Giáo trình Bảo trì máy và cài đặt phần mềm

doc 202 trang ngocly 3170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bảo trì máy và cài đặt phần mềm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_bao_tri_may_va_cai_dat_phan_mem.doc

Nội dung text: Giáo trình Bảo trì máy và cài đặt phần mềm

  1. PHẦN ĐIỆN : ĐIỆN TỬ CƠ BẢN I. Các khái niệm cơ bản I.1. Phần tử, nguyên tử - Phần tử : Theo thuyết phân tử, các nhà khoa học cho rằng : Phần tử chính là thành phần chính nhỏ nhất của vật chất. Vậy, một cách tổng quát, vật chất được cấu tạo bởi vô số những phần tử vật chất đó. - Nguyên tử : Nếu khảo sát tinh vi, ta sẽ thấy phân tử nước gồm một sô hạt nhỏ hơn. Ví dụ , nếu phân tích phân tử nước H20 ta nhận thấymỗi phân tử nước H20 gồm hai nguyên tử khí Hydro H và một số nguyên tử nhỏ nhất Oxy O. Theo thuyết nguyên tử thì nguyên tử là thành phần nhỏ nhất của vật chất còn mang tính vật chất đó. Các chất chỉ gồm một loại nguyên tử là các chất cơ bản(đơn chất), ví dụ : Oxy, Hydro, vàng, sắt I.2. Thuyết điện tử Tất cả các nguyên tử gồm có hai phần chính là nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm xoay chung quanh hạt nhận. Nhân gồm có proton và neutron. - Proton : Là hạt nhân mang điện tích dương. Các Proton nằm trong nhân nguyên tử. - Neutrron : Là hạt không mang điện tích. Các neutron nằm trong nhân nguyên tử. - Electron (Điện tử) : Là hạt mang điện tích âm cũng là điện tích cơ bản mỗi electron có điện tích là từ -1.6 *10- 19 Coulomb (C). Các electron chuyển động xung quanh nhân. Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 1
  2. Mô hình nguyên tử khí Helium Bình thường, một nguyên tử bao giờ cũng ở trạng thái trung hòa diện tích, nghĩa là số lượng Proton ở nhân và số lượng electron chuyển động xung quanh bằng nhau . Theo mô hình cấu tạo đơn giản hóa thì các điện tử di chuyển trên quỹ đạo tròn xung quanh nhân . I.3 Điện tích Điên là một thuộc tính của hạt. Lượng mang tính chất điện gọi là điện tích. Proton mang điện tích dương, electron mang điện tích âm . Các điện tích mang điện tích khác nhau : các hạt khác dấu hút nhau và cùng dấu thì đẩy nhau. Theo định luật Coulomb. Một phân tử hay nguyên tử trung hòa điện khi số lượng hạt dương (Proton) bằng số lượng hạt âm (Electron). Ngược lại một phân tử hay nguyên tử không cần bằng điện thì thành ion : ion dương khi số hạt dương nhiều hơn số hạt âm và ion âm khi số hạt âm nhiều hơn số hạt dương. Điều này có nghĩa là khi một nguyên tử trung hòa mất đi một electron thì nó trở thành ion âm, ngược lại khi nguyên tử nhận thêm một electron thì nó trở thành ion âm. I.4 Điện thế Muốn có dòng điện thì phải có sự di chuyển có hữu của điện tích. Muốn điện được di chuyển phải có một sai biệt về điện thế (hiêu điện thế). Do đó, muốn có hai điện thế khác nhau phải tạo được hai nguồn điện tích khác nhau. Khi nối vật mang chấn điện mang điện tích khác nhau bằng một dây đồng, ta sẽ có dòng diện chạy qua dây. Dòng diện dừng lại khi nào vật trở nên có cùng điện tích. Đơn vị của điện thế là Volt (V). I.5 Dòng điện òng điện là dòng chuyển động có hướng của các điện tử tự do. Độ lớn dòng điện là số lượng điện tích di chuyển qua bề mặt vật dẫn trong một đơn vị thời gian. 2 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  3. Theo quy ước dòng điện 1 có chiều chạy từ dương sang âm và có chiều ngược với chiều chuyển động của electron. Trong hệ si thì cường độ dòng điện i đơn vị ampere I.6 Dòng điện một chiều Là dòng điện và điện thế phân bố trong hệ mạch không thay đổi theo thời gian I.7 Dòng điện xoay chiều Là dòng điện mà dòng điện và điện thế phân bổ trong một hệ mạch thay đổi theo thời gian. Nếu sự biến đổi này hàm chứa một ý nghĩa gì đó hay mang trong nó một thông tin được gọi là ‘tín hiệu ’ . thí dụ như những tín hiệu âm thanh , tín hiệu hình ảnh Ta xét hai đại lượng đậc trưng cho tín hiệu :tần số và chu kỳ . Chu kỳ : là thời gian của một giao động tuần hoàn . chu kỳ ký hiệu là T , đơn vị là giây Tần số :là số dao động trong một đơn vị thời gian (1s). Tần số ký hiệu f, đơn vị là hertz (Hz) Công thức liên hệ giữa các chu kỳ và tần số : 1 T f Ví dụ điện nhà đèn mà chúng ta đang sử dụng là điện xoay chiều có tần số là 50Hz và dao động theo hình sinh II. Các linh kiện điện tử thủ động cơ bản II.1 Điện trở - định luật Ohm – công suất II.1.1 Điện trở Định nghĩa : điện trở là một linh kiện thụ động có tác dụng cacr trở dòng điện Đơn vị điện trở là ohm Các bội số của ohm : 1k = 103  1M =106  Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 3
  4. Để tiện việc chế tạo, sử dụng buôn bán người ta chỉ chế tạo điện trở với khoảng trên 100 trị số khác nhau với các bưới nhảy như sau : 1 1.2 1.5 1.8 2.2 2.7 3.3 4.7 5.6 6.8 8.2 10 12 15 18 22 27 33 47 56 68 82 100 120 150 180 220 270 330 470 560 680 820 1k 1.2K 1.5K 1.8K 2.2K 2.7K 3.3K 4.7K 5.6K 6.8K 8.2K 10k 1.2k 1.5k 1.8k 2.2kl 27k 33k 47k 56k 68k 82k 100K 120k 150k 180k 220k 270k 330k 470k 560k 680k 820K 1M 1.2m 1.5m 1.8m 2.2m 2.7m 3.3m 4.7M 5.6M 6.8M 8.2M Các điện trở thông dụng Điện trở của một dây dẫn : điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với điện trở suất chiều dài dây và tỷ lệ nghịch với tiếp diễn. 1 R S Trong đó : I : Chiều dài dây dẫn (m) R : điện trở : điện trở suất S : tiết diện dây m2 Điện trở suát phụ thuộc vào nhiệt độ và sự phụ thuộc này được xác định theo hệ thức sau : = o(1+at) 0 O : điện trở suất đo ở 0 C a : hệ số nhiệt độ t : nhiệt độ (0C) 4 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  5. Cách đọc điện trở : Đỏ Cam 27000  * Giá trị của điện trở thường không biểu diễn bằng số mà thay vào đó giá trị sẽ được biểu thị bằng các vòng màu được quy định sẵn. Trên than điện trở sẽ có ba hay bốn vòng màu tùy thuộc vào từng loại và dựa vào đó chúng ta sẽ xác định được tổng thể của chúng. Vòng 1 sẽ cho biết giá trị hàng chục, vòng hai là hàng đơn vị, vòng ba là hệ sô và vòng 4 là sai số của điện trở đó. Ví dụ : nếu chúng ta biết được vòng một có giá trị là 2, vòng hai là bảy vòng 3 là 3 và vòng 4 là 20% thì giá trị điện trở là : 27x103  20% hay giá trị của điện trở đó 27K và sai số là 20%. Quy tắc màu sắc Màu Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Vòng 4 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 5
  6. (Chục) (Đơn vị) (Hệ số (Sai số) nhân) Đen 0 0 100 20% Nâu 1 1 101 1% Đỏ 2 2 102 2% Cam 3 3 103 3% Vàng 4 4 104 4% Xanh lá 5 5 105 5% Xanh dương 6 6 106 6% Tím 7 7 107 7% Xám 8 8 108 8% Trắng 9 9 109 9% Vàng Kim - - 10-1 5% Bạc - - 10-2 10% Không có màu thứ tư sai số 20% Biến trở Biến trở thông dụng hiện nay là biến trở than. Do đó chúng ta chỉ khảo sát biến trở than có cấu tạo như sau : Người ta tráng một lớp than mỏng lên một hình vòng cung bằng bakelit 2 đầu lớp than chính là hai cực A, B của biến trở.ở giữa có một con chạy bằng kim loại tiếp xúc với than, con chạy chính là cực C của biến trở. Trục xoay được gắn liền với con trở khi xoay trục con chạy di động trên lớp than là cho trị số điện trở của biến trở thay đổi. Như vậy khi chỉnh biến trở ( bằng tay) trị số điện trở giữa AC và BC thay đổi nhưng trị số điện trở AB không đổi và trị số AB chính là trị số của biến trở Trong sử dụng ta cần phân biệt biến trở loại tuyến tính hay loại phi tuyến. ở loại tuyến tính điện trở thay đổi tỷ lệ đều theo góc 6 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  7. xoay của con chạy. ậ lại phi tuyến điện trở thay đổi theo hàm logarit nghĩa là ban đầu điện trở tăng chậm theo góc xoay của con chạy sau đó góc độ tăng nhanh dần. II.1.2 Các định luật cơ bản Trong tính toán , thiết kế, đặc biệt trong lý luận và phân tích mạch điện chúng ta cần phải dựa vào một số các định luật đã có để giải quyết bài toán. Định luật ohm : dòng điện tỷ lệ thuận với điện thế V và tỷ lệ nghịch với điện trở R. xét mạch sau : U I R Trong đó : I : dòng điện chạy qua điện trở U : hiệu điện thế hai đầu điện trở R : Điện trở ( ) Định luật nút dòng điện : một nút điện là chỗ nối các nhánh điện và phải có ít nhất ba nhánh điện trở lên. Định luật được phát biểu như sau : Tổng dòng điện đi vào nút bằng tổng dòng điện ra nút . ivào = ira II.1.3 Ghép điện trở Ghép nối tiếp : Mạch gồm các điện trở nối tiếp như hình trên có cùng dòng điện i qua mạch. Gọi hiệu điện thế giảm qua các điện trở lần lượt U1,U2 thì theo định luật ohn hai đầu điện trở : U1 = R1I, U2 = R2I, U3 = R3I Mặt khác, tổng các hiệu điện thế bằng điện thế nguồn. Do đó : Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 7
  8. U= U1+ U2+ U3= (R1+R2+R3)I Như vậy nhiều điện trở bắc nối tiếp có thể thế bằng điện trở tương đương có chỉ số bằng các tổng các điện trở : RTĐ = R1+ R2 +R3. Đặc điểm qua mạch ghép nối tiếp : Dòng điện đi qua các điện trở nối tiếp bằng nhau : I = I1 = I2 = I3 Tổng hiệu điện thế qua các điện trở nối tiếp bằng hiệu điện thế nguồn : U = U1 +U2 +U3+ = Ui Ghép song song : Mạch gồm các điện trở R1, R2 ,R3, mắc song song như hình trên, gọi dòng điện qua 3 điên trở lần lượt l1, l2, l3 với cùng điên thế V áp dụng ở hai đầu điện trở. áp dụng định luật ohm, ta có : U U U I 1 I 2 I 3 R R 2 R 3 Dòng điện I ở mạch chính băng tổng số dòng điện ở nhánh rẽ, nên 1 1 1 I I I I U 1 2 3 R R R3 1 2 1 Điện trở rương đương là điện trở sao cho dòng điện chạy qua RTĐ bằng dòng điện trong mạch chính khi có nhiều điện trở măc song song. U I R TD Từ (1) & (2), ta có : I 1 1 1 RTD R1 R2 R3 đặc điểm của mạch ghep song song : Dòng điện chinh bằng tổng dòng điện qua các nhánh rẽ ghép song song : I = I1+ I2+ I3 8 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  9. Điện thế nguồn trong mạch ghép song song bằng nhau : U = U1= U2= U3 II.1.4 Công suất Mạch gồm điẹn thế nguồn V cungt cấp dòng điện I cho tải. khi dòng điện qua tải , nói sẽ tiêu thụ một dòng công suất : P = U.I P : công suất tiêu thụ, đơn vị watt (w) U : điện thế nguồn, đơn vị Volt (V) I : dòng điện qua tải được cung cấp bởi nguồn, đơn vị ampere (A) U Ngoài ra định luật Ohm cho ta : I R TD Như vậy kết hợp giữa định luật Ohm & định luật watt người ta U 2 được hai hệ quả định luật : P= RI2 P = P = UI R Lưu ý : công thức này chỉ đúng với điện một chiều, còn với điện xoay chiều chỉ áp dụng được trong trường hợp điện thế và dòng điện cùng pha II.2 tụ điện II.2.1 Cấu tạo Gồm 2 bản phẳng bằng chaats dẫn điện (kim loại), gọi là hai bản cực đặt song song với nhau. ậ giữa là chất điện môi cách điện cùng pha. II .2.2 sự dẫn điện của tụ điện Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 9
  10. xét thí nghiệm với mô hình trên hiện tượng : đền sáng lên rồi tất giải thích : khi mới vừa đóng S tức thời điện tử từ cực âm của nguồn đèn đến cực bản bên phải đồng thời điện tử từ cực bên trái đến cực dưong nguồn . Như vậy sự di chuyển điện tử trên tạo ra dòng điện qua đèn làm đèn sáng . sau đó xẩy ra sự câc bằng điện tử giữa nguồn và tụ điện , nghĩa là không có sự di chuyển điện tử làm đèn tắt , lúc này hiệu điện thế 2 bản cực tụ bằng hiệu điện thế nguồn . nếu là nguồn xoay chiều , cức tính của nguồn biến thiên liên tục làm cho đèn sáng liên tục II.2.3 điện dung Tụ điện có khả năng tích trữ năng luyượng điện . sự tích trữ đó chính là khả năng biến dạng của chất điện môi . Nâng lượng trữ ở tụ điện là 1 W= CU2 2 W : năng lượng C : điện dung U :điện thế ngang qua tụ Các chỉ tiêu kỹ thật cảu tụ điện : II.2.4 ghép tụ điện ghép tụ điện 10 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  11. Tụ mắc nối tiếp Xem mạch gồm nguồn điện Uáp dụng cho hai tụ C1, C2 mắch nối tiếp .khi vừa mắch mạch , một số điện tử rời cực âm nguồn điện đến bản mạch cực bên phải của cực C2 cùng một số lượng điện tử bị đẩy ra khỏi bản cực bên trái của tụ C2 đến cực bên phải của tụ C1 . kết quả là 2 bản cực của tụ C1, C2 . hiện tượng tương tự xẩy ra ở C1. kết quả , 2 bản cực của tụ C1, C2 mang điện tích đối nhau là -Q và+Q. sự phân bố điện tích âm và như hình trên . để ý là hai tụ có điện dung C1, C2 khách nhau nhưng cùng một điện tích Qtrữ ở các bản cực . gọi U1, U2 lần lượt là độ giảm điện thế qia C1,C2 ta có : Q Q U1= Và U2= C2 C1 Nếu C là điện dung tương đương của hai tụ C1, C2 nối tiếp thì điện tíh trữ ở hai bản cực của C phải là Q nên : Q U= C Q Q Q= C1 C2 Suy ra điện dung C tương đương với điện dung ,mắch nối tiếp C1,C2 1 1 1 C C1 C2 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 11
  12. điện dung tương đương cửa tụ mắc nối tiếp giống như điện trở mắc song song . khi có nhiều tụ mắc nối tiếp , điện dung tương là : 1 1 1 1 C C1 C2 C3 ghép song song Xem mạch gồm nguồn điện thế v áp dụng cho tụ C1, C2 mắc song song. Khi vừa mắc mạch , sự di chuyển đến hoặc thoát li khỏi các bản cực của các điện tử cũng giống như các mô tả ở trước . Cùng một hiệu thế v áp dụng những khả năng lưu trữ điện của hai tụ khác nhau (C1Và C2 ) Nên lượng điện tích trữ ở hai tụ khác nhau : Q=C1U Q=C2 U Nếu C là điện dung tương đương với tụ C1, C2 mắc song song tích trữ ở hai bản cực của C là +(Q1+Q2) Và -(Q1+Q2 ) Nên : Q=Q1+Q2 CU=C1U+C2U C=C1+C2 Hay Điện dung tương đương của tụ mắc song song giống như điện trở mắc nối tiếp . khi có nhiều tụ mắc song song , điện dung tương đương là : C=C1+C2+C3+ II.2.5 Dung kháng 12 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  13. Dung kháng là đại lượng chỉ sức cản điện của tụ điện đối với dòng điện xoay chiều. Biểu thức của dung kháng là : 1 ZC = 2 . fC ZC : Dung kháng F : Tần số (Hz) C : điện dung (F) II.3 Cuổn cảm II.3.1 Cấu tạo : Cuộn cảm gồm nhiều dây điện quấn sát nhau, ngay cả chồng lên nhau, nhưng không chạm nhau ( do dây đồng có tráng lớp cách điện). Khi cho dòng điện vào cuộn cảm, nó sẽ phát sinh từ trường như nam châm hay còn gọi là nam châm điện. Khi cuộn dây được cuốn trên một lõi từ (sắt, ferit, ) từ trường mạnh lên rất nhiều. Muốn tăng từ trường hơn nữa, người ta quấn cuộn dây lên lõi từ khép kín, lúc bấy giờ từ trường chỉ khép kí, tập trung trong lõi từ và phần từ trường phát ra ngoài không khí rất nhỏ so với từ thẩm của không khí (vài trăm đến vài ngàn lần trở lên). Tuỳ theo cuộn cảm có lõi từ hay không, cuộn cảm đựoc ký hiệu như sau : II.3.2 Ghép cuộn cảm Ghép nối tiếp : xem hai cuộn cảm L1, L2 mắc nối tiếp như sau : Tự cảm tương đương của hai cuộn là : L=L1 +L2 Tổng quát : L= L1 +L2+ +Ln Công thức trên chỉ đúng khi cuộn dây lập biệt về từ Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 13
  14. ghép song song : khi các cuôn dây mấc sông song , lập biệt về từ , biểu thức tính tự cảm giống như các trường hợp mắc song song, xét mạch sau : Với hai cuộn L1 , L2 từ cảm tương đương với L cho lõi : 1 1 1 L L1 L2 Hay : 1 L1.L2 L L1 L2 Tổng quát : 1 1 1 1 L L1 L2 Ln II.3.3 Cảm kháng Cảm kháng được tính bởi biểu thức : ZL=2 fL ZL : Cảm kháng F : tần số (Hz) L : hệ số tử cảm Như vậy cảm kháng chính là đại lượng chỉ sức cản điện của cuộn cảm đối v ới dòng điện xoay chiều. III. Đồng hồ đo và cách sử dụng III.1 Vol – ohm – Miliampe kế hay đồng hồ đo vạn năng Vom là dung cụ nhiều chức nưng có thể dùng để đo : điện áp DC hoặc AC, dòng AC hoặc DC và điện trở. Một số Vom cũng có thể đo dexiben(db) và một số khác (với các bộ phận phối hợp có thể đo độ tử cảm và điện dung. Sơ đồ mạch của Vom đối với mỗi chức năng chủ yếu là sơ đồ mạch ROL kế, ampekế và ohm kế nhiều khoảng đo. Các điện trở chính xác dùng trong dụng cụ thông thường được sử dụng(tới lúc có thể ) ở mọi chức năng của dụng cụ. Sơ đồ mạch được bố trí lại một cách đơn giản ( như một vom kế, 14 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  15. Ampe kế hoặc ohm kế ) bằng cách đặt nhúng công tắc vào những vị trí thích hợp. Mặt máy và các thang đo với một VOM đo độ lệch chất lượng tốt điển hình ở hình bên dưới. Công tắc chức năng tạo điều kiện dễ dàng cho việc lựa chọn mA DC (miliampe một chiều), V DC (vol một chiều), R(điện trở), V AC (vol xoay chiều) và mA AC (miliampe xoay chiều). Khi xoay công tắc khoảng đo theo chiều kim đồng hồ thì các khoảng đo 0.1 tới 1000 áp dụng cho tất cả cá khoảng đo dòng và điện áp, ngoại trừ các khoảng đo dòng và điện áp AC bắt đầu một cáh tương ứng từ 1 mA và 1V. Như vậy, sử dụng các đầu ra + và -, dụng cụ có thể đo được những đại lượng sau : Dòng DC trên 12 khoảng đo từ 0 đến 100 A suốt 0 đến 1A(lưư ý rằng khoảng đo 0.1V DC cũng có thể sử dụng như khoảng 5 0 A DC Điện áp DC trên 12 khoảng đo từ 0 đến 100m v thông suốt o đến 1000 v điện trở trên năm khoảng đo mở rộng từ 1 tới 50 M  Điện áp Ac trên mười khoảng đo từ 0 đến 1 V thông suốt đến 1000V. Dòng Ac trên mười khoảng đo từ 0 đến 1 mA thông số tới 1 A Các đầu ra đánh dấu + và - thông thường được dùng cho tất cả các phép đo điện áp dòng và điện trở. Đầu ra 10-A DC được sử dụng như đầu ra + khi phải đo các mức dòng DC nằm trong khoảng từ 1A đén 10A . Đầu ra – là đầu ra thứ hai của dụng cụ trong trường hợp đó. Đối với các phép đo dòng Ac giữa 1 A và 10A thì sử dụng đầu ra 10 – A AC và đầu ra - tương tự với các phép đo điện áp giữa 1000V và 2500V AC. Có thể mở rộng tiếp các khoảng đo dòng và điện áp VOM bầng cách sử dụng các sun mấc ngoài và các bộ nhớ phối hợp điện áp cao Dụng cụ trên được lấp một mạch chống quá tải. Khi dòng điện trong máy đo vượt quá mức an toàn tối đa thì dụng cụ chống quá tải ngất mạch dụng cụ từ bên trong và núm CUT- Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 15
  16. OUTRESET bật lên. Mạch được nối bầng cách ấn núm CUT- OUT . Núm điều chỉnh REVESEkhông được mắc đúng cực .Âns (và giữ) núm REVERSEMETER sẽ đảo cực tính của máy đo , vì vậy thu được độ lệch dương (nghĩa là về phía phải của điểm zero).Thay cho núm điều chỉnh đó , một số dụng cụ có công tấc chức nâng vói các vị trí DC+và DC-.Có thể đảo cực cực tính bằng cách chuyển mạch giữa hai vị trí đó Điều chỉnh mức không cơ khí , hoậc điều chỉnh vị trí zero0laf núm điều chỉnh có rãnh để điều chỉnh vị trí zoro của kim bằng chìa vặn khi máy đo không đúng. Núm điều chỉnh zero ohm ( điện trở zero) sử dụng các chức năng ohm kế được điều chỉnh cho tới khi kim chỉ chính xác ô zero trên thang đo điện trở ( phía bên phải) . Dụng cụ vạn năng trên có kim lưới daovà mật đo có gương để tránh sai số thị sai. Thang đo trên cũng chỉ được dùng để đo điện trở. Khi chọn khoảng Rx1 thì điện trở do kim chỉ được đọc trực tiếp bằng ohm. ở những khoảng đo khác phải nhân số đọc của thang đo với hệ số thích hợp. Ví dụ, trên thang đo Rx10, mọi số đọc trên thang đo theo ohm đều phải được nhân với 10. Thang đo đánh dấu 0 tới 25 được sử dụng cho tất cả các khoảng đo dòng và điện áp vốn là bội của 25. ở khoảng đo 25-V hoặc khoảng 25- mA, thang này được đo trực tiếp theo Vol hoạc miliape. ở khoảng đo 2.5 V độ lệch toàn thang được biểu thị 2.5V như vậy mọi số đọc phải được chia cho 10. Khi đặt sang khoảng 250-V thì mọi số đọc (trong khoảng từ 0 đến 25) đều phải nhân với 10. Tương tự, các thang đo 0 tới 10 và 0 tới 50 phải được nhân với hệ số thích hợp với khoảng đo được chọn. Độ chính xác của phép đo bằng VOM thông thường là 2% toàn thang đo trên các khoảng đo điẹn áp và dòng một chiều.\, 2% toàn thang đo ở các khoảng đo dòng xoay chiều, 3% toàn thang đo ở các khoảng đo điện áp xoay chiều. Có thể dùng dụng cụ cho phép đo dòng xoy chiều tới tần số khoảng 16 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  17. 100kHz. Ngoài tần số đo đó thì các tác dụng của điện dung và độ tự cảm trong làm sai số đo tăng lên. Cũng như các thang đo điện trở, điện áp và dòng dụng cụ trên còn có tháng đo dexiben(dB), thang do CAP(điện dung) và thang đo IND (độ tự cảm) III.2 Sử dụng VOM như một AMPE Kế III.2.1 Ampe kế DC Đưa công tắc chứa chức năng với vị trí dòng một chiều – mA DC . Nếu cần thì điều chỉn núm để đưa kim về đúng vị trí Zero trên thang đo. Gõ nhẹ vào dụng cụ đẻ loại bỏ ma sát khi chỉnh mức không. Vặn công tắc khoảng đó tói vị trí dòng cao nhất của nó. Mắc dụng cụ nối tiếp với mạch hoặc bộ phận trong đó cần đo dòng điện. Phải mắc đúng cực, soa cho chiều của dòng điện (quy ước) là đi vào đầu ra dương và đi r a khỏi đầu ra âm. Điều chỉnh công tắc khoảng đo để cho độ lệch khả dĩ hơn nhất trên thang đó. Gõ nhẹ vào công dụng để loại bỏ ma sát khi đọc vị trí kim II.2.2 Ampe kế Ac Đật công tắc chức nâng vào vị trí dòng xoay chiều MÁY TÍNH VÀ KỸ THUẬT LẮP RÁP MÁY TÍNH CHƯƠNG TỔNG QUAN HỆ THỐNG MÁY TÍNH VÀ CÁC THIẾT BỊ NGOẠI I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN I.1 Cấu trúc chung của máy vi tính Máy vi tính là một hệ thống được ghép bởi các thiết bị tạo nên. Do đó để máy tính hoạt động được thì các thiết bị đó phải được lắp ghép với nhau một cách hợp lý và phải khai báo với các thiết bị khác. Ngày nay nghành tin học phát triển được dựa trên hai thành phần chính là phần cứng và phần mềm : Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 17
  18. I.1.1 Phần cứng (Hardware) Phần cứng (Hardware) nói chung là bao gồm các đối tượng hữu hình như các vỉ mạch (IC), các bản mạch in, cáp nối, nguồn điện, bộ nhớ, máy đọc bìa, chứ không phải là các đối tượng trừu tượng, các thuật toán hay là các chỉ thị. Phần cứng máy tính là tất cả các thiết bị vật lý được dùng để lắp ráp thành bộ máy tính. Ví dụ: Bộ vi xử lý, bo mạch chủ, bộ nhớ, bộ nguồn, các thiết bị lưu trữ, I.1.2 Phần mềm (Sortware) Khi nói đến phần mềm chúng ta hiểu đó là tập hợp tất cả các chương trình chạy được trên máy tính. Phần mềm được chia thành 2 loại: - Phần mềm hệ thống: Là các chương trình điều khiển sự hoạt động của máy tính, có chức năng quản lý tài nguyên, duy trì hoạt động của máy tính. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành. - Phần mềm ứng dụng: Là các chương trình phần mềm dùng để giải quyết các bài toán cụ thể trong thực tế. Ví dụ như các ngôn ngữ lập trình, các phần mềm đồ họa, các phần mềm quản lý CSDL, Ngoài ra, còn có một dạng trung gian giữa phần cứng và phần mềm được gọi là Firmware (phần mềm nhúng), nó chính là phần mềm nhưng được nhúng vào các mạch điện tử trong quá trình chế tạo các mạch điện tử này.Phần mềm nhúng được sử dụng để lưu các chương trình không được phép bị mất đi khi tắt điện. Hình 1 : cấu trúc chung một bộ máy I.1.3 Chức năng của máy tính 18 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  19. Máy vi tính là thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực tin học, nó được cấu thành từ các thiết bị điện tử và hoạt động dưới sự điều khiển của phần mềm. Máy tính thường có các chức năng cơ bản sau: - Xử lý dữ liệu: Dữ liệu thường tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau và yêu cầu xử lý là hết sức cần thiết. Do đó, máy tính phải có chức năng xử lý dữ liệu. - Lưu trữ dữ liệu: Chức năng này giúp máy tính có thể cập nhật, tìm kiếm và xử lý khi cần thiết. - Di chuyển dữ liệu: Máy tính phải có khả năng di chuyển dữ liệu giữa bản thân nó và thế giới bên ngoài. Chức năng này thường được thể hiện thông qua việc di chuyển dữ liệu giữa máy tính và các thiết bị kết nối với nó. - Điều khiển dữ liệu: Đơn vị điều khiển bên trong máy tính có nhiệm vụ quản lý các tài nguyên và điều phối sự vận hành của các thành phần chức năng phù hợp với yêu cầu của người sử dụng. I.2 Thiết bị vào Thiết bị vào là các thiết bị dùng để nhập dữ liệu vào máy tính như bàn phím (keyboard), chuột (mouse), máy quét ảnh (scan), và một số thiết bị khác. I.3 Thiết bị ra Thiết bị ra là các thiết bị dùng để hiển thị thông tin ra sau khi xử lý như màn hình (Monitor/Display), máy in (Printer), loa (Speaker), và một số thiết bị khác. I.4 Bộ nhớ Bộ nhớ là một thành phần quan trọng của máy tính, dùng để lưu trữ các lệnh và dữ liệu của máy tính. Bộ nhớ được xây dựng từ các phần tử nhớ cơ bản, mỗi phần tử nhớ cơ bản có thể nhớ được một bit thông tin. Đó là các mạch có hai trạng thái cân bằng ổn định (flip - flop). Bộ nhớ máy tính được chia thành hai loại, đó là bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. - Bộ nhớ trong: Bộ nhớ trong còn được gọi là bộ nhớ chính của máy tính, nó có chức năng lưu trữ thông tin trong quá trình máy tính hoạt động. Nó có 2loại: RAM, ROM (Chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn ở Chương 2 - Các thiết bị phần cứng máy tính). Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 19
  20. - Bộ nhớ ngoài: Bộ nhớ ngoài hay còn gọi là bộ nhớ phụ của máy tính, nó cho phép đọc/ghi và lưu trữ thông tin lâu dài kể cả khi máy tính không hoạt động hoặc khi tháo ra khỏi máy tính. Bộ nhớ ngoài phổ biến hiện nay là đĩa từ (đĩa cứng, đĩa mềm), đĩa quang (đĩa CD) và băng từ. II. CẤU TRÚC MÁY VI TÍNH II.1 Sơ đồ khối của máy tính Một máy tính được cấu tạo từ nhiều thành phần và mỗi máy tính cụ thể có thể có các thành phần khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể gắn thêm hay gỡ bỏ một số thiết bị không cần thiết. Nhưng có một số thành phần chính là không thể thiếu đối với bất kỳ một máy tính nào. Sau đây là sơ đồ khối minh họa cấu trúc chung của một máy tính. (Xem H-1.1) Thiết bị đầu ra (màn hình, máy in ) Thiết bị giao diện Đơn vị số học Bộ nhớ ALU đĩa từ Bộ nhớ Thiết bị giao diện Đơn vị điều Bộ nhớ khiển bán dẫn CPU Thiết bị đầu vào H - 1.1 Các khối cơ bản của một hệ thống máy tính I.2 Nguyên tắc hoạt động Máy tính không thể hoạt động được hoặc có thể hoạt động nhưng không thể đem lại một kết quả nào nếu như nó không có đầy đủ các thiết bị phần cứng cũng như các phần mềm điều khiển. Do đó, máy tính muốn hoạt động được và hoạt động hiệu quả thì nó phải dựa trên sự kết hợp giữa các thiết bị phần cứng và các phần mềm điều khiển. 20 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  21. III. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MÁY TÍNH. Trong lịch sử tiến hoá của máy tính nói chung và máy tính điện tử nói riêng, đã có hàng trăm loại máy tính khác nhau lần lượt được ra đời. Chiếc máy tính đầu tiên do nhà khoa học người Pháp Blase Pascal (1623 – 1662) chế tạo năm 1642. Chiếc máy tính này hoàn toàn là cơ khí, sử dụng các bánh xe răng, năng lượng cung cấp cho máy tính là sức người – Quay tay, chỉ thực hiện được phép toán cộng và trừ. Ba mươi năm sau, nhà bác học người Đức Baron Gotfried von Leibniz (1646 – 1716) đã chế tạo thành công một chiếc máy tính cơ khí khác, ngoài hai phép tính cộng, trừ nó còn có thể thực hiện được phép nhân và phép chia. Sau đó, giáo sư toán học Charles Babbage (1792 – 1871) ở trường đại học tổng hợp Cambridge đã thiết kế và chế tạo thành công chiếc máy tính thực hiện được các phép toán như máy tính của Pascal. Chiếc máy tính này được thiết kế để chạy một thuật toán duy nhất và có thể đưa số liệu ra ngoài. Mặc dù chiếc máy tính chạy khá tốt nhưng nó chỉ thực hiện được một thuật toán cho nên ông đã nghiên cứu cải tiến nó và cho ra đời chiếc máy mới bao gồm 4 thành phần là: Bộ nhớ, đơn vị tính toán, thiết bị vào và thiết bị ra. Chiếc máy tính này có thể thực hiện được các công việc khác nhau. Vào khoảng năm 1930 một sinh viên người Đức tên là Konrad Zuse đã chế tạo một loạt máy tính tự động sử dụng rơ-le điện tử. Các máy tính này đã bị ném bom trong chiến tranh thế giới phá huỷ năm 1944, vì vậy các máy tính này không có ảnh hưởng gì đến các máy tính thế hệ sau này. Các máy tính ra đời vào thời điểm trên còn được gọi là các máy tính thế hệ số không. Sau đó máy tính được phát triển không ngừng và ngày càng đa dạng hơn. Có thể phân chia sự phát triển của máy tính thành các thế hệ qua các thời kỳ như sau. III.1 Thế hệ thứ nhất (1943 - 1955) Các máy tính thuộc thế hệ này được lắp ráp bằng bóng đèn điện tử nên nó rất cồng kềnh và tiêu thụ nhiều năng lượng nhưng tốc độ tính toán lại rất chậm. Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 21
  22. III.2 Thế hệ thứ hai (1955 - 1965) Các máy tính thuộc thế hệ này được chế tạo bằng các linh kiện bán dẫn, kích thước được thu gọn hơn thế hệ trước, tốc độ xử lý vừa phải, sử dụng dễ dàng hơn và có độ tin cậy hơn. III.3 Thế hệ thứ ba (1965- 1980) Ở thế hệ này các máy tính được chế tạo bằng mạch tích hợp (IC) thay cho các bóng đèn bán dẫn, kích thước được thu gọn đáng kể, giá thành hạ và độ tin cậy hơn hẳn các thế hệ trước. III.4 Thế hệ thứ tư (1980 đến nay) Các máy tính thuộc thế hệ này được chế tạo bằng các mạch tích hợp cỡ lớn VLSI ( Very Larger Scale Integrator). Các bộ nhớ được tổ chức với khối lượng lớn và tốc độ nhanh. Thế hệ này xuất phát từ sự ra đời của máy IBM. V. CÁC LOẠI MÁY TÍNH Dựa trên kích thước vật lý, hiệu suất và lĩnh vực sử dụng, người ta chia máy tính thành các loại sau đây. - Microcomputer: Loại máy tính này còn được gọi là PC (Personal Computer), là những máy tính để bàn. PC có một bộ vi xử lý và một số thiết bị ngoại vi như màn hình, bàn phím, chuột, Loại máy tính này thường dùng cho một người sử dụng độc lập, ví dụ như soạn thảo văn bản, xử lý ảnh, - Minicomputer: Là những máy tính cỡ trung bình, có thể thực hiện được các ứng dụng tương đối lớn. Loại máy này thường được sử dụng trong các ứng dụng thời gian thực như trong việc tự động hoá sản xuất. - Supermini: Loại máy này thường được xây dựng dựa trên các bộ xử lý 32 bit và có hàng chục Megabyte bộ nhớ. Các máy loại này thường được ứng dụng trong các hệ thống phân chia thời gian. Ví dụ, máy quản gia của mạng (Network Fileserver), - Mainframe: Loại này thường là các máy tính của hãng IBM và Cray, được sử dụng trong chế độ các công việc sắp xếp theo lô lớn hoặc xử lý các giao dịch như trong hệ thống ngân hàng, bán vé máy bay, - Supercomputer: Loại máy tính này được thiết kế đặc biệt để đạt tốc độ thực hiện các phép tính dấu phẩy động cao nhất có thể có được, chúng thường có kiến trúc song song và chỉ hoạt động có hiệu quả cao trong một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ: như lĩnh vực dự báo thời tiết. 22 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  23. CHƯƠNG :2. THIẾT BỊ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH VÀ CÁCH LẮP RÁP I. TỔNG QUAN THIẾT BỊ PHẦN CỨNG Một hệ thống máy tính là sự kết hợp của ba khối cơ bản: Khối nhập dữ liệu, khối xử lý và lưu trữ dữ liệu, khối xuất thông tin. Tùy thuộc vào công việc của từng khối mà chúng được tạo thành từ các thiết bị với những đặc tính kỹ thuật riêng. - Các thiết bị nhập xuất nằm ngoài vỏ hộp máy thực hiện các công việc nhập dữ liệu và xuất thông tin (bàn phím, chuột, màn hình, máy in, ). - Các thiết bị xử lý, lưu trữ nằm bên trong hộp máy đảm nhận công việc xử lý và lưu trữ dữ liệu (bộ xử lý, bo mạch chủ, bộ nhớ, thiết bị lưu trữ, ). I.1 Các thiết bị nhập xuất phổ biến. I.1.1 Cổng giao tiếp Cổng giao tiếp là các cổng sử dụng cho việc giao tiếp giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi như cổng kết nối bàn phím, chuột, cổng kết nối màn hình, máy in, I.1.2 Các thiết bị nhập phổ biến Thiết bị nhập là các thiết bị tạo tín hiệu ở đầu vào của hệ thống máy tính, nó được dùng để nhập dữ liệu vào máy tính. Các thiết bị nhập thường được sử dụng như bàn phím, chuột, máy quét ảnh, I.1.3 Các thiết bị xuất phổ biến Thiết bị xuất là các thiết bị dùng để hiện thị các thông tin và kết quả xử lý trong quá trình làm việc. Các thiết bị xuất thường được sử dụng như màn hình, máy in, loa, I.2 Các thiết bị bên trong case I.2.1 Bộ nguồn (Power Supply Unit – PUS). Bộ nguồn là thiết bị dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều, cung cấp nguồn năng lượng cho các thiết bị trong hệ thống máy tính (sẽ tìm hiểu ở mục II.2). I.2.2 Bản mạch chính (Mainboard) Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 23
  24. Bản mạch chính còn được gọi là Mainboard hoặc System board, là mạch điện tử lớn và nó là thành phần quan trọng nhất bên trong máy tính. Bản mạch chính được dùng để kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp các thiết bị của máy tính lại thành một hệ thống. I.2.3 Các thiết bị lưu trữ (Storage devices) Các thiết bị lưu trữ bao gồm bộ nhớ (RAM, ROM) và các thiết bị khác như đĩa từ (đĩa mềm, đĩa cứng), đĩa quang (đĩa CD- ROM/CDR/DVD/ ), thiết bị nhớ di động (Flash disk) I.2.4 Card mở rộng. Card mở rộng là một bản mạch tích hợp được dùng để liên kết các thiết bị ngoại vi vào bản mạch chính thông qua cổng giao tiếp của Card. Ví dụ: VGA Card, Sound Card, Modem, II. HỘP MÁY VÀ BỘ NGUỒN II.1 Hộp máy (case) Hộp máy còn được gọi là Case, thường được làm bằng kim loại và dùng để chứa hầu hết các thiết bị bên trong máy tính như: Bộ nguồn, bản mạch chính, các ổ đĩa, card mở rộng, Tuỳ thuộc vào bộ nguồn được gắn vào Case mà người ta thường chia Case thành 2 loại là Case AT và Case ATX. II.1.1 Các kiểu hộp máy Hộp máy thường có nhiều kiểu dáng khác nhau như kiểu đứng, kiểu nằm, kiểu lớn, nhỏ, H – 2.1 Các kiểu hộp máy 24 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  25. II.1.2 Các công tắc và đèn tín hiệu trên hộp máy. - Công tắc nguồn (Power switch): Thông thường nó là công tắc lớn nhất trên Case, được dùng để khởi động máy. Đối với case AT thì công tắc nguồn được kết nối trực tiếp vào bộ nguồn, với Case ATX thì công tắc nguồn được nối vào Mainboard. - Nút khởi động lại (Reset button): Nút khởi động lại thường nút này được thiết kế nằm bên cạnh nút công tắc nguồn và được dùng để khởi động lại máy tính. - Đèn báo nguồn (Power led): Đèn này được kết nối vào Mainboard, khi bật công tắc máy thì đèn sẽ báo hiệu là máy đã được khởi động. - Đèn HDD (HDD led hay IDEl led): Được kết nối vào Mainboard để báo hiệu khi ổ cứng được truy xuất. II.2 Bộ nguồn (Power supply unit – pus) H – 2.2 Bộ nguồn Bộ nguồn là thiết bị có chức năng biến đổi dòng điện xoay chiều thành H – 2.1 Các kiểu PSU hiện nay Dòng điện một chiều để cung cấp nguồn năng lượng cho các thiết bị trong hệ thống máy tính. Bộ nguồn thường có công suất từ 250W đến 600W. Tùy vào tổng công suất tiêu thụ của các thiết bị trong hệ thống mà ta có thể lựa chọn bộ nguồn có công suất phù hợp. Dựa vào nguyên lý hoạt động và cách thiết kế mà bộ nguồn có các tên gọi khác nhau như Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 25
  26. nguồn AT, nguồn ATX. Các nguồn ATX được chia làm hai phiên bản là ATX 1.3 và ATX 2.x. II.2.1 Nguồn AT Bộ nguồn AT nối với Mainboard bằng một đầu nối kép, mỗi đầu có 6 sợi dây. Bên cạnh đó nó còn có nhiều đầu nối 4 dây với 2 kích cỡ khác nhau: Cỡ lớn dùng để cấp nguồn cho HDD, CD_ROM, , cỡ nhỏ dùng để cấp nguồn cho FDD. Loại nguồn này có dây nguồn được nối trực tiếp vào công tắc trên Case cho nên sau khi Shutdown máy thì phải tắt công tắc nguồn trên Case. Các đầu nối và điện thế xuất ra của nguồn AT - Đầu nối cấp điện cho Mainboard H –2.3 Đầu nối cấp điện cho Mainboard của nguồn AT  Lưu ý: Khi kết nối vào Mainboard thì cho các đầu dây màu đen ở hai đầu nối hướng vào nhau. - Đầu nối cấp điện cho FDD và HDD H –2.4 Đầu nối cấp điện cho FDD và HDD Hai loại đầu nối này cùng sử dụng chung một hiệu điện thế như nhau: 26 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  27. + Dây số 1 (màu vàng) có điện thế xuất ra: +12V + Dây số 2 (màu đen) có điện thế xuất ra: Gnd + Dây số 3 (màu đen) có điện thế xuất ra: Gnd + Dây số 4 (màu đỏ) có điện thế xuất ra: +5V II.2.2 Nguồn ATX. Nguồn ATX phiên bản 1.3 (ATX 1.3) được dùng cho máy Pentium III và máy Pentium IV đời đầu. Về nguyên tắc hoạt động cũng như thiết kế mạch, nguồn ATX 1.3 không khác nguồn AT nhiều nhưng vì phát triển sau nên nguồn ATX có nhiều ưu điểm hơn. Loại nguồn này có công tắc điện được kết nối trực tiếp vào Mainboard, do đó Shutdown máy sẽ có Chip trên Mainboard điều khiển tắt nguồn, người dùng không phải tắt công tắc nguồn trên case như nguồn AT. - Đầu nối cấp điện cho Mainboard: Khác với nguồn AT, loại nguồn này chỉ có một đầu kết nối duy nhất gồm 20 hoặc 24 chân. Đối với nguồn ATX 2.x đời mới có loại còn có bổ xung nguồn cắm cho chuẩn SATA. Hình vẽ sau mô tả cấu tạo của nguồn 20 chân : H –2.5 Đầu nối nguồn cấp điện cho Mainboard - Đầu nối cấp điện cho HDD và FD: Hai loại đầu nối này cũng giống với các đầu nối tương ứng sử dụng trên bộ nguồn AT. H – 2.6 Đầu nối của nguồn ATX cấp điện cho CPU Các loại đầu cắm nguồn thông dụng : Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 27
  28. II.2.4 Cách kiểm tra hoạt động của bộ nguồn Chuẩn bị đồng hồ vạn năng và chỉnh thông số như hình : Ban Bảng so sánh giữa nguồn ATX 1.3 và 2.x Cách kiểm tra nguồn ATX Tiến hành đo các nguồn 12v, 5v, 3.3v như sau : 28 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  29. đo 12v đo 5v đo 3.3 v Khi kiểm tra bộ nguồn, người ta thường dùng các thiết bị chuyên dụng hoặc đồng hồ vạn năng để kiểm tra, nhưng không phải lúc nào cũng có sẵn các thiết bị đó. Để thuận tiện cho việc kiểm tra trong những lúc không có các thiết bị chuyên dụng, ta có thể áp dụng cách kiểm tra như sau. Sử dụng một đây dẫn điện, một đầu nối vào chân thứ 14 (dây có màu xanh lá), đầu còn lại nối vào một trong các dây: 3, 5, 7, 13, 15, 16, 17 (các dây có màu đen). Sau đó cấp điện cho bộ nguồn, nếu quạt nguồn quay chứng tỏ bộ nguồn vẫn hoạt động (xem H – 2.7): H – 2.7 Cách kiểm tra bộ nguồn III. BẢN MẠCH CHÍNH Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 29
  30. H – 2.8 Bản mạch chính Bản mạch chính là một bản mạch lớn nằm trong vỏ hộp máy được tích hợp rất nhiều thiết bị điện tử, là thành phần chủ yếu của máy tính, có chức năng liên kết các thiết bị lại với nhau. Vì thế, bản mạch chính của máy tính được ví như hệ thần kinh của con người. Trên thực tế có nhiều loại bản mạch chính và công nghệ sản xuất cũng ngày càng được nâng cao hơn, tuy nhiên nguyên tắc hoạt động cũng như nguyên lý chế tạo vẫn thường được áp dụng theo chuẩn chung nhất. Trên bản mạch chính gồm có các thành phần chủ yếu như Bus, Chipset, Đế cắm CPU, khe cắm bộ nhớ, khe cắm cấp nguồn cho Mainboard, các ổ đĩa, các cổng giao tiếp, III.1 Bus Bus là đường dẫn chung được thiết lập giữa hai hay nhiều thành phần của máy tính nhằm truyền tín hiệu giữa các thiết bị này cho nhau. Các loại Bus trong máy bao gồm: - Bus bộ xử lý: Là đường truyền giữa CPU và ChipSet. - Bus bộ nhớ: Là đường truyền dữ liệu giữa CPU và bộ nhớ chính (RAM). - Bus địa chỉ: Là một phần của bus bộ xử lý và bus bộ nhớ được sử dụng để cho biết địa chỉ nào trong bus hệ thống hay trong bộ nhớ sẽ được dùng tới. - Bus I/O: Cho phép CPU liên lạc với các thiết bị ngoại vi. III.2 Chipset H – 2.9 Chipset Chipset là thành phần được gắn cố định trên Mainboard, làm nhiệm vụ điều khiển tín hiệu truyền giữa CPU, bộ nhớ hệ thống và bus. Chipset được chia thành 2 phần là Chipset cầu bắc (Chipset chính) và Chipset cầu nam (Chipset phụ). 30 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  31. - Chipset cầu bắc: Có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điểu khiển việc trao đổi thông tin giữa CPU, RAM, Cache, khe cắm AGP (nếu có) và Bus. Chipset cầu bắc có thể coi như trái tim của con người. Khi làm việc, Chipset cầu bắc thường toả ra một nhiệt lượng rất lớn nên nó được gắn một tấm tản nhiệt nhằm làm giảm nhanh nhiệt lượng toả ra. - Chipset cầu nam: Thực hiện việc điều khiển giữa IDE, Sound Card, LAN Card, USB, BIOS. Trên Chipset này thường được ghi các thông tin liên quan đến chipset và bo mạch chủ như tên hãng sản xuất, tốc độ của Chipset, Bus, III.3 Đế cắm CPU Đế cắm CPU thường được thiết kế ở trung tâm của bản mạch chính, dùng để kết nối CPU vào bản mạch chính. Đế cắm CPU thường có hai dạng: Đế cắm (Socket) và khe cắm (Slot). Đế cắm CPU được thiết kế đặc trưng cho từng thế hệ máy: - Đế cắm CPU_386 - Đế cắm CPU_486: Socket 1, 2, 3, 6 - Đế cắm CPU_Pentium: Socket 4, 5, 7, 8 - Đế cắm CPU_Celeron và Pentium III: Socket 370 - Đế cắm CPU_Pentium IV: Socket 423, 478, 775 (socket T) - Khe cắm CPU_ Pentium II, Celeron và Pentium III: Slot 1 - Khe cắm CPU_AMD-K7: Slot A Đế cắm Khe cắm Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 31
  32. H – 2.10 Các loại đế cắm và khe cắm CPU III.4 Khe cắm bộ nhớ Hầu hết các máy tính hiện nay đều sử dụng bộ nhớ RAM theo dạng thanh dó đó các khe cắm bộ nhớ cũng được thiết kế phù hợp với chúng. Khe cắm bộ nhớ có ba loại: SIMM RAM, DIMM RAM và RIM RAM. III.4.1 Khe cắm SIMM RAM H – 2.11 Khe cắm SIMM RAM Khe cắm SIMRAM (Single In-line Memory Module – Random Access Memory) thường có màu trắng, được sử dụng trên những Mainboard 586 trở về trước (hiện nay không còn dùng nữa). Có hai loại khe cắm SIMRAM: Loại 30 chân và loại 72 chân dùng để cắm các thanh RAM có số chân tương ứng. III.4.2 Khe cắm DIMM RAM Khe cắm DIMM RAM (Dual In-line Memory Module – Random Access Memory) thường có các loại được dùng để cắm các DIMM RAM tương ứng sau đây: a) Khe cắm SDRAM H – 2.12 Khe cắm SDRAM Khe cắm SDRAM (Synchnonous Dynamic RAM) có 168 chân dùng để cắm thanh nhớ SDRAM, thường dùng cho các Mainboard Pentium III trở về trước và Pentium IV đời đầu. b) Khe cắm DDR SDRAM 32 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  33. H – 2.13 Khe cắm DDRAM Khe cắm DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM) có 184 chân, dùng để cắm DDR RAM cho các Mainboard Pentium IV. Loại khe cắm này có tần số truyền cao từ 200MHz đến 400MHz. c) Khe cắm DDR2 H – 2.14 Khe cắm DDR2 Loại này tương tự khe cắm DDR SDRAM nhưng có tới 240 chân, dùng cho các DDRAM2 (DDRAM thế hệ sau). III.4.3 Khe cắm RIM RAM Loại khe cắm này được thiết kế cho Mainboard sử dụng bộ vi xử lý của hãng AMD. RAM RIM chỉ có 16 bít dữ liệu, do đó khi sử dụng cho CPU 64 bít dữ liệu, muốn đạt tốc độ của CPU cần phải cắm vào main 4 thành RAM RIM. III.5 Khe cắm cấp nguồn cho Mainboard Đây là khe cắm dùng để kết nối bộ nguồn vào Mainboard, nhằm cung cấp nguồn năng lượng cho các thiết bị trên Mainboard. Khe này thường có màu trắng và có số chân tương ứng với từng loại bộ nguồn. Vì vậy, khi kết nối bộ nguồn cần phải quan sát xem khe cắm trên Mainboard tương ứng với loại bộ nguồn nào. H – 2.15 Khe và đầu cắm cấp nguồn cho Mainboard III.6 Khe cắm cable ổ cứng và khe cắm cable ổ mềm III.6.1 Khe cắm cable ổ cứng Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 33
  34. H -2.16 Khe cắm Cable ổ cứng Trên Mainboard thông thường có 2 khe cắm cable ổ cứng được ký hiệu là IDE1 và IDE2 hoặc IDE0 và IDE1 (còn có tên gọi khác là ATA). Khe cắm IDE có 40 chân dùng Cable ổ cứng hoặc ổ CD_ROM, Ngoài ra, trên các Mainboard đời mới còn sử dụng thêm khe cắm SATA (7 chân) và khe cắm SCSI. III.6.2 Khe cắm cable ổ mềm Mỗi Mainboard thường chỉ có 1 khe cắm cable ổ mềm. Khe cắm Cable ổ mềm cũng được thiết kế tương tự khe cắm Cable ổ cứng nhưng có kích thước nhỏ hơn. Cable ổ mềm có 34 chân. III.7 BIOS và pin CMOS BIOS (Basic Input Output System) được thiết kế sẵn trên Mainboard, cung cấp một tập hợp các lệnh sơ cấp nhằm điều khiển các hoạt động cơ bản của máy tính như: - Kiểm tra việc khởi động của VGA card, bộ nhớ, mainboard, bộ điều khiển đĩa, bàn phím, - Tìm và nạp hệ điều hành. - Cung cấp chương trình cài đặt cấu hình máy. Chương trình trong BIOS được nhà sản xuất thiết lập sẵn, người dùng không thể thay đổi được nội dung của nó. Nhưng có thể thiết lập một số tuỳ chọn có sắn. H – 2.17 BIOS Pin CMOS (Complementary Metal Oxide Semiconductor): Trên Mainboard thường có một pin dùng để cung cấp nguồn năng lượng nhằm 34 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  35. duy trì sự hoạt động cho CMOS kể cả khi máy không hoạt động. Pin này được gọi là Pin CMOS. H – 2.18 Pin CMOS III.8 Khe cắm mở rộng Khe cắm mở rộng dùng để cắm các Card mở rộng như: VGA Card, Sound Card, LAN Card, Modem trong, Khe cắm mở rộng là phần chiếm nhiều diện tích nhất trên Mainboard. Các khe cắm mở rộng phải được thiết kế phù hợp với các loại card mở rộng nên các khe cắm này được thiết kế theo nhiều chuẩn khác nhau. Nhờ các khe cắm mở rộng mà có thể bổ sung nhiều tính năng mới cho máy tính thông qua các card mở rộng. Khe cắm mở rộng gồm có: - Khe cắm ISA (8 bit hoặc 16 bit) - Khe cắm Extended ISA (EISA) - Khe cắm VESA Local Bus (VL_Bus) - Khe cắm PCI (Peripheral Component Interconect) - Khe cắm AGP (Accelerated Graphic Port) Khe cắm ISA (Industry Standard Architecture) Khe cắm ISA 8 bit Khe cắm ISA 16 bit H – 2.19 Khe cắm ISA 8 bit H – 2.20 Khe cắm ISA 16 bitKhe cắm PCI (Peripheral Component Interconnect) Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 35
  36. H – 2.21 Các loại khe cắm PCI Khe cắm AGP (Accelerated Graphic Port) H – 2.22 Khe cắm AGP III.9 Cổng giao tiếp H - 2.23 Các cổng giao tiếp Các cổng giao tiếp thường được thiết kế hướng về phía sau của vỏ hộp máy nhằm thuận tiện cho việc kết nối và đảm bảo tính mỹ quan của hệ thống. 36 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  37. Các loại cổng giao tiếp thông dụng hiện nay: III.9.1 Cổng DIN và PS/2 H - 2.24 Cổng DIN và PS/2 Cổng DIN có đầu cắm dạng tròn to, ở phía trong có 5 chân cắm nhỏ, dùng để kết nối bàn phím (thường dùng với Mainboard sử dụng bộ nguồn AT) Cổng PS/2 (Mini DIN) có đầu cắm dạng tròn, ở phía trong có 6 chân cắm nhỏ, thường dùng để kết nối bàn phím với Mainboard ATX hoặc kết nối chuột. III.9.2 Cổng song song và cổng nối tiếp a) b) H - 2.25 Cổng song song (a) và cổng nối tiếp (b) Cổng song song có thể truyền 8 bit tại một thời điểm, đầu cắm cái có 25 chân, dùng để kết nối máy in vào máy tính. Cổng này còn có tên gọi khác là LPT1 (Hiện nay các máy in sử dụng cổng USB nên cổng LPT1 ít được sử dụng). Cổng nối tiếp còn được gọi là cổng RS-232, đầu cắm đực thường có 9 hoặc 25 chân. Loại cổng này chỉ truyền dữ liệu theo từng bit một với tốc độ 115Kbps (hiện nay rất ít được dùng). III.9.3 Cổng USB Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 37
  38. H - 2.26 Cổng USB Cổng USB (Universal Seria Bus) là loại cổng giao tiếp được phát hành vào năm 1996, nó được áp dụng công nghệ Bus mới cho phép kết nối nóng và tự nhận diện thiết bị khi được kết nối vào hệ thống. Hiện nay loại cổng này có các chuẩn là 1.0, 1.1 và 2.0 với băng thông tương ứng là 1.5Mbps, 12Mbps và 480Mbps. Cổng USB có 4 chân: Chân số 1 (VBUS) có điện thế +5V, chân số 2 là Data-, chân số 3 là Data+, chân số 4 là chân Gnd. IV. BỘ VI XỬ LÝ IV.1 Giới thiệu Bộ vi xử lý hay còn gọi là CPU (Center Proccesor Unit) là mạch tích hợp rất nhiều Transitor, chịu trách nhiệm xử lý và điều hành mọi hoạt động của máy tính. Tốc độ của CPU quyết định tốc độ của máy tính, khi người ta nói đến tốc độ của máy tính chính là nói đến tốc độ của CPU. Tốc độ của CPU được tính bằng MHz Hiện nay CPU đang được phát triển theo xu hướng tốc độ cao, kích thước nhỏ gọn. Intel là một hãng sản xuất CPU hàng đầu thế giới, sau đó là AMD và một số hãng khác như Cyrix, Nexgen, Motorola, IV.2 Phân loại CPU Có nhiều cách để phân loại CPU, có thể dựa vào tốc độ, điện thế, hãng sản xuất, bộ nhớ cache, Sau đây chúng ta sẽ phân loại CPU theo một số tiêu chí khác nhau. IV.2.1 Phân loại theo tốc độ Tốc độ của CPU là tần số mà tại đó nó thực thi các chỉ lệnh. Tần số này sử dụng đơn vị đo là MegaHec (MHz) hoặc GigaHec (GHz). Theo sự phân loại này thì CPU có 2 loại tốc độ: Tốc độ trong: Là tốc độ thực của CPU, thông thường tốc độ trong lớn hơn gấp nhiều lần tốc độ ngoài. Khi nói đến tốc độ của CPU người ta thường hiểu là tốc độ trong. Tốc độ ngoài: Là tốc độ hỗ trợ của Mainboard đối với CPU, tốc độ này phụ thuộc vào sự thiết lập Jum trên Mainboard. 38 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  39. H - 2.27 Jumper Jumper là một miếng Plastic, phía trong có chất dẫn điện dùng để cắm vào những mạch hở tạo thành những mạch kín trên Mainboard, nó còn được sử dụng để thiết lập sử hoạt động cho các ổ đĩa giao diện IDE. IV.2.2 Phân loại theo bộ nhớ Cache Mỗi CPU có 2 loại bộ nhớ Cache là Cache L1 (Level 1) và Cache L2 (Level 2). Cache L1 là nơi dùng để lưu trữ dữ liệu trước khi CPU xử lý, nó được tích hợp ngay trong CPU. Cache L2 là nơi dùng để lưu trữ dữ liệu sau khi CPU đã xử lý xong, cache L2 được đóng gói chung với CPU nhưng nó không được tích hợp vào nhân CPU, đối với các hệ thống cũ thì cache L2 được tích hợp trên Mainboard. Hiện nay ở một số Mainboard đời mới còn xuất hiện Cache L3, được thiết kế trên Mainboard nằm ở vị trí giữa CPU và RAM nhằm tối ưu hoá tốc độ giữa hai thiết bị này. IV.2.3 Phân loại theo điện thế Điện thế của CPU được Mainboard cấp. Các thế hệ CPU cũ thường sử dụng điện thế khoảng +5V nhưng đối với CPU thế hệ mới chỉ sử dụng điện thế khoảng +2V hoặc nhỏ hơn. Chính vì lý do trên mà thông thường một Mainboard không thể hỗ trợ nhiều CPU. Để giải quyết vấn đề trên, một số Mainboard có thiết bị điều chỉnh có khả năng thay đổi điện thế để sử dụng được nhiều loại CPU. IV.3 Các thế hệ Bộ vi xử lý của Intel. IV.3.1 Pentium H - 2.28 Bộ vi xử lý Pentium Bộ vi xử lý Pentium của Intel ra đời vào năm 1993, có tốc độ từ 60MHz đến 200MHz. Thế hệ Pentium đầu tiên có 237 chân sử dụng socket 4 có hiệu điện thế +5V hoạt động ở tần số 60MHz đến 66MHz. Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 39
  40. Thế hệ Pentium thứ hai có 296 chân sử dụng socket 5 và socket 7 có hiệu điện thế +3,3V hoạt động ở tần số 75MHz hoặc 200MHz. Thế hệ Pentium thứ ba (MMX) ra đời năm 1997 sử dụng socket 7 có hiệu điện thế +2,8V hoạt động ở tần số 166MHz hoặc 233MHz IV.3.2 Pentium Pro H - 2.29 Bộ vi xử lý Pentium Pro Bộ vi xử lý Pentium Pro được giới thiệu vào năm 1995, hình chữ nhật, có 387 chân sử dụng socket 8, điện thế +3V. Loại CPU này chủ yếu được thiết kế nhằm phục vụ cho các máy chủ (Server) sử dụng hệ điều hành 32 bit, ở hệ điều hành 16 bit thì loại này hoạt động chậm hơn Pentium. IV.3.3 Pentium II Pentium II được giới thiệu vào năm 1997 có tốc độ từ 233MHz đến 450MHz, sử dụng hiệu điện thế từ 2V đến 2,8V. H - 2.30 Bộ vi xử lý Pentium II IV.3.4 Celeron 40 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  41. H - 2.31 Bộ vi xử lý Celeron Celeron được hãng Intel phát triển nhằm mục đích giảm giá thành nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của một số người dùng không cần các chức năng xử lý đồ hoạ mạnh. IV.3.5 Pentium III Bộ xử lý Pentium III được phát hành năm 1999 sử dụng slot SEC và socket 370, có tốc độ từ 500MHz đến 1.2GHz. Sử dụng công nghệ Tualatin nên kích thước được thu gọn, tốc độ nhanh hơn và giá thành lại giảm hơn nhiều so với thế hệ Pentium II trước đó. a) Dùng khe cắm b) Dùng đế cắm H - 2.32 Bộ vi xử lý Pentium III IV.3.6 Pentium IV Bộ vi xử lý Pentium IV được giới thiệu vào năm 2002 sử dụng socket 423, socket 478 và socket 775 (dùng cho CPU Pentium IV không chân). Pentium IV sử dụng công nghệ HT (Hyperthreading – Siêu phân luồng) cho phép xử lý song song và có thể tăng tốc độ lên đến 130% so với CPU không sử dụng công nghệ HT, đặc biệt của công nghệ HT là hỗ trợ mạnh mẽ về lĩnh vực thiết kế đồ hoạ. Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 41
  42. H - 2.33 Bộ vi xử lý Pentium IV V> Pentium 4 hyper-threading (HT) Hyper threading cho phép CPU mô phỏng thành 2 bộ vi xử lý lập luận cùng chia tài nguyên của CPU vật lý duy nhất. Với công nghệ này, một CPU có thể hỗ trợ đa xử lý, nghĩa là cùng một lúc các tiến trình sẽ được thực thi một cách song song, không cần sự can thiệp của mainboard, giúp CPU hoạt động đồng thời với hai luồng độc lập mà không phải chuyển đổi qua lại lẫn nhau. Theo tính toán, HT cho phép Cpu chạy nhanh hơn 30 % so với khi không có nó. Khác với trước đây, muốn thực hiện đa xử lý ta phải cần tối thiểu 2 cpu, một phần mềm sẽ chia nhỏ dữ liệu cần xử lý và các CPU vật lý sẽ thi hành công việc của mình một cách độc lập với nhau. Đối với những ứng dụng nhỏ thì HT không mạng lại điều gì lớn lao,nhưng đối với lĩnh vực đồ hoạ biên tập phim, thiết kế chi tiết máy phức tạp thì công nghệ này mạng nhiều lợi ích. Công nghệ hyper threading có trên một số P4 dòng northowood và Prescott. Pentium 4 hyper threading northwood - ngày đưa vào :05-2003 - Gồm các CPU serries C(2.4C,2.6C,2.8C)hoặc có tốc độ trên 3.0GHz. - Tốc độ :2.4Ghz ~ 3.4Ghz - FSB : 800Mhz, ngoại trừ CPU Cache IV.3.7 Bảng tổng kết các thế hệ CPU Model Tốc độ CPU Bus Pemtium 60MHz – 200MHz 66MHz 42 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  43. Pemtium Pro 133MHz – 200MHz 66MHz Pemtium II 233MHz – 450MHz 66MHz – 100MHz Pemtium III 500MHz – 1.2GHz 100MHz – 133MHz Pemtium IV 1.2GHz – 3.2GHz 400MHz – 800MHz Pemtium IV 2.8GHz – 4.8GHz 533MHz – 1024MHz IV.4 Các yếu tố tác động đến hiệu suất của CPU Thông thường hiệu suất của CPU phụ thuộc vào các yếu tố sau: Bus dữ liệu: Là đường truyền dữ liệu trong hệ thống. Tại một thời điểm càng có nhiều đường truyền thì dữ liệu càng truyền đi được nhiều hơn. Bus địa chỉ: Là những đường truyền thông tin địa chỉ, bus này được sử dụng để cho biết vị trí của bộ nhớ dữ liệu sẽ được gửi hoặc nhận. Tốc độ xử lý: Tốc độ xử lý được tính bằng MegaHertz (một triệu chu kỳ trong một giây). Tuy nhiên tốc độ xử lý còn tuỳ thuộc vào từng chủng loại bộ vi xử lý. V. BỘ NHỚ V.1 Bộ nhớ RAM RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ chính của máy tính, có chức năng lưu trữ thông tin trong quá trình máy tính hoạt động. Khi mất điện thì mọi thông tin trong RAM đều bị xóa. RAM được phân thành 2 loại như sau: V.1.1 RAM SIMM RAM SIMM (Single Inline Memory Module) là loại RAM có một hàng chân, khi gắn vào Mainboard thì ta phải nghiêng một góc 45o và sau đó đẩy nó lên một góc 90o so với Mainboard. RAM SIM có 2 loại: - Loại 30 chân, có dung lượng 1MB đến 16MB. - Loại 72 chân, có dung lượng 1MB đến 32MB. Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 43
  44. H -2.34 RAM SIMM và cách lắp ráp V.1.2 RAM DIMM H -2.35 RAM DIMM và cách lắp ráp RAM DIMM (Dual Inline Memory Module) là loại RAM có hai hàng chân, trước khi gắn RAM vào Mainboard ta phải mở hai chốt nhựa ở hai đầu khe cắm, sau đó đặt thanh RAM vào đúng chiều và ấn đều xuống. Ram DIMM có 3 loại: SDRAM: Là loại RAM có 168 chân, bus 66MHz đến 133MHz, dung lượng 64MB đến 512MB. H - 2.36 SDRAM DDRAM (DDR SDRAM): Là loại RAM có 184 chân, bus 200MHz đến 400MHz, dung lượng 128MB trở lên, dùng cho thế hệ máy Pemtium IV H - 2.37 DDRAM 44 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  45. DDRAM2 (DDR2 SDRAM): Có 240 chân, là loại bộ nhớ có dung lượng lớn, tốc độ cao; chỉ sử dụng cho các máy có Chipset Intel 850 trở về sau. H - 2.38 DDRAM 2 V.2 Bộ nhớ ROM H – 2.39 Bộ nhớ ROM Bộ nhớ ROM (Read Only Memory) là loại chip nhớ dùng để lưu dữ liệu cố định cho phép truy xuất nhanh chóng, dễ dàng. Bộ nhớ ROM rất đắt tiền nên nó chỉ được sử dụng cho những mục đích nhất định. Trong máy tính ROM dùng để lưu BIOS. VI. CÁC THIẾT BỊ LƯU TRỮ VI.1 ổ đĩa cứng a) b) H - 2.40 Ổ đĩa cứng (a) và cấu tạo ổ cứng (b) Ổ đĩa cứng được cấu tạo gồm nhiều đĩa từ xếp chồng lên nhau, cùng được gắn chặt vào một trục quay có tốc độ từ 2000 đến 10000 vòng Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 45
  46. trong một phút. Khi đĩa quay sẽ có 1 hoặc nhiều đầu từ bay “là là” trên bề mặt các lá đĩa để đọc/ghi thông tin lên đĩa. VI.1.1 Các thành phần chính của ổ đĩa cứng Vỏ bọc: Được làm bằng nhôm chịu áp lực cao hoặc bằng Plastic cứng để bảo vệ ổ đĩa. Đĩa từ: Làm bằng nhôm hoặc thủy tinh, được phủ một lớp từ và lớp bảo vệ ở cả hai mặt. Đầu đọc ghi (đầu từ): Mỗi đĩa dùng riêng một đầu đọc ghi. Các đầu đọc ghi có trục điều chỉnh để có thể đọc được tất cả các vị trí trên bề mặt đĩa. Mạch điều khiển: Là bản mạch được lắp vào khung ổ đĩa có chức năng truyền tải các tín hiệu điều khiển và dữ liệu nhằm làm cho các đĩa từ có thể đọc ghi được các thông tin. Cổng giao tiếp: dùng để kết nối ổ cứng với Mainboard và bộ nguồn VI.1.2 Các loại giao tiếp của ổ đĩa cứng Giao tiếp IDE (Intelligent Device Electronics): Là loại giao tiếp thông dụng hiện nay, dùng để truyền dữ liệu từ ổ cứng vào máy và ngược lại. Giao tiếp IDE thường có 40 chân, sử dụng dây cáp 40 hoặc 80 sợi để nối vào Mainboard. Giao tiếp SATA (Seria ATA): Là loại giao tiếp mới chỉ có 7 chân, sử dụng cable 7 sợi để nối với Mainboard. Loại giao tiếp này có thể truyền với tốc độ 150Mbps đến 600Mbps. Để sử dụng được các ổ đĩa có giao tiếp SATA thì trên Mainboard phải có khe cắm SATA, nếu không có bạn cần phải cắm thêm Card hỗ trợ giao tiếp SATA vào khe cắm PCI. Giao tiếp SCSI (Small Computer System Interface): Thiết bị SCSI có thể gắn trong hoặc gắn ngoài. Loại gắn trong 8 bit sử dụng cáp SCSI loại A có 50 chân tương tự như cáp của ổ đĩa IDE, loại 16 bit sử dụng cáp loại P, có 68 sợi nhỏ và đầu cắm loại DB. Ngoài ra, còn có đầu cắm 80 chân dùng cho loại SCSI cao cấp. Đầu cắm SCSI gắn ngoài sử dụng đầu cắm Centronics 50 chân, giống đầu cắm của máy in song song. Bên cạnh đó còn có một số đầu cắm khác 25, 50, 68, 80 chân. Ngoài ra trên bản mạch điều khiển của ổ đĩa cứng còn có thêm khe cắm để cấp nguồn điện cho ổ đĩa và một khe đùng để thiết lập sự hoạt động (Setjum) cho ổ đĩa. VI.1.3 Dây cáp kết nối ổ đĩa cứng vào Mainboard. 46 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm H - 2.41 Đầu nối SATA và Đầu nối IDE
  47. Cáp SATA có 7 sợi nhỏ và hai đầu nối Cáp IDE (ATA) thường có 40 hoặc 80 sợi và có 2 hoặc 3 đầu nối, một đầu kết nối vào Mainboard, các đầu còn lại dùng để nối vào ổ cứng hoặc ổ CD_ROM. Lưu ý khi kết nối, nên kết nối đầu có màu khác với hai đầu còn lại vào Mainboard. VI.1.4 Cách thiết lập sự hoạt động (Setjum) cho ổ đĩa cứng. Trên Mainboard có 2 khe để kết nối cable ổ cứng là IDE1 và IDE2 hoặc IDE0 và IDE1, các thiết bị kết nối vào khe IDE thứ nhất sẽ được ưu tiên hơn các thiết bị kết nối vào khe IDE thứ hai. Khi có 2 thiết bị cứng được gắn vào một sợi cable IDE thì một thiết bị phải được thiết lập là Master (chủ), thiết bị còn lại là Slave (khách). Phía sau mỗi ổ đĩa được thiết kế 1 vị trí để thiết lập Jumper cho ổ đĩa và trên bề mặt của ổ đĩa thường có bảng hướng dẫn cách Setjum cho ổ đĩa đó. Căn cứ vào bảng hướng dẫn này để thiết lập cho ổ đĩa là Master hay Slave. Ý nghĩa của các mục trong bảng hướng dẫn: - Master or Single Drive: Thiết lập Master hoặc chỉ sử dụng một ổ đĩa. - Drive is Slave: Thiết lập Slave cho ổ đĩa - Master With a Non ATA Compatible slave: Thiết lập Master với ổ đĩa thứ hai không tương thích chuẩn ATA. - Enable Cable Select: Lựa chọn Master hay Slave cho cable nối VI.3 Đĩa quang Các thiết bị lưu trữ quang học không được lắp cố định trong máy, các thiết bị này có dung lượng lớn. Ví dụ như đĩa CD, VCD, DVD, Thông thường đĩa CD có dung lượng khoảng 760 Mb. Muốn đọc thông tin từ đĩa CD máy tính cần có ổ đĩa CD ROM (được lắp sẵn trong máy), muốn ghi thông tin lên đĩa CD cần có ổ CD Writer. Cách thiết lập Jumper để gắn ổ đĩa CD vào cáp dữ liệu cắm lên máy tính cũng tương tự như ổ đĩa cứng. Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 47
  48. H – 2.45 Ổ đĩa CD ROM VI. THIẾT BỊ NGOẠI VI VI.1 Các thiết bị nhập phổ biến VI.1.1. Bàn phím Bàn phím (Keyboard) là thiết bị nhập chuẩn có nhiệm vụ chuyển đổi những tín hiệu gõ phím thành ký tự hoặc số. a) Các loại bàn phím - Bàn phím PC và XT, có 83 phím - Bàn phím AT, có 84 phím - Bàn phím tăng cường, có 101 phím - Bàn phím tăng cường windows 95, có 104 phím - Bàn phím Multimedia (có thêm một số chức năng Multimedia) Bàn phím thường được sắp xếp theo các nhóm phím như sau: - Các phím ký tự (gồm các phím chữ từ A, B, C, Z) - Các phím số (gồm các phím số và các phép toán) - Các phím điều khiển (gồm các phím Ctrl, Shift, Alt, Tab, ) - Các phím chức năng (gồm các phím từ F1 đến F12). b) Các loại giao tiếp bàn phím - Đầu kết nối cổng DIN - Đầu kết nối cổng PS/2 - Đầu kết nối cổng USB (Các loại cổng này đã trình bày trong mục III.9 của chương này) DIN ps/2 (Mini DIN) USB 48 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  49. H - 2.49 Các loại cổng kết nối bàn phím VI.1.2 Chuột Chuột (Mouse) là thiết bị dùng để biến đổi các động tác di chuyển của bàn tay thành sự di chuyển của con trỏ trên màn hình. a) Các bộ phận chính của chuột - Bi xoay tiếp xúc với mặt bàn - Trục lăn của bi xoay phát tín hiệu truyền vào hệ thống - Các phím dùng để lựa chọn ( có 2 hoặc 3 phím) - Cáp nối vào hệ thống - Đầu kết nối chuột vào hệ thống b) Các loại giao tiếp chuột H - 2.50 - Đầu kết nối cổng COM Chuột - Đầu kết nối cổng PS/2 - Đầu kết nối cổng USB (Các loại cổng này đã trình bày trong mục III.9 của chương này) VI.2 Các thiết bị xuất phổ biến VI.2.1 Màn hình Màn hình là thiết bị xuất chuẩn dùng để hiển thị thông tin dưới dạng hình ảnh, là kết quả của quá trình xử lý thông tin do máy tính thực hiện. VI.2.2 Máy in Máy in cũng là thiết bị xuất chuẩn nhưng nó xuất thông tin dưới dạng ký tự được hiển thị lên giấy. (Xem thêm phần III chương 2) VI.3 Các thiết bị nhập xuất khác Ngoài các thiết bị nhập xuất được giới thiệu ở trên, còn có nhiều thiết bị nhập xuất khác như: Loa, Máy quét ảnh, Máy cắt chữ, Máy ảnh kỹ thuật số, Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 49
  50. a) b) c) H – 2.51 Loa (a), Máy quét ảnh (b) , Webcam (c) VII. CARD MỞ RỘNG Card mở rộng là một vỉ mạch được tích hợp nhiều thiết bị điện tử và được thiết kế theo tính năng riêng của nó. Ví dụ, VGA Card dùng để hiển thị hình ảnh, Sound Card dùng để phát âm thanh, Card mở rộng có nhiệm vụ truyền tải thông tin liên lạc giữa hệ thống bên trong với các thiết bị ngoại vi, nhằm mở rộng tính năng làm việc của máy tính. VIII.1 Video Card Video card là thiết bị dùng để giao tiếp giữa máy tính với màn hình thông qua cổng giao tiếp. Video card thường có các chuẩn sau: Chuẩn Hercule (đơn sắc): Có độ phân giải 720 x 348, hiện thị được 1 màu. Chuẩn CGA (Color Graphic Adapter): Có độ phân giải 640 x 200 pixel (điểm ảnh), hiển thị được 4 đến 16 màu. Chuẩn EGA (Enhanced Graphic Adapter): Có độ phân giải 640 x 350 pixel, hiển thị được 16 đến 64 màu. Chuẩn VGA (Video Graphic Adapter): Có độ phân giải 640 x 480 pixel, hiển thị được 64 đến 256 màu. Chuẩn SVGA (Supper Video Graphic Adapter): Có độ phân giải từ 800 x 600 đến 1280 x 1024 pixel, hiển thị được từ 16 bit đến 32 bit màu. VIII.2 Sound Card 50 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  51. H - 2.52 Sound Card Sound Card còn được gọi là Card âm thanh dùng để truyền âm thanh từ máy tính đến loa. Hiện nay hầu hết các PC đều có hỗ trợ âm thanh trên một card riêng hoặc được tích hợp trên Mainboard (On board). Trên card âm thanh thường có các cổng sau: - Line In: Dùng cho các hoạt động thu âm thanh - Line Out: Dùng để gửi tín hiệu ra loa - Microphone: Dùng để thu âm thanh từ ngoài vào - Games: Dùng để gắn các thiết bị chơi games như Joctrick, VIII.3 Card giao tiếp mạng Card giao tiếp mạng (NIC/Adapter) là thiết bị cung cấp cổng giao tiếp giữa máy và dây cáp mạng cho phép kết nối máy tính vào hệ thống mạng. Card mạng có chức năng là đóng gói dữ liệu, gửi nhận dữ liệu và điều khiển luông dữ liệu. H-2.53 Card giao tiếp mạng VIII.4 Một số cacrd mở rộng khác Ngoài các card mở rộng đã giới thiệu ở trên thì còn có một số card mở rộng khác. Ví dụ. Tivi Card dùng dùng để thu sóng vô tuyến, Card Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 51
  52. Frient dùng để kết nối một máy tính hai màn hình và cho phép hai người cùng làm việc trong cùng một thời điểm, modem Internal, Modem Internal Card Tivi Card SCSI H - 2.54 Mét sè card më réng kh¸c Card SCSI 52 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  53. IX. LẮP RÁP MÁY TÍNH Mọi máy tính đều phải trải qua công đoạn lắp ráp, nâng cấp và bảo trì. Khi lắp ráp mới hay cần nâng cấp hoặc bảo trì đều liên quan đến việc tháo và lắp các thiết bị. Để đảm bảo tính logic và an toàn cho các thiết bị cần phải tuân thủ thực hiện các bước theo quy trình sau: IX.1 Tháo máy (1) Trước hết phải tắt máy và tháo các dây nguồn điện để an toàn cho máy và người thực hiện. (2) Chuẩn bị vị trí và dụng cụ để thao tác: Phải chuẩn bị một nơi bằng phẳng, thoáng sạch và đủ ánh sáng. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết và tài liệu hướng dẫn trước khi thực hiện tháo máy. (3) Tháo các thiết bị ngoại vi: Tháo các thiết bị ngoại vi và các dây nối thiết bị ngoại vi ra khỏi máy (4) Tháo vỏ hộp máy: Mở nắp hộp máy bằng cách tháo các ốc ở phía sau, một số hộp máy không có ốc thay vào đó là những thanh chốt hoặc những thanh trượt đươc thiết kế trên nắp hộp máy. Chú ý là chỉ tháo những ốc liên quan đến hộp máy chứ không tháo các ốc vặn bộ nguồn. (5) Tháo Card mở rộng: Sau khi đã tháo nắp hộp máy thì bước tiếp theo là tháo các card mở rộng bắng cách gỡ các ốc giữ card ra rồi rút card lên theo chiều thẳng đứng. Cần chú ý xem card nào gắn vào khe nào để khi lắp lại không bị sai vì các thông tin của card cắm vào khe đó đã được BIOS xác nhận nếu không thì BIOS phải xác nhận lại, có khi gây ra lỗi. (6) Tháo bộ nguồn: Gỡ các đầu cắm nguồn ra khỏi các thiết bị như ổ đĩa cứng, đĩa mềm, và đầu cắm từ nguồn vào Mainboard sau đó vặn các ốc từ nguồn vào case ra và cuối cùng đem nguồn ra khỏi hộp máy. Trước khi tháo nguồn nếu là case dạng đứng thì nên đặt case nằm ngang xuống tránh trường hợp nguồn rơi làm hư hỏng các thiết bị khác ở phía trong hộp máy. (7) Tháo các ổ đĩa: Gỡ các dây cáp nối từ ổ đĩa đến Mainboard rồi vặn các ốc vít từ ổ đĩa vào case sau đó mới lấy ổ đĩa ra khỏi thùng máy. (8) Tháo Mainboard ra khỏi hộp máy: Mainboard được gắn vào case bằng các ốc vít và các nút đệm nhựa, do đó ta phải lấy các ốc vít và các nút đệm nhựa ra mới có thể lấy được Mainboard ra khỏi hộp máy. (9) Tháo RAM: Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 53
  54. Bộ nhớ RAM được gắn vào Mainboard bằng hai chốt ở hai đầu khe cắm. Đối với SIMRAM thì kéo các chốt ra để thanh RAM tự bật ra một góc 45o so với Mainboard và sau đó lấy ra khỏi khe cắm. Đối với DIMRAM thì nó được giữ bởi hai chốt nhựa hai đầu, dùng tay ấn hai chốt nhựa xuống và thanh RAM sẽ tự bật lên khỏi khe cắm. (10) Tháo CPU: Trước hết phải rút dây nguồn của quạt giải nhiệt và gỡ quạt giải nhiệt ra. Sau đó nhấc dòn bẩy lên một góc 90o rồi lấy CPU ra (nếu khe cắm dạng Slot thì không có đòn bẩy). IX.2 Kiểm tra linh kiện Kiểm tra linh kiện là một bước khá quan trọng, bởi vì trong quá trình thao tác có thể dẫn đến sự hư hỏng các linh kiện. Cần phải kiểm tra các thông số kỹ thuật như: Model, số Serial, dung lượng, tốc độ, và xem lại tình trạng hoạt động của các linh kiện đó. IX.3 Lắp ráp máy tính Quá trình lắp ráp thường ngược lại với quá trình tháo ra, tuy nhiên tuỳ thuộc vào tình hình thức tế mà ta có thể áp dụng cho phù hợp . Quá trình này thường diễn ra theo các bước sau đây: (1) Lắp CPU và quạt làm mát CPU vào Mainboard (2) Lắp RAM (3) Lắp Mainboard vào hộp máy (4) Lắp bộ nguồn (5) Lắp các ổ đĩa (6) Lắp các thiết bị mở rộng (7) Nối dây công tắc, đèn, USB của Case vào Mainboard Cần phải xác định đúng các ký hiệu trên Mainboard để gắn các dây công tắc nguồn, công tắc khởi động lại, đèn báo nguồn, đèn báo ổ cứng Các chân cắm trên main kết nối với case: + MSG / PW LED / POWER LED các chân cắm có một trong các ký hiệu này sẽ được nối với dây tín hiệu của đèn nguồn trên case (dây POWER LED) + HD / HDD LED nối với dây tín hiệu của đèn báo ổ cứng khi truy xuất dữ liệu (dây HDD LED) + PW / PW SW / POWER SW POWER ON nối với dây công tắc nguồn trên case (dây POWER SW) 54 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  55. + RES / RES SW / RESET SW nối với dây công tắc khởi động lại (dây RESSET) + SPEAKER nối với dây tín hiệu của loa trên case (dây SPEAKER) Ngoài ra trên Mainboard thường có chân cắm ký hiệu là USB dùng để nối với dây USB của case H – 2.55 Các đầu nối tín hiệu từ case vào Mainboard (8) Đóng vỏ hộp máy (9) Kết nối các thiết bị ngoại vi Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 55
  56. PHẦN II BẢO TRÌ HỆ THỐNG CHƯƠNG3 THIẾT LẬP THÔNG TIN TRONG CMOS A. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN - BIOS (Basic Input Output System): Được hiểu là hệ thống vào ra cơ sở, là tập hợp tất cả các lệnh được lập trình sẵn để kiểm tra khi máy khởi động, phân chia các nguồn dự trữ hệ thống cho các thiết bị trên máy nhằm tránh sự xung đột giữa các thiết bị với các chương trình điều khiển. Các lệnh của BIOS được lưu trong ROM để không bị thay đổi nội dung và không bị mất khi hệ thống không được cấp điện. - ROM (Read Only Memory): Đây là bộ nhớ chỉ đọc, dùng để lưu trữ các chương trình BIOS. Người dùng không thể thay đổi nội dung của các lệnh này. - CMOS (Complementary Metal Oxide Semiconductor): Là môt Chip nhớ dùng để lưu một số lệnh của chương trình BIOS như quản lý các ổ đĩa, ngày giờ hệ thống, - Pin CMOS: Là cục pin được gắn trên Mainboard cung cấp nguồn năng lương cho CMOS. Khi khởi động, quá trình đầu tiên máy thực hiện đó là quá trình nhận diện thiết bị phần cứng cơ bản (Hay gọi là quá trình POST), sau đó máy sẽ đọc các lệnh trong ROM vào CMOS. Dữ liệu trong ROM không thể thay đổi được nhưng dữ liệu của CMOS thì có thể, đo đó việc xác lập BIOS thực chất là xác lập CMOS. B. CÁC THAO TÁC VÀO RA CMOS Sau khi bật máy, tùy từng loại BIOS mà ta có thể sử dụng các phím sau đây để vào trình CMOS: Delete, Del, F1, F2, F3, Esc, Ctrl+Alt + Ins, Ctrl+Alt+Esc, 56 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  57. H – 3.1 Màn hình khởi động máy Đối với các Mainboard thông thường hiện nay thì hầu hết đang sử dụng loại BIOS nhãn hiệu AWARD hoặc AMI cho nên để vào CMOS thì sau khi khởi động máy thấy xuất hiện màn hình (H-3.1) ta nhấn phím Delete (Del). Trong chương trình CMOS có thể thực hiện một thao tác sau: - Sử dụng các phím mũi tên để di chuyển vệt sáng đến các mục cần lựa chọn. - Sử dụng phím PageUp hoặc PageDown để thay đổi giá trị của các mục được chọn. - Sử dụng phím Esc để thoát khỏi mục hiện tại, khi đó giá tri mới tạm thời được lưu giữ. Nếu thoát khỏi chương trình CMOS bằng ESC thì quá trình thay đổi sẽ không được lưu lại. - Sử dụng phím F10 để thoát khỏi trình CMOS, xuất hiện hộp thoại có 2 lựa chọn: Yes: Lưu các giá trị đã thay đổi. No: Không lưu các giá trị đã thay đổi. C. KHAI BÁO TRONG CMOS Ở mục này chúng ta sẽ làm quen với một số BIOS thông dụng và cách khai báo các mục trong BIOS. Các loại BIOS còn lại thì giao diện Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 57
  58. có thể khác một chút nhưng ý nghĩa của các mục lệnh cũng tương tự. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm. I. AWARD BIOS (LOẠI 1) Sau khi khởi động máy và ấn phím Delete, trang MAIN MENU (trang đầu tiên) của trình CMOS hiện thị. Trong trang này có các mục tương ứng với các mục như sau: I.1 Standard CMOS Setup (1) Date (mm:dd:yy): Xác lập ngày giờ hệ thống theo thứ tự tháng:ngày:năm. (2) Time (hh:mm:ss): Xác lập giờ (đồng hồ) hệ thống theo thứ tự giờ:phút:giây. (3) IDE Primary Master: Xác lập ổ đĩa chủ thứ nhất. (4) IDE Primary Slave: Xác lập ổ đĩa khách thứ nhất. (5) IDE Secondary Master: Xác lập ổ đĩa chủ thứ hai. (6) IDE Secondary Slave: Xác lập ổ đĩa khách thứ hai. (7) Drive A: Xác lập loại ổ đĩa mềm (trường hợp có gắn ổ đĩa mềm vào hệ thống). - 360KB, 5.25 inh - 1.2MB, 5.25 inh - 720KB, 3.5 inh - 1.44MB, 3.5 inh (loại thường dùng). - 2.88MB, 3.5 inh - NONE: Không sử dụng ổ đĩa mềm. (8) Drive B: Xác lập loại ổ đĩa mềm thứ hai (trường hợp trong hệ thống có gắn 2 ổ đĩa mềm) (9) Floppy 3 Mode Support: Cho phép (Enable) hay không cho phép (Disable) sử dụng thiết bị ổ đĩa mềm thứ 3. (10) Video: Lựa chọn chế độ hiện thị màu của Video Card theo các chuẩn sau (nên để giá trị mặc định): - Mono: Hiện thị ở chế độ đơn sắc (1 màu). - CGA: Hiện thị ở chế độ từ 4 đến 16 màu - EGA: Hiện thị ở chế độ 16 đến 64 màu - VGA và SVGA: Hiện thị ở chế độ tù 64 màu đến 32 bit màu 58 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  59. (11) Halt On: Chọn chế độ tạm dừng khi gặp lỗi trong quá trình máy khởi động. Gồm các chế độ sau: - All Error: Máy tạm dừng khi gặp bất kỳ một lỗi nào (tất cả các lỗi). - No Error: Bỏ qua tất cả các lỗi (không dừng). - All, But keyboard: Tạm dừng đối với tất cả các lỗi, ngoại trừ lỗi bàn phím. - All, But Diskette: Tạm dừng đối với tất cả các lỗi, ngoại trừ lỗi đĩa mềm. - All, But Dis/key: Tạm dừng đối với tất cả các lỗi, ngoại trừ lỗi đĩa mềm và bàn phím. I.2 Advance Bios Features (1) Anti-Virus Protection (Enable/Disable): Chế độ cảnh báo khi có virus xâm nhập vào vùng khởi động của đĩa cứng. (2) Y2K Monitor (Enable/Disable): Hệ thống tự động dò tìm lỗi sự cố Y2K. (3) CPU Internal Cache (Enable/Disable): Có sử dụng Cache L1 hay không (Cache L1 là bộ lưu trữ được thiết kế trong CPU). Nên chọn Enable. (4) External Cache (Enable/Disable): Có sử dụng Cache L2 hay không (thông thường Cache L2 là bộ lưu trữ được thiết kế tích hợp trên Mainboard). Nên chọn Enable. (5) Processor Number Feature: Cho hay không cho phép sử dụng phần mềm ứng dụng để đọc số Seria của CPU (chỉ có ở CPU Pentium III). (6) Quick Power On Self Test (Enable/Disable): Kích hoạt quá trình khởi động hệ thống. Chọn Enable để hệ thống khởi động (POST) nhanh hơn. (7) First Boot Divice: Chọn thiết bị khởi động theo thứ tự ưu tiên thứ nhất. (8) Second Boot Divice: Chọn thiết bị khởi động theo thứ tự ưu tiên thứ hai. (9) Third Boot Divice: Chọn thiết bị khởi động theo thứ tự ưu tiên thứ ba. Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 59
  60. (10) Boot Other Divice: Chọn thiết bị khởi động khác khi không tìm thấy các thiết bị đã khai báo ở các mục trên (mục 7, 8, 9). (11) Swap Floppy Drive: Cho phép hoán đổi vị trí của hai ổ đĩa mềm trong hệ thống (chỉ có tác dụng khi trong hệ thống sử dụng 2 ổ đĩa mềm). Khi đó ổ A sẽ được đổi thành ổ B và ngược lại ổ B sẽ được đổi thành ổ A. (12) Boot Up Floppy Seek (On/Off): Xác lập cho máy tính tự dò tìm hay không dò tìm ổ đĩa mềm khi khởi động. (13) Boot Up Numlock Status: Xác lập chế độ hoạt động của bàn phím số khi bật phím Numlock. Nếu chọn On thì các phím số sử dụng chức năng số, chọn Off thì các phím này được sử dụng như các phím mũi tên. (14) Firmware Write Protect (Enable/Disable): Ngăn ngừa hay không ngăn ngừa khi người dùng dự định cập nhật BIOS. (15) Typematic Rate Setting: Thiết lập tốc độ nhập dữ liệu của bàn phím. (16) Typematic Rate (Chars/Sec): Xác lập số ký tự lặp lại khi nhấn và giữ một phím (nên chọn giá trị từ 6 đến 30 ký tự trong một giây). (17) Typematic Delay (Msec): Xác lập thời gian trì hoãn trước khi khi một ký tự gõ lặp lại (bằng cách nhấn và giữ một phím) . (18) Security Option: Thiết lập cách thức sử dụng mật khẩu, có hai hình thức sử dụng mật khẩu sau đây (chỉ có ý nghĩa khi đã thiết lập sự hoạt động của mật khẩu ở các trang Set Supervison hoặc User Password): - Setup: Máy sẽ hỏi mật khẩu khi vào BIOS. - System: Máy sẽ hỏi mật khẩu khi khởi động. (19) OS Select For DRAM > 64 MB: Chỉ có hiệu lực khi máy sử dụng hệ điều hành OS/2 và có bộ nhớ RAM > 64 MB (Hiện nay HĐH này không còn sử dụng ở Việt Nam). (20) Report No FDD For Win 95: Xác lập IRQ cho ổ đĩa mềm khi máy sử dụng hệ điều hành Window 95. Nếu chọn No thì tự gán IRQ cho ổ đĩa mềm, nếu chọn Yes thì máy tự dò tìm. 60 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  61. I.3 Advance Chipset Features (1) 4 mục sau đây thiết lập trạng thái chờ và định giờ cho bộ nhớ SDRAM (nên để giá trị mặc định): - SDRAM CAS Latency - SDRAM Cycle Time Tras/Trc - SDRAM RAS-to-CAS Delay - SDRAM RAS Precharge Time (2) System BIOS cacheable: Cho phép hệ thống được lưu trữ trong bộ nhớ để việc hoạt động nhanh hơn (nên để giá trị mặc định). (3) Video BIOS cacheable: Cho phép Video được lưu trữ trong bộ nhớ để việc hoạt động nhanh hơn (nên để giá trị mặc định). (4) Memory Hole at 15M-16M: Cho phép sử dụng không gian bộ nhớ trên các card mở rộng chuẩn ISA. (5) CPU Latency Timer (Enable/Disable): Thiết lập thời gian cho việc truy cập đến CPU (nên để mặc định là Disable). (6) Delay Transaction (Enable/Disable): Chipset có bộ nhớ đệm 32 bit hỗ trợ thành lập và bảo trì một bảng ghi chính (nên chọn Enable). (7) On-chip Video Windows Size: Xác định kích thước bộ nhớ nếu dùng AGP Graphics Adappter (giá trị mặc định là 64MB). (8) Local Memory Frequency: Xác lập Bus cho bộ nhớ hệ thống. Nên chọn giá trị 100MHz hoặc 133MHz nếu dùng bộ nhớ có Bus tương ứng. (9) Onboard Display Cache Setting: Thiết lập tham số cho bộ nhớ cache của bộ điều hợp Video được thiết lập trên Mainboard (nên để giá trị mặc định). I.4 Intergrated Peripherals Optipon Trang này cho phép khai báo các thành phần của thiết bị ngoại vi được tích hợp trên Mainboard ở các cổng vào ra. (1) On-Chip Primary PCI IDE (Enable/Disable): Cho phép hay không cho phép kết nối PCI IDE thứ nhất được tích hợp trên Mainboard. Nên chọn Enable để kết nối. (2) On-Chip Secondary PCI IDE (Enable/Disable): Cho phép hay không cho phép kết nối PCI IDE thứ hai được tích hợp trên Mainboard. Nên chọn Enable để kết nối. Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 61
  62. (3) IDE Primary Master PIO: Chọn kiểu kết nối cho ổ đĩa cứng thứ nhất vào khe cắm IDE thứ nhất. (4) IDE Primary Slave PIO: Chọn kiểu kết nối cho ổ đĩa cứng thứ hai vào khe cắm IDE thứ nhất. (5) IDE Secondary Master PIO: Chọn kiểu kết nối cho ổ đĩa cứng thứ nhất vào khe cắm IDE thứ hai. (6) IDE Secondary Slave PIO: Chọn kiểu kết nối cho ổ đĩa cứng thứ hai vào khe cắm IDE thứ hai. Ở 4 mục trên nên chọn Auto để hệ thống tự động dò tìm (PIO – Programmed Input Output). (7) IDE Primary Master UDMA: Thiết lập sự hỗ trợ công nghệ UDMA (Ultra Direct Memory Access) cho thiết bị thứ nhất trên IDE thứ nhất. Công nghệ UDMA là công nghệ cho phép truyền dữ liệu theo hai chiều đối xứng với tốc độ lên đến 2,5 Mbps. (8) IDE Primary Slave UDMA: Thiết lập sự hỗ trợ công nghệ UDMA cho thiết bị thứ hai IDE thứ nhất. (9) IDE Secondary Master UDMA: Thiết lập sự hỗ trợ công nghệ UDMA cho thiết bị thư nhất IDE thứ hai. (10) IDE Secondary Slave UDMA: Thiết lập sự hỗ trợ công nghệ UDMA cho thiết bị IDE thứ hai. Ở 4 mục trên nên chọn Auto để hệ thống tự động dò tìm. (11) USB Controler (Enable/Disable): Cho phép hay không cho phép cổng USB tích hợp trên Mainboard hoạt động. (12) USB Keyboard Surport (Enable/Disable): Cho phép chọn cổng USB kết nối với Keyboard hoạt động. (13) Init Display First: Lựa chọn bộ điều hợp Video cho card Video. Nếu card rời thì chọn PCI Slost. (14) Onboard PCI Audio: Chọn hay không chọn hệ thống audio được tích hợp trên Mainboard. (15) Onboard PCI Modem: Chọn hay không chọn Modem, nếu Mainboard có tích hợp modem. (16) Onboard PCI LAN: Chọn Network card nếu Mainboard có tích hợp card mạng. (17) Hardware Reset: Thiết lập sự hoạt động của nút Reset trên case. Nếu chọn nó thì sẽ sử dụng được nút Reset để khởi động lại được hệ thống. 62 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  63. (18) AC97 Audio: Lựa chọn Sound card AC97 tích hợp trên Mainboard (nên chọn Auto để hệ thống tự động dò tìm). (19) AC 97 Modem: Hỗ trợ Modem Internal (Modem trong). Nên chọn Auto. (20) IDE HDD Block Mode (Enable/Disable): Thiết lập chế độ chuyển giao dữ liệu theo khối của ổ đĩa cứng. Nếu IDE có hỗ trợ Block mode thì nên chọn là Enable. (21) Power ON Function: Cho phép chọn bật nguồn bằng phím nóng hoặc Password. Chọn Hot Key Power ON để xác định phím nóng bật nguồn (ví dụ chọn Ctrl+F12). Chọn KB Power ON Password để thiết lập pasword cho nguồn. (22) Onboard FDS Control (Enable/Disable): Bật hoặc tắt bộ điều khiển đĩa mềm được tích hợp trên Mainboard. (23) Onboard Serial Port 1: Chọn cổng số 1 và gán cho địa chỉ I/O và đường dây yêu cầu ngắt (IRQ - Interrupt Reques) . Mặc định là 3F8/IRQ4. (24) Onboard Serial Port 2 (Enable/Disable): Chọn cổng số 2 và gán cho địa chỉ I/O. Mặc định là Disable. (25) UART Mode Select: Định nghĩa thao tác trên cổng số 2 (ngầm định là COM2). Nếu máy có cổng hồng ngoại (Infrared port) thì phải thiết lập mục này sang một trong các kiểu giao diện của hồng ngoại như IrDA hoặc FIR (lúc này cổng COM2 sẽ bị vô hiệu hóa). (26) Onboard Parallel Port: Chọn sự hoạt động cho cổng song song. (27) Parallel Port Mode: Dùng để xác định sự hoạt động của cổng song song. Mặc định là SPP (Standard Parallel Port). (28) PWRON After PWR-Fail: Nếu chọn ON thì khi nguồn điện ngắt hệ thống sẽ tự động tiếp tục hoạt động trở lại. (29) Games Port Address: Chọn sự hoạt động cho cổng Games hoặc gán địa chỉ I/O cho nó. (30) Midi Port Address: Chọn cổng Midi hoặc gán địa chỉ I/O. Nên dùng Midi port IRQ để gán IRQ cho cổng này. I.5 Power Managerment Setup Trang này cho phép thiết lập các bộ điều khiển nguồn như: Tắt nguồn đĩa cứng, tắt nguồn video, những hệ thống Mainboard đời mới thì luôn quan tâm đến phần quản lý nguồn điện. Với những Mainboard có Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 63
  64. hỗ trợ ACPI (Advance Configuration and Power management Interface), mỗi loại có một kiểu tiết kiệm nguồn điện khác nhau như tắt nguồn đĩa cứng, tắt nguồn video, và các phần mềm tắt nguồn mà cho phép hệ thống tự động tiếp tục làm việc trở lại bởi một sự cố nào đó. (1) ACPI Function: Thiết lập sự hỗ trợ ACPI (Advanced Configuaration and Powre management Interface) (2) ACPI Suspend Type: Xác định chế độ Suspend (trì hoãn) cho hệ thống khi tắt nguồn điện. Mặc định là S1 (tương đương với việc sử dụng một phần mềm điều khiển tắt nguồn). (3) Power Management: Xác lập sự quản lý nguồn khi máy tính không hoạt động. (4) Video Off Method: Xác lập các phương pháp ngắt tín hiệu Video khi máy tính không tạm ngưng. (5) V/H SYNC + Blank: Xác lập chế độ tắt hoàn toàn Monitor và các tín hiệu VGA Card khi máy tính tạm ngưng. (7) Bank Screen: Chỉ tắt monitor khi máy tính ở trạng thái tạm ngưng. (8) DPMS Support: Sử dụng chức năng của các VGA card và Monitor có hỗ trợ DPMS (Display Power Management Singnaling). (9) Video Off In Supend: Xác lập chế độ tắt màn hình khi máy tính ở chế độ tạm ngưng. (10) MODEM Use IRQ: Xác định đường dây yêu cầu ngắt (IRQ) được sử dụng cho Modem. Nếu sử dụng chức năng này thì phải kết nối FAX/MODEM ở đầu nối Wake On Modem ở Mainboard. (11) Supend mode: Nếu chọn Uses Define ở mục Power Management thì có thể xác lập chiều dài của khoảng thời gian trước khi vào chế độ tạm ngưng. Máy sẽ vào chế độ này để tiết kiệm năng lượng khi không sử dụng chuột và phím trong khoảng thời gian được thiết lập. (12) HDD Power Down: Nếu chọn chế độ User Define thì có thể điều chỉnh thời gian tự tắt ổ cứng từ 1 đến 15 phút. Quá thời gian này HDD sẽ tự động ngắt nguồn. (13) Soff-off by PWRBTN: Xác lập chế độ tắt máy. Nếu chọn Instant-off thì khi nhấn nút Power máy sẽ tắt ngay, nếu chọn Delay 4 Sec thì máy sẽ tắt sau khi nhấn nút Power 4 giây. 64 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  65. (14) Wake Up by PCI card: Xác lập chế độ kích hoạt Card mở rộng được gắn trên Slost PCI hoạt động trở lại kể từ trạng thái Power- saving. (15) Power On by Ring: Cho phép thiết lập hệ thống hoạt động trở lại từ một chương trình điều khiển hoặc ở trạng thái Power-saving khi có một cuộc gọi đến thông qua FAX/MODEM ở đầu nối Wake On Modem (ở đầu nối Wake On Modem thường được tích hợp trên một số Mainboard). (16) Power On by LAN: Cho phép thiết lập hệ thống hoạt động trở lại từ một chương trình điều khiển hoặc ở trạng thái Power-saving khi có một tín hiệu đến qua Card mạng (LAN Card). (17) CPU Thermal Limit: Thiết lập ngưỡng nhiệt độ cho CPU. Nếu nhiệt độ vượt quá ngưỡng đã thiết lập thì bộ quản lý nguồn sẽ làm giảm nhiệt độ lại. (18) Board Thermal Limit: Thiết lập ngưỡng nhiệt độ cho Mainboard (tương tự mục trên). (19) CPU Thermal-Throttling: Cho phép điều chỉnh tỷ lệ phần trăm về thời gian mà CPU hoạt động nhưng không tác động khi quá trình làm giảm nhiệt độ bắt đầu do vượt ngưỡng nhiệt. (20) Resume by Alarm: Tắt hoặc mở chức năng thời điểm máy tính sẽ hoạt động trở lại. (21) Primary IDE 0, Primary IDE 1, Secondary IDE 0, Secondary IDE 1: Khi các mục này được chọn thì hệ thống sẽ bắt đầu khởi động bộ đếm thời gian và xác lập chiều dài của khoảng thời gian trước khi ổ cứng ngắt. (22) FDD, COM, LPT Port: Xác lập sự quản lý nguồn đối với ổ đĩa mềm và các thiết bị kết nối qua cổng LPT, cổng COM. (23) PCI PIRQ[A-D]#: Thiết lập sự quản lý nguồn cho các thiết bị theo IRQ trên khe cắm PCI. I.6 PnP/PCI Configuration Trang này cho phép thiết lập cấu hình đối vứi những Card mở rộng được hỗ trợ tính năng Plug anh Play (1) Reset Configuaration Data: Xác lập lại dữ liệu của cấu hình PnP trong BIOS. Nếu chọn Enable thì sẽ xoá sạch dữ liệu của cấu hình PnP trong BIOS khi khởi động lại máy và sẽ cấu hình lại theo mặc định. Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 65
  66. (2) Resources Controlled By: Xác lập cách thức kiểm soát tài nguyên cho các thiết bị. Nếu chọn Auto thì BIOS sẽ tự động thiết lập các nguồn tài nguyên cho các thiết bị PnP, chọn Mainual thì người sử dụng phải tự thiết lập các tài nguyên cho các thiết bị PnP (địa chỉ I/O, IRQ, DMA) . (3) IRQ (3,4,5,7,9,10,11,12,14,15), DMA (0,1,3,5,6,7): Xác lập các IRQ và DMA cho các thiết bị PCI hoặc ISA. Các lựa chọn này chỉ hiện thị khi Resources Controlled By được chọn là Mainual. I.7 PCI Health Status Option Trang này cho phép quan sát các tham số như điện áp tới hạn, nhiệt độ tới hạn và tốc độ quạt. Nếu kích hoạt trang này thì nên để giá trị mặc định đã được nhà sản xuất thiết lập. I.8 Frequency Control Option Trang này cho phép định tốc độ đồng hồ và tốc độ bus bởi loại CPU đang sử dụng. (1) Auto Detect DIMM/PCI CIk: Xác lập chế độ tự động vô hiệu hoá tín hiệu đồng hồ của DIMM và PCI Slost nếu chọn Enable. (2) CPU Internal Core Speed: Thiết lập tốc độ của Mainboard phù hợp với CPU. Nếu chọn Mainual thì sẽ xuất hiện thêm hai mục là CPU/DIMM/PCI Clock và CPI Clock Ratio. (3) Spread Spectrum: Nếu chọn Enable cho mục này thì sẽ làm giảm đáng kể đến quá trình hoạt động của EMI (Electronic Magenetic Interference) trong hệ thống. (4) CPU/DIMM/PCI Clock: Xác lập tốc độ cho CPU thông qua trình BIOS mà không phải thiết lập Jumper trên Mainboard. I.9 Load Fail-Safe Defaults Trang này cho phép xác lập theo các giá trị mặc định của BIOS theo chế độ An toàn – Sự cố, thích hợp với tất cả các trang trong BIOS, do đó sẽ giảm được thời gian thiết lập một cách thủ công. Tuy nhiên, nếu thiết lập theo chế độ mặc định này thì không tối ưu cho hệ thống. Khi chọn trang này nếu nhấn phím N và Enter thì không được xác lập theo chế độ mặc định của BIOS, nếu nhấn Y và Enter thì sẽ xác lập theo chế độ mặc định của BIOS (có thể nhấn phím F6). 66 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  67. I.10 Load Optimized Defaults Trang này cho phép xác lập theo các giá trị mặc định của BIOS. Đây là các giá trị được xác lập hỗ trợ hệ thống tối ưu nhất. Khi chọn trang này nếu nhấn phím N và Enter thì không xác lập theo chế độ mặc định của BIOS, nếu nhấn Y và Enter thì sẽ được xác lập theo chế độ mặc định của BIOS (có thể nhấn phím F7). I.11 Set Supervisor Trang này cho phép xác lập mật khẩu để bảo vệ máy tính. Khi mật khẩu được xác lập thì mỗi lần khởi động máy sẽ xuất hiện hộp thoại yêu cầu nhập mật khẩu để khởi động hoặc khi vào trình BIOS Setup. Nếu vì một lý do nào đó mà người dùng không nhớ mật khẩu thì phải tháo pin CMOS ra hoặc chuyển Jumper BIOS sang chế độ Clear. Cách thiết lập mật khẩu: - Di chuyển vệt sáng đến trang Supervisor hoặc User passwords và nhấn Enter -Hệ thống sẽ hiện thị hộp thoại Enter Password yêu cầu nhập mật khẩu. - Sau khi nhập mật khẩu và nhấn Enter, hệ thống sẽ hiện thị hộp thoại Confirm Password yêu cầu nhập lại mật khẩu một lần nữa (thực chất đây là bước mà hệ thống sẽ kiểm lại xem người dùng có chắc chắn sử dụng mật khẩu đã nhập không, nếu nhập sai so với lần nhập trước thì hệ thống sẽ báo lỗi). - Sau khi thiết lập mật khẩu thì phải vào trang Features Setup và chọn mục Security Option để xác lập chế độ hoạt động của mật khẩu. Gỡ bỏ mật khẩu: - Di chuyển vệt sáng đến trang Supervisor hoặc User passwords, nhấn Enter -Hệ thống sẽ hiện thị hộp thoại Enter Password yêu cầu nhập mật khẩu. - Lúc này người dùng chỉ nhấn phím Enter. Khi đó hệ thống sẽ hiện thị thông báo Password Disable, người dùng chỉ cần nhấn Enter một lần nữa để hoàn tất. I.12 User Passwords Trang này tương tự trang Set Supervisor. Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 67
  68. I.13 Save and Exit Setup Trang này cho phép lưu lại toàn bộ những thay đổi vừa thiết lập ở các trang trước. Khi chọn trang này hệ thống sẽ hiện thị dòng thông báo Save to CMOS and Exit (Y/N)? Nếu chọn Y và Enter thì các thiết lập sẽ được lưu lại, chọn N thì không lưu (có thể nhấn F10 thay cho việc chọn mục này). I.14 Exit Without Saving Mục này cho phép thoát khỏi BIOS mà không lưu lại bất kỳ một giá trị nào vừa được thiết lập. Cũng có thể nhấn phím ESC để thực hiện thay cho mục này. I.15 Flash New BIOS Trang này cho phép cập nhật BIOS cho Mainboard. Có thể Download từ trang Web của nhà sản xuất hoặc từ đĩa CDROM II. AWARD BIOS (LOAI 2) BIOS này cũng tượng tự loại BIOS vừa giới thiệu ở phần trên. II.1 Standard CMOS Setup (1) Date (mm:dd:yy): Xác lập ngày giờ hệ thống theo thứ tự tháng: ngày: năm. (2) Time (hh:mm:ss): Xác lập giờ (đồng hồ) hệ thống theo thứ tự giờ:phút:giây. (3) HARD DISKS: Xác lập thông tin của 4 ổ đĩa cứng trên 2 cáp IDE. Các thông tin bao gồm: - Type: Nếu chọn Auto thì hệ thống tự động dò tìm thông tin ổ đĩa cứng, Chọn User thì người dùng tự xác lập các thông tin, Chọn None thì ổ đĩa không được kết nối. - Size: Xác lập kích thước cho ổ đĩa cứng theo MB. - Cyls: Số lượng Cylinder trên các tấm đĩa của ổ đĩa cứng - Head: Số lượng đầu từ. - Precomp: Chỉ có giá trị khi chọn Type là User. - Landz: Xác lập vùng chứa đầu từ khi ổ đĩa cứng dừng lại. - Sector: Chỉ số Sector của ổ đĩa cứng. - Mode: Xác lập các trạng thái hoạt động của ổ đĩa cứng 68 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  69. (4) Drive A: Xác lập loại ổ đĩa mềm (Trường hợp có gắn ổ đĩa mềm vào hệ thống). - 360KB, 5.25 inh - 1.2MB, 5.25 inh - 720KB, 3.5 inh - 1.44MB, 3.5 inh (loại thường dùng). - 2.88MB, 3.5 inh - NONE: Không sử dụng ổ đĩa mềm. (5) Drive B: Xác lập loại ổ đĩa mềm thứ hai (trường hợp trong hệ thống có gắn 2 ổ đĩa mềm) (6) Floppy 3 Mode Support: Cho phép (Enable) hay không cho phép (Disable) sử dụng ổ đĩa mềm thứ 3. (7) Video: Lựa chọn chế độ hiện thị màu của Video Card theo các chuẩn sau: - Mono: Hiện thị ở chế độ đơn sắc (1 màu). - CGA: Hiện thị ở chế độ từ 4 đến 16 màu - EGA: Hiện thị ở chế độ 16 đến 64 màu - VGA và SVGA: Hiện thị ở chế độ từ 64 màu đến 32 bit màu (8) Halt On: Chọn chế độ tạm dừng khi gặp lỗi trong quá trình máy khởi động. Gồm các chế độ sau: - All Error: Máy tạm dừng khi gặp bất kỳ một lỗi nào (tất cả các lỗi). - No Error: Bỏ qua tất cả các lỗi (không dừng). - All, But keyboard: Tạm dừng đối với tất cả các lỗi, ngoại trừ lỗi bàn phím. - All, But Diskette: Tạm dừng đối với tất cả các lỗi, ngoại trừ lỗi đĩa mềm. - All, But Dis/key: Tạm dừng đối với tất cả các lỗi, ngoại trừ lỗi đĩa mềm và bàn phím. II.2 BIOS Features Setup (1) CPU Host Bus Frequency: Thiết lập tốc độ Bus cho CPU. (2) CPU Core: Chọn hệ số nhân cho CPU Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 69
  70. (3) CPU Voltage: Thiết lập điện thế cho CPU. Nên để giá trị mặc định cho hệ thống tự dò tìm. (4) Vius Warning: Thiết lập chế độ cảnh báo khi có vius xâm nhập vùng khởi động của ổ cứng. (5) CPU Internal Cache: Thiết lập cache L1 cho CPU (6) External Cache: Thiết lập cache L2 cho CPU (7) Quick Power On Self Test: Thiết lập quá trình POST cho hệ thống (8) Boot From LAN First: Thiết lập sự khởi động từ xa qua mạng cục bộ. (9) Boot Sequence: Thay đổi các thiết bị khởi động. Swap Floppy Drive: Hoán đổi thứ tự các ổ đĩa mềm. (10) Boot Up Floppy Seek: Xác lập cho hệ thống tự dò tìm ổ đĩa mềm khi khởi động. (11) Boot Up Numlock Status: Xác lập chế độ hoạt động của bàn phím số. (12) MemoryParity: Thiết lập chức năng kiểm tra của bộ nhớ. (13) Typematic Rate Setting: Thiết lập tốc độ nhập dữ liệu của bàn phím. (14) Typematic Rate (Chars/Sec): Xác lập số ký tự lặp lại khi nhấn và giữ một phím. (15) Typematic Delay (Msec): Xác lập thời gian trì hoãn trước khi một ký tự gõ lặp lại (16) Security Option: Chọn chế độ hoạt động cho mật khẩu. (17) PCI/VGA Palette Snoop: Thiết lập bảng màu của VGA Card khi gắn thêm Card VGA vào khe cắm mở rộng. (18) OS Select For DRAM > 64MB: Nên chọn non-OS/2 vì hiện nay OS/2 không còn dùng nữa. (19) HDD S.M.A.R.T Capability: Thiết lập chức năng S.M.A.R.T cho ổ đĩa cứng. (20) Report no FDD For Win 95: Xác lập IRQ cho ổ đĩa mềm nếu máy tính sử dụng hệ điều hành Window95. 70 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  71. II.3 Chipset Features Setup (1) Auto Configuaration: Thiết lập chế độ tự dò tìm cấu hình hệ thống. (2) Refresh Rate Control: Thiết lập chế độ làm tươi bộ nhớ RAM (3) RAS Precharge Time: Thiết lập chế độ định giờ của bộ nhớ SDRAM (4) RAS to CAS Delay: Thiết lập chế độ chờ của bộ nhớ SDRAM (5) ISA Bus Clock Frequency: Điều chỉnh tần số cho bus ISA (6) NA# Enable: Thiết lập kênh liên lạc giữa Chipset và CPU (7) L2 Cache Burst RD Cycle: Thiết lập độ dài chu kỳ cho cache L2 (8) Asyn / Sync Mode CPU/DRAM: Xác lập sự đồng bộ giữa CPU và bộ nhớ RAM. (9) SDRAM CAS Latency: Xác lập độ dài trong mỗi chu kỳ cho SDRAM. (10) DRAM Opt RAS Percharge: Xác lập thời gian truy xuất cột địa chỉ nhận tín hiệu. (11) PCI Peer Concurrency: Nên để giá trị mặc định. (12) Read Prefetch Memory RD: Thiết lập tốc độ đọc dữ liệu. (13) Assert TRDY After Prefet: Nên để giá trị mặc định. (14) CPU to PCI Post Burst Mem. WR: Thiết lập chức năng tập hợp các dữ liệu trong bộ nhớ đệm của bus PCI. (15) CPU to PCI Post Write: Đồng bộ tốc độ ghi dữ liệu từ CPU đến Bus PCI trong bộ nhớ đệm của bus PCI. (16) Linear Mode SDRAM Support: Thiết lập chế độ xử lý cho CPU (17) AGP Aperture Size: Xác định kích thước bộ nhớ khi sử dụng AGP Graphic Adaptor. (18) System BIOS Cacheable: Cho phép hệ thống được lưu trữ trong bộ nhớ được hoạt động nhanh hơn (19) Video BIOS Cacheable: Cho phép Video được lưu trữ trong bộ nhớ được hoạt động nhanh hơn Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 71
  72. (20) Memory Hole at 15M-16M: Thiết lập việc sử dụng không gian bộ nhớ được chia sẻ cho các Card mở rộng. (21) VGA Shared Memory Size: Thiết lập chia sẻ bộ nhớ của VGA Onboard được chia sẻ từ RAM. (22) VGA Memory Clock: Thiết lập tốc độ đồng hồ cho bộ nhớ của VGA. (23) DRAM Controller 1 T WR và DRAM Controller 1 T RD: Hai mục này xác định tham số thời gian cho việc thiết lập DRAM. (24) PCI Post Write Buffer và PCI Delayed Transaction: Hai mục này thiết lập cho Chipset sử dụng bộ nhớ đệm để ghi bổ sung dữ liệu vào bảng ghi chính. (25) Auto Detect DIMM/PCI CLk: Nếu chọn Enable thì BIOS sẽ vô hiệu hoá tín hiệu đồng hồ của DIMM và PCI Slost. (26) Spread Spectrum: Nếu chọn Enable thì sẽ làm giảm quá trình hoạt động của EMI trong hệ thống. II.4 Power Management Setup (1) Power Management: Xác lập sự quản lý nguồn khi máy tính không hoạt động (vào chế độ tạm ngưng), có các lựa chọn sau: - Enable: Quản lý nguồn tổng thể theo mặc định. - Min Saving: Tiết kiệm năng lượng ở mức tối thiểu. - Max Saving: Tiết kiệm năng lượng ở mức tối đa. (2) Video Off Option: Xác định cấp độ của trạng thái Power- saving khi màn hình ở chế độ tạm ngưng. (3) Video Off Method: Xác lập các chế độ tắt màn hình khi máy tính tạm ngưng. Có các lựa chọn sau: - V/H SYNC + Blank: Chế độ tắt hoàn toàn Monitor và các tín hiệu từ VGA card khi máy tính tạm ngưng. - Blank Screen: Chỉ tắt Monitor khi vào chế độ tạm ngưng. - DPMS Supported: Sử dụng chức năng của các VGA card và monitor có hỗ trợ DPMS (Display Power Management Signaling). (4) Switch Function: Thiết lập sự chuyển đổi chế độ nghỉ của máy tính. 72 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  73. (5) Stby Speed (div by): Xác định vận tốc đồng hồ cho CPU khi ở chế độ Standby. (6) Modem Use IRQ: Thiết lập chế độ tự động làm việc trở lại từ chế độ nghỉ khi có cuộc gọi đến qua Modem. (7) Hot Key Function As: Thiết lập chế độ bật tắt máy tính bằng phím nóng. Nếu máy tính hỗ trợ chức năng này thì phím nóng sẽ là tổ hợp Ctrl + Alt + Backspace. (8) AC Resume: Thiết lập sự hoạt động trở lại của hệ thống khi nguồn điện AC được kết nối lại. (9) HDD Off After: Thiết lập độ dài thời gian trước khi ổ cứng tắt. Thời gian này có giá trị từ 1 – 15 phút. (10) Doze Mode: Thiết lập khoảng thời gian nghỉ từ 10 giây đến 4 giờ, nếu đã chọn User Define trong trang Power Management. (11) Suspend Mode: Thiết lập khoảng thời gian trước khi vào chế độ tạm ngưng. (12) HDD Port Activity: Xác lập quản lý nguồn đối với ổ cứng. (13) COM Ports Activity: Xác lập quản lý nguồn đối với các thiết bị sử dụng cổng COM. (14) LPT Ports Activity: Xác lập quản lý nguồn đối với các thiết bị sử dụng cổng LPT. (15) VGA Activity: Xác lập quản lý nguồn đối với các thiết bị VGA Card. (16) IRQ [3-7, 9-15], NMI: Thiết lập quản lý nguồn cho các thiết bị theo IRQ. II.5 PnP/PCI Configuration Trang này cho phép thiết lập chế độ PnP (Plug and Play) và các Card mở rộng trong hệ thống. (1) PNP OS Install: Thiết lập chế độ hoạt động Plug and play (cho Win95, Win98). Khi đó có thể dùng tiện ích Device Manager trong Windows để thay đổi cấu hình cho các thiết bị mở rộng này. (2) Resources Controller By: Thiết lập giá trị của IRQ và DMA. Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 73
  74. (3) Reset Configuration Data: Xác lập lại dữ liệu của cấu hình PnP trong BIOS. Nếu chọn Enable thì sẽ xoá sạch dữ liệu của cấu hình PnP trong BIOS khi khởi động lại máy và sẽ cấu hình lại theo mặc định. (4) PCI IRQ Activated By: Nên để giá trị mặc định. (5) Asign IRQ For USB: Thiết lập sự kết nối thiết bị IRQ vào ổng USB Các trang còn lại của phần này tương tự các trang đã giới thiệu ở phần trước (Award bios loai 2) III. AMI BIOS III.1 Standard CMOS Setup Trang này thiết lập các thông tin cơ bản nhất của hệ thống. (1)Date and Time: Thiết lập ngày giờ hệ thống. (2)IDE Primary / Secondary / Master / Slave: Lựa chọn thiết bị ổ đĩ cứng trong hệ thống. (3)Drive A: Thiết lập loại ổ đĩa mềm. (4)Drive B: Thiết lập loại ổ đĩa mềm thứ hai. III.2 Advanced Setup Page (1)Quick BOOT: Thiết lập quá trình POST. (2)1st Boot Device: Chọn thiết bị khởi động theo thứ tự ưu tiên thứ nhất. (3)2nd Boot Device: Chọn thiết bị khởi động theo thứ tự ưu tiên thứ hại. (4)3rd Boot Device: Chọn thiết bị khởi động theo thứ tự ưu tiên thứ ba. (5)Try Boot Other Device: Lựa chọn thiết bị khởi động khác nếu không tìm thấy các thiết bị ở 3 mục trên. (6)S.M.A.R.T for Hard Disk: Thiết lập việc sử dụng chức năng S.M.A.R.T (7)Boot Up Numlock: Xác định chế độ hoạt động của bàn phím số. (8)Floppy Drive Swap: Hoán đổi ổ đĩa mềm. 74 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm
  75. (9)Floppy Drive Seek: Xác lập sự dò tìm ổ đĩa mềm khi khởi động. (10)PS/2 Mouse Support: Lựa chọn việc sử dụng chuột bằng cổng PS/2. (11)Password Check: Xác lập chế độ sử dụng mật khẩu. (12)Boot to OS/2 >64 MB: Chọn hệ thống khởi động là OS/2 và có bộ nhớ RAM>64 MB. (13)L1/L2 Cache: Thiết lập việc sử dụng bộ nhớ Cache L1 và L2. (14)System BIOS Cacheable: Thiết lập việc sử dụng bộ nhớ Cache cho hệ thống để máy hoạt động nhanh hơn. (15)SDRAM Timing by SPD (16)SDRAM Frequency (17)SDRAM CAS# Latency (18)SDRAM Bank Interleave: (19)Các mục này (15,16,17,18) thiết lập trạng thái chờ, định giờ, tần số cho bộ nhớ SDRAM. Nên để giá trị mặc định. (20)AGP Mode: Thiết lập kiểu mạch điều khiển Card màn hình trên Mainboard. (21)AGP Comp. Driving: Xác lập giá trị cho Card màn hình. (22)Mainual AGP Comp. Driving: Gán giá trị cho Card màn hình, nếu như ở mục trên được chọn là Mainual. (23)AGP Aperture Size: Xác định kích thước bộ nhớ nếu sử dụng AGP Graphics Adaptor. Giá trị ngầm định là 64 MB. (24)Auto Detect DIMM/PCI CLk: Vô hiệu hoá tín hiệu đồng hồ của DIMM và PCI Slost nếu chọn là Enable. (25) CLK Spread Spectrum: Nếu chọn Enable thì sẽ làm giảm sự hoạt động của EMI trong hệ thống. III.3 Power Management Setup (1)ACPI aware O/S: Thiết lập sự hỗ trợ ACPI của Mainboard (ACPI: Advanced Configuration and Power management Interface – Giao diện quản lý cấu hình và nguồn cấp cao). Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm 75
  76. (2)Power Management: Xác lập quản lý nguồn khi máy tính không hoạt động. (3)Video Power Down Mode: Thiết lập việc tắt màn hình khi máy tính ở trạng thái tạm ngưng. (4)Hard Disk Power Down Mode: Khởi tạo bộ đếm thời gian và xác lập khoảng thời gian trước khi ổ cứng tắt. (5)Standby / Suspend Time Out (Minute): Xác lập khoảng thời gian chuyển sang chế độ Stanby khi máy không hoạt động. (6)Resume on Ring: Thiết lập sự hoạt động trở lại của máy tính khi có cuộc gọi đến qua Modem (Chức năng này chỉ có hiệu lực khi sử dụng nguồn ATX). (7)Resume on LAN: Thiết lập sự hoạt động trở lại của máy tính khi có cuộc gọi đến qua Card LAN (Chức năng này chỉ có hiệu lực khi sử dụng nguồn ATX). (8)Resume on KCB Wake up key / Wake up Password: Thiết lập sự hoạt động trở lại của máy tính bằng phím nóng hoặc qua mật khẩu. Nếu chọn Password thì phải thiết lập Jumper Keyboarrd Power ON và sử dụng bộ nguồn ATX. (9)Resume on RTC Alarm / Date /Hour / Minute / Second: Thiết lập chức năng tắt hoặc mở và thời gian máy tính sẽ hoạt động trở lại. III.4 PCI/Plug and Play Setup Trang này cho phép định tham số cho các thiết bị được gắn trên bus PCI và thiết bị mà hệ thống có thể tự dò tìm thông qua tính năng Plug and Play. (1)Plug and Play aware O/S: Thiết lập việc sử dụng tiện ích Device Manager trong hệ điều hành Win 95 hay Win 98. (2)PCI Latency Timer: Thiết lập tham số thời gian cho việc truy cập đến bus PCI. (3)Primary Graphics Adapter: Thiết lập khe cắm cho Card màn hình. (4)Allocate IRQ for PCI VGA: Thiết lập IRQ cho hệ thống PCI VGA. 76 Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm