Giáo trình Văn học trẻ em - Phần thứ hai: Giới thiệu văn học trẻ em nước ngoài

pdf 22 trang ngocly 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Văn học trẻ em - Phần thứ hai: Giới thiệu văn học trẻ em nước ngoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_van_hoc_tre_em_phan_thu_hai_gioi_thieu_van_hoc_tr.pdf

Nội dung text: Giáo trình Văn học trẻ em - Phần thứ hai: Giới thiệu văn học trẻ em nước ngoài

  1. Phần thứ hai Giới thiệu văn học trẻ em n−ớc ngoài Có thể nói trên thế giới, từ rất lâu đã xuất hiện văn học thiếu nhi. Hầu nh− bất cứ nhà văn lỗi lạc nào cũng đều có vài ba tác phẩm nổi tiếng viết cho các em. ở khắp mọi nơi trên trái đất, trẻ em đang ngày càng đ−ợc quan tâm, văn học viết cho các em ngày càng đ−ợc coi trọng. Nhu cầu th−ởng thức văn học của các em cũng ngày càng đ−ợc nâng cao. Chính vì thế, việc sáng tác tác phẩm văn học cho trẻ em đ−ợc đặt ra một cách nghiêm túc. Vào tháng 5 năm 1991, Hội nghị khoa học quốc tế về văn học thiếu nhi đã đ−ợc tổ chức ở Ba Lan. Trung tâm chú ý của nhiều báo cáo là vấn đề văn học "ng−ời lớn" và văn học "thiếu nhi". Tiến sĩ ngữ văn A.V.Lipatov quan niệm văn học "ng−ời lớn" và văn học "thiếu nhi" là những hiện t−ợng quan hệ lẫn nhau. Đó không chỉ là hai dạng sáng tạo, mà còn là những bình thông nhau. Thiếu văn học cho trẻ em thì lịch sử văn học "ng−ời lớn" cũng nh− ý nghĩa của nó sẽ không đầy đủ. Nền văn học viết cho trẻ em của nhân loại rất phong phú. ở mỗi một dân tộc, văn học đều phản ánh những sắc thái riêng cuộc sống của dân tộc đó. Tuy vậy, những tác phẩm hay đều gặp gỡ nhau ở một điểm là h−ớng về mục đích nhân văn. Cho dù những tác phẩm đó có nêu lên những cái xấu, cái ác trong cuộc sống thì cũng nhằm mục đích để con ng−ời đấu tranh v−ơn lên những chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ xã hội và trong lao động. Những tác phẩm này đã góp phần không nhỏ vào việc bồi đắp t− t−ởng, tình cảm cho các em, đ−ợc trẻ em ở khắp mọi nơi yêu thích. Cũng chính vì thế mà trẻ em Việt Nam, trải qua bao thế hệ đã từng biết đến Tây du kí (Ngô Thừa Ân) ở Trung Quốc ; Truyện ngắn của L.Tônxtôi ; Thơ của Mác-xắc ở Liên Xô (cũ) ; Truyện ngắn của Perôn, Truyện ngụ ngôn của La Phông-ten ; Không gia đình của Hecto Malô ở Pháp, ; Truyện cổ tích của Anđecxen ở Đan Mạch, và gần đây nữa là Tom Xoyơ của Mac Tuên, ở Mĩ ; Bộ tranh truyện Đôrêmon nổi tiếng của nhà hoạ sĩ tài ba Fujiko ở Nhật Bản, ở Nhật Bản có tới hàng trăm nhà xuất bản sách giáo khoa và sách cho trẻ em. Từ nhiều năm nay, số l−ợng sách cho trẻ em phát hành ngày càng lớn. Chỉ riêng năm 1993, Nhật Bản đã phát hành tới 2 tỉ 250 triệu cuốn. ở Pháp, văn học viết cho thiếu nhi đã có một truyền thống lâu đời và có những tác phẩm trở thành kinh điển, ví dụ : truyện ngắn của Perôn, truyện ngụ ngôn của La Phôngten (thế kỉ XVII), Ngày nay, nhắc tới Perôn là ng−ời ta nhớ ngay tới những truyện nh− Ng−ời đẹp ngủ trong rừng, Con yêu râu xanh, Cô bé quàng khăn đỏ, Con mèo đi hia – Những truyện đã làm cho tên tuổi của Perôn trở thành bất diệt. Truyện ngụ ngôn của La Phôngten tràn ngập chất thơ, trong sáng, giản dị và thâm thuý. Ông coi mục đích của văn học là răn dạy ng−ời đời bằng nghệ thuật ngôn ngữ. Những sáng tác của ông cho đến bây giờ vẫn là một kho báu vô tận để cho ng−ời đời và nhất là các nhà văn suy ngẫm. ở Thuỵ Điển, năm 1967 đã thành lập "Viện sách cho trẻ em Thuỵ Điển". Đây là trung tâm t− liệu về văn học cho thiếu nhi. Năm 1900, Ellenkey (1849− 1926) đã đ−a ra một tuyên ngôn nổi tiếng : "Đây là thế kỉ của trẻ thơ", và thực sự trong thế kỉ XX, Thuỵ Điển đã đ−ợc coi là "một c−ờng quốc về sách cho thiếu nhi". Nhân dân Đan Mạch thì vô cùng tự hào vì tên tuổi của đất n−ớc họ đã gắn liền với tên tuổi của nhà viết cổ tích thiên tài Anđecxen. Những pho truyện cổ tích thần tiên của 101
  2. Anđecxen không chỉ thu hút trẻ em mà còn làm say lòng ng−ời lớn ở khắp mọi nơi trên trái đất Nh− vậy có thể nói, văn học thiếu nhi đã có một truyền thống lâu đời trong lịch sử văn hoá của nhân loại. Khắp các quốc gia, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia đã chăm lo việc làm sách cho các em, chăm lo giữ gìn và phát triển kho báu của dân tộc. Sau đây, xin giới thiệu một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu ở một số n−ớc trên thế giới. I - Tago (Rabindranath Tagore) 1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Rabinđranat Tago sinh ngày 7 tháng 5 năm 1861 tại Cancutta, bang Bengan, ấn Độ. Ông là con thứ 14 trong một gia đình thuộc đẳng cấp quý tộc Bàlamôn có 15 anh chị em. Trong số các anh chị em của Tago có nhiều ng−ời thành đạt và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn học ấn Độ. Tago chịu ảnh h−ởng sâu sắc của ng−ời cha − ông Đêvenđranat Tago. Ông Đêvenđranat Tago là một triết gia và là nhà cải cách xã hội nổi tiếng. Tago th−ờng đ−ợc cha cho đi du lịch và tham dự các cuộc mít tinh, hội thảo của các nhà cải cách xã hội về chính trị, thời sự và văn học nghệ thuật. Ngay từ nhỏ, Tago đã bộc lộ là một cậu bé thông minh, hiếu học, 8 tuổi đã nổi tiếng giỏi văn và làm thơ hay, 11 tuổi đã dịch kịch Macbet của Sêcxpia từ tiếng Anh sang tiếng Bengan. Ông không chỉ tự học trong sách vở mà còn chú trọng học hỏi ở những ng−ời xung quanh, những ng−ời lao động. Từ năm 1887, ông b−ớc vào hoạt động xã hội và chính trị. Ông dành nhiều thời gian đi thăm nhiều n−ớc trên thế giới. Trong các chuyến đi này, ông đã học hỏi đ−ợc nhiều và tranh thủ tố cáo chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa t− bản. Trở về n−ớc, ông đã bỏ tiền riêng để xây tr−ờng học cho con em nông dân. Đến cuối đời, mặc dù bệnh tật, ông vẫn không ngừng sáng tạo nghệ thuật. Ông mất ngày 7 tháng 8 năm 1941. Sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của Tago rất vĩ đại. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, đồng thời cũng là một hoạ sĩ, một nhạc sĩ nổi tiếng. Nh−ng thành tựu xuất sắc nhất của ông là thơ. Với nội dung nhân đạo sâu sắc, thơ ông không chỉ đề cập đến lòng yêu con ng−ời và cuộc sống mà còn phản ánh khát vọng hoà bình và tinh thần chống chiến tranh của nhân dân ấn Độ. Ông để lại 52 tập thơ. Trong đó có nhiều tập tiêu biểu nh− : Ng−ời làm v−ờn (1914), Mùa hái quả (1915), Trăng non (1915), Tặng phẩm của ng−ời yêu (1918), Thơ ngắn (1992), Ngày sinh (1941), đặc biệt là tập Thơ Dâng đã đ−ợc nhận Giải th−ởng Nôben năm 1913. Ông là ng−ời đầu tiên ở châu á đ−ợc vinh dự nhận giải th−ởng cao quý này. Văn ch−ơng và sự nghiệp hoạt động chính trị của Tago có ảnh h−ởng lớn tới sự nghiệp giải phóng đất n−ớc của ấn Độ. Ông đ−ợc coi là "một chiến sĩ thập tự quân chống phát xít", một "ng−ời thầy học vĩ đại" và "ng−ời lính gác vĩ đại" của đất n−ớc này (ý kiến đánh giá của Đảng Cộng sản ấn Độ và nhà lãnh tụ của phong trào giải phóng ấn Độ Găngđi). Theo đánh giá của lãnh tụ Việt Nam Hồ Chí Minh thì : "Đại văn hào Rabinđranat Tago cả thế giới đều kính trọng" (Báo Nhân Dân ngày 19 − 3 − 1958). 2. Tập thơ Trăng non a) Giới thiệu tập thơ Trăng non là tập thơ chủ yếu viết về trẻ em đ−ợc nhà thơ Đào Xuân Quý chọn dịch và giới thiệu, Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1979. Tago bắt đầu viết tập thơ này trong một hoàn cảnh rất đau buồn : Năm 1902, vợ chết ; năm 1904, con gái thứ hai qua đời ; năm 102
  3. 1905, cha và anh lần l−ợt ra đi ; năm 1907, con trai đầu cũng mất. Quá đau đớn tr−ớc những mất mát này, ông đã ghi lại bằng thơ những tình cảm tha thiết với những ng−ời ruột thịt, đặc biệt là tình cảm với con cái. Tập thơ đ−ợc viết bằng tiếng Bengan, xuất bản năm 1909 với tên gọi Trẻ thơ (Si su), đến năm 1915, dịch ra tiếng Anh mới có tên là Trăng non (The crescen moon). Trăng non đề cập đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của trẻ thơ. Đó là tình cảm mẹ con, ví dụ : Mây và sóng, Ng−ời ăn cắp giấc ngủ, Món quà, Phán xử, ; đó là những kỉ niệm, những trò chơi, những −ớc mơ của tuổi thơ, ví dụ : Thuyền giấy, Trên bờ biển, Bản hợp đồng cuối cùng, Bao trùm lên cả tập thơ là sự bao dung và lòng nhân ái của tác giả đối với trẻ thơ. Thơ ông viết cho các em giàu sức gợi cảm, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa kéo ng−ời đọc trở về với những kỉ niệm tuổi thơ, vừa buộc họ phải suy nghĩ, trân trọng và bảo vệ những −ớc mơ, những khát vọng của các em. Trăng non chỉ là một phần rất nhỏ trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Tago nh−ng cả trong một phần rất nhỏ ấy cũng bộc lộ rõ tâm hồn và trí tuệ của ông. Nhà nghiên cứu văn học Cao Huy Đỉnh đã có nhận xét về Trăng non : "Đó là những bài thơ hết sức hồn nhiên trong sáng, những bức tranh Mĩ lệ về tâm lí nhi đồng. Đó còn là triết lí của Tago về cuộc đời, làm thành những bài học tốt cho các bậc cha mẹ. Lòng yêu con trẻ, yêu thiên nhiên đất n−ớc, trí t−ởng t−ợng vô cùng phong phú của Tago đã khám phá cả một thế giới toàn thiện, toàn mĩ, một thế giới thần tiên và nghệ sĩ trong tâm hồn em bé." b) Phân tích tác phẩm Chọn một trong chùm bài sau đây để phân tích : Mây và sóng, Thuyền giấy, Ng−ời ăn cắp giấc ngủ. Mây và sóng Mẹ ơi, những ng−ời sống trên mây đang gọi con : "Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà, Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng, Chúng ta chơi với vầng trăng bạc". Con hỏi : "Nh−ng tôi làm sao mà lên đ−ợc với các ng−ời ?" Họ trả lời : "Hãy đến bên bờ trái đất, Và đ−a tay lên trời, Em sẽ đ−ợc nhấc bổng lên mây". Con nói : "Mẹ tôi đang đợi ở nhà Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi đ−ợc ?" Thế là họ c−ời rồi bay đi mất, Nh−ng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi, Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng, Con sẽ lấy hai tay trùm lên ng−ời mẹ. Và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm. Những ng−ời sống trên sóng n−ớc gọi con : "Chúng ta hát từ sớm mai đến tối, Chúng ta đã ngao du khắp nơi này nơi nọ Mà không biết mình đã qua những nơi nào". 103
  4. Con hỏi : "Nh−ng tôi làm sao gặp đ−ợc các ng−ời ?" Họ bảo con : "Hãy đến chỗ gần sát biển Và đứng đó nhắm nghiền mắt lại, Là em sẽ đ−ợc đ−a lên trên làn sóng" Con bảo : "Buổi chiều, mẹ tôi luôn luôn muốn tôi ở nhà với mẹ, Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi đ−ợc ?" Thế là họ c−ời, múa nhảy rồi đi qua. Nh−ng con biết một trò chơi hay hơn trò ấy. Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng, Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi Và vỗ vào gối mẹ c−ời vang, Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở. (Đào Xuân Quý dịch) Thuyền giấy Ngày lại ngày, tôi thả những chiếc thuyền giấy của tôi, Từng chiếc một bơi trên dòng n−ớc chảy. Tôi viết tên tôi và tên làng tôi ở trên thuyền Bằng những chữ lớn màu đen. Tôi hi vọng rằng một ng−ời nào đó Trên một miền đất lạ Sẽ thấy những chiếc thuyền này Và biết tôi là ai. Trên những chiếc thuyền nhỏ của tôi. Tôi chất đầy những hoa siêu li hái đ−ợc ở trong v−ờn, Và tôi hi vọng rằng trong đêm tối Những đoá hoa của bình minh này sẽ đ−ợc mang vào đất liền yên ổn. Tôi buông những chiếc thuyền bằng giấy của tôi Rồi nhìn lên trời Và thấy những đám mây nhỏ Đang giong những chiếc buồm trắng phồng to. Tôi không rõ ng−ời bạn nào của tôi ở trên trời Đã thả chúng xuống để chạy đua với những chiếc thuyền của tôi. Khi đêm xuống, Tôi úp mặt vào cánh tay, Và mơ thấy thuyền của tôi Đang trôi, trôi mãi D−ới những vầng sao khuya Những nàng tiên giấc ngủ đang đi trên những chiếc thuyền đó, Và hàng hoá trong thuyền là những chiếc rổ Đựng đầy những giấc mơ. (Đào Xuân Quý dịch) 104
  5. Ng−ời ăn cắp giấc ngủ Ai đã ăn cắp giấc ngủ trên đôi mắt bé ? Ta phải biết mới đ−ợc. Mẹ ôm vò đi lấy n−ớc ở làng bên, Đúng lúc ăn tr−a. Giờ chơi của các em đã vãn, Và bọn vịt cũng yên lặng ở trong ao. Chú mục đồng nằm ngủ d−ới bóng đa Con sếu đứng trang nghiêm, yên tĩnh trong đầm bên rừng muỗm. Trong lúc đó thì tên ăn cắp giấc ngủ đã đến Và cuỗm luôn giấc ngủ trên đôi mắt bé – bay đi. Khi mẹ về, mẹ thấy bé đã ngao du bằng cả bốn chân tay trong khắp gian phòng. Ai đã ăn cắp giấc ngủ trên mắt của bé ta ? Ta phải biết mới đ−ợc, Ta phải tìm cho ra và trói hắn lại. Ta phải nhìn vào trong hang tối, Nơi có dòng suối con róc rách chảy qua, Những hòn cuội và những hòn đá dữ. Ta phải sục vào trong bóng mơ màng của rừng Bakula Nơi bồ câu vẫn gù trong bóng quen của chúng. Và những chiếc vòng của những nàng tiên Kêu lanh canh trong những đêm sao yên tĩnh. Buổi chiều, ta sẽ nhòm vào trong sự yên lặng rì rào Của những rừng tre, nứa, Nơi đom đóm tha hồ tung ánh sáng, Ta sẽ hỏi bất cứ kẻ nào ta gặp : "Ai có thể nói giùm ta Tên ăn cắp giấc ngủ ở nơi nào ?" Ai đã ăn cắp giấc ngủ trên đôi mắt bé ? Ta phải biết mới đ−ợc. Nếu ta mà tóm đ−ợc hắn, ta sẽ cho hắn một bài học nên thân Ta sẽ xông vào trong tổ hắn Và xem hắn đã cất giấu ở nơi nào Những giấc ngủ hắn đã từng ăn cắp. Ta sẽ chiếm tất và sẽ mang tất cả về nhà. Ta sẽ buộc đôi cánh hắn thật chặt Và sẽ đặt hắn lên bờ sông Và để cho hắn chơi trò câu cá Với một cây sậy giữa đám cói và lùm hoa súng. Khi chiều xuống và chợ đã tan Và trẻ con trong làng đã ngồi bên gối mẹ 105
  6. Thì những con chim đêm thét vào tai hắn Những lời mỉa mai chế giễu : "Giờ, ng−ơi sẽ đánh cắp giấc ngủ của ai nào ?". (Đào Xuân Quý dịch) Gợi ý phân tích bài Mây và sóng Mây và sóng là bài thơ viết về tình cảm mẹ con thật sâu sắc và cảm động. Bài thơ không chỉ đ−ợc trẻ em yêu thích mà còn đ−ợc ng−ời lớn đón nhận với một tình cảm thân thiết và trân trọng. − Trùm lên cả bài thơ là chất trữ tình lãng mạn Tình yêu th−ơng đặc biệt và sự đồng điệu với tâm hồn trẻ thơ của tác giả đ−ợc kết tinh ở nhiều hình ảnh thơ mộng và đẹp đẽ. Tago đã dựng lên một không gian huyền ảo nh− trong truyện cổ tích. Không gian ấy trải vô tận trên mây và sóng, có cả buổi sớm mai vàng trong trẻo, tinh nguyên ; có cả lúc chiều tà êm ái, cả vầng trăng bạc tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên tuyệt diệu. Cảnh ấy h− h−, ảo ảo nh− một thế giới thần tiên. Con ng−ời ở trong đó, hoà đồng với vũ trụ và thiên nhiên. Những ng−ời sống trên mây, trên sóng n−ớc đang vẫy gọi, rủ mời em bé đi chơi với những cảnh đẹp tuyệt vời, bay bổng, tạo nên một thế giới mới, một cõi thiên đ−ờng của trẻ nhỏ : "Hãy đến bên bờ trái đất Và đ−a tay lên trời, Em sẽ đ−ợc nhấc bổng lên mây " "Hãy đến chỗ gần sát biển Và đứng đó nhắm nghiền mắt lại, Là em sẽ đ−ợc đ−a lên trên làn sóng " Chất trữ tình và yếu tố lãng mạn kết hợp hài hoà tạo nên bức tranh thật kì diệu và quyến rũ. Cả vũ trụ này bỗng nhiên đ−ợc thâu tóm trong tầm tay của em bé. Mây kia, sóng kia đều là bạn của em, thân thiết biết chừng nào. Con ng−ời nh− đang bồng bềnh trên mây và sóng. Vũ trụ thì bao la, thời gian thì vô tận. Ng−ời đọc rung động với những hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ, tâm hồn nh− cùng bay với mây, cùng trôi theo sóng. Chất trữ tình làm cho bài thơ thêm m−ợt mà, uyển chuyển, đồng thời cũng tạo nên một bức tranh thiên nhiên hài hoà, huyền bí, gây hấp dẫn cho ng−ời đọc. − Đằng sau chất trữ tình, lãng mạn là ý nghĩa triết lí sâu sắc của bài thơ Bài thơ không chỉ là bức tranh thiên nhiên tuyệt diệu mà cái cốt lõi ở đây là tình cảm mẹ con sâu sắc và cảm động. Thế giới thần tiên mà những ng−ời sống trên mây, trên sóng n−ớc vẽ ra thật đẹp và hấp dẫn cũng không thể quyến rũ đ−ợc em bé bởi một điều giản dị : "Mẹ tôi đang đợi ở nhà Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi đ−ợc" Đây là lí do mà em bé đ−a ra để từ chối lời mời hấp dẫn của mây, của sóng. Lí do thật giản dị mà cũng thật thiêng liêng. Sự đối lập giữa mây, n−ớc (những cái vô biên) với em bé (cái hữu hình, có hạn) càng làm nổi bật tính kiên quyết và lòng kính yêu mẹ vô bờ bến của em. Em đã từ chối tất cả để đ−ợc bình yên bên mẹ, và với em, hạnh phúc thế là đủ. Chính tình yêu mẹ đã chắp cánh cho −ớc mơ bay bổng và làm nền cho trí t−ởng t−ợng tuyệt vời thông minh của em : "Nh−ng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi, 106
  7. Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng Con sẽ lấy hai tay trùm lên ng−ời mẹ Và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi Và vỗ vào gối mẹ c−ời vang, Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở." Đó cũng chính là hạnh phúc, là chốn thiên đ−ờng riêng của bé em và mẹ. Cái thú vị, cái mơ −ớc của bé em suốt đời đ−ợc sống trong vòng tay của mẹ, cũng là tính triết lí của bài thơ. Hạnh phúc, niềm sung s−ớng của con ng−ời không phải kiếm tìm ở đâu xa xôi mà chính là ở d−ới mặt đất, trong cánh tay mẹ hiền trong cõi đời thực. Với chất trữ tình, lãng mạn dồi dào, kết hợp với tính triết lí sâu sắc, làm cho bài thơ vừa bay bổng, vừa hiện thực. Nó làm nổi bật lên tình cảm và thái độ của Tago đối với trẻ thơ. Tiếng thơ của ông đ−ợc cất lên từ cách nhìn, cách nghĩ, cách nói của các em. Ông luôn luôn trìu mến, nâng niu, chiều chuộng nh−ng cũng rất nghiêm khắc với trẻ em. Ông có thể nhập tâm, có thể hoá thân làm em bé để cùng nói những điều mơ −ớc, cùng chơi những trò chơi thú vị, cùng t−ởng t−ợng ra những giấc mơ "nàng – tiên – giấc – ngủ", những giấc mơ đ−ợc thấy thuyền giấy "trôi mênh mang d−ới ánh sao khuya" (Thuyền giấy) ; nh−ng cũng có lúc, ông là một ông bố thật nghiêm khắc, có thể "rày la và trừng phạt" khi con có lỗi (Phán xử), Bài thơ, với những màu sắc, ánh sáng, hoạt động, cả con ng−ời, trò chơi và vũ trụ, cả thực và mộng đã đ−a ng−ời đọc vào một thế giới đẹp đẽ, trong sáng, huyền diệu. Nh−ng còn cao hơn thế, tài năng và tâm hồn chứa chan tình nhân ái của Tago đã tổng hoà đ−ợc chúng, tạo nên một sức mạnh nghệ thuật có khả năng thanh lọc cảm xúc đến kì lạ. Bài thơ đã đi qua bao thế hệ, v−ợt qua bao biên giới, và chắc chắn còn đi xa hơn nữa để đến với nhiều thế hệ trẻ thơ trên thế giới. II - Tônxtôi (Lep nicôlaêvicH tônxtôi) 1. Giới thiệu tác giả Lep Nicôlaêvich Tônxtôi sinh ngày 28 tháng 8 năm 1828 và mất ngày 7 tháng 11 năm 1910. Ông là nhà văn Nga vĩ đại sinh tr−ởng trong một gia đình quý tộc ở trại ấp Iaxnaia Pôliana (nay là Viện Bảo tàng Quốc gia L.N Tônxtôi). Ông nổi tiếng là ng−ời thông minh, say mê văn học, âm nhạc và đọc nhiều, hiểu biết rộng. Ông biết tới hơn m−ời ngoại ngữ, đọc thông viết thạo tiếng Latinh, tiếng Pháp, Anh, Italia, Hi Lạp. Vốn hiểu biết phong phú ấy đã giúp cho ông làm chủ đ−ợc văn hoá nhân loại. Ông đã cống hiến cho văn học thế giới những tác phẩm văn học nổi tiếng nh− bộ sử thi Chiến tranh và hoà bình ; các tiểu thuyết Phục sinh, Anna Karênina, Thời thơ ấu, và những truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích, truyện ngắn viết cho thiếu nhi. Trong suốt thời thơ ấu, Tônxtôi đã sống gần gũi với nông dân và thiên nhiên Nga. Ông đã có một tuổi thơ khá êm đềm ở trại ấp Iaxnaia Pôliana, nh−ng sau này, đ−ợc chứng kiến nhiều cảnh bất công trong xã hội, đặc biệt là sau khi đi du lịch nhiều n−ớc trên thế giới trở về (1857), ông đã có sự chuyển biến quan trọng trong thế giới quan và t− t−ởng nghệ thuật. Ông càng thấy rõ sự t−ơng phản giữa cuộc sống nghèo khổ của nông dân với cuộc sống xa 107
  8. hoa thừa thãi của giai cấp địa chủ, quan lại. Tônxtôi đã bỏ tiền xây tr−ờng học và dành nhiều công sức để đem lại sự no ấm cho con em nông dân. Những truyện ngắn và truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi đ−ợc ông tập hợp in trong Sách học vần và Sách tập đọc tiếng Nga. Trong đó có những truyện rất hấp dẫn nh− : Phi-li- pốc, Ba con gấu, S− tử và chó con, Con cá mập, Ông còn dịch nhiều truyện ngụ ngôn Êdốp ra tiếng Nga. Th−ờng thì truyện ngụ ngôn có kết thúc bằng một lời giáo huấn nh−ng Tônxtôi đã vứt bỏ những đoạn kết ấy, chỉ giữ lại hành động và tính cách của các nhân vật. Và ông đã chuyển những sự kiện của truyện về với môi tr−ờng thân quen : môi tr−ờng trẻ thơ trên đất n−ớc Nga. Chính vì vậy, truyện dịch của ông mang đậm phong vị Nga và dấu ấn riêng của ngòi bút Tônxtôi. Nhìn chung, truyện viết cho thiếu nhi của ông tràn đầy t− t−ởng nhân văn và ý nghĩa giáo dục. Nhà văn Pháp R.Rôlăng đã có nhận xét về những ảnh h−ởng của L. Tônxtôi tới chính bản thân ông nh− sau : "Các bạn cũng biết, với t− cách con ng−ời và nghệ sĩ, L.Tônxtôi có ý nghĩa nh− thế nào đối với tôi lúc còn trẻ. Cánh tay mạnh mẽ của ông đã nâng đỡ tôi trong cảnh cô đơn tinh thần ở ph−ơng Tây. Cách nhìn rõ tâm hồn và các đồ vật của ông đã giúp tôi đổi mới quang cảnh vũ trụ. Ông dạy tôi cách nhìn và yêu mến nhân loại. Tôi mong muốn truyền cho những ng−ời khác tia lửa mà tôi đã khơi đ−ợc trong đống lửa của ông " Dẫn theo Tác phẩm văn 11, NXB Giáo dục, H., 1995). Cùng với những bộ tiểu thuyết đã kể trên, L. Tônxtôi đã tạo ra "một b−ớc tiến trong quá trình phát triển nghệ thuật của nhân loại". Ông xứng đáng là một nhà văn Nga thiên tài, một "con s− tử của nền văn học Nga" (Đánh giá của V. Lênin) 2. Phân tích tác phẩm Chọn phân tích một trong hai truyện : S− tử và chó con và Chó sói và chó nhà. S− tử và chó con ở Luân Đôn ng−ời ta đem tr−ng bày thú dữ, ai xem phải nộp tiền hoặc chó con, mèo con cho thú dữ ăn. Có một ng−ời muốn xem thú, ông nhặt đ−ợc một con chó con ở ngoài phố và đem vào v−ờn thú. Ng−ời ta cho ông vào, còn con chó con thì lập tức đ−ợc vứt vào chuồng cho s− tử ăn. Con chó cụp đuôi và nép mình vào góc chuồng. Con s− tử đến gần nó và ngửi. Chó con nằm ngửa ra, giơ cả bốn chân lên và quẫy đuôi. S− tử quờ chân lên mình chó rồi quay đi. Chó con vùng đứng lên rồi quỳ khựng hai chân sau xuống tr−ớc mặt s− tử. S− tử nhìn chó, lúc lắc cái đầu rồi không đụng đến nữa. Đến khi chủ chuồng ném thịt vào chỗ s− tử, s− tử xé một miếng phần chó. Đến tối, s− tử đi ngủ, chó nằm xuống cạnh và gối đầu lên chân s− tử. Từ đó chó con sống cùng chuồng với s− tử. S− tử không đụng đến chó con, cùng ăn, cùng ngủ, thậm chí cùng chơi với chó con nữa. Một lần có một ng−ời đến chuồng thú và nhận ra con chó của mình. Ông ta khẩn khoản xin trả lại chó con. Chủ chuồng muốn trả nh−ng vừa vào gọi chó để bắt thì s− tử đã xù lông gầm lên. Suốt năm ấy s− tử sống cùng chó. 108
  9. Một hôm chó ốm chết. S− tử bỏ ăn, suốt ngày ngửi ngửi, liếm liếm và lấy chân xem chó. Đến khi nó biết rằng chó chết thật, nó bỗng nhảy chồm lên, lông xù ra, quật đuôi liên hồi vào hai mạng s−ờn, lao đầu vào chấn song và nhai gặm khoá then. Suốt ngày nó vật vã trong chuồng và gầm rống lên, rồi sau nó mới nằm im xuống cạnh con chó đã chết. Chủ chuồng muốn lôi con chó chết ra nh−ng s− tử không cho ai đến gần. Chủ chuồng t−ởng rằng rồi s− tử sẽ quên nỗi buồn ấy nếu cho nó một con chó khác, bèn thả vào chuồng một con chó sống, nh−ng lập tức s− tử xé xác nó ra. Sau đó nó lấy chân quặp chặt con chó đã chết và cứ nằm nh− thế năm ngày liền. Sang ngày thứ sáu s− tử tắt thở. (Lê Đức Mẫn dịch) Chó sói và chó nhà Con chó sói gầy guộc đi đến một làng nọ thì gặp con chó nhà béo ụ. Chó sói hỏi chó nhà : − Cậu thử nói cho mình biết là cậu th−ờng kiếm thức ăn ở đâu đ−ợc không ? Chó nhà trả lời : − Con ng−ời cho tớ. − Có lẽ công việc của cậu ở nhà họ nặng nhọc lắm phải không ? Chó nhà bảo : − Không đâu, công việc của tớ chẳng nặng nhọc chút nào. Tớ chỉ phải giữ nhà vào ban đêm thôi. − Chỉ có thế mà ng−ời ta nuôi cậu tốt nh− vậy à ? − Chó sói hỏi. − Thế thì ngay bây giờ tớ về làm công việc của cậu nhé ? − Thế thì tốt quá ! − Chó nhà nói. − Ông chủ sẽ cho cậu ăn uống. Chó sói rất mừng rồi cùng chó nhà về làm việc cho chủ. Khi b−ớc vào cổng, chó sói chợt nhìn thấy một vết lông bị bào mòn ở cổ chó nhà. Nó hỏi : − Này cậu, cái vệt mòn ở cổ cậu là tại cái gì thế ? − Tại cái xích đấy ! − Chó nhà trả lời. − Ban ngày tớ bị xích ngồi một chỗ. Chính cái xích đã bào mòn lông ở cổ tớ đấy. − Thế thì tớ tạm biệt cậu nhé ! − Chó sói nói − Tớ chẳng về ở với ng−ời nữa đâu. Thà tớ không đ−ợc béo tốt, nh−ng tớ đ−ợc tự do. (Thuý Toàn dịch) Gợi ý phân tích truyện S− tử và chó con Đây là câu chuyện mang đầy kịch tính. Có thể phân tích truyện theo các sự kiện : 1. S− tử và chó con gặp nhau Mở đầu câu chuyện là sự xuất hiện của s− tử và chó con. Ng−ời ta vứt chó con vào chuồng làm mồi cho s− tử ăn "con chó cụp đuôi nép mình vào góc chuồng". Tác giả đ−a ra hai hình ảnh đối lập nhau : một bên là chó con nhỏ bé, ngây thơ, sợ hãi và bị động còn một bên là s− tử to lớn, dữ tợn và chủ động, gây hồi hộp cho ng−ời đọc. Nh−ng vào đúng lúc tình thế nguy kịch nhất, "khi chó con nằm ngửa ra, giơ cả bốn chân lên và quẫy đuôi" thì tác giả lại gây cho ng−ời đọc một bất ngờ : "s− tử quờ chân lên mình chó rồi quay đi". Cũng không chậm trễ, chó con "vùng đứng lên rồi quỳ khựng hai chân sau xuống tr−ớc mặt s− tử" nh− van nài, cầu xin sự che chở. Và cũng thật bất ngờ, sự non nớt, ngây thơ và thái độ bình tĩnh 109
  10. của chó con nh− đã làm động lòng chúa sơn lâm, s− tử nhìn chó, "lúc lắc cái đầu rồi không đụng đến nữa". 2. S− tử kết bạn với chó Câu chuyện liên tục là những bất ngờ đối với ng−ời đọc. Không những s− tử không ăn thịt chó con, mà đến khi chủ chuồng "ném thịt vào chỗ s− tử", nó còn "xé một miếng phần chó", "đến tối, s− tử đi ngủ, chó nằm xuống cạnh và gối đầu lên chân s− tử". Hình ảnh chó con nằm gối đầu lên chân s− tử ngủ một cách tự tin gợi cho ta nhớ tới sự bao dung, che chở của ng−ời cha, ng−ời mẹ. Chó con thực sự đã cảm hoá đ−ợc s− tử, và hai con vật đã sống cùng với nhau nh− vậy suốt một năm trời : cùng ăn, cùng ngủ, cùng chơi, thân th−ơng và vui vẻ. Tình bạn của chó con và s− tử đã trở thành bền chặt. Chúng thực sự không muốn rời xa nhau, chính vì thế, s− tử đã "xù lông gầm lên" khi chủ chuồng định bắt chó con trả về cho ng−ời chủ của nó. 3. Cái chết của chó con Sự kiện chó con ốm chết đã tác động mạnh mẽ tới s− tử. Chúa sơn lâm bỏ ăn, "suốt ngày ngửi ngửi, liếm liếm và lấy chân xem chó". Đến khi biết chó con đã chết, s− tử bỗng "nhảy chồm lên, lông xù ra, quật đuôi liên hồi vào hai mạng s−ờn, lao đầu vào chấn song và nhai gặm khoá then". Đó là sự đau đớn tột cùng của kẻ đã bị mất đi một ng−ời bạn thân thiết, đã từng chia nhau miếng ăn và truyền cho nhau hơi ấm khi ngủ. Sự mất mát này không gì có thể bù lấp đ−ợc. S− tử vật vã nh− muốn hoá điên vì nỗi đau không chịu đựng nổi. Nó muốn phá phách để giải thoát cho sự đau đớn này Nó ôm lấy chó con nh− ôm lấy một phần ruột thịt của mình mà không cho ai đến gần. Chính vì thế, s− tử đã xé xác cả con chó sống khi chủ chuồng ném vào với hi vọng "t−ởng rằng s− tử sẽ quên nỗi buồn ấy đi". 4. Cái chết của s− tử Sự vật vã đau đớn đã lên tới tột điểm, s− tử "lấy chân quặp chặt con chó đã chết" và cứ nằm nh− thế năm ngày liền. Sang ngày thứ sáu, s− tử tắt thở. Nếu nh− cái chết của chó con thật êm đềm thì cái chết của s− tử quá dữ dội và đau th−ơng. S− tử tự hành hạ mình nh− một sự trừng phạt vì không bảo vệ đ−ợc chó. Nó đã chết cùng với chó nh− để chứng minh cho sự trung thành của mình. Hình ảnh s− tử ôm chó con cùng chết hiển hiện trong tâm trí ng−ời đọc nh− một bức t−ợng đài về một tình bạn đẹp đẽ và cảm động. Câu chuyện kết thúc còn để lại nhiều suy nghĩ cho ng−ời đọc. Truyện ngắn, nh−ng dung l−ợng lớn, các chi tiết dồn dập, nhiều sự kiện, nhiều thông báo. Mỗi chi tiết đều mang nhiều ý nghĩa, ng−ời đọc phải theo dõi liên tục. L. Tônxtôi đã kéo ng−ời đọc v−ợt ra khỏi cuộc sống thực tại để đến với một thế giới t−ởng nh− ở ngoài mình để rồi lại suy nghĩ về mình với những điều đáng phải suy nghĩ. Sự hào hiệp, tình th−ơng và lòng nhân ái, đức tính cao th−ợng, chở che cho những kẻ yếu mềm nh− những th−ớc phim chạy nhanh qua tr−ớc mắt ng−ời đọc, S− tử và chó con đã v−ợt xa một câu chuyện viết về động vật, ý nghĩa của nó với tính triết lí sâu sắc đã trùm lên những vấn đề sâu xa của con ng−ời và cuộc sống. Không ai đọc xong truyện mà lại có thể buông xuôi không ngẫm nghĩ tới những điều còn đang ẩn đằng sau câu chuyện, những điều dễ cảm đ−ợc mà lại khó nói lên thành lời qua giấy trắng mực đen. 110
  11. III - Anđecxen (Hans christian andersen) 1. Giới thiệu tác giả Anđecxen là nhà văn Đan Mạch thiên tài, sinh ngày 2 tháng 4 năm 1805 và mất ngày 4 tháng 4 năm 1875. Ông là con một ng−ời thợ giày ở thành phố Ôđenzê cổ kính nổi tiếng với nghề chạm gỗ. Năm 1816, cha mất, mẹ tái giá, Anđecxen phải lo tự lập kiếm sống. Ông đã lớn lên trong cảnh bần hàn cay đắng. Những kẻ quyền quý th−ờng chế giễu ông về "dòng máu dân đen", nh−ng ông lại rất tự hào về sự gần gũi của mình với những ng−ời nghèo khổ. Ông gia nhập "Liên đoàn thợ thuyền" và th−ờng xuyên đọc cho thợ thuyền nghe những truyện thần tiên của mình. 2. Truyện cổ tích của Anđecxen Anđecxen nổi tiếng là ng−ời thông minh, hiếu học. Ông làm thơ, viết truyện, nh−ng mọi ng−ời biết đến tài năng của ông là ở những pho truyện cổ tích do ông kể. Truyện cổ tích của ông bộc lộ một khả năng kì lạ của trí t−ởng t−ợng. Ngay từ bé, mỗi khi nghe ng−ời lớn kể chuyện thì ngay lập tức, ông có thể kể lại và biến hoá những câu chuyện ấy theo trí t−ởng t−ợng của riêng mình. Mọi ng−ời đã kinh ngạc gọi ông là "gã phù thuỷ". Thế giới xung quanh b−ớc vào truyện kể của ông thật sinh động. Từ một chiếc lá rơi, một con kiến tha mồi, một con chim gõ kiến, đều biết nói năng đi lại, có hồn, thậm chí cả chiếc bình mực cạn cũng trở thành một câu chuyện làm say đắm lòng ng−ời. Có thể nói, trí t−ởng t−ợng của Anđecxen khó ai sánh nổi. Nhờ trí t−ởng t−ợng phong phú kì diệu, ông đã sáng tạo ra những câu chuyện hấp dẫn, có ý nghĩa sâu xa và sức cuốn hút kì lạ. Pautôpxki đã có nhận xét : "Trong mỗi truyện cổ tích cho trẻ em của Anđecxen còn có một truyện cổ tích khác mà chỉ ng−ời lớn mới có thể tìm hiểu hết ý nghĩa của nó’’. Với bút pháp vừa trào lộng vừa trữ tình, vừa hiện thực vừa lãng mạn, truyện cổ tích của Anđecxen đã đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống. Xuất thân từ tầng lớp lao động nghèo khổ, lại phải tự lập từ rất sớm, ông hiểu rõ cuộc sống vất vả, cay đắng của ng−ời dân lao động, đặc biệt là cảm thông, th−ơng yêu những em bé mồ côi bất hạnh (Ví dụ : Cô bé bán diêm, Mụ ấy h− hỏng ). Ông ca ngợi lòng dũng cảm và khả năng đấu tranh kiên trì của con ng−ời chống lại cái xấu, cái ác trong cuộc sống (Ví dụ : Bà chúa tuyết, Nữ thần băng giá, ). Ông nhìn thấy những phẩm chất tốt đẹp và khả năng tuyệt vời của những ng−ời lao động. Họ là những ng−ời tuy nghèo khổ nh−ng lại giàu lòng yêu th−ơng và sẵn sàng có thể hi sinh vì tình yêu cao cả (Ví dụ : Nàng tiên cá, Bầy thiên nga, Chim hoạ mi, ). Ông cũng lớn tiếng phê phán những thói h− tật xấu của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là bọn vua quan bất tài, ngu dốt và hợm hĩnh (Ví dụ : Bộ quần áo mới của Hoàng Đế, ). Nhìn chung, truyện của ông dù là hiện thực hay h− cấu thì cũng đều bắt rễ từ hiện thực cuộc sống. Anđecxen đã từng nói : "Không có truyện kể nào hay hơn đ−ợc những điều do chính cuộc sống tạo nên". Các nhân vật trong tác phẩm của ông, từ thần tiên cho đến con ng−ời đều có một cuộc sống riêng và một tâm hồn phong phú, bộc lộ bản chất tốt đẹp của ng−ời lao động. Truyện cổ Anđecxen mang một giá trị nhân đạo sâu sắc. Chính vì thế, những tác phẩm này tuy đ−ợc viết từ thế kỉ XIX, mà đến nay đọc lại, ta vẫn thấy những câu chuyện ấy, những nhân vật ấy sống mãi với tâm trí mình không thể nào quên. 3. Phân tích tác phẩm Chọn một trong những truyện sau đây để phân tích : − Cô bé bán diêm 111
  12. − Bộ quần áo mới của Hoàng Đế − Bà chúa Tuyết Gợi ý phân tích truyện Bà chúa Tuyết a) Tóm tắt tác phẩm : Truyện dài, gồm bảy phần nh− bảy câu chuyện nhỏ. − Phần một : Tấm g−ơng và những mảnh g−ơng vỡ Một con quỷ chế tạo ra đ−ợc một tấm g−ơng kì lạ. Tất cả ng−ời tốt việc tốt soi vào đấy sẽ méo mó, dị dạng còn ng−ời xấu việc xấu soi vào sẽ càng trở nên đáng ghét. Con quỷ thích chí đem tấm g−ơng đi chế nhạo khắp thế gian, sau quỷ đem g−ơng lên Thiên đình để chế nhạo cả Chúa Trời và các Tiên đồng. Nh−ng vừa đến cửa nhà Trời thì tấm g−ơng bị rúm ró, cong queo, tuột khỏi tay con quỷ rơi xuống, vỡ tan thành hàng triệu mảnh nhỏ li ti. Những mảnh g−ơng này nếu bắn vào mắt ai thì ng−ời đó sẽ nhìn mọi ng−ời, mọi vật thành xấu xí, và nếu mảnh g−ơng bắn vào tim ai thì trái tim ng−ời đó sẽ trở thành lạnh lùng, băng giá. − Phần hai : Hai em bé Có hai em bé chơi với nhau rất thân. Bé trai tên là Kay và bé gái tên là Giécđa. Lúc nào hai em cũng ở bên nhau, khi thì cùng nghe bà kể chuyện cổ tích, khi cùng tụm lại xem tranh, có khi cùng chăm sóc cây hoa hồng trong v−ờn nhà bà Một hôm, các em đang vui đùa thì bỗng Kay thấy đau nhói ở trong mắt và trong tim. Một mảnh g−ơng vỡ của quỷ đã bắn vào mắt và một mảnh g−ơng khác bắn vào tim em. Lập tức, em nhìn mọi ng−ời, mọi vật đổi khác. Trái tim em cũng lạnh lùng, dửng d−ng với tất cả. Kay nhại lại lời bà, em vặt đi những bông hoa hồng rất đẹp và đuổi cả Giécđa là ng−ời bạn thân thiết của em Từ đó, Kay không ở nhà, em đi chơi lang thang, tới giang sơn mênh mông, băng giá của Bà chúa Tuyết. Giécđa rất buồn nhớ Kay, em khóc vì th−ơng bạn. Sau đó em quyết tâm đi tìm bạn. − Phần ba : V−ờn nhà bà lão biết làm phép lạ Giécđa ra đi, lòng buồn vô hạn. Em khóc hết ngày này sang ngày khác vì cứ nghĩ là Kay đã chết. Giécđa hỏi thăm mặt trời, hỏi thăm đàn chim, hỏi dòng sông nh−ng tất cả đều trả lời là không biết Kay ở đâu, nh−ng ai cũng tin là Kay ch−a chết. Giécđa xuống một con thuyền, thuyền đ−a em dạt vào v−ờn một bà lão nhân hậu, biết làm phép lạ. V−ờn hoa của bà rất đẹp. Giécđa nhìn cây hoa hồng bỗng nhớ tới Kay, em khóc nức nở. Bà lão an ủi em, lấy l−ợc vàng chải tóc cho em. Bà còn dùng phép lạ bắt những cây hồng chui xuống đất để Giécđa quên đi những kỉ niệm cũ. Bà lão muốn Giécđa ở lại với bà. Hằng ngày, Giécđa trò chuyện với các loài hoa trong v−ờn. Nghe những cây hoa kể về cuộc đời của mình, Giécđa buồn quá lại khóc. N−ớc mắt của em nhỏ xuống đất làm cho một cây hồng lại mọc lên. Hoa hồng báo cho Giécđa biết là Kay ch−a chết. Giécđa lại chia tay với bà lão và khu v−ờn đẹp để lên đ−ờng tìm Kay. − Phần bốn : Hoàng tử và công chúa Trên đ−ờng đi, Giécđa gặp một chú quạ. Em kể mọi chuyện của mình cho quạ nghe. Quạ nói với Giécđa là Kay bây giờ đã là hoàng tử và đang sống cùng với vợ là công chúa ở trong hoàng cung. Quạ đ−a Giécđa về nhà và bàn với ng−ời yêu là quạ cái hiện đang phục vụ trong hậu cung giúp Giécđa vào gặp Kay. Giécđa đ−ợc đ−a vào cung cấm, đến một căn phòng trang hoàng lộng lẫy, em thấy hoàng tử đang nằm ngủ. Nhìn thấy cái gáy của hoàng tử, Giécđa vui mừng reo lên. Nh−ng khi hoàng tử quay lại, thì ra đó không phải Kay. Hoàng tử có cái gáy rất giống Kay nên Giécđa đã nhầm. Giécđa oà khóc. Công chúa và hoàng tử an ủi em. Giécđa kể hết mọi chuyện. Hôm sau, công chúa và hoàng tử cho em một cỗ xe song mã, có đủ quần áo, l−ơng thực và lính hộ vệ để lên đ−ờng tìm Kay. 112
  13. − Phần năm : Con gái quân c−ớp đ−ờng Lũ c−ớp chặn xe của Giécđa lại. Chúng giết ng−ời lính hộ vệ, ng−ời hầu và anh đánh xe. Chúng bắt Giécđa về sào huyệt định ăn thịt nh−ng đứa con gái tên c−ớp đ−ờng ngăn lại vì nó muốn có bạn để chơi. Buổi tối, Giécđa ngủ cùng với con gái tên c−ớp đ−ờng. Em kể cho ng−ời bạn mới nghe chuyện em đi tìm Kay. Cô con gái tên c−ớp đ−ờng không biết Kay ở đâu, nh−ng con chim của lũ c−ớp mách cho Giécđa biết Kay đã bị Bà chúa Tuyết đem về xứ Lapôli là một nơi quanh năm chỉ có băng tuyết. Con nai của lũ c−ớp cho biết Lapôli chính là quê h−ơng của nó. Sáng hôm sau, con gái tên t−ớng c−ớp đã giải phóng cho nai và Giécđa để nai đ−a Giécđa đến giang sơn của Bà chúa Tuyết tìm Kay. Giécđa chia tay với ng−ời bạn mới, lòng đầy cảm động. − Phần sáu : Bà lão xứ Lapôli và bà lão ng−ời Phần Lan Nai đ−a Giécđa đến đ−ợc xứ Lapôli, một bà lão ng−ời Lapôli cho biết Bà chúa Tuyết đã chuyển sang xây dựng lâu đài trên đất Phần Lan. Tìm đ−ợc Kay không khó, nh−ng muốn cứu Kay trở lại cuộc sống bình th−ờng thì phải lấy đ−ợc những mảnh g−ơng vỡ ở trong mắt, trong tim Kay. Nếu không, gặp Kay cũng chỉ vô ích. − Phần bảy : Việc xảy ra trong lâu đài Bà chúa Tuyết Tìm đến lâu đài Bà chúa Tuyết, Giécđa gặp Kay. Mừng khôn xiết, Giécđa ôm chầm lấy bạn mà reo lên, nh−ng Kay vẫn cứ trơ trơ, cứng nhắc và lạnh nh− băng giá. Giécđa oà lên khóc. Những giọt n−ớc mắt yêu th−ơng nóng hổi rơi lên ngực và thấm vào tận tim Kay làm cho trái tim băng giá bỗng ấm lên. Mảnh g−ơng vỡ trong tim Kay bị đánh tan. Kay thấy nhớ nhà và em cất lên tiếng hát, bài hát tr−ớc đây em vẫn th−ờng cùng hát với Giécđa. Bỗng nhiên Kay ứa n−ớc mắt, rồi em khóc nức nở khiến cho mảnh g−ơng quỷ trong mắt trôi ra. Em nhìn Giécđa và nhận ra ng−ời bạn gái đáng yêu của mình. Kay đã hoàn toàn trở lại bình th−ờng nh− x−a. Hai em nhanh chóng thoát khỏi lâu đài của Bà chúa Tuyết và tìm đ−ờng về nhà. Mọi cảnh vật vẫn nh− x−a, chỉ có hai em là đã lớn. b) Gợi ý phân tích − Tìm hiểu giá trị hiện thực của tác phẩm Truyện đã đề cập đến hiện thực của xã hội t− bản châu Âu, đặc biệt là Đan Mạch nửa cuối thể kỉ XIX. Hình t−ợng tấm g−ơng và những mảnh g−ơng vỡ của quỷ dữ là sự phủ nhận sự thật và chân lí, là hiện thân của cái xấu, cái ác đang tồn tại và lộng hành ở khắp mọi nơi. Thật là tai hại khi bất cứ ai bị những mảnh g−ơng quỷ đó bắn vào mắt thì cũng có cái nhìn méo mó, lệch lạc ; và nếu nh− những mảnh g−ơng ấy bắn vào tim thì trái tim ng−ời đó trở nên lạnh lùng, băng giá. Sức tàn phá của những mảnh g−ơng thật là ghê gớm vì nó làm cho con ng−ời ta bị tha hoá và trở nên mù quáng, nó làm cho sự thật trở thành dối trá, mọi giá trị bị đảo lộn. − Tìm hiểu giá trị nhân đạo của tác phẩm + Với tấm g−ơng kì lạ, lũ quỷ đã chế nhạo cả thế gian, nh−ng khi mang tấm g−ơng lên trời, chúng đã thất bại. Tấm g−ơng méo mó và tan vỡ thành từng mảnh nhỏ. Nh− vậy, dù cái xấu, cái ác đang tồn tại ở khắp mọi nơi trong thế gian nh−ng vẫn còn một nơi mà chúng không thể nào đặt chân tới đ−ợc. Phải chăng hình t−ợng thiên đình ở đây t−ợng tr−ng cho một xã hội lí t−ởng, xã hội trong niềm mơ −ớc của tác giả mà ở đó không còn cái xấu, cái ác, những sự bất công ngang trái bị đẩy lùi, l−ơng tri và tình cảm con ng−ời đ−ợc đề cao và tôn trọng. 113
  14. + Hình t−ợng bé Giécđa đi tìm bạn gợi cho ng−ời đọc nghĩ nhiều tới tình yêu th−ơng, "lòng tốt kì diệu" của con ng−ời có thể chiến thắng mọi cái xấu, cái ác. Trên đ−ờng đi tìm Kay, Giécđa chỉ có vũ khí duy nhất là tình yêu th−ơng và niềm tin. Chính đó là ánh sáng soi đ−ờng dẫn lối, là sức mạnh để cho em v−ợt qua biết bao gian khổ, cảm hoá đ−ợc biết bao nhiêu ng−ời và vật để cuối cùng tìm gặp đ−ợc Kay. Khi gặp Kay, cũng chính lòng tốt và những giọt n−ớc mắt tràn đầy yêu th−ơng của Giécđa đã làm tan những mảnh g−ơng độc ác, đốt lên một ánh sáng mới trong tâm hồn, trí tuệ Kay, giải thoát cho Kay thoát khỏi nanh vuốt của Bà chúa Tuyết, để cho Kay trở lại bình th−ờng, là chính mình. Rõ ràng, sức mạnh của tình yêu th−ơng đã chiến thắng cái xấu, cái ác, chiến thắng tất cả. L−u ý khi phân tích chú ý chi tiết những giọt n−ớc mắt của Giécđa. Trong bảy câu chuyện nhỏ đã có tới năm lần xuất hiện n−ớc mắt của Giécđa. Đó là những giọt n−ớc mắt tràn đầy yêu th−ơng, là hiện thân của lòng tốt và sự cảm thông bè bạn. Đặc biệt, lần khóc cuối cùng của Giécđa đã quyết định vận mệnh cuộc đời Kay. Những giọt n−ớc mắt nóng hổi của Giécđa rơi trên ngực Kay, thấm vào tim Kay mới làm cho trái tim băng giá của Kay nóng ấm trở lại và không còn chỗ trú cho mảnh g−ơng ác độc N−ớc mắt của Giécđa đã kéo theo n−ớc mắt của Kay. Kay đã biết khóc trở lại (nguy hiểm nhất là trong cuộc đời, con ng−ời ta không biết khóc), biết xúc động và luyến tiếc những ngày sống đẹp để có thể biết suy nghĩ và hành động đúng. IV - hecto malô với tiểu thuyết không gia đình 1. Vài nét về tác giả Hecto Malô sinh ngày 20 tháng 5 năm 1830 tại Labuiơ thuộc miền Bắc n−ớc Pháp và mất ngày 17 tháng 7 năm 1907 tại Fôngtơnê-xu-Boa. Ông là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết, đ−ợc bạn đọc trong và ngoài n−ớc yêu mến. Tuy xuất thân từ tầng lớp t− sản nh−ng nhìn chung tiểu thuyết của ông đều có t− t−ởng lành mạnh và hấp dẫn. Ông đã viết trên 70 bộ tiểu thuyết, trong đó xuất sắc nhất là tiểu thuyết Không gia đình (1878). Tác phẩm đã đ−ợc giải th−ởng của Viện Hàn lâm Pháp, đ−ợc tái bản nhiều lần, đ−ợc dịch ra nhiều thứ tiếng, phổ biến rộng rãi trên thế giới. 2. Tiểu thuyết Không gia đình a) Tóm tắt tác phẩm Không gia đình là câu chuyện kể về cuộc đời của một em bé tên là Rêmi. Rêmi là đứa trẻ bị bỏ rơi đ−ợc một bác nông dân tên là Bácbơranh đem về nuôi dạy và coi nh− con đẻ của mình. Khi Rêmi đ−ợc 8 tuổi, gia đình bà Bacbơranh lâm vào cảnh túng thiếu. Ng−ời bố nuôi đã bán Rêmi cho cụ Vitali, là chủ một gánh xiếc rong. Từ đó, Rêmi cùng với cụ Vitali và đàn chó, khỉ đi khắp nơi biểu diễn để kiếm sống. Cuộc đời gió bụi, biết bao gian truân, nhọc nhằn và nguy hiểm đã làm cho họ gắn bó và th−ơng yêu nhau. Cụ Vitali yêu quý Rêmi nh− con. Cụ dạy Rêmi học chữ, học nhạc và không chỉ thế, cụ còn dạy Rêmi biết lao động, biết tự trọng và biết hi sinh vì ng−ời khác. Nh−ng rồi tai hoạ liên tiếp ập tới : cụ Vitali bị tù, hai con chó và con khỉ lần l−ợt bị bão tuyết, sói rừng và bệnh tật c−ớp đi. Chỉ còn lại Rêmi và con chó Capi trung thành. Rêmi gặp thuyền Thiên nga, đ−ợc bà chủ nhân hậu mời xuống thuyền làm bạn với cậu con trai bị liệt của bà là áctơ. Rêmi sống ở đây rất sung s−ớng nh−ng khi cụ Vitali mãn hạn tù, em vẫn xin phép trở về với gánh xiếc rong. Rồi cụ Vitali cũng qua đời, Rêmi cùng với Capi tiếp tục lang thang kiếm sống. Em đ−ợc bác Acanh là một ng−ời sống bằng nghề trồng hoa c−u mang, nh−ng chẳng bao lâu, một cơn m−a đá ập tới bất 114
  15. ngờ làm cho gia đình bác bị phá sản. Không có tiền trả nợ, bác Acanh bị ngồi tù, con cái xiêu dạt mỗi ng−ời một nơi. Rêmi và Capi lại trở về nghề hát rong lang thang. Gặp Mattia cũng đang vất v−ởng trên đ−ờng, Rêmi đã thu nhận vào gánh xiếc của mình. Hai đứa trẻ không nơi n−ơng tựa đã dựa vào nhau để kiếm sống và trở thành tri âm tri kỉ. Chúng đã cố dành dụm đ−ợc một ít tiền để mua một con bò sữa tốt nhất đem về tặng bà Bacbơranh. Gặp lại mẹ nuôi, Rêmi đã có những tín hiệu về gia đình. Lần theo dấu vết, trải qua biết bao gian nan và nguy hiểm, thậm chí có khi suýt chết, em đã tìm đ−ợc gia đình đích thực của mình. Đó chính là bà Miligơn tốt bụng và Actơ mà em đã gặp trên thuyền Thiên nga tr−ớc đây. Rêmi đ−ợc h−ởng cuộc sống sung s−ớng, hạnh phúc nh−ng em không bao giờ quên những ngày gian khổ và những ng−ời bạn tốt của mình. b) Gợi ý phân tích − Tìm hiểu giá trị hiện thực của tác phẩm Không gia đình đã dựng nên bức tranh toàn cảnh hết sức sinh động về hiện thực của xã hội Pháp và một số n−ớc t− bản châu Âu nửa cuối thế kỉ XIX, một xã hội đầy rẫy sự bất công, ngang trái. Tác giả đã thể hiện những cảnh sống rất khác nhau của nhiều lớp ng−ời trong xã hội. Tr−ớc hết, đó là cuộc sống hết sức bấp bênh và luôn luôn bị đe doạ bởi cái đói và cái chết của những kẻ hát rong, những ng−ời nông dân và những ng−ời thợ mỏ. Họ chiếm một phần đông trong xã hội. Ví dụ : Gánh xiếc của cụ Vitali, nhọc nhằn lang thang trên đ−ờng phố, kiếm đ−ợc thì ăn, không kiếm đ−ợc thì nhịn, chịu chết đói, chết rét. Gia đình bác Acanh cần mẫn lao động, chắt bóp từng xu nh−ng chỉ sơ hở một tí là bỗng chốc sự nghiệp tan tành. Những ng−ời thợ mỏ đã làm việc hết sức mình, cẩn thận, chu đáo nh−ng vẫn không tránh khỏi chuyện hầm sập, lò lụt, Có thể nói, cái chết luôn luôn kề bên, rình rập, đe doạ những con ng−ời lao động khốn khổ này. Bên cạnh cuộc sống nghèo khổ của những ng−ời lao động là cảnh sống giàu sang phú quý của những gia đình quý tộc, ví dụ : gia đình bà Miligơn Cuộc sống l−u manh của bọn trộm cắp l−ờng gạt. Đây là những kẻ đã mất hết cả l−ơng tâm, chỉ biết sống vì tiền. Chúng bị đồng tiền chi phối, sẵn sàng bán rẻ l−ơng tâm, làm nô lệ của tiền bạc. Vì tiền và hi vọng đ−ợc thừa kế tài sản của ng−ời anh trai quá cố nên Giêm Miligơn đã c−ớp đi đứa con của anh, cũng là đứa cháu ruột của mình. Vì tiền mà Đơrixcơn đã đồng loã với Giêm Miligơn đánh cắp bé Rêmi đem vứt bỏ trên đ−ờng phố Pari, không cần biết đến số phận của nó rồi sẽ ra sao. Và cũng chính vì thế, Rêmi, từ một đứa trẻ sinh ra trong nhung lụa đã trở thành kẻ không cha, không mẹ, không quê h−ơng, không gia đình. Vì tiền mà Garôphôli đã hành nghề đánh cắp, mua bán và bóc lột trẻ em hết sức man rợ, mất hết cả tính ng−ời. Lão đánh cắp trẻ em bằng nhiều thủ đoạn l−u manh, còn bóc lột trẻ em thì thành nghề, thành kĩ nghệ. (Ví dụ : Lão gom bọn trẻ con lại và phân loại, những đứa khoẻ mạnh cho đi làm công, đứa yếu cho đi đàn hát rong ngoài phố, còn những đứa vừa yếu vừa xấu xí, vụng về thì cho đi ăn xin rồi định mức cho mỗi đứa trẻ một khoản thu nhập trong ngày cùng với lời đe doạ : "Chiều về, thiếu bao nhiêu xu thì lĩnh bấy nhiêu roi" mà bọn trẻ đáng th−ơng thì không thể nào chịu đựng nổi những trận roi da cùng với trò lăng mạ tiêu khiển của ông chủ nhẫn tâm này. Bằng cách này, Garôphôli đã làm cho bọn trẻ phải dốc hết sức ra để cóp nhặt từng đồng xu cho lão, hắn đã biết cách bóc lột trẻ em, biến đứa trẻ l−ơng thiện thành trộm cắp, biến l−ơng tâm con ng−ời thành dã thú 115
  16. Có thể nói, tuy xuất thân từ tầng lớp t− sản, nh−ng Hecto Malô đã rất hiện thực khi nhìn nhận mặt trái của xã hội. Đó là sự tiến bộ nổi bật của nhà văn. − Giá trị nhân văn Không gia đình là tác phẩm mang tính nhân văn sâu sắc. Tính nhân văn thể hiện tr−ớc hết ở sự nhìn nhận và phản ánh hiện thực xã hội của tác giả. Đặc biệt phải v−ợt lên đ−ợc t− t−ởng của giai cấp mình (giai cấp t− sản), thì tác giả mới có thể nhìn nhận hết đ−ợc mặt trái của xã hội và cảm thông với những số phận, những kiếp ng−ời. Ngòi bút của Hecto Malô đã rất nâng niu, trân trọng khi viết tới những con ng−ời có tấm lòng vàng : Đó là bà Bacbơranh đôn hậu ; cụ Vitali cao th−ợng ; bà Miligơn hiền từ, hào hiệp ; gia đình bác Acanh giàu lòng nhân ái ; anh Bôp tốt bụng ; Mattia chí tình chí nghĩa ; Rêmi thuỷ chung, trong sáng, luôn sống với tình th−ơng yêu và lòng biết ơn Những trang viết về bà Bacbơranh thật cảm động. Bé Rêmi mãi đến năm 8 tuổi mới biết mình là con nuôi của bà, thậm chí khi ng−ời bố nuôi nói ra chuyện này, em còn không tin đ−ợc bởi lẽ tình cảm của bà Bácbơranh đối với em quá dịu dàng, âu yếm : "Khi gió rét tháng chạp trát những bông tuyết vào cửa kính trắng xoá, má vừa ấp ủ chân tôi trong đôi tay bà trìu mến, vừa hát cho tôi nghe", và "Khi tôi chăn bò sữa ở ven đ−ờng đầy cỏ, mà gặp một cơn m−a rào bất ngờ đổ xuống, thì bà chạy đến đón tôi, bắt tôi núp trong chiếc váy len của bà và túm váy lên che đầu, che vai cho tôi cẩn thận" Có thể nói, trong tâm trí Rêmi, bà Bacbơranh thực sự là một ng−ời mẹ ân cần, chu đáo và chỉ một ng−ời mẹ thực sự mới có thể có những cử chỉ âu yếm đến cảm động nh− vậy. Rêmi luôn nghĩ về bà với tình yêu và lòng biết ơn sâu sắc. Cả tuổi thơ của em đã trôi êm đềm trong tình yêu của ng−ời mẹ nuôi. Chính vì thế, khi phải xa mẹ, Rêmi cảm thấy nh− đứt từng khúc ruột. Em đi theo gánh xiếc rong nh−ng mỗi b−ớc chân của em là để lại đằng sau một nỗi nhớ, một hình ảnh của những kỉ niệm thân th−ơng. Em đã gọi to tên ng−ời mẹ nuôi trong đầm đìa n−ớc mắt khiến cả cụ Vitali cũng không thể cầm lòng đ−ợc. Ngay những phút đầu tiên cụ đã có những suy nghĩ tốt về em : "Nó có tình, có nghĩa, đó là một dấu hiệu tốt". Cụ Vitali là một tấm g−ơng sáng ngời về nghị lực và lòng nhân từ, cao th−ợng. Đối với Rêmi, cụ là ng−ời bạn chân thành, trung thực ; là ng−ời cha độ l−ợng ; là ng−ời thầy nghiêm khắc. Cụ đã cùng Rêmi san sẻ với nhau mọi niềm vui và nỗi buồn trên đ−ờng đời gian nan, vất vả. Chính cụ đã dạy Rêmi nên ng−ời, để cho em biết sống vì ng−ời khác. Những trang viết về tình bạn chân thành và cảm động giữa Rêmi và Matchia thực sự làm rung động lòng ng−ời. Và nhiều trang khác nữa về những ng−ời thợ lò quyết không chịu rời nhau trong cơn hoạn nạn, về tình cảm của gia đình bác Acanh đối với Rêmi, về anh Bôp đã để lại ấn t−ợng đẹp mãi cho ng−ời đọc. Khi viết về ng−ời phụ nữ quý tộc − bà Miligơn − tác giả đã không giấu nổi sự đặc biệt trân trọng và ng−ỡng mộ. Bà Miligơn đ−ợc xây dựng là một con ng−ời hoàn hảo cả về nhan sắc và đức độ. Mỗi cử chỉ, mỗi việc làm của bà đều toát lên sự dịu dàng thánh thiện. Đây là con ng−ời tuyệt diệu tới mức không t−ởng. Có lẽ đây cũng là niềm mơ −ớc của tác giả, nh− là nỗi khát khao bùng lên từ một hiện thực rất đỗi đau lòng mà ông đã thể hiện phần nào trong tác phẩm. − Một ngòi bút trữ tình dồi dào chất thơ Lồng trong những nội dung trên là một bút pháp trữ tình dồi dào chất thơ. Theo b−ớc chân của Rêmi là những trang miêu tả thiên nhiên thật tuyệt diệu. Thiên nhiên trải dài vô tận, thơ mộng có, hùng vĩ có, dịu dàng êm ái có mà dữ dằn rùng rợn cũng nhiều. Con ng−ời 116
  17. đ−ợc thả hồn bay bổng cùng thiên nhiên. Đặc biệt thiên nhiên ấy còn đ−ợc cảm nhận bằng chính cảm giác phong phú của tuổi thơ nên càng sinh động và hấp dẫn. Ngòi bút của Hecto Malô đã làm chủ đ−ợc một không gian rộng lớn với những trang viết hào phóng, bay bổng, làm ng−ời đọc có cảm giác nh− cũng đang đ−ợc tham dự vào một cuộc phiêu l−u thật kì thú. Tóm lại, Không gia đình là cuốn tiểu thuyết viết cho thiếu nhi không những thành công ở Pháp mà còn nổi tiếng ở nhiều n−ớc trên thế giới. Nét đặc sắc của Hecto Malô là chỗ ông đã biết cách dẫn dắt ng−ời đọc đi vào thế giới trẻ thơ bằng chính những phát hiện tâm lí tài tình và sự t−ởng t−ợng phong phú, cùng với ngòi bút đầy xúc cảm, trữ tình đến lạ lùng của ông. Tiểu thuyết đã đề cập tới nhiều vấn đề của hiện thực xã hội, xen lẫn miêu tả nhiều cảnh sắc thiên nhiên làm cho ng−ời đọc không cảm thấy gò bó. Tác phẩm thấm đ−ợm một tinh thần nhân đạo cao cả, cùng với văn phong uyển chuyển, tế nhị tạo nên sức hấp dẫn cho ng−ời đọc, đồng thời có giá trị giáo dục sâu sắc đối với trẻ thơ. 117
  18. H−ớng dẫn tự học Tài liệu tham khảo 1. Thơ Tagor (Đào Xuân Quý dịch), NXB Văn học, H., 1979. 2. Nhiều tác giả. Tác phẩm văn 11 (Phần văn học n−ớc ngoài), NXB Giáo dục, 1995. 3. Lep Tônxtôi (hai tập), NXB Văn hoá, H., 1978. 4. Lep Tônxtôi. Kiến và chim bồ câu, NXB Kim Đồng, H., 1999. 5. Truyện cổ tích Anđecxen. 6. Nhiều tác giả. Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học lớp 7 (Phần bình giảng truyện Cô bé bán diêm), NXB Giáo dục, H., 1999. 7. Hecto Malô. Không gia đình (Huỳnh Lý dịch), NXB Kim Đồng, H., 1987. 8. Nhiều tác giả.Từ điển văn học, tập 1, NXB Khoa học xã hội, H., 1983. Kiến thức cơ bản cần l−u ý 1. Rabinđranat Tago là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, đồng thời cũng là một hoạ sĩ, một nhạc sĩ nổi tiếng của đất n−ớc ấn Độ. Nh−ng thành tựu lớn nhất của ông là thơ. Ngoài những tập thơ rất tiêu biểu viết cho ng−ời lớn, ông còn có tập Trăng non viết cho trẻ em. Tập thơ có nội dung phong phú và đa dạng. Ông đã phản ánh cuộc sống sinh động của thế giới trẻ thơ bằng một bút pháp điêu luyện giàu sức gợi cảm, vừa hiện thực, vừa bay bổng, lãng mạn, giàu mơ −ớc và một trái tim nhân hậu, một tình yêu trẻ vô bờ bến. 2. Lep Tônxtôi là nhà văn Nga vĩ đại, tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nh− Chiến tranh và hoà bình, Anna Karênina, Thời thơ ấu, và cũng là nhà văn yêu quý của trẻ em Nga. Ông viết cho trẻ em nhiều truyện ngắn, truyện đồng thoại và dịch nhiều truyện ngụ ngôn của nhà thông thái cổ Hi Lạp Êdốp ra tiếng Nga. Truyện viết cho thiếu nhi của ông mang tính nghệ thuật cao và ý nghĩa giáo dục sâu sắc. S− tử và chó con là một trong rất nhiều truyện ngắn tiêu biểu của ông. Truyện đề cập tới một tình bạn đẹp đẽ, lạ lùng và hết sức cảm động trong thế giới loài vật, nh−ng không chỉ có thế, câu chuyện còn gợi cho bạn đọc nghĩ về những điều sâu sắc hơn trong cuộc sống của con ng−ời. 3. Anđecxen là nhà viết truyện cổ tích thiên tài của đất n−ớc Đan Mạch. Những truyện cổ tích của ông đã đ−ợc dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới, làm say lòng không chỉ trẻ em mà cả ng−ời lớn. Truyện cổ tích của Anđecxen bộc lộ một trí t−ởng t−ợng phong phú kì lạ. Ông biết khám phá những khía cạnh thần kì, bất ngờ ngay trong những sự vật đơn giản hằng ngày để đ−a chúng vào thế giới thần thoại đầy chất thơ mà vẫn rất hiện thực. Truyện cổ tích của Anđecxen mang một giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện những quan điểm nhân sinh và xã hội hết sức tiến bộ của ông. 4. Hecto Malô là nhà văn Pháp xuất thân từ tầng lớp t− sản nh−ng tác phẩm của ông nhìn chung mang t− t−ởng tiến bộ và tinh thần nhân đạo cao cả. Không gia đình là cuốn tiểu thuyết thành công nhất của ông. Tác phẩm không chỉ nổi tiếng ở Pháp mà còn nổi tiếng ở nhiều n−ớc trên thế giới. 118
  19. Câu hỏi 1. Những hoàn cảnh và điều kiện tạo nên hồn thơ Trăng non của Tago ? 2. Tấm lòng của nhà thơ Rabinđranat Tagor đối với trẻ thơ đ−ợc thể hiện qua tập Trăng non nh− thế nào ? 3. Sinh tr−ởng trong một gia đình quý tộc, tại sao Lep Tônxtôi lại có sự cảm thông sâu sắc với con em nông dân ? 4. Truyện S− tử và chó con gợi cho anh (chị) suy nghĩ về những vấn đề gì ? 5. Hãy nêu những đặc điểm và nội dung cơ bản của truyện cổ Anđecxen. 6. Trong truyện Bà chúa Tuyết chi tiết "giọt n−ớc mắt" của Giécđa đ−ợc trở đi trở lại rất nhiều lần. Chi tiết đó nói lên điều gì ? 7. Hiện thực xã hội Pháp và một số n−ớc t− bản châu Âu nửa cuối thế kỉ XIX đ−ợc miêu tả trong tiểu thuyết Không gia đình nh− thế nào ? 119
  20. Bài tập 1. Hãy m−ợn lời một em bé đang trò chuyện với mẹ để viết lại bằng văn xuôi bài thơ Mây và Sóng. 2. Phân tích ý nghĩa triết lí đ−ợc thể hiện trong bài thơ Buổi sơ khai. Bé hỏi mẹ : "Mẹ ơi, con từ đâu đến vậy, Mẹ đã nhặt đ−ợc con ở tận nơi nào ?" Mẹ ôm chặt bé vào lòng, và trả lời Nửa c−ời nửa khóc : "Con ơi con, con đã đ−ợc giấu kín trong lòng mẹ nh− chính những thèm khát, −ớc mơ của nó. Con ở trong con búp bê của những món đồ chơi tuổi nhỏ của mẹ. Và mỗi buổi sáng khi mẹ lấy đất sét nặn ra Hình ảnh Chúa Đời của mẹ Thì mẹ đã nặn đi nặn lại con rồi. Con đã ở trên bàn thờ nơi vị thổ thần Và khi thờ thần đó, đồng thời mẹ cũng thờ con. Con đã sống trong tất cả mọi niềm hi vọng, th−ơng yêu trong đời mẹ, Và trong cuộc đời của mẹ mẹ nữa kia. Con đã đ−ợc nuôi d−ỡng từ đời này qua đời khác Trong lòng của vị thần linh bất tử đã ngự trị ở nhà ta. Khi trong thời con gái, trái tim mẹ nở xoè nh− một đoá hoa. Con đã l−ợn quanh nó nh− một mùi h−ơng phảng phất. Vẻ t−ơi mát nhẹ nhàng của con Nở trên chân tay non trẻ của mẹ Nh− một ánh hồng Trên trời cao Tr−ớc buổi bình minh. Con là đứa con c−ng của Th−ợng đế Là anh em sinh đôi với ánh bình minh. Con đã theo dòng n−ớc trôi xuống cuộc đời trần tục này Và cuối cùng con đã đ−ợc đặt trong lòng mẹ. Khi mẹ ngây nhìn khuôn mặt của con Mẹ nh− đ−ợc ngập trong bao điều bí ẩn ; Và con, vốn là của chung của tất cả mọi ng−ời Đã trở thành của riêng mẹ. Sợ mất con đi, mẹ đã siết chặt con trên ngực mẹ, Không biết sự kì diệu nào Đã chiếm lĩnh cái kho vàng trên cõi thế Và đặt vào đôi tay mảnh khảnh của mẹ đây ?" 3. Hãy chọn và phân tích một số truyện để thuyết minh cho ý nghĩa giáo dục đ−ợc thể hiện trong truyện viết cho thiếu nhi của Lep Tônxtôi. 4. Phân tích yếu tố thần kì đ−ợc thể hiện trong truyện cổ tích của Anđecxen. 120
  21. 5. Phân tích giá trị hiện thực đ−ợc phản ánh trong truyện cổ tích của Anđecxen. 6. "Trong mỗi truyện cổ tích cho trẻ con của Anđecxen còn có một truyện cổ tích khác mà chỉ có ng−ời lớn mới có thể tìm hiểu hết ý nghĩa của nó." (Pautôpxki) Hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 7. Phân tích giá trị nhân văn sâu sắc đ−ợc thể hiện trong tác phẩm Không gia đình của Hecto Malô. 8. Phân tích nhân vật Rêmi trong tác phẩm Không gia đình của Hecto Malô. 121
  22. Chịu trách nhiệm nội dung: PGS.Ts Nguyễn văn hòa Biên tập: Tổ công nghệ thông tin Phòng khảo thí - đảm bảo chất l−ợng giáo dục 122