Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội - Dành cho giáo viên Tiểu học Lớp 4

doc 45 trang ngocly 2050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội - Dành cho giáo viên Tiểu học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_duc_nep_song_thanh_lich_van_minh_cho_hoc_sinh_ha_noi_da.doc

Nội dung text: Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội - Dành cho giáo viên Tiểu học Lớp 4

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY Tài liệu chuyên đề GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH CHO HỌC SINH HÀ NỘI Dành cho giáo viên Tiểu học Lớp 4
  2. Ban chỉ đạo Thành phố : Trưởng ban : NGÔ THỊ THANH HẰNG - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hội đồng Tư vấn Khoa học : Chủ tịch : NGUYỄN TIẾN ĐOÀN Phó Chủ tịch : NGUYỄN VIẾT CHỨC Ủy viện : ĐÀO THỊ DUNG, ĐÀO THỊ NGUYỆT THU, ĐỖ THỊ KIM NGÂN, NGUYỄN THỊ MINH HÒA Hội đồng Biên soạn : Chủ tịch : NGUYỄN HỮU ĐỘ Phó Chủ tịch : NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH, NGUYỄN KHẮC OÁNH Ủy viên : ĐOÀN HOÀI VĨNH, NGUYỄN HỮU HIẾU, NGUYỄN HIỆP THỐNG, PHẠM XUÂN TIẾN, NGUYỄN THÀNH KỲ, TRẦN MINH TRANG, NGUYỄN NGỌC DIỆP, MAI SĨ NHẬT Tiểu ban Biên soạn Tiểu học : Trưởng Tiểu ban : PHẠM XUÂN TIẾN Ủy viên : MAI NHỊ HÀ, NGUYỄN THỊ THU HUYỀN, PHẠM THỊ PHÚC, HOÀNG THU HẰNG, TÔ THỊ HẢI HÀ Ban Thư kí : Trưởng ban : HOÀNG HỮU TRUNG Ủy viên : NGÔ HỒNG VÂN, NGUYỄN PHƯƠNG HÀ, PHẠM THỊ THU TRANG, PHẠM THỊ KIM THOA, NGUYỄN TUẤN ĐẠT
  3. LỜI NÓI ĐẦU Thanh lịch, văn minh là nét đẹp truyền thống đã được nhiều thế hệ người dân Hà Nội tạo nên và lưu giữ. Trân trọng, kế thừa và phát huy nét đẹp ấy trong đời sống người Hà Nội hôm nay và mai sau là trách nhiệm, là niềm tự hào và vinh dự của người dân thủ đô, trong đó có thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường. Được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức biên soạn bộ tài liệu chuyên đề Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Bộ tài liệu được đưa vào giảng dạy trong các trường phổ thông của thành phố Hà Nội bắt đầu từ năm học 2010-2011. Nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội có biểu hiện vô cùng phong phú và có giá trị văn hóa cao. Tuy nhiên, bộ tài liệu chủ yếu giới hạn trong các nội dung cơ bản nhất liên quan đến môi trường hoạt động và điều kiện giao tiếp hàng ngày của các em học sinh, từ đó định hướng và chỉ dẫn cho các em những thái độ và hành vi cần có sinh hoạt, trong giao tiếp, ứng xử để trở thành người học sinh thanh lịch, xứng đáng là công dân của thủ đô Hà Nội có ngàn năm văn hiến. Quá trình biên soạn bộ tài liệu được chỉ đạo và triển khai hết sức công phu và khẩn trương. Trong thời gian vừa qua, bộ tài liệu đã được đưa vào giảng dạy thí điểm ở một số trường học trên địa bàn thành phố. Sau đó bộ tài liệu được tiếp tục chỉnh sửa, đã được Hội đồng nghiệm thu Thành phố đánh giá cao và được Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông trên toàn thành phố. Để có được kết quả đó, ngoài sự nỗ lực hết mình của Hội đồng biên soạn, sự làm việc tận tâm và đầy trách nhiệm của Hội đồng tư vấn, còn có sự đóng góp rất đáng quý của nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa, nhiều cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các vị cha mẹ học sinh. Nhân dịp này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Thành phố, các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ, tham gia thí điểm, thẩm định và nghiệm thu, góp phần tạo nên bộ tài liệu này. Đây là sản phẩm do các thày cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường phổ thông của thành phố Hà Nội biên soạn với tất cả tâm huyết và khát vọng được góp phần giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh thủ đô; song do sự hiểu biết, kinh nghiệm và điều kiện còn hạn chế nên chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong được các nhà trường, các đồng nghiệp, các vị cha mẹ học sinh và đông đảo bạn đọc đóng góp ý kiến để bộ tài liệu ngày càng hoàn thiện. Trong quá trình triển khai giảng dạy, các nhà trường, các thày cô giáo cần quan tâm nghiên cứu, khai thác hợp lý nội dung tài liệu, chú trọng hướng dẫn hành vi, đặc biệt cần vận dụng tốt việc đổi mới dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh, hướng tới thực hành - vận dụng để các em có cơ hội tự nhận thức, tự rèn luyện, điều chỉnh hành vi giao tiếp ứng xử trong các môi trường gia đình, nhà trường, xã hội, phù hợp với yêu cầu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Trân trọng cảm ơn ! SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
  4. Phần thứ nhất : CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH CHO HỌC SINH THÀNH PHỐ HÀ NỘI A. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH DÙNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Lớp Bài Chủ đề Tên bài 1 Em hỏi và trả lời Nói, nghe 2 Lêi chµo 3 Bữa ăn trong gia đình Ăn 4 Bữa ăn bán trú 1 5 Trang phục tới trường Mặc 6 Trang phục ở nhà 7 Cử chỉ Cách đi, đứng của em 8 Vui chơi Vui chơi ở trường 1 Ý kiến của em Nói, nghe 2 Tôn trọng người nghe 3 Bữa ăn cùng khách 4 Ăn Sinh nhật bạn 2 5 Bữa ăn trên đường du lịch 6 Trang phục khi ra đường Mặc 7 Trang phục thể thao 8 Cử chỉ Cách nằm, ngồi của em 1 Em biết lắng nghe Nói, nghe 2 Nói lời hay 3 Ở Em luôn sạch sẽ 4 Ngôi nhà thân yêu 3 5 Góc học tập của em 6 Ngôi trường của em 7 Cử chỉ Cử chỉ đẹp 8 Vui chơi Vui chơi lành mạnh 1 Chia sẻ với ông bà, cha mẹ 2 Trò chuyện với anh chị em 3 Đến nhà người quen 4 4 Giao tiếp Thân thiện vớihàng xóm 5 Nói chuyện với thầy cô giáo 6 Trò chuyện với bạn bè 7 Giao tiếp với người lạ 8 Gặp người nước ngoài 1 Kính trọng người lớn tuổi 2 Thân thiện với bạn bè, nhường nhịn em nhỏ 3 Thương người như thể thương thân 4 Tôn trọng người lao động 5 Ứng xử 5 Thăm khu di tích 6 Em yêu thiên nhiên 7 Tham gia giao thông 8 Đi mua đồ dùng B. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Bài Tên bài Số tiết LỚP 6 Bài 1 Thanh lịch, văn minh – Nét đẹp của người Hà Nội 1 Bài 2 Cách ăn uống của người Hà Nội 2 Bài 3 Trang phục của người Hà Nội 2
  5. Bài 4 Nơi ở của người Hà Nội 1 LỚP 7 Bài 1 Tiếng nói của người Hà Nội 2 Bài 2 Giao tiếp, ứng xử trong gia đình 2 Bài 3 Giao tiếp, ứng xử trong nhà trường 2 LỚP 8 Bài 1 Tác phong của người Hà Nội 1 Bµi 2 Giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội 2 Bµi 3 Ứng xử với môi trường tự nhiên 1 Bµi 4 Ứng xử khi tham gia giao thông 1 Bµi 5 Ứng xử với các di tích, danh thắng 1 LỚP 9 6 Hướng dẫn chung C. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỒ THÔNG Bài Tên bài Số tiết LỚP 10 Bài 1 Xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh 2 Bài 2 Phong cách thanh lịch, văn minh của người Hà Nội 2 Bài 3 Người Hà Nội giao tiếp thanh lịch, văn minh 2 LỚP 11 Bài 1 Người Hà Nội ứng xử thanh lịch, văn minh nơi công cộng 2 Bài 2 Người Hà Nội thân thiện với thiên nhiên môi trường 2 Người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong giao lưu và hội nhập quốc Bài 3 2 tế
  6. Phần thứ hai : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢNG DẠY TÀI LIỆU GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Học sinh (HS) nhận biết, phân biệt được: - Những chuẩn mực hành vi cơ bản của nếp sống thanh lịch, văn minh trong sinh hoạt và giao tiếp ứng xử. - Sự cần thiết thực hiện những chuẩn mực hành vi thanh lịch, văn minh (ý nghĩa, tác dụng của việc làm đúng; tác hại của việc làm trái). - Cách thực hiện những chuẩn mực hành vi thanh lịch, văn minh (những việc cần làm, những việc cần tránh). 2. Kĩ năng : - HS biết tự nhận xét hành vi bản thân, nhận xét hành vi người khác. - HS biết thực hiện các chuẩn mực hành vi cơ bản được học. 3. Thái độ : Học sinh thể hiện được những thái độ, tình cảm : - Trân trọng, kế thừa, phát huy truyền thống thanh lịch, văn minh. - Mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh. - Đồng tình với những hành vi thanh lịch, văn minh, không đồng tình với những hành vi chưa thanh lịch, văn minh. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : - Phương pháp dạy học được vận dụng linh hoạt giữa các phương pháp truyền thống như kể chuyện, đàm thoại, nêu gương, sử dụng đồ dùng trực quan và các phương pháp dạy học hiện đại như đóng vai, xử lí tình huống, sao cho HS tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập và mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. Từ nội dung dạy học được gợi ý trong sách học sinh (SHS), sách giáo viên (SGV) > giáo viên (GV) gợi ý cho HS nhận biết, phân biệt được những chuẩn mực hành vi cơ bản của nếp sống thanh lịch, văn minh trong sinh hoạt và giao tiếp ứng xử, sự cần thiết thực hiện những chuẩn mực hành vi, cách thực hiện để dẫn dắt HS đến nội dung lời khuyên, giúp HS hiểu và mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện. - Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh tiểu học chỉ đạt hiệu quả khi HS hứng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy-học. Do đó, GV cần căn cứ vào mục tiêu từng bài, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương mà thiết kế tiết học thành các hoạt động phù hợp; tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm, thói quen trong nếp sống thanh lịch, văn minh đã có để tự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới. - Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh tiểu học phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của HS. Sau truyện kể, tấm gương mà GV sử dụng để
  7. minh họa các chuân mực hành vi cơ bản, cần khéo léo liên hệ ý nghĩa của bài với thực tế cuộc sống của HS. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY : 1. Tài liệu : - Sách, ấn phẩm viết về Hà Nội, người Hà Nội thanh lịch, văn minh. - Bộ tài liệu GD nếp sống thanh lịch, văn minh cho HS Tiểu học, THCS, THPT (giúp cho GV hiểu được nội dung giảng dạy được biên soạn theo hướng đồng tâm tiệm tiến trong ba cấp học). 2. Phương tiện : - Tài liệu dành cho học sinh, phiếu bài tập (nếu có). - Các tranh ảnh, phim đèn chiếu, video clip, - Các loại dụng cụ, đồ vật, sản phẩm tự nhiên phục vụ cho việc bày tỏ ý kiến, sắm vai hay tổ chức trò chơi, * Phương tiện dạy học cần phù hợp mục tiêu tiết dạy, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của trường, phát triển tư duy, gây hứng thú cho HS, dễ sử dụng. IV. TIẾN TRÌNH MỘT TIẾT DẠY : 1. XÁC ĐỊNH VỀ MỤC TIÊU : 2. XÁC ĐỊNH VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 3. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - GV gợi mở để HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). - GV giới thiệu bài, ghi tên bài. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi - GV tổ chức cho HS nhận xét các hành vi thông qua việc tìm hiểu nội dung được gợi ý trong SHS như Xem tranh, Xem truyện tranh, Quan sát tranh, Đọc truyện, từ đó dẫn dắt HS nhận thấy sự cần thiết thực hiện các chuẩn mực hành vi cơ bản của nếp sống thanh lịch, văn minh. - GV liên hệ chuẩn mực hành vi vừa học với thực tế của HS. Hoạt động 3,4, : Nhận xét hành vi; Bày tỏ ý kiến ; Trao đổi, thực hành - GV tổ chức cho HS thực hiện các bài tập trong phần Trao đổi, thực hành. Thông qua các bài tập, HS tiếp tục nhận biết các chuẩn mực hành vi nên thực hiện; HS được bày tỏ ý kiến trước những hành vi đúng hay hành vi sai; HS được trao đổi và thực hiện những kĩ năng phù hợp với chuẩn mực hành vi vừa học. - GV liên hệ chuẩn mực hành vi vừa học với thực tế của HS. Hoạt động (5), (6), : Tổng kết
  8. - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. Lưu ý: Giáo án có thể được trình bày theo hàng ngang hoặc cột dọc (cần phân phối thời gian cho từng hoạt động). V. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT (CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG) : * Lớp 1 Bài Mức độ cần đạt 1. Học sinh nhận thấy khi hỏi và trả lời, cần lễ phép đối với người lớn tuổi, thân mật với bạn bè, em nhỏ. 1. 2. Học sinh có kĩ năng : Em hỏi và - Hỏi và trả lời đủ cả câu, không hỏi và trả lời trống không. trả lời - Lễ phép đối với người lớn tuổi, thân mật với bạn bè, em nhỏ. - Biết nói lời yêu cầu, đề nghị với mọi người. 3. Học sinh có thái độ tự tin và biết thể hiện tình cảm đúng mực khi hỏi và trả lời. 1. Học sinh nhận thấy khi chào, cần lễ phép đối với người lớn tuổi, thân mật với bạn bè, 2. em nhỏ. Lời chào 2. Học sinh có kĩ năng : - Lễ phép khi chào người lớn tuổi, thân thiện khi chào bạn bè, em nhỏ. - Biết chào cách, đúng lúc. - Chào hỏi mọi người theo thứ tự. 3. Học sinh có thái độ tự tin và biết thể hiện tình cảm đúng mực khi chào người lớn, bạn bè, em nhỏ. 3. 1. Học sinh nhận thấy những việc cần làm khi ăn cơm với gia đình. Bữa ăn 2. Học sinh có kĩ năng : trong gia - Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn. đình - Nói lời mời mọi người trước khi ăn và nói lời xin phép khi rời khỏi bàn ăn. - Đưa và nhận bát, đũa thìa bằng hai tay. - Ăn uống từ tốn. Không nên vừa ăn vừa làm việc khác. 3. Học sinh có thái độ: - Vui vẻ, tự giác thực hiện những việc cần làm khi ăn cơm với gia đình. - Ủng hộ, tán thành với những hành vi thể hiện sự TL,VM trong bữa ăn gia đình. 4. 1. Học sinh nhận thấy những việc cần làm trong bữa ăn trưa ở trường. Bữa ăn 2. Học sinh có kĩ năng : bán trú - Đến giờ ăn cơm trưa ở trường, ngồi ngay ngắn vào chỗ quy định. - Biết cách ăn uống gọn gàng, không để rơi vãi. - Biết động viên khi thấy bạn ăn không ngon miệng. - Biết nói lời yêu cầu khi muốn ăn thêm. - Khi ăn xong, biết thu gọn bát, thìa để vào nơi quy định; uống nước, lau miệng và nghỉ ngơi hợp lí. 3. Học sinh có thái độ: - Vui vẻ, tự giác thực hiện những việc cần làm trong bữa ăn trưa ở trường. - Ủng hộ, tán thành với những hành vi thể hiện sự TL,VM trong bữa ăn trưa ở trường.
  9. 1. Học sinh nhận thấy khi tới trường, cần lựa chọn trang phục phù hợp với quy định và phù hợp với thời tiết. 2. Học sinh có kĩ năng : 5. - Biết lựa chọn trang phục đúng quy định, phù hợp với thời tiết. Trang - Biết giữ gìn trang phục luôn gọn gàng, sạch sẽ. phục tới - Không mặc quần áo bẩn, quần áo nhàu nát hay tuột chỉ, đứt cúc. trường 3. Học sinh có thái độ: - Vui vẻ, tự giác lựa chọn trang phục tới trường theo quy định, phù hợp thời tiết. - Ủng hộ, tán thành với những người có trang phục tới trường quy định, 1. Học sinh nhận thấy cần lựa chọn trang phục ở nhà phù hợp với thời tiết và thuận tiện cho sinh hoạt. 6. 2. Học sinh có kĩ năng : Trang - Biết lựa chọn trang phục ở nhà phù hợp với thời tiết và thuận tiện cho sinh hoạt. phục - Không mặc quần áo lôi thôi, tùy tiện. ở nhà 3. Học sinh có thái độ: - Vui vẻ, tự giác lựa chọn trang phục ở nhà phù hợp thời tiết, thuận tiện cho sinh hoạt. - Ủng hộ, tán thành với những người có trang phục ở nhà hợp lý. 1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc đi và đứng đúng cách thể hiện sự TL, VM. 7. 2. Học sinh có kĩ năng : Cách đi, a) Khi đi : đứng của - Đi thong thả, nhẹ nhàng và tránh gây tiếng động mạnh. Quan sát phía trước để tránh bị em va chạm. - Nhường đường cho người ra khi vào cửa hàng, cầu thang máy, lên xe buýt hay tàu điện, - Không đi qua trước mặt người đang ngồi hay đang nói chuyện. Nếu cần phải đi qua thì phải xin phép và hơi cúi người xuống. b) Khi đứng nói chuyện với người khác : - Đứng ngay ngắn, mắt nhìn người nói chuyện với mình. - Biết chọn vị trí đứng thích hợp để không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. 3. Học sinh có thái đô : - Tự giác thực hiện việc đi, đứng đúng cách thể hiện sự thanh lịch, văn minh. - Đồng tình, ủng hộ với cách đi, đứng thanh lịch, văn minh. 1. Học sinh nhận thấy khi vui chơi ở trường cần lựa chọn những trò chơi bổ ích, có lợi 8. cho sức khỏe, tránh những trò chơi nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh, Vui chơi ở chơi đúng lúc, đúng chỗ. trường 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết chọn trò chơi, chỗ chơi và thời gian chơi thích hợp. - Chia sẻ, nhường nhịn và giúp đỡ bạn khi cùng chơi. - Biết cách giữ gìn và bảo vệ đồ chơi. - Không chơi những trò chơi nguy hiểm cho bản thân, cho mọi người xung quanh và có hại cho môi trường thiên nhiên. 3. Học sinh có thái độ : - Nhiệt tình, tự giác tham gia vào các hoạt động vui chơi hợp lí ở trường. - Đồng tình, ủng hộ các bạn tham gia vui chơi hợp lí ở trường. * Lớp 2: Bài Mức độ cần đạt 1. Học sinh nhận thấy cần mạnh dạn nêu ý kiến trong giờ học, giờ chơi hay trong sinh 1. hoạt hàng ngày. Ý kiến 2. Học sinh có kĩ năng : của em - Biết cách xin phép người nghe để nêu ý kiến. - Khi nêu ý kiến, đứng hoặc ngồi ngay ngắn, nói rõ ràng, ngắn gọn.
  10. - Biết nhắc nhở chân thành những điều sai của bạn. 3. Học sinh có thái độ tự tin khi nêu ý kiến. 1. Học sinh nhận thấy khi nói chuyện cần thể hiện sự tôn trọng người nghe. 2. 2. Học sinh có kĩ năng khi nói chuyên như : Tôn trọng - Đứng cách người nghe một khoảng vừa phải. người - Không nói quá to hay quá nhỏ. nghe - Luôn chú ý thái độ người nghe để có cách ứng xử thích hợp. 3. Học sinh có thái độ tôn trọng người nghe. 1. Học sinh nhận thấy cần có thái độ và việc làm phù hợp khi đi ăn cỗ hoặc khi gia đình mời cơm khách. 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết giúp đỡ người lớn việc vừa sức. 3. - Biết nói lời cảm ơn khi nhận thức ăn được mời. Bữa ăn - Ăn uống ý tứ, giữ vệ sinh. cùng - Biết bày tỏ thái độ hiếu khách (nói lời mời, gắp thức ăn mời, trò chuyện thân thiện, cởi khách. mở). - Ăn xong, biết lấy tăm, nước, hoa quả mời mọi người. 3. Học sinh tự giác thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh khi đi ăn cỗ hoặc khi gia đình mời cơm khách. 1. Học sinh nhận thấy cần chuẩn bị quà tặng sinh nhật bạn phù hợp, dự sinh nhật bạn với thái độ vui vẻ, thân thiện, cởi mở. 4. 2. Học sinh có kĩ năng : Sinh nhật - Biết chuẩn bị quà tặng sinh nhật phù hợp. bạn - Biết chúc mừng sinh nhật lịch sự và có ý nghĩa. - Khi dự sinh nhật, ăn uống từ tốn, lịch sự, thái độ vui vẻ, thân thiện, cởi mở. 3. Học sinh tự giác thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh khi dự sinh nhật. 1. Học sinh nhận thấy khi ăn ở khu du lịch hay ăn ở nhà hàng cần có những hành vi thanh lịch, văn minh. 2. Học sinh có kĩ năng : a) Khi đi du lịch: 5. - Biết cách chuẩn bị đồ ăn phù hợp. Bữa ăn - Biết chọn vị trí ngồi ăn thích hợp, sử dụng đồ ăn hợp vệ sinh, biết chia sẻ với bạn bè. trên - Sau khi ăn, biết thu dọn chỗ ngồi sạch sẽ. đường du b) Khi vào nhà hàng : lịch - Ngồi ăn ngay ngắn, không đùa nghịch. - Không để lãng phí đồ ăn. - Có thái độ lịch sự và không làm phiền mọi người xung quanh. 3. Học sinh tự giác thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh khi ăn ở khu du lịch hoặc ăn ở nhà hàng. 1. Học sinh nhận thấy khi ra đường, cần lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình và phù hợp với nơi mình đến. 6. 2. Học sinh có kĩ năng : Trang - Lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình và phù hợp với nơi mình phục khi đến (trang phục không quá rộng hay quá chật). ra đường - Luôn giữ gìn trang phục sạch sẽ, gọn gàng. 3. Học sinh luôn có ý thức lựa chọn và giữ gìn trang phục khi ra đường. 1. Học sinh nhận thấy cần lựa chọn trang phục phù hợp với môn thể thao mình tham gia. 7. 2. Học sinh có kĩ năng : Trang - Biết lựa chọn trang phục phù hợp với môn thể thao mình tham gia. phục thể - Biết cách thắt dây giày, buộc tóc gọn gàng. thao 3. Học sinh tự giác lựa chọn và giữ gìn trang phục khi tham gia chơi thể thao. 8. 1. Học sinh nhận thấy khi nằm hoặc ngồi, cần lựa chọn chỗ và hướng nằm, ngồi thích Cách hợp.
  11. nằm, ngồi 2. Học sinh có kĩ năng : của em a) Khi ngồi : - Biết chọn chỗ thích hợp và ngồi đúng tư thế. - HS nữ biết thu váy và khép chân. b) Khi nằm : - Biết chọn chỗ và hướng nằm thích hợp. - Nằm đúng tư thế. - HS nữ biết thu váy và khép chân. 3. Học sinh tự giác thực hiện cách nằm, ngồi lịch sự. * Lớp 3: Bài Mức độ cần đạt 1. Học sinh thấy sự cần thiết của việc lắng nghe khi người khác nói. 2. Học sinh có kĩ năng : - Chăm chú lắng nghe. 1. - Biết cách hỏi lại những chi tiết mình chưa hiểu rõ. Em biết - Khích lệ, động viên người nói bằng cách vỗ tay, gật đầu, mỉm cười lắng nghe - Biết nghe và làm theo ý kiến đúng. - Không nói chen ngang hay có cử chỉ, thái độ tỏ ý chê bai. - Biết xin lỗi trước nếu cần thiết phải cắt ngang lời nói. 3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi đẹp khi nghe người khác nói. 1. Học sinh thấy sự cần thiết của việc lựa chọn lời nói đúng mực, phù hợp với đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp. 2. Học sinh có kĩ năng: - Trước khi nói, biết suy nghĩ, lựa chọn lời nói phù hợp với người nghe và tình huống 2. giao tiếp. Nói lời - Khi nói, thái độ tự nhiên, cởi mở, vui vẻ, thân thiện. hay - Biết kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười, - Không nói lời thô tục, không chửi bậy, không nói xấu, nói những chuyện làm tổn thương người khác. 3. Học sinh tự giác nói lời hay mọi lúc, mọi nơi và thể hiện tình cảm đúng mực qua lời nói. 1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 2. Học sinh có kĩ năng thực hiện vệ sinh cá nhân : 3. - Chăm chải đầu, rửa mặt, tắm gội, cắt tóc, cắt móng tay. Em luôn - Sử dụng quần áo, tất, khăn, sạch, phù hợp với công việc và thời tiết. sạch sẽ - Giữ giường ngủ luôn sạch sẽ (gấp đồ dùng gọn gàng, thay đồ dùng sạch theo định kì). - Không cắn móng tay, sơn móng tay, ngậm bút, đồ chơi 3. Học sinh tự giác giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc giữ vệ sinh nhà ở và việc tôn trọng không gian chung, không gian riêng của từng thành viên trong gia đình. 2. Học sinh có kĩ năng : - Sắp xếp, giữ gìn đồ đạc trong từng phòng ngăn nắp, thuận tiện cho việc sử dụng. 4. - Biết cách làm vệ sinh phù hợp với từng phòng (phòng ở, phòng khách, phòng bếp, Ngôi nhà phòng vệ sinh). thân yêu - Tôn trọng không gian chung và không gian riêng của từng thành viên trong gia đình (gõ cửa trước khi vào phòng bố mẹ, anh chị ; không tự tiện sử dụng đồ dùng của người khác). 3. Học sinh tự giác thực hiện các hành vi đẹp đối với ngôi nhà và các thành viên trong gia đình. 5. 1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc sắp xếp góc học tập ở nhà gọn gang, ngăn Góc học nắp, khoa học.
  12. tập của 2. Học sinh có kĩ năng : em - Sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, khoa học. - Biết cách trang trí góc học tập phù hợp với không gian và điều kiện của gia đình. 3. Học sinh tự giác sắp xếp, trang trí góc học tập của mình. 1. Học sinh nhận thấy khi đến trường, cần sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ ngồi học, bàn ghế trong lớp và giữ vệ sinh chung mọi lúc, mọi nơi. 6. 2. Học sinh có kĩ năng : Ngôi - Sắp xếp đồ dùng học tập và bàn ghế trong lớp gọn gàng, ngăn nắp. trường - Giữ vệ sinh chung mọi lúc, mọi nơi. của em - Giữ gìn khung cảnh trường, lớp xanh - sạch - đẹp. 3. Học sinh tự giác sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ ngồi học, bàn ghế trong lớp và giữ gìn khung cảnh nhà trường xanh - sạch - đẹp. 1. Học sinh nhận thấy cần có những cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người. 2. Học sinh có kĩ năng thể hiện những cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người như: 7. - Vui vẻ, thân thiện khi nói chuyện. Cử chỉ - Đứng dậy, cúi đầu chào thầy cô giáo, người lớn tuổi. đẹp - Giơ tay hay gật đầu (thay cho lời chào) khi không tiện nói lời chào với bạn bè. - Vỗ tay đúng lúc để bày tỏ sự tán thưởng, khâm phục và chúc mừng. 1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc chơi các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư. 2. Học sinh có kĩ năng : 8. - Lựa chọn những trò chơi lành mạnh, tránh những trò chơi bạo lực, nguy Vui chơi hiểm, phá hoại môi trường thiên nhiên. lành - Biết cách chơi đúng lúc, đúng chỗ, không làm phiền người khác và giữ gìn đồ chơi. mạnh - Hoà đồng khi cùng chơi với anh, chị, em và bạn bè. 3. Học sinh chủ động chọn trò chơi lành mạnh khi vui chơi ở khu dân cư. *Lớp 4 : Bài Mức độ cần đạt 1. Học sinh nhận thấy nên chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mình cùng ông bà, cha mẹ. 1. 2. Học sinh có kĩ năng : Chia sẻ - Biết chủ động trò chuyện với ông bà, cha mẹ với thái độ lễ phép, vui vẻ. với ông - Trò chuyện đúng lúc, đúng chỗ. bà, cha - Không nói chen ngang khi ông bà, cha mẹ đang nói chuyện. mẹ 3. Học sinh có ý thức chủ động dành thời gian để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng ông bà, cha mẹ. 1. Học sinh nhận thấy nên dành thời gian để chia sẻ và trò chuyện với anh chị em trong gia đình. 2. 2. Học sinh có kĩ năng : Trò - Chủ động dành thời gian trò chuyện, tâm sự với anh chị em trong gia đình với thái độ chuyện hoà nhã, thân mật, vui vẻ. với anh - Trò chuyện đúng lúc, đúng chỗ, không làm phiền khi mọi người có việc bận. chị em 3. Học sinh mong muốn và chủ động dành thời gian trò chuyện với anh chị em trong gia đình. 1. Học sinh nhận thấy cần có những hành vi thể hiện sự tôn trọng các thành viên cũng như nếp sống riếng khi đến thăm người quen. 3. 2. Học sinh có kĩ năng khi đến nhà người quen : Đến nhà - Biết nói lời hẹn đến thăm với chủ nhà. người - Có ý thức thực hiện nếp sinh hoạt của chủ nhà. quen - Có cử chỉ, lời nói ý tứ, lịch sự và ý thức giữ vệ sinh. - Không tự ý vào các phòng hay sử dụng đồ đạc của người quen khi chưa được phép.
  13. 3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh khi đến nhà người quen. 1. Học sinh nhận thấy nên thân thiện, quan tâm, giúp đỡ những việc vừa sức và không làm phiền với hàng xóm láng giềng. 2. Học sinh có kĩ năng : 4. - Biết bày tỏ sự thân thiện, quan tâm, giúp đỡ những việc vừa sức. Thân - Chủ động thăm hỏi, động viên khi hàng xóm ốm đau hoặc có chuyện không vui. thiện với - Không làm phiền hàng xóm trong giờ nghỉ trưa, đêm khuya hay khi nhà có khách. hàng xóm - Không tự tiện sử dụng đồ đạc nhà hàng xóm. Nếu mượn đồ, nên giữ gìn cẩn thận và trả đúng hẹn. 3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi thể hiện sự thân thiện với xóm giềng. 1. Học sinh nhận thấy cần chủ động nói chuyện với thầy, cô giáo để bày tỏ lòng yêu quý, kính trọng, biết ơn của mình đồng thời để thầy, cô thêm hiểu và giúp đỡ mình mau tiến bộ. 5. 2. Học sinh có kĩ năng : Nói - Biết chọn thời gian, hoàn cảnh thích hợp để trò chuyện. Không nói chen hay làm phiền chuyện khi thầy, cô đang bận việc. với thầy - Biết hỏi thăm, quan tâm khi thầy, cô mệt hay gặp chuyện không may. cô giáo - Biết chúc mừng thầy cô nhân ngày lễ, ngày Tết, những ngày đặc biệt hoặc khi thầy cô đạt thành tích cao trong công việc. 3. Học sinh có thái độ lễ phép, tin cậy, cởi mở khi nói chuyện với thầy cô giáo. 1. Học sinh nhận thấy nên chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn bè để bày tỏ sự quan tâm, 6. yêu quý và tin tưởng bạn. Trò 2. Học sinh có kĩ năng : chuyện - Biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn. với bạn - Trò chuyện đúng lúc, không làm phiền khi bạn đang bận học hoặc đang bận việc. bè 3. Học sinh có thái độ chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn bè. 1. Học sinh nhận thấy cần có thái độ tôn trọng và thái độ lịch sự khi giao tiếp với người lạ. 7. 2. Học sinh có kĩ năng : Giao tiếp - Có thái độ tôn trọng, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ người lạ khi cần thiết. với người - Có lời nói, cử chỉ lịch sự, tế nhị. lạ - Không phân biệt thành thị, nông thôn, giàu nghèo. 3. HS tự giác thực hiện những hành vi tôn trọng, thái độ lịch sự khi gặp người lạ. 1. Học sinh nhận thấy cần lịch sự khi giao tiếp với người nước ngoài. 8. 2. Học sinh có kĩ năng : Gặp - Có thái độ tự tin, thân thiện, chủ động khi gặp người nước ngoài. người - Tận tình giúp đỡ khi khách yêu cầu. nước - Tự hào giới thiệu những điều em biết về đất nước và con người VN. ngoài 3. Học sinh có thái độ tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài. * Lớp 5 : Bài Mức độ cần đạt 1. 1. Học sinh nhận thấy cần ứng xử thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi. Kính 2. Học sinh có kĩ năng : trọng - Thưa gửi, chào hỏi lễ phép, lời nói đúng mực, nét mặt thân thiện, cởi mở khi giao tiếp người lớn với người lớn tuổi.
  14. Bài Mức độ cần đạt tuổi - Biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc với thái độ chân thành. - Đưa và nhận bằng hai tay. - Biết chỉ đường, xách giúp đồ, nhường chỗ, giúp đỡ sang đường, 3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi. 1. Học sinh nhận thấy cần biết cách ứng xử tế nhị, cảm thông và chia sẻ với người 2. khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn. Thân 2. Học sinh có kĩ năng : thiện với - Chào hỏi lễ phép, thân thiện khi giao tiếp với người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh bạn bè, khó khăn. nhường - Biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ với những việc làm cụ thể, vừa sức với mình. nhịn em - Biết cách ứng xử tế nhị tránh làm tổn thương. nhỏ 3. Học sinh chủ động thể hiện thái độ ứng xử tế nhị, cảm thông và chia sẻ với người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn ở mọi nơi, mọi lúc. 1. Học sinh nhận thấy cần biết cách ứng xử tế nhị, cảm thông và chia sẻ với người 3. khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn. 2. Học sinh có kĩ năng : Thương - Chào hỏi lễ phép, thân thiện khi giao tiếp với người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh người khó khăn. như thể - Biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ với những việc làm cụ thể, vừa sức với mình. thương - Biết cách ứng xử tế nhị tránh làm tổn thương. thân 3. Học sinh chủ động thể hiện thái độ ứng xử tế nhị, cảm thông và chia sẻ với người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn ở mọi nơi, mọi lúc. 1. Học sinh nhận thấy cần ứng xử tế nhị, tôn trọng người lao động trong xã hội như bác 4. lao công, bảo vệ, người giúp việc, Tôn trọng 2. Học sinh có kĩ năng : người lao - Chào hỏi lễ phép, thân thiện khi giao tiếp với người lao động. động - Biết tôn trọng thành quả của người lao động qua các hành động cụ thể. 3. Học sinh tự giác ứng xử tế nhị, tôn trọng người lao động xung quanh mình. 1. Học sinh nhận thấy cần thực hiện đúng quy định với thái độ lịch thiệp trong các khu di 5. tích lịch sử. 2. Học sinh có kĩ năng : Thăm - Tìm hiểu và thực hiện theo quy định khi thăm khu di tích. khu di - Biết cách gìn giữ, tự hào và phát huy giá trị văn hóa của khu di tích. tích 3. Học sinh chủ động thực hiện đúng quy định với thái độ lịch thiệp khi tới các khu di tích lịch sử. 1. Học sinh nhận thấy cần có ý thức và thái độ tích cực để bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc môi trường thiên nhiên. 6. 2. Học sinh có kĩ năng : Em yêu - Hiểu giá trị của môi trường thiên nhiên. thiên - Thực hiện những việc làm góp phần bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc môi trường thiên nhiên nhiên. 3. Học sinh tích cực thực hiện những việc làm bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc môi trường thiên nhiên ở mọi nơi, mọi lúc. 1. Học sinh nhận thấy cần tham gia giao thông với thái độ thân thiện, tích cực. 7. 2. Học sinh có kĩ năng : - Đi bộ đúng luật giao thông (đi trên hè phố hoặc đi gọn vào lề đường bên phải). Tham gia - Nhường chỗ cho cụ già, em nhỏ, phụ nữ mang thai và không chen lấn xô đẩy trên các giao phương tiện công cộng. thông - Biết xin lỗi khi va chạm vào người khác và biết cảm ơn khi nhận được sự nhường nhịn, giúp đỡ của mọi người.
  15. Bài Mức độ cần đạt - Có ý thức giúp đỡ những người tham gia giao thông gặp sự cố trong điều kiện có thể. 3. Học sinh tự giác thực hiện luật giao thông với thái độ thân thiện, tích cực. 1. Học sinh nhận thấy khi đi mua đồ dùng, cần thực hiện đúng quy định của cửa hàng với thái độ lễ phép, thân thiện. 8. 2. Học sinh có kĩ năng: - Tìm hiểu và thực hiện đúng quy định của các cửa hàng (vào siêu thị, cần gửi đồ Đi mua vào tủ, xếp hàng lần lượt, không chen lấn, ). đồ dùng - Khi lựa chọn đồ dùng, không làm hỏng, làm bẩn hoặc thay đổi vị trí. - Biết tôn trọng người bán hàng và những người xung quanh. 3. Học sinh chủ động ứng xử thanh lịch, văn minh khi đi mua đồ dùng. VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH : - Đánh giá kết quả việc thực hiện nếp sống thanh lịch,văn minh của học sinh phải toàn diện về tất cả các mặt : kiến thức, thái độ, kĩ năng và hành vi ứng xử của các em ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. - Hình thức đánh giá là nhận xét. - Đánh giá hành vi của học sinh phải kết hợp giữa tự đánh giá của học sinh với đánh giá của tập thể HS, của GV, của cha mẹ học sinh và của cộng đồng nơi ở.
  16. Phần thứ ba HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY BỘ TÀI LIỆU GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH CHO HỌC SINH LỚP 4
  17. Thứ ngày tháng năm GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH Tiết 1: GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC I. MỤC TIÊU : 1. Giúp học sinh nhận biết được: - Sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. - Chương trình học của học sinh lớp 1, 2, 4, 3, 5, học sinh THCS, THPT. - Chương trình, thời gian học 8 bài của học sinh lớp 4. - Cấu trúc của từng bài học trong SHS (Đọc truyện, Trao đổi, thực hành - Lời khuyên). 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết sử dụng tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh lớp 4 (đọc lời giới thiệu, chương trình, các bài học, mục lục). 3. Học sinh có thái độ đồng tình, ủng hộ và mong muốn học và thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Bộ tài liệu GD nếp sống thanh lịch, văn minh của 3 cấp (dùng cho GV). III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (3’) * Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV giới thiệu khái quát về tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” dùng cho HS lớp 4. Bước 2 : GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Giới thiệu chung”. Hoạt động 2 : Giới thiệu về tài liệu (5’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV nêu một số ví dụ về hành vi chưa đẹp của học sinh lớp 4, dẫn dắt đến ý nghĩa của những hành vi đẹp, từ đó giúp HS hiểu giá trị của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. Bước 2 : GV tóm tắt nội dung lời giới thiệu, SHS trang 3. Hoạt động 3 : Giới thiệu chương trình 3 cấp (5’) * Mục tiêu : Giúp HS biết chương trình học của học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5, học sinh THCS, THPT. Bước 1 : GV hướng dẫn HS đọc nội dung chương trình cấp tiểu học, SHS trang 4. Bước 2 : GV giới thiệu với HS chương trình của tài liệu dùng cho THCS, THPT (giới thiệu tên các chương).
  18. Hoạt động 4 : Tìm hiểu sách học sinh lớp 4 (10’) * Mục tiêu : Giúp HS biết sơ lược nếp sống thanh lịch, văn minh đối với HS lớp 4, thời gian học, cấu trúc từng bài. * Các bước tiến hành : Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu SHS theo gợi ý sau: - SHS gồm có mấy bài ? - Tên từng bài là gì ? - Mỗi bài học gồm mấy phần ? Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận : - SHS lớp 4 gồm có 8 bài, nội dung xoay quanh chủ đề giao tiếp. Bài 1 - Chia sẻ với ông bà, cha mẹ Bài 2 - Trò chuyện với anh chị em Bài 3 - Đến nhà người quen Bài 4 - Thân thiện với xóm giềng Bài 5 - Nói chuyện với thầy cô giáo Bài 6 - Trò chuyện với bạn bè Bài 7 - Giao tiếp với người lạ Bài 8 - Gặp người nước ngoài - Mỗi bài gồm 3 phần : Đọc truyện – Trao đổi, thực hành – Lời khuyên. Hoạt động 5 : Tìm hiểu các bài học liên quan tới chủ đề giao tiếp ở lớp 1, 2, 3 (15’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết các bài học có nội dung liên quan tới chủ đề giao tiếp sẽ học ở lớp 4 (các bài học ở chủ đề nói, nghe, cử chỉ ở lớp 1, 2,3) * Các bước tiến hành : Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu SHS theo gợi ý sau : - Nêu tên các bài học trong chủ đề nói, nghe, cử chỉ ở lớp 1,2,3 ? Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận tên bài theo yêu cầu. GV tổ chức cho học sinh tìm hiểu lời khuyên của các bài trên (nên in nội dung lời khuyên các bài và phát cho học sinh). GV có thể nêu một vài ví dụ minh hoạ về lời khuyên. Hoạt động 6: Tổng kết bài (2’) - GV yêu cầu HS nêu vắn tắt về việc sử dụng tài liệu GDNSTL, VM cho HS lớp 4. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài 1 “Chia sẻ với ông bà, cha mẹ”.
  19. Thứ ngày tháng năm GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH Tiết 2 : Bài 1 : CHIA SẺ VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh nhận thấy nên chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mình cùng ông bà, cha mẹ. 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết chủ động trò chuyện với ông bà, cha mẹ với thái độ lễ phép, vui vẻ. - Trò chuyện đúng lúc, đúng chỗ. - Không nói chen ngang khi ông bà, cha mẹ đang nói chuyện. 3. Học sinh có ý thức chủ động dành thời gian để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng ông bà, cha mẹ. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’). * Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức liên quan đến cách ứng xử với ông bà, cha mẹ (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). Các bài học liên quan : - Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (Đạo đức lớp 3) - Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (Đạo đức lớp 4) Bước 2: GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “ Chia sẻ cùng ông bà, cha mẹ. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi ( 8’). * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy nên chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mình cùng ông bà, cha mẹ. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần đọc truyện, SHS trang 5, 6 Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng câu hỏi gợi ý :. - Khi có chuyện vui, bạn Nguyên muốn chia sẻ niềm vui của mình với ai ? (SHS tr.6) (Khi có chuyện vui, Nguyên nói ngay với bố mẹ, ông bà.) - Bạn Minh khác bạn Nguyên ở điểm gì ? (Minh khác Nguyên, Minh không chia sẻ niềm vui với ông bà, cha mẹ). - Em thích cách ứng xử của bạn nào ? Vì sao ? ( bạn Nguyên, vì chia sẻ niềm vui với ông bà, cha mẹ làm tăng thêm tình cảm gắn bó trong gia đình).
  20. - Vậy em có thể chia sẻ, trò chuyện với ông bà, cha mẹ vào lúc nào ? (Em có thể nói chuyện với ông bà, cha mẹ vào thời gian rỗi ở nhà, hay vào ngày nghỉ, hay những lúc cùng đi với ông bà, cha mẹ, ) - Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với ông bà, cha mẹ thì có lợi gì ? (Chia sẻ vui buồn với ông bà, cha mẹ làm cho tình cảm gia đình thêm gắn bó, đó cũng là biểu hiện của con cháu hiếu thảo biết quan tâm tới những người lớn tuổi trong gia đình.) Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 7. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến ( 8’). * Mục tiêu : Giúp HS biết bày tỏ ý kiến trước những hành vi đúng hay hành vi sai khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với ông bà, cha mẹ. * Các bước tiến hành : Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 7. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận từng theo từng trường hợp : a) Khi ông bà, cha mẹ đang nói chuyện, chúng ta không nói chen ngang >thể hiện sự tôn trọng ông bà, cha mẹ. b) Vui vẻ trò chuyện, đọc báo cho ông bà nghe > thể hiện sự quan tâm, quý mến của mình với ông bà, cha mẹ. c) Ân cần hỏi thăm khi ông bà, cha mẹ ốm đau > thể hiện sự quan tâm, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. d) Chúc mừng ông bà, cha mẹ nhân ngày lễ, Tết > thể hiện sự quan tâm, kính trọng và biết ơn của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Bước 3 : GV hướng dẫn HS củng cố lại ý 1 và rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 7. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành( 8’). * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện các hành vi đúng khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với ông bà, cha mẹ. * Các bước tiến hành : Bước 1: GV tổ chức cho HV thực hiện bài tập 2, SHS trang 7. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận từng theo từng trường hợp : a) Mai không biết cảm ơn mẹ vì mẹ đã mua hộp bút mới cho mình, bạn đòi hỏi mẹ mua đồ dùng theo yêu cầu của mình là chưa thấu hiểu tình cảm mẹ dành cho mình > Mai nên cảm ơn mẹ đã mua hộp bút cho mình, nên thể hiện sự vui mừng khi nhận được món quà. Nếu như muốn bày tỏ nguyện vọng của mình về hộp bút có thể nói sau khi đã cảm ơn và thể hiện sự vui mừng với mẹ. b) Khi nhận được món quà của ông nội, bạn Nam đã cảm ơn ông với lời nói lễ phép và thái độ vui vẻ, thể hiện rõ niềm vui của mình khi được ông tặng quà > Ứng xử như vậy thể hiện được sự trân trọng đối với món quà mình được nhận, khiến ông rất vui. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 7. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 5 : Trao đổi, thực hành ( 5’)
  21. * Mục tiêu : Giúp HS thực hành giao tiếp, ứng xử với ông bà, cha mẹ. * Các bước tiến hành : Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 3, SHS trang 7. GV có thể gợi ý cho HS xây dựng lời thoại : a) Tình huống 1: Lời thoại thể hiện những lời hỏi thăm ân cần, thái độ và hành động thể hiện tình cảm khi bà bị ốm. b) Tình huống 2 : Lưu ý thái độ vui sướng khi thấy bố đi công tác về. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV nhận xét theo từng tình huống và động viên HS. Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS. Hoạt động 6 : Tổng kết bài ( 3’). - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài 2 “Trò chuyện với anh chị em”.
  22. Thứ ngày tháng năm Tiết 3 : Bài 2 : TRÒ CHUYỆN VỚI ANH CHỊ EM I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh nhận thấy nên dành thời gian để chia sẻ và trò chuyện với anh chị em trong gia đình. 2. Học sinh có kĩ năng : - Chủ động dành thời gian trò chuyện, tâm sự với anh chị em trong gia đình với thái độ hoà nhã, thân mật, vui vẻ. - Trò chuyện đúng lúc, đúng chỗ, không làm phiền khi mọi người có việc bận. 3. Học sinh mong muốn và chủ động dành thời gian trò chuyện với anh chị em trong gia đình. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’). * Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức liên quan đến cách ứng xử với anh chị em trong gia đình (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). Các bài học liên quan : - Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ (Đạo đức lớp 1) - Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (Đạo đức lớp 3) Bước 2: GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Trò chuyện với anh chị em”. Hoạt động 2: Nhận xét hành vi ( 8’). * Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy cần chủ động dành thời gian để chia sẻ và trò chuyện với anh chị em trong gia đình. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện, SHS tảng 8, 9. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung theo các câu hỏi gợi ý sau : - Minh giận Hải vì chuyện gì ? (SHS tr.9) (Minh giận Hải vì Minh không muốn Hải cho bạn Hoa giấy kiểm tra.) - Nhờ cuộc trò chuyện với chị Lan mà Minh hiểu ra điều gì ? (SHS tr.9) (Minh hiểu là bạn bè không nên ứng xử với nhau như vậy, Hải làm như thế là đúng.) - Trò chuyện, chia sẻ với anh chị em có lợi gì ? ( mình sẽ có được những lời khuyên rất có ích, đồng thời chia sẻ cũng giúp tình cảm anh chị em trong gia đình gắn bó với nhau hơn.) - Chúng ta nên chia sẻ, trò chuyện với anh chị em trong gia đình vào lúc nào ?
  23. (Em có thể nói chuyện với anh chị em khi đi học về, hay vào ngày nghỉ, ) Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 10. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến (7’). Mục tiêu : HS biết bày tỏ ý kiến với hành vi đúng hoặc hành vi chưa đúng khi giao tiếp, ứng xử với anh chị em trong gia đình. * Các bước tiến hành : Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 9. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng trường hợp : a) Bố mẹ mua đồ chơi mới cho em nhỏ, em tỏ thái độ vui vẻ, đồng tình > hành vi thể hiện tình cảm yêu thương em nhỏ. b) Khi muốn mượn đồ dùng của anh chị em, em nên xin phép đàng hoàng. > hành vi tôn trọng người khác. c) Trò chuyện, chia sẻ với anh chị em trong gia đình khi gặp chuyện vui, buồn > thể hiện được sự gắn bó, thân thiết giũa những người trong gia đình. Anh chị em trong gia đình luôn quan tâm, chia sẻ với nhau. d) Ân cần thăm hỏi khi anh chị em có vẻ mặt không vui > thể hiện sự quan tâm của mình với anh chị em. e) Vui vẻ chúc mừng anh chị em nhân ngày lễ, ngày sinh nhật thể hiện sự quan tâm tới những người trong gia đình. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra phần đầu ý 2 của lời khuyên (trò chuyện cùng anh chị em trong gia đình với thái độ hoà nhã, thân mật, vui vẻ), SHS trang 10. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 4: Trao đổi, thực hành ( 7’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện những hành vi phù hợp khi giao tiếp, ứng xử với anh chị em trong gia đình. * Các bước tiến hành : Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 10. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng trường hợp : a) Khi thấy em mình nghịch sách vở và đồ dùng học tập của mình Hoàng đã quát em > Hoàng chưa biết yêu quý và chăm sóc em nhỏ. b) Khi Hằng muốn mượn chị quyển truyện, Hằng đã xin phép chị, không tự tiện lấy đọc > Hằng có ý thức tôn trọng chị. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên (không làm phiền khi mọi người có việc bận), SHS trang 10. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 5 : Trao đổi, thực hành (5’) * Mục tiêu : Giúp HS ôn lại kiến thức liên quan tới bài học. * Các bước tiến hành : Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 3, SHS trang 10. GV có thể gợi ý cho HS xây dựng lời thoại :
  24. a) Tình huống 1: thể hiện lời nói ân cần, âu yếm thể hiện tình cảm yêu quý em nhỏ. b) Tình huống 2: thể hiện thái độ vui mừng, lời nói chúc mừng chân thành với anh trai. Bước 2: HS trình bày kết quả. GV nhận xét theo từng tình huống và động viên HS. Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS. Hoạt động 6 : Tổng kết bài ( 3’). - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài3 “Đến nhà người quen”.
  25. Thứ ngày tháng năm Tiết 4 : Bài 3 : ĐẾN NHÀ NGƯỜI QUEN I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh nhận thấy cần có những hành vi thể hiện sự tôn trọng các thành viên cũng như nếp sống riếng khi đến thăm người quen. 2. Học sinh có kĩ năng khi đến nhà người quen : - Biết nói lời hẹn đến thăm với chủ nhà. - Có ý thức thực hiện nếp sinh hoạt của chủ nhà. - Có cử chỉ, lời nói ý tứ, lịch sự và ý thức giữ vệ sinh. - Không tự ý vào các phòng hay sử dụng đồ đạc của người quen khi chưa được phép. 3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh khi đến nhà người quen. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’). * Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức liên quan đến giao tiếp với người quen (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). Các bài học liên quan : - Lời chào (NSTH,VM lớp 1) - Tôn trọng người nghe (NSTH,VM lớp 2) - Cử chỉ đẹp (NSTH,VM lớp 3) - Lịch sự khi đến nhà người khác (Đạo đức lớp 2) Bước 2: GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Đến nhà người quen”. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’) * Mục tiêu : Học sinh nhận thấy khi đến nhà người quen, cần thực hiện nếp sinh hoạt của chủ nhà. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện, SHS trang 11, 12. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo các câu hỏi gợi ý : - Khi đến nhà chị Mai, bạn Lân đã làm những việc gì ? (Lân tự ý ra vườn hái ổi, trêu đàn chó con và bị chó mẹ đuổi.) - Nhận xét những việc làm của Lân ? (SHS tr.12) (Những việc làm của Lân thể hiện bạn chưa tôn trọng chủ nhà.) - Nếu em là bạn Lân khi đến nhà người quen, em sẽ ứng xử như thế nào ? (Nếu muốn hái ổi, cần xin phép gia đình chị Mai, không trêu chọc đàn chó con)
  26. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 14 Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (7’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy khi đến nhà người quen, cần hẹn trước với chủ nhà. Nếu sắp đi mà có việc đột xuất, không thể đến đúng hẹn, cần báo cho chủ nhà biết. Có ý thức giữ vệ sinh, có cử chỉ, lời nói ý tứ, lích sự. Không nên tự ý vào phòng hay sử dụng đồ đạc của người khác khi chưa được phép. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 16. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận từng theo từng trường hợp : a) Thành làm như vậy thể hiện bạn rất tôn trọng bạn bè (nếu Thành không gọi điện thoại báo cho Tùng biết thì có thể Tùng sẽ rất lo lắng cho bạn). b) tự tiện vào phòng của các thành viên trong nhà như vậy sẽ khiến mọi người khí chịu > thiếu tôn trọng chủ nhà. c) sử dụng đồ đạc, không để ý tới sự ảnh hưởng không tốt của mình tới mọi người > mọi người không vui, d) Thủy rất ý tứ và biết tôn trọng nếp sinh hoạt của chủ nhà. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1, ý 3, ý 4 của lời khuyên, SHS trang 14. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Thực hành (7’) * Mục tiêu : Giúp HS hình thành thói quen thực hiện các hành vi thanh lịch văn minh khi đến nhà người quen. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 16 (GV có thể gợi ý cho HS xây dựng lời thoại thể hiện những lời nói, cử chỉ, thái độ đúng mực vừa được học). Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV nhận xét và động viên HS theo từng tình huống. Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS. Hoạt động 5 : Tổng kết bài (2’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài 4 “Thân thiện với hàng xóm”
  27. Thứ ngày tháng năm Tiết 5 : Bài 4 : THÂN THIỆN VỚI HÀNG XÓM I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh nhận thấy nên thân thiện, quan tâm, giúp đỡ những việc vừa sức và không làm phiền với hàng xóm láng giềng. 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết bày tỏ sự thân thiện, quan tâm, giúp đỡ những việc vừa sức. - Chủ động thăm hỏi, động viên khi hàng xóm ốm đau hoặc có chuyện không vui. - Không làm phiền hàng xóm trong giờ nghỉ trưa, đêm khuya hay khi nhà có khách. - Không tự tiện sử dụng đồ đạc nhà hàng xóm. Nếu mượn đồ, nên giữ gìn cẩn thận và trả đúng hẹn. 3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi thể hiện sự thân thiện với xóm giềng. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’). * Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức liên quan đến cách ứng xử với hàng xóm láng giềng (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). Các bài học liên quan : - Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng (Đạo đức lớp 3) - Đến nhà người quen (GDNSTL,VM lớp 4) Bước 2: GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Thân thiện với hàng xóm”. Hoạt động 2: Nhận xét hành vi (8’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy khi sống ở khu dân cư nên để ý để tránh gây ồn ào, làm phiền hàng xóm. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện, SHS trang 15, 16. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo các câu hỏi gợi ý sau : - Vì sao bố Thủy Tiên phải dắt xe máy ra đầu ngõ rồi mới nổ máy ? (SHS tr.16) (Vì bố sợ em bé nhà cô Hương giật mình thức giấc.) - Qua câu chuyện trên, em hiểu điều gì ? (SHS tr.16) (Trong cách cư xử hàng ngày, cần để ý để không làm ảnh hưởng đến nhà hàng xóm. Không làm phiền hàng xóm cũng là thể hiện tình làng nghĩa xóm.) Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 17. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3: Nhận xét hành vi (10’). * Mục tiêu : Giúp HS tiếp tục nhận diện những hành nên và không nên khi giao tiếp với hàng xóm. * Các bước tiến hành :
  28. Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 16. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung theo từng tranh : a) Nam mở nhạc to khi mọi người đang ngủ trưa > gây ồn ào ảnh hưởng đến nhà hàng xóm. Như vậy là làm phiền hàng xóm. b) Huy bấm chuông hay gõ cửa khi sang nhà hàng xóm > Huy có ý thức tôn trọng chủ nhà. GV mở rộng một số hành vi ứng xử làm phiền đến nhà hàng xóm : - Mở nhạc to vào giờ nghỉ trưa, đêm khuya hay khi nhà hàng xóm có khách. - Sang nhà hàng xóm chơi khuya quá. - Để xe đạp, xe máy giữa lối đi, làm ảnh hưởng đến đường đi lối lại của nhà hàng xóm. Bước 3 : Hướng dẫn học sinh củng cố ý 2 của lời khuyên, SHS trang 17. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (10’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy đối với hàng xóm láng giềng, biết bày tỏ sự thân thiện chào hỏi khi gặp, quan tâm, giúp đỡ những việc vừa sức, thăm hỏi, động viên khi hàng xóm ốm đau hoặc có chuyện không vui, không nên tự tiện sử dụng đồ đạc của nhà hàng xóm, nếu mượn đồ nên giữ gìn cẩn thận và trả đúng hẹn. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 17. GV kết luận từng theo tình huống : a) Tình huống 1 : Trung không nên tự tiện sử dụng đồ đạc của nhà hàng xóm > hàng xóm không vui và không muốn đón tiếp mình. b) Tình huống 2 : Ngọc đã biết quan tâm, giúp đỡ bạn hàng xóm khi bạn gặp khó khăn > Ngọc biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm những việc vừa sức. GV mở rộng : - Khi đi đường, gặp các cô bác hàng xóm, chúng ta cần làm gì? (Chào hỏi lễ phép) - Khi nhà hàng xóm ốm đau hoặc có chuyện không vui, chúng ta nên làm gì? (Nên thăm hỏi, động viên) - Nếu có việc, cần phải mượn đồ nhà hàng xóm, chúng ta nên chú ý điều gì? (Giữ gìn cẩn thận và trả đúng hẹn) Bước 3 : Hướng dẫn học sinh rút ra 1, ý 4 của lời khuyên, SHS trang 17. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 5 : Trao đổi, thực hành (5’) * Mục tiêu : Giúp HS liên hệ thực tế bản thân về những việc làm thể hiện sự thân thiện với xóm giềng. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 3, SHS trang 17. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận, khen ngợi những HS có nhiều việc làm thể hiện sự thân thiện với xóm giềng. Hoạt động 6 : Tổng kết bài (2’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. Chuẩn bị bài 5 “Nói chuyện với thầy cô giáo”.
  29. Thứ ngày tháng năm Tiết 6 : Bài 5 : NÓI CHUYỆN VỚI THẦY CÔ GIÁO I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh nhận thấy cần chủ động nói chuyện với thầy, cô giáo để bày tỏ lòng yêu quý, kính trọng, biết ơn của mình đồng thời để thầy, cô thêm hiểu và giúp đỡ mình mau tiến bộ. 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết chọn thời gian, hoàn cảnh thích hợp để trò chuyện. Không nói chen hay làm phiền khi thầy, cô đang bận việc. - Biết hỏi thăm, quan tâm khi thầy, cô mệt hay gặp chuyện không may. - Biết chúc mừng thầy cô nhân ngày lễ, ngày Tết, những ngày đặc biệt hoặc khi thầy cô đạt thành tích cao trong công việc. 3. Học sinh có thái độ lễ phép, tin cậy, cởi mở khi nói chuyện với thầy cô giáo. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’). * Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức liên quan đến việc kính trọng thầy cô, giáo (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). Các bài học liên quan : - Lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo (Đạo đức lớp 1) Bước 2: GV giới thiệu về học, ghi tên bài “Nói chuyện với thầy cô giáo”. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (8’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy cần chủ động nói chuyện với thầy cô giáo để bày tỏ lòng yêu quý, đồng thời để thầy cô thêm hiểu và giúp mình mau tiến bộ. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện, SHS trang 18, 19. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung theo các câu hỏi gợi ý sau : - Giang đã gặp ai ở bể bơi ? (SHS tr.19) (Giang gặp thầy Quang - dạy thể dục ở bể bơi.) - Cuộc trò chuyện diễn ra như thế nào ? (SHS tr.19) (Giang gặp thầy giáo ở bể bơi và được thầy hướng dẫn cách khởi động trước khi xuống nước.) - Nhận xét thái độ của Giang khi trò chuyện với thầy giáo. (SHS tr.19) (Khi nói chuyện bạn có thái độ lễ phép, kính trọng, cởi mở với thầy.)
  30. - Nhờ có cuộc trò chuyện giữa mình và thầy giáo, bạn Giang đã biết thêm những điều gì ? (Bạn đã biết thêm cách khởi động trước khi bơi, những điều lưu ý khi bơi và những kiểu bơi mới.) Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 20. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (6’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện những hành vi phù hợp khi trò chuyện, chia sẻ với thầy cô giáo. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 19. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tình huống : - Tình huống 1 : Bạn hành động như vậy chưa phù hợp, cô và mẹ sẽ bị lời nói của bạn cắt ngang cuộc trao đổi. - Tình huống 2 : Bạn Hoa làm như vậy thể hiện sự quan tâm, tình cảm quý mến của mình với thầy, cô. GV mở rộng : Khi trò chuyện với thầy cô, chúng ta cần có thái độ và cử chỉ chân thành. Nên chúc mừng khi thầy cô vào những ngày lễ, Tết, hay đạt thành tích cao trong công việc. Chú ý nên chọn thời điểm thích hợp, không nói chen hay làm phiền khi thầy cô bận việc. Cần hỏi thăm, quan tâm khi biết thầy cô bị ốm hay gặp chuyện không may. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2, 3 của lời khuyên, SHS trang 20 . Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Bày tỏ ý kiến (6’) * Mục tiêu : Giúp HS tự nhận xét những hành vi giao tiếp mình đã thực hiện được khi giao tiếp với thầy cô giáo. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện yêu cầu bài tập 2, SHS trang 20. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng trường hợp : a) việc cần làm. b) việc cần làm. c) việc cần làm. d) việc cần làm. e) việc cần làm. (Lưu ý: Có thể có HS đã thực hiện được hành vi đúng, có HS chưa thực hiện được. GV nên động viên khuyến khích để HS tiếp tục làm tốt hơn, không khen chê hay so sánh các HS làm được nhiều và ít hành vi với nhau.) Bước 3: GV liên hệ với thực tế của HS. Hoạt động 5 : Trao đổi, thực hành (6’) * Mục tiêu : Giúp HS thực hành, áp dụng những điều vừa học về cách ứng xử thanh lịch, văn minh trong khi trò chuyện với thầy, cô giáo. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 3, SHS trang 20 Bước 2 : HS trình bày kết quả.
  31. GV gợi ý theo từng tình huống : - Tình huống 1 : Em chạy lại chào cô giáo ; (Em đứng từ xa chào cô) ; (Em không chào). - Tình huống 2 : Em sẽ xin lỗi thầy cô và hứa lần sau sẽ không vi phạm; (Em không nói gì cả). Tình huống 3: Em cùng các bạn lại hỏi thăm cô (Em không nói gì cả, vẫn học bình thường) ; Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS. GV có thể đưa thêm tình huống : Cô giáo đang bước đi, tà áo dài bị gió thổi vướng vào cành cây, là HS em ứng xử như thế nào ? (GV hướng dẫn HS có cách ứng xử đúng, tình cảm với cô giáo khi gặp tình huống như vậy hoặc tương tự như vậy.) Hoạt động 6: Tổng kết bài (2’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài 6: Trò chuyện với bạn bè.
  32. Thứ ngày tháng năm Tiết 7 : Bài 6 : TRÒ CHUYỆN VỚI BẠN BÈ I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh nhận thấy nên chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn bè để bày tỏ sự quan tâm, yêu quý và tin tưởng bạn. 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn. - Trò chuyện đúng lúc, không làm phiền khi bạn đang bận học hoặc đang bận việc. 3. Học sinh có thái độ chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn bè. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’). * Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức liên quan đến giao tiếp với bạn bè (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). Các bài học liên quan : - Em và các ban (Đạo đức lớp 1). - Quan tâm giúp đỡ ban (Đạo đức lớp 2). - Chia sẻ vui buồn cùng bạn (Đạo đức lớp 3). Bước 2: GV giới thiệu về bài học, ghi tên bài “Trò chuyện với bạn bè”. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (8’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy trò chuyện với bạn bè để cùng chia sẻ nỗi buồn và để bày tỏ sự quan tâm, yêu quý đối với bạn. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện, SHS trang 21 . Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung theo các câu hỏi gợi ý sau : - Vì sao Huyền ngồi một mình buồn bã trong lớp ? (SHS tr.22) (Vì nhà Huyền bị lạc mất con mèo.) - Chi đã nói với Huyền như thế nào ? (SHS tr.22) (Sao cậu không ra sân chơi ? Cậu bị đau ở đâu à ? Cậu có chuyện gì vậy ?) - Nhận xét thái độ, cử chỉ của Chi khi trò chuyện với Huyền ? (Chi đã ân cần hỏi thăm, động viên khi thấy bạn gặp chuyện không vui, Chi đã kể chuyện của bản thân để làm yên lòng bạn.)
  33. - Tìm những câu nói của Chi để động viên bạn ? (Cậu đừng lo. Cậu yên tâm đi. Thôi đừng buồn nữa.) - Sau khi nghe Chi kể chuyện nhà mình, Huyền đã có tâm trạng như thế nào ? (Huyền đã có tâm trạng vui vẻ hơn.) Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 (Nên chia sẻ nỗi buồn cùng bạn), ý 2 của lời khuyên, SHS trang 23. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (6’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện việc chia sẻ niềm vui ới bạn, thời điểm trò chuyện hợp lí. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 23. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tình huống : - Tình huống 1: Tuấn và Hùng cứ thì thầm nói chuyện với nhau như vậy là trò chuyện chưa đúng lúc > Hành vi không nên làm. - Tình huống 2 : Bạn Hoa làm như vậy là đã biết cách chia sẻ niềm vui với bạn > Hành vi nên làm. - Trường hợp 3: Hai bạn làm như vậy là chưa đúng vì bạn bè nên trao đổi hoà nhã, thân mật với nhau > Hành vi không nên làm. Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS. GV có thể mở rộng : Đối với bạn bè, chúng ta cần chúc mừng bạn nhân ngày đặc biệt hay khi bạn đạt những thành tích cao trong học tập. Khi trò chuyện với bạn cần có thái độ cởi mở, hoà nhã, thân mật. Hoạt động 4 : Bày tỏ ý kiến (10’) * Mục tiêu : Giúp HS bày tỏ ý kiến trước những cách trò chuyện đúng hoặc chưa đúng. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 23. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung theo từng tình huống : - Những tình huống tán thành là : b, d. - Những tình huống không tán thành là : a, c, e. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 23. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 5 : Trao đổi, thực hành (6’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện những hành vi đẹp khi trò chuyện với bạn bè. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 3, SHS trang 23. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV nhận xét, động viên HS theo từng trường hợp (Chú ý khuyến khích HS tự tin, nói to, rõ ràng, từ tốn, ngữ điệu, cử chỉ phù hợp với câu nói và hoàn cảnh). Một số gợi ý để học sinh đóng vai theo nội dung bài tập 3 :
  34. - Em giảng bài thật nhanh cho Hoa rồi chạy ra chơi với các bạn. - Em vui vẻ giảng bài cho bạn. - Em không giảng bài mà chạy đi chơi với các bạn khác. Hoạt động 6 : Tổng kết bài (2’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài 7 “Giao tiếp với người lạ”.
  35. Thứ ngày tháng năm Tiết 8 : Bài 7: GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI LẠ I. MỤC TIÊU: 1. Học sinh nhận thấy cần có thái độ tôn trọng và thái độ lịch sự khi giao tiếp với người lạ. 2. Học sinh có kĩ năng : - Có thái độ tôn trọng, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ người lạ khi cần thiết. - Có lời nói, cử chỉ lịch sự, tế nhị. - Không phân biệt thành thị, nông thôn, giàu nghèo. 3. HS tự giác thực hiện những hành vi tôn trọng, thái độ lịch sự khi gặp người lạ. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIÊT DẠY: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’). * Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học. * Các bước tiến hành : * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức đã học liên quan đến giao tiếp với người lạ (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). Các bài học liên quan: - Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (Đạo đức lớp 2) - Lịch sự khi nhận điện thoại Lịch sự khi đến nhà người khác (Đạo đức lớp 2). Bước 2: GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Giao tiếp với người lạ”. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’) * Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy cần có thái độ tôn trọng và thái độ lịch sự khi giao tiếp với người lạ. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện, SHS trang 24, 25. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung theo các câu hỏi gợi ý sau: - Các bạn trong lớp có thái độ như thế nào với người bạn mới ? (SHS tr.25) (Hương chê Lan như người nhà quê, Loan và Thảo tới làm quen với Lan) - Chuyện gì đã xảy ra cuối buổi học hôm đó ? (Hương bị trượt chân ngồi phịch xuống bậc thang, khuỷu tay đập vào thành cầu thang. Lan hỏi thăm, đỡ Hương dậy) - Sau khi quen Lan, Hương đã hiểu ra điều gì ? (SHS tr.25) (Hương thấy Lan thật thân thiện, gần gũi.) - Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
  36. (Không nên coi thường, chê bai những người ở nông thôn. Nên thân thiện, quan tâm tới các bạn dù bạn đó mới ở nông thôn ra Hà Nội sống) GV mở rộng : Khi giao tiếp với người lạ hay người mới quen, các em không nên thấy những điểm khác thường trong trang phục, giọng nói, mà coi thường họ, nhất là những người ở nông thôn ra. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 27. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3: Nhận xét hành vi (10’) * Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và thực hiện những hành vi tôn trọng, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết. * Các bước tiến hành : Bước 1 : Tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 26. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng trường hợp : a) Việc làm của Hùng thể hiện Hùng thân thiện và biết quan tâm, quan tâm đến mọi người. b) Hành động của Tú thể hiện sự lễ phép, hiếu khách phù hợp với HS còn hành động của Minh còn thiếu lịch sự, chưa lễ phép với người lớn tuổi, khách đến trường. c) Việc làm của Tuyết là đúng vì bạn đã tận tình giúp đỡ khi được nhờ. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 27. GV mở rộng : Không nên phân biệt thành thị, nông thôn, giàu nghèo. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 4: Trao đổi, thực hành (10’) * Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết và thực hiện những cử chỉ lịch sự, tế nhị khi giao tiếp với người lạ. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 27. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng trường hợp : - Tình huống a : Em nên nói với các bạn không nên thiếu thiện cảm với cô như vậy mà nên thông cảm, chia sẻ khó khăn của cô về giọng nói, hăng hái phát biểu để cô hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nếu câu nào không nghe rõ có thể hỏi lại cô. - Tình huống b : Em nên khéo léo hướng dẫn em họ sử dụng đồ dùng trong gia đình minh. Tránh làm em họ cảm thấy tủi thân vì không biết cách sử dụng những đồ dụng có thể là đơn giản nhưng em chưa tiếp xúc bao giờ. Bước 4: GV liên hệ với thực tế của HS. Hoạt động 5: Tổng kết bài (2’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài 8 “ Gặp người nước ngoài”.
  37. Thứ ngày tháng năm Tiết 9 : Bài 8: GẶP NGƯỜI NƯỚC NGOÀI I. MỤC TIÊU: 1. Học sinh nhận thấy cần lịch sự khi giao tiếp với người nước ngoài. 2. Học sinh có kĩ năng : - Có thái độ tự tin, thân thiện, chủ động khi gặp người nước ngoài. - Tận tình giúp đỡ khi khách yêu cầu. - Tự hào giới thiệu những điều em biết về đất nước và con người VN. 3. Học sinh có thái độ tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIÊT DẠY: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’). * Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức đã học liên quan đến giao tiếp với người nước ngoài. (Tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). Các bài học liên quan: - Tôn trọng khách nước ngoài (Đạo đức lớp 3). Bước 2 : GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Gặp người nước ngoài”. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’) * Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thấy cần lịch sự, thân thiện chủ động khi giao tiếp với người nước ngoài. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện, SHS trang 30. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung theo các câu hỏi gợi ý sau : - Ở Bảo tàng Dân tộc học, Chi đã làm quen và nói chuyện với ai ? (Chi đã làm quen và nói chuyện với Lin - đa) - Chi đã trao đổi với Lin - đa như thế nào ? (SHS tr.29) (Đầu tiên Chi còn ngại, sau Chi nói chuyện rất tự nhiên, ) - Em có nhận xét gì về thái độ của Chi khi trò chuyện với khách nước ngoài ? (Khi trò chuyện với khách nước ngoài, Chi rất tự nhiên, thân thiện, ) Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 30. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3: Nhận xét hành vi (10’) * Mục tiêu: Giúp HS nhận biêt và thực hiện những hành vi thể hiện thái độ tôn trọng, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ người nước ngoài khi cần thiết. * Các bước tiến hành :
  38. Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 29, 30. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng trường hợp : a) Việc làm của Vinh và Toàn là thiếu tế nhị. b) Việc làm của Duy thể hiện sự thân thiện với chú Kiệt. c) Việc làm của Ly sẽ làm cho thầy giáo tình nguyện viên thêm yêu mến đất nước và con người Việt Nam và Ly cũng sẽ học hỏi được thêm nhiều điều. d) Việc làm của Trang thể hiện bạn đã tự tin, thân thiện, chủ động khi giao tiếp với người nước ngoài, giới thiệu với khách nước ngoài về Hồ Gươm, ) Bước 3 : GV và hướng dẫn HS rút ra ý 2, ý 3, ý 4 của lời khuyên, SHS trang 30. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 4: Trao đổi, thực hành (10’) * Mục tiêu: Giúp HS thực hành sự tự tin khi trò chuyện với khách nước ngoài, luyện tập khả năng giới thiệu những điều em biết với khách nước ngoài về đất nước và con người Việt Nam. * Các bước tiến hành : Bước 1 : Tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 29, 30. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tình huống : - Tình huống 1 : Em có thể tới chào, làm quen, hỏi thăm khách. - Tình huống 2 : Em có thể nói những câu đơn giản bằng tiếng Anh mà mình biết về Hà Nội ; Em có thể giới thiệu về Hà Nội qua những tấm bưu ảnh nếu mình có Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS. Hoạt động 5: Tổng kết bài (2’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên.
  39. Thứ ngày tháng năm Tiết 10 : TỔNG KẾT I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh ôn lại các chủ điểm đã học. 2. Thực hành một số kĩ năng đã học theo từng chủ điểm. 3. Luyện thói quen thực hiện các hành vi thanh lịch, văn minh. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Đồ dùng để sắm vai. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài * Mục tiêu : Giúp HS được định hướng về nội dung sẽ học. * Các bước tiến hành : - GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi tên bài “Tổng kết”. Hoạt động 2: Ôn lại các chủ điểm đã học. * Mục tiêu : Giúp HS được ôn lại các chủ điểm đã học ở lớp 1,2,3,4 * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS ôn lại kiến thức đã học. Hình thức : Hái hoa dân chủ hoặc chơi giải ô chữ, Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV nhận xét, động viên. Hoạt động 3 : Trao đổi, thực hành. * Mục tiêu : Giúp HS ôn lại các kiến thức đã học . * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi, (tìm các câu thành ngữ, tục ngữ nói về cách ứng xử với ông bà, cha mẹ, anh chị em, hàng xóm láng giềng, thầy cô giáo, bạn bè, ) Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV nhận xét, tuyên dương HS. Bước 3 : GV liên hệ thực tế HS. Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành. * Mục tiêu : Giúp HS được thực hành các kỹ năng giao tiếp, ứng xử ở lớp 4. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện đóng tiểu phẩm ( bốc thăm một chủ đề ứng xử , giao tiếp đã được học). Bước 2 : HS trình bày. - GV nhận xét từng tiểu phẩm, động viên khen thưởng. Bước 3 : GV liên hệ thực tế HS. Hoạt động 5 : Tổng kết - GV nhắc nhở HS thực hiện nội dung đã học.
  40. Phần thứ tư : TÀI LIỆU THAM KHẢO TT Tên tài liệu 36 dấu ấn lịch sử - văn hóa Hà Nội, Quốc Văn (tuyển chọn), NXB Thanh niên, 1 2010. 2 36 khám phá văn hóa Hà Nội, Quốc Văn (tuyển chọn), NXB Thanh niên, 2010. 3 360 phép ứng xử trong gia đình, Anh Sơn, Thúy Hiền, NXB Thanh Hóa, 2000 4 101 lễ hội Hà Nội,Văn Quảng, NXB Lao động, 2010 1000 câu hỏi đáp về TL-HN (2 tập), Nguyễn Hải Kế (chủ biên), NXB Hà Nội, 5 2009 6 5678 bước chân quanh Hồ Gươm, Nguyễn Ngọc Tiến, NXB Văn học, 2008 7 Ẩm thực dân gian Hà Nội, Nguyễn Thị Bảy, NXB Chính trị quốc gia, 2009 8 Bé học ứng xử văn minh,Thái Hà, NXB Thời đại, 2009 Ca dao về Hà Nội, Bích Hằng (biên soạn), NXB Lao động, 2009 9 Các thành hoàng và tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội, Nguyễn Vinh Phúc, 10 Nguyễn Duy Hinh, NXB Lao động, 2009 11 Chùa Hà Nội, Lạc Việt, NXB Hà Nội, 2009 Chùa Hà Nội, Nguyễn Thế Long, Phạm Mai Hùng, NXB Văn hóa Thông tin, 12 2005 13 Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội, Doãn Kế Thiện, NXB Quân đội nhân dân, 2010 Di tích danh thắng HN và vùng phụ cận, Lưu Minh Trị (chủ biên), NXB Hà 14 Nội, 2000
  41. 15 Đình, đền, miếu, phủ HN, Văn Quảng, NXB Lao động, 2010 16 Hà Nội nghìn xưa, GS Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán, NXB Hà Nội, 2009 17 Hà Nội như tôi hiểu, GS Trần Quốc Vượng, NXB Thời đại, 2009 18 Hà Nội những sắc màu văn hoá, Nhiều tác giả, NXB Lao động, 2009 Hà Nội những vấn đề ngôn ngữ văn hoá,Hội Ngôn ngữ học Hà Nội, NXB Thời 19 đại, 2010 Hà Nội, những tình yêu không kỷ niệm, Nguyễn Trung Minh, Nguyễn Thu 20 Hoàn, Nguyễn Minh Nghĩa, NXB Quân đội nhân dân, 2010 21 Hà Nội: văn hoá và phong tục, Lý Khắc Cung, NXB Thời đại, 2010 22 Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, Nguyễn Vinh Phúc, NXB Hà Nội, 2009 Hỏi đáp về 36 phố cổ HN, Hoàng Hải, Hoàng Anh, NXB Quân đội nhân dân, 23 2010 Hỏi đáp về 82 bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám HN, Lê Thái Dũng, NXB 24 Quân đội nhân dân, 2010 Hỏi đáp về ẩm thực và trang phục Hà Nội xưa và nay, Trần Thị Hà, NXB Quân 25 đội nhân dân, 2010 26 Hỏi đáp về lịch sử Hà Nội, Nguyễn Văn Tân, NXB Văn hóa Thông tin, 2010 Hỏi đáp về những đường phố HN, Đào Thị Luyến, NXB Quân đội nhân dân, 27 2010 Hỏi đáp về sông hồ đền chùa HN, Đậu Xuân Luận, Nguyễn Phương Chi, Lê Thị 28 Nga Phương, NXB Quân đội nhân dân, 2010 Hướng về di tích lịch sử HN, Nguyễn Văn Nhiên, Đậu Xuân Luận, Lê Thị Nga 29 Phương, NXB Quân đội nhân dân, 2010 30 Lịch sử Thủ đô HN, Trần Huy Liệu (chủ biên), NXB Hà Nội, 2009 31 Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Minh (chủ biên), NXB Giáo dục, 2003 32 Mặt gương Tây Hồ, Nguyễn Vinh Phúc, NXB Hà Nội, 2009 33 Một trăm điều nên biết về phong tục VN, Tân Việt, NXB Văn hóa dân tộc, 1997 Nếp sống người Hà Nội, từ truyền thống của Thủ đô Thăng Long,Nguyễn Viết 34 Chức (chủ biên), NXB Thời đại, 2010 Nét văn hoá thanh lịch của người Hà Nội - Hoàng Đạo Thúy, NXB Quân đội 35 nhân dân 2010 Người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 995 năm TL-HN, Thành ủy-UBND TP HN, Ban chủ nhiệm chương trình khoa học 36 cấp NN KX09, NXB Hà Nội, 2005. 37 Người Việt từ nhà ra đường, Băng Sơn, NXB Thanh niên, 2011. Những giá trị lịch sử văn hoá 1000 năm TL-HN, Nguyễn Viết Chức, NXB Thời 38 đại, 2010 39 Những vị thần được thờ ở HN, Vũ Thanh Sơn, NXB Hà Nội, 2004
  42. Thăng Long - Hà Nội nghìn năm truyền thống và thanh lịch, Giang Quân, NXB 40 Thời đại, 2010 Thăng Long - Hà Nội, Hoàng Tùng, Lưu Minh Trị (chủ biên), NXB Chính trị 41 quốc gia, 1995 Thăng Long - Trung tâm văn hiến và trí tuệ VN, Vũ Khiêu, Nguyễn Vinh Phúc, 42 NXB Thời đại, 2010 Thủ đô ngàn năm tuổi - Nơi hội tụ và lan toả tinh hoa văn hoá VN, Nguyễn 43 Vinh Phúc, NXB Thời đại, 2010 Tìm trong truyền thống và di sản (nhiều tập), Lưu Minh Trị (chủ biên), NXB 44 Lao động, 2008-2010 TL-Đông Kinh - HN quê hương và nơi hội tụ nhân tài, Đặng Duy Phúc, NXB 45 Thời đại, 2010 46 TL-HN qua các thời kỳ lịch sử, Đặng Duy Phúc, NXB Thời đại, 2010 Từ điển Học sinh thanh lịch, Hoàng Trà, Nguyễn Mộng Hưng, NXB Lao động 47 xã hội, 2008 Văn hoá gia đình người Hà Nội,Giang Quân, NXB Thời đại, 2010 48 49 Văn hóa tâm linh TL-HN, Văn Quảng, NXB Lao động, 2009 Văn hoá Thăng Long - Hà Nội hội tụ và tỏa sáng,Trần Văn Bính, NXB Thời 50 đại, 2010 Văn hóa ứng xử trong gia đình, Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Hằng, NXB 51 Thanh niên, 2011. 52 Văn hóa và con người, Nguyễn Trần Bạt, NXB Văn hóa Thông tin, 2006 Vũ Tông Phan với văn hóa Thăng Long - Hà Nội, Vũ Thế Khôi (chủ biên), NXB 53 Lao động, 2010.