Đề tài Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học nói chung và môn Mĩ thuật ở Tiểu học nói riêng

docx 38 trang ngocly 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học nói chung và môn Mĩ thuật ở Tiểu học nói riêng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_tai_su_dung_phuong_phap_truc_quan_trong_day_hoc_noi_chung.docx

Nội dung text: Đề tài Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học nói chung và môn Mĩ thuật ở Tiểu học nói riêng

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Phần mở đầu Mĩ thuật là tạo ra cái đẹp. Thuật ngữ Mĩ thuật từ lâu đã đi vào cuộc sống của con người trong mọi hoạt động như kiến trúc, xây dựng, may mặc, mua sắm, Xuất phát từ tầm quan trọng của Mỹ thuật mà nó đã được đưa vào chương trình dạy học ở Tiểu học để trở thành một môn học chính thống. Nhằm giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản phẩm mĩ thuật. Mang lại cho học sinh những hiểu biết ban đầu về môn Mĩ thuật, hình thành và củng cố các kĩ năng cần thiết để học sinh hoàn thành bài tập trong chương trình. Bồi dưỡng năng lực quan sát, phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới. Ngoài ra môn học còn nhằm phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật của học sinh. Có nhiều con đường để đi đến thành công. Mĩ thuật là một trong những con đường đó. Rất nhiều người đã nổi tiếng trên khắp thế giới, tên tuổi của họ sống mãi theo thời gian nhờ những tác phẩm nghệ thuật của họ. Ví dụ như danh họa Leonardo da Vinci, Pablo Picasso, Vincent van Gogh, Thế nhưng nhiều người trong xã hội ngày nay vẫn xem nhẹ vai trò môn Mĩ thuật, đặc biệt là trong nhận thức của một số thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh. Đôi khi họ để dành thời gian dạy Mĩ thuật cho môn khác hoặc coi môn học chỉ là bề nổi mang tính phong trào. Không ít giáo viên chỉ dạy kĩ thuật vẽ là chủ yếu mà chưa chú ý nhiều đến giáo dục Thẩm mĩ cho học sinh. Cách dạy Mĩ thuật chưa thực sự phát huy khả năng độc lập suy nghĩ ,tìm tòi, sáng tạo của học sinh mà con mang tính áp đặt. Tình trạng dạy học theo phương pháp cũ vẫn phổ biến chính vì thế chất lượng môn học chưa cao. Học sinh Tiểu học là những chủ nhân tương lai của đất nước, bậc học Tiểu học là những viên gạch đầu tiên đặt xuống để xây dựng nên ngôi nhà tri thức. Xét thấy vai trò đặc biệt quan trọng của môn Mĩ thuật ở bậc Tiểu học hình thành và phát triển Đức – Trí – Thể - Mĩ đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu qủa cao nhất. Phương pháp dạy học trực quan là một trong những phương pháp dạy học được ứng dụng nhiều trong giảng dạy ở phổ thông. Xuất phát từ nhiệm vụ, nội dung của môn học
  2. cũng như đặc điểm của phương pháp dạy học trực quan; tôi nhận thấy phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học rất phù hợp với các môn học ở Phổ thông nói chung và môn Mĩ thuật ở Tiểu học nói riêng . Phương pháp dạy học này giúp cho học sinh có cơ sở để phát triển tư duy lôgic, tư duy trừu tượng và năng lực sáng tạo Nghệ thuật, giúp các em sẽ dễ dàng tiếp cận và lĩnh hội các kiến thức Mĩ thuật, huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, tạo điều kiện cho người học dễ nhớ, dễ hiểu, nhớ lâu, và tạo hứng thú học tập cao. Xuất phát từ những lí do trên cộng với mong muốn tìm con đường để nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật ở Tiểu học tôi đã quyết định tìm hiểu đề tài sau: “ Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học nói chung và môn Mĩ thuật ở Tiểu học nói riêng”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Tôi nghiên cứu đề tài này với mong muốn vận dụng phương pháp dạy học trực quan vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ thuật nói chung và trong trường Tiểu học nói riêng. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sơ lí luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy học trực quan trong dạy học Mĩ thuật nói chung và môn Mĩ thuật ở Tiểu học nói riêng. - Vận dụng phương pháp dạy học trực quan trong dạy học Mĩ thuật nói chung và môn Mĩ thuật ở Tiểu học nói riêng. - Tổ chức thực nghiệm và đánh giá kết quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình dạy và học Mĩ thuật nói chung và môn Mĩ thuật ở Tiểu học nói riêng bao gồm: + Nội dung dạy học + Các phương tiện trực quan thường dùng trong dạy học + Hoạt động của GV và hoạt động của HS trong giờ học với việc sử dụng phương tiện trực quan. 4. Phương pháp nghiên cứu
  3. 4.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận Thu thập sách báo có lien quan đến đề tài sau đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn thong tin có liên quan đến môn Mĩ thuật, mà trọng tâm là việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Mĩ thuật ở Tiểu học. 4.2 Các phương pháp nghiên cứu lí luận thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng Anket - Phương pháp trò chuyện - Phương pháp điều tra quan sát - Phương pháp thực nghiệm 5. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo kết quả nghiên cứu được trình bày trong 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp dạy học trực quan trong dạy học Mĩ thuật nói chung và môn Mĩ thuật ở Tiểu học nói riêng. - Chương 2: Vận dụng phương pháp dạy học trưc quan trong dạy học Mĩ thuật nói chung và môn Mĩ thuật ở Tiểu học nói riêng - Chương 3: Thực nghiệm đánh giá.
  4. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MĨ THUẬT NÓI CHUNG VÀ MÔN MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC NÓI RIÊNG 1.1Cơ sở lí luận 1.1.1 Đặc điểm môn Mĩ thuật nói chung và môn Mĩ thuật ở Tiểu học nói riêng a/ Đặc điểm môn Mĩ thuật Mĩ thuật là một môn học nghệ thuật do đó nó có nhiều điểm khác môn học khác. Việc nắm vững và phân tích một cách khoa học những đặc điểm môn học là cơ sở cho việc xây dựng và lựa chọn các PPDH thích hợp trong quá trình dạy học. Môn học Mĩ thuật có những đặc điểm sau: - Tính cụ thể và trừu tượng của môn học. Mĩ thuật là môn học mà kiến thức của nó vừa cụ thể, vừa trừu tượng. Ví dụ: vẽ theo mẫu – vẽ cái bình hoa là cụ thể, nhưng vẽ tranh đề tài Lịch sử lại là trừu tượng. Và là loại kiến thức ở xung quanh ta. - Mĩ thuật là môn học đòi hỏi sự sáng tạo và luôn luôn sáng tạo. - Mĩ thuật là một môn học tạo ra cái đẹp. Rèn luyện, bồi dưỡng và phát triển khả năng cảm thụ. - Mĩ thuật là môn học thực hành, lấy thực hành làm hoạt động chủ yếu. b/ Đặc điểm môn Mĩ thuật ở Tiểu học * Mục tiêu - Giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản phẩm mĩ thuật. - Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về môn mĩ thuật, hình thành và củng cố các kĩ năng cần thiết để học sinh hoàn thành bài tập trong chương trình. - Bồi dưỡng năng lực quan sát, phân tích, phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới. - Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật của học sinh. * Nhiệm vụ dạy-học mĩ thuật ở trường tiểu học - Giáo dục thẩm mĩ là chính.
  5. - Giúp học sinh tiếp xúc, làm quen, cảm nhận, thưởng thức và bằng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân thể hiện cái hay, cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống; đồng thời vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt, học tập hàng ngày. - Góp phần tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội. * Chương trình mĩ thuật Tiểu học Chương trình mĩ thuật có các phân môn - Vẽ theo mẫu - Vẽ trang trí - Vẽ tranh - Tập nặn tạo dáng - Thường thức mĩ thuật 1.1.2 Đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học a/ Đặc điểm nhân cách *Tính cách - Tính cách trẻ được hình thành từ rất sớm tuy nhiên nét tính cách chưa ổn định, có thể thay đổi dưới tác động của môi trường bên ngoài. Phần lớn học sinh Tiểu học có nhiều nét tính cách tốt như: hồn nhiên, trung thực, lòng vị tha, và đặc biệt là tính bắt chước. * Đời sống tình cảm - Các em dễ xúc động và khó kìm nén cảm xúc của mình song tình cảm còn mong manh, chưa sâu sắc và dễ thay đổi. Đối tượng gây cảm xúc cho các em thường là những sự vật, hiện tượng cụ thể, sinh động. Trong quá trình dạy học học, nếu giáo viên khơi gợi được những cảm xúc ở các em thì sẽ giúp các em có hứng thú với môn học và chăm chỉ học hơn. * Nhu cầu nhận thức - Nhu cầu nhận thức của học sinh Tiểu học phát triển rất rõ nét đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết. b/ Đặc điểm nhận thức *Tri giác - Tri giác của học sinh TH mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết. Trong quá trình học, tri giác giúp các em phát hiện những dấu hiệu, bản chất của sự vật hiện tượng. Ở các lớp đầu TH, tri giác của các em thường gắn với hành động trưc quan, hoạt độngthực tiễn. Ở các lớp
  6. cuối cấp, tri giác của các em mang tính mục đích và có phương hướng rõ ràng hơn, thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn. * Tư duy - Tư duy cụ thể mang tính hình thức bằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những đối tượng và hình tượng cụ thể. * Tưởng tượng - Tưởng tượng của học sinh TH phát triển và phong phú hơn nhiều so với trẻ mầm non. Lớp đầu cấp hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi. Ở các lớp cuối cấp tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ tái tạo ra những hình ảnh mới, tưởng tượng sáng tạp tương đối phát triển, trẻ bắt đầu phát triển khả năng vẽ tranh, làm văn, làm thơ, Đặc biệt hình tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự vật, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em. * Trí nhớ - Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic. Giai đoạn lớp 1,2,3 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. * Chú ý - Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng, Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. - Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài, Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng
  7. thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định. 1.1.3 Tổng quan về phương pháp dạy học môn Mĩ thuật a/ Định nghĩa phương pháp dạy học - Phương pháp dạy - học là cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh, trong đó giáo viên là người chỉ đạo, tổ chức các hoạt động dạy và học; học sinh là người tổ chức, chủ động tham gia các các hoạt động học tập nhằm đạt được các mục tiêu dạy - học. b/ Một số phương pháp dạy - học đặc thù của môn mĩ thuật - Phương pháp quan sát - Phương pháp trực quan - Phương pháp gợi mở - Phương pháp luyện tập - Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ - Phương pháp dạy-học tích hợp c/ Yêu cầu của việc sử dụng các PPDH vào dạy học Mĩ thuật - Vận dụng phương pháp dạy-học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Vận dụng các phương pháp dạy-học phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, của từng đối tượng học sinh. - Vận dụng một cách linh hoạt các PPDH khác như: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, vấn đáp - Không chỉ đơn giản là dạy kĩ thuật vẽ mà cần kết hợp dạy - học cách cảm thụ cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật, của thế giới xung quanh. - Giáo viên huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của học sinh để xây dựng bài. - Tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn, sử dụng từ ngữ phù hợp, tạo không khí như đang trò chuyện, trao đổi nội dung bài học với học sinh. - Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, động viên, khích lệ học sinh làm bài bằng chính khả năng và cảm thụ của mình.
  8. - Tổ chức các hoạt động cho học sinh tham gia vào quá trình nhận thức một cách tự giác. 1.1.4 Tổng quan về phương pháp trực quan trong dạy học Mĩ thuật 1.1.4.1 Khái niệm - Phương pháp trực quan là PPDH mà giáo viên dùng lời kết hợp với việc sử dụng các phương tiện trực quan thể hiện trên 2 hình thức trình bày mẫu vật hoặc minh họa quy trình, thao tác. 1.1.4.2 Mục đích của phương pháp trực quan - Hình thành những khái niệm cơ bản, ban đầu về Mĩ thuật. - Giới thiệu hình dáng, màu sắc, họa tiết của các sản phẩm, đồ vật của Mĩ thuật. - Trực quan để dạy các thao tác kĩ thuật vẽ, tô màu, và thực hiện các chức năng giáo duc khác. - Giúp học sinh hứng thú, lôi cuốn vào bài học. 1.1.4.3 Tác dụng của phương pháp trực quan - Phương pháp trực quan với những hình ảnh trực quan do các đồ dùng biểu diễn mang lại kết hợp với lời giảng của giáo viên, học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và lĩnh hội các kiến thức Mĩ thuật. Bản chất của phương pháp này là giáo viên tác động vào tư duy học sinh Tiểu học theo đúng quy luật nhận thức “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Thể hiện cụ thể: + Huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, tạo điều kiện cho người học dễ nhớ, dễ hiểu, nhớ lâu, gây hứng thú học tập. + Phát triển năng lực chú ý, quan sát, bồi dưỡng sự say mê, óc tò mò tìm tòi, trí tưởng tượng. + Tạo điều kiện cho học sinh liên hệ trực tiếp với đời sống và thực tiễn. + Phát triển tư duy trực quan – hình tượng cho học sinh. 1.1.4.4 Ý nghĩa của phương pháp trực quan trong dạy học Mĩ thuật Dạy học MT là dạy và học bằng trực quan. Kiến thức của MT là đường nét, hình dáng, đậm nhạt, màu sắc, bố cục hiện diện ở trên đồ dùng dạy học một cách rõ ràng, HS cần được nhìn, được ngắm và cảm thụ. 1.1.4.5 Mối quan hệ giữa phương pháp trực quan với các phương pháp khác
  9. - Trong quá trình dạy học giáo viên nên vận dụng phối hợp các PPDH sao cho phù hợp với nội dung của từng bài học không chỉ trong môn Mĩ thuật mà trong tất cả các môn học khác. Phương pháp dạy học trực quan được vận dụng phối hợp với các phương pháp như: quan sát, trình bày trực quan, hỏi đáp, thảo luận nhóm, Phương pháp trực quan có mối quan hệ chặt chẽ với các PPDH khác, nếu chỉ sử dụng riêng lẽ phương pháp này mà không phối hợp với các PPDH khác thì hiệu quả sẽ không cao. 1.1.4.6 Yêu cầu khi sử dụng phương pháp trực quan - Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Mĩ thuật không thể thiếu phương tiện dạy học. Phương tiện trực quan cần đảm bảo tính thẩm mĩ, không cầu kì về hình thức, không lòe loẹt về màu sắc gây sự phân tán tư tưởng của học sinh. - Sử dụng đúng lúc và đúng mức độ. Khi cần làm điểm tự trực quan để hình thành kiến thức thì dùng phương tiện trực quan, còn khi đã hình thành được kiến thức thi phải hạn chế sử dụng vì nó có thể làm học sinh vẽ rập khuôn theo hình ảnh đưa ra. - Không quá đề cao và tuyệt đối hóa phương pháp trực quan. Ngoài ưu điểm ra phương pháp trực quan còn có những nhược điểm, nếu dùng quá mức cần thiết sẽ phản tác dụng làm cho học sinh lệ thuộc vào phương tiện, tư duy máy móc, không phát triển được khả năng tưởng tượng, óc sáng tạo trong nghệ thuật. 1.1.4.2 Các dạng đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật - Đó là tranh ảnh, mô hình, vật thật, băng hình, máy chiếu, đèn chiếu, các loại phiếu học tập, mẫu vật, hình khối, 1.1.4.7 Phân loại phương pháp trực quan - Phương pháp quan sát. - Phương pháp trình bày trực quan. 1.2 Cơ sở thực tiễn - Phương pháp trực quan là 1 trong những PPDH phù hợp với mọi môn học và đặc biệt phù hợp với học sinh TH, thế nhưng việc vận dụng phương pháp này vào dạy học nói chung vẫn hạn chế, thiếu hình ảnh, mô hình mẫu vật thật cho học sinh trực quan. - Riêng đối với môn học Mĩ thuật một bộ môn năng khiếu góp phần giúp học sinh hoàn thiện Trí – Đức – Thể - Mĩ thì hiện nay hầu hết các trường huyện còn rất thiếu thốn về trang thiết bị cho bộ môn Mĩ thuật, đó là trường chưa có phòng học chức năng riêng, mẫu
  10. vẽ còn thiếu (với những bài Vẽ theo mẫu) đặc biệt là các bộ tranh sử dụng cho phân môn Thừơng thức Mĩ thuật do vậy ảnh hưởng rất lớn đên chất lượng Bộ môn,hầu hết do GV tự làm hoăc sưu tầm chưa đảm bảo tính thẩm mĩ và chất lượng. + Do nhận thức của một số cán bộ quản lí, học sinh và cả phụ huynh HS về ý nghĩa,vai trò, tác dụng cuả môn Mĩ thuật nên ít được quan tâm đến việc kiểm tra,đánh giá chất lượng, đôi khi để dành thời gian cho môn khác hoặc coi môn học chỉ là bề nổi có tính phong trào. + Không ít GV chỉ dạy Kĩ thuật vẽ là chủ yếu mà chưa chú ý nhiều đến Giáo dục Thẩm mĩ cho HS. + Dạy mĩ thuật chưa thực sự phát huy khả năng độc lâp suy nghĩ ,tìm tòi, sáng tạo con mang tính áp đặt. + Việc áp dụng PPDH mới chưa thể hiện rõ ràng, nhiều GV chưa hiểu rõ khái niệm Đổi mới PPDH là gì và đổi mới như thế nào?! cho nên tình trạng dạy theo phương pháp cũ vẫn phổ biến chính vì thế Chất lượng môn học chưa cao.
  11. Chương 2: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC NÓI CHUNG VÀ MÔN MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC NÓI RIÊNG 2.1 Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học nói chung - Trong dạy học nói chung phương pháp trực quan được sử dụng rộng rãi trong tất cả các hoạt động của bài học và trong tất cả các môn học. Ví dụ như trong mônToán, môn Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Thủ công và Kĩ thuật, Ví dụ trong môn Lịch sử: “Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” (Lịc sử lớp 5, trang 15) - Giới thiệu bài: Mở đầu cho bài học giáo viên dán hình ảnh bến nhà Rồng và hỏi: Đố các em biết hình ảnh trên là địa danh nào? +HS sẽ hào hứng trả lời, lôi cuốn các em tham gia vào tiết học, tìm hiểu xem bức tranh trên là địa danh nào. Sau đó GV dùng nó để giới thiệu bài mới. Hình: Bến Nhà Rồng HĐ: Tìm hiểu về Nguyễn Tất Thành ( ngày sinh, quê quán) - Dựa vào SGK yêu cầu HS cho biết về ngày sinh của Nguyễn Tất Thành? - Sau khi học sinh trả lời GV dán hình ảnh Nguyễn Tất Thành lên bảng kèm theo chú thích về ngày sinh. Lưu ý bức ảnh này được chụp vào khoảng thời gian năm 1911, lúc người 21 tuổi. - Về quê quán GV treo bản đồ, yêu cầu HS chỉ quê Bác trên bản đồ. > Áp dụng phương tiện trực quan là bản đồ vào dạy học, các em sẽ có sự tri giác cụ thể hơn, có thể ghi nhớ và khắc sâu được nội dung hơn.
  12. Hình: Nguyễn Tất Thành ( 1890 – 1969) Hình: Bản đồ Việt Nam -Giới thiệu một số hình ảnh về quê hương của Bác cho HS xem Hình: Làng Hoàng Trù quê ngoại Hình: Làng Sen quê nội Hình: Ngôi nhà Bác sống thời niên thiếu Hình: Nhà sàn của Bác
  13. Ví dụ trong môn Thủ công và Kĩ thuật: 2.2 Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học Chương trình mĩ thuật ở Tiểu học có các phân môn: - Vẽ theo mẫu - Vẽ trang trí - Vẽ tranh - Tập nặn tạo dáng - Thường thức mĩ thuật Sau đây tôi xin được trình bày việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học theo từng phân môn của môn học. 2.2.1 Sử dụng phương pháp trực quan trong nội dung vẽ theo mẫu Phương pháp vẽ theo mẫu được tiến hành theo các bước sau: -Quan sát - nhận xét mẫu. -Vẽ khung hình chung, vẽ khung hình từng đồ vật (mẫu ghép). -Tìm tỉ lệ bộ phận, đánh dấu các điểm chính, vẽ phác nét cơ bản -Vẽ chi tiết -Vẽ màu hoặc vẽ đậm, nhạt Ví dụ: Bài 12: Vẽ theo mẫu – Mẫu vẽ có hai vật mẫu HĐ 1: hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu -Gv cho học sinh quan sát một số bức tranh ảnh về mẫu vẽ có hai vật mẫu, kết hợp với SGK để giới thiệu với các em về mẫu vẽ có hai đồ vật.
  14. - Sau đó giáo viên mang mẫu vật thật để làm mẫu vật cho bài vẽ ra, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét ( ví dụ chọn mẫu vẽ hình số 1): + Hình lọ gồm có những bộ phận nào? (Miệng, cổ, thân và đế) + Hình quả gồm có những bộ phận nào? (Thân quả và cuống) - Ước lượng tỉ lệ của lọ và quả - Lưu ý: Mỗi góc nhìn thì mẫu có tỉ lệ tương ứng khác nhau về chiều rộng và chiều cao. 1 Mỗi góc nhìn có khung hình chung tương ứng tỉ lệ khác nhau, vị trí của các vật mẫu cũng lệch khác nhau.
  15. So sánh độ đậm nhạt + Cho HS quan sát hai bức hình sau để HS nhận thấy mảng sáng nhất, mảng trung gian, mảng tối nhất của quả, của lọ. - Hướng dẫn bố cục đúng của bài, GV cho HS nêu câu hỏi cho HS trả lời sau đó dùng các hình ảnh để minh họa cho bài vẽ có bố cục đẹp. Hình: 1 Hình: 2 Hình: 3 Hình: 4 Hình: 5 Hình 1: Bố cục không đẹp vì vật xa quả và lệch phải so với khổ giấy
  16. Hình 2: Bố cục quá lớn so với khổ giấy Hình 3: Bố cục quá nhỏ và lệch trái so với khổ giấy Hình 4: Bố cục quá nhỏ so với khổ giấy Hình 5: : Bố cục vừa phải, đẹp so với khổ giấy Với việc vận dụng phương pháp này vào dạy học Mĩ thuật các em sẽ tiếp thu được kiến thức bài học một cách dễ dành, nhớ lâu, và hứng thú học tập. * Lưu ý: + Không nên chọn mẫu quá cũ, sứt mẻ hoặc nhỏ quá, mẫu cần có tương quan tỉ lệ, đậm nhạt, màu sắc đẹp. + Đối với bài học này GV nên sử dụng phương tiện dạy học bài giảng điện tử để đạt hiệu quả cao và mang tính khoa học trong dạy học. 2.2.2Sử dụng phương pháp trực quan trong nội dung vẽ trang trí
  17. 2. Phương pháp dạy - học vẽ trang trí 2.1. Khái niệm Vẽ trang trí là nghệ thuật sắp xếp đường nét, hình mảng, hình khối, màu sắc, đậm nhạt trên mặt phẳng hay trong không gian để tạo nên vẻ đẹp cho sản phẩm. 2.2. Nhiệm vụ
  18. - Giúp học sinh hiểu về bố cục mảng hình, đường nét, màu sắc, đậm nhạt, trong trang trí, từ đó tự tạo ra các hoạ tiết, các hình trang trí đẹp. - Cảm thụ được vẻ đẹp của các sản phẩm mĩ thuật, đặc biệt mĩ thuật truyền thống. - Phát huy được tính độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh. 2.3. Phương pháp vẽ trang trí - Kẻ đường chéo, đường trục (đối với bài trang trí các hình cơ bản), kẻ các đường thẳng chia các khoảng cách đều nhau hoặïc không đều nhau (đối với bài trang trí đường diềm). - Sắp xếp bố cục: Dựa vào các đường đã kẻ, vẽ mảng chính, phụ sao cho cân đối, hài hoà với khoảng trốngï. Cần áp dụng các nguyên tắc trang trí như: đối xứng, nhắc lại, xen kẽ, - Vẽ hoạ tiết vào các mảng hình, nên chọn hoạ tiết đơn giản, dễ vẽ. - Vẽ màu: Vẽ màu tự do nhưng chú ý đậm nhạt của màu nền với màu hoạ tiết chính, phụ. Vẽ màu cần làm nổi mảng chính hơn mảng phụ, cho học sinh tập vẽ màu theo hoà sắc nóng hoặc lạnh (lớp 3, 4, 5). Hình minh hoạ gợi ý cách trang trí 2.4. Đồ dùng dạy - học vẽ trang trí
  19. Có bài trang trí mẫu, vật thật, ảnh chụp, biểu bảng, . để giới thiệu khái niệm, để minh hoạ gợi ý các bước tiến hành, một số bài có hoà sắc nóng hoặc hoà sắc lạnh, một số bài đẹp của học sinh năm trước để tham khảo, ĐDDH phục vụ các hoạt động học tập, 2.5. Phương pháp dạy-học vẽ trang trí - Giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp với trình độ, đặc điểm, học sinh. - Gợi ý một số phương pháp dạy học chủ yếu: Trực quan, gợi mở, luyện tập, hợp tác trong nhóm nhỏ, - Phương pháp dạy-học vẽ trang trí được tiến hành theo các bước: a) Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét bài mẫu hoặc vật mẫu được trang trí (khoảng 4-5 phút) + Quan sát, nhận xét: đặc điểm hình trang trí, cách sắp đặt mảng chính, phụ, hoạ tiết, màu sắc, đậm nhạt, chú ý đến từng thể loại bài trang trí. + Giáo viên sử dụng ĐDDH kèm theo hệ thống câu hỏi làm cho học sinh thấy được sự đa dạng về bố cục, màu sắc, họa tiết trong trang trí.
  20. + Hình minh họa trong ĐDDH cần có bố cục, hoạ tiết đơn giản, phù hợp với lứa tuổi. b) Hướng dẫn học sinh cách vẽ (khoảng 5-7 phút) + Tổ chức hoạt động để học sinh nắm được hoặc nhớ lại cách vẽ, có thể đặt câu hỏi : Vẽ thế nào cho đẹp, ?, giáo viên củng cố lại phương pháp vẽ bằng cách vẽ nhanh từng bước trên bảng hoặc giới thiệu bằng biểu bảng các bước tiến hành. + Có một số bài vẽ của năm trước để học sinh tham khảo về cách sắp xếp các mảng họa tiết, màu sắc, đậm nhạt. + Tất cả các ĐDDH đều cất, xóa sau khi thực hiện xong hoạt động này. c) Hướng dẫn học sinh thực hành (khoảng 20-25 phút) + Ra bài tập và nêu yêu cầu cần đạt để học sinh nắm được trước khi làm bài. Học sinh vẽ trong vở bài tập hoặc có thể vẽ trên giấy rời, có thể cho sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để thể hiện bài. + Khi học sinh vẽ bài, giáo viên cần bao quát lớp, sử dụng phương pháp gợi mở trên thực trạng bài vẽ của từng học sinh về bố cục, họa tiết, đậm nhạt, màu sắc, . + Không nên vẽ bài giúp học sinh, cho các em vẽ màu theo ý thích. Lưu ý Một số học sinh khi vẽ bài trang trí không theo các bước tiến hành (học sinh lớp 1, 2, 3), giáo viên vẫn cần hướng dẫn cách vẽ nhưng không gò ép mà để các em vẽ theo cách của mình. Các em lớp 4, 5 cần vẽ theo trình tự các bước để tạo nề nếp trong cách vẽ trang trí. Động viên các em hoàn thành hình và màu của bài tập trong giờ học.
  21. d) Hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả học tập (khoảng 4 - 5 phút ) + Giáo viên nên cho các em tự chọn một số bài vẽ đẹp của tổ hay nhóm để nhận xét trước lớp ( cả lớp chọn khoảng 7, 8 bài). + Giáo viên đặt câu hỏi về bố cục, hoạ tiết, màu, đậm nhạt, để học sinh nhận xét sau đó giáo viên bổ sung, khen ngợi động viên.
  22. Một số bài vẽ trang trí của HS tiểu học 3. Phương pháp dạy - học vẽ tranh 3.1. Khái niệm Vẽ tranh là vẽ về một đề tài cho trước trong cuộc sống, thiên nhiên .thông qua cảm xúc và khả năng thể hiện của người vẽ. 3.2. Nhiệm vụ - Học sinh được vẽ tranh theo ý thích để thể hiện cảm nhận thế giới xung quanh theo cách hiểu, cách nghĩ của mình. - Học sinh biết cách sắp xếp các hình ảnh chính, phụ, màu, để làm rõ nội dung.
  23. - Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, tìm hiểu thế giới xung quanh, tìm ra đặc điểm và vẻ đẹp của đối tượng, có thói quen quan sát cuộc sống và thiên nhiên. - Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thiên nhiên, đất nước, con người. 3.4. Phương pháp vẽ tranh - Chọn nội dung đề tài, tìm hình tượng tiêu biểu. - Tìm bố cục: phác thảo mảng chính, phụ. - Vẽ hình trong mảng. - Vẽ màu theo ý thích, có đậm, nhạt, nóng lạnh, . Hình minh họa gợi ý cách tìm hình mảng, hình dáng
  24. 3.5. Đồ dùng dạy - học vẽ tranh Một số tranh về đề tài đã cho, một số tranh có đề tài khác để học sinh nhận xét, biểu bảng gợi ý các bước tiến hành, một số ĐDDH phục vụ cho các hoạt động như: trò chơi, thi vẽ, 3.6. Phương pháp dạy - học vẽ tranh - Giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp với trình độ, đặc điểm, học sinh. - Gợi ý một số phương pháp dạy học chủ yếu: Liên hệ thực tiễn cuộc sống, gợi mở, luyện tập, tích hợp, a) Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài (khoảng 5-7 phút) Giáo viên vận dụng phương pháp đàm thoại, trực quan, học theo nhóm nhỏ, thi vẽ nhanh trên bảng, để giúp học sinh tự tìm hiểu đề tài, giúp học sinh nhận biết một đề tài có thể vẽ nhiều nội dung khác nhau (ví dụ như: với đề tài Mẹ của em, có thể vẽ chân dung, vẽ một công việc chăm sóc gia đình của mẹ, vẽ về công việc xã hội của mẹ), .cách thể hiện các nhân vật chính, phụ để làm rõ đề tài, màu sắc được sử dụng trong bài để làm nổi bật rõ hình ảnh chính, b) Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh (khoảng 3-5 phút) + Cung cấp kiến thức chung cho tất cả. Những bài đầu cần hướng dẫn kĩ cách vẽ, có thể đặt câu hỏi : Làm thế nào để vẽ cho đẹp?; những bài sau, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập nhằm cho các em nhớ cách vẽ.
  25. + Giáo viên củng cố lại những ý chính bằng cách vẽ hình minh hoạ trên bảng hoặc bằng biểu bảng các bước tiến hành. Nên hướng dẫn vẽ theo hình vẽ, nét vẽ phù hợp với lứa tuổi học sinh. - Tất cả các ĐDDH đều cất, xóa sau khi thực hiện xong hoạt động này c) Hướng dẫn học sinh thực hành (khoảng 20-25 phút) + Học sinh vẽ trong vở bài tập hoặc có thể vẽ trên giấy rời. + Khi học sinh vẽ bài, giáo viên cần bao quát lớp, sử dụng phương pháp gợi mở, không nên vẽ bài giúp học sinh. + Có thể cho học sinh sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để thể hiện bài như xé dán, vẽ màu chì, màu bột, màu sáp, + Học sinh cần được thể hiện bài theo cảm nhận riêng. Lưu ý Học sinh tiểu học không quen vẽ theo phương pháp, các em thường vẽ hình trước, vừa nghĩ vừa vẽ để thành tranh, giáo viên vẫn cần hướng dẫn cách vẽ nhưng không gò ép mà để các em vẽ theo cách của mình (lớp 1, 2, 3), các em lớp 4, 5 cần vẽ theo trình tự các bước để tạo nề nếp trong cách vẽ tranh. Động viên các em hoàn thành bài tập trong giờ học. d) Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh kết quả học tập (khoảng 20-25 phút) + Giáo viên nên cho các em tự chọn một số bài vẽ đẹp của tổ hay nhóm để nhận xét trước lớp ( cả lớp chọn khoảng 7, 8 bài).
  26. + Giáo viên đặt câu hỏi về bố cục, hoạ tiết, màu, đậm nhạt, để học sinh nhận xét sau đó giáo viên bổ sung, khen ngợi động viên.
  27. Một số bài vẽ tranh của học sinh
  28. 4. Phương pháp dạy - học tập nặn tạo dáng 4.1. Khái niệm Tập nặn tạo dáng nhằm mục đích cho học sinh tập làm quen với hình khối đơn giản, tập tạo ra dáng sinh động cho đối tượng ở các tư thế tự nhiên nhằm phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo của học sinh. 4.2. Nhiệm vụ - Học sinh được làm quen với các hình khối đơn giản và biết cách nhận xét đặc điểm khái quát nhất của đối tượng để tập nặn tạo dáng theo ý thích. - Học sinh nắm được kĩ thuật nặïn, kĩ thuật xé dán. - Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường khi thực hiện các bài nặn, xé dán. 4.3. Phương pháp tập nặn tạo dáng a) Quan sát, nhận xét đối tượng + Quan sát từ khối lớn, tổng thể (ví dụ: con voi, trâu, bò, sư tử có khối thân gần giống khối hộp chữ nhật, con chuột, nhím .có khối thân tròn hơi dài, nhọn phía phần đầu ) đến khối các bộ phận, chi tiết như người gồm có khối đầu hơi tròn, khối cổ, khối thân mình, tay, chân ; mèo, thỏ, voi, chuột, chó, trâu . có khối đầu, cổ, thân mình, chân, đuôi; cá có khối đầu, mình, các vây lưng, đuôi, bụng , + Quan sát đặc điểm nổi bật nhất của con vật (ví dụ: con thỏ có đôi tai dài, con mèo có tai hình tam giác, con voi có tai to, vòi dài, con trâu có khối đầu hình tam giác, hai sừng dài, nhọn cong về phía sau, con bò cong có sừng về phíc trước ). b) Cách nặn
  29. + Có thể nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại thành khối chung hoặc nặn từ nguyên khối đất; có thể kết hợp cả hai cách trên. + Tạo các tư thế động cho đối tượng để dáng thêm sinh động, ví dụ dáng người đang ngồi chống cằm, dáng con gà đang gáy, đang mổ thóc, dáng con mèo đang nằm ngủ, Trong chương trình mĩ thuật, có những bài tập nặn có thể thay thế bằng bài xé, dán, được tiến hành như sau (tham khảo thêm băng hình Phương pháp hướng dẫn thực hành bài xé dán) c) Gợi ý cách xe,ù dán * Cách 1: Vẽ hình vào giấy vẽ, xé vụn từng miếng nhỏ rồi dán vào hình đã vẽ sẵn, lưu ý màu sắc, đậm nhạt khi dán các bộ phận để không bị nát bài. * Cách 2: Vẽ hình vào giấy màu hoặc xé trực tiếp trên giấy màu rồi dán vào giấy vẽ: Xé nguyên hình dáng (xem hình minh hoạ) hay xé từng bộ phận của mẫu. Trước khi dán cần đặt các miếng giấy màu đã xé trên giấy vẽ để điều chỉnh bố cục, hình mảng,
  30. Hình minh hoạ gợi ý các bước thực hiện bài xé dán d) Vật liệu cho tập nặn và xé dán, gồm: • Đất công nghiệp hay đất sét tự nhiên. • Giấy thủ công, giấy báo, tạp chí, lá cây khô,
  31. Đất công nghiệp dùng để nặn (hình trong vở thực hành của học sinh) 4.4. Đồ dùng dạy học tập nặn tạo dáng Tranh, ảnh, tượng các dáng người, con vật, trái cây, . (theo đề tài), que cắm, đất nặn, giấy các loại màu, hồ dán, . 4.5. Phương pháp dạy - học tập nặn tạo dáng - Giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp với trình độ, đặc điểm, học sinh. - Gợi ý một số phương pháp dạy học chủ yếu: Trực quan, gợi mở, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống, - Phương pháp dạy-học tập nặn tạo dáng được tiến hành theo các bước: a) Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét mẫu (khoảng 5 - 7 phút) + Sử dụng ĐDDH như ảnh chụp, hình vẽ, tượng . của đối tượng để học sinh quan sát, tự nhận xét và phát biểu về cấu trúc, hình dáng sinh động, tự nhiên của đối tượng (có thể nhân cách hóa hình dáng các con vật) sau đó giáo viên chốt lại ý chính. + Gợi ý về các tư thế, động tác của đối tượng (ví dụ dùng phương pháp gợi mở hỏi: dáng người chạy khác dáng đứng như thế nào? Dáng con mèo lúc đang ngủ khác
  32. với dáng đang rình bắt chuột? Dáng con gà đang mổ thóc khác với dáng đang gáy?, ). + Gợi ý về môi trường sống của đối tượng (ví dụ: cá sống trong nước, trong nước còn có những con cá khác, có rong, bọt nước ; mèo ăn cá xong, bên cạnh thường có cái gì? Bên cạnh con thỏ thường có củ gì?, ). b) Hướng dẫn học sinh cách nặn hoặc xé dán (khoảng 5 - 7 phút) + Cần phát huy kinh nghiệm, hiểu biết về nặn, xé dán của học sinh bằng hệ thống câu hỏi (ví dụ: muốn nặn hoặc có bức tranh xé dán hình người, con vật, cây các em làm như thế nào?), học sinh trao đổi, thảo luận và nêu ý kiến. + Giáo viên củng cố cách nặn, xé dán bằng các thao tác mẫu. - Sử dụng ĐDDH kết hợp với những thao tác của giáo viên để gợi ý cho học sinh cách nặn hoặc xé dán. c) Hướng dẫn học sinh làm bài (khoảng 20 - 25 phút) - Giáo viên cần cất ĐDDH. - Có thể cho học sinh thực hiện bài tập theo nhóm trên giấy khổ lớn hoặc làm việc cá nhân. - Gợi mở để sản phẩm của học sinh có bố cục, màu sắc, đậm nhạt . đẹp, tạo dáng sinh động cho đối tượng. Lưu ý bố cục của đường hướng các khối trong bài tập nặn tạo dáng của học sinh. d) Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh kết quả học tập (khoảng 5 - 6 phút)
  33. - Đối với bài tập nặn tạo dáng, có thể cho học sinh trưng bày sản phẩm trên bàn, giáo viên đến từng bàn quan sát một số bài đẹp để nhận xét. - Đối với bài xé dán, giáo viên tổ chức hoạt động này như ở các phân môn khác.
  34. (Hình minh hoạ trong vở tập vẽ của học sinh) Một số sản phẩm nặn, xé dán của học sinh 5. Phương pháp dạy - học thường thức mĩ thuật 5.1. Khái niệm Qua một số tranh vẽ thiếu nhi và các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, học sinh được tiếp xúc, làm quen và biết cách thưởng thức vẻ đẹp của nghệ thuật tạo hình. 5.2. Đồ dùng dạy học thường thức mĩ thuật Tranh, ảnh có nội dung của bài học:
  35. - Những bài giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của các hoạ sĩ, giáo viên cần có tranh, ảnh chụp cỡ lớn (phiên bản hoặc sao chép lại), - Những bài giới thiệu tranh thiếu nhi, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tranh trong tập vẽ hoặc có thể thay thế bằng những tranh thiếu nhi có cùng nội dung, có hình thức thể hiện đẹp. 5.3. Phương pháp dạy - học thường thức mĩ thuật - Giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp với trình độ, đặc điểm, học sinh. - Gợi ý một số phương pháp dạy học chủ yếu: Đàm thoại, học tập hợp tác trong nhóm nhỏ, trực quan, - Phương pháp dạy-học thường thức mĩ thuật được tiến hành theo các bước: a) Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bài (khoảng 20 - 25 phút) Có thể vận dụng phương pháp đàm thoại hoặc học tập theo nhóm nhỏ. Hướng dẫn học sinh cách xem tranh, tượng; tìm hiểu tên tác phẩm, tác giả, chất liệu, thể loại tranh, tìm hiểu nội dung tranh, hình thức thể hiện (bố cục sắp xếp các mảng hình, cách thể hiện các nhân vật, màu sắc, đậm nhạt, ), cần chú ý tới yếu tố thẩm mĩ: bố cục, hình tượng, đường nét, màu sắc, tránh tình trạng liệt kê hình ảnh, hướng dẫn học sinh nêu cảm nhận riêng về tác phẩm. b) Hướng dẫn học sinh trình bày kết quả sau khi khai thác nội dung bài (khoảng 10 - 15 phút) Học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình về các tác phẩm vừa xem, sau đó giáo viên nhận xét, bổ sung.
  36. Vẽ màu Vẽ đậm, nhạt Hình minh họa gợi ý các bước tiến hành một bài vẽ theo mẫu 1.4. Đồ dùng dạy học vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ (khoảng 3-4 mẫu). Bài vẽ đẹp của học sinh năm trước, các hình gợi ý các bước vẽ, cách diễn tả đậm nhạt (ở lớp 4, 5 ), ĐDDH phục vụ các hoạt động học tập.