Câu hỏi Kinh tế chính trị

pdf 43 trang ngocly 2430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi Kinh tế chính trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcau_hoi_kinh_te_chinh_tri.pdf

Nội dung text: Câu hỏi Kinh tế chính trị

  1. Compiled by Quang Nhật CÂU HỎI KINH TẾ CHÍNH TRỊ - 1 -
  2. Compiled by Quang Nhật 1. Phân tích điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa và ưu thế của sản xuất hàng hóa. - Sản xuất hàng hóa: Ra đời khi công cụ lao động được cải tiến, phân công lao động tỉ mỉ hơn, làm xuất hiện những sản phẩm dư thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi hàng hóa -> lúc đó ra đời nền sản xuất hàng hóa. => Sản xuất hàng hóa là nền sản xuất trong đó người ta sản xuất ra những sản phẩm để trao đổi trên thị trường. * Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa: - Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đầy đủ 2 điều kiện: + Phân công lao động xã hội. + Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. 1. Phân công lao động xã hội: - Đó là việc của mỗi người sản xuất, mỗi ngành sản xuất chỉ chuyên môn sản xuất 1 loại sản phẩm cho nhu cầu của XH. Đó chính là sự chuyên môn hóa. - Trong lịch sử đến nay đã diễn ra 3 cuộc phân công lớn: + làm chăn nuôi tách khỏi trồng trọt + làm cho các ngành thủ công nghiệp tách khỏi ngành nông nghiệp + dẫn đến sự xuất hiện của ngành thương nghiệp. - Kết quả của sự phân công lao động là làm cho những người SX hàng hóa bị phụ thuộc lẫn nhau. Vì mỗi người chỉ chuyên SX ra 1 loại HH nhất định nhưng trong cuộc sống họ lại cần đến nhiều sản phẩm khác -> cần trao đổi -> phụ thuộc. 2. Chế độ tư hữu về tư liệu SX: - nghĩa là tư liệu SX thuộc về từng cá nhân người SX, do đó họ có quyền chi phối đối với sản phẩm làm ra. -> Như vật chế độ tư hữu đã làm cho những người SX trở thành độc lập với nhau. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, họ phải trao đổi sản phẩm được SX ra với những sản phẩm của người khác. * Chú ý: Muốn có SX HH thì phải có đầy đủ 2 điều kiện trên. Thiếu 1 trong 2 sẽ không có SX HH. Hai điều kiện trên làm cho người SX vừa bị phụ thuộc lẫn nhau, vừa độc lập lẫn nhau. Đây là mâu thuẫn -> để giải quyết -> tiến hành trao đổi hàng hóa. * Những ưu thế của SX HH. - 2 -
  3. Compiled by Quang Nhật So với nền kinh tế tự nhiện, SX HH có 4 ưu thế nổi bật sau: 1. SX HH càng phát triển sẽ làm cho phân công lao động ngày càng phát triển -> nâng cao trình độ chuyên môn hóa, hiệp tác hóa. Hình thành mối liên hệ giữa các ngành KT, các vùng KT. Từ đó góp phần vào việc xóa bỏ sự bảo thủ trì trệ, xóa bỏ tính tự cung tự cấp của nền KT và góp phần đẩy nhanh quá trình XH hóa SX. 2. SX HH buộc người SX phải tiến hành cạnh tranh trên thị trường. Bằng cách cải tiến kĩ thuật, sử dụng công nghệ mới, hợp lí hóa trong tổ chức SX để hạ thấp giá thành của hàng hóa -> hạ thấp giá bán -> tích cực cải tiến mẫu mã chủng loại -> quảng bá sản phẩm. 3. SX HH càng phát triển, qui mô càng lớn -> hiệu quả KT đối với XH càng lớn, vì thế đây là con đường tốt nhất để phát triển KT nước ta hiện nay. 4. SX HH góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung SX, mở rộng giao lưu KT ở trong nước và hội nhập với KT thế giới. 2. Hàng hóa là gì? Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa. Vì sao hàng hóa có hai thuộc tính đó? Phân tích mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. - Hàng hóa là 1 vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và nó được sản xuất ra để bán (trao đổi). - Hai thuộc tính của hàng hóa: + Giá trị sử dụng: thuộc tính tự nhiên + Giá trị : thuộc tính xã hội. 1. Giá trị sử dụng: của hàng hóa là những công dụng khác nhau do thuộc tính tự nhiên của vật phẩ, mang lại. Thuộc tính tự nhiên sẽ quyết định giá trị sử dụng của hàng hóa. - Đặc điểm: + Giá trị sử dụng của vật phẩm chỉ được bộc lộ ra khi người ra tiêu dùng nó. + Khoa học kĩ thuật càng phát triển, người ta sẽ tìm thấy thêm nhiều thuộc tính có ích của sản phẩm. + Giá trị sử dụng của hàng hóa rất phong phú, nó thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. + Giá trị sử dụng của hàng hóa là vĩnh viễn. Trong nền KT hàng hóa, giá trị sử dụng hàng hóa đồng thời là vật mang giá trị trao đổi. Nghĩa là nó có thể được dùng để đổi lấy 1 sản phẩm khác. - 3 -
  4. Compiled by Quang Nhật * Chú ý: - Là hàng hóa thì phải có giá trị sử dụng nhưng không phải mọi vật có giá trị sử dụng đều là hàng hóa. - Giá trị sử dụng hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn nhưng hàng hóa không phải là phạm trù vĩnh viễn. 2. Giá trị hàng hóa: là 1 sản phẩm rất trừu tượng vì nó là thuộc tính xã hội. Để hiểu được giá trị của hàng hóa, phải nghiên cứu giá trị trao đổi hàng hóa. - Giá trị trao đổi: là quan hệ tỉ lệ về lượng mà 1 giá trị sử dụng này được mang trao đổi với 1 giá trị sử dụng khác. Được biểu hiện bằng các phương trình như: 1m vải = 5 kg thóc. Tỉ lệ trao đổi này thường được trao đổi theo thời gian địa điểm nên nó mang tính ngẫu nhiên, tương đối. + Hai hàng hóa có công dụng khác nhau được trao đổi với nhau -> vậy giữ chúng phải chứa đựng 1 cái chung. Thuộc tính tự nhiên không phải là cơ sở chung của sự trao đổi này vì thuộc tính tự nhiên của hai hàng hóa khác nhau là khác nhau. -> Thuộc tính xã hội là cơ sở chung của sự trao đổi hàng hóa. Đó là mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động con người và nhờ có cơ sở chung này mà mọi hàng hóa đều được trao đổi với nhau. + Trong phương trình trao đổi trên, việc trao đổi hàng hóa thực chất là việc trao đổi lao động đã được kết tinh trong hàng hóa. Và tỉ lệ trao đổi nói lên rằng lao động kết tinh trong hai hàng hóa đó bằng nhau. - Thông qua việc nghiên cứu giá trị trao đổi hàng hóa, ta thấy được thuộc tính thứ 2 của giá trị hàng hóa. Vậy thực thể giá trị hàng hóa (chất giá trị) đó chính là lao động của người SX hàng hóa kết tinh ở trong hàng hóa và giá trị đã biểu hiện quan hệ SX giữa những người SX hàng hóa hay giá trị SX. * Sở dĩ hàng hóa có 2 thuộc tính đó là do lao động SX hàng hóa có tính 2 mặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Chính tính 2 mặt của lao động SX hàng hóa quyết định tính 2 mặt của bản chất hàng hóa. - Lao động cụ thể: là loại lao động được tiến hành dưới 1 hình thứ nhất định. Nó có mục đích, phương pháp hoạt động, có đối tượng và có kết quả riêng biệt. - Lao động trừu tượng: là lao động xã hội của người SX hàng hóa, không kể tới hình thức cụ thể của nó. Đó là sự hao phí “sức lao động” nó chung của người SX hàng hóa. * Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa: - Lao động hàng hóa mang tính 2 mặt và điều đó đã phản ánh mâu thuẫn cơ bản của SX hàng hóa đó là: mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội. + Lao động tư nhân biểu hiện ở chỗ trong nền SX HH, người SX là người tư hữu tư liệu SX. Vì thế họ có quyền quyết định SX loại hàng hóa gì, với số lượng bao nhiêu. -> Như vậy lao động cụ thể của người SX HH chính là biểu hiện của tính chất lao động tư nhân của họ. - 4 -
  5. Compiled by Quang Nhật + Lao động xã hội: nghĩa là người SX HH là 1 bộ phận trong hệ thống phân công lao động xã hội. Vì thế họ phải SX cho xã hội và xã hội cũng SX cho nhu cầu của họ. Để thỏa mãn nhu cầu của những người SX thì phảu tiến hành trao đổi, phải qui lao động cụ thể thành lao động trừu tượng. Như vậy lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội. - Mâu thuẫn cơ bản của SX HH được biểu hiện ra trong 2 trường hợp: + Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị: nghĩa là người SX ra hàng hóa thì luôn SX ra 1 giá trị sử dụng nhất định nhưng họ không cần giá trị sử dụng này, cái họ cần là giá trị. Ngược lại, về phía người mua cần giá trị sử dụng, để có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người SX. + Biểu hiện thông qua trao đổi hàng hóa: Nếu hàng hóa làm ra được tiêu thụ trên thị trường -> xã hội đã thừa nhận lao động của người SX HH -> không có mâu thuẫn. Nếu hàng hóa không bán được -> mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội bắt đầu bộc lộ ra -> Đó là sự SX thừa. Điều này xảy ra trong 2 trường hợp: _người SX làm quá nhiều hàng hóa, cung vượt cầu; _hàng hóa SX ra quá đẳt, giá quá cao vượt quá khả năng thanh toán của người tiêu dùng. 3. Lượng giá trị hàng hóa được xác định như thế nào? Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động có ảnh hưởng như thế nào đến lượng giá trị hàng hóa? - Thực thể giá trị là lao động của người SX HH kết tinh trong hàng hóa. Vì thế lượng giá trị hàng hóa là lượng lao động đã kết tinh trong hàng hóa, được đo bằng thời gian lao động như giờ lao động, ngày lao động. - Trong thực tế, để làm ra 1 hàng hóa thường tồn tại những mức hao phí lao động cá biệt khác nhau. Nhưng cái để quyết định lượng giá trị không phải là mức hao phí lao động cá biệt mà phải là thời gian lao động xã hội cần thiết. - Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa trong những điều kiện SX trung bình của xã hội với 1 trình độ thành thạo trung bình, và cường độ lao động trung bình của người SX. - Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra 1 hàng hóa có xu hướng nghiêng về thời gian lao động cá biệt của những người SX cung cấp phần lớn 1 loại hàng hóa nào đó trên thị trường và thời gian lao động cần thiết càng lớn thì lượng giá trị của hàng hóa càng lớn. * Tăng năng suất lao động -> thời gian lao động cần thiết giảm -> số lượng sản phẩm tăng -> lượng lao động trong 1 sản phẩm giảm -> giá trị hàng hóa giảm -> giá bán giảm xuống. - 5 -
  6. Compiled by Quang Nhật * Tăng cường độ lao động -> lượng giá trị trong 1 đơn vị thời gian tăng -> tổng giá tri sản phẩm tăng -> số lượng sản phẩm tăng. Nhưng giá trị của 1 đơn vị sản phẩm không thay đổi. 4. Phân tích nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ. * Nguồn gốc ra đời của tiển tệ: - Tiền tệ ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài của SX và trao đổi hàng hóa và sự phát triển của các hình thái giá trị. C.Mác đã nghiên cứu giá qua 4 hình thái giá trị: 1. Hình thái giản đơn của giá trị: 1m vải = 5 kg thóc. Xuất hiện khi bắt đầu có sự trao đổi hàng hóa. Hình thái tương đối = hình thái ngang giá. Phương trình này dung để biểu hiện giá trị của hàng hóa “vải”. Vải có giá trị vì nó là sản phẩm của lao động nhưng tự nó không thể biểu hiện giá trị mà phải thông qua 1 hàng hóa khác để biểu hiện giá trị. Hàng hóa “thóc” không nói lên giá trị của nó mà được dùng làm phương tiện để biểu hiện giá trị của vải. Giá trị sử dụng của thóc là phương tiện để nói lên giá trị của vải. Nó là hình thái ngang giá, đây chính là mầm mống của tiền sau này. 2. Hình thái giá trị mở rộng: Xuất hiện trong cuộc phân công lớn lần thứ nhất (chăn nuôi tách khỏi trồng trọt). Lúc này trao đổi hàng hóa thường xuyên hơn, tỉ lệ trao đổi hàng hóa cố định. 1m vải = 5kg thóc = 3g vàng. Trong hình thái này, hình thái ngang giá được mở rộng ra. Điều đó khẳng định giá trị của hình thái tương đối. Tuy nhiên, do trao đổi trực tiếp và có nhiều vật ngang giá cho nên đã gây trở ngại cho trao đổi. 3. Hình thái chung của giá trị: Xuất hiện khi lực lượng SX đã phát triển, có thêm nhiều hàng hóa tham gia trao đổi. Việc trao đổi trực tiếp trở nên không thích hợp và lúc đó sẽ có 1 hàng hóa được tách ra giữ vai trò là vật ngang giá chung mà mọi hàng hóa đều được đổi lấy nó trước khi đổi hàng hóa khác. {4kg thóc; 2m vải; 2 cái rìu}= 1 con cửu (vật ngang giá chung). Ở hình thái này có sự thay đổi về chất so với 2 loại trên. Bởi vì mọi hàng hóa đều biểu hiện giá trị của nó ở giá trị sử dụng của 1 hàng hóa đặc biệt giữ vai trò là vật ngang giá chung. Lúc đầu vật ngang giá chung chưa được cố định ở 1 thứ hàng hóa mà nó có thể thay đổi theo từng vùng, từng thời gian. 4. Hình thái tiền giá trị: Xuất hiện sau cuộc phân công lớn lần 2 (thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp). Lúc đó SX và trao đổi hàng hóa rất phát triển, đặt ra yêu cầu phải thống nhất vật ngang giá chung. Khi vật ngang giá chung được cố định 1 loại hàng hóa thì lúc đó tiền tệ ra đời. {4kg thóc; 2m vải; 2 cái rìu}= 3g vàng. Lúc đầu có nhiều thứ KL được dùng làm tiền: vàng, bạc, đồng, sắt nhưng về sau được cố định ở KL quí là vàng, bạc. Vì vàng, bạc là những KL thuần nhất trong tự nhiên, dễ chia nhỏ. Hơn nữa 1 lượng nhỏ của nó có thể biểu hiện được 1 giá trị lớn. * Bản chất của tiền tệ: Khi xuất hiện tiền, toàn bộ thế giới hàng hóa được phân thành 2 cực, 1 bên là các hàng hóa thông thường, 1 bên là hàng hóa giữ vai trò là tiền tệ. Bản chất của tiền tệ là 1 loại hàng hóa đặc biệt được tách ra làm 1 vật ngang giá chung cho các loại - 6 -
  7. Compiled by Quang Nhật hàng hóa khác. Nó là biểu hiện chung của giá trị, thể hiện bản chất xã hội của lao động, nó chính là quan hệ SX giữa những người SX hàng hóa. 5. Trình bày các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ. Hãy nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật đó. * 5 chức năng của tiền tệ: 1. Thước đo giá trị: là chức năng cơ bản của tiền tệ. - Tiền tệ được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa, vì thế để thực hiện chức năng này thì bản thân tiền cũng phải có giá trị tức là nó phải là sản phẩm của lao động. Trong chức năng này, không cần thiết là tiền thật mà chỉ cần tiền trong tưởng tượng. - Để là chức năng thước đo giá trị thì tiền phải có tiêu chuẩn giá cả. Đó là những đơn vị của tiền và những phần nhỏ của tiền. Để đo giá trị thì tiền phải có bản vị tức là giá trị của tiền phải được xác định của vàng, bạc. - Khi giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng vàng, bạc, tiền đó chính là giá trị hàng hóa. Giá trị là cơ sở của giá cả. Tuy nhiên giữa giá trị và giá cả có thể có sự không ăn khớp. Giá cả có thể vận động lên xuống xung quanh giá trị. Giá cả bị ảnh hưởng bởi 2 nhân tố quan trọng: _phụ thuộc vào quan hệ cung cầu, _tình trạng độc quyền của nhà SX, càng chiếm được địa vị độc quyền, nhà SX càng chủ động trong việc định giá. 2. Phương tiện lưu thông: - Tiền dùng làm môi giới trong quá trình lưu thông hàng hóa. Vận động theo công thức: H - T - H. - Trong chức năng này, tiền phải là tiền thật, không phải là tiền trong tưởng tượng. Lúc đầu trong lưu thông, người ta dùng tiền vàng nhưng dần dần người ta dùng tiền giấy. - Trong chức năng này, việc mua bán có thể dẫn đến sự tách rời không gian và thời gian, do đó có thể xảy ra khủng hoảng, sản xuất thừa. 3. Phương tiện cất giữ: - Tiền rút khỏi lưu thông, được mang cất giữ lại, khi cần mang ra mua hàng hóa. Tiền cất giữ phải là tiền có giá trị như tiền vàng, hoặc những của cải bằng vàng, ngoại tệ mạnh. So với việc cất giữ hàng hóa thì việc cất trữ tiền tệ là không có giới hạn. 4. Phương tiện thanh toán: - Tiền dùng để chi trả sau khi 1 công việc đã hoàn thành (trả lương, trả nợ ) gọi là tiền thanh toán. Trong quá trình thanh toán dẫn đến sự xuất hiện của quan hệ tín dụng (vay - 7 -
  8. Compiled by Quang Nhật mượn) giữa những người SX và điều đó làm tăng thêm sự phụ thuộc giữa những người SX. 5. Tiền tệ thế giới: - Khi trao đổi hàng hóa phát triển, vượt ra khỏi biên giới quốc gia -> xuất hiện chức năng tiền tệ thế giới. Trong chức năng này, tiền tệ phải là vàng, bạc thực sự hoặc các ngoại tệ mạnh. * Quy luật lưu thông tiền tệ: - Qui luật này xác định lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa, đây là yếu tố rất quan trọng trong phát triển kinh tế vì nếu thiếu tiền thì hàng hóa không thể lưu thông được. Nếu quá nhiều tiền sẽ gây ra lạm phát -> giá cả tăng lên 1 cách nhanh chóng. - Về mặt lí thuyết: Lượng tiền cần lưu thông = Σ giá trị hàng hóa / tốc độ vận động trung bình của tiền. - Trong thực tế: Lượng tiền cần cho lưu thông = ( Σ số giá trị hàng hóa bán - Σ số tiền bán chịu – Σ số tiền khấu trừ + Σ số tiền thanh toán ) / tốc độ vận động trung bình của tiền. * Các chức năng của tiền tệ được ra đời, phát triển luôn gắn liền với sự phát triển của SX và trao đổi hàng hóa. - Việc xuất hiện các chức năng và nhằm để giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình SX và trao đổi hàng hóa. Trong thực tế SX & kinh doanh, người ta thường sử dụng phối hợp nhiều chức năng tiền tệ với nhau. 6. Phân tích yêu cầu và tác dụng của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa. * Qui luật giá trị là qui luật kinh tế cơ bản của SX và trao đổi hàng hóa. Ở đâu có SX và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của qui luật giá trị. * Qui luật giá trị yêu cầu việc SX và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của việc hao phí lao động xã hội cần thiết (thời gian lao động xã hội cần thiết). - Trong SX chia làm 2 trường hợp: + một thứ hàng hóa: yêu cầu thể hiện ở chỗ là để cho hàng hóa bán được trên thị trường, được xã hội thừa nhận thì mức hao phí lao động cá biệt của người SX phải ngang bằng, phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. + một loại hàng hóa: yêu cầu thể hiện ở chỗ tổng giá trị hàng hóa phải ngang bằng, phù hợp với nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội (là nhu cầu đã có tiền đảm bảo để thực hiện nhu cầu đó). - 8 -
  9. Compiled by Quang Nhật - Trong trao đổi, qui luật giá trị yêu cầu phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là 2 sản phẩm thành 2 hàng hóa trao đổi với nhau thì phải ngang bằng nhau về mặt giá trị (sản phẩm của bao nhiêu giờ lao động, ngày lao động sẽ được đổi lấy sản phẩm của bấy nhiêu giờ lao động, ngày lao động). * Tác dụng của qui luật giá trị: 3 tác dụng. 1. Tự phát điều tiết việc SX và lưu thông hàng hóa thông qua sự biến động của giá cả. - SX HH dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu SX cho nên cung cầu không ăn khớp với nhau -> dẫn đến sự tách rời giữa giá trị và giá cả. + giá cả = giá trị (cung = cầu) rất hiếm khi xảy ra, nếu có chỉ là ngẫu nhiên. + giá cả > giá trị (cung người SX sẽ tìm cách mở rộng qui mô hoặc 1 số người khác chuyển sang kinh doanh ngành này. + giá cả cầu) hàng hóa làm ra tiêu thụ chậm, lỗ -> người SX tìm cách thu hẹp qui mô, 1 số người chuyển sang kinh doanh ngàng khác. - Tóm lại, do có sự tác động của giá cả của thị trường nên có sự di chuyển của tư liệu lao động và sức lao động từ ngành này sang ngành khác. - Sự điều tiết lưu thông: Do ảnh hưởng của quan hệ cung cầu làm cho giá cả biến động nhưng nó không diễn ra đồng thời trên tất cả các thị trường -> do đó làm cho hàng hóa di chuyển từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao. 2. Tự phát kích thích sự phát triển của lực lượng SX. - Do điều kiện SX khác nhau -> giá cả cá biệt hàng hóa khác nhau. Nhưng khi bán trên thị trường, hàng hóa được bán theo giá trị xã hội -> vì thế những người có mức hao phí cá biệt làm cho lực lượng SX nói chung trong xã hội phát triển. 3. Tự phát làm phân hóa những người SX nhỏ thành kẻ giàu và người nghèo, phát sinh các quan hệ TBCN. - Trong KT hàng hóa, xét về việc hao phí lao động cá biệt có thể xảy ra 3 trường hợp: + hao phí lao động cá biệt = hao phí lao động xã hội. Những người này tồn tại được trong KT hàng hóam tuy nhiên rất khó khăn vì mức trung bình xã hội hay thay đổi. + hao phí lao động cá biệt < hao phí lao động xã hội. Những người này hàng hóa bán chạy, thu nhiều lãi, trở nên giàu có. - 9 -
  10. Compiled by Quang Nhật + hao phí lao động cá biệt > hao phí lao động xã hội. Những người này hàng hóa bán chậm, lỗ nhiều, trở nên nghèo đi -> phá sản -> dần dần họ phải đi làm thuê cho người giàu -> nảy sinh quan hệ SX TBCN. I. Sự hình thành CNTB độc quyền. * Về mặt lịch sử, đến nay CNTB phát triển qua 2 giai đoạn: - tự do canh tranh: tk16- đầu tk20. Đây là thời kỳ bắt đầu hình thành và phát triển CNTB. - độc quyền của CNTB (đế quốc chủ nghĩa): từ tk20 -> nay. Lênin khẳng định: So vớ CNTB, CNĐQ xét về bản chất không thay đổi. CNĐQ không phải là 1 phương thức SX độc lập. Bởi nó vẫn dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX. Vì thế SX vẫn diễn ra trong tình trạng cạnh tranh vô tổ chức và xảy ra các cuộc khủng hoảng KT. * Đầu tk20, ở trong các nước TB lớn có diễn ra quá trình tập trung SX. Quá trinh này do các nguyên nhân sau đưa lại: - Do tự do cạnh tranh, cho nên các nhà TB có ưu thế về KT và kĩ thuật sẽ chiến thắng các nhà TB loại vừa, nhỏ, thôn tính họ và thành lập các công ty lớn. - Do cạnh tranh gay gắt dẫn đến xuất hiện xu thế thành lập các công ty cổ phần và như vậy hình thành nên các công ty, xí nghiệp lớn. - Do việc sử dụng những thành tựu mới của KHKT vào SX, đòi hỏi phải có những số vốn lớn, dẫn tới việc thành lập các công ty cổ phần. - Do sự phát triển của hệ thống tín dụng, đây là đk thuận lợi để thúc đẩy tập trung SX. * Sự tập trung SX phát triển tới 1 mức độ nhất định sẽ làm hình thành nên các tổ chức độc quyền. Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà TB để nắm phần lớn việc SX và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó để thu lợi nhuận cao. 2. Đặc điểm KT của CNTB độc quyền. Lênin đã chỉ ra 5 biểu hiện mới (đặc điểm KT của CNĐQ): a. Sự tập trung SX và các tổ chức độc quyền. b.Tư bản tài chính và bọn đầu xỏ tài chính. c. Xuất khẩu TB. d. Sự phân chia thế giới về mặt KT giữa các tập đoàn TB độc quyền. e. Sự phân chia thế giới vể mặt lãnh thổ, đất đai giữa các nước đế quốc. - 10 -
  11. Compiled by Quang Nhật a. Sự tập trung SX và các tổ chức độc quyền. - Tập trung SX: là quá trình thay thế các xí nghiệp nhỏ phân tán bằng các xí nghiệp lớn có đông công nhân và SX ra khối lượng sản phẩm lớn. Chính sự tích tụ và tập trung Tb đã dẫn đến sự tích tụ và tập trung SX. - Nguyên nhân: 3 ý + Cuối tk19, đầu tk20, nhiều thành tựu mới của KHKT được áp dụng vào SX (thay thế luyện kim lò thủ công bằng lò điện, phát hiện nhiều năng lượng mới, phương tiện GTVT mới ra đời, công nghiệp hóa chất phát triển ). Những thành tựu đó đã làm thay đổi tính chất của TLSX. Do sử dụng những TLSX mới, đòi hỏi quy mô SX phải lớn, nên lượng TB đầu tư phải lớn. Đặt ra yêu cầu phải tích tụ, tập tung SX. Hình thành các xí nghiệp lớn. + Do qui mô các xí nghiệp ngày càng lớn, các quy luật KT trong CNTB cũng tác động ngày càng mạnh mẽ đến nền SX TBCN. Càng thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung TB. + Năm 1873, xảy ra cuộc khủng hoảng KT, cũng có tác động thúc đẩy quá trình tập trung SX. - Các tổ chức tập trung SX: thành lập các công ty cổ phần, xây dựng các xí nghiệp liên hiệp (có khả năng SX hoàn chỉnh 1 hay nhiều mặt hàng). - Các hình thức tổ chức độc quyền: Cácten, Xanhđica, Tờrớt, Côngxoócxiom. - Trong CNĐQ thì sự tự do cạnh tranh được thay thế bằng sự thống trị của các tổ chức độc quyền. Đó chính là bản chất KT của CNĐQ. - Với sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền thì cạnh tranh không hề bị thủ tiêu mà trái lại càng trở nên gay gắt hơn. Vì cơ sở KT của nó vẫn dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX. - Trong CNĐQ có 3 loại cạnh tranh: giữa các tổ chức độc quyền; trong nội bộ từng tổ chức độc quyền; giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền. b.Tư bản tài chính và bọn đầu xỏ tài chính. - Vai trò của ngân hàng: + Trong thời kỳ tự do cạnh tranh, ngân hàng giữ vai trò trung gian giữ người cho vay và người đi vay. Mọi quan hệ vay mượn đều thông qua ngân hàng. + Sang giai đoạn độc quyền, khi ở trong SX diễn ra quá trình tích tụ và tập trung SX thì ở trong ngân hàng cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung để hình thành nên các ngân hàng lớn. Các ngân hàng này tiếp tục cạnh tranh với nhau để hình thành những tổ chức độc - 11 -
  12. Compiled by Quang Nhật quyền trong ngân hàng. Khi đó, vai trò của ngân hàng đã hoàn toàn thay đổi: Do nắm được 1 lượng TB tiền tệ lớn của XH, các ngân hàng có thể chi phối được mọi hoạt động KT-XH và các công ty lớn luôn bị phụ thuộc vào các ngân hàng. - TB tài chính: là loại TB được hình thành trên cơ sở của sự xâm nhập lẫn nhau giữa TB độc quyền ngân hàng với TB độc quyền công nghiệp. - Nguyên nhân: Ở thời kỳ tự do cạnh tranh, chúng hoạt động độc lập với nhau. Nhưng sang giai đoạn độc quyền, quan hệ giữa 2 loại TB này trở nên chặt chẽ hơn vì lợi ích của chúng gắn liền với nhau. Cho nên diễn ra quá trình xâm nhập. - Về phía TB ngân hàng: cử người tham gia và các tổ chức độc quyền công nghiệp để kiểm tra, theo dõi số vốn cho vay. TB công nghiệp: cũng cử người tham gia vào công việc của ngân hàng. Từ đó hình thành nên TB tài chính. - Trong quá trình phát triển xâm nhập, dẫn tới việc hình thành những nhóm nhỏ, bao gồm các chủ ngân hàng lớn và các chủ tập đoàn công nghiệp lớn. Đó chính là các đầu xỏ tài chính. - Các tập đoàn tài chính này thao túng hoàn toàn, toàn bộ đời sống KTCT của đất nước. Chúng thao túng về KT thông qua chế độ tham dự. Với 1 lượng TB nhất định, các tập đoàn TB tài chính có thể chi phối được nhiều công ty ở cấp dưới với số vốn lớn hơn nó nhiều lần. c. Xuất khẩu TB. - Trong thời kỳ tự do cạnh tranh, đặc điểm nổi bật của CNTB là xuất khẩu hàng hóa. Đó là việc xuất khẩu giá trị ra nước ngoài, là việc mang hàng hóa SX ở trong nước bán ở nước ngoài để thu lại số giá trị thặng dư được SX trong nước. Thực chất đây là 1 thủ đoạn của các nước TB dùng để bóc lột các nước chậm phát triển thông qua việc trao đổi không ngang giá. - Trong giai đoạn độc quyền, đặc điểm nổi bật đó là xuất khẩu TB. Đó là việc xuất khẩu giá trị ra nước ngoài những được tiến hành dưới hình thức đầu tư TB để chiếm đoạt giá trị thặng dư và tăng các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu TB. Đây là 1 cách thức để mở rộng quyền thống trị và bóc lột của các tổ chức độc quyền ra nước ngoài. - Tính tất yếu của xuất khẩu TB: + Đầu tk20, ở các nước TB đã tích lũy được 1 số lượng lớn TB và nếu đầu tư ở trog nước thì không mang lại tỉ suất lợi nhuận cao như ở nước ngoài. + Lúc này có 1 số nước lạc hậu về KT hiện đang thiếu TB (vốn), mặt khác ở đó tiền lương lại thấp và nguyên liệu thì rẻ. + Ở 1 số nước tương đối phát triển, họ lại có nhu cầu về vốn đầu tư để đổi mới kĩ thuật. - 12 -
  13. Compiled by Quang Nhật - Các hình thức xuất khẩu TB: + xuất khẩu TB SX: nước xuất khẩu TB đầu tư vốn để xây dựng các xí nghiệp mới hoặc mua lại các xí nghiệp đang hoạt động, làm chủ thầu xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng (FDI). + xuất khẩu TB cho vay: các nước xuất khẩu TB hoặc tự nhân cho các nước nhập khẩu TB vay (ODA). d. Sự phân chia thế giới về mặt KT giữa các tập đoàn TB độc quyền. - Thời kì tự do cạnh tranh, thì qui mô của TB cá biệt chưa lơn nên thị trường CNTB chủ yếu là thị trường trong nước. Nhưng sang giai đoạn độc quyền, thị trường các nước TB được mở rộng ra bên ngoài, hình thành thị trường quốc tế. Giữa các nước TB lớn đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để tranh giành thị trường quốc tế. Kết quả là dẫn tới việc hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế. - Tổ chức độc quyền quốc tế là liên minh giữa các tổ chức độc quyền lớn nhất của các nước để phân chia thị trường thế giới, để độc chiếm nguồn nguyên liệu, để xác định qui mô SX của từng tổ chức độc quyền, để định giá cả độc quyền. Tất cả nhằm để thu lợi nhuận độc quyền cao. e. Sự phân chia thế giới vể mặt lãnh thổ, đất đai giữa các nước đế quốc. (giáo trình) 3. Sự hoạt động của qui kuật giá trị thặng dư và qui luật giá trị trong giai đoạn độc quyền. a. Qui luật giá trị thặng dư: là qui luật KT cơ bản của TB. Ở những giai đoạn khác nhau của CNTB, qui luật này có những biểu hiện khác nhau. - Trong giai đoạn tự do cạnh tranh: biểu hiện thành qui luật lợi nhuận bình quân. Do có sự tự do cạnh tranh và tư do di chuyển TB giứa các ngành nên đã làm hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân P' rồi đến lợi nhuận bình quân P. Lúc này giá trị hàng hóa = (c+v+m) được chuyển hóa thành giá cả SX = (k+P). - Trong giai đoạn độc quyền: do có sự độc quyền trong SX và tiêu thụ sản phẩm nên các tổ chức độc quyền đã thu được lợi nhuận độc quyền = P +Psiêu ngạch (P siêu ngạch có được do độc quyền). Như vậy không có sự san bằng lợi nhuận và các tổ chức độc quyền đã khống chế được mức lợi nhuận, độc quyền trong việc thu lợi nhuận. Như vậy, quy luật độc quyền đã hoạt động trong thời kì CNĐQ. Đó chính là biểu hiện của qui luật giá trị thặng dư. * Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền: - từ lao động thặng dư của công nhân ỏ trong các xí nghiệp độc quyền và không độc quyền. - 13 -
  14. Compiled by Quang Nhật - do sự chiếm đoạt 1 phần giá trị thặng dư của các nhà TB loại vừa và nhỏ. - do chiếm đoạt lao động thặng dư của người SX nhỏ. - do chiếm đoạt từ lao động thặng dư của nhân dân các nước thuộc địa thông qua xuất khẩu TB. - do việc chạy đua vũ trang, gây chiến tranh nên vũ khí tiêu thụ mạnh. * Biện pháp thu lợi nhuận độc quyền: - Các đầu sỏ tài chính tìm cách thao túng nhà nước, thúc đẩy việc chạy đua vũ trang, gây chiến tranh, để tiêu thụ những phương tiện phục vụ chiến tranh, vũ khí, thu lợi nhuận cao. - Thi hành chính sách giá cả độc quyền. Đây là biện pháp cơ bản. Cụ thể có 2 loại giá: giá bán (bán theo giá cả độc quyền = chi phí SX + P + Psiêu ngạch, đây là mức giá cả độc quyền cao) và giá mua (mua theo giá cả độc quyền thấp, khi mua nguyên liệu). b. Sự hoạt động của qui luật giá trị. - Trong thời kì tự do cạnh tranh, hàng hóa bán theo giá cả SX = chi phí SX + P. - Trong giai đoạn độc quyền, hàng hóa bán theo giá cả độc quyền = chi phi SX + P độc quyền = chi phí SX + P + Psiêu ngạch. - Trong thực tế, giá cả độc quyền >> giá trị, nhưng điều đó không hề mâu thuẫn với qui luật giá trị. Tuy bán theo giác cả độc quyền, nhưng giá cả độc quyền không thể thóat khỏi cơ sở của nó là giá trị. Bởi một mặt, lợi nhuận độc quyền do lao động thặng dư tạo ra. Lợi nhuận độc quyền dù rất lớn thì nó vẫn có nguồn gốc từ lao động thặng dư. Mặt khác, nếu xét theo nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền thì việc có được lợi nhuận độc quyền là do sự chiếm đoạt giá trị thặng dư của người lao động trong các tổ chức độc quyền, của các nhà TB loại vừa và nhỏ, do chiếm đoạt của nhân dân các nước thuộc địa. Vì thế đây chỉ là sự phân phối lại giá trị, giá trị thặng dư trong XH. Nếu xét trong toàn bộ hệ thống KT TB thì tổng giá cả độc quyền + tổng giá cả không độc quyền = tổng giá trị. - Như vậy, qui luật giá trị vẫn hoạt động trong giai đoạn độc quyền và nó được biểu hiện thành qui luật giá cả độc quyền. II. Chủ nghĩa TB độc quyền nhà nước. 1.Bản chất và nguyên nhân hình thành CNTB độc quyền nhà nước. - Trong khoảng thời gian trước và sau CTTG 1, ở trong các nước đế quốc xuất hiện hiện tượng mới. Đó là việc các nhà nước TB bắt đầu can thiệp vào các quan hệ KT đối nội, đối ngoại. Lênin gọi đó là CNTB độc quyền. Sau CTTG 2, hiện tượng trên ngày càng phát triển. - 14 -
  15. Compiled by Quang Nhật - Bản chất CNTB độc quyền nhà nước: 3 khía cạnh. + đó là sự can thiệp trực tiếp của nhà nước các nước đế quốc vào quá trình KT nhằm bảo đảm mức lợi nhuận độc quyền cao cho các tổ chức độc quyền và để cứu nguy cho CNTB thoát khỏi các cuộc khủng hoảng KT và trước sự tấn công của các phong trào CM lúc bấy giờ. + là sự kết hợp giữa các tổ chức độc quyền với bộ máy nhà nước tư sản, tạo ra 1 tổ chức mới, trong đó các tổ chức độc quyền đại diện cho quyền lực về KT, còn nhà nước thì đại diện cho quyền lực về chính trị. + đó là sự phụ thuộc của nhà nước TB vào các tổ chức độc quyền. Bởi vì lúc này, các tổ chức độc quyền giữ vai trò là cơ sở KT trong tất cả các nước đế quốc. * Chú ý: - CNTB độc quyền nhà nước không phải là 1 giai đoạn phát triển riêng biệt sau giai đoạn độc quyền, mà đây chỉ là 1 hình thức vận động mới của quan hệ SX TBCN trong giai đoạn độc quyền. - Cụ thể: Trong giai đoạn độc quyền, lực lượng SX đã được xã hội hóa 1 cách cao độ nhưng vẫn dựa trên sở hữu tư nhân TBCN về TLSX. TLSX ngày càng tập trung vào các tổ chức độc quyền, điều đó đã làm cho mâu thuẫn cơ bản của CNTB ngày càng phát triển gay gắt và tất yếu dẫn tới phải có một hình thức mới phù hợp, nhưng phải cao hơn hình thức độc quyền tư nhân. Đó chính là hình thức TB độc quyền nhà nước. b. Nguyên nhân hình thành CNTB độc quyền nhà nước: 4 ý + Do quá trình tích tụ trong tập trung SX, quá trình này một mặt dẫn đến việc các tổ chức độc quyền sẽ nắm được những khâu then chốt của toàn bộ nền KT. Nhưng mặt khác, nó cũng nảy sinh 1 yêu cầu khách quan là cần có sự điều tiết của XH về SX. Chính điều này làm CNTB độc quyền nhà nước ra đời. + Do sự phát triển của CM KHKT diễn ra vào những năm 50 tk20, cuộc CM này đòi hỏi 1 số lượng vốn lớn để thay đổi cơ cấu SX mà từng tổ chức độc quyền tư nhân không thể đáp ứng được về vốn, vì vậy họ phải dựa vào nhà nước để tranh thủ nguồn vốn của nhà nước. Mặt khác, cuộc CM này cũng làm xuất hiện 1 số ngành SX mới, 1 số lĩnh vực dịch vụ mới mà tư nhân không muốn đầu tư, vì thế nhà nước phải trực tiếp đầu tư (cơ sở hạ tầng ) + Do sự phát triển của mâu thuẫn bên trong CNTB, trong giai đoạn độc quyền điều đó làm tăng thêm mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản. Vì thế nhà nước phải đứng ra tìm cách xoa dịu mâu thuẫn này (trợ cấp thất nghiệp ) + Do sự phát triển của các phong trào CM trên thế giới bấy giờ, mục tiêu là chống đói nghèo, đòi quyền bình đẳng. Những phong trào này đe dọa đến sự tồn tại của CNTB, nhất - 15 -
  16. Compiled by Quang Nhật là hiện nay do quá trình quốc tế hóa đời sống KT với sự bành trướng của các công ty đa quốc gia làm phát sinh nhiều cuộc xung đột. Điều đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ KTCT, nên nhà nước phải đứng ra làm công việc này. 2. Những biểu hiện của CNTB độc quyền nhà nước: 5 ý. - Đó là sự kết hợp về mặt con người giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản, biểu hiện ở việc thành lập các hội. Bao gồm người của các tổ chức độc quyền và các nhân viên trong bộ máy nhà nước. Những hội này đã tác động vào các chính sách của nhà nước theo hướng có lợi cho các tổ chức độc quyền. - Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước. Sở hữu nhà nước ở các nước TB bao gồm các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính tín dụng, GTVT Những doanh nghiệp này thường kinh doanh trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, hoặc những lĩnh vực thuộc về nghiên cứu KHKT đòi hỏi vốn lớn, lãi ít, khả năng rủi ro cao, vì thế nhà nước phải trực tiếp đầu tư. - Sự phát triển của thị trường nhà nước. Đó là việc nhà nước trực tiếp đứng ra tiêu thụ hàng hóa cho các tổ chức độc quyền dưới hình thức đặt hàng trực tiếp cho các công ty, điển hình là việc SX vũ khí và phưong tiện chiến tranh. - Sự điều chỉnh và kiểm soát của nhà nước đối với nền KT. Trong giai đoạn độc quyền, thường xuyên xảy ra các cuộc khủng hoảng KT, để chống đỡ nhà nước đã sử dụng 1 số biện pháp để can thiệp nề KT, như đưa ra các chưong trình kế họach phát triển KT, thông qua hệ thống tài chính tín dụng tiền tệ để tác động vào nền KT. - Sự can thiệp của nhà nước vào quan hệ KT đối ngoại, biểu hiện ở chỗ nhà nước trực tiếp đứng ra điều chỉnh ngoại thương, điều chỉnh các quan hệ tín dụng và tiền tệ quốc tế. Xuất hiện hình thức xuất khẩu TB nhà nước (nhà nước đứng ra xuất khẩu TB mà không phải tư nhân), những tổ chức độc quyền nhà nước quốc tế tham gia vào các tổ chức này là những nhà nước TB độc quyền. 3. Cơ chế KT của CNTB độc quyền nhà nước. - Cơ chế điều tiết KT của CNTB độc quyền nhà nước là sự dung hợp cả 3 cơ chế : thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế. - Nhà nước giữ vai trò điều tiết vĩ mô đối với các quá trình SX XH, định hướng các mục tiêu phát triển KT-XH ở từng thời kỳ thông các chính sách và công cụ có hiệu quả như hệ thống tài chính ngân hàng, tiền tệ tín dụng Các tổ chức độc quyền điều tiết SX trong phạm vi quy mô của nó bằng các kế hoạch, hợp đồng KT Các tư bản tư nhân vẫn chịu sự điều tiết trực tiếp của cạnh tranh thị trường. Các yếu tố này gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhâu, trong đó thị trường vẫn là sức mạnh cơ bản của cơ chế điều tiết nền KT TBCN. - 16 -
  17. Compiled by Quang Nhật - Như vật, cơ chế điều tiết nền KT của CNTB độc quyền nhà nước đã tạo ra cách thức phối hợp và phương tiện điều tiết hợp lý so với cơ chế tự do cạnh tranh ở giai đoạn trước. 1. CNTB ngày nay. - CNTB ngày nay là giai đoạn hiện nay của CNTB độc quyền nằm trong phương thức SX TBCN. Những đặc điểm của CNTB ngày nay được thể hiện ở những biểu hiện mới về KT của CNTB độc quyền và biểu hiện mới của CNTB độc quyền nhà nước. * Những biểu hiện mới của CNTB độc quyền. - Tập trung SX và các hình thức độc quyền mới gắn liền với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Sự thay đổi trong hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của TB tài chính. - Sự tăng lên của qui mô và sự thay đổi trong xu hướng, trong kết cấu xuất khẩu TB. - Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng tăng cùng với xu thê khu vực hóa nên KT. - Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn được tiếp tục thực hiện dưới những hình thức mói. 2. Những biểu hiện mới của CNTB độc quyền nhà nước. - được Lênin đề cập đến từ đầu tk20, qua gần 1 tk tồn tại, CNTB độc quyền nhà nước ngày nay đã phát triển mạnh mẽ, rộng khắp với 3 biểu hiện chính: + tỉ trọng của khu vực KT nhà nước trong nền KTQD được nân cao 1 cách rõ rệt. KT nhà nước ở đây bao gồm các xí nghiệp SX vật chất, hệ thống ngân hàng tài chính, hệ thống cơ sở hạ tầng, 1 số ngành dịch vụ. + KT hỗn hợp giữa nhà nước và tư nhân tăng lên 1 cách mạnh mẽ. + chi tiêu tài chính của nhà nước phục vụ cho việc điều tiết nền KT và điều tiết toàn bộ qua strinh tái SX XH ngày càng tằng lên. Trước CTTG 1 chiếm 10%GDP, sau CTTG 2 tăng lên 30%. * Nguyên nhân của sự phát triển CNTB độc quyền nhà nước: 2 ý - do sự phát triển của lực lượng SX và trình độ XH hóa ngày càng cao, đặt ra nhiều vấn đề cần tới sự có mặt của nhà nước mới giải quyết được. (ô nhiễm môi trường, thay đổi cơ cấu nền KT ) - 17 -
  18. Compiled by Quang Nhật - do sự cạnh tranh trong và ngoài nước, ở các nước đế quốc diễn ra hết sưc gay gắt, đòi hỏi nhà nước phải đứng ra giải quyết vấn đề thị trường (bằng các đơn đặt hàng của nhà nước ) * Những biểu hiện mới trong việc điều tiết KT của CNTB độc quyền nhà nước: 6 ý. - nhà nước điều tiết ở tầm vĩ mô toàn bộ nền KT, bằng các công cụ như tài chính tiền tệ, từ đó làm hình thành nên cơ chế KT hỗn hợp. Đó là nền KT chịu sự tác động của 2 yếu tố: sự tự điều tiết của cơ chế thị trường và sự điều tiết của nhà nước. Sự kết hợp đó nhằm kết hợp tính linh hoạt của KT thị trường trong đó bao gồm các công ty độc quyền tư nhân với vai trò điều tiết của nhà nước. - phương thức điều tiết của nhà nước đã trở nên linh hoạt mềm dẻo hơn, phạm vi rộng hơn. Cụ thể: + nhà nước điều tiết nền KT bằng chương trình KT, kế hoạch Kt + nhà nước điều chỉnh cơ cấu KT bằng quan hệ thị trường thông qua các hợp đồng mua bán với các công ty, qua đó hỗ trợ cho các ngành cần phát triển. + nhà nước điều tiết sự phát triển của CM KHKT bằng cách tăng chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai. + nhà nước điều tiết thị trường lao động. Do sự phát triển của CM KHKT làm tỉ lệ thất nghiệp tăng lên, để giải quyết nhà nước đảm nhiệm việc đào tạo lại lao động, hỗ trợ để phát triển các doanh nghiệp loại vừa và nhỏ. + nhà nước điều tiết thị trường tài chính tiền tệ để thông qua đó chống lạm phát, ổn định giác cả. + nhà nước điều tiết các quan hệ KT đối ngoại. 2. Đặc điểm KT của thời kì quá độ. a. Tính tất yếu khách quan. - Từ CNTB không thể chuyển ngay sang CNXH mà phải trải qua 1 thời kì lịch sử đặc biệt gọi là thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH. Sự tồn tại của thời kì này bắt nguồn từ 2 lí do: + bắt nguồn từ đặc điểm của CM vô sản. Đây là cuộc CM triệt để nhất, sâu sắc nhất, toàn diện nhất vì nó thủ tiêu chế độ tư hữu về TLSX, xác lập chế độ công hữ, xác lập quyền làm chủ của những người lao động, xóa bỏ giai cấp, xóa bỏ bóc lột, xây dựng chính quyền của nhân dân lao động và dùng chính quyền đó để xây dựng đất nước vì hạnh phúc của đông đảo nhân dân, Để đạt mục tiên trên, thì cần phải có thời gian, tức là phải trải qua thời kì quá độ. - 18 -
  19. Compiled by Quang Nhật + bắt nguồn từ sự hình thành nền KT XHCN là cơ sở KT của CM vô sản (chế độ công hữu) thì không được hình thành trong lòng XH cũ. Mà khi CM vô sản giành được thắng lợi (giành chính quyền) thì lúc đó cuộc CM XHCN mới được coi là bắt đầu. Nhiệm vụ tiếp theo là giai cấp vô sản phải dùng chính quyền vừa giành được để cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới về mọi mặt bao gồm KT,CT,VH, tư tưởng và để làm những công việc trên cần có thời gian, tức là trải qua thời kì quá độ. - Thực chất của thời kì quá độ đó là thời kì cải biến CM sâu sắc triệt để, toàn diện từ 1 XH cũ sang XH mới. Nó được bắt đầu từ khi giai cấp vô sản có chính quyền và kết thúc khi người ta xây dựng xong cơ sở vật chất kĩ thuật và nền VH tư tưởng của CNXH, xây dựng xong lực lượng SX và quan hệ SX mới. b. Đặc điểm KT của thời kì quá độ: - Theo tư tưởng của Lenin thì các nước khi bước vào thời kì quá độ đều tồn tại nền KT nhiều thầnh phần. Tương ứng với nó là 1 XH có nhiều giai cấp. Bởi vì thời kì quá độ là thời kì chuyển biến từ chế độ sở hữu tư nhân về TLSX sang sở hữu XH về TLSX. Do đó trong XH tất yếu sẽ tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Vì thế sẽ có nhiều thành phần KT khác nhau. - Các thành phần KT cơ bản trong thời kì quá độ: thành phần KT XHCN (giai cấp vô sản - công nhân), TB tư nhân (giai cấp tư sản), SX hàng hóa nhỏ (tiểu tư sản). c. Hau loại quá độ lên CNXH: - quá độ tuần tự: từ CNTB lên CNXH, phản ánh qui luật phát triển tuần tự của XH loài người: từ XH nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản, XHCN. Nước Nga trước đây đi theo con đường này. - quá độ từ các hình thái KT trước CNTB lên CNXH: trong lịch sử, có những nước phát triển bỏ qua 1 vài phương thức SX (Mĩ, Canada từ chiếm hữu nô lệ lên TB, Úc bỏ qua nô lệ, phong kiến lên thẳng TB ), phản ánh sự phát triển nhảy vọt của XH. Tư tưởng này do M-A đề xướng, được Lenin phát triển thêm bằng việc nêu thêm 2 điều kiện: phải có những nước xây dựng thành công CNXH giúp đỡ (bên ngoài), phải có sự lãnh đạo của ĐCS, phải hình thành được các tổ chức CM (bên trong). d. Nhiệm vụ KT-XH cơ bản của thời kì quá độ: - là "thực hiện XH hóa SX". Đây là cơ sở KT cần thiết để tạo ra năng suất lao động XH cao để bảo đảm cho CNXH chiến thắng triệt để và hoàn toàn CNTB và bảo đảm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của các thành viên trong XH. - biểu hiện của XH hóa SX: ở việc phân công lao động XH phát triển trình độ chuyên môn hóa lao đông cao gắn liền với việc hiệp tác và trao đổi lao động với nhau. Và việc hiệp tác và phân công lao động phải được gắn liền với kĩ thuệt và công nghệ ở trình độ cao. - 19 -
  20. Compiled by Quang Nhật - để thực hiện XH hóa nền KT và tạo dựng những cơ sở cho CNXH thì Lenin nêu 3 nhiệm vụ cụ thể: tiến hành CNH để tạo cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH, tiến hành hợp tác hóa để cải tạo vỡi những người SX nhỏ và đưa họ tiến lên SX lớn, tiến hành CM tư tưởng văn hóa. 3. Chính sách KT mới của Lenin: - Sau CMT 10, công cuộc xây dựng CNXH ở Nga bị gián đoạn bởi cuộc nội chiến diễn ra năm 1820. Để đối phó với tình hình đó, Lenin đã nêu ra chính sách "cộng sản thời chiến" với 3 điểm đặc trưng sau: + nhà nước trưng thu toàn bộ lương thực thừa của nông dân. + xóa bỏ các quan hệ SX hàng hóa, tiền tệ (cấm buôn bán ) + cung cấp các nhu yếu phẩm cho quân đội và viên chức nhà nước theo định lượng. - Nhờ chính sách này mà nhà nước đã thu được lực lượng vật chất để chiến thắng kẻ thù, nhưng khi hòa bình lập lại, thực hiện chính sách này không phù hợp, được thay thế bằng chính sách KT mới N.E.P. * Chính sách N.E.P: - thay thế việc trưng thu lương thục thừa bằng chính sách thuế lương thực, người nông dân phải nộp thuế cho nhà nước với 1 mức cố định trong nhiều năm và số còn lại được tự do trao đổi trên thị trường, khuyến khích nông dân tích cực SX. - tổ chức lại thị trường, khôi phục lại hoạt động thưong nghiệp, thiết lập quan hệ H-T giữa nhà nước và nông dân, thành thị và nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp. - sử dụng sức mạnh của nền KT nhiều thành phần và của các hình thức KT quá độ. Đó là việc khuyến khích SX hàng hóa nhỏ của nông dân, khuyến khích KT TB tư nhân sử dụng hình thức CNTB nhà nước ( sự kết hợp giữa nhà nước với các công ty Tb để SX và kinh doanh). - củng cố lại các doanh nghiệp nhà nước, phát triển các quan hệ KT với các nước phương Tây (Pháp, Đức, Ý ) * Thực chất chính sách này đã dựa trên những nguyên tắc của KT thị trường để phát triển KT. * Ý nghĩa của NEP: đã góp phần khôi phục nền KT của Nga lúc bấy giờ. Đây là sự phát triển lý thuyết về nền KT XHCN với những nội dung rất quan trọng như là việc phát triển KT nhiều thành phần, sử dụng các hình thức KT quá độ, duy trì quan hệ hàng hóa tiền tệ và vấn đề quan tâm giải quyết lợi ích cá nhân, coi đây là động lực phát triển KT. - 20 -
  21. Compiled by Quang Nhật I. Tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN. - Căn cứ vào lí luận M-L về thời kì quá độ. Từ CNTB không thể chuyển ngay sang CNXH mà phải trải qua thời kì quá độ. Đây là thời kì lịch sử mà bất kì quốc gia nào đi lên CNXH cũng phải trải qua. Bao gồm những nước phát triển và cả những nước lạc hậu. - Căn cứ vào thực tiễn Việt Nam là 1 nước tiến lên CNXH từ 1 xuất phát điểm còn rất thấp (1 nước nông nghiệp SX nhỏ). Vì thế tất yếu nước ta phải trải qua thời kì quá độ lên CNXH. Đại hội Đảng lần 7 (1991) khẳng định: "Nước ta sẽ phát triển theo định hướng XHCN và bước quá độ ở nước ta là quá độ bỏ qua 1 vài phương thức SX, trong đó cớ bỏ qua chế độ TBCN. * Bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ SX và kiến trúc thượng tầng TBCN. Nhưng phải biết tiếp thu và kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN. Đặc biệt là KHCN đã phát triển nhanh, lực lượng SX và xây dựng nền KT hiện đại. * Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta là 1 tất yếu khách quan: - Hiện nay trên thế giới cùng đang bước vào thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH. Theo sự phát triển tất yếu thì CNTB không thể tồn tại vĩnh viễn và nó nhất định phải được thay thế bằng 1 chế độ XH tiến bộ hơn. Đó chính là CNXH. - Chỉ có đi theo con đường CNXH thì chúng ta mới giữ vững được độc lập dân tộc, mới bảo đảm cho nhân dân có được cuộc sống tự do hạnh phúc. II. Những nhiệm vụ KT cơ bản của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 1. Phát triển LLSX, CNH-HĐH đất nước được coi là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH. Đây là nhiệm vụ có tính qui luật của sự quá độ lên CNXH ở những nước nông nghiệp lạc hậu mà ở đó CNTB chưa phát triển. Vì thế chỉ có hoàn thành sự nghiệp CNH-HĐH thì mới tạo được cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH, từ đó nâng cao năng suất lao động và cũng từ đó thực hiện việc cải thiển đời sống nhân dân. 2. Xây dựng quan hệ SX mới theo định hướng XHCN (4 ý): * Phải làm cho quan hệ SX phù hợp với sức SX trong các thành phần KT. Đồng thời phải cải cách môi trường thể chế để thực hiện được các mục tiêu của sự nghiệp CNH-HĐH. * Xây dựng và hoàn thiện quan hệ SX phải gắn liền với việc nâng cao hiệu lực điều tiết của nhà nước đối với nền KT (tăng cường vai trò KT của nhà nước). Thực hiện phân phối theo lao động và theo các nguyên tắc của KT thị trường, đồng thời tăng cường các phúc lợi XH. - 21 -
  22. Compiled by Quang Nhật * Phải tạo điều kiện cho thành phần KT nhà nước vươn lên vai trò chủ đạo. Mặt khác phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần KT. * Xây dựng và hoàn thiện quan hệ SX mới thì phải quan tâm tới các yếu tố của thời đại. Đặc trưng cơ bản của nó hiện nay đó là quá trình toàn cầu hóa, quá trình mở cửa và hội nhập KT quốc tế. 3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả KT đối ngoại. * Trong bối cảnh mới của TG hiện nay, nền KT nước ta hiện không thể khép kín mà phải tích cực mở rộng quan hệ KT đối ngoại: - Từng bước nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường KT của hàng Việt Nam. - Tích cực khai thác thị trường TG, tối ưu hóa cơ cấu xuất nhập khẩu. Tìm cách phát huy hết những lợi thế so sánh của nước ta. - Tích cực tham gia hợp tác với các nước trên thế giới, trong khu vực với quan hệ song phương, đa phương. - Xử lí đúng mối quan hệ giữa mở rộng KT đối ngoại với giữ vững độc lập tự chủ và bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn được bản sắc VH dân tộc. 1. Quan hệ sở hữu trong thời kì quá độ ở Việt Nam. * Sở hữu là hình thức XH lịch sử nhất định của sự chiếm hữu. Phạm trù sở hữu khi được thể chế hóa thành quyền sở hữu và đựoc thực hiện qua 1 cơ chế nhất định thì gọi là chế độ sở hữu. Quan hệ sở hữu đó chính là quan hệ giữa người và người, là quan hệ giữa các giai cấp với nhau thông qua mối quan hệ giữa vật và vật. * Quan hệ sở hữu thường được xem xét dưới 2 góc độ: - Về mặt pháp lí: đây là quan hệ giữa người với người về đối tượng sở hữu, được thừa nhận trong Hiến pháp, Pháp luật. Khẳng đinh rõ đối tượng sở hữu thuộc về ai hoặc giai cấp nào. - Về mặt KT: được biểu hiện thành thu nhập của người chủ sở hữu. Người chủ sở hữu là người được hưởng thu nhập từ nguồn tài sản được sở hữu. Vì thế vấn đề sở hữu luôn hướng tới lợi ích KT. * Các hình thức sở hữu cơ bản trong lịch sử: công hữu về TLSX (nguyên thủy, CSCN sau này), tư hữu (nô lệ, phong kiến, tư bản). 2. Các hình thức sở hữu ở Việt Nam. * Đại hội Đảng 9 xác định ở nước ta có 3 hình thức sở hữu: toàn dân, tập thể, tư nhân. - 22 -
  23. Compiled by Quang Nhật - Sở hữu toàn dân: là hình thức sở hữu chung của toàn XH. Ở nước ta hiện nay, được thực hiện thông qua nhà nước. Nhà nước là đại diện cho toàn dân để sở hữu những nguồn tài nguyên, những tài sản TLSX chủ yếu và những nguồn dự trữ quốc gia. Nhà nước là chủ sở hữu nhưng giao quyền sử dụng cho các thành phần KT, như vậy ở đây có sự tách rời giữa quyền sở hữu và sử dụng. Điều đó một mặt nhằm tạo điều kiện cho nhà nước thực hiện vai trò của mình, mặt khác là tăng tính tự chủ cho các doanh nghiệp. - Sở hữu tập thể: là sở hữu tập thể của những người lao động tự nguyện tham gia các tổ chức KT như các HTX, tập đoàn SX, các công ty cổ phần dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, quản lí dân chủ, cùng có lợi. - Sở hữu tư nhân: là sở hữu của 1 người SX nhỏ: nông dân, thợ tiểu thủ công, tiểu thương và sở hữu của các nhà TB. 1. Tính tất yếu khách quan tồn tại KT nhiều thành phần ở Việt Nam. * Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại nền KT nhiều thành phần, đây là 1 tất yếu khách quan. Vì: - LLSX của nước ta hiện nay chưa thực sự phát triển cao. Nước ta đang tồn tại nhiều trình độ phát triển khác nhau của LLSX (thủ công, nửa cơ khí, cơ khí, tự động hóa). Vì thế khi thiết lập quan hệ sở hữu thì cũng phải đa dạng, dẫn tới hình thành nên nhiều thành phần KT, điều này đáp ứng đòi hỏi của qui luật quan hệ SX phải phù hợp với tính chất, trình độ của LLSX. - Khi CM vô sản thành công thì người ta phải cải tạo nền KT dựa trên chế độ tư hữu. Ở đây, chia làm 2 loại tư hữu. + tư hữu lớn của các nhà TB. Về nguyên tắc thì nhà nước sẽ tiến hành quốc hữu hóa. Nhưng việc làm này được tiến hành dần dần từng bước qua từng giai đoạn trong thời gian dài. Vì vậy, trong thời kì quá độ tất yếu sẽ tồn tại KT tư bản tư nhân. + tư hữu nhỏ của những người SX nhỏ (nông dân, thợ thủ công, tiểu thương). Về nguyên tắc không được quốc hữu hóa mà phải cải tạo dần dần bằng con đường hợp tác hóa, làm ăn tập thể. Vì thế trong thời kì quá độ sẽ tồn tại KT tập thể mà tiêu biểu là HTX. - Trong quá trình xây dựng nên KT mới ở nước ta có thể xuất hiện hình thành 1 số thành phần KT khác như KT nhà nước, KT TB nhà nước. - Trong điều kiện quốc tế hóa đời sống KT hiện nay thì sẽ có thể xuất hiện hình thức liên kết, liên doanh trong SX. Vì thế làm xuất hiện 1 số thành phần KT mới. * Vai trò của nền KT nhiều thành phần: - thực hiện đúng qui luật (QHSX phù hợp ) từ đó làm SX phát triển, thực hiện tăng trưởng KT. - 23 -
  24. Compiled by Quang Nhật - thúc đẩy KT hàng hóa phát triển, góp phần cải thiện đời sống nhân dân và phát triển các mặt của đời sống KT-XH. - góp phần vào việc khai thác, sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các thành phần KT (vốn, lực lượng lao động, tài nguyên, KHCN, kình nghiệm quản lí) - tạo điều kiện thực hiện các hình thức KT quá độ phù hợp với bước quá độ của nước ta - nếu sử dụng tốt sẽ khắc phục được tình trạng độc quyền, tạo sự canh tranh lành mạnh, từ đó tao ra động lực thúc đẩy SX. 2. Cơ cấu thành phần KT ở nước ta: * Đại hội Đảng 9 (2001) xác định ở nước ta hiện nay đang tồn tại 6 thành phần KT: nhà nước, tập thể, TB nhà nước, cá thể & tiểu chủ, TB tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài. a. KT nhà nước: là thành phần KT tồn tại dựa trên chế độ sở hữu nhà nước đối với các TLSX chủ yếu. Bao gồm các bộ phận: các doanh nghiệp SX và kinh doanh của nhà nước (quan trọng và chủ yếu), những ngành KT thuộc sở hữu nhà nước (cơ sở hạ tầng, GTVT, bưu điện, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm ), những lực lượng vật chất thuộc sở hữu nhà nước được huy động vào SX (đất đai, tài nguyên, bộ phận dự trữ quốc gia ) - KT nhà nước được hình thành bằng 3 con đường chủ yếu: nhà nước bỏ vốn, đầu tư vốn để xây dựng mới từ đầu; nhà nước bỏ vốn liên doanh với nước ngoài; do nhà nước quốc hữu hóa các xí nghiệp TB tư nhân. * Trong thời kì quá độ, KT nhà nước cần phải giữ được vai trò chủ đạo trong nền KT. - Phải trở thành đòn bẩy để đẩy nhan tốc độ tăng trưởng KT và để giải quyết các vấn đề XH. - Phải giữ vai trò người mở đường, hướng dẫn và hỗ trợ cho các thành phần KT khác cung phát triển. - Phải trở thành lực lượng rất quan trọng để giúp nhà nước thực hiện chức năng điều tiết trong quản lú vĩ mô nền KT. - Phải tạo được nền tảng cho chế độ XH mới, đi đầu trong vấn đề tăng năng suất lao động, áp dung KHKT, phương thức quản lí tiên tiến, gương mẫu trong việc chấp hành các chính sách của nhà nước. * Phương hướng củng cố KT nhà nước. - 24 -
  25. Compiled by Quang Nhật - Hiện nay Kt nhà nước nắm phần lớn số vốn của XH, nhưng hiệu quả SX kinh doanh chưa thực sự cao, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Vì vậy cần phải có nhiều biện pháp để củng cố KT nhà nước để đưa nó về đúng vai trò chủ đạo. - Nhà nước phải tiếp tục đầu tư đồng bộ về vốn, công nghệ, về nguồn nhân lực cho những đơn vị KT hiện đang nắm những khâu then chốt và quan trọng của nền KTQD mà tác động đến những cân đối vĩ mô của nền KT (điện, thép, bưu điện, dầu khí ) - Tiếp tục trấn chỉnh, đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng giảm bớt số lượng doanh nghiệp nhà nước. - Áp dụng hình thức cho thuê, khóan kinh doanh thông qua hình thức đấu thầu đối với 1 số doanh nghiệp n. - Tiến hành tư nhân hóa đối với các doanh nghiệp nhỏ, làm ăn kém mà nhà nước không cần nắm giữ. - Chuyển đổi các tổng công ty nhà nước sang mô hình công ty mẹ, công ty con để giảm bớt sự can thiệp mang tính hành chính vào hoạt động của các công ty thành viên. - Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, biến doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần - Giải thể, xóa bỏ các xí nghiệp làm ăn thua lỗ thường xuyên. b. KT tập thể: là thành phần KT tồn tại dựa trên sở hữu tập thể đối với các TLSX, bao gồm các đơn vị KT do cá nhân những người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức để cùng kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện dân chủ, cùng có lợi. Áp dụng nguyên tắc phân phối theo lao động. Tồn tại dưới hình thức HTX (nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tín dụng). Cùng với KT nhà nước, 2 thành phần này là nền tảng của KT XHCN ở Việt Nam. * Thực trạng: trước đây trong cơ chế bao cấp, do việc đồng nhất giữa tập thể hóa & hợp tác hóa nên nhiều HTX được tổ chức trong thời kì này theo kiểu gò ép, bắt buộc, duy ý chí nên đa số các HTX làm ăn không hiệu quả. Nhưng từ khi tiến hành đổi mới và tổ chức lại các HTX theo Luật HTX mới (1997) thì nhiều HTX đã tỏ rõ được những ưu thế của KT HTX, đạt được những bước phát triển mới, tạo việc làm, thu nhập của xã viên cao, xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên số HTX yếu kém hiện nay vẫn còn nhiều, cần được củng cố. * Phương hướng củng cố: - giải quyết thỏa đáng vấn đề sở hữu đất, nhất là đất đai cho nông nghiệp, phải nhanh chóng giao quyền sở hữu lâu dài về đất đai cho các hộ gia đình để tạo tâm lý yên tâm SX kinh doanh. - 25 -
  26. Compiled by Quang Nhật - phải phát triển các hình thức đa dạng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề như xây dựng cơ bản, trong SX, cung ứng dịch vụ - triệt để tuân thủ nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, dân chủ trong việc XD, phát triển HTX, củng cố HTX để HTX phát triển lâu dài. - Nhà nước thực hiện sự giúp đỡ về mọi mặt đối với HTX về vốn, cơ sở vật chất, con người và cơ chế chính sách. c. KT TB nhà nước: là thành phần KT được hình thành bằng việc nhà nước và các nhà TB (trong, ngoài nước) cùng góp vốn kinh doanh. Tồn tại trên 2 dạng: các công ty hợp doanh, các liên doanh với nước ngoài. * Vai trò của KT TB nhà nước: - Trong thời kì quá độ, là các hình thức KT trung qian, KT quá độ để chuyển biến từ các thành phần KT phi XHCN thành KT XHCN. - thu hút lao động, tạo công ăn việc làm, tăng sản phẩm XH, là điều kiện để ta tiếp xúc với những công nghệ tiên tiến, cách thức quản lí mới. - thông qua việc kêu gọi đầu tư của nước ngoài, thì hình thức này góp phần vào việc giải quyết tình trạng thiếu vốn hiện nay ở nước ta. d. KT cá thể & tiểu chủ: là thành phần KT dựa trên sở hữu tư nhân về TLSX và lao động trực tiếp của bản thân người sở hữu. Vì thế không có hiện tượng bóc lột lao động làm thuê, thành phần này chịu sự tác động của qui luật giá trị, của thi trường và của các thành phần KT khác. - Đặc điểm: di làm chủ TLSX và sức lao động nên rất linh họat, năng động. Dễ thích nghi với thị trường vì thế hoạt động rất hiệu quả trong KT thị trường, có thể khai thác triệt để thế mạnh về vốn, về lao động, tay nghề của từng các nhân, từng gia đình, hoặc từng cộng đồng để làm ra nhiều hàng hóa cho XH. - Vai trò: Trong suốt thời kì quá độ, cùng với 1 số ngành công nghiệp nhẹ góp phần cung cấp nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời sống nhân dân. - Sự phát triển: trước ĐH 6 (1986) ở nước ta, thành phần này không được phát triển, nhưng sau ĐH 6, với chủ trương phát triển KT nhiều thành phần thì thành phần này được khôi phục. Qua các ĐH sau, thành phần này được khuyến khích phát triển dưới tên gọi là KT gia đình và hiện nay, nó có đóng góp rất nhiều cho nền KT nước ta. e. KT TB tư nhân: là thành phần KT dựa trên chế độ tư hữu TBCN về TLSX và bóc lột lao động làm thuê. Bao gồm các xí nghiệp tư nhân, xí nghiệp tư nhân do Việt Nam hợp tác với nước ngoài, công ty cổ phần tư nhân, các công ty, tổ chức dịch vụ của tư nhân - 26 -
  27. Compiled by Quang Nhật - Điểm mạnh: thành phần này có khả năng sử dụng công nghệ kĩ thuật mới, nhanh chóng đổi mới các thiết bị máy móc, có trình độ quản lí cao, có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành SX, có nhiều phương pháp linh hoạt để huy động vốn, có vai trò to lớn trong việc phát triển LLSX, làm tăng sản phẩm XH, giải quyết việc làm. - Điểm yếu: do chạy theo lợi nhuận 1 cách đơn thuần nên có nhiều xí nghiệp có những việc làm vi phạm PL Việt Nam. Trức tình hình đó, một mặt nhà nước vẫn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để cho thành phần này tồn tại và kinh doanh ở những lĩnh vực nhà nước cho phép. Mặt khác, nhà nước cần tăng cường kiểm kê kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân để ngăn chặn những hành vi tiêu cực, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp này đi theo KT TB nhà nước. f. KT có vốn đầu tư nước ngoài: bao gồm các doanh nghiệp SX kinh doanh có vốn của nước ngoài tham gia: các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (100% vốn - FDI), các liên doanh giữa VN với nước ngoài mà phía nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn hoặc nhỏ, các liên doanh giữa VN với các nước XHCN. - Thành phần này được tạo điều kiện thuận lợi, cần được hướng đầu tư vào SX hàng xuất khẩu, vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, và phải thu hút được, sử dụng công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. - Về phía nhà nước VN phải tìm cách cải thiện môi trường KT, môi trường pháp lí để thu hút mạnh mẽ đầu tư của nước ngoài. - Giữa thành phần này với thành phần KT TB nhà nước thì có những điểm tương đối giống nhau, nhưng do đặc điểm nguồn vốn cho nên nó được xếp riêng ra 1 thành phần. Nguồn vốn của thành phần này hoàn toàn tư nước ngoài đưa vào, cần tách riêng để quản lý nguồn vốn cho chặt chẽ hơn. 4. Mối quan hệ giữa các thành phần KT: - 6 thành phần KT kể trên giữa chúng có mối quan hệ vừa thống nhất những lại vừa mâu thuẫn với nhau. * Thống nhất: - cả 6 thành phần trên đều hoạt động trong cùng 1 hệ thống phân công lao động XH, sự hoạt động của mỗi thành phần đều hướng vào thực hiện mục tiêu chung, đó là thỏa mãn nhu cầu của Sx và tiêu dùng của toàn XH và nhu cầu của xuất khẩu. - đều chải chịu sự quản lí thống nhất của nhà nước XHCN Việt Nam. - đều chịu sự tác động của các qui luật KT trong nền KT thị trường ở nước ta hiện nay. * Mâu thuẫn: - 27 -
  28. Compiled by Quang Nhật - xét về lợi ích lâu dài thì có sự khác nhau và mâu thuẫn lẫn nhau giữa các thành phần. Vd: giữa KT XHCN và KT TB tư nhân. KT TBTN mục địch vì lợi nhuận, vì giá trị thặng dư, vì lợi ích cá nhân. KT XHCN mục đich vì XH, vì nhu cầu cần thỏa mãn nhu cầu của các thành viên trong XH. Tuy nhiên đây là mâu thuẫn trong nội bộ nền KT, để giải quyết mâu thuẫn này thì phải tìm cách phát triển mạnh mẽ LLSX, đẩy nhanh quá trình XH hóa SX. I. CNH-HĐH. * CNH gắn liền với HĐH là bước đi tất yếu từ SX nhỏ sang SX lớn. Đó là quá trình cải tạo toàn bộ nên KTQD dựa trên việc ứng dụng triệt để những tiến bộ của KHKT công nghệ. Vì thế CNH không chỉ liên quan và giới hạn trong phạm vi công nghiệp mà là quá trình diễn ra trong toàn bộ nền KTQD. Đây là 1 cuộc CM về LLSX để làm thay đổi 1 cách căn bản mặt kĩ thuật công nghệ SX để từ đó thực hiện tăng năng suất lao động, đẩy nhanh quá trình XH hóa SX cả về mặt KT lẫn kĩ thuật. * CNH-HĐH ở Việt Nam. - đó là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH, là quá trình biến 1 nước nông nghiệp lạc hậu thành 1 nước công nghiệp hiện đại. Trong điều kiện ngày nay, đó là việc áp dụng những thành tựu mới nhất của KHCN hiện đại vào SX. Phải biết lợi dụng ưu thế của những nước đi sau, để rút ngắn sự chênh lệch về trình độ giữa nước ta và các nước trong khu vực, và các nước trên thế giới. - Vì thế, trong tình trạng hiện nay CNH phải gắn liền với HĐH. Đại hội giữa nhiệm kì khóa 7, Đảng nêu quan niệm về CNH-HĐH ở nước ta như sau: "CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động SX kinh doanh, dịch vụ và quản lí KT từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dung 1 cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ KHCN, tạo ra năng suất lao động XH cao." * Tính tất yếu khách quan của CNH-HĐH: - đây con đường tất yếu mà các nước lạc hậu về KT phải trải qua để XD cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH. Nước ta là 1 nước nông nghiệp lạc hậu, chưa qua giai đoạn phát triển TBCN, cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH hầu như chưa có gì. Vì vậy nước ta phải xây dựng mới từ đầu thông qua quá trình CNH-HĐH. - thực trạng KT-Xh nước ta hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết. Nước ta vẫn là nước có nền SX nông nghiệp nhỏ, còn dấu vết của nền KT SX tự cung tự cấp. Tỉ trọn nông nghiệp trong GDP > 20%. - trang bị kĩ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ SX còn ở trình độ hết sức thấp kém. - 28 -
  29. Compiled by Quang Nhật - cơ cấu KT nước ta mất cân đối nghiêm trọng: giữa các ngành (CN-NN), giữa nội bộ các ngành (trồng trọt - chăn nuôi). - cơ chế cũ chưa được xóa bỏ triệt để, cơ chế mới đang trong giai đoạn hình thành thử nghiệm. - thực trạng trên dẫn đén tình hình KT nước ta năng suất thấp, sản phẩm XH chưa dồi dào, thu nhập quốc dân thấp, tịch lũy chưa đáng kể, vì vậy quá trình CNH-HĐH có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển KT nước ta. Ngay từ ĐH Đảng 3 (1960) và sau này qua nhiều kì ĐH, Đảng ta đã xác định CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta. II. Nội dung chủ yếu của CNH-HĐH: 1. Tiến hành CM KHKTCN. * Trong lịch sử, TB đã tiến hành CNH TB bắt đầu bằng cuộc CM công nghiệp xảy ra vào cuối tk18, bắt đầu ở Anh, sau lan sang các nước Tây Âu như Pháp, Đức. Nội dung chủ yếu là: - chuyển lao động từ trình độ thủ công lên trình độ nửa cơ khí, sau đó chuyển lên cơ khí hóa. - việc cơ khí hóa lúc đầu diễn ra ở 1 ngành, sau đó phát triển sang các ngành khác có liên quan. Tiến trình này bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, say lan sang công nghiệp nặng và cơ khí hóa bản thân ngành cơ khí. Khi đó cuộc CM công nghiệp chấm dứt, hoàn thành. * Ở nước ta, vấn đề căn bản của CNH-HĐH là thay thế lao động thủ công, lạc hậu bằng lao động máy móc. Trang bị máy móc, các phương tiện kĩ thuật hiện đại cho tất cả các ngành của nền KTQD. Là quá trình cơ khí hóa, tự động hóa SX. Trở thành nhân tố hàng đầu để thực hiện tăng năng suất lao động. Để cơ khí hóa thì cần phát triển mạnh những ngành công nghiệp nặng. * Mặt khác, mục tiêu của CNH-HĐH còn là việc sử dụng những kĩ thuật tiên tiến hiện đại để đạt năng suất lao động XH cao. Vì vậy cần phải tiến hành cuộc CM KHKTCN, phải tiếp thu các thành tựu do cuộc CM này mang lại. Hiện này, cuộc CM này đang trở thành LLSX trực tiếp và trở thành động lực của CNH-HĐH. * Ở nước ta, cuộc CM này đang có những bước phát triển mạnh mẽ, nhiều thành tựu mới của cuộc CM này đã được ứng dụng vào SX. Cần phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn những thành tựu mới, từng bước phát triển KT tri thức. Phải tạo dunựg được những điều kiện cần thiết cho KHCN phát triển như đào tạo đội ngũ cán bộ, đầu tư ở mức cần thiết, để ra các chính sách phù hợp. 2. Xây dựng cơ cấu KT mới. - 29 -
  30. Compiled by Quang Nhật * Cơ cấu KT là 1 hệ thống bao gồm các ngành KT, các vùng KT, các lĩnh vực KT, các thành phần KT và chúng được sắp xếp theo 1 thể thống nhất, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. - Khái niệm này chỉ dùng cho nên SX lớn hiện đại, nó phản ánh quan hệ cân đối giữa các bộ phận hợp thành và trạng thái biến đổi phân công lao động XH. - Trong cơ cấu KT thì quan hệ giữa 3 ngành CN, NN, DV là quan hệ giữ vai trò quan trọng. Bởi đây là 3 ngành KT mang lại thu nhập nhiều nhất, mà hầu như nước nào cũng có. * Trong quá trình CNH-HĐH ở nước ta thì phải tạo ra được 1 cơ cấu KT hợp lí vói 1 số đặc trưng sau: - phải phản ánh đúng yêu cầu của các qui luật khách quan, nhất là các qui luật KT. - phải phù hợp với xu thế phát triển của KHKTCN trên thế giới, phải tiếp thu được những thành tựu của cuộc CM này. - phải phù hợp với sự hợp tác của quốc tế. Trong điều kiện nước ta hiện nay thì phải tạo được khối lượng sản phẩm xuất khẩu lớn và khả năng tiếp nhận đầu tư của nước ngoài. - phải bảo đảm khai thác được triệt để những lợi thế so sánh của nước ta. * Kết thúc thời kì quá độ, ở nước ta sẽ hình thành về cơ bản 1 nền KT công nghiệp với cơ cấu CN-NN-DV và gắn với hợp tác, phân công quốc tế ngày càng sâu rộng. 3. Phân công lại lao động XH: * Từ Sx nhỏ tiến lên SX lớn thì tất yếu phải phân công lại lao động SX. Trong quá trình đó thì cần phải tuân theo những qui luật sau: - tỉ lệ lao động nông nghiệp ngày càng giảm, tỉ lệ lao động công nghiệp ngày càng tăng lên. - tỉ lệ lao động trí óc ngày càng tăng, chiếm phần lớn trong tổng số lao động XH. - tốc đọ tăng của lao động trong các ngành phi SX vật chất nhanh hơn trong các ngành SX vật chất. * Ở nước ta: việc phân công lại lao động cần phải tiến hành trên tất cả các địa bàn, phải kết hợp phân công lại lao động với việc phát triển ngành nghề, tạo việc làm tại chỗ để tránh tình trạng di dân tự do. - thiết lập quan hệ SX phù hợp theo định hướng XHCN. CNH-HĐH ở nước ta nhằm xây dựng CNXH và đảm bảo cho nền KTQD phát triển theo đúng định hướng XHCN. Một - 30 -
  31. Compiled by Quang Nhật mặt phải phát triển mạnh mẽ LLSX, mặt khác phải coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ SX XHCN và nền tảng của nó là chế độ công hữu XHCN về TLSX bởi đó chính là cơ sở KT để thực hiện quyền làm chủ của người lao động. - Việc xác lập chế độ công hữu thì phải trải qua 1 quá trình lâu dài, phát triển dần dần từ thấp đến cao. Tiêu chuẩn để xem xét quan hệ SX mới có phù hợp hau không là ở chỗ nó có tác dụng thúc đẩy SX phát triển hay không. * Nội dung cụ thể của CNH-HĐH trong những năm trước mắt: - phải đặc biệt coi trọng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. - phát triển công nghiệp. - cải tạo mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới trọng điểm hệ thống cơ sở hạ tầng. - phát triển nhanh ngành du lịch & dịch vụ. - phát triển hợp lí các vùng lãnh thổ - mở rộng nâng cao hiệu quả KT đối ngoại. III. Những điều kiện tiền đề để tiến hành CNH-HĐH (6 đk) 1. Tích lũy vốn: - Nội dung của CNH-HĐH là trang bị kĩ thuật mới và công nghệ hiện đại cho toàn bộ nền KTQD, để từ đó nâng cao năng suất lao động. Công việc này đòi hỏi cần tới 1 số lượng vốn rất lớn. Vấn đề ở đây được hiểu theo 2 nghĩa. Theo nghĩa rộng: vốn cho CNH bao gồm toàn bộ nguồn lực được huy động cho SX (tài nguyên, nhân lực, chất xám ) Theo nghĩa hẹp: đó là nguồn vốn dưới dạng giá trị. - Phương pháp giải quyết vốn: 2 nguồn chính: tích lũy trong nước và vay vốn nước ngoài. - Nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyết định đối với sự nghiệp CNH-HĐH. Vốn trong nước được tạo ra từ lao động thặng dư của XH tích lũy lại. Để tăng số vốn này, có các biện pháp cụ thể sau: + phấn đấu nâng cao năng suất lao động XH, tạo ra nhiều yếu tố vật chất cho tích lũy. + tăng số lượng lao động tham gia SX bằng cách bố tri sắp xếp lại lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất. + chính sách ưu đãi để thu hút mọi nguồn vốn rảnh rỗi nằm rải rác trong dân cư để phục vụ cho SX. - 31 -
  32. Compiled by Quang Nhật + triệt để tiết kiệm trong SX cũng như tiêu dùng. - Nguồn vốn nước ngoài: giữ vai trò quan trong, gồm các nguồn sau: có từ việc liên doanh, liên kết với TB nước ngoài để thu hút nguồn vốn FDI, vay của các tổ chức KT tài chính thế giới (ODA), nguồn vốn của Việt kiều chuyển vềm nguồn vốn của các tổ chức NGO. - Sau khi đã huy động vốn, 1 vấn đề rất quan trong là sử dụng vốn phải thực sự hiểu quả và tiết kiệm, tránh tình trạng làm thất thoát, lãng phí. 2. Phát triển mạnh mẽ việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KHKTCN vào SX và đời sống. 3. Làm tổt việc điều tra cơ bản và thăm dò các nguồn tài nguyên. 4. Phát triển giáo dục và đào tạo. 5. Mở rộng quan hệ KT đối ngoại. 6. Phải có sự lãnh đọa của Đảng, sự quản lí của nhà nước. I. Nội dung của việc chuyển dịch cơ cấu các ngành KT ở nông thôn theo hướng CNH-HĐH. - giảm dần tỷ trọng của NN, tăng dần tỷ trọng tiểu thủ CN, CN chế biến và DV. - phá thế độc canh trong NN, đa dạng hóa SX NN, hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho CN nhẹ và xuất khẩu. - việc chuyển dịch cơ cấu phải đặt trong điều kiện KT thị trường. II. Chính sách của nhà nước tác động đến nông nghiệp nông thôn. 1. Chính sách ruộng đất. 2. Chính sách đầu tư. 3. Chính sách thuế. 4. Chính sách KHCN. 5. Chính sách giá cả và sản lượng 6. Chính sách tín dụng 7. Chính sách XH. - 32 -
  33. Compiled by Quang Nhật III. Đặc trưng của nền KT thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. * Nền KT nước ta hiện nay không phải là nền KT tập trung bao cấp như trước đây, cũng không phải là KT thị trường TBCN như các nước TB, nhưng cũng chưa phải là KT thị trường XHCN. Vì hiện nay nước ta đang ở trong thời kì quá độ. Vì thế nền KT nước ta vừa có tính chất chung của nển KT thi trường: - các chủ thể KT có tính độc lập, có quyền tự chủ trong SX kinh doanh. - giá cả do thị trường quyết đinh, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ, có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực KT vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền KT. - nền KT vận động theo những quy luật vốn có của KT thị trường như quy luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh Sự tác động của các qui luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền KT. - nếu là nền KT thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thông qua pháp luật KT, kế hoạch hóa, các chính sách KT. * Nhưng đồng thời nó vừa chịu sự chi phối của các nguyên tắc XHCN. Nền KT thị trường nước ta hiện nay là nề KT thị trường định hướng XHCN, mà "thực chất của nó là nền KT hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN." 1.Mục tiếu của việc phát triển KT thị trường ở nước ta: Nhằm giải phóng sức SX, làm cho LLSX phát triển, để động viên các nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH, để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho XH, nâng cao hiệu quả KT-XH và góp phần vào việc cải thiện đời sống nhân dân. 2. Nền KT thị trường nước ta bao gồm nhiều thành phần KT, trong đó KT nhà nước giữ vai tro chủ đạo. Các thành phần đó sẽ tồn tại lâu dài, quan hệ giữa chúng vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn lẫn nhau, giữa chúng có sự cạnh tranh bình đẳng. Mỗi thành phần như vậy đều có xu hướng phát triển khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Vì thế nhà nước phải có những biện pháp để hạn chế sự phát triển tự phát, đồng thời phải định hướng để cho các thành phần phát triển theo định hướng XHCN, Để làm điều đó thì KT nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong nền KT. 3. Cơ chế vận hành nền KT: đó là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XHCN. - Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều chỉnh các cân đối của nền KT theo yêu cầu của các qui luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh, lưu thông tiền tệ. Nó là 1 guồng máy vận hành của 1 - 33 -
  34. Compiled by Quang Nhật nền KT hàng hóa phát triển. Căn cứ vào thị trường thì các doanh nghiệp sẽ quyết định việc SX cái gì, SX ntn, SX cho ai. - Đặc trưng nổi bật của cơ chế thị trường là cơ chế hình thành giá cả tự do. Nghĩa là giá cả trên thị trường được hình thành là do sự tác động giữa người mua và người bán. * Vai trò của nhà nước đối với cơ chế thị trường. - Từ tk17-19, KT các nước TBCN phát triển theo nguyên tắc cơ chế thị trường. Do quy mô SX còn nhỏ nên chưa xảy ra hiện tượng khủng hoảng KT. Lúc này, nhà nước không can thiệp vào nền KT. Nền KT hoạt động theo lí thuyết "bàn tay vô hình" (của Adam Smith). - Sang tk20, do tập trung SX đã hình thành nên các tổ chức độc quyền, đòi hỏi cầ có sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực KT. Xuất hiện lí thuyết " bàn tay hữu hình" của Kên. Theo lí thuyết này, nền KT phát triển bình thường thì nhất thiết phải có sự can thiệp của nhà nước. - Sau chiến tranh TG 2, xuất hiện 1 lí thuyết KT mới, đó là lí thuyết về nền KT hỗn hợp của Samuelson. Theo lí thuyết này, để phát triển nền KT cần phải dựa vào đầy đủ 2 yếu tố. Đó là sự tự điều tiết của cơ chế thị trường theo lí thuyết "bàn tay vô hình" và phải có sự điều tiết của chính phủ. Cần kết hợp 2 yếu tố đó vị cơ chế thị trường bên cạnh những ưu điểm, còn chứa đựng rất nhiều khuyết tật (dễ diễn ra độc quyền, làm phát sinh những căn bênh của nền KT như khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm mt ) Để khắc phục thì cần có sự điều tiết của nhà nước. * Vận dụng cơ chế này vào Việt Nam, hiện nay ở nước ta đang áp dụng cơchế thị trường có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng XHCN. * Sự khác nhau giữa cơ chế thị trường ở nước ta với các nước TB là ta: dự trên chế độ công hữu về TLSX, TB dựa trên chế độ tư hữu. Mục đích của sự hoạt động: ta: vì phúc lợi của nhân dân, TB: vì lợi nhuận của các nhà TB. Bản chất nhà nước: ta: nhà nước XHCN, thể hiện tính chất của, do, vì dân; TB: nhà nước TBCN, phục vụ quuyền lợi thiểu số của các nhà TB. 4. Trong nền KT thị trường XHCN sẽ thực hiện nhiều hình thức phân phối. Trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu. - Hiện nay, nước ta đang trong thời kì quá độ, còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu và tương ứng với nó là 6 thành phần KT. Do đó sẽ có nhiều hình thức phân phối để phù hợp với nền KT. -Trong nền KT nước ta, nguyên tắc phân phôi cơ bản chủ yếu là phân phối theo lao động. Khác với phân phối theo TB trong TBCN. Hình thức phân phối này có tác dụng khuyến khích đối vói người lao động và được kết hợp vói 1 số hình thức khác nhằm bảm đảm các phúc lợi XH và thực hiện các chính sách XH. - 34 -
  35. Compiled by Quang Nhật 5. KT thị trường định hướng XHCN là nền KT mở, hội nhập. - Trước đây, nền KT nước ta mang tính khép kín, đóng cửa, tự cung tự cấp, bế quan tỏa cảng. Hiện nay trong xu hướng quốc tế hóa nền KT thì việc hội nhập KT của nước ta là tất yếu. Hội nhập là để thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí. Để phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực. Phương hướng là đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ KT đối ngoại. Và phải có những bước đi phù hợp để hội nhập khu vưc và quốc tế. 1. Thực trạng nền KT thị trường nước ta hiện nay. * Nền KT nước ta hiện nay không phải là nền KT tập trung bao cấp như trước đây, cũng không phải là KT thị trường TBCN như các nước TB, nhưng cũng chưa phải là KT thị trường XHCN. Vì hiện nay nước ta đang ở trong thời kì quá độ. Vì thế nền KT nước ta vừa có tính chất chung của nển KT thi trường, nhưng đồng thời vừa chịu sự chi phối của các nguyên tắc XHCN. * Thực chất nền KT thị trường định hướng XHCN ở nước ta đó là nền KT hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng XHCN. Một số điểm nổi bật: - Trình độ phát triển nền KT thị trường ở nước ta còn ở giai đoạn sơ khai. - Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa đồng bộ. - Nhiều thành phần KT tham gia thị trường. - Sự hình thành thị trường trong nước gắn với mở rộng KT đối ngoại, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, trong hoàn cảnh trình độ phát triển KT kĩ thuật của nước ta thấp xa so với hầu hết các nước khác. - Quản lý nhà nước về KT-XH còn yếu. * Kết cấu hạ tầng và XH ở trình độ thấp. Lao động thủ công chiếm tỉ trọng lớn. Máy móc phương tiện công nghệ lạc hậu. Qui mô SX nhỏ bé, dẫn đến năng suất lao động chưa cao, chất lượng và hiệu quả SX còn thấp. Vì thế sức cạnh tranh của hàng Việt Nam chưa mạnh. Số lượng chủng loại hàng hóa nghèo nàn. Phân công lao động chưa phát triển. Giao lưu hàng hóa bị hạn chế. - Nguồn đội ngũ cán bộ quản lí của doanh nghiệp ở tầm vĩ mô còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì thế ở nước ta còn tồn tại tình trạng buôn lậu đầu cơ, gian lận thương mại, làm hàng giả, trốn thuế, lừa đảo, làm ăn chộp giật - Thu nhập của những người làm công ăn lương, của nông dân, người lao động còn thấo, nên sức mua không cao. Các loại thị trường trong nước còn bị hạn hẹp, chưa phát triển. 2. Giải pháp: - 35 -
  36. Compiled by Quang Nhật a. Thực hiện nhất quán chính sách KT nhiều thành phần. b. Đẩy mạnh CNH-HĐH, ứng dung nhanh tiến bộ KHCN. Trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động XH. c. Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường. d. Mở rộng và nâng cao hiệu quả KT đối ngoại. Đây là 1 tất yếu khách quan trong xu thế quốc tế hóa. e. Phải giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp lí. f. Phải xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hoàn thiện cơ chế quản lí KT mới. 1. Cơ chế thị trường. * Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều chỉnh các cân đối của nền KT hàng hóa theo yêu cầu của các qui luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh, lưu thông tiền tệ. Nó là 1 guồng máy vận hành của 1 nền KT hàng hóa phát triển. Căn cứ vào thị trường thì các doanh nghiệp sẽ quyết định việc SX cái gì, SX ntn, SX cho ai. * KT thị trường là 1 trong những phương thức tồn tại của nền KT, trong đó các quan hệ KT được biểu hiện bằng quan hệ hàng hóa tiền tệ, thông qua mua bán. Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của KT hàng hóa. Vì thế cơ chế thị trường đó là sự vận hành của nền KT thị trường dưới sự tác động của các qui luật KT. Các nhân tố của KT thị trường: giá cả, cung cầu, cạnh tranh. * Ưu điểm: - kích thích tính năng động tự chủ của doanh nghiệp, làm cho nền KT phát triển 1 cách năng động, huy động mọi nguồn lực của XH để phát triển KT. - thúc đẩy cải tiến kĩ thuật và sử dụng công nghệ mới. Vì nó có tác dụng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh. - tự xác lập cân đối cung cầu trên thị trường, tiết kiệm chi ohí trong việc điều tra tính toán xác lập cân đối. - thỏa mãn 1 cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. - có thể phân phối các nguồn lực 1 cách tối ưu. * Hạn chế: - 36 -
  37. Compiled by Quang Nhật - do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp thường hay gây ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên bừa bãi, dẫn tới khủng hoảng nguồn tài nguyên. - cơ chế thị trường dễ dẫn đến độc quyền, phá vỡ sự tự do cạnh tranh, làm mất động lực phát triển KT. - dễ làm xuất hiện những hiện tượng khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát - dễ dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo và nảy sinh nhiều vấn đề XH hóa. 2. Vai trò của KT nhà nước XHCN Việt Nam. * Tính tất yếu khách quan: - cơ chế thị trường bên cạnh những ưu điểm thì chứa đựng những khuyết tật, tiêu cực. Điều đó dẫn tới phá vớ cân đối của nền KT, dẫn tới gây lãng phí cho XH. - nhà nước Việt Nam giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức và xây dựng nền KT mới, nhất là khi nước ta quá độ lên CNXH, bỏ qua CNTB. * Mục tiêu: tạo ra sự tăng trưởng liên tục bền vững, tạo ra sự phát triển gắn với việc giải quyết các vấn đề XH, tạo sự thay đổi trong cơ cấu KT và nâng cao chất lượng của XH. * Vai trò, chức năng: - nhà nước định hướng sự phát triển của toàn bộ nền KT, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho XH, phát triển SX và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. - giữ vũng ổn định chính trị, thiết lập khuôn khổ pháp luật, xây dựng chính sách tạo môi trường cho SX và kinh doanh. - hạn chế, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường. - phân phôi hợp lí các nguồn lực để nền KT hoạt động đạt hiệu quả cao. - nhà nước phải trực tiếp đầu tư và 1 số lĩnh vực để dẫn dắt sự hoạt động của nền KT. - quản lí, bảo vệ tài sản công, kiểm kê, kiểm soát và hướng dẫn toàn bộ nền KT hoạt động theo định hướng XHCN. 1.Tài chính: - 37 -
  38. Compiled by Quang Nhật * Tài chính là phạm trù KT khách quan, là 1 mặt của quan hệ phân phôi, nó ra đời và tồn tại gắn liền với 2 điều kiện: sự tồn tại của các quan hệ H-T và sự tồn tại của nhà nước. Ở nước ta hiện nay, 2 điều kiện trên vẫn tồn tại. Vì thế còn tồn tại quan hệ tài chính. * Bản chất: - Tài chính là 1 hệ thống các quan hệ KT được biểu hiện trong việc hình thành phân phối và sử dụng các quĩ tiền tệ trong nền KTQD để đảm bảo cho quá trình tái SX mở rộng, nâng cao đời sống nhân dân và đáp ứng các nhu cầu khác nhau của QPAN, nhằm xây dựng, bảo vệ và phát triển XHCN. - Sự khác nhau giữa quan hệ H-T và quan hệ tài chính. Giống: đề dùng đến tiền. Khác: quan hệ H-T là sự chuyển đổi từ H sang T hoặc T sang H. Còn quan hệ tài chính là sự dịch chuyển của giá trị. - Trong thời kì quá độ, bản chất của tài chính còn thể hiện trong nhóm quan hệ sau: + quan hệ giữa doanh nghiệp, dân cư và các tổ chức với ngân hàng. Đây là quan hệ 2 chiều, đó là việc gửi và vay vốn. + giữa các chủ thể KT trong việc mua bán vốn, từ đó hình thành thị trường tài chính (thị trường chứng khoán). + trong nội bộ doanh nghiệp, tổ chức: đó là sự chuyển dịch của giá trị trong quá trình hoạt động của từng tổ chức (trả lương, cấp phát, phân phối vốn, phân phối thu nhập ) * Chức năng: - phân phối: để thực hiện tái SX, phải phân phối tổng sản phẩm XH cho các nhu cầu của XH. Trong điều kiện tồn tại của nhà nước và các quan hệ H-T thì việc phân phối đó được thực hiện thông qua hoạt động tài chính. Qua hoạt động này, của cải XH dưới dạng giá trị được tập trung lại, phân chia cho các nhu cầu của SX, của đời sống và các nhu cầu khác. - giám đốc: thông qua các hoạt động tài chính, người ta có thể dùng tiền làm công cụ để giám sát, đôn đốc, kiểm tra, điều chỉnh các hoạt động KT. Chức năng này dựa trên cơ sở luôn có sự thống nhất giữa sự vận động của các quĩ tìền tệ với sự hoạt động của nhà nước và các chủ thể KT. * Vai trò: - Điều tiết nền KT. Qua vai trò của giám đốc, nhà nước có thể phát hiện ra những điểm yếu của nền KTQD, từ đó can thiệp vào nền KT bằng cách thay đổi mức thuế, cấp vốn cho các dự án. - Thúc đẩy sự phát triển SX bằng việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa các doanh nghiệp. Trong nền KT nhiều thành phần, các doanh nghiệp được tự chủ về vốn, vì thế có thể - 38 -
  39. Compiled by Quang Nhật chiểm dụng vốn của nhau, gây rối loạn nền KT. Để làm lành mạnh hóa các quan hệ tài chính, nhà nước phải kịp thời đưa ra các chính sách về tài chính để giải quyết, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trên. - Góp phần vào quá trình tích tục và tập trung vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của quá trình CNH-HĐH. - Góp phần vào việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Thông qua các chính sách về tiền lương, giá cả, thuế , nhà nước có thể tác động đến thu nhập của các tầng lớp, điều hòa thu nhập, từ đó tác động đến tích lũy, tiêu dùng của toàn XH. - Góp phần củng cố liên minh công nông, tăng cường vai trò của nhà nước và tăng cường khả năng bảo vệ của nhà nước. * Phương hướng đổi mới chính sách tài chính ở Việt Nam. - hệ thống ngân hàng nhà nước phải cải tiến hệ thống thu chi ngân sách theo nguyên tắc thu đúng, đủ, không bỏ sót, chi phải tiết kiệm, hợp lí, ưu tiên cho CHN-HĐH. - tài chính doanh nghiệp: là nền tảng của nền tài chính quốc gia, vì vậy phải rất coi trọng hoạt động này trong tất cả các hoạt động KT. Cụ thể: đối với doanh nghiệp nhà nước phải đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. XD 1 lộ trình giảm thuế để hội nhập với KT khu vực và thế giới, thực hiện dự toán hóa thu ngân sách, chi đúng chức năng, nhất là đối với doanh nghiệp 100% vốn ngân sách. Đối với d/nghiệp tư nhân: từng bước hướng các hoạt động tài chính vào mục tiêu phục vụ SX và phát triển, thực hiện khẩu hiệu "dân giàu ". Đối với hộ gia đình: cần đánh giá đúng vai trò tích cực của nó và tìm cách huy động các nguồn lực tài chính này cho phát triển KT. 1. Bản chất của tín dụng. * Sự tồn tại khách quan: Trong XH luôn có số vốn nhàn rỗi, cụ thể tiền bán hàng chưa sử dụng để mua nguyên liệu, tiền khấu hao tài sản cố định trong thời kì tích lũy, lương công nhân chưa tới kì thành toán, lợi nhuận và các quĩ của doanh nghiệp chưa sử dụng, tiền nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức XH. Nhưng trong khi đó, 1 số doanh nghiệp cần vốn thanh toán để mở rộng SX, đổi mới công nghệ. Vì vậy tất yếu nảy sinh quan hệ tín dụng giữa người cho vay và người đi vay. * Bản chất của tín dụng: Tín dụng là hình thức vận động của vốn cho vay. Nó phản ánh mối quan hệ giữa chủ sở hữu và chủ sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong XH. Dựa trên nguyên tắc là phải hoàn trả cả gốc và lợi tức đúng kì hạn. * Đặc điểm: quyền sở hữu và quyền sử dụng tách rời nhau. Người cho vay là người sở hữu, người đi vay là người sử dụng. Do nền KT nước ta hiện nay là nền KT nhiều thành phần, nên tồn tại nhiều quan hệ tín dụn khác nhau với những nguồn lợi tức khác nhau. * Chức năng: - 39 -
  40. Compiled by Quang Nhật - phân phối: được thực hiện thông qua việc phân phối lại vốn. Bằng hoạt động tín dụng, người ta tìm cách thu hút tập hợp những nguồn vốn nhàn rỗi trong XH. Sau đó phân phối lại số vốn đó cho các nhu cầu của XH. Hoạt động theo cơ chế "hút đẩy". Dựa trên cơ sở tụ nguyện, người ta có thể cho vay bằng tín chấo hoặc thế chấp. Nó yêu cầu phải sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi. - giám đốc: kiểm soát sự hoạt động của vốn mà các tổ chức tín dụng đã cho vay. Kiểm tra, xem xét tư cách pháp nhân của người đi vay. Theo dõi ngành nghề mặt hàng SX kinh doanh thông qua các luận chứng KT kĩ thuật. Theo dõi khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kiểm soát việc sử dụng vốn xem là đúng hay sai mục đích. Biểu hiện của tất cả các hoạt động trên là tập trung 1 chủ tiêu là doanh nghiệp, người đi vay có hoàn trả vốn và lợi tức đúng hạn không. * Vai trò: - làm giảm bớt số tiền nhàn rỗi trong XH, làm tăng vòng quay của vốn, tiết kiệm được tiềm mặt trong lưu thông, do đó làm giảm lạm phát. - qua việc cấp vốn, góp phần làm tăng qui mô SX, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. - đó là 1 kênh dẫn vốn cho các dự án quan trong, thúc đẩy quá trinh chuyển dịch cơ cấu KT của nước ta. - thông qua cho vay phục vụ tiêu dùng, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. - thúc đẩy sự giao lưu tiền tệ giữa nước ta và các nước khác. * Ngân sách: Đây là quĩ tiền tệ của nhà nước dùng để bảo đảm cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước, điều tiết vĩ mô nền KT, giải quyết các vấn đề XH, đáp ứng và bảo đảm các nhu cầu ANQP. Hoạt động ngân sách bao gồm thu và chi. Thu: thu thuế, phí, lệ phí, các hoạt động KT của nhà nước, đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các nguồn viện trợ, tiền phạt Chi: chi cho phát triển KT-XH, QPAN, chi để nuôi bộ máu nhà nước, trả nợ, viện trợ 1. Vì sao ngân hàng chuyển từ 1 cấp lên 2 cấp. - Trong cơ chế cũ, thì ngân hàng ở nước ta là hệ thống ngân hàng 1 cấp, mang tính độc quyền, trực tiếp kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng nhà nước giữ vai trò là trung tâm tiền tệ tín dụng thanh toán, và cả kinh doanh vàng bạc đá quý. Hoạt động ngân hàng khi đó phù hợp với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, và 1 thời gian đã đưa lại những tác dụng nhất định. - 40 -
  41. Compiled by Quang Nhật - Càng về sau, nhất là khi nền KT chuyển sang KT thị trường, hệ thống này bộc lộ nhiều nhược điểm. Bởi hệ thống này không phân biệt chức năng quản lí vĩ mô của nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ với chức năng kinh doanh của các ngân hàng thương mại, quan liêu, cửa quyền, làm giảm sút tính tự chủ trong ngành ngân hàng, lạm phát kéo dài, kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển KT-XH. Vì vậy cần phải đổi mới hệ thống tổ chức ngân hàng. - Từ 1990, hệ thống ngân hàng chuyển thành 2 cấp. Cấp 1 là cấp ngân hàng nhà nước, bao gồm ngân hàng TƯ và các chi nhánh ở các tỉnh, thành trong cả nước. Cấp 2 là ngân hàng thương mại, đây là các ngân hàng kinh doanh. Ở nước ta có các ngân hàng sau: công thương, ngoại thương, đầu tư và phát triển, NN&PTNT, chính sách XH 1. Bản chất của quan hệ phân phối. - Phân phối không phải là 1 hiện tượng KT cô lập mà là 1 trong 4 khâu liên hoàn của quá trình tái SX (SX, phân phôi, trao đổi, tiêu dùng). Trong quá trình tái SX thì 4 khâu trên quan hệ với nhau, nhưng khâu SX luôn giữ vai trò quyết định, ba khâu còn lại luôn phụ thuộc vào SX. Mhưng chúng có ảnh hưởng tác động trở lại. - Khâu phân phối: một mặt phân phối các sản phẩm làm ra cho các nhu cầu của XH (nhu cầu của SX và tiêu dùng) nhưng mặt khác phân phối còn phản ánh quan hệ giữa người với người. Bao gồm mối quan hệ giữa lợi ích của mỗi thành viên và mối quan hệ giữa lợi ích của các thành viên với lợi ích của toàn bộ XH. Và những mối quan hệ đó hoàn toàn do quan hệ SX qui định. 2. Các hình thức phân phối. - Hiện nay ở nước ta đang tồn tại nhiều hình thức phân phối, sự đa dạng này là tất yếu khách quan vì hiện nay, ở nước ta đang tồn tại nhiều hình thức sở hữu và tương ứng với nó là nhiều thành phần KT, đang tồn đại rất nhiều hình thức kinh doanh khác nhau, là nền KT thị trường theo định hướng XHCN -> có nhiều hình thức phân phối. a. Phân phối theo lao động. - là hình thức phân phối cơ bản và chủ yếu nhất ở nước ta hiện nay. Phù hợp với các thành phần KT dựa trên chế độ sở hữu XH về TLSX như KT nhà nước, KT tập thể - Phân phối theo lao động là phân phối vật phẩm tiêu dùng cho những người lao động căn cứ theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đã cống hiến cho XH, không phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc, tôn giáo. Tuân theo nguyên tắc ai làm tốt hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, người có sức lao động không chịu làm không được hưởng. Ngoài ra, trong thực tế người ta còn căn cứ và điều kiện lao động, môt trường lao động để xây dựng chế độ phụ cấp cho một số ngành nghề. * Tại sao lại phải phân phối theo lao động. - 41 -
  42. Compiled by Quang Nhật - trên cơ sở chế độ công hữu về TLSX thì những người lao động có nghĩa vụ phải lao động và có quyền hưởng thụ kết quả của lao động. Và lao động là thước đo duy nhất để quyết định lợi ích KT của mỗi người. Vì thế căn cứ vào lao động để phân phối vật phẩm tiêu dùng cho các cá nhân. - Do thực trạng nền KT nước ta hiện nay, LLSX chưa phát triển cao, năng suất lao động thấp, sản phẩm XH chưa nhiều. Vì thế chưa thể tiến hành phân phối theo nhu cầu. - Hiện nay, lao động chưa trở thành nhu cầu tự nhiên của cuộc sống mà vẫn là nghĩa vụ. Vì thế phân phối theo lao động để khuyến khích người lao động. Trong thực tế nước ta, vẫn có sự khác nhau giữa những người lao động (lao động trí óc, chân tay, lành nghề, không lành nghề ) Trong điều kiện như vậy thì hình thức phân phối tương đối công bằng nhất là phân phối theo lao động. * Tóm lại hình thức phân phối theo lao động là hình thức phân phối phù hợp với chế độ công hữu về TLSX và phù hợp với trình độ phát triển của LLSX ở nước ta hiện nay. * Đánh giá: - Ưu điểm: so với các chế độ tư hữu trước đây thì phân phối theo lao động là hình thức công bằng nhất so với các hình thức có trong lịch sử. Vì nó bảo vệ lợi ích của người lao động và thực hiện sự bình đẳng trong quan hệ sở hữu. - Nhược điểm: chưa thực sự bình đẳng. Bởi phân phối theo lao động vẫn dựa trên nguyên tắc ngang giá mà chưa phải theo nhu cầu. Dựa vào cơ sở lao động của mỗi người, nhưng cơ sở ấy không phải là chung mà đồng nhất với mọi người. Cụ thể khả năng lao động của mỗi người là rất khác nhau. Mặt khác, hoàn cảnh gia đình mỗi người lao động khác nhau cho nên mức hưởng cuối cùng khác nhau mặc dù lao động là ngang nhau. * Tác dụng: làm cho người lao động luôn quan tâm đến kết quả lao động, khuyến khích nâng cao năng suất, làm cho nền SX phát triển, làm cho người lao động gắn bó, yên tâm với nghề nghiệp, góp phần vào mục tiêu công bằng XH, giáo dục quan điểm thái độ và kỉ luật trong lao động. b. Phân phối theo tài sản góp vốn và những đóng góp khác. - Đó là sự phân chia thu nhập doanh nghiệp căn cứ vào số vốn, hoặc số tài sản mà cá nhân đã đóng gió và doanh nghiệp trong quá trình SX. Cụ thể là vốn tư nhân sẽ mang lại thu nhập là lợi nhuận, vốn góp cho cty cổ phần sẽ có thu nhập dưới dạng "lợi tức cổ phần", vốn cho vay sẽ có thu nhập là lợi tức. - Nên KT nước ta có nhiều thành phần KT, tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Trong đó có sở hữu tư nhân, vì thế phải thừa nhận nguyên tắc phân phối theo tài sản. - Nuớc ta đi lên CNXH tư 1 nước có nền SX nông nghiệp nhỏ, quá trình tích tụ tập trung vẫn chưa cao, số vốn nhàn rỗi còn nằm rải rác nhiều trong dân cư, do đó để tập trung số - 42 -
  43. Compiled by Quang Nhật vốn này cần phải áp dụng hình thức phân phối này. Hiện nay, thu nhập từ hình thức phân phối này được coi là thu nhập hợp pháp ở nước ta. c. Phân phối ngoài thù lao lao động qua các quĩ phúc lợi XH. 3. Thực hiện công bằng XH trong phân phối thu nhập. - tập trung phát triển mạnh LLSX để làm ra thật nhiều sản phẩm cho XH. Trên cơ sở sản phẩm XH dồi dào thì việc phân phối công bằng hơn. - tiếp tục hoàn thiện các chính sách về tiền lương và tiền công, kiên quyết chống sự bình quân trong phân phôi và các loại thu nhập bất hợp lí. - điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư bằng công cụ đánh thuế. - khuyến khích làm giàu và đi đôi với việc xóa đói giảm nghèo. - 43 -