Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cấp hộ gia đình tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

pdf 13 trang ngocly 2280
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cấp hộ gia đình tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_kha_nang_thich_ung_voi_bien_doi_khi_hau_cap_ho_gia.pdf

Nội dung text: Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cấp hộ gia đình tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

  1. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 140-152 Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cấp hộ gia đình tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng Nguyễn Thị Hảo1, Nguyễn Tài Tuệ2, Trần Đăng Quy1,2,*, Nguyễn Đức Hoài2, Mai Trọng Nhuận2 1Trung tâm nghiên cứu Biển và Đảo, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam 2Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 09 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 18 tháng 8 năm 2016; chấp nhận đăng ngày 28 tháng 10 năm 2016 Tóm tắt: Huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xây dựng bộ chỉ số đánh giá khả năng thích ứng (KNTƯ) với BĐKH cấp hộ gia đình được thực hiện tại huyện Hòa Vang dẫn đến thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng các chương trình nâng cao KNTƯ với BĐKH của cộng đồng. Bài báo này thực hiện xây dựng bộ chỉ số đánh giá KNTƯ cấp hộ gia đình gồm 31 chỉ số của các hợp phần: con người, kinh tế, sinh kế, xã hội, khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng và quản trị cho huyện Hoà Vang. Kết quả áp dụng bộ chỉ số đánh giá KNTƯ với BĐKH cho thấy mức độ nhận thức, kỹ năng và kinh nghiệm thích ứng với BĐKH của các hộ gia đình ở huyện Hòa Vang vẫn còn thấp. Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng, sinh kế và quản trị là các yếu tố chi phối KNTƯ với BĐKH cấp hộ gia đình. Chỉ số KNTƯ của các xã trong huyện Hòa Vang tương đối đồng đều từ 0,521 - 0,584, cao nhất tại xã Hòa Khương và thấp nhất tại xã Hòa Bắc. Bộ chỉ số KNTƯ, các quy trình và phương pháp đánh giá sử dụng trong bài báo có thể được mở rộng áp dụng cho các khu vực khác của Việt Nam. Từ khoá: Khả năng thích ứng; Hộ gia đình; Bộ chỉ số; Biến đổi khí hậu; Huyện Hoà Vang. 1. Mở đầu* những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Theo các kịch bản BĐKH thì đến cuối Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21, từ 2 đến 3oC. Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên gây tác động nghiêm trọng tới toàn bộ hệ hệ thống 35oC tăng từ 15 đến 30 ngày trên phần lớn diện tự nhiên-xã hội, đặc biệt tại các vùng đô thị. Nhiệt tích cả nước. Lượng mưa trung bình năm tăng độ tăng, dâng cao mực nước biển, thiên tai và các trên hầu khắp lãnh thổ với mức tăng phổ biến từ 2 hiện tượng thời tiết cực đoan gây thiệt hại cả về đến 7% [2]. Thiệt hại lũ lụt dự kiến sẽ trầm trọng người và tài sản ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các hơn do lượng mưa sẽ tăng khoảng 12-19% vào nước đang phát triển [1]. Việt Nam là một trong năm 2070, tác động đến cả lưu lượng đỉnh lũ và tần suất xuất hiện mưa lũ [3]. ___ Những thách thức trên đòi hỏi Việt Nam * Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-904219995 phải có những nỗ lực hơn nữa trong các chính Email: quytrandang@gmail.com 140
  2. N.T. Hảo và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 140-152 141 sách, biện pháp tăng cường nhận thức và khả cấp hộ gia đình và áp dụng bộ chỉ số để đánh giá năng ứng phó với BĐKH. Để chủ động ứng phó KNTƯ với BĐKH cho các hộ gia đình ở huyện BĐKH, con người phải tiến hành đồng thời các Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. hành động thích ứng và giảm nhẹ; trong đó nâng cao KNTƯ với BĐKH là trọng tâm. Tuy nhiên, KNTƯ với BĐKH của cộng đồng ở phần lớn các 2. Khu vực nghiên cứu khu vực còn hạn chế. Vì vậy, nâng cao KNTƯ với BĐKH ở cấp hộ gia đình là một trong những Huyện Hoà Vang là huyện nông nghiệp nằm mục tiêu quan trọng của Chiến lược quốc gia về ở phía tây Thành phố Đà Nẵng (Hình 1). Diện thích ứng và giảm thiểu tác động BĐKH. Hiện tích đất tự nhiên là 73.488 ha, trong đó diện tích nay, các nghiên cứu về BĐKH phần lớn tập đất nông nghiệp là 65.316 ha, đất phi nông nghiệp trung vào đánh giá mức độ tổn thất, tổn thương 7.271 ha và đất chưa sử dụng 901,7 ha. Toàn nhưng rất ít nghiên cứu xây dựng phương pháp huyện có 11 xã với 119 thôn, trong đó có 3 xã đánh giá KNTƯ với BĐKH ở cấp hộ gia đình. đồng bằng, 4 xã trung du, 4 xã miền núi [4]. Dân Thành phố Đà Nẵng đang phát triển với tốc số của huyện là 128.151 người với mật độ dân số độ nhanh, nhưng cũng là khu vực đang chịu tác 174 người/km2 [4]. Phần lớn các hộ gia đình có động mạnh của BĐKH, thiên tai và đô thị hoá. sinh kế và thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi và Để giảm nhẹ tác động từ BĐKH cho cộng đồng đô thị, đặc biệt là cộng đồng nghèo thì việc đánh nuôi trồng thủy sản, phụ thuộc vào các yếu tố thời giá KNTƯ với BĐKH cho cấp hộ gia đình là rất tiết và khí hậu. Huyện Hòa Vang là khu vực sản cần thiết để xây dựng các chiến lược, chính sách xuất các sản phẩm nông sản, lương thực và thực ứng phó BĐKH. Mục tiêu của nghiên cứu này là phẩm cho khu vực nội thành Đà Nẵng. xây dựng bộ chỉ số đánh giá KNTƯ với BĐKH J Hình 1. Vị trí khu vực nghiên cứu.
  3. 142 N.T. Hảo và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 140-152 Khu vực huyện Hòa Vang chịu tác động phương án thích ứng hiện tại với các rủi ro do mạnh của thiên tai và các hiện tượng thời tiết BĐKH [12]. KNTƯ với BĐKH phụ thuộc vào cực đoan, trung bình mỗi năm có từ 2 đến 4 trận nhiều yếu tố: sự tăng trưởng kinh tế, phát triển lũ lụt xảy ra vào các tháng mùa mưa từ tháng 9 công nghệ và các yếu tố xã hội như thu nhập đến tháng 11. Trận lũ lụt nghiêm trọng gần đây bình quân đầu người và thể chế nhà nước [13, nhất xảy ra vào năm 2013 đã gây ngập 9/11 xã 14]. Mức độ tăng trưởng kinh tế sẽ giúp khả (Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phước, Hòa Phong, năng tiếp cận công nghệ và các nguồn lực đầu Hòa Khương, Hòa Liên, Hòa Bắc và Hòa tư cho thích ứng tốt hơn [15]. Đánh giá KNTƯ Nhơn), trong đó có 30/36 thôn bị ngập rất nặng với BĐKH của cộng đồng dựa trên các chỉ số [5]. Trận lũ quét lịch sử xảy ra vào năm 1999 về nguồn lực con người, cơ sở hạ tầng, tiềm lực gây ngập diện tích khoảng 8.084,7 ha, độ sâu kinh tế, đặc điểm xã hội - văn hóa và tự nhiên. nước ngập trung bình 1,25 m ở 10 xã. Tai biến Trong đó, các chỉ số kinh tế gồm: thu nhập hộ hạn hán cũng xảy ra nghiêm trọng, giai đoạn gia đình, mức độ đa dạng thu nhập, việc làm và 1988 - 2006 có tới bốn đợt hạn hán nghiêm tài sản [13, 16, 17, 18, 19]; các chỉ số xã hội trọng xảy ra vào các năm 1988, 1990, 1998 và gồm: sức khỏe, giới tính, độ tuổi, giáo dục, thể 2002, trong đó nghiêm trọng nhất là năm 2002. chế và khoa học kỹ thuật [13, 16, 20, 21]. Trong năm này, thời gian hạn hán kéo dài từ Ngoài ra, KNTƯ của hệ thống tự nhiên được tháng 5 đến giữa tháng 8 gây xâm nhập mặn sâu dựa vào khả năng chống chịu với BĐKH của vào các sông Cầu Đỏ, Vĩnh Điện, Cu Đê và làm các điều kiện tự nhiên và hệ sinh thái [22, 23]. giảm nghiêm trọng trữ lượng nước trong các hồ Trên cơ sở nghiên cứu các bộ chỉ số KNTƯ ( với BĐKH của vùng Tây Bắc Victoria, Australia [16], các cộng đồng nông thôn ở Canada [24, 25] và Trung Quốc [26], lưu vực 3. Xây dựng bộ chỉ số đánh giá khả năng sông Nepal [27], Việt Nam và một số đô thị thích ứng BĐKH cấp hộ gia đình [28, 29, 30], nghiên cứu này đề xuất bộ chỉ số đánh giá KNTƯ với BĐKH cấp hộ gia đình cho Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh trong huyện Hòa Vang gồm 31 chỉ tiêu của 6 hợp hệ thống tự nhiên và con người để ứng phó với phần: con người, kinh tế hộ gia đình, sinh kế hộ các tác nhân khí hậu hiện tại và tương lai, như gia đình, xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ xã làm giảm những những thiệt hại hoặc tận dụng hội và quản trị đô thị (Bảng 1). các cơ hội do nó mang lại [6]. KNTƯ với BĐKH là năng lực của hệ thống tự nhiên và xã 4. Phương pháp nghiên cứu hội để chống lại những điều kiện bất lợi do BĐKH gây ra [7], là mặt đối lập của tính dễ bị Nghiên cứu, điều tra về hiện trạng tác động tổn thương, là hợp phần trong đánh giá tổn BĐKH và khảo sát cộng đồng được thực hiện thương [7, 8, 9, 10], là hoạt động nhằm giảm tại 11 xã thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà tác động xấu, giảm thiệt hại hoặc tận dụng các Nẵng. Trung bình mỗi xã có 25 hộ gia đình cơ hội KNTƯ với BĐKH là sự điều chỉnh của được lựa chọn ngẫu nhiên bằng cách bốc thăm hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn từ danh sách quản lý hộ khẩu của xã. Trong mỗi cảnh hoặc môi trường thay đổi nhằm làm giảm hộ gia đình, lựa chọn chủ hộ để phỏng vấn, nếu khả năng bị tổn thương do dao động và biến đổi không có chủ hộ thì hỏi người cao tuổi nhất. của khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận Phương pháp phỏng vấn được tiến hành dựa dụng các cơ hội do nó mang lại. Đánh giá được vào phiếu điều tra. Nội dung của phiếu điều tra KNTƯ hiện tại là cơ sở khoa học quan trọng để được xây dựng dựa trên các bộ chỉ số KNTƯ xây dựng các chiến lược thích ứng BĐKH hiệu trong Bảng 1. Các thông tin chính trên phiếu quả [11]. Đánh giá KNTƯ với BĐKH nhằm rà điều tra hộ gia đình gồm: các thông tin chung soát lại các hoạt động phát triển, kế hoạch và của hộ gia đình (số người, nghề nghiệp, độ tuổi,
  4. N.T. Hảo và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 140-152 143 giới tính và trình độ học vấn, ), các thông tin các chỉ tiêu này cần được xử lý và chuyển hóa về kinh tế hộ gia đình (sinh kế, thu nhập, tình về khoảng giá trị 0 đến 1. Các chỉ tiêu được tính trạng nhà cửa, các loại đồ dùng trong gia đình, toán theo ba phương pháp sau: (1) được chuẩn sự tham gia các loại bảo hiểm, ); các thông tin hóa theo lý thuyết chuẩn hóa dữ liệu min-max về nhận thức của hộ gia đình với dịch vụ xã hội, đối với các chỉ số có giá trị định lượng (phương quản trị đô thị (mức độ ổn định an ninh trật tự, trình 1 và 2) [31, 32], (2) được quy đổi theo mức độ quan tâm của cấp chính quyền địa thang điểm từ 0-1 đối với các chỉ số có giá trị phương, cơ sở hạ tầng y tế và giáo dục, ); mức độ nhận thức của hộ gia đình về BĐKH, kinh bán định lượng và (3) được tính theo tỉ lệ đối nghiệm và KNTƯ với BĐKH, khả năng tận với các chỉ số định tính (câu hỏi có/không) [33]. dụng cơ hội từ BĐKH để phát triển kinh tế - xã Đối với các chỉ tiêu có tương quan thuận hội (chuyển đổi giống cây trồng và vật nuôi). với KNTƯ thì áp dụng phương trình (1): Chỉ số KNTƯ với BĐKH của hộ gia đình X ij MinX ij xij (1) được tính toán dựa trên các kết quả điều tra, MaxX ij MinX ij phỏng vấn hộ gia đình. Do các chỉ tiêu thích ứng với BĐKH của hộ gia đình gồm cả chỉ tiêu Ngược lại, đối với các chỉ tiêu có tương quan nghịch với KNTƯ thì áp dụng phương định tính và định lượng, có các đơn vị khác trình (2): nhau nên để tính toán được chỉ số thích ứng thì Bảng 1. Bộ chỉ số đánh giá khả năng thích ứng BĐKH cấp hộ gia đình Hợp phần Chỉ thị Chỉ tiêu Kí hiệu Phương pháp tính Con người Số nữ Tỉ lệ nữ trong hộ gia đình AC1 Phương trình (2) Giáo dục - đào tạo Tỉ lệ người hoàn thành trung học AC2 Phương trình (1) phổ thông (THPT) trở lên Số người phụ Tỉ lệ người phụ thuộc ( 75 tuổi) AC3 Phương trình (2) thuộc Nhận thức, kỹ Số lượng các biện pháp phòng AC4 Phương trình (1) năng và kinh chống, khắc phục, giảm nhẹ thiên tai nghiệm về và thích ứng BĐKH BĐKH Số lượng các vật dụng mà hộ gia AC5 Phương trình (1) đình chuẩn bị để phòng chống, thích ứng với BĐKH và tai biến Nhận thức về xu thế biến đổi của AC6 0: Tăng lên thiên tai ½: Ổn định 1: Giảm đi Kinh tế hộ Mức thu nhập Mức thu nhập bình quân của hộ gia AC7 0: Hộ nghèo gia đình đình theo điều tra mức sống dân cư 1/3:Hộ cận nghèo 2/3: Hộ trung bình 1: Hộ khá giả Nhà ở Kiểu nhà cửa hộ gia đình đang sinh AC8 0: Nhà tạm sống 1/3: Nhà bán kiên cố 2/3: Nhà kiên cố 1 tầng 1: Nhà kiên cố nhiều tầng Tài sản Số lượng tài sản lâu bền của hộ gia AC9 Phương trình (1) đình (phương tiện liên lạc, đi lại và phương tiện sản xuất) Việc làm Tỉ lệ người có việc làm trong hộ gia AC10 Phương trình (1) đình
  5. 144 N.T. Hảo và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 140-152 Hợp phần Chỉ thị Chỉ tiêu Kí hiệu Phương pháp tính Sinh kế hộ Vai trò sinh kế hộ Số lượng các loại sinh kế mà các AC11 Phương trình (1) gia đình gia đình thành viên trong hộ gia đình tham gia Tỉ lệ người làm nông, lâm, ngư nghiệp AC12 Phương trình (2) Mức độ quan trọng của sinh kế đối AC13 0: Không quan trọng với thích ứng BĐKH ½: Quan trọng vừa 1: Rất quan trọng Xã hội Tham gia các tổ Số lượng các tổ chức xã hội mà các AC14 Phương trình (1) chức xã hội thành viên trong hộ gia đình tham gia Sự hỗ trợ của Số lượng sự hỗ trợ của người thân, AC15 Phương trình (1) người thân, họ họ hàng, cộng đồng hàng, cộng đồng Tham gia tập Số lượng các lớp tập huấn, đào tào AC16 Phương trình (1) huấn phòng tránh phòng chống thiên tai, thích ứng thiên tai, thích BĐKH mà hộ gia đình tham gia ứng BĐKH Chia sẻ nhận Tần suất chia sẻ các thông tin, kinh AC17 0: Không thức nghiệm phòng chống thiên tai, thích 1/3: Hiếm khi ứng BĐKH 2/3: Thỉnh thoảng 1: Thường xuyên Vốn xã hội cho Hộ gia đình vay vốn từ các tổ chức AC18 0: Không phòng chống xã hội, chính quyền, người thân 1: Có thiên tai, thích ứng BĐKH Phòng tránh rủi Số lượng các loại bảo hiểm mà hộ AC19 Phương trình (1) ro gia đình tham gia Khả năng Cơ sở y tế Mức độ hiệu quả của các dịch vụ AC20 0: Không tiếp cận khám chữa bệnh 1/3: Kém hiệu quả các dịch vụ 2/3: Tương đối hiệu quả xã hội 1: Hiệu quả Mức độ dễ dàng di chuyển đến nơi AC21 0: Không đến khám chữa bệnh 1/3: Không dễ dàng 2/3: Tương đối dễ dàng 1: Dễ dàng Trường học Mức độ thuận lợi đến trường học AC22 0: Không thuận lợi ½: Tương đối thuận lợi 1: Thuận lợi Chất lượng hệ Tần suất mất điện trong khu vực AC23 0: Thường xuyên mất thống điện ½: Thỉnh thoảng mất 1: Hiếm khi mất Cấp nước Loại nguồn nước hộ gia đình tiếp cận AC24 1/3: Nước giếng khoan, sử dụng trong thiên tai nước giếng đào 2/3: Nước mưa 1: Nước máy Mức độ đáp ứng nhu cầu về nguồn AC25 0: Thường xuyên thiếu nước ½: Thỉnh thoảng thiếu 1: Đủ dùng Mức độ hài lòng về chất lượng nguồn AC26 0: Không hài lòng nước đang sử dụng của hộ gia đình ½: Bình thường 1: Hài lòng Thu gom, xử lý Mức độ hài lòng của gia đình về dịch AC27 0: Không hài lòng rác thải vụ thu gom, xử lý rác thải. ½: Bình thường 1: Hài lòng
  6. N.T. Hảo và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 140-152 145 Hợp phần Chỉ thị Chỉ tiêu Kí hiệu Phương pháp tính Quản trị An ninh trật tự Mức độ ổn định về an ninh trật tự AC28 0: Mất ổn định đô thị trong khu vực ½: Ổn định 1: Rất ổn định Sự tham gia, Hộ gia đình có tham gia đóng góp ý AC29 0: Không đóng góp của hộ kiến trong xây dựng quy hoạch đô 1: Có gia đình trong thị xây dựng quy hoạch đô thị Phổ biến quy Hộ gia đình được biết về các quy AC30 0: Không hoạch, kế hoạch hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phòng 1: Có chống thiên tai và thích ứng với BĐKH Hiệu quả hoạt động Mức độ hài lòng về sự chăm lo, hỗ AC31 0: Không của chính quyền trợ của nhà nước, chính quyền 1: Có g MaxX X Hòa Tiến có dân cư có trình độ học vấn cao, với x ij ij (2) ij MaxX MinX hơn 8% số hộ gia đình có hơn 5 thành viên có ij ij trình độ học vấn từ THPT trở lên. Trong đó: xij là giá trị chuẩn hóa ở chỉ tiêu i Đặc điểm kinh tế, sinh kế hộ gia đình của xã j; Xij là giá trị thực của tiêu chí i của xã j; Mức sống của các hộ gia đình được chia Các giá trị Max và Min là giá trị lớn nhất và thành 4 nhóm: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ nhỏ nhất của các hộ gia đình trong xã của từng trung bình và hộ khá giả. Trong đó, tỉ lệ hộ chỉ tiêu. nghèo cận nghèo vẫn chiếm tỉ lệ lớn lần lượt là KNTƯ với BĐKH của hộ gia đình được 13,5% và 11,6%. Như vậy, tỉ lệ hộ nghèo tại tính theo phương trình sau: huyện Hòa Vang cao hơn so với tỉ lệ trung bình n Trong đó: n là số lượng của thành phố Đà Nẵng. Xã Hòa Châu và Hòa AC HGĐ  AC i 1 Phước có số hộ khá giả, giàu có chiếm tỉ lệ cao (Bảng 2). Trung bình mỗi hộ gia đình trong các tiêu chí AC; i = 1, n huyện có từ 2-3 lao động chính, cao nhất tại xã Hòa Khương và Hòa Phước (có hơn 4 lao 5. Kết quả và thảo luận động/hộ gia đình). Hộ gia đình trong xã Hòa Khương và Hòa Liên có số lượng sinh kế nhiều 5.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và nhận thức của nhất, với số lượng là 4 (Bảng 2). Kết quả điều hộ gia đình về BĐKH tra cho thấy hơn 72,73% số hộ gia đình đánh Đặc điểm hộ gia đình giá sinh kế có vai trò rất quan trọng trong nâng Trung bình một hộ gia đình huyện Hòa cao KNTƯ với BĐKH. Điều này phù hợp với Vang có 5 thành viên, trong đó có 2 nam và 2-3 thực tế là sinh kế có vai trò quan trọng để tạo nữ. Ngoại trừ, hộ gia đình tại xã Hòa Châu có nguồn thu nhập và nâng cao mức sống cho các số nữ nhiều hơn (8% số hộ trong xã có 6 - 7 hộ gia đình [36]. Tỉ lệ hộ gia đình có nhà ở bán nữ). Số người phụ thuộc trong mỗi hộ gia đình kiên cố vẫn còn cao, chiếm tới 60,4%. Đặc biệt ( =75 tuổi) nhiều nhất là 3 người, vẫn còn 4,4% hộ gia đình sống trong nhà tạm. nhất là ở xã Hòa Phước (8%), đây là các nhóm Sự nhạy cảm với thiên tai và BĐKH của hộ gia đối tượng dễ bị tổn thương bởi BĐKH [34, 35], đình phụ thuộc trực tiếp vào kết cấu, số lượng nên có KNTƯ thấp. Trung bình mỗi hộ gia đình tầng và mức độ kiên cố của nhà ở [37, 38]. Các có 2 người có trình độ học vấn từ THPT trở lên. hộ gia đình sống trong nhà tạm, nhà bán kiên cố Trong đó, số hộ gia đình có nhiều hơn 3 thành sẽ có mức độ nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi viên có trình độ học vấn từ THPT trở lên chiếm thiên tai [38]. 33,2%. Đặc biệt, các xã Hòa Châu, Hòa Phước,
  7. 146 N.T. Hảo và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 140-152 Bảng 2. Thông tin về mức sống dân cư và đa dạng sinh kế của các xã thuộc huyện Hòa Vang. Mức sống dân cư (%) Số loại sinh kế (%) Xã Hộ Hộ cận Hộ trung Hộ khá 0-1 2 3 >4 loại nghèo nghèo bình giả Hòa Bắc 40 24 32 4 24 20 36 20 Hòa Châu 0 8 76 16 40 28 20 12 Hòa Khương 8 4 84 4 8 36 28 28 Hòa Liên 12 24 60 4 32 28 16 24 Hòa Nhơn 12 20 68 0 8 68 16 8 Hòa Ninh 0 12 81 8 4 50 42 4 Hòa Phong 12 12 72 4 8 44 28 20 Hòa Phú 8 8 80 4 40 36 20 4 Hòa Phước 24 0 64 12 40 16 28 16 Hòa Sơn 20 12 64 4 32 48 20 0 Hòa Tiến 13 4 79 4 21 42 29 8 Đặc điểm mối quan hệ xã hội gia đình [42]. Theo kết quả điều tra, số hộ gia Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy 15,3% đình tham gia bảo hiểm các loại chiếm tỉ lệ khá số hộ gia đình không tham gia tổ chức đoàn thể cao, trong đó 62,2% số hộ gia đình tham gia 2 xã hội nào; 58,5% số hộ tham gia từ 1-3 đoàn loại bảo hiểm (chủ yếu là bảo hiểm y tế và xe thể; 22,2% số hộ tham gia từ 4 - 6 đoàn thể; còn cộ); 5,5% hộ tham gia nhiều hơn 3 loại bảo lại 4% số hộ tham gia 7-9 đoàn thể xã hội. Các hiểm. Hai xã Hòa Phong và Hòa Bắc có số hộ tổ chức đoàn thể xã hội gồm: tổ chức Đảng, gia đình không tham gia các loại bảo hiểm nào chính quyền, mặt trận, Hội phụ nữ, Đoàn thanh chiếm tới 36% và 16%, làm tăng nguy cơ rủi ro niên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội khi gặp thiên tai. Ngược lại, các xã Hòa Châu, người cao tuổi, Hội ngành nghề. Sự tham gia Hòa Liên và Hòa Ninh có số hộ tham gia 3 loại nhiều các tổ chức đoàn thể xã hội của các hộ bảo hiểm trở lên chiếm lần lượt là 12%, 12% và gia đình thể hiện sự giao tiếp xã hội tốt, tiếp cận 11,5%, giúp giảm rủi ro và thiệt hại về kinh tế - thông tin BĐKH và thiên tai nhanh, tương ứng xã hội. với KNTƯ BĐKH và giảm thiểu thiên tai cao Nhận thức của người dân về BĐKH hơn [39]. Tham gia các khóa học đào tạo, tập Đa số các hộ gia đình phản ánh họ cảm huấn có thể nâng cao kiến thức và kỹ năng để nhận số lượng và cường độ của thiên tai (bão, ứng phó với BĐKH [40]. Thêm vào đó, sự chia lũ lụt, hạn hán) ngày càng tăng lên. Do vậy, các sẻ và trao đổi thông tin về BĐKH giữa các hộ giải pháp kỹ thuật mà các hộ gia đình đang thực gia đình có thể góp phần làm tăng mức độ hiểu hiện là rất đa dạng, trong đó giải pháp chính biết, kiến thức và kỹ năng bởi các hoạt động gồm chằng chống nhà cửa khi có bão lũ và này sẽ góp phần thay đổi suy nghĩ và nhận thức chuẩn bị lương thực, thực phẩm và nước uống và hành vi của những người xung quanh được nhiều hộ gia đình thực hiện, nhiều nhất ở [40,41]. Tỉ lệ hộ gia đình được phổ biến kiến xã Hòa Sơn, Hòa Bắc, Hòa Khương và Hòa thức về BĐKH và phòng chống thiên tai vẫn Ninh (Bảng 3). Ngoài ra, người dân cũng có xu còn thấp, đặc biệt là các xã Hòa Phong, Hòa hướng chuẩn bị các loại vật dụng để phòng Sơn, Hòa Phước và Hòa Châu. Thực trạng này chống thiên tai gồm chuẩn bị bao cát để ngăn làm giảm cơ hội tiếp cận thông tin về phòng lụt, dây thừng, dây thép để chằng chống nhà chống thiên tai và ứng phó BĐKH của các hộ cửa, vật dụng trữ nước và thuốc men (Bảng 3).
  8. N.T. Hảo và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 140-152 147 Bảng 3. Tỉ lệ hộ gia đình áp dụng các giải pháp công trình và phi công trình và tỉ lệ các loại vật dụng được chuẩn bị phòng chống thiên tai, thích ứng BĐKH Giải pháp công Tỉ lệ % Giải pháp phi công Tỉ lệ % áp Tỉ lệ % Vật dụng trình áp dụng trình dụng chuẩn bị Chằng chống nhà Di chuyển tới nơi an 49,05 26,53 Bao cát 19,29 cửa toàn Làm gác xép, tôn cao nền nhà, nền 21,61 Mua lại tàu thuyền 1,61 Áo phao 3,21 sân Dây thừng, dây Làm hầm tránh Chuẩn bị lương thực, 4,89 40,83 thép để chằng 18,27 bão thực phẩm, nước uống chống Nâng cấp nhà 14,04 Chuẩn bị tiền bạc 18,69 Vật dụng trữ nước 16,99 Thay đổi cây trồng, vật Xây dựng lại nhà 4,57 3,23 Thuyền bè 3,21 nuôi Xây dựng đê kè, 2,21 Thay đổi mùa vụ 5,07 Thuốc men 9,55 bờ chống xói lở Xây dựng hệ 3,63 Thay đổi nghề nghiệp 0,12 Thang cây 10,19 thống thủy lợi Thay đổi nguồn nước 3,92 Xà gỗ 10,32 Máy bơm nước 6,73 Khác 2,24 y Các sáng kiến để thích ứng với BĐKH mà Các hộ gia đình có KNTƯ cao có khả năng tiếp các hộ gia đình đang sử dụng gồm: đào hồ chứa cận dịch vụ xã hội tốt (khả năng cấp nước, điện, nước, đào giếng sâu hơn để có nước vào mùa cơ sở y tế, ), sinh kế (vai trò của sinh kế lớn) cạn, chuyển đổi thủy nông phục vụ sản xuất và kinh tế mạnh (thu nhập cao), con người (chia phù hợp theo từng mùa vụ, thu hoạch nông sẻ kinh nghiệm, kỹ năng). Kết quả tính toán chỉ nghiệp trước khi có thiên tai, tạo sinh kế, việc số KNTƯ của các hộ gia đình ở các xã cho làm cho người dân địa phương và liên kết với các doanh nghiệp để phát triển bền vững. thấy: KNTƯ của các xã tương đối đồng đều, từ Quản trị đô thị 0,521 - 0,584. Trong đó, cao nhất ở các xã Hòa Theo đánh giá của các hộ gia đình, huyện Khương (0,584), Hòa Phước (0,580) và giá trị Hòa Vang có tình hình ổn định an ninh trật tự thấp tại các xã Hòa Bắc (0,521), Hòa Phú tốt (Hình 2). Giữa chính quyền và người dân (0,526), Hòa Phong (0,527) (Hình 4). cần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tương tác Hợp phần con người: Chỉ số KNTƯ trung và hỗ trợ trong quá trình quy hoạch, phòng bình của các hộ gia đình trong hợp phần này là chống thiên tai, thích ứng BĐKH. Đây là nền 0,454. Chỉ số trình độ học vấn, nhận thức và kỹ tảng để nâng cao KNTƯ với BĐKH của chính năng, kinh nghiệm phòng chống thiên tai, thích quyền và người dân địa phương [43]. ứng BĐKH của người dân chưa cao, nhất là hiểu 5.2. Đánh giá khả năng thích ứng cấp hộ gia biết về mức độ biến đổi thiên tai và BĐKH đình huyện Hoà Vang (0,167) và trình độ học vấn (0,370). Hộ gia đình Kết quả trung bình của từng chỉ số đánh giá ở xã Hòa Ninh và Hòa Khương có chỉ số KNTƯ KNTƯ với BĐKH được thể hiện trên Hình 3. cao trong hợp phần này, do có tỉ lệ nữ và người
  9. 148 N.T. Hảo và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 140-152 phụ thuộc nhỏ hơn các xã còn lại, đồng thời nhận gia đình trong xã cao, kéo theo đó là có điều thức về thích ứng BĐKH thông qua việc chuẩn kiện sử dụng các vật dụng có tính lâu bền. bị các vật dụng thích ứng cao hơn các xã khác. Ngược lại, các xã Hòa Bắc và Hòa Liên có KNTƯ thấp do thu nhập thấp, nhà ở kiên cố chiếm tỉ lệ nhỏ. Hợp phần sinh kế: Vai trò của sinh kế với KNTƯ thiên tai và BĐKH có giá trị cao (0,811), chỉ số mức độ đa dạng sinh kế đạt giá trị 0,434. Các hộ gia đình xã Hòa Phước có KNTƯ cao nhất bởi sự đa dạng sinh kế và vai trò của sinh kế trong việc tạo thu nhập, nâng cao đời sống người dân, có khả năng phòng Hình 2. Mức độ ổn định an ninh trật tự khu vực sinh chống thiên tai và thích ứng BĐKH cao. sống theo phản ánh của người dân. Hợp phần khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội: Các chỉ số KNTƯ về mức độ đáp ứng nhu cầu nguồn nước, mức độ hài lòng về chất lượng nguồn nước, mức độ ổn định nguồn điện, mức độ thuận lợi khi đến trường đạt giá trị cao (lần lượt là 0,838; 0,785; 0,775 và 0,615). Thêm vào đó, cơ sở và dịch vụ khám chữa bệnh tốt đã làm tăng cao chỉ số khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của các hộ gia đình xã Hòa Phước, Hòa Tiến và Hòa Châu. Hợp phần xã hội: Chỉ số KNTƯ trung bình là 0,492. Chỉ số thích ứng về tần xuất trao đổi thông tin kinh nghiệm phòng chống thiên tai, thích ứng BĐKH đạt giá trị cao (0,652), ngược lại, chỉ số thích ứng tham gia các tổ chức xã hội của các hộ gia đình lại thấp (0,384). Xã Hòa Hình 3. Chỉ số khả năng thích ứng với BĐKH theo Bắc và Hòa Khương có KNTƯ cao do có tỉ lệ từng chỉ tiêu đánh giá. tham gia bảo hiểm và tần suất chia sẻ thông tin về phòng chống thiên tai và thích ứng BĐKH cao. Hợp phần kinh tế: Chỉ số KNTƯ trung bình Hợp phần quản trị đô thị: Chỉ số mức độ ổn là 0,502; trong đó: số người có việc làm thấp định an ninh trật tự và mức độ hài lòng về sự (0,438), mức thu nhập theo điều tra mức sống chăm lo, hỗ trợ của chính quyền cao (0,670). dân cư và số lượng đồ dùng lâu bền có giá trị Các hộ gia đình khu vực xã Hòa Khương, Hòa thích ứng trung bình (0,558 và 0,551). Các hộ Phong và Hòa Phú có KNTƯ thấp trong hợp gia đình xã Hòa Châu, Hòa Nhơn, Hòa Phước phần này do sự tương tác giữa chính quyền và có KNTƯ cao do thu nhập bình quân của các hộ người dân không cao.
  10. N.T. Hảo và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 140-152 149 Hình 4. Sơ đồ phân vùng KNTƯ với BĐKH cấp xã theo hộ gia đình ở huyện Hòa Vang, Tp. Đà Nẵng. 5.3. Kiến nghị - Tạo điều kiện để người dân tham gia các đoàn thể xã hội, trợ giúp trong điều kiện thiên Dựa trên những đặc điểm kinh tế - xã hội tai; phát triển các quỹ cộng đồng trợ giúp và nhận thức của hộ gia đình về BĐKH, và người dân khắc phục BĐKH và thiên tai; đẩy những đánh giá về KNTƯ của hộ gia đình đối mạnh công tác hỗ trợ người dân tham gia các với BĐKH, các nhà quản lý, hoạch định chính loại bảo hiểm để nâng cao sức khỏe và ứng sách nên đưa ra các biện pháp mang tính bền phó với BĐKH và thiên tai. vững và thích ứng dài hạn để nâng cao khả - Hoàn thiện và củng cố cơ sở hạ tầng, năng thích ứng với biến đổi khí hậu: trang thiết bị phòng chống thiên tai: xây dựng - Định hướng phát triển đa dạng hóa và đê, kè sông; hệ thống thoát nước; các hồ chứa phát triển bền vững sinh kế nhằm nâng cao thu nước; và các nhà và công trình tránh bão, lũ. nhập cho người dân. Nâng cao KNTƯ các - Duy trì ổn định an ninh trật tự khu vực. ngành nông - lâm - ngư nghiệp, phát triển Xây dựng và thực hiện các chính sách, cơ chế nông - lâm nghiệp thích ứng với BĐKH dựa để thúc đẩy sáng tạo, sáng kiến từ cộng đồng vào công nghệ cao. về các giải pháp thích ứng với BĐKH. - Nâng cao nhận thức, kỹ năng về BĐKH và thích ứng BĐKH; phát triển con người toàn 6. Kết luận diện, có khả năng nhận thức về BĐKH, có sức khoẻ và có khả năng hành động để thực hiện Bài báo đã xây dựng được bộ chỉ số đánh các hoạt động thích ứng với BĐKH. giá KNTƯ với BĐKH cấp hộ gia đình và áp dụng bộ chỉ số để đánh giá KNTƯ với BĐKH
  11. 150 N.T. Hảo và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 140-152 cho các hộ gia đình ở huyện Hoà Vang. Kết biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và quả đánh giá cho thấy mức độ nhận thức về các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu: Hà Nội, Nhà xuất bản biến đổi khí hậu, kỹ năng và kinh nghiệm ứng Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, p. phó với BĐKH của các hộ gia đình ở huyện 29-61, 2015. Hòa Vang còn khá thấp. Khả năng tiếp cận các [7] IPCC, Fourth Assessment Report: Climate Change dịch vụ xã hội, sinh kế và quản trị đô thị là yếu (AR4). Intergovernmental Panel on Climate Change. 104 p. Geneva, Switzeland, 2007. tố chính quyết định KNTƯ với BĐKH ở cấp [8] Kaly U.L., Pratt C and Mitchell J., The hộ gia đình huyện Hoà Vang. Chỉ số KNTƯ Environmental Vulnerability Index (EVI) 2004. với BĐKH cao nhất ở xã Hòa Khương, thấp SOPAC Technical Report, 2004. nhất ở xã Hòa Bắc. Kết quả nghiên cứu này [9] Cục bảo tồn đa dạng sinh học, Ứng dụng hệ cung cấp những cơ sở khoa học cho các nhà thống tin địa lý trong đánh giá mức độ tổn thương của các hệ sinh thái do BĐKH ở Việt quản lý, hoạch định chính sách xây dựng các Nam, 2013. giải pháp ứng phó với BĐKH. Bộ chỉ số [10] Ngô Thọ Hùng, Đánh giá tác động của biến đổi KNTƯ, các quy trình và phương pháp đánh giá khí hậu đối với ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, sử dụng trong bài báo có thể được mở rộng áp Hội thảo lượng giá tác động của biến đổi khí hậu đối với kinh tế biển và ngành thủy sản, 2012. dụng cho các khu vực khác của Việt Nam. [11] Brooks N., and Adger, W.N., Assessing and enhancing adaptive capacity. In B. Lim and E. Spanger-Siegfried (Eds.) Adaptation Policy Lời cảm ơn Frameworks for Climate Change: Developing Strategies, Policies and Measures. UNDP-GEF, Cambridge University Press, 2005. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học [12] Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi Quốc gia Hà Nội trong đề tài mã số QG.16.18. trường, Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng, 2011. Tài liệu tham khảo [13] Brooks, N., Adger W.N., and Kelly P.M., The determinants of vulnerability and adaptive [1] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình capacity at the national level and the mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. implications for adaptation, Global Hà Nội, tháng 7/2008. Environmental Change, Part A, 2005. [2] MONRE, Climate change and sea level rise [14] Eriksen, S. and Kelly, P., Developing Credible scenarios for Vietnam. Viet Nam Publishing Vulnerability Indicators for Climate Adaptation Publishing House of Natural Policy Assessment, Mitigation and Adaptation Resources, Environment and Cartography, 2012. Strategies for Global Change, 2007. [3] MONRE, Viet Nam Initial National [15] Moss, R.H., A.L. Brenkert and E.L.Malone, Communication Under the United Nations Vulnerability to Climate Change: A Quantitative Framework Convention on Climate Change, Approach, Dept. of Energy, U.S, 2001. MONRE, Ha Noi, Viet Nam, 2003. [16] Sietchiping R., Applying an index of adaptive [4] Chi cục thống kê huyện Hòa Vang, Niên giám capacity to climate change in north-western thống kê huyện Hòa Vang, 2015. Victoria, Australia, 2006. [5] ACCCRN, Báo cáo “Đánh giá tác động của [17] Brooks, N. and Adger, N., Assessing and biến đổi khí hậu và tính dễ bị tổn thương tại Enhancing Adaptive Capacity: Technical Paper Đà Nẵng”. Viện Nước, Tưới tiêu và Môi 7. New York: UNDP, 2004. Trường, 2009. ( [6] Neefjes, K., Thục, T., and Hương, T. T. T., Biến [18] Adger, N., Khan, S. and Brooks, N., Measuring đổi khí hậu: Các chiều hướng mới về rủi ro thiên and enhancing adaptive capacity. New York: tai, mức độ phơi bày trước hiểm họa, tính dễ bị UNDP, 2003. (www.undp.org/ cc/apf- tổn thương và khả năng chống chịu. Báo cáo đặc outline.htm).
  12. N.T. Hảo và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 140-152 151 [19] Adger, N., Brooks, N. and Kelly, M., New [32] UNDP, Human development report, United Indicators of Adaptive Capacity. Norwich: Nations Development Program, 2006. Tyndall Center for Climate Change [33] Nhuan M.T., Hue N.T.H., Tue N.T., Lieu T.M., Research, 2004. Assessing the Adaptive Capacity of Coastal [20] Cutter, S.L., The vulnerability of science and the Urban Households to Climate Change (Case science of vulnerability, Annals of the Study in Liên Chiểu District, Đà Nẵng City, Association of American Geographers, 2003. Vietnam), VNU J. Science, Earth Sciences 31 [21] Yohe, G., and Tol, R. S. J., Indicators for social (2015). and economic coping capacity - moving toward [34] Oxfam and UN, Ứng phó với biến đổi khí hậu ở a working definition of adaptive capacity. Global Việt Nam: Các cơ hội cải thiện bình đẳng giới. Environmental Change, 2002. Hà Nội, 2009. [22] Adger, W. N., Social vulnerability to climate [35] Lê Anh Tuấn và Trần Thị Kim Hồng, Đánh giá change and extremes in coastal Vietnam. World tổn thương và khả năng thích nghi ở hộ gia đình Development, 1999. trước thiên tai và biến đổi khí hậu trong khu vực [23] Nhuan M. T., Ngoc N. T. M., Huong N. Q., Hue thuộc quận Bình Thủy và huyện Vĩnh Thạnh, N. T. H., Tue N. T., Ngoc P.B., Assessment of Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Vietnam coastal wetland vulnerability for Đại học Cần Thơ, 22b (2012) 221. sustainable use (case study in Xuan thuy Ramsar [36] Nguyễn Văn Toàn, Trương Tấn Quân, Trần Văn site, Nam dinh province), Journal of Wetlands Quảng, Ảnh hưởng của chương trình 135 đến Ecology, 2009. sinh kế của đồng bào dân tộc ít người huyện [24] Wall E., Marzall K., Adaptive Capacity for Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Khoa học, Climate Change in Canadian Rural Đại học Huế, 72B (2012) 3. Communities, Local Environment, 2006. [37] Tran, P., Shaw, R., Chantry, G., Norton, J., GIS [25] Swanson D., Hiley J., Venema H. D., Grosshans and local knowledge in disaster management: a R., Indicators of Adaptive Capacity to Climate case study of flood risk mapping in Viet Nam. Change for Agriculture in the Prairie Region of Disasters 33 (2009) 152. Canada, 2007. [38] Tuan, T.H., Tran, P., Hawley, K., Khan, F., [26] Shen Y., Zhu Z., Li L., Qiuju Lv, Wang X., Moench, M., Quantitative cost-benefit analysis Wang Y, Analysis of Household Vulnerability for typhoon resilient housing in Danang city, and Adaptation Behaviors to Typhoon Saomai, Vietnam. Urban Climate 12 (6/2015) 85. Zhejiang Province, China, 2011. [39] Đỗ Minh Đức (chủ nhiệm đề tài), Đánh giá tổn [27] Pandeya V. P., Babel M. S., Shresthab S., thương do ngập lụt ở hạ lưu thủy điện Sông Kazamac F., A framework to assess adaptive Tranh 2 thuộc Chương trình SRV07/056 - Tăng capacity of the water resources system in cường năng lực giảm thiểu và thích ứng với địa Nepalese river basins, 2010. tai biến liên quan đến môi trường và phát triển [28] Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi năng lượng ở Việt Nam (VINOGEO), 2013. trường, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Nhà nước [40] Fazey, I., Fazey, J.A., Fischer, J., Sherren, K., “Nghiên cứu phát triển bộ chỉ số thích ứng với Warren, J., Noss, R.F., Dovers, S.R., Adaptive biến đổi khí hậu phục vụ công tác quản lý nhà capacity and learning to learn as leverage for nước về biến đổi khí hậu” BĐKH - 16, 2015. social-ecological resilience. Front. Ecol. [29] Mai Trọng Nhuận (chủ trì đề tài), Nghiên cứu và Environ, 2007. xây dựng mô hình đô thị ven biển có khả năng [41] Grothmann, T., Patt, A., Adaptive capacity and thích ứng với biến đổi khí hậu BĐKH - 32, 2015. human cognition: the process of individual [30] Nguyễn Thị Hồng Huế, Mai Trọng Nhuận, adaptation to climate change. Global Environ. Nguyễn Thị Hảo, Phạm Thị Nhung, Lê Thị Nga, Change, 2005. Đề xuất bộ chỉ tiêu khả năng thích ứng BĐKH: [42] Ngân hàng thế giới, Tăng cường khả năng thích áp dụng cho thành phố Đà Nẵng. Kỷ yếu hội ứng của đô thị (Cần Thơ, Việt Nam), 2014. thảo thực trạng đô thị hóa và tác động của biến [43] Nguyễn Thị Phượng và nnk, Các biện pháp thích đổi khí hậu đến thành phố Đà Nẵng, 2014. ứng biến đổi khí hậu của người dân trong phòng [31] Han J., Kamber M., and Pei J., Data mining - tránh thiên tai, 2012. ( Concepts and Techniques, 3rd edition, Elsevier Inc, USA., 2012.
  13. 152 N.T. Hảo và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 140-152 Assessment of Adaptive Capacity to Climate Change of Urban Household, Case Study in Hoa Vang District, Da Nang City Nguyen Thi Hao1, Nguyen Tai Tue2, Tran Dang Quy2, Nguyen Duc Hoai2, Mai Trong Nhuan2 1Center for Sea and Island Research, VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam 2Faculty of Geology, VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam Abstract: Hoa Vang district of Da Nang City was frequently impacted by natural disasters and climate change. However, none of the studies has focused on building the adaptive capacity indicators to climate change of household. This leads to the lack of scientific and practical basic to build the adaptive capacity and climate change response programs. The paper presents adaptive capacity indicator frameworks of household-level to climate change, consisting of 31 indicators of six components: human, household economy, livelihoods, society, accessibility to infrastructure and governance. Results showed that the awareness about climate change, skills and experience of climate change adaptation and disaster mitigation of households were limited. Infrastructure accessibility, livelihoods and governance were major factors that affected adaptation to climate change of households. Adaptive capacity index of wards in Hoa Vang district varied in a small range, from 0.521 (for Hoa Bac) to 0.584 (for Hoa Khuong). The adaptive capacity indicator frameworks present here, with appropriate modification, could be used to assess adaptive capacity of households to climate change from other areas of Vietnam. Keywords: Adaptive capacity; Household; Indicators; Climate change; Hoa Vang district.