Bài giảng môn Kiến trúc máy tính - Chương 4: Kiến trúc tập lệnh (Instruction Set Architecture)

ppt 71 trang ngocly 1380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Kiến trúc máy tính - Chương 4: Kiến trúc tập lệnh (Instruction Set Architecture)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_kien_truc_may_tinh_chuong_4_kien_truc_tap_lenh.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Kiến trúc máy tính - Chương 4: Kiến trúc tập lệnh (Instruction Set Architecture)

  1. Chương 4 Kiến trúc tập lệnh (Instruction Set Architecture) 1
  2. Nội dung • Mô hình lập trình của máy tính • Các đặc trưng của lệnh máy • Các kiểu thao tác của lệnh • Các phương pháp định địa chỉ • Phân loại tập lệnh • Kiến trúc tập lệnh Intel x86 2
  3. Mô hình lập trình của máy tính • Vị trí kiến trúc tập lệnh ISA trong máy tính – Nằm giữa phần cứng và NNLT cấp cao HLL – Giúp phần mềm tương thích khi kiến trúc phần cứng thay đổi 3
  4. Mô hình lập trình của máy tính • Máy tính theo quan điểm lập trình 4
  5. Mô hình lập trình của máy tính • Ví dụ về sự thi hành chương trình 5
  6. Mô hình lập trình của máy tính • Tập thanh ghi (Registers) – Chứa các thông tin tạm thời phục vụ cho hoạt động ở thời điểm hiện tại của CPU – Được coi là mức đầu tiên của hệ thống bộ nhớ – Số lượng thanh ghi nhiều → tăng hiệu năng của CPU – Có hai loại thanh ghi: • Các thanh ghi lập trình được • Các thanh ghi không lập trình được 6
  7. Mô hình lập trình của máy tính • Phân loại thanh ghi theo chức năng – Thanh ghi địa chỉ: quản lý địa chỉ của bộ nhớ hay cổng IO. – Thanh ghi dữ liệu: chứa tạm thời các dữ liệu. – Thanh ghi đa năng: có thể chứa địa chỉ hoặc dữ liệu. – Thanh ghi điều khiển/trạng thái: chứa các thông tin điều khiển và trạng thái của CPU. – Thanh ghi lệnh: chứa lệnh đang được thực hiện. 7
  8. Mô hình lập trình của máy tính • Một số thanh ghi điển hình – Các thanh ghi địa chỉ (Address Register) • Bộ đếm chương trình PC (Program Counter) • Con trỏ dữ liệu DP (Data Pointer) • Con trỏ ngăn xếp SP (Stack Pointer) • Thanh ghi cơ sở và thanh ghi chỉ số (Base Register & Index Register) – Các thanh ghi dữ liệu (Data Register) – Thanh ghi trạng thái (Status Register) 8
  9. Mô hình lập trình của máy tính • Bộ đếm chương trình PC – Còn được gọi là con trỏ lệnh IP (Instruction Pointer) – Giữ địa chỉ của lệnh tiếp theo sẽ được thi hành. – Sau khi một lệnh được nhận vào, nội dung PC tự động tăng để trỏ sang lệnh kế tiếp. • Thanh ghi con trỏ dữ liệu DP – Chứa địa chỉ của ô nhớ dữ liệu mà CPU muốn truy cập – Thường có nhiều thanh ghi con trỏ dữ liệu cho phép chương trình có thể truy cập nhiều vùng nhớ đồng thời. 9
  10. Mô hình lập trình của máy tính • Ngăn xếp (Stack) – Ngăn xếp là vùng nhớ có cấu trúc LIFO (Last In - First Out) hoặc FILO (First In - Last Out) – Ngăn xếp thường dùng để phục vụ cho chương trình con – Đáy ngăn xếp là một ô nhớ xác định – Đỉnh ngăn xếp là thông tin nằm ở vị trí trên cùng trong ngăn xếp – Đỉnh ngăn xếp có thể bị thay đổi 10
  11. Mô hình lập trình của máy tính • Con trỏ ngăn xếp SP (Stack Pointer) – Chứa địa chỉ của ô nhớ đỉnh ngăn xếp – Khi cất một thông tin vào ngăn xếp: • Thao tác PUSH • Nội dung của SP tự động tăng • Thông tin được cất vào ô nhớ đang trỏ bởi SP – Khi lấy một thông tin ra khỏi ngăn xếp: • Thao tác POP • Thông tin được đọc từ ô nhớ đang trỏ bởi SP • Nội dung của SP tự động giảm – Khi ngăn xếp rỗng, SP trỏ vào đáy 11
  12. Mô hình lập trình của máy tính • Thanh ghi cơ sở và thanh ghi chỉ số – Thanh ghi cơ sở: chứa địa chỉ của ngăn nhớ cơ sở (địa chỉ cơ sở) – Thanh ghi chỉ số: chứa độ lệch địa chỉ giữa ngăn nhớ mà CPU cần truy cập so với ngăn nhớ cơ sở (chỉ số) – Địa chỉ của ngăn nhớ cần truy cập = địa chỉ cơ sở + chỉ số 12
  13. Mô hình lập trình của máy tính • Thanh ghi dữ liệu (Data Register) – Chứa các dữ liệu tạm thời hoặc các kết quả trung gian – Cần có nhiều thanh ghi dữ liệu – Các thanh ghi số nguyên: 8, 16, 32, 64 bit – Các thanh ghi số dấu chấm động: 32, 64, 80 bit • Thanh ghi trạng thái (Status Register) – Còn gọi là thanh ghi cờ (Flags Register) hoặc từ trạng thái chương trình PSW (Program Status Word) – Chứa các thông tin trạng thái của CPU • Các cờ phép toán: báo hiệu trạng thái của kết quả phép toán • Các cờ điều khiển: biểu thị trạng thái điều khiển của CPU 13
  14. Mô hình lập trình của máy tính • Ví dụ cờ phép toán – Zero Flag (cờ rỗng): được thiết lập lên 1 khi kết quả của phép toán bằng 0. – Sign Flag (cờ dấu): được thiết lập lên 1 khi kết quả phép toán nhỏ hơn 0 (kết qủa âm) – Carry Flag (cờ nhớ): được thiết lập lên 1 nếu phép toán có nhớ ra ngoài bit cao nhất → cờ báo tràn với số không dấu. – Overflow Flag (cờ tràn): được thiết lập lên 1 nếu cộng hai số nguyên cùng dấu mà kết quả có dấu ngược lại → cờ báo tràn với số có dấu . 14
  15. Mô hình lập trình của máy tính • Ví dụ cờ điều khiển – Interrupt Flag (Cờ cho phép ngắt): • Nếu IF = 1 → CPU ở trạng thái cho phép ngắt với tín hiệu yêu cầu ngắt từ bên ngoài gửi tới • Nếu IF = 0 → CPU ở trạng thái cấm ngắt với tín hiệu yêu cầu ngắt từ bên ngoài gửi tới – Direction Flag (Cờ hướng): • Nếu DF=0 → Truy cập bộ nhớ theo hướng tăng • Nếu DF=1 → Truy cập bộ nhớ theo hướng giảm 15
  16. Mô hình lập trình của máy tính • Ví dụ: Tập thanh ghi của một số bộ xử lý 16
  17. Các đặc trưng của lệnh máy • Giới thiệu chung về tập lệnh – Mỗi bộ xử lý có một tập lệnh xác định – Tập lệnh thường có hàng chục đến hàng trăm lệnh – Mỗi lệnh là một chuỗi số nhị phân mà bộ xử lý hiểu được để thực hiện một thao tác xác định. – Các lệnh được mô tả bằng các ký hiệu gợi nhớ → chính là các lệnh của hợp ngữ (assembly), ví dụ: ADD, SUB, LOAD, STORE, 17
  18. Các đặc trưng của lệnh máy • Các thành phần của lệnh máy Opcode Operand address – Mã thao tác (operation code): mã hóa cho thao tác mà bộ xử lý phải thực hiện bằng số nhị phân (làm gì?) – Địa chỉ toán hạng (operand address): chỉ ra nơi chứa các toán hạng mà thao tác sẽ tác động (làm ở đâu?) • Toán hạng nguồn: dữ liệu vào của thao tác • Toán hạng đích: dữ liệu ra của thao tác • Toán hạng: Thanh ghi, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi, • Ví dụ: 1 lệnh 16 bit có 2 toán hạng 18
  19. Các đặc trưng của lệnh máy • Số lượng địa chỉ toán hạng trong lệnh – Ba địa chỉ toán hạng: • 2 toán hạng nguồn, 1 toán hạng đích • Ví dụ : a = b + c → ADD A, B, C • Từ lệnh dài vì phải mã hoá địa chỉ cho cả ba toán hạng – Hai địa chỉ toán hạng: • Một toán hạng vừa là toán hạng nguồn vừa là toán hạng đích; toán hạng còn lại là toán hạng nguồn • Ví dụ : a = a + b → ADD A, B • Giá trị cũ của 1 toán hạng nguồn bị mất vì phải chứa kết quả • Rút gọn độ dài từ lệnh, được sử dụng phổ biến 19
  20. Các đặc trưng của lệnh máy • Số lượng địa chỉ toán hạng trong lệnh (tiếp) – Một địa chỉ toán hạng: • Một toán hạng được chỉ ra trong lệnh • Một toán hạng là ngầm định, thường là thanh ghi tích lũy (accumulator) • Ví dụ : a = b + c LOAD B ADD C STORE A – Không địa chỉ toán hạng: • Các toán hạng đều được ngầm định: Sử dụng Stack • Ví dụ: a = b + c PUSH B PUSH C ADD POP A 20
  21. Các đặc trưng của lệnh máy • Đánh giá về số địa chỉ toán hạng – Nhiều địa chỉ toán hạng • Các lệnh phức tạp hơn • Cần nhiều thanh ghi • Chương trình có ít lệnh hơn • Nhận lệnh và thực hiện lệnh chậm hơn – Ít địa chỉ toán hạng • Các lệnh đơn giản hơn • Cần ít thanh ghi • Chương trình có nhiều lệnh hơn • Nhận lệnh và thực hiện lệnh nhanh hơn 21
  22. Các đặc trưng của lệnh máy • Các kiểu toán hạng – Địa chỉ – Số • Số nguyên • Số dấu chấm động Câu hỏi: Khi đọc trong 1 ô • Mã BCD nhớ nhận được gía trị nhị phân 65, làm sao biết – Ký tự được đây là gì? • Mã ASCII • Số nguyên 65 • Ký tự ‘A’ – Dữ liệu logic • Lệnh CT 65 • Các bit hoặc các cờ • Địa chỉ 65 22
  23. Các kiểu thao tác của lệnh • Phân loại lệnh: – Di chuyển dữ liệu – Xử lý số học với số nguyên – Xử lý logic – Điều khiển vào-ra (IO) – Chuyển điều khiển (rẽ nhánh) – Điều khiển hệ thống 23
  24. Các kiểu thao tác của lệnh • Các lệnh di chuyển dữ liệu – MOVE Copy dữ liệu từ nguồn đến đích – LOAD Nạp dữ liệu từ bộ nhớ đến bộ xử lý – STORE Cất dữ liệu từ bộ xử lý đến bộ nhớ – EXCHANGE Hoán đổi nội dung của nguồn và đích – CLEAR Chuyển các bit 0 vào toán hạng đích – SET Chuyển các bit 1 vào toán hạng đích – PUSH Cất nội dung toán hạng nguồn vào ngăn xếp – POP Lấy nội dung đỉnh ngăn xếp đưa đến toán hạng đích 24
  25. Các kiểu thao tác của lệnh • Các lệnh số học – ADD Cộng hai toán hạng – SUBTRACT Trừ hai toán hạng – MULTIPLY Nhân hai toán hạng – DIVIDE Chia hai toán hạng – ABSOLUTE Lấy trị tuyệt đối toán hạng – NEGATE Đổi dấu toán hạng (lấy 0 trừ toán hạng) – INCREMENT Tăng toán hạng thêm 1 – DECREMENT Giảm toán hạng đi 1 – COMPARE Trừ hai toán hạng để lập cờ 25
  26. Các kiểu thao tác của lệnh • Các lệnh logic – AND Thực hiện phép AND hai toán hạng – OR Thực hiện phép OR hai toán hạng – XOR Thực hiện phép XOR hai toán hạng – NOT Đảo bit của toán hạng (lấy bù 1) – TEST Thực hiện phép AND hai toán hạng để lập cờ 26
  27. Các kiểu thao tác của lệnh • Ví dụ các lệnh logic – Giả sử có hai thanh ghi chứa dữ liệu như sau: (R1) = 1010 1010 (R2) = 0000 1111 – R1  (R1) AND (R2) = 0000 1010 Phép toán AND dùng để xoá (Clear) một số bit và giữ nguyên một số bit còn lại của toán hạng. – R1  (R1) OR (R2) = 1010 1111 Phép toán OR dùng để thiết lập (Set) một số bit và giữ nguyên một số bit còn lại của toán hạng. – R1  (R1) XOR (R2) = 1010 0101 Phép toán XOR dùng để đảo một số bit và giữ nguyên một số bit còn lại của toán hạng. 27
  28. Các kiểu thao tác của lệnh • Các lệnh logic (tiếp) – SHIFT Dịch trái (phải) toán hạng – ROTATE Quay trái (phải) toán hạng 28
  29. Các kiểu thao tác của lệnh • Các lệnh nhập xuất chuyên dụng – INPUT : Copy dữ liệu từ một cổng xác định đưa đến đích (thiết bị → bộ nhớ) – OUTPUT: Copy dữ liệu từ nguồn đến một cổng xác định (bộ nhớ → thiết bị) • Các lệnh chuyển điều khiển – JUMP (BRANCH): Lệnh rẽ nhánh không điều kiện – CONDITIONAL JUMP : Lệnh rẽ nhánh có điều kiện – CALL : Lệnh gọi chương trình con – RETURN : Lệnh trở về từ chương trình con 29
  30. Các kiểu thao tác của lệnh • Lệnh rẽ nhánh có điều kiện – Trong lệnh có kèm theo điều kiện – Kiểm tra điều kiện trong lệnh: • Nếu điều kiện đúng → chuyển tới thực hiện lệnh ở vị trí có địa chỉ XXX PC  XXX • Nếu điều kiện sai → chuyển sang thực hiện lệnh_kế_tiếp – Điều kiện thường được kiểm tra thông qua các cờ – Có nhiều lệnh rẽ nhánh theo các điều kiện khác nhau 30
  31. Các kiểu thao tác của lệnh • Minh hoạ lệnh rẽ nhánh không và có điều kiện 31
  32. Các kiểu thao tác của lệnh • Minh hoạ lệnh rẽ nhánh không và có điều kiện (tiếp) 32
  33. Các kiểu thao tác của lệnh • Lệnh CALL và RETURN – CALL: Gọi chương trình con • Cất nội dung PC (chứa địa chỉ của lệnh_kế_tiếp) ra Stack • Nạp vào PC địa chỉ lệnh đầu tiên của chương trình con được gọi • Bộ xử lý được chuyển sang thực hiện chương trình con tương ứng – RETURN: Trở về từ chương trình con • Lấy địa chỉ của lệnh_kế_tiếp được cất ở Stack nạp trả lại cho PC • Bộ xử lý được điều khiển quay trở về thực hiện tiếp lệnh nằm sau lệnh CALL 33
  34. Các kiểu thao tác của lệnh • Gọi các chương trình con lồng nhau 34
  35. Các kiểu thao tác của lệnh • Truyền tham số giữa các chương trình con – Truyền qua Stack – Ví dụ: P gọi Q(y1,y2) có 2 tham số. 35
  36. Các kiểu thao tác của lệnh • Các lệnh điều khiển hệ thống – HALT : Dừng thực hiện chương trình – WAIT : Tạm dừng thực hiện chương trình, lặp kiểm tra điều kiện cho đến khi thoả mãn thì tiếp tục thực hiện – NO OPERATION : Không thực hiện gì cả – LOCK : Cấm không cho xin chuyển nhượng bus – UNLOCK : Cho phép xin chuyển nhượng bus 36
  37. Các phương pháp định địa chỉ • Khái niệm về định địa chỉ (addressing) – Toán hạng của lệnh có thể là: • Một giá trị cụ thể nằm ngay trong lệnh • Nội dung của thanh ghi • Nội dung của ngăn nhớ hoặc cổng IO – Phương pháp định địa chỉ (addressing modes) là cách thức địa chỉ hóa trong vùng địa chỉ của lệnh để xác định nơi chứa toán hạng • Định địa chỉ tức thì • Định địa chỉ thanh ghi • Định địa chỉ trực tiếp • Định địa chỉ gián tiếp qua thanh ghi • Định địa chỉ gián tiếp • Định địa chỉ dịch chuyển 37
  38. Các phương pháp định địa chỉ • Định địa chỉ tức thì (Immediate Addressing) – Toán hạng nằm ngay trong vùng địa chỉ của lệnh – Chỉ có thể là toán hạng nguồn – Ví dụ: ADD R1, 5 ; R1 R1+5 – Không tham chiếu bộ nhớ – Truy cập toán hạng rất nhanh – Dải giá trị của toán hạng bị hạn chế 38
  39. Các phương pháp định địa chỉ • Định địa chỉ thanh ghi (Register Addressing) – Toán hạng được chứa trong thanh ghi có tên trong vùng địa chỉ – Ví dụ: ADD R1, R2 ; R1 R1+R2 – Số lượng thanh ghi ít → vùng địa chỉ cần ít bit hơn – Không tham chiếu bộ nhớ – Truy cập toán hạng nhanh – Tăng số lượng thanh ghi → hiệu quả hơn 39
  40. Các phương pháp định địa chỉ • Định địa chỉ trực tiếp (Direct Addressing) – Toán hạng là ngăn nhớ có địa chỉ được chỉ ra trực tiếp trong vùng địa chỉ của lệnh – Ví dụ: • ADD R1, A ;R1  R1 + (A) • Cộng nội dung thanh ghi R1 với nội dung của ô nhớ có địa chỉ là A • Tìm toán hạng trong bộ nhớ ở địa chỉ A – CPU tham chiếu bộ nhớ một lần để truy nhập dữ liệu 40
  41. Các phương pháp định địa chỉ • Định địa chỉ gián tiếp qua thanh ghi (Register Indirect Addressing) – Toán hạng là ô nhớ có địa chỉ nằm trong thanh ghi – Vùng địa chỉ cho biết tên thanh ghi đó. Thanh ghi có thể là ngầm định – Thanh ghi này được gọi là con trỏ (pointer) – Vùng nhớ có thể được tham chiếu là lớn (2n, với n là độ dài của thanh ghi) 41
  42. Các phương pháp định địa chỉ • Định địa chỉ gián tiếp qua bộ nhớ (Indirect Memory Addressing) – Bộ nhớ được trỏ bởi vùng địa chỉ của lệnh chứa địa chỉ của toán hạng – Có thể gián tiếp nhiều lần – Giống như khái niệm biến con trỏ và biến động trong lập trình – CPU phải thực hiện tham chiếu bộ nhớ nhiều lần để tìm toán hạng → chậm – Vùng nhớ có thể được tham chiếu là lớn 42
  43. Các phương pháp định địa chỉ • Định địa chỉ dịch chuyển (Displacement Addressing) – Để xác định toán hạng, vùng địa chỉ chứa hai thành phần: • Tên thanh ghi • Hằng số – Địa chỉ của toán hạng = nội dung thanh ghi + hằng số – Thanh ghi có thể được ngầm định 43
  44. Các phương pháp định địa chỉ • Định địa chỉ dịch chuyển (tiếp) – Các dạng địa chỉ dịch chuyển • Địa chỉ hoá tương đối với PC – Thanh ghi là Bộ đếm chương trình PC – Toán hạng có địa chỉ cách ô nhớ được trỏ bởi PC một độ lệch xác định • Định địa chỉ cơ sở (base) – Thanh ghi chứa địa chỉ cơ sở – Hằng số là chỉ số • Định địa chỉ chỉ số (index) – Hằng số là địa chỉ cơ sở – Thanh ghi chứa chỉ số 44
  45. Phân loại tập lệnh • CISC và RISC – CISC:Complex Instruction Set Computer: • Máy tính với tập lệnh đầy đủ • Ví dụ: Intel x86, Motorola 680x0 – RISC:Reduced Instruction Set Computer: • Máy tính với tập lệnh thu gọn • Ví dụ: SunSPARC, Power PC, MIPS, ARM – RISC đối nghịch với CISC 45
  46. Phân loại tập lệnh • Các đặc trưng của CISC – Số lượng lệnh nhiều (vài trăm lệnh) → Dễ lập trình, chương trình ngắn hơn (chiếm ít bộ nhớ) – Truy cập toán hạng ở các thanh ghi lẫn bộ nhớ – Cấu trúc CPU phức tạp – Thời gian thực hiện lệnh cần nhiều chu kỳ máy – Số lượng khuôn dạng lệnh lớn – CPU có tập thanh ghi nhỏ – Có nhiều mode địa chỉ – Một số lệnh không có mạch phần cứng riêng (cần có vi chương trình để thực hiện) 46
  47. Phân loại tập lệnh • Các đặc trưng của RISC – Số lượng lệnh ít (vài chục lệnh) và cơ bản nhất → Khó lập trình, chương trình dài hơn – Hầu hết các lệnh truy cập toán hạng ở các thanh ghi – Cấu trúc CPU đơn giản – Thời gian thực hiện lệnh là một chu kỳ máy – Số lượng khuôn dạng lệnh ít (<=4) – CPU có tập thanh ghi lớn – Có ít mode địa chỉ (<=4) – Mỗi lệnh có mạch phần cứng riêng (không cần vi chương trình) 47
  48. Phân loại tập lệnh • So sánh CISC và RISC Loại CISC RISC . Hãng SX IBM DEC VAX Intel Motorola MIPS Hệ thống MT 370/168 11/780 486 88000 R4000 Năm SX 1973 1978 1989 1988 1991 Số lượng lệnh 208 303 235 51 94 Kích thước lệnh (B) 2-6 2-57 1-11 4 32 Addressing modes 4 22 11 3 1 Số lượng thanh ghi 16 16 8 32 32 Vi ChươngTrình (KB) 420 480 246 0 0 48
  49. Phân loại tập lệnh • Thống kê 10 lệnh Intel x86 sử dụng nhiều nhất TT Lệnh Tỷ lệ (%) 1 load 22% 2 conditional branch 20% 3 compare 16% 4 store 12% 5 add 8% 6 and 6% 7 sub 5% 8 move register-register 4% 9 call 1% 10 return 1% Total 96% 49
  50. Phân loại tập lệnh • Tại sao kiến trúc CISC của Intel vẫn sử dụng nhiều? – Vấn đề tương thích – Dễ xây dựng trình dịch (compiler) hơn – Phù hợp với nhiều NNLT cấp cao (HLL) – Phần mềm có sẵn đang sử dụng nhiều – Thực tế hiện nay sử dụng hệ thống tập lệnh lai giữa RISC và CISC • Tổ chức bên trong theo RISC • Kiến trúc lập trình bên ngoài theo CISC • Sử dụng vi chương trình làm trung gian 50
  51. Phân loại tập lệnh • Ưu nhược điểm của CISC – Ưu điểm • Chương trình ít lệnh hơn, ít tốn bộ nhớ để lưu trữ • Truy cập bộ nhớ với ít lệnh hơn • Chương trình dễ viết, dễ đọc và dễ hiểu hơn – Nhược điểm • Dạng lệnh phức tạp, giải mã lệnh chậm • Lệnh phức tạp nên không uyển chuyển, không áp dụng cho nghiều trường hợp khác nhau • Xử lý ngắt chậm hơn (do lệnh chiếm nhiều chu kỳ máy) nên thời gian đáp ứng kém 51
  52. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 52
  53. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 53
  54. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 54
  55. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 55
  56. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 56
  57. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 57
  58. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 59
  59. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 60
  60. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 61
  61. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 62
  62. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 63
  63. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 65
  64. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 66
  65. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 • Ví dụ về khuôn dạng lệnh của CPU Intel x86 67
  66. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 68
  67. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 69
  68. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 70
  69. Câu hỏi 71