Đề cương ôn tập môn Tài chính tiền tệ

pdf 57 trang ngocly 4150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Tài chính tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_mon_tai_chinh_tien_te.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Tài chính tiền tệ

  1. ÔN TẬP TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 1
  2. Các công cụ của chính sách tiền tệ Công cụ chính sách tiền tệ là các hoạt động được thực hiện trực tiếp bởi ngân hàng trung ương nhằm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng tiền trong lưu thông và lãi suất, từ đó mà đạt được mục tiêu các chính sách tiền tệ. Công cụ trực tiếp: • Hạn mức tín dụng là hạn mức số dư tín dụng tối đa mà các ngân hàng, tổ chức tín dụng được phép cho vay ra trong một thời điểm nhất định do ngân hàng trung ương ấn định từng thời kì. Công cụ này thường được sử dụng trong trường hợp lạm phát cao nhằm khống chế trực tiếp và ngay lập tức lượng tín dụng cung ứng. Cơ chế tác động: khi ngân hàng trung ương cần thu hẹp mức cung tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để hạn chế lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ tính toán khối lượng tín dụng cấn khống chế, từ đó tính ra hạn mức tín dụng cho vay của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế. Từ đó, ngân hàng trung ương dực vào khả năng vốn tự có, khả năng cho vay, khả năng tín dụng của từng ngân hàng mà giao hạn mức tín dụng phù hợp. Đây là công cụ có hiệu lực tác động nhanh chóng, mạnh mẽ theo mục tiêu cần kiểm soát. Tuy nhiên hiệu quả điều tiết của công cụ này không cao bởi nó thiếu linh hoạt và đôi khi đi ngược với chiều hướng biến động của thị trường tín dụng, làm đẩy giá lên hoặc giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Công cụ hạn mức tín dụng không còn phù hợp với thị trường vì cơ chế thị trường tự quyết định bản thân nó, ảnh hường tiêu cực đến các chủ thể kinh doanh tiền tệ. • Ấn định lãi suất tiền gởi, lãi suất cho vay: ngân hàng trung ương điều tiết các mục tiêu trung gian thông qua lãi suất ấn định và tỉ giá. • Áp đặt tỉ giá hối đoái Công cụ gián tiếp: • Ấn định dự trữ bắt buộc: là tỉ lệ phấn trăm giữa số tiền tối thiểu mà các ngân hàng, tổ chức tín dụng không được phép sử dụng kinh doanh trên tổng số tiền gởi huy động thuộc loại phải thực hiện dự trữ bắt buộc. Cơ chế tác động: khi ngân hàng thương mại tăng tỉ lệ dự trử bắt buộc, làm tăng khả năng cho vay của các hệ thống ngân hàng nên sẽ tác động làm: +giảm khả năng tạo tiền của ngân hàng, từ đó làm giảm mức cung tiền. + gián tiếp làm tăng lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng. Æ Đầu tư sẽ giàm kéo theo sản lượng giàm tương ứng và ngược lại. Công cụ này tác động ảnh hưởng đống đều đến các ngân hàng và tổ chức tín dụng tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường, hiệu lực tác động rất mạnh mẽ (chỉ cần thay đổi 1 % tỉ lệ dự trữ bắt buộc thì sẽ làm cho lương tiền cho vay tăng hoặc giảm đi rất nhiều). Tuy nhiên tiền nộp dự trữ thường không được trả lãi hoặc lãi rất ít làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra do hiệu lực mạnh sẽ làm giảm tính linh hoạt trong việc điều tiết, nghĩa là không thực hiện được điều tiết đối với những thay đổi của lượng tiền cung ứng với quy mô nhỏ. •Tái cấp vốn: là hoạt động cấp tín dụng dưới hình thức có đảm bảo của ngân àhng trung ương đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Có 3 hình thức cấp tín dụng của ngân hàng trung ương cho các ngân àhng thương mại: + Chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá còn trong thời hạn thanh toán. 2
  3. + Cho vay có bảo đảm bằng cấm cố các giấy tờ có giá còn trong thời hạn thanh toán (không chuyển quyền sở hữu) + Cho vay có bảo đam hồ sơ tín dụng Cơ chế tác động: Khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: + Ngân hàng trung ương điều chỉnh bằng cách tăng lãi suất tái cấp vốn, lượng cho vay tái cấp vốn giảm, trong khi đó dự trữ của các ngân hàng thương mại không tăng sẽ làm hạn chế cho vay kéo theo đầu tư giảm. + Ngân hàng trung ương ấn định thông qua cửa sổ chiết khấu làm giảm hạn mức tái cấp vốn hoặc làm cho các điều kiện tái cấp vốn trở nên khắt khe hơn như hạn chế các giấy tờ có giá được vay tá cấp vốn), như vậy sẽ làm hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng thương mại làm đầu tư giảm. + Ngân hàng trung ương tăng lãi suất tiền cho vay làm lãi suất vốn trên thị trường liên ngân àhng tăng, kéo theo lãi suất trên thị trường trung và dài hạn tăng làm giảm nhu cầu vốn tín dụng, do đó đầu tư giảm. Công cụ này có tính linh hoạt cao, điều chỉnh tăng giảm lượng tiền cung ứng cho các ngân hàng thương mại, tổ chức tin dụng và từ dó đến nền kinh tế. Đầy là công cụ rất tiện dụng cho ngân hàng thương mại bơm tiền ra lưu thông một cách an toàn vìa có bảo đảm. Tuy nhiên công cụ này lại mang tính thụ động vì ngân àhng trung ương chỉ có thể khuyến khích chứ không bắt buộc các ngân hàng thương mại vay vốn của mình theo các mục tiêu đã đề ra. • Nghiệp vụ thị trường mở: ngân hàng trung ương mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ và tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của ngân hàng. Thị trường mở là thị trường tiền tệ và một phần thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam thị trường mở là thị trường tiền tệ mở rộng đối với các đối tượng tham gia. Tuy nhiên do hiện nay trình độ phát triển của thị trường và trình độ quản lí của ngân hàng trung ương có giới hạn nên đối tượng tham gia chưa mở rộng. Cơ chế tác động: +Ngân hàng trung ương mua (bán) các chứng khoán làm giảm (tăng) dự trữ của ngân hàng thương mại vàkhả năng tạo tiền gởi thông qua cung ứng tín dụng giảm xuống làm ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng. +Khi vốn khả dụng của từng ngân hàng giảm do tác động của thị trường mở, mức cung vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng giảm(trong điều kiện các yếu tố liên quan không đổi) ảnh hưởng đến lãi suất các công cụ thị trường mở và lãi suất thị trường trái phiếu. Chi phí cơ hội đối với người có vốn dư thừa và giá vốn đầu tư đối với người thiếu hụt vốn tăng làm giảm nhu cầu đầu tư và tiêu dùng trong xã hội, do đó làm giảm sản lượng, giá cả, công ăn việc làm. +Ngân hàng trung ương bán chứng khoán, lượng cung chứng khoán tăng lên trong khi nhu cầu chứng khoán không tăng làm giá chứng khoán giảm, mức sinh lời của chúng tăng lên. Các tổ chức nhân tiền phải tăng lãi suất để hạn chế tình trạng phi trung gian hoá, đồng thời lãi suất của các chứng khoán mới phát hành cũng tăng lên tương ứng. Đây là công cụ linh hoạt và chủ động theo cả hai hướng điều tiết là bơm tiền ra và rút tiền vào theo yêu cầu của chính sách tiền tệ và có thể điều chỉnh sai lệch nếu có phát hiện. Ngoài ra công cụ này cũng thực hiện nhanh chóng, đơn giản không cần thủ tục rườm rà. Điều quan trọng nhất cho phép sử dụng công cụ này là sự phát triền của thị trường vốn đầu tư và thị trường tiền tệ. Ngân hàng trung ương phải có khả năng kiểm soát và dự đoán sự biến động của số lượng vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng. Gọi là công cụ trực tiếp vì chúng tác động trực tiếp vào khối lượng tiền trong lưu thông (hay mức lãi suất trung và dài hạn). Gọi là công cụ gián tiếp vì chúng tác động trước hết vào mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ, thông qua cơ chế thị trường mà tác động này được truyền đến các mục tiêu trung gian là khối lượng tiền cung ứng và lãi suất. Ưu điểm của công cụ gián tiếp so với công cụ trực tiếp: 3
  4. Là tính linh hoạt và chủ động, bên cạnh đó bản thân công cụ trực tiếp(hạn mức tín dụng) đã mang tính chất hành chính thiếu linh hoạt, hạn chế của nó là tính chủ động xuất phát từ sự thiếu căn cứ trong xác định mức tín dụng và sự lỏng lẻo của các chế tài trong việc quản lí hạn mức này. CU 80 So sánh các công cụ : dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở trên các khía cạnh : tính linh hoạt, chủ động, khả năng đảo ngược tình thế, tốc độ thực hiện. Liên hệ với tình hình sử dụng cc cơng cụ chính sch tiền tệ hin nay của NHNNVN. Dự trữ bắt buộc Ti chiết khấu Nghiệp vụ thị trường mở Tính linh hoạt: Thiếu linh hoạt vì chỉ cần Rất linh hoạt,li suất ti chiết khấu cĩ hiệu Rất linh hoạt, có thể tác động hai thay đổi 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc thỉ mức ứng thơng bo do sự trơng đợi và dự đoán chiều : mua-bán chứng khoán. Rất dự trữ thay đổi đáng kể và dẫn đến sự của thị trường. Tuy nhiên, trong trường chủ động trong việc thực hiện yêu thay đổi theo cấp số nhân của khối lượng hợp li suất ti chiết khấu cao hơn mức li cầu của NHTW bằng việc điều tiền cung ứng. Nếu thay đổi thường xuyên suất thực tế thì sự thay đổi li suất thực chất chỉnh giá sao cho nó trở nên hấp sẽ gây nên sự bất ổn cho hoạt động của l sự “điều chỉnh kinh tế” nhằm phù hợp li dẫn đối tác và chủ động thực hiện các ngân hàng và chi phí điều chỉnh rất suất thực tế v hiệu ứng thơng bo phản tc và điều chỉnh sai lệch nếu có phát tốn kém. dụng hiện. Tính chủ động: Kém chủ động, giả sử tính Kém chủ động do mức độ phát huy hiệu Rất chủ động, ngân hàng trung toán nền kinh tế 1000 USD nhưng sau khi quả của công cụ này căn cứ vào mức độ ương có thể thực hiện yêu cầu của đ cấp ra, tính tốn lại thì thấy thực tế chỉ phụ thuộc về vốn của NHTM vào NHTW. mình bằng cách điều chỉnh giá cần cĩ 800 USD, tuy nhin khơng thể rt lại chứng khoán để hấp dẫn các đối tác. vì phải đợi đến lúc đáo hạn Khả năng đảo ngược tình thế: khó thể đảo Khó đảo ngược tình thế do hiệu ứng thông Dễ đảo ngược tình huống khi phát ngược tình thế. báo chỉ phát huy tác dụng khi lãi suất tái hiện tiền lưu thông thừa hoặc thiếu chiết khấu phù hớp với mức lãi suất trên bằng cách mua hoặc bán ra các thị trường. phiếu nợ. Tốc độ thực hiện: không nhanh lắm Nhanh. Nhanh chóng, đơn giản, không cần các thủ tục rườm rà. Tỉ lệ chiết khấu (Discount rate) là gì ? Tỉ lệ chiết khấu là một khái niệm xuất hiện rất nhiều trong kinh tế. Tuy nhiên điều thú vị là ở mỗi ngữ cảnh khác nhau nó lại có một nghĩa khác nhau. Trong thương mại tỉ lệ chiết khấu được hiểu là tỉ lệ giảm giá mà người bán dành cho người mua để thúc đẩy việc mua hàng với số lượng lớn, để duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng hoặc để khuyến khích việc thanh toán trước hạn, thanh toán bằng tiền mặt Với thẻ tín dụng: tỉ lệ chiết khấu là số phần trăm của giá trị giao dịch mà ngân hàng phát hành thu từ người sử dụng thẻ tín dụng trên mỗi giao dịch được thực hiện. 4
  5. Trong chính sách tiền tệ: tỉ lệ chiết khấu chính là lãi suất mà các tổ chức tài chính phải chịu khi vay vốn ngắn hạn trực tiếp từ Ngân hàng trung ương. Trong hoàn cảnh này, tỉ lệ chiết khấu còn được gọi là lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cơ bản Tỉ lệ chiết khấu là một công cụ vô cùng hữu hiệu trong tay NHTW để kiểm soát cung tiền, thực thi các chính sách tiền tệ. Trong đánh giá dự án, đánh giá quyết định đầu tư, tỉ lệ chiết khấu được dùng để tính tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), giá trị hiện tại thuần (NPV). Lúc này tỉ lệ chiết khấu có vai trò giúp qui giá trị các luồng tiền trong tương lai về thời điểm hiện tại, sau khi đã tính đến các nhân tố như lãi suất, lạm phát Việc chọn được một tỉ lệ chiết khấu phù hợp là vô cùng quan trọng trong các phân tích tài chính. Một cách chọn khá hay là lấy tỉ lệ chiết khấu đúng bằng tỉ suất lợi nhuận của dự án đầu tư thay thế khi muốn so sánh trực tiếp giữa 2 phương án đầu tư. Ví dụ: bạn có một số vốn nhàn rỗi $10,000 và đang cân nhắc giữa việc gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất 10%/năm hoặc mở một cửa hàng tạp hoá. Lúc này để so sánh giữa hai phương án, bạn có thể tính NPV của của phương án mở cửa hàng với tỉ lệ chiết khấu là 10% rồi so sánh với NPV của phương án gửi tiền vào ngân hàng. Câu hỏi 1: Thế nào là dòng tiền tự do chuyển đổi? Phân tích những điểm lợi và bất lợi của việc cho phép tự do chuyển đổi tiền tệ? Đồng tiền tự do chuyển đổi là là quyền chuyển đổi đồng nội tê sang 1 ngoại tệ bất kỳ theo tỷ giá xác định mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Tiền tệ có ba chức năng là: thước đo giá trị,trung gian trao đổi và chức năng bảo tồn giá trị. Trên thị trường quốc tế, các đồng tiền được trao đổi, mua bán với nhau tuỳ theo nhu cầu phát sinh từ mục đích thanh toán hoặc đầu tư. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao được thị trường quốc tế sử dụng cả ba chức năng. Người ta sử dụng làm phương tiện thanh toán theo tập quán quốc tế những đồng tiền mạnh có tính lịch sử do uy tín, vị thế của nền kinh tế. Các đồng tiền đó cũng được sử dụng như các tài sản tài chính và là đơn vị tính toán trên thị trường quốc tế. Như vậy, đồng tiền có tính chuyển đổi cao có đặc điểm là được chấp nhận một cách rộng rãi trong các giao dịch về thanh toán và tiền tệ ở trong nước và quốc tế. Đặc điểm này mang yếu tố khách quan và chủ quan. Về khách quan, đó là đồng tiền mạnh, có uy tín, được thị trường tin tưởng chấp nhận. Về chủ quan, đó là ý chí của Nhà nước, thông qua quy định về quản lý ngoại hối cho phép dùng đồng nội tệ mua ngoại tệ trong các giao dịch được phép, hoặc được mang ra và chuyển đổi ở thị trường quốc tế. Ưu điểm : Dồng tiền có tính chuyển đổi cao sẽ liên kết kinh tế trong nước với quốc tế, hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn nước ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như tạo vị thế cho quốc gia trên thị trường quốc tế. + Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ. Đây là yếu tố cơ bản, là điều kiện khách quan tạo sức mạnh và niềm tin lâu dài vào đồng nội tệ Đồng tiền có tính chuyển đổi cao cũng sẽ làm giảm hiện tượng đô la hóa, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Để thực hiện điều này cần phải : + Các chính sách về tài chính - tiền tệ phải hướng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát và tạo vị thế cho đồng nội tệ. + Chính sách quản lý ngoại hối thông thoáng phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, trong đó thực hiện một cơ chế tỷ giá linh hoạt + Các thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị trường vốn) phải được hình thành, phát triển đồng bộ, hoạt động có hiệu quả + Hệ thống các định chế tài chính phát triển, thực hiện các giao dịch tiền tệ một cách thuận lợi với chi phí thấp Nhược điểm : Dồng tiền tự do chuyển đổi có rất nhiều ưu điểm nhưng để xây dựng được 1 đồng tiền tự do chuyển đổi đúng nghĩa không phải dễ 5
  6. Hạn chế Việt Nam đang áp dụng với giao dịch vãng lai và giao dịch vốn. Giao dịch vãng lai: hình thành cơ bản xu hướng tự do hoá các giao dịch vãng lai so với quy định của IMF. Chỉ còn một số hạn chế liên quan đến thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của doanh nghiệp FDI, hạn chế chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của các cá nhân Giao dịch vốn: có một số nới lỏng hơn về kiểm soát vay ngắn hạn nước ngoài và điều kiện vay nợ nước ngoài, các doanh nghiệp được quyền tự chủ trong việc thoả thuận, ký kết hợp đồng vay vốn nước ngoài, sau đó phải thực hiện đăng ký khoản vay với NHNN (trừ trường hợp là doanh nghiệp nhà nước). Xoá bỏ chế độ tự cân đối ngoại tệ đối với doanh nghiệp FDI Câu 2 : Lãi suất cơ bản, lãi suất liên ngân hàng, qua đêm ảnh hưởng như thế nào đến khối tiền tệ ?? Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. Trước tiên, lãi suất này là yếu tố quyết định mức lãi mà nhà đầu tư phải trả nếu giả định họ phải đầu tư bằng tiền đi vay. Khi lãi suất cơ bản tăng, lãi suất áp dụng trên tiền huy động sẽ tăng theo=> Hạn chế được hoạt động đi vay=> do đó giảm được lượng tiền mạnh có được tung ra thị trường, bên cạnh đó lãi suất cơ bản tăng sẽ kích thích người dân tiết kiệm=> hạn chế được lượng tiền mặt lưu thông=> cung tiền giảm. Lãi suất cơ bản giảm sẽ có tác động ngược lại, Lượng cung tiền sẽ tăng Lãi suất cơ bản được xem là một loại lãi suất tham chiếu quan trọng trên thị trường. Nhìn chung nó thay đổi chậm hơn hầu hết các lãi suất khác, do nó nằm trong tầm kiểm soát của các tổ chức cho vay. Lãi suất chiết khấu, hay còn gọi là lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng trung ương (ngân hàng Nhà nước) đánh vào các khoản tiền cho các ngân hàng thương mại vay( tiền gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn) để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền Các ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi (dự trữ của ngân hàng) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ có một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi an toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ngoài quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng thương mại và dự trữ của ngân hàng thường lớn hơn dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định. Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế của ngân hàng thương mại giảm xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì họ sẽ phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay không vì buộc phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vay với các chi phí liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bất thường • Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơnlãi suất thị trường thì ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ ngân hàng trung ương mà không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào. • Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các ngân hàng thương mại không thể để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ ngân hàng trung ương với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng. Do vậy, với một tiền cơ sở nhất định, bằng cách quy định lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, ngân hàng trung ương có thể buộc các ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền mặt bổ sung khiến cho số nhân tiền tệ giảm xuống (vì bội số của tiền gửi so với tiền mặt giảm) để làm giảm lượng cung tiền. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm xuống thì các ngân hàng thương mại có thể giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt và do vậy số nhân tiền tệ tăng lên dẫn đến tăng lượng cung tiền Lãi suất tái cấp vốn: cũng tương tự như lãi suất chiết khấu Lãi suất thị trường liên ngân hàng: 6
  7. Là lãi suất vay nóng của các ngân hàng khi tỷ lệ dự trử bắt buộc của ngân hàng nhỏ hơn quy định khi báo cáo cho Ngân hàng TW. => ảnh hưởng đến số nhân tiền tệ=> cung tiền tăng Các ngân hàng chỉ được huy động tối đa 150% lãi suất cơ bản, thống đốc Nguyễn Văn giàu hạn chế mức tăng trưởng tín dụng là 30%, cộng thêm với chính sách hỗ trợ lãi suất hiện đang áp dụng kể từ khi gói kích cầu thứ nhất được thông qua=> Lượng tiền lưu thông ra thị trường tăng, các khoản tiết kiệm có kỳ hạn giảm=> lượng cung tiền tăng do lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên. Câu 1:Trình bày 5 tác động tích cực và 5 tác động tiêu cực về hiện Dollar hóa? Tình trạng "đô la hóa" nền kinh tế có tác động tích cực và tác động tiêu cực như sau: 1.Những tác động tích cực: Khi các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định, bị mất cân đối, trong thời kỳ lạm phát cao thì “Dollar hóa” sẽ làm giảm áp lực đối với nền kinh tế. Trong hệ thống ngân hàng, có một lượng lớn ngoại tệ, sẽ là một công cụ chống lại lạm phát và là phương tiện để mua hàng hóa ở thị trường phi chính thức. Ở các nước đô la hóa chính thức, bằng việc sử dụng đồng ngoại tệ, họ sẽ duy trì được tỷ lệ lạm phát gần với mức lạm phát thấp làm tăng sự an toàn đối với tài sản tư nhân, khuyến khích tiết kiệm và cho vay dài hạn. Hơn nữa, ở những nước này ngân hàng trung ương sẽ không còn khả năng phát hành nhiều tiền và gây ra lạm phát, đồng thời ngân sách nhà nước sẽ không thể trông chờ vào nguồn phát hành này để trang trải thâm hụt ngân sách, kỷ luật về tiền tệ và ngân sách được thắt chặt. Do vậy, các chương trình ngân sách sẽ mang tính tích cực hơn. Đôla hóa cũng được cho là có tác dụng thúc đẩy phát triển ngành Ngân hàng và nâng cao vai trò của nó trong nền kinh tế, phản ánh dưới góc độ tỷ trọng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng trong GDP (thuật ngữ chuyên môn gọi là “độ sâu tài chính”) tăng lên khi có đôla hóa. Điều này có được là do người gửi tiền thay vì chuyển tài sản của mình bằng ngoại tệ ra nước ngoài trong bối cảnh rủi ro lạm phát cao nay được phép, và có thể yên tâm, gửi tài sản (bằng ngoại tệ) của mình vào hệ thống ngân hàng trong nước và hưởng lãi tính theo ngoại tệ mà không phải bận tâm đến lạm phát của bản tệ. Nói cách khác, đôla hóa giúp cung cấp “dinh dưỡng” nuôi sống hệ thống ngân hàng trong nước. Tăng cường khả năng cho vay ngọai tệ của ngân hàng. Với một lượng lớn ngoại tệ thu được từ tiền gửi tại ngân hàng, các ngân hàng sẽ có điều kiện cho vay nền kinh tế bằng ngoại tệ, qua đó hạn chế việc phải vay nợ nước ngoài. Đồng thời, các ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng các hoạt động đối ngoại, thúc đẩy quá trình hội nhập của thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Hạ thấp chi phí giao dịch. Ở những nước đô la hóa chính thức, các chi phí như chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán khi chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền khác được xoá bỏ. Các chi phí dự phòng cho rủi ro tỷ giá cũng không cần thiết, các ngân hàng có thể hạ thấp lượng dự trữ, vì thế giảm được chi phí kinh doanh. Thúc đẩy thương mại và đầu tư. Các nước thực hiện đô la hóa chính thức có thể loại bỏ rủi ro cán cân thanh toán và những kiểm soát mua ngoại tệ, khuyến khích tự do thương mại và đầu tư quốc tế. Các nền kinh tế đôla hóa có thể được, chênh lệch lãi suất đối với vay nợ nước ngoài thấp hơn, chi ngân sách giảm xuống và thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư. Đô la hóa có thể giúp người ta dự đoán tỷ giá hối đoái dễ dàng hơn. Đối với những nước áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi thuộc khu vực sử dụng đồng Đô la sẽ giúp cho họ giảm được những bất ổn trong mua bán và đầu tư quốc tế nảy sinh do biến động tỷ giá giữa đồng nội tệ và các đồng tiền ngoài khu vực, làm giảm rủi ro tỷ giá (người ta không còn phải lo đến việc bản tệ bị mất giá hay lên giá nữa), và do đó, thúc đẩy thương mại quốc tế; điều này lại góp phần thúc đẩy tăng trưởng Đô la hóa cũng là một trong những giải pháp giúp giảm lạm phát, từ đó có thể giảm lạm phát, từ đó có thể giảm lãi suất thực nền kinh tế và kích thích đầu tư, và do đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phí chính thức. Tỷ giá chính thức càng sát với thị trường phi chính thức, tạo ra động cơ để chuyển các hoạt động từ thị trường phi chính thức (bất hợp pháp) sang thị trường chính thức (thị trường hợp pháp). 7
  8. (Ngoài ra Đô la hóa cũng giúp cho đồng tiền có khả năng tự do chuyển đổi hoàn toàn ở những nước mà tiền tệ chưa có khả năng chuyển đổi.) 2. Những tác động tiêu cực: Khi bị đôla hóa, nền kinh tế trong nước phụ thuộc rất lớn vào đồng đôla, đặc biệt là hệ thống tài chính. Sự ổn định của hê thống tài chính cột cặt vào đồng đô la. Điều này dẫn tới, một cuộc khủng hoảng kinh tế bên ngoài có thể ảnh hưởng nặng nề tới hệ thống tài chính của nước có hệ thống tài chính dựa trên hai đồng tiền. Đôla hóa sẽ làm cho các nước rất khó phản ứng thành công với các bất ổn, biến động từ bên ngoài (vì đã mất đi một công cụ hữu hiệu chống sốc là chính sách tiền tệ). Điều này làm cho các nền kinh tế đôla hóa dễ bị tổn thương bởi các cú sốc ngoại lai và thậm chí còn làm giảm tăng trưởng. Làm giảm hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương không phát huy được hiệu quả, bị mất tính độc lập và chịu nhiều ảnh hưởng từ diễn biến kinh tế quốc tế, nhất là khi xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế, cụ thể: Gây khó khăn trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán, do đó dẫn đến việc đưa ra các quyết định về việc tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu thông kém chính xác và kịp thời. Ở trong các nước đô la hóa không chính thức, nhu cầu về nội tệ không ổn định. Trong trường hợp có biến động, mọi người bất ngờ chuyển sang ngoại tệ có thể làm cho đồng nội tệ mất giá và bắt đầu một chu kỳ lạm phát. Khi người dân giữ một khối lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ, những thay đổi về lãi suất trong nước hay nước ngoài có thể gây ra sự chuyển dịch lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác (hoạt động đầu cơ tỷ giá). Những thay đổi này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trung ương trong việc đặt mục tiêu cung tiền trong nước và có thể gây ra những bất ổn định trong hệ thống ngân hàng. Trường hợp tiền gửi của dân cư bằng ngoại tệ cao, nếu khi có biến động làm cho người dân đổ xô đi rút ngoại tệ, trong khi số ngoại tệ này đã được ngân hàng cho vay, đặc biệt là cho vay dài hạn, khi đó ngân hàng nhà nước của nước bị đô la hóa cũng không thể hỗ trợ được vì không có chức năng phát hành đô la Mỹ. Làm cho đồng nội tệ nhậy cảm hơn đối với các thay đổi từ bên ngoài, do đó những cố gắng của chính sách tiền tệ nhằm tác động đến tổng cầu nền kinh tế thông qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả. Tác động đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá. Đô la hóa có thể làm cho cầu tiền trong nước không ổn định, do người dân có xu hướng chuyển từ đồng nội tệ sang đô la Mỹ, làm cho cầu của đồng đô la Mỹ tăng mạnh gây sức ép đến tỷ giá. Khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới thực hiện phá giá đồng tiền, thì quốc gia bị đô la hóa sẽ không còn khả năng để bảo vệ sức cạnh tranh của khu vực xuất khẩu thông qua việc điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái. Ngân hàng không có sức đề kháng trước những biến động về tỷ giá có thể dẫn đến khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Đôla hóa chính thức sẽ làm mất đi chức năng của ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng – chức phành tiền. Trong các nước đang phát triển chưa bị đôla hóa hoàn toàn, mặc dù các ngân hàng có vốn tự có thấp, song công chúng vẫn tin tưởng vào sự an toàn đối với các khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng. Nguyên nhân là do có sự bảo lãnh ngầm của Nhà nước đối với các khoản tiền này. Điều này chỉ có thể làm được đối với đồng tiền nội tệ, chứ không thể áp dụng được đối với đô la Mỹ. Đối với vác nước đô la hóa hoàn toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn trong trường hợp ngân hàng thương mại bị phá sản và sẽ phải đóng cửa khi chức năng người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương đã bị mất. Chính sách tiền tệ bị phụ thuộc nặng nề vào nước ngoài. Trong trường hợp đô la hóa chính thức, chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất của đồng tiền khi đó sẽ do nước ngoài quyết định. Trong khi các nước đang phát triển và một nước phát triển như nước ngoài không có chu kỳ tăng trưởng kinh tế giống nhau, sự khác biệt về chu kỳ tăng trưởng kinh tế tại hai khu vực kinh tế khác nhau đòi hỏi phải có những chính sách tiền tệ khác nhau. Hệ thống ngân hàng bị đôla hóa được coi là nguyên nhân của những cuộc khủng hoảng tài chính trong 2 thập kỷ qua. Một hệ thống như thế này sẽ có rủi ro cao về thanh khoản và khả năng chi trả. Rủi ro về khả năng chi trả phát sinh bởi sự khác biệt về đồng tiền huy động và cho vay. Các ngân hàng với một lượng vốn lớn bằng ngoại tệ có được từ huy động tiền gửi ngoại tệ của công chúng trong nước buộc phải tìm cách cho vay một phần trong số này cho các đối tượng trong nước, và như vậy là đã chuyển giao rủi ro tiền tệ sang khách hàng không có biện pháp phòng hộ rủi ro này, đồng thời vẫn còn giữ lại rủi ro về tín dụng cho mình. Khi bản tệ bị phá giá, các con nợ của ngân hàng dễ bị mất khả năng thanh toán vì các khoản thu của họ phần lớn bằng bản tệ, 8
  9. trong khi họ đi vay ngân hàng bằng ngoại tệ, những khoản vay này nay đã “phình to” ra nếu tính theo bản tệ bị mất giá. Đối với người gửi ngoại tệ vào ngân hàng, nếu họ lo ngại rằng ngân hàng mà họ gửi tiền đang có vấn đề với những khoản cho vay mất khả năng thu hồi của nó, họ sẽ thi nhau rút tiền của mình ra khỏi ngân hàng. Để đáp ứng được sự rút ồ ạt đó, ngân hàng buộc phải có một nguồn tài sản ngoại tệ có tính thanh khoản cao đủ lớn hoặc đi vay của ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác. Nhưng những nguồn trên đều có hạn, nhất là vào thời điểm mà các ngân hàng khác cũng bị rơi vào tình trạng này. Kết cục là sự sụp đổ của cả một hệ thống ngân hàng. TÓM LẠI Như vậy, ta có thể kết luận rằng đôla hóa không phải là một hiện tượng tốt, nhưng cũng không phải là một hiện tượng hoàn toàn xấu (hay không có lợi), và cần phải tránh bằng mọi cách, tùy theo cách nhìn nhận, lựa chọn, cũng như năng lực thực thi của mỗi quốc gia, những mục tiêu ưu tiên, trong từng thời kỳ cụ thể. Và thực tế là, dù muốn hay không, gửi ngoại tệ vào ngân hàng là một trong những lựa chọn hấp dẫn đối với nhà đầu tư ở mọi nơi và trở thành phổ biến, không thể thiếu (hoặc cấm đoán được) cùng với quá trình toàn cầu hóa. Câu 2: Phân biệt IMF và WB? Sự khác biệt giữa Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế Được gọi chung với cái tên Các tổ chức Bretton Woods (Bretton Woods Institutions, lấy theo tên ngôi làng thuộc bang New Hampshire, Mỹ, nơi phái đoàn 44 quốc gia tập trung để thống nhất việc thành lập vào tháng 7/1944), WB và IMF là bộ cột đôi chống đỡ cấu trúc trật tự kinh tế và tài chính thế giới. Trên bề mặt, WB và IMF có nhiều đặc tính giống nhau. Ban bệ cả hai đều được quản lý bởi chính phủ các nước thành viên. Cả hai tổ chức đều chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan kinh tế và tập trung việc củng cố cũng như phát triển nền kinh tế của nước thành viên. Viên chức cả hai tổ chức luôn cùng xuất hiện tại các hội thảo kinh tế, phát biểu bằng thứ ngôn ngữ kinh tế và tài chính y hệt. Trụ sở cả hai cũng đều ở Washington DC mà trước kia thậm chí còn ở chung “nhà” (hiện nay, hai trụ sở nằm đối diện trên cùng con đường tại vị trí cách Nhà Trắng không xa). Tuy nhiên, bề sâu cơ chế hoạt động của hai tổ chức trên có những điểm khác nhau khá rõ ràng mà cơ bản nhất nằm ở chỗ: WB là tổ chức phát triển, trong khi IMF là tổ chức hợp tác với nhiệm vụ duy trì một cách trật tự cho hệ thống chi trả giữa các quốc gia. Mục đích Tại Bretton Woods, các phái đoàn đã chỉ định hướng đến cho WB, thể hiện qua cái tên chính thức của tổ chức này: Ngân hàng Kiến thiết và Phát triển quốc tế (International Bank for Reconstruction and Development) với nhiệm vụ chủ yếu hỗ trợ tài chính cho sự phát triển kinh tế. Những khoản cho vay đầu tiên của WB vào cuối thập niên 40 đã được trao cho các nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề ở Tây Âu. Khi nền kinh tế Tây Âu hồi phục, WB chuyển đồng vốn cho các nước nghèo khác (được gọi chung là “các nước đang phát triển”). Cho đến nay, WB đã cho các nước thuộc khối đang phát triển vay khoảng 330 tỉ USD. Trong khi đó, IMF ra đời với mục đích khác. Khi thành lập IMF, cộng đồng thế giới muốn phản ứng với nhiều vấn đề tài chính không thể giải quyết được từng tạo ra cuộc Đại khủng hoảng vào thập niên 30. Đó là sự biến động đột ngột, không tiên liệu nổi về giá trị hoán đổi tiền tệ giữa các quốc gia. Như thế, IMF trở thành "bác sĩ" của nền kinh tế toàn cầu, chuyên chữa trị các ung nhọt nhức nhối trong hệ thống kinh tế - tài chính. Một trong những điều luật quan trọng nhất của IMF là buộc các nước thành viên phải để đồng tiền mình được trao đổi tự do với các đơn vị tiền tệ nước ngoài; và trong mọi trường hợp, phải báo cáo với IMF mọi sự thay đổi trong các chính sách tài chính - kinh tế nước mình, nhằm tránh gây ảnh hưởng cho nền kinh tế các nước thành viên. Hơn nữa, thành viên phải hiệu chỉnh các chính sách liên quan đến tài chính - kinh tế theo lời khuyên IMF để phù hợp với nhu cầu của toàn bộ khối nằm chung trong tổ chức. Để hỗ trợ các nước thành viên tuân theo nguyên tắc trên, IMF cho vay tiền khi thành viên nào gặp rắc rối về tài chính. Bởi vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi IMF luôn can thiệp đôi khi khá thô bạo vào nền kinh tế một nước đang cần viện hỗ trợ của họ. Nói 9
  10. tóm lại, mục tiêu IMF là duy trì sự ổn định, mà theo họ, muốn ổn định thì phải có trật tự, trong khi đó, muốn tái lập trật tự từ mớ hỗn độn thì buộc phải cắn răng chịu đánh đổi một số mất mát. Cấu trúc Nhân sự IMF gồm 2.600 người và IMF không hề có chi nhánh như WB. Hầu hết ban bệ IMF làm việc tại Washington DC và số còn lại làm việc tại ba văn phòng nhỏ ở Paris, Geneva và Liên Hiệp Quốc ở New York. Nhân sự IMF là tinh hoa của giới kinh tế học thế giới. Cấu trúc WB có phần phức tạp hơn. Bản thân WB chứa đựng hai tổ chức chính: Ngân hàng Kiến thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) và Hiệp hội Phát triển quốc tế (International Development Association - IDA). Ngoài ra, WB còn có những tổ chức sau (thuộc WB nhưng tách biệt về mặt tài chính và pháp lý): Công ty Tài chính thế giới (cung cấp vốn cho các công ty tư nhân ở các nước đang phát triển), Trung tâm ổn định và giải quyết mâu thuẫn đầu tư quốc tế và Cơ quan bảo vệ đa phương. Nhân sự tổng cộng WB có khoảng hơn 7.000 người và tuy có 40 văn phòng trên khắp thế giới nhưng 95% nhân viên đều làm việc tại trụ sở chính ở Washington DC. Nhân sự WB gồm các chuyên gia lão luyện thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: nhà kinh tế học, kỹ sư, nhà hoạch định chương trình phát triển đô thị, nông nghiệp học, thống kê học, luật gia, chuyên viên dự án và chuyên viên khác trong lĩnh vực giao thông, phát triển nông thôn, giáo dục, năng lượng, dân số, y tế, truyền thông, cung cấp nước và cả kỹ sư cầu cống Nguồn vốn WB là ngân hàng đầu tư, đứng trung gian giữa nhà đầu tư và người vay, tức là vay của người này để cho kẻ khác mượn. Các ông chủ WB là 181 quốc gia thành viên với tiền góp vốn bằng nhau. Quỹ của IBRD thu từ việc phát hành trái phiếu cho hơn 100 quốc gia còn Quỹ IDA có được từ sự đóng góp hảo tâm của các nước. WB còn thu tiền từ việc bán trái phiếu trực tiếp cho các chính phủ, tổ chức và ngân hàng trung ương của các nước. Sau đó, WB dùng đồng vốn này cho các nước đang phát triển vay với mức lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các dự án tài chính cũng như chính sách cải tổ có triển vọng thành công. IMF không phải là ngân hàng và không đứng trung gian giữa nhà đầu tư và người mượn. Nguồn vốn IMF thu được từ tiền đăng ký quota (quota subscription), giống như phí thành viên (membership fee), của 182 nước thành viên. Nước đóng góp cho IMF nhiều nhất hiện là Mỹ (chiếm 18,25%), kế đến là Đức (5,67%), Nhật (5,67%), Pháp (5,10%), Anh (5,10%). Khoản đóng góp này dựa theo nguyên tắc nước giàu đóng nhiều, nước nghèo đóng ít, 5 năm thì tính sổ lại một lần. Điều kiện vay tiền WB thường chỉ cho vay với đối tượng các nước đang phát triển. Nước càng nghèo càng dễ vay. Các nước đang phát triển mà GNP/đầu người vượt quá 1.305 USD thì có thể gõ cửa xin vay ở IBRD và phải hoàn trả trong 12-15 năm. Các nước cực nghèo mà GNP/đầu người dưới 1.305 USD thì vác túi đến xin vay ở IDA và trả sau 35-40 năm. Trong thực tế, các khoản cho vay của IDA thường đến với các nước có thu nhập đầu người hàng năm dưới 865 USD. Trái lại, IMF cho phép mọi nước thành viên, bất luận giàu nghèo, đều có thể nhận được sự hỗ trợ tài chính. Như đã nói, nhiệm vụ IMF là duy trì trật tự và ổn định. Vì thế, khi chính sách kinh tế lệch hướng hay hệ thống tiền tệ trong nước gặp biến động (chẳng hạn giá đơn vị tiền tệ tụt giảm và giá hàng hóa tăng nhanh), nước thành viên có quyền nhờ IMF hỗ trợ và can thiệp. Tiền nhận được từ IMF phải hoàn trả trong thời gian 3-5 năm hoặc chậm nhất là 10 năm (lãi suất thấp hơn tỉ giá thị trường một chút) Giống nhau: Đều được quản lý bởi chính phủ các nước thành viên. Cả hai chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan kinh tế và tập trung việc củng cố cũng như phát triển kinh tế các nước thành viên. Trụ sở cả hai đều nằm ở Washington DC. Khác nhau: 10
  11. WB IMF Bản chất Là tổ chức phát triển Là tổ chức hợp tác với nhiệm vụ duy trì một trật tự cho hệ thống chi trả giữa các quốc gia Mục đích Hỗ trợ tài chính cho sự phát triển kinh tế. Khi thành lập IMF, cộng đồng thế giới muốn phản Cho đến nay WB đã cho các nước thuộc khối đang ứng với nhiều vấn đề tài chính không thể giải quyết phát triển vay khoảng 330 tỷ USD. được từng tạo ra cuộc đại khủng hoảng vào thập niên 30. Đó là sự biến đổi đột ngột, không tiên liệu nổi về giá trị hoán đổi tiền tệ giữa các quốc gia. Như vậy IMF đóng vai trò như “bác sĩ” của nền kinh tế toàn cầu. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của IMF là buộc các nước thành viên phải để đồng tiền mình tự do trao đổi với các đơn vị tiền tệ nước ngoài; và mọi trường hợp phải báo cáo với IMF mọi sự thay đổi trong các chính sách tài chính – kinh tế nước mình, nhằm tránh gây ảnh hưởng tới các nước thành viên. Cấu trúc tổ chức Có cấu trúc phức tạp hơn. Chứa đựng hai tổ chức Nhân sự gồm có 2600 người và IMF không hề có chi chính: Ngân hàng Kiến thiết và Phát triển quốc tế( nhánh như WB. IBRD) và Hiệp hội phát triển quốc tế( IBRD).Nhân sự tổng cộng có hơn 7000 người có chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nguồn vốn hoạt WB là ngân hàng đầu tư. Các ông chủ của WB là IMF thu được từ tiền đăng kí quota. Nước đóng góp động 181 quốc gia thành viên với tiền góp cho IMF nhiều nhất hiện nay là Mỹ( 18,25%). vốn bằng nhau. Sau đó, WB dung đồng vốn này cho các nước đang phát triển vay với mức lãi suất ưu đãi. Điều kiện vay Chỉ cho vay với đói tượng là các nước đang phát Bất luận giàu nghèo chỉ cần điều kiện là quốc gia tiền triển. Nước càng nghèo càng dễ vay. thành viên. Câu 3: Liệt kê 5 nguyên nhân quan trọng nhất mà ngành ngân hàng chịu sự giám sát chặt chẽ nhất của nền kinh tế. Do ngân hàng là trung gian tài chính giữa người gửi tiền và người cho vay tiền. Di chuyển dòng tiền từ những nơi thừa tiền tới những nơi thiếu tiền, từ những người muốn tiết kiệm đến những người muốn vay đầu tư. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng nguồn vốn để nhiều doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế giải quyết công ăn việc làm, thu nhập của người dân. Vì vậy cần giám sát dòng tiền để điều phối phù hợp, không điều phối tới một nơi duy nhất nhằm phát triển toàn diện nền kinh tế nhiều vùng, hạn chế phân hóa giàu nghèo. Giám sát ngành ngân hàng để xác định số lượng tiền trong nền kinh tế. Tùy vào tình hình kinh tế mỗi nước mà Nhà nước đó đưa ra chính sách tiền tệ phù hợp bằng các tác động vào giá (lãi suất) hay tác động vào số lượng tiền trong lưu thông. Nhằm hạn chế lạm phát, giải quyết việc làm, tăng trưởng kinh tế. Ví dụ: lạm phát tăng do cung tiền lớn hơn cầu tiên thì nhà nước can thiệp bằng thu hẹp tài khóa, tăng lãi suất Ngân hàng là công cụ của nền kinh tế đảm bảo kinh tế hoạt động nhịp nhàng hiệu quả. Với các trung gian tín dụng và các phương tiện thanh toán giúp mua bán trao đổi hàng hoá dịch vụ thuận tiên hơn. Cho nên cần giám sát để tránh rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến nên kinh tế. Giám sát ngân hàng do rủi ro đạo đức và lựa chọn nghịch của những người đi vay, những kẽ đầu cơ Nhiều nhà đầu cơ lợi dụng những khe hở để làm lủng đoạn ngân hàng, một số người ôm món nợ lớn rồi chuồn mất, hay một số tổ chức, cá nhân lợi dụng tín dụng ngân hàng chiếm đoạt tài sản người gửi tiền. Do đó Nhà nước phải kiểm soát, đặt ra những quy định, giới hạn để thành lập một ngân hàng. 11
  12. Giám sát hoạt động của ngân hàng tránh các rủi ro lớn xảy ra, đồng thời lá chắn của nền kinh tế. Tránh các cuộc khủng hoảng xảy ra, nguy cơ phá sản của ngân hàng, vì khi người gửi tiền mất niềm tin vào ngân hàng dẫn đến rút tiền hàng loạt tạo nê hiệu ứng “domino” kéo theo cả hệ thống ngân hàng sụp đổ. Câu 4. Hãy cho biết tại sao IMF không bắt buộc các nước hội viên tự do hóa tài khoản vốn mà còn đưa ra khuyến cáo nên thận trọng khi tự do hóa tài khoản vốn ? Như ta đã biết, giao dịch vốn là những giao dich liên quan đến chuyển vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Tự do hóa tài khoản vốn là quá trình dỡ bỏ dần những hạn chế làm cho vốn tự do luân chuyển qua biên giới quốc gia. Nó giúp cho nền kinh tế quốc gia trở nên linh hoạt hơn, hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới, khắc phục khó khăn cố hữu thiếu vốn, phân bổ nguồn vốn tốt hơn từ dòng vốn nước ngoài qua hai kênh FDI (đầu tư trực tiếp) và FII (đầu tư gián tiếp), chuyển giao công nghệ và phát triển thị trường tài chính Song, nó cũng có nhược điểm là làm cho nền kinh tế quốc gia trở nên dễ bị tổn thương hơn. Ở nhiều nước đang phát triển, những chuyển đổi này nói chung thường bị hạn chế nhằm giữ lại tiết kiệm trong nước và phục vụ cho đầu tư trong nước, tránh để nền kinh tế của đất nước bị ảnh hưởng bởi những cú sốc từ bên ngoài. Tuy nhiên, tự do hóa tài khoản vốn trở thành một đòi hỏi tất yếu sẽ nảy sinh khi quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp phát triển mạnh. Chiều chuyển đổi tài sản tài chính ở nước ngoài thành tài sản tài chính ở trong nước được chấp nhận, tự nhiên các nước này bị đòi hỏi phải chấp nhận cả chiều ngược lại với lý do là để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài. Không phủ nhận những lợi ích lớn thu được khi tự do hóa tài khoản vốn nhưng quá trình này cũng có những mặt trái của nó khi mà chính sách vĩ mô không đủ mạnh và quản lí tài chính không thực sự hiệu quả. Cụ thể bài học từ khủng hoảng từ các nước châu Á năm 1997 cho thấy, khi vốn ngoại vào nhiều, nếu tiếp tục gia tăng tự do hóa tài khoản vốn, không kiểm soát chặt ngoại hối trong khi thiếu biện pháp đối phó với gánh nặng nợ nước ngoài chồng chất, sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ những cuộc di chuyển vốn ồ ạt. Tự do hóa tài khoản vốn dễ gây ra khủng hoảng tài chính nếu tự do hóa không được tiến hành theo những bước hợp lý và thiếu đồng bộ với những chính sách vĩ mô khác; thị trường tài chính trong nước có thể bị thao túng bởi các thế lực bên ngoài, Chính phủ dễ mất quyền điều tiết thị trường đặc biệt quan trọng này nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Các nguy cơ có thể xảy ra : Thứ nhất, nguy cơ tiền tệ hay đúng hơn là nguy cơ mất giá nội tệ do chính sách tỷ giá hối đoái không hợp lý và nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng chuyển vốn ra nước ngoài Thứ hai, nguy cơ tiền tháo chạy do thiếu các biện pháp kiểm soát dòng vốn ngắn hạn. Thứ ba, đó là nguy cơ vỡ nợ do sử dụng tiền vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Thứ tư, nguy cơ mất chủ quyền là vấn đề mà quốc gia nào cũng lo ngại khi tự do hóa tài chính. Bởi khi xảy ra biến cố, Chính phủ buộc phải hy sinh một số mục tiêu kinh tế xã hội, xiết chặt ngân sách, giảm các chỉ tiêu tăng trưởng và chương trình xã hội, chấp nhận trợ giúp nước ngoài” Chính vì những mặt trái và nguy cơ của việc tự do hóa tài khoản vốn nếu không được tiến hành và kiểm soát hợp lí mà IMF khuyến cáo các quốc gia và chính các quốc gia cũng nên thận trọng khi thực hiện tự do hóa tài khoản vốn. Câu 5: NHỮNG ĐIỂM LỢI VÀ BẤT LỢI KHI CHUYỂN ĐỔI TÀI KHOẢN VÃNG LAI: Giao dịch vãng lai là những giao dịch liên quan tới hàng hóa và dịch vụ giữa một nước với phần còn lại của thế giới như các hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch, du học, khám chữa bệnh, kiều hối, Thuận Lợi: 12
  13. Hình ảnh nền kinh tế cũng như môi trường kinh doanh Việt Nam được cải thiện trên trường quốc tế do giảm thủ tục hành chính trong xin và cấp giấy phép chuyển đổi ngoại tệ, sự dễ dàng trong giao dịch, một phần tự do chuyển đổi tiền tệ Æ gia tăng đầu tư nước ngoài. Có thể giảm tình trạng dola hóa khi tâm lý găm giữ ngoại tệ của người dân doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các giao dịch với bên ngoài giảm đi do nội tệ được dễ dàng trong chuyển đổi với các giao dịch này. Thúc đẩy các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu do có sự thuận tiện trong thanh toán, cũng như các chi phí hành chính ( thủ tục xin và cấp giấy phép) sẽ giảm xuống Æ các doanh nghiệp sẽ tăng cường hoạt động của mình, đồng thời với áp lực cạnh tranh từ hàng ngoại vào Việt Nam sẽ khiến các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, quản lý Æ nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng hội nhập. Tăng phúc lợi người dân, chí ít là về cảm nhận khi họ có sự dễ dàng trong chuyển tiền sang ngoại tệ để đáp ứng những yêu cầu của mình như đi du lịch, khám chữa bệnh, du học. Bất lợi: Tỷ giá có thể bất ổn khi cung cầu ngoại tệ trở nên căng thẳng, trong trường hợp chính phủ có những hạn chế về cung ngoại tệ khi có nhu cầu đổi từ nội tệ sang ngoại tệ quá lớn trong khi chính phủ vẩn phải đảm bảo tính chuyển đổi. Tăng áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa trong nước khi có sự tăng lên của hàng nhập khẩu chất lượng cao, nhiều doanh nghiệp không trụ được sẽ phải phá sản kéo theo những hệ lụy tiêu cực như: thu nhập giảm, thất nghiệp tăng, Câu 6: Phân biệt ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Đều là tổ chức trung gian tài chính cung cấp dịch vụ trung gian tài chính trên phạm vi rộng,đa dạng. Ngân hàng đầu tư: Tập trung vào các dịch vụ trên thị trường vốn: bão lãnh phát hành, đóng vai trò trung gian giữa tổ chức phát hành chứng khoán với công chúng đầu tư; hỗ trợ và thúc đâỷ các hoạt động tái tổ chức doanh nghiệp và đóng vai trò môi giới cho các giao dịch của khách hàng tổ chức lớn; không nhận tiền gửi tiết kiệm và không cho vay cá nhân. Ngân hàng thương mại: Loại hình ngân hàng truyền thống, thường được hiểu đồng nghĩa với ngân hàng dịch vụ trọn gói ( full service bank) bởi vì các hoạt động chủ yếu của nó bao trùm lên hầu hết các dịch vụ ngân hàng như nhận tiền gửi, huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá, cho vay thông thường, thực hiện dịch vụ ủy thác, bảo lãnh, tài chợ mua bán, kinh doanh ngoại hối, dịch vụ ngân hàng quốc tế, dịch vụ thanh toán ngân quỹ và các dịch vụ có liên quan khác. Hoạt động tín dụng ngắn hạn là hoạt động trọng yếu của ngân hàng thương mại. Trong vòng 6 tháng giữa năm 2008, cuộc khủng khoảng tin dụng đã xóa sổ 3 trong 5 ngân hàng đầu tư độc lập lớn nhất thế giới ( Bears Stearns, Lehman Brothers, Merill Lynch). Trong khi đó 2 ngân hàng độc lập còn lại là Goldman Sachs và Morgan Stanley cũng đã phải chuyển sang mô hình ngân hàng tổng hợp. Vì vậy trên thế giới hiện nay không còn ngân hàng đầu tư độc lập thuần. Câu 8. Tại sao các ngân hàng đóng bảo hiểm tiền gửi ( không hoàn hoàn lại) nhưng khi các Ngân hàng gặp rủi ro có thể phá sản cần thanh lý, sau khi tài sản Ngân hàng được thanh lý, tổ chức BHTG trở thành chủ nợ không có bảo đảm (khác với BH nhân thọ, BHYT) ? Trả lời: Vì các tổ chức BHTG có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền; góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng nên các tổ chức BHTG thường do Chính phủ hoặc NHTW thành lập để có tính an toàn cao. Tổ chức 13
  14. BHTG chỉ hổ trợ dưới các hình thức sau : cho vay, bảo lãnh, mua lại nợ và các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật. (theo Chương II mục 3, điều 14, nghị định 89/1999/NĐ-CP đc sữa đổi ở NĐ 109/2005/NĐ-CP). Đặt trường hợp khi ngân hàng( tổ chức tham gia BHTG ) mất khả năng chi trả thì tổ chức BHTB sẽ đứng ra cho NH vay để có thể chi trả cho người dân tới rút tiền .Sau đó NH có nghĩa vụ phải trả lại số tiền và lãi vay cho tổ chức BHTG. Đặt vấn đề : Tại sao các ngân hàng đóng bảo hiểm tiền gửi ( không hoàn hoàn lại) nhưng khi các Ngân hàng gặp rủi ro có thể phá sản cần thanh lý, sau khi tài sản Ngân hàng được thanh lý, tổ chức BHTG trở thành chủ nợ không có bảo đảm (khác với BH nhân thọ, BHYT) ? Nếu tổ chức BHTG không cho vay mà cho luôn số tiền mà tổ chức BHTG chi trả cho người người dân thì : NH sẽ khuyến khích người dân gữi tiền thấp hơn hoặc bằng 50 triệu ( là khoản tiền tối đa đc bảo hiểm theo Chương I điều 4 nghị định 89/1999/NĐ-CP đc sữa đổi ở NĐ 109/2005/NĐ-CP) để số tiền được tổ chức BHTG chi trả nhiều khi NH không có khả năng chi trả hoặc phá sản. Các NH sẽ không ngại đầu tư vào dự án có tỷ suất lợi nhuận cao và kèm theo đó là rủi ro cao. Vì nếu có thất bại thì cũng có tổ chức BHTG đứng ra bảo lãnh. Các hành động này sẽ đưa NH vào tình trạng nguy hiểm dễ dẫn đến nguy cơ phá sản và ảnh hưởng đến các TCTD khác. Vì vậy, để làm cho các tổ chức tham gia BHTG thận trọng hơn trong đầu tư thì các tổ chức BHTG chỉ cho vay và sau đó phải trả lại cho tổ chức BHTG .Nghiệp vụ này giúp cho các tổ chức tín dụng thực hiên được mục tiêu của tổ chức BHTG. Câu 9: Ý nghĩa các chỉ số trong thông tư 13 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Bảo vệ các tổ chức tín dụng tránh khỏi nguy hiểm, khuyến khích ổn định và hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Tỉ lệ này có thể xác định được khả năng của NH thanh toán các thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro vận hành. Hay nói cách khác khi NH đảm bảo được tỉ lệ này tức là NH đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Giới hạn tín dụng: giới hạn cho vay, cho thuê nhằm tránh tình trạng ngân hàng cho vay quá nhiều, rơi vào rủi ro khi cho vay. Tỷ lệ khả năng chi trả: đánh giá mức độ dự trữ thanh khoản của các tổ chức tín dụng để xử lý kịp thời khi gặp khó khăn về thanh khoản. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần: tổ chức tín dụng chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần. Nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng và phòng trừ rủi ro về mặt tài chính, không mạo hiểm trong việc đầu tư. Tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động: Tăng cường khả năng và quản lý thanh khoản. Là một trong những giới hạn để một tổ chức tài chính không rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi sử dụng vốn quá mức, nhất là việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn và không ổn định (vay liên ngân hàng chẳng hạn) để cho vay hay đầu tư dài hạn. Nhằm hạn chế sự lũng đoạn tổ chức tín dụng đã được quy định chặt chẽ trong các quy định hiện hành. 14
  15. Điểm khác của thông tư 13 so với quyết định 457 Có thêm Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt nam không nhất thiết phải thường xuyên duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động. Tại điểm 2.2 điều 5, theo đó các khoản vốn góp, mua cổ phần của công ty con sẽ bị loại trừ khỏi vốn cấp I. Như vậy ngay tại điểm này, ở một mức độ nào đó, chúng ta đã nhận thấy áp lực thoái vốn khỏi các công ty con đối với các NHTM, các tổ chức tín dụng.Trong khi đó, mẫu số tổng tài sản “Có” rủi ro được tính bằng “tổng tài sản “Có” x hệ số rủi ro tương ứng”. Tỷ lệ an toàn vốn Theo đó về tỷ lệ an toàn vốn, nhằm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhiều NHTM hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con và nhằm tiến thêm một bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Uỷ ban Basel, Thông tư yêu cầu các TCTD duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và hợp nhất. Tỷ lệ được điều chỉnh lên 9% thay vì 8% như quy định tại quyết định 457. Quy định hệ số rủi ro 250% đối với cho vay đầu tư chứng khoán, cho vay công ty chứng khoán (CK), cho vay kinh doanh bất động sản (BĐS) so với 150% của quyết định 457. Giờ đây các NHTM cũng dè dặt hơn khi giải ngân vào hai lĩnh vực này vì ngại hệ số rủi ro cao, kể cả các NHTM hiện đã đáp ứng được tỷ lệ 9%, vì hệ số này được hứa hẹn sẽ còn được tiếp tục nâng dần lên trong lộ trình đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế. Về giới hạn tín dụng, sửa đổi bổ sung khái niệm khách hàng có liên quan và các giới hạn cho phù hợp với luật doanh nghiệp, yêu cầu quản lý trong thời gian tới. Về tỷ lệ khả năng chi trả Bổ sung thêm tỷ lệ về dự trữ thanh khoản nhằm đánh giá mức độ dự trữ thanh khoản của các tổ chức tín dụng để xử lý kịp thời khi gặp khó khăn về thanh khoản. Tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả. Về Tỷ lệ cấp tín dụng So với nguồn vốn huy động, thông tư bổ sung quy định về tỷ lệ này nhằm tăng cường quản lý thanh khoản, khả năng huy động vốn của tổ chức tín dụng. Tỷ lệ không được vượt mức: Đối với ngân hàng: 80% Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 85% Song đáng chú ý ở đây, nguồn vốn huy động sử dụng để cho vay không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước, bảo hiểm xã hội và các tổ chức khác, trong khi những nguồn này thường chiếm đến 15% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng. Như vậy cứ 100 đồng vốn huy động được, ngân hàng chỉ được cho vay khoảng 65-70 đồng, phần không được phép cho vay lại là phần có lãi suất rất thấp. Câu 10: Sự khác biệt của TT13 so với TT19: 15
  16. TT19 không đề cập đến việc xét lại hệ số rủi ro (250%) đối với các khoản cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản mà nhiều ý kiến tập trung nhấn mạnh và phân tích. Bên cạnh đó kiến nghị đưa tiền gửi không kì hạn của tổ chức kinh tế vào vốn huy động cho vay cũng chỉ được xét ở mức 25%, hay kiến nghị có thể giãn lộ trình thực hiện nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9% cũng không được chấp thuận Tuy thế, những bổ sung trong TT19 đã mang lại giá trị lớn cho các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng: Các ngân hàng, tổ chức tín dụng được phép làm “những gì pháp luật không cấm”. TT19 đề cập đến việc sửa đổi quy định trong Khoản 2 Điều 1của TT13: Điểm đ của Khoản 2 Điều 1 có điều chỉnh: “Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động” thay cho “Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn” trong TT13. Điều chỉnh trên đã thay đổi bản chất của quy định và ràng buộc đối với nguồn vốn mà các tổ chức được phép dùng để cho vay. Tức là, quy định về tỷ lệ cấp tín dụng là đối với nguồn vốn “từ nguồn vốn huy động”. Như thế, khi chỉ quy định “từ nguồn vốn huy động”, mặc nhiên nguồn vốn tự có được loại trừ. Các ngân hàng theo đó có điều kiện thuận lợi hơn nhiều khi sử dụng nguồn vốn tự có và nguồn vốn này không chịu ràng buộc bởi tỷ lệ cấp tín dụng theo quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong Thông tư. Đi cùng với điều chỉnh trên, Mục 5 cũng được thay đổi: “Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động” (TT13) được thay bằng “Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động” (TT19). Đây là một sự thay đổi lớn, theo đó, tỷ lệ giới hạn 80% đối với ngân hàng và 85% đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng về mặt con số vẫn giữ nguyên nhu TT13, nhưng về bản chất đã thay đổi, nó không bao hàm nguồn vốn tự có. Điều chỉnh trên của NHNN có thể xem là một hướng cởi mở hơn trước đó. Ngoài ra, TT19 cũng đã tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng có thể sử dụng thêm nguồn vốn từ tiền gửi của kho bạc Nhà nước, từ tiền vay của các tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên, 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế để cho vay. Xét rộng hơn, có thể kỳ vọng những điều chỉnh trên của Ngân hàng Nhà nước là một hướng hỗ trợ đối với các tổ chức tín dụng về nguồn vốn, và liên quan dĩ nhiên là giảm thiểu chi phí, để cùng với các giải pháp hỗ trợ khác hướng tới định hướng hạ dần lãi suất trong thời gian tới. Câu 11: điểm khác biệt Basel II so với Basel III? Năm 2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel (Basel II) đã chính thức được ban hành. Với cách tiếp cận mới dựa trên 3 cột trụ chính, Basel II đã buộc các ngân hàng quốc tế phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc thứ nhất: Các ngân hàng cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt động chịu rủi ro của mình, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp (Cột trụ 1). Theo đó, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, thay đổi nhỏ với rủi ro thị trường nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro tác nghiệp. Nguyên tắc thứ hai: Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về những loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này (Cột trụ 2). Với cột trụ này, Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: + Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của họ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. + Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng. Họ cũng phải có khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu( >= 8%). + Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định. Tỷ lệ vốn tối thiểu = (Tổng vốn/tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro) >= 8% + Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu. 16
  17. Nguyên tắc thứ ba: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường (Cột trụ 3). Tuy nhiên, qua thử thách của cuộc khủng hoảng 2008 – 2009, hệ thống ngân hàng thế giới kể cả các ngân hàng lớn vẫn không tránh khỏi những tổn thất nặng nề. Yêu cầu đặt ra là các NH nâng cao năng lực về vốn để đủ khả năng chống chọi được các cú shocks của nền kinh tế mà không cần sự hỗ trợ của Chính phủ. Theo một số nghiên cứu, điểm yếu cơ bản của Basel II là thiếu khung giám sát về các tổn hại từ thanh khoản (Var – liquidity risk) đồng thời, quá tin tưởng vào các đánh giá của tổ chức định mức tín nhiệm. Vấn đề này được xem xét trong Basel III dự kiến áp dụng vào năm 2012. Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng và Tổng thống của Hà Lan nói thêm rằng "sự kết hợp của một định nghĩa mạnh hơn nhiều là yêu cầu tối thiểu và giới thiệu những bộ đệm vốn mới sẽ đảm bảo rằng các ngân hàng được tốt hơn có thể chịu được thời kỳ căng thẳng kinh tế và tài chính, do đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế" Uỷ ban gói cải cách sẽ làm tăng yêu cầu vốn tối thiểu chung từ 2% đến 4,5%. Ngoài ra, các ngân hàng sẽ được yêu cầu tổ chức một bộ đệm bảo tồn vốn là 2,5% để chịu được sự căng thẳng trong tương lai mang lại các yêu cầu tổng vốn chủ sở hữu lên 7%. 1.Tăng vốn yêu cầu Theo thỏa thuận đạt được, yêu cầu tối thiểu cho vốn chủ sở hữu, hình thức cao nhất của mất khả năng hấp thụ vốn, sẽ được tăng từ mức 2% hiện hành, trước khi áp dụng các điều chỉnh quy định, đến 4,5% sau khi áp dụng các điều chỉnh chặt chẽ hơn. Điều này sẽ được thực hiện từng bước đến ngày 1 tháng 1 năm 2015. Các vốn cấp 1 yêu cầu, bao gồm vốn chủ sở hữu chung và các công cụ tài chính khác dựa trên các tiêu chí khắt khe, sẽ tăng từ 4% đến 6% so với cùng kỳ. Annex 1 Calibration of the Capital Framework Capital requirements and buffers (all numbers in percent) Common Equity (after deductions) Tier 1 Capital Total Capital Minimum 4.5 6.0 8.0 Conservation buffer 2.5 Minimum plus conservation buffer 7.0 8.5 10.5 Countercyclical buffer range* 0 - 2.5 Nhóm Thống đốc và Thủ trưởng các giám sát cũng đồng ý rằng vốn bảo tồn vùng đệm trên mức yêu cầu tối thiểu quy định được hiệu chỉnh vào 2,5% và được đáp ứng với vốn chủ sở hữu chung, sau khi áp dụng các khoản phải trừ. Các mục đích của bộ đệm bảo tồn là để đảm bảo rằng các ngân hàng duy trì một bộ đệm của vốn có thể được sử dụng để hấp thụ các thiệt hại trong giai đoạn kinh tế tài chính căng thẳng. Một bộ đệm chu kì ngược( countercyclical) trong một phạm vi từ 0% - 2,5% vốn chủ sở hữu hoàn toàn mất khả năng hấp thụ vốn sẽ được thực hiện theo trường hợp từng quốc gia. Mục đích của bộ đệm countercyclical là để đạt được các mục tiêu rộng lớn hơn macroprudential bảo vệ khu vực ngân hàng từ thời kỳ dư thừa tổng tín dụng tăng trưởng. Đối với bất kỳ quốc gia, bộ đệm này sẽ chỉ có hiệu lực khi có tăng trưởng tín dụng nóng, là kết quả trong một hệ thống rộng xây dựng các rủi ro. Những yêu cầu này vốn được bổ sung bởi một tỷ lệ đòn bẩy không dựa trên rủi ro mà sẽ là một backstop dụng các biện pháp dựa trên rủi ro mô tả ở trên. Trong tháng Bảy, 17
  18. Thống đốc và Thủ trưởng các giám sát đã đồng ý để thử nghiệm một đòn bẩy cấp 1 tối thiểu tỷ lệ 3% trong thời gian chạy song song. 2.Chuyển đổi sắp xếp Từ sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng, các ngân hàng đã thực hiện những nỗ lực đáng kể nâng mức vốn của họ. Tuy nhiên, kết quả sơ bộ của Uỷ ban định lượng tác động toàn diện nghiên cứu cho thấy rằng, cũng như của cuối năm 2009,các ngân hàng lớn sẽ cần, trong tổng hợp, một số lượng đáng kể vốn bổ sung để đáp ứng những yêu cầu mới. Việc sắp xếp chuyển tiếp như sau: Quốc gia thực hiện của các nước thành viên sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2013. Các nước thành viên phải dịch các quy định vào luật pháp quốc gia và các quy định trước ngày này. Tính đến ngày 01 tháng 1 năm 2013, các ngân hàng sẽ được yêu cầu để đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau mới liên quan đến tài sản riskweighted (RWAs): - 3,5% vốn chủ sở hữu chung / RWAs; - 4,5% vốn cấp 1 / RWAs, và - 8,0% tổng số vốn / RWAs. Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng cung cấp một diễn đàn để thường xuyên hợp tác về vấn đề giám sát ngân hàng. Nó tìm cách thúc đẩy và tăng cường giám sát và quản lý rủi ro hoạt động trên toàn cầu. Ủy ban này bao gồm đại diện của Argentina, Australia, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, Saudi Arabia, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Như vậy, cho đến đầu năm 2019( 1/1/2019), các ngân hàng phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về vốn của Basel III: Tỉ số vốn chủ sở hữu tối thiểu: 4.5%( thay vì 2%) Vùng đệm dự trữ vốn: 2.5% Cộng thêm vốn tối thiểu bảo tồn vùng đệm: 7% Vốn cấp 1 tối thiểu: 6%( thay vì 4% trước đây) Tổng nguồn v ốn tối thiểu: 8% Tổng nguồn vốn cộng vào vùng đệm: 10.5% Câu 12: Tổng quan và chi tiết hiệp ước Basel: 1. Tổng quan: Nền tảng Vốn an toàn theo quy định là một biện pháp dự phòng bắt buộc nhằm đảm bảo rằng các ngân hàng có khả năng khắc phục tổn thất mà không ảnh hưởng đến lợi ích của người gửi tiền. Việc tính toán lượng vốn pháp định được dựa trên hướng dẫn của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel (Basel 1) Hướng dẫn này được Ủy ban Basel giới thiệu đầu tiên vào năm 1988 và sửa đổi năm 1996 bổ sung thêm rủi ro thị trường. Được thực hiện ở EU thông qua một quy định gián tiếp của EU; và thực hiện ở Anh thông qua các quy định của Cơ quan giám sát tài chính FSA. Vốn an toàn theo quy định có thể bao gồm vốn dự trữ, vốn cổ phần, nợ thứ cấp, các khoản dự phòng nợ xấu. 18
  19. Có các quy định điều chỉnh mức độ của các công cụ trên tham gia vào vốn an toàn theo quy định như thế nào. Các cơ sở Thiết lập "các quy tắc đơn giản" trong việc tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng việc sử dụng khung đánh giá trọng số rủi ro. Mọi tài sản có đều được FSA chỉ định một trọng số phản ảnh mức độ rủi ro của tài sản. FSA yêu cầu tất cả các ngân hàng phải có một tỷ lệ vốn an toàn theo quy định. Đây là một biện pháp dự phòng bắt buộc đối với từng ngân hàng cụ thể. Trọng số rủi ro chỉ định (RWA) x Tài sản = Tài sản được điều chỉnh theo rủi ro. Tổng tài sản được điều chỉnh theo rủi ro x tỷ lệ vốn = vốn an toàn tối thiểu. Trọng số rủi ro bao gồm 4 mức : 0%, 20%, 50% và 100%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phải đạt 8%. 2. Chi tiết: Mục đích của Hiệp ước Basel: Đảm bảo việc phân bổ nguồn vốn nhạy hơn đối với rủi ro. Tách biệt rủi ro vận hành với rủi ro tín dụng, và lượng hoá cả hai. Cố gắng gắn kết nguồn vốn kinh tế và nguồn vốn bắt buộc để giảm bớt hoạt động kinh doanh chứng khoán bắt buộc. a. Một số những khái niệm có liên quan : Rủi ro :Như bất kỳ một công ty hay tổ chức nào khác, một ngân hàng thực hiện mục tiêu kiếm tiền bằng việc chấp nhận rủi ro, do đó ngân hàng sẽ có thể đối mặt với thua lỗ. Trong trường hợp tệ nhất, ngân hàng có thể phá sản. Những rủi ro trọng yếu nhất là: Rủi ro tín dụng: Rủi ro do tính không chắc chắn về khả năng hay sự sẵn sàng của đối tác trong việc đáp ứng các nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Rủi ro vận hành: Rủi ro do hệ thống máy tính kế toán hay các lĩnh vực vận hành khác của đơn vị gặp sai hỏng, dẫn tới thua lỗ. Rủi ro thị trường: Rủi ro do thay đổi giá trị tài sản và các khoản nợ do sự thay đổi lãi suất và tỉ giá hối đoái. Rủi ro thanh khoản : Rủi ro do ngân hàng bị hết tiền mặt để thanh toán cho các nghĩa vụ tức thời, mặc dù giá trị tài sản hiện tại vẫn lớn hơn các nghĩa vụ đó. Rủi ro pháp lý: Rủi ro bị kiện do sự cẩu thả hay sự phân biệt đối xử, hay rủi ro một đối tác không đủ khả năng pháp lý để tham gia một hợp đồng. Rủi ro khác. Chức năng của nguồn vốn : Để bảo vệ ngân hàng và các khách hàng khỏi những rủi ro nói trên và để giảm thiểu khả năng phá sản, một ngân hàng cần (và được yêu cầu) phải nắm giữ một lượng vốn nhằm: 19
  20. Cung cấp một vùng đệm khỏi sự thâm nhập của lỗ. Bảo vệ người gửi tiền khỏi lỗ. Bảo vệ quỹ bảo hiểm và người chịu thuế. Cung cấp khả năng sẵn sàng gia nhập vào thị trường tài chính, bảo vệ khỏi những vấn đề liên quan tới tính thanh khoản, nghĩa là loại bỏ rủi ro thanh khoản. Thúc đẩy tăng trưởng và hạn chế việc chịu rủi ro. Phân biện vốn kinh tế và vốn bắt buộc : Vốn kinh tế là lượng nguồn lực cần thiết để chịu những rủi ro bất ngờ, với một mức độ tự tin hợp lý, trong một khoảng thời gian định trước. Tất cả các đơn vị kinh doanh đều cần vốn, song chỉ có những tổ chức tài chính phải tuân thủ yêu cầu về mức vốn tối thiểu. Vốn bắt buộc là lượng vốn tối thiểu mà các nhà hoạch định chính sách đề ra. b. Tiêu chuẩn của Basel I: Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro – “Tỉ lệ Cook” - Tỉ lệ này được phát triển bởi BCBS(Basel Committee on Banking supervision) với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối tượng ban đầu là những ngân hàng hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia. - Ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính toán theo nhiều phương pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng. Vốn bắt buộc >= 8% x Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3 Cấp 1 - Vốn nòng cốt Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại) Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính Lợi thế kinh doanh (goodwill) Cấp 2 – Vốn bổ sung Lợi nhuận giữ lại không công bố Dự phòng đánh giá lại tài sản Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung Công cụ vốn hỗn hợp Vay với thời hạn ưu đãi Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác Cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn 20
  21. Vốn cấp 1 >= Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3 Vốn tính theo rủi ro gia quyền Tài sản tính theo rủi ro gia quyền (RWA) = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng CĐKT) + Tổng (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng) 5 định mức về vốn Mức vốn tốt: CAR > 10% Mức vốn thích hợp: CAR > 8% Thiếu vốn: CAR < 8% Thiếu vốn rõ rệt: CAR < 6% Thiếu vốn trầm trọng: CAR < 2% c. Những thiếu sót của Basel I: Không phân biệt theo loại rủi ro Một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng AA được coi như một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng B. Một khoản nợ cho một ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ cần một lượng vốn bằng 1/5 khoản nợ cho General Electric (GE- một công ty xếp hạng AAA) → Việc giữ các tài sản có độ rủi ro thấp ít sinh lợi hơn tài sản có độ rủi ro cao. Không có lợi ích từ việc đa dạng hóa Một khoản nợ riêng lẻ yêu cầu một lượng vốn giống như một danh mục đầu tư được đa dạng hóa, với cùng một giá trị. Không có sự khác biệt nào giữa một khoản vay $100 và 100 khoản vay $1. “Cơ lợi” có tính hệ thống Không có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro vận hành. Câu 13: Những thiếu sót của Basel I 1. Không phân biệt theo loại rủi ro * Một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng AA được coi như một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng B. * Một khoản nợ cho một ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ cần một lượng vốn bằng 1/5 khoản nợ cho General Electric (GE-một công ty xếp hạng AAA) → Việc giữ các tài sản có độ rủi ro thấp ít sinh lợi hơn tài sản có độ rủi ro cao. 2. Không có lợi ích từ việc đa dạng hóa * Một khoản nợ riêng lẻ yêu cầu một lượng vốn giống như một danh mục đầu tư được đa dạng hóa, với cùng một giá trị. * Không có sự khác biệt nào giữa một khoản vay $100 và 100 khoản vay $1. 3. “Cơ lợi” có tính hệ thống 4. Không có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro vận hành 21
  22. Nội dung cơ bản của Basel II Basel II bao gồm những khuyến nghị về luật và quy định ngành ngân hàng, được ban hành bởi Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision – BCBS). Basel II sử dụng khái niệm “ba trụ cột”: 1. Yêu cầu về vốn tối thiểu 2. Giám sát, và 3. Quy luật thị trường - để nâng cao tính ổn định trong hệ thống tài chính. Trụ cột thứ I Trụ cột thứ I liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Lượng vốn duy trì được tính toán theo ba yếu tố rủi ro chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành và rủi ro thị trường. Những loại rủi ro khác không được coi là có thể lượng hoá hoàn toàn ở bước này. * Tỉ lệ CAR – Tỉ lệ McDonough * Các cách tiếp cận tính toán yêu cầu về vốn: o Rủi ro hệ thống o Rủi ro thị trường o Rủi ro tín dụng o Kỹ thuật làm giảm rủi ro tín dụng * Kết quả QIS Trụ cột thứ II Trụ cột thứ II liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk). Tính toán tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu * Khung hiệp ước mới bao gồm cả: o Định nghĩa hiện tại về vốn thường xuyên. o Yêu cầu tỉ lệ vốn tối thiểu trên tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền phải từ 8% trở lên. Tỉ lệ thỏa đáng về vốn (CAR) ≥ 8% CAR = (Vốn cấp I + Vốn cấp II + Vốn cấp III)/RWA Trụ cột thứ III Trụ cột thứ III làm gia tăng một cách đáng kể các thông tin mà một ngân hàng phải công bố. Phần này được thiết kế để cho phép thị trường có một bức tranh hoàn thiện hơn về vị thế rủi ro tổng thể của ngân hàng và cho phép các đối tác của ngân hàng định giá và tham gia chuyển giao một cách hợp lý. 22
  23. Ngày 12/9 , nhóm các thống đốc ngân hàng trung ương và những người đứng đầu cơ quan thanh tra, giám sát từ 27 nước đã nhóm họp tại Basel (Thụy Sĩ) để thông qua các quy định mới về vốn và ấn định thời hạn để các ngân hàng thực hiện những quy định này. Quy định mới của Basel III, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) được giữ ở mức 8%, yêu cầu vốn chủ sở hữu (vốn cấp 1) được nâng từ 4% lên 6%; và trong 6% vốn cấp 1 đó có 4,5% là vốn của các cổ đông thông thường. Chuẩn mực mới sẽ thiết lập thêm phần vốn ở vùng đệm, chiếm 2,5% vốn cấp 1 nhằm ứng phó với những bất ổn kinh tế trong tương lai. Ngân hàng nào không đáp ứng mức này sẽ phải ngừng chi trả cổ tức, dù không bị buộc tăng vốn. Các yêu cầu của Basel 3 buộc các ngân hàng sở hữu 7% vốn chất lượng cao trên tổng tài sản mang tính rủi ro, gấp hơn 3 lần hiện nay. (So với 2% hiện hành và cao hơn cả tỉ lệ 4% mà ngân hàng Mỹ áp dụng). Thời hạn thực hiện điều chỉnh trên là từ 1/1/2015. Đến 2019, tất cả các tiêu chuẩn của Basel 3 sẽ được thực hiện đầy đủ. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm về công ty tài chính. Công ty Tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm.( Điều 2, chương 1 , nghị định số 79/2002/NĐ-CP) 1.2. Đặc điểm của công ty tài chính. Tại VN, hiện có đầy đủ các tổ chức trung gian tài chính như NHTM, công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư . tuy nhiên do độ mở nền kinh tế ,việc các tổ chức này mở rộng quy mô hoạt động cũng như phát triển các loại hình dịch vụ đã làm cho việc phân biệt các loại hình này trở nên khó khăn đặc biệt là giữa CTTC và NHTM . Hiện nay, các lĩnh vực hoạt động của CTTC gần giống như ngân hàng chỉ có một số hạn chế như không có dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm . Tuy nhiên, việc phân định 2 loại hình này ta có thể dựa vào điểm khác biệt về đặc điểm theo quy định của Chính phủ. 1.2.1. Bản chất và phạm vi hoạt động. Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm. Trong khi đó, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan, cụ thể là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngành ngân hàng Việt Nam năm 2012 – Cơ hội và thách thức 09/12/2011 — Bùi Quỳnh Vân Tóm tắt một số tình hình năm 2011 Bối cảnh kinh tế vĩ mô: Năm 2011, trước khá nhiều tác động bất lợi từ trong và ngoài nước, lạm phát và bất ổn tỷ giá nổi lên như là 2 thách thức lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam. Cụ thể, thâm hụt cán cân tổng thể kéo dài cùng chênh lệch cung cầu ngoại tệ ngắn hạn vào cuối năm 2010 đã khiến tỷ giá USDVND tăng mạnh. Đầu năm 2011, tỷ giá tự do cao hơn mức trần tỷ giá liên ngân hàng khoảng 8%, trước tình hình đó, tỷ giá chính thức USDVND được nâng thêm 9,3% vào ngày 11/2/2011. Việc phá giá mạnh VND cùng giá hàng hóa thế giới tăng mạnh đã ảnh hưởng mạnh làm giá hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước tăng cao. Cùng với tác động trễ từ việc nới lỏng chính sách tiền tệ nửa cuối năm 2010 và chủ trương điều hành giá các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu theo cơ chế thị trường, lạm phát các tháng đầu năm đã tăng cao và luôn ở trên mức 1,5%/tháng. 23
  24. Lạm phát cao - Bất ổn tỷ giá Chính sách của Chính phủ: Trước tình hình đó, ngày 24/02/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP đưa ra 6 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011. Để cụ thể hóa tinh thần của Nghị quyết 11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sau đó đã ban hành Chỉ thị 01/2011/CT-NHNN chủ trương thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua áp trần tăng trưởng tín dụng cả năm dưới 20%, giới hạn tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán dưới 15-16% đồng thời đề ra lộ trình giảm tín dụng phi sản xuất của các ngân hàng về mức 22% tổng dư nợ vào 30/6/2011 và 16% tổng dư nợ vào cuối năm 2011. Diễn biến thị trường tiền tệ: Thị trường VND: Huy động VND gặp nhiều khó khăn khiến lãi suất tăng cao: Trước tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ, nhiều ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản đã đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng như thị trường dân cư tăng mạnh. Lãi suất huy động VND có lúc bị đẩy lên tới 18-19% để hấp dẫn người gửi tiền. Trước tình hình đó, NHNN đã nhiều lần ban hành các văn bản nhắc nhở các tổ chức tín dụng về việc thực hiện nghiêm quy định về trần lãi suất. Tuy nhiên, chỉ khi Chỉ thị 02/2011/CT-NHNN ra đời vào ngày 7/9/2011, trong đó quy định rõ các hình thức xử phạt cùng với việc NHNN kiên quyết xử lý tổ chức tín dụng huy động vượt trần, trong tháng 9/2011 lãi suất huy động VND mới chính thức quay về mức 14%. Tín dụng VND tăng chậm: Bên cạnh khó khăn thanh khoản của một số ngân hàng khiến nguồn cung tín dụng bị hạn chế, lãi suất huy động tăng đẩy lãi suất cho vay vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến tín dụng VND 6 tháng đầu năm chỉ tăng 2,67% so với cuối năm 2010. Tín dụng VND thậm chí có xu hướng giảm dần về cuối năm khi tính chung 10 tháng, tổng dư nợ tín dụng VND chỉ tăng khoảng 0,25% so với cuối 2010. Mặt khác, dưới áp lực của trần tăng trưởng tín dụng, một số ngân hàng đẩy mạnh tín dụng ngay từ đầu năm đã xảy ra tình trạng dư vốn nhưng không thể giải ngân thêm. Quy định bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn huy động trong Thông tư 13 và 19 năm 2010 cùng sự ra đời của nhóm G12+1 với cam kết đưa lãi suất cho vay sản xuất về mức quanh 17%-19%/năm cũng không giúp tình hình tăng trưởng tín dụng có nhiều cải thiện. Ngoài nguyên nhân lãi suất cao khiến doanh nghiệp không mặn mà với việc vay vốn ngân hàng, tín dụng tăng chậm còn bắt nguồn một phần từ việc kinh tế khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, hoặc phải thu hẹp quy mô. Tính riêng 9 tháng đầu năm 2011, số doanh nghiệp phá sản, giải thể ước khoảng 4,7 nghìn doanh nghiệp. Sản xuất kinh doanh gặp khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp không thanh toán được nợ, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng vào cuối tháng 8/2011 ở mức trên 3%, tương đương khoảng 76.000 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm tới 37.000 tỷ đồng. Thị trường ngoại tệ: 24
  25. NHNN tích cực chống đô la hóa: Song song với chủ trương thắt chặt tiền tệ, trong năm 2011, NHNN còn có những động thái mạnh mẽ và kiên quyết nhằm hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế, qua đó ổn định tỷ giá. Cụ thể, bên cạnh việc siết chặt kiểm tra và xử lý mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do, NHNN đã đưa ra hàng loạt chính sách như hạ trần lãi suất huy động USD xuống lần lượt các mức 3%, 2%, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với ngoại tệ thêm 2%, hạ lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc ngoại tệ, kết hối với các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước. Theo đó, các biện pháp trên đã giúp hạn chế tối đa hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do, giảm dần các quan hệ vay mượn ngoại tệ và chuyển sang quan hệ mua bán ngoại tệ, đồng thời, giao dịch mua bán ngoại tệ được diễn ra tập trung chủ yếu tại các ngân hàng thương mại. Mất cân đối tín dụng – huy động ngoại tệ là một phần nguyên nhân gây bất ổn tỷ giá: Chênh lệch lãi suất cho vay VND và ngoại tệ khá lớn khiến người vay có xu hướng ưa thích vay ngoại tệ, tín dụng ngoại tệ qua đó tăng trưởng khá nhanh trong các tháng đầu năm. Trong khi đó, huy động ngoại tệ có xu hướng giảm trước hàng loạt biện pháp mạnh của NHNN khi liên tiếp tăng trưởng âm với mức tăng lần lượt -1,96%, -3,62% và -3,29% trong các tháng 5,6 và 7/2011. Mất cân đối tín dụng và huy động ước đạt khoảng 7 tỷ USD vào tháng 7/2011, làm tăng rủi ro bất ổn tỷ giá cuối năm. Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành Thông tư 07/2011/TT-NHNN hạn chế đối tượng được vay ngoại tệ, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng ngoại tệ thông qua việc yêu cầu các TCTD báo cáo tình hình cho vay ngoại tệ. Nhờ đó, mất cân đối tín dụng và huy động ngoại tệ dần thu hẹp về mức hơn 5 tỷ USD vào cuối tháng 10/2011. Tuy nhiên, bất ổn tỷ giá còn chịu sức ép từ sự biến động của giá vàng và nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu tăng mạnh theo chu kỳ cuối năm. Thanh khoản ngoại tệ của ngân hàng nhìn chung vẫn gặp rất nhiều khó khăn, lãi suất liên ngân hàng USD luôn duy trì ở mức cao khiến cam kết giữ tỷ giá biến động không quá 1% của Tân Thống đốc đối mặt với nhiều áp lực. Thị trường vàng: Năm 2011 đã chứng kiến những biến động khó lường của giá vàng thế giới, ảnh hưởng không nhỏ đến giá vàng trong nước. Sau quyết định chính thức của NHNN chỉ cho phép tổ chức tín dụng huy động chứng chỉ vàng ngắn hạn (kết thúc vào 1/5/2012) phục vụ cân đối lại số vốn bằng vàng đã chuyển thành tiền để cho vay trước đó, đồng thời chỉ được cho vay vàng phục vụ gia công, chế tác trang sức, thị trường vàng vật chất hầu như chỉ phụ thuộc vào các công ty kinh doanh vàng. Giá vàng biến động mạnh là cơ hội cho các nhà đầu cơ dồn vốn vào thị trường này, đồng thời hút mất nguồn lực vốn quan trọng cho sản xuất. Để bình ổn thị trường, NHNN đã cấp quota nhập khẩu ít nhất 10 tấn vàng trong năm 2011 song số lượng này không đủ sức để hạ nhiệt cơn sốt vàng. Giải pháp của NHNN cho phép 5 ngân hàng cùng SJC bán vàng huy động được từ dân đã giúp cung ra thị trường một lượng vàng lớn, qua đó thu hẹp đáng kể khoảng cách giữa giá thế giới và Việt Nam, phần nào ổn định thị trường vàng trong các tháng cuối năm. Năm 2012, cơ hội và thách thức THÁCH THỨC Chính sách tiền tệ chặt chẽ: Khả năng tiếp tục giảm trần lãi suất: Theo Nghị quyết của Quốc hội cũng như chủ trương chung của Chính phủ và NHNN, chính sách tiền tệ năm 2012 sẽ tiếp tục được định hướng chặt chẽ nhưng sẽ giảm dần lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, khi lạm phát các tháng gần đây đang có xu hướng giảm, khả năng giảm trần lãi suất vào đầu năm sau là hoàn toàn có thể. Việc sử dụng mệnh lệnh hành chính để buộc các ngân hàng chỉ được huy động với lãi suất không vượt quá trần có lẽ chỉ là giải pháp mang tính tình thế, khó có thể duy trì được lâu dài, nói cách khác đây là giải pháp không mang tính thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, NHNN vẫn cần thiết phải sử dụng giải pháp mạnh tay này để đạt được những mục tiêu về kinh tế lớn hơn. Theo đó, đây sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các ngân hàng tiếp tục gặp khó khăn trong việc thu hút tiền gửi VND. Thêm vào đó, chính sách tiền tệ thận trọng cũng khiến nguồn cung tiền ra thị trường hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến thanh khoản của các ngân hàng. Quy mô được phép tăng trưởng tín dụng hạn hẹp: Cũng theo định hướng của NHNN, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 nhiều khả năng chỉ ở mức 15-17%, nếu không tính năm 2011 thì đây là mức thấp nhất kể từ năm 2003. 25
  26. Thực tế hiện nay, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ở mức rất thấp khi ước tính cả năm chỉ đạt khoảng 12-13% so với cuối năm trước, nên quy mô tổng tín dụng được phép tăng trong năm 2012 cho các ngân hàng được tính trên con số này sẽ khá hạn hẹp. Ngoài ra, NHNN cũng đưa ra chính sách yêu cầu tất cả các tổ chức tín dụng phải dành 20% tổng dư nợ cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, những ngân hàng không có lợi thế trong lĩnh vực này sẽ phải chuyển số vốn tương đương cho Agribank để thực hiện giải ngân. Như vậy, quy định này mặc dù có tác dụng rất tích cực đến kinh tế nói chung và khu vực sản xuất nông nghiệp nói riêng song đây có thể là bất lợi đối với các ngân hàng có khả năng kiếm lợi nhuận cao hơn từ việc giải ngân khoản vốn trên vào các lĩnh vực khác. Cầu tín dụng giảm: Kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2012 được dự báo còn nhiều khó khăn khiến người dân thắt chặt chi tiêu, cầu tiêu dùng giảm gián tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, cầu tiêu dùng giảm cũng khiến doanh nghiệp tiếp tục phải thu hẹp sản xuất hoặc hoạt động cầm chừng. Như vậy, cầu tín dụng sản xuất và cầu tín dụng tiêu dùng năm 2012 dự kiến bị thu hẹp, tín dụng phát sinh mới khá hạn chế trong khi ngân hàng đang triệt để thu hồi nợ xấu, lợi nhuận từ mảng tín dụng của ngân hàng dự kiến sẽ không tăng trưởng mạnh. Bài toán nợ xấu chưa có lời giải: Nợ xấu và xử lý nợ xấu sẽ tiếp tục là vấn đề nóng trong năm 2012 khi tỷ lệ nợ xấu thực tế được cho là lớn hơn nhiều so với mức trên 3% tổng dư nợ mà NHNN công bố cuối tháng 8/2011. Bên cạnh đó, từ ngày 1/4/2012, NHNN sẽ chính thức công bố đều đặn 5/12 chỉ tiêu an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng gồm CAR, ROA, ROE, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự nợ trong từng lĩnh vực. Theo đó, việc chính thức công khai tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống có thể có những ảnh hưởng nhất định đến niềm tin của người dân vào tính an toàn của hệ thống ngân hàng. Hiện tại, ngoài các khoản trích lập dự phòng có sẵn tại các ngân hàng, vấn đề xử lý nợ xấu vẫn chưa có lời giải cụ thể và sẽ là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện nay và tương lai của các ngân hàng trong những năm tới. Áp lực phải nâng cao năng lực tài chính: Chủ trương nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được khởi động từ Nghị định 141/2006/NĐ-CP khi Chính phủ đặt ra lộ trình tăng vốn pháp định của các ngân hàng lên mức 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Bên cạnh đó, lộ trình tăng vốn pháp định lên mức 5.000 tỷ đồng vào năm 2012 và mức 10.000 tỷ đồng vào năm 2015 cũng trong quá trình xem xét áp dụng. Cùng với quá trình này, NHNN cũng liên tục đưa ra những quy định buộc các ngân hàng phải nâng cao tiêu chuẩn an toàn hoạt động và khả năng thanh khoản như Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể, ban hành Thông tư 13 và Thông tư 19 năm 2010 đề ra các tiêu chuẩn về CAR, tỷ lệ cấp tín dụng, Quá trình thực hiện những quy định trên đã bộc lộ nhiều yếu kém của hệ thống ngân hàng Việt Nam khi không phải tất cả các ngân hàng đều đáp ứng được yêu cầu của NHNN đúng hạn, một số văn bản đã phải sửa đổi hoặc lùi thời hạn để tạo điều kiện cho các ngân hàng chấp hành đúng quy định đã đặt ra. Áp lực tái cơ cấu: Nhiều bất cập của hệ thống ngân hàng được bộc lộ trong thời gian qua, thanh khoản yếu kém cùng với tình hình nợ xấu cao có nguy cơ gây rủi ro đến an toàn hệ thống khiến việc tái cơ cấu, cải tổ toàn bộ hệ thống tài chính, trong đó quan trọng nhất là hệ thống ngân hàng đã trở thành vấn đề cấp bách và khó có thể trì hoãn lâu hơn nữa. NHNN cũng thể hiện mong muốn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thông qua nhiều chính sách quan trọng trong năm 2011 để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu. Áp lực sáp nhập ngân hàng dự kiến lên đến đỉnh điểm vào cuối năm nay và đầu năm 2012 khi nhiều ngân hàng gặp khó khăn trầm trọng về thanh khoản đang rất cần tiền để trả nợ. NHNN cũng đã có sẵn hành lang pháp lý dành cho các hoạt động phá sản, sáp nhập ngân hàng thông qua việc ban hành Thông tư 34/2011/TT-NHNN về trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng. Như vậy, sự yếu kém trong nội tại ngân hàng dẫn đến áp lực phải tái cơ cấu đang đặt ra thách thức cho các tổ chức này trước 2 lựa chọn hoặc phải tìm đối tác sáp nhập để nâng cao năng lực tài chính hoặc chấp nhận giải thể. Sau LienVietBank và Tiết kiệm Bưu điện (VPSC), sự kiện sáp nhập của 3 ngân hàng Ficombank, SCB và Tinnghiabank mới đây là thương vụ sáp nhập thứ 2 của ngành ngân hàng nhưng là thương vụ đầu tiên nằm trong lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam do NHNN đặt ra. Sau sáp nhập, ngân hàng mới được thành lập sẽ có tổng tài sản ước trên 150.000 tỷ đồng với quy mô vốn điều lệ khoảng 10.600 tỷ đồng và trên 200 đơn vị chi nhánh, phòng giao dịch. Theo đó, quy mô vốn điều lệ của ngân hàng mới sáp nhập sẽ tương đương với Eximbank và lớn hơn so với 1 số ngân hàng thương mại cổ phần lớn trong nước như ACB, MB, Sacombank và Techcombank. Như 26
  27. vậy, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ngoài việc tạo ra áp lực phải sáp nhập hoặc giải thể đối với các ngân hàng yếu kém, quá trình này cũng tạo ra những ngân hàng mới sau sáp nhập và có thể sẽ trở thành thách thức cạnh tranh mới cho các ngân hàng lớn trong tương lai. Cạnh tranh từ khối ngoại: Mặc dù các quy định hạn chế đối với ngân hàng nước ngoài (vốn điều lệ, tổng tài sản, thời hạn hoạt động, hình thức, lĩnh vực hoạt động) đã được dỡ bỏ vào năm 2011 theo lộ trình sau khi Việt Nam gia nhập WTO, song do kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn nên mức độ phát triển của các ngân hàng ngoại năm 2011 vẫn hạn chế. Dự kiến, sự phát triển bùng nổ, cạnh tranh gay gắt về các mảng như ngân hàng bán lẻ, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn, ngoại tệ của ngân hàng ngoại sẽ tiếp tục diễn ra từ năm 2012 trở đi. CƠ HỘI Phân chia lại miếng bánh thị phần cho ngân hàng lớn: Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế bao gồm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu đầu tư công dự kiến sẽ diễn ra mạnh mẽ trong những năm tới. Quá trình này vừa là thách thức những cũng tạo ra không ít cơ hội cho việc thâu tóm tài sản giá rẻ, đa dạng hóa đầu tư của các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh. Thách thức bị mua bán sáp nhập của ngân hàng yếu kém cũng chính là cơ hội cho các ngân hàng lớn trong nước tham gia thâu tóm các ngân hàng khác để nâng cao tiềm lực tài chính và nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động, quy mô khách hàng. Cơ hội cho NH nhỏ phát triển đúng thế mạnh: Mặt khác, quá trình tái cơ cấu cũng có thể là yếu tố tích cực với các ngân hàng nhỏ nếu xét trên khía cạnh NHNN đưa họ trở về đúng thị trường và lĩnh vực kinh doanh mà họ có vốn lợi thế. Thị trường hiện nay ít có sự phân biệt rõ ràng giữa các ngân hàng yếu kém và ngân hàng nhỏ. Do đó, khi các ngân hàng nhỏ thực sự phát huy được thế mạnh trong đúng lĩnh vực kinh doanh của mình thay vì đầu tư dàn trải chạy đua phát triển những sản phẩm tương tự nhau như trên thị trường, thì đây chính là cơ hội để khẳng định tên tuổi và trụ vững trong cuộc chiến tái cơ cấu toàn hệ thống của các ngân hàng này. Kết luận: Năm 2011 kết thúc với áp lực phải tái cơ cấu, cải tổ mạnh mẽ được đặt ra cho toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo đó, năm 2012 được mở ra với khá nhiều thách thức cho các ngân hàng về các vấn đề như xử lý nợ xấu, tìm kiếm đối tác sáp nhập để nâng cao năng lực tài chính, khó khăn đến từ chính sách tiền tệ chặt chẽ và quy mô tăng trưởng tín dụng hạn hẹp. Tuy nhiên, trong những khó khăn, vẫn còn rất nhiều cơ hội dành cho những ngân hàng có tiềm lực tài chính và nhận thức rõ được vị thế của mình trong hệ thống tài chính ngân hàng cũng trong như nền kinh tế. Tái cấu trúc ngân hàng 01/12/2011 — Bui Thi Hong Thu Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI, tái cấu trúc nền kinh tế được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong 05 năm tới (2011-2015), tập trung vào 03 lĩnh vực quan trọng nhất: Tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), các tổ chức tài chính (TCTC) và tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước mà trọng tâm là các Tập đoàn kinh tế và Tổng Công ty Nhà nước. Trong đó, chủ đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, các TCTC là chủ đề đang được thảo luận sôi nổi trong thời gian gần đây. Tái cấu trúc là gì? 27
  28. Tái cấu trúc (restructuring) được hiểu là quá trình tổ chức lại (re-organize) doanh nghiệp nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu đề ra. Một chương trình tái cấu trúc toàn diện sẽ diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực như cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành; các hoạt động và các quá trình; các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Tái cấu trúc cũng có thể được triển khai một phần tại một hay nhiều mảng của doanh nghiệp (tài chính, nhân sự, bán hàng, sản xuất ) nhằm đạt mục tiêu là nâng cao “thể trạng” của bộ phận đó. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Việt Nam được xác định là cơ cấu lại quản trị, điều hành và cấu trúc lại tình hình tài chính của các ngân hàng. Đây được coi là nhiệm vụ rất cấp bách không chỉ nhằm bảo vệ và lành mạnh hoá hệ thống tài chính mà còn để củng cố uy tín và niềm tin với người dân vào hệ thống ngân hàng nói riêng và sự điều hành của Nhà nước nói chung. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sẽ diễn ra theo 2 hướng: cải tổ những ngân hàng còn yếu kém và sáp nhập, hợp nhất các NHTM, các TCTC nhỏ để có các NHTM và TCTC với quy mô lớn, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống. Vậy tại sao tái cấu trúc hệ thống ngân hàng lại là nhiệm vụ cấp bách? Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sẽ giúp giải quyết được rất nhiều vấn đề còn tồn tại của hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong đó phải kể đến 3 vấn đề nổi bật: chất lượng tài sản kém, thanh khoản khó khăn và quy mô vốn tự có nhỏ. Vấn đề đầu tiên của hệ thống ngân hàng là chất lượng tài sản kém, thể hiện ở tỷ lệ dư nợ phi sản xuất cao và tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Tính đến cuối tháng 5/2011, còn tới 20 NHTM có tỷ lệ dư nợ phi sản xuất trên 22%, thậm chí có ngân hàng tỷ lệ này lên tới hơn 50%[1]. NHNN cũng công bố, hai trong ba lĩnh vực thuộc cho vay Phi sản xuất là cho vay BĐS và Chứng khoán toàn hệ thống cũng chiếm tới 12%[2] tổng dư nợ. Đây là hai lĩnh vực cho vay tiềm ẩn rủi ro rất lớn, đặc biệt đây là những ngành đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ suy thoái kinh tế: Thị trường BĐS đóng băng, thị trường chứng khoán giảm điểm kéo dài. Nếu như một phần dư nợ phi sản xuất này không được thanh toán thì tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng lên rất cao. Bên cạnh đó, với lãi suất cho vay cao như hiện nay, nhiều doanh nghiệp không làm ra đủ lợi nhuận để trả lãi ngân hàng khiến nợ xấu trong hệ thống có xu hướng tăng cao. Thêm vào đó, thời gian gần đây, rất nhiều vụ vỡ tín dụng đen đã diễn ra tại nhiều địa phương với quy mô lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tỷ lệ nợ xấu. Cụ thể: đến cuối Q2/2011, nợ xấu của nhóm Ngân hàng Quốc doanh tăng 66,18%, nhóm các NHTM CP tăng 44,29%, nhóm ngân hàng liên doanh, nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài tăng 59,23% so với cuối năm 2010. Tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống tăng từ 2,16% cuối năm 2010 lên mức 3,13%; vào cuối tháng 6/2011 và đứng ở mức 3,21%[3] tại 31/08/2011. Tổng nợ xấu 06 tháng đầu năm khoảng 75.000 tỷ đồng[4]. Tuy nhiên, nếu nợ xấu chỉ ở mức này thì liệu yêu cầu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng lại cấp thiết đến như vậy không? Thực tế, hiện nay chúng ta chưa tiến hành phân loại nợ xấu theo đúng chuẩn quốc tế. Nếu thực hiện đúng theo chuẩn quốc tế, con số này sẽ vào khoảng 13%, như Fitch Ratings đã công bố hồi tháng 6/2011. Thứ hai, những khó khăn về thanh khoản đang khiến nhiều ngân hàng điêu đứng. Những khó khăn này đã được thể hiện rất rõ ở những cuộc đua lãi suất trên cả thị trường 1 (từ tổ chức kinh tế và cá nhân) và thị trường liên ngân hàng (LNH). 28
  29. Huy động TT1 trở nên rất khó khăn, đến mức người gửi tiết kiệm có thể mặc cả lãi suất với ngân hàng trong suốt quý 3/2011. Trong giai đoạn này, có những lúc, lãi suất huy động từ dân cư lên tới 20%, áp dụng cho khoản tiết kiệm tối thiểu 100 triệu đồng trong thời hạn 1 tháng. Chỉ cho đến khi NHNN tuýt còi, việc huy động vượt trần lãi suất mới tạm dừng và lắng xuống. Sự thiếu thanh khoản trầm trọng đã buộc một số ngân hàng phụ thuộc cao vào thị trường LNH, đến mức lãi suất LNH qua đêm đã bị đẩy lên tới hơn 20% trong khoảng thời gian đầu tháng 10/2011. Một số ngân hàng cá biệt gặp vấn đề nghiêm trọng về thanh khoản đã chấp nhận trả lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn nhằm huy động vốn bằng mọi giá! Thứ ba, thiếu vốn tự có. Theo số liệu thống kê của chúng tôi, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của các ngân hàng TM trong nước ở mức khá ổn, trên 9%. Tuy nhiên, mức độ cụ thể lại rất khác nhau giữa các ngân hàng. Một nghịch lý là các ngân hàng có quy mô vốn điều lệ càng lớn thì lại có CAR càng nhỏ. Theo số liệu ước tính, CAR của nhóm các NHTM Nhà nước chỉ ở mức 6,9% trong khi CAR của nhóm các ngân hàng TMCP quy mô nhỏ (3.000 tỷ đồng) lại ở mức 26,5%. Thêm vào đó, nếu phân loại nợ xấu theo đúng chuẩn quốc tế và thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ trên số nợ xấu này, tỷ lệ CAR sẽ còn thấp hơn. (Do dự phòng tăng làm giảm lợi nhuận luỹ kế, dẫn tới giảm vốn tự có (VTC) và giảm CAR. CAR được tính bằng VTC/Tổng tài sản có rủi ro). Trong đó, VĐL chiếm tới 84% vốn tự có, tuy nhiên tính đến thời điểm này, vẫn còn những ngân hàng có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng. Hiện tại, NHNN đang dự thảo nghị định buộc các ngân hàng có vốn tối thiểu 5.000 tỷ vào năm 2012 và 10.000 tỷ đồng vào năm 2015. Nếu quy định này được ban hành, chắc chắn nhiều ngân hàng khó có thể đáp ứng được. Những ngân hàng nào cần tái cấu trúc? Như đã đề cập trong phần đầu, tái cấu trúc hệ thống NHTM và các TCTC sẽ theo hai hướng: cải tổ những ngân hàng còn yếu kém; và sáp nhập, hợp nhất các NHTM, các TCTC nhỏ để có các NHTM và TCTC với quy mô lớn, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống. Với một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam, số lượng ngân hàng đang hoạt động hiện nay được xem là quá nhiều. Số liệu từ NHNN cho thấy, tính đến tháng 6/2011, Việt Nam có 5 NHTM Nhà nước; 1 ngân hàng chính sách xã hội; 1 ngân hàng phát triển; 37 NHTM cổ phần; 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg); 5 ngân hàng liên doanh; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 48 văn phòng đại diện NHNNg; 18 công ty tài chính và 12 công ty cho thuê tài chính. Trong đó, số lượng các ngân hàng quy mô nhỏ tăng nhanh đã dẫn đến sự yếu kém của hệ thống ngành ngân hàng. Tuy nhiên, liệu việc hợp nhất có dẫn tới kết quả “nhỏ + nhỏ = lớn” hay “yếu + yếu = mạnh”? Trong công cuộc tái cơ cấu này, vấn đề không nằm ở chỗ quy mô ngân hàng to hay nhỏ mà là tốt hay xấu. Trên thực tế, không phải chỉ các ngân hàng nhỏ mới đứng trước yêu cầu cải tổ, mà cả các ngân hàng lớn cũng không thể đứng ngoài xu hướng này, bởi nếu ngân hàng lớn mà yếu kém, thì yêu cầu phải cải tổ còn bức thiết hơn. Bên cạnh đó, nhóm NHTM Nhà nước cũng không phải là ngoại lệ, thậm chí đây lại là nhóm rất cần tái cấu trúc. 5 NHTM Nhà nước đang chiếm khoảng 50% thị phần tín dụng và 60% thị phần tiết kiệm tại Việt Nam[5], trong đó, có 4 ngân hàng có vốn điều lệ hơn 10.000 tỷ đồng, tuy nhiên các NHTM Nhà nước lại ẩn chứa nhiều rủi ro. Chỉ cần cải 29
  30. tổ một trong số này đã có tác dụng lành mạnh hóa thị trường ngang với nhiều ngân hàng nhỏ. Những NHTM Nhà nước này tuy thuộc nhóm có tổng tài sản lớn nhất nhưng lại luôn nằm trong nhóm có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trên thị trường. Đơn cử như trường hợp của Ngân hàng V. V là ngân hàng có tổng tài sản rất lớn nhưng lại có khối lượng nợ xấu cao nhất trong nhóm 8 ngân hàng niêm yết, tính đến 30/09/2011 là gần 7.380 tỷ đồng (3,9% tổng dư nợ), chiếm tới 49% tổng nợ xấu của nhóm các ngân hàng niêm yết. Cải tổ hệ thống ngân hàng, không có lý gì loại ra các NHTM Nhà nước, các NHTM lớn bởi vấn đề quan trọng nhất là phải tạo ra một hệ thống ngân hàng khỏe mạnh. Nếu tái cấu trúc xong, thị trường chỉ còn lại số ít các ngân hàng tuy lớn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều bệnh tật thì coi như tái cấu trúc nửa vời. Theo đó, quy mô một ngân hàng không phải là yếu tố tiên quyết khi xem xét tái cơ cấu Song cũng cần quan tâm đúng mức tới ngân hàng quy mô nhỏ, với định hướng “tăng hợp lý về quy mô” như Thủ tướng Chính phủ vừa nêu trước Quốc hội. Để xác định ngân hàng nào cần hợp nhất, sáp nhập, các ngân hàng cần được sàng lọc kỹ càng để giải quyết được triệt để các nguyên nhân như đã đề cập ở trên. Thực trạng tái cấu trúc ngân hàng Việt Nam Gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát đi thông điệp khuyến khích các tổ chức tín dụng tự nguyện tìm hiểu lẫn nhau để mua lại, sáp nhập, hợp nhất. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có một số ngân hàng tiến hành sáp nhập thành công. Đầu tiên là trường hợp Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) sáp nhập vào Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank), chính thức ra mắt Ngân hàng Liên Việt Bưu điện (LienvietPost Bank) vào cuối tháng 7/2011. Sự kiện này được giới chuyên môn đánh giá là sự kiện đặc biệt nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Khi VPSC được sáp nhập vào LienVietBank, vốn điều lệ của LienvietPost Bank đã tăng từ 3.650 tỷ đồng lên tới hơn 5.600 tỷ đồng, đồng thời ngân hàng này còn cùng với Agribank trở thành NHTM cổ phần có hệ thống mạng lưới lớn nhất trong cả nước: 13.000 điểm giao dịch gắn trong hệ thống bưu cục. Đây là những kết quả bước đầu đạt được của ngân hàng sau khi sáp nhập. Thương vụ thứ hai là Ngân hàng Shinhan Vina sáp nhập vào Shinhan Việt Nam. Thống đốc NHNN đã có văn bản chấp thuận việc sáp nhập này hồi tháng 9/2011. Đây là 2 ngân hàng liên doanh nước ngoài có vốn điều lệ khá khiêm tốn. Sáp nhập thành công bước đầu sẽ giúp ngân hàng tăng quy mô vốn điều lệ và tiềm lực tài chính, tạo đà cho việc phát triển hoạt động sau này. Ngoài ra, có một số ngân hàng cũng đang lên kế hoạch tìm hiểu và mua lại các ngân hàng khác. Ngân hàng Quân đội (MB) là một ngân hàng điển hình. Phó chủ tịch HĐQT của MB đã chia sẻ rằng “Nếu có điều kiện tốt và có ngân hàng nào muốn bán lại hoặc sáp nhập MB sẵn sàng tìm hiểu, hợp lý thì sẽ xin ý kiến cổ đông để M&A”. Đây là một trong những phương án của MB nhằm hiện thực hóa mục tiêu chiến lược lọt vào Top 3 NHTM cổ phần lớn nhất tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015. Tuy nhiên, để thực hiện được các thương vụ M&A, các bên tham gia phải có thời gian chuẩn bị khá lâu, ví dụ như Ngân hàng Liên Việt cùng VNPT, VnPost đã mất tới 2 năm chuẩn bị kỹ lưỡng, lên kế hoạch chi tiết cho các hoạt 30
  31. động liên quan. Riêng về việc định giá VPSC, trong gần một năm qua, VNPT đã thuê tư vấn nước ngoài đảm bảo đánh giá VPSC theo đúng chuẩn mực quốc tế[6]. Bên cạnh những thương vụ mua bán sáp nhập được công khai, cũng có những hoạt động tái cấu trúc đang diễn ra nhưng không được công bố rộng rãi. Ví dụ như ngân hàng V, một NHTM NN đang hỗ trợ một số ngân hàng nhỏ về thanh khoản hay ngân hàng B cũng vừa ký thỏa thuận hỗ trợ 03 ngân hàng nhỏ khác với tổng nguồn cam kết hỗ trợ lên đến 13.000 tỷ đồng. Ngoài ra, còn rất nhiều hoạt động tái cơ cấu khác đang âm thầm diễn ra trong hệ thống ngân hàng. Kết luận Theo ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc NHNN, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là hoạt động nhạy cảm, phải làm sao để các ngân hàng hoạt động ổn định, góp phần ổn định, hỗ trợ việc phát triển kinh tế trong thời gian tới. Do đó, NHNN cần có kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể, đồng thời cần có biện pháp giám sát thực hiện các mục tiêu một cách chặt chẽ bởi tái cấu trúc ngân hàng là một bài toán khó khi vừa phải đảm bảo hệ thống ngân hàng lành mạnh nhưng vẫn phải đảm bảo đủ dịch vụ đáp ứng cho người dân, giống như Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã ví: “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng phải làm sao như phun thuốc cho cây lúa, diệt được sâu nhưng vẫn phải đảm bảo cho cây lúa xanh tốt”. Wage – inflation Không lo lắng lắm về lạm phát vì thu nhập danh nghĩa (lương) đang suy giảm. Đó là điều Mankiw nói về inflationary threat hiện tại ở Mỹ. Lương danh nghĩa cũng là một yếu tố để đánh giá áp lực lên lạm phát – rõ ràng không sai. Bởi lương sẽ đi vào tổng cầu khi thu nhập tăng cao, cũng như là một bộ phận lớn trong chi phí (labor costs) của người sử dụng lao động (như doanh nghiệp). Liên tưởng đến VN, ở VN cũng sắp tăng lương ở một số khu vực doanh nghiệp vào đầu tháng 10 năm nay. Trước đó là đợt tăng lương tối thiểu và trợ cấp từ ngân sách từ 1/5 (tăng 14%). Ở VN ai cũng rõ, lương luôn “chạy” theo lạm phát (xem). Thế nhưng, nếu tăng lương trong trường hợp lạm phát đang cao thì có tác động thế nào? Liệu lạm phát thực, Lạm phát ở đây bao gồm do “cost push” và/hoặc “demand pull” hay lạm phát tâm lý có là nguy cơ? Chưa có nhiều bằng chứng (nghiên cứu về vấn đề này, và cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau) Khi tăng lương, sẽ làm một bộ phận này “nhiều tiền” lên, sẽ tác động đến tổng cầu? Chúng ta đang thắt chặt tiền tệ bằng liệu pháp kiểm soát cung tiền (và tín dụng) ở mức thấp hơn, trong khi lại “ép” mặt bằng lãi suất xuống). Đây là điều nhìn nhận trên quan điểm tiền tệ, lượng tiền trong lưu thông phải phù hợp với lượng hàng hóa cung ứng được và quan điểm chi phí đẩy gây nên lạm phát (giảm chi phí lãi vay, giảm chi phí biên vào sản phẩm). Như vậy, trên quan điểm này, tăng lương, sẽ chỉ tăng lạm phát, khi làm tăng thêm “tiền” hoặc giảm “hàng”. Do đó, nếu tiền trong xã hội không tăng lên (tức tăng lương chỉ là hình thức phân bổ lại dòng tiền: thu nhập – chi tiêu trong xã hội: giảm từ doanh nghiệp, chính phủ, trong khi tăng cho lao động, tổng cung tiền không tăng lên) sẽ không làm lạm phát tăng lên. “Tăng lương lần này Nhà nước không in thêm tiền mà nguồn để thực hiện xuất phát từ thành quả của phát triển kinh tế.” Yếu tố lạm phát tâm lý cũng xuất phát từ đây, khi “tiền” của bộ phận tiêu dùng tăng lên trong ngắn hạn sẽ làm tăng giá cả, còn kỳ vọng về giảm chi tiêu của bộ phận khác (như chi tiêu/đầu tư của Chính phủ, một bộ phận lớn của tổng cầu) lại không rõ ràng để cân bằng với lượng tiền “bơm” ra cho tăng lương (lấy từ 3.7% thu ngân sách) – tức vẫn có 31