Đề cương bài giảng Thống kê giáo dục
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương bài giảng Thống kê giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_bai_giang_thong_ke_giao_duc.pdf
Nội dung text: Đề cương bài giảng Thống kê giáo dục
- TS. Đỗ Ngọc Đạt ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG THỐNG KÊ GIÁO DỤC (ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT)
- Hà nội – 2007
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN THỐNG KÊ GIÁO DỤC (Dành cho học viên ngành Sư phạm Mẫu giáo) A. LÝ THUYẾT: 1. Đối tượng nghiên cứu của thống kê giáo dục: Đối tượngnghiên cứu, Cơ sở lý luận và phương pháp luận của thống kê giáo dục. 2. Quá trình nghiên cứu thống kê giáo dục: Điều tra thống kê, tổng hợp thống kê, phân tổ, phân tích và dự đoán thống kê giáo dục. 3. Nghiên cứu mức độ các tượng giáo dục: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân trong nhóm thống kê giáo dục. 4. Nghiên cứu thống kê sự biến động giáo dục: Dãy số biến động (Khái niệm, ý nghĩa của dãy số biến động, các chỉ tiêu phân tích, các phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển), chỉ số thống kê giáo dục (Khái niệm và sự phân loại, Phương pháp tính chỉ số, hệ thống chỉ số). B. BÀI TẬP: 1. Các bài tập về tính số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân trong thống kê giáo dục. 2. Các bài tập về Tính chỉ tiêu phân tích dãy số biến động giáo dục như: Tính mức độ bình quân theo thời gian, tính lượng tăng tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng. 3. Các bài tập về Tính chỉ số cá thể, chỉ số phát triển, chỉ số không gian, chỉ số kế hoạch. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bài giảng Thống kê giáo dục. Đỗ Tiến Đạt, Hà Nội, 2007. 2. Thống kê và ứng dụng.Đặng Hùng Thắng, NXBGD, Hà Nội, 1999.
- 3. Mở đầu thống kê xác suất. Nguyễn Bác Sơn, NXBGD, Hà Nội, 1997. CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG CỦA THỐNG KÊ GIÁO DỤC I- ĐỐI TƯỢNG CỦA THỐNG KÊ GIÁO DỤC 1. Thống kê học giáo dục là môn khoa học Các hiện tượng mà thống kê học nghiên cứu là các hiện tượng và quá trình xã hội về giáo dục, bao gồm: - Các hiện tượng và quá trình mở rộng giáo dục. - Các hiện tượng về dân số tham gia giáo dục. - Các hiện hiện tượng về đời sống vật chất và văn hoá giáo dục. - Các hiện tượng về xu hướng chính trị, xã hội của giáo dục. Thống kê học nghiên cứu các hiện tượng xã hội, nhưng các hiện tượng xã hội và hiện tượng tự nhiên có quan hệ chặt chẽ với nhau, cho nên khi nghiên cứu hiện tượng xã hội không thể không nghiên cứu hiện tượng tự nhiên. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của thống kê học giáo dục rất rộng: Khác với tất cả các môn học khoa học xã hội khác, thống kê học không trực tiếp nghiên cứu bản chất và quy luật của hiện tượng xã hội. Thống kê học nghiên cứu mặt lượng sự liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng xã hội của giáo dục. Các con số thống kê có thể phản ánh được mặt chất của hiện tượng, vì mặt chất và mặt lượng là hai mặt không thể tách rời nhau của sự vật hay hiện tượng trong giáo dục. Hiện tượng thống kê học nghiên cứu trong hoạt động giáo dục là hiện tượng số lớn, tức là tổng thể bao gồm nhiều hiện tượng cá biệt. Thống
- kê học coi tổng thể các hiện tượng cá biệt trong giáo dục như một thể hoàn chỉnh và lấy đó làm đối tượng nghiên cứu. Nói thống kê học nghiên cứu hiện tượng số lớn không có nghĩa tuyệt đối không nghiên cứu hiện tượng cá biệt, như nhà trường; hình thức tổ chức Đối tượng của thống kê học giáo dục bao giờ cũng tồn tại trong những điều kiện thời gian và không gian, địa điểm và môi trường diễn ra hoạt động giáo dục. II – CƠ SỎ LÝ LUẬN CỦA THỐNG KÊ HỌC GIÁO DỤC 1. Nhận thức bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng và quá trình Chủ nghĩa dauy vật lịch sử nghiên cứu bản chất và những quy luật chung nhất và cơ bản nhất về sự phát triển xã hội của giáo dục. Khi nghiên cứu hiện tượng trong giáo dục phải dựa trên cơ sở nhận thức đầy đủ bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng, tức là phải vận dụng khái niệm, phạm trù, các quy luật của duy vật lịch sử. 2. Ý nghĩa thông tin trong khoa học giáo dục Sựphát triển của thống kê gắn chặt với sự phát triển của thông tin trong giáo dục. Hoạt động của con người trong cuộc sống hàng ngày đựơc thông qua thông tin, mỗi con người sống trong xã hội, dù có ý thức hay không có ý thức đều thường xuyên hoạt động gắn với thống kê. Có hai cách biểu hiện: - Biểu hiện thụ động: con người thu nhận thông tin qua các phương tiện truyền tin. - Biểu hiện chủ động: con người đưa ra những tin tức về kết quả hoạt động của bản thân. Kết quả chất lượng của công tác thống kê giáo dục phụ thuộc vào các tài liệu mà những người làm công tác giáo dục và học sinh cung cấp. Mối quan hệ giữa cán bộ giáo dục, học sinh, giáo viên với người quản lý phụ thuộc vào khối lượng thông tin thống kê ngày càng phong phú. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành giáo dục chính là sự phân công và mở rộng phạm vi giáo dục.
- 3. Những căn cứ khoa học Thống kê giáo dục là vũ khí sắc bén để nhận thức xã hội – giáo dục Thống kê giáo dục phản ánh một cách có căn cứ khoa học những xu hướng phát triển giáo dục, những tiềm năng phát triển kinh tế của xã hội. Đó cũng là căn cứ để người quản lý chọn quyết định đúng đắn. Để cải tiến quản lý và phát triển giáo dục phải có thông tin chính xác, phải dựa trên căn cứ khao học. III – CƠ SỎ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA THỐNG KÊ HỌC GIÁO DỤC *Các giai đoạn: Quá trình nghiên cứu thống kê hoàn chỉnh thường qua các giai đoạn sau a)Giai đoạn điều tra thống kê trong hoạt động giáo dục Đây là giai đoạn giải quyết nhiệm vụ thu thập các tài liệu ban đầu,phải sự dụng nhiều hình thức tổ chức, nhiều phương pháp nhằm thu thập các tài liệu một cách chính xác và đầy đủ. b) Giai đoạn tổng hợp thống kê Nhiệm vụ chỉnh lý và hệ thống hoá các tàil liệu ban đầu. Để có hiệu quả người ta thường dùng phương pháp phân tổ. c) Giai đoạnphân tích thống kê giáo dục Phân tích thống kê phải xách định được các mức độ của hiện tượng nghiên cứu Phỉ vận dụng nhiều phương pháp: - Phương pháp phân tích các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối và bình quân - Phương pháp phân tích dãy số biến động - Phương pháp chỉ số - Phương pháp bảng cân đối Ngoài ra thống kê học giáo dục còn vận dụng cả phương pháp toán học - Phươngpháp tương quan, quy hồi, phương sai, ngoại suy Các phương pháp nghiên cứu của thống kê học giáo dục không phải là phương pháp có tính kỹ thuật đơn thuần mà là mang trong nó một lý luận
- khoa học. Tổng hợp lý luận và phương pháp thống kê được gọi là phương pháp luận của thống kê học giáo dục. Thống kê học giáo dục cũng là căn cứ vào các phạm trù của phép biện chứng duy vật như: cái chung và cái riêng; phép nhân quả; tất nhiên và ngẫu nhiên
- CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ GIÁO DỤC I - ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 1. Ý nghĩa và nhiệm vị của điều tra thống kê Muốn nghiên cứu thống kê nào đó cần phải só thông tin. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, các tài liệu thu thập khác nhau bằng phương pháp không giống nhau. Thí dụ, khi ta nghiên cứu về giáo dục thì có nghiên cứu về vấn đề giảng dạy, chương trình việc tổ chức ghi chép tài liệu ban đầu như vậy gọi là điều tra thống kê. Thống kê học giáo dục nghiên cứu thường là những hiện tượng số lớn, rất phức tạp và thường xuyên biến động cho nên công việc điều tra thu thập tài kiệu ban đầu là không giản đơn, phải tuân theo những nguyên tắc khoa học nhất định. Tài liệu điều tra thống kê phải có chất lượng, do vậy phải thoả mãn những yên cầu cơ bản sau: - Đảm bảo tính chính xác - Đảm bảo tính kịp thời - Đảm bảo tính đầy đủ 2. Các loại, các phương pháp điều tra thống kê giáo dục 2.1. Các loại điều tra thống kê a) Xét theo tính chất liên tục hay không liên tục - Điều tra thường xuyên tạo nên khả năng theo dõi tỷ mỷ tình hình phát triển theo thời gian. - Điều tra không thường xuyên được tiếnd hành lặp đi lặp lại theo chu kỳ nhất định. b) Xét theo phạm vi đối tượng Có hai loại điều tra: * Điều tra toàn bộ: cung cấp nguồn tài liệu đầy đủ * Điều tra không toàn bộ: các đơn vị được chọn ngẫu nhiênlàm đại diện
- Có mấyloại điều tra không toàn diện sau đây: - Điều tra chọn mẫu: Được sử dụng linh hoạt trong việc tổng hợp nhanh các tài liệu Để đảm bảo tài liệu điều tra chọnmẫu được chính xác cần phải hiểu một số lý luận sau: + Tổng thể chung và tổng thể theo mẫu: *Tổng thể chung bao gồm toàn bộ tất cả các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu,được ký hiệu là N. * Tổng thể mẫu bao gồm một số đơn vị nhất định đựoc chọn ra từ tổng thể chung, được ký hiệu là n. Tổng thể chung và tổng thể mẫu cũng có chỉ tiêu đặc trưng như số bình quân,phương sai và độ lệch chuẩn. + Chọn một lần và chọn nhiều lần: * Chọn một lần: khi đơn vị đã được chọn không hoàn lại. * Chọn nhiều lần: khi đơn vị đã được chọn, ghi nhận và hoàn lại. Có đơn vị có thể được chọn nhiều lần. + Sai số trong điều tra chọn mẫu: Sai số chọn mẫu tồn tại ngay trong bản thân điều tra chọn mẫu, vì chỉ điều tra một số đơn vị và suy rộng ra cho toàn thể. Có hai loại sai số trong điều tra chọn mẫu, đó là sai số có hệ thống và sai số ngẫu nhiên. + Xác định quy mô tổng thể mẫu: Trước hết xác định các đơn vị cần điều tra thực tế, phải đáp ứng hai yêu cầu là đảm bảo sai số chọn mẫu nhỏ nhất và chi phí điều tra thấp nhất. + Suy rộng kết quả điều tra chọn mẫu: Có hai phương pháp suy rộng số liệu: * Phương pháp tính đổi trực tiếp. * Phương pháp hệ số điều chỉnh. - Điều tra trọng điểm: Chỉ tiến hành một số bộ phận chủ yếu nhất trong toàn bộ tổng thể nghiên cứu. - Điều tra chuyên đề: Chỉ tiến hành trên một số ít (có thể chỉ một đơn vị) của tổng thể nghiên cứu. 2.2. Phương pháp thu thập tài liệu điều tra a) Đăng ký trực tiếp
- Người làm nghiên cứu phải trực tiếp với đối tượng (học sinh, thầy giáo) b) Đăng ký gián tiếp Lấy tài liệu qua đơn vị điều tra (qua ghi chép, sổ sách, bản đánh giá từ các cơ sở giáo dục ) 2.3. Hai hình thức tổ chức điều tra thống kê giáo dục a) Báo cáo thống kê định kỳ từ các cơ sở giáo dục được nghiên cứu Tổ chức điều tra thống kê thường xuyên có định kỳ, có nội dung và phương pháp . - Ghi chép ban đầu: Dựa vào đăng ký ban đầu theo một số chế độ quy định Không yêu cầu tính toán, tổng hợp số liệu. - Hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục Một tập hợp những chỉ tiêu phản ánh các mặt. Hệ thống chỉ tiêu có tác dụng lượng hóa các mặt quan trọng nhất. b) Điều tra chuyên môn - Một hình thức tổ chức điều tra không thường xuyên. - Thực hiện theo một kế hoạch và phương pháp riêng. - Chỉ tổ chức vào một thời điểm nhất định. - Đối tượng điều tra chuyên môn là những hiện tượng mà báo cáo thống kê định kỳ từ các cơ sở giáo dục chưa phản ánh đầy đủ. * Mục đích của điều tra - Điều tra nhằm tìm hiểu vấn đề gì, phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu nào của ngành giáo dục. - Mục đích điều tra có quan hệ với việc xác định đối tượng, đơn vị và nội dung điều tra. * Đối tượng điều tra giáo dục và đơn vị điều tra - Đối tượng điều tra giáo dục là tổng thể các đơn vị cần được thu thập tài liệu. Xác định rõ đối tượng điều tra là quy định cụ thể phạm vi của việc nghiên cứu. - Đơn vị điều tra là đơn vị thuộc đối tượng điều tra và được thu thập thập tài liệu.
- + Đơn vị điều tra là nơi phát sinh ra các tài liệu thu thập được tronng mỗi cuộc điều tra. + Đơn vị điều tra là các cơ sở giáo dục, * Nội dung điều tra giáo dục - Nội dung điều tra giáo dục chính là mục lục các tiêu thức cần thu thập trên các đơn vị điều tra. - Phải xác định rõ nội dung điều tra, vì không thể thu thập tài liệu về mọi tiêu thức. - Nội dung điều tra phải dựa vào mục đích điều tra. * Phiếu điều tra giáo dục và bản giải thích: - Được in sẵn theo mẫu quy định. - Phiếu điều tra phải chứa đựng đầy đủ nội dung điều tra. - Các phiếu điều tra có kèm theo bản giải thích để người làm điều tra thu thập được tài liệu nhất quán. * Thời điểm điều tra giáo dục - Mốc thời gian quy định thống nhất cho tất cả các đơn vị giáo dục. - Thời kỳ điều tra là độ dài thời gian quy định để thu thập tài liệu từ các đơn vị. II - TỔNG HỢP THỐNG KÊ GIÁO DỤC 1. Ý nghĩa và nhiệm vụ tổng hợp thống kê giáo dục Tổng hợp thống kê giáo dục là tiến hành tập trung chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu ban đầu thu thập được trong điều tra thống kê giáo dục. Qua thời gian chỉnh lý, hệ thống hóa toàn bộ tài liệu ban đầu, rút ra được những đặc điểm của ngành giáo dục Việt Nam. Nhiệm vụ cơ bản của tổng hợp thống kê giáo dục là làm cho đặc trưng riêng biệt của các cơ sở giáo dục địa phương thành đặc trưng chung của ngành giáo dục Việt Nam. Tổng hợp thống kê giáo dục là giai đoạn thứ hai của quá trình nghiên cứu thống kê Tài liệu thu thập thống kê phong phú và chính xác, làm căn cứ cho phân tíc thống kê giáo dục.
- Tổng hơp thống kê là một giai đoạn phức tạp, cần áp dụng kỹ thuật tính toán, trình bày kết quả thành các bảng hoặc đồ thị thống kê. 2. Những vấn đề chủ yếu của tổng hợp thống kê giáo dục a) Mục đích tổng hợp thống kê giáo dục Phân tích và dự báo thống kê giáo dục phải dựa vào những tài liệu thực tế. Kết quả của tổng hợp thống kê giáo dục là căn cứ cho phân tích thống kê giáo dục. Mục đích của tổng hợp thống kê là khái quát hóa những đặc trưng chung của hoạt động giáo dục. Khi xác định mục đích của tổng hợp thống kê giáo dục, phải căn cứ vào yêu cầu phân tích những mặt cần thiết cần đạt được. b) Nội dung tổng hợp thống kê giáo dục Nội dung tổng hợp thống kê giáo dục là những tiêu thức mà chúng được xác định trong nội dung điều tra giáo dục. Tất nhiên là không phải tất cả các tiêu thức, mà phải chọn lọc để nội dung tổng hợp vừa đủ đáp ứng mực đích nghiên cứu. c) Tổ chức và tổng hợp thống kê giáo dục Có hai hình thức tổ chức tổng hợp thống kê chủ yếu: tổng hợp từng cấp và tổng hợp tập trung. - Tổng hợp từng cấp: từ cấp dưới lên cấp trên theo kế hoạch, áp dụng trong chế độ báo cáo thống kê định kỳ. - Tổng hợp tập trung là toàn bộ tài liệu ban đầu được tập trung để hệ thống hóa từ đầu đến cuối. D) Chuẩn bị tài liệu dùng vào tổng hợp Phải cần đẩy đủ tài liệu để tổng hợp, nếu phải tổng hợp bổ sung khối lượng công việc sẽ tăng lên nhiều. Không thể bỏ qua khâu kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp. Bởi vì đó là chất lượng và kết quả tổng hợp. III - PHÂN TÍCH THỐNG KÊ GIÁO DỤC 1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê giáo dục a) Khái niệm về phân tổ thống kê
- Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia hiện tượng giáo dục phức tạp thành các tổ có tính chất khác nhau. - Trước khi phân tổ phải nghiên cứu cái chung và cái riêng. - Giữa các tổ có sựu khác nhau về tính chất. - Trong một tổ có sự giống hay gần giống nhau về tính chất dùng làm tiêu thức phân tổ. b) Ý nghĩa và nhiệm vụ củaphan tôt thống kê giáo dục. Khi tiến hành điều tra thống kê giáo dục, người ta thường dùng phương pháp phân tổ. Đây là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Phân tổ thống kê cũng là phương pháp quan trọng để phân tích thống kê. Phương pháp phân tổ thống kê được vận dụng phổ biến trong việc nghiên cứu giáo dục. Phân tổ thống kê phải giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Phân chia loại hình giáo dục: Trong các loại hình giáo dục, quan tâm đến các cấp học, đặc biệt là cấp tiếu học và các loại hình dào tạo, - Biểu hiện kết cấu cảu hiện tượng nghiên cứu: Trong thống kê giáo dục, các bản phân tổ kết cấu được dùng phổ biến. Kết cấu của tổng thể phản ánh điều kiên không gian và thời gian giáo dục cụ thể. - Mối liên hệ giữa các tiêu thức: Giữa các tiêu thức mà thống kê nghiên cứu có liên hệ lẫn nhau. Sự thay đổi của tiêu thức này sẽ dẫn đến sự thay đổi của tiêu thức kia theo một quy luật nhất định. Tính chất liên hệ giữa các hiện tượng và giữa các tiêu thức là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thống kê. 2. Tiêu thức phân tổ thống kê giáo dục Tiêu thức được lựa chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê.
- Có nhiều tiêu thức trong đơn vị tổng thể nhưng không được chọn tuỳ tiện. Các nguyên tắc sau đây để lựa chọn tiêu thức phân tổ: - Phải nắm vững bản chất và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu để chọn tiêu thức, bản chất phù hợp với bản chất nghiên cứu. Bản chất của mỗi hiện tượng cụ thể được phản ánh qua nhiều tiêu thức khác nhau. - Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để chọn các tiêu thức phân tổ thích hợp. Cùng hiện tượng nghiên cứu nhưng thời gian và địa điểm khác nhau thì bản chất thay đổi khác nhau. Tiêu thức phân tổ thay đổi khác nhau. - Phải tuỳ theo mục đích nghiên cứu và điều kiện tài liệu thực tế mà quyết định phân tổ theo một hay nhiều tiêu thức. Theo một tiêu thức gọi là phân tổ giản đơn. Theo nhiều tiêu thức gọi là phân tổ kết hợp Trong thực tế thống kê giáo dục thường phân tổ kết hợp theo hai hay ba tiêu thức. 3. Xác định số tổ Có thể phân thành hai loại tiêu thức: a) Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính Tiêu thức thuộc tính không biểu hiện cụ thể bằng con số b) Phân bổ theo tiêu thức số lượng Tiêu thức số lượng biểu hiện cụ thể bằng những con số. Có hai trường hợp: - Sự biểu hiện về lượng giữa các đơn vị không chênh nhau thì thường cứ mỗi lượng biến là cơ sở để hình thành tổ. - Khi lượng biến của tiêu thức thay đổi rất lớn thì phải chú ý tới mối liên hệ giữa lượng và chất trongphân tôt. Đây gọi là phân tổ khoảng cách, nếu khoảng cách đều nhau thì ta dùng công thức sau để tính trị số khoảng cách: X X h max min n
- H: là trị số khoảng cách Xmax: là lượng biến cực đại của tiêu thức phân tổ. Xmin: là lượng biến cực tiểu của tiêu thức phân tổ. N: là số dự kiến chia Xác định chỉ tiêu giải thích phải dựa vào mục đích nghiên cứu và nghiên cứu của phân tổ. 5. Phân tổ liên hệ Dùng phương pháp phân tổ để biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức. - Có hai loại tiêu thức: tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả - Một số trường hợp cụ thể: + Phân tổ để nghiên cứu mối liên hệ giữa một tiêu thức nguyên nhân với một tiêu thức kết quả. + Phân tổ để nghiên cứu mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả. + Phân tổ kết hợp Sử dụng phổ biến để nghiên cứu mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức Phân tổ kết hợp được tiến hành thuận lợi khi có ít tiêu thức nguyên nhân. IV – PHÂN TÍCH VÀ DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ GIÁO DỤC 1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích và dự đoán thống kê giáo dục. Phân tích và dự đoán thống kê là nêu lên một cách tổng hợp qua các biểu hiện bằng số lượng, bản chất và tính quy kuật của hiện tượng và quá trình giáo dục trong điều kiện thời gianvà địa điểm cụ thể. Khác với các loại phân tích khác, phân tích thống kê làm công cụ và dựa vào lý luận giáo dục. Phân tích và dự đoán thống kê là khâu cuối cùng của quá trình nghiên cứu.
- Phân tích và dự đoán thống kê giáo dục có ý nghĩa về nhận thức và cải tạo quá trình giáo dục Nhiệm vụ cụ thể của phân tích, dự đoán thống kê giáo dục: - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, kịp thời quản lý giáo dục các cấp, các điểm. - Phân tích quy luật của các hiện tượng và quá trình giáo dục. Phân tích và dự đoán phải tuân theo các nguyên tắc sau: + Phân tích, dự đoán thống kê phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận giáo dục. + Phân tích và dự đoán thống kê đối với các hiện tượng có tính chất và hình thức phát triển khác nhau phải áp dụng các phương pháp khác nhau. 2. Những vấn đề chủ yếu của phân tích và dự đoán thống kê giáo dục a) Mục đích cụ thể của phân tích và dự đoán thống kê giáo dục - Mục đích của phân tích và dự đoán thống kê cũng là mục đích của nghiên cứu thống kê giáo dục. - Xác định mục đích của phân tích và dự đoán thống kê là nêu lên những vấn đề cần giải quyết. - Mục đích của phân tích và dự đoán thống kê ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn tài liệu. Tất cả là phục vụ cho việc giải quyết nhiệm vụ giáo dục. b) Lựa chọn, đánh giá tài liệu dùng để phân tích và dự đoán Phân tích và dự đoán thường dùng một khối lượng lớn tư liệu thu thập từ nhiều nguồn giáo dục. Nguồn tài liệu này phục vụ cho nhiều nguồn nghiên cứu khác nhau. Khi lựa chọn nguồn tài liệu phải đánh giá trên các mặt sau đây: - Tài liệu thu thập phải đảm bảo chính xác, phương pháp thu thập khoa học và mẫu phải thể hiện tính đại biểu. - Các chỉ tiêu được tính toán theo phương pháp của thống kê. c) Xác định các phương pháp, các chỉ tiêu phân tích và dự đoán Thống kê học giáo dục sử dụng nhiều phương pháp để phân tích và dự đoán: Phương pháp phân tổ, số tương đối, tuyệt đối và bình quân.
- Phương pháp chỉ số, dãy số biến động. Phương pháp của toán học: hồi quy, tương quan. Khi lựa chọn phương pháp phải chú ý đến các điểm sau: - Phải xuất phát từ mục đích cụ thể, đặc điểm, sự biến động. - Phải hiểu rõ ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng. - Phải kết hợp nhiều phuơng pháp nhằm phát huy tác dụng tổng hợp. Khi phân tích và dự đoán phải xác định các chỉ tiêu, cần chú ý: - Chọn chỉ tiêu quan trọng nhất - Các chỉ tiêu phân tích phải có sự liên hệ với nhau. d) So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu Mỗi chỉ tiêu phản ánh một mặt của hiện tượng nghiên cứu. So sánh đối chiếu chỉ tiêu được quán triệt trong các phương pháp phân tích và dự đoán thống kê giáo dục. Khi so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được, e) Dự đoán các mức độ tương lai của hiện tượng Sử dụng các phưong pháp thích hợp để tính toán các mức độ tương lai của hiện tượng. Kết quả dự đoán thống kê giáo dục là căn cứ tin cậy để xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển gáo dục. Tuỳ theo tính chất nghiên cứu mà thống kê có thể tiến hành dự đoán với thời hạn khác nhau: dài hạn và ngắn hạn. Nói chung, thường sử dụng ngắn hạn, phương pháp được sử dụng hiện nay gồm: - Mô hình dự đoán - Tốc độ phát triển bình quân - Ngoại suy hàm xu thế - Đề xuất các quyết định quản lý giáo dục Các quyết định quản lý giáo dục được đề xuất trên cơ sở phân tích và khẳng định ưu nhược điểm và các tồn tại cần quan tâm, giải quyết.
- CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG Các mức độ của hiện tượng giáo dục cho ta nhận thấy về quy mô, điều kiện thời gian, không gian nhất định của quá trình giáo dục Các mức độ của hiện tượng giáo dục phản ánh quan các tỷ lệ khác nhau, khảo sát độ biến thiên, khảo sát tình hình phân phối v.v . Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng giáo dục là một vấn để thuộc nội dung phân tích và dự đoán thống kê, nhằm vạch rõ số lượng trong mối liên hệ với chất lượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. I. SỐ TUYỆT ĐỐI CỦA HIỆN TƯỢNG 1. Ý nghĩa và đặc điểm của số tuyệt đối Số tuyệt đối trong thống kê biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng giáo dục trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Số tuyệt đối có thể biểu hiện: - Số đơn vị của tổng thể hay bộ phận - Các đơnvị của một biểu thức. Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng đối với mọi công tác quản lý giáo dục. Số tuyệt đối chính xác có sức thuyết phục Số tuyệt đối là cơ sở đầu tiên để phân tích thống kê, là căn cứ để xây dựng kế hoạch. 2. Đặc điểm của số tuyệt đối Một số tuyệt đối trong thống kê đều bao hàm nội dung giáo dục cụ thể trong điều kiện thời gian và địa điểm nhất định. Đại lượng tuyệt đối này mang tính chất trừu tượng Các số tuyệt đối trong thống kê không phải là con số được lựa chọn tuỳ ý. 3. Đơn vị đo lường số tuyệt đối Tuỳ theo tính chất của mục đích nghiên cứu, số tuyệt đối có thể tính bằng đơn vị tự nhiên, đơn vị thời gian và đơn vị tiền tệ.
- - Đơn vị tự nhiên cũng có thể là số đơn vị tổng thể. - Đơn vị thời gian là ngày, tháng, giờ - Đơn vị tiền tệ như: USD, rúp, đồng, 4, Các loại số tuyệt đối Có hai loại số tuyệt đối: - Số tuyệt đối thời kì + Số tuyệt đối thời kì của cùng một chỉ tiêu có t hể công lại với nhau. + Thời kì càng dài thì trị số của chỉ tiêu càng lớn. - Số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô của hiện tượng vào một thời điểm nhất định. Muốn có số tuyệt đối thời điểm chính xác phải quy định thời điểm hợp lí. II - SỐ TƯƠNG ĐỐI THỐNG KÊ GIÁO DỤC 1. Ý nghĩa số tương đối trong thống kê giáo dục Số tương đối trong biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu. So sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện thời gian hay không gian. Trong phân tích thống kê, các số tương đối được áp dụng rộng rãi để nêu lên kết cấu, quan hệ, tốc độ, Cũng như các số tuyệt đối, các số tương đối trong thống kê giáo dục nói lên mặt lượng trong quan hệ với mặt chất của hiện tượng nghiên cứu. Trong công tác lập kế hoạch và kiểm tra thực hịên kế hoạch, số tương đối cũng giữ vai trò quan trọng. 2. Đặc điểm và hình thức biểu hiện số tương đối Con số tương đối trong thống kê giáo dục không phải là con số trực tiếp thu thập được qua điều tra, mà là qua so sánh hai số đã cho Mỗi số tương đối phải có gốc chung để so sánh, Do sử dụng gốc so sánh khác nhau sẽ được nhiều số tương đối khác nhau.
- 3. Các loại số tương đối a) Số tương đối động thái Thể hiện sự biến động về mức độ qua thời gian nào đó Được sử dụng rộng rãi trong phân tích thống kê giáo dục,là kết quả so sánh hai mức độ cùng loại: y t Trong đó: t là số tương đối động thái y0 Y là mức độ kỳ báo cáo Y0 là mức độ kỳ gốc Số tương đối này được gọi là chỉ số phát triển. Kỳ gốc tuần tự thay đổi và được chọn liên tiếp, gọi là kỳ gốc liên hoàn. b) Số tương đối kế hoạch - Số tương đối kế hoạch Là tỉ số giữa chỉ tiêu kế hoạch với cùng chỉ tiêu kỳ gốc: Y t KH nk Trong đó tnk là số tương đối nhiệm vụ kế hoạch Y0 YKH mức độ kế hoạch Y0 mức độ thực tế kỳ gốc - Số tương đối hoàn thành kế hoạch: Là tỉ số giữa mức độ thực tế kỳ nghiên cứu với mức mà kế hoạch đặt ra. Y T 1 HK Trong đó Thk số tương đối hoàn thành kế hoạch Ykh Y1 mức độ thực tế kỳ nghiên cứu YKH mức độ kế hoạch đặt ra - Mối quan hệ giữa số tương đối động thái và các số tương đối kế hoạch. + Số tương đối động thái bằng tích của số tương đối nhiệm vụ kế hoạch và số tương đối hoàn thành kế hoạch.
- Y1 YKH Y1 x Y0 Y0 Ykh + Số tương đối hoàn thành kế hoạch bằng tỷ số giữa số tương đối động thái với số tương đối hoàn thành kế hoạch. Y1 Y1 YKH : YKH Y0 Y0 + Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch bằng tỷ số giữa số tương đối động thái với số tương đối hoàn thành kế hoạch. Y Y Y KH 1 . 1 Y0 Y0 YKH c) Số tương đối kết cấu Xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành. Qua chỉ tiêu này: - Phân tích cấu thành của hiện tượng. - Phân tích sự thay đổi kết cấu của tổng thể. Số tương đối kết cấu là tỷ số giữa trị số tuyệt đối từng bộ phận với trị số tuyệt đối của tổng thể. Yb d YT Trong đó: d là số tương đối kết cấu Yb là trị số tuyệt đối bộ phận YT là trị số tuyệt đối tổng thể d) Số tương đối cường độ Số tương đối cường độ biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tượng trong điều kiện lịch sử nhất định. - Đây là sự so sánh mức độ của hiện tượng khác nhau nhưng có quan hệ với nhau. - Số tương đối cường độ được sử dụng rộng rãi để biểu hiện trình độ giáo dục của một đất nước. e) Số tương đối không gian
- Biểu hiện quan hệ cùng loại giữa các hiện tượng nhưng khác nhau về không gian. Còn biểu hiện sự so sánh giữa các bộ phận trong cùng một tổng thể. Phải chú ý tính chất có thể so sánh được. 4. Điều kiện vận dụng chung số tương đối và tuyệt đối a) Phải xét đến đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu - Các hiện tượng giáo dục khác nhau về nhiều mặt: quan hệ số lượng học sinh có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện thời gian và địa điểm. - Đặc điểm của hiện tượng thay đổi mà cùng một biểu hiện về mặt lượng nhưng lại mang ý nghĩa khác nhau. b) Phải vận dụng một cách kết hợp các số tương đối và tuyệt đối Số tương đối thường là kết quả so sánh của hai số tuyệt đối. Số tương đối tính ra kết khác nhau vì phụ thuộc vào gốc so sánh. Số tương đối tính ra có thể rất lớn, nhưng ý nghĩa lại không đáng kể, vì trị số tuyệt đối tương ứng nhỏ và ngược lại. III - SỐ BÌNH QUÂN TRONG THỐNG KÊ GIÁO DỤC 1. Ý nghĩa, đặc điểm số bình quân Số bình quân có ý nghĩa quan trọng trong lý luận và thực tế. Số bình quân còn dùng để nghiên cứu tính biến động của giáo dục qua từng thời gian. Qua đó thấy được xu hướng phát triển cơ bản qua lượng số lớn (tình hình giáo dục trong cả nước). 2. Các loại số bình quân Sử dụng loại bình quân nào trong thống kê giáo dục phải căn cứ vào đặc điểm của nguồn tài liệu và mục đích nghiên cứu. a) Trung bình cộng Trung bình cộng đuợc dùng nhiều nhất trong thống kê, với số liệu sẵn có từ nguồn thu được qua các điểm và cơ quan giáo dục cấp dưới. - Trường hợp không có tần số ( loại đơn giản) 1 n X X i n i 1
- Điều kiện vận dụng là để tính mức độ bình quân của các chỉ tiêu khi tài liệu thu thập không có phân nhóm. - Trung bình gia quyền (có tần số) Trường hợp này là mỗi lượng có thể gặp nhiều lần: 1 n X X F (F i i i gọi là quyền số) n i 1 b) Số bình quân điều hoà (trung bình điều hoà) cũng có nhiều kinh tế như trung bình cộng. - Trường hợp không có quyền số: n H n 1 i 1 xi - Trường hợp có quyền số: n H n F i i 1 X i c) Trung bình nhân Trung bình nhân các đại lượng có quan hệ tính số với nhau - Trường hợp không có tần số: n G TTX i (TT là kí hiệu tích) Phải dùng phương pháp logarit hoá 1 n logG log X i n i 1 - Trường hợp không có tần số: Fi G n TT X i 1 n logG Fi log X i n i 1
- Được ứng dụng trong thống kê giáo dục với tốc độ phát triển bình quân. d) Mode. Ký hiệu là Mo Biểu hiện một tiêu thức được gặp nhiều nhất trong tổng thể hay trong dãy số phân phối. Đối với dãy số biến lượng, mode là biến lượng có tần số lớn nhất. Trị số của mode không phụ thuộc vào trị số của các biến lượng trong dãy. Trong trường hợp phân nhóm (tổ) muốn tìm mode trước hết phải tìm nhóm (tổ) có mode. Fi 1 M 0 I i 1 ai Fi 1 FI 1 Ii-1 là giới hạn dưới của khoảng mode Fi-1 là tần số khoảng trước Fi+1 là tần số khoảng sau Ai là biến độ của khoảng mode. e) Trung vị Trung vị là biến lượng tiêu thức trong dãy ở vị trí chính giữa - Trong dãy biến lượng, số các số hạng là chẵn (2k) thì trung vị bằng trung bình cộng của hai giá trị giữa các dấu hiệu. Nếu số hạng là lẻ (2k+1) thì trung vị sẽ là giá trị của dấu hiệu tương ứng với số hạng thứ (k+1) Trong dãy biến lượng có khoảng cách (phân lớp), việc tính trung vị được xác định theo công thức: n N 2 i 1 M e I i 1 .ai F1 Ii-1 là giới hạn dưới Fi là tần số tương ứng của khoảng này Ni-1 là tần số hội tụ trước của khoảng này ai là biên độ của khoảng
- n và n Fi i 1 3. Điều kiện vận dụng số bình quân Số bình quân có nhiều tác dụng của thống kê giáo dục, nhưng bản thân nó có những nhược điểm: - San bằng mọi sự chênh lệch thực tế giữa các đơn vị, làm cho tổng thể phức tạp trở nên đơn giản. Đó là chỗ dễ bị lợi dụng. - Muốn vận dụng số bình quân một cách khoa học cần chú ý những điều kiện sau: + Thứ nhất: số bình quân chỉ được tính ra từ những tổng thể đồng nhất (hiện tượng có chung tính chất). Sự chênh lệch và lượng không lớn lắm. Khi tính bình quân, các nhân tố ngẫu nhiên sẽ bù trừ triệt tiêu. + Thứ hai: số bình quân cần được vận dụng, kết hợp với số bình quân tổ hoặc dãy phân phối. Nếu chỉ xét qua số bình quân chung thì chênh lệch coi như bị san bằng, mức độ cao thấp bịche lăp. Nhiệm vụ nghiên cứu thống kê là đi đôi với việc tìm hiểu mức độ đại biểu chung, đơn vị tiên tiến, lạc hậu đang kìm hãm sự phát triển chung. Khi phân tích thống kê, không thể chỉ thoả mãn với con số bình quân mà phải bổ sung phân tích bằng các số bình quân tổ (lớp) hoặc dãy số phân phối. 4. Độ biến thiên tiêu thức a) Ý nghĩa của việc nghiên cứu độ biến thiên tiêu thức - Số bình quânchỉ nêu lên mức dộ đại biểu có tính chất chung nhất của tổng thể nghiên cứu, không phản ánh được chênh lệch thực tế. - Nội bộ hiện tượng có khi thay đổi đáng kể, nhưng số bình quân không thay đổi hoặc thay đổi quá ít. Bởi vậy cần phải đánh giá mức độ biến thiên tiêu thức. - Nghiên cứu độ biến thiên tiêu thức có nhiều tác dụng quan trọng về lí luận và thực tiễn. + Thứ nhất: giúp đánh giá trình độ đại biểu cảu bình quân. Trị số càng lớn, độ biến thiên càng nhiều, trình độ đại biểu bình quân càng thấp.
- + Thứ hai: quan sát độ biến thiên tiêu thức thấy được nhiều đặc trưng: phân phối, kết cấu, đồng đều. + Thứ ba: phân tích hoàn thành kế hoạch, độ biến thiên tiêu thức phát hiện được khả năng tiềm tàng của thống kê giáo dục. + Thứ tư: thống kê tiêu thức còn dùng trong phân tích sự biến động, mối liên hệ, dự đoán và điều tra chọn mẫu b) Các công thức tính độ biến thiên của biểu thức - Khoảng biến thiên Đây là độ chênh lệch lượng biến Xmax và lượng biến Xmin R = Xmax - Xmin - Phương sai Là trung bình cộng của bình phương các độ chênh lệch giữa biến lượng và trung bình cộng các biến lượng n 2 1 2 (xi x) Trường hợp không có tần số n i 1 n 2 1 2 hoặc (X i X ) .Fi Trường hợp có tần số n i 1 - Độ lệch chuẩn Là căn bậc hai của phương sai: 1 n 1 n (x x)2 (x x) 2 i hoặc i .Fi n i 1 n i 1 - Hệ số biến thiên Phương sai và độ chênh lệch chuẩn phụ thuộc vào dao động của tiêu thức và trị số của biến lượng. Do vậy, không thể so sánh biến thiên tiêu thức hay các hiện tượng cùng loại có bình quân khác nhau. Để so sánh phải dùng tỷ số chênh lệch chuẩn và trung bình cộng của biến lượng, gọi là hệ số biến thiên V. V 100 hoặc V 100 x M 0
- CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁO DỤC A. DÃY SỐ BIẾN ĐỘNG I – KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA DÃY SỐ BIẾN ĐỘNG 1. Ý nghĩa Dãy số biến động là dãy trị số của chỉ tiêu thống kê đựơc sẵp xếp theo thứ tự thời gian nhất định. 2. Các thành phần của dãy số biến động Có hai thành phần: thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu. Thời gian thay đổi thì trị số chỉ tiêu cũng thay đổi, nội dung của chỉ tiêu luôn luôn ổn định. Xét thời gian, ta có dãy số biến động thời kì và dãy số biến động thời điểm. II – CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH DÃY SỐ BIẾN ĐỘNG GIÁO DỤC 1. Mức độ bình quân theo thời gian Khi cần biết rõ mức độ điển hình về chỉ tiêu giáo dục thì việc xác định mức độ bình quân theo thời gian của chỉ tiêu trở thành nhu cầu cần thiết. Do dãy số biến động theo thời gian khác nhau nên tính toán cũng khác - Đối với dãy số thừoi kỳ Việc xác định chỉ tiêu này thuận lợi, cần lấy trung bình số học 1 n y yi n i 1 - Đối với dãy số thời điểm Các trị số của nó không trực tiếp cộng lại được. Ta phải giả định rằng giữa các thời điểm sự biến động xảy ra đều đặn và từ từ. Như vậy trị số bình quân giữa các thời điểm sẽ là địa biểu, ta đã biến đổi dãy số thời điểm thành dãy số thời kỳ. Tuỳ theo tài liệu, ta có các trường hợp sau:
- + Khoảng cách thời điểm đều nhau, biết trị số của tiêu thức ở một số thời điểm. + Khoảng cách thời gian không đều nhau, biết lưọng biến ở mọi thời điểm. 1 n Tổng quát: y yiti n i 1 2. Lượng tăng tuyệt đối Là chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi ở mức độ tuyệt đối của hiện tượng qua thời gian. Đó là hiệu số giữa mức độ của một dãy số thời kì. Hiện tượng phát triển tăng, chỉ tiêu (+) Hiện tượng phát triển giảm, chỉ tiêu (-) Có hai loại lượng tăng tuyệt đối: - Lượng tăng tuyệt đối từng thời kỳ: y y1 yi 1 y là lượng tuyệt đối từng thời kỳ Yi là mức độ kỳ nghiên cứu thứ i Yi+1 là mức độ kỳ đứng trước nó - Lượng tăng tuyệt đối định gốc Chọn làm gốc cho mọi kỳ so sánh y yi y1 y là lượng tăng tuyệt đối định gốc Yi mức thứ i Y1 mức kỳ gốc so sánh Để thấy rõ lượng tăng tuyệt đối hàng kỳ, phải xác định lượng tăng tuyệt đối bình quân. y y y n 1 n 1 Yn mức độ cuối cùng của dãy Yi mức độ đầu tiên của dãy
- N số mức độ n-1 số lượng của y 3. Tốc độ phát triển Là loại chỉ tiêu tương đối động thái, biểu hiện sự thay đổi theo thoèi gian. Tốc độ phátt triển liên hoàn là tỷ lệ so sánh giữa mức độ của kỳ nghiên cứu với mức độ của kỳ gốc, được chọn kỳ gốc đứng trước nó. Yi Ti Yi 1 Yi kỳ nghiên cứu Yi+1 lỳ trước nó Đây là sự thay đổi giữa hai thừoi kì liền nhau -Tốc độ phát triển định gốc là tỷ lệ so sánh giữa kỳ nghiên cứu và kỳ được chọn làm gốc cố định cho mọi lần so sánh. Yi Ti Yi + Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc ti Ti + Thương của tốc độ phát triển đinh gốc kề nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn của kỳ tương ứng. Ti ti Ti 1 4. Tốc độ tăng Là chỉ tiêu tương đối động thái biểu hiện cường độ biến động của hiện tượng qua các thời kỳ.
- Tốc độ được xác định bằng tỷ số giữa mức dộ tăng tuyệt đối với mức độ của gốc so sánh Có hai loại: - Tốc độ tăng liên hoàn là tỷ số so sánh giữa lượng tăng tuyệt đối từng thời kì gốc liên hoàn: yi yi 1 ai ti 1 yi 1 - Tốc độ phát triển đinh gốc là tỷ số so sánh giữa mức độ tăng tuyệt đối định gốc với mức kỳ gốc cố định: yi yi 1 bi Ti 1 yi 1 Tốc độ tăng liên hoàn dùng để so sánh đánh giá cường độ tác động thời kì. Tốc độ định gốc thì ngược lại Trong thực tế giáo dục cần phải biết rõ biến động điển hình của cả một giai đoạn thì cả hai chie tiêu trên không đáp ứng. Cần phải dùng tốc độ tăng bình quân. - Tốc độ tăng bình quân Đây là chỉ tiêu tương đối biểu hiện mức độ điển hình về cường độ phát triển trong một giai đoạn nhất định. r t 100(%) 5. Giá trị truyệt đối của 1% tăng = Yi-1 100 Chỉ tiêu này chỉ tính cho tốc độ tăng liên hoàn III – CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CO BẢN CỦA HIỆN TƯỢNG GIÁO DỤC 1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian Từ dãy số đã cho ta thành lập dãy số mới có khoảng cách thời gian dài hơn, từ đó ta có thể bỏ đuợc ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên
- 2. Phương pháp số bình quân di động (số bình quân) Các số bình quân di động đựơc tính từ mức độ của dãy số thời gian khoảng cách (thời gian bằng nhau). Mỗi bình quân di động được tính từ một nhóm nhất định. y y y y y y 1 2 3 4 5 i 5 y y y y y y 2 3 4 5 6 .v.v i 5 Ta được dãy số mới y1, y2, y3 Phương pháp này có thể san bằng được những dao động cá biệt ngẫu nhiên. 3. Phương pháp hồi quy Qua phân tích xu hưóng phát triển tăng (giảm) với tốc độ đồng đều qua thời gian, vạch rõ phương trình tuyến tính Tuỳ vào sự biến đổi có thể dùng phương trình phi tuyến để mô tả. 4. Phương pháp biểu hiện biến động thời gian (năm học) Thể hiện ở mức độ tăng (hay giảm) của hiện tượng trong thời kì nhất định. Biến động thời gian trong giáo dục là rất rõ rệt, tạo ra tình hình khẩn trương, nhất định trong thời gian ngắn hoặc địa điểm Người ta hay dùng chỉ số thời gian: Yi I iv 100 Y0 Yi là số bình quân của tháng cùng tên 1 Y Y0 Yi 0 là bình quân của tất cả mức độ n
- 5. Phương pháp kết hợp hai dãy số thời gian Đây là phương pháp đơn giản nhằm xây dựng dãy số biến động theo thời gian để biểu hiện quy luật phát triển của hiện trường. Hai dãy số không thể so sánh được với nhau bởi chúng có sự khác biệt nào đó, người ta kết hợp hai dãy số thời gian cho phép xây dựng dãy số mới thống nhất, nói rõ xu hướng biến động (từ hai dãy số thời gian người ta tính toán lại các mức độ). B. CHỈ SỐ I – KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHỈ SỐ 1. Khái niệm chỉ số Chỉ số thống kê giáo dục là chỉ tiêu tuơng đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của một hiện tượng giáo dục. Khái niệm trên cho ta nhận thức chung về chỉ số và phân biệt chỉ số với số tương đối. Tuy đã tồn tại số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch thì chỉ số vấn trở thành một trong những phương pháp nghiên cứu của thống kê giáo dục.Vì vậy, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chỉ số sẽ là hiện tượng giáo dục phức tạp. 2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số Xuất phát từ sự đòi hỏi phải chuyển các phần tử khác nhau củahiện tượng giáo dục thành một dạng đồng nhất có thể trực tiếp cộng lại để so sánh. Phương pháp chỉ số có những đặc điểm sau: - Khi muốn so sánh các mức độ của hiện tượng du lịch phức tạp giữa hai thời gian hay hai không gian (hai địa điểm) thì phải chuyển các phần tử khác nhau của hiện tượng đó thành dạng giống nhau để có thể trực tiếp cộng lại. - Trong xây dựng chỉ số, có nhiều nhân tố cùng tham gia vào, ta phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác bằng cách giả định các nhân tố này là không đổi.
- 3. Tính chất và tác dụng của chỉ số Trong phân tích giáo dục, chỉ số có tác dụng sau: - Biểu hiện sự biến động của hiện tượng qua thời gian. So sánh hai mức độ của hiện tượng ở hai thời điểm khác nhau. - Biểu hiện sự biến động của hiện tượng qua không gian khác nhau, so sánh một hiện tượng giáo dục ở hai điểm xa nhau. Người ta gọi chỉ số không gian hay chỉ số địa phương. - Biểu hiện các nhiệm vụ kế hoạch hay tình hình thực hiện kế hoạch gọi là chỉ số kế hoạch - Phân tích vai trò và ảnh hưởng của từng nhân tố với sự biến động của toàn bộ hiện tượng phức tạp. 4. Phân loại chỉ số Người ta phân loại theo các cách sau: - Dựa vào phạm vi tính toán, phân biệt thành chỉ số cá thể và số chung. + Chỉ số cá thể biểu hiện sự biến động của từng phần tử, từng nhóm học sinh. + Chỉ số chung phản ánh sự biến động của tất cả các phần tử, cả một điểm giáo dục. Chỉ số chung được dùng trong phân tích thống kê. - Dựa vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu, phân thành chỉ số chỉ tiêu chất lượng và khối lượng. + Chỉ số chỉ tiêu chất lượng phản ánh khả năng tổ chức, năng lực hướng dẫn + Chỉ số chỉ tiêu khối lượng, phản ánh chất lượng Sự phân biệ này thường mang tính chất ước lệ. II – PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ 1. Tính chỉ số cá thể Tương tự như tính tương đối động thái, số tương đối kế hoạch
- 2. Tính chỉ số chung a) Chỉ số phát triển - Chỉ số liên hợp: đây là hình thức cơ bản của chỉ số chung. Cách tính chỉ số liên hợp: + Tính chỉ số liên hợp về học phí. + Tính chỉ số liên hợp về nhân lực, vật lực Chú ý: Đây là phương pháp trừu tượng nên cần phái: Thứ nhất: đồng nhất các hiện tượng phức tạp (đưa về cùng loại) Thứ hai: biết cố đinhgj một nhân tố làm chuẩn. + Vấn đề chọn quyền số của chỉ số liên hợp: Khái niệm và tác dụng của chỉ số liên hợp. . Quyền sô của chỉ số liên hợp là đại lượng dùng trong công thức chỉ số liên hợp và được cố định giống nhau ở tử số và mẫu số. . Tác dụng của quyền số Duy trì tỉ trọng của mỗi bộ phận hay mỗi phần tử tương xứng với vị trí của nó. Chuyển một số phần tử về dạng đồng nhất và cộng được + Chọn quyền số của chỉ số liên hợp: Việc chọn quyền số của chỉ số được tập trung vào việc giải quyết hai vấn đề: chọn đại lượng nào làm quyền số và thời gian nào làm quyền số. - Chỉ số bình quân Thống kê giáo dục thường dùng hai loại: chỉ số bình quân cộng và chỉ số bình quân điều hòa. + Chỉ số bình quân cộng: chỉ số bình quân cộng giản đơn và chỉ số bình quân cộng gia quyền + Chỉ số bình quân cộng điều hòa: chỉ số chung về một loại nào đó được tính chỉ số bình quân điều hòa gia quyền với quyền số thực tế. b) Chỉ số không gian - Chỉ số không gian về chỉ tiêu khối lượng Đối với chỉ tiêu khối lượng, quyền số được sự quy định chung - Chỉ số không gian của chỉ tiêu khối lượng. Quyền số phải được xác định chính xác c) Chỉ số kế hoạch
- Biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kế hoạch đối với từng chỉ tiêu Việc chọn quyền số của các chỉ số kế hoạch cũng phải dựa vào mục đích nghiên cứu. Nếu lấy quyền số là khối lượng, ta có các chỉ số sau: - Chỉ số kế hoạch giá thành - Chỉ số thực hiện kế hoạch giá thành Mỗi loại quyền số có tác dụng khác nhau 1. Hệ thống chỉ số của các chỉ số phát triển Các chỉ số phát triển được dùng nhằm phản ánh sự biến động của hiện tượng du lịch qua nhiều thời gian kế tiếp nhau. Khi xuất hiện những dãy số, các dãy số chỉ số này hình thành do việc chọn thời kì so sánh liên hoàn hay định gốc và quyền số của các chỉ số thay đổi. 2. Hệ thống chỉ số của chỉ số phát triển và các chỉ số kế hoạch Chỉ số kế hoạch và chỉ số phát triển của cùng một hiện tượng và thời gian phù hợp có kết hợp với nhau thành một hệ thống chỉ số. 3. Hệ thống chỉ số các chỉ tiêu có liên hệ với nhau Ta dựa trên mối liên hệ thực tế giữa các chỉ tiêu thường được biểu hiện qua các đẳng thức giáo dục: * Hệ thống chỉ số này bao gồm: - Các chỉ số nhân tố - Chỉ số toàn bộ * Tác dụng của hệ thống chỉ số: - Xác định vai trò và ảnh hưởng biến động - Dùng để tính những chỉ số chưa biết a) Hệ thống chỉ số với các quyền số của chỉ số nhân tố có thời gian khác Đây là phương pháp liên hoàn, với đặc điểm: - Có bao nhiêu nhân tố trong hệ thống thì có bấy nhiêu chỉ số - Mỗi chỉ số nhân tố có quyền số - Chỉ số toàn bộ bằng tích các chỉ số nhân tố
- Người ta có thể viết thành hai hệ thống chỉ số. Hai hệ thống chỉ số giúp ta phân tích biến động của từng nhân tố. b) Hệ thống chỉ số với quyền số của các chỉ số nhân tố có thời gian giống nhau Các đặc điểm: - Hiện tượng chung có n nhân tố thì hệ thống chỉ số có n chỉ số nhân tố. - Mỗi chỉ số nhân tố có quyền số với thời kỳ giống nhau 4. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân và tổng lượng tiêu thức a) Phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân Sự biến động ảnh hưởng bởi hai nhân tố: tiêu thức nghiên cứu và kết cấu tổng thể, cho nên người ta thường dùng các chỉ số sau: - Chỉ số cẫu thành khả biến - Chỉ số cấu thành cố định - Chỉ số ảnh hưởng kết cấu Ba chỉ số này có thể được kết hợp thành hệ thống chỉ số b) Phân tích biến động của tổng lượng biến tiêu thức có sử dụng chỉ số bình quân Chỉ tiêu bình quân là một nhân tố cấu thành của tổng lượng biến các tiêu thức.
- MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG CỦA THỐNG KÊ GIÁO DỤC 4 I- ĐỐI TƯỢNG CỦA THỐNG KÊ GIÁO DỤC 4 1. Thống kê học giáo dục là môn khoa học 4 2. Đối tượng nghiên cứu 4 II – CƠ SỎ LÝ LUẬN CỦA THỐNG KÊ HỌC GIÁO DỤC 5 1. Nhận thức bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng và quá trình 5 2. Ý nghĩa thông tin trong khoa học giáo dục 5 3. Những căn cứ khoa học 6 III – CƠ SỎ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA THỐNG KÊ HỌC GIÁO DỤC 6 CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ GIÁO DỤC 8 I - ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 8 1. Ý nghĩa và nhiệm vị của điều tra thống kê 8 2. Các loại, các phương pháp điều tra thống kê giáo dục 8 II - TỔNG HỢP THỐNG KÊ GIÁO DỤC 11 1. Ý nghĩa và nhiệm vụ tổng hợp thống kê giáo dục 11 2. Những vấn đề chủ yếu của tổng hợp thống kê giáo dục 12 III - PHÂN TÍCH THỐNG KÊ GIÁO DỤC 12 1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê giáo dục 12 2. Tiêu thức phân tổ thống kê giáo dục 13 3. Xác định số tổ 14 5. Phân tổ liên hệ 15 IV – PHÂN TÍCH VÀ DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ GIÁO DỤC 15 1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích và dự đoán thống kê giáo dục. . 15 2. Những vấn đề chủ yếu của phân tích và dự đoán thống kê giáo dục 16 CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG 18 I. SỐ TUYỆT ĐỐI CỦA HIỆN TƯỢNG 18 1. Ý nghĩa và đặc điểm của số tuyệt đối 18 2. Đặc điểm của số tuyệt đối 18 3. Đơn vị đo lường số tuyệt đối 18 4, Các loại số tuyệt đối 19 II - SỐ TƯƠNG ĐỐI THỐNG KÊ GIÁO DỤC 19 1. Ý nghĩa số tương đối trong thống kê giáo dục 19 2. Đặc điểm và hình thức biểu hiện số tương đối 19 3. Các loại số tương đối 20 4. Điều kiện vận dụng chung số tương đối và tuyệt đối 22 III - SỐ BÌNH QUÂN TRONG THỐNG KÊ GIÁO DỤC 22
- 1. Ý nghĩa, đặc điểm số bình quân 22 2. Các loại số bình quân 22 3. Điều kiện vận dụng số bình quân 25 4. Độ biến thiên tiêu thức 25 CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁO DỤC 27 A. DÃY SỐ BIẾN ĐỘNG 27 I – KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA DÃY SỐ BIẾN ĐỘNG 27 1. Ý nghĩa 27 2. Các thành phần của dãy số biến động 27 II – CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH DÃY SỐ BIẾN ĐỘNG GIÁO DỤC 27 1. Mức độ bình quân theo thời gian 27 2. Lượng tăng tuyệt đối 28 3. Tốc độ phát triển 29 4. Tốc độ tăng 29 5. Giá trị truyệt đối của 1% tăng = Yi-1 30 100 30 III – CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CO BẢN CỦA HIỆN TƯỢNG GIÁO DỤC 30 1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian 30 3. Phương pháp hồi quy 31 4. Phương pháp biểu hiện biến động thời gian (năm học) 31 5. Phương pháp kết hợp hai dãy số thời gian 32 B. CHỈ SỐ 32 I – KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHỈ SỐ 32 1. Khái niệm chỉ số 32 2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số 32 3. Tính chất và tác dụng của chỉ số 33 4. Phân loại chỉ số 33 II – PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ 33 1. Tính chỉ số cá thể 33 2. Tính chỉ số chung 34 1. Hệ thống chỉ số của các chỉ số phát triển 35 2. Hệ thống chỉ số của chỉ số phát triển và các chỉ số kế hoạch 35 3. Hệ thống chỉ số các chỉ tiêu có liên hệ với nhau 35 4. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân và tổng lượng tiêu thức 36