Các nguyên tắc trong Giáo dục Mầm non Nhật Bản

pdf 13 trang ngocly 2550
Bạn đang xem tài liệu "Các nguyên tắc trong Giáo dục Mầm non Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_nguyen_tac_trong_giao_duc_mam_non_nhat_ban.pdf

Nội dung text: Các nguyên tắc trong Giáo dục Mầm non Nhật Bản

  1. Các nguyên tắc trong Giáo dục Mầm non Nhật Bản Trẻ có thể bộc lộ hoàn toàn khả năng của mình và cơ hội phát triển của trẻ sẽ trở nên rõ ràng nhất khi trẻ hoạt động một cách chủ động. Sẽ đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra một cách dễ dàng hơn nếu những mục tiêu này dựa trên các nguyên tắc rõ ràng và gắn liền với các hoạt động hàng ngày của trẻ. Bài viết này sẽ đề cập tới các nguyên tắc "Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", những nguyên tắc này gắn liền với sự chủ động trong các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Đồng thời, bài này cũng đề cập tới cách áp dụng những nguyên tắc này vào thực tế. * Nguyên tắc: "Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" phát triển tính độc lập và tự tin của trẻ Một trong những mục tiêu giáo dục trong giai đoạn trước tuổi học là nhằm phát triển tính độc lập và tự tin. Ở đây, "tính độc lập" đề cập tới khả năng suy nghĩ mà không cần phải tuân theo bất kỳ chỉ dẫn nào. Vì thế, trẻ độc lập là những trẻ có chính kiến riêng và sẽ hoàn thành được các công việc sau khi đã trải qua một quá trình liên tục của
  2. những cố gắng và sai lầm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng trẻ đơn giản chỉ cư xử một cách ích kỷ mà không quan tâm tới ai khác nữa. Trẻ độc lập có thể tự đưa ra những quyết định sau khi đã xem xét đến nhiều tác nhân có liên quan (như những người khác hoặc hoàn cảnh quanh mình) nhưng trẻ không bị điều khiển bởi bất cứ "thế lực" nào. Vì thế, các nhà Giáo dục Mầm non nên làm thế nào để giúp trẻ phát triển tính độc lập? Đầu tiên, phải chú trọng đến tính chủ động của trẻ (như: ý kiến, sự nhiệt tình, những dự định riêng của trẻ). Tuy vậy, nếu giáo viên để trẻ làm cái chúng thích thì trẻ sẽ không phát triển được như mong muốn. Nhiệm vụ của các giáo viên là phải theo dõi xem trẻ có thể đạt được sự phát triển năng khiếu bản thân (self-realization) hay không. Giáo viên phải đề cập và gợi ý để giúp trẻ khi trẻ bế tắc và mất tập trung trong hoạt động chơi của mình. Nói cách khác, những can thiệp có tính giáo dục được cân nhắc kỹ là việc làm cần thiết của giáo viên. * Tôn trọng giai đoạn phát triển của trẻ Dường như đây là điểm mấu chốt của Giáo dục Mầm non,
  3. là cái khởi đầu và cái làm trọn vẹn cuộc sống của trẻ. Điều cần thiết là giáo viên nên tạo ra hàng loạt các hoạt động có thể thực hiện được để trẻ có thể bắt đầu chơi với hoạt động mà chúng thích nhất, và giáo viên có thể tiếp tục phát triển tiếp hoạt động đó. Nói cách khác, trẻ tự quyết cái chúng làm, giáo viên không chỉ giới thiệu "các hoạt động trong ngày" dựa trên thời khóa biểu chi tiết. Vì vậy, số chương trình và thời gian biểu của các hoạt động sẽ tương đương với số trẻ. Giáo viên nên theo sát từng trẻ, chơi cùng với trẻ và trợ giúp hoặc có những can thiệp có tính giáo dục khi cần. Giáo viên nên đánh giá trạng thái phát triển của mỗi trẻ và có những trợ giúp để trẻ có thể tiếp tục phát triển ở giai đoạn tiếp theo. * Vùng phát triển gần Quan điểm của Vugotsky về "Vùng phát triển gần" có thể trợ giúp cho giáo viên trong việc nhận ra những khác biệt có tính cá thể trong quá trình phát triển và xác định được mức độ phát triển của mỗi trẻ cụ thể. Vùng phát triển gần đề cập tới "mức độ có thể" mà trẻ có thể đạt được dưới sự hướng dẫn của người lớn. Điều này cho thấy khoảng cách giữa mức độ phát triển thực (mà trẻ có được) và mức độ
  4. phát triển tiềm năng. Giáo viên nên làm một "chỗ dựa" để có những hỗ trợ tối thiểu cần cho trẻ phát triển thành công và tiến lên một mức phát triển mới.Vì vậy, làm thế nào để giáo viên có thể xác định được vùng phát triển gần của mỗi trẻ? Có 3 điểm quan trọng: Những kinh nghiệm của giáo viên; khả năng bắt chước của trẻ; và lịch sử cuộc sống của trẻ. - Những kinh nghiệm của giáo viên: sẽ giúp họ xác định nên nói như thế nào và giúp trẻ ở mức độ nào. Ví dụ: Giáo viên có thể nghĩ: "Cậu bé này cũng giống như một cậu bé trước đây mình đã từng chăm sóc: cũng phải mất một chút ít thời gian cho cậu ta khởi động, nhưng khi đã bắt nhịp được thì chắc chắn cậu ta có thể tự hoàn thành công việc của mình vì cậu ta có khả năng tập trung cao giống với cậu bé năm ngoái mình giúp đỡ". Giáo viên có thể suy đoán được vùng phát triển gần của trẻ dựa vào kinh nghiệm như thế. Tốt nhất nên tránh đưa ra quá nhiều gợi ý hoặc hướng dẫn cho một trẻ. Chỉ nên đưa một gợi ý nhỏ vào lúc bắt đầu hoạt động và thay đổi cách nói với trẻ khi chúng có thể đi tiếp sang những giai đoạn tiếp theo.
  5. - Bắt chước là một mặt khác của vùng phát triển gần. Nếu trẻ có thể bắt chước giáo viên hoặc các bạn hoàn thành một công việc thì gần như chắc chắn là trẻ có thể tự hoàn thành công việc tương tự. Hai nhân tố: kinh nghiệm của giáo viên và khả năng bắt chước của trẻ cùng nhau cung cấp một dấu hiệu rõ ràng hơn về vùng phát triển gần. - Lịch sử cuộc sống của trẻ giúp giáo viên trong việc tiếp cận tiềm năng phát triển và trong cách ứng xử với những trẻ cụ thể. Nhưng không nên so sánh trực tiếp lịch sử cuộc sống của một trẻ này với lịch sử cuộc sống của một trẻ khác, mà phải so sánh tình trạng hiện tại của trẻ với tình trạng tương tự của chính trẻ đó trước đây. Nếu giáo viên nắm được lịch sử cuộc sống, những điểm mạnh/yếu của trẻ và từ đó đóng vai trò làm một chỗ dựa cho trẻ thì tất cả mọi trẻ đều có thể tiến bộ. * Phát triển tính độc lập của trẻ Các nhà Giáo dục Mầm non có vai trò sau: Thứ nhất: Đánh giá mức độ phát triển của mỗi trẻ và quyết định cách trợ giúp cũng như hiểu được ngay mong muốn hoặc suy nghĩ của trẻ. Thứ hai: Cung cấp một môi trường thể chất và tâm lý phù
  6. hợp cho sự phát triển của trẻ. Thứ ba: Giúp trẻ mở rộng các hoạt động, hình thành các quan điểm và khả năng tư duy. Để hoàn thành được những vai trò trên, giáo viên nên lưu ý: 1) Cách tạo một môi trường tốt như thế nào (Như chuẩn bị các vật liệu phù hợp để trẻ có thể phát triển thông qua các hoạt động hàng ngày) 2) Cách thiết lập mối quan hệ người - người trong lớp (ví dụ: phát triển một mối quan hệ hợp tác qua lại) 3) Cách nói chuyện với trẻ (như cách sử dụng các từ, các diễn đạt thích hợp với mức độ phát triển và cung cấp những gợi ý nhỏ chứ không phải là đưa ra những hướng dẫn). Như đã nói ở trên, một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong Giáo dục Mầm non là phát triển tính độc lập và lòng tự tin. Chúng ta cũng đã giải thích về tầm quan trọng của việc tác động vào vùng phát triển gần để đạt được những mục tiêu này. Sau đó là cách giáo viên nên cư xử với trẻ trong hoàn cảnh thực tế như thế nào? Những điều quan trọng.
  7. 1. Kích thích trẻ suy nghĩ Giáo viên nên để cho trẻ một khoảng thời gian để suy nghĩ. Người lớn tránh đưa ra tất cả các câu trả lời và tránh áp đặt trẻ phải theo mình. Ví dụ: Trong học kỳ hai, một cậu bé 4 tuổi không thể hiểu được nghĩa của ký tự Hiragana (chữ viết Nhật Bản) ở trên bảng bởi vì cậu bé đọc chúng từ bên phải sang, mà lẽ ra phải đọc từ trái sang. Cậu bé hỏi cô giáo: Cậu bé: KU CHI KA" là gì ạ? Cô giáo: Đây là "KA CHI KU". Đọc từ trái sang. (Vừa chỉ hướng vừa đọc). Cậu bé: "KA CHI KU" là gì ạ? Cô giáo: Đó là những con vật nuôi trong nhà, chúng sống trong ngôi nhà của con người. Cậu bé: (Sau khi suy nghĩ một chút, trông cậu có vẻ hài lòng với sự giải thích của cô giáo và gật đầu) Nhận xét: Chỉ trả lời cái trẻ hỏi. Nếu trẻ không thỏa mãn với câu trả lời đó, chúng có thể hỏi những câu tiếp. Không nên đưa ra những giải thích thêm hay ngay lập tức đưa ra câu trả lời mà không đợi trẻ suy nghĩ.
  8. 2. Kích thích trẻ suy nghĩ từ nhiều quan điểm khác nhau. Nên đưa ra gợi ý chứ không đưa ra mệnh lệnh hay sự cấm đoán. Ví dụ, sẽ tốt hơn khi nói với trẻ "Làm như thế nào ?", "Tại sao con làm theo cách đó", hay "Cô nghĩ là ", "Con đang nghĩ gì?" hơn là nói "Làm đi !" và "Cấm làm ". Đưa ra những lời gợi ý khiến cho trẻ tự suy nghĩ, điều này sẽ kích thích đại não. Hơn nữa, thầy cô nên nói/viết những suy nghĩ của bạn khác để từng trẻ biết, việc này giúp cho trẻ hiểu được rằng có nhiều cách nghĩ khác nhau và các bạn khác có thể có những quan điểm khác. 3. Không nên áp đặt ý kiến/quan điểm của mình. Đôi khi trẻ không thể đưa ra quyết định cho dù giáo viên đã gợi ý. Trong trường hợp này, giáo viên không nên áp đặt gợi ý của mình. Không nên đưa ra quá nhiều gợi ý, hướng dẫn hoặc áp đặt các quan điểm của mình lên trẻ. Nói cách khác, giáo viên phải tự kiềm chế mình (nhưng đây là một điều rất khó). Ví dụ: (Tháng 11, học kỳ thứ 2, trong một lớp của trẻ 4 tuổi).
  9. Dưới đây là một vài ví dụ về một cô giáo đã không hề áp đặt ý kiến của mình lên trẻ. Cô đang làm một con kỳ lân, một con vật chỉ có trong tưởng tượng với một cái sừng và có hai cánh. Trẻ: Cô làm giúp em con ngựa với. Cô giáo: (Bắt đầu vẽ con ngựa) Trẻ: Vẽ con ngựa một sừng cơ. Cô giáo: À, (im lặng một lát), không phải con này à? Một con ngựa có một sừng àh? Trẻ: Một con kỳ lân. Nó giống như một con ngựa, nhưng nó có một cái sừng và nó không có bờm. Và nó có sức mạnh thần kỳ. Cô giáo: Cô không biết con đó. Miêu tả cho cô kỹ hơn xem nào? (Sau khi cô giúp một trẻ khác đang cần sự giúp đỡ của mình). Hoặc: Cô giáo: Cô không biết phải vẽ con ngựa mà con miêu tả như thế nào? Con hãy vẽ nó lên tờ giấy này. (Cô chuyển tờ giấy đã được vẻ một nửa con ngựa bình thường cho trẻ). Cô giáo: Cô rất muốn nhìn thấy con kỳ lân ở trong các
  10. truyện kể. (Như thể cô nói với chính mình) Trẻ: Không, cô không thể nhìn thấy nó trong bất kỳ truyện nào. Nó chỉ là tưởng tượng. Cô giáo: Thế thì vẽ một cái sừng lên đầu con ngựa này, và cô có thể nhìn thấy điều mà cô muốn. Trẻ: Nó không có tai và có một cái đầu hói (Trẻ chỉ tiếp tục miêu tả mà không vẽ) Cô giáo: Ô, thế thì thật thú vị. Như thế này à? Còn cái này thì sao? (Khi trẻ không thể vẽ, cô giáo cố gắng vẽ cho trẻ, theo những điều mà trẻ miêu tả). Trẻ: (Trẻ lặng yên nhìn cô giáo vẽ). Cô giáo: Những cái sừng như thế này đúng không? (Cô vẽ hai cái sừng). Trẻ: Nó không có hai sừng. Cô giáo: Chỉ một sừng thôi à? Trẻ: Vâng. (Trẻ gật đầu) Cô giáo: Một sừng. Thế này được chưa? (Côvẽ một con ngựa khác với một cái sừng và các chân lộ ra ngoài) Trẻ: Nó không chạy. Con đã nói nó chỉ đứng, không phải ạ! Cô giáo: Như thế này không đúng à? (Cô lại thêm một cái sừng vào con ngựa đầu tiên, với hai chân khép)
  11. Trẻ: Nó có cánh. Cô giáo: Ô, cô hiểu rồi. Nó có phải là Pegasus không? Trẻ: (Trẻ im lặng. Có vẻ như trẻ chưa biết về Pegasus. Sau vài giây lưỡng lự trẻ nói tiếp) Nó có một cái nếp nhăn khi nó nhắm mắt. Cô giáo: Con đã quan sát rất kỹ. (Cô vẽ một con ngựa khác, với cái chân khép và đang bay lên không trung bằng hai cánh). Trẻ: (Trẻ đi tới hộp đồ chơi cầm lên bút chì màu và đũa dùng một lần, sau đó trở lại phía cô thật nhanh). Thế con kỳ lân thì sao ạ? Cô giáo: Cô vừa vẽ nó. Nó như thế nào? (Đó là con ngựa vừa mới vẽ, nhưng nó chẳng có một cái cánh nào) Trẻ: Ứ? (Trẻ nhìn một cách nặng nề vào con ngựa) Còn cánh ạ? Cô giáo: Con sẽ thêm cánh vào chứ? (Cô nghĩ rằng đấy có thể là một ý hay khi dùng các tờ giấy riêng tạo hai cánh rồi gắn chúng vào thân kỳ lân). Trẻ: (Sau khi suy nghĩ giây lát, trẻ từ chối dứt khoát): Không!
  12. Cô giáo: (Vẽ thật nhanh hai cánh) (Cô không áp đặt ý kiến của mình nữa) Trẻ: (Trông đã thỏa mãn với bức tranh cô vừa vẽ. Trẻ nhận được bức vẽ, lấy kéo cắt nó và gắn vào thân con kỳ lân vào cái đũa bằng băng dính) Nhận xét: Cô giáo đã gợi ý để trẻ có thể tạo ra con ngựa ba chiều có cánh nếu trẻ gắn vào. Tuy vậy, trẻ đã không tưởng tượng giống với cô giáo. Do vậy, cô giáo không thể áp đặt ý định của minh đối với trẻ, mà ngay lập tức đáp ứng mong muốn của trẻ. Ba tháng sau: Trên đây là câu chuyện hồi tháng 11. Sau đó, vào tháng 2, gợi ý này được cô giáo nêu ra (Con có thích thêm 2 cánh vào không?) để mở rộng trí tưởng tượng của trẻ về hình ảnh con ngựa, và trẻ có thể tự tạo ra những vật thể 3 chiều. Vì vùng phát triển gần không thể nhìn thấy, đầu tiên, đưa ra những gợi ý nhỏ để trẻ thay đổi bản chất hay phạm vi tưởng tượng của mình, sau đó kiểm tra lại phản ứng của trẻ. Khi chúng không thể hiểu hoặc không chấp nhận những gợi ý đó, giáo viên nên nhận ra rằng trình độ của trẻ không cao
  13. như mình đã nghĩ. Điều cơ bản là không áp đặt quan điểm/ gợi ý của mình. Tóm lại, giáo viên nên "chờ đợi và quan sát", "kiên nhẫn và không nóng vội", "không nên hối thúc trẻ". GS. TS Nobuko Uchida - Hiệu phó Trường đại học Ochanomizu (Ghi chép trong Hội thảo Quốc tế Giaó dục Mầm non Việt Nam - Nhật bản giữa ĐHSP HN và các trường ĐH Nhật Bản về công tác GDMN) Ngọc Mai mamnon.com