Giáo trình Phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh Tiểu học

pdf 306 trang ngocly 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_day_hoc_the_duc_va_tro_choi_van_dong.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh Tiểu học

  1. Dự Án Phát Triển Giáo Viên Tiểu Học GIÁO TRÌNH Phương Pháp Dạy Học Thể Dục và Trò Chơi Vận Động Cho Học Sinh Tiểu Học Ebook.moet.gov.vn, 2008
  2. CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG GIÁO TRÌNH GDTC Giáo dục thể chất TD Thể dục TT Thể thao TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở. HS Học sinh GV Giáo viên CĐSP Cao đẳng sư phạm HLV Huấn luyện viên. VĐV Vận động viên. BTTC Bài tập thể chất PTTC Phát triển thể chất HTTC Hoàn thiện thể chất LLTT Lưu lượng tâm thu LLP Lưu lượng phút QSSP Quan sát sư phạm TNSP Thực nghiệm sư phạm TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng XHCN Xã hội chủ nghĩa CNCS Chủ nghĩa Cộng sản BCH Ban chấp hành CNH Công nghiệp hoá HĐH Hiện đại hoá
  3. MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 3 Phần I: Đặc điểm phát triển thể chất của HS tiểu học. 5 Chủ đề I: Đặc điểm tâm lý và sinh lý vận động của HS tiểu học 5 Chủ đề II: Ảnh hưởng và tác dụng của tập luyện TDTT đối với HS tiểu 10 học. Chủ đề III: Phương pháp tập luyện nâng cao sức khoẻ và phát triển các tố chất vận động cho HS tiểu học. 17 Chủ đề IV: Kiểm tra theo dõi sức khoẻ HS trong tập luyện TDTT 28 Thông tin phản hồi 34 Đánh giá sau khi học tiểu môđun 37 Phần II: Phương pháp dạy học môn TD ở tiểu học 49 Chủ đề I: Lý luận chung về giáo dục thể chất cho học sinh phổ thông 49 Chủ đề II: Phương tiện giáo dục thể chất 78 Chủ đề III: Các nguyên tắc giáo dục thể chất 94 Chủ đề IV: Phương pháp giảng dạy thể dục thể thao 115 Hoạt động 1: Các phương pháp trực quan và các phương pháp sử dụng lời nói (ngôn ngữ) trong giảng dạy thể dục thể thao 115 Hoạt động 2: Các phương pháp thực hiện bài tập thể chất 125 Hoạt động 3: Phương pháp sửa chữa động tác sai trong giảng dạy thể dục thể thao 132 Hoạt động 4: Phương pháp lên lớp giờ thể dục 134 Hoạt động 5: Đổi mới phương pháp giảng dạy môn thể dục. 145 Hoạt động 6: Kiểm tra và đánh giá kết quả dạy- học thể dục. 157 Hoạt động 7: Phương pháp lập kế hoạch GDTC. 163 Thông tin phản hồi cho chủ đề IV 171 Chủ đề V: Các phương pháp nghiên cứu khoa học GDTC 182 Chủ đề VI: Vệ sinh tập luyện thể dục thể thao. 216 Đánh giá sau khi học tiểu mô đun 232 Phần III: Trò chơi vận động 235 Chủ đề I: Nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa, tác dụng của trò chơi 235 Chủ đề II: Trò chơi vận động cho HS tiểu học và phương pháp giảng dạy 241 Chủ đề III: Tổ chức hướng dẫn trò chơi vận động và thực hành các trò chơi vận động bậc tiểu học 247 Chủ đề IV: Một số trò chơi nhằm phát triển kỹ năng vận động và các tố chất thể lực cho HS tiểu học 255
  4. Thông tin phản hồi 268 Đánh giá sau khi học tiểu mô đun 271 Tài liệu tham khảo 281
  5. LỜI NÓI ĐẦU Để góp phần đổi mới công tác đào tạo GV tiểu học, Dự án phát triển GV tiểu học đã tổ chức biên soạn các môđun đào tạo theo chương trình Cao đẳng sư phạm (CĐSP) mới nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chương trình, sách giáo khoa tiểu học mới (ban hành năm 2001). Điểm mới của các tài liệu viết theo môđun là thiết kế các hoạt động nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết qủa học tập của người học; chú trọng sử dụng tích hợp nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau (tài liệu in, băng hình/ băng tiếng ) giúp cho người học dễ học, dễ hiểu và gây được hứng thú học tập. Tài liệu: Phương pháp dạy học môn TD ở tiểu học và Trò chơi vận động gồm có 3 phần: Đặc điểm phát triển thể chất của HS tiểu học, Phương pháp dạy học môn TD ở tiểu học và Trò chơi vận động. Phần I: Đặc điểm phát triển thể chất của HS tiểu học là một môn học nghiên cứu các đặc điểm và quy luật về sự phát triển thể chất của HS tiểu học. Đồng thời, nó còn nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục thể chất (GDTC) đối với sự phát triển thể chất của HS tiểu học Giảng dạy " Đặc điểm phát triển thể chất của HS tiểu học", nhằm: - Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về đặc điểm cấu tạo giải phẫu, sinh lý và tâm lý của HS tiểu học. - Xác định, mô tả, phân tích được các phương pháp phát triển thể chất cho HS tiểu học . - Có thể thể hiện được nhiều phương pháp phát triển thể chất thích hợp cho HS tiểu học. - Có thể thực hành các phương pháp kiểm tra theo dõi sức khoẻ cho HS tiểu học. - Cố gắng nâng cao năng lực chuyên môn thông qua việc nghiên cứu các nội dung để thực hành các phương pháp tập luyện phát triển thể chất sau này cho HS tiểu học Phần II: Phương pháp dạy học môn TD ở tiểu học- là một khoa học, nghiên cứu các quy luật và phương pháp dạy- học TD; mối quan hệ biện chứng giữa Giáo dục thể chất (GDTC) với các mặt giáo dục khác. Giảng dạy phương pháp dạy học môn TD ở tiểu học nhằm làm cho sinh viên có: - Những hiểu biết cơ bản về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các nguyên tắc chung của GDTC XHCN Việt nam cũng như các nguyên tắc và phương pháp cụ thể trong dạy học TD và GDTC, thấy được sự cần thiết việc giữ gìn sức khoẻ và vệ sinh trong tập luyện TDTT. - Xác định được quy trình, phương pháp tiến hành nghiên cứu về GDTC trong trường tiểu học.
  6. - Thể thể hiện được nhiều phương pháp giảng dạy thích hợp đối với GDTC ở trường tiểu học. - Lập các loại kế hoạch chi tiết, giáo án chi tiết cho môn thể dục trong nhà trường tiểu học. - Có thể nghiên cứu về GDTC trong trường tiểu học. - Cố gắng nâng cao năng lực chuyên môn thông qua việc nghiên cứu và thực hành giảng dạy. Phần III: Trò chơi vận động. Trong giáo dục thể chất, trò chơi vận động vừa là một phương tiện vừa là phương pháp tập luyện hữu hiệu nhằm phối hợp hoạt động một cách hưũ cơ với việc rèn luyện thân thể. Trò chơi vận động là một hình thức giáo dục thể chất được vận dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông, đặc biệt ở các lớp tiểu học. Trò chơi vận động là một nội dung quan trong trong chương trình đào tạo GV tiểu học có trình độ CĐSP. Giảng dạy trò chơi vận động nhằm: - Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản nhất về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và ý nghĩa, tác dụng của trò chơi vận động đối với SV trong các trường sư phạm đào tạo GV tiểu học và với HS tiểu học, về phương pháp và các hình thức tổ chức thực hiện trò chơi vận động cho HS tiểu học. - Xác định, mô tả, phân tích được các yêu cầu, nguyên tắc và phương pháp tổ chức thực hiện trò chơi cho HS tiểu học. - Bước đầu xác lập được một số trò chơi vận động phù hợp đặc điểm tâm – sinh lý HS tiểu học. - Thuần thục khi thực hiện tổ chức, điều khiển một số trò chơi vận động bậc tiểu học. - Có thể tổ chức, điều hành thi đấu một số trò chơi vận động cho HS tiểu học. - Có thái độ tự giác, tích cực trong học tập, rèn luyện tham gia các trò chơi. - Có thói quen nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác các trò chơi vận động và trò chơi dân gian phù hợp đăc điểm tâm - sinh lý HS tiểu học. - Hình thành cho SV kỹ năng vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn tập luyện và đặt cơ sở cho công tác giảng dạy trò chơi vận động sau này. Đồng thời, hình thành cho họ năng lực và các phẩm chất nghiệp vụ sư phạm về giảng dạy trò chơi vận động cho HS tiểu học. - Góp phần hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, nhân sinh quan khoa học, bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp cho SV, trên cơ sở đó giúp cho họ tiếp tục hoàn thiện nhân cách người GV XHCN. Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn theo chương trình và phương pháp mới, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Các tác giả và Ban điều phối Dự án rất mong nhận
  7. được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, sinh viên các trường Sư phạm, GV tiểu học trong cả nước. Trân trọng cảm ơn! Dự án Phát triển GVTH
  8. PHẦN I ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Chủ đề I: Đặc điểm tâm lý và sinh lý vận động của HS tiểu học (2 tiết) €Mục tiêu Học xong chủ đề này giúp sinh viên: - Có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý và sinh lý của HS tiểu học. - Xác định được đặc điểm tâm lý và sinh lý của HS tiểu học để từ đó làm cơ sở cho sau này khi ra trường tiến hành công tác giáo dục nói chung, giảng dạy thể dục nói riêng cho HS tiểu học có hiệu quả. Hoạt động: Tìm hiểu đặc điểm tâm lý và sinh lý vận động của HS tiểu học ³Thông tin cơ bản 1. Đặc điểm tâm lí của HS tiểu học HS tiểu học thuộc lứa tuổi từ 6 - 11 tuổi. Ở lứa tuổi này các em có những biến đổi quan trọng trong cuộc sống, lao động, học tập, do đó các đặc điểm tâm lý thể hiện qua các hoạt động về nhận thức, tình cảm, cảm xúc có những thay đổi cơ bản. So với lứa tuổi mẫu giáo, mối quan hệ giao tiếp, quan hệ xã hội của HS tiểu học có những thay đổi và biểu hiện rõ trên các nội dung và hình thức giáo dục khác nhau. Đối với lứa tuổi HS tiểu học, học tập đã trở thành một hoạt động chủ đạo. Sự say mê học tập chưa thể hiện đó là nhận thức trách nhiệm đối với xã hội, mà chủ yếu là từ các động cơ mang ý nghĩa tình cảm như: được thầy cô, ông bà, bố mẹ, anh chị khen ngợi và động viên. Do đó các em cố gắng học tập vì tình yêu thương, chăm lo của ông bà, bố mẹ, anh chị học tốt để được khen ngợi và trở thành:" Cháu ngoan Bác Hồ". HS tiểu học ở các lớp đầu cấp, có khuynh hướng ghi nhớ một cách máy móc, chưa có khả năng phân tích tự giác. HS các lớp 3, 4 bước đầu đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng cho sự vật, biết phân biệt các đặc điểm của các chi tiết, các phần kỹ thuật động tác, song còn giản đơn. Khả năng phân tích các hiện tượng trong tập luyện, lao động, sinh hoạt còn kém, nên dễ bị động khi được nhắc nhở, sai bảo, dẫn đến biểu hiện kém tự tin, kém khả năng kiềm chế hành vi, thái độ. Để hình thành các hiểu biết, kiến thức các em thường học thuộc lòng từng câu, từng chữ. Để hình thành kỹ năng vận động các em thường bắt chước, cố gắng làm theo các động tác, điệu bộ, hành vi của GV Ở các lớp cuối cấp (lớp 4,5), việc ghi nhớ được hình thành và phát triển, do đó: khi lên lớp giảng dạy lý thuyết cũng như thực hành GV cần chú ý sử dụng linh hoạt các phương pháp, biện
  9. pháp giảng dạy nhằm kích thích sự suy nghĩ, tính sáng tạo, ý thức tự giác- tích cực tập luyện của HS Trong giảng dạy TDTT, do tư duy của các em vẫn còn mang tính chất hình ảnh cụ thể. Các em sẽ tiếp thu dễ dàng và nhanh chóng hơn đối với các khái niệm có kèm theo minh hoạ (hình ảnh trực quan). Do vậy, khi giảng dạy các động tác TDTT ngoài việc phân tích- giảng giải kỹ thuật động tác, nhất thiết GV phải làm mẫu động tác và sử dụng rộng rãi các hình thức trực quan khác. Hoạt động vui chơi đối với HS nói chung (đặc biệt là HS tiểu học) là một yêu cầu hết sức cần thiết, đây là nhu cầu tự nhiên và rất cấp thiết không thể thiếu được trong cuộc sống và trong học tập của trẻ. Thông qua các hoạt động vui chơi mà tạo nên các hình thức giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ và hoàn thiện sự phát triển cơ thể của các em. Mặt khác, hình thức hoạt động vui chơi còn giúp các em giải toả sự "căng thẳng", "dồn ép" thời gian khá nhiều cho học tập, hồi phục khả năng làm việc, hồi phục sức khoẻ, góp phần duy trì tính tích cực- tự giác, lòng hăng say học tập, lao động, tạo tâm hồn tươi trẻ cho các em. Về mặt tình cảm, thái độ cư xử trong sinh hoạt, học tập của HS tiểu học chưa ổn định. Các em thường thay đổi tâm trạng, hay xúc động, sự vui-buồn thường gặp trong cùng một hoạt động, một thời điểm. Các phẩm chất tâm lý, như: tính độc lập, sự tự kiềm chế, tự chủ còn thấp. Do trình độ thể lực, kinh nghiệm cuộc sống chưa có mọi sinh hoạt của các em còn chịu sự tác động ảnh hưởng trực tiếp của cha mẹ, thầy cô do đó các em thường trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn, vì vậy trong các hoạt động giáo dục nói chung (trong đó có GDTC) và trong sinh hoạt, cần có các yêu cầu mới phù hợp với khả năng của các em để gây dựng cho các em lòng say mê và sáng tạo trong các hoạt động. Trong hoạt động GDTC nói chung và giảng dạy TDTT nói riêng, GV cần có những phương pháp sư phạm thích hợp, có những biện pháp tổ chức tập luyện hợp lý để động viên kịp thời và phát huy tính tự giác- tích cực tập luyện của HS tạo cho các em sự tin tưởng vào GV và vào chính bản thân mình để sẵn sàng đón nhận các yêu cầu mới của bài tập và các hiểu biết khác. Các thủ thuật về phương pháp cần áp dụng trong giảng dạy TDTT cho HS tiểu học là: - Mô tả chính xác động tác bằng lời nói. - Làm mẫu động tác chính xác, đẹp, có sức lôi cuốn. - Tích cực vận dụng phương pháp trò chơi trong tập luyện. Bên cạnh đó, GV phải luôn luôn là tấm gương tốt về phẩm chất, hành động, lời nói, việc làm để các em theo đó học tập và củng cố lòng tin đối vời thầy- cô giáo, vời bạn bè, gia đình và xã hội. 2. Đặc điểm sinh lý vận động của HS tiểu học 2.1. Đặc điểm hệ cơ- xương a) Hệ cơ Ở lứa tuổi HS tiểu học, cơ của các em có chứa nhiều nước, tỉ lệ các chất đạm, mỡ còn ít, nên khi hoạt động chóng mệt mỏi.
  10. Sức mạnh cơ ở lứa tuổi này còn rất hạn chế, giới hạn sinh lý về khả năng chịu đựng mà các em có thể mang vác được tính theo lứa tuổi: - 5 tuổi là 2,1 kg - 8 tuổi là 3,5 kg - 7 tuổi là 2,9 kg - 12 tuổi là 5,2 kg Các nhóm cơ to phát triển sớm hơn các nhóm cơ nhỏ, do đó khả năng phối hợp vận động ở HS tiểu học nói chung còn rất kém. Để phát triển khả năng vận động có sự phối hợp nhịp nhàng và khéo léo cho các em cần hướng dẫn cho các em các thao tác kỹ thuật nhỏ, yêu cầu tính khéo léo, như: múa, vẽ, viết, làm thủ công, các trò chơi vận động (xếp chữ, sắp xếp các đồ vật nhỏ cần thao tác khéo léo, nhẹ nhàng, tỉ mỉ ) Lực cơ của HS tiểu học được tăng dần theo lứa tuổi. Với các HS nam 7 tuổi thì lực cơ trung bình là: 4 - 7 kg, 12 tuổi là: 11,3 - 13,9 kg. Ở lứa tuổi này cơ phát triển còn thiếu cân đối, nên khả năng phối hợp vận động còn kém, khi thực hiện động tác sẽ có nhiều cử động thừa, tốn sức, kém hiệu quả, gây mệt mỏi và sự chán nản trong tập luyện. b) Hệ xương Ở lứa tuổi HS tiểu học, tốc độ phát triển của xương nhanh hơn so với các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là xương ở tay và chân. Cấu trúc xương và khớp chưa được phát triển hoàn chỉnh, vững chắc, mà là đến tuổi 16 - 17 mới tương đối ổn định. Vì vậy, trong tập luyện TDTT cũng như trong sinh hoạt, lao động cần tránh các động tác đè nén lên cơ thể, đòi hỏi HS phải chống đỡ, làm mất cân xứng hai bên chậu hông, tạo nên sự sai lệch cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và trưởng thành sau này cho các em. Ở lứa tuổi HS tiểu học, các đốt xương ở cột xương sống có độ dẻo cao, chưa thành xương hoàn toàn và còn ở trong giai đoạn hình thành đường cong sinh lý. Do đó, những tư thế ngồi, đứng, đi lại, chạy, nhảy không phù hợp với cấu trúc tự nhiên và giải phẫu sẽ dễ làm cong vẹo cột sống, gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của lồng ngực và cấu trúc cân đối của toàn thân. Ở độ tuổi 20 - 25 xương sống mới được cốt hoá hoàn toàn. Tập luyện TDTT thường xuyên, trên cơ sở có sự hướng dẫn khoa học với một chương trình, kế hoạch tập luyện hợp lý, phù hợp đặc điểm cấu tạo giải phẫu và đặc điểm sinh lý của HS tiểu học sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của hệ xương và cơ thể các em. 2.2. Đặc điểm hệ tuần hoàn Ở lứa tuổi HS tiểu học, nhịp tim nhanh (mạch đập thông thường là: 85 - 90 lần/phút). Khi hoạt động vận động hoặc có trạng thái lo lắng thì nhịp tim đập nhanh hơn, dồn dập hơn. Lượng máu mỗi lần tim co bóp đưa vào động mạch (LLTT) được tăng dần: - Ở lứa tuổi 7-8, LLTT là: 23 ml - Ở lứa tuổi 13-14, LLTT là: 35- 38 ml - Ở người trưởng thành, LLTT là: 65- 70 ml.
  11. Ở lứa tuổi HS tiểu học, nếu các em phải chịu đựng hoạt động lao động, học tập, tập luyện TDTT hoặc vui chơi quá sức và kéo dài, dẫn đến tim phải làm việc quá tải sẽ phát sinh bệnh tim- mạch hoặc các bệnh khác. Trong quá trình tập luyện TDTT, nếu các em được hướng dẫn tập luyện theo nội dung, chương trình phù hợp, sẽ tạo điều kiện phat triển và rèn luyện nâng dần sức chịu đựng, khả năng làm việc của hệ tuần hoàn. 2.3. Đặc điểm hệ hô hấp Ở lứa tuổi HS tiểu học, hệ hô hấp đang ở thời kỳ hoàn thiện, các em đang dần dần tạo nên thói quen chuyển từ thở kiểu bụng sang thở kiểu ngực, lồng ngực phát triển chưa hoàn thiện. Độ giãn nở của các phế nang (túi phổi) còn thấp, nên nhịp thở còn nông. Số lượng phế nang tham gia mỗi lần hô hấp còn ít, nên lượng ôxy được đưa vào máu không cao. Lượng không khí chứa đựng trong phổi còn thấp (ở trẻ 8 tuổi là: 1,699 lít, ở người trưởng thành là: 4 lít). Do vậy, phổi của các em phải thường xuyên làm việc khẩn trương mới cung cấp đủ ô xy cho cơ thể . Về lượng thông khí phổi (thể tích khí mỗi lần hít vào hoặc thở ra bình thường), dung tích sống (thể tích khí thở ra cố gắng, sau khi hít vào hết sức) được tăng dần theo sự phát triển lứa tuổi của trẻ . Tần số hô hấp (số lần thở ra-hít vào trong một phút) của HS tiểu học tương đối cao. Do đó, khi hoạt động vận động (tập luyện TDTT) với lượng vận động vừa phải thì nhịp thở đã tăng lên cao, các em dễ mệt mỏi sớm chuyển sang thở gấp, đòi hỏi phải có thời gian nghỉ ngơi phù hợp với lứa tuổi các em. Tập luyện TDTT đảm bảo tính khoa học, phù hợp đặc điểm hệ hô hấp của trẻ sẽ tạo điều kiện cho hệ hô hấp phát triển tốt và từ đó nâng cao chất lượng hô hấp của phổi, tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện quá trình trao đổi chất và nâng cao khả năng hoạt động của các hệ thống cơ quan khác: tuần hoàn, cơ- xương, thần kinh, bài tiết, tiêu hoá 2.4. Đặc điểm hệ thần kinh Ở lứa tuổi HS tiểu học, hoạt động phân tích và tổng hợp của HS kém nhạy bén, nhận thức các hiện tượng biến đổi của xã hội còn mang tính chủ quan, cảm tính, bị động Ở lứa tuổi này các em có khả năng bắt chước một cách máy móc, khả năng phân biệt, tính sáng tạo còn hạn chế. Do đó, trong giảng dạy TDTT, GV cần phải làm mẫu chính xác các kỹ thuật động tác theo yêu cầu bài học. Ở lứa tuổi HS tiểu học, thường có một số loại hình thần kinh sau: - Loại mạnh- thăng bằng: Hưng phấn bình thường, thể hịên trạng thái sức khoẻ tốt, các em này có khả năng hình thành phản xạ nhanh, có tình cảm sâu sắc, bình tĩnh, tự tin, mức độ tập trung cao, trí nhớ tốt - Loại mạnh- hưng phấn: Hưng phấn mạnh, dễ bị kích thích, chóng thích nhưng cũng chóng chán, thành lập phản xạ nhanh nhưng cũng dễ phá vỡ, khả năng tập trung tư tưởng kém - Loại yếu (thụ động): Là những HS nhút nhát, khả năng phản ứng kém, trí nhớ kém phát triển, khó thành lập phản xạ có điều kiện
  12. Trong quá trình giảng dạy TDTT, GV cần căn cứ vào các đặc điểm biểu hiện của các loại hình thần kinh trên để phân loại HS theo các loại, để từ đó có các phương pháp giáo dục phù hợp, nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong GDTC cho HS tiểu học. " Nhiệm vụ "1: Toàn lớp nghe GV giảng bài kết hợp đàm thoại (45 phút) Câu hỏi đàm thoại: 1. Đặc điểm tâm lý HS tiểu học ? 2. Đặc điểm hệ cơ của HS tiểu học ? 3. Đặc điểm hệ xương của HS tiểu học ? 4. Đặc điểm hệ tuần hoàn của HS tiểu học ? 5. Đặc điểm hệ hô hấp của HS tiểu học ? 6. Đặc điểm hệ bài tiết của HS tiểu học ? "2: SV tự nghiên cứu tài liệu và tiến hành thảo luận nhóm (30 phút) Câu hỏi thảo luận: Đặc điểm sinh lý vận động của HS tiểu học ? "3 Trao đổi, thảo luận chung cả lớp (15 phút). SV: Đại diện từng tổ báo cáo kết quả thảo luận. GV: Nhận xét, đánh giá và kết luận. /Đánh giá: Câu hỏi tự đánh giá Câu1: Đánh dấu 3 vào ô tương ứng, phản ánh một số đặc điểm tâm lý HS tiểu học. a. Khuynh hướng ghi nhớ của HS tiểu học: Máy móc Có ý thức b. Khả năng phân tích tự giác: Đã hình thành Chưa hình thành c. Tư duy mang tính chất: Trừu tượng Hình ảnh cụ thể d. Thái độ cư xử của HS tiểu học trong học tập, sinh hoạt: Đã ổn định Chưa ổn định e. Tính độc lập, kiềm chế, tự chủ: Cao Bình thường Thấp
  13. Câu 2: Hãy cho biết một số đặc điểm hệ cơ của HS tiểu học, thông qua việc lựa chọn và đánh dấu 3 vào ô tương ứng. a. Lượng nước trong cơ: Nhiều Vừa Ít b. Tỷ lệ các chất đạm, mỡ trong cơ Nhiều Vừa Ít c. Sức mạnh cơ: Yếu Bình thường Mạnh d. Giới hạn sinh lý về khả năng chịu đựng mà lứa tuổi 8 tuổi có thể mang vác được: 3 kg 3,5 kg 5 kg e. Khả năng phối hợp vận động: Khá Trung bình kém f. Lực cơ trung bình của HS nam 7 tuổi: 4-7 kg 8-10 kg 11-14 kg Câu 3: Đánh dấu 3vào ô tương ứng, phản ánh một số đặc điểm về xương của HS tiểu học: a. Tốc độ phát triển của xương so với các bộ phận khác của cơ thể: Nhanh Trung bình Chậm b. Cấu trúc của xương: Phát triển hoàn chỉnh Chưa phát triển hoàn chỉnh c. Độ dẻo của xương: Cao Trung bình Thấp Câu 4: Chọn các cụm từ trong các cụm từ: Lưu lượng phút, lưu lượng tâm thu, lượng thông khí phổi, mạch đập điền vào các dấu tương ứng nhằm phản ánh đặc điểm hệ tuần hoàn và hệ hô hấp của HS tiểu học: a. là 85-90 lần / phút b. ở lứa tuổi 7-8 tuổi là 23 ml c. ở lứa tuổi 7-8 tuổi là khoảng 1,8 lít/ phút. d. ở trẻ 8 tuổi là khoảng 1,7 lít.
  14. Chủ đề II: Ảnh hưởng và tác dụng của tập luyện TDTT đối với con người nói chung và với HS tiểu học (2 tiết) €Mục tiêu: Học xong chủ đề này giúp sinh viên: - Có những hiểu biết về ảnh hưởng và tác dụng của tập luyện TDTT đối với cơ thể con người nói chung và đặc biệt là ảnh hưởng và tác dụng của tập luyện TDTT HS tiểu học. - Hình thành ý thức tham gia tập luyện TDTT và giữ gìn vệ sinh nhằm không ngừng củng cố, nâng cao sức khoẻ để phục vụ cho nhiệm vụ học tập, rèn luyện và tham gia tích cực các hoạt động TDTT do nhà trường và xã hội tổ chức. Hoạt động: Phân tích ảnh hưởng và tác dụng của tập luyện TDTT đối với con người nói chung và với HS tiểu học ³Thông tin cơ bản • Đặt vấn đề. Cơ thể con người là một khối thống nhất. Tất cả các hệ thống, cơ quan trong cơ thể có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Khi ta vận động (tập luyện TDTT) thì không những cơ bắp hoạt động, mà tim, phổi, thần kinh, bài tiết đều tăng cường hoạt động và có ảnh hưởng rõ rệt. Tập luyện TDTT có tác dụng làm cho các tổ chức của các cơ quan trong cơ thể thay đổi hình thái và nâng cao năng lực vận động. Hai mặt đó liên quan mật thiết và tác động lẫn nhau (cấu trúc thay đổi ↔ chức năng thay đổi). 1. Tác dụng của tập luyện TDTT đối với cơ thể con người Hoạt động TDTT là một trong những hoạt động vận động tích cực được thực hiện trong các điều kiện phức tạp của thế giới tự nhiên. Phương tiện hoạt động TDTT gồm có các bài tập thể chất, các điều kiện tự nhiên (ánh sáng, không khí, bức xạ mặt trời, nước ) và các yêu cầu về vệ sinh, chính vì vậy mà: tập luyện TDTT có tác động và ảnh hưởng tốt đối với cơ thể người tập, cụ thể là: 1.1. Tập luyện TDTT là phương pháp phòng bệnh tích cực, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống bệnh tật, tạo điều kiện cho cơ thể được phát triển tự nhiên, cân đối, tăng cường sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. 1.2. Nâng cao năng lực hoạt động của cơ thể, góp phần rèn luyện những phẩm chất đạo đức- ý chí cần thiết cho con người, phát triển toàn diện các tố chất vận động: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo.
  15. 1.3. Tập luyện TDTT sẽ góp phần khắc phục, sửa chữa được một số khuyết tật của cơ thể, phòng chống bệnh nghề nghiệp và góp phần quan trọng vào việc điều trị, hồi phục tích cực các cơ quan vận động và một số bệnh lý khác về thần kinh, nội tạng Thực vậy, hoạt động TDTT một cách thường xuyên sẽ nâng cao được khả năng trao đổi chất trong cơ thể, góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ, giúp cơ thể phát triển tự nhiên, cân đối, hài hoà. Dưới tác động của tập luyện TDTT sẽ làm thay đổi cấu trúc theo hướng tích cực và nâng cao khả năng làm việc của các hệ thống, cơ quan trong cơ thể, nhờ đó mà các tố chất thể lực được nâng cao. Tập luyện TDTT một cách thường xuyên sẽ nâng cao được cường độ hoạt động, khả năng thăng bằng, độ linh hoạt, khả năng phân tích- tổng hợp của hệ thần kinh, từ đó nâng cao năng lực thích ứng của cơ thể đối với những thay đổi của thời tiết, khí hậu và hoàn cảnh Do vậy, tập luyện TDTT thường xuyên có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực công tác, lao động, học tập được nâng lên rõ rệt. 1.4. Tập luyện TDTT sẽ làm cho năng lực hoạt động của các cơ quan nội tạng được nâng cao, cụ thể là: a) Đối với hệ tuần hoàn Khi chúng ta thực hiện động tác TDTT sẽ làm tăng nhu cầu cung cấp năng lượng và ôxy. Những sản phẩm của quá trình trao đổi chất (Ni tơ, Axít lác tíc ) cũng cần phải được vận chuyển đi mau chóng. Do vậy, hoạt động tuần hoàn phải được tăng cường. - Dưới tác động trực tiếp của việc thực hiện các động tác thể dục thể thao, thì: + Tốc độ tuần hoàn của máu được tăng lên. + Lưu lượng tâm thu (LLTT) và lưu lượng phút (LLP) của tim tăng lên. + Sự phân phối máu trong toàn cơ thể thay đổi. - Tập luyện TDTT một cách thường xuyên sẽ làm cho tim có khả năng thích nghi với yêu cầu hoạt động ngày càng cao nhờ có sự thay đổi về cấu trúc tim và chức năng hoạt động của nó. + Trước hết là sự thay đổi độ lớn của tim. * Tim của người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên (VĐV) sẽ có thể tích lớn hơn người thường và thành tâm thất dày lên. * Trọng lượng tim của VĐV cũng lớn hơn của người thường (VĐV: 350 - 450 gam; người thường: 300 - 350 gam). + Thay đổi về khả năng hoạt động của tim. Hoạt động TDTT thường xuyên làm cho cấu trúc tim thay đổi, nhờ đó mà LLTT và LLP của Tim VĐV có sự khác biệt so với của người thường, cụ thể là: + Khi yên tĩnh:
  16. * Ở VĐV LLTT là 55 - 60 ml; LLP là 3,5 lít/phút. * Ở người thường là LLTT là 67 - 70 ml; LLP là 4,75 lít/phút. + Khi vận động, khả năng đạt được các chỉ số đó cao nhất ở VĐV và người thường là: * Ở VĐV LLTT là 180 - 200 ml; LLP là 34 lít/phút * Ở người thường LLTT là 100- 120 ml; LLP là 20- 24 lít/phút. Qua đó chứng tỏ rằng: Tim của VĐV làm việc tiết kiệm lúc yên tĩnh và có khả năng hoạt động cao hơn tim người thường khi cần thiết. Nguyên nhân chính là do thể tích tim VĐV lớn hơn người thường, chứa đựng được lượng máu lớn hơn (tim VĐV chứa đựng lượng máu là 180ml, tim người thường chứa đựng lượng máu 120ml. Đồng thời mạch đập của VĐV lúc yên tĩnh (55- 60 lần/ phút) ít hơn của người thường (75- 80 lần/ phút); khi vận động cường độ cao mạch đập của VĐV có thể tăng tới 220- 240 lần/1 phút, của người thường chỉ đạt tới 180 lần/ phút). b) Đối với bộ máy hô hấp Dưới tác động của tập luyện TDTT sẽ làm tăng khả năng hoạt động của bộ máy hô hấp, do nhu cầu ôxy tăng lên để không những đốt cháy những chất mang năng lượng trong cơ thể nhằm lấy năng lượng cung cấp cơ hoạt động mà còn để đốt cháy các sản phẩm của quá trình trao đổi chất (ôxy hoá ni tơ, Axít lac tíc ), cụ thể là: - Lồng ngực được nở ra cả 3 chiều. - Tần số hô hấp thay đổi (tiết kiệm khi yên tĩnh, có khả năng hoạt động cao khi cần thiết) - Độ hoạt động lên xuống của cơ hoành được tăng lên (từ 4,1 - 4,5 cm tăng lên 6,6 - 6,7cm), làm cho tính chất của hô hấp chuyển từ thở ngực sang thở bụng. - Tăng độ co giãn của phổi, thở sâu hơn, làm cho phổi làm việc thong thả hơn, nên VĐV ít có hiện tượng thở gấp. - Khi thực hiện cùng một công việc định lượng thì nợ dưỡng của VĐV ít hơn người thường và sau hoạt động thì VĐV trả nợ dưỡng nhanh hơn. c) Đối với hệ cơ và xương. Qúa trình tập luyện TDTT thường xuyên sẽ làm cho hệ cơ-xương biến đổi về mặt cấu trúc và năng lực biểu hiện sức mạnh, sức nhanh, sức bền, độ mềm dẻo và tính khéo léo. +. Đối với hệ cơ. Tập luyện TDTT sẽ làm biến đổi về mặt giải phẫu của cơ. Trước hết là cơ bắp to lên một cách rõ rệt, số mao mạch trong hệ cơ cũng được tăng lên (146%), nguồn dự trữ trong cơ được tăng lên, do hàm lượng các chất giàu năng lượng (ATP, CP) tăng lên Khả năng hưng phấn của cơ cũng được tăng lên, đồng thời trương lực hệ cơ và hiệu suất sinh công của cơ cũng được tăng.
  17. +. Đối với hệ xương. Song song với sự tăng trưởng quá dưỡng của hệ cơ do tập luyện TDTT thì các mấu xương ở đầu các xương ống đều có biến đổi (Ví dụ: sau 3 năm tập luyện mấu xương ống ở chân giậm nhảy dày lên 2,5- 3 mm, sau 10 năm tập luyện liên tục sẽ tăng lên 7- 8 mm). Ngoài ra, tập luyện TDTT còn làm tăng độ dày thành xương, ống tuỷ hẹp lại, làm xương nặng thêm và dài ra (do sụn phát triển). Xương của VĐV được tưới máu nhiều hơn, làm cho tế bào xương được nuôi dưỡng tốt nên xương cứng, dai và có sức chống đỡ tốt. 2. Tác dụng của tập luyện TDTT đối với HS tiểu học. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo giải phẫu và đặc điểm sinh lí của lứa tuổi HS tiểu học, tập luyện TDTT sẽ có những tác động tích cực tới cơ thể các em, cụ thể là: a) Tác động đến sự phát triển tự nhiên của cơ thể HS Tổ chức cho HS tiểu học tập luyện TDTT nhằm làm cho cơ thể các em có sự phát triển cân đối hài hoà, sức khoẻ được tăng cường, góp phần hoàn thiện về thể chất, phát triển toàn diện về nhân cách cho thế hệ trẻ. Ở lứa tuổi HS tiểu học, cơ thể các em đang đà phát triển, sức đề kháng chưa cao, đòi hỏi phải hết sức giữ gìn sức khoẻ và có sự kết hợp chặt chẽ với việc rèn luyện TDTT để giúp cho cơ thể các em có sức đề kháng trong mọi điều kiện thay đổi của thời tiết và khí hậu. Muốn vậy phải hình thành cho các em thói quen vận động và thói quen vệ sinh. Tập luyện TDTT sẽ củng cố và phát triển cơ quan vận động, hình thành được tư thế cơ bản đúng cho HS. Điều này rất quan trọng vì ở lứa tuổi HS tiểu học đang trong quá trình cốt hoá của bộ xương, hệ cơ còn yếu, cơ quan vận động dễ bị biến dạng. b) Tập luyện TDTT là một trong những điều kiện cơ bản để HS nhận thức thế giới xung quanh, nâng cao khả năng giao tiếp, tạo môi trường tự nhiên-xã hội để phát triển về tinh thần, trí tuệ và đạo đức- ý chí cho HS. Đặc trưng cơ bản của hoạt động TDTT là hoạt động vận động, đòi hỏi sự nỗ lực ý chí lớn, phải kiên trì, dũng cảm, có ý thức chấp hành kỷ luật Tập luyện TDTT gắn liền với thi đấu TDTT. Thi đấu TDTT là một hoạt động vừa mang tính phối hợp, vừa mang tính đối kháng. Muốn thi đấu TDTT tốt đòi hỏi phải có ý thức tập thể, tình đồng chí đồng đội, phải có quyết tâm cao để dành thắng lợi. Tập luyện và thi đấu TDTT mang tính xã hội rộng lớn, tạo nên khả năng giao tiếp rộng rãi. Thông qua đó không chỉ phát triển về thể chất mà còn phát triển cả về tinh thần đạo đức- ý chí cho các em. c) Tập luyện TDTT nâng cao đựơc khả năng làm việc của các hệ thống cơ quan cơ thể HS tiểu học.
  18. Qua nghiên cứu trẻ em trong tình trạng thiếu vận động do đau yếu dẫn đến sự phát triển chậm, không cân đối các bộ phận cơ thể, ảnh hưởng của các hoạt động và vận động hợp lí tích cực thì trọng lượng tương đối của tim, phổi, não được phát triển tự nhiên. Sự tiêu hao năng lượng trên một đơn vị thể trạng và bề mặt da giảm đi. Đặc biệt là vận động thường xuyên sẽ kích thích mạnh mẽ, cải thiện được quá trình trao đổi chất và thúc đẩy sự hoàn thiện về cấu trúc và chức năng các cơ quan trong cơ thể. Ở lứa tuổi HS có nhu cầu về ôxy tương đối cao do vậy hệ hô hấp phải làm việc nhiều. Tập luyện TDTT sẽ thúc đẩy, củng cố hoạt động của cơ quan hô hấp và giúp bộ máy hô hấp phát triển thuận lợi. Các bài tập phát triển cơ quan hô hấp giúp HS hình thành thói quen thở đều, sâu, nhịp nhàng, khắc phục được tình trạng nín thở khi tập luyện các động tác mới. Tập luyện TDTT có hệ thống sẽ thúc đẩy nâng cao khả năng làm việc của hệ thống tim- mạch trong lứa tuổi HS tiểu học, tăng thêm năng lực co bóp, lưu thông máu và việc điều chỉnh của tim được cải thiện. Qua đó tạo điều kiện tốt để nâng cao khả năng vận động, nâng cao sức khoẻ của HS. Tóm lại: Đối với HS tiểu học, tập luyện TDTT có hệ thống, hợp lí và đúng phương pháp sẽ thúc đẩy sự phát triển cuả cơ thể. Các hệ thống cơ, xương, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp. hệ thần kinh được phát triển tốt. Cơ quan bài tiết hoạt động tốt hơn, lực co bóp của tim mạnh lên, năng lực hoạt động của phổi được tăng lên mạnh, cơ thể có khả năng thích ứng với hoàn cảnh luôn luôn thay đổi của mọi thời tiết, môi trường bên ngoài, nâng cao hơn năng lực đề kháng với bệnh tật. Tập luyện TDTT còn có tác dụng tốt đến sự phát triển của các kĩ năng thực dụng như: đi, chạy, nhảy, ném, bắt, leo trèo, mang vác v.v Đây là cơ sở chuẩn bị vốn tri thức vận động cho HS tham gia lao động, học tập tốt hơn, đồng thời cũng bồi dưỡng tính tích cực, tính kỉ luật, tính chủ động sáng tạo và những hành vi đạo đức tốt " Nhiệm vụ "1: Toàn lớp nghe GV giảng bài kết hợp đàm thoại (45 phút) Câu hỏi đàm thoại: 1. Tập luyện TDTT có tác động đến sức khoẻ con người như thế nào ? 2. Tập luyện TDTT có tác động đến năng lực hoạt động của cơ thể không ? 3. Tập luyện TDTT vơi vấn đề phòng chống bệnh tật ? 4. Em hãy cho biết tác động trực tiếp của việc thực hiện các động tác TDTT đối với hệ tuần hoàn ? 5. Em hãy cho biết tác động trực tiếp của việc thực hiện các động tác TDTT đối với hệ hô hấp ? 6. Ảnh hưởng của việc tập luyện TDTT thường xuyên đối với hệ tuần hoàn? 7. Ảnh hưởng của việc tập luyện TDTT thường xuyên đối với hệ hô hấp? 8. Tác dụng của tập luyện TDTT đối với cơ thể HS tiểu học ?
  19. "2: SV tự nghiên cứu tài liệu và thảo luận nhóm (30 phút) Câu hỏi thảo luận: Cho biết tác dụng của tập luyện TDTT đối với HS tiểu học về các mặt sau đây: - Sự phát triển tự nhiên của cơ thể trẻ ? - Về khả năng nhận thức - giao tiếp ? - Đối với các hệ thống, cơ quan trong cơ thể ? "3: Trao đổi, thảo luận chung cả lớp (15 phút) SV: Đại diện từng tổ báo cáo kết quả thảo luận. GV : Nhận xét, đánh giá và kết luận. / Đánh giá: Câu hỏi tự đánh giá Câu 1: Hãy đánh dấu 3 vào ô tương ứng để phản ánh một số tác động trực tiếp của việc thực hiện các động tác TDTT đối với hệ tuần hoàn: a. Tốc độ tuần hoàn máu: Giảm Không thay đổi Tăng b. Lưu lượng tâm thu và lưu lượng phút: Giảm Không thay đổi Tăng c. Sự phân phối máu trong toàn cơ thể: Giữ nguyên Có thay đổi Câu 2: Tập luyện TDTT thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn như thể nào thông qua việc lựa chọn và đánh dấu 3 vào ô thích hợp a. Độ lớn của tim: Không thay đổi Tăng Giảm b. Thành tâm thất: Cao Thấp Dày Mỏng c. Trọng lượng tim của VĐV (người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên): 300-350 gam 350-400 gam 350-450 gam d. Mạch đập lúc yên tĩnh của VĐV khoảng: 50-55 lần/ phút 55-60 lần/ phút 60-70 lần/ phút 70-75 lần/ phút e. Mạch đập lúc yên tĩnh của người thường khoảng: 60-65 lần/ phút 65-70 lần/ phút 70-75 lần/ phút 75-80 lần/ phút
  20. f. Mạch đập tối đa (sau vận động) - VĐV: 180-200 lần/phút 200-220 lần/phút 220-240 lần/phút 240-260 lần/phút - Người thường: 160-180 lần/phút 180-200 lần/phút 200-220 lần/phút 220-240 lần/phút g. LLP của người thường: - Lúc yên tĩnh: 4,0 lít/phút 4,25 lít/phút 4,75 lít/phút - Lúc vận động tối đa: 18-20 lít/phút 20-24 lít/phút 25-30 lít/phút h. LLP của VĐV: - Lúc yên tĩnh: 3,0 lít/phút 3,5 lít/phút 4,0 lít/phút - Lúc vận động tối đa: 30 lít/phút 32 lít/phút 34 lít/phút Câu 3: Đánh dấu 3 vào ô thích hợp để phản ánh tập luyện TDTT thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp: a. Lồng ngực được nở ra theo chiều: Trước-sau Trên- dưới Phải- trái b. Tần số hô hấp khi yên tĩnh: VĐV > người thường VĐV người thường VĐV người thường VĐV < người thường
  21. Chủ đề III: Phương pháp tập luyện nâng cao sức khoẻ và phát triển các tố chất vận động cho HS tiểu học (4 tiết) € Mục tiêu: Sau khi sinh viên học xong chủ đề này sẽ có: - Xác định, mô tả, phân tích được các phương pháp phát triển thể chất cho HS tiểu học . - Thể hiện được phương pháp phát triển thể chất thích hợp cho HS tiểu học. - Tự giác, tích cực học tập nâng cao năng lực chuyên môn thông qua việc nghiên cứu các nội dung để thực hành các phương pháp tập luyện phát triển thể chất cho HS tiểu học Hoạt động: Xác định phương pháp tập luyện nâng cao sức khoẻ và phát triển các tố chất vận động cho HS tiểu học ³ Thông tin cơ bản 1. Phương pháp tập luyện nâng cao sức khoẻ TDTT là hoạt động vận động nhằm không ngừng củng cố, tăng cường sức khoẻ cho người tập. Phương tiện chuyên môn cơ bản của TDTT là các bài tập thể chất. Tuy nhiên, muốn nâng cao hiệu quả của các bài tập thể chất nhằm góp phần củng cố, nâng cao sức khoẻ cho người tập thì cần đảm bảo các yêu cầu vệ sinh và biết lợi dụng các yếu tố có lợi của thiên nhiên (không khí, ánh nắng, nước ) trong quá trình tập luyện TDTT. Việc lợi dụng các yếu tố có lợi của thiên nhiên để góp phần giải quyết các nhiệm vụ của GDTC nói riêng và của TDTT nói chung có thể được thực hiện theo 2 hướng: - Kết hợp chặt chẽ việc sử dụng các điều kiện sẵn có của thiên nhiên với tập luyện TDTT để nâng cao hiệu quả của các bài tập thể chất. - Sử dụng các yếu tố có lợi của thiên nhiên theo các thủ thuật để “tôi luyện cơ thể ” như: tắm nước, tắm nắng, tắm không khí. Với hướng này, các yếu tố thiên nhiên được xác định như một phương tiện độc lập để tôi luyện cơ thể và nâng cao sức khoẻ cho người tập. Kết quả cơ bản của việc lợi dụng các yếu tố thiên nhiên trong GDTC là: "tôi luyện cơ thể", tức là nâng cao độ vững chắc của cơ thể đối với ảnh hưởng của thời tiết nóng-lạnh, bức xạ mặt trời thể hiện bằng sự tăng cường sức khoẻ, nâng cao năng lực hoạt động của con người. Trong quá trình lợi dụng các yếu tố của thiên nhiên để GDTC cần chú ý sử dụng các phương tiện có tác động khác nhau đối vơí cơ thể, mức độ tăng lên từ từ 1.1. Cơ sở sinh lý của việc sử dụng các yếu tố thiên nhiên để GDTC - Thường xuyên tập luyện TDTT trong các điều kiện: ánh sáng, không khí, tính chất nước khác nhau sẽ tạo cho hệ thống thần kinh trung ương thích nghi với sự thay đổi đột ngột của hoàn cảnh, thời tiết, phòng chống được các bệnh như: cảm lạnh, cảm nắng, cảm gió
  22. - Khi ta tắm nắng, các tia tử ngoại (bức xạ mặt trời), có thể tạo điều kiện cho da sản sinh ra sinh tố D, làm tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể. - Không khí trong sạch và nước lạnh sẽ kích thích thần kinh khiến cho tinh thần con người thêm sảng khoái, hứng thú, tỉnh táo, tăng thêm trí nhớ, nâng cao được hiệu suất học tập và thành tích vận động. Để lợi dụng tối đa hiệu quả các yếu tố thiên nhiên , việc sử dụng nó phải tuân thủ theo các thủ thuật phương pháp : + Phương pháp tắm nắng + Phương pháp tắm không khí. + Phương pháp tắm nước. 1.2. Các phương pháp 1.2.1. Phương pháp tắm nắng Thực tế cho thấy: ánh nắng mặt trời là kẻ thù số một của mọi thứ vi trùng, nhất là vi trùng gây mủ. Chính vì vậy, trên các bờ biển (chẳng hạn: Cửa lò, Sầm sơn, Bãi cháy, Vũng tàu, Nha trang ) chúng ta thường xây dựng những nhà an dưỡng, nghỉ mát để chữa bệnh bằng những tia bức xạ mặt trời, đặc biệt là để chữa các bệnh mãn tính như: lao xương, lở loét ngoài da Thiếu ánh nắng mặt trời thì các quá trình sinh trưởng, phát triển của sinh vật đều bị hạn chế Ví dụ: các phạm nhân phạm tội nặng bị giam cầm trong các nhà tù, thiếu ánh nắng mặt trời thì da xanh xao, cây cối trong hang động thì cằn cỗi Những tia nắng khi chiếu vào thân thể, dù chỉ trong chốc lát cũng sẽ kích thích thân thể và những quá trình sinh lý phức tạp sẽ xẩy ra, đó là: - Nhiệt độ thân thể tăng lên (thân nhiệt tăng). - Áp lực máu giảm (do động mạch nở ra). - Nhịp thở tăng lên và sâu hơn. - Trao đổi chất tăng cường, ra mồ hôi (bài tiết tăng). Nếu tắm nắng vừa đủ (theo đúng chỉ dẫn khoa học) thì lượng hồng cầu trong máu tăng lên, tinh thần sảng khoái, toàn cơ thể sẽ có biến đổi tốt. Tắm nắng là một phương pháp đơn giản và đỡ tổn phí. • Khi tắm nắng cần chú ý các vấn đề sau đây: - Tiến hành tập luyện theo nguyên tắc tăng dần từng bước: nâng dần cường độ và thời gian tắm nắng. Bởi vì, khi mới tập thì cơ thể chưa thích nghi, nếu tắm thời gian dài hoặc cường độ cao thì sẽ gây tổn thương cho da, có thể sẽ bị cảm nắng, viêm thần kinh - Tập luyện tắm nắng tốt nhất vào buổi sáng, tránh tắm nắng vào lúc nắng gay gắt (buổi trưa mùa hè) và khi ánh nắng đã quá yếu (buổi chiều mùa thu, mùa xuân, mùa đông).
  23. - Khi tắm nắng cơ thể có thể ở các tư thế khác nhau: nằm, ngồi, đứng hoặc vận động, nhưng phải tránh đọc sách báo dưới ánh nắng và nên đeo kính màu khi tắm nắng để bảo vệ mắt. - Thời gian tập luyện tắm nắng với người mới tập luyện lần đầu khoảng 4 - 5 phút, sau mỗi lần tập tăng lên 5 phút, thời gian tối đa không quá 90 phút. Khi tắm nắng cần chú ý xoay người để ánh nắng chiếu đều khắp mọi bộ phận cơ thể. Phương pháp tắm nắng tốt nhất là tắm nắng bằng vận động (tập luyện TDTT dưới nắng), tắm nắng xong nhất thiết phải tắm nước lã. - Sau khi tắm nắng, nếu thấy trong người khó chịu, sức khoẻ không bình thường (nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh và khó thở, mất ngủ, ăn không ngon ) thì phải khám sức khoẻ hoặc hỏi ý kiến của y- bác sỹ để có biện pháp điều trị ngay. - Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và những người mắc bệnh tim, mạch đập thất thường, đau đầu, đau thận thì không nên tắm nắng. 1.2.2. Tắm không khí Lợi dụng không khí (tính chất môi trường sống) để rèn luyện cơ thể là một phương thức luyện tập đơn giản, dễ làm đồng thời có tác dụng tốt tới sự phát triển thể chất, không bị hạn chế bởi khu vực, thời tiết, điều kiện vật chất. Phương pháp luyện tập tắm không khí có rất nhiều cách, như: - Tăng thời gian vận động ở nơi không khí trong sạch. - Ngủ ở ngoài trời. - Tập luyện thể dục sáng . Tắm không khí chủ yếu là lợi dụng sự kích thích do thời tiêt nóng-lạnh của không khí tác động vào cơ thể. Luyện tập tắm không khí một cách thường xuyên sẽ làm cơ thể thích ứng với sự thay đổi của thời tiết, tránh được những bệnh tật có thể xẩy ra, như: cảm lạnh, cảm gió, cảm nắng • Sử dụng tính chất môi trường không khí để GDTC cần chú ý những điểm sau đây: - Bắt đầu tập luyện từ không khí ấm (20 - 30 0 C ) rồi đến không khí lạnh vừa (14 - 19 0 C ) đến không khí lạnh (7 - 13 0 C ), thông thường là từ mùa thu đến mùa đông. - Thời điểm tập luyện tắm không khí tốt nhất là vào buổi sáng, lúc đầu tắm không khí trong khoảng 15 phút, sau đó mỗi tuần tăng lên 5 phút, tối đa là 1 giờ 30 phút đến 2 giờ. - Khi tập luyện tắm không khí nên mặc ít quần áo, nếu thời tiết lạnh quá thì nên kết hợp với vận động TDTT. Tập luyện xong cần lau, sát người cho nóng hoặc tắm bằng nước ấm. - Vào mùa đông, nên tắm không khí ở trong nhà, song phải ở nơi không khí lưu thông và cần kết hợp với tập luyện thể dục sáng. - Với những người có trạng thái sức khoẻ yếu, những người đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh hở van tim thì không nên tắm không khí. Khi tắm không khí nếu thấy cảm giác lạnh hoặc có gió lớn thì không nên tắm lâu. 1.2.3. Tắm nước
  24. Tắm nước được mọi người ưa thích, nhất là với thanh thiếu niên. Trong điều kiện thời tiết, khí hậu của Đất nước ta việc tắm nước càng được phổ biến với mọi người, đi sâu vào đời sống hàng ngày của mỗi con người. Tắm nước rất có lợi cho sự phát triển và rèn luyện của cơ thể, bởi vì: nước truyền nhiệt nhanh hơn so với không khí là: 25 - 28 lần, kích thích của nước lạnh vào da làm các mạch máu co giãn, thần kinh trung ương điều tiết nóng-lạnh tăng lên do đó cơ thể ta thích ứng được sự thay đổi của thời tiết, tăng sức chống đỡ của cơ thể với bệnh tật. • Khi tắm nước cần chú ý mấy điểm sau đây: - Tập luyện tắm nước bắt đầu vào mùa hè hoặc mùa xuân, mùa thu, tắm từ nước ấm chuyển sang lạnh dần (với các em nhỏ thì không nên tắm nước quá lạnh). - Người mới tập luyện, lần đầu ngâm nước chỉ từ 3 - 4 phút, sau đó tăng dần lên 2 - 3 phút, nhưng không nên ngâm mình trong nước quá 20 phút. Thông thường khi có cảm giác lạnh lần thứ 2 trong nước thì thôi ngay. - Những phương pháp tắm nước thích hợp nhất là: lau, sát, ngâm, bơi và cũng có thể sử dụng các phương pháp hỗn hợp đễ tập luyện. Vào mùa đông nên sử dụng các phương pháp theo thứ tự: lau tay - ngực - bụng - chân - lưng rồi đến sát - ngâm nước. Vào mùa hè thì tốt nhất là tập luyện bơi lội. - Tắm nước tốt nhất là vào buổi sáng sớm, trước khi ăn sáng 30 phút, không nên ngâm nước vào buổi tối. Kết luận: Việc lợi dụng các điều kiện thiên nhiên để nâng cao hiệu quả các bài tập thể chất và tôi luyện cơ thể là rất cần thiết trong GDTC. Để GDTC ngày càng có hiệu quả cao cần kết hợp việc sử dụng các bài tập thể chất với các điều kiện thiên nhiên và đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh. Ngoài những phương pháp tắm nắng, tắm không khí, tắm nước ta còn có thể sử dụng các phương pháp khác để luyện tập như: Hành quân cắm trại, đi du lịch, dã ngoại v.v nhằm làm phong phú thêm các biện pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho mọi người. Bên cạnh việc sử dụng các điều kiện của thiên nhiên, để góp phần củng cố, nâng cao sức khoẻ thì mỗi người cần thường xuyên tham gia tập luyện thể dục sáng và chọn cho mình 1-2 môn thể thao phù hợp để tập luyện thường xuyên hay đi bộ, tập chạỵ . Để tập luyện thể dục sáng có hiệu quả thì người tập cần: - Tập luyện đúng bài quy định cho đối tượng. - Tập đúng động tác, tiết tấu, nhịp điệu của động tác. - Tập luyện thể dục sáng trước khi làm vệ sinh cá nhân. - Trước khi thực hiện bài tập cần vận động nhẹ: đi bộ, chạy nhẹ nhàng - Tập luyện thể dục sáng ở nơi thoáng mát, không khí trong lành. - Vào mùa đông khi tập luyện thể dục sáng cần mặc đủ ấm. - Vào mùa hè, sau khi tập luyện thể dục sáng cần được tắm mát
  25. 2. Phương pháp tập luyện phát triển các tố chất vận động (tố chất thể lực) 2.1. Đặc điểm chung Các tố chất thể lực bao gồm: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo (khả năng phối hợp vận động). Trong tập luyện và thi đấu TDTT, các tố chất thể lực là những tiền đề cần thiết cho việc thực hiện những yêu cầu ngày càng cao trong quá trình thực hiện các bài tập và là điều kiện quan trọng để họ có thể dành được thành tích cao. Để mọi người có thể tham gia học tập, lao động, công tác tốt cần có các phương pháp tập luyện hợp lý, phù hợp với đối tượng để phát triển các tố chất thể lực. Không ngừng phát triển và hoàn thiện các tố chất thể lực là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của tập luyện TDTT và là mục tiêu số 1 của GDTC cho HS phổ thông. Trong huấn huyện thể thao, ở giai đoạn huấn luyện ban đầu các tố chất thể lực cần phải được phát triển một cách toàn diện trên cơ sở các bài tập phát triển chung. Ở các giai đoạn huấn luyện tiếp theo cần phát triển các tố chất thể lực chuyên môn theo yêu cầu của từng môn thể thao. Để đạt được kết quả cao trong quá trình tập luyện phát triển các tố chất thể lực thì việc lựa chọn các bài tập thể chất và phương pháp tập luyện cũng như tạo nên một lượng vận động phù hợp có ý nghĩa quyết định. 2.2. Phương pháp rèn luyện phát triển sức nhanh • Sức nhanh là năng lực thực hiện một hành động vận động trong diều kiện cho trước với thời gian ngắn nhất. • Sức nhanh phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Tính linh hoạt của các quá trình thần kinh. - Sự phối hợp của hệ thống thần kinh- cơ. - Khả năng đàn tính của cơ bắp. - Khả năng huy động các nguồn năng lượng phù hợp. - Các phẩm chất tâm lý- ý chí. - Sức mạnh, sức bền tốc độ, mức độ hoàn thiện ký thuật động tác • Sức nhanh được biểu hiện ở 3 dạng chính: - Sức nhanh phản ứng vận động. - Sức nhanh động tác đơn. - Sức nhanh tần số động tác. • Để phát triển sức nhanh cần phối hợp thực hiện các bài tập thể chất nhằm phát triển các yếu tố quyết định đến khả năng thể hiện của sức nhanh. Tuy vậy, cũng cần căn cứ vào đặc điểm yêu cầu cụ thể của các hoạt động TDTT và nghề nghiệp để ưu tiên thực hiện các bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn phù hợp yêu cầu của từng môn thể thao và phục vụ hoạt động nghề nghiệp. Ví dụ: Đối với vận động viên (VĐV) các môn nhảy (nhảy cao, nhảy xa, nhảy ngựa ) và các môn ném, đẩy (ném bóng, ném lựu đạn, đẩy ta ) thì ưu tiên thực hiện các bài tập để phát triển
  26. sức nhanh động tác. Vơi các môn thể thao: võ, đấu kiếm, các môn bóng (bóng chuyền, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, ten níc ) thì ưu tiên thực hiện các bài tập để phát triển sức nhanh phản ứng. Các môn thể thao hoạt động có chu kỳ: chạy cử ly ngắn, bơi cử ly ngắn, đua xe đap tốc độ thì ưu tiên thực hiện các bài tập nhằm phát triển sức nhanh tần số động tác. • Để tập luyện phát triển sức nhanh ta có thể sử dụng các bài tập thể chất có tác dụng phát triển năng lực phản ứng có tần số cao hay các bài tập có tác dụng phát triển sức mạnh - nhanh, các bài tập với bóng • Phương pháp tập luyện để phát triển sức nhanh là: - Phương pháp tập luyện lặp lại. - Phương pháp tập luyện giãn cách có cường độ vận động gần tối đa và tối đa. - Phương pháp trò chơi vận động với bóng nhỏ • Trong huấn luyện sức nhanh cần chú ý đến cấu trúc lượng vận động, cụ thể là cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Cường độ vận động tối đa và gần tối đa. - Khối lượng vận động nhỏ. - Thời gian vận động ngắn. - Thời gian nghỉ vượt mức đảm bảo năng lực vận động (NLVĐ) hồi phục vượt mức mới tập luyện tiếp. - Khởi động kỹ trước khi thực hiện các bài tập phát triển sức nhanh. - Sử dụng phương tiện tập luyện (các bài tập thể chất) phong phú đa dạng. - Chú ý thả lỏng trong khi thực hiện bài tập. - Thực hiện bài tập với yêu cầu cao về độ chính xác kỹ thuật động tác. - Trong quá trình tập luyện nếu thấy xuất hiện hiện tượng giảm tốc độ vận động thì dừng tập. 2.3. Phương pháp rèn luyện phát triển sức mạnh • Sức mạnh là năng lực khắc phục lực cản bên ngoài hoặc chống lại lực cản đó bằng sự nỗ lực của cơ bắp. Sức mạnh là cơ sở để VĐV có thể đạt được thành tích cao. • Năng lực sức mạnh phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Cấu trúc của hệ thống cơ bắp. - Khả năng điều chỉnh của hệ thống thần kinh. - Các phẩm chất tâm lý - ý chí. - Năng lực huy động nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động. - Kỹ thuật thực hiện bài tập thể chất. • Trong hoạt động TDTT, sức mạnh có thể được phân chia ra các loại sau đây:
  27. - Sức mạnh tuyệt đối: Sự nỗ lực tối đa của cơ bắp đạt được. - Sức mạnh tương đối: Sức mạnh tuyệt đối trên kg trọng lượng cỏ thể. - Sức mạnh đơn thuần: Sự nỗ lực của cơ bắp trong các hoạt động tĩnh lực hoặc hoạt động với tốc độ chậm (sức mạnh - bền). - Sức mạnh tốc độ: Sự nỗ lực của cơ bắp trong các hoạt động với tốc độ nhanh (sức mạnh - nhanh). - Sức mạnh bột phát: Sự nỗ lực cực đại của cơ bắp trong thời gian ngắn. • Phương tiện giáo dục sức mạnh là các bài tập khắc phục lượng đối kháng bên ngoài và trọng lượng cơ thể. • Phương pháp tập luyện để phát triển sức mạnh chủ yếu là: Phương pháp tập luyện lặp lại với các quãng nghỉ cực hạn (vượt mức). • Để phát triển các loại sức mạnh khác nhau cần có phương pháp thực hiện lượng vận động phù hợp với đặc điểm của từng loại sức mạnh. Ví dụ 1: Để phát triển sức mạnh tuyệt đối (sức mạnh tối đa) thì: - Sử dụng lượng đối kháng gần tối đa hoặc tối đa (75→100 % năng lực sức mạnh của bản thân). - Số lần lặp lại bài tập: 1→7 lần/ lượt. - Thời gian nghỉ giữa 2 lượt tập: 3→5 phút. Ví dụ 2: Để phát triển sức mạnh - nhanh, thì: - Sử dụng lượng đối kháng đủ lớn (50→75% năng lực sức mạnh của bản thân). - Số lần lặp lại bài tập: 6→10 lần/ lượt. - Thời gian nghỉ giữa 2 lượt tập: 2→3 phút. 2.4. Phương pháp rèn luyện phát triển sức bền • Sức bền là năng lực duy trì hoạt động với một cường độ cho trước hay còn gọi sức bền là năng lực khắc phục mệt mỏi. • Những tiền đề quan trọng của năng lực sức bền là: - Năng lực làm việc của hệ thống tim-mạch. - Quá trình trao đổi chất (có đủ ô xy và thiếu ô xy). - Khả năng tiết kiệm năng lượng. - Các phẩm chất tâm lý-ý chí. • Căn cứ vào yêu cầu của sức bền trong hoạt động thể lực nói chung và trong thi đấu TDTT nói riêng, ta có thể phân chia sức bền ra 2 loại: - Sức bền cơ sở (sức bền chung) là năng lực chống lại mệt mỏi trong các hoạt động kéo dài với tốc độ vận động nằm trong giới hạn trao đổi năng lượng có đủ ô xy tham gia).
  28. Mục đích huấn luyện sức bền cơ sở là nâng cao khả năng hấp thụ ô xy và năng lực trao đổi năng lượng có đủ ô xy tham gia, phát triển các phẩm chất tâm lý- ý chí . - Sức bền chuyên môn: là năng lực chống lại sự mệt mỏi trong các hoạt động cụ thể (trong các môn TDTT). • Phương tiện huấn luyện sức bền: - Để phát triển sức bền chung ta sử dụng các bài tập phát triển chung, mà cụ thể là sử dụng phong phú các bài tập thể chất nói chung (các môn TDTT khác nhau). - Để phát triển sức bền chuyên môn ta sử dụng các bài tập thi đấu có cường độ vận động và điều kiện gần giống như thi đấu. • Phương pháp tập luyện: - Phương pháp tập luyện kéo dài là phương pháp tập luyện mà lượng vận động kéo dài không có quãng nghỉ, phương pháp này có thể được thực hiện ở 2 dạng sau: + Tập luyện liên tục: Duy trì tốc độ vận động trong một thời gian dài, cường độ vận động được dễ dàng xác định qua mạch đập giao động trong khoảng 140→170 lần/ phút. + Tập luyện thay đổi: Thay đổi tốc độ vận động một cách có kế hoạch nhằm tạo sự căng thẳng cho cơ quan cung cấp năng lượng, tạo nên những quãng thời gian thiếu ô xy trong quá trình vận động (ví dụ: chạy biến tốc). - Phương pháp giãn cách là phương pháp tập luyện mà trong đó có sự luân phiên một cách hệ thống giữa giai đoạn vận động ngắn hay trung bình, dài với các quãng nghỉ ngắn (quãng nghỉ căng thẳng) không dẫn tới sự hồi phục đầy đủ kết hợp với quãng nghỉ vượt mức để hồi phục vượt mức. 2.5. Phương pháp rèn luyện phát triển năng lực mềm dẻo • Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn. • Năng lực mềm dẻo được chia thành 2 loại: mềm dẻo tích cực và mềm dẻo thụ động. - Mềm dẻo tích cực là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn nhờ sự nỗ lực của cơ bắp. - Mềm dẻo thụ động là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn nhờ sự tác động của ngoại lực. • Năng lực mềm dẻo phụ thuộc vào tính đàn hồi của cơ bắp, dây chằng và sụn. Tính đàn hồi cao của bộ máy vận động và sự phát triển chưa ổn định của hệ thống xương, khớp trong lứa tuổi thiếu niên (HS phổ thông) là điều kiện rất thuận lợi để phát triển năng lực mềm dẻo. Do vậy, giai đoạn trọng điểm của việc tập luyện phát triển năng lực mềm dẻo chính là lứa tuổi HS tiểu học và THCS. Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được những yêu cầu về số lượng và chất lượng của động tác. Năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẽ dẫn đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao cho VĐV. • Phương pháp tập luyện phát triển mềm dẻo chủ yếu là phương pháp kéo giãn cơ bắp và dây chằng. Người ta thường sử dụng phương pháp này dưới các hình thức sau đây:
  29. - Kéo giãn cơ bắp và dây chằng trong thời gian dài, khi xuất hiện cảm giác đau thì thôi. Thông thường là duy trì sự kéo giãn trong khoảng 10→ 20 giây, lặp lại 3→ 4 lần. - Tăng sự đàn hồi khi kéo giãn tới khi đạt được mức tối đa bằng các động tác lăng đơn giản. - Kết hợp kéo giãn bằng những động tác lăng với việc dừng lại ở vị trí đã được kéo giãn cao nhất (khoảng 5→ 6 giây). • Tập luyện để phát triển mềm dẻo cần thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Lựa chọn bài tập phát triển mềm dẻo phù hợp yêu cầu của môn thể thao. - Tập luyện liên tục, hệ thống. - Trước khi tập luyện phải khởi động kỹ. - Giữa các lần thực hiện bài tập cần thả lỏng và xoa bóp nhẹ. - Kết hợp hợp lý các bài tập mềm dẻo tích cực với bài tập mềm dẻo thụ động. - Không sắp xếp bài tập mềm dẻo vào cuối buổi tập hay sau khi tập luyện sức mạnh. - Kết hợp các bài tập mềm dẻo với các bài tập sức mạnh. 2.6. Phát triển năng lực phối hợp vận động (giáo dục khéo léo) Tính khéo léo thể hiện chủ yếu thông qua năng lực phối hợp vận động. Khéo léo là một tổ hợp các tiền đề cần thiết để thực hiện thành công mọi hoạt động. Năng lực khéo léo được xác định trước hết thông qua các quá trình điều khiển. Năng lực khéo léo có quan hệ mật thiết với các năng lực:sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và các phẩm chất tâm lý- ý chí. Năng lực khéo léo thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh và có chất lượng, khả năng củng cố, hoàn thiện và vận dụng các kỹ năng, kỹ xảo vận động vào thực tiễn. • Năng lực khéo léo được thể hiện cụ thể các năng lực sau: - Năng lực liên kết vận độnglà khả năng thể hiện sự liên kết giữa các bộ phận cơ thể , các phần động tác trong mối quan hệ với hoạt động chung. - Năng lực định hướng là năng lực xác định, thay đổi tư thế và hoạt động của cơ thể trong không gian theo thời gian. - Năng lực thăng bằng là năng lực ổn định trạng thái thăng bằng cơ thể (thăng bằng tĩnh) hoặc duy trì và khôi phục nó trong và sau khi thực hiện động tác. - Năng lực nhịp điệu là năng lực nhận biết được sự luân chuyển các đặc tính chuyển động trong quá trình thực hiện một động tác hoặc thể hiện nó trong khi thực hiện động tác. - Năng lực phản ứng là năng lực dẫn truyền nhanh chóng và thực hiện các phản ứng vận động một cách hợp lý và nhanh nhất đối với tín hiêụ. - Năng lực phân biệt vận động là năng lực đạt được một sự chính xác cao và tinh tế trong từng hoạt động riêng lẻ, từng giai đoạn của quá trình thực hiện động tác.
  30. - Năng lực thích ứng là năng lực chuyển chương trình hành động phù hợp với hoàn cảnh mới hoặc trực tiếp thực hiện hành động đó theo phương thức khác. Muốn phát triển năng lực khéo léo phải thông qua tập luyện một cách tích cực, thông qua việc tiếp thu và hoàn thiện các bài tập được chọn lựa làm phương tiện để phát triển năng lực khéo léo. Ngoài ra, có thể sử dụng các bài tập tâm lý để phát triển năng lực xử lý và nhanh chóng hình thành các biểu tượng vận động theo nhiệm vụ vận động đặt ra. • Một số biện pháp để nâng cao năng lực khéo léo. - Đa dạng hoá việc thực hiện động tác. - Thay đổi điều kiện bên ngoài khi thực hiện động tác. - Tăng cường phối hợp các kỹ năng, kỹ xảo vận động với nhau. - Thực hiện động tác với yêu cầu ngày càng cao về sự chính xác thời gian. - Thay đổi việc thu nhận thông tin (tín hiệu) khi thực hiện động tác. Các phương pháp nhằm phát triển năng lực khéo léo rất phong phú, ta có thể phối hợp chúng với nhau hoặc thực hiện một cách có trọng điểm từng phương pháp. Việc lựa chọn và sử dụng từng phương pháp cần căn cứ vào đặc điểm của từng loại năng lực của khéo léo cần phát triển theo yêu cầu đặc trưng của từng môn thể thao. Cần thường xuyên nâng cao mức độ khó khăn về phối hợp vận động của các bài tập, vì chỉ có như vậy mới nâng cao kích thích đối với cơ thể để tạo được một sự thích ứng cao hơn. " Nhiệm vụ "1: Toàn lớp nghe GV giảng bài kết hợp đàm thoại (90 phút) Câu hỏi đàm thoại: 1. Tắm nắng có tác dụng như thế nào đối với cơ thể ? 2. Em hãy cho biết một số yêu cầu khi tắm nắng ? 3. Tắm không khí có tác dụng như thế nào đối với cơ thể ? 4. Em hãy cho biết một số yêu cầu khi tắm không khí ? 5. Tắm nước có tác dụng như thế nào đối với cơ thể ? 6. Em hãy cho biết một số yêu cầu khi tắm nước ? 7. Sức nhanh là gì ? Cho biết biểu hiện của sức nhanh trong hoạt động TDTT ? 8. Sức mạnh là gì ? Cho biết biểu hiện của sức mạnh trong hoạt động TDTT? 9. Sức bền là gì ? Cho biết biểu hiện của sức bền trong hoạt động TDTT? 10. Thế nào gọi là mềm dẻo ? Cho một số ví dụ về mềm dẻo trong hoạt động TDTT ? 11. Thế nào gọi là khéo léo ? Cho một số ví dụ về khéo léo trong hoạt động TDTT ? " 2
  31. - SV tự nghiên cứu tài liệu: Phương pháp tập luyện phát triển các tố chất thể lực và đưa ra các bài tập thể chất để phát triển các tố chất thể lực (30 phút). - Thảo luận nhóm ( 30 phút). Câu hỏi thảo luận: Các bài tập phát triến các tố chất thể lực (mỗi tố chất thể lực có 10 bài tập) 1. Bài tập rèn luyện sức nhanh 2. Bài tập rèn luyện sức mạnh 3. Bài tập phát triển sức bền 4. Bài tập phát triển năng lực mềm dẻo 5. Bài tập phát triển năng lực phối hợp vận động " 3: Trao đổi, thảo luận chung cả lớp (30 phút). SV : Đại diện từng tổ trình bày kết quả thảo luận lên bảng về các bài tập: 1. Bài tập rèn luyện sức nhanh 2. Bài tập rèn luyện sức mạnh 3. Bài tập phát triển sức bền 4. Bài tập phát triển năng lực mềm dẻo 5. Bài tập phát triển năng lực phối hợp vận động GV : Nhận xét, đánh giá và kết luận. / Đánh giá: Tự kiểm tra đánh giá theo các câu hỏi: Câu 1: Đánh dấu 3vào ô tương ứng phản ánh đặc điểm các yêu cầu khi thực hiện phương pháp tắm nắng nhằm tăng cường sức khoẻ: a. Thời gian tắm nắng: Tăng dần Không thay đổi Giảm dần b. Tập luyện tắm nắng tốt nhất vào: buổi sáng Buổi trưa Buổi chiều c. Thời gian tập luyện tắm nắng với người mới tập luyện lần đầu: 2-3 phút 4-5 phút 6-8 phút d. Sau mỗi lần tập luyện tắm nắng cần tăng thời gian lên: 3 phút 5 phút 7 phút 10 phút e. Thời gian tập luyện tắm nắng tối đa: 60 phút 70 phút 80 phút 90 phút
  32. Câu 2: Đánh dấu 3vào ô tương ứng phản ánh đặc điểm các yêu cầu khi thực hiện phương pháp tắm không khí nhằm tăng cường sức khoẻ: a. Bắt đầu tập luyện tắm không khí từ nhiệt độ không khí: 150-200 200-250 250-300 b. Tập luyện tắm không khí với nhiệt độ không khí: Tăng dần Không thay đổi Giảm dần c. Tập luyện tắm không khí bắt đầu tốt nhất là từ: Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông d. Thời gian tập luyện tắm không khí với người mới tập luyện lần đầu: 10 phút 15 phút 20 phút 25 phút e. Sau mỗi tuần tập luyện tắm không khí cần tăng thời gian lên: 3 phút 5 phút 7 phút 10 phút f. Thời gian tập luyện tắm không khí tối đa: 60-90 phút 90 - 120 phút 120-150 phút Câu 3: Đánh dấu 3vào ô tương ứng phản ánh đặc điểm các yêu cầu khi thực hiện phương pháp tắm nước nhằm tăng cường sức khoẻ: a. Tập luyện tắm nước với nhiệt độ: Tăng dần Không thay đổi Giảm dần b. Tập luyện tắm nước tốt nhất bắt đầu vào: Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông c. Thời gian tập luyện tắm nước với người mới tập luyện lần đầu: 2-3 phút 3-4 phút 4-5 phút 5-6 phút d. Sau mỗi lần tập luyện tắm nước cần tăng thời gian lên: 2-3 phút 4-5 phút 6-7 phút e. Thời gian ngâm mình dưới nước tối đa nên là: 15 phút 20 phút 25 phút 30 phút f. Tập luyện tắm nước tốt nhất là vào lúc: Buổi sáng Buổi trưa Buổi chiều
  33. Chủ đề IV: Kiểm tra, theo dõi sức khoẻ HS trong tập luyện TDTT (6 tiết) € Mục tiêu Học xong chủ đề này sinh viên có được: - Hiểu được đặc điểm và yêu cầu thực hiện các phương pháp kiểm tra, theo dõi sức khoẻ: đo chiều cao đứng, cân nặng, đo vòng ngực, đếm mạch, tính chỉ số Pi nhê - Biết thực hành tương đối thành thạo các nội dung, phương pháp kiểm tra theo dõi sức khoẻ cho HS tiểu học. Hoạt động: Tìm hiểu và thực hành về kiểm tra, theo dõi sức khoẻ HS trong tập luyện TDTT ³ Thông tin cơ bản 1. Ý nghĩa- tác dụng Tập luyện TDTT nhằm không ngừng củng cố, tăng cường sức khoẻ cho người tập, do đó công tác kiểm tra, theo dõi sức khoẻ HS trong tập luyện TDTT là một vấn đề rất quan trọng. Thông qua việc tiến hành công tác kiểm tra theo dõi sức khoẻ HS trong tập luyện nhằm: giúp GV nắm bắt được tình hình sức khoẻ HS, kịp thời điều chỉnh lượng vận động cho thích hợp với sức khoẻ HS Thực tế cho thấy rằng trong quá trình giảng dạy TDTT, nếu GV không nắm bắt được chính xác tình hình sức khoẻ HS, từ đó làm cho việc tổ chức tập luyện thực hiện lượng vận động không vừa sức với HS thì sẽ xẩy ra một trong hai tình huống sau: - Nếu lượng vận động thấp thì hiệu quả của tập luyện và GDTC nói chung sẽ thấp. - Nếu lượng vận động cao thì rất dễ xẩy ra hiện tượng "tập luyện quá sức" cho HS (trước hết là gây mệt mỏi cho HS trong và sau khi tập luyện, sau đó là xẩy ra các chấn thương, đau ốm, bệnh tật ). Trong một lớp học, thông thường trạng thái sức khoẻ HS không đồng nhất: Có em khoẻ, có em yếu, có em hay đau ốm, bệnh tật và đa số là có sức khoẻ trung bình Về khả năng tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng- kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực của HS cũng không đồng đều. Do đó, để có được lượng vận động vừa sức cho mỗi HS trong tập luyện TDTT thì nhất thiết phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khoẻ HS. Công tác kiểm tra theo dõi sức khoẻ HS còn có tác dụng thúc đẩy GV xem lại nội dung giảng dạy, soạn giáo án tỉ mỉ, đi sâu đi sát HS hơn và thường xuyên chú ý tìm cách cải tiến phương pháp giảng dạy để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Việc kiểm tra theo dõi sức khoẻ HS cần tiến hành vào đầu năm học và kết thúc từng học kỳ. Nên kết hợp kiểm tra sư phạm với kiểm tra y học, do đó cần có sự tham gia của y tế.
  34. Thông qua kiểm tra nếu thấy tình hình sức khoẻ nói chung và trình độ thể lực nói riêng của HS có tăng lên phần nào phản ánh được kết quả của giảng dạy TDTT và công tác GDTC chung của nhà trường. 2. Nội dung kiểm tra 2.1. Kiểm tra y học (về mặt y tế) Tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu: Chiều cao, cân nặng, vòng ngực (hít vào, thở ra), nếu có điều kiện thì kiểm tra cả dung tích sống. Kiểm tra chỉ số mạch đập, huyết áp , ngoài ra còn phải kiểm tra theo dõi về cảm giác ăn, ngủ của HS. 2.2. Kiểm tra sư phạm (về mặt TDTT) Cần tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu về mức độ phát triển thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho lứa tuổi mà nhà nước đã ban hành, đồng thời căn cứ vào đó để so sánh đánh giá xếp loại cho mỗi HS, đó là các kết quả: - Thành tích chạy nhanh (30 m, 60 m). - Thành tích chạy bền (200 m, 300 m, 400 m). - Bật cao không đà .v. v Thông qua kết quả các lần kiểm tra, nếu thành tích lần sau tốt hơn lần trước thì điều đó chứng tỏ việc tập luyện của thời gian trước đó là tốt, lượng vận động phù hợp với HS. Ngược lại, nếu thành tích lần sau kém hơn hoặc không hơn lần trước thì điều đó chứng tỏ việc tập luyện của thời gian trước đó chưa tốt, lượng vận động chưa phù hợp với HS, có thể quá thấp và cũng có thể quá cao, cần điều chỉnh lượng vận động hay thay đổi phương pháp giảng dạy hoặc bài tập. Nếu thông qua kết quả các lần kiểm tra, việc giảm sút thành tích kèm theo các triệu chứng xấu khác theo cảm giác chủ quan về sức khoẻ của HS thì đó là biểu hiện của trạng thái " tập luyện quá sức". Bảng theo dõi sức khoẻ HS Ngày kiểm tra TT Nội dung kiểm tra Ghi chú 1 Mạch đập (lần/ phút) 2 Chiều cao (cm) 3 Cân nặng (kg) 4 Vòng ngực TB (cm) 5 Cảm giác ăn 6 Cảm giác ngủ 7 Bật cao không đà (cm) 8 Bật xa không đà (cm) 9 Chạy nhanh (giây) 10 Chạy bền (phút, giây) "Tập luyện quá sức" là một hiện tượng cần tránh trong tập luyện TDTT, nó không những không có lợi cho sức khoẻ mà thậm chí còn mang lại nhiều hậu quả tai hại cho người tập, nhất là
  35. đối với lứa tuổi HS. Bởi vậy: cần được phát hiện sớm những dấu hiệu của trạng thái tập luyện quá sức, những dấu hiệu đó là: - Cảm giác mệt mỏi nhiều, nhức đầu, chóng mặt, không thích thú thậm chí ngại tập luyện. - Khó ngủ và ít ngủ, khi ngủ hay mê sảng. - Giảm cân nặng. - Khả năng vận động giảm (thành tích giảm, chất lượng thực hiện động tác giảm) Để phát hiện được sớm các dấu hiệu của tập luyện quá sức, mỗi HS cần làm một bảng (sổ) theo dõi sức khoẻ và thường xuyên ghi chép cẩn thận các kết quả kiểm tra và các cảm giác chủ quan của mình. ã Từ các kết quả kiểm tra y học và kiểm tra sư phạm, GV và cán bộ y tế nhà trường có thể phân loại sức khoẻ HS theo 3 nhóm: - Nhóm sức khoẻ tốt. Là những HS có đủ điều kiện để có thể học tập tất cả các nội dung quy định trong chương trình và được tham gia các hoạt động ngoại khoá TDTT. - Nhóm sức khoẻ trung bình. Là những HS có đủ điều kiện để có thể học tập tất cả các nội dung quy định trong chương trình (nội khoá), còn các hoạt động ngoại khoá thì tham gia có lựa chọn theo ý kiến của cán bộ y tế và của GV TDTT. - Nhóm sức khoẻ yếu. Là những HS chỉ có thể thực hiện ở một mức độ nhất định những động tác (hay bài tập) nhất định quy định trong chương trình nội khoá, có thể không tham gia được các hoạt động ngoại khoá chung như các bạn khác, nhưng có thể được tập luyện thêm một số bài tập riêng để củng cố sức khoẻ, chữa bệnh và hồi phục chức năng vận động của một số cơ quan. 3. Hướng dẫn phương pháp tự kiểm tra theo dõi sức khoẻ 3.1. Đo chiều cao đứng Dùng thước dây áp thẳng đứng vào tường, từ dưới lên hoặc kẻ sẵn trên tường với chiều cao dần. Đứng quay lưng vào một bức tường thẳng đứng, chân không đi giày, dép Đứng nghiêm: 2 chân chụm, 2 gót và mông, lưng chạm vào tường, mắt nhìn thẳng về phía trước. Dùng 2 miếng gỗ vuông góc để lên đỉnh đầu, một miếng áp sát vào tường, miếng kia nằm trên đầu song song với mặt đất. Chiều cao được xác định ở mép dưới tấm gỗ tương ứng với thước đo. 3.2. Cân nặng Cân nặng là một chỉ số có độ giao động lớn trong ngày, vì vậy cần tiến hành kiểm tra cân nặng vào cùng một thời điểm trong ngày và trong những điều kiện như nhau.
  36. Khi tiến hành kiểm tra cân nặng, các HS nam mặc quần cộc, ở trần, các HS nữ mặc quần áo mỏng. Chú ý: Với các HS lần đầu tập luyện với lượng vận động đáng kể (chủ yếu là với VĐV sau một thời gian nghỉ và trở lại tập luyện) trong 3 tháng đầu cân nặng có thể bị giảm xuống, mức độ giảm nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng vận động. Sau đó cân nặng ổn định trong một vài tháng rồi lại được tăng lên do cơ thể đã thích nghi với lượng vận động và do cơ- xương phát triển. Sau một buổi tập luyện nặng, cân nặng có thể giảm từ 1 - 3% thể trọng. Vào mùa hè sau buổi tập cân nặng giảm nhiều hơn so với mùa đông. Nếu trong một tuần tập luyện 1-2 tiết thể dục như hiện nay thì cân nặng thường không giảm, mà tăng nhanh vì các em đang ở độ lớn lên và lượng vận động bé như là một tác nhân kích thích cho sự tăng trưởng. Trường hợp cân nặng bị giảm kèm theo các cảm giác chủ quan xấu, năng lực vận động giảm thì là biểu hiện của "tập luyện quá sức", lúc này cần cho HS nghỉ ngơi tích cực và điều chỉnh lượng vận động, thậm chí cần có sự hỗ trợ của y- bác sỹ. 3.3. Đo vòng ngực Để xác định chính xác vòng ngực trung bình của mỗi HS, chúng ta cần tiến hành đo vòng ngực tối đa (lúc hít vào tích cực) và vòng ngực tối thiểu (lúc thở ra hết), sau đó lấy số trung bình cộng của hai kết quả đó. Đo vòng ngực được sử dụng bằng thước dây. Khi đo vòng ngực phải cởi trần, HS nam đo qua đường sát với núm vú và phía sau lưng là ở dưới góc xương bả vai, HS nữ đo qua đường sát dưới nách và trên tuyến vú, phía sau được đặt như nam. Chú ý: khi đo vòng ngực thước không được gấp hoặc vặn, đo sát người không lỏng quá và cũng không được kéo chặt vào, cố gắng làm sao cho thước ở phía trước và phía sau cùng cách đều mặt đất. 3.4. Tính chỉ số Pi nhê (Pignet) Chỉ số Pi nhê nhằm đánh giá trình độ phát triển thể chất (hình thể) con người. Do đó nó thường áp dụng để đánh giá đối với người đã trưởng thành. Ở đây, đối với HS phổ thông ta chỉ tham khảo để đánh giá, chứ chưa đảm bảo tính chính xác. Chỉ số Pi nhê được đánh giá theo công thức: I = T - (P + Pt) Trong đó: I là chỉ số pi nhê ; T là chiều cao đứng ; P là cân nặng ; Pt là vòng ngực trung bình. Ở người trưởng thành: I < 10 là hình thể tốt 10 < I ≤ 20 là hình thể khá 21 ≤ I ≤ 25 là hình thể bình thường 26 ≤ I ≤ 36 là hình thể yếu
  37. I > 36 là hình thể rất yếu. Với HS tiểu học thì: I 46 là hình thể rất yếu. 3.5. Mạch đập Mạch đập biểu hiện lực co bóp, tần số và nhịp hoạt động của tim. Trong cuộc sống, các thầy thuốc (nhất là các thầy thuốc đông y) thường bắt mạch để đoán bệnh xem trạng thái sức khoẻ của cơ thể. Trong tập luyện TDTT người ta đếm mạch để theo dõi sức khoẻ, kiểm tra hiệu quả tác động của lượng vận động và hiệu quả tập luyện lên cơ thể người tập. Mạch đập thường thay đổi luôn trong ngày và phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể, như: mạch đập ban ngày thường nhanh hơn ban đêm, khi đứng mạch nhanh hơn khi nằm, lúc vận động mạch nhanh hơn khi không vận động, khi lo lắng, sợ hãi, vui vẻ mạch nhanh hơn khi bình thường. • Cách đếm mạch: Người ta thường đếm mạch bằng cách để ngón tay trỏ hay ngón tay giữa, ngón tay đeo nhẫn lên động mạch ở cổ tay, ở cổ hoặc ở thái dương (trên nền xương). Tương ứng mỗi lần ngón tay "nẩy lên" là một nhịp. Đếm mạch chính xác nhất là đếm đủ trong một phút, nhưng trong thực tế thì người ta có thể đếm mạch trong 30 giây rồi nhân 2 hoặc đếm trong 15 giây rồi nhân 4 là ta có mạch đập (số lần trong một phút). Để xác định chính xác mạch đập lúc bình thường người ta thường đếm mạch vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy, ở tư thế nằm trên gường, đây gọi là mạch cơ sở. Tập luyện TDTT thường xuyên sẽ làm cho mạch cơ sở giảm dần, có thể xuống 50- 60 lần/phút (VĐV). Theo dõi mạch đập sau khi vừa vận động xong ta có thể xác định được lượng vận động vừa thực hiện nặng hay nhẹ. Nếu ngay sau khi vận động mà mạch đập ở mức 100 lần/ phút thì lượng vận động đó là nhẹ, mạch đập 130 lần/ phút thì lượng vận động đó là vừa, mạch đập 150 lần/ phút thì lượng vận động đó là tương đối lớn, mạch đập trên 160 lần/ phút thì lượng vận động nặng. Tập luyện TDTT thường xuyên thì khả năng hoạt động của hệ tim mạch tăng lên, do đó cơ thể có thể thích ứng được với lượng vận động cao hơn người thường. Với HS tiểu học mạch đập thông thường là: 85- 90 lần/ phút. Nếu được tập luyện tốt thì mạch đập cũng có thể được giảm xuống 70-80 lần/ phút.
  38. " Nhiệm vụ "1: Toàn lớp nghe GV giảng bài kết hợp đàm thoại (90 phút). Câu hỏi đàm thoại: 1. Nội dung kiểm tra theo dõi sức khoẻ HS trong tập luyện TDTT ? 2. Ý nghĩa và tác dụng công tác kiểm tra theo dõi sức khoẻ HS trong tập luyện TDTT ? 3. Phương pháp đo chiều cao đứng ? 4. Phương pháp cân nặng ? 5. Phương pháp đo vòng ngực ? 6. Cách tính chỉ số Pi nhê ? 7. Phương pháp đo mạch ? " 2 - SV tự nghiên cứu tài liệu: Phương pháp tự kiểm tra theo dõi sức khoẻ (30 phút). - Thảo luận và làm việc theo nhóm ( 90 phút). Nội dung thảo luận: - Đo chiều cao đứng; Cân nặng; Đo vòng ngực; Tính chỉ số Pi nhê - Đếm mạch " 3: Trao đổi, thảo luận chung cả lớp (45 phút) SV: Từng tổ thực hiện báo cáo kết quả và nhận xét lẫn nhau GV: Nhận xét, đánh giá và kết luận. / Đánh giá a). Sinh viên tự kiểm tra kiến thức theo các câu hỏi: Câu 1: Đánh dấu 3vào các cột tương ứng, phản ánh đặc điểm các tiêu chí đánh giá phân nhóm sức khoẻ: Nhóm sức khoẻ TT Nội dung Tốt Trung bình Yếu 1 Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định trong chương trình thể dục 2 Thực hiện ở một mức độ nhất định các nội dung quy định trong chương trình thể dục 3 Tham gia các hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao
  39. 4 Tham gia có lựa chọn các hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao 5 Không tham gia được các hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao Câu 2: Dùng dấu gạch nối ( ) để chỉ mối quan hệ giữa A và B, phản ánh chỉ số Pi nhê đánh giá trình độ phát triển thể chất (hình thể) của HS tiểu học: A B 1. I = 20 a. Tốt 2. I = 25 b. Khá 3. I = 35 c. Trung bình 4. I = 40 d. Yếu 5. I = 45 e. Rất yếu Câu 3: Dùng dấu gạch nối ( ) để chỉ mối quan hệ giữa A và B, nhằm xác định lượng vận động vừa thực hiện xong nặng hay nhẹ thông qua chỉ số mạch đập đo được ngay sau vận động của người bình thường: A B 1. Mạch = 100 lần/ phút a. Lượng vận động nhẹ 2. Mạch = 130 lần/ phút b. Lượng vận động vừa 3. Mạch = 160 lần/ phút c. Lượng vận động tương đối lớn 4. Mạch = 180 lần/ phút d. Lượng vận động nặng b). Về kỹ năng: Mức độ thuần thục khi thực hiện: - Đo chiều cao đứng - Cân nặng - Đo vòng ngực - Mạch đập - Tính chỉ số Pi nhê 9 Thông tin phản hồi 9 Chủ đề 1 Câu 1: Một số đặc điểm tâm lý HS tiểu học. a. Khuynh hướng ghi nhớ của HS tiểu học: Máy móc
  40. b. Khả năng phân tích tự giác: Chưa hình thành c. Tư duy mang tính chất: Hình ảnh cụ thể d. Thái độ cư xử của HS tiểu học trong học tập, sinh hoạt: Chưa ổn định e. Tính độc lập, kiềm chế, tự chủ: Thấp Câu 2: Một số đặc điểm hệ cơ của HS tiểu học a. Lượng nước trong cơ: Nhiều b. Tỷ lệ các chất đạm, mỡ trong cơ: Ít c. Sức mạnh cơ: Yếu d. Giới hạn sinh lý về khả năng chịu đựng mà lứa tuổi 8 tuổi có thể mang vác được: 3,5 kg e. Khả năng phối hợp vận động: Kém f. Lực cơ trung bình của HS nam 7 tuổi: 4-7 kg Câu 3: Một số đặc điểm về xương của HS tiểu học: a. Tốc độ phát triển của xương so với các bộ phận khác của cơ thể: Nhanh hơn b. Cấu trúc của xương: Chưa phát triển hoàn chỉnh c. Độ dẻo của xương: Cao Câu 4: Một số đặc điểm hệ tuần hoàn và hệ hô hấp của HS tiểu học a. Mạch đạp là: 85-90 lần / phút b. Lưu lượng tâm thuở lứa tuổi 7-8 tuổi là: 23 ml c. Lưu lượng phút ở lứa tuổi 7-8 tuổi là: khoảng 1,8 lít/ phút. d. Lượng không khí chứa đựng trong phổi ở trẻ 8 tuổi là: khoảng 1,7 lít. 9 Chủ đề 2 Câu 1: Một số tác động trực tiếp của việc thực hiện các động tác TDTT đối với hệ tuần hoàn: a. Tốc độ tuần hoàn máu: Tăng b. Lưu lượng tâm thu và lưu lượng phút: Tăng c. Sự phân phối máu trong toàn cơ thể: Có thay đổi Câu 2: Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, cụ thể như sau: a. Độ lớn của tim: Tăng b. Thành tâm thất: Dày lên c. Trọng lượng tim của VĐV (người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: 350-400 gam
  41. d. Mạch đập lúc yên tĩnh của VĐV khoảng: 55-60 lần/ phút e. Mạch đập lúc yên tĩnh của người thường khoảng: 75-80 lần/ phút f. Mạch đập tối đa (sau vận động) - Vận động viên: 220-240 lần/phút - Người thường: 160-180 lần/phút g. LLP của người thường: - Lúc yên tĩnh: 4,75 lít/phút - Lúc vận động tối đa: 20-24 lít/phút h. LLP của vận động viên: - Lúc yên tĩnh: 3,5 lít/ phút - Lúc vận động tối đa: 34 lít/ phút Câu 3: Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp, cụ thể như sau: a. Lồng ngực được nở ra theo 3 chiều: Trước-sau, trên- dưới, phải- trái b. Tần số hô hấp khi yên tĩnh: VĐV người thường d. Khi hoạt động cùng một công việc định lượng trong điều kiện yếm khí thì nợ dưỡng: VĐV < người thường 9 Chủ đề 3 Câu 1: Đặc điểm các yêu cầu khi thực hiện phương pháp tắm nắng nhằm tăng cường sức khoẻ: a. Thời gian tắm nắng: Tăng dần b. Tập luyện tắm nắng tốt nhất vào: Buổi sáng c. Thời gian tập luyện tắm nắng với người mới tập luyện lần đầu: 4-5 phút d. Sau mỗi lần tập luyện tắm nắng cần tăng thời gian lên: 5 phút e. Thời gian tập luyện tắm nắng tối đa: 90 phút Câu 2: Đặc điểm các yêu cầu khi thực hiện phương pháp tắm không khí nhằm tăng cường sức khoẻ: a. Bắt đầu tập luyện tắm không khí từ nhiệt độ không khí: 200-300 b. Tập luyện tắm không khí với nhiệt độ không khí: Giảm dần c. Tập luyện tắm không khí bắt đầu tốt nhất là từ: Mùa hạ → Mùa thu → Mùa đông d. Thời gian tập luyện tắm không khí với người mới tập luyện lần đầu: 15 phút e. Sau mỗi tuần tập luyện tắm không khí cần tăng thời gian lên: 5 phút
  42. f. Thời gian tập luyện tắm không khí tối đa: 90 - 120 phút Câu 3: Đặc điểm các yêu cầu khi thực hiện phương pháp tắm nước nhằm tăng cường sức khoẻ: a. Tập luyện tắm nước với nhiệt độ: Giảm dần b. Tập luyện tắm nước tốt nhất bắt đầu vào: Mùa hạ c. Thời gian tập luyện tắm nước với người mới tập luyện lần đầu: 3-4 phút d. Sau mỗi lần tập luyện tắm nước cần tăng thời gian lên: 2-3 phút e. Thời gian ngâm mình dưới nước tối đa nên là: 20 phút f. Tập luyện tắm nước tốt nhất là vào lúc: Buổi sáng 9 Chủ đề 4 Câu 1: Các tiêu chí đánh giá phân nhóm sức khoẻ TT Nội dung Nhóm sức khoẻ Tốt Trung bình Yếu 1 Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định trong 3 3 chương trình thể dục 2 Thực hiện ở một mức độ nhất định các nội dung 3 quy định trong chương trình thể dục 3 Tham gia các hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao 3 4 Tham gia có lựa chọn các hoạt động ngoại khoá thể 3 dục thể thao 5 Không tham gia được các hoạt động ngoại khoá thể 3 dục thể thao Câu 2: Mối quan hệ giữa A và B, phản ánh chỉ số Pi nhê đánh giá trình độ phát triển thể chất (hình thể) của HS tiểu học: A B 1. I = 20 a. Tốt 2. I = 25 b. Khá 3. I = 35 c. Trung bình 4. I = 40 d. Yếu 5. I = 45 e. Rất yếu Câu 3: Mối quan hệ giữa A và B, nhằm xác định lượng vận động vừa thực hiện xong nặng hay nhẹ thông qua chỉ số mạch đập đo được ngay sau vận động của người bình thường: A B
  43. 1. Mạch = 100 lần/ phút a. Lượng vận động nhẹ 2. Mạch = 130 lần/ phút b. Lượng vận động vừa 3. Mạch = 160 lần/ phút c. Lượng vận động tương đối lớn 4. Mạch = 180 lần/ phút d. Lượng vận động nặng /Đánh giá sau khi học tiểu môđun 1. Về nội dung, yêu cầu, phương pháp và câu hỏi, bài tập đánh giá 1.1. Về kiến thức • Nội dung 1. Đặc điểm tâm lý và sinh lý vận động của HS tiểu học. 2. Ảnh hưởng và tác dụng của tập luyện TDTT đối với HS tiểu học. 3. Phương pháp tập luyện nâng cao sức khoẻ và phát triển các tố chất vận động cho HS tiểu học. 4. Kiểm tra theo dõi sức khoẻ HS trong tập luyện TDTT • Yêu cầu - Xác định được và có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm cấu tạo giải phẫu- sinh lý và tâm lý của HS tiểu học. - Xác định, mô tả, phân tích được các phương pháp phát triển thể chất cho HS tiểu học . • Phương pháp kiểm tra đánh giá Trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp. • Câu hỏi: 1. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi HS tiểu học ? 2. Đặc điểm cấu tạo và khả năng hoạt động của hệ cơ - xương của HS tiểu học ? 3. Đặc điểm hệ tuần hoàn của HS tiểu học ? 4. Đặc điểm hệ hô hấp của HS tiểu học ? 5. Đặc điểm hệ thần kinh của HS tiểu học ? 6. Hãy nêu các tác dụng của tập luyện TDTT đối với cơ thể con người nói chung? 7. Tác dụng của tập luyện TDTT đối với hệ tuần hoàn ? 8. Tác dụng của tập luyện TDTT đối với hệ hô hấp ? 9. Tác dụng của tập luyện TDTT đối với hệ cơ xương ? 10. Tác dụng của tập luyện TDTT đối với cơ thể HS tiểu học ? 11. Các yếu tố lành mạnh của thiên nhiên và các điều kiện vệ sinh trong tập luyện TDTT? 12. Phương pháp tắm nắng ?
  44. 13. Phương pháp tắm không khí ? 14. Phương pháp tắm nước ? 15. Phương pháp rèn luyện sức nhanh ? 16. Phương pháp rèn luyện sức mạnh ? 17. Phương pháp rèn luyện sức bền ? 18. Phương pháp rèn luyện năng lực mềm dẻo ? 19. Phương pháp rèn luyện khả năng phối hợp vận động ? 1.2. Về kỹ năng • Nội dung Các phương pháp tự kiểm tra theo dõi sức khoẻ. 1. Đo chiều cao đứng. 2. Cân nặng. 3. Đo vòng ngực. 4. Chỉ số Pi nhê (Pignet). 5. Mạch đập. • Yêu cầu - Có thể thực hành các phương pháp kiểm tra theo dõi sức khoẻ cho HS tiểu học. • Phương pháp kiểm tra đánh giá Thực hành các phương pháp kiểm tra, đánh giá sức khoẻ của HS • Bài tập 1. Đo chiều cao đứng. 2. Cân nặng. 3. Đo vòng ngực. 4. Chỉ số Pi nhê (Pignet). 5. Mạch đập. 1.3. Thái độ, hành vi - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập, nghiên cứu và tham gia các hoạt động trong các giờ học. • Yêu cầu - Cố gắng nâng cao năng lực chuyên môn thông qua việc nghiên cứu các nội dung để thực hành các phương pháp tập luyện phát triển thể chất sau này cho HS tiểu học. • Phương pháp kiểm tra đánh giá - Theo dõi chuyên cần trong học tập. - Ý thức tham gia các hoạt động và chấp hành các yêu cầu của GV, của lớp.
  45. 2. Thông tin phản hồi của đánh giá 2.1. Về kiến thức 9 Bảng tổng hợp về đặc điểm tâm lý và sinh lý vận động của HS tiểu học Nội dung Đặc điểm Tâm lý • Sự say mê học tập chủ yếu là từ các động cơ mang ý nghĩa tình cảm như được thầy cô, ông bà, bố mẹ, anh chị khen ngợi và động viên. • HS các lớp đầu cấp, có khuynh hướng ghi nhớ một cách máy móc, ít có khả năng phân tích tự giác. - Khả năng phân tích các hiện tượng còn kém, nên dễ bị động khi được nhắc nhở, sai bảo, dẫn đến biểu hiện kém tự tin, kém khả năng kiềm chế hành vi, thái độ. - Để hình thành các hiểu biết, kiến thức các em thường học thuộc lòng từng câu, từng chữ. - Để hình thành kỹ năng vận động các em thường bắt chước, cố gắng làm theo các động tác, điệu bộ, hành vi của GV. • Ở các lớp cuối cấp (lớp 4,5), việc ghi nhớ được hình thành và phát triển. - Tư duy của các em vẫn còn mang tính chất hình ảnh cụ thể. - Các em sẽ tiếp thu dễ dàng và nhanh chóng hơn đối với các khái niệm có kèm theo minh hoạ (hình ảnh trực quan). • Hoạt động vui chơinói chung là một yêu cầu hết sức cần thiết, đây là nhu cầu tự nhiên và rất cấp thiết không thể thiếu được trong cuộc sống và trong học tập của trẻ. • Về mặt tình cảm, thái độ cư xử trong sinh hoạt, học tập của HS tiểu học chưa ổn định. Các em thường thay đổi tâm trạng, hay xúc động, sự vui-buồn thường gặp trong cùng một hoạt động, một thời điểm. • Các phẩm chất tâm lý, như tính độc lập, sự tự kiềm chế, tự chủ còn thấp. Hệ cơ - a) Hệ cơ. xương - Ở lứa tuổi HS tiểu học, cơ của các em có chứa nhiều nước, tỉ lệ các chất đạm, mỡ còn ít, nên khi hoạt động chóng mệt mỏi. - Sức mạnh cơ ở lứa tuổi này còn rất hạn chế. - Các nhóm cơ to phát triển sớm hơn các nhóm cơ nhỏ. - Lực cơ của HS tiểu học được tăng dần theo lứa tuổi. b) Hệ xương.
  46. - Tốc độ phát triển của xương nhanh hơn so với các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là xương ở tay và chân. - Cấu trúc xương và khớp chưa được phát triển hoàn chỉnh, vững chắc. - Các đốt xương ở cột xương sống có độ dẻo cao,do còn nhiều sụn nên chưa thành xương hoàn toàn và còn ở trong giai đoạn hình thành đường cong sinh lý. Hệ tuần - Nhịp tim nhanh (mạch đập thông thường là: 85 - 90 lần/phút). Khi hoạt động hoàn vận động hoặc có trạng thái lo lắng thì nhịp tim đập nhanh hơn, dồn dập hơn. - Lượng máu mỗi lần tim co bóp đưa vào động mạch (LLTT) được tăng dần: - Ở lứa tuổi 7-8, LLTT là: 23 ml - Ở lứa tuổi 13-14, LLTT là: 35- 38 ml - Ở người trưởng thành, LLTT là: 65- 70 ml. - Trong quá trình tập luyện TDTT, nếu các em được hướng dẫn tập luyện theo nội dung, chương trình phù hợp, sẽ tạo điều kiện phat triển và rèn luyện nâng dần sức chịu đựng, khả năng làm việc của hệ tuần hoàn. Hệ hô - Ở lứa tuổi HS tiểu học, hệ hô hấp đang ở thời kỳ hoàn thiện, các em đang dần hấp dần tạo nên thói quen chuyển từ thở kiểu bụng sang thở kiểu ngực. Lồng ngực phát triển chưa hoàn thiện. - Độ giãn nở của các phế nang (túi phổi) còn thấp, nên nhịp thở còn nông. Số lượng phế nang tham gia mỗi lần hô hấp còn ít, nên lượng ôxy được đưa vào máu không cao. - Lượng không khí chứa đựng trong phổi còn thấp (ở trẻ 8 tuổi là: 1,699 lít, ở người trưởng thành là: 4 lít - Về lượng không khí phổi, dung tích sống được tăng dần theo sự phát triển lứa tuổi của trẻ . - Tần số hô hấp của HS tiểu học tương đối cao. Hệ thần - Ở lứa tuổi HS tiểu học, hoạt động phân tích và tổng hợp của HS kém nhạy kinh bén, nhận thức các hiện tượng biến đổi của xã hội còn mang tính chủ quan, cảm tính, bị động - Khả năng bắt chước một cách máy móc, khả năng phân biệt, tính sáng tạo còn hạn chế. - Ở lứa tuổi HS tiểu học, thường có một số loại hình thần kinh sau: +. Loại mạnh- thăng bằng. +. Loại mạnh- hưng phấn. +. Loại yếu (thụ động). 9 Tác dụng của tập luyện TDTT đối với cơ thể con người.
  47. 1. Tập luyện TDTT thường xuyên sẽ là phương pháp phòng bệnh tích cực, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống bệnh tật, tạo điều kiện cho cơ thể được phát triển tự nhiên, cân đối, tăng cường sức khoẻ, phát triển thể lực và kéo dài tuổi thọ. 2. Nâng cao năng lực hoạt động của cơ thể, góp phần rèn luyện nâng cao được những phẩm chất đạo đức- ý chí cần thiết cho con người, phát triển toàn diện các tố chất vận động: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo. 3. Tập luyện TDTT sẽ góp phần khắc phục, sửa chữa được một số khuyết tật của cơ thể, phòng chống bệnh nghề nghiệp và góp phần quan trọng vào việc điều trị, hồi phục tích cực các cơ quan vận động và một số bệnh lý khác về: thần kinh, nội tạng 4. Tập luyện TDTT sẽ làm cho năng lực hoạt động của các cơ quan nội tạng được nâng cao, cụ thể là: a) Đối với hệ tuần hoàn: • Dưới tác động trực tiếp của việc thực hiện các động tác TDTT: + Tốc độ tuần hoàn của máu được tăng lên. + Lưu lượng tâm thu (LLTT) và lưu lượng phút (LLP) của tim tăng lên. + Sự phân phối máu trong toàn cơ thể thay đổi. • Tập luyện TDTT một cách thường xuyên sẽ làm cho tim có khả năng thích nghi với yêu cầu hoạt động ngày càng cao nhờ có sự thay đổi về cấu trúc Tim và chức năng hoạt động của nó. + Trước hết là sự thay đổi độ lớn của tim. + Thay đổi về khả năng hoạt động của tim. b) Đối với bộ máy hô hấp Dưới tác động của tập luyện TDTT sẽ làm tăng khả năng hoạt động của bộ máy hô hấp, cụ thể là: + Lồng ngực được nở ra cả 3 chiều (trước - sau, phải- trái, trên dưới). + Tần số hô hấp thay đổi (tiết kiệm khi yên tĩnh, có khả năng hoạt động cao khi cần thiết) + Độ hoạt động lên xuống của cơ hoành được tăng lên, làm cho tính chất của hô hấp chuyển từ thở ngực sang thở bụng. + Tăng độ co giãn của phổi, thở sâu hơn, làm cho phổi làm việc thong thả hơn, nên VĐV ít có hiện tượng thở gấp. + Khi thực hiện cùng một công việc định lượng thì nợ dưỡng của VĐV ít hơn người thường và sau hoạt động thì VĐV trả nợ dưỡng nhanh hơn. c) Đối với hệ cơ và xương. + Đối với hệ cơ.
  48. Tập luyện TDTT sẽ làm biến đổi về mặt giải phẩu của cơ. Trước hết là: Cơ bắp to lên một cách rõ rệt, số mao mạch trong hệ cơ cũng được tăng lên (146%), nguồn dự trữ trong cơ được tăng lên, do hàm lượng các chất giàu năng lượng (ATP, CP) tăng lên Khả năng hưng phấn của cơ cũng được tăng lên, đồng thời trương lực hệ cơ và hiệu suất sinh công của cơ cũng được tăng. + Đối với hệ xương. Song song với sự tăng trưởng quá dưỡng của hệ cơ do tập luyện TDTT thì các mấu xương ở đầu các xương ống đều có biến đổi Ngoài ra tập luyện TDTT còn làm tăng độ dày thành xương, ống tuỷ hẹp lại, làm xương nặng thêm và dài ra (do sụn phát triển). Xương của VĐV được tưới máu nhiều hơn, làm cho tế bào xương được nuôi dưỡng tốt nên xương cứng, dai và có sức chống đỡ tốt. 9 Tác dụng của tập luyện TDTT đối với HS tiểu học a) Tác động đến sự phát triển tự nhiên của cơ thể HS. b) Tập luyện TDTT là một trong những điều kiện cơ bản để HS nhận thức thế giới xung quanh, nâng cao khả năng giao tiếp, tạo môi trường tự nhiên-xã hội để phát triển về tinh thần, trí tuệ và đạo đức- ý chí cho các em. c) Tập luyện TDTT nâng cao đựơc khả năng làm việc của các hệ thống cơ quan cơ thể HS tiểu học. Tóm lại: Đối với các em HS tiểu học, tập luyện TDTT có hệ thống, hợp lí và đúng phương pháp sẽ thúc đẩy sự phát triển cuả cơ thể. Các hệ thống cơ, xương, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp. hệ thống thần kinh được phát triển tốt. cơ quan bài tiết hoạt động tốt hơn, lực co bóp của tim mạnh lên, năng lực hoạt động của phổi được tăng lên mạnh, cơ thể có khả năng thích ứng với hoàn cảnh luôn luôn thay đổi của mọi thời tiết bên ngoài, nâng cao hơn năng lực đề kháng với bệnh tật. Tập luyện TDTT còn có tác dụng tốt đến sự phát triển của các kĩ năng thực dụng như: đi, chạy, nhảy, ném, bắt, leo trèo, mang vác v.v Đây là cơ sở chuẩn bị vốn tri thức vận động cho HS tham gia lao động, học tập tốt hơn, đồng thời cũng bồi dưỡng tính tích cực, tính kỉ luật, tính chủ động sáng tạo và những hành vi đạo đức tốt 9 Phương pháp tập luyện nâng cao sức khoẻ. 1. Cơ sở sinh lý của việc sử dụng các yếu tố thiên nhiên để GDTC: * Thường xuyên tập luyện TDTT trong các điều kiện: ấnh sáng, không khí, tính chất nước khác nhau sẽ tạo cho hệ thống thần kinh trung ương thích nghi với sự thay đổi đột ngột của hoàn cảnh, thời tiết, phòng chống được các bệnh tật như: cảm lạnh, cảm nắng, cảm gió * Khi ta tắm nắng, các tia tử ngoại (bức xạ mặt trời), có thể tạo điều kiện cho da sản sinh ra sinh tố D, làm tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể.
  49. * Không khí trong sạch và nước lạnh sẽ kích thích thần kinh khiến cho tinh thần con người thêm sảng khoái, hứng thú, tỉnh táo, tăng thêm trí nhớ, nâng cao được hiệu suất học tập và thành tích vận động cũng được tăng lên 2. Các phương pháp. 2.1. Phương pháp tắm nắng. Những tia nắng khi chiếu vào thân thể, dù chỉ trong chốc lát cũng sẽ kích thích thân thể và những quá trình sinh lý phức tạp sẽ xẩy ra: - Nhiệt độ thân thể tăng lên (thân nhiệt tăng). - Áp lực máu giảm (do động mạch nở ra). - Nhịp thở tăng lên và sâu hơn. - Trao đổi chất tăng cường, ra mồ hôi (bài tiết tăng). Nếu tắm nắng vừa đủ (theo đúng chỉ dẫn khoa học) thì lượng hồng cầu trong máu tăng lên, tinh thần sảng khoái, toàn cơ thể sẽ có biến đổi tốt. Tắm nắng là một phương pháp đơn giản và đỡ tổn phí. • Khi tắm nắng cần chú ý các vấn đề sau đây: - Tiến hành tập luyện theo nguyên tắc tăng dần từng bước: nâng dần cường độ và thời gian tắm nắng. - Tập luyện tắm nắng tốt nhất vào buổi sáng. - Khi tắm nắng cơ thể có thể ở các tư thế khác nhau. - Thời gian tập luyện tắm nắng với người mới tập luyện lần đầu là: 4 - 5 phút, sau mỗi lần tập tăng lên 5 phút, thời gian tối đa không quá 90 phút. - Sau khi tắm nắng xong, nếu thấy trong người khó chịu, sức khoẻ không bình thường thì phải khám sức khoẻ hoặc hỏi ý kiến của y- bác sỹ để có biện pháp điều trị ngay. - Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và những người mắc bệnh tim, mạch đập thất thường, đau đầu, đau thận thì không nên tắm nắng. 2.2. Tắm không khí: Phương pháp luyện tập tắm không khí có rất nhiều cách, như: - Tăng thời gian vận động ở nơi không khí trong sạch. - Ngủ ở ngoài trời. - Tập luyện thể dục sáng . • Sử dụng tính chất môi trường không khí để GDTC cần chú ý những điểm sau đây: - Bắt đầu tập luyện từ không khí ấm (20 - 30 0 C ) rồi đến không khí lạnh vừa (14 - 19 0 C ) đến không khí lạnh (7 - 13 0 C ). Thông thường là từ mùa thu đến mùa đông.
  50. - Thời điểm tập luyện tắm không khí tốt nhất là vào buổi sáng, lúc đầu tắm không khí trong khỏang 15 phút, sau đó mỗi tuần tăng lên 5 phút, tối đa là 1 giở 30 phút đến 2 giờ. - Khi tập luyện tắm không khí nên mặc ít quần áo, nếu thời tiết lạnh quá thì nên kết hợp với vận động TDTT. Tập luyện xong cần lau-sát người cho nóng hoặc tắm bằng nước ấm. - Vào mùa đông, nên tắm không khí ở trong nhà, song phải ở nơi không khí lưu thông và cần kết hợp với tập luyện thể dục sáng. - Với những người có trạng thái sức khoẻ yếu, những người đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh hở van tim thì không nên tắm không khí. Khi tắm không khí nếu thấy cảm giác lạnh hoặc có gió lớn thì không nên tắm lâu. 2.3. Tắm nước: Tắm nước được mọi người ưa thích, nhất là với thanh thiếu niên. Trong điều kiện thời tiết, khí hậu của Đất nước ta việc tắm nước càng được phổ biến với mọi người, đi sâu vào đời sống hàng ngày của mỗi con người. Tắm nước rất có lợi cho sự phát triển và rèn luyện của cơ thể. • Khi tắm nước cần chú ý mấy điểm sau đây: - Tập luyện tắm nước bắt đầu vào mùa hè hoặc mùa xuân, mùa thu, tắm từ nước ấm chuyển sang lạnh dần (với các em nhỏ thì không nên tắm nước quá lạnh). - Người mới tập luyện, lần đầu ngâm nước chỉ từ 3 - 4 phút, sau đó tăng dần lên 2 - 3 phút, nhưng không nên ngâm mình trong nước quá 20 phút. Thông thường khi có cảm giác lạnh lần thứ 2 trong nước thì thôi ngay. - Những phương pháp tắm nước thích hợp nhất là: lau, sát, ngâm, bơi và cũng có thể sử dụng các phương pháp hỗn hợp đễ tập luyện. Vào mùa đông nên sử dụng các phương pháp theo thứ tự: lau tay - ngực - bụng - chân - lưng rồi đến sát - ngâm nước. Vào mùa hè thì tốt nhất là tập luyện bơi lội. - Tắm nước tốt nhất là vào buổi sáng sớm, trước khi ăn sáng 30 phút, không nên ngâm nước vào buổi tối. Ngoài 3 phương pháp trình bày ở trên, để không ngừng củng cố, tăng cường sức khoẻ cần thường xuyên tham gia tập luyện TDTT, đặc biệt là tập luyện thể dục sáng. Để tập luyện thể dục sáng có hiệu quả thì người tập cần: - Tập luyện đúng bài quy định cho đối tượng. - Tập đúng động tác, tiết tấu, nhịp điệu của động tác. - Tập luyện thể dục sáng trước khi làm vệ sinh cá nhân. - Trước khi thực hiện bài tập cần vận động nhẹ: đi bộ, chạy nhẹ nhàng - Tập luyện thể dục sáng ở nơi thoáng mát, không khí trong lành. - Vào mùa đông khi tập luyện thể dục sáng cần mặc đủ ấm.
  51. - Vào mùa hè, sau khi tập luyện thể dục sáng cần được tắm mát 9 Phương pháp tập luyện phát triển các tố chất vận động cho HS tiểu học. 1. Phương pháp rèn luyện sức nhanh. • Sức nhanh là năng lực thực hiện một hành động vận động trong điều kiện cho trước với thời gian ngắn nhất. • Để phát triển sức nhanh cần phối hợp thực hiện các bài tập thể chất nhằm phát triển các yếu tố quyết định đến khả năng thể hiện của sức nhanh. • Để tập luyện phát triển sức nhanh ta có thể sử dụng các bài tập thể chất có tác dụng phát triển năng lực phản ứng có tần số cao hay các bài tập có tác dụng phát triển sức mạnh - nhanh, các bài tập với bóng • Phương pháp tập luyện để phát triển sức nhanh là: - Phương pháp tập luyện lặp lại. - Phương pháp tập luyện giãn cách có cường độ vận động gần tối đa và tối đa. - Phương pháp trò chơi vận động với bóng nhỏ • Trong huấn luyện sức nhanh cần chú ý đến cấu trúc lượng vận động, cụ thể là cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Cường độ vận động tối đa và gần tối đa. - Khối lượng vận động nhỏ. - Thời gian vận động ngắn. - Thời gian nghỉ vượt mức (đảm bảo NLVĐ hồi phục vượt mức mới tập luyện tiếp). - Khởi động kỹ trước khi thực hiện các bài tập phát triển sức nhanh. - Sử dụng phương tiện tập luyện (các bài tập thể chất) phong phú đa dạng. - Chú ý thả lỏng trong khi thực hiện bài tập. - Thực hiện bài tập với yêu cầu cao về độ chính xác kỹ thuật động tác. - Trong quá trình tập luyện nếu thấy xuất hiện hiện tượng giảm tốc độ vận động thì dừng tập. 2. Phương pháp phát triển sức mạnh. • Sức mạnh là năng lực khắc phục lực cản bên ngoài hoặc chống lại lực cản đó đó bằng sự nỗ lực của cơ bắp. • Phương tiện giáo dục sức mạnh là các bài tập khắc phục lượng đối kháng, bao gồm: lượng đối kháng bên ngoài và trọng lượng cơ thể. • Phương pháp tập luyện để phát triển sức mạnh chủ yếu là: Phương pháp tập luyện lặp lại với các quãng nghỉ cực hạn (vượt mức). • Để phát triển các loại sức mạnh khác nhau cần có phương pháp thực hiện lượng vận động phù hợp với đặc điểm của từng loại sức mạnh. 3. Phương pháp phát triển sức bền.
  52. • Sức bền là năng lực duy trì hoạt động với một cượng độ cho trước. Hay còn gọi sức bền là năng lực khắc phục mệt mỏi. • Phương tiện huấn luyện sức bền: - Để phát triển sức bền chung ta sử dụng các bài tập phát triển chung, mà cụ thể là sử dụng phong phú các bài tập thể chất nói chung (các môn TDTT khác nhau). - Để phát triển sức bền chuyên môn ta sử dụng các bài tập thi đấu có cượng độ vận động và điều kiện gần giống như thi đấu. • Phương pháp tập luyện: - Phương pháp tập luyện kéo dài: là phương pháp tập luyện mà lượng vận động kéo dài không có quãng nghỉ. Phương pháp này có thể được thực hiện ở 2 dạng sau: + Tập luyện liên tục. + Tập luyện thay đổi. - Phương pháp giãn cách: là phương pháp tập luyện mà trong đó có sự luân phiên một cách hệ thống giữa giai đoạn vận động ngắn hay trung bình, dài với các quãng nghỉ ngắn (quãng nghỉ căng thẳng) không dẫn tới sự hồi phục đầy đủ kết hợp với quãng nghỉ vượt mức để hồi phục vượt mức. 4. Phương pháp phát triển năng lực mềm dẻo. • Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn. • Phương pháp tập luyện để phát triển mềm dẻo chủ yếu là phương pháp kéo giãn cơ bắp và dây chằng. Người ta thường sử dụng phương pháp này dưới các hình thức sau đây: - Kéo giãn cơ bắp và dây chằng trong thời gian dài, khi xuất hiện cảm giác đau thì thôi. Thông thường là duy trì sự kéo giãn trong khoảng 10→20 giây, lặp lại 3→4 lần. - Tăng sự đàn hồi khi kéo giãn tới khi đạt được mức tối đa bằng các động tác lăng đơn giản. - Kết hợp kéo giãn bằng những động tác lăng với việc dừng lại ở vị trí đã được kéo giãn cao nhất (khoảng 5→6 giây). • Tập luyện để phát triển mềm dẻo cần thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Lựa chọn bài tập phát triển mềm dẻo phù hợp yêu cầu của môn thể thao. - Tập luyện liên tục, hệ thống. - Trước khi tập luyện phải khới động kỹ. - Giữa các lần thực hiện bài tập cần thả lỏng và xoa bóp nhẹ. - Kết hợp hợp lý các bài tập mềm dẻo tích cực với bài tập mềm dẻo thụ động. - Không sắp xếp bài tập mềm dẻo vào cuối buổi tập hay sau khi tập luyện sức mạnh. - Kết hợp các bài tập mềm dẻo với các bài tập sức mạnh. 5. Phát triển năng lực phối hợp vận động (giáo dục khéo léo). Tính khéo léo thể hiện chủ yếu thông qua năng lực phối hợp vận động.
  53. • Năng lực khéo léo được thể hiện cụ thể các năng lực sau: - Năng lực liên kết vận động. - Năng lực định hướng. - Năng lực thăng bằng. - Năng lực nhịp điệu. - Năng lực phản ứng. - Năng lực phân biệt vận động. - Năng lực thích ứng. • Một số biện pháp để nâng cao năng lực khéo léo. - Đa dạng hoá việc thực hiện động tác. - Thay đổi điều kiện bên ngoài khi thực hiện động tác. - Tăng cường phối hợp các kỹ năng, kỹ xảo vận động với nhau. - Thực hiện động tác với yêu cầu ngày càng cao về sự chính xác thời gian. - Thay đổi việc thu nhận thông tin (tín hiệu) khi thực hiện động tác. Các phương pháp nhằm phát triển năng lực khéo léo rất phong phú, ta có thể phối hợp chúng với nhau hoặc thực hiện một cách có trọng điểm từng phương pháp. 9 Các phương pháp tự kiểm tra theo dõi sức khoẻ 1. Đo chiều cao đứng Dùng thước dây áp thẳng đứng vào tường, từ dưới lên hoặc kẻ sẵn trên tường với chiều cao dần. Đứng quay lưng vào một bức tường thẳng đứng, chân không đi giày, dép Đứng nghiêm: 2 chân chụm, 2 gót và mông, lưng chạm vào tường, mắt nhìn thẳng về phía trước. Dùng 2 miếng gỗ vuông góc để lên đỉnh đầu, một miếng áp sát vào tường, miếng kia nằm trên đầu song song với mặt đất. Chiều cao được xác định ở mép dưới tấm gỗ tương ứng với thước đo. 2. Cân nặng. Cân nặng là một chỉ số có độ giao động lớn trong ngày, vì vậy cần tiến hành kiểm tra cân nặng vào cùng một thời điểm trong ngày và trong những điều kiện như nhau. Khi tiến hành kiểm tra cân nặng, các HS nam mặc quần cộc, ở trần, các HS nữ mặc quần áo mỏng. Lưu ý: Trường hợp cân nặng bị giảm kèm theo các cảm giác chủ quan xấu, năng lực vận động giảm thì là biểu hiện của "tập luyện quá sức". Lúc này cần cho HS nghỉ ngơi tích cực và điều chỉnh lượng vận động, thậm chí cần có sự hỗ trợ của y-bác sỹ. 3. Đo vòng ngực.
  54. Để xác định chính xác vòng ngực trung bình của mỗi HS, chúng ta cần tiến hành đo vòng ngực tối đa (lúc hít vào tích cực) và vòng ngực tối thiểu (lúc thở ra hết), sau đó lấy số trung bình cộng của hai kết quả đó. Đo vòng ngực được sử dụng bằng thước dây. Khi đo vòng ngực phải cởi trần, HS nam đo qua đường sát với núm vú và phía sau lưng là ở dưới góc xương bả vai, HS nữ đo qua đường sát dưới nách và trên tuyến vú, phía sau được đặt như nam. Chú ý: Khi đo vòng ngực thước không được gấp hoặc vặn, đo sát người không lỏng quá và cũng không được kéo chặt vào, cố gắng làm sao cho thước ở phía trước và phía sau cùng cách đều mặt đất. 4. Chỉ số Pi nhê (Pignet). Chỉ số Pi nhê được đánh giá theo công thức: I = T - (P + Pt) Trong đó: I là chỉ số Pi nhê ; T là chiều cao đứng ; P là cân nặng ; Pt là vòng ngực trung bình. Ở người trưởng thành: I 36 là hình thể rất yếu. Với HS tiểu học thì: I 46 là hình thể rất yếu. 5. Mạch đập. * Cách đếm mạch: Người ta thường đếm mạch bằng cách để ngón tay trỏ hay ngón tay giữa, ngón tay đeo nhẫn lên động mạch ở cổ tay, ở cổ hoặc ở thái dương (trên nền xơng). Tương ứng mỗi lần ngón tay "nẩy lên" là một nhịp. Trong thực tế thì người ta có thể đếm mạch trong 30 giây rồi nhân 2 hoặc đếm trong 15 giây rồi nhân 4 là ta có mạch đập (số lần trong một phút). Bình thường người ta thường đếm mạch vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy, ở tư thế nằm trên gường, đây gọi là mạch cơ sở. Tập luyện TDTT thường xuyên sẽ làm cho mạch cơ sở giảm dần, có thể xuống 50- 60 lần/ phút (VĐV).