Các góc chơi qui định trong chương trình giáo dục trẻ của Hàn quốc

pdf 21 trang ngocly 2950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các góc chơi qui định trong chương trình giáo dục trẻ của Hàn quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_goc_choi_qui_dinh_trong_chuong_trinh_giao_duc_tre_cua_ha.pdf

Nội dung text: Các góc chơi qui định trong chương trình giáo dục trẻ của Hàn quốc

  1. Các góc chơi qui định trong chương trình giáo dục trẻ của Hàn quốc 1. Bản chất của các góc trong chương trình. Chương trình giáo dục trẻ mầm non có thể được so sánh giống như “mạng nhện”. Trong mạng nhện đó trẻ thể hiện hứng thú của bản thân một cách rất tự nhiên không có sự sắp đặt, các góc chơI sẽ được kết hợp một cách vô thức trong toàn bộ hoạt động của trẻ. Những giáo viên lựa chọn theo hướng luyện tập này đều cho rằng các yếu tố cấu thành nên quá trình giáo dục trẻ được kết hợp đan lại giống như một mạng nhện lành lặn không bị đứt quãng. Nếu một trong những đường nối mạng nhện bị đứt hoặc thiếu thì cũng giống như hình ảnh mạng nhện bị đứt rơI xuống, và trong quá trình giáo dục cũng vậy nếu không có các nhóm kết hợp chặt chẽ thì “tính tổng thể” sẽ bị yếu, không đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của trẻ một cách toàn diện. Trong quá trình dạy, nội dung dạy, “dạy cáI gì” rất quan trọng đối với trẻ, và đặc biệt trong hoạt động âm nhạc và khoa học cô dạy sao trẻ sẽ tiếp thu vậy trong phạm vi hiểu biết của trẻ. Trong chương này chúng ta cùng tìm hiểu và phân loại các góc được qui định trong chương trình giáo dục trẻ. Tất nhiên sự phân loại các góc này chỉ mang tính chất”giả”(tức là trong thực tế nội dung dạy không có sự tách rời riêng rẽ rõ ràng mà nó mang tính chất liên kết phụ thuộc, trong cáI này bao hàm cáI kia). Khi truyền đạt tới trẻ , cô phảI truyền đạt theo “nguyên tắc liên quan liên kết” trong các nhóm với chủ đề, mục tiêu, nội dung cần phát triển cho trẻ. Giữ được mức cân bằng về nội dung truyền đạt trong các nhóm sẽ giúp trẻ học được nhiều kinh nghiệm phong phú, chính vì thế sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tầm quan trọng của các góc chơi. (Krough,1990,78-81)
  2. • Góc ngôn ngữ : “Giao tiếp” là nhu cầu rất cơ bản của con người. Chính vì vậy để học cách giao tiếp tốt , có hiệu quả chúng ta cần phảI có kinh nghiệm giao tiếp đa dạng , và để có được kinh nghiệm này chúng ta cần đến trường để học cách giao tiếp. Và trẻ cần phảI hiểu được “tại sao chúng ta phảI học viết và học nói”. Nếu trẻ không có kinh nghiệm học nói, viết thì chúng sẽ không thể hiểu được lý do tại sao phảI đọc và viết chúng sẽ không hiểu được ý nghĩa của việc luyện tập viết và đọc, chính điều này sẽ gây khó khăn, phiền hà cho chúng. • Đọc: Học “đọc” được bao hàm trong nội dung học các môn học dưới(sẽ trình bày ở dưới) nhưng tại sao phảI tách riêng để phân tích bởi “kĩ năng đọc” vô cùng quan trọng đối với con người nói chung và đối với trẻ nói riêng. Năng lực đọc và viết văn từ lâu đã trở thành nền tảng của xã hội văn minh. Nếu học đọc mà không thành công thì trẻ không thể trở thành thành viên của xã hội hiện đại. Nói như vậy không có nghĩa trước thời kì tới trường trẻ phảI được luyện đọc theo một mẫu qui định nào đó. Mà nhiệm vụ của các cô giáo mầm non là giúp trẻ có cơ hội được tiếp xúc với các hoạt động luyện đọc mang tính chất quan trọng, cung cấp cho trẻ kinh nghiệm, hoạt động đọc đó phảI mang nhiều ưu điểm, mang lại cho trẻ niềm vui(làm sao để trẻ học là chơI, chơI là học). Cô phảI dạy sao để trẻ tự cảm thấy “học đọc là một hoạt động vui có ý nghĩa đối với bản thân trẻ” • Toán học: Rất nhiều người cho rằng “toán học” không nên dạy ở trường mầm non, chỉ nên bắt đầu khi trẻ vào lớp 1. Nhưng trong thực tế toán học là bộ môn gắn liền với thực tế xung quanh mỗi chúng ta , nó xuất hiện trong mọi kinh nghiệm hoạt động, lao động, sản xuất vân vân. Chính vì vậy ngay từ nhỏ nếu chúng ta không đưa toán học vào hoạt động của trẻ thì hoạt động toán học sẽ trở thành hoạt động không có ý nghĩa , tạo cảm giác chán chơI của trẻ.
  3. • Khoa học: Có rất nhiều cô giáo không có kiến thức về bộ môn khoa học nên rất chểnh mảng, thậm chí bỏ qua nội dung truyền đạt về khoa học trong chương trình giáo dục trẻ đã qui định. Chính vì thế đã dẫn tới kết quả thiếu kiến thức khoa học kĩ thuật, trong khi trong thời đại“khoa học kĩ thuật”(technolygy) đang rất cần những con người có khả năng sáng tạo, làm khoa học. Nếu từ ngay từ nhỏ mà trẻ không được tiếp xúc, tìm hiểu kiến thức khoa học thì sau này khi lớn trẻ sẽ không có hứng thú làm khoa học và còn nguy hiểm hơn nữa là trẻ sẽ thờ ơ với khoa học, thậm chí còn thấy sợ hãI, xa lánh khoa học. Chính vì vậy, muốn xã hội duy trì và phát triển các cô giáo mầm non phảI chú trọng nâng cao trình độ, hiểu biết khoa học cho trẻ ngay từ khi học mẫu giáo. • Xã hội: Một trong những lý do quan trọng để chúng ta rèn luyện kiến thức xã hội cho trẻ là “rèn luyện kĩ năng tham gia vào các hoạt động xã hội”. Làm sao để khi mỗi chúng ta truyền đạt văn hoá loàI người cho thế hệ sau không cần phảI qua đào tạo trong các khoa xã hội. Chính vì vậy trong chương trình giáo dục trẻ cần phảI có nội dung rèn luyện kiến thức xã hội cho trẻ, rèn kiến thức xã hội đối với trẻ không phảI là những gì cao siêu mà đơn giản tức là giúp trẻ hiểu được văn hoá của bản thân và dạy trẻ cách quyết định hình mẫu văn hoá của bản thân trong tương lai.(phần này có liên quan tới sự hình thành tính cách của trẻ) • Mỹ thuật: Tác phẩm mỹ thuật từ lâu đã được coi là di sản quan trọng nhất có thể lưu lại cho thế hệ sau. Không những vậy mỹ thuật còn là bộ môn đem đến cho chúng ta những kiến thức về cáI đẹp, về sự phong phú trong cuộc sống hiện đại xung quanh ta mà ta không thể trực tiếp nhìn thấy do nhiều hạn chế, đồng thời nó còn cung cấp cho trẻ những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kết hợp mắt và tay, kĩ năng quan sát, vân vân. Nếu không có bộ môn mỹ thuật thì chương trình giáo dục trẻ sẽ trở nên khô khan, không có ý nghĩa và nhàm chán. • Vận động: Như chúng ta đã biết mọi hoạt động của trẻ không chỉ sử dụng đến mắt và tai mà chúng sử dụng toàn bộ các bộ phận trên cơ thể. Nếu bỏ qua
  4. những kinh nghiệm vận động thì cũng như bỏ qua phương pháp quan trọng được coi là phương pháp đứng số 1 khi giao tiếp để tiếp nhận kiến thức. Kinh nghiệm không mang tính hình mẫu này ngay từ nhỏ đã góp phần quan trọng trong sự phát triển trí tuệ, tình cảm, thân thể của trẻ. Diễn đạt suy nghĩ, tình cảm, khả năng của bản thân một cách tích cực không cần tới sử dụng ngôn ngữ chính chính là sản phẩm được tạo ra từ sự diễn đạt bằng hành động. Đặc biệt khi trẻ không thể diễn đạt tình cảm và cảm nhận của mình bằng ngôn ngữ trẻ sẽ sử dụng tới phương pháp diễn đạt bằng hành động. Chính vì vậy, mà “vận động” đã trở thành phương tiện hết sức quan trọng trong giao tiếp. • Âm nhạc: Vai trò của âm nhạc là giúp trẻ có cáI nhìn phong phú hơn đối với cuộc sống. Nếu chúng ta chú ý quan sát khi trẻ tham gia chơI tự do thì sẽ thấy trẻ thể hiện kinh nghiệm hiểu biết đa dạng của mình trong mọi hoạt động, chúng hát theo cảm hứng rất hồn nhiên và ngây thơ. Nếu chúng ta bỏ qua phần âm nhạc trong nội dung chương trình giáo dục trẻ thì cũng giống như chúng ta đã lấy đI của trẻ “dụng cụ” để chúng tiến tới tiếp cận với niềm vui, sự phận khích, lấy đI của chúng phương tiện giao tiếp . Chúng ta vừa phân tích về tầm quan trọng của các góc chơI trong chương trình giáo dục trẻ mầm non. Nhưng chúng ta phảI hết sức chú ý, trong thực tế hoạt động của các góc trên là hoạt động không bao giờ tách biệt nhau, chúng liên kết cùng hỗ trợ cho nhau giúp trẻ luyện tập phát triển một cách tự nhiên không gò bó. Chính vì vậy người thực hiện công tác giáo dục trẻ phảI nắm vững cách thức điều chỉnh sắp xếp xây dung các góc chơI sao cho phù hợp với nguyên lí”theo sát mang tính liên kết” Sau đây chúng ta sẽ đI sâu tìm hiểu 5 góc chơI(góc tìm hiểu môI trường xung quanh; góc diễn đạt cảm nghĩ, tình cảm ,nghệ thuật; góc ngôn ngữ; góc tham gia hoạt động xã hội, góc phát triển thể chất) trong chương trình giáo dục trẻ của Hàn quốc. Tuy nhiên, ở đây chúng tôI không đI vào giới thiệu cụ thể chi tiết các
  5. hoạt động ở các góc mà chúng tôI trình bày tổng thể dựa trên những kiến thức cơ bản trong công tác xây dựng chương trình giáo dục trẻ của Hàn quốc. GÓC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Bằng các hoạt động thể chất đa dạng. góc này nhằm giúp trẻ phát triển hàI hoà giữa các bộ phận trên cơ thể thông qua các hoạt động luyện tập liên quan tới an toàn, sức khoẻ . Thói quen sinh hoạt cơ bản như an toàn, vệ sinh, bảo vệ tăng cường sức khoẻ cho trẻ đáng lẽ ra phảI được rèn luyện ở trong gia đình trẻ nhưng trong thực tế với nhiều lý do , nhiều gia đình hiện đại không đủ khả năng cũng như thời gian để rèn cho trẻ một cách khoa học, phù hợp với mỗi trẻ chính vì vậy mà càng ngày nội dung giáo dục thể chất cho trẻ càng quan trọng hơn và được đề cao hơn trong các trường mầm non (Decker&Decker,1977). Nội dung về an toàn và sức khoẻ đối với trẻ có sự liên quan mật thiết. Bởi vì để trẻ có được một cơ thể cũng như một tinh thần khoẻ mạnh thì yếu tố phát triển thể chât tự nhiên của trẻ chúng ta cần phảI lưu ý tới cả các yếu tố khác như khả năng vận động, tình trạng dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơI và thói quen sinh hoạt an toàn hàng ngày. Đồng thời phảI chú ý đảm bảo tính lâu dàI, liên tục trong mối quan hệ lẫn nhau của các yếu tố trên. Giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn hết sức quan trọng, đó là giai đọan hình thành tháI độ, thói quen sinh hoạt, và đây là những yếu tố cơ bản tạo nên cuộc sống xã hội phát triển, lành mạnh, chính vì lý do trên mà vai trò , nội dung, và cách thức giảng dạy tại các trường mầm non là hết sức quan trọng đối với xã hội . Sau đây chúng ta cùng đI sâu tìm hiểu những qui định chung cho mảng phát triển thể chất cho trẻ mầm non trong chương trình giáo dục mầm non cảI cách lần thứ 6 của Hàn quốc(bộ giáo dục, 1998) 1) Bản chất: Góc phát triển thể chất là góc chơI thông qua một số hoạt động vận động thân thể đa dạng đem lại cho trẻ sự phát triển một cách hàI hoà dựa
  6. trên các hoạt động rèn luyện hình thành thói quen sinh hoạt an toàn sức khoẻ, nuôI dưỡng khả năng lao động cơ bản cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Góc này được xây dựng dựa trên một số hoạt động chính như “an toàn” , “sức khoẻ”, “kĩ năng vận động cơ bản”, “nhận biết các bộ phận trên cơ thể và nuôI dưỡng khả năng cảm nhận sự vật xung quanh” . Trong hoạt động “nhận biết các bộ phận trên cơ thể và nuôI dưỡng khả năng cảm nhận sự vật xung quanh” cô sẽ dạy trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể(tên, chức năng của nó), tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể trẻ một cách tích cực chủ động, đồng thời nuôI dưỡng kĩ năng cơ bản cảm nhận sự vật xung quanh. Trong nội dung rèn luyện “Kĩ năng vận động cơ bản” chúng ta rèn luyện cho trẻ những thao tác vận động cơ bản cần thiết đối với trẻ. Và giúp trẻ tham gia hoạt động vận động một cách tích cực và phấn khích. Trong nội dung rèn luyện “sức khoẻ” không những chúng ta chỉ rèn luyện kiến thức sức khoẻ đối với trẻ như giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng, phòng chống bệnh, nghỉ ngơi mà chúng ta phảI kết hợp cả việc rèn luyện sức khoẻ về tinh thần cho trẻ. Về nội dung “an toàn” chúng ta đặt trọng tâm hình thành tháI độ, kĩ năng, kiến thức cần thiết để trẻ biết đối phó và phòng tránh khi gặp nguy hiểm có thể xảy ra xung quanh trẻ. Hoạt động giáo dục của góc này sẽ được kết hợp với nội dung của các góc khác thông qua hoạt động đa dạng phong phú và hứng thú trong ngày. Đặc biệt, góc này sẽ cung cấp cho trẻ những hoạt động được phép(theo nguyên tắc) vận động hết mình trong lớp và cơ hội tìm hiểu sự vật xung quanh nhờ vào các kĩ năng sử dụng cơ quan cảm giác của trẻ. NgoàI ra hoạt động vận động sẽ đem lại cho trẻ niềm vui, hứng thú và đặc biệt giúp trẻ phát triển thế giới tâm linh (tâm hồn) khoẻ mạnh, làm tiền đề cho trẻ trong các hoạt động sinh hoạt xã hội khác có liên quan. 2) Lựa chọn và xây dựng nội dung dạy tại các trường mầm non
  7. Góc này được xây dựng dựa trên 4 nội dung cơ bản: Nhận biết các bộ phận trên cơ thể và nuôI dưỡng kĩ năng cảm nhận sự vật xung quanh ; kĩ năng vận động cơ bản; sức khoẻ; an toàn. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên lí và các yếu tố khi lựa chọn nội dung giáo dục trong mỗi nội dung nhỏ trên: (1) Nhận biết các bộ phận trên cơ thể và nuôi dưỡng kĩ năng cảm nhận sự vật xung quanh Giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển rất nhanh các kĩ năng sử dụng giác quan cơ bản, đồng thời cũng là thời kì trẻ tham gia các hoạt động, tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua các vận động và kinh nghiệm sử dụng giác quan của trẻ. Đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của các cơ gân tay, chân. Có thể nói đây là thời kì cọ sát với những kiến thức cơ bản về kĩ năng điều khiển cơ thể thông qua các động tác vận động cơ bản. Chính vì vậy giáo dục giai đoạn này chú ý giúp trẻ có được sự phát triển phù hợp, rèn luyện cho trẻ những kĩ năng sử dụng giác quan để cảm nhận thế giới xung quanh một cách rõ ràng, chính xác. Chúng ta có thể tóm tắt nguyên lý vận động của con người dưới 4 nguyên lý sau: nhận biết thân thể; phương pháp vận động thân thể; nhận biết không gian; quan hệ (Lee Young Cha, Lee Ky Suk, Lee Chong Uk, 1999). +Ví dụ: Nhận biết thân thể (body awareness): Không phải chỉ là hiểu bên trong của mối quan hệ giữa các bộ phận trên cơ thể mà phảI hiểu chức năng cũng như những hạn chế được phép làm gì và không được phép làm gì của các bộ phận đó. + Nhận biết không gian (spatial awreness) : không chỉ là sự nhận biết đơn thuần quan hệ khoảng cách giữa các sự vật mà phảI giúp trẻ hiểu được cả mối quan hệ giữa sự vật với các bộ phận của chúng ta trong không gian đó.
  8. Để giúp trẻ nhận biết được sự cần thiết trên chúng ta hướng dẫn trẻ nhận biết phương hướng vị trí trước/sau; trên/dưới. Đây gọi là nhận biết phương hướng. Chúng ta cần phảI hiểu giúp trẻ tìm hiểu , phát triển các kĩ năng vận động của bản thân, rèn luyện thân thể khỏe mạnh, vận động trong không gian, và hiểu kĩ năng “quan hệ con người” đúng đắn, không phảI là để chuẩn bị cho trẻ thành công trong lĩnh vực thể thao sau này mà cô phảI giúp trẻ tự nhận thấy tầm quan trọng, sự cần thiết của các kĩ năng vận động trong cuộc sống đối với con người, Cần phảI cảI tiến chương trình giáo dục mang tính lâu dàI, sâu rộng giúp trẻ cảm nhận được cáI hay, tầm quan trọng của sự vận động của các bộ phận trên cơ thể chúng. (2) Kĩ năng vận động cơ bản Đối với trẻ trên 6 tuổi thì kĩ năng vận động chủ yếu không mang tính chuyển động mà thường đạt tới mức đảm bảo tính an toàn, tính chuyển động, tính hấp dẫn. Đối với trẻ dưới 6 tuổi thì chủ yếu trẻ học các cách vận động đa dạng của các bộ phận trên cơ thể mình , để từ đó trẻ phát triển cơ, gân tay chân, duy trì sự cân bằng khi vận động, sự kết hợp giữa các bộ phận của cơ thể, và rèn luyện khả năng điều chỉnh các động tác vận động trong không gian. Dựa vào những đặc điểm này các cô giáo mầm non khi soạn giáo án phảI hiểu được những đặc điểm cụ thể để soạn cho phù hợp với từng lứa tuổi, đặc điểm phát triển, làm sao giúp trẻ có được kinh nghiệm vận động phù hợp với lứa tuổi trẻ, trẻ hiểu được tính chất khác nhau của mỗi vận động và mối quan hệ của các vận động với môI trường xung quanh mình. Nhưng để phân tích cụ thể các động tác của con người trong quá trình phát triển thì chúng ta phảI hiểu được 3 hình tháI vận động của con người. Tức là hình tháI vận động an toàn, hình tháI vận động mang tính vận động và hình tháI vận động mang tính hấp dẫn lôI cuốn.
  9. Kĩ năng vận động an toàn có nghĩa là các bộ phận của cơ thể được vận động một cách cân bằng trong không gian, đã được rèn luyện các kĩ năng cơ bản về vận động thông qua các hoạt động luyện tập cơ bắp mang tính an toàn. Vận động này chủ yếu là các vận động tự làm một mình như : quay, bắt, vặn, uốn. Những thao tác vận động an toàn này sẽ giúp ích cho việc hình thành tư thế phù hợp và giúp cho các hoạt động có hiệu quả hơn, tăng cường khả năng vận động cơ bản. Kĩ năng vận động cơ bản thứ hai là di động và vận động. Đây là kĩ năng giúp trẻ có thể tự điều khiển cơ thể một cách tự nhiên khi thay đổi chiều cao của không gian. Ví dụ như: đI, chạy, đI bằng bàn chân trên dây, chạy vượt rào, trượt, nhảy dây , leo chèo, chạy giống ngựa, vân vân. Thông qua các hoạt động vận động này trẻ sẽ học được cách vận động làm sao cho có hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày, giúp trẻ thấy được niềm vui trong các vận động chứ không phảI là bắt buộc. Kĩ năng vận động cơ bản thứ 3 là vận động cơ bắp chân ví dụ như đá, ném, bắt vân vân. (Gallahue,1995). Những vận động này giúp trẻ tiếp cận gần các sự vật xung quanh, biết điều chỉnh trong các vận động thân thể mang tính chất hoạt động của trẻ. Chính vì vậy, giai đoạn mẫu giáo nhà trường và gia đình trẻ cần phảI cung cấp tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các vận động cơ bản, và chú ý cô phảI biết kết hợp cả 3 kiểu vận động trên . Sau đây sẽ là sự phát triển vận động theo đặc điểm phát triển lứa tuổi(Gallahue,1995) + Giai đoạn thứ nhất: Giai đoạn vận động theo phản xạ(reflexive movement) Đây là đặc trưng phát triển vận động của trẻ sơ sinh và trẻ trong bào thai mẹ. Vận động theo phản xạ này sẽ dần dần được khống chế và chuyển sang giai đoạn 2
  10. + Giai đoạn thứ hai : Giai đoạn tiền phát triển(rudimentary movement) (gân cơ chưa phát triển hoàn thiện) Các vận động cơ bản này xuất hiện từ sau khi đứa trẻ trào đời đến khi được 2 tuổi. Trẻ dần dần biết ngẩng cổ, lật người, lẫy, bò, đi. Dần dần sẽ xuất hiện các động tác bắt, dơ tay bắt đỡ sự vật. Dần trẻ biết khống chế cổ, đầu, thân, sau đó tự mình đứng, chuyển ngồi và ngược lại một cách an toàn. + Giai đoạn 3: Đặc trưng của sự phát triển vận động chính giai đoạn này là sự vận động cơ bản (fundamental movement) , kĩ năng vận động cơ bản sẽ là bước tiền đề để trẻ bước sang giai đoạn cao hơn, giai đoạn trưởng thành tức là có thể thực hiện các động tác cơ bản một cách thành thạo. Giai đoạn này kéo dàI từ năm trẻ 4 tuổi tới năm 7 tuổi. (theo tuổi VN là từ 3 tới 6 tuổi) Hầu hết trẻ lên lớp mẫu giáo đều có thể thực hiện được các vận động cơ bản. Có một số người hỏi rằng trẻ trong giai đoạn này liệu đã nhảy dây được chưa? có những trẻ lên lớp 1 mà vẫn cảm thấy khó. Có những trẻ gặp khó khăn khi đang chạy vượt dào chuyển sang động tác đứng. Và ngay cả động tác ném bóng cũng rất đa dạng. có những trẻ ném từ dưới lên, có những trẻ ném từ bên cạnh, có trường hợp ném lên đầu. Mặc dù vậy nhưng hình dạng của chân vẫn giữ nguyên. Tức là chân tráI đặt lên trước, tay phảI đưa ra sau rồi ném bóng, đó là đặc trưng ném bóng của trẻ lên lớp 1 hoặc lớp 2. Kĩ năng bắt bóng của trẻ cũng chưa được hoàn thiện thường thì do cảm giác sợ hãI bóng vào mặt. Chính vì vậy khả năng vận động của trẻ giai đoạn mầm non cần phảI mang tính dò xét. Đặc biệt vào đầu năm lớp 1, dần dần nếu giáo viên tích cực giúp trẻ luyện tập theo kế hoạch chương trình thì trẻ có thể phát triển được các vận động cơ bản.
  11. Sau đây là nội dung Nhận biết các bộ phận trên cơ thể và nuôI dưỡng kĩ năng cảm nhận sự vật xung quanh được qui định trong chương trình giáo dục mầm non lần thứ 6(bộ giáo dục, 1998) Nội dung Loại I Loại II Giác quan và nhận biết cơ thể - Vận động các cơ - Kết hợp các cơ quan 1. Vận động quan cảm giác giai đoạn đầu cảm giác trong hoạt động các cơ quan cảm - Trẻ quan tâm tới - Vận động nhưng biết giác các bộ phận của cơ thể, vận ứng dụng những đặc điểm đặc 2. Nhận biết động thử trưng của các bộ phận cơ thể và sự vận động của cơ thể Khả năng vận động cơ bản - Trẻ vừa di chuyển - Di chuyển trong không 3. Vận động trong không gian vừa điều gian, có thể điều khiển thân thể chuyển động khiển thân thể theo các theo điều kiện đưa ra của người hướng. khác. 4. Vận động không chuyển động - Thực hiện các động - Thực hiện các động tác tác trong 1 địa điểm trong một địa điểm nhưng theo 5. Thực hiện điều kiện đưa ra của người vận động kèm dụng - Vận động cùng các khác.
  12. cụ dụng cụ đơn giản - Vận động với dụng cụ đa dạng, phức tạp 6. Tham gia - Biết sử dụng các hoạt động vận động dụng cụ chơi(cầu trượt, - Sử dụng thành thạo các đu, )ngoài trời dụng cụ chơI ngoài trời. - Tham gia vận động - Tham gia vận động một cách hứng thú, vui vẻ. một cách hứng thú, đúng theo luật chơi. 3) Lập giáo án hoạt động về nội dung an toàn và sức khoẻ trong trường mầm non. Nội dung hoạt động an toàn, sức khoẻ được bao hàm một cách rất tự nhiên, không ép buộc hoặc theo một qui định nào, nó có mặt trong toàn bộ chương trình hàng năm ở trường mầm non. Tất cả các hoạt động như đánh răng, rửa tay, mặc quần áo, xỏ dày dép được luyện tập thường xuyên hàng ngày trong trường mầm non. Giáo viên phải cố gắng bám sát, và nắm lấy cơ hội để rèn rũa thói quen này cho trẻ một cách thường xuyên, liên tục. Ví dụ, khi ở lớp có trẻ nghỉ vì bị ốm, ngay hôm đó cô có thể bổ sung vào tiết trò chuyện nội dung liên quan tới phương pháp chăm sóc bản thân để từ đó trẻ rút ra kinh nghiệm cho mình. Hay là lớp có bạn do bị cảm mới đi viện về, khi trẻ đó tới lớp cô có thể gợi ý để trẻ chơi trò chơi bệnh viện, ôn lại ngay những nội dung, hoạt động mà trẻ đã gặp khi đi viện và chia sẻ kinh nghiệm đó với các bạn chưa biết. Cô và trẻ có thể thảo luận về các loại thức ăn, món ăn của mùa xuân hoặc mùa thu, trò chuyện về các món có nhiều hương vị ngon, song song với nội dung này cô có thể trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng của việc đánh răng hàng ngày. Chương trình giáo dục sức khoẻ trong các cơ quan giáo dục trẻ không chỉ giáo dục về an toàn, sức khoẻ thân thể mà cần phải chú ý cả nội dung , chủ đề liên
  13. quan tới môi trường, sức khoẻ tinh thần, vân vân. (L ee Ky Suk, 1977; Kendrich et al, 1991) Sau đây là khái niệm phù hợp với việc giáo dục sức khoẻ và an toàn trong chương trình giáo dục trẻ (M aortz et al, 1997) Nội dung Tiêu chuẩn dành Tiêu chuẩn dành cho giáo dục cho lọai I lọai II 7. Vệ sinh - Vệ sinh tay và răng - Rèn thói quen vệ sinh thân thể miệng tay và răng miệng 8. Vệ sinh - Vệ sinh thân thể - Rèn thói quen vệ sinh môi trường xung thân thể mặc theo mùa, theo - Rèn thói quen vệ quanh trẻ từng hoàn cảnh sinh môi trường xq trẻ 9. Luyện tập - Tìm hiểu mối quan hệ - Luyện t ập cách mặc quần áo. giữa các thành phần thức ăn và - Tìm hiểu tầm quan cơ thể 10. Luyện tập trọng của thức ăn thói quen ăn uống - Ăn đầy đủ các món với - Ăn uống điều độ, số lượng thích hợp 11. Nghỉ ngơi đầy đủ chất phù hợp - Biết quý trọng 12. Phòng trống bệnh - Nghỉ ngơi sau khi tham 13. Vui chơi - Thói quen nghỉ gia hoạt động
  14. lành mạnh - Chú ý không để - Tìm hiểu phương pháp mắc bệnh, Giải toả căng phòng bệnh hứng thú, vui thông thẳng giúp trẻ chơi qua các động tác vận động đa 14. Chơi an dạng - Tìm hiểu phương toàn pháp sử dụng thiết bi, dụng - Sử dụng thiết bị, dụng 15. Nội qui cụ, đồ dùng đồ chơi một cụ, đồ dùng đồ chơi một cách giao thông cách an toàn an toàn - Các nơi an toàn 16. T ìm hiểu - Vui chơi ở - Sử dụng các cơ quan, phương tiện giao thông an toàn và ứng phó với tình - Giúp trẻ biết cách huống nguy hiểm khi qua đường. - Tuân thủ đúng luật - Phương pháp phòng - Tìm hiểu các tình tránh các tình huống đó và đồ 17. Mối liên huống vật nguy hiểm quan giữa ô nhiễm môi trường và thảm - Yêu cầu giúp đỡ - Bảo vệ bản thân trong tình huống nguy hiểm tùy tiện hoạ. trong tình huống nguy hiểm động chạm vào cơ thể mình.An - Không cho người toàn và ứng phó trong cuộc khỏe sống - Tìm hiểu phương đối phó với thảm họa, tai pháp sinh hoạt họa - Tìm hiểu và rèn luyện cách 3) Lập giờ hoạt động về nội dung an toàn và sức khoẻ trong trường mầm non.
  15. Nội dung hoạt động an toàn, sức khoẻ được bao hàm một các rất tự nhiên, không ép buộc hoặc theo một qui định nào, nó có mặt trong toàn bộ chương trình hàng năm ở trường mầm non. Tất cả các hoạt động như đánh răng, rửa tay, mặc quần áo, xỏ dày dép được luyện tập thường xuyên hàng ngày trong trường mầm non. Giáo viên phải cố gắng bám sátt, và nắm lấy cơ hội để rèn rũa thúi quen này cho trẻ một cách thường xuyên, liên tục. Ví dụ, khi ở lớp có trẻ nghỉ vì bị ốm, ngay hôm đó cô có thể bổ sung vào tiết trò chuyện nội dung liên quan tới phương pháp chăm sóc bản thân để từ đó trẻ rút ra kinh nghiệm cho mình. Hay là lớp có bạn do bị cảm mới đi viện về, khi trẻ đó tới lớp cô có thể gợi ý để trẻ chơi trò chơi bệnh viện, tóm lại ngay nh ững nội dung, hoạt động mà trẻ đó gặp khi đi viện và chia sẻ kinh nghiệm đó với các bạn chưa biết. Cô và trẻ có thể thảo luận về các loại thức ăn, món ăn của mùa xuân hoặc mùa thu, trò chuyện về các món có nhiều hương vị ngon, song song với nội dung này cô có thể trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng của việc đánh răng hàng ngày. Chương trình giáo dục sức khoẻ trong các cơ quan giáo dục trẻ không chỉ giáo dục về an toàn, sức khoẻ thân thể mà cần phải chú ý cả nội dung, chủ đề liên quan tới môi trường, sức khoẻ tinh thần, vân vân. (L ee Ky Suk, 1977; Kendrich et al, 1991) Sau đây là khái niệm phù hợp với việc giáo dục sức khoẻ và an toàn trong chương trình giáo dục trẻ (M aortz et al, 1997) Thời kì nhà trẻ (0-3 tuổi) Thời kì học mẫu giáo(t ừ 3-6 tu ổi) . Các bộ phận của cơ thể . Sự phát triển và trưởng thành . Sự trưởng thành và phát . Răng lợi phát triển tốt, khoẻ không bị
  16. triển bệnh . Thức ăn có nhiều chất . phòng tránh tai nạn và về an toàn dinh dưỡng . Người làm công tác giúp đỡ môi . Kĩ năng mang tính xã hội/ trường xã hội xung quanh. sự tác động qua lại một cách tích . Phòng tránh thuốc, chất gây độc hại cực tức giúp trẻ biết cách giao tiếp, hoà thuận với bạn bè ) . Sức khoẻ về tinh thần(như phát triển cái tôi theo hướng tích cực, phát triển tình cảm, . 5 giác quan tính trách nhiệm, tôn trọng mình và tôn trọng . Tự mình thao tác các kĩ người khác, cách ứng phó khi bị stress vân năng đơn giản(như đánh răng, rửa vân) tay, tắm, đi vệ sinh, tự mặc quần . Quản lý vệ sinh áo vân vân) . Tư thế đúng. . Quan hệ bè bạn cùng trang lứa. . Chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ trong thức ăn . Phát triển khái niệm "cái tôi" theo hướng tích cực và tôn . Phương pháp nghỉ ngơi và giá trị của trọng "cái tôi" nghỉ ng ơi . Hợp tác . Gia đình . Vận động thân thể, tập thể . V ận động, tập thể dục dục . Phòng tránh bệnh tật và điều chỉnh . Hành động có liên quan bệnh tật tới an toàn.
  17. . Lễ phép, lịch sự . Y tế môi trường và an toàn Nội dung trên có thể phát triển mở rộng trong toàn bộ các hoạt động giáo dục. Sau đây là một vài phương pháp áp dụng trong trường mầm non (M arotz et al., 1989,154) . Trong nhóm chơi kịch: cho trẻ chơi các trò chơi như mặc quần áo, trò chơi bệnh viện, nha khoa, quán ăn, an toàn giao thông, trò chơi đi chợ. . Cho trẻ đi thăm quan thực tế nông trường, câu lạc bộ thể hình, thăm khoa răng (nha khoa), bệnh viện. . Hoạt động mỹ thuật có sử dụng đến các tài liệu, tranh ảnh hoặc bảng nhung (là loại bảng làm bằng nhung khi dạy cô dùng để làm dụng cụ cho trẻ dán và bóc tranh trên bảng này) . Cho trẻ tham gia vào các hoạt động thực tế như rửa tay, đánh răng, đi chợ, nấu ăn, reo hạt, nuôi con vật nhỏ. . Cho trẻ tham gia đóng kịch liên quan tới một số nội dung như: chăm sóc người bệnh, chuẩn đoán bệnh, giữ hình thức bên ngoài được gọn gàng . Cho trẻ chơi game hoặc hát . Mời các chuyên gia như bác sĩ khoa nha, thợ phòng cháy chữa cháy, giáo viên dạy thể dục thẩm mỹ, nhà dinh dưỡng học, bác sĩ về thần kinh vân vân. Đ ể giúp trẻ có được khái niệm thực tế về an toàn và bảo vệ sức khỏe. 4) Phương pháp và vai trò dạy học của cô giáo mầm non:
  18. Cô đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ của trẻ. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu kĩ hơn về vai trò của cô trong các hoạt động như: quản lý sức khoẻ trẻ, cung cấp kiến thức về dinh dưỡng, sức khoẻ, và về an toàn, cách xử lý khi gặp tình huống phải cấp cứu (1) Quản lý sức khoẻ: Công việc ghi chép theo dõi và bảo quản thông tin về sức khoẻ của trẻ rất quan trọng. Sau đây là một số nội dung yêu cầu cho công việc quản lý sức khoẻ của trẻ - Thứ nhất: Tập hợp và bảo quản thông tin về sức khoẻ của trẻ trước khi trẻ vào trường mầm non . Công việc tìm hiểu, theo dõi và ghi chép những thông tin như tình trạng sức khoẻ của trẻ, tình trạng phát triển cơ gân bắp, trẻ đã tiêm chủng chưa, có bị mắc bệnh viêm nhiễm không, tất cả những thông tin này rất quan trọng đối với người giáo viên mầm non. Chính vì vậy cô phải tìm hiểu ghi chép những thông tin này thông qua bảng điều tra môi trường gia đình trẻ hoặc sổ ghi chép điều tra cá nhân. - Thứ hai: Giáo viên cần phải theo dõi và kiểm tra tình trạng sức khoẻ của trẻ hàng ngày. Ngay từ khi đón trẻ cô đã phải chú ý quan sát những biểu hiện trên khuôn mặt trẻ, tư thế, hình dáng bên ngoài, đặc biệt chú ý xem trẻ có bị ho hoặc cảm sốt gì không. sau đó cô ghi chép lại vào sổ theo dõi sức khoẻ cho trẻ, rồi tìm cách liên lạc với gia đình để cùng giải quyết.
  19. - Thứ ba: yêu cầu khám chuẩn đo án bệnh theo đúng nguyên tắc. Cô giáo đưa trẻ tới cơ quan y tế hoặc trạm xá gần nhất nơi trẻ xảy ra tai nạn để chuẩn đo án bệnh cho trẻ . (2) Hướng dẫn trẻ những kiến thức về sức khoẻ Sau đây là một số nội dung giáo dục trẻ(L ee Ky Suk, 1997) . Vệ sinh xung quanh: thân thể, quần áo, dụng cụ cá nhân của trẻ. . Không được cho các vật nguy hiểm, chất độc hại vào miệng, khăn của ai người nấy dùng . Khi hoạt động phải mặc trang phục sao cho phù hợp dễ hoạt động . Cho trẻ khám định kì , tiêm chủng đầy đủ, chuẩn đoán bệnh . Giúp trẻ học phương pháp nghỉ ngơi, sau khi ăn hoặc vận động là phải nghỉ ngơi yên tĩnh. . Theo dõi các bệnh vi êm nhiễm của trẻ . Rèn tư thế ngay ngắn cho trẻ . Rèn thói quen ăn uống, tư thế ngồi ăn, phương pháp ăn và đặc biệt phải chú ý cho trẻ phải ăn đều các món. . Hướng dẫn cách sử dụng nhà vệ sinh đúng qui định. Đặc biệt, giáo viên mầm non phải bồi dưỡng thêm cho mình những kiến thức cơ bản trong quá trình điều trị bệnh và phòng tránh bệnh viêm nhiễm. Và chú ý nếu thấy trong trường có xuất hiện một số triệu chứng như viêm nhiễm lây lan,
  20. cảm cúm dễ lây, thì hiệu trưởng có thể đề xuất trẻ đó tạm nghỉ để điều trị khỏi bệnh. + Đặc biệt là trường hợp bị cảm cúm: nghỉ quá 3 ngày từ khi thấy hết triệu trứng bệnh. + Đối với bệnh ho gà : nghỉ ít nhất là 7 ngày tư khi thấy hết triệu trứng bệnh + Đối với bệnh viêm tai cấp tính : nghỉ tới khi hết sưng tấy + Bệnh thu ỷ đậu : nghỉ đến khi bong hết vảy trên người. Còn một số bệnh viêm nhiễm nhẹ có thể cho trẻ tiếp tục tới trường khi thấy hết các triệu trứng ( l ee Yong Il, Hyon chung Sun, 1986) ngoài ra cô cần phải quan sát, và chú ý tới sự lây nhiễm kí sinh trùng, dị ứng. (3) Cung cấp cho trẻ những kiến thức về an toàn : Giáo viên mầmnon cần phải nắm rõ các loại hình tai nạn hay xảy ra theo lứa tuổi. Chú ý những trường hợp dễ gây tai nạn đối với trẻ như: tai nạn giao thông, đồ chơi, các vật dụng nguy hiểm (như các loại công tắc, dây điện, đồ điện, thuốc có chất độc tố, bình cứu hoả vân vân ), chú ý khi trẻ chơi với bạn, bị bạn tấn công, làm bị thương vân vân. Đặc biệt gần đây, an toàn về động th ực vật, an toàn về môi trường, an toàn trong thể thao và an toàn đối với những trẻ bị hành hung đánh đập đang ngày càng được trú trọng và tăng. Vì thế cô giáo cần phải giúp trẻ hiểu rõ được các biện pháp phòng ngừa nguy hiểm, cách xử lý và đặc trưng phát triển theo lứa tuổi để trẻ có kiến thức về an toàn tốt hơn.
  21. (4) Xử lý cấp cứu: Giáo viên cần nắm vững kiến thức cần thiết để xử lý cấp cứu. Nhưng cấp cứu ở đây chỉ là cấp cứu sơ bộ ban đầu, cô không được đi quá phạm vi cho phép. Vì thế những biện pháp chưa được học hoặc không được học cô không được tự ý xử lý nếu thấy tình trạng nguy kịch phải khẩn trương liên lạc với bác sĩ . Khi phát hiện thấy triệu trứng phát ra ngoài như nôn mửa, rối loạn hô hấp, mặt tái nguyên nhân có thể do bị thương, huyết áp tăng, chảy máu mũi, ăn phải thức ăn, vật lạ, trúng độc, hoặc thậm chí bị bỏng. Hoặc bị muỗi đốt, hoặc bị gân cơ, bị gãy chân tay vân vân. Cô giáo phải nắm vững chách thức ứng phó , và cô nên biết cách hồi phục tim phổi khi cần thiết cấp bách. (Ch erry et al., 1987; Deck er&deck er, 1997; Kendrich, Kaufmann&M essenger, 1991; M arotz et al, 1989) Tổ chức NAEYC đã và đang dự thảo luật giáo dục phù hợp phải thực hiện ở các cơ sở giáo dục mầm non có nội dung liên quan tới an toàn và dinh dưỡng.(NAEYC, 1997). Tức là, làm mẫu và nhấn mạnh nội dung phải làm nh ư : ghi chép sổ theo dõi sức khỏe, ti êm phòng bệnh, tự quản lý sức khoẻ của người lớn, rửa tay. Trong dự án này họ qui định phải ngăn chặn sự lây nan của bệnh bằng việc quản lý vệ sinh trong nhóm "vệ sinh tã lót" cho trẻ sơ sinh. Cô phải hướng dẫn trẻ những kiến thức về ngăn chặn tình huống nguy hiểm từ yếu tố vật lý, quản lý an toàn phù hợp, xử lý cấp cứu, mặc áo sao cho đúng cách phù hợp. Về dinh dưỡng, trong dự án này cũng qui định việc quản lý môi trường ăn uống của trẻ. Thông qua những biện pháp trên các cơ quan giáo dục mầm non cần phải nhấn mạnh và đưa vào giáo án các hoạt động hàng ngày của trẻ.