạy bén với thông tin thẩm mỹ và nhẹ hơn với thông tin lý trí. Nói cho đúng thì bất kỳ ở đâu, lúc nào, đối với người vẽ cũng có thể phát hiện những ý vị hài hòa của thiên nhiên và cuộc sống từ đó nảy sinh trong họ nguồn hứng khởi trực tiếp với đối tượng ghi nhận được. Nhờ tiếp xúc nhiều lần những thứ đó nguồn cảm hứng sẽ đi vào trí nhớ. Từ những kích thích ban đầu của thị giác và những cảm hứng, họ có nhiều diễn biến tâm lý khác nhau do cá tính, do có liên tưởng họ sẽ có mong muốn được tái hiện bằng các yếu tố tạo hình hoặc ở hình nét, màu sắc hoặc ở ánh sáng, không gian hay ở nhịp điệu cấu trúc ý đồ để nảy sinh nguồn hứng khởi là những điều vô cùng phong phú đa dạng, nhưng chắc chắn rằng, người ta đã chấp nhận những khó khăn và trăn trở. Chúng ta biết có rất nhiều bố cục đã được hình thành rất mau lẹ trong những giây phút nổi hứng của người họa sĩ .Trong sáng tạo nghệ thuật ở bất cứ loại hình nào, sự cảm nhận trước thiên nhiên, cuộc sống và con người là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của tác phẩm. Thông qua các giác quan, người ta cảm nhận được thế giới bên ngoài. Sự cảm nhận 4
  6. này tác động vào con người từ thiên nhiên, cuộc sống và xã hội. Nó được bắt nguồn từ một cảm xúc hoặc từ một kích thích nào đó. Có nó cũng xuất phát từ một câu chuyện, một giai thoại, tình huống có sẵn hay từ sự vận dụng có sẵn, suy nghĩ và suy luận liên hệ bản thân từ mỗi con người trước hiện tượng sự vật đó. Những cảm nhận này được xuất hiện hình thành từ nhu cầu sáng tạo, từ tác động của tư duy tình cảm và tinh thần của người vẽ. 2.2. Hình mảng và đậm nhạt Nghệ thuật hội hoạ là một nghệ thuật mặt phẳng vì trên đó chứa đựng toàn bộ tất cả mọi hiệu quả mô tả. Giữa các hình thể có các mối liên hệ tương tác rất phong phú. Mối liên hệ này thực ra không đơn giản, chúng có những mối liên hệ với nhau với góp phần vào sự hoàn thiện của tác phẩm. Mối quan hệ tương tác giữa các hình mảng dẫn đến những tác động thị giác, hiệu quả không gian thậm chí là cả những tác động đến tâm sinh lý của con người. Về mặt thực tiễn, bất cứ hoạ sĩ nào từ xưa đến nay đều phải xây dựng mối quan hệ các hình mảng và đậm nhạt để xây dựng tác phẩm nghệ thuật. ở mỗi hoạ sĩ đều có cách thức sáng tạo riêng. Có thể nói lịch sử hội hoạ là lịch sử của các trào lưu, các khuynh hướng tìm tòi khả năng biểu đạt của hội hoạ. Đến nay các hình thức phối kết hợp các yếu tố tạo hình đã hết sức đa dạng và phong phú. Đầu tiên con người nhận thức cảm xúc thẩm mỹ thông qua hình ảnh được truyền tải qua kênh thị giác. Hình biểu hiện một thông tin nhận thức về sự vật cụ thể. Người ta biểu hiện hình thể và đặc điểm của sự vật rất rõ nét có thể nói là rất hiện thực. Đây là biểu thị sự quan sát và ghi nhớ hình thể có chú tâm và đầu tư trí nhớ về hình dạng. Hình trong hội họa mang tính tổng hợp nhiều yếu tố tạo hình. Hình cảm nhận qua thị giác mang ý nghĩa cái nhìn cụ thể, hình cơ bản mang ý nghĩa khái quát biểu trưng, hình nhịp điệu phản ánh tính quy luật của tự nhiên, hình cấu trúc mang lý trí con người, hình động thể hiện cái động và cái quy luật cân xứng - hài hòa. Hình biểu đạt được rõ nét ý niệm của người vẽ, đồng thời nó biểu hiện cả ý niệm cảm xúc, sáng tạo thẩm mỹ và cá tính riêng và khí chất của cá nhân nữa. Về phương pháp tổ hợp hình có hai loại mang hai khuynh hướng khác nhau: Thứ nhất là khuynh hướng phản ánh cái nhìn hiện thực. Hình là hình ảnh khái quát hiện thực nhưng được thể hiện một cách biểu cảm hơn, sâu sắc hơn, thẩm mỹ hơn và có cá tính hơn. Thứ hai là khuynh phản ánh trí tưởng tượng, phản ánh giấc mơ, cảm giác, tâm trạng, lý trí, tư tưởng, hoặc ý niệm siêu thực và trừu tượng của con người. Loại này thường chỉ lấy một phần cái nhìn thị giác còn phần lớn phản ánh tư duy. Về phong cách hình có bốn loại: - Thiên về cấu trúc cân xứng ngang bằng xổ thẳng - Thiên về cái động, cái nhịp điệu, cái liên tục 5
  7. - Thiên về cái kỳ lạ, quái dị lạ mắt - Thiên về cái đẹp mang tính trang trí. Như vậy có nhiều xu hướng khác nhau với sự biểu hiện khác nhau của hình nhưng tất cả đều mang một đặc điểm chung là để người xem cảm nhận được ý đồ sáng tạo của họa sỹ và nó cũng biểu đạt một khuynh hướng cấu tạo nên hình. Mảng là sự ghép nối giữa hai hoặc nhiều loại hình với nhau. Một mảng có vẻ đẹp của nhiều loại hình, nó có chu vi không gợi rõ một hình mà chứa trong nó rất nhiều hình, nhiều cấu trúc đường nét đậm nhạt, màu sắc, chất cảm, đặc- rỗng, mật độ dày đặc hay thưa thớt. Từ nét và hình trong tranh người ta có thể bố trí một mảng hoặc nhiều mảng xen kẽ là các khoảng trống. Trong mỗi mảng chứa đựng nhiều người, từ đó xem suy ra ý nghĩa phản ánh của ý tưởng tác giả thông qua hình thể nhiều loại và cả các yếu tố tạo hình khác được tổ hợp vào mảng mà thấu hiểu. Trên bề mặt của mảng người ta có thể sử dụng đậm, nhạt, màu sắc nhất là các tổ hợp nét. Ta cảm nhận được giá trị biểu đạt của ngôn ngữ trên mảng không chỉ có những nét độc lập mà còn là sự liên kết của cả một hệ thống nét trên mảng, nét còn tạo ra những hướng chuyển động trên mảng như tranh sóng của Nhật Bản. Hay tranh của Vangoth vẽ mây trên bầu trời đêm, nét đã tạo cho cả bầu trời trình tự đang chuyển động. Trong tranh của Paul Kilee và Mondriau sự cân bằng của mảng và màu được nét đóng khung tạo sự cân bằng ổn định. Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ mảng màu tuy thay đổi đậm nhạt theo không gian xa gần và khối, nhưng nó đã được hệ thống nét làm rõ hình chi tiết và cả sự ổn định trên mặt tranh. 2.3. Hình tượng Hình tượng trong sáng tác được xây dựng bởi sự quan tâm của người vẽ. Không như ở hình nghiên cứu mà nó phải tổ chức trong một kết cấu hoàn toàn mới nhưng dựa trên cơ sở hình nghiên cứu, những tư liệu ghi chép từ thực tế mà người vẽ đã khai thác hình tượng đưa vào tranh là hình được xây dựng trên sự cô đọng nhất của hình nghiên cứu. Nó không còn giống hoàn toàn như hình ghi chép mặc dù cả hai cùng sử dụng phương tiện tạo hình. Hình tượng đưa vào sáng tác tranh là sự kết hợp giữa hình có thật và hình trong tư duy của người vẽ, giữa hình nhìn thấy và hình trong đầu (tưởng tượng, ý niệm, hình bằng trí nhớ ) để làm cho hai cái đó hòa hợp thì người vẽ trải qua quá trình suy ngẫm và tìm tòi để sáng tạo. Từ hình tưởng tượng trong ý thức của người vẽ được thể hiện dần ngày càng rõ nét cụ thể trở thành cái mà người ta có thể cảm thấy được. Vì vậy hình tượng nghệ thuật vừa có cái thực vừa có cái hư cấu của người vẽ. Sự cần thiết đầu tiên cho người vẽ là cần phải thông qua một hình thể để đi tới sự biểu hiện của cảm giác, của tình cảm, ý thức, quan niệm, tư tưởng sáng tạo của mình qua hình tượng đó. Chính vì vậy hình tượng vừa là nội dung lại vừa là hình thức của tác phẩm nghệ thuật. Nó vừa là cái riêng của người họa sỹ nhưng phảI khái quát 6
  8. được cả cái chung của xã hội, có như vậy hình tượng đó mới có được sức sống lâu dài. Để làm được điều đó việc đầu tiên của người vẽ là sự kích thích, xúc cảm thị giác tiếp theo là tình cảm và tài năng sáng tạo của người vẽ. Những yếu tố có thật tưởng như rời rạc trong cuộc sống khi được đưa vào tranh như đưa vào trong một cái lò lớn phức tạp chịu sự điều tiết của người vẽ với những: nét, mảng, hình, màu sắc, chất cảm luôn luôn thay đổi được xây dựng bởi hàng nghìn cách khác nhau để trở thành hình tượng nghệ thuật. Những nghiên cứu của người vẽ trở thành hình tượng nghệ thuật ví dụ khi vẽ chân dung, tĩnh vật trở thành một tác phẩm những hình tượng nghệ thuật mang giá trị nghệ thuật. Người vẽ đã khái quát, điển hình hơn được hình tượng. Nó vượt qua sự nghiên cứu cơ bản, ghi chép thật như bức tranh Lagiocong của Léoner de vinci. Nhưng để đạt được như vậy thì trước đó người vẽ phải nghiên cứu nhiều, nắm vững được phép cơ bản của hội họa. Tóm lại hình tượng nghệ thuật được xây dựng theo ý tưởng của người vẽ về cuộc sống và con người tạo vật hình thể là sự kết hợp một hoặc nhiều các loại hình nghiên cứu của người vẽ phải học tập, thấu hiểu thuần thục để làm cơ sở cho việc sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật. Từ những loại hình nghiên cứu: - Hình thị giác (hình họa, con người, tạo vật, thiên nhiên ). - Hình tư duy, hình khái quát, kỷ hà - Hình chuyển động - tĩnh. - Hình của trí tưởng tượng. - Hình thẩm mỹ trang trí Người vẽ phải nắm vững các chức năng, ngôn ngữ của các hình nghiên cứu cơ bản mới có thể tổ hợp thành hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong việc sáng tạo và xây dựng tác phẩm nghệ thuật. Trong quá trình phát triển của nghệ thuật, việc xây dựng hình tượng nghệ thuật, cách thức xây dựng hình tượng nghệ thuật của mỗi thời kỳ, giai đoạn và các vùng địa văn hoá có những nét đặc trưng khác nhau. Thông qua sáng tác của mình người nghệ sĩ càng truyền đạt đườc nhiều và đầy đủ thời đại của mình bao nhiêu, sự cảm thụ cuộc sống, cá tính của hoạ sĩ càng xúc tích, phong phú và lớn lao bấy nhiêu. Sự kết hợp nhiều yếu tố, sự hài hoà cái chung với cái riêng độc đáo trong nghệ thuật gọi là điển hình hoá là một điều kiện thiết yếu nhất định phải có để tạo nên hình tượng nghệ thuật. 2.4. Đường nét và nhịp điệu Nét biểu hiện một khối bằng ranh giới của khối đó với xung quanh, nét mặt phẳng hóa các khối. Có lúc nét triệt tiêu hoàn toàn ấn tượng về khối. Như vậy người ta có thể vẽ bằng cách biểu thị ranh giới của các sự vật trước hết nối một cái nền trung gian là mặt phẳng sau là ranh giới của vật đó với vật khác. Đây là một cách chuyển 7
  9. hóa tất cả các thu nhận thị giác, ấn tượng thị giác đưa hình khối thành đường nét đặc trưng, xúc tích, khai thác triệt để những đặc thù của sự vật đạt những hiệu quả theo ý đồ sáng tạo. Nghệ sĩ Ai Cập diễn tả các nhân vật bằng đường viền uyển chuyển và sự kết hợp cái nhìn ở các diện khác nhau, trên một mặt phẳng. Thân người trên một mặt phẳng được nhìn đồng thời ở ba góc độ nhìn khác nhau, đầu và chân tay vẽ theo hướng nghiêng trong khi mắt, ngực tả hướng chính diện, bụng và hông vẽ nghiêng 3/4. Mỗi bộ phận của cơ thể được miêu tả bằng những nét đại cương nhất về hình thái. Không phải diễn tả bằng một điểm nhìn thông thường của quy luật thị giác, bằng phương pháp kết hợp nhiều điểm nhìn trên cùng một đối tượng nhưng nhờ sự biểu đạt của nét hình tượng trong tranh không bị phi lý mà ngược lại nó còn tạo ra một hình ảnh trọn vẹn và đầy đủ hơn, vẫn hài hoà với thị giác thông thường của người xem. Săn chim, bích hoạ Ai Cập cổ đại Đường nét trong một bức tranh đôi khi hiện ra mạnh mẽ, rõ ràng như trong các tác phẩm của Gau Giun, Matisse Cũng có khi nét ẩn biến đi chỉ còn là giới hạn giữa sự vật với không gian như phong cách ấn tượng, khi đó trên bức tranh chỉ còn là những nhát bút ngẫu hứng đầy sức biểu cảm. 8
  10. Hai thiếu nữ bên bờ biển. 1891, tranh sơn dầu của Gauguin Cô gái cầm ô. 1875, tranh sơn dầu của Monet Trong các tác phẩm tạo hình, ngoài vấn đề nét mô tả hình thù đối tượng của thị giác mà còn thể hiện sự chuyển động, diễn đạt không gian sáng tối, diễn tả chất của nét. Tổ hợp lại là tính biểu cảm của nét đạt đến cái đẹp thẩm mỹ và thể hiện rõ ý đồ tư tưởng của một bức tranh. Từ những tính chất của nét, người vẽ luôn tìm đến một phương pháp biểu tả, biểu cảm phù hợp với đối tượng nhân vật trong tác phẩm. Thông 9
  11. qua các tính chất của đường nét đối với cảm nhận của thị giác chúng ta thấy rõ sự phong phú đa dạng của sự biểu cảm của đường nét. Do vậy, nghệ thuật luôn vươn tới cái đẹp khó nắm bắt và người vẽ luôn đi tìm cho mình một bút pháp riêng trong các ngôn ngữ tạo hình. Khi vẽ tranh, người vẽ bao giờ cũng phác qua ý đồ bố cục của mình là đường nét. Vì vậy đường nét là sự khởi thủ là phần cốt lõi cho một bức tranh. Đường nét không những mô tả được hình thức, không gian tạo chất mà còn diễn tả được sự vận động hay tĩnh tại của một sự vật. Cao hơn còn biểu đạt được trạng thái tình cảm của con người đối với sự vật, khái quát hóa, sáng tạo nên hình tượng trang sức biểu cảm tạo nên giá trị thẩm mỹ nghệ thuật. Đường nét có cuộc sống lâu dài và rộng khắp trong thế giới tạo hình. Từ các tác phẩm nguyên thủy trong hang, trên đá đến hội họa cổ điển hay trừu tượng, tranh kiến trúc và rõ rệt nhất là trong đồ họa. Trong tranh dân gian nước ta, nét được sử dụng với một khả năng phong phú nhằm diễn hình, tả khối, tạo các đường chu vi giới hạn các mảng có tính khái quát cao và là nòng cốt trong cấu trúc hình thể. Nét đen to khoẻ có khả năng làm vai trò trung gian cho màu sắc hài hòa mà không bị khô cứng. Bên cạnh những nét mảnh mềm bay bướm, diễn tả từng chi tiết, mô tả cách điệu sự vật làm các bức tranh phong phú sinh động. Như bức "gà đàn”, “đấu vật”, “lợn ăn lá dáy” Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ thể hiện bằng lối vẽ mang tính chất ước lệ, khái quát cao. Từ lối vẽ nhập tâm (trí nhớ và quen tay) xây dựng hình thể cho một bức tranh, nó không phụ thuộc vào thời gian, địa điểm sự kiện, tự do xử lý các hình thức bố cục. Đường nét trong tranh mộc mạc, khoẻ khoắn, phong cách vẽ rõ ràng mạch lạc, dễ xem, dễ hiểu, màu sắc rực rỡ, tương phản vui mắt, hấp dẫn người xem. Đó chính là tài năng sáng tạo của các nghệ nhân xưa. Tranh khắc gỗ của Utamaro 10
  12. 2.5. Màu sắc Màu sắc được xem là một trong những yếu tố cấu thành ngôn ngữ hội họa từ khi những chất liệu có màu được chế tạo và sử dụng vào việc vẽ tranh. Không chỉ vậy, chất màu còn được dùng để trang hoàng đủ loại vật phẩm do con người làm ra, tuy khác biệt với thiên nhiên nhưng không mâu thuẫn mà ngược lại còn rất hòa hợp với thiên nhiên. Chất liệu màu chỉ tương ứng chứ không tương đồng với màu sắc tự nhiên nhưng đối với cảm nhận thị giác thì việc xử lý vẫn không ra ngoài tự nhiên. Vì vậy sự tìm hiểu quy luật đó là cần thiết đối với bất kỳ công việc nào liên quan đến màu sắc. Vấn đề có thể nhìn từ nhiều góc độ và kết quả ghi nhận ở mỗi góc độ khác: khoa học xác nhận rằng ánh sáng và các vật thể đều vô sắc nhưng vẫn cho thấy có màu là do tác dụng kết hợp giữa quang học và thị giác, gọi là hiệu ứng quang sinh lý. Con mắt thế gian lại coi màu sắc là thuộc tính vật thể liên kết với hình dáng, giúp ta phân biệt vật này với vật kia. Còn đối với hội họa thì màu sắc là nhân tố biểu hiện tình cảm về vẻ đẹp của không gian và hình thể, trong cuộc sống cũng như trong tác phẩm. Dưới góc độ hội hoạ thì sắc và màu được ghép chung trong khái niệm màu sắc một trong những biểu hiện bên ngoài làm rõ thêm đặc điểm của mỗi vật thể. Điều đáng ghi nhận là màu sắc không sẵn có mà được sinh ra từ vô sắc. Khoa học đã giải thích rằng: ánh sáng vốn trong suốt và không màu, khi va đập vào bề mặt vật thể rồi truyền tới mắt ta sẽ gây một hiệu ứng là hiệu ứng quang sinh lý khiến cái vô sắc thành hữu sắc. Vì vậy, chỉ những đối tượng được chiếu sáng mới thật sự có ý nghĩa trong việc chuyển hóa các giải sóng ánh sáng thành màu sắc. Sự hiển thị của tất cả các màu thực chất là kết quả pha trộn hết sức kỳ diệu từ ba màu gốc phát sinh do hiệu ứng quang sinh lý là lam, lục, đỏ. Nói chính xác hơn là ba màu này kết hợp với ánh sáng và tức thì trong không gian vẫn tồn tại những bộ phận hấp thụ ánh sáng như các khoảng đen tạo vùng tối và những bộ phận để ánh sáng truyền qua, không gây va đập nên không phản xạ tới mắt như các vật trong suốt và khoảng không. Vì sự kết hợp đó mà toàn thể không gian được lấp đầy màu sắc mà nhờ vậy mà các màu đi với nhau trong quan hệ nào cũng được điều chỉnh để đi đến hòa hợp. Màu sắc đem lại cho con người những cảm giác và cảm nhận hết sức phong phú về thiên nhiên và còn phát hiện nhiều thi vị của cuộc sống. Có hai tác động chính của màu sắc với cơ thể con người đó là tác động về tâm lý và sinh lý. Những phản ứng về mặt tư duy, nhận thức khiến ta có những biến đổi về trạng thái tình cảm như vui, buồn khi bị màu sắc tác động. Nói chung những màu tươi thường có tác dụng kích thích, hưng phấn, tạo nên sự vui vẻ náo nhiệt do đó nó hay có mặt trong các cuộc vui như cưới hỏi, tiệc tùng. Những màu dịu đem lại sự thư giãn, nhẹ nhàng, thoải mái. Những màu trầm, tối thường đi với tâm trạng u uất, buồn chán, song đôi khi cũng thích hợp với nếp tư duy sâu lặng và thanh tao. Về sinh lý là những phản 11
  13. ứng sinh học của cơ thể khi tiếp nhận màu như nóng bức, mát mẻ, sảng khoái hay mệt mỏi. Những phản ứng này hoàn toàn giống nhau đối với tất cả mọi người. Cá vàng. 1911, sơn dầu của Matisse Màu sắc luôn là ngôn ngữ quan trọng trong phương thức biểu đạt của hội họa, người ta còn gọi hội họa là nghệ thuật của màu sắc. Nếu hình thể gắn nhiều với lý trí thì màu sắc là tiếng nói của trái tim. Ngoài ra, ý nghĩa của màu sắc trong hội họa còn là sự tổng hợp các đặc tính của nó qua nhiều lĩnh vực: triết học, khoa học, tâm lý học và cả tâm linh. Vì vậy nó có một vai trò quan trọng trong việc mô tả thế giới khách quan, thể hiện nội dung đề tài và bộc lộ tình cảm của tác giả. Như vậy để đánh giá hiệu quả của yếu tố màu sắc trong hội họa phải là sự tổng hoà của nhiều lĩnh vực khác nhau mới có thể cảm nhận đầy đủ và trọn vẹn về nó. Khi mô tả sự vật trên mặt phẳng, người vẽ không thể không chú ý tới việc nắm bắt và tái hiện mọi thuộc tính của nó như hình khối, màu sắc, đường nét. Màu sắc ngoài việc lột tả hay gợi tả đối tượng cho chính xác thì nó còn có tác dụng tăng hiệu quả thẩm mỹ. Nếu thiếu màu thì dường như bức tranh không thỏa mãn mắt nhìn, khi thông tin truyền đạt đầy đủ thì giá trị biểu cảm cũng có tác dụng hơn. Màu sắc trong thiên nhiên tuy đẹp nhưng không thể đưa y nguyên vào tranh được mà chúng ta phải biến hóa chúng và phải đặt chúng trong một quan hệ khác. Tả được đúng màu sắc của sự vật là tốt và tăng sự biểu cảm nhưng khi đưa vào tranh ta phải đặt trong một tương quan. Có những màu nếu để nguyên gốc mà đưa lên tranh thì không đạt, mặc dù trong thực tế thì đối tượng chính là màu đó. Người ta phải pha thêm bớt nhiều màu khác thì mới ra được. Có thể căn cứ vào điều đó để biết người nào là nghiệp dư. Màu lục của thiên nhiên rất đẹp đó là xanh lá cây, màu xanh của cây cỏ, đồng lúa nhưng khi đưa vào tranh mà giữ nguyên màu lục thì lại không ra, trông rất giả tạo. Kinh nghiệm khi 12
  14. tả cây cối, tỉ lệ các màu khác chiếm nhiều hơn, ví dụ đỏ, vàng đất, nâu là những màu luôn xuất hiện xen kẽ cạnh màu lục. Thậm chí không dùng màu lục nguyên gốc mà lại pha từ những màu khác như vàng và lam, vàng đất và lơ thì mới ra màu của cây cỏ hợp lý đưa lên tranh. Điều đó chứng tỏ sự biến hóa tinh tế của màu sắc trên tranh. Ngoài ra còn là sự thêm bớt các yếu tố khi đưa vào tranh. Khả năng thêm bớt, gia giảm, biến hóa thể hiện được trình độ, khả năng cảm thụ về màu của người vẽ. Trên bức tranh người vẽ phải có được sự chủ động tới các yếu tố như hình khối, đường nét và màu sắc. Mối quan hệ mật thiết giữa hình và màu bổ sung hỗ trợ cho nhau. Hiên nhà ở Sainte – Adresse. 1867, sơn dầu của Monet Trong học tập và nghiên cứu khả năng màu sắc còn phụ thuộc vào thể trạng của từng người, hay còn gọi là tạng. Có những người có năng khiếu đặc b iệt về một mặt này song lại yếu kém ở mặt kia. Trong việc xử lý màu sắc ta có thể phân ra làm 3 loại: Một là, dạng có khả năng chép lại từ mặt phẳng thích hợp việc chép tranh. Có thể chép chính xác màu từ một phác thảo, bức tranh. Hai là, dạng có khả năng chép được màu từ không gian và mặt phẳng. Có thể vẽ trực tiếp với các đối tượng xung quanh. Dạng này có thể sao chép đúng màu từ thiên nhiên, thích hợp với phong cách hiện thực. Ba là, dạng không có khả năng sao chép một cách chính xác đối tượng từ không gian cũng như trên mặt phẳng. Thích hợp cho việc sáng tác tự do, theo các khuynh hướng cách tân như biểu hiện trừu tượng Đó là tạng của mỗi cá nhân đã có từ khi chưa được đào tạo chính quy. Còn đối với người đã đi học phải rèn luyện để đủ được cả 3 khả năng trên. Để rèn luyện được đủ 3 khả năng trên đòi hỏi phải học nghiêm túc theo chương trình các bài tập từ dễ đến khó của môn trang trí và môn bố cục. Nghệ thuật hội họa không thể thiếu màu sắc, đó là nơi người vẽ xây dựng tác phẩm qua sự rung động của tâm hôn. Màu sắc biến hóa khôn lường trước sự vận động 13
  15. của cuộc sống. Người vẽ trong sự sáng tạo của mình có thể gây tác động tích cực tới mọi người thông qua màu sắc. Màu giúp người vẽ truyền tải được tâm tư tình cảm cũng như các yếu tố thẩm mỹ, tư tưởng, tư duy, nó cũng là sợi dây kết nối giữa tác giả và người thưởng thức tranh. Màu sắc là cái đẹp mang tính trực cảm để khán giả có thể cảm thụ một cách tức thời. Lịch sử hội hoạ đôI khi là lịch sử của những phương thức biểu đạt màu sắc, nó giúp hội họa ngày càng phong phú và đa dạng. 3. Quan hệ giữa nội dung và hình thức Những nội dung cụ thể của tự nhiên, cuộc sống kể không hết, chúng ta có thể khai thác và phản ánh thường xuyên trong nghệ thuật bằng nhịp điệu uyên nguyên của tiềm thức và bằng tính “người” được khắc nét in sâu. Ai biết được từ bao giờ cái nhịp điệu tuần hoàn của vũ trụ xuân-hạ-thu-đông nhịp nhân sinh: khóc, cười, hít, thở đã thấm sâu vào tâm hồn chúng ta để biến nhịp sống nhân gian thành những sáng tạo nghệ thuật. Trên thực tế, nhịp sống sôi động cuốn chúng ta đi trăm ngả, nghệ sĩ chắt lọc những ngả đường xúc cảm để dẫn dắt người thưởng thức tìm lại chính nét bình dị vốn có của của sống với những xúc cảm, nhận thức phong phú gần gũi với chính mình. Để phản ánh cái nhịp điệu muôn màu của cuộc sống, với nghệ thuật tạo hình dựa vào sức biểu hiện qua các ngôn ngữ của nó. Mà trước tiên với người vẽ phải tìm được các tuyến cho hình thể, có nghĩa là tìm cho được những hình mang ý nghĩa khái quát nhất: cong, tròn hay lượn sóng, đường xoắn v.v., để tạo cái chục chính cho bức vẽ giống như cái sống lưng nâng đỡ mỗi cơ thể con người. Mỗi một hình khái quát đó, có thông điệp riêng của nó. Ví dụ vẽ một nét cong trong một bức tranh, có thể nó là sự ghi nhận các dáng của hình thể con người. Nhưng cũng có khi nó là sự mãnh liệt của nét bút, đường bay. Hay nó biểu hiện sự thoát ly, không bị ràng buộc vào cuộc sống thường nhật trong một cấu trúc bằng đường cong phóng khoáng và mãnh liệt. Nội dung và hình thức là một mối quan hệ hữu cơ mang tính tiềm ẩn của mỗi tác phẩm nghệ thuật, mỗi một hình thức đưa ra một nội dung cụ thể. Ví dụ như khi ta vẽ một bông hoa, bằng phương pháp tả thực ta có thể cho người xem thấy được toàn bộ cái đẹp tự nhiên của bông hoa đó, thậm chí là xúc cảm hơn. Nhưng khi ta diễn tả nó bằng những hình kỷ hà , xây dựng nên một cấu trúc khúc triết, vững chãi, khoẻ khoắn, màu sắc chắc mạnh thì lại tạo được thẩm mỹ với hiệu quả bất ngờ. Khi đặt các các hình vẽ vào bố cục trong một tác phẩm, người vẽ xác định ví trí các vật thể, đối tượng tạo hình trong những tương quan thuận mắt, hợp lý và hiệu quả thẩm mỹ đạt được chính nhờ những mối quan hệ giao đãi giữa vật, hình và màu sắc tạo nên những không gian tạo hình mới. Nghệ thuật không thể che đậy mà phải phơi bầy cái nội dung thật trong cấu trúc hình thể trong bố cục bởi cái tương quan cứng mềm, hư thực, cái khéo léo hay hồn nhiên, lý trí hày tình cảm , cái trực giác hay 14
  16. dục vọng, cái phân tích hay tổng hợp vì lẽ đó mới phát sinh ra các xu hướng trào lưu nghệ thuật mới như Đa Đa, Vị Lai, Dã thú, Lập thể, Siêu thực Bố cục còn mang tính tượng trưng, là tổ hợp của những cái đẹp và những quan niệm của người vẽ về thế giới, vũ trụ nhân sinh và hơn hết là xúc cảm thâm mỹ đẹp, mới lạ và thân quen; cũng có khi là ánh sáng, có khi là sắc độ và nhiều yếu tố khác cấu thành. Tác phẩm “Người ném đĩa” Mi-rông được tạo hình ngay từ thời Hy Lạp cổ đại đã thể hiện nét hiện đại trong bố cục. Nó được tạo lập từ sự hữu hình trong dáng thế chuẩn bị ném đĩa với đường lực vô hình của động tác tay và ném đĩa trên một đường tròn khép kín. Sự phối hợp giữa không và có trên một quỹ đạo tròn, tạo cho thị giác sự liên tưởng tiếp diễn giữa cái cụ thể và cái chuyển động trong vô hình của lực làm cho bố cục của tượng gây sự sinh động, nhịp nhàng của vẻ đẹp cơ thể người ném đĩa. Mi- rông là một trong những nghệ sĩ đầu tiên của Hy Lạp đã đạt đến trình độ tinh xảo của nghệ thuật. 4.2. Bố cục hình tam giác Nếu như Kim tự tháp Ai cập được tạo dựng để biểu thị sự vững bền lý tưởng, có lẽ nó cũng là ý niệm về sự vững bền được tạo dựng dựa trên sự thấu hiểu quan hệ, thiên địa nhân mà các kiến trúc sư thời cổ đại để lại trong Kim Tự Tháp: Quy luật xây dựng khoa học Quy luật ướp xác Sự nhận biết về các nguyên lý hoá học, vật lý, địa lý, sức bền vật liệu Tác phẩm “Thần tự do trên chiến luỹ”- Delacroa là một dạng bố cục khá đông người, nhưng nếu nhìn tổng thể ta thấy bố cục trong dạng hình tam giác mà đỉnh và cách tay và lá cờ Pháp quốc đựơc người thiếu nữ tượng trưng cho cách mạng Pháp (đẹp- dũng cảm- hào hùng). “Thần tự do trên chiến luỹ”, tranh sơn dầu của Delacroa Qua bức tranh ta thấy cả sự vận động, ý chí sự phấn đấu như được vực dậy và dẫn dắt bởi hình ảnh người phụ nữ, biểu tượng cho thần Tự do, tay dương cao ngọn cờ ba màu, tượng trưng cho tự do - bình đẳng - bắc ái, lá cờ và người phụ nữ được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất, hai bên là các chiến sĩ đấu tranh cho cách mạng Pháp đang xông lên, các hình thể được sắp xếp theo hình mũi tên mà đỉnh là Nữ thần Tự do, cùng các chi tiết hình thể diễn tả sự chuyển động đã tạo cho bức tranh một nhịp điệu mạnh mẽ. Đối nghịch với xu thế đi lên của Nữ thần Tự do và các chiến sĩ cách mạng là hình 15
  17. ảnh những xác người nằm la liệt, phía xa là mảng tường thành bị phá, những cuộn khói súng mù mịt phía sau lđã làm bức tranh có không khí chiến đấu ác liệt, thể hiện được sức mạnh tinh thần mà "Tự do - bình đẳng - bác ái" đem lại cho nhân dân Pháp và vì nó người ta sẵn sàng chiến đấu hy sinh. Cách bố cục đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn, màu sắc tương phản. Với sự mạnh mẽ trong một hiện thực phi thường. Delacroix đã đặt niềm tin vào tương lai của những người khởi nghĩa đang chiến đấu và sẽ chiến thắng. 4.3. Bố cục hình chữ nhật và các dạng bố cục khác Bố cục theo hình vuông, hình chữ nhật được các nghệ sĩ sử dụng sắp xếp hình thể đồng dạng vào tranh. Nó vừa có tính chất nhắc lại cái tính khái quát của khuôn hình tranh vừa mang ý nghĩa nhấn đậm thêm cho tính chất tổ chức của con người. Nó có tôn ti trật tự, có trên dưới, phải trái, ngay thẳng, cân bằng. Nó phù hợp với các loại đề tài, đề cao tính tổ chức xã hội con người, tính sáng tạo riêng biệt của người, tính nhân văn. Một tác phẩm nữa của Deineka để lại dấu ấn mạnh là tác phẩm Bảo vệ Petrograd (1927). Ông đã tạo ra một bố cục chia làm hai tầng rõ rệt, như vậy ông đã tạo ra hai hình chữ nhật trong tranh. Toàn bộ tuyến người của 2 tầng đều nội tiếp trong hai hình chữ nhật đó và nó toát lên tính tổ chức, luật lệ chặt chẽ rất phù hợp với nội dung tư tưởng của tác phẩm. Phần trên của bức tranh - trên cầu, những người bị thương dìu nhau từ mặt trận trở về, dáng người mệt mỏi, xiêu vẹo như muốn gục ngã. Các nhóm người ít dần, khoảng cách đơn điệu, dường như số người sống sót sau các trận đánh ngày càng ít đi. Một sự buồn thảm. Ngược lại, phía dưới cầu, đoàn quân công nông hùng dũng ra trận. Các cây súng trên vai đều tăm tắp gợi tới tính kỷ luật, khoảng cách giữa các nhóm người và nhịp điệu của cả đoàn người tạo nên một bản quân hành. Người xem như thể nghe được tiếng bước chân mạnh mẽ dồn dập của họ. Dáng đi quả quyết như tin vào sứ mệnh của mình. Họ biết rằng sẽ có hy sinh nhưng tất cả không hề mảy may chùn bước. Deineka đã vẽ các nhân vật của mình với bút pháp rất khái quát nhưng cũng nhấn mạnh vào một số chi tiết như bàn tay, khuôn mặt cốt để tăng thêm và bật lên ý đồ. Những hàng chân bước tới được kéo dài, một chút rõ ràng đã tạo nên sức nặng cho bước chân, không gian như đầy tuyết trắng tương phản mạnh với những người lính hình đen đậm. Sông Nêva xaxa - Sự đối lập về bố cục, về tạo hình cộng với hòa sắc đơn giản làm cho bức tranh toát lên sự kịch tính rõ rệt. Ngoài các dạng bố cục cổ điển còn có các dạng Bố cục đối lập; đó là khuynh hướng đối lập các yếu tố tạo hình: âm- dương; cứng- mềm; cong- thẳng; đặc- rỗng; tĩnh- động , bố cục đậm- nhạt- ánh sáng; thay đổi cấu trúc hình thể; thay đổi hệ thống biểu đạt Điều đó sẽ được ứng dụng cụ thể trong những bài tập của năm học thứ 2 và 3. 16
  18. 5. Phương pháp xây dựng bố cục tranh 5.1. Nghiên cứu lựa chọn nội dung chủ đề, tìm ý tưởng bố cục Nội dung phản ánh trong tranh được các nghệ sỹ tạo hình quan tâm nhiều nhất là cái đẹp trong cuộc sống. Nó nằm trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với vũ trụ và tôn giáo, cũng như mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội, trong một hoạt động để tồn tại và phát triển. Nghiên cứu, lựa chọn nội dung chủ đề trước khi vẽ một đề tài gì trước hết ta cần có những cảm xúc, những rung động nhất định về đề tài đó, tìm được trong nội dung đó những cái đẹp bản chất. Đề tài của tranh thường rất nhiều và rộng. Dù trong một lĩnh vực lớn hay nhỏ mọi khía cạnh của đề tài đều có thể khai thác được nhiều chi tiết để thể hiện nội dung chủ đề. Chủ đề của một bức tranh tức là diễn đạt một vấn đề cụ thể nào đó, thí dụ như đề tài về chiến tranh cách mạng có rất nhiều chủ đề nội dung phản ánh thời kỳ tiền khởi nghĩa, thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, thời kỳ kháng chiến chống xâm lược Mỹ trong đó nói lên những hoạt động của toàn dân ta tham gia kháng chiến dành độc lập tự do, thống nhất đất nước. Các bậc hoạ sỹ tiền bối có nhiều bức tranh với 17
  19. những lựa chọn nội dung chủ đề một cách chọn lọc và sâu sắc về đề tài chiến tranh cách mạng như các bức: Du kích La Hai của hoạ sỹ Nguyễn Đỗ Cung, Nghỉ chân bên đồi của hoạ sỹ Tô Ngọc Vân, Giặc đốt làng tôi hay Kết nạp Đảng ngoài mặt trận của hoạ sỹ Nguyễn Sáng, Gặp gỡ của hoạ sỹ Mai Văn Hiến, Trận tầm vu của hoạ sỹ Nguyễn Hiêm, Nhớ một chiều Tây Bắc của Phan Kế An hay Cái bát của họa sỹ Sỹ Ngọc và sau này còn nhiều hoạ sỹ vẽ rất thành công đề tài này trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Phân tích bức tranh Cài bát của hoạ sỹ Sỹ Ngọc ta thấy tên tranh là Cái bát nhưng chủ đề nội dung lại là tình quân dân, cái bát nước chè xanh của bà mẹ miền quê kháng chiến. Bà mẹ nông dân đứng cạnh tay cầm mũ, tay cầm quạt, quạt cho chiến sỹ đang uống nước là một hình tượng đẹp. Chủ đề tình quân dân là một chủ đề được rất nhiều hoạ sỹ lựa chọn ở nhiều khía cạnh khác nhau như trong Giặc đốt làng tôi, Gặp gỡ, Đề tài sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp và còn rất nhiều đề tài khác trong mọi hoạt động xã hội có nhiều chủ đề rất phong phú và sinh động. Những tác phẩm tiêu biểu theo các đề tài này phải kể đến những bức tranh vẽ về công nghiệp của Nguyễn Đỗ Cung như Công nhân cơ khí hay bức tranh Tan ca mời chị em ra họp. Về đề tài nông nghiệp như các bức tranh Tát nước đồng chiêm của Trần Văn Cẩn, Tổ đổi công cấy lúa của Hoàng Tích Chù, và những bức tranh có chủ đề nội dung về các đề tài trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, về những cái đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người của các hoạ sỹ như: Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tiến Chung, Lương Xuân Nhị, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Thụ, Huy Oánh, và nhiều hoạ sỹ thế hệ sau. Những nội dung chủ đề theo các đề tài kể trên đã được các hoạ sỹ nghiên cứu lựa chọn để làm nên những tác phẩm hội họa xuất sắc cho nên Mỹ thuật Việt Nam, và là những đóng góp quý giá cho lịch sử phát triển nền văn hoá Việt Nam. 5.2. Tìm tư liệu để xây dựng bố cục tranh Khi đã nghiên cứu lựa chọn nội dung chủ đề và nhất là khi đã có cảm xúc và hứng thú để vẽ tranh về chủ đề đó, thì yếu tố thứ hai không thể thiếu (đặc biệt đối với những người đang trong giai đoạn học tập rèn luyện trong các trường lớp ) là tìm tư liệu để xây dựng bố cục. Tài liệu có ở trong cuộc sống ta cần đến để quan sát , tìm hiểu và ghi chép, và có những tư liệu ta đã có sẵn bằng ghi chép ký hoạ hoặc trên phim ảnh, sách vở, Các hoạ sỹ bậc thầy từ thời Phục hưng như Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Ra-pha-en, hay Mi-ken-lăng-giơ dù vẽ các đề tài về Kinh thánh nhưng từ dáng người, từ khuôn mặt, bàn chân, bàn tay hay các đồ vật, khung cảnh trong nhà, ngoài trời các ông đều tìm, ghi chép ký hoạ để làm tài liệu xây dựng bố cục một cách chi tiết và hoàn hảo. Các hoạ sỹ bậc thầy Việt Nam cũng vâjy, ta thấy nhiều ký hoạ đẹp và kỹ của Tô Ngọc 18
  20. Vân, Trần Văn Cẩn, Bùi Xuân Phái, Diệp Minh Châu, Sỹ Ngọc, mà nếu không có tư liệu thì không thể xây dựng được bố cục như vậy. Ở bức tranh Tát nước đồng chiêm của hoạ sỹ Trần Văn Cẩn là một bức tranh đẹp thành công trong công việc chọn chủ đề ở đề tài nông nghiệp. Tác giả đã diễn tả một đoàn người đang tát nước từ dưới mương lên ruộng. Bố cục theo dạng hình tháp, cách diễn tả các dáng người tát nước theo phối cảnh không gian xa gần tạo thành một đường lượn mềm mại gây sự uyển chuyển trong không gian bức tranh. Từ cánh cò trên khóm tre đến những dáng điệu con người và thế chân tay, bờ mương, hàng lúa đang thì con gái tạo dựng nên một không khí sôi nổi, vui tươi như ngày hội trên cánh đồng. Nhịp điệu và không gian trong tranh như điệu múa, như những bài hát dân ca quen thuộc gần gũi với cuộc sống của những người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ đã bao đời vui buồn với cây lúa. Để có được bức tranh như vậy họa sĩ Trần Văn Cẩn phải có rất nhiều tư liệu để sử dụng. Các dáng người tát nước, người đang cúi xuống múc nước thì động tác chân tay, thế đứng, hướng trục từ đầu xuống chân cần tư thế như thế nào cho đúng; dáng người đang dướn lên, tay đưa về phía trước hắt dây gầu đổ nước vào ruộng. Ở mỗi người, các nét mặt, hình dáng, đắc điểm nhân vật cũng cần phải nghiên cứu tìm tư liệu khác nhau. Trong tranh Tát nước đồng chiêm ta thấy các nhân vật luôn được thể hiện khác nhau ít nhiều tùy cùng một động tác, một tư thế. Điều đó tránh được sự nhàm chán. Tất cả đều được tác giả tìm hiểu ghi chép có tư liệu đầy đủ để sử dụng cho việc xây dựng bố cục tranh. Trong tranh cũng có nhiều chi tiết, nhiều hình mảng phụ như khóm tre, con cò, hàng lúa, chiếc gầu giai phụ họa cho nội dung tranh góp phần làm cho bố cục thêm phong phú và sinh động. Không nên lầm tưởng chỉ có các họa sĩ cổ điển, hàn lâm và các họa sĩ theo chủ nghĩa hiện thực mới đi tìm tư liệu trong quá trình xây dựng bố cục tranh. Các họa sĩ hiện đại từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX cũng say sưa đi tìm tư liệu, đi tìm cái mới để sáng tạo ra những khuynh hướng, trường phái nghệ thuật mới như: trường phái Ấn tượng của các họa sĩ Mô - nê, Pi- xa - rô, Đơ - ga, Rơ- noa, Ma- nê, Gô- ganh, Van- Gốc ; trường phái Dã thú như Vơ- la- manh, Ma- tít- xơ, Van- đô- ghen ; trường phái Lập thể như Bơ- rắc- cơ và đắc biệt là Pi- cát- xô. Từ hiện thực kinh điển họ đòi hỏi tranh vẽ phải sáng tạo không ngừng trên cơ sở sự biến đổi của thời đại của khoa học và của thiên nhiên cũng như của con người. 5.3. Xây dựng hình tượng nhân vật Tùy đối tượng và nội dung đề tài định diễn tả để xây dựng hình tượng nhân vật trong bố cục tranh. Thời nay đã có một số lượng khổng lồ các tác phẩm và tác giả ở 19
  21. thế giới và trong nước, đã có một sự thông tin nhanh và nhiều. Cho nên trong bố cục đã cho phép người ta nói một khía cạnh độc đáo, một vấn đề nhỏ và khác lạ sâu sắc. Vì vậy cần phải tính đến cái độc đáo, cái lạ trong cái định biểu hiện và tránh tất cả sự giống nhau theo kiểu sao chép cái người ta đã làm để gây ấn tượng cho người xem. Xây dựng hình tượng nhân vật là bộc lộ cảm xúc, bộc lộ trí tuệ và sức sáng tạo của mỗi người. Phải xem nhiều, học hỏi nhiều, biết cái người ta đã làm được và đã có rồi, tìm ra định hướng, tìm ra hình tượng của mình, hỉnh tượng của nhân vật của chủ đề đinh sáng tác. Hình tượng không được đơn giản một chiều hoặc nhiều chi tiết như ảnh, hoặc khái quát như sơ đồ, biểu đồ mà phải tìm ra được một sự kết hợp nhuần nhuyễn trong tổng thể của bố cục. Trong tranh các nhân vật nói chung cần có được những đặc điểm, tính cách riêng, nó phải là hình tượng chính của bức tranh. Xem bức Thuyền trên sông Hương của Tô Ngọc Vân, hình tượng người lái đò vươn mình vượt sóng một cách nặng nhọc đối lập với hình tượng các cô gái tát nước đồng chiêm trong tranh của Trần Văn Cẩn kéo dây gầu tát nước như múa, như reo. Hình tượng nhân vật trong tranh của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh là những em bé, những người nông dân nhà quê hiền lành chất phác, trong Chơi ô ăn quan, Bữa cơm ngày mùa hay Sau giờ trực chiến Mỗi đề tài, mỗi nội dung chủ đề đều cần có những hình tượng nhân vật riêng phù hợp với ý đồ của tác giả. Qua đó ta thấy hình tượng nhân vật khi đưa vào tranh luôn luôn phải được coi trọng để khi thể hiện bố cục, toàn bộ sự hoạt động của nhân vật và bối cảnh không gian hòa quyện vào một tổng thể chung cùng góp phần diễn đạt chủ đề. Có như vậy tác phẩm mới đạt được nội dung sâu sắc và gây nhiều ấn tượng thẩm mĩ cho người xem. 5.4. Lựa chọn hình thức bố cục Có nhiều hình thức bố cục và mảng hình khác nhau Sau khi đã có chủ đề cụ thể theo một đề tài nào đó, có đầy đủ tư liệu, có hình tượng nội dung để xây dựng bố cục tranh ta cần phải xác định hình thức bố cục. Cách sắp xếp nhân vật trọng tâm đặt ở vị trí nào? Gồm mấy nhân vật tất cả? Các nhân vật phải được sắp đặt theo mảng chính, mảng phụ làm sao để tạo nên một thể thống nhất và hợp lí. Khi bố trí các hình mảng phải phối hợp sao cho tạo được một bố cục độc đáo, không dễ dãi, nhàm chán mà phải có cái riêng của mình, cái riêng của chủ đề nội dung đã chọn. Đó là một công việc rất khó và công phu. Tuy nhiên việc lựa chon theo hình thức nào là tùy thuộc vào hình tượng và chủ đề nội dung, tùy thuộc vào sự tìm tòi và sáng tạo của người vẽ. Ta có thể thử nghiệm rất nhiều hình thức hoặc phối hợp với nhau để tìm lầy một hình thức tối ưu. Ví dụ bức tranh Tát nước đồng chiêm của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Trên cơ sở tư liệu và cảm nhận trước vẻ đẹp thiên nhiên của cánh đồng quê hương, họa sĩ muốn diễn tả một không khí 20
  22. sôi động, rộn ràng, mênh mông bát ngát, nên đã chọn hình thức theo phối cảnh phổ thông có xa, có gần. Nhân vật chính là một nhóm người được tác giả sắp xếp bố cục theo dạng hình tháp, không cứng nhắc ma uyển chuyển một cách tài tình đã tạo nên sự hài hòa giữa các mảng màu, giữa cảnh trí và con người trong tranh. 5.5. Phác thảo bố cục mảng đen trắng, màu Khi đã có đầy đủ các yếu tố cần thiết để xây dựng, sáng tác một bức tranh theo chủ đề nội dung đã được xác định, ta cần dành nhiều thời gian, tình cảm và cả trí tuệ nữa để suy nghĩ, sắp xếp, bố cục hình mảng con người và sự vật sao cho đẹp, hợp lí và rõ ý, nêu bật được nội dung chủ đề một cách sâu sắc nhất. Đó là tìm phác thảo bố cục. Trong quá trình tìm phác thảo bố cục ( thường vẽ trên khổ giấy nhỏ bằng 1/2 tờ giấy A4) luôn phải tìm phác thảo theo nhiều dạng, nhiều góc độ khác nhau. Phải vẽ nhiều phác thảo bố cục với sự sắp xếp đơn giản trước, tức là thử đặt hình mảng con người, cảnh vật bằng các mảng đậm nhạt, to nhỏ, hình vẽ đơn giản chưa có chi tiết về dáng hình và đặc điểm của các nhân vật, để tập trung sự suy nghĩ vào việc thay đổi vị trí tìm ra nhiều phương án bố cục khác nhau. Đó là quá trình tìm ý đồ của mình bằng hình trên giấy. Trong khi phác thảo ta sẽ tìm được nhiều ý đồ khác nhau và cùng nảy sinh được nhiều cách biểu hiện nội dung một cách độc đáo hơn. Qua đó gạn lọc những cái hay cái đẹp ở các bố cục nhỏ khác nhau để rút kinh nghiệm làm tiếp các phác thảo khác hoàn chỉnh hơn. Khi tìm phác thảo đen trắng, phải luôn có ý thức tìm và sắp xếp các mảng chính phụ hài hòa hợp lí, nên tập trung vào mảng chính để diễn tả sau đó dùng tư liệu và vận dụng nhận thức bằng trí tưởng tượng của bản thân để thêm bớt những mảng hình cần thiết để tạo cho một bố cục chặt chẽ hấp dẫn cả về hình thức và nội dung. Trước khi phác thảo màu, cần thiết phải có phác thảo mảng hình và đậm nhạt kỹ, khuôn khổ có thể lớn bằng tranh sẽ thể hiện hoặc nhỏ hơn nhưng tỉ lệ thuận với một phác thảo nhỏ đã được chọn. Vẽ hình trên giấy khổ lớn là bước đầu thể hiện tranh chủ yếu về bố cục và hình, giai đoạn này ta vẫn có thể điều chỉnh nếu thấy cần thiết. Từ phác thảo nhỏ vẽ lớn ra mới bộc lộ những chỗ chưa hợp lý cần bổ sung thêm bớt hoặc cần có thêm tư liệu để tranh hoàn thiện hơn. Khi đã tạm hài lòng với bản vẽ hình và đậm nhạt trên tranh khổ lớn, định hình được tất cả về bố cục, hình tượng nhân vật, không gian, thời gian của tranh, ta có thể bắt đầu tìm một vài phác thảo mẫu theo ý định của mình phù hợp với nội dung của tranh. Giai đoạn này cần có những yếu tố sáng tạo để có sự thăng hoa trong quá trình đi tìm màu sắc. Nếu không có sự say mê và rung động trước một sự kiện nội dung , trước một bố cục đang hình thành thì sẽ không thành công trong công việc thể hiện bức tranh cả về bố cục, hình vẽ và màu sắc vì màu sắc là tình cảm. là linh hồn của bức tranh của tác giả. 21
  23. Bước phác thảo chính là bước rèn luyện cho người vẽ khả năng tìm tòi sáng tạo , thể nghiệm, thể hiện ý tưởng, cảm xúc về đối tượng hay cái đẹp dồn nén trước khi thể hiện. Làm tốt bước phác thảo là đã tiến tới gần thành công vì thế nhất thiết bắt buộc sinh viên phải làm phác thảo càng nhiều càng tốt để chọn lựa 5.6. Thể hiện tranh( phóng hình, tìm hình, vẽ màu) 5.6.1. Phóng hình, tìm hình Trong sách giáo khoa Mỹ thuật từ bậc Tiểu học và Trung học cơ sở và trong nhiều sách tham khảo các tác giả sách Mỹ thuật đã có nhiều bài hướng dẫn về phương pháp phóng tranh và ảnh. Thường có 3 phương pháp phóng tranh - Phóng tranh theo cách kẻ ô vuông. - Phóng tranh theo cách kẻ ô chữ nhật. - Phóng tranh theo cách kẻ đường chéo. Ngày nay máy photocopy đã có thể phóng tranh ảnh một cách cực kỳ nhanh chóng và chính xác. Nhưng những người học vẽ và hoạ sỹ phóng tranh của mình từ phác thảo nhỏ thành tranh khổ lớn là một quá trình tiếp tục sáng tác hoàn thiện. Cho nên tuỳ theo mỗi người có thể thực hiện theo phương pháp nào cũng được. Phóng tranh theo đúng hình mẫu không còn là khó khăn nhưng trong quá trình phóng tranh còn điều chỉnh làm đẹp hơn mới là điều cần luôn luôn coi trọng. 5.6.2. Thể hiện tranh bằng bột màu Đây là giai đoạn hào hứng và thú vị nhất của người vẽ tranh. Một khi ta đã có đầy đủ điều kiện để thể hiện một bức tranh từng ấp ủ với bao nhiêu công việc đã được chuẩn bị một cách chu đáo. Từ phác thảo đen trắng, đậm nhạt đến phác thảo màu, giấy được căng trên bản vẽ và đã can lại các hình mảng đến từng chi tiết của từng bức tranh, giá vẽ, bút màu vẽ đã sẵn sàng, ta thả mình vào công việc sáng tạo, bằng những nét bút, mảng màu đầu tiên theo dòng cảm xúc của mình. Khi vẽ màu, dù sao cũng phải trung thành với tinh thần của các mảng sáng tối, đậm nhạt, sắc màu của phác thảo song cũng không cần thiết phải pha thật đúng và chính xác với màu của phác thảo. Vì khi pha màu để làm theo bài phác thảo sự chuẩn xác là rất khó và khi đã vẽ lên những mảng màu lớn, màu cũng sẽ khác đi so với mảng màu nhỏ của phác thảo. Do vậy, khi vẽ màu cần phải so sánh tương quan đậm nhạt của phác thảo cũng như tương quan về các diện, các hình, các sắc độ tương phản, tương hỗ, các sắc nhị của màu sắc để tác phẩm dễ đạt được theo ý muốn. Điều cần chú ý khi vẽ màu trong tranh là phải so sánh màu trong tối và ngoài sáng của nhân vật và bối cảnh diễn tả trong tranh, những màu sắc tách biệt, đối chọi nhau nhằm để làm rõ, làm tôn hình tượng chủ đề định nhấn mạnh nhưng tất cả vẫn phải hài hoà trong không gian chung. Thông thường ta dùng màu nóng để vẽ phần ánh sáng, màu lạnh để vẽ bóng tối. Nhưng nghệ thuật xử lý màu sắc làm sao cho vừa, cho 22
  24. đẹp đó là cả quá trình học tập và rèn luyện vì đã có rất nhiều cách thể hiện màu sắc khác nhau, có khi bất chấp cả quy luật tự nhiên nhưng vẫn đẹp. Quá trình vẽ màu cần phác thảo toàn bộ bức tranh trước, vẽ nhanh và vẽ kín hết cả mặt tranh chứ không nên vẽ kỹ và xong từng chỗ một. Sau đó điều chỉnh từng bước, từng chỗ. Trong quá trình vẽ luôn luôn so sánh, quan sát theo phác thảo cần xác định bức tranh mình vẽ nằm trong gam màu chủ đạo nào? So với màu trong phác thảo có khác nhau ở điểm nào? Khi vẽ màu luôn quán xuyến vào toàn bộ bức tranh. Tránh sa đà vào diễn tả cảm xúc mang tính chi tiết bố cục không có trọng tâm khiến tranh không có một tổng thể đẹp, không thể hiện được ý đồ nội dung, không có sự hài hoà, hấp dẫn của bố cục và màu sắc. Nói về phương pháp thể hiện tranh, dù vẽ bằng chất liệu gì cũng phải nói đến bút pháp. Từ bút pháp đôi khi được coi như là cội nguồn của mọi thứ trong hội hoạ. Khi ta xem những bức tranh của các hoạ sỹ bậc thầy ta thường quan tâm nhiều đến bút pháp riêng của mỗi người. Ta nhận ra bút pháp vô cùng phong phú, biến đổi qua mỗi thời đại, mỗi dân tộc và mỗi hoạ sỹ đều có những bút pháp riêng độc đáo của mình. Người thì mạnh mẽ, khỏe khắn, thoải mái, người thì mềm mại, uyển chuyển, nhẹ nhàng 5.6.3. Hoàn thiện bài, trình bày, bo tranh Du kích tập bắn. 1947, tranh bột màu của Nguyễn Đỗ Cung. Bột màu là một chất liệu hội họa mang lại hiệu quả thẩm mỹ khá cao, cũng là một chất liệu tiện dùng và kinh tế hơn so với chất liệu khác. Chính vì vậy vào thời kỳ kháng chiến, khi cả nước tập chung toàn bộ sức người và sức của cho công cuộc vĩ đại của dân tộc, tranh bột màu đi cùng các họa sĩ tham gia vào cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt đặc biệt trong kháng chiến trống Pháp tranh bột màu trở thành vũ khí đấu tranh, khích lệ tinh thần nhân dân vững vàng, quyết tâm dành lại nền 23
  25. độc lập nước nhà và như ta biết không ít tác phẩm mang lại giá nghệ thuật cao. Ví như trong “Gặp gỡ” của Mai Văn Hiến toát lên một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà đằm thắm. Bức tranh kể về cuộc gặp gỡ của các nữ dân quân với các anh bộ đội cụ hồ. Trong tranh tác giả thể hiện tình cảm xúc động của cả hai bên, họ gặp nhau tình cờ trên đường, thăm hỏi nhau với một thái độ ân cần thân mật và gần gũi, không có khoảng cách xa lạ mà tất cả như thân quen từ rất lâu bởi ở họ cùng chung một nỗi niềm, cùng lo lắng cho vận mệnh chung của đất nước. Toàn bộ không gian trong bức tranh là một mảng màu lớn với những dãy núi trùng điệp. Bằng những nét bút mềm mại tác giả tạo ra được nhịp điệu của cuộc hành quân và không khí chan hòa ấm áp của buổi gặp gỡ. Gặp gỡ, tranh bột màu của Mai Văn Hiến Với đặc tính là của bột màu là tính phủ bề mặt cao, khi thể hiện người vẽ chú ý vẽ mảng lớn, đặc biệt trong phương pháp tạo hình nên xây dựng hình thể mang tính khái quát và khai thác triệt để sức biểu cảm của nét cùng với việc biết cách khắc phục những nhược điểm dễ mắc phải như đã trình bày ở trên thì tranh bột màu cũng là chất liệu hội họa đem lại những giá trị nghệ thuật cao. CÂU HỎI CỦNG CỐ 1. Bố cục là gì, nó có tầm quan trọng như thế nào đối với một tác phẩm hội hoạ? 2. Như thế nào gọi là tương quan các yếu tố tạo hình trong hội hoạ. 3. Có bao nhiêu dạng thức bố cục chính cho một bức tranh? Những dạng thức đó là gì? 4. Mỗi một nội dung tư tưởng nghệ thuật khác nhau có cần đến những bố cục khác nhau không? 5. Hãy trình bầy về kỹ thuật sử lý chất liệu bột màu? 24
  26. 8. Bài tập thực hành : 8.1. Bài tập 1: Đề tài tự do 25 tiết (10 + 15) – Khổ giấy 30 cm x 40 cm 8.1.1. Mục tiêu - Nắm được phương pháp xây dựng tranh bố cục, vẽ được 1 tranh bố cục đơn giản, có nhóm chính, phụ rõ, thể hiện được một nội dung đã chọn. 8.1.2. Yêu cầu thực hiện - Đọc kĩ giáo trình trước khi tới lớp - Sưu tầm, xem trước một số tranh của các họa sĩ tiêu biểu, phân tích tranh theo các dạng thức bố cục và yêu cầu về đường nét, hình mảng mầu sắc trong tranh - Khai thác được nội dung phù hợp (chủ đề gần gũi, hiểu biết và yêu thích) - Phác thảo mảng đen trắng, màu mỗi loại ít nhất 5 cái kích thước 13x18 cm - khai thác tư liệu ngoài giờ lên lớp (ghi chép, kí họa), nghiên cứu tư liệu sử dụng vào bài tập có hiệu quả. - Thực hiện đầy đủ các bước xây dựng tranh bố cục. 8.1.3. Kết quả đạt được - Vẽ được một tranh Bố cục đề tài tự chọn có Bố cục tương đối chặt chẽ, hình mảng có sự thay đổi, có hòa sắc vui mắt. 8.2. Bài tập 2: Đề tài Thiếu nhi 30 tiết (15+15) – Khổ giấy 40 cm x 60 cm 25 tiết (10 + 15) – Khổ giấy 30 cm x 40 cm 8.2.1. Mục tiêu - vẽ được 1 tranh bố cục đơn giản, có nhóm chính, phụ rõ, thể hiện được chủ đề về thiếu nhi - Bài vẽ có cảm xúc và thể hiện được tình cảm yêu mến trẻ em 8.2.2. Yêu cầu thực hiện - Nắm chắc được phương pháp xây dựng tranh bố cục 25
  27. - Biết sử dụng ký họa trong việc sắp xếp các nhóm hình - bước đầu gợi được các mảng hình phong phú trên cơ sở hình vẽ chắt lọc từ thực tế. - Tuân thủ các bước xây dựng tranh bố cục, mỗi bước có sự sáng tạo thêm - Bước đầu biết sử dụng màu chủ đạo, hợp với nội dung tranh. - Sưu tầm, xem trước một số tranh của các họa sĩ tiêu biểu, phân tích tranh theo các dạng thức bố cục và yêu cầu về đường nét, hình mảng mầu sắc trong tranh - Khai thác được nội dung phù hợp (chủ đề gần gũi, hiểu biết và yêu thích) - Phác thảo mảng đen trắng, màu mỗi loại ít nhất 5 cái kích thước 13x18 cm - khai thác tư liệu ngoài giờ lên lớp (ghi chép, kí họa), nghiên cứu tư liệu sử dụng vào bài tập có hiệu quả. 8.2.3. Kết quả đạt được - Vẽ được một tranh Bố cục đề tài thiếu nhi có Bố cục tương đối vui mắt, hình mảng ngộ nghĩnh thay đổi, màu sắc vui tươi. 8.3. Bài tập 3: Đề tài sinh hoạt 30 tiết (15+15) – Khổ giấy 40 cm x 60 cm 8.3.1. Mục tiêu - vẽ được 1 tranh bố cục, có nhóm chính, phụ rõ, thể hiện được chủ đề về đề tài sinh hoạt, biết sử dụng các dạng thức bố cục phong phú phù hợp với nội dung đề tài - Bước đầu hiểu được yếu tố nhịp điệu trong tranh và ứng dụng vào bài vẽ . 8.3.2. Yêu cầu thực hiện - Nắm được các yếu tố tương phản, nhịp điệu, động tĩnh trong tranh - Biết sử dụng ký họa trong việc sắp xếp các nhóm hình - Tạo được các mảng hình phong phú trên cơ sở hình vẽ chắt lọc từ thực tế. - Tuân thủ các bước xây dựng tranh bố cục, mỗi bước có sự sáng tạo thêm - Biết sử dụng màu chủ đạo, hợp với nội dung tranh, biết diễn chất bột màu phong phú. - Khai thác được nội dung, có hình thức thể hiện phù hợp - Phác thảo mảng đen trắng, màu mỗi loại ít nhất 5 cái kích thước 13x18 cm - khai thác tư liệu ngoài giờ lên lớp (ghi chép, kí họa), nghiên cứu tư liệu sử dụng vào bài tập có hiệu quả. 8.3.3. Kết quả đạt được - Vẽ được một tranh Bố cục đề tài sinh hoạt có Bố cục riêng hình mảng thay đổi, màu sắc phong phú. 8.4. Bài tập 4: Đề tài lễ hội 30 tiết ( 15+15) – Khổ giấy 45 cm x 60 cm 8.4.1. Mục tiêu - vẽ được 1 tranh bố cục về đề tài lễ hội có bố cục, phong cách riêng, thể hiện được tương quan tốt, có tình cảm gợi được cảm xúc cho người xem. 26
  28. 8.4.2. Yêu cầu thực hiện - Nắm chắc được các yếu tố tương phản, nhịp điệu, động tĩnh trong tranh - Biết sử dụng tư liệu triệt để và chắt lọc, biết khai thác vẻ đẹp của đối tượng trong thực tế - Tạo được các mảng hình (tạo hình) phong phú trên cơ sở hình vẽ chắt lọc từ thực tế. - Tuân thủ các bước xây dựng tranh bố cục, mỗi bước có sự sáng tạo thêm - Biết sử dụng màu chủ đạo, hợp với nội dung tranh, biết diễn chất bột màu phong phú. - Biết gợi được không gian, chiều sâu trong tranh, tạo được chất phong phú - Khai thác được nội dung, có hình thức thể hiện phù hợp - Phác thảo mảng đen trắng, màu mỗi loại ít nhất 5 cái kích thước 13x18 cm - khai thác tư liệu ngoài giờ lên lớp (ghi chép, kí họa), nghiên cứu tư liệu sử dụng vào bài tập có hiệu quả. 8.4.3. Kết quả đạt được - Vẽ được một tranh Bố cục đề tài lễ hội có Bố cục riêng hình mảng thay đổi, màu sắc phong phú toát lên được nội dung chủ đề. - Làm chủ được chất liệu, có cách nhìn thẩm mỹ tốt, có kiến thức bố cục cơ bản vững để tiếp tục sử dụng các chất liệu Hội họa thể hiện tranh - Biết vận dụng kiến thức Bố cục vào học tập các môn học Mỹ thuật 8.5. Bài thi học phần theo đề thi 30 tiết (15+15) – Khổ giấy 45 cm x 60 cm (yêu cầu cần đạt được như bài 4) HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: - Thực hiện học phần Bố cục 1 ở kỳ 2 - Quỹ thời gian học trên lớp hạn chế nên Giảng viên dạy 50% số giờ của chương trình, 50% sinh viên tự học ngoài ra sinh viên phải đi lấy tài liệu ngoài giờ hoăc vào các đợt thưc tế chuyên môn - Giảng viên hướng dẫn cách khai thác, ghi chép tài liệu và sử dụng tài liệu phục vụ nội dung đề tài. - Kết thúc mỗi học trình sinh viên treo bài trên lớp để so sánh tương quan, đánh giá sự tiến bộ trong nhận thức và kết quả học tập của mỗi SV. Mỗi sinh viên tự nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm bài của mình và nhận xét, xếp loại bài của tất cả thành viên trong lớp. Giảng viên phân tích, nhận xét bổ sung kiến thức, điều chỉnh và đánh giá kết quả từng bài. 27
  29. - Sinh viên: Yêu cầu chuẩn bị đủ đồ dùng dụng cụ học tập, và thực hiện đúng quy trình làm bài. Có ý thức, thường xuyên tới thư viên, triển lãm, bảo tàng để học tập ở các tác phẩm hội họa 28
  30. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Phi Hoanh. Lịch sử Mỹ thuật Việt nam, nhà xuất bản Văn hoá - Hà nội 1978 2. Jacques charpier và Pierre Sechers. Nghệ thuật Hội họa (Dịch Lê Thanh Lộc) NXB trẻ. 1996 3. Đặng Quý Khoa. Giáo trình bố cục. Trường ĐH Mỹ thuật 1992 4. Đàm Luyện. Giáo trình Bố cục tập 1,2,3. NXB Đại học sư phạm .2006 5. Vương Hoằng Lực. Nguyên lí Hội họa đen trắng. NXB mỹ thuật 2002 6. Manhize (Nga) Bàn về những điều cơ bản của Bố cục. Tài liệu dịch của Trường Đại học mỹ thuật TP Hồ Chí Minh. 1992 7. Đặng Bích Ngân (chủ biên), Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông, NXB Giáo dục, 2002. 8. Nguyễn Quân. Nghệ thuật tạo hình Việt nam hiện đại. Nhà xuất bản Mỹ thuật 1997 9. Tạ phương Thảo- Nguyễn Lăng Bình. Kí họa và Bố cục. NXB Giáo dục. 1998 10. Đặng Ngọc Trâm. Cấu trúc Hội họa. NXB Mỹ thuật. 2000 11. Nguyễn Văn Tỵ. Bố cục và các loại tranh khác. Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin 2000. 12. Lê Huy Văn, Trần Từ Thành, Cở sở tạo hình, NXB Mỹ thuật, Hà Nội 1998 29