Chuyên đề: Luật dân sự và tố tụng dân sự - Bùi Thị Hằng Nga
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề: Luật dân sự và tố tụng dân sự - Bùi Thị Hằng Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- chuyen_de_luat_dan_su_va_to_tung_dan_su_bui_thi_hang_nga.ppt
Nội dung text: Chuyên đề: Luật dân sự và tố tụng dân sự - Bùi Thị Hằng Nga
- Chuyên đề LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ Th.S BÙI THỊ HẰNG NGA LOGO
- PHẦN I LUẬT DÂN SỰ
- KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ Luật Dân sự là tập hợp các quy tắc quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (Điều 1 Bộ Luật dân sự năm 2005 ).
- ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự Việt Nam: Là những nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự (Đ1BLDS)
- QUAN HỆ TÀI SẢN KHÁI NIỆM Đặc điểm: Là quan hệ ✓ Quan hệ tài sản luôn gắn liền giữa người với quan hệ sản xuất và phù với người hợp với quan hệ sản xuất. thông qua ✓ Quan hệ tài sản là quan hệ một tài sản mang tính ý chí (chủ quan) của các chủ thể tham gia. ✓ Quan hệ tài sản do LDS điều chỉnh mang tính chất hàng hoá và tiền tệ. ✓ là quan hệ đền bù tương ứng
- TÌNH HUỐNG Ông Nam và bà Hoa kết hôn năm 2001, sau 8 năm chung sống vì 2 ông bà không có con nên thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cải vã. Cảm thấy cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài, tháng 4/2009 hai ông bà đã có đơn gởi TAND Q1 xin được thuận tình ly hôn. Ngày 12/5/2009 tại phiên tòa sơ thẩm TAND Q1 đã chấp nhận và ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Trên đường trở về nhà, ông Nam có mua 10 tờ vé số. Chiều có kết quả sổ số ông Nam trúng giải đặc biệt trị giá 125 triệu/ vé. Biết tin, bà Hoa đến yêu cầu ông Nam chia đôi khoản tiền ông trúng số. Ông Nam không đồng ý vì cho rằng giữa ông và bà hoa không còn quan hệ vợ chồng. Không thống nhất ý kiến, 2 bên đã khởi kiện ra tòa. Giải quyết tranh chấp trên?
- QUAN HỆ NHÂN THÂN Quyền nhân thân là Quan hệ nhân quyền dân sự gắn liền thân gắn với tài với một chủ thể, sản: là những giá trị nhân thân khi không thể chuyển được xác lập làm giao cho người khác. phát sinh các Các quan hệ nhân quyền tài sản thân do LDS điều chỉnh chia làm 2 nhóm: Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản
- PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH Là cách thức, biện pháp nhà nước sử dụng để tác động lên các QHXH- đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Bao gồm: ▪ Phương pháp thỏa thuận ▪ Phương pháp tự định đoạt
- CHỦ THỂ CỦA LUẬT DÂN SỰ 1. Cá nhân 2. Pháp nhân 3. Hộ gia đình 4. Tổ hợp tác
- CÁ NHÂN ▪ Là con người cụ thể và đang sống. Cá nhân phải có hộ tịch rõ ràng, cho phép phân biệt được với cá nhân khác. ▪ Để tham gia vào QHPL, cá nhân phải có năng lực chủ thể
- NĂNG LỰC CHỦ THỂ Bao gồm: ▪ Năng lực pháp luật ▪ Năng lực hành vi.
- Năng lực pháp luật: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự” (K1Đ16)
- ĐẶC ĐIỂM NLPL CỦA CÁ NHÂN ➢Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật. “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau” (K2Đ16). Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lý do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc ). ➢Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân.
- Năng lực hành vi “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là những khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” (Đ19)
- MỨC ĐỘ NĂNG LỰC HÀNH VI 1. Không có năng lực hành vi 2. Có năng lực hành vi một phần 3. Năng lực hành vi đầy đủ 4. Mất năng lực hành vi và hạn chế năng lực hành vi
- PHÁP NHÂN KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI NĂNG LỰC CHỦ THỂ
- HỘ GIA ĐÌNH Khái niệm: Là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân, có tài sản chung và thực hiện các hoạt động kinh tế chung
- Điều kiện Năng lực chủ thể 1. Thành viên trong hộ gia đình có Năng lực pháp luật tài sản chung. và năng lực hành 2. Thành viên hộ gia đình là những vi của hộ gia đình người trong gia đình có các phát sinh đồng quan hệ huyết thống, nuôi thời với việc hình dưỡng và hôn nhân. thành hộ gia đình 3. Số lượng thành viên trong hộ với tư cách chủ không có giới hạn tối đa, nhưng tối thiểu là hai cá nhân trở lên. thể
- TỔ HỢP TÁC KHÁI NIỆM: Là tập hợp những người có cùng một nghề nghiệp trong các lĩnh vực dịch vụ và thủ công nghiệp và quan hệ bè bạn, thầy trò, cùng góp tài sản để thực hiện chung các hoạt động nghề nghiệp. Điều kiện Năng lực chủ thể ▪ ít nhất ba cá nhân trở lên Tổ hợp tác có năng dựa trên cơ sở hợp đồng lực pháp luật, năng có chứng thực của UBND lực hành vi phù hợp xã, phường, thị trấn. với mục đích tồn tại ▪ -Tổ viên là người từ 18 của mình. tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự.
- QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ DÂN SỰ QUYỀN NGHĨA VỤ Pháp luật dân sự Các chủ thể có Việt Nam thừa nhận nghĩa vụ thực hiện cho các chủ thể hai hoặc kiềm chế loại quyền dân sự: quyền có tính chất không được thực tài sản và quyền hiện một số công không có tính chất việc nhất định tài sản (còn gọi là quyền nhân thân).
- CHẾ ĐỊNH VỀ TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU
- TÀI SẢN 1 KHÁI NIỆM 2 PHÂN LOẠI 3 QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN 4 XÁC LẬP VÀ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN
- KHÁI NIỆM Tài sản: Vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
- PHÂN LOẠI 1. VẬT 2. TIỀN 3. GIẤY TỜ TRỊ GIÁ 4. QUYỀN TÀI SẢN ĐƯỢC BẰNG TIỀN
- QUYỀN SỞ HỮU 1. QUYỀN CHIẾM HỮU ➢Theo nghĩa khách quan 2. QUYỀN SỬ DỤNG ➢Theo nghĩa chủ quan 3. QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT
- XÁC LẬP VÀ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU XÁC LẬP (Đ170 BLDS) CHẤM DỨT 1.Xác lập thông qua (Đ171BLDS) giao dịch dân sự 1.Chấm dứt theo ý 2.Xác lập theo các chí của chủ sở quy định của pháp hữu. luật 2.Chấm dứt theo quy 3.Xác lập theo các định của pháp luật căn cứ riêng biệt
- TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH ▪ Ngày 15/5/2008 bà A đi chợ mua thực phẩm cho gia đình. Như thường ngày bà đến cửa hàng của bà B để mua cá về nấu canh. Sau khi chọn cá, bà A nhờ bà B làm sạch giúp mình. Khi bà B mổ bụng con cá ra thì trong đó có chứa 1 chỉ vàng 9999. bà A cho rằng con cá của mình nên chỉ vàng đó thuộc về mình, bà B không đồng ý vì cho rằng bà A chưa trả tiền cá nên con cá đó vẫn thuộc quyền sở hữu của mình. Do vậy bà mới là người được nhận chỉ vàng trong bụng con cá. ▪ Ý kiến của các anh (chị)?
- Tình huống thảo luận ▪ Vợ chồng ông A có một chiếc xe tải chuyên chở hàng thuê. ▪ Ngày 10/5/2008, lực lượng kiểm lâm phát hiện trên xe đang chở 5m3 gỗ tròn không có giấy tờ hợp pháp. ▪ Lực lượng kiểm lâm đã ra quyết định xử phạt vi phạm đồng thời ra quyết định tịch thu chiếc xe là phương tiện thực hiện hành vi vi phạm
- Tình tiết phát sinh ▪ Sau khi có quyết định tịch thu phương tiện, bà A đã có đơn khiếu nại yêu cầu lực lượng kiểm lâm trả lại phương tiện đã tịch thu vì cho rằng trong chiếc xe có một phần thuộc quyền sở hữu của bà nên phải trả cho bà. ▪ Phương án giải quyết của các anh, chị?
- CHẾ ĐỊNH HỢP ĐỒNG VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
- HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 1. Khái niệm 7. Hiệu lực của hợp 2. Đặc điểm đồng 3. Nguyên tắc giao kết 8. Thực hiện hợp đồng hợp đồng dân sự 9. Sửa đổi, bổ sung, 4. Chủ thể giao kết chấm dứt hợp đồng 5. Hình thức của hợp 10.Các biện pháp thực đồng hiện hợp đồng 6. Nội dung của hợp đồng
- KHÁI NIỆM Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
- NGUYÊN TẮC GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Nguyên tắc giao kết ➢ Tự do giao kết hợp hợp đồng là các tư đồng nhưng không tưởng mang tính chỉ được trái với pháp đạo trong qua trình luật, đạo đức xã hội. giao kết hợp đồng. ➢ Tự nguyện, bình đẳng, thiện trí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
- TÌNH HUỐNG ▪ Ngày 09/4/2009, đang ngồi uống cà phê tại quán Cao Hiệp Phát q2, anh B được chị A đến mời mua vé số. Anh B đồng ý mua 5 tờ với giá 5.000/tờ. Chị A do không coi kỹ, đã đưa cho anh B 6 tờ vé số (dư một tờ). Chiều có kết quả, cả 6 vé đều trúng giải đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/giải. Phát hiện ra mình đã đưa nhầm co anh B một tờ vé số giờ lại trúng, chị A đã tìm đòi anh B 50 triệu đồng là trị giá giải thưởng. Anh B không đồng ý vì cho rằng trường hợp này mình đã mua, nếu đúng thì chỉ thiếu chị B 5.000 là giá tiền của 1 tờ vé số. ▪ Ý kiến của các anh, chị?
- CHỦ THỂ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Sự kiện Phát sinh ▪ Ngày 01/03/2006, do có nhu cầu mua căn hộ chung cư để đầu tư bà A đã liên hệ với công ty cổ phần địa ốc Toàn Khánh (trụ sở tại quận 1, tp. HCM) để ký kết hợp đồng mua căn hộ mà công ty này đang đầu tư, xây dựng tại Q9, tp.HCM. Sau khi trao đổi, bà B đã đồng ý giao kết hợp đồng với công ty toàn khánh với nội dung như sau:
- • Công ty Toàn Khánh sẽ bán cho bà B căn hộ 70 m2 tại khu chung cư cao cấp của công ty với trị giá 2 tỷ đồng. • Bà B có nghĩa vụ thanh toán 3 đợt: ➢Đợi 1 ký hợp đồng và thanh toán 30% giá trị căn hộ. ➢Đợt 2 sau 3 tháng thanh toán 50% giá trị hợp đồng ➢Đợt 3 sẽ thanh toán 30% còn lại khi hai bên tiến hành bàn giao căn nhà.
- ⚫ Tháng 7/2007 theo cam kết trong hợp đồng bà B yêu cầu công ty tiến hành thủ tục giao nhà cho mình. Như phía công ty trả lời: “Hợp đồng được ký kết giữa bà với công ty không được thực hiện theo đúng thẩm quyền (do Trưởng phòng kinh doanh sản phẩm ký) nên hợp đồng bị vô hiệu”. Công ty không có nghĩa vụ giao nhà cho bà B mà chỉ trả lại cho bà B số tiền mà bà đã thanh toán cho công ty (tương đương 80% giá trị hợp đồng). ⚫ Không đồng ý với cách giải quyết trên, bà B đã có đợn khởi kiện công ty Toàn Khánh? ⚫ Ý kiến giải quyết của các anh, chị?
- CHỦ THỂ GIAO KẾT ▪ Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có khả năng nhận thức thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp đồng, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ có quyền giao kết hợp đồng. ▪ Pháp nhân và các chủ thể khác cũng là chủ thể của hợp đồng dân sự. Trong quan hệ hợp đồng dân sự, các chủ thể này phải thông qua những đại diện hợp pháp.
- HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG ▪ LỜI NÓI, HÀNH ĐỘNG Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể nếu pháp luật không quy ▪ VĂN BẢN định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
- NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG - Đối tượng của hợp đồng - Số lượng, chất lượng; - Giá, phương thức thanh toán; - Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; - Quyền, nghĩa vụ của các bên; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; - Phạt vi phạm hợp đồng; - Các nội dung khác (nếu có).
- HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG Hợp đồng dân sự khi giao kết tuân theo đúng những quy định của pháp luật sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng. Trái lại, nếu các bên đã vi phạm thì hợp đồng đó sẽ vô hiệu, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
- THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG Việc thực hiện hợp đồng phải đảm bảo các Nguyên tắc sau: - Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác; - Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; - Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
- BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ▪ Công ty TNHH A ký hợp đồng mua của công ty CP B 20 tấn cà phê nhân tạp chất 5% với giá 20 triệu/tấn, thời hạn giao hàng 02/3/2009. đến thời hạn gia hàng, do chưa có hàng giao cho bên A nên công ty B đã có bản đề xuất được kéo dài thời hạn giao hàng thêm 15 ngày đổi lại công ty sẽ giảm giá bán xuống 19 triệu/tấn. ▪ Ngày 17/3/2009 công ty B giao hàng đúng thỏa thuận như hợp đồng, sau đó công ty A đã chuyển trả cho công ty B 380 triệu đồng qua tài khoản. ▪ Ngày 01/4/2009, lấy lý do công ty A đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán, công ty B khởi kiện yêu cầu tòa án buộc công ty A phải bồi thường thiệt hại cho mình. ▪ Phương án giải quyết của cách anh, chị
- SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHẤM DỨT Các bên có thể thoả 1) Hợp đồng đã được hoàn thuận sửa đổi, bổ thành; sung hợp đồng 2) Theo thoả thuận của các bên; Trong trường hợp hợp 3) Cá nhân giao kết hợp đồng được lập thành đồng chết, pháp nhân văn bản, được công hoặc chủ thể khác chấm chứng, chứng thực, dứt hoạt động đăng ký hoặc cho 4) Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị phép thì việc sửa đổi đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng phải thực hiện; tuân theo hình thức 5) Hợp đồng không thể thực đó. hiện được
- CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 1. ĐẶT CỌC 4. BẢO LÃNH 5. KÝ CỰƠC 2. CẦM CỐ 6. KÝ QUỸ 3. THẾ CHẤP 7. TÍN CHẤP
- CHẾ ĐỊNH VỀ THỪA KẾ
- Tình huống Giả định Ông A và bà B kết hôn năm 1990, do cuộc sống chung có nhiều mâu thuẩn, mục đích hôn nhân không đạt được nên đầu năm 2008 ông bà có đơn xin thuận tình ly hôn. 12/4/2008, TAND triệu tập ông bà lên nhằm tiến hành thủ tục hòa giải theo quy định của pháp luật. Do hòa giải không được nên tòa đã ra quyết định hòa giải không thành hẹn ngày đưa vụ việc ra xem xét. Trên đường từ tòa án về, bà B bị một nhóm thanh niên chạy xe lạng lách gây va quẹt. Do bị ngã đập đầu xuống đường nên bà B đã chết.
- Hỏi ông A có được chia tài sản do bà B để lại? Tình huống phát sinh: Trong qua trình xem xét, điều tra vụ việc thì cơ quan điều tra phát hiện ra sự thật: nhóm thanh niên gây va quẹt dẫn đến cái chết của bà B là do ông A thuê nhằm dàn cảnh gây tai nạn. Hỏi trong trường hợp trên ông A có được quyền nhận thừa kế? Vì sao?
- Tình huống Vợ chồng anh A kết hôn năm 2006, chưa có con. Bữa nọ vợ và cha vợ anh A bị tai nạn. Vợ anh A chết trước, vài ngày sau cha vợ anh A chết theo. Họ đều không để lại di chúc. Tang lễ xong, B là em vợ đến đòi A chia gia tài. A từ chối, không chịu chia Hỏi ai đúng, ai sai??
- TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
- Tình huống thảo luận ▪ Tùng mượn xe của Sơn và rủ Tuấn đi Sài Gòn chơi. Do Tuấn có bằng lái xe A1 nên Tùng đã giao xe cho Tuấn lái. Trên đường đi, gần đến đoạn ngã ba Vũng Tàu thì có 1 em bé bất ngờ băng ngang qua đường cách đầu xe của Tùng chừng 10m. Tùng phải lách xe sang trái đường. Cùng lúc đó có xe tải do Lanh lái lưu thông chiều ngược lại, do bất ngờ không kịp thắng nên đã tông vào xe của Tùng làm Tùng và Tuấn bị thương. Chiếc xe mượn của Sơn cũng bị hỏng nặng. Qua điều tra được biết xe của Tùng và của Lanh đều chạy đúng phần đường và trong giới hạn vận tốc cho phép. Hỏi thiệt hại xảy ra ai chịu trách nhiệm bồi thường?
- KHÁI NIỆM Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại nghĩa vụ phát sinh do người (tổ chức hoặc cá nhân) xâm phạm đến tính mạng, sức khỏa, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người khác và người đó phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
- ĐIỀU KIỆN ĐỂ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 1. Có thiệt hại xảy ra 2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật 3. Người gây thiệt hại có lỗi 4. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả thiệt hại
- PHÂN LOẠI 1. Bồi thường thiệt hại do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và yêu cầu của phòng vệ chính đáng 2. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra 3. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra 4. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị hại có lỗi
- Tình huống ▪ Danh là lái xe cho Cty A. Lợi dụng giờ nghỉ trưa Danh đã lấy xe của Cty đi việc riêng và để xảy ra tai nạn. Gia đình nạn nhân yêu cầu Cty A phải BTTH. Cty A phản đối vì cho rằng Danh đã sử dụng xe trái phép nhằm mục đích tư lợi, do đó chính cá nhân người gây thiệt hại phải BTTH chứ không phải là Cty – chủ sở hữu xe. Theo qui định của PL hiện hành, hãy giải quyết tranh chấp trên và cho biết vì sao giải quyết như vậy?
- PHÂN LOẠI 5. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra 6. Bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra 7. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ 8. Các trường hợp khác
- Sự kiện ▪ Ông Tuyền nuôi một con chó Phú Quốc 2 năm tuổi rất hung dữ và thường hay cắn người. Vì thế ông thuê anh Nhân là bác sỹ thú y tới chích ngừa và bẻ răng con chó để nó không cắn người nữa. Khi anh Nhân yêu cầu ông Tuyền giữ con để anh tiêm ngừa cho nó thì bất ngờ nó chồm lên cắn vào cổ và mặt anh Nhân làm anh bị thương. Anh Nhân kiện đòi ông Tuyền bồi thường cho anh số tiền anh đã bỏ ra để điều trị vết chó cắn nhưng ông Tuyền phản đối vì cho rằng việc con chó chồm lên cắn anh Nhân là việc hoàn toàn bất ngờ, ông không mong muốn và không kiểm soát được. Hơn nữa ông nói anh Nhân là bác sỹ thú y, hơn ai hết anh phải biết con chó có thể sẽ cắn anh trong khi tiêm cho nó, lẽ ra chính anh phải có biện pháp hữu hiệu để nó không cắn mình khi tiêm phòng. Mặt khác, anh Nhân hành nghề chích chó để lấy tiền nên đó chỉ là rủi ro nghề nghiệp, vì thế đã có bảo hiểm y tế lo, việc gì ông phải bồi thường? Hãy giải quyết tranh chấp trên và cho biết tại sao lại giải quyết như vậy?
- PHẦN II: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TTDS KHÁI NIỆM ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU Luật tố tụng dân sự được CHỈNH hiểu là luật hình thức của Là các quan hệ xã Luật dân sự, gồm các hội giữa toà án, quy định về trình tự, thủ viện kiểm sát, cơ tục giải quyết các tranh quan thi hành án chấp và vụ việc dân sự và những người nhằm đảm bảo việc thực tham gia tố tụng hiện các quy định của phát sinh trong luật Luật dân sự. quá trình giải quyết các vụ việc dân sự.
- THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN
- TÌNH HUỐNG Tháng 4/2007 ông A (hộ khẩu thường trú tại Tp.HCM) ký hợp đồng với bà B (thường trú tại Dĩ An – Bình Dương) theo hợp đồng, ông A nhận chuyển nhượng từ bà B 1.000m2 đất thổ cư để xây dựng nhà trọ cho công nhân thuê. Sau khi ký hợp đồng đặt cọc, do không đủ khả năng tài chính nên ông A đã không tiếp tục thực hiện hợp đồng đã giao kết với bà B.để bảo vệ quyền lợi của mình, bà B đã có đơn khởi kiện tại TAND huyện Dĩ An, yêu cầu ông A tiếp tục thực hiện hợp đồng. Sau khi nhận đơn, TAND huyện Dĩ An đã trả lại đơn vì cho rằng vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình vì ông A không sinh sống tại Dĩ An. Quyết định của tòa án có đúng không? Tại sao?
- 1. THẨM QUYỀN THEO VỤ VIỆC Là những vụ việc dân sự mà toà án dân sự được nhà nước trao quyền xét xử, bao gồm: 1. Những tranh chấp dân 5.Những tranh chấp về sự kinh doanh thương mại 2. Những yêu cầu dân 6. Những yêu cầu về sự kinh doanh thương mại 3. Những tranh chấp về 7. Những tranh chấp về hôn nhân gia đình lao động 4. Những yêu cầu về 8 Những yêu cầu về lao HNGD động
- 2. THẨM QUYỀN THEO CẤP TÒA ÁN Toà án nhân dân huyện, Toà án nhân dân tỉnh, thành quận, thị xã, thành phố phố trực thuộc Trung ương thuộc tỉnh - Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, - Tranh chấp về dân sự, hôn thương mại, lao động quy định nhân và gia đình quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31, tại Điều 25 và Điều 27; trừ những tranh chấp quy định tại khoản 1 Điều 33; - Tranh chấp về kinh doanh, - Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và thương mại quy định tại gia đình, kinh doanh, thương các điểm a, b, c, d, đ, e, mại, lao động quy định tại các g, h và i khoản 1 Điều 29; điều 26, 28, 30 và 32, trừ những yêu cầu quy định tại - Tranh chấp về lao động khoản 2 Điều 33; quy định tại khoản 1 Điều - Tranh chấp, yêu cầu quy định tại 31 khoản 3 Điều 33.
- Thảo luận ▪ Ngày 05/4/2007 A trong lúc đang lưu thông trên đường Đinh Tiên Hoàng về phía chợ Bà Chiểu đến ngã tư Điện Biên Phủ do B đột ngột rẻ trái ngay trước đầu xe A làm A không kịp xử lý khiến B bị xe ngã đè lên người gây gãy tay. ▪ Do không thỏa thuận được nên B đã khởi kiện ra tòa yêu cầu tòa an phải buộc A bồi thường cho mình 7.500.000 gồm tiền viện phí, tiền hao tổn sức khỏe và tiền công lao động. ▪ Theo anh, chị tòa án có thẩm quyền giải quyết không?
- Tình huống phát sinh ▪ Sau khi được tòa triệu tập theo đơn khởi kiện của B, A cũng đã có yêu cầu tòa án xem xét buộc B phải bồi thường cho mình số tiền 12.500.000 với lý do B mới là người có lỗi, đồng thời bản thân mình cũng bị thương nặng phải nằm bệnh viện. ▪ Với lý do, sự việc đã được B khởi kiện, tòa án đã bác đơn yêu cầu của A. ▪ Ý kiến bình luận của các anh, chị?
- 3.THẨM QUYỀN THEO LÃNH THỔ Thẩm quyền giải quyết vụ Thẩm quyền giải án dân sự quyết việc dân sự Đối với các vụ án quy định tại các điều 25, 27, Tòa án có thẩm 29 và 31; sẽ do Toà án quyền giải quyết là nơi bị đơn cư trú, làm tòa án nơi cư trú việc, nếu bị đơn là cá của người bị yêu nhân hoặc nơi bị đơn cầu có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản
- THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ 1. Khởi kiện, khởi tố vụ án 2. Chuẩn bị xét xử 3. Phiên tòa sơ thẩm 4. Phiên tòa phúc thẩm 5. Các thủ tục đặc biệt
- 1. KHỞI KIỆN, KHỞI TỐ VỤ ÁN DS a.Thụ lý án b. Trả lại đơn c. Chuyển vụ án Là việc toà án Khi đơn khởi cho tòa khác nhận đơn kiện, yêu cầu Sau khi đã thụ lý khởi kiện của theo quy định vụ án, thấy vụ người khởi của pháp luật thì án không thuộc kiện hoặc tòa án phải trả thẩm quyền của quyết định lại đơn. toà án mình thì khởi tố của toà án phải ra VKS và vào sổ thụ lý vụ quyết định án dân sự để chuyển vụ án giải quyết.
- CHUẨN BỊ XÉT XỬ 1. Điều tra vụ án dân sự 2. Quyết định tạm đình Là việc TA,VKS tiến hành thu chỉ vụ án thập, nghiên cứu và đánh giá Khi có các căn cứ theo quy chứng cứ nhằm đưa ra quyết định của pháp luật TA phải ra định đúng đắn khi giải quyết vụ quyết định tạm đình chỉ. án. 3. Quyết định đình chỉ vụ án 4. Hòa giải Khi có các căn cứ theo quy định Trước khi đưa vụ án ra của pháp luật TA phải ra quyết xét xử tại phiên toà, toà định đình chỉ. án phải tiến hành hoà giải giữa các đơn sự
- PHIÊN TÒA SƠ THẨM ❖ Phiên toà sơ thẩm là phiên toà xem xét các tình tiết vụ án và đưa ra phán quyết cuối cùng đối với tranh chấp. ❖ Thủ tục tiến hành sẽ tuần tự qua các bước: thủ tục bắt đầu phiên toà, thủ tục xét hỏi tại phiên toà, tranh luận tại toà, nghị án, tuyên án. ❖Bản án của phiên toà sơ thẩm có hiệu lực thi hành nếu sau 15 ngày các bên không kháng cáo VKS không kháng nghị.
- PHIÊN TÒA PHÚC THẨM Là việc toà án cấp trên trực tiếp xem xét lại vụ án dân sự mà bản án, quyết định sơ thẩm của toà án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
- CÁC THỦ TỤC ĐẶC BIỆT Giám đốc thẩm Tái thẩm Là việc xét xử lại vụ án Là việc xét xử lại vụ án dân sự mà bản án, dân sự mà bản án, quyết định đã có hiệu quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà lực pháp luật của toà án bị kháng nghị do án bị kháng nghị do phát hiện có sai lầm, vi mới phát hiện được phạm pháp luật trong tình tiết quan trọng qúa trình giải quyết vụ của vụ án. án.
- CÁM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA CÁC ANH, CHỊ!