Đề cương nội dung sách giáo trình an toàn và bảo hộ lao động trong ngành xây dựng (Phần 1)

pdf 116 trang ngocly 3060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương nội dung sách giáo trình an toàn và bảo hộ lao động trong ngành xây dựng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_noi_dung_sach_giao_trinh_an_toan_va_bao_ho_lao_dong.pdf

Nội dung text: Đề cương nội dung sách giáo trình an toàn và bảo hộ lao động trong ngành xây dựng (Phần 1)

  1. đề cương nội dung sách giáo trình an toàn và bảo hộ lao động trong ngành xây dựng Lời nói đầu Phần thứ nhất : các văn bản chủ yếu của nhà nước và ngành xây dựng về bảo hộ lao động Chương I . Những vấn đề chung về bảo hộ lao động 1. Khái niệm, mục đích , ý nghĩa về bảo hộ lao động 2. Nội dung bảo hộ lao động 3. Hệ thống pháp luật và các qui định về bảo hộ lao động 4. Nội dung kế hoạch bảo hộ lao động 5. Công tác thanh tra, kiểm tra bảo hộ lao động. Chương II . Hệ thống tổ chức và quản lý công tác bảo hộ lao động 1. Hệ thống tổ chức về bảo hộ lao động 2. Trách nhiệm các cấp các ngành và tổ chức Công đoàn trong công tác bảo hộ lao động 3. Công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp 1
  2. Phần thứ hai : An toàn lao động trong ngành xây dựng Chương I . Điều kiện lao động và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong ngành Xây dựng 1. Điều kiện lao động trong ngành xây dựng Đặc điểm của sản phẩm xây dựng Sản phẩm xây dựng cơ bản tuy là sản phẩm công nghiệp nhưng lại rất không giống các sản phẩm công nghiệp khác. Những đặc điểm của sản phẩm xây 2
  3. dựng đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chế tạo ra nó cũng như là nguyên nhân gây ra những tai nạn lao động rất đặc thù. Sản phẩm xây dựng cơ bản chiếm diện rộng, chiếm không gian lớn và gắn liền với mặt đất ( hoặc mặt nước trên đất). Từ đặc điểm này, chúng ta thấy không thể che phủ hoặc khó che phủ cho sản phẩm xây dựng trong quá trình chế tạo sản phẩm. Phần lớn công việc của người lao động xây dựng cơ bản diễn ra ở ngoài trời. Các tác nhân thời tiết, khí hậu, thiên nhiên mặc sức ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Việc các tác nhân thiên nhiên tác động khiến cho khi lập kế hoạch sản xuất xây dựng cần dự liệu mọi khả năng để tránh những tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, cản trở tiến độ thi công cũng như gây tai nạn lao động. Chúng ta biết đặc điểm khí hậu của nước ta là có hai mùa mưa và nắng rõ rệt. Cần sắp xếp sao để khi không mưa, tiến hành những việc ngoài trời để khi mưa làm những việc trong mái che. Các tác nhân thiên nhiên bình thường không được xem như khó khăn đột xuất để kéo dài thời hạn thi công. Người lập kế hoạch thi công phải lường trước điều kiện thiên nhiên tác động mà dự báo và điều này được phản ánh trong thời hạn thực hiện dự án khi dự thầu xây lắp. Do chiếm diện rộng, chiếm không gian lớn và gắn liền với mặt đất nên khi chế tạo sản phẩm xây dựng, vật liệu để chế tạo phải vận chuyển từ nơi khai thác về vị trí công trình. Từ điều này, khâu vận chuyển quyết định quá trình sản xuất xây dựng. Công tác vận chuyển chiếm tỷ lệ lớn trong công sức và giá thành xây dựng. Quá trình thu mua và vận chuyển là quá trình rất dễ gặp rủi ro. Xe vận chuyển phải lăn bánh trên đường tăng rủi ro gặp tai nạn giao thông. Các yếu tố địa chất công trình, địa chất thuỷ văn khu vực xây dựng ảnh hưởng nhiều đến sản xuất xây dựng do sản phẩm xây dựng gắn liền với mặt đất, mặt nước. Việc sử lý nền móng, chống các sự cố lún, sụt, nước 3
  4. ngầm, cát chảy là những khó khăn cần được dự liệu trước trong quá trình thi công và có biện pháp để ngăn ngừa. Ngoài ra còn những yếu tố con người và xã hội gây ra các tác động tiêu cực do đặc điểm sản phẩm xây dựng chiếm không gian lớn, chiếm diện rộng gây ra: sự bảo vệ chống phá hoại, chống mất cắp tài sản, chống vi phạm địa giới xây dựng, chống phá hoại vô hình Thời gian chế tạo sản phẩm xây dựng dài: So với sản xuất nhiều sản phẩm công nghiệp khác, thời gian chế tạo sản phẩm xây dựng dài nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Thời gian chế tạo dài qua nhiều mùa khí hậu nên những yếu tố thiên nhiên tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất xây dựng. Do đặc điểm của mỗi mùa khí hậu, khi sản xuất xây dựng cần tính toán, dự liệu để tránh những bị động khi có tình huống bất thường do khí hậu sinh ra. Khi thời gian chế tạo dài còn những ảnh hưởng của con người, của xã hội tác động như những biến động do thay đổi tổ chức, thay đổi chủ trương sản xuất, đầu tư, xây dựng công trình. Những tác động tiêu cực đến quá trình tạo sản phẩm xây dựng cũng như dễ gây ra tai nạn lao động do thời gian thi công dài là điều tất nhiên. Thời gian chế tạo dài làm tăng chi phí bảo quản vật tư, bảo quản công trình. Ngoài ra, vật tư, bán thành phẩm còn bị giảm thấp chất lượng do phải bảo quản lâu. Thời gian thi công dài làm cho người lao động sản xuất phải qua nhiều thời kỳ thay đổi thời tiết trong một năm. Các yếu tố khí tượng, khí hậu tác động làm cho sức khỏe người lao động bị ảnh hưởng. Thi công kéo dài thời gian cũng tăng mối nguy cơ mất an toàn trong sản xuất. Đặc điểm về tính đa dạng và phức hợp của sản phẩm xây dựng: 4
  5. Sản phẩm xây dựng có rất nhiều hình thái khác nhau ( phản ánh tính đa dạng): về qui mô, về loại dạng, về kích cỡ, về sử dụng vốn đầu tư Người lao động xây dựng phải thường xuyên thay đổi môi trường lao động tạo ra nguy cơ mất an toàn lao động. Sản phẩm xây dựng do rất nhiều chủng loại công nhân chế tạo tham gia, rất nhiều chủng loại vật liệu tạo thành ( phản ánh tính phức hợp). Từ đặc điểm đa dạng và phức hợp của sản phẩm xây dựng nên có nhiều quá trình điều khiển sản xuất xây dựng cùng diễn ra trên một mặt bằng xây dựng. Đó là đầu mối cho sự phối hợp không ăn ý và cũng là nguyên nhân tạo ra mất an toàn lao động. Điều này đòi hỏi các tiêu chuẩn về quản lý và điều hành sản xuất xây dựng phức tạp hơn các sản xuất khác. Do sự đa dạng của sản phẩm xây dựng nên mỗi dạng của sản phẩm xây dựng lại phải có những phòng ngừa tai nạn lao động khác nhau. Do tính đa dạng của sản phẩm xây dựng mà tai nạn xảy ra cho người lao động cũng muôn hình muôn vẻ. Tổ chức sản xuất xây dựng đa dạng và phức hợp nên mỗi dạng tổ chức lại có những đặc thù riêng và những đặc thù này làm cho người lao động phải đương đầu với những dạng tai nạn lao động không hoàn toàn giống nhau. 1.2 Dự báo các tai nạn khả dĩ cho từng thao tác nghiệp vụ xây dựng là yêu cầu của quản lý an toàn trên công trường : Phải chăng bản chất tự nhiên là tai biến và những chuyện bất ngờ ? Người bán hàng rong đang quẩy gánh hàng trên hè phố bỗng nhiên chiếc xe máy của một người say rượu vọt lên xô ngã. Với người gánh hàng là tai nạn ngẫu nhiên. Thày giáo Quang lái xe đi dạy trong Huế, đến Thường Tín gặp hai xe tải đi ngược chiều nhau va nhau, xe bị quay húc ngang thân xe thày đang nép mép đường làm xe thày bẹp rúm. Ngẫu nhiên đã phá chuyến đi của thày. Hầu hết các nghiên cứu khả thi của các dự án khách sạn tại nhiều thành 5
  6. phố lớn nước ta đã làm mấy năm qua đều không tính toán đến cuộc khủng hoảng tài chính châu á bắt đầu từ 1997 dẫn đến tính trạng khách khứa vắng teo. Báo chí nêu một số công trình đang xây dựng rồi ngưng để gạch đá trơ gan cùng tuế nguyệt. Ngẫu nhiên đã bóp chết công trình ngay từ quá trình đang xuất hiện. Nhà đầu tư không thể tính toán được khả năng này khi lập dự án. Ngẫu nhiên đã giết công trình. Người nông dân hăm hở trồng mía theo khuyến nghị của nhà quản lý địa phương. Bỗng nhiên nhà máy đường chuyển đi nơi khác. Thế là lao đao. Nhiều người phải nêu câu hỏi nghiêm túc rằng phải chăng ngẫu nhiên là tồn tại khách quan. Đúng thế , không phải ngẫu nhiên chỉ là các tác động tiêu cực mà còn có nhiều ngẫu nhiên tác động tích cực nữa. Khi ấy người ta thường cho là do sự khôn khéo mà tạo nên thành tích. Hãy chấp nhận sự tồn tại của rủi ro, tai nạn và sống chung với nó Số lượng cũng như mức độ của các rủi ro về kinh tế, các rủi ro trong quá trình đầu tư của dự án ngày càng tăng dẫn tới việc phải đưa vào quản lý dự án những vấn đề để có thể chung sống với rủi ro. Muốn vậy , phải đặt ra vấn đề là làm sao thấu hiểu các rủi ro, tai nạn lao động hay nói cách khác là phải quản lý được rủi ro với việc sử dụng các mô hình xác xuất thống kê cho phép tính đến độ bất định của các sự kiện (ngẫu nhiên). Tại Hoa kỳ , Anh quốc , và các nước phát triển khác đã có nhiều hãng bảo hiểm lớn nhận bảo hiểm công việc có nhiều rủi ro, bảo hiểm tai nạn.Với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin (máy tính, các phần mềm, ) người ta có điều kiện để tiến hành mô phỏng và tính toán nhiều phương án phức tạp khác nhau để đề xuất một phương án tối ưu. Trong bối cảnh đó các lý thuyết về quản lý rủi ro trong quản lý dự án đã được hình thành và ngày càng phát triển. 6
  7. Một quan điểm về quản lý rủi ro, quản lý các tai nạn lao động Quản lý rủi ro, tai nạn là một kỹ thuật chính xác để xác định những mối đe doạ đến sự thành công của dự án, tập trung sự chú ý các hoạt động để loại bỏ những rủi ro, loại bỏ tai nạn và triển khai các kế hoạch để làm giảm bớt hoặc giảm thiểu những ảnh hưởng và tăng khả năng thành công của dự án. Việc này còn bao gồm cả kế hoạch làm tăng tối đa các yếu tố tích cực liên quan đến các rủi ro (Rủi ro tích cực). Quản lý rủi ro, tai nạn là một tập hợp của các hoạt động quản lý dự án, được thi hành cùng với các chức năng quản lý truyền thống như quản lý chi phí kế hoạch và kỹ thuật tại các cấp dự án và chức năng. Ví dụ : chắc chắn rằng việc chuẩn bị trước cho các sự kiện bất lợi sẽ tốt hơn là ứng phó với chúng khi chúng xẩy ra. Phương pháp đầu tiên này sẽ dành cho nhà quản lý thời gian để lựa chọn các giải pháp thay thế và các kế hoạch hành động và lựa chọn chúng để phù hợp với mục tiêu dự án. Từ đó rủi ro luôn là một phần thống nhất của dự án và đi kèm với các yếu tố bất trắc, quản lý rủi ro là một phương pháp hệ thống để đánh giá các yếu tố bất trắc và điều đó là một phần cơ bản của một phương pháp quản lý dự án hiệu quả và hoàn chỉnh. Quản lý rủi ro được chia làm hai lĩnh vực chính, kế hoạch quản lý rủi ro, tai nạn và kiểm soát rủi ro, tai nạn. Mô hình này bao gồm cả các hoạt động cần hoàn thành trong giai đoạn bắt đầu triển khai dự án, thông thường xẩy ra trong vòng ba tháng kể từ khi ký hợp đồng và cả những hành động trong toàn bộ thời gian thực hiện hợp đồng khi dự án đang được thực hiện. Kế hoạch quản lý rủi ro: Lập kế hoạch quản lý rủi ro, tai nạn bắt đầu cùng với việc xác định các rủi ro, tai nạn có thể xảy ra. Để chủ động đối phó với rủi ro, trước hết cần biết những khả năng có những rủi ro loại nào. Rủi ro ở đây cần được hiểu là 7
  8. những rủi ro có thể điều chỉnh và kiểm soát được trong dự án. Bất cứ một rủi ro nào không phải là một mối đe doạ cụ thể đến sự thành công của dự án hoặc không phải là một vấn đề mà nhóm dự án khống chế một cách hữu hiệu sẽ được loại ra khỏi sự xem xét. Cần lập được danh mục rủi ro độc lập liên quan đến lĩnh vực mà họ phụ trách. Sau đó cần rà soát lại các danh sách đó để chắc chắn rằng những rủi ro đó đe doạ đến sự thành công của dự án. Bước này được thực hiện thông qua việc sử dụng công cụ cấu trúc chia nhỏ công việc như là một khung các nội dung để xác định rủi ro cụ thể. Người quản lý dự án hoặc người quản lý rủi ro (cho dự án lớn) sẽ phỏng vấn những người lãnh đạo của dự án những vấn đề có khả năng xẩy ra cho toàn bộ phận công việc sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Danh mục tổng hợp các khả năng rủi ro, tai nạn sẽ được đưa ra để đánh giá. Đánh giá rủi ro, tai nạn Là bước xác định khả năng và mức độ ảnh hưởng của mỗi rủi ro, tai nạn. ảnh hưởng của rủi ro, tai nạn là một thước đo xem dự án sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu rủi ro xẩy ra. ảnh hưởng sẽ được dự đoán theo các tác động về chi phí và/hoặc kế hoạch và kỹ thuật . Để đánh giá các rủi ro, tai nạn, hầu hết các phương pháp là trực tiếp ước đoán khả năng và ảnh hưởng của mỗi rủi ro đã được xác định thông qua việc sử dụng các kinh nghiệm và điều chỉnh trong quá trình thi công hoặc quản lý. Những thông tin giới hạn thu được và những phân tích cơ bản có thể hỗ trợ phương pháp “Điều chỉnh tối ưu” này để đánh giá rủi ro. Những nhà quản lý dự án hoặc quản lý rủi ro sẽ phân tích các rủi ro dự án và xác định các khả năng và ảnh hưởng của mỗi rủi ro. 8
  9. Lựa chọn các vấn đề rủi ro, các công tác có thể gây tai nạn Là bước xác định một tập hợp tương ứng các rủi ro, các nguyên nhân gây tai nạn cơ bản đe doạ đến sự thành công của dự án, nhóm dự án, để khống chế được và tập hợp những rủi ro này để quản lý thông qua những nguồn lực của dự án. Việc này sẽ đưa đến kết quả là một danh sách những rủi ro sẽ được quản lý. Danh sách này sẽ được điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án và như thế không phải là không có khả năng có rủi ro mới phát sinh và rủi ro cũ mất đi đồng thời chỉ dẫn cho một số rủi ro mà một nhà quản lý sẽ rất khó đưa ra. Nhóm dự án phải đánh giá một cách thông thường tất cả các rủi ro trong danh sách ban đầu và lựa chọn một tập hợp các rủi ro cơ bản để quản lý. Loại bỏ bớt rủi ro, dạng tai nạn Là bước cần thiết để giảm bớt khả năng xẩy ra rủi ro được lựa chọn để quản lý. Mỗi một bộ phận chức năng tham gia quản lý sẽ xác định các hành động để loại bỏ hoặc giảm khả xẩy ra các rủi ro trong phạm vi mình phụ trách. Phương pháp chi phí tối ưu của mỗi cách loại trừ rủi ro là công cụ quan trọng để thực hiện quá trình này. Không có một cách thức cụ thể nào được khuyến nghị trong hoàn cảnh thông thường và phụ thuộc vào điều chỉnh thi công, quản lý trong bước xác định rủi ro, khả năng gây tai nạn. Kế hoạch rủi ro, chống tai nạn dự phòng Xác định những gì phải làm để làm giảm thiểu ảnh hưởng của mọi rủi ro, nguyên nhân gây tai nạn xẩy ra. Ngoài ra cần nghiên cứu các điều kiện bắt đầu/kết thúc cho các hành động đó được đưa ra. Không có cách thức cụ thể nào được khuyến nghị theo nghĩa thông thường mà phụ thuộc vào việc điều chỉnh trong quá trình thi công và quản lý. Việc này được thể hiện trong một kế hoạch dự phòng do mỗi rủi ro được lựa chọn để quản lý và định nghĩa các 9
  10. điều kiện xẩy ra để bắt đầu và kết thúc các kế hoạch dự phòng rủi ro, đề phòng tai nạn đó. Tổ chức quản lý rủi ro, đề phòng tai nạn Tiến hành thiết lập ra các tổ chức quản lý rủi ro và giao nhiệm vụ. Nhiệm vụ của người quản lý dự án là phải xác định được tổ chức quản lý rủi ro, đề phòng tai nạn và giao nhiệm vụ cho mỗi cá nhân. Kết quả của bước này là đưa ra một bảng tổ chức quản lý rủi ro và biểu phân công nhiệm vụ. Xây dựng cơ sở dữ liệu. Đầu ra chủ yếu của lập kế hoạch quản lý rủi ro, đề phòng tai nạn là một bản kế hoạch để giúp đỡ các thành viên trong nhóm quản lý dự án có được một sự hiểu biết rõ ràng và tổng quát về cách thức mà rủi ro và tai nạn được quản lý trong dự án cũng như vai trò của họ trong kế hoạch, ví dụ, nhiệm vụ cá nhân. Một cơ sở dữ liệu về quản lý rủi ro, phòng ngừa tai nạn sẽ được chuẩn bị thu thập và báo cáo tất cả các dữ liệu quản lý rủi ro, phòng ngừa tai nạn. Quản lý dự án ( quản lý rủi ro) sẽ chịu trách nhiệm nội dung của kế hoạch quản lý rủi ro, phòng ngừa tai nạn. Kết quả của bước này là hình thành cơ sở của dữ liệu quản lý rủi ro, phòng ngừa tai nạn. Mọi quyết định sử lý với các rủi ro, tai nạn vào thời điểm đã được dự báo sẽ làm giảm các tổn thất mà rủi ro, tai nạn có thể đem lại cho việc thực hiện dự án . Đó chính là ước vọng của những người quản lý dự án . 1.3 Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong ngành xây dựng Va đập cơ học Quá trình sản xuất xây dựng phải sử dụng vật liệu xây dựng nặng và có kích thước lớn. Những vật liệu và cấu kiện xây dựng nếu không có những biện 10
  11. pháp chu đáo để nâng cất, chuyển vận từ vị này đến vị trí khác có thể có khả năng va đập vào kết cấu, vật liệu khác hoặc va đập vào người đang lao động sinh ra tai nạn cho người làm việc trong phạm vi nguy hiểm. Rơi từ cao xuống: Việc thi công kết cấu xây dựng có thể ở dưới sâu so với mặt đất hoặc trên cao . Khi thi công dưới sâu, vật liệu, cấu kiện cũng như những vật dư thừa để trên cao có thể lăn hoặc di chuyển và rơi xuống chỗ thấp hơn. Sự di chuyển vật liệu, cấu kiện, các vật dụng thi công hay rác xây dựng từ trên cao xuống mà không ngừa trước có thể rơi trúng người làm bên dưới. Cũng có thể từ trên miệng hố sâu hoặc trên sàn mà khả năng rơi người từ trên cao xuống thấp xảy ra nếu không có biện pháp rào chắn. Hàng năm trên các công trường xảy ra không ít tai nạn do ngã từ trên cao xuống thấp. Nhiều trường hợp ngã giáo vì những lý do tưởng như khó có thể. Trên giáo trát, công nhân hút thuốc lào và say thuốc, ngã từ trên cao xuống thấp gây tai nạn. Trượt chân khi di chuyển hoặc gãy tấm ván gác giáo cũng hay xảy ra làm người công nhân lao từ trên cao xuống đất. Lở xụt mái đất Đất có lực dính và ma sát giữa những hạt tạo nên đất. Mái dốc tự nhiên được tạo ra tư thế ổn định nhờ lực dính và ma sát giữa các hạt đất. Lực dính và ma sát phụ thuộc kích thước của hạt đất và độ ngậm nước của đất. Đào đất không tạo mái dốc thường hay xảy ra hiện tượng lở xụt mái dốc. Khi mưa, nước ngấm vào đất làm giảm lực dính và lực ma sát trong đất, gây ra hiện tượng xụt, lở. Xụt, lở đất có thể vùi lấp người đang lao động ở chân dốc, đồng thời làm người đang lao động ở trên cao bị ngã xuống thấp. Xụt lở đất còn làm nghẽn giao thông đi lại cũng như gây tai nạn giao thông. Nhà ở ven sông, ven biển bị nghiêng, đổ vì xụt lở đất. Vào mùa lũ, mùa mưa , dòng 11
  12. chảy ở sông, suối mạnh và dâng cao làm xói lở bờ sông, làm cho nhà cửa, công trình lăn xuống sông, suối và trôi theo dòng chảy. Tụt, lăn từ trên cao: Vật nặng như vật liệu, cấu kiện chất ở bờ hố sâu hoặc tại mép sàn trên cao nếu xếp , đặt không ổn định hoặc không chèn, chắn cho cân bằng có thể bị lăn hoặc bị tụt xuống hố sâu. Khi vật nặng rơi sẽ va đập vào kết cấu, gây nguy hiểm cho người lao động hoặc làm hư hỏng kết cấu hoặc các vật khác nằm bên dưới. Điện giật Điện là nguồn năng lượng để vận hành máy móc xây dựng , để chiếu sáng nơi lao động. Dây dẫn điện phải được cách ly với các bộ phận kim loại cũng như phải cách ly với các bộ phận của cơ thể người lao động tránh gây sự truyền điện làm nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người. Hiện tượng điện giật đã xảy ra nhiều làm bỏng và chết người. Điện cũng là nguồn phát sinh nhiều vụ cháy do chập điện, do dây điện không đủ sức tải, dòng điện làm nóng dây dẫn quá nhiệt độ cho phép , gây nóng và bắt cháy. An toàn sử dụng điện là yêu cầu khá bức bách của ngành xây dựng. Tai nạn điện xảy ra do sự chủ quan, thiếu cẩn thận, đôi khi do sự cẩu thả của sự thiết kế và thi công hệ thống sử dụng điện. Sét đánh : Công trường không bố trí hệ thống thu lôi hoặc là hệ thống thu lôi thiết kế và thi công không đúng các yêu cầu kỹ thuật gây ra hiện tượng sét đánh. Sét có nguồn điện áp rất mạnh, gây ra phóng điện đến vài chục kiloAmpe hoặc điện nhiễm làm nguy hiểm đến tính mệnh người lao động, gây cháy hoặc hư hỏng 12
  13. máy móc, thiết bị xây dựng. Cần làm hệ thống thu lôi hợp cách, tránh rủi ro do sét. Ngạt Thi công trong môi trường kín, thông gió không đạt yêu cầu gây tai nạn người công nhân bị ngạt. Khi cần thi công trong giếng sâu, hầm dài phải thông gió tốt mới đủ không khí cho sự thở của người lao động. Cần hết sức chú ý, đảm bảo ôxy cho công nhân lao động trong các hầm tàu, trong giếng chìm, trong các bồn chứa lớn. Hiện tượng gây ngạt trong các môi trường thiếu ôxy cũng thường hay gây cháy do các chất khí bốc cháy như các họ khí cacbua hydro có nồng độ đủ tạo cháy. Chất độc Môi trường đất, môi trường nước cũng như môi trường khí ở nước ta bị ô nhiễm chất độc nhiều do sử dụng hoá chất độc trong thời kỳ chiến tranh, do người dân sử dụng chất diệt cỏ, thuốc sâu, thuốc diệt chuột, phân bón hoá học bừa bãi, thiếu thận trọng. Gần đây, nhiều người lại dùng chất hoá học họ cyanua để phân ly vàng và các kim loại quý hiếm khác cũng là nguồn gây độc hại cho môi trường lao động của công nhân xây dựng. Phòng chống độc hại cho môi trường nơi lao động xây dựng là điều rất đáng quan tâm trong giai đoạn này. Mùi sơn có diluăng, xăng công nghiệp hoặc axêtôn rất hại cho cơ quan hô hấp của người công nhân. Bụi amiăng, bụi thuỷ tinh là nguồn gây ra ung thư phổi và viêm phổi. Tiếp xúc với không khí có nhiều hơi axit, hơi của các hoá chất khác là nguồn gây bệnh phổi và các bệnh dị ứng da. Trong những công trường có xử lý ngâm tẩm gỗ phải dùng crêôzôt hay các loại thuốc diệt mối mọt và các côn trùng có hại khác thì các loại thuốc hoá chất này đều là chất độc. Cần có biện pháp hạn chế chất độc lan toả ra không khí cũng như tiếp xúc với các bộ phận của cơ thể. 13
  14. Bỏng Bỏng là tai nạn làm cho cháy da của người lao động. Nguồn gây tai nạn bỏng do tiếp súc với lửa, với nhiệt độ cao. Có nhiều người bị tai nạn do bị nước sôi làm bỏng da thịt. Có nhiều tai nạn bị bỏng do cháy thuốc nổ. Khi cháy thuốc nổ, đám cháy gây nhiệt độ cao tức thời làm huỷ hoại cơ thể . Nước ngập Đã có tai nạn do làm lều lán ven suối nghỉ đêm. Trời không mưa nhưng lũ thượng nguồn về nhanh làm trôi lán và chết người. Thi công trong hầm sâu, giếng sâu, nước tràn ngập do ống dẫn nước vỡ đột ngột, máy bơm thoát nước hỏng , không thoát được nước làm ngập úng , nguy hiểm tính mạng người lao động. Lao động trong các buồng kín của con tàu hay thuyền đang chìm có thể bị nước ngập bất ngờ. Nổ, cháy Nổ, cháy là tai nạn hay xảy ra với công tác xây dựng. Trong thi công các công tác đất có thể sử dụng dạng cơ giới phá nổ. An toàn với công tác phá nổ cần thực hiện hết sức nghiêm ngặt. Quá trình làm sạch các bồn chứa xăng, dầu hoặc tiến hành sửa chữa dùng hàn với các bồn trước đây chứa xăng, dầu rất hay gây tai nạn cháy nổ. Cần có biện pháp thông gió để hơi cacbua hydro thấp đến mức không đủ gây cháy mới đủ an toàn. Cháy vỏ bào, vật liệu rắn như rẻ lau , mùn cưa có thể dẫn đến cháy lan toả. Chập điện hay dòng điện quá lớn so với tiết diện dây dẫn cũng có khả năng gây cháy. Khi hàn không chú ý đến môi trường chung quanh , xỉ hàn còn nóng bắn ra gây cháy. Cháy do chất lỏng hay hơi xăng, dầu cũng là nguyên nhân thường trực. Cháy bình gas, cháy axêtilen, cháy bình ôxy , bình hydro cũng đã xảy ra. 14
  15. Yếu tố sinh học Trong lao động xây dựng còn nhiều công việc được thi công bằng phương pháp thủ công như vét bùn thoát nước cho các dòng sông, vét cống nước thải hoặc nhiều công tác mà các bộ phận cơ thể có thể tiếp súc với sinh vật gây bệnh hoặc nhiễm trùng cho con người. Vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người lao động xây dựng đầu tiên là trong công tác giải phóng mặt bằng, di chuyển mồ mả. Vét bùn, làm vệ sinh trước khi lấp đất mặt bằng cũng có thể gây bệnh tật và làm nhiễm khuẩn cho cơ thể người xây dựng. Điều kiện vệ sinh và văn minh công nghiệp kém trên công trường làm ô nhiễm môi trường khí, làm nhiễm bệnh cho công nhân. Bữa ăn trưa trên công trường khi khâu an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được chú ý đúng mức là nguồn độc hại cho sức khoẻ của người lao động. Đã có nhiều vụ nhiễm độc tập thể nhiều người lao động do bữa ăn trưa kém vệ sinh, an toàn thực phẩm. Yếu tố vật lý : Âm, Quang, Nhiệt Lao động thuộc nghề xây dựng còn có thể bị làm việc trong môi trường rất ồn. Độ ồn không khí vượt trên các tiêu chuẩn quy định về mức âm cho phép rất nhiều. Điều này làm cho bộ phận thính giác của công nhân suy kém và đồng thời năng suất lao động cũng như mức chính xác của sản phẩm chế tạo ra bị ảnh hưởng xấu. Khi hàn hồ quang hay nhiều công đoạn khác trong nghề xây dựng như rèn, dập. Khi ánh sáng mạnh như ánh sáng hàn không được che chắn cẩn thận mà tia sáng chiếu rọi trực tiếp vào mắt sẽ bị xưng do tác động của các tia cực tím hay hồng ngoại làm phá huỷ tế bào mắt. Lao động xây dựng có khi phải thường xuyên diễn ra trong điều kiện nhiệt độ cao như tại các phân xưởng rèn, đúc luyện kim. Cần có trang bị thích hợp cũng như giờ giấc lao động thích hợp nhằm tránh gây hại sức khoẻ công 15
  16. nhân, có chế độ bồi dưỡng thoả đáng nhằm nhanh phục hồi sức lao động sau mỗi ca làm việc. 2. Những nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện có hại của nghề nghiệp tác động vào người lao động. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi được mà để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được. Nhà nước quy định có 21 loại bệnh nghề nghiệp nằm trong các nhóm như sau đây Các bệnh bụi phổi và phế quản do silic, do atbet, do bông Nhiễm độc : do chì, do thuỷ ngân, do mănggan, do TNT, do asen, do nicotin, do các loại thuốc sâu. Nhiễm độc benzen và các chất đồng đẳng của benzen. Do các yếu tố vật lý như ồn, phóng xạ, rung, giảm áp. Các bệnh da nghề nghiệp như sạm da, loét da Nhiễm khuẩn nghề nghiệp như lao, viêm gan, xoắn khuẩn. Chi tiết hoá về các loại bệnh nghề nghiệp có thể khái quát như sau : (1) Với bệnh nhiễm độc do chì và các hợp chất của chì : Công việc gây ra bệnh khi tiếp súc với chì : + Chế biến chì và các phế liệu có chì + Thu hồi chì cũ 16
  17. + Đúc, dát mỏng chì +Hàn, mạ chì +Gia công các dạng vật liệu chì +Sửa chữa accu chì +Điều chế và sử dụng các oxyt chì, muối chì +Sử dụng các dạng sơn , men có gốc chì + Pha chế tetraethyl chì, xăng pha chì. Bệnh lý : + Hội chứng đau bụng do chì + Viêm thận tăng đạm huyết hoặc tăng huyết áp do chì + Liệt cơ duỗi ngón tay do chì + Bệnh não do nhiễm độc chì + Tai biến tim mạch do nhiếm độc chì + Viêm dây thần kinh mắt do nhiễm độc chì + Đau khớp xương do nhiễm độc chì (2) Nhiễm độc benzen và các đồng đẳng của benzen Công việc có thể gây bệnh do nhiễm độc benzen và các đồng đẳng của benzen : + Khai thác, chế biến, tinh luyện benzen + Dùng benzen để chế biến dẫn xuất + Dùng benzen để tẩy, rửa các dạng mỡ bám lên vật liệu, cấu kiện. + Điều chế các dung môi hoà tan cao su + Pha chế vecni, sơn, men, máttit để trang trí nội, ngoại thất của ngôi nhà + Dùng benzen làm chất hoà tan nhựa thiên nhiên và tổng hợp khi pha sơn. 17
  18. + Dùng benzen hút nước trong rượu hoặc cồn. Bệnh lý : + Tai biến cấp tính : hôn mê, co giật + Rối loạn tiêu hoá + Giảm bạch cầu ở mạch máu ngoại vi kèm giảm bạch cầu đa nhân trung tính. + Ban xuất huyết + Hội chứng xuất huyết có thể tái phát trong năm, hoặc tái phát xuất huyết mà hồng cầu dưới 2,5 triệu một năm. + Thiếu máu kiểu thiểu năng tuỷ hoặc suy tuỷ + Trạng thái giả bạch cầu + Bệnh bạch cầu. (3) Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân Công việc có thể nhiễm độc thuỷ ngân + Chưng cất thuỷ ngân, thu hồi thuỷ ngân + Sửa chữa các nhiệt kế thuỷ ngân + Dùng thuỷ ngân trong các công việc về điện + Sản xuất axit acêtic, axetôn + Chế biến da dùng muối thuỷ ngân + Các bệnh lý khi nhiễm độc thuỷ ngân + Tẩy da bằng axit thuỷ ngân + Mạ vàng, mạ thiếc, mạ đồng, khảm vàng bạc dùng thuỷ ngân hoặc muối thuỷ ngân + Làm ngòi nổ mìn bằng Eluminate thuỷ ngân 18
  19. + Kỹ thuật làm đồ sứ, in hình, làm hoa nhân tạo. Bệnh lý : + Chứng não cấp + Bị run cố ý ( tremblement intentionnel ) + Mất điều hoà tiểu não ( ataxie cérébelleuse ) + Đau bụng, ỉa chảy + Viêm thận tăng đạm trong máu (4) Bệnh nhiễm bụi phổi silic Công việc có thể nhiễm độc bụi phổi silic + Khoan đập đá + Tán, nghiền sàng đá + Đẽo, mài đá + Sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng, và các sản phẩm có silic tự do + Chế biến chất cacborundum, mài thuỷ tinh, đồ sành, sứ, gốm, gạch chịu lửa. + Các việc liên quan đến cát, bụi cát + Làm sạch bề mặt bằng phun cát. Các bệnh lý khi nhiễm độc bụi phổi silic + Xơ phổi + Biến chứng tim do hậu quả của xơ phổi + Biến chứng phổi : - Tràn dịch phế mạc đột phát - Lao phổi 19
  20. (5) Bệnh bụi phổi nhiễm bụi amiăng Công việc có thể gây ra bệnh nhiễm độc bụi amiăng + Khoan,đập phá , khai thác quặng hay đá có amiăng + Tán, nghiền, sàng và thao tác khô với quặng hoặc đá có amiăng + Chải sợi, kéo sợi và dệt vải amiăng + Làm cách nhiệt bằng amiăng + áp dụng amiăng vào súng bắn nhiệt + Thao tác khô với amiăng khi chế tạo xi măng amiăng + Tạo gioăng bằng amiăng và cao su + Chế tạo má phanh bằng cao su amiăng + Chế tạo các tông có amiăng Bệnh lý khi bị nhiễm độc bụi phổi amiăng + Xơ phổi và phế quản do hít phải bụi amiăng + Xơ phổi nhưng chưa đến mức rối loạn hô hấp hoặc đã đến rối loạn hô hấp + Ung thư phổi + Biến chứng vào tim như thiểu năng tim, suy tim không hồi phục. (6) Bệnh nhiễm độc mănggan và các hợp chất của măng gan Công việc có thể gây ra bệnh nhiễm độc mănggan + Khai thác, nghiền , sàng, đóng bao và trộn khô bioxytmangan ( MnO2) nhất là trong việc chế tạo pin điện, que hàn. + Dùng bioxytmangan trong việc làm già ngói, chế tạo thuỷ tinh, thuốc màu. 20
  21. + Nghiền và đóng bao xỉ ở lò luyện kim có bioxytmangan Bệnh lý khi bị nhiễm độc mănggan + Hội chứng thần kinh kiểu Parkinson thể hiện ở triệu chứng run tay nhẹ, run tay nặng đến mức không tự phục vụ mình được. (7) Bệnh nghề nghiệp gây ra do quang tuyến X và các tia phóng xạ Công việc có thể gây ra bệnh do các dạng tia + Khi lao động có tiếp xúc với các dạng tia + Khai thác và chế biến quặng có chất phóng xạ + Điều chế và sử dụng các chất phóng xạ, các sản phẩm hoá học và dược có chất phóng xạ + Điều chế và áp dụng các chất phóng xạ có phát quang + Nghiên cứu và đo các tia phóng xạ và quang tuyến X trong phòng thí nghiệm + Chế tạo các máy để điều trị bằng radium và các máy quang tuyến X + Các công việc liên quan đến tia xạ trong bệnh viện, phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, trong nông nghiệp khác. + Quanh khu vực hàn hồ quang, hàn hơi Bệnh lý có thể gây ra bệnh do các tia + Các bệnh về máu như : giảm bạch cầu, giảm bạch cầu đa nhân, hội chứng xuất huyết, thiếu máu, trạng thái giả bạch cầu, bệnh bạch cầu. 21
  22. + Các dạng bệnh về mắt như : viêm mí mắt hay viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc, đục thuỷ tinh thể + Các dạng bệnh về da như : viêm da cấp, viêm da mãn tính, viêm niêm mạc mãn. + Các bệnh về xương như hoại tử xương, ung thư xương + Các bệnh về phổi như ung thư phổi do hít phải bụi phóng xạ. (8) Bệnh nghề nghiệp do tiếng ồn Công việc có thể gây ra bệnh do tiếng ồn + Công nhân làm việc ở những nơi bị ồn từ 6 giờ trở lên trong một ngày và độ ồn trên 80 dB. Bệnh lý có thể gây ra do tiếng ồn + Bị điếc nghề nghiệp dạng tiếp âm thể đáy, giảm thính lực trên 35%. + Tổn thương tế bào nghe ở loa đạo biểu hiện qua nghiệm pháp đo thính lực trên ngưỡng + Chức năng tiền đình không bị ảnh hưởng + Giảm thính lực không tốt lên sau 3 tháng. (9) Bệnh nghề nghiệp gây ra cho da Công việc có thể gây ra bệnh cho da 22
  23. + Chế tạo accuy, sản xuất xi măng, đồ gốm, bột màu pha sơn hay pha vôi màu, men sứ, thuỷ tinh, cao su, bản kẽm, gạch chịu lửa, hợp kim nhôm, nghề nề và phụ nề, mạ điện, mạ crôm. Bệnh lý về da + Loét da và niêm mạc + Loét vách ngăn mũi + Viêm da tiếp xúc, chàm tiếp súc. + Xạm da do tiếp xúc với dầu hoả, than cốc, nhựa đường, bitum, luu huỳnh. (10) Bệnh nghề nghiệp gây ra do làm việc trong môi trường bị rung Công việc gây bệnh + Thao tác với các dụng cụ hơi nén cầm tay như đục, búa dùi, búa tán rivê, chày đục phá khuôn, máy khoan đá, máy đầm. + Sử dụng các máy động cơ nổ như máy cưa cầm tay, máy cắt cỏ, máy mài cầm tay. + Tiếp xúc với vật gây rung như tời khoan, máy mài. Bệnh lý + Hư khớp khuỷu, khớp cổ tay + Hoại tử xương bán nguyệt + Gia hư khớp xương thuyền 23
  24. + Bệnh Raynaud nghề nghiệp như rối loạn thần kinh vận mạch ở các ngón, rối loạn cảm giác. (11) Bệnh bụi bông phổi ( byssinosis ) Công việc gây bệnh + Lao động khi xé bông, chải thô, làm sợi bông, đay, gai làm các vật liệu nhồi trong xây dựng, làm vật liệu tẩm trong xây dựng, làm các lớp cách ẩm, cách nhiệt. Bệnh lý + Khó thở, tức ngực ngay từ ngày đầu tiên lao động. + Biến đổi chức năng hô hấp từ nhẹ đến trung bình. (12) Bệnh lao nghề nghiệp Công việc gây bệnh + Tiếp xúc với súc vật bị lao hoặc mang vi khuẩn lao + Thao tác sừng, xương, da súc vật + Tiếp xúc với bệnh nhân lao khi người bị lao là công nhân, người lao động. Bệnh lý + Bệnh lao da + Bệnh lao hạch 24
  25. + Lao màng hoạt dịch + Lao xương khớp + Lao màng phổi + Lao phổi (13) Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp Công việc gây bệnh + Phải tiếp xúc với người đang mắc bệnh viên gan virut , vật phẩm ô nhiễm Bệnh lý + Viêm gan + Xơ gan (14) Bệnh do leptospira nghề nghiệp Công việc gây bệnh + Làm việc trong hầm, hào, hố sâu, cống rãnh. + Đào kênh, mương, hố sâu. + Làm việc ở đầm lầy, suối, ruộng, ao , hồ. Bệnh lý + Sốt do leptospira 25
  26. (15) Bệnh nhiễm độc TNT Công việc gây bệnh : + Nhồi, nạp thuốc và lỗ mìn. + Dùng mìn gây nổ phá đá + Các việc tiếp xúc với TNT Bệnh lý : + Tổn thương máu + Suy tuỷ + Tổn thương gan + Đục nhân mắt + Tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá + Suy nhược thần kinh 3. Các biện pháp chủ yếu nhằm khắc phục tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng. Việc xây dựng mới, mở rộng, cải tạo các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư , người sử dụng lao động phải lập luận chứng về biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động. Luận chứng phải được cơ quan thanh tra nhà nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động phối hợp với cơ quan hữu quan chấp thuận. Nhà nước cũng quy định về sử dụng các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, về nơi làm việc phải an toàn, về nơi làm việc phát sinh độc hại, trang 26
  27. bị bảo hộ lao động, định kỳ khám sức khoẻ, về huấn luyện về an toàn cho người lao động. Khi lập thiết kế công trình cũng như thiết kế biện pháp thi công cần đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn lao động. Chủ đầu tư là người có tư cách pháp nhân đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn lao động trên công trình mình là chủ đầu tư. Chủ đơnvị sử dụng người lao động phải chịu trách nhiệm về an toàn của người công nhân, về vệ sinh lao động trong quá trình lao động. Các Bộ Lao động và Thương binh xã hội, Bộ Y tế và Tổng Công đoàn đã có nhiều thông tư liên tịch hướng dẫn về tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Sự quan tâm đến an toàn lao động và vệ sinh lao động của Nhà nước đã biến thành trách nhiệm của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Sự quan tâm này được thể hiện thành sự phân định trách nhiệm quản lý của cán bộ quản lý và các bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp. Điều này phản ảnh qua kế hoạch và biện pháp cụ thể về bảo hộ lao động, về an toàn và vệ sinh lao động. Nội dung, hình thức và tổ chức việc kiểm tra an toàn lao động cũng được quy định rất cụ thể. Những biện pháp quản lý rất khắt khao và cụ thể cùng với ý thức của người lao động sẽ hạn chế tai nạn , làm cho người lao động yên tâm, có hiệu quả, tạo nên năng suất cao và chất lượng công trình tốt. Chương II . An toàn lao động trong lập nghiên cứu khả thi và bộ Hồ sơ đấu thầu 1. Nội dung bảo đảm an toàn phải được phản ảnh trong báo cáo nghiên cứu khả thi 27
  28. Trong bản nghiên cứu khả thi phải đặt vấn đề an toàn cho sử dụng công trình cũng như phải đảm bảo an toàn lao động trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Khi thiết kế công trình phải tuân theo các quy định cấu tạo kiến trúc sao cho bảo đảm an toàn cho người sử dụng công trình về lâu dài. Một số thí dụ như những khoảng trống, hở phải có lan can bảo đảm cho người không thể ngã, rơi từ trên cao xuống thấp do vô tình. Lan can không làm xọc ngang để người có thể dẫm chân vào các thanh ngang của lan can mà dễ dàng vượt qua lan can . Chiều cao của tường chắn mái đủ giữ an toàn không cho người bị lộn qua tường chắn mái ngã khỏi sân thượng. Cửa sổ nhà cao tầng không được lắp bản lề đứng mà phải là cửa trượt trong mặt phẳng cửa. Đầu mũi các bậc thang phải có các vạch ngang chống trơn khi lên, xuống thang. 2. Nội dung hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà thầu khi lập biện pháp kỹ thuật thi công phải kèm biện pháp an toàn cho sản xuất, cho người lao động. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về an toàn lao động nên khi thông qua các biện pháp thi công cần chú ý đúng mức đến các biện pháp an toàn cho người lao động. 3. Nội dung hồ sơ mời thầu phải gắn sự phối hợp tiến độ với an toàn lao động. Cần yêu cầu trong hồ sơ mời thầu sự khẩn trương thi công theo nguyên tắc triển khai những việc có điều kiện triển khai được, nhưng những việc đang thi công không được gây tai nạn cho những việc khác. Để đảm bảo an toàn cho nhau khi triển khai nhiều công việc đồng thời thì trên một mặt bằng thi công cho một công việc không nên bố trí việc khác tiến hành trong đó. Trên cùng một chiều cao mà khi thi công có thể ảnh hưởng mất an toàn cho công việc bên dưới thì không được bố trí hai việc cùng làm. Bố trí việc làm đồng 28
  29. thời chỉ khi có đủ mặt bằng cho nhiều công việc tiến hành mà không cản trở hoặc làm mất an toàn cho nhau. Chương III . Các yêu cầu gắn kết an toàn lao động với biện pháp kỹ thuật thi công 1. Quy định chung cho đảm bảo an toàn lao động 1.1. Qui định về rào chắn Mọi chỗ có thể rơi người từ trên cao xuống như từ các sàn tầng cao, từ miệng hố sâu đều phải rào chắn, ngăn không cho người rơi do thiếu chú ý. Những nơi có thể rơi vật treo trên cao xuống lối đi hay mặt bằng công tác của người lao động như phạm vi làm việc của cần trục, phải rào chắn hoặc có chỉ giới không cho người qua lại nhằm tránh tai nạn. Rào chắn có những gối đỡ cho các thanh chắn ngang là các thanh đứng được bắt chặt vào chắc chắn với nền. Khoảng cách giữa thanh đứng không quá 2 mét , Những thanh ngang phải tỳ vào thanh đứng sao cho nếu có lực tác động, những thanh này không bị bật bung làm té ngã người cần bảo vệ. Thanh ngang phải sơn vằn đen vàng , chiều rộng vằn lớn hơn 20 cm. Rào chắn phải được thiết kế chi tiết khi đề xuất giải pháp thi công . Phải làm xong rào chắn mới được thực hiện các thao tác kỹ thuật khác. Qui định về chỉ giới nguy hiểm Đường phân giới giữa khu vực nguy hiểm, có khả năng xảy ra tai nạn với khu vực an toàn là chỉ giới nguy hiểm. Chỉ giới tạm thường làm thành hàng rào. Nếu tính di động khá thường xuyên thì chỉ giới có thể làm dưới hình thức 29
  30. thanh chắn ngang hoặc dây ngăn an toàn. Dây phải được móc treo vào những trụ đỡ bằng bê tông cốt thép, bằng thép hay bằng gỗ tạm thời. Trụ đỡ đủ chân đế để tự ổn định và có thể di chuyển được để có thể chuyển chỗ khi cần điều chỉnh khu vực nguy hiểm. Dây hoặc thanh ngang làm đường ngăn chỉ giới phải có chiều rộng bản trên 50 mm đủ để nhận biết bằng mắt thường. Phải sơn vằn vàng-đen thành khoang mà chiều dài mỗi khúc vằn phải sơn là 200 mm. Màu sắc và chữ cho các tín hiệu an toàn : Chữ để chỉ dẫn các tín hiệu về an toàn phải viết kiểu chữ in chân phương. Chiều cao của chữ phải lớn hơn 20 cm và chiều rộng nét chữ trên 20 mm. Nền để viết chữ phải là màu sáng, thường là màu vàng. Chữ có thể màu đỏ hay đen. Chữ tín hiệu an toàn cần chỉ dẫn khi thiếu ánh sáng phải có đèn chiếu rọi đủ sáng để đọc được trong mọi tình huống. Qui định về thông báo tín hiệu an toàn lao động: Những thông báo bằng tín hiệu cho công tác an toàn phải để người đọc nhận biết được trước khi vào khu vực mà tín hiệu chỉ dẫn một khoảng cách đủ để kịp có hành động ngăn ngừa tai nạn. Tín hiệu thông báo về an toàn không được treo ngược sáng làm cho người đọc nhìn không rõ. Khi buộc lòng phải treo tín hiệu ngược sáng, phải có đèn chiếu trực tiếp vào bảng tín hiệu để người đọc nhận rõ được tín hiệu. 1.3 Về Ergonomics, nhân trắc và không gian tác nghiệp Trong thiết kế biện pháp kỹ thuật, người kỹ sư, kỹ thuật viên phải chú ý đến ergonomics. Ergonomics được gọi theo tiếng Việt là công thái học là môn khoa học liên ngành, kết hợp giữa khoa sinh học người và khoa học kỹ thuật 30
  31. tạo ra sự thích ứng giữa phương tiện kỹ thuật , môi trường lao động với khả năng của con người về giải phẫu sinh lý, tâm lý nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất, bảo vệ sức khoẻ, an toàn lao động và tiện nghi cho con người. Khi nghiên cứu ergonomics trong lao động xây dựng, phải sử dụng những số liệu nhân trắc của con người Việt nam tương quan đến công cụ lao động, máy móc cho phù hợp thao tác, thích ứng với điều kiện an toàn lao động cho người công nhân Việt nam. Những vấn đề cụ thể là giàn giáo thi công, một mặt phải phù hợp với mô đun độ cao của ngôi nhà đồng thời phải phù hợp với độ cao trung bình của người Việt nam, sao cho thao tác trong lao động được an toàn nhất. Không gian tác nghiệp của một công nhân phải phù hợp với số liệu nhân trắc của con người Việt nam. Tổ chức không gian tác nghiệp của một công nhân hợp lý là lựa chọn kích thước khu vực lao động sao cho giảm nhẹ sự di chuyển trong quá trình lao động. Quan hệ giữa con người lao động với đối tượng lao động thuận tiện nhất nhằm tạo ra năng suất lao động cao, ít hao phí năng lượng nhất đồng thời phải đảm bảo an toàn nhất. Về mặt phẳng tác nghiệp các phương Khi thiết kế tư thế trong lao động cần hết sức chú ý đến mặt phẳng tác nghiệp. Trước mặt là mặt phẳng tác nghiệp thuận lợi nhất: đạt năng suất cao, đạt độ chính xác của sản phẩm cao nhất đồng thời thuận với tư thế lao động, ít gây tai nạn. Hạn chế mọi tư thế lao động khi phải quay xương sống quanh trụ sống để thao tác ở những mặt phẳng làm với mặt phẳng đối xứng trước sau theo phương đứng của cơ thể. Làm việc ở những tư thế này không huy động được sức cơ bắp đến mức cao nhất, dễ gây ra sự co rút cơ do cơ bị vận động không phù hợp với quy tắc sinh học. Về độ cao của mặt phẳng công tác, tuỳ tư thế đứng hay ngồi mà chọn cho phù hợp với nhân trắc người Việt nam. Khi lao động với tư thế đứng thì độ cao công tác tốt nhất là ở độ cao 90 31
  32. cm so với mặt chân đứng. Khi lao động trong tư thế ngồi thì độ cao của mặt công tác tốt nhất là 30 cm cách mặt ghế ngồi. Mặt công tác không phù hợp với tư thế lao động, không những lao động bị giảm năng suất mà còn dễ gây ra tai nạn lao động. Dụng cụ và trang bị tạm, nhất thời Dụng cụ cầm tay phải phù họp với sức khoẻ và nhân trắc người Việt nam. Không được quá nặng , khó sử dụng cũng như dễ gây tai nạn. Những dụng cụ có khả năng tuột, văng khi lao động, tay cầm phải tạo gợn sóng hợp với bàn tay khi nắm và có lớp lót, tráng cao su, tăng độ ma sát khi nắm chắc. Khi lao động ở những tư thế mà công cụ bị văng tuột sẽ gây nguy hiểm cho người chung quanh hay bên dưới , dụng cụ ấy phải có lỗ buộc dây néo giữ khi công cụ bị văng hay tuột. Độ dài của dây không cản trở khi thi công nhưng không quá dài gây tình trạng neo giữ không có tác dụng. Dụng cụ phải đảm bảo độ an toàn khi sử dụng, không gây tai nạn cho người sử dụng và người chung quanh. Trang bị bảo hộ thích hợp cho từng tác nghiệp xây dựng: Với mỗi dạng công tác xây dựng đòi hỏi phải có trang bị bảo hộ lao động thích ứng. Mỗi công nhân cần điều chỉnh cho những trang bị lao động vừa vặn với cơ thể và nhân trắc của mình. Quần áo bảo hộ không thể mặc rộng thùng thình, ngăn cản sự nhanh nhẹn cũng như cản trở các thao tác khi lao động. Mũ đội phải có quai và không bị quá lỏng hay quá chật. Mũ chật sinh tức máu trên đầu, gây ra đau đầu và nhức đầu. Găng tay phải đi vừa, không chật mà không lỏng. Lỏng sẽ bị tuột và chặt sẽ cản trở khi cầm, nắm dụng cụ hoặc vật liệu xây dựng. 32
  33. 2. Sự gắn liền biện pháp kỹ thuật, biện pháp kiểm tra chất lượng và biện pháp an toàn lao động thành một thể thống nhất Theo mục e điều 16 của bản Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành theo quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27-6-2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì chủ đầu tư phải kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động cho công trình và an toàn cho các công trình lân cận do doanh nghiệp xây dựng lập. Lập biện pháp thi công là xây dựng tài liệu cơ sở để tiến hành thi công, tạo ra sản phẩm xây dựng bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động do chủ đầu tư nêu ra trong hồ sơ mời thầu. Kiểm tra chất lượng sản phẩm xây dựng do nhà thầu tạo ra phải đồng thời kiểm tra những biện pháp bảo đảm an toàn lao động vì chất lượng công trình không thể tách rời an toàn lao động. Người lao động có làm việc trong điều kiện an toàn mới tạo ra sản phẩm tốt. Vừa lao động vừa lo ngay ngáy cho sự an toàn trong quá trình lao động của mình thì khó tạo được sản phẩm có chất lượng. Trách nhiệm của nhà thầu là phải đề xuất các biện pháp đảm bảo chất lượng cũng như biện pháp an toàn lao động. Trách nhiệm của chủ đầu tư là xem xét và phê duyệt các biện pháp kỹ thuật thi công cùng với biện pháp an toàn sao cho sản xuất có chất lượng đồng thời bảo đảm an toàn. Chương IV. Sắp xếp trình tự thi công trong tiến độ phải đảm bảo không gian lao động đủ an toàn 1. Sự phối hợp các yếu tố kỹ thuật nhằm thi công nhanh Có ba cách tổ chức thi công có thể thực hiện trên một mặt bằng hạng mục công trình là thi công tuần tự, thi công song song và thi công kiểu dây chuyền. Trong việc sắp xếp thi công hợp lý, phải triển khai đến mức tối đa 33
  34. những công việc có thể triển khai được nhằm tranh thủ hoàn thành công việc tạo sản phẩm xây dựng nhanh nhất. Cách thi công theo tuần tự, mặt bằng thi công rộng rãi, lực lượng thi công huy động thấp nhưng thời gian tạo ra sản phẩm xây dựng bị kéo dài. Cách thi công song song, nhiều việc được thi công đồng thời nên thời gian tạo ra sản phẩm xây dựng rút ngắn . Thi công song song phải huy động lực lượng thi công lớn và vì nhiều người cùng tham gia thi công đồng thời nên khả năng mất an toàn trong lao động cũng lớn. Thi công kiểu dây chuyền đòi hỏi chia mặt bằng thi công thành các phân đoạn và chia lao động thành những nhóm chuyên . Nguyên tắc của tổ chức dây chuyền là tạo nên sự đồng đều khối lượng trong các phân đoạn để điều phối lao động một cách điều hoà, nhịp nhàng. Trong một phân đoạn không gian lao động chỉ có một nhóm thợ chuyên vào lao động. Nhóm này ra, nhóm kia mới vào trong phân đoạn. Trên một phân đoạn chỉ có một nhóm thợ chuyên thực hành thi công. Phải tạo ra điều kiện lao động liên tục cho người lao động và trên từng phân đoạn không gian liên tục có việc cho người làm. Có hai dạng trình tự trong việc tiến hành các biện pháp thi công như sau: Trình tự tiếp nối là biện pháp tạo ra sản phẩm xây dựng có nhiều thao tác mà thao tác này phải tiến hành trước, phải đợi thực hiện xong mới tiến hành được thao tác đứng sau. Trình tự song song là biện pháp mà hai thao tác có thể đồng thời tiến hành, không ảnh hưởng đến nhau về mặt quá trình sản xuất. Để tạo ra sản phẩm xây dựng thì càng tiến hành song song được nhiều việc thì thời gian hoàn thành chung càng nhanh. Nhưng cần xem xét về điều kiện lao động, điều kiện mặt bằng công tác sao cho khi tiến hành thao tác này không làm mất an toàn lao động cho thao tác khác. Nguyên tắc phối hợp giữa những công việc của các nhóm chuyên môn hay là giữa những thao tác khác nhau trong một quá trình sản xuất chung là tạo 34
  35. điều kiện thuận lợi cho nhau, không gây mất an toàn lao động cho nhau. Tuyệt đối không bố trí hai hay nhiều đội sản xuất cùng thi công trong cùng một mặt bằng công tác khi điều kiện an toàn lao động không cho phép. 2. Các yêu cầu phải đảm bảo an toàn lao động trong không gian lao động Trong một không gian lao động tức là trong một phân đoạn công trình được chia để tiến hành thi công không nên bố trí hai nhóm lao động chuyên môn cùng thi công. Khi tiến hành công tác chuyên môn, công tác cần có không gian để triển khai công việc của mình. Không gian cần thiết để triển khai có thể diễn ra theo mặt bằng nhưng nhiều công tác cần không gian theo chiều cao hoặc nhiều công tác lại cần không gian theo cả mặt bằng, cả chiều cao. Lấy thí dụ như để tiến hành công tác láng nền. Láng nền nhà đòi hỏi mặt bằng để trải vữa tạo lớp nền hoàn chỉnh. Khi láng nền một gian phòng không thể bố trí dựng cốp pha cho sàn tầng trên của gian phòng ấy được vì làm cốp pha đòi hỏi mặt bằng để chống những cây chống, đồng thời lại đòi hỏi không gian trên cao để trải hệ thống tấm cốp pha cho sàn bên trên. Như thế, trong một gian buồng, không thể vừa láng nền, vừa làm cốp pha. Từ đặc điểm khi triển khai công tác đòi hỏi không gian để lao động, nguyên tắc bố trí công việc là không bố trí hai hay nhiều công tác chuyên môn cùng tiến hành trong một không gian lao động. 3. Các yêu cầu về an toàn lao động khi phối hợp các yếu tố kỹ thuật trong cùng một không gian : Để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhiều công việc phải tiến hành, cần thiết phải sắp xếp để cùng lúc có thể tiến hành nhiều công việc đồng thời. Nhưng 35
  36. như mục trên đã phân tích, khi tiến hành đồng thời nhiều công việc trong cùng một không gian lao động, việc nọ sẽ cản trở việc kia hoặc việc này có thể gây tai nạn cho người làm việc khác. Nguyên tắc để bố trí phối hợp các công việc trong cùng một không gian lao động là phải phân khu, phân vùng lao động để khi tiến hành công việc, các thao tác của công việc này không gây cản trở cho việc khác cũng như không gây mất an toàn lao động cho việc khác. Nếu không có vật liệu chống đỡ, ngăn cách không gian theo chiều đứng thành các khu vực an toàn khi tiến hành đồng thời nhiều việc, không được bố trí hai nay nhiều việc làm đồng thời theo chiều cao. Không có ranh giới rõ ràng theo mặt bằng cũng không tiến hành cùng một lúc nhiều việc theo mặt bằng. Cần phân khu rõ ràng, giữa các khoảng không gian tiến hành các thao tác nghiệp vụ không để phạm vi công tác của việc này lấn sang phạm vi công tác của việc khác mà sự lấn ấy có thể làm mất an toàn cho nhau. Chương V. Thiết kế tổng mặt bằng thi công hay là sự cung cấp dịch vụ thi công phải có quan điểm an toàn lao động 1. Tổng mặt bằng phải được sắp xếp ngăn nắp và đồng bộ: Các thành phần được sắp xếp trên tổng mặt bằng nhằm phục vụ các điều kiện của thi công. Tổng mặt bằng là khu đất hạn chế ở quanh công trình xây dựng chính được sử dụng phục vụ cho các giai đoạn thi công công trình. Cần thiết phải lựa chọn sao cho để thành phần nào trên tổng mặt bằng thì thành phần ấy phải phục vụ được tốt cho thi công ở giai đoạn tiến hành công việc. Tổng mặt bằng thi công được làm cho nhiều thời kỳ thi công nên không phải chỉ có một tổng mặt bằng chung cho mọi giai đoạn thi công mà mỗi giai đoạn 36
  37. thi công có một tổng mặt bằng. Tuy nhiên cố gắng để ít thay đổi vị trí các thành phần của tổng mặt bằng qua các thời kỳ thi công khác nhau nhưng cũng không nên quá khiên cưỡng mà chỉ làm một tổng mặt bằng chung. Trước khi sắp xếp các thành phần của tổng mặt bằng vào vị trí, cần tính toán và quyết định diện tích của thành phần tổng mặt bằng được sắp xếp tại công trường. Cách tính toán được trang bị trong môn tổ chức thi công. Tuy nhiên tại công trường xây dựng đất đai để bố trí tổng mặt bằng thường nhỏ hơn diện tích theo tính toán. Người thiết kế tổng mặt bằng cần cân nhắc trên quan điểm phục vụ tốt nhất cho thi công và an toàn nhất để quyết định diện tích cần triển khai cho các thành phần của tổng mặt bằng công trường. Sự sắp xếp từng thành phần của tổng mặt bằng phải xem xét rằng thành phần ấy phục vụ công tác thi công nào, vị trí của thành phần ấy liên quan đến những thành phần khác thế nào để quyết định vị trí sắp xếp. Sự sắp xếp vị trí của thành phần tổng mặt bằng liên quan đến đường vận chuyển trên công trường, liên quan đến quan hệ giữa các thành phần và nhất là hướng gió. Vật liệu, cấu kiện dùng trong xây dựng đều nhiều về số lượng và nặng về trọng lượng nên những nơi chứa vật liệu và cấu kiện phải xếp ven đường vận chuyển. Tuy nhiên có những bãi cấu kiện khi di chuyển phải dùng cần trục để bốc , xếp thì vị trí những nơi này phải thuận lợi cho việc chuyên chở và bốc xếp. Những nơi chứa vật liệu gây bụi như bãi cát cần xếp ở cuối gió, không để cho gió thổi bụi vào nơi thi công. Những khu vực phát ra khói, phát ra khí độc hại cũng cần lưu ý và sắp xếp sao cho thuận lợi theo gió. Cần lưu tâm rằng, có thể một vị trí cuối gió của công trường của ta lại là đầu gió, gây bất tiện cho công trình sẵn có của nhà liền kề. Những trường hợp này phải có biện pháp khử bụi, khử khói, khử hơi độc một cách chủ động và nhân tạo. Không thể để các chất gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến môi trường của cả khu vực xấy dựng và chung quanh. 37
  38. 2. Các yêu cầu về an toàn với đường tạm cho các dạng phương tiện Tiến hành vạch đường tạm phục vụ để thi công phải căn cứ vào giai đoạn thi công của tổng mặt bằng. Giai đoạn san ủi, đường thi công phục vụ chủ yếu cho việc vận chuyển đất , đường thi công cần làm rõ lối xe vào lấy đất và lối để chở đất ra khỏi công trường. Tổng mặt bằng thi công giai đoạn làm phần móng, đường cần sử dụng để chuyển đất đến hoặc đi, cần chuyển vật liệu để thi công móng công trình. Tổng mặt bằng thi công phần thân công trình thì đường thi công phục vụ việc vận chuyển vật liệu đến, vận chuyển cấu kiện đến công trình, vận chuyển dư phẩm hoặc rác xây dựng đi nơi khác. Khiu thi công phần thân công trình, xe đến công trình đa dạng hơn khi thi công phần đất, móng. Cần thiết kế luồng giao thông sao cho thuận lợi trong quá trình thi công: kết cấu nền đường phải đủ sức chịu tải, luồng đường không giao cắt hoặc ít giao cắt với các luồng vận chuyển khác, hạn chế đến mức tối thiểu việc phải di chuyển trong phạm vi hoạt động của cần trục. Phải bố trí lối vào hoặc vành đai di chuyển cho công nhân di chuyển trên công trường. Lối di chuyển cần quang đãng , không có chướng ngại vật, chú ý đến những sự cố gây nguy hiểm cho công nhân khi di chuyển như rơi vật liệu từ trên cao, lăn vật liệu từ bên ngoài, từ bãi chứa vào đường đi của công nhân. Cần có chỉ dẫn ở những chỗ bố trí máy nâng vật liệu như cần trục , thăng tải để mọi người đề phòng hoặc cảch giác khi di chuiyển gần phạm vi này.Dọc theo đường đi phải có biển hiệu thông báo, chỉ dẫn cho người qua lại để có thể nhận biết tình trạng quãng đường sắp di chuyển đến. Cần bố trí lối vào và ra cho các phương tiện cấp cứu. Khi đường di chuyển dọc theo biên có độ sâu trên 1,2 mét , cần làm lan can để tránh người vô ý ngã từ trên cao xuống thấp. Khi di chuyển qua những độ cao khác nhau phải làm bậc hoặc làm thang. 38
  39. Nên bố trí để việc di chuyển xe và người trên công trường theo các đường một chiều tránh tắc nghẽn do luồng giao thông giao cắt hoặc phải chờ đợi gây ra. Vị trí của kho , bãi chứa vật liệu, cấu kiện , thiết bị nên bám sát đường giao thông. Vật liệu, cấu kiện càng gần nơi sản xuất càng tốt thí dụ đá, sỏi , xi măng gần nơi chế, trộn bê tông hoặc vữa. 3. Các yêu cầu về thoát nước đảm bảo an toàn Khi chuẩn bị mặt bằng để khởi công công trình, nhất thiết phải thoát nước trên mặt bằng. Mọi chỗ đọng nước cần làm khô.Không được để đọng từng vũng nước trên mặt bằng. Nếu địa hình dốc, cần làm những con trạch ở phía trên của hố đào để nếu mưa, nước không dồn vào hố đào. Cần làm những đường hào hoặc mương nhỏ dẫn nước tụ về những điểm có quy hoạch, có thiết kế theo chủ định rồi bơm thoát. Sau khi mưa ngưng, trên mặt bằng phải khô ráo ngay, không để có vũng nước, không để ngập nước. Nếu công trường thi công cọc nhồi, tường barrette, cần thiết kế biện pháp thu hồi dung dịch bentonite. Làm rãnh, mương dẫn bentonite đùn lên từ lỗ khoan khi đổ bê tông về hố thu, trang bị máy lọc cát để sử dụng lại bentonite. Nếu không sử dụng lại bentonite thì bentonite cũng phải được tập trung để thoát vào nơi thích hợp. Không được đổ trực tiếp bentonite vào hệ thoát nước công cộng vì bentonite sẽ làm cho hệ cống công cộng bị tắc nghẽn nhanh chóng. 4. Các yêu cầu về cấp nước đảm bảo an toàn Nguồn nước cấp từ nhà máy nước cần được bảo vệ chống thất thoát. Đường ống dẫn từ điểm cấp đến các nơi tiêu thụ nước trong công trường cần được bảo vệ an toàn, chống bị vỡ ống khi đường dẫn cắt qua đường giao thông. 39
  40. ống nước cắt qua đường giao thông phải chôn ngầm ở độ sâu trên 50 cm cách mặt trên của áo đường. Đoạn ống qua đường phải luồn qua ống vỏ để bảo vệ cho ống dẫn. Đường kính ống vỏ phải lớn hơn đường kính ống dẫn nước tối thiểt 3 lần. Phải đảm bảo các điểm nối của ống dẫn nước được nối đủ ren, có sử dụng vật liệu chống rò rỉ nước. Vị trí nối ống không được nằm trên đoạn ống luồn qua đường giao thông. Nên đặt ống dẫn nước song song với đường giao thông. Càng hạn chế việc bố trí ống qua đường càng giảm được mối lo vỡ ống. Trên đường ống cần bố trí van, khoá đầy đủ để khi sửa chữa đường dẫn nước tại vị trí nào đó, không làm ảnh hưởng đến các điểm tiêu thụ nước chỗ khác. 5. Các yêu cầu về điện, máy xây dựng phải đảm bảo an toàn và phục vụ tốt cho sử dụng Điện là nguồn năng lượng hết sức quan trọng cho mọi hoạt động trên công trường. Tuy nhiên tai nạn về điện cũng là nguy cơ đáng kể. Đặc điểm của tai nạn do điện gây ra thường khó nhận biết trước được, yếu tố ngẫu nhiên rất cao. Theo thống kê lâu năm của Tổ chức Lao động Quốc tế , cứ 30 tai nạn về điện có một tai nạn làm cho chết người. Cách chống tai nạn do điện gây ra là phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt các quy định về hệ thống điện. Việc chọn tuyến dây điện trên không hay đường dây cáp phải rất hợp lý và đảm bảo an toàn. Việc lựa chọn các thiết bị điện phải phù hợp với điều kiện sản xuất và an toàn. Phải thường xuyên kiểm tra độ an toàn của hệ thống dây dẫn điện. Nếu độ cách điện có dấu hiệu không đủ an toàn, phải có biện pháp bổ cứu kịp thời. Tuy là lưới điện tạm nhưng nhất thiết phải làm hệ tiếp điạ cho đủ an toàn khi sự cố hoặc khi giông bão. Khi thiết kế tổng mặt bằng phải nghiên cứu đặc biệt đến việc sử dụng cần trục tháp và phải vạch ra phạm vi hoạt động của cần trục tháp. Tuy nhiên không phải mọi thời gian đều cấm không được di chuyển hoặc lao động 40
  41. trong phạm vi vạch ra cho cần trục tháp hoạt động mà chỉ khi nào cần trục tháp hoạt động mới cần rào chắn phạm vi hoạt động của cần trục tháp. Khi hoạt động không thường xuyên, cần bố trí người cảnh giới để gìn giữ an toàn thì hiện thực hơn. 6. Nhà tạm phục vụ các đối tượng khác nhau trên công trường Nhà tạm phục vụ là những kho chứa , nhà sản xuất, nhà hành chính và sinh hoạt của công trường. Nhà tạm phải bố trí thành từng khu vực cho công trường ngăn nắp, phục vụ tốt nhất cho sản xuất và an toàn nhất cho người lao động cúng như bảo vệ tốt được tài sản công trường. Kho chứa phải bám vào ven đường để giảm công sức vận chuyển thủ công khi lấy và cất chứa hàng hoá nhưng nhà kho không được cản trở mọi hoạt động trên công trường cũng như gây mất an toàn lao động. Kho chứa những chất dễ bắt cháy thì kết cấu của kho phải làm bằng vật liệu khó cháy. Sự sắp xếp hàng trong kho phải dễ tìm, dễ thấy và dễ lấy khi xuất hàng. Kho chứa cần bố trí gần những nhà sản xuất cần sử dụng vật liệu hàng hoá chứa trong kho. Kho xăng, dầu hoặc chứa chất độc, chất dễ bốc cháy phải đặt ở vị trí thuận tiện cứu hoả nếu rủi ro bị cháy, đám cháy không lan toả ra các nhà chung quanh. Phải tuân thủ khoảng cách ly an toàn giữa những nhà kho. Nhà sản xuất cũng cần bám lấy đường di chuyển để việc cung cấp vật liệu và lấy hàng hoá đưa ra công trình thuận lợi. Những xưởng khi sản xuất có khả năng gây cháy như phân xưởng hàn, rèn, dập phải bố trí xa kho gỗ và xưởng sản xuất mộc. Nơi sản xuất có sử dụng xăng, dầu phải lưu tâm đến khâu phòng và chữa cháy. Nhà bếp phục vụ công nhân ăn uống, nhà nghỉ ngơi của công nhân cần lưu ý đến khả năng cháy do lửa. Lửa có thể từ bếp nhưng cũng nhiều khả năng do công nhân dùng thuốc lá, thuốc lào mà gây cháy. 41
  42. 7. Hướng gió và sự sắp xếp các yếu tố tổng mặt bằng Khi sắp xếp các thành tố của tổng mặt bằng cần chú ý hướng gió. Phải vẽ trên tổng mặt bằng hoa gió của năm. Khi công trường tồn tại ngắn, vẽ hoa gió theo mùa mà thời gian thi công sẽ bị ảnh hưởng. Những nơi sinh bụi như bãi cát, nơi sản xuất vữa, nơi sinh khói như lò nấu bitum , nơi sinh chất độc tỏa vào không khí như bể ngâm tẩm gỗ, nhà vệ sinh của công trường cần bố trí cuối hướng gió. Lại phải chú ý rằng cuối hướng gió của công trường mình là đầu gió cho khoảng đất hoặc nhà lân cận nên phải giải quyết sao cho sản xuất không tạo ra mất an toàn và gây ô nhiễm cho môi trường lao động. 8. Các yêu cầu về cây xanh, tượng trên mặt bằng đảm bảo an toàn Khi tiến hành công tác chuẩn bị xây dựng, trên công trường thường phải di chuyển cây khỏi phạm vi xây dựng lấy mặt bằng quang đãng trong quá trình thi công. Nếu cần thiết, lớp đất mùn trên mặt cũng được bóc và cất chứa để khi hoàn thành công trình toàn bộ, lại phủ lên lớp trên cùng tạo màu mỡ cho cây, cỏ trồng lại. Khi hoàn thành các công việc xây dựng, có thể trên mặt bằng được thiết kế những tượng đơn chiếc hoặc nhóm tượng làm sinh động cảnh quan công trình. Dựng tượng được coi là thực hiện một hạng mục công trình nên công tác dựng tượng được đối xử như quá trình thi công một hạng mục, nhất là cần chú ý các điều kiện an toàn và bảo hộ lao động. 42
  43. Phần thứ III : các biện pháp bảo đảm an toàn chủ yếu trong xây dựng Chương I . Đề phòng tai nạn khi khảo sát phục vụ xây dựng 1. Đảm bảo an toàn khi dã ngoại : lộ trình, nơi lán trại tạm 43
  44. Quá trình khảo sát cần tiến hành nhiều công tác diễn ra ngoài trời ở nhiều địa điểm hoang vắng, cây cối rậm rạp, sình lầy, có địa hình, địa chất phức tạp hoặc trong những thành phố có nhiều nhà cửa dày đặc. Cần thiết kế lộ trình khảo sát sao cho đáp ứng các yêu cầu về thu thập dữ liệu nhưng càng giảm khó khăn, nguy hiểm càng tốt. Khi công tác khảo sát dài ngày ở những địa hình phức tạp, đoàn khảo sát phải đi dã ngoại cần hết sức lưu ý đến việc lựa chọn địa điểm làm lán nghỉ đêm. Nhiều đoàn khảo sát đã lựa chọn ven suối để đóng lán nghỉ đêm khi địa điểm nghỉ xa khu dân cư, với những phân tích rằng nước suối giúp nhiều trong sinh hoạt. Tuy nhiên, đóng lán nghỉ đêm tại ven suối vào mùa có mưa, khi mưa lũ về thường mạnh và khá đột ngột, làm trôi lán và đe doạ tính mạng cũng như tài sản, vật dụng của người sử dụng lán. 2. Đảm bảo an toàn khi khảo sát ở địa hình phức tạp Khảo sát ở địa hình phức tạp cần trang bị dây thừng, dây chão để sử dụng khi vượt cao, qua suối, qua khe. Búa có một mũi nhọn và một đầu bằng là dụng cụ cần khi đi dã ngoại ở nơi địa hình phức tạp vì nhiều khi búa được cắm xuống đất hoặc cắm vào cây để làm điểm tựa, còn đầu bằng để đập vỡ đá, đất để quan sát mẫu đất, đá. Giầy của người lao động phải có đế chống trơn. Cần hết sức lưu ý đến sự trơn, trượt ngã từ trên cao xuống thấp. Quần áo phải gọn gàng nhưng đủ bền để chống bị cào xước do gai của lá hoặc cành cây. Cần bảo vệ chống con vắt, rắn và các sinh vật khác tấn công. Người đi khảo sát phải đội mũ cứng bảo vệ đầu và được trang bị kính bảo hộ để bảo vệ mắt khi đập vỡ đá để quan sát mẫu. Khi đi trong rừng rậm phải mang găng tay để rẽ lối đi mà tay được bảo vệ. 3. Đảm bảo an toàn khi khu vực có địa chất phức tạp 44
  45. Khảo sát ở nơi có địa chất phức tạp như khu vực sình lầy dễ bị thụt lún xuống bùn. Cần trang bị những cuộn thừng, dây dài buộc giữ vào cây trước khi qua đoạn sình. Dây này chỉ tháo khi người đi trước đã cố định một đầu vào cây hoặc điểm chắc chắn phía tiến. Hết sức chú ý đến hiện tượng xập hố sâu hoặc khi khảo sát hang động, cần chú ý hiện tượng xập trần hang bất ngờ hoặc gặp dòng nước, bị cuốn trôi vào hang sâu. Trong hang thường ẩm, nền đi bị rêu trơn, cần có biện pháp chống trơn, chống trượt. Không ra mép vực hoặc mép hố mà chưa có biện pháp đảm bảo an toàn. Sự lở đất cũng là nguy cơ thường xuyên gặp khi khảo sát ở những địa điểm có địa hình, địa chất phức tạp. 4. Đảm bảo an toàn khi đào hố thăm dò Đào hố thăm dò sâu trên 1,2 mét phải đào có mái dốc. Độ mở của mái dốc phụ thuộc loại đất ở khu vực đào và được chọn theo mái dốc tự nhiên của loại đất đào. Phải tránh hết sức gây ra hiện tượng lở mái đất làm xập hố đào. Nếu do điều kiện địa hình không mở được mái dốc cho hố đào phải làm văng chống thành hố đào bằng biện pháp thích hợp kể cả việc sử dụng tường cừ. 5. Đảm bảo an toàn khi khoan thăm dò Khoan thăm dò thường phải dùng máy khoan lớn. Vấn đề an toàn lao động sử dụng máy khoan trong suốt quá trình thăm dò là hết sức quan trọng. Máy cần được di chuyển an toàn đến địa điểm khoan. Mặt bằng đặt máy khoan thường tạm thời nên hay bị coi nhẹ vấn đề an toàn. Đối với những mặt bằng đặt máy khoan khó di chuyển toàn bộ máy, cần tháo rời để di chuyển thuận tiện. Cần chuẩn bị mặt bằng bên hố khoan đủ ổn định và đủ rộng để có 45
  46. thể lắp ráp lại được các trang bị của máy khoan và vận hành máy được an toàn. Mặt bằng phải đủ chỗ cho lán nghỉ của người lao động bên cạnh máy khoan, nơi sắp xếp các phụ tùng, phụ kiện phục vụ khoan, nơi cất chứa mẫu và nơi chế tạo, chứa dung dịch khoan. Khi quy trình khoan cần thiết, phải bố trí mặt bằng cho máy nén khí khi thổi rửa lỗ khoan. Trên mặt bằng bố trí máy khoan phải làm rãnh thoát nước để tiêu nước bùn khoan và chống mưa ngập. Khi mọi việc chuẩn bị đã xong , cần có mặt người trưởng dàn khoan và chính người này ra lệnh mới được khởi động máy khoan. Trưởng dàn khoan phải kiểm tra mọi bộ phận của máy khoan và khi đã đảm bảo không để xảy ra tai nạn mới được ra lệnh khởi động. Cần kiểm tra cẩn thận dây cáp, dây thừng, dây chão. Mọi sợi không đủ an toàn phải thay thế. Máy móc không được có vết nứt. Lưỡi cắt phải đủ sắc đúng yêu cầu công tác. Công nhân chuyên trách phải đảm bảo rằng mọi thao tác của máy sẽ diễn ra an toàn và hoạt động có hiệu quả. Cần có công nhân theo dõi mọi thao tác của máy trong suốt thời gian vận hành máy. Nơi tiến hành khoan phải đủ ánh sáng và khu vực hoạt động của máy khoan được sắp xếp ngăn nắp. Không được bày bừa bãi ở nơi làm việc và quanh máy khoan. Những bộ phận của máy có mũi nhọn thì mũi nhọn phải hướng xuống dưới. Không bọc mũi nhọn trong bao, túi. Công nhân vận hành và phục vụ máy khoan phải được trang bị quần áo bảo hộ lao động thích hợp. Không mặc quần áo quá rộng và quá nhiều túi. Không thắt càvạt và đeo trang sức hoặc đi dép. Nếu tóc dài phải đội mũ che kín, đặc biệt khi khoan để tránh việc tóc bị cuốn vào các bộ phận của máy. Phải đeo kính an toàn và đội mũ bảo hộ đủ cứng để tránh tai nạn. Không đặt tay vào nút bấm khởi động khi đang cắm phích điện. Khi sử dụng dụng cụ thí dụ như búa, kìm. clê , tuvít , phải nắm thật chặt. Phải chăm chú vào công việc. Không được nghe nhạc hoặc tranh luận với nhau khi đang vận hành 46
  47. máy. Khi cưa hoặc khoan thì vật bị cưa hay bị khoan phải kẹp chặt vào bàn hay mặt tỳ chắc chắn. Chú ý khi cưa phải bảo vệ thân thể và nhất là bàn tay phải xa tầm hoạt động của lưỡi cưa. Khi khoan phải chú ý đến mặt đệm dưới vật bị khoan . Nên kê dưới vật bị khoan là miếng gỗ hoặc có thể để trống rỗng ở bên dưới. Người không vận hành và phục vụ máy khoan phải đứng xa khu vực làm việc. Khi sử dụng các dạng máy điện cầm tay, phải đảm bảo điện áp an toàn. Không cầm dây điện của máy đang sử dụng để nâng máy và di chuyển máy. Khi di chuyển máy điện phải đảm bảo đã ngắt điện hoàn toàn. Máy khoan lớn, gây tiếng ồn, người công nhân phải có trang bị bảo vệ tai. Chương II. Các biện pháp chống va đập cơ học Va đập cơ học là hiện tượng một vật nặng và cứng đang di chuyển tác động mạnh vào vật khác ngoài ý muốn. Vật có thể di chuyển theo chủ định nhưng nhiều khi vật di chuyển không do chủ định. Vật di chuyển có thể được buộc, đỡ, nhưng cũng có thể không có dây neo giữ. Sự di chuyển có thể từ cao xuống thấp, có thể theo phương mặt phẳng ngang hoặc từ dưới di chuyển lên cao. Vật di chuyển có thể là một thanh, một phiến nhưng có thể là nhiều cá thể như một bó hoặc một đống gạch, chẳng hạn. Cần lưu ý đề phòng hiện tượng va đập cơ học cho các trường hợp: 1. Với tầng ngầm: Quanh hố đào làm tầng ngầm phải có rào chắn. Rào chắn có chiều cao 0,90 mét gồm những thanh đứng và thanh ngang đủ chịu lực, thanh đứng chôn 47
  48. gắn chắc chắn vào miệng hố đào, thanh ngang tựa vào những thanh đứng. Khi hố đào có tường cừ thì chân rào chắn phải rộng khỏi tường cừ trên 0,75 mét nhưng không xa hơn 1,5 mét. Chân rào chắn có một thanh ngang bản rộng 0,20 mét đặt sát đất chống rơi vật nhỏ từ miệng hố đào xuống bên dưới. Khi cẩu vật nặng từ trên miệng hố đào xuống đáy hố đào dưới thấp, cần thiết kiểm tra kỹ dây cáp và móc cẩu. Phải nhấc vật lên khỏi mặt đất khoảng 30 cm và giữ yên trong 1~2 phút , quan sát kỹ, nếu không thấy hiện tượng mất an toàn mới nhấc tiếp tục và đưa xuống hố. Không chất nặng trên miệng hố đào trong phạm vi khung trượt có khả năng hình thành. Không để các thanh gỗ hay thanh thép để có khả năng trượt, trôi hay lộn từ trên cao xuống hố đào. Xe cộ phải đỗ cách mép hố đào tối thiểu 1,5 mét và phải làm mấu chắn bánh xe khi cần đổ vật liệu. Bãi vật liệu phải có đường biên cách mép hố đào trên 2 mét. 2. Với thi công thân Cẩu vật từ dưới đất lên tầng: khi cẩu vật liệu dài như các thanh thép, phải bó chặt bằng nhiều vị trí buộc ngang, không để cho thanh trong lõi bị tuột mà tụt rơi xuống khi cẩu. Dây cẩu phải buộc vào bó vật liệu ít nhất hai vị trí tránh hiện tượng bó vật liệu bị quay dẫn đền tư thế thẳng đứng. Cần kiểm tra tình trạng của dây cáp và móc cẩu. Dây cáp đứt quá 6 sợi trong một bước dây phải thay thế. Móc cẩu phải có lẫy an toàn để không tự động bật cáp khỏi móc cẩu. Phải nâng vật đến độ cao tầng cần thiết ở không gian trống mới được quay vào vị trí. Không được kết hợp động tác vừa nâng, vừa quay để tránh va đập không mong muốn. Khi địa bàn làm việc của cần trục bị hạn chế, cần buộc thêm sợi thừng dẫn hướng ở bó vật liệu để người ở trên tầng bắt lấy một đầu, điều khiển bó vật liệu, không cho quay tròn gây ra va đập. Quá trình cần cẩu 48
  49. làm việc, phải có người cảnh giới an toàn tránh hiện tượng hàng được cẩu va đập vào người đang thi công hoặc đang đứng quan sát mà không chú ý đến cần cẩu đang hoạt động. Tuyệt đối không ném rác xây dựng hay bất kỳ thứ gì từ trên cao xuống theo cách rơi tự do. Rác xây dựng đưa xuống bằng đường ống kín. Khi cần dịch chuyển vật liệu theo phương ngang ở các tầng phải quan sát, không để vật liệu hay các thanh va đập vào người, vào các cấu kiện, thiết bị, các thanh đứng vĩnh cửu hoặc tạm thời. Để vật liệu không rơi theo phương ngang từ trên cao xuống các tầng thấp, mặt ngoài nhà phải có dàn giáo ngoài bọc kín. Dàn giáo ngoài này phải được bọc kín bằng lưới mắt nhỏ dưới 2 mm. Lưới được cố định chặt vào các thanh dàn giáo ngoài, mối buộc về mỗi phương cách nhau không quá 1 mét. Dụng cụ cầm tay như búa, kìm, tuốcvít thì cán phải có dây hãm rơi để chống bị văng khi nhỡ tay. Một đầu của dây hãm rơi buộc váo cán dụng cụ, đầy dây kia phải cột chặt vào điểm cố định để giữ chống rơi. Chương III . Chống rơi từ trên cao xuống thấp 1. Chống rơi tự do: Người làm việc trên cao phải mang dây an toàn và buộc dây an toàn đúng quy cách. Khi người lao động cần di chuyển thì phạm vi của mặt bằng có người di chuyển phải có lan can hoặc rào chắn bảo vệ. Người lao động trên cùng một cao trình phẳng không được ném dụng cụ hoặc vật liệu cho nhau. Khi dùng nhiều dụng cụ thì dụng cụ phải chứa trong các hòm dụng cụ có nắp cẩn thận. Việc di chuyển vật liệu, dụng cụ phải chuyển nhẹ nhàng, có dụng cụ buộc, giữ, ghìm chắc chắn, không để sự rơi tự do ngoài ý muốn. Không để dụng cụ trực tiếp lên sàn đứng của công nhân, 49
  50. tránh gây ra vấp hay đá phải dụng cụ để dụng cụ văng và rơi xuống thấp. Khi nâng, hạ vật liệu khi di chuyển phải nhẹ nhàng. Nghiêm cấm việc hất hay ném mạnh từ do vật liệu từ trên tay hay trên vai xuống điểm đỡ gây xung lực hoặc rung động mạnh. Dàn giáo là trang bị để thi công trên cao. Dàn giáo là công cụ bổ trợ cho sàn công tác. Dàn giáo cũng là trang bị để ngăn tai nạn ngã từ trên cao xuống thấp và để rơi vật liệu , thiết bị xuống phía dưới. Dàn giáo là cấu trúc đỡ sàn công tác, có thể dùng cho công nhân đứng thao tác, nơi chứa vật liệu dùng khi xây dựng hay khi phá dỡ. Vật liệu sử dụng làm dàn giáo có thể bằng tre, bằng thanh gỗ bất cập phân, thanh gỗ hộp, ống thép. Vật liệu làm dàn giáo phải đủ độ chắc chắn, bằng vật liệu tốt. Dàn giáo có thể kê trên nền đất, kê trên sàn hay kê lên hệ thống thanh đỡ ngang chọc ra ngoài nhà từ bên trong nhà hoặc kê lên hệ thanh đỡ ngang vượt qua chỗ sâu, khoảng trống bên dưới. Khi dựng tạo khung dàn giáo, người lao động cần hết sức cẩn thận, không được gá các thanh ở tư thế thiếu ổn định. Các vật gá phải đủ ổn định, được giằng, giữ để không rơi, tuột ngoài ý muốn. Thi công đến phần nào phải tạo thành hệ đủ ổn định ngay. Ván kê làm chỗ đứng tạm cho công nhân phải đủ độ cứng. Nếu ván kê bằng gỗ thì chiều dày tấm ván phải từ 30 mm trở lên. Tấm ván phải rộng 250 mm trở lên. Khi ghép nhiều tấm ván thành mảng phải dùng thanh nối. Thanh nối có tiết diện phổ biến là 30 x 60 mm. Mặt mảng ván có thanh nối phải nằm phía dưới. Chú ý để mũi đinh đóng trên ván không lộ ra ngoài mảng ván làm nguy hiểm cho người đi lại. Khoảng cách giữa các điểm tựa dưới mảng ván không vượt quá 3 mét. Ván cho công nhân đứng thao tác phải có mấu chặn phía dưới, tránh hiện tượng tấm ván bị trượt khỏi điểm tựa. Những vật có hình ống ngắn, có thể lăn trên mặt phẳng được như các bình khí hàn, khi đặt ở tư thế nằm ngang cần phải chặn , chẹn ở cả hai bên sườn khiến cho những vật hình ống ngắn này không bị lăn. Không xếp nhiều 50
  51. chồng ống lên nhau, tránh hiện tượng ống gây lực đạp ngang làm các ống nằm dưới di chuyển. Mặt sàn công tác cho công nhân đứng làm việc hay di chuyển phải kiểm tra thường xuyên. Khi nghi ngờ có dầu, mỡ trên mặt sàn phải lau sạch ngay và phải đảm bảo không gây ra trơn, trượt. Quanh miệng hố , mép biên của kết cấu có sự chênh độ cao phải có hàng rào, biển báo nguy hiểm rơi. Không tự ý vào nơi lao động của người khác khi không được phép. Không có phận sự, không được có thao tác làm mất an toàn lao động của người, vật liệu hay trang thiết bị như tự động khởi động máy, tự động mở đóng van nước. 2. Trượt Mặt phẳng làm lối di chuyển phải lau sạch các vết dầu mỡ để tránh trơn, trượt. Nếu mặt đi lại dốc, trên mặt phải làm vân nổi để chống trơn. Mặt lối đi lại không được ướt, không có đất bẩn vì nếu đất bị ướt sẽ làm cho người đi lại bị trơn. Việc đi lại bằng bậc đất thì mặt bậc phải làm hơi dốc về phía trong ( khoảng 2 cm cho chiều rộng mặt bậc là 30 cm.). Tuyệt đối không để mặt bậc lên xuống dốc ra phía ngoài vì như thế sẽ gây trơn, trượt. Bậc thang gỗ, kim loại hay gạch để lên xuống nên có gờ mũi bậc thang cấu tạo những rãnh dọc theo bậc thang để tránh trượt khi lên xuống thang. Lối di chuyển từ cao trình thấp lên cao trình trên phải làm tay vịn chắc chắn dàu bậc thang chỉ bằng đất hay bằng các vật liệu khác chắc chắn như gỗ, kim loại hay gạch, hoặc bê tông. 3. Hố trên sàn 51
  52. Trên sàn có hố là nguyên nhân gây tai nạn thụt người qua hố xuống phía dưới hoặc nếu hố nhỏ thì gây tụt chân gây chấn thương. Chỉ cần kích thước hố có kích thước 300 x 300 mm là có thể gây tai nạn. Với những hố có kích thước từ 500 x 500 mm trở xuống phải thường xuyên đậy bằng ván chắc chắn để người không tụt qua hố. Tấm đậy phải đủ chắc chắn để nếu người công nhân có vô ý dẵm lên cũng không gây xập mà tụt người xuống hố. Hố lớn hơn phải làm rào chắn quanh lỗ. Chỉ khi có người đang tiến hành thi công tại vị trí có hố mới được bỏ nắp đậy. Hàng rào quanh hố có kích thước khá lớn phải giữ dù khi thi công ngay tại miệng hố. Chỉ từng đoạn hàng rào nào cản trở thi công mới rỡ tạm trong lúc thi công. Khi ngừng thi công lại phải đặt lại hàng rào. 4. Đề phòng: lan can, đèn báo Để tránh tai nạn ngã từ trên cao xuống thấp, giải pháp phòng tránh có hiệu quả là phải làm lan can và thắp đèn báo hiệu về ban đêm. Tại mọi đường biên của các mặt phẳng có các độ cao khác nhau phải làm hàng rào chắc chắn ngăn giữ không cho người qua lại cố ý hoặc vô tình. Hàng rào sát với lối đi lại thì thanh chắn ngang trên cùng của hàng rào phải làm rất chắc chắn như thanh ngang trên cùng của lan can để vì lý do nào đó người di chuyển trên lối đi có thể vịn tay. Vào ban đêm những nơi có rào chắn phải thắp đèn báo hiệu để người qua lại có thể nhận biết được vị trí rào chắn. Những nơi ít có khả năng người qua lại sau giờ lao động cũng phải có đèn tín hiệu nhưng độ sáng không nhất thiết đủ soi đường di chuyển. Những nơi người có khả năng tiếp cận khu vực quanh rào chắn thì đèn tín hiệu rào chắn phải đủ độ sáng để người qua lại gần có thể nhận ra được rào chắn. Nếu chỉ là đèn tín hiệu thì ánh sáng toả ra 52
  53. là ánh sáng đỏ. Nếu đèn soi thấy đường thì ánh sáng có màu da cam nhạt và độ sáng trên 60 lux. Chương IV . Chống lở, xập , sụt , trượt 1. Chống lở, xập, sụt , trượt đất đá: Nguyên nhân: Xập lở đá do đá bị tách khỏi khối lớn và rơi xuống thấp vì các vết nứt nẻ gây ra bởi những lý do thiên nhiên hay nhân tạo. Trời mưa lớn, những tảng đá bị những tảng bên trên lăn xuống, gây va chạm dây chuyền làm cho tách, bửa khỏi khối lớn mà gây xập. Mưa lớn cũng làm cho đất kẹp giữa những viên đá bị nhão , không đủ lực giữ đá ở vị trí trên cao mà phải lăn theo trọng lượng bản thân xuống thấp gây tai nạn cho người và vật tại đó. Đất bị lở do bị ướt .Trọng lượng bản thân khối đất nặng có xu hướng rơi xuống thấp tạo ra cung trượt làm cho khối đất bị lở xập. Mái đất dọc theo những con đường khi bị mưa lớn hay bị xập làm ngăn trở lối thoát của đường, cản trở giao thông sau những trận mưa lớn và dài ngày. Nếu làm mái dốc quá nghiêng sẽ tốn nhiều công nhưng làm mái dốc quá nhỏ rất dễ bị xập khi mưa. 2. Ta luy : góc dốc phải tuân theo khi đào đất nhằm tránh xập lở Tuỳ theo chất đất ở những nơi phải đào hố sâu để quyết định mái dốc sao cho đất không bị xập. H là chiều cao của mái dốc, L là chiều ngang phải thụt về phía đất chưa đào thì tỷ lệ H/L khi thi công đất phải tuân theo như bảng sau : Bảng cho trị số mái dốc phải tuân theo khi đào đất để tránh xập : 53
  54. Độ dốc H/L Loại đất H = 1,5 mét H = 3 mét H = 5 mét Đất đắp 1 : 0,6 1 : 1 1 : 1,25 Đất cát 1 : 0,5 1 : 1 1 : 1 Đất cát pha 1 : 0,75 1 : 0,67 1 : 0,85 Đất thịt 1 : 0 1 : 0,5 1 : 0.75 Đất sét 1 : 0 1 : 0,25 1 : 0,5 Sét khô 1 : 0 1 : 0,5 1 :0.5 3. Các phương án văng chống Khi không có điều kiện mở rộng mái đất vì lý do mặt bằng chật hẹp phải văng chống thành hố đào để chống xập. Hố đào nông hơn 3 mét có thể văng chống bằng các cọc chữ U, chữ I hay gỗ hộp làm thanh đứng và dùng ván 3 cm làm ván văng ngang. Nếu không thể thiết kế những thanh chống chéo từ tường chống xuống đất hoặc những thanh văng ngang theo chiều cao của thanh chống đứng phải chôn sâu thanh đứng đến độ sâu đủ ổn định theo nguyên lý cân bằng áp lực chủ động và bị động. Khoảng cách giữa các thanh chống đứng phụ thuộc áp lực của tường vách tác động lên tường chắn. phụ thuộc chiều dày lớp ván văng ngang. Nếu chiều dày ván văng ngang là 3 cm, chiều sâu đào không quá 3 mét thì khoảng cách giữa những thanh đứng khoảng 1,2 ~ 1,4 mét. 54
  55. Khi cần kết hợp văng chống với chống nước xuyên ngang chảy vào hố đào thường làm tường cừ bằng thép như các loại cừ phẳng, cừ khum , cừ chữ Z ( zombas), cừ larsen . Giới hạn của việc sử dụng một lớp cừ là 4 mét khi cừ dài 8 mét. Khi dùng cừ cho các hố đào sâu hơn phải làm cừ nhiều lớp mà mỗi lớp cừ phải lùi ra xa thêm một khoảng cách bằng chiều sâu của lớp cừ đứng trước. Cách tính toán ( trang 69-75) 4. Neo các dạng Neo giữ tường cừ Có thể làm neo để chống di chuyển tường cừ trong những trường hợp: + Chân tường cừ không thể cắm sâu Những trường hợp này làm neo từ thanh ngang ở giữa thân tường cừ. + Làm neo để chống biến dạng mút trên tường cừ Neo giữ tường trong đất Neo giữ cho máy khỏi bị lật 5. Bentonite Tại những nơi đất nhiều cát, để chống xập mái dốc và giữ ổn định mái dốc, thường bơm bentonite vào trong đất trước khi thi công đất. 55
  56. Phụt bentonite xuống đất trước khi thi công đất Bentonite là một loại đất sét có hạt mịn hơn đất sét kaolin được dùng phổ biến trong quá trình khoan lỗ sâu, dùng để ổn định thành vách đào. Bentonite đã được sản xuất và bán như một loại vật liệu phổ biến dùng trong khâu khoan lỗ sâu với tên là bột dịch khoan. Dung dịch khoan bentonite còn dùng chống thấm cho đê khi khoan phụt dịch này xuống thân đê bị thấm. 6. Ván cừ, các phương pháp giữ vách đất nhân tạo các dạng Khi đào hố sâu, đất đẩy từ bên ngoài vào trong hố gây hiện tượng xập thành đất của vách hố đào. Muốn tránh xập vách đào, phải mở rộng hố đào để thành hố có mái dốc. Độ thoải của mái dốc phụ thuộc loại đất ở thành vách hố đào, phụ thuộc độ sâu đào và phụ thuộc mức nước ngầm trong đất. Nếu khu đất hẹp, không mở được taluy phải có biện pháp chống thành vách tạm thời, chống xập vách trong thời gian thi công. Nếu hố đào không quá sâu và mức nước ngầm thấp hơn đáy hố đào thường dùng cách chống thành vách đơn giản. Đóng xuống đất những thanh thép hình như thép U, thép I khoảng cách giữa hai thanh khoảng 2 mét. Đào sâu đến đâu, lùa ván ngang để chống đất xô vào hố đào. Các thanh thép hình là gối tựa cho các miếng ván gỗ. Ván gỗ ngang cần có chiều dày trên 30 mm. 56
  57. Nếu hố đào sâu và khu vực đào có mức nước ngầm cao cần chống thành hố đào bằng cừ chuyên dùng. Cừ chuyên dùng bằng thép được chế tạo sẵn trong nhà máy có các loại hay sử dụng là cừ phẳng, cừ khum, cừ chữ Z và cừ Lacsen. Từng thanh cừ được tính toán như một cọc chôn vào đất và chịu tác động của đất theo phương ngang. Phần chân thanh cừ tuỳ theo độ chôn sâu mà phải hoặc không phải có thanh văng chống ở chân. Chương V . Giàn giáo và thang 1. Nguyên nhân gây tai nạn khi sử dụng giàn giáo Bốn nguyên nhân chính gây ra tai nạn khi sử dụng giàn giáo là: * Thiết kế, tính toán giàn giáo không đủ khả năng chịu lực Nguyên nhân này thường gặp là lập sơ đồ tính toán không đúng, xác định tải trọng để thiếu sót những tải có mặt khi sử dụng mà tính toán không đề cập được. * Gia công, chế tạo giàn giáo không đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật Loại nguyên nhân này khá phổ biến từ khâu lựa chọn vật liệu, tiến hành gia công. 57
  58. Sử dụng vật liệu làm giàn giáo không đạt yêu cầu như gỗ bị khuyết, lẹm, mọt, mục bên trong mà không thể hiện ra bên ngoài. Sử dụng tre ải, tre mục. Giáo kim loại thì vật liệu làm ống không đảm bảo chiều dày , ống bị gỉ, mọt bên trong mà mặt ngoài ống nom như còn tốt. Khuyết tật gia công có thể do kích thước các bộ phận bị thiếu hụt, liên kết hàn không bảo đảm chiều dài đường hàn, hàn không ngấu. Giàn giáo gỗ và tre, các mối nối mộng , mối nối đinh không đủ chắc chắn, buộc không chặt, đứt dây buộc. * Lắp dựng giàn giáo không đảm bảo an toàn. Khi lắp dựng giàn giáo không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như: Thay đổi tuỳ tiện về khoảng cách đã sắp xếp các thanh và giằng trong thiết kế theo phương ngang cũng như phương đứng hoặc bớt thanh giằng, làm thay đổi sơ đồ khung đã được tính toán cẩn thận khi thiết kế. Đặt các thanh đứng của giàn giáo nghiêng so với phương thẳng đứng làm cho giàn giáo bị lệch tâm nhiều, trọng tâm rơi ngoài mặt phẳng đáy giàn giáo. Giàn giáo không đủ giằng để tạo cứng tổng thể làm mất ổn định cục bộ hoặc tạo ra chuyển vị vượt giới hạn gây ra đổ. Giàn giáo không gắn vào kết cấu cố định như khung nhà đã thi công nhằm tạo nên độ cứng tổng thể vì thế, hệ giàn giáo bị biến dạng quá lớn gây xập đổ. Nền tựa của hệ thống hoặc của nhiều thanh thẳng đứng bị lún, bị trượt gây ra sự chịu tải không đều. Khiếm khuyết này rất hay xảy ra khi nền tựa của giàn giáo bị mấp mô, không bằng phẳng. Cần san phẳng nền đất để tựa giàn giáo cho phẳng, đầm kỹ những nơi đất mới lấp và cần lót, đệm bằng những miếng kê đủ cứng. *Sử dụng giàn giáo không đúng quy trình và các điều kiện về an toàn: 58
  59. Chất tải trọng trên giàn giáo quá nặng làm cho giàn giáo không đủ khả năng chịu tải, gây ra gãy sàn hoặc làm cho các thanh của hệ bị cong vênh quá mức gây xập đổ. Không kiểm tra thường xuyên về tình trạng giàn giáo mà đã lên giàn giáo để thi công là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn vì quá trình sử dụng. Có nhiều tác động làm cho giàn giáo không giữ nguyên tình trạng tốt để sử dụng an toàn như những liên kết giữa giàn giáo với kết cấu cố định như tường hay khung nhà bị nới lỏng do rất nhiều lý do ngẫu nhiên. Việc nới lỏng liên kết giữa hệ giàn giáo với kết cấu cố định làm cho toàn thể hệ thống có thể xập đổ. Cũng có thể chân giáo bị cong vênh do các phương tiện vận chuyển va chạm gây ra hư hỏng. Chân giàn giáo có thể bị lún quá mức trở nên hẫng, hụt, không tựa xuống nền hoặc chi tiết mối nối bị phá hoại. Một nguyên nhân rất hay gây tai nạn là tạo ra lực động trên giàn giáo. Những lý do hết sức bất ngờ như móc cẩu hay vật nặng bất ngờ mắc phải giàn giáo gây cho giàn giáo bị nhấc khỏi vị trí đã ổn định, gây ra đổ hoặc xập. Khi đặt tải lên sàn có giàn giáo đỡ bên dưới quá mạnh do cần trục bị sự cố hoặc dây treo bị đứt, bị tuột dễ gây ra gãy sàn công tác mà gây tai nạn. Có thể giàn giáo chịu lực rung mạnh do sử dụng các thiết bị rung như máy búa, đầm rung. Những lực rung này làm cho các mối nối của giàn giáo bị nới lỏng mà gây nguy hiểm. Khi sử dụng giàn giáo còn có thể gặp các chấn thương do các nguyên nhân như: Ngã người từ trên cao xuống thấp do trượt chân, do tựa mạnh vào lan can của giàn giáo mà lan can giàn giáo bị gãy. Còn có khả năng vật liệu, dụng cụ để trên sàn công tác của giàn giáo rơi xuống bên dưới làm nguy hiểm cho người qua lại hay lao động bên dưới. Một sự cố không hiếm khi xảy ra là một bộ phận của công trình không neo kết chặt chẽ với công trình, bị lật hay xụp đổ gây tai nạn cho không gian bên 59
  60. dưới. Tai nạn xập ô văng khá phổ biến do ô văng không có đối trọng cần thiết mà đã rỡ giàn giáo. Lối di chuyển trên giàn giáo không đủ ánh sáng cũng là nguyên nhân gây ra tai nạn. Sử dụng giàn giáo mà đơn giản quá mức trong việc thiết kế và lắp đặt lối di chuyển theo phương thẳng đứng, không làm thang chắc chắn mà để người lao động leo bám vào các thanh giàn giáo mà di chuyển cũng hay gây tai nạn. 2. Phân loại giàn giáo thông dụng Giàn giáo là công cụ để đỡ và bổ trợ cho sàn công tác. Giàn giáo sử dụng trong quá trình thi công, tạo mặt bằng cho người lao động được trên cao, chứa vật liệu và trang bị trong quá trình thi công, dàu là thi công xây dựng mới, tu tạo hay phá dỡ. Công nhân phải qua huấn luyện lắp đặt và sử dụng giàn giáo mới được lắp đặt, di chuyển hoặc tháo dỡ giàn giáo. Khi lắp đặt, tháo dỡ giàn giáo phải có sự giám sát của đội trưởng hay người có trách nhiệm. Vật liệu làm giàn giáo phải đảm bảo tốt, an toàn trong sử dụng. Giàn giáo có những loại chính : Giàn giáo giằng độc lập: Loại giáo này có cấu tạo thành một bộ khung có các thanh giằng ngang bắt chặt hai đầu với trụ chống. Các thanh giằng ngang có vị trí nằm trên mặt phẳng nằm ngang để kê những tấm dùng làm sàn công tác. Giàn giáo độc lập có thể không cần tựa vào công trình mà vẫn tự đứng vững. Trụ chống giàn giáo loại này phải kê trên nền rắn , chắc. Nếu là nền đất phải có ván lót để phân bố áp lực lên nền, chống lực tập trung chỉ ở chân trụ. Không dùng vật liệu giòn như gạch hoặc đá vụn chèn chân giáo. Các chân 60
  61. trụ phải phân bố đều và có các thanh giằng néo để tăng cường độ cứng. Giằng chéo tạo ra những mảng cứng nên cần thiết bố trí ít nhất là một khoang có giằng chéo trong một đoạn có 4 đến 5 khoang giáo. Thanh ngang đỡ ván sàn công tác trên loại giáo này đặt cách nhau không xa quá một khoang giáo. Khoảng cách này phụ thuộc chiều dày của ván đỡ dùng làm sàn cũng như tải trong xếp trên sàn công tác. Nếu là ván gỗ dày 40 mm thì khoảng cách giữa hai thanh ngang đỡ sàn không xa quá 1,50 mét. Ngoài những thanh giáo chịu lực và tạo khung, cần làm những thanh giằng chéo qua nhiều khoang giáo nhằm giữ ổn định chung cho cả mảng giáo. Chú ý đến vị trí của các thanh giằng sao cho những thanh này không làm cản trở đến sự di chuyển của người công tác trên giàn giáo và những luồng đi lại phục vụ thi công. Mặc dàu giàn giáo độc lập có thể tự ổn định không cần tựa vào công trình nhưng nếu gắn hệ giàn giáo này vào công trình để hỗ trợ thêm cho sự chống chuyển vị sẽ tốt hơn. Khi tính toán hệ giàn giáo, tải trọng gió phải lấy là 50% sức gió của địa phương tính toán cho kết cấu vĩnh cửu làm tải trọng tác động. Khi cần tháo một số thanh giằng theo yêu cầu thi công, phải tháo lần lượt từng thanh theo trình tự ngược lại với trình tự lắp. Khi tháo xong, phải lắp lại những liên kết kiểu khác để đảm bảo cho hệ giữ được độ ổn định cần thiết. Sàn công tác kê trên giàn giáo cần có chiều dày thống nhất. Không nên ghép sàn công tác từ nhiều miếng ván có chiều dày khác nhau gây ra sự không bằng phẳng mặt trên sàn công tác hoặc độ cứng của sàn khác nhau trong khi sàn công tác được kê lên những kết cấu đỡ dưới giống nhau. Sàn công tác phải có thanh đỡ bên dưới ngay tại đầu của tấm sàn , không được kê sàn công tác có mút thừa dài trên 4 lần chiều dày của tấm sàn. Đoạn mút thừa của ván kê lên thanh đỡ nên có trị số là trên 50 mm và dưới 120 mm vì nếu nhỏ hơn 50 mm, khi công nhân di chuyển, ván có thể tụt và lớn trên 120 mm có thể bị lật do công nhân dẵm phải đầu tấm sàn công tác này. Nên bố trí 61
  62. chiều dài của tấm ván sàn công tác sao cho mỗi tấm có ba điểm tựa theo chiều dài tấm sàn. Khoảng cách giữa các điểm tựa dưới tấm sàn công tác của giàn giáo được lựa chọn theo tính toán độ bền của tấm ván nhưng không nên xa quá 1,2 mét. Bề rộng của tấm sàn công tác không nhỏ hơn 600 mm nếu sàn chỉ dùng cho người lao động đứng và di chuyển, đi lại dọc theo tấm sàn. Nếu có chứa vật liệu trên sàn công tác thì bề rộng của sàn công tác nên có chiều rông trên 800 mm. Nếu trên sàn công tác lại kê mễ, kê kết cấu đỡ khác thì chiều rộng của sàn nên có chiều rộng trên 1100 mm. Nếu sàn công tác sử dụng làm sàn lối đi thì tấm ván sàn nên vuông góc với luồng di chuyển. Hết sức lưu ý đến cấu tạo ghim sàn xuống hệ giàn giáo chống hiện tượng sàn bị bật do tác động va chạm cơ học hoặc khi có gió to thổi bay ván. Quanh sàn công tác phải có lan can để chống ngã cho công nhân. Thành lan can được kết từ những thanh ngang chắc chắn vào các thanh đứng của giàn giáo và có độ cao trong khoảng 900 ~ 115 mm. Chân lan can cần làm những tấm chắn sát mặt sàn công tác để tránh cho vật liệu để trên sàn bị rơi xuống bên dưới khi chân người đá phải vật liệu rời trên sàn. Khi xếp vật liệu cao trên sàn công tác phải kiểm tra tải do vật liệu gây ra và phải đảm bảo giàn giáo và ván sàn công tác đủ sức chịu lực. Khi xếp vật liệu cao, lan can phải che chắn đến hết chiều cao xếp vật liệu, tránh để vật liệu rơi xuống bên dưới qua lan can do bị tác động ngang. Giàn giáo có trụ đơn và gióng đơn: Giàn giáo có trụ đơn và gióng đơn tạo thành mảng giáo song song với mặt đứng nhà thường dùng trong các nhà xây. Thanh ngang kê ván sàn công tác nối mảng giáo với mặt tường qua lỗ giáo đặt ở thân tường ngoài nhà. Đầu ngoài của thanh ngang bắt chặt với các thanh ngang chạy song song với mặt 62
  63. đứng nhà của mảng giáo ngoài. Đầu trong thúc vào lỗ giáo và kê lên tường. Loại giàn giáo này không đứng độc lập được vì đầu trong tỳ lên tường qua lỗ giáo. Mảng giáo ngoài gồm những trụ đơn theo chiều thẳng đứng của nhà và gióng đơn ngang chạy dọc theo nhà. Trụ chống phải có kê đệm lên miếng ván hoặc nhiều khi phải đào thành hố để chôn chắc xuống đất. Độ sâu chôn chân trụ đơn thường là 400 ~ 500 mm dưới đất. Hố chôn chân trụ giáo này phải lấp đất và lèn chặt khi đã buộc xong các thanh gióng và thanh ngang chôn vào lỗ giáo trong tường. Khoảng cách giữa các trụ trong mặt phẳng hàng trụ đơn không quá 2 mét. Khoảng cách từ mặt tường ngoài dùng để kê thanh đỡ sàn công tác đến mặt phẳng có các trụ đơn không quá 1,20 mét. Các hàng gióng ngang nối các trụ đơn bố trí cách nhau 1,2 mét theo chiều cao. Hàng dưới cùng nên cách mặt đất 2 mét. Ngoài những thanh trụ đơn thẳng đứng có một đầu chôn xuống đất, hàng gióng ngang bố trí theo độ cao cách nhau 1,20 mét, còn có các thanh giằng liên kết các thanh trụ đứng với nhau. Thanh giằng này nằm trong mặt phẳng của giáo, đặt nghiêng 45o theo phương từ dưới lên trên từ chân thanh trụ đầu tiên đến tầm giáo trên cùng đi qua tối thiểu là ba thanh trụ đứng . Mỗi chỗ thanh giao nhau đều có mối buộc chắc chắn bằng dây thép từ  2 mm trở lên, dây mây hay dây chạc. Thi công lắp giàn giáo trụ đơn phải làm cho xong gọn một lần, không được kéo dài thời gian. Khi có khoảng thời gian nghỉ ở giữa đợt thi công, phải làm biển báo nguy hiểm để tránh gây tai nạn do sự không theo dõi tổng thể gây ra. Khi đang có người thi công ở sàn công tác trên giàn giáo, không được đi lại hay lao động ở bên dưới, tránh bị vật liệu gây tai nạn. Sau giờ làm việc, phải có biện pháp ngăn không cho người trèo lên giàn giáo bằng cách rào cản chắn hoặc rỡ thang lên xuống. Giàn giáo tháp: 63
  64. Giàn giáo tháp là hệ giàn không gian có 4 thanh đứng và nhiều đợt thanh ngang. Chân của những thanh đứng lắp đế tạo độ vững hoặc có thể lắp bánh xe để di chuyển. Giàn giáo tháp được sử dụng nhiều cho thợ sơn, thợ quét vôi hoặc để công nhân lao động nhẹ như thay bóng đèn điện , lắp rèm , trong thời gian ngắn tại một vị trí nhất định. Cần lựa chọn chiều cao của loại giàn giáo này cho thích hợp nếu không sẽ dễ bị lật. Chất tải quá nặng khi mức sàn ở khá cao dễ làm cho giáo mất cân bằng. Những trường hợp phải chất tải nặng ở mức giáo khá cao cần kiểm tra bằng tính toán để các định độ an toàn. Nếu cần chất tải nặng ở độ cao khá lớn và không bị hạn chế thời gian khi thi công, nên sử dụng dây cáp để giằng neo đỉnh giáo xuống đất theo cả bốn phía mặt giáo đứng. Quan hệ ổn định về kích thước theo chiều cao và kích thước theo mặt bằng của loại giáo này khi thi công ở ngoài trời là 3,5 ( cao ) và 1 ( bằng). Nếu giáo này phải di động thì quan hệ này là 3 ( cao ) và 1 ( bằng). Chiều cao giàn giáo tháp không nên vượt quá 12 mét. Nếu loại giàn giáo này phải di động thì không nên cao quá 9,6 mét. Khoảng cách giữa thanh đứng trong giàn giáo tháp không nhỏ hơn 1,2 mét. Khi dùng giàn giáo tháp di chuyển thì đường kính của bánh xe không nhỏ hơn 125 mm. Bánh xe nên có khoá hoặc bộ phận hãm lắp liền với trụ chống để giữ không cho bánh xe di chuyển được khi cần hãm và những bộ phận này phải hoạt động tốt . Sàn công tác của loại giàn giáo này được khoét lỗ làm nơi bắc thang lên xuống và khi đậy nắp để thi công trên sàn công tác thì nắp đậy phải chắc chắn để công nhân không bị thụt qua nắp ngã xuống bên dưới. Thang để lên xuống sàn công tác nên lắp bên trong lòng của giàn giáo này , tránh lật giàn giáo. 64
  65. Chỉ di chuyển khi trên giáo không có người cũng như đã hết vật liệu. Phải đẩy bằng sức người để di chuyển loại giáo này, không dùng xe kéo hay đẩy. Sàn công tác kê trên thang: Dùng hai thang chữ A đặt cách nhau để kê sàn công tác qua hai thang để thi công nhanh các công việc đơn giản, nhẹ nhàng. Thang chữ A là một khung gấp chỉ được sử dụng cho một tầng. Ván dùng kê giữa hai thang chữ A dùng làm sàn công tác để chứa vật liệu và công nhân đứng phải có chiều rộng tối thiểu là 430 mm kê hai đầu lên bậc thang ở cùng mức cao của cả hai thang. Chiều cao của ván dùng làm sàn công tác không được ở mức cao quá 2/3 chiều cao của khung thang kê khi dựng đứng. Không được kê chồng hai hay nhiều khung thang lên nhau. Phải lắp thêm lan can khi mức sàn công tác cao trên 2 mét. Chiều dài của sàn công tác không quá 3 mét nên khoảng cách giữa hai điểm kê của ván sàn công tác tối đa là 2,45 mét và chiều dài này phụ thuộc vật liệu và cấu tạo của tấm sàn công tác. Loại giàn giáo này không được phép sử dụng khi công nhân làm ở độ cao trên 4,5 mét. Nền kê loại giàn giáo này phải phẳng và cứng, ổn định. Chân thang gấp chữ A phải lắp miếng chống trượt bằng cao su. Chân thang không được phép chuyển dịch do bị xoạc rộng nhữ A nên thang phải có cấu tạo những bộ phận ghim giữ. Khi cần thiết, bố trí thêm giằng hoặc thanh chống để giữ ổn định cho toàn bộ hệ thống. Giàn giáo treo Giàn giáo treo sử dụng phổ biến khi thi công nhà cao hoặc những nơi khó dựng giàn giáo độc lập hoặc giàn giáo trụ đơn. Có hai loại giàn giáo treo 65
  66. chính là loại giàn giáo treo nhiều điểm tựa trên cao và loại giàn giáo treo hai điểm tựa, còn được gọi là giáo treo kiểu nôi. Loại giàn giáo treo nhiều điểm tựa do nhiều thanh thả từ những điểm tựa trên cao xuống dưới. Những dây treo có các móc để đỡ thanh ngang lùa vào lỗ giáo trên tường. Cấu trúc giống như giàn giáo trụ đơn và gióng đơn, chỉ khác là những thanh đứng bằng thép sợi treo trên cao. Thanh ngang một đầu tựa lên các móc của sợi treo, một đầu lùa vào lỗ giáo ở tường. Gác trên thanh ngang là các tấm ván dùng làm sàn công tác. Loại giàn giáo kiểu nôi thường có động cơ hoặc tay quay để điều khiển độ cao của giáo. Với giàn giáo treo có những vấn đề phải lưu ý là: Vị trí để ra vào trong sàn công tác: Tốt nhất là ra vào giàn giáo treo hai dây khi nôi nằm dưới đất hoặc nằm trên mái. Nếu ra vào từ mái, phải làm tay vịn lắp vào mái để bổ trợ an toàn. Ra vào nôi phải theo tuần tự từng người một. Dây treo phải thường xuyên được kiểm tra và phải lắp thêm một cuộn dây thứ cấp chống rơi. Quy định là cứ 6 tháng phải kiểm tra tổng thể mọi chi tiết của giàn giáo treo trong đó đặc biệt chú ý đến các bộ phận liên quan đền sự dịch chuyển của giàn giáo treo. Sàn công tác của giàn giáo treo phải kiểm tra kỹ 1 tuần một lần và trước khi đưa vào vận hành, phải kiểm định độ bền cẩn thận. Sau khi kiểm định, phải ghi rõ vào biển gắn vào nôi trọng tải được phép của sàn công tác hoặc nôi. 3. Nguyên tắc tính toán giàn giáo Độ bền và ổn định của giàn giáo là yếu tố cơ bản để đảm bảo an toàn tránh sự cố gãy khi sử dụng chúng. Tuy nhiên hệ số an toàn độ bền và ổn 66
  67. định cũng không nên lấy lớn quá tránh lãng phí vật liệu, làm giảm các chỉ tiêu kinh tế. Có những trường hợp, các bộ phận dàn giáo bị mất độ bền do tác dụng của ngoại lực, gây ra sự cố (các chân cột dàn giáo bị hư hỏng do xe cộ xô phải). Tuy vậy, tính toán kết cấu giàn giáo theo độ bền cũng không tiến hành theo trạng thái giới hạn ban đầu (tức là khi các tải trọng đạt tới trị số giới hạn kết cấu sẽ mất khả năng chống lại ngoại lực hoặc để lại biến dạng dư không cho phép), mà theo ứng suất cho phép. Phương pháp tính như vậy cũng hoàn toàn hợp lý bởi vì phương pháp tính theo ứng suất cho phép là trường hợp riêng của phương pháp tính theo trạng thái giới hạn ban đầu, khi tất cả các hệ số vượt tải đều lấy bằng nhau. Chỉ có thể giải quyết đúng đắn kết cấu của giàn giáo bằng tính toán, mà cơ bản phải là xác định sơ đồ nguyên tắc phù hợp với các điều kiện làm việc thực tế của giàn giáo dưới tải trọng sử dụng. Những phương pháp tính toán các thanh nhiều nhịp đồng thời chịu tất cả tải trọng đứng và ngang (khi tính cột giàn giáo) rất phức tạp. Cho nên với mức độ chính xác tương đối có thể áp dụng cách tính giàn giáo dựa vào một số giả thiết sau có kể đến độ bền dự trữ cần thiết. 1. Các cột giàn giáo được nối từ các đoạn riêng dài 2 và 4m, liên kết mối nối coi là khớp; 2. Các mối nối cột ở hàng thứ nhất và thứ hai (kể từ tường) bố trí ở trên cùng một độ cao; 3. Các mối nối cột ở trong mặt phẳng song song với tường nhà bố trí theo hình ô cờ cách nhau 4m theo phương đứng và phương ngang vì có sự so le ở tầng dưới của các bộ phận dài 2 và 4m; 67
  68. 4. Các mối nối của khung không gian không chuyển vị nhờ có sự gia cố giàn giáo vào tường của công trình bằng cách nối các móc ở đầu dầm ngang với các móc sắt neo đặt sẵn ở tường đối diện với tất cả các mối nối của hàng cột thứ nhất, cũng như bằng cách đặt đủ số lượng giằng chéo ở các khoang ngoài cùng của hàng cột thứ hai; 5. Tất cả tải trọng truyền lên cột lệch tâm về một phía; 6. Chiều cao của tất cả các tầng giàn giáo coi như bằng nhau; 7. Sự phân bố các mô men gối ở trong đoạn cột dài 4m tiến hành như ở trong dầm hai nhịp liên tục, các gối tựa chịu mô men tập trung. Trong trường hợp này các mô men sẽ tác dụng ở trong mặt phẳng của hàng cột (song song với tường), các giằng dọc ở mỗi tầng như các gối tựa; 8. Không tính đến các mô men phụ ở trong mặt phẳng thẳng góc với phương tác dụng của các mô men gối vì rằng sự liên kết của dầm ngang với cột thực hiện bằng cột đai sẽ không đảm bảo đủ độ cứng và coi như bản lề. Tùy theo các điều kiện kỹ thuật, số sàn có thể đặt đồng thời trên giàn giáo như sau: a) Đối với các công tác xây là hai; một sàn công tác và một sàn bảo vệ (đối với công tác ốp đá granít và đá hao cũng vậy); b) Đối với các công tác trang trí (trát, sơn) - là sáu; ba sàn công tác, ba sàn bảo vệ. P1 Khi thi công xây các nhà công nghiệp và công h P2 cộng, giàn giáo sẽ làm cao dần theo bước xây. Cho nên h P2 sàn công tác luôn ở tâng trên cùng, còn sàn bảo vệ thì ở h P3 dưới thấp hơn ba tầng. h P2 Cùng một lúc chỉ có một mô men tập trung có thể h P2 tác dụng lên cột giàn giáo khi làm công tác xây, và chỉ h P2 h P2 68 h
  69. có hai mô men tác dụng tác dụng ở phía trên và ở giữa của đoạn cột khi làm công tác trang trí (mối nối cột bố trí cao hơn mốc của sàn). Tải trọng tạm thời, mặc dù được bố trí ở ba tầng cạnh nhau cũng có thể không gây tác dụng vào hai nút bên cạnh của từng đoạn cột đó, nhưng để đảm bảo các điều kiện bền cần phải tính như khi có tải trọng tác dụng vào mỗi nút của đoạn cột đó. Sơ đồ tính toán cột giàn giáo đối với công tác xây giới thiệu trên hình 17 - 10. Hình 17 - 10. Sơ đồ tính toán cột giàn giáo ở đây P1 - lực truyền vào dầm ngang do trọng lượng do trọng lượng của dầm ngang, sàn công tác và tải trọng tạm thời trên sàn; P2 - Lực do trọng lượng dầm ngang; P3 - Lực do trọng lượng dầm ngang và sàn bảo vệ; e - Độ lệch tâm của lực đặt. Để tính sự phân bố các mô men gối ở trong đoạn cột ta đặt mô men M = 1 ở nút trên (Hình 17 - 11). Với trường hợp đặt lực này phương trình ba mô men sẽ viết dưới dạng: l 1 1 M .l + 2M .(l+l) + M .l = 6. . . M = 1 o 1 2 2 3 1 Sau khi đơn giản cho l và coi Mo = 0 ta sẽ có: l 4M1 + M2 = - 1 Vì rằng M2 ở trong khớp cũng bằng 0, như vậy l ta có: 4M1 = - 1 M1 = - 0.25 Nếu mô men đơn đặt ở nút giữa của đoạn cột thì phương trình ba mô men sau khi đơn giản cho l sẽ là: 69